Our forum runs best with JavaScript enabled !

NGÀY MÙNG 1 THÁNG 11 ÂM LỊCH

View previous topic View next topic Go down

NGÀY MÙNG 1 THÁNG 11 ÂM LỊCH Empty NGÀY MÙNG 1 THÁNG 11 ÂM LỊCH

Post by CoGaiDoLong Fri Dec 15, 2023 9:23 am


♪  Cho xin sống lại
♪  Đời Lê - Trần liêm chính
♪  Nàng dệt tơ
♪  Anh sách đèn chờ khoa thi Đình
♪  Cho xin sống lại
♪  Ngày vinh quy đi ngựa trắng
♪  Làng ta khua ba hồi trống
♪  Đón Trạng về lễ tơ hồng ...

Ngày mùng 1 tháng 11 âm lịch, năm Quý Mẹo 2023.
Vãn bối nữ sinh Quách Áo Xanh cung kính
TƯỞNG NIỆM :

Ngày mùng 1 tháng 11 âm lịch, năm Giáp Ngọ 1054
Vua Lý Thái Tông băng hà ở điện Trường Xuân, thọ 55 tuổi (1000 - 1054).

Lý Thái Tông - vị hoàng đế tài ba, uy dũng, và trên hết là đức độ, nhân từ; rồi con của Ông là Lý Thánh Tông; và cháu của Ông là Lý Nhân Tông ->  triều Lý đã ghi vào lịch sử Đại Việt những trang huy hoàng nhứt, được vinh danh là  "Bách Niên Thịnh Thế" !

Điều làm học trò Quách Bông Lài - vốn chơn chất, lam lũ, yêu Tự Do như yêu Ruộng Lúa quê nhà - nàng cực kỳ xúc động, hoan hỷ, tán dương Vua Lý Thái Tông chính là bài "Chiếu XÁ THUẾ" lừng danh đức độ:

XÁ THUẾ chiếu

"Viễn sự chinh phạt, phương đoạt nông công, khởi liệu kim đông, đắc đại phong thục! Cẩu bách tính chi ký túc, tắc trẫm thục dữ bất túc. Kỳ tứ thiên hạ kim niên thuế chi bán, dĩ uỷ bạt thiệp chi lao".

Dịch nghĩa:

"Việc đánh dẹp phương xa làm tổn hại đến công việc nhà nông. Thế mà có ngờ đâu, mùa đông năm nay lại được mùa lớn! Nếu trăm họ đều no đủ thì trẫm còn lo gì thiếu thốn? Vậy, xá cho thiên hạ một nửa tiền thuế năm nay để an ủi nỗi khổ nhọc lội suối trèo đèo".

Sử viết :

Năm Giáp Thân (1044), sau khi đi đánh Chiêm Thành về, Lý Thái Tông ban thưởng các quan, đổi niên hiệu là Thiên Cảm Thánh Vũ, và ban bố tờ chiếu này.
****************************

Điểm cao thượng của tình yêu một đấng quân vương dành cho người nông dân - trong bài Chiếu nầy - muôn đời lay động trái tim dân tộc !
Một quốc gia, một thể chế, ngàn đời "dĩ nông vi bổn" - lấy nông nghiệp làm căn bản - như nước Việt ta, có được một vị Vua, và hơn nữa, một triều đại, biết yêu thương dân, chăm lo đời sống cho dân, ôi Đại Việt ta đã từng "Trăm Năm Thịnh Thế" - XIN TẠ ƠN HỒN THIÊNG SÔNG NÚI NẦY !

Tình Yêu Nước trước nhứt là Yêu Dân, đức độ để trị vì, dũng cảm để thân chinh ra trận đánh giặc, gìn giữ và phát triển từng tấc đất quê hương ! Vua Lý Thái Tông cũng là vị hoàng đế thân chinh cày ruộng làm Lễ Tịch Điền hằng năm. Đại Việt Sử Ký Toàn Thư chép lời Vua :

"Trẫm không tự  cày thì lấy gì làm xôi cúng, lấy gì để xướng xuất thiên hạ".

Hành động gương mẫu, chăm chỉ, chân tình của Vua -> nghiễm nhiên là tư lệnh một thể chế KHUYẾN NÔNG rất nhân bản -  làm nức lòng dân tộc ! Bài chiếu Xá Thuế cho nàng niềm vui đến ngạc nhiên, ấy là "năm nay được mùa lớn" mà nông dân lại còn được Vua xá thuế cho !

Chưa hết đâu, Lý Thái Tông là vị hoàng đế đầu tiên ban hành Hình luật :


"Xuống chiếu về việc phú thuế của trăm họ, cho phép người thu, ngoài 10 phần phải nộp quan được lấy thêm một phần nữa, gọi là “hoành đầu”. Lấy quá thì xử theo tội ăn trộm,.."

TẠ ƠN HỒN THIÊNG SÔNG NÚI ĐẠI VIỆT !
TẠ ƠN HỒN THIÊNG SÔNG NÚI VIỆT NAM CỘNG HÒA :
Đệ Nhất Cộng Hòa : Tổng Thống Ngô Đình Diệm với Luật "Cải Cách Điền Địa".
Đệ Nhị Cộng Hòa : Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu với Luật "Người Cày Có Ruộng".
Bất giác rực hồng môi má khi đọc những lời no ấm nầy :


Ngày 26 tháng 3 năm 1970, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã ký tại Cần Thơ sắc lệnh số 003/60 ban hành luật "Người Cày Có Ruộng". Ông nói: "Hôm nay là ngày vui sướng nhất của đời tôi." Ngày ban hành luật "Người Cày Có
 Ruộng" được coi là ngày nghỉ lễ toàn quốc.

♪  Chim tung bay hót vang trong bình minh
♪  Chân cô đơn áo phong sương hành trình
♪  Từ biển xanh đồi núi dốc cao xuôi về Cửu Long...
♪  NGẠO NGHỄ GIỮA TRỜI KIÊU HÙNG HÃNH DIỆN MUÔN ĐỜI :


Báo chí Hoa Kỳ hết lời ca ngợi chương trình "Người Cày Có Ruộng"; tờ Washington Evening Star gọi đó là "Tin tức tốt đẹp nhất đến từ Việt Nam kể từ khi kết thúc sự chiếm đóng của người Nhật." Còn tờ The New York Times cho rằng "Có lẽ đây là cuộc cải cách ruộng đất không cộng sản mang nhiều tham vọng và tiến bộ nhất của thể kỷ 20."

Theo ông Nguyễn Tiến Hưng trong sách Khi đồng minh tháo chạy: "Nhiều quan sát viên quốc tế đã cho chương trình "Người Cày Có Ruộng" là một trong những chương trình cải cách điền địa thành công nhất ở các nước hậu tiến. Nó là điểm vàng son của nền Đệ Nhị Cộng hòa". Chương trình này đã tạo ra một tầng lớp tiểu nông đông đảo, thúc đẩy kinh tế hàng hóa trong nông nghiệp phát triển. Nông dân hăng hái sản xuất và năng suất lao động trong sản xuất lúa gạo tăng lên nhanh chóng, đời sống của nông dân được cải thiện.

***************************
Trong khi Miền Nam phất cao ngọn cờ TƯ-HỮU-HÓA ruộng đất cho nông dân, đem no ấm cho dân tộc, thì Miền Bắc... trời ơi ĐẪM MÁU với "cải cách ruộng đất" !

Tự nhiên tủi thân khóc rưng rức !
Crying or Very sad
Tủi thân giọt lệ nghìn năm cũ
Đất lệch trời nghiêng giận tiếng cười :

Thanh xuân của nàng ở đâu ?! Cả một thanh xuân xếp hàng với "sổ gạo" ! Cả một thanh xuân là trang vở trinh nguyên ngơ ngác với màu cờ đỏ phi nhân - phi dân tộc ! ĐÓI cơm . ĐÓI sách. Và ĐÓI cả TỰ DO !

TRỜI ƠI !
Tôi đã khóc những đêm sầu đến chết
Thuở trần gian xin Thượng Đế thương tôi !

Một đất nước "dĩ nông vi bổn", một cuộc "cách mạng vô sản" "thắng lợi vĩ đại" cũng là giương cờ giai cấp Công Nông. Vậy mà, có thời nào như thời nay không, quốc-hữu-hóa đất đai, người nông dân không có ruộng cày, thời thế đã "sáng tạo" nên một danh xưng, một tầng lớp không đời nào có : "DÂN OAN" !

Có phải trên đường tu đến Phật
Trần gian tìm cởi áo trầm luân
Bấy nhiêu quằn quại run lần chót
Các vị đau theo lòng chúng nhân :

"Hộ nghèo bền vững". "Hộ nghèo". "Hộ cận nghèo". "Hộ thoát nghèo".
Nàng đang ở đâu giữa những "xếp hạng" trầm luân nầy ?

Quốc thù vị phục đầu tiên bạch
Kỷ độ Long tuyền đới nguyệt ma.
(Đặng Dung)
Thù trả chưa xong, đầu đã bạc
Dưới trăng bao độ tuốt gươm mài.

♪ Cho xin sống lại
♪ Hồn Quang Trung nung lửa chiến
♪ Chờ trăng lên đêm mài kiếm :

Trinh Nữ Kiếm_______________________________
study
https://www.youtube.com/watch?v=E6ZzgGs6eNk

CoGaiDoLong

CoGaiDoLong


Back to top Go down

View previous topic View next topic Back to top

- Similar topics

Permissions in this forum:
You cannot reply to topics in this forum