Our forum runs best with JavaScript enabled !

Đài Loan: Tại sao Đài Loan có thể tránh được số phận như của Ukraine? (Gideon Rachman)

Page 1 of 2 1, 2  Next

View previous topic View next topic Go down

New Đài Loan: Tại sao Đài Loan có thể tránh được số phận như của Ukraine? (Gideon Rachman)

Post by LDN Thu Aug 04, 2022 3:38 am

Tôi mở 1 thread về đề tài Đài Loan vs Tàu.

Bài báo này thú vị, có dịp sẽ tóm tắt ý chính.

https://www.t-online.de/nachrichten/ausland/krisen/id_100035114/konflikt-zwischen-den-usa-und-china-um-taiwan-dann-bricht-die-hoelle-los.html


Last edited by LDN on Sun Nov 20, 2022 12:39 am; edited 8 times in total

_________________
Vào đây đọc truyện:

https://www.nhomcho.com/f7-truyen-ngan

https://www.nhomcho.com/f8-truyen-dai

Vào đây nghe nhạc Việt:

https://www.nhomcho.com/f14-nhac-vn
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Đài Loan: Tại sao Đài Loan có thể tránh được số phận như của Ukraine? (Gideon Rachman)

Post by LDN Thu Aug 04, 2022 5:45 am

Trung Quốc - Đài Loan: Giải thích đơn giản

David Brown - BBC
BBC News
13 tháng 1 2022
Cập nhật 25 tháng 5 2022
Image of Taiwanese soldier
Tổng thống Mỹ Joe Biden đã tuyên bố sẵn sàng sử dụng vũ lực để bảo vệ Đài Loan, nhưng các quan chức Nhà Trắng khẳng định Mỹ không thay đổi lập trường của mình.

Washington từ lâu đã có chính sách "chiến lược mơ hồ" về việc liệu họ có can thiệp quân sự trong trường hợp Trung Quốc tấn công Đài Loan hay không.

Trung Quốc 'sốc' vì Mỹ xóa câu 'Đài Loan là một phần của Trung Quốc'

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã nói "việc thống nhất" với Đài Loan "phải được hoàn thành", và ông không loại trừ khả năng sử dụng vũ lực để đạt được điều này.

Bắc Kinh coi Đài Loan là một tỉnh ly khai, rốt cuộc sẽ cần phải trở lại là một phần của Trung Quốc.

Tuy nhiên, Đài Loan coi mình là một quốc gia độc lập, có hiến pháp riêng và có các nhà lãnh đạo được bầu cử dân chủ.

Đài Loan nằm ở đâu?
Đài Loan là một hòn đảo nằm cách bờ biển phía đông nam Trung Quốc khoảng 100 hải lý.

Nó nằm trong cái gọi là "chuỗi đảo đầu tiên", bao gồm các vùng lãnh thổ thân thiện với Hoa Kỳ và có vai trò quan trọng đối với chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ.

BBC
Nếu Trung Quốc nắm Đài Loan, một số chuyên gia phương Tây cho rằng nước này có thể sẽ tự do hơn trong việc phát triển sức mạnh ở khu vực tây Thái Bình Dương, và thậm chí có thể đe dọa các căn cứ quân sự ở xa của Mỹ như Guam và Hawaii.

Nhưng Trung Quốc khẳng định ý định của họ hoàn toàn là mong muốn hòa bình.

Tại sao Đài Loan tách khỏi Trung Quốc?
Việc hai bên chia tách diễn ra sau Đại chiến Thế giới lần thứ hai, khi tại Trung Quốc đại lục đang có cuộc chiến giữa các lực lượng chính phủ theo chủ nghĩa dân tộc và Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Phe cộng sản giành chiến thắng vào năm 1949, và lãnh tụ của họ, Mao Trạch Đông, lên nắm quyền ở Bắc Kinh. Quốc dân đảng bỏ chạy đến Đài Loan gần đó.

Chiang Kai-shek fled to Taiwan after defeat by the communists in 1949
NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh,
Tưởng Giới Thạch dẫn dắt Quốc dân đảng bỏ chạy sang Đài Loan sau khi thua Đảng Cộng sản TQ hồi 1949

Quốc dân đảng là một trong những đảng phái chính trị nổi bật nhất của Đài Loan kể từ đó - nắm quyền ở đảo này suốt một phần quan trọng trong lịch sử của đảo.

Hiện tại, chỉ có 13 quốc gia (và Tòa thánh Vatican) công nhận Đài Loan là quốc gia có chủ quyền.

Trung Quốc gây áp lực ngoại giao đáng kể để các nước khác không công nhận hoặc tỏ ý công nhận Đài Loan.

Bộ trưởng Quốc phòng Đài Loan cho biết quan hệ với Trung Quốc hiện đang ở mức tồi tệ nhất kể từ 40 năm qua.

Đài Loan có thể tự vệ không?
Trung Quốc có thể cố gắng đưa đến sự thống nhất bằng các biện pháp phi quân sự, chẳng hạn như tăng cường quan hệ kinh tế.

Nhưng nếu xảy ra bất kỳ cuộc đối đầu quân sự nào thì các lực lượng vũ trang của Trung Quốc cũng sẽ lấn át phía Đài Loan.

Trung Quốc chi tiêu nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào khác, chỉ sau Hoa Kỳ, cho quốc phòng. Nước này có thể triển khai nhiều hình thức quân sự, từ sức mạnh hải quân đến công nghệ tên lửa, máy bay và tấn công trên mạng.

Phần lớn sức mạnh quân sự của Trung Quốc tập trung ở những mảng khác, nhưng lấy ví dụ về số nhân sự thì hai bên có sự chênh lệch vô cùng to lớn.

Nếu xảy ra xung đột, một số chuyên gia phương Tây dự đoán rằng Đài Loan giỏi nhất là chỉ có thể làm chậm lại cuộc tấn công của Trung Quốc, cố gắng ngăn chặn cuộc đổ bộ của quân Trung Quốc, và tiến hành các cuộc tấn công du kích trong khi chờ đợi trợ giúp từ bên ngoài.

Sự trợ giúp đó có thể đến từ Hoa Kỳ, quốc gia bán vũ khí cho Đài Loan, mặc dù Washington theo đuổi chính sách chính "mơ hồ về chiến lược".

Nói cách khác, Mỹ cố tình không nêu rõ họ sẽ bảo vệ Đài Loan thế nào nếu xảy ra trường hợp bị tấn công.

Về mặt ngoại giao, Mỹ hiện đang chấp nhận chính sách "Một Trung Quốc", theo đó chỉ công nhận một chính phủ Trung Quốc ở Bắc Kinh, và chỉ có quan hệ chính thức với Trung Quốc chứ không phải Đài Loan.

Tình hình có trở nên tồi tệ hơn không?
Vào năm 2021, Trung Quốc dường như đã gia tăng sức ép bằng cách đưa máy bay quân sự vào Vùng Phòng không của Đài Loan, một khu vực mà Đài Loan tự tuyên bố, nơi các máy bay nước ngoài nếu bay vào sẽ được nhận dạng, giám sát và kiểm soát vì lợi ích an ninh quốc gia của Đài Loan.

Đài Loan năm 2020 đã công khai dữ liệu về các vụ máy bay xâm nhập .

Số lượng được báo cáo cao tới đỉnh điểm vào tháng 10/2021, với 56 vụ xâm nhập trong chỉ một ngày.

Tại sao Đài Loan lại quan trọng đối với phần còn lại của thế giới?
Nền kinh tế Đài Loan cực kỳ quan trọng.

Phần lớn thiết bị điện tử dân dụng được sử dụng hàng ngày trên thế giới - từ điện thoại đến máy tính xách tay, đồng hồ và máy chơi game - được chế tạo với phần chip máy tính do Đài Loan sản xuất.

Theo một cách đo lường thì chỉ một công ty Đài Loan duy nhất - Công ty Sản xuất Bán dẫn Đài Loan, viết tắt là TSMC - đã xuất xưởng hơn một nửa lượng chip toàn cầu.

TSMC được gọi là "công xưởng" - công ty sản xuất chip theo thiết kế mà khách hàng dân sự và khách hàng quân sự đặt làm. Đây là một ngành công nghiệp to lớn có trị giá gần 100 tỷ đô la (730 tỷ bảng Anh) trong năm 2021.

Nếu xảy ra việc Trung Quốc nắm Đài Loan, điều đó có thể sẽ cho phép Bắc Kinh kiểm soát một trong những ngành công nghiệp quan trọng nhất thế giới.

Người Đài Loan có lo lắng không?
Bất chấp những căng thẳng gần đây giữa Trung Quốc và Đài Loan, kết quả nghiên cứu cho thấy nhiều người Đài Loan nhìn chung không thấy họ gặp khó khăn.

Vào tháng 10, một tổ chức thăm dò dư luận, Taiwan Public Opinion Foundation, đã hỏi mọi người rằng liệu họ có nghĩ rằng rốt cuộc sẽ xảy ra chiến tranh với Trung Quốc hay không.

Gần hai phần ba (64,3%) trả lời là không.

Nghiên cứu chỉ ra rằng hầu hết mọi người ở Đài Loan đều coi mình là người Đài Loan - có một bản sắc riêng, rõ ràng.

Các cuộc khảo sát do Đại học Chính trị Quốc gia thực hiện từ đầu thập niên 1990 cho thấy tỷ lệ người tự thấy mình là người Trung Quốc, hoặc vừa là người Trung Quốc vừa là người Đài Loan, đã giảm xuống và hầu hết mọi người coi mình là người Đài Loan.

_________________
Vào đây đọc truyện:

https://www.nhomcho.com/f7-truyen-ngan

https://www.nhomcho.com/f8-truyen-dai

Vào đây nghe nhạc Việt:

https://www.nhomcho.com/f14-nhac-vn
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Đài Loan: Tại sao Đài Loan có thể tránh được số phận như của Ukraine? (Gideon Rachman)

Post by LDN Sun Aug 07, 2022 3:30 am


Trung Quốc tăng áp lực quân sự, Đài Loan chuẩn bị chiến tranh

Bình Phương
6 tháng 8, 2022 - Sài Gòn nhỏ

Chiến đấu cơ F-16V (Lightning Falcon) của Đài Loan chuẩn bị cất cánh khẩn cấp trong một cuộc diễn tập tại một căn cứ không quân của Đài Loan tháng Giêng 2022. Ảnh minh họa Ceng Shou Yi/NurPhoto via Getty Images.
Bộ Quốc phòng Đài Loan thông báo máy bay và tàu chiến Trung Quốc đang thực hiện một cuộc tấn công “mô phỏng” vào đảo quốc Đài Loan, vượt qua đường trung tuyến chia đôi eo biển và ngăn cách hai bên, buộc Đài Loan phải điều phản lực cơ lên phòng vệ và đặt đất nước vào tình trạng báo động chuẩn bị chiến tranh.

Như tin tức đã đưa trong mấy ngày qua, Trung Quốc đã lợi dụng chuyến viếng thăm Đài Loan của Chủ tịch Hạ Viện Hoa Kỳ Nancy Pelosi để gia tăng áp lực quân sự và đe dọa Đài Loan bằng một cuộc tập trận quy mô lớn vây quanh hòn đảo, kể cả việc bắn tên lửa đạn đạo ngang qua thủ đô Đài Bắc.

Sáng Thứ Bảy 6 Tháng Tám, Bộ tư lệnh quân khu miền Đông của quân đội Trung Quốc nói cuộc tập trận kéo dài từ Thứ Năm đến Chủ Nhật tuần này diễn ra trên biển, trên không phía Bắc, phía Tây Nam và phía Đông đảo Đài Loan có mục đích thử nghiệm khả năng tấn công trên bộ và trên biển của quân đội nước này.

Phía Đài Loan nói cuộc tập trận của Trung Quốc “mô phỏng” một cuộc tấn công Đài Loan từ nhiều hướng và ngăn chặn các mũi tiếp viện cho hòn đảo. Ngoài khơi bờ biển phía Đông Đài Loan, gần các đảo của Nhật Bản, các máy bay không người lái của Trung Quốc cũng mô phỏng một cuộc tấn công nhằm vào tàu chiến của Mỹ và Nhật Bản.

Bộ Quốc phòng Đài Loan ghi nhận Trung Quốc đã điều động 20 máy bay, trong đó có 14 chiếc đã bay qua đường trung tuyến trên eo biển Đài Loan và 14 chiến hạm Trung Quốc đang hoạt động trong eo biển rộng 100 dặm ngăn cách với Hoa Lục. Để ứng phó, Bộ Quốc phòng Đài Loan đã phát cảnh báo, điều động lực lượng tuần tra trinh sát đường không, bố trí các chiến hạm để theo dõi và đặt các hệ thống hỏa tiễn trên bờ vào tình trạng sẵn sàng chiến đấu. “Các cuộc tập trận quân sự của Trung Quốc đã đơn phương làm thay đổi tình hình hiện tại trong khu vực và làm tổn hại nghiêm trọng đến nền hòa bình ở eo biển Đài Loan”, thông báo của Bộ Quốc phòng Đài Loan nói.

Bộ Quốc phòng Nhật Bản cũng theo dõi sát tình hình và ghi nhận Trung Quốc đã bắn 11 hỏa tiễn đạn đạo loại Đông Phong DF-15 và DF-16 về phía Đài Loan, trong đó có bốn hỏa tiễn bay qua lãnh thổ nước này và năm hỏa tiễn rơi vào vùng đặc quyền kinh tế của Nhật Bản.

Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ hôm qua đã ra lệnh cho nhóm tác chiến hàng không mẫu hạm USS Ronald Reagan túc trực trên biển phía Nam Đài Loan và cử hai tàu đổ bộ tấn công USS Tripoli và USS America túc trực ở phía Bắc hòn đảo. Tàu America và Tripoli không phải là hàng không mẫu hạm nhưng mỗi tàu đều chở theo các phi đội F-35, loại chiến đấu cơ tàng hình thế hệ thứ 5 có thể cất cánh, hạ cánh theo chiều thẳng đứng. Các tàu này đang “án binh bất động” nhưng sẵn sàng ứng phó nếu tình hình Đài Loan vượt ra ngoài tầm kiểm soát.

Ông John Kirby, Phát ngôn viên Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ, nói với các phóng viên hôm Thứ Năm rằng Trung Quốc đang cố tình phản ứng thái quá để làm leo thang căng thẳng và tạo ra một hiện trạng mới trong khu vực.

Ông Kirby đặc biệt dự đoán rằng Trung Quốc sẽ tiếp tục chiến thuật “luộc ếch”, lấn dần từng bước và leo thang hành động quân sự trên khắp eo biển Đài Loan trong tương lai gần nhưng ông khẳng định “Hoa Kỳ đã chuẩn bị cho những gì Bắc Kinh chọn làm.”

Mặc dù Hoa Kỳ sẽ không tìm kiếm một cuộc xung đột nhưng “Chúng tôi sẽ không ngừng hoạt động trên các vùng biển và bầu trời Tây Thái Bình Dương phù hợp với luật pháp quốc tế, như chúng tôi đã làm trong nhiều thập niên, ủng hộ Đài Loan và bảo vệ một khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và cởi mở,” ông Kirby nói thêm.

_________________
Vào đây đọc truyện:

https://www.nhomcho.com/f7-truyen-ngan

https://www.nhomcho.com/f8-truyen-dai

Vào đây nghe nhạc Việt:

https://www.nhomcho.com/f14-nhac-vn
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Đài Loan: Tại sao Đài Loan có thể tránh được số phận như của Ukraine? (Gideon Rachman)

Post by LDN Sun Aug 07, 2022 3:37 am


Mỹ nói Trung Quốc vô trách nhiệm khi 'diễn tập' một cuộc tấn công Đài Loan

George Wright
BBC News
07.08.2022
A Chinese People's Liberation Army (PLA) aircraft flies over the 68-nautical-mile scenic spot, one of mainland China's closest points to the island of Taiwan
NGUỒN HÌNH ẢNH,REUTERS
Chụp lại hình ảnh,
Bắc Kinh dự kiến ​​sẽ tiếp tục các cuộc tập trận quân sự trên không và các vùng biển xung quanh Đài Loan cho đến Chủ nhật

Hoa Kỳ đã lên tiếng cáo buộc Bắc Kinh vì những hành động "khiêu khích" và "vô trách nhiệm" sau khi Đài Loan thông báo Trung Quốc đã diễn tập một cuộc tấn công vào hòn đảo này.

Nhà Trắng cho biết Bắc Kinh đang cố gắng "thay đổi hiện trạng" vốn có của Đài Loan.

Căng thẳng gia tăng liên tiếp sau chuyến thăm Đài Loan của phái đoàn Mỹ do bà Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi dẫn đầu.

Trung Quốc coi chuyến thăm là một sự thách thức đối với tuyên bố chủ quyền của họ với Đài Loan - hòn đảo vốn tự coi mình là một phần tách biệt với Trung Quốc.

Bộ Quốc phòng Đài Loan nói các tàu và máy bay Trung Quốc đã thực hiện sứ mệnh ở eo biển Đài Loan hôm thứ Bảy, một số chiếc đã vượt qua đường trung tuyến - một vùng đệm không chính thức ngăn cách hai bên. Các máy bay chiến đấu của Đài Loan đã cất cánh khẩn cấp để cảnh báo họ.

Quân đội Đài Loan cho biết cuộc tập trận là một cuộc tấn công mô phỏng vào hòn đảo này.

Chụp lại hình ảnh,
Các khu vực gần sát Đài Loan mà Trung Quốc tuyên bố tập trận

Bắc Kinh chưa bình luận về các cuộc tập trận mới nhất này, nhưng dự kiến sẽ tiếp tục các cuộc diễn tập quân sự trên không và tại các vùng biển xung quanh Đài Loan cho đến Chủ nhật.

Washington cáo buộc Trung Quốc làm căng thẳng leo thang.

Người phát ngôn Nhà Trắng cho biết: "Những hoạt động này là một bước leo thang đáng kể của Trung Quốc trong nỗ lực thay đổi nguyên trạng. Chúng mang tính khiêu khích, vô trách nhiệm và làm tăng rủi ro tính toán sai lầm".

"Họ cũng mâu thuẫn với mục tiêu lâu dài của chúng tôi là duy trì hòa bình và ổn định trên eo biển Đài Loan, đó là điều mà thế giới trông đợi."

Trung Quốc cho rằng chuyến thăm của bà Pelosi "đe dọa nghiêm trọng" hòa bình và ổn định ở eo biển Đài Loan.

Trung Quốc coi Đài Loan là một tỉnh ly khai, sau cùng cũng sẽ nằm dưới sự kiểm soát của Bắc Kinh.

Tuy nhiên, Đài Loan là một hòn đảo tự trị và xem mình khác biệt với đại lục. Nhưng bất kỳ dấu hiệu công nhận điều này từ các nhà lãnh đạo trên thế giới đều khiến Trung Quốc nổi đóa.

Hôm thứ Sáu, Trung Quốc thông báo rằng các biện pháp trừng phạt đã được áp đặt đối với bà Pelosi và gia đình bà vì chuyến thăm vừa qua.

Bắc Kinh cũng tuyên bố ngừng hợp tác với Mỹ trong một số lĩnh vực quan trọng bao gồm biến đổi khí hậu, đàm phán quân sự và nỗ lực chống tội phạm quốc tế.

Trung Quốc tuyên bố chấm dứt hợp tác với Mỹ trong nhiều lĩnh vực

Lịch sử phản đối Bắc Kinh lâu dài của bà Nancy Pelosi

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cáo buộc Trung Quốc thực hiện "những động thái vô trách nhiệm" bằng việc chặn các kênh liên lạc chính với Washington.

Bà Pelosi - một nhà chỉ trích Trung Quốc lâu năm và là chính trị gia cấp cao nhất của Mỹ tới Đài Loan trong vòng 25 năm trở lại đây, bất chấp những cảnh báo và đe dọa của Bắc Kinh.

Trong chuyến thăm của mình, bà Pelosi nói "thế giới phải đối mặt với sự lựa chọn giữa chế độ chuyên quyền và dân chủ".

Trung Quốc và Đài Loan: Những nét cơ bản
Tại sao Trung Quốc và Đài Loan có quan hệ xấu? Trung Quốc coi hòn đảo tự trị là một phần lãnh thổ của mình và khẳng định nó nên được thống nhất với đại lục, bằng vũ lực nếu cần thiết

Đài Loan được lãnh đạo ra sao? Hòn đảo có hiến pháp riêng, các nhà lãnh đạo được bầu ra một cách dân chủ và khoảng 300.000 quân trong các lực lượng vũ trang đang hoạt động.

Ai công nhận Đài Loan? Chỉ một số quốc gia công nhận Đài Loan. Thay vào đó, hầu hết đều công nhận chính phủ Trung Quốc ở Bắc Kinh. Mỹ không có quan hệ chính thức với Đài Loan nhưng có luật yêu cầu nước này cung cấp cho hòn đảo các phương tiện để tự vệ.

_________________
Vào đây đọc truyện:

https://www.nhomcho.com/f7-truyen-ngan

https://www.nhomcho.com/f8-truyen-dai

Vào đây nghe nhạc Việt:

https://www.nhomcho.com/f14-nhac-vn
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Đài Loan: Tại sao Đài Loan có thể tránh được số phận như của Ukraine? (Gideon Rachman)

Post by LDN Sun Aug 07, 2022 3:44 am

Bà Pelosi thăm Đài Loan: Trung Quốc chấm dứt hợp tác với Mỹ trong nhiều lĩnh vực

Sam Cabral
Từ Washington
6 tháng 8 2022 - BBC
An Air Force aircraft under the Eastern Theatre Command of China"s People"s Liberation Army (PLA) takes off for military exercises in the waters around Taiwan
NGUỒN HÌNH ẢNH,HANDOUT
Chụp lại hình ảnh,
Bắc Kinh hiện đang tổ chức các cuộc tập trận quân sự trên không phận và hải phận Đài Loan

Trung Quốc đã ngừng hợp tác với Mỹ trong một số lĩnh vực quan trọng bao gồm biến đổi khí hậu, đối thoại quân sự và nỗ lực ngăn chặn tội phạm xuyên quốc gia.

Thông báo này diễn ra sau chuyến thăm Đài Loan của phái đoàn quốc hội Hoa Kỳ do bà Nancy Pelosi, Chủ tịch Hạ viện Mỹ dẫn đầu.

Chính quyền Bắc Kinh cũng tuyên bố sẽ trừng phạt bà Pelosi và gia đình, coi chuyến thăm là một thách thức đối với tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc với Đài Loan.

Hòn đảo tự trị coi họ tách biệt với Trung Quốc đại lục.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã đưa ra thông báo trên vào hôm 5/8, cho biết đối thoại giữa các quan chức quốc phòng Mỹ và Trung Quốc sẽ bị hủy bỏ, trong khi hợp tác về việc hồi hương người di cư bất hợp pháp, biến đổi khí hậu và điều tra tội phạm xuyên biên giới sẽ bị đình chỉ.

Hai cường quốc đã duy trì quan hệ ngoại giao thân thiết vì nhu cầu chống biến đổi khí hậu trong những năm gần đây. Tại hội nghị thượng đỉnh về khí hậu năm 2021 ở Glasgow, Trung Quốc tuyên bố sẽ làm việc "khẩn cấp" với Mỹ để cắt giảm lượng khí thải.

Hai quốc gia cũng đã tìm ra nguyên nhân chung hiếm hoi trong nỗ lực chống buôn bán các loại thuốc bất hợp pháp như fentanyl.

Quyết định ngừng hợp tác được đưa ra vì bà Pelosi đã đến thăm Đài Loan "bất chấp sự phản đối và hiện diện mạnh mẽ của Trung Quốc", Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố.

Trung Quốc cũng cáo buộc phái đoàn Mỹ và bà Pelosi - chính trị gia cấp cao nhất của đến hòn đảo dân chủ này trong 25 năm qua - về "các hành động khiêu khích nghiêm trọng".

Trong một thông điệp đăng trên Twitter hôm 5/8, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Ánh đã chỉ trích chính sách đối ngoại của Mỹ và so sánh việc này với vụ cảnh sát Mỹ giết chết George Floyd, một người da màu không có vũ trang vào năm 2020, đã làm dấy lên các cuộc biểu tình chống phân biệt chủng tộc trên toàn cầu.

"Chúng tôi không thể cho phép Mỹ coi mình là 'cảnh sát thế giới' và đối xử với các quốc gia khác như George Floyd, người mà họ có thể bắt nạt và bóp cổ theo ý muốn", phát ngôn viên Hoa Xuân Ánh viết.

Tại một cuộc họp báo sau đó cùng ngày, Thư ký Báo chí Nhà Trắng Karine Jean-Pierre nói rằng bà Pelosi "có mọi quyền" để đến Đài Loan và các biện pháp mới của Trung Quốc là "về cơ bản là vô trách nhiệm".

"Chúng tôi sẽ tiếp tục nỗ lực để giữ các đường dây liên lạc với Bắc Kinh, đồng thời bảo vệ các lợi ích và giá trị của chúng tôi", bà Karine Jean-Pierre cho biết.

2px presentational grey line
Một mức thấp mới trong quan hệ
Phân tích của John Sudworth, cựu phóng viên thường trú Bắc Kinh tại Washington

Có thể có vài ví dụ rõ ràng hơn về việc cục diện chính trị quốc tế đang thay đổi xa và nhanh như thế nào. Tuyên bố từ Bắc Kinh đánh dấu một cột mốc thấp mới trong mối quan hệ chiến lược xác định thời đại của chúng ta.

Sự đồng thuận, mới chỉ vài năm trước, là một siêu cường xây dựng mối quan hệ thương mại và đầu tư mạnh mẽ với một siêu cường mới nổi. Những khác biệt về ý thức hệ sau đó sẽ biến mất.

Thay vào đó, khi Trung Quốc đã thực sự trở thành công xưởng của thế giới, hội nhập sâu rộng vào chuỗi cung ứng toàn cầu, thì nước này lại trở nên độc đoán hơn trong nội địa và quyết đoán hơn ở nước ngoài.

Ví dụ, một chuyến đi đến Đài Loan năm 1997 của Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ lúc đó là Newt Gingrich, đã vấp phải rất ít sự phản đối.

Chuyến thăm của bà Nancy Pelosi đã gặp phải tên lửa - bay trực tiếp đến một nền dân chủ và những người đứng đầu 24 triệu dân của họ - và tham vọng thống nhất Trung Quốc càng ngày càng lớn khi nước này trở nên độc tài hơn.

Và giờ đây, bất kỳ công dân Mỹ nào lo lắng về tác động của chất hóa học của Trung Quốc - được bán vào Mexico và sau đó biến thành thuốc fentanyl đang gây ra cái chết cho hàng nghìn người Mỹ - cũng sẽ nhận thấy tác động của những biến chuyển địa chính trị này.

Tuyên bố của Trung Quốc bao gồm đình chỉ trong việc hợp tác chống ma tuý.

Thông điệp "tương lai chung cho nhân loại" của Trung Quốc về biến đổi khí hậu cũng bị đóng băng, giờ đây dường như bị giữ làm con tin với điều kiện tiên quyết là các tuyên bố chủ quyền của họ đối với Đài Loan phải được công nhận.

Nancy Pelosi có thể đã tạo ra lý do cho Trung Quốc. Nhưng đây là một sự thay đổi đã được lên kế hoạch. Cuộc chiến giành các giá trị một lần nữa lại gây chú ý, và những thách thức lớn mà việc này đặt ra đối với trật tự toàn cầu hiện tại có thể sẽ ngày càng gia tăng.

Mặc dù Mỹ không chính thức công nhận Đài Loan, nhưng vẫn duy trì quan hệ bền chặt với hòn đảo này - trong đó có việc bán vũ khí cho Đài Loan để tự vệ.

Bà Pelosi hiện đang ở Nhật Bản trong chặng cuối cùng của chuyến công du châu Á và hôm 5/8 cho biết Trung Quốc "sẽ không cô lập Đài Loan bằng cách ngăn cản chúng tôi đến đó".

Phát biểu với BBC, Bộ trưởng Ngoại giao Đài Loan Ngô Chiêu Nhiếp (Joseph Wu) biện giải chuyến thăm mà ông nói sẽ "nâng tầm Đài Loan và ... cho phép cộng đồng quốc tế hiểu rằng Đài Loan là một nền dân chủ".

Ông cũng lên án các cuộc tập trận quân sự quy mô lớn mà Trung Quốc bắt đầu xung quanh hòn đảo hôm 4/8 để trả đũa chuyến thăm của bà Pelosi.

Bắc Kinh hiện đang tổ chức các cuộc tập trận quân sự trên không phận và hải phận xung quanh hòn đảo, dự kiến sẽ tiếp tục cho đến 7/8.


Chụp lại video,
Đài Loan: Trung Quốc phóng tên lửa 'bắt chước Bắc Hàn'

Hơn 100 máy bay chiến đấu và 10 tàu chiến đã tham gia các cuộc tập trận bắn đạn thật, trong đó nhiều chiếc rõ ràng đã vượt qua vùng không phận chính thức giữa Trung Quốc và Đài Loan.

Theo truyền thông nhà nước Trung Quốc, ít nhất một tên lửa đạn đạo đã bay thẳng qua hòn đảo.

Bộ Ngoại giao Đài Loan chưa xác nhận hay phủ nhận điều này, nhưng họ lên án các cuộc tập trận đang diễn ra là "hành động khiêu khích cao độ".

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken hôm 5/8 cho biết thêm rằng "không có lời biện minh nào cho phản ứng quân sự cực đoan, không cân xứng và leo thang này".

Nhà Trắng đã triệu tập đại sứ Trung Quốc tại Washington, lên án hành động leo thang của Trung Quốc là "vô trách nhiệm".

Trong một tuyên bố, Điều phối viên Hội đồng An ninh Quốc gia về Truyền thông chiến lược John Kirby cho biết Nhà Trắng đã nói rõ rằng Mỹ "đã chuẩn bị cho những gì Bắc Kinh chọn làm. Chúng tôi không tìm kiếm và không muốn xảy ra khủng hoảng."

_________________
Vào đây đọc truyện:

https://www.nhomcho.com/f7-truyen-ngan

https://www.nhomcho.com/f8-truyen-dai

Vào đây nghe nhạc Việt:

https://www.nhomcho.com/f14-nhac-vn
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Đài Loan: Tại sao Đài Loan có thể tránh được số phận như của Ukraine? (Gideon Rachman)

Post by LDN Tue Aug 09, 2022 12:34 pm

Kinh tế thế giới ra sao nếu Trung Quốc tấn công Đài Loan?

Đây là dự báo những gì có thể xảy ra với thị trường và kinh tế thế giới nếu Trung Quốc tấn công Đài Loan…

Lê Tây Sơn
9 tháng 8, 2022 - Sài Gòn nhỏ 

Thương mại Mỹ-Trung khoảng $656 tỷ mỗi năm, gồm nhập khẩu các sản phẩm tiêu dùng của mọi gia đình Mỹ (ảnh: Liu Guanguan/China News Service via Getty Images)
Ảnh hưởng rất lớn đến thương mại toàn cầu

Cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine trong năm nay đã làm chao đảo thị trường năng lượng toàn cầu và gây ra tình trạng thiếu lương thực nghiêm trọng ở một số nước trên thế giới. Tình hình còn tệ hơn vào mùa Đông, khi chi phí năng lượng tăng cao dẫn đến suy thoái ở châu Âu, làm suy yếu nền kinh tế Hoa Kỳ và nhiều quốc gia khác. Đặc biệt là nếu cuộc xung đột lan rộng và tàn khốc hơn. Trước bức tranh ảm đạm như thế, một cuộc chiến khác tại eo biển Đài Loan do Trung Quốc phát động sẽ là “cú đấm cuối cùng” đẩy thế giới vào vực sâu trong nhiều lĩnh vực.

Chuyến kinh lý mới đây của Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ Nancy Pelosi tới Đài Loan đã khiến chính phủ cộng sản Trung Quốc phẫn nộ, và tiến hành các cuộc tập trận quân sự qui mô nhằm nhắc nhở thế giới rằng Trung Quốc đã có kế hoạch sáp nhập Đài Loan khi thấy đúng lúc dù là bằng vũ lực. Nếu bằng vũ lực, chắc chắn sẽ gây ra thiệt hại khổng lồ cho nền kinh tế thế giới và thị trường toàn cầu hơn bất kỳ cuộc đối đầu quân sự nào kể từ Đại chiến Thế giới lần thứ II.

Không giống Nga hoặc Ukraine, vị thế cường quốc kinh tế lớn thứ hai và “công xưởng sản xuất thế giới” của Trung Quốc đã phủ trùm lên các nền kinh tế ở khắp mọi nơi, kể cả Hoa Kỳ và châu Âu. Các vùng biển xung quanh Trung Quốc và Đài Loan cũng là một trong những tuyến đường vận chuyển nhộn nhịp nhất thế giới. Sự gián đoạn hoàn toàn giao thương toàn cầu do chiến tranh sẽ tạo hậu quả rất tàn khốc.

Ảnh: CFOTO/Future Publishing via Getty Images
Hãy so sánh, trước khi Nga xâm lược Ukraine, thương mại Mỹ với Nga khoảng $36 tỷ mỗi năm, thương mại Mỹ-Ukraine là $4 tỷ mỗi năm; tổng cộng $40 tỷ thương mại trực tiếp bị gián đoạn bởi cuộc xâm lược của Nga. Nhưng con số này là rất nhỏ so với thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc khoảng $656 tỷ mỗi năm, gồm nhập khẩu các sản phẩm tiêu dùng của mọi gia đình Mỹ và các thành phần trong nhiều sản phẩm được lắp ráp tại Mỹ.

Yahoo News nhắc lại, thương mại Mỹ-Đài Loan cũng không nhỏ: $114 tỷ mỗi năm, trong đó rất quan trọng là một số loại chip tiên tiến nhất thế giới. Tính chung, thương mại giữa Hoa Kỳ với Trung Quốc và Đài Loan lớn gấp 10 lần thương mại giữa Hoa Kỳ với Nga và Ukraine. Các sản phẩm nhập từ Trung Quốc cũng quan trọng hơn nhiều đối với kinh tế Mỹ. “Sự phụ thuộc lẫn nhau là điểm mấu chốt trong quan hệ giữa Trung Quốc, Đài Loan và hầu hết các nền kinh tế tiên tiến trên thế giới. Vì vậy, nếu xảy ra chiến tranh, sự suy thoái kinh tế sẽ là thảm khốc – như nhận định của Hal Brands và Michael Beckley trong cuốn sách mới Danger Zone: The Coming Conflict with China. Suy thoái toàn cầu chắc chắn sẽ xảy ra!

Đòn giáng mạnh vào sự thịnh vượng của Hoa Kỳ và Trung Quốc

Hoa Kỳ có một chính sách “mơ hồ có chủ ý” đối với Đài Loan. Trong khi chỉ công nhận nguyên tắc “một Trung Quốc”, các đời tổng thống Mỹ lại ám chỉ quân đội Mỹ sẽ giúp bảo vệ Đài Loan nếu Trung Quốc tấn công dù không tuyên bố công khai. Tổng thống Biden đã làm rõ chính sách đó vào Tháng Năm, khi ông nói rằng “Có” – rằng Hoa Kỳ sẽ bảo vệ Đài Loan nếu Trung Quốc xâm lược.

Tổ chức nghiên cứu Rand ước tính một cuộc chiến tranh Mỹ-Trung sẽ lấy mất 5% trong nền kinh tế $23 ngàn tỷ của Hoa Kỳ và là đòn giáng mạnh nhất vào sự thịnh vượng của Hoa Kỳ kể từ cuộc Đại suy thoái (Great Depression) vào thập niên 1930. Năm 2009, giữa cuộc Đại suy thoái (Great Recession), tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Hoa Kỳ chỉ giảm 2.6% và chỉ số chứng khoán S&P 500 chạm đáy thấp hơn 55% so với mức đỉnh trước đó.

Nhưng con số này chỉ là “hương hoa” so với những tổn thất mà các nhà đầu tư sẽ phải chịu nếu xảy ra chiến tranh Mỹ-Trung. Cũng theo Rand, nền kinh tế trị giá 17 ngàn tỷ của Trung Quốc sẽ bị ảnh hưởng nhiều hơn, với GDP giảm tới 25%. So với kinh tế Nga trong cuộc xâm lược Ukraine, thiệt hại của kinh tế Trung Quốc đến từ nhiều hướng hơn; từ các biện pháp trừng phạt kinh tế do Hoa Kỳ và các quốc gia đồng minh khác áp đặt, các cuộc tấn công vào cơ sở hạ tầng của Trung Quốc bởi Đài Loan đến chi phí duy trì cuộc chiến rất tốn kém (có thể kéo dài) và sự tách rời của Trung Quốc khỏi nhiều hệ thống quốc tế.

Nền kinh tế tương đối nhỏ $670 tỷ của Đài Loan cũng bị ảnh hưởng rất nặng nề, vì quốc gia này chiến đấu vì sự sống còn của mình. Để chiến đấu vì sự tồn vong, Ukraine bị sụt giảm nghiêm trọng đến 45% GDP trong năm nay. Ở Đài Loan, ngành công nghiệp bán dẫn rất quan trọng nên việc chiếm được nguyên vẹn các nhà máy sẽ là mục tiêu hàng đầu của Trung Quốc trong cuộc xâm lược. Cũng có thể Đài Loan và các đồng minh sẽ phá hủy các nhà máy chế tạo chip hiện đại, không cho công nghệ quan trọng này lọt vào tay Trung Quốc.

Gần như toàn bộ hệ thống thương mại thế giới sẽ ảnh hưởng cực kỳ nghiêm trọng nếu chiến tranh Mỹ-Trung xảy ra (ảnh: Zhang Jingang / Costfoto/Future Publishing via Getty Images)
Chiến thuật “Vùng xám” (Gray Zone)?

Một kịch bản chiến tranh giả định là Hoa Kỳ sẽ trực tiếp can thiệp thay cho Đài Loan nếu Trung Quốc tấn công quân sự, mở ra cuộc chiến hủy diệt giữa hai quốc gia được trang bị vũ khí hạt nhân. Nhưng cũng có khả năng rằng, Trung Quốc không tấn công quân sự Đài Loan mà chọn các chiến thuật “vùng xám” như chiến tranh mạng và tập trận quân sự khiến việc làm ăn với Đài Loan trở nên rủi ro và tốn kém hơn. Nếu Trung Quốc thực hiện chiến thuật này, Bắc Kinh cần cẩn thận tránh vượt “làn ranh đỏ” kích hoạt sự can dự của Mỹ. Còn nếu súng nổ, Mỹ cũng khó có thể kết thúc với sự chiến thắng.

Thứ nhất, khó có tổng thống Mỹ nào sẵn sàng mạo hiểm hàng ngàn sinh mạng lính Mỹ ở châu Á bằng cách đưa tàu và máy bay thay mặt Đài Loan đánh Trung Quốc trong khi có nhiều cách để bảo vệ Đài Loan mà không đưa lính Mỹ tham chiến, chẳng hạn cung cấp vũ khí và thông tin tình báo như Mỹ đang làm tại Ukraine. Nếu Hoa Kỳ tham chiến, sẽ không có bên chiến thắng. Trung Quốc đã tích cực xây dựng quân đội trong hai thập niên qua và cố xây dựng bộ máy chiến tranh có thể đánh bại Hoa Kỳ trong cuộc chiến giành Đài Loan.

Trung Quốc sẽ bảo vệ vững chắc bờ biển, trong khi các tuyến đường cung cấp của Mỹ dài hơn trên Thái Bình Dương rộng lớn. Quân đội Đài Loan là tuyến phòng thủ đầu tiên nhưng chưa ai biết chắc hòn đảo này chuẩn bị đầy đủ cho chiến tranh như thế nào. Một mối lo nữa là Trung Quốc có thể đã cài một đội quân gián điệp trong bộ máy an ninh quốc gia của Đài Loan. Ngay cả quân đội Hoa Kỳ cũng có thể chưa chuẩn bị kỹ.

Như Brands và Beckley viết trên tờ Wall Street Journal gần đây: “Sức mạnh quân sự của Hoa Kỳ sắp suy giảm khi Ngũ Giác Đài cho nghỉ hưu các binh đoàn tàu chiến và máy bay ném bom thế hệ cũ. Các hệ thống chiến đấu mới hơn và tốt hơn sắp thế vào, nhưng phải chờ một thời gian. Ông Tập đã nhiều lần nói rằng nhiệm vụ giải phóng Đài Loan không thể cứ truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Vì vậy từ giờ đến cuối thập niên 2020, Tập sẽ xem là cơ hội tốt nhất để hoàn thành sứ mệnh đó”.

Hiện thời các thị trường chứng khoán và hàng hóa hầu như không lo ngại về hậu quả chuyến thăm của bà Pelosi tới Đài Loan hay phản ứng “dữ dằn” của Trung Quốc. Chỉ số S&P 500 vẫn tăng trong tuần Pelosi đến thăm Đài Loan, dù Trung Quốc phóng tên lửa sau đó, do các nhà đầu tư vẫn bình thản. Không có dấu hiệu hữu hình nào cho thấy Trung Quốc đang chuẩn bị phát động một cuộc chiến tranh thực sự hoặc Chủ tịch Tập đang sẵn sàng đẩy đất nước vào một chiến mà chính ông ấy cũng không biết mình có thể… sống sót!

Tuy nhiên hãy nhìn sang Nga. Khi Putin động binh tập trận, đa số giới phân tích quân sự phương Tây tin rằng ông ta sẽ không bao giờ dám mạo hiểm với cơn thịnh nộ của phương Tây bằng cách xâm lược Ukraine. Nhưng họ đã sai!

_________________
Vào đây đọc truyện:

https://www.nhomcho.com/f7-truyen-ngan

https://www.nhomcho.com/f8-truyen-dai

Vào đây nghe nhạc Việt:

https://www.nhomcho.com/f14-nhac-vn
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Đài Loan: Tại sao Đài Loan có thể tránh được số phận như của Ukraine? (Gideon Rachman)

Post by LDN Wed Aug 31, 2022 9:33 am

Họ phải luôn đề cao cảnh giác, luôn phải chuẩn bị sẵn sàng.

https://youtu.be/nHuJ0GDtfnA

_________________
Vào đây đọc truyện:

https://www.nhomcho.com/f7-truyen-ngan

https://www.nhomcho.com/f8-truyen-dai

Vào đây nghe nhạc Việt:

https://www.nhomcho.com/f14-nhac-vn
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Đài Loan: Tại sao Đài Loan có thể tránh được số phận như của Ukraine? (Gideon Rachman)

Post by LDN Tue Oct 11, 2022 1:30 am

Một Đài Loan kiên cường đang rời xa Trung Quốc


10 tháng 10 2022
Rupert Wingfield-Hayes - Sài Gòn nhỏ 

BBC News, Đài Loan

Đài Loan
NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Đài Loan kỷ niệm ngày “Song Thập” vào hôm nay 10/10, ngày quốc khánh của hòn đảo tự trị này.

Lễ kỷ niệm hàng năm đặc biệt quan trọng vào năm nay – khi căng thẳng với Bắc Kinh, vốn tuyên bố Đài Loan là lãnh thổ của họ đang ở mức cao nhất từ trước đến nay; và nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình, người đặc biệt có những phát ngôn về việc "tái thống nhất", được cho sẽ bước vào nhiệm kỳ thứ ba tại Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc diễn ra vào tuần tới.

Trớ trêu thay, ngày 10/10 vốn không liên quan gì đến Đài Loan hay bất kỳ thời điểm nào trong lịch sử của hòn đảo. Trên thực tế, vào ngày này năm 1911, một cuộc nổi dậy bắt đầu ở Vũ Xương, miền trung Trung Quốc, dẫn đến sự sụp đổ của triều đại cuối cùng – và đánh dấu sự thành lập của Trung Hoa Dân Quốc.

Vậy tại sao Đài Loan lại kỷ niệm ngày này? Bởi vì tên chính thức của hòn đảo vẫn là Trung Hoa Dân Quốc ở Đài Loan. Những lá cờ tung bay trên khắp Đài Bắc hôm nay vẫn có ngôi sao trắng trên nền xanh và đỏ.

Đó là di sản kỳ lạ từ cuộc nội chiến Trung Quốc. Năm 1949, chế độ dân tộc chủ nghĩa của Tưởng Giới Thạch bị đánh bại đã bỏ chạy qua eo biển Đài Loan để đến Đài Bắc. Trong nhiều thập kỷ, Tưởng Giới Thạch đã giữ Đài Loan trong thế gọng kìm, trong khi tiếp tục tuyên bố chế độ của mình là "chính phủ dân chủ thực sự của một Trung Quốc Tự do".

Tập Cận Bình thề 'thống nhất' với Đài Loan

Tổng thống Thái Anh Văn nói Đài Loan không cúi đầu trước TQ

Reuters: 'Sáu kịch bản của Trung Quốc với Đài Loan' đều dẫn tới đại khủng hoảng

Ngày nay, tất cả những điều này có vẻ ngu xuẩn đối với rất nhiều người Đài Loan, đặc biệt là thế hệ trẻ.

Hanny Hsian, một nữ tiếp viên hàng không 38 tuổi sống cùng chồng người Mỹ và hai con ở Đài Bắc là một điển hình cho sự thay đổi đó.

"Ông bà tôi đến từ Trung Quốc và họ vẫn là những người Trung Quốc yêu nước", Hanny nói. "Nhưng đối với tôi, tôi sinh ra và lớn lên ở Đài Loan, tôi không nghi ngờ gì rằng tôi là người Đài Loan. Trung Quốc không phải là quê hương của chúng tôi. Trung Quốc không bao giờ sở hữu Đài Loan. Một số người đã trốn khỏi Trung Quốc để đến Đài Loan. Nhưng điều đó không có nghĩa là họ sở hữu hòn đảo này."

Hanny không hề đơn độc. Các cuộc thăm dò dư luận năm nay cho thấy 70% đến 80% người dân ở hòn đảo hiện coi mình là "người Đài Loan". Tỷ lệ này đã gia tăng đáng kể so với một thập kỷ trước, khi khoảng một nửa dân số vẫn nói rằng họ là "người Trung Quốc".

Xu hướng này không lọt khỏi mắt Bắc Kinh, và Bắc Kinh đang trả đũa.

Kể từ khi Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ Nancy Pelosi đến thăm vào tháng 8, đã có rất nhiều cuộc thảo luận về việc mất bao lâu cho đến khi Trung Quốc xâm lược Đài Loan. Điều ít được nói đến là sự bòn rút kinh tế đang diễn ra.

Ông Su Guo-zhen nói rằng sức ép kinh tế từ Trung Quốc đang buộc Đài Loan phải tìm kiếm thị trường mới
Chụp lại hình ảnh,
Ông Su Guo-zhen nói rằng sức ép kinh tế từ Trung Quốc đang buộc Đài Loan phải tìm kiếm thị trường mới

Trung Quốc là một thị trường lớn của Đài Loan, đặc biệt là đối với ngành công nghiệp thực phẩm của nước này. Lái xe dọc theo bờ biển tây nam, ngay phía nam của Đài Nam, bạn sẽ thấy thật khó để phân biệt đâu là trời đâu là biển. Nhiều diện tích đất canh tác đã bị biến thành những ruộng muối khổng lồ. Quang cảnh không đẹp nhưng bên dưới những ao bùn là kho báu.

Ông Su Guo-zhen đang đổ hàng xô cá mòi xuống một trong những cái ao của mình. Mặt nước sủi bọt khi hàng chục con cá to chen chúc nhau để ăn mồi. Đó là cá mú - có hàng trăm con trong ao của ông Su.

"Tôi sẽ không đưa chân của bạn xuống nước đâu!" ông nói, cười khúc khích. "Những con cá này cực kỳ bảo vệ lãnh thổ và rất hung dữ".

Giá của chúng cũng rất đắt. Trên bàn ăn ở Thượng Hải và Bắc Kinh, một con cá mú trưởng thành hoàn toàn có thể được bán với giá 2.000 USD. Cho đến mùa hè này, khoảng 80% cá mú nuôi ở Đài Loan đã được chuyển đến Trung Quốc. Bây giờ là 0%.

“Trung Quốc là thị trường tốt nhất cho loại cá này. "Họ ăn chúng trong các bữa tiệc và ngày đặc biệt. Chúng rất phổ biến”, ông Su cho biết.

Nhưng kể từ khi Trung Quốc cấm nhập khẩu vào tháng 6, ông nói thêm, người mua ở Trung Quốc đại lục đã ngừng đặt hàng từ Đài Loan, làm dấy lên lo ngại về việc giảm giá thành.

Tuy nhiên, ông Su cho biết đã có sự thay đổi về thái độ của mọi người: "Những người nuôi cá lớn tuổi như tôi rất lo lắng. Nhưng những người nông dân trẻ thì không. Họ nghĩ, nếu Trung Quốc không mua, chúng tôi sẽ bán cho các thị trường khác trên thế giới có người Trung Quốc sinh sống."

Con gái và con rể của ông Su hiện đang làm việc đó, quảng cáo cá mú của ông ở Singapore, San Francisco và Vancouver. Nông dân trồng dứa ở Đài Loan đang chuyển nông sản năm nay sang Nhật Bản.

Đó là một quá trình chuyển đổi khó khăn. Giống như sự phụ thuộc của châu Âu vào khí đốt của Nga, việc Đài Loan quá phụ thuộc vào thị trường rộng lớn của Trung Quốc đã khiến nước này dễ bị tổn hại.

Nhưng nếu Bắc Kinh cho rằng áp lực kinh tế đối với Đài Loan sẽ có tác dụng, thì dường như điều này đã phản tác dụng. Khoảng một nửa dân số trên hòn đảo hiện ủng hộ nền độc lập chính thức, ngay cả khi bị Trung Quốc đe dọa tấn công. Một cuộc thăm dò vào năm ngoái cho thấy 75% người Đài Loan nói rằng họ sẽ chống lại cuộc xâm lược của Trung Quốc.

Ý thức về định danh ngày càng gia tăng này đi kèm với cảm giác tự hào về câu chuyện riêng của Đài Loan - về nền dân chủ khó mới giành được và sự chuyển đổi đáng kể của Đài Loan thành một trong những xã hội cởi mở nhất châu Á.

Đối với họ, mối đe dọa từ Trung Quốc không chỉ là mối đe dọa đối với giới lãnh đạo chính trị của Đài Loan. Đó là một mối đe dọa đối với tất cả các quyền và tự do mà mọi người được hưởng.

Đây là nơi duy nhất ở châu Á hợp pháp hôn nhân đồng tính.

Mota Lin cho biết: “Đồng tính từng là điều bạn phải giấu kín. Nhưng bây giờ chúng tôi đang sống trong một xã hội cởi mở. Và thái độ của mọi người đã thay đổi khi chính phủ đã chấp nhận và công nhận chúng tôi."

Chụp lại hình ảnh,
Mota Lin (trái) và City Chen tự hào về xã hội cởi mở ở Đài Loan

Cô Lin sống ở phía nam Đài Bắc cùng với người bạn đời City Chen và cô con gái Lin-chen hai tuổi đáng yêu của họ. Các bức ảnh gia đình treo đầy trên tường của căn hộ, trên sàn nhà là một mớ đồ chơi lộn xộn. Niềm vui sướng khôn xiết của hai cô gái trẻ này khi trở thành cha mẹ thật dễ lan tỏa. City hiện đang mang thai em bé thứ hai của họ.

City trẻ hơn trong hai người, và càng nhiệt thành với danh tính Đài Loan của mình. Sự tức giận lóe lên trong mắt cô trước câu hỏi về mối đe dọa từ Trung Quốc đối với Đài Loan.

“Chúng tôi là một quốc gia độc lập, có chủ quyền. Nếu Trung Quốc muốn chiếm Đài Loan, họ sẽ phải gây ra chiến tranh, giống như Nga ở Ukraine. Nếu chiến tranh xảy ra, ưu tiên của chúng tôi sẽ là sự an toàn của gia đình. Vì vậy, chúng tôi có thể phải ra đi".

Đó là một khả năng tồi tệ. Nhưng đối với Mota Lin, City Chjen, Su Guo-zhen, Hanny Hsian và 23 triệu người khác của Đài Loan, mối de dọa không thể lớn hơn.

Trong ba thập kỷ qua, họ đã tạo ra một điều phi thường ở đây. Đó là điều mà họ có thể kỷ niệm một cách chính đáng và tự hào hôm nay. Và đó là điều mà họ không có ý định từ bỏ, bất kể những lời đe dọa từ Bắc Kinh.

_________________
Vào đây đọc truyện:

https://www.nhomcho.com/f7-truyen-ngan

https://www.nhomcho.com/f8-truyen-dai

Vào đây nghe nhạc Việt:

https://www.nhomcho.com/f14-nhac-vn
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Đài Loan: Tại sao Đài Loan có thể tránh được số phận như của Ukraine? (Gideon Rachman)

Post by LDN Tue Oct 11, 2022 1:43 am

Vấn đề Đài Loan trong quan hệ Mỹ-Trung và tác động từ xung đột Nga – Ukraine

Nghiencuuquocte 

Tác giả: Nguyễn Văn Lịch & Bế Thanh Xuân

Tóm tắt: Chiến dịch quân sự đặc biệt Nga – Ukraine là một sự kiện có tác động lớn tới cán cân quyền lực và cấu trúc an ninh toàn cầu, đồng thời gợi ra sự liên tưởng tới cuộc chiến giữa Trung Quốc và Đài Loan. Trong bối cảnh quan hệ Mỹ – Trung rơi vào trình trạng căng thẳng đỉnh điểm từ năm 2017 tới nay, vấn đề Đài Loan là hòn đá tảng khiến xung đột giữa hai nước trở nên sâu sắc hơn bao giờ hết. Bài viết tập trung làm rõ những điểm tương đồng và khác biệt về bản chất của chiến tranh tại Ukraine và cuộc tấn công giả định Trung Quốc – Đài Loan, từ đó có những đánh giá sự kiện và bàn về những kịch bản có thể diễn ra về cuộc tấn công Đài Loan, đồng thời phân tích mức độ can thiệp của Mỹ về vấn đề này.

I. Thực trạng vấn đề Đài Loan trong quan hệ Mỹ – Trung từ năm 2017 tới nay

Tính từ thời điểm hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức, quan hệ Mỹ – Trung đã rơi vào tình trạng tồi tệ nhất trong lịch sử dưới nhiệm kỳ của cựu tổng thống Trump. Đứng trước nguy cơ đe dọa vị thế lãnh đạo thế giới, Mỹ đã có nhiều động thái mạnh tay để kiềm chế Trung Quốc ngay sau khi tổng thống Trump nhậm chức năm 2017. Cạnh tranh nước lớn kiểu mới đang diễn ra trên nhiều phương diện, trọng tâm tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương với điểm nóng là Biển Đông, trong đó có sự hiện diện của vấn đề Đài Loan. Với chính sách mập mờ chiến lược của mình, Mỹ đã duy trì thành công hiện trạng từ năm 1949: Trung Quốc chưa thống nhất Đài Loan thành công và Đài Loan không tuyên bố độc lập. Từ sau cuộc khủng hoảng eo biển lần thứ 3 năm 1995, Trung Quốc đã có nhiều lần tập trận giả với tình huống tấn công hòn đảo, song may mắn là chưa có một cuộc đổ bộ thực sự nổ ra.

Vào những năm 1970, mặc dù Trung Quốc có được sự công nhận của Mỹ và cộng đồng quốc tế nhưng tiềm lực chưa đủ lớn mạnh, đất nước còn nhiều khó khăn, ngược lại Đài Loan nhận được sự hậu thuẫn lớn mạnh từ Mỹ và tiến trình dân chủ hóa diễn ra thuận lợi. Do vậy, Đài Loan chiếm ưu thế nhất định trong giai đoạn Trung Quốc tập trung củng cố bộ máy chính quyền và gia tăng sức mạnh quốc gia. Thời điểm đó Bắc Kinh không có khả năng để tiến hành một cuộc tấn công để thu hồi Đài Bắc. Tuy nhiên, bước sang thế kỷ 21, Trung Quốc đang ở vị trí cạnh tranh với Mỹ với tư cách một cường quốc mới nổi. Đài Loan không còn những ưu thế như thời kỳ trước, vì vậy một chiến lược mặc cả của Mỹ đang dần mất đi giá trị.

Từ năm 2017 cho tới nay, xác định Trung Quốc là đối thủ mạnh nhất trong cuộc chiến tranh giành vị trí lãnh đạo toàn cầu, Mỹ đã có nhiều biện pháp nhằm cản trở Trung Quốc. Trong đó có việc thúc đẩy nâng cao hợp tác với Đài Loan nhằm răn đe Trung Quốc không phá vỡ hiện trạng bằng cuộc tấn công vũ trang. Dưới thời tổng thống Trump cho tới nay, Hoa Kỳ đã đẩy mạnh hợp tác với Đài Loan mà không ngần ngại những phản ứng dữ dội từ chính chính quyền ông Tập Cận Bình. Mỹ sẽ không ủng hộ Đài Loan độc lập, và mong muốn giữ nguyên hiện trạng để ngăn chặn một cuộc đổ bộ tấn công từ Trung Quốc. Tuy nhiên, quyết tâm thống nhất eo biển của Trung Hoa là quá lớn và quốc gia theo chủ nghĩa dân tộc trên sẽ không nhượng bộ tác động ngoại quốc. Đài Loan bị kẹt trong thế lưỡng nan dưới hai cấp độ, một là vấn đề lịch sử nan giải trong quan hệ Mỹ – Trung, hai là một vùng lãnh thổ bị ảnh hưởng trong cuộc cạnh tranh lớn nước. Thế giằng co trên đang dần đẩy lên cao trào, và Đài Loan đang bị kẹt giữa toan tính của hai nước Trung Quốc và Mỹ trong nhiều lĩnh vực từ kinh tế, chính trị, các chiến lược quân sự…

II. Tác động của chiến dịch quân sự đặc biệt Nga – Ukraine tới các kịch bản


So sánh tương quan chiến dịch quân sự đặc biệt Nga – Ukraine với cuộc tấn công giả định Trung Quốc – Đài Loan

Chiến dịch quân sự đặc biệt của Tổng thống Putin được khởi động vào ngày 24 tháng 2 năm 2022 là một sự kiện có tác động lớn tới cán cân quyền lực và cấu trúc an ninh toàn cầu. Cuộc tiến công được Nga tuyên bố với hai mục đích chính là phi quân sự hóa và phi phát xít hóa Ukraine, đồng thời những động thái đầu tiên của Nga là tập trung bảo vệ hai vùng ly khai đông người Nga sinh sống ở miền Đông Ukraine và triệt tiêu năng lực tác chiến thù địch từ phía Ukraine đối với Nga. Tuy nhiên cuộc chiến này không chỉ đơn thuần có hai nhân tố Nga và Ukraine mà còn có nhiều sự tham gia với các động cơ khác nhau. Bên cạnh đó, chiến dịch quân sự đặc biệt của ngài Putin đã gợi mở ra một liên tưởng chặt chẽ tới cuộc chiến giữa Trung Quốc và Đài Loan.

Với nhiều sự tương đồng xuất phát từ trong lịch sử, sự kiện Trung Quốc tấn công Đài Loan đã được đề cập ngay từ những ngày đầu của cuộc tiến công Nga và Ukraine. Hai cuộc chiến xảy ra là hệ quả của những xung đột đã bắt nguồn từ quá khứ và tàn dư vẫn còn cho tới ngày hôm nay. Đối với trường hợp Nga – Ukraine, đây là hai nước có cùng chung nguồn gốc từ Liên Xô cũ. Sau khi Liên Xô tan rã năm 1991, Ukraine đã tách ra và được công nhận là một quốc gia dân chủ độc lập với diện tích lớn chỉ sau Nga, trong khi đó Nga được kế thừa mọi thành tựu của Liên Xô để lại và duy trì vị thế dẫn dắt các nước SNG. Do vậy, hai nước có chung lịch sử và văn hóa của tộc người Slav, cùng sử dụng một hệ ngôn ngữ. Sau Chiến tranh Lạnh, hai nước xây dựng nhà nước dân chủ nhưng phát triển theo hai hướng khác nhau, đặc biệt Ukraine có xu hướng thân phương Tây và chống lại Nga. Cũng từ khi Liên Xô sụp đổ, quá trình mở rộng NATO được đẩy mạnh, mở cửa với các thành viên cũ trong khối xã hội chủ nghĩa tại Đông Âu và các nước thuộc không gian hậu Xô Viết. Năm 2008, NATO đã bày tỏ thiện chí về việc kết nạp Ukraine vào liên minh, kéo theo hàng loạt mâu thuẫn với Nga và hình thành những điểm nóng xung đột tại Crime (Quang Đào, 2020).

Với trường hợp của Trung Quốc và Đài Loan, những vấn đề lịch sử cũng là nguồn gốc của những xung đột ở hiện tại và tương lai. Vấn đề Đài Loan đã gắn liền với cuộc nội chiến Trung Quốc (1927-1949) và sự ra đời của Cộng hòa Nhân Dân Trung Hoa. Sau khi Đảng Cộng sản Trung Quốc chiến thắng cuộc nội chiến và chiếm quyền kiểm soát đại lục, Tưởng Giới Thạch rút về đảo Đài Loan, duy trì Trung Quốc Quốc dân Đảng của Trung Hoa Dân Quốc. Năm 1971, Liên Hợp Quốc thông qua “Nghị quyết 2758” thừa nhận chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là đại biểu hợp pháp của Trung Quốc. Bên cạnh đó, Trung Quốc và Đài Loan đã ký kết Đồng thuận 1992 nhằm yêu cầu tôn trọng chính sách “Một Trung Quốc”, trong đó Đài Loan được coi là một tỉnh tự trị thuộc Trung Quốc. Tuy nhiên, Đài Loan chuyển đổi thành một thể chế dân chủ được Mỹ hậu thuẫn. Mặc dù công nhận “Một Trung Quốc”, Mỹ vẫn duy trì mập mờ chiến lược, hình thành trạng thái răn đe kép: kiềm chế một cuộc tấn công từ đại lục và ngăn cản Đài Loan tuyên bố độc lập nếu muốn có một đảm bảo an ninh đến từ Mỹ. Có thể nói Đài Loan là con bài mặc cả của Mỹ trong chính sách đối ngoại với Trung Quốc nhằm kiềm chế và đạt được nhiều lợi thế trong đàm phán. Trung Quốc đã nhiều lần khẳng định vấn đề Đài Loan là một phần lãnh thổ nhất định phải được thu hồi và yêu cầu các thế lực bên ngoài không can thiệp chuyện nội bộ quốc gia.

Đề cập lại vấn đề lịch sử, có thể điểm lại một vài điểm chung giữa chiến dịch quân sự đặc biệt Nga – Ukraine với cuộc tấn công giả định Trung Quốc – Đài Loan. Thứ nhất, đây là vấn đề thuộc về lịch sử và khó giải quyết trong chính trị quốc tế hiện đại bằng các biện pháp hòa bình. Nga và Trung Quốc đều coi đây là vấn đề dân tộc, có tâm lý bài trừ chủ nghĩa ly khai đang lan rộng trong nước với lo ngại suy giảm quyền lực tại các khu vực ly khai. Thứ hai, cuộc chiến bùng nổ do có sự tác động nhất định từ phương Tây. Hàng loạt các cuộc “Cách mạng màu” do phương Tây và Mỹ hậu thuẫn đã gây nên bất ổn xã hội và gia tăng mâu thuẫn sâu sắc giữa Nga và các quốc gia hậu Xô Viết. Việc Ukraine liên tục có động thái muốn gia nhập NATO là một mối đe dọa hiện hữu với an ninh Nga và cũng tạo tiền đề cho phương Tây can thiệp sâu hơn các vấn đề khu vực Đông Âu.

Sự can thiệp của Mỹ đối với vấn đề Đài Loan cũng đã được thể hiện rõ ràng qua chiến lược mập mờ của mình: công nhận chính sách “Một Trung Quốc” với đại lục, đồng thời duy trì quan hệ ngoại giao không chính thức với Đài Loan. Đặc biệt Mỹ còn có những cam kết đảm bảo an ninh cho Đài Loan và là đối tác thương mại buôn bán vũ khí thân cận. Nói cách khác, Đài Loan có thể được gọi là một đồng minh an ninh khu vực Châu Á – Thái Bình Dương của Mỹ. Từ những mâu thuẫn dân tộc, các nước phương Tây gia tăng thêm căng thẳng giữa các nước, tạo nên một quân bài mặc cả và đẩy các nước vào trong thế lưỡng nan. Cuộc tấn công cũng là một lời cảnh báo cho chủ nghĩa ly khai đang có dấu hiệu lan rộng – một mầm mống mà cả Nga và Trung Quốc có thái độ bài trừ mạnh mẽ. Thứ ba, chiến tranh là hệ quả sau một thời gian dài “lằn ranh đỏ” bị xâm phạm. Nga đã nhiều lần cảnh báo NATO về việc liên tục mở rộng sang khu vực Đông Âu và Ukraine chính là giới hạn cao nhất mà Nga không cho phép vượt qua. Đối với Trung Quốc, tôn trọng chủ quyền và nội bộ quốc gia là những yêu cầu cơ bản đối với Mỹ, bao gồm việc không công nhận Đài Loan, không hỗ trợ Đài Loan độc lập và không dùng Đài Loan để kiềm chế Trung Quốc. Hiện nay, Trung Quốc vẫn chưa có một cuộc tổng tiến công thu hồi Đài Loan. Song kể từ năm 2017, khi cựu tổng thống Donald Trump nhậm chức, Mỹ đã liên tục xâm phạm vào những lằn ranh của Trung Quốc với mức độ nghiêm trọng và tần suất tăng cao. Đặc biệt, Trung Quốc đặt mục tiêu thu hồi Đài Loan năm 2049 nhằm kỷ niệm 100 năm ngày thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã làm gia tăng nguy cơ xảy ra một cuộc tấn công vũ trang vào Đài Loan (Vũ Anh, 2021).

Hai cuộc chiến có những điểm tương đồng nhất định, tuy nhiên vẫn tồn tại những điểm khác biệt, tạo nên những diễn biến khác nhau trên chiến trường quốc tế. Ukraine đã được công nhận là một quốc gia độc lập sau khi Liên Xô tan rã, là thành viên chính thức của Liên Hợp Quốc từ năm 1945. Trong khi đó, Trung Quốc là quốc gia được công nhận tại Liên Hợp Quốc từ năm 1971 nhằm thay thế vị trí ban đầu của Đài Loan. Hiện nay, các quốc gia chủ yếu công nhận chính sách “Một Trung Quốc” của đại lục và duy trì quan hệ không chính thức với Đài Loan. Khi Nga tiến công vào Ukraine, các quốc gia trong Liên Hợp Quốc có cơ chế chính thức để bảo vệ thành viên của mình, đồng thời lên án mạnh mẽ hành vi xâm phạm lãnh thổ của Nga. Tuy nhiên, đối với Đài Loan, do không có tư cách là một quốc gia và được công nhận là một tỉnh ly khai sẽ được Trung Quốc thu hồi, Trung Quốc sẽ có một lí do hợp lý để giải quyết công việc nội bộ quốc gia và yêu cầu các nước khác không được can thiệp. Do vậy, phản ứng quốc tế sẽ có sự hạn chế nhất định, dù vẫn có phản đối và yêu cầu Trung Quốc chấm dứt hành vi sử dụng tấn công vũ trang, đề xuất hòa giải bằng các biện pháp hòa bình nhưng mức độ can thiệp sẽ không bằng trường hợp của Ukraine.

Đặc biệt, mục đích tấn công của Nga không giống với Trung Quốc. Dù Liên Xô đã tan ra hơn 30 năm nhưng tư tưởng Đại Nga vẫn được tổng thống Putin duy trì và thể hiện qua nhiều chính sách đối ngoại. Việc Liên Xô tan rã trong hòa bình và cuộc chuyển giao quyền lực cho Nga diễn ra không hề có tranh chấp cho thấy sự tan rã chưa diễn ra hoàn toàn mà chỉ chuyển sang một hình thái khác phù hợp với bối cảnh thế giới mới (Trung Hiếu, 2022). Tư tưởng nước Nga vĩ đại đang được tổng thống Putin duy trì với vị trí “anh cả” đối với các nước trong không gian hậu Xô Viết, có trách nhiệm bảo vệ cộng đồng người nói tiếng Nga sống rải rác ở các quốc gia và bảo vệ các giá trị lịch sử – văn hóa tộc người Slav. Điều đó lý giải động cơ các cuộc chiến tranh của Nga trong 2 thập kỷ gần đây tại Chechnya, Gruzia, Crimea, Donbass và giờ đây là Ukraine. Do vậy, cuộc tiến công vào Ukraine thể hiện tâm lý bảo vệ các giá trị và vị thế của Liên Xô để lại. Tổng thống Putin cũng đã công khai mục tiêu của cuộc tiến công quy mô lớn là tập trung bảo vệ hai nước cộng hoà tự xưng Donetsk và Lugansk có đông người Nga sinh sống được ở tách ra từ Ukraine. Hành vi này không thể hiện tâm lý bành trướng, ngược lại đó là những nỗ lực của Putin hướng về việc củng cố quyền lực đối với các quốc gia trong không gian hậu Xô Viết và ngăn cản sự can thiệp của phương Tây đối với những vấn đề mang tính lịch sử.

Trong khi đó, Trung Quốc mang tư tưởng lớn nước thông qua “Giấc mộng Trung Hoa” và Đài Loan là một phần quan trọng trong tiến trình “phục hưng dân tộc” của Trung Quốc. Việc thu hồi Đài Loan không chỉ đồng nghĩa với việc Trung Quốc hoàn thành được nhiệm vụ dân tộc, củng cố sức mạnh của Đảng Cộng sản Trung Quốc mà còn là một bước tiến lớn gia tăng tầm ảnh hưởng trên trường quốc tế. Để thực hiện được mục tiêu trấn hưng dân tộc, đưa đất nước trở lại thời kỳ là trung tâm khu vực Châu Á, Trung Quốc đã thay đổi tầm nhìn chiến lược về Biển Đông nhằm trở thành một cường quốc hàng hải. Trong khi đó, Đài Loan lại có vị trí chiến lược quan trọng trong bản đồ Tứ Sa được phía Trung Quốc đưa ra nhằm thay thế cho yêu sách Đường lưỡi bò đã bị bác bỏ (Nguyễn Thị Lan Anh, 2018). Việc áp sát khu vực lên Đông Bắc Á có thể đảm bảo an ninh vững chắc cho Trung Quốc, tạo điều kiện thuận lợi nhằm theo dõi và kiểm soát các động thái từ Nhật Bản và Hàn Quốc – hai đồng minh chủ chốt của Mỹ trong khu vực. Do vậy, thu hồi Đài Loan, thống nhất đất nước vừa là nhiệm vụ dân tộc của Trung Quốc, đồng thời cũng là chiến lược quốc gia tổng hợp được nhiều mục tiêu về chính trị – an ninh – kinh tế. Trái ngược với chiến dịch quân sự Nga – Ukraine, cuộc đổ bộ tấn công Đài Loan là minh chứng tiêu biểu của việc Trung Quốc đang hướng đến tương lai, mở rộng địa bàn, gia tăng sức mạnh, phục vụ cho cuộc cạnh tranh nước lớn với Mỹ.

Dự đoán các kịch bản về vấn đề Đài Loan

Chiến sự đặc biệt của tổng thống Nga Putin đã được triển khai chính thức từ ngày 24 tháng 2 năm 2022 và vẫn chưa có dấu hiệu kết thúc chiến tranh. Mỹ và NATO giữ nguyên lập trường không có sự can thiệp quân sự trực tiếp với Nga nhưng vẫn duy trì viện trợ cho Ukraine. EU không thể đưa ra những biện pháp cấm vận hoặc trừng phạt hiệu quả với Nga mà ngược lại, tổng thống Putin đang khiến các quốc gia EU và Mỹ phải chịu thiệt hại khi Nga yêu cầu mua dầu khí bằng đồng rúp và sẵn sàng ngừng cung cấp khí đốt nếu bị từ chối (The Economist, 2022). Không những thế, cuộc chiến còn gây ảnh hưởng toàn thế giới do gia tăng lạm phát, thiếu an ninh lương thực, an ninh năng lượng nghiêm trọng, đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu. Đặc biệt, cuộc chiến của tổng thống Putin có tác động không nhỏ tới trật tự thế giới, thậm chí thay đổi cấu trúc an ninh khu vực Châu Âu.

Chiến sự đặc biệt Nga – Ukraine không chỉ gây ảnh hưởng tới toàn thế giới mà còn có những ảnh hưởng nhất định đối với các kịch bản của vấn đề Đài Loan. Đặt trong bối cảnh xung đột Nga-Ukraine đang diễn ra khốc liệt, sự kiện trên chính là một phép thử, một bài kiểm tra phản ứng dư luận thế giới và đặc biệt là thái độ của Mỹ dựa trên mức độ can thiệp cuộc chiến này. Kịch bản đầu tiên dễ đoán nhất là hiện trạng hai bờ eo biển vẫn sẽ được giữ nguyên, Trung Quốc không tấn công Đài Loan mà chỉ gia tăng áp lực quân sự với cường độ lớn. Đài Loan sẽ không tuyên bố độc lập và tiếp tục duy trì quan hệ liên minh quân sự với Mỹ để có được một đảm bảo trong trường hợp có chiến tranh. Có thể nói, Trung Quốc sẽ phải tính toán cẩn trọng thời điểm để triển khai kế hoạch tấn công Đài Loan. Khác với mục tiêu chiến dịch đặc biệt của ngài Putin là không xâm lược Ukraine mà chủ yếu nhằm vô hiệu hóa tiềm lực quân sự của Ukraine, tham vọng của Trung Quốc lại là thu hồi, sáp nhập, thống nhất Đài Loan với đại lục. Nếu cuộc tấn công thất bại hoặc sa lầy, điều đó sẽ ảnh hưởng tới danh tiếng của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Do vậy, lựa chọn thời điểm và một chiến lược tấn công hiệu quả nhanh chóng còn là một bài toán khó mà Trung Quốc cần tính toán.

Việc chiến sự Nga – Ukraine bùng nổ cũng cho Đài Loan một bài học nhãn tiền, đánh dấu một thời kỳ xung đột mới trong thế giới Hậu Chiến tranh lạnh về việc một vùng lãnh thổ có thể bị xâm phạm nghiêm trọng và sáp nhập bằng vũ lực bất chấp các biện pháp trừng phạt quốc tế. Bên cạnh việc luôn chuẩn bị cho một cuộc tấn công vũ trang từ đại lục, Đài Loan cũng gia tăng cảnh giác và đề cao khả năng phòng thủ từ sau khi chiến sự nổ ra. Thương vụ mua bán vũ khí thứ tư trong nhiệm kỳ tổng thống Joe Biden trị giá 120 triệu USD với Đài Loan cũng đã được Mỹ phê duyệt nhanh chóng nhằm củng cố sự hiện diện của đồng minh phương Tây. Tuy nhiên, thế lưỡng nan này không phải là biện pháp tối ưu Trung Quốc lựa chọn mà chỉ được duy trì tạm thời. Khi cuộc cạnh tranh nước lớn Mỹ – Trung diễn ra phức tạp và căng thẳng hơn giai đoạn năm 2017, Đài Loan có thể là một mặt trận cạnh tranh mới để hai nước lớn gia tăng tầm ảnh hưởng trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.

Kịch bản thứ hai đã được đặt ra để phân tích rất nhiều trong lịch sử là việc Trung Quốc thực hiện quyết tâm thu hồi Đài Loan bằng các biện pháp vũ lực, Đài Loan sẽ chống trả quyết liệt và Mỹ có can thiệp quân sự khi xảy ra chiến tranh. Mặc dù Bắc Kinh đã có nỗ lực kéo Đài Bắc về gần mình tuy nhiên những điều đó không mang lại hiệu quả. Nữ lãnh đạo Thái Anh Văn có những thái độ quyết liệt trong việc phản đối thống nhất với đại lục, từ chối mô hình “một quốc gia, hai chế độ” do Trung Quốc đề ra. Việc gia tăng sức mạnh quân sự, củng cố an ninh quốc phòng là biểu hiện cao độ của thái độ chấp nhận thương vong để chiến đấu giữ nguyên hiện trạng. Sự cương quyết trên đã dự báo khả năng thống nhất hòa bình là khó diễn ra. Khi mọi xung đột được đẩy lên cao trào sẽ dẫn đến một biện pháp tất yếu để giải quyết xung đột là sử dụng vũ trang.

Cuộc chiến giả định này sẽ có mức độ phức tạp và quy mô khác so với chiến dịch quân sự đặc biệt Nga – Ukraine. Hiện nay vị thế của Nga và Trung Quốc trên trường quốc tế hoàn toàn khác nhau. Nga là một cường quốc quân sự nhưng thực lực kinh tế suy giảm, trong khi đó Trung Quốc vừa có thực lực quân sự đủ toàn diện và đồng thời có nền kinh tế phát triển mạnh mẽ, mối liên hệ kinh tế lan tỏa với quy mô toàn cầu. Việc các nước có sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế không thể ngăn chặn hoàn toàn chiến tranh. Đây vừa là một điểm yếu của nền chính trị hiện đại dễ bị tổn thương nhưng cũng là một lợi thế tiên quyết để mặc cả trong trận chiến. Nếu cấm vận và trừng phạt về mặt kinh tế không đủ để kiềm chế Putin, việc áp dụng các biện pháp đó với một nền kinh tế mở cửa như Trung Quốc sẽ càng không có hiệu quả, thậm chí gây ra nhiều hệ lụy đối với bên đặt lệnh trừng phạt. Khả năng tự sản xuất và tiêu thụ của Trung Quốc rất lớn, thị trường bị hạn chế có thể đem lại những khó khăn nhất định nhưng chính việc thiếu nguồn cung toàn cầu sẽ gây đứt gãy chuỗi cung ứng, khan hiếm hàng hóa và gia tăng lạm phát làm suy giảm nền kinh tế thế giới. Do vậy, kích thước của cuộc chiến sẽ phụ thuộc và khả năng chống trả của Trung Quốc đối với các lệnh trừng phạt và khả năng bình ổn thị trường thế giới. Và khi giá cả hàng hóa tăng cao do phải gánh theo chi phí chiến tranh, các biện pháp trừng phạt không hiệu quả, Trung Quốc sẽ loại bỏ được nhiều rào cản để duy trì cuộc tấn công.

Cuộc chiến kéo dài trong bao lâu còn phụ thuộc vào sức chiến đấu của Đài Loan. Về tương quan lực lượng, dễ nhận thấy sức mạnh quân sự của Đài Loan không thể bằng Trung Quốc. Hiện nay, Trung Quốc đang là quốc gia đông dân nhất thế giới, độ tuổi trung bình chưa phải là dân số già nên có lực lượng tham gia chiến đấu đông đảo. Bên cạnh đó, với tiềm lực quân sự chỉ đứng thứ ba sau Mỹ và Nga, Trung Quốc đang có nhiều lợi thế trong trận chiến với Đài Loan. Tuy nhiên, Đài Loan đã có sự chuẩn bị kỹ lưỡng từ tinh thần cho tới sức mạnh quốc phòng do luôn lường trước khả năng bị tấn công. Việc Trung Quốc liên tục thăm dò, tập trận và xâm phạm vùng nhận diện hàng không của Đài Loan đã đặt hòn đảo này luôn trong tình trạng báo động và tinh thần tập trung cao độ. Thêm vào đó, Đài Loan là đồng minh quân sự của Mỹ, được sự ủng hộ từ Nhật Bản và các liên minh quân sự trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương do Mỹ lãnh đạo. Mặc dù Đài Loan không được công nhận với tư cách là một quốc gia nhưng hành vi sử dụng vũ lực để giải quyết tranh chấp của Trung Quốc vẫn sẽ vấp phải phản đối quốc tế. Đài Loan sẽ có sự ủng hộ nhất định, thậm chí nhận được hỗ trợ bởi nhiều quốc gia không muốn thay đổi hiện trạng do Mỹ đang dẫn dắt. Vì vậy cuộc chiến có thể sẽ nhiều sự tham gia của nhiều nhân tố khác, gia tăng tính phức tạp và kéo dài thời gian chiến tranh.

Trong trường hợp Mỹ tham gia vào cuộc chiến giả định này, Mỹ sẽ có những hành động mạnh mẽ và can thiệp rất sâu vào những chiến lược của Đài Loan. Chiến tranh bùng nổ chứng minh một tinh thần quyết tâm cao độ và dám chấp nhận phải chi trả cái giá đắt nhất của Trung Quốc để thực hiện mục tiêu bá quyền. Điều này đã hiện hữu rõ qua bản chất vị kỷ và ưu tiên vũ lực để đảm bảo an ninh quốc gia, mưu cầu quyền lực tối đa. Mỹ đã xác định Trung Quốc là đối thủ lớn nhất ảnh hưởng tới vị trí lãnh đạo toàn cầu và đây là tình huống nguy hiểm cần phải ngăn cản trực diện và cấp bách. Chiến lược xoay trục về khu vực Châu Á – Thái Bình Dương đang được triển khai mạnh mẽ thay thế cho các điểm nóng cũ đã phản ánh sự điều chỉnh trong các chính sách an ninh của Mỹ. Dưới nhiệm kỳ tổng thống Donald Trump, hàng loạt các đạo luật tăng cường hợp tác và bảo vệ Đài Loan đã được Quốc hội thông qua như: Đạo luật đi lại Đài Loan, Đạo luật Quan hệ Đài Loan, Đạo luật Phòng thủ Đài Loan… Các gói thỏa thuận mua bán vũ khí được gia tăng nhằm củng cố sức mạnh quốc phòng của Đài Loan đã cho thấy sự chú trọng của Mỹ khi dè chừng một cuộc tấn công tiềm tàng từ đại lục. Mức độ hợp tác chặt chẽ không chỉ trong vấn đề quân sự mà còn ở trong nhiều lĩnh vực khác như kinh tế, chính trị, văn hóa,… Ngăn cản một vụ tấn công từ đại lục không chỉ là vấn đề bảo vệ đồng minh, đó còn là cản trở tầm ảnh hưởng của Trung Quốc trong tiến trình mở rộng tầm ảnh hưởng, ngăn cản sự phát triển năng lực cường quốc trên biển và bảo vệ vị trí lãnh đạo toàn cầu của Washington.

Tuy nhiên, chiến sự đặc biệt Nga – Ukraine đã mở ra trường hợp thứ ba là Mỹ sẽ không tham gia. Những chiến lược hiện tại và phản ứng của Mỹ về cuộc chiến khác với tư duy hành động xảy ra trong quá khứ. Mỹ và NATO đang đứng ngoài cuộc chiến, theo dõi và cung cấp vũ khí, nhưng lực lượng chống lại quân đội Nga vẫn chủ yếu là người Ukraine. NATO đã không can thiệp một cuộc tấn công ngay trong vùng đệm an toàn của mình, bác bỏ đơn xin gia nhập EU của Ukraine trong tình huống cấp bách đã cho thấy những lời hứa triển vọng trước kia không thực sự giá trị. Khi Mỹ không thay đổi chiến lược để can thiệp thì NATO cũng sẽ không có động thái mạnh mẽ nào. Có thể thấy, sau sự kiện Mỹ sa lầy ở ngoài khu vực Trung Đông hơn 20 năm đã là một bài học đắt giá trong việc triển khai an ninh quân sự ở nước ngoài. Tốn kém cho việc chi trả các chi phí chiến tranh đã làm suy giảm nền kinh tế Mỹ, hy sinh quá nhiều lực lượng quân sự, không xác định được đối thủ trọng tâm trong chiến lược đã giúp Trung Quốc có một quãng thời gian dài phát triển mạnh mẽ, đổi lại một nước Mỹ suy yếu và duy trì các chiến lược quốc gia không hiệu quả. Đặc biệt, kế hoạch rút quân khỏi Afghanistan hồi tháng 8 năm 2021 không được xây dựng hiệu quả đã làm giảm uy tín của tổng thống Joe Biden. Sự kiện này khiến việc điều quân hay rút quân này sẽ không được triển khai và thông qua dễ dàng trong nhiệm kỳ của ông thêm nữa.

Việc kết hợp với NATO để đánh bại Nga trên mặt trận thứ ba là Ukraine đã không xảy ra. Vậy khả năng Mỹ đối đầu trực diện với Trung Quốc để bảo vệ Đài Loan sẽ càng thấp hơn. Trước hết, đặt lên bàn cờ quan hệ với Trung Quốc hoặc với Đài Loan, có thể thấy Trung Quốc mang lại nhiều lợi ích quốc gia hơn. Đài Loan là một con bài được dùng để kiềm chế với Trung Quốc trong thời gian dài nhưng hiện nay không còn mang lại nhiều hiệu quả chiến lược do nội lực của Trung Quốc đã lớn mạnh đáng kể so với 40 năm trước. Đồng thời, thay vì đối đầu trực diện trên nhiều phương diện như đã từng trong nhiệm kỳ tổng thống Trump, Joe Biden đang hòa dịu quan hệ với Trung Quốc rất nhiều. Nhiều biện pháp trừng phạt mạnh tay đã không được duy trì, chưa có một chiến lược đối trọng nào kiềm chế Trung Quốc hiệu quả, ngược lại sự hợp tác đang được nối liền và mở rộng nhiều hơn. Thêm vào đó, Mỹ vẫn công nhận “Một Trung Quốc”, có quan hệ ngoại giao chính thức với Trung Quốc. Đài Loan không có tư cách là một quốc gia, luôn được Trung Quốc tuyên bố chủ quyền là một tỉnh ly khai, do vậy, tính chính danh của Đài Loan rất yếu để có thể được cộng đồng quốc tế có một lý do chính đáng can thiệp vấn đề nội bộ của Bắc Kinh. Đài Loan đang có một chính quyền thân Mỹ, do vậy Mỹ sẽ không hoàn toàn bỏ rơi khi chiến tranh xảy ra. Mỹ có thể không muốn xuất hiện trực diện để đối đầu với Trung Quốc nhưng vẫn sẽ cung cấp vũ khí, trang thiết bị chiến đấu và duy trì cung cấp kinh tế cho Đài Loan trong khả năng giới hạn thay vì dẫn đến một cuộc chiến ủy nhiệm (Trọng Thành, 2022).

Quân đội Mỹ đã rút ra các chiến lược quân sự qua nhiều lần can thiệp trên địa bàn nước ngoài: (i) Quân đội chỉ can thiệp quân sự ở nước ngoài khi nắm chắc phần thắng; (ii) Không can dự quân sự trực tiếp quá lâu và quá sâu mà chỉ hỗ trợ cho các chính quyền được Mỹ ủng hộ thông qua huấn luyện và trợ giúp vũ khí; (iii) Quân đội chỉ tham gia các hoạt động quân sự đơn thuần, không can dự vào tiến trình tái thiết quốc gia hoặc hòa giải dân tộc ở quốc gia mà Mỹ xâm chiếm; (iv) Phải có chiến lược rút lui nếu như kế hoạch can thiệp quân sự thất bạI ( Hoàng Anh Tuấn, 2021). Vấn đề Đài Loan hội tụ rất nhiều yếu tố không nên can thiệp quân sự đã được đề cập. Qua các lần Mỹ phản bội đồng minh để rút quân về nước như trong cuộc chiến tranh Việt Nam (1975), chiến tranh vùng Vịnh (2011), chiến tranh Afghanistan (2021), một lần nữa cần phải cân nhắc mức độ cam kết với đồng minh của Mỹ. Khi cuộc chiến dẫn đến kết quả thất bại, Mỹ sẽ rời bỏ đồng minh và quy về vấn đề dân tộc mà Mỹ sẽ không can thiệp. So sánh tương quan Trung Quốc – Đài Loan, khả năng hòn đảo thắng được đại lục không cao và Mỹ sẽ không tiếp tục đánh cược trong bối cảnh sức mạnh Mỹ đang tương đối suy giảm. Điều này có thể ảnh hưởng đến chiến lược xoay trục Châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ, tuy nhiên đặt trên bàn cân được và mất, Mỹ khó có thể ngăn chặn Trung Quốc thực hiện nhiệm vụ dân tộc, thay vào đó phải nhận về nhiều cái giá đắt đỏ nếu can thiệp quân sự.

Nói tóm lại, chiến sự đặc biệt Nga – Ukraine không chỉ gây ảnh hưởng tới toàn thế giới mà còn có những tác động đối với các kịch bản của vấn đề Đài Loan. Đây là một bài học nhãn tiền, một phép thử được Putin thực hiện và Trung Quốc đang theo dõi sát sao để tính toán cẩn thận. Khi vấn đề Đài Loan chưa được giải quyết, đây vẫn là điểm nóng khu vực Mỹ tiếp tục lợi dụng để can thiệp và gia tăng căng thẳng với Trung Quốc nhưng không đẩy giới hạn lên cao để tránh một cuộc tấn công thực sự. Khả năng Mỹ can thiệp vào vấn đề vào Đài Loan trong trường hợp đại lục tấn công vẫn còn là một nghi vấn. Nếu đối thủ lớn nhất không có phản ứng can thiệp quyết liệt, Trung Quốc càng có động lực để thực hiện mục tiêu thống nhất mạnh mẽ hơn. Khi đó, bối cảnh thế giới thế kỷ 21 sẽ là một trang mới, sức mạnh của Trung Quốc sẽ càng lớn mạnh và được củng cố thêm, trật tự thế giới có thể thay đổi sâu sắc. Đứng trước bối cảnh đó, Mỹ cần xây dựng được một chiến lược quốc gia toàn diện để ngăn chặn Trung Quốc, hoặc thời đại nước Mỹ sẽ đi dần tới hồi kết.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Minh An, 2022, Mỹ duyệt gói vũ khí 120 triệu USD cho Đài Loan, https://zingnews.vn/my-duyet-goi-vu-khi-120-trieu-usd-cho-dai-loan-post1324935.html, truy cập ngày 28 tháng 6, 2022.

Nguyễn Thị Lan Anh, 2018, Tứ Sa: Chiến thuật pháp lý mới của Trung Quốc ở Biển Đông, https://nghiencuuquocte.org/2018/06/21/tu-sa-chien-thuat-phap-ly-moi-cua-trung-quoc-o-bien-dong/, truy cập ngày 29 tháng 8 năm 2022.

Vũ Anh, 2021, Ông Tập tái cam kết thu hồi Đài Loan, https://vnexpress.net/ong-tap-tai-cam-ket-thu-hoi-dai-loan-4369404.html, truy cập ngày 28 tháng 6 năm 2022.
Quang Đào, 2022, NATO và quá trình mở rộng thành viên, https://baoquocte.vn/nato-va-qua-trinh-mo-rong-thanh-vien-174392.html, truy cập ngày 28 tháng 6, 2022.
Trung Hiếu, 2022, Xung đột ở Ukraine là diễn biến cuối cùng trong sự “tan rã kéo dài của Liên Xô” (Kỳ 1), https://vov.vn/the-gioi/ho-so/xung-dot-o-ukraine-la-dien-bien-cuoi-cung-trong-su-tan-ra-keo-dai-cua-lien-xo-ky-1-post937394.vov, truy cập ngày 29 tháng 6 năm 2022.
Trọng Thành, 2022, Chuyên gia Cabestan: ”Không rõ Mỹ sẽ bảo vệ Đài Loan’’ chống Trung Quốc bằng cách nào, https://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20220602-khong-ro-my-se-can-thiep-bao-ve-%C4%91ai-loan-chong-trung-quoc-bang-cach-nao, truy cập ngày 5 tháng 7 năm 2022.

Hoàng Anh Tuấn, 2021, 10 điều rút ra từ việc Mỹ rút quân khỏi Afghanistan (phần cuối), https://vov.vn/the-gioi/quan-sat/10-dieu-rut-ra-tu-viec-my-rut-quan-khoi-afghanistan-phan-cuoi-886727.vov, truy cập ngày 27 tháng 6, 2022.
The Economist, 2022, Does a protracted conflict favour Russia or Ukraine?, https://www.economist.com/briefing/2022/06/30/does-a-protracted-conflict-favour-russia-or-ukraine, truy cập ngày 28 tháng 6 năm 2022.

_________________
Vào đây đọc truyện:

https://www.nhomcho.com/f7-truyen-ngan

https://www.nhomcho.com/f8-truyen-dai

Vào đây nghe nhạc Việt:

https://www.nhomcho.com/f14-nhac-vn
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Đài Loan: Tại sao Đài Loan có thể tránh được số phận như của Ukraine? (Gideon Rachman)

Post by LDN Wed Oct 12, 2022 1:08 pm


Luật Khoa tạp chí

LỊCH SỬ Đài Loan lược sử – Kỳ 1: Thân phận thuộc địa
Hòn đảo Xinh đẹp từng có một quá khứ rất nhọc nhằn.

Published 1 year ago on 25/09/2021 By TRỊNH HỮU LONG

Thiết kế: Luật Khoa. Ảnh: Wikimedia Commons.
Luật Khoa trân trọng giới thiệu loạt bài về lịch sử Đài Loan của tác giả Trịnh Hữu Long. Bài viết gồm nhiều phần, sẽ được đăng liên tục vào thứ Bảy hàng tuần.

***

Người Việt Nam ngày nay biết tới Đài Loan như là mảnh đất lành cho lao động phổ thông và cho cả những cô dâu Việt Nam. Nhiều người cũng biết Đài Loan có một mối quan hệ căng thẳng và phức tạp với Trung Quốc, và rằng Đài Loan là một nước dân chủ thịnh vượng.

Nhưng hòn đảo xinh đẹp này từng có một quá khứ rất nhọc nhằn. Sử gia J. Bruce Jacobs tổng kết rằng tồn tại một góc nhìn lịch sử Đài Loan thời kỳ trước năm 1988 là lịch sử thuộc địa, khi hòn đảo này chịu sự cai trị của sáu thế lực thực dân, bao gồm cả chế độ độc tài của Quốc dân Đảng. [1] Góc nhìn này đặc biệt được nhiều người Đài Loan bản địa chia sẻ, trong đó có nhà đấu tranh nổi tiếng Su Beng, người được mệnh danh là cha đẻ của phong trào đòi độc lập cho Đài Loan. [2] Còn với người Trung Quốc di cư từ đại lục sang vào cuối thập niên 1940 thì dĩ nhiên là không.

Các nghiên cứu địa lý cho thấy Đài Loan từng gắn liền với châu Á lục địa, cùng với cả đảo Hải Nam. Tuy vậy, quá trình tan băng sau Kỳ Băng Hà cách đây 12 ngàn năm đã khiến mực nước biển dâng cao và chia cắt vùng này với phần còn lại của châu Á. [3]

Trước năm 1624, Đài Loan – dù chỉ là một hòn đảo nhỏ – không phải là một dân tộc thống nhất, mà bao gồm rất nhiều bộ tộc sinh sống rải rác khắp nơi, chủ yếu sống bằng nghề săn bắn, trồng trọt. Nhiều bộ tộc trong đó có cùng gốc gác ngôn ngữ Nam Đảo (Austronesian) với người Cham ở miền Trung Việt Nam cũng như nhiều sắc dân khác ở Đông Nam Á, châu Đại Dương và châu Phi. [4] Vào thời kỳ đó, Việt Nam đã bắt đầu cuộc chia ly và huynh đệ tương tàn giữa nhà Trịnh ở Đàng Ngoài và nhà Nguyễn ở Đàng Trong, còn vương quốc Champa của người Cham thì đang trên đà diệt vong. [5]

Bộ tộc Bunun ở Đài Loan, đầu thế kỷ XX. Ảnh: Wikipedia.
Bộ tộc Bunun ở Đài Loan, đầu thế kỷ XX. Ảnh: Wikipedia/TaiwanNews.
Tàu bè phương Tây qua lại ở vùng biển Đài Loan gọi hòn đảo này là “Ilha Formosa”, tức “Mỹ Lệ Đảo”, hay “Hòn đảo Xinh đẹp”. (Nếu bạn đang thắc mắc thì đúng, công ty Hưng Nghiệp Formosa ở Việt Nam – một cơ sở của tập đoàn Formosa – có tên xuất phát từ Ilha Formosa.)

Rồi người Hà Lan tới và thuộc địa hóa một phần phía Nam hòn đảo này (vùng Đài Nam ngày nay) từ năm 1624. Hai năm sau, người Tây Ban Nha cũng tới thuộc địa hóa một phần phía Bắc (vùng Đạm Thủy, Cơ Long ngày nay). Người Hán từ miền Nam Trung Hoa bắt đầu di cư sang đây để làm ăn và định cư theo chương trình của Hà Lan. Kể từ đây, người bản địa Đài Loan bắt đầu bị áp bức và bị gạt ra bên lề lịch sử, để rồi phải nỗ lực đấu tranh sinh tồn và giữ gìn danh phận cho đến tận ngày nay.

Vì nhiều lý do, người Tây Ban Nha và Hà Lan lần lượt rời đi năm 1642 và 1662. Thay thế họ thống trị hòn đảo này là một thế lực mới: người Trung Hoa. Ban đầu là gia đình Trịnh Thành Công – một thế lực kháng chiến chống nhà Thanh chạy sang Đài Loan tị nạn. [6] Cùng khoảng thời gian đó, một số tàn binh chống Thanh từ Trung Quốc chạy xuống xứ Đàng Trong xin chúa Nguyễn cho lưu trú và được chấp nhận với điều kiện phải vào sống ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Họ sau này lập ra các thị trấn Biên Hòa, Mỹ Tho, Hà Tiên, v.v.

Không lâu sau khi chạy sang Đài Loan, gia tộc Trịnh Thành Công cũng bị nhà Thanh đánh bại. Đài Loan chính thức trở thành một phần của đế chế Trung Hoa dưới triều nhà Thanh từ năm 1683. Tuy vậy, nhà Thanh không đối xử với Đài Loan như một tỉnh của mình. Vì nhiều lý do, trong hơn 300 năm dưới triều Thanh, Đài Loan giống như một thuộc địa hoặc một đứa con ghẻ hơn.

Năm 1895, do thua trận, nhà Thanh buộc phải nhượng lại Đài Loan cho một thế lực mới trỗi dậy ở châu Á: Nhật Bản. Đài Loan trở thành thuộc địa đầu tiên trên con đường bá chủ của đại cường này. Về sau, người Đài theo bước chân các quân đoàn Nhật Bản đi chinh chiến ở khắp nơi, trong đó có Việt Nam (1941 – 1945). [7]

Dinh Toàn quyền của Nhật Bản ở Đài Bắc năm 1923, nay là Phủ Tổng thống Đài Loan. Ảnh: english.president.gov.tw.
Dinh Toàn quyền của Nhật Bản ở Đài Bắc năm 1923, nay là Phủ Tổng thống Đài Loan. Ảnh: english.president.gov.tw.

Khu vực Bảo tàng Taihoku, nay là Bảo tàng Quốc gia Đài Loan ở Đài Bắc, gần Taipei Main Station. Ảnh: politika.io.
Khu vực Bảo tàng Taihoku, nay là Bảo tàng Quốc gia Đài Loan ở Đài Bắc, gần Taipei Main Station. Ảnh: politika.io.
Cùng lúc đó, ở Hawaii, một chàng trai trẻ mới 29 tuổi người Trung Quốc đã rục rịch bắt đầu con đường cách mạng của mình, để rồi về sau, và cho đến tận bây giờ, chân dung của ông sẽ được treo khắp nơi trên hòn đảo Đài Loan: Tôn Trung Sơn. [8]

Người Nhật mất 20 năm để dẹp tan các nhóm phản kháng người Đài. Và mặc dù mang thân phận thuộc địa, người Đài được hưởng lợi từ một thứ mà ngày nay đã trở thành huyền thoại: công cuộc Duy Tân và hiện đại hóa của Nhật Bản. Người Nhật không chỉ mang tới đường xá, cầu cống, nhà cửa cho người Đài, mà còn mang tới những tư tưởng tự do, dân chủ phương Tây mà chính họ mới hấp thụ cách đó không lâu. [9] Hiện tượng tương tự cũng xảy ra đồng thời ở Việt Nam dưới sự đô hộ của thực dân Pháp.

Năm 1912, ở những nơi xa xôi cách Mỹ Lệ Đảo hàng ngàn cây số, có hai chuyện xảy ra khiến cho lịch sử Đài Loan sẽ thay đổi đến mức chóng mặt. 

Một là Nhật hoàng Minh Trị (Meiji) qua đời ở Tokyo, [10] chấm dứt thời kỳ Duy Tân Minh Trị, mở ra một thời kỳ mới trong lịch sử Nhật Bản với vai trò lớn hơn của một thiết chế dân chủ: nghị viện. Người Đài Loan bắt đầu tận dụng các cơ chế dân chủ còn khá sơ khai của Nhật Bản để đấu tranh đòi mở rộng các quyền dân sự và chính trị cũng như quyền tự trị, đạt được nhiều thành công đáng kể, mà tiêu biểu là cuộc bầu cử đầu tiên ở Đài Loan được tổ chức năm 1935. [11] Một thứ mới mẻ khác cũng ra đời: chủ nghĩa dân tộc Đài Loan.

Chuyện thứ hai xảy ra ở Trung Hoa đại lục sau cuộc Cách mạng Tân Hợi, khi chàng trai Tôn Trung Sơn mà chúng ta mới nhắc đến ở trên sáng lập ra nền cộng hòa đầu tiên trong lịch sử nước này: Trung Hoa Dân Quốc (Republic of China). Vào thời điểm này, Đài Loan vẫn là thuộc địa của Nhật, nhưng cái tên Trung Hoa Dân Quốc rồi một ngày không xa sẽ gắn chặt với Đài Loan cho đến tận ngày nay.

Bà Thái Anh Văn tuyên thệ nhậm chức tổng thống Đài Loan trước chân dung Tôn Trung Sơn, tháng 5/2020. Ảnh: Taiwan Presidential Office Handout via EPA.
Những nỗ lực đấu tranh dân chủ và đòi tự trị của người Đài kéo dài không đầy 20 năm thì Nhật Bản bắt đầu quá trình phát-xít hóa, rục rịch chuẩn bị cho chiến tranh từ đầu những năm 1930. [12] Mọi thứ được đặt trong tình trạng thời chiến, thanh niên Đài Loan bị huy động vào công cuộc binh đao của người Nhật. Trong số đó, có một người tên là Lý Đăng Huy (Lee Teng-hui) – một người Hán ở Đạm Thủy (gần Đài Bắc) có tổ tiên di cư sang Đài Loan từ thời nhà Thanh. [13] Chúng ta sẽ trở lại với nhân vật cực kỳ quan trọng này trong các phần sau.

Chiến tranh Thế giới thứ Hai kết thúc năm 1945 với phần thắng thuộc về phe Đồng Minh. Nhật Bản đầu hàng và chấp nhận bị cắt thuộc địa Đài Loan cho Trung Quốc. Trung Hoa Dân Quốc, thực thể kế thừa quốc gia từ nhà Thanh, với sự lãnh đạo của Thống chế Tưởng Giới Thạch và Quốc dân Đảng, [14] là đại diện của quốc gia này trên trường quốc tế, là thành viên sáng lập của Liên Hiệp Quốc và là thành viên thường trực của cơ quan quyền lực nhất của tổ chức này, Hội đồng Bảo An.

Lịch sử Đài Loan kể từ đây sang một trang mới, không kém nhọc nhằn hơn.

_________________
Vào đây đọc truyện:

https://www.nhomcho.com/f7-truyen-ngan

https://www.nhomcho.com/f8-truyen-dai

Vào đây nghe nhạc Việt:

https://www.nhomcho.com/f14-nhac-vn
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Đài Loan: Tại sao Đài Loan có thể tránh được số phận như của Ukraine? (Gideon Rachman)

Post by LDN Wed Nov 16, 2022 8:15 am

Nền kinh tế của Tập đang chuẩn bị cho cuộc chiến với Đài Loan?

Nghiencuuquocte

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Xi puts economy on war footing with Taiwan in mind,” Nikkei Asia, 10/11/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Bài học từ Nga: Siết chặt quyền kiểm soát thông tin liên lạc, mạng xã hội, và khả năng cung ứng hàng hóa.

Tin tức về việc ba công ty viễn thông quốc doanh của Trung Quốc sẽ thành lập các liên minh chiến lược với ba gã khổng lồ công nghệ thuộc khu vực tư nhân là Tencent, Alibaba và JD.com, đã gây chấn động trong cộng đồng doanh nghiệp – những người đang cố gắng tìm hiểu ý nghĩa đằng sau động thái này.

Các liên minh này nhiều khả năng sẽ viết lại câu chuyện của nền kinh tế Trung Quốc, vốn đã phát triển kể từ khi chính sách “cải cách và mở cửa” được đưa ra cách đây khoảng 40 năm.

Tencent, công ty vận hành ứng dụng nhắn tin WeChat và gần đây đã trở thành một cái tên lớn trong thị trường game toàn cầu, vừa thành lập một liên doanh sở hữu hỗn hợp với China Unicom.

Tencent không thể chống lại áp lực từ phía nhà nước về việc thành lập liên doanh, và China Unicom hiện đang nắm quyền chỉ đạo liên doanh.

Một trí thức lớn tuổi lưu ý rằng hành động này giống hệt như của Mao Trạch Đông. “Về cơ bản, đó là những gì Mao đã làm trong thập niên 1950,” ông nói, “để nhà nước nắm quyền kiểm soát các công ty tư nhân”.

Mao Trạch Đông bắt đầu theo đuổi nền kinh tế thời chiến vào những năm 1960 để chuẩn bị cho một cuộc chiến tiềm tàng với Mỹ hoặc Liên Xô. © AP
Việc Tập Cận Bình, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc, muốn có một cơ chế để chuyển sức mạnh của khu vực tư nhân sang cho khu vực nhà nước đã cho thấy chiến lược kinh tế của ông trong 5 năm tới.

Điều không thể không nhắc đến là chiến lược kinh tế này có liên hệ sâu sắc đến quan điểm của ông về việc thống nhất với Đài Loan. Trong một báo cáo trước đại hội toàn quốc của đảng vào ngày 16/10, nhà lãnh đạo lần đầu tiên tuyên bố rằng Trung Quốc “sẽ không bao giờ hứa từ bỏ việc sử dụng vũ lực” đối với Đài Loan.

“Họ đang chuẩn bị cho sự chia rẽ giữa Mỹ và Trung Quốc, đồng thời đang chuẩn bị cho việc thống nhất với Đài Loan,” một chuyên gia Trung Quốc khác nói. “Hãy hồi tưởng lại nền kinh tế thời chiến kiểu Mao Trạch Đông.”

Nền kinh tế thời chiến kiểu Mao Trạch Đông chính là “Phong trào Mặt trận Thứ ba” mà Mao bắt đầu theo đuổi từ những năm 1960 để chuẩn bị cho một cuộc chiến với Mỹ hoặc Liên Xô.

Lấy danh nghĩa xây dựng nền kinh tế tự chủ trong bối cảnh bị quốc tế cô lập, ngành công nghiệp quân sự của Trung Quốc đã được di dời đến các khu vực nội địa ở phía tây đất nước.

Hình chụp một nhà máy của Tập đoàn Sắt thép Phàn Chi Hoa vào ngày 31/03/2009, nằm tại nội địa tỉnh Tứ Xuyên. (Ảnh của Getty Images)
Một ví dụ điển hình là Tập đoàn Sắt thép Phàn Chi Hoa (Panzhihua), nhà sản xuất thép thuộc sở hữu nhà nước, được thành lập ở vùng hẻo lánh của tỉnh Tứ Xuyên. Mao ra lệnh xây dựng Phàn Chi Hoa vào tháng 5/1964, nói rằng “đây không phải là vấn đề nhà máy thép, mà là một vấn đề chiến lược.”

Mặt trận Thứ ba là các tỉnh nội địa như Tứ Xuyên, Quý Châu, Vân Nam, và Thiểm Tây. Trong khi đó, Mặt trận Thứ nhất là các vùng duyên hải và Mặt trận Thứ hai tiếp giáp với Mặt trận Thứ nhất. Còn Mặt trận Thứ ba đi sâu vào nội địa.

Phong trào Mặt trận thứ ba đã không đạt hiệu quả về mặt kinh tế trong bối cảnh Trung Quốc bị quốc tế cô lập. Mãi đến những năm 1980 Trung Quốc mới khôi phục được thiệt hại từ phong trào này, rất lâu sau chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Richard Nixon và việc bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Nhật Bản, cả hai đều diễn ra vào năm 1972.

Các Ủy viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị (từ trái sang) Triệu Lạc Tế, Vương Hỗ Ninh, Thái Kỳ, Chủ tịch Tập Cận Bình, Lý Hi, Đinh Tiết Tường và Lý Cường đến thăm Đài tưởng niệm Cách mạng Diên An ở Diên An, tỉnh Thiểm Tây, miền tây bắc Trung Quốc, ngày 27/10. © Tân Hoa Xã / AP
Ở Nhật Bản thời Thế chiến II cũng vậy, nhiều công ty đã nhận sự bảo trợ của quân đội như một phần của quá trình chuẩn bị cho chiến tranh.

Chính quyền Tập vẫn thường xuyên thúc đẩy quyền sở hữu hỗn hợp. Nhưng “sở hữu hỗn hợp” không thực sự mô tả chính xác những gì đang diễn ra: Các công ty quốc doanh yếu kém đang nuốt chửng các công ty tư nhân năng động hơn.

Đầu tháng 11, khoảng thời gian mà tin tức về các liên doanh nổi lên, một bài báo chỉ ra sự phi lý trong chính sách sáp nhập các công ty tư nhân của Mao đã nhanh chóng lan truyền trên Internet.

Bài viết nói rằng đảng đã phá bỏ lời hứa được đưa ra khi nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập vào năm 1949.

Nhưng ngay khi cư dân mạng Trung Quốc bắt đầu tranh luận sôi nổi thì người ta đã không còn xem được bài báo đó nữa.

Chỉ có 101 công ty quốc doanh nằm dưới sự kiểm soát trực tiếp của chính quyền trung ương Trung Quốc. Các công ty này tạo thành một trụ cột của chế độ cộng sản và bao gồm ba gã khổng lồ viễn thông quốc doanh.

Jack Ma xuất hiện tại một hội nghị về đổi mới ở Paris vào ngày 16/05/2019. Năm nay, ông đã đến Nhật Bản trước kỳ đại hội toàn quốc của đảng vào tháng 10. Không có tin tức nào cho thấy ông đã trở về Trung Quốc. © AP
China Telecom sẽ tiếp tục liên minh chiến lược với Alibaba Group, công ty thương mại điện tử lớn nhất Trung Quốc, trong mối quan hệ đối tác đã có từ tháng 5/2017.

China Mobile, công ty viễn thông lớn nhất nước, và JD.com, công ty thương mại điện tử lớn thứ hai của đất nước, đã thành lập một liên minh chiến lược thông qua các công ty con Shanghai Mobile và JD Technology.

Điều đáng ngạc nhiên là ngày mà tin tức về liên minh giữa các công ty viễn thông nhà nước với những gã khổng lồ internet được đưa ra – ngày 2/11.

Ngày 2/11/2020, Jack Ma, nhà sáng lập Alibaba, bất ngờ bị chính quyền Trung Quốc triệu tập để thẩm vấn. Thời gian công bố các tin tức gần đây dường như không phải là một sự trùng hợp ngẫu nhiên.

Vào đêm 2/11 hai năm trước, Tân Hoa Xã đăng một bài báo có kèm theo bức tranh nổi tiếng của họa sĩ Nhật Bản Kaii Higashiyama về một đám mây trắng hình con ngựa trên bầu trời xanh.

Jack Ma tên khai sinh là Mã Vân, có nghĩa là “đám mây hình con ngựa” trong tiếng Trung Quốc. (Ảnh chụp màn hình từ Tân Hoa Xã)
Jack Ma tên khai sinh là Mã Vân, có nghĩa đen là “đám mây hình con ngựa” trong tiếng Trung Quốc.

Tiêu đề của bài báo có đoạn: “Lời nói không thể nói ra một cách tùy tiện, công việc không thể hoàn thành nếu chỉ có đam mê, con người cũng không thể cứ hành động theo ý mình.”

Bài báo được đăng sau khi Ma chỉ trích các quy định tài chính của Trung Quốc là “lỗi thời.” Thực tế, bài báo là một lời cảnh báo rằng Ma có thể dễ dàng bị hạ bệ.

Ngay sau khi bài báo được xuất bản, và như thông điệp đã ám chỉ, công ty tài chính Ant Group trực thuộc Alibaba đã buộc phải trì hoãn kế hoạch niêm yết kép tại Thượng Hải và Hong Kong.

Điều kỳ lạ là Ma, một đảng viên, lại đến Nhật Bản trước đại hội toàn quốc gần đây của đảng. Hiện vẫn chưa có tin tức nào cho thấy ông đã trở về Trung Quốc.

Hoàn cảnh của Jack Ma hơi giống với Hồ Cẩm Đào. Vị cựu chủ tịch nước 79 tuổi đã bị buộc phải rời sân khấu trong lễ bế mạc đại hội toàn quốc “vì lý do sức khỏe,” theo chỉ thị của Tập.

Khi xem xét hành vi bất thường của Hồ, chắc hẳn ông muốn nói điều gì đó, như Ma đã làm hai năm trước, dù vẫn chưa rõ Hồ muốn nói gì. Giờ đây, đoạn video quay lại sự việc cho thấy rằng tập tài liệu trước mặt Hồ đã bị giằng co qua lại. Từ giờ trở đi, sẽ không dễ dàng để Hồ tham dự các sự kiện quan trọng.

Hồ Cẩm Đào (phải) dường như đã muốn nói điều gì đó tại lễ bế mạc đại hội đảng vào ngày 22/10, nhưng thay vào đó, ông đã bị hộ tống ra khỏi Đại lễ đường Nhân dân, ở Bắc Kinh. (Ảnh của Yusuke Hinata)
Các chính sách kinh tế kiểu Mao Trạch Đông không chỉ giới hạn trong các liên doanh giữa nhà nước và tư nhân.

Các cửa hàng được gọi là “hợp tác xã cung ứng và tiếp thị” đã bắt đầu mọc lên như nấm trên khắp cả nước. Tương tự, trung tâm công cộng chuyên cung cấp hàng thiết yếu, cùng với các “công xã nhân dân,” là không thể thiếu trong thời đại Mao.

Về khía cạnh này, cũng cần nhắc đến Lương Huệ Linh, Chủ nhiệm Liên đoàn Hợp tác xã Cung ứng và Tiếp thị Toàn Trung Hoa, người đã bất ngờ được đề bạt vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

Hợp tác xã cung ứng và tiếp thị là các tổ chức công được nhà nước tài trợ để bán sản phẩm với giá ưu đãi. Các hợp tác xã này đã gia tăng vai trò do các đợt phong tỏa được áp dụng như một phần của chính sách zero-COVID hà khắc tại Trung Quốc.

Các hợp tác xã cung ứng và tiếp thị là trung tâm triển khai “thịnh vượng chung,” chính sách kinh tế mang dấu ấn riêng của Tập, nhằm giảm bất bình đẳng thu nhập và thúc đẩy phát triển lấy người dân làm trung tâm.

Những người Trung Quốc lớn tuổi có thể sẽ nhớ hoặc biết về các hợp tác xã cung ứng và tiếp thị từ thời Mao. Tuy nhiên, Trung Quốc ngày nay đã trở nên giàu có, và các thế hệ trẻ, ngay cả ở các vùng nông thôn, cũng có thể dễ dàng mua những thứ họ cần tại các cửa hàng tiện lợi do tư nhân điều hành. Sự hồi sinh bất ngờ của các hợp tác xã đang khiến nhiều người Trung Quốc đứng ngồi không yên.

Các hợp tác xã cung ứng và tiếp thị đã xuất hiện trên khắp đất nước, đây là một ví dụ ở Bắc Kinh. © Kyodo
Điều này có liên quan gì đến việc thống nhất với Đài Loan?

Một trong những bài học đến từ cuộc chiến khó khăn của Nga ở Ukraine. Kết cục của chiến tranh thời hiện đại phụ thuộc vào bên nào đảm bảo được thế thượng phong trong lĩnh vực viễn thông và Internet, khi mà chiến tranh mạng và thông tin đang ngày càng trở nên phổ biến.

Trong trường hợp xảy ra chiến tranh, ba công ty quốc doanh kiểm soát cơ sở hạ tầng viễn thông của Trung Quốc sẽ trở nên vô cùng quan trọng.

Nhưng một mình họ sẽ không đủ sức để giành chiến thắng trong cuộc chiến. Trung Quốc chỉ có thể tiến hành chiến tranh nếu nước này đồng thời kiểm soát các công ty công nghệ thông tin tư nhân, cũng như các công ty cung ứng hàng tiêu dùng lớn.

Nếu Trung Quốc mở rộng các liên doanh nhà nước-tư nhân trong các lĩnh vực quan trọng trong thời chiến, nước này sẽ có thể ngay lập tức phát động chiến tranh.

Nếu Trung Quốc quyết tâm ngăn cản Mỹ hỗ trợ cho Đài Loan, căng thẳng chưa từng có giữa các cường quốc có thể trở thành cái cớ để sử dụng vũ lực.

Một kịch bản như vậy có thể mang lại cho Tập một cơ hội vàng để nhanh chóng phục hồi sau thất bại chính trị tại đại hội đảng, nơi ông đã không thể thông qua tất cả các sửa đổi điều lệ đảng mà ông muốn, nhiều khả năng là do sự phản đối từ các nguyên lão trong đảng.

Nếu Tập thành công trong việc thống nhất Đài Loan, chắc chắn điều đó sẽ đặt ông ngang hàng với Mao, và ông sẽ không cần quan tâm đến việc vượt qua Đặng Tiểu Bình nữa.

Sau đó, Tập có thể có được vị thế lãnh tụ tối cao trọn đời tại đại hội toàn quốc tiếp theo của đảng, vào năm 2027.

Khi Tập bắt đầu một trò chơi địa chính trị nhiều rủi ro, những năm sắp tới sẽ tiềm ẩn rất nhiều sóng gió.

Katsuji Nakazawa là nhà báo và biên tập viên cấp cao của Nikkei, hiện sinh sống tại Tokyo. Ông đã dành bảy năm làm phóng viên thường trú ở Trung Quốc và sau đó trở thành trưởng văn phòng Trung Quốc. Ông đã nhận Giải Nhà báo Quốc tế Vaughn-Ueda năm 2014.

_________________
Vào đây đọc truyện:

https://www.nhomcho.com/f7-truyen-ngan

https://www.nhomcho.com/f8-truyen-dai

Vào đây nghe nhạc Việt:

https://www.nhomcho.com/f14-nhac-vn
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Đài Loan: Tại sao Đài Loan có thể tránh được số phận như của Ukraine? (Gideon Rachman)

Post by LDN Fri Jan 13, 2023 3:33 pm

Nghiên cứu quốc tếtế

Mỹ cần nghĩ lại cuộc chơi đường dài ở Đài Loan (P1)

Nguồn: Jude Blanchette và Ryan Hass, “The Taiwan Long Game,” Foreign Affairs, Tháng 1/Tháng 2 năm 2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tại sao giải pháp tốt nhất là không đưa ra giải pháp nào cả?

70 năm qua, Trung Quốc và Mỹ đã tránh được thảm họa tại Đài Loan. Nhưng có một sự đồng thuận đang hình thành trong giới hoạch định chính sách Mỹ, rằng nền hòa bình này có lẽ sẽ không kéo dài thêm nữa. Hiện nay, nhiều nhà phân tích và hoạch định chính sách cho rằng Mỹ phải sử dụng toàn bộ sức mạnh quân sự để chuẩn bị cho một cuộc chiến với Trung Quốc ở Eo biển Đài Loan. Tháng 10/2022, Mike Gilday, người đứng đầu Hải quân Mỹ, cảnh báo rằng Trung Quốc có thể đang chuẩn bị xâm lược Đài Loan trước năm 2024. Nhiều thành viên của Quốc hội Mỹ, gồm Hạ nghị sĩ Dân chủ Seth Moulton và Hạ nghị sĩ Cộng hòa Mike Gallagher, cũng chia sẻ quan điểm của Gilday.

Có những lý do hợp lý để Mỹ tập trung vào việc bảo vệ Đài Loan. Quân đội Mỹ bị ràng buộc bởi Đạo luật Quan hệ Đài Loan năm 1979: duy trì năng lực ngăn chặn việc sử dụng vũ lực hoặc cưỡng chế đối với Đài Loan. Washington cũng có những lý do chiến lược, kinh tế, và đạo đức mạnh mẽ để giúp hòn đảo đứng vững. Là một nền dân chủ hàng đầu ở trung tâm châu Á, Đài Loan nắm giữ vị trí cốt lõi của chuỗi giá trị toàn cầu. An ninh của hòn đảo là một lợi ích cơ bản của Mỹ.

Tuy nhiên, Washington đang phải đối mặt với một vấn đề chiến lược có chứa yếu tố quân sự, không phải là một vấn đề quân sự với một giải pháp quân sự. Người Mỹ càng giới hạn trọng tâm trong lĩnh vực quân sự, thì rủi ro đối với lợi ích của chính họ, cũng như lợi ích của các đồng minh và chính Đài Loan sẽ càng lớn. Trong khi đó, các trò chơi chiến tranh được tổ chức tại Lầu Năm Góc và các viện chính sách ở Washington có nguy cơ chuyển hướng sự tập trung khỏi các đe dọa và thách thức lớn nhất trong ngắn hạn đến từ Bắc Kinh.

Thước đo duy nhất để đánh giá chính sách của Mỹ là liệu nó có giúp duy trì hòa bình và ổn định ở Eo biển Đài Loan hay không – chứ không phải liệu nó có giải quyết được vấn đề Đài Loan một lần và mãi mãi, hay giữ Đài Loan vĩnh viễn đứng về phe của Mỹ hay không. Khi được nhìn nhận theo cách này, mục đích thực sự sẽ hiện rõ: thuyết phục các nhà lãnh đạo ở Bắc Kinh và Đài Bắc rằng thời gian đang đứng về phía họ, góp phần ngăn chặn xung đột. Mọi hành động của Mỹ nên hướng tới mục tiêu đó.

Để bảo vệ hòa bình, Mỹ phải hiểu điều gì sẽ khiến Trung Quốc bất an, đảm bảo rằng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình không bị dồn vào chân tường, và thuyết phục Bắc Kinh tin rằng thống nhất thuộc về một tương lai xa. Mỹ cũng phải hiểu rõ tính toán hiện tại của Bắc Kinh, vượt ra ngoài suy đoán đơn giản và thiếu chính xác rằng Tập đang đẩy nhanh kế hoạch xâm chiếm Đài Loan. Hỗ trợ cho Đài Loan không chỉ nhằm tăng cường an ninh của hòn đảo, mà còn tăng cả tính dẻo dai và sự thịnh vượng của nó. Hỗ trợ Đài Loan cũng sẽ đòi hỏi các khoản đầu tư mới của Mỹ vào các công cụ mang lại lợi ích cho hòn đảo ngoài lĩnh vực quân sự, bao gồm một chiến lược răn đe toàn diện hơn để đối phó với các chiến thuật vùng xám mang tính cưỡng chế của Bắc Kinh. Các nhà phê bình có thể cho rằng cách tiếp cận này né tránh câu hỏi hóc búa vốn là gốc rễ của cuộc đối đầu, nhưng đó chính xác là điều nên làm: đôi khi, chính sách tốt nhất là tránh lao đầu vào những thách thức không thể giải quyết, thay vào đó, hãy trì hoãn việc ra quyết định.

THAY ĐỔI NGOẠN MỤC

Trong những năm cuối cùng của Nội chiến Trung Quốc 1945-1949, phe Quốc Dân Đảng thua trận đã rút về Đài Loan, thiết lập một hiệp ước phòng thủ chung với Mỹ vào năm 1954. Tuy nhiên, vào năm 1979, Washington đã cắt đứt quan hệ với hòn đảo để có thể bình thường hóa quan hệ với Bắc Kinh. Kể từ đó, người Mỹ cố gắng giữ hòa bình ở Eo biển Đài Loan bằng cách ngăn chặn hai hành động có thể kích động xung đột: tuyên bố độc lập của Đài Bắc và quyết định thống nhất bằng vũ lực của Bắc Kinh. Đã có những lúc Mỹ kiềm chế Đài Loan vì lo ngại hòn đảo đang tiến quá gần đến nền độc lập. Năm 2003, Tổng thống George W. Bush đứng cạnh Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo và công khai phản đối “các bình luận và hành động” do Đài Bắc đề xuất mà Mỹ cho là sẽ gây bất ổn. Trong những trường hợp khác, Mỹ lại phô trương sức mạnh quân sự của mình trước Bắc Kinh, chẳng hạn như trong Khủng hoảng Eo biển Đài Loan 1995-1996, khi Tổng thống Mỹ Bill Clinton gửi một tàu sân bay đến vùng biển ngoài khơi Đài Loan để đáp trả các vụ thử tên lửa của Trung Quốc.

Những tuyên bố trấn an cũng có vai trò quan trọng trong cách tiếp cận của Mỹ. Đối với Đài Loan, Mỹ đã đưa ra một cam kết chính thức theo Đạo luật Quan hệ Đài Loan năm 1979 nhằm “duy trì và thúc đẩy các mối quan hệ sâu rộng, gần gũi, và thân thiện về thương mại, văn hóa, cũng như các lĩnh vực khác” với Đài Loan và cung cấp cho hòn đảo “những vũ khí có tính chất phòng thủ.” Đối với Bắc Kinh, Mỹ luôn tuyên bố không ủng hộ nền độc lập của Đài Loan, kể cả trong Chiến lược An ninh Quốc gia năm 2022. Mục tiêu là tạo không gian cho Bắc Kinh và Đài Bắc trì hoãn xung đột vô thời hạn, hoặc đạt được một giải pháp chính trị nào đó.

Suốt hàng chục năm, cách tiếp cận này đã hoạt động hiệu quả nhờ ba yếu tố. Thứ nhất, Mỹ đã duy trì lợi thế lớn so với Trung Quốc về sức mạnh quân sự, khiến Bắc Kinh không muốn dùng lực lượng thông thường để thay đổi đáng kể mối quan hệ giữa hai bờ eo biển. Thứ hai, Trung Quốc đã chủ yếu tập trung vào phát triển kinh tế và hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu, tạm gác lại vấn đề Đài Loan. Thứ ba, Mỹ đã khéo léo xử lý các thách thức đối với sự ổn định ở eo biển, cho dù chúng bắt nguồn từ Đài Bắc hay Bắc Kinh, qua đó dập tắt mọi nguy cơ nổ ra xung đột.

Kỷ niệm Quốc khánh Đài Loan tại Đài Bắc, tháng 10/2022. Nguồn Ann Wang / Reuters
Tuy nhiên, chí ít là trong 10 năm qua, cả ba yếu tố này đã thay đổi ngoạn mục. Có lẽ sự thay đổi rõ ràng nhất là việc quân đội Trung Quốc phát triển đáng kể năng lực của mình, nhờ vào hàng thập niên tăng cường đầu tư và cải cách. Năm 1995, khi Mỹ điều tàu USS Nimitz tiến về phía Eo biển Đài Loan, tất cả những gì Quân đội Giải phóng Nhân dân (PLA) có thể làm là đứng nhìn trong sự phẫn nộ. Từ đó đến nay, khoảng cách giữa quân đội hai nước đã thu hẹp đáng kể, đặc biệt là ở vùng biển ngoài khơi Trung Quốc. Giờ đây, Bắc Kinh có thể dễ dàng tấn công các mục tiêu ở vùng biển và vùng trời xung quanh Đài Loan, tấn công các tàu sân bay của Mỹ đang hoạt động trong khu vực, gây khó khăn cho các thiết bị trong không gian của Mỹ, và đe dọa các căn cứ quân sự của Mỹ ở Tây Thái Bình Dương, gồm cả những căn cứ ở đảo Guam và Nhật Bản. Do PLA có ít kinh nghiệm tác chiến thực, nên chưa thể đánh giá chính xác năng lực của họ. Dù vậy, khả năng triển khai lực lượng ấn tượng của PLA đã giúp Bắc Kinh tự tin rằng trong trường hợp xảy ra xung đột, họ có thể gây thiệt hại nghiêm trọng cho các lực lượng của Mỹ và Đài Loan đang hoạt động quanh hòn đảo.

Cùng với việc nâng cấp quân đội, Bắc Kinh giờ đây sẵn sàng gây rối với Mỹ và các nước khác hơn bao giờ hết, để theo đuổi những tham vọng rộng lớn hơn. Bản thân Tập Cận Bình đã tích lũy được quyền lực lớn hơn hẳn những người tiền nhiệm của mình, và dường như ông cũng sẵn sàng chấp nhận rủi ro lớn hơn khi nói đến Đài Loan.

Cuối cùng, Mỹ đã từ bỏ việc giả vờ là trọng tài quốc tế, cam kết duy trì hiện trạng và cho phép hai bên đi đến giải pháp hòa bình của riêng họ. Hiện tại, trọng tâm của Mỹ chuyển sang chống lại mối đe dọa mà Trung Quốc đặt ra cho Đài Loan. Phản ánh sự thay đổi này, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã nhiều lần nói rằng Mỹ sẽ can thiệp quân sự về phía Đài Loan trong một cuộc xung đột xuyên eo biển.

CHUẨN BỊ XÂM LƯỢC?

Nguyên nhân khiến chính sách của Mỹ thay đổi là một lập luận được lặp đi lặp lại, rằng Tập đã quyết định tiến hành xâm lược hoặc phong tỏa Đài Loan trong tương lai gần. Năm 2021, Đô đốc Philip Davidson, khi đó là người đứng đầu Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Mỹ, đã dự đoán rằng Bắc Kinh có thể có động thái chống lại Đài Loan “trong sáu năm tới”. Cùng năm đó, nhà khoa học chính trị Oriana Skylar Mastro viết trên Foreign Affairs rằng “đã có những tín hiệu đáng lo ngại cho thấy Bắc Kinh đang xem xét lại cách tiếp cận hòa bình và dự tính thống nhất bằng vũ lực.” Tháng 8/2022, cựu Phó Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Elbridge Colby cũng viết trên Foreign Affairs rằng Mỹ phải chuẩn bị cho một cuộc chiến sắp xảy ra nhắm vào Đài Loan. Tất cả những phân tích này đều dựa trên phán đoán của các tác giả về năng lực quân sự mở rộng của Trung Quốc. Nhưng các chuyên gia này đã thất bại trong việc giải thích lý do tại sao Trung Quốc vẫn chưa sử dụng vũ lực chống lại Đài Loan, dù nước này đã vượt xa hòn đảo về sức mạnh quân sự.

Về phần mình, Bắc Kinh duy trì thông điệp rằng quan hệ giữa hai bờ eo biển đang đi đúng hướng. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc tiếp tục nói với người dân rằng thời gian đang đứng về phía họ, và cán cân quyền lực đang ngày càng nghiêng về phía Bắc Kinh. Trong bài phát biểu tại Đại hội toàn quốc lần thứ 20 của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) ở Bắc Kinh vào tháng 10/2022, Tập tuyên bố rằng “thống nhất trong hòa bình” vẫn là “cách tốt nhất để đạt được thống nhất xuyên Eo biển Đài Loan,” và rằng Bắc Kinh đã “duy trì sáng kiến và khả năng điều hướng các quan hệ xuyên eo biển.”

Tuy nhiên, cùng lúc đó, Bắc Kinh tin rằng Mỹ gần như đã từ bỏ chính sách “một Trung Quốc,” trong đó Washington thừa nhận lập trường của Trung Quốc rằng chỉ có một Trung Quốc và Đài Loan là một phần của đại lục. Thay vào đó, trong con mắt của Bắc Kinh, Mỹ đã bắt đầu sử dụng Đài Loan như một công cụ để làm suy yếu và chia rẽ Trung Quốc. Xu hướng chính trị nội bộ của Đài Loan cũng khuếch đại những lo lắng của Trung Quốc. Quốc Dân Đảng có truyền thống thân Bắc Kinh đã bị gạt ra ngoài lề, còn Đảng Dân Tiến chủ trương độc lập lại nắm giữ quyền lực. Đồng thời, dư luận Đài Loan thể hiện sự khó chịu với công thức hòa giải chính trị ưa thích của Bắc Kinh, chính sách “một quốc gia, hai chế độ”, theo đó Trung Quốc cai trị Đài Loan nhưng cho phép Đài Bắc giữ một số quyền tự quản về kinh tế và hành chính. Dư luận Đài Loan đặc biệt hoài nghi về ý tưởng này kể từ năm 2020, khi Bắc Kinh hủy bỏ lời hứa trao cho Hong Kong “mức độ tự trị cao” cho đến năm 2047 bằng cách áp đặt luật an ninh quốc gia hà khắc. Trong các tuyên bố cấp cao, Bắc Kinh đã nhắc lại rằng “thời gian và động lực” đang đứng về phía họ. Nhưng đằng sau vẻ ngoài tự tin, các nhà lãnh đạo Trung Quốc có lẽ đã hiểu rằng công thức “một quốc gia, hai chế độ” của họ không được ủng hộ ở Đài Loan, và xu hướng dư luận trên hòn đảo đang đi ngược lại tầm nhìn của Trung Quốc về gia tăng hội nhập xuyên eo biển.

Đài Bắc cũng đang trong tình trạng cấp bách, do các quan ngại về sức mạnh quân sự ngày càng tăng của Bắc Kinh và nỗi lo thường trực rằng sự hỗ trợ của Mỹ có thể giảm bớt nếu Washington chuyển sự chú ý sang nơi khác, hoặc người Mỹ quay lưng lại với các cam kết ở nước ngoài. Khẩu hiệu mới từ chính quyền của Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn – “Ukraine hôm nay, Đài Loan ngày mai” – vừa phản ánh chân thực những lo lắng của Đài Bắc về cuộc xâm lược của Trung Quốc, vừa là một nỗ lực nhằm kêu gọi sự ủng hộ vượt ra ngoài những biến động địa chính trị hiện tại. Nói cách khác, điều mà Bắc Kinh, Đài Bắc, và Washington dường như đồng ý với nhau là thời gian đang chống lại họ.

Ở một mức độ nào đó, cảm giác cấp bách này có cơ sở thực tế. Bắc Kinh có tham vọng rõ ràng và lâu dài nhằm sáp nhập Đài Loan và đã công khai đe dọa sử dụng vũ lực nếu họ kết luận rằng cánh cửa thống nhất trong hòa bình đã bị đóng lại. Trong một số trường hợp, lập luận của Bắc Kinh rằng Mỹ không còn tuân thủ các diễn giải về vấn đề Đài Loan là chính xác. Và về phần mình, Đài Bắc đã đúng khi lo lắng rằng Bắc Kinh đang đặt nền móng để bao vây hoặc chiếm Đài Loan. Nhưng những lo lắng của người Mỹ lại tăng lên vì những phân tích cẩu thả; các ví dụ bao gồm những khẳng định rằng Trung Quốc có thể lợi dụng việc Mỹ tập trung vào Ukraine để chiếm Đài Loan bằng vũ lực, hoặc Trung Quốc đang hành động theo một lịch trình cố định nhằm chinh phục hòn đảo bằng quân sự. Ví dụ đầu tiên trong số này đã bị thực tế bác bỏ, còn ví dụ thứ hai cho thấy có sự giải thích sai chiến lược của Trung Quốc.

Trên thực tế, không có bằng chứng thuyết phục nào cho thấy Trung Quốc có một lịch trình cố định để chiếm Đài Loan, và nỗi lo ngày càng tăng ở Washington chủ yếu là do năng lực quân sự ngày càng tăng của Trung Quốc, chứ không phải vì có dấu hiệu nào cho thấy Tập đang chuẩn bị tấn công hòn đảo. Theo Bill Burns, Giám đốc CIA, Tập đã ra lệnh cho quân đội chuẩn bị cho xung đột vào năm 2027; Burns cũng tuyên bố rằng tiến trình thống nhất với Đài Loan là một yêu cầu để hiện thực hóa “công cuộc phục hưng vĩ đại của dân tộc Trung Hoa” – đã được Tập đặt mục tiêu hoàn thành vào năm 2049. Nhưng bất kỳ mục tiêu nào có thời hạn trong vòng 30 năm tới cũng chỉ là tham vọng. Giống như các nhà lãnh đạo ở khắp mọi nơi, Tập muốn bảo vệ quyền tự do hành động của mình trong vấn đề chiến tranh và hòa bình, và sẽ không tự nhốt mình vào những kế hoạch mà ông không thể thoát ra được. Giới lãnh đạo Trung Quốc dường như đang chi tiêu mạnh tay hơn để đảm bảo một giải pháp quân sự cho vấn đề Đài Loan, nên Mỹ và Đài Loan không được phép tự mãn. Tuy nhiên, theo cách tương tự, sẽ là sai lầm khi kết luận rằng tương lai được báo trước và xung đột là không thể tránh khỏi.

Việc tập trung vào các kịch bản xâm lược sẽ khiến các nhà hoạch định chính sách Mỹ phát triển giải pháp cho các mối đe dọa ngắn hạn sai lầm. Các quan chức quốc phòng thích chuẩn bị cho các cuộc phong tỏa và xâm lược, vì những kịch bản như vậy là phù hợp nhất với năng lực của người Mỹ, đồng thời dễ hình dung và lập kế hoạch nhất. Nhưng cần nhắc lại rằng, trong quá khứ, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã từng chọn các phương án khác ngoài chiếm đóng quân sự để đạt được mục tiêu của họ, chẳng hạn như xây dựng các đảo nhân tạo ở Biển Đông và sử dụng luật pháp ở Hong Kong. Thật vậy, Đài Loan đã tự bảo vệ mình trước nhiều cuộc tấn công vùng xám của Trung Quốc suốt những năm qua, bao gồm các cuộc tấn công mạng, can thiệp vào chính trị bầu cử của Đài Loan, và tiến hành tập trận quân sự nhằm làm suy yếu niềm tin của hòn đảo vào khả năng phòng thủ của chính họ và uy tín của người Mỹ. Phản ứng của Trung Quốc trước chuyến thăm Đài Loan của Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi vào tháng 8/2022 đã cho thấy nỗ lực của nước này nhằm khiến Đài Loan mất niềm tin vào khả năng tự vệ của họ. Sau chuyến thăm, Bắc Kinh lần đầu tiên phóng tên lửa qua Đài Loan, tiến hành các chiến dịch không quân chưa từng có ở đường trung tuyến Eo biển Đài Loan, và mô phỏng việc phong tỏa các cảng chính của Đài Loan.

Dù mối đe dọa quân sự đối với Đài Loan là có thật, nhưng nó không phải là thách thức duy nhất – hoặc gần nhất – mà hòn đảo này phải đối mặt. Bằng cách chỉ giới hạn các mối đe dọa đối với Đài Loan trong các vấn đề quân sự, Mỹ có nguy cơ phạm phải hai sai lầm nghiêm trọng: thứ nhất, bảo vệ hòn đảo quá mức theo cách làm leo thang căng thẳng thay vì ngăn chặn xung đột; và thứ hai, không nhận ra các vấn đề chiến lược rộng lớn hơn mà hòn đảo có thể sẽ phải đối mặt. Bắc Kinh đã chặn đứng các liên kết của Đài Loan với phần còn lại của thế giới và cố gắng thuyết phục người dân Đài Loan rằng lựa chọn duy nhất để tránh bị tàn phá là một nền hòa bình theo các điều khoản của Bắc Kinh. Đây không phải là một giả thuyết của tương lai. Nó đã là một thực tế hàng ngày. Và bằng cách thổi phồng mối đe dọa về một cuộc xâm lược của Trung Quốc, các nhà phân tích và quan chức Mỹ đang vô tình làm thay công việc của ĐCSTQ bằng cách gieo rắc nỗi sợ hãi ở Đài Loan. Họ cũng đang gửi tín hiệu tới các công ty và nhà đầu tư toàn cầu rằng hoạt động trong và xung quanh Đài Loan nhiều khả năng sẽ khiến họ bị cuốn vào một cuộc xung đột quân sự.

Biểu tình ủng hộ chuyến thăm của Pelosi, Đài Bắc, Đài Loan, tháng 8/2022. Nguồn: Ann Wang / Reuters
Một sai lầm khác là cho rằng xung đột là không thể tránh khỏi. Bằng giả định này, Mỹ và Đài Loan tự ràng buộc mình phải chuẩn bị bằng mọi cách có thể cho cuộc xung đột sắp xảy ra, theo đó khơi mào dẫn đến chính kết quả mà họ muốn ngăn chặn. Nếu Mỹ dồn Trung Quốc vào chân tường bằng cách cho đóng quân thường trực tại Đài Loan, hoặc đưa ra một cam kết phòng thủ chung chính thức khác với Đài Bắc, các nhà lãnh đạo Trung Quốc có thể bị áp lực từ chủ nghĩa dân tộc và có những hành động quyết liệt có thể tàn phá hòn đảo.

Hơn nữa, đơn phương mạo hiểm gây chiến với Mỹ vì Đài Loan là điều không tương thích với đại chiến lược của Tập Cận Bình. Tầm nhìn của ông là khôi phục vị thế cường quốc hàng đầu thế giới của Trung Quốc, và biến nước này, như lời ông nói, thành một “quốc gia xã hội chủ nghĩa hiện đại.” Do đó, hai mục tiêu chiếm giữ Đài Loan và khẳng định vai trò lãnh đạo toàn cầu đang mâu thuẫn trực tiếp với nhau. Bất kỳ xung đột nào xoay quanh Đài Loan cũng sẽ là thảm họa cho tương lai của Trung Quốc. Nếu Bắc Kinh hành động quân sự ở Đài Loan, đó sẽ là lời cảnh báo cho phần còn lại của khu vực rằng Trung Quốc sẵn sàng tham chiến để đạt được các mục tiêu của mình, nhiều khả năng sẽ khiến các nước châu Á khác vũ trang và liên kết lại để ngăn chặn sự thống trị của Trung Quốc. Xâm lược Đài Loan cũng sẽ gây nguy hiểm cho khả năng tiếp cận tài chính, dữ liệu, và thị trường toàn cầu của Bắc Kinh – điều rất nguy hiểm đối với một quốc gia phụ thuộc vào nhập khẩu dầu, thực phẩm, và chất bán dẫn.

Ngay cả khi họ có thể xâm chiếm và giữ được Đài Loan thành công, Bắc Kinh sau đó sẽ phải đối mặt với vô số vấn đề. Nền kinh tế của Đài Loan sẽ bị tàn phá, bao gồm ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu vô cùng giá trị của hòn đảo. Vô số thường dân sẽ chết hoặc bị thương, trong khi những người sống sót sau xung đột ban đầu sẽ trở nên thù địch với quân xâm lược. Bắc Kinh có thể sẽ phải đối mặt với các biện pháp trừng phạt ngoại giao chưa từng có. Xung đột ngay ngoài khơi bờ biển phía đông của Trung Quốc sẽ cản trở một trong những hành lang hàng hải nhộn nhịp nhất thế giới, kéo theo những hậu quả tai hại cho nền kinh tế định hướng xuất khẩu của chính Trung Quốc. Tất nhiên, bằng cách xâm chiếm Đài Loan, Trung Quốc sẽ khiến Mỹ và có lẽ cả các cường quốc khác trong khu vực, gồm Nhật Bản, sử dụng sức mạnh quân sự. Và điều đó đồng nghĩa với một chiến thắng có cái giá quá đắt khiến nó trở nên vô nghĩa.

Những thực tế này ngăn cản Trung Quốc tích cực xem xét lựa chọn xâm lược. Tập Cận Bình, giống như tất cả những người tiền nhiệm của mình, muốn trở thành nhà lãnh đạo sáp nhập Đài Loan. Nhưng trong hơn 70 năm qua, Bắc Kinh đã đi đến kết luận rằng cái giá phải trả cho một cuộc xâm lược vẫn còn quá cao, và điều này giải thích lý do Trung Quốc chủ yếu dựa vào các biện pháp kinh tế, và gần đây hơn, là các biện pháp cưỡng chế vùng xám. Thay vì có một kế hoạch được chuẩn bị kỹ lưỡng để đạt được sự thống nhất, trên thực tế, Bắc Kinh đang bị mắc kẹt trong một ngõ cụt chiến lược. Sau khi Bắc Kinh chà đạp lên quyền tự trị của Hong Kong, chẳng còn ai tin rằng Trung Quốc có thể giải quyết khủng hoảng eo biển bằng chính sách “một quốc gia, hai chế độ”. Hy vọng của Trung Quốc rằng sức mạnh kinh tế sẽ đủ để buộc Đài Bắc ngồi vào bàn đàm phán cũng đã bị tiêu tan, nhờ những thành công kinh tế của Đài Loan và sự quản lý kinh tế yếu kém của Tập Cận Bình.

Một cuộc xâm lược Đài Loan sẽ không giải quyết được bất kỳ vấn đề nào trong số này. Tập chỉ mạo hiểm nếu ông tin rằng mình không còn lựa chọn nào khác. Và không có dấu hiệu nào cho thấy ông sắp đưa ra kết luận như vậy. Mỹ nên cố gắng duy trì tình trạng này. Tập không có bài phát biểu nào giống với những bài phát biểu đầy đe dọa của Tổng thống Nga Vladimir Putin trước thềm cuộc xâm lược Ukraine. Không thể loại trừ khả năng Tập có thể tính toán nhầm lẫn hoặc mắc sai lầm dẫn đến một cuộc xung đột. Nhưng những tuyên bố và hành vi của ông không cho thấy rằng ông sẽ hành động liều lĩnh như vậy.

(còn tiếp một phần)

_________________
Vào đây đọc truyện:

https://www.nhomcho.com/f7-truyen-ngan

https://www.nhomcho.com/f8-truyen-dai

Vào đây nghe nhạc Việt:

https://www.nhomcho.com/f14-nhac-vn
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Đài Loan: Tại sao Đài Loan có thể tránh được số phận như của Ukraine? (Gideon Rachman)

Post by LDN Sat Jan 21, 2023 6:44 am

Nếu Trung Quốc đánh Đài Loan thì…

Bình Phương
20 tháng 1, 2023 - Sài Gòn nhỏ

Xe lội nước đổ bộ AAVP7 của quân đội Đài Loan tập trận bảo vệ bờ biển ở Cao Hùng, Đài Loan trong cuộc tập trận thường lệ nhằm sẵn sàng chiến đấu trong dịp Tết Âm lịch Quý Mão. Quân đội Đài Loan thường tập trận không ngừng do căng thẳng tăng cao ở Eo biển Đài Loan. Ảnh Annabelle Chih/Getty Images

Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) – một think-tank lớn của Hoa Kỳ, vừa thực hiện một cuộc chiến tranh mô phỏng hay chiến tranh giả lập (wargame) để nghiên cứu chuyện gì sẽ xảy ra nếu Trung Quốc dùng vũ lực tấn công Đài Loan như giới lãnh đạo Bắc Kinh thường đe dọa, và như cuộc chiến tranh xâm lược của Nga ở Ukraine hiện nay.

Trong trò chơi giả lập có tên “Trận chiến đầu tiên của cuộc chiến tranh kế tiếp” (The First Battle of the Next War), CSIS đặt ra tình huống là năm 2026, đảo quốc Đài Loan bị Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa bất ngờ tấn công bằng cả hải lục không quân. Quân đội Trung Quốc từ Hoa Lục tấn công qua eo biển mà nơi hẹp nhất chỉ 80 dặm. Đài Loan nhỏ bé kiên cường chống trả. Các lực lượng Hoa Kỳ và Nhật Bản lao tới cứu viện cho đồng minh của mình nhưng bị kẹt vào lưới lửa của quân đội Trung Quốc. Sinh mệnh của 24 triệu dân Đài Loan như chỉ mành treo chuông.

CSIS đã cho “chạy” kịch bản mô phỏng chiến tranh này 24 lần với những thông số khác nhau để tính xem Trung Quốc lục địa có đủ năng lực xâm chiếm và thu phục Đài Loan hay không, và Trung Quốc phải làm gì để đạt được điều đó.

Trong phần lớn các kịch bản, kết quả cuối cùng là một sự tổn thất có tính hủy diệt đối với tàu bè, quân lính, phi cơ của tất cả các bên – báo cáo cuối cùng của CSIS nhận định.

“Hoa Kỳ và Nhật Bản mất hàng chục tàu chiến, hàng trăm phi cơ và hàng ngàn binh sĩ. Tổn thất đó phá hủy vị thế toàn cầu của Hoa Kỳ trong nhiều năm về sau,” báo cáo cho biết.

“Trung Quốc chịu tổn thất nặng nề. Hải quân Trung Quốc bị vỡ nát, phần cốt lõi trong lực lượng đổ bộ của họ bị đập tan và hàng chục ngàn binh lính bị bắt làm tù binh,” theo báo cáo của CSIS.

Hệ thống phóng hỏa tiễn diệt hạm Harpoon Mark 7 trên chiến hạm USS San Jacinto của Mỹ 20 năm trước. Mỹ sẽ cung cấp cho Đài Loan 60 hỏa tiễn này để phòng vệ trước khả năng tấn công mạnh mẽ của hải quân Trung Quốc. Ảnh lưu trữ của Mark Wilson/Getty Images
Trong đa số các kịch bản chiến tranh giả định, hải quân Hoa Kỳ sẽ mất hai hàng không mẫu hạm; từ 10 đến 20 tàu chiến mặt nước cỡ lớn; khoảng 3.200 binh sĩ Mỹ sẽ thiệt mạng trong ba tuần giao tranh đầu tiên – nhiều hơn đáng kể so với tổng số tử vong của quân đội Mỹ trong hai thập niên chiến tranh ở Iraq và Afghanistan.

Trung Quốc sẽ có khoảng 10.000 binh sĩ bị giết, mất 155 chiến đấu cơ và 138 chiến hạm các cỡ. Nhật Bản cũng sẽ mất 100 phi cơ và 26 chiến hạm. Các căn cứ quân sự của Mỹ tại Nhật Bản sẽ bị Trung Quốc tấn công.

Nhưng Đài Loan sẽ đứng vững trước cuộc xâm lược của Trung Quốc cho dù quân đội, nền kinh tế và cơ sở hạ tầng của đảo quốc sẽ bị phá hủy. Toàn bộ các khu trục hạm và tuần dương hạm của hải quân Đài Loan bị xóa sổ; 3.500 binh sĩ Đài Loan chết trong khi chiến đấu để bảo vệ đảo quốc.

Nhưng để bẻ gãy cuộc xâm lược, liên minh Mỹ-Nhật-Đài cần thực hiện bốn việc lớn: Đài Loan phải giữ chân được lực lượng đổ bộ của Trung Quốc tại các bờ biển; Mỹ cần sử dụng các căn cứ ở Nhật cho cuộc chiến và cần nguồn cung cấp lớn các loại phi đạn chống hạm tầm xa; Mỹ phải trang bị đầy đủ cho lực lượng phòng thủ Đài Loan; và cuối cùng là tất cả các chiến binh phải vào trận ngay lập tức.

Báo cáo lưu ý, cuộc xâm lược thất bại sẽ tàn phá xã hội Trung Quốc. Phải gánh chịu tổn thất khủng khiếp mà vẫn không chiếm được hòn đảo có thể gây mất ổn định cho sự cai trị của đảng Cộng sản Trung Quốc.

Những kịch bản chiến tranh và kết quả của chúng không phải là tài liệu chính thức của chính phủ Hoa Kỳ, được phổ biến công khai nhưng các nhà nghiên cứu của CSIS nhấn mạnh rằng, một cuộc xâm lược của Trung Quốc không phải là chuyện sắp xảy ra, báo cáo không nhất thiết là những kết luận đã được định trước. Một cuộc chiến tranh như vậy cũng không phải là chuyện không thể tránh được hoặc chắc chắn sẽ đến.

Quân đội Đài Loan chưa bao giờ ngưng tập trận trước sự đe dọa không ngừng nghỉ của Trung Quốc (ảnh: Annabelle Chih/Getty Images)
Trong những năm gần đây, Trung Quốc ngày càng gia tăng sức ép lên đảo quốc Đài Loan. Phi cơ chiến đấu của Trung Quốc thường xuyên vượt qua đường trung tuyến trên Eo biển Đài Loan – ranh giới không chính thức ngăn cách đảo quốc với Trung Hoa lục địa – và xâm nhập vùng nhận diện phòng không (ADIZ) của Đài Loan. Theo dữ kiện của chính phủ Đài Loan được hãng tin Pháp AFP theo dõi, trong năm 2022 có 1.727 lượt chiến đấu cơ Trung Quốc đi vào vùng ADIZ của Đài Loan, gần gấp đôi so với con số 960 lượt năm 2021 và gấp năm lần con số 380 lượt năm 2020.

Tại đại hội 20 của đảng Cộng sản Trung Quốc cuối năm ngoái, Tổng Bí thư đảng Tập Cận Bình nhắc lại mong muốn của Bắc Kinh là “thống nhất hòa bình” với Đài Loan nhưng đồng thời cảnh báo “Trung Quốc sẽ không bao giờ cam kết từ bỏ việc sử dụng vũ lực và bảo vệ quyền lựa chọn sử dụng mọi phương tiện khi cần thiết”.

Trong khi đó, Hoa Kỳ gần đây đã nỗ lực gấp đôi để hỗ trợ Đài Loan chống lại cuộc xâm lược của Trung Quốc, nếu có. Trong đạo luật Ủy quyền Quốc phòng Quốc gia (NDAA) mới thông qua, Quốc hội Hoa Kỳ đã quyết dành khoảng $10 tỷ để hỗ trợ an ninh cho Đài Loan trong năm năm tới và khởi sự một chương trình hiện đại hóa quân đội Đài Loan. Các quyết định yểm trợ của Hoa Kỳ là cần thiết để liên minh Mỹ-Nhật Đài đáp ứng được bốn nhu cầu căn bản của Đài Loan nhằm ngăn chặn Trung Quốc phiêu lưu vào một cuộc chiến tranh để thâu tóm đảo quốc, như kịch bản chiến tranh giả lập của CSIS cho thấy.

_________________
Vào đây đọc truyện:

https://www.nhomcho.com/f7-truyen-ngan

https://www.nhomcho.com/f8-truyen-dai

Vào đây nghe nhạc Việt:

https://www.nhomcho.com/f14-nhac-vn
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Đài Loan: Tại sao Đài Loan có thể tránh được số phận như của Ukraine? (Gideon Rachman)

Post by LDN Mon Feb 27, 2023 12:09 am

CIA: Trung Quốc nghi ngờ khả năng thắng cuộc chiến Đài Loan

Bắc Kinh xem xét gửi vũ khí sát thương cho Nga

Bình Phương
26 tháng 2, 2023

Saigon Nhỏ

Người dân Đài Bắc, Đài Loan tập trung tại Quảng trường Tự Do ở thủ đô 24 tháng Hai 2023 kỷ niệm một năm ngày Nga xâm lược Ukraine – một biến cố được coi là báo trước cuộc xâm lược của Trung Quốc ở Đài Loan trong tương lai. Ảnh Walid Berrazeg/Anadolu Agency via Getty Images

Giám đốc Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) William Burns cho biết, cuộc chiến tranh của Nga nhằm chiếm đoạt lãnh thổ ở Ukraine trong năm qua có thể khiến nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình hoài nghi liệu quân đội Trung Quốc có thể chiếm đoạt thành công Đài Loan vào cuối thập niên này hay không.

Báo The Wall Street Journal dẫn phát biểu trên đài CBS News hôm Chủ Nhật 26 tháng Hai 2023 cho rằng Chủ tịch Tập Cận Bình và giới lãnh đạo quân sự của ông ta hiện nay nghi ngờ về việc liệu họ có thể thành công khi thực hiện cuộc xâm lược Đài Loan hay không. “Kinh nghiệm của Putin ở Ukraine có lẽ đã củng cố thêm nỗi nghi ngờ đó,” ông Burns nói.

Theo nhà lãnh đạo CIA, Hoa Kỳ theo dõi sát mối đe dọa của Trung Quốc đối với Đài Loan và tin rằng nguy cơ xung đột sẽ gia tăng trong thập niên này và hơn thế nữa. Các quan chức tình báo và quốc phòng Hoa Kỳ tin rằng ông Tập muốn sẵn sàng thực hiện cuộc xâm lược vào năm 2027, nếu không nói là sớm hơn, nhưng ông Burns nhận định, mục tiêu đó không cố định. “Chủ tịch Tập đã chỉ thị cho ban lãnh đạo quân đội Trung Quốc sẵn sàng xâm chiếm Đài Loan vào năm 2027, nhưng điều đó không có nghĩa là ông ta quyết định xâm lược vào năm 2027 hay bất kỳ năm nào khác,” ông Burns nhấn mạnh.

Ông Burns nói sự hỗ trợ mà Hoa Kỳ và châu Âu dành cho Ukraine chống lại cuộc xâm lược của Nga có thể ảnh hưởng đến tính toán của Trung Quốc về một cuộc xâm lược Đài Loan trong tương lai.

Đài Loan chỉ là một điểm nóng trong quan hệ Hoa Kỳ-Trung Quốc, vốn đã giảm mạnh trong tháng này sau khi một khinh khí cầu do thám của Trung Quốc bay ngang qua lục địa Bắc Mỹ trong hơn một tuần trước khi bị Không quân Mỹ bắn hạ. 

Và như tin đã đưa, Mỹ đang tăng đáng kể số binh sĩ được bố trí tới Đài Loan để thúc đẩy chương trình huấn luyện cho quân đội của hòn đảo này đối phó với mối đe dọa ngày càng tăng từ Trung Quốc. Theo các quan chức quân sự, Mỹ có kế hoạch bố trí từ 100 đến 200 binh sĩ tại hòn đảo này trong những tháng tới, tăng so với khoảng 30 binh sĩ ở đó một năm trước.

Đài Loan là một điểm nóng lâu dài trong quan hệ Hoa Kỳ-Trung Quốc. Sau khi Chủ tịch Hạ viện lúc đó là Nancy Pelosi (Dân Chủ – California.) đến thăm hòn đảo vào mùa hè năm ngoái – trở thành nhà lãnh đạo chính trị cấp cao nhất của Hoa Kỳ đến đó trong 25 năm – Trung Quốc đã phái máy bay chiến đấu, chiến hạm tới và bắn hỏa tiễn quanh hòn đảo trong các cuộc tập trận nhằm phản đối và biểu diễn khả năng của quân đội Trung Quốc thực hiện một cuộc phong tỏa tạm thời.

Bắc Kinh coi Đài Loan là một phần của Trung Quốc và thề sẽ kiểm soát hòn đảo này bằng vũ lực nếu cần thiết, trong khi Washington cam kết hỗ trợ Đài Loan duy trì hệ thống phòng thủ theo luật pháp Hoa Kỳ. Hoa Kỳ không phản đối việc sáp nhập Đài Loan và Trung Quốc thành “một nước Trung Hoa” nhưng điều đó phải được thực hiện bằng phương thức hòa bình, theo ý chí và nguyện vọng của người dân hai nước, nhất là 25 triệu dân Đài Loan đang được tự do và dân chủ.

***

Trong một diễn biến liên quan Giám đốc CIA William Burns cũng cáo buộc việc Trung Quốc xem xét cung cấp vũ khí sát thương cho Nga trong cuộc chiến tranh đang diễn ra ở Ukraine.

Một tuần trước đây, tình báo Mỹ cho rằng Trung Quốc đang xem xét cung cấp vũ khí và đạn dược cho Nga và Ngoại trưởng Antony Blinken nói sự tham gia của Bắc Kinh vào nỗ lực chiến tranh của Điện Kremlin sẽ là một “vấn đề nghiêm trọng”.

Trong cuộc phỏng vấn độc quyền của đài CBS News, ông Burns tái khẳng định khả năng Trung Quốc yểm trợ vũ khí cho Nga. “Chúng tôi tin rằng ban lãnh đạo Trung Quốc đang xem xét cung cấp vũ khí sát thương,” ông Burns nói trong chương trình Face The Nation. Lời khẳng định này khác với lời ông Burns nói tại trường Georgetown University hồi đầu tháng Hai rằng ông Tập không muốn cung cấp cho Nga các loại vũ khí sát thương mà ông Putin yêu cầu dù hai nước có mối quan hệ “không giới hạn”.

Tuy vậy, ông Burns nhấn mạnh là đến nay CIA vẫn chưa có bằng chứng về việc Bắc Kinh cung cấp vũ khí sát thương cho Nga. “Chúng tôi chưa thấy Trung Quốc có quyết định cuối cùng, chưa thấy bằng chứng về việc chuyển giao vũ khí sát thương”, ông Burns nói.

Và ông nhận xét, những cảnh báo của Ngoại trưởng Blinken và Tổng thống Joe Biden là “có tác dụng” khiến Bắc Kinh phải thận trọng và đừng tham gia vào cuộc chiến tranh phi nghĩa của Nga. “Tôi nghĩ, đó là lý do tại sao Ngoại trưởng Blinken và Tổng thống cho rằng, điều quan trọng là phải chỉ rõ những hậu quả [mà Trung Quốc phải chịu] của một hành động như vậy”.

_________________
Vào đây đọc truyện:

https://www.nhomcho.com/f7-truyen-ngan

https://www.nhomcho.com/f8-truyen-dai

Vào đây nghe nhạc Việt:

https://www.nhomcho.com/f14-nhac-vn
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Đài Loan: Tại sao Đài Loan có thể tránh được số phận như của Ukraine? (Gideon Rachman)

Post by Sponsored content



Sponsored content


Back to top Go down

Page 1 of 2 1, 2  Next

View previous topic View next topic Back to top

- Similar topics

Permissions in this forum:
You can reply to topics in this forum