Sách II
Page 10 of 12 • Share
Page 10 of 12 • 1, 2, 3 ... 9, 10, 11, 12
Re: Sách II
Review sách: SỰ CỨU RỖI CỦA THÁNH NỮ – Higashino Keigo
Thứ Sáu, 15/09/2023
Cảnh báo: Spoil nhẹ
“ĐỈNH!!”. Đó là suy nghĩ hiển hiện trong đầu tôi nhiều nhất khi đọc cuốn sách này. Tôi biết là sensei luôn có những đề tài vô cùng mới lạ, kể cả các vụ án cũng luôn có những thủ đoạn gần như không tưởng, tinh vi và bất ngờ đến mức tôi thật sự không thể không cảm thán! Tại sao tác giả có thể nghĩ ra đến mức đó, tại sao lại tài tình đến như thế?? Đến bây giờ, khi gấp cuốn sách lại thì những suy nghĩ đó vẫn không ngừng xoay vần trong tôi. Trộm nghĩ, nếu tác giả trinh thám tài ba này mà thực hiện một vụ án, có khi nào, nó sẽ trở thành một tội ác hoàn hảo không? (ngàn lần xin lỗi idol vì đã có suy nghĩ đó ahuhu)
Mở màn là một vụ án có motuyp khá quen thuộc trong truyện trinh thám: Một người đàn ông chết vì trúng độc thạch tín, bên cạnh là cốc cà phê đổ lênh láng, nghi phạm chính của vụ án là vợ và cô nhân tình, nhưng cả hai đều có những bằng chứng ngoại phạm hoàn hảo. Toàn là những chi tiết quá sức quen thuộc nhỉ, và có lẽ vì thế mà tôi đã vô thức mà xuất hiện một lối mòn trong suy nghĩ, ừ thì chắc cũng chỉ là quá trình điều tra vụ án, lật tẩy bằng chứng ngoại phạm ấy mà… Nhưng không, nếu chỉ đơn giản đến thế thì cuốn sách này đã không khiến tôi phải ngấu nghiến chỉ trong nửa ngày, và không thể kìm nén để viết nên những dòng suy nghĩ đang hỗn loạn trong trí óc mình.
Theo cá nhân tôi, thì một trong những điều khó nhất khi viết trinh thám, đó là tác giả hé lộ hung thủ ngay từ đầu, và phải làm sao để níu chân người đọc, nếu không phải vì ham muốn tìm ra hung thủ đây? Đó sẽ phụ thuộc vào bức màn bí mật được kéo lên, và những thủ pháp gây án tinh vi như thế nào, không phải chính là vậy sao. Higashino Keigo đã xử lý hoàn hảo những điều đó, không chỉ vậy, ông còn hé lộ những điều khiến người đọc không thể không ngỡ ngàng, những điều thật sự không ai có thể nghĩ ra. Đọc cuốn sách này, tôi lại có cảm giác mình đi trên một sợi dây bị chi phối vậy, chông chênh và có thể “té” bất cứ lúc nào.
Ai mà có thể nghĩ ra được chứ!! Ngay từ tiêu đề cuốn sách: Sự cứu rỗi của thánh nữ, đã nói lên rất nhiều vấn đề, tại sao lại là thánh nữ? Và tại sao lại là cứu rỗi chứ? Rốt cuộc cô ta có thể cứu rỗi điều gì đây, khi chính mình lại là hung thủ giết người? Làm sao lại có thể ngờ được, một tội ác lại có thể tinh vi, thậm chí gần đạt mức hoàn hảo tới vậy chứ. Kể cả những chồng chéo của quá khứ, tôi thật sự đã bị tác giả “đánh lừa” không ít lần, không phải vì thủ đoạn, mà chính là vì những điều quá khứ tưởng chừng không hề liên quan đến vụ án, kể cả những tình huống, rất nhỏ, rất bình thường, nhưng sau khi có câu trả lời cuối cùng, thì tất cả lại kết nối hoàn hảo với nhau, tựa như một kiệt tác nghệ thuật, một sản phẩm “patchwork” vậy, thoạt nhìn chỉ là những miếng vải nối ghép ngẫu hứng với nhau, nhưng khi hoàn thiện lại tạo nên một bức tranh tuyệt vời!
Truyện không hề có một chi tiết nào dư thừa, tất cả dù là vô tình, hay nhỏ bé nhất, đều được nhắc đến một cách vô cùng tinh tế, những luống hoa, những cuộc gặp mặt, hình ảnh một người nội trợ hoàn hảo của gia đình… đều mang trong mình một mảnh ghép cho câu trả lời. Đây là phong cách đặc trưng của tác giả, nhưng quả thật, trong cuốn này thì phong cách ấy được thể hiện rõ nét và đạt hiệu quả tối đa! Những điều đó khiến tôi ấn tượng, và cả ngỡ ngàng, đến mức nó còn nổi bật hơn cả hình ảnh của bộ ba Kusanagi – Yukawa và Kaoru trong tâm trí tôi lúc này. Thật may là nhờ vậy mà hình ảnh Kusanagi trong mắt tôi không còn khiến tôi bực bội như ở nửa đầu truyện.
Một lần nữa, hình ảnh người phụ nữ trong truyện của sensei lại khiến tôi thấy lạnh gáy và sợ hãi. Mượn lời của Yukawa vậy: “Nhưng phụ nữ đáng sợ thật đấy. Có thể nghĩ ra được thủ thuật gây án đầy mâu thuẫn và bất hợp lý đến mức ấy.” Đúng vậy, một tội ác tưởng như chỉ có thể xảy ra trên lý thuyết, thực tế lại bất khả thi, nhưng đúng vậy, nó vẫn diễn ra một cách hoàn hảo đến không tưởng. Không chỉ thủ đoạn tinh vi, mà hung thủ còn phải đánh đổi đến vậy, kiên nhẫn đến thế, đúng là… đáng sợ!
Tôi không đặt quá nhiều kỳ vọng khi cầm cuốn sách này lên, và thật bất ngờ, nó lại đem đến cho tôi một trải nghiệm tuyệt vời và choáng ngợp đến vậy, cảm giác đó lần gần đây nhất tôi có được ở tác phẩm của sensei là cuốn Ác Ý, và thật tuyệt vời, một cuốn sách dường như không nổi bật bằng Ác Ý lại có thể hay đến bất ngờ như vậy! Một lần nữa, tôi lại lạc trong thế giới ảo mà thực, thực mà ảo của Keigo. Ông luôn biết cách biến những điều tưởng như mơ hồ, ảo mộng thành những điều thực tế và cụ thể đến không ngờ!
Review của độc giả Rosemary – Nhã Nam reading club
Thứ Sáu, 15/09/2023
Cảnh báo: Spoil nhẹ
“ĐỈNH!!”. Đó là suy nghĩ hiển hiện trong đầu tôi nhiều nhất khi đọc cuốn sách này. Tôi biết là sensei luôn có những đề tài vô cùng mới lạ, kể cả các vụ án cũng luôn có những thủ đoạn gần như không tưởng, tinh vi và bất ngờ đến mức tôi thật sự không thể không cảm thán! Tại sao tác giả có thể nghĩ ra đến mức đó, tại sao lại tài tình đến như thế?? Đến bây giờ, khi gấp cuốn sách lại thì những suy nghĩ đó vẫn không ngừng xoay vần trong tôi. Trộm nghĩ, nếu tác giả trinh thám tài ba này mà thực hiện một vụ án, có khi nào, nó sẽ trở thành một tội ác hoàn hảo không? (ngàn lần xin lỗi idol vì đã có suy nghĩ đó ahuhu)
Mở màn là một vụ án có motuyp khá quen thuộc trong truyện trinh thám: Một người đàn ông chết vì trúng độc thạch tín, bên cạnh là cốc cà phê đổ lênh láng, nghi phạm chính của vụ án là vợ và cô nhân tình, nhưng cả hai đều có những bằng chứng ngoại phạm hoàn hảo. Toàn là những chi tiết quá sức quen thuộc nhỉ, và có lẽ vì thế mà tôi đã vô thức mà xuất hiện một lối mòn trong suy nghĩ, ừ thì chắc cũng chỉ là quá trình điều tra vụ án, lật tẩy bằng chứng ngoại phạm ấy mà… Nhưng không, nếu chỉ đơn giản đến thế thì cuốn sách này đã không khiến tôi phải ngấu nghiến chỉ trong nửa ngày, và không thể kìm nén để viết nên những dòng suy nghĩ đang hỗn loạn trong trí óc mình.
Theo cá nhân tôi, thì một trong những điều khó nhất khi viết trinh thám, đó là tác giả hé lộ hung thủ ngay từ đầu, và phải làm sao để níu chân người đọc, nếu không phải vì ham muốn tìm ra hung thủ đây? Đó sẽ phụ thuộc vào bức màn bí mật được kéo lên, và những thủ pháp gây án tinh vi như thế nào, không phải chính là vậy sao. Higashino Keigo đã xử lý hoàn hảo những điều đó, không chỉ vậy, ông còn hé lộ những điều khiến người đọc không thể không ngỡ ngàng, những điều thật sự không ai có thể nghĩ ra. Đọc cuốn sách này, tôi lại có cảm giác mình đi trên một sợi dây bị chi phối vậy, chông chênh và có thể “té” bất cứ lúc nào.
Ai mà có thể nghĩ ra được chứ!! Ngay từ tiêu đề cuốn sách: Sự cứu rỗi của thánh nữ, đã nói lên rất nhiều vấn đề, tại sao lại là thánh nữ? Và tại sao lại là cứu rỗi chứ? Rốt cuộc cô ta có thể cứu rỗi điều gì đây, khi chính mình lại là hung thủ giết người? Làm sao lại có thể ngờ được, một tội ác lại có thể tinh vi, thậm chí gần đạt mức hoàn hảo tới vậy chứ. Kể cả những chồng chéo của quá khứ, tôi thật sự đã bị tác giả “đánh lừa” không ít lần, không phải vì thủ đoạn, mà chính là vì những điều quá khứ tưởng chừng không hề liên quan đến vụ án, kể cả những tình huống, rất nhỏ, rất bình thường, nhưng sau khi có câu trả lời cuối cùng, thì tất cả lại kết nối hoàn hảo với nhau, tựa như một kiệt tác nghệ thuật, một sản phẩm “patchwork” vậy, thoạt nhìn chỉ là những miếng vải nối ghép ngẫu hứng với nhau, nhưng khi hoàn thiện lại tạo nên một bức tranh tuyệt vời!
Truyện không hề có một chi tiết nào dư thừa, tất cả dù là vô tình, hay nhỏ bé nhất, đều được nhắc đến một cách vô cùng tinh tế, những luống hoa, những cuộc gặp mặt, hình ảnh một người nội trợ hoàn hảo của gia đình… đều mang trong mình một mảnh ghép cho câu trả lời. Đây là phong cách đặc trưng của tác giả, nhưng quả thật, trong cuốn này thì phong cách ấy được thể hiện rõ nét và đạt hiệu quả tối đa! Những điều đó khiến tôi ấn tượng, và cả ngỡ ngàng, đến mức nó còn nổi bật hơn cả hình ảnh của bộ ba Kusanagi – Yukawa và Kaoru trong tâm trí tôi lúc này. Thật may là nhờ vậy mà hình ảnh Kusanagi trong mắt tôi không còn khiến tôi bực bội như ở nửa đầu truyện.
Một lần nữa, hình ảnh người phụ nữ trong truyện của sensei lại khiến tôi thấy lạnh gáy và sợ hãi. Mượn lời của Yukawa vậy: “Nhưng phụ nữ đáng sợ thật đấy. Có thể nghĩ ra được thủ thuật gây án đầy mâu thuẫn và bất hợp lý đến mức ấy.” Đúng vậy, một tội ác tưởng như chỉ có thể xảy ra trên lý thuyết, thực tế lại bất khả thi, nhưng đúng vậy, nó vẫn diễn ra một cách hoàn hảo đến không tưởng. Không chỉ thủ đoạn tinh vi, mà hung thủ còn phải đánh đổi đến vậy, kiên nhẫn đến thế, đúng là… đáng sợ!
Tôi không đặt quá nhiều kỳ vọng khi cầm cuốn sách này lên, và thật bất ngờ, nó lại đem đến cho tôi một trải nghiệm tuyệt vời và choáng ngợp đến vậy, cảm giác đó lần gần đây nhất tôi có được ở tác phẩm của sensei là cuốn Ác Ý, và thật tuyệt vời, một cuốn sách dường như không nổi bật bằng Ác Ý lại có thể hay đến bất ngờ như vậy! Một lần nữa, tôi lại lạc trong thế giới ảo mà thực, thực mà ảo của Keigo. Ông luôn biết cách biến những điều tưởng như mơ hồ, ảo mộng thành những điều thực tế và cụ thể đến không ngờ!
Review của độc giả Rosemary – Nhã Nam reading club
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Sách II
(Review sách) Sự Cứu Rỗi Của Thánh Nữ – Higashino Keigo
phucnt - 27 tháng 6 2020
Anh nghĩ em cũng biết, sắp đến thời hạn rồi, anh muốn em rời khỏi đây
1. Thông tin chung
– Tên tác phẩm: Sự Cứu Rỗi Của Thánh Nữ (聖女の救済 – 2008)
– Tác giả: Higashino Keigo
– Dịch giả: Mia Nguyễn
– Thể loại: Tiểu thuyết – Trinh Thám
Tiếp tục là Keigooooooo đây!!!
Tôi đã đọc Phía Sau Nghi Can X cách đây hơn 5 năm, nhưng mới xem phim chuyển thể gần đây, nên bị gợi lại ấn tượng với nhân vật Galileo. Về các truyện có nhân vật này thì ở Việt Nam đã dịch được 4 cuốn. Ngoài cuốn vừa nhắc ở trên ra thì 3 cuốn còn lại là Sự Cứu Rỗi Của Thánh Nữ, Phương Trình Hạ Chí và Ma Thuật Bị Cấm. Tranh thủ mấy ngày ốm cày nốt nào!!!
Higashino Keigo - điều kỳ diệu của văn học hiện đại Nhật Bản
Sơ lược về một trong các trụ cột của văn học Nhật bản hiện đại - Higashino Keigo
2. Về tác phẩm
Truyện thuộc chuỗi các tác phẩm về thám tử Galileo, thể loại trinh thám thuần, nên cố nhiên, nó sẽ bị so sánh với Phía Sau Nghi Can X. Tôi dù cố công tâm đến mấy, cũng không thoát khỏi định kiến này. Rõ ràng, truyện thua kém người anh em kia khá nhiều.
Đầu tiên là Galileo. Anh quá mờ nhạt. Do lần này có thêm sự phối hợp từ phía cảnh sát, nên vai trò điều tra được chia nhỏ ra cho nhiều người. Tuy có cố gắng làm nổi bật yếu tố khác biệt là một cảnh sát nữ, nhưng về tổng thể, lại không có cá nhân nào vượt lên tỏ ra mình là đầu tàu phía điều tra cả. Galileo thì tương tác quá ít với vụ án, người đọc cũng không thấy được quá trình suy luận và sự thiên tài của anh.
Phe đối trọng, thủ phạm, cũng không đủ sức nặng. Truyện kể theo hướng cho biết hung thủ ngay từ đầu, phần bí ẩn là hành trình đi tìm bằng chứng và cách thức gây án. Với cách kể này, người đọc (trong đó có tôi) sẽ dễ kì vọng vào một kịch bản đấu trí gay cấn, nhưng không. Thủ phạm tuy được xây dựng như một “thánh nữ” tài sắc vẹn toàn, nhưng trong quá trình điều tra, cô không có động thái cản trở hay đánh lạc hướng nào cả. So với việc kì công sắp xếp một kế hoạch hoàn hảo như vậy, thì việc cô thản nhiên để cho tác phẩm của mình bị sục sạo, quả đã gây ít nhiều hụt hẫng.
Bản thân vụ án cũng không quá xuất sắc. Tuy gây được ấn tượng bởi cách gây án “ngược đời”, nhưng bị thiếu đi các mồi nhử. Như đã nói ở trên, sự hời hợt của thủ phạm khiến câu truyện mất đi sự căng thẳng. Ngoài ra, cách thức tìm ra bằng chứng bị đơn giản hoá bằng việc sử dụng một thứ “công nghệ cao”, điều này làm giảm đi vai trò của việc suy luận.
Tiếp theo là cách kể. Lần này Keigo cho tôi có cảm giác hơi giống trinh thám Mỹ, khi sử dụng một mạch truyện thẳng, đi hết từ manh mối này đến manh mối khác. Nhưng mạch truyện lại không đủ nhanh để gây cảm giác phấn khích, thậm chí có một mối nối không thật sự chắc chắn, làm câu chuyện có chút chòng chành. Tuy plot ở cuối khá đáng giá, nhưng phần lớn câu chuyện đi khá chậm và ít biến cố, nên truyện chỉ thực sự thu hút ở đoạn cuối. Tôi không thích kiểu này lắm. Vì plot twist sau cùng có xoắn tới đâu, cũng không thể cứu vớt được cả một quãng dài nhàm chán trước đó.
Cuối cùng là thông điệp và các câu chuyện bên lề. Một trong những thế mạnh của Keigo là mượn câu chuyện để phản ánh một vấn đề xã hội nhức nhối nào đó. Nhưng với cuốn này, tôi phải đọc vài review của vài người khác mới nhận ra truyện đang phản ánh vấn đề “gia trưởng”. Tôi không nhận ra sớm cũng phải thôi, vì nhân vật gia trưởng trong truyện lại… chết ngay từ đầu, mọi thứ về hắn chỉ được thuật lại qua lời kể của người khác, nên không đủ để tôi chú ý tới. Các câu truyện bên lề thì gần như không có. Tôi rất thích các tác phẩm ngoài câu chuyện chính ra, còn được đầu tư vào các khía cạnh bên lề như đi sâu vào một ngành nghề, hay một phong tục, địa danh nào đó. Điều này cho người đọc có thêm được những kiến thức mới. Nhưng cuốn này lại không làm được điều đó, khiến tổng thể hơi khô và kém sắc.
Nói vậy không có nghĩa đây là một cuốn trinh thám tệ. Tôi vẫn cho nó 3* trên Goodread vì tính ra, đây vẫn là một cuốn trinh thám chỉn chu so với mặt bằng chung. Nhưng vì những người anh em khác của nó đã làm quá tốt, nên bị đem ra so sánh là điều đương nhiên.
Sài Gòn, 27 tháng 6, 2020
Phúc
phucnt - 27 tháng 6 2020
Anh nghĩ em cũng biết, sắp đến thời hạn rồi, anh muốn em rời khỏi đây
1. Thông tin chung
– Tên tác phẩm: Sự Cứu Rỗi Của Thánh Nữ (聖女の救済 – 2008)
– Tác giả: Higashino Keigo
– Dịch giả: Mia Nguyễn
– Thể loại: Tiểu thuyết – Trinh Thám
Tiếp tục là Keigooooooo đây!!!
Tôi đã đọc Phía Sau Nghi Can X cách đây hơn 5 năm, nhưng mới xem phim chuyển thể gần đây, nên bị gợi lại ấn tượng với nhân vật Galileo. Về các truyện có nhân vật này thì ở Việt Nam đã dịch được 4 cuốn. Ngoài cuốn vừa nhắc ở trên ra thì 3 cuốn còn lại là Sự Cứu Rỗi Của Thánh Nữ, Phương Trình Hạ Chí và Ma Thuật Bị Cấm. Tranh thủ mấy ngày ốm cày nốt nào!!!
Higashino Keigo - điều kỳ diệu của văn học hiện đại Nhật Bản
Sơ lược về một trong các trụ cột của văn học Nhật bản hiện đại - Higashino Keigo
2. Về tác phẩm
Truyện thuộc chuỗi các tác phẩm về thám tử Galileo, thể loại trinh thám thuần, nên cố nhiên, nó sẽ bị so sánh với Phía Sau Nghi Can X. Tôi dù cố công tâm đến mấy, cũng không thoát khỏi định kiến này. Rõ ràng, truyện thua kém người anh em kia khá nhiều.
Đầu tiên là Galileo. Anh quá mờ nhạt. Do lần này có thêm sự phối hợp từ phía cảnh sát, nên vai trò điều tra được chia nhỏ ra cho nhiều người. Tuy có cố gắng làm nổi bật yếu tố khác biệt là một cảnh sát nữ, nhưng về tổng thể, lại không có cá nhân nào vượt lên tỏ ra mình là đầu tàu phía điều tra cả. Galileo thì tương tác quá ít với vụ án, người đọc cũng không thấy được quá trình suy luận và sự thiên tài của anh.
Phe đối trọng, thủ phạm, cũng không đủ sức nặng. Truyện kể theo hướng cho biết hung thủ ngay từ đầu, phần bí ẩn là hành trình đi tìm bằng chứng và cách thức gây án. Với cách kể này, người đọc (trong đó có tôi) sẽ dễ kì vọng vào một kịch bản đấu trí gay cấn, nhưng không. Thủ phạm tuy được xây dựng như một “thánh nữ” tài sắc vẹn toàn, nhưng trong quá trình điều tra, cô không có động thái cản trở hay đánh lạc hướng nào cả. So với việc kì công sắp xếp một kế hoạch hoàn hảo như vậy, thì việc cô thản nhiên để cho tác phẩm của mình bị sục sạo, quả đã gây ít nhiều hụt hẫng.
Bản thân vụ án cũng không quá xuất sắc. Tuy gây được ấn tượng bởi cách gây án “ngược đời”, nhưng bị thiếu đi các mồi nhử. Như đã nói ở trên, sự hời hợt của thủ phạm khiến câu truyện mất đi sự căng thẳng. Ngoài ra, cách thức tìm ra bằng chứng bị đơn giản hoá bằng việc sử dụng một thứ “công nghệ cao”, điều này làm giảm đi vai trò của việc suy luận.
Tiếp theo là cách kể. Lần này Keigo cho tôi có cảm giác hơi giống trinh thám Mỹ, khi sử dụng một mạch truyện thẳng, đi hết từ manh mối này đến manh mối khác. Nhưng mạch truyện lại không đủ nhanh để gây cảm giác phấn khích, thậm chí có một mối nối không thật sự chắc chắn, làm câu chuyện có chút chòng chành. Tuy plot ở cuối khá đáng giá, nhưng phần lớn câu chuyện đi khá chậm và ít biến cố, nên truyện chỉ thực sự thu hút ở đoạn cuối. Tôi không thích kiểu này lắm. Vì plot twist sau cùng có xoắn tới đâu, cũng không thể cứu vớt được cả một quãng dài nhàm chán trước đó.
Cuối cùng là thông điệp và các câu chuyện bên lề. Một trong những thế mạnh của Keigo là mượn câu chuyện để phản ánh một vấn đề xã hội nhức nhối nào đó. Nhưng với cuốn này, tôi phải đọc vài review của vài người khác mới nhận ra truyện đang phản ánh vấn đề “gia trưởng”. Tôi không nhận ra sớm cũng phải thôi, vì nhân vật gia trưởng trong truyện lại… chết ngay từ đầu, mọi thứ về hắn chỉ được thuật lại qua lời kể của người khác, nên không đủ để tôi chú ý tới. Các câu truyện bên lề thì gần như không có. Tôi rất thích các tác phẩm ngoài câu chuyện chính ra, còn được đầu tư vào các khía cạnh bên lề như đi sâu vào một ngành nghề, hay một phong tục, địa danh nào đó. Điều này cho người đọc có thêm được những kiến thức mới. Nhưng cuốn này lại không làm được điều đó, khiến tổng thể hơi khô và kém sắc.
Nói vậy không có nghĩa đây là một cuốn trinh thám tệ. Tôi vẫn cho nó 3* trên Goodread vì tính ra, đây vẫn là một cuốn trinh thám chỉn chu so với mặt bằng chung. Nhưng vì những người anh em khác của nó đã làm quá tốt, nên bị đem ra so sánh là điều đương nhiên.
Sài Gòn, 27 tháng 6, 2020
Phúc
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Sách II
KILALA
Review: Sự cứu rỗi của thánh nữ
"Sự cứu rỗi của thánh nữ" nằm trong series Galileo có tất cả 9 tập bản tiếng Nhật. Việt Nam hiện đã dịch và xuất bản 3 tập bao gồm: tập 3 (Phía sau nghi can X), tập 5 (Sự cứu rỗi của thánh nữ), và tập 6 (Phương trình hạ chí).
Tóm tắt nội dung
Trong biệt thự nhà Mashiba Yoshitaka, người chồng trúng độc chết trên sàn, thạch tín còn sót lại trong cốc cà phê đổ lênh láng bên cạnh. Mọi nghi vấn tập trung vào hai đối tượng: người vợ Ayane vốn là nghệ nhân patchwork nổi tiếng và nhân tình bí mật Wakayama Hiromi cũng là học trò của Ayane. Nhưng cả hai đều có chứng cứ ngoại phạm vững chắc. Và cảnh sát đau đầu vì vấn đề hóc búa: Làm thế nào để hung thủ có thể bỏ thạch tín hạ độc Yoshitaka, khi không ai khác có khả năng tiếp cận nạn nhân quanh thời điểm xảy ra vụ án.
Từng bước lật lại các tình tiết, cây bút trinh thám đại tài Keigo đã chìa ra cho chúng ta chân tướng đáng kinh ngạc của một sự thật vô cùng chua xót.
Đặc trưng bút pháp của Higashino Keigo
Higashino Keigo là tác giả trinh thám có số lượng tác phẩm được dịch ra tiếng Việt nhiều nhất hiện nay. Các phẩm của Keigo thường có cốt truyện đơn giản, xoay quanh các vấn đề rất thường nhật của con người. Có lẽ đây cũng là một trong những điểm mạnh của ông khi mang đến cho độc giả sự gần gũi, dễ đồng cảm và đón nhận qua các tác phẩm trinh thám.
Đối với Sự cứu rỗi của thánh nữ, tuy Keigo không vẽ ra nhiều nhân vật như tác phẩm Hoa mộng ảo nhưng đủ để người đọc thấy được những mối tương quan cơ bản của một con người, là ba mẹ, là vợ chồng và thầy trò và cả mối quan hệ đồng nghiệp. Tuy nhiên, cũng chính vì lối dẫn truyện ở phạm vi hẹp hơn, mà dường như tác phẩm Sự cứu rỗi của thánh nữ khiến cho người đọc dễ dàng đoán được hung thủ ngay từ những chương đầu, dù lắm khi cũng băn khoăn liệu có chính xác không. Có lẽ vì hung thủ dễ đoán nên phần hấp dẫn của truyện chính là phương thức gây án. Phải cho đến khi có lời giải của phương thức gây án, người đọc hẳn phải òa lên thán phục vì sự khéo léo của nhà văn cũng như sự kiên nhẫn của hung thủ. Điều đặc biệt hơn, khi đọc đến phần kết, bạn mới hiểu tại sao Keigo lại đặt tên cho câu chuyện này là "Sự cứu rỗi của thánh nữ". Một cái tên không thể hợp tình hợp lý hơn. Tác giả cũng rất khéo léo để khi khép lại cuốn sách, người đọc không cảm thấy phẫn nộ với hung thủ mà có khi còn là thấu hiểu, là đồng cảm.
Hiện trạng gia trưởng trong xã hội Nhật
Không chỉ là một câu chuyện trinh thám, Sự cứu rỗi của thánh nữ còn mang đến cho người đọc những cái nhìn khách quan hơn về hiện trạng xã hội Nhật, điển hình là vấn đề gia trưởng. Vấn đề gia trưởng không hẳn phải là những điều to tát mà trong từng hành động, cử chỉ, lời nói rất nhỏ thôi, cũng đủ làm người phụ nữ phải đau khổ cả đời. Người đàn ông dù có mang đến cho vợ mình bao nhiều là tiền của, sự giàu có nhưng lại không có sự thấu hiểu, đồng cảm và cảm thông thì cũng xem như chẳng có gì. Nhật Bản hiện nay dù đang là một đất nước phát triển, nhưng đâu đó vẫn còn những hiện trạng thế này xảy ra, và dưới ngòi bút của Keigo, người đọc lại một lần nữa được nhắc nhớ rằng: Bi kịch trong tình yêu là điều khó tránh khỏi trong bất kì mối quan hệ nào, bởi lẽ "cảm xúc yêu đương đã nảy nở trong lòng một lần thì dù có mờ nhạt cũng tuyệt đối không biến mất" và càng yêu thì lại càng chuốc lấy sự đau khổ.
sự cứu rỗi của thánh nữ
25/03/2020
Bài: Thảo Trần / Ảnh: sachdenroi.com
Review: Sự cứu rỗi của thánh nữ
"Sự cứu rỗi của thánh nữ" nằm trong series Galileo có tất cả 9 tập bản tiếng Nhật. Việt Nam hiện đã dịch và xuất bản 3 tập bao gồm: tập 3 (Phía sau nghi can X), tập 5 (Sự cứu rỗi của thánh nữ), và tập 6 (Phương trình hạ chí).
Tóm tắt nội dung
Trong biệt thự nhà Mashiba Yoshitaka, người chồng trúng độc chết trên sàn, thạch tín còn sót lại trong cốc cà phê đổ lênh láng bên cạnh. Mọi nghi vấn tập trung vào hai đối tượng: người vợ Ayane vốn là nghệ nhân patchwork nổi tiếng và nhân tình bí mật Wakayama Hiromi cũng là học trò của Ayane. Nhưng cả hai đều có chứng cứ ngoại phạm vững chắc. Và cảnh sát đau đầu vì vấn đề hóc búa: Làm thế nào để hung thủ có thể bỏ thạch tín hạ độc Yoshitaka, khi không ai khác có khả năng tiếp cận nạn nhân quanh thời điểm xảy ra vụ án.
Từng bước lật lại các tình tiết, cây bút trinh thám đại tài Keigo đã chìa ra cho chúng ta chân tướng đáng kinh ngạc của một sự thật vô cùng chua xót.
Đặc trưng bút pháp của Higashino Keigo
Higashino Keigo là tác giả trinh thám có số lượng tác phẩm được dịch ra tiếng Việt nhiều nhất hiện nay. Các phẩm của Keigo thường có cốt truyện đơn giản, xoay quanh các vấn đề rất thường nhật của con người. Có lẽ đây cũng là một trong những điểm mạnh của ông khi mang đến cho độc giả sự gần gũi, dễ đồng cảm và đón nhận qua các tác phẩm trinh thám.
Đối với Sự cứu rỗi của thánh nữ, tuy Keigo không vẽ ra nhiều nhân vật như tác phẩm Hoa mộng ảo nhưng đủ để người đọc thấy được những mối tương quan cơ bản của một con người, là ba mẹ, là vợ chồng và thầy trò và cả mối quan hệ đồng nghiệp. Tuy nhiên, cũng chính vì lối dẫn truyện ở phạm vi hẹp hơn, mà dường như tác phẩm Sự cứu rỗi của thánh nữ khiến cho người đọc dễ dàng đoán được hung thủ ngay từ những chương đầu, dù lắm khi cũng băn khoăn liệu có chính xác không. Có lẽ vì hung thủ dễ đoán nên phần hấp dẫn của truyện chính là phương thức gây án. Phải cho đến khi có lời giải của phương thức gây án, người đọc hẳn phải òa lên thán phục vì sự khéo léo của nhà văn cũng như sự kiên nhẫn của hung thủ. Điều đặc biệt hơn, khi đọc đến phần kết, bạn mới hiểu tại sao Keigo lại đặt tên cho câu chuyện này là "Sự cứu rỗi của thánh nữ". Một cái tên không thể hợp tình hợp lý hơn. Tác giả cũng rất khéo léo để khi khép lại cuốn sách, người đọc không cảm thấy phẫn nộ với hung thủ mà có khi còn là thấu hiểu, là đồng cảm.
Hiện trạng gia trưởng trong xã hội Nhật
Không chỉ là một câu chuyện trinh thám, Sự cứu rỗi của thánh nữ còn mang đến cho người đọc những cái nhìn khách quan hơn về hiện trạng xã hội Nhật, điển hình là vấn đề gia trưởng. Vấn đề gia trưởng không hẳn phải là những điều to tát mà trong từng hành động, cử chỉ, lời nói rất nhỏ thôi, cũng đủ làm người phụ nữ phải đau khổ cả đời. Người đàn ông dù có mang đến cho vợ mình bao nhiều là tiền của, sự giàu có nhưng lại không có sự thấu hiểu, đồng cảm và cảm thông thì cũng xem như chẳng có gì. Nhật Bản hiện nay dù đang là một đất nước phát triển, nhưng đâu đó vẫn còn những hiện trạng thế này xảy ra, và dưới ngòi bút của Keigo, người đọc lại một lần nữa được nhắc nhớ rằng: Bi kịch trong tình yêu là điều khó tránh khỏi trong bất kì mối quan hệ nào, bởi lẽ "cảm xúc yêu đương đã nảy nở trong lòng một lần thì dù có mờ nhạt cũng tuyệt đối không biến mất" và càng yêu thì lại càng chuốc lấy sự đau khổ.
sự cứu rỗi của thánh nữ
25/03/2020
Bài: Thảo Trần / Ảnh: sachdenroi.com
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Sách II
Review sách: SỰ CỨU RỖI CỦA THÁNH NỮ – Higashino Keigo
Thứ Ba, 19/09/2023
Truyện trinh thám có hai loại, whodunit – giấu hung thủ đến tận phần cuối cùng và để người đọc cùng đi tìm sự thật theo suốt chiều dài quyển sách, và howdunit – cho ta biết kẻ thủ ác là ai ngay từ đầu, nhưng cách thức gây án thì đọc đến tận cùng mới biết. Những quyển đúng màu sắc trinh thám nhất của Higashino Keigo có đủ cả hai dạng này chứ không thiên về một cách kể nào, và Sự cứu rỗi của thánh nữ là một howdunit theo mình là rất hấp dẫn.
Khi đã để cho hung thủ lộ diện ngay từ đầu, tác giả phải có trong tay một tội ác hoàn hảo để mọi thứ không quá dễ đoán và phải để người đọc cùng suy nghĩ, vận trí như điều tra viên trong truyện, và cùng bế tắc như họ khi mọi manh mối đều dẫn về ngõ cụt. Tội ác trong Sự cứu rỗi của thánh nữ có vẻ là như thế. Một người đàn ông được phát hiện chết vì bị đầu độc khi ở nhà một mình, còn người vợ đang ở cách đó rất xa và có bằng chứng hoàn hảo. Vẫn còn một nghi phạm khác, vừa có động cơ giết người vừa có khả năng làm điều đó, chứng cứ ngoại phạm lại không thật hoàn hảo, nhưng vẫn không thể tìm ra bằng chứng kết tội người này. Một vụ án hoàn hảo khiến cảnh sát Kusanagi phải đau đầu, và chỉ khi có sự giúp sức của người bạn thân, “thám thử Galileo” Yukawa Manabu.
Nếu đã đọc Phía sau nghi can X, người đọc sẽ nhận ra bộ đôi Kusanagi và Yukawa, họ lại cùng nhau tìm lời giải cho một vụ án hóc búa. Câu chuyện đủ hấp dẫn để lật trang liên tục, hơn nữa không có quá nhiều nhân vật nên không gây ngán. Mình cho rằng tác giả đã thành công khi giấu câu trả lời cho câu hỏi “tội ác đã diễn ra như thế nào” đến cuối và cách thức gây án cũng đủ kỳ lạ và khiến người đọc bất ngờ.
Với “Thánh nữ”, người đọc cũng lại biết thêm một mỹ nhân và không phải là bánh bèo, liễu yếu đào tơ dễ coi thường, nữa trong truyện Keigo. Tác giả khéo léo gợi suy nghĩ ở người đọc từ chuyện một điều tra viên có vẻ như có cảm tình với nghi phạm, và sự tự tin của nghi phạm khiến ta đôi khi nghĩ có phải mình đang bị tác giả đánh lừa ngay từ đầu không? Băn khoăn là bởi Higashino Keigo chẳng lẽ lại có thể đơn giản đến thế sao? Những tình tiết như vậy khiến mình hài lòng với quyển này.
Truyện của Keigo thường sẽ luôn có một vấn đề xã hội nào đó và gắn với các kiến thức liên quan của một ngành nghề nào đó. Trong trường hợp này đó là nghệ thuật patchwork – kết các mảnh vải thành tác phẩm, và chuyện có con khi kết hôn. Có nhất định hôn nhân thì phải sinh con đẻ cái hay không? Người ta có thể mâu thuẫn đến mức nào trong chuyện này?
Một ý cuối cùng trước khi mình chuyển sang bàn về tựa sách có vẻ khó hiểu: mình vẫn cảm thấy may mắn vì nhất quyết không đọc các phần giới thiệu ở bìa 4 hay bìa gấp. Với quyển này có một chi tiết về Wakayama Hiromi bị đưa ra bìa 4 mà mình tin rằng độc giả có quyền được tự mình khám phá chi tiết đó, thay vì biết ngay từ đầu khi còn chưa đọc sách.
xuxudocsach
Thứ Ba, 19/09/2023
Truyện trinh thám có hai loại, whodunit – giấu hung thủ đến tận phần cuối cùng và để người đọc cùng đi tìm sự thật theo suốt chiều dài quyển sách, và howdunit – cho ta biết kẻ thủ ác là ai ngay từ đầu, nhưng cách thức gây án thì đọc đến tận cùng mới biết. Những quyển đúng màu sắc trinh thám nhất của Higashino Keigo có đủ cả hai dạng này chứ không thiên về một cách kể nào, và Sự cứu rỗi của thánh nữ là một howdunit theo mình là rất hấp dẫn.
Khi đã để cho hung thủ lộ diện ngay từ đầu, tác giả phải có trong tay một tội ác hoàn hảo để mọi thứ không quá dễ đoán và phải để người đọc cùng suy nghĩ, vận trí như điều tra viên trong truyện, và cùng bế tắc như họ khi mọi manh mối đều dẫn về ngõ cụt. Tội ác trong Sự cứu rỗi của thánh nữ có vẻ là như thế. Một người đàn ông được phát hiện chết vì bị đầu độc khi ở nhà một mình, còn người vợ đang ở cách đó rất xa và có bằng chứng hoàn hảo. Vẫn còn một nghi phạm khác, vừa có động cơ giết người vừa có khả năng làm điều đó, chứng cứ ngoại phạm lại không thật hoàn hảo, nhưng vẫn không thể tìm ra bằng chứng kết tội người này. Một vụ án hoàn hảo khiến cảnh sát Kusanagi phải đau đầu, và chỉ khi có sự giúp sức của người bạn thân, “thám thử Galileo” Yukawa Manabu.
Nếu đã đọc Phía sau nghi can X, người đọc sẽ nhận ra bộ đôi Kusanagi và Yukawa, họ lại cùng nhau tìm lời giải cho một vụ án hóc búa. Câu chuyện đủ hấp dẫn để lật trang liên tục, hơn nữa không có quá nhiều nhân vật nên không gây ngán. Mình cho rằng tác giả đã thành công khi giấu câu trả lời cho câu hỏi “tội ác đã diễn ra như thế nào” đến cuối và cách thức gây án cũng đủ kỳ lạ và khiến người đọc bất ngờ.
Với “Thánh nữ”, người đọc cũng lại biết thêm một mỹ nhân và không phải là bánh bèo, liễu yếu đào tơ dễ coi thường, nữa trong truyện Keigo. Tác giả khéo léo gợi suy nghĩ ở người đọc từ chuyện một điều tra viên có vẻ như có cảm tình với nghi phạm, và sự tự tin của nghi phạm khiến ta đôi khi nghĩ có phải mình đang bị tác giả đánh lừa ngay từ đầu không? Băn khoăn là bởi Higashino Keigo chẳng lẽ lại có thể đơn giản đến thế sao? Những tình tiết như vậy khiến mình hài lòng với quyển này.
Truyện của Keigo thường sẽ luôn có một vấn đề xã hội nào đó và gắn với các kiến thức liên quan của một ngành nghề nào đó. Trong trường hợp này đó là nghệ thuật patchwork – kết các mảnh vải thành tác phẩm, và chuyện có con khi kết hôn. Có nhất định hôn nhân thì phải sinh con đẻ cái hay không? Người ta có thể mâu thuẫn đến mức nào trong chuyện này?
Một ý cuối cùng trước khi mình chuyển sang bàn về tựa sách có vẻ khó hiểu: mình vẫn cảm thấy may mắn vì nhất quyết không đọc các phần giới thiệu ở bìa 4 hay bìa gấp. Với quyển này có một chi tiết về Wakayama Hiromi bị đưa ra bìa 4 mà mình tin rằng độc giả có quyền được tự mình khám phá chi tiết đó, thay vì biết ngay từ đầu khi còn chưa đọc sách.
xuxudocsach
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Sách II
Trang Trinh Thám
22/12/2019 by Phan Ba
Sự cứu rỗi của thánh nữ Review
Higashino Keigo
Tên truyện: Sự cứu rỗi của thánh nữ – Salvation of a Saint
Tự chấm điểm: 8đ cho tổng thể + 0.5 – 1đ cho phương pháp gây án
Cặp vợ chồng nhà Mashiba, Yoshitaka và Ayane cưới nhau cách đây gần 1 năm nhưng lại chuẩn bị ly dị. Họ thuộc tầng lớp thượng lưu, cuộc sống gia đình không có gì trắc trở nhưng Yoshitaka đòi ly dị đơn giản vì một thỏa thuận trước đó giữa hai người, một thỏa thuận bắt nguồn từ triết lý sống của Yoshitaka.
Bữa tiệc tối tại nhà Mashiba diễn ra với 5 người: vợ chồng Mashiba, vợ chồng nhà Ikai, và học trò của Ayane là Hiromi. Hai ngày sau, Hiromi phát hiện Yoshitaka đã chết tại nhà vì bị đầu độc. Nghi phạm dễ thấy nhất chính là Ayane, vợ của Yoshitaka. Thế nhưng trong suốt khoảng thời gian hai ngày sau bữa tiệc, Ayane đi thăm bố mẹ ở một nơi cách rất xa hiện trường vụ án. Nghi phạm tiếp theo trong danh sách là Hiromi.
Thám tử Kusanagi và trợ lý của anh là Utsumi đảm nhận vụ án này và họ dần cảm thấy bế tắc khi không tìm ra được cách hung thủ đầu độc Yoshitaka. Hơn nữa, chứng cứ ngoại phạm của Ayane và Hiromi đều được xác thực là đúng. Vì vậy, Utsumi phải nhờ đến sự trợ giúp của “Thám tử Galileo”, giáo sư Manabu Yukawa. Chính Yukawa cũng gặp vô vàn khó khăn và phải nhờ đến sự xuất sắc trong suy luận của mình thì anh mới tìm ra được phương pháp gây án quá độc đáo của hung thủ.
Truyện thuộc thể loại trinh thám điều tra thuần túy, nội dung đủ gây tò mò, mạch truyện được giữ ở tốc độ hợp lý. Điểm đặc biệt là vì số lượng nhân vật quá ít cộng với các chi tiết trong nội dung truyện nên người đọc gần như chắc chắn đoán được ai là thủ phạm. Tuy vậy, trong tác phẩm này cái khó là làm sao tìm ra phương pháp gây án. Do đó, người đọc cần tránh việc đánh giá thấp cuốn sách vì bản thân đoán đúng hung thủ ngay từ vài chương đầu
Quang Huy
~
Sự cứu rỗi của thánh nữ - Higashino KeigoSự cứu rỗi của thánh nữ – Higashino Keigo
Một người đàn ông thành đạt chết trong ngôi nhà nhà đẹp đẽ của mình, bị đầu độc bởi chất thạch tín ngấm trong cà phê. Kẻ tình nghi chỉ bó hep trong 2 người: Ayane – người vợ và Hiromi- cô nhân tình của nạn nhân. Thế nhưng trong thời điểm kẻ tội phạm tiến hành tội ác thì 2 người phụ nữ kia lại có chứng cứ ngoại phạm.
Trong đội điều tra cũng ngả theo 2 hướng: Nam điều tra viên Kusanagi nghi cô nhân tình, Nữ điều ta viên Utsumi Kaoru theo một logic riêng của phụ nữ lại nghi người vợ. Cả hai đều bảo vệ lý lẽ của riêng mình. Cuộc điều tra khi đi sâu lại bế tắc, bởi không xác định được phương thức kẻ thủ ác bỏ thạch tín vào cà phê như thế nào. Hai người phụ nữ – 2 nghi phạm kia càng điều tra lại càng không nghĩ là thủ phạm. Còn người đàn ông bị giết anh ta lại không hoàn hảo như lúc ban đầu: lạnh lùng, ích kỷ…những người phụ nữ của anh ta sau cùng ai cũng rơi vào cảnh vô cùng chua xót: người yêu cũ tự tử, người vợ bị đòi ly dị bởi không có con…
Cuộc điều tra đã có khởi sắc khi giáo sư Yukawa Manabu vào cuộc. Một hướng mới đã mở ra, đã có một đáp án cho cuộc điều tra tưởng đã đi vào bế tắc khi đã tìm ra cách thức kỳ lạ của thủ phạm..
Truyện của Keigo luôn đặc sắc ở phần tâm lý nhân vật, nguyên nhân sâu xa dẫn đến vụ án. Ở câu chuyện này cũng vậy. Ở đây không có rượt đuổi, đấu trí giữa điều tra viên và tội phạm, không có những hành động tàn độc. Song khi theo dõi câu chuyện là cả một sự đau xót. Những người phụ nữ mong manh, yêu thương hết mình, đổi lại họ được cái gì? Chỉ là một sự thờ ơ, hờ hững, một sự ích ký đến tận cùng. Bởi vậy mà nảy sinh cái ác?
Một người phụ nữ hết mình vì tình yêu, nhưng cũng khá là bạo liệt, đã áp đặt một cái chết cho kẻ mình yêu, nếu anh ta lại một lần nữa bỏ rơi người con gái anh ta yêu, cô đã cố công để điều đó không xảy ra , song bất lực…
Truyện của Keigo luôn là vậy, luôn có sự mong manh giữa thiện và ác, nếu có một hành động độc ác, sẽ bứt đứt làn ranh mong manh đó và một sự sụp đổ domino bắt đầu…
Huỳnh Thu Giang
~
Sự cứu rỗi của thánh nữ - Higashino KeigoSự cứu rỗi của thánh nữ – Higashino Keigo
Note: Mọi đánh giá chỉ là quan điểm cá nhân
Nội dung:
Yoshitaka Mashiba và Ayane là 1 cặp vợ chồng có thể coi là điển hình, đáng mơ ước của xã hội Nhật Bản cũng như VN hiện nay. Chàng là 1 doanh nhân thành đạt giàu có còn nàng là 1 cô vợ chăm chỉ cẩn thận, luôn hết sức vì chồng. Điểm trừ duy nhất, cũng là nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn giữa họ chính là họ chưa có 1 đứa con. Yoshitaka – 1 người đàn ông với “kế hoạch cuộc đời” là có 1 đứa con để tạo nên 1 gia đình hoàn chỉnh và hoàn hảo (tuổi thơ của anh không được như thế), không thể chấp nhận điều đó. Đề cập đến “giao ước” trước khi cưới với người vợ của mình, anh đề nghị đường ai nấy đi.
Trong thời gian Ayane về Sapporo, Yoshitaka rủ người tình bí mật, cũng như là học trò làm patchwork của vợ mình là Hiromi về tâm sự. Sau cuộc tâm sự đó, Yoshitaka được phát hiện là đã chết bởi thạch tín, người báo án là Hiromi. Các thanh tra, trong đó có Yukawa Manabu ở nghi can X tiến hành điều tra. Mọi nghi vấn đổ về Ayane và Hiromi. Ayane dù có động cơ gây án nhưng lại có chứng cứ ngoại phạm vững chắc khi thời điểm đó cô ở 1 “phương trời xa xôi”, còn Hiromi thì có cơ hội nhưng lại không có động cơ. Rốt cuộc thì hung thủ là ai, tại sao hung thủ lại làm và làm thế nào? 1 tội ác hoàn hảo theo Yukawa!!
Đánh giá:
Bìa sờ sướng (có quyển ảo dạ sờ sướng hơn thôi :v), tuy nhiên mình không thích thiết kế, màu sắc bìa lắm. Có 1 số từ không biết là lỗi chính tả hay do vốn từ mình kém nữa, ví dụ từ đối trá ở ngay đầu trang 350.
Sách khổ nhỏ, gần 400 trang, dù không quá dài nhưng đoạn đầu quá nhiều hội thoại khiến mình hơi nản (vì đôi khi nhầm lẫn thoại nhân vật), tâm lý nhân vật không được miêu tả nhiều, diễn biến không được kịch tích cho lắm.
Truyện có kết cấu giống nghi can X (cũng dễ hiểu bởi cùng series), hung thủ dù không nói ngay từ đầu nhưng cũng khá dễ đoán. Cái hay của truyện lại nằm ở những trang cuối cùng như X, 1 cái kết chắc chả ai nghĩ ra ngoại trừ tác giả.
Đọc hết chuyện rút ra 1 chân lý: người bị giết chưa chắc đã là người bị hại, hung thủ chưa chắc là người xấu và luật nhân quả luôn tồn tại, chỉ là khi nào nó xuất hiện hay thôi.
Tổng kết: 1 cuốn truyện nên đọc để đi tìm thánh nữ và sự cứu rỗi của nàng.
Edit: nhiều người cho rằng hung thủ may mắn, uk thì cũng có 1 phần, cơ mà mình thấy tác giả nghĩ ra được thế này là cũng ổn áp lắm rồi.
Quyết Thắng
~
Sự cứu rỗi của thánh nữSự cứu rỗi của thánh nữ
Khi bác Keigo ra sách như gà đẻ trứng, đã thế phần lớn chất lượng còn chả ra gì, mình đã, đã rồi đấy, mua sách của ổng về vứt đấy cho đủ bộ. Còn đọc thì không nghĩ đến. ^^ Xời, chanh sả chưa? Đại za chưa? Và rồi thì cũng có khối người chửi: “bố con dư tiền.”
Hay khi mình đã thất vọng vào sự kì vọng của vị tác giả của phía sau nghi can X đến cùng con nhà bà cực. Thì chị gái dễ thương người quen vả vào mặt cuốn sách rồi bảo: đọc cũng tạm.
Ô kê phai, chị dịch, em đọc. Nể mặt chị em bạn dì tâm hự vài năm lắm đấy nhé.
Và, quả thực cuốn này khá ấn tượng!
Tác giả đưa ra một vấn đề gọi là gì nhỉ? Triết học hiện sinh? (Ai chưa đọc sách và có ý định sẽ đọc, dừng lại ở đoạn này được rồi.) Có thể kết tội một người khi không có bằng chứng được hay không? Dù rõ ràng mười mươi ta biết họ chính là thủ phạm?
Nếu mình là tác giả, mình sẽ thay đổi cái kết một chút. Sẽ không có chuyện tìm thấy được bằng chứng đâu. Mình sẽ để thủ phạm là người thắng cuối cùng. ^^ Thật sự rất nể chị hung thủ, thông minh đến đáng sợ, tâm lý cực kì vững vàng, cộng thêm cả sự kiên trì với những gì mình nhận định và theo đuổi. Rất tiếc, thủ phạm xuất sắc đến mức làm lu mờ cả nhân vật chính. Tuy nhiên, vẫn kém anh Ishigami một tẹo. Muốn bức mọi chuyện moi ra ánh sáng, Yukawa phải làm cho thủ phạm tự thú, thì mới lật được Ishigami. Còn ở đây, xém nữa chị gái xinh đẹp đã gây dựng lên được một tội ác hoàn hảo rồi. Ai bảo tác giả luôn thích chứng minh rằng không có tội ác hoàn hảo và nhất định mọi thứ sẽ có kẽ hở cơ chứ.
Thật ra, kẻ không ra gì chính là anh chồng mới đúng. Anh ta quá kiên định vào thứ mà mình cần đến mức máu lạnh. Chính ảnh dồn mình vào bước đường cùng chứ chẳng có ai cả.
Mình thích việc: cuối cùng chị ta đã dừng lại không cố gắng cứu vớt anh chồng khỏi cái chết lúc nào cũng treo trên cổ nữa. Và anh ta đã tạch như một kết quả tất yếu.Vụ này mình theo phe chị vợ nha. ^^P/s: Bác Kê gô nhà mình có thâm thù đại hận gì với phụ nữ trẻ đẹp và thành công vậy? Hỏi câu này lần thứ en nờ rồi.
Trang Đào
~
Lại thêm một quyển của Keigo đọc cuốn k dứt ra đc, tình tiết cứ gọi là đỉnh luôn. Quyển này mình đánh giá cao hơn hẳn Tên của trò chơi là bắt cóc.
Đọc xong quyển này ngộ ra 3 điều: vì tình yêu con người ta có thể làm ra những gì; karma is real và câu cửa miệng “con thầy, vợ bạn, gái cơ quan” cấm có sai.
Ngay từ đầu Keigo đã tiết lộ luôn chất độc gây án và hung thủ, nhưng kể cả thế thì lúc mình đọc truyện vẫn bị hút vào quá trình phá án, nhiều lúc còn nghĩ ơ thế có đúng X là người gây án k ta bởi cách thức gây án được tác giả gợi mở quá khéo, quá sức tưởng tượng, đó chính là cái tài của ông trong việc xây dựng mạch truyện. Đọc từng chương, đôi khi mình đoán được vài tình tiết có vẻ k ổn lắm, Keigo như đang dẫn mình đi qua màn sương mù, đâu đó phảng phất sự thật, để đến quả twist tiết lộ cái kết cũng như phương thức gây án, dù khó tin, nhưng lại khả thi. (Kể ra nv nhà vật lý học Yukawa cũng có trí tưởng tượng phong phú, kiểu đoán được trình tự sự việc theo lớp lang ý, hay chính Keigo đang thiên vị nhân vật này của mình?).
Với mình, tội ác này là hoàn hảo, nó cho thấy hệ quả của lối suy nghĩ thực dụng, lối sống vắt chanh bỏ vỏ. Hung thủ đương nhiên có tội, nhưng nạn nhân cũng chả oan ức gì, dù được xây dựng là kiểu người hoàn mỹ và đi đúng lộ trình, nhưng với mình thì anh ta k đáng được nhiều người vây quanh, được yêu mà vẫn cho quan điểm của mình là đúng như thế. Cái cách anh ta nói ra những quan điểm ấy thực sự thản nhiên đến mức lạnh lùng và vô sỉ.
Sau khi gấp sách lại, mình tự tin cho truyện Sự cứu rỗi của thánh nữ vào top 3 Keigo, đồng hạng với Phía sau nghi can X và Bí mật của Naoko. Mỗi truyện mang lại một màu sắc khác nhau, một cái kết đầy bất ngờ đậm chất Keigo khác nhau. Nhưng quyển này hơn đc một chỗ là mình thích tính cách, cách suy nghĩ cũng như cách dàn xếp bẫy của nữ chính. Tất cả như một sự thử thách tình yêu (mà có chắc đó là tình yêu?) nữ chính dành cho chồng mình. K qua ư, you let me down ư, ok, snap, you’re gone ))
Vũ Minh Hiền Vũ
~
Có vẻ cái tên Higashino Keigo không ít fan ở Việt Nam đâu nhỉ.
Trả lời câu hỏi Sự cứu rỗi của thánh nữ có hay hay không? Câu trả lời là có hay. Có vẻ Nhã Nam vẫn là nhà chọn sách tốt trong rất nhiều các tác phẩm của Keigo.
Sẽ chỉ nói về Thánh nữ chứ không so sánh nó với tác phẩm nào của Keigo.
Sự cứu rỗi của thánh nữ Sự cứu rỗi của thánh nữ
Cà phê, lại là cà phê. Mình nhớ trong Sự thật về Bebe Donge của Simenon thì người vợ cũng đã đầu độc chồng trong ly cà phê. Sự cứu rỗi của thánh nữ cũng liên quan đến cà phê. Thế nên các quý ông quý bà thích uống cà phê cẩn thận nha, có thể bị độc chết bất cứ lúc nào.
Mashiba Yoshitaka, người chồng bị độc chết trên sàn nhà, thạch tín còn sót lại trong cốc cà phê lênh láng bên cạnh. Mọi nghi vấn được tập trung vào hai đối tượng: người vợ Ayane và cô người tình bí mật Hiromi. Vấn đề là cả hai người đều có chứng cớ ngoại phạm vững chắc. Bài toán đặt ra là làm thế nào để hạ độc Yoshitaka và đầu độc bằng cách nào? Vì trong thời điểm xảy ra vụ án không ai có khả năng tiếp cận nạn nhân.
Thật ra, trong Sự cứu rỗi của thánh nữ, hung thủ có thể thấy ngay từ đầu. Vấn đề là nguyên nhân và cách thức gây án. Một bài toán vô cùng khó và có những cái không thể ngờ tới.
Vẫn là những người phụ nữ. Nếu bạn nào ít nhiều đọc Keigo chắc hẳn sẽ rất ấn tượng với những người phụ nữ trong tác phẩm của ông. Họ thường đẹp và rất nguy hiểm. Sự cứu rỗi của thánh nữ cũng không ngoại lệ. Cô ấy đẹp, thu hút nhưng luôn treo cái chết trên đầu bạn. Thật sự rất nể người phụ nữ này luôn. Làm sao cô ấy có thể kiên trì sống và chịu đựng, chấp nhận cuộc sống với tình yêu và sự thù hận, treo cái chết lơ lửng từng ngày như vậy.
Sự cứu rỗi của thánh nữ nằm trong series “thám tử Galileo” Yukawa. Đọc đến nửa thì vị thám tử này mới nhập cuộc nhưng vô cùng thú vị. Có lẽ bài toán càng hóc búa thì càng thu hút vị thám tử này. Mặc dù khó tin, có thể là “đáp án ảo” chỉ “có thể chỉ xảy ra về mặt lý thuyết nhưng không hề tồn tại trong hiện thực” nhưng chứng minh đáp án đó là ảo lại cho ra một kết quả hết sức kinh ngạc của một sự thật chua xót.
Cứ tưởng đâu đây là vụ án “hoàn hảo”, biết mười mươi mà không đủ bằng chứng để buộc tội gây “ức chế”, nhưng may quá, vẫn còn ánh sáng cuối đường hầm mặc dù sự thật là đau xót.
Có một câu hỏi: Đàn ông quan niệm như nào về lập gia đình? Phải chăng họ lập gia đình chỉ vì cần người sinh con? Họ không cần tình yêu? Nếu không sinh được con thì người phụ nữ chẳng qua chỉ là vật trang trí trong ngôi nhà không hơn không kém?
——
Nhiều review về cuốn này rồi nên góp vui thôi.
Mình xin lỗi bạn nào ý kiến quyển này kiểu khiên cưỡng nhưng theo mình không hề khiên cưỡng hay may mắn mà do thám tử Galileo đã tìm mọi cách để trả lời câu hỏi mặc dù nó khó tin hay có thể là ảo và nhân vật quá kiên trì.
*Không uống cà phê nhưng vẫn pha cà phê hoà tan để chụp hình cho nó “hợp” và chụp xong uống luôn rồi, yên tâm mình tự pha tự uống nên không có thạch tín đâu.
Binh Boog
Salvation of a Saint - Higashino Keigo Salvation of a Saint – Higashino Keigo
Yoshitaka Mashiba là doanh nhân thành đạt giàu có, bỗng chết vì bị đầu độc. Cảnh sát nhanh chóng xác định 2 nghi phạm: cô tình nhân Hiromi và người vợ xinh đẹp Ayane. Nhưng Hiromi không hề có động cơ gây án, trong khi Ayane hoàn toàn có động cơ, nhưng cô gây án cách nào khi thời điểm xảy ra án mạng, cô đang ở một nơi xa xôi với bằng chứng ngoại phạm vững chắc? Một vụ án hóc búa khiến cảnh sát đi từ ngõ cụt này đến ngõ cụt khác. Và chính Yukawa, người được mệnh danh Thám tử Galileo, cũng phải thừa nhận đây là tội ác hoàn hảo – perfect crime. Càng rắc rối hơn khi thanh tra Kusanagi nảy sinh tình cảm đặc biệt với Ayane. Liệu tình cảm có làm mờ lý trí vị thanh tra kỳ cựu này?
Tác phẩm thuộc dạng trinh thám suy luận nhưng người đọc đã biết trước hung thủ. Vấn đề của cả cuốn sách là cách gây án, cách che giấu tội ác và động cơ thật sự. Thoạt nhìn, tưởng chừng người chồng bị giết vì sự phản bội trong tình yêu, nhưng câu chuyện đằng sau không đơn giản thế… Người bị giết không hẳn là người bị hại, hung thủ với kế hoạch giết người tỉ mỉ hoàn hảo cũng không hẳn là kẻ thâm độc. Tác giả chỉ giữ vai trò người kể chuyện chứ không phán xét ai đúng ai sai, bởi chuyện đúng sai là tùy quan điểm mỗi người. Chỉ một điều chắc chắn, gieo gió ắt phải gặp bão, phạm tội ác thì phải bị trừng trị.
Cái kết của truyện khiến heen nghĩ đến câu “Nhân quả thường đến muộn khiến cho nhiều người lầm tưởng rằng đời không có báo ứng”.
Nếu ai thích Phía sau nghi can X hẳn sẽ thích cuốn này thôi.
Salvation of a Saint, tạm dịch Sự cứu rỗi của Thánh Nữ.
Cá nhân heen đánh giá cuốn này 7.8/10. Bản thân heen tự biết mình là người đọc khó tính nên nghĩ điểm này là khá lắm rồi.
Hue Man
22/12/2019 by Phan Ba
Sự cứu rỗi của thánh nữ Review
Higashino Keigo
Tên truyện: Sự cứu rỗi của thánh nữ – Salvation of a Saint
Tự chấm điểm: 8đ cho tổng thể + 0.5 – 1đ cho phương pháp gây án
Cặp vợ chồng nhà Mashiba, Yoshitaka và Ayane cưới nhau cách đây gần 1 năm nhưng lại chuẩn bị ly dị. Họ thuộc tầng lớp thượng lưu, cuộc sống gia đình không có gì trắc trở nhưng Yoshitaka đòi ly dị đơn giản vì một thỏa thuận trước đó giữa hai người, một thỏa thuận bắt nguồn từ triết lý sống của Yoshitaka.
Bữa tiệc tối tại nhà Mashiba diễn ra với 5 người: vợ chồng Mashiba, vợ chồng nhà Ikai, và học trò của Ayane là Hiromi. Hai ngày sau, Hiromi phát hiện Yoshitaka đã chết tại nhà vì bị đầu độc. Nghi phạm dễ thấy nhất chính là Ayane, vợ của Yoshitaka. Thế nhưng trong suốt khoảng thời gian hai ngày sau bữa tiệc, Ayane đi thăm bố mẹ ở một nơi cách rất xa hiện trường vụ án. Nghi phạm tiếp theo trong danh sách là Hiromi.
Thám tử Kusanagi và trợ lý của anh là Utsumi đảm nhận vụ án này và họ dần cảm thấy bế tắc khi không tìm ra được cách hung thủ đầu độc Yoshitaka. Hơn nữa, chứng cứ ngoại phạm của Ayane và Hiromi đều được xác thực là đúng. Vì vậy, Utsumi phải nhờ đến sự trợ giúp của “Thám tử Galileo”, giáo sư Manabu Yukawa. Chính Yukawa cũng gặp vô vàn khó khăn và phải nhờ đến sự xuất sắc trong suy luận của mình thì anh mới tìm ra được phương pháp gây án quá độc đáo của hung thủ.
Truyện thuộc thể loại trinh thám điều tra thuần túy, nội dung đủ gây tò mò, mạch truyện được giữ ở tốc độ hợp lý. Điểm đặc biệt là vì số lượng nhân vật quá ít cộng với các chi tiết trong nội dung truyện nên người đọc gần như chắc chắn đoán được ai là thủ phạm. Tuy vậy, trong tác phẩm này cái khó là làm sao tìm ra phương pháp gây án. Do đó, người đọc cần tránh việc đánh giá thấp cuốn sách vì bản thân đoán đúng hung thủ ngay từ vài chương đầu
Quang Huy
~
Sự cứu rỗi của thánh nữ - Higashino KeigoSự cứu rỗi của thánh nữ – Higashino Keigo
Một người đàn ông thành đạt chết trong ngôi nhà nhà đẹp đẽ của mình, bị đầu độc bởi chất thạch tín ngấm trong cà phê. Kẻ tình nghi chỉ bó hep trong 2 người: Ayane – người vợ và Hiromi- cô nhân tình của nạn nhân. Thế nhưng trong thời điểm kẻ tội phạm tiến hành tội ác thì 2 người phụ nữ kia lại có chứng cứ ngoại phạm.
Trong đội điều tra cũng ngả theo 2 hướng: Nam điều tra viên Kusanagi nghi cô nhân tình, Nữ điều ta viên Utsumi Kaoru theo một logic riêng của phụ nữ lại nghi người vợ. Cả hai đều bảo vệ lý lẽ của riêng mình. Cuộc điều tra khi đi sâu lại bế tắc, bởi không xác định được phương thức kẻ thủ ác bỏ thạch tín vào cà phê như thế nào. Hai người phụ nữ – 2 nghi phạm kia càng điều tra lại càng không nghĩ là thủ phạm. Còn người đàn ông bị giết anh ta lại không hoàn hảo như lúc ban đầu: lạnh lùng, ích kỷ…những người phụ nữ của anh ta sau cùng ai cũng rơi vào cảnh vô cùng chua xót: người yêu cũ tự tử, người vợ bị đòi ly dị bởi không có con…
Cuộc điều tra đã có khởi sắc khi giáo sư Yukawa Manabu vào cuộc. Một hướng mới đã mở ra, đã có một đáp án cho cuộc điều tra tưởng đã đi vào bế tắc khi đã tìm ra cách thức kỳ lạ của thủ phạm..
Truyện của Keigo luôn đặc sắc ở phần tâm lý nhân vật, nguyên nhân sâu xa dẫn đến vụ án. Ở câu chuyện này cũng vậy. Ở đây không có rượt đuổi, đấu trí giữa điều tra viên và tội phạm, không có những hành động tàn độc. Song khi theo dõi câu chuyện là cả một sự đau xót. Những người phụ nữ mong manh, yêu thương hết mình, đổi lại họ được cái gì? Chỉ là một sự thờ ơ, hờ hững, một sự ích ký đến tận cùng. Bởi vậy mà nảy sinh cái ác?
Một người phụ nữ hết mình vì tình yêu, nhưng cũng khá là bạo liệt, đã áp đặt một cái chết cho kẻ mình yêu, nếu anh ta lại một lần nữa bỏ rơi người con gái anh ta yêu, cô đã cố công để điều đó không xảy ra , song bất lực…
Truyện của Keigo luôn là vậy, luôn có sự mong manh giữa thiện và ác, nếu có một hành động độc ác, sẽ bứt đứt làn ranh mong manh đó và một sự sụp đổ domino bắt đầu…
Huỳnh Thu Giang
~
Sự cứu rỗi của thánh nữ - Higashino KeigoSự cứu rỗi của thánh nữ – Higashino Keigo
Note: Mọi đánh giá chỉ là quan điểm cá nhân
Nội dung:
Yoshitaka Mashiba và Ayane là 1 cặp vợ chồng có thể coi là điển hình, đáng mơ ước của xã hội Nhật Bản cũng như VN hiện nay. Chàng là 1 doanh nhân thành đạt giàu có còn nàng là 1 cô vợ chăm chỉ cẩn thận, luôn hết sức vì chồng. Điểm trừ duy nhất, cũng là nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn giữa họ chính là họ chưa có 1 đứa con. Yoshitaka – 1 người đàn ông với “kế hoạch cuộc đời” là có 1 đứa con để tạo nên 1 gia đình hoàn chỉnh và hoàn hảo (tuổi thơ của anh không được như thế), không thể chấp nhận điều đó. Đề cập đến “giao ước” trước khi cưới với người vợ của mình, anh đề nghị đường ai nấy đi.
Trong thời gian Ayane về Sapporo, Yoshitaka rủ người tình bí mật, cũng như là học trò làm patchwork của vợ mình là Hiromi về tâm sự. Sau cuộc tâm sự đó, Yoshitaka được phát hiện là đã chết bởi thạch tín, người báo án là Hiromi. Các thanh tra, trong đó có Yukawa Manabu ở nghi can X tiến hành điều tra. Mọi nghi vấn đổ về Ayane và Hiromi. Ayane dù có động cơ gây án nhưng lại có chứng cứ ngoại phạm vững chắc khi thời điểm đó cô ở 1 “phương trời xa xôi”, còn Hiromi thì có cơ hội nhưng lại không có động cơ. Rốt cuộc thì hung thủ là ai, tại sao hung thủ lại làm và làm thế nào? 1 tội ác hoàn hảo theo Yukawa!!
Đánh giá:
Bìa sờ sướng (có quyển ảo dạ sờ sướng hơn thôi :v), tuy nhiên mình không thích thiết kế, màu sắc bìa lắm. Có 1 số từ không biết là lỗi chính tả hay do vốn từ mình kém nữa, ví dụ từ đối trá ở ngay đầu trang 350.
Sách khổ nhỏ, gần 400 trang, dù không quá dài nhưng đoạn đầu quá nhiều hội thoại khiến mình hơi nản (vì đôi khi nhầm lẫn thoại nhân vật), tâm lý nhân vật không được miêu tả nhiều, diễn biến không được kịch tích cho lắm.
Truyện có kết cấu giống nghi can X (cũng dễ hiểu bởi cùng series), hung thủ dù không nói ngay từ đầu nhưng cũng khá dễ đoán. Cái hay của truyện lại nằm ở những trang cuối cùng như X, 1 cái kết chắc chả ai nghĩ ra ngoại trừ tác giả.
Đọc hết chuyện rút ra 1 chân lý: người bị giết chưa chắc đã là người bị hại, hung thủ chưa chắc là người xấu và luật nhân quả luôn tồn tại, chỉ là khi nào nó xuất hiện hay thôi.
Tổng kết: 1 cuốn truyện nên đọc để đi tìm thánh nữ và sự cứu rỗi của nàng.
Edit: nhiều người cho rằng hung thủ may mắn, uk thì cũng có 1 phần, cơ mà mình thấy tác giả nghĩ ra được thế này là cũng ổn áp lắm rồi.
Quyết Thắng
~
Sự cứu rỗi của thánh nữSự cứu rỗi của thánh nữ
Khi bác Keigo ra sách như gà đẻ trứng, đã thế phần lớn chất lượng còn chả ra gì, mình đã, đã rồi đấy, mua sách của ổng về vứt đấy cho đủ bộ. Còn đọc thì không nghĩ đến. ^^ Xời, chanh sả chưa? Đại za chưa? Và rồi thì cũng có khối người chửi: “bố con dư tiền.”
Hay khi mình đã thất vọng vào sự kì vọng của vị tác giả của phía sau nghi can X đến cùng con nhà bà cực. Thì chị gái dễ thương người quen vả vào mặt cuốn sách rồi bảo: đọc cũng tạm.
Ô kê phai, chị dịch, em đọc. Nể mặt chị em bạn dì tâm hự vài năm lắm đấy nhé.
Và, quả thực cuốn này khá ấn tượng!
Tác giả đưa ra một vấn đề gọi là gì nhỉ? Triết học hiện sinh? (Ai chưa đọc sách và có ý định sẽ đọc, dừng lại ở đoạn này được rồi.) Có thể kết tội một người khi không có bằng chứng được hay không? Dù rõ ràng mười mươi ta biết họ chính là thủ phạm?
Nếu mình là tác giả, mình sẽ thay đổi cái kết một chút. Sẽ không có chuyện tìm thấy được bằng chứng đâu. Mình sẽ để thủ phạm là người thắng cuối cùng. ^^ Thật sự rất nể chị hung thủ, thông minh đến đáng sợ, tâm lý cực kì vững vàng, cộng thêm cả sự kiên trì với những gì mình nhận định và theo đuổi. Rất tiếc, thủ phạm xuất sắc đến mức làm lu mờ cả nhân vật chính. Tuy nhiên, vẫn kém anh Ishigami một tẹo. Muốn bức mọi chuyện moi ra ánh sáng, Yukawa phải làm cho thủ phạm tự thú, thì mới lật được Ishigami. Còn ở đây, xém nữa chị gái xinh đẹp đã gây dựng lên được một tội ác hoàn hảo rồi. Ai bảo tác giả luôn thích chứng minh rằng không có tội ác hoàn hảo và nhất định mọi thứ sẽ có kẽ hở cơ chứ.
Thật ra, kẻ không ra gì chính là anh chồng mới đúng. Anh ta quá kiên định vào thứ mà mình cần đến mức máu lạnh. Chính ảnh dồn mình vào bước đường cùng chứ chẳng có ai cả.
Mình thích việc: cuối cùng chị ta đã dừng lại không cố gắng cứu vớt anh chồng khỏi cái chết lúc nào cũng treo trên cổ nữa. Và anh ta đã tạch như một kết quả tất yếu.Vụ này mình theo phe chị vợ nha. ^^P/s: Bác Kê gô nhà mình có thâm thù đại hận gì với phụ nữ trẻ đẹp và thành công vậy? Hỏi câu này lần thứ en nờ rồi.
Trang Đào
~
Lại thêm một quyển của Keigo đọc cuốn k dứt ra đc, tình tiết cứ gọi là đỉnh luôn. Quyển này mình đánh giá cao hơn hẳn Tên của trò chơi là bắt cóc.
Đọc xong quyển này ngộ ra 3 điều: vì tình yêu con người ta có thể làm ra những gì; karma is real và câu cửa miệng “con thầy, vợ bạn, gái cơ quan” cấm có sai.
Ngay từ đầu Keigo đã tiết lộ luôn chất độc gây án và hung thủ, nhưng kể cả thế thì lúc mình đọc truyện vẫn bị hút vào quá trình phá án, nhiều lúc còn nghĩ ơ thế có đúng X là người gây án k ta bởi cách thức gây án được tác giả gợi mở quá khéo, quá sức tưởng tượng, đó chính là cái tài của ông trong việc xây dựng mạch truyện. Đọc từng chương, đôi khi mình đoán được vài tình tiết có vẻ k ổn lắm, Keigo như đang dẫn mình đi qua màn sương mù, đâu đó phảng phất sự thật, để đến quả twist tiết lộ cái kết cũng như phương thức gây án, dù khó tin, nhưng lại khả thi. (Kể ra nv nhà vật lý học Yukawa cũng có trí tưởng tượng phong phú, kiểu đoán được trình tự sự việc theo lớp lang ý, hay chính Keigo đang thiên vị nhân vật này của mình?).
Với mình, tội ác này là hoàn hảo, nó cho thấy hệ quả của lối suy nghĩ thực dụng, lối sống vắt chanh bỏ vỏ. Hung thủ đương nhiên có tội, nhưng nạn nhân cũng chả oan ức gì, dù được xây dựng là kiểu người hoàn mỹ và đi đúng lộ trình, nhưng với mình thì anh ta k đáng được nhiều người vây quanh, được yêu mà vẫn cho quan điểm của mình là đúng như thế. Cái cách anh ta nói ra những quan điểm ấy thực sự thản nhiên đến mức lạnh lùng và vô sỉ.
Sau khi gấp sách lại, mình tự tin cho truyện Sự cứu rỗi của thánh nữ vào top 3 Keigo, đồng hạng với Phía sau nghi can X và Bí mật của Naoko. Mỗi truyện mang lại một màu sắc khác nhau, một cái kết đầy bất ngờ đậm chất Keigo khác nhau. Nhưng quyển này hơn đc một chỗ là mình thích tính cách, cách suy nghĩ cũng như cách dàn xếp bẫy của nữ chính. Tất cả như một sự thử thách tình yêu (mà có chắc đó là tình yêu?) nữ chính dành cho chồng mình. K qua ư, you let me down ư, ok, snap, you’re gone ))
Vũ Minh Hiền Vũ
~
Có vẻ cái tên Higashino Keigo không ít fan ở Việt Nam đâu nhỉ.
Trả lời câu hỏi Sự cứu rỗi của thánh nữ có hay hay không? Câu trả lời là có hay. Có vẻ Nhã Nam vẫn là nhà chọn sách tốt trong rất nhiều các tác phẩm của Keigo.
Sẽ chỉ nói về Thánh nữ chứ không so sánh nó với tác phẩm nào của Keigo.
Sự cứu rỗi của thánh nữ Sự cứu rỗi của thánh nữ
Cà phê, lại là cà phê. Mình nhớ trong Sự thật về Bebe Donge của Simenon thì người vợ cũng đã đầu độc chồng trong ly cà phê. Sự cứu rỗi của thánh nữ cũng liên quan đến cà phê. Thế nên các quý ông quý bà thích uống cà phê cẩn thận nha, có thể bị độc chết bất cứ lúc nào.
Mashiba Yoshitaka, người chồng bị độc chết trên sàn nhà, thạch tín còn sót lại trong cốc cà phê lênh láng bên cạnh. Mọi nghi vấn được tập trung vào hai đối tượng: người vợ Ayane và cô người tình bí mật Hiromi. Vấn đề là cả hai người đều có chứng cớ ngoại phạm vững chắc. Bài toán đặt ra là làm thế nào để hạ độc Yoshitaka và đầu độc bằng cách nào? Vì trong thời điểm xảy ra vụ án không ai có khả năng tiếp cận nạn nhân.
Thật ra, trong Sự cứu rỗi của thánh nữ, hung thủ có thể thấy ngay từ đầu. Vấn đề là nguyên nhân và cách thức gây án. Một bài toán vô cùng khó và có những cái không thể ngờ tới.
Vẫn là những người phụ nữ. Nếu bạn nào ít nhiều đọc Keigo chắc hẳn sẽ rất ấn tượng với những người phụ nữ trong tác phẩm của ông. Họ thường đẹp và rất nguy hiểm. Sự cứu rỗi của thánh nữ cũng không ngoại lệ. Cô ấy đẹp, thu hút nhưng luôn treo cái chết trên đầu bạn. Thật sự rất nể người phụ nữ này luôn. Làm sao cô ấy có thể kiên trì sống và chịu đựng, chấp nhận cuộc sống với tình yêu và sự thù hận, treo cái chết lơ lửng từng ngày như vậy.
Sự cứu rỗi của thánh nữ nằm trong series “thám tử Galileo” Yukawa. Đọc đến nửa thì vị thám tử này mới nhập cuộc nhưng vô cùng thú vị. Có lẽ bài toán càng hóc búa thì càng thu hút vị thám tử này. Mặc dù khó tin, có thể là “đáp án ảo” chỉ “có thể chỉ xảy ra về mặt lý thuyết nhưng không hề tồn tại trong hiện thực” nhưng chứng minh đáp án đó là ảo lại cho ra một kết quả hết sức kinh ngạc của một sự thật chua xót.
Cứ tưởng đâu đây là vụ án “hoàn hảo”, biết mười mươi mà không đủ bằng chứng để buộc tội gây “ức chế”, nhưng may quá, vẫn còn ánh sáng cuối đường hầm mặc dù sự thật là đau xót.
Có một câu hỏi: Đàn ông quan niệm như nào về lập gia đình? Phải chăng họ lập gia đình chỉ vì cần người sinh con? Họ không cần tình yêu? Nếu không sinh được con thì người phụ nữ chẳng qua chỉ là vật trang trí trong ngôi nhà không hơn không kém?
——
Nhiều review về cuốn này rồi nên góp vui thôi.
Mình xin lỗi bạn nào ý kiến quyển này kiểu khiên cưỡng nhưng theo mình không hề khiên cưỡng hay may mắn mà do thám tử Galileo đã tìm mọi cách để trả lời câu hỏi mặc dù nó khó tin hay có thể là ảo và nhân vật quá kiên trì.
*Không uống cà phê nhưng vẫn pha cà phê hoà tan để chụp hình cho nó “hợp” và chụp xong uống luôn rồi, yên tâm mình tự pha tự uống nên không có thạch tín đâu.
Binh Boog
Salvation of a Saint - Higashino Keigo Salvation of a Saint – Higashino Keigo
Yoshitaka Mashiba là doanh nhân thành đạt giàu có, bỗng chết vì bị đầu độc. Cảnh sát nhanh chóng xác định 2 nghi phạm: cô tình nhân Hiromi và người vợ xinh đẹp Ayane. Nhưng Hiromi không hề có động cơ gây án, trong khi Ayane hoàn toàn có động cơ, nhưng cô gây án cách nào khi thời điểm xảy ra án mạng, cô đang ở một nơi xa xôi với bằng chứng ngoại phạm vững chắc? Một vụ án hóc búa khiến cảnh sát đi từ ngõ cụt này đến ngõ cụt khác. Và chính Yukawa, người được mệnh danh Thám tử Galileo, cũng phải thừa nhận đây là tội ác hoàn hảo – perfect crime. Càng rắc rối hơn khi thanh tra Kusanagi nảy sinh tình cảm đặc biệt với Ayane. Liệu tình cảm có làm mờ lý trí vị thanh tra kỳ cựu này?
Tác phẩm thuộc dạng trinh thám suy luận nhưng người đọc đã biết trước hung thủ. Vấn đề của cả cuốn sách là cách gây án, cách che giấu tội ác và động cơ thật sự. Thoạt nhìn, tưởng chừng người chồng bị giết vì sự phản bội trong tình yêu, nhưng câu chuyện đằng sau không đơn giản thế… Người bị giết không hẳn là người bị hại, hung thủ với kế hoạch giết người tỉ mỉ hoàn hảo cũng không hẳn là kẻ thâm độc. Tác giả chỉ giữ vai trò người kể chuyện chứ không phán xét ai đúng ai sai, bởi chuyện đúng sai là tùy quan điểm mỗi người. Chỉ một điều chắc chắn, gieo gió ắt phải gặp bão, phạm tội ác thì phải bị trừng trị.
Cái kết của truyện khiến heen nghĩ đến câu “Nhân quả thường đến muộn khiến cho nhiều người lầm tưởng rằng đời không có báo ứng”.
Nếu ai thích Phía sau nghi can X hẳn sẽ thích cuốn này thôi.
Salvation of a Saint, tạm dịch Sự cứu rỗi của Thánh Nữ.
Cá nhân heen đánh giá cuốn này 7.8/10. Bản thân heen tự biết mình là người đọc khó tính nên nghĩ điểm này là khá lắm rồi.
Hue Man
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Sách II
[Higashino Keigo] Sự cứu rỗi của thánh nữ – Đừng đùa với tình yêu của phái đẹp
By Hoàng Lão Hạc- May 31, 2019 - reviewsachnet
Cái kết đắng cho gã doanh nhân chỉ biết kết hôn để sinh con, coi phụ nữ giống như một công cụ sinh nở. Thông điệp lộ liễu của Higashino Keigo trong tác phẩm Sự cứu rỗi của thánh nữ, đó là Đừng có đùa với tình yêu của phái đẹp, vì cái giá mà họ phải trả không hề rẻ một chút nào!
Một vụ đầu độc xảy ra ngay tại nhà. Nạn nhân là người chồng và hung thủ được tác giả tiết lộ ngay không ai khác chính là bà vợ hiền. Ở ngay chương 1, cô vợ thông minh xinh đẹp sắc sảo đã khoe với khán giả động cơ của chính mình “em yêu anh như vậy, mà anh nỡ lòng nào đối xử với em như thế, vậy thì anh…hãy chết đi”!
Bí mật của Naoko
Bạch dạ hành
Tên của trò chơi là bắt cóc
Lúc đầu khi đọc hết một loạt series của ông, đôi lúc độc giả có thể sẽ tự hỏi, phải chăng Higashino Keigo quá tàn ác với phụ nữ khi liên tục biến họ thành nhân vật phản diện. Từ Naoko, Suri, Yuhiko, Mifuyu cho tới 2 nhân vật nữ trong tác phẩm này. Số phận của họ, nếu không là chủ mưu giết người thì cũng ngoại tình với người đã có gia đình, hoặc chán đời hơn là tự tử, uất hận dằn vặt…
Nhưng khi đọc xong Sự cứu rỗi của thánh nữ, rất có thể chúng ta sẽ lại phải có một cách nhìn khác về quan điểm của ông. Rốt cuộc thì cái gì đã biến họ – những phụ nữ thông minh, sắc sảo, quyết đoán lại trở thành người xấu xa đáng sợ như vậy?
Rồi chúng ta sẽ nhận ra, đích thực Higashino viết về sự phản diện của phụ nữ, là để tôn vinh phụ nữ. Không phải chê bai, như chúng ta đã lầm tưởng
Giống như chuyện người con gái Nam Xương, số phận các nhân vật chính luôn bị xã hội tàn ác giày vò. Họ, xinh đẹp & thông minh, nhưng chưa đủ để chống chọi với sự nghiệt ngã của cuộc đời, những định kiến của xã hội. Cô vợ Ayane trong câu chuyện này là một phụ nữ như vậy. Cô ấy yêu phải một người chồng coi cô như một công cụ để sinh nở, không hơn không kém. Khi biết cô bị vô sinh, gã chồng ngay lập tức ngoại tình. Và khi bí mật quá khứ được lộ ra, trước khi kết hôn với cô, đã có bao nhiêu phụ nữ phải uất hận thậm chí là tự sát, chỉ bởi gã khốn mà họ yêu phải!
Rõ ràng nếu ngay từ đầu, một cô gái thực sự sắc sảo, giỏi giang và xinh đẹp như vậy có thể dễ dàng tìm cho mình một đức lang quân như ý, thì bi kịch đã không bao giờ xảy ra. Hoặc khốn nạn hơn, những gã đàn ông xung quanh họ, đều chẳng ra gì, đến mức họ chẳng kiếm được ai vừa ý. Như trong câu chuyện này, ngoài ông chồng thì bà vợ chỉ còn lại vài lựa chọn hiếm hoi, anh cảnh sát cục mịch đóng vai trai tốt điển hình chẳng hạn (mà rõ ràng là không thể nào tương xứng với trình độ tài năng và nhan sắc của chị ta)
Nhìn rộng ra, trong trường hợp của Naoko là khao khát một giấc mơ được làm lại cuộc đời, với Yukiho là ao ước thoát khỏi quá khứ đen tối, với Mifuyu là bất chấp mọi thủ đoạn để làm đẹp…Ở những người phụ nữ ấy họ đều có sự thông minh, có sự xinh đẹp, có một sự nghiệp vững chắc, gần như có thể có tất cả mọi thứ, nhưng…Chỉ vì một chữ nhưng mà rồi kết cục của họ, đều cay đắng trong con mắt của những người chứng kiến
Thủ pháp giết người – Đáp án ảo
Tạm quên đi nét nhân văn cũng như ẩn ý sâu xa của tác giả, cuốn sách này đặc sắc bởi nó che giấu & phô diễn tài tình thủ pháp gây án – theo như cái cách mà Higashino gọi thì đó là Đáp án ảo!
Không nhiều tác giả trinh thám dám tiết lộ hung thủ ngay từ đầu. Bởi nếu biết rõ thủ phạm là ai thì cuốn sách phần nào sẽ kém bất ngờ và hấp dẫn! Thế nhưng có nhiều tác giả đủ tự tin, đủ dũng cảm để đi ngược lại với quy tắc này. Keigo là một trong số đó
Mục đích ở một cuốn trinh thám là hành trình khám phá ra chân tướng sự việc, tìm ra kẻ thủ ác, càng bất ngờ càng đặc sắc thì càng tốt. Danh tính của thủ phạm nếu xuất hiện ngay từ đầu giống như một con dao hai lưỡi, nếu như thủ pháp quá hay, quá đặc sắc thì sẽ tạo hiệu ứng tốt, ngược lại thì giống như một trò hề. Bởi vậy, những cuốn sách của Tử Kim Trần (như Mưu sát) hay Higashino Keigo (tác phẩm Phía sau nghi can x) đều chứng tỏ được thực lực tuyệt vời của họ, dù đã biết danh tính kẻ sát nhân song hành trình của độc giả vẫn không kém đi sự thú vị và luôn có đủ sự hồi hộp để khám phá tới từng trang sách cuối cùng.
Lần này tác giả Keigo tạo ra một người vợ hiền đảm đang xinh đẹp vào một hiện trường của một tội ác hoàn mỹ. Bằng việc gây ra án mạng trong khi không trực tiếp xuất hiện, hung thủ tạo cho mình một vỏ bọc vô cùng vững chắc, trong khi ông chồng ngoại tình vui thú với tình nhân và …lăn đùng ra chết vì chất thạch tín có trong cà phê!
Cảnh sát bó tay vì không thể giải thích nổi vì sao cà phê lại được bỏ độc. Nhiều ý tưởng được đề ra nhưng đều bị bác bỏ bởi sự thiếu khả thi của nó. Chẳng hạn như bỏ độc vào nước khoáng trong tủ, hay bỏ thạch tín vào bột cà phê…
Nhân vật giáo sư vật lý thiên tài Yukawa sau nhiều lần suy nghĩ đã vẽ nên một ý tưởng táo bạo, là lời giải cho bài toán này, phương án rất ảo nhưng lại khả thi. Đúng là người bình thường thì không thể nào nghĩ ra nổi được cách thức giết người ghê gớm như thế, ấy vậy mà vị giáo sư này lại nghĩ ra được, có thể đây là điều hơi thiên vị từ chính tác giả!
Thủ pháp gây án của hung thủ có thể nói là độc đáo đến không thể tin nổi. Độc giả khi đọc xong sẽ không thể không cảm khái, cô vợ Ayane phải là người kiên trì như thế nào mới có thể tạo ra một cách thức ảo diệu vô lý đến thế, phải lạnh lùng như thế nào mới xuống tay được tàn nhẫn đến như thế
Nhưng quả là trên đời này chuyện gì cũng có thể xảy ra, đúng như Sherlock Holmes đã từng phát biểu “Khi đã loại bỏ những thứ không thể, thì cái còn lại dù vô lý đến đâu, cũng là sự thật!”
(Tái bút: Để tránh tiết lộ thủ pháp đặc sắc này, xin độc giả hãy tự mình khám phá!) Sau đây là một bài review khác của bạn Mọt Mọt
Sự cứu rỗi của thánh nữ – Không có tội ác nào là hoàn hảo
Một vụ án mạng xảy ra, nạn nhân là Mashiba Yoshitaka, giám đốc một công ty IT. Nghi phạm được khoanh vùng, là cô nhân tình Wakayama Hiromi và người vợ Mashiba Ayane. Nhưng cảnh sát lại không có đủ bằng chứng để kết tội bất cứ ai, bởi không thể lý giải được thủ pháp gây án. Cho đến khi, nhà vật lý học Yukawa Manabu chính thức nhập cuộc. Và sau hàng loạt những quan sát, thực nghiệm, Yukawa đưa đến một “nghiệm ảo” cho thủ pháp gây án: nếu thực sự tồn tại ở hiện thực, đó sẽ là một vụ án hoàn hảo. Nhưng, có thực sự tồn tại một tội ác hoàn hảo?
Nếu như trong series truyện trinh thám về thám tử Galileo – nhà vật lý học Yukawa Manabu của Higashino Keigo, vụ án ở Phương trình hạ chí được xây dựng trên nền tảng một phương trình có vô số nghiệm mà nghiệm nào cũng đúng, và nhiệm vụ của con người, là lựa chọn nghiệm tối ưu cho cuộc đời mình. Thì vụ án ở Sự cứu rỗi của thánh nữ lại được tạo nên từ nền tảng một phương trình có “đáp số ảo”. Bởi đáp số ấy, có thể đúng về mặt lý thuyết nhưng lại quá phi lý về mặt thực tế; mà dẫu tồn tại trong thực tế, thì đây sẽ là một tội ác hoàn hảo. Nhưng thực sự có thứ mang tên “tội ác hoàn hảo” trong một tiểu thuyết trinh thám? Bằng cách dẫn truyện tài tình, hướng sự chú ý của độc giả về bí ẩn trong thủ pháp gây án của một vụ án người đọc vốn đã biết trước ai là thủ phạm; một lần nữa, Higashino Keigo không chỉ cho thấy cái duyên, cái tài trong cách thức trần thuật mà còn cho thấy cái tầm, cái tâm trong cái nhìn nhân sinh đầy nhân văn của ông.
Một cuốn tiểu thuyết trinh thám mà độc giả đã biết trước thủ phạm.
Với tác phẩm trinh thám, nhất là trinh thám cổ điển, bí ẩn về danh tính của thủ phạm và cách thức gây án của hung thủ trở thành điểm cốt tử đầu tiên, quyết định thành công của tác phẩm ấy. Và quá trình người điều tra viên, cảnh sát, thám tử vén bức màn bí ẩn ấy chính là quá trình người đọc được đồng suy luận với chính nhân vật, với người viết.
Nhưng trong trinh thám hiện đại, cách thức triển khai câu chuyện đã có những điểm rất khác với trinh thám cổ điển khi xưa. Và Higashino Keigo là một trong các tác giả thể hiện rất rõ tính cách tân, hiện đại, trước hết trong sự linh hoạt ở việc xây dựng, triển khai cốt truyện; mà Sự cứu rỗi của thánh nữ là một điển hình.
Ngay chương truyện đầu tiên, Keigo-sensei đã tiết lộ cho độc giả biết, thủ phạm của vụ án là ai, chính là người vợ của nạn nhân – Mashiba Ayane: “Em đã yêu anh bằng cả trái tim. Nhưng những lời anh nói giờ lại xuyên vào tim em. Nên anh hãy chết đi…” Nhưng, biết được thủ phạm không có nghĩa Sự cứu rỗi của thánh nữ mất đi sự lôi cuốn. Bởi điều cốt yếu tác giả hướng đến, không phải tìm ra hung thủ mà là chứng minh được người đó là hung thủ thông qua việc xác lập các giả thiết, xây dựng lên những cách thức gây án khác nhau, thu thập chứng cứ, chứng minh được thủ pháp gây án của hung thủ… Cũng giống như giải một phương trình đã biết trước đáp án nhưng lại chưa có lời giải: nhiệm vụ điều tra viên, đồng thời của người đọc là bổ khuyết vào phần lời giải, phần kết luận còn thiếu.
Chính trong quá trình đi tìm chân lý, xác lập “nghiệm”, cuốn tiểu thuyết vốn tưởng nội dung hết sức đơn giản với động cơ gây án cũng đơn giản không kém: hành động giết người vì tình của một người vợ bị chồng phản bội lại chứa đựng những tình tiết vừa bất ngờ, vừa đau đớn đến khôn cùng. Bất ngờ trong cách thức gây án của Ayane: vừa sâu sắc, vừa tỉ mỉ, vừa “ngược đời” để tạo lên một “đáp số ảo” gần như không thể tồn tại trong thực tế. Về những góc khuất phía sau vụ án với những sự kiện, trước tưởng rằng rời rạc mà càng bóc tách, lại càng thấy rằng logic, liên kết mật thiết: câu chuyện tình yêu của nạn nhân Mashsiba Yoshitaka, hướng điều tra gần như trái ngược giữa hai cảnh sát Kusanagi và Utsumi, những “lấp lửng” trong các hé mở của nhà vật lý học Yukawa Manabu…
Cùng với đó, kết cấu truyện lồng truyện: vụ án này lại mở lại những nhánh truyện khác nhau đan xen giữa quá khứ và hiện tại; cấu trúc đầu cuối tương ứng: sự kiện trong chương đầu, lần nữa được tái hiện ở những chương cuối cùng như cách thức khép lại vụ án, cũng là khép lại hành trình của một người phụ nữ đa đoan như Ayane. Tất cả, khiến cho độc giả, không thể rời mắt khỏi trang sách một cuốn trinh thám mà danh tính thủ phạm, đã được hé lộ ngay từ chương đầu cuốn truyện.
Những nhân vật vừa là nạn nhân, vừa là hung thủ
Trong một tác phẩm chứa đựng chiều sâu về nội dung cùng những bất ngờ về mặt tình tiết, thì tuyến nhân vật của Sự cứu rỗi của thánh nữ, không thể nói là quá mức đồ sộ nhưng lại chứa đựng đầy mâu thuẫn ở suy nghĩ, tâm lý lẫn hành động. Đó là những con người, vừa là hung thủ, cũng lại vừa là nạn nhân của tấn bi kịch tình yêu, chấp niệm, định kiến đầy máu và nước mắt.
Người vốn là nạn nhân – Mashiba Yoshitaka, cuối cùng lại chính là cội nguồn của mọi thương đau, là kẻ gián tiếp và là nguyên cớ trực tiếp gây ra một vụ án mạng vào thời điểm cách lúc vụ án xảy ra hai năm. Kẻ vốn là hung thủ – Mashiba Ayane lại trở thành nạn nhân của một thứ hợp đồng hôn nhân mang đầy tính khinh miệt phụ nữ: “Tôi muốn một người sinh con cho mình chứ không cần quản gia hay đồ trang trí cao cấp.”, “Có vẻ cậu ấy cho rằng một người phụ nữ không sinh con được thì ngồi trên ghết cũng chỉ giống như một vật trang trí vướng víu”. Người tưởng chừng là thủ phạm, xen vào hạnh phúc của một gia đình, gây lên đổ vỡ và là một trong những động cơ thúc đẩy Ayane phạm tội, cuối cùng chỉ là một người phụ nữ đáng thương như những người phụ nữ bước vào cuộc đời Yoshitaka mà bị anh ta xem như một công cụ sinh nở…
Vì thế, khi đối diện với những con người như vậy, độc giả, thật chẳng dễ dàng để yêu hay hoàn toàn ghét bỏ bất cứ ai. Yoshitaka có đáng căm hận? Một tên đàn ông coi phụ nữ gắn liền với nhiệm vụ sinh đẻ thì đáng căm hận chứ. Nhưng hắn cũng là một kẻ đáng thương, một gã đàn ông rất Nhật với những cô đơn, vụn vỡ trong tâm hồn, kí ức. Cho nên, khao khát có một mái ấm hoàn chỉnh với tiếng con cái nói cười của Yoshitaka có thể hiểu và cảm thông. Song cũng chỉ vậy thôi, bởi cách thức anh ta làm để đạt được mục đích quá đỗi sai lầm, tuyệt tình.
Một Ayane đã yêu rồi lấy người yêu của bạn thân có đáng trách? Thật sự là có chứ! Dẫu có nói rằng, Ayane làm vậy là bởi không biết mối quan hệ giữa Yoshitaka và bạn thân cô. Nhưng sự thật có phải thế? Trực giác của phụ nữ vốn rất nhạy bén, Ayane không biết hay cố tình thôi miên bản thân rằng cô không biết đến mối quan hệ ấy để sống với tiếng gọi tình yêu, con tim. Vì vậy, hành động của Ayane sau này, sau tất cả dàn xếp đầy tâm huyết, tỉ mỉ suốt một năm, vừa là sự phán xét cho Yoshitaka; song cũng là sự phán xét với chính bản thân cô. Song đó cũng là sự cứu rỗi: cứu rỗi cho những sai lầm của Yoshitaka, cứu rỗi cho tỉnh yêu đầy tội lỗi của cô, và cứu rỗi cho cả cô học trò Hiromi hiện đang mang cốt nhục của chồng cô trong bụng; cứu rỗi cho mọi tấn bi kịch, cho mọi sai lầm của cuộc đời. Chẳng thế mà, như một thanh tra giàu kinh nghiệm Kusanagi từng nhận định, ở Ayane tỏa ra một bầu không khí “kỳ lạ”, “cảm giác như họ không ham sống và đã thấy trước tất cả. Tuy nhiên, cũng có thể nói bầu không khí đó là lãnh địa cấm, chỉ cách sự điên rồ một khoảng như tờ giấy.”
Một Hiromi, nói theo cách nói hiện đại, là Tuesday, tiểu tam, kẻ thứ ba xen vào cuộc sống gia đình người khác nhưng đến tận cùng, cô lại chỉ là kẻ thay thế. Thật sự, rất dễ nhìn thấy nỗi thất vọng, hụt hẫng nơi người phụ nữ đó khi cô dè dặt đề xuất với Yoshitaka về việc được ở trong phòng ngủ của vợ chồng anh ta nhưng bị thẳng thừng từ chối. Với phụ nữ, nhất là kẻ thứ ba những tưởng đã thành người chiến thắng trong trò chơi tình ái, giành được tình yêu của người đàn ông kia, thì việc bị từ chối ở trong phòng ngủ chẳng khác nào sự phủ nhận tồn tại của cô ta trong gia đình, với vai trò người vợ. Chưa kể, sau cái chết của Yoshitaka thì Hiromi phải đối diện với vấn đề lớn hơn: giữ hay bỏ đứa con đang dần thành hình trong bụng.
Bên cạnh những nhân vật trong vòng xoáy nạn nhân – hung thủ, mẫu hình nhân vật với vô vàn mâu thuẫn trong Sự cứu rỗi của thánh nữ còn thể hiện cả ở phía những người tham gia điều tra. Với thanh tra Kusanagi là sự dùng dằng trong việc nghi ngờ hay không nghi ngờ nghi can Mashiba Ayane để rồi có những phút giây, tưởng chừng Kusanagi đã quên đi bản thân là một thanh tra cảnh sát. Với một người nghiên cứu khoa học như nhà vật lý Yukawa là mâu thuẫn giữa việc có hay không tham gia và điều tra phá án, đáp án trả về là nghiệm ảo thì có thực sự tồn tại một tội ác hoàn hảo? Đây chính là mâu thuẫn giữa lý thuyết, thực nghiệm khoa học với thực tế nghiệt ngã của cuộc sống… Cứ vậy, mỗi người có một xung đột nội tâm khác nhau nhưng tất cả vẫn nhằm hướng đến cái đích: chỉ ra thủ pháp gây án tinh vi của hung thủ ở vụ án này.
Thực sự tồn tại một tội ác hoàn hảo?
Nếu xét riêng Sự cứu rỗi của thánh nữ, thì câu trả lời là không! Bởi nhóm của Yukawa và Kusanagi vẫn tìm được chứng cứ để buộc Ayane nhận tội. Dù rằng cách thức gây án có khó tin, dẫu rằng “nghiệm ảo” đi chăng nữa thì thực tế vẫn chứng minh: nghiệm ấy đã tồn tại, thủ pháp ấy đã được sử dụng và để lại những “bằng chứng thép” không thể chối bỏ.
Nhưng tới cuối cùng, điều tác giả Higashino Keigo muốn xây dựng trong Sự cứu rỗi của thánh nữ có đơn thuần chỉ là cách giải một phương trình tưởng rằng cho đáp số ảo, cách phá một vụ án tưởng chừng hoàn hảo? Có lẽ là không. Bởi tác phẩm của ông, dẫu trên mảng đề tài nào, dẫu cách triển khai cốt truyện có linh hoạt ra sao, vẫn là để hướng đến cuộc đời, con người. Những kiếp đời, kiếp người trước hết là mang đậm chất “Nhật Bản”.
Thật vậy, như đã nói từ trước, Mashiba Yoshitaka là một mẫu người Nhật Bản điển hình với vụn vỡ trong quá khứ về gia đình mà tạo lên ẩn ức trong tâm lý về nỗi cô đơn, tình yêu thương, tình cảm gia đình. Song về khía cạnh nhỏ hơn, Yoshitaka còn là mẫu người điển hình cho những người đàn ông của các nước chịu ảnh hưởng của đạo Khổng nói riêng, đàn ông trên thế giới nói chung: vẫn chẳng thể coi phụ nữ là những con người độc lập mà luôn gắn họ với một trách nhiệm, nhiệm vụ, ở đây là nhiệm vụ sinh con. Song hành với đó, Ayane, Junko, Hiromi chính là mẫu hình phụ nữ đặc trưng cho phụ nữ Nhật Bản: tỉ mỉ, dịu dàng, cam chịu. Hết lòng vì gia đình, vì người đàn ông mình thương yêu.
Tuy nhiên, qua cái chết của Yoshitaka như một hình thức trả giá, Keigo-sensei vừa phê phán, cũng vừa cảnh tỉnh hiện thực trên. Phê phán quan niệm gia trưởng, cổ hủ khi coi phụ nữ như một thứ công cụ sinh nở. Đồng thời cảnh tỉnh: phụ nữ cũng là con người, những người biết yêu, biết thương, biết hận, biết thù; họ chẳng thể mãi cam chịu hay an phận, phụ nữ, họ cũng có quyền đứng lên đấu tranh cho chính bản thân mình.
Trong series về thám thử Galileo nói chung, Sự cứu rỗi của thánh nữ nói riêng, cặp hình ảnh phương trình – nghiệm cứ trở đi trở lại như một sợi chỉ đỏ xuyên suốt. Đấy là hình ảnh ẩn dụ cho vụ án – kết quả vụ án, nhưng ấy cũng là hình ảnh ẩn dụ cho cuộc đời và lựa chọn của con người giữa cuộc đời ấy. Cuộc đời con người là liên tiếp phải giải các phương trình với vô vàn biến số, từ đó mà con người nhận được những đáp án khác nhau: đó có thể là nghiệm duy nhất, đó có thể là phương trình vô nghiệm, cũng có thể là phương trình với vô số nghiệm, thậm chí nghiệm đạt được lại là nghiệm ảo. Và hành trình giải phương trình tìm nghiệm, từ đó lựa chọn nghiệm tối ưu chính là cách người ta lựa chọn cách sống, cách đối diện với đường đời. Mà mỗi người lại là một cá thể riêng biệt, phương trình cuộc đời cũng khác nhau; chẳng ai có thể giải hộ phương trình cuộc đời cho ai, cũng như chẳng ai sống thay được phần đời người khác. Như Kusanagi, chẳng thể sống thay cho Ayane hay Yukawa dẫu tài giỏi cũng chẳng thể giải giúp cho Kusanagi những khúc mắc trong lòng.
Tạm kết
Sự cứu rỗi của thánh nữ, bi kịch của một gia đình, bi kịch tình yêu từ quá khứ kéo dài đến hiện tại và có lẽ còn tiếp diễn mãi đến tương lai, khi Hiromi quyết định sinh ra giọt máu của Yoshitaka. Và đến cuối cùng, hành động của Ayane là “cứu rỗi” hay “xét xử”, là “cứu vớt” hay “cực đoan”, hẳn câu hỏi ấy, vẫn sẽ còn khiến độc giả thấy mãi day dứt. Nhưng hơn cả, vấn đề Higashino Keigo đưa ra, đâu còn chỉ là câu chuyện của riêng một gia đình hay một cá nhân cụ thể? Bởi, mỗi người, ai chẳng phải tự giải, tự chọn nghiệm cho phương trình cuộc đời.
(Mọt Mọt.)
Tôi là Hoàng Lão Hạc, kĩ thuật viên nội dung của reviewsach.net. Yêu thích sách trinh thám các thể loại. Thích Piano, nhẹ nhàng tình cảm. Nếu bạn thích những bài viết của tôi, đừng ngại share lên facebook hoặc vài kênh social cho bạn bè của bạn đọc cùng nhé! Hoặc bạn có thể click vào facebook profile này của tôi để cùng bình luận. Hoàn toàn thoải mái! Biết đâu chúng ta lại trở thành bạn bè!
By Hoàng Lão Hạc- May 31, 2019 - reviewsachnet
Cái kết đắng cho gã doanh nhân chỉ biết kết hôn để sinh con, coi phụ nữ giống như một công cụ sinh nở. Thông điệp lộ liễu của Higashino Keigo trong tác phẩm Sự cứu rỗi của thánh nữ, đó là Đừng có đùa với tình yêu của phái đẹp, vì cái giá mà họ phải trả không hề rẻ một chút nào!
Một vụ đầu độc xảy ra ngay tại nhà. Nạn nhân là người chồng và hung thủ được tác giả tiết lộ ngay không ai khác chính là bà vợ hiền. Ở ngay chương 1, cô vợ thông minh xinh đẹp sắc sảo đã khoe với khán giả động cơ của chính mình “em yêu anh như vậy, mà anh nỡ lòng nào đối xử với em như thế, vậy thì anh…hãy chết đi”!
Bí mật của Naoko
Bạch dạ hành
Tên của trò chơi là bắt cóc
Lúc đầu khi đọc hết một loạt series của ông, đôi lúc độc giả có thể sẽ tự hỏi, phải chăng Higashino Keigo quá tàn ác với phụ nữ khi liên tục biến họ thành nhân vật phản diện. Từ Naoko, Suri, Yuhiko, Mifuyu cho tới 2 nhân vật nữ trong tác phẩm này. Số phận của họ, nếu không là chủ mưu giết người thì cũng ngoại tình với người đã có gia đình, hoặc chán đời hơn là tự tử, uất hận dằn vặt…
Nhưng khi đọc xong Sự cứu rỗi của thánh nữ, rất có thể chúng ta sẽ lại phải có một cách nhìn khác về quan điểm của ông. Rốt cuộc thì cái gì đã biến họ – những phụ nữ thông minh, sắc sảo, quyết đoán lại trở thành người xấu xa đáng sợ như vậy?
Rồi chúng ta sẽ nhận ra, đích thực Higashino viết về sự phản diện của phụ nữ, là để tôn vinh phụ nữ. Không phải chê bai, như chúng ta đã lầm tưởng
Giống như chuyện người con gái Nam Xương, số phận các nhân vật chính luôn bị xã hội tàn ác giày vò. Họ, xinh đẹp & thông minh, nhưng chưa đủ để chống chọi với sự nghiệt ngã của cuộc đời, những định kiến của xã hội. Cô vợ Ayane trong câu chuyện này là một phụ nữ như vậy. Cô ấy yêu phải một người chồng coi cô như một công cụ để sinh nở, không hơn không kém. Khi biết cô bị vô sinh, gã chồng ngay lập tức ngoại tình. Và khi bí mật quá khứ được lộ ra, trước khi kết hôn với cô, đã có bao nhiêu phụ nữ phải uất hận thậm chí là tự sát, chỉ bởi gã khốn mà họ yêu phải!
Rõ ràng nếu ngay từ đầu, một cô gái thực sự sắc sảo, giỏi giang và xinh đẹp như vậy có thể dễ dàng tìm cho mình một đức lang quân như ý, thì bi kịch đã không bao giờ xảy ra. Hoặc khốn nạn hơn, những gã đàn ông xung quanh họ, đều chẳng ra gì, đến mức họ chẳng kiếm được ai vừa ý. Như trong câu chuyện này, ngoài ông chồng thì bà vợ chỉ còn lại vài lựa chọn hiếm hoi, anh cảnh sát cục mịch đóng vai trai tốt điển hình chẳng hạn (mà rõ ràng là không thể nào tương xứng với trình độ tài năng và nhan sắc của chị ta)
Nhìn rộng ra, trong trường hợp của Naoko là khao khát một giấc mơ được làm lại cuộc đời, với Yukiho là ao ước thoát khỏi quá khứ đen tối, với Mifuyu là bất chấp mọi thủ đoạn để làm đẹp…Ở những người phụ nữ ấy họ đều có sự thông minh, có sự xinh đẹp, có một sự nghiệp vững chắc, gần như có thể có tất cả mọi thứ, nhưng…Chỉ vì một chữ nhưng mà rồi kết cục của họ, đều cay đắng trong con mắt của những người chứng kiến
Thủ pháp giết người – Đáp án ảo
Tạm quên đi nét nhân văn cũng như ẩn ý sâu xa của tác giả, cuốn sách này đặc sắc bởi nó che giấu & phô diễn tài tình thủ pháp gây án – theo như cái cách mà Higashino gọi thì đó là Đáp án ảo!
Không nhiều tác giả trinh thám dám tiết lộ hung thủ ngay từ đầu. Bởi nếu biết rõ thủ phạm là ai thì cuốn sách phần nào sẽ kém bất ngờ và hấp dẫn! Thế nhưng có nhiều tác giả đủ tự tin, đủ dũng cảm để đi ngược lại với quy tắc này. Keigo là một trong số đó
Mục đích ở một cuốn trinh thám là hành trình khám phá ra chân tướng sự việc, tìm ra kẻ thủ ác, càng bất ngờ càng đặc sắc thì càng tốt. Danh tính của thủ phạm nếu xuất hiện ngay từ đầu giống như một con dao hai lưỡi, nếu như thủ pháp quá hay, quá đặc sắc thì sẽ tạo hiệu ứng tốt, ngược lại thì giống như một trò hề. Bởi vậy, những cuốn sách của Tử Kim Trần (như Mưu sát) hay Higashino Keigo (tác phẩm Phía sau nghi can x) đều chứng tỏ được thực lực tuyệt vời của họ, dù đã biết danh tính kẻ sát nhân song hành trình của độc giả vẫn không kém đi sự thú vị và luôn có đủ sự hồi hộp để khám phá tới từng trang sách cuối cùng.
Lần này tác giả Keigo tạo ra một người vợ hiền đảm đang xinh đẹp vào một hiện trường của một tội ác hoàn mỹ. Bằng việc gây ra án mạng trong khi không trực tiếp xuất hiện, hung thủ tạo cho mình một vỏ bọc vô cùng vững chắc, trong khi ông chồng ngoại tình vui thú với tình nhân và …lăn đùng ra chết vì chất thạch tín có trong cà phê!
Cảnh sát bó tay vì không thể giải thích nổi vì sao cà phê lại được bỏ độc. Nhiều ý tưởng được đề ra nhưng đều bị bác bỏ bởi sự thiếu khả thi của nó. Chẳng hạn như bỏ độc vào nước khoáng trong tủ, hay bỏ thạch tín vào bột cà phê…
Nhân vật giáo sư vật lý thiên tài Yukawa sau nhiều lần suy nghĩ đã vẽ nên một ý tưởng táo bạo, là lời giải cho bài toán này, phương án rất ảo nhưng lại khả thi. Đúng là người bình thường thì không thể nào nghĩ ra nổi được cách thức giết người ghê gớm như thế, ấy vậy mà vị giáo sư này lại nghĩ ra được, có thể đây là điều hơi thiên vị từ chính tác giả!
Thủ pháp gây án của hung thủ có thể nói là độc đáo đến không thể tin nổi. Độc giả khi đọc xong sẽ không thể không cảm khái, cô vợ Ayane phải là người kiên trì như thế nào mới có thể tạo ra một cách thức ảo diệu vô lý đến thế, phải lạnh lùng như thế nào mới xuống tay được tàn nhẫn đến như thế
Nhưng quả là trên đời này chuyện gì cũng có thể xảy ra, đúng như Sherlock Holmes đã từng phát biểu “Khi đã loại bỏ những thứ không thể, thì cái còn lại dù vô lý đến đâu, cũng là sự thật!”
(Tái bút: Để tránh tiết lộ thủ pháp đặc sắc này, xin độc giả hãy tự mình khám phá!) Sau đây là một bài review khác của bạn Mọt Mọt
Sự cứu rỗi của thánh nữ – Không có tội ác nào là hoàn hảo
Một vụ án mạng xảy ra, nạn nhân là Mashiba Yoshitaka, giám đốc một công ty IT. Nghi phạm được khoanh vùng, là cô nhân tình Wakayama Hiromi và người vợ Mashiba Ayane. Nhưng cảnh sát lại không có đủ bằng chứng để kết tội bất cứ ai, bởi không thể lý giải được thủ pháp gây án. Cho đến khi, nhà vật lý học Yukawa Manabu chính thức nhập cuộc. Và sau hàng loạt những quan sát, thực nghiệm, Yukawa đưa đến một “nghiệm ảo” cho thủ pháp gây án: nếu thực sự tồn tại ở hiện thực, đó sẽ là một vụ án hoàn hảo. Nhưng, có thực sự tồn tại một tội ác hoàn hảo?
Nếu như trong series truyện trinh thám về thám tử Galileo – nhà vật lý học Yukawa Manabu của Higashino Keigo, vụ án ở Phương trình hạ chí được xây dựng trên nền tảng một phương trình có vô số nghiệm mà nghiệm nào cũng đúng, và nhiệm vụ của con người, là lựa chọn nghiệm tối ưu cho cuộc đời mình. Thì vụ án ở Sự cứu rỗi của thánh nữ lại được tạo nên từ nền tảng một phương trình có “đáp số ảo”. Bởi đáp số ấy, có thể đúng về mặt lý thuyết nhưng lại quá phi lý về mặt thực tế; mà dẫu tồn tại trong thực tế, thì đây sẽ là một tội ác hoàn hảo. Nhưng thực sự có thứ mang tên “tội ác hoàn hảo” trong một tiểu thuyết trinh thám? Bằng cách dẫn truyện tài tình, hướng sự chú ý của độc giả về bí ẩn trong thủ pháp gây án của một vụ án người đọc vốn đã biết trước ai là thủ phạm; một lần nữa, Higashino Keigo không chỉ cho thấy cái duyên, cái tài trong cách thức trần thuật mà còn cho thấy cái tầm, cái tâm trong cái nhìn nhân sinh đầy nhân văn của ông.
Một cuốn tiểu thuyết trinh thám mà độc giả đã biết trước thủ phạm.
Với tác phẩm trinh thám, nhất là trinh thám cổ điển, bí ẩn về danh tính của thủ phạm và cách thức gây án của hung thủ trở thành điểm cốt tử đầu tiên, quyết định thành công của tác phẩm ấy. Và quá trình người điều tra viên, cảnh sát, thám tử vén bức màn bí ẩn ấy chính là quá trình người đọc được đồng suy luận với chính nhân vật, với người viết.
Nhưng trong trinh thám hiện đại, cách thức triển khai câu chuyện đã có những điểm rất khác với trinh thám cổ điển khi xưa. Và Higashino Keigo là một trong các tác giả thể hiện rất rõ tính cách tân, hiện đại, trước hết trong sự linh hoạt ở việc xây dựng, triển khai cốt truyện; mà Sự cứu rỗi của thánh nữ là một điển hình.
Ngay chương truyện đầu tiên, Keigo-sensei đã tiết lộ cho độc giả biết, thủ phạm của vụ án là ai, chính là người vợ của nạn nhân – Mashiba Ayane: “Em đã yêu anh bằng cả trái tim. Nhưng những lời anh nói giờ lại xuyên vào tim em. Nên anh hãy chết đi…” Nhưng, biết được thủ phạm không có nghĩa Sự cứu rỗi của thánh nữ mất đi sự lôi cuốn. Bởi điều cốt yếu tác giả hướng đến, không phải tìm ra hung thủ mà là chứng minh được người đó là hung thủ thông qua việc xác lập các giả thiết, xây dựng lên những cách thức gây án khác nhau, thu thập chứng cứ, chứng minh được thủ pháp gây án của hung thủ… Cũng giống như giải một phương trình đã biết trước đáp án nhưng lại chưa có lời giải: nhiệm vụ điều tra viên, đồng thời của người đọc là bổ khuyết vào phần lời giải, phần kết luận còn thiếu.
Chính trong quá trình đi tìm chân lý, xác lập “nghiệm”, cuốn tiểu thuyết vốn tưởng nội dung hết sức đơn giản với động cơ gây án cũng đơn giản không kém: hành động giết người vì tình của một người vợ bị chồng phản bội lại chứa đựng những tình tiết vừa bất ngờ, vừa đau đớn đến khôn cùng. Bất ngờ trong cách thức gây án của Ayane: vừa sâu sắc, vừa tỉ mỉ, vừa “ngược đời” để tạo lên một “đáp số ảo” gần như không thể tồn tại trong thực tế. Về những góc khuất phía sau vụ án với những sự kiện, trước tưởng rằng rời rạc mà càng bóc tách, lại càng thấy rằng logic, liên kết mật thiết: câu chuyện tình yêu của nạn nhân Mashsiba Yoshitaka, hướng điều tra gần như trái ngược giữa hai cảnh sát Kusanagi và Utsumi, những “lấp lửng” trong các hé mở của nhà vật lý học Yukawa Manabu…
Cùng với đó, kết cấu truyện lồng truyện: vụ án này lại mở lại những nhánh truyện khác nhau đan xen giữa quá khứ và hiện tại; cấu trúc đầu cuối tương ứng: sự kiện trong chương đầu, lần nữa được tái hiện ở những chương cuối cùng như cách thức khép lại vụ án, cũng là khép lại hành trình của một người phụ nữ đa đoan như Ayane. Tất cả, khiến cho độc giả, không thể rời mắt khỏi trang sách một cuốn trinh thám mà danh tính thủ phạm, đã được hé lộ ngay từ chương đầu cuốn truyện.
Những nhân vật vừa là nạn nhân, vừa là hung thủ
Trong một tác phẩm chứa đựng chiều sâu về nội dung cùng những bất ngờ về mặt tình tiết, thì tuyến nhân vật của Sự cứu rỗi của thánh nữ, không thể nói là quá mức đồ sộ nhưng lại chứa đựng đầy mâu thuẫn ở suy nghĩ, tâm lý lẫn hành động. Đó là những con người, vừa là hung thủ, cũng lại vừa là nạn nhân của tấn bi kịch tình yêu, chấp niệm, định kiến đầy máu và nước mắt.
Người vốn là nạn nhân – Mashiba Yoshitaka, cuối cùng lại chính là cội nguồn của mọi thương đau, là kẻ gián tiếp và là nguyên cớ trực tiếp gây ra một vụ án mạng vào thời điểm cách lúc vụ án xảy ra hai năm. Kẻ vốn là hung thủ – Mashiba Ayane lại trở thành nạn nhân của một thứ hợp đồng hôn nhân mang đầy tính khinh miệt phụ nữ: “Tôi muốn một người sinh con cho mình chứ không cần quản gia hay đồ trang trí cao cấp.”, “Có vẻ cậu ấy cho rằng một người phụ nữ không sinh con được thì ngồi trên ghết cũng chỉ giống như một vật trang trí vướng víu”. Người tưởng chừng là thủ phạm, xen vào hạnh phúc của một gia đình, gây lên đổ vỡ và là một trong những động cơ thúc đẩy Ayane phạm tội, cuối cùng chỉ là một người phụ nữ đáng thương như những người phụ nữ bước vào cuộc đời Yoshitaka mà bị anh ta xem như một công cụ sinh nở…
Vì thế, khi đối diện với những con người như vậy, độc giả, thật chẳng dễ dàng để yêu hay hoàn toàn ghét bỏ bất cứ ai. Yoshitaka có đáng căm hận? Một tên đàn ông coi phụ nữ gắn liền với nhiệm vụ sinh đẻ thì đáng căm hận chứ. Nhưng hắn cũng là một kẻ đáng thương, một gã đàn ông rất Nhật với những cô đơn, vụn vỡ trong tâm hồn, kí ức. Cho nên, khao khát có một mái ấm hoàn chỉnh với tiếng con cái nói cười của Yoshitaka có thể hiểu và cảm thông. Song cũng chỉ vậy thôi, bởi cách thức anh ta làm để đạt được mục đích quá đỗi sai lầm, tuyệt tình.
Một Ayane đã yêu rồi lấy người yêu của bạn thân có đáng trách? Thật sự là có chứ! Dẫu có nói rằng, Ayane làm vậy là bởi không biết mối quan hệ giữa Yoshitaka và bạn thân cô. Nhưng sự thật có phải thế? Trực giác của phụ nữ vốn rất nhạy bén, Ayane không biết hay cố tình thôi miên bản thân rằng cô không biết đến mối quan hệ ấy để sống với tiếng gọi tình yêu, con tim. Vì vậy, hành động của Ayane sau này, sau tất cả dàn xếp đầy tâm huyết, tỉ mỉ suốt một năm, vừa là sự phán xét cho Yoshitaka; song cũng là sự phán xét với chính bản thân cô. Song đó cũng là sự cứu rỗi: cứu rỗi cho những sai lầm của Yoshitaka, cứu rỗi cho tỉnh yêu đầy tội lỗi của cô, và cứu rỗi cho cả cô học trò Hiromi hiện đang mang cốt nhục của chồng cô trong bụng; cứu rỗi cho mọi tấn bi kịch, cho mọi sai lầm của cuộc đời. Chẳng thế mà, như một thanh tra giàu kinh nghiệm Kusanagi từng nhận định, ở Ayane tỏa ra một bầu không khí “kỳ lạ”, “cảm giác như họ không ham sống và đã thấy trước tất cả. Tuy nhiên, cũng có thể nói bầu không khí đó là lãnh địa cấm, chỉ cách sự điên rồ một khoảng như tờ giấy.”
Một Hiromi, nói theo cách nói hiện đại, là Tuesday, tiểu tam, kẻ thứ ba xen vào cuộc sống gia đình người khác nhưng đến tận cùng, cô lại chỉ là kẻ thay thế. Thật sự, rất dễ nhìn thấy nỗi thất vọng, hụt hẫng nơi người phụ nữ đó khi cô dè dặt đề xuất với Yoshitaka về việc được ở trong phòng ngủ của vợ chồng anh ta nhưng bị thẳng thừng từ chối. Với phụ nữ, nhất là kẻ thứ ba những tưởng đã thành người chiến thắng trong trò chơi tình ái, giành được tình yêu của người đàn ông kia, thì việc bị từ chối ở trong phòng ngủ chẳng khác nào sự phủ nhận tồn tại của cô ta trong gia đình, với vai trò người vợ. Chưa kể, sau cái chết của Yoshitaka thì Hiromi phải đối diện với vấn đề lớn hơn: giữ hay bỏ đứa con đang dần thành hình trong bụng.
Bên cạnh những nhân vật trong vòng xoáy nạn nhân – hung thủ, mẫu hình nhân vật với vô vàn mâu thuẫn trong Sự cứu rỗi của thánh nữ còn thể hiện cả ở phía những người tham gia điều tra. Với thanh tra Kusanagi là sự dùng dằng trong việc nghi ngờ hay không nghi ngờ nghi can Mashiba Ayane để rồi có những phút giây, tưởng chừng Kusanagi đã quên đi bản thân là một thanh tra cảnh sát. Với một người nghiên cứu khoa học như nhà vật lý Yukawa là mâu thuẫn giữa việc có hay không tham gia và điều tra phá án, đáp án trả về là nghiệm ảo thì có thực sự tồn tại một tội ác hoàn hảo? Đây chính là mâu thuẫn giữa lý thuyết, thực nghiệm khoa học với thực tế nghiệt ngã của cuộc sống… Cứ vậy, mỗi người có một xung đột nội tâm khác nhau nhưng tất cả vẫn nhằm hướng đến cái đích: chỉ ra thủ pháp gây án tinh vi của hung thủ ở vụ án này.
Thực sự tồn tại một tội ác hoàn hảo?
Nếu xét riêng Sự cứu rỗi của thánh nữ, thì câu trả lời là không! Bởi nhóm của Yukawa và Kusanagi vẫn tìm được chứng cứ để buộc Ayane nhận tội. Dù rằng cách thức gây án có khó tin, dẫu rằng “nghiệm ảo” đi chăng nữa thì thực tế vẫn chứng minh: nghiệm ấy đã tồn tại, thủ pháp ấy đã được sử dụng và để lại những “bằng chứng thép” không thể chối bỏ.
Nhưng tới cuối cùng, điều tác giả Higashino Keigo muốn xây dựng trong Sự cứu rỗi của thánh nữ có đơn thuần chỉ là cách giải một phương trình tưởng rằng cho đáp số ảo, cách phá một vụ án tưởng chừng hoàn hảo? Có lẽ là không. Bởi tác phẩm của ông, dẫu trên mảng đề tài nào, dẫu cách triển khai cốt truyện có linh hoạt ra sao, vẫn là để hướng đến cuộc đời, con người. Những kiếp đời, kiếp người trước hết là mang đậm chất “Nhật Bản”.
Thật vậy, như đã nói từ trước, Mashiba Yoshitaka là một mẫu người Nhật Bản điển hình với vụn vỡ trong quá khứ về gia đình mà tạo lên ẩn ức trong tâm lý về nỗi cô đơn, tình yêu thương, tình cảm gia đình. Song về khía cạnh nhỏ hơn, Yoshitaka còn là mẫu người điển hình cho những người đàn ông của các nước chịu ảnh hưởng của đạo Khổng nói riêng, đàn ông trên thế giới nói chung: vẫn chẳng thể coi phụ nữ là những con người độc lập mà luôn gắn họ với một trách nhiệm, nhiệm vụ, ở đây là nhiệm vụ sinh con. Song hành với đó, Ayane, Junko, Hiromi chính là mẫu hình phụ nữ đặc trưng cho phụ nữ Nhật Bản: tỉ mỉ, dịu dàng, cam chịu. Hết lòng vì gia đình, vì người đàn ông mình thương yêu.
Tuy nhiên, qua cái chết của Yoshitaka như một hình thức trả giá, Keigo-sensei vừa phê phán, cũng vừa cảnh tỉnh hiện thực trên. Phê phán quan niệm gia trưởng, cổ hủ khi coi phụ nữ như một thứ công cụ sinh nở. Đồng thời cảnh tỉnh: phụ nữ cũng là con người, những người biết yêu, biết thương, biết hận, biết thù; họ chẳng thể mãi cam chịu hay an phận, phụ nữ, họ cũng có quyền đứng lên đấu tranh cho chính bản thân mình.
Trong series về thám thử Galileo nói chung, Sự cứu rỗi của thánh nữ nói riêng, cặp hình ảnh phương trình – nghiệm cứ trở đi trở lại như một sợi chỉ đỏ xuyên suốt. Đấy là hình ảnh ẩn dụ cho vụ án – kết quả vụ án, nhưng ấy cũng là hình ảnh ẩn dụ cho cuộc đời và lựa chọn của con người giữa cuộc đời ấy. Cuộc đời con người là liên tiếp phải giải các phương trình với vô vàn biến số, từ đó mà con người nhận được những đáp án khác nhau: đó có thể là nghiệm duy nhất, đó có thể là phương trình vô nghiệm, cũng có thể là phương trình với vô số nghiệm, thậm chí nghiệm đạt được lại là nghiệm ảo. Và hành trình giải phương trình tìm nghiệm, từ đó lựa chọn nghiệm tối ưu chính là cách người ta lựa chọn cách sống, cách đối diện với đường đời. Mà mỗi người lại là một cá thể riêng biệt, phương trình cuộc đời cũng khác nhau; chẳng ai có thể giải hộ phương trình cuộc đời cho ai, cũng như chẳng ai sống thay được phần đời người khác. Như Kusanagi, chẳng thể sống thay cho Ayane hay Yukawa dẫu tài giỏi cũng chẳng thể giải giúp cho Kusanagi những khúc mắc trong lòng.
Tạm kết
Sự cứu rỗi của thánh nữ, bi kịch của một gia đình, bi kịch tình yêu từ quá khứ kéo dài đến hiện tại và có lẽ còn tiếp diễn mãi đến tương lai, khi Hiromi quyết định sinh ra giọt máu của Yoshitaka. Và đến cuối cùng, hành động của Ayane là “cứu rỗi” hay “xét xử”, là “cứu vớt” hay “cực đoan”, hẳn câu hỏi ấy, vẫn sẽ còn khiến độc giả thấy mãi day dứt. Nhưng hơn cả, vấn đề Higashino Keigo đưa ra, đâu còn chỉ là câu chuyện của riêng một gia đình hay một cá nhân cụ thể? Bởi, mỗi người, ai chẳng phải tự giải, tự chọn nghiệm cho phương trình cuộc đời.
(Mọt Mọt.)
Tôi là Hoàng Lão Hạc, kĩ thuật viên nội dung của reviewsach.net. Yêu thích sách trinh thám các thể loại. Thích Piano, nhẹ nhàng tình cảm. Nếu bạn thích những bài viết của tôi, đừng ngại share lên facebook hoặc vài kênh social cho bạn bè của bạn đọc cùng nhé! Hoặc bạn có thể click vào facebook profile này của tôi để cùng bình luận. Hoàn toàn thoải mái! Biết đâu chúng ta lại trở thành bạn bè!
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Sách II
31. July 2020 havieReview
Mashiba Ayane – Sự bất hạnh của một tâm hồn tội lỗi (Tác phẩm “Sự cứu rỗi của thánh nữ” – Higashino Keigo)
Sau ấn tượng với “Phía sau nghi can X”, mình tiếp tục tìm đến những tác phẩm khác của Keigo. Nằm trong loạt serie giáo sư vật lý Yagawa, “Sự cứu rỗi của thánh nữ” lại là một tác phẩm trinh thám với thủ pháp gây án kỳ lạ: giết người từ xa. Mới đầu đọc review mình còn tưởng tượng đến thứ gì đó liên quan đến công nghệ, như thể cách giết người qua điện thoại bằng sóng âm trong phim mafia Nga ngày xưa mình từng coi chẳng hạn. Nhưng hung thủ lần này lại sử dụng cách thức rất truyền thống: dụng độc, còn là thạch tín, loại độc thường thấy nhất trong phim cổ trang Trung Quốc Keigo lại một lần nữa tiết lộ ngay hung thủ từ những chap đầu tiên, thật ra đây có vẻ là điều tối kị với truyện trinh thám. Tuy nhiên Higashino Keigo luôn có những cách lôi cuốn người đọc đến tận trang cuối cùng.
Mashiba Ayane – Hung thủ trong vụ án lần này vẫn là nữ, có người còn nói Keigo có thù với phái nữ. Ông luôn viết về phái nữ với hình ảnh rất tiêu cực: giết người, ngoại tình, tính cách phản xã hội… Kỳ thực sâu xa đằng sau những tội ác đó luôn có những nguyên do hay hoàn cảnh đặc biệt. Keigo muốn thông qua những hình ảnh đó để “bênh vực” phụ nữ, cho chúng ta thấy họ không chỉ đáng trách, còn đáng thương, kèm theo đó là sự cảnh tỉnh sâu sắc tới xã hội và những mối quan hệ xung quanh. Lần này bài học đó nằm ở sự khác biệt trong quan niệm kết hôn để làm gì, có lẽ không chỉ ở Nhật Bản.
Ayane được miêu tả là một mĩ nhân thanh tĩnh, sang trọng nhưng bí ẩn và là một người vợ hết mực chăm lo cho chồng. Công việc của cô cũng rất đặc biệt: giáo viên dạy khâu ghép vải. Nếu không đọc có lẽ mình cũng không biết còn có loại nghệ thuật như vậy. Ayane từng đi du học ở Anh, rồi đoạt giải thưởng, ra sách về những tác phẩm tranh + thảm + đồ dụng ghép vải của mình và nhanh chóng trở nên nổi tiếng với phụ nữ Nhật Bản. Người ta kéo tới học Ayane môn nghệ thuật đòi hỏi sự kiên nhẫn này. Và một trong những học viên của cô, Hiromi, trở thành trợ lý của cô, thường tới nhà qua lại rồi ngoại tình với chồng của cô Yoshitaka – cũng là nạn nhân trong vụ sát hại từ xa kì lạ này. Nhưng nếu chỉ có thế thì câu chuyện này cũng tầm thường như bản tin nhảm nhí của Beatvn vậy.
Chồng của Ayane là một người đàn ông hấp dẫn, cả ngoại hình, tính cách đến sự nghiệp đều đáp ứng đủ tất cả những mộng tưởng của phụ nữ về một người đàn ông hoàn hảo. Trong cuộc sống hôn nhân, ngoại trừ việc không vào bếp nấu nướng, Yoshitaka vẫn luôn ân cần dịu dàng với vợ mình. Vậy điều gì khiến Ayane căm hận chồng mình đến như vậy. Yoshitaka có một tuổi thơ không mấy hạnh phúc, bởi vậy nên mục tiêu khi kết hôn của anh là để sinh con. Không phải muốn sinh con khi kết hôn mà là kết hôn để sinh con, coi phụ nữ như công cụ sinh nở. Anh ta nói với bạn của mình “tôi muốn một người sinh con cho mình chứ không cần một quản gia hay đồ trang trí cao cấp“. Nhưng thật không may, Ayane lại bị vô sinh. Chồng cô đã ra một giao ước trước khi kết hôn là nếu trong vòng 1 năm sau khi kết hôn không có con thì sẽ chia tay. Sau đó chưa hết thời hạn một năm anh ta đã ngoại tình với trợ lý của cô. Câu chuyện cũng sẽ trở nên đơn giản, yêu hận tình thù, không chịu nổi sự bạc tình của chồng nên ra tay sát hại. Nhưng đằng sau đó còn có nguyên nhân khác mà mình không muốn spoil ở đây.
Nếu hỏi mình có thích nhân vật Mashiba Ayane không, có lẽ là không, mình không tìm thấy sự đồng cảm với hành động hay nội tâm của cô ấy. Nhưng Ayane phần nào rất đáng thương, hình ảnh một người phụ nữ tài hoa nhưng tâm lý bất ổn có chút gây ám ảnh mình. Ayane chìm trong cái tình yêu toxic ấy đến không thoát ra được, ngày ngày ngoại trừ công việc ở lớp dạy thì luôn ở nhà nội trợ, chăm sóc chồng. Cô không có sở thích gì đặc biệt ngoài việc đan ghép tranh và trồng cây hoa. Cô cũng luôn dịu dàng với mọi người, để ý đến cả những chi tiết nhỏ nhất, bởi vậy dù không ai nói nhưng cô vẫn phát hiện Hiromi có thai và quan tâm tới sức khỏe của cô ấy, rồi cả việc cô đan thêm miếng lót trong áo khoác của bố để phòng khi ông cụ bị ngã khi trượt chân trên tuyết. Vốn dĩ cô có thể lựa chọn sống rất bình dị và thanh thản. Nhưng cô lại chọn 1 con đường khó đi nhất, ở bên một người mà cô biết rõ là không yêu mình, chỉ chờ cơ hội để giết người đó. Đến cuối cùng mình cũng không hiểu Ayane có thực sự yêu Yoshitaka không? Kiểu tình yêu toxic như vậy, thật khó mà đồng cảm được.
Chuyện tình cảm có lẽ chỉ người trong cuộc có quyền lên tiếng. Nhưng mình muốn bàn luận một chút về quan điểm kết hôn. Kiểu người coi phụ nữ như công cụ sinh nở như Yoshitaka thật đáng ghê tởm, thế nhưng trong xã hội châu Á có lẽ không hiếm, có chăng là ở mức độ khác. Mình từng chứng kiến những cặp vợ chồng chia tay vì không có con. Nhưng bên cạnh đó mình cũng từng thấy những cặp đôi già cả ở với nhau cả đời không con cái hay chỉ nhận con nuôi. Rồi lại có những người bạn của mình xác định kết hôn nhưng không muốn sinh con. Trong showbiz có lẽ cũng không hiếm các cặp đôi kết hôn nhưng không sinh con. Mình luôn để ý đằng sau những quan niệm đó luôn có nguyên nhân khó nói. Ví dụ như Yoshitaka có tuổi thơ không hạnh phúc nên muốn có con để hoàn thành tâm nguyện về một gia đình hoàn hảo. Hoặc có vài người phụ nữ không tin tưởng vào khả năng sinh nở, làm mẹ của mình, sợ hãi trách nhiệm, hay đơn giản, sợ tiếng trẻ con khóc.
Chứng kiến cảnh bạn bè người thân sinh đẻ, nuôi nấng con cái, mình cũng có những ảo tưởng riêng: vừa sợ hãi lại vừa mong đợi. Ông trời trao cho người phụ nữ thiên chức làm mẹ, mình cũng không muốn nằm ngoài quy luật tự nhiên, dẫu biết quá trình thật sự là vất vả đau đớn. Hơn hết, mình thực sự thích trẻ con, dù rất bối rối với những em bé hay khóc, cũng không biết chơi với trẻ con, không hiểu ngôn ngữ của chúng, nhưng mình vẫn luôn thấy trẻ con rất đáng yêu. Bên cạnh đó, mình muốn trao cho con của mình những tình cảm giống như mình đã từng nhận được từ bố mẹ. Người đón nhận tình yêu rồi trao nó đi, người không nhận được tình yêu, thì tạo ra nó. Suy cho cùng, hôn nhân không phải là đích đến của tình yêu, chỉ là một sự giao ước, công nhận của xã hội. Tuy nhiên một cuộc hôn nhân không con cái nếu nói là hạnh phúc, mình cũng chưa hình dung ra được hạnh phúc đó sẽ có hình dạng gì, nhưng chắc chắn nếu nó đi đến cuối cùng, nó sẽ là thứ tình cảm chân thật nguyên thủy nhất. Bởi vì không có sự ràng buộc là con cái lại vẫn có thể ở bên nhau lâu dài, chịu đựng những khuyết điểm hay khác biệt của đối phương để sống cùng nhau đến cuối đời, đây có thể không phải cuộc hôn nhân đáng ngưỡng mộ nhưng tuyệt đối là thứ tình cảm lý tưởng trong hôn nhân.
Thực ra tác phẩm lần này miêu tả nội tâm nhân vật không quá ấn tượng như “Phía sau nghi can X”. Có chăng là thủ pháp gây án đặc biệt, khiến mình tò mò cố gắng đọc đến cuối cùng để xem vị giáo sư vật lý đó làm thế nào để tìm ra cách thức bỏ độc của hung thủ. Không chỉ gây án từ xa, còn là thời gian để hiện thực hóa nó cũng kì lạ. Nếu để đánh giá, mình cho cuốn này 7/10 điểm. Không quá dài, mình đọc mất gần 4 tiếng ebook, cũng không quá đau đầu hay bi kịch, không tốn nước mắt, có thể dùng để giết thời gian xả stress cuối tuần 🤪
Mashiba Ayane – Sự bất hạnh của một tâm hồn tội lỗi (Tác phẩm “Sự cứu rỗi của thánh nữ” – Higashino Keigo)
Sau ấn tượng với “Phía sau nghi can X”, mình tiếp tục tìm đến những tác phẩm khác của Keigo. Nằm trong loạt serie giáo sư vật lý Yagawa, “Sự cứu rỗi của thánh nữ” lại là một tác phẩm trinh thám với thủ pháp gây án kỳ lạ: giết người từ xa. Mới đầu đọc review mình còn tưởng tượng đến thứ gì đó liên quan đến công nghệ, như thể cách giết người qua điện thoại bằng sóng âm trong phim mafia Nga ngày xưa mình từng coi chẳng hạn. Nhưng hung thủ lần này lại sử dụng cách thức rất truyền thống: dụng độc, còn là thạch tín, loại độc thường thấy nhất trong phim cổ trang Trung Quốc Keigo lại một lần nữa tiết lộ ngay hung thủ từ những chap đầu tiên, thật ra đây có vẻ là điều tối kị với truyện trinh thám. Tuy nhiên Higashino Keigo luôn có những cách lôi cuốn người đọc đến tận trang cuối cùng.
Mashiba Ayane – Hung thủ trong vụ án lần này vẫn là nữ, có người còn nói Keigo có thù với phái nữ. Ông luôn viết về phái nữ với hình ảnh rất tiêu cực: giết người, ngoại tình, tính cách phản xã hội… Kỳ thực sâu xa đằng sau những tội ác đó luôn có những nguyên do hay hoàn cảnh đặc biệt. Keigo muốn thông qua những hình ảnh đó để “bênh vực” phụ nữ, cho chúng ta thấy họ không chỉ đáng trách, còn đáng thương, kèm theo đó là sự cảnh tỉnh sâu sắc tới xã hội và những mối quan hệ xung quanh. Lần này bài học đó nằm ở sự khác biệt trong quan niệm kết hôn để làm gì, có lẽ không chỉ ở Nhật Bản.
Ayane được miêu tả là một mĩ nhân thanh tĩnh, sang trọng nhưng bí ẩn và là một người vợ hết mực chăm lo cho chồng. Công việc của cô cũng rất đặc biệt: giáo viên dạy khâu ghép vải. Nếu không đọc có lẽ mình cũng không biết còn có loại nghệ thuật như vậy. Ayane từng đi du học ở Anh, rồi đoạt giải thưởng, ra sách về những tác phẩm tranh + thảm + đồ dụng ghép vải của mình và nhanh chóng trở nên nổi tiếng với phụ nữ Nhật Bản. Người ta kéo tới học Ayane môn nghệ thuật đòi hỏi sự kiên nhẫn này. Và một trong những học viên của cô, Hiromi, trở thành trợ lý của cô, thường tới nhà qua lại rồi ngoại tình với chồng của cô Yoshitaka – cũng là nạn nhân trong vụ sát hại từ xa kì lạ này. Nhưng nếu chỉ có thế thì câu chuyện này cũng tầm thường như bản tin nhảm nhí của Beatvn vậy.
Chồng của Ayane là một người đàn ông hấp dẫn, cả ngoại hình, tính cách đến sự nghiệp đều đáp ứng đủ tất cả những mộng tưởng của phụ nữ về một người đàn ông hoàn hảo. Trong cuộc sống hôn nhân, ngoại trừ việc không vào bếp nấu nướng, Yoshitaka vẫn luôn ân cần dịu dàng với vợ mình. Vậy điều gì khiến Ayane căm hận chồng mình đến như vậy. Yoshitaka có một tuổi thơ không mấy hạnh phúc, bởi vậy nên mục tiêu khi kết hôn của anh là để sinh con. Không phải muốn sinh con khi kết hôn mà là kết hôn để sinh con, coi phụ nữ như công cụ sinh nở. Anh ta nói với bạn của mình “tôi muốn một người sinh con cho mình chứ không cần một quản gia hay đồ trang trí cao cấp“. Nhưng thật không may, Ayane lại bị vô sinh. Chồng cô đã ra một giao ước trước khi kết hôn là nếu trong vòng 1 năm sau khi kết hôn không có con thì sẽ chia tay. Sau đó chưa hết thời hạn một năm anh ta đã ngoại tình với trợ lý của cô. Câu chuyện cũng sẽ trở nên đơn giản, yêu hận tình thù, không chịu nổi sự bạc tình của chồng nên ra tay sát hại. Nhưng đằng sau đó còn có nguyên nhân khác mà mình không muốn spoil ở đây.
Nếu hỏi mình có thích nhân vật Mashiba Ayane không, có lẽ là không, mình không tìm thấy sự đồng cảm với hành động hay nội tâm của cô ấy. Nhưng Ayane phần nào rất đáng thương, hình ảnh một người phụ nữ tài hoa nhưng tâm lý bất ổn có chút gây ám ảnh mình. Ayane chìm trong cái tình yêu toxic ấy đến không thoát ra được, ngày ngày ngoại trừ công việc ở lớp dạy thì luôn ở nhà nội trợ, chăm sóc chồng. Cô không có sở thích gì đặc biệt ngoài việc đan ghép tranh và trồng cây hoa. Cô cũng luôn dịu dàng với mọi người, để ý đến cả những chi tiết nhỏ nhất, bởi vậy dù không ai nói nhưng cô vẫn phát hiện Hiromi có thai và quan tâm tới sức khỏe của cô ấy, rồi cả việc cô đan thêm miếng lót trong áo khoác của bố để phòng khi ông cụ bị ngã khi trượt chân trên tuyết. Vốn dĩ cô có thể lựa chọn sống rất bình dị và thanh thản. Nhưng cô lại chọn 1 con đường khó đi nhất, ở bên một người mà cô biết rõ là không yêu mình, chỉ chờ cơ hội để giết người đó. Đến cuối cùng mình cũng không hiểu Ayane có thực sự yêu Yoshitaka không? Kiểu tình yêu toxic như vậy, thật khó mà đồng cảm được.
Chuyện tình cảm có lẽ chỉ người trong cuộc có quyền lên tiếng. Nhưng mình muốn bàn luận một chút về quan điểm kết hôn. Kiểu người coi phụ nữ như công cụ sinh nở như Yoshitaka thật đáng ghê tởm, thế nhưng trong xã hội châu Á có lẽ không hiếm, có chăng là ở mức độ khác. Mình từng chứng kiến những cặp vợ chồng chia tay vì không có con. Nhưng bên cạnh đó mình cũng từng thấy những cặp đôi già cả ở với nhau cả đời không con cái hay chỉ nhận con nuôi. Rồi lại có những người bạn của mình xác định kết hôn nhưng không muốn sinh con. Trong showbiz có lẽ cũng không hiếm các cặp đôi kết hôn nhưng không sinh con. Mình luôn để ý đằng sau những quan niệm đó luôn có nguyên nhân khó nói. Ví dụ như Yoshitaka có tuổi thơ không hạnh phúc nên muốn có con để hoàn thành tâm nguyện về một gia đình hoàn hảo. Hoặc có vài người phụ nữ không tin tưởng vào khả năng sinh nở, làm mẹ của mình, sợ hãi trách nhiệm, hay đơn giản, sợ tiếng trẻ con khóc.
Chứng kiến cảnh bạn bè người thân sinh đẻ, nuôi nấng con cái, mình cũng có những ảo tưởng riêng: vừa sợ hãi lại vừa mong đợi. Ông trời trao cho người phụ nữ thiên chức làm mẹ, mình cũng không muốn nằm ngoài quy luật tự nhiên, dẫu biết quá trình thật sự là vất vả đau đớn. Hơn hết, mình thực sự thích trẻ con, dù rất bối rối với những em bé hay khóc, cũng không biết chơi với trẻ con, không hiểu ngôn ngữ của chúng, nhưng mình vẫn luôn thấy trẻ con rất đáng yêu. Bên cạnh đó, mình muốn trao cho con của mình những tình cảm giống như mình đã từng nhận được từ bố mẹ. Người đón nhận tình yêu rồi trao nó đi, người không nhận được tình yêu, thì tạo ra nó. Suy cho cùng, hôn nhân không phải là đích đến của tình yêu, chỉ là một sự giao ước, công nhận của xã hội. Tuy nhiên một cuộc hôn nhân không con cái nếu nói là hạnh phúc, mình cũng chưa hình dung ra được hạnh phúc đó sẽ có hình dạng gì, nhưng chắc chắn nếu nó đi đến cuối cùng, nó sẽ là thứ tình cảm chân thật nguyên thủy nhất. Bởi vì không có sự ràng buộc là con cái lại vẫn có thể ở bên nhau lâu dài, chịu đựng những khuyết điểm hay khác biệt của đối phương để sống cùng nhau đến cuối đời, đây có thể không phải cuộc hôn nhân đáng ngưỡng mộ nhưng tuyệt đối là thứ tình cảm lý tưởng trong hôn nhân.
Thực ra tác phẩm lần này miêu tả nội tâm nhân vật không quá ấn tượng như “Phía sau nghi can X”. Có chăng là thủ pháp gây án đặc biệt, khiến mình tò mò cố gắng đọc đến cuối cùng để xem vị giáo sư vật lý đó làm thế nào để tìm ra cách thức bỏ độc của hung thủ. Không chỉ gây án từ xa, còn là thời gian để hiện thực hóa nó cũng kì lạ. Nếu để đánh giá, mình cho cuốn này 7/10 điểm. Không quá dài, mình đọc mất gần 4 tiếng ebook, cũng không quá đau đầu hay bi kịch, không tốn nước mắt, có thể dùng để giết thời gian xả stress cuối tuần 🤪
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Sách II
SỰ CỨU RỖI CỦA THÁNH NỮ
Tác giả: Keigo Higashino
Reviewer: Điền Yên
Lần nào đọc những tác phẩm mà thủ phạm là nữ, tôi cũng phải thốt lên: “đàn bà dễ có mấy tay”. Phụ nữ, một khi đã quyết tâm hạ sát ai đó, thì vô cùng quyết tuyệt. Nói thế này chẳng sợ spoil bởi thủ phạm đã được tác giả ám chỉ ngay từ những trang đầu cuốn sách. Chúng ta đọc, chỉ là để xem nàng dùng phương pháp gì để giết chồng mà thôi.
Trên phương diện một phụ nữ, tôi không làm sao mê nổi anh chồng, dù anh ta đẹp trai giàu có quyến rũ. Cái tư tưởng lấy vợ chỉ để sinh con thật khó tiêu hóa. Tuy nhiên, anh này cũng khá thẳng thắn khi tuyên bố ngay từ khi chưa cưới: nếu trong 1 năm mà không có con thì sẽ chia tay. Cưới hay không, tùy em chọn. Vì thế, tôi cho rằng anh ta tàn nhẫn nhưng không có lỗi. Ayane đáng thương nhưng tự cô đánh cược ngay từ đầu thì phải chịu trách nhiệm với lựa chọn của mình thay vì giết chồng. Ấy vậy, câu kết tấn bi kịch vẫn làm tôi thỏa mãn. Than ôi, một người phụ nữ thông minh xinh đẹp nhường ấy, kiên nhẫn ung dung nhường ấy thật đáng ghi vào lịch sử tội ác.
Thủ pháp gây án phải nói là rất đơn giản, bởi Ayane không phải thiên tài hóa học, vật lý… hay chuyên gia che giấu hiện trường gì. Phương pháp của cô, ai cũng làm được, nhưng không ai làm được. Chỉ có người kiên định vô song, ý chí phi thường mới thực hiện nổi. Từng giờ từng phút, cô nắm mạng sống của chồng trong tay. Tôi thích suy nghĩ của Ayane, thích tưởng tượng cảm giác của nàng ở một vị trí tối thượng. Nàng, chứ không phải chồng, mới là người làm chủ cuộc chơi.
Truyện rất hấp dẫn vào đoạn cuối (như hầu hết truyện của Keigo), khi sự thật dần được sáng tỏ. Đoạn suy luận của anh Galileo không thú vị lắm, chủ yếu là cái thái độ úp mở của anh. Ngoài ra, truyện cũng rung hồi chuông cảnh báo cho mấy anh chàng không coi trọng phụ nữ, chỉ muốn sử dụng họ cho mục đích của mình. Nếu lấy nhau chỉ để đẻ, thì cần méo gì lấy nhau, thuê xừ người đẻ cho nhanh. Gia đình chẳng lẽ chỉ như vậy thôi sao? Nếu nghĩ vậy, các anh không xứng đáng có một gia đình.
Dù biết giết người là xấu, đặc biệt là khi nạn nhân không hề đáng chết, nhưng tôi không sao ghét Ayane được, chỉ có thể thở dài.
Tác giả: Keigo Higashino
Reviewer: Điền Yên
Lần nào đọc những tác phẩm mà thủ phạm là nữ, tôi cũng phải thốt lên: “đàn bà dễ có mấy tay”. Phụ nữ, một khi đã quyết tâm hạ sát ai đó, thì vô cùng quyết tuyệt. Nói thế này chẳng sợ spoil bởi thủ phạm đã được tác giả ám chỉ ngay từ những trang đầu cuốn sách. Chúng ta đọc, chỉ là để xem nàng dùng phương pháp gì để giết chồng mà thôi.
Trên phương diện một phụ nữ, tôi không làm sao mê nổi anh chồng, dù anh ta đẹp trai giàu có quyến rũ. Cái tư tưởng lấy vợ chỉ để sinh con thật khó tiêu hóa. Tuy nhiên, anh này cũng khá thẳng thắn khi tuyên bố ngay từ khi chưa cưới: nếu trong 1 năm mà không có con thì sẽ chia tay. Cưới hay không, tùy em chọn. Vì thế, tôi cho rằng anh ta tàn nhẫn nhưng không có lỗi. Ayane đáng thương nhưng tự cô đánh cược ngay từ đầu thì phải chịu trách nhiệm với lựa chọn của mình thay vì giết chồng. Ấy vậy, câu kết tấn bi kịch vẫn làm tôi thỏa mãn. Than ôi, một người phụ nữ thông minh xinh đẹp nhường ấy, kiên nhẫn ung dung nhường ấy thật đáng ghi vào lịch sử tội ác.
Thủ pháp gây án phải nói là rất đơn giản, bởi Ayane không phải thiên tài hóa học, vật lý… hay chuyên gia che giấu hiện trường gì. Phương pháp của cô, ai cũng làm được, nhưng không ai làm được. Chỉ có người kiên định vô song, ý chí phi thường mới thực hiện nổi. Từng giờ từng phút, cô nắm mạng sống của chồng trong tay. Tôi thích suy nghĩ của Ayane, thích tưởng tượng cảm giác của nàng ở một vị trí tối thượng. Nàng, chứ không phải chồng, mới là người làm chủ cuộc chơi.
Truyện rất hấp dẫn vào đoạn cuối (như hầu hết truyện của Keigo), khi sự thật dần được sáng tỏ. Đoạn suy luận của anh Galileo không thú vị lắm, chủ yếu là cái thái độ úp mở của anh. Ngoài ra, truyện cũng rung hồi chuông cảnh báo cho mấy anh chàng không coi trọng phụ nữ, chỉ muốn sử dụng họ cho mục đích của mình. Nếu lấy nhau chỉ để đẻ, thì cần méo gì lấy nhau, thuê xừ người đẻ cho nhanh. Gia đình chẳng lẽ chỉ như vậy thôi sao? Nếu nghĩ vậy, các anh không xứng đáng có một gia đình.
Dù biết giết người là xấu, đặc biệt là khi nạn nhân không hề đáng chết, nhưng tôi không sao ghét Ayane được, chỉ có thể thở dài.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Sách II
Review sách
Sự Cứu Rỗi Của Thánh Nữ – Hành Trình Phá Vụ Án Không Có Thực
“Không làm gì hết, mới chính là phương thức giết người” – Thám tử Galileo, Yukawa Manabu.
Tác giả Higashino Keigo thật không quá xa lạ với những độc giả có hứng thú thể loại trinh thám kịch tích, về các cuộc điều tra mang tính hình sự, đặc biệt là dành sự yêu thích với vô số tác phẩm nổi đình đám của ông: Phía Sau Nghi Can X (2005), Phương Trình Hạ Chí (2011), Ma Thuật Bị Cấm (2015). Ngoài ba tác phẩm đều thuộc series phá án của nhân vật thám tử, tiến sĩ khoa học nổi tiếng – Thám tử Galileo, hay còn gọi là Yukawa, thì tiểu thuyết Sự Cứu Rỗi Của Thánh Nữ hiển nhiên sẽ không nằm ngoài danh sách dự đoán.
Dành cho những độc giả chưa từng lấn sang thể loại sách phá án, Sự Cứu Rỗi Của Thánh Nữ hẳn là quyển tiểu thuyết phù hợp cho những đêm muộn, thậm chí chỉ vừa đọc đến giai đoạn cảnh sát tìm tư liệu đã cảm thấy, đây quả thực là vụ án khó thực hiện, và cách để tìm ra động cơ buộc tội hẳn phải là người giải án điên rồ, có một độc giả để lại bình luận thế này: “Dù đã biết trước hung thủ, nhưng cách phá án và tư duy khác người chính là điểm hấp dẫn trong tiểu thuyết”.
Sự Thật Liệu Có Đang Ở Trước Mắt?
Bối cảnh của quyển tiểu thuyết là tại biệt thự nhà Mashiba Yoshitaka, khi thi thể của người chồng Mashiba được tìm thấy cạnh ly cà phê đổ xuống sàn nhà, ngoài cô người tình trẻ tuổi Hiromi là học trò, cũng là trợ lý của người vợ Ayane dịu hiền, giỏi giang biết chăm sóc gia đình chu toàn. Một dấu chấm hỏi lớn cho phía cảnh sát chính là thi thể được tìm thấy tại nhà riêng nhưng không tìm được động cơ của kẻ thứ ba xâm nhập nào, Hiromi và Ayane hiển nhiên cũng có chứng cứ ngoại phạm vững chắc, độc giả theo lối dẫn dắt lôi cuốn nhưng chậm rãi đó sẽ phần nào lờ mờ nảy sinh sự tự suy đoán, chính xác hơn là không nhìn ra ai đang nói dối vì cả hai thực sự khai hoàn toàn trùng khớp.
Vậy ai trong Hiromi, Ayane là hung thủ thực sự? lý do nào để hai người họ giết Mashiba khi một người là vợ, người kia là tình nhân?
Đi hơn nửa quyển sách, nhìn thấy sự cố gắng tìm những mối chi tiết có liên quan đến vụ án, làm hai cảnh sát Kaoru và Kusanagi không khỏi đau đầu, đến khi nhân vật Thám tử Galileo hay còn gọi với cái tên thân mật là tiến sĩ Yukawa Manabu xuất hiện như một lời giải đáp.
Gây Án Tỉ Mỉ Đến Mức Hoàn Hảo
Mình xin tiết lộ một chút chi tiết của vụ án, đầu tiên, hẳn phải có người đã động tay vào hung khí, chính là nước dùng để pha cà phê đã tẩm độc thạch tín, thứ hai kẻ đó đã thực hiện mà không để lại dấu vết thậm chí là tiêu hủy thứ vết tích cuối cùng với độ chính xác cao, nhằm làm khó phía cảnh sát tìm ra kẻ đứng sau.
Thám tử Galileo đã dùng một câu để hình dung vụ án: “Có thể nghĩ ra về mặt lý thuyết nhưng không có khả năng xảy ra trong thực tế”, bởi đây là loại vụ án chỉ có thể thực hiện trong tưởng tượng khi đặc biệt hoàn hảo đến từng chi tiết, cách gây án không dành cho người thường, và hầu như không để lại dấu vết, căn chuẩn thời gian gây án dù không có mặt ở hiện trường, tâm tư quả thật nguy hiểm.
“Cô thử nghĩ mà xem, đó là điều đương nhiên. Nếu làm một việc gì đó thì sẽ lưu lại vết tích. Nhưng cô ta không làm gì cả. Không làm gì hết chính là phương thức gϊếŧ người. Thế thì có muốn tìm dấu vết hành động của cô ta cũng vô ích. Vật chứng duy nhất là thạch tín được tìm thấy trong thiết bị lọc nhưng chỉ như thế thì không đủ để làm chứng cứ buộc tội.”
Nhưng kẻ điên dù thế này hay thế kia cũng sẽ vô tình gặp kẻ điên khác tương tự, tiến sĩ Yukawa đã cho thử nghiệm tất cả hành vi có thể, dùng loại xét nghiệm tiên tiến nhất, từng bước cùng hai cảnh sát sát nhập vào tâm lý nhân vật, hóa giải chân tướng sâu xa hơn trong câu chuyện tình yêu và mối liên hệ trong quá khứ của người chồng Mashiba.
Với giọng văn không thể bình tĩnh hơn, người đọc cũng hồi hộp đợi chờ từng chi tiết được lý giải, vô tình những suy đoán lại logic và trùng khớp nhưng hung thủ trước mắt làm sao buộc tội khi vết tích đã bị xóa đi? Thám Tử trước mắt là thuật lại cách gây án, sau đó đem thứ được cho là chứng cứ nhỏ nhất chất vấn, buộc hung thủ tự mình xác nhận.
Ngoài hành vì tàn nhẫn thâm sâu cũng như cách phá án mang tính khoa học tư duy, tác giả Higashino Keigo đã xen lẫn loại tình yêu phức tạp vào tiểu thuyết, diễn biến tâm lý lo được lo mất của nhân vật dẫn đến kế hoạch “giữ mạng” kéo dài hơn 1 năm.
Chẳng phải mọi người vẫn thường truyền nhau rằng, đừng cố dồn ai vào đường cùng, bởi không ai biết họ sẽ làm gì với cuộc đời của mình hay sao? Tâm lý người vợ có chút khó cảm thông này rốt cuộc là vì yêu nhầm người? Vì trao đi tình cảm trân quý cho một kẻ không hề xem trọng nó, sau cùng tội ác vẫn bị phơi bày, riêng Ayane đã không còn đau lòng nữa, có lẽ tâm cô ấy đã chết kể từ khi quyết định kết thúc mọi chuyện, kết thúc lời hứa hẹn nếu không thể có con thì tình yêu sâu nặng của cô cũng không một chút giá trị với người đàn ông kia.
“Em sẽ ở bên anh với tư cách người vợ. Hơn nữa, người nắm giữ vận mệnh của anh là em. Cô đã xác định một cuộc sống hôn nhân như thế. Đó là cuộc sống trì hoãn sự trừng phạt dành cho anh.”
“Sau khi kết hôn anh vẫn rất dịu dàng. Là một người chồng không có gì phải phàn nàn. Chỉ cần tình cảm của anh không thay đổi, Ayane sẽ không để ai có thể đến gần thiết bị lọc. Những gì anh làm với Junko là không thể tha thứ nhưng nếu anh không đối xử với mình như vậy thì mãi mãi sống thế này cũng được. Đối với Ayane, cuộc sống hôn nhân là chuỗi ngày liên tục cứu mạng người chồng đứng trên giá treo cổ.”
Bản thân mình đọc đến đoạn đối thoại nội tâm này cũng không khỏi rùng mình, quả thực con người có quá nhiều sự chi phối dẫn đến tâm không tĩnh buông bỏ mà chọn cách thù hận. Hy vọng Sự Cứu Rỗi Của Thánh Nữ hoặc vô số tác phẩm trinh thám kế tiếp mà độc giả tìm đọc, đều gây một sự hứng thú, tò mò nhất định. Đó cũng chính là thành công của tiểu thuyết lẫn tác giả Higashino Keigo.
Sự Cứu Rỗi Của Thánh Nữ – Hành Trình Phá Vụ Án Không Có Thực
“Không làm gì hết, mới chính là phương thức giết người” – Thám tử Galileo, Yukawa Manabu.
Tác giả Higashino Keigo thật không quá xa lạ với những độc giả có hứng thú thể loại trinh thám kịch tích, về các cuộc điều tra mang tính hình sự, đặc biệt là dành sự yêu thích với vô số tác phẩm nổi đình đám của ông: Phía Sau Nghi Can X (2005), Phương Trình Hạ Chí (2011), Ma Thuật Bị Cấm (2015). Ngoài ba tác phẩm đều thuộc series phá án của nhân vật thám tử, tiến sĩ khoa học nổi tiếng – Thám tử Galileo, hay còn gọi là Yukawa, thì tiểu thuyết Sự Cứu Rỗi Của Thánh Nữ hiển nhiên sẽ không nằm ngoài danh sách dự đoán.
Dành cho những độc giả chưa từng lấn sang thể loại sách phá án, Sự Cứu Rỗi Của Thánh Nữ hẳn là quyển tiểu thuyết phù hợp cho những đêm muộn, thậm chí chỉ vừa đọc đến giai đoạn cảnh sát tìm tư liệu đã cảm thấy, đây quả thực là vụ án khó thực hiện, và cách để tìm ra động cơ buộc tội hẳn phải là người giải án điên rồ, có một độc giả để lại bình luận thế này: “Dù đã biết trước hung thủ, nhưng cách phá án và tư duy khác người chính là điểm hấp dẫn trong tiểu thuyết”.
Sự Thật Liệu Có Đang Ở Trước Mắt?
Bối cảnh của quyển tiểu thuyết là tại biệt thự nhà Mashiba Yoshitaka, khi thi thể của người chồng Mashiba được tìm thấy cạnh ly cà phê đổ xuống sàn nhà, ngoài cô người tình trẻ tuổi Hiromi là học trò, cũng là trợ lý của người vợ Ayane dịu hiền, giỏi giang biết chăm sóc gia đình chu toàn. Một dấu chấm hỏi lớn cho phía cảnh sát chính là thi thể được tìm thấy tại nhà riêng nhưng không tìm được động cơ của kẻ thứ ba xâm nhập nào, Hiromi và Ayane hiển nhiên cũng có chứng cứ ngoại phạm vững chắc, độc giả theo lối dẫn dắt lôi cuốn nhưng chậm rãi đó sẽ phần nào lờ mờ nảy sinh sự tự suy đoán, chính xác hơn là không nhìn ra ai đang nói dối vì cả hai thực sự khai hoàn toàn trùng khớp.
Vậy ai trong Hiromi, Ayane là hung thủ thực sự? lý do nào để hai người họ giết Mashiba khi một người là vợ, người kia là tình nhân?
Đi hơn nửa quyển sách, nhìn thấy sự cố gắng tìm những mối chi tiết có liên quan đến vụ án, làm hai cảnh sát Kaoru và Kusanagi không khỏi đau đầu, đến khi nhân vật Thám tử Galileo hay còn gọi với cái tên thân mật là tiến sĩ Yukawa Manabu xuất hiện như một lời giải đáp.
Gây Án Tỉ Mỉ Đến Mức Hoàn Hảo
Mình xin tiết lộ một chút chi tiết của vụ án, đầu tiên, hẳn phải có người đã động tay vào hung khí, chính là nước dùng để pha cà phê đã tẩm độc thạch tín, thứ hai kẻ đó đã thực hiện mà không để lại dấu vết thậm chí là tiêu hủy thứ vết tích cuối cùng với độ chính xác cao, nhằm làm khó phía cảnh sát tìm ra kẻ đứng sau.
Thám tử Galileo đã dùng một câu để hình dung vụ án: “Có thể nghĩ ra về mặt lý thuyết nhưng không có khả năng xảy ra trong thực tế”, bởi đây là loại vụ án chỉ có thể thực hiện trong tưởng tượng khi đặc biệt hoàn hảo đến từng chi tiết, cách gây án không dành cho người thường, và hầu như không để lại dấu vết, căn chuẩn thời gian gây án dù không có mặt ở hiện trường, tâm tư quả thật nguy hiểm.
“Cô thử nghĩ mà xem, đó là điều đương nhiên. Nếu làm một việc gì đó thì sẽ lưu lại vết tích. Nhưng cô ta không làm gì cả. Không làm gì hết chính là phương thức gϊếŧ người. Thế thì có muốn tìm dấu vết hành động của cô ta cũng vô ích. Vật chứng duy nhất là thạch tín được tìm thấy trong thiết bị lọc nhưng chỉ như thế thì không đủ để làm chứng cứ buộc tội.”
Nhưng kẻ điên dù thế này hay thế kia cũng sẽ vô tình gặp kẻ điên khác tương tự, tiến sĩ Yukawa đã cho thử nghiệm tất cả hành vi có thể, dùng loại xét nghiệm tiên tiến nhất, từng bước cùng hai cảnh sát sát nhập vào tâm lý nhân vật, hóa giải chân tướng sâu xa hơn trong câu chuyện tình yêu và mối liên hệ trong quá khứ của người chồng Mashiba.
Với giọng văn không thể bình tĩnh hơn, người đọc cũng hồi hộp đợi chờ từng chi tiết được lý giải, vô tình những suy đoán lại logic và trùng khớp nhưng hung thủ trước mắt làm sao buộc tội khi vết tích đã bị xóa đi? Thám Tử trước mắt là thuật lại cách gây án, sau đó đem thứ được cho là chứng cứ nhỏ nhất chất vấn, buộc hung thủ tự mình xác nhận.
Ngoài hành vì tàn nhẫn thâm sâu cũng như cách phá án mang tính khoa học tư duy, tác giả Higashino Keigo đã xen lẫn loại tình yêu phức tạp vào tiểu thuyết, diễn biến tâm lý lo được lo mất của nhân vật dẫn đến kế hoạch “giữ mạng” kéo dài hơn 1 năm.
Chẳng phải mọi người vẫn thường truyền nhau rằng, đừng cố dồn ai vào đường cùng, bởi không ai biết họ sẽ làm gì với cuộc đời của mình hay sao? Tâm lý người vợ có chút khó cảm thông này rốt cuộc là vì yêu nhầm người? Vì trao đi tình cảm trân quý cho một kẻ không hề xem trọng nó, sau cùng tội ác vẫn bị phơi bày, riêng Ayane đã không còn đau lòng nữa, có lẽ tâm cô ấy đã chết kể từ khi quyết định kết thúc mọi chuyện, kết thúc lời hứa hẹn nếu không thể có con thì tình yêu sâu nặng của cô cũng không một chút giá trị với người đàn ông kia.
“Em sẽ ở bên anh với tư cách người vợ. Hơn nữa, người nắm giữ vận mệnh của anh là em. Cô đã xác định một cuộc sống hôn nhân như thế. Đó là cuộc sống trì hoãn sự trừng phạt dành cho anh.”
“Sau khi kết hôn anh vẫn rất dịu dàng. Là một người chồng không có gì phải phàn nàn. Chỉ cần tình cảm của anh không thay đổi, Ayane sẽ không để ai có thể đến gần thiết bị lọc. Những gì anh làm với Junko là không thể tha thứ nhưng nếu anh không đối xử với mình như vậy thì mãi mãi sống thế này cũng được. Đối với Ayane, cuộc sống hôn nhân là chuỗi ngày liên tục cứu mạng người chồng đứng trên giá treo cổ.”
Bản thân mình đọc đến đoạn đối thoại nội tâm này cũng không khỏi rùng mình, quả thực con người có quá nhiều sự chi phối dẫn đến tâm không tĩnh buông bỏ mà chọn cách thù hận. Hy vọng Sự Cứu Rỗi Của Thánh Nữ hoặc vô số tác phẩm trinh thám kế tiếp mà độc giả tìm đọc, đều gây một sự hứng thú, tò mò nhất định. Đó cũng chính là thành công của tiểu thuyết lẫn tác giả Higashino Keigo.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Sách II
The Hideaway
I'm just a lost boy with my head up in the clouds…
[Review] – Sự Cứu Rỗi Của Thánh Nữ – Higashino Keigo
Bên cạnh những cái tên đình đám như “Bạch Dạ Hành”, “Phía Sau Nghi Can X”… thì bạn không thể nào bỏ qua “Sự Cứu Rỗi Của Thánh Nữ” – một trong những tác phẩm trinh thám vô cùng xuất sắc của Higashino Keigo với tội ác hoàn hảo cùng với một plot twist đỉnh của chóp.
Một vụ đầu độc bằng thạch tín xảy ra trong một ngôi biệt thự nọ; nạn nhân là giám đốc của một công ty công nghệ thông tin tên là Mashiba Yoshitaka, người được cho là hầu như không hề có xích mích hay thù hằn với ai. Những nghi phạm duy nhất của vụ án là Ayane – người vợ xinh đẹp, đảm đang và cô nhân tình Hiromi. Thế nhưng, khi vụ án xảy ra, thì người vợ lại đang ở một nơi rất xa, với chứng cứ ngoại phạm vô cùng vững chắc. Còn về phía cô nhân tình, người rời căn biệt thự khi nạn nhân còn sớm, dù bằng chứng ngoại phạm chưa rõ ràng nhưng mọi chứng cứ, tình tiết lại hướng về cô vợ nhiều hơn.
Khi mọi thứ cứ lẩn quẩn trong bế tắc thì tèng teng, nhà vật lý học quen thuộc Yukawa Manabu tái xuất và giải mã tội ác tưởng chừng như hoàn hảo này. Mỗi bài toán đều có một đáp án nhất định, và có thể có một hoặc nhiều cách giải. Thế nhưng, vụ án bí ẩn này dù đã có đáp án, nhưng chẳng có cách giải nào hợp lý cả. Và trong quá trình điều tra, Yukawa đã tìm thấy “đáp án ảo”, rồi từ từ đi ngược là cả quá trình và phơi bày mọi sự thật.
Đa phần các truyện trinh thám sẽ diễn ra theo mô típ gây án – tìm ra thủ phạm nhưng có ít truyện lại tiết lộ danh tính của thủ phạm từ đầu. Và để làm điều đó thì nội dung cuốn sách phải có một cốt truyện, kết cấu đủ mạnh hoặc hệ thống nhân vật đủ ấn tượng để giữ chân độc giả đến cuối. Và cũng như tác phẩm kinh điển “Phía Sau Nghi Can X”, Higashino Keigo lại không khiến chúng ta thất vọng với “Sự Cứu Rỗi Của Thánh Nữ”.
Thật sư cuốn sách cho bản thân mình một cảm giác ngỡ ngàng ngay khi bí mật được hé mở. Thật khó mà diễn tả cảm giác thán phục trước một cú plot twist đỉnh của chóp như vậy. Một bài toán đơn giản nhưng lại khiến bao người vắt óc tìm lời giải và đáp án lại còn đơn giản hơn thế nữa.
Nội dung câu chuyện là sự đan xen của nhiều mạch truyện khác nhau, từ hiên tại quay ngược về quá khứ; từ hành trình điều tra đến những suy nghĩ, sự kiện diễn ra trong tâm trí… Điều khiến mình thấy ấn tượng mạnh của “Sự Cứu Rỗi Của Thành Nữ” đó là các chi tiết tưởng chừng như dư thừa lại đóng vai trò quan trọng và hợp lý trong câu chuyện, từ cách bài trí nhà cửa, các cuộc nói chuyện, thói quen sinh hoạt… vì bởi là đó là những mắt xích trong vụ án. Trước giờ, Higashino Keigo vẫn luôn chăm chút các chi tiết trong truyện của mình nhưng có lẽ đây là cuốn sách mà điều đó đạt hiệu quả tối ưu và ấn tượng .
Ấn tượng là thế, nhưng cuốn sách không chỉ đơn thuần vẽ nên một tội ác hoàn hảo mà Higashino Keigo còn thông qua đó khắc họa chân dung của gia đình, cuộc sống hôn nhân và hình tượng người phụ nữ Nhật Bản.
Mashiba Yoshitaka tượng trưng cho hình mẫu người đàn ông Nhật Bản đáng mơ ước với danh vọng, tiền tài thế nhưng anh chỉ coi phụ nữ là những kiếp người phụ thuộc, có trách nhiệm chăm lo gia đình và sinh con đẻ cái. Và Ayane, một người phụ nữ xinh đẹp, dịu dàng, đảm đang chính là hình mẫu tuyệt vời của anh. Cô cũng hết mực yêu thường và chăm lo cho tổ ấm bé nhỏ của mình. Thế nhưng bi kịch lại đến với gia đình khi Hiromi xuất hiện với giọt máu của Yoshitaka trong bụng trong khi Ayana bất lực vì cô không thể cho anh một đứa con Uất ức, ghen tị, hận thù, dằn vặt… ngổn ngang trong tâm trí, buộc. Ayane đứng trước ngưỡng cửa của sự lựa chọn: cứu rỗi hay giải thoát.
Mình có để ý rằng những người phụ nữ trong các tập truyện của chú Keigo luôn mang lại cảm giác “ớn lạnh”, máu lạnh và đầy tâm cơ như Yukiho trong “Bạch Dạ Hành”, Chiharu trong “Tên Của Trò Chơi Là Bắt Cóc”, Naomi trong “Khách Sạn Mặt Nạ”… Và người vợ trong truyện này quả thật là một “silent killer”. Mọi thứ cứ tưởng chừng như không thể xảy ra, nhưng lại diễn ra một cách không tưởng, với một sự kiên nhẫn vô cùng đáng sợ.
I'm just a lost boy with my head up in the clouds…
[Review] – Sự Cứu Rỗi Của Thánh Nữ – Higashino Keigo
Bên cạnh những cái tên đình đám như “Bạch Dạ Hành”, “Phía Sau Nghi Can X”… thì bạn không thể nào bỏ qua “Sự Cứu Rỗi Của Thánh Nữ” – một trong những tác phẩm trinh thám vô cùng xuất sắc của Higashino Keigo với tội ác hoàn hảo cùng với một plot twist đỉnh của chóp.
Một vụ đầu độc bằng thạch tín xảy ra trong một ngôi biệt thự nọ; nạn nhân là giám đốc của một công ty công nghệ thông tin tên là Mashiba Yoshitaka, người được cho là hầu như không hề có xích mích hay thù hằn với ai. Những nghi phạm duy nhất của vụ án là Ayane – người vợ xinh đẹp, đảm đang và cô nhân tình Hiromi. Thế nhưng, khi vụ án xảy ra, thì người vợ lại đang ở một nơi rất xa, với chứng cứ ngoại phạm vô cùng vững chắc. Còn về phía cô nhân tình, người rời căn biệt thự khi nạn nhân còn sớm, dù bằng chứng ngoại phạm chưa rõ ràng nhưng mọi chứng cứ, tình tiết lại hướng về cô vợ nhiều hơn.
Khi mọi thứ cứ lẩn quẩn trong bế tắc thì tèng teng, nhà vật lý học quen thuộc Yukawa Manabu tái xuất và giải mã tội ác tưởng chừng như hoàn hảo này. Mỗi bài toán đều có một đáp án nhất định, và có thể có một hoặc nhiều cách giải. Thế nhưng, vụ án bí ẩn này dù đã có đáp án, nhưng chẳng có cách giải nào hợp lý cả. Và trong quá trình điều tra, Yukawa đã tìm thấy “đáp án ảo”, rồi từ từ đi ngược là cả quá trình và phơi bày mọi sự thật.
Đa phần các truyện trinh thám sẽ diễn ra theo mô típ gây án – tìm ra thủ phạm nhưng có ít truyện lại tiết lộ danh tính của thủ phạm từ đầu. Và để làm điều đó thì nội dung cuốn sách phải có một cốt truyện, kết cấu đủ mạnh hoặc hệ thống nhân vật đủ ấn tượng để giữ chân độc giả đến cuối. Và cũng như tác phẩm kinh điển “Phía Sau Nghi Can X”, Higashino Keigo lại không khiến chúng ta thất vọng với “Sự Cứu Rỗi Của Thánh Nữ”.
Thật sư cuốn sách cho bản thân mình một cảm giác ngỡ ngàng ngay khi bí mật được hé mở. Thật khó mà diễn tả cảm giác thán phục trước một cú plot twist đỉnh của chóp như vậy. Một bài toán đơn giản nhưng lại khiến bao người vắt óc tìm lời giải và đáp án lại còn đơn giản hơn thế nữa.
Nội dung câu chuyện là sự đan xen của nhiều mạch truyện khác nhau, từ hiên tại quay ngược về quá khứ; từ hành trình điều tra đến những suy nghĩ, sự kiện diễn ra trong tâm trí… Điều khiến mình thấy ấn tượng mạnh của “Sự Cứu Rỗi Của Thành Nữ” đó là các chi tiết tưởng chừng như dư thừa lại đóng vai trò quan trọng và hợp lý trong câu chuyện, từ cách bài trí nhà cửa, các cuộc nói chuyện, thói quen sinh hoạt… vì bởi là đó là những mắt xích trong vụ án. Trước giờ, Higashino Keigo vẫn luôn chăm chút các chi tiết trong truyện của mình nhưng có lẽ đây là cuốn sách mà điều đó đạt hiệu quả tối ưu và ấn tượng .
Ấn tượng là thế, nhưng cuốn sách không chỉ đơn thuần vẽ nên một tội ác hoàn hảo mà Higashino Keigo còn thông qua đó khắc họa chân dung của gia đình, cuộc sống hôn nhân và hình tượng người phụ nữ Nhật Bản.
Mashiba Yoshitaka tượng trưng cho hình mẫu người đàn ông Nhật Bản đáng mơ ước với danh vọng, tiền tài thế nhưng anh chỉ coi phụ nữ là những kiếp người phụ thuộc, có trách nhiệm chăm lo gia đình và sinh con đẻ cái. Và Ayane, một người phụ nữ xinh đẹp, dịu dàng, đảm đang chính là hình mẫu tuyệt vời của anh. Cô cũng hết mực yêu thường và chăm lo cho tổ ấm bé nhỏ của mình. Thế nhưng bi kịch lại đến với gia đình khi Hiromi xuất hiện với giọt máu của Yoshitaka trong bụng trong khi Ayana bất lực vì cô không thể cho anh một đứa con Uất ức, ghen tị, hận thù, dằn vặt… ngổn ngang trong tâm trí, buộc. Ayane đứng trước ngưỡng cửa của sự lựa chọn: cứu rỗi hay giải thoát.
Mình có để ý rằng những người phụ nữ trong các tập truyện của chú Keigo luôn mang lại cảm giác “ớn lạnh”, máu lạnh và đầy tâm cơ như Yukiho trong “Bạch Dạ Hành”, Chiharu trong “Tên Của Trò Chơi Là Bắt Cóc”, Naomi trong “Khách Sạn Mặt Nạ”… Và người vợ trong truyện này quả thật là một “silent killer”. Mọi thứ cứ tưởng chừng như không thể xảy ra, nhưng lại diễn ra một cách không tưởng, với một sự kiên nhẫn vô cùng đáng sợ.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Sách II
[Đánh Giá Sách] 'Sự Cứu Rỗi Của Thánh Nữ' - Higashino Keigo
Mytour.
- Ban đầu tôi không hề có ý định mua cuốn sách này. Tôi đến hiệu sách vào một tối Chủ Nhật, ngồi bên trong hiệu sách Ngân Nga và băn khoăn không biết nên chọn mua cuốn sách nào. Tôi tình cờ lấy trúng cuốn 'Sự cứu rỗi của thánh nữ' của Higashino Keigo. Đọc phần giới thiệu ở cuối sách, tôi thấy truyện có vẻ hay và là truyện trinh thám, vì vậy tôi quyết định mua luôn.
- Tôi đã từng đọc bộ Sherlock Holmes của Conan Doyle và các tiểu thuyết trinh thám của Agatha Christie. Đọc Sherlock Holmes khi tôi chỉ mới học lớp 8 nên chưa có cảm nhận sâu sắc về tác phẩm. Khi lớn lên, tôi biết đến tiểu thuyết của 'Nữ hoàng trinh thám' Agatha Christie. Truyện của bà thật sự rất hay với những cái kết gây bất ngờ cho người đọc. Và tác phẩm 'Sự cứu rỗi của thánh nữ' của Keigo đã cho tôi một góc nhìn mới mẻ về truyện trinh thám nói chung và cách hung thủ thực hiện thủ đoạn nói riêng.
- Dưới đây là bài đánh giá của tôi về câu chuyện đầy sức hấp dẫn này. Truyện mở đầu bằng cảnh nói chuyện của 2 nhân vật, Mashiba Yoshitaka - giám đốc của một công ty IT, và người vợ Mashiba Ayane - một nghệ nhân patchwork. Hai người đã có giao ước rằng sau 1 năm kết hôn, nếu Ayane không có thai thì họ sẽ chia tay. Theo tôi, hôn nhân không phải là trò đùa hay một trò chơi, chán là bỏ đi đâu. Nhưng với Yoshitaka, người kết hôn với mục đích chỉ để sinh con, thì người vợ chỉ là 'một người sinh con cho mình' chứ anh ta không cần 'một quản gia hay một đồ trang trí cao cấp'. Nhân vật này do thiếu thốn tình cảm từ nhỏ nên luôn mong muốn có được một đứa con máu mủ, và anh ta rất coi trọng điều đó. Tình yêu hay ham muốn bản thân đều bị anh ta gạt sang một bên. Có lẽ, trong mắt người đọc, anh ta là một người lạnh lùng nhưng cương quyết 'theo đuổi kế hoạch cuộc đời'.
- Nội dung thật sự không chê vào đâu được:
+ Cách mở đầu truyện và kết thúc truyện bổ sung cho nhau (kiểu đầu cuối tương ứng) đã đánh lừa độc giả thành công.
+ Thủ đoạn tài tình và tinh tế, vượt ra ngoài sự tưởng tượng của bản thân.
+ Xây dựng những nhân vật độc đáo, mô tả tâm trạng của họ sống động.
+ Cách diễn đạt xuất sắc khiến tôi cảm thấy như đang chứng kiến mọi sự việc và cảnh vật của vụ án diễn ra.
+ Những câu chuyện về khảo cổ học (khám phá hóa thạch khủng long) và vật lý (ánh sáng) rất thú vị và sâu sắc, thể hiện sự hiểu biết rộng lớn về các lĩnh vực của tác giả.
- Truyện tuyệt vời nhưng đoạn Manabu giải thích về máy lọc nước hơi khó hiểu với tôi (phải đọc lại mấy lần mới hiểu).
- Tôi rất thích đọc truyện trinh thám vì tôi không phải là người giỏi suy luận. Đọc trinh thám giúp tôi nâng cao trí tuệ và mở rộng cái nhìn về tâm lý con người và các vấn đề thực tế.
- Đây là tác phẩm đầu tiên của Keigo
mà tôi đọc. Nhưng thật sự tôi đã bị cuốn vào câu chuyện của tác giả. Các tác
phẩm của Agatha Christie thường tập trung vào những yếu tố bất ngờ. Trái lại,
Keigo mô tả chi tiết về cách hung thủ thực hiện thủ đoạn.
- Tôi tin rằng đây là một tác phẩm
mà mọi người nên đọc ít nhất một lần trong đời. Truyện thực sự rất xuất sắc.
Quả là không sai khi Keigo được coi là một hiện tượng trinh thám ở Nhật Bản.
Mytour.
- Ban đầu tôi không hề có ý định mua cuốn sách này. Tôi đến hiệu sách vào một tối Chủ Nhật, ngồi bên trong hiệu sách Ngân Nga và băn khoăn không biết nên chọn mua cuốn sách nào. Tôi tình cờ lấy trúng cuốn 'Sự cứu rỗi của thánh nữ' của Higashino Keigo. Đọc phần giới thiệu ở cuối sách, tôi thấy truyện có vẻ hay và là truyện trinh thám, vì vậy tôi quyết định mua luôn.
- Tôi đã từng đọc bộ Sherlock Holmes của Conan Doyle và các tiểu thuyết trinh thám của Agatha Christie. Đọc Sherlock Holmes khi tôi chỉ mới học lớp 8 nên chưa có cảm nhận sâu sắc về tác phẩm. Khi lớn lên, tôi biết đến tiểu thuyết của 'Nữ hoàng trinh thám' Agatha Christie. Truyện của bà thật sự rất hay với những cái kết gây bất ngờ cho người đọc. Và tác phẩm 'Sự cứu rỗi của thánh nữ' của Keigo đã cho tôi một góc nhìn mới mẻ về truyện trinh thám nói chung và cách hung thủ thực hiện thủ đoạn nói riêng.
- Dưới đây là bài đánh giá của tôi về câu chuyện đầy sức hấp dẫn này. Truyện mở đầu bằng cảnh nói chuyện của 2 nhân vật, Mashiba Yoshitaka - giám đốc của một công ty IT, và người vợ Mashiba Ayane - một nghệ nhân patchwork. Hai người đã có giao ước rằng sau 1 năm kết hôn, nếu Ayane không có thai thì họ sẽ chia tay. Theo tôi, hôn nhân không phải là trò đùa hay một trò chơi, chán là bỏ đi đâu. Nhưng với Yoshitaka, người kết hôn với mục đích chỉ để sinh con, thì người vợ chỉ là 'một người sinh con cho mình' chứ anh ta không cần 'một quản gia hay một đồ trang trí cao cấp'. Nhân vật này do thiếu thốn tình cảm từ nhỏ nên luôn mong muốn có được một đứa con máu mủ, và anh ta rất coi trọng điều đó. Tình yêu hay ham muốn bản thân đều bị anh ta gạt sang một bên. Có lẽ, trong mắt người đọc, anh ta là một người lạnh lùng nhưng cương quyết 'theo đuổi kế hoạch cuộc đời'.
- Nội dung thật sự không chê vào đâu được:
+ Cách mở đầu truyện và kết thúc truyện bổ sung cho nhau (kiểu đầu cuối tương ứng) đã đánh lừa độc giả thành công.
+ Thủ đoạn tài tình và tinh tế, vượt ra ngoài sự tưởng tượng của bản thân.
+ Xây dựng những nhân vật độc đáo, mô tả tâm trạng của họ sống động.
+ Cách diễn đạt xuất sắc khiến tôi cảm thấy như đang chứng kiến mọi sự việc và cảnh vật của vụ án diễn ra.
+ Những câu chuyện về khảo cổ học (khám phá hóa thạch khủng long) và vật lý (ánh sáng) rất thú vị và sâu sắc, thể hiện sự hiểu biết rộng lớn về các lĩnh vực của tác giả.
- Truyện tuyệt vời nhưng đoạn Manabu giải thích về máy lọc nước hơi khó hiểu với tôi (phải đọc lại mấy lần mới hiểu).
- Tôi rất thích đọc truyện trinh thám vì tôi không phải là người giỏi suy luận. Đọc trinh thám giúp tôi nâng cao trí tuệ và mở rộng cái nhìn về tâm lý con người và các vấn đề thực tế.
- Đây là tác phẩm đầu tiên của Keigo
mà tôi đọc. Nhưng thật sự tôi đã bị cuốn vào câu chuyện của tác giả. Các tác
phẩm của Agatha Christie thường tập trung vào những yếu tố bất ngờ. Trái lại,
Keigo mô tả chi tiết về cách hung thủ thực hiện thủ đoạn.
- Tôi tin rằng đây là một tác phẩm
mà mọi người nên đọc ít nhất một lần trong đời. Truyện thực sự rất xuất sắc.
Quả là không sai khi Keigo được coi là một hiện tượng trinh thám ở Nhật Bản.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Sách II
Tapchireview
[Review sách] Sự cứu rỗi của thánh nữ: Học được gì qua câu chuyện tình yêu của phụ nữ?
Posted on 25/06/2024 by Trần Chí
Tình yêu của phụ nữ là một trong những chất liệu được nhiều tác giả lựa chọn để khai thác. Bởi lẽ, mỗi người phụ nữ lại có cho riêng mình một định nghĩa về tình yêu. Có người nghĩ rằng, tình yêu chính là sự hy sinh, họ hy sinh danh dự, các mối quan hệ, tương lai, thậm chí là cả tính mạng. Có người trải qua nhiều đau đớn lại chọn cách trả thù người mình yêu. Thế nhưng, dù là người phụ nữ nào, khi đã bước vào tình yêu, họ cũng đều dành một trái tim chân thành và mãnh liệt nhất cho đối phương. Sự cứu rỗi của thánh nữ chính là một câu chuyện về tình yêu như vậy.
Sự cứu rỗi của thánh nữ là một trong những cuốn tiểu thuyết trinh thám – xã hội nổi tiếng của tác giả Higashino Keigo. Tác phẩm mở đầu với vụ án trúng độc tại nhà riêng. Nạn nhân Mashiba Yoshitaka chết ngay sau khi uống ly cà phê có chứa thạch tín. Vụ án rơi vào bế tắc khi 2 kẻ tình nghi là cô vợ Ayane và người tình bí mật Wakayama Hiromi đều không có mặt tại hiện trường lúc xảy ra án mạng.
Ayane là một nghệ nhân patchwork (công việc chắp vá các mảnh vải lại để tạo thành các tác phẩm nghệ thuật). Hiromi chính là người học trò sáng dạ nhất của cô. Điều khiến cảnh sát cảm thấy lạ là một người phụ nữ thông minh như Ayane tại sao lại không thể nhận ra chồng và người học trò ngoại tình trong chính ngôi nhà của mình. Bí ẩn chồng chất bí ẩn khi cảnh sát còn phát hiện vụ án có liên quan đến 1 người phụ nữ khác tên là Tsukui Junko – người tình cũ của Yoshitaka.
Bàn về yếu tố trinh thám trong Sự cứu rỗi của thánh nữ
su-cuoi-roi-cua-thanh-nu
Trong tác phẩm, tác giả Higashino Keigo đã cho độc giả biết trước bộ mặt hung thủ ngay từ những trang đầu tiên. Đây là một cách dẫn dắt chuyện không thường được sử dụng trong các tác phẩm trinh thám. Bởi lẽ, điều này sẽ làm giảm sự hấp dẫn và bất ngờ của cuốn sách. Tuy nhiên, Sự cứu rỗi của thánh nữ vẫn đủ thu hút những fan Keigo vì ngay từ đầu Bác đã hướng độc giả đi đến sự bí ẩn của bài toán truy tìm cách thức sát hại giống như Phía sau nghi can X.
Sự thu hút của tác phẩm này chính là việc xây dựng một tội ác hoàn hảo, gần như không có một chút sơ hở nào. Từ đó, các thành viên trong đội cảnh sát quận phải nhờ đến sự trợ giúp của “thám tử Galileo” Yukawa Manabu. Việc xây dựng một tội ác hoàn hảo sẽ khó để đội cảnh sát phá giải thông qua các chi tiết về vụ án. Do đó, để lật tẩy bộ mặt hung thủ bắt buộc người điều tra phải nắm bắt được tâm lý và khai thác hiệu quả các hành động của những kẻ bị tình nghi. Từ đây, chiều sâu nhân vật trong tác phẩm được phát triển một cách logic và tạo được ấn tượng tốt đối với người đọc.
Sự thành công lớn nhất của cuốn tiểu thuyết này đó chính là tác giả đã cân bằng được giữa việc xây dựng bài toán trinh thám và khai thác tâm lý nhân vật. Trong đó, nổi bật nhất là nhân vật nữ chính Ayane.
Người ta thường nói rằng “hồng nhan thì bạc phận”, những nhân vật chính trong các tác phẩm của bác Higashino Keigo có lẽ đều ứng nghiệm với câu nói này. Từ Naoko trong Bí Mật Của Naoko, Yukiho trong Bạch Dạ Hành, Mifuyu trong Ảo dạ cho đến 3 người phụ nữ trong Sự Cứu rỗi của thánh nữ. Higashino Keigo luôn giới thiệu họ với sự thông minh, thành đạt cùng vẻ đẹp lay động lòng người. Những Bác cũng sử dụng những câu từ đáng thương nhất để nói về số phận bị kịch cùng những góc khuất trong chính tâm hồn của họ. Trong Sự cứu rỗi của thánh nữ, cả 3 người phụ nữ đều vì tình yêu chung với một người đàn ông mà hủy hoại chính mình.
Người phụ nữ đầu tiên, Tsukui Junko có lẽ là người cực đoan nhất. Khi cô có một cuộc sống tươi đẹp đang chờ ở phía trước, cô lại chọn cách kết liễu cuộc đời vì người đàn ông phụ bạc cô. Một người đàn ông thậm chí không hề xứng đáng với những tình cảm và yêu thương mà cô mang lại.
Còn đối với Hiromi, người học trò đáng nhẽ sẽ sánh bước với Ayane trong sự nghiệp patchwork đang rất thành công của 2 người thì vì tình yêu mà cô lại phản bội Ayane mà cũng chính là phản bội lại tương lai tươi đẹp đang chờ cô phía trước. Cô vứt bỏ danh dự của mình chỉ để có những giây phút vụng trộm với Mashiba. Hiromi mù quáng tin rằng, cô sẽ có được trái tim của Mashiba nếu cô sinh cho anh ta một đứa con.
Cuối cùng, Ayane, một người phụ nữ xinh đẹp đang ở đỉnh cao sự nghiệp. Trong gia đình, cô là một người biết quán xuyến nhà cửa, chăm sóc chồng chu đáo. Thế nhưng, đâu ai biết rằng trong một năm chung sống với chồng là những ngày cô quyết định số phận sống hoặc chết của anh ta. Cay đắng nhất là khi cô bước vào cuộc hôn nhân này với cả tình yêu và lòng thù hận. Vì tình yêu mà cô cho Mashiba cơ hội sống đến 1 năm nhưng vì thù hận cô cũng nhẫn tâm cướp đi mạng sống của anh. Ngưỡng tưởng, khác với 2 người phụ nữ còn lại, Ayane đã biết đứng lên để đấu tranh cho sự bất công và vô lý trong cuộc hôn nhân của mình, khi chính cô là người nắm quyền chủ động trong trò chơi tình ái này. Nhưng cuối cùng, Ayane chắc chắn đã phải bán linh hồn thanh khiết của mình cho quỷ dữ để đổi lấy một tội ác hoàn hảo.
Một vấn đề xã hội rất đáng lưu ý trong Sự cứu rỗi của thánh nữ đó là việc phê phán những người đàn ông cổ hủ, coi phụ nữ chỉ như một công cụ sinh nở. Như khi cả 3 người phụ nữ đều đem tấm chân tình cho Mashiba thì anh ta lại nghĩ rằng tình yêu chỉ là một cuộc giao dịch: Phụ nữ sẽ có cuộc sống hôn nhân như ý khi sống cạnh anh ta, còn anh ta thì chỉ cần một đứa con. Và có lẽ, không chỉ riêng Mashiba mà đâu đó trên thế giới này vẫn đang có những người đàn ông vì sự cổ hủ, cố chấp của mình mà làm tổn thương những người phụ nữ thật lòng yêu thương họ.
Đối với nhiều người, tình yêu trong Sự cứu rỗi của thánh nữ sẽ không đáng để đem ra bàn luận. Vì những tình yêu trong đó thật méo mó, cay đắng và đau đớn làm sao. Thế nhưng, tình yêu nào mà chẳng có những cung bậc thăng trầm khác nhau. Chỉ tiếc là, những người phụ nữ thường có trái tim nhạy cảm hơn, họ yêu nhiều và mãnh liệt hơn nên cuối cùng nỗi đau đớn lại thuộc về phần họ.
Mong rằng, những người phụ nữ khi yêu sẽ là người chân thành và nồng nhiệt nhất nhưng cũng là người lý trí và tỉnh táo nhất.
[Review sách] Sự cứu rỗi của thánh nữ: Học được gì qua câu chuyện tình yêu của phụ nữ?
Posted on 25/06/2024 by Trần Chí
Tình yêu của phụ nữ là một trong những chất liệu được nhiều tác giả lựa chọn để khai thác. Bởi lẽ, mỗi người phụ nữ lại có cho riêng mình một định nghĩa về tình yêu. Có người nghĩ rằng, tình yêu chính là sự hy sinh, họ hy sinh danh dự, các mối quan hệ, tương lai, thậm chí là cả tính mạng. Có người trải qua nhiều đau đớn lại chọn cách trả thù người mình yêu. Thế nhưng, dù là người phụ nữ nào, khi đã bước vào tình yêu, họ cũng đều dành một trái tim chân thành và mãnh liệt nhất cho đối phương. Sự cứu rỗi của thánh nữ chính là một câu chuyện về tình yêu như vậy.
Sự cứu rỗi của thánh nữ là một trong những cuốn tiểu thuyết trinh thám – xã hội nổi tiếng của tác giả Higashino Keigo. Tác phẩm mở đầu với vụ án trúng độc tại nhà riêng. Nạn nhân Mashiba Yoshitaka chết ngay sau khi uống ly cà phê có chứa thạch tín. Vụ án rơi vào bế tắc khi 2 kẻ tình nghi là cô vợ Ayane và người tình bí mật Wakayama Hiromi đều không có mặt tại hiện trường lúc xảy ra án mạng.
Ayane là một nghệ nhân patchwork (công việc chắp vá các mảnh vải lại để tạo thành các tác phẩm nghệ thuật). Hiromi chính là người học trò sáng dạ nhất của cô. Điều khiến cảnh sát cảm thấy lạ là một người phụ nữ thông minh như Ayane tại sao lại không thể nhận ra chồng và người học trò ngoại tình trong chính ngôi nhà của mình. Bí ẩn chồng chất bí ẩn khi cảnh sát còn phát hiện vụ án có liên quan đến 1 người phụ nữ khác tên là Tsukui Junko – người tình cũ của Yoshitaka.
Bàn về yếu tố trinh thám trong Sự cứu rỗi của thánh nữ
su-cuoi-roi-cua-thanh-nu
Trong tác phẩm, tác giả Higashino Keigo đã cho độc giả biết trước bộ mặt hung thủ ngay từ những trang đầu tiên. Đây là một cách dẫn dắt chuyện không thường được sử dụng trong các tác phẩm trinh thám. Bởi lẽ, điều này sẽ làm giảm sự hấp dẫn và bất ngờ của cuốn sách. Tuy nhiên, Sự cứu rỗi của thánh nữ vẫn đủ thu hút những fan Keigo vì ngay từ đầu Bác đã hướng độc giả đi đến sự bí ẩn của bài toán truy tìm cách thức sát hại giống như Phía sau nghi can X.
Sự thu hút của tác phẩm này chính là việc xây dựng một tội ác hoàn hảo, gần như không có một chút sơ hở nào. Từ đó, các thành viên trong đội cảnh sát quận phải nhờ đến sự trợ giúp của “thám tử Galileo” Yukawa Manabu. Việc xây dựng một tội ác hoàn hảo sẽ khó để đội cảnh sát phá giải thông qua các chi tiết về vụ án. Do đó, để lật tẩy bộ mặt hung thủ bắt buộc người điều tra phải nắm bắt được tâm lý và khai thác hiệu quả các hành động của những kẻ bị tình nghi. Từ đây, chiều sâu nhân vật trong tác phẩm được phát triển một cách logic và tạo được ấn tượng tốt đối với người đọc.
Sự thành công lớn nhất của cuốn tiểu thuyết này đó chính là tác giả đã cân bằng được giữa việc xây dựng bài toán trinh thám và khai thác tâm lý nhân vật. Trong đó, nổi bật nhất là nhân vật nữ chính Ayane.
Người ta thường nói rằng “hồng nhan thì bạc phận”, những nhân vật chính trong các tác phẩm của bác Higashino Keigo có lẽ đều ứng nghiệm với câu nói này. Từ Naoko trong Bí Mật Của Naoko, Yukiho trong Bạch Dạ Hành, Mifuyu trong Ảo dạ cho đến 3 người phụ nữ trong Sự Cứu rỗi của thánh nữ. Higashino Keigo luôn giới thiệu họ với sự thông minh, thành đạt cùng vẻ đẹp lay động lòng người. Những Bác cũng sử dụng những câu từ đáng thương nhất để nói về số phận bị kịch cùng những góc khuất trong chính tâm hồn của họ. Trong Sự cứu rỗi của thánh nữ, cả 3 người phụ nữ đều vì tình yêu chung với một người đàn ông mà hủy hoại chính mình.
Người phụ nữ đầu tiên, Tsukui Junko có lẽ là người cực đoan nhất. Khi cô có một cuộc sống tươi đẹp đang chờ ở phía trước, cô lại chọn cách kết liễu cuộc đời vì người đàn ông phụ bạc cô. Một người đàn ông thậm chí không hề xứng đáng với những tình cảm và yêu thương mà cô mang lại.
Còn đối với Hiromi, người học trò đáng nhẽ sẽ sánh bước với Ayane trong sự nghiệp patchwork đang rất thành công của 2 người thì vì tình yêu mà cô lại phản bội Ayane mà cũng chính là phản bội lại tương lai tươi đẹp đang chờ cô phía trước. Cô vứt bỏ danh dự của mình chỉ để có những giây phút vụng trộm với Mashiba. Hiromi mù quáng tin rằng, cô sẽ có được trái tim của Mashiba nếu cô sinh cho anh ta một đứa con.
Cuối cùng, Ayane, một người phụ nữ xinh đẹp đang ở đỉnh cao sự nghiệp. Trong gia đình, cô là một người biết quán xuyến nhà cửa, chăm sóc chồng chu đáo. Thế nhưng, đâu ai biết rằng trong một năm chung sống với chồng là những ngày cô quyết định số phận sống hoặc chết của anh ta. Cay đắng nhất là khi cô bước vào cuộc hôn nhân này với cả tình yêu và lòng thù hận. Vì tình yêu mà cô cho Mashiba cơ hội sống đến 1 năm nhưng vì thù hận cô cũng nhẫn tâm cướp đi mạng sống của anh. Ngưỡng tưởng, khác với 2 người phụ nữ còn lại, Ayane đã biết đứng lên để đấu tranh cho sự bất công và vô lý trong cuộc hôn nhân của mình, khi chính cô là người nắm quyền chủ động trong trò chơi tình ái này. Nhưng cuối cùng, Ayane chắc chắn đã phải bán linh hồn thanh khiết của mình cho quỷ dữ để đổi lấy một tội ác hoàn hảo.
Một vấn đề xã hội rất đáng lưu ý trong Sự cứu rỗi của thánh nữ đó là việc phê phán những người đàn ông cổ hủ, coi phụ nữ chỉ như một công cụ sinh nở. Như khi cả 3 người phụ nữ đều đem tấm chân tình cho Mashiba thì anh ta lại nghĩ rằng tình yêu chỉ là một cuộc giao dịch: Phụ nữ sẽ có cuộc sống hôn nhân như ý khi sống cạnh anh ta, còn anh ta thì chỉ cần một đứa con. Và có lẽ, không chỉ riêng Mashiba mà đâu đó trên thế giới này vẫn đang có những người đàn ông vì sự cổ hủ, cố chấp của mình mà làm tổn thương những người phụ nữ thật lòng yêu thương họ.
Đối với nhiều người, tình yêu trong Sự cứu rỗi của thánh nữ sẽ không đáng để đem ra bàn luận. Vì những tình yêu trong đó thật méo mó, cay đắng và đau đớn làm sao. Thế nhưng, tình yêu nào mà chẳng có những cung bậc thăng trầm khác nhau. Chỉ tiếc là, những người phụ nữ thường có trái tim nhạy cảm hơn, họ yêu nhiều và mãnh liệt hơn nên cuối cùng nỗi đau đớn lại thuộc về phần họ.
Mong rằng, những người phụ nữ khi yêu sẽ là người chân thành và nồng nhiệt nhất nhưng cũng là người lý trí và tỉnh táo nhất.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Sách II
Huỳnh Thị Ngọc Diệp@Viện Sách - Bookademy
public3 năm trước
[Review Sách] “Chuyện Gia Đình March - Những Cô Gái Nhỏ”: Liệu Chúng Ta Sẽ Hạnh Phúc, Khi Tin Vào Lựa Chọn Của Chính Mình?
Vào thế kỷ XIX, cuốn tiểu thuyết nhẹ nhàng của nữ văn sĩ người Mỹ – Louisa May Alcott – từng gây nên một cơn sốt tại quê nhà và sau này lan ra khắp thế giới. Little Women, cuốn sách tưởng chừng chỉ toàn chuyện “nhi nữ thường tình” trong một gia đình không mấy khá giả đã trở thành câu chuyện vượt thời gian. Hàng triệu triệu độc giả nữ khắp thế giới đã soi thấy chính mình trong bốn cô gái nhỏ Meg, Jo, Beth và Amy.
Những cô gái nhỏ (Little Women) ban đầu được xuất bản trong hai tập trong 1868 và 1869. Alcott đã viết cuốn sách trong vài tháng theo yêu cầu của nhà xuất bản. Câu chuyện theo sau cuộc sống của bốn chị em gái - Meg, Jo, Beth, và Amy. Phần truyện này nói đến chi tiết đoạn của họ từ thời thơ ấu đến khi trở thành phụ nữ. Tác phẩm được viết dựa trên cuộc sống của tác giả và ba chị em của bà. Các học giả phân loại nó như là một cuốn tiểu thuyết tự truyện hoặc bán tự truyện. Tác phẩm cũng là cuốn đầu tiên trong series Chuyện của gia đình March gồm: Những cô gái nhỏ (1868), Những người vợ tốt (1869), Những chàng trai nhỏ (1871) và Những cậu bé của Jo (1886).
Câu chuyện bắt đầu về bốn cô con gái nhà March trong bối cảnh thời nội chiến Mỹ. Người cha tình nguyện ra chiến trường làm mục sư để lại sau lưng gia đình nhỏ là người vợ Marmee và bốn cô con gái gồm Meg, Jo, Beth và Amy mà ông thích gọi với cái tên trìu mến “những người phụ nữ nhỏ bé”. Bốn cô gái nhà March mỗi người một vẻ: Cô cả Meg hiền thục, đoan trang; cô thứ Jo có tài năng viết lách và đam mê trở thành Shakespeare phiên bản nữ; cô ba Beth giỏi đàn nhưng bẽn lẽn và ốm yếu; em út Amy ước mơ trở thành họa sĩ và tính cách còn khá trẻ con.
Cuộc sống khó khăn về vấn đề kinh tế của gia đình trong thời chiến khi thiếu vắng người đàn ông trụ cột không ngăn được bốn cô gái xinh đẹp lớn lên từng ngày và phải đối mặt với những vấn đề của tuổi trưởng thành. Lựa chọn theo đuổi giấc mơ hay sống đời an phận, hôn nhân vì tình yêu hay vì vật chất, nên hy sinh cho gia đình hay sống cho bản thân mình, bốn cô gái đứng trước ngã ba cuộc đời khi tuổi thơ hoa mộng kết thúc. Trên nền câu chuyện đó, tình yêu, tình cảm gia đình và cả những thông điệp nữ quyền được truyền tải hết sức nhẹ nhàng mà rất giàu cảm xúc.
Tiểu thuyết Những cô gái nhỏ gồm 30 chương, có thể chia thành hai phần.
1.Phần 1: (Từ chương 1 đến chương 16)
Phần này nói về cuộc sống hiện tại của bốn chị em nhà March và mẹ của họ, người mà họ gọi là Marmee, sống trong một khu phố mới (dựa trên nền tảng của Concord) ở Massachusetts trong cảnh không mấy khá giả. Cha của họ đang làm mục sư trong cuộc nội chiến Hoa Kỳ. Những người phụ nữ ấy phải đối mặt với Giáng sinh đầu tiên của họ mà không có cha và chồng.
Meg và Jo March, hai người chị lớn, làm việc để hỗ trợ gia đình: Meg đi dạy học một gia đình gần đó gồm bốn đứa trẻ; Jo giúp đỡ bà dì March, một góa phụ giàu có sống trong một biệt thự, Plumfield. Beth, quá rụt rè khi đến trường, sẵn sàng ở nhà và phụ giúp việc nhà. Mỗi Amy vẫn còn đến trường. Nếu chị cả Meg xinh đẹp và truyền thống, thì người chị sau - Jo là một cô gái cá tính, luôn thể hiện khát khao mình sẽ trở thành một nhà văn vĩ đại. Cô em Beth là một nghệ sĩ piano thực thụ, cô say mê với tiếng đàn piano và là một người bẽn lẽn, hòa nhã với mọi người trong gia đình. Cuối cùng là cô em út Amy, cô là họa sĩ luôn khao khát sự thanh lịch và mơ về xã hội tốt đẹp.
Trong các chị em, Jo là người bốc đồng và nhanh chóng tức giận nhất. Một trong những thử thách của cô thời niên thiếu chính là là cố gắng kiềm chế cơn giận của chính mình. Hàng xóm của họ, ông Laurence, một người yêu mến cô gái nhỏ yếu đuối Beth đã tặng cô một cây đàn piano. Beth bị sốt phát ban sau chuyến ghé thăm mấy đứa bé khốn khổ nhà Hummel, cô bị lây từ đứa trẻ bị sốt khi nó chết ngay trên tay Beth. Jo chăm sóc cho Beth trong suốt khoảng thời cô bé bị bệnh và mẹ thì vắng nhà. Beth hồi phục, nhưng không còn khỏe mạnh như trước. Vì Amy chưa từng bị sốt phát ban, để đề phòng truyền nhiễm, cô em út được gửi đến sống với dì March, thay thế Jo.
Sau giai đoạn này, cô chị Meg dành hai tuần với bạn bè, nơi có những bữa tiệc để các cô gái khiêu vũ với các chàng trai và có cơ hội giao lưu với nhau. Theodore "Laurie" Laurence, cháu trai của ông Laurence, cũng được mời đến bữa tiệc, và bạn bè của Meg hiểu lầm rằng cô đang yêu anh ta. Thật ra Meg đã có cảm tình với John Brooke, chàng gia sư trẻ của Laurie.
Khi hay tin cha của các cô gái đang bị bệnh nặng nơi chiến trường, Brooke đề nghị đến Washington cùng mẹ của họ để giúp đỡ ông March. Sau khoản thời gian ở cùng ông bà March, Brooke thú nhận tình yêu của anh dành cho Meg. Họ hài lòng nhưng Meg cảm thấy mình quá trẻ để kết hôn lúc này. Brooke đồng ý chờ đợi cô. Anh tham gia và phục vụ một năm hoặc lâu hơn trong chiến tranh. Về sau anh bị thương, quyết định quay trở lại quê hương tìm việc để có thể mua một căn nhà sẵn sàng kế hoạch cưới Meg. Laurie đi học đại học. Vào Giáng sinh, cha của các cô gái trở về sau chiến tranh.
2. Phần 2: (Từ chương 16 đến chương 30)
Ba năm sau, Meg và John kết hôn và hai người chuyển đến một căn nhà nhỏ. Cả hai có với nhau một cặp song sinh, Meg lúc này trở thành một người mẹ tận tụy, biết tính toán lo toan cho gia đình khác hẳn hình ảnh cô gái trẻ tràn đầy sức sống và từng say mê lối sống nhộn nhịp với những bữa tiệc.
Laurie tốt nghiệp đại học, anh đã nỗ lực để hoàn thành tốt năm cuối với sự thúc giục của Jo. Amy đi châu Âu với dì March. Thời điểm này, sức khỏe của Beth rất yếu và tinh thần cô bé dần suy sụp. Khi cố gắng khám phá lý do về nỗi buồn của Beth, Jo nhận ra rằng Laurie đã biết yêu. Ban đầu, cô tin rằng đó là tình cảm đối với Beth nhưng sau đó Jo nhận ra mình đã nhầm, tình cảm của Laurie là dành cho mình. Jo tâm sự với mẹ Marmee, cô không xác định được tình yêu là gì và cô yêu mến Laurie như một người bạn. Jo quyết định tạo khoảng cách với Laurie, hy vọng anh sẽ quên đi tình cảm này.
Jo dành sáu tháng ở thành phố New York, trở thành gia sư cho hai đứa con của một gia đình có quen biết với mẹ mình. Gia đình này sở hữu một nhà trọ. Jo gặp gỡ giáo sư Bhaer, người sống trong cùng tòa trọ. Anh đến Berlin từ Mỹ để chăm sóc những đứa con trai mồ côi của em gái mình. Vì mục đích có thể kiếm thêm tiền, Jo đã viết truyện theo xu hướng mà bất chấp nội dung không có đạo đức, điều này đã làm Bhaer thất vọng. Anh thuyết phục cô từ bỏ những câu chuyện giật gân được viết kém và họ đã xảy ra mâu thuẫn với nhau.
Thời điểm này, Laurie cũng đi châu Âu cùng ông nội để thoát khỏi sự đau lòng của mình. Ở nhà, sức khỏe của Beth chuyển biến khá nghiêm trọng. Jo bỏ mọi thứ ở New York để trở về nhà và dành thời gian chăm sóc em gái đang ở giây phút cuối cùng được sống, được yêu thương. Laurie gặp Amy ở châu Âu, và anh dần yêu cô khi anh bắt đầu nhìn thấy cô ở một khía cạnh mới. Beth giúp Laurie thoát ra khỏi thái độ vô vọng, nhàn rỗi và tuyệt vọng mà anh cứ ôm trong mình từ khi bị Jo từ chối, và truyền cảm hứng cho anh, giúp Laurie tìm lại mục đích và làm điều gì đó có giá trị với cuộc sống của mình. Chính xúc tác từ tin tức sự qua đời của Beth, họ cũng dần nhận ra cảm xúc của bản thân và dần tiến gần nhau hơn. Dì của Amy muốn họ kết hôn trước khi trở về nhà từ châu Âu.
Giáo sư Bhaer đến Marches và ở lại trong hai tuần. Vào ngày cuối cùng của mình, anh cầu hôn Jo. Jo chấp nhận. Câu chuyện kết thúc ngay tình tiết Jo nhận ra mình đã biết tình yêu với một người là như thế nào.
Lời kết:
Những cô gái nhỏ của Louisa May Alcott bên cạnh là một câu chuyện về việc lựa chọn tình yêu hay tiền bạc tưởng chừng như xưa cũ nhưng kỳ thực vẫn vô cùng nóng hổi trong thời hiện đại. Cái kết lãng mạn của từng cô gái làm trái tim người xem không khỏi rung động trong ấm áp. Bên cạnh câu chuyện tình yêu, thông điệp nữ quyền và ước mơ được độc lập trong kinh tế và vị thế cũng được truyền tải khá tinh tế.
Đây là một cuốn tiểu thuyết viết về phái đẹp, được tạo nên bởi phái đẹp và dành cho phái đẹp với tràn đầy yêu thương và cảm xúc nữ tính ngọt ngào. Từ những câu chuyện của các cô gái, hi vọng bạn đọc có thể tìm ra được nhiều hơn giá trị của một cuốn sách là những giá trị ẩn sâu bên trong bạn. Mong tất cả các cô gái trên hành tinh này sẽ tìm được lí tưởng riêng và hạnh phúc với chính lựa chọn của mình.
----------------------------
Ẩn danh
Tôi cảm thấy mình như một đứa trẻ lại đang chơi đùa bên ngoài ngôi nhà của mình.
Đọc về những người phụ nữ nhỏ bé có cảm giác giống như một giấc mơ giữa ban ngày—nó nâng cao tinh thần của tôi và khiến tôi hy vọng rằng mặc dù có những khoảng thời gian khó khăn mà một người có thể phải trải qua nhưng mọi chuyện cuối cùng rồi cũng sẽ kết thúc tốt đẹp. Tôi cảm thấy mình như một đứa trẻ lại đang chơi đùa bên ngoài ngôi nhà của mình, nơi sự hồn nhiên và vui tươi thống trị tôi. Bốn chị em nhà March có mối liên hệ sâu sắc với toàn bộ tôi - tính cách và cảm xúc của họ cộng hưởng đến mức tôi không thể không gắn bó với tất cả họ. Tôi là một người yêu văn chương, thích viết sách và tính tình nóng nảy. Tôi cũng là một Beth March, người rụt rè và muốn giúp đỡ nhiều nhất có thể. Tôi là một cô gái trẻ khao khát sự sang trọng và phù phiếm nhưng khi trưởng thành, cô ấy học cách trân trọng những phước lành thực sự mà mình có. Và tôi là Amy March vì cả hai chúng tôi đều là em gái út trong gia đình - hơi hư hỏng và non nớt.
~
Ẩn danh
Có rất nhiều lòng tốt trong câu chuyện này, rất nhiều điều tốt đẹp.
Tôi thường không phải là fan lớn khi nhân vật chính trong truyện là trẻ em hoặc thanh thiếu niên nhưng tác phẩm kinh điển này được Louisa May Alcott viết rất hay. Đó là một câu chuyện hay về gia đình March nghèo khó với bốn cô con gái nhỏ Meg, Jo, Amy và Beth. Tác giả đã tạo cho những cô gái hay những phụ nữ nhỏ bé như cha họ gọi họ những đặc điểm rất độc đáo và khác biệt. Đối với tôi, mỗi người trong số họ đều rất thật với những sai sót và điểm yếu của họ. Một điều tôi muốn nhấn mạnh là những bài học đạo đức mà câu chuyện này mang lại. Có rất nhiều lòng tốt trong câu chuyện này, rất nhiều điều tốt đẹp. Thật đẹp khi thấy trong văn học khi cha mẹ xây dựng những bài học như vậy cho con cái, nuôi dưỡng chúng lớn lên về lòng tốt và sự tôn trọng đối với người khác. Có tình bạn giữa các cô gái và giữa các cô gái với mẹ của họ. Tôi hơi do dự khi bắt đầu đọc tác phẩm kinh điển này nhưng tôi rất vui vì mình đã làm được. Tôi rất thích nó.
~
Ẩn danh
Tôi rất hào hứng khi được xem bộ phim mới chuyển thể.
Đánh giá thực là 3,5. Tôi thực sự cân nhắc việc đánh giá cao hơn nhưng tôi phải nói rằng một số phần của cuốn sách kinh điển này quá nhàm chán! Tuy vậy, mọi thứ khác đều rất tốt: tình chị em, bầu không khí của thế kỷ 19 và những khoảnh khắc vui vẻ mà họ đã chia sẻ. Mọi người đều nói về người chị yêu thích nhất của họ, nhưng đối với tôi, người mà tôi yêu quý nhất trong tất cả các thành viên trong gia đình là người mẹ, bà March, một người phụ nữ yêu thương và quan tâm đến mức khiến tôi liên tưởng đến chính mình. Rất hào hứng khi được xem bộ phim mới chuyển thể, thứ mà tôi chắc chắn sẽ yêu thích!!
public3 năm trước
[Review Sách] “Chuyện Gia Đình March - Những Cô Gái Nhỏ”: Liệu Chúng Ta Sẽ Hạnh Phúc, Khi Tin Vào Lựa Chọn Của Chính Mình?
Vào thế kỷ XIX, cuốn tiểu thuyết nhẹ nhàng của nữ văn sĩ người Mỹ – Louisa May Alcott – từng gây nên một cơn sốt tại quê nhà và sau này lan ra khắp thế giới. Little Women, cuốn sách tưởng chừng chỉ toàn chuyện “nhi nữ thường tình” trong một gia đình không mấy khá giả đã trở thành câu chuyện vượt thời gian. Hàng triệu triệu độc giả nữ khắp thế giới đã soi thấy chính mình trong bốn cô gái nhỏ Meg, Jo, Beth và Amy.
Những cô gái nhỏ (Little Women) ban đầu được xuất bản trong hai tập trong 1868 và 1869. Alcott đã viết cuốn sách trong vài tháng theo yêu cầu của nhà xuất bản. Câu chuyện theo sau cuộc sống của bốn chị em gái - Meg, Jo, Beth, và Amy. Phần truyện này nói đến chi tiết đoạn của họ từ thời thơ ấu đến khi trở thành phụ nữ. Tác phẩm được viết dựa trên cuộc sống của tác giả và ba chị em của bà. Các học giả phân loại nó như là một cuốn tiểu thuyết tự truyện hoặc bán tự truyện. Tác phẩm cũng là cuốn đầu tiên trong series Chuyện của gia đình March gồm: Những cô gái nhỏ (1868), Những người vợ tốt (1869), Những chàng trai nhỏ (1871) và Những cậu bé của Jo (1886).
Câu chuyện bắt đầu về bốn cô con gái nhà March trong bối cảnh thời nội chiến Mỹ. Người cha tình nguyện ra chiến trường làm mục sư để lại sau lưng gia đình nhỏ là người vợ Marmee và bốn cô con gái gồm Meg, Jo, Beth và Amy mà ông thích gọi với cái tên trìu mến “những người phụ nữ nhỏ bé”. Bốn cô gái nhà March mỗi người một vẻ: Cô cả Meg hiền thục, đoan trang; cô thứ Jo có tài năng viết lách và đam mê trở thành Shakespeare phiên bản nữ; cô ba Beth giỏi đàn nhưng bẽn lẽn và ốm yếu; em út Amy ước mơ trở thành họa sĩ và tính cách còn khá trẻ con.
Cuộc sống khó khăn về vấn đề kinh tế của gia đình trong thời chiến khi thiếu vắng người đàn ông trụ cột không ngăn được bốn cô gái xinh đẹp lớn lên từng ngày và phải đối mặt với những vấn đề của tuổi trưởng thành. Lựa chọn theo đuổi giấc mơ hay sống đời an phận, hôn nhân vì tình yêu hay vì vật chất, nên hy sinh cho gia đình hay sống cho bản thân mình, bốn cô gái đứng trước ngã ba cuộc đời khi tuổi thơ hoa mộng kết thúc. Trên nền câu chuyện đó, tình yêu, tình cảm gia đình và cả những thông điệp nữ quyền được truyền tải hết sức nhẹ nhàng mà rất giàu cảm xúc.
Tiểu thuyết Những cô gái nhỏ gồm 30 chương, có thể chia thành hai phần.
1.Phần 1: (Từ chương 1 đến chương 16)
Phần này nói về cuộc sống hiện tại của bốn chị em nhà March và mẹ của họ, người mà họ gọi là Marmee, sống trong một khu phố mới (dựa trên nền tảng của Concord) ở Massachusetts trong cảnh không mấy khá giả. Cha của họ đang làm mục sư trong cuộc nội chiến Hoa Kỳ. Những người phụ nữ ấy phải đối mặt với Giáng sinh đầu tiên của họ mà không có cha và chồng.
Meg và Jo March, hai người chị lớn, làm việc để hỗ trợ gia đình: Meg đi dạy học một gia đình gần đó gồm bốn đứa trẻ; Jo giúp đỡ bà dì March, một góa phụ giàu có sống trong một biệt thự, Plumfield. Beth, quá rụt rè khi đến trường, sẵn sàng ở nhà và phụ giúp việc nhà. Mỗi Amy vẫn còn đến trường. Nếu chị cả Meg xinh đẹp và truyền thống, thì người chị sau - Jo là một cô gái cá tính, luôn thể hiện khát khao mình sẽ trở thành một nhà văn vĩ đại. Cô em Beth là một nghệ sĩ piano thực thụ, cô say mê với tiếng đàn piano và là một người bẽn lẽn, hòa nhã với mọi người trong gia đình. Cuối cùng là cô em út Amy, cô là họa sĩ luôn khao khát sự thanh lịch và mơ về xã hội tốt đẹp.
Trong các chị em, Jo là người bốc đồng và nhanh chóng tức giận nhất. Một trong những thử thách của cô thời niên thiếu chính là là cố gắng kiềm chế cơn giận của chính mình. Hàng xóm của họ, ông Laurence, một người yêu mến cô gái nhỏ yếu đuối Beth đã tặng cô một cây đàn piano. Beth bị sốt phát ban sau chuyến ghé thăm mấy đứa bé khốn khổ nhà Hummel, cô bị lây từ đứa trẻ bị sốt khi nó chết ngay trên tay Beth. Jo chăm sóc cho Beth trong suốt khoảng thời cô bé bị bệnh và mẹ thì vắng nhà. Beth hồi phục, nhưng không còn khỏe mạnh như trước. Vì Amy chưa từng bị sốt phát ban, để đề phòng truyền nhiễm, cô em út được gửi đến sống với dì March, thay thế Jo.
Sau giai đoạn này, cô chị Meg dành hai tuần với bạn bè, nơi có những bữa tiệc để các cô gái khiêu vũ với các chàng trai và có cơ hội giao lưu với nhau. Theodore "Laurie" Laurence, cháu trai của ông Laurence, cũng được mời đến bữa tiệc, và bạn bè của Meg hiểu lầm rằng cô đang yêu anh ta. Thật ra Meg đã có cảm tình với John Brooke, chàng gia sư trẻ của Laurie.
Khi hay tin cha của các cô gái đang bị bệnh nặng nơi chiến trường, Brooke đề nghị đến Washington cùng mẹ của họ để giúp đỡ ông March. Sau khoản thời gian ở cùng ông bà March, Brooke thú nhận tình yêu của anh dành cho Meg. Họ hài lòng nhưng Meg cảm thấy mình quá trẻ để kết hôn lúc này. Brooke đồng ý chờ đợi cô. Anh tham gia và phục vụ một năm hoặc lâu hơn trong chiến tranh. Về sau anh bị thương, quyết định quay trở lại quê hương tìm việc để có thể mua một căn nhà sẵn sàng kế hoạch cưới Meg. Laurie đi học đại học. Vào Giáng sinh, cha của các cô gái trở về sau chiến tranh.
2. Phần 2: (Từ chương 16 đến chương 30)
Ba năm sau, Meg và John kết hôn và hai người chuyển đến một căn nhà nhỏ. Cả hai có với nhau một cặp song sinh, Meg lúc này trở thành một người mẹ tận tụy, biết tính toán lo toan cho gia đình khác hẳn hình ảnh cô gái trẻ tràn đầy sức sống và từng say mê lối sống nhộn nhịp với những bữa tiệc.
Laurie tốt nghiệp đại học, anh đã nỗ lực để hoàn thành tốt năm cuối với sự thúc giục của Jo. Amy đi châu Âu với dì March. Thời điểm này, sức khỏe của Beth rất yếu và tinh thần cô bé dần suy sụp. Khi cố gắng khám phá lý do về nỗi buồn của Beth, Jo nhận ra rằng Laurie đã biết yêu. Ban đầu, cô tin rằng đó là tình cảm đối với Beth nhưng sau đó Jo nhận ra mình đã nhầm, tình cảm của Laurie là dành cho mình. Jo tâm sự với mẹ Marmee, cô không xác định được tình yêu là gì và cô yêu mến Laurie như một người bạn. Jo quyết định tạo khoảng cách với Laurie, hy vọng anh sẽ quên đi tình cảm này.
Jo dành sáu tháng ở thành phố New York, trở thành gia sư cho hai đứa con của một gia đình có quen biết với mẹ mình. Gia đình này sở hữu một nhà trọ. Jo gặp gỡ giáo sư Bhaer, người sống trong cùng tòa trọ. Anh đến Berlin từ Mỹ để chăm sóc những đứa con trai mồ côi của em gái mình. Vì mục đích có thể kiếm thêm tiền, Jo đã viết truyện theo xu hướng mà bất chấp nội dung không có đạo đức, điều này đã làm Bhaer thất vọng. Anh thuyết phục cô từ bỏ những câu chuyện giật gân được viết kém và họ đã xảy ra mâu thuẫn với nhau.
Thời điểm này, Laurie cũng đi châu Âu cùng ông nội để thoát khỏi sự đau lòng của mình. Ở nhà, sức khỏe của Beth chuyển biến khá nghiêm trọng. Jo bỏ mọi thứ ở New York để trở về nhà và dành thời gian chăm sóc em gái đang ở giây phút cuối cùng được sống, được yêu thương. Laurie gặp Amy ở châu Âu, và anh dần yêu cô khi anh bắt đầu nhìn thấy cô ở một khía cạnh mới. Beth giúp Laurie thoát ra khỏi thái độ vô vọng, nhàn rỗi và tuyệt vọng mà anh cứ ôm trong mình từ khi bị Jo từ chối, và truyền cảm hứng cho anh, giúp Laurie tìm lại mục đích và làm điều gì đó có giá trị với cuộc sống của mình. Chính xúc tác từ tin tức sự qua đời của Beth, họ cũng dần nhận ra cảm xúc của bản thân và dần tiến gần nhau hơn. Dì của Amy muốn họ kết hôn trước khi trở về nhà từ châu Âu.
Giáo sư Bhaer đến Marches và ở lại trong hai tuần. Vào ngày cuối cùng của mình, anh cầu hôn Jo. Jo chấp nhận. Câu chuyện kết thúc ngay tình tiết Jo nhận ra mình đã biết tình yêu với một người là như thế nào.
Lời kết:
Những cô gái nhỏ của Louisa May Alcott bên cạnh là một câu chuyện về việc lựa chọn tình yêu hay tiền bạc tưởng chừng như xưa cũ nhưng kỳ thực vẫn vô cùng nóng hổi trong thời hiện đại. Cái kết lãng mạn của từng cô gái làm trái tim người xem không khỏi rung động trong ấm áp. Bên cạnh câu chuyện tình yêu, thông điệp nữ quyền và ước mơ được độc lập trong kinh tế và vị thế cũng được truyền tải khá tinh tế.
Đây là một cuốn tiểu thuyết viết về phái đẹp, được tạo nên bởi phái đẹp và dành cho phái đẹp với tràn đầy yêu thương và cảm xúc nữ tính ngọt ngào. Từ những câu chuyện của các cô gái, hi vọng bạn đọc có thể tìm ra được nhiều hơn giá trị của một cuốn sách là những giá trị ẩn sâu bên trong bạn. Mong tất cả các cô gái trên hành tinh này sẽ tìm được lí tưởng riêng và hạnh phúc với chính lựa chọn của mình.
----------------------------
Ẩn danh
Tôi cảm thấy mình như một đứa trẻ lại đang chơi đùa bên ngoài ngôi nhà của mình.
Đọc về những người phụ nữ nhỏ bé có cảm giác giống như một giấc mơ giữa ban ngày—nó nâng cao tinh thần của tôi và khiến tôi hy vọng rằng mặc dù có những khoảng thời gian khó khăn mà một người có thể phải trải qua nhưng mọi chuyện cuối cùng rồi cũng sẽ kết thúc tốt đẹp. Tôi cảm thấy mình như một đứa trẻ lại đang chơi đùa bên ngoài ngôi nhà của mình, nơi sự hồn nhiên và vui tươi thống trị tôi. Bốn chị em nhà March có mối liên hệ sâu sắc với toàn bộ tôi - tính cách và cảm xúc của họ cộng hưởng đến mức tôi không thể không gắn bó với tất cả họ. Tôi là một người yêu văn chương, thích viết sách và tính tình nóng nảy. Tôi cũng là một Beth March, người rụt rè và muốn giúp đỡ nhiều nhất có thể. Tôi là một cô gái trẻ khao khát sự sang trọng và phù phiếm nhưng khi trưởng thành, cô ấy học cách trân trọng những phước lành thực sự mà mình có. Và tôi là Amy March vì cả hai chúng tôi đều là em gái út trong gia đình - hơi hư hỏng và non nớt.
~
Ẩn danh
Có rất nhiều lòng tốt trong câu chuyện này, rất nhiều điều tốt đẹp.
Tôi thường không phải là fan lớn khi nhân vật chính trong truyện là trẻ em hoặc thanh thiếu niên nhưng tác phẩm kinh điển này được Louisa May Alcott viết rất hay. Đó là một câu chuyện hay về gia đình March nghèo khó với bốn cô con gái nhỏ Meg, Jo, Amy và Beth. Tác giả đã tạo cho những cô gái hay những phụ nữ nhỏ bé như cha họ gọi họ những đặc điểm rất độc đáo và khác biệt. Đối với tôi, mỗi người trong số họ đều rất thật với những sai sót và điểm yếu của họ. Một điều tôi muốn nhấn mạnh là những bài học đạo đức mà câu chuyện này mang lại. Có rất nhiều lòng tốt trong câu chuyện này, rất nhiều điều tốt đẹp. Thật đẹp khi thấy trong văn học khi cha mẹ xây dựng những bài học như vậy cho con cái, nuôi dưỡng chúng lớn lên về lòng tốt và sự tôn trọng đối với người khác. Có tình bạn giữa các cô gái và giữa các cô gái với mẹ của họ. Tôi hơi do dự khi bắt đầu đọc tác phẩm kinh điển này nhưng tôi rất vui vì mình đã làm được. Tôi rất thích nó.
~
Ẩn danh
Tôi rất hào hứng khi được xem bộ phim mới chuyển thể.
Đánh giá thực là 3,5. Tôi thực sự cân nhắc việc đánh giá cao hơn nhưng tôi phải nói rằng một số phần của cuốn sách kinh điển này quá nhàm chán! Tuy vậy, mọi thứ khác đều rất tốt: tình chị em, bầu không khí của thế kỷ 19 và những khoảnh khắc vui vẻ mà họ đã chia sẻ. Mọi người đều nói về người chị yêu thích nhất của họ, nhưng đối với tôi, người mà tôi yêu quý nhất trong tất cả các thành viên trong gia đình là người mẹ, bà March, một người phụ nữ yêu thương và quan tâm đến mức khiến tôi liên tưởng đến chính mình. Rất hào hứng khi được xem bộ phim mới chuyển thể, thứ mà tôi chắc chắn sẽ yêu thích!!
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Sách II
Đã 150 năm kể từ khi “Little Women” của Louisa May Alcott được xuất bản và liên tục được tái bản. Câu chuyện về chị em nhà March đã và vẫn gây ấn tượng với độc giả - đặc biệt là với những cô gái trẻ.
questbookstore
Sự thành công của cuốn sách cho đến tận ngày hôm nay thể hiện rõ qua nhiều bản chuyển thể điện ảnh, kịch và TV.
“Little Women” kể về cuộc sống của bốn chị em nhà March - Meg, Jo, Beth và Amy - khi họ cùng trải qua những khó khăn, học được những bài học cuộc sống và gắn kết với nhau trên hành trình từ khi còn bé cho đến khi trưởng thành.
Phần đầu tiên của cuốn sách kể về thời thơ ấu của các cô gái, sự vật lộn của họ với đói nghèo, với cái tôi và khuyết điểm của bản thân, cùng cách họ đã vượt qua.
Phần thứ hai nói về việc họ bước vào tuổi trưởng thành, kết hôn và trở thành những người vợ, người mẹ, người phụ nữ tốt.
Sự nghèo khó mà gia đình March phải trải qua cũng chính là sự nghèo khó có thật của gia đình Alcott. Chỉ khác ở chỗ, hoàn cảnh khó khăn của gia đình Alcott chủ yếu là do cha của Louisa, Amos Bronson Alcott, một nhà cải cách giáo dục nổi tiếng đương thời.
Hoàn toàn trái ngược với cuốn sách, khi mà lề thói xã hội ngăn cản và xem thường những người phụ nữ làm việc để được trả lương, Bronson Alcott thà “chết đói hoặc chết cóng còn hơn vượt qua nguyên tắc để được sung túc”, khiến ông không cáng đáng được tài chính gia đình mình. Điều này buộc vợ và các con gái của ông phải bươn chải, Louisa phải viết để kiếm tiền.
Một trong những người viết tiểu sử của Alcott cho rằng cách hiểu cái nghèo là nghịch cảnh mà chúng ta nên học cách chịu đựng trong “Little Women” xuất phát từ việc Louisa tự đương đầu và tự lý giải cho việc cha bà bỏ mặc tài chính gia đình.
Louisa Alcott hết lòng vì cha mẹ và cũng bị ảnh hưởng nhiều từ họ, đặc biệt là cha bà. Ông lý tưởng hóa sự tốt đẹp hoàn hảo vốn có của con người. Ông luôn nhấn mạnh với con gái mình về tầm quan trọng của những câu chuyện trẻ em dễ hiểu về cách vượt qua sự ích kỷ, tức giận, những lỗi lầm mà ông thường xuyên chỉ ra ở Louisa. Cuối cùng thì lý tưởng của Bronson đã xuất hiện trong “Little Women” nơi mà các chị em nhà March cố gắng đạt được “sự nữ tính” hoàn hảo.
Cái c.h.ế.t của Beth, em gái của Jo, là một sự kiện đáng nhớ và bi thảm trong “Little Women”. Beth là người nhút nhát nhất trong số các chị em và sống một cuộc sống rất kín đáo. Cái c. h.ế.t của cô ấy được Alcott miêu tả như một kiểu "hy sinh bản thân", từ bỏ cuộc sống chỉ quẩn quanh trong gia đình của mình.
Elizabeth, em gái của Louisa, hay còn gọi là “Lizzie”, trên thực tế đã c.h .ế.t do biến chứng của bệnh ban đỏ.
Cái c.h.ế.t của Beth là điển hình của văn học thời Victoria - đứa trẻ thiên thần “lý tưởng”, đa cảm, đau khổ, đáng thương.
Lizzie qua đời năm 1858, ở tuổi 22, trong đau đớn, tức giận và sợ hãi, phẫn uất trước cuộc sống ngột ngạt vô hình mà phần lớn là do cha mẹ áp đặt. Lizzie cũng có thể đã mắc chứng chán ăn. Louisa đã chứng kiến cái c.h.ế.t của em gái mình trong sợ hãi.
Cuối cùng thì những chủ đề về tình yêu, sự mất mát và tình chị em của “Little Women” vẫn hấp dẫn chúng ta. Như Robin Swicord, nhà sản xuất bộ phim chuyển thể năm 2019 đã chia sẻ: “Cuốn sách đã nói lên được cách một phụ nữ trẻ bước vào thế giới người trưởng thành như thế nào”.
Tuy vậy, một số nội dung của cuốn sách hiện đã không còn phù hợp vì chúng phản ánh những quy ước về đạo đức hoặc xuất bản thời bấy giờ.
Alcott viết “Little Women” theo ý muốn của cha, và ông ấy đã quyết định nhiều nội dung và thông điệp của nó.
Cuốn sách thành công ngay lập tức và lâu dài đến tận ngày hôm nay, mặc dù Louisa không muốn viết nó, và nó buộc bà phải hồi tưởng lại những năm tháng khó khăn nhất trong cuộc đời mình. Đối với độc giả và cả khán giả ngày nay, nhận thức về bối cảnh này sẽ cho chúng ta sự diễn giải chân thực, đa tầng và phức tạp hơn.
Ryna Ordynat
questbookstore
Sự thành công của cuốn sách cho đến tận ngày hôm nay thể hiện rõ qua nhiều bản chuyển thể điện ảnh, kịch và TV.
“Little Women” kể về cuộc sống của bốn chị em nhà March - Meg, Jo, Beth và Amy - khi họ cùng trải qua những khó khăn, học được những bài học cuộc sống và gắn kết với nhau trên hành trình từ khi còn bé cho đến khi trưởng thành.
Phần đầu tiên của cuốn sách kể về thời thơ ấu của các cô gái, sự vật lộn của họ với đói nghèo, với cái tôi và khuyết điểm của bản thân, cùng cách họ đã vượt qua.
Phần thứ hai nói về việc họ bước vào tuổi trưởng thành, kết hôn và trở thành những người vợ, người mẹ, người phụ nữ tốt.
Sự nghèo khó mà gia đình March phải trải qua cũng chính là sự nghèo khó có thật của gia đình Alcott. Chỉ khác ở chỗ, hoàn cảnh khó khăn của gia đình Alcott chủ yếu là do cha của Louisa, Amos Bronson Alcott, một nhà cải cách giáo dục nổi tiếng đương thời.
Hoàn toàn trái ngược với cuốn sách, khi mà lề thói xã hội ngăn cản và xem thường những người phụ nữ làm việc để được trả lương, Bronson Alcott thà “chết đói hoặc chết cóng còn hơn vượt qua nguyên tắc để được sung túc”, khiến ông không cáng đáng được tài chính gia đình mình. Điều này buộc vợ và các con gái của ông phải bươn chải, Louisa phải viết để kiếm tiền.
Một trong những người viết tiểu sử của Alcott cho rằng cách hiểu cái nghèo là nghịch cảnh mà chúng ta nên học cách chịu đựng trong “Little Women” xuất phát từ việc Louisa tự đương đầu và tự lý giải cho việc cha bà bỏ mặc tài chính gia đình.
Louisa Alcott hết lòng vì cha mẹ và cũng bị ảnh hưởng nhiều từ họ, đặc biệt là cha bà. Ông lý tưởng hóa sự tốt đẹp hoàn hảo vốn có của con người. Ông luôn nhấn mạnh với con gái mình về tầm quan trọng của những câu chuyện trẻ em dễ hiểu về cách vượt qua sự ích kỷ, tức giận, những lỗi lầm mà ông thường xuyên chỉ ra ở Louisa. Cuối cùng thì lý tưởng của Bronson đã xuất hiện trong “Little Women” nơi mà các chị em nhà March cố gắng đạt được “sự nữ tính” hoàn hảo.
Cái c.h.ế.t của Beth, em gái của Jo, là một sự kiện đáng nhớ và bi thảm trong “Little Women”. Beth là người nhút nhát nhất trong số các chị em và sống một cuộc sống rất kín đáo. Cái c. h.ế.t của cô ấy được Alcott miêu tả như một kiểu "hy sinh bản thân", từ bỏ cuộc sống chỉ quẩn quanh trong gia đình của mình.
Elizabeth, em gái của Louisa, hay còn gọi là “Lizzie”, trên thực tế đã c.h .ế.t do biến chứng của bệnh ban đỏ.
Cái c.h.ế.t của Beth là điển hình của văn học thời Victoria - đứa trẻ thiên thần “lý tưởng”, đa cảm, đau khổ, đáng thương.
Lizzie qua đời năm 1858, ở tuổi 22, trong đau đớn, tức giận và sợ hãi, phẫn uất trước cuộc sống ngột ngạt vô hình mà phần lớn là do cha mẹ áp đặt. Lizzie cũng có thể đã mắc chứng chán ăn. Louisa đã chứng kiến cái c.h.ế.t của em gái mình trong sợ hãi.
Cuối cùng thì những chủ đề về tình yêu, sự mất mát và tình chị em của “Little Women” vẫn hấp dẫn chúng ta. Như Robin Swicord, nhà sản xuất bộ phim chuyển thể năm 2019 đã chia sẻ: “Cuốn sách đã nói lên được cách một phụ nữ trẻ bước vào thế giới người trưởng thành như thế nào”.
Tuy vậy, một số nội dung của cuốn sách hiện đã không còn phù hợp vì chúng phản ánh những quy ước về đạo đức hoặc xuất bản thời bấy giờ.
Alcott viết “Little Women” theo ý muốn của cha, và ông ấy đã quyết định nhiều nội dung và thông điệp của nó.
Cuốn sách thành công ngay lập tức và lâu dài đến tận ngày hôm nay, mặc dù Louisa không muốn viết nó, và nó buộc bà phải hồi tưởng lại những năm tháng khó khăn nhất trong cuộc đời mình. Đối với độc giả và cả khán giả ngày nay, nhận thức về bối cảnh này sẽ cho chúng ta sự diễn giải chân thực, đa tầng và phức tạp hơn.
Ryna Ordynat
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Sách II
Những người phụ nữ nhỏ bé
Bởi BTV2 - diemsach
Tên Sách: Little Women
Tác Giả: Louisa M.Alcott
Do tính lười thâm sâu của mình thời gian gần đây tôi có xu hướng ngả về phía các thể loại sách giải trí có thể đọc nhanh và nhẹ đầu, thế nhưng hôm nay, vì một lý do nhất định, tôi quyết định chọn đọc quyển sách xưa cũ này – Little Women của Louisa M.Alcott.
Little women từ lâu đã được xem là một tác phẩm có giá trị cao trong nền văn học thế giới, vậy nên khi bắt đầu đọc tôi có hơi “cảnh giác” một chút, sẵn sàng đón nhận những tư tưởng to lớn, những sáng tạo nghệ thuật xuất sắc… Nhưng, cuốn sách này cũng như tựa đề mà nó mang lại chứa đựng một câu chuyện hết sức nhẹ nhàng, đáng yêu về tình cảm gia đình. Có lẽ nghe đến đây các bạn sẽ bảo, tình cảm gia đình ư, bao nhiêu cuốn đã viết rồi, hay có dở có, dài có ngắn có, chắc sẽ nhàm chán đây. Có điều, với riêng tôi, Little women đã đủ sức kéo tôi đọc cho đến chữ cuối cùng và kết thúc bằng một nụ cười.
Ông bà March có bốn cô con gái, khi bắt đầu truyện, Meg mười sáu, Jo mười lăm, Beth mười ba và Amy mười hai tuổi. Người bố đang tham gia cuộc nội chiến hai miền Nam Bắc, ở nhà, bốn cô bé phải giúp mẹ coi sóc nhà cửa và giúp đỡ những số phận kém may mắn hơn dù họ cũng không khá giả gì. Thế rồi một ngày kia, Jo kết bạn với Laurie – cháu trai người hàng xóm giàu có của gia đình March…
Little women với văn phong nữ tính, mềm mại và cổ điển đã trải dài những câu chuyện buồn vui nho nhỏ trong gia đình, trong tâm tư những cô bé đang lớn.
Bốn chị em nhà March là những cô gái ngoan ngoãn, thông minh và biết nghĩ cho người khác. Không phải họ không có tính xấu, như Meg, cô thích quần áo đẹp, nhà cao cửa rộng, Jo đôi khi vô tâm, Beth thì rụt rè, còn Amy lại thích được người khác khen ngợi sắc đẹp cùa mình… Bên cạnh đó, nhà văn đã cho họ những ước mơ trong sáng cùng tình yêu thương sâu đậm với gia đình và bè bạn. Đã có những vấp ngã, có cái chết, có mất mát, có những ước mơ lớn chưa hoàn thành… nhưng các nhân vật đã biết cách vượt qua và rút ra bài học để bồi đắp thêm cho nhân cách của mình.
Một số người có thể coi đây là cuốn sách nói về cách ứng xử mẫu mực trong gia đình, bởi trong đó bố mẹ không chỉ hết lòng thương con mà còn rất tâm lý và có thể rất nghiêm khắc khi cần thiết; các chị em gái đôi khi cãi vã, mỗi người đều có điểm xấu tốt khác nhau nhưng chung quy vẫn là tình yêu thương gắn bó. Song, khác với một vài sách “dạy” làm cha mẹ, “dạy” cách ứng xử khác thời nay, Little women còn là một tác phẩm văn học. Những thông điệp mà nó muốn truyền tải đều được đưa đến với người đọc theo cách tự nhiên bằng việc khéo léo đặt ra các tình huống đời thường vô cùng quen thuộc. Ví dụ như mẩu chuyện ngắn kể về việc Jo không cho Amy đi xem phim cùng nên Amy trả đũa bằng cách đốt quyển truyện Jo viết, Jo vô cùng giận dữ nên quyết định “chiến tranh lạnh”, nhưng khi Amy bị ngã xuống hồ băng thì Jo đã lo lắng cho em đến mức quên hết giận hờn…
Little women được xem là một kiệt tác văn chương nhưng nó không phải là cuốn sách chứa đựng những điều ở tầm vĩ mô như Chiến tranh và hòa bình hay xuất chúng như truyện của Dos. Little women chỉ là một câu chuyện giản dị, giản dị mà tinh tế và sâu sắc. Đây quả thực là một quyển sách hết sức dịu dàng cho dù nó không hề có màu hồng phấn.
Nguồn: Reading cafe
Bởi BTV2 - diemsach
Tên Sách: Little Women
Tác Giả: Louisa M.Alcott
Do tính lười thâm sâu của mình thời gian gần đây tôi có xu hướng ngả về phía các thể loại sách giải trí có thể đọc nhanh và nhẹ đầu, thế nhưng hôm nay, vì một lý do nhất định, tôi quyết định chọn đọc quyển sách xưa cũ này – Little Women của Louisa M.Alcott.
Little women từ lâu đã được xem là một tác phẩm có giá trị cao trong nền văn học thế giới, vậy nên khi bắt đầu đọc tôi có hơi “cảnh giác” một chút, sẵn sàng đón nhận những tư tưởng to lớn, những sáng tạo nghệ thuật xuất sắc… Nhưng, cuốn sách này cũng như tựa đề mà nó mang lại chứa đựng một câu chuyện hết sức nhẹ nhàng, đáng yêu về tình cảm gia đình. Có lẽ nghe đến đây các bạn sẽ bảo, tình cảm gia đình ư, bao nhiêu cuốn đã viết rồi, hay có dở có, dài có ngắn có, chắc sẽ nhàm chán đây. Có điều, với riêng tôi, Little women đã đủ sức kéo tôi đọc cho đến chữ cuối cùng và kết thúc bằng một nụ cười.
Ông bà March có bốn cô con gái, khi bắt đầu truyện, Meg mười sáu, Jo mười lăm, Beth mười ba và Amy mười hai tuổi. Người bố đang tham gia cuộc nội chiến hai miền Nam Bắc, ở nhà, bốn cô bé phải giúp mẹ coi sóc nhà cửa và giúp đỡ những số phận kém may mắn hơn dù họ cũng không khá giả gì. Thế rồi một ngày kia, Jo kết bạn với Laurie – cháu trai người hàng xóm giàu có của gia đình March…
Little women với văn phong nữ tính, mềm mại và cổ điển đã trải dài những câu chuyện buồn vui nho nhỏ trong gia đình, trong tâm tư những cô bé đang lớn.
Bốn chị em nhà March là những cô gái ngoan ngoãn, thông minh và biết nghĩ cho người khác. Không phải họ không có tính xấu, như Meg, cô thích quần áo đẹp, nhà cao cửa rộng, Jo đôi khi vô tâm, Beth thì rụt rè, còn Amy lại thích được người khác khen ngợi sắc đẹp cùa mình… Bên cạnh đó, nhà văn đã cho họ những ước mơ trong sáng cùng tình yêu thương sâu đậm với gia đình và bè bạn. Đã có những vấp ngã, có cái chết, có mất mát, có những ước mơ lớn chưa hoàn thành… nhưng các nhân vật đã biết cách vượt qua và rút ra bài học để bồi đắp thêm cho nhân cách của mình.
Một số người có thể coi đây là cuốn sách nói về cách ứng xử mẫu mực trong gia đình, bởi trong đó bố mẹ không chỉ hết lòng thương con mà còn rất tâm lý và có thể rất nghiêm khắc khi cần thiết; các chị em gái đôi khi cãi vã, mỗi người đều có điểm xấu tốt khác nhau nhưng chung quy vẫn là tình yêu thương gắn bó. Song, khác với một vài sách “dạy” làm cha mẹ, “dạy” cách ứng xử khác thời nay, Little women còn là một tác phẩm văn học. Những thông điệp mà nó muốn truyền tải đều được đưa đến với người đọc theo cách tự nhiên bằng việc khéo léo đặt ra các tình huống đời thường vô cùng quen thuộc. Ví dụ như mẩu chuyện ngắn kể về việc Jo không cho Amy đi xem phim cùng nên Amy trả đũa bằng cách đốt quyển truyện Jo viết, Jo vô cùng giận dữ nên quyết định “chiến tranh lạnh”, nhưng khi Amy bị ngã xuống hồ băng thì Jo đã lo lắng cho em đến mức quên hết giận hờn…
Little women được xem là một kiệt tác văn chương nhưng nó không phải là cuốn sách chứa đựng những điều ở tầm vĩ mô như Chiến tranh và hòa bình hay xuất chúng như truyện của Dos. Little women chỉ là một câu chuyện giản dị, giản dị mà tinh tế và sâu sắc. Đây quả thực là một quyển sách hết sức dịu dàng cho dù nó không hề có màu hồng phấn.
Nguồn: Reading cafe
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Sách II
Những người phụ nữ bé nhỏ - Cuốn tiểu thuyết đồng hành cùng thời niên thiếu
Đặng Bảo Ngọc
Thứ Sáu, 12/08/2022 - tanvietbooks
Theo Regina Barreca, giáo sư tiếng Anh và học thuyết nữ quyền tại Đại học Connecticut, quyền tự chủ, sáng tạo, tự do và tính cộng đồng là di sản của Những người phụ nữ bé nhỏ.
Những người phụ nữ bé nhỏ của Louisa May Alcott là tác phẩm kinh điển của văn học Mỹ được nhiều thế hệ độc giả yêu thích. Được dựa trên thời thơ ấu của chính tác giả với trải nghiệm của cô với ba chị em gái, cuốn tiểu thuyết viết về thời thơ ấu, cuộc sống và hành trình trưởng thành của các thiếu nữ Hoa Kỳ trong nửa sau của thế ký 19, sống dậy qua hình ảnh bốn chị em - Meg, Jo, Beth và Amy.
Bối cảnh và Nhân vật
Bối cảnh của cuốn tiểu thuyết Những người phụ nữ bé nhỏ (có lẽ) là nhà của Alcott ở Concord, Massachusetts trong và sau Nội chiến Hoa Kỳ (1861-1865). Các nhân vật chính của câu chuyện bao gồm bốn chị em nhà March (Meg, Jo, Beth và Amy, bà March (hay còn gọi là Marmee), và Laurie (hoặc Teddy), cháu trai của ông Laurence.
Ở phần đầu của cuốn tiểu thuyết, Meg là chị cả và cũng là người đẹp nhất trong các chị em gái, làm việc như một nữ gia sư vào ban ngày để hỗ trợ gia đình mình. Ở tuổi 15, Jo nổi loạn, nóng tính và cư xử như con trai. Ban ngày, cô cũng phụ giúp dì March giàu có của mình đi làm bên ngoài như một người bạn đồng hành. Người con gái thứ ba, Beth, 13 tuổi. Cô ấy mong manh, gầy yếu và có năng khiếu âm nhạc, đặc biệt là piano. Cô nhận giáo dục tại nhà; còn Amy, cô em út ở lứa tuổi 12, rất được chiều chuộng, yêu nghệ thuật và thế giới rộng lớn thì đi học.
Bà March hay Marmee, là một bà mẹ theo đạo hiểu biết, bà muốn các cô con gái của mình trân trọng những nỗ lực cũng như sự thiếu thốn và sự cống hiến cho cộng đồng. Laurie, hay Teddy, là đứa trẻ mồ côi sống cùng ông. Thiếu niên ham vui này đang được thầy John Brooke kèm cặp tại nhà.
Chủ đề chính của Những người phụ nữ bé nhỏ
1. Sự độc lập và tự do của phụ nữ
Tính độc lập của phụ nữ được thể hiện qua những hành động của Jo. Theo Jo, phụ nữ không cần phải bị ràng buộc và nhận hỗ trợ từ đàn ông hoặc những người khác. Họ có thể tự kiếm sống và tự do lựa chọn nghề nghiệp của mình.
2. Thành thật với những nguyên tắc
Đây là một đức tính tốt mà cha mẹ dành cho các chị em March. Giáo sư Bahre đã củng cố cho Jo về đức tính này khi phê bình bài viết của cô. Meg và Amy cũng học được rằng họ không nên thể hiện rằng mình là một người khác.
3. Nghệ thuật và sự sáng tạo
Chủ đề này được thể hiện qua khả năng viết lách của Jo, âm nhạc của Beth và nghệ thuật của Amy. Nó cũng được thấy thông qua các tiểu phẩm kịch do cả bốn chị em chắp bút viết kịch bản và sản xuất
4. Giúp đỡ cộng đồng
Đầu cuốn sách, bà March chỉ cho các con gái của mình lòng từ bi khi bà giúp đỡ những người nhập cư Đức. Ông Laurence cũng góp phần xây dựng, giúp đỡ cộng đồng với các hoạt động từ thiện của mình. Cuối cùng, Jo thể hiện đức tính này trong kế hoạch thành lập một trường học dành cho nam sinh.
Thông điệp truyền tải
Những người phụ nữ bé nhỏ là một cuốn sách tuyệt vời dành cho mọi lứa tuổi, đặc biệt là các cô gái và các phụ nữ trẻ. Diễn biến mượt mà và tự nhiên sẽ khiến các độc giả đắm mình vào câu chuyện, từ đó đồng cảm và thêm yêu các nhân vật. Đừng nên chờ đợi dù chỉ là một giây để đọc Những người phụ nữ bé nhỏ vì những bài học sâu sắc của thiên truyện, bao gồm những thông điệp về tầm quan trọng của công việc, lòng nhân ái, giúp đỡ hàng xóm, trung thực với các nguyên tắc của mình, và yêu thương gia đình.
Mặc dù Những người phụ nữ bé nhỏ đôi khi bị đánh giá là chỉ dành cho trẻ vị thành niên và ủng hộ nữ quyền vào thời điểm cuốn sách được sáng tác, không thể phủ nhận rằng nó là cuốn tiểu thuyết tuyệt vời cùng với những thông điệp ý nghĩa mà tác giả đã thành công truyền tải đến người đọc
Tiểu sử của Louisa May Alcott
Louisa May Alcott sinh ra ở Pennsylvania vào ngày 29 tháng 11 năm 1832. Cha cô, Amos Bronson Alcott, là một nhà thơ không mấy thành công, người đã dạy Louisa cho đến khi cô 16 tuổi. Trong thời thơ ấu của Alcott, Henry David Thoreau, Ralph Waldo Emerson và Nathaniel Hawthorne là bạn của gia đình và là những người đã dạy cô ấy về cách viết.
Khi Louisa còn là một thiếu nữ, Alcotts sống ở Boston và Concord Massachusetts. Do gia đình nghèo khó, từ năm 1850 đến năm 1862, Louisa May Alcott làm giáo viên, thợ may, gia sư, giúp việc và nhà văn để hỗ trợ gia đình mình.
Sự nghiệp sáng tác của Alcott bắt đầu từ năm 1851. Năm đó, bà xuất bản các bài thơ, truyện ngắn và truyện kinh dị giật gân dưới bút danh Flora Fairfield. Dựa trên việc làm y tá ở Washington D.C. trong Nội chiến, Alcott đã xuất bản Bản phác thảo bệnh viện vào năm 1863. Louisa May Alcott bắt đầu sử dụng tên thật của mình trong các bài báo viết trên tờ Atlantic Monthly và Lady's Companion trong suốt những năm 1860.
Sau chuyến đi đến châu Âu năm 1865, Little Women được xuất bản thành hai tập vào năm 1868 và 1869. Những cuốn sách đáng chú ý khác được viết bởi Louisa May Alcott bao gồm Little Men (1871), Eight Cousins (1875) và Jo's Boys (1886). Tất cả những cuốn sách này đều là phần tiếp theo của kiệt tác Những người phụ nữ nhỏ bé của cô. Louisa May Alcott sống độc thân trong suốt cuộc đời và qua đời tại Boston vào ngày 6 tháng 3 năm 1888.
Đặng Bảo Ngọc
Thứ Sáu, 12/08/2022 - tanvietbooks
Theo Regina Barreca, giáo sư tiếng Anh và học thuyết nữ quyền tại Đại học Connecticut, quyền tự chủ, sáng tạo, tự do và tính cộng đồng là di sản của Những người phụ nữ bé nhỏ.
Những người phụ nữ bé nhỏ của Louisa May Alcott là tác phẩm kinh điển của văn học Mỹ được nhiều thế hệ độc giả yêu thích. Được dựa trên thời thơ ấu của chính tác giả với trải nghiệm của cô với ba chị em gái, cuốn tiểu thuyết viết về thời thơ ấu, cuộc sống và hành trình trưởng thành của các thiếu nữ Hoa Kỳ trong nửa sau của thế ký 19, sống dậy qua hình ảnh bốn chị em - Meg, Jo, Beth và Amy.
Bối cảnh và Nhân vật
Bối cảnh của cuốn tiểu thuyết Những người phụ nữ bé nhỏ (có lẽ) là nhà của Alcott ở Concord, Massachusetts trong và sau Nội chiến Hoa Kỳ (1861-1865). Các nhân vật chính của câu chuyện bao gồm bốn chị em nhà March (Meg, Jo, Beth và Amy, bà March (hay còn gọi là Marmee), và Laurie (hoặc Teddy), cháu trai của ông Laurence.
Ở phần đầu của cuốn tiểu thuyết, Meg là chị cả và cũng là người đẹp nhất trong các chị em gái, làm việc như một nữ gia sư vào ban ngày để hỗ trợ gia đình mình. Ở tuổi 15, Jo nổi loạn, nóng tính và cư xử như con trai. Ban ngày, cô cũng phụ giúp dì March giàu có của mình đi làm bên ngoài như một người bạn đồng hành. Người con gái thứ ba, Beth, 13 tuổi. Cô ấy mong manh, gầy yếu và có năng khiếu âm nhạc, đặc biệt là piano. Cô nhận giáo dục tại nhà; còn Amy, cô em út ở lứa tuổi 12, rất được chiều chuộng, yêu nghệ thuật và thế giới rộng lớn thì đi học.
Bà March hay Marmee, là một bà mẹ theo đạo hiểu biết, bà muốn các cô con gái của mình trân trọng những nỗ lực cũng như sự thiếu thốn và sự cống hiến cho cộng đồng. Laurie, hay Teddy, là đứa trẻ mồ côi sống cùng ông. Thiếu niên ham vui này đang được thầy John Brooke kèm cặp tại nhà.
Chủ đề chính của Những người phụ nữ bé nhỏ
1. Sự độc lập và tự do của phụ nữ
Tính độc lập của phụ nữ được thể hiện qua những hành động của Jo. Theo Jo, phụ nữ không cần phải bị ràng buộc và nhận hỗ trợ từ đàn ông hoặc những người khác. Họ có thể tự kiếm sống và tự do lựa chọn nghề nghiệp của mình.
2. Thành thật với những nguyên tắc
Đây là một đức tính tốt mà cha mẹ dành cho các chị em March. Giáo sư Bahre đã củng cố cho Jo về đức tính này khi phê bình bài viết của cô. Meg và Amy cũng học được rằng họ không nên thể hiện rằng mình là một người khác.
3. Nghệ thuật và sự sáng tạo
Chủ đề này được thể hiện qua khả năng viết lách của Jo, âm nhạc của Beth và nghệ thuật của Amy. Nó cũng được thấy thông qua các tiểu phẩm kịch do cả bốn chị em chắp bút viết kịch bản và sản xuất
4. Giúp đỡ cộng đồng
Đầu cuốn sách, bà March chỉ cho các con gái của mình lòng từ bi khi bà giúp đỡ những người nhập cư Đức. Ông Laurence cũng góp phần xây dựng, giúp đỡ cộng đồng với các hoạt động từ thiện của mình. Cuối cùng, Jo thể hiện đức tính này trong kế hoạch thành lập một trường học dành cho nam sinh.
Thông điệp truyền tải
Những người phụ nữ bé nhỏ là một cuốn sách tuyệt vời dành cho mọi lứa tuổi, đặc biệt là các cô gái và các phụ nữ trẻ. Diễn biến mượt mà và tự nhiên sẽ khiến các độc giả đắm mình vào câu chuyện, từ đó đồng cảm và thêm yêu các nhân vật. Đừng nên chờ đợi dù chỉ là một giây để đọc Những người phụ nữ bé nhỏ vì những bài học sâu sắc của thiên truyện, bao gồm những thông điệp về tầm quan trọng của công việc, lòng nhân ái, giúp đỡ hàng xóm, trung thực với các nguyên tắc của mình, và yêu thương gia đình.
Mặc dù Những người phụ nữ bé nhỏ đôi khi bị đánh giá là chỉ dành cho trẻ vị thành niên và ủng hộ nữ quyền vào thời điểm cuốn sách được sáng tác, không thể phủ nhận rằng nó là cuốn tiểu thuyết tuyệt vời cùng với những thông điệp ý nghĩa mà tác giả đã thành công truyền tải đến người đọc
Tiểu sử của Louisa May Alcott
Louisa May Alcott sinh ra ở Pennsylvania vào ngày 29 tháng 11 năm 1832. Cha cô, Amos Bronson Alcott, là một nhà thơ không mấy thành công, người đã dạy Louisa cho đến khi cô 16 tuổi. Trong thời thơ ấu của Alcott, Henry David Thoreau, Ralph Waldo Emerson và Nathaniel Hawthorne là bạn của gia đình và là những người đã dạy cô ấy về cách viết.
Khi Louisa còn là một thiếu nữ, Alcotts sống ở Boston và Concord Massachusetts. Do gia đình nghèo khó, từ năm 1850 đến năm 1862, Louisa May Alcott làm giáo viên, thợ may, gia sư, giúp việc và nhà văn để hỗ trợ gia đình mình.
Sự nghiệp sáng tác của Alcott bắt đầu từ năm 1851. Năm đó, bà xuất bản các bài thơ, truyện ngắn và truyện kinh dị giật gân dưới bút danh Flora Fairfield. Dựa trên việc làm y tá ở Washington D.C. trong Nội chiến, Alcott đã xuất bản Bản phác thảo bệnh viện vào năm 1863. Louisa May Alcott bắt đầu sử dụng tên thật của mình trong các bài báo viết trên tờ Atlantic Monthly và Lady's Companion trong suốt những năm 1860.
Sau chuyến đi đến châu Âu năm 1865, Little Women được xuất bản thành hai tập vào năm 1868 và 1869. Những cuốn sách đáng chú ý khác được viết bởi Louisa May Alcott bao gồm Little Men (1871), Eight Cousins (1875) và Jo's Boys (1886). Tất cả những cuốn sách này đều là phần tiếp theo của kiệt tác Những người phụ nữ nhỏ bé của cô. Louisa May Alcott sống độc thân trong suốt cuộc đời và qua đời tại Boston vào ngày 6 tháng 3 năm 1888.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Sách II
PhuongAnh Dang@Viện Sách - Bookademy - ybox
public6 tháng trước
[Tóm Tắt & Review Sách] "Những Người Phụ Nữ Bé Nhỏ": Giá Trị Của Những Người Phụ Nữ Trong Xã Hội
"Tôi muốn trở thành một góa phụ tự do và tự chèo lái con thuyền của mình."
Trong suốt lịch sử, vai trò của người phụ nữ trong xã hội đã trải qua nhiều biến đổi và thăng trầm, họ đã chứng tỏ sự mạnh mẽ và kiên cường của mình qua nhiều hoàn cảnh khắc nghiệt và thử thách. Từ những ngày đầu bị coi thường và giới hạn trong vai trò làm mẹ và làm vợ, đến nay, người phụ nữ đã khẳng định được vị thế của mình trong nhiều lĩnh vực. Sự mạnh mẽ và độc lập của người phụ nữ không chỉ thể hiện qua những thành tựu mà họ đạt được, mà còn qua cách họ đối mặt và vượt qua những thử thách, định kiến xã hội để vươn lên. Trong nhiều xã hội, phụ nữ phải gánh vác nhiều trách nhiệm gia đình hơn nam giới, từ chăm sóc con cái đến quản lý công việc nhà. Những công việc này thường không được đánh giá cao và không nhận được sự công nhận xứng đáng. Ngoài ra, phụ nữ cũng thường phải chịu áp lực từ những quan niệm truyền thống về vai trò của mình trong gia đình và xã hội, dẫn đến tình trạng bị bạo hành gia đình và sự kiểm soát từ phía gia đình hoặc cộng đồng.
Phụ nữ không chỉ mạnh mẽ trong việc đảm đương trách nhiệm cá nhân và gia đình, mà còn kiên trì đấu tranh cho quyền lợi và sự bình đẳng giới. Phong trào nữ quyền, từ thế kỷ 19 đến nay, đã tạo ra những thay đổi quan trọng trong xã hội, giúp phụ nữ giành được quyền bầu cử, quyền làm việc và quyền tự do lựa chọn cuộc sống của mình. Những cuộc đấu tranh này không chỉ mang lại lợi ích cho phụ nữ mà còn làm phong phú và tiến bộ hóa xã hội. Trong lĩnh vực nghệ thuật và sáng tạo, phụ nữ đã đóng góp những tác phẩm đầy giá trị, thể hiện tầm nhìn độc đáo và sâu sắc. Nhà văn Louisa May Alcott với tác phẩm Những người phụ nữ bé nhỏ là một trong những tác phẩm đầy cảm hứng về cuộc sống và nhân quyền, đã để lại dấu ấn đậm nét trong văn học. Những đóng góp của tác phẩm không chỉ làm phong phú văn hóa nhân loại mà còn truyền cảm hứng về sự mạnh mẽ, kiên cường và khả năng sáng tạo không giới hạn.
Giới thiệu tác giả và tác phẩm
Louisa May Alcott (1832-1888) là một trong những nhà văn nổi tiếng nhất của văn học Mỹ, được biết đến nhiều nhất qua tác phẩm kinh điển Những người phụ nữ bé nhỏ. Không chỉ là một nhà văn tài năng, Alcott còn là một người đấu tranh nhiệt thành cho quyền lợi của phụ nữ và trẻ em. Cuộc đời và sự nghiệp của bà đã để lại dấu ấn sâu sắc trong lịch sử văn học và phong trào nữ quyền. Alcott bắt đầu viết lách từ sớm và xuất bản những câu chuyện đầu tiên trên các tạp chí địa phương. Tuy nhiên, thành công lớn đầu tiên đến với bà vào năm 1868 khi Những người phụ nữ bé nhỏ ra đời. Tác phẩm này nhanh chóng trở thành một hiện tượng và được đón nhận nồng nhiệt bởi độc giả mọi lứa tuổi.
Những người phụ nữ bé nhỏ là câu chuyện bán tự truyện dựa trên cuộc sống của Louisa và ba chị em gái của bà. Tác phẩm xoay quanh cuộc sống của bốn chị em nhà March - Meg, Jo, Beth, và Amy - trong bối cảnh nước Mỹ thời kỳ Nội chiến. Câu chuyện không chỉ mô tả những niềm vui và nỗi buồn trong cuộc sống hàng ngày của các cô gái mà còn tôn vinh những giá trị gia đình, tình bạn, và lòng kiên nhẫn. Nhân vật Jo March, người có nhiều điểm tương đồng với Alcott, là một biểu tượng cho sự mạnh mẽ và khát vọng tự do của phụ nữ. Qua Jo, Alcott gửi gắm thông điệp về tầm quan trọng của việc theo đuổi ước mơ và sự độc lập cá nhân, bất kể những rào cản xã hội.
"Tất cả chúng ta đều có cuộc đời riêng để theo đuổi, giấc mơ riêng để dệt nên, và tất cả chúng ta đều có sức mạnh để biến mơ ước trở thành hiện thực, miễn là chúng ta giữ vững niềm tin."
Ngoài sự nghiệp văn chương, Louisa May Alcott còn là một nhà hoạt động xã hội tích cực. Bà là thành viên của phong trào nữ quyền và phong trào bãi nô, luôn đấu tranh cho quyền lợi của phụ nữ và những người bị áp bức. Alcott đã tham gia vào nhiều hoạt động từ thiện, bao gồm cả việc làm y tá trong thời Nội chiến Mỹ, chăm sóc các binh lính bị thương. Sự nghiệp viết lách của bà cũng phản ánh những giá trị nhân đạo và tinh thần đấu tranh cho công bằng xã hội. Alcott thường sử dụng tác phẩm của mình để lên tiếng về các vấn đề xã hội và kêu gọi sự thay đổi. Louisa May Alcott là một biểu tượng vĩ đại của văn học Mỹ và phong trào nữ quyền. Cuộc đời và sự nghiệp của bà đã để lại những dấu ấn sâu đậm, không chỉ qua những tác phẩm văn học bất hủ mà còn qua những đóng góp to lớn cho xã hội. Bà không chỉ là một nhà văn xuất sắc mà còn là một người đấu tranh không mệt mỏi cho quyền lợi của phụ nữ và những người yếu thế. Di sản của Louisa May Alcott sẽ mãi mãi là nguồn cảm hứng cho nhiều thế hệ về sau.
Vai trò của người phụ nữ
Thế kỷ 19 là một thời kỳ đầy biến động và thay đổi, với những cuộc cách mạng công nghiệp và xã hội diễn ra khắp nơi trên thế giới. Trong bối cảnh đó, vai trò và vị thế của người phụ nữ cũng trải qua nhiều biến chuyển đáng kể. Dù vẫn còn bị ràng buộc bởi nhiều định kiến và khuôn mẫu truyền thống, những người phụ nữ bắt đầu khẳng định mình mạnh mẽ hơn, đấu tranh cho quyền lợi và tự do cá nhân. Thông qua cuộc sống và những trải nghiệm của bốn chị em nhà March - Meg, Jo, Beth, và Amy trong tác phẩm Những người phụ nữ bé nhỏ, Alcott đã khắc họa một bức tranh toàn cảnh về phụ nữ với những ước mơ, khát vọng, và những giá trị gia đình.
Trong Những người phụ nữ bé nhỏ, vai trò làm vợ và làm mẹ được thể hiện rõ qua nhân vật Meg March. Meg là chị cả trong gia đình, luôn mong muốn có một gia đình êm ấm và hạnh phúc. Khi kết hôn với John Brooke và trở thành mẹ, Meg đảm nhận vai trò truyền thống của người phụ nữ trong gia đình. Cô chăm sóc chồng con, quản lý công việc nhà, và duy trì sự ấm áp trong tổ ấm nhỏ của mình. Qua nhân vật Meg, Alcott nhấn mạnh tầm quan trọng của vai trò làm vợ và làm mẹ, đồng thời tôn vinh những nỗ lực và hy sinh của phụ nữ trong việc duy trì hạnh phúc gia đình. Vai trò này của Meg không chỉ giới hạn trong những công việc nội trợ mà còn bao gồm cả việc trở thành người bạn đời đáng tin cậy và người mẹ tận tụy. Một trong những phẩm chất nổi bật của Meg là lòng yêu thương và sự hi sinh. Meg luôn sẵn sàng hy sinh những ước mơ cá nhân để chăm lo cho gia đình và đảm bảo hạnh phúc cho những người thân yêu. Cô không chỉ là một người chị cả, một người vợ và một người mẹ tốt, mà còn là một người phụ nữ biết yêu thương và sẵn lòng hi sinh vì người khác. Meg cũng là người luôn ủng hộ và khuyến khích các em của mình theo đuổi ước mơ và khát vọng cá nhân. Cô hiểu rằng mỗi người đều có con đường riêng và luôn sẵn lòng lắng nghe, chia sẻ và giúp đỡ các em vượt qua khó khăn. Sự hỗ trợ và tình yêu thương của Meg là nguồn động lực quan trọng cho Jo, Beth và Amy trong hành trình tìm kiếm hạnh phúc và thành công. Meg luôn tìm cách cân bằng giữa trách nhiệm gia đình và ước mơ cá nhân, và qua đó, Alcott đã khắc họa một hình ảnh người phụ nữ mạnh mẽ và biết cách giữ gìn hạnh phúc gia đình.
"Sao phải xấu hổ vì ước muốn của bản thân?"
Jo March, nhân vật chính của tác phẩm, đại diện cho sự mạnh mẽ và khát vọng tự do của phụ nữ. Jo có đam mê viết lách và ước mơ trở thành một nhà văn nổi tiếng. Cô không chỉ mơ ước trở thành một nhà văn lỗi lạc mà còn khát khao những cuộc phiêu lưu và khám phá tâm hồn con người. Sự đam mê và tình yêu với nghệ thuật viết lách đã là động lực mạnh mẽ, giúp Jo vượt qua những khó khăn và thách thức trên con đường của mình. Dù đôi khi phải đối diện với những sự thất bại và thất vọng, nhưng Jo vẫn không bao giờ từ bỏ ước mơ của mình và luôn kiên định theo đuổi đến cùng. Jo không chỉ là một nhân vật có tính cách mạnh mẽ và bướng bỉnh mà còn là người luôn đấu tranh cho quyền lợi cá nhân và sự bình đẳng giới. Cô không chấp nhận việc bị giới hạn trong những vai trò truyền thống và luôn tìm kiếm cơ hội để khẳng định mình trong xã hội
Mặc dù Jo March có tinh thần độc lập và khao khát tự do, nhưng cô cũng là một người có trái tim nhân ái và tình cảm. Jo luôn quan tâm và chăm sóc đến gia đình và bạn bè của mình. Trong những tình huống khó khăn, cô không ngần ngại hy sinh bản thân để giúp đỡ người khác. Với trách nhiệm gia đình cao cả, Jo đóng vai trò là người chị chăm sóc và bảo vệ các em gái của mình, đồng thời là nguồn động viên và niềm hy vọng cho họ trong những thời điểm khó khăn nhất. Jo March không chỉ là một nhân vật trong một cuốn sách, mà còn là biểu tượng của sự mạnh mẽ và tinh thần kiên cường. Sự độc lập, khát vọng và lòng hy sinh của Jo đã lan tỏa ra ngoài trang sách, trở thành nguồn cảm hứng lớn lao cho nhiều người, đặc biệt là phụ nữ. Câu chuyện của Jo March đã chứng minh rằng bất kỳ ai, dù là phụ nữ hay nam giới, đều có thể vượt qua những giới hạn xã hội và theo đuổi ước mơ của mình, miễn là họ kiên trì và không ngừng nỗ lực. Jo là biểu tượng của sự độc lập và khát khao tự do, phá vỡ những khuôn mẫu xã hội truyền thống về vai trò của phụ nữ. Qua nhân vật Jo, Alcott khuyến khích phụ nữ theo đuổi ước mơ và khẳng định bản thân, bất kể những rào cản xã hội.
Beth March là hiện thân của lòng nhân ái, tình yêu thương và sự hi sinh. Beth là cô gái hiền lành, tận tụy và luôn nghĩ đến người khác. Mặc dù Beth có cuộc sống ngắn ngủi do bệnh tật, nhưng những hành động và tấm lòng nhân hậu của cô đã để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng gia đình và người đọc. Nhân vật Beth nhắc nhở chúng ta về giá trị của lòng nhân ái và sự hi sinh thầm lặng, những đức tính cao quý của phụ nữ trong gia đình và xã hội. Beth không chỉ là một nhân vật được mọi người yêu mến mà còn là một biểu tượng cho sự thuần khiết và lòng tốt. Sự hi sinh của Beth không chỉ dành cho gia đình mà còn lan tỏa đến cộng đồng. Cô luôn sẵn lòng giúp đỡ người khác mà không hề mong đợi nhận lại điều gì. Sự ra đi của Beth để lại một khoảng trống lớn trong gia đình March, nhưng đồng thời, cũng làm nổi bật những giá trị tinh thần cao quý mà cô đã sống và lan tỏa. Beth là minh chứng cho sức mạnh của sự hi sinh và lòng nhân ái, hai phẩm chất không thể thiếu để duy trì sự gắn kết và yêu thương trong gia đình và xã hội.
Amy March, em út trong gia đình, đại diện cho sự tự tin và khát khao khám phá thế giới. Amy có niềm đam mê nghệ thuật và luôn khao khát được học hỏi, trải nghiệm những điều mới mẻ. Mặc dù ban đầu có vẻ ích kỷ và ham mê vật chất, nhưng qua thời gian, Amy trưởng thành và trở thành một người phụ nữ tự tin, biết trân trọng giá trị thực sự của cuộc sống. Nhân vật Amy cho thấy phụ nữ có quyền theo đuổi đam mê và ước mơ của mình, đồng thời khám phá và phát triển bản thân. Amy không ngại theo đuổi những ước mơ của mình, cho dù điều đó đòi hỏi phải rời xa gia đình và đối mặt với những thử thách. Cô thể hiện sự tự tin và quyết tâm, hai yếu tố quan trọng giúp phụ nữ vượt qua những rào cản và khẳng định vị thế của mình trong xã hội. Qua nhân vật Amy, Alcott nhấn mạnh rằng sự phát triển cá nhân và việc khám phá thế giới là quyền lợi và trách nhiệm của mỗi người phụ nữ, giúp họ trở nên hoàn thiện và đóng góp nhiều hơn cho xã hội.
“Phụ nữ có trí óc, họ có trái tim cũng như tâm hồn. Và cô ấy có tham vọng và cô ấy có sắc đẹp cũng như tài năng. Tôi chán ngấy những người nói rằng tình yêu phù hợp với phụ nữ."
Không thể không nhắc đến nhân vật Marmee, mẹ của bốn chị em nhà March. Marmee là người mẹ, người cố vấn, và là trụ cột tinh thần của gia đình. Bà không chỉ chăm sóc con cái mà còn hướng dẫn họ về những giá trị sống, đạo đức và cách đối nhân xử thế. Marmee là hình ảnh của một người phụ nữ mạnh mẽ, kiên định, và đầy lòng nhân ái. Bà luôn khuyến khích các con gái của mình theo đuổi ước mơ và sống đúng với những giá trị mà họ tin tưởng.
Qua bốn chị em nhà March và mẹ của họ, Louisa May Alcott đã khắc họa những khía cạnh đa dạng của phụ nữ, từ vai trò làm vợ, làm mẹ đến khát vọng cá nhân, sự độc lập và tinh thần hi sinh. Tác phẩm gửi gắm thông điệp rằng phụ nữ, dù trong hoàn cảnh nào, đều có quyền theo đuổi ước mơ, khẳng định giá trị bản thân và đóng góp cho xã hội. Những người phụ nữ bé nhỏ mãi mãi là nguồn cảm hứng bất tận về sức mạnh, lòng nhân ái và tinh thần kiên cường của phụ nữ.
Tình yêu và tình bạn
Trong tác phẩm văn học kinh điển Những người phụ nữ bé nhỏ của Louisa May Alcott, tình yêu và tình bạn được mô tả một cách chân thành và sâu sắc qua các nhân vật chính: Jo, Laurie, Meg và John. Sự phát triển của mỗi mối quan hệ không chỉ làm phong phú thêm cốt truyện mà còn mang đến những bài học sâu sắc về tình bạn, lòng trung thành và sự hiểu biết.
Jo March, với tính cách mạnh mẽ, nghị lực và ước mơ lớn lao, là trái tim của câu chuyện. Cô và Laurie là bạn thân từ nhỏ, chia sẻ mọi buổi sáng và chiều, mọi bí mật và ước mơ. Tình bạn của họ, mặc dù chưa bao giờ chuyển sang một mức độ lãng mạn rõ ràng, nhưng vẫn đậm đà tình cảm và sự kết nối sâu sắc. Sự hiểu biết lẫn nhau và sự đồng cảm đã tạo nên một liên kết không thể phá vỡ giữa họ. Tuy nhiên, khi Laurie tỏ tình với Jo và bị từ chối, mối quan hệ giữa họ trở nên căng thẳng và phức tạp hơn bao giờ hết. Jo hiểu rằng tình yêu và tình bạn không phải lúc nào cũng đi đôi với nhau, và mối quan hệ của họ vẫn được giữ vững bởi lòng trung thành và sự tôn trọng.
Trong khi đó, mối tình của Meg và John là một ví dụ về sự cân bằng và sự hiểu biết. Meg March là một cô gái có trái tim ấm áp và tình yêu gia đình sâu sắc. Khi cô gặp John Brooke, một người đàn ông mạnh mẽ và trưởng thành, họ nhanh chóng nhận ra sự hòa hợp và tình cảm dành cho nhau. Mối quan hệ của họ phát triển từ sự tôn trọng và sự hiểu biết, và được củng cố bởi sự hy sinh và sự chia sẻ. Dù cuộc đời không luôn trải đầy hoa hồng, Meg và John luôn đứng vững bên nhau, chia sẻ mọi gánh nặng và niềm vui.
“Chị không muốn một đám cưới thời thượng, chị chỉ muốn trông như vậy và thân thuộc với những người thân yêu xung quanh chị và với họ.”
Những mối quan hệ trong Những người phụ nữ bé nhỏ không chỉ làm nổi bật sự phong phú và đa dạng của tình yêu mà còn làm nổi bật những giá trị về sự hiểu biết, lòng trung thành và sự hy sinh. Những bài học từ Jo và Laurie, Meg và John không chỉ là những lời khuyên về tình yêu mà còn là những hướng dẫn về cách xây dựng và bảo vệ mối quan hệ có ý nghĩa trong cuộc sống. Điều quan trọng là, dù mỗi mối quan hệ có những khía cạnh riêng biệt, thì tình cảm và sự kết nối giữa họ luôn là điểm đến của mọi nhân vật, tạo nên hạnh phúc và ý nghĩa đích thực trong cuộc sống của họ.
Phần kết
Trong tác phẩm văn học Những người phụ nữ bé nhỏ của Louisa May Alcott, chúng ta được chứng kiến một hành trình đầy cảm xúc và ý nghĩa của bốn chị em nhà March - Meg, Jo, Beth và Amy. Từ những niềm vui và nỗi buồn trong cuộc sống hàng ngày đến những giá trị gia đình, tình bạn và tình yêu, tác phẩm này đã lưu lại dấu ấn sâu sắc trong lòng độc giả. Qua câu chuyện của họ, Louisa May Alcott đã truyền tải những thông điệp về sự mạnh mẽ, lòng nhân ái và tinh thần kiên cường của phụ nữ. Những nhân vật như Meg, Jo, Beth, Amy và mẹ của họ, Marmee, đã làm cho Những người phụ nữ bé nhỏ không chỉ là một câu chuyện về tình yêu và tình bạn mà còn là một bài học về sự hy sinh, sự độc lập và việc vượt qua những thách thức trong cuộc sống.
Bằng cách kể lại những trải nghiệm của bốn chị em nhà March, Alcott đã tạo ra một tác phẩm vĩ đại, đầy cảm hứng và ý nghĩa, làm cho người đọc cảm thấy kích động và tìm kiếm ý nghĩa sâu sắc về cuộc sống và tình người. Những người phụ nữ bé nhỏ không chỉ là một cuốn sách, mà còn là một biểu tượng về sự mạnh mẽ và tinh thần kiên định của phụ nữ, mang lại cảm hứng và động lực cho những người đọc ở mọi lứa tuổi và thế hệ.
~
Ẩn danh
Thay đổi cách ta tiếp cận cuộc sống và trải nghiệm hạnh phúc từ bên trong
"Những người phụ nữ bé nhỏ" của Louisa May Alcott là một tác phẩm văn học kinh điển, một câu chuyện nữ quyền, tình thương và những giá trị nhân văn bền vững, làm cho nó trở thành một trong những tác phẩm ảnh hưởng nhất trong văn hóa văn học thế giới.
Cuốn sách kể về cuộc sống và những thách thức của bốn chị em March - Meg, Jo, Beth và Amy - trong thời kỳ Nội chiến Hoa Kỳ. Mỗi chị em đều có tính cách và ước mơ riêng, nhưng qua mọi khó khăn, họ học hỏi và phát triển, thể hiện tình yêu và sự đoàn kết của gia đình.
Cuốn sách không chỉ là một câu chuyện về cuộc sống gia đình, mà còn là một tác phẩm văn hóa với những ý nghĩa vĩ đại về tự do, tình thương và sự phấn đấu cho giấc mơ cá nhân. Cuốn sách này đã và vẫn tiếp tục tạo ảnh hưởng lâu dài, thách thức và làm cho người đọc suy nghĩ về giá trị của gia đình và tình bạn.
~
Ẩn danh
Bức tranh chân thực và sâu sắc về cuộc sống, tình yêu
Alcott tạo ra những nhân vật nữ mạnh mẽ, độc lập và có tầm ảnh hưởng, giúp "Những người phụ nữ bé nhỏ" trở thành một nguồn cảm hứng không chỉ cho độc giả nữ mà còn cho người đọc nam. Những giá trị như sự hi sinh, lòng nhân ái và tình bạn tạo nên cột mốc quan trọng trong truyện, tạo nên một bức tranh về gia đình và xã hội ở thời điểm đó.
Ngôn ngữ của Alcott là dễ hiểu và ấm áp, giúp độc giả đắm chìm trong thế giới của những chị em March. Bức tranh mô tả cuộc sống thường nhật, tình bạn và tình yêu trong một gia đình bình thường mà lại đặc biệt, tạo nên một cảm giác gần gũi và ôm trọn lòng người đọc.
"Những người phụ nữ bé nhỏ" không chỉ là một câu chuyện về hành trình của bốn chị em trong quãng thời gian trưởng thành mà còn là một tác phẩm nghệ thuật, nơi mà những giá trị nhân đạo được chú trọng. Bất kỳ ai đọc cuốn sách này đều có thể tìm thấy một phần của chính mình trong những nhân vật và sự kiện, làm cho nó trở thành một tác phẩm vĩ đại và lưu lại dấu ấn lâu dài trong lòng độc giả.
~
Ẩn danh
Cuốn sách hay
Một trong những điểm độc đáo của "Những cô gái bé nhỏ" là cách mà Louisa May Alcott mô tả nhân vật nữ, đặc biệt là Jo March, nhân vật chính có tính cách mạnh mẽ, năng động và không chấp nhận những hạn chế do giới tính. Bằng cách này, cuốn sách đã góp phần mở đường cho những nhân vật nữ mạnh mẽ trong văn học.
Ngôn ngữ của Alcott là một sự kết hợp tuyệt vời giữa sự ấm áp và lãng mạn. Cô tận dụng từ ngữ một cách tinh tế để tạo nên những đoạn văn sâu sắc, đầy cảm xúc và ý nghĩa. Mỗi nhân vật và mỗi sự kiện đều được miêu tả rất chi tiết, giúp độc giả đắm chìm vào thế giới của các chị em March.
Cuốn sách cũng mang lại nhiều bài học về lòng nhân ái, sự hy sinh và giá trị của gia đình. Những thách thức mà các nhân vật phải đối mặt làm cho "Những cô gái bé nhỏ" trở nên gần gũi và thực tế, khiến người đọc có thể tìm thấy sự đồng cảm và liên kết với những tình huống của họ.
public6 tháng trước
[Tóm Tắt & Review Sách] "Những Người Phụ Nữ Bé Nhỏ": Giá Trị Của Những Người Phụ Nữ Trong Xã Hội
"Tôi muốn trở thành một góa phụ tự do và tự chèo lái con thuyền của mình."
Trong suốt lịch sử, vai trò của người phụ nữ trong xã hội đã trải qua nhiều biến đổi và thăng trầm, họ đã chứng tỏ sự mạnh mẽ và kiên cường của mình qua nhiều hoàn cảnh khắc nghiệt và thử thách. Từ những ngày đầu bị coi thường và giới hạn trong vai trò làm mẹ và làm vợ, đến nay, người phụ nữ đã khẳng định được vị thế của mình trong nhiều lĩnh vực. Sự mạnh mẽ và độc lập của người phụ nữ không chỉ thể hiện qua những thành tựu mà họ đạt được, mà còn qua cách họ đối mặt và vượt qua những thử thách, định kiến xã hội để vươn lên. Trong nhiều xã hội, phụ nữ phải gánh vác nhiều trách nhiệm gia đình hơn nam giới, từ chăm sóc con cái đến quản lý công việc nhà. Những công việc này thường không được đánh giá cao và không nhận được sự công nhận xứng đáng. Ngoài ra, phụ nữ cũng thường phải chịu áp lực từ những quan niệm truyền thống về vai trò của mình trong gia đình và xã hội, dẫn đến tình trạng bị bạo hành gia đình và sự kiểm soát từ phía gia đình hoặc cộng đồng.
Phụ nữ không chỉ mạnh mẽ trong việc đảm đương trách nhiệm cá nhân và gia đình, mà còn kiên trì đấu tranh cho quyền lợi và sự bình đẳng giới. Phong trào nữ quyền, từ thế kỷ 19 đến nay, đã tạo ra những thay đổi quan trọng trong xã hội, giúp phụ nữ giành được quyền bầu cử, quyền làm việc và quyền tự do lựa chọn cuộc sống của mình. Những cuộc đấu tranh này không chỉ mang lại lợi ích cho phụ nữ mà còn làm phong phú và tiến bộ hóa xã hội. Trong lĩnh vực nghệ thuật và sáng tạo, phụ nữ đã đóng góp những tác phẩm đầy giá trị, thể hiện tầm nhìn độc đáo và sâu sắc. Nhà văn Louisa May Alcott với tác phẩm Những người phụ nữ bé nhỏ là một trong những tác phẩm đầy cảm hứng về cuộc sống và nhân quyền, đã để lại dấu ấn đậm nét trong văn học. Những đóng góp của tác phẩm không chỉ làm phong phú văn hóa nhân loại mà còn truyền cảm hứng về sự mạnh mẽ, kiên cường và khả năng sáng tạo không giới hạn.
Giới thiệu tác giả và tác phẩm
Louisa May Alcott (1832-1888) là một trong những nhà văn nổi tiếng nhất của văn học Mỹ, được biết đến nhiều nhất qua tác phẩm kinh điển Những người phụ nữ bé nhỏ. Không chỉ là một nhà văn tài năng, Alcott còn là một người đấu tranh nhiệt thành cho quyền lợi của phụ nữ và trẻ em. Cuộc đời và sự nghiệp của bà đã để lại dấu ấn sâu sắc trong lịch sử văn học và phong trào nữ quyền. Alcott bắt đầu viết lách từ sớm và xuất bản những câu chuyện đầu tiên trên các tạp chí địa phương. Tuy nhiên, thành công lớn đầu tiên đến với bà vào năm 1868 khi Những người phụ nữ bé nhỏ ra đời. Tác phẩm này nhanh chóng trở thành một hiện tượng và được đón nhận nồng nhiệt bởi độc giả mọi lứa tuổi.
Những người phụ nữ bé nhỏ là câu chuyện bán tự truyện dựa trên cuộc sống của Louisa và ba chị em gái của bà. Tác phẩm xoay quanh cuộc sống của bốn chị em nhà March - Meg, Jo, Beth, và Amy - trong bối cảnh nước Mỹ thời kỳ Nội chiến. Câu chuyện không chỉ mô tả những niềm vui và nỗi buồn trong cuộc sống hàng ngày của các cô gái mà còn tôn vinh những giá trị gia đình, tình bạn, và lòng kiên nhẫn. Nhân vật Jo March, người có nhiều điểm tương đồng với Alcott, là một biểu tượng cho sự mạnh mẽ và khát vọng tự do của phụ nữ. Qua Jo, Alcott gửi gắm thông điệp về tầm quan trọng của việc theo đuổi ước mơ và sự độc lập cá nhân, bất kể những rào cản xã hội.
"Tất cả chúng ta đều có cuộc đời riêng để theo đuổi, giấc mơ riêng để dệt nên, và tất cả chúng ta đều có sức mạnh để biến mơ ước trở thành hiện thực, miễn là chúng ta giữ vững niềm tin."
Ngoài sự nghiệp văn chương, Louisa May Alcott còn là một nhà hoạt động xã hội tích cực. Bà là thành viên của phong trào nữ quyền và phong trào bãi nô, luôn đấu tranh cho quyền lợi của phụ nữ và những người bị áp bức. Alcott đã tham gia vào nhiều hoạt động từ thiện, bao gồm cả việc làm y tá trong thời Nội chiến Mỹ, chăm sóc các binh lính bị thương. Sự nghiệp viết lách của bà cũng phản ánh những giá trị nhân đạo và tinh thần đấu tranh cho công bằng xã hội. Alcott thường sử dụng tác phẩm của mình để lên tiếng về các vấn đề xã hội và kêu gọi sự thay đổi. Louisa May Alcott là một biểu tượng vĩ đại của văn học Mỹ và phong trào nữ quyền. Cuộc đời và sự nghiệp của bà đã để lại những dấu ấn sâu đậm, không chỉ qua những tác phẩm văn học bất hủ mà còn qua những đóng góp to lớn cho xã hội. Bà không chỉ là một nhà văn xuất sắc mà còn là một người đấu tranh không mệt mỏi cho quyền lợi của phụ nữ và những người yếu thế. Di sản của Louisa May Alcott sẽ mãi mãi là nguồn cảm hứng cho nhiều thế hệ về sau.
Vai trò của người phụ nữ
Thế kỷ 19 là một thời kỳ đầy biến động và thay đổi, với những cuộc cách mạng công nghiệp và xã hội diễn ra khắp nơi trên thế giới. Trong bối cảnh đó, vai trò và vị thế của người phụ nữ cũng trải qua nhiều biến chuyển đáng kể. Dù vẫn còn bị ràng buộc bởi nhiều định kiến và khuôn mẫu truyền thống, những người phụ nữ bắt đầu khẳng định mình mạnh mẽ hơn, đấu tranh cho quyền lợi và tự do cá nhân. Thông qua cuộc sống và những trải nghiệm của bốn chị em nhà March - Meg, Jo, Beth, và Amy trong tác phẩm Những người phụ nữ bé nhỏ, Alcott đã khắc họa một bức tranh toàn cảnh về phụ nữ với những ước mơ, khát vọng, và những giá trị gia đình.
Trong Những người phụ nữ bé nhỏ, vai trò làm vợ và làm mẹ được thể hiện rõ qua nhân vật Meg March. Meg là chị cả trong gia đình, luôn mong muốn có một gia đình êm ấm và hạnh phúc. Khi kết hôn với John Brooke và trở thành mẹ, Meg đảm nhận vai trò truyền thống của người phụ nữ trong gia đình. Cô chăm sóc chồng con, quản lý công việc nhà, và duy trì sự ấm áp trong tổ ấm nhỏ của mình. Qua nhân vật Meg, Alcott nhấn mạnh tầm quan trọng của vai trò làm vợ và làm mẹ, đồng thời tôn vinh những nỗ lực và hy sinh của phụ nữ trong việc duy trì hạnh phúc gia đình. Vai trò này của Meg không chỉ giới hạn trong những công việc nội trợ mà còn bao gồm cả việc trở thành người bạn đời đáng tin cậy và người mẹ tận tụy. Một trong những phẩm chất nổi bật của Meg là lòng yêu thương và sự hi sinh. Meg luôn sẵn sàng hy sinh những ước mơ cá nhân để chăm lo cho gia đình và đảm bảo hạnh phúc cho những người thân yêu. Cô không chỉ là một người chị cả, một người vợ và một người mẹ tốt, mà còn là một người phụ nữ biết yêu thương và sẵn lòng hi sinh vì người khác. Meg cũng là người luôn ủng hộ và khuyến khích các em của mình theo đuổi ước mơ và khát vọng cá nhân. Cô hiểu rằng mỗi người đều có con đường riêng và luôn sẵn lòng lắng nghe, chia sẻ và giúp đỡ các em vượt qua khó khăn. Sự hỗ trợ và tình yêu thương của Meg là nguồn động lực quan trọng cho Jo, Beth và Amy trong hành trình tìm kiếm hạnh phúc và thành công. Meg luôn tìm cách cân bằng giữa trách nhiệm gia đình và ước mơ cá nhân, và qua đó, Alcott đã khắc họa một hình ảnh người phụ nữ mạnh mẽ và biết cách giữ gìn hạnh phúc gia đình.
"Sao phải xấu hổ vì ước muốn của bản thân?"
Jo March, nhân vật chính của tác phẩm, đại diện cho sự mạnh mẽ và khát vọng tự do của phụ nữ. Jo có đam mê viết lách và ước mơ trở thành một nhà văn nổi tiếng. Cô không chỉ mơ ước trở thành một nhà văn lỗi lạc mà còn khát khao những cuộc phiêu lưu và khám phá tâm hồn con người. Sự đam mê và tình yêu với nghệ thuật viết lách đã là động lực mạnh mẽ, giúp Jo vượt qua những khó khăn và thách thức trên con đường của mình. Dù đôi khi phải đối diện với những sự thất bại và thất vọng, nhưng Jo vẫn không bao giờ từ bỏ ước mơ của mình và luôn kiên định theo đuổi đến cùng. Jo không chỉ là một nhân vật có tính cách mạnh mẽ và bướng bỉnh mà còn là người luôn đấu tranh cho quyền lợi cá nhân và sự bình đẳng giới. Cô không chấp nhận việc bị giới hạn trong những vai trò truyền thống và luôn tìm kiếm cơ hội để khẳng định mình trong xã hội
Mặc dù Jo March có tinh thần độc lập và khao khát tự do, nhưng cô cũng là một người có trái tim nhân ái và tình cảm. Jo luôn quan tâm và chăm sóc đến gia đình và bạn bè của mình. Trong những tình huống khó khăn, cô không ngần ngại hy sinh bản thân để giúp đỡ người khác. Với trách nhiệm gia đình cao cả, Jo đóng vai trò là người chị chăm sóc và bảo vệ các em gái của mình, đồng thời là nguồn động viên và niềm hy vọng cho họ trong những thời điểm khó khăn nhất. Jo March không chỉ là một nhân vật trong một cuốn sách, mà còn là biểu tượng của sự mạnh mẽ và tinh thần kiên cường. Sự độc lập, khát vọng và lòng hy sinh của Jo đã lan tỏa ra ngoài trang sách, trở thành nguồn cảm hứng lớn lao cho nhiều người, đặc biệt là phụ nữ. Câu chuyện của Jo March đã chứng minh rằng bất kỳ ai, dù là phụ nữ hay nam giới, đều có thể vượt qua những giới hạn xã hội và theo đuổi ước mơ của mình, miễn là họ kiên trì và không ngừng nỗ lực. Jo là biểu tượng của sự độc lập và khát khao tự do, phá vỡ những khuôn mẫu xã hội truyền thống về vai trò của phụ nữ. Qua nhân vật Jo, Alcott khuyến khích phụ nữ theo đuổi ước mơ và khẳng định bản thân, bất kể những rào cản xã hội.
Beth March là hiện thân của lòng nhân ái, tình yêu thương và sự hi sinh. Beth là cô gái hiền lành, tận tụy và luôn nghĩ đến người khác. Mặc dù Beth có cuộc sống ngắn ngủi do bệnh tật, nhưng những hành động và tấm lòng nhân hậu của cô đã để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng gia đình và người đọc. Nhân vật Beth nhắc nhở chúng ta về giá trị của lòng nhân ái và sự hi sinh thầm lặng, những đức tính cao quý của phụ nữ trong gia đình và xã hội. Beth không chỉ là một nhân vật được mọi người yêu mến mà còn là một biểu tượng cho sự thuần khiết và lòng tốt. Sự hi sinh của Beth không chỉ dành cho gia đình mà còn lan tỏa đến cộng đồng. Cô luôn sẵn lòng giúp đỡ người khác mà không hề mong đợi nhận lại điều gì. Sự ra đi của Beth để lại một khoảng trống lớn trong gia đình March, nhưng đồng thời, cũng làm nổi bật những giá trị tinh thần cao quý mà cô đã sống và lan tỏa. Beth là minh chứng cho sức mạnh của sự hi sinh và lòng nhân ái, hai phẩm chất không thể thiếu để duy trì sự gắn kết và yêu thương trong gia đình và xã hội.
Amy March, em út trong gia đình, đại diện cho sự tự tin và khát khao khám phá thế giới. Amy có niềm đam mê nghệ thuật và luôn khao khát được học hỏi, trải nghiệm những điều mới mẻ. Mặc dù ban đầu có vẻ ích kỷ và ham mê vật chất, nhưng qua thời gian, Amy trưởng thành và trở thành một người phụ nữ tự tin, biết trân trọng giá trị thực sự của cuộc sống. Nhân vật Amy cho thấy phụ nữ có quyền theo đuổi đam mê và ước mơ của mình, đồng thời khám phá và phát triển bản thân. Amy không ngại theo đuổi những ước mơ của mình, cho dù điều đó đòi hỏi phải rời xa gia đình và đối mặt với những thử thách. Cô thể hiện sự tự tin và quyết tâm, hai yếu tố quan trọng giúp phụ nữ vượt qua những rào cản và khẳng định vị thế của mình trong xã hội. Qua nhân vật Amy, Alcott nhấn mạnh rằng sự phát triển cá nhân và việc khám phá thế giới là quyền lợi và trách nhiệm của mỗi người phụ nữ, giúp họ trở nên hoàn thiện và đóng góp nhiều hơn cho xã hội.
“Phụ nữ có trí óc, họ có trái tim cũng như tâm hồn. Và cô ấy có tham vọng và cô ấy có sắc đẹp cũng như tài năng. Tôi chán ngấy những người nói rằng tình yêu phù hợp với phụ nữ."
Không thể không nhắc đến nhân vật Marmee, mẹ của bốn chị em nhà March. Marmee là người mẹ, người cố vấn, và là trụ cột tinh thần của gia đình. Bà không chỉ chăm sóc con cái mà còn hướng dẫn họ về những giá trị sống, đạo đức và cách đối nhân xử thế. Marmee là hình ảnh của một người phụ nữ mạnh mẽ, kiên định, và đầy lòng nhân ái. Bà luôn khuyến khích các con gái của mình theo đuổi ước mơ và sống đúng với những giá trị mà họ tin tưởng.
Qua bốn chị em nhà March và mẹ của họ, Louisa May Alcott đã khắc họa những khía cạnh đa dạng của phụ nữ, từ vai trò làm vợ, làm mẹ đến khát vọng cá nhân, sự độc lập và tinh thần hi sinh. Tác phẩm gửi gắm thông điệp rằng phụ nữ, dù trong hoàn cảnh nào, đều có quyền theo đuổi ước mơ, khẳng định giá trị bản thân và đóng góp cho xã hội. Những người phụ nữ bé nhỏ mãi mãi là nguồn cảm hứng bất tận về sức mạnh, lòng nhân ái và tinh thần kiên cường của phụ nữ.
Tình yêu và tình bạn
Trong tác phẩm văn học kinh điển Những người phụ nữ bé nhỏ của Louisa May Alcott, tình yêu và tình bạn được mô tả một cách chân thành và sâu sắc qua các nhân vật chính: Jo, Laurie, Meg và John. Sự phát triển của mỗi mối quan hệ không chỉ làm phong phú thêm cốt truyện mà còn mang đến những bài học sâu sắc về tình bạn, lòng trung thành và sự hiểu biết.
Jo March, với tính cách mạnh mẽ, nghị lực và ước mơ lớn lao, là trái tim của câu chuyện. Cô và Laurie là bạn thân từ nhỏ, chia sẻ mọi buổi sáng và chiều, mọi bí mật và ước mơ. Tình bạn của họ, mặc dù chưa bao giờ chuyển sang một mức độ lãng mạn rõ ràng, nhưng vẫn đậm đà tình cảm và sự kết nối sâu sắc. Sự hiểu biết lẫn nhau và sự đồng cảm đã tạo nên một liên kết không thể phá vỡ giữa họ. Tuy nhiên, khi Laurie tỏ tình với Jo và bị từ chối, mối quan hệ giữa họ trở nên căng thẳng và phức tạp hơn bao giờ hết. Jo hiểu rằng tình yêu và tình bạn không phải lúc nào cũng đi đôi với nhau, và mối quan hệ của họ vẫn được giữ vững bởi lòng trung thành và sự tôn trọng.
Trong khi đó, mối tình của Meg và John là một ví dụ về sự cân bằng và sự hiểu biết. Meg March là một cô gái có trái tim ấm áp và tình yêu gia đình sâu sắc. Khi cô gặp John Brooke, một người đàn ông mạnh mẽ và trưởng thành, họ nhanh chóng nhận ra sự hòa hợp và tình cảm dành cho nhau. Mối quan hệ của họ phát triển từ sự tôn trọng và sự hiểu biết, và được củng cố bởi sự hy sinh và sự chia sẻ. Dù cuộc đời không luôn trải đầy hoa hồng, Meg và John luôn đứng vững bên nhau, chia sẻ mọi gánh nặng và niềm vui.
“Chị không muốn một đám cưới thời thượng, chị chỉ muốn trông như vậy và thân thuộc với những người thân yêu xung quanh chị và với họ.”
Những mối quan hệ trong Những người phụ nữ bé nhỏ không chỉ làm nổi bật sự phong phú và đa dạng của tình yêu mà còn làm nổi bật những giá trị về sự hiểu biết, lòng trung thành và sự hy sinh. Những bài học từ Jo và Laurie, Meg và John không chỉ là những lời khuyên về tình yêu mà còn là những hướng dẫn về cách xây dựng và bảo vệ mối quan hệ có ý nghĩa trong cuộc sống. Điều quan trọng là, dù mỗi mối quan hệ có những khía cạnh riêng biệt, thì tình cảm và sự kết nối giữa họ luôn là điểm đến của mọi nhân vật, tạo nên hạnh phúc và ý nghĩa đích thực trong cuộc sống của họ.
Phần kết
Trong tác phẩm văn học Những người phụ nữ bé nhỏ của Louisa May Alcott, chúng ta được chứng kiến một hành trình đầy cảm xúc và ý nghĩa của bốn chị em nhà March - Meg, Jo, Beth và Amy. Từ những niềm vui và nỗi buồn trong cuộc sống hàng ngày đến những giá trị gia đình, tình bạn và tình yêu, tác phẩm này đã lưu lại dấu ấn sâu sắc trong lòng độc giả. Qua câu chuyện của họ, Louisa May Alcott đã truyền tải những thông điệp về sự mạnh mẽ, lòng nhân ái và tinh thần kiên cường của phụ nữ. Những nhân vật như Meg, Jo, Beth, Amy và mẹ của họ, Marmee, đã làm cho Những người phụ nữ bé nhỏ không chỉ là một câu chuyện về tình yêu và tình bạn mà còn là một bài học về sự hy sinh, sự độc lập và việc vượt qua những thách thức trong cuộc sống.
Bằng cách kể lại những trải nghiệm của bốn chị em nhà March, Alcott đã tạo ra một tác phẩm vĩ đại, đầy cảm hứng và ý nghĩa, làm cho người đọc cảm thấy kích động và tìm kiếm ý nghĩa sâu sắc về cuộc sống và tình người. Những người phụ nữ bé nhỏ không chỉ là một cuốn sách, mà còn là một biểu tượng về sự mạnh mẽ và tinh thần kiên định của phụ nữ, mang lại cảm hứng và động lực cho những người đọc ở mọi lứa tuổi và thế hệ.
~
Ẩn danh
Thay đổi cách ta tiếp cận cuộc sống và trải nghiệm hạnh phúc từ bên trong
"Những người phụ nữ bé nhỏ" của Louisa May Alcott là một tác phẩm văn học kinh điển, một câu chuyện nữ quyền, tình thương và những giá trị nhân văn bền vững, làm cho nó trở thành một trong những tác phẩm ảnh hưởng nhất trong văn hóa văn học thế giới.
Cuốn sách kể về cuộc sống và những thách thức của bốn chị em March - Meg, Jo, Beth và Amy - trong thời kỳ Nội chiến Hoa Kỳ. Mỗi chị em đều có tính cách và ước mơ riêng, nhưng qua mọi khó khăn, họ học hỏi và phát triển, thể hiện tình yêu và sự đoàn kết của gia đình.
Cuốn sách không chỉ là một câu chuyện về cuộc sống gia đình, mà còn là một tác phẩm văn hóa với những ý nghĩa vĩ đại về tự do, tình thương và sự phấn đấu cho giấc mơ cá nhân. Cuốn sách này đã và vẫn tiếp tục tạo ảnh hưởng lâu dài, thách thức và làm cho người đọc suy nghĩ về giá trị của gia đình và tình bạn.
~
Ẩn danh
Bức tranh chân thực và sâu sắc về cuộc sống, tình yêu
Alcott tạo ra những nhân vật nữ mạnh mẽ, độc lập và có tầm ảnh hưởng, giúp "Những người phụ nữ bé nhỏ" trở thành một nguồn cảm hứng không chỉ cho độc giả nữ mà còn cho người đọc nam. Những giá trị như sự hi sinh, lòng nhân ái và tình bạn tạo nên cột mốc quan trọng trong truyện, tạo nên một bức tranh về gia đình và xã hội ở thời điểm đó.
Ngôn ngữ của Alcott là dễ hiểu và ấm áp, giúp độc giả đắm chìm trong thế giới của những chị em March. Bức tranh mô tả cuộc sống thường nhật, tình bạn và tình yêu trong một gia đình bình thường mà lại đặc biệt, tạo nên một cảm giác gần gũi và ôm trọn lòng người đọc.
"Những người phụ nữ bé nhỏ" không chỉ là một câu chuyện về hành trình của bốn chị em trong quãng thời gian trưởng thành mà còn là một tác phẩm nghệ thuật, nơi mà những giá trị nhân đạo được chú trọng. Bất kỳ ai đọc cuốn sách này đều có thể tìm thấy một phần của chính mình trong những nhân vật và sự kiện, làm cho nó trở thành một tác phẩm vĩ đại và lưu lại dấu ấn lâu dài trong lòng độc giả.
~
Ẩn danh
Cuốn sách hay
Một trong những điểm độc đáo của "Những cô gái bé nhỏ" là cách mà Louisa May Alcott mô tả nhân vật nữ, đặc biệt là Jo March, nhân vật chính có tính cách mạnh mẽ, năng động và không chấp nhận những hạn chế do giới tính. Bằng cách này, cuốn sách đã góp phần mở đường cho những nhân vật nữ mạnh mẽ trong văn học.
Ngôn ngữ của Alcott là một sự kết hợp tuyệt vời giữa sự ấm áp và lãng mạn. Cô tận dụng từ ngữ một cách tinh tế để tạo nên những đoạn văn sâu sắc, đầy cảm xúc và ý nghĩa. Mỗi nhân vật và mỗi sự kiện đều được miêu tả rất chi tiết, giúp độc giả đắm chìm vào thế giới của các chị em March.
Cuốn sách cũng mang lại nhiều bài học về lòng nhân ái, sự hy sinh và giá trị của gia đình. Những thách thức mà các nhân vật phải đối mặt làm cho "Những cô gái bé nhỏ" trở nên gần gũi và thực tế, khiến người đọc có thể tìm thấy sự đồng cảm và liên kết với những tình huống của họ.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Sách II
HAI CUỘC ĐỜI KHÁC BIỆT CỦA NGƯỜI ĐỌC SÁCH VÀ KHÔNG ĐỌC SÁCH
Published Date: 2022-09-30 12:00:00
Đã bao lâu rồi bạn chưa đọc sách?
01.
Mỗi ngày dậy sớm đọc sách, thói quen này, tôi đã duy trì được 5 năm. Thay vì nói tôi thích đọc sách, chi bằng nói tôi không thể xa rời được sách. Những thứ mà tôi đọc được, theo thời gian, sớm đã được "chuyển hóa'' thành những thứ của tôi. Mỗi khi gặp phải những khó khăn hay vướng mắc trong cuộc sống, chúng đều cho tôi thêm nhiều lựa chọn và dũng khí hơn.
Trên thế gian này, có lẽ không có thứ gì giống như sách, có thể đem lại cho tôi sự trợ giúp phong phú và thiết thực nhiều tới như vậy. Chúng giống như những người thầy dày dặn kinh nghiệm, đem lại cho tôi phương hướng rõ ràng, chúng đồng thời cũng giống như những người bạn đồng hành tâm đầu ý hợp, đem lại cho tôi sự khích lệ và an ủi kịp thời.
Có thể việc đọc sách cũng không có gì là quá khác biệt, nhưng thứ mà nó đem lại cho tôi, lại là sự nuôi dưỡng từ tận sâu bên trong.
Sách giúp tôi sống tươi sáng và tích cực hơn, bất kể ban ngày công việc có bận rộn, có mệt mỏi tới đâu, chúng cũng đều có thể chữa lành cho tôi. Chúng cũng khiến tôi trở nên "lì lợm'' và kiên cường hơn, bất kể có vấp phải khó khăn ra sao, cũng sẽ không cảm thấy bi quan hay tuyệt vọng. Chúng giúp tôi thông suốt và trí tuệ hơn, bất kể có phải đối mặt với những lựa chọn quan trọng ra sao, tôi cũng ít khi phàn nàn hay do dự.
02.
Mỗi ngày tan làm về nhà, tôi đều luôn thích ngồi yên tĩnh một chỗ đọc sách. Khi đắm mình trong thế giới của sách, tôi như quên hết đi mệt mỏi và vất vả.
Với tôi mà nói, ý nghĩa tuyệt vời của đọc sách nằm ở chỗ nó giúp tôi thả lỏng bản thân. Trước mặt sách, tôi không phải bó buộc mình, không cần phải quen những người mình không muốn quen, không phải nói những lời không muốn nói, cũng không phải làm những việc không muốn làm. Đọc sách đem lại cho tôi nhiều lựa chọn và tự do đi tiếp xúc với những nhân vật mà mình thích, đi tìm hiểu những câu chuyện hay ho, đi bồi dưỡng, làm phong phú bản thân thông qua những câu chuyện và trải nghiệm của người khác.
Trên con đường trưởng thành của mỗi người, đọc sách là khoản đầu tư có giá thành thấp nhất. Chỉ cần mở sách ra, đắm mình vào trong thế giới của sách, bạn sẽ được lắng nghe, được tâm sự, được trầm tư và tự suy ngẫm lại bản thân.
Nếu nói công việc và cuộc sống là để chúng ta không ngừng thích nghi với xã hội và hiểu người khác, thì đọc sách chính là để hiểu bản thân mình hơn, học cách hòa hợp với bản thân và cuối cùng là sống với những gì mình thích.
03.
Mỗi khi ở một mình, tôi luôn thích tiện tay với bất kì quyển sách nào đó ra để đọc. Bất kể là những buổi đêm mất ngủ, hay những hôm nào muốn giãi bày cảm xúc, sách đều là người bạn tri kỉ tốt nhất của tôi.
Cảm thấy buồn, đi đọc một cuốn sách vui vui, tích cực để nhận được niềm tin và sự ủng hộ mạnh mẽ hơn từ những câu chuyện truyền cảm hứng của người khác; cảm thấy bối rối, nghi hoặc, hãy đọc một số cuốn sách triết lý đáng suy ngẫm, để rồi dần dần thấu hiểu sự khôn ngoan và ch.ân lý của cuộc sống; cảm thấy cuộc sống tẻ nhạt, bạn có thể đọc một số cuốn sách thú vị để mở rộng tầm nhìn của mình qua những trải nghiệm tuyệt vời của người khác.
Một người nếu thích đọc sách, đặc biệt là những cuốn sách kinh điển, nó giống như việc bạn có thêm được cho mình vô số những người bạn xuất sắc vậy. Mặc dù chúng không thể thực sự hiện diện ở bên bạn, nhưng chỉ cần mở sách ra, người đọc sách sẽ có thể giao tiếp với tác giả.
Quá trình đọc có vẻ khá đơn độc, bởi vì nó đòi hỏi bạn phải tự tĩnh lại để có thể bước vào trạng thái đọc tốt nhất. Nhưng cá nhân tôi lại thấy rằng miễn là có sách ở bên, tôi không đơn độc. Bởi vì thứ mà đọc sách mang lại cho mọi người, vừa hay là sự bầu bạn một cách âm thầm.
04.
Không đọc sách, trông thì có vẻ như không mất gì, nhưng đọc sách lại giúp bạn thu hoạch được vô số thứ ngoài sức tưởng tượng.
Khi bạn gặp phải những phiền phức và khó khăn tưởng chừng như không thể giải quyết, đọc sách có thể đem lại cho bạn những ý tưởng và chỉ dẫn tốt hơn; khi bạn mệt mỏi với sự xô bồ và phức tạp của xã hội, đọc sách có thể giúp bạn tự do và thư giãn; khi bạn cô đơn, đọc sách là người bạn và tri kỉ ở gần mà bạn không phải m.ất nhiều thời gian tìm kiếm nhất.
Bạn đọc bao nhiêu sách, nó sẽ hồi đáp lại cho bạn bấy nhiêu lợi ích. Có thể thỉnh thoảng bạn sẽ cảm thấy đọc sách không có ích lợi gì, nhưng đó không phải vì đọc sách mất đi ý nghĩa và giá trị, mà đó có lẽ là bởi bạn chưa đủ kiên nhẫn, chưa đủ chân thành khi đọc sách. Chỉ cần bạn nghiêm túc đọc, đọc bất cứ khi nào bạn muốn, dần dần bạn sẽ phát hiện ra, khoảng trời của mình sẽ ngày một trở nên rộng lớn hơn.
Đọc sách và không đọc sách, quả thực có thể cho ra hai cuộc đời khác nhau.
Nguồn: trường doanh nhân HBR
Published Date: 2022-09-30 12:00:00
Đã bao lâu rồi bạn chưa đọc sách?
01.
Mỗi ngày dậy sớm đọc sách, thói quen này, tôi đã duy trì được 5 năm. Thay vì nói tôi thích đọc sách, chi bằng nói tôi không thể xa rời được sách. Những thứ mà tôi đọc được, theo thời gian, sớm đã được "chuyển hóa'' thành những thứ của tôi. Mỗi khi gặp phải những khó khăn hay vướng mắc trong cuộc sống, chúng đều cho tôi thêm nhiều lựa chọn và dũng khí hơn.
Trên thế gian này, có lẽ không có thứ gì giống như sách, có thể đem lại cho tôi sự trợ giúp phong phú và thiết thực nhiều tới như vậy. Chúng giống như những người thầy dày dặn kinh nghiệm, đem lại cho tôi phương hướng rõ ràng, chúng đồng thời cũng giống như những người bạn đồng hành tâm đầu ý hợp, đem lại cho tôi sự khích lệ và an ủi kịp thời.
Có thể việc đọc sách cũng không có gì là quá khác biệt, nhưng thứ mà nó đem lại cho tôi, lại là sự nuôi dưỡng từ tận sâu bên trong.
Sách giúp tôi sống tươi sáng và tích cực hơn, bất kể ban ngày công việc có bận rộn, có mệt mỏi tới đâu, chúng cũng đều có thể chữa lành cho tôi. Chúng cũng khiến tôi trở nên "lì lợm'' và kiên cường hơn, bất kể có vấp phải khó khăn ra sao, cũng sẽ không cảm thấy bi quan hay tuyệt vọng. Chúng giúp tôi thông suốt và trí tuệ hơn, bất kể có phải đối mặt với những lựa chọn quan trọng ra sao, tôi cũng ít khi phàn nàn hay do dự.
02.
Mỗi ngày tan làm về nhà, tôi đều luôn thích ngồi yên tĩnh một chỗ đọc sách. Khi đắm mình trong thế giới của sách, tôi như quên hết đi mệt mỏi và vất vả.
Với tôi mà nói, ý nghĩa tuyệt vời của đọc sách nằm ở chỗ nó giúp tôi thả lỏng bản thân. Trước mặt sách, tôi không phải bó buộc mình, không cần phải quen những người mình không muốn quen, không phải nói những lời không muốn nói, cũng không phải làm những việc không muốn làm. Đọc sách đem lại cho tôi nhiều lựa chọn và tự do đi tiếp xúc với những nhân vật mà mình thích, đi tìm hiểu những câu chuyện hay ho, đi bồi dưỡng, làm phong phú bản thân thông qua những câu chuyện và trải nghiệm của người khác.
Trên con đường trưởng thành của mỗi người, đọc sách là khoản đầu tư có giá thành thấp nhất. Chỉ cần mở sách ra, đắm mình vào trong thế giới của sách, bạn sẽ được lắng nghe, được tâm sự, được trầm tư và tự suy ngẫm lại bản thân.
Nếu nói công việc và cuộc sống là để chúng ta không ngừng thích nghi với xã hội và hiểu người khác, thì đọc sách chính là để hiểu bản thân mình hơn, học cách hòa hợp với bản thân và cuối cùng là sống với những gì mình thích.
03.
Mỗi khi ở một mình, tôi luôn thích tiện tay với bất kì quyển sách nào đó ra để đọc. Bất kể là những buổi đêm mất ngủ, hay những hôm nào muốn giãi bày cảm xúc, sách đều là người bạn tri kỉ tốt nhất của tôi.
Cảm thấy buồn, đi đọc một cuốn sách vui vui, tích cực để nhận được niềm tin và sự ủng hộ mạnh mẽ hơn từ những câu chuyện truyền cảm hứng của người khác; cảm thấy bối rối, nghi hoặc, hãy đọc một số cuốn sách triết lý đáng suy ngẫm, để rồi dần dần thấu hiểu sự khôn ngoan và ch.ân lý của cuộc sống; cảm thấy cuộc sống tẻ nhạt, bạn có thể đọc một số cuốn sách thú vị để mở rộng tầm nhìn của mình qua những trải nghiệm tuyệt vời của người khác.
Một người nếu thích đọc sách, đặc biệt là những cuốn sách kinh điển, nó giống như việc bạn có thêm được cho mình vô số những người bạn xuất sắc vậy. Mặc dù chúng không thể thực sự hiện diện ở bên bạn, nhưng chỉ cần mở sách ra, người đọc sách sẽ có thể giao tiếp với tác giả.
Quá trình đọc có vẻ khá đơn độc, bởi vì nó đòi hỏi bạn phải tự tĩnh lại để có thể bước vào trạng thái đọc tốt nhất. Nhưng cá nhân tôi lại thấy rằng miễn là có sách ở bên, tôi không đơn độc. Bởi vì thứ mà đọc sách mang lại cho mọi người, vừa hay là sự bầu bạn một cách âm thầm.
04.
Không đọc sách, trông thì có vẻ như không mất gì, nhưng đọc sách lại giúp bạn thu hoạch được vô số thứ ngoài sức tưởng tượng.
Khi bạn gặp phải những phiền phức và khó khăn tưởng chừng như không thể giải quyết, đọc sách có thể đem lại cho bạn những ý tưởng và chỉ dẫn tốt hơn; khi bạn mệt mỏi với sự xô bồ và phức tạp của xã hội, đọc sách có thể giúp bạn tự do và thư giãn; khi bạn cô đơn, đọc sách là người bạn và tri kỉ ở gần mà bạn không phải m.ất nhiều thời gian tìm kiếm nhất.
Bạn đọc bao nhiêu sách, nó sẽ hồi đáp lại cho bạn bấy nhiêu lợi ích. Có thể thỉnh thoảng bạn sẽ cảm thấy đọc sách không có ích lợi gì, nhưng đó không phải vì đọc sách mất đi ý nghĩa và giá trị, mà đó có lẽ là bởi bạn chưa đủ kiên nhẫn, chưa đủ chân thành khi đọc sách. Chỉ cần bạn nghiêm túc đọc, đọc bất cứ khi nào bạn muốn, dần dần bạn sẽ phát hiện ra, khoảng trời của mình sẽ ngày một trở nên rộng lớn hơn.
Đọc sách và không đọc sách, quả thực có thể cho ra hai cuộc đời khác nhau.
Nguồn: trường doanh nhân HBR
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Sách II
Có một sự KHÁC BIỆT TO LỚN giữa những người thường xuyên đọc sách và những người không đọc sách, đặc biệt là sau 60 tuổi
Alexx - m.kenh14
Mỗi lứa tuổi đều có những rắc rối và nhiệm vụ khác nhau, nhưng nếu không học, không đọc, 80% sẽ là sự bất lực.
Thời xa xưa, những người không biết chữ, bị gọi là "mù chữ".
Với sự phát triển của thời đại, về cơ bản là không còn người mù chữ, nhưng những người không đọc nhiều hoặc không đi học nữa là thôi đọc sách, lại chẳng thiếu.
Trong một tác phẩm của Bồ Tùng Linh (tác giả của cuốn "Liêu Trai Chí Dị"), có một thư sinh nọ trên đường lên kinh thi, chàng gặp một ma nữ, hai người tâm đầu ý hợp, và đã kết thành phu thê.
Có một lần, chàng thư sinh để lại một mảnh giấy, trên đó có vài chữ viết sai: "Sinh khương", chàng lại viết thành "sinh giang" ('khương' và 'giang' trong tiếng Trung có cách phát âm giống nhau).
Ma nữ nói: "Ta vốn tưởng chàng là một thư sinh nho nhã nên mới theo chàng, không ngờ, chàng lại chỉ là một người chỉ có vẻ ngoài, đầu óc trống rỗng, ta sợ sẽ bị người đời chê cười", nói xong, ma nữ biến mất.
Thì ra, người không học không đọc nhiều, đến ma cũng chê, quỷ cũng hờn.
Lại nói, vào thời nhà Tống ở Trung Quốc, có một cô gái tên Nghiêm Nhụy, cô rất thân thiết với tri phủ Thái Châu, Đường Trọng Hữu. Đường Trọng Hữu khi bị luận tội, Nghiêm Nhụy cũng bị liên lụy, phải vào tù nhiều năm.
Người không học không đọc nhiều, đến ma cũng chê, quỷ cũng hờn - Ảnh: pinterest
Trong ngục, Nghiêm Nhụy viết bốn câu thơ, trong đó có hai câu như này: "Khứ dã trung tất khứ, trú dã như hà trú. Nhược đắc sơn hoa sáp mãn đầu, mặc vấn nô quy xứ". Bốn câu thơ này (đại ý nói lên niềm khao khát một cuộc sống thanh đạm và tự do, thể hiện khát vọng hạnh phúc và tự do vô hạn của người viết) tới được tai của Nhạc Lâm, hậu duệ của nhà quân sự nổi tiếng lúc bấy giờ, Nhạc Phi, ông đánh giá rất cao ý nghĩ của chúng, sau đó quyết định điều tra lại vụ án năm xưa và trả tự do cho Nghiêm Nhụy.
Thì ra, tri thức nếu biết dùng đúng lúc, cũng quý như vàng vậy.
Tuổi còn trẻ học hành, đọc sách vì công danh sự nghiệp, cũng vì mưu sinh, đến tuổi nghỉ hưu có nên tiếp tục học và đọc nữa không?
Từ quan điểm thực tế, có một sự khác biệt lớn giữa những người đã đọc sách và những người không đọc sách sau tuổi 60. Câu nói "học, học nữa, học mãi" chưa bao giờ lỗi thời.
"Học, học nữa, học mãi" chưa bao giờ lỗi thời - Ảnh: pinterest
Những người duy trì học và đọc sách, sau 60 tuổi, đi đâu, làm gì cũng dễ dàng
Một nhà văn đã mô tả một cảnh tượng như vậy trong cuốn sách của mình.
Mẹ anh ấy khi lên thành phố đã rất lo lắng. Không biết chữ, không biết đèn giao thông có nghĩa là gì, cũng không biết vạch kẻ qua đường là ở đâu. Trên người không có tiền sẽ không thể gọi xe. Điện thoại cảm ứng cũng không biết dùng.
Ánh đèn ngoài cửa sổ rực rỡ là thế, nhưng mẹ của tác giả lại chỉ biết đứng nhìn, không thể hòa vào.
Một điều tương tự cũng xảy ra với người chú thứ hai của tôi. Kể từ khi cô qua đời, người chú được con trai đưa lên thành phố sống cùng.
Ở thành phố không quen, chú nhiều lần đề nghị về quê, nhưng cậu con trai không đồng ý.
Chú ra bến xe vài lần nhưng không hiểu gì nên đành từ bỏ ý định về quê. Vào dịp Tết Trung thu, cô con gái tới, chú đề nghị đến sống tại nhà con gái mình.
Nhà của cô con gái ở thành phố của tỉnh, có xe buýt trực tiếp về quê. Vì vậy, chú có thể thường xuyên về quê dựa vào trí nhớ của mình.
Sau 60 tuổi, có lẽ tất cả chúng ta đều muốn tìm khám phá, đều muốn tới những nơi xa xôi, nhưng nơi chúng ta đã bỏ lỡ khi còn trẻ vì cuộc sống cơm áo gạo tiền, nhưng nếu không đọc sách, không học, không cập nhật những điều mới, chúng ta có thể tìm thấy chúng ở đâu?
Đi đâu cũng có cảm giác lạc lõng, đâu còn thời gian nghĩ đó là phong cảnh!
Những người thường xuyên đọc sách, ở độ tuổi sau 60, tâm thái tốt, trẻ trung hơn tuổi
Sau 60 tuổi, nhảy thể dục tập thể không? Hay bạn thích tụ tập?
Người già đọc sách giúp tinh thần thông suốt - Ảnh: pinterest
Nhiều người cao tuổi thích tham gia các cuộc vui, dù đó không phải là tính cách của họ, chỉ đơn giản là họ sợ cô đơn.
Một người cao tuổi nho nhã sẽ phát triển sở thích của mình và thuận theo tự nhiên. Đọc sách, câu cá, ở một mình, suy nghĩ, làm vườn… tất cả đều ổn, quan trọng là bạn thích gì.
Sống điềm đạm, ung dung không phải vì nhiều tiền nên vô lo vô nghĩ, mà là vì có trí tuệ, có thể sống với chính mình, có quy luật của riêng mình.
Đọc sách có thể nâng cao tinh thần, giúp nhìn nhận lại quá khứ một cách đúng đắn và mở ra những nút thắt trong lòng.
Con người ta khi đã già, sống được "thông suốt", tinh thần sẽ tốt hơn, đây mới chính là "trường sinh bất lão".
Một nhà văn từng nói: "Mục đích của việc đọc sách là để học hỏi kiến thức và mở mang đầu óc. Rắc rối trong cuộc sống sẽ luôn theo bạn. Chỉ là kiến thức có thể giúp một người phân tích và đối phó với những vấn đề này một cách lý trí và bình tĩnh hơn".
Mỗi lứa tuổi đều có những rắc rối và nhiệm vụ khác nhau, nếu không học, 80% sẽ là sự bất lực.
Hầu hết các CEO đều đọc từ 4 đến 6 cuốn sách mỗi tháng, nhờ 7 nguyên tắc "ham đọc" này
4 sức mạnh của việc đọc sách giúp con người khám phá thế giới
Nhìn bề ngoài, người già không đọc sách, vẫn sống tốt, nhưng chất lượng cuộc sống thì lại khác.
60 tuổi, đã nghỉ hưu và bắt đầu một hành trình mới. Nếu bạn không đọc, bạn chỉ có thể dừng lại ở căn nhà và con hẻm nhỏ; nếu bạn đọc, bạn sẽ tiến xa hơn.
Alexx - m.kenh14
Mỗi lứa tuổi đều có những rắc rối và nhiệm vụ khác nhau, nhưng nếu không học, không đọc, 80% sẽ là sự bất lực.
Thời xa xưa, những người không biết chữ, bị gọi là "mù chữ".
Với sự phát triển của thời đại, về cơ bản là không còn người mù chữ, nhưng những người không đọc nhiều hoặc không đi học nữa là thôi đọc sách, lại chẳng thiếu.
Trong một tác phẩm của Bồ Tùng Linh (tác giả của cuốn "Liêu Trai Chí Dị"), có một thư sinh nọ trên đường lên kinh thi, chàng gặp một ma nữ, hai người tâm đầu ý hợp, và đã kết thành phu thê.
Có một lần, chàng thư sinh để lại một mảnh giấy, trên đó có vài chữ viết sai: "Sinh khương", chàng lại viết thành "sinh giang" ('khương' và 'giang' trong tiếng Trung có cách phát âm giống nhau).
Ma nữ nói: "Ta vốn tưởng chàng là một thư sinh nho nhã nên mới theo chàng, không ngờ, chàng lại chỉ là một người chỉ có vẻ ngoài, đầu óc trống rỗng, ta sợ sẽ bị người đời chê cười", nói xong, ma nữ biến mất.
Thì ra, người không học không đọc nhiều, đến ma cũng chê, quỷ cũng hờn.
Lại nói, vào thời nhà Tống ở Trung Quốc, có một cô gái tên Nghiêm Nhụy, cô rất thân thiết với tri phủ Thái Châu, Đường Trọng Hữu. Đường Trọng Hữu khi bị luận tội, Nghiêm Nhụy cũng bị liên lụy, phải vào tù nhiều năm.
Người không học không đọc nhiều, đến ma cũng chê, quỷ cũng hờn - Ảnh: pinterest
Trong ngục, Nghiêm Nhụy viết bốn câu thơ, trong đó có hai câu như này: "Khứ dã trung tất khứ, trú dã như hà trú. Nhược đắc sơn hoa sáp mãn đầu, mặc vấn nô quy xứ". Bốn câu thơ này (đại ý nói lên niềm khao khát một cuộc sống thanh đạm và tự do, thể hiện khát vọng hạnh phúc và tự do vô hạn của người viết) tới được tai của Nhạc Lâm, hậu duệ của nhà quân sự nổi tiếng lúc bấy giờ, Nhạc Phi, ông đánh giá rất cao ý nghĩ của chúng, sau đó quyết định điều tra lại vụ án năm xưa và trả tự do cho Nghiêm Nhụy.
Thì ra, tri thức nếu biết dùng đúng lúc, cũng quý như vàng vậy.
Tuổi còn trẻ học hành, đọc sách vì công danh sự nghiệp, cũng vì mưu sinh, đến tuổi nghỉ hưu có nên tiếp tục học và đọc nữa không?
Từ quan điểm thực tế, có một sự khác biệt lớn giữa những người đã đọc sách và những người không đọc sách sau tuổi 60. Câu nói "học, học nữa, học mãi" chưa bao giờ lỗi thời.
"Học, học nữa, học mãi" chưa bao giờ lỗi thời - Ảnh: pinterest
Những người duy trì học và đọc sách, sau 60 tuổi, đi đâu, làm gì cũng dễ dàng
Một nhà văn đã mô tả một cảnh tượng như vậy trong cuốn sách của mình.
Mẹ anh ấy khi lên thành phố đã rất lo lắng. Không biết chữ, không biết đèn giao thông có nghĩa là gì, cũng không biết vạch kẻ qua đường là ở đâu. Trên người không có tiền sẽ không thể gọi xe. Điện thoại cảm ứng cũng không biết dùng.
Ánh đèn ngoài cửa sổ rực rỡ là thế, nhưng mẹ của tác giả lại chỉ biết đứng nhìn, không thể hòa vào.
Một điều tương tự cũng xảy ra với người chú thứ hai của tôi. Kể từ khi cô qua đời, người chú được con trai đưa lên thành phố sống cùng.
Ở thành phố không quen, chú nhiều lần đề nghị về quê, nhưng cậu con trai không đồng ý.
Chú ra bến xe vài lần nhưng không hiểu gì nên đành từ bỏ ý định về quê. Vào dịp Tết Trung thu, cô con gái tới, chú đề nghị đến sống tại nhà con gái mình.
Nhà của cô con gái ở thành phố của tỉnh, có xe buýt trực tiếp về quê. Vì vậy, chú có thể thường xuyên về quê dựa vào trí nhớ của mình.
Sau 60 tuổi, có lẽ tất cả chúng ta đều muốn tìm khám phá, đều muốn tới những nơi xa xôi, nhưng nơi chúng ta đã bỏ lỡ khi còn trẻ vì cuộc sống cơm áo gạo tiền, nhưng nếu không đọc sách, không học, không cập nhật những điều mới, chúng ta có thể tìm thấy chúng ở đâu?
Đi đâu cũng có cảm giác lạc lõng, đâu còn thời gian nghĩ đó là phong cảnh!
Những người thường xuyên đọc sách, ở độ tuổi sau 60, tâm thái tốt, trẻ trung hơn tuổi
Sau 60 tuổi, nhảy thể dục tập thể không? Hay bạn thích tụ tập?
Người già đọc sách giúp tinh thần thông suốt - Ảnh: pinterest
Nhiều người cao tuổi thích tham gia các cuộc vui, dù đó không phải là tính cách của họ, chỉ đơn giản là họ sợ cô đơn.
Một người cao tuổi nho nhã sẽ phát triển sở thích của mình và thuận theo tự nhiên. Đọc sách, câu cá, ở một mình, suy nghĩ, làm vườn… tất cả đều ổn, quan trọng là bạn thích gì.
Sống điềm đạm, ung dung không phải vì nhiều tiền nên vô lo vô nghĩ, mà là vì có trí tuệ, có thể sống với chính mình, có quy luật của riêng mình.
Đọc sách có thể nâng cao tinh thần, giúp nhìn nhận lại quá khứ một cách đúng đắn và mở ra những nút thắt trong lòng.
Con người ta khi đã già, sống được "thông suốt", tinh thần sẽ tốt hơn, đây mới chính là "trường sinh bất lão".
Một nhà văn từng nói: "Mục đích của việc đọc sách là để học hỏi kiến thức và mở mang đầu óc. Rắc rối trong cuộc sống sẽ luôn theo bạn. Chỉ là kiến thức có thể giúp một người phân tích và đối phó với những vấn đề này một cách lý trí và bình tĩnh hơn".
Mỗi lứa tuổi đều có những rắc rối và nhiệm vụ khác nhau, nếu không học, 80% sẽ là sự bất lực.
Hầu hết các CEO đều đọc từ 4 đến 6 cuốn sách mỗi tháng, nhờ 7 nguyên tắc "ham đọc" này
4 sức mạnh của việc đọc sách giúp con người khám phá thế giới
Nhìn bề ngoài, người già không đọc sách, vẫn sống tốt, nhưng chất lượng cuộc sống thì lại khác.
60 tuổi, đã nghỉ hưu và bắt đầu một hành trình mới. Nếu bạn không đọc, bạn chỉ có thể dừng lại ở căn nhà và con hẻm nhỏ; nếu bạn đọc, bạn sẽ tiến xa hơn.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Sách II
(Review sách) Phương Trình Hạ Chí – Higashino Keigo
phucnt
5 tháng 7 2020
Tò mò có nghĩa là bị kích thích bởi sự hiếu kỳ mang tính trí tuệ, bỏ mặc sự hiếu kỳ là một tội ác, bởi nguồn năng lượng lớn nhất giúp con người trưởng thành chính là sự hiếu kỳ.
2. Về tác phẩm
Vì truyện thuộc series, nên buộc phải so sánh với 2 người anh trước đó rồi.
Đầu tiên vẫn là Galileo (Yukawa).
Anh đã trở lại, tần suất xuất hiện khá nhiều, đủ thấy được vai trò chính bên phe điều tra của anh. Ngoài những tình tiết về phá án, lần này ta còn thấy được một phần tính cách đời thường của anh. Bằng cách thêm vào một cậu nhóc, Galileo có cơ hội thể hiện vai trò mentor, và một chút của người bảo hộ.
Cá nhân tôi rất thích các tình tiết ngoài lề thế này, nó cho ta thấy được đầy đủ hơn về nhiều mặt của các nhân vật, cũng đóng vai trò như các quãng nghỉ nhẹ nhàng xuyên suốt mạch truyện. Galileo những lúc bên cậu bé vẫn nói chuyện theo cách không giống ai, nhưng không còn sự lạnh lùng nữa, thay vào đó là sự nhiệt huyết và quan tâm.
Tóm lại, về nhân vật trung tâm Galileo, cuốn này còn xuất sắc hơn cả Phía Sau Nghi Can X.
Nhóc ghét mấy môn tự nhiên cũng không sao cả, nhưng hãy nhớ một điều. Nếu cứ giữ thái độ buông xuôi trước những điều mình không biết, đến một lúc nào đó nhóc sẽ phạm phải sai lầm lớn đấy.
Về vụ án và hung thủ.
Bản thân vụ án không quá phức tạp hay có pha lật kèo nào quá bất ngờ. Nhưng vẫn gây ấn tượng nhờ câu chuyện phía sau nó. Một câu chuyện về tình yêu nam nữ và tình yêu gia đình, là 2 loại tình cảm có thể trở thành động lực giúp ta làm những điều phi thường.
Phong cách này làm tôi liên tưởng tới trinh thám cổ điển như Sherlock Holmes, cái kiểu vụ án có chút xíu mà câu chuyện cảm động giải thích lý do gây án lại dài lê thê. Nhưng Phương Trình Hạ Chí không quá sa đà như vậy, câu chuyện ngắn vừa đủ để không bị dài dòng, mà vẫn gợi được sự cảm thông của độc giả.
Cách kể thì vẫn theo hướng trinh thám đại trà, là lần giở từng dấu vết để truy tới sự thật cuối cùng. Lượng nhân vật còn đồ sộ hơn cả Sự Cứu Rỗi Của Thánh Nữ, và tất nhiên, độ nhạt nhòa cũng vậy. Quá nhiều nhân vật phụ tôi không nhớ nổi tên, đặc biệt là bên tổ điều tra. Vẫn biết trong thực tế, sự rối rắm của các tổ chức pháp luật là có, nhưng đâu nhất thiết phải đưa vào truyện để cho rối lên như vậy chứ. Dù phải điều tra ở nhiều địa điểm, thì mỗi nơi 1 người là được rồi. Truyện mà, làm sao để người đọc đừng bị phân tâm bởi những cái không đáng mới quan trọng, chứ nhồi nhét để “cho giống thật” đâu đem lại giá trị tích cực gì…
Về thông điệp và các câu chuyện bên lề.
Như một đặc sản của trinh thám Nhật, lần này Keigo đem tới cho chúng ta thông điệp mạnh mẽ về sự hi sinh cho những người mình yêu thương. Thầm lặng và hết mình, dù động lực là gì đi nữa, sự hi sinh đó đều đáng trân quý.
Ngoài ra, còn những câu chuyện nho nhỏ về những sự kết nối ấm áp giữa người với người, đặc biệt như tôi đã nói ở trên, là mối quan hệ giữa Galileo và cậu bé Kyohei.
Tóm lại, đây vẫn là một cuốn trinh thám Nhật tốt. Nếu so sánh với 2 người anh thì, ăn đứt Sự Cứu Rỗi Củ Thánh Nữ, và một 9 một 10 với Phía Sau Nghi Can X. Cụ thể hơn, so với Nghi Can X, vụ án lần này chưa lắt léo bằng, nhưng về các yếu tố khác, thì cuốn này lại thú vị hơn. Nói chung, đã yêu thích Keigo thì không nên bỏ qua Phương Trình Hạ Chí.
Sài Gòn, 5 tháng 7, 2020
Phúc
phucnt
5 tháng 7 2020
Tò mò có nghĩa là bị kích thích bởi sự hiếu kỳ mang tính trí tuệ, bỏ mặc sự hiếu kỳ là một tội ác, bởi nguồn năng lượng lớn nhất giúp con người trưởng thành chính là sự hiếu kỳ.
2. Về tác phẩm
Vì truyện thuộc series, nên buộc phải so sánh với 2 người anh trước đó rồi.
Đầu tiên vẫn là Galileo (Yukawa).
Anh đã trở lại, tần suất xuất hiện khá nhiều, đủ thấy được vai trò chính bên phe điều tra của anh. Ngoài những tình tiết về phá án, lần này ta còn thấy được một phần tính cách đời thường của anh. Bằng cách thêm vào một cậu nhóc, Galileo có cơ hội thể hiện vai trò mentor, và một chút của người bảo hộ.
Cá nhân tôi rất thích các tình tiết ngoài lề thế này, nó cho ta thấy được đầy đủ hơn về nhiều mặt của các nhân vật, cũng đóng vai trò như các quãng nghỉ nhẹ nhàng xuyên suốt mạch truyện. Galileo những lúc bên cậu bé vẫn nói chuyện theo cách không giống ai, nhưng không còn sự lạnh lùng nữa, thay vào đó là sự nhiệt huyết và quan tâm.
Tóm lại, về nhân vật trung tâm Galileo, cuốn này còn xuất sắc hơn cả Phía Sau Nghi Can X.
Nhóc ghét mấy môn tự nhiên cũng không sao cả, nhưng hãy nhớ một điều. Nếu cứ giữ thái độ buông xuôi trước những điều mình không biết, đến một lúc nào đó nhóc sẽ phạm phải sai lầm lớn đấy.
Về vụ án và hung thủ.
Bản thân vụ án không quá phức tạp hay có pha lật kèo nào quá bất ngờ. Nhưng vẫn gây ấn tượng nhờ câu chuyện phía sau nó. Một câu chuyện về tình yêu nam nữ và tình yêu gia đình, là 2 loại tình cảm có thể trở thành động lực giúp ta làm những điều phi thường.
Phong cách này làm tôi liên tưởng tới trinh thám cổ điển như Sherlock Holmes, cái kiểu vụ án có chút xíu mà câu chuyện cảm động giải thích lý do gây án lại dài lê thê. Nhưng Phương Trình Hạ Chí không quá sa đà như vậy, câu chuyện ngắn vừa đủ để không bị dài dòng, mà vẫn gợi được sự cảm thông của độc giả.
Cách kể thì vẫn theo hướng trinh thám đại trà, là lần giở từng dấu vết để truy tới sự thật cuối cùng. Lượng nhân vật còn đồ sộ hơn cả Sự Cứu Rỗi Của Thánh Nữ, và tất nhiên, độ nhạt nhòa cũng vậy. Quá nhiều nhân vật phụ tôi không nhớ nổi tên, đặc biệt là bên tổ điều tra. Vẫn biết trong thực tế, sự rối rắm của các tổ chức pháp luật là có, nhưng đâu nhất thiết phải đưa vào truyện để cho rối lên như vậy chứ. Dù phải điều tra ở nhiều địa điểm, thì mỗi nơi 1 người là được rồi. Truyện mà, làm sao để người đọc đừng bị phân tâm bởi những cái không đáng mới quan trọng, chứ nhồi nhét để “cho giống thật” đâu đem lại giá trị tích cực gì…
Về thông điệp và các câu chuyện bên lề.
Như một đặc sản của trinh thám Nhật, lần này Keigo đem tới cho chúng ta thông điệp mạnh mẽ về sự hi sinh cho những người mình yêu thương. Thầm lặng và hết mình, dù động lực là gì đi nữa, sự hi sinh đó đều đáng trân quý.
Ngoài ra, còn những câu chuyện nho nhỏ về những sự kết nối ấm áp giữa người với người, đặc biệt như tôi đã nói ở trên, là mối quan hệ giữa Galileo và cậu bé Kyohei.
Tóm lại, đây vẫn là một cuốn trinh thám Nhật tốt. Nếu so sánh với 2 người anh thì, ăn đứt Sự Cứu Rỗi Củ Thánh Nữ, và một 9 một 10 với Phía Sau Nghi Can X. Cụ thể hơn, so với Nghi Can X, vụ án lần này chưa lắt léo bằng, nhưng về các yếu tố khác, thì cuốn này lại thú vị hơn. Nói chung, đã yêu thích Keigo thì không nên bỏ qua Phương Trình Hạ Chí.
Sài Gòn, 5 tháng 7, 2020
Phúc
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Page 10 of 12 • 1, 2, 3 ... 9, 10, 11, 12
Page 10 of 12
Permissions in this forum:
You cannot reply to topics in this forum