Our forum runs best with JavaScript enabled !

Tin VN: Tết qua như chưa Tết bao giờ…

Page 20 of 38 Previous  1 ... 11 ... 19, 20, 21 ... 29 ... 38  Next

View previous topic View next topic Go down

New Re: Tin VN: Tết qua như chưa Tết bao giờ…

Post by LDN Mon Nov 14, 2022 4:34 pm

Oh je😛😝😜

Nhiều ngân hàng rao bán gà, quần áo cũ… để siết nợ nhưng không ai mua

Lê Thiệt
14 tháng 11, 2022 - Sài Gòn nhỏ

Thường tài sản thế chấp có giá trị gấp nhiều lần khoản vay, để bảo đảm món nợ (kể cả gốc lẫn lãi) dễ dàng được thu hồi nếu con nợ chậm trả, hoặc mất khả năng chi trả. Nên khi nhìn thấy những tài sản thế chấp thuộc dạng “lạc xon” như sản phẩm kinh doanh tồn kho, quần áo cũ, vườn cây lâu năm không chăm sóc, đàn gà… xuất hiện trong danh mục thanh lý tài sản để xử lý nợ của nhiều ngân hàng, thì người ta mới… hỡi ôi!

Mới đây, VietinBank (Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương Việt Nam) thông báo lựa chọn tổ chức thực hiện bán đấu giá khoản nợ của Công ty CP ĐTK và Công ty CP Thức ăn chăn nuôi Trung ương (là công ty con của ĐTK).

Cụ thể, khoản nợ của hai doanh nghiệp này tại VietinBank Thăng Long là 630 tỷ đồng (tính tròn), tại VietinBank Đống Đa là 162 tỷ đồng. Ngoài ra, Công ty CP Thức ăn chăn nuôi Trung ương còn có khoản nợ 121 tỷ đồng tại VietinBank Thăng Long.

Như vậy, tổng giá trị ba khoản nợ trên là 913 tỷ đồng, trong đó, nợ gốc là 552 tỷ đồng.

Nhìn vào tài sản thế chấp của hai con nợ, các chuyên gia ngân hàng chắc cũng tròn xeo mắt, và há hốc miệng vì “giá trị thực” của chúng:

Công ty CP Thức ăn chăn nuôi Trung ương gắn nợ cho VietinBank Thăng Long gồm nhiều quyền sử dụng đất (nếu nhà nước thu hồi lại là mất trắng), hàng tồn kho và toàn bộ số lượng gà gồm cả gà ông bà, gà bố mẹ, gà con và hoa lợi phát sinh tại trại gà xã Thiện Kế, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc.

Nhiều tài sản cầm cố vay nợ ‘khó tin’ như đàn gà, vườn cây, quần áo – Ảnh:
Trong khi đó, tài sản thế chấp của Công ty CP ĐTK tại VietinBank Thăng Long gồm vốn góp của công ty này và một số thành viên trong HĐQT tại một số doanh nghiệp (vốn trên giấy tờ không biết có xác định được chưa), hàng tồn kho luân chuyển (do được “luân chuyển” nên số lượng thực của nó cũng rất khó xác định), quyền phải thu luân chuyển và quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền trên đất,…

Còn tài sản thế chấp cho khoản nợ của Công ty CP ĐTK tại VietinBank Đống Đa là quyền phải thu luân chuyển, quyền tài sản phát sinh từ phần vốn góp của CTCP ĐTK tại CT TNHH chăn nuôi gia cầm ĐTK.

Do toàn là những thứ quyền “ảo” (có thể mất bất cứ lúc nào), và một đống hàng “lạc xon” nên mức giá khởi điểm bán thu hồi nợ cho ba khoản nợ gần ngàn tỷ này chỉ khoảng 189 tỷ đồng. Thấp hơn nợ gốc tới 363 tỷ đồng.

Trước đó, nhiều loại tài sản thế chấp thuộc dạng khó có ai mua như: Sản phẩm kinh doanh tồn kho, quần áo cũ, vườn cây… cũng được một số ngân hàng rao bán.

Tháng Bảy vừa qua, Agribank chi nhánh huyện Lạc Sơn, Hoà Bình tiếp tục bán đấu giá tài sản bảo đảm cho khoản vay của Công ty cổ phần Cà phê Thái Hoà Hoà Bình sau nhiều lần rao bán bất thành. Tổng diện tích đất lên đến gần 75,000 m2 nhưng giá khởi điểm chỉ 3.4 tỷ đồng. Ngoài diện tích đất cực lớn, tài sản đáng kể nhất trên khu đất này là hàng ngàn cây cà phê lâu ngày không được chăm sóc, số cây cà phê còn lại chỉ 30% so với thời điểm thế chấp và đều bị còi cọc, chậm phát triển.

Vào Tháng Tư năm 2022, Agribank (Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Viêt Nam) Chi nhánh Lào Cai II thông báo bán tài sản thế chấp là lô hàng hóa tồn kho gồm các mặt hàng quần áo, thời trang, gia dụng, văn phòng phẩm, mỹ phẩm, đồ dùng gia đình đều cũ, lỗi mốt… với giá khởi điểm 60 triệu đồng.

Tháng Hai năm 2022, Agribank chi nhánh Bình Thạnh rao bán lô tài sản xe, máy móc, thiết bị và nguyên vật liệu thanh lý, đã qua sử dụng với giá khởi điểm là 166.05 triệu đồng. Tình trạng lô máy móc được cập nhật là đều đã hư hỏng hoàn toàn và nhiều bộ phận bị tháo rời.

Trước đây, PVcomBank đã từng rao bán đấu giá lô thiết bị gia dụng gồm bếp điện từ, lò vi sóng, lò nướng, tủ lạnh… trong tình trạng đã hao mòn với giá khởi điểm 18 tỷ đồng.

Nhiều khoản nợ xấu được các ngân hàng mạnh tay rao bán với mức giá khởi điểm giảm rất thấp, thậm chí có khoản vay được rao bán chỉ bằng 1/4 món nợ gốc những vẫn chưa có người mua.

Việc định giá quá cao tài sản thế chấp khiến cho nhiều ngân hàng rơi vào tình cảnh nợ xấu gia tăng vì không thể phát mãi thu hồi nợ được.

Số liệu từ báo cáo tài chính Quý II/2022 của các ngân hàng cho thấy, tổng nợ xấu của 28 ngân hàng vào cuối Tháng Sáu là 122,000 tỷ đồng, tăng gần 20% so với đầu năm. Điều này càng làm cho mối nghi ngờ về tính không minh bạch của ngân hàng ngày càng tăng cao

Bản chất những thương vụ cho vay có tài sản thế chấp của ngân hàng kiểu như thế này cho thấy, có sự “bắt tay” giữa lãnh đạo ngân hàng và con nợ. Bởi thế, người ta không ngạc nhiên khi thấy dù các ngân hàng ngày càng làm ăn bết bát, nhưng tài sản của lãnh đạo ngân hàng thì ngày một phình to.

_________________
Vào đây đọc truyện:

https://www.nhomcho.com/f7-truyen-ngan

https://www.nhomcho.com/f8-truyen-dai

Vào đây nghe nhạc Việt:

https://www.nhomcho.com/f14-nhac-vn
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Tin VN: Tết qua như chưa Tết bao giờ…

Post by LDN Tue Nov 15, 2022 11:50 am

Tôi coi tin tức đài Đức đều nói Đức 0 muốn chỉ lệ thuộc vào Tàu ở Á Châu, muốn hợp tác làm ăn với VN nhiều hơn.

BBC News, Tiếng Việt

Đánh giá chuyến thăm của thủ tướng Đức tới Việt Nam: Thương mại, nhân quyền và minh bạch

15 tháng 11 2022, 22:46 +07

Thục-Quyên

Gửi bài tới Diễn đàn BBC từ Munich, Đức

Chiều 13/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã hội đàm với Thủ tướng Đức Olaf Scholz
NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh,
Chiều 13/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã hội đàm với Thủ tướng Đức Olaf Scholz

Trên đường tham gia Hội nghị Thượng đỉnh G20 tại Indonesia, Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã ghé thăm Hà Nội hôm chủ nhật 13/11/2022.

Hội đàm với Thủ tướng Phạm Minh Chính, Thủ tướng Scholz nhắc lại tầm quan trọng của mối quan hệ hợp tác tốt đẹp Đức-Việt cũng như sự hợp tác quốc tế.

Ông nhấn mạnh đến mối quan hệ đối tác chiến lược đã tồn tại từ mười năm qua và nhắc tới một kế hoạch hành động với các dự án chung quan trọng.

Cụ thể, ông đề cập đến trường Đại học Việt-Đức do Đức bỏ tiền ra để Việt Nam xây ở tỉnh Bình Dương và tuyến tàu điện ngầm mới được quy hoạch ở Hà Nội, một dự án xanh vô cùng quan trọng cho người dân của một thành phố.

Hiệp định thương mại tự do giữa EU và Việt Nam có hiệu lực từ năm 2020 là cơ sở tốt để mở rộng quan hệ kinh tế. Tuy nhiên, đối với điều này, các điều kiện đảm bảo cho các khoản đầu tư vào Việt Nam, việc thực hiện nhất quán các thỏa thuận đã thống nhất và hợp tác chặt chẽ trong việc đào tạo nghề và trao đổi công nhân chuyên nghề rất quan trọng.

Đức hiện nay đã là đối tác thương mại quan trọng nhất của Việt Nam trong EU với kim ngạch thương mại 14 tỷ euro.

Ngoài ra, có một "sự gần gũi lịch sử" giữa Đức và Việt Nam: nhiều người Việt đã từng sống ở Cộng hòa Dân chủ Đức, và hiện nay vẫn còn 180.000 công dân gốc Việt tại  Đức.

Sự trao đổi chặt chẽ cũng được thể hiện trong thời gian đại dịch Covid. Trong giai đoạn đầu, Việt Nam đã tặng 80.000 khẩu trang cho Đức, và Cộng hòa Liên bang sau đó đã đáp lại sự ưu ái này với việc cung cấp 10 triệu liều vaccine.

Trong chuyến đi của mình, trên hết, Thủ tướng Olaf Scholz (đảng SPD) còn hy vọng đẩy mạnh hợp tác về khai thác nguyên liệu thô. Việt Nam giàu titan, đồng và kẽm, kể cả những chất đất hiếm. Nhiều trữ lượng vẫn chưa được khai thác.

Một trọng tâm khác là hợp tác về bảo vệ khí hậu và chuyển đổi năng lượng - đặc biệt là trong bối cảnh Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu.

Thủ tướng Scholz nói:

"Chúng tôi vui mừng về chương trình đối thoại năng lượng Việt-Đức trong năm nay như một nền tảng để trao đổi về những thách thức và cơ hội của quá trình chuyển đổi năng lượng ở hai nước chúng ta."

Scholz cũng đề cập đến vấn đề nhân quyền như một phần không thể thiếu trong quan hệ đối tác chiến lược.

Thủ tướng bày tỏ quan ngại về tình hình xã hội dân sự và nhân quyền ở Việt Nam: "Chúng tôi nhận thấy rằng không gian đang trở nên hẹp hơn cho những hoạt động của họ, kể cả đối với các tổ chức và những người đồng thời làm việc về môi trường và khí hậu trong nhiều năm với chúng tôi và với Chính phủ Việt Nam.  

Trang của chính phủ Liên bang Đức có ghi lại nội dung ông Scholz trả lời phỏng vấn của một số phóng viên Đức, trong đó ông xác nhận đã không quên nêu vấn đề Trịnh Xuân Thanh – người bị an ninh VN bắt cóc từ Berlin năm 2017.

“Chúng tôi đã thảo luận (với chính phủ VN) về các vấn đề nhân quyền và tất cả các trường hợp đơn lẻ - bao gồm cả trường hợp này - và bày tỏ rằng chúng tôi chờ đợi một sự tiến bộ lớn về mặt này, đặc biệt là với các trường hợp cá nhân”.

Được biết phiên tòa của Đức xử vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh, người đang ngồi tù ở Việt Nam, đang diễn ra ở Berlin.

Câu hỏi về Ukraine
Thủ tướng Scholz lên án cuộc chiến tranh xâm lược Ukraine của Nga là một cuộc tấn công vào toàn bộ trật tự luật lệ quốc tế và hòa bình toàn cầu: “Đức và Việt Nam cùng quan tâm đến việc áp dụng và thực thi luật pháp quốc tế. Chúng tôi mong muốn Việt Nam phải có quan điểm rõ ràng hơn trong cuộc xung đột này”

Ông Scholz cũng nhấn mạnh tổ chức khu vực ASEAN đóng vai trò quan trọng trong việc giữ trật tự dựa trên quy tắc và nói: "Tôi mong đợi hội nghị thượng đỉnh EU-ASEAN đầu tiên vào tháng tới tại Brussels."

Sau cuộc hội đàm với Thủ tướng Việt Nam, Thủ tướng đã đến thăm Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng và tham gia bàn tròn với đoàn doanh nghiệp.

Nhận định của một số nhà quan sát Đức
Cuộc viếng thăm Việt Nam của Thủ tướng Đức là một trong những cố gắng làm giảm sự kềm kẹp của Trung Quốc với nền kinh tế Đức. Theo cách nhìn mới về thế giới, châu Á không chỉ là Trung Quốc.

Theo quan sát của nhóm “Chính-sách-đối-ngoại Đức” (https://www.german-foreign-policy.com/), châu Á là một trung tâm với nhiều quốc gia mới nổi đang phát triển và sẽ đóng một vai trò quan trọng trong thế giới trong tương lai. Ngoài Indonesia, Malaysia, Thái Lan và Ấn Độ, còn có Việt Nam, một quốc gia đang phát triển, rất năng động với nhiều triển vọng cam kết lớn khi có cơ hội phát triển kinh tế.

Nhưng theo người viết bài này, chiến lược của Đức nói dễ hơn làm. Việt Nam có quan hệ chặt chẽ với cả Trung Quốc và Nga.  Mối quan hệ giữa Trung Quốc và Việt Nam có thể trở nên căng thẳng do xung đột lãnh thổ trên Biển Đông. Trong khi đó Nga là nhà cung cấp vũ khí quan trọng nhất của Việt Nam. Cả hai nước cũng đang hợp tác phát triển các mỏ khí đốt và dầu khí ngoài khơi bờ biển Việt Nam. Hiện nay có hơn 150 dự án đầu tư vào Việt Nam với sự tham gia của các công ty Nga.

Giống như Trung Quốc, Việt Nam là một trong những quốc gia không lên án cuộc chiến tranh xâm lược Ukraine của Nga trong cuộc bỏ phiếu tại Đại hội đồng LHQ.

Ngoài ra minh bạch là vấn đề trọng tâm của nền dân chủ Đức. Tổ chức Minh bạch Quốc tế (Transparency International) có trụ sở tại Berlin đã mở thêm chiến dịch  'Dám minh bạch hơn' trong cuộc bầu cử liên bang năm 2021, đòi hỏi những thay đổi quan trọng trong chính trị, kinh doanh và xã hội. Họ nêu rằng:

“Lạm dụng quyền lực, các trường hợp hối lộ và các quyết định không minh bạch làm trầm trọng thêm tình trạng bất công, làm xói mòn lòng tin của người dân vào nền dân chủ và pháp quyền của chúng ta và gây nguy hiểm cho sự gắn kết xã hội.”

Vấn đề tổ chức này bị chính quyền VN ngăn cản hoạt động ở nước này từ năm 2021 sẽ cần phải được giải quyết (xem thêm bài ở đây).

Để đạt được các mục tiêu này, hai bên Đức-Việt cần phải tiếp tục có đối thoại và trao đổi thẳng thắn, cởi mở.

Bài thể hiện quan điểm riêng của nhà hoạt động nhân quyền Thục Quyên, hiện sống tại Munich, CHLB Đức.

_________________
Vào đây đọc truyện:

https://www.nhomcho.com/f7-truyen-ngan

https://www.nhomcho.com/f8-truyen-dai

Vào đây nghe nhạc Việt:

https://www.nhomcho.com/f14-nhac-vn
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Tin VN: Tết qua như chưa Tết bao giờ…

Post by LDN Wed Nov 16, 2022 11:04 am

Tại phiên họp khẩn cấp bất thường thứ 11 ngày 14 tháng Mười Một, các thành viên ĐHĐ LHQ bỏ phiếu về nghị quyết tạo ra một cơ chế tiến tới việc buộc Moscow bồi thường cho sự tàn phá mà quân Nga gây ra ở Ukraine. Như những lần trước, Việt Ma lại bỏ phiếu trắng, từ chối lên án Nga. Ảnh Michael M. Santiago/Getty Images)

Vấn Đề Hôm Nay

Việt Nam tại LHQ: “Kiên cường” đứng về phe xâm lược!

Hiếu Chân
15 tháng 11, 2022 - Sài Gòn nhỏ
Hôm thứ Hai 14 tháng Mười Một, Đại hội đồng Liên hiệp quốc (ĐHĐ LHQ) bỏ phiếu về một nghị quyết do 50 quốc gia thành viên bảo trợ lên án cuộc xâm lăng của Nga và đề ra các bước đi tiến tới việc buộc Moscow bồi thường cho sự tàn phá mà quân Nga gây ra ở Ukraine. Nghị quyết được thông qua với 94 phiếu thuận, 73 phiếu trắng và 13 phiếu chống; Việt Nam một lần nữa lại bỏ phiếu trắng và huênh hoang tuyên bố “Việt Nam kiên định lập trường về vấn đề xung đột Nga – Ukraine”.

Nghị quyết nêu “Nga phải chịu các hậu quả pháp lý về tất cả những hành động sai trái về mặt luật pháp quốc tế, bao gồm bồi thường cho những người bị thương, bao gồm bất kỳ tổn thất nào bị những hành động như vậy gây nên.”

Nghị quyết của ĐHĐ LHQ không có tính ràng buộc về cưỡng chế thi hành nhưng có trọng lượng chính trị rất lớn vì nó thể hiện quan điểm chung của cộng đồng quốc tế, cho thấy thế giới đứng ở phía nào trong các cuộc xung đột có ảnh hưởng toàn cầu. Lá phiếu của mỗi quốc gia vì thế sẽ cho thấy chỗ đứng của quốc gia đó, có hòa nhập được với thế giới hay chỉ là quân cờ của một phe nhóm nào đó.

Năm lần lội ngược dòng
Từ khi Nga nổ súng xâm lược Ukraine hồi cuối tháng Hai 2022, ĐHĐ LHQ đã có năm nghị quyết lên án hành vi của Moscow vi phạm Hiến Chương LHQ, cấm các nước sử dụng vũ lực để giải quyết những bất đồng chính trị. Trong năm lần bỏ phiếu, Việt Nam bỏ một phiếu chống và bốn phiếu trắng, chưa bao giờ đồng thuận với đại đa số thành viên LHQ, bất chấp những cảnh báo, thuyết phục của các nước có cảm tình với Việt Nam.

Vào ngày 2 tháng Ba, ĐHĐ LHQ bỏ phiếu một nghị quyết yêu cầu Nga ngừng bắn ngay lập tức, rút toàn bộ quân ra khỏi Ukraine và bảo vệ dân thường. Nghị quyết này có 141 phiếu thuận, 5 phiếu chống và 35 phiếu trắng. Việt Nam bỏ phiếu trắng.

Ngày 24 tháng Ba, ĐHĐ bỏ phiếu quy trách nhiệm cho Nga về cuộc khủng hoảng nhân đạo ở Ukraine, kêu gọi ngừng bắn và bảo vệ ngay lập tức cho hàng triệu thường dân và nhà cửa, trường học, và bệnh viện. Nghị quyết này có 140 phiếu thuận, năm phiếu chống và 38 phiếu trắng. Việt Nam bỏ phiếu trắng.

Ngày 7 tháng Tư, ĐHĐ ra nghị quyết loại Nga khỏi Hội đồng Nhân quyền LHQ; kết quả có 93 phiếu thuận, 24 phiếu chống và có tới 58 phiếu trắng; lần này VN bỏ phiếu chống.

Ngày 12 tháng Mười, ĐHĐ LHQ bỏ phiếu thông qua nghị quyết lên án kịch liệt “âm mưu sáp nhập bất hợp pháp” của Nga đối với bốn khu vực bị chiếm đóng ở Ukraine và kêu gọi tất cả các nước không công nhận việc sáp nhập này. Việt Nam bỏ phiếu trắng.

Và như nói ở đầu bài, ngày 14 tháng Mười Một, Việt Nam lại bỏ phiếu trắng cho nghị quyết yêu cầu Nga bồi thường chiến tranh ở Ukraine.

Người Việt có câu “sự bất quá tam.” Phàm ở đời, việc gì cũng không nên làm nhiều lần, chỉ ba lần là tối đa. Tha thứ kẻ lầm lỗi, chỉ nên tha ba lần, nếu vẫn tái phạm thì lần thứ tư phải phạt. Làm một việc gì đó, nếu tới lần thứ ba mà vẫn không thành thì nên dừng lại suy nghĩ và tìm cách khác. Với năm lần bỏ phiếu chống và phiếu trắng, Việt Nam đã vượt qua lằn ranh đó, “kiên cường” chứng tỏ cho thế giới thấy lòng trung thành của Hà Nội với Moscow – “anh cả Đỏ” từng bảo trợ cho đảng Cộng Sản Việt Nam trong cuộc chiến thôn tính miền Nam Việt Nam và hiện cung cấp trang bị vũ khí cho quân đội.

Sự kiên cường của kẻ điếc
Nên để ý trước các cuộc bỏ phiếu tại ĐHĐ, Việt Nam đã được các nước vận động khá kỹ nhưng Hà Nội giống như người “điếc không sợ súng”.

Trước cuộc bỏ phiếu hôm 12 Tháng Mười, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken đã họp với 160 nhà ngoại giao nước ngoài có trụ sở tại Mỹ, đại diện cho hơn 100 quốc gia, yêu cầu họ ủng hộ nghị quyết. Hoa Kỳ cho rằng trong cuộc chiến Ukraine-Nga không có cái gọi là trung lập, và hành động của ông Putin là “hoàn toàn không thể chấp nhận được.” Lời nhắn nhủ của ông ngoại trưởng Mỹ vẫn bị Việt Nam bỏ ngoài tai dù bên cạnh Việt Nam hai nước Cambodia và Miến Điện – hai nước có nhiều hiềm khích với Tây Phương – đã bỏ phiếu ủng hộ nghị quyết.

Trước cuộc bỏ phiếu hôm qua 14 tháng Mười Một, Hà Nội đã đón tiếp Thủ tướng Đức Olaf Scholz và một trong những thông điệp quan trọng mà nhà lãnh đạo Đức mang tới là kêu gọi chính phủ Việt Nam thể hiện quan điểm phản đối rõ ràng đối với cuộc chiến xâm lược của Nga ở Ukraine, đài truyền hình Tagesschau và tờ báo Tagesspiegel của Đức đưa tin hôm 13 tháng Mười Một, dẫn lại tuyên bố báo chí của ông Scholz. “Cuộc chiến xâm lược của Nga là sự vi phạm luật pháp quốc tế, tạo ra tiền lệ nguy hiểm. Các nước nhỏ hơn không còn an toàn trước hành vi của các nước láng giềng lớn hơn, mạnh hơn”, ông Scholz nói thêm với Thủ tướng cộng sản Phạm Minh Chính.

Nhưng những khuyến cáo của ông Blinken của Mỹ hay ông Scholz của Đức với lãnh đạo Hà Nội đều như nước đổ lá môn!

Bộ mặt khó coi của Đại diện thường trực Nga tại LHQ Vasily Nebenzya trong cuộc họp bất thường của ĐHĐ ngày 14 tháng Mười Một, khi nghe Đại diện thường trực Ukraine Sergiy Kyslytsya phát biểu, tố cáo tội ác của Nga đối với thường dân Ukraine. Ảnh Michael M. Santiago/Getty Images)
Chẳng những thế, Việt Nam “kiên cường” khẳng định: “Quan điểm, lập trường của Việt Nam về vấn đề xung đột Nga – Ukraine là rất khách quan và rõ ràng, đó là: Việt Nam kêu gọi các bên chấm dứt xung đột, khôi phục hòa bình, bảo vệ an ninh, an toàn của người dân và các cơ sở hạ tầng thiết yếu”, theo một bài xã luận trên trang mạng của đảng Cộng sản Việt Nam.

Quan điểm đó thể hiện trong các phát biểu của Đại sứ Việt Nam tại LHQ Đặng Hoàng Giang – lặp đi lặp lại như một chiếc đĩa hát bị lỗi: “Việt Nam ý thức sâu sắc được tầm quan trọng của việc khắc phục hậu quả chiến tranh để tái thiết đất nước, duy trì hòa bình bền vững, ổn định cuộc sống của người dân. Chính vì vậy, Việt Nam tin tưởng rằng trong mọi xung đột, các bên liên quan và đối tác quốc tế cần hết sức nỗ lực góp phần giải quyết hậu quả chiến tranh, phù hợp với luật pháp quốc tế.”

Hà Nội làm như tin rằng chỉ “kêu gọi”, “tin tưởng” thì mọi xung đột sẽ tự khắc chấm dứt mà không cần dùng tới biện pháp trừng phạt thủ phạm, giúp đỡ nạn nhân!

Chính nghĩa nào ở hành vi xâm lược?
Ông Phạm Minh Chính thì dường như rất tâm đắc với câu nói: “Trong một thế giới đầy biến động, cạnh tranh chiến lược và nhiều sự lựa chọn, Việt Nam không chọn bên mà chọn chính nghĩa, sự công bằng, công lý và lẽ phải…,” mà ông ta nói tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) giữa thủ đô Washington, DC hồi tháng Năm 2022 – nhằm che giấu bản chất theo đóm ăn tàn của chính quyền Hà Nội.

Mới tuần trước, hôm 5 tháng Mười Một, ông Chính lại nhấn mạnh đường lối đối ngoại “không chọn bên mà chọn công lý và lẽ phải”, đài BBC dẫn lại.

Chính nghĩa, công bằng và lẽ phải mà ông trùm cộng sản nói là cái gì? Không dưng xua quân xâm lược một nước láng giềng nhỏ hơn nhưng là nước độc lập, có chủ quyền và đang sinh sống hòa bình, hành vi của Vladimir Putin bị cả thế giới phản đối mà kết quả các cuộc bỏ phiếu ở ĐHĐ LHQ kể trên cho thấy. Vô cớ xâm lược mà là chính nghĩa ư? Chín tháng chiến tranh đã bộc lộ đầy đủ bộ mặt gian ác, tàn bạo của chính quyền Nga dưới quyền của tay đồ tể Vladimir Putin: hàng vạn người bị giết oan, hàng chục thành phố bị san bằng; nhiều nhà máy điện, nước, bệnh viện, trường học, nhà hát… bị biến thành đống đổ nát. Như thế là công bằng ư? Xua quân chiếm đóng rồi sáp nhập các vùng đất chiếm được vào lãnh thổ của mình để mở rộng biên giới. Như thế là công lý ư?

Hóa ra cái chính nghĩa, công bằng, công lý, lẽ phải của ông trùm cộng sản Phạm Minh Chính là đứng về phía xâm lược, theo đuôi những nhà độc tài khát máu và luôn nuôi tham vọng bành trướng. Ông ta quên rằng, Việt Nam đang sống cạnh một tên độc tài bành trướng như vậy, chẳng biết lúc nào chính Việt Nam lại trở thành nạn nhân của một cuộc xâm lược như tình cảnh của Ukraine hiện nay.

Hậu quả khó lường
Nga đang liên tiếp bị đánh bại, phải tháo chạy nhục nhã khỏi một số cứ điểm quan trọng trên chiến trường. Kinh tế Nga đang lao đao vì các lệnh trừng phạt quốc tế. Hàng trăm ngàn người Nga có năng lực và trình độ đã rời khỏi đất nước để tránh bị biến thành bia đỡ đạn cho tham vọng của Putin. Trên trường quốc tế, Nga bị cô lập tới mức Putin không dám đến dự các sự kiện chính trị của LHQ vì lo sợ bị ám sát, bị đàn em đảo chính lúc ông ta vắng mặt. Tại hội nghị thượng đỉnh G20 đang diễn ra ở Bali, Indonesia không có đoàn nào chịu chụp ảnh chung với đoàn Nga như thông lệ. Từ một cường quốc, Nga đã bị biến thành một đất nước bị xa lánh, thật thảm hại.

“Kiên cường” đứng về phía Nga, đảng Cộng sản Việt Nam đã chọn đứng về phía tội phạm chiến tranh, phía sai lầm của lịch sử, và điều đó sẽ mang lại nhiều hệ lụy đau đớn cho đất nước, nhất là trong mối quan hệ với thế giới văn minh.

Cái hậu quả của sự lựa chọn sai lầm của đảng Cộng sản Việt Nam chắc sẽ không nhỏ.

_________________
Vào đây đọc truyện:

https://www.nhomcho.com/f7-truyen-ngan

https://www.nhomcho.com/f8-truyen-dai

Vào đây nghe nhạc Việt:

https://www.nhomcho.com/f14-nhac-vn
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Tin VN: Tết qua như chưa Tết bao giờ…

Post by LDN Thu Nov 17, 2022 12:54 am

Chưa đến Tết hàng vạn công nhân đã phải nghỉ việc sớm về quê

16 tháng 11, 2022 - Sài Gòn nhỏ 

Ở Bình Dương, nhiều người đứng chờ đón xe về quê sớm do mất việc – Ảnh: Hải Dương TV
Lâu lắm rồi chưa có thời điểm cuối năm nào buồn như năm nay, khi hàng trăm doanh nghiệp gặp khó khăn phải tuyên bố tạm dừng sản xuất, đóng cửa nhiều phân xưởng khiến hàng vạn công nhân bị giảm giờ làm, thậm chí không ít người mất việc.

Tình trạng lao động mất việc hàng loạt không chỉ xảy ra tại Sài Gòn mà còn đang là thực trạng nhức nhối tại nhiều tỉnh, thành khác.

Theo thống kê của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam có 562,400 người lao động bị giảm giờ làm (chiếm 90%); 31,370 người lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động (chiếm 5.02%); 31,012 người lao động nghỉ không lương, tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ hưởng lương ngừng việc (chiếm 4.98%).

Đặc biệt, có đến gần 90,000 người lao động bị nợ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp với số tiền khoảng hơn 2,000 tỷ đồng. Gần 2,000 người lao động bị nợ lương với số tiền 70 tỷ đồng.

Tại Bình Dương, một trong những địa phương có số lượng công nhân tập trung đông nhất cả nước, đang rơi vào tình trạng không có việc.

Về quê sớm thì làm sao có Tết! – Minh họa: Facebook
Tối ngày 14 Tháng Mười Một, đứng trong dòng người chờ xe khách trên quốc lộ 13 đoạn qua TP Thủ Dầu Một, anh Trần Văn Hòa (SN 1993, quê Đắk Lắk) cho hay, anh làm công nhân cho một công ty may mặc ở TP. Thuận An được bốn năm. Trước đây, công việc khá ổn định với mức thu nhập khoảng từ 8-10 triệu/tháng. Từ khi dịch Covid-19 bùng phát, việc làm của anh bắt đầu bị ảnh hưởng do ít đơn hàng, công ty cắt giảm giờ làm đối với công nhân. Tuy vậy, anh vẫn có việc để có thu nhập, dù ít hơn trước.

Thế nhưng, đến dịp cuối năm nay công ty thông báo không có đơn hàng để sản xuất, anh và nhiều công nhân khác bị tạm dừng hợp đồng lao động, nghỉ việc không lương. Anh Hòa đành ngậm ngùi đón xe về quê nghỉ Tết sớm.

Nhiều người khác cũng rơi vào hoàn cảnh như anh Hòa, tạo thành dòng người đứng chờ đón xe về quê tại thời điểm này trên các tuyến đường ở Bình Dương khiến nhiều người bất ngờ, bởi lẽ trước đây cảnh này chỉ xuất hiện vào dịp cận Tết.

Chỉ khác một điều là mọi người đều mang nét mặt trầm tư, chẳng thấy chút không khí Tết nào cả.

Nhiều người quyết định không về quê mà tiếp tục xin việc làm thời vụ vào dịp cuối năm ở Bình Dương – Ảnh: Hải Dương TV
Ông Phạm Văn Tuyên – Phó Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Bình Dương cho biết, từ đầu năm 2022 đến nay, số lao động bị tạm ngưng hợp đồng khoảng 28,000 người, khoảng 240,000 lao động bị giảm giờ làm. Riêng số lao động thất nghiệp được hưởng bảo hiểm thất nghiệp tính đến hết Tháng Chín 2022 là khoảng 70,000 người. Người lao động bị tạm dừng hợp đồng hoặc cắt giảm giờ làm chủ yếu thuộc khối dệt may, da giày, ngành sản xuất đồ gỗ xuất khẩu.

Sẽ có một cái Tết buồn đến với nhiều gia đình công nhân. Sẽ chẳng có bánh chưng, bánh tét, dưa hành, và cũng chẳng có tấm áo mới nào cho những đứa trẻ.

_________________
Vào đây đọc truyện:

https://www.nhomcho.com/f7-truyen-ngan

https://www.nhomcho.com/f8-truyen-dai

Vào đây nghe nhạc Việt:

https://www.nhomcho.com/f14-nhac-vn
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Tin VN: Tết qua như chưa Tết bao giờ…

Post by LDN Thu Nov 17, 2022 2:17 pm

Lớp học cho người lớn tuổi ở Cà Mau

Phạm Bá
16 tháng 11, 2022

Lớp học đặc biệt của cô giáo An
Ở xã Nguyễn Việt Khái, huyện Phú Tân, TP. Cà Mau có một lớp học đặc biệt – đó là lớp học của cô giáo Đào Thị Thanh An dành cho những người phụ nữ nghèo, do điều kiện cuộc mưu sinh hoặc di tản trong chiến tranh mà chưa biết đến trường học, thậm chí chưa hề được làm quen với mặt chữ.

Tâm tình cô giáo An

Chị Đào Thị Thanh An trước đây cũng là cô giáo, nhưng đã rời xa bục giảng mười mấy năm để phụ trách Hội phụ nữ xã Nguyễn Việt Khái. Từ ngày đó chị luôn gắn bó với chị em phụ nữ quê hương mình.

Xã Nguyễn Việt Khái là địa phương còn nhiều khó khăn của huyện Phú Tân, đa phần chị em nơi đây sống bằng nghề đánh bắt cá, mò cua, bắt ốc, làm thuê làm mướn. Một lần tình cờ khi chị giúp những chị em làm hồ sơ vay vốn ngân hàng để phát triển kinh tế, thấy nhiều chị em không biết ký tên mình, phải lăn ngón tay, chị rất xót lòng và cảm thương chị em quê mình. Tình yêu quý các chị em thôi thúc chị An phải mở lớp học tình thương dành cho các chị. Học viên của chị do điều kiện cuộc mưu sinh hoặc di tản trong chiến tranh mà chưa biết đến trường học, thậm chí chưa hề được làm quen với mặt chữ. Trò chuyện với phóng viên, chị An tâm sự: “Tôi nghĩ mình sẽ đem chữ về cho các chị, để chí ít các chị cũng viết được tên mình, không phải lăn chỉ tay khi đi làm giấy tờ, hoặc là các chị có thể tự đọc được những thông tin trên báo”.

Từ những suy nghĩ và trăn trở đó, Tháng Tám năm 2015 lớp học tình thương của chị An ra đời tại Nhà Văn hóa ấp Gò Cống.

Những ngày đầu, chị An phải lặn lội đến từng ấp, từng nhà một để vận động, thuyết phục chị em đến lớp học chữ. Vẫn biết nhiều người muốn học chữ để làm chủ cuộc đời mình, nhưng những ngày đầu vận động họ đến lớp quả không dễ. “Họ tính toán, so đo khi mình là lao động chính trong nhà, đi học thì lấy ai làm việc để trang trải cuộc sống. Âu lo hơn khi có người đã lên chức ông nội, bà ngoại mới cắp sách đến trường liệu có học được không… bằng tình cảm của mình, nhưng mình thuyết phục các chị bằng cả tình cảm và lý lẽ, các chị hiểu và bắt đầu nghe theo mình, lớp học lúc đầu có vài chị em, giờ có mấy chục chị em theo học”, chị An tâm sự.

Cô An với chương trình “Mẹ đỡ đầu trẻ mồ côi vì Covid-19”
Tình thương từ những chữ cái đầu tiên

Hãy thử hình dung, gần một phần tư thế kỷ 21 đã trôi qua, mà một người không biết chữ thì khi có việc gì không đọc được tên đường, xài điện thoại nhưng chẳng lưu được tên ai, và cũng chẳng đọc được tin nhắn. Rồi mỗi khi vào bệnh viện, chắc chắn lại nháo nhác tìm người biết chữ để làm thủ tục nhập viện dùm cho… Vô vàn những bất cập từ nạn không biết chữ, kể cả có thể bị kẻ xấu lợi dụng. Có lẽ vì vậy mà khi được chị An vận động đến lớp, các chị, các cô dù tuổi đã cao vẫn nhiệt tình đi học đều đặn mỗi ngày.

Đơn cử câu chuyện của bà Nguyễn Thị Hai ở ấp Gò Cống. Năm nay bà Hai đã ngoài 60 tuổi. Lúc trẻ phần vì gia đình nghèo, phần do chiến tranh bà không có điều kiện đến trường, ở cái tuổi 63 bà chưa biết viết tên mình thành chữ. Đôi khi thấy con cháu được học hành, bà cũng từng ước mơ được đến trường, biết đọc biết viết như bao người nhưng không lẽ ở cái tuổi này bà lại đi học, và lớp học nào dành cho bà?. Cứ tưởng rằng suốt cuộc đời sẽ không bao giờ biết chữ, vậy mà giờ đây bà đã biết viết tên mình. Không chỉ vậy bà còn tự đọc được tin tức trên báo, và đọc luôn được cả những dòng thông tin chạy trên tivi, bà mừng lắm.

Quan sát lớp học, thấy bà Hai cùng các dì các chị đã lớn tuổi mà vẫn nắn nót viết từng con chữ cái đầu tiên, đôi mắt in hằn dấu thời gian, lâu lâu lại nheo vài cái cho đỡ mỏi, ai cũng xúc động. Việc được đi học, được biết chữ là quyền căn bản của mọi người, vậy mà các chị đã ngoài 40, có người đã hơn 50 thậm chí đã ngoài 60 tuổi vẫn mới bắt đầu học con chữ đầu tiên. Cái tên cha mẹ đặt cho mấy mươi năm mới tự tay mình ghép chữ thành tên. Vậy mới thấy chiến tranh và cái nghèo khó nó khắc nghiệt đến dường nào.

“Giờ mừng không biết nói sao cho đúng, năm mươi mấy tuổi mới biết chữ, nói thiệt không biết chữ ngại dữ lắm, đi đâu cũng khó, tên đường cũng không đọc được, nhất là mỗi lần cần phải ký tên, không biết chữ sao ký, toàn lăn chỉ tay, giờ ký được rồi, mừng lắm”. Bà Thạch Thị Hương, người dân tộc Khmer ở ấp Gò Cống, xã Nguyễn Việt Khái vui mừng nói với chúng tôi.

Chị Trương Thị Giả, 38 tuổi ở ấp Gò Công, có thể nói là thành viên nhỏ tuổi nhất của lớp học này. Mỗi ngày sau khi vất vả mưu sinh, chiều chiều chị lại tranh thủ cùng các dì, các chị ở địa phương đến trụ sở sinh hoạt văn hóa của ấp để học chữ. Chị nói rằng trước đây mỗi khi đi đâu ai hỏi đến chữ nghĩa chị mắc cỡ dữ lắm và thấy mình thật thiệt thòi, rất tủi thân, giờ biết chữ rồi chị thấy tự tin hơn, rất mừng.

Cô An trao quà cho trẻ em nghèo ở huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau
Học không bao giờ là muộn

Mỗi tối đến trong căn phòng trụ sở sinh hoạt văn hóa ấp Gò Cống, xã Nguyễn Việt Khái lại vang vọng tiếng đánh vần chữ cái còn chuệch choạc của các bà, các mẹ. Những “học sinh” U70 như Bà Hai, hay U40 như chị Giả đã chứng minh một điều rằng “Sự học không bao giờ là muộn”.

Đối với địa phương, khi lớp học này mở ra chính là lúc sẽ có thêm nhiều người phụ nữ biết tự mình tìm hiểu những thông tin, những quy định, những chính sách pháp luật trên báo đài, để qua đó họ hiểu và sẽ có lối sống tốt đẹp hơn. Nhận xét về lớp học đặc biệt của chị Đào Thị Thanh An, ông Nguyễn Văn Thống, đại diện chính quyền xã Nguyễn Việt Khái, huyện Phú Tân nói: “Từ hai năm nay, cô Đào Thị Thanh An đã mở lớp học xóa mù chữ cho chị em phụ nữ ở đây, nhất là phụ nữ đồng bào Khmer. Sau hai năm lớp học đi vào hoạt động thì nhiều bà con đã biết đọc, biết viết, biết tự mình đọc thông báo, tin tức, mở mang kiến thức, nâng tầm dân trí”.

Sau mỗi buổi học, gương mặt các học viên cao tuổi lại rạng rỡ thêm lên như thể bản thân vừa được sở hữu thêm một điều gì đó thiêng liêng, trân quý.


Last edited by LDN on Wed Nov 23, 2022 2:24 am; edited 1 time in total

_________________
Vào đây đọc truyện:

https://www.nhomcho.com/f7-truyen-ngan

https://www.nhomcho.com/f8-truyen-dai

Vào đây nghe nhạc Việt:

https://www.nhomcho.com/f14-nhac-vn
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Tin VN: Tết qua như chưa Tết bao giờ…

Post by LDN Sun Nov 20, 2022 7:04 am

Bà cụ neo đơn bán bánh chuối nuôi cháu ăn học và ước mơ tuổi xế chiều

Phạm Bá
19 tháng 11, 2022 - Sài Gòn nhỏ 

Bà Lệ bán bánh chuối trên đường Nguyễn Đình Chiểu (Q.3) đã gần 30 nămBà buồn tủi khi nói về cuộc đời mình. Nguồn: thanhnien.vn
Dù đã tuổi cao, tóc bạc, lưng còng, nhưng bà vẫn đi bán bánh chuối nướng kiếm ít tiền nuôi cháu ăn học. Nói về số phận mình, nước mắt bà rơi lã chã bởi sự cô đơn và buồn tủi.

16 giờ chiều, trời Sài Gòn đổ cơn mưa bất chợt. Trước một siêu thị (Q.3) có bà cụ dáng lưng còng, nhích từng bước đưa giỏ bánh chuối nép vào sát vỉa hè. Chiếc áo hoa đã cũ, chỗ cánh tay bị rách, phải chắp miếng vải thừa, bà ngồi đó tay nướng liên tục từng chiếc bánh chuối. Bà là Nguyễn Thị Lệ, năm nay 67 tuổi.

Một mình nuôi cháu ngoại ăn học

Trong khi dòng người hối hả chạy xe trú mưa, bà cụ Lệ vẫn ngồi nép mình bên hàng bánh chuối với nồi than đỏ lửa. Suốt gần 30 năm từ ngày siêu thị khai trương, bà vẫn ngồi đó bán từng chiếc bánh. Trước đó bà đã đi bán ở nhiều chỗ khác.

“Ngồi từ nãy giờ có ai hỏi mua chưa bà?”, một khách trú mưa quan tâm hỏi. “Có người mua rồi con, bán được 5 cái rồi, 40.000 đồng nhưng họ đưa 50.000 đồng, nói là khỏi thối. Trời mưa bà mới vào đây chứ bình thường ngồi trên nắp cống kia”, bà nói.

Nước mắt bà rơi khi kể về hai người con đã mất
Bà Lệ ngồi bán từ 15 giờ chiều đến 20 giờ tối. Bà thuê trọ cách đó khoảng 2 km, ngày ngày thuê xe ôm chở, đi – về hết 40.000 đồng; bữa nào có hàng xóm tiện đường cho quá giang thì bữa đó đỡ được mấy chục nghìn…

“Mấy năm trước tôi bán đến 9 – 10 giờ tối mới về nhưng giờ ngồi không nổi nữa, đau lưng lắm nên 8 giờ tối là dọn hàng. Đi bán một mình, hàng này gọn, hồi xưa khỏe là xách đi bộ giờ đi không được phải đi xe ôm”, bà nói.

Khi kể về cuộc đời mình, ánh mắt bà buồn rười rượi. Bà có hai người con, một trai, một gái, chồng mất sớm. Những tưởng đến già sẽ có con cái chăm sóc nhưng bệnh tật đã cướp mất người con của bà. Cả hai đều bị bệnh ung thư, người con trai mất 13 năm trước, con gái mất cách đây 6 năm.

Cháu nội của bà được mẹ bé đưa về quê Sóc Trăng. Vợ chồng con gái bà bỏ nhau khi con trai lên một tuổi, hai mẹ con ở với bà. Ít năm sau, con gái bà mất, từ đó đến nay hai bà cháu nương tựa vào nhau, bà đi bán kiếm tiền nuôi cháu. Thời gian trôi đi, cháu ngoại bà giờ đã học lớp 5.

“Hồi con trai mất, tôi muốn chết đi luôn. Mấy năm sau con gái cũng bệnh rồi mất. Tôi tự nói chắc kiếp trước không tu nên giờ không có hưởng, nghĩ buồn lắm. Cháu ngoại giờ chỉ có tôi thôi, không có ông bà nội, cô bác gì hết. Tôi nghĩ thương cháu, người ta có ba, có nội, có cô an ủi đỡ chứ nó chỉ còn tôi thôi, đâu còn ai đâu”, nói đoạn nước mắt bà không ngừng rơi.

Vừa trò chuyện với PV, tay bà liên tục nướng bánh
Cũng may, trường học nằm gần chỗ thuê trọ nên cháu trai đi chung với mấy đứa bạn trong xóm. Trước đây, cháu còn đi bán cùng bà. Bà mang theo cơm, chiếc nồi nhỏ hâm canh nóng cho cháu ăn. Hiện giờ, bà gửi người quen lo cơm nước cho cháu vì bán đến tối muộn.

Lúc trời ngớt mưa, vài người dừng lại hỏi mua bánh chuối ủng hộ hoặc cho bà ít đồng. Được biết, bên phường cũng có tiền trợ cấp cho bà hàng tháng. Cũng nhờ đó bà có tiền đóng trọ mỗi tháng 1.7 triệu đồng và lo cho cháu ăn học.

Bà chia sẻ: “Mỗi bịch bánh chuối tui bán 40.000 đồng, nhiều người đưa luôn 50.000 đồng nói khỏi thối; tôi lãnh ở phường tháng được khoảng 700.000 đồng nữa, lo cho cháu có cái ăn. Thỉnh thoảng người ta cho gạo, mì, nước mắm mỗi thứ một chút là sống được. Bán bánh bữa đắt bữa ế, mưa gió không nói được. Mưa quá tôi đưa vào bãi xe, mưa nhỏ nhỏ ngồi núp trong này được”.

Ước mơ xa vời tuổi xế chiều

Trong căn trọ nhỏ hẹp, mỗi lúc cháu đi học, bà ở nhà một mình thường nghĩ đến chuyện buồn. Bởi vậy, dù vất vả nhưng bà vẫn đi bán cho khuây khỏa. Bà chỉ sợ đến lúc già cả, đau ốm chủ nhà không cho thuê, bà không có chỗ che nắng, che mưa.

“Đi bán tôi nhìn người ta đi tới đi lui còn ở nhà buồn lắm. Nghĩ đến chuyện hồi xưa lại càng buồn hơn. Trong tâm tôi muốn có căn nhà nho nhỏ, đủ bà cháu chui ra chui vô đến khi nhắm mắt xuôi tay. Ước thì ước vậy chứ tôi biết không có đâu… Họa chăng trúng số. Nhưng tôi đâu có tiền để mà mua vé số”, bà bộc bạch.

Ông Nhuệ Quang (65 tuổi, bảo vệ siêu thị gần chỗ bà Lệ) cho hay, bà ngồi đó bán bánh đã lâu. Dù vất vả nhưng bà vẫn phải cố kiếm kế sinh nhai và nuôi cháu ăn học.

Bà buồn tủi khi nói về cuộc đời mình
“Tôi giữ xe ở đây đã sáu năm nhưng mấy người đi trước nói bà bán lâu lắm rồi. Nắng bà ngồi ngoài lề đường để bán còn mưa cho bà vào bãi xe trú, ở đây cũng tạo điều kiện cho bà buôn bán vì hoàn cảnh khổ, một cái bánh chuối lời đâu có bao nhiêu, may nhiều người cũng dừng mua ủng hộ”, ông Quang chia sẻ.

Bà cháu bà Lệ ở trọ trong căn phòng nhỏ xíu nằm sâu trong con hẻm nhỏ trên đường Lý Chính Thắng (Q.3). Hỏi về hoàn cảnh bà Lệ, hàng xóm xung quanh ai cũng thương cảm cho số phận của bà.

Hàng xóm gần gũi, bà Trần Thị Yến Nga (64 tuổi, tổ 55, P.Võ Thị Sáu) cho biết: “Bà Lệ khổ lắm, người con gái mất rồi, bà phải nuôi đứa cháu ngoại. Bà hiền lành, ăn chay. Lúc bà bị bệnh, có tiền tôi cũng cho vài trăm, chính quyền địa phương, các đoàn thể cũng giúp đỡ. Đứa cháu ngoại chuẩn bị học lớp 6 đi học cũng hay nhận được học bổng”.

Bà Hồ Thị Sen (tổ trưởng tổ 55, P.Võ Thị Sáu) cho biết, bà Lệ thuộc hộ nghèo. Biết hoàn cảnh của hai bà cháu, hàng xóm, khu phố cũng quan tâm, động viên bà. “Bà lớn tuổi rồi vẫn phải đi buôn bán ai cũng thương, tổ dân phố thường hỗ trợ, có quà gì cũng nhớ đến bà. Bà có đứa cháu gửi cho người quen đưa đi học chứ bà buôn bán không đưa đi được”, bà Sen cho hay.

_________________
Vào đây đọc truyện:

https://www.nhomcho.com/f7-truyen-ngan

https://www.nhomcho.com/f8-truyen-dai

Vào đây nghe nhạc Việt:

https://www.nhomcho.com/f14-nhac-vn
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Tin VN: Tết qua như chưa Tết bao giờ…

Post by LDN Mon Nov 21, 2022 1:05 am

Việt Nam: Chuyên gia nói gì về kinh tế, nhân quyền và quân sự sau chuyến đi của Thủ tướng Đức?

BBC

Thủ tướng Đức Olaf Scholz
NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh,
Ngay từ năm 2020, Đức đã xác định khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương là một ưu tiên trong chính sách ngoại giao

20 tháng 11 2022
Một chuyên gia từ Viện KAS (Konrad-Adenauer-Stiftung) Việt Nam bình luận về ba nội dung quan trọng được bàn thảo trong chuyến công du của ông Olaf Scholz đến Việt Nam cách đây một tuần, gồm quân sự, nhân quyền và kinh tế, cụ thể là chiến lược đa dạng hóa, chuyển dịch về các quốc gia châu Á khác ngoài Trung Quốc.

Ngay từ năm 2020, Đức đã nhận thấy được tầm quan trọng của khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương trong chính sách có nội dung:

"Với sự trỗi dậy của châu Á, thì sự cân bằng chính trị và kinh tế đang ngày càng chuyển dịch về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương theo các hướng dẫn chính sách Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương vào tháng 09/2020.

Ngoại trưởng Đức đương nhiệm vào thời đểm 2020, ông Heiko Maas nhấn mạnh: "Chúng tôi phát đi một thông điệp rõ ràng vào hôm nay, khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương là một ưu tiên trong chính sách ngoại giao của Đức."

Do đó, những năm gần đây Đức đã xác định khu vực này đang trở thành yếu tố then chốt trong việc định hình một trật tự quốc tế trong thế kỷ 21.

Thỏa thuận quân sự
Trưởng Đại Diện đương nhiệm Viện KAS (Konrad-Adenauer-Stiftung) Việt Nam, ông Florian C. Feyerabend nhắc lại sự công nhận của Đức về tầm quan trọng mang tính địa chiến lược của khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

"Với việc khởi động các hướng dẫn chính sách Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương vào tháng 09/2020, thì Đức đã cho thấy mối quan tâm và cam kết đối với khu vực. Và dĩ nhiên cũng có khía cạnh về an ninh. Đó là lý do tại sao Đức đã cử tàu frigate Bayern tới Biển Đông vào năm ngoái (từ tháng 08/2021 đến tháng 02/2022) và năm nay Đức huy động máy bay chiến đấu Eurofighter đến Úc."

Theo nội dung phần một và phần hai của cuộc họp báo ngày 13/11 từ phía chính phủ Đức công bố thì đã có một thỏa thuận quân sự được ký kết giữa đôi bên.

Theo ông Florian C. Feyerabend thì: "Trong ngữ cảnh hiện tại, chúng ta có thể hiểu được thỏa thuận [quân sự] gần đây giữa Berlin với Hà Nội. Đây không phải một thỏa thuận mang tính ràng buộc về mặt pháp lý quốc tế nhưng nó cho thấy mối quan tâm của đôi bên trong hợp tác, ví dụ trong lĩnh vực huấn luyện quân sự, tăng cường năng lực [quân sự] cũng như những sứ mệnh đa phương."

"Việt Nam, vốn theo truyền thống, là dựa vào Nga như một đối tác hợp tác an ninh và quốc phòng và hiện đang cố gắng đa dạng sự phụ thuộc của mình", ông Florian C. Feyerabend nói.

Đánh giá chuyến thăm của thủ tướng Đức tới Việt Nam: Thương mại, nhân quyền và minh bạch

Khác biệt hệ chính trị
Thủ tướng Đức Olaf Scholz và Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính
NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh,
Năm 2021, Việt Nam và Đức đã kỷ niệm 10 năm mối quan hệ đối tác chiến lược

Năm 2021, Việt Nam và Đức đã kỷ niệm 10 năm mối quan hệ đối tác chiến lược, và năm 2020 là 45 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao.

Trong cuộc họp báo chung, khi được phóng viên hỏi về liệu vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh vào năm 2017 đã được thảo luận trong cuộc gặp giữa ông Olaf Scholz và Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng hay không, Thủ tướng Đức cho biết:

"Chúng tôi đã thảo luận (với chính phủ VN) về các vấn đề nhân quyền và tất cả các trường hợp đơn lẻ - bao gồm cả trường hợp này - và bày tỏ rằng chúng tôi chờ đợi một sự tiến bộ lớn về mặt này, đặc biệt là với các trường hợp cá nhân".

Bình luận về vấn đề nhân quyền được đề cập trong cuộc họp báo, ông Florian C. Feyerabend cho rằng:

"Đức và Việt Nam đã thiết lập mối quan hệ đối tác chiến lược vào năm 2011 kể từ khi đó hai quốc gia đã cùng chia sẻ nhiều lợi ích mặc cho có sự khác biệt trong những hệ thống chính trị. Nếu một bên nghiêm túc về khái niệm hợp tác chiến lược, thì bên kia cần phải tôn trọng chủ quyền của bên còn lại, cũng như đối thoại thẳng thắn về những lĩnh vực còn bất đồng."

"Thủ tướng Đức Scholz vì thế đã đúng khi thảo luận về những vấn đề nhân quyền với phía chủ nhà Việt Nam. Việc hiện thực hóa tiềm năng từ mối quan hệ đối tác chiến lược cũng phụ thuộc vào bước tiến trong những lĩnh vực còn vấp sự bất đồng."

Tòa Đức xử nghi phạm 'bắt cóc Trịnh Xuân Thanh' trước ngày Thủ tướng Scholz thăm VN

Chiến lược đa dạng hóa
Ông Olaf Scholz được cho đã tạo một 'bước ngoặt' so với chính sách 16 năm chỉ hướng về Trung Quốc của người tiền nhiệm Merkel
NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh,
Ông Olaf Scholz được cho đã tạo một 'bước ngoặt' so với chính sách 16 năm chỉ hướng về Trung Quốc của người tiền nhiệm Merkel

Giới quan sát cho rằng Thủ tướng Olaf Scholz đang thực thi chiến lược đa dạng hóa để giảm sự phụ thuộc vào siêu cường kinh tế Trung Quốc.

Ông Olaf Scholz được cho đã tạo một bước ngoặt so với chính sách 16 năm chỉ hướng về Trung Quốc của người tiền nhiệm Merkel, khi đã đầu tư rất nhiều thời gian đối với các đối tác châu Á khác ngoài Trung Quốc, nhằm làm giải rủi ro nếu phụ thuộc quá lớn vào Bắc Kinh.

Nhưng đồng thời ông Scholz đã khẳng định phản đối ý tưởng tách biệt Trung Quốc. Cụ thể ông Scholz đã phát biểu:

"Chúng tôi chống lại bất kỳ việc tách biệt Trung Quốc trong nền kinh tế thế giới bởi vì chúng tôi tin tưởng sâu sắc là toàn cầu hóa đã mang lại rất nhiều tiến bộ".

Ông Scholz nói thêm. "Nhưng chúng ta phải rõ ràng là quá trình toàn cầu hóa cũng đồng nghĩa là không chỉ nhìn vào một nước".

Ngày 19/11, trong một bản thảo mật dài 65 trang mà Reuters thấy được, thì Bộ Ngoại giao Đức có kế hoạch siết chặt các điều luật dành cho những công ty hoạt động tại Trung Quốc để tránh những rủi ro về địa chính trị. Bộ Ngoại giao Đức chưa bình luận về thông tin này.

Một quyết định cuối cùng về chiến lược của Đức đối với Trung Quốc được cho sẽ có vào giữa năm sau.

Liên quan đến chiến lược đa dạng hóa kinh tế của Berlin, ông Florian C. Feyerabend nhận định:

"Cho đến nay Thủ tướng Đức nhấn mạnh đến sự cần thiết đối với nền kinh tế Đức để theo đuổi một chính sách đa dạng hóa mạnh mẽ hơn về chuỗi cung ứng và thương mại. Việt Nam là quốc gia thứ ba mà ông Scholz đến thăm sau Nhật Bản và Trung Quốc."

"Việt Nam sẽ đóng một vai trò trung tâm trong chiến lược đa dạng hóa đối với nền kinh tế Đức. Vì thế chuyến thăm này có tầm quan trọng mang tính biểu tượng cao. Tuy nhiên, cuối cùng thì chính các doanh nghiệp và công ty tư nhân của Đức sẽ tự quyết định lấy nguồn từ đâu, giao thương với ai, cấu trúc chuỗi cung ứng của mình thế nào và đầu tư ở đâu."

Việt Nam là đối tác giao thương quan trọng nhất của Trung Quốc ở Đông Nam Á. Hơn 350 doanh nghiệp Đức đang đầu tư tại quốc gia có dân số gần 100 triệu người.

"Việt Nam thì đã là một điểm đầu tư hấp dẫn rồi, nhưng chắc chắn cần làm nhiều hơn để tăng cường sự hấp dẫn đó, ví dụ như xét về vấn đề pháp quyền và tham nhũng", ông Florian C. Feyerabend nói với BBC News Tiếng Việt.

_________________
Vào đây đọc truyện:

https://www.nhomcho.com/f7-truyen-ngan

https://www.nhomcho.com/f8-truyen-dai

Vào đây nghe nhạc Việt:

https://www.nhomcho.com/f14-nhac-vn
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Tin VN: Tết qua như chưa Tết bao giờ…

Post by LDN Wed Nov 23, 2022 12:20 am

Sài Gòn: 20 ngàn công nhân PouYuen phải nghỉ luân phiên vì không có việc

Hơn 133 ngàn lao động vẫn chờ tiền hỗ trợ ngừng việc từ năm ngoái
Lê Thiệt
22 tháng 11, 2022 - Sài Gòn nhỏ

Do tình hình đơn hàng, Công ty PouYuen sẽ phải cho công nhân nghỉ việc luân phiên hưởng lương 180.000 đồng/ngày nghỉ. Ảnh: Lao Động
Theo thông tin từ Liên đoàn Lao động TP.HCM, do số lượng đơn hàng giảm nên Công ty TNHH PouYuen Việt Nam – doanh nghiệp có số lao động nhiều nhất thành phố – sẽ cho 20,000 công nhân các xưởng thuộc khối sự nghiệp nghỉ luân phiên trong ba tháng, hưởng lương 180,000 đồng/ngày trong thời gian nghỉ.

Đó cũng là cam kết của công ty PouYuen để không phải sa thải công nhân trước cái tết đang đến gần.

Quyết định này nhằm đối phó với thị trường xuất khẩu chính đang cắt giảm mạnh đơn hàng. Thêm vào đó, PouYuen cũng phải cạnh tranh đơn hàng gia công giày thể thao trong bối cảnh khách hàng đưa ra mức giá chỉ bằng khoảng một nửa trước đây.

Các ngày nghỉ của công nhân chủ yếu bố trí vào ngày cuối tuần. Công nhân trong ngày nghỉ luân phiên theo kế hoạch được hưởng lương nghỉ việc 180,000 đồng/ngày.

Công nhân Công ty PouYuen sẽ nghỉ việc luân phiên 14 ngày trong khoảng thời gian từ 1.12.2022 – 28.2.2023 và hưởng lương nghỉ việc 180,000 đồng/ngày nghỉ. Ảnh: Lao Động
PouYuen Việt Nam là doanh nghiệp có số lao động nhiều nhất Sài Gòn với khoảng 50,000 công nhân.

Với quyết định cho công nhân nghỉ luân phiên, Công ty PouYuen chịu gánh khó khăn về phía mình, để công nhân có thể yên tâm đón Tết nguyên đán sắp tới, cho dù có chật vật hơn. Đây có thể xem là một động thái có trách nhiệm và đầy lòng nhân ái.

Trong khi đó, hơn 133 ngàn lao động ở Sài Gòn bị ngưng việc các lệnh giãn cách từ đợt dịch năm ngoái đến nay chưa nhận được hỗ trợ từ gói 26,000 tỷ đồng (!)

Theo quyết định của UBND TP.HCM có từ… năm ngoái khi đợt dịch thứ tư bùng phát, mỗi lao động sẽ được nhận hỗ trợ với mức từ 1.8 – 3.71 triệu đồng/người, tổng số tiền lao động chưa nhận hơn 246 tỷ đồng.

Ông Lê Văn Thinh, Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội TP.HCM, cho biết lý do đơn giản là hết tiền, nên việc chi trả cho lao động ngưng việc từ đợt dịch năm ngoái bị chậm.

Một khu vực ở phường Tăng Nhơn Phú A, TP Thủ Đức, bị phong tỏa, tháng 5/2021. Ảnh: VNExpress
Dư luận cho rằng đó là câu trả lời vô trách nhiệm không chỉ đối với ông Thinh mà cả với lãnh đạo đảng, chính quyền TP.HCM.

Ông Thinh cho biết hiện nay Sở Tài chính đang trình UBND thành phố để phân bổ thêm ngân sách. Còn với câu hỏi “bao giờ người lao động được lãnh tiền” thì ông Thinh không trả lời được.

Đợt dịch thứ 4 bùng phát, Sài Gòn là địa phương bị phong tỏa kéo dài, hầu hết doanh nghiệp dừng hoạt động. Để hỗ trợ người dân, thành phố triển khai nhiều gói hỗ trợ trong đó có gói chung 26,000 tỷ đồng và ba gói riêng với tổng kinh phí gần 11,000 tỷ đồng. Tháng Chín năm ngoái, cơ quan bảo hiểm xã hội thành phố xác nhận cho hơn 376,000 lao động nhận gói hỗ trợ ngừng việc.

Biếm họa: Facebook
Người dân Sài Gòn xem tin tức và thấy những con số nhảy múa trên tivi rất vui nên có người nói: “Muốn lãnh tiền nhanh thì lên tivi mà lãnh,” nhưng chẳng ai lên cả. Hỏi lý do người dân mỉa mai rằng “tiền trong nhân dân còn nhiều lắm nên không gấp, chờ chính quyền địa phương gọi lên phường lãnh cũng được,” nhưng chờ gần hai cái tết rồi chẳng thấy ai kêu!

Mà người dân cũng chẳng biết kêu ai!

_________________
Vào đây đọc truyện:

https://www.nhomcho.com/f7-truyen-ngan

https://www.nhomcho.com/f8-truyen-dai

Vào đây nghe nhạc Việt:

https://www.nhomcho.com/f14-nhac-vn
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Tin VN: Tết qua như chưa Tết bao giờ…

Post by LDN Wed Nov 23, 2022 12:28 am

Nhọc nhằn mưu sinh: Sài Gòn đêm của Tám Bánh

Phạm Bá
22 tháng 11, 2022 - Sài Gòn nhỏ

Tám Bánh trở thành “thương hiệu” bánh không tên rất nổi trong thế giới đêm ở Sài Gòn. Nguồn: Thanh Niên
Với vóc người nhỏ thó chưa quá 50 kg nhưng chị có thể bưng thúng bánh còn nặng hơn, cuốc bộ từ khi trời nhá nhem, bán hết bánh cũng là khi trời mờ sáng… Đó là Tám Bánh – người đàn bà hơn 30 năm lấy đêm làm ngày, cõng bánh mưu sinh.

Ngụ tại Q.Bình Thạnh, là con thứ 8, chuyên bán bánh nên có luôn tên gọi dễ nhớ là Tám Bánh. Khi thành phố lên đèn, thế giới riêng của Tám Bánh thực sự bắt đầu. Với dân ăn đêm của Sài Gòn từ hơn 30 năm qua, Tám Bánh là một “thương hiệu” với những món bánh truyền thống như bánh chuối, bánh da lợn, bánh bò…

Cõng bánh mưu sinh

Không cửa tiệm, không vị trí cố định, dụng cụ hành nghề của Tám Bánh chỉ là cái mẹt bánh to cặp hông và một xô nhựa bánh xách tay, tổng cộng hơn 50 kg (có một thanh niên vác thử mà muốn “lè lưỡi”). Các loại bánh này được mấy anh chị em ở nhà chung tay làm vào ban ngày, để chiều sẩm tối, Tám xách đi bán.

Khi được hỏi, Tám hồn nhiên kể từ hồi con gái, mới 15 – 16 tuổi là quẩy bánh đi bán đêm cho đến giờ đã gần 60. Hỏi sao không làm chiếc xe đỡ phải khuân vác cực khổ, Tám cười: “Đi riết quen rồi, xe cộ chi mất công”.

Tám Bánh bán gần chục loại bánh khác nhau
Tính đến nay đã gần nửa thế kỷ lăn lộn Sài Gòn đêm, Tám cho biết: “Giờ bán cho Việt kiều nhiều, người Hà Nội có khi gọi điện coi Tám đang ở đâu, chạy xe tới mua rồi mang ra sân bay đưa về Hà Nội làm quà”.

Mẹt bánh “tổng hợp” của Tám có bánh da lợn, xu xê, xôi vị, khoai mì, bánh bò, khoai môn, xu kem, bánh chuối, bánh quy… Tám cho biết trước đây còn nhiều hơn, nhưng nay sức khỏe ngày càng yếu, phải bớt đi mấy loại vì bưng không nổi nữa.

Trên gương mặt của Tám có nét lạnh lùng nhưng cũng có nét dữ dội, ánh mắt sắc lẹm của một người từng trải. Đêm Sài Gòn bây giờ bình yên, chứ độ 20 – 30 năm về trước, một thân Tám lầm lũi đi đêm, phải bản lĩnh lắm mới trụ được trước đám ma cô, đầu gấu đầu mèo. Tám đằm hơn xưa nhiều, mỗi năm gặp lại, Tám cũng ít nói hơn, nhỏ nhẹ mời: “Mới về hả? Mua bánh cho chị đi cưng!”. Với Tám, hình như ai lâu không gặp, đều nghĩ đó là Việt kiều. Cũng phải thôi, khách của Tám xưa nay là vậy mà. Những năm 1990, Việt kiều trẻ về nhiều lắm, đi chơi đêm, vào bar, xong ra các phố ăn đêm kiểu gì cũng gặp Tám, có khi một tối đi hết quán này quán khác, gặp Tám đôi ba lần là thường nên ai cũng nhớ. Tám bảo: “Mấy em trai mua bánh cho ghệ ăn chứ tụi nó ít khi ăn lắm, lo nhậu thôi”. Nhưng nhờ cái sự ga lăng ấy, Tám sống được, sống khỏe nữa là khác.

Hầu hết những “đồng nghiệp” của Tám ở các nghề khác trong thế giới đêm gần như giải nghệ hết, từ các cây đàn rong như Hùng thọt, Phong cho đến đám “con nít quỷ” bán vé số, hoa hồng, kẹo cao su, thuốc lá… chỉ có Tám bền bỉ với nghề, vẫn món bánh ấy, vẫn cái mẹt ấy, tự thân định hình luôn thành một “thương hiệu” bánh không tên rất đời trong thế giới đêm ở Sài Gòn.

Người bán kỷ niệm

Anh Đặng Việt Hùng, định cư Úc từ năm 2010, trong lần về lại Sài Gòn mới đây, lang thang ra phố ăn đêm Nguyễn Trãi, gặp lại Tám Bánh. Hùng cho biết mình không thích ăn bánh nhưng ngày trước hay ăn khuya, hình ảnh người phụ nữ vất vả đem bánh đi bán đêm in trong đầu. Bao năm nay, tưởng chị đã bỏ nghề, vậy mà gặp lại. Hùng bảo: “Mình mua ủng hộ, mua để gánh bánh của chị ấy vơi dần, cho đỡ cơ cực. Bao năm rồi, thấy chị già đi, rổ bánh cũng không đầy như ngày xưa”.

Khi được hỏi sao không mở tiệm bán, Tám cũng “đổ thừa” tại thói quen, đi nhiều quen rồi, không đi là bệnh liền. Mỗi tối, ước tính trung bình Tám cuốc bộ qua các phố ăn đêm Sài Gòn cũng trên dưới 20 cây số. Hôm nào ế khách phải đi nhiều hơn, lại mang trọng lượng khủng trên người, nhưng được cái trời thương, Tám vẫn khỏe, xương cốt dẻo dai, chẳng sao cả.

Xem ra, bánh của Tám không hề rẻ, nhoằng một mớ là đôi ba trăm ngàn, nhưng phải công nhận bánh ngon thật. Những dòng truyền thống như bánh da lợn, bánh chuối… được Tám làm y như hương vị xưa. Cái thơm, hòa với giòn mà mềm của bánh da lợn, cùng cảm giác êm êm vòm miệng khi nhai. Độ ngọt vừa đủ, ngọt êm chứ không gắt, mang lại ngay cảm xúc trở về thời tuổi thơ của bao người. Tám Bánh thành công trong thế giới đêm, hẳn cũng vì bán cho người mua không chỉ cái bánh, mà còn là kỷ niệm.

Anh bạn Nhật Duy, Việt kiều ngụ tiểu bang California (Mỹ), nói về món bánh da lợn của Tám: “Tôi quê Cần Thơ, hồi nhỏ đi học ngày nào được ăn bánh da lợn là huy hoàng lắm. Lớn lên, lên Sài Gòn đi học, những năm 1990 ăn khuya là biết Tám Bánh rồi, hồi đó cũng hay ăn bánh da lợn của Tám. Sau định cư ở Mỹ, lần nào về đi ăn đêm vỉa hè Sài Gòn, kiểu gì cũng gặp lại Tám và món bánh tôi mua ăn đầu tiên của lần gặp luôn là bánh da lợn. Cái hay là hương vị bánh Tám làm từ lần đầu tôi ăn cách đây hơn 20 năm giờ vẫn nguyên như thế”.

Cái dáng xiêu xiêu nghiêng người đi trong ánh đèn đêm, mẹt bánh của Tám cùng những món bánh truyền thống rặt kiểu Nam Bộ đã khiến bao người đâm mê. Tám cứ lặng lẽ, thậm chí có phần lạnh lùng, chẳng hẹn, chẳng đợi, cứ đêm đêm đi qua các khu ăn đêm như một bản năng, gặp lại người cũ thì vui cười dăm ba câu, bán vài chiếc bánh, rồi lại tìm đến một khu ăn đêm khác. Tám từng tâm sự: “Bán bánh cho đến khi hết bưng nổi cái mẹt thì thôi”.

Nhìn Tám bưng bánh đi bộ bán thật vất vả nhưng với Tám, chuyện đó nhẹ tênh: “Đi bán tới khi nào hết bánh thì về, sớm 2 – 3 giờ, muộn tới 5 – 6 giờ”. Tám Bánh mưu sinh, giản đơn chỉ vậy thôi!

Người mua bánh của Tám đa phần là khách quen lâu năm
“Bí kíp” làm bánh ngon

Không như các hệ sống đêm “nửa xin nửa hành nghề” như bán vé số, múa lửa, hát kẹo kéo, đàn dạo… Tám bán chứ không xin. Tám bán rất mắc, xứng với công sức và hương vị của bánh chứ không chặt chém. Khách ăn kêu mắc nhưng chấp nhận vì hiếm gặp hương vị bánh tương tự ở thời bây giờ.

Nhiều lúc Tám tâm sự: “Nhiều đứa em ăn hoài, nói ăn mấy chỗ khác không giống, rồi hỏi Tám bí kíp sao bánh ngon? Thiệt tình Tám chỉ biết thời xưa mẹ truyền lại, rồi cứ vậy mà làm. Biết làm rồi nên thấy cái nào cũng dễ. Còn trong mấy bánh Tám bán, phức tạp, kỳ công nhất là bánh bò vì phải có cách ủ bột, nhồi bột bằng tay. Ngày trước dùng men, giờ toàn men công nghiệp hóa học nên thay bằng cơm rượu. Món này cũng kiêng cữ dữ lắm, việc nhồi bột phải để đàn ông. Gia đình Tám làm bánh này thì đàn bà tuyệt đối không cho bén mảng, bởi kiêng, gặp “ngày dơ” là bột nhồi không lên được”.

“Lực sĩ” trong giới hàng rong đêm

Dân ăn khuya hay gọi đùa Tám là người đàn bà khỏe nhất trong thế giới đêm Sài Gòn, bởi thói quen mang vác siêu phàm không dễ có người thứ hai làm theo được.

“Hồi xưa mấy lần mua bánh, mình có thử bê cái mẹt. Mình cũng trai tráng mà đứng thõng lưng nhấc không lên nổi luôn, vậy mà Tám chỉ hẩy một cái nhẹ, rổ bánh nhảy lên eo, tay còn lại xách cái xô đầy bánh, vậy là đi phăng phăng trên phố đêm Sài Gòn. Hình ảnh ấy làm mình ấn tượng hoài”, anh Đặng Việt Hùng cho biết.

_________________
Vào đây đọc truyện:

https://www.nhomcho.com/f7-truyen-ngan

https://www.nhomcho.com/f8-truyen-dai

Vào đây nghe nhạc Việt:

https://www.nhomcho.com/f14-nhac-vn
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Tin VN: Tết qua như chưa Tết bao giờ…

Post by Sponsored content



Sponsored content


Back to top Go down

Page 20 of 38 Previous  1 ... 11 ... 19, 20, 21 ... 29 ... 38  Next

View previous topic View next topic Back to top

- Similar topics

Permissions in this forum:
You can reply to topics in this forum