Our forum runs best with JavaScript enabled !

trích bài báo hay đem dô Xóm Chợ

View previous topic View next topic Go down

trích bài báo hay đem dô Xóm Chợ Empty trích bài báo hay đem dô Xóm Chợ

Post by Rễ Sim Wed Apr 22, 2020 3:06 pm


Thùy Dương - Đài RFI Pháp Quốc
Đăng ngày: 22/04/2020



Covid-19 : Trung Quốc cần trả giá vì để dịch bệnh lan ra toàn cầu


trích bài báo hay đem dô Xóm Chợ 735d5d0d8faaa08dca04702316e6bd2fa227d6fd_0

Hình ảnh đồ họa virus corona được Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) công bố ngày 27/02/2020. Centers for Disease Control and Prevention/AFP/Archivos

Theo cây bút thời luận Edouard Tétreau của báo kinh tế Les Echos, Trung Quốc cần phải trả giá vì làm lây lan dịch bệnh Covid-19 ra toàn thế giới. Cũng giống như thảm họa Chernobyl hồi năm 1986, cuối cùng đã khiến chế độ cộng sản Liên Xô sụp đổ, việc để virus corona lây lan nghiêm trọng là do sự im lặng, dối trá và hoạt động tuyên truyền của chế độ Trung Quốc toàn trị.


Đối với nhà báo Tétreau, chỉ có một cuộc điều tra quốc tế trên thực địa, từ Vũ Hán đến Bắc Kinh, với sự bảo trợ của một tổ chức quốc tế không chịu ảnh hưởng của Trung Quốc, mới cho phép tìm ra đáp án và đánh giá trách nhiệm của Trung Quốc trong việc để đại dịch lan truyền. Nhưng trong khi chờ có kết luận điều tra, trách nhiệm của chính quyền các nước lớn trên thế giới trước hết là tự bảo vệ đất nước khỏi mối nguy hiểm từ chế độ Trung Quốc ; sau đó là bắt Bắc Kinh trả giá cho đại dịch mà họ đã để lây lan, thậm chí là đã gây ra.

Trước hết, cần vô hiệu hóa vai trò quá lớn của Trung Quốc trong ban lãnh đạo của một số tổ chức chiến lược toàn cầu, và trong khi chờ kết luận điều tra quốc tế thì việc đầu tiên là tạm đình chỉ công tác của các nhà lãnh đạo người Trung Quốc đứng đầu các tổ chức quốc tế này. Về kinh tế, mặc dù không thể cấm Trung Quốc đầu tư vào các doanh nghiệp nước ngoài và quyền nhận cổ tức, nhưng đã đến lúc phải xem xét lại quyền biểu quyết của họ, do « tính nguy hiểm » của chế độ Bắc Kinh, hiện đang kiểm soát mọi hoạt động đầu tư, dù là nhỏ nhất, bên ngoài Trung Quốc.

Cũng trên tinh thần bảo vệ lợi ích sống còn và chủ quyền của châu Âu, việc để các cá nhân và doanh nghiệp sử dụng các công nghệ quan trọng của Trung Quốc không còn phù hợp. Cuộc khủng hoảng này buộc châu Âu tái đầu tư ồ ạt vào các ngành và lĩnh vực quan trọng, di dời sản xuất về gần châu Âu, xa Trung Quốc nhất có thể, việc này cũng là cần thiết, nhìn từ góc độ sinh thái.

Chi phí thế giới bỏ ra để đối phó với virus corona là vô cùng lớn, nên cần có sự đóng góp tài chính quan trọng và dài hạn. Vì thế, nhà báo Tétreau đề xuất nhóm G20 (trừ Trung Quốc) áp thuế 20% hàng năm và trong vòng 5 năm đối với tất cả hàng xuất khẩu từ Trung Quốc (2.500 tỷ đô la/năm). Số tiền này sẽ dành cho nỗ lực phục hồi và tái thiết của các nước, là nạn nhân « bất đắc dĩ » của virus corona. Việc tăng thuế 20% như trên cũng sẽ khuyến khích các nước « hồi hương » các ngành sản xuất chiến lược, mà họ đã từng tin tưởng giao phó cho Trung Quốc. Không muốn ''nhiễm virus kép'' (virus corona và ''virus của chế độ độc tài Bắc Kinh''), các quốc gia trên thế giới phải tạo cán cân quyền lực mới với Trung Quốc và các chế độ chư hầu của Bắc Kinh.


Covid-19: Giới trẻ là nạn nhân đầu tiên của suy thoái kinh tế

Cũng liên quan đến Covid-19, trong lĩnh vực xã hội, Le Monde quan tâm đến giới trẻ 18-25 tuổi mà họ gọi là « những nạn nhân đầu tiên của nạn suy thoái kinh tế » do biện pháp phong tỏa chống Covid-19, mặc dù thanh niên là nhóm đối tượng ít bị tác hại nhất về sức khỏe.

Giới trẻ là nhóm lao động đông đảo trong các lĩnh vực bị đóng cửa nhiều nhất trong đợt phong tỏa : nhà hàng, khu thương mại, trung tâm vui chơi giải trí … Chẳng hạn, tại Anh Quốc, theo khảo sát của Viện Nghiên Cứu Về Thuế (IFS), 30% lực lượng người làm công ăn lương trong các lĩnh vực nói trên là thanh niên dưới 25 tuổi. Tỉ lệ này là 13% đối với nhóm lao động trên 25 tuổi. Theo tác giả công trình nghiên cứu của IFS, nếu cuộc khủng hoảng 2008 tác động chủ yếu đến giới tài chính, thì lần này tác động của lệnh phong tỏa chủ yếu nhắm đến nhóm người có trình độ học vấn thấp nhất, lương thấp nhất và trẻ tuổi nhất.

Tác động tiêu cực thứ hai đối với những sinh viên sắp hoặc mới ra trường và đang trong giai đoạn tìm việc làm là họ tham gia vào thị trường lao động vào đúng thời điểm tồi tệ nhất. Theo bà Camille Landais, trường Kinh Tế Luân Đôn, khi các doanh nghiệp gặp cú sốc, họ sẽ giữ lại các nhân viên có trình độ cao, hạn chế tuyển dụng nhân lực mới. Các công ty cũng có xu hướng không gia hạn hợp đồng ngắn hạn, trong khi các loại hợp đồng ngắn hạn liên quan nhiều nhất đến giới trẻ. Trong cuộc khủng hoảng tài chính 2008-2009, tỉ lệ thất nghiệp trong độ tuổi 18-25 đã tăng gấp đôi, đạt mức kỷ lục 26,2%.

Nhiều nghiên cứu dài hạn cũng chỉ ra rằng trong thời khủng hoảng, thời gian thất nghiệp của thanh niên sẽ kéo dài hơn và họ cũng mất nhiều thời gian hơn để tìm được việc làm có hợp đồng dài hạn, nhất là những người có bằng cấp thấp.


________________

Nguyên bản :http://www.rfi.fr/vi/%C4%91i%E1%BB%83m-b%C3%A1o/20200422-covid-19-trung-qu%E1%BB%91c-c%E1%BA%A7n-tr%E1%BA%A3-gi%C3%A1-v%C3%AC-%C4%91%E1%BB%83-d%E1%BB%8Bch-b%E1%BB%87nh-lan-ra-to%C3%A0n-c%E1%BA%A7u

Rễ Sim

Rễ Sim


Back to top Go down

View previous topic View next topic Back to top

- Similar topics

Permissions in this forum:
You cannot reply to topics in this forum