Our forum runs best with JavaScript enabled !

Tin VN: Tết qua như chưa Tết bao giờ…

Page 5 of 38 Previous  1, 2, 3, 4, 5, 6 ... 21 ... 38  Next

View previous topic View next topic Go down

New Re: Tin VN: Tết qua như chưa Tết bao giờ…

Post by LDN Wed Jan 26, 2022 12:25 pm

Tết Nhâm Dần: Ba người Việt kể lại hành trình về quê qua ngả Campuchia

BBC - 25.01.2022

Người dân Việt Nam chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022

Tết Nguyên đán Nhâm Dần đang đến dần, một dịp quan trọng mà rất nhiều người Việt Nam học tập, làm việc hoặc định cư ở nước ngoài mong muốn trở về quên hương ăn tết và đoàn tụ cùng gia đình.

Từ nhiều tháng qua truyền thông tại Việt Nam đã đưa tin ít về các "chuyến bay giải cứu" và gọi các chuyến đang khai thác là "các chuyến bay hồi hương", "chuyến bay charter", "chuyến bay thương mại có tổ chức", hay "combo" với nhu cầu người Việt sống tại nước ngoài về nước vẫn nhiều.

Tháng 12/2021, chính phủ Việt Nam nói mở lại "đường bay quốc tế" với một số thị trường (đa số tại châu Á) nhưng nhiều tuần sau đó không có kế hoạch cụ thể và hành khách có nhu cầu về nước vẫn phải tìm cách mua vé trọn gói theo dạng "combo".

Đặc biệt, từ ngày 01/12, các chuyến bay thẳng từ Mỹ về Việt Nam đã được hãng hàng không Vietnam Airlines bắt đầu khai thác.

Lý do chọn bay qua đường Campuchia
Từ ngày 01/01/2022, các hãng hàng không Việt Nam bắt đầu bay quốc tế thường lệ trở lại. Vietnam Airlines thông báo mở bán vé thêm nhiều đường bay thường lệ giữa Việt Nam đến Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan, Lào và Đài Loan.

Ngày 21/01/2022, Vietnam Airlines thông báo đã triển khai kế hoạch nối lại các đường bay thường lệ giữa Việt Nam và Nga, Anh, Pháp, Đức với từng thời điểm bắt đầu khai thác khác nhau.

Tuy nhiên, bên cạnh các chuyến bay thẳng từ một số nước châu Âu hay Mỹ về Việt Nam, nhiều người Việt ở nước ngoài vẫn chọn bay qua ngả Campuchia bằng các hãng bay nước ngoài để về quê đón tết cổ truyền.

Lý do chính cho lựa chọn này là giá vé rẻ nhiều hơn một nửa so với giá vé của các hãng hàng không Việt Nam từ châu Âu và Mỹ về, theo nhận xét của các khách mời trong chương trình Đa chiều Nhiều ý của BBC News Tiếng Việt hôm 18/01/2022.

Tham gia chương trình từ TP HCM, anh Hoàng Vũ kể về hành trình của mình bay từ Michigan (Hoa Kỳ) vào ngày 07/01- Incheon (Hàn Quốc) - Phnom Penh (Campuchia) và về đến TP HCM ngày 09/01.

Vé bay từ Mỹ về Campuchia là 850 USD, vé từ Campuchia về VN là 280 USD, "tổng chi phí rẻ hơn một nửa so với vé bay charter về VN", anh Vũ cho biết.

Trước ngày 01/01, giá vé bay từ Mỹ về Việt Nam đã giảm từ khoảng 5.000 USD xuống còn 3.500 USD, anh Vũ cho biết thêm, và từ sau ngày 01/01 giá vé chỉ còn khoảng 2.500 USD chưa bao gồm phí cách ly. Chi phí cho một chuyến bay như vậy là "quá đắt", anh Hoàng Vũ nói.

"Lúc đầu tôi cũng tính mua vé charter về nhưng thấy đắt quá, mình nghĩ đi làm cực khổ mà mua vé như thế này về thì đâu có tiền đi chơi nữa nên tôi không muốn mua.

"Tôi nghe nhiều người nói đi đường Campuchia rồi, nên tôi lên Facebook tìm hiểu các group, rồi tình cờ tìm được group 'Tự về VN qua đường Campuchia'. Tôi vô group đó lúc đó chỉ có 10.000 người thôi, trong vòng một tháng sau lên tới hơn 20.000 người, số lượng người lan truyền rất là nhiều tại vì mong muốn của mọi người là ai cũng muốn về VN mà VN bán vé quá đắt, đắt hơn Campuchia rất nhiều cho nên ai cũng về đường Cam."

Từ Phú Thọ, anh Thành Đô cho biết mình bay từ Vienna (Áo) đến Thổ Nhĩ Kỳ rồi bay tiếp về Bangkok (Thái Lan), sau đó bay sang Phnom Penh, nghỉ đêm tại đây rồi đi ô tô về TP HCM trước khi bay ra Hà Nội, từ ngày 3-5/01/2022, với tổng chi phí là 650 euro.

"Tôi về VN qua đường Campuchia này giống như một lần đi du lịch và chi phí để về rất là rẻ, rẻ hơn một nửa so với những chuyến bay charter bình thường (của VN)," anh Thành Đô chia sẻ.

Nhiều người như chọn về VN qua ngả Campuchia như một lần kết hợp du lịch để ở lại Cam một đêm thưởng thức đồ ăn nơi đây

Nhiều người chọn về VN qua ngả Campuchia như một lần kết hợp du lịch để ở lại Cam một đêm thưởng thức đồ ăn nơi đây

Tuy nhiên, chị Phùng Thị Thảo Nhung, một blogger du lịch lấy chồng người Hà Lan cũng bay về Việt Nam qua đường Campuchia cho biết lộ trình như vậy sẽ "vất vả" cho "những người chưa bay bao giờ hoặc không bay nhiều, người có con nhỏ và người không biết tiếng Anh".

"Trong dịp dịch này, khi tôi đi qua mỗi hải quan thì họ kiểm tra rất nhiều giấy tờ và nó rất phức tạp ở mỗi chỗ," chị Nhung nói.

'Tiền cà phê': 'đặc sản' cửa khẩu Campuchia-Việt Nam

Chia sẻ hành trình của mình, anh Hoàng Vũ cho biết "lúc về tới Campuchia sẽ hơi rắc rối hơn chút là có xin tiền này nọ".

Anh nói:

"Lúc tới Campuchia, trong sân bay lúc làm giấy tờ rất là lâu, xong rồi tới đóng passport thì cũng có người hỏi (xin tiền) có người không chứ không phải là ai cũng xin. Cái này giống như là chỉ một vài người thôi chứ không phải ai cũng như vậy.

"Tôi gặp đúng anh kia, anh ấy hỏi, mà anh ấy chỉ biết đúng MỘT từ tiếng Việt thôi là 'tiền cà phê'. Lần đầu nghe tôi không có hiểu, anh ấy nói lại 'tiền cà phê'. Tôi nhìn nhìn, tôi im im thế là anh ấy lại nói lại 2-3 lần 'tiền cà phê'.

"Chỉ có sân bay Campuchia mới xin tiền thôi."

Cùng trải nghiệm này, anh Thành Đô chia sẻ:

"Thật ra ở đoạn nào tôi cũng bị hỏi, kể cả khi xuống sân bay hay lúc nhập cảnh vào Campuchia thì hải quan cũng hỏi 'money, money' thôi."

Việc có cho tiền 'cà phê' hay không là tùy thuộc mỗi cá nhân, nhưng dù không cho thì hải quan ở Campuchia vẫn phải đóng dấu passport cho qua nếu "mình là người nhập cảnh hợp pháp", theo ý kiến của khách mời.

Xếp hàng chờ làm thủ tục tại sân bay ở Campuchia tháng 01/2022

Bức xúc của người Việt muốn về nước
Là người Việt Nam muốn trở về quê hương nhưng lại phải trả chi phí quá cao, nếu không muốn thì phải chấp nhận bay qua ngả Campuchia vất vả hơn.

"Bản thân tôi khá là bức xúc. Tại sao mình là người VN mà mình không được về dễ dàng? Mình về quê mà," chị Nhung chia sẻ.

"Trong khi đó, thực ra thấy tình hình dịch ở VN lúc đó mọi người cũng rất là thoải mái rồi, ý là mọi người đã quen với việc bị Covid, nói chung tình hình ở trong nước dịch cũng nhiều vậy, ở trong nước người ta cũng đi club đi nhảy rồi thì tại sao lại khó khăn cho người nước ngoài về.

"Trong khi đó tôi đã làm bao nhiêu xét nghiệm rồi. Khi về đến VN tổng cộng là 4 xét nghiệm luôn, rất là kỹ luôn. Vậy thì tại sao lại làm khó?"

Anh Thành Đô từ Đức, đã đi về Việt Nam vài lần trong thời gian đại dịch cũng cho biết những khó khăn anh đã phải trải qua khi bay về nước:

"Kể cả trong những lần về trước, tôi về những chuyến qua đại sứ quán. Nói là qua ĐSQ nhưng để mà nộp đơn nguyện vọng về thì rất khó khăn.

"Người ta về đã có xét nghiệm PCR rồi xong còn cách ly nữa thì mình thấy giống như kiểu chính phủ đang làm cái cách hơi bị sai, không tạo điều kiện cho bà con ở nước ngoài về nước, để cho những chuyến bay charter giống như là họ độc quyền quá gây khó khăn cho người VN."

Hành trình trở về quê hương đón Tết từ Áo - Thổ Nhĩ Kỳ - Bangkok - Phnom Penh trước khi bay về TP HCM

Không những gây tốn tiền cho hành khách, những chuyến bay charter từ nước ngoài, đặc biệt là Âu Mỹ về VN với giá vé 'trên trời' như vậy đã vô tình làm lợi cho Campuchia, như anh Thành Đô có nói:

"Nếu mình về qua đường Campuchia nhiều quá thì giống như mình đang làm lợi cho nước bạn rồi."

Vì vậy, các khách mời đều mong muốn trong thời gian tới đây chính phủ Việt Nam sẽ nhanh chóng mở lại các chuyến bay bình thường với giá bình thường để người Việt ở nước ngoài về quê được dễ dàng và tiết kiệm chi phí hơn.

_________________
Vào đây đọc truyện:

https://www.nhomcho.com/f7-truyen-ngan

https://www.nhomcho.com/f8-truyen-dai

Vào đây nghe nhạc Việt:

https://www.nhomcho.com/f14-nhac-vn
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Tin VN: Tết qua như chưa Tết bao giờ…

Post by LDN Thu Jan 27, 2022 1:01 pm

Vé bay về Việt Nam: Sát giao thừa mà giá vẫn còn ngất ngưỡng

Như Hồ
26 tháng 1, 2022 - Sài Gòn nhỏ

Nhiều người Việt xa quê, mong ngóng các chuyến bay về quê nhân dịp Tết Nhâm Dần này bày tỏ rằng họ cảm thấy thất vọng vì giá cả vẫn còn quá cao so với bình thường. Theo dõi các chuyển biến từng ngày, nhiều quy định khó khăn để người Việt hồi hương dần bớt khó khăn, nhưng giá vé bay về Sài Gòn, Hà Nội vẫn là thứ làm mọi người lắc đầu, ngao ngán.

Điều đáng nói, là những lời than phiền về việc mua vé bay về Việt Nam từ Mỹ, Châu Âu… đều lặng lẽ biến mất trên facebook chỉ sau 1,2 ngày. Vẫn chưa hiểu đây là tác động từ đâu nhưng mọi thứ dường như là chuyện rất khép kín. “Giải cứu thì từ 5000 đến 6000 USD, còn mua vé bình thường thì 1800 đến 2000 USD cho một chiều, chơi vậy thì còn gì ‘khúc ruột ngàn dặm’ đây”, một facebooker bình luận trong diễn đàn bàn luận về Việt Nam tết này.

Giá vé cao, và hình thái “chuyến bay giải cứu” như cắt cổ kiều bào, là điều đã được những bài báo trong nước phản ứng hồi cuối năm 2021, và gọi thẳng tên là trục lợi trên mồ hôi nước mắt của người dân xa xứ. Thế nhưng khi được báo chí nước ngoài đặt câu hỏi trong họp báo thường kỳ, bà Hằng, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Cộng sản Việt Nam nói rằng nhà nước nghiêm cấm những chuyến bay trục lợi, và sẽ cho điều tra, tuy nhiên cho đến nay khi mọi thứ đã chìm xuồng, không tờ báo nào được nhắc lại.

Phóng viên của Sài Gòn Nhỏ đã thử gọi cho một địa lý máy bay trong nước để tìm một chuyến về sau mùng 3 Tết, được nơi này chật vật tìm kiếm và báo giá vé một chiều đi từ phi trường LAX về Sài Gòn, giá chưa tính các chi phí phụ khác, là 1978 USD. “đây là giá vé tương đối rẻ rồi đó anh, và được bay thẳng một mạch về đến Sài Gòn”, người bán vé nói cho biết.

Một trang web rao bán vé mua được tức thì, bao trọn gói các chi phí cho chuyến bay một chiều là 3.300 USD, nhưng khi click vào để tìm chuyến bay, thì được báo là hết vé.

Tình trạng khan hiếm vé dẫn đến chuyện mới đây, là công an Việt Nam đã phá một đường dây bán vé máy bay giả cho kiều bào muốn hồi hương. Thanh niên 28 tuổi này, sống tại Bắc Ninh, đã lừa bán vé máy bay giả qua facebook cho hàng chục người, chiếm đoạt khoảng 1,5 tỷ đồng.

Khổ nhất là kiều bào ở Châu Âu và Canada. Vì để kiếm được vé và vừa túi tiền, mỗi người phải chấp nhận bay 4-5 chặng mới vào được Việt Nam. Những trang như Từ Nauy về Việt Nam qua Campuchia, hay Tự về qua ngã Campuchia… ngày càng đông thành viên mới hơn, và các câu hỏi nhờ giải đáp giúp cũng dồn dập hơn.

Trong group Tự về qua ngã Campuchia, facebooker của nhà báo Đào Tuấn nhận định “TS. Trần Du Lịch từng nói: nếu cứ bay charter kiểu này thì đừng bàn chuyện mở cửa. Bởi, ai cũng biết mức giá charter đắt đỏ ra sao. Đắt là đắt như nào: Là 48-65 triệu cho một vé thương mại núp bóng charter từ Châu Âu, trong khi giá thật chỉ 15-25 triệu. Chúng ta đang đối xử kiểu gì với đồng bào mình vậy? Những người gom góp mồ hôi nước mắt để gửi về quê tới 18,1 tỉ USD kiều hối- một kỷ lục, dù họ cũng tan tác khắp nơi vì dịch?”

Có trường hợp của một Việt kiều ở Đức về Việt Nam vào cuối năm ngoái, đã phải chi cho chuyến đường đi vòng qua 5 sân bay, phí tổn lên đến 110 triệu. Anh D. nói vì không còn đủ kiên nhẫn chờ được gọi tên ở Đại sứ quán Việt Nam, khi đã ghi danh chờ trong 2 tháng.

Chị T, có mẹ già ở Sài Gòn bị mắc covid trong năm 2021, nay đã qua khỏi. Chị sốt ruột muốn về thăm mẹ nhưng không có cách nào lấy được vé, nên đã chấp nhận bay vòng qua Campuchia và đi xe đò qua cửa khẩu Mộc Bài để vào Việt Nam. Chị kể tiền xe chạy 6 tiếng từ Campuchia vào Sài Gòn, tốn tiền dịch vụ “trà nước” cho nhân viên hải quan của cả hai cửa khẩu là vào khoảng 150 USD nữa. Cộng chi phí bay và xét nghiệm PCR, tất cả khoảng 1800 USD. “Giá vẫn rẻ hơn so với giá mua thẳng với hãng máy bay Việt Nam”, chị T kể, “giờ nghe nói giá vé còn dưới 2000 USD, nhưng hỏi tìm thì chỗ nào cũng hết@”.

Theo tuyên bố của Bộ Giao Thông Vận tải Việt Nam, từ tháng 1-2022, các chuyến bay sẽ mở lại bình thường. Nhưng “bình thường” của các hãng như Việt Nam Airlines, Bamboo Airways là từ 2700-2900 USD cho một chiều về Los Angeles hay San Francisco. Sau khi số lượng Việt kiều hồi hương ồ ạt qua đường Campuchia, mọi thứ được nhà nước Việt Nam tính toán lại, và đưa ra giá vé còn trung bình khoảng 1800 USD – tức là giá cạnh tranh với những người tính toán đường bay từ Mỹ về Việt Nam qua ngã Campuchia. “Trước đây, những chuyến bay khứ hồi Mỹ-Việt như vậy, giá chỉ khoảng 850-950 USD mà thôi”, chị T nói.

Trong một phóng sự của đài BBC, chị Ngọc Minh hiện ở Thái Lan nhận định:  “Tôi biết mình muốn về thì có thể qua đường xe đi từ Thái sang Campuchia rồi về cửa khẩu Mộc Bài, nhưng tôi cảm thấy không an tâm và rất mong Việt Nam mở cửa hoàn toàn, dỡ bỏ việc cách ly.”

“Vì nếu mục tiêu của nhà nước là ngăn dịch thì việc người dân phải tự tìm cách lắt léo, đi vòng qua một nước nữa càng không đảm bảo an toàn cho dân. Thành ra nhà nước một mặt đang khổ, làm khó dân, một mặt tăng thêm rủi ro dịch tễ. Trên nhóm Hội người Việt ở Thái Lan, một số người còn chia sẻ giá vé từ Bangkok về Đà Nẵng trọn gói là 79 triệu, nghe mà hết hồn.”

Câu hỏi đặt ra là: Nguyên nhân thực chất núp đằng sau của việc nâng giá bay thẳng của các hãng nội địa rất cao là gì?, và có lợi cho ai?

Rất nhiều câu chuyện than phiền của người Việt chạy vạy
về quê trong dịp Tết nhưng bị làm khó, sách nhiễu ở hải quan Thái, Singapore, Campuchia… được chia sẻ trong các group bàn đường tìm về Việt Nam. Cũng thật khó nghĩ, không có công dân nước ngoài cực khổ như người Việt, trong đường tìm về quê mẹ như lúc này. Chỉ còn vài ngày nữa là đón giao thừa ở Việt Nam, và đường về sao vẫn còn lắm khó khăn.

_________________
Vào đây đọc truyện:

https://www.nhomcho.com/f7-truyen-ngan

https://www.nhomcho.com/f8-truyen-dai

Vào đây nghe nhạc Việt:

https://www.nhomcho.com/f14-nhac-vn
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Tin VN: Tết qua như chưa Tết bao giờ…

Post by LDN Fri Jan 28, 2022 7:20 am

Cần Thơ ăn Tết buồn thiu

Ghi nhanh của thông tín viên SGN
MacDung
27 tháng 1, 2022 - Sài Gòn nhỏ

Ảnh: Unsplash
Cần Thơ gạo trắng nước trong

Ai đi tới đó lòng không muốn về!

Là thủ phủ miền Tây Nam Bộ từ thời Pháp thuộc, Cần Thơ giao thoa đầy đủ các hoạt động thương mãi văn hóa xã hội và có thể được một trong những trung tâm hành chính lớn nhất miền Tây. Một Cần Thơ hoa mỹ nằm bên hữu ngạn dòng sông Hậu thơ mộng hồi xa xưa trong quá khứ từng có những chuyến phà trập trùng nối liền hai bờ tả, hữu, đi vào thơ ca làm rung động lòng người.

Nằm bên phải dòng sông Hậu là bến Ninh Kiều, dập dìu bóng giai nhân hừng hực sức sống, lộng lẫy trong ánh điện về đêm. Thời vào Nam khi đi ngang qua con sông này nghe tiếng đàn hát, ngâm thơ trên sông nước hữu tình, Nguyễn Ánh từng bật miệng gọi là Cầm Thi Giang.

Nói đến Cần Thơ là nói đến công viên Ninh Kiều với những ngày tiếp Xuân rừng rực sắc hoa đủ loại. Thuận lợi về hai mặt giao thương thủy bộ, chợ hoa Cần Thơ thường tập trung tại bến Ninh Kiều tấp nập bóng người cuối mỗi chiều Xuân. Nét văn hóa truyền thống Tây Đô trước thềm năm mới bỗng chốc biến đổi đến buồn tênh vì thảm họa Covid-19. Kéo theo nhiều sinh hoạt của toàn thành như rời sự xa hoa lộng lẫy.

Chợ đêm Cần Thơ cũng như chợ nổi Cái Răng mất đi lượng khách tham quan mua sắm quen thuộc một thời lưu luyến bước chân. Đâu rồi cảnh thuyền nhân san sát lên mua, xuống bán, tấp nập từ các nơi ùa về. Từ phía tả bờ sông Hậu không thiếu những gia đình sống nghề hạ bạc, quen đường thủy nên chọn ghé chợ hoa bằng phương tiện xuồng ghe quanh năm gắn liền cuộc sống. Nơi giao thương giàu sức sống nay trở nên yên bình hơn! Một sự “yên bình” không bình thường khi sinh hoạt cuối năm xưa nay vốn nhộn nhịp xe, thuyền nay trở nên lặng ngắt…

Ảnh: Unsplash
COVID-19 khiến mọi sinh hoạt và thậm chí tình cảm trở nên dè dặt. Ngay cả người thân, họ tộc cũng… né nhau. Hoa Xuân cũng không đua chen khoe sắc như hằng năm. Hoa kiểng từng được bày nhiều nơi như: Cầu Nhị Kiều, còn gọi là Cầu Đôi Mới; cặp hai bờ sông; đường Ngô Gia Tự, Phan Đình Phùng, đại lộ Hòa Bình; Bùng binh ngã ba bến xe mới… Chợ hoa bây giờ được phân theo chiều rộng, không tập trung nên thiếu tính quy mô, mất đi không khí háo hức.

Hoa vẫn khoe sắc. Cần Thơ vẫn rực rỡ. Nhưng cảnh sầm uất không còn. Cảnh buồn thảm này diễn ra nhiều nơi đâu chỉ riêng Tây Đô. Con người buộc phải thích nghi nhưng niềm hoài cổ vẫn da diết… Sự hồ hởi trên nét mặt giai nhân, tài tử nay biến mất. Tất cả được thay bằng chiếc khẩu trang. Không còn tiếng tíu tít, giọng cười đùa hí hửng của những đôi trai gái dối mẹ tìm đến nhau dự buổi chợ hoa đông đúc…

Bên phải góc đường bán hoa là đường Hoàng Văn Thụ chạy cặp mé sông Cái Khế, nối dài phía trước là sông Cầu Nhị Kiều, người tham quan mua sắm giảm nhiều so với trước khi xảy ra nạn đại dịch. Vùng đất đối diện Tây Đô bởi dòng sông Hậu, bức tranh tương tự cũng diễn ra. Thị trấn Bình Minh thuộc địa hạt Vĩnh Long, liên đới Trà Ôn, kéo dài ra hướng Đông làm bạn với Cầu Kè thuộc tỉnh Trà Vinh cũng không khác. Những thị trấn đông đúc từng náo nhiệt sinh hoạt chợ hoa ngày Tết bây giờ trở nên vắng vẻ, chỉ lác đác vài người khách dè dặt. Cầu Kè tưng bừng trước đây trở nên khiêm tốn với góc nhỏ lèo tèo vài gian hàng vạn thọ và chưa tới chục chậu mai…

Ảnh: Unsplash
Cần Thơ gạo trắng nước trong

Ai đi tới đó lòng không muốn về!

Là thủ phủ miền Tây Nam Bộ từ thời Pháp thuộc, Cần Thơ giao thoa đầy đủ các hoạt động thương mãi văn hóa xã hội và có thể được một trong những trung tâm hành chính lớn nhất miền Tây. Một Cần Thơ hoa mỹ nằm bên hữu ngạn dòng sông Hậu thơ mộng hồi xa xưa trong quá khứ từng có những chuyến phà trập trùng nối liền hai bờ tả, hữu, đi vào thơ ca làm rung động lòng người.

Nằm bên phải dòng sông Hậu là bến Ninh Kiều, dập dìu bóng giai nhân hừng hực sức sống, lộng lẫy trong ánh điện về đêm. Thời vào Nam khi đi ngang qua con sông này nghe tiếng đàn hát, ngâm thơ trên sông nước hữu tình, Nguyễn Ánh từng bật miệng gọi là Cầm Thi Giang.

Nói đến Cần Thơ là nói đến công viên Ninh Kiều với những ngày tiếp Xuân rừng rực sắc hoa đủ loại. Thuận lợi về hai mặt giao thương thủy bộ, chợ hoa Cần Thơ thường tập trung tại bến Ninh Kiều tấp nập bóng người cuối mỗi chiều Xuân. Nét văn hóa truyền thống Tây Đô trước thềm năm mới bỗng chốc biến đổi đến buồn tênh vì thảm họa Covid-19. Kéo theo nhiều sinh hoạt của toàn thành như rời sự xa hoa lộng lẫy.



Chợ đêm Cần Thơ cũng như chợ nổi Cái Răng mất đi lượng khách tham quan mua sắm quen thuộc một thời lưu luyến bước chân. Đâu rồi cảnh thuyền nhân san sát lên mua, xuống bán, tấp nập từ các nơi ùa về. Từ phía tả bờ sông Hậu không thiếu những gia đình sống nghề hạ bạc, quen đường thủy nên chọn ghé chợ hoa bằng phương tiện xuồng ghe quanh năm gắn liền cuộc sống. Nơi giao thương giàu sức sống nay trở nên yên bình hơn! Một sự “yên bình” không bình thường khi sinh hoạt cuối năm xưa nay vốn nhộn nhịp xe, thuyền nay trở nên lặng ngắt…


Ảnh: Unsplash
COVID-19 khiến mọi sinh hoạt và thậm chí tình cảm trở nên dè dặt. Ngay cả người thân, họ tộc cũng… né nhau. Hoa Xuân cũng không đua chen khoe sắc như hằng năm. Hoa kiểng từng được bày nhiều nơi như: Cầu Nhị Kiều, còn gọi là Cầu Đôi Mới; cặp hai bờ sông; đường Ngô Gia Tự, Phan Đình Phùng, đại lộ Hòa Bình; Bùng binh ngã ba bến xe mới… Chợ hoa bây giờ được phân theo chiều rộng, không tập trung nên thiếu tính quy mô, mất đi không khí háo hức.

Hoa vẫn khoe sắc. Cần Thơ vẫn rực rỡ. Nhưng cảnh sầm uất không còn. Cảnh buồn thảm này diễn ra nhiều nơi đâu chỉ riêng Tây Đô. Con người buộc phải thích nghi nhưng niềm hoài cổ vẫn da diết… Sự hồ hởi trên nét mặt giai nhân, tài tử nay biến mất. Tất cả được thay bằng chiếc khẩu trang. Không còn tiếng tíu tít, giọng cười đùa hí hửng của những đôi trai gái dối mẹ tìm đến nhau dự buổi chợ hoa đông đúc…

Bên phải góc đường bán hoa là đường Hoàng Văn Thụ chạy cặp mé sông Cái Khế, nối dài phía trước là sông Cầu Nhị Kiều, người tham quan mua sắm giảm nhiều so với trước khi xảy ra nạn đại dịch. Vùng đất đối diện Tây Đô bởi dòng sông Hậu, bức tranh tương tự cũng diễn ra. Thị trấn Bình Minh thuộc địa hạt Vĩnh Long, liên đới Trà Ôn, kéo dài ra hướng Đông làm bạn với Cầu Kè thuộc tỉnh Trà Vinh cũng không khác. Những thị trấn đông đúc từng náo nhiệt sinh hoạt chợ hoa ngày Tết bây giờ trở nên vắng vẻ, chỉ lác đác vài người khách dè dặt. Cầu Kè tưng bừng trước đây trở nên khiêm tốn với góc nhỏ lèo tèo vài gian hàng vạn thọ và chưa tới chục chậu mai…

_________________
Vào đây đọc truyện:

https://www.nhomcho.com/f7-truyen-ngan

https://www.nhomcho.com/f8-truyen-dai

Vào đây nghe nhạc Việt:

https://www.nhomcho.com/f14-nhac-vn
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Tin VN: Tết qua như chưa Tết bao giờ…

Post by LDN Fri Jan 28, 2022 5:20 pm

Lao động nữ “chạy” chợ ngày giáp Tết: Một đồng cũng quý để lo cho gia đình

28 tháng 1, 2022 - Sài Gòn nhỏ

Bà Thanh chỉ mong có việc, sợ nhất là cả đêm không kiếm được việc làm – Ảnh: Lao Động

Chỉ còn vài ngày nữa là Tết Nguyên đán, tuy nhiên, mỗi lần nghe đến Tết, nhiều người lại giật mình lo lắng. Những người lao động xa quê phải tất tả, chật vật mưu sinh vì Tết đến nhiều thứ sẽ đè nặng đôi vai.

Một đồng cũng quý để lo cho gia đình

Tết là dịp để mong chờ. Nhưng hai năm nay, do ảnh hưởng của dịch bệnh, mỗi khi nghe đến Tết, chị Lê Thanh Huyền (30 tuổi Hà Đông, Hà Nội) lại cảm thấy trĩu nặng, bởi chưa biết sẽ lấy gì trang trải. Những ngày giá rét căm căm, chị vẫn cố gắng lặn lội để mưu sinh. Một đồng thu nhập dù ít ỏi giờ cũng là quý lắm để chị lo cho gia đình.

Dù công việc chính đang làm điều dưỡng tại một bệnh viện tại Hà Nội nhưng đồng lương ít ỏi, không đủ chi tiêu, chị Huyền đành phải đi bán rau. Chính vì vậy, cứ sau 17h tan ca làm tại bệnh viện, chị Huyền ra phố Phan Đình Giót tại quận Hà Đông bán rau kiếm thêm thu nhập.

Chị Huyền cho biết, công việc bán rau lề đường vào ban đêm gắn bó với chị đã nửa năm qua. Như chia sẻ của chị, bất đắc dĩ, chị mới phải làm thế này. Với số lương ít ỏi chỉ được ba triệu đồng mỗi tháng như hiện tại, chồng không có việc làm, hai đứa con đang tuổi ăn tuổi học nên tất cả đều phụ thuộc vào thu nhập từ chị.

Quầy hàng nhỏ trên phố Phan Đình Giót của chị Huyền – Ảnh: Lao Động

Hiện tại, công việc bán rau là nghề chính của gia đình, để chi trả những khoản tiền nhà, tiền điện, tiền sinh hoạt, tiền ăn. Hàng hóa thì được chồng chị về quê tại Chương Mỹ từ sáng sớm, lấy của gia đình và một phần của anh em, người thân chở lên. Hàng hóa bao gồm rau, bưởi, trứng, nem chua, giò… Sau đó, chồng chị sẽ về lo cơm nước và dạy hai con học bài, khoảng 19-20h thì lại ngược 4km lên với chị và giúp chị dọn hàng.

Hai năm qua là khoảng thời gian cực kỳ khó khăn với gia đình chị bởi ảnh hưởng bởi dịch bệnh kéo dài. Công việc điều dưỡng bấp bênh, lương thưởng chưa biết thế nào. Dịch bệnh làm sức mua giảm, nên những người buôn bán, làm dịch vụ nhỏ lẻ cũng rất khó cầm cự.

Câu hỏi Tết này thế nào, lấy gì ăn Tết… vẫn còn bỏ ngỏ đối với chị Huyền. Khó khăn, vất vả là vậy nhưng chị cũng không một lời than thân, trách phận. Cận Tết, chị Huyền chỉ biết tập trung vào làm việc. Không có tiền cũng đồng nghĩa họ không có cái Tết đúng nghĩa. Gia đình cũng vì thế ít nhiều khó khăn hơn.

Chị Huyền phải bán rau kiếm thêm thu nhập – Ảnh: Lao ĐộngMưu sinh những ngày giáp Tết

Bà Nguyễn Thị Thanh (sinh năm 1970, Hà Nam) đã bám trụ ở chợ Long Biên (Ba Đình) hơn 5 năm. Quãng thời gian chợ Long Biên đóng cửa do phong toả, giãn cách xã hội do dịch khiến cuộc sống của bà như mắc kẹt giữa Thủ đô.

Chợ mở cửa, bà Thanh và những người lao động nghèo lại chạy đua với thời gian, bôn ba mưu sinh ngoài chợ để có thêm thu nhập chuẩn bị cho cái Tết đang đến gần. Dù biết Tết nhất thời dịch bệnh sẽ đơn sơ, song bà và những nữ cửu vạn nơi đây đều mong một cái tết trọn vẹn nghĩa tình.

Bởi ngày thường, với bà, nghề cửu vạn, bốc vác hàng hóa cơ cực lắm. Có khi phải kéo chuyến xe thật nặng thì mới có tiền lời, xứng đáng với công sức bỏ ra. Cố gắng hết sức, tiền công mỗi ngày những nữ cửu vạn này nhận về khoảng 300,000-350,000 đồng.

Chắc có lẽ làm công việc nặng nhọc suốt thời gian dài nên nhìn bà và các nữ cửu vạn như già trước tuổi. Làm còng cả lưng mới được nhiêu đó nên mọi chi tiêu cho gia đình bà phải hết sức dè sẻn.

“Giờ tôi chỉ nghĩ đến làm thế nào để có nhiều việc làm, kiếm tiền. Tết thì ít nhất lo được cho gia đình bữa cơm đầy đủ bánh chưng, thịt”, nói xong bà lại kiếp tục kéo hàng. Bà phải chạy một mạch chẳng kịp nói gì vì sợ đến muộn, chủ sẽ thuê người khác.

Nghề cửu vạn là một công việc vất vả, chủ yếu dựa vào sức lao động để mưu sinh – Ảnh: Lao Động

Trong đêm giá rét, không khí lao động tại chợ Long Biên vẫn nhộn nhịp. Do làm việc đêm nhiều nên mọi người đã quen dần với thời tiết của Hà Nội. Thời điểm này, những cửu vạn chỉ biết cố gắng làm việc để mong có cái Tết Nguyên đán ấm no.

Nữ cửu vạn Nguyễn Thị Hoa- quê Thanh Hoá chia sẻ, dịch dã cứ như sóng vỗ bờ, hết đợt này đến đợt khác đẩy người lao động vào thế khó lại càng khó. Dù không ai muốn, nhiều người vẫn phải nghỉ việc, vì không may là trường hợp F0, F1, vì chỗ làm việc đóng cửa. Thế nên, cuối năm, câu hỏi: Tết này sẽ như thế nào? Có về quê không? Lấy gì ăn Tết đây?… khi mà công việc bấp bênh, lương ít ỏi thì đây là những câu hỏi khó. (Nguồn: Phạm Đông/Lao Động)

_________________
Vào đây đọc truyện:

https://www.nhomcho.com/f7-truyen-ngan

https://www.nhomcho.com/f8-truyen-dai

Vào đây nghe nhạc Việt:

https://www.nhomcho.com/f14-nhac-vn
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Tin VN: Tết qua như chưa Tết bao giờ…

Post by LDN Sat Jan 29, 2022 10:38 am

Việt Nam: Sáng-tối cuối năm

Hiếu Chân
28 tháng 1, 2022 - Sài Gòn nhỏ

Phi trường Tân Sơn Nhất đông nghẹt người về quê ăn Tết. Ảnh Quỳnh Trần/VNExpress

Những ngày cuối năm con Trâu, trong bức tranh u ám của xã hội Việt Nam đã có vài điểm sáng le lói bên rất nhiều mảng tối, cho thấy nhà cầm quyền cộng sản hoặc đã bắt đầu biết lắng nghe tiếng nói của người dân để điều chỉnh hành vi hoặc đang tìm cách đánh bóng hình ảnh trong dân chúng vốn đã hoen ố trầm trọng suốt năm qua.

Điểm sáng đầu tiên là nhà cầm quyền đã biết điều chỉnh chính sách phòng chống COVID-19 theo hướng hợp lý hơn, thông thoáng hơn để cứu các ngành vận tải hàng không và du lịch đang ngắc ngoải, một phần vì dịch nhưng phần quan trọng hơn là vì các biện pháp “chống dịch như chống giặc” ngu xuẩn và tàn ác được thực hiện triệt để hơn nửa năm qua.

Truyền thông đưa tin hôm 28 Tháng Giêng, chính phủ Hà Nội loan báo hành khách trên các chuyến bay quốc tế đến Việt Nam sẽ không còn phải thực hiện xét nghiệm nhanh COVID-19 trước khi lên và sau khi xuống máy bay. Quy định mới được hiểu là có hiệu lực tức thời, bãi bỏ một trong những thủ tục phiền toái nhất mà khách du lịch và người Việt Nam ở ngoại quốc trở về ngán ngẩm nhất, theo đó người về phải xét nghiệm ít nhất ba lần, trong đó có một lần xét nghiệm RT-PCR không quá 72 tiếng đồng hồ, vừa tốn kém thời gian và tiền bạc, vừa không cần thiết. Đã có vô số ý kiến trên mạng xã hội phản đối cái quy định xét nghiệm quá đáng này và theo báo Tuổi Trẻ, việc bỏ yêu cầu xét nghiệm nhanh đối với hành khách bay đến Việt Nam “là một trong nội dung mà các hãng hàng không mong đợi.”

Lấy mẫu test nhanh COVID-19 cho toàn bộ người nhập cảnh tại phi trường Tân Sơn Nhất hôm 1 Tháng Giêng. (Hình: VNExpress)
***
Liên quan tới chuyện về Việt Nam ăn tết, một thông tin đáng chú ý là hôm 27 Tháng Giêng, nhà cầm quyền đã cho bắt bốn cán bộ của Bộ Ngoại giao ở Hà Nội về hành vi “nhận hối lộ” khi tổ chức những “chuyến bay giải cứu” đưa công dân về nước. Bốn người bị bắt gồm bà Nguyễn Thị Hương Lan, 48 tuổi, cục trưởng Cục Lãnh Sự, cùng ba cán bộ lãnh đạo của cục này là Đỗ Hoàng Tùng, 42 tuổi, phó cục trưởng; Lê Tuấn Anh, 40 tuổi, chánh văn phòng của cục; và Lưu Tuấn Dũng, 35 tuổi, phó Phòng Bảo Hộ Công Dân. Theo ông Trung tướng Tô Ân Xô, chánh văn phòng kiêm người phát ngôn Bộ Công an, “các bị can này bị cáo buộc có hành vi ‘trục lợi cá nhân’ khi xét duyệt cấp phép cho một số công ty thực hiện chuyến bay đưa công dân Việt Nam về nước. Hiện, sai phạm cụ thể chưa được Bộ Công An công bố.”

Theo báo Tuổi Trẻ dẫn thông tin chính thức từ Bộ Ngoại Giao cho biết, “từ khi dịch COVID-19 bùng phát đến đầu Tháng Mười Hai 2021 các cơ quan chức năng đã tổ chức hơn 800 chuyến bay, đưa gần 200,000 công dân Việt Nam từ hơn 60 quốc gia và vùng lãnh thổ về nước an toàn.” Quả là một “thành tích” đáng kể được ca tụng là “nhân đạo”, “ngạo nghễ” (!) Nhưng thực tế những chuyến máy bay gọi là “giải cứu” này chỉ là một thủ đoạn ăn đậm trên lưng những người Việt xa quê, có nhu cầu trở về nhà trong mùa dịch.

Chính quyền Hà Nội, một mặt cấm du khách nhập cảnh, cấm các hãng hàng không nước ngoài đưa khách đến, mặt khác giao cho các hãng hàng không nội địa kết hợp với các ngành ngoại giao, y tế khai thác những chuyến bay hồi hương với giá trên trời mà người về không thể có lựa chọn nào khác. Báo Vietnamnet dẫn lời ông Lương Hoài Nam, một chuyên gia hàng không, cho biết từ Hoa Kỳ về Việt Nam bạn ông đã phải mua một “gói combo” (gồm vé máy bay một chiều, phí xét nghiệm và phí cách ly ở Việt Nam) với giá 150 triệu đồng (hơn $6,500); trước đó có người phải bỏ ra 250 triệu đồng (hơn $11,000) để được hồi hương! “Giai đoạn tháng 3-4/2020, Vietnam Airlines mở các chuyến bay giải cứu từ châu Âu về Việt Nam có chi phí là $1,200; từ Mỹ và từ Canada là $1,600” ông Nam cho biết thêm.

Không chỉ bán vé cắt cổ, ngành ngoại giao Việt Nam, thông qua mạng lưới chân rết là các đại sứ quán, lãnh sự quán khắp thế giới còn đặt ra những điều kiện hết sức quái gở như người về Việt Nam phải có sổ thông hành (passport) Việt Nam, phải có giấy chấp thuận cho về của chính quyền địa phương nơi đến, thẻ tiêm chủng COVID-19 phải được xác thực ở cơ quan ngoại giao, phải ghi danh ở lãnh sự quán, đại sứ quán và chờ sắp xếp chuyến bay v.v…

Bao nhiêu tiếng than thở, phẫn nộ suốt mấy tháng trời, đến bây giờ chính quyền mới ra tay tóm cổ được một số quan chức dính dáng đến thủ đoạn trục lợi trắng trợn này. Đó là một điểm tốt đáng ghi nhận, dù trong sự việc này vẫn còn nhiều câu hỏi chưa có lời đáp. Nghi phạm có chức vụ cao nhất chỉ là cục trưởng Cục Lãnh Sự, liệu có phải đã là kẻ cầm đầu đường dây trục lợi liên quan tới một số ngành khác như hàng không, khách sạn, y tế… hay chỉ là những tay chân thừa hành theo kế hoạch của những người ở cấp có thẩm quyền cao hơn? Có người “nhận hối lộ” thì phải có kẻ đưa hối lộ, những kẻ đó là ai? v.v… Có người nhẩm tính, nếu chỉ “bóc lột” mỗi hành khách $1,000 thì số tiền mà đường dây trục lợi này thu được đã hơn $200 triệu. “Đại lý trả cho hãng hàng không bao nhiêu tiền? Khách sạn bao nhiêu? Tiền đi vào túi những ai?” Không biết cơ quan điều tra của Việt Nam có tìm ra câu trả lời hay không hay chỉ giơ cao đánh khẽ như bao nhiêu vụ tham nhũng khác.

Cục trưởng và cục phó Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao bị bắt vì ăn chặn các chuyến bay giải cứu đưa người Việt về nước. Ảnh công an cung cấp/báo Tuổi Trẻ

***

Một điểm sáng le lói khác là trong những ngày cuối năm Nhâm Dần, một số nhà lãnh đạo cao cấp nhất của Việt Nam đã đến thắp hương tưởng niệm những liệt sĩ đã ngã xuống trong cuộc chiến đấu chống Trung Quốc xâm lược ở các tỉnh biên giới phía Bắc.

Có người sẽ thắc mắc, năm hết tết đến, đi thắp hương nghĩa trang tử sĩ là chuyện bình thường, có gì mà gọi là “điểm sáng”. Quả là tưởng nhớ người đã khuất là chuyện bình thường, nhưng rất không bình thường ở Việt Nam khi người dân đi tưởng niệm các anh hùng nghĩa sĩ đã hy sinh ở Hoàng Sa, Trường Sa vẫn thường xuyên bị đám công an và côn đồ hành hung, bắt bớ, bị vu là “phản động” và nhiều thủ đoạn đàn áp khác.

Rạng sáng ngày 17 Tháng Hai 1979, Trung Quốc bất ngờ tung hàng chục ngàn quân tấn công và xâm lược trên toàn tuyến biên giới phía Bắc, qua sáu tỉnh. Cho đến khi Việt Nam và Trung Quốc bình thường hóa quan hệ vào tháng Mười Một 1991, cuộc chiến tranh ngắn ngủi nhưng đẫm máu này vẫn được gọi là “cuộc chiến tranh tự vệ chống quân xâm lược bành trướng Bắc Kinh”. Nhưng từ khi đảng Cộng sản Việt Nam “thần phục” đàn anh Trung Quốc tại hội nghị Thành Đô 1990, câu chuyện về cuộc chiến tranh vệ quốc đó đã bị đưa ra khỏi sách vở, báo chí cứ như nó chưa từng xảy ra; các bia tưởng niệm những người đã hy sinh bị đục bỏ và ngay đến cái tên “Trung Quốc” cũng không được nhắc đến khi nói tới sự kiện 1979.

Truyền thông trong nước đưa tin, hôm 26 Tháng Giêng, ở tỉnh Quảng Ninh, Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính đã đến dâng hương, tưởng niệm các liệt sĩ. Báo điện tử của chính phủ Việt Nam viết: “Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng đoàn công tác của trung ương đã thành kính dâng hương, đặt vòng hoa tưởng niệm các anh hùng, liệt sĩ đã hy sinh trong cuộc Chiến tranh bảo vệ biên giới vì sự nghiệp bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam”.

Cần để ý, trước đây hiếm có nhà lãnh đạo chóp bu nào của Việt Nam có hành động dâng hương, tưởng niệm như thế với những công dân đã ngã xuống trong các trận chiến đấu chống Trung Quốc. Hành động của ông Chính nên được ghi nhận là “điểm sáng” theo nghĩa đó.

Thủ tướng Phạm Minh Chính (thứ hai từ trái) cùng đoàn công tác tưởng niệm các anh hùng, liệt sĩ tại Pò Hèn, thành phố Hải Sơn, Móng Cái. Ảnh VGP/Nhật Bắc
Tuy nhiên, điểm sáng này chỉ “le lói” vì ngay đến ông Chính cũng không dám gọi đích danh “cuộc chiến chống Trung Quốc xâm lược” như thời trước hội nghị Thành Đô mà tìm cách né tránh bằng một cụm từ dài dòng nhưng vô nghĩa: “cuộc Chiến tranh bảo vệ biên giới vì sự nghiệp bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam”. Đường đường là người đứng đầu một chính phủ mà còn sợ hãi như vậy, gan thỏ đế như vậy thì bảo sao đất nước không mất về tay ngoại bang.

Chưa kể rằng, trong chuyến đi úy lạo các đơn vị biên phòng ở biên giới phía Bắc, ông Chính còn căn dặn quân sĩ phải “hợp tác chặt chẽ, hiệu quả” với các cơ quan của phía Trung Quốc trên tinh thần “tình cảm, chân thành, tin cậy, tôn trọng, bình đẳng, hợp tác, hiệu quả, hai bên cùng có lợi, tôn trọng quyền và lợi ích chính đáng của nhau, xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác, phát triển”. Dường như trong thâm tâm ông lo sợ hành động “dâng hương, tưởng niệm” của ông sẽ làm phật lòng các quan thầy ở Bắc Kinh nên phải có lời chống chế trước. Nhu nhược đến thế là cùng!

Năm hết, một năm mới lại đến nhưng xem ra chưa biết bao giờ đất nước mới thật sự “sáng trời Tự do” như câu hát cũ

_________________
Vào đây đọc truyện:

https://www.nhomcho.com/f7-truyen-ngan

https://www.nhomcho.com/f8-truyen-dai

Vào đây nghe nhạc Việt:

https://www.nhomcho.com/f14-nhac-vn
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Tin VN: Tết qua như chưa Tết bao giờ…

Post by LDN Sun Jan 30, 2022 4:51 am

NHỮNG NHÀ BÁO RFA BỊ HÀ NỘI GIAM CẦM

Rfa.org

Các nhà báo, blogger và cộng tác viên của Đài Á Châu Tự Do (RFA) là những nạn nhân của những xách nhiễu, bắt bớ của những chính quyền độc tài, nơi tự do ngôn luận, tự do báo chí bị bóp nghẹt. Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ khi Hà Nội đang giam giữ nhà báo Nguyễn Văn Hóa, blogger Trương Duy Nhất và blogger Nguyễn Tường Thuỵ của Ban Việt ngữ, Đài Á Châu Tự Do.

Báo cáo về Tự do Báo chí Thế giới 2020 xếp Việt Nam vào hạng thứ 175 trong số 180 quốc gia, tức là không có tự do báo chí.

Tổ chức Phóng viên Không Biên Giới (RSF) cho biết Việt Nam hiện là một trong những quốc gia cầm tù nhiều nhà báo nhất trên thế giới. Thống kê được đưa ra vào cuối năm 2020 của RSF cho thấy hiện chính phủ Việt Nam vẫn giam giữ ít nhất 28 nhà báo, là những người dám lên tiếng chỉ trích chính phủ, lên tiếng về các vấn đề kinh tế, xã hội, chính trị ở Việt Nam. Họ cũng là những người thường xuyên bị đối xử tàn tệ trong tù, như bị biệt giam, đánh đập, không được tiếp xúc với gia đình và luật sư.

NGUYỄN TƯỜNG THUỴ
Phó chủ tịch Hội Nhà Báo Độc Lập Việt Nam (IJAV), blogger của RFA, nhà báo Nguyễn Tường Thuỵ (71 tuổi) bị chính quyền Việt Nam bắt giữ vào ngày 23/5/2020 với cáo buộc “Tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” theo Điều 117 Bộ luật Hình sự 2015.

Vào ngày 10/11/2020, Viện kiểm sát Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã tống đạt cáo trạng dài 12 trang, truy tố 3 lãnh đạo của Hội Nhà báo độc lập Việt Nam bao gồm Chủ tịch hội Phạm Chí Dũng, Phó chủ tịch hội Nguyễn Tường Thuỵ và Biên tập viên Lê Hữu Minh Tuấn với tội danh theo Điều 117. Nếu bị toà xử có tội, các nhà báo này có thể phải đối mặt với án tù từ 10 đến 20 năm.

Toà án Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh hôm 5/1/2021 tuyên án blogger Nguyễn Tường Thuỵ 11 năm tù với cáo buộc “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam" theo Điều 117 Bộ luật Hình sự năm 2015.

Blogger Nguyễn Tường Thuỵ sau khi bị bắt tại nhà riêng ở Hà Nội đã bị di lý vào TP Hồ Chí Minh và bị giam ở trại tạm giam của Cơ quan An ninh Điều tra, số 4 Phan Đăng Lưu. Ông không được gặp gia đình và luật sư trong suốt thời gian bị tạm giam điều tra.

Bài blog cuối cùng ông viết cho RFA trước khi bị bắt là bài đăng hôm 17/5/2020 về vụ án giết người ở Bưu điện Cầu Voi gây tranh cãi khi bị cáo là Hồ Duy Hải bị tuyên án tử hình dù có nhiều tình tiết của vụ án chưa được làm sáng tỏ và bị cáo một mực kêu oan.

Blogger chính trị Nguyễn Tường Thụy (R) cầm hoa có dòng chữ "Hoàng Sa-Việt Nam", trong cuộc tụ họp kỷ niệm 40 năm Trung Quốc chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa đang tranh chấp ở Biển Đông, tại Hà Nội, ngày 19/1/2014. Hình: Reuters

Phiên toà xử 3 lãnh đạo Hội Nhà báo VN Độc Lập ở TP Hồ Chí Minh hôm 5/1/2021. Hình: Công An TP HCM

NGUYỄN VĂN HÓA
Nhà báo Nguyễn Văn Hóa (sinh năm 1995) cộng tác với RFA, cung cấp các video về những vụ biểu tình của người dân miền Trung phản đối công ty Formosa xả thải gây ô nhiễm môi trường năm 2016. Nguyễn Văn Hóa bị tòa tuyên án 7 năm tù với cáo buộc tuyên truyền chống nhà nước trong một phiên tòa ngắn ngủi vào tháng 11/2017. Nguyễn Văn Hóa cũng là nạn nhân của việc bức cung, đánh đập trong tù.

* NGUYỄN VĂN HÓA BỊ BẮT GIAM VÌ LÊN TIẾNG VỤ FORMOSA – 11/1/2017

* PHÓNG VIÊN NGUYỄN VĂN HÓA BỊ KẾT ÁN 7 NĂM TÙ GIAM – 27/11/2017

Ngày 17/11/2017, Tòa án Nhân dân Hà Tĩnh đã tuyên án 7 năm tù và 3 năm quản chế đối với nhà báo Nguyễn Văn Hóa với cáo buộc tội tuyên truyền chống nhà nước Xã hội Chủ nghĩa. Bản án đã gặp phải sự phản đối của các tổ chức nhân quyền quốc tế.

* BỊ CÔNG AN ĐÁNH VÌ PHẢN CUNG

Ngày 24/10/2018, gia đình Hóa công bố bức thư của Nguyễn Văn Hóa viết hôm 19/9/2018, thông báo Hóa bị Phó giám thị trại giam công an tỉnh Nghệ An đánh đâp tại phòng cách ly của tòa án khi ra làm chứng tại phiên tòa một nhà hoạt động môi trường khác là ông Lê Đình Lượng tại Nghệ an hôm 16/8/2019. Lý do vì Hóa đã phản cung.

* NGUYỄN VĂN HÓA TUYỆT THỰC

Nguyễn Văn Hóa tuyệt thực từ ngày 22/2/2019 để phản đối việc đối xử của trại giam đối với Nguyễn Văn Hóa. Gia đình cho biết Nguyễn Văn Hóa ngưng tuyệt thực vào ngày 6/3/2019

* BỊ TRA TẤN VÀ BIỆT GIAM

Ngày 12/5/2019 Nguyễn Văn Hóa bị đánh trong trại giam An Điềm, tỉnh Quảng Nam và bị cùm chân 10 ngày. Sau đó tiếp tục bị biệt giam 6 tháng.

TRƯƠNG DUY NHẤT
Blogger Trương Duy Nhất (sinh năm 1964) nổi tiếng với trang blog “Một góc nhìn khác”, đã cộng tác viết blog với Đài Á Châu Tự Do từ năm 2015 sau khi ông ra tù. Ông từng bị tuyên án 2 năm tù vào năm 2014 với cáo buộc lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân. Ông bị bắt cóc khi đang ở Bangkok, Thái Lan hồi tháng 1/2019. Đến ngày 20/3, gia đình blogger cho biết công an xác nhận blogger đang bị giam giữ ở Hà Nội. Trong nhiều tháng trời từ khi bị bắt, ông vẫn không được tiếp xúc gia đình và luật sư của mình.

* NHỮNG NGHI VẤN VỀ KHẢ NĂNG BLOGGER TRƯƠNG DUY NHẤT BỊ BẮT CÓC Ở THÁI LAN

Hôm 26/1/2019, blogger Trương Duy Nhất đột ngột mất tích khi đang xin quy chế tỵ nạn với Cao ủy Liên Hiệp Quốc về người tỵ nạn ở Bangkok, Thái Lan. Nhiều nghi nghờ cho rằng ông đã bị an ninh Việt Nam bắt cóc với sự giúp đỡ của cảnh sát Thái. Sự mất tích đột ngột của blogger Trương Duy Nhất đã khiến các tổ chức nhân quyền quốc tế và dân biểu Mỹ kêu gọi chính phủ Thái Lan phải mở cuộc điều tra.

* CON GÁI TRƯƠNG DUY NHẤT XÁC NHẬN BLOGGER ĐANG BỊ GIAM Ở HÀ NỘI

Ngày 20/3, con gái của blogger Trương Duy Nhất xác nhận với Đài ACTD rằng blogger này đang bị giam giữ tại trại T16 ở Hà Nội. Gia đình được gửi đồ thăm nuôi nhưng không được gặp mặt.

Ngày 25/3, Bộ Công an cho biết blogger Trương Duy Nhất đang bị tam giam để điều tra liên quan đến vụ án của một cựu sĩ quan Công an là Phan Văn Anh Vũ, tức Vũ ‘nhôm’, người bị tố cáo là lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản. 3 tháng kể từ ngày bị bắt, blogger Trương Duy Nhất vẫn không được gặp luật sư và gia đình bất chấp những đề nghị từ phía gia đình và luật sư.

* BỊ TRUY TỐ TỘI LẠM DỤNG CHỨC VỤ, QUYỀN HẠN

Ngày 10/6 Bộ Công an cho biết blogger Trương Duy Nhất đã bị truy tố về tội "Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản" theo điều 355 Bộ Luật Hình sự 2015. Trong cùng ngày, công an đã tiến hành khám xét nhà ông Trương Duy Nhất ở Đà Nẵng. Tuy nhiên, Bộ Công an vẫn không nói gì đến việc tại sao blogger đột ngột biến mất ở Bangkok khi đang xin quy chế tỵ nạn, liệu có phải ông đã bị bắt cóc khi đang ở Thái Lan.

_________________
Vào đây đọc truyện:

https://www.nhomcho.com/f7-truyen-ngan

https://www.nhomcho.com/f8-truyen-dai

Vào đây nghe nhạc Việt:

https://www.nhomcho.com/f14-nhac-vn
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Tin VN: Tết qua như chưa Tết bao giờ…

Post by LDN Sun Jan 30, 2022 7:29 am

Chợ Lá dong ông tạ

https://youtu.be/0VchZJnUH3s

_________________
Vào đây đọc truyện:

https://www.nhomcho.com/f7-truyen-ngan

https://www.nhomcho.com/f8-truyen-dai

Vào đây nghe nhạc Việt:

https://www.nhomcho.com/f14-nhac-vn
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Tin VN: Tết qua như chưa Tết bao giờ…

Post by Sponsored content



Sponsored content


Back to top Go down

Page 5 of 38 Previous  1, 2, 3, 4, 5, 6 ... 21 ... 38  Next

View previous topic View next topic Back to top

- Similar topics

Permissions in this forum:
You can reply to topics in this forum