Our forum runs best with JavaScript enabled !

Cải cách ruộng đất: Quỳnh Lưu anh dũng dám chống lại

Page 2 of 2 Previous  1, 2

View previous topic View next topic Go down

Confused Re: Cải cách ruộng đất: Quỳnh Lưu anh dũng dám chống lại

Post by LDN Tue Feb 08, 2022 11:05 pm

Cải cách Ruộng đất ở Trung Quốc, vì sao thôn thôn đổ máu?

Trithucvn

Đấu tố trong thời Cải cách Ruộng đất ở Trung Quốc

Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) thực hiện Cải cách Ruộng đất, bắt đầu từ năm 1946 khi vẫn còn trong thời gian Quốc Cộng nội chiến cho đến tận năm 1952, tức là sau khi giành được chính quyền. ĐCSTQ tuyên truyền rằng Cải cách Ruộng đất là “để thích ứng với yêu cầu của quảng đại quần chúng nông dân, tiêu diệt chế độ sở hữu ruộng đất phong kiến, thực hiện người cày có ruộng”, nhưng mục đích thật sự đằng sau là gì?

Đấu tố trong thời Cải cách Ruộng đất ở Trung Quốc
Nếu nhìn kỹ vào từng hành động mà ĐCSTQ thực hiện trong Cải cách Ruộng đất có thể thấy thực hiện Cải cách Ruộng đất không phải chỉ là để “tiêu diệt chế độ sở hữu ruộng đất phong kiến“, mà còn là để bức ép giai cấp nông dân vốn chiếm số lượng đông đảo nhất trong dân số Trung Quốc tham gia vào cỗ máy chiến tranh, vì ĐCSTQ mà đổ máu hy sinh giành lấy giang sơn.

Ép nông dân ủng hộ ĐCSTQ trong cuộc nội chiến
Ngày 4/5/1946, Trung ương ĐCSTQ đồng loạt thông qua “chỉ thị về vấn đề thanh toán giảm tô và ruộng đất”, gọi tắt là “chỉ thị về vấn đề ruộng đất“, đem chính sách “giảm tô giảm tức” trong thời kỳ kháng chiến cải biến thành tiêu diệt phong kiến, thực hành chính sách “người cày có ruộng“. Đây là văn kiện có tính cương lĩnh đầu tiên đối với việc thực hiện Cải cách Ruộng đất do ông Lưu Thiếu Kỳ chủ trì biên soạn.

Để đạt được sự ủng hộ của quảng đại quần chúng nông dân, để họ dũng cảm tham quân chi viện cho tiền tuyến, củng cố các khu chiếm lĩnh của ĐCSTQ, tích cực phối hợp tiến công quân của chính phủ Quốc Dân, ông Lưu Thiếu Kỳ đã đề xuất trước tiên phải thực hiện “phản gian”, “thanh toán”, tức là thực hiện đếm số “tội ác” của địa chủ và phú nông để đấu tố và trực tiếp yêu cầu những người này phải giao lại đất, tiêu hủy khế ước đất đai.

Xem thêm: Con gái Lưu Thiếu Kỳ dán áp phích tố cáo cha tự tư, giả dối, xấu ác

Để thực hiện Cải cách Ruộng đất, ông Lưu Thiếu Kỳ đã hiệu triệu nông dân tổ chức và thành lập nông hội, cho phép nông dân có quyền quyết định lớn nhất. Nông hội có toàn quyền quyết định trong cách thức thực hiện đấu tố và xử lý địa chủ. Ông Lưu Thiếu Kỳ thậm chí còn nói, muốn “hiệu triệu nhân dân đứng lên, không cần nghe theo lệnh của cán bộ quần chúng, tự mình nắm lấy vận mệnh của mình đặt vào tay mình“.

Lưu Thiếu Kỳ khi tuần hành các tỉnh Sơn Đông, Tấn Sát Kí (nay thuộc khu vực Sơn Tây, Sát Cáp Nhĩ, Hà Bắc) và Tấn Tuy (nay thuộc khu vực Sơn Tây) đã vô cùng tức giận với các lãnh đạo Tấn Tuy thực hiện Cải cách Ruộng đất theo đường lối tương đối bảo thủ ôn hòa, đã mắng nhiếc và yêu cầu các khu vực này thực hiện “đấu tố kịch liệt hơn nữa”.

Cai cach ruong dat Trung Quoc
Đấu tố địa chủ phú nông trong thời Cải cách Ruộng đất ở Trung Quốc.

Năm 1947, để thực hiện chiêu binh rầm rộ, chi viện cho ĐCSTQ tham gia nội chiến, ông Lưu Thiếu Kỳ đã đến phân khu trung ương ở Tấn Sát Kí công khai yêu cầu phải có “người chết“, để gia tăng căng thẳng giữa địa chủ và nông dân, cố ý làm tăng trách nhiệm cho nông dân. Ông này còn yêu cầu thực hiện Cải cách Ruộng đất nhất định phải “lấy việc tra xét lại làm trung tâm, động viên toàn lực lượng quân– dân– chính đảng làm cho triệt để. Làm triệt để nhất định sẽ có một số người phải chết, nhất định sẽ có người phải chịu trách nhiệm nặng nề hơn, nhưng nếu nông dân cam tâm làm, chiêu binh nhất định càng dễ dàng”.

Cải cách Ruộng đất ở Đông Bắc, máu tanh tàn bạo làm người lạnh gáy
ĐCSTQ thực hiện Cải cách Ruộng đất đã làm cho “hộ hộ đấu tố, thôn thôn máu đổ”, tàn bạo khủng bố khắp mọi nơi. Đặc biệt trong các khu Tấn Tuy và Đông Bắc trước khi giành được chính quyền thì mức độ bạo lực lại càng nghiêm trọng.

Tháng 7/1946, Đảng bộ Đông Bắc đã mở hội nghị tại Cáp Nhĩ Tân, thống nhất phương châm Đông Bắc, thể hiện quyết tâm dùng toàn lực xây dựng củng cố căn cứ địa Đông Bắc. Dưới sự chủ trì của Đào Chu, Đảng bộ Đông Bắc và các cấp cơ quan Đảng và Chính quyền đều thực hiện đại tinh giản, đưa 2 phần 3 số cán bộ, ước khoảng 12.000 người thực hiện thâm nhập vào nông thôn ở Đông Bắc, đẩy mạnh việc thành lập chính quyền, thanh toán và thực hiện Cải cách Ruộng đất.

Trong cuốn “Tuyết trắng máu hồng” do Nhà xuất bản Giải Phóng Quân xuất bản, tác giả Trương Chính Long đã kể lại như sau: “Trong số các cán bộ của các nông hội khởi xướng cách mạng thời kỳ đầu tiên ở Đông Bắc, có rất nhiều người không phải là nông dân thuần chính, mà là lưu manh vô sản. Những người kiểu này dám nghĩ dám làm, cái gì cũng dám nghĩ dám làm. Trong tâm trí của những người này, “cộng sản cộng thê” quả thật đúng là khẩu hiệu và lý tưởng tuyệt vời nhất trên thế giới này. Có thể dễ dàng đoạt lấy tiền tài và thê thiếp của địa chủ đem đi chiếm lấy, điều đó không phải là việc đáng để dốc hết sức mình sao?”

Thực hiện Cải cách Ruộng đất ở Đông Bắc không chỉ đã xâm phạm vào lợi ích của trung nông mà còn lạm sát vô số người vốn không cần phải chết. Nhiều người già kể lại, đúng là nhổ cỏ tận gốc, đem cả nhà lớn nhỏ đều giết hết, đứa trẻ còn đang bú sữa thì bị xé làm đôi. Thực hiện Cải cách Ruộng đất ở Tấn Tuy, rất nhiều địa chủ bị “ban thạch đầu”, tức là bị người dân trong thôn ném đá đến chết. Một đội viên công tác Cải cách Ruộng đất ở Đông Bắc, tự mắt nhìn thấy có địa chủ bị thôn dân dùng cối giã gạo giã chết.

Nông dân không có đường lùi
Tần Huy trong cuốn “Văn Sử Tham Khảo” xuất bản năm 2012 tiết lộ, có một thôn làng có 4.075 người, trong đấu tố đã làm chết 25 người, trong số đó chỉ có 2 người là địa chủ, 4 người là phú nông, 10 người là ác bá trung nông, 9 người là ác bá bần nông. Toàn thôn số hộ đấu tố lên đến 332 hộ, người bị đấu tố lên đến 1.201 người, các phần tử tích cực đấu tố là 862 người, vô cùng tích cực là 271 người. Sau khi đấu tố lượt đầu làm chết 5 mạng người, những người đấu tố giả bộ tích cực, nửa tích cực đều bị ghi tên. Những người này về sau đều không có cách nào khác phải tích cực hẳn lên. Làm cho người ta ném đá người khác đến chết chính là làm cho họ không có đường lùi, buộc họ ghi tên vào danh sách để về sau phát động chiêu quân.

Cải cách Ruộng đất đổ máu là để nông dân không có đường lùi mà phải theo ĐCSTQ. Theo thống kê, chỉ trong năm 1947, có đến 400.000 nông dân tham gia vào Liên quân Dân chủ của Lâm Bưu ở Đông Bắc. Đến năm 1948, lúc thực hiện cuộc Đại phản công, số lượng quân giải phóng ở Đông Bắc đã lên đến hơn 1 triệu người.

Một học giả nổi tiếng tên Ông Hàn Tùng từng nhận định về
Cải cách Ruộng đất: “Dùng khẩu hiện chính trị thực hiện tự do dân chủ, thông qua bạo lực đổ máu thực hiện Cải cách Ruộng đất, đem tài sản ruộng đất của địa chủ phân cho nông dân, chính là cách thức tổ chức động viên từ tầng đáy để chi viện cho chiến tranh. Cách này đã bức ép giai cấp nông dân, chiếm số lượng đông đảo nhất trong dân số Trung Quốc, tham gia vào cỗ máy chiến tranh, bất chấp đạo đức luân lý xã hội. Sau cùng, lại không tính toán đến chiến lược mà dùng chiến thuật “biển người” dã man tàn khốc nhất để dành lấy thắng lợi trong cuộc nội chiến”.

Tự Minh

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

Confused Re: Cải cách ruộng đất: Quỳnh Lưu anh dũng dám chống lại

Post by LDN Tue Feb 08, 2022 11:21 pm


Cải Cách Ruộng Đất: Ðôi điều tôi được biết

Bùi Tín
(Nguồn: VOA)

Người việt

Ở Hà Nội vừa mở ra cuộc triển lãm về Cải Cách Ruộng Ðất (1946-1957) dự định kéo dài đến cuối năm, nhưng đã vội đóng cửa sau có 2 ngày.

Dân oan mất đất biểu căng biểu ngữ trước cuộc triển lãm về Cải Cách Ruộng Ðất ở Hà Nội. (Hình: Dân Luận)

Vì sao vậy? Lý do đưa ra là do vấn đề ánh sáng. Nhưng theo phỏng đoán của nhiều bạn trẻ trên mạng Dân Làm Báo, nguyên nhân của sự trục trặc là ở chỗ mục đích của cuộc triển lãm còn tù mù, không có chủ định nói lên sự thật đúng như nó có, không trình bày cả kết quả và những sai lầm nghiêm trọng mà lãnh đạo Ðảng Cộng Sản đã công khai thú nhận, không nêu rõ tác hại của những sai lầm trong quan hệ của Ðảng Cộng Sản với giai cấp nông dân cho đến nay, và phương hướng khắc phục.

Biết bao vấn đề xã hội cần biết rõ, các bạn trẻ muốn biết rõ, liên quan đến CCRÐ. Việt Nam vẫn còn là một nước nông-công nghiệp, gần 70% số dân vẫn sống ở nông thôn, vấn đề nông dân, nông thôn, nông nghiệp vẫn là vấn đề thiết thân của người Việt ở mọi nơi.

Là người sống giữa nông thôn trong thời kỳ CCRÐ, tôi tự thấy có thể đáp ứng yêu cầu muốn biết rõ thêm của các bạn trẻ, để làm giàu thêm kiến thức của các bạn.

Có bài viết nêu lên con số địa chủ ác bá bị giết chết trong CCRÐ là hơn 172 nghìn, theo số liệu lưu trữ của Văn Phòng Trung Ương Ðảng, vậy nạn nhân thực sự là bao nhiêu? Có thể ước đoán không sai là ít nhất là gấp 3 đến 5 lần con số ấy, vì cái mũ “liên quan.” Liên quan đến địa chủ và cũng bị coi như cùng có tội là gia đình, vợ chồng, con cái, cháu chắt, họ hàng xa gần, cho đến bạn bè, láng giềng cũng bị xem xét, điều tra, phải khai báo, phải có lập trường rõ ràng. Do đó con cái địa chủ phải trốn tránh, có khi đi ăn xin, chết đói, cầu bơ cầu bất; sửa sai rồi vẫn bị hất hủi xa lánh, không được đi học, nhất là lên đại học, hay đi học nước ngòai, không được làm công nhân viên nhà nước…Biết bao gia đình tan vỡ, ly dị vì “mâu thuẫn giai cấp,” con cái bơ vơ. Có người mới chỉ bị “liên quan” đã mất tinh thần, bỏ trốn, lên rừng, trôi dạt vào Nam, sang Lào, hay tự sát, phát điên, ốm đến chết.

Phần lớn địa chủ Việt Nam thật ra chỉ là trung nông lớp trên – tiểu tư sản, họ có tham gia lao động, có học thức, tuy chỉ ở mức tiểu học hay trung học, con cái thường là viên chức tiểu tư sản. Rất đông số này đóng góp cho Tuần Lễ Vàng, quỹ kháng chiến, đi dân công hỏa tuyến (do có xe bò, xe đạp, thuyền nhỏ), con em tham gia Quân Ðội Nhân Dân. Cho nên sai lầm CCRÐ gò ép số địa chủ ác ôn theo tỷ lệ như ở Trung Quốc – khi Quốc Dân Ðảng Trung Quốc thống trị – là một điều ngu dại chết người. Không những hầu hết những người bị giết là người yêu nước, tham gia kháng chiến chống Pháp, đa số lại là thành viên Mặt Trận Liên Việt, Mặt Trận Tổ Quốc, quá nửa là đảng viên Cộng Sản. Tất cả lại là những người làm nghề nông giỏi, giàu kinh nghiệm. Ngay từ trong xã quê của tôi (gần Vân Ðình/ Hà Ðông) và những huyện xã nơi tôi sống trong những năm CCRÐ cũng như nơi quê vợ tôi (xã Hưng Dũng, Nghệ An), CCRÐ đã giáng đòn hủy diệt trúng vào giá trị tinh hoa xã hội, tinh hoa sản xuất, tinh hoa văn hóa ở nông thôn Việt Nam. Ðòn ta đánh ta, ta diệt ta này có hậu quả dai dẳng, chỉ vì theo lệnh từ Stalin, từ Mao, từ tên trùm cố vấn Tàu Triệu Hiểu Quang rất quan liêu, kiêu ngạo.

Chấn chỉnh tổ chức là chủ trương lớn tiếp theo ngay sau CCRÐ. Ðó là sắp xếp lại nhân sự, phân phối lại các chức vụ trong đảng, chính quyền. Mặt trận, các tổ chức quần chúng, từ xã thôn lên huyện tỉnh và trung ương. Bần cố nông, không ít là kẻ thất học, lưu manh, cơ hội lên ngôi, chùa chiền, nhà thờ đóng cửa, sách vở bị thiêu hủy, sách văn học nghệ thuật, ngoại ngữ, từ điển bị diệt sạch. Hoành phi, câu đối bị vứt xuống làm cầu ao, tượng Phật bị bẻ đầu, chặt tay, bàn thờ trong nhà bị dẹp bỏ, biết bao ảnh kỷ niệm quý hiếm bị đốt hủy. Một thời kỳ u ám tối tăm lan tràn, phong tục tập quán đẹp đẽ lâu đời bị dẹp bỏ. Một nền đạo lý cổ kính bị thủ tiêu. Có cuộc triển lãm nào nói lên được sự mất mát về văn hóa tinh thần như thế, khi ông Chu Văn Biên, bí thư Liên Khu Ủy Liên Khu 4 (gồm cả Thanh Nghệ Tĩnh và Bình Trị Thiên) nêu gương “sáng chói,” dám chỉ vào mặt mẹ đẻ của mình mà mắng: “Mi đẻ ra tau nhưng mi bóc lột bà con nông dân nên mi là kẻ thù giai cấp của tau, mi phải bị tội chết.” Cụ Ðặng Văn Hướng, nguyên tham tri Bộ Tư pháp, có con trai là Trung Ðoàn Trưởng Ðặng Văn Việt, có biệt danh “Ðệ Tứ Lộ Ðại Vương” – Vua đường số 4 – bạn rất thân của tôi, cụ được Hồ Chí Minh cử làm bộ trưởng nhưng, vẫn bị đưa ra đấu tố ở Diễn Châu. Cụ Nguyễn Khắc Niêm từng đậu Hoàng Giáp Hán Học, cũng từng là tham tri Bộ Tư Pháp có con là Nguyễn Khắc Viện, chủ tịch Hội Việt kiều ở Pháp, và Nguyễn Khắc Dương, bạn rất thân của tôi, cũng bị đấu tố, giam trong chuồng nuôi hươu, ăn cơm thiu bọc trong lá chuối và chết trong thảm cảnh ấy.

Một thời gian ở trong Ban Biên Tập báo Nhân Dân, rất gần cơ quan trung ương Ðảng Cộng Sản Việt Nam, được dự nhiều cuộc họp cán bộ cấp cao, tôi thấy có mối liên quan giữa sai lầm CCRÐ với đường lối bạo lực ở miền Nam. Ðầu năm 1956, Ðảng Cộng Sản Liên Xô mở Ðại Hội XX, chống sùng bái cá nhân Stalin, rồi tháng 11, 1957 mở Hội Nghị 68 Ðảng Cộng Sản toàn thế giới tại Moscow, có Mao Trạch Ðông sang tham dự với tình nghĩa Xô-Trung còn gắn bó. Ðến tháng 11 năm 1960, Liên Xô lại triệu tập cuộc họp 81 Ðảng Cộng Sản và Công nhân quốc tế, mâu thuẫn Xô-Trung bộc lộ ngay từ trong các văn kiện chuẩn bị, vu cáo nhau là phản bội chủ nghĩa Mác-Lênin, Trung Quốc lên án Liên Xô là theo chủ nghĩa xét lại, Liên Xô lên án Trung Quốc theo chủ nghĩa giáo điều. Tại hội nghị này, hơn 70 đảng tán thành lập trường của Ðảng Cộng Sản Liên Xô, nhấn mạnh khả năng giữ vững hòa bình, chung sống hòa bình, thi đua hòa bình giữa các chế độ khác nhau, ngăn ngừa chiến tranh, trong khi đẩy mạnh cả 3 dòng thác cách mạng của thời đại, vì hòa bình, giải phóng dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Trong thời kỳ chuẩn bị cũng như khi dự, đoàn đại biểu Việt Nam gồm Hồ Chí Minh, Lê Duẩn và Nguyễn Chí Thanh tỏ ra theo đa số, tán thành đường lối của Liên Xô. Thế nhưng sau đó, khi trở về nước xu hướng theo đường lối chung sống hòa bình của Liên Xô bị đường lối bạo lực của Trung Quốc lấn át.

Suốt năm 1961 và 1962 từ sáng đến khuya đài Tiếng nói Việt Nam phát đi các văn kiện tranh luận Trung-Xô về đường lối cách mạng thế giới, ngày càng ngả về phía chống chủ nghĩa xét lại, coi xét lại là chống đảng, là phản động, là chống lại cuộc đấu tranh bằng bạo lực cách mạng ở miền Nam. Trong Bộ Chính Trị từ sau Ðại Hội III (tháng 9, 1960), Lê Duẩn chính thức là bí thư thứ nhất (sau cuộc họp Trung Ương 10 sửa sai CCRÐ, Hồ Chí Minh là chủ tịch đảng kiêm tổng bí thư thay Trường Chinh bị mất chức này). Lê Ðức Thọ cũng được vào Bộ Chính Trị trong cuộc họp Trung Ương 10. Cánh Lê Duẩn + Lê Ðức Thọ + Phạm Hùng + Nguyễn Chí Thanh + Võ Chí Công + Tố Hữu (ủy viên Ban Bí Thư Trung Ương) trở thành nhóm chủ đạo cứng rắn chủ trương giải phóng miền Nam bằng bạo lực quân sự, ngày càng có tiếng nói áp đảo. Hồ Chí Minh bị cô lập, đành ngồi yên không tham gia bỏ phiếu, tướng Giáp bị ghép vào tội cầm đầu nhóm xét lại chống đảng, có quan hệ tư túi với Ðại Sứ Liên Xô Serbakov, may mà được ông Hồ “bảo lãnh” nên còn tại vị, nhưng chán nản, quay sang học đàn dương cầm. Một loạt cán bộ xét lại bị cặp Duẩn-Thọ thải hồi, cho vào tù như Lê Liêm, Ðặng Kim Giang, Vũ Ðình Huỳnh, Ung Văn Khiêm, Bùi Công Trừng, Dương Bạch Mai, Hoàng Minh Chính, các đại tá Lê Trọng Nghĩa, Ðỗ Ðức Kiên, Hoàng Thế Dũng… cùng hàng mấy chục nhà báo, nhà văn, nhà điện ảnh khác. Sau khi nhóm xét lại bị gạt bỏ, nhóm chung sống hòa bình, cạnh tranh hòa bình bị chụp mũ là chống đảng, xu hướng chủ chiến càng thêm mạnh, được bổ sung thêm bằng những võ sĩ chủ chiến hạng nặng như Chu Huy Mân, Lê Ðức Anh.

Nếu như không có sai lầm trong CCRÐ, có thể Trường Chinh, Hoàng Quốc Việt, Lê Văn Lương đã đứng vững trên cương vị lãnh đạo trong Bộ Chính Trị, được Hồ Chí Minh chủ trì, được Lê Thanh Nghị, Nguyễn Duy Trinh, Võ Nguyên Giáp tích cực yểm trợ, giữ thế ngả về đường lối hòa bình do Liên Xô chủ đạo và được tuyệt đại đa số phong trào Cộng Sản quốc tế tán thành, trong khi vẫn giữ quan hệ bình thường độc lập với Trung Quốc. Như thế thì không chắc gì nhóm Duẩn-Thọ có thể đoạt được quyền lãnh đạo. Từ đó, may ra cuộc nội chiến anh em Nam Bắc với hàng mấy triệu sinh linh tử vong đã có thể tránh được.

Vâng, thưa các bạn chúng ta đau về những gì đã mất, hàng mấy triệu người bị tàn sát nhân danh đấu tranh giai cấp. Chuyển hóa dân chủ là biện pháp duy nhất để chuộc lại những sai lầm dai dẳng, những tàn phá kinh hoàng, để làm bừng dậy sức sống vô tận của dân tộc Việt Nam trong một kỷ nguyên dân chủ đang ở trong tầm tay chúng ta.


Last edited by LDN on Tue Feb 08, 2022 11:45 pm; edited 1 time in total

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

Confused Re: Cải cách ruộng đất: Quỳnh Lưu anh dũng dám chống lại

Post by LDN Tue Feb 08, 2022 11:25 pm



Last edited by LDN on Wed Feb 09, 2022 11:09 pm; edited 1 time in total

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

Confused Re: Cải cách ruộng đất: Quỳnh Lưu anh dũng dám chống lại

Post by LDN Wed Feb 09, 2022 11:01 pm

Chuyện của tôi ở … cải cách ruộng đất

Nguyễn Như Phong

7-2-2021 - viettudomunich

(Nhân đọc bài “Sao họ ác đến thế” của nhà báo Vũ Hùng)

Nói chuyện về cải cách ruộng đất thì phải khẳng định đó là một trang lịch sử đẫm máu của Việt Nam… Nhưng không nên bàn luận nhiều về việc này, mặc dù người ta vẫn cố lấp liếm, cố bưng bít.

Tôi xin kể chuyện của tôi, chính thằng tôi, cũng suýt là nạn nhân của ‘Cải cách ruộng đất’, mặc dù khi đó tôi chưa đầy năm!
Số là ngày ấy, ông ngoại tôi – Nhà văn, Danh y Nguyễn Tử Siêu ở xã Hương Ngải, huyện Thạch Thất, tỉnh Sơn Tây. Cải cách ruộng đất, ông ngoại tôi bị quy là “phản động, là đảng viên Đại Việt” và thế là bị kết án tử hình.

Bố tôi – nhà văn Hoài An – khi đó là phóng viên báo Quân đội Nhân dân, ngay lập tức bị quy vào việc “lấy con nhà địa chủ” và bị bắt đưa đi cải tạo. Nhưng trước khi bị đưa đi, bố tôi bị vệ binh của báo QĐND áp giải về tận nhà mẹ tôi ở Hương Ngải, và phải nói: “Cô là con phản động. Nay tôi không thể sống với cô được nữa… Từ nay chúng ta chấm dứt tình nghĩa vợ chồng“. Mẹ tôi bình tĩnh và bảo: “Bố tôi có là phản động hay không thì tôi biết… Anh cứ đi đường anh… Tôi không gây phiền cho anh đâu“.

Nỗi uất ức vì bố bị vu oan, giam trong chuồng lợn, chờ ngày ra pháp trường, uất ức vì chồng như vậy, uất ức về việc phải ra khỏi Đảng, mặc dù mẹ tôi được kết nạp Đảng từ năm 1948… Tất cả những nỗi uất ức đó cộng lại khiến mẹ tôi chịu không nổi và bà quyết định tự sát bằng cách ôm cả tôi nhảy xuống giếng …
Khi bế tôi ra đến giếng thì có tiếng gõ cổng, mặc dù đã gần nửa đêm… Mẹ tôi đặt tôi xuống cạnh giếng, chạy ra mở cổng. Và bà sững lại khi thấy nhà báo Phú Bằng, Ngô Thông… và hai người nữa đến. Và chưa kịp hỏi han gì thì tôi oe khóc… Ông Phú Bằng ra ngay giếng và bế tôi lên.. .Ông hiểu ngay ra sự tình.

Ông Ngô Thông nói gấp gáp: “Sao cô nghĩ liều thế. Thằng Hoài An nó cũng khổ lắm. Cấp trên bắt nó phải nói đấy! Nó gửi tiền về đây và dặn cô phải cố nuôi thằng Phong. Còn việc này Đảng sai rồi...”

Nói xong, mấy ông lại biến vào trong màn đêm. Nhờ thế mà tôi sống. Còn ông Ngoại tôi, cũng may mắn được tha tội chết vì là danh y… Còn mẹ tôi, mỗi khi nhắc đến cải cách ruộng đất, bà lạnh lùng: “Tao ỉa năm bảy đống vào cái Đảng nhà chúng mày!!!”

Chuyện là thế đấy!


Last edited by LDN on Sat Feb 12, 2022 11:21 pm; edited 3 times in total

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

Confused Re: Cải cách ruộng đất: Quỳnh Lưu anh dũng dám chống lại

Post by LDN Wed Feb 09, 2022 11:08 pm

Quỳnh Lưu nổi dậy chống cs

Chuyện nổi dậy thì oai hùng bi thảm mà nghe nhạc pha lời 😛😛😛 0 dám cười.

https://youtu.be/pm6AQKZK1lU


Last edited by LDN on Sun Feb 13, 2022 10:44 am; edited 4 times in total

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

Confused Re: Cải cách ruộng đất: Quỳnh Lưu anh dũng dám chống lại

Post by LDN Fri Feb 11, 2022 8:45 pm

Việt Tân

Kỷ niệm 60 năm Quỳnh Lưu Khởi Nghĩa 02/11/1956 – 02/11/2016

Nữ Vương Công Lý

Sáu mươi năm trước, ngày 02 Tháng 11 Năm 1956, đã nổ ra một cuộc nổi dậy của nông dân miền Bắc Việt Nam. Cuộc nổi dậy này đã bị đàn áp đẫm máu, những tài liệu về cuộc nổi dậy này rất ít ỏi, người ta chỉ thấy rải rác trong các cuốn sách của phương Tây, ví dụ như cuốn: “Vietnam At War” trang 256, có vài dòng ngắn ngủi như sau:

“Cuộc nổi loạn của dân quê Bắc Bộ chống lại ’Cuộc Cải Cách Ruộng Đất’ rùng rợn của Trường Chinh biến thành bạo động ở Nghệ An, ngày 2 Tháng 11, 1956. Sự nổi loạn công khai hoàn toàn làm cho Hồ Chí Minh và các đồng chí bất ngờ, gây chấn động cho giới lãnh đạo. Không những dân quê nổi loạn, mà nó lại xẩy ra ở Nghệ An, nơi Hồ sinh ra, và đã từ nhiều năm là pháo đài của cộng sản. Cuộc nổi loạn mau chóng lan ra toàn tỉnh. Địa phương quân không ngăn chặn được, và Hồ ra lệnh cho Giáp đàn áp. Giáp điều động Sư đoàn 325 đóng ở Vinh, gần đó (cách xa Quỳnh Lưu khoảng 70 cây số). Giáp do dự khi ra lệnh cho sư đoàn. Lính của sư đoàn phần nhiều quê quán ở Nghệ An và những tỉnh lân cận, và đa số cũng là dân quê. Có thể Sư đoàn 325 sẽ ngả theo phe nổi loạn. Nhưng đó là hoàn cảnh trong chiến tranh Đông Dương, tầm quan trọng của tiếp viện vượt lên trên chiến lược, chiến thuật và những yếu tố tâm lý.

Sư đoàn 325 có thể đi bộ tới nơi nổi loạn, nhanh chóng. Những sư đoàn khác đồn trú ở xa, phải nhiều ngày mới tới nơi. Phải dẹp ngay tức khắc cuộc nổi loạn trước khi lan rộng. Thế là Sư đoàn 325 lại nghe thấy tiếng kèn thúc quân, tuy rằng có một vài nốt than phiền. Không đếm xỉa gì tới những ý nghĩ thầm kín, hay tình cảm. Sư đoàn 325 mau chóng dập tắt ngọn lửa nổi loạn, trong máu. Không có con số chính thức. Nhưng một vài giới chức tuyên bố 1.000 dân quê đã bị giết, và 6.000 người bị đưa đi đầy. Tài liệu Ngũ Giác Đài cho rằng hàng ngàn người đã chết”.

Thực ra lực luợng đàn áp cuộc khởi nghĩa không phải là sư đoàn 325 như được nêu ra trong đoạn trích dẫn vừa nêu. Tướng Văn Tiến Dũng đã điều động hai sư đoàn 304 và 312 để đàn áp cuộc khởi nghĩa này.

Dưới đây là bài viết về diễn tiến của cuộc khởi nghĩa Quỳnh Lưu, Tháng 11 Năm 1956, được đăng trên trang mạng Nữ Vương Công Lý trước đây.

BBT Web Việt Tân

*********
Sau cái gọi là Nghị quyết sửa sai của đảng CSVN về những đợt cải cách ruộng đất đẫm máu, các nạn nhân đã tìm những cán bộ thanh toán món nợ truyền kiếp. Các đảng viên CS trung kiên được thả về từ nhà tù, được khôi phục quyền hành, khôi phục đảng tịch, liền tìm ngay các đồng chí đã tố sai để trả thù. Do đó, tình trạng xung đột, giết chóc giữa đảng viên cũ và đảng viên mới lan rộng khắp mọi nơi. Uy tín của đảng bị sụp đổ, cán bộ hoang mang, lo sợ tột độ. Ở nông thôn, các đảng viên đi họp phải mang búa theo để thảo luận với nhau.

Những địa chủ được tha về, thấy tình trạng làng xóm bất ổn như vậy, vội vàng chạy ra thành phố ở nhờ các gia đình tiểu tư sản hồi kháng chiến đã trú ngụ ở nhà mình. Các bần cố nông trót nghe lời đảng tố điêu nay bị sợ rạch mồm, cắt lưỡi, cũng vội vàng chạy ra thành phố để đạp xích lô và đi ở thuệ. Vì vậy, số dân ở Hà Nội, Nam Ðịnh đột nhiên tăng lên gấp bội và không khí căm thù ở nông thôn lan ra thành phố, ảnh hưởng đến giới công nhân, tiểu tư sản, sinh viên và trí thức, dùng báo chí lên tiếng chống đảng, thì cuộc nổi dậy Quỳnh Lưu đã làm đảng CSVN rất lo sợ. Toàn thể nhân dân tỉnh Nghệ An, gồm đủ mọi thành phần giai cấp ở các xã Quang Trung, Tân Nho, Diễn Tân, Vạn Kim, Diễn Ðức, Diễn Ðông, Diễn Nguyên, Minh Châu, Ðức Vinh, Hồng Thăng, Ðại Gia, Yên Trung đã mở một đại hội để tố cáo những chính sách cai trị tàn ác của chế độ. Ban tổ chức đại hội còn mời luôn cả cán bộ VC thuộc cấp tỉnh và huyện đến tham dự để chứng minh tinh thần đấu tranh cho tự do của nhân dân.

Sau nhiều giờ thảo luận, đại hội đã đồng thanh lập bản kiến nghị nguyên văn như sau:

Yêu cầu trả lại cho chúng tôi những vị linh mục chánh sở và tất cả những vị giáo sĩ bị bắt bớ giam cầm.
Yêu cầu trả lại cho chúng tôi xác các vị linh mục đã bị hành quyết và của những vị đã bị thủ tiêu.
Yêu cầu trả lại những tài sản của địa phận, của thánh đường, của Ðức Mẹ đã bị chính quyền tịch thu hoăc xung công.
Yêu cầu đền bồi thanh danh của các giáo sĩ đã bị nhục mạ và danh dự của các giáo hữu đã bị vu khống.
Cán bộ VC rất căm tức những lời kết án của dân chúng, lúc đầu họ nhất định không ký tên, nhưng với áp lực của hàng ngàn người, họ bắt buộc phải ký vào quyết nghị. Ban tổ chức đã gởi bản quyết nghị này đến 4 nơi: Tòa thánh La Mã (qua trung gian của Ðức Khâm sứ Dooley), Ủy Ban Kiểm Soát Ðình Chiến, Hồ Chí Minh và gởi đến chính quyền quốc gia miền Nam. Phía CSVN đã tìm đủ mọi cách ngăn chặn bản quyết nghị đến tay Ủy Ban Kiểm Soát Ðình Chiến.

Dân chúng đã dùng ngay chính sách sửa sai của CSVN để đòi lại chồng con đã bị giết, tài sản đã bị cưỡng đoạt và đòi được di chuyển tự do vào Nam như đã cam kết trong Hiệp định Geneva.

JPEG - 10.1 kb
Đồng bào Sài Gòn biểu tình ủng hộ cuộc khởi nghĩa của Nhân Dân tỉnh Nghệ An. Ảnh: Minh Triết Việt
Giữa lúc đó, được tin chiều ngày 9/11/1956, Ủy Ban Kiểm Soát Ðình Chiến sẽ đi qua Cầu Giát để lên Hà Nội, hàng ngàn người đã kéo ra đường số một chờ đợị. Ðồng bào đã góp đơn lại giao cho 6 thanh niên đại diện đưa thư. Mấy ngàn đồng bào đã nằm ngay trên đường để chận xe lại, 6 thanh niên đã đưa cho viên sĩ quan Ấn Ðộ trong Ủy Ban mấy vạn lá thư đựng trong bao bố. Viên sĩ quan này cho biết sẽ trình lại cấp trên và trả lời vào ngày thứ Bảy trong tuần.

Sau đó, ngày 10/11/1956, khoảng 10,000 nông dân đã mở đại hội lần thứ hai tại xã Cẩm Trường để bàn thảo về ngày thứ Bảỵ (ngày Ủy Ban Kiểm Soát Ðình Chiến trả lời). Mọi người đều tỏ ra hân hoan khi biết sắp sửa từ bỏ địa ngục trần gian.

Nhưng ngay lúc đó, CSVN đã điều động 2 đại đội chủ lực và một đại đội công an võ trang huyện Diễn Châu về xã Cẩm Trường để giải tán đại hội nông dân. Bạo động đã xảy ra. Tiếng súng và lựu đạn nổ vang trời. Mặc dù tay không nhưng khí thế quần chúng quá mạnh, những người phía sau đã tràn lên thay cho những người gục ngã phía trước.

Cuối cùng, dân chúng đã bao vây đồn bộ đội, công an vào giữa. Ðêm hôm dó, CS đưa thêm 2 trung đoàn về bao vây 10.000 nông dân tại xã Cẩm Trường. Dưới cơn mưa phùn lất phất cuối đông, cảnh tượng bi hùng đã diễn ra ở một trận địa giữa 10.000 nông dân và 2 vòng trong ngoài đầy những công an và bộ đội.

Tờ mờ sáng này 11/11/56, các bà mẹ đã đánh trống, mõ kêu gọi dân chúng quanh vùng đến tiếp cứu. Xã Diễn Châu như bị động đất. Rồi 30.000 nông dân kéo đến vây phía ngoài 2 trung đoàn chính quy của CS, trở thành một vòng bao vây thứ tư. Cuộc nổi dậy bộc phát quá lớn, quá mau, đã đi ra ngoài sự tiên liệu của cả 2 bên.

Hồ Chí Minh rất căm hận biến cố này vì Nghê An là quê quán của ông ta, nhưng Hồ Chí Minh chưa biêt cách giải quyết thế nào để gỡ thể diện cho mình và đảng. CS cũng tìm cách liên lạc với Giám mục Trần Hữu Ðức nhờ ông giải quyết, nhưng ông đã trả lời: “Tôi không biết về vấn đề chính trị, vì tôi là một nhà tu hành”. Lúc bấy giờ, phía dân chúng đã có một số lượng vũ khí đáng kể, tịch thu được từ bộ đội. Chưa bao giờ một cuộc nổi dậy ở miền Bắc lại có đủ tất cả thành phần dân chúng, kể cả các đảng viên CS.

Ðêm 11 rạng ngay 12/11/1956, một số nghĩa quân lén trở về Quỳnh Lưu để tổ chức biểu tình yểm trợ cho dân quân xã Diễn Châu. Ðêm hôm đó, 3000 thanh niên các xã Do Xuyên, Ba Làng và Nông Cống (tỉnh Thanh Hóa) đã kéo vào yểm trợ nghĩa quân. 4g sáng cùng ngày, một Ủy Ban Biểu Dương Lực Lượng Nông Dân Quỳnh Lưu và Ủy Ban Tiếp Tế Nghĩa Quân được thành lập. Phụ nữ, trẻ em đã mang gạo, thực phẩm đến xã Cẩm Trường, nơi cuộc đấu tranh đã bước vào ngày thứ 3.

Rạng ngày 13/11/1956, một cuộc biểu tình vĩ đại với sự tham gia của gần 100.000 đồng bào tỉnh Nghệ An. Bài hát Quỳnh Lưu Khởi Nghĩa đã được truyền đi khắp nơi, hoà với những đợt trống, mõ vang lên liên tục:

Anh đi giết giặc lập công
Con thơ em gửi mẹ bồng
Ðể theo anh ra tiền tuyến
Tiêu diệt đảng cờ Hồng
Ngày mai giải phóng
Tha hồ ta bế ta bồng con ta

Cuộc biểu tình đã tuần hành tiến về Ty công an Nghệ An, hô thật to những khẩu hiệu: Lương giáo đoàn kết chặt chẽ sau lưng các nghĩa quân, Lương giáo quyết tâm chống CS khát máu, Tinh thần Quỳnh Lưu bất diệt…. Công an tỉnh lẩn trốn từ lâu trước khí thế nàỵ. Dân chúng thi nhau nhảy lên nóc Ty công an, xé tan cờ đỏ sao vàng, đạp vỡ ảnh HCM và các lãnh tụ CS quốc tế.

Đàn áp

Trước tình hình này, Hồ Chí Minh ra lệnh cho Văn Tiến Dũng điều động Sư đoàn 304 từ Thanh Hóa, Phủ Quỳ và Ðồng Hới về bao vây nghĩa quân. Sư đoàn này quy tụ nhiều bộ đội miền Nam tập kết mà Hồ Chí Minh muốn xử dụng, thay vì dùng bộ đội sinh quán ở miền Trung hoặc miền Bắc, để có dịp trút tội cho binh đoàn miền Nam nóng tính này.

Trận địa tại xã Cẩm Trường đã lên đến 5 vòng đai giữa dân quân và VC. Buổi chiều cùng ngày, nghe tin dân quân xã Cẩm Trường bị Sư đoàn 304 vây, hàng chục ngàn người đã tiến về xã Cẩm Trường để tiếp cứu. Vòng đai chiến trận đã tăng lên lớp thứ 6. Buổi tối ngày 13/11/1956, hơn 20,000 nông dân từ Thanh Hóa lại kéo vào tiếp viện, mang theo đầy đủ lương thực tính kế trường kỳ đấu tranh.

Ngày 14/11/1956, Văn Tiến Dũng huy động thêm Sư đoàn 312 vào trận địa quyết tiêu diệt nhân dân Quỳnh Lưu. Khi vòng đai thứ 7 thành hình, Hồ Chí Minh ra lịnh tiêu diệt cuộc nổi dậy có một không 2 trong lịch sử đấu tranh chống VC. Trước bạo lực đó, nông dân vẫn cứ quyết tâm tử chiến để bảo vệ căn cứ. Lịnh của ban chỉ đạo nghĩa quan được truyền đi: “Chiến đấu đến giọt máu cuối cùng để giải phóng dân tộc”.

Thế nhưng, vì vũ khí quá thô sơ, nghĩa quân phải rút vào rừng sâu. Sau khi trận chiến kết thúc, quân đội VC đã xông vào các làng Thanh Dạ, Song Ngọc, Cẩm Trường bắt tất cả già trẻ lớn bé giải đi. Họ tra khảo từng người để tìm ra ban chỉ đạo đấu tranh nhưng vô hiệu, vì bất cứ ai, kể cả các em thiếu nhi đều tự xưng là người lãnh đạo cuộc cách mạng này.


Đồng bào Sài Gòn biểu tình ủng hộ cuộc khởi nghĩa của Nhân Dân tỉnh Nghệ An. Ảnh: Minh Triết Việt
Không bắt được ai, VC đành thả bà con ra về, nhưng Hồ Chí Minh tính kế bắt đi Linh mục Hậu và Linh mục Ðôn của 2 xứ Cẩm Trường và Song Ngọc. Dù 2 vị này đã nói: “Chúng tôi là nhà tu hành, chúng tôi không biết gì đến việc nhân dân”.

CS bắt 2 vị linh mục phải lên đài phát thanh đổ lỗi cho giáo dân và nông dân, nhưng 2 vị không bằng lòng. CS đe dọa nếu không tuyên bố như vậy thì sẽ giáng tội cho 2 vị là những người cầm đầu cuộc khởi nghĩa phản động này. Họ mang hình ảnh Linh mục Tấn bị thủ tiêu ở Phủ Quỳ ra dọa nạt. Cuối cùng, 2 vị phải tuyên bố ngược lại sự thật, nhưng cũng bị công an kéo lê lên xe giải về Hà Nội.

************
Kết luận:

Dù nhà cầm quyền CS vẫn cố tình che giấu, xuyên tạc cuộc nổi dậy của nhân dân Quỳnh Lưu cho đến ngày hôm nay; dù họ đã dùng bạo lực đàn áp, giết và đày ải hơn 6,000 nông dân trong biến cố Quỳnh Lưu, nhưng tinh thần yêu nước, can trường của người dân các tỉnh miền Trung nói chung, và ở tỉnh Nghệ An nói riêng, đã soi sáng cho các thế hệ sau con đường chính nghĩa để đòi lại tự do. Người CS rồi sẽ không thể nào dùng những bàn tay giết người che lấp nổi mặt trời. Những việc làm của họ rồi sẽ được phơi bày ra ánh sáng.

Ðòi cho bằng được tự do, công bằng, quyền căn bản của con người không thể xem là một cái tội. Dùng bạo lực để áp đặt cho cho một tội danh là gieo nỗi oan khuất cho cả một dân tộc. Nỗi oan khuất đó đã chồng chất đến trời xanh. Nói về những nỗi oan sống dưới chế độ CS thì không biết bao nhiêu mà kể. Với những nỗi oan của những người đã chết, oan khiên đeo nặng những người còn sống, đảng CSVN đã giải quyết ra sao? Chỉ là sự im lặng.

Thời gian cũng đủ chứng minh CSVN không thể trả lời. Nhưng người dân VN có thể sẽ tự trả lời khi cao trào thèm khát cuộc sống tự do – dân chủ tới hồi chín mùi. Tiếng trống bi hùng của đồng bào Quỳnh Lưu 60 năm về trước vẫn còn vọng về thúc dục người có lòng ái quốc, thương nòi trong chúng ta. Bài hát vang trong bầu trời Quỳnh Lưu như nhắn nhủ gọi người can trường đi tìm chân lý của cuộc sống: con người sinh ra phải được tự do.

Tài liệu tham khảo:

– Trăm Hoa Ðua Nở Trên Ðất Bắc của Hoàng Văn Chí.
– Cuộc Cải Cách Nông Ngiệp tại Miền Bắc của Võ Trường Sơn.
– Việt Nam Giáo Sử của Phan Phát Huồn.
– Cuộc Phiêu Lưu của một Gia Ðình Nông Dân của Thập Lang.

Người sưu tầm: JB Nguyễn Văn Định
Giáo họ Yên Lưu, Xứ Thuận Nghĩa, Giao phận Vinh

Nguồn: Nữ Vương Công Lý

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

Confused Re: Cải cách ruộng đất: Quỳnh Lưu anh dũng dám chống lại

Post by LDN Fri Feb 11, 2022 11:42 pm

Bà Dương Thu Hương nói chuyện.

Đây là lần đầu tiên tôi trực tiếp nghe bà nói chuyện. Từ trước tới nay tôi chưa bao giờ đọc truyện của bà vì bà khi xưa là người cs, tôi 0 thích vì nghĩ bà có thể có bất đồng với ~ người cs khác nhưng tựu chung vẫn là cs, nay nghe bà nói chuyện Think:
1 người đàn bà thẳng thắn, có lập trường, biết đâu là giới hạn khi giao tiếp, có vẻ là 1 người 0 thích luồn cúi, nịnh nọt. Nhận xét của bà rất thú vị.

Nghe nói tiểu thuyết: những thiên đường mù - viết về cải cách ruộng đất.

P.S.: oh la la, giờ mới nghe tới đoạn này, chế độ Diệm là chế độ thối nát 😄😆. Vẫn là bị nhồi sọ  :Giggling: . bà 0 có vẻ của 1 người trí thức tôi thấy 😄. Dù 0 ưa ông Diệm cũng nên dùng chữ ông khi nói về ông Diệm. Vẫn rặt cs. Có lúc gọi ông Hồ là ông trong khi gọi ông Diệm bằng tên mà thôi, 0 có ông đàng trước. Nếu nghiêm khắc thì kết luận bà DTH là 1 người 0 lịch sự  :Giggling: . Vẫn có giọng điệu bao che, nói tốt cho ông Hồ trong chuyện giết Bà Năm v.v.. 0 biết bà khen chế độ nào của VN. Có lẽ 0 có chế độ nào được khen hay cho là tương đối tốt cả. Cái chuyện yêu nước nên muốn Giải Phóng miền Nam tôi nghĩ là 1 lý do thôi. Bị nhồi sọ đúng hơn.  

Nói người việt theo Tàu, hmmm hmmm Tàu là 0 đúng hẳn, quơ đũa cả nắm. Tùy người, có người theo Tàu, nhưng cũng có người chống Tàu. Tựu chung phần đông chống nên VN phải chịu đô hộ 1.000 năm, trong thời gian đó và sau đó luôn phải vừa đánh vừa xoa, giải hòa, nhưng 0 khuất phục nên còn có tiếng việt cho đến hôm nay. Có điều vc thì là bầy tôi Tàu.

Tóm lại, nói chuyện đanh thép, có lẽ bất mãn gia đình bị vc đối đãi, 0 đáng cho tôi đọc sách. 😁😄

Tôi nghĩ bà và đồng chí theo 1 phe, đối nghịch phe ông Lê Duẩn và phe của bà bị diệt. Bởi vậy rất kỵ các phe khác của cs. 0 kể vc muốn lấy lòng, ban thưởng như thế nào, có mời nắm chức vụ quan trọng 0. Think

https://youtu.be/535UsKu5pGo

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

Confused Re: Cải cách ruộng đất: Quỳnh Lưu anh dũng dám chống lại

Post by LDN Sun Feb 13, 2022 4:07 pm

Wiki

Dương Thu Hương (sinh năm 1947 tại Thái Bình) là một nữ văn sĩ người Việt Nam.

Tiểu sử

Lúc 8 tuổi trong thời kỳ Cải cách ruộng đất, bà đã đi theo các đoàn học sinh để chứng kiến phong trào chia đất cho nông dân và tố cáo địa chủ. Năm 1967, bà tình nguyện tham gia Thanh niên xung phong, phong trào Tiếng hát át tiếng bom, phục vụ trong một đoàn văn công tại một trong những khu vực chiến tranh ác liệt nhất lúc đó: Bình Trị Thiên.

Sau chiến tranh, trở ra Bắc, bà cầm bút viết văn và công tác trong ngành điện ảnh. Bà tham dự khóa đầu tiên Trường viết văn Nguyễn Du (1980). Các tác phẩm của bà nhanh chóng nổi tiếng và nằm trong số những tác phẩm được nhiều người đọc lúc đó trong phong trào Cởi Mở. Bà từng là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam nhưng đã bị khai trừ khỏi Đảng vào năm 1989 do không tuân thủ điều lệ Đảng và phê phán thể chế hiện hành. Bà viết nhiều tác phẩm như Bên kia bờ ảo vọng, Những thiên đường mù… có nội dung chỉ trích hệ thống chính trị Việt Nam. Mấy năm sau, với sự trợ giúp của các nhóm chống Cộng ở hải ngoại, bà rời Việt Nam sang Pháp, và được Bộ trưởng Bộ Văn hóa Pháp, ông Jacques Toubon, trao tặng Huân chương Văn hóa Nghệ thuật Chevalier des Arts et des Lettres năm 1994[1][2]

Các tác phẩm của bà hiện nay[khi nào?] không được phép lưu hành tại Việt Nam vì lý do chính trị. Bà đã từng phải vào tù do viết sách và phát biểu phê phán việc áp dụng chủ nghĩa Marx-Lenin, kêu gọi người dân lật đổ Đảng Cộng sản Việt Nam. Có 6 tác phẩm (truyện) của bà được dịch ra tiếng Anh, tiếng Pháp và tiếng Đức.[3] Với cuốn Chốn vắng, bà được truyền hình Pháp TF1 phỏng vấn. Đây được xem là cuốn tiểu thuyết tốt nhất của bà, nằm trong danh sách đề cử giải Femina và nhận Giải thưởng của tạp chí Elle (Grand prix des lectrices de Elle) 2007.[cần dẫn nguồn]

Trong tháng 4 năm 2006, bà được mời sang Paris (Pháp) và sau đó sang New York (Mỹ) dự một hội nghị Văn bút Quốc tế. Giữa năm 2008, bốn tác phẩm của bà đã được đưa vào bộ sách Bouquins ở Pháp: Bên kia bờ ảo vọng, Những thiên đường mù, Tiểu thuyết vô đề và Chốn vắng.[4]

Năm 2009, Dương Thu Hương được Giáo sư Joseph Pivato, dạy môn văn chương Anh ngữ tại đại học Athabasca ở Alberta, Canada đề cử vào danh sách thẩm xét cho giải Nobel văn chương của năm, tuy nhiên đề cử này không vượt qua được vòng thẩm xét của ủy ban Nobel.[5]

Quan điểm

Khi trả lời phỏng vấn tờ Việt Tide (một tờ báo chống Cộng ở hải ngoại), Dương Thu Hương nói rằng bà đã sớm có tư tưởng chống Đảng Cộng sản Việt Nam. Bà từng được mời vào Đảng hồi thanh niên nhưng từ chối vì "không thể xếp tôi đứng vào hàng ngũ với những người mà tôi khinh bỉ". Vào ngày 30 tháng 4 năm 1975 bà đã “ngồi xuống vỉa hè ôm mặt khóc như cha chết, một cảm giác vô cùng hoang mang và cay đắng”, “Tôi tưởng kẻ thù của mình phải mắt xanh mũi lõ và da trắng… Năm 69, tôi thấy họ là người mũi tẹt da vàng tóc đen.” Dương Thu Hương cho rằng dân Việt Nam đã bị đẩy vào một cuộc chiến vô nghĩa vì luôn luôn mang tâm thức phải “chiến đấu chống ngoại xâm”, một hệ quả từ ngàn năm chống Tàu và trăm năm chống Tây.[6]

Dương Thu Hương cũng nói rằng bà sẵn sàng cắt đứt quan hệ với tất cả mọi người trong gia đình bà, gồm cha mẹ tôi, anh em và con cái, nếu họ ngăn cản bà thực hiện mục tiêu chống Cộng. Khi 2 người con của bà không đồng ý việc làm của mẹ, bà nói: "Ðối với chúng nó (2 người con của bà), tôi là một người điên. Nhưng dầu sao chăng nữa thì cũng là tình mẹ con, nhất là tôi đã giao hẹn là nếu chấp nhận tôi thì không được can ngăn việc tôi làm, nếu can thiệp thì tôi sẽ cắt đứt ngay tức khắc, thành ra chúng nó đành chấp nhận thôi".[6]


Last edited by LDN on Sun Feb 13, 2022 4:22 pm; edited 1 time in total

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

Confused Re: Cải cách ruộng đất: Quỳnh Lưu anh dũng dám chống lại

Post by LDN Sun Feb 13, 2022 4:21 pm

Cải cách ruộng đất ở Tàu

https://youtu.be/DUXL3vHKajk

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach

Người ăn chay - Han Kang

https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN

LDN


Back to top Go down

Confused Re: Cải cách ruộng đất: Quỳnh Lưu anh dũng dám chống lại

Post by Sponsored content



Sponsored content


Back to top Go down

Page 2 of 2 Previous  1, 2

View previous topic View next topic Back to top

- Similar topics

Permissions in this forum:
You can reply to topics in this forum