Our forum runs best with JavaScript enabled !

Sách

Page 4 of 55 Previous  1, 2, 3, 4, 5 ... 29 ... 55  Next

View previous topic View next topic Go down

Sách  - Page 4 Empty Re: Sách

Post by LDN Sat Apr 16, 2022 3:16 pm


Đồi gió hú: Những góc tối trần trụi về con người, tình yêu và sự ích kỉ

Travelmag

Không có nhân vật chính diện hay phản diện, không ai trong cuốn tiểu thuyết này cố gắng để làm vừa lòng ai, họ sống thật với bản chất và những góc khuất tăm tối của tâm hồn.

Đồi gió hú là tiểu thuyết duy nhất của nữ nhà văn Emily Brontë. Nó được nhà văn xuất bản lần đầu năm 1847 dưới bút danh Ellis Bell, lần xuất bản thứ hai của tác phẩm là sau khi Emily đã qua đời và lần xuất bản này được biên tập bởi chính chị gái của nhà văn là Charlotte Brontë. Tên của tiểu thuyết bắt nguồn từ một trang viên nằm trên vùng đồng cỏ hoang dã ở Yorkshire nơi những sự kiện có trong tiểu thuyết diễn ra, wuthering là một từ Yorkshire được dùng để chỉ thời tiết thất thường.

Cuốn tiểu thuyết dữ dội và bí ẩn về Catherine Earnshaw, cô con gái nổi loạn của gia đình Earnshaw, với gã đàn ông thô ráp và điên rồ mà cha cô mang về nhà rồi đặt tên là Heathcliff, được trình diễn trên cái nền những đồng truông, quả đồi nước Anh cô quạnh và ban sơ không kém gì chính tình yêu của họ. Từ nhỏ đến lớn, sự gắn bó của họ ngày càng trở nên ám ảnh. Gia đình, địa vị xã hội, và cả số phận rắp tâm chống lại họ, bản tính dữ dội và ghen tuông tột độ cũng hủy diệt họ, vậy nên toàn bộ thời gian hai con người yêu nhau đó sống trong thù hận và tuyệt vọng, mà cái chết chỉ có ý nghĩa khởi đầu. Một khởi đầu mới để hai linh hồn mãnh liệt đó được tự do tái ngộ, khi những cơn gió hoang vắng và điên cuồng tràn về quanh các lâu đài trong Đồi Gió Hú.

Cuốn tiểu thuyết duy nhất của Emily Bronte là cuốn sách đã tới tay công chúng với nhiều lời bình trái ngược vào năm 1847. Thông qua mối tình giữa Cathy và Heathcliff, với bối cảnh đồng quê Yorkshire hoang vu trống trải, Đồi Gió Hú đã tạo nên cả một thế giới riêng với xu hướng bỏ qua lề thói, vươn tới thi ca cũng như tới những chiều sâu tăm tối của lòng người, giúp tác phẩm trở thành một trong những tiểu thuyết vĩ đại nhất, bi thương nhất mà con người từng viết ra về nỗi đam mê cháy bỏng. Xuất hiện trên văn đàn thế giới và khẳng định dấu ấn như một hiện tượng độc đáo của văn học cổ điển.

Đồi gió hú được thuật lại một cách chi tiết thông qua người quản gia Nelly Dean, người đã chứng kiến tất cả số phận 3 đời của gia tộc Earnshaw và bà đã kể cho một vị khách đến thuê Ấp Thrusheross nghe khi ông ta nhắc về một giấc mơ lạ trong lúc ngủ nhờ ở căn phòng cũ của Catherine. Thông qua lời kể đầy tâm trạng nhưng cũng không kém phần kịch tính của Nelly Dean câu chuyện tình làm cho tôi cuốn vào như bị chôn chân trong cơn lốc xoáy ở Đỉnh gió hú.

Câu chuyện bắt đầu khi các nhân vật chính chỉ là những đứa trẻ sống trên một vùng đồi hoang, tách biệt với sự tấp nập của thị trấn. Anh em nhà Earnshaw vẫn rất vui vẻ với cuộc sống ở đồng hoang, luôn mong chờ cha trở về và mang theo những món quà đã được đặt trước.

Rồi một ngày cùng những món quà của các con, ông Earnshaw còn mang về một cậu nhóc rách rưới bẩn thỉu và đặt tên cho cậu ta là Heathcliff. Sự có mặt của thành viên mới khiến những đứa trẻ có mâu thuẫn khi chơi chung với nhau, nhưng mâu thuẫn chỉ xảy ra với Hindley là con trai ông Earnshaw, Hindley rất ghét Heathcliff khi có sự khác biệt về giai cấp nhưng lý do chính là vì Hindley cảm thấy kẻ mới đến đã tranh hết tình thương của cha cậu.

Cậu ta đánh đập và đối xử tàn tệ nhưng Heathcliff không hề kêu khóc hay van xin làm cậu càng thêm căm hận Heathcliff. Nhưng với Catherine lại khác cô rất thân thiện với Heathcliff, chỉ cho cậu ta những gì được học, chơi với nhau trên cánh đồng hoang và bảo vệ cậu ta khi bị anh trai hành hạ.

Tình cảm của Heathcliff và Catherine cứ thế lớn dần lên theo năm tháng, đặc biệt là khi ông Earnshaw qua đời thì cậu càng yêu Catherine nhiều hơn mặc cho sự đối xử tệ bạc của ông chủ mới nhà Earnshaw – Hindley Earnshaw.

Nỗi đau bắt đầu khi Catherine muốn được như những cô gái ở nhà Linton được mặc những chiếc váy dạ hội sang trọng và nhảy những điệu nhảy vui tươi, cô yêu Heathcliff nhưng lại muốn bước vào một thế giới khác, cô muốn Heathcliff bức phá, rời khỏi Đồi gió hú kiếm thật nhiều tiền và quay trở về đón cô, nhưng anh quá yêu cô, không muốn rời xa cô, mặc dù đã đi nhưng anh đã quay lại vì không chịu được cảnh xa cách Catherine.

Đọc đến đây nhiều người sẽ chỉ trích Catherine chỉ biết phú quý mà phụ tình yêu thanh mai của mình nhưng với tôi thì cô ấy không sai mà đó là sự chọn lựa. Có người đã nói với tôi rằng trong tình yêu ta nên lựa rồi sau đó chọn, chọn người phù hợp và mang đến cho mình hạnh phúc, đôi khi con tim sẽ thắng lý trí nhưng hạnh phúc có được bền lâu khi phải sống trong cảnh nghèo khó, phải chạy cơm hằng ngày, phải ngủ ở chỗ mưa tới đầu nắng tới mặt.

Phụ nữ ngày nay cũng vậy, họ không thực dụng, họ có thể lấy một người nghèo nhưng anh ta phải có năng lực và bản lĩnh kiếm tiền thì người con gái mới an tâm đi cùng anh ta. Và tôi nghĩ Cetherine cũng vậy cô muốn Heathcliff rời đi để phát triển sự nghiệp nhưng anh quá lụy tình cho đến khi nghe cô nhận lời cầu hôn của Edgar Linton. Lúc này tim anh rất đau và anh muốn bỏ trốn để có thể quên đi người yêu phản bội.

Hôn lễ giữa nhà Earnshaw và Linton được diễn ra, Edgar rất yêu Catherine và cô thì an nhiên làm phu nhân Linton- một cô chủ đúng mực. Và rồi Heathcliff quay về với khối tài sản lớn cùng với trái tim tan nát và lòng hận thù sâu sắc.

Anh thu mua tài sản của Hindlay và muốn thâu tóm luôn cả Thrusheross của gia đình Linton để trả thù người mình yêu. Sự đau khổ dành cho Catherine chưa dừng lại ở đó khi anh quyết định lấy Isabella là em gái của Edgar, anh muốn quanh quẩn trước mặt nàng, muốn trả thù cho sự phản bội, muốn nàng phải phát điên lên khi nhìn thấy anh ta và điều gì đến cũng sẽ đến khi sự ra đi của Catherine làm cho Edgar đau khổ một thì Heathcliff đau mười.

Giờ này thì con tim của Heathcliff không chỉ tan nát mà còn sẽ đóng băng và đóng băng mãi mãi cho đến chết. Cái chết của Catherine làm tôi chợt nghĩ nếu như ngày ấy Heathcliff cứng rắn hơn, bản lĩnh hơn ra đi lập nghiệp và nói nàng hãy chờ anh trở về đón nang trở thành hoàng hậu của anh thì mọi chuyện có lẽ sẽ khác, sẽ không có sự trả thù phi lí làm cho anh đau, cô đau và cả Isabella càng đau hơn khi nghĩ mình có thể thay thế được vị trí của Catherine trong lòng Heathcliff nhưng đến cuối cùng thì cô chỉ nhận được sự vô tâm thậm chí là oán giận vì cô là em gái của Edgar lấy cô chỉ với một mục đích duy nhất là trả thù.

Sự bình yên của cuốn tiểu thuyết này chỉ ngắn ngủi ở những trang đầu còn lại là những tấm bi kịch được dựng nên từ trang này qua trang khác mà không cần xem thể loại hành động người đọc cũng muốn nghẹt thở khi câu chuyện ngày càng trớ trêu mà không có điểm dừng. Heathcliff lại căm ghét con trai mình vì thằng bé mang đặc điểm của người hắn thù nhất, Hareton thì luôn yêu quý Heathcliff mặc cho ông ta là hành hạ cậu và những người thân của cậu.

Rồi đám cưới cận huyết giữa anh em họ… Mọi sự việc cứ chồng chéo len nhau như một mớ tơ vò, mỗi người có một cách suy nghĩ để bảo vệ bản thân nhưng họ vẫn không thể thoát khỏi nổi ám ảnh rằng chính họ là một phần của rắc rối trong câu chuyện tình nghiệt ngã này. Người chết cũng đã chết, người sống thì luôn giày vò đau khổ nhưng thể chết, tất cả mọi chuyện đều đưa những con người đáng thương này vào bế tắc không thể quay đầu.

Câu chuyện chỉ thực sự kết thúc khi Heathcliff chết thì Đồi gió hú kia mới trở về như ngày xưa, ngày còn tiếng cười vô tư của những đứa trẻ chưa vướng bận sự đời, ngày bình yên như lúc ông Earnshaw còn sống. “Đây phải là một kết cục cho tất cả những gì tôi sắp đặt, phải không nào? – ông ta nói. – Tôi cố tìm cách tiêu diệt hai gia đình, và tất cả những gì tôi đã dày công thực hiện sắp sửa kết thúc rồi. Giờ đã đến lúc tôi phải trả thù cho chính mình! Ấy vậy mà trong tôi có một cái gì đó khiến tôi không còn thấy hứng thú muốn hủy hoại chúng nữa. Cứ như là đang có một chuyển biến gì trong người tôi.”

Khi còn yêu nó là một tình yêu đẹp, đối phương có thể làm tất cả vì nhau, nhưng khi có một chút hận thù thì tình yêu chính là con dao vô hình sẽ đâm từng người một, làm cho họ chết dần chết mòn trong sự đau đớn. Lúc ấy hận thù sẽ che mắt tất cả và con người ta sẽ không còn giữ được lý trí.

Cả câu chuyện là nỗi đau dằng xé qua các thế hệ, từ người trong cuộc đến những người ngoài cuộc đều bị lôi ra cho sự trả thù này. Được xuất bản từ những năm 1847 nhưng cho đến nay câu chuyện về tình yêu và sự trả thù vẫn còn hiện diện trong đời sống của thế kỷ 21.

Có thể sẽ không liên lụy đến nhiều người như trong tác phẩm này nhưng nỗi đau của người yêu nhau và cả hai gia đình là không thể tránh khỏi, kẻ đầu bạc tiễn người đầu xanh đã không còn lạ lẫm. Nó thật sự là nỗi đau khủng khiếp có thể khiến người ta ân hận cả cuộc đời và còn tệ hơn khi kẻ sống – người chết như trong tác phẩm thì lời nguyền về sự đoàn tụ ở địa ngục thật đáng sợ “Catherine Earnshaw, cầu cho em không được an nghỉ chừng nào tôi còn sống! Em nói anh đã giết em, vậy thì hãy ám anh đi! Người bị giết thường ám kẻ giết mình, anh tin thế, và anh biết là xưa nay các hồn ma vẫn lang thang trên cõi trần. Hãy luôn ở bên anh, dưới bất kỳ hình thức nào, hãy làm cho anh phát điên lên. Đừng bỏ mặc anh trong nỗi thống khổ này nơi anh không thể nào tìm thấy em. ôi, lạy Chúa! Con không thể sống thiếu hồn của con”

Khép lại tác phẩm là hình ảnh của những kẻ yêu điên dại nằm dưới 3 nắm mộ Catherine, Egdar và Heathcliff. Cuộc chiến nội tâm được diễn tả một cách thực tế, mà tôi tưởng chừng như đó là một câu chuyện có thực.

Tình yêu có một sức mạnh khủng khiếp, nó có thể vực dậy một con người dưới vực sâu và cũng có thể giết chết một con người khỏe mạnh. Không biết điều gì đã làm cho Emily viết nên một tác phẩm quái dị trên cánh đồng hoang ở Yorkshire này nhưng đó là một tác phẩm vượt thời gian với lời cảnh tỉnh về tình yêu cho giới trẻ hiện đại.

Tác phẩm này đã được chuyển thể thành phim điện ảnh với sự góp mặt của nhiều diễn viên tên tuổi, nhiều bản phim được dựng qua các năm như 1939 hay 2009…, mỗi bản phim đều mang một giá trị đặc sắc nhưng dù ở thời điểm nào thì bút pháp nghệ thuật của Emily vẫn được khai thác một cách tinh tế, hoàn thiện.

Bước xuống xe bus cũng là lúc đèn dường vừa bật lên, dù đã mặc một lớp áo dày nhưng tôi vẫn thấy lạnh, lạnh vì cái gió của Cao nguyên thấm vào da thịt. Lạnh hơn vì trái tim tôi cứ nghĩ về mối tình địa ngục trần giang của Catherine và Heathcliff, một mối tình mà khi yêu ai cũng muốn được chân thành như họ nhưng cái giá phải trả cho sự chân thành ấy thì sẽ chẳng ai có thể bước vào.

Nhà văn W. Somerset Maugham đã chọn “Đồi Gió Hú” là một trong mười cuốn tiểu thuyết ông cho là hay nhất thế giới. Ông viết: “Đồi Gió Hú” không phải là một cuốn sách để chúng ta đàm luận, nó là một cuốn sách để chúng ta đọc… Nó chứa đựng một thứ mà rất ít tiểu thuyết gia có thể cho chúng ta, ấy là năng lực. Tôi chưa thấy một cuốn tiểu thuyết nào mà nỗi buồn rầu thống khổ, niềm vui sướng điên cuồng, tính độc ác vô tình, sự ám ảnh của ái tình được diễn tả một cách kỳ diệu như trong “Đồi Gió Hú”.

_________________
Vào đây đọc truyện:

https://www.nhomcho.com/f7-truyen-ngan

https://www.nhomcho.com/f8-truyen-dai

Vào đây nghe nhạc Việt:

https://www.nhomcho.com/f14-nhac-vn
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 4 Empty Re: Sách

Post by LDN Sat Apr 16, 2022 3:29 pm


Đồi gió hú: Một tình yêu đi ngược với chuẩn mực đạo đức đương thời

Bookish

Nổi lên giữa bức tranh của núi đồi, nhà thờ đổ nát, nông trang hoang tàn, của gió, của đá, của những con người chết yểu ấy là chân dung hai nhân vật chính, một tiểu thư đài các, xinh đẹp nhưng nổi loạn, một gã con hoang độc ác man dại, từ nhân hình đến nhân tính đã bị sự khinh miệt khổ cực và thù hận biến thành thú vật.

By Mèo Heo

Đồi gió hú là tiểu thuyết duy nhất của nữ nhà văn Emily Brontë, được xuất bản lần đầu năm 1847 dưới bút danh Ellis Bell. Lần xuất bản thứ hai của tác phẩm là sau khi Emily đã qua đời và lần xuất bản này được biên tập bởi chính chị gái của nhà văn là Charlotte Brontë. Đồi gió hú cũng đã được chuyển thể thành rất nhiều thể loại khác như phim truyện, phim truyền hình, nhạc kịch và cả trong các bài hát.

Đồi gió hú, câu chuyện cổ điển về tình yêu ngang trái và tham vọng chiếm hữu, cuốn tiểu thuyết dữ dội và bí ẩn về Catherine Earnshaw, cô con gái nổi loạn của gia đình Earnshaw, với một gã đàn ông thô ráp và điên rồ mà cha cô mang về nhà rồi đặt tên là Heathcliff, được trình hiện lên trên cái nền những đồng truông, quả đồi nước Anh cô quạnh và ban sơ không kém gì chính tình yêu của họ.

Từ nhỏ đến lớn, sự gắn bó của họ ngày càng trở nên ám ảnh. Một tình yêu mãnh liệt, nồng nàn đến mức có thể giúp Heathcliff chịu những trận đòn roi mà tên quản gia Joseph thi hành từ người anh của Cathy. Đối với họ, “một trong những trò vui thích nhất là sớm chạy ra đồng hoang, và ở đó cả ngày, còn hình phạt sau đó chỉ là trò cười”. Quấn quýt bên nhau đến nỗi, niềm đau đớn nhất của Cathy không phải là không được đi lễ mỗi sáng ở nhà thờ, mà lại bị cấm túc, không được ở gần Heathcliff.

Mặc dù yêu quý Heathcliff, nhưng Cathy vẫn ý thức được rằng mình là người có địa vị khác. Trong mọi trò chơi, cô luôn muốn mình là bà chủ, chỉ bảo, thậm chí bợp tai “người hầu” do Heathcliff đóng. Chính địa vị xã hội của gia đình cô là một rào cản đến tình yêu hai người.

Biến cố dẫn đến bước ngoặt trong câu chuyện chính là kể từ khi Catherine được giữ lại ở nhà Linton. Càng ngày, cô càng xa cách với Heathcliff và gần gũi với đứa con trai chủ nhân của tháp Thrushcross – Edgar Linton. Trong thâm tâm, cô vẫn nghĩ đến việc ở bên và mãi mãi chỉ ở bên Heathcliff nhưng thực tế buộc cô phải cân nhắc một chọn lựa khác. Heathcliff bỏ nhà đi, mang theo nỗi hận thù với cả dòng tộc Earnshaw.

Đồi gió hú mang trong mình một thiên tình sử bi ai thống hận đau đớn trải mấy đời. Giống như khoảng cách vời vợi từ trang trại Thrushcross đến tòa nhà mang tên “Đồi gió hú”, tình yêu điên cuồng của Heathcliff, tình cảm sâu đậm của Edgar dành cho nàng Catherine đáng thương cũng muôn trùng trắc trở như thế. Ban đầu Catherine sống rất hạnh phúc, cho đến khi Heathcliff quay trở lại với mục tiêu duy nhất là tiêu diệt tất cả những ai đã ngăn cản mình đến với người yêu. Và bi kịch lúc này mới chính thức mở màn, kéo dài nỗi hận thù sang cả đời sau. Catherine mất sớm trong nuối tiếc, để rồi chính đứa con gái của nàng – Catherine Linton lại viết tiếp bi kịch của mẹ mình…

Gia đình, địa vị xã hội và ghen tuông tột độ cùng hủy diệt họ, vậy nên toàn bộ thời gian hai con người yêu nhau đó đã sống trong thù hận và tuyệt vọng, mà cái chết chỉ có ý nghĩa khởi đầu. Một khởi đầu mới để hai linh hồn mãnh liệt đó được tự do tái ngộ, khi những cơn gió hoang vắng và điên cuồng tràn về quanh các lâu đài trong Đồi gió hú.

*

Khi đến tay công chúng vào năm vào năm 1847, cuốn sách đã nhận được nhiều lời bình trái ngược. Không khó để lý giải tại sao khi ra đời, Đồi gió hú đã gây nên một cơn chấn động dữ dội đến vậy trong giới phê bình cũng như về phía độc giả. Bởi sau hai thế kỷ, sự mãnh liệt và cuồng dại của tình yêu, dục vọng, âm mưu, tội ác… vẫn còn khiến người đọc ngày nay phải ngỡ ngàng. Nổi lên giữa bức tranh núi đồi, nhà thờ đổ nát, nông trang hoang tàn, của gió, của đá, của những con người chết yểu  ấy là chân dung hai nhân vật chính, một tiểu thư đài các, xinh đẹp nhưng nổi loạn, một gã con hoang độc ác man dại, từ nhân hình đến nhân tính  đã bị sự khinh miệt  khổ cực và thù hận biến thành thú vật.

Thành công của Emily Brontë, và cũng là điểm khiến độc giả đương thời khó chấp nhận bà, có lẽ là việc đã khắc họa sống động hai con người với lối suy nghĩ, hành xử và tình yêu đi ngược hoàn toàn với những chuẩn mực đạo đức đương thời. Emily Brontë, khi viết về tình yêu của họ, từ những ngày còn thơ bé lang thang bên nhau, đến khi bị chia cắt bằng cuộc hôn nhân của Catherine Earnshaw, và tới lúc được đoàn tụ bằng cái chết, không hề đứng trên quan điểm đạo đức thông thường để phán xét; trái lại, bà tập trung toàn bộ trí lực, tài năng, và niềm đam mê khác thường để miêu tả và phân tích những diễn biến tâm lý, những biểu hiện khác nhau của hai kẻ tình nhân luôn bị ám ảnh bởi  những cảm xúc yêu đương điên dại, mãnh liệt.

Thông qua mối tình giữa Cathy và Heathcliff, với bối cảnh đồng quê Yorkshire hoang vu trống trải, Đồi gió hú đã tạo nên cả một thế giới riêng với xu hướng bỏ qua lề thói, vươn tới thi ca cũng như tới những chiều sâu tăm tối của lòng người, giúp tác phẩm trở thành một trong những tiểu thuyết vĩ đại nhất, bi thương nhất mà con người từng viết về nỗi đam mê nồng cháy.

Đúng như những lời nhận xét của giới chuyên môn, Đồi gió hú của Emily Brontë là tác phẩm xuất sắc nhất, lôi cuốn nhất trong số những tác phẩm của ba chị em tài hoa nhà Brontë. Nếu như Jane Eyre của cô chị cả Charlotte Brontë chỉ là một câu chuyện lãng mạn, ngọt ngào về tình yêu đôi lứa, thì Đồi gió hú của Emily lại là một tác phẩm đầy bi thương và đau đớn, với những hận thù và lầm lỗi đeo bám suốt cả một đời người.

Emily đã viết Đồi gió hú bằng tất cả sự đam mê và tình yêu văn chương của mình. Mỗi trang sách của bà vừa hấp dẫn, vừa kịch tính, vừa ẩn chứa những bài học sâu xa về tình yêu, con người và cuộc sống. Đó chính là lý do vì sao qua bao thế kỷ, Đồi gió hú vẫn được độc giả yêu thích và đón nhận nồng nhiệt đến vậy. Có thể nói, đây là một tác phẩm không bao giờ cũ.

Nhà văn Virginia Woolf đã từng nhận xét rằng:

“Không có mấy lời văn về tình yêu thuyết phục hơn, bớt phần bi lụy hơn Đồi gió hú. Đây là câu chuyện về một đứa trẻ khốn khổ bị bỏ rơi đem lòng yêu con gái cha nuôi mình, cũng là câu chuyện về những hành xử hung bạo và khổ đau khởi nguồn từ những khát khao ngang trái họ dành cho nhau… Tựa như Emily Brontë có thể mở toang những gì thuộc về con người, và lấp đầy những khoảng trống không thể nhìn ra được bằng một luồng gió mạnh của cuộc đời.”

Và chính người chuyển ngữ cuốn sách, dịch giả Dương Tường cũng đã phải thốt lên: “Trên một thế kỷ này, diễn đàn thế giới vẫn còn nhắc tới Emily Brontë và tiểu thuyết Đồi gió hú, một viên kim cương trong kho tàng văn học Anh.”

Bản thân tôi rất thích cách chuyển ngữ của dịch giả Dương Tường, ông giữ được những nét đặc sắc của bản gốc, đồng thời những câu văn ông dịch cũng chứa đựng nhiều chiêm nghiệm, sâu sắc. Có người từng nói rằng nếu Dương Tường dịch một cuốn tiểu thuyết, nếu nó dở thì vấn đề hoàn toàn nằm ở độc giả. Điều này không sai chút nào, nội dung Đồi gió hú vốn đã u huyền và ám ảnh, vào tay ông, tác phẩm trở nên ám ảnh hơn bao giờ hết.

_________________
Vào đây đọc truyện:

https://www.nhomcho.com/f7-truyen-ngan

https://www.nhomcho.com/f8-truyen-dai

Vào đây nghe nhạc Việt:

https://www.nhomcho.com/f14-nhac-vn
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 4 Empty Re: Sách

Post by LDN Sat Apr 16, 2022 4:02 pm

Đồi gió hú – 1 tác phẩm kinh điển giữa tình yêu và thù hận

BY REVIEWSACHAZ

Đồi gió hú là một cuốn tiểu thuyết mang lại cho độc giả hàng ngàn điều mới lạ cùng với đó là những cung bậc cảm xúc đan xen.

Tác phẩm là một cuốn sách về tình yêu. Vì yêu mà có thể hi sinh, sẵn sàng đi theo tiếng gọi của những ý nghĩ cuồng si từ sự đam mê để rồi gieo trong lòng những thù hận dai dẳng.

Nhưng rồi cuối cùng thù hận giúp ta được điều gì? Hay chăng là những thứ do chính cảm xúc trong con người tự huyễn hoặc rồi đắm chìm trong thế giới bế tắc, cô độc tự mình dựng lên.

Thông tin về tác phẩm đồi gió hú và người sáng tác
Người viết lên tác phẩm đồi gió hú
Tác giả của cuốn tiểu thuyết Đồi gió hú là Emily Bronte. Bà là một nhà thơ, nhà tiểu thuyết người Anh.
Emily Bronte được sinh ra trong một gia đình có sáu anh chị em, bà là người con thứ tư. Cha bà là một mục sư nghèo nhưng vô cùng nghiêm khắc người Ailen lấy mẹ bà là người Anh. Bà có một người chị gái Charlotte và một người em gái Anne đều là những văn sĩ danh tiếng.

Vì xã hội lúc bấy giờ vẫn còn định kiến với những tác phẩm của nữ giới sáng tác do vật bà đã lấy bút danh nam giới – Ellis Bell để sống với đam mê.

Cuộc sống của bà cũng không vui vẻ khi mẹ bà qua đời vì căn bệnh ung thư khi đó bà chỉ mới ba tuổi. Vài năm sau đó hai người chị của bà cũng theo mất vì căn bệnh lao. Có lẽ vì sống trong hoàn cảnh khó khăn như vậy nên năng khiếu về văn học của các chị em trong gia đình bà nở rộ một cách lạ thường.

Tuy vậy những biến cố trong gia đình khiến cho tính cách của Emily rất khép kín và trầm lắng. Bà không muốn và cũng không thích bất kỳ ai can thiệp vào cuộc sống riêng tư. Bà chỉ muốn ẩn mình và đắm chìm vào trong thế giới riêng mà bản thân gây dựng lên.

Nhưng cũng như mẹ cùng chị em trong nhà, sức khỏe của Emily ngày càng suy yếu. Sau một năm tác phẩm Đồi gió hú được ra mắt, bà bị nhiễm lạnh khi tham dự lễ tang của người em trai. Bà quyết định không chữa trị và vào ngày 19 tháng 12 của năm 1948 vì căn bệnh lao. Lúc đó bà mới chỉ 30 tuổi.

Sau khi mất bà được an táng bên cạnh những người thân yêu trong gia đình tại nhà thờ St. Michael.

Thông tin về cuốn tiểu thuyết Đồi gió hú
Tác phẩm Đồi gió hú được xuất bản vào năm 1947. Sau khi được công bố tác phẩm đã nhận được rất nhiều ý kiến trái chiều vì lối tư duy sáng tạo và cấu trúc.

Tuy vậy tác phẩm vẫn bán chạy và sau khi Emily qua đời tác phẩm đã được xuất bản lần hai. Lần xuất bản sau này được chị gái của bà nhà văn Charlotte Bronte biên tập.

Đồi gió hú được viết về một câu chuyện của làng quê của nước Anh trong thế kỷ 19. Không giống như tên gọi của mình, tác phẩm kể về một mối tình đầy sâu sắc, cùng với những mâu thuẫn, giằng xé chứ không phải là một câu chuyện kinh dị.

Ngày nay, Đồi gió hú được coi là một tác phẩm tiểu thuyết kinh điển của giới văn học Anh. Vào tháng 8 của năm 2007 câu chuyện tình yêu của hai nhân vật chính trong tác phẩm được hơn 2000 độc giả kênh UKTV Drama (Anh) bình chọn là chuyện tình đẹp nhất trong văn học mọi thời đại.

Cho đến nay thì cuốn tiểu thuyết này đã được chuyển thể thành phim truyền hình, nhạc kịch, opera và được rất nhiều người quan tâm, yêu thích.

Nguồn cảm hứng trong tác phẩm
Cảm hứng trong tác phẩm Đồi gió hú chính là cảnh đồng quê Yorkshire nơi mà tác giả Emily sống và lớn lên.
Khi nhắc đến Yorkshire điều đầu tiên mọi người sẽ nhớ đến đó là cảnh sắc tuyệt đẹp mê đắm lòng người. Yorkshire còn được mệnh danh là vùng đất của Chúa khi mà thiên nhiên tại vùng đất này được ban tặng những cảnh đẹp khiến ai đến cũng như lạc vào chốn thần tiên. Đặc biệt là các địa điểm như rừng Bowland, những ngọn đồi của Howardian, Nidderdale khiến cho người đến cảm tưởng như lạc vào một câu chuyện cổ tích.

Bức tranh tuyệt đẹp là vậy nhưng trong tác phẩm của mình đồng quê Yorkshire trong tiểu thuyết gia Emily lại hiện lên hoang vu, trống trải cùng với những quả đồi của đất nước Anh đầy cô quạnh. Điều đó cũng cho thấy sự ám ảnh về vùng đất này trong tâm trí của tác giả. Bắt đầu của điều này có lẽ là nơi bà sinh sống – Haworth, cách Yorkshire 50 dặm về phía Tây.

Yorkshire - vùng đất cảm hứng của tác phẩm Đồi gió hú

Xung quanh ngôi làng là các tảng đá được xếp thành một hình xương sống dọc theo đường phố chính của Haworth. Thấp thoáng ở đó là những phần mộ được các mục sư chôn cất một cách xiêu vẹo. Bức tranh rùng rợn mà Emily phác họa lên cái chết cũng như tái hiện cuộc sống mà bà từng trải qua vậy.

Đằng sau của nét đẹp hùng vĩ, đẹp đẽ cũng đầy nét hoang sơ của Yorkshire là một bi kịch, sự sâu thẳm về nhân cách cùng nhân tính của con người. Chúng được lột tả một cách chân thật, trần trụi về sự khắc nghiệt của cuộc sống trong các tác phẩm văn học kinh điển của nước Anh này.

Từ tiểu thuyết Đồi gió hú của Emily Bronte, đến tác phẩm Bá tước Dracula của Bram Stoker và sau này là tác phẩm Chạng vạng của nhà văn Stephenie Meyer cùng với True blue của David Baldacci.

Thông qua lăng kính của các tiểu thuyết gia của đất nước Anh, quả thật Yorkshire không chỉ là nơi có cảnh đẹp thần tiên mà còn là nơi chứa đựng nguồn cảm hứng vô tận cho những tác phẩm văn học của đất nước này.

Nội dung của Đồi gió hú
Đồi gió hú là một tác phẩm kể về tình yêu giữa hai nhân vật Catherine và Heathcliff. Họ vượt qua mọi chuẩn mực cùng định kiến trong thời đại đó khi mà sự khác biệt giai cấp mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Bất chấp tất cả họ bên nhau trong suốt những năm tháng của tuổi thơ và rồi tình cảm trong họ nảy nở lúc nào không hay.

Thế nhưng sự cách biệt về tầng lớp trong xã hội là một rào cản cho tình cảm mãnh liệt ấy. Nó không hề nhỏ đi mà ngày càng lớn. Vậy nên trong suốt quãng thời gian yêu nhau họ phải sống trong sự thù hận và đau đớn khi mà nhìn thấy nhau nhưng không thể có được nhau. Và rồi điều mà không ai ngờ đến đó là cái chết của hai người. Tưởng chừng như đó là một kết thúc nhưng nó lại là một sự bắt đầu mới nơi mà không còn những âm mưu, sự thù hằn cùng trái ngang.

Đồi gió hú - Nội dung tác phẩm

Xuyên suốt cuốn tiểu thuyết là sự ám ảnh về cách cư xử tệ bạc, những hành động dã man của anh trai Catherine là Hindley đối với nam chính Heathcliff. Chỉ vì một lý do đó là Heathcliff đã dành hết tất cả sự yêu thương của người cha quá cố khi ông còn sống. Một lý do khác nữa đó là bởi vì anh là một đứa trẻ mồ côi không cùng địa vị và đẳng cấp với họ. Đỉnh điểm của câu chuyện là khi Catherine quyết định lấy một người đàn ông khác. Khoảnh khắc ấy khiến cho Heathcliff quyết định trở thành quỷ dữ.

Nhưng Heathcliff đâu biết được rằng Catherine cũng đã yêu anh từ lâu. Cô yêu anh vì nét hoang dã, tính cách khác biệt. Họ giống như bản sao của người kia, khi mà không ai nói bất cứ một lời nào nhưng họ cũng có thể biết được những suy nghĩ trong đầu của đối phương.

Catherine chọn cách cưới một người đàn ông quý tộc khác ở làng bên – Edgar Linton nhằm giúp anh có thể đổi đời. Đồng thời còn giúp anh thoát khỏi sự tàn bạo của người anh trai Hindley. Nhưng cô đâu lường trước được sự quyết định ấy của mình lại đánh thức một con ác quỷ trong người Heathcliff.

Ý nghĩa của tác phẩm
Đồi gió hú cho thấy tình yêu làm nên mọi bi kịch. Vì yêu con người có thể làm mọi thứ.
Và tình yêu trong cuốn Đồi gió hú của tiểu thuyết gia Emily Bronte là một minh chứng cho điều đó.
Khi cuộc tình của hai nhân vật chính bắt đầu khi đó vòng quay của những toan tính,, hận thù, âm mưu cũng bắt đầu theo.

Nam chính Heathcliff quay trở lại ba năm trước khi ngày cưới của Catherine diễn ra và bắt đầu chuỗi âm mưu hủy hoại đi cuộc đời của những kẻ đã đối xử tệ bạc với anh. Cậu trở nên ác độc, lý tính trong đầu cậu chỉ còn chỗ cho những hận thù và toan tính mặc cho tất cả điều đó ảnh hưởng tới những người vô tội.

Thế nhưng câu chuyện không chỉ xoay quanh việc trả thù của Heathcliff mà cùng với đó tác giả còn đưa đến cho độc giả mối tình đầy oan trái giữa anh và Catherine.

Đồi gió hú - Ý nghĩa tác phẩm

Heathcliff muốn trả thù Catherine người mà đã phản bội anh đi theo người đàn ông khác.. Nhưng anh vẫn yêu cô một cách điên cuồng, yêu đến mức dù có hận cô căm ghét cô nhưng anh không thể nào rời xa cô được.

Anh yêu cô đến nỗi sợ rằng khi mình làm tổn thương chồng cô – Edgar, cô sẽ đau lòng. Anh yêu cô đến nỗi đào mộ của cô lên để có thể ngày ngày được ở bên cạnh cô. Thậm chí anh còn van xin với linh hồn của cô hãy đeo bám mình suốt đời.

Để có thể trả thù những người đã cướp cô ra khỏi anh, Heathcliff đã thay đổi, anh học hỏi nhiều điều. Nhưng đang buồn thay là dù anh có làm gì đi nữa thì cô cũng không thể trở lại, cô vĩnh viễn biến mất khỏi cuộc đời anh.

Khi nhận được tin cô mất, anh không hề rơi một giọt nước mắt nào, anh chỉ gào thét, đày đọa bản thân để chút hết những điều khó chịu trong người, những nỗi đau mà anh không thể nào chia sẻ được với bất kỳ ai.

Tác phẩm Đồi gió hú quả thực là một bức tranh về tình yêu với nhiều sắc màu nhưng cũng thật ám ảnh với người đọc. Nỗi ám ảnh ấy từ tính cách của các nhân vật đến những đau đớn mà nhân vật phải trải qua. Để rồi khi nhận ra dù ta có hận thù, làm điều gì đi chăng nữa thì đều vô nghĩa người mà ta yêu cũng không thể trở lại bên cạnh.

Cảm nhận từ bản thân
Có thể nói Đồi gió hú là một tác phẩm của sự bi kịch khi có đến 400 trang trên tổng số gần 500 trang danh cho những điều hăm dọa, khóc than, nguyền rủa cùng dày xéo,…

Những gì tồi tệ nhất xảy ra trong một cuộc nói chuyện hay một tình huống nào đó thì trong tiểu thuyết Đồi gió hú đều chứa đựng cả.

Nếu là một người rất lạc quan mà chẳng may va phải tác phẩm kinh điển này thì chắc hẳn sẽ bị dội ngược lại ra ngoài vì không thể nào hiểu được lý do vì sao diễn biến tâm trạng cùng suy nghĩ của các nhân vật cũng như là mạch truyện diễn ra lại có thể trầm trọng, cực đoan đến như vậy.

Cá nhân khi đọc tác phẩm này thật sự mà khó lòng tin khi đây là một câu chuyện được tưởng tượng ra, nó quá sức chân thực. Mọi cảm xúc của nhân vật, những đau đớn của họ chính bản thân tôi khi đọc cũng bị đắm chìm và cảm nhận được.

Đồi gió hú đã miêu tả một cách trần trụi thế giới nội tâm của một kẻ điên vì tình. Chính những sự khao khát của tình yêu đã khiến cho sự ích kỷ, ghen tuông, thù hận, sự sợ hãi trở nên to lớn. Cũng khiến cho bóng tối nuốt gọn tính người. Và cũng trong sự non dại của thời trẻ, các nhân vật cũng không thể chuyển hóa được những đau đớn, gai góc để có thể chạm tới được cái tình yêu thanh khiết sau cùng.

Cũng thật hiếm có một cuốn sách nào mà tại đó các nhân vật có thể soi trực diện và nói lên được cõi lòng mình, nơi mà sâu hơn cả những cảm xúc yêu ghét bình thường. Có một cái gì đó đã xuyên đến tận tâm can và rút hết ra bằng những lời văn dù cho nó có hình hài như thế nào đi nữa.

Cuốn sách như khiến cho con người ta phải đối mặt với thế giới bên trong nội tâm bão tố của một con người, bắt họ phải tháo bỏ đi lớp mặt nạ hời hợt vô cảm bất lâu để có thể cảm thấu.

Điều đáng nói ở trong tác phẩm chính là những phút giây ngọt ngào chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn, còn những đau đớn, giằng xé thì kéo dài choàng hết cả một đời người. Và cũng từ trong tận cùng của khổ sở đó, đi qua hết những u mê tăm tối nhân vật mới chạm được vào êm dịu của tình yêu.

Có hay chăng khi một kẻ đã chịu đựng được những đau đớn tận cùng mới nhận ra được đâu mới là hạnh phúc chân thật, phải trải qua biết bao lần lạc lối mới tìm ra được còn đường đúng đắn?

Đồi gió hú với tôi quả thật là một sự đỉnh cao trong nghệ thuật văn chương với những ngôn từ đầy đa dạng và linh hoạt. Tất cả những ngôn từ miêu tả nội tâm đầy phức tạp, cùng sự cực đoan của nhân vật đòi hỏi người đọc cần có một tình thần thép để thưởng thức một cách trọn vẹn tác phẩm.

Những tình huống được tác giả dẫn dắt khéo léo gợi lên những tò mò của độc giả và để rồi đẩy họ lên đầu sóng ngọn gió hệt như cảm xúc điên dại của các nhân vật vậy.

Kết luận
Thật là khó mà lường được điều gì sẽ đến, cũng như việc tình cờ biết đến tác phẩm Đồi gió hú để rồi đọc, cảm nhận và giới thiệu một tác phẩm kinh điển của nước Anh này đến mọi người. Nếu thấy cuốn sách hay đừng ngại sở hữu và trải nghiệm thế giới bên trong cuốn sách. Nó sẽ không làm bạn thất vọng đâu.

_________________
Vào đây đọc truyện:

https://www.nhomcho.com/f7-truyen-ngan

https://www.nhomcho.com/f8-truyen-dai

Vào đây nghe nhạc Việt:

https://www.nhomcho.com/f14-nhac-vn
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 4 Empty Re: Sách

Post by LDN Sun Apr 24, 2022 7:09 am

Top 35 cuốn sách hay nên đọc ít nhất một lần trong đời do Business Insider giới thiệu lại từ Reddit.

Tramdoc

Có rất nhiều các Top sách hay nên đọc được các tờ báo, trang web nổi tiếng trên thế giới giới thiệu. Tuy nhiên, tôi ấn tượng nhất với Top 35 cuốn sách hay nên đọc ít nhất một lần trong đời do Business Insider giới thiệu lại từ Reddit. Đây là những cuốn sách mà bút lực của người viết đã vượt qua được giới hạn thể loại và đối tượng độc giả ban đầu họ muốn nhắm đến, chính vì vậy Top sách hay này xứng đáng để mọi người tìm đọc.

1. Zen and the Art of Motorcycle Maintenance (Tác giả Robert M. Pirsig)

Viết về một hành trình đi khắp nước Mỹ trong mùa hè của một người cha và cậu con trai, cuốn sách Zen And The Art Of Motorcycle Maintenance còn là một hành trình triết học với đầy những câu hỏi cơ bản về cuộc sống và cách sống trên đời.

2. Watership Down - Đồi Thỏ (Tác giả Richard Adams) Watership Down

Đồi Thỏ viết về hành trình đi tìm vùng đất mới của một nhóm các chú thỏ khi biết trước nơi chúng đang ở sẽ bị con người và máy móc phá hủy. Cuốn sách thiếu nhi này gây ngạc nhiên với người đọc bởi vì có độ dày như sách dành cho người lớn. Tuy nhiên cũng chính bởi vậy, bạn đọc đặc biệt là trẻ em có thể trải qua nhiều cuộc phiêu lưu nối tiếp cùng nhóm thỏ. Với trẻ nhỏ các em sẽ hiểu được phần nào sự nguy hiểm khi sống giữa thiên nhiên hoang dã, ý chí vượt qua khó khăn và sức mạnh của tinh thần đoàn kết, nhưng độc giả lớn tuổi đã có ít nhiều trải nghiệm cuộc sống sẽ nhìn thấy ở đó câu chuyện của cuộc sống, xã hội. Sách đã được xuất bản tại Việt Nam và chuyển thể thành phim hoạt hình cùng tên.

3. The Last Lecture - Bài giảng cuối cùng (Tác giả Randy Pausch & Jeffrey Zaslow) Randy Pausch

Giáo sư khoa học máy tính tại Đại học Carnegie Mellon- Mỹ, trở nên nổi tiếng sau khi đưa ra một bài giảng lạc quan mang tên "Bài giảng cuối: Để thật sự đạt được ước mơ thời thơ ấu của bạn" ở thời điểm ông biết mình bị ung thư tuyến tụy và chỉ có thể sống tốt trong vòng 3-6 tháng nữa. Sau thành công của bài giảng, ông cùng một người bạn viết nên cuốn sách The Last Lecture - Bài giảng cuối cùng khuyến khích mọi người tận hưởng mọi giây phút của cuộc sống. Sách đã được xuất bản tại Việt Nam.

4. A Short History of Nearly Everything - Lược sử vạn vật (Tác giả Bill Bryson)

Trong cuốn sách A Short History of Nearly Everything - Lược sử vạn vật này Bill Bryson mô tả một cách đơn giản và thô mộc mọi thứ từ kích thước và lịch sử của vũ trụ cho tới lịch sử của nhân loại. Ông cũng dành thời gian nói về các nhà khảo cổ học lập dị, nhân chủng học, và các nhà toán học đã đóng góp cho những khám phá vĩ đại nhất của thế giới. A Short History of Nearly Everything- Lược sử vạn vật là cuốn sách về khoa học bán chạy nhất ở Anh năm 2005 với hơn 300,000 bản in được bán ra, đồng thời cũng là cuốn sách khoa học bán chạy nhất tại Mỹ. Cuốn sách cũng đồng thời đạt hai giải thưởng danh giá là Giải Aventis (2004) cho cuốn sách khoa học đại cương hay nhất, và giải Descartes (2005) về truyền thông khoa học. Sách đã được Alpha Books dịch và xuất bản tại Việt Nam.

5. Man's Search for Meaning - Đi tìm lẽ sống (Tác giả Viktor Frankl) Xuất bản năm 1946

Man's Search for Meaning - Đi tìm lẽ sống được viết bởi Viktor Frankl từ chính kinh nghiệm của mình là tù nhân trong trại tập trung Auschwitz trong Thế chiến II . Với sự hiểu biết phong phú và trải nghiệm tâm lý của người tù, Frankl ngẫm lại những ý nghĩa của cuộc sống, và cách làm thế nào mà xã hội lại có những người đứng đắn và không đứng đắn.

6. The Forever War (Tác giả Joe Haldeman)

The Forever War viết về sự trở về của chiến binh miễn cưỡng William Mandella sau khi rời trái đất để chiến đấu với các chủng tộc người ngoài hành tinh bí ẩn Taurans. Nhưng vì thời gian giãn nở, nên William mới đi 10 năm, nhưng trên trái đất thì đã 700 năm trôi qua. Khi Mandella trở lại, trái đất đã biến thành một hành tinh hoàn toàn khác, khiến anh không còn nhận ra. Được viết bởi cựu binh tham gia chiến tranh Việt Nam, cuốn tiểu thuyết The Forever War là một ẩn dụ về cuộc sống của người lính sau khi tham gia cuộc chiến tranh này.

7. Cosmos - Vũ trụ (Tác giả Carl Sagan)

Cuốn sách Cosmos - Vũ trụ này giúp mọi độc giả, kể cả những người không có nhiều kiến thức về khoa học, cũng có thể hiểu được lịch sử 15 tỷ năm của vũ trụ của chúng ta. Sách đã được dịch và xuất bản tại Việt Nam.

8. Bartleby The Scrivener: A Story of Wall-Street (Tác giả Herman Melville)

Bartleby The Scrivener là một tiểu thuyết ngắn viết về câu chuyện ngớ ngẩn của một người đàn ông tên Bartleby làm việc tại một công ty luật New York. Bartleby là một nhân viên tuyệt vời, cho đến một ngày anh được yêu cầu đọc lại tài liệu bất kỳ và chỉ đơn giản nói "Tôi không muốn!", cho đến khi câu nói đó trở thành phản ứng thụ động và làm thay đổi cuộc sống của anh sau đó.

9. Maus: A Survivor's Tale (Tác giả Art Spiegelman)

Maus là cuốn tiểu thuyết hoạt hình (graphic novel) đạt giải thưởng Pulitzer, kể về câu chuyện của một người sống sót của người Do Thái Holocaust và con trai ông, một họa sĩ truyện tranh đang cố gắng để dung hòa với câu chuyện của cha mình. Maus là sự thật ảm đạm và kinh hoàng về của cuộc sống dưới thời Hitler, cũng như câu chuyện về mối quan hệ của người con trai với người cha già của mình.

10. For Whom the Bell Tolls - Chuông nguyện hồn ai (Tác giả Ernest Hemingway)

Tác phẩm truyện tranh này viết về Robert Jordan, một chuyên gia phá hủy trẻ và lý tưởng của Mỹ, chiến đấu cùng lực lượng chống phát xít trong nội chiến Tây Ban Nha năm 1937. For Whom the Bell Tolls - Chuông nguyện hồn ai diễn ra trong vòng 68 giờ, trong khi Jordan đang cố gắng tìm cách để thổi bay một cây cầu của địch, đấu tranh với các nhà lãnh đạo thụ động của lực lượng du kích, và rơi vào tình yêu với một người phụ nữ trẻ người Tây Ban Nha. Sách đã được xuất bản tại Việt Nam.

11. Kafka on the Shore - Kafka bên bờ biển (Tác giả Haruki Murakami)

Kafka on the Shore - Kafka bên bờ biển là sự pha trộn các chương viết về hai nhân vật, cậu bé Kafka 15 tuổi trong hành trình chạy trốn lời nguyền: mày sẽ ngủ với mẹ và chị gái mày sau khi giết cha. Và nhân vật còn lại là ông già Nakata, bị một tai nạn từ nhỏ, mất trí nhớ và khả năng đọc, viết; bù lại ông có thể giao tiếp với loài mèo, vì thế ông nhận sứ mệnh đi tìm con quỷ giết mèo hàng loạt, tìm một phiến đá bí ẩn… Hai số phận tưởng chừng như không liên quan, mà đan xen vào nhau để trở thành một tấm gương phản chiếu lẫn nhau... thành một hành trình siêu hình đầy tính hiện thực huyền diệu. Kafka on the Shore - Kafka bên bờ biển đã được xuất bản tại Việt Nam.

12. The Little Prince - Hoàng tử bé (Tác giả Antoine de Saint-Exupéry)

Cuốn tiểu thuyết The Little Prince - Hoàng tử bé kể về câu chuyện của một phi công bị rơi máy bay trong sa mạc Sahara và được chào đón bởi một cậu bé tuyên bố mình là một hoàng tử nhỏ, từ một hành tinh khác đến. Trong quá trình sửa chữa máy bay, viên phi công đã biết cuộc đời của "hoàng tử nhỏ" và khao khát trở lại hành tinh quê hương của mình. Mặc dù được coi là một cuốn truyện thiếu nhi tinh tuyển, nhưng "Hoàng tử bé" cũng được coi là một trong những cuốn tiểu thuyết sâu sắc nhất của văn học Pháp. The Little Prince - Hoàng tử bé được nhiều đơn vị dịch và xuất bản tại Việt Nam.

13. The Road - Cha và con (Tác giả Cormac McCarthy)

The Road - Cha và con là cuốn tiểu thuyết thứ 10 của nhà văn 74 tuổi Cormac McCarthy. Cuốn tiểu tiểu thuyết kể về cuộc rong ruổi của một người cha và con trai trong sự đối mặt với bạo lực, đói khát, bệnh tật. Năm 2007, The Road - Cha và con đã đoạt giải Pulitzer. Nhận xét về cuốn sách Book Forum viết: “Mỗi trang của cuốn truyện đều chứa đựng một sự lôi cuốn tự nhiên diệu kỳ khiến độc giả không thể cưỡng lại được ham muốn dõi theo cuộc sinh tồn khốc liệt của các nhân vật… Một khi đã cầm cuốn sách lên bạn sẽ không thể đặt nó xuống… Cho dù bạn là ai, bạn vẫn có thể cảm thụ được đầy đủ The Road - Cha và Con là một kiệt tác vừa bi thương, vừa sâu sắc” Cuốn tiểu thuyết đã được xuất bản tại Việt Nam.

14. One Hundred Years of Solitude- Trăm năm cô đơn (Tác giả Gabriel Garcia Marquez)

One Hundred Years of Solitude - Trăm năm cô đơn là tác phẩm tiêu biểu của trường phái hiện thực huyền ảo, kể về dòng họ Buendia và ngôi làng họ sống qua một trăm năm. Dòng họ Buendia bao gồm 7 thế hệ, đã tự lưu đày vào cõi cô đơn để chạy trốn tội loạn luân. Người đầu tiên trong dòng họ là Jose Acardio Buendia và người cuối cùng của dòng họ là Aureliano đã bị kiến ăn khi vừa mới được sinh ra. Tác phẩm đã chuyển dịch qua hơn 30 ngôn ngữ trên thế giới trong đó có Việt Nam, và đoạt giải Nobel Văn học vào năm 1982. One Hundred Years of Solitude- Trăm năm cô đơn đã được dịch và xuất bản tại Việt Nam.

15. East of Eden- Phía Đông vườn Địa đàng (Tác giả John Steinbeck)

East of Eden - Phía Đông vườn Địa đàng viết về cuộc đấu tranh của các thế hệ thuộc 2 dòng họ Trasks và Hamiltons sống trong thung lũng Salinas, California với nhiều vấn đề về đạo đức, đúng, sai... Cuốn tiểu thuyết được coi là tái tạo và lý giải câu chuyện kể về Cain và Abel theo Thánh Kinh. Tác giả cuốn tiểu thuyết Steinbeck coi East of Eden - Phía Đông vườn Địa đàng là cuốn tiểu thuyết lớn nhất trong cuộc đời sáng tác của ông. Cuốn tiểu thuyết đã được dịch và xuất bản tại Việt Nam.

16. How to Win Friends and Influence People - Đắc nhân tâm (Tác giả Dale Carnegie)

How to Win Friends and Influence People - Đắc nhân tâm được viết vào những năm 1930, nhưng hầu hết các lời khuyên của Carnegie vẫn đúng với ngày hôm nay. Cuốn sách phát triển bản thân này cũng nằm trong nhiều Top sách gây ảnh hưởng và làm thay đổi cuộc sống của nhiều tờ báo, trang web uy tín. Cuốn sách thậm chí cũng nằm trong nhiều Top sách quản trị kinh doanh hay nhất mọi thời đại. How to Win Friends and Influence People - Đắc nhân tâm cũng đã được dịch và xuất bản tại Việt Nam.

17. Crime and Punishment - Tội ác và trừng phạt (Tác giả Fyodor Dostoyevsky)

Crime and Punishment - Tội ác và trừng phạt là một trong những tác phẩm có nội dung bi thảm nhất của nền văn học nhân loại. Tác giả đã dựng lên một bức tranh ảm đạm về số phận bế tắc của lớp người dưới đáy xã hội Nga, nhất là tầng lớp trẻ trong trắng, nhiều khát vọng. Trong cuốn tiểu thuyết này, Dostoyevsky đã chứng tỏ mình là một bậc thầy trong việc tìm hiểu bản chất con người. Crime and Punishment - Tội ác và trừng phạt đã được dịch và xuất bản tại Việt Nam.

18. The Brothers Karamazov - Anh em nhà Karamazov (Tác giả Fyodor Dostoyevsky)

The Brothers Karamazov - Anh em nhà Karamazov là cuốn tiểu thuyết cuối cùng, cũng là tác phẩm vĩ đại nhất của Dostoevsky. Cuốn tiểu thuyết mô tả sinh động cuộc đấu tranh giữa các nguyên tắc đạo đức truyền thống, đức tin với sự nghi ngờ các giá trị truyền thống và ý chí tự do khi nước Nga bước vào công cuộc hiện đại hóa. The Brothers Karamazov - Anh em nhà Caramazov được đánh giá là một tác phẩm hiện thực đúng nghĩa, đồng thời là tác phẩm rất lôi cuốn khi khiến người đọc luôn hồi hộp với sự phát triển căng thẳng của cốt truyện hình sự được bố trí cực kỳ khéo léo. The Brothers Karamazov - Anh em nhà Caramazov đã được chuyển ngữ và xuất bản tại Việt Nam.

19. The Stranger - Người xa lạ (Tác giả Albert Camus)

Meursault nhân vật chính của cuốn tiểu thuyết The Stranger - Người xa lạ vì quá mệt mỏi nên không tỏ lộ nỗi đau đớn trong đám tang của mẹ. Anh không ngờ đây chính là vết ghim cực lớn trong cuộc đời anh, cuối cùng có thể khiến mọi người quay lưng và coi anh một người tàn nhẫn cùng cực, không thể cứu vớt khi anh rất lãng xẹt vướng vào một vụ giết người. Trong thời gian ngồi chờ hành hình, Meursault đã suy nghĩ rất nhiều về cuộc sống, những điều phi lý trong cuộc sống. The Stranger - Người xa lạ đã được dịch và xuất bản tại Việt Nam.

20. Dune - Xứ cát (Tác giả Frank Herbert)

Dune - Xứ cát lấy bối cảnh một tương lai xa xôi, nơi các dòng họ quý tộc đang tranh đấu lẫn nhau đều nằm dưới sự cai trị của vị hoàng đế ngân hà độc ác. Cuốn tiểu thuyết động chạm đến những vấn đề cốt tử như: sự sống còn của loài người, sự tiến hóa, sinh thái, và sự giao thoa giữa tôn giáo, chính trị và quyền lực, là một tác phẩm kinh điển của văn chương khoa học giả tưởng. The Stranger - Người xa lạ đã được xuất bản tại Việt Nam.

21. The Handmaid's Tale - Chuyện người tùy nữ (Tác giả Margaret Atwood)

The Handmaid's Tale - Chuyện người tùy nữ viết về bối cảnh giả tưởng Hoa Kỳ đã trở thành Cộng hòa Gilead, ở đó một tầng lớp phụ nữ đặc biệt bị sử dụng thân xác làm công cụ duy trì nòi giống, thay cho lớp quý bà đã đánh mất hoàn toàn khả năng này. Nhân vật chính của cuốn tiểu thuyết là tùy nữ Offred. Trong hoàn cảnh nô lệ, bị tước đoạt phẩm giá cũng như mọi niềm vui sống, bị âm mưu biến thành “những cỗ tử cung có chân” và cái chết đau đớn luôn rình rập, tùy nữ của Atwood vẫn làm rung động trái tim hàng triệu độc giả vì những cảm xúc mãnh liệt, trí óc xét đoán sắc bén và độc lập, tính hài hước ngạo nghễ và lòng ham sống cuồng nhiệt, được nhấn mạnh như những phẩm chất con người. The Handmaid's Tale - Chuyện người tùy nữ đã được chuyển ngữ và xuất bản tại Việt Nam.

22. Anne of Green Gables - Anne tóc đỏ dưới chái nhà xanh (Tác giả L.M. Montgomery)

Anne of Green Gables - Anne tóc đỏ dưới chái nhà xanh là một trong những câu chuyện Mark Twain yêu thích nhất. Câu chuyện bắt đầu khi một cặp vợ chồng trên đảo Hoàng tử Edward muốn được nhận một cậu bé mồ côi để giúp đỡ công việc của họ trên đảo. Tuy nhiên, thay vào đó, họ được cho một cô bé tóc đỏ 11 tuổi Anne Shirley. Nhiều cuộc phiêu lưu hài hước đã diễn ra với cô bé có trí tưởng tượng phong phú và khả năng tạo rắc rối này. Anne of Green Gables - Anne tóc đỏ dưới chái nhà xanh đã được dịch và xuất bản tại Việt Nam.

23. Fahrenheit 451 - 451 độ F (Tác giả Ray Bradbury)

Ở xã hội giả tưởng, mà lính cứu hỏa lại chính là “người châm mồi cho đám cháy” đó, nơi mà truyền hình phù phiếm thống trị, tri thức nông cạn, giải trí “ăn liền” được tung hê, nơi mà tàng trữ sách là phạm pháp, Fahrenheit 451- 451 độ F đã rung lên một hồi chuông cảnh báo về sự xuống cấp văn hóa trong một xã hội mà tri thức, ý tưởng sáng tạo bị ruồng bỏ đến tội nghiệp. Chính bởi vậy, dù đã hơn sáu chục năm kể từ lần đầu xuất bản, đến nay Fahrenheit 451- 451 độ F vẫn khiến người đọc nó phải choáng váng. Cuốn tiểu thuyết Fahrenheit 451 - 451 độ F này cũng đã được xuất bản tại Việt Nam.

24. The Giving Tree - Cây táo yêu thương (Tác giả Shel Silverstein)

The Giving Tree - Cây táo yêu thương là một trong những cuốn sách đáng đọc nhất dành cho thiếu nhi. Trong cuốn sách này, Shel Silverstein kể về câu chuyện một cây táo yêu một cậu bé rất nhiều. Từ thuở bé cho đến khi lớn lên, cây đã cho anh tất cả những gì cây có, cho đến khi chỉ còn một gốc cây để cậu bé mệt mỏi và ngồi lại nghỉ ngơi trên đó. Truyền cảm hứng và gây tranh luận trái chiều với nhiều luồng ý kiến rất khác nhau về tình yêu thương và sự ích kỷ, dẫu vẫn The Giving Tree - Cây táo yêu thương vẫn là một trong những câu chuyện gây ấn tượng mạnh mẽ nhất từng được viết. The Giving Tree - Cây táo yêu thương đã được Alpha Books mua bản quyền và xuất bản tại Việt Nam.

25. To Kill A Mockingbird - Giết con chim nhại (Tác giả Harper Lee)

Giành giải thưởng Pulitzer, To Kill A Mockingbird - Giết con chim nhại cũng là tác phẩm kinh điển của văn học hiện đại Mỹ. Trong cuốn tiểu thuyết này, tác giả Harper Lee xây dựng các câu chuyện và nhân vật dựa trên quan sát của bản thân, những chuyện xảy ra với chính gia đình cô và những người hàng xóm. Mặc dù đề cập đến những vấn đề nghiêm trọng nhất của xã hội như: tội hiếp dân, bất bình đẳng, phân biệt chủng tộc, nhưng cuốn tiểu thuyết của Harper Lee vẫn nổi tiếng vì cách hành văn ấm áp và hài hước . Atticus Finch – cha của người kể chuyện đã trở thành biểu tượng cho công lý, chủ nghĩa anh hùng chủng tộc và hình mẫu hoàn hảo cho các luật sư. To Kill A Mockingbird - Giết con chim nhại đã được xuất bản tại Việt Nam.

26. Animal Farm - Chuyện ở nông trại (Tác giả George Orwell)

Trong tác phẩm Animal Farm - Chuyện ở nông trại, George Orwell đã dùng hình tượng những con gia súc trong trang trại để thể hiện những tiên đoán của ông về nhà nước Cộng sản Sô- viết. Cuốn sách đã được chuyển ngữ và xuất bản tại Việt Nam.

27. All Quiet on the Western Front - Phía Tây không có gì lạ (Tác giả Erich Maria Remarque)

Paul Baumer và các bạn cùng lớp của ông đã được thuyết phục tham gia quân đội Đức trong Chiến tranh thế giới thứ nhất. Sau những ngày tháng kinh hoàng trên chiến trường, cuối cùng Paul Baumer đã ngã xuống và đoạn kết của cuốn sách là: “Anh ta chết tháng mười, năm 1918, trong một ngày khắp cả mặt trận yên tĩnh, đến nỗi bản báo cáo quân đội chỉ ghi vắn tắt một dòng: Phía Tây không có gì lạ để thông báo”. Với cái kết đó, tác phẩm All Quiet on the Western Front - Phía Tây không có gì lạ của Remarque đã nói được hết sự vô nghĩa của chiến tranh. Ông viết tác phẩm này dựa trên trải nghiệm của chính mình cũng như của các đồng đội khi họ phải ra chiến trận trong Thế chiến I. All Quiet on the Western Front - Phía Tây không có gì lạ đã được xuất bản tại Việt Nam.

28. The Count of Monte Cristo - Bá tước Monte Cristo (Tác giả Alexandre Dumas)

Tràn đầy âm mưu, tình yêu, sự trào phúng xã hội, đây là cuốn tiểu thuyết viết về trả thù và trừng phạt hay nhất. Cuổn tiểu thuyết The Count of Monte Cristo - Bá tước Monte Cristo cũng đã được xuất bản tại Việt Nam.

29. Do Androids Dream of Electric Sheep? (Tác giả Philip K. Dick)

Tiểu thuyết Do Androids Dream of Electric Sheep? phát hành năm 1968 của Philip K. Dick đã sớm có một cái nhìn đối với những người máy có trí thông minh như người và cách chúng tương tác với con người. Cuốn tiểu thuyết Do Androids Dream of Electric Sheep? cũng là nguồn cảm hứng để cho đạo diễn Ridley Scott tạo nên một trong những bộ phim giả tưởng hay nhất mọi thời đại Blade Runner.

30. Catch-22 (Tác giả Joseph Heller)

Mở đầu như một bộ phim hài, rồi cuộc sống từ từ biến thành một thảm kịch kinh hoàng khi chiến tranh ngày càng trở nên thực trong cuốn tiểu thuyết. Catch-22 được nhiều tạp chí bầu chọn là một trong những tiểu thuyết vĩ đại nhất của thời đại. Cuốn tiểu thuyết cũng được chuyển thể thành bộ phim cùng tên của đạo diễn Mike Nichols. Slaughterhouse.

31. Five (Tác giả Kurt Vonnegut)

Xuất bản năm 1969, Slaughterhouse Five là tác phẩm phản chiến mang ý nghĩa đả kích, châm biếm nổi tiếng của Vonnegut. Cuốn tiểu thuyết này từng được coi là thánh kinh của những người Mỹ phản đối chiến tranh tại Việt Nam lúc bấy giờ, bởi nó được tác giả viết dựa trên kinh nghiệm bản thân khi suýt chết vì Đồng Minh oanh tạc. Slaughterhouse Five cũng là lời kêu gọi suy nghĩ về việc lạm dụng chiến tranh của các nhà cầm quyền, và sự tàn sát, hủy diệt không phân biệt của chiến tranh hiện đại.

32. The Hitchhiker's Guide to the Galaxy ( Tác giả Douglas Adams)

Một buổi sáng khi vừa thức giấc, anh chàng Arthur Dent người Anh phát hiện sự thực khủng khiếp sắp xảy ra: Người ngoài hành tinh chuẩn bị hủy diệt trái đất. Đúng lúc nước sôi lửa bỏng, anh bạn lập dị Ford Prefect của Athur xuất hiện và tiết lộ rằng mình không phải là người bình thường, mà là người tới từ hành tinh Bettleguise đồng thời là nhà nghiên cứu của cuốn sách điện tử có tên The Hitch-Hiker's Guide to the Galaxy. Ford cứu Arthur khi trái đất bị người Vogons hủy diệt và đưa anh lên siêu xa lộ xuyên thiên hà. Hành trình bất đắc dĩ vào không gian của họ bắt đầu... Cuốn tiểu thuyết cũng đã được chuyển thể thành phim giả tưởng đình đám cùng tên.

33. Brave New World (Tác giả Aldous Huxley)

Viết về xã hội loài người giả tưởng trong trong tương lai, khi London thống trị vào năm 2540, ở đó chính phủ điều hòa và khiến người dân mê lú rằng họ đang hạnh phúc. Bức tranh của Huxley về chủ nghĩa tư bản toàn cầu được tăng cường bởi năng lực mềm của quảng bá tiêu dùng... trong cuốn tiểu thuyết Brave New World này được đánh giá cũng giống như cái xã hội rối rắm nổi tiếng của Orwell.

34. Flowers for Algernon - Hoa trên mộ Algernon (Tác giả Daniel Keyes)

Charlie Gordon, 28 tuổi nhưng chỉ có trí thông minh của một bé 6 tuổi, hàng ngày làm việc cho một trung tâm phân phối hoa chuyên tạo việc làm cho những người có vấn đề về trí tuệ, và dĩ nhiên anh thường xuyên nhận được sự khinh khi của người đời. Sau khi một số nhà khoa học tuyên bố họ đã thành công trong thí nghiệm tăng cường trí thông minh cho một chú chuột tên là Algernon, Charlie chấp nhận là đối tượng thử nghiệm đầu tiên. Trí thông minh của anh đã tăng một cách ngoạn mục từ 68 lên đến 185, như một thiên tài. Cuốn tiểu thuyết giả tưởng Flowers for Algernon - Hoa trên mộ Algernon này miêu tả tiến trình chuyển đổi nhận thức của một con người qua hai giai đoạn: từ một kẻ đần độn trở thành thiên tài và từ một thiên tài trở lại kẻ đần độn, qua đó người đọc có thể thấy rõ bản chất cay độc của người đời, những giả dối lừa lọc, sự đạo đức giả, khinh rẻ những người khuyết tật, yếu kém, sự cô độc của nhiều phận người dù là thiên tài hay đần độn... Flowers for Algernon - Hoa trên mộ Algernon đã được chuyển ngữ và xuất bản tại Việt Nam.

35. 1984 (Tác giả George Orwell)

Gần 40 năm sau cuộc Chiến tranh Thế giới lần thứ 2, thế giới bị chia làm 3 siêu cường: Oceania, Eurasia, and Eastasia. Mọi người ở Oceania, trong đó có nhân vật chính John Smith được chính phù giám sát chặt chẽ. Và trong cuốn tiểu thuyết 1984 này, qua nhân vật chính, Orwell khai thác các vấn đề về kiểm duyệt, tuyên truyền, và chủ nghĩa cá nhân như cuộc đấu tranh để thoát khỏi sự tồn tại đơn điệu của mình. Nhận xét về cuốn sách, nhà văn Robert Harris viết: "Tôi nghĩ, 1984 là tác phẩm văn học có ảnh hưởng rộng lớn nhất, cũng có nghĩa là cuốn sách vĩ đại nhất từng được viết. Tôi đọc nó khi còn là một cậu bé mới lớn và đã hoàn toàn bị thuyết phục. 1984 trình bày những quan điểm chính trị một cách vô cùng sống động, nó làm bật nổi hình ảnh của con người in dấu vào chính trường. Trong lần đọc lại mới đây, tôi lại bị ấn tượng bởi lối văn đơn giản của tác phẩm. Orwell không hề thể hiện sự màu mè, hoa mỹ của mình trong từng câu chữ. 60 năm trôi qua, những vấn đề chính trị biểu hiện trong một kiệt tác nghệ thuật của ông vẫn rất mới."

_________________
Vào đây đọc truyện:

https://www.nhomcho.com/f7-truyen-ngan

https://www.nhomcho.com/f8-truyen-dai

Vào đây nghe nhạc Việt:

https://www.nhomcho.com/f14-nhac-vn
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 4 Empty Re: Sách

Post by LDN Mon Apr 25, 2022 8:14 am

RFA

Vì sao sách ngôn tình Trung Quốc “sống khỏe” ở VN?

Ở VN nếu dạo quanh các hiệu sách lớn nhỏ từ Nam ra Bắc hoặc nếu làm một cuộc điều tra “bỏ túi” với giới trẻ, thì loại sách được các bạn trẻ đọc nhiều mấy năm gần đây là…tiểu thuyết ngôn tình của Trung Quốc.

Song Chi
2015-05-26

Sách ngôn tình Trung Quốc tràn ngập các quầy bán sách báo Files photos

Tràn ngập, từ những câu chuyện tình lãng mạn trắc trở cho tới có yếu tố kích dục, tình yêu đồng giới, những tình tiết ma quái trong đời sống…Chỉ cần nhìn qua một số cái tựa là có thể đoán được nội dung cuốn sách. Nào “Chúng mình lấy nhau đi”, “Bên nhau trọn đời”, “Khi người cũ đón người mới”, “Chồng cũ anh nợ em một đứa con”, “Có duyên nhất định sẽ có phận”, “Cưng chiều tình nhân trẻ con”, “Kiếm chồng đại gia”, “Hotgirl lưu lạc giang hồ”, “Hôn nhân không tình yêu”, “Khó nhịn ông xã cuồng dã”, “Hoa tình đẫm máu”, “Động phòng hoa chúc sát vách”, “Bảy ngày ân ái”, “Ngủ cùng sói”, “Yêu phải đại ma vương”, “Yêu nữ hoành hành”, “Ma nữ tình thù” v.v…

Báo chí dư luận từng phải nhiều lần lên tiếng cảnh báo trước hiện tượng tiểu thuyết ngôn tình tràn ngập như “cơn bão” trong đời sống văn hóa đọc của giới trẻ VN: “Loạn sách ngôn tình” (Người Lao Động), “Tiểu thuyết ngôn tình Trung Quốc: Rác hay không rác?” (An ninh thế giới), “Sách ngôn tình Trung Quốc đang đầu độc giới trẻ VN” (Một thế giới), “Dính độc” vì...truyện ngôn tình Trung Quốc” (Đời sống và Pháp luật)…
Tại sao thể loại ngôn tình của Trung Quốc dù từ câu chuyện đến văn phong, ngôn ngữ không hề được những người có hiểu biết cho tới giới nhà văn, giới phê bình văn học đánh giá cao, lại bán chạy, được đọc nhiều trong giới trẻ VN?

Có lẽ, thứ nhất vì dễ đọc, khỏi phải suy nghĩ động não gì cho mệt, lại có những yếu tố lôi cuốn, kích thích trì tò mò của một bộ phận giới trẻ VN vốn dễ tính trong chọn sách như sự lãng mạn trong tình yêu hay những hành vi tình dục, tình yêu đồng giới, những yếu tố ma quái… vừa kể trên.
Nhưng cái lý do sâu xa, đáng buồn hơn là do trình độ thưởng thức văn học còn kém của phần lớn giới trẻ VN bây giờ. Và điều đó trước hết là hậu quả của giáo dục. Suốt từ những năm tiểu học, trung học, giáo dục VN đã làm cho học sinh chán, ghét và sợ những môn khoa học xã hội nhân văn như Văn, Sử, Địa…

Lấy ví dụ môn Văn, ở bậc tiểu học, trung học, chương trình phần lớn là văn học cách mạng thời chống Pháp chống Mỹ hay thời kỳ xây dựng CNXH ở miền Bắc mang nặng tính chính trị, tính tuyên truyền, văn học nước ngoài được học rất ít, nhưng dù văn học trong hay ngoài nước thường chỉ giới thiệu trích đoạn chứ không giới thiệu toàn bộ tác phẩm; dạy thì theo kiểu cô giáo giảng rồi đọc cho học sinh chép từ chủ đề, nội dung tư tưởng, cách xây dựng nhân vật…, học sinh cứ vậy mà chép, học thuộc lòng, khi làm bài kiểm tra hay bài thi nhiều khi chỉ chấm ý, viết đủ ý là đủ điểm. Chương trình, cách dạy, học và thi kiểu như vậy thực sự đã giết chết lòng yêu văn học trong học sinh, khiến các em đâm ra chán học Văn, rồi sợ luôn văn học nói chung.

Kết quả là tình trạng năm nào số lượng học sinh chọn ban C (Văn, Sử, Địa) ở bậc trung học phổ thông cũng ít hơn hẳn các ban khác cho tới tỷ lệ thí sinh chọn thi đại học các chuyên ngành Văn, Sử, Địa…luôn luôn thấp hơn nhiều lần so với các ngành như Y, Dược, Kinh tế, Ngoại thương, Ngoại ngữ…
Trong khi đó, học sinh ở các nước có nền giáo dục tốt, trẻ em được khuyến khích đọc sách từ bé, từ khi ở nhà trẻ, mẫu giáo, cô giáo rồi cha mẹ đọc sách cho trẻ nghe hàng ngày; ở bậc trung học, học sinh các nước nói tiếng Anh được giới thiệu, được học bao nhiêu là tác giả Anh-Mỹ hay, từ William Shakespeare, Charles Dickens, Jane Austen, George Orwell, F. Scott Fitzgerald, J. D. Salinger, Sylvia Plath, John Steinbeck…Tạo cho các em có một cái nền, một trình độ thưởng thức văn học tốt. Không ít bạn trẻ từ đó đã say mê văn học và tự tìm đến với những tác giả lớn, thuộc loại không dễ đọc khác của thế giới như Vladimir Nabokov, Fyodor Dostoyevsky, Franz Kafka, James Joyce, William Faulkner, Virginia Woolf, Marcel Proust, Albert Camus, Jean-Paul Sartre…

Còn ở VN, có bao nhiêu phần trăm giới trẻ bây giờ biết và từng đọc những tác phẩm của các tác giả lớn trên thế giới? Mà nếu có muốn đọc thì tìm đọc ở đâu, nếu như không biết ít nhất một ngoại ngữ? Sách dịch ở VN rất được chăng hay chớ, dịch không theo hệ thống, không định hướng, vàng thì ít mà cám thì nhiều, và ngay một số những tác giả lớn nếu có dịch, cũng không dịch đủ hết các tác phẩm. Được dịch nhiều nhất có lẽ vẫn là sách Trung Quốc, trước kia thì tiểu thuyết võ hiệp, lịch sử, bây giờ là tiểu thuyết ngôn tình.

Chưa kể, giá sách ở VN tính theo mức thu nhập trung bình của công nhân viên chức vẫn là đắt, nói gỉ đến học sinh, sinh viên. Còn nếu mượn ở thư viện, chỉ có các thư viện lớn thuộc hai thành phố lớn nhất nước Hà Nội, Sài Gòn là có mua, lưu trữ, và cập nhật tương đối nhanh, đủ đầu sách văn học trong ngoài nước từng xuất bản; các tỉnh lẻ, nông thôn, vùng sâu vùng xa thì vô cùng khan hiếm sách.

Ở các nước phát triển họ rất chú ý đến việc định hướng, cân đối khi dịch, xuất bản sách. Sách hạng ba, sách giải trí có nhưng sách giá trị, sách văn học cổ điển vẫn có chỗ của nó, và vẫn có không ít người mua, người đọc. Trên các tờ báo lớn đều có những mục điểm sách do những cây bút bình luận văn học uy tín viết giới thiệu để người đọc biết sách nào hay mà mua giữa một rừng sách được xuất bản hàng ngày. Thư viện công có mặt ở khắp mọi thành phố lớn nhỏ, mênh mông sách, đĩa DVD, CD…tha hồ mượn từ sách, phim, cho tới ballet, opera, các vở kịch, từ âm nhạc cổ điển phương Tây cho tới Jazz, Blues, Pop, Rock…đủ loại, thuộc mọi quốc gia.

Giáo dục lạc hậu, sự mất cân đối trong xuất bản, dịch thuật, sự thiếu quan tâm nâng cao trình độ thị hiếu đọc sách cho giới trẻ là câu trả lời vì sao những loại sách như tiểu thuyết ngôn tình Trung Quốc phát triển mạnh mẽ ở VN. Và vì thế mà những tác giả như Diệp Lạc Vô Tâm, tác giả của những tiểu thuyết ngôn tình “Chờ em lớn nhé được không”, "Động phòng hoa chúc cách vách", "Nụ hôn của sói"... khi đến Hà Nội và TP HCM đầu tháng 4.2015 mới tạo thành cơn sốt trong cộng đồng giới trẻ, và trên hàng loạt trang hâm mộ (fan page) trên mạng xã hội Facebook, như báo chí phản ánh. Khán phòng đông nghẹt độc giả là học sinh, sinh viên chen chúc mong được trò chuyện, xin chữ ký và chụp ảnh chung với thần tượng…

Cũng có thể có người cho rằng chẳng việc gì phải “xoắn”, so với 1, 2 năm trước, sách ngôn tình Trung Quốc hiện nay cũng đang giảm nhiệt, việc xuất bản ồ ạt quá nhiều, với những tựa sách, nội dung sách na ná nhau khiến người đọc bội thực, không còn bị loại sách này hấp dẫn quá mức như trước. Rồi chính người đọc là giới trẻ sẽ nhàm chán. Cũng giống như phim truyền hình nhiều tập Hàn Quốc mấy năm sau này đã giảm hẳn sức hút đối với khán giả VN so với thời kỳ đầu.

Có thể. Nhưng vấn đề là nếu không có sự cải cách trong giáo dục, không có những chính sách điều chỉnh trong xuất bản, dịch thuật, những chiến lược lâu dài nhằm tạo thói quen đọc sách hay, sách giá trị từ khi tuổi còn rất trẻ, thì khi dòng sách ngôn tình Trung Quốc có thoái trào, giới trẻ VN sẽ lại bập vào một loại sách giải trí, dễ dãi, lợi ít hại nhiều khác mà thôi.

*Nội dung bài viết không phản ảnh quan điểm của RFA.


Last edited by LDN on Mon Apr 25, 2022 4:03 pm; edited 1 time in total

_________________
Vào đây đọc truyện:

https://www.nhomcho.com/f7-truyen-ngan

https://www.nhomcho.com/f8-truyen-dai

Vào đây nghe nhạc Việt:

https://www.nhomcho.com/f14-nhac-vn
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 4 Empty Re: Sách

Post by LDN Mon Apr 25, 2022 8:28 am

Tại sao tôi thích truyện Kiều

Bùi Ngọc Tuấn - nguoiviet

(Bài nói chuyện trong buổi giới thiệu bản dịch Kim Vân Kiều Truyện của Thanh Tâm Tài Nhân của GS Ðàm Quang Hưng – St. Paul, Minnesota, 18 tháng 5, 2013)

Mấy tháng trước khi giới thiệu thơ Cung Trầm Tưởng cùng quý vị, tôi đã nói rằng: “Chúng ta may mắn nói tiếng Việt Nam, bởi vì tiếng Việt đơn âm và giầu thanh điệu. Những nguyên âm với 5 dấu giọng; Sắc-Huyền-Hỏi-Ngã-Nặng, một âm tiếng chẳng những thay đổi ý nghĩa mà còn chuyển nhạc điệu. Tiếng Việt lại còn giầu trong cách diễn tả, cùng một ý mà có nhiều cách diễn tả khác nhau, bằng nhiều tĩnh tự khác nhau, mang theo những âm điệu khác nhau, gợi lên những hình ảnh khác nhau và cũng vì thế mang nhiều cường độ khác nhau. Những chữ kép còn hoán chuyển vị trí, gợi lên những ý tình, những cung bậc khác nhau, như thiết tha và tha thiết, say đắm và đắm say, ngơ ngẩn và ngẩn ngơ, quên lãng và lãng quên, ai dám nói rằng cảm thông đồng nghĩa với thông cảm. Ðổi dấu giọng lại cũng đổi hẳn nghĩa, ví dụ: ngơ ngẩn và ngớ ngẩn, thẩn thơ và thẫn thờ…

Vì thế tiếng Việt là một ngôn ngữ của thơ, vì thế người nói tiếng Việt nào cũng yêu thơ, đọc thơ, làm thơ. Những thi sĩ chẳng những có nhiều vần điệu, có nhiều tĩnh tự, nhiều cách diễn tả khác nhau để sử dụng mà lại còn nhiều vật liệu để tạo ra nhiều cách diễn tả giầu hình ảnh, giầu nhạc điệu khác nhau, du dương hơn, xoáy động hơn.

Thật vậy, tiếng Việt là ngôn ngữ của thơ và thơ cũng làm phong phú, huy hoàng thêm tiếng Việt. Những hình ảnh, những nhạc điệu, những cách biểu lộ tình ý, đã đi từ thơ vào tiếng nói hàng ngày. Có những hình ảnh, những biểu lộ một thi sĩ sang tạo ra, ngày hôm sau được người Việt dùng ngay trong câu nói.

Không phải vô tình mà 80 năm trước Phạm Quỳnh đã nói: “Truyện Kiều còn, thì tiếng ta còn, tiếng ta còn thì nước ta còn.” Muốn hiểu rõ ý nghĩa của câu nói này, hãy xem lại những ảnh hưởng của chất thơ, của chữ dùng, của hình ảnh, của ý tưởng của truyện Kiều vào tiếng Việt. Ảnh hưởng đến từ nhiều năm làm cho ta quên mất nguồn xuất phát của ảnh hưởng đó, cho nên ngay cả những người chưa hề đọc truyện Kiều cũng dung mà không hề biết. Những ảnh hưởng đó có khi là từ sự sáng tạo của Nguyễn Du, cũng có khi Nguyễn Du mang từ tục ngữ, ca dao Việt Nam vào, cũng có khi là do Nguyễn Du mượn từ thơ văn cổ Trung Hoa, nhưng nếu không có cái tài làm thăng hoa những hình ảnh, những ý tưởng đó thì chẳng ai biết đến.


1. Tôi thích Truyện Kiều vì ảnh hưởng của lời thơ Truyện Kiều vào tiếng Việt

Có khi chúng ta chỉ mượn một vài chữ từ truyện Kiều để nói, như: “mặt dạn mày dày,” hay “phận bèo mây,” “lầu xanh,” “dở tỉnh dở say,” “quyến gió rủ mây,” “xa chạy cao bay,” “tơ lòng,” “đau đứt ruột,” “nửa chừng xuân,” “đèo bòng,” “xa chạy cao bay,” “kiến bò miệng chén,” “mèo mả gà đồng,” “thân gái dặm trường”…

Có khi dùng một câu, như:

“Tình trong như đã, mặt ngoài còn e”
Hay: “Cho hay muôn sự tại trời”
hay: “Ðàn bà dễ có mấy tay”
hay “Giữa đường dẫu thấy bất bằng mà tha”
hay “Trơ như đá, vững như đồng”
hay “Chưa vui sum họp, đã sầu chia phôi”
hay “Khối tình mang xuống tuyền đài chưa tan”

Có khi ta dùng hai câu:

“Ma đưa lối, quỷ dẫn đường
Lại tìm những chốn đoạn trường mà đi

Hay:

“trăm năm tính cuộc vuông tròn
phải dò cho đến ngọn nguồn lạch sông

Hay:

“Dẫu rằng sông cạn đá mòn
Con tằm đến thác cũng còn vương tơ”

Hay:

“có trời mà cũng tại ta
Tu là cỗi phúc, tình là dây oan”

Những hình ảnh, những biểu tượng, những ý tình đi vào tiếng nói hàng ngày, trở nên tự nhiên.

Khi ta nói “lầu xanh,” “Tú Bà” ai cũng biết đó là nơi nào, đó là người làm công việc gì, nhưng không nhớ rằng trước khi truyện Kiều trở nên phổ thông, thì người ta không nói thế.

Khi nghe nói về một chàng trai là: Sở Khanh, thì ai cũng hiểu tâm tính, phong cách của anh ta ra sao.

Khi nói về kẻ khác là “lũ khuyển ưng” thì dù chưa đọc truyện Kiều, người ta cũng biết ngay đó là loại người gì
Muốn nói ai đó sợ vợ, người ta gọi anh ta là Thúc Sinh.



2. Tôi thích truyện Kiều vì những lời thơ đầy hình ảnh đẹp, đầy ý tình thiết tha, đầy nhạc điệu réo rắt, thay đổi không ngừng.

Hãy đọc lại vài câu:

Tả cảnh mùa xuân thì:

“Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”

Hai câu thơ nhẹ nhàng, giản dị, đọc thoáng thì chưa thấy hay. Nhưng đọc lại lần nữa, nếu cần thì nhắm mắt lại, bạn sẽ thấy hình ảnh mùa xuân an bình, trong sáng, đẹp như một bức tranh đẹp. Nói về ý, tình, hình ảnh, nhạc điệu, và cách dùng chữ của hai câu này riêng thôi, cũng phải cần hàng giờ. Ví dụ nếu viết là “cành lê điểm trắng…” thì tầm thường, mà viết là “cành lê trắng điểm…” là kỳ tuyệt…

Tả cảnh mùa thu thì:

“Rừng phong thu đã nhuộm mầu quan san”

Hay như câu:

“Nao nao dòng nước uốn quanh
Nhịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang
Sè sè nấm đất bên đường
Dầu dầu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh”

Hai câu trên vẽ nên cảnh nên thơ, nhưng tĩnh lạnh, hai chữ “nao nao” như khe khẽ báo trước một nỗi niềm gì đó sẽ đến. Hai câu sau tiếp lời, vẽ ra cảnh cô đơn, hoang phế, tàn tạ của một nấm mồ vô chủ.

Ðọc những câu tả Kim Trọng, với vẻ đẹp hào hoa, lãng mạn của một thư sinh khi gặp Thúy Kiều lần đầu tiên, ta mới hiểu vì sao Thúy Kiều yêu chàng ngay:

“Trông chừng thấy một văn nhân
Lỏng buông tay khấu bước lần dặm băng
Ðề huề lung túi gió trăng
Sau chân theo một vài thằng con con
Tuyết in sắc ngựa câu giòn
Cỏ pha mầu áo nhuộm non da trời”

Khi tả Thúy Kiều, thì mỗi lúc mỗi nơi cũng đều là hình ảnh đẹp của lúc đó.

Khi còn thơ ngây:

“Làn thu thủy, nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh
một hai nghiêng nước nghiêng thành
sắc đành đòi một, tài đành họa hai”

Khi tả Thúy Vân thì Nguyễn Du tả một vẻ đẹp đoan trang, hiền dịu mà “mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da,” nhưng với Thúy Kiều thi Nguyễn Du tả vẻ đẹp mặn mà, sắc sảo mây, tuyết không chỉ “nhường” cho vẻ đẹp mà sắc hoa, dáng liễu phải ghen tức.

Ðến khi lâm nỗi đoạn trường, cách Nguyễn Du tả vẻ đẹp của thân hình Thúy Kiều, làm tất cả các khách mày râu sôi máu, nóng người:

“Rõ ràng trong ngọc trắng ngà
dầy dầy sẵn đúc một tòa thiên nhiên”

Khi gặp Thúc Sinh thì:

“Hải đường mơn mởn cành tơ
Ngày xuân càng gió, càng mưa càng nồng”

Nhưng vì ở với Thúc Sinh mà bị mẹ Hoạn Thư bắt cóc về, thì bà vợ quan Thượng Thư bộ Lại mắng như sau:

“Quân này chẳng phải thiện nhân
chẳng phường trốn chúa, thì quân lộn chồng
Ra tuồng mèo mả gà đồng
Ra tuồng lúng túng, chẳng xong bề nào”

Hoạn Thư tuy ghen ngầm, hành xử sâu độc, nhưng trong lòng vẫn coi Thúy Kiều là:

“rằng: tài nên trọng mà tình nên thương
Ví chăng có số giàu sang
Giá này dẫu đúc nhà vàng cũng nên
Bể trần chìm nổi thuyền quyên
Hữu tài thương nổi vô duyên lạ đời”

Và:

“Khen rằng: bút pháp đã tinh
So vào với thiếp Lan Ðình nào thua
Tiếc thay lưu lạc giang hồ
Nghìn vàng thật cũng nên mua lấy tài”

Thật sự Hoạn Thư không ghen với Thúy Kiều mà nàng tức chồng. Hoạn Thư đã mấy lần dọ ý, mớm lời để Thúc Sinh thú thực. Nàng đã định bụng cho Thúy Kiều làm vợ bé của Thúc Sinh. Nhưng Thúc Sinh vẫn cứ giấu biệt, cho nên Hoạn Thư mới làm thế để hành hạ tâm hồn Thúc Sinh.

Nguyễn Du tài thay, khi Thúy Kiều thành vợ Từ Hải, hùng cứ một giang sơn rộng lớn, chia đôi đất Trung Hoa cùng triều đình Bắc Kinh, thì Nguyễn Du không tả nàng một cách trực tiếp như trước. Bởi vì nếu dùng ngôn ngữ trực tiếp để tả một người đàn bà quyền uy thì là làm kém cả vẻ đẹp tinh thần lẫn thể chất của nàng. Nguyễn Du tả một cách gián tiếp bằng những hình ảnh của cách hành xử ân oán phân minh, hợp tình hợp lý mọi bề, uy nghiêm mà nhẹ nhàng.

Còn Từ Hải, Từ Hải dưới ngòi bút Nguyễn Du không phải là một chàng cướp biển, mà là một anh hùng, với vẻ đẹp tinh thần oai dung, hiên ngang, và vẻ đẹp tinh thần của một quân vương tài ba nhưng thuần hậu dịu dàng, lại si tình và chung thủy, vừa là một tướng quân, vừa là một nghệ sĩ, lại si tình và chung thủy (và cuối cùng chết vì sự si tình và chung thủy của mình).

“Râu hùm hàm én, mày ngài
Vai năm tấc rộng, thân mười thước cao
Ðường đường một đấng anh hào
Côn quyền hơn sức, lược thao gồm tài
Ðội trời đạp đất ở đời
Họ Từ tên Hải vốn người Việt Ðông
Giang hồ quen thú vẫy vùng
Gươm đàn nửa gánh, non song một chèo”

Cũng nên nói qua về Thúc Sinh, người bị mang tiếng là sợ vợ. Thật ra Thúc Sinh cũng là một tay tài hoa và si tình:

“Khách du bỗng có một người
Kỳ Tâm họ Thúc cũng nòi thư hương”

Chàng làm thơ, Thúy Kiều nhận biết thơ hay:

“Sinh càng tỏ nét càng khen
Ngụ tình tay thảo một thiên luật Ðường
Nàng rằng: ‘vâng biết lòng chàng
lời lời châu ngọc, hàng hàng gấm thêu.’”

Khi ăn chơi, thì Thúc Sinh:

“Thúc Sinh quen nết bốc rời
Trăm nghìn đổ một trận cười như không”

Lòng Thúc Sinh khi biết Hoạn Thư đã bắt cóc, làm nhục Thúy Kiều và lừa mình:

“Sinh thì gan héo, ruột đầy
Nỗi lòng càng nghĩ càng cay đắng lòng”

Chê Thúc Sinh sợ vợ, thì cũng nên hiểu rằng, lẽ thứ nhất Hoạn Thư cao kế quá, nếu Hoạn Thư nổi giận, la mắng theo kiểu ghen thường tình, thì Thúc Sinh dư sức chống lại. Ðằng này mẹ của Hoạn Thư cho côn đồ đến bắt cóc nàng về, đốt nhà, ném xác giả vào cho Thúc Sinh tưởng Thúy Kiều đã chết cháy, Rồi đánh phủ đầu bắt làm gia nhân nhà Hoạn Thư. Khi Thúc Sinh về, Hoạn Thư mở tiệc mừng, bắt Thúy Kiều (khi này đã bị đổi tên là Hoa Nô) ra đánh đàn, hầu rượu, thì Thúc Sinh còn làm gì được. Vả lại Hoạn Thư là con gái quan Thượng Thư Bộ Lại.

Người đứng đầu ngành hành chánh, tư pháp của triều đình, quyền uy ngất trời, thì ông chồng nào mà khi mắc kế, chẳng cắn răng chịu thua như Thúc Sinh.

Ta cũng phải nhớ rằng thơ chữ Hán của Nguyễn Du không kém gì thơ Ðường, nên khi Nguyễn Du Việt hóa thơ Ðường đọc lên tự nhiên như đó là thơ Việt. Hãy xem bài Ðề Tích Sở Kiến Xứ của Thôi Hộ:

Tích niên kim nhật thử môn trung  
Nhân diện đào hoa tương ánh hồng  
Nhân diện bất tri hà xứ khứ  
Ðào hoa y cựu tiếu đông phong


(hoa đào vẫn nở tươi trong gió xuân
năm ngoái, hôm nay dưới cổng này
mặt người hồng lên cùng hoa đào
không biết má hồng nay nơi đâu)

Mà Nguyễn Du đã Việt hóa để tả lại tấm lòng chàng Kim Trọng, năm sau, sau khi từ quê nhà, thọ tang chú trở lại, mà Kiều đã vắng bóng là:

Trước sau nào thấy bóng người
Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông

(gió đông, đông phong là gió mùa xuân, thổi từ phương đông đến)


3. Tôi thích truyện Kiều vì ngoài cái vẻ đẹp của thơ trong suốt hơn ba nghìn câu lục bát. Nhưng còn là vì những ý tình mà người ta thấy hợp với những hoàn cảnh, tâm tình không bắt nguồn từ câu chuyện chính. Trong rất nhiều hoàn cảnh trên đời, người ta cũng có thể tìm thấy những câu trong truyện Kiều phù hợp với tâm tình mình. Chính vì thế trong dân gian mới có việc bói Kiều. Khi muốn biết việc tương lair a sao, có người khấn nguyện Thúy Kiều rồi mở quyển Kiều một cách tình cờ ra, ngón tay bấm trúng câu nào thì dựa đoán tương lai bằng câu ấy.

Trong truyện Kiều ngoài những câu thơ mượt mà, lại có những câu thơ rất mới. Ðọc lên tưởng chừng là thơ của một thi sĩ tài ba đời nay, như:

“Nước trôi hoa rụng đã yên
Hay đâu địa ngục ở miền nhân gian”

Truyện Kiều là một tác phẩm mà ta đọc lần đầu để thưởng thức câu chuyện kể. Ðọc những lần sau, đọc lại toàn phần, hay đọc từng câu, từng đoạn riêng biệt để thấy cái hay của những câu thơ đó. Như đã nói, thơ hay phải đủ 5 yếu tố: (1) Ý – ý phải sâu sắc, thơ không ý thì trơ trẽn, (2) tình – tình phải thiết tha, thơ nghèo tình thì nông cạn (3) nhạc điệu – nhạc điệu phải uyển chuyển, phải hợp với ý tình, thơ kém nhạc điệu thì không du dương (4) hình ảnh – hình ảnh phải linh động, đặc sắc, thơ không hình ảnh thì nghèo nàn (5) cách tạo chữ – kém tạo chữ thì không dấy động được ý, tình, không làm giầu được hình ảnh và nhạc điệu. Thơ trong Truyện Kiều chẳng những đủ những yếu tố đó ở từng trang từng câu, mà Nguyễn Du còn sử dụng những yếu tố ấy với cài tài ba của một bậc thầy, với cái thi tài của một thi bá, một đại thi hào. Thơ lục bát tưởng dễ làm, nhưng thật ra rất khó. Kẻ kém tài dễ bị sa lầy vào cái nhịp đều đặn của 2 câu sáu tám. Làm kém thì thơ thành vè. Phải biến đổi cách ngắt câu để đổi nhạc điệu đi. Nguyễn Du sử dụng nhiều lối. Như ngắt những câu thành 2 vế đối: câu 6 làm 2 đoạn, ngắt câu 8 làm 2 đoạn khác. Nguyễn Du lại còn ngắt những câu thơ làm nhiều đoạn không đối, dài ngắn không đều, hay trọn câu một hơi liền, không chỗ ngắt, để biển đổi nhạc điệu.

Ví dụ:

“mai cốt cách / tuyết tinh thần
Mỗi người một vẻ / mười phân vẹn mười”

Hay

Nền phú hậu / bậc tài danh
Văn chương nết đất / thông minh tính trời

Hay

“bâng khuâng / nhớ cảnh / nhớ người
nhớ nơi kỳ ngộ vội dời chân đi

Hay

“Kiếp hồng nhan có mong manh
nửa chừng xuân thoắt gẫy cành thiên hương”

Hay


“Sương in mặt / tuyết pha thân
Sen vàng lãng đãng / như gần / như xa

Xin hãy để ý đến câu này. Thoáng đọc cứ tưởng Nguyễn Du tả sắc đẹp của Ðạm Tiên. Nhưng sương in mặt là vẻ mặt mờ mờ nhìn không rõ, tuyết pha thân là toàn thân mặc áo quần trắng toát, còn câu sen vàng lãng đãng, như gần, như xa là chân đi mà không nhìn thấy, không chạm đất. Ðó chính là Nguyễn Du tả một con ma. Nếu là tôi, lúc nửa đêm, ngồi một mình mà nhìn thấy bóng ma mờ mờ ảo ảo hiện ra như thế thì chết khiếp đi được. Nửa câu thơ còn không làm nổi, chứ đâu mà làm được cả 10 bài thơ Ðường để dâng tặng hội chủ Ðoạn Trường, như Thúy Kiều.


4. Tôi thích truyện Kiều vì tính nhân bản trải dàn khắp câu chuyện.

Những tình tiết, những biến chuyển éo le, bất ngờ. Từ buổi lễ Thanh Minh đi chơi Xuân tình cờ gặp Kim Trọng, cho đến 15 năm sau, khi Kim Trọng và gia đình làm lễ cầu an cho nàng ở bờ sông Tiền Ðường và tình cờ gặp lại nàng. Biến chuyển nào của câu chuyện cũng đột ngột.


5. Tôi thích Truyện Kiều vì những nhân vật rất người.

Chàng Kim Trọng chung tình, suốt 15 năm xa cách không ngừng nhớ thương, không ngừng tìm kiếm.

Mã Giám Sinh hiển hiện bản tính của tay ma cô, côn đồ, láo xược.

Thúc Sinh là một công tử hào hoa, ham chơi nhưng cũng rất chung tình.

Hoạn Thư cao kế, ghen tuông thâm trầm, nhưng cũng ngầm mến tài, mến sắc tình địch.

Từ Hải là chàng anh hùng áo vải, tay trắng xây dựng giang sơn, với tình yêu son sắt dành cho Thúy Kiều.

Còn Thúy Kiều là cô gái lãng mạn, mơ mộng nhưng suốt 15 năm nổi trôi luân lạc, lòng nhớ thương gia đình và tình yêu Kim Trọng vẫn tha thiết không nguôi, hành sử phân minh, khi yêu Kim Trọng, hay Thúc Sinh, hay Từ Hải cũng là tình yêu sâu đậm nồng nàn.


6. Tôi thích Truyện Kiều vì cái thi tài của Nguyễn Du.

Từ câu chuyện Thanh Tâm tài Nhân, vốn là một tác phẩm không hay, Nguyễn Du chỉ mượt ý chính rồi phóng tác thành một tác phẩm mà trong mấy trăm năm qua, từ vua quan triều Nguyễn, đến những học giả, những người yêu thơ, và mọi tầng lớp dân gian biết đến và yêu thích. Mặc dù dung những tên đất, tên người Tầu, nhưng ta cứ ngỡ là truyện Việt.

Sau này, khoảng thập niên 1950, 1960 ở Saigon, có nhà văn Hoàng Hải Thủy, là người cũng có biệt tài phóng tác, trong số những tác phẩm ông phóng tác, như truyện Jane Eyre của Charlotte Bronte và Wuthering Height của Emily Bronte, mà ông biến thành Kiều Giang và Ðỉnh Gió Hú, khi đọc ta cứ tưởng như chuyện tình Việt Nam xẩy ra ở Ðà Lạt.

Dông dài nãy giờ đã quá nhiều, thời gian thì có hạn, thế nhưng nói về truyện Kiều thì bao giờ mới xong? Ta có thể nói cả ngày, cả tháng cả năm cũng vẫn cứ thấy thêm được những cái hay, những lý do yêu thích truyện Kiều. Nhưng điểm cuối cùng tôi muốn nêu lên ngày hôm nay là truyện Kiều đẹp vì được viết bằng tiếng Việt và tiếng Việt đẹp vì nhờ sức sang tạo tiếng Việt của Nguyễn Du qua Truyện Kiều. Phạm Quỳnh bảo, “Truyện Kiều còn, thì tiếng ta còn…” thế nhưng đời nay còn mấy ai đọc và học truyện Kiều nữa. Cho nên tiếng Việt đang mất đi vẻ trong sang, uyển chuyển, du dương khi người ta đang Hán hóa tiếng Việt, bằng những từ ngữ nặng nề, thô lậu như thay vì nói có, thì nói là sở hữu, thay vì nói tôi thấy, thì nói sai văn phạm là tôi cảm giác, thay vì nói thích, thì nói là ấn tượng…

Vì thế nếu chưa đọc truyện Kiều từ đầu đến cuối, xin hãy đọc, nếu đọc rồi, xin hãy đọc lại. Tôi tin rằng bạn không những vui thích vì đọc một tác phẩm hay nhưng lại còn học hỏi được nhiều điều hay cả về văn chương lẫn cách sống đẹp trên đời.

_________________
Vào đây đọc truyện:

https://www.nhomcho.com/f7-truyen-ngan

https://www.nhomcho.com/f8-truyen-dai

Vào đây nghe nhạc Việt:

https://www.nhomcho.com/f14-nhac-vn
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 4 Empty Re: Sách

Post by LDN Mon Apr 25, 2022 1:13 pm

Trần Hạnh

[Review Sách] "Anna Karenina": Tác Phẩm Lớn Nhất Mọi Thời Đại Do Tạp Chí Times Bình Chọn

Beetutor

Năm 2007, tạp chí Times đã lập nên danh sách 10 tác phẩm lớn nhất mọi thời đại dựa trên sự đánh giá của 125 nhà văn lừng danh trên khắp thế giới. Vượt qua những tác phẩm đình đám như Hamlet của thi hào Shakespeare hay Lolita, Đại gia Gatsby, cuốn sách Anna Karenina đã đứng đầu danh sách này. Cuốn sách trở thành tiểu thuyết vĩ đại nhất mọi thời đại và cho đến tận ngày nay vẫn tốn biết bao giấy mực của giới phê bình văn học.

Mọi gia đình sung sướng đều sung sướng giống nhau, còn mỗi gia đình bất hạnh lại khổ sở theo một cách riêng của mình.

Anna Karenina - Nàng thơ với vẻ đẹp u buồn của Lev Tolstoy

Nếu bài thơ Tôi Yêu Em của thi hào Nga Pushkin được khởi nguồn từ mối tình không thành với con gái viện sĩ viện Hàn lâm Nga thì cuốn Anna Karenina của Lev Tolstoy được lấy ý tưởng từ con gái của Pushkin. Đó là cô Maria Pushkina. Trong lần đầu gặp gỡ Pushkina tại bữa ăn tối, Lev Tolstoy đã bắt đầu lưu ý tưởng viết cuốn sách ấy. Cũng có thể nói con gái nhà thơ Pushkin chính là nguyên mẫu của hình tượng nàng thơ Anna Karenina trong cuốn tiểu thuyết của tên.

Kể từ ngày đầu phát hành vào năm 1877, cuốn sách Anna Karenina đã gây được tiếng vang trong giới phê bình văn học Nga. Cuộc sống khắc họa một bóng dáng nàng thơ u buồn Anna Karenina. Cô sống trong vòng dây xiềng xích, trói buộc tự do trong xã hội Nga những năm bất ổn chính trị với tư tưởng phong kiến già cỗi.

Anna Karenina vốn rất yêu tiểu thuyết, cô đọc nhiều cuốn sách và cảm thấy như đó là cách để cô sống những cuộc đời khác. Những cuộc đời tự do, tự chủ và hạnh phúc hơn. Những thứ mà cô chưa từng biết đến, chưa từng nếm trải.

Mọi chuyện bắt đầu từ lòng ham mê quyền thế và tiền bạc của bà cô của Anna. Bà đã đem Anna gả cho Karenin, một người có danh vọng và quyền lực, một người mà Anna không có tình yêu. Cuộc hôn nhân ấy đem đến cho gia đình Anna những lợi ích lớn. Anh trai của cô trở thành Chánh án dù có thành tích học tập không tốt. Tất cả là nhờ quyền lực của Karenin. Và cuộc hôn nhân ấy cũng chấm dứt tất cả cuộc đời tự do, hạnh phúc của Anna Karenina.

Cuốn sách một nghìn trang: một xã hội Nga đương thời thu nhỏ

Ngài Karenin, chồng của Anna là một người có danh vọng và địa vị trong chính trường. Vì thế ông luôn quan tâm cách xã hội thượng lưu nghĩ gì về mình hơn là tự yêu thương và nhìn nhận bản thân. Người ta vẫn hay nói một câu rất hay: "Sống ở đời đau khổ nhất là nhìn người khác mà sống và sống để người khác nhìn.". Có lẽ Karenin chính là loại người như vậy. Ngài luôn làm theo những gì giới thượng lưu trông đợi, khiến mọi người phải ngưỡng mộ. Đó là thứ sĩ diện hão vốn phổ biến và bao trùm lên nước Nga trong những năm đầy biến động.

Mọi thứ trong cuộc đời ngài Karenin đều vận hành như kế hoạch bản thân vẽ ra. Kể cả việc lấy vợ, kết hôn cùng Anna Karenina cũng là vì muốn giới thượng lưu nhìn thấy, mọi người ngưỡng mộ. Karenin lấy Anna vì cho rằng mình phải làm như vậy. Vì Anna là một người phụ nữ học thức, có khả năng quán xuyến gia đình, xã giao với giới thượng lưu, chứ không phải vì yêu và hoàn toàn không có tình yêu. Hôn nhân chỉ là một thứ làm đầy đủ, trang hoàng cho những thứ mà ngài Karenin có. Là thứ làm đẹp dòng họ Karenin trong xã hội Nga đương thời.

Nhiều người vẫn nghĩ rằng Anna Karenina khi lấy ngài Karenin, đặt chân vào giới thượng lưu sẽ có cuộc sống hạnh phúc. Nhưng cuộc đời của người thiếu phụ trẻ ấy trong tám năm hôn nhân lại là những cuộc móc nối quan hệ thượng lưu theo ý của chồng. Ngài Karenin luôn muốn Anna phải làm quen với những phu nhân, tiểu thư của tầng lớp quý tộc giúp ngài. Khi ấy ngài sẽ dễ dàng trong con đường sự nghiệp hơn.

Anna Karenina không thích tiệc tùng, cô chưa từng muốn đặt chân đến những nơi ấy. Cô yêu tiểu thuyết, yêu nghệ thuật, yêu những thứ gọi là cái đẹp, gọi là tự do. Nhưng cô lại sống suốt tám năm trong cái cuộc sống, trong cái xiềng xích khóa chặt tự do mà chính người cô ruột của mình đã đặt lên cổ mình. Chỉ vì tiền, người cô ruột đã đem Anna gả cho ngài Karenin. Và chỉ vì tiền mà bà cô ấy đã đốt tự do, hạnh phúc đời đứa cháu ruột Anna của mình cháy thành tro tàn.

Chuyến xe lửa tình cờ

Anna sẽ sống trong sự sắp đặt đến hết cuộc đời mình mãi cho đến khi cô đi chuyến xe lửa tình cờ ấy, gặp con người định mệnh đó. Đó là chàng sĩ quan Vronsky. Đại úy Vronsky là con người tự do, quyết đoán và can đảm. Anh từng nói: "Tôi sinh ra là người Digan và sẽ chết như người Digan.". Digan vốn là một tộc người yêu tự do, thích lang thang và phóng khoáng. Sĩ quan Vronsky cũng vậy, anh thích sống và yêu một đời tự do. Nhưng anh lại yêu Anna, một người không được phép sống cuộc đời đó.

Đại úy Vronsky phải lòng Anna Karenina trên đoàn tàu xa lạ không hẹn ước. Chỉ một thoáng lãng mạn chàng sĩ quan đã không thể quên cô. Nhưng sau vài lần gặp gỡ, Vronsky nhận ra, có lẽ anh với Anna là yêu nhưng không thể yêu.

Anh bước xuống, cố gắng không nhìn cô quá lâu như kiểu người ta tránh nhìn mặt trời. Nhưng cũng như mặt trời, anh vẫn trông thấy cô dù chưa một lần chạm mắt

Người thiếu phụ ấy dẫu bị ép lấy ngài Karenin nhưng họ vẫn là vợ chồng. Dẫu họ không hạnh phúc, Anna không hạnh phúc nhưng giới thượng lưu lại công nhận họ hạnh phúc. Còn Vronsky chẳng là gì cả, anh chỉ là một người trót yêu Anna. Một người xa lạ bên chuyến tàu định mệnh đem đến cho Anna sự hy vọng đầu tiên trong đời. Nhưng có lẽ đó chính là sự hy vọng muộn màng và bi thương.

Người ta vẫn hay nói một câu rất hay: "Một trong những đau đớn của đời người là lúc chưa có năng lực lại gặp người mình muốn chăm sóc cả đời.". Có lẽ câu nói này giống với số phận của sĩ quan Vronsky. Lúc trong tay anh không có gì cả, lại gặp được người anh muốn che chở một đời. Gặp đúng người, nhưng lại sai thời điểm. Vronsky đã gặp Anna muộn mất tám năm trong khi cô đang đau khổ. Nhưng anh không thể bước tiếp mà chỉ có thể lùi lại phía sau. Vì Vronsky đã chậm mất tám năm, lỡ mất một đời.

Vronsky không thể bước tiếp, còn Anna Karenina, cô lùi bước. Cô trở về Matxcova, kết thúc chuyến thăm quê sớm hơn dự kiến. Và chấm dứt hy vọng cuối cùng của mình với Vronsky.

Màu sắc lãng mạn làm nền cho yếu tố hiện thực và tư tưởng tự do

Qua cuốn sách Anna Karenina, Lev Tolstoy muốn chứng minh một điều rằng lãng mạn không phải là thứ vẻ đẹp để tô hồng cho cuộc sống hàng ngày. Lãng mạn không phải thứ xa xỉ mà người ta vẫn nói với nhau. Không phải là thứ sách viết về mở đầu thì phải yêu nhau đắm đuối. Không phải là thứ sách gợi cho người đọc quan tâm đến kết thúc là đau khổ hay vui vẻ, cặp đôi yêu nhau có đến nhau được hay không. Sau tất cả đó chỉ là tình yêu chứ không là gì cả, không có ý nghĩa nhân văn nào cả. Anna Karenina là cuốn sách muốn nói với người đọc và xã hội đương thời rằng tự do còn quan trọng hơn cả tình yêu, con người cần yêu trong tự do và đó là quyền của họ. Trong hiến pháp của Mỹ năm 1877, Tổng thống Washington đã tuyên bố rằng:

Chúng tôi khẳng định những chân lý này là hiển nhiên, mọi người sinh ra đều bình đẳng, họ được Tạo hoá ban cho một số quyền tất yếu bất khả xâm phạm, trong đó có quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc.

Nhưng cuộc đời của Anna Karenina lại không có những quyền đó. Cô đã không hạnh phúc, không có quyền hạnh phúc. Đã không có tự do, bị ép sống không có tự do. Cô đã bị gượng ép kết hôn và không có quyền ly hôn.

Cuốn sách đặt ra một câu hỏi tình huống nhức nhối muốn người đọc trả lời. Đó là nếu sống cuộc đời hôn nhân bị ép buộc thì phải làm sao. Chịu đựng hay ly hôn và đi tìm hạnh phúc của mình? Anna đã chịu đựng tám năm, cô không muốn phải sống như vậy nữa. Nhưng lại không thể ly hôn. Vì định kiến xã hội đương thời không cho phép một phụ nữ thượng lưu ly hôn.

- Làm tất cả, nhưng đừng ly dị! - Darya Alexandrovna đáp.

- Chị hiểu tất cả là thế nào?

- Chao, thật ghê sợ! Cô ấy sẽ không phải là vợ của ai nữa, đời cô ấy thế là bỏ đi!

Cuộc đời thế là bỏ đi - đó là cách mà xã hội nhìn nhận những người phụ nữ có ý định ly hôn. Giá trị của người phụ nữ đến thế là cùng. Anna Karenina đã không còn đường lui nữa. Phía trước cô là định kiến xã hội, còn phía sau cô lại là cuộc hôn nhân mất tự do. Không thể bước tiếp nữa, nhưng cũng không thể lùi bước được nữa. Sức chịu đựng của một người đến thế là cùng, ròng rã suốt tám năm, cô không thể chịu đựng được nữa.

Cô sống trong cuộc hôn nhân đau khổ với ngài Karenin, nhưng khi gặp sĩ quan Vronsky thì lại càng đau khổ hơn. Có lẽ đại úy Vronsky cũng giống như thứ ánh sáng đẹp đẽ, cao quý làm đau mắt một người đã ngần ấy năm không nhìn thấy ánh sáng như Anna.

Cô chỉ còn cách chọn con đường thứ ba, con đường buông bỏ. Buông bỏ cả đau khổ và và niềm vui muộn màng với sĩ quan Vronsky, buông bỏ cả tự do và định kiến. Sẽ không có cách nào để thoát khỏi định kiến nếu không buông bỏ tự do của bản thân. Đó là điều mà xã hội già cỗi đương thời của Nga đem đến cho thần dân nước mình khi họ muốn sống một đời tự do. Giải thoát bản thân mình bằng cái chết, Anna Karenina không chỉ muốn thoát thoát khỏi đớn đau mà còn muốn giáng một đòn mạnh mẽ vào ý thức hệ già cỗi, lạc hậu của nước Nga lúc bấy giờ.

Và luồng sáng đã soi cho nàng thấy rõ cuốn sách cuộc đời mình với biết bao lo âu, phản phúc và đau khổ, lúc này càng bừng lên chói lọi hơn, rọi chiếu vào mọi vật bấy lâu nay chìm trong bóng tối; rồi nó rung rinh, mờ đi và tắt ngấm vĩnh viễn.

Mãi về sau, đến năm 1941, khi tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao ra đời, người ta vẫn nhắc mãi về Anna Karenina của Lev Tolstoy: cái chết của Chí Phèo và Anna Karenina sao mà giống nhau quá. Chí Phèo muốn sống lương thiện nhưng không thể lương thiện, Anna Karenina muốn tự do nhưng không thể tự do. Họ chỉ đành tìm đến cái chết để giải thoát bản thân mình. Và cũng để những người sống đau khổ như họ không phải sống cuộc đời như vậy nữa. Cái chết ấy bất lực, là tiếng thét oan khuất giữa xã hội đầy biến động, đầy bất công. Nhưng cái chết ấy lại dũng cảm, là lời tố cáo đanh thép về một xã hội thiếu tự do được viết bằng máu và nước mắt của Anna Karenina.

Anna Karenina- tác phẩm lớn nhất mọi thời đại do tạp chí Times bình chọn

Cuốn sách Anna Karenina của Lev Tolstoy được phát hành lần đầu năm 1877, sau 147 năm, cuốn sách vẫn vẹn nguyên giá trị. Cuốn sách ấy vinh dự được Times bình chọn là tác phẩm lớn nhất mọi thời đại và gây ảnh hưởng không nhỏ đến nền tư tưởng thế giới.

Văn hào Lev Tolstoy, tác giả của cuốn sách Anna Karenina được tôn xưng là "Sư tử văn học Nga". Ông là nhà tư tưởng, cải cách giáo dục lớn với chủ nghĩa hoà bình và tư tưởng bất bạo động. Qua Anna Karenina ông đã làm thay đổi nhận thức của xã hội về tư tưởng tự do đương thời:

Trên hết, tôi sẽ không muốn mọi người nghĩ rằng tôi muốn chứng minh bất cứ điều gì. Tôi không muốn chứng minh bất cứ điều gì, tôi chỉ muốn sống; không gây ác cho ai ngoài bản thân mình. Tôi có quyền, phải không?

Tư tưởng của Lev Tolstoy đã gây ảnh hưởng đến những con người có khả năng gây ảnh hưởng lớn cho xã hội. Trong đó có nhà lãnh đạo đảng Quốc Đại Ấn Độ, người đấu tranh cho tự do, Mahatma Gandhi. Martin Luther King, Jr, chủ nhân của giải Nobel Hòa bình năm 1964 cũng là người chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi tư tưởng tự do bất bạo động của Lev Tolstoy. Có thể thấy, giá trị lớn nhất của một cuốn sách không phải là chân hay mỹ mà chính là thiện, là giá trị xã hội lan tỏa và làm xã hội tốt đẹp hơn. Đó còn là lòng yêu thương và bao dung, là con người cần được yêu thương và có quyền sống hạnh phúc.

Trong tất cả nỗi buồn của con người, không có gì mang lại sự an ủi ngoài tình yêu và đức tin, và trong tầm nhìn của lòng từ bi của Chúa Kitô đối với chúng ta, không có nỗi buồn nào là tầm thường.

Cuốn sách Anna Karenina không kết thúc bằng sự ra đi của Anna, mà là cuộc hành quân tình nguyện của sĩ quan Vronsky. Sau ngày Anna rời bỏ thế gian, trong lòng Vronsky có những chuyển biến quan trọng. Chàng sĩ quan rời quê hương và tham gia đội quân tình nguyện trong chiến tranh giúp Serbia chống lại Thổ Nhĩ Kỳ. Vẫn là lòng tin đó, lòng tin tự do không xa sẽ đến.

Cùng với Chiến Tranh Và Hòa Bình, cuốn sách Anna Karenina đã đem tư tưởng tự do của Lev Tolstoy đi khắp thế giới. Sống tự do và hạnh phúc luôn là điều viên mãn nhất trên đời. Và khi nào, nơi nào đó trên thế gian này còn thiếu hai điều ấy, thì con người sẽ tiếp tục đấu tranh. Vì lẽ phải luôn đúng và luôn chiến thắng tất cả.

_________________
Vào đây đọc truyện:

https://www.nhomcho.com/f7-truyen-ngan

https://www.nhomcho.com/f8-truyen-dai

Vào đây nghe nhạc Việt:

https://www.nhomcho.com/f14-nhac-vn
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 4 Empty Re: Sách

Post by LDN Mon Apr 25, 2022 1:23 pm

Anna Karenina – Cuốn Tiểu Thuyết Hay Nhất Mọi Thời Đại

Thichsach

Anna Karenina được đánh giá là  cuốn tiểu thuyết hay nhất bởi nó chính là một tác phẩm văn học “không khuyết điểm” của nhà văn Lev Tolstoy. Nó là sự chuyển giao giữa hai thế hệ văn học, là cầu nối giữa cổ điển và hiện đại và là tiếng nói cho sự tự do mãi mãi của xã hội đương thời Nga nói riêng và cho thế giới nói chung.

Nội dung bài viết

Lý do Anna Karenina được đánh giá là cuốn tiểu thuyết hay nhất trên thế giới
Bức Tranh Về Xã Hội Nga Đương Thời
Chuyến Xe Lửa Tình Cờ Và Mặt Trời Không Thể Với
Hồi Kết
Cảm Nhận Về Cuốn Sách
Lý do Anna Karenina được đánh giá là cuốn tiểu thuyết hay nhất trên thế giới
Nàng thơ Anna Karenina được tác giả lấy cảm hứng từ con gái của đại thi hào người Nga Pushkin. Đó là cô Maria Pushkin. Người con gái lịch thiệp, tri thức ấy có lẽ chính là nguyên mẫu lý tưởng cho nhân vật “hồng nhan” mà “bạc mệnh” của ông.

Cuốn sách khắc họa cuộc sống u uất, ảm đạm mang trong bóng dáng của nàng thơ Anna, bị trói buộc bởi xiềng xích xã hội Nga trong những năm chính trị bất ổn và tư tưởng phong kiến già cỗi.

Anna Karenina xứng đáng là cuốn tiểu thuyết hay nhất bạn nên đọc
Anna Karenina là một người yêu sách, cô rất thích đọc tiểu thuyết, cô luôn yêu những cuốn tiểu thuyết hay nhất của mình như thể cuộc sống của chính cô vậy. Đó giống như là cách để cô sống những cuộc đời khác, những cuộc đời hạnh phúc và tự do, những thứ mà cô chưa từng biết đến, chưa từng nếm trải, chưa từng có được.

“Mỗi gia đình đều hạnh phúc theo những cách giống nhau, còn mỗi gia đình bất hạnh lại khổ sở theo cách của riêng mình”.

Cuộc đời của cô đã bước sang một ngã rẽ khác, một ngã rẽ đã chặt đứt những điều hi vọng đẹp đẽ trong tương lai kể từ khi bà cô gả cô cho Karenin – Một người giàu có và quyền lực. Chỉ vì tham vọng với cuộc sống giàu sang, quyền thế mà bắt cuộc đời cô phải thay đổi. Trói buộc tự do của một người con gái để đổi lấy tiền tài cho bản thân và danh vọng cho dòng họ. Cuộc hôn nhân đó đã chấm dứt cuộc đời tự do và hạnh phúc của Anna Karenina.

Bức Tranh Về Xã Hội Nga Đương Thời
Là một người có địa vị trong giới thượng lưu, ngài Karenin luôn để ý người khác nói gì, luôn để ý ánh nhìn của giới thượng lưu nghĩ gì về ông thay vì ông tự yêu thương và nhìn nhận bản thân.

“Sống ở đời đau khổ nhất là nhìn người khác sống và sống để người khác nhìn”. Có lẽ Karenin là người đau khổ đó. Ông có thể sống trong giới giàu sang vô lo vô nghĩ về tiền bạc nhưng ông lại không thể sống một cuộc đời của ông. Thậm chí, vì mải làm những điều người khác cho là cao quý, là vĩ đại mà ông quên mất thứ ông muốn là gì, ông đã đánh mất quyền được lựa chọn cuộc đời mình. Đó là sự sĩ diện vô bổ bao trùm khắp nước nga trong thời kỳ phong kiến.

Ngay cả việc kết hôn với Anna Karenina cũng là vì muốn giới thượng lưu nhìn thấy và ngưỡng mộ. Ông lấy Anna vì ông nghĩ mình phải làm vậy. Ông nghĩ Anna là người phụ nữ lịch thiệp, tri thức, giỏi quán xuyến mọi việc trong gia đình và có thể làm quen nhiều các quý cô trong giới thượng lưu để giúp ông dễ dàng thăng tiến sau này chứ không phải vì yêu thậm chí  hoàn toàn không có tình yêu. Hôn nhân chỉ là thứ trang trí cho sự đầy đầy đủ của nhà Karenin, là thứ làm đẹp cho dòng họ Karenin trong xã hội Nga đương thời.

Nhiều người nghĩ rằng, khi Anna bước chân vào gia đình Karenin sẽ có được cuộc sống của giới thượng lưu, sẽ có được cuộc đời giàu sang hạnh phúc. Nhưng đó không phải cái mà cô muốn. Cô luôn phải làm theo ý chồng, luôn tham gia các các buổi khiêu vũ dạ hội nhằm móc nối các mối quan hệ giữa những tầng lớp quý tộc giúp chông cô. Suốt 8 năm dài đằng đẵng ấy cô chưa từng một lần được làm theo ý mình. Cốt truyện được xây dựng xứng đáng là cuốn tiểu thuyết hay nhất mà bạn nên đọc.

Chuyến Xe Lửa Tình Cờ Và Mặt Trời Không Thể Với
Một sự kiện khiến Anna gặp được định mệnh của cuộc đời mình đó là cuộc gặp gỡ tình cờ trên chuyến xe lửa. Tình yêu đích thực đó là chàng sĩ quan Vronsky. Đại úy Vronsky là một người quả cảm, gan dạ, yêu sự tự do bởi anh sinh ra ở Digan. Anh từng nói rằng “Tôi sinh ra là người Digan và sẽ chết như người Digan. Người Digan vốn tự do, phóng khoáng và thích lang thang. Nhưng anh lại yêu Karenina, một người không có được cuộc đời đó.

Đại úy Vronsky phải lòng Anna trên một chuyến đi không định ước. Chỉ một cái nhìn lãng mạn thoáng qua thôi đã khiến sĩ quan động lòng. Nhưng sau vài lần gặp gỡ, anh nhận ra, đây chính là yêu nhưng không thể yêu.

“Anh bước xuống, không nhìn cô quá lâu như kiểu người ta tránh nhìn mặt trời. Nhưng cũng như mặt trời, anh vẫn trông thấy cô dù chưa một lần chạm mặt.”

Dù có nói thế nào, cuộc đời cô đã được an bài, đã được định sẵn. Cô vẫn là vợ của Karenin, là người của dòng họ Karen cho dù có bị ép buộc đi nữa. Dù cô sống không hạnh phúc nhưng mọi người trong giới quý tộc vẫn công nhận hai người hạnh phúc. Còn Vronsky chả có gì cả, anh chỉ là người trót yêu Karenina, không địa vị.

Số phận thật biết trêu ngươi, khi trong tay Vronsky không có gì, anh lại gặp được người mà anh muốn chăm sóc cả đời. Vronsky đã gặp Anna muộn mất 8 năm trong khi cô đang phải chịu đau khổ. Đây chính là đã gặp đúng người nhưng sai thời điểm.

Vronsky không thể bước tiếp, còn Anna lại lùi bước, trở về Matxcova, kết thúc chuyến thăm quê sớm và chấm dứt hi vọng cuối cùng của mình với Vronsky. Cuốn tiểu thuyết hay nhưng lại có những dấu ấn thật buồn, khiến người đọc phải trăn trở rất nhiều

Hồi Kết
Cuộc đời ai cũng có quyền hưởng tự do và hạnh phúc như lời của Tổng Thống Mỹ tuyên bố nhưng Karenina lại không có quyền đó. Cô muốn hạnh phúc nhưng lại không được hạnh phúc, cô muốn tự do nhưng lại bị ép cưới và sống một cuộc đời không tự do. Cuốn tiểu thuyết hay nhất nhưng cũng bi đát nhất

Cô muốn giải thoát nhưng lại không thể ly hôn vì ly hôn là một điều cấm kị của xã hội phong kiến cổ hủ đó. Xã hội phong kiến không cho phép một người phụ nữ thượng lưu ly hôn vì đối với họ, ly hôn thì “cuộc đời cứ thế bỏ đi”.

Cô không thể tiến vì phía trước là định kiến, cũng không thể lùi vì phía sau là một cuộc hôn nhân kìm hãm cuộc đời cô suốt bao năm qua. Sức chịu đựng của con người cũng có giới hạn, suốt 8 năm ròng ra cô đã chịu đựng quá đủ rồi. Kể từ khi gặp Vronsky, anh như thứ ánh sáng lướt qua đời cô, nó làm chói mắt một người đã cô độc chịu khổ ngần ấy năm.

Cuối cùng cô chọn giải thoát cho bản thân, chọn cách buông bỏ. Cô buông bỏ cả tình yêu với vị sĩ quan, buông bỏ cả sự tự do của bản thân và buông bỏ cuộc hôn nhân nghiệt ngã này.

Cái chết của Anna như giáng một đòn mạnh mẽ vào tư tưởng già cỗi của nước Nga thời bấy giờ, và chứng minh việc cướp đoạt sự tự do của một người là việc làm sai trái và vô nhân đạo. Sau cái chết đó, Vronsky tham gia cuộc chiến tranh tình nguyện giúp Serbia chống lại Thổ Nhĩ Kỳ để đòi lại sự tự do cho đất nước họ.

Cảm Nhận Về Cuốn Sách
Đây xứng đáng là cuốn tiểu thuyết hay nhất mọi thời đại mà những ai thích sách, yêu sách nhất định nên học. Tác phẩm đã vượt qua bao cuốn sách của các nhà văn lớn khác như Hamlet của thi hào Shakespeare hay Lolita. Để đạt được danh hiệu đứng đầu trong các tác phẩm lớn nhất do tạp chí Times bình chọn, Lev Tolstoy đã đặt cả một ý nghĩa tư tưởng nhân văn to lớn này vào Anna Karenina. Tác giả muốn nhấn mạnh về tư tưởng và chủ nghĩa hòa bình, bất bạo động, làm thay đổi nhận thức của xã hội về tư tưởng tự do đương thời.

Nguyễn Tuấn Anh

_________________
Vào đây đọc truyện:

https://www.nhomcho.com/f7-truyen-ngan

https://www.nhomcho.com/f8-truyen-dai

Vào đây nghe nhạc Việt:

https://www.nhomcho.com/f14-nhac-vn
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 4 Empty Re: Sách

Post by LDN Mon Apr 25, 2022 1:38 pm

ivivi

Chiến tranh Serbia trong Anna Karenina của Lev Tolstoy

Vĩ Như

Qua tác phẩm Anna Karenina, mà cụ thể là qua cuộc chiến tranh Serbia thể hiện trong tác phẩm, Lev Tolstoy đã làm nổi bật lên quan điểm của mình về cách nhìn nhận chiến tranh. Ông nhìn nhận chiến tranh như là một phương tiện và người dân bị lợi dụng như một công cụ để những nhà cầm quyền đạt được tham vọng của mình. Ông phê phán các bên lợi dụng sự khác biệt tôn giáo để làm lý do cho các cuộc xâm lược lẫn nhau.

Tác giả, tác phẩm
Tác giả Lev Tolstoy
Cuộc đời
Lev Nhikolaievich Tolstoy (1828 – 1910) sinh tại điền trang Yasnaya Polyana tại Tula guberniya vùng Trung Nga. Tuổi thơ của Lev Tolstoy trải qua nhiều mất mát: mẹ ông qua đời khi ông chưa đầy hai tuổi và cha ông mất khi ông lên chín. Nhà văn cùng với ba người anh trai và cô em gái được người cô họ xa Tachiana Ergonskaya nuôi lớn. Chính người cô này đã phát hiện ra tài năng văn chương của Lev Tolstoy, khuyến khích ông dấn bước trên con đường này. Mặc dù xuất thân dòng dõi quý tộc nhưng ông có ý thức về vấn đề giai cấp rất sâu sắc, những điều này đã ảnh hưởng sâu sắc đến những trang viết của ông về sau.

Năm 1844, sau khi thi vào khoa Triết với kết quả không như mong muốn, ông thi lại và đậu vào Ban ngôn ngữ phương Đông của trường Đại học tổng hợp Kazan, sau đó một năm ông lại chuyển sang học ở khoa Luật. Tại đây, nhà văn thấy nhiều bất cập trong giáo dục khô khan và khuôn sáo không hợp với tư tưởng của mình nên đã quay về Yasnaya Polyana lúc ông 19 tuổi với mong muốn trở thành người địa chủ tốt có ích cho nông dân nhưng rồi sớm chìm vào thất vọng.

Mùa xuân năm 1851 chán nản với cuộc sống vô nghĩa và những món nợ cờ bạc ông đến vùng núi Kavkaz và từ năm 1852, ông xin gia nhập binh chủng pháo binh và tham dự vào cuộc chiến tranh Nga – Thổ ở Krym. Ông tán thành giải phóng nông nô nhưng lại phản đối việc dùng bạo lực, tại đây ông chứng kiến mặt trái của chiến tranh và thấy được tinh thần chiến đấu của binh lính từ đây ông bắt đầu quan tâm đến vấn đề dân cày.

Năm 1857, ông đi du lịch rất nhiều nước như Đức, Pháp, Anh, Bỉ…chứng kiến được cảnh bần cùng hóa của người dân hoàn toàn đối lập với cuộc sống xa hoa của tầng lớp tư sản và khi về nước, một lần nữa Tolstoy chứng kiến được sự thật của xã hội Nga. Sau khi về nước ông bắt đầu viết sách dạy học cho con em nông dân, năm 1862 ông đã mở đến 21 trường dạy học cho người lớn và trẻ em. Cũng trong thời gian này ông cầu hôn Sofia Andreyevna Behrs và được nàng đồng ý, sau đó ông tiếp tục dạy học và sáng tác văn chương và chính người vợ của ông đã trở thành thư kí riêng giúp ông trong việc ghi chép và soạn thảo.

Đầu những năm của thập niên 80 bất mãn với tầng lớp thống trị và cảm thông sâu sắc với sự khốn cùng của nhân dân cuối cùng Tolstoy đứng về phía nông dân lập ra hệ thống triết học – đạo đức riêng của mình và đứng lên đả kích vào chế độ Sa hoàng, Giáo hội.

Lev Tolstoy là người có những mâu thuẫn ngay trong chính bản thân, đã có lúc ông phủ định nhiều tác phẩm tiến bộ của mình (như Chiến tranh và hòa bình và Anna Karenina – những tác phẩm đem lại tên tuổi cho nhà văn) vì muốn vứt bỏ tất cả những gì có liên quan đến cuộc sống quý tộc.

Những năm cuối cùng trong cuộc đời ông xảy ra mâu thuẫn gay gắt với gia đình và nhiều lần định bỏ nhà ra đi. Cuối cùng ông đã âm thầm rời khỏi trang trại Yasnaya Polyana, dọc đường ông bị sưng phổi và chết tại một nhà ga nhỏ vào năm 1910. Đám tang của ông không có rửa tội, không có sám hối và trong một chiếc quan tài của người nghèo khó và cũng không có bia tử niệm theo đúng di chúc của ông.

Sự nghiệp văn chương
Lev Tolstoy được tôn vinh là “con sư tử thật sự của văn học” (lời của nhà văn I. Gontsarov). Bên cạnh ba tiểu thuyết vĩ đại của nhà văn là Chiến tranh và hòa bình, Anna Karenina và Phục sinh thì ông có một sự nghiệp sáng tác vô cùng đồ sộ.

Phác thảo văn học đầu tiên của Lev Tolstoy xuất phát từ việc nhà văn viết nhật ký (bắt đầu từ năm 1847, Lev Tolstoy có thói quen viết nhật ký) Câu chuyện ngày hôm qua.

Năm 1851, Lev Tolstoy tình nguyện phục vụ trong quân đội ở Kavkaz, tham gia chiến tranh Krym và bắt đầu hoạt động văn học với tiểu thuyết bộ ba – tác phẩm Thời thơ ấu bao gồm: Thời thơ ấu (1852), Thời niên thiếu (1854), Thời thanh niên (1857).

Năm 1852, Lev Tolstoy xin gia nhập binh chủng pháo binh. Trong thời gian này thì truyện ngắn Đột kích (1853) ra đời. Sau đó là các truyện ngắn được tập hợp lại thành Những truyện ngắn Sevastopol đăng trên “Người đương thời” gồm Sevastopol tháng chạp (1854), Sevastopol tháng năm (1855) và Sevastopol tháng tám (1855).

Những năm cuối của thập niên 50, ông trở về sống ở điền trang Yasnaya Polyana và cho ra mắt các tác phẩm: Louserne (1857), Buổi sáng của một địa chủ (1858), Anbert (1858), Hạnh phúc gia đình (1859), Ba cái chết (1859). Năm 1860, ông hoàn thành truyện Những người Cô dắc.

Năm 1865, Lev Tolstoy có ý định sáng tác tác phẩm về Những người tháng Chạp. Sau đó, ông đổi tên thành Năm 1805, rồi lại đổi thành Mọi cái kết thúc tốt đẹp đều tốt đẹp, cuối cùng ông đổi tên thành Chiến tranh và hòa bình. Từ năm 1863 đến năm 1869 ông viết Chiến tranh và hòa bình. Năm 1869, tác phẩm ra mắt công chúng Nga.

Từ năm 1872 đến năm 1875 ông viết sách học vần Azbuki cho thiếu nhi. Từ năm 1873 đến năm 1877 Lev Tolstoy viết Anna Karenina, bắt đầu xuất bản năm 1877, đầu 1878 toàn bộ tiểu thuyết ra mắt bạn đọc.

Những năm cuối thập niên 70, nhà văn khủng hoảng tư tưởng sâu sắc, ông chuyển hẳn sang viết các tác phẩm chính luận, có thể kể đến: Nghiên cứu thần học giáo điều

(1879), Phúc âm giản yếu (1880 – 1881), Lời tự thú (1879 – 1882),…

Giữa những năm 80, tư tưởng của nhà văn dần thoát khỏi khủng hoảng, ông viết kịch Quyền lực của bóng tối (1886), hài kịch Thành quả giáo dục (1886 – 1890) và Bản sonat Kreyser (1887 – 1889), truyện ngắn Cái chết của Ivan Ilich (1882 – 1886).

Năm 1877, Lev Tolstoy nghe được câu chuyện của một người tên là A. Koni, nhà văn đã xin Koni cho mình cốt truyện đó để làm tư liệu sáng tác. Từ năm 1889 đến năm 1899 Lev Tolstoy dành 10 năm để hoàn thành tiểu thuyết lớn thứ ba Phục sinh sau Chiến tranh và hòa bình cùng Anna Karenina.

Những năm đầu thế kỷ XX, sức khỏe nhà văn yếu dần nhưng ông vẫn miệt mài sáng tác. Những tác phẩm ra đời vào khoảng thời gian này là: Khatgi Murat, Sau lễ hội (1902), kịch Cái thây sống, Thuộc về thần thánh và thuộc về con người (1903 – 1904), Những ghi chép còn lại của trưởng lão Fiodor Kuzmich (1905). Nhà văn cũng trăn trở về việc viết phần II cho tiểu thuyết Phục sinh nhưng đến cuối đời ông vẫn chưa hoàn thành được những dự định đó.

Tác phẩm Anna Karenina
Ra mắt công chúng năm 1877, là một trong ba tiểu thuyết lớn trong sự nghiệp sáng tác của Lev Tolstoy (bên cạnh Chiến tranh và hòa bình và Phục sinh), Anna Karenina đánh dấu “sự hoàn mĩ của một tác phẩm nghệ thuật, nó ra đời thật đúng lúc và không có gì trong văn học châu Âu đương đại có thể sánh được với nó” (Dostoevsky, Nhật ký nhà văn).

Tóm tắt

Anna – một phụ nữ thượng lưu xinh đẹp, trẻ trung bị người cô ép lấy Karenin – một người đàn ông giàu có nhưng tâm hồn cằn cỗi vì ham tiền và địa vị chứ không phải vì tình yêu. Anh trai của Anna – Oblonsky ngoại tình với cô giáo dạy bọn trẻ bị bà vợ là Dolly bắt quả tang nên nhờ Anna đến hòa giải. Trên chuyến tàu đến nhà anh trai, Anna làm quen và trò chuyện với mẹ của Vronsky. Xuống ga, Oblonsky đến đón Anna, còn Vronsky đến đón mẹ mình. Đấy là lần đầu tiên Anna và Vronsky gặp gỡ nhau.

Cũng trong thời gian này, Levin từ bỏ điền trang của mình để đến Moskva cầu hôn Kitty – một cô gái mới 18 tuổi, vừa bắt đầu gia nhập cuộc sống của thượng lưu. Kitty xinh đẹp, dịu dàng nên được nhiều người để mắt đến, trong đó có Vronsky. Kitty đứng trước hai sự lựa chọn; hoặc là Levin – một điền chủ quanh năm chỉ sống ở nông thôn nhưng đem lại cho cô sự quý mến và tin cậy; hoặc Vronsky – một chàng trai tuấn tú, giàu có, quý phái và có tương lai xán lạn; song trái tim cô chỉ hướng đến Vronsky nhiều hơn nên cô đã từ chối lời cầu hôn của Levin.

Anna khi đến Moskva, bằng sự thông minh và vẻ đẹp của mình, cô đã hấp dẫn được mọi người xung quanh, đồng thời cũng giải quyết được mâu thuẫn cho gia đình anh trai mình. Trong một buổi khiêu vũ, có cả Anna – Vronsky – Kitty, Vronsky đã say mê trước vẻ đẹp của Anna. Điều đó khiến Kitty vô cùng đau khổ. Về phía Anna, cô cũng nhận ra trái tim mình rung động với Vronsky, cô thấy có lỗi với chồng mình và lập tức rời Moskva lên tàu về Saint-Petersburg. Cô không ngờ rằng, Vronsky đã theo sát cô và tỏ tình với cô ngay trên chuyến tàu. Sự xuất hiện của Vronsky là nguyên nhân làm tan vỡ gia đình cô.

Cuộc hôn nhân của Anna kéo dài trong những ngày tháng buồn tẻ, đến khi cô gặp Vronsky thì trái tim yêu thương của cô bắt đầu trỗi dậy. Cô đấu tranh suy nghĩ với việc ở hay đi, song cô đã làm theo tiếng gọi con tim mình, Anna quyết định theo Vronsky ra nước ngoài sinh sống và từ bỏ đứa con trai của mình.

Còn về Levin, sau khi bị Kitty từ chối, anh trở về điền trang và lấy công việc làm nguồn an ủi. Một lần tình cờ khi đang làm việc, anh thấy cỗ xe ngựa của Kitty chạy ngang. Nhận ra tình cảm dành cho Kitty vẫn còn nên anh quyết định cầu hôn Kitty lần nữa. Và lần này thành công. Đám cưới của Levin và Kitty nhanh chóng diễn ra và họ sống hạnh phúc bên nhau và cuộc sống của họ càng viên mãn hơn khi họ chào đón đứa con trai đầu lòng.

Anna sau khi ra nước ngoài sinh sống, cô những tưởng cuộc sống từ đây sẽ hạnh phúc cùng với Vronsky; nhưng không phải thế, khi sống bên Vronsky, nỗi nhớ về đứa con trai luôn ám ảnh cô. Vronsky mặc dù yêu cô nhưng cũng cảm thấy chán nản về mối quan hệ không chính thức với Anna. Tình yêu của hai người chịu sự gièm pha của dư luận cùng với sức ép của những người xung quanh làm cho mối quan hệ ngày trở nên căng thẳng. Mối quan hệ của họ dần đi vào bế tắc. Anna quyết định giải thoát cho mình bằng cách lao đầu vào xe lửa chết để trả thù Vronsky. Vronsky đau đớn khi hay tin Anna tự tử, mặc lời can ngăn của mẹ, Vronsky quyết định gia nhập tình nguyện quân Nga giúp dân tộc Serbia chống đế quốc Thổ Nhĩ Kỳ. Kết thúc tác phẩm là dòng suy nghĩ của Levin về ý nghĩa cuộc sống và điều thiện.

Chiến tranh Serbia trong Anna Karenina
Lev Tolstoy với Chủ nghĩa sùng Slav và Chủ nghĩa hòa bình
Năm 1857, Lev Tolstoy có cơ hội ra nước ngoài, ông ghé thăm Pháp, Anh, Thụy Sỹ, Italia, Đức, chứng kiến cảnh thế giới tư bản phát triển ở các nước này khiến ông không khỏi đau lòng trước những mâu thuẫn trong lòng xã hội tư bản. Điều này được ghi nhận trong truyện ngắn Louserne. Ông phê phán văn minh phương Tây, đây chính là một biểu hiện của những người thuộc phái “sùng Slav”. Phái này “khẳng định rằng nước Nga phải phát triển theo một con đường độc đáo, riêng biệt, con đường phương Đông. Họ bảo vệ chế độ quân chủ, họ muốn sửa đổi, nhưng không muốn đụng chạm đến nền tảng của nó…Họ phản ánh quyền lợi của một bộ phận quý tộc muốn phát triển nước Nga nhưng bằng con đường hòa bình, chậm chạp, không bùng nổ cách mạng, vẫn duy trì những đặc quyền kinh tế chính trị của giai cấp quý tộc…” (Nhiều tác giả (2012), Lịch sử Văn học Nga, NXB. Giáo dục, Hà Nội) bất đồng với phái “sùng phương Tây”, phái này “họ tán thành chế độ quân chủ lập hiến của phương Tây, họ ca ngợi trật tự tư sản, lấy Anh, Pháp làm kiểu mẫu. Họ đấu tranh đòi hủy bỏ chế độ nông nô, nhưng cũng “dần dần”, bằng con đường cải cách từ trên xuống, bằng chủ nghĩa tự do cải lương” (Nhiều tác giả (2012), Lịch sử Văn học Nga, NXB. Giáo dục, Hà Nội). Cả hai cây đại thụ của nền văn học hiện thực Nga thế kỉ XIX là Tolstoy và Dostoevsky đều thuộc phái sùng Slav nhưng mức độ đậm nhạt được thể hiện trong tác phẩm của họ là hoàn toàn khác. Tolstoy có quan điểm chống lại bạo lực cách mạng, vì thế ông không ca ngợi cuộc cách mạng tư sản Anh, Pháp và lấy Anh, Pháp làm kiểu mẫu như những người sùng phương Tây.

Tolstoy còn được biết đến như một nhà văn theo đuổi chủ nghĩa hòa bình. Ở Nga, số người theo Chính thống giáo rất đông, Tolstoy cũng là một trong số đó, tuy nhiên quan điểm của ông về đức tin rất khác so với những người sùng đạo khác, ông không dành nhiều thời gian để đi nhà thờ. Ông quan niệm bản thân phải tự tu dưỡng, tự rèn luyện, làm điều thiện dưới ánh sáng của Chúa, sống hòa bình và “không dùng bạo lực để chống cái ác”

Ông là nhà văn viết rất nhiều về chiến tranh, tuy vậy, ông không nhằm mục đích cổ xúy chiến tranh mà ông viết chỉ để mọi người nhận biết được những cái hại, mất mát của nó gây ra cho nhân loại. Các tác phẩm của ông đều đề cập đến chiến tranh không ít thì nhiều. Từng có thời gian phục vụ trong quân ngũ, năm 1852 Lev Tolstoy gia nhập quân đội. Tác phẩm Đột kích viết năm 1853 đề cập đến cuộc sống chiến đấu của những người lính Nga ở Kavkaz. Năm 1854, Tolstoy và đơn vị của ông được điều động xuống vùng Sevastopol và trong khoảng thời gian ở đây ông đã cho ra đời Những truyện ngắn Sevastopol (bao gồm truyện ngắn Sevastopol tháng chạp viết năm 1854; Sevastopol tháng năm và Sevastopol tháng tám viết năm 1855) nói về cuộc chiến tranh Krym. Còn trong tác phẩm vĩ đại Chiến tranh và hòa bình viết trong khoảng thời gian từ 1863 – 1869, Lev Tolstoy đề cập đến hai cuộc chiến tranh lớn của nhân dân Nga: cuộc chiến thứ nhất chống lại quân đội của hoàng đế Pháp Napoléon năm 1805 và cuộc chiến thứ hai là cuộc chiến tranh vệ quốc năm 1812. Mặc dù là tiểu thuyết tâm lý –xã hội nêu lên những vấn đề nổi trội của xã hội Nga bấy giờ như vai trò người phụ nữ trong gia đình, cái chết, đức tin thì trong Anna Karenina vẫn có đề cập đến chiến tranh. Đó là cuộc chiến tranh của nhân dân Serbia chống lại Đế quốc Thổ Nhĩ Kỳ dưới sự giúp đỡ của tình nguyện quân Nga. Ngoài ra còn truyện ngắn Người tù Kavkaz được Lev Tolstoy chấp bút năm 1872 lấy bối cảnh là cuộc chiến tranh Kavkaz (1817 – 1864), …

Đối với Lev Tolstoy thì mọi cuộc chiến tranh đều vô nghĩa. Ông cho rằng, mọi cuộc chiến nhân danh bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ các nước anh em khỏi sự xâm lược, giành lấy quyền lợi, hòa bình cho nhân dân…đều là ngụy biện, thực chất đều là vì quyền lợi riêng của một tổ chức chính trị nào đó nhằm lợi dụng sức mạnh, của cải của nhân dân để đạt được mục đích gì đó. Trong Chiến tranh và hòa bình chúng ta thấy anh chàng Andre Bonkolsky vốn thần tượng hoàng đế Pháp Napoléon, anh ta ra trận một phần vì muốn gặp được thần tượng của mình, một phần vì muốn tìm kiếm vinh quang lập công trạng. Nhưng khi nghe một câu nói của Napoléon: “Thật là một cái chết đẹp” thì anh ta thấy thất vọng và hình tượng vị hoàng đế lẫy lừng kia lập tức sụp đổ. Anh nhận ra rằng chiến tranh quá vô nghĩa. Các bên tham chiến đều đang thực hiện hành vi tội ác nhân danh chiến tranh để giết người vô tội mà thôi.

Trong Anna Karenina, cuộc chiến tranh Serbia được đề cập đến trong quyển cuối – quyển 8. Sau khi Anna tự tử thì Vronsky đã quyết định gia nhập quân tình nguyện Nga giúp đỡ những người Slav – Serbia chống lại đế quốc Thổ Nhĩ Kỳ. Thật ra, thực chất cuộc chiến giữa Nga và Thổ là tranh giành ảnh hưởng trên bán đảo Balkan. Nhân vật Levin là nhân vật được Tolstoy gửi gắm lý tưởng, nên có thể xem suy nghĩ của chàng cũng là ý kiến của Tolstoy về cuộc chiến tranh Serbia.

Nguyên nhân, mục đích dẫn đến cuộc chiến tranh Serbia
Chiến tranh Serbia chống lại đế quốc Thổ Nhĩ Kỳ (diễn ra năm 1877) chỉ được nhắc đến một phần nhỏ trong quyển cuối cùng – quyển thứ 8 của tiểu thuyết Anna Karenina thông qua cuộc tranh luận giữa các nhân vật Sergey Ivanovich – anh trai Levin, Catavaxov, lão Quận công và Levin. Họ tranh luận với nhau về việc ủng hộ chiến tranh Serbia của Nga là đúng hay sai và phân thành 2 chiến tuyến rõ rệt. Lão Quận công và Levin phản đối còn Sergei Ivanovich, Catavaxov thì ủng hộ hành động giúp đỡ những người anh em Slav, vì tinh thần Slav.

Nhưng thực chất mục đích của việc ủng hộ chiến tranh Serbia của Nga là gì?

Thực ra, việc Nga gửi tình nguyện quân đến giúp đỡ Serbia chỉ vì muốn đánh thắng Thổ Nhĩ Kỳ trong cuộc chiến tranh giành ảnh hưởng ở vùng bán đảo Balkan, nhưng chính quyền Nga lại mượn cớ nhân danh anh em với nhân dân Slav để tranh thủ sự giúp sức tiền bạc, của cải, sức lực của nhân dân Nga. Xuất phát từ lợi ích cho riêng mình, Nga đã tổ chức quyên góp tiền cũng như cử những tình nguyện quân sang Serbia chiến đấu. Sử dụng báo chí Nga làm phương tiện hỗ trợ Chính quyền Nga, giả vờ tuyên truyền những hành động của tình nguyện quân Nga là hoàn toàn xuất phát từ tinh thần Slav, cảm thông trước việc người anh em của mình bị một đế quốc hùng mạnh, khác tôn giáo (Nga và Serbia theo Chính thống giáo còn Thổ Nhĩ Kỳ theo Hồi giáo) xâm lược. Chính nhờ những lời tuyên truyền của báo chí cộng với lời nói của vài trăm tình nguyện quân làm cho quần chúng Nga tin tưởng rằng cuộc chiến giúp Serbia chống Thổ là chính nghĩa. Rất nhiều người đã quyên góp tiền cho tình nguyện quân.

Ảnh hưởng của chiến tranh Serbia đến xã hội Nga
Trước tình hình chiến tranh ở Serbia như vậy, thì xã hội Nga đã xuất hiện hai khuynh hướng. Khuynh hướng thứ nhất ủng hộ cuộc chiến tranh này đối lập với khuynh hướng thứ hai là phản đối chiến tranh. Chúng tôi sẽ làm rõ qua phần phân tích dưới đây:

Những nhân vật ủng hộ chiến tranh
Nhân vật Sergey Ivanovich (anh trai của Levin) và Catavaxov
Để bác lại quan điểm của Levin là tư nhân không được tham gia chiến tranh thì Sergey Ivanovich khẳng định rằng: “Ở đây không có vấn đề tuyên chiến mà chỉ có sự biểu hiện của tình cảm cơ đốc, nhân đạo. Có kẻ đang giết hại anh em cùng nòi giống của chúng ta, cùng tôn giáo. Cứ tạm cho họ không phải là anh em, cũng chẳng phải người cùng tôn giáo mà chỉ là đàn bà, trẻ con và người già, tình cảm sẽ nổi dậy và người Nga sẽ tới và chấm dứt sự tàn bạo đó…”. Sergey Ivanovich cũng như những người dân Nga không hiểu rõ được bản chất của cuộc chiến tranh này không phải nhằm mục đích cao cả như đã lên tiếng. Ông cũng không thể hiểu nổi nếu chiến tranh xảy ra dù bên nào thắng đi nữa thì người chết vẫn là những người vô tội, và mọi của cải, sức lực của người đi giúp đỡ đều không được sử dụng chính đáng vào mục đích tốt nhất. Ông ta ủng hộ chỉ vì cho rằng mục đích của chính quyền Nga giúp đỡ nhân dân Slav là vì cùng tôn giáo, hay đó là hành động giúp đỡ của kẻ mạnh đối với kẻ yếu.

Những người ủng hộ này họ còn nhìn chiến tranh trên phương diện chính nghĩa và phi nghĩa, họ cho rằng quân Thổ đi xâm lược Serbia là phi nghĩa. Vì thế, với tư cách là nhân dân anh em họ rất ủng hộ chiến tranh, ủng hộ sự hi sinh của nhân dân Nga. Còn đối với Levin thì đó không phải là vấn đề hi sinh mà là sát nhân: “Xin lỗi nhưng đây không phải là vấn đề hi sinh, là việc giết những người Thổ”, “nhân dân tự quên mình và vui lòng hi sinh mọi thứ khi linh hồn mình bị đe dọa nhưng không phải nhằm mục đích sát nhân”.

Anh của Levin và Catavaxov cho rằng cần phải phục thù và sát nhân, vì đó là tư tưởng và ý chí của nhân dân. Catavaxov nghĩ sở dĩ chính quyền Nga đi chiến đấu quân Thổ Nhĩ Kỳ để bảo vệ nhân dân Slav là do nguyện vọng của toàn nhân dân, chính nhân dân đã buộc chính phủ làm như vậy: “Có thể trường hợp chính phủ không làm theo nhiệm vụ của nhân dân, chính lúc đó xã hội cần buộc chính phủ thể theo ý chí của mình”. Nhân dân ở đây là vài trăm quân tình nguyện đủ thứ hạng người, các cơ quan báo chí chuyên mượn những vấn đề nóng hổi như chiến tranh để tăng lợi nhuận. Những người này cho rằng, cuộc chiến trên là vì lợi ích công cộng, và hành động trên là hành động cho điều thiện.

Cả Sergey Ivanovich lẫn Catavaxov đều quan niệm về cái thiện rất khác với Levin và lão Quận công. Một bên lại nghĩ dùng chiến tranh giải quyết mọi xung đột của một quốc gia bị xâm lược đối với một quốc gia đi xâm lược là hành động chính nghĩa, những tổn thất của kẻ hi sinh vì chính nghĩa là không thể tránh khỏi còn những mất mát, chết chóc của kẻ thù là đáng tội. Còn Levin và lão Quận công lại nghĩ, dù là chính nghĩa hay phi nghĩa nếu đã sử dụng đến bạo lực thì đều là cái ác, tàn khốc và thú vật, đều sát hại những con người vô tội không hề biết gì về những âm mưu, thủ đoạn tranh giành ảnh hưởng nhau giữa các phe đối đầu chính trị. Như vậy đó là sự đối lập giữa một bên có xu hướng dùng bạo lực để giải quyết xung đột, một bên dùng hòa bình để không ảnh hưởng đến cuộc sống thanh bình của nhân dân lao động; một bên đứng trên quan điểm chính trị để giải quyết vấn đề, một bên lại đứng trên giá trị của con người, của sự sống, của hạnh phúc để suy nghĩ và tìm ra hướng giải thoát nhưng tuyệt đối không phải bằng con đường bạo lực.

Một bộ phận nhân dân lao động Nga
Đa số những người ủng hộ cuộc chiến tranh này thật ra là những người hoàn toàn không biết gì mục đích của những người đề xuất ra nó. Những người ủng hộ này đa số là những tệ nạn xã hội; những thương nhân huênh hoang; những sĩ quan giải ngũ và trải đủ mọi nghề, “nói chuyện vô bổ và dùng danh từ khoa học không đúng chỗ”. Cũng có kẻ đi vì lòng thương hại thật sự những người dân Slav hoặc đi theo số đông, chẳng hạn như một anh pháo thủ khi được Catavaxov hỏi vì sao lại tham gia cuộc chiến này, anh ta trả lời: “Tôi chỉ làm như mọi người khác thôi. Cũng cần giúp đỡ người Serbia một tay. Tội nghiệp họ”, có cả những người lính tồi nghỉ dài hạn thì nghiện rượu và ăn cắp. Hay điển hình nhất là Vronsky, chàng trai quý tộc, ưu tú có người yêu vừa mới tự tử, đi tình nguyện chỉ vì: “tôi sung sướng tìm được một lý do để từ bỏ cuộc sống chẳng những không chút cần thiết mà còn nặng nề với tôi.”. Những quân tình nguyện này ra đi để không chỉ giết hại chính mình, đánh cược cuộc đời mình với may mắn mà chính họ còn là những kẻ sát nhân ngu ngốc. Phần lớn họ đối lập với Levin, họ không phải là những người trăn trở vì sao mình tồn tại? Mình tồn tại có ý nghĩa hay không? Và như Levin “hoặc sống có ý nghĩa hoặc chết đi”. Đa số họ là những người sống cho bản thân chứ không hề có khái niệm hi sinh vì người khác hoặc khiếp sợ “sự ngu dốt” như Levin, vì thế họ là những con người vô nghĩa, trá hình đạo đức và cuộc chiến tranh dù có chiến thắng đi nữa đối với họ chẳng quan trọng. Vì cuối cùng họ không cần cuộc chiến tranh đó, đối với họ thắng thua không đáng quan tâm, ai chết chóc mặc ai.

Lev Tolstoy đã xây dựng những con người ủng hộ trong tác phẩm như vậy nhằm làm rõ hơn nữa quan điểm theo chủ nghĩa hòa bình của mình, làm rõ những mặt trái của chiến tranh. Ông cho rằng cuộc chiến tranh này hoàn toàn là rất tàn khốc, ông phê phán tất cả chiến tranh dù là chính nghĩa hay phi nghĩa.

Những nhân vật phản đối chiến tranh
Konstantin Levin
Konstantin Levin là nhân vật có nhiều điểm tương đồng với nhà văn Lev Tolstoy, như một kiểu nhân vật tự thuật. Lev Tolstoy đã gửi gắm vào trong nhân vật này những suy tư, trăn trở của ông về nhiều vấn đề của đời sống nông thôn nước Nga trong năm năm tương đối bình lặng của thập niên 70 thế kỉ XIX.

Nhân vật Levin là nhân vật chính yếu của bộ tiểu thuyết Anna Karenina, là người đại diện phát ngôn cho nhà văn Lev Tolstoy. Những vấn đề về nông nô, địa chủ luôn thường trực trong tâm trí Levin. Không chỉ vậy, chàng còn trăn trở về mục đích sống, lẽ sống trên cõi đời này. Chàng luôn tự hỏi mình những câu hỏi: Mình là cái gì? Mình sống để làm gì? Hạnh phúc ở đâu? Chàng vốn là một người không theo đạo, chàng không bao giờ đi lễ nhà thờ cả. Nhưng khi Kitty sinh con trong đau đớn vật vã chàng đã cầu nguyện. Có thể thấy đức tin của Levin đang dần thay đổi, từ một người vô thần trở thành người có đức tin, tin vào Chúa. “Giờ đây, chàng có cảm tưởng không giáo lí nào của Giáo hội có thể làm tổn thương điều chủ yếu: lòng tin ở Chúa, ở điều thiện như là mục tiêu duy nhất ở con người”. Levin không ngừng suy nghĩ phải làm thế nào để cuộc sống của nông nô tốt hơn, chàng muốn cùng lao động với họ, nói chuyện thật dịu dàng với họ mà không hề nổi cáu nhưng có vẻ như điều này rất khó thực hiện. Levin vẫn khó lòng mà có thể không phát điên lên được với người đánh xe. Là một điền chủ nhưng suy nghĩ của Levin là suy nghĩ của những người cấp tiến, mong muốn giải phóng nông nô. Levin luôn luôn thấy áy náy vì mình sống trên sức lao động của nông nô. Kiểu suy nghĩ của Levin thật ra chính là suy nghĩ của nhà văn Lev Tolstoy. Nhà văn vốn là quý tộc sở hữu cả một điền trang rộng lớn Yasnaya Polyana, mặc dù sống trong cảnh giàu có nhưng nhà văn vẫn luôn canh cánh về cuộc sống của những người nông nô.

Levin là nhân vật phát ngôn những tư tưởng của nhà văn Lev Tolstoy cả về vấn đề cuộc chiến tranh Serbia. Levin phản đối cuộc chiến tranh này và cũng không thể hiểu nổi những người tình nguyện quân Nga đang làm gì. Levin đã trả lời Catavaxov khi anh chàng này hỏi Levin: “Tại sao tư nhân lại không có quyền tham gia chiến tranh?”. Câu đáp này thể hiện rõ sự phản đối của Levin cũng như tư tưởng của Tolstoy về cuộc chiến tranh: “Chiến tranh là điều rất khủng khiếp, rất thú vật và rất tàn khốc mà không một ai, khoan nói đến tín đồ Cơ đốc giáo vội, có thể lấy tư cách cá nhân gánh lấy trách nhiệm khởi chiến: chỉ có chính phủ mới làm thế được, đó là nhiệm vụ của nó và nó tất yếu bị lôi cuốn vào chiến tranh. Mặt khác theo khoa học và lương tri, trong công việc quốc gia và nhất là trong thời gian chiến tranh, những công dân phải hy sinh mọi ý chí cá nhân”.

Đối với Levin chiến tranh là tội ác, con người đang chém giết lẫn nhau mà không ai được vinh danh là chính nghĩa cả, những tình nguyện quân người Nga đến giúp người Serbia – những người cùng thuộc dân tộc Slav anh em nhưng liệu sự giúp đỡ này có phải chỉ đơn thuần là tình anh em của những người Slav hay còn có mục đích khác nữa. Levin không chấp nhận được rằng tại sao người ta lại có thể thản nhiên giết những con người vô tội như thế được. Levin cho rằng những người tình nguyện gia nhập đội quân giúp đỡ người Serbia không chỉ có hàng trăm mà là hàng vạn người thất thế hoặc những tên ngoài vòng pháp luật, chiến tranh giúp những người này thoát khỏi những bế tắc riêng tư, đi theo chiến tranh họ nghĩ mình sẽ được vinh danh hay để tự tử với một lý do chính đáng còn hơn là ở nhà để bị đòi nợ vì cờ bạc, bị phê phán vì đủ thói hư tật xấu, bị xem thường. Và những người dân ủng hộ tiền cho quân đội Serbia chẳng qua chỉ vì họ làm theo số đông chứ thật ra họ không biết số tiền mình quyên góp được sử dụng vào mục đích gì. Levin cùng lão Quận công cũng lên tiếng phê phán sự ồn ào của báo giới các kiểu đã làm lệch lạc ý chí của người dân hướng người dân vào việc cổ vũ cuộc chiến tranh này nhằm tư lợi riêng vì mỗi khi có chiến tranh thì lợi nhuận của các tờ báo này lại tăng gấp đôi.

“Xin lỗi nhưng đây không phải chỉ là vấn đề hy sinh, mà là việc giết những người Thổ”. “Nhân dân tự quên mình và vui lòng hy sinh mọi thứ khi linh hồn mình bị đe dọa nhưng không phải nhằm mục đích sát nhân”. “Chàng không thừa nhận một dúm người, trong số đó có ông anh chàng, chỉ dựa vào những lời của vài trăm tình nguyện quân ba hoa đã tới thủ đô, xưng xưng tự cho mình có quyền cùng với báo chí nhận là đại biểu cho ý chí và tư tưởng của nhân dân mà họ khẳng định là phải biểu lộ bằng sự phục thù và sát nhân. Chàng không thể thừa nhận điều đó, vì chưa bao giờ chàng thấy những tư tưởng đó bộc lộ trong nhân dân là lớp người chàng đang chung sống cũng như trong bản thân chàng (mà chàng thì không thể không tự coi mình là bộ phận khăng khít của nhân dân Nga) và nhất là vì, chẳng khác gì nhân dân, chàng không hiểu và cũng không thể hiểu lợi ích công cộng là gì; trái lại, chàng đinh ninh rằng người ta chỉ có thể đạt tới lợi ích công cộng đó bằng cách nghiêm chỉnh tuân theo quy luật điều thiện đã bày ra trước mắt mọi người; cho nên chàng không có tâm địa nào mong muốn hoặc tuyên truyền chiến tranh dù mục đích của nó có đại diện đến đâu chăng nữa”. Đó là những lí lẽ của Levin hay của Lev Tolstoy về việc phản đối cuộc chiến tranh Serbia. Bởi nó hoàn toàn không phải nguyện vọng của toàn dân. Nó chỉ là của một nhóm người gồm tình nguyện quân Nga mà chỉ toàn là những người muốn gia nhập quân tình nguyện để tìm đến cái chết hoặc thua bạc nợ ngập đầu,…cùng với báo chí thêu dệt nên những câu chuyện không thật thuyết phục về tư tưởng của nhân dân. Chỉ là ý kiến của vài trăm con người không thể là đại diện thuyết phục cho ý chí toàn dân Nga được.

Lão Quận công
Là cha vợ của Konstantin Levin, hai người rất hợp ý với nhau từ ngày Levin chưa trở thành chồng của Kitty. Trong chuyện liên quan đến vấn đề chiến tranh Serbia này, lão Quận công cũng đồng ý với quan điểm của Levin, ông phản đối việc những tình nguyện quân Nga và những người Nga khác giúp đỡ người Serbia một cách không rõ ràng, mù quáng như vậy. Lão Quận công thắc mắc những tình nguyện quân Nga đó đi đến đâu và đánh nhau với ai. Ông cho rằng tư nhân không thể tham gia chiến tranh nếu như không được phép của Chính phủ.

“Lúc đó tôi đang ở nước ngoài, tôi có đọc báo và xin thú thực là ngay từ trước khi xảy ra hành động tàn bạo ở Bungari, tôi vẫn không hiểu tại sao người Nga đột nhiên lại yêu thương những người anh em Slav đến thế. Bản thân tôi thì không cảm thấy chút tình ái hữu nào đối với họ. Điều đó làm tôi rất phiền lòng tôi nghĩ có lẽ mình là một con quái vật hay mình bị ảnh hưởng suối nước nóng Kaclơxbat chăng. Đến khi về đây, tôi mới yên tâm: Tôi nhận thấy ngoài tôi ra, còn có những người quan tâm đến nước Nga nhiều hơn là đến những anh em Slav của chúng ta”. Suy nghĩ của lão Quận công cũng như của Levin khi họ cùng cho rằng những người tình nguyện quận và báo chí đã làm quá lên cái gọi là ý chí toàn dân. Nhân dân không hề biết đến cái gọi là ý chí của toàn dân đó. Việc họ đóng góp tiền cho những người Slav chẳng qua là vì họ nghe cha đạo nói là có một cuộc lạc quyên cho việc đạo thế là họ đóng góp chứ họ hoàn toàn không hiểu họ đang quyên góp cho cái gì. Đối với việc báo chí làm rầm rộ lên tinh thần Slav anh em, lão quận công ví von báo chí như “cóc nhái trước cơn dông” và “chúng khiến cho người ta không còn nghe thấy gì được nữa”. Lão Quận công dẫn ra câu nói của Anfôngxơ Kar trong chiến tranh với Phổ: “Các ngài cho chiến tranh là không thể tránh được à? Tốt lắm. Vậy tất cả những ai ủng hộ chiến tranh hãy họp lại thành một binh đoàn đặc biệt ở tiền duyên và hãy dẫn đầu xung phong lên xem” như một biểu hiện của việc phản đối một phần người dân Nga đang làm công việc ủng hộ chiến tranh Serbia bằng cách gia nhập tình nguyện quân và lạc quyên trong khi không hiểu rõ mục đích của những việc mình đang làm là gì.

Kết luận
Qua tác phẩm Anna Karenina, mà cụ thể là qua cuộc chiến tranh Serbia thể hiện trong tác phẩm, Lev Tolstoy đã làm nổi bật lên quan điểm của mình về cách nhìn nhận chiến tranh. Ông nhìn nhận chiến tranh như là một phương tiện và người dân bị lợi dụng như một công cụ để những nhà cầm quyền đạt được tham vọng của mình. Ông phê phán các bên lợi dụng sự khác biệt tôn giáo để làm lý do cho các cuộc xâm lược lẫn nhau. Qua nhân vật Levin, ông cũng mượn lời nhân vật để phê phán lối sống quá đề cao lý trí, ông đề cao “cuộc sống linh hồn”, chỉ có nó là cái “duy nhất mà chúng ta đáng sống và đáng coi trọng” bởi vì ông cho rằng “lý trí vạch cho con người ta thấy cuộc cạnh tranh sinh tồn và quy luật đòi hỏi phải áp bức tất cả những ai cản trở sự thỏa mãn dục vọng của ta, lý trí không dạy ta yêu thương đồng loại vì làm thế là điên rồ”, do những cạnh tranh, những dục vọng ấy mà con người đã lao vào các cuộc chiến tranh liên miên, khiến bao người vô tội phải đổ máu và nước mắt.

Ông khuyên con người tin vào điều thiện, luôn học hỏi và cải thiện bản thân mình, luôn biết sống vì người khác. Ông cũng tin rằng con người sống mà luôn hướng đến chân lý “thiện” thì con người đã tìm ra được ý nghĩa của sự tồn tại. Chính vì điều thiện ấy, con người sẽ tránh xa cái ác, cái bạo lực từ đó chiến tranh sẽ không còn và con người sẽ được sống trong hạnh phúc của một cộng đồng hòa bình.

Qua nhân vật Levin ông cũng cho rằng, cái thiện là cái mà cả đời con người tu dưỡng nhằm gạt bỏ mọi dục vọng, xem đó là mục tiêu sống cả đời, duy nhất của con người chứ không phải là cái thiện theo đám đông, những cái nhân danh cái thiện để che giấu những mục đích xấu xa của mình. Tóm lại, thông qua những vấn đề có liên quan đến chiến tranh Serbia, Tolstoy chỉ muốn mọi xung đột, mâu thuẫn được giải quyết theo con đường hòa bình, và khuyên con người cần tỉnh táo trước những quyết định ủng hộ chiến tranh. Tất cả đều nhằm hướng đến một cuộc sống “thiện” có ý nghĩa, hướng đến những giá trị nhân văn cao cả của con người.

Anna Karenina vì thế mà trở nên vĩ đại!.

(Khoa Văn học và Ngôn ngữ – ĐHKHXH&NV)

_________________
Vào đây đọc truyện:

https://www.nhomcho.com/f7-truyen-ngan

https://www.nhomcho.com/f8-truyen-dai

Vào đây nghe nhạc Việt:

https://www.nhomcho.com/f14-nhac-vn
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 4 Empty Re: Sách

Post by LDN Tue Apr 26, 2022 11:05 am

100 cuốn sách nước ngoài hay nhất mọi thời đại BBC bình chọn

Những tác phẩm kinh điển để đời mà chúng ta nên đọc trước khi chết!

Đây là danh sách gồm 100 cuốn sách được lan truyền rộng rãi trên Internet với một Tagline đi kèm rằng "BBC tin hầu hết chúng ta mới chỉ đọc khoảng 6 trong tổng số 100 cuốn trong danh sách này?" Liệu bạn có vượt hơn con số 6 hay không?

Nhiều trong số này là những cái tên quen thuộc như Kiêu hãnh và định kiến, Chúa tể của những chiếc nhẫn, The Hobbit hay Chiến tranh và hòa bình...

1. Pride and Prejudice (Kiêu hãnh và định kiến) – Jane Austen

2. The Lord of the Rings (Chúa tể của những chiếc nhẫn) – JRR Tolkien

3. Jane Eyre – Charlotte Bronte

4. Harry Potter series (Series truyện Harry Potter) – JK Rowling

5. To Kill a Mockingbird (Giết con chim nhại) – Harper Lee

6. The Bible (Kinh Thánh)

7. Wuthering Heights (Đồi gió hú) – Emily Bronte

8. Nineteen Eighty Four (1984) – George Orwell

9. His Dark Materials (Chiếc la bàn vàng) – Philip Pullman

10. Great Expectations (Những kỳ vọng lớn lao) – Charles Dickens

11. Little Women (Những người phụ nữ bé nhỏ) – Louisa M. Alcott

12. Tess of the D'Urbervilles – Thomas Hardy

13. Catch 22 – Joseph Heller

14. Complete Works of Shakespeare

15. Rebecca – Daphne Du Maurier

16. The Hobbit – JRR Tolkien

17. Birdsong – Sebastian Faulk

18. Catcher in the Rye (Bắt trẻ đồng xanh) – JD Salinger

19. The Time Traveler's Wife (Vợ người du hành thời gian) – Audrey Niffenegger

20. Middlemarch – George Eliot

21. Gone With The Wind (Cuốn theo chiều gió) – Margaret Mitchell

22. The Great Gatsby (Gatsby vĩ đại) – F Scott Fitzgerald

24. War and Peace (Chiến tranh và hòa bình) – Leo Tolstoy

25. The Hitch Hiker's Guide to the Galaxy – Douglas Adams

27. Crime and Punishment – Fyodor Dostoyevsky

28. Grapes of Wrath (Chùm nho uất hận) – John Steinbeck

29. Alice in Wonderland (Alice ở xứ sở thần tiên) – Lewis Caroll

30. The Wind in the Willows (Gió qua rặng liễu) – Kenneth Grahame

31. Anna Karenina – Leo Tolstoy

32. David Copperfield – Charles Dickens

33. Chronicles of Narnia (Biên niên sử Narnia) – C.S. Lewis

34. Emma -Jane Austen

35. Persuasion (Thuyết phục) – Jane Austen

36. The Lion, The Witch and the Wardrobe (Sư tử, phù thủy và cái tủ áo) – C.S. Lewis

37. The Kite Runner (Người đua diều) – Khaled Hosseini

38. Captain Corelli's Mandolin – Louis De Bernieres

39. Memoirs of a Geisha (Hồi ức của một Geisha) – Arthur Golden

40. Winnie the Pooh (Gấu Pooh xinh xắn) – A.A. Milne

41. Animal Farm (Trại súc vật) – George Orwell

42. The Da Vinci Code (Mật mã Da Vinci) – Dan Brown

43. One Hundred Years of Solitude – Gabriel Garcia Marquez

44. A Prayer for Owen Meaney – John Irving

45. The Woman in White – Wilkie Collins

46. Anne of Green Gables (Anne tóc đỏ dưới chái nhà xanh) – LM Montgomery

47. Far From The Madding Crowd – Thomas Hardy

48. The Handmaid's Tale (Chuyện người tùy nữ) – Margaret Atwood

49. Lord of the Flies (Chúa ruồi) – William Golding

50. Atonement – Ian McEwan

51. Life of Pi (Cuộc đời của Pi) – Yann Martel

52. Dune (Xứ cát) – Frank Herbert

53. Cold Comfort Farm – Stella Gibbons

54. Sense and Sensibility (Lý trí và tình cảm) – Jane Austen

55. A Suitable Boy – Vikram Seth

56. The Shadow of the Wind (Bóng hình của gió) – Carlos Ruiz Zafon

57. A Tale Of Two Cities – Charles Dickens

58. Brave New World – Aldous Huxley

59. The Curious Incident of the Dog in the Night-time – Mark Haddon

60. Love In The Time Of Cholera – Gabriel Garcia Marquez

61. Of Mice and Men – John Steinbeck

62. Lolita – Vladimir Nabokov

63. The Secret History – Donna Tartt

64. The Lovely Bones (Hình hài yêu dấu) – Alice Sebold

65. Count of Monte Cristo (Bá tước Monte Cristo) – Alexandre Dumas

66. On the Road (Trên đường) – Jack Kerouac

67. Jude the Obscure – Thomas Hardy

68. Bridget Jones's Diary (Nhật ký tiểu thư Jones) – Helen Fielding

69. Midnight's Children (Những đứa trẻ lúc nửa đêm) – Salman Rushdie

70. Moby Dick – Herman Melville

71. Oliver Twist – Charles Dickens

72. Dracula (Bá tước Dracula) – Bram Stoker

73. The Secret Garden (Khu vườn bí mật) – Frances Hodgson Burnett

74. Notes From A Small Island – Bill Bryson

75. Ulysses – James Joyce

76. The Inferno – Dante

77. Swallows and Amazons – Arthur Ransome

78. Germinal – Emile Zola

79. Vanity Fair – William Makepeace Thackeray

80. Possession – AS Byatt

81. A Christmas Carol – Charles Dickens

82. Cloud Atlas – David Mitchell

83. The Color Purple – Alice Walker

84. The Remains of the Day – Kazuo Ishiguro

85. Madame Bovary (Bà Bovary) – Gustave Flaubert

86. A Fine Balance – Rohinton Mistry

87. Charlotte's Web – E.B. White

88. The Five People You Meet In Heaven – Mitch Albom

89. Adventures of Sherlock Holmes – Sir Arthur Conan Doyle

90. The Faraway Tree Collection – Enid Blyton

91. Heart of Darkness – Joseph Conrad

92. The Little Prince (Hoàng tử bé) – Antoine De Saint-Exupery (In French)

93. The Wasp Factory – Iain Banks

94. Watership Down – Richard Adams

95. A Confederacy of Dunces – John Kennedy Toole

96. A Town Like Alice – Nevil Shute

97. The Three Musketeers (Ba chàng lính ngự lâm) – Alexandre Dumas

98. Hamlet – William Shakespeare

99. Charlie and the Chocolate Factory (Charlie và nhà máy socola) – Roald Dahl

100. Les Miserables (Những người khốn khổ) – Victor Hugo

_________________
Vào đây đọc truyện:

https://www.nhomcho.com/f7-truyen-ngan

https://www.nhomcho.com/f8-truyen-dai

Vào đây nghe nhạc Việt:

https://www.nhomcho.com/f14-nhac-vn
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 4 Empty Re: Sách

Post by LDN Sat Apr 30, 2022 7:00 am

22 TỰA SÁCH HAY KINH ĐIỂN BẠN NÊN ĐỌC ÍT NHẤT MỘT LẦN TRONG ĐỜI

Biên tập Đoàn Trúc
Xuất bản: 13/10/2021 - Elle

Trong khi nhiều độc giả yêu thích việc trải nghiệm những sáng tác mới, những tựa sách hay kinh điển vẫn nhận được sự yêu thích bất chấp thời gian. Cùng với dòng chảy của văn học và sự thay đổi trong nhận thức về nhân loại, định nghĩa của chúng ta về “sách kinh điển” cũng đổi khác sau từng thập kỷ.

Nhìn chung, để một tác phẩm văn học được liệt vào hàng kinh điển, chủ đề hoặc thông điệp của nó phải tạo được tiếng vang vượt thời gian. Trên tinh thần đó, những tựa sách hay dưới đây đều ra đời trước năm 1987 và được nhiều độc giả yêu thích cho đến tận hôm nay.

BELOVED (YÊU DẤU) – TONI MORRISON
Tiểu thuyết Beloved (Yêu dấu) của nhà văn Toni Morrison đã đoạt giải Pulitzer vào năm 1988. Người ta nói rằng cuốn sách này “đã được định đoạt để trở thành một tác phẩm kinh điển của văn học Mỹ”.

Yêu dấu là một cuốn sách hay với cốt truyện cảm động, sâu sắc về Sethe – người phụ nữ với thân phận nô lệ đã trốn đến Ohio. Sethe luôn bị ám ảnh bởi những ký ức thời trẻ và đứa con không tên của cô, trên mộ đứa bé chỉ đề mấy chữ “người yêu dấu”. Cuộc đời Sethe đã khắc họa những vết thương tâm lý, tinh thần kiên cường và niềm hy vọng vượt lên trên cả nỗi đau của con người.

LITTLE WOMEN (NHỮNG CÔ GÁI NHỎ) – LOUISA MAY ALCOTT
Little Women (Những cô gái nhỏ) được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1869, dựa trên cuộc sống thời trẻ của tác giả Louisa May Alcott bên gia đình. Cuốn tiểu thuyết kể về Jo, Beth, Meg và Amy – bốn chị em gái phải nương tựa vào nhau để tồn tại ở New England giữa Nội chiến Hoa Kỳ. Họ không quan tâm gì khác ngoài sự an toàn của cha và nỗi vất vả của mẹ.

Những cô gái nhỏ là một tựa sách hay nói về tình yêu thương, tình chị em, chiến tranh và danh tính. Độc giả yêu thích cuốn tiểu thuyết này vì sự giản dị của nó, vì nó chứa đựng những bài học cuộc sống vượt thời gian và vì vẻ đẹp của sự độc lập ở từng cô gái.

THE CATCHER IN THE RYE (BẮT TRẺ ĐỒNG XANH) – J.D. SALINGER
Cuốn sách kinh điển này ra mắt độc giả vào năm 1951. Trong suốt hai thập niên 50 và 60, nó từng thu hút nhiều sự chú ý vì ngôn từ “không đứng đắn”.

The Catcher in the Rye (Bắt trẻ đồng xanh) theo chân Holden Caulfield trở về quê nhà Manhattan sau khi cậu bị đuổi khỏi trường dự bị đại học Pencey Prep. Holden Caulfield là một nhân vật phức tạp và biểu trưng cho sự nổi loạn của thanh thiếu niên Mỹ. Ở độ tuổi 16, tâm lý của cậu vừa trẻ con vừa người lớn, nhưng chưa có chuẩn bị nào về mặt cảm xúc. Tuy tác phẩm được kể từ góc nhìn của Holden, J.D. Salinger vẫn khéo léo kiểm soát mạch truyện để độc giả có thể nắm bắt tâm lý của cậu bé rõ hơn cả bản thân.

THE COLOR PURPLE (MÀU TÍM) – ALICE WALKER
The Color Purple (Màu tím) đã chiến thắng Giải thưởng Pulitzer vào năm 1983. Cũng trong năm ấy, cuốn sách tiếp tục thắng Giải Sách Quốc gia Mỹ vì nó “chứa đựng đầy đam mê, cảm hứng và tình yêu cuộc sống bất khuất”.

Tác phẩm kể về Celie và Nettie –  hai chị em đã bị chia cắt kể từ khi chào đời và chỉ liên lạc với nhau thông qua những lá thư. Màu tím là một cuốn sách hay và chân thực đến mức đau lòng. Đây là một trong những cuốn tiểu thuyết đầu tiên phơi bày tình trạng lạm dụng tình dục và ngược đãi gia đình mà phụ nữ da màu phải chịu đựng, nhưng cũng là thông điệp mạnh mẽ về lòng dũng cảm và sự cứu chuộc.

PRIDE AND PREJUDICE (KIÊU HÃNH VÀ ĐỊNH KIẾN) – JANE AUSTEN
Pride and Prejudice (Kiêu hãnh và định kiến) ra mắt độc giả vào năm 1813. Cuốn tiểu thuyết xoay quanh chuyện tình lãng mạn, hài hước giữa Elizabeth Bennet và ngài Darcy – hai con người không cùng tầng lớp. Elizabeth độc lập và cứng đầu, còn ngài Darcy thì cao ngạo và tự phụ. Cả hai nhân vật đều không có thiện cảm với đối phương từ lần gặp mặt đầu. Thế nhưng, từ những lời nhận xét mỉa mai và giễu cợt hóm hỉnh, tình yêu nảy nở giữa họ. Kiêu hãnh và định kiến không chỉ là một tựa sách hay về tình yêu mà còn xoáy sâu vào các chủ đề giai cấp, hôn nhân và định kiến từ cái nhìn đầu tiên.

NO-NO BOY – JOHN OKADA
Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, cụm từ “no-no boy” được dùng để chỉ những người thanh niên nói “không” hai lần khi được hỏi liệu họ sẽ phục vụ trong các lực lượng vũ trang và cam kết trung thành với Hoa Kỳ hay không. No-No Boy là cuốn tiểu thuyết hư cấu kể về Ichiro – người đã dành hai năm trong trại huấn luyện quân sự và hai năm nữa trong tù trở thành một “no-no boy”. Tác phẩm này tưởng niệm nỗi khổ đau mà những người châu Á đã phải chịu đựng trên đất Mỹ trong thời chiến.

1984 – GEORGE ORWELL
1984 là cuốn tiểu thuyết thuộc thể loại phản địa đàng ra đời năm 1949. Trong tác phẩm này, tác giả George Orwell đã giới thiệu khái niệm “Big Brother” – một chính phủ “biết tuốt” thao túng tư tưởng của công chúng và của từng cá nhân. Nhân vật chính Winston Smith làm việc tại Bộ Sự thật. Công việc của ông là chỉnh sửa dữ liệu lịch sử (bằng những lời nói dối) sao cho phù hợp với khẩu hiệu của chính đảng đương thời. Mặt khác, ông bí mật ghi chép một cuốn sổ, trong đó lên án kịch liệt Đảng và lãnh tụ Big Brother.

Đây là một câu chuyện giàu sức tưởng tượng và mạnh mẽ. Thông qua viễn cảnh về một thế giới khủng khiếp đến kinh ngạc, người đọc sẽ tìm thấy những dự đoán về sự thay đổi trong nhận thức của chúng ta về quyền riêng tư khi công nghệ ngày càng phát triển.

THE AUTOBIOGRAPHY OF AN EX-COLORED MAN (TỰ TRUYỆN CỦA MỘT NGƯỜI ĐÀN ÔNG DA MÀU) – JAMES WELDON JOHNSON
Đây là một cuốn hồi ký hư cấu, vốn được xuất bản ẩn danh vào năm 1912, khắc họa hình ảnh của những người da đen ở Mỹ lúc bấy giờ. Câu chuyện được kể bởi một nghệ sĩ nhạc jazz giấu tên. Sau khi chứng kiến một hành vi phân biệt chủng tộc khủng khiếp, anh đã che giấu thân phận người Mỹ gốc Phi của mình để sống như một người đàn ông da trắng. The Autobiography of an Ex-Colored Man là minh chứng cho vấn đề chủng tộc phức tạp tồn tại ở Mỹ vào thời điểm chuyển giao giữa hai thế kỷ. Đây còn là một cuốn sách hay đến mức phi thường và đã truyền cảm hứng cho nhiều nhà văn của thời kỳ Phục Hưng Harlem.

TO KILL A MOCKINGBIRD (GIẾT CON CHIM NHẠI) – HARPER LEE
Được xem là một trong những tác phẩm kinh điển của nền văn học Mỹ, To Kill a Mockingbird (Giết con chim nhại) lấy bối cảnh trong thời kỳ hỗn loạn của nạn phân biệt chủng tộc và định kiến tại miền Nam nước Mỹ. Đặt dưới góc nhìn của cô bé Scout Finch, một phần câu chuyện kể về tuổi thơ của cô, một phần xoay quanh quá trình cha cô biện hộ cho một người đàn ông da đen vô tội. Cuộc đấu tranh chống lại lòng hận thù mù quáng và quá trình nhận thức về đạo đức trong cuốn tiểu thuyết này sẽ khiến tim bạn quặn thắt.

JANE EYRE – CHARLOTTE BRONTE
Nhân vật chính Jane Eyre là một cô gái mồ côi. Sau khi học xong, cô được mời làm quản giáo tại Thornfield Hall. Tại đây, cô gặp gỡ và yêu ngài Rochester – một người đàn ông bí ẩn và thâm trầm. Khi cả hai quyết định kết hôn, những bí mật về quá khứ của ngài Rochester nhanh chóng bị hé lộ và có nguy cơ khiến Jane đau lòng.

Tiểu thuyết Jane Eyre ra đời vào năm 1846, thuộc thể loại gothic và lãng mạn. Cho đến nay, đây vẫn là một tựa sách hay được nhiều độc giả yêu thích vì tính cách mạnh mẽ, độc lập và sự thông minh của nàng Jane.

THEIR EYES WERE WATCHING GOD (ĐÔI MẮT CỦA HỌ ĐANG NHÌN CHÚA) – ZORA NEALE HURSTON
Tác phẩm xoay quanh Janie Crawford – một người phụ nữ Mỹ gốc Phi đi tìm danh tính thông qua những câu chuyện trong quá khứ của mình. Cô muốn được định nghĩa bằng một thứ gì đó khác ngoài tài sản. Their Eyes Were Watching God (Đôi mắt của họ đang nhìn Chúa) đã không được tái bản trong gần 30 năm. Độc giả từ chối cuốn sách này vì nhân vật chính là một phụ nữ da màu mạnh mẽ. Song, mọi thứ đã thay đổi kể từ năm 1978.

Cuốn tiểu thuyết này là câu chuyện ấn tượng về tình yêu mà một người phụ nữ dành cho chồng, cuộc đời và số phận của mình, bất chấp những thử thách vốn có khả năng đè bẹp tinh thần của bất kỳ ai.

THE DREAM OF THE RED CHAMBER (HỒNG LÂU MỘNG) – TÀO TUYẾT CẦN
Hồng lâu mộng là một trong tứ đại danh tác của văn học Trung Quốc. Cuốn tiểu thuyết được xuất bản vào năm 1791, sau khi Cao Ngạc và Trình Vĩ Nguyên thu thập các bản thảo và hoàn thành nó (vì Tào Tuyết Cần đã mất trước khi viết xong tác phẩm).

Hồng lâu mộng là câu chuyện về sự thăng trầm của một đại gia đình giàu có và quyền lực, cũng như mối tình tay ba của Giả Bảo Ngọc, Lâm Đại Ngọc và Tiết Bảo Thoa. Cuốn tiểu thuyết này có văn phong tao nhã, thể hiện những tư tưởng của thời đại phong kiến lúc bấy giờ.

DRACULA (BÁ TƯỚC DRACULA) – BRAM STOKE
Cuốn tiểu thuyết kinh dị – gothic Dracula (Bá tước Dracula) tàn bạo và phức tạp hơn nhiều so với những tác phẩm về ma cà rồng trong văn học hiện đại. Được kể dưới dạng những bức thư, bài báo và nhật ký tường thuật, câu chuyện xoay quanh Bá tước Dracula khi ông ta chuyển từ vùng Transylvania (Romania) đến Anh để lan truyền một lời nguyền xác sống. Tuy tập trung vào những câu chuyện kinh dị, tựa sách hay kinh điển này cũng đã khắc họa những nỗi sợ ở thời Victoria về tình dục và bệnh tật.

THE GUIDE (NGƯỜI DẪN ĐƯỜNG) – R.K. NARAYAN
Raju vừa mới hoàn thành án tù và ở lại trong một ngôi đền bỏ hoang tại Malgudi – một ngôi làng hư cấu tại miền Nam Ấn Độ. Khi một người đàn ông đến ngôi đền để xin lời khuyên, anh ta đã nhầm Raju là một sadhu (người hướng dẫn tâm linh). Thay vì phủ nhận, Raju đã quyết định đóng giả làm sadhu. Không lâu sau, tiếng lành về Raju lan rộng trong làng. Song, một trận hạn hán xảy đến như thể thần linh đang thử thách thân phận mới của anh. Cuốn tiểu thuyết khép lại với một cái kết bỏ ngỏ cho người đọc tự suy đoán. The Guide là một tựa sách hay có văn phong đơn giản, nhưng lại truyền tải những vấn đề phức tạp.

GRAPES OF WRATH (CHÙM NHO THỊNH NỘ) – JOHN STEINBECK
Là câu chuyện về sự kiện Dust Bowl diễn ra trong thời kỳ Đại suy thoái của Mỹ, tác phẩm kinh điển này đã giành được Giải thưởng Pulitzer vào năm 1940. Grapes of Wrath (Chùm nho thịnh nộ) kể về gia đình Joad khi họ rời trang trại ở Oklahoma, mang theo hy vọng về cuộc sống mới đến California. Nhiều gia đình, bao gồm nhà Joad, đã phải rời bỏ nông trang của mình do tương lai mờ mịt của nền nông nghiệp đương thời. Dù là tiểu thuyết hư cấu, Grapes of Wrath đã tái hiện chính xác lịch sử và nỗi đau của những người yếu thế trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế.

NOT WITHOUT LAUGHTER (KHÔNG CÓ TIẾNG CƯỜI) – LANGSTON HUGHES
Langston Hughes nổi tiếng với vai trò là một nhà thơ và nhà hoạt động xã hội trong thời kỳ Phục Hưng Harlem. Ông còn được nhớ đến vì đã thành công trong việc khắc họa chân thực những thử thách và thành tựu của cộng đồng người da màu. Not Without Laughter (Không có tiếng cười) là câu chuyện về sự phân chia chủng tộc, ảnh hưởng của giai cấp và tôn giáo đến cộng đồng trong thời kỳ hậu nô lệ. Độc giả sẽ được gặp gỡ gia đình của Sandy để tìm hiểu về quá khứ và ước mơ của họ. Trong tác phẩm này, Langston Hughes đề cập đến sự nghèo đói và nạn phân biệt chủng tộc với tinh thần hy vọng vào tương lai, đồng thời thấu hiểu những khó khăn của thế hệ trước.

LORD OF THE FLIES (CHÚA RUỒI) – WILLIAM GOLDING
Cho đến nay, Lord of the Flies (Chúa ruồi) vẫn được xem như một câu chuyện kinh điển về đạo đức. Đây là một cuốn tiểu thuyết dành cho giới trẻ xuất bản năm 1954. Sau một vụ tai nạn máy bay bí ẩn, một nhóm cậu bé người Anh đã mắc kẹt trên hoang đảo. Ban đầu, các cậu bé rất vui mừng vì đã thoát khỏi sự giám sát của người lớn. Song, chúng sớm phải nỗ lực quản lý lẫn nhau. Đứng trước cuộc chiến sinh tồn, bản năng của những đứa trẻ dần được bộc lộ. Tuy bề ngoài là một câu chuyện phiêu lưu ly kỳ, Chúa ruồi là một cuốn sách hay xuất sắc viết về sự tương phản: chủ nghĩa cá nhân và tinh thần xã hội, đạo đức và vô luân, ích kỷ và vị tha.

INVISIBLE MAN (NGƯỜI VÔ HÌNH) – RALPH ELLISON
Được dẫn dắt bởi một người đàn ông da màu vô danh, cuốn sách này đề cập đến những vấn đề phức tạp về chủng tộc được đặt trong chủ nghĩa dân tộc, kỳ vọng xã hội và chủ nghĩa cá nhân. Người kể chuyện cảm thấy bản thân như một người vô hình vì anh phải chật vật để bảo vệ danh tính của mình, để những mong muốn, suy nghĩ và ý kiến của anh không bị ai phán xét.

Ban đầu, Invisible Man (Người vô hình) được xuất bản ẩn danh. Song, vào năm 1953, cuốn sách đã chiến thắng Giải Sách Quốc gia Mỹ, biến Ralph Ellison thành người da đen đầu tiên nhận được giải thưởng này. Đây là một cuốn sách hay và cảm động về vấn đề danh tính của cộng đồng người da màu ở Mỹ vào thập niên 1900.

OF MICE AND MEN (CỦA CHUỘT VÀ NGƯỜI) – JOHN STEINBECK
Hai nhân vật chính – George và Lennie – có một tình bạn khác thường, nhưng chia sẻ cùng một ước mơ: sở hữu một ngôi nhà và mảnh đất của riêng mình. Trong khi làm việc trên những cánh đồng ở California, họ được thuê đến một trang trại và có cơ hội chạm đến ước mơ đời mình. Tuy nhiên, một tai nạn kinh hoàng đã xảy ra, thay đổi tinh bạn và tương lai của họ. Khi đọc cuốn sách này, độc giả sẽ có cảm giác như đang ngồi trên một chuyến tàu lượn cảm xúc. Trong những phân cảnh cao trào, nỗi sợ hãi và đau buồn của nhân vật khiến người đọc chỉ muốn che chở họ. Tuy có một cái kết đau lòng, Của chuột và người vẫn là tựa sách hay được nhiều người yêu thích vì sự mộc mạc và chân thực trên từng trang sách.

CATCH-22 (BẪY 22) – JOSEPH HELLER
Catch-22 (Bẫy 22), cuốn tiểu thuyết lấy bối cảnh trong Thế chiến II, được người đọc nhớ đến bởi sự khôi hài vượt lên trên cả nguy hiểm và sự tàn phá của chiến tranh. Tác phẩm kinh điển này kể về Yossarian – một phi công ở Ý trong Thế chiến II. Mối bận tâm lớn nhất của anh không phải kẻ thù mà là chỉ tiêu hoàn thành những nhiệm vụ nguy hiểm. Dù mong muốn thoát khỏi tình cảnh đó, Yossarian biết bản thân sẽ rơi vào “Bẫy 22” – nơi những người lính bị coi là điên nếu tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ nguy hiểm, nhưng lại không đủ điều kiện để được cứu trợ nếu giải ngũ. Với kinh nghiệm cá nhân khi còn là một pháo thủ, Joseph Heller đã tái hiện hoàn hảo khía cạnh hỗn loạn, đau thương và căng thẳng của chiến tranh.

THE TALE OF GENJI (TRUYỆN KỂ GENJI) – MURASAKI SHIKIBU
The Tale of Genji (Truyện kể Genji) được biết đến như một trong những cuốn tiểu thuyết đầu tiên trên thế giới. Tác phẩm này ra đời vào khoảng năm 1001 và là một cột mốc đáng nhớ của văn học cổ điển Nhật Bản. The Tale of Genji khắc họa nền văn hóa Nhật Bản thời Trung cổ, xoay quanh câu chuyện ái tình của hoàng tử Genji và hành trình đi tìm ý nghĩa cuộc sống của chàng. Cuốn tiểu thuyết dài hơn 1.000 trang với câu từ đẹp đẽ này vẫn được xem là một kiệt tác quý giá cho đến ngày nay.

BRAVE NEW WORLD (THẾ GIỚI MỚI TƯƠI ĐẸP) – ALDOUS HUXLEY
Trong cuốn Brave New World (Thế giới mới tươi đẹp), tác giả Aldous Huxley đã vẽ ra một xã hội phản địa đàng không tưởng với những tiến bộ vượt bậc của ngành di truyền học, dược phẩm và công nghệ. Bối cảnh cuốn sách được đặt ở một xã hội tưởng tượng gọi là World State – nơi mà con người được tạo ra hoàn toàn bằng công nghệ và phân chia thành năm giai cấp. Sau khi ra đời, con người có nhiệm vụ duy trì trật tự xã hội một cách máy móc. Thế giới tươi đẹp này bị thách thức bởi Bernard Marx – một người “lạc loài” biết coi trọng tính người. Đây là một cuốn sách hay liên tục khiến người đọc kinh ngạc, bởi lẽ nó đã phản ánh xã hội hiện nay chính xác đến mức kỳ lạ dù được xuất bản vào tận năm 1932.

_________________
Vào đây đọc truyện:

https://www.nhomcho.com/f7-truyen-ngan

https://www.nhomcho.com/f8-truyen-dai

Vào đây nghe nhạc Việt:

https://www.nhomcho.com/f14-nhac-vn
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 4 Empty Re: Sách

Post by LDN Sat Apr 30, 2022 2:05 pm

TIỂU THUYẾT TRỞ LẠI CỐ HƯƠNG CỦA THOMAS HARDY

Nguyễn Thành Nhân - trieuxuan

Wednesday, 00:39 Day 07/11/2018
Có lẽ Trở lại cố hương được Thomas Hardy khởi thảo vào cuối năm 1876 và hoàn thành vào mùa xuân 1878. Đây là cuốn tiểu thuyết thứ sáu của ông. Trong thời gian này, ông sống tại thị trấn Sturminster Newton, hạt Dorset, vừa quay về sau những chuyến du lịch châu Âu với người vợ mới cưới Emma. Sau thành công của Xa đám đông điên loạn (1874), Hardy đã thể nghiệm thể loại trào phúng xã hội trong Bàn tay của Ethelberta (The Hand of Ethelberta; 1876), tuy nhiên tác phẩm này không được đón nhận nồng nhiệt mấy, và ông quay lại với môi trường Wessex thời trai trẻ, gắn vào bối cảnh nông thôn truyền thống này một ý thức hiện đại hơn, thông qua nhân vật Clym Yeobright, một “kẻ trở lại cố hương,” giống như ông. Hardy đã giao bản thảo ban đầu của Trở lại cố hương cho Leslie Stephen, để đăng nhiều kỳ trên tạp chí Cornhill. Stephen từ chối bản thảo vì cho rằng cách xử lý quan hệ nam nữ không phù hợp với giới độc giả thời Victorian; ví dụ, lúc đầu Thomasin đã sống với Wildeve suốt một tuần trước khi phát hiện ra rằng lễ kết hôn không đúng thể thức. Hardy đã chỉnh sửa lại bản thảo và cuối cùng nó được đăng trên tờ Belgravia vào năm 1878. Tháng 11 năm đó, một phiên bản hơi khác đã được in bởi nhà xuất bản Smith, Elder & Co. Thật sự, Hardy đã chỉnh sửa tác phẩm này hai lần nữa – cho bản in năm 1895 của Osgood Mcllvaine, và bản in năm 1912 của Macmillan.

Được công nhận rộng rãi là một trong những tiểu thuyết nổi bật nhất của Thomas Hardy, tác phẩm này tìm cách giải mã mối xung đột giữa tình yêu và tình cảm gia đình, giữa hiện thực và khát vọng, giữa tự nhiên hay định mệnh tàn ác vô tình và đời người hữu hạn.   

TÓM TẮT CỐT TRUYỆN:

Cuốn tiểu thuyết mở đầu với hai nhân vật trên con đường băng qua vùng đất Egdon, Venn, người bán thuốc nhuộm với cỗ xe ngựa chở Thomasin và Thuyền trưởng Vye, ông ngoại của Eustacia. Cuộc hôn nhân giữa Thomasin và Wildeve bị trì hoãn do một sơ sót trong thủ tục kết hôn. Thomasin tức giận và bỏ chạy khỏi nhà thờ một mình, sau đó nàng gặp Venn và nhờ gã đưa nàng về nhà của bà Yeobright, bác gái của nàng ở Bloom-Ends. Trước đó, Wildeve và Eustacia yêu nhau nhưng do nàng rất kiêu kỳ, y chủ động chia tay với nàng và quay sang Thomasin.

Khi nghe ông nàng báo tin về cuộc kết hôn không thành, Eustacia đốt một đống lửa trước nhà nàng trên đồi Mistover để ra hiệu cho Wildeve, vì nàng nghĩ hôn lễ không thành là do y còn yêu nàng. Họ gặp lại nhau sau một thời gian xa cách; nhưng một lần nữa Wildeve chứng tỏ y không phải là một người tình hoàn hảo như khao khát của nàng. Và nàng vô cùng buồn phiền chán nản.

Venn tình cờ biết được mối tình lãng mạn giữa Eustacia và Wildeve, vì đã từng yêu Thomasin nhưng bị nàng từ chối, gã quyết ra tay trợ giúp để nàng tìm được hạnh phúc của mình. Nhưng nỗ lực của Vennn nhằm thuyết phục Eustacia chịu nhường Wildeve cho Thomasin, cũng như đề xuất với bà Yeobright rằng gã sẽ tự lấy Thomasin đều thất bại.

Trong tình cảnh rối loạn này, Clym Yeobright, con của bà quả phụ Yeobright, anh họ của Thomasin quay về từ Paris vào dịp lễ Giáng sinh. Eustacia nhận ra Clym có thể là người giúp nàng thoát khỏi vùng hoang địa mà nàng vô cùng căm ghét. Thậm chí trước khi gặp Clym, nàng đã tự thuyết phục mình yêu Clym, và quyết định kết thúc mối tình bế tắt với Wildeve. Sau đó Wildeve và Thomasin lấy nhau.

Phần do chủ tâm của Eustacia, phần do số phận run rủi, Clym gặp nàng trong đêm diễn kịch dân gian tại nhà anh, khi nàng giả làm một thành viên trong đội kịch để được nhìn thấy anh. Sau đó, anh tới nhà của ông ngoại nàng trên đồi Mistover để giúp các người dân trong làng kéo cái xô bị rơi xuống giếng của ông. Lần gặp này đã dẫn tới tình yêu giữa họ. Bất chấp sự phản đối gay gắt của bà Yeobright, Clym và Eustacia kết hôn với nhau, và sống trong một ngôi nhà nhỏ do Clym thuê ở cách Bloom-Ends vài dặm.

Với cuộc kết hôn này, khoảng cách giữa Clym và mẹ anh ngày càng xa. Trong thời gian đó, mâu thuẫn cũng bắt đầu này sinh giữa đôi vợ chồng trẻ. Clym là một thanh niên yêu quê hương và có những khát vọng hơi ảo tưởng: anh muốn mở một trường học để dạy trẻ con ở quê mình, với quan niệm kiến thức cần thiết hơn sự giàu có. Anh miệt mài đắm mình vào nghiên cứu để sớm đủ khả năng thực hiện kế hoạch của mình, không hề quan tâm tới những mong muốn của Eustacia. Do quá cố gắng, mắt anh bị viêm cấp tính và mất đi một phần thị lực. Anh trở thành một thợ cắt kim tước, điều này càng khiến cho Eustacia thêm đau khổ. Tuy nhiên, với bản chất kiên cường, nàng quyết định phải tìm vui cho chính mình, để vơi bớt phần nào sự buồn bã và thất vọng. Nàng tới dự một lễ hội khiêu vũ ở làng bên cạnh, và ở đó nàng tình cờ gặp lại Wildeve. Kể từ lúc ấy, Wildeve cảm thấy y ngày càng yêu nàng hơn cả trước kia.

Với sự thuyết phục của Venn, bà Yeobright mong muốn làm hòa với đôi vợ chồng trẻ, và đã lên đường tới thăm họ vào một ngày trời rất oi bức. Tình cờ, khi bà tới nhà họ, Wildeve cũng đang có mặt trong nhà. Y tới một cách công khai, và có ý định gặp cả hai vợ chồng, nhưng lúc y đến Clym đã ngủ say do làm việc vất vả. Khi y và Eustacia đang nói chuyện, bà Yeobright tới gõ cửa. Khi nghe gõ cửa, Eustacia tới bên cửa sổ nhìn ra, và thấy bà Yeobright, nhưng nàng lưỡng lự không muốn mở cửa cho bà; khi bà gõ cửa lần thứ hai, Clym nằm mơ và cất tiếng gọi mẹ. Do tưởng rằng Clym đã thức và tự mình ra mở cửa, Eustacia tiễn Wildeve ra về theo lối cửa sau, và ở lại ngoài vườn một lúc. Bà Yeobright thất vọng ra về. Trên đường, bà bị kiệt sức do trời quá nóng nên nằm xuống nghỉ mệt trên một bãi cỏ và bị rắn cắn. Do không biết sự tình trở nên nghiêm trọng như vậy, Eustacia cũng không nói gì với Clym về cuộc thăm viếng bất ngờ của Wildeve.

Chiều hôm đó, do linh tính, Clym quyết định phải tới thăm mẹ. Anh tìm gặp bà Yeobright giữa đường, đưa bà tới một túp lều bỏ hoang và tìm người tới giúp. Nhưng do kiệt sức và nhiễm độc quá nặng, bà không qua khỏi.

Clym tự trách mình rất nhiều về cái chết của mẹ; sau đó, khi biết thêm tình tiết về cái ngày bi thảm này, anh và Eustacia đã cãi nhau gay gắt và chia tay nhau. Nàng trở về sống với ông ngoại, còn Clym trở về ngôi nhà của mẹ mình ở Bloom-Ends. Lại một lần nữa đêm đốt lửa Năm tháng Mười một tới. Charley, chàng trai trẻ giữ ngựa cho Thuyền trưởng Vye, vốn rất yêu mến Eustacia, tự gom góp củi để đốt lửa vì biết nàng rất thích. Khi được báo tin về đống lửa, nàng yêu cầu Charley tắt nó đi, nhưng trong lòng nàng cũng không dứt khoát. Khi nhìn thấy đống lửa, Wildeve lên đồi Mistover để gặp nàng, và y hứa sẽ giúp nàng tới cảng Budmouth để đáp tàu sang Paris. Mọi tình tiết lên tới đỉnh điểm vào một đêm giông bão; trên đường đi tới chỗ hẹn với Wildeve, Eustacia chợt nhớ ra nàng không có đủ tiền để sang Paris, và như thế, nếu muốn đi, nàng buộc phải đi cùng với Wildeve, phụ thuộc vào y. Tác giả không nói rõ nàng chết đuối do tai nạn hay do cố tình, nhưng từ diễn biến câu chuyện, có thể tin rằng nàng đã tự trầm mình để giữ gìn phẩm cách trong sạch. Khi nhảy xuống cứu nàng, Wildeve cũng chết đuối, Clym bị ngất nhưng sau đó hồi tỉnh lại.

Ở phần Vĩ Thanh, rốt cuộc Thomasin và Venn lấy nhau, sống một cuộc đời hạnh phúc. Clym trở thành một người thuyết giảng lưu động về Điều răn thứ Mười một của Chúa Jesus.

VÀI PHÂN TÍCH SƠ LƯỢC:

Vùng đất hoang mênh mông mà trong tác phẩm này Thomas Hardy gọi là Egdon Heath gắn liền với nền văn hóa dân gian và những tập tục, truyền thống xa xưa, hầu hết có tính chất ngoại giáo; như việc đốt lửa vào đêm Năm tháng Mười một, diễn kịch dân gian vào dịp Giáng sinh, hay những cuộc khiêu vũ tưng bừng trong lễ hội Một tháng Năm… Những chấm phá này tạo một bức nền thật sự sinh động cho tác phẩm.

Trong Trở lại cố hương, có một xung đột mạnh mẽ giữa tự nhiên hay số phận, đại diện là Egdon Heath, và con người, đại diện là các nhân vật trong tiểu thuyết, đặc biệt là Eustacia. Tiêu đề của chương đầu tiên, “Một gương mặt mà trên đó thời gian không tạo được nhiều ấn tượng” cho thấy cánh đồng hoang có một vai trò quan trọng hơn nhiều, chứ không chỉ đơn thuần là bối cảnh cho câu chuyện. Từ “gương mặt” khiến độc giả nghĩ về Egdon Health với tư cách một cá thể con người, và về bản chất, một nhân vật chính trong tiểu thuyết: “Hiện tại, vùng đất này là một nơi chốn hoàn toàn hòa hợp với bản chất loài người – không kinh khủng, mang vẻ thù ghét hay xấu xí; cũng không tầm thường, vô nghĩa hay đã bị thuần hóa; mà, giống như con người, nhẹ dạ và giàu chịu đựng; và cũng chứa đầy lạ lùng bí ẩn trong nét đơn điệu tối tăm của nó. Giống như với vài cá nhân nào đó từng sống cách biệt lâu ngày, sự cô đơn quạnh quẽ dường như toát ra ở vẻ ngoài của nó. Nó có một gương mặt cô độc, chất chứa những khả năng bi đát”.

 Và, trong khi các nhân vật đấu tranh, trở nên mệt mỏi và vỡ mộng, hoặc chết, vùng hoang địa vẫn trơ trơ không thay đổi. Nó là một biểu tượng của sự vĩnh cửu. Các khía cạnh khác của bối cảnh cũng mang tính biểu tượng, và chúng gia tăng tính chất bi thảm của tác phẩm. Sự thống trị của bóng tối mở ra ngay từ đầu tác phẩm: những đống lửa trên cánh đồng hoang, những nguồn sáng nhỏ nhoi giữa màn đêm mù mịt nhanh chóng tàn lụi và biến mất, như hạnh phúc ngắn ngủi nhất thời của Eustacia và Clym. Vầng trăng bị che khuất trong đêm nguyệt thực dự báo cho kết cuộc của tình yêu giữa họ. Vào đêm Eustacia chết, cơn mưa bão dữ dội là tiếng vọng cho những cảm xúc mãnh liệt của nàng khi nàng đau đớn kêu lên những lời phản kháng số phận đắng cay: “Ôi chao, sự độc ác của việc đặt tôi vào thế giới dại dột này! Tôi có nhiều khả năng; nhưng tôi đã bị làm tổn thương, trở nên thân tàn ma dại và bị nghiền nát bởi những thứ nằm ngoài khả năng kiểm soát của tôi! Ôi, Trời cao khắc nghiệt biết bao khi nghĩ ra những hình phạt như thế cho tôi, kẻ không hề làm điều gì hại tới Trời cao!”

Nhiều nhà phê bình tin rằng trong tác phẩm này số phận hoàn toàn chiếm ưu thế; và các nhân vật là những nạn nhân bất lực của nó. Phải thừa nhận rằng số phận đóng một vai trò quan trọng; ví dụ, Eustacia tình cờ gặp lại Wildeve trong lễ hội khiêu vũ; bà Yeobright tình cờ chọn một ngày rất nóng để tới thăm Clym, tình cờ đến nơi khi Wildeve đang ở đó, và tình cờ bị rắn hổ lục cắn khi đang nằm nghỉ mệt; Eustacia không nhận được lá thư của Clym vì ông ngoại của nàng cho rằng nàng đã ngủ, vân vân. Tuy nhiên, có thể truy nguyên hầu hết các tấn thảm kịch từ các động cơ, quyết định và hành động của các nhân vật.

Bà Yeobright có thể bị coi là nạn nhân vì Eustacia không mở cửa cho bà, nhưng chúng ta phải nhớ rằng bà chưa bao giờ chấp nhận Eustacia và cố gắng tác động để Clym từ bỏ nàng. Bà cho rằng mình có địa vị xã hội cao hơn nhiều so với Eustacia, và không tin tưởng nàng vì nàng là một con người tự do; bà cho rằng nàng là kẻ lười nhác và vô trách nhiệm, gợi ý rằng nàng có mối quan hệ khinh suất với Wildeve; nói chung là ghen tị với nàng vì bà muốn giữ Clym cho chính mình. Bà từ chối tham dự đám cưới của Clym và đối xử với Eustacia một cách trịch thượng khi họ nói chuyện với nhau gần ao nước. Sau đó bà tránh xa con trai và vợ của anh, đủ lâu để đào sâu thêm khoảng cách giữa họ.

Clym cũng tự mang lại cho mình nhiều rắc rối. Anh hài lòng với sự quan tâm và tình cảm say đắm mà Eustacia dành cho mình, nhưng không bao giờ thực sự nhìn thấy nàng với tư cách một cá thể hoàn toàn khác biệt. Không chú ý tới sự căm ghét cánh đồng hoang cũng như khao khát rời khỏi nó của Eustacia, anh cho rằng nàng sẽ là một phần quan trọng trong sứ mệnh giảng dạy của mình. Sau khi kết hôn, Clym bỏ mặc nàng và dành thời gian cho việc nghiên cứu; sự suy giảm thị lực có thể là một biểu tượng cho sự mù quáng trước thực tế của anh. Ngay cả khát vọng trở thành một giáo viên của anh cũng ích kỷ và không thực tế; anh cố thoát khỏi những xung đột của đời sống bằng cách tự xây dựng một hiện thực xa vời và ảo tưởng, và muốn áp đặt quan điểm của mình lên người khác. Hình ảnh của Clym ở cuối truyện mang tính chất mỉa mai cay đắng: một nhà thuyết giảng lang thang chưa tới ba mươi ba tuổi.

Eustacia là nhân vật ấn tượng nhất, nhưng cũng mơ hồ nhất của tác phẩm. Chúng ta hãy nghe Thomas Hardy miêu tả nàng: “Eustacia Vye là nguyên liệu thô của một nữ thần. Hẳn nàng sẽ đóng tốt vai trò đó trên đỉnh Olympus với chút ít chuẩn bị. Nàng có những đam mê và bản năng tạo nên một nữ thần kiểu mẫu, nghĩa là, những phẩm chất hoàn toàn không thể tạo ra một phụ nữ kiểu mẫu.” Với một số người, như Susan Nunsuch, nàng là một phù thủy đáng sợ và đáng ghét. Với bà Yeobright, nàng là một cô gái lập dị, có những thói quen khác người và lười nhác. Với đa số đàn ông, nàng là một sức hút khó lòng cưỡng lại. Nàng là bóng tối, cũng vừa là ánh sáng. Nàng khao khát được yêu đến điên cuồng. Nàng cảm thấy Egdon Heath là một địa ngục, nơi giam cầm tuổi trẻ, sắc đẹp và những khao khát của mình. Lời cầu nguyện thường ngày của nàng là: “Ôi, hãy đưa tim tôi ra khỏi chốn ảm đạm quạnh hiu đáng sợ này; hãy gửi đến cho tôi tình yêu vĩ đại từ đâu đó, không thì tôi sẽ chết.” Nàng đã thua cuộc và chết, nhưng cái chết của nàng khiến cho tính chất bi kịch của đời người thêm sâu sắc, và nó biến nàng thành nhân vật không thể nào quên trong câu chuyện.

Trên đây là một số điểm sơ lược mà người dịch nghĩ có lẽ quý vị độc giả muốn biết trước khi thưởng thức tác phẩm. Dù sao, một tác phẩm lớn có thể được nhìn nhận, cảm và hiểu từ nhiều góc độ khác nhau, và việc đó xin nhường lại cho quý vị. Rất mong nhận được sự ủng hộ của quý vị đối với bản dịch này.

Sài Gòn, 12/2017

_________________
Vào đây đọc truyện:

https://www.nhomcho.com/f7-truyen-ngan

https://www.nhomcho.com/f8-truyen-dai

Vào đây nghe nhạc Việt:

https://www.nhomcho.com/f14-nhac-vn
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 4 Empty Re: Sách

Post by LDN Wed May 04, 2022 9:12 am

Kiêu hãnh và Định kiến hay lời châm biếm tầng lớp thượng lưu 

Đông Nghi - revelogue

Kiêu hãnh và Định kiến, một trong những cuốn sách được yêu thích nhất mọi thời đại và cũng là tác phẩm nổi tiếng nhất trong sự nghiệp viết văn của Jane Austen.

Dù chưa bao giờ được đánh giá là dễ đọc nhưng Kiêu hãnh và Định kiến vẫn luôn có cho mình một vị trí nhất định trên bản đồ văn học của thế giới. Với bối cảnh cổ điển, chất văn châm biếm cùng giọng kể chuyện hài hước, Jane Austen đã biến một cuốn tiểu thuyết lãng mạn thông thường trở nên độc đáo và mới lạ.

1 Kiêu hãnh và Định kiến là câu chuyện mỉa mai của cả một giai cấp hợm hĩnh

2 Sự thành công khi chuyển thể sang phim

3 Cùng ước mơ về một chuyện tình không thành

Kiêu hãnh và Định kiến là câu chuyện mỉa mai của cả một giai cấp hợm hĩnh

Cách đây hai thế kỉ, khi mà tầng lớp tiểu tư sản bắt đầu lên ngôi với những buổi dạ tiệc đầy xa hoa, những lá thư tay hay những buổi trà chiều tán gẫu thì cũng chính trong thời điểm đó, một câu chuyện tình đầy kịch tính ra đời.

Kiêu hãnh và Định kiến mở ra với khung cảnh một miền quê nước Anh mang tên Herfordshire bỗng chốc xôn xao vì nghe tin quý ngài Bingley hào hoa, lắm tiền của mua đất và định cư tại đó. Nhưng chuyến đi lần nay không chỉ một mình ngài mà còn có cả ngài Darcy, một vị quý tộc trẻ khác, thậm chí còn giàu có hơn cả người bạn kia.

Để không bỏ lỡ cơ hội tốt này, bà Bennet khi nghe tin liền tức tốc trở về nhà và nói với chồng mình mục đích là để ông có thể tạo nên cuộc gặp gỡ hòng làm mai Bingley cho một trong số năm đứa con gái xinh đẹp của mình.

Năm cô gái, năm nét tính cách vô cùng riêng biệt, nổi bật hơn cả là cô chị lớn Jane và cô con gái thứ Elizabeth hay còn được người cha gọi bằng cái tên thân mật, Lizzy.

Với vẻ đẹp tựa nữ thần cùng nét tính cách dịu dàng, thùy mị, Jane Bennet dường như đại diện cho phần đa phụ nữ ở châu Âu thời kì trước, cũng vì thế mà nàng Jane được người mẹ kì vọng rất nhiều cho cuộc hôn nhân giữa nàng với ngài quý tộc Bingley.

Cô em Mary chỉ thích quẩn quanh với những triết lý riêng của cuộc đời nàng, còn Lydia và Kitty lúc nào cũng để ý đến những đêm vũ hội hoành tráng cùng những bộ váy lộng lẫy.

Trong số đó, Elizabeth là người khác biệt nhất so với những người chị em của mình. Nàng thích đọc sách, rất hài hước và thông minh nhưng nàng không mang dáng vẻ e ấp của một người thiếu nữ thường thấy.

Elizabeth có tính cách tương đồng với cha của mình hơn là với mẹ, vì vậy mà mẹ thường hay phớt lờ nàng còn cha nàng thì lại vô cùng yêu quý và trân trọng cô con gái bé bỏng.

Trái ngược hoàn toàn với cô chị cả, không kiều diễm cũng chẳng kiêu sa, tuy nhiên Elizabeth lại có mắt nhìn người rất tinh tế, ngoài ra cô còn có chính kiến riêng cho tình yêu của mình.

Chính lí do đó mà cha nàng, ông Bennet quyết sẽ không gả nàng cho bất kì ai mà ông không cảm thấy xứng đáng.

Phiên bản khác của sách Kiêu hãnh và Định kiến

Nếu ngay từ đầu, Bingley đã rơi vào lưới tình với nàng Jane thì chuyện tình giữa Darcy và nàng Elizabeth lại phải vượt qua muôn vàn khó khăn, trắc trở để đến được với nhau.

Elizabeth với lòng kiêu hãnh của một con người vốn xuất thân từ một gia đình trung lưu tại miền quê nước Anh từ lâu đã có cho riêng mình một định kiến không hay về giới thượng lưu thời bấy giờ.

“Kiêu căng và kiêu hãnh là hai chuyện khác nhau, dù những từ này thường được sử dụng như đồng nghĩa. Một người có thể tự hào về bản thân mà không tự cao tự đại.

Kiêu hãnh thể hiện nhiều hơn cách nhìn của chúng ta về bản thân; kiêu căng, cách chúng ta muốn người khác nghĩ về mình.”

Nàng luôn quan niệm rằng bất kì ai xuất thân từ một gia đình danh giá mà cụ thể là Darcy sẽ mang trên mình sự tự cao và lối sống gia trưởng cứng nhắc.

Còn riêng phần quý ngài Darcy luôn khăng khăng với niềm kiêu hãnh từ xuất thân của mình, cũng như tiếp xúc với nhiều thể loại người trong xã hội, anh cho rằng bất kì ai tiếp cận với mình đều vì gia sản.

Và Elizabeth không nằm trong ngoại lệ.

Ngay từ đầu tác phẩm Kiêu hãnh và Định kiến, Jane Austen đã dựng nên mâu thuẫn cho cả hai nhân vật chính. Nhưng cũng chính những mâu thuẫn này lại là hạt mầm được bà gieo cho một tình yêu đơm hoa kết trái vô cùng rực rỡ.

“Tôi có thể dễ dàng tha thứ cho sự kiêu hãnh của anh ấy, nếu anh ấy không làm nhục sự kiêu hãnh của tôi.”

Bởi những rào cản này, hai nhân vật chính đã phải cùng nhau vượt qua những thử thách để nhận ra điểm sai của mình trong những định kiến mà họ đã luôn khăng khăng giữ bên mình suốt bấy lâu.

“Có rất ít người thật sự biết yêu, và còn ít hơn những người mà tôi nghĩ là tốt. Càng thấy được thế giới nhiều, tôi càng bất mãn với nó, và mỗi ngày càng xác nhận niềm tin của tôi về sự mâu thuẫn trong nhân cách con người, và sự phụ thuộc nhỏ nhoi có thể đật trên những điều tốt đẹp hay ý nghĩa”.

Cả Elizabeth và Darcy dần dà thấu hiểu lẫn nhau và hơn hết là chấp nhận con người thật của nhau.
Dùng lòng kiêu hãnh của mình để chinh phục tình yêu

Sự thành công khi chuyển thể sang phim

Sự thành công của Kiêu hãnh và Định kiến không chỉ gói gọn trên từng con chữ mà còn oanh tạc trên khắp mặt trận phim ảnh. Điển hình nhất là bản điện ảnh sản xuất năm 2005 do Keira Knightley thủ vai Elizabeth Bennet và Matthew Macfayden thủ vai Fitzwilliam Darcy.

Kiêu hãnh và Định kiến gây ấn tượng bởi những bộ trang phục được thiết kế vô cùng chỉn chu, những góc quay dịu dàng và đáng nói nhất chính là khả năng diễn xuất thần sầu của cặp đôi diễn viên chính.

Bộ phim được dẫn dắt bởi người kể chuyện là nàng Elizabeth với giọng điệu tinh nghịch, hài hước, như thể chúng ta vừa được du hành ngược thời gian về thế kỷ trước nhưng dưới một lăng kính đặc biệt khác.

Mọi thứ vô cùng sinh động đã và đang hiện diện ra trước mắt. Những nàng tiểu thư xúng xính váy hoa với nụ cười kiều diễm trên môi và cả những chàng quý tộc lịch thiệp, lãnh đạm. Khung cảnh trong Kiêu hãnh và Định kiến vô cùng nên thơ, tạo nên sự thích thú cho người xem.

“Tôi tin rằng những cảm xúc đi ngược lại với sự đấu tranh của anh sẽ làm cho anh có thể vượt qua được điều đó.”

Cảnh đắt giá nhất trong cả phim Kiêu hãnh và Định kiến có lẽ là khi Elizabeth nhận ra Darcy chính là tình yêu của cuộc đời mình. Phân đoạn cuối, những tưởng nàng đã để mất chàng rồi, nhưng Darcy bỗng xuất hiện bất ngờ dưới ánh bình minh và đến trước mặt nàng.

Cảnh Darcy gặp lại nàng Elizabeth

Tình yêu đầy mật ngọt cũng đã được đơm hoa kết trái vô cùng hạnh phúc, hệt như nụ cười của nàng Elizabeth lúc kết phim.

Năm 2014, bộ phim Kiêu hãnh và Định kiến được trao giải Đạo diễn, biên kịch, nhà sản xuất Anh có tác phẩm đầu tay xuất sắc nhất do Viện hàn lâm Nghệ thuật Điện ảnh và Truyền hình Anh quốc. Giải vệ tinh cho Thiết kế trang phục xuất sắc nhất và hàng loạt đề cử danh giá khác.

Cùng ước mơ về một chuyện tình không thành

Những ai mến mộ tài năng của Jane Austen đều biết rằng trong suốt cuộc đời, bà vẫn chưa kết hôn. Và hầu hết những cuốn tiểu thuyết của bà như Kiêu hãnh và Định kiến hay Lý trí và Tình cảm đều mang trên mình dáng dấp của một người đàn ông tài hoa, phong nhã có cái tên Tom Lefroy.

Dù phần đa những tác phẩm Jane Austen viết đều được lấy cảm hứng từ chính chuyện tình sóng gió của bà và Tom Lefroy. Rất nhiều tiểu thuyết của Jane đều có cho riêng nó kết thúc có hậu mà Kiêu hãnh và Định kiến là một ví dụ điển hình.

Song, điểm khác biệt lớn nhất giữa đời và truyện đó chính là, giữa bà và người tình đều không có một cái kết hạnh phúc.

Jane Austen gặp mối tình đầu của mình vào năm bà vừa tròn hai mươi, khi đó, Tom Lefroy vẫn còn là một chàng sinh viên khoa luật đến Hampshire để thăm người họ hàng. Chính cơ duyên này đã mang Jane và Tom lại với nhau. Họ đã cùng sánh bước bên nhau vài tuần với một tình yêu vô cùng lãng mạn, đẹp đẽ.

Sự lãng mạn này hệt như những gì Jane Austen viết về chuyện tình trong  cuốn tiểu thuyết Kiêu hãnh và Định kiến của bà. Tom Lefroy là một người đàn ông chuẩn mực, ít nói nhưng rất tốt bụng. Điều này đã làm bà đắm chìm trong sự ngọt ngào của anh chàng sinh viên luật này.

Nhưng chính tiền tài đã mang hai con người xa cách nhau. Nếu như Jane là con gái của một gia đình trung lưu, trong khi Tom lại sinh ra trong một gia đình không mấy khá giả gồm 11 anh chị em. Tom hiểu gánh nặng mà mình sẽ phải mang sau khi chàng lấy vợ.

Và mẹ chàng cũng không thể nào đảm bảo được hạnh phúc cho con trai khi bên đàng gái không thể cho bà một khoản hồi môn đáng kể. Vì thế, sau này Tom đã cưới một nàng tiểu thư khác, giàu có hơn.

Còn Jane Austen thì vẫn cô đơn lẻ bóng cho đến khi lìa đời. Mãi cho đến khi về già, chàng trai Tom Lefroy ngày nào mới thừa nhận, tình yêu lớn nhất của đời chàng chính là Jane.

Sau cuộc tình đầy biến cố bị ngăn cách bởi vật chất, Jane Austen vẫn đơn độc sống một cuộc đời không có người bà yêu. Tuy vậy, những con chữ của bà vẫn cô đọng thật nhiều xúc cảm về tình yêu đôi lứa. Mà thể hiện rõ nhất là thông qua các tác phẩm Jane đã viết.

Từ đó đến nay, danh tiếng của bà vẫn còn vang danh trên khắp thế giới, một phần đều nhờ vào đứa con cưng Kiêu hãnh và Định kiến. Jane Austen luôn là nhà văn nữ Anh quốc được mến mộ bậc nhất, bởi những cống hiến lúc sinh thời mà bà đã tạo nên.

Hãy cùng đắm chìm trong những câu văn hết sức mộc mạc, đầy chất thơ ca nhưng cũng vô cùng hài hước của Kiêu hãnh và Định kiến.

Và rồi nêu bật nên giá trị tinh thần của từng tuyến nhân vật qua từng tác phẩm khác nhau.

_________________
Vào đây đọc truyện:

https://www.nhomcho.com/f7-truyen-ngan

https://www.nhomcho.com/f8-truyen-dai

Vào đây nghe nhạc Việt:

https://www.nhomcho.com/f14-nhac-vn
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 4 Empty Re: Sách

Post by LDN Wed May 04, 2022 9:22 am

Bài này có ~ tên, chữ viết sai được tôi sửa lại. Người viết chắc lộn tên, có khi lộn Bingley với Wickham 😆

Kiêu hãnh và Định kiến – Xã hội quý tộc dưới lăng kính hài hước trào phúng

Reviewsach

Kiêu hãnh và Định kiến là tác phẩm nổi tiếng của nữ nhà văn Jane Austen. Câu chuyện mỉa mai thói hư tật xấu của tầng lớp cành vàng lá ngọc cao quý, khi đàn bà khát chồng giàu thì đàn ông thừa tiền sẽ chi đậm mua tình yêu và hôn nhân của phụ nữ.

Văn học Anh thế kỉ 18, 19 đóng góp nhiều tác phẩm vào kho tàng văn học kinh điển thế giới. Nếu người Pháp có Victo Hugo, Alexandre Dumas, Honoré de Balzac,… tiêu biểu cho phong cách văn học hiện thực, thì những nữ nhà văn Anh như Emily Bronte, Charlotte Bronte, Jane Austen đại diện cho dòng văn học lãng mạn.

Khác với các nữ sĩ nhà Bronte, truyện của Austen không có chất thù hận dữ dội của Đồi gió hú, cũng không có vẻ thê lương đau khổ của Jane Eyre, truyện của bà hài hước, dí dỏm sâu sắc. Đó là nét đặc biệt làm nên tên tuổi và thành công cho nhiều tác phẩm của Jane Austen.

Kiêu hãnh và Định kiến là tác phẩm điển hình của văn học cổ điển, không có những tình tiết bất ngờ, không có sự kiện đặc sắc, thay vào đó truyện đi sâu phân tích tâm lý nhân vật. Những độc giả đã quen với tiểu thuyết hiện đại diễn biến nhanh và kịch tính “Bạch dạ hành“, “Triệu phú khu ổ chuột“,… sẽ buồn ngủ khi đọc những câu thoại trịch thượng, những phép tắc ứng xử không phù hợp quy chuẩn thời nay. Nhưng chắc chắn khi gấp sách lại, bạn phải dành nhiều thời gian suy nghĩ những vấn đề và giá trị câu chuyện truyền tải.

Tiểu thuyết là vở hài kịch chương hồi với những tình tiết oái oăm, dở khóc dở cười chuyện kén chồng của gia đình Bennet. Cả nhân vật và tình huống làm nên thành công thương hiệu “Kiêu hãnh và Định Kiến”.

Ấn tượng dàn diễn viên tài tình

Hai nhân vật trung tâm chỉ nổi bật ở nửa sau câu chuyện, nửa đầu là “đất diễn” của 3 nhân vật, mà nếu chịu khó quan sát hình tuợng này vẫn thấp thoáng đâu đó trong cuộc sống hằng ngày.

Vai bà Bennet – Bà mẹ của 5 cô con gái

Bà mẹ có đầy đủ đức tính của bà nội trợ trung lưu điển hình, cuộc đời bà có 2 việc chính: kén chồng cho 5 đứa con và… ngồi lê đôi mách. Từ đầu tới cuối truyện bà luôn bận rộn thực hiện 2 “thiên chức” này.

Khi vùng Herforshire chuẩn bị đón tiếp vị khách giàu có từ London, lẽ dĩ nhiên bà là một trong nhiều phụ nữ trong vùng nôn nóng ra mắt với anh ta, vì số tiền thừa kế 5000 bảng mỗi năm đủ để gia đình bà sống sung túc và nâng tầm vị thế với hàng xóm.

Tất nhiên giàu có sang chảnh là điều tiên quyết bà yêu cầu ở chàng rể, không cần quan tâm tính cách anh chàng thế nào. Mà kể cả anh ta không ra gì cũng không sao! Chỉ cần anh ta xinh trai, giỏi nịnh hót là được.

Tính cách của bà có thể tạm thông cảm vì nhiệm vụ quan trọng của bà là chăm lo gia đình. Nhưng chính nhân vật sau đây mới là tính cách đặc đáo nhất trong 3 nhân vật.

Vai nam Collins – Mục sư và họ hàng xa của bà Bennet

Hẳn anh không biết thế nào là phải trái. Khiếm khuyết trong tư chất ấy cũng được giáo dục hay giao tiếp bù đắp, nhưng chỉ một phần rất ít ỏi. Đời anh ta chịu sự dìu dắt của một người cha thất học hà tiện. Tính lệ thuộc được người cha nuôi dạy ban đầu đã đem lại cho anh ta cung cách rất nhún nhường, nhưng giờ đã giảm đi nhiều do đầu óc kém cỏi, đời sống ẩn dật và và cái tâm lý theo sau sự thịnh đạt có sớm và bất ngờ. Nhờ tình cờ quen biết phu nhân Catherine de Bourgh, cuộc đời anh chàng sang trang mới. Chỉ cần tâng bốc bà già đó, anh đã có tiền bạc, đất đai, vợ đẹp. Điều đó khiến anh ta thành một sự pha trộn giữa tính ngạo mạn mà xun xoe quỵ lụy, tự cao tự đại mà lại hèn mọn nhún nhường.

Một đôi dòng miêu tả rất chân thật tích của Collins, dù đất diễn không nhiều, nhưng mỗi lần xuất hiện đều khiến người đọc bật tức cười về sự lố lăng, kệch cỡm của anh chàng.

Trong vở kịch đại tài nếu bà Bennet diễn vai nữ “phản diện” thì Collins vào vai nam hài. Tình huống 2 nhân vật gặp nhau là những phân đoạn “bi hài kịch” buồn cười, ngốc nghếch khiến người đọc hết cười bò lại thở dài ngao ngán.

Thay vì ngăn cản, phu nhân Bennet đồng ý gả con gái cho Collins vì anh ta vừa có tiền, vừa có địa vị. Anh chàng rỗng tuếch, xu nịnh, trịch thượng được đối xử tử tế trong nhà Bennet. Và phu nhân gần như phát điên vì Elizabeth, cô con gái thứ 2 của bà dám thẳng thừng từ chối vị mục sư khả kính này.

Nếu sống thời nay Collins sẽ bị khinh là “con chó” trung thành nịnh hót chủ nhà, nhưng thật may mắn vì xã hội anh sống cách đây 300 năm nên thành ra tính cách của anh được trọng vọng, lại được mang chức danh cao quý.

Vai nữ Charlote Lucas: Người phụ nữ của gia đình

Nếu bộ đôi Collins – Bennet đem đến sự hài hước, lố bịch thì câu chuyện của Charlote Lucas có phần u ám, thực dụng hơn, chính tài năng xây dựng hình tượng nhân vật khiến “Kiêu hãnh và định kiến” thuộc top những quyển sách xuất sắc nhất mọi thời đại.

Charlote Lucas là người phụ nữ xinh đẹp, có đầu óc, con nhà trung lưu. Sau vài ba lần trò chuyện đã đồng ý làm vợ Collins hèn hạ, độc đoán. Mọi người trách chị cho đến khi biết lý do: chị đã 27 tuổi, vài năm nữa sẽ 30, lúc đó cơ hội kiếm chồng gần như bằng không và chị phải mang danh gái ế suốt đời. Khao khát của chị là có gia đình, với ai cũng được, chị sẽ thu xếp lo toan mọi thứ trong nhà.

Sau đó chẳng ai biết chị cảm thấy thế nào sau khi thành Ms Collins, thất vọng, mệt mỏi hay buồn chán. Chị che giấu cảm xúc quá tuyệt vời!

Cả ba nhân vật đều là hình mẫu xuất sắc cho tầng lớp địa chủ nhỏ thời bấy giờ, người đàn bà hám danh lợi, người đàn ông chuyên “phục vụ” và người phụ nữ đang tìm chồng.

Và giờ vở kịch hay mới chính thức bắt đầu

Đằng sau bầu không khí yên bình của vùng Herforshine nước Anh là những chuyến viếng thăm hằng ngày của những phụ nữ trung lưu. Khi tài chính dư dả, người ta không quá lo lắng bữa ăn thường ngày, thì điều họ chú ý là tiền và địa vị, làm thế nào có thêm tiền, làm thế nào nâng tầm địa vị.

Nếu gia đình thân chủ vì cách nào đó “đổi đời”, họ sẽ hào hứng khoe khoang với thiên hạ may mắn của mình. Chẳng mấy chốc, cả xóm kháo nhau tin tức này và chúc mừng gia đình may mắn. Những ánh nhìn ngưỡng mộ và những cuộc viếng thăm lại nhiều hơn vì họ cần…khoe làng xóm cái phúc của mình.

Nhưng nếu chẳng may gia đình ấy có điều tiếng chi, cả làng cũng biết nhanh hơn bao giờ hết. Họ nhân cơ hội nói xấu, gia đình bất hạnh sẽ phải nhận cái nhìn biễu môi, sự chê cười, những lời nói ác ý mà những người dễ tính cũng phải nhăn mặt.

Ở vùng này người ta nhạy cảm với tin tức, bất cứ biến động nào cũng không qua mắt được những người đàn bà ở đây. Khi chàng quý tộc trẻ tuổi Bingley chuẩn bị dọn về, các bà quả quyết đây sẽ là mối tốt nhất vì món lợi tức 5000 bảng mỗi năm đảm bảo cuộc sống sung túc con gái họ, đồng thời làm rạng danh gia đình nhà gái, vốn chỉ là những quý tộc nhỏ không mấy tiếng tăm.

Trong những gia đình này, gia đình Bennet có 5 cô con gái cần gả chồng, trách nhiệm của bà là hóng hớt thông tin và tìm mọi cách chèo kéo anh chàng Wickham kia.

Cô chị cả Jane Bennet may mắn lọt vào mắt xanh của Bingley, chuyện tình của đôi trẻ chớm nở. Gia đình kì vọng cô chị hai sẽ sớm lấy chồng giàu để 4 cô em còn lại dễ dàng tiếp cận giới thượng lưu hơn.

Ngày diễn ra vũ hội, trong số những khách mời hôm đó có một thanh niên đi cùng Bingley, người ta kháo nhau rằng anh này thậm chí còn giàu hơn Bingley, số tiền anh nhận được mỗi năm lên đến 10000 bảng. Nhưng rủi thay, anh không có cái thân thiện dễ mến của người người bạn chí cốt, và người ta nhanh chóng cho rằng anh kiêu hãnh, lạnh lùng. Các bà quay lưng với anh mặc dù ban đầu cũng được xem là “mối” tốt!

Anh là đại quý tộc Darcy, người đã phải lòng cô con thứ Elizabeth Bennet trong lần gặp đầu tiên.

Khi đạo đức không thể thắng nổi sức mạnh đồng tiền và quyền lực

Đó là chuyện thường ngày ở huyện. Đó là lẽ sống, là cuộc đời của các bà. Phụ nữ dù giàu hay nghèo cũng đều có ước muốn giàu sang. Người giàu thì mong giữ của cải trong nhà càng nhiều càng tốt. Người nghèo thì ước ao đổi đời, làm cách nào một ngày mở mắt ra, chiếc giường ngủ tô son thiếp vàng, không phải là cái “máng lợn” thường ngày.

Nhưng nước Anh ngày đó chưa nhiều người biết làm kinh tế, cũng không nhiều người xem làm ăn buôn bán để đổi đời. Phái nữ càng được mặc định làm nội trợ trong nhà. Xã hội phân chia tầng lớp rất rõ ràng, tầng lớp đại quý tộc, tầng lớp tiểu quý tộc, tầng lớp trung lưu,… Nhiều tiền bạc không đủ khiến xã hội trọng vọng, ở đó tầng lớp cao nhất mới được trọng vọng.

Vậy là mục tiêu đã quá rõ ràng với phái nữ. Lấy một ông chồng giàu sụ được phong tước. Hoặc chí ít là những người có tiềm lực kinh tế ít được trọng vọng hơn.

Chỉ có phụ nữ mới hiểu phụ nữ, thời của Jane Austen – Những cô gái xinh đẹp, có đầu óc, con nhà trung lưu, muốn giàu có, và tương lai ổn định không còn cách nào khác phải “săn” những người đàn ông lắm của.

Ở xã hội đó, những người đàn ông lắm của là mục tiêu săn đuổi số 1 của cánh chị em phụ nữ. Những người phụ nữ trung lưu có chút học thức, nhan sắc muốn chen chân vào giới thượng lưu và đảm bảo tương lai êm ấm. Nhưng khổ nỗi, số phụ nữ như thế ở vùng quê nước Anh nhiều vô kể, mà lượng đàn ông đáp ứng nhu cầu đó lại có hạn. Vậy là các quý bà từ từ giảm tiêu chuẩn tìm chồng lại để tìm ra đối tượng trong cuộc “săn” đuổi quyết liệt này.

Nhưng giảm tiêu chí nào cũng được ngoài trừ … tiền. Vậy nên những người đàn ông xấu xí, ma chê quỷ hờn, ăn nói “vô duyên” cũng lọt vào mắt xanh của bao thiếu nữ. Chỉ cần hầu bao anh ta rủng rỉnh, anh sẽ được gia đình săn đó. Thế là đủ !

Nhờ sự “dễ dãi” thái quá đó mà nhiều gã đàn ông tránh được kiếp “ế” vợ, còn giới nữ thì không phải mang tiếng “ế” chồng !

Quan niệm xã hội trở thành chất liệu ra đời của tiểu thuyết Kiêu hãnh và định kiến. Khi mà lòng tham khiến chuẩn mực đạo đức bị coi nhà, chẳng phải sẽ có lắm “tấn trò đời” để xem sao! Ngòi bút hóm hỉnh, sắc sảo, đầy châm biếm của Jane Austen khiến bạn đọc phải bật cười nhiều tình huống kén rể chuyện chồng không tưởng của các bà mẹ. Nhưng khi tiếng cười qua đi người ta chiêm nghiệm lại rằng, hình như chuyện này vẫn xảy ra ở thời đại này.

Nhưng xã hội không một màu như thế, một vở hài kịch dở mấy cũng cần khán giả. Vẫn có những ngừời đàn ông hiểu mình muốn gì cần gì nên mang cái tôi kiêu hãnh rất lớn. Ngược lại phụ nữ có lòng tự trọng cao không dễ gật đầu với kẻ đầy tiền đầy quyền, vì bản thân cô ta mang định kiến quá hà khắc. Họ là người chứng kiến từ đầu chí cuối trò hề này, và lắm lúc cũng bị kéo vào thói đời đó!

Sau tất cả, phép tắc vẫn là thước đo tối thiểu của con người

Cô chị cả Jane dịu dàng, luôn nghĩ tốt cho mọi người, cô chị thứ Elizabeth ngang bướng, lạnh lùng.  Cô em thứ 3 Lydia ngang bướng, thích gặp gỡ các  chàng trai, cô em thứ 4 Kitty giống tính chị 3, cô em út Mary kiêu kì, trưởng giả.

Trong hoàn cảnh đó chỉ có lý trí tỉnh táo của Elizabeth mới giúp cô tránh xa toan tính vụ lợi xã hội.

Sau một loạt biến cố, hiểu lầm. Bingley đột ngột rời bỏ vùng Hemforshine sau khi đính hẹn ước với cô chị cả, Jane đau khổ thất vọng một thời gian.

Collins – người thừa kế hợp pháp tài sản của Bennet – xuất hiện. Bà Bennet có lý do lo lắng viễn cảnh anh ta đuổi hết cả gia đình ra khỏi nhà sau khi ông Bennet qua đời.

Collins ngỏ lời cưới Elizabeth, bà Bennet đồng ý vì lợi ích gia đình. Nhưng cô gái thông minh, cá tính như Elizabeth không dễ chấp nhận cuộc hôn nhân đầy toan tính này. Trong khi cô bạn thân Lukas không vội bỏ qua cơ hội kiếm chồng “trời cho” này.

Trong thời gian đó, 5 chị em quen biết Wickham, một chàng trai trong đội dân quân gần nhà họ. Vốn có quen biết Darcy, anh kể các cô nghe mọi thói hư tật xấu của chàng quý tôc cao ngạo. Rất nhanh sau đó Elizabeth có tình cảm đặc biệt với Wickham vì sự lịch thiệp, hào hoa phong nhã trái ngược hẳn Darcy. Nhưng xung quanh anh chàng này vẫn có gì đó không rõ ràng.

Elizabeth tình cờ gặp Darcy trong lần đến chơi London. Tại đây anh thổ lộ tình cảm của mình với Eliza, nhưng cô thẳng thừng từ chối vì cho rằng tính cách anh quá kiêu kì. Darcy viết thư giải thích rõ mọi chuyện.

Trong thời gian này nhà Bennet trải qua những biến cố khủng khiếp nhất. Cô con gái thứ 3 Lyzzy ương bướng bỏ nhà đi theo Wickham, mọi người giờ mới hiểu con người thật đểu cáng của hắn.

Từ đây những hiểu lầm của Elizabeth được giải tỏa, thói kiêu hãnh của Darcy phải nhún nhường trước sự kiên định của cô con gái Bennet. Elizabeth dần hiểu ra trước đây cô hiểu lầm Darcy. Anh thông minh quảng đại, nhưng nghiêm nghị không hòa đồng. Mọi kiêu hãnh phải giải tỏa và định kiến được nhún nhường. Sau nhiều hiểu lầm, cuối cùng Darcy và Elizabeth cũng bên nhau hạnh phúc.

Vài nét về tác giả Jane Austen

Jane Austen (1775 – 1817) là một trong những nữ văn sĩ được yêu thích nhất nước Anh với các cuốn tiểu thuyết kinh điển về giới địa chủ nhỏ ở Anh cuối thế kỉ 18. Cốt truyện của Austen chủ yếu khai thác sự phụ thuộc của phụ nữ vào hôn nhân để có địa vị xã hội thuận lợi và được bảo đảm về kinh tế. Tác phẩm của bà nằm trong bước chuyển tiếp từ tiểu thuyết tình cảm phổ biến ở nữa sau thế kỉ 18 sang chủ nghĩa hiện thực trong văn học thế kỉ 19.

Suốt hơn 200 năm qua, Kiêu hãnh và Định kiến luôn nằm trong số những tiểu thuyết tiếng Anh được yêu mến nhất. Chính Jane Austen cũng coi tác phẩm xuất sắc này là “đứa con cưng” của bà. Tài năng của Austen quả thực đã biến câu chuyện tình sôi nổi nơi miền quê nước Anh thành một bản châm biếm sắc sảo, hóm hỉnh và một viên ngọc quý trong kho tàng Anh ngữ.

Gấu Mèo

Gấu là một tác giả lặng thầm dễ thương nhất, không yêu cầu gì nhiều ngoài chút nhuận bút cỏn con đủ để uống một ly sinh tố giữa trưa hè nóng bức

Đùa thôi, nói vậy chứ Gấu Mèo phụ trách nhiều chuyên mục lắm đấy nhé


Last edited by LDN on Thu May 05, 2022 10:06 am; edited 6 times in total

_________________
Vào đây đọc truyện:

https://www.nhomcho.com/f7-truyen-ngan

https://www.nhomcho.com/f8-truyen-dai

Vào đây nghe nhạc Việt:

https://www.nhomcho.com/f14-nhac-vn
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 4 Empty Re: Sách

Post by LDN Wed May 04, 2022 9:32 am

Bài này nội dung ok có điều chắc để cho google dịch 😆 0 thể 0 sửa ~ lỗi hiển nhiên, nam cho thành nữ, đang ông ra anh v.v...😆
thoát khỏi hoàn cảnh bị điều kiện bởi....: thoát khỏi hoàn cảnh tài sản...

Của tất cả các chị em: trong tất cả...

Kiêu hãnh và Định kiến ​​của Jane Austen

Chân của Alberto | actualidadliteratura

Vào đầu thế kỷ XNUMX, viết về những người phụ nữ được giải phóng và tiếp cận vấn đề tình yêu của họ một cách hài hước không phải là điều thường thấy. Trên thực tế, machismo tiếp tục hiện diện trong mọi lĩnh vực của xã hội, bao gồm cả thế giới văn học. Được coi là một trong những tiểu thuyết nữ quyền đầu tiên trong lịch sử, Kiêu hãnh và Định kiến ​​của Jane Austen Đó là một trong những tác phẩm kinh điển đáng để bạn đọc ít nhất một lần trong đời.

1 Tóm tắt nội dung của Kiêu hãnh và Định kiến

2 Nhân vật Kiêu hãnh và Định kiến
2.1 Nguyên tắc cá nhân
2.2 Nhân vật phụ

3 Kiêu hãnh và định kiến: Một cột mốc trong lịch sử văn học

Tóm tắt nội dung của Kiêu hãnh và Định kiến 

Lấy bối cảnh ở vùng nông thôn nước Anh, không xa London, Biên niên sử Kiêu hãnh và Định kiến cuộc sống của gia đình Bennet và năm cô con gái của họ có thể kết hôn, tất cả đều từ 15 đến 23 tuổi: Jane, người lớn tuổi nhất, Elizabeth, Mary, Catherine và Lydia. Năm thiếu nữ mà mẹ của họ, bà Bennet, khao khát tìm được người cầu hôn tốt nhất để thoát khỏi hoàn cảnh tài sản gia đình sẽ được thừa kế bởi anh họ của con gái bà, William Collins, sau cái chết của ông Bennet.

Trong tất cả các chị em, Elizabeth là người có được sự nổi bật hơn cả là một phụ nữ trẻ độc lập, cũng được chào đón bởi Charles Bingsley, một độc thân giàu có mà cô gặp tại một bữa tiệc nơi Elizabeth cũng gặp ông Fitzwilliam Darcy, một triệu phú từ chối yêu cầu Elizabeth khiêu vũ vì không cho rằng cô quá xinh đẹp. Một chi tiết mà nhân vật chính nhận được với một niềm tự hào nhất định, một cảm giác sẽ đi cùng cô ấy trong suốt một câu chuyện, trong đó những cuộc gặp gỡ khác nhau của cô ấy với Mr. Darcy khơi dậy cả một sức hút đáng kể, nhưng lại bị gián đoạn bởi niềm kiêu hãnh và định kiến ​​dấy lên giữa họ.

Một câu chuyện tình yêu cũng được đánh dấu bởi số phận của hai chị em Bennet khác nhau và họ cần phải kết hôn với một người đàn ông có thể mang lại cho họ một tương lai tốt đẹp hơn, một câu chuyện luôn có vẻ hứa hẹn hơn khi một người đàn ông có tiền sẵn sàng bắt đầu một dự án.

Nhân vật Kiêu hãnh và Định kiến

Nguyên tắc cá nhân 
Elizabeth bennet: Nhân vật chính của Kiêu hãnh và Định kiến cô là con thứ hai trong số năm chị em gái. Một cô gái đôi mươi ngay từ giây phút đầu tiên đã thể hiện một loạt những nét quyến rũ khác hẳn với nguyên mẫu của người phụ nữ đoan trang và ngoan ngoãn thời bấy giờ: cô ấy sáng tạo và hóm hỉnh, độc lập và có khiếu hài hước. Luôn được hướng dẫn bởi một ý kiến ​​hời hợt áp dụng cho từng người và người cầu hôn cô gặp, thế giới của Elizabeth thay đổi hoàn toàn khi cô gặp anh Darcy.

Fitzwilliam Darcy: Nhân vật nam chính của cuốn tiểu thuyết bắt đầu với tư cách là mối tình thứ hai??? (dẫn chứng đâu? Mối tình thứ 1 là ai? Mới đọc lần đầu chuyện này) của Elizabeth, là nhân vật mà "niềm kiêu hãnh và định kiến" tiềm ẩn được trút lên trong suốt tác phẩm. Thông minh và giàu có, nhưng cũng hơi nhút nhát - một phẩm chất ẩn dưới một sự kiêu ngạo nhất định - Ông Darcy coi Elizabeth về mặt xã hội thấp kém và không hấp dẫn như những người chị em khác của ông. Tuy nhiên, khi vở kịch diễn ra, Anh Darcy hiểu rằng phần lớn những người xung quanh anh tiếp cận anh chỉ vì quan tâm, Elizabeth là người duy nhất nhìn anh bằng con mắt khác.

Nhân vật phụ

Ông Bennet: tộc trưởng của gia đình sở hữu một bất động sản liên quan đến một hậu duệ khác của gia đình, ông Collins. Đẹp??? (tâm đẹp, học thức?)và có văn hóa, ông cảm thấy đặc biệt gắn bó với hai cô con gái lớn của mình, Jane và Elizabeth.

Bà Bennet: đối tượng của chồng cô là một người phụ nữ hay nói chuyện và không biết giấu giếm, những nỗ lực của họ bị giới hạn trong việc tìm người phù hợp nhất cho con gái mình.

Jane bennet: Chị cả trong số chị em nhà Bennet nhút nhát và ngây thơ, là người được Charles Bingley cầu hôn, anh chàng ban đầu quan tâm đến em gái Elizabeth của cô.

Mary bennet: Nghiêm túc và chỉn chu, cô ấy là người kém hấp dẫn nhất trong số các chị em, điều này khiến cô có tính cách của một cô gái cay đắng.

Catherine Bennett: Được các chị gái gọi là "Kitty", cô sống vô ích và ham vật chất, giống như em gái của mình, người mà ảnh hưởng của nó??? là một vấn đề đối với cô ấy.Think

Lydia bennet: em út là người bạn đồng hành trung thành của Catherine và là một phụ nữ trẻ bướng bỉnh và bốc đồng, cũng như hay thích được tán tỉnh. Cô bỏ trốn với anh chàng Wickham, gây ra một vụ bê bối, được giải quyết khi Wickham đồng ý kết hôn với cô để đổi lấy một đám cưới được (Darcy) trả tiền.

Charles Bingleys: Bạn thân của anh Darcy thì hoàn toàn trái ngược với điều này??? (điều nào? trái ngược với Wickham?) Tốt bụng và là triệu phú, anh ấy cảm thấy thoải mái với mọi người, với Jane Bennet là người phụ nữ anh ấy phải lòng.

Kiêu hãnh và định kiến: Một cột mốc trong lịch sử văn học

Năm 1813, năm xuất bản cuốn sách Kiêu hãnh và định kiến, mối quan hệ giữa nam và nữ tiếp tục dựa trên một khuôn mẫu xã hội trong đó người đàn ông phải chịu trách nhiệm (? trách nhiệm chuyện gì?) và người phụ nữ buộc phải tìm ở người đàn ông 1 lối thoát, để có được một cuộc sống đầy đủ, những điều bất ngờ, bảo đảm cho sức khỏe và an toàn.

Một tình huống mà tôi hoàn toàn nhận thức được ở một thiếu nữ  20 tuổi tên là Jane Austen, mà chị gái cô ở chung phòng và ghi vào sổ tay những ấn tượng của mình về thực tế mà dường như cũng đã được định sẵn cho cô . Sau khi viết xong tác phẩm đầu tiên mang tên Những ấn tượng đầu tiên, cha của Austen đã cố gắng trình bày nó với một nhà xuất bản, nhưng bị từ chối cho đến khi truyện được trình cho nhà xuất bản trước đây đã xuất bản một tác phẩm khác của bà Austen: Sense and Sensibility.

Cuối cùng, Pride and Prejudice được xuất bản vào năm 1813 trở thành một thành công của thời đại, nhưng đặc biệt nhất, là một tác phẩm vượt thời gian.

Tốc độ nhanh chóng của công việc?Think (tốc độ lan truyền của tác phẩm?) , sự châm biếm xã hội của Austen hoặc, đặc biệt, sự phá vỡ trong cốt truyện của mọi câu chuyện lãng mạn bị pha trộn bởi kịch tính và yếu tố có thể thấy trước là một số lý do tại sao công việc đã kéo dài? Think (tác phẩm thành công cho đến nay, thành công lâu dài?) cũng trở thành một biểu tượng nữ quyền.

Bởi vì mặc dù văn học hiện tại chứa đầy những nữ anh hùng vĩ đại và ý định xoay quanh bình đẳng, nhưng thực tế vào năm 1813 lại khác, Elizabeth Bennet là người phụ nữ xuất hiện để chứng tỏ rằng phụ nữ có thể suy nghĩ. Rằng họ có thể xem xét lại liệu người đàn ông này có phải là người chồng thích hợp hay không, hoặc chỉ đơn giản là chấp nhận rằng cuộc sống của họ không phụ thuộc hoàn toàn vào sự bảo vệ của một thành viên nam để được hạnh phúc.


Last edited by LDN on Thu May 05, 2022 12:19 pm; edited 15 times in total

_________________
Vào đây đọc truyện:

https://www.nhomcho.com/f7-truyen-ngan

https://www.nhomcho.com/f8-truyen-dai

Vào đây nghe nhạc Việt:

https://www.nhomcho.com/f14-nhac-vn
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 4 Empty Re: Sách

Post by LDN Wed May 04, 2022 9:44 am

Văn Học 365

Kiêu Hãnh Và Định Kiến’ – Jane Austen

Tình yêu là chìa khóa cởi bỏ lòng kiêu hãnh và phá bỏ mọi ranh giới của định kiến!

Kiêu hãnh và định kiến là một trong những tác phẩm nổi bật nhất của nhà văn nữ người Anh – Jane Austen kể về những câu chuyện tình yêu của các nam thanh nữ tú trong thế kỷ 19. Ở bối cảnh thời đại ngày đó, chuyện di chuyển bằng xe ngựa, viết thư tay, tổ chức dạ vũ thường xuyên, thăm viếng rồi lưu lại nhà nhau cả tháng trời là rất phổ biến. Điều này khá khác biệt với cuộc sống hiện đại nên khi đọc cuốn tiểu thuyết, tôi thấy có phần lạ lẫm ít nhiều.

Cùng là tiểu thuyết lãng mạn nhưng sách của Jane Austen có văn phong dí dỏm hài hước trộn lẫn với châm trích mỉa mai, trái ngược hoàn toàn với sự cực đoan dữ dội trong Đồi gió hú của Emily Bronte. Kiêu hãnh và định kiến không xuất hiện những tình huống giật gân căng thẳng, tất cả đều là các câu chuyện bình dị đơn giản trong cuộc sống ngày thường nhưng được làm sâu rõ hơn ở trong các lời thoại. Ta nhận thấy được óc xét đoán tinh nhạy và tư duy phản biện sắc sảo của những nhân vật tham gia. Đa phần ngôn từ thể hiện sự trịch thượng, mĩ miều, kiểu cách và có phần phức tạp khi đặt trong bối cảnh thế kỷ 19 tràn ngập các tước hiệu và các quan niệm về giai cấp, phẩm giá, địa vị. Lối nói của các nhân vật cũng khác biệt so với thời đại ngày nay, nhưng ẩn chứa trong đó là sự tinh tế và sâu sắc khiến ta phải nghiền ngẫm những ý tứ ẩn giấu đằng sau khi gấp cuốn sách lại.

“Phù phiếm và kiêu hãnh là hai điều khác nhau, tuy rằng người ta thường xem hai thứ đồng nghĩa với nhau. Một người có thể cảm thấy kiêu hãnh nhưng không tỏ ra phù phiếm. Kiêu hãnh là khi ta có ý kiến về chính mình; phù phiếm là khi ta muốn người khác nghĩ về mình như thế nào.”

Cuốn sách kể về câu chuyện tình yêu của các cô gái ở một vùng quê nước Anh trong đó tập trung nhất Elizabeth Bennet và chị cả Jane Bennet. Cả hai người họ đều là những thiếu nữ xinh đẹp, duyên dáng và nhân hậu. Elizabeth có phần nhỉnh hơn người chị của mình về óc phán đoán và nhận định bản chất con người. Cô là người trong số 5 chị em gái được ông bố yêu thương hơn cả và ông quyết không gả cô cho người nào không xứng đáng.

Tuy nhiên, lòng tự trọng của cô về vị thế của bản thân – con gái của một gia đình trung lưu thấp kém hơn so với tầng lớp thượng lưu khiến cô tạo ra trong mình một định kiến về sự tự cao, gia trưởng chàng trai Fitzwilliam Darcy – một chủ đất giàu có. Còn chính anh Darcy lại mang sự kiêu hãnh về vị thế của chính mình và có định kiến về các cô gái cùng các ông bố bà mẹ của họ tiếp cận anh chỉ vì tiền bạc, nên anh cũng tự xa cách mình với những người xung quanh, trong đó có Elizabeth.

Đặt trong bối cảnh ra đời của tác phẩm, ta có thể hiểu được phần nào những diễn biến tâm lý và khát vọng của các nhân vật. Vào thời của tác giả, phụ nữ ít được đến trường (chủ yếu được cha mẹ hoặc gia sư dạy học ở nhà) và không có cơ may thăng tiến trong xã hội.  Chưa kể, việc thừa kế bất động sản cũng không dành cho phụ nữ. Vậy nên, việc có con gái thời đó là mối lo lắng, ưu tư của các ông bố bà mẹ. Họ và các cô con gái đa phần trông mong hạnh phúc trong cơ may kén cho các cô những anh chồng giàu. Còn các chàng trai nhà giàu thì lại ở trong áp lực phải lấy được người vợ môn đăng hộ đối. Chính những điều chênh lệch tréo ngoe này đã tạo nên những tình huống dở khóc dở cười trong tác phẩm Kiêu hãnh và định kiến khi chuyện yêu đương được quyết định bởi tiền bạc và địa vị nhiều hơn là cảm xúc chân thực giữa hai con người.

Những rào cản định kiến này khiến hai nhân vật chính rơi vào những sự hiểu lầm và sinh ra sự đối đầu lẫn nhau. Phải trải qua những tình huống khó khăn thử thách để đôi bên tự nhận ra những sai lầm ngu ngốc của bản thân về thói kiêu hãnh của chính mình – cho rằng mình luôn đúng, thì họ mới gỡ bỏ được những hiểu lầm. Từ đó, tình yêu mở ra rực rỡ giữa hai tâm hồn đồng điệu.

“Riêng em có thể dễ dàng tha thứ cho tính kiêu hãnh của anh ấy, nếu anh ấy không sỉ nhục cái kiêu hãnh của em.” – Elizabeth nói với chị gái Jane.

Elizabeth và Darcy cùng mang một màu sắc về sự tự tôn. Nhưng chính điều đó khiến Elizabeth khác biệt với những phụ nữ khác thời kỳ đó khi ai nấy đều tìm cách hạ mình để lấy lòng những chàng trai giàu có. Trong trường hợp này, sự kiêu hãnh của cô là thứ thu hút Darcy, nó như một tấm gương để anh nhìn lại chính mình cũng giống như vậy. Để rồi anh có thể gỡ bỏ sự kiêu hãnh bản thân đang mang giữ. Cuối cùng, khi chứng kiến được điều đó, Elizabeth cũng tự nhìn thấy sự mù quáng của mình và dần đón nhận Darcy với một góc nhìn trong sáng.

Elizabeth được xem là một trong những nhân vật lôi cuốn nhất trong nền văn học Anh Quốc. Cô toát ra phẩm chất cứng cỏi, nhạy bén mà cũng không kém phần dí dỏm, tươi vui của một người phụ nữ. Cuốn sách chứa rất nhiều những lời thoại và những trăn trở nội tâm của Elizabeth trong các tình huống khác nhau giúp người đọc thấy rõ được sự thông minh và độc lập của cô nổi trội hơn hẳn so với tất cả các nhân vật nữ khác. Tất nhiên, những điều đó còn thể hiện sau cùng ở những quyết định hành động của cô gái trẻ nữa.

Câu chuyện được đặt trong bối cảnh hai thế kỷ trước khi các định kiến xã hội về tình yêu và hôn nhân sâu dày hơn thời đại ngày nay nên khi đọc tác phẩm, ta dễ dàng thấy được sự mỉa mai, châm biếm của tác giả đối với các tình huống kệch cỡm mà những con người thời đó rơi vào. Ví dụ như sự sốt sắng của bà Bennet trong việc kiếm chồng giàu cho con khiến mọi chuyện dù hơi đi lạc ra khỏi mong ước cũng khiến bà hoang mang đổ bệnh; hay sự thô thiển trơ trẽn của người anh họ Collins khi cầu hôn hai người con gái trong vòng 3 ngày, bất chấp họ có yêu mình hay không, và những câu chuyện bàn tán, giễu cợt về đời tư của nhau trong những buổi dạ vũ, sự xôn xao hỗn độn của đám đông khi lan truyền tin tức. Tất cả đều được nhà văn Jane Austen lột tả một cách rất sinh động, thẳng thắn và không kém phần châm chọc. Bà khiến người đọc cũng phải bật cười trước những sự lố bịch thái quá của xã hội thời đó.

“Thưa anh, tôi có thể nói hy vọng của anh thật là khác thường sau khi tôi đã nói cho anh rõ. Xin anh tin rằng tôi không phải trong số những thiếu nữ (nếu quả thật có những thiếu nữ như thế) dám đánh đố hạnh phúc của mình qua cơ may được cầu hôn lần thứ hai. Tôi hoàn toàn nghiêm túc trong lời khước từ của tôi. Anh không thể mang hạnh phúc đến cho tôi, và tôi tin chắc mình là người phụ nữ cuối cùng trên thế gian này có thể tạo hạnh phúc cho anh.” – Elizabeth từ chối lời cầu hôn của Collins.

Kiêu hãnh và định kiến xuất hiện nhiều nhân vật với tính cách và tâm lý khác nhau được tác giả Jane Austen khắc họa chân dung một cách rất tài tình và nhịp nhàng ở trong đa dạng cảnh huống. Cá nhân tôi thấy khâm phục tác giả nhất trong việc thiết kế tương tác cho nhiều nhân vật cùng lúc như trong bữa ăn hay trong một buổi dạ vũ. Khi chứng kiến sự chi tiết và tỉ mỉ trong nội dung của tác phẩm, người đọc có thể hình dung những câu chuyện hiện ra sống động trước mắt, và nhập thân vào trong đó một cách tự nhiên nhất.

Cuốn sách đã nhiều lần được chuyển thể thành phim điện ảnh và phim truyền hình dài tập. Bộ phim Kiêu hãnh và định kiến (2005) với nữ diễn viên chính Keira Knightley (nổi tiếng trong loạt phim Cướp biển vùng Caribbeans) vào vai Elizabeth giúp mang lại cảm tình không nhỏ đối với tôi về tác phẩm gốc. Các tình tiết trong phim được truyền đạt một cách rất nhẹ nhàng và lãng mạn với những cảnh trí thơ mộng tuyệt vời của vương quốc Anh khiến người xem ước ao được đặt chân tới những vùng đất ấy một lần trong đời. Nét sinh động của Elizabeth trong phim rất ăn khớp với những gì được khắc họa trong cuốn sách. Có thể nói, bộ phim là một sự bổ sung hoàn hảo cho cuốn tiểu thuyết lừng danh này.

Hoài Vũ Thanh


Last edited by LDN on Wed May 04, 2022 11:56 pm; edited 1 time in total

_________________
Vào đây đọc truyện:

https://www.nhomcho.com/f7-truyen-ngan

https://www.nhomcho.com/f8-truyen-dai

Vào đây nghe nhạc Việt:

https://www.nhomcho.com/f14-nhac-vn
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 4 Empty Re: Sách

Post by LDN Wed May 04, 2022 9:49 am

Yêu Trẻ

Tiểu thuyết Kiêu hãnh và Định kiến cùng 7 thông tin cơ bản nhất

Được viết bởi Cát Lâm

Kiêu hãnh và Định kiến là tác phẩm tiểu thuyết kinh điển của nữ nhà văn người Anh. Câu chuyện mỉa mai về thói hư tật xấu của tầng lớp xã hội đương đại. Mỗi hình tượng nhân vật trong câu chuyện đại diện cho từng nhóm người của thực tại lúc bấy giờ. Và không chỉ dừng lại ở đó, nó cũng phản phất về nhưng con người coi đồng tiền mạnh hơn đạo đức trong xã hội ngày nay. Bạn có tò mò không? Cùng List.com.vn tìm hiểu một chút về cuốn tiểu thuyết này nhé.

1. Tác phẩm Kiêu hãnh và Định kiến2. Vài nét về tác giả Jane Austen3. Cốt truyện của tiểu thuyết “Kiêu hãnh và Định kiến”4. Nhân vật chính5. Nhân vật chính của tiểu thuyết  “Kiêu hãnh và Định kiến”5.1. Elizabeth Bennet – Nhân vật xuất sắc trong câu chuyện “Kiêu hãnh và Định kiến”5.2. Anh chàng Fitzwilliam Darcy6. Ba nhân vật mở màn cho câu chuyện “Kiêu hãnh và Định kiến”6.1. Bennet – Bà nội trợ trung lưu điển hình6.2. Mục sư Collins – Họ hàng xa của bà Bennet6.3. Charlotte Lucas – Người phụ nữ của gia đình7. Các chuyển thể của cuốn tiểu thuyết “Kiêu hãnh và Định kiến”7.1. Phim Kiêu hãnh và Định kiến7.2. Truyền hình7.3. Sân khấu

Kiêu hãnh và Định kiến là câu chuyện tình yêu đẹp trong xã hội cũ tại vùng quê Anh quốc. Tình yêu đó không quá nồng cháy, không quá sôi động nhưng đủ để làm nên một chuyện tình lịch sử.

1. Tác phẩm Kiêu hãnh và Định kiếnKiêu hãnh và định kiến có tên tiếng Anh là “Pride and Prejudice”. Đây là tác phẩm nổi tiếng nhất của nhà văn Anh Jane Austen. Cuốn tiểu thuyết này viết từ năm 1796 đến năm 1797 và được xuất bản năm 1813. Truyện không có những tình tiết bất ngờ, không có sự kiện đặc sắc mà chủ yếu đi sâu vào phân tích tâm lý nhân vật.Tựa tác phẩm nói về sự kiêu hãnh và các định kiến của nhân vật này đối với nhân vật kia. Bởi vì “Kiêu hãnh và Định kiến” là cuốn tiểu thuyết văn học cổ điển cuối thế kỷ 18 cho nên văn phong ngôn từ có khác ít nhiều so với ngôn ngữ hiện đại bây giờ. Hơn nữa, nhiều câu từ trong văn mạch rất bóng bẩy, sâu sắc và trừu tượng, pha thêm châm biếm dí dỏm buộc người đọc cần suy nghĩ mới tìm ra được Chân, Thiện, Mỹ ẩn khuất trong lối viết của tác giả.

Cuốn tiểu thuyết hay về tình yêu – Pride and Prejudice. Ảnh Internet

Nội dung: Nói về tình yêu và hôn nhân của tầng lớp quý tộc nhỏ tại Anh vào đầu thế kỷ 19. Câu chuyện mỉa mai thói hư tật xấu của tầng lớp cành vàng lá ngọc. Tác phẩm nêu lên hiện thực đàn bà khát chồng giàu trong khi đàn ông thừa tiền sẽ chi đậm mua tình yêu và hôn nhân của phụ nữ. Nhân vật chính là Elizabeth Bennet. Cô là cô gái tuổi đôi mươi, xuất thân trong một gia đình trung lưu.

2. Vài nét về tác giả Jane AustenJane Austen sinh ngày 16 tháng 12 năm 1775 tại Steventon, Hants, Anh. Là người con thứ bảy trong tám người con của Mục sư George Austen (1731 – 1805).Kiến thức mà Jane Austen có được là từ bố của cô và lượng sách vở Jane được đọc. Cô được lớn lên trong gia đình sống động và yêu thương. Cùng với đó là những mối quan hệ rộng rãi với họ hàng và bạn hữu, đã cung cấp bối cảnh cho các tác phẩm của tác giả.Tác giả đã bắt đầu viết những vở kịch ngắn, tiểu phẩm và một ít thơ cũng như văn xuôi nhằm tạo vui thú trong gia đình. Lấy cảm hứng từ khung cảnh đời sống của mình – vùng nông thôn, giáo xứ, láng giềng và những thị trấn miền quê, cùng những chuyến thăm viếng đến các thành phố Bath và London để làm chất liệu cho những tình huống, cá tính và đề tài trong các tác phẩm của mình.Vào năm 1816, tác giả bắt đầu chớm căn bệnh Addison (thoái hóa tuyến thượng thận) và qua đời ngày 18 tháng 7 năm 1817.Nữ nhà văn Jane Austen – Tác giả cuốn tiểu thuyết “Kiêu hãnh và Định kiến”. Ảnh Internet

3. Cốt truyện của tiểu thuyết “Kiêu hãnh và Định kiến”Truyện được lấy bối cảnh là xã hội cũ tại một vùng quê ở Anh quốc. Câu chuyện xoay quanh mối tình của Elizabeth Bennet – Cô con gái của gia đình trung lưu và Fitzwilliam Darcy – một địa chủ giàu có. Một cuộc tình với đầy sự khó khăn, thử thách. Hai con người ấy ghét nhau từ cái nhìn đầu tiên nhưng cuối cùng lại yêu nhau say đắm.Mẹ của Elizabeth là bà Bennet luôn canh cánh lo sợ sẽ bị đuổi ra khỏi nhà khi ông Bennet qua đời nên hóng hớt khắp nơi để gả những cô con gái của mình cho các chàng trai ở tầng lớp thượng lưu. Sự xuất hiện của Bingley, một địa chủ giàu có đã lọt vào mắt của bà Bennet. Jane được hứa gả cho Bingley, nhưng nào ngờ Bingley đột ngột rời làng về Luân Đôn khiến cô bị thất tình.Chuyện cũng châm biếm về anh chàng Collins ngốc nghếch nhưng có chức quyền, địa vị bởi sự nịnh hót của mình. Tuy nhiên, Elizabeth đã từ chối Collins mặc cho anh ta giàu có thế nào đi nữa. Nàng Elizabeth thông minh đã mắc sai lầm khi nghe lời Wickham mà đánh giá sai trật về Darcy. Thế nhưng, sau bao nhiêu hiểu lầm thì cuối cùng cả hai đã đến được với nhau bằng tình yêu chân thành giữa xã hội thực dụng lúc bấy giờ.Mối tình nhẹ nhàng, đáng ngưỡng mộ của Elizabeth và Darcy. Ảnh Internet

4. Nhân vật chínhElizabeth (Lizzy) Bennet.Fitzwilliam Darcy.Ông Bennet.Bà Bennet.Jane Bennet.Mary Bennet.Catherine (Kitty) Bennet.Lydia Bennet.Charles Bingley.George Wickham.William Collins.Charlotte Locas.Phu nhân Catherine De Bourgh.Sơ đồ mối quan hệ của các nhân vật trong câu chuyện. Ảnh Internet5. Nhân vật chính của tiểu thuyết  “Kiêu hãnh và Định kiến”

Darcy – Elizabeth cặp đôi dường như trái ngược nhau hoàn toàn, đây là hai nhân vật chính trong tiểu thuyết tình yêu này. Trải qua bao sóng gió họ đã dần dần xích lại gần nhau hơn. Cái kết thật đẹp khi tình yêu của họ là tình yêu từ chính nội tâm đẹp đẽ của đối phương chứ không phải vẻ đẹp hào nhoáng bên ngoài.

5.1. Elizabeth Bennet – Nhân vật xuất sắc trong câu chuyện “Kiêu hãnh và Định kiến”Elizabeth Bennet là một cô gái thông minh, có cá tính. Cô luôn biết được bản thân mình muốn gì, cần gì và có khả năng làm được những cái gì. Ở cô toát ra một chút gì đó kênh kiệu, kiêu căng, xa cách nhưng thực chất lại vô cùng hiền lành, nhút nhát, đúng chuẩn con gái của xã hội cũ. Vì vậy, cô chính là mẫu hình lý tưởng, đầy quyến rũ thu hút những nhân vật nam trong câu chuyện.Cô là cô nàng luôn mong muốn được tự quyết định tương lai của chính mình, chọn cho bản thân một cuộc sống thú vị chứ không hề bị bó buộc bởi những định kiến, ham muốn “gả cho chồng giàu sang” của người mẹ của mình. Elizabeth kiêu hãnh vì lòng tự trọng của mình và có định kiến về cung cách trưởng giả của Darcy. Có lẽ, chỉ Elizabeth là khác với những người con gái khác chung quanh Darcy. Với cá tính nhạy bén, dí dỏm và cứng cỏi, Elizabeth được xem là một trong những nhân vật lôi cuốn nhất trong nền văn học Anh. Mặc dù, cô là người có đôi mắt sắc bén, và đôi tai nhạy cảm nhưng cũng đã sai lầm.Cô đã đặt định kiến lên Darcy chỉ bởi lời nói của anh chàng Wickham. Tuy nhiên, sau khi cô đọc bức thư mà Darcy giải thích về tình huống của Wickham, cô dành nhiều thời gian kiểm điểm bản thân vì hành động của mình. Và cuối cùng, Elizabeth đã thực sự bị cảm động bởi những hành động thầm kín của Fitzwilliam Darcy.

Nàng Elizabeth Bennet kiêu sa, độc lập. Ảnh Internet

5.2. Anh chàng Fitzwilliam DarcyTính kiêu hãnh về giai cấp và tài sản của mình cùng định kiến về vị thế thấp kém của gia đình Elizabeth khiến Darcy lúc đầu muốn tránh xa cô. Anh là một tên địa chủ kiêu căng, lạnh lùng. Anh ta luôn kiêu hãnh về vị trí và tầng lớp cũng như học thức của mình.Darcy đã làm cho mình trở nên đáng ghét với tất cả mọi người trong làng, cho cả gia đình Bennet và đặc biệt là Elizabeth. Tuy nhiên, ngay từ lần đầu tiên anh đã có ấn tượng. Anh càng ngưỡng mộ hơn với Elizabeth khi cô đến thăm bạn mình là Charlotte.Lần đầu tiên anh cầu hôn thì bị Elizabeth từ chối. Cô từ chối một cách thẳng thừng cùng với rất nhiều lời buộc tội. Sau đó, Darcy đã viết thư giải thích cho cô về mọi thứ. Nhờ những “bài học” từ Elizabeth mà anh đã thay đổi dần cách cư xử của mình. Sự kiêu hãnh nơi anh dần được kiểm soát. Khi nhận ra, Elizabeth cũng đã bắt đầu có tình cảm với mình, Darcy cầu hôn lần thứ hai và được chấp nhận.

Anh chàng Fitzwilliam Darcy giàu có, luôn kiêu hãnh với địa vị của mình. Ảnh Internet

6. Ba nhân vật mở màn cho câu chuyện “Kiêu hãnh và Định kiến”

Nổi bật trong đoạn đầu của tiểu thuyết không phải 2 nhân vật trung tâm mà là 3 nhân vật đại diện cho tầng lớp địa chủ nhỏ thời bấy giờ. Một là người đàn bà hám danh lợi. Hai là người đàn ông chuyên “phục vụ”. Và ba là người phụ nữ đang tìm chồng.

6.1. Bennet – Bà nội trợ trung lưu điển hìnhBennet là bà mẹ của 5 cô con gái: Jane xinh đẹp và mạnh mẽ, Elizabeth thông minh, Mary ham học, Kitty nhí nhảnh và Lydia hoang dã.Bà chính là hiện thân của những con người thuộc tầng lớp trung lưu nhưng muốn đổi đời, vươn lên tầng lớp thượng lưu bằng con đường kết thân với nhà giàu. Cũng chính vì vậy, bà luôn sốt sắng với những cuộc hôn nhân của các cô con gái của mình.Với tình hình xã hội lúc bấy giờ chưa có nhiều người biết làm kinh tế và phụ nữ mặc nhiên chỉ đảm nhiệm vai trò nội trợ trong nhà. Hay nói cách khác, đó là lí do khiến những chàng trai có hầu bao rủng rỉnh luôn là mục tiêu của các thiếu nữ. Bà Bennet cũng vậy. Giàu có, sang chảnh là điều tiên quyết bà yêu cầu ở chàng rể.Đạo đức lúc bấy giờ không thể nào thắng nổi sức mạnh của đồng tiền và quyền lực. Không cần phải có tâm tính tốt, chỉ cần đáp ứng điều kiện tiên quyết thì sẽ được bà Bennet đồng ý ngay.Gia đình nhà Bennet với 5 cô nàng xinh đẹp. Ảnh Internet6.2. Mục sư Collins – Họ hàng xa của bà BennetLà người thân nhất của ông Bennet. Vì vậy, anh chàng Collins sẽ được thừa kế gia sản sau cái chết của ông Bennet. Mặc dù đất diễn không nhiều, nhưng mỗi lần xuất hiện đều khiến người đọc bật cười về sự lố lăng, kệch cỡm của anh ta.Nhờ sự tình cờ quen biết phu nhân Catherine de Bourgh, cuộc đời anh đã bước sang một trang mới. Anh có tiền bạc, đất đai và cả vợ đẹp khi chỉ cần tâng bốc bà già đó mà thôi. Chính điều đó cho thấy rằng, Collins chính là sự pha trộn giữa ngạo mạn và quỵ lụy, giữa tự cao, tự đại và hèn mọn nhún nhường.Collins nghĩ rằng điều tốt nhất mà ông nên làm là kết hôn với một trong những cô gái Bennet để giữ gìn nhà của họ. Chính nhờ sự giàu có mà dù là một kẻ ngốc nghếch, chẳng ra gì nhưng lại được phu nhân Bennet trọng vọng. Không những không ngăn mà bà còn đồng ý gả con gái mình cho anh ta.Một anh chàng rỗng tuếch, xu nịnh, trượng thượng lại được phu nhân Bennet đối xử hết mực tử tế. Và hơn thế nữa là bà gần như phát điên khi chứng kiến cô con gái thứ 2 của mình là Elizabeth lại dám từ chối thẳng thừng vị mục sư “khả kính” này.William Collins – Nhân vật chỉ biết nịnh hót. Ảnh Internet6.3. Charlotte Lucas – Người phụ nữ của gia đìnhCharlotte ban đầu được mô tả là một người phụ nữ thông minh, nhạy cảm, thuộc tầng lớp trung lưu. Cô chính là người bạn thân thiết của Elizabeth (nhân vật chính của câu chuyện). Tuy nhiên, một cái kết buồn khi cô chấp nhận trở thành vợ của Collins hèn hạ, độc đoán.Khi Elizabeth từ chối lời đề nghị kết hôn của ông Collins thì Charlotte đã chấp nhận ông. Cô chấp nhận lời đề nghị mặc dù biết rằng mình chỉ là sự lựa chọn thứ 2 (thực chất là thứ 3 vì thực ra ban đầu Collins đã để ý đến Jane). Cô đã kết hôn với một người đàn ông mà cô không yêu. Cô làm vậy chỉ vì không muốn trở thành một người giúp việc cũ. Và hơn thế nữa là vì anh là người đàn ông đầu tiên tỏ ra quan tâm đến việc cưới cô.Sau khi kết hôn, cô ấy làm những điều tốt nhất, sắp xếp gia đình để tránh dành nhiều thời gian cho chồng và giả vờ không nghe những lời chê bai của anh ta. Khi bị mọi người trách thì cô giải thích rằng: Cô đã 27 tuổi, vài năm nữa thì đã 30. Đến lúc đó cơ hội kiếm chồng gần như bằng không. Và điều đó cũng đồng nghĩa là cô sẽ phải mang danh gái ế suốt đời. Khao khát của cô đơn giản chỉ là có gia đình, với ai cũng được, cô sẽ thu xếp lo toan mọi thứ trong nhà.Charlotte sự che giấu cảm xúc vô cùng tuyệt vời. Vì vậy không ai biết được những buồn tủi, mệt mỏi, thất vọng khi trở thành bà Collins của cô.Ông bà Ms William Collins. Ảnh Internet7. Các chuyển thể của cuốn tiểu thuyết “Kiêu hãnh và Định kiến”

Là một tác phẩm đặc sắc nhận được rất nhiều lời khen từ đọc giả. Vậy nên, câu chuyện đã được nhiều lần chuyển thể thành phim, truyền hình, và sân khấu.

7.1. Phim Kiêu hãnh và Định kiếnNăm 1940 : Lần đầu tiên cuốn tiểu thuyết được dựng thành bộ phim với tên gọi “Pride and Prejudice”. Diễn viên chính của bộ phim này là Greer Garson và Laurence Olivier.Năm 2001 : “Bridget Jones’s Diary” – Bộ phim có cùng đề tài với “Kiêu hãnh và Định kiến”. Nhân vật Mark Darcy (diễn viên Colin Firth) được đặt tên theo nhân vật trong tiểu thuyết.Năm 2003 : “Pride and Prejudice: A Latter-day Comedy”.Năm 2004 : “Pride and Prejudice”, theo thể Bollywood. Đạo diễn bộ phim là Gurinder Chadha với diễn viên Anupam Kher, Aishwarya Rai, và Naveen Andrews.Năm 2005 : “Pride and Prejudice” với diễn viên Keira Knightley và Matthew Macfadyen.Năm 2016 : “Pride and Prejudice and zombie” với diễn viên Lily Jeams.Kiêu hãnh và Định kiến được chuyển thể thành phim với dàn diễn viễn xuất sắc vào năm 2005. Ảnh Internet7.2. Truyền hình2/2 đến 8/3 năm 1952 : Được khởi chiếu trên BBC, 5 tập với diễn viên Ann Baskett và Peter Cushing.Năm 1980 : Kiêu hãnh và Định kiến được chuyển thể thành phim truyền hình. Bộ phim do Fay Weldon chuyển thể với diễn viên Elizabeth Garvie và David Rintoul.Năm 1995 : Kiêu hãnh và Định kiến được chuyển thể thành phim truyền hình bởi Andrew Davies. Diễn viên là Jennifer Ehle và Colin Firth.Và một số phim truyền hình khác chiếu trên BBC trong những năm 1938, 1958, và 1967.7.3. Sân khấu

Cuốn tiểu thuyết được chuyển thể thành tác phẩm “First Impressions” và trình diễn trên sân khấu Broadway.

Cuốn tiểu thuyết Kiêu hãnh và Định kiến được chuyển thể thành tác phẩm “First Impressions”. Ảnh Internet


Last edited by LDN on Thu May 05, 2022 12:05 am; edited 2 times in total

_________________
Vào đây đọc truyện:

https://www.nhomcho.com/f7-truyen-ngan

https://www.nhomcho.com/f8-truyen-dai

Vào đây nghe nhạc Việt:

https://www.nhomcho.com/f14-nhac-vn
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 4 Empty Re: Sách

Post by LDN Wed May 04, 2022 9:58 am

Đọc mấy câu đầu, nhớ tới khung cửa hẹp, favorit của tui 😘I love youI love you💗💕

Đọc 1 đoạn thì kết luận, ông hay bà Ngân Khánh này chắc làm cho NN. Có vẻ hơi quan trọng cái bìa đẹp, chậc chậc 😆

Ngân Khánh

[Review Sách & Phim] Kiêu Hãnh Và Định Kiến – Jane Austen

Mỗi người đọc sách, thường dành riêng trong tâm trí mình một chỗ, kiểu như vị trí độc tôn, dành cho cuốn sách yêu thích nhất của họ. Chẳng biết các bạn thế nào, có như vậy hay không. Mình thì không nằm ngoại lệ đâu.

Có người yêu thích trinh thám, có người ưa khoa học kì bí, có kẻ lại mê kiếm hiệp cổ trang… Còn mình, với cái đầu đầy ảo tưởng hão huyền, thì lúc nào cũng đặt văn học lãng mạn lên hàng đầu keke. Tất nhiên các thể loại còn lại mình có đọc một chút, nhất là kiếm hiệp cổ trang, chỉ riêng kinh dị và trinh thám là gần như mình chẳng bao giờ đụng đến (trừ một số rất ít trường hợp cá biệt). Kinh dị là do mình nhát, còn trinh thám thì lại do mình không đủ chỗ trong não để suy ngẫm.

Mà nghĩ cũng kì, mình thích truyện lãng mạn lắm. Nhưng ngoài đời thực mà gặp mấy thứ nữ nhi, à nam nhi tình trường sến sến súa súa là mình sợ hết hồn à.

Quay trở lại với chủ đề chính – cuốn sách yêu thích nhất của những kẻ đọc chữ. Với mình, đó là Kiêu hãnh và định kiến (Pride and Prejudice) – Jane Austen. Nguyên cớ tại sao yêu cuốn này nhất mà cho đến bây giờ mới ngồi viết nhật kí đọc? Lí do chỉ có hai gạch đầu dòng.

Một, bản dịch mình không yêu. Đây lại là vấn đề kiểu cơm và phở. Trước đó mình đã từng lùng sục khắp nơi để mua cuốn này mà đều nhịn hết. Lúc đó chỉ nghĩ: Bao giờ Nhã Nam xuất bản thì mua.😆

Hai, bìa mình không yêu. Mình mê cái đẹp lắm haha. Lúc đó chỉ nghĩ: Bao giờ Nhã Nam xuất bản thì mua.
(Còn bản gốc ý hả? Hổng có xiền đâu à, chỉ download ebook thôi).

Bởi vậy, khi Nhã Nam đăng tin xuất bản cuốn này, mình không suy nghĩ gì mà đi mua liền. Phải nói là mình có chút gì đó hơi…cuồng tín hihi. Chưa nói đến bản dịch, cái bìa làm mình gần như thét lên vì quá đẹp. Đợt đăng tin ra sách, Nhã Nam có làm khảo sát cho bạn đọc vote bìa trên Facebook. Mình không nhớ đã comment chọn bìa trái hay phải, chỉ biết bìa lần này ưng hơn tất cả các phiên bản đã có trên thị trường keke. Thế là mua. Một buổi chiều đầu xuân, Nhã Nam Chùa Láng hehe.

Mình cực kì mê các thể loại lãng mạn lịch sử kiểu này, đặc biệt là bối cảnh châu Âu, hay nói riêng là nước Anh. Hồi trước, trong chiếc điện thoại cũ mình có download một app đọc ebook chứa đầy ắp thể loại này – gọi chung là lãng mạn lịch sử phương Tây haha. Chuyển sang xài iOs thì không tìm được app đó nữa hà huhu.

Không giống như những cuốn sách yêu thích khác của mình, mê mẩn rồi đi lùng phim chuyển thể xem (nếu có), thì Kiêu hãnh và định kiến lại đến với mình qua màn ảnh nhỏ trước. Còn nhớ khi đó là một buổi tối mùa đông, ở nhà một mình, buồn chán lôi laptop ra kiếm phim coi chơi. Kiêu hãnh và định kiến vừa được trang web mình hay xem làm sub, nằm trong danh sách phim mới luôn. Truyện thì mình đã từng biết đến, nhưng chưa đọc qua bao giờ, còn phim thì lại có Keira nên mình tò mò ấn thử. Chao ôi là mê!

Tất cả mọi thứ, từ khung cảnh tươi đẹp của miền quê nước Anh với những ngôi nhà, những tòa lâu đài mang kiến trúc cổ, những đêm vũ hội tấp nập ngựa người, những điệu nhảy cặp vui tươi, váy áo xúng xính của phụ nữ hay trang phục trang trọng của đàn ông, cho đến cả phong cách sống, cung cách ứng xử của con người thời bấy giờ, đều khiến mình mê mẩn.

Xem xong phim, mình mất gần như cả buổi tối để ngồi nghiên cứu về cách ăn mặc thời kì đó. Jane Austen viết Kiêu hãnh và định kiến bắt đầu từ năm 1796 đến năm 1797, xuất bản năm 1813. Bối cảnh trong truyện là giai đoạn đầu thế kỉ thứ 19.

Trước đây khi nhắc đến châu Âu sau thời kì phục hưng hay về giới quý tộc, thường thì mình nghĩ ngay đến Crinoline (loại váy phồng nhờ một bộ khung dưới lớp váy và phần eo bị bó chặt bởi áo corset). Nhưng trong phim, phụ nữ không còn phải ăn mặc gò bó như vậy. Ở giai đoạn này, hoàng hậu Marie Antoinette chính là người đã tiên phong khởi tạo xu hướng mới trong thời trang, được coi như một sự giải thoát cho phụ nữ thời bấy giờ. Váy áo mà các nhân vật nữ mặc trong phim có lẽ chịu ảnh hưởng từ chemise à la reine – loại trang phục mà hoàng hậu nước Pháp “lăng xê” (một kiểu áo đầm trắng rộng với dải thắt lưng lụa đầy màu sắc phía sau eo, đặc biệt là không có corset mặc bên trong và đường nét cơ thể được phô bày ra). Lại nhắc đến đường nét cơ thể, vào thời kỳ đó, người phụ nữ đẹp là người có vẻ gợi cảm toát lên từ những đường cong mềm mại cùng một thân hình đầy đặn. Keira cùng dàn diễn viên nữ trong phim lại đều có vẻ đẹp…mảnh mai (trừ bà mẹ keke).

Sau khi xem xong bản điện ảnh (và đọc truyện) thì mình có mò coi bản tv series năm 1995, cuối cùng rút ra kết luận: bản 1995 hoàn thiện hơn, từ bối cảnh, trang phục, nhân vật (hình thể hoàn hảo với hình mẫu thời đó) đến diễn biến cảm xúc của các tuyến nhân vật. Dễ hiểu thôi, phim chuyển thể từ truyện, đặc biệt là phim điện ảnh, chỉ vỏn vẹn 120-150 phút, làm sao có thể truyền tải được hết một cuốn sách mấy trăm trang. Do vậy, bản 2005 dù thế nào thì cũng là một bộ phim thành công (chí ít là đối với mình, thích lắm lắm).

Nói không ngoa thì chính Kiêu hãnh và định kiến đã đưa mình dấn thân vào thể loại truyện này, để rồi sau đó mình đi lùng sục Trà Hoa Nữ, Jane Eyre hay Đồi gió hú về đọc…

Truyện nói về tình yêu và hôn nhân của tầng lớp quý tộc nhỏ tại Anh vào đầu thế kỷ 19. Nhân vật chính Elizabeth Bennet (thường gọi là Lizzy) là một cô gái thông minh và đầy kiêu hãnh. Cô là con thứ hai trong một gia đình trung lưu có 5 chị em gái với năm màu sắc tính cách khác nhau. Cô chị cả Jane xinh đẹp nhất, tính cách điềm đạm và tâm hồn lương thiện. Bởi Jane có vẻ đẹp tựa như một nữ thần, nên bà Bennet luôn hết lòng dốc sức vì cuộc hôn nhân của cô. Lizzy lại ham mê đọc sách, cô vui tính và thông minh nên được cha yêu thương nhất, nhưng cô không e ấp như các thiếu nữ khác nên lại không được mẹ quan tâm bằng các chị em trong gia đình. Cô em Mary không quan tâm đến thứ khác ngoài những trích dẫn trong sách và làm thế nào để tỏ ra tinh tế. Còn Kitty và Lydia thì chỉ để ý tới những đêm vũ hội và những quân đoàn trong trang phục đỏ rực.

Cuốn sách bắt đầu bằng một trong những câu nói bất hủ nhất của văn học Anh: It is a truth universally acknowledged, that a single man in possession of a good fortune, must be in want of a wife (Có một chân lí được đông đảo mọi người công nhận, ấy là đàn ông độc thân mà lại còn sở hữu một gia tài đáng kể thì ắt hẳn sẽ muốn lấy vợ lắm). Tuy nhiên nội dung truyện dường như đi ngược lại câu mở đầu này, rằng không phải là các quý ông tìm kiếm một người vợ, mà là các cô gái, để đảm bảo cho mình một tương lai ổn định, phải chủ động kiếm một người chồng. Một gia đình trung lưu ở Longbourn chỉ có 5 cô con gái, gia tài và điền sản sau khi ông Bennet chết đều phải chuyển về cho một người cháu họ xa tít tắp. Chính bởi sự thật này mà bà Bennet luôn sốt sắng về cuộc hôn nhân của các cô con gái, đặc biệt là cô cả Jane. Và sự xuất hiện của hai quý ông có lợi tức hàng năm lên đến đơn vị nghìn bảng ở Netherfield Park đồng nghĩa với các cuộc hôn nhân đổi đời trong mắt bà mẹ. Một trong hai quý ông này là Fitzwilliam Darcy, nam chính mà mình mê tít. Người ta đồn đại rằng anh rất giàu, gia sản và lợi tức hàng năm hơn hẳn người bạn của anh – Bingley – chủ nhân mới của Netherfield Park. Bởi vậy, anh rơi vào tầm ngắm của những bà mẹ sốt sắng vì chuyện lấy chồng của con gái. Tuy nhiên, sau khi gặp Darcy ở buổi vũ hội, nhiều người cho rằng anh quá kiêu căng và có thái độ khinh người, khác hẳn với người bạn luôn niềm nở.

Chính do cung cách ứng xử và những chuyện không đáng có, quý ngài Darcy và Lizzy luôn hiểu nhầm nhau. Darcy bị cuốn hút bởi sự thông minh và vẻ hài hước của Lizzy, nhưng ban đầu anh lại luôn ngần ngại. Anh cho rằng mình chỉ bị mê muội nhất thời. Định kiến về tầng lớp trung lưu dường như ăn sâu vào tiềm thức của giới quý tộc Anh lúc bấy giờ. Tuy nhiên, sau nhiều chuyện xảy ra giữa họ, Lizzy đã dần phá vỡ định kiến của Darcy bằng chính lòng kiêu hãnh của mình. Lizzy quyết đoán và mạnh mẽ. Không giống như những phụ nữ thời bấy giờ, cô mong muốn được tự quyết định tương lai của chính mình, chọn cho bản thân một cuộc sống thú vị chứ không hề bị bó buộc bởi những định kiến hay những ý muốn của mẹ. Và lòng kiêu hãnh của Darcy ngược lại cũng phần nào xóa bỏ định kiến ban đầu của Lizzy dành cho anh. Anh không còn là một quý ngài kiêu ngạo, khinh khỉnh và lạnh lùng nữa, cô đã thực sự bị cảm động bởi những hành động thầm kín của anh trước cuộc hôn nhân của cô em Lydia sau này.

Một cái kết không thể đẹp hơn cuối cùng cũng dành cho hai người. Phải nói đây là một câu chuyện tình đẹp vô cùng. Giá trị mà nó đem đến không chỉ đúng ở thời điểm cuốn sách ra đời, mà theo như mình nghĩ cho đến tận bây giờ vẫn còn vẹn nguyên. Tình yêu bắt nguồn từ sự cuốn hút lẫn nhau. Sự cuốn hút ban đầu, nếu không thoát khỏi những định kiến do chính mình sinh ra, tự khép lòng mình lại, thì sẽ có những điều tốt đẹp mà mình không thể thấy được.

Hức hức, đoạn kết bản phim 2005 mình xem chắc phải nát bét ra rồi. Ngọt như đường mía. Hồi trước xem phim rồi tìm truyện đọc đã mê, giờ lại quay ngược đọc được bản dịch rồi đi xem lại phim huhu. Thích vẻ châm chọc hài hước của Lizzy một phần thì thích kiểu ngoài lạnh trong ấm của ngài Darcy mười phần. Đúng kiểu nam chính mà thiếu nữ nào cũng mê hihi.

“From the first moment I met you, your arrogance and conceit, your selfish disdain for the feelings of others made me realize that you were the last man in the world I could ever be prevailed upon to marry.” (Elizabeth)

[Liên Kết Với Tác Giả Bài Viết - Cộng Đồng Tác Gỉa Chuyên Sâu AUTHORITY] Tác giả:  Bảo Uyên


Last edited by LDN on Thu May 05, 2022 1:41 pm; edited 6 times in total

_________________
Vào đây đọc truyện:

https://www.nhomcho.com/f7-truyen-ngan

https://www.nhomcho.com/f8-truyen-dai

Vào đây nghe nhạc Việt:

https://www.nhomcho.com/f14-nhac-vn
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 4 Empty Re: Sách

Post by LDN Wed May 04, 2022 10:19 am

RIVIU SÁCH - người viết? Think

Kiêu hãnh và định kiến

Tóm tắt tác phẩm Kiêu hãnh và định kiến 

Kiêu hãnh và định kiến (Pride and prejudice) là tác phẩm nổi tiếng nhất của nhà văn Anh Jane Austen. Tiểu thuyết được viết từ năm 1796 đến năm 1797 và xuất bản năm 1813.

Câu chuyện nói về tình yêu và hôn nhân của tầng lớp quý tộc nhỏ tại Anh vào đầu thế kỷ 19. Nhân vật chính là Elizabeth Bennet, một cô gái 20 tuổi xuất thân trong một gia đình trung lưu. Nội dung chính kể về sự đối đầu và sau này trở thành cuộc tình giữa Elizabeth và Fitzwilliam Darcy, thuộc tầng lớp địa chủ. Tựa truyện nói về sự kiêu hãnh và các định kiến của nhân vật này đối với nhân vật kia.
 
Tác phẩm kiêu hãnh và định kiến có nội dung gồm 50 chương.

Mục lục nội dung
Giới thiệu tác giả
Tóm tắt nội dung
Trích dẫn Kiêu Hãnh và Định Kiến

Giới thiệu tác giả
Jane Austen (1775 – 1817) là một nữ văn sĩ người Anh, tác giả của những tác phẩm nổi tiếng như Lý Trí và Tình Cảm, Kiêu Hãnh và Định Kiến, Trang Viên Mansfield, Emma, Northanger Abbey, và Thuyết Phục. Những bình phẩm về các vấn đề xã hội cùng văn phong tuyệt kỹ trong nghệ thuật dẫn chuyện và xây dựng những tình huống oái ăm đã đem tên tuổi của Austen vào trong số những nhà văn có nhiều ảnh hưởng nhất và được trọng vọng nhất trên văn đàn nước Anh.

Tóm tắt nội dung

Cuốn sách bắt đầu bằng một trong những câu bất hủ nhất trong văn học Anh: “It is a truth universally acknowledged, that a single man in possession of a good fortune, must be in want of a wife.” (Có một sự thật mà ai cũng công nhận, đấy là một người đàn ông có một tài sản khá hẳn sẽ muốn lấy vợ). Tuy nhiên, đến cuối truyện lại là một sự thật hoàn toàn ngược lại. Không phải là các quý ông tìm kiếm một người vợ mà là các cô gái, để đảm bảo cho mình một tương lai ổn định, phải chủ động kiếm một người chồng.


Ông bà Bennet có năm người con gái (Jane, Elizabeth, Mary, Kitty, Lydia) đã đến tuổi cập kê và bà Bennet đang ráo riết tìm chồng cho con. Cả làng đang xôn xao về anh Bingley, một địa chủ giàu có mới dọn đến vùng này. Bingley đem theo người bạn là Fitzwilliam Darcy. Người ta kháo nhau rằng Darcy rất giàu. Tuy nhiên, sau khi gặp Darcy ở buổi dạ vũ do Bingley tổ chức, nhiều người đã thấy rằng anh quá kiêu hãnh. Khi Bingley gợi ý Darcy khiêu vũ với Elizabeth, Darcy cho rằng cô không đủ tài sắc để quyến rũ anh. Elizabeth nghe lỏm được và có ác cảm với Darcy.

Elizabeth lại quen biết một sĩ quan tên Wickham đang đóng quân gần nhà. Wickham kể rằng anh đã bị Darcy cướp đi tài sản thừa kế, làm Elizabeth càng không ưa Darcy.

Vài ngày sau dạ hội, gia đình ông Bennet có khách là người bà con tên Collins, vốn đang muốn làm rể nhà Bennet. Đầu tiên Collins chọn cô chị cả, Jane, nhưng bà Bennet nói rằng Jane sắp được gả cho Bingley. Collins lại chọn Elizabeth, nhưng cô không ưa anh. Sau khi bị Elizabeth nhất mực từ chối, Collins cầu hôn Charlotte Lucas, bạn thân của Elizabeth. Charlotte bằng lòng ngay vì cô đã lớn tuổi (27 tuổi), chỉ muốn an phận. Bà Bennet rất bực vì Collins sau này sẽ thừa kế tài sản nhà Bennet và Charlotte sẽ thay thế bà, trong khi Elizabeth lại thất vọng vì nghĩ rằng cô bạn thân lấy chồng vì tiền.

Ít lâu sau, Bingley bất ngờ rời làng về Luân Đôn, làm Jane bị thất tình.

Phu nhân Catherine đối chất với Elizabeth về Darcy.

Charlotte mời Elizabeth đến thăm vợ chồng cô. Trong khi ở với họ, Elizabeth gặp Darcy (Darcy là cháu của Phu nhân Catherine, người bảo trợ anh Collins). Darcy bất ngờ tỏ tình và cầu hôn Elizabeth, nhưng lại hạ thấp gia cảnh cô. Cô còn khám phá ra rằng chính Darcy đã khuyên can Bingley đừng hỏi cưới Jane. Elizabeth bảo Darcy rằng cô sẽ không bao giờ chịu lấy anh. Sáng hôm sau, Darcy đưa cho Elizabeth một lá thư và bỏ đi. Trong thư Darcy biện hộ hành động của mình. Darcy nói rằng Jane chẳng những có địa vị thấp mà còn tỏ ra thờ ơ với Bingley. Darcy còn tiết lộ rằng Wickham là một gã sở khanh. Việc này đã khiến Elizabeth xét lại suy nghĩ về Darcy và dần dần các định kiến của cô đã được tháo gỡ.

Một thời gian sau, trong một lần du ngoạn, ông bà Gardiner (cậu mợ của Elizabeth) thuyết phục cô đến tham quan Pemberley, khu đất của Darcy. Cô đồng ý khi biết chủ nhà đã đi vắng. Nào ngờ Darcy đột ngột về thăm nhà và chạm mặt Elizabeth. Darcy tỏ ra thân thiện hơn, và làm cho Elizabeth thấy rằng dưới vẻ kiêu hãnh anh là một người hào phóng.

Cũng trong thời gian này, Elizabeth được tin cô em út Lydia đã trốn nhà theo Wickham. Wickham bị nợ nần vì đánh bạc và đã giải ngũ. Nghe tin, Darcy tìm Wickham và cho tiền để hắn cưới Lydia, nhưng lại giấu Elizabeth chuyện này. Elizabeth tình cờ biết được, cô rất xúc động và hoàn toàn thay đổi thái độ đối với Darcy.

Biết được tình cảm của Darcy đối với Elizabeth, Phu nhân Catherine rất tức giận vì bà đã định gả con gái cho Darcy. Bà đến nhà Bennet đòi Elizabeth phải bỏ Darcy, nhưng cô bảo bà không có quyền can thiệp vào chuyện riêng của cô. Nghe được chuyện này, Darcy hiểu tình cảm của Elizabeth đối với anh đã thay đổi. Darcy khuyến khích Bingley cầu hôn Jane và Darcy cầu hôn Elizabeth lần thứ hai. Lúc này thì sự kiêu hãnh và định kiến đã không còn, và Elizabeth nhận lời làm vợ Darcy.

Trích dẫn Kiêu Hãnh và Định Kiến
“Ngày còn bé anh đã được dạy cho biết cái gì là đúng nhưng anh không được chỉ bảo để uốn nắn tính khí mình. Anh được dạy những điều hay lẽ phải, nhưng lại để mặc cho Vâng theo mà lòng đầy kiêu hãnh và tự phụ. Không may là đứa con trai duy nhất anh được cha mẹ nuông chiều cho phép, khuyến khích gần như dạy anh ích kỉ và độc đoán không quan tâm đến ai ngoài gia đình mình. Nghĩ tầm thường về mọi người trong thiên hạ, ít nhất cũng nghĩ tầm thường về trí tuệ và giá trị của họ với mình. Anh đã như vậy từ lúc lên 8 đến 28 tuổi. Và anh ắt vẫn như vậy nếu không nhờ có em Elizabeth … em đã dạy cho anh 1 bài học.”

“Kiêu căng và kiêu hãnh là 2 điều hoàn toàn khác nhau, mặc dù cả thế giới thường dùng nó như một cách đồng nghĩa. Một người có thể tự hào nhưng không kiêu căng. Kiêu hãnh liên quan nhiều hơn đến ý kiến về chính bản thân chúng ta, kiêu căng là những gì mà người khác nghĩ về chúng ta.”

“Phù phiếm và kiêu hãnh là hai điều khác nhau, tuy rằng người ta thường xem hai thứ đồng nghĩa với nhau. Một người có thể cảm thấy kiêu hãnh nhưng không tỏ ra phù phiếm. Kiêu hãnh là khi ta có ý kiến về chính mình; phù phiếm là khi ta muốn người khác nghĩ về mình như thế nào.”

“Có rất ít người thật sự biết yêu, và còn ít hơn những người mà tôi nghĩ là tốt. Càng thấy được thế giới nhiều, tôi càng bất mãn với nó, và mỗi ngày càng xác nhận niềm tin của tôi về sự mâu thuẫn trong nhân cách con người, và sự phụ thuộc nhỏ nhoi có thể đậu trên những điều tốt đẹp hay ý nghĩa.”

“Trí tưởng tượng của phụ nữ thật là nhanh. Nó nhảy từ cảm mến sang tình yêu, từ tình yêu sang hôn nhân chỉ trong giây lát.”

“Hạnh phúc trong hôn nhân chỉ hoàn toàn là do cơ may. Nếu hai bên đồng cảm với nhau trước đấy, hoặc hai tính khí tương đồng nhau trước đấy, thì cũng không làm họ hạnh phúc thêm được chút nào. Họ luôn luôn trù định trở thành khác hẳn sau đấy đủ để mỗi người đều bị phiền toái vì nhau; nên đối với người ma ta sắp chia sẻ cuộc đời thì cần biết về những khuyết điểm của họ càng ít càng tốt.”

“Anh không thể mang hạnh phúc đến cho tôi, và tôi tin chắc mình là người phụ nữ cuối cùng trên thế gian này có thể tạo hạnh phúc cho anh.” – Elizabeth


Last edited by LDN on Wed May 11, 2022 3:26 pm; edited 1 time in total

_________________
Vào đây đọc truyện:

https://www.nhomcho.com/f7-truyen-ngan

https://www.nhomcho.com/f8-truyen-dai

Vào đây nghe nhạc Việt:

https://www.nhomcho.com/f14-nhac-vn
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 4 Empty Re: Sách

Post by LDN Wed May 04, 2022 11:57 am

Kiêu hãnh và Định kiến – ngôn tình Anh quốc và triết lí sâu sắc (Jane Austen)

Reviewsach - tên người viết???Think

Về hình thức: Quyển này có bìa rất đẹp, mình cứ nghĩ bìa vẽ Darcy và Elizabeth ai ngờ đọc đến đoạn cuối lại là của Jane và Bingley, cái này hơi buồn vì đáng lẽ nên thể hiện Darcy và Elizabeth trên bìa – trung tâm chính của truyện.

Về nội dung: Trước hết phải khen ngợi văn phong của Jane rất tuyệt vời, mỗi từ mà như cái tát giáng cả vào mặt thiên hạ lúc bấy giờ: Cái ham muốn tìm lấy tấm chồng tốt của mọi cô gái, sự vô sỉ vì tiền bạc mà quên đi hạnh phúc. Nhưng chuyện khác đi khi nổi lên 2 mối tình của Jane Bennet (tự dưng thấy giống tên tác giả) và Elizabeth Bennet, quả thật 2 đám này là ánh sáng xuyên suốt toàn tác phẩm.

Kiêu hãnh và định kiến
Kiêu hãnh chỗ nào? Kiêu hãnh ở đây dường như thể hiện cho Darcy vì anh là kẻ nắm trong tay sự cao quý, giàu có – 10 000 bảng mỗi năm và anh luôn coi thường tất cả mọi người trừ người thân. Định kiến chỗ nào? Định kiến thuộc về Elizabeth Bennet, cô luôn cho rằng Darcy là kẻ khó ưa qua mọi hành động của anh, nghĩ xấu về anh qua một số lời kể ác ý…

Diễn biến của truyện khiến người đọc không thể nào dứt ra được, dở khóc dở cười và đặc biệt là yếu tố gây bất ngờ, thần kinh đang căng thì dãn ra đúng lúc: Khi bà Bennet bắt Elizabeth lấy Collins và đem ông chồng ra để ép thì ông trả lời quá tuyệt vời:’’ Trước mắt con có một lựa chọn không vui khác, Elizabeth ạ. Từ hôm nay con phải là người xa lạ với một người sinh thành ra con. Mẹ sẽ không bao giờ nhìn mặt con nếu con không cưới cậu Collins, còn nếu cưới thì cha sẽ không bao giờ nhìn mặt con nữa.’’

Lại nữa, trong tác phẩm cái mình mong đợi nhất là lời tỏ tình của Darcy với Elizabeth thì phải đến chương 34 mới được chiêm ngưỡng rồi sau đoạn đó hàng loạt thắc mắc và định kiến của Elizabeth về anh. Đoạn sau, Darcy có viết thư để giãi bày tất cả nhưng chưa là gì cho đến khi anh giúp nhà Bennet xử lí vụ ‘’ đưa nhau đi trốn’’ của Lydia và Wickham thì lúc đó truyện mới khác đi, Elizabeth mới chấp nhận. Đúng là 30 chưa phải là tết, Jane Austen cho tỏ tình chương 34 rồi đến chương năm mươi mấy mới khiến độc giả thỏa mãn về kết quả.

Triết lí của quyển Kiêu hãnh và định kiến, theo mình khá nhiều đấy:

1. Yêu là cảm xúc, cưới là duyên phận, bố mẹ can thiệp cũng không được
2. Không có nhan sắc phải có não mới giàu được. (Trong truyện tất cả người theo đuổi Darcy đều bị anh trao cái nhìn lạnh ngoại trừ Elizabeth luôn ngang bướng chống lại anh bằng lí lẽ sắc sảo, nhờ đó về sau làm bà chủ Pemberley)
3. Mây tầng nào gặp mây tầng ấy. ( Lydia là đứa e ngu ngốc ham chơi nhất trong nhà nhưng được bà Bennet chiều nhất nên đâm hư nên cuối cùng sánh đôi cùng kẻ chuyên lừa đảo và hoang phí như mình là Wickham)
4. Biết được vị trí của mình, biết mình xứng đáng với điều gì
5. Dám từ chối để được cái tốt hơn.( Chị nhà đã từ chối Collins để về sau ôm 10 ngàn bảng mỗi năm…)
6. Đừng ham đồng tiền mà đánh mất đi hình tượng của mình. ( Elizabeth đã thay đổi cách nhìn về bạn mình khi chấp nhận lấy Collins)
7. Đã yêu chân thành đừng để mọi rào cản phá đám. Hãy tôn trọng cảm xúc thật của bản thân. ( Elizabeth đã thẳng thắn sẽ không từ chối Darcy ngỏ lời cầu hôn khi bà dì anh ta ép cô phải hủy ước hẹn của cả hai)
8. Sau cơn mưa trời lại sáng, mọi thứ sẽ ổn thôi.
….

Mình thấy truyện này so với ngôn tình TQ quả là một trời một vực, TQ lặp lại quá nhiều khuôn mẫu có sẵn và đặc biệt là nhiều truyện khiến mình khá ghét vì cứ như trọng nam khinh nữ vậy, nữ lúc nào cũng phải thua bên nam về mọi mặt, đôi khi nữ chính còn yếu đuối quá mức, bi lụy, được khen qua cách ăn uống vô độ là đáng yêu… Nam chính thì ghen là cứ phải tẩn cho một trận, dọa phá sản, mất bình tĩnh, uống rượu… Nhưng còn Kiêu hãnh và Định kiến lại khác, một Elizabeth vô cùng mạnh mẽ và thông minh, trong mọi tình huống đều bình tĩnh hết mức, một Darcy thực sự lịch lãm, hiểu lầm thì dùng giấy giãi bày lịch sự, dù có chuyện gì vẫn giữa được phong thái điềm đạm, quyến rũ.

Đây chỉ là những gì mình cảm nhận sau khi đọc xong truyện, review lại, còn các bạn, các bạn nghĩ sao về tác phẩm này?


Last edited by LDN on Thu May 05, 2022 1:16 pm; edited 1 time in total

_________________
Vào đây đọc truyện:

https://www.nhomcho.com/f7-truyen-ngan

https://www.nhomcho.com/f8-truyen-dai

Vào đây nghe nhạc Việt:

https://www.nhomcho.com/f14-nhac-vn
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 4 Empty Re: Sách

Post by Sponsored content



Sponsored content


Back to top Go down

Page 4 of 55 Previous  1, 2, 3, 4, 5 ... 29 ... 55  Next

View previous topic View next topic Back to top

- Similar topics

Permissions in this forum:
You cannot reply to topics in this forum