Our forum runs best with JavaScript enabled !

Tin VN: Thế mắc kẹt của cử nhân chạy xe ôm công nghệ

Page 2 of 38 Previous  1, 2, 3 ... 20 ... 38  Next

View previous topic View next topic Go down

New Re: Tin VN: Thế mắc kẹt của cử nhân chạy xe ôm công nghệ

Post by LDN Wed Dec 01, 2021 2:34 pm

Việt Nam: Bất an vì 3 trẻ tử vong sau khi tiêm vaccine Pfizer, điều tra thế nào?

1 tháng 12 2021 - BBC

Tiêm vaccine cho trẻ em từ 12 - 17 tuổi ở Hà Nội

"Sốc phản vệ là một nguyên nhân tử vong rất thường hay xuất hiện ở Việt Nam sau khi có những trường hợp tử vong sau tiêm vaccine", Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn từ Đại học New South Wales nói với BBC News Tiếng Việt ngày 1/12.

Ông trao đổi với BBC trong bối cảnh tại Việt Nam, theo tin chính thức tới ngày 1/12, có 3 trẻ em tử vong vì phản ứng sau khi tiêm vaccine Pfizer chống Covid-19.

Tình hình tiêm vaccine cho trẻ
Việt Nam đã tiến hành tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 12 - 17 tuổi từ đầu tháng 11/2021 với loại vaccine được sử dụng là Pfizer.

Có 9 triệu trẻ trong độ tuổi này với số liều vaccine là khoảng 18 triệu. Theo số liệu từ Bộ Y tế ngày 30/11, thì đã có 36 tỉnh, thành đã tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 12-17 tuổi.

Các tỉnh triển khai theo hình thức tiêm hạ dần độ tuổi, tiêm trước cho trẻ bậc THPT (15-17 tuổi), sau đó hạ dần. Hiện nhiều địa phương đã tiêm cho trẻ lớp 8 - 9.

Các địa phương đã tiêm được 3.512.874 liều vaccine, trong đó có 2.828.743 liều mũi 1 và 684.131 liều mũi 2.

Tỷ lệ bao phủ ít nhất 01 liều vaccine là 31,1% và tỷ lệ bao phủ đủ 02 liều là 7,5% dân số từ 12 -17 tuổi.

Các tỉnh triển khai theo hình thức tiêm hạ dần độ tuổi, tiêm trước cho trẻ bậc THPT (15-17 tuổi), sau đó hạ dần. Hiện nhiều địa phương đã tiêm cho trẻ lớp 8 - 9.

Các địa phương đã tiêm được 3.512.874 liều vaccine, trong đó có 2.828.743 liều mũi 1 và 684.131 liều mũi 2.

Tỷ lệ bao phủ ít nhất 01 liều vaccine là 31,1% và tỷ lệ bao phủ đủ 02 liều là 7,5% dân số từ 12 -17 tuổi.

Việt Nam tiến hành tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 12 - 17 tuổi từ đầu tháng 11/2021 với loại vaccine được sử dụng là Pfizer.

Trong số 3.512.874 mũi tiêm tính từ ngày triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 12-17 tuổi, thì có 10.573 (chiếm 0,3%) trẻ phản ứng thông thường sau tiêm.

Cho đến nay, có 3 trường hợp tử vong sau khi tiêm vaccine tại Hà Nội, Bắc Giang, và mới nhất là Bình Phước.

Tại Hà Nội, một nữ sinh lớp 9 tại huyện Thường Tín đã tử vong vào ngày 28/11, một ngày sau khi đi tiêm vaccine.

Trước đó vào ngày 28/11, một nam sinh tại Bắc Giang đã tử vong 4 ngày sau khi tiêm vaccine Pfizer.

Theo Bộ Y tế Việt Nam thì nguyên nhân tử vong của 2 trường hợp này liên quan đến phản ứng phản vệ độ 4, không liên quan đến vaccine và thực hành tiêm chủng.

Gần nhất vào ngày 29/11, một bé trai 12 tuổi ở huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước tiêm Pfizer thì đã tử vong sáng 30/11. Dự kiến trong hôm nay thứ Tư 1/12, nguyên nhân sẽ được công bố.

Theo Thông tư số 51/2017/TT- BYT về hướng dẫn phòng, chẩn đoán và xử trí phản vệ của Bộ Y tế Việt Nam thì phân loại phản vệ theo quốc tế có các mức độ I, II, III, IV.

Sốc phản vệ mức độ 4 là mức cao nhất.

Nhẹ (độ I): Chỉ có các triệu chứng da, tổ chức dưới da và niêm mạc như mày đay, ngứa, phù mạch.

Nặng (độ II): có từ 2 biểu hiện ở nhiều cơ quan:

- Mày đay, phù mạch xuất hiện nhanh.

- Khó thở nhanh nông, tức ngực, khàn tiếng, chảy nước mũi

- Đau bụng, nôn, tiêu chảy

- Huyết áp chưa tụt hoặc tăng, nhịp tim nhanh hoặc loạn nhịp

Nguy kịch (độ III): biểu hiện ở nhiều cơ quan với mức độ nặng hơn như sau:

- Đường thở: tiếng rít thanh quản, phù thanh quản

- Thở: thở nhanh, khò khè, tím tái, rối loạn nhịp thở

- Rối loạn ý thức: vật vã, hôn mê, co giật, rối loạn cơ tròn

- Tuần hoàn: sốc, mạch nhanh nhỏ, tụt huyết áp

Ngừng tuần hoàn (độ IV): Biểu hiện ngừng hô hấp, ngừng tuần hoàn

'Phải có điều tra khoa học'

Theo Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn từ Đại học New South Wales, Úc, dựa vào cơ sở dữ liệu Pubmed được phát triển và quản lý bởi Trung tâm Quốc gia về Thông tin Công nghệ sinh học (National Center for Biotechnology Information hay NCBI) thuộc Thư viện Quốc gia Hoa Kỳ (National Library of Medicine - NLM) thì ở các quốc gia khác trên thế giới "không thấy có báo cáo ca tử vong nào trong độ tuổi 12-17 sau tiêm vaccine Pfizer."

"Tuy nhiên, đây chỉ là dữ liệu trong Pubmed, nên có thể chưa đầy đủ."

"Việt Nam đã tiêm 3.512.874 liều vaccine cho trẻ 12-17 tuổi. Theo y văn, xác suất tử vong vì sốc phản vệ sau tiêm vaccine là khoảng 0.00000004 (4/100 triệu), và với số ca tiêm vaccine đó thì không kỳ vọng một ca tử vong nào xảy ra. Thế nhưng trong thực tế 3 em đã tử vong. Đó là một điều đáng quan tâm và cần phải có điều tra khoa học", Giáo sư Tuấn cho biết.

"Sốc phản vệ là một nguyên nhân tử vong rất thường hay xuất hiện ở Việt Nam sau khi có những trường hợp tử vong sau tiêm vaccine. Trước đây, có một số trẻ em tử vong sau khi tiêm vaccine Quinvaxem, và các giới chức y tế cho biết là do "sốc phản vệ". Rồi đến nay, 2 trẻ em ở Hà Nội và Bắc Giang tử vong sau tiêm vaccine Pfizer cũng được cho biết là do sốc phản vệ."

"Nhưng công chúng không được cung cấp chi tiết về 2 trường hợp tử vong đó. Chẳng hạn như có xét nghiệm nồng độ tryptase trong máu hay không, 2 em đó có tiền sử dị ứng hay bệnh nền nào, triệu chứng trước khi tử vong là gì, đã được điều trị ra sao…Tất cả những thông tin đó đều không được cung cấp," Giáo sư Tuấn nói với BBC News Tiếng Việt.

'Tỷ lệ tử vong người lớn do sốc phản vệ ở Thanh Hoá quá cao'

Việt Nam đang khẩn trương tiêm mũi hai cho các địa phương

Bình luận thêm về số ca tử vong do sốc phản vệ ở người lớn tại Việt Nam, theo Giáo sư Tuấn thì ở người lớn, xác suất bị sốc phản vệ sau tiêm vaccine rất thấp, chỉ dao động trong khoảng 1,3 đến 1,5 trên 1 triệu liều vaccine (1,3 - 1,5/1.000.000).

"Riêng đối với vaccine mRNA (Pfizer và Moderna), nghiên cứu công bố trên Tập san y khoa JAMA của Mỹ cho thấy xác suất sốc phản vệ liên quan đến vaccine mRNA là 4,7 trên 1 triệu liều (4,7/1.000.000). Nhưng họ không ghi nhận một ca tử vong nào từ sốc phản vệ."

Theo các số liệu do Bộ Y tế Việt Nam cung cấp thì tại tỉnh Thanh Hoá, đã có 70 ca sốc phản vệ sau khi tiêm vaccine, trong đó có 4 ca tử vong."

"Riêng ở Thanh Hoá, trong số gần 2.64 triệu liều vaccine, mà có đến 70 người bị sốc phản vệ, và trong đó có 4 người tử vong. Tôi nghĩ đó là con số quá cao", Giáo sư Tuấn bình luận và cho rằng nên có "một cuộc điều tra độc lập" để trả lời các câu hỏi sau:

1/ Những sốc phản vệ đã có xét nghiệm tryptase, và nếu có thì kết quả ra sao?

2/ Nguyên nhân trực tiếp là gì?

3/ Những bệnh đi kèm và tiền sử?

4/ Quy trình bảo quản và kiểm tra chất lượng vaccine?

5/ Quy trình sàng lọc và tiêm vaccine?

6/ Cần rút ra bài học và kinh nghiệm gì?

Gia hạn 2 lô vaccine Pfizer từ 6 lên 9 tháng

Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) cho phép tăng hạn dùng lên 9 tháng đối với 2 lô vaccine Pfizer (2.960.100 liều) có thời hạn sử dụng ghi trên nhãn 6 tháng, ở điều kiện bảo quản âm 90 đến âm 60 độ C.

Theo giấy chứng nhận xuất xưởng vaccine, sinh phẩm, 2 lô vaccine này có hạn sử dụng đến ngày 30/11/2021.

Trả lời về lý do cho gia hạn hạn dùng vaccine, Báo Chính phủ dẫn lời GS.TS Phan Trọng Lân, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế lý giải:

"Nghiên cứu được tiến hành trên các dải nhiệt độ bảo quản khác nhau, kết quả cho thấy, vaccine đã có độ ổn định, đảm bảo chất lượng, hạn dùng đến 9 tháng kể từ ngày sản xuất. Việc gia hạn sử dụng này được áp dụng chung trên toàn cầu và được sử dụng cho tất cả các đối tượng, bao gồm trẻ từ 12 tuổi trở lên. Việc gia hạn này cũng đã được kiểm định khắt khe và đảm bảo chất lượng an toàn, hiệu quả. Các lô vaccine Pfizer có hạn sử dụng 6 tháng thì tự động tăng hạn dùng lên 9 tháng sau thời gian FDA và EMA phê duyệt trên", ông Lân cho biết.

Đề cập về vấn đề gia hạn vaccine này với BBC News Tiếng Việt, Giáo sư Tuấn cho biết khi Cơ quan quản lý dược và thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) phê chuẩn vaccine Pfizer (trong điều kiện khẩn cấp) thì số liệu nghiên cứu lúc đó cho thấy thời gian shelf-life (thời hạn sử dụng) là 6 tháng.

"Nhưng đến tháng 9 năm nay thì công ty cho biết là thời hạn sử dụng là 9 tháng, vì họ nói dữ liệu mới cho thấy như thế. Israel đã áp dụng thời hạn 9 tháng. Tôi chưa nhìn thấy dữ liệu đó nên khó bình luận gì."

Giáo sư Tuấn cho biết thêm "Tất cả những con số đó (6 tháng hay 9 tháng) chỉ là số trung bình. Thời hạn sử dụng có thể dao động cao hơn hay thấp hơn con số trung bình".

Một bài trên trang VTC ngày 1/12 nói: "Nhiều người bức xúc khi biết Bộ Y tế quyết định tăng hạn vaccine Pfizer thêm 3 tháng từ 22/10 mà tới tận 30/11, khi vaccine hết hạn họ mới biết việc này."

"Trên cơ sở kết luận của Cơ quan quản lý dược và thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) và Cơ quan quản lý dược Châu Âu (EMA) ngày 10/9, thì đến ngày 30/9 tại Việt Nam, Hội đồng tư vấn cấp số đăng ký lưu hành thuốc thông qua kéo dài hạn sử dụng với vaccine Pfizer từ 6 tháng lên 9 tháng. Đến ngày 22/10, Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế có văn bản đồng ý tăng hạn dùng của vaccine này."

Bài của VTC nói: "Như vậy gia hạn vaccine từ tháng 10, nhưng mãi đến hôm qua ngày 30/11, khi vaccine hết hạn, nhiều người mới biết việc này. Họ bức xúc khi nhận khi biết thông tin chậm, nhất là khi đối tượng tiêm là trẻ. Vì vậy phụ huynh không đồng tình việc tiêm chủng cho con. Khi nhiều người phản ánh vaccine COVID-19 ghi trên lọ chỉ tới ngày 30/11 thì mới nhận thông tin số vaccine được gia hạn thêm 3 tháng theo đề nghị của nhà sản xuất."

Còn Tiến sỹ Phạm Quang Thái - Trưởng văn phòng Tiêm chủng mở rộng miền Bắc, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, vào chiều 1/12, nói với Thông Tấn Xã Việt Nam rằng dư luận hãy yên tâm.

"Nguyên nhân Bộ Y tế chậm công bố việc gia hạn vaccine là do chưa từng gặp phải vấn đề này. Thông tin chấp thuận các lô vaccine đến với chúng tôi khá muộn nên chưa kịp cập nhật, đây là điều cần thay đổi."

"Còn về phần pháp lý, khi chúng ta nhập vaccine sẽ căn cứ vào mặt khoa học và pháp lý. Tuy nhiên, khi hãng nộp hồ sơ cho Việt Nam, 2 lô vaccine này có hạn sử dụng ghi trên nhãn là tháng 11/2021. Vì vậy hãng đã có văn bản lên Cục Dược và Bộ Y tế Việt Nam để xin phép cập nhật mới ngày sử dụng. Căn cứ vào những tiêu chí ấy, Bộ Y tế đã đồng ý cho gia hạn 2 lô vaccine trên."

Đến chiều ngày 1/12, báo chí Việt Nam dẫn lời ông Nguyễn Thanh Long, Bộ trưởng Y tế, nói Việt Nam gia hạn vaccine Pfizer theo thông lệ của quốc tế, không tự động thực hiện.

"Mọi vaccine về Việt Nam đều được kiểm định theo yêu cầu của Tổ chức Y tế Thế giới và đảm bảo chất lượng khi sử dụng cho người dân", ông Long đề cập trong thông cáo báo chí chiều 1/12, nói về việc gia hạn sử dụng hai lô vaccine Comirnaty số 124001 và 123002 của Pfizer (gần 3 triệu liều) từ 6 tháng lên 9 tháng.

_________________
Vào đây đọc truyện:

https://www.nhomcho.com/f7-truyen-ngan

https://www.nhomcho.com/f8-truyen-dai

Vào đây nghe nhạc Việt:

https://www.nhomcho.com/f14-nhac-vn
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Tin VN: Thế mắc kẹt của cử nhân chạy xe ôm công nghệ

Post by LDN Wed Dec 01, 2021 3:41 pm

Hoa hậu Việt Nam ‘cắm chông’ xứ Mỹ

Ông Tư Sài Gòn

30 tháng 11, 2021- saigon nhỏ

Hoa hậu Đỗ Thị Hà biểu diễn đàn T’rưng tại cuộc thi Miss World 2021

Mấy ngày nay trên mạng xã hội, có tin con bé hoa hậu họ Đỗ “mang đàn T’rưng đi đấm xứ người” sao đó mà thiên hạ chửi quá xá. Trộm nghĩ, cái đàn T’rưng này có tội gì đâu, chắc con nhỏ làm gì đó bị người ta ghét.

Tui nghĩ, tụi nhỏ làm sai, thì dạy bảo lại thôi, chứ la nó làm gì tội nó. Như kỳ con nhỏ được chức hoa hậu, về thăm trường xưa là đại học quốc dân gì đó vào năm ngoái. Mang “áo mão cân đai” y như quan trạng ngày xưa, chỉ khác là cháu nó không đỗ trạng nguyên, mà đậu hoa hậu Việt Nam – một cuộc thi mà phần não rất ít được dùng tới – nên chỉ mặc áo dài vàng đội vương niệm thôi. Cũng có “tiền hô hậu ủng” ra vẻ “vinh quy bái tổ”, làm “rạng danh trường học.”

Thôi thì mấy trường được “phúc đức” như thế, toàn là nhờ ơn Đảng ủy (đứng trước), sau đó mới đến Ban Giám hiệu (đứng thứ nhì), rồi mới đến công ơn thấy cô, cha mẹ,… nên Ban Giám hiệu đứng ra tổ chức đón rước hoa hậu linh đình, cho cháu nó ngồi hàng đầu, ở cái ghế cũng màu vàng, như bà Hoàng… Thái Hậu.

Mọi chuyện đón tiếp dù hơi quá lố, nhưng vẫn còn xem được, cho đến khi mọi người thấy ông hiệu trưởng chắp tay “khúm núm” như muốn “dạ… thưa” với hoa hậu mà thấy thương cho sự nghiệp giáo dục nước nhà. Nó lụn bại thế thì trách gì tụi nhỏ?

PGS-TS Phạm Hồng Chương, Hiệu trưởng Đại học Kinh tế Quốc Dân, cùng hai vị lãnh đạo khác, như muốn “chắp tay cung kính” chào Hoa hậu Đỗ Thị Hà về thăm trường. – Ảnh: Tiền Phong
Tui nhớ hồi đó, bà Thi ở Đài RFA có viết thế này, đọc mà đau: “Cô (hoa hậu) ngồi chễm chệ ở chiếc ghế danh dự ngang với chiếc ghế của vị hiệu trưởng, hoặc hình ảnh cô ngồi trong khi vị hiệu trưởng (chắp tay) đứng bên cạnh lại gây phản cảm cho những người trong ngành giáo dục.”

Theo tui, bà Thi là người Việt ở nước ngoài, không nên có suy nghĩ như thế. Mấy ông giáo sư, tiến sĩ ở trong nước xem việc đó là “nên làm”. Mà trước khi về thăm trường cũ, cô hoa hậu này đã về thăm quê. Dân làng cùng lãnh đạo địa phương đã chuẩn bị cờ quạt, đón tiếp cô cùng làng cuối ngõ. Hình ảnh các em học sinh mặc áo trắng, đeo khăn quàng đỏ; phụ nữ mặc áo dài xếp hàng dài hai bên; xe hơi nối dài thành đoàn, xe trước rước bố mẹ, xe sau rước hoa hậu… náo nhiệt lắm. Ai cũng hãnh diện, ai cũng vui cười. Đó là chuyện “bợ mông” hoa hậu của các vị giáo sư, tiến sĩ năm ngoái. Đọc qua rồi bỏ chứ đừng trách “sắp nhỏ”. Con bé chẳng biết gì hết. Cũng có thể nó cũng chẳng hiểu tại sao người những người “xác lớn, não teo” lại làm như thế đối với nó!

Chuyện đi thi Miss World năm nay cũng vậy. Khi tiếng đàn T’rưng của cô hoa hậu được đánh lên, khoe những mũi chông sắc nhọn tẩm sẵn thuốc độc, sẵn sàng đâm chết quân Mỹ, ngay trên đất Mỹ, những người cộng sản chắc cũng muốn cùng cô hoa hậu này đứng lên vung tay sẵn sàng “giải phóng” Hoa Kỳ lắm!

Màn trình diễn của cô hoa hậu họ Đỗ được đăng lên trang facebook của lão bà bà Phạm Kim Dung, chủ tịch Miss World Việt Nam, rồi được đăng trên nhiều trang báo trong nước, chắc là để tạo “niềm tin tất thắng” đối với “đế quốc” Mỹ, cái thằng vừa thông báo đã hỗ trợ cho Việt Nam hơn 20 triệu liều vaccine chống đại dịch Covid-19.

Bà Dung đăng đàn nói hoa hậu họ Đỗ đã luyện tập đánh đàn T’rưng từ nhiều tháng trước, và ca khúc được chọn trình diễn là “Despacito”, có giai điệu đặc trưng trên mảnh đất Puerto Rico để trình diễn. Nhưng phút cuối, theo Dung bà bà, vì giai điệu đó “không phù hợp với tính chất của đàn T’rưng” nên cô giáo hướng dẫn âm nhạc và con bé hoa hậu này đã quyết định đổi tác phẩm “Despacito” thành bài “Cô gái vót chông”, một ca khúc “mang âm hưởng núi rừng Tây nguyên, và phù hợp với người mới chơi đàn T’rưng.”

Thằng Tang, con bà Tình xóm trên vừa dứ dứ cái phone vào mặt tui, vừa nói, “nè ông Tư thấy không? Mụ này nói nghe ‘hèn hèn’ sao đó. Làm sao mà con bé hoa hậu và bà cô dạy nhạc dám tự ý hay đổi chương trình được? Bà Dung là chủ tịch Miss World Việt Nam mà còn ăn nói hàm hồ, vô trách nhiệm như thế thì con cũng thua luôn.”

Tui nói, “thực ra đọc báo thì thấy chuyện thay đổi ca khúc biểu diễn đã có từ trước rồi. Mấy thằng xếp mụ Dung ở bộ ‘dzô dzăn hóa’ duyệt trước, chứ đến ‘ông cố nội mụ Dung’ cũng không dám tự ý làm đâu.”

“Mấy ổng nghĩ sao mà cho con hoa hậu trình diễn bài này vậy ông Tư?” Thằng Tang hỏi tới, tui trợn mắt nhìn nó như nhìn người ngoài hành tinh: “Mày học hết lớp 12 rồi mà không biết ‘tính chiến đấu’ của đảng là gì hả? Cho dù thằng Mỹ có cho mình bao nhiêu liều vaccine đi nữa, nó vẫn là ‘kẻ thù’ của mình. Lúc nào mình cũng phải ‘nâng cao tinh thần chiến đấu’, ‘tiến công cách mạng.’ Hiểu ‘thủng’ chưa con?”

Phần thể hiện đàn T’rưng với bài “Cô gái vót chông” của Đỗ Thị Hà trong phần thi tài năng, vấp nhiều ý kiến trái chiều trên mạng xã hội – Chụp màn hình video
Tui nói như muốn trút cơn giận qua cho thằng Tang xong, nghĩ tội nghiệp cho nó. Tự nhiên nghe tui chửi xối xả, nó cũng ngớ người ra, làm tui thấy mình quá lố thiệt, nên nhẹ giọng: “Tao xin lỗi, mụ Dung giải thích cho có thôi. Tuy nhiên, có một sự thật trần trụi là con bé hoa hậu mới chỉ học đàn T’rưng vài tháng, thế mà Ban Tổ chức Miss World Việt Nam lại bắt nó biểu diễn cho cả thế giới xem. Mày thấy điều này thế nào?”

Thằng Tang sáng mắt lên, như phát hiện ra điều có thể thay đổi “hòa bình thế giới”: “Hèn chi, con thấy phần trình diễn của con bé chẳng có gì xuất sắc cả, tiếng đàn không có lực, không có hồn…”

Tui chặn họng nó: “Có hồn chứ mậy, nhưng là những hồn ma từ âm ty địa phủ được dịp theo giai điệu sắt máu đỏ về nhảy múa theo lời:

Ai nhanh tay vót bằng tay em?

Chim hót không hay bằng tiếng hát em.

Mỗi mũi chông nhọn hoắc căm thù.

Xiên thây quân cướp nào vô đây.

Hehe… chưa thấy thằng nào thù dai như thằng cộng sản. Bốn mưới sáu năm ‘phỏng dái’ rồi mà nó vẫn cho một con bé không biết chút xíu gì về lịch sử, qua Mỹ vót chông chống ‘đế quốc’, còn ở nhà thì chúng ngửa tay nhận viện trợ của bọn ‘sài lang’. Chưa thấy quân nào đểu như quân nhà thằng cha mày.”

Thằng Tang lại ú ớ:

“Sao tự nhiên ông Tư chửi cha con?”

“Ừ tại cha mày là đảng viên cộng sản quèn. Chửi mày thì được, chứ chửi mấy thằng cha ‘chóp bu’ kia dễ đi tù lắm! Hehe…”

Thằng Tang cười, gãi đầu, nói: “Thôi con hiểu rồi, mà ông Tư nghe bài nhạc chế này chưa? Con lượm ở nhà ông “Dũng Trung kqd” đó. Lời như vầy nè ông”:

Như bao cô-vít ở An Nam

Cô-vít An Nam vừa chích vắc-xin

Tiêm vắc-xin xong mắng Huê Kỳ

– Ai kêu bố mày cho tao!

– Tiên sư bố mày ra đây!

– Tiên sư ông bố mày ra đây!

Bọn giặc Mỹ thật ngu

(Còn) bọn mình thế mà khôn

Em vừa xin vắc-xin chúng nó

Em tiêm xong là mắng liền

– Tiên sư bố mày ngu ghê!

– Tiên sư ông bố mày ngu nghê!


Last edited by LDN on Thu Dec 02, 2021 6:34 am; edited 1 time in total

_________________
Vào đây đọc truyện:

https://www.nhomcho.com/f7-truyen-ngan

https://www.nhomcho.com/f8-truyen-dai

Vào đây nghe nhạc Việt:

https://www.nhomcho.com/f14-nhac-vn
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Tin VN: Thế mắc kẹt của cử nhân chạy xe ôm công nghệ

Post by LDN Thu Dec 02, 2021 6:11 am

Hà Nội: Phụ huynh hoang mang vì tin trẻ tử vong và lịch ‘gia hạn sử dụng Pfizer’

Nhật Lam

Gửi BBC Tiếng Việt từ Hà Nội
1 tháng 12 2021

Nhân viên y tế cho phụ huynh học sinh xem số lô và hạn sử dụng vaccine.

Biến cố ba học sinh liên tiếp tử vong sau khi tiêm vaccine Covid ở Bắc Giang, Hà Nội và Bình Phước khiến dư luận không khỏi bàng hoàng mấy hôm nay.

Có ý kiến chúng tôi ghi nhận được từ những người xung quanh cho rằng, khi có đến bốn ca sốc phản vệ tại cùng một điểm tiêm như ở Bắc Giang hay Thanh Hoá thì có nên tiến hành điều tra độc lập về chất lượng vaccine, từ khâu bảo quản đến pha chế trước khi tiêm, quy trình tiêm có đúng chuẩn hay không.

Vụ việc chưa kịp lắng xuống thì xảy ra việc 2 lô vaccine Covid-19 Pfizer hết hạn ngày 30/11/2021 được gia hạn thêm 3 tháng sử dụng khiến dư luận quan tâm, đặc biệt là phụ huynh học sinh lứa tuổi 12 - 17.

Mặc dù Hà Nội đã cho dừng tiêm 2 lô vaccine ngay trong đêm 30 tháng 11 và theo lãnh đạo Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương (Bộ Y tế), việc gia hạn sử dụng thêm 3 tháng đối với vaccine Pfizer là theo tiêu chuẩn của nhà sản xuất và 'không ảnh hưởng đến chất lượng', nhưng sau hàng loạt sự cố tiêm nhầm vaccine Covid cho 18 trẻ sơ sinh, các ca sốc phản vệ dẫn đến tử vong sau khi tiêm vaccine, người dân phần nào tỏ ra thiếu tin tưởng khâu tổ chức tiêm phòng của Việt Nam.

Sau khi dư luận tỏ ra bất an, chiều ngày 1/12, ông Nguyễn Thanh Long, Bộ trưởng Y tế, nói Việt Nam gia hạn vaccine Pfizer theo thông lệ của quốc tế, không tự động thực hiện.

Theo truyền thông nhà nước, ông Long nói: "Mọi vaccine về Việt Nam đều được kiểm định theo yêu cầu của Tổ chức Y tế Thế giới và đảm bảo chất lượng khi sử dụng cho người dân", để giải thích về việc gia hạn sử dụng hai lô vaccine Comirnaty số 124001 và 123002 của Pfizer (gần 3 triệu liều) từ 6 tháng lên 9 tháng.

Ngày 1 tháng 12, nhiều trường THCS trên địa bàn Hà Nội vẫn tổ chức tiêm chủng cho học sinh theo kế hoạch từ trước. Tuy nhiên, đa số phụ huynh và học sinh đến điểm tiêm chủng với tâm trạng lo âu và hoang mang. Tất cả đều lo ngại chất lượng của vaccine sẽ ảnh hưởng đến an toàn và sức khoẻ của trẻ em.

Chị TQN cho hay, chị mất ăn mất ngủ mấy hôm nay vì phân vân không biết có nên cho con mình tiêm vaccine Covid không vì sợ biến chứng và sốc phản vệ.

Sáng nay, chị đưa con đếm sớm hơn giờ tập trung để cùng các phụ huynh khác đề nghị được đi cùng con em mình vào phòng tiêm, theo dõi và tận mắt nhìn đúng số lô thuốc và hạn sử dụng như nhà trường thông báo.

Chị nói "nếu không được vào xem đúng số lô vaccine và hạn sử dụng thì tôi sẽ đưa con về vì không ai đảm bảo con tôi được tiêm vaccine còn hạn hay không".

Sau khi được nhà trường thông báo mỗi học sinh được một phụ huynh đi kèm vào tiêm, các phụ huynh chuyền tay nhau số hiệu hai lô vaccine được gia hạn để tránh. Anh DQT nói, "tôi sẽ mang số hai lô vaccine này vào để đối chiếu, nếu vaccine hôm nay tiêm trùng với số lô bị gia hạn thì tôi sẽ không cho con tiêm nữa".

Được biết trước đó vài ngày, 27 tháng 11, vẫn tại điểm tiêm trường THCS Nguyễn Công Trứ, phụ huynh học sinh không được phép vào phòng tiêm cùng con em mình mà phải đứng đợi bên ngoài. Phải chăng, sau sự cố các em học sinh ở Bắc Giang, Hà Nội và Bình Phước tử vong, các điểm tiêm đã "mở" hơn đối với phụ huynh học sinh?

Cha mẹ chưa hiểu đúng quyền giám hộ trẻ em (child protection) ở Việt Nam

Luật ở các nước từ Anh tới Mỹ đều quy định trẻ em dưới 12 - 13 tuổi không được ở nhà một mình, ra ngoài phải có người lớn đi kèm. Trẻ dưới 18 tuổi, tức chưa đến tuổi vị thành niên, đi khám chữa bệnh hay tiêm phòng phải có người lớn theo kèm.

Việt Nam cũng cùng chung quy định quốc tế, vì vậy thông báo tiêm vaccine Covid gửi tới phụ huynh đều nhắc phụ huynh hoặc người giám hộ phải đưa con em đến điểm tiêm chủng. Tuy nhiên, việc thực hiện cụ thể thế nào lại do các điểm tiêm tự quy định và không nhất quán.

Có trường cho phụ huynh kèm con vào tiêm nhưng có trường không cho. Trong khi phụ huynh do không hiểu hết quyền lợi của mình lại phải xin phép để được hưởng quyền mà đáng lý là chính đáng.

Trong bối cảnh nhiều người dân trên thế giới phản đối tiêm vaccine cho trẻ dưới 18 tuổi do lo ngại ảnh hưởng lâu dài tới sức khoẻ của trẻ em , điều đáng mừng ở Việt Nam, theo ý kiến của tôi, một phụ huynh học sinh, là đa số các gia đình đều đồng ý cho con em mình tiêm.

Tuy nhiên, để khuyến khích số lượng người đồng ý tiêm, thiết nghĩ chính phủ Việt Nam và Bộ Y Tế nên rà soát lại toàn bộ khâu tổ chức tiêm, chất lượng nhân lực ngành cũng như các quy định phải được thực hiện xuyên suốt giữa các cấp và thông báo cho công chúng. Có như thế mới giải toả được các lo lắng, hoang mang trong người dân, nhất là các gia đình có con em đang ở tuổi đi học, phải được tiêm để tới trường.

Bài phản ánh quan điểm riêng của Nhật Nam, một phụ huynh học sinh tại Hà Nội.

_________________
Vào đây đọc truyện:

https://www.nhomcho.com/f7-truyen-ngan

https://www.nhomcho.com/f8-truyen-dai

Vào đây nghe nhạc Việt:

https://www.nhomcho.com/f14-nhac-vn
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Tin VN: Thế mắc kẹt của cử nhân chạy xe ôm công nghệ

Post by LDN Thu Dec 02, 2021 12:01 pm

Về Huế ăn cơm: Về Huế ăn bún bò

25/11/2021 - THANH NIÊN
Phi Tân

Về Huế ăn cơm, tạp văn về các món ăn bình dân xứ Huế, đồng thời là “lời tự tình yêu quê hương sâu đậm qua những món ăn chắt lọc từ thiên nhiên, đất trời và bàn tay khéo léo của những con người xứ Huế”, của tác giả Phi Tân vừa được NXB Lao động và Chibooks ấn hành. Thanh Niên xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc một số nội dung trong cuốn sách.

Bún bò giò heo xứ Huế là món ẩm thực vừa bình dân lại vừa sang trọng. Đã là người Huế thì ai cũng ăn quen món bún bò giò heo; còn du khách đến Huế, món đầu tiên muốn thưởng thức ngay chính là bún bò giò heo. Bởi thế, mới gọi bún bò giò heo là linh hồn ẩm thực xứ Huế.

Nói bún bò giò heo là một món bình dân bởi ở Huế - tận hang cùng ngõ hẻm đều có bán món bún ngon này với giá khá rẻ. Những gánh bún bò đã được đỏ lửa từ sáng sớm ở một góc nhỏ thân quen nào đó để bán cho những khách quen. Có những gánh bún bò Huế còn khuyến mãi thêm một tô cơm nguội trên mỗi bàn, để nếu khách ăn bún thấy chưa đủ no thì có thể ăn thêm cơm nguội. Bình dân đến như thế! Nhưng bún bò cũng là món mà người Huế tỉ mẩn nấu đãi khách quý từ nơi khác đến, để qua đó, giới thiệu tinh hoa ẩm thực của riêng Huế. Cũng vì thế mà có những quán bún bò nổi tiếng chủ yếu bán cho khách du lịch ở đường Lý Thường Kiệt, đường Nguyễn Thị Minh Khai và luôn đông khách...

Bún bò ăn với cơm là món ăn quen thuộc của nhiều người Huế

Trong một bài viết về món bún bò giò heo xứ Huế, nhà nghiên cứu văn hóa Trịnh Bách cho rằng: “Và nên chăng món bún bò giò heo Huế nếu đã có lịch sử lâu dài thì lúc khởi thủy phải là món bún giò heo, và yếu tố bò chỉ được thêm vào về sau này mà thôi? Nhưng dù danh xưng có là gì đi nữa thì đây là một trong những món ngon đặc sắc của Huế”.

Món bún giò heo khởi thủy là một món ăn sáng bình dân của người lao động nghèo. Sau đó, bún bò giò heo trở thành món ăn ưa thích của giới quý tộc, quan lại ở Huế và rồi trở thành một đặc sản Huế.

Bạn tôi, một người Huế xa quê sành món quê nhà, phân tích rành rẽ rằng: “Nét đặc trưng của nồi nước bún bò giò heo xứ Huế chính là vị chua ngọt rất thanh thoát. Nếu để ý thiệt kỹ lưỡng thì những phụ nữ nấu bún xứ Huế đã cho một trái thơm (dứa) và mấy đốt mía lau ở dưới đáy nồi. Vị chua ngọt tự nhiên của mía và thơm đã làm cho nồi nước thanh tao hơn và cũng khử bớt đi những mùi đậm của thịt, của ruốc hay sả...”.

Nguyên liệu để nấu một nồi bún bò giò heo xứ Huế phải có đủ các loại xương heo, ruốc, sả, ớt… Những nguyên liệu này cũng tạo nên mùi vị đặc trưng cho tô bún bò giò heo xứ Huế. Nhưng để chọn một từ để nói về món đặc sản này của xứ Huế thì không từ nào hay hơn “đậm đà”. Cái đậm đà của món bún bò giò heo xứ Huế chính là nhờ vào vị ruốc. Người nấu bún hòa ruốc vào nước lạnh, bỏ qua đêm, đến sáng sớm mai khi ruốc đã lắng lớp cặn mới hòa vào nồi nước. Có người gói ruốc cục vào vải mùng để lọc, có người nêm ruốc bột; nhưng kiểu gì đi nữa thì người nấu bún cũng rất khéo léo để nồi nước bún không nặng mùi và ê.

Nhưng, một tô bún bò giò heo ngon thì trước hết vẫn phải nói đến giò và nghéo (móng) heo. Do vậy, nấu nồi bún giò thì người nấu chỉ chuyên tâm cho nồi nước và nồi giò, đó chính là sở trường, là cái riêng có của món bún bò giò heo xứ Huế. Mà trong một cái giò heo có tổng cộng khoảng 15 cục thì có ba cục ngon nhất, ngon nhì, ngon ba; nghĩa là có 20% tô bún giò rất ngon cho người ăn khó tính. Nhưng lại có nhiều thực khách ưa ăn móng heo (nghéo). Cái lạ và cái hay của bún bò giò heo xứ Huế là mỗi gánh bún có một loại sở trường riêng chứ không thể nào một gánh bún ngon hết tất cả các loại thịt. Có nồi bún ngon về giò, có nồi ngon về thịt ba chỉ, có nồi ngon về sườn… Ăn tô bún bên chợ Đông Ba nó khác với tô bún trên Kim Long; tô bún dưới chợ Cống khác tô bún dưới Vỹ Dạ… Nói cách khác, tô bún bò giò heo ngon hay không còn do khẩu vị của người ăn. Có người thích ăn heo, có người thích ăn bò nhúng, có người lại thích ăn gân cua; sau này, một số quán bún bò Huế còn có thêm món bún vịt nữa. Bởi thế, thật khó để xếp loại cho những quán bún bò giò heo ngon ở Huế...

Một người bạn của tôi quê ở An Cựu (Huế) có bà ngoại và mẹ là những người bán bún bò giò heo nức tiếng kể rằng: “Hồi trước, để có được một gánh bún thì phải qua nhiều công đoạn và đều phải thực hiện bằng phương pháp thủ công gia truyền cả. Như phải dùng cái chày bằng gỗ để quết chả thịt và chả cua cho thiệt nhuyễn trong cái cối to từ ngày hôm trước… Làng An Cựu xưa có sự phân chia rõ ràng các công đoạn phụ trợ cho nghề bán bún. Thôn Giáp Đông, Giáp Tây trồng lúa, thôn An Tây làm bột, thôn Nhì Đông làm bún, thôn Nhất Đông nấu bún. Còn làng Xuân Phú chuyên rau sống, ủ giá đậu và làm màu cho nồi bún. Cứ thế, cả một vùng quê phía nam kinh thành Huế luôn nhộn nhịp, tất bật quanh năm để tạo nên những gánh bún bò giò heo nức tiếng kinh kỳ một thuở...”.

Tên của những gánh bún bò giò heo xứ Huế cũng hay lắm - chỉ có Mụ, Mệ và O - mới nghe qua cũng đã đậm đà kiểu Huế: O Gái, O Bê, O Lùn, O Loan, Mệ Lớn, Mệ Kéo, Mụ Rơi, Mụ Rớt... Và thường thì những phụ nữ có nghề nấu bún bò giò heo xứ Huế chỉ truyền nghề cho con gái của mình mà thôi.

Có lẽ nét đặc trưng của gánh hay quán bún bò giò heo xứ Huế là sự gần gũi. Nồi nước bún đang sôi với giò, bò, cua, chả, huyết đập vào mắt người ăn. Các cục giò heo không bao giờ giống nhau nên cũng phát sinh nhiều sự lựa chọn tùy sở thích, nạc hay mỡ, sườn hay ba chỉ... Cứ thế, âm thanh của gánh bún bò cũng sôi động từ sự chỉ chỏ để lựa chọn đó của khách ăn. Mà các o, các mệ bán bún bò gần như thuộc hết tâm tính ẩm thực của những khách hàng quen. Chỉ cần thấy khách là họ biết ngay vị khách này thích ăn kiểu chi. Có khi khách ăn chưa đủ no, muốn ăn thêm: “O múc cho tui thêm mười lăm ngàn bún nữa!”. O bán bún nhìn khách mà nhẹ nhàng nói: “Múc chi mà nhiều rứa chú, thêm mười ngàn nữa thôi là đủ no rồi!”.

_________________
Vào đây đọc truyện:

https://www.nhomcho.com/f7-truyen-ngan

https://www.nhomcho.com/f8-truyen-dai

Vào đây nghe nhạc Việt:

https://www.nhomcho.com/f14-nhac-vn
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Tin VN: Thế mắc kẹt của cử nhân chạy xe ôm công nghệ

Post by LDN Thu Dec 02, 2021 3:58 pm

Think

Màn phát âm Tiếng Anh thảm hoạ trong lớp học online: Đọc student là "siu - đành", phát âm không khác gì đọc thoại lời Việt

ANH HÊ Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị - 02.12.2012

Khi clip đăng tải, dân mạng ngỡ ngàng trước màn phát âm Tiếng Anh thảm hoạ trong lớp học online.

Việc dạy và học tiếng Anh luôn có nhiều tranh cãi trong phương pháp giảng dạy, những câu chuyện trung tâm lừa đảo, những chứng chỉ "ảo ma" thì việc phát âm của giảng viên, giáo viên cũng là một trong khía cạnh đáng được cư dân mạng quan tâm.

Mới đây, cư dân mạng đã phải xôn xao, bàn tán trước đoạn clip phát âm tiếng Anh được cho là của một giáo viên trong giờ học online. Nữ giáo viên khiến nhiều người đứng hình khi phát âm sai cả ngữ pháp lẫn từ vựng, giống như đọc thoại lời Việt chứ không phải đang phát âm ngoại ngữ.

Từ clip dạy tiếng Anh được đăng tải trên mạng, nữ giáo viên khiến ai nấy bất ngờ bởi phát âm sai hoàn toàn những từ cơ bản, khẩu âm nặng giọng địa phương. Có nhiều từ tiếng Anh, cô giáo này thậm chí phát âm không hề có trọng âm hay âm cuối (ending sound) của từ.

Những từ ngữ được cô phát âm như "quát - do - quây - bờ - rít - pút" (what is your favourite food?), "đờ - rinh" (drink), "siu đành" (student)... thật bất ngờ nhưng đó là nhiều từ vựng được cô đọc và trao đổi với học sinh trong giờ học.

Đoạn video nhanh chóng gây bão mạng xã hội, một số phụ huynh tỏ ra lo lắng cho con mình trước thực trạng hình ảnh giáo viên dạy Tiếng Anh qua đoạn clip trên. Bởi thực tế cho thấy hiện nay rất nhiều giáo viên Tiếng Anh ở các trường, trung tâm có trình độ chưa rõ chất lượng đào tạo.

Điều này đã làm dấy lên những tranh cãi rằng nếu giáo viên còn phát âm chưa chuẩn thì làm sao có thể dạy tốt cho học sinh.

Bên cạnh đó, cũng có một số người cho rằng cô giáo có lẽ đã lớn tuổi nên phát âm cũng bị sai đi phần nào. Có dân mạng lại cho rằng, đây chỉ là trò câu like vì không thể nào có giáo viên phát âm sai nghiêm trọng như vậy!

Dưới đoạn clip rất nhiều ý kiến tranh luận về vấn đề trên như sau:

- "Trước mình học phổ thông, kể cả ôn thi đại học, thầy cô đều được đào tạo chính quy và có trình độ. Khi cô phát âm sai, cô bảo đọc thế cho nhanh tập trung vào kiến thức ngữ pháp. Đọc điệu thì học sinh không hiểu. Và thành phẩm mình thi khối D, Tiếng Anh được 8.6 nhưng không thể nghe và nói những từ cơ bản. Sau lên đại học tập phát âm lại từ Am, Is, Are mà phát mệt. Đúng là sai lầm tuổi trẻ".

- "Cũng biết học Tiếng Anh không nên quá quan trọng accent, nhưng chuyện phát âm sai như này thì nghiêm trọng thật đấy các bạn ạ. Phát âm có thể lệch tí trong ngưỡng cho phép chứ phát âm sai + nhiều thế này thì cũng ảnh hưởng tới việc học của các em học sinh lắm".

Giáo viên yêu cầu bật hết camera học online, cả lớp đồng loạt làm một việc ai thấy cũng tức phát khóc

Giáo viên cả năm đi dạy không mặc trùng bất kì bộ đồ nào, biết được danh tính của cô mà khối trò sốc ngửa: Cô bá đạo quá!

- "Tui chính là thành quả của việc không coi trọng phần phát âm Tiếng Anh đây. Suốt 12 năm đi học, chỉ chăm học ngữ pháp. Thi đại học điểm ngoại ngữ cao nhưng khi luyện IELTS thì sai không tài nào tả được, học lại mà đến phát ốm".

Nguồn: Trần Ngọc Minh

_________________
Vào đây đọc truyện:

https://www.nhomcho.com/f7-truyen-ngan

https://www.nhomcho.com/f8-truyen-dai

Vào đây nghe nhạc Việt:

https://www.nhomcho.com/f14-nhac-vn
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Tin VN: Thế mắc kẹt của cử nhân chạy xe ôm công nghệ

Post by LDN Thu Dec 02, 2021 4:50 pm

Giờ mới thấy thì...nhưng muộn còn hơn không.

Miếng thịt bò ‘dát vàng’ và chuyện ‘nồi cơm chính trị’ nước Việt

Võ Ngọc Ánh

Gửi bài từ Tacoma, bang Washington, Hoa Kỳ
22 tháng 11 2021

Báo chí tiếng Anh đưa nhiều về việc Bộ trưởng Công an Tô Lâm ăn ở nhà hàng đắt tiền tại London

Vài tuần sau sự việc, vẫn không một tờ báo được phép hoạt động nào ở Việt Nam đưa tin đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an ăn trong nhà hàng xa xỉ với món bít tết dát vàng ở Anh.

Nhiều tờ báo lớn trên thế giới đã đăng về sự việc này. Còn báo chí cách mạng bịt mắt trước một sự kiện nóng hổi, đầy tính báo chí của một Ủy viên Bộ Chính trị Việt Nam.

Ba năm trước, chính những tờ báo nhà nước đã rất nhanh nhạy trong việc đưa tin ông Nicolas Maduro, Tổng thống của Venezuela ăn tại nhà hàng xa xỉ cũng của đầu bếp Nusret Gökçe ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ.

Điều này cho thấy, rõ ràng có những vùng cấm với nền báo chí cách mạng. Từ đó tôi thấy Việt Nam không có một nền báo chí đúng nghĩa.

Tôi nhớ lại câu chuyện một người anh làm báo kể. Hồi thập niên 90 của thế kỷ trước, có một vụ rơi máy quân sự ở Đồng Nai. Anh lặn lội trèo rừng, vượt suối để làm tin. Nhưng ngày hôm sau tin không xuất hiện trên báo. Tòa soạn giải thích, tin về quân đội không đưa được.

Tôi nhớ đại ý lời anh nói, "tau tự thề mới mình sau vụ đó, sẽ không làm bất cứ tin gì liên quan đến quân đội và công an".

Trở lại chuyện ăn bò dát vàng của ông Bộ trưởng Bộ Công an. Quan sát trên mạng xã hội, nói chuyện với một số người đang làm trong các cơ quan nhà nước tại Việt Nam về việc này. Đa số đều giả vờ như không biết, hoặc không dám nói đến một cách công khai.

Một người em làm giáo viên tại một trường trung học phổ thông, ở tỉnh Khánh Hòa nói với tôi, có lẽ đa số công chức, viên chức đều biết chuyện ăn thịt bò dát vàng nhưng không ai dám bàn luận, vì chẳng có lợi cho bản thân. Trong trường cũng đầy tai mắt. Thôi giả như chưa biết để cầu an.

Một người bạn khác cũng làm giáo viên thì chia sẻ. Bàn công khai thì không, nhưng anh em, chiến hữu với nhau thì có.

Người dân Việt Nam nhiệt tình nói về bóng đá nhưng sợ nói về chính trị?

Câu chuyện của tôi và bạn bè

Vài ngày sau sự việc diễn ra, tôi gởi hình ảnh đầu bếp Nusret Gökçe đút miếng thịt bò bít tết dát vàng cho Bộ trưởng Bộ Công an lên nhóm của lớp đại học cũ trên mạng xã hội Zalo mà nhiều bạn bè hiện ở VN tham gia, như một phép thử.

Tôi nhanh chóng nhận được sự cảnh báo từ một người bạn học năm xưa giờ đang làm ở cơ quan tuyên giáo cấp huyện, không được gởi những hình ảnh như thế này lên nhóm Zalo của lớp.

Phải chăng nhóm của lớp không được nói về các vấn đề thuộc chính trị?

Hoàn toàn không phải thế. Trên group của lớp vẫn đầy rẫy những cuộc trò chuyện, hình ảnh về tham gia chống dịch ở địa phương, với cơ quan… Về hoạt động của các quan chức chính phủ, đảng, đoàn, về chức vụ trong các cơ quan, công tác cán bộ, chỉ thị, nghị quyết…

Cũng đã có những người bạn cùng lớp một thời, bị các bạn khác giáo huấn về tư tưởng từ trên nhóm Zalo của lớp.

Trước đó, khi tôi đưa đường link, hình ảnh người dân, công nhân phải lũ lượt bỏ thành phố, các khu công nghiệp để tìm đường về quê trên nhiều phương tiện nguy hiểm, kém an toàn. Nhiều người bạn cùng lớp nói, tôi ở xa lại suy diễn điều gì đó. Một người trong nhóm là hiệu phó một trường cấp hai thì cho rằng, tôi bơ thừa nên rảnh rỗi.

Các bạn cùng lớp đại học sau khi tốt nghiệp đa số làm giáo viên, quan chức chính quyền, hoặc trong các cơ quan đảng, đoàn.

Nhiều bạn trở thành người thăm dò dư luận trên mạng thuộc đảng Cộng Sản tai mắt trên nhóm Zalo của lớp chẳng có gì lạ.

Tai mắt, chỉ điểm là chuyện phổ biến trong các hội, nhóm, trên mạng xã hội, hoặc ở các diễn đàn trên internet ở Việt Nam.

Một người bạn nói với tôi. "Tôi quý bạn dám nói. Tôi thì không thể, vì còn 'nồi cơm'".

Trong lớp thời đại học được kết nối lại, tôi như một thành viên cá biệt. Bởi đằng sau, một số cựu sinh viên cùng thời còn có một nhóm khác để nói về tôi. Tôi biết được điều này là do một bạn trong nhóm này cho biết.

Với những suy nghĩ, cách viết không giống họ, tôi bị nhiều người cùng lớp một thời cho rằng, có thể biết nhiều thứ, nhưng lại không biết làm người.

Tôi tự hỏi, phải chăng chỉ ai biết phục tùng đảng Cộng Sản mới là biết làm người Việt Nam?

C. t.

_________________
Vào đây đọc truyện:

https://www.nhomcho.com/f7-truyen-ngan

https://www.nhomcho.com/f8-truyen-dai

Vào đây nghe nhạc Việt:

https://www.nhomcho.com/f14-nhac-vn
LDN

LDN


Back to top Go down

New DELETE@

Post by LDN Sun Dec 05, 2021 4:32 am

Cô này rất xinh, đáng yêu, nói ngoại ngữ vi vút 👍

Nguyễn Thúc Thùy Tiên - Miss Grand International 2021 - Hoa hậu hòa bình thế giới 2021

https://youtu.be/Mhz_GwCQ2Hs


Last edited by LDN on Thu Oct 06, 2022 4:22 pm; edited 1 time in total

_________________
Vào đây đọc truyện:

https://www.nhomcho.com/f7-truyen-ngan

https://www.nhomcho.com/f8-truyen-dai

Vào đây nghe nhạc Việt:

https://www.nhomcho.com/f14-nhac-vn
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Tin VN: Thế mắc kẹt của cử nhân chạy xe ôm công nghệ

Post by LDN Mon Dec 06, 2021 5:52 am

Hoa hậu Thùy Tiên có khiếu ngoại ngữ, quá ư lưu loát👍

https://youtu.be/E74eyy42HQg

_________________
Vào đây đọc truyện:

https://www.nhomcho.com/f7-truyen-ngan

https://www.nhomcho.com/f8-truyen-dai

Vào đây nghe nhạc Việt:

https://www.nhomcho.com/f14-nhac-vn
LDN

LDN


Back to top Go down

New Giải cứu công dân kiểu VN: 10 ngàn USD 1 người

Post by LDN Tue Dec 07, 2021 10:49 am

VN nói 'giải cứu công dân' nhưng 'chặt chém' ai muốn bay về quê hương


Trần Quốc Quân

Gửi bài cho BBC từ Warsaw, Ba Lan

07.12.2021

Tôi có hai người bạn định cư ở châu Âu đã lâu nhưng vẫn giữ quốc tịch Việt Nam.

Năm 2020 khi nhận được tin bố mẹ ở trong nước mắc bạo bệnh sắp từ giã cõi đời, hai anh đành phải gạt nước mắt bái vọng vong hồn các cụ từ xa.

Một người vì không đủ tiền mua vé máy bay và trả phí dịch vụ "giải cứu" để về nhìn thấy bố lần cuối. Một người đăng ký khẩn cấp vào danh sách "giải cứu công dân" của Đại sứ quán, và chờ trong nước phê duyệt phải mất hàng tuần nên không kịp về để vuốt mắt mẹ.

Tôi có một người bạn, con của chị du học tại Mỹ thuộc diện được cấp học bổng. Cháu vừa tốt nghiệp xong thì dịch Covid-19 ập đến. Không còn chuyến máy bay thương mại nào được vào Việt Nam, chỉ còn những chuyến bay độc quyền "giải cứu công dân" của Vietnam Airlines với giá trên trời. Muốn về nước, cháu phải lọt vào danh sách đề cử "giải cứu" của Đại sứ quán và được trong nước phê duyệt.

Bạn tôi kể trong nước mắt:

"Em chạy đâu ra 10 nghìn đô la trả trọn gói cả vé máy bay, cả dịch vụ "giải cứu" để lo cho con về nước. Cháu đành phải ở lại tá túc tại nhà một người quen. Lúc đỉnh dịch cả gia đình đó và cháu đều bị nhiễm Covid-19, may cháu trẻ khỏe nên vượt qua được bạo bệnh."

Tôi có đứa cháu họ xa đi lao động xuất khẩu ở Hàn Quốc. Đầu năm 2021 cháu hết hạn hợp đồng phải về nước. Nhưng do Covid-19, không còn chuyến máy bay thương mại nào về Việt Nam, lại tiếc số tiền quá lớn (so với thu nhập 3 năm lao động kiệt lực ở xứ người) để mua vé máy bay và trả chi phí dịch vụ "giải cứu", cháu đành vật vờ ở lại Hàn Quốc bất hợp pháp, phải làm chui để đắp đỗi qua ngày.

Tôi có một người bạn đi nghiên cứu sinh cùng năm tại một nước châu Âu. Tuy về hẳn trong nước đã lâu nhưng vợ chồng anh vẫn giữ thẻ định cư của nước đó. Cuối năm 2019, vợ anh sang chơi rồi kẹt lại hơn nửa năm trời bởi dịch Covid-19 bùng phát, Việt Nam đóng cửa với thế giới, ngoại trừ công dân trong diện "giải cứu".

Tiền mang theo cạn kiệt, chị phải nhờ người thân giúp đỡ. Theo hướng dẫn của bạn bè, chị đăng ký online trong trang website của Đại sứ quán Việt Nam xin về nước theo chương trình "giải cứu công dân". Chờ hơn nửa năm không thấy phản hồi, chị phải cầu cứu người thân trong nước can thiệp. Sáu ngày sau, chị nhận được thông báo từ Đại sứ quán cho phép về nước trong đợt gần nhất.

Tuy không mất phí dịch vụ "giải cứu" nhưng chị phải trả 2000 USD để mua vé máy bay "giải cứu" một chiều của Vietnam Airlines.

Trước dịch Covid-19, giá vé máy bay hai chiều của hãng chỉ khoảng 1000 USD.

Như vậy giá vé máy bay "giải cứu" đắt gấp bốn lần giá vé máy bay thông thường trước dịch.

Đoạn trường cơ chế xin - cho và vai trò 'trông trẻ' của các sứ quán

Covid-19 ập đến, các Đại sứ quán Việt Nam trên khắp thế giới bỗng dưng phải (hay được) ôm thêm việc "cấp phép" cho công dân được hồi hương. Thế là sau gần nửa thế kỷ "tranh đấu" để bỏ chế độ cấp thị thực cho công dân mình được phép về chính tổ quốc của mình, các Đại sứ quán Việt Nam lại được thực thi "cơ chế xin - cho".

Thế là họ "phải" đảm nhiệm thêm chức năng không giống bất cứ ĐSQ quốc gia nào là trở thành "trại trẻ" chăm sóc, xét duyệt cho công dân hồi hương. Có cầu ắt có cung, thế là lại sinh ra những đám dịch vụ cộng sinh, ăn theo "cơ chế xin - cho" này.

"Cơ chế xin - cho" chỉ có một cửa, lại là cửa hẹp. Rất ít người lọt qua khe cửa hẹp, được duyệt về nước mà không mất chi phí "dịch vụ". Số đông còn lại phải trả khoản này với giá trên trời mới leo lên được máy bay "giải cứu công dân".

Hãy đọc những dòng trải lòng đau xót của các nạn nhân trên mạng xã hội:

"Chính phủ nên bỏ quy định ngặt nghèo phê duyệt từng trường hợp nhập cảnh thì giá vé máy bay "giải cứu" mới bình thường như máy bay thương mại - (Facebooker PTH).

"Mẹ tôi K giai đoạn cuối mà hơn 1 năm nay chưa về được. Trước "Zero Covid" đã đành, giờ trong nước, ngoài nước như nhau mà vẫn cứ phong tỏa. Chống dịch phải đảm bảo, nhưng sao giá cho Ta lại trên trời, không như Tây dù cùng vào VN - (Facebooker QĐT).

"Nước mắt thành sông đây ạ. Tổng chi phí về nước gần 70 triệu đồng. Em phải trả test Covid 5 lần mỗi lần 720k nữa. Ở trong nhà mái tôn, trời mưa thì nước cống tràn vào cùng rắn, rết. Nằm trên giường sắt nhìn nước mưa ngập gần ngang ổ điện mà sợ chết khiếp - (Facebooker MM).

"Từ Philippines về Việt Nam quãng đường ngang Sài Gòn - Hà Nội mà tôi phải trả 43 triệu đồng. Khi chưa Dịch vé chỉ từ 2-5 triệu đồng, giờ đắt hơn 10 lần. - (Facebooker HL).

"Mình từ Na Uy về Nội Bài phải đi cách ly cách sân bay chừng 100km mà giá vận chuyển 5,5 triệu/người, thêm tiền ăn uống 300k/ngày, hết cách ly xe của nhà nước chở về Nha Trang lại thêm 7 triệu/người. Ngất - (Facebooker TN).

Những máy chém thời đại dịch nhân danh 'cứu đồng bào'

Còn dưới đây là thông báo của các hãng Dịch vụ bán vé máy bay "giải cứu công dân" về Việt Nam mà tôi vừa vào xem:

"Phòng vé Biển Đông xin giới thiệu chuyến bay của Hãng Hàng không Bamboo ngày 18/12/2021 dành cho người Việt. Giá vé hạng phổ thông 1 chiều Frankfurt - Đà Nẵng: 2500 EUR (tương đương 67 triệu VND) bao gồm cả chi phí cách ly 7 ngày, chi phí 2 lần test Covid, và chi phí đón đưa về khu cách ly.

"Phòng vé An Bình xin giới thiệu chuyến bay của Hãng Hàng không Vietnam Airline ngày 06/1/2022 dành cho người Việt. Giá vé hạng phổ thông 1 chiều Warszawa - Đà Nẵng: 64 triệu VND/người (cách ly 2 người/phòng) hoặc 72 triệu VND (cách ly 1 người/phòng).

"Bamboo Airways thông báo chuyến bay Charter số hiệu QH9453 bay ngày 13/1/2022 Frankfurt (Đức) - Đà Nẵng giá 3900 EURO - 4300 EURO (tương đương 100 triệu - 111 triệu đồng)"

Thời điểm nhiều công dân hoặc Việt Kiều về quê thăm thân, ăn Tết là dịp tốt để các hãng hàng không, nhà nước cũng như tư nhân trở thành 'máy chặt chém'. Điều này theo tôi biết không xảy ra với các nước khác, và công dân của họ.
Để đối phó với tình trạng chặt chém quá nặng tay của các tổ chức và cơ quan hữu quan Việt Nam đối với công dân Việt Nam về nước trong Dịch Covid-19, bạn Jessie Nguyen đã chia sẻ trên Facebook kinh nghiệm tự do về Việt Nam qua ngả Cambodia vào cửa khẩu Mộc Bài, Tây Ninh, không cần Cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài xét duyệt, với giá rất rẻ.

Nếu tiêm đủ 2 mũi (không phải cách ly tại Cambodia) thì tổng chi phí (cả cách ly ở Việt Nam) chỉ khoảng 20 triệu đồng cho chặng đường từ Singapore về đến tận nhà, cộng với chặng bay từ châu Âu đến Singapore khoảng 16 triệu đồng nữa. Vị chi tất cả là 36 triệu đồng.

Còn với người viết bài này, chuyến bay về Việt Nam ngày 15/9/2020, tôi phải mua vé máy bay độc quyền "giải cứu" của Vietnam Airlines chặng Frankfurt - Nội Bài với giá hơn 1500 USD, chưa tính chi phí cách ly.

Để so sánh, chuyến bay sang Ba Lan ngày 18/11/2021 tôi được tự do lựa chọn máy bay thương mại của Hàng không Qatar chỉ với giá 510 USD. Như thế, giá vé về đắt gấp ba giá đi.

Đúng là đi dễ, về khó!

Câu hỏi đặt ra là ai, và thế lực nào đang tạo ra tình trạng duyệt danh sách, độc quyền chuyến bay và cách ly để kiếm tiền từ nước mắt đồng bào ở nước ngoài hồi hương trong Đại dịch Covid-19?

Bài viết thể hiện quan điểm riêng của nhà văn, doanh nhân Trần Quốc Quân ở Warsaw. Ông vừa từ Hà Nội bay trở về Ba Lan sau hơn một năm ở Việt Nam.

_________________
Vào đây đọc truyện:

https://www.nhomcho.com/f7-truyen-ngan

https://www.nhomcho.com/f8-truyen-dai

Vào đây nghe nhạc Việt:

https://www.nhomcho.com/f14-nhac-vn
LDN

LDN


Back to top Go down

New Gian truân về quê mẹ: Lận đô la bay qua Campuchia rồi vật vã xe đò tới

Post by LDN Wed Dec 08, 2021 12:49 pm

Gian truân về quê mẹ: Lận đô la bay qua Campuchia rồi vật vã xe đò tới Việt Nam

08/12/2021 | vietnamnet

Thay vì chấp nhận trả trăm triệu để hồi hương, người Việt ở nước ngoài tìm cách về nước qua Campuchia. Tuy khổ nhưng rẻ hơn. Trong khi đó, nhà chức trách đang vẫn rập rình câu chuyện mở bay thương mại.

Hành trình về quê mẹ...

Ngày 29/11, tôi mua vé hãng Korean Air từ Los Angeles (Hoa Kỳ) về Phnôm Pênh (Campuchia) với giá 1.140 USD.

Sáng 4/12, tôi lên máy bay từ phi trường, chuyến bay hầu như không còn chỗ trống. Máy bay lớn nhưng ước tính có tới 35-40% là người Việt Nam vì thấy nói tiếng quê hương ríu rít. Họ đều về Phnôm Pênh cả.

Chuyến bay hạ cánh tại sân bay tầm 22h50 tối. Sau khi lấy hành lý, mọi người xếp hàng lấy mẫu test nhanh Covid-19 mất 25-30 phút. Khi có kết quả test sẽ đọc tên và được ra ngoài.

0h20 sáng, tôi được test xong. Nhìn chung, người Campuchia nhiệt tình và hào hứng với khách du lịch hay người nhập cảnh. Bàn nhập cảnh ghi rõ “nothing to pay here” (không phải trả bất cứ chi phí gì) và cũng không ai hỏi về bảo hiểm hay tiền ký quỹ gì.

Ra khỏi cửa sân bay, rất nhiều taxi xếp hàng chờ khách. Tôi trả 15 USD cho cuốc taxi của mình. Người Campuchia thích USD nên chịu khó mang theo nhiều đồng đô la Mỹ lẻ để thuận tiện thanh toán, chắc Euro cũng đc chấp nhận.

Tôi book (đặt) trước một resort sân vườn 5 sao nằm trong thủ đô, giá một đêm đã bao gồm ăn sáng là 45 USD. 10h sáng, tài xế người Việt Nam chở tôi ra cửa khẩu và tính phí mỗi chuyến 80-90 USD. 14h chiều, xe tới cửa khẩu.

Khi tới cửa khẩu bên Campuchia, tôi thuê xe tuktuk hết 1.000 Riel Campuchia tức khoảng 55.000 đồng và tip thêm 2 USD. Tôi đưa thêm 10 USD cho nhân viên cửa khẩu nước bạn. Họ đóng dấu và cho đi. Do tôi về bằng hộ chiếu, khai y tế đầy đủ nên được cho vào rất nhanh, nhiều người bị khó khăn trong khai báo y tế và về qua đường Thái Lan, Campuchia không đi bằng hộ chiếu nên phải xếp hàng đóng phạt rất đông.

Sau khi vào làm thủ tục nhập cảnh vào Việt Nam, nhân viên cửa khẩu thu và cầm hộ chiếu. Khi lấy mẫu test nhanh, nhân viên y tế xin 50.000 đồng/người. Hộ chiếu được giữ và đưa cho khách sạn cầm tới khi nào cách ly xong mới được trả lại.

Tưởng phải chờ đi xe buýt lớn của địa phương nên tôi không đặt xe trước của khách sạn, vì vậy, phải gọi xe riêng và mất tới 150 USD cho xe 4 chỗ chở mình tôi về khách sạn cách ly. Một mình ở, khách sạn tính 1,2 triệu đồng/ngày. Tới ngày thứ 7 sẽ lấy mẫu test PCR.

Tính ra, tổng chi phí về nước hết khoảng 1.800 -1.900 USD (khoảng 44 triệu đồng). Theo tôi, không việc gì phải trả tiền cho những chuyến bay charter* giá cắt cổ như ăn cướp, những chuyến bay không có tình đồng loại, với giá trên trời từ 4.000 USD - 5.000 USD/vé. Mà lỡ không may tới ngày test Covid có trục trặc gì là sẽ mất luôn tiền không được trả lại một đồng nào.

Việt Nam là quốc gia duy nhất gần như đóng cửa bầu trời với chính công dân của mình trong đại dịch.

*Bay charter: chuyến bay thuê được hãng hàng không/cá nhân/tổ chức thuê trọn gói dịch vụ bay để phục vụ cho các dịch vụ lữ hành, hồi hương.

Hành trình từ Châu Âu về Việt Nam qua đường Campuchia của một công dân Việt, người này sẽ quá cảnh tại Thái LanTrạm xe buýt gần Cửa khẩu Quốc tế Bavet (Campuchia), bên kia là Cửa khẩu Mộc Bài (Tây Ninh). Người Việt có thể đi buýt từ Phnôm Pênh đến đây, mức giá khoảng 6 USD.

Sao quá gian truân ?

Trên đây là toàn bộ hành trình hồi hương của một công dân Việt Nam có nhà tại TP.HCM. Chị vẫn đang ở một khách sạn cách ly tại Tây Ninh. Diễn đàn nơi chị trao đổi thông tin hiện đã có gần 10.000 thành viên tham gia. Họ ở khắp các quốc gia trên thế giới như Úc, Hoa Kỳ, Canada, Đức,... cùng chia sẻ nhau những kinh nghiệm tự về nước qua đường Campuchia. Diễn đàn thống nhất nội quy nói không với quảng cáo và nói không với những chuyến bay charter. Họ cùng giúp nhau tìm đường về quê mẹ và đã có rất nhiều người Việt trở về theo cách này.

Không may mắn như nhiều thành viên của diễn đàn, trước đó, bạn của TS. Lương Hoài Nam từ Hoa Kỳ về Việt Nam phải trả số tiền lên tới 150 triệu, 240 triệu đồng. So sánh với mức giá các chuyến bay giải cứu của Vietnam Airline giai đoạn tháng 3-4/2020, có chi phí 1.200 USD từ Hoa Kỳ và 1.600 USD từ Canada thì số tiền để công dân Việt hồi hương đã tăng lên 3-4-5-6 lần.

Đó là giá gói “combo về nước” mà khách hàng trả cho đại lý. Câu hỏi được đặt ra, với sự chênh lệch lớn như vậy thì tiền sẽ chảy vào túi ai  Túi của các hãng hàng không hay túi của các cơ sở lưu trú? Các đại lý sẽ hưởng lợi bao nhiêu từ hành trình hồi hương của đồng bào ta.

“Chúng ta thừa hiểu câu chuyện ở đây là gì. Không thể vì lợi ích của một số đường dây chặt chém như vậy”, ông Nam nói.

Sở dĩ có hành trình “khổ sở” tìm đường về quê mẹ là do Việt Nam thiếu đường bay thương mại quốc tế thường lệ. Trái ngược với đó, nhiều nước trong khu vực đã sớm mở lại các đường bay này.

Ông Nguyễn Hữu Y Yên, TGĐ Công ty Dịch vụ Lữ hành Saigontourist chỉ ra, nhiều Việt kiều muốn về nước nhưng khi về phải đi đường vòng rồi đi đường bộ qua cửa khẩu, rất khó khăn. Trong khi, chuyến bay hồi hương thì chắc được 20 chuyến/tháng. Lợi nhuận từ các chuyến bay này chỉ đem về cho một nhóm nhỏ còn mở sớm đường bay quốc tế, nền kinh tế Việt Nam sẽ hưởng nhiều lợi ích.

Đoàn người Việt về nước "nhờ" đường Campuchia ngày 3/12

TS. Trần Du Lịch khẳng định, nếu ngành hàng không cứ bay charter kiểu này thì đừng bàn chuyện mở cửa. Bởi, ai cũng biết mức giá charter đắt đỏ ra sao.

Chủ tịch Vietravel - ông Nguyễn Quốc Kỳ kiến nghị, đã đến lúc Chính phủ mở lại càng sớm càng tốt giao thông vận tải, đặc biệt là các tuyến bay quốc tế. Campuchia hiện đang làm rất tốt việc mở cửa, chúng ta nên học. Đã đến lúc kết thúc số phận lịch sử, vai trò lịch sử của các chuyến bay giải cứu bằng việc mở đường bay thương mại quốc tế.

Phó Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam - ông Võ Huy Cường thông tin, việc mở cửa đường bay vướng vấn đề về phòng, chống dịch. Đó là quy định cách ly hay không cách ly đối với những người đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin, F0 khỏi bệnh hoặc người chưa đủ tuổi tiêm vắc xin nhưng có xét nghiệm âm tính. Ứng xử với họ ra sao? Nếu cách ly thì trong thời gian bao lâu?

Nếu cách ly thì nhà chức trách phải đàm phán với các nước đối tác để điều chỉnh tần suất bay vì liên quan đến năng lực cách ly, cơ sở vật chất y tế ở địa phương. Còn nếu không quy định cách ly mà chỉ có yêu cầu xét nghiệm thì không cần đàm phán.

“Giữa Hà Nội và TP.HCM, tình hình dịch nội địa còn căng, mỗi ngày có chục chuyến bay áp dụng cho hành khách có Thẻ xanh Covid, không phải xin xỏ, không phải cách ly. Trong khi, công dân từ nước ngoài cũng có thẻ xanh, có xét nghiệm âm tính tại sao phải xin phê duyệt để được về Tổ quốc? Tôi không thấy có logic nào ở đây cả. Sao chúng ta vẫn phải sống với sự lạ lùng như thế?”, TS Nam nêu nghịch lý.

Trần Chung


Last edited by LDN on Fri Dec 10, 2021 11:24 am; edited 1 time in total

_________________
Vào đây đọc truyện:

https://www.nhomcho.com/f7-truyen-ngan

https://www.nhomcho.com/f8-truyen-dai

Vào đây nghe nhạc Việt:

https://www.nhomcho.com/f14-nhac-vn
LDN

LDN


Back to top Go down

New Nhạc sĩ Phú Quang qua đời

Post by LDN Wed Dec 08, 2021 2:35 pm

Nhạc sĩ Phú Quang qua đời

08/12/2021 09:34 GMT+7Từ 'rất Phú Quang' đến 'rất Hà Nội' quả thực rất gần!Gia đình thay mặt Phú Quang nhận Giải thưởng Lớn 'Bùi Xuân Phái - Vì tình yêu Hà Nội'TTO - Bà Trịnh Anh Thư - vợ nhạc sĩ Phú Quang - nghẹn ngào chia sẻ với Tuổi Trẻ Online, nhạc sĩ vừa qua đời vào 8h45 ngày 8-12 tại Bệnh viện Việt Xô. Nhạc sĩ qua đời sau gần 2 năm trị bệnh, được chăm sóc đặc biệt tại bệnh viện.

Nhạc sĩ Phú Quang (1949 - 2021) - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Phú Quang (sinh ngày 13-10-1949, tại Phú Thọ), tên đầy đủ là Nguyễn Phú Quang. Ông nổi tiếng với hàng loạt ca khúc trữ tình, đặc biệt là về Hà Nội và mùa thu. 

Ông được trao Giải thưởng Lớn - Vì tình yêu Hà Nội năm 2020 khi đang nằm viện. Ông trở thành người trẻ nhất trong số những người được Giải thưởng Lớn nhưng không thể đến nhận giải. 

Ông Nguyễn Phú Ân - anh trai nhạc sĩ Phú Quang, phu nhân nhạc sĩ Phú Quang - bà Trịnh Anh Thư và con gái ông - nghệ sĩ Trinh Hương - đến dự lễ trao giải và thay mặt nhạc sĩ Phú Quang nhận giải thưởng. 

Tất cả đều xúc động trên bục nhận giải thưởng vì niềm vui lớn, nhưng nhạc sĩ Phú Quang không thể đến nhận vì lý do sức khỏe. Anh trai nhạc sĩ Phú Quang chỉ nói lời ngắn gọn cảm ơn ban tổ chức và ước "giá Phú Quang ở đây". 

Em ơi Hà Nội phố (Phú Quang) - Ngọc Tân - có thể nói đây là bài hát nổi tiếng nhất của Phú Quang, làm cho người Hà Nội đi xa nhớ về Hà Nội, người chưa biết Hà Nội cũng thêm yêu Hà Nội 

Bà Trịnh Anh Thư chia sẻ bà rất xúc động bởi giải thưởng như một đặc ân cho chồng bà trong giai đoạn đặc biệt khi ông đang phải chiến đấu với bệnh nặng. 

Bà hy vọng giải thưởng sẽ là liều thuốc tinh thần quý tiếp thêm sức mạnh cho nhạc sĩ Phú Quang để vượt qua những ngày vô cùng khó khăn hiện nay. 

Gần 2 năm trước nhạc sĩ phải nhập viện tại Bệnh viện Bạch Mai. Sau đó ông được đặc cách chuyển tới phòng chăm sóc đặc biệt của Bệnh viện Việt Xô.

Nhạc sĩ Phú Quang đã bị tiểu đường 30 năm nay. Những năm gần đây, sức khỏe của ông yếu hơn trước nhưng ông vẫn miệt mài làm việc, vẫn tổ chức live show.

Cuối năm 2018, khi phóng viên Tuổi Trẻ gặp ông để viết bài, ông đã có dấu hiệu nhớ nhớ quên quên, hay kể lặp đi lặp lại một câu chuyện và trí tuệ không còn tinh anh như trước.

Nhưng khi khơi đúng mạch Phú Quang sẽ nhớ ra rất nhiều chuyện hay để kể. Phú Quang là một người từng trải nên kể chuyện rất hay bằng lời và bằng âm nhạc. Ông là người sắc sảo, có duyên, hài hước và rất thông minh nên mỗi lần ông làm live show đều có nhiều chuyện để chia sẻ với báo chí.

Nhạc sĩ Phú Quang trong một đêm nhạc của ông

Phú Quang hiện sống với người vợ thứ ba. Ông luôn nói đến vợ và con riêng của vợ với tấm lòng trìu mến. Ông nhiều lần chia sẻ không bao giờ có khái niệm phân biệt con riêng, con chung.

Con gái đầu lòng của ông là nghệ sĩ piano Trinh Hương. Nghệ sĩ Trinh Hương đã kết hôn với nghệ sĩ violin Bùi Công Duy.

Nhạc sĩ Phú Quang thường đệm đàn cho các ca sĩ hát trong live show của mình - Ảnh: GIA TIẾN

Nhạc sĩ Phú Quang sinh năm 1949 tại Phú Thọ, quê gốc ở Hà Nội. Ông từng học tại Nhạc viện Hà Nội, chuyên ngành chỉ huy dàn nhạc, sau đó công tác tại các nhà hát, làm việc cho các dàn nhạc ở Hà Nội, TP.HCM.

Ông nổi tiếng với những bản tình ca, những ca khúc trữ tình viết về Hà Nội. Những bản tình ca như Em ơi Hà Nội phố, Đâu phải bởi mùa thu, Mơ về nơi xa lắm, Nỗi nhớ mùa đông... được rất nhiều người yêu thích, đã trở thành một phần của Hà Nội.

Những bản tình ca của Phú Quang đều là tình ca buồn. Trong cuộc trò chuyện với phóng viên, ông đã lý giải vì sao ông hay viết về cảm xúc buồn:

"Đời sống của tôi nỗi buồn nhiều hơn. Nỗi buồn thường liên quan đến tình yêu, tất nhiên rồi. Đôi khi người ta cố gắng bấu víu vào tình yêu và luôn thất vọng. Tôi uống cà phê vì vị đắng của nó an ủi được lòng tôi. Để thấy hóa ra đời sống này đắng cay mới là chính" - ông trả lời.

_________________
Vào đây đọc truyện:

https://www.nhomcho.com/f7-truyen-ngan

https://www.nhomcho.com/f8-truyen-dai

Vào đây nghe nhạc Việt:

https://www.nhomcho.com/f14-nhac-vn
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Tin VN: Thế mắc kẹt của cử nhân chạy xe ôm công nghệ

Post by LDN Fri Dec 10, 2021 4:58 am

Công nhân rút BHXH một lần vì khó chờ lương hưu

Thứ sáu, 10/12/2021 | vnexpress 

Tuổi nghỉ việc và tuổi nghỉ hưu của nhiều nhóm lao động cách xa nhau 20 - 25 năm, là một trong những lý do công nhân rút bảo hiểm xã hội một lần, theo cán bộ công đoàn.

Thống kê từ năm 2016 - thời điểm Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) có hiệu lực, mỗi năm khoảng 750.000 người rời khỏi hệ thống an sinh bằng cách rút bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần, chiếm trên 5% tổng số người tham gia. Lao động rút một lần có tuổi đời bình quân 33, thường đóng BHXH từ 1 đến 3 năm, tập trung ở khu vực doanh nghiệp tư nhân và liên doanh, thuộc các ngành nghề da giày, dệt may.


Đơn cử tại Đồng Nai, Bảo hiểm xã hội tỉnh này đã chi trả cho gần 42.000 người nhận BHXH một lần với số tiền 2.300 tỷ đồng, tính đến ngày 15/11. Thống kê cho thấy người "rút một cục" có mức lương tháng 5 - 6 triệu đồng, chủ yếu là lao động làm việc dưới 10 năm. Hồ sơ nhận trợ cấp một lần rất ít ghi nhận trường hợp lương cao từ 10 triệu trở lên. Lãnh đạo Bảo hiểm xã hội tỉnh Đồng Nai nhận định đa phần lao động rút BHXH một lần là công nhân trẻ, lương thấp, không có tích lũy.

Qua hai lần sửa đổi Luật Bảo hiểm xã hội, các nhà làm chính sách đều muốn hạn chế điều kiện nhận BHXH một lần, khuyến khích người lao động đóng tiếp hoặc bảo lưu, cộng dồn để hưởng lương hưu khi về già. Song quy định không dễ thực hiện khi vấp phải phản ứng của nhiều công nhân.

Người lao động chờ làm thủ tục hưởng trợ cấp một lần tại BHXH Quận 12, TP HCM, hồi tháng 4/2021. Ảnh: Lê Tuyết

PGS.TS Nguyễn Đức Lộc, Viện trưởng Viện nghiên cứu Đời sống Xã hội, nhận định công nhân rút BHXH một lần để làm việc riêng đã trở thành "tập quán", không phải hình thành trong đại dịch mà đã có từ trước đó. Từng phỏng vấn nhiều nữ công nhân ngành may, ông nhận thấy họ có "chiến lược" cho việc này, chọn mốc đóng BHXH trên 10 năm và dưới 15 năm, rút một lần để lo việc lớn như xây sửa nhà, kinh doanh, mở tiệm tạp hóa, cho con vào đại học.


Ông Lộc phân tích, phần đông công nhân là lao động di cư từ nông thôn ra thành thị, ý niệm về BHXH còn xa lạ. Họ quan niệm trẻ cậy cha, già cậy con và gia đình, con cái chính là "bảo hiểm xã hội tự nhiên" chứ không phải là số tiền tích lũy những năm lao động để sau này hưởng lương hưu. Đây chính là nhóm không kỳ vọng gì nhiều về già có lương hưu, ngược lại với số đông lao động văn phòng, trong khu vực nhà nước.

Với nhiều công nhân, BHXH một lần giống như là khoản tiết kiệm để làm việc lớn. Vụ ngừng việc tập thể của công nhân Pouyuen (TP HCM) năm 2015, để phản đối Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi (thiết kế theo hướng người lao động không được nhận hỗ trợ một lần sau khi nghỉ việc, mà phải đợi đến tuổi nghỉ hưu) thể hiện rất rõ "tập quán" này. Công nhân đi làm, đóng BHXH với kỳ vọng đây là một khoản tiết kiệm và khi các nhà làm chính sách muốn hạn chế thì họ không chấp nhận.

Hiện thu nhập gồm lương tối thiểu cộng tăng ca chỉ giúp hàng triệu công nhân sống trong ngưỡng tối thiểu, dễ rơi vào kiệt quệ khi có biến cố xảy ra. Do vậy, theo ông Lộc, giữa cái "trước mắt cần tiền" mà người lao động nhìn thấy và "tương lai về già có lương hưu"của chính sách BHXH đang không gặp nhau.

Công nhân làm việc tại các ngành dệt may, da giày thường là lao động nữ, rời nhà máy ở tuổi 40 khi gặp nhiều vấn đề về sức khỏe. Ảnh: Lê Tuyết


Các cán bộ công đoàn cơ sở - nơi gần gũi với công nhân lao động, thừa nhận gặp nhiều rào cản trong tuyên truyền chính sách bảo hiểm xã hội. 16 năm làm công đoàn, ông Lê Nhật Trường, Chủ tịch công đoàn Công ty TNHH Pousung Việt Nam - doanh nghiệp có hơn 27.000 lao động, thuộc Khu công nghiệp Bàu Xéo, huyện Trảng Bom (Đồng Nai), luôn tận dụng mọi cơ hội để giải thích về chế độ hưu trí, lợi - hại khi rút BHXH một lần cho công nhân. Song ông nhận thấy nhiều lao động có tâm lý không tin tưởng, nhất là khi họ đứng trước thực tế khó tiếp cận chính sách hỗ trợ...


Chính sách thay đổi liên tục cũng khiến không ít công nhân "phập phồng". Vị cán bộ công đoàn không dám cam kết chắc chắn điều gì, khi lao động hỏi "quy định về lương hưu, bảo hiểm có hiệu lực chỉ vài ba năm đã sửa đổi, thì 20 - 30 năm nữa sẽ sửa đổi tiếp ra sao?". Ông Trường thấy khó trả lời, vì vấn đề còn tùy thuộc vào cách tính, chỉ số bù đắp trượt giá, thay đổi của quy định pháp luật trong tương lai.


"Lương hưu xa vời, khó tính trong khi rút một cục thì tính được ngay", ông Trường nói, lấy ví dụ người lao động làm việc 10 năm, lương đóng BHXH 7 triệu đồng, có thể tính liền số tiền hưởng trợ cấp một lần, quy ngay ra tài sản, trâu bò, làm nhà...


Chung quan điểm, bà Nguyễn Thị Thủy, Phó chủ tịch Công đoàn Dệt May Việt Nam, nhận thấy tâm lý e ngại, một phần không tin tưởng chính sách hưu trí của công nhân chính là rào cản lớn nhất. Bà Thủy ví dụ, khi khuyên người lao động tiếp tục tham gia BHXH để nhận lương hưu, một công nhân dẫn chứng người thân của họ vừa nhận quyết định chi trả chế độ hưu trí hơn 3 triệu đồng mỗi tháng.


Trong khi lương đóng BHXH của công nhân hiện nay cũng chỉ xấp xỉ lương tối thiểu vùng, chưa đầy 5 triệu đồng mỗi tháng. Tiền đóng BHXH 20 năm trước có giá trị, nhưng khi về già hưởng lương hưu lại mất giá, trong khi hệ số bù đắp không đáng kể, cũng khiến người lao động phải tính toán.
"Lương hưu thấp hơn cả lương tối thiểu vùng, làm sao họ sống?", bà Thủy day dứt.

Tin VN: Thế mắc kẹt của cử nhân chạy xe ôm công nghệ - Page 2 Cuoc-song-tan-tien-cua-cong-nhan-khu-cong-nghiep-1440414888
Cuộc sống tằn tiện của công nhân khu công nghiệp tại Hà Nội, năm 2015. Video: Mai Anh



Hiến kế giải quyết các vấn đề nêu trên, ông Lê Nhật Trường cho rằng trước hết cần đẩy mạnh truyền thông để các công nhân nắm bắt được thực chất ý nghĩa của BHXH. Cơ quan bảo hiểm xã hội nên có những tài liệu ngắn gọn, dễ hiểu, tiếp cận đến từng doanh nghiệp, cập nhật kiến thức cho nhân sự làm chính sách an sinh ở từng nhà máy. Đó là lực lượng gần công nhân nhất. Với công nhân, cán bộ tuyên truyền phải có những cuộc trò chuyện trực tiếp, "mặt đối mặt", lắng nghe để giải đáp hết khúc mắc.


Theo ông, nhiều công nhân rút BHXH một lần do không hiểu chính sách, với suy nghĩ "biết có sống đến ngày nhận lương hưu không mà đợi", trong khi bệnh tật, rủi ro ngày càng nhiều. Song khi nghe giải thích về chế độ tử tuất, hỗ trợ cho bố mẹ, con cái, người thân nếu không may người lao động qua đời, họ đã suy tính lại.


Ngoài tham gia bảo hiểm, doanh nghiệp có chính sách lương tốt sẽ giữ chân lao động ở lại với nhà máy. Khi đời sống công nhân được đảm bảo sẽ hạn chế tình trạng rút BHXH một lần. Tại Pousung, những công nhân có thâm niên trên 10 năm nhận lương cơ bản gần chục triệu đồng mỗi tháng, chưa tính các khoản phụ cấp khác. Nếu nghỉ việc để rút BHXH một lần, khi quay lại hệ thống, họ phải chấp nhận lương mới nên khá dè chừng, trái ngược với công nhân trẻ.


Bà Thủy thì nhận định ngoài công nhân dệt may, các ngành như chế biến thủy hải sản, giày da... ngoài 40 tuổi, nhiều lao động sẽ tự nghỉ việc. Phần nhiều lao động những ngành này là nữ, họ trở về quê chăm gia đình, con cái, hoặc nghỉ vì sức khỏe kém. Một nữ công nhân đi làm năm 18 tuổi và nghỉ việc lúc 40, đã có 22 năm tham gia BHXH bắt buộc. Họ phải chờ ít nhất 15 năm nữa mới có thể nhận lương hưu. Thời gian quá dài.


Có một thực tế là tuổi nghỉ việc và tuổi nghỉ hưu của nhóm lao động trực tiếp sản xuất ở Việt Nam đang cách xa nhau, khoảng 20 - 25 năm. Cần thu hẹp khoảng cách này, theo bà Thủy, khi đó người lao động mới có động lực chờ lương hưu.
Tin VN: Thế mắc kẹt của cử nhân chạy xe ôm công nghệ - Page 2 Luonghuu-5688-1638766029-jpeg-3222-1639074056_m_460x0
Mức hưởng lương hưu tương ứng với số năm đóng BHXH. Đồ họa: Tiến Thành



PGS.TS Nguyễn Đức Lộc đặt vấn đề cần có chính sách riêng cho nhóm công nhân trẻ, những người có xu hướng rút BHXH một lần. Cơ quan làm chính sách cần định nghĩa lại và làm tròn đầy hơn khái niệm "bảo hiểm xã hội" tránh diễn ngôn duy nhất là "nhận lương hưu". Bởi trên thực tế, nhiều lao động rút BHXH một lần và lý luận rằng dùng khoản đó gửi tiết kiệm ngân hàng hoặc mua bất động sản, kinh doanh, có tiền lo cho tuổi già.


"Chúng ta có thể thay đổi thói quen cho người lao động bằng việc tạo cho họ bệ đỡ chính sách ưu tiên", ông nói, cho rằng ở Việt Nam thói quen chi tiêu tiền mặt còn phổ biến khiến lao động không chú ý tới việc xây dựng "hồ sơ tín nhiệm tài chính", song vấn đề này lại được áp dụng phổ biến ở nhiều quốc gia. Người lao động có hồ sơ tài chính minh bạch sẽ được tạo điều kiện mua nhà, mua xe trả góp theo chính sách ưu đãi của chính phủ nước đó. Việc hưởng chính sách hiện nay ở Việt Nam đang cào bằng, không quan tâm tới những người tuân thủ.


Việt Nam cũng cần tạo dựng dần chính sách ưu tiên cho lao động có hồ sơ tài chính minh bạch. Cụ thể, khi họ tham gia vào hệ thống BHXH, tuân thủ chính sách, đóng góp đầy đủ, có "hồ sơ tài chính tín nhiệm" cao, thì Nhà nước ưu tiên cho họ tiếp cận dịch vụ phúc lợi công ưu đãi. Ví như TP HCM sắp tới có 1 triệu căn nhà giá rẻ cho lao động, chính quyền áp dụng tiêu chuẩn này vào có lẽ sẽ đo lường được tính hiệu quả của chính sách.


Nhiều năm nghiên cứu về lao động di cư, ông nhận thấy nhóm công nhân trẻ, làm công việc giản đơn, dễ rút BHXH một lần khi có việc cần kíp. Nhưng họ cũng là lực lượng dễ quay lại hệ thống BHXH sau một vài năm. Doanh nghiệp cũng chấp nhận vì có lợi cho cả đôi bên, đóng BHXH với mức lương thấp.


Trong bối cảnh trên, Nhà nước có thể tạo hai hệ thống song hành, linh hoạt, bao gồm BHXH truyền thống và mã số an sinh xã hội. Mã số này kích hoạt khi người lao động nghỉ việc, tạm dừng tham gia BHXH hoặc chuyển từ khu vực chính thức sang phi chính thức. Trong thời gian đó, họ vẫn có thể duy trì mức đóng 8% vào Quỹ hưu trí, tử tuất. Khi lao động trở lại đi làm trong doanh nghiệp, họ tiếp tục đóng BHXH và được hưởng nguyên quyền lợi như cũ.


Với quy định hiện hành, lao động nghỉ việc đồng nghĩa ngừng tham gia BHXH, vô hình trung "khuyến khích" họ rút ngay một cục tiền về. Dù cơ chế cho chuyển sang chế độ BHXH tự nguyện nhưng lao động không mặn mà vì mức hưởng thấp. "Thiết kế mã số an sinh sẽ như sợi dây níu lao động ở lại với hệ thống an sinh", ông Lộc nói.
Lê Tuyết - Hồng Chiêu

_________________
Vào đây đọc truyện:

https://www.nhomcho.com/f7-truyen-ngan

https://www.nhomcho.com/f8-truyen-dai

Vào đây nghe nhạc Việt:

https://www.nhomcho.com/f14-nhac-vn
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Tin VN: Thế mắc kẹt của cử nhân chạy xe ôm công nghệ

Post by LDN Fri Dec 10, 2021 9:52 am

Phi thương bất phú. Làm chủ tiệm phở mà có bằng đại học càng tốt chứ sao.

Nhận bằng tốt nghiệp đại học, 4 ngày sau chàng trai 9X đi học… nấu phở


08:03 - 10/12/20210 THANH NIÊN ONLINE

Trần Trà My


Sinh ra trong một gia đình có truyền thống nghề giáo, tốt nghiệp Trường ĐH Ngân hàng TP. HCM nhưng chàng trai 30 tuổi đến từ Quảng Trị lại học nấu phở và chọn khởi nghiệp từ món ăn truyền thống này.

Ngay từ năm nhất đại học, Hồ Lê Minh Trí đã biết kinh doanh buôn bán. Bằng chứng là cứ mỗi độ tết đến, Minh Trí tranh thủ mua dưa hấu đem từ TP.HCM về Đông Hà (Quảng Trị) bán. Trí còn làm quản lý sân cầu lông, có năm còn tranh thủ bán thêm áo quần, phụ kiện dành cho giới trẻ.

Cú BẺ LÁI” KHÁC BIỆT GÂY KHÔNG ÍT ĐIỀU TIẾNG

Minh Trí rất năng động, hoạt bát và có duyên ăn nói. Trí tâm sự: “Ngày mình nhận bằng tốt nghiệp đại học là 1.7.2013. Đến 4.7.2013, mình đi học ngay một khóa về nấu phở.” Đây là một cú “bẻ lái” khác biệt và đã từng tạo ra không ít điều tiếng cho Trí. Bởi trong suy nghĩ của nhiều người, học xong cử nhân đại học thì phải vào làm việc nhà nước hoặc một công ty tư nhân nào đó. Thậm chí, đã có không ít lời đồn thổi chắc vào Sài Gòn không lo học hành nên mới về quê mở quán bán phở.

Ngày 14.8.2013, quán phở đầu tiên ra đời trong sự ngỡ ngàng của rất nhiều người xung quanh. Minh Trí quyết định đặt tên quán là Phở Hằng, tên mẹ của mình (từng là giáo viên dạy hóa ở Đông Hà), để làm nên thương hiệu phở cho riêng mình.

Tin VN: Thế mắc kẹt của cử nhân chạy xe ôm công nghệ - Page 2 F0d88ca9b72e7c70253f-6815
Các tiệm phở ở 4 chi nhánh luôn thu hút đông đảo khách hàng
NVCC
Là một người trẻ và hầu như ít đụng đến chuyện bếp núc thế nhưng những ngày đầu khởi nghiệp, một mình Trí gần như phải làm tất cả, từ việc chọn mua nguyên liệu tươi sạch hay việc 4-5 giờ sáng phải thức dậy nấu phở dưới cái giá rét khắc nghiệt tại TP. Đông Hà lúc mùa đông. Hay có những ngày khách đông quá, nhân viên trở tay không kịp, Trí còn kiêm luôn giữ xe cho khách hoặc rửa tô.
Trải qua 7 năm vất vả khởi nghiệp, Minh Trí dần dần đã thực hiện được ước mơ mở một chuỗi nhà hàng chuyên bán về phở. Hiện tại Phở Hằng đang có 4 chi nhánh (2 ở TP. Đông Hà tỉnh Quảng Trị và 2 tại Đà Nẵng). Ngoài ra, ở Thái Lan cũng có một quán học theo công thức nấu của Phở Hằng.

Phở của 3 miền

Khi được hỏi về sự khác biệt giữa Phở Hằng và các vị phở ở những thương hiệu khác, Minh Trí bộc bạch: “Thật ra vị phở của Phở Hằng đặc biệt ở chỗ nó phù hợp với khẩu vị của cả ba vùng miền Bắc - Trung - Nam. Ví dụ, người Nam vào ăn sẽ nghĩ phở này của miền Nam. Người Bắc thì lại nghĩ ở miền Bắc. Còn người miền Trung lại thấy đậm đà như khẩu vị miền Trung vậy. Ngoài ra, mình luôn kỹ tính trong việc chọn nguyên liệu; từ việc chọn xương như thế nào, chọn mua bánh phở chất lượng ra sao và ngay cả hành ngò gia vị, mình đều phải tự tay lựa chọn và cân đo đong đếm làm sao có được nồi nước dùng ngon nhất, nhằm mang đến cho khách hàng tô phở thơm ngon tròn vị”.
Bên cạnh đó, sự khác biệt thứ hai chính là đội ngũ quản trị. Đó là cả một nhóm người phù hợp, mỗi người giỏi một lĩnh vực và rất tâm huyết. Khi kết hợp lại thì năng lực rất mạnh”, Minh Trí nói thêm.

Hỏi về lý do tại sao quyết định lấy món phở để khởi nghiệp, Minh Trí kể lại: “Vì nghĩ đây là món truyền thống và là một trong những món đặc trưng, văn hoá của đất nước Việt Nam. Nhiều nước trên thế giới rất thích ăn phở Việt Nam. Chỉ nghĩ đơn giản là biết đâu mình có thể mang thương hiệu của mình làm ra phát triển ở nước ngoài thì sao? Vậy là quyết tâm làm thôi”.

Sau khi khởi nghiệp quán Phở Hằng thành công, Minh Trí còn thành lập thêm công ty quảng cáo và một công ty chuyên về cơ khí tại TP. Đông Hà. Bên cạnh đó là một trung tâm chăm sóc xe chuyên nghiệp và một nhà hàng nướng lẩu dự kiến khai trương vào cuối năm nay cũng tại Đông Hà.
Dù công việc kinh doanh đa ngành nghề rất bận rộn song Minh Trí vẫn luôn dành ra một khoảng thời gian nhỏ cho các hoạt động thiện nguyện, nhằm giúp đỡ các hoàn cảnh khó khăn. Chẳng hạn như dự án tủ bánh mì 0 đồng, trao quà trung thu tại các mái ấm ở TP. Đông Hà, tặng quà cho các tuyến đầu chống dịch hay hỗ trợ những trường hợp mắc bệnh hiểm nghèo không có tiền điều trị...
Chia sẻ về con đường khởi nghiệp của mình, Hồ Lê Minh Trí cho biết: “Kiên trì với mục tiêu đặt ra, kiên trì thực hiện, không nản chí dù có thất bại, học hỏi không ngừng để hoàn thiện bản thân từng ngày, không thoả mãn, tự cao khi thành công”.

_________________
Vào đây đọc truyện:

https://www.nhomcho.com/f7-truyen-ngan

https://www.nhomcho.com/f8-truyen-dai

Vào đây nghe nhạc Việt:

https://www.nhomcho.com/f14-nhac-vn
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Tin VN: Thế mắc kẹt của cử nhân chạy xe ôm công nghệ

Post by LDN Fri Dec 10, 2021 2:13 pm

Những ‘chuyến bay giải cứu’ bóp cổ đồng bào
10/12/2021

Người Việt Nam kẹt ở nước ngoài được "giải cứu" về đến sân bay Đà Nẵng, 22 tháng Bảy, 2021. Hình minh họa.

Trân Văn - VOA

Sau một thời gian dài có rất nhiều người sử dụng mạng xã hội, rồi các cơ quan truyền thông quốc tế như VOA, RFA, BBC,... lên tiếng về tình trạng công dân Việt Nam bị cả hệ thống bắt chẹt bởi cần hồi hương lúc COVID-19 đang hoành hành, tuần này, một số cơ quan truyền thông chính thức tại Việt Nam nhập cuộc... Đối chiếu thông tin, ý kiến của tất cả các bên: Người dùng mạng xã hội, cơ quan truyền thông quốc tế, cơ quan truyền thông chính thức ở Việt Nam cũng như độc giả của họ, rõ ràng, hai chữ “đồng bào” đã có nghĩa khác, nghĩa mới. Đó là... “THA HỒ BÓP, NẶN”...


***


Tờ Thời báo Kinh tế Sài Gòn (TBKT SG) vừa cho rằng nên “kết thúc sứ mệnh của các chuyến bay hồi hương” (1) - những chuyến bay mà hồi giữa năm ngoái từng khoác mỹ tự... “giải cứu” vì được thực hiện để mang công dân Việt Nam đang học hành, làm việc,... ở ngoại quốc, do COVID 19 trở thành đại dịch nên mắc kẹt trên xứ người, về nhà, sau này, do... đối tượng được... “giải cứu” phải trả chi phí gấp bốn, năm lần mức bình thường nên đối tượng thực hiện tự động đổi tên các chuyến bay đó thành... “hồi hương” cho đỡ... kỳ!


TBKT SG tóm tắt thực trạng không ai hiểu được vì sao: Tháng nào cũng có rất nhiều hãng hàng không ngoại quốc thực hiện các chuyến bay không tải (không có hành khách) vào Việt Nam để đưa người từ Việt Nam đi các nơi. Trong khi chính phủ các quốc gia khác, kể cả những lân bang với Việt Nam như Thái Lan mua lại chỗ trên những chuyến bay không tải vào Thái để đưa công dân Thái hồi hương thì Việt Nam không... thèm làm như thế. Việt Nam tổ chức những chuyến bay không tải từ Việt Nam đi một số nơi để đưa công dân Việt Nam hồi hương và bắt họ trả chi phí gấp bốn, năm lần mức bình thường!


Minh – một độc giả của TBKT SG bình: Thật vô lý và ngang trái. Người Việt làm viêc và học tập ở nước ngoài vốn chẳng dư giả gì. Thất nghiệp do dịch, không nơi bấu víu phải về nhà nương náu người thân nhưng giá vé hồi hương cao quá! Vay mượn để về. Biết bao giờ trả hết nợ? Doanh nhân Việt cần ra nước ngoài tìm kiếm đối tác, trang bị, thiết bị,... khi rời việt Nam thì bay thoải mái với các hãng Emiretes, Quatar… với giá cực rẻ nhưng khi trở về thi trần ai: Phải đăng ký với Đại sứ quán Việt Nam tại các nước, chờ được xét duyệt, còn bay theo các chuyến bay mà doanh nghiệp du lịch thuê chuyến thì phải trả từ 70 triệu đến 100 triệu. Trong khi hàng ngày vẫn có rất nhiều chuyến bay rỗng của các hãng hàng không đến Việt Nam. Tại sao chính phủ không cho phép các doanh nhân cần ra nước ngoài đăng ký với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam hay UBND các tỉnh để khi trở về, họ có thể bay với bất cứ hãng bay nào? Về đến Việt Nam tự đăng ký cách ly tại nơi cư trú, hoặc khách sạn như các nước đã và đang làm. Nếu cứ duy trì như hiện nay, chắc chắn hành khách Việt sẽ không còn gắn bó với các hãng hàng không còn gắn bó với các hãng hàng không Việt nữa đâu...



***


Ngoài TBKT SG, VietNamNet cũng đề cập đến nghịch lý mà những người Việt cần hồi hương đã cũng như đang phải chấp nhận nhưng ở một góc độ khác. Để không bị cả hệ thống (cơ quan ngoại giao, một số doanh nghiệp hàng không, du lịch, lưu trú) thi nhau “bóp, nặn” (có người mất vài trăm triệu đồng), nhiều người Việt từ Đông Á, châu Âu, Bắc Mỹ,... cần hồi hương đã mua vé máy bay đến Campuchia, rồi từ Campuchia theo đường bộ về Việt Nam và tự chọn nơi cách ly, không cần phải bay về Đà Nẵng, Nha Trang,... rồi phải ở trong những resort, khách sạn sang trọng của Vingroup ở miền Trung.


Gần như không còn ai có cảm giác “ngạo nghễ” đối với những chuyến bay... “giải cứu” – “hòi hương”. Nhìn chung phản hồi của độc giả đối với Gian truân về quê mẹ: Lận đô la bay qua Campuchia rồi vật vã xe đò tới Việt Nam” trên VietNamNet chỉ còn ngao ngán, phẫn nộ (2). Tre nhấn mạnh: Miễn bình luận về chuyện Việt Nam là quốc gia duy nhất đóng cửa bầu trời đối với công dân của chính mình. Người Việt xa xứ than: Lẽ ra tổ quốc phải là nhà, quê hương phải giang tay đón con em mình trở về thì lại tạo muôn trùng khó khăn. Chung ngậm ngùi: Ôi, đây có còn là quê hương nữa không?


VietNamNet không đề cập đến chuyện các cơ quan ngoại giao đại diện chính phủ Việt Nam ở nước ngoài can dự thế nào nhưng độc giả của VietNamNet không thể bỏ qua như thế. Theo Mạnh Hung: Không thể nói các Lãnh sự quán Việt Nam ở nước ngoài không có phần vì muốn được suất charter mỗi người phải nộp 600 USD (trong vé). Trung Kiên nhận định: Giải cứu đồng bào mà giá cắt cổ. Vé do Đại sứ quán xét nhưng có mấy vé đúng đối tượng, tuồn hết ra chợ đen. Trong ngoài câu kết móc túi công dân. Nhà nước không thu được đồng nào cho ngân sách...


Do Polak nhận định: Các chuyến bay charter (thuê bay theo chuyến) tiếng là do chính phủ bảo trợ rõ ràng có lợi ích nhóm chi phối nên liên kết giữa Vietnam Airlines - Đại lý vé máy bay có tên An Bình - các khách sạn mới thu cả trăm triệu/người. Tiền đó vào túi ai? Hãy thanh tra ngay Vietnam Airlines, An Bình, đó là sân sau của ai, ăn chia thế nào?.. Nên Yêu nước góp ý: Polak, bạn không biết những chuyện kinh khủng phía sau giấy phép cho chuyến bay, chuyến đó về tỉnh nào. Họ ăn tàn nhẫn. Hãng bay, công ty du lịch và lưu trú không nhận được nhiều. Tiền đi đâu các bạn tự hiểu


Huynh Thanh Hung mong muốn: Quốc hội cho thanh tra, kiểm toán xem giá một vé bay giải cứu là bao nhiêu, thực sự đóng thuế là bao nhiêu thì sẽ lòi ra nhiều khoản khó giải trình vì không dễ hợp thức hóa. Lúc ấy chắc khó xử lắm vì lại theo nhau, thay nhau hầu tòa như vụ kê khống vật tư y tế chống dịch vừa qua... Mong muốn đó dẫu chính đáng nhưng khó khả thi, Linh Tran bảo: Ai cũng nhìn ra đó là lợi ích nhóm. Dùng thủ tục để gây khó khăn cho một nhóm hưởng lợi!.. Đó cũng là lý do Đinh Văn Vị: Ước gì ông Thủ tướng đọc bài này!


Chẳng lẽ chuyện ai cũng biết, thậm chí chuyện đã kéo dài cả năm và về tính chất, rõ ràng vấn nạn này không đơn thuần chỉ là nhu cầu hồi hương mà đến giờ “ông Thủ tướng” cũng như các ông cỡ “ông Thủ tướng” không hề biết gì để “ước” ông có đọc báo, có biết những công dân Việt Nam ở cả bên trong lẫn bên ngoài Việt Nam nghĩ gì? Nếu bây giờ “ông Thủ tướng” cũng như các ông cỡ “ông Thủ tướng” mới biết thì việc họ đảm nhận vai trò quản trị, điều hành quốc gia có... quá phận không? Bao nhiêu người dám tin “ông Thủ tướng” cũng như các ông cỡ “ông Thủ tướng” biết thì... ra chuyện?


Chú thích


(1) https://thesaigontimes.vn/da-den-luc-ket-thuc-su-menh-cua-cac-chuyen-bay-hoi-huong/

(2) https://vietnamnet.vn/vn/kinh-doanh/dau-tu/chua-mo-bay-thuong-mai-hanh-trinh-hoi-huong-sao-qua-gian-truan-799423.html

_________________
Vào đây đọc truyện:

https://www.nhomcho.com/f7-truyen-ngan

https://www.nhomcho.com/f8-truyen-dai

Vào đây nghe nhạc Việt:

https://www.nhomcho.com/f14-nhac-vn
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Tin VN: Thế mắc kẹt của cử nhân chạy xe ôm công nghệ

Post by LDN Fri Dec 10, 2021 2:41 pm

Nhập cảnh VN đã tiêm 2 mũi sẽ được cách ly tại nhà. Có nghĩa là chưa được 😁. Đọc báo, coi clip này thì bảo sẽ có chỉ thị mới trước 15.12.2021 về chuyện cách ly cho người nhập cảnh VN.

https://youtu.be/FPTP-3hczxM

_________________
Vào đây đọc truyện:

https://www.nhomcho.com/f7-truyen-ngan

https://www.nhomcho.com/f8-truyen-dai

Vào đây nghe nhạc Việt:

https://www.nhomcho.com/f14-nhac-vn
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Tin VN: Thế mắc kẹt của cử nhân chạy xe ôm công nghệ

Post by Sponsored content



Sponsored content


Back to top Go down

Page 2 of 38 Previous  1, 2, 3 ... 20 ... 38  Next

View previous topic View next topic Back to top

- Similar topics

Permissions in this forum:
You can reply to topics in this forum