Our forum runs best with JavaScript enabled !

Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024

Page 6 of 55 Previous  1 ... 5, 6, 7 ... 30 ... 55  Next

View previous topic View next topic Go down

New Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024

Post by LDN Sat Feb 26, 2022 1:15 pm

Người Việt ở Ukraine
Voa

https://youtu.be/ECmIAJW2-w4

~
Đây là loạt clips của các báo ở VN bị việt cộng kiểm duyệt.
Báo Tuổi Trẻ Vc đưa clip lên 1 ngày rồi xóa Think

https://youtu.be/3206l_SdyuA

~

https://youtu.be/V01YytO63QE


Last edited by LDN on Sun Feb 27, 2022 1:37 am; edited 3 times in total

_________________
Vào đây đọc truyện:

https://www.nhomcho.com/f7-truyen-ngan

https://www.nhomcho.com/f8-truyen-dai

Vào đây nghe nhạc Việt:

https://www.nhomcho.com/f14-nhac-vn
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024

Post by LDN Sat Feb 26, 2022 1:46 pm

Đức, Holland hỗ trợ vũ khí cho Ukraine.

Đức chuyển cho quân đội Ukraine 1.000 vũ khí chống xe tăng và 500 hỏa tiển dưới đất - trên không Typ/kiểu  Stinger (báo vc dịch là : tên lửa đất đối không).
Đức cũng ưng thuận cho Holland chuyển cho quân Ukraine 400 Panzerfaeuste/ vũ khí chống xe tăng và các vũ khí khác do Đức chế tạo.

Link Panzerfaust:
https://de.m.wikipedia.org/wiki/Panzerfaust

https://www.zdf.de/nachrichten/politik/kampf-kiew-ukraine-krieg-100.html

~

TT Selenskyj kêu quá và ông đại sứ Ukraine ở Đức thì chắc mỗi ngày gọi điện thoại trăm lần, viết mails ngàn cái. Mới coi bình luận, Đức bị nhiều nước áp lực nên cực chẳng đã gặp thời thế thế thời phải thế (hình như câu này của ông Cao Bá Quát thì phải).

Thủ Tướng Scholz Đức: bla bla bla bla 😛
Đức đứng sát cạnh bên Ukraine. Đây là bổn phận của chúng tôi....

https://www.tagesschau.de/inland/waffenlieferung-ukraine-101.html


Last edited by LDN on Sun Feb 27, 2022 1:53 am; edited 4 times in total

_________________
Vào đây đọc truyện:

https://www.nhomcho.com/f7-truyen-ngan

https://www.nhomcho.com/f8-truyen-dai

Vào đây nghe nhạc Việt:

https://www.nhomcho.com/f14-nhac-vn
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024

Post by LDN Sat Feb 26, 2022 2:03 pm

Germany to send Ukraine weapons in historic shift on military aid
Politico

Until Saturday, Germany had a longstanding practice of blocking lethal weapons from being sent to conflict zones.

UKRAINE-RUSSIA-CONFLICT-LITHUANIA-ASSISTANCE
Military assistance shipped from Lithuania to Boryspil Airport, in Kyiv, on February 13 | Sergei Supinsky

BY DAVID M. HERSZENHORN, LILI BAYER AND HANS VON DER BURCHARD
February 26, 2022 

Germany on Saturday reversed a historic policy of never sending weapons to conflict zones, saying the Russian invasion of Ukraine was an epochal moment that imperiled the entire post-World War II order across Europe.

The decision was an abrupt change in course, coming after Berlin clung to its initial position for weeks despite the rising Russian menace and pressure from EU and NATO allies.

On Saturday, Berlin finally bowed to that pressure, and to the reality that Russia is encircling Ukrainian cities and threatening to topple the government in Kyiv.

From its own stockpile, the German government will send 1,000 anti-tank weapons and 500 Stinger anti-aircraft defense systems to Ukraine. The government has also authorized the Netherlands to send Ukraine 400 rocket-propelled grenade launchers.

“The Russian invasion of Ukraine marks a turning point,” German Chancellor Olaf Scholz said in a statement. “It threatens our entire post-war order. In this situation, it is our duty to do our utmost to support Ukraine in defending itself against Vladimir Putin’s invading army. Germany stands closely by Ukraine’s side.”

A government spokesperson said the weapons will be delivered “as soon as possible.”

Until Saturday, Germany had stuck to its longstanding practice of not permitting lethal weapons that it controlled to be transferred into a conflict zone.

That stance bewildered some European officials, even more so after Russian President Vladimir Putin ordered a full-scale invasion and launched missile strikes on Kyiv, the Ukrainian capital.

Germany’s shift comes as numerous Western allies are mobilizing to send Ukraine more guns, ammunition and even anti-aircraft defense systems as Russian forces bear down on major Ukrainian cities.

The reversal could mean a rapid increase in European military assistance for Ukraine, as large portions of the Continent’s weapons and ammunition are at least in part German-manufactured, giving Berlin legal control over their transfer. Yet Berlin’s changing stance does not necessarily mean all requests for arms shipments will be approved, as each case is decided individually.

Before Saturday’s turnaround, senior Ukrainian officials had been complaining bitterly for weeks about Germany’s refusal to allow arms shipments to bolster Ukraine’s defenses.

Estonia, in particular, had said it wanted to send old howitzers but was prevented from doing so because Germany was withholding its approval. Estonia bought the weapons from Finland, which gave its sign-off, but Germany also has to OK the transfer because it originally sold the howitzers to Finland.

At the time, Ukrainian and some officials from EU countries expressed outrage. And in response, Germany said it was sending 5,000 helmets and a field hospital to Ukraine, a meager contribution that has been the subject of some derision considering that Germany is the biggest and wealthiest EU country.

But the dispute over the howitzers erupted nearly a month ago, and now that Russian President Vladimir Putin has undertaken a full-scale invasion of Ukraine, the need to supply Kyiv with arms and ammunition is urgent. Russian tanks have advanced on the Ukrainian capital, which is also under fire from Russian missiles. Paratroopers and other Russian forces are trying to infiltrate the city, and local officials have warned residents that fighting is underway on the streets. Many have taken refuge in subway stations.

Germany’s resistance lingered in recent days even as other European countries, the U.S. and NATO started mobilizing in recent days to send military equipment and weapons to Ukraine.

Poland has started sending ammunition by land, while Estonia and Latvia on Friday said they were beginning to truck fuel, Javelin anti-armor weapons and medical supplies to the Ukraine border for hand-off to Ukrainian forces. Elsewhere, the Czech Republic said it would send guns and ammunition, and Slovakia said it would send ammunition, diesel and kerosene. 

On Saturday, more countries started chipping in.

The Netherlands said it will send 200 Stinger anti-aircraft defense systems to Ukraine — often the top-requested type of military aid among Ukrainian soldiers and officials (apart from Western powers sending their own planes and forces to fight with Ukraine). And Belgium announced it would supply Ukraine with 2,000 machine guns and 3,800 tonnes of fuel.

Across the Atlantic, the United States on Saturday also upped its ongoing military assistance to Ukraine, authorizing up to $350 million to help bolster Ukraine’s defenses, funding that will include “further lethal defensive assistance.”

In addition to its stance on weapons shipments, Germany has also taken flack from some allies for its opposition to barring Russia from the SWIFT international payment system, which European countries notably use to buy energy from Russia. While there was some initial resistance across the EU to such a ban, the opposition has rapidly dwindled following the invasion and amid pressure from Ukraine. EU countries like Poland are now publicly leaning on Germany to follow suit.

Against this broader backdrop, officials from several EU member countries had expressed fury and disbelief that the German government dragged its feet on giving blanket permission for the supply of lethal weapons and ammunition.

For weeks, Germany defended its position as part of a post-World War II policy aimed at preventing bloodshed. German officials have also said the request from Estonia remains under consideration. But others pointed out that the stance meant weapons stockpiled across Europe could not be sent to Ukraine

While the laws can be complicated, the manufacturing country often retains some legal authority over resales or donations of arms to third parties. “Throughout Europe, there are armories filled with weaponry,” one official from a Western EU country said.

The restrictions often also apply to jointly manufactured war materiel, a particular complication given extensive Franco-German partnerships in the defense sector.

“The problem in Europe is that a lot of it is supplied by German manufacturers, and Germany so far is withholding consent,” the official said. “That instantly limits the available stores in Europe.”

On Friday, Germany was still standing by its initial reluctance. Germany’s chief government spokesman Steffen Hebestreit said his country had not adjusted this policy in response to the outbreak of war, nor the attack on the Ukrainian capital. “I think the federal foreign minister and also the chancellor made it clear yesterday that the German government’s position on this has not changed due to the legal regulations that exist,” Hebestreit said.

A German official added that it was inaccurate to say Berlin was blocking anything because no further requests had been received. Other countries disputed that assertion. 

A senior Central European official insisted that Europe must move now. “Now is the time to help as much as we can,” the official said. “There are people dying and [there] will be more if we don’t do what is the bare minimum,” the official said, adding: “It is a question of survival for Ukraine.”

_________________
Vào đây đọc truyện:

https://www.nhomcho.com/f7-truyen-ngan

https://www.nhomcho.com/f8-truyen-dai

Vào đây nghe nhạc Việt:

https://www.nhomcho.com/f14-nhac-vn
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024

Post by LDN Sat Feb 26, 2022 5:51 pm

Trong bài báo này cũng tường thuật sự việc trên và (đương nhiên) chuyện Đức bằng lòng cho Estland chuyển vũ khí cho quân Ukraine như đã bằng lòng với Holland.

Anh chuyển 2.000 vũ khí chống xe tăng cho quân Ukraine và còn chuyển ~ vũ khí khác nữa. Anh đang lập kế hoạch giúp đỡ chính phủ lưu vong Ukraine 1 khi Nga chiếm được Ukraine và kiểm soát được thể chế chính trị ở đây ví dụ như lập chính phủ bù nhìn thân Nga.

à Mỹ, Mỹ chuyển cho Ukraine vũ khí đang ở vùng/các nước  Baltic trị giá 350 triệu USD.

Đan Mạch hứa chuyển 2000 áo giáp.

Tchechien muốn chuyển giao đại/tiểu liên, súng và 4000 Artilleriegranate đạn pháo.

Hà Lan sẽ chuyển giao 200 hoả tiển chống máy bay, trực thăng, súng ống, đạn và máy Radar.

Bỉ gửi tới Ukraine 2000 tiểu/đại liên, Heizoel fuel dùng cho xe quân đội 

Estland và Lettland chuyển tới hoả tiển diệt xe tăng và nhiên liệu.

...

Mới coi TV, phóng viên ngay tại Kiew khi được hỏi trả lời là các vũ khí được chở bằng xe vận tải từ Ba Lan sang Ukraine.

https://www.welt.de/politik/ausland/article237172941/Panzerfaeuste-und-Artillerie-Bundesregierung-will-Niederlanden-und-Estland-Waffenexporte-an-Ukraine-erlauben.html

-~-

European countries to supply Ukraine with weapons, ammunition
Stinger missiles, automatic rifles, ammunition among items to be sent

Mehmet Yilmaz, Askin Kiyagan, Abdullah Asiran, Omer Tugrul Cam  |
27.02.2022 - aa.com.tr

PRAGUE/BRUSSELS/ ROTTERDAM

Several European countries decided Saturday to send weapons and ammunition to Ukraine as Russia continues a military operation in that country.

Czech Defense Minister Jana Cernochova said her country would provide weapons and ammunition.

Cernochova said on her social media account that the Czech Republic would send machine guns, sniper rifles and ammunition.

She also noted that the equipment would be sent to a location designated by Ukrainians.

The Netherlands will send 50 German-made anti-tank weapons, according to a statement by its Defense Ministry.

It said earlier 200 stinger missiles would be sent as soon as possible.

Belgium’s premier Alexander De Croo said his country would respond to Ukraine’s request for military assistance by sending military equipment, 2,000 automatic rifles and 3,800 tons of fuel.

Russian President Vladimir Putin announced a “special military operation” Thursday, days after recognizing two separatist-held enclaves in eastern Ukraine.

Putin said in a televised address the people of Donbas asked Russia for help, claiming he wanted to "demilitarize" and "denazify" Ukraine.

While Ukrainian President Volodymyr Zelenkskyy pledged to defend the country, the West announced sanctions against Moscow, including measures targeting Putin and Foreign Minister Sergey Lavrov.

According to UN High Commissioner for Refugees Filippo Grandi, more than 150,000 Ukrainian refugees have crossed into neighboring countries including Poland, Hungary, Moldova and Romania.

*Writing by Ali Murat Alhas :handshake:


Last edited by LDN on Sun Feb 27, 2022 7:50 am; edited 9 times in total

_________________
Vào đây đọc truyện:

https://www.nhomcho.com/f7-truyen-ngan

https://www.nhomcho.com/f8-truyen-dai

Vào đây nghe nhạc Việt:

https://www.nhomcho.com/f14-nhac-vn
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024

Post by LDN Sat Feb 26, 2022 6:24 pm


Cuộc xâm lược leo thang của Nga tại Ukraine và hội nghị thượng đỉnh bất thường của NATO

Tâm Như
25 tháng 2, 2022 - Sài Gòn nhỏ

Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg họp báo sau cuộc họp với các nguyên thủ trong khối; Brussels, Bỉ, ngày 25 Tháng Hai (ảnh: Dursun Aydemir/Anadolu Agency via Getty Images)

*Sau hội nghị thượng đỉnh trực tuyến bất thường giữa các nguyên thủ quốc gia và thành viên NATO ngày 25 Tháng Hai, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg một lần nữa thúc giục chính phủ Moscow ngừng tấn công vào Ukraine, dùng con đường đối thoại trở lại bàn đàm phán.

*Tổng thống Joe Biden dự hội nghị thượng đỉnh NATO khẩn cấp vào sáng 25 Tháng Hai  trong Phòng Tình huống (Situation Room) tại Tòa Bạch Ốc, nhằm phối hợp những bước tiếp theo với các đồng minh phương Tây.

*Tại Ukraine, Tổng thống Volodymyr Zelensky đọc bài diễn văn trong đêm. Ông nói: “Ukraine đơn độc trong việc bảo vệ đất nước”, rằng “Ai sẵn sàng bảo đảm cho Ukraine gia nhập khối NATO? Tôi đã trực tiếp hỏi 27 nhà lãnh đạo châu Âu: Liệu Ukraine có thể gia nhập NATO không và các nhà lãnh đạo châu Âu sợ hãi không trả lời. Tuy nhiên, người Ukraine không sợ.”

______

Trong bài diễn văn ngày 24 Tháng Hai, Tổng thống Biden cho biết: Khối NATO sẽ họp để “khẳng định sự đoàn kết, gia tăng mọi quan điểm của liên minh”. Ông tuyên bố các biện pháp trừng phạt tương ứng với hành động gây hấn leo thang của nước Nga chưa phải là sự trừng phạt kinh tế đầy đủ. Ukraine và những quốc gia khác yêu cầu phải có sự trừng phạt cá nhân ông Putin. Tòa Bạch Ốc xác nhận: Tổng thống Joe Biden và Tổng thống Volodymyr Zelensky nói về những biện pháp trừng phạt và hỗ trợ quốc phòng trong ngày 25 Tháng Hai.

Cuộc họp trục tuyến kéo dài từ 11 giờ 52 phút sáng đến 12 giờ 32 trưa cùng ngày. Tổng thống Ukraine chia sẻ thông tin chi tiết về cuộc họp, thông qua tài khoản Twitter chính thức của ông khi viết rằng: “Tăng cường các biện pháp trừng phạt, hỗ trợ quốc phòng cụ thể và một liên minh chống chiến tranh vừa được thảo luận với Tổng thống Biden. Biết ơn Hoa Kỳ vì đã hỗ trợ mạnh mẽ cho Ukraine.”

Một phương tiện quân sự Ukraine bị quân Nga bắn cháy; Kiev, Ukraine, ngày 25 Tháng Hai 2022 (ảnh: Diego Herrera/Europa Press via Getty Images)

CNN đưa tin: Bộ Quốc phòng Ukraine thông báo lực lượng nhảy dù của họ phá sập chiếc cầu trên sông Teteriv ở Ivankiv, cách thủ đô Kiev 50 km nhằm ngăn chặn đường tiến quân của binh sĩ Nga, bao gồm cả thiết giáp. Hiện quân đội Nga ngừng lại ở địa điểm bên kia sông, về phía Bắc Kiev. Hỏa tiễn Ukraine cũng bắn vào phi trường Millerov thuộc vùng Rostov, phá hủy một số máy bay Nga.

Trong thông điệp video ngày 25 Tháng Hai, Tổng thống Volodymr Zelensky khuyến cáo: “Nhóm biệt kích của quân thù” đã vào thủ đô, và ông là “đối tượng số một bị săn lùng”. Trước đó truyền thông phương Tây đưa tin đặc vụ Nga có một danh sách dài những người Ukraine “cần được loại bỏ” khi họ chiếm các đô thị của Ukraine. Điều này không khác thời Liên Xô khi công an cộng sản lập sổ đen để bắt giữ, thủ tiêu nhân sĩ, trí thức, những nhân vật nổi tiếng không chịu theo chính phủ Moscow sau khi chiếm được lãnh thổ, kể cả khi họ là người cộng sản. Hungary, Ba Lan, Lithuania, Estonia, Latvia từng là nạn nhân của các chiến dịch đàn áp, khi họ bị người Nga thời Liên Xô tước bỏ chủ quyền.

Nhưng tình hình hiện nay có thể khác. Công tố viên Karim Khan thuộc Tòa Án Hình Sự Quốc Tế The Hague tại Hà Lan cho biết, họ có thể điều tra “các vụ giết người hàng loạt và diệt chủng” tại Ukraine. Tổng thống Ukraine nói: Kể từ cuộc tấn công của phát-xít Đức năm 1941, thủ đô Kiev chưa bao giờ bị bắn phá dữ dội như bây giờ. Báo chí châu Âu ví cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine qua nhiều ngả như “blitzkrieg” – chiến thuật thần tốc mà quân đội Hitler áp dụng tại châu Âu trong Thế chiến thứ hai.

Bản tin trên đài BBC Breakfast ngày 25 Tháng Hai cho biết: Trên thực tế Kiev đang bị bao vây. Tình trạng thủ đô bị bắn phá trong khi các đô thị khác rơi vào cuộc chiến đường phố  “urban warfare,” giữa quân đội Nga và quân đội Ukraine. Những cuộc chiến này chỉ xảy ra tại vùng Balkans sau khi Liên bang Nam Tư tan rã, vào nửa đầu thập niên 1990.

Bản tin cập nhận CNN ghi: Tính đến sáng 25 Tháng Hai, quân đội Ukraine thông báo, 137 binh sĩ của họ bị sát hại, bao gồm cả các chiến sĩ hy sinh trên hòn đảo Zmiiny (Đảo Rắn) không chịu đầu hàng quân Nga. Phía Nga “bị thiệt mạng 800 binh sĩ”. Truyền thông của Nga chưa xác nhận con số này.

Nước Nga yêu cầu cần có các thỏa thuận ràng buộc về mặt pháp lý để NATO từ bỏ sự mở rộng của họ, phải loại bỏ quân đội và cơ sở hạ tầng ra khỏi các quốc gia đồng minh gia nhập sau năm 1997. Trong khi đó, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg khuyến cáo “thế giới sẽ buộc nước Nga và Belarus phải chịu trách nhiệm về các hành động của họ. Nga là kẻ xâm lược còn Belarus là kẻ gây ra cuộc xâm lược tại Ukraine.”

_________________
Vào đây đọc truyện:

https://www.nhomcho.com/f7-truyen-ngan

https://www.nhomcho.com/f8-truyen-dai

Vào đây nghe nhạc Việt:

https://www.nhomcho.com/f14-nhac-vn
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024

Post by LDN Sun Feb 27, 2022 2:32 am

1 ngày mới, thêm 1 ngày tang thương cho đất nước Ukraine 🙏. Quân đội Ukraine chống trả rất quyết liệt. Tinh thần chiến đấu của quân Ukraine cao hơn quân Nga (rất nhiều) dù họ thua về quân số và vũ khí.

Có báo viết trong khi lính Nga 0 có gì để thắng (0 có chính nghĩa) thì người dân Ukraine trong đó có quân đội Ukraine (có thể) mất tất cả nên họ can đảm quyết liệt chống lại quân Nga.

Nay nhiều nước đồng lòng hỗ trợ Ukraine bằng nhiều cách, người dân Ukraine quyết tử chiến đến cùng. Nghe các báo nói truyền thông Nga vẫn ba xạo, chả nói gì đến chuyện tấn công Kiew, chả nói hay đăng hình lính Nga tử trận, nhưng thời bây giờ với internet v.v..trước sau gì người dân Nga sẽ biết và sẽ có phản kháng mạnh mẽ hơn. Kinh tế Nga rồi sẽ kiệt quệ, người dân càng nghèo , cuộc sống khó khăn thêm, bị nhiều nước tẩy chay...

Mong rằng tất cả ~ điều này mang đến 1 kết thúc tốt đẹp cho dân tộc Ukraine, cho họ tiếp tục có được ~ gì họ đã có và mong ước sẽ thành sự thật: được vào EU cộng đồng chung Âu Châu và liên minh Nato.

Nghĩ đến Ukraine thì lại nghĩ tới Việt Nam. Ukraine bất hạnh nằm cạnh Nga, VN bất hạnh nằm cạnh Tàu nên gặp nhiều điều 0 như ý. Muốn mà 0 được vì thiên hạ e ngại Nga, Tàu. 😔

-~--~-

https://youtu.be/loQ_Z4DOKc0

_________________
Vào đây đọc truyện:

https://www.nhomcho.com/f7-truyen-ngan

https://www.nhomcho.com/f8-truyen-dai

Vào đây nghe nhạc Việt:

https://www.nhomcho.com/f14-nhac-vn
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024

Post by LDN Sun Feb 27, 2022 3:11 am

BBC News, Tiếng Việt

Trái ngược nghi ngờ, quân đội Ukraine đang 'anh dũng chiến đấu' chống Nga

27.02.2022

Hôm 26/2, trong ngày thứ ba từ khi Nga xâm lược Ukraine, truyền thông phương Tây nói quân đội Ukraine vẫn đang ác liệt chống trả quân Nga đông hơn, vũ trang tốt hơn.

Tờ báo The New York Times ngày 26/2 viết: "Kể từ khi các lực lượng Nga bắt đầu xâm lược Ukraine từ phía bắc, phía đông và phía nam hôm thứ Năm, quân đội Ukraine, kém hơn về số binh lính và vũ khí, đã tiến hành các trận chiến ác liệt, tầm gần để duy trì quyền kiểm soát thủ đô Kyiv và các thành phố khác trên khắp đất nước."

Tổng thống Putin "đang vấp phải sự phản kháng của người Ukraine lớn hơn những gì ông ấy tính toán", chính phủ Anh cho biết hôm thứ Bảy sau cuộc điện đàm giữa Thủ tướng Boris Johnson của Anh và Tổng thống Volodymyr Zelensky của Ukraine.

Hai nhà lãnh đạo nhất trí rằng Nga nên bị cô lập về mặt ngoại giao và tài chính, tuyên bố cho biết thêm, đồng thời bày tỏ quan ngại về sự hỗ trợ của Belarus đối với Moscow.

Ông Johnson đã bày tỏ lòng tôn kính "đối với chủ nghĩa anh hùng và sự dũng cảm đáng kinh ngạc của Tổng thống Zelensky và người dân Ukraine."

Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết họ sẽ gửi 350 triệu USD (261 triệu bảng Anh) vũ khí - bao gồm tên lửa chống tăng Javelin, hệ thống phòng không và áo giáp.

Tờ Wall Street Journal ngày 26/2 viết: "Các lực lượng Ukraine và hàng nghìn tình nguyện viên mới được tuyển dụng đã giành lại quyền kiểm soát các đường phố của Kyiv sau khi quân đội Nga và các đơn vị chìm trong trang phục dân sự cố gắng tiến vào thành phố vào đầu ngày thứ Bảy, trong khi các cuộc không kích, đổ bộ đường không và thiết giáp của Nga tiếp tục diễn ra trên khắp đất nước."

"Vào ngày thứ ba của cuộc chiến mà Tổng thống Nga Vladimir Putin phát động với mục đích lật đổ chính phủ được bầu của Ukraine và chấm dứt liên kết với phương Tây, các lực lượng Ukraine đã chiến đấu ác liệt trên tất cả các mặt trận, mỗi bên đều khẳng định đã gây thiệt hại nặng nề cho bên kia."

Trang DW của Đức ngày 26/2 đăng bài ca ngợi Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky.

Bài này viết: "Trong một thời gian dài, nhiều người đã xem Volodymyr Zelenskyy là một diễn viên hài bước vào chức vụ tổng thống. Tuy nhiên, trong cuộc đối đầu với Nga, người đàn ông 44 tuổi này đã trưởng thành như một chính khách được kính trọng."

Báo Anh The Telegraph ngày 26/2 tường thuật: "Kế hoạch của Putin dường như vẫn là nhắm vào Kyiv, bao vây các đơn vị Ukraine thiện chiến ở Donbas để ngăn chặn sự tiếp viện của họ về thủ đô và ngăn chặn phía tây đất nước để cắt đứt các tuyến đường tiếp tế. Tuy nhiên, con số thương vong được cho là cao hơn Nga dự kiến, với hàng trăm xe tăng và xe bọc thép khác bị phá hủy."

Viết cho báo Anh The Guardian ngày 26/2, Luke Harding, từ Lviv, miền tây Ukraine cho hay:

"Khi tổn thất ngày càng gia tăng, những câu hỏi khó càng chồng chất đối với Điện Kremlin. Trước sự khó khăn và kháng cự của người Ukraine, họ dự định điều hành đất nước như thế nào? Bất kỳ chính phủ bù nhìn kiểu Donetsk nào cũng sẽ thiếu tính hợp pháp. Ngay cả khi Moscow thành công trong việc chiếm giữ Kyiv, thì nhiều tháng và nhiều năm vấn đề vẫn còn ở phía trước. Không ai mong đợi người Ukraine đầu hàng. Nhiều khả năng là kháng chiến."

Mỹ, Canada và các quốc gia châu Âu quan trọng, bao gồm cả Đức, đã đồng ý loại bỏ "một số các ngân hàng Nga" khỏi hệ thống thanh toán Swift, các quốc gia này đã thông báo vào thứ Bảy.

"Khi các lực lượng Nga mở cuộc tấn công vào Kyiv và các thành phố khác của Ukraine, chúng tôi quyết tâm tiếp tục áp đặt các chi phí lên Nga sẽ khiến Nga bị cô lập hơn nữa khỏi hệ thống tài chính quốc tế và các nền kinh tế của chúng tôi. Chúng tôi sẽ thực hiện các biện pháp này trong vòng những ngày tới", thông báo từ các nhà lãnh đạo của Ủy ban châu Âu, Pháp, Đức, Ý, Anh, Canada, và Mỹ cho biết.

Swift là mạng thanh toán quốc tế chính của thế giới. Một số quốc gia đã bày tỏ sự ủng hộ đối với việc loại Nga ra khỏi nền tảng và Đức, nước trước đây phản đối biện pháp này, đã ủng hộ vào hôm thứ Bảy.

Trang Al Jazeera ngày 26/2 viết: "Cho đến nay, Nga vẫn chưa thành công trong việc chiếm hoàn toàn bất kỳ thành phố nào của Ukraine, mặc dù các lực lượng của họ đã tấn công Kyiv cũng như Kharkiv, nằm sát biên giới với Nga.

"Nga đã tuyên bố kiểm soát các trung tâm đô thị phía nam, bao gồm Melitopol và Kherson, phía bắc bán đảo Crimea do Ukraine sáp nhập, nhưng điều này chưa được xác nhận."

Các nhà phân tích phương Tây ước tính rằng cuộc tấn công ban đầu của Nga có sự tham gia của khoảng một nửa trong số hơn 150.000 quân mà nước này đã tập trung ở biên giới trước cuộc xâm lược.

Phóng viên quốc phòng Jonathan Beale của BBC nói rằng Nga cũng không sử dụng pháo binh và các cuộc không kích mạnh mẽ như mong đợi.

Tuy nhiên, phóng viên của BBC cho biết thêm rằng việc quân đội giữ dự trữ khi họ điều chỉnh kế hoạch là điều bình thường. Nga có thể cần chúng cho các giai đoạn sau của cuộc xâm lược, ông nói.

CNN ngày 26/2 nói: "Cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine đang vấp phải sự kháng cự "gay gắt hơn dự kiến" từ quân đội Ukraine cũng như những khó khăn bất ngờ trong việc cung cấp lực lượng của họ, hai quan chức cấp cao của Mỹ nói với CNN."

CNN nói tiếp: "Trên chiến trường, Nga đang chịu tổn thất nặng nề về nhân sự, thiết giáp và máy bay cao hơn so với dự kiến. Điều này một phần là do hệ thống phòng không của Ukraine đã hoạt động tốt hơn so với dự đoán trong các cuộc đánh giá của tình báo Mỹ trước cuộc xâm lược. Ngoài ra, Nga vẫn chưa thiết lập uy thế trên không đối với Ukraine, một quan chức quốc phòng cấp cao cho biết, trong lúc không quân Ukraine và các hệ thống phòng không cố gắng chiến đấu để kiểm soát không phận."

Đức thay đổi, gửi vũ khí cho Ukraine
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky vừa ca ngợi quyết định gửi vũ khí của Đức, trong một sự đảo ngược chính sách lớn đối với Berlin.

"Tiếp tục, Thủ tướng Olaf Scholz! Liên minh chống chiến tranh hành động!" ông Volodymyr Zelensky đã tweet.

Tổng thống Ukraine cũng hoan nghênh các nỗ lực giúp đàm phán để chấm dứt cuộc xâm lược.

Trong một tin nhắn video hôm thứ Bảy, ông nói rằng Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan và Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliyev đã đề nghị giúp tổ chức các cuộc đàm phán và "chúng tôi chỉ có thể hoan nghênh điều đó."

Quân đội Đức sẽ gửi 1.000 vũ khí chống tăng và 500 tên lửa đất đối không lớp "Stinger" tới Ukraine trong bối cảnh Nga đang tiếp tục xâm lược, chính phủ nước này thông báo.

Người phát ngôn chính phủ Steffen Hebestreit cho biết số vũ khí này sẽ được chuyển giao trong thời gian sớm nhất để hỗ trợ quân đội Ukraine.

Thủ tướng Olaf Scholz cho biết Đức có "nghĩa vụ hỗ trợ Ukraine trong khả năng có thể để tự bảo vệ mình trước đội quân xâm lược của Vladimir Putin."

Trước đó, hôm thứ Bảy, Berlin đã ủy quyền cho các đối tác NATO là Hà Lan và Estonia thực hiện việc giao vũ khí cho Ukraine.

Đối với Hà Lan, sẽ chuyển 400 vũ khí chống tăng do Đức sản xuất, trong khi Estonia được chấp thuận gửi pháo từ các kho dự trữ cũ của Đông Đức.

Động thái này đánh dấu một sự thay đổi lớn đối với Đức, nước cho đến nay vẫn từ chối giao vũ khí sát thương cho Ukraine do chính sách không gửi vũ khí tới khu vực xung đột.

Theo Bộ Quốc phòng Hà Lan, Hà Lan cũng cho biết sẽ gửi vũ khí chống tăng tới Ukraine.

_________________
Vào đây đọc truyện:

https://www.nhomcho.com/f7-truyen-ngan

https://www.nhomcho.com/f8-truyen-dai

Vào đây nghe nhạc Việt:

https://www.nhomcho.com/f14-nhac-vn
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024

Post by LDN Sun Feb 27, 2022 4:34 am

Cuộc chiến Ukraine: Putin chưa thể “làm gỏi” Ukraine

Mạnh Kim
26 tháng 2, 2022 - Sài Gòn nhỏ 

Một dân quân tình nguyện; Kyiv, Ukraine, ngày 26 Tháng Hai (ảnh: Chris McGrath/Getty Images)

Loạt ảnh phóng sự của các hãng tin và tờ báo lớn – với cảnh nhiều cô gái trẻ lẫn phụ nữ lớn tuổi ôm AK-47 sẵn sàng liều mạng bảo vệ tổ quốc – không khỏi không gây xúc động. Dẫu cho ngày mai họ có buông súng đầu hàng vì bất lực xuôi tay trước hỏa lực điên cuồng của kẻ thù thì hình ảnh hiên ngang của họ hôm nay cũng đủ khiến vô số kẻ hèn nhát phải hổ thẹn…

Nga đã “xẻ” Ukraine với các mũi tấn công chủ lực vào ba thành phố – Kyiv ở phía Bắc, Kharkiv ở Đông Bắc và Kherson ở phía Nam. Đã và tiếp tục xảy ra giao tranh dữ dội trên đường phố khắp các thành phố lớn Ukraine. Ghi nhận của các hãng tin nước ngoài cho thấy có nhiều tiếng súng và tiếng nổ to khắp Kyiv vào Thứ Bảy 26 Tháng Hai. Chiều Thứ Bảy 26 Tháng Hai, tốc độ tiến công của quân đội Nga bắt đầu chậm lại khi kẻ xâm lược đối mặt “sự kháng cự mạnh mẽ của Ukraine” – như tin của Bộ Quốc phòng Anh. Một quan chức Ngũ Giác Đài cho biết hầu hết trong hơn 150,000 quân Nga đã hiện diện gần như “đủ quân số” trên đất Ukraine nhưng họ “ngày càng thất vọng vì thiếu động lực” khi đối mặt sự kháng cự gay gắt và quyết liệt. Hóa ra Ukraine không dễ “xơi” như được tưởng.

Dân quân dựng lưới ngụy trang tại các chốt phòng thủ; Lviv, Ukraine; ngày 26 Tháng Hai 2022 (Mykola Tys/SOPA Images/LightRocket via Getty Images)

Khắp Ukraine, người dân tập trung trong hầm trú ẩn; và trong khi hơn 150,000 người tị nạn Ukraine đã chạy sang Ba Lan, Moldova, Romania…, nhiều người khác can đảm chọn việc ở lại và sẵn sàng cầm súng quyết tử cho tổ quốc quyết sinh. Washington Post thuật: Trong một tòa nhà văn phòng chính phủ ở trung tâm thành phố, người ta thấy nhiều đàn ông trung niên lẫn phụ nữ cầm AK-47 lưng đeo lựu đạn. Bao cát chèn dọc cửa sổ. Một chiếc xe bus vừa đổ xịch. Bên trong có hàng trăm hộp tiếp đạn… Tất cả sẵn sàng một mất một còn. Khi cuộc chiến vừa bắt đầu, Tổng thống Volodymyr Zelensky tweet: “Chúng tôi sẽ trao vũ khí cho bất kỳ ai muốn bảo vệ đất nước”. Ngay sau “thông báo” của tổng thống, riêng tại Kyiv, hàng đoàn người xếp hàng trước các đồn cảnh sát để nhận súng ống đạn dược. Hiện có khoảng 130,000 dân quân tình nguyện. Bất kỳ ai từ 18 đến 60 tuổi đều có thể gia nhập.

Trong một video, Bộ trưởng Nội vụ Denis Moosystemrsky cho biết, chỉ riêng lực lượng dân quân tình nguyện ở Kyiv đã được cấp hơn 25,000 khẩu súng trường tự động, khoảng 10 triệu viên đạn, chưa kể lựu đạn và súng phóng. Tại một nơi nào đó ở Kyiv trong thời khắc cái chết cận kề, giữa mùi khét lẹt của đạn pháo lẫn mùi nồng nặc của tử thi còn đẫm máu tươi, người ta thấy những nhóm ẩn nấp trong hầm để chế bom xăng, từ những vỏ chai rượu. Rào chắn đang được dựng khắp Kyiv, với hàng đống lốp xe và bao cát. Người ta cũng lập các nhóm chat trên ứng dụng Telegram để nhắn tin cho nhau. Một trong những tin nhắn gần đây là kêu mọi người gỡ các biển báo giao thông để xe tăng Nga không thể dò đường…

Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024 - Page 6 GettyImages-1238781754-scaledMột tòa nhà bị quân Nga pháo kích; Kyiv, ngày 26 Tháng Hai (ảnh: Anastasia Vlasova/Getty Images)


Tại thành phố Sumy phía Đông Bắc, cách Kharkiv 90 km về phía Bắc, một toán dân quân đã vây bắt được một xe bọc thép Nga. Họ lôi tên lính ra thẩm vấn – theo video quay được và đưa lên mạng xã hội. Tại Kharkiv, số người ghi danh vào lực lượng dân quân tình nguyện ngày càng đông. Một chỉ huy tất bật tuyển nhận, dặn: Ai từng đi nghĩa vụ quân sự làm ơn đứng qua bên phải; những người khác đứng bên trái… Một phụ nữ nói: Tôi yếu, không cầm súng được, nhưng tôi muốn đóng góp. Tôi có thể giúp lau chùi vệ sinh…

Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024 - Page 6 GettyImages-1372981451-1-scaledXếp hàng đăng ký làm dân quân (Getty Images)


Chưa ai biết chiến cuộc sẽ đưa đến kết quả như thế nào nhưng diễn biến hiện tại cho thấy sự ngoan cố của Putin đang đối mặt sự lì lợm dũng cảm của người Ukraine. Nếu sự phản kháng quyết liệt của người Ukraine dẫn đến một cuộc chiến kéo dài và đẫm máu, Putin sẽ sa lầy. Khó có thể tưởng tượng Putin có thể ra lệnh oanh tạc thảm sát hàng loạt, và nếu quân bộ Nga cù cưa đọ súng trong một cuộc chiến tranh đô thị thì chiến dịch quân sự Nga sẽ lún sâu và Putin có thể tìm cách kết thúc cuộc chiến một cách xôi hỏng bỏng không. Giấc mơ khôi phục hình ảnh nước Nga như một cường quốc toàn cầu không chỉ tan biến mà thất bại trong cuộc động binh có thể đe dọa quyền lực của Putin ở Moscow.

Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024 - Page 6 GettyImages-1372981821-1-scaledChế bom xăng (Getty Images)


Mục tiêu Putin là dọa bằng nắm đấm để chính phủ đương nhiệm Ukraine đầu hàng nhằm có thể dựng lên chính phủ bù nhìn thân Nga. Tuy nhiên, cho đến thời điểm này, Tổng thống Volodymyr Zelensky không phải là “thằng hèn”. Trang Twitter của Tòa đại sứ Ukraine tại Anh vừa loan tin vào hôm nay (26 Tháng Hai): Zelensky đã từ chối đề nghị của Mỹ việc di tản ông khỏi Kyiv. “Trận chiến đang diễn ra ở đây. Tôi cần đạn dược chứ không cần quá giang” – Zelensky nói.

Tính đến chiều Thứ Bảy 26 Tháng Hai (giờ địa phương), chưa có thành phố Ukraine nào hoàn toàn thất thủ. Theo tường thuật Wall Street Journal, phía Nam Kyiv, lính dù Nga đã cố đổ bộ vào thị trấn chiến lược Vasylkiv, nơi có một sân bay quân sự Ukraine. Loạt giao tranh nổ ra trong đêm nhưng đến sáng 26 Tháng Hai, người ta đã thấy hàng trăm lính Ukraine cùng nhiều tình nguyện quân ôm súng tuần tra trên trục đường chính của Vasylkiv. Dọc cao tốc giữa Kyiv và Odessa gần Vasylkiv, lực lượng an ninh và tình nguyện viên địa phương đeo băng tay túa ra đi tìm lính Nga trốn trong rừng. Trước đó, một máy bay vận tải Il-76 của Nga chở đầy lính dù gần Vasylkiv đã bị bắn cháy…

Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024 - Page 6 GettyImages-1238755566-scaledDân quân sát cánh cùng quân đội; Kyiv (ảnh: Anastasia Vlasova/Getty Images)


Chưa ai dám khẳng định Putin hoàn toàn cháy túi trong canh bạc lớn nhất sự nghiệp nhưng uy tín chính trị Putin trên sân khấu thế giới đang cạn đến đáy. Ván bài của Putin phút chốc đưa Mỹ và phương Tây trở nên đoàn kết gần như chưa từng có kể từ sau Thế chiến thứ hai, đặc biệt khi rạn nứt đồng minh trở nên cực kỳ nghiêm trọng vài năm gần đây. Mỹ vẫn tiếp tục “hà hơi tiếp sức” cho Volodymyr Zelensky.

Hôm nay, 26 Tháng Hai, Ngoại trưởng Antony Blinken loan bố cung cấp viện trợ quân sự bổ sung với $350 triệu và chính quyền Joe Biden yêu cầu Quốc hội cấp thêm 6.4 tỷ viện trợ cho Ukraine. Một tình huống tồi tệ nhất đối với Putin có thể xảy ra: NATO kết nạp Ukraine. Nếu điều này trở thành sự thật, một trật tự mới sẽ hình thành, khác với kịch bản mà Putin hình dung và muốn vẽ ra ban đầu, khi quyết định bước ra sân khấu quốc tế thể hiện sức mạnh gân cốt của mình.

Cục diện dù thế nào vẫn chỉ mới bắt đầu. Không ai biết kết thúc ra sao. Có một điều chắc chắn: Không lịch sử nào đủ sức mạnh biện minh để có thể băng bó cho vết thương Ukraine của Putin.

_________________
Vào đây đọc truyện:

https://www.nhomcho.com/f7-truyen-ngan

https://www.nhomcho.com/f8-truyen-dai

Vào đây nghe nhạc Việt:

https://www.nhomcho.com/f14-nhac-vn
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024

Post by LDN Sun Feb 27, 2022 6:16 am

Kiew thả tù nhân và ~ người bị kết tội phải lãnh án tù.

Trong ~ người này có ~ người là lính cũ, có kẻ là sát nhân. Giờ họ đang chiến đấu ở tiền tuyến. Điều kiện là họ có kinh nghiệm chiến đấu, đã lập công và thành tâm hối lỗi.

https://www.tagesschau.de/newsticker/liveblog-ukraine-krieg-sonntag-101.html

_________________
Vào đây đọc truyện:

https://www.nhomcho.com/f7-truyen-ngan

https://www.nhomcho.com/f8-truyen-dai

Vào đây nghe nhạc Việt:

https://www.nhomcho.com/f14-nhac-vn
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024

Post by LDN Sun Feb 27, 2022 10:12 am

Tôi muốn đọc ~ bài đăng trong RFA viết về chiến tranh Ukraine - Nga, đưa vào đây cho ai hứng thú thì đọc chung.

Chiến tranh Nga – Ukraine: Bom đạn bên ấy, “khói lửa” bên này

Bình luận của TS. Đinh Hoàng Thắng
2022.02.27 - RFA

Hình chụp hôm 26/2/2022: Một xe thiết giám của Nga bị cháy trong trận chiến với quân Ukraine ở Kharkiv. AFP

Có cả đồng tình lẫn lên án Nga

Cuộc chiến bước sang ngày thứ ba. Thương vong từ hai phía không kiểm chứng được nhưng chắc là không nhỏ. Thế giới rúng động, các nước lên án Vladimir Putin, kể cả ngay trong lòng nước Nga. Một bộ phận lớn dân Ukraine bám trụ, cầm súng xuống đường. Chiến trường bên kia cách Việt Nam 8.000 cây số, nhưng “khói lửa” của cuộc chiến bên ấy đang lan sang bên này, trên nền tảng các mạng xã hội ở Việt Nam cũng ác liệt không kém. Buổi Midnighttalks là một kiểm chứng (1). Sáng kiến của ông Nguyễn Cảnh Bình, Chủ tịch HĐQT của Alpha Books thật đáng hoan nghênh. Sáng kiến giúp xã hội Việt Nam quen với văn hóa tranh luận, ý kiến đa chiều, nhiều nhận định khác nhau. Thật ra, vấn đề phân biệt giữa chiến tranh phi nghĩa-chính nghĩa đã được đặt ra trong  chiến dịch “Bão táp Sa mạc” Mỹ đánh Iraq (1991). Đấy là chưa kể đến cuộc chiến tranh Trung-Xô trên sông Ussuri (1969) hay cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của Trung Quốc (1979).

Bản thân cuộc chiến Ukraine sẽ vô cùng bi thảm, trước hết là đối với người dân Ukraine, nhưng cũng là đối với cả người dân Nga và trật tự toàn cầu nói chung.  Trước đây, anh em giết nhau vì ý thức hệ, giờ đây anh em giết nhau vì cái gì? Những ngày qua, hàng vạn người Nga dũng cảm liều mình chịu bắt bớ, tù đày, đã xuống đường ở các thành phố lớn như St.Petersburg và Moscow để lên án cuộc chiến này, cho thấy sự phản đối sâu sắc đối với Putin và hành động của ông ta. Nhưng không chắc những động thái này sẽ làm lung lay quyết tâm của Putin trong việc nghiền nát nền dân chủ non trẻ Ukraine, ít nhất là trong tương lai gần. Cho đến khi Tổng thống Zalensky bị vô hiệu hóa (cầu Chúa cho điều này không xẩy ra), mấy ngày qua chúng ta chứng kiến quyết tâm của chính quyền và người dân Kiev dũng cảm tham gia vào một cuộc “trứng chọi đá” không ngang sức.

Người dân Kyiv, thủ đô của Ukraine chuẩn bị các chai nổ để chống quân Nga hôm 27/2/2022. Reuters

Rất nhiều ý kiến của người dân trong nước đã lên án Nga, nói rằng đây là cuộc chiến tranh phi nghĩa. Luật sư Trần Đại Lâm, từ Hà Nội nói với RFA rằng, Nga đã ngang nhiên chà đạp lên luật pháp và các quy ước quốc tế khi phát động một cuộc chiến mà ông cho là có tính chất xâm lược Ukraine. Ông phân tích, Ukraine là một quốc gia có chủ quyền lãnh thổ, có chính quyền, có mối quan hệ ngoại giao với các quốc gia khác và được thế giới công nhận là một quốc gia. Vì vậy, việc Nga thực hiện “chiến dịch quân sự đặc biệt” tại Ukraine, có nghĩa là Nga đã vi phạm luật pháp quốc tế. Ông nói: “Quan điểm của tôi trong cuộc chiến này là Nga đã xâm lược Ukraine và đây là một cuộc chiến tranh phi nghĩa. Bởi vì Nga đã phá bỏ những luật lệ pháp luật và những điều ước quốc tế. Tôi cực lực lên án hành vi xâm lược của Nga và Ukraine vào thời điểm hiện nay”(2). Tất cả chúng ta, mỗi người hãy cứ giữ cái cảm quan, nhận xét và đánh giá của riêng mình về cuộc chiến, nhưng hãy cùng nhau suy nghiệm về những ảnh hưởng trực tiếp đến đất nước và khu vực chúng ta. Trước mắt, đó là những hệ lụy nhãn tiền sau đây:

Những tác động đối với Việt Nam

Một khi Nga bị cấm vận, phong tỏa, những nước mua vũ khí Nga có khả năng cao cũng bị ngăn chặn nguồn cung thiết bị bảo dưỡng và vũ khí đi kèm phương tiện chiến tranh. Việt Nam hiện nay phụ thuộc sâu vào vũ khí Nga. Máy bay chiến đấu, tên lửa, tàu ngầm đều cần có vũ khí chủ lực đi kèm và phụ tùng thay thế định kì, đi theo một hệ thống cố định. Không quân, hải quân và tàu ngầm… 90% vũ khí của ta mua của Nga. Các vũ khí cả mới lẫn cũ, các thiết bị, phụ tùng trọng yếu có thể vẫn còn dùng tốt. Tuy vậy, Việt Nam không chỉ cần nhập khẩu từ nhà sản xuất các thết bị bảo dưỡng, mà còn cần mua từ Nga các loại vũ khí đi kèm phương tiện chiến đấu này nữa (3).

Toàn bộ ngành công nghiệp dầu khí của Việt Nam là một bộ phận không thể tách rời quan hệ mọi mặt Nga – Việt. Câu chuyện tranh chấp giữa Tập đoàn dầu khí VN (PVN) với Power Machines của Nga xảy ra trước cuộc xâm lăng vào Ukraine hiện nay. Nhưng nó báo trước những khó khăn trong ngành năng lượng của Việt Nam trong tương lai, nếu Hà Nội chưa kịp tìm được nguồn cung ứng thay thế. Lúc Putin gặp ông Tập trong thế vận hội, hai bên thỏa thuận hàng trăm tỷ USD qua các Gazprom và Rosneft. Nếu nay mai, hai tập đoàn này của Nga, vì bị cấm vận, họ bán lại cho các Tập đoàn Trung Quốc cổ phần của họ tại các mỏ trên Biển Đông thì Việt Nam tính sao? (4)

Quan hệ kinh tế nói chung cũng sẽ ảnh hưởng lớn. Nguyên nhân của việc này theo giáo sư Thayer, Nga xâm lược Ukraine như hiện nay thì bị phương Tây áp đặt các lệnh trừng phạt kinh tế nặng nề. Bất cứ nước nào làm ăn với Nga đều bị cấm vận lây, do vậy sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và xứ sở bạch dương. Chúng ta đang nói đến khả năng về một cuộc xung đột giữa những nền kinh tế lớn nhất thế giới, với Hoa Kỳ và Châu Âu liên minh chống lại Nga, và nếu Trung Quốc quyết định ủng hộ Nga thì chắc sẽ dẫn đến thảm hoạ. Và với Việt Nam đó là viễn cảnh tồi tệ nhất có thể xảy ra. Việt Nam phụ thuộc vào nền kinh tế, an ninh, và sự ổn định toàn cầu. Nếu những điều đó bị gián đoạn thì sẽ làm trật bánh chiến lược kinh tế của Việt Nam, cụ thể là tham vọng đưa nước này trở thành quốc gia có thu nhập cao hơn (5).

Vấn đề Biển Đông sẽ trở nên nan giải hơn. Liệu Trung Quốc có kế hoạch mở một cuộc tấn công trên Biển Đông hay không, hay là họ sẽ cho Việt Nam thấy sự thay đổi về mặt tình hình thực tế, khi mà Hoa Kỳ sẽ không thể đóng vai trò quyết định ở khu vực nữa vì cuộc khủng hoảng ở Ukraine, hay nói cách khác là Việt Nam sẽ không thể dựa vào Mỹ để đối phó với Trung Quốc. Nếu vậy thì Việt Nam có phải nhượng bộ thêm và để Trung Quốc làm chủ tình hình, cũng như tránh đối đầu? Giáo sư danh dự chuyên về nghiên cứu chiến lược của Đại học Quốc gia Australia Hugh White cho rằng cách thức ứng phó của Mỹ đối với những tham vọng của Putin ở châu Âu sẽ định hình bước đi tiếp theo của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đối với Đông Á và Đông Nam Á (6).

Bất kỳ cuộc chiến nào trong thời đại toàn cầu hóa này đều sẽ gây ra những hệ quả tổng hợp sâu rộng đối với phần còn lại của thế giới, ngay cả đối với ASEAN. Sự kết nối của Đông Nam Á với thế giới rộng lớn hơn, trong đó sự phục hồi kinh tế xã hội Việt Nam sau đại dịch COVID-19 đòi hỏi các biện pháp ổn định toàn cầu. Cuộc chiến ở Ukraine sẽ là một bước thụt lùi đáng kể trong vấn đề này. Ngoài ra, cuộc xung đột nếu không làm giảm các nỗ lực của Mỹ trong việc tái can dự vào khu vực thì cũng sẽ gây sao nhãng. Và nếu hành động của Putin không bị ngăn chặn, điều gì có thể ngăn cản Trung Quốc không tìm cách thử thách Mỹ? (7)
_____________

Tham khảo
1. https://youtu.be/ADiX97u6bT4

2. https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/contradictory-views-of-vietnamese-people-on-the-situation-in-ukraine-02252022125741.html

3. https://www.rfa.org/vietnamese/news/comment/ReadersOpinions/how-does-russia-invasion-affect-vn-security-02242022071923.html

4. https://vnexpress.net/nga-trung-ky-thoa-thuan-dau-khi-hon-117-ty-usd-4424092.html

5. https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/vietnam-may-make-concessions-to-china-on-scs-issues-when-russia-ukraine-war-occur-02152022062355.html

6. https://www.rfa.org/vietnamese/news/blog/russia-invades-ukraine-experts-worry-scs-tension-02242022080148.html

7. https://www.project-syndicate.org/commentary/economic-consequences-of-ukraine-war-by-jason-furman-2022-02?barrier=accesspaylog

* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do


Last edited by LDN on Sun Feb 27, 2022 10:35 am; edited 2 times in total

_________________
Vào đây đọc truyện:

https://www.nhomcho.com/f7-truyen-ngan

https://www.nhomcho.com/f8-truyen-dai

Vào đây nghe nhạc Việt:

https://www.nhomcho.com/f14-nhac-vn
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024

Post by LDN Sun Feb 27, 2022 10:20 am


Cuộc xâm lăng Ukraine của Nga và một vài điểm nhấn đối với Việt Nam

Bình luận của Vương Hồng Thạch
2022.02.26 - RFA

Biểu tình phản đối chiến tranh ở Ukraine tại New York, Mỹ hôm 26/2/2022 AFP

Cuộc xâm lược Ukraine của Nga xẩy ra cách Việt Nam 8.000 cây số và sự bận tâm lớn nhất của mỗi nước trong thời điểm hiện nay đều khác nhau. Tuy nhiên, không vì thế mà Việt Nam có thể cứ “kê cao gối ngủ” cho tới lúc tàn “cuộc chơi” giữa Đế chế Nga và đứa con “hoang đàn” Ukraine của nó. Hẳn nhiên, Ukraine không phải là Việt Nam, nhưng sự nguy hiểm của chủ nghĩa Đại Xlavơ hay tư tưởng Đại Hán, không bao giờ thay đổi và càng không đuợc coi thường.

Ngày 25/02/2022 khi được truyền thông quốc tế đặt câu hỏi, chính phủ Ukraine mong đợi điều gì từ Việt Nam, thưa bà Đại biện? Bà Nataliya Zhynkina – Đại biện lâm thời Ukraine tại Việt Nam – trả lời: Trong lúc chiến sự đang xảy ra ác liệt ở đất nước tôi, Việt Nam hiện giờ chỉ quan sát như xem một bộ phim kinh dị. Các cuộc pháo kích và không kích vào các làng mạc và thị trấn của Ukraine, các quân đoàn xe tăng vượt qua biên giới của một quốc gia độc lập, có chủ quyền… Thay mặt cho Chính phủ Ukraine, bà Zhynkina hy vọng rằng, Việt Nam sẽ đánh giá thẳng thắn và kiên quyết, đây là hành vi vi phạm luật pháp quốc tế, mà luật pháp quốc tế vốn luôn có lợi cho các nước nhỏ trong việc phản đối sự xâm phạm của các nước láng giềng hiếu chiến, cũng như chỉ đích danh kẻ xâm lược. (1)

Trên Đài truyền hình trung ương của Việt Nam tối 25/02, hình ảnh Tổng thống Zelensky râu chưa cạo, mặc chiếc áo len như khoác vội trên nền một chiếc phông căng vội, tuột cả một góc như minh họa sự bối rối của cả Ukraine và phương Tây. Tổng  thống Zelensky nói ông đã gọi điện cho nhiều Nguyên thủ quốc gia của phương Tây kêu gọi sự giúp đỡ, nhưng không ai trả lời ông. Điện thoại hầu hết đều “thuê bao”. Hơn ba tháng qua là cuộc chiến đòn cân não. Vladimir Putin với khuôn mặt lạnh lùng và bất động vẫn tìm cách giữ lại kênh đối thoại với phương Tây để đánh lạc hướng châu Âu rằng, các nhà ngoại giao có lý với nỗ lực có thể tránh chiến tranh. Nhưng phép lạ đó đã không xảy ra…

Trong bối cảnh nói trên, bà Đại biện đại diện cho Chính phủ của Tổng thống Volodymyr Zelensky (Không biết sẽ tồn tại được bao nhiêu ngày nữa?), đòi “Việt Nam sẽ đánh giá thẳng thắn và kiên quyết, đây là hành vi vi phạm luật pháp quốc tế… và chỉ đích danh kẻ xâm lược”. Thưa bà Nataliya Zhynkina, đó là một đòi hỏi không tưởng trong hoàn cảnh hiện nay. Giờ đây, tuy không cho báo chí được bộc lộ ra bên ngoài, nhưng các nhà lãnh đạo quốc gia quan trọng nhất cùng với giới hoạch định chiến lược ở Việt Nam ngày đêm đang đau đầu, rút tỉa các bài học từ sự thất thủ nay mai của Ukraine. Hẳn nhiên, Ukraine không phải là Việt Nam, nhưng bản chất của chủ nghĩa Đại Xlavơ hay Đại Hán, dã tâm thâu tóm lãnh thổ hay âm mưu bành trướng trên biển đảo cũng như trong đất liền của “hai đối tác chiến lược” hàng đầu của Việt Nam là Nga và Trung Quốc thì đời nào cũng thế: từ phong kiến, cộng sản cho đến hậu cộng sản và thời nay.

Trừ những tướng tá buôn lậu cát chở ra các đảo để giúp Tàu mở rộng diện tích trên những thực thể địa lý ở Trường Sa và Hoàng Sa, trừ những nhà lãnh đạo bán những vùng đất sinh tử đối với an ninh quốc gia, như Tây Nguyên hay các bờ biển mền Trung cho Tàu…, ở một số nào đó của những con người còn lương tâm và trách nhiệm trong hàng ngũ lãnh đạo hiện nay chắc cũng đang lo sốt vó.

Chia sẻ với những nỗi lo ấy, cách đây khá lâu, giới tinh hoa của đất nước đã nhiều lần đưa ra các kiến nghị, các khuyến cáo đầy tính xây dựng. Những người soạn thảo và ký bản Kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp năm 1992 mang chữ ký trực tiếp của 72 người đã được trao tận tay Uỷ ban Dự thảo Sửa đổi Hiến pháp ngày 4/2/2013 (2). Bước sang 2015, 127 nhân sĩ trí thức đã có thư ngỏ gửi Đại hội 12 của ĐCSVN (3). Rồi còn các thư ngỏ cùng với các kiến nghị khác nhân dịp Đại hội 13 của ĐCSVN (năm 2021)…

Giờ đây chính là lúc các vị lãnh đạo nên cho nghiên cứu kỹ hơn các kiến nghị nói trên. Từ đó các vị có thể xây dựng cho mình tầm nhìn xuyên suốt. Và điều quan trong bậc nhất trong tầm nhìn này là quý vị hãy dựa vào trí tuệ của dân tộc Việt. Bởi vì, một trong những hệ lụy từ cuộc xâm lược Ukraine của Putin là các quốc gia vừa và nhỏ ở Đông Á và Đông Nam Á dễ rơi vào một vòng xoáy chạy đua vũ trang mới. Để bảo vệ bờ cõi, hẳn nhiên cần tàu to súng lớn, nhưng các vị chớ quên “sức mạnh mềm” tiềm ẩn trong huyết quản của của đại đa số người dân trên giải đất này. Hãy đừng quên mẩu đối thoại của cha con họ Hồ: “Thần không sợ đánh, chỉ sợ lòng dân không theo mà thôi”. Mà lòng dân thời nay đã được Nguyễn Duy, nhà thơ của chúng sinh, khái quát: “Ai qua thành phố Bác Hồ/ mà coi cướp đất bên bờ Thủ Thiêm /bây giờ mẹ phải dặn thêm/quan tham là cướp cả đêm lẫn ngày” (4).

Liền kề “Tầm nhìn xuyên suốt” là “Niềm tin” và “Lòng trung thực”. Sử gia người Mỹ gốc Do Thái Yuval Noah Harari có lý khi ông dự đoán, hướng đi của nhân loại đang được quyết định tại Ukraina. Theo Harari, chiến tranh, chinh phạt, xâm chiếm lãnh thổ, cướp bóc tài nguyên, lấy bạo lực để bảo đảm vị thế, sự thịnh vượng, bảo đảm vinh quang, vốn từng là hoạt động hết sức phổ biến trong lịch sử nhân loại hàng ngàn năm nay. Luật Rừng, nơi mạnh được yếu thua, đã từng là nguyên tắc chủ yếu chi phối lịch sử nhân loại. Tuy nhiên, trong vòng vài thế hệ gần đây, thế giới đã chuyển sang một hướng đi hoàn toàn khác, một thay đổi triệt để. Cụ thể là một bộ phận lớn của giới tinh hoa lãnh đạo thế giới hiện nay tin tưởng là chiến tranh là “cái ác có thể tránh được”. Nhưng trong quý một của năm 2022 này, khi đại dịch COVID-19 vẫn chưa tạm lắng sau hai năm hoành hành, nhân loại lại đứng trước một đe dọa lớn mới đáng sợ hơn bội phần: Chiến tranh. Ukraina bị xâm lăng hiện nay không chỉ là đại họa với người dân của riêng quốc gia này cùng những khu vực xung quanh, mà còn đe dọa toàn bộ thành tựu của thế giới từ hơn nửa thế kỷ qua: “Nền hòa bình Mới”. Càng những lúc như thế này, chính ta càng phải có “Niềm tin” và “Lòng Trung thực” đối với Hòa bình. (5)

Chúng ta tin rằng, ở vị trí địa-chính trị đặc biệt như Việt Nam thì điều quan trọng là phải biết cân bằng trong mối quan hệ ngoại giao và thậm chí phải biết ứng xử trong từng hoàn cảnh cụ thể, từng giai đoạn cụ thể làm sao cho nó uyển chuyển. Rõ ràng lần này chính phủ Việt Nam phản ứng khá chừng mực. BNG không ra mặt công khai ủng hộ Nga, vì nếu ủng hộ Nga thì sau này Việt Nam nếu có sự cố với Trung Quốc thì sẽ ở vào thế rất là kẹt. Ngay cả bài phát biểu của Tổng thống Ukraine trong phút nguy kịch thì ông ấy cũng cư xử mềm mỏng. Ông ấy chỉ nhắc tới quân xâm lược nước ngoài mà không chỉ mặt đặt tên nước Nga và Putin trước công luận. Vì vậy, người đứng đầu Cơ quan đại diện ngoại giao của Ukraine tại Hà nội không thể yêu cầu chính quyền Việt Nam “phải chỉ đích danh kẻ xâm lược”.

Cân bằng, uyển chuyển nhưng Việt Nam phải “trung thực” với mọi đối tác, đặc biệt là các đối tác hàng đầu. Giáo sư Nguyễn Đình Cống gần đây có đưa ra một nhận xét tinh tế, rằng Việt Nam chưa hoàn toàn thực sự theo đuổi đường lối cân bằng giữa các nước lớn, mà vẫn “nhất bên trọng, nhất bên chưa trọng”. Sự phi lý chủ yếu nằm ở chỗ, trong lúc lợi dụng sự giúp đỡ của Mỹ trên hầu hết mọi lĩnh vực, thì Việt Nam vẫn ôm chặt và bị lệ thuộc vào Trung quốc, vì một “đại cục viển vông” nào đó. Đánh mất sự cân bằng về chất giữa các nước lớn đến như vậy thì khó có thể gọi đó là một chính sách “quân bình tích cực”. (6)

________

Tham khảo:

1. https://www.bbc.com/vietnamese/world-60523392

2. http://xuandienhannom.blogspot.com/2013/06/nhan-si-tri-thuc-tuyen-bo-phan-oi-ban.html

3. http://xuandienhannom.blogspot.com/2015/12/127-nhan-si-tri-thuc-gui-chinh-tri.html

4. http://xuandienhannom.blogspot.com/2018/10/cuop-tho-nguyen-duy.html

5. https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20220213-harari-huong-di-cua-nhan-loai-dang-duoc-quyet-dinh-tai-ukraina

_________________
Vào đây đọc truyện:

https://www.nhomcho.com/f7-truyen-ngan

https://www.nhomcho.com/f8-truyen-dai

Vào đây nghe nhạc Việt:

https://www.nhomcho.com/f14-nhac-vn
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024

Post by LDN Sun Feb 27, 2022 10:26 am

RFA

Báo chí Việt Nam đi chệch lối mòn ủng hộ Nga khi viết về khủng hoảng Ukraine

2022.02.24

Báo chí Việt Nam đi chệch lối mòn ủng hộ Nga khi viết về khủng hoảng Ukraine

Chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc đặt vòng hoa tại Đài tưởng niệm các liệt sĩ vô danh tại Mát-xcơ-va trong chuyến thăm chính thức Nga tháng 12/2021. Reuters

Khi căng thẳng gia tăng giữa Nga và Ukraine, Hà Nội - đối tác thân cận nhất của Mát-xcơ-va ở Đông Nam Á vẫn tỏ ra thụ động. Hà Nội không đưa ra bình luận mang tính thực chất nào ngoài việc kêu gọi hai bên kiềm chế như vẫn làm bấy lâu.

Trong khi đó, báo chí Việt Nam lại đưa tin rất chi tiết về cuộc xung đột này và đáng ngạc nhiên là họ không đưa tin với thái độ thiên vị Nga thông thường.

Khi cái gọi là phong trào biểu tình Euromaidan làm rung chuyển Ukraine vào năm 2014, tiếp theo là cuộc xung đột Nga-Ukraine dẫn đến việc Nga thôn tính Crimea, báo chí nhà nước thường đổ lỗi rằng cuộc khủng hoảng này là do "phương Tây". Lỗi được cho là nằm ở phía Mỹ và việc mở rộng của NATO nhằm đưa Ukraine ra khỏi phạm vi ảnh hưởng của Nga.

Bức tranh hôm nay không giống như vậy.

Tờ Nhân Dân- cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Việt Nam - đã thông tin về lập luận của cả hai bên tại cuộc họp khẩn cấp của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc hôm thứ Ba về Ukraine. Báo này không chỉ dẫn lời các đại diện Nga và Trung Quốc mà còn trích dẫn phát biểu của Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc và tuyên bố của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy.

Tin tức - tờ báo điện tử chính thức của Thông tấn xã Việt Nam, mặc dù dành nhiều chỗ hơn thường lệ cho các thông tin của Nga về cuộc khủng hoảng nhưng cũng đưa tin về việc phương Tây lên án sự công nhận của Tổng thống Nga Vladimir Putin đối với hai khu vực ly khai ở miền đông Ukraine cũng như các lệnh trừng phạt của châu Âu đối với Mát-xcơ-va.

Một bài bình luận thậm chí còn viết rằng hành động của ông Putin đã "hủy hoại kỳ vọng về giải pháp ngoại giao cho cuộc xung đột”.

Quan hệ Nga-Việt nam có lịch sử khá dài, khởi nguồn từ thời Liên Xô cũ. Liên Xô là một trong những quốc gia đầu tiên công nhận quan hệ ngoại giao với nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (năm 1950), nay là Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

Nga là đối tác chiến lược đầu tiên của Việt Nam và là một trong ba “đối tác chiến lược toàn diện” duy nhất của Việt Nam bên cạnh Trung Quốc và Ấn Độ. Mát-xcơ-va cũng đã là đối tác cung cấp viện trợ lớn nhất cho Hà Nội trong nhiều năm cho tận đến khi Liên Xô và Khối Đông Âu sụp đổ.

Đến nay, Nga vẫn là đối tác quốc phòng quan trọng nhất của Việt Nam và là nhà cung cấp vũ khí và thiết bị quân sự chính cho lực lượng vũ trang của Việt Nam.

Vì những lý do đó, những chỉ trích về Nga và chính sách đối ngoại của Putin, đặc biệt là khi nó không liên quan trực tiếp đến Việt Nam, là rất hãn hữu.

Việt Nam không có báo chí tư nhân và hầu hết báo chí trong nước tuân thủ nghiêm ngặt các chỉ đạo của Ban Tuyên giáo Trung ương - cánh tay đặc biệt của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Tuy nhiên, khi hơn 70% dân số Việt Nam có truy cập internet và thế hệ nhà báo trẻ hiện có thể khai thác các nguồn tin tức bằng tiếng Anh, nhiều tư tưởng “phương Tây hóa” đã xâm nhập vào báo chí trong nước bất chấp sự thất vọng và không hài lòng của những người bảo thủ.

Người dân đọc báo bên bờ hồ Hoàn Kiếm tại Hà Nội. Ảnh chụp ngày 3/5/2018. Ảnh: Reuters

Những cảnh báo về Trung Quốc

Chính phủ Việt Nam hôm thứ tư đã ra tuyên bố đầu tiên về cuộc xung đột Ukraine với lời kêu gọi quen thuộc, yêu cầu tất cả các bên "kiềm chế và giải quyết các bất đồng một cách hòa bình thông qua các biện pháp ngoại giao, trên cơ sở tôn trọng Hiến chương Liên Hợp Quốc và các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế".

Tuy nhiên, các thảo luận về tình hình Ukraine đang nóng lên trên các diễn đàn mạng xã hội của Việt Nam, đặc biệt trên Facebook - mạng xã hội đang được 66 triệu người Việt Nam sử dụng.

Sự quan tâm của cư dân mạng Việt Nam đối với cuộc xung đột cách xa khoảng 8.000 km hiện tập trung vào một số chủ đề chính như: Cộng đồng người Việt khoảng 6.000-7.000 người đang sống tại Ukraine, ảnh hưởng đối với kinh tế thế giới và Trung Quốc.

Bất chấp mối quan hệ huynh đệ giữa Đảng Cộng sản Trung Quốc và Đảng Cộng sản Việt Nam, hiện có sự nghi ngờ và kình địch giữa hai quốc gia láng giềng, đặc biệt trong vấn đề tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông.

"Trung Quốc đã bắt tay với Nga để hình thành một trật tự thế giới mới" - cựu đại sứ Nguyễn Ngọc Trường, một nhà phân tích chính trị cho biết.

"Bây giờ, châu Á nên cẩn thận với Trung Quốc" - ông nói thêm.

"Mỹ đã mắc một sai lầm chiến lược" - một nhà phân tích khác từ Việt Nam nhận định. Ông này không muốn tiết lộ danh tính vì mối liên quan với chính phủ Việt Nam và không được phép trả lời báo chí.

"Họ [Mỹ] dường như quên rằng đối thủ cạnh tranh thực sự của họ là Trung Quốc. Đối đầu với Nga nghĩa là phải chiến đấu trên hai mặt trận cùng một lúc. Thất bại gần như là chắc chắn" - nhà phân tích này nói.

Chính quyền Biden tuyên bố sẽ không đưa quân đội đến chiến đấu ở Ukraine. Và Trung Quốc cũng khẳng định sẽ không lợi dụng tình hình ở Ukraine và rằng Trung Quốc không có lợi ích cá nhân trong vấn đề Ukraine. Nhưng nhiều người Việt lo ngại rằng khi Washington bị phân tâm bởi căng thẳng leo thang ở Ukraine, Bắc Kinh sẽ tận dụng tình hình và thúc đẩy chương trình nghị sự của mình ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.

Đài Loan và Biển Đông dường như là những mục tiêu nhỡn tiền nhất vì Trung Quốc đã tuyên bố chủ quyền đối với những nơi này - nhà phân tích Việt Nam nhận định. Ông đồng thời nói thêm rằng hành xử của Trung Quốc ra sao sẽ phụ thuộc vào những diễn biến tình hình ở châu Âu.

_________________
Vào đây đọc truyện:

https://www.nhomcho.com/f7-truyen-ngan

https://www.nhomcho.com/f8-truyen-dai

Vào đây nghe nhạc Việt:

https://www.nhomcho.com/f14-nhac-vn
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024

Post by LDN Sun Feb 27, 2022 4:52 pm

Ukraine 'kiên cường chống trả', Putin muốn chiến thắng trước ngày 2/3

27 tháng 2 2022 - BBC

Một xe tăng Nga bị đốt cháy gần thành phố Kharkiv, Ukraine, ngày 25 tháng 2 năm 2022

Quân đội Ukraine được cho là tiếp tục kiên cường đánh trả Nga xâm lược trong ngày giao tranh thứ tư kể từ khi Nga vượt qua biên giới hôm 24/2.

Trong ngày Chủ nhật 27/2, Ukraine tuyên bố đã giành lại quyền kiểm soát thành phố lớn thứ hai của mình, Kharkiv, sau cuộc giao tranh trên đường phố với lực lượng Nga.

Lính Nga đã vào Kharkiv, thành phố 1,4 triệu dân, cách biên giới với Nga 12 km về phía nam giao tranh dữ dội trên đường phố với lực lượng Ukraine.

Người đứng đầu chính quyền khu vực Kharkiv, Oleh Sinegubov, sau đó nói rằng người Ukraine đã giành lại quyền kiểm soát thành phố.

"Quyền kiểm soát Kharkiv hoàn toàn là của chúng tôi!" Sinegubov cho biết trong một thông báo trên Telegram.

Trang NBC News ngày 27/2 viết: "Một quan chức quốc phòng cấp cao của Mỹ cho biết hôm Chủ nhật rằng Mỹ tiếp tục chứng kiến Nga bị chậm lại do sự kháng cự gay gắt của Ukraine và các thách thức hậu cần, bao gồm cả tình trạng thiếu nhiên liệu."

"Quan chức này cho biết, mặc dù quân đội Nga đã đưa khoảng hai phần ba lực lượng được chuẩn bị xung quanh Ukraine vào đất nước này, nhưng họ vẫn chưa thể kiểm soát bất kỳ thành phố nào."

"Theo quan chức này, cuộc kháng chiến là "anh hùng, đầy cảm hứng", nhưng Nga vẫn có lợi thế, với "sức mạnh chiến đấu khủng khiếp" được bố trí trong và ngoài Ukraine."

Một hình ảnh vệ tinh cho thấy hậu quả của các cuộc pháo kích ở ngoại ô phía đông bắc Kharkiv, Ukraine ngày 26 tháng 2 năm 2022

Một hình ảnh vệ tinh cho thấy hậu quả của các cuộc pháo kích ở ngoại ô phía đông bắc Kharkiv, Ukraine ngày 26 tháng 2 năm 2022

Putin 'muốn thắng trước 2/3'

Cựu Thứ trưởng Ngoại giao Nga Andrei Fedorov đã nói rằng ông Putin đang hướng tới một chiến thắng trọn vẹn trước ngày 2/3.

Phát biểu với kênh Al Jazeera, ông Fedorov cho biết "mọi thứ sẽ phụ thuộc vào hai ngày tới bởi vì, theo hiểu biết của tôi, ông Putin ra lệnh cho hoạt động quân sự hoàn thành với chiến thắng trước ngày 2 tháng 3".

Fedorov nói thêm rằng Moscow sửng sốt trước sự phản kháng quyết liệt của Ukraine và trước quyết định của các quốc gia châu Âu - những nước phụ thuộc phần lớn vào khí đốt của Nga - áp đặt các biện pháp trừng phạt khắc nghiệt.

"[Những biện pháp này đã] gây ra rất nhiều vấn đề ở đây," ông này nói.

EU mua vũ khí cho Ukraine
Các quan chức cho biết hôm Chủ nhật, Liên minh châu Âu sẽ mua vũ khí cho Ukraine để đánh lại Nga xâm lược.

"Lần đầu tiên, Liên minh châu Âu sẽ tài trợ cho việc mua và vận chuyển vũ khí và các thiết bị khác cho một quốc gia đang bị tấn công," bà Ursula von der Leyen, chủ tịch Ủy ban châu Âu, cho biết.

Một nguồn tin của ủy ban nói với Reuters rằng họ có kế hoạch chi 450 triệu euro trong quỹ của EU để mua vũ khí cho Ukraine, và thêm 50 triệu euro cho các hạng mục khác bao gồm cả vật tư y tế.

Trang Defense.gov của Bộ quốc phòng Hoa Kỳ ngày 27/2 dẫn lời một quan chức nói với báo chí:

"Về tình hình ở Ukraine, quan chức này cho biết khoảng hai phần ba lực lượng Nga dàn trận dọc biên giới hiện đang ở bên trong Ukraine, tăng lên chỉ trong 24 giờ qua trong khi trước đó khoảng một nửa số lực lượng này mới ở bên trong Ukraine."

"Quan chức này cho biết Ukraine đang kháng cự gay gắt khi đối mặt với các lực lượng Nga xâm lược, đồng thời cho biết thêm rằng chưa có thành phố lớn nào bên trong Ukraine bị đánh chiếm."

"Quan chức này cho biết không phận Ukraine vẫn còn đang tranh chấp, có nghĩa là Ukraine vẫn đang sử dụng máy bay và hệ thống phòng không và tên lửa, những hệ thống được cho là vẫn còn nguyên vẹn và khả dụng, mặc dù có phần xuống cấp, quan chức này cho biết."

_________________
Vào đây đọc truyện:

https://www.nhomcho.com/f7-truyen-ngan

https://www.nhomcho.com/f8-truyen-dai

Vào đây nghe nhạc Việt:

https://www.nhomcho.com/f14-nhac-vn
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024

Post by LDN Mon Feb 28, 2022 2:23 pm

Tôi tóm tắt ~ tin tức về Ukraine, chiến tranh Ukraine - Nga mà tôi thấy đáng được nhắc tới.

Tuần báo Spiegel Đức:

Phần Lan tuyên bố sẽ chuyển vũ khí cho Ukraine. Cụ thể 2500 Sturmgewehre súng trường, 150.000 viên đạn, 1.500 vũ khí chống xe tăng và 70.000 phần ăn.

Finnland liefert der Ukraine Waffen - Spiegel

17.55 Uhr: Wie zahlreiche andere Länder hat Finnland angekündigt, den Kampf der Ukraine gegen Russland mit militärischem Gerät zu unterstützen. Das teilte Premierministerin Sanna Marin in Helsinki mit. Konkret geht es um 2500 Sturmgewehre, 150.000 Schuss Munition, 1500 Panzerabwehrwaffen und 70.000 Essensrationen.

_________________
Vào đây đọc truyện:

https://www.nhomcho.com/f7-truyen-ngan

https://www.nhomcho.com/f8-truyen-dai

Vào đây nghe nhạc Việt:

https://www.nhomcho.com/f14-nhac-vn
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024

Post by LDN Mon Feb 28, 2022 2:50 pm

Thụy Sĩ trung lập mà có ~ hành động như thế này là hay lắm rồi. Từ trước tới nay tôi thấy nước và dân Thụy Sĩ rất thú vị, cách làm việc và ứng xử của họ khác (nhiều) người mà cũng rất đẳng cấp.👏

Thụy Sĩ cũng cấm vận Nga như cách của EU, thêm vào đó Thụy Sĩ cấm 0 cho máy bay Nga bay qua không phận T.S.

https://www.google.com/amp/s/www.zeit.de/amp/politik/ausland/2022-02/schweiz-uebernimmt-eu-sanktionen-gegen-russland

_________________
Vào đây đọc truyện:

https://www.nhomcho.com/f7-truyen-ngan

https://www.nhomcho.com/f8-truyen-dai

Vào đây nghe nhạc Việt:

https://www.nhomcho.com/f14-nhac-vn
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024

Post by Sponsored content



Sponsored content


Back to top Go down

Page 6 of 55 Previous  1 ... 5, 6, 7 ... 30 ... 55  Next

View previous topic View next topic Back to top

- Similar topics

Permissions in this forum:
You can reply to topics in this forum