Our forum runs best with JavaScript enabled !

Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024

Page 27 of 55 Previous  1 ... 15 ... 26, 27, 28 ... 41 ... 55  Next

View previous topic View next topic Go down

New Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024

Post by LDN Tue Aug 02, 2022 11:12 pm

Vì sao Ukraine muốn giành lại thành phố Kherson?

BBC
Ukraine
NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh,
Các đợt pháo kích từ cuối tháng 7 cho phép quân Ukraine tiến gần lại Kherson, theo tuyên bố của Tổng thống Zelenskyi

2 tháng 8 2022, 17:39 +07
Tuần này, nhiều ý kiến quốc tế bắt đầu nhìn nhận rằng cuộc chiến của Nga ở Ukraine bước vào giai đoạn quyết định.

Tiến độ đánh chiếm đất đai Ukraine của quân Nga đã chững lại và Ukraine có cơ hội phản công, tuy chưa rõ họ có tập trung được quân số cần thiết hay không.

Trên chiến trường, không chỉ giới tình báo Anh, Mỹ mà một số nhà quan sát như GS Mark Galeotti, chuyên gia về Nga tại Đại học UCL, London, cho rằng ở giai đoạn này trận Kherson là trận đánh quyết định.

Hiện quân đoàn 49 của Nga đang cố giữ Kherson, nhưng đường tiếp viện với thiết giáp hạng nặng của Nga cho đơn vị này bị phá hủy.

Cụ thể, cây cầu Antonivskyi đã bị Ukraine oanh kích khiến nó vẫn còn đó nhưng không thể “chịu nổi” xe tăng, pháo binh hạng nặng của Nga kéo vào Kherson.

Hai cây cầu khác cũng bị phía Ukraine bắn hỏng, gồm cầu Daryivskyi qua sông Inhulets, một nhánh của Dnipro,  và có tin công binh Nga đã lắp cầu phao nhưng chưa rõ để tiếp viện cho cả thành phố Kherson và các phần của tỉnh cùng tên Nga đang làm chủ, hay để tính đường rút về phía Đông sông Dnipro.

Các cây cầu này không bị quân Ukraine phá hủy kịp trước khi rút khỏi đây, khiến Nga dễ dàng chiếm Kherson. Vì lỗi này, lãnh đạo tình báo Ukraine Ivan Bakanov đã bị Kyiv sa thải.

Về phía Kyiv, nếu giải vây được Kherson, quân Ukraine mới có quyền hy vọng tổng phản công giành lại phía Đông Nam lãnh thổ, với điều kiện có đủ quân số và nguồn vũ khí hiện đại từ Phương Tây.

Trả lời chương trình BBC Newsnight tuần qua, cựu Giám đốc CIA, tướng David Petraeus, nói rằng phía Ukraine muốn cắt đứt các tuyến tiếp viện của Nga cho đơn vị kẹt tại Kherson, và tiến tới giành lại cả vùng này. 

Chụp lại hình ảnh,
Bản đồ chiến sự vùng Đông Nam Ukraine

Vì sao Kherson quan trọng?

Kherson là thành phố thủ phủ tỉnh cùng tên đầu tiên và duy nhất của Ukraine ngoài Donbas mà quân Nga chiếm được kể từ khi mở cuộc chiến xâm lăng Ukraine cuối tháng 2.

Ngoài tính biểu tượng, vị trí của Kherson còn có giá trị chiến lược về quân sự cho cả hai bên.

Với quân Nga, việc giành và giữ được Kherson sẽ tạo bàn đạp tiến về phía Tây, bao vây Odesa và khóa chặt lối ra Hắc Hải của Ukraine.

Với quân đội Ukraine, giành lại Kherson thành công có nghĩa là quân Nga bị đẩy về phía bên kia sông Dnipro, phòng tuyến tự nhiên để Ukraine bảo vệ các phần đất của mình, và Kyiv khi đó có thể điều bớt quân đóng tại đó, tiếp viện cho chiến trường Donbas và Zaporizhzhi, theo đài Pháp France24.

Về kinh tế, việc giành lại tỉnh Kherson còn giải tỏa được vấn đề tắc nghẽn tuyến giao thông ra biển của Ukraine, đồng thời bảo vệ một phần của vùng nông nghiệp giàu có.

Kherson, cùng với Khmelnytskyi, Zhytomyr, Poltava, Dnipropetrovsk, Mykolaiv và Zaporizhzhia, tạo thành dải đất phì nhiêu với nhiều triệu ha đất nông nghiệp, trồng lúa mì, cây hướng dương lấy dầu, cây cải dầu, rau trái....

Cuộc chiến của Nga ở Ukraine có một mục tiêu là cướp các nguồn lợi nông nghiệp này.

Còn với Ukraine, ngũ cốc, nông sản vừa đem lại ngoại tệ qua xuất khẩu – chỉ riêng dầu hướng dương của Ukraine đã chiếm 47% sản lượng toàn thế giới (Mintec 2022), vừa là nguồn lương nuôi quân. Thiếu nông sản, cuộc chiến của Kyiv khó có hy vọng kéo dài, theo đánh giá của các báo châu Âu.

Về nhân tâm, Kherson là nơi người dân Ukraine chứng minh cho Moscow thấy chính sách Nga hóa tàn bạo không thành công.

Quân chiếm đóng Nga bị người dân biểu tình, mang cờ Ukraine phản đối. Phía Nga tuy thế không dám bắn vào dân – đa số nói tiếng Nga – dù đã lập ra một chính quyền thân Nga.

Có lẽ Moscow muốn lấy đây làm ví dụ rằng họ có thể thuyết phục được người nói tiếng Nga ở vùng Đông Nam của Ukraine “trở thành người Nga”.

Moscow cũng từng muốn tổ chức trưng cầu dân ý để lập cộng hòa Kherson, giống như việc lập ra hai cộng hòa nhân dân Donetsk và Luhansk. Tuy thế, việc này không dễ đạt được.

Theo báo Moscow Times, quan chức Ukraine nói cuộc chiến giành Kherson phải tới tháng 9 mới xong, và hiện nay Ukraine dùng các hỏa tiễn tầm trung như HIMARS bắn phá các kho đạn của Nga ở Kherson, chuẩn bị cho phản công.

Về phía Nga, GS Mark Galeotti, 85% quân Nga đã được huy động vào cuộc chiến Ukraine và đà tiến công đã yếu đi nhiều.

Nga đã tung vào các chiến trường phía Đông Nam Ukraine, ngoài Donbas, tới 150 nghìn quân, và để tạo bước đột phá thì cần ít nhất 100 nghìn quân nữa, điều không dễ thực hiện.

Vẫn theo ông Galeotti viết trên trang The Sunday Times 30/07, Nga còn có lệnh tổng động viên toàn quân, toàn dân, toàn nền kinh tế Nga vào chiến tranh, nhưng một khi được áp dụng cũng mất nhiều tháng để đưa đủ tiếp viện cho chiến trường Ukraine.

Việc nâng cấp cả về chất và về lượng cho quân đội xâm lăng Nga thực hiện cuộc viễn chinh đẫm máu ở nước láng giềng rộng lớn đang là vấn đề không nhỏ với ông Putin.

_________________
Vào đây đọc truyện:

https://www.nhomcho.com/f7-truyen-ngan

https://www.nhomcho.com/f8-truyen-dai

Vào đây nghe nhạc Việt:

https://www.nhomcho.com/f14-nhac-vn
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024

Post by LDN Sat Aug 06, 2022 9:10 pm

Gia đình Việt ở Ukraine sang Anh lánh nạn (kỳ 1): Vượt đạn pháo rời Kyiv

6 tháng 8 2022, 15:34 +07

Minh Thư

BBC News Tiếng Việt

Huong and daughters at ski resort 
NGUỒN HÌNH ẢNH,NGUYEN THU HUONG
Chụp lại hình ảnh,
Ba mẹ con chị Nguyễn Thu Hương trong một khu trượt tuyết mùa đông ở Ukraine. Ảnh chụp hôm 6/2/2022, chỉ ít ngày trước khi chiến tranh nổ ra.

Nguyễn Thu Hương, người từng sống ở Kyiv 20 năm, cùng chồng và hai con gái rời Kyiv sáu ngày sau khi Nga mở cuộc xâm lược vào Ukraine.

Gia đình chị bắt đầu cuộc sống mới ở thị trấn Sutton, hạt Surrey, Nam London từ đầu tháng Sáu.

Tôi có dịp gặp và hỏi chuyện Hương khi chị cùng chồng con tới thăm trụ sở chính của BBC một ngày hè tháng Bảy.

Chân thành và cởi mở, chị Nguyễn Thu Hương kể lại hành trình đầy rủi ro, thử thách nhưng cũng nhiều may mắn đưa gia đình sang lánh nạn ở Anh quốc.

Gián điệp của Nga thường đánh dấu X trên nóc các tòa nhà để tên lửa dễ tìm mục tiêu, chị Hương kể

Khu nhà ở Kyiv ‘cắt cử người bảo vệ khỏi gián điệp Nga’

Đã đọc nhiều tin tức về gián điệp hoạt động cho Nga ở Ukraine từ đầu cuộc chiến, những gì chị Hương kể về cách cư dân Kyiv bảo vệ tòa nhà của mình cho tôi biết nhiều chi tiết mới.

“Quân đội Ukraine cảnh báo có những người là gián điệp, và chỉ điểm nằm vùng của Nga. Họ vẽ lên tòa nhà những ký hiệu theo quy ước để giúp tên lửa Nga bắn trúng mục tiêu về ban đêm.”

Vì thế, dân cư tòa nhà đã cắt cử người thay phiên để trông nom, bảo vệ khu nhà. Mỗi người sẽ phụ trách một cầu thang, và phải trèo lên nóc xem nếu có ký hiệu đó thì xóa đi.

Mỗi khi phát hiện bom mìn gián điệp gắn ở cầu thang, họ gọi các cơ quan chức năng chuyên xử lý bom mìn đến gỡ.

Mine shaped like a toy 
NGUỒN HÌNH ẢNH,NGUYEN THU HUONG
Chụp lại hình ảnh,
Một trái mìn hình đồ chơi được treo trong khu nhà chị Hương ở Kyiv

“Gián điệp Nga thường làm bom mìn có hình giống như đồ chơi – lợn đất hay những hình rất đẹp và sặc sỡ - mà trẻ con cầm vào là nổ ngay. Họ hay gắn ở cầu thang trong các khu dân cư,” chị Hương kể.

Mỗi lần như vậy mọi người đều chụp ảnh và đăng lên nhóm Facebook của tòa nhà để mọi người biết.

Đến giờ, tòa nhà vẫn tiếp tục được bảo vệ theo cách đó.

Xác định có thể phải bỏ mạng trên đường khi rời Kyiv

Thử đặt mình vào tình thế phải bất ngờ đối mặt với chiến tranh, tên rơi đạn lạc, tôi muốn biết gia đình chị Nguyễn Thu Hương quyết định rời Kyiv khi nào và ra sao.

Chị không ngần ngại chia sẻ rằng đây thực sự là một ‘cuộc đấu tranh’ giữa hai vợ chồng.

Ba ngày sau khi chiến tranh nổ ra, Nga tấn công vào Đại lộ Chiến thắng ở Kyiv. Giao tranh rất dữ dội và ngay ở khu nhà chị Hương ở, tiếng súng nổ liên tục, tiếng tên lửa bắn thấy rất gần, thậm chí, “nghe thấy được cả tiếng tên lửa di chuyển trên đầu mình”.

Việc rời thủ đô thực sự rất nguy hiểm, khiến chồng chị Hương không muốn đi.

“Khi đó nhà tôi có hai quan điểm, tôi muốn đi còn chồng tôi lại không muốn đi.”

“Mình nghĩ là người mẹ, mình phải che chở cho các con, không thể để cho chúng nó sống trong sự nguy hiểm như thế được.”

Clearing snow before setting off
NGUỒN HÌNH ẢNH,NGUYEN THU HUONG
Chụp lại hình ảnh,
Dọn tuyết xe hơi trước khi lên đường đi sơ tán

Nhưng đến ngày thứ bảy của cuộc chiến, vào phút chót, chồng chị đã đồng ý lên đường rời Kyiv.

“Khi ra đi, thực sự chúng tôi xác định khả năng đến nơi an toàn là 50:50, và có thể phải bỏ mạng trên đường,” chị Hương xúc động kể lại.

“Lúc đó không chỉ có bom đạn mà còn cả trấn cướp nữa. Rất nhiều trấn cướp hoạt động trên tuyến đường từ Kyiv đi Lviv. Không ai biết điều gì sẽ xảy ra.”

Chất đồ lên xe giữa tiếng còi báo động rú rít, họ lên đường chỉ mang theo hành lý tối thiểu, mỗi người hai bộ quần áo.

Khi xe chạy trên đường, một chiếc tên lửa bay ngay qua đầu xe, bắn trúng máy bay ngay bên cạnh xe, gây tiếng nổ lớn.

Hai con gái chị đang ngủ trên xe, giật mình tỉnh giấc và thấy khói đen ở đằng sau khi xe lướt nhanh.

Với chị Hương, khoảnh khắc cận kề cái chết này vẫn là nỗi ám ảnh kinh hoàng không biết bao giờ mới xóa mờ.

“Đúng là nhà tôi đã đi dưới làn bom đạn. Lần đầu tiên trong cuộc đời, mình hiểu chiến tranh là thế nào.”

Không những thế, để đảm bảo an ninh cho quân đội Ukraine, tất cả các biển báo trên đường đều bị dỡ bỏ hết. Cây cầu nối Kyiv với Zitomir cũng bị quân Nga đánh phá nên nhà chị phải đi đường vòng.

Nhờ vệ tinh của Elon Musk (Starlink) hỗ trợ, họ dùng Google Map để định vị khi lái xe và cuối cùng đã đến Lviv an toàn sau khi nghỉ một đêm ở thành phố Ternopil.

Họ đã may mắn hơn nhiều người khác bị trúng bom đạn hay bị cướp, giết và phải bỏ mạng trên đường.

Road to Kyiv to Lviv
NGUỒN HÌNH ẢNH,NGUYEN THU HUONG
Chụp lại hình ảnh,
Con đường từ Kyiv đi Lviv

Thoát trấn cướp tới Ba Lan nhưng chưa biết sẽ đi đâu tiếp

Khi tới Lviv, tưởng gia đình mình được ở nơi an toàn, nhưng “không ngờ lại có báo động suốt ngày suốt đêm”, và trong nỗi sợ hãi, nghe theo lời khuyên của nhiều người, gia đình chị Hương quyết định đi Ba Lan sau hai ngày.

Tôi hỏi thêm về cảm xúc của chị và gia đình trên đường đi thì được biết chặng đường sang Ba Lan cũng không kém phần kịch tính.

"Khi từ Lviv đi sang biên giới Balan thì nhà chị gặp cướp, lúc đó các cháu hoảng sợ thật sự.

"Cả hai con bảo: “Trông chú ấy mặt rất dữ tợn, chắc chắn là người không tốt, bố lái xe nhanh lên…”.

Một chiếc xe kín mít bám theo và bảo xe nhà chị đi cùng họ, họ sẽ dẫn đi đường nhanh nhất tới biên giới Balan.

Thật may xe nhà chị Hương, chiếc xe hơi duy nhất trên đường lúc đó, đã gặp trạm kiểm soát của Quân đội Ukraine. Chiếc xe kia rẽ theo hướng khác và mất hút.

Daughters and friends in Poland
NGUỒN HÌNH ẢNH,NGUYEN THU HUONG
Chụp lại hình ảnh,
Con gái chị Hương, Sophia (phía ngoài bên trái), Dasha (thứ hai từ trái sang) và hai bạn nhỏ Ukraine cùng đi sơ tán ở Ba Lan

Họ sang Ba Lan giữa cao điểm của làn sóng di dân, khi chùa Nhân Hòa tiếp nhận tới 600 người Việt và người thân mỗi ngày.

Trong dòng chảy của cảm xúc, chị kể với tôi khá nhiều về lòng tốt và tình người ấm áp của người dân Ba Lan, trong đó có cộng đồng gốc Việt, những người đã mở rộng cửa đón người từ Ukraine sang dù không biết họ là ai.

Trong khi rất nhiều người Việt chỉ ở Ba Lan một, hai ngày, rồi đi tiếp sang Đức, Thụy Sĩ, Thụy Điển, Phần Lan...gia đình họ chưa xác định đi đâu tiếp theo.

Tôi tò mò muốn biết về Việt Nam có phải là một khả năng chị cân nhắc.

“Về Việt Nam, mình biết chắc là con mình không học được vì tiếng Việt không đủ giỏi, vì thế tôi không quyết định về nước mà chỉ là đi tiếp nước nào thôi,” chị Hương kể.

* (phần tiếp theo về hành trình sang Anh của gia đình chị Nguyễn Thu Hương sẽ được đăng trong những ngày tới trong kỳ 2 của bài viết).

_________________
Vào đây đọc truyện:

https://www.nhomcho.com/f7-truyen-ngan

https://www.nhomcho.com/f8-truyen-dai

Vào đây nghe nhạc Việt:

https://www.nhomcho.com/f14-nhac-vn
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024

Post by LDN Sun Aug 07, 2022 12:26 pm

McDonald’s và những nỗi ám ảnh của nước Nga

Vincente Nguyen
6 tháng 8, 2022

Ngoài những trừng phạt từ hàng loạt các tổ chức quốc tế khác nhau, bản thân McDonald’s bị đặt trước câu hỏi: Họ sẽ phải làm gì với nước Nga của Putin? (minh họa: Unsplash)
Bốn giờ sáng ngày 31 Tháng Giêng 1990, một hàng dài thị dân Moscow chờ đợi ở Quảng trường Pushkin.

Họ không xếp hàng để đón xem một cuộc diễn binh. Họ cũng không tập hợp chờ nghe phát biểu từ một lãnh đạo Đảng Cộng sản Liên Xô. Thứ họ mong đợi là McDonald’s, hãng đồ ăn nhanh gốc Mỹ trứ danh (hay khét tiếng, tùy quan điểm chính trị của bạn).

Quang cảnh bên ngoài cửa hàng McDonald’s ngày khai trương, 31 Tháng Giêng 1990. (ảnh: McDonald’s).
McDonald’s bị cáo buộc là dung hợp mọi điều tồi tệ nhất của chủ nghĩa tư bản: Một sản phẩm ẩm thực vô hồn thiếu cội rễ văn hóa, những nhân viên bị bóc lột với mức lương theo giờ thấp dưới tiêu chuẩn sống (ít nhất là ở Hoa Kỳ), một thực đơn khuyến khích chủ nghĩa tiêu thụ vô lối và không bao giờ biết thỏa mãn.

Những cách nghĩ và cáo buộc này có đúng không? Có thể lắm chứ.

Tuy nhiên, đối với người dân Nga – Soviet ở thời điểm đó, McDonald’s là hiện thân của sức sáng tạo và sức bật của nền dân chủ “thù địch” Hoa Kỳ xa xôi mà họ chỉ có thể nghe qua báo đài chính thống.

McDonald’s không dùng ngân sách nhà nước.

McDonald’s không thực hiện những kế hoạch năm năm của Trung ương Đảng.

McDonald’s không phát phiếu lương thực xác định mỗi tháng thực khách được dùng mấy phần.

Tự thân sự xuất hiện của McDonald’s tại trái tim của khối xã hội chủ nghĩa toàn cầu là tín hiệu cho dấu chấm hết của mọi lý thuyết và lời rao giảng kinh tế – chính trị làm nên danh tính Liên bang Xô-viết như người ta từng biết.

Gần một thế kỷ độc tôn chủ nghĩa Marx tại nước Nga chấm dứt với sự hiện diện của hãng thức ăn nhanh này.

Vì sao ư? Vì chỉ sau một mẩu quảng cáo tìm ứng viên trên tờ nhật báo Moskovsky Komsomolets, McDonald’s đã nhận 30,000 đơn ứng tuyển. Số lượng người mà công ty cần: 600 người. Tỷ lệ chọi 1:50 (hay khả năng được nhận là 2%), cao hơn Harvard, Stanford, Yale hay tất cả những trường đại học hàng đầu thế giới bạn có thể nghĩ đến.

Những lời hứa như “làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu”, “công nông làm chủ”, “việc làm cho quốc dân” đều theo đó mà vụn vỡ.

10 giờ sáng ngày 31 Tháng Giêng 1990, McDonald’s chính thức mở cửa. Hàng chờ dài nửa cây số bắt đầu di chuyển vào bên trong nhà hàng. McDonald’s ước tính khoảng 30,000 thực khách được phục vụ chỉ trong một ngày hôm đó.

Hơn một năm sau, Liên bang Xô-viết tan rã.

Qua 30 năm, người Nga tưởng như đã quên đi sự cách biệt ý thức hệ giữa họ và những ông chủ tư bản “xấu xa” ở đế quốc Hoa Kỳ. Thứ họ từng xem là cách sống phương Tây, cách ăn của phương Tây và cách xài tiền của phương Tây nay đã trở thành một phần văn hóa ẩm thực không thể thiếu của nước Nga.

McDonald’s khi mới xuất hiện có giá thuộc diện đắt đỏ so với mặt bằng chung giá cả thực phẩm của Liên Xô thời điểm đó. Chất lượng và hương vị thức ăn không thuyết phục được một lượng lớn thực khách địa phương khó tính tại Nga, tương tự như khi McDonald’s xuất hiện ở Việt Nam. Tuy nhiên, người Nga vẫn yêu thích McDonald’s.

Với người Nga, McDonald’s là một cuộc “cách mạng”.

Cuộc cách mạng dịch vụ nơi mà lần đầu tiên sau nhiều thập niên người Nga biết rằng các quán xá và người phục vụ biết… cười và chào đón thực khách; những món ăn được mang đến đúng với mô tả ban đầu trong thực đơn; biết rằng sạch sẽ và vệ sinh cũng là một tiêu chuẩn cơ bản của kinh doanh.

Tính đến năm 2022, hãng thức ăn nhanh này đã mở được 850 cửa hàng trên khắp nước Nga, tuyển dụng hơn 62,000 nhân viên. Hệ thống nhà hàng tại Nga và Ukraine mỗi năm tạo ra khoảng hai tỷ Mỹ kim cho McDonald’s (9% doanh thu toàn cầu). Đó là những con số vô cùng ấn tượng đối với thương hiệu của một cựu thù trên đất khách.

Hệ thống nhà hàng tại Nga và Ukraine mỗi năm tạo ra khoảng hai tỷ Mỹ kim cho McDonald’s. (minh họa: Unsplash)

Tuy nhiên, dẫu người Nga đã quên đi mối thù ý thức hệ và đón nhận McDonald’s như một người nhà, nỗi ám ảnh lưỡng cực Chiến tranh Lạnh chưa bao giờ rời khỏi đầu các lãnh đạo Nga, và có lẽ cũng là suy nghĩ của những lãnh đạo Mỹ.

Năm 2014, sau khi dùng vũ lực quân sự sáp nhập vùng Crimea của Ukraine và đối mặt với các áp lực ngoại giao của phương Tây, Putin ra lệnh đóng bốn cửa hàng McDonald’s được ưa thích nhất ở Moscow. Biện luận ban đầu là bởi vì những cửa hàng này vi phạm các vấn đề về an toàn vệ sinh thực phẩm. Tuy nhiên, ở thời điểm đó, không ai không nhận ra tính biểu tượng của việc tấn công những cửa hàng thức ăn nhanh trứ danh của Hoa Kỳ trên đất Nga.

Tám năm sau đó, chính quyền Putin chính thức xâm lược Ukraine trên mọi mặt trận.

Ngoài những trừng phạt từ hàng loạt các tổ chức quốc tế khác nhau, bản thân McDonald’s bị đặt trước câu hỏi: Họ sẽ phải làm gì với nước Nga của Putin?

Ngày 8 Tháng Ba 2022, Chris Kempczinski, Giám đốc điều hành McDonald’s thông báo: “Giá trị cốt lõi của McDonald’s không cho phép chúng ta bỏ mặc những tổn thương nhân mạng vô nghĩa đang diễn ra tại Ukraine.”

Và cũng từ Tháng Ba 2022, hãng thức ăn nhanh này tạm thời đóng cửa toàn bộ hệ thống cửa hàng trên lãnh thổ Nga, với cam kết sẽ tiếp tục trả lương nhân viên và tiền thuê mặt bằng hàng tháng cho các đối tác. McDonald’s cho biết quyết định này gây thiệt hại cho họ khoảng $50 triệu mỗi tháng.

Với tin tức này, người Nga lại tiếp tục xếp hàng chờ đợi để thưởng thức và gửi lời chào tạm biệt với sản phẩm tư bản phương Tây thuần chất trong một tương lai vô định của kinh tế Nga. Điều này gợi nhớ hình ảnh 32 năm trước, khi McDonald’s lần đầu tiên trình làng ở xứ sở bạch dương.

Chỉ mới ba thập niên, người ta lại phải sống trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh kiểu mới, không phải vì sự xung đột ý thức hệ rõ ràng minh thị, mà vì nỗi ám ảnh của chính trị cường quyền.

_________________
Vào đây đọc truyện:

https://www.nhomcho.com/f7-truyen-ngan

https://www.nhomcho.com/f8-truyen-dai

Vào đây nghe nhạc Việt:

https://www.nhomcho.com/f14-nhac-vn
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024

Post by LDN Wed Aug 10, 2022 7:50 pm


Quân Nga ăn ngủ không yên vì chiến binh trong bóng tối

Lê Tây Sơn
10 tháng 8, 2022 - Sài Gòn nhỏ

Pháo binh Ukraine tại Kherson với ý chí “thổi bay quân xâm lược”, Tháng Bảy 2022 (ảnh: Metin Aktas/Anadolu Agency via Getty Images)

Sự kháng cự của người dân Ukraine ngày càng mạnh hơn, thông minh và ứng biến linh hoạt hơn tại các khu vực do Nga chiếm đóng

Nỗi khiếp sợ của quân Nga

Trong sự thách thức ngày càng tăng đối với sự kìm kẹp của quân xâm lược Nga tại các khu vực bị chiếm đóng ở Đông Nam Ukraine, các lực lượng du kích trung thành với chính phủ Kyiv đang tìm giết các quan chức thân Moscow, làm nổ tung các cây cầu và đường ray xe lửa, đồng thời giúp đỡ quân đội Ukraine bằng cách định vị chính xác các mục tiêu then chốt như kho vũ khí.

Sự phản kháng lan rộng đã đưa nhiều khu vực bị Nga chiếm đóng vào bất ổn và đe dọa làm phá sản kế hoạch tổ chức trưng cầu dân ý trong âm mưu thôn tính của Nga. Andriy, 32 tuổi, một du kích ở miền Nam Kherson nói với hãng tin AP: “Mục tiêu của chúng tôi là làm mọi cách để người Nga phải sống trong tâm trạng luôn lo sợ đến mức không thể chịu đựng được và huy động bất kỳ phương cách nào để làm chệch hướng kế hoạch sáp nhập của họ”.

Tại những vùng thuộc Nga chiếm đóng như Zaporizhzhia Oblast thuộc Melitopol, truyền đơn kháng chiến bắt đầu được rải khắp nơi (ảnh: Stringer/Anadolu Agency via Getty Images)

Andriy là thành viên nhóm kháng chiến quân Zhovta Strichka (Ruy băng vàng) ở Kherson, lấy tên dựa vào màu quốc kỳ Ukraine. Nhóm sử dụng dải ruy băng vàng để đánh dấu các mục tiêu tiềm năng cho các cuộc tấn công phá hoại. Quân đội Ukraine gần đây đã dùng hệ thống phóng nhiều hỏa tiễn di động HIMARS do Mỹ cung cấp để bắn trúng cây cầu chiến lược trên sông Dnepr, cắt đứt tuyến đường cung cấp chính của quân Nga.

Thành phố Kherson hiện tràn ngập truyền đơn của phe kháng chiến, đe dọa lấy mạng các quan chức bù nhìn của Moscow. Ngay trước khi vụ tấn công cây cầu, các tờ rơi xuất hiện với nội dung: “Nếu HIMARS không thể làm được điều này, chúng tôi (ám chỉ quân du kích) sẽ làm!”. Andriy nói: “Chúng tôi đang cung cấp cho quân đội Ukraine các tọa độ chính xác nhiều mục tiêu xung yếu khác nhau. Với sự hỗ trợ của các nhóm du kích, các vũ khí tầm xa mới, đặc biệt là HIMARS, sẽ mạnh và chính hơn nữa. Chúng tôi vô hình sau chiến tuyến của Nga, và đây là sức mạnh của chúng tôi”.

Chiến thuật phá hoại ngày càng tinh vi

Khi quân đội Ukraine tăng cường phản công và giành lại một số khu vực phía Tây sông Dnepr, hoạt động du kích cũng gia tăng. Lực lượng Đặc biệt của quân đội Ukraine (Special Operations Forces-SOF), giúp du kích phát triển chiến lược và chiến thuật đánh địch. SOF có một trang web hướng dẫn cách tổ chức, các loại mục tiêu cần “chỉ điểm”, cách chuẩn bị phục kích và làm sao để không bị địch bắt.

Một mạng lưới các kho vũ khí và nơi ẩn náu bí mật được du kích thiết lập tại các khu vực bị chiếm đóng. Bom được cài gần các tòa nhà hành chính, tại nhà các quan chức bù nhìn và trên đường đi làm của họ. Điển hình là chất nổ cài trên một thân cây đã phát nổ khi xe chở trưởng trại giam Yevgeny Sobolev của Kherson đi ngang, may mắn y thoát chết; một chiếc xe cảnh sát bị đánh bom, khiến một người bị thương nặng, một tử vong; phó lãnh đạo chính quyền địa phương ở Nova Kakhovka thiệt mạng sau khi bị bắn vào cuối tuần qua. Du kích quân đã nhiều lần cố gắng giết Vladimir Saldo, người đứng đầu chính quyền tạm thời thân Nga của vùng Kherson với khoản tiền thưởng 1 triệu hryvnias (khoảng $25,000). Pavel Slobodchikov, trợ lý của ông ta, bị bắn chết trong xe riêng; và Dmytry Savluchenko một quan chức khác, chết do bom cài dưới xe.

Du kích chiến bắt đầu lan rộng Melitopol và Donbass

Thị trưởng Melitopol, Ivan Fedorov, người từng có thời gian dài bị giam cầm ở Nga, nói với AP:

“Vào Tháng Năm và Tháng Sáu, quân du kích đã cho nổ tung hai cây cầu đường sắt ở Melitopol và làm trật bánh hai đoàn tàu quân sự của Nga. Phong trào phản kháng có ba mục tiêu chính: Phá hủy vũ khí và phương tiện tiếp tế của Nga; Làm mất uy tín, đe dọa những kẻ chiếm đóng hay cộng tác với chúng; và Chỉ điểm cho lực lượng đặc nhiệm Ukraine vị trí của kẻ thù. Chúng tôi sẽ ngăn cản cuộc trưng cầu dân ý của Nga và không cho phép bỏ phiếu dưới nòng súng của kẻ thù. Hiện chỉ có chưa đầy 10% dân số Melitopol đồng cảm với Moscow, nhưng một nửa đã bỏ trốn”.

“Người Nga mong đợi được đón chào bằng hoa, nhưng họ đang đối mặt với thực tế là hầu hết mọi người ở đây đều sẵn sàng kháng cự dưới nhiều hình thức, từ thu thập thông tin đến đốt phá và thực hiện những cuộc tấn công “thổi bay” quân xâm lược” – Oleksii Aleksandrov, chủ một nhà hàng ở phía Nam Mariupol nói.

Biểu tình chống cuộc chiến của Putin tại Dnipro, Đông Ukraine ngày 7 Tháng Tám 2022 (ảnh: Mykola Myakshykov/ Ukrinform/Future Publishing via Getty Images)

Mới đây ở Mariupol, một thanh niên choàng quốc kỳ Ukraine đứng trên một con phố cạnh nhà hát bị bom Nga tàn phá. Bức ảnh lan nhanh trên các phương tiện truyền thông Ukraine và Tổng thống Zelensky đã lên tiếng ca ngợi trong một bài phát biểu. “Đây là một hành động rất dũng cảm, và tôi muốn cảm ơn một trong nhiều người đang chờ đợi sự trở lại của Ukraine và không chấp nhận bất kỳ sự chiếm đóng nào”.

Tại Donbas, vùng trung tâm công nghiệp với nhiều người nói tiếng Nga, phong trào du kích cũng xuất hiện. Thống đốc tỉnh Luhansk Serhiy Haidai cho biết vào tháng trước, sáu binh sĩ Nga đã bị thương khi xe của họ bị đánh bom ở thành phố Sievierodonetsk. Du kích cũng nhắm mục tiêu vào các tuyến đường sắt, làm gián đoạn các chuyến hàng vũ khí và các nguồn cung cấp khác của Nga.

Đáp trả của Nga

Nga đáp trả bằng cách tăng cường tuần tra và tiến hành các cuộc truy quét thường xuyên những nơi bị nghi ngờ có liên quan hoạt động du kích. Quân Nga kiểm tra điện thoại và bắt giữ những người có biểu tượng Ukraine hoặc ảnh người thân mặc quân phục Ukraine. Nga phong tỏa toàn bộ khu phố, ngăn chặn giao thông và thận trọng kiểm tra từ căn hộ này sang căn hộ khác. Nếu tìm thấy bất kỳ biểu tượng nào của Ukraine hoặc bất kỳ mối liên hệ nào với quân đội Ukraine, họ sẽ đưa tất cả các thành viên trong gia đình vào trại thanh lọc.

Oleksandr Kharchikov, 41 tuổi, sống tại Skadovsk, nói trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại với AP: “Sau khi bị bắt trong một cuộc truy quét an ninh của Nga tôi bị đánh đập và tra tấn suốt một thời gian dài. Chúng đánh tôi bằng gậy bóng chày, dùng kìm kẹp chặt ngón tay và cho điện giật. Tôi bị gãy xương sườn, nhưng vẫn không cung cấp cho chúng thông tin nào. Sự kiên trì này đã cứu tôi”. Kharchikov trải qua 155 ngày khốn khổ trước khi trốn thoát. Ông cũng nói thêm bọn Nga thưởng 10,000 rúp ($165) cho bất kỳ ai xin nhập quốc tịch Nga.

_________________
Vào đây đọc truyện:

https://www.nhomcho.com/f7-truyen-ngan

https://www.nhomcho.com/f8-truyen-dai

Vào đây nghe nhạc Việt:

https://www.nhomcho.com/f14-nhac-vn
LDN

LDN


Back to top Go down

New DELETE@

Post by LDN Thu Aug 11, 2022 8:42 pm



Last edited by LDN on Fri Sep 16, 2022 7:03 pm; edited 1 time in total

_________________
Vào đây đọc truyện:

https://www.nhomcho.com/f7-truyen-ngan

https://www.nhomcho.com/f8-truyen-dai

Vào đây nghe nhạc Việt:

https://www.nhomcho.com/f14-nhac-vn
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024

Post by LDN Sat Aug 13, 2022 12:06 am

Cách Nga ăn cướp tài nguyên thiên nhiên của Ukraine

Lê Tây Sơn
12 tháng 8, 2022 - Sài Gòn nhỏ

DONBAS, UKRAINE – JULY 26: A miner operates a mining combine in a meter high corridor, 370 meteCông nhân mỏ than ở Donbas (ảnh: Wojciech Grzedzinski / For The Washington Post via Getty Images)
Bên trong cuộc chiến Ukraine là một cuộc chiến khác của Nga để giành khoáng sản và năng lượng. Moscow đang cố cướp đi nguồn tài nguyên thiên nhiên giàu có, “xương sống nền kinh tế” của Ukraine.

Vừa ăn cắp vừa phá hoại

Sau gần sáu tháng xâm lược, cuộc chiến “bắn phá bừa bãi” của Moscow đã mang lại ít nhất một phần thưởng lớn: Mở rộng quyền kiểm soát một số vùng đất giàu khoáng sản nhất ở châu Âu. Ukraine có trữ lượng quặng titan và sắt lớn nhất nhì thế giới; các mỏ lithium chưa được khai thác và các mỏ than khổng lồ. Tổng cộng, số tài nguyên thiên nhiên này có giá trị hàng chục ngàn tỷ.

Đa số trữ lượng mỏ của Ukraine (và là nguồn cung cấp năng lượng cho ngành công nghiệp thép quan trọng của quốc gia này trong nhiều thập niên) tập trung ở phía Đông, nơi quân Nga chiếm được nhiều đất nhất. Công ty quản lý rủi ro địa chính trị SecDev của Canada nhận định: “Kết quả của sự xâm lược là số lượng lớn tài nguyên của Ukraine đã lọt vào tay Nga. Ngoài một lượng đáng kể các mỏ năng lượng còn các mỏ khoáng sản giá trị cần thiết cho mọi thứ, từ các bộ phận máy bay đến điện thoại thông minh”.

Cuộc xâm lược của Nga đã làm đình trệ hoạt động khai thác khoáng sản của Ukraine, kể cả khai thác các nguyên liệu cần thiết chiến lược. Thiếu than phát điện khiến Kyiv phải nhập khẩu than để duy trì hoạt động của các nhà máy điện tại nhiều thành phố và thị trấn. Nếu Kremlin thành công trong việc sáp nhập lãnh thổ Ukraine mà họ đã chiếm giữ bằng “trưng cầu dân ý” giả mạo, Kyiv sẽ vĩnh viễn mất quyền tiếp cận và sử dụng gần 2/3 kho báu tài nguyên của mình.

Việc Ukraine có nguy cơ mất thêm các mỏ khác, gồm cả khí đốt thiên nhiên, dầu mỏ, đặc biệt là đất hiếm (tối quan trọng cho một số thành phần công nghệ cao) đã khiến kế hoạch tìm kiếm các lựa chọn thay thế cho đất hiếm nhập khẩu từ Nga và Trung Quốc của châu Âu gặp trở ngại. Stanislav Zinchenko, Giám đốc điều hành GMK, công ty tư vấn kinh tế có trụ sở tại Kyiv nhận định: “Kịch bản tồi tệ nhất là Ukraine bị mất nhiều vùng lãnh thổ giàu tài nguyên. Chúng tôi không còn nền kinh tế hàng hóa mạnh mẽ như trước và sẽ giống một quốc gia Baltic không thể duy trì nền kinh tế công nghiệp của mình. Đây là những gì Nga muốn để làm suy yếu chúng tôi”.

Mỏ than Skochinskogo ở Donetsk, Ukraine, hiện thuộc lịch sử của cái gọi là Cộng hòa Nhân dân Donetsk (ảnh: Pierre Crom/Getty Images)
Nga đã cướp được $12.4 ngàn tỷ

The Washington Post cho biết, Ukraine có 117 trong 120 khoáng chất và kim loại được sử dụng rộng rãi nhất thế giới. Các trang web chính thức của chính phủ không còn hiển thị vị trí địa lý của các mỏ này nữa vì với lý do an ninh quốc gia. Tuy nhiên, phân tích của SecDev chỉ ra rằng ít nhất $12.4 ngàn tỷ các mỏ năng lượng, kim loại và khoáng sản của Ukraine hiện nằm trong sự kiểm soát của Nga, tức gần một nửa giá trị tính bằng đôla của 2,209 mỏ được công ty thống kê.

Ngoài việc chiếm 63% trữ lượng than của Ukraine, Moscow còn chiếm 11% trữ lượng mỏ dầu, 20% khí đốt tự nhiên, 42% kim loại, 33% trữ lượng đất hiếm và các khoáng chất quan trọng khác như lithium. Một số bị cướp khi Nga sáp nhập Crimea năm 2014 hoặc trong cuộc chiến kéo dài tám năm của chính phủ Ukraine với phe ly khai do Nga hậu thuẫn ở phía Đông. Kể từ khi cuộc xâm lược bắt đầu vào Tháng Hai, Kremlin đã dần mở rộng các khu vực chiếm đóng. Theo SecDev và các nhà điều hành ngành công nghiệp khai thác và thép Ukraine, Nga đã chiếm thêm:

41 mỏ than, 27 mỏ khí đốt tự nhiên, 14 mỏ khí propan, 9 mỏ dầu, 6 mỏ quặng sắt, 2 mỏ quặng titan, 2 mỏ quặng zirconi, một mỏ strontium, một mỏ lithium, một mỏ uranium, một mỏ vàng và một mỏ đá vôi lớn trước đây được sử dụng để sản xuất thép.

Bài toán khó cho châu Âu

Dù Ukraine vẫn kiểm soát phần lớn dự trữ dầu và khí đốt nhưng việc Nga tiếp tục mở rộng lãnh thổ có thể dẫn đến một bước lùi chiến thuật đối với châu Âu. Robert Muggah, đồng sáng lập SecDev, nhận định: “Việc Nga chiếm đóng lãnh thổ Ukraine có tác động trực tiếp đến an ninh năng lượng của phương Tây. Trừ khi nhanh chóng đa dạng hóa các nguồn dầu khí, châu Âu sẽ vẫn phụ thuộc nhiều vào dầu khí của Nga”.

Khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea năm 2014, không chỉ Ukraine mất khoảng 7% lãnh thổ, mà khoản đầu tư quan trọng của phương Tây vào việc khai thác và và sản xuất năng lượng tại Crimea cũng tiêu tan. Năm 2021, công ty đầu tư Ba Lan-Ukraina Millstone & Co đã ký một thỏa thuận với một công ty khai thác mỏ của Úc để hợp tác thăm dò tại hai mỏ lithium chưa được khai thác. Bây giờ, Mykhailo Zhernov, đối tác quản lý của Millstone, cho biết, khi chiến tranh bắt đầu, thỏa thuận đã bị đóng băng.

Các nhà phân tích cho biết giấy phép cho các mỏ khoáng sản do chính phủ Ukraine bán vào năm ngoái đang được bán lại với mức chiết khấu sâu khi các nhà đầu tư nghi ngờ về khả năng khai thác. Zhernov nói: “Mỗi ngày, người dân Ukraine đang mất dần nền kinh tế của mình. Nhiều nhà đầu tư từng khoan thăm dò gần đây đã phải dừng lại vì chiến tranh. Những gì liên quan đến khai thác mỏ đều trở thành trò chơi cá cược!”.

Ukraine còn chịu cú đánh tồi tệ hơn khi Nga chiếm giữ các cảng quan trọng và phong tỏa Hắc Hải trên diện rộng. Một số nhà phân tích xem các tuyến đường biển bị mất còn quan trọng hơn trữ lượng khoáng sản bị mất, đặc biệt là than, khi giá trị hiện tại giảm do các quốc gia chuyển sang sử dụng năng lượng xanh hơn. Anders Aslund, nhà kinh tế nghiên cứu nhiều năm về Ukraine giải thích: “Nguyên liệu thô như than không phải là tương lai, mà là quá khứ. Vấn đề quan trọng hơn là liệu Ukraine có mất thêm các cảng biển hay không? Nếu họ không có những cảng đó, họ sẽ cần phải xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng hoàn toàn mới để xuất khẩu”.

Quân đội Nga đánh phá liên tục các cơ sở năng lượng của Ukraine; trong ảnh là một trạm điện ở Lviv bị hỏa tiễn Nga tấn công vào đầu Tháng Năm (ảnh: Leon Neal/Getty Images)
Khai thác và bán đi không dễ

Cho đến nay, than là mỏ lớn nhất ở các khu vực do Nga kiểm soát. Theo SecDev, khoảng 30 tỷ tấn than cứng có giá trị thương mại $11.9 ngàn tỷ ở đây. Chúng cũng mang tính biểu tượng cao khi các đô thị ở Donetsk và Luhansk phát triển dựa trên sự đông đúc của các công nhân khai thác than và luyện thép. Vừa mất nguyên liệu thô vừa bị phá hủy hay mất cơ sở hạ tầng những ngành công nghiệp cốt lõi như thép đã ảnh hưởng lớn đến bốn triệu người sống trong khu vực.

Tại thành phố cảng Mariupol, hai nhà máy lớn đã bị phá hủy hoặc bị chiếm sau cuộc bao vây nhiều ngày của Nga. Các nhà máy khác trên khắp Ukraine cũng giảm sản lượng và đối mặt với một loạt thách thức. Trên khắp đất nước Ukraine, nhiều nhà máy thép từ thời Liên Xô vẫn chạy bằng than. Tuy nhiên, từ năm 2014 đến 2017, cuộc chiến với phe ly khai do Nga hậu thuẫn ở miền Đông đã buộc Kyiv phải nhập khẩu một lượng than đáng kể dùng cho những nhà máy cũ kỹ này và các nhà máy nhiệt điện.

Năm 2021, Ukraine nhập khẩu gần 40% lượng than tiêu thụ. Cùng với các mỏ than, gần đây Nga cũng chiếm một lượng mỏ đá vôi đáng kể được dùng để sản xuất thép khiến sản lượng thép của Ukraine giảm rất nhiều, từ 60% đến 70% và nhiều nhà máy phải dùng đá vôi chất lượng kém của các mỏ đá vôi phía Tây. Yuriy Ryzhenkov, Giám đốc điều hành công ty khai thác và thép khổng lồ Metinvest của Ukraine, cảnh báo: “Muốn đưa trở lại mức sản xuất bình thường chúng tôi sẽ phải nhập khẩu nhiều đá vôi”.

Khi tìm cách khởi động lại nền kinh tế ở các vùng lãnh thổ bị chiếm giữ, Nga có thể cố gắng mở lại một số hoạt động khai thác và sản xuất thép, như đã từng làm ở một trong hai nhà máy thép lớn ở Mariupol. Tuy nhiên, Nga phải đối mặt với trở ngại đáng kể về mặt hậu cần và mất những người mua trước đó. Dù việc chiếm giữ các mỏ có thể làm suy yếu Ukraine thân phương Tây nhưng ít người tin rằng Nga sẽ sớm tiến hành các khoản đầu tư quy mô lớn để khai thác khoáng sản. Những giả định đó dựa trên những mỏ khai thác lại tại các vùng tự trị hoặc bị Nga chiếm đóng từ năm 2014 đến trước cuộc xâm lược.

Tàn độc hơn là Moscow đã lên kế hoạch cho ngập lụt các mỏ than chiếm được nếu Ukraine giành lại được lãnh thổ. Giám đốc điều hành của DTEK, Maxim Timchenko kết luận: “Tôi không nghĩ rằng người Nga thực sự cần những nguyên liệu thô này. Họ chỉ muốn phá hủy nền kinh tế của chúng tôi”. Nỗ lực gần đây của Ukraine nhằm hiện đại hóa và “xanh hóa” mạng lưới năng lượng quốc gia cũng bị cuộc xâm lược của Nga hủy hoại. Gần một nửa các nhà máy năng lượng tái tạo (có đến 89% các trang trại gió nằm trong lãnh thổ bị chiếm đóng hoặc tại các khu vực xung đột) đã phải ngừng hoạt động.

_________________
Vào đây đọc truyện:

https://www.nhomcho.com/f7-truyen-ngan

https://www.nhomcho.com/f8-truyen-dai

Vào đây nghe nhạc Việt:

https://www.nhomcho.com/f14-nhac-vn
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024

Post by Sponsored content



Sponsored content


Back to top Go down

Page 27 of 55 Previous  1 ... 15 ... 26, 27, 28 ... 41 ... 55  Next

View previous topic View next topic Back to top

- Similar topics

Permissions in this forum:
You can reply to topics in this forum