Our forum runs best with JavaScript enabled !

Nhật: Fukushima: Lo âu và giận dữ về kế hoạch xả nước thải nhiễm phóng xạ của Nhật Bản

View previous topic View next topic Go down

New Nhật: Fukushima: Lo âu và giận dữ về kế hoạch xả nước thải nhiễm phóng xạ của Nhật Bản

Post by LDN Fri Jul 08, 2022 4:30 pm

Nơi xảy ra án mạng:

Ông Abe đứng trước công chúng trong 1 buổi vận động bầu cử vào lúc trưa ở thành phố Nara phía tây nước Nhật. Lúc đó ông đang nói chuyện trên khán đài trước nhà ga Yamato-Saidaiji. Về nội dung thì ông vận động cho cuộc bầu cử thượng viện vào chúa nhật để giúp đồng nghiệp cùng trong đảng của ông, ông Kei Sato, có được phiếu bầu. Tuy ông Abe đã rời khỏi ~ chức vụ trong chính quyền, nhưng ông vẫn đóng góp, góp sức về mặt chính trị cho đảng LDP.

Diễn biến sự việc:

Khoảng 11:30 h buổi trưa, giờ bên Nhật nơi xảy ra án mạng, 1 người đàn ông mặc áo xám, quần nâu , từ phía đường , tiến đến đàng sau ông Abe. ~ ghi hình của đài truyền hình cho ta thấy như vậy. Tên hung thủ bắn ít nhất 2 lần vào ông Abe.

Sau đó thì khói xông lên, ~ người xung quanh sợ hãi cúi rạp xuống đất, ông Abe ngã xuống đất (đầy) máu me. ~ người đứng bên cạnh ông massage tim cho ông, theo lời nhân chứng kể. Kẻ tấn công bị vật xuống đất và bị cảnh sát bắt. Ông Abe được trực thăng đưa đến bệnh xá đại học Kashihara.

Theo Đài NHK của chính phủ thì mấy phút sau khi bị bắn ông Abe nói chuyện được trước khi ông ngất xỉu. Theo giáo sư y khoa ông Fukushima thì vào lúc 12:20 h ông được đưa vào phòng cấp cứu trong tình trạng tim ngưng đập. Đáng tiếc là sau ~ cố gắng phục hồi ông Abe từ trần vào lúc 17:03 h. Ông Abe bị bắn 2 phát vào cổ và bị tử vong vì mất máu.

Hung thủ:

Theo lời cảnh sát thì hung thủ là người đàn ông 41 tuổi, tên là Tetsuya Yamagami, sống ở thành phố Nara. Cảnh sát công bố là hắn đã thú nhận giết ông Abe.

Nhiều truyền thông đăng tin lấy từ Bộ Quốc phòng hung thủ Yamagami 3 năm dài cho đến 2005 là hội viên trong thủy quân.

Lý do, nguyên nhân:

Lý do thì hung thủ bảo hắn ta sùng 1 tổ chức và hắn nghĩ ông Abe thuộc về tổ chức này, 1 viên chức cảnh sát cấp cao nói. Tổ chức nào thì hắn 0 tiết lộ.

Hung thủ kể cho cảnh sát là hắn bất mãn, 0 hài lòng ông Abe và muốn giết ông.

Còn nữa nhưng 0 lược phỏng dịch tiếp.

https://www.tagesschau.de/ausland/asien/hintergrund-abe-attentat-was-wir-wissen-101.html


Last edited by LDN on Thu Jul 14, 2022 3:32 pm; edited 2 times in total

_________________
Vào đây đọc truyện:

https://www.nhomcho.com/f7-truyen-ngan

https://www.nhomcho.com/f8-truyen-dai

Vào đây nghe nhạc Việt:

https://www.nhomcho.com/f14-nhac-vn
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Nhật: Fukushima: Lo âu và giận dữ về kế hoạch xả nước thải nhiễm phóng xạ của Nhật Bản

Post by LDN Sat Jul 09, 2022 5:33 am


Giấc mơ từ một cái chết

Tuấn Khanh
9 tháng 7, 2022 - Sài Gòn nhỏ

(Ảnh: Japan Daily)

Suốt trong nhiều ngày, người ta nhìn thấy trên các trang mạng vô số những lời ai điếu dành cho cựu Thủ tướng Nhật Shinzo Abe. Trong mối quan hệ giữa hai nước Việt Nam và Nhật, hình ảnh của ông Shinzo Abe không để lại nhiều ấn tượng cho người dân Việt như của các đời tổng thống Mỹ đến Việt Nam, hay cũng không được ủng hộ lạ kỳ như với Putin…

Về ông Shinzo Abe, dân Việt được nhìn thấy như là một người tận hiến cho quốc gia mình. Sự có mặt của vị Thủ tướng này trên chính trường Nhật để lại nhiều dấu ấn quan trọng trong loạt các cải cách chính trị lớn mang tên ông, và thậm chí là thương hiệu kích thích kinh tế được công nhận trên toàn cầu của riêng ông, Abenomics.

Nhưng thời đại cầm quyền của ông Shinzo Abe không chỉ có tiếng thơm. Để bảo toàn cho công việc lãnh đạo của mình, ông Shinzo Abe đã thúc đẩy việc hình thành đạo luật Special state secrets: Những người tố cáo và báo giới ở Nhật Bản có thể sớm phải đối mặt với án tù dài hạn vì tiết lộ các báo cáo bí mật nhà nước, có thể bao gồm thông tin nhạy cảm về thảm họa hạt nhân Fukushima và mối quan hệ xấu đi của nước này với Trung Quốc. Nước Nhật đã rơi vào những cuộc tranh cãi khủng khiếp về việc đặt án tù cho các ngôn luận tự do. Theo luật này, các quan chức nhà nước và tư nhân làm rò rỉ ‘bí mật nhà nước đặc biệt’ sẽ phải đối mặt với án tù lên đến 10 năm, trong khi các nhà báo tìm cách lấy thông tin tuyệt mật có thể chịu án tù lên đến 5 năm.

Ông Shinzo Abe cũng là người cổ xúy và giúp cho nhiều dự án điện than ở Việt Nam, theo yêu cầu của Hà Nội. Và nỗ lực này của ông cũng khiến vào tháng 9/2019, ông bị từ chối, không được đọc bài phát biểu tại Hội nghị Thượng đỉnh Khí hậu của Liên Hợp Quốc.

Nhưng ông Shinzo Abe là người đã mang nước Nhật trở lại với nhiều điều khác. Thái độ cứng rắn với Trung Quốc và Hàn Quốc đã tạo cho nước Nhật một vị thế mới. Bất chấp sự phản đối rộng rãi của công chúng, ông đã mở rộng chi tiêu quân sự của Nhật Bản và viết lại hiến pháp, cho phép lực lượng Phòng vệ Quốc gia của Nhật Bản được hoạt động ngoài biên giới nước Nhật để giúp đỡ các đồng minh đang bị tấn công. Ông cũng cho khởi động lại năng lượng hạt nhân, vốn đã không hoạt động kể từ thảm họa Fukushima năm 2011.

Cần thấy, mối quan hệ ngoại giao của ông Shinzo Abe với các nước khác, là giữa chính phủ với chính phủ, ít chạm đến người dân. Mục tiêu rất rõ: Nước Nhật phải là một quốc gia mạnh và thiết lập đủ các đường dây đồng minh trong một thời đại đầy bất an với đất nước mình. Chủ trương quan hệ chính phủ với chính phủ được đặt trên mọi thứ, nên Nhật luôn dẫn đầu trong việc tài trợ và giúp đỡ Việt Nam trong công việc phát triển, thậm chí xem nhẹ những vấn đề về tham nhũng và bất cập của thể chế trong suốt một thời gian dài. Có lẽ vì vậy, nên thủ tướng Shinzo Abe dù được coi như là chính khách luôn vì con người, nhưng chưa bao giờ ông đá động gì về vấn đề nhân quyền hay tự do tôn giáo ở Việt Nam.

Ngày ông mất, các trang mạng ở Trung Quốc và Hàn Quốc xuất hiện nhiều các ngôn luận reo mừng, vì cuối cùng, cái gai trong mắt họ đã mất. Ngược lại, nhiều nơi tiếc thương, trong đó có người dân Việt Nam. Và như đã nói ở trên, người dân Việt Nam thì không nhận được gì nhiều từ đường lối ngoại giao của thủ tướng Shinzo Abe, nhưng họ ủng hộ vì điều gì?

Rõ là, làm chính trị, sẽ bị phán xét ở nhiều góc độ khác nhau, nhưng ông Thủ tướng Shinzo Abe được kính trọng bởi vượt lên với tinh thần phục vụ quốc gia chứ không vì đảng của mình, hay vị thế của bản thân mình. Quyền lợi và phát triển của nước Nhật được ông Abe nhắm tới, dành cho tổ quốc và dân tộc chứ không nhằm giữ vững quyền lực chính trị của đảng hay tạo vây cánh, trục lợi cho một âm mưu cầm quyền lâu dài.

Nhiều người Việt trân trọng đưa lại các bức ảnh của ông Abe quỳ gối lắng nghe dân nói, hình ảnh ông cúi chào một cách khiêm cung, và cả cuộc đời giản dị của ông. Đến Việt Nam nhiều lần, nhưng chưa bao giờ ông Abe tổ chức đi xuống đường bắt tay dân chúng như các lãnh tụ khác, nên sự kính trọng lan rộng với ông Abe lúc này, có thể được diễn giải như một giấc mơ thầm kín của người Việt Nam về một lãnh tụ thật sự vì dân, vì đất nước.

So với các quan chức Việt Nam xuất hiện và luôn được hệ thống tuyên truyền và báo chí một chiều rầm rộ ca ngợi, bất chấp hậu quả về sau, ông Shinzo Abe không được lực lượng đó yểm trợ truyền thông. Nhưng ngược lại, rất nhiều người Việt biết và đứng lên tưởng niệm ông, như để bày tỏ về một giấc mơ về một Việt Nam khác, về những quan chức chân chính, và một chế độ sẽ phục vụ, sống và chết cho quê hương mình, chứ không nhân danh vì bất kỳ một lý tưởng nào khác.

_________________
Vào đây đọc truyện:

https://www.nhomcho.com/f7-truyen-ngan

https://www.nhomcho.com/f8-truyen-dai

Vào đây nghe nhạc Việt:

https://www.nhomcho.com/f14-nhac-vn
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Nhật: Fukushima: Lo âu và giận dữ về kế hoạch xả nước thải nhiễm phóng xạ của Nhật Bản

Post by LDN Sat Jul 09, 2022 5:45 am


Những điều đặc biệt trong cuộc đời chính khách Shinzo Abe

BB Ngô
8 tháng 7, 2022 - Sài Gòn nhỏ

Hai lần làm thủ tướng, hai lần từ nhiệm
Chỉ một năm sau khi trở thành thủ tướng (2006) trẻ nhất lịch sử Nhật Bản kể từ Thế chiến II, ông Shinzo Abe từ chức với lý do sức khoẻ và “không còn hứng thú với xung đột chính trị” (theo The Atlantic 2007). Ông Abe đưa ra quyết định này chỉ vài tuần sau khi đảng Dân chủ Tự do (LPD) của ông thất bại trong cuộc bầu cử Thượng viện. Thời điểm đó, các thành viên LPD bày tỏ sự nghi ngờ về khả năng lãnh đạo quốc gia sau vụ bê bối tài chính của một số người trong nội các của ông.

Tổng thống George W. Bush đi dạo với Thủ tướng Shinzō Abe ngày 27 Tháng Tư, 2007 tại Camp David, Maryland. Ảnh: Eric Draper/The White House via Getty Images
Khi ông Shinzo Abe trở lại chính trường với cương vị thủ tướng dẫn dắt đảng LPD vào năm 2012, nước Nhật vẫn còn nguyên vẹn hậu quả của thảm hoạ kép động đất – sóng thần. Trận động đất kinh hoàng 9 độ richter đã gây ra cơn sóng thần ở đảo Honshu, phía Đông của Nhật Bản. Nhiều thị trấn bị xoá tên trên bản đồ nước Nhật. Nặng nề hơn là cơn sóng thần tràn vào, làm vỡ hơn 1,000 bồn chứa bằng kim loại khổng lồ, làm ngập các lò phản ứng, gây tê liệt nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daichi, dẫn đến rò rỉ phóng xạ trong không khí.

Một trong những chuyến thăm chính thức đầu tiên của ông Abe khi trở thành thủ tướng (lần thứ hai) là chuyến tham quan Fukushima. Ông đeo mặt nạ, đội bón bảo hộ, mặc bộ đồng phục chống khí độc.

Thủ tướng Shinzō Abe thăm nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daichi. Ảnh: noboru hashimoto/Corbis via Getty Images
Trong tám năm tại vị, từ 2012-2020, ông Shinzo Abe đã chứng minh cho thế giới thấy rõ sức mạnh kinh tế của nước Nhật qua những chính sách mang tính chiến lược quyết đoán. Một trong những quyết định đầy tính “Abe” đó là tham gia vào TPP (Trans-Pacific Partnership), tái khởi động hiệp định thành CPTPP (Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific Partnership), sau khi Mỹ rút lui.

Tháng Tám năm 2020, ông quyết định từ chức, cũng vì lý do sức khoẻ. Bài diễn văn tạm biệt của ông Abe phủ đầy tinh thần dân tộc của người Nhật. Ông nói: “Tôi không thể để sức khoẻ không tốt của mình dẫn đến những quyết định chính trị sai lầm. Khi tôi không còn có thể đáp ứng được sự kỳ vọng của người Nhật, tôi quyết định không nên ở lại vị trí thủ tướng nữa. Do đó, tôi quyết định từ chức.”

Ông Shinzō Abe nói lời từ nhiệm năm 2020. Ảnh: YOSHIKAZU TSUNO/Gamma-Rapho via Getty Images
Năm đó, ông Shinzo Abe 65 tuổi, trở thành vị thủ tướng có thời gian tại vị lâu nhất lịch sử Nhật Bản.

Những cái ‘đầu tiên’
-Shinzo Abe là thủ tướng Nhật đầu tiên sinh sau Thế chiến II

-Năm 2016, Shinzo Abe là thủ tướng Nhật đầu tiên viếng thăm đài tưởng niệm chiến hạm USS Arizona – nơi 1,177 lính bộ binh và thuỷ thủ Hoa Kỳ hy sinh trong trận Trân Châu Cảng năm 1941.

Tổng thống Barack Obama và Thủ tướng Shinzo Abe lại đài tưởng niệm USS Arizona, 2016. Ảnh: Kent Nishimura/Getty Images
-Shinzo Abe là thủ tướng Nhật đầu tiên mang tư tưởng cấp tiến. Năm 2015, ông thừa nhận những thiệt hại mà nước Nhật đã gây ra trong Thế chiến II nhưng nói thêm rằng thế thệ tương lai Nhật Bản không cần phải tiếp tục xin lỗi. Ông mạnh mẽ khuyến khích nước Nhật cần phải bước ra khỏi cái bóng quá lớn của quá khứ chiến tranh. Ông nói “Chúng ta, nước Nhật không nên để con, cháu và nhiều thế hệ sau nữa, những người không liên hệ gì với cuộc chiến đó phải có bổn phận xin lỗi.”

-Shinzo Abe là nguyên thủ quốc gia đầu tiên đến New York, Hoa Kỳ để gặp Tổng thống đắc cử Donald Trump vào Tháng Mười Một năm 2016 trong cuộc gặp “không chính thức.” Thời điểm đó, cựu Tổng Thống Barack Obama vẫn chưa rời Toà Bạch Ốc.

-Shinzo Abe là thủ tướng Nhật đầu tiên tìm cách sửa đổi Hiến pháp Nhật nhưng thất bại vì thiếu sự ủng hộ của công chúng.

Triều đại Shinzo Abe
Như đã nói, ông Abe nhậm chức trong thời điểm nước Nhật vừa ra khỏi thảm hoạ thiên tai, kinh tế trì trệ sau nhiều thập niên. Ngay sau khi đắc cử năm 2012, ông khởi động một cuộc đại thử nghiệm mang tên “Abenomics”, còn được biết đến là chiến lược “ba mũi tên”: Kích thích tiền tệ, Gia tăng chi tiêu chính phủ, và Cải cách cơ cấu. Trọng tâm cuộc đại thử nghiệm là nhằm hồi sinh kinh tế Nhật, thúc đẩy niềm tin của người tiêu dùng và giới đầu tư. Nhưng sau đợt khởi đầu bắn “ba mũi tên” quyết liệt, đường bay của nó bị chùn lại và ông Abe quyết định quay cung, dồn sức bắn tên vào cuộc tăng trưởng sản phẩm nội địa.

Tuy nhiên, di sản của “Abenomics” – gồm nới lỏng đồng yên của Nhật và sự hỗ trợ dễ dàng của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản đối với nền kinh tế – vẫn tồn tại ngay cả khi ông Abe từ chức năm 2020.

Shinzo Abe làm nức lòng người hâm mộ trò chơi điện tử trên toàn thế giới khi hoá trang thành biểu tượng huyền thoại Super Mario của Nhật Bản trong lễ bế mạc Rio Games 2016. Ảnh: David Ramos/Getty Images
Một trong những thành tựu ông Abe đạt được trong đường tên bay mới là Thế Vận Hội Olympic Tokyo 2020. Shinzo Abe làm nức lòng người hâm mộ trò chơi điện tử trên toàn thế giới khi hoá trang thành biểu tượng huyền thoại Super Mario của Nhật Bản trong lễ bế mạc Rio Games 2016, nhằm giới thiệu Tokyo là thành phố kế tiếp đăng cai Olympics. Tuy nhiên, sự kiện nhiều người mong đợi này đã phải hoãn lại đến năm 2021 do đại dịch Covid-19.

Người dân Nhật đọc tin cố Thủ tướng Shinzō Abe bị ám sát. Ảnh: David Mareuil/Anadolu Agency via Getty Images
Một lần nữa, con số hai định mệnh lại vận vào cuộc đời của cố Thủ tướng Shinzō Abe. Ngày 8 Tháng Bảy, 2022, ông Abe đang phát biểu trên một con phố ở thành phố Nara, tiếng súng thứ nhất vang lên. Ông Abe quay lại hướng có tiếng súng. Khi đó, tiếng súng thứ hai nổ và viên đạn cắm thẳng vào tim ông. Vị cựu thủ tướng gục xuống giữa buổi vận động tranh cử cho đảng LPD. Máu từ chiếc áo trắng của ông thấm xuống mặt đường. Dù được đưa vào bệnh viện ngay sau đó bằng trực thăng, nhưng Shinzō Abe không thể qua khỏi sau bảy tiếng cố gắng cứu chữa từ đội ngũ 20 bác sĩ, y tá của bệnh viện Nara Medical University.

Một câu chuyện thú vị mang đậm dấu ấn Shinzō Abe:
Năm 2013, tân Thủ tướng Nhật Shinzo Abe đến Washington DC dự cuộc gặp thượng đỉnh với Tổng thống Obama. Đúng thủ tục ngoại giao, ông mang theo một món quà. Đó là một cây gậy tạt bóng golf làm bằng thép carbon, in dòng chữ “Stick of Life” do công ty Yamada Putter, Nhật Bản sản xuất. Chiến lược “ngoại giao golf” này từng được ông của Shinzo Abe – Thủ tướng Nobusuke Kishi – sử dụng khi đến thăm Hoa Kỳ năm 1957. Lần đó, Thủ tướng Nobusuke Kishi đã chơi golf cùng Tổng thống Dwight D. Eisenhower.

Ông Joe Biden, khi đó là phó tổng thống, hỏi ông Abe về kết quả của cuộc so tài năm đó. Ông Abe trả lời: “Đó là bí mật quốc gia.”

_________________
Vào đây đọc truyện:

https://www.nhomcho.com/f7-truyen-ngan

https://www.nhomcho.com/f8-truyen-dai

Vào đây nghe nhạc Việt:

https://www.nhomcho.com/f14-nhac-vn
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Nhật: Fukushima: Lo âu và giận dữ về kế hoạch xả nước thải nhiễm phóng xạ của Nhật Bản

Post by LDN Sat Jul 09, 2022 5:54 am

Bài này đăng ngày 28.08.2020 nhưng cũng nên đọc nếu muốn biết thêm về ông Abe. Tôi 0 biết nhiều về ông, nhưng theo ~ gì đọc và nghe thì ông Abe là 1 chính trị gia có hoài bão, có khả năng, đã góp công lao cho nước Nhật, cho người dân Nhật. 1 chính trị gia đúng nghĩa dù có lỗi lầm gì đi nữa.

Thủ tướng Nhật Shinzo Abe và di sản

28 tháng 8, 2020 - Sài Gòn nhỏ

Cựu Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe từ chức năm ngoái nhưng vẫn lãnh đạo khối đa số của đảng Dân chủ Tự do cầm quyền ở Nhật Bản. Ảnh Wikimedia.org
HIẾU CHÂN

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe hôm thứ Sáu 28-08 bất ngờ thông báo từ chức vì lý do sức khỏe. Việc từ chức của ông vào lúc Nhật Bản đang cố kiểm soát dịch Covid-19, phục hồi nền kinh tế đã bị suy giảm trầm trọng trong một môi trường quốc tế không thuận lợi do những chính sách hung hăng của Trung Quốc và Bắc Hàn, chắc chắn sẽ có những tác động không nhỏ tới tình hình Nhật Bản, khu vực Đông Á và xa hơn nữa.

Ông Abe là người thế nào và các nhiệm kỳ thủ tướng của ông đã để lại di sản gì cho nước Nhật, cho vùng Đông Á mà Nhật là một cường quốc nhiều ảnh hưởng?

Ông Shinzo Abe đã hai lần làm thủ tướng Nhật Bản. Nhiệm kỳ đầu của ông chỉ kéo dài một năm (2006-2007), lúc đó ông đã từ chức vì chứng bệnh viêm loét đại tràng (ulcerative colitis). Ông trở lại cương vị thủ tướng Nhật Bản năm 2012 trong thời ký chính trường Nhật trải qua nhiều rối loạn với sáu vị thủ tướng nối tiếp nhau chỉ trong vòng năm năm. Lúc đầu, nhiều người nghĩ rằng ông Abe cũng sẽ nhanh chóng rời chức vụ trước quá nhiều thử thách đặt ra cho nước Nhật, nhưng cuối cùng ông đã trụ được suốt tám năm, đã đưa được nước Nhật ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế chính trị và mở rộng được ảnh hưởng của Nhật trên trường quốc tế.



Gia thế và quan lộ
Ông Shinzo Abe sinh năm 1954 trong một gia đình nổi bật về chính trị ở Nhật Bản. Ông ngoại của ông, Nobusuke Kishi từng là thủ tướng Nhật Bản những năm 1957-1960. Là một nhà lãnh đạo Nhật Bản thời Thế Chiến thứ Hai, ông Kishi bị Hoa Kỳ bỏ tù ba năm rưỡi sau ngày Nhật Bản đầu hàng nhưng không bị kết án tội phạm chiến tranh. Thân phụ của ông Shinzo Abe, ông Shintaro Abe là bộ trưởng ngoại giao Nhật Bản từ 1982 tới 1986.

Cũng như các bậc tiền bối trong gia tộc, ông Shinzo Abe tham gia chính trị ở đảng Dân Chủ Tự Do (LDP) – một đảng có đường lối trung hữu (centre-right) luôn chiếm đa số trong các cuộc bầu cử của Nhật từ năm 1955 trở về sau.

Năm 1991, hai năm sau ngày thân phụ ông qua đời, ông Shinzo Abe có được địa vị chính trị đầu tiên khi được bầu làm dân biểu đại diện tỉnh Yamaguchi trong Hạ viện Nhật Bản. Ông thăng tiến nhanh trên đường sự nghiệp và trở thành Chánh văn phòng Nội các của Thủ tướng Junichiro Koizumi vào năm 2005. [Con trai cựu Thủ tướng Junichiro Koizumi hiện thời là bộ trưởng trong nội các chính phủ của ông Shinzo Abe và có khả năng sẽ kế vị ông Abe làm thủ tướng]. Chỉ một năm sau đó, năm 2006, ông Abe thay thế ông Koizumi làm người lãnh đạo đảng LDP và thủ tướng Nhật Bản. Ông làm được 366 ngày rồi từ chức vì căn bệnh viêm loét dạ dày nói trên. Nhưng có dư luận cho rằng ông Shinzo Abe phải từ chức năm 2007 vì nhiều vụ xì-căng-đan liên quan tới nội các chính phủ của ông, trong đó có bộ trưởng phụ trách nông nghiệp, ông Toshikatsu Matsuoka đã phải tự sát.

Năm năm sau, ông Abe có một cuộc trở lại chính trường ngoạn mục, đưa đảng LDP trở lại là đảng cầm quyền và lên làm thủ tướng, chấm dứt một thời kỳ hỗn loạn với 14 thủ tướng nối nhau trong hai mươi năm. Sự trở lại của ông Abe có tác động một phần từ tình trạng trì trệ của kinh tế Nhật, một phần từ sự trỗi dậy của Trung Quốc đặt ra cho Nhật Bản những thử thách cả về kinh tế lẫn an ninh. Trong bối cảnh đó, một nhà lãnh đạo chủ trương bảo thủ hơn về chính trị, mạnh mẽ hơn về an ninh quốc gia như ông Abe được “chọn mặt gửi vàng”.

Abenomics hay chính sách kinh tế kiểu Abe
Nước Nhật đã có một thời kỳ bùng nổ kinh tế, từ đống tro tàn sau Thế Chiến thứ Hai vươn lên thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới sau Hoa Kỳ vào những năm 1970-1980. Sự phát triển thần kỳ của kinh tế Nhật góp phần “kéo” theo các nền kinh tế láng giềng của Nam Hàn, Đài Loan, Thái Lan, Singapore và Malaysia theo mô hình “đàn sếu bay” trong đó con sếu đầu đàn là Nhật Bản, nhưng nó cũng gây hiệu ứng ngược ở Washington và các nước phương Tây. Nhiều chính sách tài chánh và công nghệ được Hoa Kỳ và châu Âu thực thi để làm chậm đà tiến của Nhật Bản. Dân số bị lão hóa, cộng với tập quán tiết kiệm cao, ít tiêu dùng của người dân làm cho kinh tế Nhật rơi vào trạng thái trì trệ thời gian dài kể từ năm 1990. Thảm họa động đất, sóng thần và tai nạn nhà máy điện nguyên tử ở Fukushima năm 2011 càng làm cho nước Nhật thêm khốn đốn.



Lên làm thủ tướng năm 2012, ông Abe chủ trương làm sống lại nền kinh tế Nhật bằng nhiều biện pháp kích thích, được giới kinh tế học gọi chung là Abenomics, gồm ba chính sách lớn, gọi là ba “mũi tên”: nới lỏng chính sách tiền tệ, tăng chi tiêu công của chính phủ và cải tổ cung cách quản trị. Abenomics cũng khuyến khích doanh nhân Nhật tăng đầu tư ra nước ngoài để khai thác nguồn nguyên liệu và nhân công giá rẻ, đồng thời mở cửa để người nước ngoài bán hàng hóa vào Nhật dù bị sự phản đối mạnh mẽ của các nhóm lợi ích trong nước, nhất là của giới nông dân có thế lực làm cho việc nhập cảng nông sản (gạo, thịt bò) vào Nhật bị hạn chế.

Về an ninh, một ý đồ lớn của ông Abe – tuy chưa thực hiện hoàn tất – là sửa đổi bản hiến pháp hòa bình của Nhật. Bản hiến pháp này do Hoa Kỳ soạn thảo năm 1947 được cho là nền tảng pháp lý để xây dựng chế độ dân chủ tự do của Nhật thời hậu chiến, nhưng để ngăn chặn sự sống lại của chủ nghĩa quân phiệt Nhật, Điều 9 của hiến pháp quy định Nhật Bản không thành lập quân đội mà chỉ có Lực lượng Phòng vệ (Japan Self-Defense Forces, JSDF), không được tham gia các hoạt động quân sự ở nước ngoài. Khi Hoa Kỳ phát động chiến tranh ở Iraq và Afghanistan chẳng hạn, Nhật Bản chỉ tham gia đóng góp về hậu cần và tiếp liệu chứ không có binh sĩ tác chiến như các nước đồng minh khác. Trước sự trỗi dậy và ngày càng hung hăng của quân đội Trung Quốc, đặc biệt là Bắc Hàn, chính phủ Nhật muốn gia tăng tiềm lực quân sự, xây dựng quân đội chính quy và hiện đại để đối phó với những tình huống bất trắc. Năm 2014 và 2015, ông Abe đã đi được một bước trong ý định này, thông qua được những đạo luật cho phép JSDF tham chiến cùng với quân đội đồng minh ở nước ngoài, bất chấp sự phản đối mạnh mẽ của Trung Quốc và Nam Hàn.

Sau thắng lợi áp đảo để làm thủ tướng nhiệm kỳ thứ ba năm 2017, ông Abe lại muốn sửa đổi điều 9 hiến pháp. Tình huống có vẻ thuận lợi do đảng LDP cầm quyền nắm đa số ở cả hai viện quốc hội Nhật (Diet) nhưng làn sóng phản đối của dân chúng khiến cho ý định này không thực hiện được, kế hoạch trưng cầu dân ý về sửa đổi hiến pháp đã phải đình hoãn chưa biết tới bao giờ.

Thủ tướng Shinzo Abe và Đông Á
Trong tám năm cầm quyền của ông Abe, vị trí của Nhật được nâng cao trên trường quốc tế, đặc biệt tại Đông Á dù ở khu vực này Nhật Bản có những mâu thuẫn lịch sử khó giải quyết, nhất là với Nam Hàn và Trung Quốc liên quan tới những hành động xâm lược và tàn ác của quân đội Nhật thời Thế Chiến thứ Hai.

Nhật từ lâu đã đóng góp nhiều nguồn vốn phát triển (ODA) cho các nước Đông Á và Đông Nam Á, thời ông Abe chứng kiến làn sóng các doanh nghiệp Nhật đổ xô tới các nước Đông Nam Á để đầu tư, một phần là để khai thác nguồn nhân công rẻ, một phần để đề phòng rủi ro gián đoạn tại Trung Quốc, theo phương thức gọi là Trung Quốc cộng một – vừa duy trì cơ sở làm ăn ở Trung Quốc, vừa đầu tư vào một nước khác ngoài Trung Quốc.

Nhật là nước tích cực nhất sau Hoa Kỳ trong việc thúc đẩy đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP – Trans-Pacific Partnership) gồm 12 nước, hình thành một khu vực thương mại tự do lớn nhất thế giới, chiếm khoảng 40% tổng lượng thương mại toàn cầu. Hiệp định này không có Trung Quốc và được ngầm hiểu là một cơ chế thương mại hình thành để gây sức ép với Bắc Kinh, buộc Trung Quốc phải làm ăn theo luật lệ và minh bạch. Khi Tổng thống Mỹ Donald Trump quyết định rút ra khỏi TPP ngay trong tuần lễ đầu tiên sau ngày nhậm chức, ông Shinzo Abe đã nỗ lực rất lớn để cùng với 10 nước thành viên còn lại duy trì tinh thần của hiệp định TPP, bây giờ có tên mới là CTTPP (Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific Partnership); nhưng thiếu vai trò nhạc trưởng của Hoa Kỳ, CTTPP chưa có hoạt động gì nổi bật.

Thủ tướng Shinzo Abe cũng là người đề xướng ý tưởng về Đối Thoại An Ninh Tứ Cường (Quadrilateral Security Dialogue, QSD hay Quad) ngay trong nhiệm kỳ thủ tướng đầu tiên của ông năm 2007. Như tên gọi, Quad là diễn đàn đối thoại về an ninh của bốn nước lớn trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, bao gồm Hoa Kỳ, Nhật Bản, Ấn Độ và Úc. Các nước này sẽ tổ chức các cuộc họp cấp cao bán chính thức, chia sẻ thông tin an ninh và phối hợp diễn tập quân sự. Tuy không công khai nhưng các bên đều ngầm hiểu Quad là một phản ứng chống lại sự gia tăng ảnh hưởng kinh tế và quân sự của Trung Quốc, cho nên Bắc Kinh lập tức ra tuyên bố phản đối Quad. Quad ngừng hoạt động năm 2008, tức chỉ một năm sau, một phần do phản đối của Trung Quốc, một phần do sự thay đổi lãnh đạo ở cả bốn nước mà những nhà lãnh đạo mới có lập trường mềm mỏng hơn với Bắc Kinh. Ở Úc, ông Kevin Rudd lên thay Thủ tướng John Howard quyết định rút Úc ra khỏi diễn đàn Quad, các thủ tướng Yasuo Fukuda của Nhật (thay ông Abe) và Manmohan Singh ở Ấn Độ thay đổi lập trường, ưu tiên cho mối quan hệ với Trung Quốc.

Tuy nhiên, tới năm 2017, tại hội nghị thượng đỉnh ASEAN ở Manila, bốn nhà lãnh đạo mới là Tổng thống Donald Trump của Mỹ, Thủ tướng Shinzo Abe của Nhật, Malcolm Turnbull của Úc và Narenda Modi của Ấn Độ thống nhất ý kiến rằng chính sách quân sự hung hăng của Bắc Kinh và cuộc xâm lấn của Trung Quốc ở Biển Đông Việt Nam đòi hỏi các nền dân chủ khu vực châu Á-Thái Bình Dương phải có biện pháp đối phó; cơ chế hợp tác an ninh Quad lại được phục hồi và củng cố. Trong các năm 2017-2019, lãnh đạo bốn nước Quad đã họp nhau năm lần với nội dung “thúc đẩy một khu vực châu Á-Thái Bình Dương tự do và rộng mở trong lúc Trung Quốc gia tăng gây hấn trong khu vực”. Tháng 3-2020, nhóm Quad họp để bàn đối phó với đại dịch Covid-19 và lần đầu tiên có sự tham dự của New Zealand, Nam Hàn và Việt Nam, phù hợp với chiến lược “Châu Á-Thái Bình Dương tự do và rộng mở” của chính phủ Hoa Kỳ.


Với hiệp định CTTPP về kinh tế và Quad về an ninh, Nhật Bản dưới sự lãnh đạo của Thủ tướng Shinzo Abe đã nổi lên thành “nhà lãnh đạo” khu vực Đông Á và Đông Nam Á cả về kinh tế và an ninh, đối lập với ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc.

Thủ tướng Shinzo Abe và Tổng thống Trump

Thủ tướng Shinzo Abe, Tổng thống Donald Trump và Bộ trưởng Tài chánh Stephen Mnuchin tại hội nghị G-7 Osaka, Nhật Bản. Ảnh Department of Treasury
Thủ tướng Abe có mối quan hệ tốt với hầu hết các nhà lãnh đạo thế giới, đặc biệt với nhà lãnh đạo tính khí thất thường của Mỹ. Ông Abe là nguyên thủ nước ngoài đầu tiên đến với ông Trump ngay trước khi ông Trump chính thức đăng quang tổng thống Hoa Kỳ và đã trải thảm đỏ đón ông Trump đến thăm Nhật Bản lần đầu vào tháng 11-2017. Trong chuyến thăm Nhật lần thứ hai tháng 05-2019, Tổng thống Trump được ông Abe sắp xếp để tiếp kiến tân Nhật Hoàng Naruhito và xem thi đấu Sumo như một quốc khách. Mỗi khi có dịp, hai ông Trump và Abe vẫn thường cùng chơi golf dù theo những người thân cận, ông Abe không giỏi môn thể thao này mà chỉ chiều ý ông Trump.

Nhờ khéo quan hệ như vậy, ông Abe đã ký kết được một hiệp định thương mại song phương có quy mô hẹp với Hoa Kỳ vào tháng 10-2019, tránh cho Nhật Bản khỏi chịu những biện pháp trừng phạt về thuế của Hoa Kỳ đối với những mặt hàng xuất cảng quan trọng của Nhật như xe hơi, sắt thép. Nhật Bản cũng không bị ông Trump dọa rút bớt quân đội đồn trú ở Nhật hoặc đòi tăng phần đóng góp vào phí tổn của lực lượng quân đội này như ông Trump đã làm với Nam Hàn.

Tuy nhiên, là chính trị gia lão luyện, ông Abe luôn cố giữ cân bằng mối quan hệ của Nhật với Hoa Kỳ và Trung Quốc. Với Bắc Kinh, Thủ tướng Abe giữ thái độ “kính nhi viễn chi” (tôn trọng nhưng không gần gũi), một mặt ông phản đối những chính sách hung hăng của Trung Quốc nhưng mặt khác không gây đổ vỡ trong quan hệ giữa hai nước. Ông Abe chủ trương chi tiền ngân sách để hỗ trợ các công ty Nhật chuyển cơ sở sản xuất ra khỏi Trung Quốc nhưng không lên án mạnh mẽ giới lãnh đạo Bắc Kinh trong việc đàn áp tự do của người dân Hong Kong.

Thủ tướng Abe và đại dịch Covid-19
Đại dịch Covid-19 chi phối toàn bộ năm cuối cùng của ông Abe trên cương vị thủ tướng Nhật. Nhật Bản ghi nhận ca nhiễm coronavirus đầu tiên ngày 16-01-2020 và đến ngày 28-08 đã có 66.500 trường hợp nhiễm bệnh, 1.251 trường hợp tử vong. Thăm dò dư luận cho thấy đa số người Nhật tin rằng chính phủ đã làm tốt công việc phòng ngừa và chống dịch.

Thủ tướng Abe trong một cuộc họp nội các về chống dịch Covid-19. Ảnh Wikimedia.org
Nhưng dịch Covid-19 đã làm gián đoạn trầm trọng các hoạt động kinh tế. Số liệu thống kê của chính phủ cho thấy trong tam cá nguyệt từ tháng Tư đến tháng Sáu, tổng sản lượng GDP của Nhật đã co lại 27.8%/năm, mức sụt giảm lớn nhất từ trước đến nay.

Sự từ chức của ông Abe chắc chắn sẽ gây thêm khó khăn cho kinh tế Nhật, ít nhất trong thời gian trước mắt. Giá cổ phiếu của thị trường chứng khoán Tokyo giảm mạnh vào hôm nay thứ Sáu, khi tin ông Abe từ chức được loan báo trên truyền thông.

Đại dịch cũng làm cho Thế vận hội mùa hè Tokyo 2020 phải bị hoãn lại ít nhất một năm. Thủ tướng Abe đã nỗ lực rất lớn để đưa Thế vận hội trở lại Tokyo và làm rất nhiều việc để chuẩn bị cho ngày hội thể thao lớn nhất hành tinh này, nhưng người tính không bằng trời tính, đại dịch Covid-19 đã làm hỏng kế hoạch của ông.

Trong thông báo từ chức, ông Abe nói đến ba điều mà ông chưa làm được trong những năm cầm quyền: một là, sửa đổi hiến pháp Nhật Bản; hai là thu hồi các đảo phía bắc Nhật Bản bị Liên xô chiếm đóng sau khi nước Nhật đầu hàng năm 1945 đến nay chưa trao trả lại, tiến tới hiệp định hòa bình với Nga và ba là chưa hồi hương được những công dân Nhật bị Bắc Hàn bắt cóc. “Với một trái tim thật sự nặng nề, tôi từ chức mà chưa làm được ba việc này,” ông Abe nói; ông xin “tha thứ” vì đã từ nhiệm mà không đạt được ba mục đích ông hằng ôm ấp và bày tỏ hy vọng những người kế nhiệm ông sẽ thúc đẩy các việc đó.

“Không nên để sức khỏe yếu kém của tôi dẫn tới những quyết định chính trị sai lầm. Vì tôi đã không còn có thể đáp ứng kỳ vọng và sự ủy thác của nhân dân Nhật Bản, tôi quyết định tôi không nên tiếp tục giữ chức thủ tướng nữa. Tôi quyết định bước xuống,” đó là tâm sự của ông Shinzo Abe khi tuyên bố từ chức. Dù trong nhiệm kỳ của mình, ông đã làm được một số việc, còn những việc ông chưa làm được, nhưng cách ứng xử của ông cho thấy ông là một chính khách tầm cỡ, một nhân cách cao quý đáng kính trọng.

_________________
Vào đây đọc truyện:

https://www.nhomcho.com/f7-truyen-ngan

https://www.nhomcho.com/f8-truyen-dai

Vào đây nghe nhạc Việt:

https://www.nhomcho.com/f14-nhac-vn
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Nhật: Fukushima: Lo âu và giận dữ về kế hoạch xả nước thải nhiễm phóng xạ của Nhật Bản

Post by LDN Sun Jul 10, 2022 7:08 am

Thế giới cúi chào tạm biệt Shinzo Abe như thế nào?

BB Ngô
9 tháng 7, 2022 - Sài Gòn nhỏ

Thật khó để mô tả nỗi bàng hoàng của thế giới nói chung và dân tộc Nhật Bản nói riêng sau sự kiện cựu Thủ tướng Shinzo Abe bị ám sát. Ông Joshua Walker, Chủ tịch, Tổng Giám đốc điều hành Hiệp hội Nhật bản có trụ sở ở Hoa Kỳ nói rằng nước Nhật của ông “vừa xảy ra một vụ ám sát theo kiểu John F. Kennedy” – tổng thống thứ 35 của Hoa Kỳ.

Hình ảnh ông Shinzo Abe ngã xuống trên đường phố giữa lúc đang vận động tranh cử cho đảng Dân chủ Tự do (LPD) đã gợi lại những phát súng nổ ra buổi trưa ngày 22 Tháng Mười Một năm 1963 tại Dallas, Texas, nhắm vào Tổng thống Hoa Kỳ thứ 35 John F. Kennedy. Ông được đưa vào bệnh viện và qua đời sau đó.

Hai vụ ám sát cách nhau 59 năm nhưng khá giống nhau về hình thức lẫn phản ứng của xã hội và thế giới. Tuy vậy, với thời gian điều hành đất nước lâu hơn John F. Kennedy, đưa kinh tế Nhật Bản vượt qua đống hoang tàn, kết nối, khẳng định vị trí địa chính trị của Nhật Bản với các quốc gia khác, thì ảnh hưởng của Shinzo Abe với thế giới còn là những di sản mang đậm sắc màu “Abe” ông để lại. Dân tộc và lãnh đạo các quốc gia khác nhắc đến Shinzo Abe là nhắc đến công trình viện trợ, những chiến lược mang tầm nhìn quốc tế, những quyết định táo bạo, bảo thủ nhưng phủ đậm tinh thần của xứ sở mặt trời mọc.

Nhiều quốc gia trên thế giới đã hạ quốc kỳ một nửa để tưởng nhớ và vinh danh cuộc đời cố Thủ tướng Shinzo Abe.

Hung thủ Tetsuya Yamagami (áo thun) bị bắt sau khi bắn chết cựu Thủ tướng Shinzo Abe. Ảnh: Twitter
Một ngày sau khi ông nằm xuống, tạp chí Time dành hẳn trang bìa để vinh danh hình ảnh của Shinzo Abe. Đây là lần thứ tư, Shinzo Abe xuất hiện trang trọng trên trang bìa tạp chí Time. Lần đầu tiên là Tháng Chín năm 2006, trên phiên bản Time Châu Á, khi ông Abe trở thành thủ tướng Nhật trẻ tuổi nhất kể từ sau Thế chiến II. Lúc đó, tạp chí mô tả ông là “lãnh đạo kiên cường của một quốc gia đang hồi sinh.”

Thượng Nghị sĩ (TNS) Bill Haherty của Tennessee, người từng là đại sứ Hoa Kỳ ở Tokyo từ năm 2017 đến năm 2019 nói về Shinzo Abe: “Ông ấy là nhà lãnh đạo hiệu quả nhất trong lịch sử Nhật Bản. Tầm nhìn của ông ấy vẫn còn giá trị thực thi đến tận hôm nay.” Tầm nhìn TNS Haherty nhắc đến là vào năm 2015, ông Shinzo Abe đã làm nên lịch sử khi là thủ tướng Nhật đầu tiên có bài phát biểu trong phiên họp chung của Quốc hội Hoa Kỳ, nhận được nhiều lời khen ngợi từ các thành viên lưỡng đảng ở Washington, D.C.

Trong bài phát biểu lịch sử đó, Shinzo Abe đã cho Hoa Kỳ và thế giới thấy tinh thần “võ sĩ đạo” của dân tộc Nhật. Tại Capitol Hill năm đó, ông bày tỏ lòng tôn trọng đối với lịch sử chung 70 năm của hai quốc gia sau khi Thế chiến II kết thúc, nhưng đồng thời nhấn mạnh: “đến lúc Nhật Bản phải lật trang sử mới, hiện đại hoá mối quan hệ của đất nước trong thời kỳ hậu chiến. Tokyo quyết định nhận phần lớn trách nhiệm đối với hoà bình và ổn định thế giới.”

Câu nói thể hiện rõ tinh thần Abe trong bài phát biểu đó là: “Những kẻ cựu thù từng giao tranh ác liệt với nhau nay đã trở thành những đồng minh gắn kết tinh thần cùng nhau.”

Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden cho biết ông “sững sờ và vô cùng đau buồn khi nhận tin người bạn Abe Shinzo bị ám sát. Ông ấy là người ủng hộ, bảo vệ tình bạn giữa hai nước.” Ông ra lệnh treo hạ quốc kỳ xuống một nửa đến hết ngày 10 Tháng Bảy để vinh danh cố Thủ tướng Shinzo Abe.

Không chỉ riêng Hoa Kỳ, ông Dom Perrottet, Thủ hiến bang New South Wales, Australia, gọi ngày 8 Tháng Bảy là ngày “Nhật Bản mất đi một trong những nhà lãnh đạo xuất sắc nhất.” Thủ hiến Perrottet cho biết tối Thứ Bảy, 9 Tháng Bảy, kiến trúc nổi tiếng của Sydney – Sydney Opera House sẽ thắp sáng hai màu đỏ và trắng để vinh danh cuộc đời ông cố Thủ tướng Shinzo Abe. “New South Wales bên cạnh những người bạn Nhật Bản của chúng tôi,” ông Perrottet viết trên Twitter.

Đây là một trong những lần hiếm hoi, nếu không muốn nói là lần đầu tiên, Sydney Opera House – biểu tượng của Australia thắp sáng đèn trên kiến trúc vỏ sò để tưởng nhớ một nguyên thủ quốc gia vừa qua đời.

Thủ hiến bang Victoria, ông Dan Andrews cũng cho biết, Melbourne sẽ thắp sáng đèn vào tối Thứ Bảy để tưởng nhớ, tôn vinh cuộc đời Shinzo Abe.

Thủ tướng Úc ông Anthony Albanese gọi ông Abe là “một trong những người bạn thân nhất của nước Úc và là một người khổng lồ trên chính trường thế giới. Di sản của ông ấy là một trong những tác động toàn cầu và cũng là một di sản sâu đậm của nước Úc.”

Khi nhắc nhớ về Shinzo Abe, hầu hết các nhà lãnh đạo, nguyên thủ quốc gia trên thế giới đều nói về tài lãnh đạo của ông. Cũng như nhận định của Thủ hiến bang NSW, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron viết trên Twitter: “Nước Nhật đã mất đi một thủ tướng xuất sắc. Ông ấy đã cống hiến cả cuộc đời cho đất nước của ông ấy và tận lực vì sự ổn định của thế giới.”

Thủ tướng Justin Trudeau của Canada cũng nhìn nhận rằng, “thế giới đã mất đi một lãnh đạo có tầm nhìn vĩ đại và Canada đã mất đi một người bạn thân thiết.”

Quốc vương Abdullah II của Jordan cho biết ông bàng hoàng và đau buồn vì vụ ám sát. “Thế giới đã mất một nhà lãnh đạo vĩ đại. Quốc gia Jordan và tôi đã mất một người bạn thật sự.”

Tổng thống Nga Vladimir Putin gọi cái chết của ông Shinzo Abe là “một mất mát không thể thay thế được.”

Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres cho biết ông Shinzo Abe sẽ sống mãi với tinh thần tập thể và những cam kết của ông ấy đối với chủ nghĩa đa phương.

Thủ tướng Anh vừa từ nhiệm Boris Johnson nhắc đến khả năng lãnh đạo toàn cầu của người đồng cấp và nói rằng “đó là điều mọi người nhớ đến ông ấy.”

Đặc biệt, trong rất nhiều những lời tạm biệt, tưởng nhớ gửi đến cố Thủ tướng Shinzo Abe từ các quốc gia, không thể không nhắc đến Uỷ ban Olympic Quốc tế (International Olympic Committee – IOC). Trang olympics.com đổi sang hai màu đen trắng và trang trọng đăng hình ảnh ông Shinzo Abe ngay trang chủ. Ông Thomas Batch, Chủ tịch IOC cho biết “Nước Nhật đã mất một chính khách vĩ đại và IOC đã mất đi một người ủng hộ tuyệt vời, một người bạn thân thiết của Phong trào Olympic.”

“Chỉ có tầm nhìn, quyết tâm và sự tin tưởng tuyệt đối của ông ấy mới cho phép chúng tôi đưa ra quyết định chưa từng có trong tiền lệ là hoãn Thế vận hội Olympic 2020. Nếu không có Thủ thướng Shinzo Abe, những kỳ Thế vận hội này sẽ không bao giờ diễn ra. Giấc mơ Olympic của các vận động viên khắp thế giới mãi mãi không trở thành sự thật,” ông Thomas Batch viết trên trang chủ của IOC.

Lá cờ Olympic sẽ được hạ một nửa tại Olympic House ở Lausanne trong ba ngày. Đó là lời tạm biệt IOC gửi đến người đàn ông đã hoá trang thành nhân vật Super Mario tự hào giới thiệu Olympic Games Tokyo 2020 của nước Nhật đến với thế giới.

Hình ảnh từ các cơ quan truyền thông báo chí cho thấy từ đêm Thứ Sáu, rất nhiều người dân xứ Phù Tang đã đến nhà ga Yamato-Saidaiji, nơi ông Abe bị ám sát, cung kính đặt xuống những bó hoa tươi và quốc kỳ Nhật Bản. Họ cúi lạy từ biệt ông. Họ khóc trước sự ra đi của ông.

Người dân Nhật Bản cúi chào tạm biệt ông Shinzo Abe nơi ông bị ám sát. Ảnh: Yuichi Yamazaki/Getty Images

Một người phụ nữ bật khóc nơi ông Shinzo Abe bị ám sát. Ảnh: Yuichi Yamazaki/Getty Images

Một người dân mang hoa đến trước nhà riêng ông Shinzo Abe. Ảnh: Takashi Aoyama/Getty Images
Mong muốn tham dự Thế vận hội Olympic Paris 2024 của cựu Thủ tướng Shinzo Abe đã không thành. Sáng Thứ Bảy, 9 Tháng Bảy, The Japan Times loan tin cả nước Nhật để tang ông. Linh cữu ông Shinzo Abe được đưa về tư gia ở Tokyo. Đài truyền hình NHK của Nhật Bản đưa tin, tang lễ diễn ra trong hai ngày, Thứ Hai và Thứ Ba, do người vợ góa của ông, bà Akie Abe tổ chức tại một ngôi đền ở Tokyo. Buổi lễ chỉ giới hạn thành viên trong gia đình và những người bạn thân với ông Shinzo Abe.

Ảnh: Takashi Aoyama/Getty Images
Thế giới chắc chắn sẽ còn nhắc đến cố Thủ tướng Shinzo Abe trong nhiều thập niên nữa. Tinh thần kiên cường, quyết đoán, đậm chất dân tộc của ông sẽ mãi mãi trong lòng người dân xứ Phù Tang, và các dân tộc khác. Câu nói từ giã chính trường của ông: “Tôi không thể để sức khoẻ không tốt của mình dẫn đến những quyết định chính trị sai lầm. Khi tôi không còn có thể đáp ứng được sự kỳ vọng của người Nhật, tôi quyết định không nên ở lại vị trí thủ tướng nữa. Do đó, tôi quyết định từ chức” lại chính là khao khát cháy bỏng của một dân tộc đang hoài mong về sự hưng thịnh và quyền phủ quyết. Một ước mơ xa tầm tay với!

_________________
Vào đây đọc truyện:

https://www.nhomcho.com/f7-truyen-ngan

https://www.nhomcho.com/f8-truyen-dai

Vào đây nghe nhạc Việt:

https://www.nhomcho.com/f14-nhac-vn
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Nhật: Fukushima: Lo âu và giận dữ về kế hoạch xả nước thải nhiễm phóng xạ của Nhật Bản

Post by LDN Sun Jul 10, 2022 7:32 am


Lý do khiến ông Shinzo Abe chiếm trọn trái tim đông đảo người Việt

10.07.2022 - BBC

NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES

Chụp lại hình ảnh,

Thủ tướng Shinzo Abe chụp hình chung với các lãnh đạo thế giới khi tham dự Thượng đỉnh APEC lần thứ 14 vào tháng 11/2006 tại Hà Nội

Cựu Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe có lẽ là một trong những chính khách quốc tế hiếm hoi được đông đảo người dân Việt Nam dành tình cảm quý mến sâu sắc.

Chính phủ Việt Nam tuyên bố "Việt Nam đã mất đi người bạn vô cùng thân thiết, gần gũi, người đã có rất nhiều đóng góp to lớn trong việc phát triển quan hệ mạnh mẽ giữa Việt Nam và Nhật Bản.

Rất nhiều người Việt Nam đã đồng loạt bày tỏ sự thương tiếc và trân quý những điều mà chính quyền ông Abe đã giúp đỡ Việt Nam khi còn tại vị.

Đại sứ quán Nhật Bản tại Hà Nội thông báo mở sổ tang tưởng niệm cựu Thủ tướng Abe trong ba ngày, 10-12/07.

Hai chuyên gia về khoa học chính trị từ TP HCM và Hoa kỳ đã nhận định về các lý do đằng sau tình cảm đặc biệt này.

'Sự trọng thị quan trọng'

Ông Shinzo Abe đã 4 lần thăm Việt Nam với tư cách là Thủ tướng Nhật Bản. Mối quan hệ Việt Nam - Nhật Bản đã liên tục phát triển trong thời gian ông Abe tại vị.

Năm 2014, hai nước đã nâng cấp quan hệ song phương lên "đối tác chiến lược sâu rộng vì hòa bình và thịnh vượng ở Châu Á". Nhật Bản nằm trong top đầu các quốc gia xét về ba trụ cột, thương mại, đầu tư và vốn viện trợ ODA cho Việt Nam.

70% vốn đầu tư FDI từ Nhật Bản vào Việt Nam trong thời gian ông Shinzo Abe nắm quyền, từ năm 2010 đến 2020. Theo báo cáo của Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA), từ năm 2010 đến 2020, vốn ODA của Nhật cam kết cho Việt Nam là hơn 34 tỷ USD.

Từ TP HCM, Tiến sĩ Nguyễn Thành Trung từ Đại học Fulbright nhận định với BBC News Tiếng Việt:

"Một trong những lý do quan trọng nhất tại sao người Việt yêu quý ông Abe là do trong các nhiệm kỳ ông Abe nhậm chức thủ tướng, ông đã dành cho Việt Nam sự trọng thị quan trọng mà người Việt không thấy từ các nhà lãnh đạo của các cường quốc khác. Cựu lãnh đạo của nền kinh tế lớn thứ ba thế giới đã thể hiện sự yêu quý thông qua nhiều chuyến thăm đúng lúc, cũng như viện trợ và giúp đỡ thiết thực cho Việt Nam."

NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES

Chụp lại hình ảnh,

Thủ tướng Shinzo Abe trong cuộc gặp với Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc tại Tokyo vào năm 2017

Ông Vũ Xuân Khang, Nghiên cứu sinh Tiến sĩ ngành An ninh quốc tế tại Đại học Boston (Boston College) cho rằng ông Abe đã luôn giúp đỡ Việt Nam bảo vệ chủ quyền quốc gia và chưa bao giờ đặt nặng vấn đề dân chủ nhân quyền khi làm việc với chính quyền Hà Nội, khác hẳn với các Tổng thống Mỹ khi đến thăm và làm việc tại Việt Nam.

"Trong suốt hai nhiệm kỳ nắm quyền, ông Abe luôn nhìn nhận Việt Nam là một đối tác quan trọng trong chính sách an ninh Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Nhật Bản và luôn sẵn lòng cung cấp vốn ODA giúp Việt Nam phát triển cơ sở hạ tầng. Vị trí quan trọng của Việt Nam được thể hiện rõ ràng khi ông Abe chọn Việt Nam là nước công du nước ngoài đầu tiên sau khi tái đắc cử nhiệm kỳ hai vào cuối năm 2012. Vào năm 2014, Việt Nam và Nhật Bản nâng cấp quan hệ đối tác chiến lược thành đối tác chiến lược sâu rộng."

Năm 2014 khi Trung Quốc kéo giàn khoan Hải Dương 981 ở vùng biển thuộc khu vực quần đảo Hoàng Sa, nơi Việt Nam tuyên bố là vùng đặc quyền kinh tế và thuộc thềm lục địa của mình, ông Abe đã tuyên bố sẽ ủng hộ Việt Nam trong tranh chấp biển với Trung Quốc và chấp thuận cung cấp tàu tuần tra cho cảnh sát biển Việt Nam.

Trong những năm sau đó, ông Abe luôn ủng hộ Việt Nam đóng vai trò lớn hơn trên trường quốc tế như ASEAN và Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, đặc biệt là ông đã tiếp tục thúc đẩy Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) sau khi cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump rút lui vào năm 2017.

"Có thể nói rằng ông Abe, mặc dù là một nhà chính trị cánh hữu, đã không để các khác biệt về hệ thống chính trị làm ảnh hưởng đến quan hệ song phương. Chính quyền Việt Nam có thể trông chờ vào sự ủng hộ của Nhật Bản mà không lo sợ Tokyo kích động lật đổ chế độ như Mỹ", ông Vũ Xuân Khang nhận định.

Tâm lý 'thoát Trung'

NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES

Chụp lại hình ảnh,

Thủ tướng Shinzo Abe bắt tay Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khi tham dự Thượng đỉnh APEC tại Bắc Kinh vào năm 2014

Theo Tiến sĩ Nguyễn Thành Trung, quan điểm của ông Abe đối với hoà bình ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương cũng trùng hợp với nhiều người Việt, trong đó ông chỉ trích các hành động gây mất ổn định, cũng như tham vọng lãnh thổ của Trung Quốc.

Trang The Diplomat ngày 08/07 nhận định trong nhiệm kỳ của mình, ông Shinzo Abe đã có những bước đi địa chính trị quan trọng nhằm định hình vững chắc vị thế của Nhật Bản trong liên minh ngày càng phát triển nhằm đẩy lùi Trung Quốc. Ông Abe chính là một trong những người kiến tạo ban đầu đằng sau Bộ Tứ (Quad) và khái niệm "Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương", cả hai đều hiện là trọng tâm trong chiến lược chống Trung Quốc của Mỹ. Thủ tướng đương nhiệm của Nhật Bản là ông Kishida Fumio cũng đã tiếp nối phần lớn di sản trong chính sách ngoại giao của ông Abe.

Nghiên cứu sinh Vũ Xuân Khang cho rằng rất nhiều người dân Việt Nam mong muốn được "thoát Trung", một tư tưởng mà nước Nhật đã phát triển với tác phẩm "Thoát Á Luận" của Fukuzawa Yukichi và thành công áp dụng.

"Người dân Việt Nam đã không còn xa lạ về thái độ cứng rắn với Bắc Kinh của ông Abe, nhất là khi ông mong muốn sửa đổi hiến pháp hoà bình của Nhật Bản để cho phép lực lượng phòng vệ tăng khả năng tấn công và có thể tham gia nhiều hơn vào an ninh của khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương. Vào năm 2014, Nhật Bản đã diễn giải lại hiến pháp để cho phép lực lượng phòng vệ có thể tham chiến ở nước ngoài."

Ông Abe là một nhân vật gây tranh cãi ở Hàn Quốc và Trung Quốc do ông đã vài lần viếng thăm đền Yasukuni và có những phát ngôn phủ nhận nhiều tội ác của Phát xít Nhật trong Thế Chiến II.

"Việt Nam cũng từng là thuộc địa của Nhật, nhưng tâm lý chống sự bành trướng của Trung Quốc mà ông Abe và đại đa số người dân Việt Nam chia sẻ đã làm lu mờ về tội ác của Phát xít Nhật tại Việt Nam," nghiên cứu sinh Vũ Xuân Khang nhận định.

"Người dân Việt Nam cho thấy rằng họ sẵn sàng gác lại quá khứ để hướng tới tương lai trong quan hệ với Nhật Bản và xa hơn là với Mỹ nếu hai nước này có thể giúp Việt Nam thoát Trung."

"Đối với những tiếng nói bất đồng chính kiến trong nước, họ cũng thần tượng ông Abe là lãnh đạo của một nước dân chủ thân Mỹ và chống Trung Quốc và họ mong một ngày Việt Nam cũng sẽ được như vậy."

'Tinh thần samurai'

NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES

Chụp lại hình ảnh,

Thủ tướng Shinzo Abe lái máy trồng lúa tại nơi từng gánh chịu thảm họa động đất sóng thần 2011 ở quận Miyagi, ảnh được chụp vào ngày 12/05/2013

Nhiều người Việt Nam đã chia sẻ hình ảnh ông Abe gần với quần chúng nhân dân, và quý mến ông còn vì nét mặt nhân hậu, hiền hòa.

Vào tháng 8 năm 2020, ông Abe tuyên bố từ chức sau khi ông cho biết sức khỏe không đảm bảo và gửi lời xin lỗi đến toàn thể người dân Nhật Bản. Khi đó, ông còn một năm nữa mới hết nhiệm kỳ.

Năm 2007, ông cũng từ chức chỉ sau một năm nắm quyền, lý do vẫn là căn bệnh mà ông đã phải chịu đựng từ thời niên thiếu.

Tiến sĩ Nguyễn Thành Trung cho rằng, "Ông Abe thể hiện cho tinh thần samurai Nhật Bản mà nhiều người Việt yêu thích ở văn hoá dân tộc Nhật. Ông biết từ chức khi sức khoẻ không đảm bảo, và thể hiện một tính cách Nhật bản cao quý luôn suy nghĩ về dân tộc, đất nước."

Tác giả David Frum trong bài viết đăng trên The Atlantic ngày 08/07 nói rằng ông Shinzo Abe thường được mô tả là một người theo chủ nghĩa dân tộc, và xứng đáng được nhớ đến là một trong những người theo chủ nghĩa quốc tế (internationalist) vĩ đại trong kỷ nguyên của ông ấy, một kiến trúc sư trưởng cho nền an ninh mang tính phối hợp tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.

Trong một nhận định ngày 09/07 trên Japan Times, Tiến sĩ Michael MacArthur Boask, Cố vấn đặc biệt về quan hệ chính phủ tại Yokosuka Council on Aisa-Pacific Studies cho biết vụ ám sát ông Abe đã tạo nên một khoảng trống chính trị to lớn bên trong nội bộ Đảng LDP. Và bức tranh chính trị tại Nhật Bản đã hoàn toàn thay đổi dù di sản của ông Abe sẽ luôn có tầm ảnh hưởng to lớn trong hiện tại.

Quan hệ Việt Nam - Nhật Bản: Những cột mốc chính

Mối quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản được thiết lập chính thức vào ngày 21/09/1973Năm 2009, Nhật Bản thiết lập quan hệ "Đối tác chiến lược" với Việt NamTháng 03/2014, Việt Nam và Nhật Bản chính thức nâng cấp quan hệ lên thành "Đối tác chiến lược sâu rộng vì hòa bình và phồn vinh ở châu Á"Nhật Bản nối lại viện trợ ODA cho Việt Nam vào 1992 và cho đến nay luôn là nhà tài trợ lớn nhất cho Việt Nam

_________________
Vào đây đọc truyện:

https://www.nhomcho.com/f7-truyen-ngan

https://www.nhomcho.com/f8-truyen-dai

Vào đây nghe nhạc Việt:

https://www.nhomcho.com/f14-nhac-vn
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Nhật: Fukushima: Lo âu và giận dữ về kế hoạch xả nước thải nhiễm phóng xạ của Nhật Bản

Post by LDN Thu Jul 14, 2022 3:31 pm

Người Nhật xếp hàng dài, tiễn đưa Ông Abe lần cuối.

https://youtu.be/F6CWQO0kBxY

_________________
Vào đây đọc truyện:

https://www.nhomcho.com/f7-truyen-ngan

https://www.nhomcho.com/f8-truyen-dai

Vào đây nghe nhạc Việt:

https://www.nhomcho.com/f14-nhac-vn
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Nhật: Fukushima: Lo âu và giận dữ về kế hoạch xả nước thải nhiễm phóng xạ của Nhật Bản

Post by LDN Wed Jul 20, 2022 5:20 pm


Sát nhân giết ông Shinzo Abe là một nhà lập trình software”

SGN Fact Check
20 tháng 7, 2022 - Sài Gòn nhỏ

Chính phủ Nhật dự kiến tổ chức quốc tang cho cố Thủ tướng Shinzo Abe ngày 27 Tháng Chín 2022 – sự kiện mà Tokyo dự tính mời nhiều nguyên thủ đương nhiệm lẫn cựu chính khách cấp cao thế giới…

Trong khi đó, những tin giả liên quan ông Shinzo Abe vẫn tràn lan. Vài tờ báo ở Hy Lạp và Iran đã đăng hình một kẻ được cho là nghi phạm tên Hideo Kojima. Trong hình là một người đàn ông mặc áo thun in hình The Joker trong phim Batman, cặp nách cái túi in hình lãnh tụ cách mạng thiên tả Che Guevara. Kojima là một nhà thiết kế software trò chơi điện tử, tác giả của video game Death Stranding và Metal Gear Solid.

Chính trị gia cực hữu người Pháp Damien Reu đã đăng hình của Kojima lên Twitter với dòng chữ “Thiên tả cực đoan giết người.” Chưa hết, Reu còn chia sẻ tweet của một danh khoản tên @JordiPasAlva, gọi Kojima là kẻ sát nhân. Không lâu sau đó @JordiPasAlva đã phải xoá tweet của mình và đính chính rằng đó chỉ là giễu dở (“a bad joke”).

Tuy nhiên, tờ Mashreg News của Iran vẫn đăng hình Kojima thể như anh ta là thủ phạm thiệt. Kênh YouTube của đài TV ANT1 ở Hy Lạp vẫn chiếu video clip giả về Kojima cho đến khi bị người xem phát hiện mới chịu ngưng và xoá clip. Tin giả này được cho là phát tán từ 4chan – ổ của các mưu thuyết gia trời ơi đất hỡi từng tung ra hàng ngàn bản tin xạo láo trong kỳ bầu cử tổng thống Mỹ năm 2020. Một kẻ ẩn danh đã ghép gương mặt Kojima vào cảnh lúc thủ phạm bị cảnh sát bắt ngay sau khi y bắn ông Abe và đăng trên 4chan.

Cảnh sát Nhật cho biết tên thật của kẻ sát thủ là Tetsuya Yamagami. Theo lời khai của nghi can, y muốn giết ông Abe vì ông và gia đình ông ủng hộ Unification Church, một cuồng phái do giáo chủ Sun Myung Moon người Hàn cầm đầu. Yamagami nói mẹ y vì bị giáo phái này làm mê cuồng mà phải tán gia bại sản.

______

Factchecker: Ian Bui

_________________
Vào đây đọc truyện:

https://www.nhomcho.com/f7-truyen-ngan

https://www.nhomcho.com/f8-truyen-dai

Vào đây nghe nhạc Việt:

https://www.nhomcho.com/f14-nhac-vn
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Nhật: Fukushima: Lo âu và giận dữ về kế hoạch xả nước thải nhiễm phóng xạ của Nhật Bản

Post by LDN Thu Jul 06, 2023 6:43 am

Fukushima: Lo âu và giận dữ về kế hoạch xả nước thải nhiễm phóng xạ của Nhật Bản

BBC

Các nhà hoạt động Hàn Quốc đã chỉ trích kế hoạch của Nhật Bản, cho rằng sẽ gây ô nhiễm đại dương

Kế hoạch xả nước thải qua xử lý từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima gây tranh cãi của Nhật Bản làm bùng phát sự lo lắng và tức giận trong và ngoài nước.

Kể từ khi xảy ra thảm họa kép động sóng thần năm 2011 khiến nhà máy điện hạt nhân Fukushima bị hư hại nghiêm trọng, cho đến nay đã có hơn một triệu tấn nước thải qua xử lý tại đây. Nhật Bản hiện muốn bắt đầu xả lượng nước thải này ra Thái Bình Dương.

Cơ quan giám sát hạt nhân của Liên Hiệp Quốc, Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA), đã công bố một báo cáo ủng hộ kế hoạch của Nhật Bản.

Nhưng kể từ khi được công bố cách đây hai năm, kế hoạch này đã gây nên tranh cãi sâu sắc ở Nhật Bản khi cộng đồng địa phương bày tỏ lo ngại về khả năng nhiễm xạ.

Tác giả,Tessa WongVai trò,Phóng viên châu Á, BBC News

06.07.2023

Các nhóm công nghiệp đánh bắt và ngành hải sản ở Nhật Bản và rộng hơn là trong khu vực cũng bày tỏ quan ngại về sinh kế của họ, vì lo sợ người tiêu dùng sẽ tránh mua hải sản.

Các nước láng giềng của Tokyo cũng bất đồng. Trung Quốc là quốc gia lên tiếng chỉ trích mạnh mẽ nhất, cáo buộc Nhật Bản coi đại dương là "cống rãnh riêng" của mình.

Hôm thứ Ba 05/07, Bắc Kinh chỉ trích báo cáo của IAEA, cho rằng kết luận này là "mang tính một chiều".

Vậy kế hoạch của Nhật Bản là gì và chính xác đã gây 'dậy sóng' ra sao?

Nhật Bản định làm gì với chất thải hạt nhân?

Nhật Bản: Nước thải từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima có an toàn?

Kể từ sau thảm họa, công ty điện Tepco đã bơm nước để làm mát các thanh nhiên liệu của lò phản ứng hạt nhân tại nhà máy điện Fukushima. Điều này có nghĩa là mỗi ngày nhà máy này tạo ra lượng nước bị nhiễm chất phóng xạ, và chúng được trữ trong các bể chứa lớn.

Hơn 1.000 bể chứa đã đầy và Nhật Bản cho biết đây không phải là giải pháp lâu dài mang tính bền vững. Tokyo muốn xả dần lượng nước này ra Thái Bình Dương trong vòng 30 năm tới, khẳng định độ an toàn của nước được xả ra.

Xả nước thải đã qua xử lý ra đại dương là một hoạt động bình thường đối với các nhà máy điện hạt nhân - nhưng do đây là sản phẩm thứ yếu sau sự cố nên không phải là loại chất thải hạt nhân thông thường.

Tepco lọc nước ở Fukushima thông qua Hệ thống xử lý chất lỏng tiên tiến (ALPS), giúp giảm hầu hết các chất phóng xạ xuống những tiêu chuẩn an toàn có thể chấp nhận được, ngoại trừ tritium và carbon-14.

Tritium và carbon-14 lần lượt là các đồng vị phóng xạ của hydro và carbon, rất khó tách khỏi nước. Chúng có ở khắp nơi trong môi trường tự nhiên, nước và cả trong con người, do chúng được hình thành trong bầu khí quyển của Trái Đất và có thể đi vào vòng tuần hoàn nước.

Cả hai đồng vị này đều có nồng độ phóng xạ rất thấp nhưng có thể gây rủi ro nếu được hấp thụ với số lượng lớn.

Nước được lọc phải đi qua một quy trình xử lý khác, sau đó được pha loãng với nước biển để giảm nồng độ của các chất còn lại trước khi thải ra đại dương. Tepco cho biết hệ thống van của họ sẽ đảm bảo không có nước thải chưa pha loãng nào vô tình bị xả ra ngoài.

Chính phủ Nhật Bản cho biết mức tritium cuối cùng - khoảng 1.500 becquerel/lít - an toàn hơn nhiều so với mức mà các cơ quan quản lý yêu cầu đối với việc xả chất thải hạt nhân hoặc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đòi hỏi đối với nước uống. Tepco cho biết mức carbon-14 cũng sẽ đáp ứng các tiêu chuẩn.

Tepco và chính phủ Nhật Bản đã tiến hành các nghiên cứu để chỉ ra rằng nước thải ra sẽ ít gây rủi ro cho con người và sinh vật biển.

Nhiều nhà khoa học cũng đã ủng hộ kế hoạch này. "Nước thải ra sẽ là một giọt nước trong đại dương, cả về thể tích và nồng độ phóng xạ. Không có bằng chứng nào cho thấy nồng độ phóng xạ cực thấp này gây ảnh hưởng bất lợi đến sức khỏe", theo chuyên gia bệnh học phân tử Gerry Thomas, người đã làm việc với các nhà khoa học Nhật Bản về nghiên cứu chất phóng xạ và tư vấn cho IAEA liên quan đến các báo cáo của Fukushima.

Play video, "Fukushima: Vì sao Nhật Bản muốn xả nước chứa phóng xạ xuống biển?", Thời lượng 2,22

02:22

Chụp lại video,

Fukushima: Vì sao Nhật Bản muốn xả nước chứa phóng xạ xuống biển?

Giới chỉ trích nói gì?

Các chuyên gia nhân quyền do Liên Hiệp Quốc bổ nhiệm, cũng như các nhà hoạt động môi trường, đã phản đối kế hoạch này. Tổ chức Greenpeace đã công bố các báo cáo nghi ngờ về quy trình xử lý của Tepco, cáo buộc rằng nhà máy này không đi đủ xa trong quy trình loại bỏ các chất phóng xạ.

Những người chỉ trích cho rằng, vào thời điểm hiện tại, Nhật Bản nên giữ nước đã qua xử lý trong các bể chứa. Họ lập luận rằng điều này kéo dài thời gian để phát triển các công nghệ xử lý mới và cho phép nồng độ phóng xạ còn sót lại giảm đi một cách tự nhiên.

Cũng có một số nhà khoa học không thấy thoải mái với kế hoạch này. Họ nói rằng cần có nhiều nghiên cứu hơn về tác động của việc xả thải đối với đáy đại dương và sinh vật biển.

"Chúng tôi đã thấy một bản đánh giá tác động sinh thái, phóng xạ không đầy đủ khiến chúng tôi rất lo ngại rằng Nhật Bản không những không thể phát hiện những gì đang đi vào nước, lớp trầm tích và sinh vật, mà nếu có, sẽ không có cách nào để loại bỏ chúng... không có cách nào cứu vãn tình hình trở lại như trước," nhà sinh vật biển Robert Richmond, Giáo sư Đại học Hawaii, nói trong chương trình Newsday của BBC.

Tatsujiro Suzuki, Giáo sư công nghệ hạt nhân từ Trung tâm Nghiên cứu Bãi bỏ Vũ khí Hạt nhân của Đại học Nagasaki, nói với BBC rằng kế hoạch "không phải lúc nào cũng dẫn đến nạn ô nhiễm trầm trọng hoặc dễ dàng gây hại cho công chúng - nếu mọi việc diễn ra suôn sẻ".

Nhưng xét đến việc Tepco thất bại trong việc ngăn chặn thảm họa kép năm 2011, ông cho biết mình vẫn lo ngại về vấn đề có thể xảy ra liên quan đến lượng nước bị nhiễm xạ.

Các nước láng giềng của Nhật Bản nói gì?

Trung Quốc đã yêu cầu Nhật Bản phải đạt được thỏa thuận với các nước trong khu vực và các tổ chức quốc tế trước khi xả lượng nước này.

Bắc Kinh cũng cáo buộc Tokyo vi phạm "các nghĩa vụ pháp lý và đạo đức quốc tế", đồng thời cảnh báo nếu tiến hành kế hoạch thì "phải gánh chịu mọi hậu quả".

Hai nước hiện đang có mối quan hệ không êm đẹp khi Nhật Bản gần đây tăng cường quân sự và các động thái mang tính khiêu khích của Trung Quốc quanh hòn đảo Đài Loan đã làm gia tăng căng thẳng.

Tokyo đàm phán với các nước láng giềng và tổ chức một đoàn chuyên gia Hàn Quốc đến thăm nhà máy Fukushima vào tháng Năm.

Nhưng không chắc Nhật Bản cam kết xa đến mức nào để có được sự chấp thuận từ các nước láng giềng trước khi tiến hành kế hoạch.

Trái ngược với Trung Quốc, Seoul - vốn rất muốn xây dựng quan hệ với Nhật Bản - đã giảm nhẹ những lo ngại của mình và hôm thứ Ba 05/07 và cho biết họ "tôn trọng" những kết quả đánh giá của IAEA.

Nhưng cách tiếp cận này đã khiến công chúng Hàn Quốc giận dữ, 80% người dân lo lắng về việc xả nước, theo một cuộc thăm dò gần đây.

"Chính phủ thực thi mạnh mẽ chính sách không xả rác trên biển... Nhưng giờ đây chính phủ không nói lời nào (với Nhật Bản) về việc nước thải đổ ra biển," Park Hee-jun, một ngư dân Hàn Quốc nói với BBC Tiếng Hàn.

"Một số quan chức nói rằng chúng ta nên giữ im lặng nếu không muốn khiến người tiêu dùng thêm lo lắng. Tôi nghĩ điều này thật vớ vẩn."

Hàng nghìn người đã tham gia các cuộc biểu tình ở Seoul, kêu gọi chính phủ hành động, vì một số người mua sắm lo sợ nguồn cung thực phẩm bị gián đoạn đã dự trữ muối và các loại thực phẩm khác.

NGUỒN HÌNH ẢNH,CHUNG SUNG-JUN

Đáp lại, Quốc hội Hàn Quốc tuần trước đã thông qua một nghị quyết phản đối kế hoạch xả nước - dù không rõ điều này sẽ có tác động gì đối với quyết định của Nhật Bản.

Các quan chức cũng đang tiến hành "kiểm tra gắt gao" hải sản và tuân thủ lệnh cấm nhập khẩu hải sản hiện có của Nhật Bản từ các khu vực quanh nhà máy Fukushima.

Để xoa dịu nỗi sợ hãi của công chúng, Thủ tướng Han Duck-soo cho biết ông sẵn sàng uống nước từ Fukushima để chứng minh rằng nó an toàn, trong khi một quan chức tuần trước cho biết, chỉ một lượng nhỏ chất thải sẽ chảy vào vùng biển Hàn Quốc.

Ở những nơi khác trong khu vực, một số quốc đảo cũng bày tỏ lo ngại với nhóm Pacific Islands Forum (Diễn đàn Quần đảo Thái Bình Dương) gọi kế hoạch này là một "thảm họa ô nhiễm hạt nhân lớn".

Nhật Bản phản ứng thế nào?

Chính quyền Nhật Bản và Tepco đã tìm cách thuyết phục những người chỉ trích bằng cách giải thích tính khoa học đằng sau quá trình xử lý và họ sẽ tiếp tục làm như vậy với "mức độ minh bạch cao", Thủ tướng Fumio Kishida hứa hôm thứ Ba 05/07.

Trong các tài liệu được công bố trên trang web của Bộ Ngoại giao Nhật Bản, Nhật Bản cũng chỉ ra rằng các nhà máy hạt nhân khác trong khu vực - đặc biệt là ở Trung Quốc - thải ra nước có hàm lượng tritium cao hơn nhiều.

BBC đã xác minh được một vài con số này với dữ liệu có sẵn công khai từ các nhà máy hạt nhân của Trung Quốc.

Nhưng minh chứng rõ ràng nhất có thể nằm ở báo cáo của IAEA, được người đứng đầu cơ quan này, ông Rafael Grossi, công bố khi đến thăm Nhật Bản.

Báo cáo, được công bố sau hai năm điều tra, cho thấy Tepco và chính quyền Nhật Bản đang đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn quốc tế về một số khía cạnh bao gồm cơ sở vật chất, thanh tra và thực thi, giám sát môi trường và đánh giá phóng xạ.

Hôm thứ Ba, ông Grossi cho biết kế hoạch xả nước thải sẽ có "tác động phóng xạ có thể bỏ qua đối với con người và môi trường".

Theo một số báo cáo, việc cơ quan giám sát hạt nhân của thế giới đã chấp thuận, Nhật Bản có thể bắt đầu xả nước từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima vào đầu tháng Tám - tạo nguy cơ xảy ra một màn đối đầu gay gắt với những tiếng nói chỉ trích.

Tường thuật bổ sung do Yuna Kim và Chika Nakayama thực hiện.

_________________
Vào đây đọc truyện:

https://www.nhomcho.com/f7-truyen-ngan

https://www.nhomcho.com/f8-truyen-dai

Vào đây nghe nhạc Việt:

https://www.nhomcho.com/f14-nhac-vn
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Nhật: Fukushima: Lo âu và giận dữ về kế hoạch xả nước thải nhiễm phóng xạ của Nhật Bản

Post by Sponsored content



Sponsored content


Back to top Go down

View previous topic View next topic Back to top

- Similar topics

Permissions in this forum:
You can reply to topics in this forum