Our forum runs best with JavaScript enabled !

Thời Trang

View previous topic View next topic Go down

Thời Trang Empty Thời Trang

Post by LDN Sat Apr 02, 2022 3:39 pm

Thời trang nhanh: 43% người Việt Nam từng cho lại/vứt quần áo đi sau khi mới mặc một lần

Yougov

Nghiên cứu mới của YouGov cũng cho thấy 3/10 số người thuộc thế hệ thiên niên kỷ giữ quần áo dưới 1 năm trước khi cho lại/vứt đi

Thời trang nhanh đã thay đổi cách chúng ta mua sắm. Sự ra đời của ngành thời trang dễ tiếp cận với giá cả phải chăng này khiến người tiêu dùng mua sắm nhiều hơn bao giờ hết. Số đồ may mặc người mua hàng bình thường mua mỗi năm tăng 60% chỉ trong thời gian từ năm 2000 đến năm 2014. Với các dòng sản phẩm mới ra mắt hàng tuần, người tiêu dùng không cần chờ đến mùa vẫn có thể mua sản phẩm theo xu hướng mới nhất. Các chuỗi cửa hàng trên phố lớn chiếm lĩnh thị trường đến mức người khổng lồ trong ngành thời trang nhanh H&M hiện có giá trị gấp cao gấp hai lần so với Chanel.

Trong khi nhiều người chào đón cuộc cách mạng thời trang này, các tai nạn như thảm họa Rana Plaza và cáo buộc bóc lột đã gây rắc rối cho các thương hiệu phổ biến như Zara. Điều này khiến dư luận đặt ra câu hỏi về đạo đức của ngành. Các nhà phê bình cũng nêu bật tác động của những thương hiệu thời trang nhanh đối với môi trường trong việc kích thích nhu cầu đối với loại quần áo dùng một lần rẻ tiền, tạo ra nhiều carbon trong quá trình sản xuất và cuối cùng là bị vứt thành đống rác.

Nghiên cứu mới nhất của YouGov Omnibus tiết lộ mức độ lãng phí quần áo tại Việt Nam. Kết quả khảo sát cho thấy 3/4 (74%) người Việt Nam trưởng thành từng cho lại/vứt quần áo đi vào thời điểm nào đó trong năm ngoái và 1/5 (19%) từng cho lại/vứt đi hơn 10 món trang phục trong năm qua.

4/10 (43%) từng cho lại/vứt một món trang phục đi sau khi mới mặc 1 lần và chỉ riêng trong năm ngoái, 1/5 số người trả lời khảo sát (19%) đã cho lại/vứt đi ít nhất 3 món đồ mà họ mới mặc 1 lần.

55% số người thuộc thế hệ thiên niên kỷ đã mua ít nhất một nửa số quần áo của họ trong 12 tháng qua

Thời trang là ngành kinh doanh lớn tại Việt Nam với 1/20 số người được khảo sát (6%) ước tính rằng họ sở hữu trên 100 món đồ may mặc (không kể đồ lót hoặc phụ kiện). Những người thuộc thế hệ thiên niên kỷ (tuổi từ 16 đến 34) có tỷ lệ quần áo mới cao nhất; 55% số người thuộc nhóm này nói rằng họ đã mua ít nhất một nửa số quần áo mình có chỉ trong năm ngoái. Trong khi đó tỷ lệ này ở thế hệ thời bùng nổ dân số (những người trên 55 tuổi) là 22%.

Thế hệ thiên niên kỷ cũng có xu hướng cho lại/vứt quần áo đi cao hơn so với các thế hệ lớn tuổi hơn. 3/10 những người thuộc thế niên kỷ (30%) nói rằng nói chung họ giữ quần áo dưới 1 năm rồi cho lại/vứt đi. Trong khi chỉ có 2/10 (19%) những người thuộc thế hệ thời bùng nổ dân số đưa ra câu trả lời tương tự.

1/4 số người thuộc thế hệ thiên niên kỷ từng vứt quần áo họ không muốn mặc nữa vào thùng rác

Thế hệ thiên niên kỷ không chỉ vứt bỏ quần áo nhanh hơn thế hệ lớn tuổi mà họ còn ít có khả năng làm điều này theo những cách bền vững.

Thế hệ thời bùng nổ dân số có khả năng quyên góp quần áo từ thiện cao hơn (84% trong số họ đã làm điều này trong khi tỷ lệ ở thế hệ thiên niên kỷ là 59%). Trong khi đó, thế hệ thiên niên kỷ có xu hướng vứt quần áo vào thùng rác cao hơn với các tỷ lệ tương ứng là 24% và 7%.

Tuy nhiên, một số người thuộc thế hệ thiên niên kỷ đang tìm tòi cách mang lại đời sống mới cho những chiếc quần áo cũ; 1/10 (11%) trong số họ đã từng tái chế nâng cấp quần áo (thiết kế lại để biến quần áo cũ thành đồ mới), 1/4 (25%) đã từng tái chế và khoảng 54% từng cho lại quần áo mình không muốn mặc nữa cho bạn bè và/hoặc thành viên trong gia đình.

1/3 dân số Việt Nam trưởng thành từng cho lại/vứt quần áo đi vì họ không còn thích mặc nữa

Lý do phổ biến nhất khiến mọi người vứt bỏ quần áo là vì món đồ không còn vừa với họ nữa. Số này chiếm tỷ lệ 48%. Các lý do phổ biến khác bao gồm do quần áo bị hỏng (43% chọn) và có dấu hiệu bị hỏng (31% người trả lời khảo sát chọn).

Tuy nhiên, một số người cho lại/vứt bỏ quần áo chỉ vì sở thích thay đổi; 41% nói rằng họ làm điều này vì “đã mặc món đồ đó nhiều mùa”, 32% nói rằng họ làm vậy vì “không còn thích mặc món đồ đó nữa” và 25% chọn lý do là “món đồ đó giờ đã lỗi mốt”.

Người đứng đầu Omnibus Jake Gammon đã nhận xét rằng: “Các thương hiệu thời trang nhanh vốn rất muốn gỡ bỏ cụm từ không bền vững dùng để miêu tả họ. Nhưng mặc cho các sáng kiến tái chế khác nhau của các nhãn hiệu hàng đầu, khảo sát này nêu rõ mức độ lãng phí quần áo mỗi năm tại Việt Nam. Nhìn vào tương lai, chúng ta thấy xu hướng đáng lo ngại ở thế hệ thiên niên kỷ đó là họ sẵn sàng vứt bỏ quần áo nhanh hơn các thế hệ lớn tuổi. Điều này cho thấy đây sẽ là một chiến trường đầy cam go cho những ai muốn trực diện giải quyết vấn đề này.”

Bức tranh rộng lớn hơn

Ở cấp khu vực, người tiêu dùng Việt Nam và Trung Quốc có xu hướng giữ quần áo dưới 1 năm trước khi cho lại/vứt đi cao nhất với các tỷ lệ lần lượt là 27% và 23%. Trái lại, người Úc, Hồng Kông và Singapore có xu hướng giữ quần áo dưới 1 năm thấp nhất với các tỷ lệ tương ứng chỉ là 4%, 6% và 6%.

Tuy nhiên, người Thái Lan có xu hướng cao nhất trong việc cho lại/vứt đi nhiều hơn 3 món quần áo mà họ mới mặc 1 lần trong năm ngoái (tỷ lệ là 17%), trong khi xu hướng này ở người tiêu dùng Trung Quốc chiếm tỷ lệ thấp nhất (8%). Trái lại, có khoảng 25% người Philippines, 21% người Malaysia và 21% người Indonesia không cho lại/vứt đi bất cứ món trang phục nào trong năm qua.

*Dữ liệu được YouGov Omnibus thu thập trực tuyến từ ngày 20 đến ngày 30 tháng 10 năm 2017 từ 1.481 người trả lời khảo sát tại Việt Nam. Kết quả này được coi là đại diện cho nhóm dân số trưởng thành trực tuyến.

_________________
Vào đây đọc truyện:

https://www.nhomcho.com/f7-truyen-ngan

https://www.nhomcho.com/f8-truyen-dai

Vào đây nghe nhạc Việt:

https://www.nhomcho.com/f14-nhac-vn
LDN

LDN


Back to top Go down

Thời Trang Empty Fast fashion” đang giết dần giết mòn… chúng ta

Post by LDN Fri Jun 17, 2022 5:36 pm

“Fast fashion” đang giết dần giết mòn… chúng ta

Đoan Trang
17 tháng 6, 2022 - Sài Gòn nhỏ

“Fast fashion” góp phần không nhỏ gây ô nhiễm môi trường, hủy hoại Trái Đất. (ảnh: Getty Images)
Thời trang được cho là một trong những ngành công nghiệp gây ô nhiễm kinh khủng nhất thế giới, ngang hàng với ngành công nghiệp dầu mỏ và than đá, nhưng có vẻ những nguy hại mà ngành công nghiệp này đang tác động lên Trái Đất đang bị ngó lơ.

“Các chị ơi, Goodwill, thrift store, hay có nhà thờ nào lấy đồ cũ không, em đem tới donate (tặng), tủ quần áo nhà em… cứng ngắc rồi.” Cô Linh Lê ở thành phố Fountain Valley, CA. đăng “lời kêu cứu” trên của mình trên group của mạng xã hội, kèm theo giải thích: “Thật ra đồ nhà em không phải… đồ bỏ, có cái ‘áo em chưa mặc một lần’ luôn á, chỉ là em mua được hàng sale-off mấy dịp Black Friday, và giờ thì… quá tải rồi.”

Cứ “sale” là mua! (Minh họa: Makus Spiske/Unsplash)
Khi mua sắm trở thành sở thích

Linh Lê là một trong số những người nghiện mua sắm (Compulsive Buying Disorder – CBD), cách gọi của giáo sư về khoa học sức khỏe Ruth Engs thuộc trường Indiana University. Điều đáng nói là có đến 10-15% dân số trên thế giới là… Linh Lê, là CBD.

Olivier Muldoon, tác giả bài viết trên Medium phát hành hồi Tháng Tám, 2020, nhận định trong 30 năm qua, cách chúng ta nhìn nhận về quần áo đã thay đổi đáng kể, nhưng không phải theo chiều hướng tốt hơn. “Thay vì sở hữu một vài sản phẩm chất lượng cao, nhiều người chuyển sang tích trữ một số mặt hàng thời trang nhanh (fast fashion), chất lượng thấp, dù chẳng có nhu cầu, cứ thích là mua,” Muldoon viết.

Chính thói quen mua sắm cho… đỡ ghiền đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi khía cạnh của cuộc sống, đặc biệt là tài nguyên thiên nhiên.

Theo số liệu, mức độ tiêu thụ quần áo trên toàn cầu tăng rất kinh khiếp, đã lên đến 62 triệu tấn mỗi năm và dự báo sẽ là 102 triệu tấn vào năm 2030. Trọng lượng hàng năm của hàng dệt may được sản xuất trên đầu người tăng hơn gấp đôi từ 5.9 kg lên 13 kg trong giai đoạn 1975-2018.

Kể từ khi mua sắm không chỉ là một nhu cầu cơ bản mà trở thành sở thích, số lượng quần áo được mua đã tăng vọt. Trong giai đoạn 1996 – 2012, ở Âu châu, lượng mua hàng may mặc tăng 40%. Sự gia tăng mạnh mẽ này được thúc đẩy bởi mô hình thời trang nhanh: Fast fashion – thuật đương đại được các nhà thời trang bán lẻ sử dụng để chỉ các mẫu thiết kế nhanh chóng ra khỏi sàn catwalk và bắt kịp các xu hướng thời trang hiện có. Những người “cuồng” hàng thời trang, mua đem về nhét trong tủ quần áo. Người nghiện mà thiếu tiền, canh me hàng giảm giá, cũng mua về để đấy.

Trước đại dịch, các thương hiệu thời trang sản xuất số lượng quần áo gần như gấp đôi so với năm 2000. Số liệu dự báo cho thấy sản xuất quần áo sẽ tăng với tốc độ hàng năm là 2%. Xu hướng này không có dấu hiệu chậm lại, khiến thời trang nhanh trở thành một vấn đề ngày càng nghiêm trọng.

Quần áo góp phần hủy hoại môi trường. (Minh họa: Unsplash)
Trái Đất… chịu không nổi

So với hai thập kỷ trước, người ta mua sắm quần áo gấp bốn lần mỗi năm. Nhưng cuối cùng, phần lớn những món đồ thời trang nhanh đó lại nằm trong xó tủ, hoặc ra bãi rác. Lucy Siegle – nhà báo điều tra về ảnh hưởng của thời trang đối với môi trường, nói: “Chúng ta đang sản xuất hơn 100 tỉ sản phẩm may mặc từ sợi mỗi năm. Và Trái Đất không thể nào chịu nổi điều đó.”

Một nghiên cứu của Quỹ Ellen MacArthur phát hiện ra rằng cứ mỗi giây người ta lại vứt đi lượng đồ may mặc đủ chứa vừa một xe tải rác. Nhưng để làm ra được ngần ấy rác, người ta phải sử dụng rất nhiều nguyên vật liệu khó phân hủy. Mỗi năm có gần 70 triệu thùng dầu được sử dụng để chế tạo sợi polyester, chất liệu được ứng dụng nhiều nhất trong sản xuất đồ may mặc và phải mất hàng trăm năm mới phân hủy được.

Chưa hết, để chế tạo các loại vải như rayon, viscose, modal và lyocell, người ta phải đốn hơn 65 triệu cây xanh. Một phần tư số chất hóa học trên thế giới được sản xuất để phục vụ ngành dệt may. 85% rác thải nhựa trong đại dương là từ các sợi microfiber vốn có trong vải tổng hợp. Những chất liệu này đe dọa đời sống hoang dã của các sinh vật biển và lẫn vào nguồn thức ăn.

Cuộc diễn hành trong Tuần lễ “fash fashion” do XR tổ chức, chống lại Black Friday ở Amsterdam, vào ngày 27 Tháng Mười Một, 2021. (ảnh: Romy Arroyo Fernandez / Getty Images)
Bạn sẵn sàng bỏ ra $20 để ăn vài món ăn vặt, chỉ trong nhấp nháy, nhưng ngần ấy tiền, bạn có thể mua được chiếc áo đẹp hiệu Forever 21, H&M, Old Navy,… mà mặc lâu lắm mới hư. Đó chính là chiếc áo mà việc sản xuất cần tới hơn 2,700 lít nước và khoảng 55 người trong chuỗi cung ứng, qua đủ các công đoạn, từ chọn lựa bông tới may vải. Chưa kể, chiếc áo còn đi khắp nơi, xuất từ nước này qua nước khác, tạo ra một lượng khí CO2 khổng lồ, rồi mới tới tay bạn.

Nghiên cứu của Quantis (2018) cho thấy ngành công nghiệp thời trang tạo ra từ 4 đến 5 tỉ tấn khí thải CO2, chiếm 8 – 10% tổng lượng khí thải của thế giới. Các đại dương trên thế giới cũng không thoát khỏi những tác động. Cũng trong năm 2018, Liên Hợp Quốc ước tính có tới 190,000 tấn vi nhựa tìm đường vào vùng nước sâu.

Liên Hợp Quốc ước tính có tới 190,000 tấn vi nhựa tìm đường vào vùng nước sâu. (Minh họa: Getty Images)
Kết quả một nghiên cứu của năm 2017 đưa ra con số hơn 92 triệu tấn chất thải dệt nhuộm được đốt, gửi đến các nước thế giới thứ ba hoặc được đưa đến bãi chôn lấp mỗi năm. Vào năm 2015, ngành công nghiệp may mặc cần tổng cộng 79 tỉ mét khối nước để duy trì sự phát triển của ngành. Văn phòng Thống kê Quốc gia ước tính 20% ​​ô nhiễm nước công nghiệp có thể là do quá trình xử lý dệt và nhuộm trong quá trình sản xuất.

Nhưng trên thực tế, đồ may mặc theo “fast fashion” lại có “vòng đời” ngắn ngủi, chỉ được mặc vài lần trước khi nó bị cho vào cái bị, để rồi chủ nhân đem cho, hoặc đặt ở “donate center” của Goodwill. Theo WRAP, mỗi năm có 350,000 tấn quần áo bị vứt bỏ. Giới trẻ bây giờ thường xếp những món quần áo mà họ đã mặc một hoặc hai lần vào góc đồ cũ, và sẽ không bao giờ mặc lại.

Cùng lúc, các công ty “fast fashion” cố tình thiết kế sao cho nhanh chóng bị lỗi thời (démodé,) hay dễ bị sứt chỉ, bung rách, đứt nút, để khách hàng lại phải đi mua cái mới. Số liệu cho thấy mỗi năm, có tới 80 tỉ món quần áo được bán ra trên toàn cầu. Tức là hơn bốn lần so với số lượng đã được tiêu thụ trong hai thập kỷ trước. Và như thế, việc thay đổi xoành xoạch áo quần, vô tình làm hủy hoại môi trường sống. Nói cách khác, “fash fashion” đang giết dần, giết mòn Trái Đất, tất nhiên là chúng ta – những người đang sống trên quả địa cầu này.

Dọn dẹp tủ quần áo chưa đủ làm thay đổi tư duy để trả lại “sự sống” cho hành tinh. (Minh họa: Unsplash)
Bỏ “fast fashion”, được không?

Rõ ràng, ngành công nghiệp thời trang, trong bối cảnh hiện tại, thể hiện một nguy cơ nghiêm trọng đối với tương lai của hành tinh chúng ta đang sinh sống. Tuy nhiên, bất chấp sự thật hiển nhiên này, tư duy của con người vẫn chưa thích ứng với mức độ nghiêm trọng của tình hình. Mặc dù mọi người đều nhận thức được ít nhất một số chi phí môi trường và xã hội liên quan đến mô hình “fast fashion,” nhưng lại viện dẫn lời biện minh, cho rằng làm thế để tiết kiệm tài chính và vì ngành công nghiệp này giúp công dân thế giới thứ ba kiếm thu nhập.

Sở thích, nhu cầu cũng có liên quan đến giáo dục. Các tiêu chuẩn giáo dục cao cần được thiết lập ở địa phương, bắt đầu từ giới trẻ, để có thể đặt nền móng cho nền kinh tế chia sẻ phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, các hệ thống giáo dục rất khó thay đổi, mà cần phải thực tế. Vì vậy, việc cung cấp các chương trình giáo dục thay thế nên là một phần của giải pháp.

Các nhà hoạt động chống khủng hoảng khí hậu biểu tình bên ngoài Tuần lễ thời trang London – sự kiện diễn ra vào ngày 15 Tháng Hai, 2020 tại London, Anh. Họ dự định duy trì hoạt động cho đến khi có những thay đổi dẫn đến giảm sản xuất và dùng hàng “fast fashion” để bảo vệ môi trường. (ảnh: Ollie Millington / Getty Images)
Khi tìm kiếm giải pháp cho vấn đề “fash fashion” không thể tránh khỏi việc chuyển sang công nghệ. Liệu có thể khai thác những lợi ích của blockchain, AI (Artificial-Intelligence) hoặc các công nghệ 4IR khác? Sẽ không có bất kỳ thay đổi nào tốt hơn, nếu không có sự hiệp lực.

Thế giới sẽ mạnh hơn nếu mọi người đều có mục tiêu chung: Cải thiện chất lượng vật liệu, giảm lãng phí và tối ưu hóa cuộc sống. Tiết kiệm nước ư? Chưa đủ. Giảm khí thảo CO2? Chưa giải quyết được vấn đề. Dọn dẹp tủ quần áo? Chẳng khác nào “thải độc” cho người khác.

Đã đến lúc đặt ra câu hỏi, liệu có loại bỏ “fast fashion” được không? Và đi tìm câu trả lời, cũng như hành động trước khi quá muộn.


Last edited by LDN on Sat Mar 11, 2023 4:16 pm; edited 1 time in total

_________________
Vào đây đọc truyện:

https://www.nhomcho.com/f7-truyen-ngan

https://www.nhomcho.com/f8-truyen-dai

Vào đây nghe nhạc Việt:

https://www.nhomcho.com/f14-nhac-vn
LDN

LDN


Back to top Go down

Thời Trang Empty Sa mạc Atacama ở Chile: Nơi chứa rác quần áo cũ Âu Châu

Post by LDN Mon Aug 08, 2022 4:13 pm



Last edited by LDN on Sat Mar 11, 2023 4:17 pm; edited 2 times in total

_________________
Vào đây đọc truyện:

https://www.nhomcho.com/f7-truyen-ngan

https://www.nhomcho.com/f8-truyen-dai

Vào đây nghe nhạc Việt:

https://www.nhomcho.com/f14-nhac-vn
LDN

LDN


Back to top Go down

Thời Trang Empty Dịch vụ dọn tủ quần áo và căn bệnh mua sắm

Post by LDN Sat Mar 11, 2023 1:40 pm

Báo điện tử Tiền Phong

Dịch vụ dọn tủ quần áo và căn bệnh mua sắm

19/02/2023 

TP - Cuộc sống hối hả hôm nay khiến không ít người gặp căng thẳng. Điều bất ngờ, nhiều chị em ở thành phố lớn đang bị khó chỉ vì tủ quần áo của mình. Tiết lộ của một người làm dịch vụ sắp xếp tủ quần áo gây bất ngờ: “Có những chị em riêng đồ lót đã sở hữu cả ngàn cái. Quần legging có đến 50 cái, áo sơ mi tầm 300 chiếc…”. Càng nhiều người sở hữu tủ quần áo “siêu to khổng lồ” không thể quản lý được thì dịch vụ dọn tủ quần áo càng có cơ hội đi lên.

Cách đây 2 năm, có một dòng tin từ một người ở công ty giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực dọn dẹp và sắp xếp đồ đạc đăng ở chợ cư dân Ciputra, khu đô thị đầu tiên ở Hà Nội: “Chúng tôi tự tin cung cấp gói dịch vụ gấp quần áo dành cho khách hàng có nhu cầu. Các chuyên viên của chúng tôi sẽ giúp bạn set-up lại tủ quần áo, giảm áp lực trước khối đồ đạc khổng lồ, tiết kiệm thời gian và tái tạo không gian sống khoa học”. Lúc ấy, một số tài khoản để lại bình luận dưới bài quảng cáo: “Có dịch vụ này nữa à?”; “Dịch vụ hay ghê”… Nhưng đến hôm nay dịch vụ sắp xếp tủ quần áo đã quen thuộc với nhiều chị em ở thành phố lớn.

Theo bà Cao Thị Lê Hiền, người sáng lập House to Home, một trong những dịch vụ sắp xếp tủ quần áo ở Hà Nội: “Dịch vụ sắp xếp tủ quần áo ở nước ngoài đã có từ lâu. Ở Mỹ hay Nhật thì quá phổ biến, đã xuất hiện hơn 10 năm. Còn ở Trung Quốc đã phát triển khoảng 5 năm nay”. Đừng tưởng gấp quần áo và dọn tủ quần áo là những việc dễ dàng, ai cũng làm được. Muốn làm trong lĩnh vực này cần chuyên môn. Bà Cao Thị Lê Hiền đã có chứng chỉ của một học viện nổi tiếng ở Bắc Kinh, Trung Quốc, chuyên đào tạo nghề sắp xếp nhà cửa.

Bà cũng liên tục bổ sung kiến thức cho mình qua các kênh khác như sách báo: “Người ta hình dung đơn giản nhưng bước chân vào mới thấy hoàn toàn ngược lại, tay luôn hoạt động và trí não cũng thế. Chăm thôi chưa đủ, bạn cần am hiểu thời trang, am hiểu xu hướng, am hiểu chất liệu, màu sắc… vừa phải có tư duy của một nhà thiết kế nội thất, vừa có tư duy của một nhà thiết kế thời trang”. Sau những trải nghiệm với nghề, bà Cao Thị Lê Hiền nhận ra: Đam mê thời trang của chị em là bất tận song không phải ai cũng có khả năng quản lý tủ quần áo của mình.

Những “niêu cơm Thạch Sanh”

Bà Lê Hiền kể về vị khách đầu tiên đến với dịch vụ của mình: “Tôi không thể quên được, vì quá ấn tượng. Thử thách vị khách này đặt ra khiến chúng tôi càng muốn dấn thân vào nghề. Hôm đó chúng tôi làm việc từ 7 giờ tối đến 1 giờ rưỡi sáng hôm sau mới xong. Vị khách nữ bày tỏ, rất lúng túng với tủ quần áo mà ngày mai lại có bạn đến chơi nhà. Chị đề nghị chúng tôi xử lý giúp chị càng sớm càng tốt. Lời đề nghị tha thiết quá nên chúng tôi không thể chối từ. Đến nhà chị chúng tôi bị bất ngờ, giữa hình ảnh chị chụp gửi chúng tôi và thực tế là khoảng cách “một trời một vực”.

Lượng quần áo phải nói khổng lồ, trước giờ chúng tôi chưa từng thấy. Nhóm chúng tôi gồm 3 người, làm việc luôn tay mãi đến 1 rưỡi sáng mới xong. Qua ảnh chị gửi, chúng tôi chỉ thấy có một chiếc tủ 3 ngăn nên nghĩ chỉ cần giải quyết trong một buổi tối. Ai ngờ cái tủ ấy giống như… niêu cơm Thạch Sanh, cứ vơi lại đầy. Chị em thường hay nhồi nhét, nhưng ở đây là khả năng nhồi nhét siêu việt như ép chân không, càng đào càng thấy. Một chiếc ảnh không phản ánh hết, muốn biết chính xác tình hình phải khảo sát thực tế”.

Một góc của “bãi chiến trường”

Sắp xếp tủ quần áo là một nghề vất vả

Khách hàng đến với dịch vụ sắp xếp tủ quần áo của bà Cao Thị Lê Hiền đủ mọi lứa tuổi, ngành nghề: “Có người độc thân, có người đang là sinh viên… Nhưng đa số là những phụ nữ đã có gia đình và bận rộn”. Dù dịch vụ vừa đi vào hoạt động khoảng 2 năm nay nhưng kỷ niệm về khách hàng của người sáng lập đã nhiều không kể hết: “Một chị khách hàng của chúng tôi đang sử dụng quần áo size XL nhưng chị giữ lại tất cả quần áo size S, M, L với ý nghĩ sẽ có ngày giảm cân... Cứ giữ lại kiểu đó thì tủ quần áo phải có sức chứa khổng lồ. Hơn nữa, thời trang luôn vận động, khi ta mặc vừa size cũ thì trang phục ấy cũng kịp thời lỗi mốt. Tâm lý giữ đồ như thế chỉ làm chủ nhân của nó mệt mỏi”.

Giải pháp bà đưa ra cho những khách hàng stress với tủ quần áo bề bộn: Mạnh tay loại bỏ. “Khi cầm quần áo lên nếu thấy thích hãy đặt sang một bên. Nhưng khi nhấc lên cảm thấy lăn tăn, chưa thật sự thích thì nên loại”. Đây cũng là lời khuyên của những chuyên gia uy tín trong lĩnh vực này. Quần áo bị loại có thể bán online, như các “sao” vẫn làm mỗi khi cần dọn đồ, cũng có thể đóng góp cho hoạt động từ thiện. Chúng không bị lãng phí, không mất đi, chỉ thay đổi chủ sở hữu.

Hiện nay, nhiều người vẫn còn chần chừ trước dịch vụ sắp xếp tủ quần áo vì vấn đề giá cả. Bà Cao Thị Lê Hiền cho biết: “Giá hiện tại của dịch vụ là 285 ngàn đồng cho một nhân sự trong một giờ. Thường sử dụng tối thiểu 2 nhân sự, cũng có khi lên đến 4 nhân sự, tuỳ thuộc lượng quần áo của gia chủ. Thời gian làm việc có thể chỉ gói gọn trong 1 ngày nhưng với những tủ quần áo lớn phải xử lý trong 2 ngày”.

Bỏ ra khoảng 4- 5 triệu đồng để xử lý tủ quần áo liệu có lãng phí? Người sáng lập dịch vụ phân tích: “Cứ trải nghiệm dịch vụ sẽ thấy không tiếc tiền. Bỏ ra 4-5 triệu đồng nhưng thu lại là tư tưởng thoải mái, biết mình cần mua thêm thứ gì, nên “hãm” thứ gì, có sơ đồ tủ quần áo để thực hành, duy trì không gian sống dễ chịu”. Nhưng cuộc sống của một gia đình nói chung, của một người phụ nữ nói riêng bao gồm rất nhiều chi phí nên chi phí dọn tủ quần áo vẫn là vấn đề khách hàng cân nhắc.

Hội chứng chẳng có gì để mặc

Tại sao một phụ nữ phải cần ngàn đồ lót, mấy trăm chiếc sơ mi, mấy chục chiếc legging? Một mày râu giải thích: “Do hội chứng “chẳng có gì để mặc”. Chị em mua biết bao nhiêu quần áo vẫn thấy thiếu”. Khách hàng của bà Cao Thị Lê Hiền phàn nàn, quần áo của con chị rất nhiều song vì quá bề bộn nên ngại tìm. Thế nên chị chỉ cho con mặc vài món đồ để sẵn ở ngoài. Nhiều khách hàng reo vui khi những người làm dịch vụ tìm được chiếc váy mà họ thích trong chiếc tủ được ví như niêu cơm Thạch Sanh.

Không thể sống thay “thượng đế”

Liệu sau khi đã thuê dịch vụ dọn tủ khách hàng có gọn gàng, ngăn nắp hơn không? Tôi hỏi. Người sáng lập dịch vụ sắp xếp tủ quần áo đáp: “Khách hàng có tiếp tục bừa bộn như cũ không thì chúng tôi không thể biết được. Tôi đã xây dựng mô hình cho khách hàng, nếu khách hàng duy trì được thì quá tốt, còn không thì cũng chịu, vì chúng tôi không thể sống thay “thượng đế”.

Nhưng không chỉ những người mắc “bệnh” luộm thuộm mới nhờ đến dịch vụ thu dọn quần áo. Phụ nữ có điều kiện tài chính luôn có nhu cầu giải phóng sức lao động. Thay vì bỏ một ngày dọn dẹp thì họ bỏ tiền thuê dịch vụ, thời gian ấy để nghỉ ngơi và hưởng thụ cuộc sống. Dịch vụ sắp xếp tủ quần áo đang phát triển tốt, nhất là dịp lễ tết: “Mùa tết vừa qua chúng tôi làm việc từ sáng đến 11 giờ đêm, liên tục như thế mà vẫn không hết việc, phải hẹn một số khách hàng ra tết gặp nhau, nếu còn có nhu cầu”, người sáng lập House to Home nói.

Có người đổ lỗi cho thương mại điện tử khiến chị em như phải “bùa” mua sắm. Không ít chị em “nghiện” mua quần áo online, thú giải trí của họ là săn hàng online, dù nhiều lần bị vỡ mộng về chất lượng vẫn không “chừa”. Một tài khoản bình luận: “Nhìn thấy tủ đồ của chị em mà ngán ngẩm không muốn lấy vợ”. Còn một người đang có vợ lại kể tội bà xã: Nàng không những chiếm dụng tủ của hai vợ chồng còn “lấn chiếm” cả tủ của con ở phòng bên. Ấy vậy mà vẫn luôn kêu không có quần áo để mặc. Nhưng chị em cũng có lý của mình. Một chị lên tiếng: “Mỗi lần mặc một bộ đồ mới thấy trong người rất khác, cảm nhận sự thú vị và thần thái cao hơn. Mặc đồ cũ giống đi với người quen. Đồ mới giống như đi cùng một người mới quan trọng. Tôi không tiếc tay mua đồ mới khi thấy đẹp và phù hợp. Vợ chồng trong nhà gặp hoài đã chán rồi phải có gì đó mới chứ!”.

Thực tế cho thấy nhiều chị em không thể dùng hết quần áo họ đã mua, thậm chí còn quên luôn chúng sau khi mang về nhà. Bà Cao Thị Lê Hiền xác nhận trong quá trình dọn đồ đã thấy không ít món đồ chưa được chị em cắt mác bị vo viên trong đống lãng quên. Còn tình trạng quần áo bẩn bỏ chung với quần áo sạch hay quần áo sạch vứt dưới sàn nhà những người làm dịch vụ coi là “chuyện thường ngày phố huyện”.

Nông Hồng Diệu

_________________
Vào đây đọc truyện:

https://www.nhomcho.com/f7-truyen-ngan

https://www.nhomcho.com/f8-truyen-dai

Vào đây nghe nhạc Việt:

https://www.nhomcho.com/f14-nhac-vn
LDN

LDN


Back to top Go down

Thời Trang Empty Re: Thời Trang

Post by Sponsored content



Sponsored content


Back to top Go down

View previous topic View next topic Back to top

- Similar topics

Permissions in this forum:
You cannot reply to topics in this forum