Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
Page 38 of 38 • Share
Page 38 of 38 • 1 ... 20 ... 36, 37, 38
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
Câu hỏi dành cho người Việt Nam
Viết từ xứ người
Phạm Hồng Sơn
23 tháng 7, 2023
Saigon Nhỏ
Bị cáo Phạm Trung Kiên, cựu Thư ký của Thứ trưởng Bộ Y tế bị Viện Kiểm sát đề nghị mức án tử hình. Bào chữa cho mình, Kiên bật khóc xin Hội đồng xét xử cho hưởng án tù “để có cơ hội được trở về” (ảnh: VNE)
Theo thông tin chính thức từ Thư Viện Pháp Luật, lương tối thiểu của công nhân Việt Nam vào năm 2023 ở vùng được tính cao nhất là 4,680,000 đồng/tháng ($197.82). Công nhân Việt Nam có thu nhập cơ bản cả năm được gần 60 triệu đồng ($2,536.19).
Ngày 18 tháng Bảy 2023, gia đình của bị cáo Phạm Trung Kiên, trong vụ án “chuyến bay giải cứu”, đã tức tốc nộp thêm 8 tỷ đồng cho cơ quan chức năng sau khi bị đề nghị án tử hình. Trước đó, gia đình ông Kiên đã nộp hai lần để “khắc phục hậu quả”: Lần đầu 12 tỷ đồng, lần sau 15 tỷ đồng. Báo chí chính quyền còn cho biết ông Phạm Trung Kiên đã hứa sẵn sàng nộp thêm tiền để hy vọng giảm án.
Như vậy, số tiền tham nhũng lẻ, 8 tỷ đồng, của ông Phạm Trung Kiên tương đương với thu nhập của một công nhân làm việc ròng rã trong hơn 100 năm.
Số tiền lẻ này, như ông Kiên thừa nhận, có nguồn từ những quà tặng, biếu xén của doanh nghiệp, cơ quan trong việc điều phối đưa máy bay đi “giải cứu” con dân Việt Nam bị kẹt ở nước ngoài do đại dịch Covid. Nói cách khác, số tiền lẻ bằng hơn 100 năm làm việc của một công nhân chỉ là một phần rất nhỏ trong tổng số tiền người dân đã phải hối lộ (gián tiếp) cho ông Kiên để được quyền bảo vệ sức khỏe, giữ gìn mạng sống hay được quyền trở về tổ quốc.
Theo hồ sơ được công bố, chỉ riêng vụ “giải cứu”, ông Kiên nhận tiền hối lộ 253 lần với tổng số gần 50 tỷ đồng. Ông Kiên khi hành sự chỉ là thư ký của Thứ trưởng Bộ Y tế – bộ “lương y như từ mẫu”, theo cách ví von của Hồ Chí Minh. Không cần tìm hiểu thêm, chúng ta khẳng định ngay ông Phạm Trung Kiên là đảng viên Đảng Cộng Sản Việt Nam.
Trong phiên tòa, đại diện của Viện kiểm sát – một cơ quan chuyên vòi tiền những người lỡ lâm vòng lao lý – đã tỏ ra rất nghiêm khắc và “thật sự phẫn nộ” trước những lời bào chữa giảm tội cho ông Kiên. Báo chí chính quyền thuật:
“Viện kiểm sát cho rằng một số quan điểm bào chữa của luật sư với ông Kiên là thể hiện sự thờ ơ trước nỗi đau, nỗi mất mát của đồng bào trong dịch bệnh… Viện kiểm sát nhận định hành vi của ông Kiên cũng như các bị cáo làm mất đi ý nghĩa của chuyến bay giải cứu, gây bất bình trong nhân dân và ‘phản bội lại sự cố gắng của cả hệ thống chính trị, Đảng, Nhà nước, nhân dân.”
Chúng ta, những người dân thường, nông dân hay công nhân, có lẽ cũng phẫn nộ không kém ông/bà Viện kiểm sát ngồi trong “phiên tòa” này. Tuy nhiên, chúng ta có thể phẫn nộ, thậm chí căm thù ông Phạm Trung Kiên, nhưng xin hãy coi chừng!
Trong một giáo trình hiện hành tại Pháp, dành cho giới sinh viên, nghiên cứu về luật học, chính trị học, tác giả Philippe Foillard đã viết xúc tích về các chế độ cộng sản, người viết xin tóm lược như sau:
Về lý thuyết, đây là các chế độ dựa trên hệ tư tưởng Marx-Lenin nhằm thiết lập một chế độ mới tiến bộ thông qua con đường bạo lực bằng việc huy động giai cấp công nhân vô sản tấn công, lật đổ nhà nước tư bản, xóa bỏ giai cấp tư sản để thiết lập nhà nước mới có tính chuyển tiếp dựa trên quyền lực độc tôn do giai cấp công nhân vô sản nắm giữ (tức chuyên chính vô sản, thuật ngữ thường thấy ở Việt Nam).
Bằng nhà nước chuyển tiếp này, các chế độ cộng sản sẽ thực hiện các cải biến xã hội, kinh tế, chính trị để tiến tới một hình thái xã hội mới phi giai cấp, phi xung đột, phi nhà nước, tất cả mọi người đều bình đẳng như nhau, hạnh phúc, sung sướng vô tận như nhau. Đó là hừng đông chủ nghĩa cộng sản (le communisme).
Tuy nhiên, tác giả Philippe Foillard bình rằng, trên thực tế các chế độ cộng sản chưa bao giờ thực hiện như lý thuyết. Trái lại, bộ máy nhà nước của chúng – công cụ quyền lực của đảng cộng sản – ngày càng phình to và uy lực hơn bao giờ hết. Kẻ nắm quyền đích thực và độc tôn ở đây là đảng cộng sản – đảng duy nhất được phép tồn tại – chứ không phải giai cấp công nhân vô sản.
Trong đảng, Ban chấp hành trung ương và Tổng bí thư là chóp bu cao nhất đưa ra các quyết định, đường hướng để bộ máy nhà nước thực thi. Ngoài ra, mỗi cấp độ, cơ cấu của hệ thống nhà nước luôn bị đặt dưới sự điều khiển, chỉ thị của một tổ chức đảng tương ứng. Sự vận hành chế độ cộng sản đã đưa tới hệ quả cho xã hội của nó:
Trước bộ máy nhà nước (tức trước đảng), con người bị lột trần, bị tước mọi khí giới, tài sản nếu đảng thấy cần; các cá nhân không thấy một khả năng, quyền lực độc lập nào có thể bám víu để bảo vệ các quyền của mình, bởi đảng đã thâu tóm tất cả mọi quyền lực, tổ chức vào tay nó. Về “quyền”, “luật” hay “hệ thống tư pháp”, các chế độ cộng sản phỉ báng các khái niệm này vì coi đó là những công cụ của chế độ tư bản thối nát. Ngày nay, các chế độ cộng sản chỉ còn tồn tại ở vài nơi trên thế giới, đó là Trung Quốc, Cuba, Bắc Triều Tiên và Việt Nam.
Bây giờ, xin hãy quay trở lại với bị cáo Phạm Trung Kiên và phiên tòa rất ầm ĩ xử 54 quan chức của nhiều bộ ngành đã lợi dụng cơn đại dịch thế kỷ để nặn bóp nhân dân ngay trong cơn thống khổ. Có thể nói 100% bị cáo đều là người của Đảng Cộng Sản Việt Nam, nhiều kẻ còn là đảng viên ưu tú đã kinh qua Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Nếu được hỏi ý kiến về hiệu quả của vụ án trong chống tham nhũng, nhiều khả năng ông Philippe Foillard sẽ mỉa mai rằng:
Toàn bộ tư tưởng, toàn bộ cơ chế đẻ ra tham nhũng vẫn y nguyên, và lại còn được tay Tổng bí thư ca tụng, kêu gọi kiên quyết bảo vệ, đi theo đến cùng, thì bắt tù, kể cả tử hình, vài kẻ tham nhũng sẽ giải quyết được gì?
Nhưng tại sao những năm gần đây, Nguyễn Phú Trọng, đầu sỏ của chế độ độc tài-tham nhũng, kẻ luôn tránh né việc công khai tài sản cá nhân như lời răn dạy của y cho cấp dưới, đã cho thực hiện nhiều vụ bắt bớ đồng đảng ở cấp khá to, đồng thời cho tuyên truyền rất rùm beng về chống tham nhũng?
Đây chính là câu hỏi dành cho chúng ta – người dân Việt Nam – phải tự trả lời nếu chúng ta thực sự muốn có một đất nước, một xã hội tốt đẹp, trong sạch gần giống nước Pháp, và các nước văn minh khác.
Viết từ xứ người
Phạm Hồng Sơn
23 tháng 7, 2023
Saigon Nhỏ
Bị cáo Phạm Trung Kiên, cựu Thư ký của Thứ trưởng Bộ Y tế bị Viện Kiểm sát đề nghị mức án tử hình. Bào chữa cho mình, Kiên bật khóc xin Hội đồng xét xử cho hưởng án tù “để có cơ hội được trở về” (ảnh: VNE)
Theo thông tin chính thức từ Thư Viện Pháp Luật, lương tối thiểu của công nhân Việt Nam vào năm 2023 ở vùng được tính cao nhất là 4,680,000 đồng/tháng ($197.82). Công nhân Việt Nam có thu nhập cơ bản cả năm được gần 60 triệu đồng ($2,536.19).
Ngày 18 tháng Bảy 2023, gia đình của bị cáo Phạm Trung Kiên, trong vụ án “chuyến bay giải cứu”, đã tức tốc nộp thêm 8 tỷ đồng cho cơ quan chức năng sau khi bị đề nghị án tử hình. Trước đó, gia đình ông Kiên đã nộp hai lần để “khắc phục hậu quả”: Lần đầu 12 tỷ đồng, lần sau 15 tỷ đồng. Báo chí chính quyền còn cho biết ông Phạm Trung Kiên đã hứa sẵn sàng nộp thêm tiền để hy vọng giảm án.
Như vậy, số tiền tham nhũng lẻ, 8 tỷ đồng, của ông Phạm Trung Kiên tương đương với thu nhập của một công nhân làm việc ròng rã trong hơn 100 năm.
Số tiền lẻ này, như ông Kiên thừa nhận, có nguồn từ những quà tặng, biếu xén của doanh nghiệp, cơ quan trong việc điều phối đưa máy bay đi “giải cứu” con dân Việt Nam bị kẹt ở nước ngoài do đại dịch Covid. Nói cách khác, số tiền lẻ bằng hơn 100 năm làm việc của một công nhân chỉ là một phần rất nhỏ trong tổng số tiền người dân đã phải hối lộ (gián tiếp) cho ông Kiên để được quyền bảo vệ sức khỏe, giữ gìn mạng sống hay được quyền trở về tổ quốc.
Theo hồ sơ được công bố, chỉ riêng vụ “giải cứu”, ông Kiên nhận tiền hối lộ 253 lần với tổng số gần 50 tỷ đồng. Ông Kiên khi hành sự chỉ là thư ký của Thứ trưởng Bộ Y tế – bộ “lương y như từ mẫu”, theo cách ví von của Hồ Chí Minh. Không cần tìm hiểu thêm, chúng ta khẳng định ngay ông Phạm Trung Kiên là đảng viên Đảng Cộng Sản Việt Nam.
Trong phiên tòa, đại diện của Viện kiểm sát – một cơ quan chuyên vòi tiền những người lỡ lâm vòng lao lý – đã tỏ ra rất nghiêm khắc và “thật sự phẫn nộ” trước những lời bào chữa giảm tội cho ông Kiên. Báo chí chính quyền thuật:
“Viện kiểm sát cho rằng một số quan điểm bào chữa của luật sư với ông Kiên là thể hiện sự thờ ơ trước nỗi đau, nỗi mất mát của đồng bào trong dịch bệnh… Viện kiểm sát nhận định hành vi của ông Kiên cũng như các bị cáo làm mất đi ý nghĩa của chuyến bay giải cứu, gây bất bình trong nhân dân và ‘phản bội lại sự cố gắng của cả hệ thống chính trị, Đảng, Nhà nước, nhân dân.”
Chúng ta, những người dân thường, nông dân hay công nhân, có lẽ cũng phẫn nộ không kém ông/bà Viện kiểm sát ngồi trong “phiên tòa” này. Tuy nhiên, chúng ta có thể phẫn nộ, thậm chí căm thù ông Phạm Trung Kiên, nhưng xin hãy coi chừng!
Trong một giáo trình hiện hành tại Pháp, dành cho giới sinh viên, nghiên cứu về luật học, chính trị học, tác giả Philippe Foillard đã viết xúc tích về các chế độ cộng sản, người viết xin tóm lược như sau:
Về lý thuyết, đây là các chế độ dựa trên hệ tư tưởng Marx-Lenin nhằm thiết lập một chế độ mới tiến bộ thông qua con đường bạo lực bằng việc huy động giai cấp công nhân vô sản tấn công, lật đổ nhà nước tư bản, xóa bỏ giai cấp tư sản để thiết lập nhà nước mới có tính chuyển tiếp dựa trên quyền lực độc tôn do giai cấp công nhân vô sản nắm giữ (tức chuyên chính vô sản, thuật ngữ thường thấy ở Việt Nam).
Bằng nhà nước chuyển tiếp này, các chế độ cộng sản sẽ thực hiện các cải biến xã hội, kinh tế, chính trị để tiến tới một hình thái xã hội mới phi giai cấp, phi xung đột, phi nhà nước, tất cả mọi người đều bình đẳng như nhau, hạnh phúc, sung sướng vô tận như nhau. Đó là hừng đông chủ nghĩa cộng sản (le communisme).
Tuy nhiên, tác giả Philippe Foillard bình rằng, trên thực tế các chế độ cộng sản chưa bao giờ thực hiện như lý thuyết. Trái lại, bộ máy nhà nước của chúng – công cụ quyền lực của đảng cộng sản – ngày càng phình to và uy lực hơn bao giờ hết. Kẻ nắm quyền đích thực và độc tôn ở đây là đảng cộng sản – đảng duy nhất được phép tồn tại – chứ không phải giai cấp công nhân vô sản.
Trong đảng, Ban chấp hành trung ương và Tổng bí thư là chóp bu cao nhất đưa ra các quyết định, đường hướng để bộ máy nhà nước thực thi. Ngoài ra, mỗi cấp độ, cơ cấu của hệ thống nhà nước luôn bị đặt dưới sự điều khiển, chỉ thị của một tổ chức đảng tương ứng. Sự vận hành chế độ cộng sản đã đưa tới hệ quả cho xã hội của nó:
Trước bộ máy nhà nước (tức trước đảng), con người bị lột trần, bị tước mọi khí giới, tài sản nếu đảng thấy cần; các cá nhân không thấy một khả năng, quyền lực độc lập nào có thể bám víu để bảo vệ các quyền của mình, bởi đảng đã thâu tóm tất cả mọi quyền lực, tổ chức vào tay nó. Về “quyền”, “luật” hay “hệ thống tư pháp”, các chế độ cộng sản phỉ báng các khái niệm này vì coi đó là những công cụ của chế độ tư bản thối nát. Ngày nay, các chế độ cộng sản chỉ còn tồn tại ở vài nơi trên thế giới, đó là Trung Quốc, Cuba, Bắc Triều Tiên và Việt Nam.
Bây giờ, xin hãy quay trở lại với bị cáo Phạm Trung Kiên và phiên tòa rất ầm ĩ xử 54 quan chức của nhiều bộ ngành đã lợi dụng cơn đại dịch thế kỷ để nặn bóp nhân dân ngay trong cơn thống khổ. Có thể nói 100% bị cáo đều là người của Đảng Cộng Sản Việt Nam, nhiều kẻ còn là đảng viên ưu tú đã kinh qua Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Nếu được hỏi ý kiến về hiệu quả của vụ án trong chống tham nhũng, nhiều khả năng ông Philippe Foillard sẽ mỉa mai rằng:
Toàn bộ tư tưởng, toàn bộ cơ chế đẻ ra tham nhũng vẫn y nguyên, và lại còn được tay Tổng bí thư ca tụng, kêu gọi kiên quyết bảo vệ, đi theo đến cùng, thì bắt tù, kể cả tử hình, vài kẻ tham nhũng sẽ giải quyết được gì?
Nhưng tại sao những năm gần đây, Nguyễn Phú Trọng, đầu sỏ của chế độ độc tài-tham nhũng, kẻ luôn tránh né việc công khai tài sản cá nhân như lời răn dạy của y cho cấp dưới, đã cho thực hiện nhiều vụ bắt bớ đồng đảng ở cấp khá to, đồng thời cho tuyên truyền rất rùm beng về chống tham nhũng?
Đây chính là câu hỏi dành cho chúng ta – người dân Việt Nam – phải tự trả lời nếu chúng ta thực sự muốn có một đất nước, một xã hội tốt đẹp, trong sạch gần giống nước Pháp, và các nước văn minh khác.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
Giáo viên Việt Nam bỏ nghề đi lao động xứ người
An Vui
27 tháng 7, 2023
Saigon Nhỏ
Ảnh minh họa VietnamNet: một lao động Việt Nam đang phụ bán hàng ăn ở xứ Đài Loan
Không có con số thống kê số giáo viên Việt Nam bỏ nghề đi lao động xứ người, nhưng đây đang là xu hướng của nam giáo viên, khi gánh nặng kinh tế của gia đình đè nặng lên vai họ, mà thu nhập từ nghề giáo viên không đủ sống.
Loạt bài viết về tình trạng giáo viên bỏ nghề đi lao động xứ người để đổi đời của VietnamNet từ ngày 24 – 27 Tháng Bảy 2023 đã phác họa một thực trạng đáng báo động của ngành giáo dục Việt Nam: Dù các cấp học đều thiếu giáo viên, nhu cầu tuyển dụng cao, nhưng giáo viên bỏ nghề ngày một tăng!
Nguyên nhân chính vẫn là kinh tế.
Mới nhất là sự việc ba thầy giáo ở huyện Kỳ Anh (tỉnh Hà Tĩnh) xin nghỉ phép đi chữa bệnh nhưng thực chất là sang Hàn Quốc tìm việc. Khi có việc làm ổn định tại xứ người, cả ba thầy giáo đã không quay trở lại trường, buộc Ủy ban huyện Kỳ Anh phải ra quyết định kỷ luật.
Trong số ba thầy giáo, có một viên chức ngành giáo dục là ông Lê Văn Q. (45 tuổi), Hiệu phó trường trung học cơ sở (THCS) Kỳ Xuân, huyện Kỳ Anh.
Hai trường hợp khác giáo viên dạy môn toán (môn vốn có nhiều học sinh phải đi học thêm) là thầy Trần Đăng G. (45 tuổi), giáo viên trường THCS Kỳ Khang, huyện Kỳ Anh và thầy Hồ Văn Th. (45 tuổi), giáo viên trường THCS Kỳ Phú, huyện Kỳ Anh.
Lãnh đạo phòng Giáo dục huyện Kỳ Anh ngậm ngùi cho biết thầy Q., thầy G. và thầy Th. đều là những giáo viên có nhiều năm công tác trong ngành giáo dục, chuyên môn nghiệp vụ tốt.
Ảnh minh họa của VietnamNet: Lao động ngành cơ khí Việt Nam đang làm việc ở Hàn Quốc
Trao đổi với VietnamNet, hiệu phó một trường trung học phổ thông (THPT) tại Hà Tĩnh cho biết từ năm 2010 đến nay, trường có đến năm giáo viên viết đơn xin ra khỏi ngành.
Có trường hợp cả hai vợ chồng đều là giáo viên (chồng là giáo viên Thể dục, vợ là giáo viên tiếng Anh một trường THCS) đều xin nghỉ việc.
Lý do xin ra khỏi ngành của các giáo viên này là tìm được công việc khác phù hợp hơn với hoàn cảnh gia đình. Họ không nói nghỉ dạy để làm gì, nhưng hiện tất cả đều đang lao động ở xứ người.
Vị hiệu phó chia sẻ thêm năm 2016, thầy H. là giáo viên dạy Toán, thầy C. giáo viên dạy Sinh đều xin nghỉ dạy, ra khỏi ngành sau nhiều năm thâm niên giảng dạy. Vì cả hai đều có thân nhân đang lao động ở Hàn Quốc nên họ sang nước này tìm việc mới.
Một hiệu trưởng trường THPT chia sẻ với VietNamNet, đa số giáo viên sống chật vật với đồng lương, vì thế họ buộc phải nghĩ cách tăng thu nhập, đặc biệt là với giáo viên nam – những “trụ cột” trong gia đình.
Vị hiệu trưởng này kể câu chuyện về thầy K., một giáo viên dạy Ngữ văn trong trường. Cuối Tháng Năm 2015, thầy K. lên phòng gặp hiệu trưởng để mượn 50 triệu đồng.
Vị hiệu trưởng không ngạc nhiên bởi hoàn cảnh gia đình thầy K. khó khăn, có con bị bệnh tim bẩm sinh. Nhiều lần, công đoàn trường cũng đã phải quyên góp ủng hộ gia đình thầy.
Lúc đầu, ông hiệu trưởng tưởng thầy K. cần tiền để chữa bệnh cho con trai, không dè thầy bảo mượn số tiền này để sang Đức làm nghề phục vụ trong nhà hàng cho một người quen.
Người Việt đang thu hoạch nông sản ở một trang trại Úc – Ảnh minh họa của VietnamNet
Tới Đức, may mắn có người quen giúp đỡ cùng với sự chịu khó, cần cù, công việc mới của thầy K. thuận lợi, có nguồn thu nhập tốt, tích góp đủ để mổ tim cho con trai và xây được căn nhà khang trang cho vợ con ở quê nhà.
Một người thầy khác là Trương X.T (47 tuổi), giáo viên tiếng Anh có biên chế tại trường THCS ở Hà Tĩnh. Hơn 10 năm trước, nhận thấy mức lương hơn 3 triệu đồng/tháng không đủ sống, thầy T. đã xin nghỉ việc và sang Úc kiếm việc làm bằng visa du học.
Trên chuyến bay sang Úc, thầy K. còn gặp hai giáo viên khác, một ở Hà Tĩnh, một ở Quảng Bình… cũng ra nước ngoài bằng visa du học. Sau bảy năm lao động ở Úc, khi trở về quê nhà, thầy T. có trong tay tiền tỷ, nhiều tài sản và gia đình sống sung túc.
Thầy kể: “Những tháng lễ hội của Úc, việc làm thêm rất nhiều. Có những ngày, tôi nhận làm thêm ba việc khác nhau, chỉ ngủ ba tiếng, đổi lại tháng đó kiếm được hơn 300 triệu đồng gửi về cho gia đình. Tháng cao điểm, tôi kiếm được hơn 400 triệu đồng, nếu làm phép tính, số tiền kiếm được một tháng ở Úc bằng lương giáo viên đi dạy 10 năm”.
Lao động Việt Nam nghỉ trên một cánh đồng ở Úc sau những giờ làm việc mệt nhoài – Ảnh minh họa của VietnamNet
Thầy T. làm gì? Sang Úc, thầy xin vào làm ở các trang trại, làm thợ sơn, phục vụ nhà hàng… Tuy nhiên, cũng có đồng nghiệp mà thầy biết khi sang Úc tham gia trồng cần sa đã vướng vào vòng lao lý.
Hiện nay, con đường xuất cảnh bằng visa du học ở Úc khó hơn (với điều kiện có chứng chỉ IELTS từ 5.5 trở lên) nên các thầy giáo tìm cách xuất ngoại bằng visa du lịch hoặc “kết hôn giả”.
Vì chi phí cho tấm vé xuất ngoại cao nên có những thầy giáo bất chấp phạm pháp, phải ngồi tù ở Úc vì trồng cần sa.
Tuy vậy, số cựu giáo viên phạm pháp ở xứ người vẫn là số ít so với số thành công, nên chắc chắn không ảnh hưởng đến làn sóng nghỉ việc của giáo viên Việt Nam.
An Vui
27 tháng 7, 2023
Saigon Nhỏ
Ảnh minh họa VietnamNet: một lao động Việt Nam đang phụ bán hàng ăn ở xứ Đài Loan
Không có con số thống kê số giáo viên Việt Nam bỏ nghề đi lao động xứ người, nhưng đây đang là xu hướng của nam giáo viên, khi gánh nặng kinh tế của gia đình đè nặng lên vai họ, mà thu nhập từ nghề giáo viên không đủ sống.
Loạt bài viết về tình trạng giáo viên bỏ nghề đi lao động xứ người để đổi đời của VietnamNet từ ngày 24 – 27 Tháng Bảy 2023 đã phác họa một thực trạng đáng báo động của ngành giáo dục Việt Nam: Dù các cấp học đều thiếu giáo viên, nhu cầu tuyển dụng cao, nhưng giáo viên bỏ nghề ngày một tăng!
Nguyên nhân chính vẫn là kinh tế.
Mới nhất là sự việc ba thầy giáo ở huyện Kỳ Anh (tỉnh Hà Tĩnh) xin nghỉ phép đi chữa bệnh nhưng thực chất là sang Hàn Quốc tìm việc. Khi có việc làm ổn định tại xứ người, cả ba thầy giáo đã không quay trở lại trường, buộc Ủy ban huyện Kỳ Anh phải ra quyết định kỷ luật.
Trong số ba thầy giáo, có một viên chức ngành giáo dục là ông Lê Văn Q. (45 tuổi), Hiệu phó trường trung học cơ sở (THCS) Kỳ Xuân, huyện Kỳ Anh.
Hai trường hợp khác giáo viên dạy môn toán (môn vốn có nhiều học sinh phải đi học thêm) là thầy Trần Đăng G. (45 tuổi), giáo viên trường THCS Kỳ Khang, huyện Kỳ Anh và thầy Hồ Văn Th. (45 tuổi), giáo viên trường THCS Kỳ Phú, huyện Kỳ Anh.
Lãnh đạo phòng Giáo dục huyện Kỳ Anh ngậm ngùi cho biết thầy Q., thầy G. và thầy Th. đều là những giáo viên có nhiều năm công tác trong ngành giáo dục, chuyên môn nghiệp vụ tốt.
Ảnh minh họa của VietnamNet: Lao động ngành cơ khí Việt Nam đang làm việc ở Hàn Quốc
Trao đổi với VietnamNet, hiệu phó một trường trung học phổ thông (THPT) tại Hà Tĩnh cho biết từ năm 2010 đến nay, trường có đến năm giáo viên viết đơn xin ra khỏi ngành.
Có trường hợp cả hai vợ chồng đều là giáo viên (chồng là giáo viên Thể dục, vợ là giáo viên tiếng Anh một trường THCS) đều xin nghỉ việc.
Lý do xin ra khỏi ngành của các giáo viên này là tìm được công việc khác phù hợp hơn với hoàn cảnh gia đình. Họ không nói nghỉ dạy để làm gì, nhưng hiện tất cả đều đang lao động ở xứ người.
Vị hiệu phó chia sẻ thêm năm 2016, thầy H. là giáo viên dạy Toán, thầy C. giáo viên dạy Sinh đều xin nghỉ dạy, ra khỏi ngành sau nhiều năm thâm niên giảng dạy. Vì cả hai đều có thân nhân đang lao động ở Hàn Quốc nên họ sang nước này tìm việc mới.
Một hiệu trưởng trường THPT chia sẻ với VietNamNet, đa số giáo viên sống chật vật với đồng lương, vì thế họ buộc phải nghĩ cách tăng thu nhập, đặc biệt là với giáo viên nam – những “trụ cột” trong gia đình.
Vị hiệu trưởng này kể câu chuyện về thầy K., một giáo viên dạy Ngữ văn trong trường. Cuối Tháng Năm 2015, thầy K. lên phòng gặp hiệu trưởng để mượn 50 triệu đồng.
Vị hiệu trưởng không ngạc nhiên bởi hoàn cảnh gia đình thầy K. khó khăn, có con bị bệnh tim bẩm sinh. Nhiều lần, công đoàn trường cũng đã phải quyên góp ủng hộ gia đình thầy.
Lúc đầu, ông hiệu trưởng tưởng thầy K. cần tiền để chữa bệnh cho con trai, không dè thầy bảo mượn số tiền này để sang Đức làm nghề phục vụ trong nhà hàng cho một người quen.
Người Việt đang thu hoạch nông sản ở một trang trại Úc – Ảnh minh họa của VietnamNet
Tới Đức, may mắn có người quen giúp đỡ cùng với sự chịu khó, cần cù, công việc mới của thầy K. thuận lợi, có nguồn thu nhập tốt, tích góp đủ để mổ tim cho con trai và xây được căn nhà khang trang cho vợ con ở quê nhà.
Một người thầy khác là Trương X.T (47 tuổi), giáo viên tiếng Anh có biên chế tại trường THCS ở Hà Tĩnh. Hơn 10 năm trước, nhận thấy mức lương hơn 3 triệu đồng/tháng không đủ sống, thầy T. đã xin nghỉ việc và sang Úc kiếm việc làm bằng visa du học.
Trên chuyến bay sang Úc, thầy K. còn gặp hai giáo viên khác, một ở Hà Tĩnh, một ở Quảng Bình… cũng ra nước ngoài bằng visa du học. Sau bảy năm lao động ở Úc, khi trở về quê nhà, thầy T. có trong tay tiền tỷ, nhiều tài sản và gia đình sống sung túc.
Thầy kể: “Những tháng lễ hội của Úc, việc làm thêm rất nhiều. Có những ngày, tôi nhận làm thêm ba việc khác nhau, chỉ ngủ ba tiếng, đổi lại tháng đó kiếm được hơn 300 triệu đồng gửi về cho gia đình. Tháng cao điểm, tôi kiếm được hơn 400 triệu đồng, nếu làm phép tính, số tiền kiếm được một tháng ở Úc bằng lương giáo viên đi dạy 10 năm”.
Lao động Việt Nam nghỉ trên một cánh đồng ở Úc sau những giờ làm việc mệt nhoài – Ảnh minh họa của VietnamNet
Thầy T. làm gì? Sang Úc, thầy xin vào làm ở các trang trại, làm thợ sơn, phục vụ nhà hàng… Tuy nhiên, cũng có đồng nghiệp mà thầy biết khi sang Úc tham gia trồng cần sa đã vướng vào vòng lao lý.
Hiện nay, con đường xuất cảnh bằng visa du học ở Úc khó hơn (với điều kiện có chứng chỉ IELTS từ 5.5 trở lên) nên các thầy giáo tìm cách xuất ngoại bằng visa du lịch hoặc “kết hôn giả”.
Vì chi phí cho tấm vé xuất ngoại cao nên có những thầy giáo bất chấp phạm pháp, phải ngồi tù ở Úc vì trồng cần sa.
Tuy vậy, số cựu giáo viên phạm pháp ở xứ người vẫn là số ít so với số thành công, nên chắc chắn không ảnh hưởng đến làn sóng nghỉ việc của giáo viên Việt Nam.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
Toà VN tuyên án vụ Chuyến bay giải cứu: 'Không loại ai khỏi xã hội'
Chuyến bay giải cứu
Chụp lại hình ảnh,
Các bị cáo đều từng là quan chức nhà nước, đảng viên ĐCS
28.07.2023 - BBC
Tòa án Nhân dân TP Hà Nội vừa tuyên án 54 bị cáo trong vụ “Chuyến bay giải cứu”.
Phiên xét xử kết thúc sau 18 ngày, sớm 12 ngày so dự kiến kéo dài một tháng và có vẻ như hội đồng xét xử "lắng nghe dư luận", theo ý kiến một luật sư.
Cùng lúc, có ý kiến 'nạn nhân' nói không còn hy vọng đòi được tiền bị mất khi về VN trên một trong số các chuyến bay 'giải cứu giá cắt cổ' mà chính quyền nước này tổ chức thời đại dịch Covid.
'Không loại ai ra khỏi xã hội'
Đáng chú ý là cựu Thư ký Thứ trưởng Bộ Y tế Phạm Trung Kiên, người duy nhất bị đề nghị mức án kịch khung trong nhóm tội nhận hối lộ không bị phán tử hình mà nhận mức tù chung thân.
Ông Kiên là người nhận số tiền hối lộ nhiều nhất với số tiền hơn 42,6 tỷ đồng. Tuy nhiên, Hội đồng xét xử cho rằng bị cáo đã thành khẩn, ăn năn hối cải, đã nộp 42,2 tỷ đồng khắc phục hậu quả nên "không cần loại khỏi xã hội".
Cùng mức tù chung thân còn có nguyên Cục trưởng Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao Nguyễn Thị Hương Lan (nhận hối lộ hơn 25 tỷ) và nguyên Phó Trưởng phòng Tham mưu, Cục Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an Vũ Anh Tuấn (nhận hối lộ hơn 27 tỷ) và điều tra viên Hoàng Văn Hưng.
Trong khi đó, cựu thứ trưởng Ngoại giao Tô Anh Dũng nhận mức án 16 năm tù và, cựu trợ lý Phó thủ tướng Nguyễn Quang Linh, bị phạt 7 năm.
21 bị cáo nhận hối lộ mỗi người phải nộp phạt 100 triệu đồng sung công quỹ nhà nước.
Vụ án chuyến bay giải cứu được cho là một đại án với số người tham gia nhiều nhất trong thời gian gần đây.
Trong số 54 người bị tuyên án bao gồm 28 cựu quan chức và 26 bị cáo khác. Cụ thể, 21 người bị xét xử về tội Nhận hối lộ; 24 người về tội Đưa hối lộ; 4 người tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ và 4 người Môi giới hối lộ.
Quá trình xét xử gồm 12 ngày thẩm vấn và tranh luận, 6 ngày nghị án, với sự tham gia của 54 bị cáo, 105 luật sư, 46 người có quyền nghĩa vụ liên quan, 33 nhân chứng.
Trong danh sách nhân chứng và người liên quan được triệu tập ngày 28/7, Thứ trưởng Y tế Đỗ Xuân Tuyên vắng mặt.
Ý kiến của luật sư
Từ Hà Nội, Luật sư Ngô Anh Tuấn nói với BBC News Tiếng Việt rằng về trường hợp của ông Phạm Trung Kiên, theo quy định của điều 40 Luật hình sự thì trước sau gì ông Kiên cũng không bị án tử hình. Ngay cả trong trường hợp bị xử án tử hình thì vẫn được giảm xuống chung thân, vì luật quy định nếu đã khắc phục hơn ba phần tư số tiền nhận hối lộ thì sẽ không bị tuyên án tử hình.
“Mức án này là đúng quy định với luật. Mọi người có quyền bình luận về mức độ nặng nhẹ của hình phạt, nhưng muốn áp dụng mức án tử hình với trường hợp này là rất khó”, ông nhận định.
Về mức án mà tòa tuyên cho các cựu quan chức khác, trước đây Viện kiểm sát chỉ đề nghị một án tử hình cho ông Kiên, còn những người khác thì chỉ là án số (tính số năm), và không có án chung thân.
Tuy nhiên TAND TP Hà Nội đã tuyên thêm ba án chung thân khác ngoài ông Kiên, luật sư Tuấn cho rằng trong quá trình nghị án thì phía tòa án hoặc người chỉ đạo đã có những xem xét lại, có thể là lắng nghe dư luận để cân nhắc áp dụng cho phù hợp.
“Tôi thấy số án chung thân tăng thêm so với đề xuất khá nhiều. Về góc độ cá nhân thì tôi thấy ý kiến của dư luận đã được xem xét hơn một chút”, ông lý giải với BBC ngày 28/7.
Ngược lại, vị luật sư này cho rằng đối với một số quan chức khác thì mức án khá thấp, và nêu ví dụ về trường hợp của ông Chử Xuân Dũng - cựu phó chủ tịch UBND TP Hà Nội, người bị tuyên án ba năm tù giam vì nhận hối lộ 2 tỷ đồng khi duyệt và ký chủ trương cho doanh nghiệp được đưa công dân Việt Nam ở nước ngoài về cách ly tại Hà Nội.
Trong thời gian nghị án, tập thể 71 cán bộ và giáo viên thuộc Trường THPT Lê Lợi (quận Hà Đông, Hà Nội) đã gửi tâm thư đến hội đồng xét xử, bày tỏ mong muốn cấp sơ thẩm xem xét giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho ông Dũng.
“Tôi không hài lòng với mức án của ông Dũng vì có khá nhiều tình tiết giảm nhẹ, nhưng cũng có nhiều tình tiết tăng nặng, nên khi xem xét thì tùy vào đó mà có thể vượt khung”.
Bên cạnh đó, luật sư Tuấn cũng đưa ra băn khoăn về mặt pháp lý đối với trường hợp của cựu điều tra viên Hoàng Văn Hưng, nếu toà án mà chưa yên tâm lắm đối với chứng cứ buộc tội của ông Hưng thì họ có thể xem xét trả hồ sơ.
“Nhưng tòa không làm vậy mà lại tuyên án luôn, nên tôi có chút băn khăn về chứng cứ buộc tội của ông Hưng”, ông nêu quan điểm.
Bình luận về việc tòa tuyên án sớm hơn 12 ngày so với dự tính, luật sư Tuấn cho rằng phiên tòa thậm chí còn có thể kết thúc sớm hơn vì trừ bị cáo Hoàng Văn Hưng không nhận tội thì tất cả các bị cáo khác đều nhận tội, thì việc khai thác tình tiết khá là đơn giản.
NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh,
Bị cáo Tô Anh Dũng (cựu Thứ trưởng Bộ Ngoại giao), nhận hối lộ 21,5 tỷ đồng, nhận 16 năm tù
“Tôi đã từng có tâm lý biết ơn cho đến khi biết họ kết cấu ăn dày”
Từ TP HCM, chị Ngọc Anh (không phải tên thật), người cùng con nhỏ bay từ Mỹ về Việt Nam trong chuyến bay giải cứu tháng 7/2020 cho biết khi đó chị phải trả 7.000 USD cho hai mẹ con, nhưng những chuyến sau đó có người trả lên tới mười mấy ngàn USD.
Trên Facebook cá nhân, chị kể lại những ngày căng thẳng chờ từng phút xem có nhận được email thông báo mua vé, mặc dù phải trả một mức giá mà chị nói là “xót lòng” vào thời điểm dịch bệnh, công ty của chị lúc đó doanh thu gần về số không.
“Ngày đó tôi đã có tâm lý biết ơn, lúc xe bus đưa hai mẹ con tới chỗ đậu máy bay của Vietnam Airlines ở sân bay Washington, nhìn thấy cờ Việt Nam mà muốn khóc. Nhưng nay khi mà thấy họ cấu kết ăn dày như này, lòng bâng khuâng... tiếc tiền khó tả”.
“Sẽ là một câu chuyện đẹp nếu không có những người quá tham lam”, chị Ngọc Anh nói thêm với BBC hôm 28/07.
Một người đàn ông khác từng đi trên chuyến bay giải cứu từ Philippines về Việt Nam vào tháng 11/2021 thì cho biết cảm thấy rất bình thường với mức án được tuyên.
“Những chuyện liên quan tới chính trị thì những người dân thường mình không có tiếng nói và cũng không làm gì được”, anh trả lời BBC từ Hà Nội với điều kiện ẩn danh.
Để lên được chuyến bay giải cứu, anh phải tìm môi giới và trả thêm tiền để có suất về sau vài tháng đăng ký với đại sứ quán nhưng không có phản hồi. Số tiền môi giới là 25 triệu đồng nhưng anh cho biết “lúc đó tiền không còn quan trọng, mà quan trọng là tính mạng”.
“Dù sao cũng mất tiền rồi, án có xử xong thì chắc là cũng không nhận lại được đâu nên cũng không hi vọng gì cả”, người này nói.
Dư luận Việt Nam và mạng xã hội còn quan tâm đến cách báo chí nước này đưa tin về các phát biểu của một số bị cáo.
Không rõ vì lý do gì, truyền thông VN hay đăng lại những câu nói có thể cho là hài hước, ngây thơ đạo đức giả, phi lý hoặc khá kỳ quặc của họ, phần nào phản ánh cách phát ngôn của một số quan chức Việt Nam thời nay.
Báo chí cũng đăng ảnh một nữ bị cáo cười tươi khi ra tòa.
Chuyến bay giải cứu
Chụp lại hình ảnh,
Các bị cáo đều từng là quan chức nhà nước, đảng viên ĐCS
28.07.2023 - BBC
Tòa án Nhân dân TP Hà Nội vừa tuyên án 54 bị cáo trong vụ “Chuyến bay giải cứu”.
Phiên xét xử kết thúc sau 18 ngày, sớm 12 ngày so dự kiến kéo dài một tháng và có vẻ như hội đồng xét xử "lắng nghe dư luận", theo ý kiến một luật sư.
Cùng lúc, có ý kiến 'nạn nhân' nói không còn hy vọng đòi được tiền bị mất khi về VN trên một trong số các chuyến bay 'giải cứu giá cắt cổ' mà chính quyền nước này tổ chức thời đại dịch Covid.
'Không loại ai ra khỏi xã hội'
Đáng chú ý là cựu Thư ký Thứ trưởng Bộ Y tế Phạm Trung Kiên, người duy nhất bị đề nghị mức án kịch khung trong nhóm tội nhận hối lộ không bị phán tử hình mà nhận mức tù chung thân.
Ông Kiên là người nhận số tiền hối lộ nhiều nhất với số tiền hơn 42,6 tỷ đồng. Tuy nhiên, Hội đồng xét xử cho rằng bị cáo đã thành khẩn, ăn năn hối cải, đã nộp 42,2 tỷ đồng khắc phục hậu quả nên "không cần loại khỏi xã hội".
Cùng mức tù chung thân còn có nguyên Cục trưởng Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao Nguyễn Thị Hương Lan (nhận hối lộ hơn 25 tỷ) và nguyên Phó Trưởng phòng Tham mưu, Cục Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an Vũ Anh Tuấn (nhận hối lộ hơn 27 tỷ) và điều tra viên Hoàng Văn Hưng.
Trong khi đó, cựu thứ trưởng Ngoại giao Tô Anh Dũng nhận mức án 16 năm tù và, cựu trợ lý Phó thủ tướng Nguyễn Quang Linh, bị phạt 7 năm.
21 bị cáo nhận hối lộ mỗi người phải nộp phạt 100 triệu đồng sung công quỹ nhà nước.
Vụ án chuyến bay giải cứu được cho là một đại án với số người tham gia nhiều nhất trong thời gian gần đây.
Trong số 54 người bị tuyên án bao gồm 28 cựu quan chức và 26 bị cáo khác. Cụ thể, 21 người bị xét xử về tội Nhận hối lộ; 24 người về tội Đưa hối lộ; 4 người tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ và 4 người Môi giới hối lộ.
Quá trình xét xử gồm 12 ngày thẩm vấn và tranh luận, 6 ngày nghị án, với sự tham gia của 54 bị cáo, 105 luật sư, 46 người có quyền nghĩa vụ liên quan, 33 nhân chứng.
Trong danh sách nhân chứng và người liên quan được triệu tập ngày 28/7, Thứ trưởng Y tế Đỗ Xuân Tuyên vắng mặt.
Ý kiến của luật sư
Từ Hà Nội, Luật sư Ngô Anh Tuấn nói với BBC News Tiếng Việt rằng về trường hợp của ông Phạm Trung Kiên, theo quy định của điều 40 Luật hình sự thì trước sau gì ông Kiên cũng không bị án tử hình. Ngay cả trong trường hợp bị xử án tử hình thì vẫn được giảm xuống chung thân, vì luật quy định nếu đã khắc phục hơn ba phần tư số tiền nhận hối lộ thì sẽ không bị tuyên án tử hình.
“Mức án này là đúng quy định với luật. Mọi người có quyền bình luận về mức độ nặng nhẹ của hình phạt, nhưng muốn áp dụng mức án tử hình với trường hợp này là rất khó”, ông nhận định.
Về mức án mà tòa tuyên cho các cựu quan chức khác, trước đây Viện kiểm sát chỉ đề nghị một án tử hình cho ông Kiên, còn những người khác thì chỉ là án số (tính số năm), và không có án chung thân.
Tuy nhiên TAND TP Hà Nội đã tuyên thêm ba án chung thân khác ngoài ông Kiên, luật sư Tuấn cho rằng trong quá trình nghị án thì phía tòa án hoặc người chỉ đạo đã có những xem xét lại, có thể là lắng nghe dư luận để cân nhắc áp dụng cho phù hợp.
“Tôi thấy số án chung thân tăng thêm so với đề xuất khá nhiều. Về góc độ cá nhân thì tôi thấy ý kiến của dư luận đã được xem xét hơn một chút”, ông lý giải với BBC ngày 28/7.
Ngược lại, vị luật sư này cho rằng đối với một số quan chức khác thì mức án khá thấp, và nêu ví dụ về trường hợp của ông Chử Xuân Dũng - cựu phó chủ tịch UBND TP Hà Nội, người bị tuyên án ba năm tù giam vì nhận hối lộ 2 tỷ đồng khi duyệt và ký chủ trương cho doanh nghiệp được đưa công dân Việt Nam ở nước ngoài về cách ly tại Hà Nội.
Trong thời gian nghị án, tập thể 71 cán bộ và giáo viên thuộc Trường THPT Lê Lợi (quận Hà Đông, Hà Nội) đã gửi tâm thư đến hội đồng xét xử, bày tỏ mong muốn cấp sơ thẩm xem xét giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho ông Dũng.
“Tôi không hài lòng với mức án của ông Dũng vì có khá nhiều tình tiết giảm nhẹ, nhưng cũng có nhiều tình tiết tăng nặng, nên khi xem xét thì tùy vào đó mà có thể vượt khung”.
Bên cạnh đó, luật sư Tuấn cũng đưa ra băn khoăn về mặt pháp lý đối với trường hợp của cựu điều tra viên Hoàng Văn Hưng, nếu toà án mà chưa yên tâm lắm đối với chứng cứ buộc tội của ông Hưng thì họ có thể xem xét trả hồ sơ.
“Nhưng tòa không làm vậy mà lại tuyên án luôn, nên tôi có chút băn khăn về chứng cứ buộc tội của ông Hưng”, ông nêu quan điểm.
Bình luận về việc tòa tuyên án sớm hơn 12 ngày so với dự tính, luật sư Tuấn cho rằng phiên tòa thậm chí còn có thể kết thúc sớm hơn vì trừ bị cáo Hoàng Văn Hưng không nhận tội thì tất cả các bị cáo khác đều nhận tội, thì việc khai thác tình tiết khá là đơn giản.
NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh,
Bị cáo Tô Anh Dũng (cựu Thứ trưởng Bộ Ngoại giao), nhận hối lộ 21,5 tỷ đồng, nhận 16 năm tù
“Tôi đã từng có tâm lý biết ơn cho đến khi biết họ kết cấu ăn dày”
Từ TP HCM, chị Ngọc Anh (không phải tên thật), người cùng con nhỏ bay từ Mỹ về Việt Nam trong chuyến bay giải cứu tháng 7/2020 cho biết khi đó chị phải trả 7.000 USD cho hai mẹ con, nhưng những chuyến sau đó có người trả lên tới mười mấy ngàn USD.
Trên Facebook cá nhân, chị kể lại những ngày căng thẳng chờ từng phút xem có nhận được email thông báo mua vé, mặc dù phải trả một mức giá mà chị nói là “xót lòng” vào thời điểm dịch bệnh, công ty của chị lúc đó doanh thu gần về số không.
“Ngày đó tôi đã có tâm lý biết ơn, lúc xe bus đưa hai mẹ con tới chỗ đậu máy bay của Vietnam Airlines ở sân bay Washington, nhìn thấy cờ Việt Nam mà muốn khóc. Nhưng nay khi mà thấy họ cấu kết ăn dày như này, lòng bâng khuâng... tiếc tiền khó tả”.
“Sẽ là một câu chuyện đẹp nếu không có những người quá tham lam”, chị Ngọc Anh nói thêm với BBC hôm 28/07.
Một người đàn ông khác từng đi trên chuyến bay giải cứu từ Philippines về Việt Nam vào tháng 11/2021 thì cho biết cảm thấy rất bình thường với mức án được tuyên.
“Những chuyện liên quan tới chính trị thì những người dân thường mình không có tiếng nói và cũng không làm gì được”, anh trả lời BBC từ Hà Nội với điều kiện ẩn danh.
Để lên được chuyến bay giải cứu, anh phải tìm môi giới và trả thêm tiền để có suất về sau vài tháng đăng ký với đại sứ quán nhưng không có phản hồi. Số tiền môi giới là 25 triệu đồng nhưng anh cho biết “lúc đó tiền không còn quan trọng, mà quan trọng là tính mạng”.
“Dù sao cũng mất tiền rồi, án có xử xong thì chắc là cũng không nhận lại được đâu nên cũng không hi vọng gì cả”, người này nói.
Dư luận Việt Nam và mạng xã hội còn quan tâm đến cách báo chí nước này đưa tin về các phát biểu của một số bị cáo.
Không rõ vì lý do gì, truyền thông VN hay đăng lại những câu nói có thể cho là hài hước, ngây thơ đạo đức giả, phi lý hoặc khá kỳ quặc của họ, phần nào phản ánh cách phát ngôn của một số quan chức Việt Nam thời nay.
Báo chí cũng đăng ảnh một nữ bị cáo cười tươi khi ra tòa.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
Hà Tĩnh: 300 công nhân may đình công vì bị nợ lương
An Vui
23 tháng 8, 2023
Saigon Nhỏ
Lương trung bình 5 triệu đồng/tháng/người mà còn bị nợ hai tháng, lấy đâu tiền sinh hoạt, học phí cho con? – Ảnh: Tiền Phong
Khoảng 300 công nhân của một công ty may mặc ở Hà Tĩnh đã đình công sáng 23 Tháng Tám 2023.
Họ không vào làm việc mà tụ tập quanh khu vực cổng công ty.
Lý do là công ty Thiên Thành Five Star (khu công nghiệp Đại Kim, khu kinh tế cửa khẩu Cầu Treo, xã Sơn Kim 1, huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã chậm trả lương Tháng Bảy và Tháng Tám, ngoài ra còn nợ tiền bảo hiểm xã hội, không đóng cho công nhân.
Dẫn lời một công nhân đã làm việc hai năm là bà P.T.T. (ngụ huyện Hương Sơn), Tiền Phong cho biết, theo hợp đồng ban đầu ký kết, công ty trả lương vào ngày 10 hằng tháng, được đóng bảo hiểm đầy đủ. Tuy vậy, sau đó công ty tự ý dời lịch trả lương lên ngày 15 rồi 17 hằng tháng. Song, hai tháng gần đây (Tháng Bảy và Tám), công ty không trả lương và thất hứa nhiều lần.
Vì thế, sáng nay người lao động hẹn nhau đồng loạt nghỉ việc. Bà T. phàn nàn: “Khi hỏi thì công ty nói sẽ trả 40% lương, nhưng không biết chắc chắn có trả không. Mỗi tháng tôi làm được hơn 4 triệu đồng, tiền thuốc thang, sinh hoạt gia đình trông chờ vào đó. Thực sự chúng tôi rất khó khăn”.
Nhiều người lao động khác cho hay, ngoài tiền lương, họ không được đóng bảo hiểm hằng tháng, khổ nhất là các nữ công nhân đang mang thai, vì nếu nghỉ sinh con họ sẽ không hưởng được chính sách nghỉ thai sản vì công ty nợ tiền bảo hiểm.
Họ muốn công ty sớm giải quyết vấn đề này. Bà T. bức bối nói: “Lương chậm đã đành, giờ bảo hiểm công nhân làm công ty lâu nay không đóng. Công ty lý giải do khó khăn, nhưng người lao động không được hưởng đầy đủ chế độ theo hợp đồng đã ký kết rất bất công”.
Khi doanh nghiệp Việt Nam gặp khó về tài chính thì cách dễ nhất là nợ lương và nợ bảo hiểm xã hội của người lao động – Ảnh: Báo Hà Tĩnh
Trao đổi với Tiền Phong, ông Trần Đức Lịch, Giám đốc công ty may Thiên Thành FiveStar cho hay, do doanh nghiệp gặp khó khăn nên chậm trả lương, nợ tiền đóng bảo hiểm của người lao động và ông hứa chiều 23 Tháng Tám sẽ gắng thu xếp trả trước 40% lương Tháng Bảy.
Ông biện minh: “Do doanh nghiệp gặp khó khăn về nguồn hàng, ngoài ra hàng hoá xuất đi nhưng tiền hàng vẫn khó lấy vì thế dẫn đến việc này. Thời gian tới công ty sẽ cố gắng cân đối để bảo đảm chế độ đầy đủ cho người lao động”.
Thanh Niên cùng ngày 23 Tháng Tám dẫn lời ông Hoàng Văn Thư, Chủ tịch Ủy ban xã Sơn Kim 1 cho hay, sau khi công nhân bỏ việc, đình công, địa phương đã phối hợp Liên đoàn Lao động huyện Hương Sơn và lãnh đạo công ty may Thiên Thành FiveStar gặp công nhân để tìm phương án tháo gỡ.
Ông nói: “Tại buổi đối thoại, lãnh đạo công ty may Thiên Thành FiveStar cho biết hiện tại công ty đang gặp khó khăn do các đơn hàng đang gặp khó về đầu ra. Đây cũng là thực trạng chung của ngành may mặc. Do vậy, công ty mong công nhân chia sẻ và tạm thời sẽ chi trả 40% lương Tháng Bảy. Trong Tháng Chín thì công ty sẽ chi trả số tiền nợ lương còn lại”.
Còn theo bà Cù Thị Bích Thuận, Chủ tịch Liên đoàn Lao động huyện Hương Sơn, sau khi công nhân đình công, công ty may Thiên Thành FiveStar đã nhanh chóng đưa ra phương án để giải quyết quyền lợi, nhưng vẫn còn một bộ phận người lao động chưa đồng ý.
Bà Thuận nói: “Hiện có một số công nhân đồng ý với phương án được chi trả gần một nửa tháng lương và cho công ty nợ lương tới Tháng Chín. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều công nhân không đồng tình, nên họ vẫn chưa quay trở lại công ty để làm việc. Chúng tôi vẫn đang tiếp tục làm việc với lãnh đạo công ty để giải quyết tiền lương cho công nhân”.
Không chỉ nợ lương hai tháng mà Thiên Thành Five Star còn không đóng bảo hiểm xã hội cho công nhân nên nếu họ nghỉ thai sản thì không có tiền trợ cấp – Ảnh: Tiền Phong
Làm sao mà đồng tình được khi báo Hà Tĩnh cho biết công ty Thiên Thành FiveStar hứa số lương còn lại của Tháng Bảy (60%) và tiền lương Tháng Tám sẽ hoàn tất chi trả vào ngày 15 Tháng Chín!?
Được biết lương trung bình của công ty này là 5 triệu đồng/người/tháng. Lương đã ít mà còn bị nợ, đúng là phận công nhân – giai cấp “tinh hoa” của thể chế cộng sản, quá bèo bọt.
Theo trang Luật Việt Nam, căn cứ vào khoản 4 Điều 97 Bộ Luật Lao Động năm 2019, doanh nghiệp chỉ được chậm lương người lao động không quá 30 ngày.
Ngoài ra, khi chậm trả lương cho người lao động, doanh nghiệp phải trả thêm tiền lãi tính trên số tiền trả chậm, theo mức lãi suất có kỳ hạn một tháng tại ngân hàng mà doanh nghiệp mở tài khoản trả lương cho người lao động.
Có luật đó, sao Liên đoàn Lao động huyện Hương Sơn không căn cứ vào đó mà buộc Thiên Thành FiveStar phải trả 100% lương Tháng Bảy ngay cho công nhân vì đã quá hạn 30 ngày?
An Vui
23 tháng 8, 2023
Saigon Nhỏ
Lương trung bình 5 triệu đồng/tháng/người mà còn bị nợ hai tháng, lấy đâu tiền sinh hoạt, học phí cho con? – Ảnh: Tiền Phong
Khoảng 300 công nhân của một công ty may mặc ở Hà Tĩnh đã đình công sáng 23 Tháng Tám 2023.
Họ không vào làm việc mà tụ tập quanh khu vực cổng công ty.
Lý do là công ty Thiên Thành Five Star (khu công nghiệp Đại Kim, khu kinh tế cửa khẩu Cầu Treo, xã Sơn Kim 1, huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã chậm trả lương Tháng Bảy và Tháng Tám, ngoài ra còn nợ tiền bảo hiểm xã hội, không đóng cho công nhân.
Dẫn lời một công nhân đã làm việc hai năm là bà P.T.T. (ngụ huyện Hương Sơn), Tiền Phong cho biết, theo hợp đồng ban đầu ký kết, công ty trả lương vào ngày 10 hằng tháng, được đóng bảo hiểm đầy đủ. Tuy vậy, sau đó công ty tự ý dời lịch trả lương lên ngày 15 rồi 17 hằng tháng. Song, hai tháng gần đây (Tháng Bảy và Tám), công ty không trả lương và thất hứa nhiều lần.
Vì thế, sáng nay người lao động hẹn nhau đồng loạt nghỉ việc. Bà T. phàn nàn: “Khi hỏi thì công ty nói sẽ trả 40% lương, nhưng không biết chắc chắn có trả không. Mỗi tháng tôi làm được hơn 4 triệu đồng, tiền thuốc thang, sinh hoạt gia đình trông chờ vào đó. Thực sự chúng tôi rất khó khăn”.
Nhiều người lao động khác cho hay, ngoài tiền lương, họ không được đóng bảo hiểm hằng tháng, khổ nhất là các nữ công nhân đang mang thai, vì nếu nghỉ sinh con họ sẽ không hưởng được chính sách nghỉ thai sản vì công ty nợ tiền bảo hiểm.
Họ muốn công ty sớm giải quyết vấn đề này. Bà T. bức bối nói: “Lương chậm đã đành, giờ bảo hiểm công nhân làm công ty lâu nay không đóng. Công ty lý giải do khó khăn, nhưng người lao động không được hưởng đầy đủ chế độ theo hợp đồng đã ký kết rất bất công”.
Khi doanh nghiệp Việt Nam gặp khó về tài chính thì cách dễ nhất là nợ lương và nợ bảo hiểm xã hội của người lao động – Ảnh: Báo Hà Tĩnh
Trao đổi với Tiền Phong, ông Trần Đức Lịch, Giám đốc công ty may Thiên Thành FiveStar cho hay, do doanh nghiệp gặp khó khăn nên chậm trả lương, nợ tiền đóng bảo hiểm của người lao động và ông hứa chiều 23 Tháng Tám sẽ gắng thu xếp trả trước 40% lương Tháng Bảy.
Ông biện minh: “Do doanh nghiệp gặp khó khăn về nguồn hàng, ngoài ra hàng hoá xuất đi nhưng tiền hàng vẫn khó lấy vì thế dẫn đến việc này. Thời gian tới công ty sẽ cố gắng cân đối để bảo đảm chế độ đầy đủ cho người lao động”.
Thanh Niên cùng ngày 23 Tháng Tám dẫn lời ông Hoàng Văn Thư, Chủ tịch Ủy ban xã Sơn Kim 1 cho hay, sau khi công nhân bỏ việc, đình công, địa phương đã phối hợp Liên đoàn Lao động huyện Hương Sơn và lãnh đạo công ty may Thiên Thành FiveStar gặp công nhân để tìm phương án tháo gỡ.
Ông nói: “Tại buổi đối thoại, lãnh đạo công ty may Thiên Thành FiveStar cho biết hiện tại công ty đang gặp khó khăn do các đơn hàng đang gặp khó về đầu ra. Đây cũng là thực trạng chung của ngành may mặc. Do vậy, công ty mong công nhân chia sẻ và tạm thời sẽ chi trả 40% lương Tháng Bảy. Trong Tháng Chín thì công ty sẽ chi trả số tiền nợ lương còn lại”.
Còn theo bà Cù Thị Bích Thuận, Chủ tịch Liên đoàn Lao động huyện Hương Sơn, sau khi công nhân đình công, công ty may Thiên Thành FiveStar đã nhanh chóng đưa ra phương án để giải quyết quyền lợi, nhưng vẫn còn một bộ phận người lao động chưa đồng ý.
Bà Thuận nói: “Hiện có một số công nhân đồng ý với phương án được chi trả gần một nửa tháng lương và cho công ty nợ lương tới Tháng Chín. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều công nhân không đồng tình, nên họ vẫn chưa quay trở lại công ty để làm việc. Chúng tôi vẫn đang tiếp tục làm việc với lãnh đạo công ty để giải quyết tiền lương cho công nhân”.
Không chỉ nợ lương hai tháng mà Thiên Thành Five Star còn không đóng bảo hiểm xã hội cho công nhân nên nếu họ nghỉ thai sản thì không có tiền trợ cấp – Ảnh: Tiền Phong
Làm sao mà đồng tình được khi báo Hà Tĩnh cho biết công ty Thiên Thành FiveStar hứa số lương còn lại của Tháng Bảy (60%) và tiền lương Tháng Tám sẽ hoàn tất chi trả vào ngày 15 Tháng Chín!?
Được biết lương trung bình của công ty này là 5 triệu đồng/người/tháng. Lương đã ít mà còn bị nợ, đúng là phận công nhân – giai cấp “tinh hoa” của thể chế cộng sản, quá bèo bọt.
Theo trang Luật Việt Nam, căn cứ vào khoản 4 Điều 97 Bộ Luật Lao Động năm 2019, doanh nghiệp chỉ được chậm lương người lao động không quá 30 ngày.
Ngoài ra, khi chậm trả lương cho người lao động, doanh nghiệp phải trả thêm tiền lãi tính trên số tiền trả chậm, theo mức lãi suất có kỳ hạn một tháng tại ngân hàng mà doanh nghiệp mở tài khoản trả lương cho người lao động.
Có luật đó, sao Liên đoàn Lao động huyện Hương Sơn không căn cứ vào đó mà buộc Thiên Thành FiveStar phải trả 100% lương Tháng Bảy ngay cho công nhân vì đã quá hạn 30 ngày?
Last edited by LDN on Sun Dec 03, 2023 3:35 pm; edited 1 time in total
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
Não nề hiện trạng ‘Đảo Ngọc’ Phú Quốc (Trân Văn)
Khách chán Phú Quốc vì “đảo ngọc” đã mất vẻ đẹp tự nhiên, hạ tầng không theo kịp nhu cầu.
Nhiều người, nhiều giới đang thảo luận về chuyện Kiên Giang nói chung và Phú Quốc nói riêng cùng xin… “cứu” vì ba năm vừa qua lượng du khách đến với nơi được ví von “đảo ngọc” liên tục suy giảm.
Theo các viên chức hữu trách ở Kiên Giang, tỉ lệ du khách đến Phú Quốc chỉ còn từ 40% đến 50% so với trước. Đó là lý do khách sạn, nhà hàng đìu hiu và nhiều dịch vụ khác liên quan đến du lịch ế ẩm tới mức không thể không báo động, không xin… “cứu” (1).
Cứ như tường thuật của báo giới về buổi làm việc giữa lãnh đạo tỉnh Kiên Giang với doanh giới (các doanh nghiệp thành viên Hiệp Hội Đầu tư phát triển du lịch Phú Quốc, các hãng hàng không…) thì dường như Phú Quốc lâm nguy vì giá cước vận chuyển bằng máy bay, bằng tàu thủy đến “đảo ngọc” cao, thành ra nếu có “cơ chế” về giá cước vận chuyển và những giải pháp nhằm “kích cầu du lịch” thì tình hình sẽ khác. Tuy nhiên rất nhiều người, nhiều giới không đồng tình với cách đánh giá và giải pháp này.
Trên mạng xã hội, nhiều người bảo rằng, đến Phú Quốc làm gì khi ngoài giá cước vận chuyển, chi phí ăn, ở đều cao hơn những nơi khác, kể cả Thái Lan vài lần nhưng chất lượng các loại dịch vụ lại kém hơn vài lần, đã như thế thì cứu thế nào? Có người phân trần, giá đắt hơn từ 50% đến 300% là vì giới kinh doanh ở Phú Quốc phải chung chi cho đủ ngành, đủ cấp, đủ loại chi phí như thế thì giá không thể rẻ. Có người giải thích, trước, Phú Quốc hút khách vì giá rẻ, khi đã bán hết đất rồi thì không thể rẻ nữa (2)…
Tương tự, một số cơ quan truyền thông chính thức như tờ Tiền Phong, nhân chuyện Phú Quốc xin “cứu”, nêu thắc mắc về “sức hút của du lịch Việt Nam” (3). Khách chán Phú Quốc vì “đảo ngọc” đã mất vẻ đẹp tự nhiên, hạ tầng không theo kịp nhu cầu. Chẳng riêng Phú Quốc, nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng khác như Đà Lạt, Đà Nẵng cũng vắng khách. Tờ Tiền Phong dẫn ý kiến của một vài chuyên gia về du lịch cho rằng, du lịch Việt Nam thiếu sức hút vì thiếu nét riêng, vì “tư duy mùa gặt” (3),…
***
Đầu thập niên 2010, Phú Quốc nổi tiếng vì quyết định quy hoạch hòn đảo này thành “trung tâm du lịch sinh thái đảo, biển chất lượng cao của cả nước, khu vực và quốc tế; trung tâm giao lưu, thương mại, dịch vụ của vùng”. Đến giữa thập niên 2010, Phú Quốc nổi tiếng hơn vì chính quyền Việt Nam dự tính sẽ biến hòn đảo này thành… “đặc khu kinh tế”. Hệ thống chính trị, hệ thống công quyền rồi hệ thống truyền thông chính thức phối hợp bơm, thổi Phú Quốc thành… “đảo ngọc”, thành “thiên đường du lịch”.
Giá đất ở Phú Quốc vọt lên như pháo thăng thiên. Không chỉ doanh giới mà dân chúng ở nhiều nơi cũng gom góp tài sản để đầu tư vào Phú Quốc. Theo sau những lời có cánh là rừng bị phá, là các công trình xây dựng mọc lên như nấm, không theo bất kỳ “quy hoạch” nào. Hậu quả tất nhiên là mất rừng, mất đất (4), xây dựng trái phép tràn lan (5), dù ở giữa biển vẫn bị ngập. Năm 2019, sau trận lụt khiến thiên hạ sửng sốt, Bí thư Phú Quốc lúc đó phản đối tình trạng hỗn loạn ở Phú Quốc là do “thiếu tầm nhìn chiến lược”.
Hồi ấy, theo ông Bí thư Phú Quốc vừa đề cập thì việc xây dựng và phát triển hòn đảo này có “quy hoạch căn cơ, bài bản đã được nhiều chuyên gia, nhà khoa học phản biện đóng góp, các bộ, ngành chức năng góp ý kiến, thẩm định”, sau đó được lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo chính phủ phê duyệt để đến năm 2030 trở thành “một thành phố biển đảo, trung tâm du lịch và dịch vụ cao cấp, trung tâm khoa học công nghệ của quốc gia và khu vực Đông Nam Á” (6).
Giờ – 2023, Phú Quốc trở thành chỗ khó mà đếm xuể có bao nhiêu héc ta rừng bị phá, bao nhiêu héc ta đất bị chiếm dụng, sang nhượng chẳng cần theo quy định nào cả, bao nhiêu công trình xây dựng trái phép ngay bên cạnh các công thự của hệ thống công quyền, kể cả những biệt thự, cao ốc mà quy mô đầu tư tính bằng tỉ (7). Phú Quốc còn là nơi ngập lụt trở nên nguy hiểm đến mức cách nay ba tháng, sau một trận mưa lớn, quân đội phải điều động quân nhân tham gia cứu nạn (, tỷ lệ phạm tội tăng vọt (9)…
Không phải tự nhiên mà những hậu quả liên quan đến quản trị đô thị ở Phú Quốc trở thành vấn đề mà tờ Nhân Dân xác định là “khắc phục hết sức khó khăn và phức tạp”, cũng không phải tự nhiên mà nhiều viên chức trong hệ thống chính trị, hệ thống công quyền ở Phú Quốc bị xử lý kỷ luật và cách thức xử lý chẳng khác gì… phủi bụi (10)?.. Phú Quốc không phải là trường hợp cá biệt, có nơi nào tại Việt Nam mà những “quy hoạch” nhằm… “phát triển” không gây đại họa, kể cả Hà Nội?
Vì sao thủ đô ô nhiễm, kẹt xe, ngập lụt, sau những quy hoạch với “tầm nhìn” đến hết thập niên này và vài thập niên khác, cư dân thủ đô Cộng hòa XHCN Việt Nam lại mời bá tánh đến thăm… “Làng chài… Cipucha – Keangnam”, “Đầm… Tràng Tiền”, “Vịnh… Triều Khúc”, “Cảng nước sâu… Mỹ Đình” ở… “thành phố biển… Hà Nội”. Vì sao cứ “xây” lại trở thành phá, thậm chí hậu quả tàn phá trở thành nghiêm trọng đến mức không thể khắc phục? Có nên xây dựng CNXH theo hướng này không?
Trần Văn
Nguồn: https://www.voatiengviet.com/a/nao-ne-hien-trang-dao-ngoc-phu-quoc/7316166.html
Chú thích:
(1) https://vnexpress.net/phu-quoc-tim-cach-cuu-du-lich-4664873.html
(2) https://www.facebook.com/binhvtv/posts/pfbid02dygqdRjrvRrBc1hyyhYXQDou7ug2nJEdNhJGjQxXRVZWkdyWXi2j7Dm7qB
(3) https://tienphong.vn/dao-ngoc-phai-keu-cuu-hoi-thang-suc-hut-cua-du-lich-viet-nam-o-dau-post1578648.tpo
(4) https://kinhtedothi.vn/phu-quoc-quyet-liet-triet-pha-lam-tac.html
(5) https://nhandan.vn/can-xu-ly-triet-de-sai-pham-dat-dai-tai-phu-quoc-post776371.html
(6) https://kiengiang.gov.vn/trang/TinTuc/7/15948/Kien-Giang–Thien-tai-ap-den-bat-ngo-gay-hai-dung-quy-ket-dao-ngoc-Phu-Quoc-quy-hoach-thieu-tam-nhin-va-pha-vo-quy-hoach.html
(7) https://tuoitre.vn/biet-thu-trai-phep-o-phu-quoc-vi-sao-gan-mot-nam-van-con-sung-sung-20230912081934927.htm
( https://nld.com.vn/thoi-su/de-phu-quoc-tro-thanh-dao-ngoc-dep-bang-nhom-toi-pham-20221206212804011.htm
(9) https://nld.com.vn/thoi-su/de-phu-quoc-tro-thanh-dao-ngoc-dep-bang-nhom-toi-pham-20221206212804011.htm
(10) https://www.sggp.org.vn/ky-luat-khien-trach-3-can-bo-lanh-dao-tp-phu-quoc-post703086.html
Khách chán Phú Quốc vì “đảo ngọc” đã mất vẻ đẹp tự nhiên, hạ tầng không theo kịp nhu cầu.
Nhiều người, nhiều giới đang thảo luận về chuyện Kiên Giang nói chung và Phú Quốc nói riêng cùng xin… “cứu” vì ba năm vừa qua lượng du khách đến với nơi được ví von “đảo ngọc” liên tục suy giảm.
Theo các viên chức hữu trách ở Kiên Giang, tỉ lệ du khách đến Phú Quốc chỉ còn từ 40% đến 50% so với trước. Đó là lý do khách sạn, nhà hàng đìu hiu và nhiều dịch vụ khác liên quan đến du lịch ế ẩm tới mức không thể không báo động, không xin… “cứu” (1).
Cứ như tường thuật của báo giới về buổi làm việc giữa lãnh đạo tỉnh Kiên Giang với doanh giới (các doanh nghiệp thành viên Hiệp Hội Đầu tư phát triển du lịch Phú Quốc, các hãng hàng không…) thì dường như Phú Quốc lâm nguy vì giá cước vận chuyển bằng máy bay, bằng tàu thủy đến “đảo ngọc” cao, thành ra nếu có “cơ chế” về giá cước vận chuyển và những giải pháp nhằm “kích cầu du lịch” thì tình hình sẽ khác. Tuy nhiên rất nhiều người, nhiều giới không đồng tình với cách đánh giá và giải pháp này.
Trên mạng xã hội, nhiều người bảo rằng, đến Phú Quốc làm gì khi ngoài giá cước vận chuyển, chi phí ăn, ở đều cao hơn những nơi khác, kể cả Thái Lan vài lần nhưng chất lượng các loại dịch vụ lại kém hơn vài lần, đã như thế thì cứu thế nào? Có người phân trần, giá đắt hơn từ 50% đến 300% là vì giới kinh doanh ở Phú Quốc phải chung chi cho đủ ngành, đủ cấp, đủ loại chi phí như thế thì giá không thể rẻ. Có người giải thích, trước, Phú Quốc hút khách vì giá rẻ, khi đã bán hết đất rồi thì không thể rẻ nữa (2)…
Tương tự, một số cơ quan truyền thông chính thức như tờ Tiền Phong, nhân chuyện Phú Quốc xin “cứu”, nêu thắc mắc về “sức hút của du lịch Việt Nam” (3). Khách chán Phú Quốc vì “đảo ngọc” đã mất vẻ đẹp tự nhiên, hạ tầng không theo kịp nhu cầu. Chẳng riêng Phú Quốc, nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng khác như Đà Lạt, Đà Nẵng cũng vắng khách. Tờ Tiền Phong dẫn ý kiến của một vài chuyên gia về du lịch cho rằng, du lịch Việt Nam thiếu sức hút vì thiếu nét riêng, vì “tư duy mùa gặt” (3),…
***
Đầu thập niên 2010, Phú Quốc nổi tiếng vì quyết định quy hoạch hòn đảo này thành “trung tâm du lịch sinh thái đảo, biển chất lượng cao của cả nước, khu vực và quốc tế; trung tâm giao lưu, thương mại, dịch vụ của vùng”. Đến giữa thập niên 2010, Phú Quốc nổi tiếng hơn vì chính quyền Việt Nam dự tính sẽ biến hòn đảo này thành… “đặc khu kinh tế”. Hệ thống chính trị, hệ thống công quyền rồi hệ thống truyền thông chính thức phối hợp bơm, thổi Phú Quốc thành… “đảo ngọc”, thành “thiên đường du lịch”.
Giá đất ở Phú Quốc vọt lên như pháo thăng thiên. Không chỉ doanh giới mà dân chúng ở nhiều nơi cũng gom góp tài sản để đầu tư vào Phú Quốc. Theo sau những lời có cánh là rừng bị phá, là các công trình xây dựng mọc lên như nấm, không theo bất kỳ “quy hoạch” nào. Hậu quả tất nhiên là mất rừng, mất đất (4), xây dựng trái phép tràn lan (5), dù ở giữa biển vẫn bị ngập. Năm 2019, sau trận lụt khiến thiên hạ sửng sốt, Bí thư Phú Quốc lúc đó phản đối tình trạng hỗn loạn ở Phú Quốc là do “thiếu tầm nhìn chiến lược”.
Hồi ấy, theo ông Bí thư Phú Quốc vừa đề cập thì việc xây dựng và phát triển hòn đảo này có “quy hoạch căn cơ, bài bản đã được nhiều chuyên gia, nhà khoa học phản biện đóng góp, các bộ, ngành chức năng góp ý kiến, thẩm định”, sau đó được lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo chính phủ phê duyệt để đến năm 2030 trở thành “một thành phố biển đảo, trung tâm du lịch và dịch vụ cao cấp, trung tâm khoa học công nghệ của quốc gia và khu vực Đông Nam Á” (6).
Giờ – 2023, Phú Quốc trở thành chỗ khó mà đếm xuể có bao nhiêu héc ta rừng bị phá, bao nhiêu héc ta đất bị chiếm dụng, sang nhượng chẳng cần theo quy định nào cả, bao nhiêu công trình xây dựng trái phép ngay bên cạnh các công thự của hệ thống công quyền, kể cả những biệt thự, cao ốc mà quy mô đầu tư tính bằng tỉ (7). Phú Quốc còn là nơi ngập lụt trở nên nguy hiểm đến mức cách nay ba tháng, sau một trận mưa lớn, quân đội phải điều động quân nhân tham gia cứu nạn (, tỷ lệ phạm tội tăng vọt (9)…
Không phải tự nhiên mà những hậu quả liên quan đến quản trị đô thị ở Phú Quốc trở thành vấn đề mà tờ Nhân Dân xác định là “khắc phục hết sức khó khăn và phức tạp”, cũng không phải tự nhiên mà nhiều viên chức trong hệ thống chính trị, hệ thống công quyền ở Phú Quốc bị xử lý kỷ luật và cách thức xử lý chẳng khác gì… phủi bụi (10)?.. Phú Quốc không phải là trường hợp cá biệt, có nơi nào tại Việt Nam mà những “quy hoạch” nhằm… “phát triển” không gây đại họa, kể cả Hà Nội?
Vì sao thủ đô ô nhiễm, kẹt xe, ngập lụt, sau những quy hoạch với “tầm nhìn” đến hết thập niên này và vài thập niên khác, cư dân thủ đô Cộng hòa XHCN Việt Nam lại mời bá tánh đến thăm… “Làng chài… Cipucha – Keangnam”, “Đầm… Tràng Tiền”, “Vịnh… Triều Khúc”, “Cảng nước sâu… Mỹ Đình” ở… “thành phố biển… Hà Nội”. Vì sao cứ “xây” lại trở thành phá, thậm chí hậu quả tàn phá trở thành nghiêm trọng đến mức không thể khắc phục? Có nên xây dựng CNXH theo hướng này không?
Trần Văn
Nguồn: https://www.voatiengviet.com/a/nao-ne-hien-trang-dao-ngoc-phu-quoc/7316166.html
Chú thích:
(1) https://vnexpress.net/phu-quoc-tim-cach-cuu-du-lich-4664873.html
(2) https://www.facebook.com/binhvtv/posts/pfbid02dygqdRjrvRrBc1hyyhYXQDou7ug2nJEdNhJGjQxXRVZWkdyWXi2j7Dm7qB
(3) https://tienphong.vn/dao-ngoc-phai-keu-cuu-hoi-thang-suc-hut-cua-du-lich-viet-nam-o-dau-post1578648.tpo
(4) https://kinhtedothi.vn/phu-quoc-quyet-liet-triet-pha-lam-tac.html
(5) https://nhandan.vn/can-xu-ly-triet-de-sai-pham-dat-dai-tai-phu-quoc-post776371.html
(6) https://kiengiang.gov.vn/trang/TinTuc/7/15948/Kien-Giang–Thien-tai-ap-den-bat-ngo-gay-hai-dung-quy-ket-dao-ngoc-Phu-Quoc-quy-hoach-thieu-tam-nhin-va-pha-vo-quy-hoach.html
(7) https://tuoitre.vn/biet-thu-trai-phep-o-phu-quoc-vi-sao-gan-mot-nam-van-con-sung-sung-20230912081934927.htm
( https://nld.com.vn/thoi-su/de-phu-quoc-tro-thanh-dao-ngoc-dep-bang-nhom-toi-pham-20221206212804011.htm
(9) https://nld.com.vn/thoi-su/de-phu-quoc-tro-thanh-dao-ngoc-dep-bang-nhom-toi-pham-20221206212804011.htm
(10) https://www.sggp.org.vn/ky-luat-khien-trach-3-can-bo-lanh-dao-tp-phu-quoc-post703086.html
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
Tuổi trẻ Online - báo việt cộng
Công nhân trong 'bão' giảm việc làm: 100.000 đồng xài trong... một tuần
DIỆU QUÍ
PHƯƠNG NHI
Một chiều đầu tháng 8, không khí tại hẻm 58 đường số 5 (phường Tân Tạo, quận Bình Tân) - nơi vốn được xem là "thủ phủ nhà trọ" tại TP.HCM - vắng lặng lạ thường.
Công nhân trong Khu chế xuất Tân Thuận bây giờ có việc làm đều suốt tuần là đã rất mừng - Ảnh: DUYÊN PHAN
Sau khi hàng loạt công nhân trả phòng về quê do cắt giảm việc làm liên tiếp thời gian qua, tấm bảng cho thuê phòng xuất hiện ngày một dày đặc. Nỗi lo cuộc sống hiện rõ trong ánh mắt những công nhân còn trụ lại nhưng nhiều tháng liền bị giảm giờ làm, quên mất "mùi" tăng ca để có thêm thu nhập...
Cố bám trụ
Ngồi rầu rĩ ở hàng ghế đá trước phòng trọ, chị Nguyễn Thị Thảo (35 tuổi, quê Đồng Tháp) kể 17 năm sống đời công nhân, chưa bao giờ thấy thu nhập bị giảm sút như hiện nay. Sau dịch COVID-19, tần suất tăng ca của chị giảm dần.
Là công nhân may mặc của Công ty PouYuen (quận Bình Tân), chị Thảo kể từ sau Tết đến nay không còn được làm thêm giờ, cả ngày thứ sáu và thứ bảy nay cũng trở thành ngày nghỉ.
Dù không thất nghiệp song đồng lương bấp bênh vì bị giảm giờ làm khiến việc ăn học của đứa con 8 tuổi trở thành nỗi lo lắng thường trực trong chị.
Theo lời những người thuê trọ quanh khu vực này, thời gian qua những buổi tiệc chia tay diễn ra liên tục, chóng vánh khi hàng loạt công nhân quyết định trả phòng về quê sau các đợt cắt giảm lao động.
Một vài công nhân thất nghiệp khác đang cố bám trụ, chuyển sang phụ hồ, bưng bê hay làm một số công việc tự do.
Ngay cả việc buôn bán của những người gánh hàng rong, bán vé số quanh "thủ phủ nhà trọ" nay cũng điêu đứng vì ế ẩm. "Lúc trước phòng trọ ở đây người ta thuê đầy, mấy người tới hỏi không còn chỗ cho thuê luôn. Còn giờ phòng trống nhiều dữ lắm", chị Thảo hướng mắt vào dãy trọ của mình, cho biết.
Tương tự, tình cảnh việc làm của ông Trần Văn Hòa (55 tuổi) cũng chẳng tốt hơn. Ông Hòa sống cùng con hẻm trọ với chị Thảo.
Ông chia sẻ xưởng mình làm việc bị đóng cửa từ ngày 20-5, ước chừng có hơn 70% lao động bị cắt giảm, 30% còn lại được chuyển sang các xưởng khác làm việc. May mắn vẫn tiếp tục làm việc ở công ty song ông Hòa bị cắt giảm giờ làm, chỉ còn làm việc 4 ngày/tuần.
Nghe hỏi đến việc tăng ca, người đàn ông này xua tay: "Giờ làm còn không có lấy đâu ra giờ tăng ca!". Vợ ông Hòa làm cùng công ty cũng chẳng khá khẩm hơn ông là mấy...
Ngày trẻ, vợ chồng ông Hòa rời quê nhà Thanh Hóa vào Sài Gòn lập nghiệp. Sau hơn 15 năm làm việc tại Công ty TNHH PouYuen Việt Nam, số tiền dư ra hằng tháng vợ chồng đều dành hết chăm lo cho ba đứa con nhỏ ăn học.
Ông nhớ lại khoảng hơn chục năm về trước, làm công nhân chỉ cực chân tay nhưng thoải mái đầu óc. Nhưng nay làm công nhân nghĩa là sống trong nỗi thấp thỏm vì không biết khi nào rơi vào cảnh thất nghiệp, không liệu trước được thu nhập hằng tháng.
Chị Thùy Linh ăn uống dè sẻn, tằn tiện từng đồng để gửi tiền về quê nuôi con - Ảnh: DIỆU QUÍ
Chị Thùy Linh ăn uống dè sẻn, tằn tiện từng đồng để gửi tiền về quê nuôi con - Ảnh: DIỆU QUÍ
100.000 đồng xài trong... một tuần
Cách xa nơi ở của ông Hòa, trong căn trọ nhỏ ở hẻm 44 đường Bùi Văn Ba (quận 7), vợ chồng chị Thùy Linh (26 tuổi, quê Sóc Trăng) cũng đang loay hoay tìm thêm sinh kế.
Là công nhân công ty sản xuất quạt công nghiệp xuất khẩu trong Khu chế xuất Tân Thuận, từ đầu tháng 7, do không có đơn hàng mới nên chị Linh ra về lúc 5h chiều, thay vì tăng ca đến 9h - 10h tối như nhiều tháng trước.
Trong khi đó, chồng chị Linh từ đầu năm đến nay thất nghiệp, thu nhập không thể lo nổi cho chính mình. Anh đi xin việc nhiều nơi nhưng bị từ chối do các công ty đều cắt giảm, nơi nhận làm thời vụ được hai tháng thì chủ nợ lương do "tình hình kinh doanh khó khăn quá". Gánh nặng tiền trọ, ăn uống và gửi về quê nuôi con đều dồn lên vai người vợ gầy gò.
Chị Linh cho biết nếu tăng ca và làm luôn chủ nhật, thu nhập mỗi tháng khoảng 11 triệu đồng, nếu không chỉ nhận lương cơ bản khoảng 5,5 triệu, cùng vài trăm nghìn tiền phụ cấp, chuyên cần.
Xoay trở tự cứu mình giữa cảnh thất nghiệp
Chật vật vượt khó thời thất nghiệp
Sau khi đóng tiền trọ, chị Linh chừa lại trong túi chừng 1 triệu đồng xài trong một tháng.
Còn lại gửi về quê nuôi hai đứa con gái đang ở cùng ông bà ngoại, và nhờ bà dành dụm để sang năm đóng tiền học mẫu giáo cho con đầu.
Tháng trước, chị Linh và một số đồng nghiệp được công ty đưa đón xuống phân xưởng ở Long An làm, mỗi ngày tăng ca hai tiếng nên lãnh được 7,2 triệu đồng.
Còn tháng này, công ty thông báo chỉ trả lương cơ bản kèm phụ cấp. Nhẩm tính sau khi trừ các khoản phải chi nhưng chưa tính trả nợ, chị còn trong túi chưa tới 1 triệu đồng và phải xài số tiền đó trong một tháng.
Chạy ăn từng ngày, chị Linh tâm sự mình xài 100.000 đồng trong... một tuần. "Tôi vẫn nấu cơm ăn ở nhà, mang theo đi làm nhưng lựa đồ nào rẻ thì ăn, hạn chế thịt cá, rồi ăn ít lại. Gạo mua loại 11.000 đồng/kg, bữa nào hết gạo thì ăn mì gói thay cơm. Tôi mua một bịch trà nhỏ để pha trà đường mang theo đi làm uống cả ngày để khỏi mua nước bên ngoài, cũng không ăn vặt", chị nói.
Mới đây, khảo sát do Viện Công nhân và Công đoàn (Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam) thực hiện cho thấy có 2,2% người lao động cho biết chưa từng mua sữa công thức cho con dưới 6 tuổi, và chị Linh nằm trong số đó.
Chồng không làm ra tiền, một mình chị phải cáng đáng hết nên đứa con gái thứ hai sau khi cai sữa để mẹ đi làm, từ 6 tháng tuổi, bé đã phải uống sữa tươi bịch giấy. Chị ngậm ngùi: "Tháng nào tôi có tiền gửi về nhiều chút thì hai con mới có được một, hai hộp sữa bột uống".
Chắt chiu từng đồng
Để xoay xở nồi cơm, chị Linh từng bán bánh online nhằm kiếm thêm thu nhập, nhưng do nhiều người cùng bán nên ế ẩm, lỗ lã, buộc phải nghỉ. "Cái gì làm được là tôi làm hết nhưng khó ăn lắm", chị nói.
Hơn 19.800 căn nhà ở xã hội, nhà ở công nhân được khởi công, xây dựng trong 7 tháng
Quan tâm công nhân, sinh viên khó khăn
Hiện tại, chị gắng cầm cự giữ việc công ty và chị vẫn thấy mình may mắn hơn nhiều người vì chưa đến mức thất nghiệp.
"Tôi đang đợi đến tháng 10, một xưởng làm lịch Tết họ mới bắt đầu tuyển để xin làm thời vụ. Lúc đó làm ở công ty quạt tới 5h chiều về thì 6h qua xưởng lịch làm tới 10h. Làm 4 tiếng 100.000 đồng, mỗi tháng 3 triệu cũng đỡ cho mình, cho con nhỏ biết bao", chị chia sẻ.
Trong khi đó, ở giai đoạn khó khăn, thị trường lao động - việc làm có nhiều biến động, ông Hòa căn dặn vợ cố gói ghém sinh hoạt, chi tiêu trong gia đình để tiết kiệm được đồng nào hay đồng đó.
"Trong xưởng truyền tai nhau còn đợt cắt giảm nhân sự tháng 9 tới. Với tôi thì còn đi làm được ngày nào hay ngày đó, lo quá cũng không thay đổi được gì. Nếu thất nghiệp thì về quê làm ruộng, nuôi bò", ông Hòa chia sẻ.
Giữa lúc bị giảm thu nhập nhưng chưa mất việc, nhiều người chỉ biết chắt chiu từng đồng, gói ghém hết mức để lo chén cơm cho cả nhà, học phí cho con cái.
Tìm việc làm thêm
Không chỉ công nhân, lao động tự do, nhiều người thuộc dân văn phòng, trí thức cũng tìm cách vượt "bão" khó khăn về việc làm.
Là nhân viên một công ty truyền thông, hơn năm tháng nay trong lúc bị giảm lương, cắt thưởng, anh Đỗ Hoàng Duy (25 tuổi, ngụ quận Bình Tân) nhận thêm một vài việc bên ngoài như thiết kế hình ảnh, dựng clip cho vài doanh nghiệp nhỏ mà anh quen biết.
Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng có việc để làm do những nơi này cũng lựa chọn giảm tiền chi cho quảng cáo để đỡ chi phí.
Duy kể một số bạn anh tìm thêm một, hai việc thời vụ khác để xoay xở lúc này. Người nhận thêm các đầu việc bên ngoài để làm bằng chuyên môn như anh, người bán hàng online, người thì hùn hạp bạn bè mở loại hình cà phê mang đi…
Công nhân trong 'bão' giảm việc làm: 100.000 đồng xài trong... một tuần
DIỆU QUÍ
PHƯƠNG NHI
Một chiều đầu tháng 8, không khí tại hẻm 58 đường số 5 (phường Tân Tạo, quận Bình Tân) - nơi vốn được xem là "thủ phủ nhà trọ" tại TP.HCM - vắng lặng lạ thường.
Công nhân trong Khu chế xuất Tân Thuận bây giờ có việc làm đều suốt tuần là đã rất mừng - Ảnh: DUYÊN PHAN
Sau khi hàng loạt công nhân trả phòng về quê do cắt giảm việc làm liên tiếp thời gian qua, tấm bảng cho thuê phòng xuất hiện ngày một dày đặc. Nỗi lo cuộc sống hiện rõ trong ánh mắt những công nhân còn trụ lại nhưng nhiều tháng liền bị giảm giờ làm, quên mất "mùi" tăng ca để có thêm thu nhập...
Cố bám trụ
Ngồi rầu rĩ ở hàng ghế đá trước phòng trọ, chị Nguyễn Thị Thảo (35 tuổi, quê Đồng Tháp) kể 17 năm sống đời công nhân, chưa bao giờ thấy thu nhập bị giảm sút như hiện nay. Sau dịch COVID-19, tần suất tăng ca của chị giảm dần.
Là công nhân may mặc của Công ty PouYuen (quận Bình Tân), chị Thảo kể từ sau Tết đến nay không còn được làm thêm giờ, cả ngày thứ sáu và thứ bảy nay cũng trở thành ngày nghỉ.
Dù không thất nghiệp song đồng lương bấp bênh vì bị giảm giờ làm khiến việc ăn học của đứa con 8 tuổi trở thành nỗi lo lắng thường trực trong chị.
Theo lời những người thuê trọ quanh khu vực này, thời gian qua những buổi tiệc chia tay diễn ra liên tục, chóng vánh khi hàng loạt công nhân quyết định trả phòng về quê sau các đợt cắt giảm lao động.
Một vài công nhân thất nghiệp khác đang cố bám trụ, chuyển sang phụ hồ, bưng bê hay làm một số công việc tự do.
Ngay cả việc buôn bán của những người gánh hàng rong, bán vé số quanh "thủ phủ nhà trọ" nay cũng điêu đứng vì ế ẩm. "Lúc trước phòng trọ ở đây người ta thuê đầy, mấy người tới hỏi không còn chỗ cho thuê luôn. Còn giờ phòng trống nhiều dữ lắm", chị Thảo hướng mắt vào dãy trọ của mình, cho biết.
Tương tự, tình cảnh việc làm của ông Trần Văn Hòa (55 tuổi) cũng chẳng tốt hơn. Ông Hòa sống cùng con hẻm trọ với chị Thảo.
Ông chia sẻ xưởng mình làm việc bị đóng cửa từ ngày 20-5, ước chừng có hơn 70% lao động bị cắt giảm, 30% còn lại được chuyển sang các xưởng khác làm việc. May mắn vẫn tiếp tục làm việc ở công ty song ông Hòa bị cắt giảm giờ làm, chỉ còn làm việc 4 ngày/tuần.
Nghe hỏi đến việc tăng ca, người đàn ông này xua tay: "Giờ làm còn không có lấy đâu ra giờ tăng ca!". Vợ ông Hòa làm cùng công ty cũng chẳng khá khẩm hơn ông là mấy...
Ngày trẻ, vợ chồng ông Hòa rời quê nhà Thanh Hóa vào Sài Gòn lập nghiệp. Sau hơn 15 năm làm việc tại Công ty TNHH PouYuen Việt Nam, số tiền dư ra hằng tháng vợ chồng đều dành hết chăm lo cho ba đứa con nhỏ ăn học.
Ông nhớ lại khoảng hơn chục năm về trước, làm công nhân chỉ cực chân tay nhưng thoải mái đầu óc. Nhưng nay làm công nhân nghĩa là sống trong nỗi thấp thỏm vì không biết khi nào rơi vào cảnh thất nghiệp, không liệu trước được thu nhập hằng tháng.
Chị Thùy Linh ăn uống dè sẻn, tằn tiện từng đồng để gửi tiền về quê nuôi con - Ảnh: DIỆU QUÍ
Chị Thùy Linh ăn uống dè sẻn, tằn tiện từng đồng để gửi tiền về quê nuôi con - Ảnh: DIỆU QUÍ
100.000 đồng xài trong... một tuần
Cách xa nơi ở của ông Hòa, trong căn trọ nhỏ ở hẻm 44 đường Bùi Văn Ba (quận 7), vợ chồng chị Thùy Linh (26 tuổi, quê Sóc Trăng) cũng đang loay hoay tìm thêm sinh kế.
Là công nhân công ty sản xuất quạt công nghiệp xuất khẩu trong Khu chế xuất Tân Thuận, từ đầu tháng 7, do không có đơn hàng mới nên chị Linh ra về lúc 5h chiều, thay vì tăng ca đến 9h - 10h tối như nhiều tháng trước.
Trong khi đó, chồng chị Linh từ đầu năm đến nay thất nghiệp, thu nhập không thể lo nổi cho chính mình. Anh đi xin việc nhiều nơi nhưng bị từ chối do các công ty đều cắt giảm, nơi nhận làm thời vụ được hai tháng thì chủ nợ lương do "tình hình kinh doanh khó khăn quá". Gánh nặng tiền trọ, ăn uống và gửi về quê nuôi con đều dồn lên vai người vợ gầy gò.
Chị Linh cho biết nếu tăng ca và làm luôn chủ nhật, thu nhập mỗi tháng khoảng 11 triệu đồng, nếu không chỉ nhận lương cơ bản khoảng 5,5 triệu, cùng vài trăm nghìn tiền phụ cấp, chuyên cần.
Xoay trở tự cứu mình giữa cảnh thất nghiệp
Chật vật vượt khó thời thất nghiệp
Sau khi đóng tiền trọ, chị Linh chừa lại trong túi chừng 1 triệu đồng xài trong một tháng.
Còn lại gửi về quê nuôi hai đứa con gái đang ở cùng ông bà ngoại, và nhờ bà dành dụm để sang năm đóng tiền học mẫu giáo cho con đầu.
Tháng trước, chị Linh và một số đồng nghiệp được công ty đưa đón xuống phân xưởng ở Long An làm, mỗi ngày tăng ca hai tiếng nên lãnh được 7,2 triệu đồng.
Còn tháng này, công ty thông báo chỉ trả lương cơ bản kèm phụ cấp. Nhẩm tính sau khi trừ các khoản phải chi nhưng chưa tính trả nợ, chị còn trong túi chưa tới 1 triệu đồng và phải xài số tiền đó trong một tháng.
Chạy ăn từng ngày, chị Linh tâm sự mình xài 100.000 đồng trong... một tuần. "Tôi vẫn nấu cơm ăn ở nhà, mang theo đi làm nhưng lựa đồ nào rẻ thì ăn, hạn chế thịt cá, rồi ăn ít lại. Gạo mua loại 11.000 đồng/kg, bữa nào hết gạo thì ăn mì gói thay cơm. Tôi mua một bịch trà nhỏ để pha trà đường mang theo đi làm uống cả ngày để khỏi mua nước bên ngoài, cũng không ăn vặt", chị nói.
Mới đây, khảo sát do Viện Công nhân và Công đoàn (Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam) thực hiện cho thấy có 2,2% người lao động cho biết chưa từng mua sữa công thức cho con dưới 6 tuổi, và chị Linh nằm trong số đó.
Chồng không làm ra tiền, một mình chị phải cáng đáng hết nên đứa con gái thứ hai sau khi cai sữa để mẹ đi làm, từ 6 tháng tuổi, bé đã phải uống sữa tươi bịch giấy. Chị ngậm ngùi: "Tháng nào tôi có tiền gửi về nhiều chút thì hai con mới có được một, hai hộp sữa bột uống".
Chắt chiu từng đồng
Để xoay xở nồi cơm, chị Linh từng bán bánh online nhằm kiếm thêm thu nhập, nhưng do nhiều người cùng bán nên ế ẩm, lỗ lã, buộc phải nghỉ. "Cái gì làm được là tôi làm hết nhưng khó ăn lắm", chị nói.
Hơn 19.800 căn nhà ở xã hội, nhà ở công nhân được khởi công, xây dựng trong 7 tháng
Quan tâm công nhân, sinh viên khó khăn
Hiện tại, chị gắng cầm cự giữ việc công ty và chị vẫn thấy mình may mắn hơn nhiều người vì chưa đến mức thất nghiệp.
"Tôi đang đợi đến tháng 10, một xưởng làm lịch Tết họ mới bắt đầu tuyển để xin làm thời vụ. Lúc đó làm ở công ty quạt tới 5h chiều về thì 6h qua xưởng lịch làm tới 10h. Làm 4 tiếng 100.000 đồng, mỗi tháng 3 triệu cũng đỡ cho mình, cho con nhỏ biết bao", chị chia sẻ.
Trong khi đó, ở giai đoạn khó khăn, thị trường lao động - việc làm có nhiều biến động, ông Hòa căn dặn vợ cố gói ghém sinh hoạt, chi tiêu trong gia đình để tiết kiệm được đồng nào hay đồng đó.
"Trong xưởng truyền tai nhau còn đợt cắt giảm nhân sự tháng 9 tới. Với tôi thì còn đi làm được ngày nào hay ngày đó, lo quá cũng không thay đổi được gì. Nếu thất nghiệp thì về quê làm ruộng, nuôi bò", ông Hòa chia sẻ.
Giữa lúc bị giảm thu nhập nhưng chưa mất việc, nhiều người chỉ biết chắt chiu từng đồng, gói ghém hết mức để lo chén cơm cho cả nhà, học phí cho con cái.
Tìm việc làm thêm
Không chỉ công nhân, lao động tự do, nhiều người thuộc dân văn phòng, trí thức cũng tìm cách vượt "bão" khó khăn về việc làm.
Là nhân viên một công ty truyền thông, hơn năm tháng nay trong lúc bị giảm lương, cắt thưởng, anh Đỗ Hoàng Duy (25 tuổi, ngụ quận Bình Tân) nhận thêm một vài việc bên ngoài như thiết kế hình ảnh, dựng clip cho vài doanh nghiệp nhỏ mà anh quen biết.
Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng có việc để làm do những nơi này cũng lựa chọn giảm tiền chi cho quảng cáo để đỡ chi phí.
Duy kể một số bạn anh tìm thêm một, hai việc thời vụ khác để xoay xở lúc này. Người nhận thêm các đầu việc bên ngoài để làm bằng chuyên môn như anh, người bán hàng online, người thì hùn hạp bạn bè mở loại hình cà phê mang đi…
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
Tuần báo Anh ‘The Economist’ nhận định gì về Việt Nam?
Thái Ngọc – 24 tháng 1, 2024
Saigon Nhỏ
Một góc Sài Gòn ngày nay (ảnh: tron le/Unsplash)
Tuần báo nổi tiếng của Anh, The Economist (trong số ra ngày 23 Tháng Giêng 2024) vừa có một bài ngắn phân tích về bức tranh chính trị-kinh tế Việt Nam. Xã luận này có gì đáng chú ý? Dưới đây là những ý chính…
Ngày 12 Tháng Giêng, nhà lãnh đạo 79 tuổi Nguyễn Phú Trọng đã không gặp Tổng thống Indonesia. Tên ông Trọng bị xóa khỏi lịch chính thức mà không có lời giải thích. Tin đồn lan truyền rằng ông đã chết. Trong suốt ba ngày, thiên hạ đồn đoán về người kế nhiệm ông… Sau đó, ngày 15 Tháng Giêng, các phương tiện truyền thông chính thức cho thấy hình ảnh ông Trọng yếu đuối dự một phiên họp chán ngắt của Quốc hội ở Hà Nội, như thể để hét lên “Tôi chưa chết!” – giống như gã nạn nhân bệnh dịch của gánh xiếc hài Monty Python. Công chúng có thể không bao giờ biết liệu bệnh tật hay điều gì khác đã khiến người đứng đầu Đảng Cộng sản biến mất.
Mọi người đều muốn trở thành bạn của Việt Nam. Điều này một phần là yếu tố địa chính trị. Việt Nam, quốc gia với dân số 100 triệu, đã khéo léo đặt họ vào vị trí giữa Trung Quốc và Mỹ, khiến cả hai siêu cường phải ra sức tán tỉnh. Năm 2023, Việt Nam là quốc gia duy nhất vinh dự đón các chuyến thăm cấp nhà nước của Joe Biden lẫn Tập Cận Bình. Tháng Chín 2023, họ đã nâng cấp mối quan hệ với Mỹ lên “đối tác chiến lược toàn diện”, đặt ngang hàng với Nga và Trung Quốc.
Dù đảng cầm quyền Việt Nam có nhiều điểm chung với đảng (cộng sản) Trung Quốc, nhưng người dân Việt Nam vẫn luôn nghi ngờ người hàng xóm khổng lồ luôn bày trò bắt nạt. Một cuộc thăm dò của Asian Barometer cho thấy chỉ 25% người Việt Nam có cái nhìn tích cực về Trung Quốc, trong khi 85% có cái nhìn tích cực về Mỹ… Khi Việt Nam bắt đầu mở cửa giữa những năm 1980, thu nhập bình quân đầu người hàng năm chỉ bằng một nửa so với Kenya. Nhờ các chính sách thực tế và ngày càng ủng hộ doanh nghiệp, thu nhập bình quân giờ đây tăng gấp sáu, lên $3,700. Tham vọng đưa Việt Nam trở thành nước giàu vào năm 2045 không phải không có lý. Về mặt kinh tế, Việt Nam có lẽ chưa bao giờ đối mặt một môi trường toàn cầu lành tính hơn thế.
Địa chính trị đang thúc đẩy đầu tư vào đất nước này, khi Mỹ tìm cách tách khỏi Trung Quốc và các công ty tư nhân thuộc mọi quốc tịch cảm nhận được gió đang thổi theo hướng nào. Các công ty xuất khẩu sang phương Tây đang chuyển sản xuất sang Việt Nam. Trong ba quý đầu năm 2023, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam tính theo tỷ trọng trong GDP lớn gấp đôi Indonesia, Philippines hoặc Thái Lan, theo tính toán của ngân hàng CLSA.
IMF nhận định, nếu thế giới tiếp tục bị phân mảnh thành các khối thương mại cạnh tranh nhau, nền kinh tế toàn cầu có thể bị thiệt hại nghiêm trọng. Và với tỷ lệ linh kiện Trung Quốc chiếm tỉ lệ cao trong nhiều sản phẩm được dán nhãn “Made in Vietnam”, không rõ Mỹ thực sự đang giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc đến mức nào bằng cách chuyển chuỗi cung ứng sang đó. Nhưng cho đến nay sự thay đổi này vẫn có lợi cho Việt Nam.
Tăng trưởng GDP rất gập ghềnh: Sụt giảm trong thời kỳ đại dịch, tăng trở lại 8% vào năm 2022, giảm xuống 4.7% vào năm 2023 trong bối cảnh khủng hoảng tín dụng và dự kiến sẽ phục hồi lên 5.8% trong năm nay. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn ở vị trí thuận lợi để tiếp tục thu hút đầu tư – Tony Nafte thuộc CLSA lập luận. Việt Nam cởi mở trong thương mại so với các nước Đông Nam Á. Thương mại vào năm 2022 tương đương với con số khổng lồ là 186% GDP, so với 45% ở Indonesia, 72% ở Philippines và 134% ở Thái Lan.
Lực lượng công nhân sản xuất trẻ, dồi dào của Việt Nam rất siêng năng, có trình độ học vấn khá cao và lương bổng chỉ bằng một nửa so với công nhân ở các vùng ven biển Trung Quốc. Một ông chủ nhà máy nhận xét rằng Việt Nam, không như Indonesia và Philippines, không gặp vấn đề gì với chủ nghĩa khủng bố Hồi giáo. Việt Nam cung cấp những ưu đãi béo bở cho giới nhà đầu tư nước ngoài, từ giảm thuế đến giá đất rẻ…
Tuy nhiên, đất nước này đang gặp phải một vấn đề chính trị lớn: Chính phủ bị tê liệt vì sự thiếu quyết đoán. Nguyễn Phú Trọng phải rút lui trước năm 2026. Nỗi hoảng sợ về tin đồn Trọng “băng hà” nhắc mọi người rằng thành công trong cuộc chiến chống tham nhũng của ông vẫn chưa rõ ràng. Do chẳng ai biết mình phải làm hài lòng ai trong vài năm tới, các quan chức ngần ngại đưa ra những quyết định quan trọng. Cuộc trấn áp tham nhũng bằng chiến dịch “đốt lò” do Trọng khởi xướng khiến họ càng lo lắng hơn. Hàng trăm người đã bị bắt, và năm ngoái chủ tịch nước (người đứng thứ ba trong hệ thống cấp bậc) đã bị buộc phải từ chức.
Trong cuộc cải tổ sắp tới, bất kỳ vụ bê bối nào cũng có thể được sử dụng để hủy hoại sự nghiệp của họ, hoặc tệ hơn. Do đó, cách an toàn nhất là không làm gì. Thử xem xét ngành năng lượng. Việt Nam đã làm rất tốt việc kết nối lưới điện hộ gia đình (gần 100% dân cư nông thôn có điện, tăng từ 14% năm 1993). Nhưng khi ngành công nghiệp phát triển thì nhu cầu về điện tăng theo. Một ông chủ sản xuất cho biết nguồn cung cấp điện rất chập chờn. Việc cắt điện năm ngoái là “khủng khiếp”.
Dù giới đầu tư nước ngoài muốn nói với khách hàng và cổ đông rằng họ muốn sử dụng năng lượng sạch nhưng Việt Nam đang gặp khó khăn khi nước này vẫn phụ thuộc nhiều vào than đá. Không khí ô nhiễm ở Hà Nội còn tệ hơn Thượng Hải. Lời hứa đạt mức phát thải carbon bằng 0 vào năm 2050 chỉ có thể được thực hiện trừ khi đất nước tận dụng được gió từ bờ biển dài 3,000 km. Tuy nhiên, một nhà điều hành năng lượng gió phàn nàn rằng quy trình cấp phép khảo sát đáy biển để tìm địa điểm phù hợp là “cực kỳ chậm”. Ông thở dài: Có rất ít khung pháp lý cho việc lắp đặt tua-bin hoặc bán điện lên lưới điện. Các bộ liên quan hầu như không trao đổi với nhau, mọi việc đều phải thông qua nhà cung cấp điện quốc doanh…
Giới bảo vệ môi trường phàn nàn rằng các nhóm lợi ích (tức là các ông lớn đã đầu tư vào than) đang cản trở quá trình chuyển đổi năng lượng của đất nước. Một số nhà bảo vệ môi trường đã bị bỏ tù, với tội “gian lận thuế”. Trong khi đó, một số người trong đảng cầm quyền hiểu rằng Việt Nam đang bị đe dọa nghiêm trọng như thế nào bởi hiện tượng nóng toàn cầu. Đồng bằng Mekong đang chìm, có nghĩa biển có thể nuốt chửng nó.
Việt Nam phụ thuộc nhiều vào thương mại và môi trường kinh doanh toàn cầu vốn đang thay đổi với tốc độ cực nhanh, do đó, các nhà hoạch định chính sách cần phải theo kịp. Thực tế lại không. Ví dụ, chính sách giảm thuế cho các nhà đầu tư nước ngoài đã trở nên kém hấp dẫn hơn kể từ khi OECD, câu lạc bộ các nước giàu, đồng ý áp dụng mức thuế doanh nghiệp tối thiểu toàn cầu là 15%. Giám đốc một nhà sản xuất nước ngoài cảnh báo, các công ty đa quốc gia trả ít hoặc không trả gì ở Việt Nam có thể phải chịu mức phí cao hơn ở những nơi khác. Ông cho rằng thay vì đề nghị giảm thuế, chính phủ nên đơn giản hóa các quy định. Bruno Jaspaert, ông chủ của Deep C, một khu công nghiệp ở Hải Phòng, đồng tình: “Cơ hội là rất lớn nhưng quan liêu là vấn đề lớn nhất”. Các quy định thường mâu thuẫn; một số dự án cần sự phê duyệt của hàng chục bộ.
Ngoài ra, mạng giao thông công cộng còn kém. Và dù bị trấn áp nhưng tham nhũng vẫn gây thiệt hại cho doanh nghiệp. Một doanh nhân nước ngoài phàn nàn việc phải tuân theo hai bộ quy tắc: Quy tắc chính thức, chẳng hạn đóng thuế hoặc tuân thủ qui định phòng cháy chữa cháy; và quy tắc không chính thức, như chi tiền cho quan chức địa phương để họ không làm khó dễ bằng những cuộc “kiểm tra”.
Việt Nam đã vươn lên từ tình trạng nghèo đói trầm trọng đến khá thịnh vượng chỉ trong một thế hệ. Nhưng nước này cần tiếp tục cải cách. Những cơn gió địa chính trị có thể thay đổi. Các đối thủ có thể cạnh tranh mạnh hơn. Trong khi đó, dân số Việt Nam đang già đi nhanh chóng. Dân số trong độ tuổi lao động sẽ giảm sau năm 2038. Và người dân nước này có thể chán đảng cầm quyền nếu mức sống không tiếp tục tăng nhanh. Chế độ nào cũng vậy, tương tự các nhà lãnh đạo, không thể tồn tại mãi.
Thái Ngọc – 24 tháng 1, 2024
Saigon Nhỏ
Một góc Sài Gòn ngày nay (ảnh: tron le/Unsplash)
Tuần báo nổi tiếng của Anh, The Economist (trong số ra ngày 23 Tháng Giêng 2024) vừa có một bài ngắn phân tích về bức tranh chính trị-kinh tế Việt Nam. Xã luận này có gì đáng chú ý? Dưới đây là những ý chính…
Ngày 12 Tháng Giêng, nhà lãnh đạo 79 tuổi Nguyễn Phú Trọng đã không gặp Tổng thống Indonesia. Tên ông Trọng bị xóa khỏi lịch chính thức mà không có lời giải thích. Tin đồn lan truyền rằng ông đã chết. Trong suốt ba ngày, thiên hạ đồn đoán về người kế nhiệm ông… Sau đó, ngày 15 Tháng Giêng, các phương tiện truyền thông chính thức cho thấy hình ảnh ông Trọng yếu đuối dự một phiên họp chán ngắt của Quốc hội ở Hà Nội, như thể để hét lên “Tôi chưa chết!” – giống như gã nạn nhân bệnh dịch của gánh xiếc hài Monty Python. Công chúng có thể không bao giờ biết liệu bệnh tật hay điều gì khác đã khiến người đứng đầu Đảng Cộng sản biến mất.
Mọi người đều muốn trở thành bạn của Việt Nam. Điều này một phần là yếu tố địa chính trị. Việt Nam, quốc gia với dân số 100 triệu, đã khéo léo đặt họ vào vị trí giữa Trung Quốc và Mỹ, khiến cả hai siêu cường phải ra sức tán tỉnh. Năm 2023, Việt Nam là quốc gia duy nhất vinh dự đón các chuyến thăm cấp nhà nước của Joe Biden lẫn Tập Cận Bình. Tháng Chín 2023, họ đã nâng cấp mối quan hệ với Mỹ lên “đối tác chiến lược toàn diện”, đặt ngang hàng với Nga và Trung Quốc.
Dù đảng cầm quyền Việt Nam có nhiều điểm chung với đảng (cộng sản) Trung Quốc, nhưng người dân Việt Nam vẫn luôn nghi ngờ người hàng xóm khổng lồ luôn bày trò bắt nạt. Một cuộc thăm dò của Asian Barometer cho thấy chỉ 25% người Việt Nam có cái nhìn tích cực về Trung Quốc, trong khi 85% có cái nhìn tích cực về Mỹ… Khi Việt Nam bắt đầu mở cửa giữa những năm 1980, thu nhập bình quân đầu người hàng năm chỉ bằng một nửa so với Kenya. Nhờ các chính sách thực tế và ngày càng ủng hộ doanh nghiệp, thu nhập bình quân giờ đây tăng gấp sáu, lên $3,700. Tham vọng đưa Việt Nam trở thành nước giàu vào năm 2045 không phải không có lý. Về mặt kinh tế, Việt Nam có lẽ chưa bao giờ đối mặt một môi trường toàn cầu lành tính hơn thế.
Địa chính trị đang thúc đẩy đầu tư vào đất nước này, khi Mỹ tìm cách tách khỏi Trung Quốc và các công ty tư nhân thuộc mọi quốc tịch cảm nhận được gió đang thổi theo hướng nào. Các công ty xuất khẩu sang phương Tây đang chuyển sản xuất sang Việt Nam. Trong ba quý đầu năm 2023, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam tính theo tỷ trọng trong GDP lớn gấp đôi Indonesia, Philippines hoặc Thái Lan, theo tính toán của ngân hàng CLSA.
IMF nhận định, nếu thế giới tiếp tục bị phân mảnh thành các khối thương mại cạnh tranh nhau, nền kinh tế toàn cầu có thể bị thiệt hại nghiêm trọng. Và với tỷ lệ linh kiện Trung Quốc chiếm tỉ lệ cao trong nhiều sản phẩm được dán nhãn “Made in Vietnam”, không rõ Mỹ thực sự đang giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc đến mức nào bằng cách chuyển chuỗi cung ứng sang đó. Nhưng cho đến nay sự thay đổi này vẫn có lợi cho Việt Nam.
Tăng trưởng GDP rất gập ghềnh: Sụt giảm trong thời kỳ đại dịch, tăng trở lại 8% vào năm 2022, giảm xuống 4.7% vào năm 2023 trong bối cảnh khủng hoảng tín dụng và dự kiến sẽ phục hồi lên 5.8% trong năm nay. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn ở vị trí thuận lợi để tiếp tục thu hút đầu tư – Tony Nafte thuộc CLSA lập luận. Việt Nam cởi mở trong thương mại so với các nước Đông Nam Á. Thương mại vào năm 2022 tương đương với con số khổng lồ là 186% GDP, so với 45% ở Indonesia, 72% ở Philippines và 134% ở Thái Lan.
Lực lượng công nhân sản xuất trẻ, dồi dào của Việt Nam rất siêng năng, có trình độ học vấn khá cao và lương bổng chỉ bằng một nửa so với công nhân ở các vùng ven biển Trung Quốc. Một ông chủ nhà máy nhận xét rằng Việt Nam, không như Indonesia và Philippines, không gặp vấn đề gì với chủ nghĩa khủng bố Hồi giáo. Việt Nam cung cấp những ưu đãi béo bở cho giới nhà đầu tư nước ngoài, từ giảm thuế đến giá đất rẻ…
Tuy nhiên, đất nước này đang gặp phải một vấn đề chính trị lớn: Chính phủ bị tê liệt vì sự thiếu quyết đoán. Nguyễn Phú Trọng phải rút lui trước năm 2026. Nỗi hoảng sợ về tin đồn Trọng “băng hà” nhắc mọi người rằng thành công trong cuộc chiến chống tham nhũng của ông vẫn chưa rõ ràng. Do chẳng ai biết mình phải làm hài lòng ai trong vài năm tới, các quan chức ngần ngại đưa ra những quyết định quan trọng. Cuộc trấn áp tham nhũng bằng chiến dịch “đốt lò” do Trọng khởi xướng khiến họ càng lo lắng hơn. Hàng trăm người đã bị bắt, và năm ngoái chủ tịch nước (người đứng thứ ba trong hệ thống cấp bậc) đã bị buộc phải từ chức.
Trong cuộc cải tổ sắp tới, bất kỳ vụ bê bối nào cũng có thể được sử dụng để hủy hoại sự nghiệp của họ, hoặc tệ hơn. Do đó, cách an toàn nhất là không làm gì. Thử xem xét ngành năng lượng. Việt Nam đã làm rất tốt việc kết nối lưới điện hộ gia đình (gần 100% dân cư nông thôn có điện, tăng từ 14% năm 1993). Nhưng khi ngành công nghiệp phát triển thì nhu cầu về điện tăng theo. Một ông chủ sản xuất cho biết nguồn cung cấp điện rất chập chờn. Việc cắt điện năm ngoái là “khủng khiếp”.
Dù giới đầu tư nước ngoài muốn nói với khách hàng và cổ đông rằng họ muốn sử dụng năng lượng sạch nhưng Việt Nam đang gặp khó khăn khi nước này vẫn phụ thuộc nhiều vào than đá. Không khí ô nhiễm ở Hà Nội còn tệ hơn Thượng Hải. Lời hứa đạt mức phát thải carbon bằng 0 vào năm 2050 chỉ có thể được thực hiện trừ khi đất nước tận dụng được gió từ bờ biển dài 3,000 km. Tuy nhiên, một nhà điều hành năng lượng gió phàn nàn rằng quy trình cấp phép khảo sát đáy biển để tìm địa điểm phù hợp là “cực kỳ chậm”. Ông thở dài: Có rất ít khung pháp lý cho việc lắp đặt tua-bin hoặc bán điện lên lưới điện. Các bộ liên quan hầu như không trao đổi với nhau, mọi việc đều phải thông qua nhà cung cấp điện quốc doanh…
Giới bảo vệ môi trường phàn nàn rằng các nhóm lợi ích (tức là các ông lớn đã đầu tư vào than) đang cản trở quá trình chuyển đổi năng lượng của đất nước. Một số nhà bảo vệ môi trường đã bị bỏ tù, với tội “gian lận thuế”. Trong khi đó, một số người trong đảng cầm quyền hiểu rằng Việt Nam đang bị đe dọa nghiêm trọng như thế nào bởi hiện tượng nóng toàn cầu. Đồng bằng Mekong đang chìm, có nghĩa biển có thể nuốt chửng nó.
Việt Nam phụ thuộc nhiều vào thương mại và môi trường kinh doanh toàn cầu vốn đang thay đổi với tốc độ cực nhanh, do đó, các nhà hoạch định chính sách cần phải theo kịp. Thực tế lại không. Ví dụ, chính sách giảm thuế cho các nhà đầu tư nước ngoài đã trở nên kém hấp dẫn hơn kể từ khi OECD, câu lạc bộ các nước giàu, đồng ý áp dụng mức thuế doanh nghiệp tối thiểu toàn cầu là 15%. Giám đốc một nhà sản xuất nước ngoài cảnh báo, các công ty đa quốc gia trả ít hoặc không trả gì ở Việt Nam có thể phải chịu mức phí cao hơn ở những nơi khác. Ông cho rằng thay vì đề nghị giảm thuế, chính phủ nên đơn giản hóa các quy định. Bruno Jaspaert, ông chủ của Deep C, một khu công nghiệp ở Hải Phòng, đồng tình: “Cơ hội là rất lớn nhưng quan liêu là vấn đề lớn nhất”. Các quy định thường mâu thuẫn; một số dự án cần sự phê duyệt của hàng chục bộ.
Ngoài ra, mạng giao thông công cộng còn kém. Và dù bị trấn áp nhưng tham nhũng vẫn gây thiệt hại cho doanh nghiệp. Một doanh nhân nước ngoài phàn nàn việc phải tuân theo hai bộ quy tắc: Quy tắc chính thức, chẳng hạn đóng thuế hoặc tuân thủ qui định phòng cháy chữa cháy; và quy tắc không chính thức, như chi tiền cho quan chức địa phương để họ không làm khó dễ bằng những cuộc “kiểm tra”.
Việt Nam đã vươn lên từ tình trạng nghèo đói trầm trọng đến khá thịnh vượng chỉ trong một thế hệ. Nhưng nước này cần tiếp tục cải cách. Những cơn gió địa chính trị có thể thay đổi. Các đối thủ có thể cạnh tranh mạnh hơn. Trong khi đó, dân số Việt Nam đang già đi nhanh chóng. Dân số trong độ tuổi lao động sẽ giảm sau năm 2038. Và người dân nước này có thể chán đảng cầm quyền nếu mức sống không tiếp tục tăng nhanh. Chế độ nào cũng vậy, tương tự các nhà lãnh đạo, không thể tồn tại mãi.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
Tết nghèo của người lao động!
Diễm Thi
2024.01.30
Một công nhân lau chùi đầu rồng bằng gỗ tại tỉnh Bắc Ninh
AFP - RFA
Đối với mọi người Việt, theo truyền thống tự bao đời, Tết đến, dù nghèo khó mấy cũng phải cố gắng dọn dẹp nhà cửa, sửa soạn bàn thờ với ít bông hoa; cũng mua sắm thức ăn, bánh mứt cho ba ngày xuân…
Thế nhưng năm nay, dù chỉ còn 10 ngày nữa là đến Tết nguyên đán nhưng sức mua yếu, dù hàng hóa được bày bán không thiếu, cả về chủng loại lẫn kiểu dáng.
Theo truyền thông Nhà nước, sức mua Tết năm nay giảm là do người dân cắt giảm chi tiêu; do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới và lạm phát tăng cao.
Chị Tha ở Trà Vinh nói với RFA chuyện mua sắm Tết năm nay của gia đình chị:
“Nói thiệt tình với em là Tết năm nay nhà chị chưa mua sắm gì hết. Bữa nay ông xã chị bán vé số bị người ta thiếu lại 200 ngàn (đồng) nữa. Thiếu hụt quá trời. Không có dư dả gì hết. Bữa nào hết bữa đó thôi. Bán một ngày 168 tờ vé số lời được 168 ngàn đồng. Bên phường họ cho phiếu đi lãnh quà Tết trị giá 200 ngàn đồng. Họ cho bốn trứng vịt; ba trái khổ qua; năm ký gạo; 10 gói mì tôm; nửa ký đường; hai bịch muối; ba đôi dép. Ăn Tết vậy đó.”
Cô Tuyết quê Tây Ninh lên Sài Gòn làm công nhân thì cho hay:
“Chưa mua sắm Tết gì hết. Năm nay khó khăn quá không chuẩn bị gì hết. Tiền không có nhưng cũng phải mua ít bánh mứt ngoài chợ về để có khách tới thì lấy ra mời khách thôi. Anh em trong nhà hùn vô người một miếng thôi chứ không sắm sửa đầy đủ trong nhà ăn Tết đâu.
Chỉ những người giàu, có của ăn của để mới sắm sửa đầy đủ trong nhà thôi. Nhiều người còn bị mất việc về quê hết luôn. Năm nay ai cũng khó khăn chứ không chỉ gia đình em đâu. Nhiều người nói năm nay không ăn Tết luôn. Xóm em chẳng thấy ai chưng bày gì hết vì tình hình chung là nghèo. Không ai mua bán gì được. Ngoài tháng lương 13, năm nay không có thưởng, bổng gì hết”.
Chưa mua sắm Tết gì hết. Năm nay khó khăn quá không chuẩn bị gì hết. Tiền không có nhưng cũng phải mua ít bánh mứt ngoài chợ về để có khách tới thì lấy ra mời khách thôi. Anh em trong nhà hùn vô người một miếng thôi chứ không sắm sửa đầy đủ trong nhà ăn Tết đâu. - Cô Tuyết
Một số người dân chia sẻ với RFA rằng, chuyện mua hoa trang trí nhà cửa là chuyện xa xỉ, thôi thì chờ đến chiều tối 30 ra “lượm” vài chậu về cho có không khí Tết.
Anh Thiệu ở Sài Gòn nói với RFA rằng, đến hôm nay nhà anh chưa sắm gì cho Tết:
“Tình hình Tết năm nay thì buồn nhiều hơn vui rồi đó. Tôi có người bạn thân trồng mai ở làng mai Thủ Đức để bán. Năm nay chỉ dám thuê xe chở 1/10 số mai đi bán so với mọi năm vì biết sức mua rất kém. Những ngành khác cũng đìu hiu lắm. Các mặt hàng đều ế, tình hình kinh tế khó khăn chung. Tôi cũng bình thường như mọi ngày, không sắm sửa Tết gì hết. Tình hình chung ảm đạm lắm. Mà tôi nghĩ, nếu theo cái đà này thì năm 2024 này còn ảm đạm hơn nữa.”
Buôn bán hoa Tết. Reuters.
Báo cáo của Tổng cục Thống kê mới đây cho thấy, trong tháng 1 năm 2024, số doanh nghiệp khó khăn, rời bỏ khỏi thị trường là 54.000 doanh nghiệp, tăng 22,8% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó có 43.900 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn; gần 8.000 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể; hơn 2.000 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể.
Cũng theo số liệu Tổng Cục Thống kê công bố cuối tháng 12 năm 2023, trong năm 2023 có 172.600 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường. Bình quân, một tháng có gần 14.000 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.
Tại Hội nghị lần thứ 24 Ban chấp hành Đảng bộ TP.HCM chiều 2 tháng 12 năm 2023, giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TP.HCM Lê Văn Thinh đưa ra con số người lao động nghỉ việc nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp trong 11 tháng năm 2023 ở TP.HCM là 156.300 người, thuộc 3.671 doanh nghiệp.
Con số cả trăm ngàn doanh nghiệp ngưng hoạt động chỉ trong hai năm qua kéo theo con số công nhân mất việc không nhỏ, ảnh hưởng chung đến tình hình mua sắm, kinh doanh trong nước.
Cậu Ba, chủ hai nhà hàng ở Sài Gòn và có nhà cho công nhân trọ, chia sẻ nhận định của mình với RFA sáng 30 tháng 1 về tình hình mua sắm Tết ở Sài Gòn:
“So với năm ngoái thì không bằng. Năm ngoái là vẫn còn bình thường. Tháng 3, tháng 5 năm ngoái khách tiệm em còn đông, sau đó giảm dần. Bây giờ ế “banh càng” luôn. Ai cũng than hết. Từ những người bán những món ăn bình dân như cơm tấm, bún gạo. Quán cơm tấm đông nổi tiếng hồi trước 8 giờ hết, bây giờ phải 10 giờ mới hết; bún gạo xào cũng than ế. Quán em giờ đang có ba bàn khách. Như vậy là đông, nhưng chỉ bằng 1/10 so với hồi trước. Hồi trước thời điểm này là khách đầy 30 bàn, có khi hơn. Bây giờ là ế. Có nghĩa là tình hình tệ lắm.
Công nhân trả nhà hàng loạt vì họ không biết sau Tết quay lại có việc làm hay không. Còn 10 ngày nữa Tết nhưng không có không khí Tết; không có một chút sắc xuân. Không có cái gì hết!”
Một nhà quan sát tình hình kinh tế, chính trị ở Sài Gòn (giấu tên vì lý do an toàn) nhận định với RFA:
“Nhìn chung các doanh nghiệp làm ăn cũng bết bát. Người đi xem chợ hoa, chợ Tết thì nhiều nhưng người mua chẳng bao nhiêu. Hàng hóa dồi dào nhưng ế ẩm. Theo tôi, qua đại dịch, tâm lý người Việt thay đổi. Họ không đổ tiền vào cái Tết để rồi ra Giêng thiếu hụt.
Nhìn vào sức mua năm nay cho thấy, về phía nhà nước thì rất phấn khởi trên tivi; thấy tốc độ phát triển kinh tế Việt Nam nhất nhì thế giới. Nhưng nhìn con số tổng sản phẩm quốc nội (GDP) năm 2023 chỉ có 430 tỷ đô la mà thôi. Không bằng ai hết.
Đừng ru ngủ người dân bằng những con số. Khi tư bản đầu tư vào Việt Nam, họ đem tiền lãi về chính quốc, để chỉ số lại cho lãnh đạo phát biểu trên tivi. Đó là thực chất nền kinh tế Việt Nam hiện nay”.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, GDP năm 2023 của cả nước ước đạt 10.221 nghìn tỷ đồng, tương đương 430 tỷ USD. Trước đó, quy mô nền kinh tế Việt Nam lần đầu tiên được ghi nhận đạt mốc 400 tỷ USD là vào cuối năm 2022, tăng hơn 10 lần so với năm 2000.
Diễm Thi
2024.01.30
Một công nhân lau chùi đầu rồng bằng gỗ tại tỉnh Bắc Ninh
AFP - RFA
Đối với mọi người Việt, theo truyền thống tự bao đời, Tết đến, dù nghèo khó mấy cũng phải cố gắng dọn dẹp nhà cửa, sửa soạn bàn thờ với ít bông hoa; cũng mua sắm thức ăn, bánh mứt cho ba ngày xuân…
Thế nhưng năm nay, dù chỉ còn 10 ngày nữa là đến Tết nguyên đán nhưng sức mua yếu, dù hàng hóa được bày bán không thiếu, cả về chủng loại lẫn kiểu dáng.
Theo truyền thông Nhà nước, sức mua Tết năm nay giảm là do người dân cắt giảm chi tiêu; do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới và lạm phát tăng cao.
Chị Tha ở Trà Vinh nói với RFA chuyện mua sắm Tết năm nay của gia đình chị:
“Nói thiệt tình với em là Tết năm nay nhà chị chưa mua sắm gì hết. Bữa nay ông xã chị bán vé số bị người ta thiếu lại 200 ngàn (đồng) nữa. Thiếu hụt quá trời. Không có dư dả gì hết. Bữa nào hết bữa đó thôi. Bán một ngày 168 tờ vé số lời được 168 ngàn đồng. Bên phường họ cho phiếu đi lãnh quà Tết trị giá 200 ngàn đồng. Họ cho bốn trứng vịt; ba trái khổ qua; năm ký gạo; 10 gói mì tôm; nửa ký đường; hai bịch muối; ba đôi dép. Ăn Tết vậy đó.”
Cô Tuyết quê Tây Ninh lên Sài Gòn làm công nhân thì cho hay:
“Chưa mua sắm Tết gì hết. Năm nay khó khăn quá không chuẩn bị gì hết. Tiền không có nhưng cũng phải mua ít bánh mứt ngoài chợ về để có khách tới thì lấy ra mời khách thôi. Anh em trong nhà hùn vô người một miếng thôi chứ không sắm sửa đầy đủ trong nhà ăn Tết đâu.
Chỉ những người giàu, có của ăn của để mới sắm sửa đầy đủ trong nhà thôi. Nhiều người còn bị mất việc về quê hết luôn. Năm nay ai cũng khó khăn chứ không chỉ gia đình em đâu. Nhiều người nói năm nay không ăn Tết luôn. Xóm em chẳng thấy ai chưng bày gì hết vì tình hình chung là nghèo. Không ai mua bán gì được. Ngoài tháng lương 13, năm nay không có thưởng, bổng gì hết”.
Chưa mua sắm Tết gì hết. Năm nay khó khăn quá không chuẩn bị gì hết. Tiền không có nhưng cũng phải mua ít bánh mứt ngoài chợ về để có khách tới thì lấy ra mời khách thôi. Anh em trong nhà hùn vô người một miếng thôi chứ không sắm sửa đầy đủ trong nhà ăn Tết đâu. - Cô Tuyết
Một số người dân chia sẻ với RFA rằng, chuyện mua hoa trang trí nhà cửa là chuyện xa xỉ, thôi thì chờ đến chiều tối 30 ra “lượm” vài chậu về cho có không khí Tết.
Anh Thiệu ở Sài Gòn nói với RFA rằng, đến hôm nay nhà anh chưa sắm gì cho Tết:
“Tình hình Tết năm nay thì buồn nhiều hơn vui rồi đó. Tôi có người bạn thân trồng mai ở làng mai Thủ Đức để bán. Năm nay chỉ dám thuê xe chở 1/10 số mai đi bán so với mọi năm vì biết sức mua rất kém. Những ngành khác cũng đìu hiu lắm. Các mặt hàng đều ế, tình hình kinh tế khó khăn chung. Tôi cũng bình thường như mọi ngày, không sắm sửa Tết gì hết. Tình hình chung ảm đạm lắm. Mà tôi nghĩ, nếu theo cái đà này thì năm 2024 này còn ảm đạm hơn nữa.”
Buôn bán hoa Tết. Reuters.
Báo cáo của Tổng cục Thống kê mới đây cho thấy, trong tháng 1 năm 2024, số doanh nghiệp khó khăn, rời bỏ khỏi thị trường là 54.000 doanh nghiệp, tăng 22,8% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó có 43.900 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn; gần 8.000 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể; hơn 2.000 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể.
Cũng theo số liệu Tổng Cục Thống kê công bố cuối tháng 12 năm 2023, trong năm 2023 có 172.600 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường. Bình quân, một tháng có gần 14.000 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.
Tại Hội nghị lần thứ 24 Ban chấp hành Đảng bộ TP.HCM chiều 2 tháng 12 năm 2023, giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TP.HCM Lê Văn Thinh đưa ra con số người lao động nghỉ việc nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp trong 11 tháng năm 2023 ở TP.HCM là 156.300 người, thuộc 3.671 doanh nghiệp.
Con số cả trăm ngàn doanh nghiệp ngưng hoạt động chỉ trong hai năm qua kéo theo con số công nhân mất việc không nhỏ, ảnh hưởng chung đến tình hình mua sắm, kinh doanh trong nước.
Cậu Ba, chủ hai nhà hàng ở Sài Gòn và có nhà cho công nhân trọ, chia sẻ nhận định của mình với RFA sáng 30 tháng 1 về tình hình mua sắm Tết ở Sài Gòn:
“So với năm ngoái thì không bằng. Năm ngoái là vẫn còn bình thường. Tháng 3, tháng 5 năm ngoái khách tiệm em còn đông, sau đó giảm dần. Bây giờ ế “banh càng” luôn. Ai cũng than hết. Từ những người bán những món ăn bình dân như cơm tấm, bún gạo. Quán cơm tấm đông nổi tiếng hồi trước 8 giờ hết, bây giờ phải 10 giờ mới hết; bún gạo xào cũng than ế. Quán em giờ đang có ba bàn khách. Như vậy là đông, nhưng chỉ bằng 1/10 so với hồi trước. Hồi trước thời điểm này là khách đầy 30 bàn, có khi hơn. Bây giờ là ế. Có nghĩa là tình hình tệ lắm.
Công nhân trả nhà hàng loạt vì họ không biết sau Tết quay lại có việc làm hay không. Còn 10 ngày nữa Tết nhưng không có không khí Tết; không có một chút sắc xuân. Không có cái gì hết!”
Một nhà quan sát tình hình kinh tế, chính trị ở Sài Gòn (giấu tên vì lý do an toàn) nhận định với RFA:
“Nhìn chung các doanh nghiệp làm ăn cũng bết bát. Người đi xem chợ hoa, chợ Tết thì nhiều nhưng người mua chẳng bao nhiêu. Hàng hóa dồi dào nhưng ế ẩm. Theo tôi, qua đại dịch, tâm lý người Việt thay đổi. Họ không đổ tiền vào cái Tết để rồi ra Giêng thiếu hụt.
Nhìn vào sức mua năm nay cho thấy, về phía nhà nước thì rất phấn khởi trên tivi; thấy tốc độ phát triển kinh tế Việt Nam nhất nhì thế giới. Nhưng nhìn con số tổng sản phẩm quốc nội (GDP) năm 2023 chỉ có 430 tỷ đô la mà thôi. Không bằng ai hết.
Đừng ru ngủ người dân bằng những con số. Khi tư bản đầu tư vào Việt Nam, họ đem tiền lãi về chính quốc, để chỉ số lại cho lãnh đạo phát biểu trên tivi. Đó là thực chất nền kinh tế Việt Nam hiện nay”.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, GDP năm 2023 của cả nước ước đạt 10.221 nghìn tỷ đồng, tương đương 430 tỷ USD. Trước đó, quy mô nền kinh tế Việt Nam lần đầu tiên được ghi nhận đạt mốc 400 tỷ USD là vào cuối năm 2022, tăng hơn 10 lần so với năm 2000.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
Sài Gòn Muôn Nẻo
Tết qua như chưa Tết bao giờ…
Cù Mai Công – 14 tháng 2, 2024
Saigon Nhỏ
Quầy dưa hấu, hoa hầu như còn nguyên trên đường Cách Mạng Tháng Tám tối 28 rạng 30 Tết, người bán treo bảng “Xả hàng”. (ảnh: CMC)
An lành chắc hẳn chiếm tỉ lệ cao nhất trong các lời chúc Tết, chúc năm mới, nó bao hàm cả sức khỏe lẫn hạnh phúc.
Hôm nay 14 Tháng Hai 2024, mùng 5 Tết Giáp Thìn. Không rõ nơi khác ra sao, nhưng với dân Sài Gòn và miền Tây, đây là một ngày kỵ húy khai trương, động thổ, mưu sự… này nọ. Vô tình mùng 5 năm nay lại trùng với Valentine’s day 14 Tháng Hai. Và cũng trùng với ngày thứ tư lễ Tro – ăn chay bên Công giáo 14 Tháng Hai 2024, khởi đầu mùa Chay 40 ngày.
Nghĩa là cả đạo – đời lẫn thông lệ ông bà, ngày này cần sự an lành, tịnh tâm. Cũng như Tết, chúng ta dễ nức nở, hào hứng nói về tưng bừng, náo nhiệt “người ta đông quá, giời ôi chen” mà quên rằng Tết là thời điểm dừng lại cần thiết sau một năm quay cuồng với cuộc mưu sinh.
“Người thuê viết nay đâu?” ở “phố Ông Đồ” trước Nhà văn hóa Thanh niên ngày 24 Tết, 3 Tháng Hai 2024. (ảnh: CMC)
Có người chê trách người Việt ăn Tết nhiều quá, từ trước Tết cả tuần đến sau Tết cả tuần, thiếu điều cả Tháng Giêng. Đó là lãng phí. Họ nói người phương Tây và ngay cả dân Nhật chỉ mừng năm mới một ngày, sau đó lại là công việc.
Có thể. Nhưng ngẫm thử mà coi: dân ta khổ cực bao đời rồi, từ tiên tổ, cha ông đến con cháu hôm nay, hầu hết suốt năm suốt tháng vật lộn với miếng cơm manh áo, cần có điểm dừng năm, bảy ngày, nửa tháng.
Dân xứ người vừa làm vừa nghỉ, có nơi một tuần chỉ làm bốn, năm ngày. Dân xứ ta có bao giờ được như vậy đâu, quanh năm làm mửa mật, hầu như không nghỉ ngày nào. Một, hai tuần cho Tết coi bộ cũng chưa bù được những khốn khó đời thường suốt năm.
Nhất là năm qua 2023 quá sức khó khăn. Những tấp nập, chen chúc, áo ngắn áo dài lễ mễ ở khu trung tâm thành phố thực chất chỉ là bề mặt. Ngay trong những ngày cận Tết, trong Tết và sau Tết, ra khỏi khu trung tâm trăm mét thôi là gặp ngay vô số hình ảnh buồn: đường phố lặng lẽ, chợ búa lẫn siêu thị ế ẩm, thiếu vắng hẳn nụ cười xuân.
Ngày 27, 28 Tết, chị em một siêu thị phải gọi điện thoại cho từng khách quen, trong đó có tôi, năn nỉ tới mua ủng hộ. Trưa 30 Tết, trên đường Trường Chinh nắng oi ả, tôi gặp bà cụ ngồi bán vài trái xoài mà giá trị tất cả có lẽ chưa tới trăm ngàn đồng. Tôi ghé mua hết cho bà dù cây xoài nhà tôi năm nay ra trái khá nhiều…
Hai bà cụ bán phong bao lì xì và bán xoài trên đường Trường Chinh trưa 30 Tết, 9 Tháng Hai 2024. (ảnh: CMC)
Ai đi trên đường những ngày qua và sẽ còn trong nhiều ngày tới, dễ dàng gặp vô số cảnh Tết, nẻo đời không vui này. Tôi có chụp vài trăm tấm ảnh như vậy ở nhiều nơi. Nhưng mấy bữa Tết, không dám post kẻo mất vui ngày Tết, có khi lại chạnh lòng bao số phận cần lao.
Tết năm nay có lẽ là cái Tết rất kỳ lạ. Hiện nay, kinh tế mỗi nhà đều bỏ xa thời bao cấp khốn khổ tận cùng sau 1975. Thế nhưng không hiểu sao những cái Tết thời nghèo tơi tả ấy coi bộ vẫn rộn rã, được chờ đợi hơn Tết này.
Với tôi, “cảnh buồn người có vui đâu bao giờ”. Những ngày giáp Tết và cả trong Tết, tôi xin kiếu khá nhiều lời mời; chỉ gặp, chia sẻ với những thâm tình. Là phần quà Tết gửi cúng thầy dạy võ của sân chúng tôi đã mất 12 năm đủ để gia đình thầy nấu nồi thịt kho hột vịt 10kg và mua vịt quay ở một tiệm vùng Chợ Lớn mà xưa thầy rất thích. Là bánh chưng, giò lụa… số 1 Ông Tạ lì xì anh em sân võ. Là hộp xôi Bà Lai “đệ nhất Ông Tạ”, kẹo lạc Quế Hương lừng lẫy Ông Tạ, chả bò, phong bao lì xì gởi một huấn luyện viên sân võ bạn giờ đã nghỉ tập bán cà phê vỉa hè. Người huấn luyện viên này vốn mồ côi cha mẹ từ nhỏ.
Quà Tết và lì xì các bạn nhà sách First News – Trí Việt. (ảnh: Phú)
Trưa 30 Tết, chúng tôi ngồi với nhau bên xe cà phê vỉa hè đường Trương Vĩnh Ký (Tân Phú), thấm thía nỗi niềm mưu sinh…
Tôi tìm sự an lành Tết ở đó.
Ngày mai 15 Tháng Hai 2024, mùng 6 Tết. Đường sá Sài Gòn sẽ dần đông đúc trở lại. Sau Tết, bình thường mãi lực/sức mua vốn kém; riêng Tháng Giêng năm nay, có lẽ càng khó “kỳ vọng”, “khởi sắc”… này nọ như trên không ít phương tiện truyền thông, quen rộn ràng “lên dây cót”.
Chiều mùng 5, Tết qua dần, lặng lẽ trong nắng hanh Sài Gòn.
Nắng rụng, hoa rơi, mây vất vơ
Tết qua như chưa Tết bao giờ
Chiều nay gió nhạt ngoài khung cửa
Lặng một mùa xuân, trôi ước mơ…
Tết qua như chưa Tết bao giờ…
Cù Mai Công – 14 tháng 2, 2024
Saigon Nhỏ
Quầy dưa hấu, hoa hầu như còn nguyên trên đường Cách Mạng Tháng Tám tối 28 rạng 30 Tết, người bán treo bảng “Xả hàng”. (ảnh: CMC)
An lành chắc hẳn chiếm tỉ lệ cao nhất trong các lời chúc Tết, chúc năm mới, nó bao hàm cả sức khỏe lẫn hạnh phúc.
Hôm nay 14 Tháng Hai 2024, mùng 5 Tết Giáp Thìn. Không rõ nơi khác ra sao, nhưng với dân Sài Gòn và miền Tây, đây là một ngày kỵ húy khai trương, động thổ, mưu sự… này nọ. Vô tình mùng 5 năm nay lại trùng với Valentine’s day 14 Tháng Hai. Và cũng trùng với ngày thứ tư lễ Tro – ăn chay bên Công giáo 14 Tháng Hai 2024, khởi đầu mùa Chay 40 ngày.
Nghĩa là cả đạo – đời lẫn thông lệ ông bà, ngày này cần sự an lành, tịnh tâm. Cũng như Tết, chúng ta dễ nức nở, hào hứng nói về tưng bừng, náo nhiệt “người ta đông quá, giời ôi chen” mà quên rằng Tết là thời điểm dừng lại cần thiết sau một năm quay cuồng với cuộc mưu sinh.
“Người thuê viết nay đâu?” ở “phố Ông Đồ” trước Nhà văn hóa Thanh niên ngày 24 Tết, 3 Tháng Hai 2024. (ảnh: CMC)
Có người chê trách người Việt ăn Tết nhiều quá, từ trước Tết cả tuần đến sau Tết cả tuần, thiếu điều cả Tháng Giêng. Đó là lãng phí. Họ nói người phương Tây và ngay cả dân Nhật chỉ mừng năm mới một ngày, sau đó lại là công việc.
Có thể. Nhưng ngẫm thử mà coi: dân ta khổ cực bao đời rồi, từ tiên tổ, cha ông đến con cháu hôm nay, hầu hết suốt năm suốt tháng vật lộn với miếng cơm manh áo, cần có điểm dừng năm, bảy ngày, nửa tháng.
Dân xứ người vừa làm vừa nghỉ, có nơi một tuần chỉ làm bốn, năm ngày. Dân xứ ta có bao giờ được như vậy đâu, quanh năm làm mửa mật, hầu như không nghỉ ngày nào. Một, hai tuần cho Tết coi bộ cũng chưa bù được những khốn khó đời thường suốt năm.
Nhất là năm qua 2023 quá sức khó khăn. Những tấp nập, chen chúc, áo ngắn áo dài lễ mễ ở khu trung tâm thành phố thực chất chỉ là bề mặt. Ngay trong những ngày cận Tết, trong Tết và sau Tết, ra khỏi khu trung tâm trăm mét thôi là gặp ngay vô số hình ảnh buồn: đường phố lặng lẽ, chợ búa lẫn siêu thị ế ẩm, thiếu vắng hẳn nụ cười xuân.
Ngày 27, 28 Tết, chị em một siêu thị phải gọi điện thoại cho từng khách quen, trong đó có tôi, năn nỉ tới mua ủng hộ. Trưa 30 Tết, trên đường Trường Chinh nắng oi ả, tôi gặp bà cụ ngồi bán vài trái xoài mà giá trị tất cả có lẽ chưa tới trăm ngàn đồng. Tôi ghé mua hết cho bà dù cây xoài nhà tôi năm nay ra trái khá nhiều…
Hai bà cụ bán phong bao lì xì và bán xoài trên đường Trường Chinh trưa 30 Tết, 9 Tháng Hai 2024. (ảnh: CMC)
Ai đi trên đường những ngày qua và sẽ còn trong nhiều ngày tới, dễ dàng gặp vô số cảnh Tết, nẻo đời không vui này. Tôi có chụp vài trăm tấm ảnh như vậy ở nhiều nơi. Nhưng mấy bữa Tết, không dám post kẻo mất vui ngày Tết, có khi lại chạnh lòng bao số phận cần lao.
Tết năm nay có lẽ là cái Tết rất kỳ lạ. Hiện nay, kinh tế mỗi nhà đều bỏ xa thời bao cấp khốn khổ tận cùng sau 1975. Thế nhưng không hiểu sao những cái Tết thời nghèo tơi tả ấy coi bộ vẫn rộn rã, được chờ đợi hơn Tết này.
Với tôi, “cảnh buồn người có vui đâu bao giờ”. Những ngày giáp Tết và cả trong Tết, tôi xin kiếu khá nhiều lời mời; chỉ gặp, chia sẻ với những thâm tình. Là phần quà Tết gửi cúng thầy dạy võ của sân chúng tôi đã mất 12 năm đủ để gia đình thầy nấu nồi thịt kho hột vịt 10kg và mua vịt quay ở một tiệm vùng Chợ Lớn mà xưa thầy rất thích. Là bánh chưng, giò lụa… số 1 Ông Tạ lì xì anh em sân võ. Là hộp xôi Bà Lai “đệ nhất Ông Tạ”, kẹo lạc Quế Hương lừng lẫy Ông Tạ, chả bò, phong bao lì xì gởi một huấn luyện viên sân võ bạn giờ đã nghỉ tập bán cà phê vỉa hè. Người huấn luyện viên này vốn mồ côi cha mẹ từ nhỏ.
Quà Tết và lì xì các bạn nhà sách First News – Trí Việt. (ảnh: Phú)
Trưa 30 Tết, chúng tôi ngồi với nhau bên xe cà phê vỉa hè đường Trương Vĩnh Ký (Tân Phú), thấm thía nỗi niềm mưu sinh…
Tôi tìm sự an lành Tết ở đó.
Ngày mai 15 Tháng Hai 2024, mùng 6 Tết. Đường sá Sài Gòn sẽ dần đông đúc trở lại. Sau Tết, bình thường mãi lực/sức mua vốn kém; riêng Tháng Giêng năm nay, có lẽ càng khó “kỳ vọng”, “khởi sắc”… này nọ như trên không ít phương tiện truyền thông, quen rộn ràng “lên dây cót”.
Chiều mùng 5, Tết qua dần, lặng lẽ trong nắng hanh Sài Gòn.
Nắng rụng, hoa rơi, mây vất vơ
Tết qua như chưa Tết bao giờ
Chiều nay gió nhạt ngoài khung cửa
Lặng một mùa xuân, trôi ước mơ…
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Thế mắc kẹt của cử nhân chạy xe ôm công nghệ
VnExpress
Thứ bảy, 2/12/2023, 06:30 (GMT+7)
Thế mắc kẹt của cử nhân chạy xe ôm công nghệ
21h, tắt app sau một ngày 14 tiếng, Tuấn Huy dắt xe vào nhà và nói với vợ về điều ước "có một ngày nghỉ phép giống như các bạn làm công sở".
Huy, 27 tuổi, ở quận Cầu Giấy, Hà Nội có 5 năm làm nghề xe ôm công nghệ than phiền về tình trạng khách ngày càng ít, cạnh tranh gay gắt. Nhiều ngày anh vẫn phải ra đường bất kể nắng mưa, không dám tắt app vì sợ bỏ lỡ một, hai khách.
"Có những hôm người sốt, đứng ngoài trời mưa gió tôi tự nhiên thấy tủi thân, chảy nước mắt vì không biết mọi thứ sẽ đi đến đâu", Huy kể. Mỗi ngày với anh là một cuộc chiến giữa các tài xế, ngày không làm thì không có thu nhập. "Tôi bắt đầu thấy lạc lõng, chênh vênh vì cuộc đời mắc kẹt. Làm tiếp nghề này thì không ổn mà xin việc khác thì không được", anh nói.
Chàng tài xế thừa nhận 5 năm trước anh đã vui vẻ cất tấm bằng cử nhân kinh tế để "xách xe ra đường" vì thấy mức lương 4-5 triệu đồng mỗi tháng các công ty trả cho sinh viên mới ra trường là quá rẻ mạt trong khi nếu chăm chỉ chạy xe ôm cũng có thể kiếm được 700.000 đồng mỗi ngày.
Tuấn Huy, 27 tuổi, quận Cầu Giấy vừa chạy giao hàng, vừa chở khách cho hai app xe công nghệ, mong có nhiều đơn để kiếm thêm. Ảnh: Thanh Nga
Tuấn Huy, 27 tuổi, trước cửa phòng trọ ở quận Cầu Giấy, Hà Nội, cuối tháng 11/2023. Ảnh: Thanh Nga
Làm được một năm, Huy có tiền đổi xe máy mới, một mình thuê trọ 2 triệu đồng thay vì ở ghép trong nhà cấp 4 tồi tàn như trước. Hai, ba năm sau, số cuốc của Huy giảm dần sau lần bác sĩ chẩn đoán anh bị thoát vị đĩa đệm do chạy xe nhiều và viêm loét dạ dày do sinh hoạt, ăn uống thất thường.
Không trợ cấp, không bảo hiểm y tế, kiếm tiền được ngoài chi cho sinh hoạt cá nhân, anh đổ hết vào mua thuốc. Ốm đau vẫn cố chạy, Huy thấy cuộc đời thật bất công khi có những lần bị khách đánh giá một sao và chửi mắng vì những lỗi nhỏ. Rồi những ngày mưa ngập, cố chạy vài tiếng kiếm được 300.000 đồng thì anh mất 500.000 đồng sửa xe, chưa kể đi về còn ốm mất mấy ngày. "Tôi nhận ra thứ mình có được mấy năm qua chỉ là đủ tiền trang trải qua ngày", chàng trai 27 tuổi nói.
Advertisement
Đầu năm 2023, anh kết hôn và hiện tại con đầu lòng vừa tròn một tháng tuổi. Gia đình nhỏ giờ có ba người nhưng thu nhập của Huy vẫn thế thậm chí còn sụt giảm vì chiết khấu của ứng dụng tăng gấp đôi so với trước. Từng chọn công việc xe ôm vì linh hoạt thời gian làm nhưng suốt 5 năm qua, anh hiếm nghỉ ngơi dù chỉ một ngày.
"Tôi không còn sức lực khi ngày nào cũng làm liên tục như vậy, giờ dừng lại cũng chỉ biết làm bảo vệ, công nhân", Huy nói và nhận thấy nhiều đồng nghiệp "cử nhân chạy xe ôm" cũng đang trong tình cảnh mắc kẹt giống mình.
Chưa có khảo sát nào về mong muốn đổi nghề của các tài xế công nghệ nhưng theo một nghiên cứu của Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam năm 2021, chỉ tính riêng một nền tảng xe công nghệ với khoảng 200.000 tài xế, 26% có trình độ từ cao đẳng trở lên. Khảo sát của Viện Nghiên cứu đời sống xã hội (Social Life) thực hiện với 400 tài xế công nghệ ở TP HCM cho kết quả 11% có trình độ từ trung cấp, cao đẳng, 12% tài xế có trình độ đại học.
Trong khi đó thu nhập của tài xế ngày càng giảm. Ông Phạm Mi Sên, Phó chủ tịch nghiệp đoàn xe ôm công nghệ quận Bình Tân (TP HCM) cho biết nhiều người làm ngày đêm, không dám nghỉ ngơi, ăn ngủ trên xe mới đảm bảo được thu nhập sống được.
Theo PGS.TS Nguyễn Đức Lộc, Viện trưởng Viện Nghiên cứu đời sống xã hội (Social Life), lợi nhuận từ chạy xe công nghệ trong giai đoạn đầu khiến người trẻ rơi vào "bẫy" kỳ vọng thu nhập, làm càng nhiều thu nhập càng cao. Trên thực tế, số lượng tài xế ngày càng đông, nhu cầu khách hạn chế khiến nhiều người phải làm việc liên tục không ngừng để tránh rủi ro về kinh tế.
Ông cho biết, một số cử nhân sau tốt nghiệp chọn nghề tài xế công nghệ để làm tạm thời nhưng một khi đã làm, họ không có thời gian nghỉ ngơi, không tái tạo được sức lao động cũng như tri thức.
Theo ông Trần Thành Nam, hiệu phó trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội, nhiều cử nhân tốt nghiệp đại học xong lựa chọn công việc dưới trình độ đào tạo để làm nghề kiếm sống như xe ôm công nghệ có thể xuất phát từ một số nguyên nhân như định hướng nghề nghiệp không tốt, chọn chương trình học không phù hợp hoặc chưa nghiên cứu được nhu cầu của thị trường lao động.
Chuyên gia cho biết thêm, nhiều người trẻ thấy lợi trước mắt mà chạy theo, thay vì làm đúng chuyên ngành đào tạo để rèn luyện, có thêm kinh nghiệm, mối quan hệ thì đi làm xe ôm công nghệ, sau mười năm nữa thu nhập vẫn không đổi mà cơ hội thăng tiến nghề nghiệp không có.
Tốt nghiệp ngành Báo chí, Đức Mạnh, 23 tuổi, ở quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội thấy các tòa soạn yêu cầu cao về chuyên môn, không đủ kiên nhẫn để học hỏi, thử việc không lương nên quyết định chạy xe ôm công nghệ. Hơn một năm sau anh nhận ra mình đã sai lầm. "Tôi hối hận khi thấy bản thân đang lãng phí thời gian, bào mòn sức lực mà không mang lại giá trị cho bản thân và xã hội", Mạnh nói.
Dù kiến thức ngày đi học nửa nhớ nửa quên, kinh nghiệm chuyên môn không có nhưng Mạnh vẫn quyết tâm học lại. Anh trở lại trường nhờ thầy cô kết nối để một lần nữa được viết lách, được tìm lại đam mê của mình khi còn có thể.
Những ngày cuối năm, Tuấn Huy ở nhà tìm việc dù liên tục bị các công ty từ chối vì giao tiếp kém, năng lực chuyên môn không có. Anh nói sẽ quyết tâm nghỉ việc vì không thể cố. Căn bệnh dạ dày ngày càng trở nặng, có hôm phải nhập viện cấp cứu khiến anh lo lắng vì phía sau mình còn gia đình nhỏ. Nhìn các bác tài xế 60, 70 tuổi vẫn phải chật vật giao hàng, chở khách kiếm tiền đủ ăn ngày ba bữa, anh không dám tưởng tượng bản thân mười, hai mươi năm sau sẽ thế nào nếu còn làm nghề này.
"Tôi như tự đưa mình vào con đường bùn lầy không lối thoát, giờ chỉ biết tự học thêm, bồi đắp kỹ năng để sớm tìm lại được ánh sáng tương lai phía trước nhờ tri thức và ít nhất là làm gương cho con", Huy tâm sự.
Thanh Nga
Thứ bảy, 2/12/2023, 06:30 (GMT+7)
Thế mắc kẹt của cử nhân chạy xe ôm công nghệ
21h, tắt app sau một ngày 14 tiếng, Tuấn Huy dắt xe vào nhà và nói với vợ về điều ước "có một ngày nghỉ phép giống như các bạn làm công sở".
Huy, 27 tuổi, ở quận Cầu Giấy, Hà Nội có 5 năm làm nghề xe ôm công nghệ than phiền về tình trạng khách ngày càng ít, cạnh tranh gay gắt. Nhiều ngày anh vẫn phải ra đường bất kể nắng mưa, không dám tắt app vì sợ bỏ lỡ một, hai khách.
"Có những hôm người sốt, đứng ngoài trời mưa gió tôi tự nhiên thấy tủi thân, chảy nước mắt vì không biết mọi thứ sẽ đi đến đâu", Huy kể. Mỗi ngày với anh là một cuộc chiến giữa các tài xế, ngày không làm thì không có thu nhập. "Tôi bắt đầu thấy lạc lõng, chênh vênh vì cuộc đời mắc kẹt. Làm tiếp nghề này thì không ổn mà xin việc khác thì không được", anh nói.
Chàng tài xế thừa nhận 5 năm trước anh đã vui vẻ cất tấm bằng cử nhân kinh tế để "xách xe ra đường" vì thấy mức lương 4-5 triệu đồng mỗi tháng các công ty trả cho sinh viên mới ra trường là quá rẻ mạt trong khi nếu chăm chỉ chạy xe ôm cũng có thể kiếm được 700.000 đồng mỗi ngày.
Tuấn Huy, 27 tuổi, quận Cầu Giấy vừa chạy giao hàng, vừa chở khách cho hai app xe công nghệ, mong có nhiều đơn để kiếm thêm. Ảnh: Thanh Nga
Tuấn Huy, 27 tuổi, trước cửa phòng trọ ở quận Cầu Giấy, Hà Nội, cuối tháng 11/2023. Ảnh: Thanh Nga
Làm được một năm, Huy có tiền đổi xe máy mới, một mình thuê trọ 2 triệu đồng thay vì ở ghép trong nhà cấp 4 tồi tàn như trước. Hai, ba năm sau, số cuốc của Huy giảm dần sau lần bác sĩ chẩn đoán anh bị thoát vị đĩa đệm do chạy xe nhiều và viêm loét dạ dày do sinh hoạt, ăn uống thất thường.
Không trợ cấp, không bảo hiểm y tế, kiếm tiền được ngoài chi cho sinh hoạt cá nhân, anh đổ hết vào mua thuốc. Ốm đau vẫn cố chạy, Huy thấy cuộc đời thật bất công khi có những lần bị khách đánh giá một sao và chửi mắng vì những lỗi nhỏ. Rồi những ngày mưa ngập, cố chạy vài tiếng kiếm được 300.000 đồng thì anh mất 500.000 đồng sửa xe, chưa kể đi về còn ốm mất mấy ngày. "Tôi nhận ra thứ mình có được mấy năm qua chỉ là đủ tiền trang trải qua ngày", chàng trai 27 tuổi nói.
Advertisement
Đầu năm 2023, anh kết hôn và hiện tại con đầu lòng vừa tròn một tháng tuổi. Gia đình nhỏ giờ có ba người nhưng thu nhập của Huy vẫn thế thậm chí còn sụt giảm vì chiết khấu của ứng dụng tăng gấp đôi so với trước. Từng chọn công việc xe ôm vì linh hoạt thời gian làm nhưng suốt 5 năm qua, anh hiếm nghỉ ngơi dù chỉ một ngày.
"Tôi không còn sức lực khi ngày nào cũng làm liên tục như vậy, giờ dừng lại cũng chỉ biết làm bảo vệ, công nhân", Huy nói và nhận thấy nhiều đồng nghiệp "cử nhân chạy xe ôm" cũng đang trong tình cảnh mắc kẹt giống mình.
Chưa có khảo sát nào về mong muốn đổi nghề của các tài xế công nghệ nhưng theo một nghiên cứu của Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam năm 2021, chỉ tính riêng một nền tảng xe công nghệ với khoảng 200.000 tài xế, 26% có trình độ từ cao đẳng trở lên. Khảo sát của Viện Nghiên cứu đời sống xã hội (Social Life) thực hiện với 400 tài xế công nghệ ở TP HCM cho kết quả 11% có trình độ từ trung cấp, cao đẳng, 12% tài xế có trình độ đại học.
Trong khi đó thu nhập của tài xế ngày càng giảm. Ông Phạm Mi Sên, Phó chủ tịch nghiệp đoàn xe ôm công nghệ quận Bình Tân (TP HCM) cho biết nhiều người làm ngày đêm, không dám nghỉ ngơi, ăn ngủ trên xe mới đảm bảo được thu nhập sống được.
Theo PGS.TS Nguyễn Đức Lộc, Viện trưởng Viện Nghiên cứu đời sống xã hội (Social Life), lợi nhuận từ chạy xe công nghệ trong giai đoạn đầu khiến người trẻ rơi vào "bẫy" kỳ vọng thu nhập, làm càng nhiều thu nhập càng cao. Trên thực tế, số lượng tài xế ngày càng đông, nhu cầu khách hạn chế khiến nhiều người phải làm việc liên tục không ngừng để tránh rủi ro về kinh tế.
Ông cho biết, một số cử nhân sau tốt nghiệp chọn nghề tài xế công nghệ để làm tạm thời nhưng một khi đã làm, họ không có thời gian nghỉ ngơi, không tái tạo được sức lao động cũng như tri thức.
Theo ông Trần Thành Nam, hiệu phó trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội, nhiều cử nhân tốt nghiệp đại học xong lựa chọn công việc dưới trình độ đào tạo để làm nghề kiếm sống như xe ôm công nghệ có thể xuất phát từ một số nguyên nhân như định hướng nghề nghiệp không tốt, chọn chương trình học không phù hợp hoặc chưa nghiên cứu được nhu cầu của thị trường lao động.
Chuyên gia cho biết thêm, nhiều người trẻ thấy lợi trước mắt mà chạy theo, thay vì làm đúng chuyên ngành đào tạo để rèn luyện, có thêm kinh nghiệm, mối quan hệ thì đi làm xe ôm công nghệ, sau mười năm nữa thu nhập vẫn không đổi mà cơ hội thăng tiến nghề nghiệp không có.
Tốt nghiệp ngành Báo chí, Đức Mạnh, 23 tuổi, ở quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội thấy các tòa soạn yêu cầu cao về chuyên môn, không đủ kiên nhẫn để học hỏi, thử việc không lương nên quyết định chạy xe ôm công nghệ. Hơn một năm sau anh nhận ra mình đã sai lầm. "Tôi hối hận khi thấy bản thân đang lãng phí thời gian, bào mòn sức lực mà không mang lại giá trị cho bản thân và xã hội", Mạnh nói.
Dù kiến thức ngày đi học nửa nhớ nửa quên, kinh nghiệm chuyên môn không có nhưng Mạnh vẫn quyết tâm học lại. Anh trở lại trường nhờ thầy cô kết nối để một lần nữa được viết lách, được tìm lại đam mê của mình khi còn có thể.
Những ngày cuối năm, Tuấn Huy ở nhà tìm việc dù liên tục bị các công ty từ chối vì giao tiếp kém, năng lực chuyên môn không có. Anh nói sẽ quyết tâm nghỉ việc vì không thể cố. Căn bệnh dạ dày ngày càng trở nặng, có hôm phải nhập viện cấp cứu khiến anh lo lắng vì phía sau mình còn gia đình nhỏ. Nhìn các bác tài xế 60, 70 tuổi vẫn phải chật vật giao hàng, chở khách kiếm tiền đủ ăn ngày ba bữa, anh không dám tưởng tượng bản thân mười, hai mươi năm sau sẽ thế nào nếu còn làm nghề này.
"Tôi như tự đưa mình vào con đường bùn lầy không lối thoát, giờ chỉ biết tự học thêm, bồi đắp kỹ năng để sớm tìm lại được ánh sáng tương lai phía trước nhờ tri thức và ít nhất là làm gương cho con", Huy tâm sự.
Thanh Nga
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Cử nhân bỏ việc ổn định làm tài xế xe công nghệ 8 năm: "Hối hận cũng m
Báo điện tử Dân trí
Cử nhân bỏ việc ổn định làm tài xế xe công nghệ 8 năm: "Hối hận cũng muộn!"
Nguyễn Vy
Thứ năm, 16/11/2023 - 13:48
(Dân trí) - "Sau ngần ấy thời gian, thứ tôi có được chỉ là thu nhập đủ ăn hằng ngày. Cơ hội thăng tiến không có, sức khỏe giảm sút, muốn tìm một công việc khác cũng quá khó", anh Nguyên, tài xế xe công nghệ nói.
"Tôi đã đốt thời gian, tương lai của mình"
Anh Hoàng Nguyên (35 tuổi, ngụ tại TPHCM), tài xế xe ôm công nghệ ôm đầu hối hận khi nghĩ về 8 năm qua.
Trước đây, anh Nguyên tốt nghiệp trường cao đẳng Hoa Sen (TPHCM), rồi được một công ty nhận vào làm nhân viên kỹ thuật máy tính.
Cử nhân bỏ việc ổn định làm tài xế xe công nghệ 8 năm: Hối hận cũng muộn! - 1
Tài xế xe ôm công nghệ chật vật khi thu nhập giảm đến 50% so với trước (Ảnh minh họa: Trường Thịnh).
Do thu nhập không cao, anh quyết định làm thêm một công việc khác để có tiền lo cho 2 con.
"Tôi được bạn giới thiệu làm tài xế xe ôm công nghệ. Thời điểm ấy, làm tài xế xe ôm công nghệ không bị gò bó thời gian, lại kiếm được 600.000-800.000 đồng/ngày nên tôi rất hứng thú", anh Nguyên nói.
Ngẫm thấy công việc cũ gò bó, áp lực, lương thấp, anh quyết định bỏ việc ổn định, sang làm tài xế xe ôm công nghệ.
Tháng ngày sau đó là khoảng thời gian "hoàng kim" của các tài xế như anh Nguyên. Thu nhập cao hơn cả nhân viên văn phòng hay cử nhân mới ra trường là những tin tức khiến cho anh cảm thấy quyết định nghỉ việc của mình là đúng.
Song, thực cảnh 8 năm sau khiến anh phải thốt lên rằng: "Hối hận thì cũng đã muộn. Tôi đã đốt thời gian và tương lai của mình!".
Cử nhân bỏ việc ổn định làm tài xế xe công nghệ 8 năm: Hối hận cũng muộn! - 2
Trước áp lực đào thải, nhiều tài xế xe ôm công nghệ tính toán tìm một công việc tốt hơn (Ảnh minh họa: Grab).
Giờ đây, anh Nguyên chưa đến 40 tuổi nhưng đã có nhiều triệu chứng về bệnh liên quan đến xương khớp. Làm việc ngoài trời liên tục, ăn uống thất thường đã khiến các bệnh về tiêu hóa hành hạ anh.
Không những vậy, hiện nay thu nhập của tài xế Nguyên bị giảm đến 50% do chiết khấu cho ứng dụng lại tăng cao, sự cạnh tranh về lượng khách.
Mỗi ngày, anh Nguyên lái xe từ 6h đến 23h. Thu nhập của 17 tiếng làm việc dao động từ 300.000-400.000 đồng. Sau khi trừ chi phí xăng xe, ăn uống, anh còn giữ lại khoảng 250.000 đồng/ngày.
Chật vật đổi nghề
Thấy nghề này không còn đủ nuôi sống gia đình, anh Nguyên lật đật nộp đơn vào các công ty để mong được quay lại với công việc cũ. Thế nhưng, sức khỏe và độ tuổi của anh dù có xin cách mấy thì xác suất được nhận cũng rất thấp.
"Vốn biết khó quay lại với nghề cũ, tôi đã thử xin làm bảo vệ nhưng vẫn chưa nhận được hồi âm. Nếu thời gian có trở lại, tôi sẽ không chọn làm tài xế mà cố bám trụ với nghề mình đã học, đào tạo. Công việc cũ thực sự có áp lực, nhưng dù sao vẫn có tương lai hơn thế này", anh Nguyên thở dài.
Nam tài xế chia sẻ, anh hi vọng những người trẻ chỉ nên xem nghề này là công việc tạm thời, bởi nó không có sự đảm bảo về lâu dài. Qua đó, người trẻ cần học một nghề nào đó, cần có chuyên môn, tay nghề thì mới mong có cơ hội thăng tiến, ổn định công việc và cuộc sống.
Anh Lê Giang (34 tuổi, ngụ tại TPHCM) cũng có thâm niên làm tài xế xe ôm công nghệ 2 năm. Mỗi ngày, anh Giang làm việc 10 giờ đổi lấy thu nhập 300.000-350.000 đồng. Mức thu nhập thực tế đã giảm 40-50% so với 2 năm trước.
Sau khi trừ phí xăng xe, bảo dưỡng, ăn uống, anh Giang cho biết, khoản thực bỏ túi không được bao nhiêu.
Cử nhân bỏ việc ổn định làm tài xế xe công nghệ 8 năm: Hối hận cũng muộn! - 3
Không ít chuyên gia cho rằng, người lao động không nên xem nghề lái xe ôm công nghệ là công việc chính, mang tính chất lâu dài (Ảnh minh họa: Trường Thịnh).
Trong đó, tiền thưởng đã chiếm 30% thu nhập hằng ngày, tài xế phải đạt đủ điểm mới được nhận. Tuy nhiên, tiêu chuẩn chấm điểm khá khắt khe nên tài xế đôi lúc cũng khó kiếm được khoản tiền ấy.
"Đi làm giống như câu cá vậy, không biết hôm nay thế nào, kiếm được bao nhiêu tiền. Có khi một ngày chỉ kiếm được hơn 100.000 đồng", anh Giang nói.
Trước đây, anh Giang từng làm việc trong ngành cơ khí - xây dựng. Do không có nhiều thời gian ở công trường, anh chọn chuyển hướng làm tài xế xe ôm công nghệ để được tự do.
Song, sau 2 năm, sức khỏe của anh ngày càng giảm sút vì các bệnh về hô hấp. Hằng tháng, ngoài tiền chăm lo cho gia đình, anh còn tốn thêm tiền chữa bệnh.
Đến nay, anh Giang quyết định tạm dừng làm tài xế. Buổi sáng, anh xin vào làm những công việc không yêu cầu bằng cấp. Đến tối, anh theo học sửa điện thoại, xe máy để mong đổi nghề.
Theo khảo sát nhóm 270 người lao động là các lái xe công nghệ, giao hàng công nghệ và giúp việc gia đình (trong đó có 182 người là lái xe công nghệ, giao hàng công nghệ) của Viện Khoa học Lao động và Xã hội, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, phần lớn tài xế xe ôm công nghệ có thu nhập 5-10 triệu đồng/tháng.
Tuy nhiên, sau khi trừ chiết khấu, họ chỉ nhận lại khoảng 75% thu nhập, chưa tính đến 30% chi phí cho các khoản khác.
Trong đó, có đến 20,65% tài xế xe ôm công nghệ và 36,6% nhân viên giao hàng có trình độ cao. Không ít người đã tốt nghiệp đại học và trên đại học.
TS Huỳnh Thanh Điền (Giảng viên trường Đại học Kinh tế TPHCM) cho biết, đối với cánh tài xế công nghệ làm việc bán thời gian, việc ế cuốc là chuyện bình thường. Không những vậy, công việc này vốn không cần tay nghề, ai cũng làm được nên lượng người gia nhập thị trường ngày càng tăng, khiến cho cung vượt quá cầu.
Thời điểm này, thị trường lao động sẽ tự điều chỉnh, cung và cầu sẽ tự cân bằng nhau. Từ đó, ông Điền dự đoán sẽ không còn nhiều người theo nghề tài xế xe ôm công nghệ nữa, nguồn lao động sẽ được "trả" lại cho những ngành nghề khác.
Cử nhân bỏ việc ổn định làm tài xế xe công nghệ 8 năm: "Hối hận cũng muộn!"
Nguyễn Vy
Thứ năm, 16/11/2023 - 13:48
(Dân trí) - "Sau ngần ấy thời gian, thứ tôi có được chỉ là thu nhập đủ ăn hằng ngày. Cơ hội thăng tiến không có, sức khỏe giảm sút, muốn tìm một công việc khác cũng quá khó", anh Nguyên, tài xế xe công nghệ nói.
"Tôi đã đốt thời gian, tương lai của mình"
Anh Hoàng Nguyên (35 tuổi, ngụ tại TPHCM), tài xế xe ôm công nghệ ôm đầu hối hận khi nghĩ về 8 năm qua.
Trước đây, anh Nguyên tốt nghiệp trường cao đẳng Hoa Sen (TPHCM), rồi được một công ty nhận vào làm nhân viên kỹ thuật máy tính.
Cử nhân bỏ việc ổn định làm tài xế xe công nghệ 8 năm: Hối hận cũng muộn! - 1
Tài xế xe ôm công nghệ chật vật khi thu nhập giảm đến 50% so với trước (Ảnh minh họa: Trường Thịnh).
Do thu nhập không cao, anh quyết định làm thêm một công việc khác để có tiền lo cho 2 con.
"Tôi được bạn giới thiệu làm tài xế xe ôm công nghệ. Thời điểm ấy, làm tài xế xe ôm công nghệ không bị gò bó thời gian, lại kiếm được 600.000-800.000 đồng/ngày nên tôi rất hứng thú", anh Nguyên nói.
Ngẫm thấy công việc cũ gò bó, áp lực, lương thấp, anh quyết định bỏ việc ổn định, sang làm tài xế xe ôm công nghệ.
Tháng ngày sau đó là khoảng thời gian "hoàng kim" của các tài xế như anh Nguyên. Thu nhập cao hơn cả nhân viên văn phòng hay cử nhân mới ra trường là những tin tức khiến cho anh cảm thấy quyết định nghỉ việc của mình là đúng.
Song, thực cảnh 8 năm sau khiến anh phải thốt lên rằng: "Hối hận thì cũng đã muộn. Tôi đã đốt thời gian và tương lai của mình!".
Cử nhân bỏ việc ổn định làm tài xế xe công nghệ 8 năm: Hối hận cũng muộn! - 2
Trước áp lực đào thải, nhiều tài xế xe ôm công nghệ tính toán tìm một công việc tốt hơn (Ảnh minh họa: Grab).
Giờ đây, anh Nguyên chưa đến 40 tuổi nhưng đã có nhiều triệu chứng về bệnh liên quan đến xương khớp. Làm việc ngoài trời liên tục, ăn uống thất thường đã khiến các bệnh về tiêu hóa hành hạ anh.
Không những vậy, hiện nay thu nhập của tài xế Nguyên bị giảm đến 50% do chiết khấu cho ứng dụng lại tăng cao, sự cạnh tranh về lượng khách.
Mỗi ngày, anh Nguyên lái xe từ 6h đến 23h. Thu nhập của 17 tiếng làm việc dao động từ 300.000-400.000 đồng. Sau khi trừ chi phí xăng xe, ăn uống, anh còn giữ lại khoảng 250.000 đồng/ngày.
Chật vật đổi nghề
Thấy nghề này không còn đủ nuôi sống gia đình, anh Nguyên lật đật nộp đơn vào các công ty để mong được quay lại với công việc cũ. Thế nhưng, sức khỏe và độ tuổi của anh dù có xin cách mấy thì xác suất được nhận cũng rất thấp.
"Vốn biết khó quay lại với nghề cũ, tôi đã thử xin làm bảo vệ nhưng vẫn chưa nhận được hồi âm. Nếu thời gian có trở lại, tôi sẽ không chọn làm tài xế mà cố bám trụ với nghề mình đã học, đào tạo. Công việc cũ thực sự có áp lực, nhưng dù sao vẫn có tương lai hơn thế này", anh Nguyên thở dài.
Nam tài xế chia sẻ, anh hi vọng những người trẻ chỉ nên xem nghề này là công việc tạm thời, bởi nó không có sự đảm bảo về lâu dài. Qua đó, người trẻ cần học một nghề nào đó, cần có chuyên môn, tay nghề thì mới mong có cơ hội thăng tiến, ổn định công việc và cuộc sống.
Anh Lê Giang (34 tuổi, ngụ tại TPHCM) cũng có thâm niên làm tài xế xe ôm công nghệ 2 năm. Mỗi ngày, anh Giang làm việc 10 giờ đổi lấy thu nhập 300.000-350.000 đồng. Mức thu nhập thực tế đã giảm 40-50% so với 2 năm trước.
Sau khi trừ phí xăng xe, bảo dưỡng, ăn uống, anh Giang cho biết, khoản thực bỏ túi không được bao nhiêu.
Cử nhân bỏ việc ổn định làm tài xế xe công nghệ 8 năm: Hối hận cũng muộn! - 3
Không ít chuyên gia cho rằng, người lao động không nên xem nghề lái xe ôm công nghệ là công việc chính, mang tính chất lâu dài (Ảnh minh họa: Trường Thịnh).
Trong đó, tiền thưởng đã chiếm 30% thu nhập hằng ngày, tài xế phải đạt đủ điểm mới được nhận. Tuy nhiên, tiêu chuẩn chấm điểm khá khắt khe nên tài xế đôi lúc cũng khó kiếm được khoản tiền ấy.
"Đi làm giống như câu cá vậy, không biết hôm nay thế nào, kiếm được bao nhiêu tiền. Có khi một ngày chỉ kiếm được hơn 100.000 đồng", anh Giang nói.
Trước đây, anh Giang từng làm việc trong ngành cơ khí - xây dựng. Do không có nhiều thời gian ở công trường, anh chọn chuyển hướng làm tài xế xe ôm công nghệ để được tự do.
Song, sau 2 năm, sức khỏe của anh ngày càng giảm sút vì các bệnh về hô hấp. Hằng tháng, ngoài tiền chăm lo cho gia đình, anh còn tốn thêm tiền chữa bệnh.
Đến nay, anh Giang quyết định tạm dừng làm tài xế. Buổi sáng, anh xin vào làm những công việc không yêu cầu bằng cấp. Đến tối, anh theo học sửa điện thoại, xe máy để mong đổi nghề.
Theo khảo sát nhóm 270 người lao động là các lái xe công nghệ, giao hàng công nghệ và giúp việc gia đình (trong đó có 182 người là lái xe công nghệ, giao hàng công nghệ) của Viện Khoa học Lao động và Xã hội, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, phần lớn tài xế xe ôm công nghệ có thu nhập 5-10 triệu đồng/tháng.
Tuy nhiên, sau khi trừ chiết khấu, họ chỉ nhận lại khoảng 75% thu nhập, chưa tính đến 30% chi phí cho các khoản khác.
Trong đó, có đến 20,65% tài xế xe ôm công nghệ và 36,6% nhân viên giao hàng có trình độ cao. Không ít người đã tốt nghiệp đại học và trên đại học.
TS Huỳnh Thanh Điền (Giảng viên trường Đại học Kinh tế TPHCM) cho biết, đối với cánh tài xế công nghệ làm việc bán thời gian, việc ế cuốc là chuyện bình thường. Không những vậy, công việc này vốn không cần tay nghề, ai cũng làm được nên lượng người gia nhập thị trường ngày càng tăng, khiến cho cung vượt quá cầu.
Thời điểm này, thị trường lao động sẽ tự điều chỉnh, cung và cầu sẽ tự cân bằng nhau. Từ đó, ông Điền dự đoán sẽ không còn nhiều người theo nghề tài xế xe ôm công nghệ nữa, nguồn lao động sẽ được "trả" lại cho những ngành nghề khác.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
Báo vc mà còn đăng như vậy.
Báo điện tử Dân trí
Thất nghiệp, cử nhân bằng giỏi méo mặt được chào lương... 2,9 triệu đồng
Hoài Nam
Thứ bảy, 03/06/2023 - 10:00
(Dân trí) - Tốt nghiệp bằng giỏi, L. gửi CV tìm việc khắp nơi nhưng không có phản hồi. Tân cử nhân méo mặt khi có nơi liên hệ, phỏng vấn chào mức lương... 2,9 triệu đồng.
Rải CV khắp nơi... không hồi đáp
Nghỉ việc tại một nhà hàng từ tháng 3, Nguyễn Thu Hòa, 29 tuổi, bắt đầu rải CV (hồ sơ xin việc) để mong rút ngắn thời gian thất nghiệp. Tốt nghiệp ngành quản trị nhà hàng khách sạn, ban đầu Hòa còn kén chọn, chỉ gửi CV vào các vị trí việc làm tại các khách sạn lớn với chế độ đãi ngộ tốt.
Tuy nhiên, chờ mãi không thấy khách sạn nào phản hồi, cô chuyển sang luôn "đánh bắt xa bờ". Cứ thấy nơi nào tuyển nhân viên sale (bán hàng) hay những vị trí tương tự, Hòa đều gửi CV. Ngoài rải trực tiếp đến các công ty, Hòa còn rải khắp trên các trang môi giới việc làm.
Thất nghiệp, cử nhân bằng giỏi méo mặt được chào lương... 2,9 triệu đồng - 1
Sinh viên tại TPHCM tìm hiểu về cách viết CV xin việc (Ảnh: H.N).
Có kinh nghiệm, cô gái biết rõ gửi CV nên chọn lọc kỹ, tìm hiểu kỹ công việc mình muốn làm. Vậy nhưng, trong bối cảnh này, Hòa đã không còn đủ kiên nhẫn để chọn, để lọc cái gọi là phù hợp. Không nhớ chính xác con số nhưng Hòa ước lượng hơn 2 hai tháng qua đã cả trăm CV được gửi đi.
"Tháng đầu tiên còn có một vài cuộc gọi hỏi han, trao đổi, có nơi hẹn phỏng vấn rồi lại hủy. Còn hôm giờ, tôi suốt ngày canh điện thoại nhưng tuyệt nhiên không có lấy một cuộc gọi trao đổi, phỏng vấn nào cả", Hòa thất vọng.
Hòa tìm hiểu được biết, không chỉ cô mà rất nhiều người xin việc thời điểm này cùng chung tình cảnh, CV cứ đi nhưng chẳng thấy hồi âm. Cô gái thở dài: "8 năm đi làm, nhiều lần nhảy việc, chưa bao giờ tôi thấy tìm việc lại khó khăn, mệt mỏi như lúc này".
Hiện Hòa đang bán sầu riêng, măng cụt cho người chị kiếm tiền trang trải sinh hoạt trong khi chờ "chốt đơn" việc làm.
Trên khắp các diễn đàn việc làm, nhân sự, không khó để gặp những hoàn cảnh như Hòa đi tìm việc, gửi CV khắp nhưng không nhận được phản hồi hoặc "dở dang giữa đường" chứ không có kết quả.
Mạnh Nhân, 27 tuổi ở TPHCM ví von mình đã gửi "1.001 CV tìm việc" đến bất cứ chỗ nào tuyển dụng mà cậu nhìn thấy.
Thất nghiệp, cử nhân bằng giỏi méo mặt được chào lương... 2,9 triệu đồng - 2
Rải đơn, chờ điện thoại, mong chốt đơn công việc là tâm trạng của nhiều người lao động thời điểm này (Ảnh: H.N).
Nhân nói, cậu đang thất nghiệp không biết làm gì, thêm tâm lý "thà nhầm còn hơn bỏ sót" nên rất khó kìm lòng trước các thông tin tuyển dụng. Vậy nhưng, CV ra đi càng nhiều thì sự thất vọng, hoài nghi về bản thân càng lớn khi không nhận được hồi đáp.
Trong tháng 5 vừa rồi, Nhân trải qua vài cuộc phỏng vấn mà đều ra về tay trắng. Có nơi vị trí không đúng như mong muốn, lại thêm mức lương thấp không thể tượng tưởng; có nơi tưởng "duyên" đã đến thì công ty bị khách hàng "phốt" bán hàng kém chất lượng, lại còn nợ lương nhân viên nhiều tháng liền...
Quá mệt mỏi với tình trạng thất nghiệp, Nhân tiết lộ cậu đang có ý định vét hết tiền tiết kiệm lâu nay, vay mượn thêm để tìm đường đi ra nước ngoài lao động.
Tốt nghiệp bằng giỏi cũng khóc
Thời điểm này, người có kinh nghiệm tìm việc đã khó, sinh viên mới ra trường lại càng khó hơn gấp bội. Tốt nghiệp một trường kinh tế tại TPHCM cách đây không lâu với tấm bằng giỏi, thành thạo ngoại ngữ, N.H.L. sớm vấp phải "cú sốc" kiếm việc làm.
Đang tạm yên ổn với công việc trong lĩnh vực chuỗi cung ứng gắn bó từ khi thực tập với mức lương 9 triệu đồng, tháng 4 vừa rồi, L. rơi vào cảnh thất nghiệp khi công ty gặp khó khăn, đơn hàng giảm mạnh.
Thất nghiệp, cử nhân bằng giỏi méo mặt được chào lương... 2,9 triệu đồng - 3
Du lịch là một trong những lĩnh vực giảm mạnh nhu cầu tuyển dụng nhân sự (Ảnh minh họa: H.N).
Ngay khi biết tin mình nằm trong nhóm bị cắt giảm, L. lập tức gửi CV khắp nơi nhưng kết quả chỉ là sự im lặng. Tự phân tích, L. thấy có thể mình vừa ra trường , chưa đáp ứng được yêu cầu có kinh nghiệm 1-3 năm của nhiều công ty.
Tân cử nhân méo mặt, nói như khóc: "Có công ty liên hệ, phỏng vấn và đưa ra mức lương... 2,9 triệu đồng/tháng, thêm vài trăm nghìn đồng trợ cấp. Em sốc quá, lương như vậy sao mình làm nổi".
L. trải lòng, bản thân không phải là người "ảo lương", biết lượng sức mình đến đâu và cũng biết rõ thời điểm hiện tại tìm việc khó khăn, không thể kén chọn hay đòi hỏi về lương. Vậy nhưng, mọi hình dung về sự khó khăn khi tìm việc trước đây của L. cũng không khốc liệt như những gì cậu đang trải nghiệm.
Theo báo cáo của Navigos Group (đơn vị chuyên nghiên cứu thị trường việc làm), nhu cầu tuyển dụng lao động trong 4 tháng đầu năm 2023 giảm trung bình 18%, lĩnh vực giảm sâu nhất là ngành du lịch, nhà hàng, khách sạn đến 43% so với thời điểm ổn định trước dịch bệnh Covid-19.
Nhu cầu tuyển dụng của hàng loạt lĩnh vực, ngành nghề khác đều giảm mạnh so với thời điểm ổn định trước dịch như lĩnh vực dệt may, da giày giảm đến 39%, lĩnh vực thu mua, vật tư - cung vận giảm 25%, xây dựng - bất động sản giảm 34%, công nghệ thông tin giảm 20%, lĩnh vực xuất nhập khẩu giảm 18%...
Đáng lưu ý, nhu cầu tuyển dụng 4 tháng đầu năm 2023, công việc thời vụ/hợp đồng ngắn hạn giảm đến 63%, vị trí cho sinh viên mới tốt nghiệp giảm đến 49%; cấp quản lý điều hành giảm 20% và vị trí cho người nước ngoài, Việt kiều giảm 39%...
Thất nghiệp, cử nhân bằng giỏi méo mặt được chào lương... 2,9 triệu đồng - 4
4 tháng đầu năm 2023, vị trí việc làm dành cho sinh viên mới tốt nghiệp giảm tới 49% (Ảnh: H.N).
Theo đánh giá, sau 4 tháng đầu của năm 2023, chưa có tín hiệu tích cực nào về tình hình kinh tế thị trường quốc tế và trong nước được ghi nhận. Năm tài chính mới đã bắt đầu nhưng các doanh nghiệp vẫn "án binh bất động" trong trạng thái chờ và nghe ngóng thị trường khi lo ngại về kinh tế thế giới kém khả quan trong năm nay.
Đơn vị này dự báo cho đến khi nền kinh thế giới chạm đáy và phục hồi trở lại, các doanh nghiệp sẽ thực hiện các biện pháp cắt giảm chi phí để bảo toàn nhân sự hoặc có thể thắt chặt thêm nếu tình hình trở nên tệ hơn.
Báo điện tử Dân trí
Thất nghiệp, cử nhân bằng giỏi méo mặt được chào lương... 2,9 triệu đồng
Hoài Nam
Thứ bảy, 03/06/2023 - 10:00
(Dân trí) - Tốt nghiệp bằng giỏi, L. gửi CV tìm việc khắp nơi nhưng không có phản hồi. Tân cử nhân méo mặt khi có nơi liên hệ, phỏng vấn chào mức lương... 2,9 triệu đồng.
Rải CV khắp nơi... không hồi đáp
Nghỉ việc tại một nhà hàng từ tháng 3, Nguyễn Thu Hòa, 29 tuổi, bắt đầu rải CV (hồ sơ xin việc) để mong rút ngắn thời gian thất nghiệp. Tốt nghiệp ngành quản trị nhà hàng khách sạn, ban đầu Hòa còn kén chọn, chỉ gửi CV vào các vị trí việc làm tại các khách sạn lớn với chế độ đãi ngộ tốt.
Tuy nhiên, chờ mãi không thấy khách sạn nào phản hồi, cô chuyển sang luôn "đánh bắt xa bờ". Cứ thấy nơi nào tuyển nhân viên sale (bán hàng) hay những vị trí tương tự, Hòa đều gửi CV. Ngoài rải trực tiếp đến các công ty, Hòa còn rải khắp trên các trang môi giới việc làm.
Thất nghiệp, cử nhân bằng giỏi méo mặt được chào lương... 2,9 triệu đồng - 1
Sinh viên tại TPHCM tìm hiểu về cách viết CV xin việc (Ảnh: H.N).
Có kinh nghiệm, cô gái biết rõ gửi CV nên chọn lọc kỹ, tìm hiểu kỹ công việc mình muốn làm. Vậy nhưng, trong bối cảnh này, Hòa đã không còn đủ kiên nhẫn để chọn, để lọc cái gọi là phù hợp. Không nhớ chính xác con số nhưng Hòa ước lượng hơn 2 hai tháng qua đã cả trăm CV được gửi đi.
"Tháng đầu tiên còn có một vài cuộc gọi hỏi han, trao đổi, có nơi hẹn phỏng vấn rồi lại hủy. Còn hôm giờ, tôi suốt ngày canh điện thoại nhưng tuyệt nhiên không có lấy một cuộc gọi trao đổi, phỏng vấn nào cả", Hòa thất vọng.
Hòa tìm hiểu được biết, không chỉ cô mà rất nhiều người xin việc thời điểm này cùng chung tình cảnh, CV cứ đi nhưng chẳng thấy hồi âm. Cô gái thở dài: "8 năm đi làm, nhiều lần nhảy việc, chưa bao giờ tôi thấy tìm việc lại khó khăn, mệt mỏi như lúc này".
Hiện Hòa đang bán sầu riêng, măng cụt cho người chị kiếm tiền trang trải sinh hoạt trong khi chờ "chốt đơn" việc làm.
Trên khắp các diễn đàn việc làm, nhân sự, không khó để gặp những hoàn cảnh như Hòa đi tìm việc, gửi CV khắp nhưng không nhận được phản hồi hoặc "dở dang giữa đường" chứ không có kết quả.
Mạnh Nhân, 27 tuổi ở TPHCM ví von mình đã gửi "1.001 CV tìm việc" đến bất cứ chỗ nào tuyển dụng mà cậu nhìn thấy.
Thất nghiệp, cử nhân bằng giỏi méo mặt được chào lương... 2,9 triệu đồng - 2
Rải đơn, chờ điện thoại, mong chốt đơn công việc là tâm trạng của nhiều người lao động thời điểm này (Ảnh: H.N).
Nhân nói, cậu đang thất nghiệp không biết làm gì, thêm tâm lý "thà nhầm còn hơn bỏ sót" nên rất khó kìm lòng trước các thông tin tuyển dụng. Vậy nhưng, CV ra đi càng nhiều thì sự thất vọng, hoài nghi về bản thân càng lớn khi không nhận được hồi đáp.
Trong tháng 5 vừa rồi, Nhân trải qua vài cuộc phỏng vấn mà đều ra về tay trắng. Có nơi vị trí không đúng như mong muốn, lại thêm mức lương thấp không thể tượng tưởng; có nơi tưởng "duyên" đã đến thì công ty bị khách hàng "phốt" bán hàng kém chất lượng, lại còn nợ lương nhân viên nhiều tháng liền...
Quá mệt mỏi với tình trạng thất nghiệp, Nhân tiết lộ cậu đang có ý định vét hết tiền tiết kiệm lâu nay, vay mượn thêm để tìm đường đi ra nước ngoài lao động.
Tốt nghiệp bằng giỏi cũng khóc
Thời điểm này, người có kinh nghiệm tìm việc đã khó, sinh viên mới ra trường lại càng khó hơn gấp bội. Tốt nghiệp một trường kinh tế tại TPHCM cách đây không lâu với tấm bằng giỏi, thành thạo ngoại ngữ, N.H.L. sớm vấp phải "cú sốc" kiếm việc làm.
Đang tạm yên ổn với công việc trong lĩnh vực chuỗi cung ứng gắn bó từ khi thực tập với mức lương 9 triệu đồng, tháng 4 vừa rồi, L. rơi vào cảnh thất nghiệp khi công ty gặp khó khăn, đơn hàng giảm mạnh.
Thất nghiệp, cử nhân bằng giỏi méo mặt được chào lương... 2,9 triệu đồng - 3
Du lịch là một trong những lĩnh vực giảm mạnh nhu cầu tuyển dụng nhân sự (Ảnh minh họa: H.N).
Ngay khi biết tin mình nằm trong nhóm bị cắt giảm, L. lập tức gửi CV khắp nơi nhưng kết quả chỉ là sự im lặng. Tự phân tích, L. thấy có thể mình vừa ra trường , chưa đáp ứng được yêu cầu có kinh nghiệm 1-3 năm của nhiều công ty.
Tân cử nhân méo mặt, nói như khóc: "Có công ty liên hệ, phỏng vấn và đưa ra mức lương... 2,9 triệu đồng/tháng, thêm vài trăm nghìn đồng trợ cấp. Em sốc quá, lương như vậy sao mình làm nổi".
L. trải lòng, bản thân không phải là người "ảo lương", biết lượng sức mình đến đâu và cũng biết rõ thời điểm hiện tại tìm việc khó khăn, không thể kén chọn hay đòi hỏi về lương. Vậy nhưng, mọi hình dung về sự khó khăn khi tìm việc trước đây của L. cũng không khốc liệt như những gì cậu đang trải nghiệm.
Theo báo cáo của Navigos Group (đơn vị chuyên nghiên cứu thị trường việc làm), nhu cầu tuyển dụng lao động trong 4 tháng đầu năm 2023 giảm trung bình 18%, lĩnh vực giảm sâu nhất là ngành du lịch, nhà hàng, khách sạn đến 43% so với thời điểm ổn định trước dịch bệnh Covid-19.
Nhu cầu tuyển dụng của hàng loạt lĩnh vực, ngành nghề khác đều giảm mạnh so với thời điểm ổn định trước dịch như lĩnh vực dệt may, da giày giảm đến 39%, lĩnh vực thu mua, vật tư - cung vận giảm 25%, xây dựng - bất động sản giảm 34%, công nghệ thông tin giảm 20%, lĩnh vực xuất nhập khẩu giảm 18%...
Đáng lưu ý, nhu cầu tuyển dụng 4 tháng đầu năm 2023, công việc thời vụ/hợp đồng ngắn hạn giảm đến 63%, vị trí cho sinh viên mới tốt nghiệp giảm đến 49%; cấp quản lý điều hành giảm 20% và vị trí cho người nước ngoài, Việt kiều giảm 39%...
Thất nghiệp, cử nhân bằng giỏi méo mặt được chào lương... 2,9 triệu đồng - 4
4 tháng đầu năm 2023, vị trí việc làm dành cho sinh viên mới tốt nghiệp giảm tới 49% (Ảnh: H.N).
Theo đánh giá, sau 4 tháng đầu của năm 2023, chưa có tín hiệu tích cực nào về tình hình kinh tế thị trường quốc tế và trong nước được ghi nhận. Năm tài chính mới đã bắt đầu nhưng các doanh nghiệp vẫn "án binh bất động" trong trạng thái chờ và nghe ngóng thị trường khi lo ngại về kinh tế thế giới kém khả quan trong năm nay.
Đơn vị này dự báo cho đến khi nền kinh thế giới chạm đáy và phục hồi trở lại, các doanh nghiệp sẽ thực hiện các biện pháp cắt giảm chi phí để bảo toàn nhân sự hoặc có thể thắt chặt thêm nếu tình hình trở nên tệ hơn.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
Mai Trần – 11 tháng 7, 2024
Saigon Nhỏ
(Hình: Thanh tra Môi trường)
Bất chấp cam kết xanh tại COP26, Việt Nam vẫn đang “lún sâu” vào vòng xoáy phụ thuộc vào nhiệt điện than, với sự tham gia ngày càng rõ nét của các công ty Trung Quốc.
Số liệu cho thấy, nguồn vốn Trung Quốc chiếm một tỷ trọng lớn trong các dự án nhiệt điện than tại Việt Nam. Điển hình là dự án Nhiệt điện Quỳnh Lập 1 và Quảng Trạch 2 (Quảng Bình) với nhà thầu liên danh Geleximco – HUI (Công ty TNHH Hồng Kông United Investors Holding, công ty con của Tập đoàn năng lượng mới KAIDI Dương Quang, Trung Quốc).
Theo tính toán của Trung Tâm Phát Triển Và Đổi Mới Xanh GreenID, đến đầu năm 2017, 50% trong số gần $40 tỷ vốn đầu tư vào nhiệt điện than ở Việt Nam đến từ Trung Quốc tương đương $8 tỷ. Nhật Bản đứng thứ hai với 23% và Hàn Quốc đứng ngay sau với tỷ lệ 18%.
KAIDI Dương Quang không chỉ là nhà thầu, mà còn trực tiếp tham gia vào nhiều dự án nhiệt điện khác tại Việt Nam như: Nhiệt điện Thăng Long (Quảng Ninh), Mạo Khê, Nông Sơn, Hải Dương…
Bên cạnh đó, các công ty kỹ thuật, mua sắm và xây dựng (EPC) của Trung Quốc, đã thông qua các khoản vay ngân hàng này, xây dựng 15 nhà máy nhiệt điện than đang hoạt động – An Khánh 1, Cao Ngạn, Cẩm Phả 1 và 2, Duyên Hải 1 và 3, Hải Phòng 1 và 2, Mạo Khê, Quảng Ninh 1 và 2, Sơn Đông, Uông Bí mở rộng, Vĩnh Tân 2 và Vũng Áng 1. Cũng như đã tham gia xây dựng 6 nhà máy khác là Hải Dương, Duyên Hải 2 và 3, Thái Bình 2, Thăng Long và Vĩnh Tân 1. Họ cũng đang có kế hoạch tham gia xây dựng Vĩnh Tân 3 và Vũng Áng 3.
Nhà máy nhiệt điện Hải Dương công suất 1,200 megawatt, tọa lạc tại tỉnh Hải Dương, phía bắc Trung Quốc, đang được Viện Thiết Kế Điện Lực Tây Nam của Trung Quốc và Công ty TNHH Kỹ thuật Quốc tế Tập Đoàn Tư Vấn Xây Dựng Điện Lực Trung Quốc xây dựng. Dự án xây dựng-vận hành-chuyển giao là khoản đầu tư tư nhân lớn nhất của Trung Quốc thuộc loại hình này tại Việt Nam.
Ông Trần Văn Quang, chuyên gia năng lượng cấp cao của một trong những tập đoàn quản lý quỹ nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam, chia sẻ với báo Đầu Tư Việt Nam VIR rằng các tổ chức quốc tế như Ngân hàng Thế giới, IFC, Ngân hàng Đầu tư Châu âu và KfW từ chối cung cấp tài chính cho dự án điện than tại Việt Nam do lo ngại về ô nhiễm môi trường.
Việc Trung Quốc rót vốn ồ ạt vào các dự án nhiệt điện than tại Việt Nam đang đặt ra nhiều câu hỏi về tính bền vững và cam kết của Việt Nam trong việc chuyển đổi năng lượng xanh. Trong bối cảnh thế giới đang nỗ lực giảm thiểu sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch, Việt Nam có nguy cơ trở thành “bãi phế liệu” cho các công nghệ và thiết bị cũ kỹ của nhà máy nhiệt than Trung Quốc.
“Trung Quốc thường cung cấp các khoản vay cho Việt Nam để phát triển các nhà máy điện than thông qua các thỏa thuận song phương và thông qua việc cung cấp các khoản vay cho các nhà đầu tư Trung Quốc để thực hiện các dự án này tại Việt Nam,” ông Quang cho biết. “Tôi cho rằng các khoản vay của Trung Quốc có nhiều mục đích, bao gồm đầu tư tài chính, mở rộng thị trường nước ngoài cho các công ty nhà nước Trung Quốc và xuất khẩu các công nghệ và thiết bị đã qua sử dụng sang các thị trường đó.”
Kaidi, Công ty TNHH Quản lý Tài sản Huarong của Trung Quốc và một công ty Việt Nam đã thành lập một quỹ đầu tư quốc tế với số vốn $15 tỷ dành riêng cho các dự án xây dựng tại Việt Nam.
Bóng đen nhiệt điện than: Việt Nam “bán rẻ” môi trường, bịt miệng người lên tiếng?
Trong khi sẵn sàng “trải thảm đỏ” dòng vốn đầu tư từ những dự án nhiệt điện than của Trung Quốc làm ô nhiễm môi trường trong nước bất chấp đã nhận tài trợ $15 tỷ để chuyển đổi năng lượng xanh từ các nước Phương Tây, chính phủ Việt Nam lại thẳng tay đàn áp những tiếng nói đấu tranh cho môi trường trong sạch.
Một trong những nạn nhân điển hình của sự đàn áp ấy là bà Ngụy Thị Khanh, người phụ nữ được vinh danh là “Anh hùng khí hậu,” người Việt Nam đầu tiên đã giành Giải Thưởng Môi Trường Goldman danh giá vào năm 2018 cho những đóng góp không biết mệt mỏi của mình trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu và cắt giảm carbon.
Thế nhưng, cũng chính bà, người công dân chỉ vì lên tiếng về lo ngại ô nhiễm môi trường ở Việt Nam, lại bị chính chính phủ cai trị đất nước mình kết án 24 tháng tù giam với tội danh “trốn thuế thu nhập cá nhân” – một cáo buộc vô lý khi tội này thông thường chỉ xét ở án dân sự chứ không phải hình sự và bị lên án bởi cộng đồng quốc tế. Bà đã được trả tự do sau 16 tháng tù giam, được cho là một phần của thỏa thuận chính trị giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, càng cho thấy rõ động cơ chính trị đằng sau vụ án.
Và đâu đó, trong bóng tối của nhà tù, những nhà hoạt động môi trường khác như ông Đặng Đình Bách, bà Hoàng Minh Hồng, bà Ngô Thị Tố Nhiên… vẫn đang phải chịu cảnh giam cầm chỉ vì dám lên tiếng bảo vệ môi trường, bảo vệ chính lá phổi của đất nước.
Ông Đặng Đình Bách, cũng là một nhà hoạt động môi trường bảo vệ cộng đồng yếu thế, người sáng lập Trung Tâm Luật Pháp Và Phát Triển Bền Vững (LPSD), đã dành hơn một thập kỷ để đồng hành cùng người dân trong các vụ việc liên quan đến ô nhiễm môi trường. Bằng kiến thức chuyên môn và lòng nhiệt thành, ông đã hỗ trợ nhiều cộng đồng yếu thế bảo vệ môi trường sống của họ. Tuy nhiên, vào Tháng Sáu 2021, ông bị bắt giữ với cáo buộc “lợi dụng các quyền tự do dân chủ” và “trốn thuế” – một bản án bị nhiều tổ chức quốc tế lên án là phi lý và có động cơ chính trị.
Bà Hoàng Thị Minh Hồng cũng là một gương mặt quen thuộc trong lĩnh vực hoạt động môi trường tại Việt Nam. Bà là người sáng lập và điều hành CHANGE, một tổ chức phi lợi nhuận hoạt động với mục tiêu nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu và thúc đẩy phát triển bền vững. Bà Hồng được biết đến rộng rãi với các hoạt động truyền thông, giáo dục và vận động chính sách về môi trường. Bà từng nhận được nhiều giải thưởng uy tín trong và ngoài nước cho những đóng góp tích cực của mình, có thể kể đến như danh hiệu “Forbes 50 phụ nữ ảnh hưởng nhất Việt Nam” năm 2019, “Anh hùng khí hậu” do Climate Heroes bình chọn năm 2015 và đặc biệt là lời khen ngợi từ cựu Tổng Thống Mỹ Barack Obama trên Twitter cá nhân.
Vào Tháng Sáu 2023, bà Hồng bị cơ quan chức năng bắt giữ với cáo buộc trốn thuế. Vụ việc diễn ra trong bối cảnh nhiều nhà hoạt động môi trường khác tại Việt Nam cũng bị bắt giữ với cáo buộc tương tự, gây ra nhiều quan ngại trong dư luận về không gian hoạt động ngày càng bị thu hẹp của các tổ chức phi chính phủ tại Việt Nam.
Gần đây nhất, bà Ngô Thị Tố Nhiên, là một chuyên gia trong lĩnh vực năng lượng tái tạo và là người đứng đầu tổ chức Sáng Kiến Về Chuyển Dịch Năng Lượng Việt Nam (VIETSE). Bà Nhiên từng có thời gian làm việc cho chính quyền Việt Nam trước khi tham gia vào lĩnh vực phi chính phủ. Trong vai trò lãnh đạo VIETSE, bà đã có nhiều hoạt động tích cực thúc đẩy quá trình chuyển đổi sang năng lượng tái tạo tại Việt Nam, hợp tác chặt chẽ với cả chính phủ và các tổ chức quốc tế.
Tuy nhiên, vào ngày 15 Tháng Chín 2023, bà Nhiên bất ngờ bị bắt giữ. Sau năm ngày tạm giam, cơ quan chức năng cáo buộc bà tội “chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước” và buộc VIETSE phải đóng cửa.
Hà Nội miệng thì cam kết, tay thì bắt bớ và ngăn chận
Sự thật phũ phàng đằng sau những cam kết “xanh” của Việt Nam chính là việc chính phủ phớt lờ vai trò của các tổ chức phi chính phủ (NGO) – những lực quan trọng trong việc tham vấn và giám sát độc lập trong cuộc chiến bảo vệ môi trường. Bản Kế hoạch huy động nguồn lực thực hiện JETP dài hơn 200 trang cho quá trình chuyển đổi năng lượng xanh, lại chỉ nhắc đến từ khóa “tổ chức phi chính phủ – NGO” đúng một lần duy nhất. Cam kết về cơ chế “tham vấn” trong thỏa thuận JETP trở thành lời hứa sáo rỗng khi mà tiếng nói của các NGO bị phớt lờ một cách trắng trợn.
Việt Nam đang đi vào “vết xe đổ” của Trung Quốc khi ưu tiên tăng trưởng kinh tế bằng mọi giá, dù phải đánh đổi bằng môi trường và sức khỏe của chính người dân. Hậu quả của mô hình phát triển thiếu bền vững này đang ngày càng hiện rõ với môi trường ô nhiễm nghiêm trọng, tỷ lệ ung thư gia tăng và nhiều hệ lụy khác cho thế hệ tương lai. Việc chính quyền “bịt miệng” các nhà hoạt động môi trường chỉ càng cho thấy sự thiếu minh bạch và thái độ coi thường tiếng nói phản biện của họ.
Liệu Việt Nam có thể trở thành một xã hội công bằng, văn minh khi tiếng nói của người dân bị ngó lơ, quyền được sống trong môi trường trong lành bị tước đoạt? Đã đến lúc chính quyền cần hành động thiết thực để bảo vệ môi trường, lắng nghe tiếng nói của người dân và tạo điều kiện cho các NGO hoạt động hiệu quả, góp phần xây dựng một đất nước Việt Nam bền vững và thịnh vượng thực sự.
Mai Trần – 11 tháng 7, 2024
Saigon Nhỏ
(Hình: Thanh tra Môi trường)
Bất chấp cam kết xanh tại COP26, Việt Nam vẫn đang “lún sâu” vào vòng xoáy phụ thuộc vào nhiệt điện than, với sự tham gia ngày càng rõ nét của các công ty Trung Quốc.
Số liệu cho thấy, nguồn vốn Trung Quốc chiếm một tỷ trọng lớn trong các dự án nhiệt điện than tại Việt Nam. Điển hình là dự án Nhiệt điện Quỳnh Lập 1 và Quảng Trạch 2 (Quảng Bình) với nhà thầu liên danh Geleximco – HUI (Công ty TNHH Hồng Kông United Investors Holding, công ty con của Tập đoàn năng lượng mới KAIDI Dương Quang, Trung Quốc).
Theo tính toán của Trung Tâm Phát Triển Và Đổi Mới Xanh GreenID, đến đầu năm 2017, 50% trong số gần $40 tỷ vốn đầu tư vào nhiệt điện than ở Việt Nam đến từ Trung Quốc tương đương $8 tỷ. Nhật Bản đứng thứ hai với 23% và Hàn Quốc đứng ngay sau với tỷ lệ 18%.
KAIDI Dương Quang không chỉ là nhà thầu, mà còn trực tiếp tham gia vào nhiều dự án nhiệt điện khác tại Việt Nam như: Nhiệt điện Thăng Long (Quảng Ninh), Mạo Khê, Nông Sơn, Hải Dương…
Bên cạnh đó, các công ty kỹ thuật, mua sắm và xây dựng (EPC) của Trung Quốc, đã thông qua các khoản vay ngân hàng này, xây dựng 15 nhà máy nhiệt điện than đang hoạt động – An Khánh 1, Cao Ngạn, Cẩm Phả 1 và 2, Duyên Hải 1 và 3, Hải Phòng 1 và 2, Mạo Khê, Quảng Ninh 1 và 2, Sơn Đông, Uông Bí mở rộng, Vĩnh Tân 2 và Vũng Áng 1. Cũng như đã tham gia xây dựng 6 nhà máy khác là Hải Dương, Duyên Hải 2 và 3, Thái Bình 2, Thăng Long và Vĩnh Tân 1. Họ cũng đang có kế hoạch tham gia xây dựng Vĩnh Tân 3 và Vũng Áng 3.
Nhà máy nhiệt điện Hải Dương công suất 1,200 megawatt, tọa lạc tại tỉnh Hải Dương, phía bắc Trung Quốc, đang được Viện Thiết Kế Điện Lực Tây Nam của Trung Quốc và Công ty TNHH Kỹ thuật Quốc tế Tập Đoàn Tư Vấn Xây Dựng Điện Lực Trung Quốc xây dựng. Dự án xây dựng-vận hành-chuyển giao là khoản đầu tư tư nhân lớn nhất của Trung Quốc thuộc loại hình này tại Việt Nam.
Ông Trần Văn Quang, chuyên gia năng lượng cấp cao của một trong những tập đoàn quản lý quỹ nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam, chia sẻ với báo Đầu Tư Việt Nam VIR rằng các tổ chức quốc tế như Ngân hàng Thế giới, IFC, Ngân hàng Đầu tư Châu âu và KfW từ chối cung cấp tài chính cho dự án điện than tại Việt Nam do lo ngại về ô nhiễm môi trường.
Việc Trung Quốc rót vốn ồ ạt vào các dự án nhiệt điện than tại Việt Nam đang đặt ra nhiều câu hỏi về tính bền vững và cam kết của Việt Nam trong việc chuyển đổi năng lượng xanh. Trong bối cảnh thế giới đang nỗ lực giảm thiểu sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch, Việt Nam có nguy cơ trở thành “bãi phế liệu” cho các công nghệ và thiết bị cũ kỹ của nhà máy nhiệt than Trung Quốc.
“Trung Quốc thường cung cấp các khoản vay cho Việt Nam để phát triển các nhà máy điện than thông qua các thỏa thuận song phương và thông qua việc cung cấp các khoản vay cho các nhà đầu tư Trung Quốc để thực hiện các dự án này tại Việt Nam,” ông Quang cho biết. “Tôi cho rằng các khoản vay của Trung Quốc có nhiều mục đích, bao gồm đầu tư tài chính, mở rộng thị trường nước ngoài cho các công ty nhà nước Trung Quốc và xuất khẩu các công nghệ và thiết bị đã qua sử dụng sang các thị trường đó.”
Kaidi, Công ty TNHH Quản lý Tài sản Huarong của Trung Quốc và một công ty Việt Nam đã thành lập một quỹ đầu tư quốc tế với số vốn $15 tỷ dành riêng cho các dự án xây dựng tại Việt Nam.
Bóng đen nhiệt điện than: Việt Nam “bán rẻ” môi trường, bịt miệng người lên tiếng?
Trong khi sẵn sàng “trải thảm đỏ” dòng vốn đầu tư từ những dự án nhiệt điện than của Trung Quốc làm ô nhiễm môi trường trong nước bất chấp đã nhận tài trợ $15 tỷ để chuyển đổi năng lượng xanh từ các nước Phương Tây, chính phủ Việt Nam lại thẳng tay đàn áp những tiếng nói đấu tranh cho môi trường trong sạch.
Một trong những nạn nhân điển hình của sự đàn áp ấy là bà Ngụy Thị Khanh, người phụ nữ được vinh danh là “Anh hùng khí hậu,” người Việt Nam đầu tiên đã giành Giải Thưởng Môi Trường Goldman danh giá vào năm 2018 cho những đóng góp không biết mệt mỏi của mình trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu và cắt giảm carbon.
Thế nhưng, cũng chính bà, người công dân chỉ vì lên tiếng về lo ngại ô nhiễm môi trường ở Việt Nam, lại bị chính chính phủ cai trị đất nước mình kết án 24 tháng tù giam với tội danh “trốn thuế thu nhập cá nhân” – một cáo buộc vô lý khi tội này thông thường chỉ xét ở án dân sự chứ không phải hình sự và bị lên án bởi cộng đồng quốc tế. Bà đã được trả tự do sau 16 tháng tù giam, được cho là một phần của thỏa thuận chính trị giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, càng cho thấy rõ động cơ chính trị đằng sau vụ án.
Và đâu đó, trong bóng tối của nhà tù, những nhà hoạt động môi trường khác như ông Đặng Đình Bách, bà Hoàng Minh Hồng, bà Ngô Thị Tố Nhiên… vẫn đang phải chịu cảnh giam cầm chỉ vì dám lên tiếng bảo vệ môi trường, bảo vệ chính lá phổi của đất nước.
Ông Đặng Đình Bách, cũng là một nhà hoạt động môi trường bảo vệ cộng đồng yếu thế, người sáng lập Trung Tâm Luật Pháp Và Phát Triển Bền Vững (LPSD), đã dành hơn một thập kỷ để đồng hành cùng người dân trong các vụ việc liên quan đến ô nhiễm môi trường. Bằng kiến thức chuyên môn và lòng nhiệt thành, ông đã hỗ trợ nhiều cộng đồng yếu thế bảo vệ môi trường sống của họ. Tuy nhiên, vào Tháng Sáu 2021, ông bị bắt giữ với cáo buộc “lợi dụng các quyền tự do dân chủ” và “trốn thuế” – một bản án bị nhiều tổ chức quốc tế lên án là phi lý và có động cơ chính trị.
Bà Hoàng Thị Minh Hồng cũng là một gương mặt quen thuộc trong lĩnh vực hoạt động môi trường tại Việt Nam. Bà là người sáng lập và điều hành CHANGE, một tổ chức phi lợi nhuận hoạt động với mục tiêu nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu và thúc đẩy phát triển bền vững. Bà Hồng được biết đến rộng rãi với các hoạt động truyền thông, giáo dục và vận động chính sách về môi trường. Bà từng nhận được nhiều giải thưởng uy tín trong và ngoài nước cho những đóng góp tích cực của mình, có thể kể đến như danh hiệu “Forbes 50 phụ nữ ảnh hưởng nhất Việt Nam” năm 2019, “Anh hùng khí hậu” do Climate Heroes bình chọn năm 2015 và đặc biệt là lời khen ngợi từ cựu Tổng Thống Mỹ Barack Obama trên Twitter cá nhân.
Vào Tháng Sáu 2023, bà Hồng bị cơ quan chức năng bắt giữ với cáo buộc trốn thuế. Vụ việc diễn ra trong bối cảnh nhiều nhà hoạt động môi trường khác tại Việt Nam cũng bị bắt giữ với cáo buộc tương tự, gây ra nhiều quan ngại trong dư luận về không gian hoạt động ngày càng bị thu hẹp của các tổ chức phi chính phủ tại Việt Nam.
Gần đây nhất, bà Ngô Thị Tố Nhiên, là một chuyên gia trong lĩnh vực năng lượng tái tạo và là người đứng đầu tổ chức Sáng Kiến Về Chuyển Dịch Năng Lượng Việt Nam (VIETSE). Bà Nhiên từng có thời gian làm việc cho chính quyền Việt Nam trước khi tham gia vào lĩnh vực phi chính phủ. Trong vai trò lãnh đạo VIETSE, bà đã có nhiều hoạt động tích cực thúc đẩy quá trình chuyển đổi sang năng lượng tái tạo tại Việt Nam, hợp tác chặt chẽ với cả chính phủ và các tổ chức quốc tế.
Tuy nhiên, vào ngày 15 Tháng Chín 2023, bà Nhiên bất ngờ bị bắt giữ. Sau năm ngày tạm giam, cơ quan chức năng cáo buộc bà tội “chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước” và buộc VIETSE phải đóng cửa.
Hà Nội miệng thì cam kết, tay thì bắt bớ và ngăn chận
Sự thật phũ phàng đằng sau những cam kết “xanh” của Việt Nam chính là việc chính phủ phớt lờ vai trò của các tổ chức phi chính phủ (NGO) – những lực quan trọng trong việc tham vấn và giám sát độc lập trong cuộc chiến bảo vệ môi trường. Bản Kế hoạch huy động nguồn lực thực hiện JETP dài hơn 200 trang cho quá trình chuyển đổi năng lượng xanh, lại chỉ nhắc đến từ khóa “tổ chức phi chính phủ – NGO” đúng một lần duy nhất. Cam kết về cơ chế “tham vấn” trong thỏa thuận JETP trở thành lời hứa sáo rỗng khi mà tiếng nói của các NGO bị phớt lờ một cách trắng trợn.
Việt Nam đang đi vào “vết xe đổ” của Trung Quốc khi ưu tiên tăng trưởng kinh tế bằng mọi giá, dù phải đánh đổi bằng môi trường và sức khỏe của chính người dân. Hậu quả của mô hình phát triển thiếu bền vững này đang ngày càng hiện rõ với môi trường ô nhiễm nghiêm trọng, tỷ lệ ung thư gia tăng và nhiều hệ lụy khác cho thế hệ tương lai. Việc chính quyền “bịt miệng” các nhà hoạt động môi trường chỉ càng cho thấy sự thiếu minh bạch và thái độ coi thường tiếng nói phản biện của họ.
Liệu Việt Nam có thể trở thành một xã hội công bằng, văn minh khi tiếng nói của người dân bị ngó lơ, quyền được sống trong môi trường trong lành bị tước đoạt? Đã đến lúc chính quyền cần hành động thiết thực để bảo vệ môi trường, lắng nghe tiếng nói của người dân và tạo điều kiện cho các NGO hoạt động hiệu quả, góp phần xây dựng một đất nước Việt Nam bền vững và thịnh vượng thực sự.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Page 38 of 38 • 1 ... 20 ... 36, 37, 38
Similar topics
» Bi đát phận đời con gái Việt bị bán sang Trung Quốc
» Ưu tiên cho người Trung Quốc
» Việt Nam đã nhập sâu vào Trung Quốc (Phạm Trần)
» Một hòn đảo nhỏ của Canada mời gọi dân Việt Nam, Trung Quốc nhập cư
» Vaccine Trung Quốc về Việt Nam sử dụng thế nào?
» Ưu tiên cho người Trung Quốc
» Việt Nam đã nhập sâu vào Trung Quốc (Phạm Trần)
» Một hòn đảo nhỏ của Canada mời gọi dân Việt Nam, Trung Quốc nhập cư
» Vaccine Trung Quốc về Việt Nam sử dụng thế nào?
Page 38 of 38
Permissions in this forum:
You can reply to topics in this forum