Our forum runs best with JavaScript enabled !

Mỹ:1 trong 3 ng` trên 65 tuổi mắc thêm bệnh sau khi khỏi corona

View previous topic View next topic Go down

Mỹ:1 trong 3 ng` trên 65 tuổi mắc thêm bệnh sau khi khỏi corona  Empty Mỹ:1 trong 3 ng` trên 65 tuổi mắc thêm bệnh sau khi khỏi corona

Post by LDN Sat Jan 15, 2022 10:23 am

Tiêm ngừa giúp tránh Long Covid...
Tôi phải viết rõ là con số mấy trăm ngàn tới 1 triệu người có thể sẽ bị long covid là chỉ nói riêng ở Đức chứ không phải là nói cho chung trên thế giới.

Thường những người từ 20 - 50 tuổi khỏe mạnh, không có bệnh nền bị long covid.

https://www.rnd.de/gesundheit/long-covid-expertin-warnt-mehrere-hunderttausend-bis-millionen-menschen-werden-spaetfolgen-haben-PMUSYIZS3FGV7DVFY7FJPNXXP4.html


Last edited by LDN on Fri Feb 11, 2022 12:51 pm; edited 8 times in total

_________________
Vào đây đọc truyện:

https://www.nhomcho.com/f7-truyen-ngan

https://www.nhomcho.com/f8-truyen-dai

Vào đây nghe nhạc Việt:

https://www.nhomcho.com/f14-nhac-vn
LDN

LDN


Back to top Go down

Mỹ:1 trong 3 ng` trên 65 tuổi mắc thêm bệnh sau khi khỏi corona  Empty Re: Mỹ:1 trong 3 ng` trên 65 tuổi mắc thêm bệnh sau khi khỏi corona

Post by LDN Sat Jan 15, 2022 10:35 am

Thứ Bảy 15/01/2022

ncov

Ngăn chặn nguy cơ của hội chứng "COVID kéo dài"

Hà Nội (TTXVN 13/1)
 
Làn sóng dịch bệnh mới do biến thể Omicron của virus SARS-CoV-2 gây ra có thể đẩy tỷ lệ những người bị "COVID kéo dài" (Long COVID), tức là chịu những di chứng dai dẳng ảnh hưởng tới nhiều hệ cơ quan cơ thể sau khi khỏi bệnh, tăng cao trong thời gian tới. Cảnh báo mới của các nhà khoa học cho thấy sự lây lan nhanh chóng của biến thể Omicron với các ca mắc mới COVID-19 trong 1 ngày tại nhiều nước liên tục lập mốc cao chưa từng thấy đang tạo thêm sức ép bởi "COVID kéo dài" được coi là một nguy cơ đối với y tế cộng đồng ẩn sau đại dịch COVID-19. 

      Cho tới nay, các nhà khoa học vẫn tiếp tục đi tìm lời giải về tình trạng hàng triệu người phải vật lộn với cái gọi là “di chứng kéo dài hậu COVID-19”, với hơn 200 triệu chứng được báo cáo, như thở gấp, đau ngực, ngứa ran và phát ban, cực kỳ mệt mỏi và rối loạn chức năng nhận thức (tên khoa học là sương mù não), rối loạn cơ tim và thần kinh.... Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) từ năm ngoái đã bày tỏ vô cùng lo ngại về tình trạng này, gọi đây là một trong những “góc khuất” của đại dịch chưa được tìm ra, đồng thời kêu gọi những người đang chịu đựng "COVID kéo dài", dù đã hồi phục sau giai đoạn cấp tính, nên tìm kiếm sự trợ giúp y tế. Báo cáo chuyên đề về "COVID kéo dài" được WHO công bố năm ngoái cho thấy tình trạng này có thể khiến sức khoẻ con người bị suy giảm kéo dài, có tác động nghiêm trọng đến khả năng quay trở lại làm việc hoặc tham gia cuộc sống xã hội của người bị mắc COVID-19, họ bị ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần và có thể gây ra những hậu quả kinh tế đáng kể cho bản thân, cho gia đình và cho xã hội. Nguy cơ này đặc biệt đáng quan ngại khi số liệu của Văn phòng Thống kê quốc gia Anh (ONS) công bố cuối năm ngoái cho thấy ở Anh, số người trẻ tuổi mắc hội chứng "COVID kéo dài" cao gần gấp đôi so với những người trên 70 tuổi.


Theo nghiên cứu của Viện Sức khỏe quốc gia Anh (NIHS), hầu hết bệnh nhân bình phục sau thời gian phải nhập viện điều trị vì COVID-19 đều có các triệu chứng “COVID kéo dài” và tình trạng này được cải thiện rất ít trong vòng một năm sau khi ra viện. NIHS cho biết cứ 10 người thì có 7 người tiếp tục gặp phải các triệu chứng “COVID kéo dài” như mệt mỏi, đau cơ, mất ngủ và khó thở trong 12 tháng sau khi xuất viện. Có rất ít hoặc không có cải thiện gì so với 7 tháng đầu kể từ khi khỏi bệnh. Đặc biệt, theo Hiệp hội Tim mạch châu Âu (ESC), bệnh nhân gặp hội chứng "COVID-19 kéo dài", nếu sau một năm khỏi bệnh vẫn cảm thấy hụt hơi, khó thở khi hoạt động thể chất, sẽ có nguy cơ bị tổn thương tim. Kết quả cũng cho thấy số người có các triệu chứng nặng nhất của “COVID kéo dài” nhiều hơn số người có các triệu chứng nhẹ. 

Trong khi đó, qua nghiên cứu về mức độ tự kháng thể ở những bệnh nhân COVID-19 đã bình phục trong vòng 6 tháng sau khi mắc bệnh, các nhà khoa học thuộc Trung tâm Y tế Cedars-Sinai ở Mỹ nhận định ngay cả những trường hợp mắc COVID-19 nhẹ cũng có thể để lại những di chứng kéo dài. Tiến sĩ Anthony Fauci, Giám đốc Viện Dị ứng và bệnh truyền nhiễm quốc gia Mỹ, cũng đồng tình với quan điểm này, đồng thời nhấn mạnh các bằng chứng trước đây đều cho thấy  "COVID kéo dài" không phụ thuộc vào biến thể mà người bệnh nhiễm phải. Điều này cho thấy không có cơ sở để nói rằng biến thể Omicron, vốn được cho gây bệnh nhẹ hơn so với các biến thể khác, sẽ gây ra "COVID kéo dài" ít hơn.

Đặc biệt, nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Viện Y tế công cộng Na Uy công bố tuần này cho thấy những người chưa tiêm vaccine có nguy cơ cao hơn phải chịu đựng triệu chứng "COVID kéo dài" sau khi mắc bệnh. Đáng lo ngại hơn, các nhà nghiên cứu tin rằng “COVID kéo dài” không phải là một hội chứng đơn lẻ mà còn có thể xuất hiện dưới dạng các chùm triệu chứng được chia làm 2 chùm chính. Chùm triệu chứng thứ nhất có liên quan tới não bộ, bao gồm chứng não sương mù (tình trạng đầu óc không thể ghi nhớ, phân tích nhạy bén hoặc thiếu tập trung), suy giảm trí nhớ, chóng mặt, tim đập nhanh và mệt mỏi; chùm triệu chứng thứ hai có liên quan tới hệ hô hấp gồm khó thở và ho. Đây là kết quả nghiên cứu đối với khoảng 70.000 người không tiêm vaccine và mắc COVID-19, trong đó hơn 50% trong số này có các triệu chứng trên sau một năm mắc bệnh.

      Trước thực trạng trên, nhiều nhà khoa học nhấn mạnh điều quan trọng nhất vẫn là phòng tránh để không bị mắc COVID-19, mà biện pháp hàng đầu là tiêm vaccine. Chuyên gia Maxime Taquet, Đại học Oxford (Anh), nhấn mạnh vaccine vẫn là cách hữu hiệu để ngăn chặn các triệu chứng COVID-19, kể cả “COVID kéo dài”. Trước đó, một nghiên cứu do Đại học Queen Mary London thực hiện tháng 10 năm ngoái cho biết cách tốt nhất để ngăn chặn "COVID kéo dài" là tiêm vaccine. Báo cáo trên Tạp chí Hiệp hội Y khoa hoàng gia ước tính tiêm đủ mũi vaccine cơ bản sẽ giúp ngăn chặn tới 56.000 trường hợp mắc "COVID kéo dài" ở trẻ em từ 12 -17 tuổi.

       Thực tế dịch bệnh đã chỉ ra một cách rõ ràng rằng khi càng có nhiều người được tiêm phòng thì thiệt hại do COVID-19 gây ra càng giảm. Biến thể Omicron đã lây lan rất nhanh ở Nam Phi nhưng làn sóng dịch bệnh do biến thể này gây ra được cho là để lại ít hậu quả hơn so với các làn sóng trước, chủ yếu là nhờ nhiều người dân đã được tiêm phòng. Tại Israel, khi biến thể Omicron lây lan nhanh chóng, số bệnh nhân nhập viện là người chưa tiêm vaccine ngày càng tăng dù nhóm này chỉ chiếm khoảng 20% dân số trưởng thành tại Israel. Trong khi đó, diễn biến trong những ngày đầu của làn sóng dịch bệnh do biến thể Omicron gây ra cho thấy nhóm bệnh nhân là người đã tiêm phòng có triệu chứng nhẹ hơn rất nhiều so với nhóm chưa tiêm. Tiến sĩ Oren Kobiler, nhà nghiên cứu miễn dịch học tại Đại học Tel Aviv, khẳng định hầu hết các ca bệnh nặng đều ở những người chưa tiêm phòng hoặc có vấn đề trong hệ miễn dịch khiến vaccine không mang lại hiệu quả như mong muốn.

       Tại New York (Mỹ), gần 90% các ca nhập viện vì COVID-19 hiện là người chưa tiêm phòng. Trong tuần đầu tiên của tháng 1, tỷ lệ mắc ở nhóm chưa tiêm phòng tăng “phi mã”  từ 239,6 ca lên 1.583,1 ca/100.000 người. Đối với nhóm người đã tiêm phòng, tỷ lệ mắc trong làn sóng dịch bệnh do Omicron gây ra cao hơn so với các làn sóng trước, nhưng tình trạng bệnh của những người này ít nghiêm trọng hơn so với những người chưa tiêm phòng.

         Trong cuộc họp báo ngày 12/1, Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus khẳng định dù không hoàn toàn ngăn chặn được sự lây lan của virus nhưng vaccine vẫn rất hiệu quả trong việc ngăn ngừa các ca mắc nặng và tử vong. Ông nêu rõ việc số đông bệnh nhân COVID-19 nhập viện điều trị là người chưa tiêm chủng là minh chứng rõ ràng nhất cho thấy hiệu quả phòng bệnh của các loại vaccine ngừa COVID-19. Người đứng đầu WHO một lần nữa nhấn mạnh học cách sống chung với COVID-19 không có nghĩa là chúng ta có thể hoặc nên chấp nhận vẫn còn hàng nghìn người tử vong vì căn bệnh này. Để làm được điều đó, mỗi người dân nên tự ý thức đi tiêm phòng, mỗi quốc gia cần đẩy mạnh chiến dịch tiêm chủng và đưa ra các quyết định liên quan các mũi tiêm dựa trên thực tế dịch bệnh và cơ sở khoa học, cộng đồng quốc tế cần đoàn kết và nâng cao tinh thần chia sẻ để đảm bảo công bằng trong tiếp cận vaccine./.

LÊ ÁNH


Last edited by LDN on Sat Jan 15, 2022 11:08 am; edited 1 time in total

_________________
Vào đây đọc truyện:

https://www.nhomcho.com/f7-truyen-ngan

https://www.nhomcho.com/f8-truyen-dai

Vào đây nghe nhạc Việt:

https://www.nhomcho.com/f14-nhac-vn
LDN

LDN


Back to top Go down

Mỹ:1 trong 3 ng` trên 65 tuổi mắc thêm bệnh sau khi khỏi corona  Empty Re: Mỹ:1 trong 3 ng` trên 65 tuổi mắc thêm bệnh sau khi khỏi corona

Post by LDN Sat Jan 15, 2022 11:05 am

Hơn 1 triệu người ở UK/Anh bị long covid.


Long Covid: 'I have to choose between walking and talking'

By Charlie Jones
BBC News

Published26 December 2021

Jasmine Hayer has been contacted by hundreds of patients after starting a blog to raise awareness of long Covid

More than a million people in the UK are suffering from long Covid, with fears the number could rise due to the Omicron variant. Many patients say they only had a mild initial infection but it went on to ruin their health, social lives and finances.

Jasmine Hayer, 32, was living in London and training to be a yoga teacher when she caught coronavirus last March.

It sometimes feels like it was a different person, she says, speaking slowly and carefully from her parent's house in Biggleswade, Bedfordshire.

She moved back there last summer when she realised she couldn't even make her bed without becoming breathless.

"This illness is so baffling and no-one really knows how to treat it. I honestly don't know if I will ever get back to full health but I'll never stop trying," she says.

Jasmine was training to be a yoga teacher before she got the virus

Currently on sick pay and previously furloughed, she is desperate to work again.

"My whole life has been pulled out from underneath me like so many others with long Covid. We've had a big identity crisis," she says.

"I need to reinvent myself. I can't even lift my left arm up, let alone be a yoga teacher, which is heartbreaking."

For nine months, doctors said anxiety was the cause of her symptoms, which included a tight chest, heart pain, breathlessness, fatigue and palpitations.

She knew they were wrong and developed her own symptom tracker which helped her work out that her triggers were bending over, walking and talking, with a delayed impact in her lungs.

Her health only began to improve when she started treatment at a clinic for 130 patients with severe long Covid, at the Royal Brompton Hospital, in London.

Jasmine felt desperately alone as doctors dismissed her symptoms as anxiety

Doctors found multiple health issues. A gas transfer test showed oxygen levels in her lungs to be 53%, the same as a lung disease patient, and she was diagnosed with post-Covid heart inflammation, which they told her they had not seen before.

They also found small blood clots on her lungs, which only showed up on a specialised scan called a ventilation-perfusion scan.

Since starting blood-thinning medication, the clots have gone but she still has abnormal blood and oxygen flow to her lungs.

"An anti-inflammatory drug called colchicine significantly changed my recovery but unfortunately I relapsed again. Now I can walk slowly for five minutes once a week if I'm lucky but I get chest pain afterwards. I have to choose between using my voice and moving my body. I can't do both in a day.

"Doctors don't know why I have good overall levels of oxygen in my body but it's not getting to my lungs, which could be an issue with my blood vessels, but my scans show they are normal - they've never seen this before."

Jasmine still has abnormal blood and oxygen flow to her lungs

Since starting a blog about her story, she has been contacted by hundreds of people with long Covid desperate for help.

"Many patients are being dismissed because their GPs and specialists haven't been given enough guidance. They don't know that patients can have micro blood clots but normal scans and blood test results, like me," she says.

Jasmine is closely following an ongoing study in Germany which found microscopic blood clots in long Covid patients, starving their tissues of oxygen. A technique that cleans the blood, removing disease-forming proteins, has helped some patients there.

She is also a patient adviser on the largest long Covid study in the world to date, which aims to improve diagnosis and treatment of the illness.

Jasmine often can't concentrate because her chest and heart pain triggers her PTSD

Prof Amitava Banerjee, from University College London, is leading the two-year STIMULATE-ICP study which will recruit 4,500 patients from six long Covid clinics.

Existing drugs will be trialled to work out their effectiveness, including anti-histamines, such as the hay fever treatment loratadine. Anti-clotting drugs like rivaroxaban and the anti-inflammatory drug colchicine will also be tested.

Cardiologist Prof Banerjee is concerned that the current number of infections will result in more people suffering with long Covid.

Many patients developed it after a mild infection, he says, so he is not reassured that the Omicron variant may produce less severe initial illness.

"We know that people who were not hospitalised with acute Covid have gone on and been more impaired and we should be concerned about that," he says.

Vaccines are undeniably helping prevent death and severe illness but scientists do not know yet if they protect against long Covid, he says.

Many young people with long Covid have not been able to return to work, he adds, and this has had a major impact on their health, wellbeing and the economy.

He believes the best way to prevent it is to "avoid getting infected in the first place and keep the infection rate down", which will not be achieved with a vaccine-only approach, he says.

"I would love to see more consideration, debate and acknowledgement of long Covid from our policy-makers," he says. "If you only measure deaths you miss out the impact on peoples' lives. We should know better than this."

The Department of Health and Social Care has been asked for a response to Prof Banerjee's comments.

What is long Covid?

Long Covid covers a broad range of symptoms including fatigue, coughs, headaches and muscle painMost people who get coronavirus feel better in a few days or weeks but symptoms can last longer for some, even after a mild infectionAn estimated 1.2 million people reported having long Covid in the UK in the four weeks to October 31Women and those aged 35-49 are most likely to report long-term symptomsSome 40,000 healthcare workers in the UK are estimated to have long CovidNHS England has invested £134m to support those with long Covid and opened 90 dedicated clinics across England

Source: Office for National Statistics/NHS

For Emily Miller, long Covid continues to be a terrifying and lonely experience, without the input of supportive medical specialists.

The 21-year-old had just returned to studying for a music business degree in Brighton last October when she fell ill with coronavirus.

Emily Miller had just returned to studying for her music business degree in Brighton last October when she fell ill with Covid

Growing up in Oxford, she walked everywhere and enjoyed trips to the theatre. Now she only leaves the house for medical appointments and lessons.

"By the end of my classes, I feel drunk and can't remember what has been said.

"I don't see my friends or have a social life. My life has completely changed and so has my career trajectory."

After an initial mild infection, she started to experience migraines, tinnitus, numbness, breathlessness, dizziness, nose bleeds, chest pain and nausea.

A blood test showed she had a low white blood cell count and she was referred to a long Covid clinic, which helped with fatigue management. She was then referred to a neurologist.

Meanwhile, Emily said a GP told her the symptoms were down to anxiety and she should "go home and sort myself out".

Emily is still on pain medication and suffers from fatigue, muscle spasms and gastrointestinal issues. Her GP recently suggested it was anxiety-related irritable bowel syndrome.

"I would love to have some more tests and investigations to see what is causing this but I keep hitting a brick wall," she says.

Apart from her health, her biggest concerns are financial and she worries about paying her rent every month.

"I applied for a disabled students' allowance but they do not recognise long Covid as a disability. I really hope one day it will be counted," she says.

Her job prospects when she graduates next year are bleak, she feels, and her dream of working for a record label is on hold.

Emily is still on pain medication and suffers from fatigue, muscle spasms and gastrointestinal issues

She decided to set up a fundraising page to help support herself and try to ultimately find a cure by paying for experimental treatments like oxygen therapy.

"I hate asking other people to support me but I felt like I was running out of options," she says.

It's a similar situation for Antony Loveless, who recently had to ask his mother to lend him £1,000 to pay his mortgage.

The 54-year-old, who lives in Southend, caught Covid in January while he was at work as a lead investigator at London Gateway port.

His partner Claire Hooper, 52, who was working as a nurse, caught it too and also suffers from long Covid.

They have spent most of this year in bed with crippling pain and fatigue, having both been made redundant from their jobs.

Antony and his partner Claire have lost their jobs and spent most of this year in bed with crippling pain

Antony has lost four stone, walks with a stick and drives a car with a disabled badge. He has been diagnosed with a loss of white blood cells and an autonomic disorder called postural orthostatic tachycardia syndrome, which affects his ability to regulate blood pressure. Claire has lost six stone and now has diabetes and hypertension.

Both have been discharged from a long Covid clinic, having been told they were too ill to start rehabilitation.

They burned through £10,000 of savings just paying their mortgage and bills, before they recently qualified for benefits.

"We had an enjoyable middle-class lifestyle," Antony says. "We went from earning around £4,500 a month to living on the bare minimum."

The former war photographer and author has to set reminders on his phone to go to the kitchen to eat but then can't remember why he is in there.

Antony Loveless worked as a war photographer and author

"I hadn't smoked in 37 years and forgot I didn't smoke and bought a packet of cigarettes the other day," he says.

He feels frustrated that statistics are collected on people with Covid who live and die but "not the people in the middle".

"The government never talks about long Covid, you either die or recover, but what about us?"

He says things got so bad a few months ago that he and Claire considered ending their lives.

"We got to a point where we couldn't go on with the pain and no quality of life. We had run out of money and options and were lying in bed, not even able to follow a plot on TV."

_________________
Vào đây đọc truyện:

https://www.nhomcho.com/f7-truyen-ngan

https://www.nhomcho.com/f8-truyen-dai

Vào đây nghe nhạc Việt:

https://www.nhomcho.com/f14-nhac-vn
LDN

LDN


Back to top Go down

Mỹ:1 trong 3 ng` trên 65 tuổi mắc thêm bệnh sau khi khỏi corona  Empty Re: Mỹ:1 trong 3 ng` trên 65 tuổi mắc thêm bệnh sau khi khỏi corona

Post by Sponsored content



Sponsored content


Back to top Go down

View previous topic View next topic Back to top

- Similar topics

Permissions in this forum:
You can reply to topics in this forum