Our forum runs best with JavaScript enabled !

Sách II

Page 20 of 20 Previous  1 ... 11 ... 18, 19, 20

View previous topic View next topic Go down

Sách II - Page 20 Empty Re: Sách II

Post by LDN Fri Dec 27, 2024 2:24 pm

[2019 Reading List] Bạch Dạ Hành – Higashino Keigo

Published on 22 Tháng Sáu, 2019

Higashino Keigo là một tác giả trinh thám Nhật Bản nổi tiếng với một hàng dài tác phẩm phổ biến. Chính vì điều này nên mình thực sự rất tò mò và muốn tìm đọc tác phẩm của ông ấy. Ban đầu, thực sự là muốn tìm đọc thử “Phía Sau Nghi Can X”, vì thường xuyên nghe tựa sách này với tên tuổi Higashino Keigo. Nhưng cuối cùng thì tựa sách đầu tiên đọc của tác giả này mình đọc lại là “Bạch Dạ Hành”.

Thật ra cũng chẳng là tình cờ đầu, mà được bạn recommend cho cuốn này và vô tình quán café sách quen của mình lại có cuốn đó nên đọc luôn.

Kết luận, đọc xong hết cuốn sách gần 600 trang trong 3 ngày, cảm thấy thật sự cũng chẳng khó hiểu lắm khi tác giả này lại nổi tiếng và đầu sách của ông gần như đầu sách nào cũng nổi tiếng y như tên tuổi tác giả.

Trên cơ bản thì mọi chuyện trong “Bạch Dạ Hành” không hẳn là khó đoán, thủ thuật gây án cũng không quá phức tạp, cao xa, khó đoán. Mọi thứ trong “Bạch Dạ Hành” thoạt nhìn chẳng liên quan gì tới nhau, nhưng qua mỗi trang sách, thì lại nhận thấy rằng tác giả thật ra, nêu ra sự kiện ấy, giới thiệu nhân vật ấy đều có dụng ý của ông.

Cuốn sách này phản ánh nạn ấu dâm. Nhưng đến gần cuối cuốn sách người ta mới biết được chuyện này. Hay nói cách khác, qua một chuỗi những bi kịch, người ta mới biết được nguyên nhân hủy hoại cuộc sống của những đứa trẻ là sự biến thái, méo mó của một người trưởng thành.

Tội lỗi là điều không thể tha thứ, nhưng trên thực tế, câu nói “Nhân chi sơ, tánh bổn thiện” thật sự không sai. Bản thân con người sinh ra đều có bản chất hướng thiện. Nhưng con người ta chẳng ai là hoàn hảo, sự khiếm khuyết trong tâm can mỗi con người, được lấp đầy hay méo mó, biến chất, dị dạng lại chính là do những yếu tố ngoại cảnh tác động.

Kirihara Ryoji và Nishimoto Yukiho vốn là những đứa bé xinh đẹp, giỏi giang. Nếu không có chuyện gì xảy đến, hai đứa trẻ ấy có thể lớn lên bình thường. Thật ra không chỉ bình thường, hai đứa trẻ ấy thực sự có thể trở thành những nhân tài đóng góp cho đất nước.

Chỉ là, mọi chuyện chỉ dừng ở cụm từ “nếu như”…

Bố Ryoji bệnh hoạn, nghiện ấu dâm. Mẹ Yukiho lại tán tận lương tâm mà bán con gái. Vì sự việc đó, như cái cách mà Ryoji và Yukiho vẫn thường nói, cuộc sống hai người bọn họ đã mãi mãi chìm vào đêm đen…

Phải nói, Ryoji và Yukiho đều có tội. Không chỉ đơn thuần là có tội, hai người bọn họ còn mắc phải những tội ác mà người đời không thể tha thứ. Nhưng chung quy, qua từng trang sách, cuộc đời bọn họ hiện ra ngày một rõ hơn, nhiều hơn cả sự đáng trách, là cõi lòng thương cảm, xót xa, tiếc nuối cho hai số phận đáng lẽ đã không rẽ lối vào con đường tội lỗi nếu bọn họ gặp được những bậc cha mẹ bình thường và quan tâm đến con cái.

Chỉ là, một lần nữa, xin phép nhắc lại, cuộc sống vốn dĩ tồn tại cụm từ “nếu như” chỉ để thể hiện sự nuối tiếc, và lòng hối hận. Còn trên thực tế, chuyện vốn dĩ đã không thể vãn hồi.

Nhân vật mình thích nhất là Ryoji. Mỗi hành động, mỗi lời nói của cậu đều làm mình không ngừng tiếc thương và “giá như”. Phân cảnh mà mình thực sự vỡ òa là khi Ryoji cắt giấy tặng cho Tomohiko và bạn gái. Hai đứa trẻ mà Ryoji cắt ra, có thể xem như quà cưới sớm cho hai người Tomohiko, cũng có thể là chính Ryoji đã cắt ra hình ảnh Yukiho và mình.

Hình ảnh này có thể nói là vừa đẹp, lại vừa buồn, vừa day dứt. Ở bản dịch tiếng việt, hai đứa bé được cắt ra ấy chính là hình minh họa cho trang bìa. Một hình ảnh, mà dù chưa đọc, cũng rất ám ảnh và thu hút người ta.

Đã nghe danh tác giả và phong cách viết của ông từ lâu, nhưng đọc đến đoạn kết vẫn tiếc ngẩn ngơ. Ryoji chết, Yukiho mất đi ánh sáng duy nhất của cuộc đời. Nhiều bạn sau khi đọc xong vẫn nêu ra nghi vấn, liệu Yukiho và Ryoji, giữa hai người bọn họ có tồn tại tình yêu hay không. Theo quan điểm cá nhân, mình cho rằng mối quan hệ giữa bọn họ còn vượt trội hơn cả tình yêu hay tình thân. Bọn họ cần nhau, và bọn họ không thể sống thiếu nhau, còn hơn cả cái mối quan hệ cộng sinh mà vị cảnh giác già Sasagaki đã miêu tả (dù rằng xuyên suốt cả cuốn truyện, hầu như bọn họ chẳng trực tiếp gặp nhau, và chẳng có lấy một câu thoại nào trực tiếp giữa cả hai).

Cái kết ấy, Ryoji ra đi. Yukiho cũng đã chết theo thật rồi. Có lẽ cô vẫn sẽ sống, vẫn sẽ không chịu trừng phạt vì tội lỗi của bản thân gây ra, vẫn là vợ người thừa kế tập toàn Dược phẩm Shinozuka, vẫn ăn sung mặc sướng, và dường như vẫn là một cô mỹ nữ thành công, hạnh phúc trong mắt người đời.

Nhưng lúc này, Yukiho thật sự sẽ chẳng khác xác sống là bao. Con đường đêm tối mà cô đang đi với ngọn nến lay lắt trên tay ấy vốn dĩ đã khó đi, nhưng bây giờ ngọn nến tắt, Yukiho dường như đã bước hụt, rơi xuống một cái hố, mắc kẹt ở đó… một đời, không lối thoát.

Hơn 600 trang sách nhưng không có lấy một chi tiết hay một nhân vật dư thừa. Tác giả tài tình đang xen những chi tiết tưởng chừng vô nghĩa nhưng lại vô cùng logic. Học thức của Keigo rất rộng, ông vận dụng tài tình những điều mình biết qua từng con chữ. Cho nên, những học thức chuyên môn khó nhằn đọc vẫn rất dễ hiểu, và không tạo ra bất cứ một hạt sạn kiến thức nào trong cuốn sách.

Đã một ngày trôi qua, vẫn ngẩn ngơ trước hình ảnh Yukiho mặt tái mét, đi thẳng, không quay lưng lấy một lần nhìn xác Ryoji…

Còn Ryoji. Cậu ấy có tội, cái giá cậu ấy phải trả là cái chết. Nhưng suy cho cùng, cái chết cũng như cách giải thoát cho cậu, giải thoát cậu khỏi đêm trắng.

30 năm cuộc đời, Yukiho và Ryoji dìu dắt nhau qua những đêm đen. Hai đứa trẻ ấy lớn lên, trưởng thành, nhưng chẳng thể nào tìm được lối thoát khỏi con đường trắc trở càng đi càng cận kề ngõ cụt…

30 năm sống không bằng chết…

Cái kết có thể coi là mở, người đọc tự tưởng tượng những gì tiếp đến sẽ xảy ra với Yukiho. Bản thân mình, mình không tưởng tượng nổi, vì mình cứ mãi ngẩn ngơ trong sự tiếc thương hai số phận ấy…

Chỉ là, có một điều ước, vẫn mong rằng, nếu có kiếp sau, hãy để Ryoji gặp lại Yukiho, và cả hai, cùng nhau đi dưới ánh nắng mặt trời, sống một đời trong sạch, ngây thơ, tươi mới, không hề bị vấy bẩn…

Huế, ngày 23 tháng 06 năm 2019

Nóng đến sắp bị quay chín @@

#AnDuy
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách II - Page 20 Empty Re: Sách II

Post by LDN Fri Dec 27, 2024 2:30 pm

Mianagn - nagnmai...
chẳng muốn sống mãi trong bao
miana 6y

Bạch Dạ Hành, những bước đi trong đêm trắng mịt mù.

Bài review Bạch Dạ Hành này mình viết lâu rồi, lại cũng từng đăng lên một số nơi. Nhân dịp mới đọc thêm một cuốn của Higashino sensei, nội dung tuy có khác nhưng sự thấu cảm bi thương đặc trưng vẫn vậy, làm mình nghĩ tới Bạch Dạ Hành, bất giác muốn đi lại một đoạn đêm trắng nữa…
Phần khác cũng do phong độ viết lách sụt giảm, viết đi viết lại mãi chẳng hay, nên đăng bài này coi như mở đầu wordpress vậy.

Bạch Dạ Hành (tựa tiếng Nhật: Byakuyakou) là một tiểu thuyết Nhật Bản nổi tiếng của nhà văn Keigo Higashino. Bạch Dạ Hành kể về hành trình lớn lên của hai đứa trẻ tưởng như không liên can mà lại kết nối chặt chẽ với nhau như hai bản thể cộng sinh sống còn. Tuy Bạch Dạ Hành được giới thiệu như một cuốn truyện trinh thám, nhưng “chất trinh thám” ở đây lại chẳng thấm vào đâu so với những yếu tố tâm lý và triết lí nhân sinh. Khi đó câu chuyện không chỉ dừng lại ở mức gay cấn giật gân, mà nó còn đưa người đọc đến tột cùng của những xúc cảm trái chiều. Chơi vơi, choáng váng, Bạch Dạ Hành đưa dẫn người đọc quẩn quanh rồi bỗng sảy chân rơi xuống một khoảng trắng mờ mịt. Và vì không nhận ra, nên ta cứ đồng hành cùng hai nhân vật chính Yukiho và Ryoji, tiến vào một hành trình nhạt nhòa toàn màu trắng…

Câu chuyện bắt đầu với vụ án mạng của ông chủ tiệm cầm đồ. Rất nhiều manh mối cùng đối tượng tình nghi được vạch ra. Ai cũng tưởng đó là một vụ án “êm ru”, và cảnh sát không sớm thì muộn cũng tóm được hung thủ. Nhưng không, manh mối dần đi vào ngõ cụt và các nghi can thì lần lượt qua đời. Ngay cả những hy vọng le lói nhất cũng dập tắt, vụ án khép lại mà chẳng tìm ra được một kẻ xứng đáng định tội. Nhưng đừng vội nghĩ đó là sự kết thúc, ngược lại, nó lại chỉ là khúc ca mở màn cho một bản giao hưởng tội ác, mở đầu cho những bi kịch không sao cứu vãn nổi. Đằng sau vụ án mạng có phần tẻ nhạt đó, hai con người lớn lên: Nam tên Kirihara Ryoji – con trai nạn nhân, nữ tên Karasawa Yukiho – con gái nghi phạm. Nhìn ngoài vào thì cả hai chẳng có gì chung, nhưng ít ai có thể ngờ, Ryoji và Yukiho thực chất lại là hai kẻ sát nhân, cùng cộng sinh, cùng bấu víu để sinh tồn trong suốt cuộc hành trình.

“Ngay cả khi nó được ví như một hành trình nhạt nhòa đục một màu trắng, thì Ryoji và Yukiho, vẫn vùng vẫy chống chọi cho đến tận giây phút cuối cùng.”

Cảm xúc đầu tiên của tôi về Bạch Dạ Hành, có lẽ phải dùng đến từ “ngạc nhiên”. Với một kẻ trước đó đã từng ám ảnh lên xuống vì “Phía sau nghi can X”, tôi những tưởng Higashino sẽ lại mở đầu dung dị, ít tình tiết, ít nhân vật và ít kẻ bị giết hơn. Nhưng không, Higashi đã cho tôi thấy sự đa dạng và biến hóa trong lối kể chuyện. Ông xóa hẳn những cảm xúc sâu đậm mà tôi từng “cảm” khi đọc Phía sau nghi can X. Ông lấp đầy vào đó những rung động mới mẻ, khác biệt hoàn toàn.

Bản chất của câu chuyện (cái càng về sau càng sáng tỏ) chính là mối quan hệ mang tên: Yukiho-Ryoji. Cảnh sát Sasagaki đã nhận định mối liên hệ của Yukio và Ryoji như là “tôm pháo và cá bống trắng”. Tôm pháo thì đào hang, cá bống trắng thì canh chừng hang đó, hai con vật cùng cộng sinh để tồn tại. Yukio và Ryoji cũng như thế. Họ là hai kẻ dựa vào nhau mà sống, và chỉ có thể tin tưởng lẫn nhau mà sinh tồn. Họ đã từng gây nên biết bao vụ án, từ chiếm đoạt tài sản, tạo hiện trường giả, cho đến cưỡng hiếp, hãm hại, giết người vì nhau. Quan hệ đó là nền tảng, là mấu chốt khiến chân tướng chưa từng bị lộ diện dù 19 năm cứ lẳng lặng trôi qua. Nếu như Yukiho chính là ánh sáng chói lọi rực rỡ, thì Ryoji là cái bóng ẩn dấu chống đỡ đằng sau. Tuy trong truyện chưa từng một lần để hai người ấy tiếp xúc trực diện, nhưng luôn cảm nhận mối liên hệ mập mờ trong suốt cuộc hành trình. Như thể họ vẫn luôn ở đó, ngay từ đầu, chỉ là không nhìn thấy, không thể chạm vào mà thôi.

Yukiho và Ryoji trưởng thành như hai đứa trẻ mồ côi gặp nhiều bất hạnh, nhưng công tâm mà nói cuộc sống sau này của chúng không hề đến mức khó khăn. Ấy vậy nhưng cả hai Yukiho và Ryoji lại liều lĩnh đặt bản thân vào những tình huống nguy hiểm. Tham vọng quá đáng hết lần này đến lần khác đẩy họ trở thành “tội phạm”, trở thành những kẻ máu lạnh bất chấp thủ đoạn đạt được mục đích. Điều này khiến tôi không thể ngừng đặt ra câu hỏi: Tại sao phải làm đến mức ấy? Tại sao lại phải hành động tàn nhẫn như vậy? Và vì sao lại tồn tại mối liên hệ? Xuất phát điểm của mối liên hệ ấy là gì?

Để tìm hiểu có lẽ phải quay ngược lại khoảng thời gian cách đó hai thập kỉ về trước, về vụ án sơ khai tác giả đã vạch ra lúc đầu truyện. Khi ấy Ryoji và Yukiho chỉ là hai đứa trẻ ngây thơ. Bọn họ gặp nhau tình cờ nơi thư viện và trở nên gắn kết. Nhưng lí do khiến chúng thân thiết với nhau mà không phải một đứa trẻ nào khác, ấy chính là bởi sự đồng điệu trong tâm hồn. Trong tâm hồn bé nhỏ và sâu hoắm của mình, chúng che dấu một nỗi cô đơn, một niềm đau mà không người lớn nào có thể bì kịp. Nếu như Yukiho cơ cực và nghèo khó, thì Ryoji phải chịu đựng tình cảnh gia đình thối nát và lối sống giả tạo từ bố mẹ. Và rồi tận cùng đau đớn xảy đến, khi bố Ryoji bỏ tiền ra mua cơ thể của Yukiho. Một người cha keo kiệt bủn xỉn, một kẻ vốn đã chẳng yêu thương gì vợ và luôn nhắm mắt làm ngơ cho bà ta qua lại với kẻ khác. Một kẻ vốn đã khiến con trai mình chán ghét, vậy mà sau cùng còn vấy bẩn người con gái anh ta trân quý nhất trên đời. Liệu Ryoji sẽ làm gì? Nếu là Ryoji thì liệu bạn sẽ làm gì? Câu trả lời thì chắc bạn cũng lờ mờ mường tượng ra. Nhưng đó không phải điều tôi muốn nhấn mạnh. Tôi chỉ muốn nói về những đau khổ mà Ryoji và Yukiho đã phải trải qua. Là cái lí do để khiến hai con người ấy trở nên méo mó và trưởng thành trong tàn ác và cô độc. Tôi thương họ. Từ khi chưa biết chuyện gì xảy ra tôi đã thương họ rồi. Vì cái vẻ ngoài lạnh lùng và bất an và nhiều khi bị miêu tả là “ti tiện” ấy, bất giác khiến tôi mập mờ đoán được sự thật tàn nhẫn ẩn chứa đằng sau. Một điều gì đấy cực kì tăm tối đã lan khắp cơ thể Ryoji và Yukiho, khiến hai người bọn họ không còn có thể cứu chữa, khiến hai người bọn họ càng lúc càng lún sâu vào đêm trắng mịt mù.

Tôi vẫn còn nhớ câu “Một người đau chân có lúc nào quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một cái gì khác…”, vì vậy tôi chẳng hề cảm thấy căm ghét Yukiho và Ryoji chút nào. Vì hai người bọn họ đâu chỉ đau một cái chân, họ chết cả trái tim, chết cả tâm hồn và chết cả bản thân trong cái khoảnh khắc năm 11 tuổi ấy.

Keigo Higashino chưa bao giờ miêu tả mối quan hệ Ryoji và Yukiho một cách trực diện, cũng như ông chưa bao giờ để Ryoji và Yukiho nói lên những điều mà họ hằng suy nghĩ. Tất cả những gì ông làm là để các nhân vật phụ phỏng đoán về họ, đánh giá họ và phán xét những hành động họ gây nên. Điều đó chính là dụng ý của Higashino, vì ông cũng muốn nhường cái quyền phỏng đoán, đánh giá, phán xét ấy cho độc giả.

Quay lại phương diện trinh thám, Bạch Dạ Hành hoàn toàn không phải là kiểu truyện tập trung vào một vụ án chủ chốt hoặc những vụ án liên hoàn kích thích người xem. Những vụ án xảy đến cũng không được lí giải ngay tắp lự, mà thường chỉ được Higashino tung ra manh mối rồi bỏ ngỏ cho đến vài năm trôi đi. Cùng với thời gian, những chân tướng ẩn sau cũng dần dà lộ diện. Cứ như thể Higashino xây một bức tường, từng ngày trôi qua hiện đường nứt nẻ, rơi rớt một mảng vữa, cho đến khi sụp đổ hoàn toàn, phơi bày toàn bộ sự thật bên trong. Nhưng không phải vụ án nào cũng được ông đưa ra lời giải. Không phải là ông không biết câu trả lời, mà ông muốn người đọc phải tự nghĩ đến, tự liên tưởng, tự xâu chuỗi, như cái cách ông khiến người đọc cảm nhận hai nhân vật Yukiho, Ryoji. Có thể thấy, Bạch Dạ Hành là một cuốn tiểu thuyết mang nhiều yếu tố tâm lý hơn là trinh thám đặc trưng.

Thực ra Bạch Dạ Hành không phải truyện trinh thám Nhật Bản duy nhất đặt nặng yếu tố tâm lý lên trên yếu tố giết người, điều tra. Các tiểu thuyết như Ác Nhân (Yoshida Shuichi), Kasha (Miyuki Miyabe), hay thậm chí cả những cuốn khác gán mác Higashino Keigo… cũng đều phảng phất gam màu âm u cùng loại. Nhưng Bạch Dạ Hành tàn nhẫn hơn cả khi câu chuyện ấy chưa hề kết thúc. Cho đến chương cuối, nỗi đau vẫn diễn ra. Ryoji chết đi, mặc Yukiho trơ trọi trong cuộc đời này. Có phải tôi đã từng nhắc đi nhắc lại, là Ryoji và Yukiho không thể sống thiếu nhau, nhắc đi nhắc lại Ryoji và Yukiho chỉ có thể vì nhau mà tồn tại? Ấy vậy mà sau cùng Yukiho vẫn bước tiếp, bước trên con đường không còn Ryoji. Tột cùng bi kịch cái Yukiho phải trả giá, có lẽ là mất đi người duy nhất trên thế giới cô thuộc về… Ngay từ cái tên đầy ẩn ý, Keigo Higashino đã viết nên một Bạch Dạ Hành không đơn thuần chỉ là một câu chuyện trinh thám thông thường. Tầng tầng lớp lớp ý nghĩa, tầng tầng lớp triết lí, Higashino đã mang đến một thế giới mới toàn bi kịch đan xen. Và không chỉ có màu trắng, thế giới ấy còn có màu đen, màu xám, màu hỗn loạn, màu nước mắt, màu nỗi đau… Từng ấy thứ màu trộn lẫn gây choáng váng và ám ảnh tột cùng.

Khép lại câu chyện, tôi thấy tiềm thức vẫn văng vẳng câu chữ trong lời nói Yukiho: “Bầu trời của tôi không có mặt trời, chỉ toàn là bóng đêm, nhưng không hề tối tăm, vì có thứ khác thay thế cho mặt trời. Tuy rằng không được sáng như mặt trời, nhưng đối với tôi thế là đủ rồi. Nhờ chút ánh sáng này, tôi có thể biến đêm thành ngày rạng. Cô hiểu không? Tôi chưa bao giờ có mặt trời, thế nên tôi không sợ mất đi nó”. Vậy Yukiho, cho đến cuối cùng ánh sáng đã mất, cô rồi sẽ vùng vẫy đến tận bao giờ?

Một số hình ảnh trong phim Bạch Dạ Hành chuyển thể năm 2006. Tôi đặc biệt thích Ayase thủ vai Yukiho trong phim này. Vẻ đẹp của Ayase mang hoàn toàn cái hồn của Yukiho: mỏng manh, kiêu kỳ, toan tính và thậm chí cả nét “ti tiện” đã từng được miêu tả khi nói về nàng.

Thật ra đọc truyện có một điểm canh cánh trong lòng nhất, đó là hai nhân vật chính Ryo và Yukiho chưa từng một lần chạm mặt, trò chuyện thực sự với nhau. Nỗi niềm này biến thành sự khao khát đến mức mà tôi đã phải tự tưởng tượng xem họ gặp nhau như nào, nói những gì, làm gì, quan hệ giữa họ là gì. Ấy vậy mà tất cả lại được cứu rỗi ở version phim chuyển thể, khi bên làm phim cho hai nhân vật tương tác trực diện với nhau. Cũng ấm lòng. Cũng thỏa mãn. Nhưng sau lại ngại, không tin lắm, nghĩ cũng chẳng biết đấy có thật là Ryo và Yukiho của tôi không Smile)
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách II - Page 20 Empty Re: Sách II

Post by LDN Fri Dec 27, 2024 2:34 pm

The Fool Who Dreams
A calm and cozy corner, where a dreamer learns how to hide from the whole world

Cảm nhận về Bạch Dạ Hành – Một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của Higashino Keigo

Post author:thefoolwhodreams
Post published:07/04/2021

Buồn, đen tối và nghiệt ngã là những tính từ mình hay dùng khi giới thiệu Bạch Dạ Hành cho bạn bè. Lần đầu tiên đọc một truyện thể loại trinh thám – kinh dị, thứ ám ảnh không phải các tình tiết máu me hay động cơ gây án, mà là hậu quả nặng nề của chấn thương tâm lý tác động lên những đứa trẻ. Chúng phải trải qua những gì? Chúng phải cam chịu những gì? Và liệu có thể dùng những tổn thương ấy để bào chữa cho các hành động sai trái sau này hay không?

Bài viết sẽ gồm hai phần. Phần đầu tiên sẽ nói sơ qua về nội dung chính cũng như một số điều mình thấy thú vị về cách kể chuyện của tác giả trong Bạch Dạ Hành, và sẽ không spoil quá nhiều để đảm bảo trải nghiệm đọc của các bạn.  Phần sau sẽ nói về cảm nhận của mình về hai nhân vật chính, và sẽ spoil cực mạnh nội dung của truyện. Vì đây là một tác phẩm mình thấy rất hay, nên hy vọng những ai đã đọc truyện rồi thì mới tiếp tục đọc phần sau của bài viết nhé.

Nội dung chính của Bạch Dạ Hành
Bạch dạ hành mở đầu với một vụ án mạng. Người chủ tiệm cầm đồ bị sát hại trong một khu công trường, số tiền ông mang theo cũng không cánh mà bay. Ít lâu sau, nhân tình của nạn nhân, đồng thời là nghi phạm chính cũng tự tử. Không còn manh mối, các hướng điều tra của cảnh sát đi vào những ngõ cụt và vụ án dần bị quên lãng …  Nhưng đối với Yukiho và Ryoji – hai đứa trẻ mười một tuổi, cũng là con của hai nạn nhân – vụ án đã để lại một chấn thương tâm lý lên trí óc non nớt của chúng, thay đổi thế giới quan, tính cách và cuộc đời chúng mãi mãi.

Sinh tồn và trưởng thành dưới bóng đen cái chết của bố mẹ, cho đến cuối đời, Ryoji vẫn luôn khao khát được một lần đi dưới ánh mặt trời, còn Yukiho cứ ra sức vẫy vùng rồi mãi mãi chìm vào đêm trắng

Bạch Dạ Hành kể về quãng thời gian 20 năm của Yukiho và Ryoji sau vụ án mạng, từ hai đứa trẻ mười một tuổi đến tận lúc trưởng thành. Người đọc sẽ được đào sâu vào tâm lý các nhân vật chính, thấy những tác động nặng nề của vụ án lên cuộc sống của chúng và cách mà chúng đối mặt với chấn thương tâm lý đó. Vì thế, yếu tố tâm lý và phát triển nhân vật được đưa lên hàng đầu, trong khi tính chất trinh thám được sử dụng như chất xúc tác, giới thiệu các nhân vật chính và bối cảnh diễn ra của truyện. Nếu bạn muốn tìm kiếm một “Phía sau nghi can X” thứ hai, thì có lẽ Bạch Dạ Hành sẽ khiến bạn thất vọng, vì nó không có những tình tiết quá mức gay cấn và dồn dập, nhưng nếu bạn muốn đọc để hiểu được tâm lý nhân vật, để cảm nhận được sự đáng sợ và tác động khủng khiếp của chấn thương tâm lý mà những đứa trẻ phải chịu lên tương lai của chúng, thì đây là cuốn sách lý tưởng cho bạn.

Điều thú vị trong cách kể truyện
Điểm nhìn được đặt ở nhân vật phụ
Bạch Dạ Hành có cách kể chuyện khá thú vị, đó là toàn bộ đều được kể thông qua điểm nhìn của các tuyến nhân vật phụ. Quãng thời gian 20 năm được chia ra thành nhiều giai đoạn nhỏ, mỗi giai đoạn sẽ kể một câu chuyện riêng, có các tuyến nhân vật phụ riêng, và người đọc sẽ được quan sát những gì xảy ra qua điểm nhìn của nhân vật phụ ấy.

Việc đặt điểm nhìn ở các nhân vật phụ làm người đọc tiếp cận nhân vật chính với một cái nhìn không khách quan, mà phụ thuộc hoàn toàn vào thái độ và các tương tác của nhân vật điểm nhìn lên nhân vật chính. Sẽ có lúc ta thấy Yukiho và Ryoji rất đáng thương và bất lực trước số phận, nhưng cũng có lúc họ hiện lên thật đáng ghét, nhẫn tâm. Điều này khiến người đọc cảm thấy luôn có một màn sương mơ hồ phủ lên hai người. Trải qua từng mẩu chuyện, từng tuyến nhân vật phụ xuất hiện rồi lại biến mất, người đọc sẽ trải qua rất nhiều góc nhìn khác nhau, mỗi góc nhìn, dù tích cực hay tiêu cực cũng sẽ để lại những mảnh ghép giúp xây dựng bức tranh toàn cảnh về tâm lý và thế giới quan của hai nhân vật chính. Và với mỗi mảnh ghép được thêm vào, ta lại phải tự hỏi rằng: Liệu họ có tốt đẹp đúng như vẻ bề ngoài, hay tất cả chỉ là vỏ bọc cho sự biến chất và méo mó từ bên trong? Liệu sự lương thiện trong mỗi con người sẽ chiến thắng, hay những chấn thương tâm lý ấy sẽ đè bẹp lên tâm hồn non nớt của những đứa trẻ và biến chúng thành những người quỷ quyệt, xấu xa?

Thêm nữa, cũng vì sự giới hạn bởi góc nhìn, người đọc không biết những gì đang thực sự xảy ra giữa hai nhân vật chính. Chúng ta biết họ có kết nối với nhau, nhưng không biết họ gặp nhau như thế nào, tương tác với nhau ra làm sao. Và khi mọi chuyện xảy ra, người đọc sẽ phải tự mường tượng ra những cuộc gặp gỡ ấy. Một lần nữa, tất cả lại bị bao phủ bởi một màn sương mờ, nhưng khác ở chỗ, nếu tính cách và bản chất của hai nhân vật chính được bộc lộ ở phía cuối truyện, thì những tương tác và hành động của họ sẽ mãi là ẩn số đối với độc giả. Ta có thể đoán ra những gì Yukiho và Ryoji đã làm, nhưng không bao giờ biết được nó chính xác diễn ra như thế nào, hay những gì ta nghĩ có đúng hay không. Điều này khiến độc giả phải đọc đi đọc lại để tìm ra những manh mối củng cố suy nghĩ của mình, bởi một chi tiết ẩn, một câu nói vu vơ, một hành động bất chợt lại là lời giải cho những bí ấn của cuốn truyện. Nó biến trải nghiệm đọc lại của mỗi người trở nên cực kỳ thú vị. Ví dụ cho những bạn đã đọc xong rồi, hãy chú ý khi lần đầu tiên viên thanh tra vào phòng của Ryoji, ông đã nhìn thấy gì? Có thể lần đọc đầu tiên bạn sẽ bỏ qua, và lần đọc thứ hai (nếu có) cũng vậy. Nhưng đây là một chi tiết khá hay mà mình đọc được từ một bình luận trên goodreads, và nó là câu trả lời cho một chi tiết mà khi đến kết thúc truyện vẫn không có lời giải.

Hai tuyến nhân vật song song và chia thành nhiều giai đoạn
Bạch Dạ Hành được kể theo hai tuyến truyện riêng biệt, một của Yukiho và một của Ryoji, và hai tuyến truyện này hoàn toàn không giao nhau. Nói cách khác, Yukiho và Ryoji không gặp nhau trong cả câu chuyện. Điều này rất thú vị bởi khi đọc đến tuyến truyện của Yukiho, người đọc cần phải đoán xem trong thời gian đó Ryoji đã và đang làm gì, điều tương tự cũng xảy ra với Ryoji.

Không chỉ tách riêng các tuyến truyện cho từng nhân vật chính, mỗi tuyến truyện lại được chia thành nhiều giai đoạn khác nhau ứng với các mốc thời gian riêng biệt. Vì thế, dù câu truyện diễn ra 20 năm liên tục, với rất nhiêu nhân vật phụ, rất nhiều điểm nhìn khác nhau, nhưng người đọc không bị rối khi phải nhớ quá nhiều nhân vật, bởi các nhân vật này hầu như không xuất hiện lại khi chuyển sang một giai đoạn mới. Ngoài ra, các giai đoạn sẽ không dài nên người đọc không thấy nhàm chán, mạch truyện cũng không bị trùng xuống quá nhiều.

Tất nhiên, Bạch Dạ Hành vẫn là một cuốn sách dày và khá tốn thời gian đề đọc hết. Nhưng mình cảm thấy điều này là cần thiết để người đọc hiểu và hòa mình vào câu chuyện. Theo dõi sự phát triển của Yukiho và Ryoji trong 20 năm, từ hai đứa trẻ 11 tuổi bị mất người thân, trở thành học sinh trung học, rồi trưởng thành và kết hôn, thật dễ để người đọc thực sự quan tâm đến các nhân vật. Chỉ có như vậy chúng ta mới cảm nhận được một cách sâu sắc những tác động mà chấn thương tâm lý để lại trên mỗi người, đặc biệt là những đứa trẻ.

Spoiler Alert
Bắt đầu từ đây, mình sẽ spoil cực mạnh nội dung Bạch Dạ Hành, hy vọng  phần trên đã thành công giúp bạn có hứng thú và đọc hết cuốn truyện.

Cảm nghĩ về hai nhân vật chính trong Bạch Dạ Hành
Câu chuyện được kể trong Bạch Dạ Hành dễ đồng cảm vì nó viết về một vấn đề rất được quan tâm hiện này, đó là ấu dâm, và vụ án đề cập trong truyện chỉ là hệ quả của một chuỗi sự kiện liên quan đến vấn đề này. Vì lẽ đó, toàn bộ câu chuyện không tập trung vào việc phá giải vụ án, mà chủ yếu viết về cuộc sống và cách đối mặt với thế giới của những đứa trẻ sau sự kiện ấy. Liệu những đứa trẻ có thể vượt qua được bóng đen đã che phủ tuổi thơ chúng, hay sẽ để bóng đen nhấn chìm, và cuộc đời chúng trở thành một màn đêm vĩnh cửu?

Thật tiếc là trong Bạch Dạ Hành, Yukiho và Ryoji đã chịu thua và để bóng tối nhấn chìm cuộc đời mình.

Nhân vật Yukiho
Yukiho chiếm được thiện cảm của mình ngay từ lần đầu tiên xuất hiện. Đó là bé gái có gia cảnh không mấy khá giả, cặm cụi đọc sách khi hai thanh tra cảnh sát đến lấy lời khai về vụ án mà mẹ của Yukiho là tình nghi số một. Đó cũng là bé gái mặt tái xanh khi chứng kiến mẹ mình chết vì ngộ độc khí gas ngay trước mắt. Rồi đứa bé ấy lớn lên, trở thành một học sinh chăm chỉ, giỏi giang và nổi tiếng nhất trường, mình đã nghĩ Bạch Dạ Hành sẽ đi theo một mô típ quen thuộc, rằng Yukiho sẽ làm một thanh tra hay đại loại thế, và tìm ra lời giải thỏa đáng cho vụ án năm nào. Nhưng thay vào đó, tác giả đã lựa chọn kể câu chuyện theo hướng đen tối hơn. Sau vụ án, hay đúng hơn là sau quãng thời gian dài bị lạm dụng khi chỉ mới 11 tuổi, Yukiho đã trở nên sợ hãi quá khứ, và làm đủ mọi cách cho dù có ác độc và hèn hạ đi chăng nữa, chỉ để thoát khỏi sự nghèo khổ, thứ đã dẫn đến những bi kịch thời thơ ấu của cô.

Bởi có thiện cảm với Yukiho từ trước, nên khi cú twist ở giữa truyện xảy ra, mình đã nghĩ đây chỉ là một “cú lừa” của tác giả, rằng tất cả chỉ là sự setup cho một bước ngoặt ở cuối truyện và đứa trẻ có quá khứ đen tối ấy sẽ vượt qua nghịch cảnh, vượt qua định kiến và tìm ra chân tướng vụ án năm nào. Nhưng càng đọc về cuối, thứ nhân cách vặn vẹo, méo mó của Yukiho dần bộc lộ, khi cô phản bội và hủy hoại người bạn thân nhất của mình, khi cô tự tay rút ống thở người mẹ nuôi đã cưu mang và giúp cô thoát khỏi cái quá khứ nghèo túng mà cô luôn sợ hãi, thì tất cả các viễn cảnh về một cái kết có hậu của mình đã sụp đổ. Tất cả những thiện cảm của mình đối với Yukiho chuyển thành sự kinh tởm và giận dữ, kinh tởm vì những việc cô đã làm, giận dữ vì mình đã bị lừa ngay từ đầu truyện. Nhưng bên cạnh đó còn là một cảm giác buồn bã. Một đứa trẻ phải trải qua những tổn thương tâm lý khủng khiếp như thế nào để trở nên biến chất, méo mó và độc ác đến vậy? Trong những cơn ác mộng, nó mơ thấy những gì? Và những ác mộng ấy sẽ đeo bám, ám ảnh nó đến tận khi nào nữa? Mình không xót thương cho Yukiho, mà xót thương cho một đứa bé, một linh hồn đã chết bởi những tàn bạo, thú tính và nhẫn tâm của những ác quỷ đội lốt người – những kẻ sẵn sàng hủy hoại tương lai của đứa trẻ để thỏa mãn dục vọng nhất thời của bản thân, những kẻ sẵn sàng bán con mình để thoát khỏi cảnh nghèo túng.

Mình nghĩ nhân vật Yukiho là một nhật vật thực sự hay và để lại ấn tượng trong rất nhiều người, mặc dù đó là một ấn tượng rất xấu. Yukiho có một vẻ ngoài hoàn mỹ và luôn hành xử một cách lễ độ, mực thước trước mặt tất cả mọi người. Không những thế, cô luôn thành công, nổi bật trong bất cứ lĩnh vực nào mình tham gia. Một đứa trẻ có quá khứ đen tối, nhưng có thể vượt lên nghịch cảnh, chạm đến thành công, đây chẳng phải một hình mẫu lý tưởng đáng để mọi người noi theo hay sao? Nhưng đằng sau sự thành công ấy là những thủ đoạn ác độc và sự phản bội. Nó được ngụy trang khéo léo đến mức không một ai bên cạnh cô nhận thấy bất cứ dấu hiệu nào, cho đến khi vị thanh tra, người đã theo đuổi vụ án 20 năm xuất hiện. Quá khứ bị lạm dụng cùng với những hành động kinh tởm, đáng lên án đã khiến Yukihi trở thành một nhân vật khó đánh giá, vừa đáng thương, vừa đáng ghét. Cuối cùng, khi đã có tất cả mọi thứ, được nhiều người ngưỡng mộ, cuộc sống của cô vẫn chìm trong bóng đen vĩnh cửu, ngay cả ánh sáng cuối cùng trong cuộc đời cô là Ryoji cũng đã bỏ cô đi mất rồi. Cá bống trắng không có tôm pháo, liệu có tồn tại được không?

Nhân vật Ryoji
Khác với Yukiho, Ryoji được sinh ra trong một gia đình khá giả, thậm chí là giàu có, nhưng cậu lại không hề hạnh phúc. Mẹ cậu đã ngoại tình ngay trong chính căn nhà, thậm chí là ngay trước mặt cậu, bà ngang nhiên nhốt cậu trong phòng để có thể vui thú với người đàn ông khác. Bố cậu là một gã ái nhi, dùng tiền để thỏa mãn những ham muốn bệnh hoạn của bản thân, và đáng buồn thay, nạn nhân lại chính là bạn thân của cậu. Trải qua tất cả những chuyện đó lúc 11 tuổi, không ngạc nhiên khi nó trở thành một vết thương tâm lý, khiến cậu trở nên căm ghét gia đình, chống đối xã hội. Cuối cùng, để giải thoát cho người bạn kia, Ryoji đã tự tay sát hại bố mình…

Ban đầu mình không rõ lý do tại sao cậu lại dành cả đời để bảo vệ Yukiho, nhưng rồi sau khi đặt mình vào hoàn cảnh của Ryoji, mình đã hiểu động cơ đằng sau quyết định đó. Trưởng thành trong một môi trường đầy độc hại, Ryoji căm ghét và kinh tởm chính gia đình mình. Cậu chỉ có một người bạn là Yukiho, cho cậu những phút giây thoát ra khỏi gia đình ấy. Và khi chứng kiến bố mình sắp làm hại người bạn thân nhất, cậu đã quyết định giải cứu Yukiho, cũng là giải cứu cho cuộc sống của chính mình. Dành cả đời bảo vệ Yukiho, một phần Ryoji muốn chuộc lỗi mà cha cậu gây ra, nhưng phần hơn là cậu muốn giữ lại người cuối cùng có ý nghĩa đối với cậu.

Khi đã hiểu mục đích của Yukiho và Ryoji, phân đoạn gần cuối, lúc hai người bày mưu hãm hại con riêng của chồng Yukiho, mình thực sự đã chìm trong một hỗn hợp cảm xúc xen lẫn giữa buồn và phẫn nộ. Để đạt được mục đích, hai người họ lại trở thành chính những người mà họ đã từng căm ghét nhất. Yukiho trở nên giống mẹ của cô, người mà để thoát khỏi cảnh nghèo, đã cam tâm hãm hại một đứa bé chưa tới 18 tuổi. Ryoji trở nên giống bố của anh, thực hiện những hành vi bệnh hoạn mà lão đã làm 20 năm trước. Suy cho cùng, cả Yukiho và Ryoji không bao giờ thoát khỏi cái bóng đen đã đè nặng lên tuổi ấu thơ của mình.

Đọc xong Bạch Dạ Hành, thực sự là mình không còn nhớ quá nhiều những chi tiết, sự việc diễn ra trong cuốn sách, mà thứ đọng lại trong mình là cảm giác đau đớn, xót xa cho số phận của hai đứa trẻ trong chuyện. Chúng đáng trách, đáng ghét nhưng cũng thật đáng thương. Và mình nghĩ, mục tiêu của Keigo khi viết Bạch Dạ Hành cũng là để độc giả cảm nhận nỗi đau mà Yukiho và Ryoji phải chịu, từ đó giúp mọi người có trách nhiệm hơn đối với các vấn đề về quyền trẻ em. Bởi bản chất con người là tốt đẹp, và kẻ ác không thể tự xấu đi mà chỉ là được gieo mầm từ sự xấu xa của chính con người.
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách II - Page 20 Empty Re: Sách II

Post by LDN Fri Dec 27, 2024 2:46 pm

Blue Faith - silentwings
Sky's still blue - tháng 4 09, 2017

[Review] Bạch dạ hành - Higashino Keigo

Trước khi đi vào review, mình hi vọng những ai muốn tìm đọc tác phẩm này hãy chuẩn bị tâm lý thật vững vàng vì sự tàn nhẫn trong những câu chuyện đời được thuật lại dưới ngòi bút của Keigo có thể sẽ khiến bạn ám ảnh một thời gian rất dài. Nhưng dù là tác động tích cực hay tiêu cực, cá nhân mình vẫn nghĩ đây là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của Higashino Keigo nói riêng và mục truyện trinh thám nói chung.

Mình đã đọc Bạch dạ hành trong vòng 1 ngày và mình cũng khuyến khích mọi người nên đọc liên tục như mình để nắm được mạch truyện và từng tình tiết ẩn trong tác phẩm.

(Có spoil!)

Truyện bắt đầu bằng một vụ ám sát trong một khách sạn bỏ hoang. Công trình bị bỏ quên này từ lâu đã trở thành chốn vui chơi, khám phá cho đám con nít sống quanh đó. Chúng thường trèo qua ống thông hơi trên trần, mò mẫm bò đi hết nơi này đến nơi khác như chơi mê cung vậy. Bỗng một ngày, một trong những thằng bé nghịch ngợm đấy đi lạc chúng bạn và tình cơ chứng kiến một cảnh tượng vô cùng hãi hùng. Xác một người đàn ông trung niên bị đâm tới chết trong một căn phòng khép kín, xung quanh hoàn toàn không có dấu hiệu xô xát, vật lộn hay bất kì dấu vết tồn tại của hung thủ. Tất cả những gì cảnh sát tìm được là dấu chân con nít khi phát hiện ra xác chết và chạy ra khỏi phòng. Càng điều tra, vụ án càng đi vào ngõ cụt khi những kẻ khả nghi nhất đều có chứng cứ ngoại phạm hoàn hảo đến không ngờ. Ngay khi mọi thứ dần trở nên mơ hồ, cái chết của kẻ tình nghi số 1 với chiếc bật lửa của nạn nhân vụ án gốc được tìm thấy trong người hắn đã khiến vụ án kết thúc chóng vánh. Dù tất cả thanh tra khác chấp nhận đóng án, vẫn co một kẻ nhất quyết tìm ra sự thật. Người đó tin rằng rồi một ngày ác quỷ sẽ phải lộ diện, công lý sẽ được thực thi. Nhưng điều kẻ ấy không thể ngờ đến là sẽ phải mất đến cả mấy chục năm cuộc đời để lần theo dấu vết quỷ dữ....

Bạch dạ hành không đơn giản là một vụ án và cách để phá vụ án đó. Nó là cả một câu chuyện đời, một hành trình kéo dài hơn 30 năm với những âm mưu bẩn thỉu, lọc lừa cùng sự cô đơn não nề đằng sau mỗi kiếp người. Một lần nữa tài năng xuất chúng của Keigo trong việc lồng ghép các sự kiện được thể hiện vô cùng rõ ràng qua tác phẩm này. Ông cuốn hút người đọc từ mảnh đời này đến mảnh đời khác, thôi thúc họ tìm kiếm câu trả lời vén màn bí ẩn để rồi khi các sự kiện được xâu chuỗi với nhau, người đọc sẽ cảm thấy chết lặng với sự thật được phơi bày ở những chương cuối cùng. Đó có lẽ là cái nét riêng không thể lẫn vào đâu được ở văn phong của Keigo. Mình yêu truyện Keigo chính là ở việc ông có thể điềm nhiên kể lại những câu chuyện tàn độc nhất mà không hề khoa trương, dồn dập, cũng không hề lợi dụng yếu tố gây sốc quá đà như Lôi Mễ hay các tác giả Trung Quốc thường làm. Chỉ bằng một câu, một vài phân cảnh ngắn gọn, Keigo đã đủ sức khiến người đọc ám ảnh một thời gian dài. Không hiểu sao khi đọc xong Bạch dạ hành mình lại nhớ tới Old boy năm nào. Khán giả loay hoay, nóng ruột tìm kiếm ngọn ngành mọi chuyện nhưng đến cuối cùng, họ lại phân vân làm như vậy có nên hay không, có đáng hay không. Vì không phải sự thật nào cũng đẹp, cũng đủ để xoa dịu nỗi đau đớn của một kiếp người.

Đối với mình, hiểu được động cơ của Ryoji và Yukiho là một chuyện vô cùng nặng nề. Mình không muốn cảm thông một chút nào cho hai nhân vật đó, đặc biệt là Yukiho - cô nàng tiểu thư ti tiện với trái tim của ác quỷ. Mình đã nghĩ dù với bất kì lí do gì Keigo đưa ra, mình cũng sẽ không thể thông cảm nổi cho con người gây ra những chuyện bẩn thỉu đó. Ấy vậy mà một lần nữa Keigo lại thành công làm mình dao động. Qủa nhiên một con quỷ không thể sinh ra nếu không có sự can thiệp của một con quỷ. Yukiho và Ryoji về cơ bản đã bị nhúng chàm ngay từ khi còn là những đứa trẻ, Từ là nạn nhân của một tội ác ghê tởm, cô bé ham học hỏi, ngây thơ ngày nào trở thành một người phụ nữ giả tạo, đê tiện và tàn độc. Còn Ryoji đã vứt bỏ ánh sáng của đời mình, vứt bỏ mọi luân lí đời thường, chấp nhận sống trong bóng tối, làm ra những việc kinh tởm nhất để bảo vệ người con gái đó. Dù đến cuối cùng mình vẫn không chắc giữa hai người họ có tồn tại tình yêu hay không, vì với họ "tình yêu" có lẽ là một thứ quá xa xỉ, sự hi sinh to lớn của Ryo và sự dựa dẫm, tin tưởng hoàn toàn của Yukiho vẫn khiến mình rung động. Giữa dòng đời vô tình đến bạc bẽo ấy, họ chỉ có nhau trong thế giới riêng của mình. Nếu không có Ryo dẫn đường, Yukiho có lẽ sẽ mãi mãi mò mẫm trong bóng tối, không thể tiến lên phía trước. Cái duy nhất khiến mình lăn tăn là tại sao họ phải kéo dài thời gian đóng kịch đến như vậy. Với sự trợ giúp của Ryo, Yukiho đã có mọi thứ. Họ lẽ ra đã có thể chấm dứt bóng tối của mình sớm hơn nếu hài lòng với những gì đạt được. Là lòng tham chăng? Hay đơn giản chỉ vì họ luôn cảm thấy không an toàn nếu bước ra ngoài ánh sáng, đối mặt với người khác bằng khuôn mặt thật, cuộc đời thật của mình?

Cuối cùng thì Ryo cũng chết. Hắn tự sát bằng chính chiếc kéo đã thay đổi toàn bộ cuộc đời mình dưới sự truy đuổi của đội cảnh sát. Vậy đấy, đến tận bước đường cùng, Ryo vẫn không nói một lời nào, âm thầm bảo vệ Yukiho bằng cách tàn nhẫn nhất có thể - dù cho phải tàn nhẫn với chính bản thân mình. Mình biêt điều này đi trái với luân lí đạo đức của mình nhưng một người đàn ông như thế, dù làm những chuyện ghê tởm đến đâu vẫn khiến mình cảm động ở một mức độ nào đó. Với Yukiho thì ấn tượng của mình gần như xấu hoàn toàn. Dẫu thương cảm cho quá khứ của Yukiho, mình vẫn ác cảm với người phụ nữ mất hoàn toàn nhân tính đó. Tình cảm của Yukiho với Ryo là gì, có thật là yêu thương không? Nếu yêu tại sao cô ta lại chấp nhận Ryo vứt bỏ mọi thứ vì mình? Nó gần như là một sự lợi dụng vậy. Mình đã băn khoăn như thế cho đến chương cuối cùng kết thúc với hình ánh bóng lưng của Yukiho chầm chậm rời khỏi xác chết của Ryo. Giây phút đó, mình biết Yukiho đã hoàn toàn chết rồi. Mặt trời của Yukiho cuối cùng cũng đã tắt, thế giới của cô ta đã không còn đêm trắng với sự dựa dẫm, bình yên tuyệt đối. Với Yuki mà nói, cái chết của Ryo có lẽ là sự trừng phạt lớn nhất, là bản án tử hình kinh khủng nhất mà cô ta phải gánh chịu.

Số lượng nhân vật xuất hiện trong Bạch dạ hành sẽ khiến bất kì ai không quen tên Nhật thấy mệt mỏi khi theo dõi. Tuy tuyến nhân vật phụ hùng hậu là vậy nhưng không hề thừa thãi, nhân vật nào cũng được kết nối ẩn rất tài tình và đóng vai trò trọn vẹn trong toàn câu chuyện. Mà cái hay là Keigo kể chuyện rất khéo, rất tự nhiên khiến cho người đọc không hề có cảm giác overload khi tiếp nhận thông tin giống như đọc truyện của Agatha.

Có rất nhiều lí do khiến cho Bạch dạ hành là một trong những tác phẩm yêu thích nhất của mình. Mình yêu văn phong mượt mà, tinh tế, không khoa trương. Yêu cách xây dựng lồng ghép các tình tiết tài tình, tỉ mà. Yêu cả cái cách mà sensei truyền tải những câu chuyện tình yêu méo mó nhưng không khiến người ta thấy ác cảm thuần túy. Đằng sau những cung bậc cảm giác rất thường ấy, người đọc sẽ phải băn khoăn, suy nghĩ mãi liệu có đúng hay không khi mình ghê tởm những nhân vật như thế, những chuyện đời như thế.

Không quá thuần trinh thám như Phía sau nghi can X nhưng Bạch dạ hành vẫn vô cùng xuất sắc về mặt logic giữa các sự kiện và động cơ nhân vật. Cá nhân mình nghĩ Bạch dạ hành làm tốt hơn trong việc thể hiện cái tầm của Keigo ở mặt tâm lý xã hội. Nhiệt liệt đề cử mọi người!

Tổng kết: 9/10
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách II - Page 20 Empty DELETE@

Post by LDN Fri Dec 27, 2024 2:52 pm

Review Bạch Dạ Hành - Higashino Keigo

Zero - chiase.org

Trước khi đi vào review, mình hi vọng những ai muốn tìm đọc tác phẩm này hãy chuẩn bị tâm lý thật vững vàng vì sự tàn nhẫn trong những câu chuyện đời được thuật lại dưới ngòi bút của Keigo có thể sẽ khiến bạn ám ảnh một thời gian rất dài. Nhưng dù là tác động tích cực hay tiêu cực, cá nhân mình vẫn nghĩ đây là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của Higashino Keigo nói riêng và mục truyện trinh thám nói chung.

Mình đã đọc Bạch dạ hành trong vòng 1 ngày và mình cũng khuyến khích mọi người nên đọc liên tục như mình để nắm được mạch truyện và từng tình tiết ẩn trong tác phẩm.

Ý nghĩa cái tên Bạch Dạ Hành:

Đối với nhan đề, có thể giải nghĩa như sau: Bạch là "trắng", Dạ là "đêm", Hành là "chuyến đi dài, chuyến phiêu lưu". Vậy có thể hiểu nôm na Bạch Dạ Hành là chuyến đi dài trong đêm trắng. Thực tế mình chưa rõ đêm trắng ở đây là gì, mình chỉ có thể hiểu tạm thời theo nghĩa là chuyến đi dài suốt cả đêm hoặc là chỉ có màn đêm bao phủ.

Bởi vì câu chuyện cũng chính là lát cắt về cuộc đời chỉ sống trong đêm tối của Ryouji và Yukiho và họ luôn khao khát được một lần nhìn thấy ánh mặt trời. Đó cũng là cuộc sống đầy thiện lương, được hạnh phúc, được vui vẻ, được tin tưởng mà họ đã bị tước mất khi còn thơ. Sự đối lập giữa bạch (vốn liên tưởng đến ban ngày) với dạ (liên tưởng đến đêm tối) cho thấy sự đối lập rõ rệt và chẳng thể nào dung hòa được.

Bạch Dạ Hành nội dung:

Truyện bắt đầu bằng một vụ ám sát trong một khách sạn bỏ hoang. Công trình bị bỏ quên này từ lâu đã trở thành chốn vui chơi, khám phá cho đám con nít sống quanh đó. Chúng thường trèo qua ống thông hơi trên trần, mò mẫm bò đi hết nơi này đến nơi khác như chơi mê cung vậy. Bỗng một ngày, một trong những thằng bé nghịch ngợm đấy đi lạc chúng bạn và tình cơ chứng kiến một cảnh tượng vô cùng hãi hùng. Xác một người đàn ông trung niên bị đâm tới chết trong một căn phòng khép kín, xung quanh hoàn toàn không có dấu hiệu xô xát, vật lộn hay bất kì dấu vết tồn tại của hung thủ. Tất cả những gì cảnh sát tìm được là dấu chân con nít khi phát hiện ra xác chết và chạy ra khỏi phòng. Càng điều tra, vụ án càng đi vào ngõ cụt khi những kẻ khả nghi nhất đều có chứng cứ ngoại phạm hoàn hảo đến không ngờ. Ngay khi mọi thứ dần trở nên mơ hồ, cái chết của kẻ tình nghi số 1 với chiếc bật lửa của nạn nhân vụ án gốc được tìm thấy trong người hắn đã khiến vụ án kết thúc chóng vánh. Dù tất cả thanh tra khác chấp nhận đóng án, vẫn co một kẻ nhất quyết tìm ra sự thật. Người đó tin rằng rồi một ngày ác quỷ sẽ phải lộ diện, công lý sẽ được thực thi. Nhưng điều kẻ ấy không thể ngờ đến là sẽ phải mất đến cả mấy chục năm cuộc đời để lần theo dấu vết quỷ dữ..

Bạch dạ hành không đơn giản là một vụ án và cách để phá vụ án đó. Nó là cả một câu chuyện đời, một hành trình kéo dài hơn 30 năm với những âm mưu bẩn thỉu, lọc lừa cùng sự cô đơn não nề đằng sau mỗi kiếp người. Một lần nữa tài năng xuất chúng của Keigo trong việc lồng ghép các sự kiện được thể hiện vô cùng rõ ràng qua tác phẩm này. Ông cuốn hút người đọc từ mảnh đời này đến mảnh đời khác, thôi thúc họ tìm kiếm câu trả lời vén màn bí ẩn để rồi khi các sự kiện được xâu chuỗi với nhau, người đọc sẽ cảm thấy chết lặng với sự thật được phơi bày ở những chương cuối cùng. Đó có lẽ là cái nét riêng không thể lẫn vào đâu được ở văn phong của Keigo. Mình yêu truyện Keigo chính là ở việc ông có thể điềm nhiên kể lại những câu chuyện tàn độc nhất mà không hề khoa trương, dồn dập, cũng không hề lợi dụng yếu tố gây sốc quá đà như Lôi Mễ hay các tác giả Trung Quốc thường làm. Chỉ bằng một câu, một vài phân cảnh ngắn gọn, Keigo đã đủ sức khiến người đọc ám ảnh một thời gian dài. Không hiểu sao khi đọc xong Bạch dạ hành mình lại nhớ tới Old boy năm nào. Khán giả loay hoay, nóng ruột tìm kiếm ngọn ngành mọi chuyện nhưng đến cuối cùng, họ lại phân vân làm như vậy có nên hay không, có đáng hay không. Vì không phải sự thật nào cũng đẹp, cũng đủ để xoa dịu nỗi đau đớn của một kiếp người.

Đối với mình, hiểu được động cơ của Ryoji và Yukiho là một chuyện vô cùng nặng nề. Mình không muốn cảm thông một chút nào cho hai nhân vật đó, đặc biệt là Yukiho - cô nàng tiểu thư ti tiện với trái tim của ác quỷ. Mình đã nghĩ dù với bất kì lí do gì Keigo đưa ra, mình cũng sẽ không thể thông cảm nổi cho con người gây ra những chuyện bẩn thỉu đó. Ấy vậy mà một lần nữa Keigo lại thành công làm mình dao động. Quả nhiên một con quỷ không thể sinh ra nếu không có sự can thiệp của một con quỷ. Yukiho và Ryoji về cơ bản đã bị nhúng chàm ngay từ khi còn là những đứa trẻ, Từ là nạn nhân của một tội ác ghê tởm, cô bé ham học hỏi, ngây thơ ngày nào trở thành một người phụ nữ giả tạo, đê tiện và tàn độc. Còn Ryoji đã vứt bỏ ánh sáng của đời mình, vứt bỏ mọi luân lí đời thường, chấp nhận sống trong bóng tối, làm ra những việc kinh tởm nhất để bảo vệ người con gái đó. Dù đến cuối cùng mình vẫn không chắc giữa hai người họ có tồn tại tình yêu hay không, vì với họ "tình yêu" có lẽ là một thứ quá xa xỉ, sự hi sinh to lớn của Ryo và sự dựa dẫm, tin tưởng hoàn toàn của Yukiho vẫn khiến mình rung động. Giữa dòng đời vô tình đến bạc bẽo ấy, họ chỉ có nhau trong thế giới riêng của mình. Nếu không có Ryo dẫn đường, Yukiho có lẽ sẽ mãi mãi mò mẫm trong bóng tối, không thể tiến lên phía trước. Cái duy nhất khiến mình lăn tăn là tại sao họ phải kéo dài thời gian đóng kịch đến như vậy. Với sự trợ giúp của Ryo, Yukiho đã có mọi thứ. Họ lẽ ra đã có thể chấm dứt bóng tối của mình sớm hơn nếu hài lòng với những gì đạt được. Là lòng tham chăng? Hay đơn giản chỉ vì họ luôn cảm thấy không an toàn nếu bước ra ngoài ánh sáng, đối mặt với người khác bằng khuôn mặt thật, cuộc đời thật của mình?

Cuối cùng thì Ryo cũng chết. Hắn tự sát bằng chính chiếc kéo đã thay đổi toàn bộ cuộc đời mình dưới sự truy đuổi của đội cảnh sát. Vậy đấy, đến tận bước đường cùng, Ryo vẫn không nói một lời nào, âm thầm bảo vệ Yukiho bằng cách tàn nhẫn nhất có thể - dù cho phải tàn nhẫn với chính bản thân mình. Mình biêt điều này đi trái với luân lí đạo đức của mình nhưng một người đàn ông như thế, dù làm những chuyện ghê tởm đến đâu vẫn khiến mình cảm động ở một mức độ nào đó. Với Yukiho thì ấn tượng của mình gần như xấu hoàn toàn. Dẫu thương cảm cho quá khứ của Yukiho, mình vẫn ác cảm với người phụ nữ mất hoàn toàn nhân tính đó. Tình cảm của Yukiho với Ryo là gì, có thật là yêu thương không? Nếu yêu tại sao cô ta lại chấp nhận Ryo vứt bỏ mọi thứ vì mình? Nó gần như là một sự lợi dụng vậy. Mình đã băn khoăn như thế cho đến chương cuối cùng kết thúc với hình ánh bóng lưng của Yukiho chầm chậm rời khỏi xác chết của Ryo. Giây phút đó, mình biết Yukiho đã hoàn toàn chết rồi. Mặt trời của Yukiho cuối cùng cũng đã tắt, thế giới của cô ta đã không còn đêm trắng với sự dựa dẫm, bình yên tuyệt đối. Với Yuki mà nói, cái chết của Ryo có lẽ là sự trừng phạt lớn nhất, là bản án tử hình kinh khủng nhất mà cô ta phải gánh chịu.

Số lượng nhân vật xuất hiện trong Bạch dạ hành sẽ khiến bất kì ai không quen tên Nhật thấy mệt mỏi khi theo dõi. Tuy tuyến nhân vật phụ hùng hậu là vậy nhưng không hề thừa thãi, nhân vật nào cũng được kết nối ẩn rất tài tình và đóng vai trò trọn vẹn trong toàn câu chuyện. Mà cái hay là Keigo kể chuyện rất khéo, rất tự nhiên khiến cho người đọc không hề có cảm giác overload khi tiếp nhận thông tin giống như đọc truyện của Agatha.

Có rất nhiều lí do khiến cho Bạch dạ hành là một trong những tác phẩm yêu thích nhất của mình. Mình yêu văn phong mượt mà, tinh tế, không khoa trương. Yêu cách xây dựng lồng ghép các tình tiết tài tình, tỉ mà. Yêu cả cái cách mà sensei truyền tải những câu chuyện tình yêu méo mó nhưng không khiến người ta thấy ác cảm thuần túy. Đằng sau những cung bậc cảm giác rất thường ấy, người đọc sẽ phải băn khoăn, suy nghĩ mãi liệu có đúng hay không khi mình ghê tởm những nhân vật như thế, những chuyện đời như thế.

Không quá thuần trinh thám như Phía sau nghi can X nhưng Bạch dạ hành vẫn vô cùng xuất sắc về mặt logic giữa các sự kiện và động cơ nhân vật. Cá nhân mình nghĩ Bạch dạ hành làm tốt hơn trong việc thể hiện cái tầm của Keigo ở mặt tâm lý xã hội. Nhiệt liệt đề cử mọi người!


Last edited by LDN on Sat Dec 28, 2024 5:29 am; edited 2 times in total
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách II - Page 20 Empty Re: Sách II

Post by LDN Fri Dec 27, 2024 3:11 pm

Bạch Dạ Hành - Higashino Keigo

I. Giới thiệu sách Bạch Dạ Hành
Bạch Dạ Hành (白 夜行, Byakuyakō ) (còn được xuất bản bằng tiếng Anh là Under the Midnight Sun ) là một tiểu thuyết bí ẩn được viết bởi Keigo Higashino , được đăng lần đầu trên tạp chí tiểu thuyết hàng tháng Subaru từ Shueisha từ tháng 1 năm 1997 đến tháng 1 năm 1999. Toàn bộ tập được xuất bản vào tháng 8 năm 1999 và trở thành một cuốn sách bán chạy nhất.

Trong quá trình xuất bản, tiểu thuyết lúc đầu được viết dưới dạng một loạt truyện ngắn đại diện cho những bức ảnh chụp nhanh theo trình tự thời gian của toàn bộ cốt truyện. Higashino đã sửa đổi cấu trúc của nó để biến nó thành một câu chuyện mạch lạc duy nhất trước khi xuất bản thành một tập duy nhất. Tính đến tháng 11 năm 2005, cuốn sách đã bán được 550.000 bản. Tuy nhiên, doanh thu của nó nhanh chóng tăng vọt sau khi tập đầu tiên của bộ phim truyền hình chuyển thể được phát sóng. Đến tháng 1 năm 2006, doanh số bán hàng của nó đã đạt một triệu chiếc. Doanh số của nó đã vượt quá 2 triệu vào tháng 12 năm 2010.

Cuốn tiểu thuyết đã thu hút các tác phẩm chuyển thể, bao gồm một bộ phim truyền hình sân khấu năm 2005, một bộ phim truyền hình Nhật Bản vào năm 2006, một bộ phim điện ảnh Hàn Quốc vào năm 2009 và một bộ phim điện ảnh Nhật Bản vào năm 2010.


—–

Osuke, chủ một tiệm cầm đồ bị sát hại tại một ngôi nhà chưa hoàn công, một triệu yên mang theo người cũng bị cướp mất.

Sau đó một tháng, nghi can Fumiyo được cho rằng có quan hệ tình ái với nạn nhân và đã sát hại ông để cướp một triệu yên, cũng chết tại nhà riêng vì ngộ độc khí ga. Vụ án mạng ông chủ tiệm cầm đồ rơi vào bế tắc và bị bỏ xó.

Nhưng với hai đứa trẻ mười một tuổi, con trai nạn nhân và con gái nghi can, vụ án mạng năm ấy chưa bao giờ kết thúc. Sinh tồn và trưởng thành dưới bóng đen cái chết của bố mẹ, cho đến cuối đời, Ryoji vẫn luôn khao khát được một lần đi dưới ánh mặt trời, còn Yukiho cứ ra sức vẫy vùng rồi mãi mãi chìm vào đêm trắng.

Tóm tắt Bạch Dạ Hành
Câu chuyện bắt đầu vào năm 1972, với cái chết của một nhân viên cầm đồ Osakan, Yosuke Kirihara, trong một hoàn cảnh kỳ lạ. Cuộc điều tra, do sĩ quan Junzo Sasagaki đứng đầu, dần dần khám phá ra Fumiyo Nishimoto, một người mẹ đang chật vật kiếm sống và một trong những khách hàng của anh ta, và bạn trai của cô ấy là Tadao Terasaki, là những nghi phạm chính. Tuy nhiên, cảnh sát Osakan không thể chắc chắn chứng minh sự liên quan của họ, và cả hai cuối cùng được tìm thấy đã chết; Fumiyo chết trong một vụ tai nạn rò rỉ khí gas trong nhà của cô ấy, và Terasaki chết trong một tai nạn giao thông. Câu chuyện chủ yếu liên quan đến những ảnh hưởng của vụ việc này đối với hai người: Ryoji Kirihara, con trai của người môi giới cầm đồ, và Yukiho Nishimoto, con gái của Fumiyo. Cuốn tiểu thuyết tránh bộc lộ trực tiếp suy nghĩ của hai người cho người đọc,

Ryoji cuối cùng lớn lên thành một thanh niên ủ rũ, ủ rũ và hay giễu cợt, tham gia vào một số giao dịch mờ ám, chẳng hạn như vòng quay mại dâm của các bà nội trợ, khai thác trò chơi máy tính, hack các chương trình của công ty và nghe lén. Anh ta thể hiện là người tháo vát và thông minh, dễ dàng lôi kéo mọi người làm theo ý mình. Cuốn tiểu thuyết gợi ý mạnh mẽ rằng anh ta đã thực hiện nhiều vụ giết người, bao gồm Isamu Matsuura, một nhân viên cũ của cửa hàng của cha anh ta, người mà anh ta hỗ trợ trong một âm mưu đánh cắp trò chơi điện tử. Những vụ giết người này buộc anh ta phải lấy tên giả và chạy trốn khỏi cảnh sát.

Yukiho được một người họ hàng của cha cô nhận nuôi (đổi họ của cô từ Nishimoto thành Karasawa) và trưởng thành thành một phụ nữ thượng lưu xinh đẹp, thu hút sự chú ý của nhiều người đàn ông và đạt được thành công trong các lĩnh vực khác nhau, chẳng hạn như kinh doanh chứng khoán và mở ra một chuỗi cửa hàng quần áo thành công. Tuy nhiên, nhiều người có quan hệ với cô ấy phải chịu những bất hạnh đáng kinh ngạc, và một số nhân vật trong câu chuyện lưu ý rằng Yukiho có một mặt tối tiềm ẩn bên dưới bề mặt.

Trong suốt câu chuyện, Sasagaki xuất hiện nhiều lần, không thể bỏ qua vụ giết người chưa được giải quyết và quyết tâm tìm ra sự thật, ngay cả khi vụ án đã qua thời hiệu. Hai mươi năm sau sự kiện năm 1992, cuối cùng anh ta cũng có thể ghép lại sự thật: Fumiyo Nishimoto đã bán dâm con gái mình cho Yosuke Kirihara để trả các hóa đơn, giải thích sự quan tâm của Yosuke đối với gia đình ở đầu câu chuyện. Ryoji, bạn của Yukiho, đã trở nên nghi ngờ sau khi nhìn thấy cô ấy cùng với cha mình và đi theo họ đến một tòa nhà bỏ hoang, nơi anh ta chứng kiến ​​Yosuke lạm dụng tình dục cô ấy. Trong cơn đau buồn, anh ta đã giết cha mình bằng một chiếc kéo. Đến lượt mình, Yukiho đã giết mẹ mình bằng cách đánh thuốc mê bà bằng thuốc ngủ và gây rò rỉ khí gas trong nhà. Ryoji và Yukiho sau đó đã phát triển một mối quan hệ thân thiết nào đó để đối phó với nỗi đau của họ, sử dụng tài năng của họ để đạt được thành công và loại bỏ tàn nhẫn bất kỳ ai cản đường họ.

Đến cuối tiểu thuyết, Sasagaki có thể lấy được bằng chứng liên kết Ryoji với cái chết của Matsuura. Cảnh sát chờ anh ta xuất hiện tại buổi khai trương cửa hàng thứ hai của Yukiho vào ngày Giáng sinh, và phát hiện ra anh ta là một trong những nhân viên hóa trang thành ông già Noel. Bị dồn vào chân tường, Ryoji chạy lên đỉnh của tòa nhà và nhảy xuống tự tử. Khi được hỏi, Yukiho phủ nhận việc biết anh ta.

1. TRỊNH THU TRANG review sách Bạch Dạ Hành
Nội dung thì vẫn rất Higashino Keigo, dễ đọc mà không dễ đọc chút nào. Văn phong tuy đơn giản không miêu tả nhiều mà chủ yếu là kể và đối thoại, mình đọc khoảng 1 ngày (đã trừ thời gian làm việc khác) là có thể xong, có điều có nhiều kiến thức chuyên ngành về nhiều lĩnh vực như điện tử tin học, y dược, ngân hàng, nhiếp ảnh… đọc có hơi bối rối, chắc lỗi mình, cộng thêm yếu tố tâm lí rất nặng, đặc trưng của tác giả, ngang ngửa Bí mật của Naoko (lại nói, 2 tiểu thuyết này không hiểu sao mình thấy có nhiều điểm tương đồng), nên đọc có cảm giác rất căng thẳng hồi hộp (Naoko là kiểu nặng nề bí bách và luôn có dự cảm chẳng lành ấy, đây là lo lắng cho nạn nhân và cả việc thủ phạm bị phát hiện), kết cũng rất ám ảnh và hụt hẫng, dù ngẫm lại cũng có thể nói là hợp lí với tiến độ xây dựng nhân vật.

Có một số đoạn cũng ấm lòng, như là đêm giao thừa của cửa hàng MUGEN (Có Tomohiko là truyện “người” hẳn ra) hay chuyện của thanh tra Sasagaki. Hai nhân vật chính viết bao nhiêu cũng không thoả, nói tóm lại thì tuy chúng đều là nạn nhân, mình ban đầu đều rất thông cảm, về sau không phải không nhưng mình ngày càng thất vọng về sự sa lầy, mất nhân tính của Yukiho, tội lỗi của cô, tuy cô không nhúng tay lần nào, là không thể tha thứ được, với vụ việc của Mika và Reiko là đỉnh điểm; còn Ryoji thì bế tắc đến đáng thương, tuy cậu “người” hơn Yukiho rất nhiều, cậu vẫn có một trái tim vẫn biết tình nghĩa, nguyện làm tất cả để bù đắp cho tổn thương của người con gái cậu yêu quý (này là mình suy diễn, nhưng nếu không phải vậy mình thực sự thắc mắc động lực của Ryoji là gì để có thể tự nguyện làm cá bống trắng của tôm pháo suốt 20 năm trời như vậy, lựa chọn cả đời hỗ trợ Yukiho toả sáng đằng sau trong bóng tối như vậy, dù ước nguyện lớn nhất của cậu lại là được đi dưới ánh mặt trời kia) nhưng rốt cuộc cũng phải trả giá thôi, cái kết có vẻ chưa rõ liệu Yukiho có phải chịu đủ không, mình nghĩ là không, chỉ cần cô ấy chối, mà mình nghĩ là sẽ thế, thì chẳng ai nói gì được.

Ryoji hi sinh mạng sống cho Yukiho rồi, tuy nhiên Yukiho cũng mất đi ánh sáng cuối cùng của mình, chỉ còn trơ trọi một bóng ma trắng, như vậy có lẽ cũng chẳng khác việc chết đi là bao. Có lẽ vì vậy kết sẽ chưa thoả đáng, khi Yukiho không phải chịu sự trừng phạt nào “thích đáng”. Nhưng nỗi đau không phải thứ để cân đo đong đếm, vả lại cuộc sống vốn không công bằng, nghe rất sáo, nhưng thật sự một cái kết công bằng cho những người đã bị 2 người họ hại mới thật sự là phi lí. Chuyện đó sẽ không xảy ra, phần vì đây là chuyện của Higashino Keigo nữa. Dù sao cũng là một tiểu thuyết ấn tượng, với 2 nhân vật cũng khó có thể quên, một anh chàng tình nghĩa nhưng lạc lối, và có lẽ cả mù quáng trong yêu, một cô nàng mang trong mình hạt giống ác quỷ, được sưởi ấm ươm mầm bằng ánh sáng của anh để nở rộ thành đoá hoa xinh đẹp giả dối, 2 người tài giỏi thiên bẩm cùng mất đi ánh mặt trời của mình, nương tựa nhau đi trong màn đêm trắng.

2. NGUYỄN GIA KHÁNH review sách Bạch Dạ Hành
Bạch Dạ Hành – Bước đi dưới đêm trắng. Một câu chuyện như một bi kịch kéo dài gần 20 năm đối với 2 đứa trẻ – Ryoji và Yukiho. Trưởng thành dưới cái chết của cha và mẹ, không có điếm bấu víu, cuộc sống của 2 đứa trẻ cứ thế mà chìm vào đêm trắng vô tận không thấy ánh mặt trời.

Tôm pháo và Cá bống trắng – Ryoji và Yukiho, mối quan hệ cộng sinh này rốt cuộc là tình yêu, tình thân hay là như thế nào, chẳng ai có một đáp án nào rõ ràng vì tất cả đã kết thúc lửng lơ ở trang cuối cùng của cuốn sách. Điều ước “Năm sau được bước đi dưới ánh mặt trời” của Ryoji và lời tâm sự “Bầu trời của tôi không có mặt trời, chỉ toàn là bóng đêm, nhưng không hề tối tăm vì có thứ khác thay thế cho mặt trời…” của Yukiho có lẽ sẽ day dứt người đọc mãi. Vì ai cũng hiểu, rồi sẽ không có ánh mặt trời nào chiếu sáng cuộc đời của 2 đứa trẻ này cả, mãi mãi không bao giờ.

*

Nếu so sánh Ryo và Yuki với nhau, tôi sẵn sàng nói rằng Ryo còn may mắn hơn Yuki nhiều. Ít ra Ryo còn có một người bạn hết lòng là Tomohiko, còn có một người – tôi không chắc là Ryo có yêu cô ấy không nhưng cô ấy chắc chắn có giữ một vị trí trong lòng cậu ta – Kurihara Nojiko.

Còn tất cả những gì Yuki có, chỉ là một con người giả tạo với một bộ mặt giả tạo, và gia đình cũng giả tạo nốt. Hay nói chính xác hơn, cô đã bao giờ có những thứ đó đâu. Trong thế giới của cô, chỉ có mình Ryo mà thôi.

“Bầu trời của tôi không có mặt trời, chỉ toàn bóng đêm, nhưng không hề tối tăm, vì có thứ khác thay thế cho mặt trời. Tuy rằng không thể sáng như mặt trời, nhưng đối với tôi thì thế đã đủ rồi. Nhờ chút ánh sáng này, tôi có thể biến đêm đen thành ngày rạng.”

“Tôi chưa bao giờ có mặt trời nên tôi không sợ mất đi nó.”

“Cuộc đời anh cứ như là đi trong đêm trắng vậy.”

Nếu nói Yuki là hoa, thì Ryo chính là rễ. Hoa thiếu rễ thì không thể sống, rễ không hoa thì rễ vô dụng. Rễ là động lực sống, hoa là mục tiêu sống. Một người ngoài sáng một người trong tối. Nhưng người ngoài sáng chưa từng thấy ánh nắng mặt trời, còn người trong tối thì như lần mò giữa đêm trắng.

Hình cắt hai đứa bé nắm tay nhau đã đứt mất rồi. Chút ánh sáng le lói giữa đêm đen cũng tắt luôn rồi.

Ryo đã đi rồi, Yuki phải làm sao đây?

~

“Tôi họ Matsuura, làm việc ở đây.” Người đàn ông mở ngăn kéo tủ, lấy ra một tấm danh thiếp.

Sasagaki cúi đầu đáp lễ, đón lấy tấm danh thiếp từ tay đối phương. Lúc này, ông nhìn thấy trên ngón út bàn tay phải của người đàn ông đeo một chiếc nhẫn bạch kim. Đàn ông đàn ang, sao lại đeo trang sức kiểu này, Sasagaki thầm nhủ. Người đàn ông tên là Matsuura Isamu, chức danh ghi là “Quản lý tiệm cầm đồ Kirihara”.

“Anh làm việc ở đây lâu rồi phải không?” Sasagaki hỏi.

“Vâng, tính đến giờ đã là năm thứ năm rồi.”

Sasagaki tự nhủ, năm năm không phải là dài. Trước đó làm việc ở đâu? Vì duyên cớ gì mà đến đây làm việc? Sasagaki rất muốn hỏi những câu này, nhưng quyết định tạm thời nhẫn nại, vì ông vẫn còn phải tới đây vài lần nữa.

“Nghe nói ông Kirihara ra ngoài từ chiều ngày hôm qua.”

“Vâng ạ, tôi nhớ chắc vào khoảng hai giờ rưỡi gì đó.”

“Ông ấy không nói là đi làm việc gì ư?”

“Không ạ. Ông chủ rất độc đoán, hiếm khi nào bàn bạc chuyện công việc với chúng tôi.”

“Lúc ra ngoài, ông ấy có gì khác với bình thường không? Chẳng hạn như ăn mặc hơi khác thường, hoặc mang theo thứ gì đó mà anh chưa thấy bao giờ?”

“Chuyện này thì, tôi không chú ý lắm.” Matsuura nghiêng đầu, đưa tay trái lên gãi gãi sau gáy, “Có điều, hình như ông ấy rất để ý đến thời gian.”

“Ừm, để ý thời gian.”

“Hình như ông ấy xem đồng hồ đến mấy lần. Có điều, cũng có thể là do tôi cả nghĩ quá thôi.”

Sasagaki hờ hững đảo mắt một vòng trong gian tiệm. Sau lưng Matsuura là một cánh cửa kéo kiểu Nhật đóng kín, sau cửa có lẽ là phòng khách, bên trái quầy có chỗ để ngồi tháo giày, từ phía đó lên là phòng ở. Đi lên trên, phía bên trái có một cánh cửa, nếu đó là phòng chứa đồ thì vị trí như thế cũng thật kỳ lạ.

“Hôm qua cửa tiệm mở đến mấy giờ?”

“Việc này,” Matsuura nhìn cái đồng hồ hình tròn treo trên tường, “bình thường sáu giờ là đóng cửa, có điều, hôm qua cứ có việc lần khân, mở đến tận gần bảy giờ.”

“Chỉ có mình anh Matsuura trông tiệm thôi ư?”

“Vâng ạ, hầu như những lúc ông chủ không có mặt đều thế cả.”

“Sau khi đóng cửa thì sao?”

“Tôi đi về nhà.”

“Nhà anh ở đâu?”

“Teradacho.”

“Teradacho? Lái xe đi làm à?”

“Không, tôi đi tàu điện.”

Nếu là đi tàu điện, tính cả thời gian đổi tàu, đến Teradacho áng chừng mất khoảng ba mươi phút. Nếu bảy giờ hơn ra về, muộn nhất là tám giờ cũng về đến nhà rồi.

“Anh Matsuura, nhà anh có những ai?”

“Không có. Tôi ly hôn từ sáu năm trước, giờ thuê nhà sống một mình.”

“Nói như vậy, tối qua sau khi anh về, cũng chỉ có một mình thôi?”

“Đúng thế.”

Tức là không có bằng chứng ngoại phạm chứ gì, Sasagaki thầm xác nhận. Song ông không tỏ thái độ gì cả.

“Chị Kirihara này, bình thường chị không ra ngoài trông cửa tiệm ư?” Sasagaki hỏi Yaeko đang ngồi trên ghế dùng tay bóp trán.

“Vì chuyện trong cửa tiệm tôi chẳng hiểu gì cả.” Chị ta trả lời một cách yếu ớt.

“Hôm qua chị có ra ngoài không?”

“Không, tôi ở nhà cả ngày.”

“Không đi đâu cả à? Cũng không đi mua đồ gì ư?”

“Ừm.” Chị ta gật đầu, sau đó mệt mỏi đứng lên, “Xin phép, tôi có thể đi nghỉ được chưa ạ? Tôi mệt quá, đến ngồi cũng cảm thấy khó chịu.”

“Dĩ nhiên, xin lỗi chị. Mời chị đi nghỉ.”

Yaeko loạng choạng tháo giày, vịn vào tay nắm cánh cửa bên trái kéo mở ra, bên trong là cầu thang. Thì ra thế, Sasagaki bấy giờ mới hiểu tác dụng của cánh cửa đó.

Đợi cho tiếng bước chân lên tầng của chị ta xa dần sau cánh cửa đóng kín, Sasagaki tiếp tục hỏi Matsuura, “Chuyện ông Kirihara đêm qua không về nhà, sáng nay anh mới nghe nói phải không?”

“Vâng. Bà chủ và tôi đều lấy làm lạ và rất lo lắng. Thế rồi nhận được điện thoại của cảnh sát…”

“Hẳn hai người ngạc nhiên lắm.”

“Tất nhiên!” Matsuura nói, “Sao lại thế được chứ? Tôi vẫn không dám tin, ông chủ lại… nhất định có nhầm lẫn ở đâu đó rồi.”

“Vậy là, anh cũng hoàn toàn không có manh mối gì?”

“Lấy đâu ra manh mối chứ?”

“Nhưng mà, các anh làm nghề này, khách đến cũng có cả trăm hạng khác nhau. Có vị khách nào vì tiền mà nảy sinh tranh chấp với ông chủ của anh chưa?”

“Tất nhiên, chúng tôi cũng có một số vị khách kỳ quặc. Đã đi mượn tiền mà còn oán người ta. Nhưng, dù thế nào cũng không đến nỗi phải giết ông chủ…” Matsuura ngước nhìn Sasagaki, lắc đầu, “Tôi thực sự khó mà tưởng tượng nổi.”

“Cũng khó trách, các anh là người làm ăn, không thể nói xấu khách hàng được. Có điều, thế này thì chúng tôi chẳng biết điều tra từ đâu nữa. Nếu anh có danh sách các khách hàng gần đây cho chúng tôi xem, thì sẽ giúp được chúng tôi rất nhiều.”

“Danh sách à…” Matsuura nhíu mày vẻ khó xử.

“Nhất định có chứ, bằng không biết là cho ai mượn tiền, cũng chẳng thể nào quản lý được các thứ người ta đem đến cầm.”

“Có thì đúng là có thật.”

“Phiền anh cho tôi mượn một chút”. Sasagaki xòe tay ra, “Tôi mang bản chính về, sau khi chụp lại sẽ lập tức mang trả. Đương nhiên, chúng tôi sẽ hết sức cẩn thận, không để người khác thấy.”

“Chuyện này tôi không quyết định được…”

“Cũng được, tôi đợi ở đây, có thể phiền anh lên hỏi ý kiến bà chủ được không?”

“Ừm.” Matsuura chau mày suy nghĩ giây lát, cuối cùng cũng gật đầu, “Thôi được. Đã vậy có thể cho các ông mượn, nhưng mà, xin các ông giữ gìn cẩn thận giùm.”

“Cảm ơn, không cần hỏi ý kiến của bà chủ trước sao?”

“Chắc là cho mượn được, để lát tôi nói với bà ấy sau. Nghĩ lại thì, ông chủ cũng không còn nữa rồi.”

Matsuura ngồi trên ghế xoay một góc chín mươi độ, mở tủ hồ sơ bên cạnh, bên trong xếp mấy kẹp tài liệu dày cộp. Sasagaki đang nhổm người về phía trước nhòm ngó, thì liếc thấy cánh cửa cầu thang bỗng lặng lẽ mở ra, ông ngoảnh nhìn về phía đó, chợt giật thót. Sau cánh cửa có một cậu bé đang đứng, khoảng mười tuổi, mặc áo thể thao dài tay, quần bò, thân hình gầy nhỏ. Sasagaki giật mình, không phải vì không nghe thấy tiếng cậu bé đi xuống tầng, mà bởi trong khoảnh khắc hai ánh mắt chạm nhau, ông bị chấn động trước sự tối tăm ẩn sâu trong đôi mắt đó.

“Cháu là con của ông Kirihara à?” Sasagaki hỏi.

Cậu bé không trả lời. Matsuura ngoảnh đầu lại đáp thay, “Vâng, đúng thế.”

Cậu bé không nói một lời, bắt đầu đi giày thể thao, nét mặt không một xúc cảm.

“Ryoji, cháu đi đâu đấy? Hôm nay nên ở nhà thì hơn.”

Cậu bé chẳng buồn để ý đến Matsuura, cứ thế đi ra cửa.

“Đáng thương thật, hẳn là thằng bé bị sốc khá nặng.” Sasagaki nói.

“Có lẽ vậy. Nhưng mà, thằng bé đó cũng hơi đặc biệt.”

“Đặc biệt như thế nào?”

“Chuyện này, tôi cũng không tiện nói.” Matsuura lấy trong tủ hồ sơ ra một kẹp tài liệu, đặt trước mặt Sasagaki, “Đây là danh sách các khách hàng gần đây nhất.”

“Tôi xin phép.” Sasagaki nhận lấy, bắt đầu lật giở các trang. Những cái tên đàn ông đàn bà ken thành một hàng dày đặc trong kẹp tài liệu. Mắt ông đọc tài liệu, trong đầu lại hồi tưởng đến ánh mắt u uất của cậu bé kia.

Chiều ngày thứ hai sau khi phát hiện ra cái xác, báo cáo giải phẫu được gửi đến tổ chuyên án đặt ở Phòng Cảnh sát Tây Fuse. Kết quả trong bản báo cáo chứng thực, nguyên nhân cái chết và thời gian tử vong ước lượng không mấy sai lệch với những gì giáo sư Matsuno đã nói. Chỉ có điều, xem đến đoạn mô tả các vật tìm thấy trong dạ dày, Sasagaki không khỏi thắc mắc. Trên bản báo cáo ghi rằng “Mì soba, hành, cá trích chưa tiêu hóa hết. Chết sau khi ăn khoảng hai đến hai tiếng rưỡi.”

“Nếu đúng như vậy, thì chuyện cái thắt lưng kia phải giải thích thế nào đây?” Sasagaki nhìn xuống Nakatsuka đang ngồi hai tay khoanh trước ngực.

“Thắt lưng?”

“Thắt lưng bị nới ra hai nấc. Thông thường, sau khi ăn no người ta mới làm vậy, nhưng hai tiếng đồng hồ thì chắc cũng phải kéo lại rồi chứ.”

“Chắc là quên thôi, chuyện bình thường mà.”

“Nhưng tôi đã kiểm tra quần của người bị hại, so với thân hình ông ta thì lưng quần hơi rộng một chút. Nếu nới thắt lưng ra hai nấc, quần sẽ tụt xuống, làm sao mà đi được?”

“Ừm.” Nakatsuka lấp lửng gật đầu. Ông chau mày lại, nhìn chằm chằm vào bản báo cáo giải phẫu trên bàn họp. “Nếu vậy, Sasagaki, anh nghĩ tại sao ông ta lại nới thắt lưng ra thế?”

Sasagaki đảo mắt một vòng xung quanh, rồi ghé sát mặt lại gần Nakatsuka, “Tôi thấy, sau khi nạn nhân đến hiện trường đã làm chuyện gì đó cần phải cởi thắt lưng quần ra, lúc cài lại đã nới ra hai nấc. Có điều, người cài trở lại là bản thân nạn nhân hay hung thủ thì không biết được.”

“Chuyện gì cần cởi thắt lưng quần ra nhỉ?” Nakatsuka ngước mắt lên nhìn Sasagaki.

“Vậy mà còn phải hỏi nữa à? Cởi thắt lưng, tức là muốn tụt quần rồi.” Sasagaki nở một nụ cười mờ ám.

Nakatsuka dựa lưng vào ghế, chiếc ghế sắt phát ra những tiếng cót két. “Người trưởng thành tử tế, lại đến cái nơi bẩn thỉu đầy bụi đó hẹn hò à?”

“Chuyện này, đúng là có chút không tự nhiên.”

Nghe Sasagaki úp úp mở mở, Nakatsuka xua tay như thể đuổi ruồi. “Nghe thì cũng hay ho ra phết, nhưng trước khi dùng đến trực giác, cần phải có trong tay đầy đủ căn cứ đã. Đi điều tra hành tung của người bị hại, trước tiên là tiệm mì soba.”

Người phụ trách chuyên án là Nakatsuka đã nói vậy, Sasagaki không thể làm trái, ông buông một tiếng “Tôi biết rồi”, đoạn chào rồi rời đi.

Không mất nhiều thời gian để tìm được tiệm mì soba nơi Kirihara Yosuke dùng bữa. Yaeko nói, ông ta thường ghé quán Saganoya ở khu phố buôn bán gần ga Tây Fuse. Nhân viên điều tra lập tức đến nắm tình hình và thu thập được lời khai khẳng định rằng, vào khoảng bốn giờ chiều ngày thứ Sáu, Kirihara quả thực đã đến đó. Kirihara đã ăn mì soba ở Saganoya. Từ tình trạng tiêu hóa suy ngược lại, thời gian tử vong ước lượng vào khoảng sáu giờ chiều cho đến bảy giờ tối ngày thứ Sáu. Khi điều tra chứng cứ ngoại phạm, cần kéo dài khoảng thời gian này ra thêm chút nữa, đặc biệt lưu tâm thời gian từ năm giờ chiều đến tám giờ tối. Thế nhưng, theo lời khai của Matsuura và Yaeko, Kirihara rời khỏi nhà lúc hai giờ rưỡi. Hơn một tiếng đồng hồ trước khi đến Saganoya, ông ta đã đi đâu? Từ nhà ông ta đến Saganoya, có đi chậm đến mấy cũng chỉ mất chừng mười phút. Nghi vấn này được giải đáp vào thứ Hai. Một cuộc điện thoại gọi đến Phòng Cảnh sát Tây Fuse đã hé lộ chân tướng sự việc. Người gọi tới là một nữ nhân viên chi nhánh Fuse của ngân hàng Sankyo, trong điện thoại cô cho biết, thứ Sáu tuần trước, trước giờ ngừng giao dịch, Kirihara Yosuke có đến ngân hàng. Sasagaki và Koga lập tức đến chi nhánh ngân hàng nằm đối diện cửa phía Nam ga Kintetsu Fuse. Người gọi điện là nữ nhân viên trẻ làm việc ở quầy giao dịch. Cô có gương mặt tròn trịa ưa nhìn, hợp với mái tóc ngắn. Sasagaki ngồi đối diện cô trong khu vực tiếp khách được ngăn lại bằng bình phong.

“Hôm qua thấy tên ở trên báo, tôi cứ nghĩ ngợi mãi, chẳng biết có phải chính là ông Kirihara đó hay không? Vì vậy, sáng nay sau khi xác nhận lại tên họ một lần nữa, và hỏi ý kiến cấp trên, tôi đã mạnh dạn gọi điện cho các ông.” Cô ưỡn thẳng lưng. “Ông Kirihara đến lúc nào vậy?” Sasagaki hỏi.

“Lúc gần ba giờ.”

“Ông ấy đến làm gì?”

Nghe thấy câu hỏi này, cô nhân viên ngân hàng thoáng lộ vẻ chần chừ, có lẽ khó để quyết đoán xem nên tiết lộ bí mật của khách hàng đến mức độ nào. Nhưng, cuối cùng, cô vẫn mở miệng nói, “Ông ấy đến đóng sổ tiết kiệm có kỳ hạn và rút toàn bộ khoản tiền đó ra.”

“Số tiền là bao nhiêu?”

Cô lại do dự lần nữa, khẽ liếm môi, liếc mắt nhìn cấp trên ở đằng xa, rồi khẽ nói, “Một triệu yên chẵn.”

“Ồ…” Sasagaki bặm môi. Bình thường đây không phải là số tiền có thể mang theo người. “Ông Kirihara có nhắc đến việc dùng số tiền ấy làm gì không?”

“Không, hoàn toàn không nhắc đến.”

“Vậy ông Kirihara để một triệu yên ấy vào đâu?”

“Tôi không rõ lắm… hình như để bên trong cái túi do ngân hàng chúng tôi cung cấp.” Cô nghiêng đầu, vẻ hơi bối rối.

“Trước đây, ông Kirihara đã từng đột ngột hủy bỏ hợp đồng gửi tiền có kỳ hạn, rút đi tới con số triệu yên như vậy bao giờ chưa?”

“Theo tôi được biết, thì đây là lần đầu tiên. Có điều, từ cuối năm ngoái tôi mới tiếp quản hồ sơ tiền gửi có kỳ hạn của ông Kirihara.”

“Lúc rút tiền, ông Kirihara trông như thế nào? Có vẻ tiếc nuối hay rất vui vẻ?”

“Không rõ.” Cô lại hơi nghiêng đầu nói, “Không giống như là đang tiếc nuối. Có điều ông ấy nói, không lâu sau sẽ lại gửi vào một khoản tương đương như vậy.”

“Không lâu… ừm.”

Sau khi báo cáo lại tình hình với tổ chuyên án, Sasagaki và Koga đến tiệm cầm đồ Kirihara để hỏi xem Yaeko và Matsuura có biết gì về việc Kirihara Yosuke rút tiền trước hạn không. Đến gần nhà Kirihara, hai người dừng chân lại. Trước cửa tiệm cầm đồ tụ tập mấy người mặc đồ tang.

“Phải rồi, hôm nay họ cử hành tang lễ.”

“Tôi quên béng đi mất. Giờ trông thấy mới nhớ ra, buổi sáng có nghe nói rồi mà.”

Sasagaki và Koga cùng đứng cách một quãng xa quan sát diễn biến tang lễ, xem chừng họ đến vừa kịp lúc đưa linh cữu ra xe, xe tang đã chạy tới trước cửa nhà Kirihara. Cửa tiệm mở rộng, Kirihara Yaeko là người đầu tiên bước ra ngoài. Sắc mặt chị ta thoạt trông có vẻ kém hơn hôm trước, người cũng gầy đi nhiều, nhưng lại khiến người ta cảm giác chị ta tăng thêm mấy phần lẳng lơ. Cũng có thể đó là do sự hấp dẫn khó tin đến từ bộ áo tang kia. Rõ ràng chị ta đã quen mặc kimono, đến cả cách bước đi dường như cũng được dày công tính toán sao cho mình trông hấp dẫn nhất. Nếu cho rằng chị ta đang diễn vai một bà quả phụ trẻ tuổi xinh đẹp than khóc đầy bi ai, thì đó quả thực là một vai diễn hoàn hảo… Sasagaki thầm mai mỉa. Phía cảnh sát đã điều tra được, chị ta từng làm tiếp viên ở Kitashinchi. Con trai Kirihara Yosuke ôm tấm di ảnh đã được lồng trong khung, bước theo sau chị ta. Ryoji, cái tên ấy đã nhập vào trí óc Sasagaki, mặc dù bọn họ vẫn chưa nói chuyện với nhau lần nào. Gương mặt Kirihara Ryoji hôm nay vẫn không hề bộc lộ cảm xúc. Trong cặp mắt u tối không gợn lên bất cứ tình cảm gì. Đôi mắt trông như thể mắt giả của cậu bé nhìn chằm chằm xuống chân bà mẹ đang đi phía trước. Buổi tối, Sasagaki và Koga lại đến tiệm cầm đồ Kirihara lần nữa. Giống như lần trước, cửa cuốn mở một nửa, nhưng cửa bên trong đã khóa. Cạnh cửa có nút chuông, Sasagaki ấn nút, liền nghe thấy tiếng chuông bên trong vẳng ra.

“Hay họ ra ngoài rồi?” Koga hỏi.

“Nếu ra ngoài, cửa cuốn phải kéo xuống chứ.”

Một lát sau có tiếng mở khóa lách cách. Cánh cửa hé ra khoảng hai chục xen ti mét, để lộ gương mặt của Matsuura.

“A, ông cảnh sát.” Matsuura thoáng kinh ngạc.

“Chúng tôi muốn hỏi chút chuyện, giờ có tiện không?”

“Ừm… Tôi cũng không biết nữa. Hai vị làm ơn đợi để tôi lên hỏi bà chủ.” Matsuura nói xong, liền đóng cửa lại.

Sasagaki đưa mắt nhìn Koga, Koga hơi nghiêng đầu. Giây lát sau, cửa lại mở ra. “Bà chủ nói được, mời hai vị vào.”

Sasagaki nói “Xin phép”, rồi bước vào. Trong nhà thoang thoảng có mùi nhang, “Tang lễ cử hành thuận lợi chứ?” Sasagaki nhớ Matsuura là người khiêng quan tài.

“Ừm, cũng ổn ạ, tuy có hơi mệt” Matsuura vừa nói vừa vuốt phẳng tóc. Trên người anh ta vẫn mặc bộ quần áo lúc tham gia tang lễ, nhưng không thắt cà vạt, cúc thứ nhất, thứ hai trên áo sơ mi đều đã cởi ra. Cánh cửa vuông phía sau quầy mở ra, Yaeko xuất hiện. Chị ta đã thay đồ tang, mặc một chiếc váy liền thân màu lam sẫm, mái tóc búi lên ban chiều cũng buông xõa xuống.

“Thật xin lỗi vì đã làm phiền vào lúc chị đang mệt thế này.” Sasagaki cúi đầu chào.

“Đâu có gì.” Chị ta khẽ lắc đầu, “Đã phát hiện được gì rồi ạ?”

“Chúng tôi đang thu thập thông tin, thấy có một điểm nghi vấn, nên đến để xác minh.” Sasagaki chỉ tay vào cánh cửa vuông, “Trước đó, có thể cho phép tôi thắp nén nhang được không? Tôi muốn bày tỏ đôi lời với người đã khuất.”

Trong nháy mắt, gương mặt Yaeko tỏ vẻ hoảng hốt. Chị ta đưa ánh mắt nhìn Matsuura, rồi mới quay trở lại phía Sasagaki. “Vâng, không có gì ạ.”

“Làm phiền chị. Vậy tôi xin phép.”

Sasagaki cởi giày ở bên cạnh quầy giao dịch, đang định bước qua bậu cửa, đột nhiên trông thấy trên tay nắm cánh cửa che lối lên cầu thang bên cạnh treo một cái khóa sắt. Xem ra, đứng ở phía cầu thang không thể nào mở cửa được.

“Mạo muội hỏi một câu, cái khóa này dùng để làm gì vậy?”

“Ồ, cái đó hả,” Yaeko trả lời, “là để phòng kẻ trộm nửa đêm từ tầng hai vào.”

“Từ tầng hai vào?”

“Khu vực này nhà cửa san sát, bọn trộm rất dễ dàng lẻn vào từ tầng hai, tiệm đồng hồ ở gần đây cũng vì vậy mà mất trộm đấy. Thế nên chồng tôi đã lắp cái khóa này, ngộ nhỡ có bị trộm, thì chúng cũng không xuống dưới này được.”

“Nếu kẻ trộm xuống được tầng dưới thì tổn thất nặng nề lắm ư?”

“Vì két an toàn ở dưới này.” Matsuura từ phía sau trả lời, “Đồ đạc khách hàng đem cầm cũng để hết dưới tầng một.”

“Nói như vậy, thì buổi tối trên tầng không có người à?”

“Đúng thế, tôi cũng để cả con trai ngủ ở tầng một luôn.”

“Thì ra vậy.” Sasagaki vuốt cằm, gật đầu, “Tôi hiểu rồi, nhưng tại sao bây giờ cũng khóa vào vậy? Ban ngày cũng khóa à?”

“À, đó là,” Yaeko đến bên cạnh Sasagaki, mở khóa ra, “vì thành thói quen rồi, cứ lên xuống là khóa lại thôi.”

“Ừm.” Sasagaki thầm nghĩ, cũng tức là bên trên không có người.

Kéo cánh cửa ra, bên trong là một căn phòng kiểu Nhật rộng chừng sáu chiếu. Phía sau hình như vẫn còn một phòng nữa, nhưng vướng cửa kéo nên không nhìn rõ. Sasagaki đoán đó có lẽ là phòng ngủ của hai vợ chồng. Theo cách nói của Yaeko, Ryoji cũng ngủ chung với họ, vậy thì chuyện sinh hoạt của hai vợ chồng xử lý như thế nào nhỉ? Ông bất giác thấy tò mò. Ban thờ đặt sát bức tường phía Tây, bên cạnh là một khung nhỏ lồng ảnh Kirihara Yosuke mặc đồ Tây miệng mỉm cười, có vẻ được chụp hồi trẻ. Sasagaki thắp hương, chắp tay cầu cho người đã khuất được yên nghỉ trong khoảng mười giây. Yaeko pha trà bưng lên. Sasagaki đáp lễ trong tư thế quỳ ngồi, đưa tay đón lấy tách trà, Koga cũng làm theo. Sasagaki hỏi Yaeko xem có nghĩ ra manh mối gì liên quan tới án mạng hay không. Chị ta lập tức lắc đầu, Matsuura ngồi trên ghế cũng không mở miệng.

Sasagaki thủng thẳng nói ra chuyện Kirihara Yosuke rút một triệu yên ở ngân hàng. Cả Yaeko và Matsuura đều tỏ ra khá kinh ngạc trước sự việc này.

“Một triệu yên! Chuyện này tôi chưa từng nghe anh ấy nhắc đến bao giờ.”

“Tôi cũng vậy.” Matsuura nói, “Tuy rằng ông chủ rất độc đoán, chỉ làm theo ý mình, nhưng nếu dùng đến số tiền lớn như vậy của cửa tiệm, chắc hẳn cũng sẽ nói với tôi một tiếng.”

“Ông Kirihara có thú tiêu khiển gì tốn kém hay không? Như đánh bạc chẳng hạn?”

“Anh ấy chưa bao giờ đánh bạc, cũng không có sở thích gì đặc biệt cả.”

“Ông chủ là kiểu người chỉ đam mê mỗi việc làm ăn.” Matsuura ở bên cạnh xen vào.

“Ừm,” Sasagaki hơi ngần ngừ một chút, rồi mới cất tiếng hỏi, “Còn việc kia?”

“Việc kia?” Yaeko chau mày.

“Chính là… quan hệ nam nữ ấy.”

Nữ cảnh sát đơn thuần bảo vệ tổng giám đốc mặt lạnh, chuyện dở khóc dở cười gì đây?

Bị xuyên thành nữ phụ hàng loạt tiểu thuyết cẩu huyết, Thời Sênh lạnh lùng sát phạt, nhưng có 1 người đã làm cô động lòng…

Chậu kèm thớt đa năng 2 in 1 siêu tiện lợi, siêu bền – Giá hot sale duy nhất Shopee

Bộ cây lau nhà vắt tự động thông minh kèm xô (tặng kèm 3 miếng bông lau) – Sale Shopee

“À.” Chị ta gật đầu, phỏng chừng chẳng hề bị kích động chút nào, “Tôi không tin anh ấy có đàn bà bên ngoài, anh ấy không phải hạng người làm được những chuyện đó.” Chị ta nói với giọng rất chắc chắn.

“Nghĩa là chị tin chồng mình.”

“Ông nói là tin ấy à?” Yaeko bỏ lửng câu nói, rồi cúi gằm mặt.

Hỏi thêm mấy câu nữa, Sasagaki và Koga đứng dậy cáo từ. Thực sự không thể nói là có thu hoạch gì được.

Lúc đi giày, đôi giày thể thao hơi dính bẩn ở chỗ cởi giày đập vào mắt ông, chắc là của Ryoji. Thì ra cậu bé ở trên tầng hai.

Nhìn cánh cửa treo lủng lẳng ổ khóa, Sasagaki nghĩ không biết cậu bé ở trên đó làm gì.


Last edited by LDN on Fri Dec 27, 2024 3:16 pm; edited 2 times in total
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách II - Page 20 Empty Re: Sách II

Post by LDN Fri Dec 27, 2024 3:12 pm

12. MỸ HƯƠNG review sách Bạch Dạ Hành
Mình chưa từng nghĩ sẽ thích thể loại trinh thám cho đến khi đọc truyện của Keigo Higashino. Nếu viết cảm nhận chắc mình sẽ chẳng viết hay bằng nhiều bài review mình đã đọc. Plot twist, cách kể chuyện xây dựng nhân vật, ẩn dụ của Keigo đưa người đọc đến phút cuối còn chưa hết ngỡ ngàng. Luôn luôn có một sợi dây gắn kết, tình cảm mơ hồ giữa Ryoji và Yukiho song chỉ đến cuối người ta mới thấy tác giả cho cả 2 đứng trong cùng một khung hình. Đáng tiếc lại là cảnh cuối. Mình thích từ hình tượng cá bống trắng và tôm pháo đến cách xây dựng nhân vật một là rất extreme hai là không gì cả như Keigo làm với Yukiho để người đọc, sau cùng, không biết nên thương hay hận cô nhiều hơn. Bởi không biết cô “plays victim” hay cô thực sự là victim. Đóng sách lại mà vẫn còn chưa hết ngỡ ngàng, truyện có một sợi dây xuyên suốt từ đầu đến cuối, chặt chẽ đến khó tưởng tượng.

Trích dẫn hay Bạch Dạ Hành
“Trong xã hội này, kẻ nào để cho người khác có cơ hội lợi dụng, kẻ đó phải chịu thiệt.”

“Trong một ngày, có lúc mặt trời lên cao, cũng có lúc mặt trời lặn xuống. Đời người cũng thế, có ban ngày thì phải có đêm đen, chỉ là không giống như mặt trời kia, lúc lặn lúc mọc theo định kỳ. Có một số người, cả đời đều sống dưới ánh mặt trời rực rỡ, cũng có một số người lại không thể không sống trong đêm đen tăm tối. Điều con người ta sợ hãi, chính là vầng dương vẫn luôn tồn tại kia lặn xuống rồi không mọc lên nữa, cũng chính là sợ hãi ánh sáng vốn chiếu lên người mình đột nhiên biến mất.”

“Bầu trời của tôi không có mặt trời, chỉ toàn là bóng đêm, nhưng không hề tối tăm, vì có thứ khác thay thế cho mặt trời. Tuy rằng không được sáng như mặt trời, nhưng đối với tôi thì thế đã đủ rồi. Nhờ chút ánh sáng này, tôi có thể biến đêm đen thành ngày rạng. Tôi chưa bao giờ có mặt trời, thế nên tôi không sợ mất đi nó.”

Trích đoạn sách Bạch Dạ Hành
Ra khỏi ga Kintetsu Fuse, Sasagaki Junzo men theo đường sắt đi thẳng về phía Tây. Đã sang tháng Mười mà trời vẫn oi bức khó chịu, mặt đất cũng khô khốc. Mỗi khi có xe tải chạy vụt qua, bụi đất cuốn lên táp cả vào mặt. Ông nhíu mày, đưa tay dụi mắt, thả những bước không thể nói là nhẹ nhàng. Lẽ ra hôm nay ông không phải đi làm. Ông định sẽ thong thả đọc sách vì đã lâu lắm rồi không được động đến sách vở gì cả. Ông còn đặc biệt để dành cuốn sách mới của Matsumoto Seicho cho ngày hôm nay.

Công viên xuất hiện ở phía bên phải đường, rộng đủ để cùng một lúc tổ chức được hai trận bóng chày kiểu ba chốt. Mấy trò chơi thường thấy như cầu chui, đu quay, cầu trượt… đều có cả. Đây là công viên lớn nhất trong khu vực, tên chính thức là Masumi. Đằng sau công viên có một tòa nhà bảy tầng, thoạt nhìn hết sức bình thường, nhưng Sasagaki biết, bên trong hầu như trống không. Trước khi được điều đến Sở Cảnh sát Osaka, ông đã công tác ở Phòng Cảnh sát Tây Fuse quản hạt chính khu vực này. Những kẻ hóng chuyện, rất nhanh, đã tụ tập thành một đám đông trước tòa nhà, mấy chiếc xe cảnh sát đậu ở đó hầu như bị đám người ấy vây kín. Sasagaki không đi thẳng về phía tòa nhà, mà rẽ sang con đường phía trước công viên. Từ chỗ rẽ, đi đến cửa hàng thứ năm thì gặp tấm biển “Bánh mực nướng”. Mặt tiền cửa hàng rộng hơn mét tám. Quầy nướng bánh hướng ra đường, phía sau có một người đàn bà to béo ngoài năm mươi tuổi đang đọc báo. Bên trong hình như bán cả đồ ăn vặt, nhưng không thấy bóng dáng đứa trẻ nào.

“Bà chủ, nướng cho tôi một cái.” Sasagaki cất tiếng gọi. Người đàn bà vội gấp tờ báo lại. “Vâng, xong ngay, xong ngay đây.”

Bà ta đứng lên, đặt tờ báo xuống ghế. Sasagaki ngậm một điếu Peace, bật diêm châm thuốc, đưa mắt nhìn tờ báo, bắt gặp cái tít “Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi công bố kết quả kiểm nghiệm hàm lượng thủy ngân trong sản phẩm thủy hải sản trên thị trường ”, bên cạnh có một hàng chữ nhỏ hơn, “Dù ăn một lượng cá lớn vẫn dưới mức cho phép”.

Hồi tháng Ba, tòa án đã đưa ra phán quyết cuối cùng cho bệnh Minamata ở tỉnh Kumamoto – cùng với bệnh Minamata ở tỉnh Niigata, bệnh suyễn ở thành phố Yokkaichi, bệnh Itai-itai ở tỉnh Toyama, được gọi chung là “Bốn chứng bệnh lớn do ô nhiễm môi trường”. Kết quả, bên thắng kiện đều là nguyên đơn. Điều này khiến dân chúng trở nên quan tâm hơn đến các vấn đề ô nhiễm môi trường. Đặc biệt, ngày càng nhiều người nghi ngại rằng các loại cá họ thường ăn đã bị nhiễm độc thủy ngân hoặc PCB.

Mực chắc không có vấn đề gì đâu nhỉ? Sasagaki nhìn tờ báo, thầm nhủ.

Hai miếng sắt dùng để nướng bánh mực gắn với nhau bằng bản lề, ở giữa kẹp con mực đã tẩm bột và trứng, được đặt lên bếp làm nóng. Mùi mực nướng tỏa ra kích thích cảm giác thèm ăn của Sasagaki. Sau khi làm nóng đủ độ, bà chủ mở kẹp sắt, cái bánh giòn xốp, tròn tròn dẹt dẹt dính trên một miếng sắt. Bà phết lên đó một lớp xốt mỏng, gập lại, sau đó bọc bằng tờ giấy màu nâu, buông một tiếng “Xong rồi” và đưa cho khách. Sasagaki liếc mắt nhìn tấm biển đề “Bánh mực nướng bốn mươi yên” rồi trả tiền. Bà chủ niềm nở nói, “Cảm ơn.” Sau đó cầm tờ báo lên, lại ngồi xuống ghế. Sasagaki đang định đi thì một người đàn bà đứng tuổi dừng lại trước cửa hàng, cất tiếng chào bà chủ. Trên tay bà ta xách cái làn, có vẻ là một bà nội trợ ở gần đây.

“Đằng kia đang ồn ào lắm, có phải xảy ra chuyện gì không nhỉ?” Bà ta chỉ tay về phía tòa nhà hỏi.

“Hình như có chuyện đấy, vừa nãy có nhiều xe cảnh sát đến lắm, chắc là có đứa trẻ nào bị thương.” Bà chủ nói.

“Trẻ con à?” Sasagaki quay đầu lại hỏi, “Trong ấy sao lại có trẻ con?”

“Nó đã thành sân chơi của bọn trẻ lâu rồi. Tôi đã lo sớm muộn gì cũng có đứa bị thương mà, quả nhiên xảy ra chuyện, không phải sao?”

“Ừm, trong tòa nhà ấy thì chơi được gì chứ?”

“Ai mà biết chúng nó chơi gì! Tôi thấy cần phải sửa sang lại từ lâu rồi, nguy hiểm quá.”

Ăn xong cái bánh mực nướng, Sasagaki đi về phía tòa nhà.

Bà chủ cửa hàng phía sau lưng ông, chắc hẳn sẽ cho rằng ông là một tay trung niên nhàn rỗi, thích hóng chuyện.

Cảnh sát chăng dây phía trước tòa nhà để ngăn những người tò mò. Thấy Sasagaki chui qua sợi dây vàng, một viên cảnh sát nhìn ông bằng ánh mắt dọa nạt, ông bèn chỉ tay lên ngực, ý bảo phù hiệu cảnh sát của mình ở đây. Viên cảnh sát hiểu được ý nghĩa của động tác ấy, bèn đưa mắt chào. Trong tòa nhà có một nơi tương tự tiền sảnh, theo thiết kế ban đầu có lẽ để lắp cửa kính lớn, nhưng hiện chỉ được che chắn tạm thời bằng các tấm ván ép và gỗ thanh. Một phần ván ép đã được gỡ đi, để tiện việc ra vào. Sau khi chào viên cảnh sát gác cửa, Sasagaki đi thẳng vào trong. Không ngoài dự liệu của ông, bên trong hết sức tối tăm, không khí phảng phất một thứ mùi pha tạp giữa nấm mốc và bụi. Ông đứng yên, cho tới khi cặp mắt thích nghi với bóng tối. Có tiếng nói chuyện không hiểu vẳng lại từ chỗ nào. Một lúc sau, khi đã dần dần phân biệt được cảnh tượng xung quanh, Sasagaki mới biết nơi mình đang đứng có lẽ vốn là sảnh đợi thang máy, vì bên phải là hai cánh cửa thang máy nối tiếp nhau, trước cửa chất đầy vật liệu xây dựng và thiết bị điện. Trước mặt ông là tường, nhưng có khoét một số lớn hình chữ nhật, phía bên kia tối om chẳng trông thấy gì, có lẽ là bãi đỗ xe theo dự kiến ban đầu. Bên trái là một căn phòng, lắp một cánh cửa sần sùi bằng gỗ dán, cảm giác như thể chỉ gá vội vào cho có, bên trên viết nguệch ngoạc hàng chữ “Cấm vào” bằng phấn, có lẽ là chữ của người phụ trách thi công.

Cửa mở, hai người đàn ông bước ra. Sasagaki biết họ. Cả hai đều là cảnh sát hình sự cùng tổ với ông. Trông thấy Sasagaki, họ liền dừng chân.

“Ồ, vất vả quá. Chẳng mấy khi được kỳ nghỉ, cậu đúng là đen đủi thật.” Một người cất tiếng nói với Sasagaki. Ông ta lớn hơn Sasagaki hai tuổi. Tay cảnh sát trẻ còn lại mới được cử đến tổ điều tra này chưa đầy một năm.

“Từ sáng tôi đã có dự cảm không lành. Mấy thứ trực giác kiểu này đâu cần phải chuẩn thế chứ.” Nói xong, Sasagaki lại hạ giọng hỏi: “Tâm trạng ông anh thế nào?”

Người kia chau mày, xua tay. Tay cảnh sát trẻ bên cạnh cười gượng.

“Cũng chẳng trách, ông anh vừa mới nói muốn nghỉ ngơi thư giãn một chút, liền xảy ra chuyện thế này. Giờ bên trong đang làm gì đấy?”

“Giáo sư Matsuno vừa mới đến.”

“Ồ, vậy à?”

“Thôi, bọn tớ phải đi xem xung quanh một chút.”

“Ừm, hai người đi nhé.”

Chắc là được lệnh ra ngoài đi lấy lời khai. Sasagaki nhìn họ bước xa dần, rồi xỏ găng tay, chậm rãi mở cửa. Căn phòng rộng khoảng mười lăm chiếu. Nhờ ánh mặt trời rọi vào qua kính cửa sổ nên ở đây không tối tăm như chỗ sảnh đợi thang máy. Các nhân viên điều tra tập trung bên cạnh bức tường đối diện với cửa sổ. Có mấy gương mặt lạ, chắc là người của Phòng Cảnh sát Tây Fuse quản hạt khu vực này, còn lại đều là người quen cũ. Tổ trưởng Nakatsuka, cũng là người chơi thân nhất với Sasagaki, liếc thấy ông đầu tiên. Ông ta để đầu húi cua, đeo kính gọng vàng, nửa phía trên mắt kính có màu tím nhạt. Ngay cả khi cười, nếp nhăn giữa hai chân mày ông ta cũng không bao giờ biến mất. Nakatsuka không nói “Vất vả quá!” hay “Sao đến muộn vậy?” mà chỉ khẽ hất hàm, ý bảo ông qua đó. Sasagaki liền bước tới.

Trong phòng chẳng có món đồ nội thất nào ra hồn, sát tường kê một cái xô pha giả da màu đen, ngồi dồn lại có thể chứa được ba người lớn. Xác chết nằm ngay trên đó, một người đàn ông. Giáo sư Matsuno Hidetomi thuộc đại học Y Kinki đang kiểm tra cái xác. Ông làm nghề pháp y ở Osaka này đã hơn hai mươi năm, Sasagaki vươn cổ ra phía trước, quan sát cái xác. Người chết khoảng bốn mươi lăm đến năm mươi tuổi, cao chưa đến một mét bảy. So với chiều cao, thân hình ông ta thuộc dạng béo, trên người mặc áo khoác màu nâu, không thắt cà vạt, quần áo có vẻ đều là hàng cao cấp. Nơi ngực có vết máu màu đỏ thẫm đường kính khoảng mười xen ti mét. Ngoài ra, còn có mấy vết thương khác nhưng không có hiện tượng xuất huyết nghiêm trọng. Sasagaki nhận thấy không có dấu hiệu vật lộn. Người chết quần áo chỉnh tề, không nhàu nát, mái tóc chải lật ra sau cũng gần như không rối.

Giáo sư Matsuno vóc người thấp bé đứng dậy, quay lại phía các điều tra viên.

“Bị giết, không thể sai được.” Ông nói với giọng khẳng định, “Có năm vết đâm. Hai vết ở ngực, ba vết ở vai. Nhát trí mạng có lẽ là vết đâm bên dưới ngực trái, chếch sang phía trái xương ngực mấy xen ti mét. Hung khí hẳn đã xuyên qua khe xương sườn, đâm thẳng vào tim.”

“Chết ngay lập tức à?” Nakatsuka hỏi.

“Đại khái chết trong vòng khoảng một phút, tôi nghĩ là máu chảy ra từ động mạch vành ép lên tim, gây ra hội chứng chèn ép tim cấp.”

“Liệu máu có bắn lên người hung thủ không?”

“Không, tôi nghĩ chắc là không có mấy.”

“Hung khí thì sao?”

Giáo sư trề môi dưới, trầm ngâm suy nghĩ một thoáng mới tiếp tục, “Là một lưỡi dao mảnh và sắc nhọn, có thể còn mảnh hơn dao gọt hoa quả. Tóm lại không phải dao phay hay dao găm.”

Từ đoạn hội thoại này, Sasagaki biết rằng chưa tìm thấy hung khí.

“Dự đoán thời gian tử vong vào khoảng…?” Câu hỏi này là của Sasagaki.

“Hiện tượng thi thể cứng lại sau khi chết đã lan khắp toàn thân, vả lại những vết đốm trên xác cũng không dịch chuyển nữa, giác mạc tương đối đục, có lẽ đã chết được khoảng mười bảy tiếng hoặc gần một ngày rồi, phải xem kết quả giải phẫu mới chuẩn xác được.”

Sasagaki nhìn đồng hồ, giờ là hai giờ bốn mươi phút chiều, trừ ngược thời gian, nạn nhân có lẽ bị sát hại vào khoảng ba giờ chiều đến mười giờ tối ngày hôm qua.

“Vậy nên đưa đi giải phẫu ngay.” Nakatsuka vừa nêu ý kiến, giáo sư Matsuno cũng tán thành, “Vậy là tốt nhất.”

Lúc này, viên cảnh sát hình sự trẻ tuổi Koga bước vào. “Vợ nạn nhân đến rồi.”

“Rốt cuộc cũng đến. Vậy thì để chị ta nhận mặt trước đã.

“Dẫn vào đây đi!”

Koga gật đầu trước chỉ thị của Nakatsuka, xoay người đi ra.

Sasagaki hỏi nhỏ viên cảnh sát hình sự ít tuổi hơn đứng bên cạnh, “Đã biết nhân thân nạn nhân rồi à?”

Viên cảnh sát khẽ gật đầu. “Trên người ông ta có bằng lái xe và danh thiếp, là ông chủ một tiệm cầm đồ ở gần đây.”

“Tiệm cầm đồ? Bị lột mất gì?”

“Không rõ, nhưng vẫn chưa tìm thấy ví tiền.”

Có tiếng động, Koga đã quay trở lại, anh ngoảnh mặt ra phía sau nói “Mời chị vào”. Mấy viên cảnh sát đều tự động lùi xa khỏi xác chết hai ba bước.

Sau lưng Koga xuất hiện một phụ nữ. Thứ đầu tiên đập vào mắt Sasagaki là màu cam rực rỡ, người phụ nữ này mặc một chiếc váy liền thân kẻ ca rô hai màu đen và cam, dưới chân đi một đôi giày gót cao ngót nghét mười phân. Ngoài ra, mái tóc dài cũng được chải chuốt hoàn hảo, cứ như vừa mới bước ra khỏi tiệm làm tóc vậy. Chị ta đưa cặp mắt to được nhấn nhá bằng lớp phấn trang điểm dày về phía chiếc xô pha cạnh tường, giơ hai tay bịt miệng, nấc lên rồi sững lại trong giây lát. Mấy viên cảnh sát đều biết rõ, trong tình huống này có nói gì cũng vô ích, người nào người nấy đều lẳng lặng quan sát diễn biến. Cuối cùng, chị ta bắt đầu chầm chậm nhích lại gần xác chết, dừng lại trước xô pha, cúi đầu nhìn người đàn ông nằm trên đó. Đến cả Sasagaki cũng thấy rõ, cằm chị ta đang khẽ run lên.

“Có phải chồng chị không?” Nakatsuka hỏi.

Chị ta không trả lời, hai tay bưng lấy gò má, rồi chầm chậm đưa lên che kín toàn bộ gương mặt, hai đầu gối khuỵu xuống như thể không chống đỡ nổi thân thể, quỳ sụp xuống đất. Tựa như đang diễn kịch vậy, Sasagaki nghĩ.

Tiếng khóc thút thít vang lên trong lòng bàn tay chị ta.

Nạn nhân Kirihara Yosuke là ông chủ của tiệm cầm đồ Kirihara, cửa tiệm kiêm tư gia cách hiện trường khoảng một cây số. Sau khi vợ nạn nhân là Kirihara Yaeko xác nhận nhân thân, xác chết nhanh chóng được đưa đi khỏi hiện trường. Sasagaki lại giúp mấy người trong tổ giám định chuyển cái xác lên cáng. Lúc này, có một vật thu hút sự chú ý của ông.

“Có lẽ nạn nhân bị sát hại sau khi ăn no.” ông lẩm bẩm.

“Sao cơ ạ?” Koga sau lưng ông hỏi lại.

“Nhìn cái này đi!” Sasagaki chỉ vào sợi dây lưng của người bị hại, “Cậu xem, lỗ xỏ thắt lưng nới ra hai nấc so với bình thường.”

“À, quả vậy.”

Kirihara Yosuke đeo thắt lưng hiệu Valentino màu nâu. Trên sợi dây lưng vẫn còn dấu vết của khóa gài ở lỗ xỏ khóa thứ năm tính từ đuôi dây lưng, chứng tỏ bình thường ông ta vẫn sử dụng lỗ xỏ này. Thế nhưng, xác chết hiện giờ lại xỏ khóa gài ở lỗ thứ ba. Sasagaki dặn một nhân viên giám định trẻ đứng bên cạnh chụp ảnh phần ấy lại. Sau khi cái xác được chuyển đi, các nhân viên điều tra tham gia khám nghiệm hiện trường cũng lục tục rời đi thu thập chứng cứ. Những người ở lại, ngoài các nhân viên giám định ra, chỉ còn Sasagaki và Nakatsuka.

Nakatsuka đứng ở chính giữa phòng, đảo mắt nhìn khắp xung quanh một lượt nữa. Ông chống tay trái vào hông, tay phải xoa xoa lên má, đây là thói quen mỗi khi ông đứng suy nghĩ điều gì đó.

“Sasagaki” Nakatsuka nói, “Cậu thấy sao? Cậu nghĩ hung thủ là kẻ như thế nào?”

“Hoàn toàn không đoán ra được.” Ánh mắt Sasagaki cũng quét quanh một vòng, “Hiện giờ cùng lắm chỉ biết đó là người quen với nạn nhân.”

Quần áo, đầu tóc chỉnh tề, không có dấu vết ẩu đả, nhát đâm chính diện, chính là chứng cứ.

Nakatsuka gật đầu, vẻ hoàn toàn nhất trí, “Vấn đề là nạn nhân và hung thủ ở đây làm gì?”

Sasagaki quan sát kỹ mọi đồ vật trong gian phòng một lần nữa. Khi tòa nhà đang thi công, gian phòng này dường như được dùng làm văn phòng tạm thời. Cái xô pha màu đen mà xác chết nằm lên cũng là thứ được sử dụng lúc đó. Ngoài ra, còn một chiếc bàn làm việc bằng sắt, hai cái ghế gấp và một bàn họp gấp lại được, toàn bộ đều kê sát tường. Thứ nào cũng gỉ sét, bên trên phủ một lớp bụi dày, thoạt nhìn như bị rải bột phấn lên vậy. Công trình này đã bị tạm ngưng từ khoảng hai năm rưỡi trước. Ánh mắt Sasagaki dừng lại ở một điểm trên bức tường cạnh chiếc xô pha. Miệng ống thông gió hình chữ nhật ở ngay bên dưới trần nhà, lẽ ra phải che chắn bằng lưới kim loại, nhưng giờ đây không có gì cả. Nếu không có đường ống thông gió, có lẽ cái xác còn được phát hiện muộn hơn nữa, bởi vì người phát hiện ra xác chết đã vào căn phòng này qua đường ống thông gió ấy. Theo lời của nhân viên điều tra Phòng Cảnh sát Tây Fuse, người phát hiện ra cái xác là học sinh lớp ba của trường cấp I gần đây. Hôm nay là thứ Bảy, ở trường chỉ học buổi sáng. Buổi chiều, cậu bé cùng bốn người bạn vào tòa nhà này chơi. Bọn chúng không chơi mấy trò đuổi bắt hay trốn tìm, mà coi hệ thống đường ống thông gió nối khắp tòa nhà là một mê cung. Có lẽ, đối với bọn con trai, bò qua bò lại trong hệ thống thông gió ngoằn ngoèo phức tạp đích thực là một trò chơi kích thích được tinh thần mạo hiểm trong chúng. Tuy không rõ luật chơi của chúng lắm, nhưng hình như có một đứa giữa đường đã bò nhầm sang hướng khác. Cậu bé ấy bị lạc khỏi chúng bạn, lo lắng bò khắp các đường ống thông gió, cuối cùng đến được gian phòng này. Nghe nói, cậu bé ban đầu cũng không nghĩ người đàn ông nằm trên xô pha đã chết, còn sợ khi mình chui ra khỏi ống thông gió sẽ khiến ông ta thức giấc. Thế nhưng, người đàn ông vẫn nằm yên bất động. Cậu bé lấy làm lạ, bèn rón rén lại gần, bấy giờ mới phát hiện ra trên ngực ông ta có vết máu. Khoảng gần một giờ chiều thì cậu bé về nhà, kể lại chuyện ấy. Có điều, phải mất hai mươi phút sau người mẹ mới tin lời con trai kể là thật. Theo ghi chép, thời gian báo án với Phòng Cảnh sát Tây Fuse là một giờ ba mươi ba phút chiều.

“Tiệm cầm đồ…” Nakatsuka buột miệng, “Chủ tiệm cầm đồ có chuyện gì mà phải hẹn người ta gặp mặt ở nơi thế này nhỉ?”

“Chắc là không muốn bị người khác trông thấy, hoặc nếu bị nhìn thấy sẽ không hay ho gì.”

“Cứ cho là vậy thì cũng đâu nhất thiết phải chọn nơi thế này chứ, địa điểm có thể nói chuyện riêng tư, tránh được tai mắt người khác nhiều lắm mà. Nếu thật sự sợ bị người khác trông thấy, chắc sẽ cố gắng tìm nơi nào cách xa nhà một chút, chẳng phải vậy sao?”

“Chính xác.” Sasagaki gật đầu, gãi gãi cằm, cảm nhận được mấy sợi râu cứng cọ vào lòng bàn tay. Hôm nay vội đi, ông thậm chí chẳng kịp cạo râu.

“Chị vợ ông ta ăn mặc cũng lòe loẹt thật.” Nakatsuka nêu lên một chủ đề khác, nhắc tới vợ của Kirihara Yosuke, Yaeko, “Chắc khoảng hơn ba mươi gì đấy, nạn nhân năm nay năm mươi hai tuổi, chênh lệch cũng khá xa nhỉ.”

“Chắc chị ta đã từng làm cái nghề đó.” Sasagaki khẽ đáp.

“Ừm…” Nakatsuka gật đầu với cái cằm chẻ, “Đàn bà thật là đáng sợ! Hiện trường cách nhà có mấy bước chân, vậy mà còn phải trang điểm xong mới đến. Có điều, bộ dạng khóc lóc của chị ta khi nhìn thấy xác chồng mới thật là hay ho.”

“Kiểu khóc với cách trang điểm đều hơi quá khoa trương, phải không?”

“Tôi không nói vậy đâu nhé.” Nakatsuka nhe răng cười đầy ý tứ, rồi lập tức lấy lại vẻ nghiêm túc, “Chắc là cũng thẩm vấn xong người đàn bà đó rồi, Sasagaki, ngại quá, có thể phiền cậu đưa chị ta về nhà không?”

“Được.” Sasagaki cúi đầu chào, đoạn xoay người đi ra cửa.

Bên ngoài tòa nhà, đám người hóng chuyện đã bớt đi nhiều, nhưng bắt đầu xuất hiện bóng dáng các phóng viên, hình như cả người của đài truyền hình cũng có mặt. Sasagaki đưa mắt nhìn về phía mấy xe cảnh sát đậu trước cửa tòa nhà, Kirihara Yaeko đang ngồi trên ghế sau chiếc xe thứ hai trước mặt ông. Bên cạnh chị ta là cảnh sát hình sự Kobayashi, Koga ngồi ở ghế phụ lái. Sasagaki bước đến gõ lên cửa kính sau, Kobayashi mở cửa xe bước ra.

“Tình hình thế nào?” Sasagaki hỏi.

“Đã hỏi sơ qua, vừa mới xong. Nhưng nói thật, trạng thái tinh thần của chị ta vẫn không ổn định lắm.” Kobayashi lấy tay che miệng hạ giọng.

“Chị ta xác nhận các đồ tùy thân chưa?”

“Xác nhận rồi. Quả nhiên, mất ví tiền, và bật lửa nữa.”

“Bật lửa?”

Em chính là ánh sáng của anh, vạn năm không bao giờ đổi thay, bây giờ và mãi mãi.

Người đàn ông đẹp trai lạnh lùng ném tờ chi phiếu vào mặt, yêu cầu cô kết hôn. Nhưng đằng sau sự lạnh lùng có 1 bí mật…

Shopee Sale: Top 10 thực phẩm chức năng bảo vệ sức khỏe cả gia đình – Giá sale đến 40%

Mang mối thù gia tộc, cô bắt đầu thân phận mới để gả cho con trai kẻ thù, nhưng tình cảm lại là bài toán không đoán được

“Nghe nói là hàng cao cấp của hãng Dunhill.”

“Ừm. Thế, chồng chị ta mất tích từ lúc nào?”

“Chị ta nói, chồng mình ra ngoài khoảng hai ba giờ chiều hôm qua, không biết là đi đâu. Đến sáng hôm nay vẫn chưa thấy về nên chị ta rất lo lắng, đang định đợi thêm chút nữa nếu vẫn không thấy sẽ trình báo cảnh sát, thì nhận được thông báo phát hiện ra thi thể chồng.”

“Ai đó đã gọi cho chồng chị ta à?”

“Chị ta bảo không biết, không nhớ trước lúc ra khỏi nhà chồng mình có nhận điện thoại hay không.”

“Tâm trạng của chồng chị ta lúc ra khỏi nhà như thế nào?”

“Thấy bảo không có gì khác thường.”

Sasagaki lấy ngón trỏ gãi má, hoàn toàn không tìm được đầu mối từ những lời khai của chị ta.

“Xem ra chị ta cũng không có manh mối gì về hung thủ rồi.”

“Đúng thế.” Kobayashi hơi nhíu mày.

“Đã hỏi xem chị ta có biết gì về tòa nhà này chưa?”

“Hỏi rồi. Trước đây chị ta từng biết ở đây có một tòa nhà, nhưng không rõ là tòa nhà gì, hôm nay mới lần đầu tiên đặt chân vào bên trong, cũng chưa bao giờ nghe chồng mình nhắc đến nơi này cả.”

Sasagaki bất giác cười chua chát. “Từ đầu đến cuối toàn là câu phủ định cả à.”

“Tôi xin lỗi.”

“Không phải lỗi của cậu.” Sasagaki vỗ vỗ lên ngực người đồng nghiệp trẻ, “Tôi sẽ đưa chị ta về, bảo Koga lái xe, được không?”

“Vâng, mời anh.”

Sasagaki lên xe, bảo Koga lái về phía nhà Kirihara.

“Đi đường vòng một chút, đám báo chí vẫn chưa phát hiện ra nhà nạn nhân ở gần đây.”

“Vâng.” Koga đáp.

Sasagaki xoay người hướng về phía Yaeko ngồi bên cạnh, chính thức tự giới thiệu. Yaeko chỉ khẽ gật đầu, đoán chừng cũng không muốn tốn công nhớ họ tên cảnh sát làm gì.

“Ở nhà giờ có người không?”

“Có, có người đang trông cửa tiệm, con trai tôi cũng ở trường về rồi.” Chị ta đáp mà không ngẩng đầu lên.

“Chị có con à, mấy tuổi rồi?”

“Đang học lớp năm.”

Vậy là khoảng mười đến mười một tuổi. Sasagaki nhẩm tính, rồi lại quan sát Yaeko. Tuy đã được lớp trang điểm che phủ, nhưng có thể thấy da chị ta đã bắt đầu khô ráp, những nếp nhăn li ti cũng rất rõ ràng. Vì vậy chẳng có gì lạ khi con chị ta lớn nhường ấy.

“Nghe nói hôm qua chồng chị ra ngoài mà không nói gì. Điều này có thường xuyên không?”

“Cũng có, đều là đi uống rượu. Hôm qua tôi cũng tưởng thế, nên không để tâm cho lắm.”

“Đi đến sáng mới về à?”

“Hiếm lắm.”

“Trường hợp như vậy ông nhà có gọi điện về không?”

“Anh ấy ít khi gọi điện. Không biết bao nhiêu lần tôi nhắc anh ấy về muộn thì phải gọi điện báo, nhưng anh ấy chỉ hứa miệng mà chẳng bao giờ gọi cả, tôi cũng quen rồi. Có điều, không bao giờ tôi ngờ được anh ấy…” Yaeko đưa tay bụm miệng lại.

Chiếc xe chở bọn Sasagaki đi lòng vòng một lúc, rồi dừng lại bên cạnh cột điện có ghi Oe-Sanchome. Những căn biệt thự liền kề nằm hai bên con đường nhỏ hẹp.

“Phía đằng kia.” Koga chỉ qua lớp kính chắn gió phía trước. Cách chỗ họ khoảng hai mươi mét, xuất hiện tấm biển “Tiệm cầm đồ Kirihara”. Phía truyền thông hình như vẫn chưa nắm được thông tin về gốc tích của người bị hại, ngoài cửa tiệm không thấy bóng ai.

“Tôi đưa chị Kirihara về nhà, cậu về trước đi.” Sasagaki dặn dò Koga.

Cửa cuốn của tiệm cầm đồ kéo xuống cao ngang mặt Sasagaki. Ông đi theo sau Yaeko, cúi người chui qua cửa cuốn. Phía sau cánh cửa là tủ trưng bày và lối vào. Trên cánh cửa kính mờ ở lối vào có dòng chữ màu vàng “Kirihara” viết bằng bút lông. Yaeko mở cửa đi vào, Sasagaki đi phía sau.

“À, bà về rồi.” Người đàn ông ở sau quầy cất tiếng chào. Người này tuổi trạc tứ tuần, thân hình gầy gò, cằm nhọn, mái tóc đen tuyền rẽ ngôi bảy ba đều tăm tắp.

Yaeko thở dài, ngồi xuống một chiếc ghế có lẽ dùng để tiếp khách.

“Sao rồi ạ?” Người đàn ông kia hỏi, ánh mắt dịch chuyển qua lại giữa chị ta và Sasagaki.

Yaeko đưa tay bưng mặt nói, “Đúng là anh ấy.”

“Sao lại thế được?” Người đàn ông sầm nét mặt. Giữa hai chân mày xuất hiện một vết hằn sâu, “Đúng là… ông ấy đã bị giết?”

Chị ta khẽ gật đầu, “Ừm.”

“Sao lại thế được? Sao lại xảy ra chuyện thế này?” Người đàn ông bụm miệng, cúi gầm mặt xuống, tựa như đang sắp xếp lại mạch suy nghĩ, không ngừng chớp mắt.

“Tôi là Sasagaki, Sở Cảnh sát Osaka. Tôi thực sự rất lấy làm tiếc về chuyện này.” Sasagaki giơ phù hiệu cảnh sát ra và tự giới thiệu, “Anh là…”
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách II - Page 20 Empty Re: Sách II

Post by LDN Sat Jan 04, 2025 6:52 am

Nyatymita

[Review] Trứng chim cúc cu này thuộc về ai - Tác giả: Higashino Keigo

Tháng Sáu 19, 2018

Hida là một cựu vận động viên trượt tuyết nổi tiếng, từng tham gia nhiều cuộc thi lớn trên thế giới. Con gái ông – Kazami Hida cũng đang nằm trong đội tuyển trượt tuyết của công ty Shinsei, được xem là một trong những thiên tài trượt tuyết được kỳ vọng nhất. Thế nhưng Hida luôn mang trong mình một nỗi canh cánh lo sợ: ông phát hiện ra đứa con gái Kazami mình luôn yêu thương vốn không phải con ruột của hai vợ chồng, mà có thể là đứa trẻ mà vợ ông đã làm liều bắt cóc từ bệnh viện phụ sản cô từng thăm khám. Tomoyo – vợ của ông từng mang thai một đứa trẻ trong lúc Hida đang đi tập huấn tại Châu Âu, nhưng do không giữ được thai, bà quyết định đánh cắp một đứa trẻ từ một bệnh viện tại Kyoto, mà cha mẹ ruột của nó là một cặp vợ chồng giám đốc công ty nhỏ tên MK. Trong lúc đang phân vân giữa việc có nên giữ kín bí mật về thân thế của con gái, thì Hida được một người tên Kamijou tìm gặp và nhận ra ông ta chính là cha ruột của cô bé – người đang tìm lại đứa con gái thất lạc để cứu anh trai cô bé khỏi bệnh máu trắng. Điều này càng khiến cho Hida cảm thấy dằn vặt hơn nữa về tội lỗi mà người vợ đã khuất của mình đã gây ra trong quá khứ. Trong lúc Hida trở nên cùng quẫn giữa việc sợ hãi mất đi đứa con gái duy nhất thì một vụ án nghiêm trọng xảy ra, mà người bị hại không ai khác, chính là Kamijou.

Trứng chim cúc cu này thuộc về ai là một tác phẩm đi sâu vào tâm lý của từng nhân vật và nêu bật lên tình cảm gia đình trong mỗi con người. Keigo cài cắm rất khéo những hàm ý của ông thông qua dự án nghiên cứu gene vận động giữa các thành viên trong gia đình của Yuzuki, người đã dựa trên kết quả xét nghiệm mẫu gene giữa cha mẹ và con cái để lựa chọn ra những vận động viên phù hợp cho từng môn thể thao mà không màng đến sở thích và ý nguyện của đối tượng. Xoay quanh một vụ án phá hoại xe bus khách sạn khiến cho Kamijou – Giám đốc một công ty gia đình thiệt mạng là hàng loạt các bí ẩn về thân thế của cô bé Kazami và bí mật được Hida cùng Kamijou gìn giữ trong suốt mười chín năm trời. Cuộc hành trình truy tìm sự thật ấn giấu trong quá khứ của người vợ quá cố Tomoyo của Hida cũng là cuộc hành trình tìm về ước nguyện và tình cảm thật sự của ông đối với cô bé Kazami để đưa ra quyết định có nên tỏ lộ cho cô bé biết về thân thế bản thân hay không.

Cho đến kết truyện, Keigo mới nhắc đến những chú chim cúc cu cùng quả trứng của nó tượng trưng cho tài năng mà các bậc cha mẹ đã vô tình cài gắm vào trong gene của con cái mình. Ý niệm này đã thay đổi phương châm nghiên cứu của Yuzuki và đưa ra cho anh một hướng mới trong việc tìm ra sự gắn kết giữa các khả năng vận động đặc biệt trong kiểu gene giữa cha mẹ và con cái.

Xét về tổng thể thì nội dung của Trứng chim cúc cu này thuộc về ai khá dễ đoán, nhưng để đoán được cái kết cũng phải tốn khá nhiều thời gian suy ngẫm. Với phần nhắc đến ý niệm của “trứng chim cúc cu”, có lẽ nó vẫn chưa được rõ rệt lắm do hết 2/3 nội dung sách là nói về những khúc mắc và quá trình tìm kiếm thân phận thực sự của cô bé Kazami. Dẫu vậy, điều đọng lại sau cùng của câu chuyện vừa đủ khiến cho người đọc phải suy nghĩ và ấn tượng, những tình tiết chặt chẽ đan xen nhau được trình bày một cách khéo léo, chuẩn xác. Đúng như mong đợi từ ông hoàng trinh thám Nhật Bản Keigo.

Tâm lý nhân vật trong Trứng chim cúc cu này thuộc về ai khá xuất sắc, Keigo khắc họa rất rõ tâm lý của Hida và Shingo – cậu bé bị ép buộc phải tham gia môn trượt tuyết việt dã để đổi lấy công việc ổn định cho cha của mình. Có đôi lúc người đọc sẽ thấy rằng hoàn cảnh của Shingo thích hợp trở thành “trứng chim cúc cu” hơn cả Kazami bởi lòng nhiệt thành đam mê guitar của cậu bé. Nếu Hida được khắc họa một cách rõ nét về hình ảnh của người cha yêu thương con gái hết mực, luôn hy sinh và lo lắng cho cô bé; một người chồng đã sai lầm khi quá vô tâm với vợ mình và luôn mang mặc cảm, hối hận về điều đó; thì Shingo, cậu bé phải im lặng chấp nhận số phận của mình bị điều khiển và phải dấn thân vào những môn thể thao mà mình vốn dĩ chẳng hề hứng thú, lại khiến người đọc đồng cảm và phải suy ngẫm nhiều hơn giữa cái “khả năng thiên phú” và “sở thích” của con trẻ.

Những gì Keigo nêu bật lên trong cuốn sách cũng chính là hiện trạng mà rất nhiều bậc phụ huynh trong xã hội đang mắc phải: họ đặt lên vai con cái mình những gánh nặng và mơ ước của bản thân, mà quên mất rằng chính đứa trẻ đó cũng có một niềm đam mê và sở thích riêng biệt. Có lẽ thông qua câu chuyện, người đọc cần phải nhìn nhận lại vấn đề nuôi dạy con cái và định hướng đứa trẻ theo một cách hoàn toàn khác, hãy để con trẻ tự do làm những điều chúng muốn và khơi gợi, khuyến khích chúng nên theo đuổi đam mê của mình với tất cả lòng nhiệt huyết.

Trứng chim cúc cu này thuộc về ai thực sự là một tác phẩm đáng suy ngẫm, nó không chi là một món ăn tinh thần hấp dẫn, mà còn giúp những người trẻ định hướng lại đam mê của mình, hỗ trợ những bậc phụ huynh yêu sách nhìn nhận lại cách giáo dục con cái và trên hết là giúp độc giả có cái nhìn sâu hơn về sự gắn kết tình cảm giữa những thành viên trong gia đình đôi khi không cần sử dụng đến mối quan hệ huyết thống.

Đánh giá: 9/10.
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách II - Page 20 Empty Re: Sách II

Post by LDN Sat Jan 04, 2025 6:57 am

review sách

Trứng chim cúc cu này thuộc về ai – Tài năng này là của chung hay của cá nhân mỗi con người?

By Mọt Mọt- March 31, 2020

Dựa trên tập tính sinh sản hết sức đặc biệt của loài chim cúc cu, Higashino Keigo viết lên tiểu thuyết: Kakkou no Tamago wa Dare no Mono – Trứng chim cúc cu này thuộc về ai. Câu chuyện bi thương xoay quanh cuộc đời những tài năng trẻ, được phát hiện qua việc lọc mã gen di truyền mang năng lực thể thao có tên gen F từ cha mẹ chúng.
Chim cúc cu, loài chim có tập tính rất khác so với những loài chim thông thường. Đến mùa sinh sản, thay vì xây tổ, đẻ trứng, ấp trứng, nuôi con, chim cúc cu đã đến tổ chim chích và gửi những trái trứng của chúng ở đó. Cũng như tài năng con người, theo liên tưởng, nghi vấn của Higashino Keigo-sensei, đó là do cha mẹ di truyền cho con cái, hay thực chất, chỉ là các trái trứng của chim cúc cu, được tạo hóa gửi gắm một cách ngẫu nhiên lên người đứa trẻ? Tài năng ấy, là tài sản chung toàn xã hội, hay là tải sản riêng mỗi người? Và quan điểm, tài năng đi kèm với trách nhiệm xã hội, người mang tài năng phải cống hiến với đúng lĩnh vực của tài năng thiên bẩm ấy, có thực sự đúng đắn, nhân văn?

Những trăn trở ấy, được Keigo-sensei gửi gắm vào cuốn sách dày tới 440 trang. Và tất nhiên, cũng như nhiều tác phẩm khác của ông, Trứng chim cúc cu này thuộc về ai không đơn thuần chỉ hướng đến vấn đề phát hiện, sử dụng tài năng trẻ, mà ở đó còn chứa đựng nhiều vấn đề nhân sinh khắc khoải: ước mơ, tình bạn, tình cha con, hay cái tâm của một người làm khoa học.

Chất trinh thám quyện hòa cùng chất tâm lý xã hội
Cũng như phần lớn sáng tác của Higashino Keigo, Kakkou no Tamago wa Dare no Mono – Trứng chim cúc cu này thuộc về ai không phải là một cuốn tiểu thuyết hoàn toàn thuần trinh thám. Mà chất phá án đã được quyện hòa với chất tâm lý, xã hội để tạo lên độ dày dặn cho nội dung, độ sâu cho cốt truyện đồng thời giúp mở rộng trường liên tưởng của độc giả trên nhiều vấn đề, lĩnh vực khác nhau.

Thật vậy, nếu xét đến tình huống truyện, có thể nói, Trứng chim cúc cu này thuộc về ai vẫn là một tác phẩm thuộc thể loại trinh thám. Khi trong tác phẩm ấy, có những vụ án đã buộc cơ quan chức năng phải vào cuộc điều tra; có những bí ẩn trong quá khứ buộc người trong cuộc không thể làm ngơ mà phải đóng vai thám tử để tìm hiểu đến tận chân tướng, ngọn ngành sự thật. Đó là bí ẩn đằng sau những lá thư nạc danh đe dọa cô bé Hida Kazami, một vận động viên trượt tuyết trẻ tài năng. Ngay sau những lá thư nạc danh gửi đến là một tai nạn xe bus thảm khốc nơi Kazami tập huấn, thiếu chút nữa đã cướp đi tính mạng cô bé nhưng người đàn ông, tự nhận là fan hâm mộ của cô, Kamijou Nobuyuki, lại không được may mắn như thế. Tai nạn đấy, sự xuất hiện bất ngờ của Kamijou Nobuyuki, buộc người cha của Kazami – Hida Hiromasa phải lật lại câu chuyện thân thế cô con gái. Bởi ông sớm biết từ lâu, Kazami không phải là con gái ruột của ông và sau ngần ấy năm, giờ đã đến lúc, ông không thể mắt nhắm mắt mở làm ngơ trước sự thật được nữa. Vì con gái ông, vì người cha ruột của cô bé hiện đang thập tử nhất sinh trong bệnh viện, vì người vợ đã quá cố của ông, cũng là vì cả người mẹ ruột của Kazami chưa một lần cô bé được gặp.

Và vụ án hôm nay, lại liên đới vụ án trong quá khứ: một người mẹ mất con, vụ hỏa hoạn đã cướp đi sinh mạng một người phụ nữ. Câu chuyện về một vận động viên trượt tuyết trẻ tài năng Hida Kazami, lại liên quan tới một vận động viên cùng trung tâm nghiên cứu phát triển thể thao Shinsei. Các sự kiện, những tưởng không liên quan tới nhau, mà rồi dưới ngòi bút của Higashino Keigo, lại trở nên gắn bó khăng khít, mật thiết, móc nối, logic đến lạ.

Tuy vậy, trong cuốn sách 440 trang này, chất trinh thám, phá án vẫn không quá đậm đặc. Bởi plot twist của câu chuyện cũng không quá khó đoán, rất dễ để hiểu về thân thế của Kazami hay thủ pháp gây án của hung thủ hoặc nguyên do tai nạn đã xảy đến với Kamijou. Chưa kể, gần kết truyện, một lá thư – lá thư của con trai Kamijou Nobuyuki – Kamijou Fumiya được gửi tới cho Hida, kể lại toàn bộ câu chuyện, chẳng khác gì như đóng sầm sự liên tưởng, đồng phá án của độc giả vậy. Điều đó, quả thực hiến thấy trong các sáng tác của Higashino Keigo, một tác giả, luôn để muôn vàn khoảng trắng trong cốt truyện, kết truyện để người đọc, có thể đồng sáng tạo với tác giả, từ đấy mà khắc sâu thêm ấn tượng về tác phẩm trong lòng độc giả.

Nhưng cách Keigo-sensei dẫn truyện, khép mở vấn đề cùng một cấu trúc truyện kết cấu khá chặt chẽ giữa diễn tiến các sự kiện mà Trứng chim cúc cu này thuộc về ai vẫn là một cuốn tiểu thuyết đầy cuốn hút. Nhất là khi chất trinh thám nhiều lúc chìm sâu, để quyện hòa hoặc nhường chỗ cho chất tâm lý, xã hội.

Quả thực, khai thác tâm lý của các tuyến nhân vật vẫn luôn là điểm mạnh của Keigo-sensei. Những dòng tâm trạng miên man, bất tận giữa khổ đau, giằng xé, dày vò, dằn vặt của một người cha như Hida Hiromasa khiến ta nhói lòng. Song đồng thời, người đọc cũng lại thấy có phần đồng cảm với khát khao kiếm tìm chân lý khoa học và khẳng định được lý thuyết đó bằng thực nghiệm thực tế của một nhà khoa học trẻ Yuzuki. Hay đó là tâm lý đầy bất đồng của một chàng trai trẻ đang ở tuổi dậy thì như luôn thiếu động lực trong mọi vấn đề, khi đứng giữa một bên là giấc mơ, một bên là vấn đề cơm áo gạo tiền; một bên là khát vọng với một bên là khả năng cậu có thể thực hiện…

Để rồi từ đó, Keigo-sensei gợi lên những vấn đề đầy nhức nhối trong xã hội, buộc độc giả phải nghĩ để tự tìm cho mình một câu trả lời: Trong công tác đào tạo trẻ, những con số, lý thuyết khoa học đóng vai trò ra sao? Khai thác tài năng trẻ như thế nào là hợp lý? Tài năng có đi liền với ước mơ của đứa trẻ không? Tài năng đấy là tài sản chung của gia đình, bố mẹ, của một tổ chức, một quốc gia hay vốn dĩ, nó chỉ thuộc về riêng đứa trẻ mà thôi? Cũng như trái trứng của chim cúc cu, gen F trội về năng lực thể thao, vốn chỉ là trái trứng được tạo hóa, gửi nhờ vào bố mẹ đứa trẻ để gửi đến thế hệ sau. Còn trái trứng khi đã nở, biến thành chú chim đủ lông đủ cánh, chúng sẽ tự tìm con đường tự do cho bản thân chúng. Bởi có những điều, càng cưỡng cầu lại càng gây đến bi kịch.

“Con dù lớn vẫn là con của mẹ/ Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con” (Con cò – Chế Lan Viên)
Tình thương của cha mẹ bao la như trời biển, điều này đã xuất hiện, trở đi trở lại rất nhiều lần trên trang văn của Keigo-sensei. Nhưng có lẽ, chưa có tác phẩm nào điều này lại thể hiện rõ như tiểu thuyết Trứng chim cúc cu này thuộc về ai. Bởi ở tác phẩm này, Higashino Keigo đã xây dựng lên hàng loạt nhân vật, họ là những người đàn ông, những người vừa mang trách nhiệm của một người cha, vừa mang trách nhiệm của một người mẹ với đứa con của họ. Vì vậy, tình thương họ đứa trẻ, vừa “như núi Thái Sơn”, lại cũng như “nước trong nguồn chảy ra”; không phô trương, không ồn ào nhưng vẫn nặng nỗi niềm, nỗi niềm đấng sinh thành, sẵn sàng hi sinh tất cả, kể cả cuộc đời còn lại cho con cái.

Đó là Hida, nhân vât trung tâm câu chuyện, một vận động trượt tuyết tài năng, đã từng ôm giấc mộng vô địch Olympic nhưng rồi giấc mộng không thành. Ông vốn định gửi gắm lại giấc mộng đó cho người con gái như kế thừa không chỉ tài năng mà còn cả tâm nguyện của ông: Kazami. Nhưng vận mệnh trớ trêu, nghiệt ngã đã để ông biết được, Kazami không phải con gái ông, và người con của ông, đã mất trong những ngày tháng ông vô tâm tập luyện, lưu đấu xa nhà.

Vậy, có lẽ chăng, với Kazami, ở Hida vừa tình yêu thương của ông vừa có ý nghĩa như một người cha thật sự bởi cô bé đó, là tất cả những gì vợ ông để lại cho ông. Kazami là hiện thân của giấc mơ vẫn còn dang dở của vận động viên trượt tuyết chuyên nghiệp trong quá khứ Hida Hiromasa. Nhưng đồng thời, với Kazami, cảm xúc của Hida cũng vừa là nỗi hối hận khôn cùng về những vô tâm ông đã gây ra trong ký ức; để hiện tại, con người đó như muốn chuộc lỗi trong mâu thuẫn, lo sợ về một ngày sự thật nghiệt ngã sẽ hiện ra trước ánh sáng. Mà khi sự thật phơi bày, ông ấy mất tất cả.

Tuy nhiên, giữa muôn vàn giằng xé nội tâm, những ích kỷ của một con người mang đầy đủ thất tình lục dục, Hida vẫn là một người cha sống đầy trách nhiệm với cô con gái, dẫu không cùng máu mủ song ông vẫn yêu thương rất mực. Chịu đựng, hi sinh và cũng thương yêu rất nhiều. Lời nguyện cầu cuối cùng của ông, quặn thắt như thốt lên từ tâm can một người cha già, sẵn sàng đánh đổi tất cả vì tương lai của con: “Nếu như ông trời có giáng đòn trừng pahtj xuống đi chăng nữa… Thì xin chỉ giáng tội xuống mình tôi thôi – Hida nghĩ. Chim non, con của cúc cu chẳng có tội gì cả. Không thể có bất kỳ điều gì xảy đến với Kazami. Nếu có, thfi dù có phải hy sinh tính mạng, Hida cũng quyết ngăn lại.”

Hay đó còn là hình ảnh một người cha khác: Torigoe Katsuya, cũng đã sẵn sàng đánh đổi tương lai của chính mình để lấy lại đôi cánh, tương lai tự do theo đuổi mơ ước của người con trai Shingo. Katsuya, người đàn ông ngỡ rằng vô dụng, vụng về đó, vậy mà lại chất phác và cũng là người thấu hiểu tâm nguyện con trai mình hơn ai. Ông hiểu, Shingo không hứng thú với trượt tuyết băng đồng, đam mê của cậu nhóc đó, là được sống với niềm đam mê, khao khát âm nhạc. Và Katsuya đã hi sinh, chấp nhận đánh đổi.

Hoặc đó còn là một người đàn ông như Kamijou. Mắc sai lầm trong quá khứ, bị chính đứa con trai của mình thù ghét, nhưng ông ta, đến cuối cùng vẫn tìm mọi cách, để cứu sống sinh mệnh cho con mình.

Quả thực, không ai thấu hiểu nỗi lòng con cái bằng bậc làm cha làm mẹ. Nhất là những người đàn ông vừa phải mang thiên chức người cha, vừa phải mang chức vụ người mẹ đối với đứa trẻ. Các ông bố, có thể khô khan, không giỏi diễn đạt, không giỏi biểu lộ tình cảm trước con cái. Nhưng tình thương họ dành cho đứa con, dẫu còn tấm bé hay khi đã trưởng thành, vẫn là thứ tình thương mênh mông, cao tựa “Thái Sơn”, rộng như trời biển. Cũng như những trái trứng chim cúc cu, khi đã nở, đã đủ lông đủ cánh, chúng sẽ sống cuộc đời riêng của chúng. Nhưng loài chim chích, vẫn chăm sóc và dõi theo, kể cả lúc chim cúc cu con, đã vỗ cánh bay đi.

Trứng chim cúc cu này thuộc về ai_HigashinoKeigo

Trứng chim cúc cu này thuộc về ai, vị trí trong sự nghiệp sáng tác của Higashino Keigo
Được viết vào năm 2010, trong khoảng thời gian chục năm được đánh giá là thời kỳ đỉnh cao trong văn nghiệp của Higashino Keigo, nhưng thực sự, trước những tác phẩm nổi trội về mọi mặt như Phía sau nghi can X, Bạch dạ hành, Ác ý, Thư, Đơn phương…, Kakkou no Tamago wa Dare no Mono – Trứng chim cúc cu này thuộc về ai có phần lép vế hơn nhiều. Cuốn sách dày 440 trang, nhiều phân đoạn có phần lan man, plot twist không quá gay cấn, cũng không quá khó để đoán biết kết quả; kết lại hàng loạt vụ án quá khứ tới hiện tại chỉ trong một bức thư, cũng thật khó để độc giả hoàn toàn hài lòng.

Nhưng đến cuối cùng, đây vẫn là một tác phẩm có ý nghĩa quan trọng trong sự nghiệp sáng tạo văn chương của Higashino Keigo ở cách tác giả khẳng định nghệ thuật xây dựng cấu trúc tác phẩm cùng khắc họa cá tính, tâm lý nhân vật, đặc biệt trong hình ảnh của những người cha, những người mang thân phận “gà trống nuôi con” mà đứa con ấy lại mang theo “trái trứng của chim cúc cu”. Từ đó, Keigo-sensei lần nữa khẳng định được tài năng cũng như sức viết khỏe, sức sáng tạo dồi dào của ông trên mọi thể loại, với mọi mảnh đời khác nhau trong cuộc sống.
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách II - Page 20 Empty Re: Sách II

Post by LDN Sat Jan 04, 2025 7:02 am

15/05/2020 - thichdocsach

[REVIEW BOOKS] – TRỨNG CHIM CÚC CU NÀY THUỘC VỀ AI – Chất trinh thám quyện hòa cùng chất tâm lý xã hội Tác giả: Higashino Keigo

Nhà văn trinh thám hàng đầu hiện nay tại Nhật Bản – Higashino Keigo – chắc không còn xa lạ với những bạn đam mê thể loại này. Những tác phẩm như Ảo dạ, Bạch Dạ Hành hay Điều kỳ diệu của tiệm tạp hóa Namiya đều có sức hút lớn và cũng lần lượt được lên kịch bản dựng thành phim. Những tác phẩm của ông ngoài những vấn đề quen thuộc như thể hiện tình yêu, tâm lý tội phạm, kiến thức khoa học lồng ghép khổng lồ, thì điểm nổi bật chính là những vấn đề nóng, bức xúc hàng ngày mang tính thời sự rất cao đều được ông lồng ghép vào những tác phẩm của mình một cách hết sức khéo léo, tinh tế.

Trở lại với cuốn sách “Trứng chim cúc cu này thuộc về ai”, điều làm mình ấn tượng nhất ngay ở tiêu đề, tác giả dùng phép ẩn dụ về tập tính sinh sản của loài chim cúc cu, tập tính sinh sản này đặc biệt ở chỗ chim cúc cu khác với các loài chim thông thường. Vào mùa sinh sản, thay vì xây tổ, đẻ trứng, ấp trứng, nuôi con, chim cúc cu đã đến tổ chim chích và gửi những quả trứng của chúng ở đó. Từ đó Higashino Keigo đã xây dựng thành công một câu chuyện dựa trên điểm đặc biệt của loài chim cúc cu này

Mình xin phép spoil một tí về nội dung, đây là câu chuyện tìm bố mẹ ruột cho cô con gái nuôi Kazami của ông bố nuôi Hida Hiromasa. Hida từng là tuyển thủ Olympic đại diện Nhật Bản trong bộ môn trượt tuyết. Nối nghiệp ước mơ trở thành tuyển thủ số một Nhật Bản và vươn tầm quốc tế, con gái ông, Hida Kazami hiện cũng là một hạt giống tiềm năng. Một sự tìm kiếm có phần gượng ép nhưng với mục đích tích cực. Rất tiếc, một vụ tai nạn đã khiến mọi thứ trở nên bi kịch hơn: vụ tai nạn xe cùng những bức thư đe dọa nhắm đến cô bé Kazami, người đàn ông của quá khứ 10 năm trước tìm đến, bí ẩn về người vợ quá cố của Hiromasa,…

Nếu xem xét một cách khách quan thì nội dung của “Trứng chim cúc cu này thuộc về ai” khá dễ đoán, nhưng để đoán được cái kết cũng phải tốn khá nhiều thời gian suy ngẫm. Với phần nhắc đến phép ẩn dụ “trứng chim cúc cu” chính là nói đến cô bé Kazami. Tâm lý nhân vật trong tiểu thuyết cũng khá xuất sắc, những ai đã quen thuộc với Higashino Keigo đều thích điểm này trong cách viết của ông, xây dựng diễn tiến nhân vật từ người tốt thành kẻ ác, và ngược lại. Sự hợp lý trong diễn biến tâm lý và hành vi của nhân vật được miêu tả bình tĩnh và chậm rãi cho phép độc giả tự đánh giá tốt hơn về tính cách nhân vật. Và quả thực như vậy, khai thác tâm lý của các tuyến nhân vật vẫn luôn là điểm mạnh của Keigo. Những dòng tâm trạng miên man, bất tận giữa khổ đau, giằng xé, dày vò, dằn vặt hay những lời độc thoại trong tâm trí của người cha nuôi Hida Hiromasa sẽ khiến chúng ta nhói lòng, đồng cảm với hoàn cảnh của ông

Chất trinh thám quyện hòa cùng chất tâm lý xã hội: Tình thương yêu bao la của cha mẹ và phương pháp nuôi dạy con trẻ hiện nayCuốn sách dày 440 trang không chỉ kể về câu chuyện tìm bố mẹ ruột của cô bé Kazami, những gì Higashino Keigo nêu bật lên trong cuốn sách chính là tình thương yêu của những người cha “gà trống nuôi con”, họ vừa mang trên mình trách nhiệm của một người cha, vừa mang trách nhiệm của một người mẹ với đứa con của họ.

Có thể bạn thích “Giết con chim nhại – Harper Lee”

Vì vậy, tình thương của họ vừa cao như núi Thái Sơn, lại cũng bao la, vô bờ bến như biển Thái Bình; không phô trương, không bộ lộ rõ nhưng vẫn nặng nỗi niềm, sẵn sàng dành những điều tốt đẹp, sẵn sàng hi sinh tất cả cho con cái.Thứ hai, qua tác phẩm này, tác giả cũng nêu rõ hiện trạng mà rất nhiều bậc phụ huynh trong xã hội đang mắc phải: họ đặt lên vai con cái mình những gánh nặng và mơ ước của bản thân, mà quên mất rằng chính đứa trẻ đó cũng có một niềm đam mê và sở thích riêng biệt của nó, chứ không phải của ba hay mẹ. Có lẽ thông qua câu chuyện, người đọc cần phải nhìn nhận lại vấn đề nuôi dạy con cái và định hướng niềm đam mê, mơ ước của trẻ theo một cách hoàn toàn khác, hãy để con trẻ tự do làm những điều chúng muốn và động viên, khuyến khích chúng nên theo đuổi đam mê của mình với tất cả lòng nhiệt huyết. Bởi có đam mê thì mới thành công được.

Về cảm nhận riêng, đây là một cuốn mạch rất chậm so với các cuốn mình đã đọc của Higashino Keigo như Bạch Dạ Hành, Ảo dạ,… Mình thích tất cả những tác phẩm của ông nhờ cách kể và dẫn dắt câu chuyện cùng những vấn đề đa chiều của xã hội. Song trong câu chuyện này mình thấy có một vài nhân vật thừa, cảm giác nếu có thể được lược bỏ thì có thể đẩy nhanh mạch truyện hơn, đến phần cuối đỉnh điểm cao trào một cách xuất sắc hơn. Tuy nhiên, xét về tổng thể thì cuốn tiểu thuyết này sẽ không làm bạn thất vọng bởi những bài học đáng giá và những góc nhìn khác biệt bạn sẽ chiêm nghiệm được nhờ nó.Thank you for reading!

Nguồn facebook: Thu Hồng Hoàng
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách II - Page 20 Empty Re: Sách II

Post by LDN Sat Jan 04, 2025 7:06 am

The Hideaway - quidinh.worldpress....

I'm just a lost boy with my head up in the clouds…

[Review] – Trứng Chim Cúc Cu Này Thuộc Về Ai – Higashino Keigo

Tình yêu luôn vẫn đẹp cho đến khi nó trở thành mù quáng. Khi sự ích kỷ xâm chiếm lý trí, con người sẽ không thể nào tránh khỏi mắc sai lầm. Có những sai lầm dễ dàng sửa chửa, nhưng có những sai lầm sẽ dai dẳng cả cuộc đời, thậm chí là đánh đổi mạng sống. “Trứng Chim Cúc Cu Này Thuộc Về Ai” là một bài học dành cho những bậc làm cha, làm mẹ, về cách sống và nuôi dạy con cái và cũng là hồi chuông cảnh tỉnh cho những người đã, đang mắc kẹt trong những vấn đề của gia đình mình.

Ngay từ tựa đề của tác phẩm, ‘“Trứng Chim Cúc Cu Này Thuộc Về Ai”, tác giả Higashino Keigo đã sử dụng hình ảnh ẩn dụ về loài chim cúc cu và tập tính của loài chim này để dựng nên tinh thần chung của cả câu chuyện.

Không như nhiều loài chim khác, vào mùa sinh sản thì chim cúc cu không xây tổ và đẻ trứng mà lại gửi nhờ những quả trứng vủa mình vào tổ của loài chim khác. Hida Hiromasa là một cựu tuyển thủ Nhật Bản bộ môn trượt tuyết hơn chục năm trước và hiện tại con cái ông Hida Kazami, đang nối nghiệp và hứa hẹn là một ngôi sao mới sẽ tỏa sáng trong bộ môn này. Thế nhưng, cuộc sống tươi đẹp của hai cha con phải tạm ngừng khi các bức thư đe dọa lẫn vụ tai nạn thương tâm diễn ra và làm đảo lộn mọi thứ. Từ đây, người cha bắt đầu hành trình tìm lại cha mẹ, tìm lại quá khứ bí ẩn tưởng chừng đã vùi sâu theo năm tháng; và lúc này bi kịch lại tiếp diễn….

Tác phẩm này của Higashino Keigo thiên về tâm lý – xã hội nhiều hơn là trinh thám. Nhưng nhờ có chút trinh thám đó đã hòa với sự phát triển tâm lý nhân vật đã khiến cho câu truyện có độ sâu và gợi nhiều liên tưởng, đồng cảm hơn. Nội dung cũng không quá phức tạp hay có quá nhiều nhân vật, tình tiết xoắn não. Cái kết thì cũng dễ đoán, dù có cần nghiền ngẫm đôi chút. Ngay từ cái tên tác phẩm, bạn có thể hiểu được về thân thế thực sự của Kazami và câu truyện phát triển dựa trên cô bé này một cách rất mượt mà, khéo léo và dễ hiểu.

Về phần tâm lý, nội tâm nhân vật thì mình cũng đánh giá ở mức khá. Chủ yếu đất diễn là ở người cha Hida và cậu bé Shngo khi hai người vật lộn với cuộc chiến bên trong mình. Một người phải dằn vặt bởi chính tình yêu to lớn dành cho còn gái còn một người phải chật vật để được sống và thỏa mãn tình yêu của mình cho nghệ thuật.

Từ hai góc nhìn nòng cốt này, chú Keigo đã dấy lên những câu hỏi về vấn đề gia đình – con cái hai về khai thác và đào tạo tài năng trẻ cũng như về sự lựa chọn của con trẻ trên con đường của chính mình.

Mỗi đứa trẻ sinh ra là một cá thể riêng biệt, có tiềm năng, có suy nghĩ, có sự phát triển biệt lập. Ở đây trứng chim cúc cu không chỉ đề cập đến việc nuôi con người khác mà nó còn ám chỉ đến những ước mơ, khao khát, kỳ vọng của những bậc cha mẹ dành cho con mình. Họ có thể thất bại trong ước mơ của chính mình hay không có cơ hội để làm được những gì họ từng mong muốn. Và họ để lại cho con cháu, đặt chúng dưới một áp lực vô hình và bắt chúng phải đi trên con đường chẳng phải dành cho mình. Vì khi nở ra, những chú chim non sẽ tự mình cất cánh, tự mình tìm phương trời dành cho mình.

Các nhân vật trong “Trứng Chim Cúc Cu Này Thuộc Về Ai” không hề có dã tâm, không có toan tính hay bất kỳ ý đồ xấu nào cả. Tấn bi kịch cuộc đời họ chỉ xoay quanh hai chữ “tình thân” và “ích kỷ”

“Tình thân rất đáng sợ, nó không chỉ bao gồm những điều tốt đẹp”.

Họ yêu quý gia đình và luôn mong mỏi những điều tốt đẹp đến với gia đình mình. Nhưng sự ích kỷ của họ đã khiến đẩy đưa họ phạm từ sai lầm này đến sai lầm khác. Rồi họ đau khổ, dằn vặt và bắt buộc phải đưa ra sự lựa chọn làm đau lòng người họ yêu thương. Khi những gai nhọn cắm quá sâu vào tâm can, họ sợ phải rút ra, sợ phải đau, phải chảy máu. Nhưng rồi, để ai cũng có lối thoát, họ phải đưa ra quyết định.

Ra đời trong thời kỳ hoàng kim của sự nghiệp viết lách, so với những siêu phẩm trước và sau đó như Bạch Dạ Hành, Phía Sau Nghi Can X, Sự Cứu Rỗi Của Thánh Nữ, Ác Ý… hay j thậm chí cùng thể loại như Bí Mật Của Naoko hay Ngôi Nhà Của Người Cá Say Ngủ… thì tác phẩm này có phần hơi lép vế về mặt nội dung. Cốt truyện khá dễ doán, hơi chậm và có khá nhiều nhân vật không thực sự cần thiết hoặc một số nhân vật lại không khai thác sâu hơn, không có bất kỳ cú quay xe nào bất ngờ và kết thúc cũng khá là trọn vẹn, hợp lý nhưng cũng không thật sự xuất sắc để khiến người ta ngỡ ngàng, bàng hoàng hay giật mình.

Tất nhiên, vì thiên về tâm lý – xã hội nhiều hơn nên mình vẫn đánh giá cao chủ ý và thông điệp tác giả muốn truyền tải. Đề tài không mới nhưng câu chuyện về tình phụ tử, tình người, niềm hi vọng và khát khao hướng đến tương lại thật sự rất đặc biệt và ý nghĩa cho bất kỳ ai. Những phân đoạn giằng xé nội tâm hợp lý, khắc họa chậm rãi theo cốt truyện để làm bật lên ranh giới giữa thiện – ác trong tâm can.

Đánh giá: 8/10
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách II - Page 20 Empty Re: Sách II

Post by LDN Sat Jan 04, 2025 7:15 am

ATP Book – Tủ sách tinh hoa

Review cuốn sách Trứng chim cúc cu này thuộc về ai – Higashino Keigo

1 Tháng mười hai, 2022

Trứng chim cúc cu này thuộc về ai là trăn trở của những người cha giành cho đứa con của mình cũng đúng hay bảo nó là cuộc đối đầu trong âm thầm của hai cha con cũng chẳng sai nhưng trên tất cả đó là tinh thần thể thao bao trùm lấy toàn bộ câu chuyện.

Nội dung sách Trứng chim cúc cu này thuộc về ai
Hida là một cựu vận khích lệ trượt tuyết nổi tiếng, từng tham gia nhiều cuộc thi lớn trên thế giới. Con gái ông – Kazami Hida cũng đang nằm trong đội tuyển trượt tuyết của doanh nghiệp Shinsei, được xem là một trong những thiên tài trượt tuyết được hy vọng nhất. Tuy vậy Hida luôn mang trong mình một nỗi canh cánh lo sợ: ông nhận thấy đứa con gái Kazami mình luôn yêu thương vốn không phải con ruột của hai vợ chồng, mà có thể là đứa trẻ mà vợ ông đã làm liều bắt cóc từ bệnh viện phụ sản cô từng thăm khám. Tomoyo – vợ của ông từng mang thai một đứa trẻ trong quá trình Hida đang đi tập huấn tại Châu Âu, nhưng do không giữ được thai, bà quyết định đánh cắp một đứa trẻ từ một bệnh viện tại Kyoto, mà cha mẹ ruột của nó là một cặp vợ chồng giám đốc doanh nghiệp nhỏ tên MK.

Trong lúc đang băn khoăn giữa việc có nên giữ kín bí mật về thân thế của con gái, thì Hida được một người tên Kamijou tìm gặp và nhận thấy ông ta chính là cha ruột của cô bé – người đang tìm lại đứa con gái thất lạc để cứu anh trai cô bé khỏi bệnh máu trắng. Điều này càng khiến cho Hida cảm nhận thấy dằn vặt hơn nữa về tội lỗi mà người vợ đã khuất của mình đã gây ra trong lịch sử. Trong lúc Hida trở nên cùng quẫn giữa việc sợ hãi mất đi đứa con gái duy nhất thì một vụ án nghiêm trọng xảy ra, mà người bị hại không ai khác, chính là Kamijou.

Chất trinh thám quyện hòa cùng chất tâm lý xã hội
Cũng giống như phần đông sáng tác của Higashino Keigo, Kakkou no Tamago wa Dare no Mono – Trứng chim cúc cu này thuộc về ai không phải là một cuốn tiểu thuyết hoàn toàn thuần trinh thám. Mà chất phá án đã được quyện hòa với chất tâm lý, xã hội để tạo lên độ dày dặn cho nội dung, độ sâu cho cốt truyện cùng lúc đó giúp mở rộng trường liên tưởng của độc giả trên nhiều vấn đề, lĩnh vực khác nhau.

Thật vậy, nếu xét đến tình huống truyện, có thể nói, Trứng chim cúc cu này thuộc về ai vẫn là một tác phẩm thuộc thể loại trinh thám. Khi trong tác phẩm ấy, có các vụ án đã buộc cơ quan công dụng phải vào cuộc điều tra; có những bí ẩn trong lịch sử buộc người trong cuộc không thể làm ngơ mà phải đóng vai thám tử để tìm hiểu đến tận chân tướng, ngọn ngành sự thật. đấy là bí ẩn đằng sau những lá thư nạc danh đe dọa cô bé Hida Kazami, một vận động viên trượt tuyết trẻ tài năng. Ngay sau những lá thư nạc danh gửi đến là một tai nạn xe bus thảm khốc nơi Kazami tập huấn, thiếu chút nữa đã cướp đi tính mạng cô bé nhưng người đàn ông, tự nhận là fan hâm mộ của cô, Kamijou Nobuyuki, lại không được may mắn như thế. Tai nạn đấy, sự xuất hiện bất ngờ của Kamijou Nobuyuki, buộc người cha của Kazami – Hida Hiromasa phải lật lại câu chuyện thân thế cô con gái. Bởi ông sớm biết cách đây không lâu, Kazami chẳng phải là con gái ruột của ông & sau ngần ấy năm, giờ đã đến lúc, ông không thể mắt nhắm mắt mở làm ngơ trước sự thật được nữa. Vì con gái ông, vì người cha ruột của cô bé hiện đang thập tử nhất sinh trong bệnh viện, vì người vợ đã quá cố của ông, cũng là do cả người mẹ ruột của Kazami chưa một lần cô bé được gặp.

Ý nghĩa cuốn sách

Cho đến kết truyện, Keigo mới nhắc đến những chú chim cúc cu cùng quả trứng của nó tượng trưng cho tài năng mà các bậc cha mẹ đã vô tình cài gắm vào trong gene của con cái mình. Ý niệm này đã thay đổi phương châm nghiên cứu của Yuzuki & đưa ra cho anh một hướng mới trong việc tìm ra sự gắn kết giữa các năng lực vận động đặc biệt trong kiểu gene giữa cha mẹ và con cái.

Xét về tổng thể thì nội dung của Trứng chim cúc cu này thuộc về ai khá dễ đoán, mặc dù vậy để đoán được cái kết cũng phải tốn khá là nhiều thời gian suy ngẫm. Với phần nhắc đến ý niệm của “trứng chim cúc cu”, có lẽ nó vẫn chưa được rõ rệt lắm do hết 2/3 nội dung sách là đề cập về những khúc mắc và quy trình tìm kiếm thân phận thực sự của cô bé Kazami. Dẫu vậy, điều đọng lại sau cùng của câu chuyện vừa đủ làm cho người đọc phải nghiền ngẫm và ấn tượng, những tình tiết chặt chẽ đan xen nhau được trình bày một cách khéo léo, chuẩn xác. Đúng như mong đợi từ ông hoàng trinh thám Nhật Bản Keigo.

Tâm lý nhân vật trong Trứng chim cúc cu này thuộc về ai khá xuất sắc, Keigo khắc họa rất rõ tâm lý của Hida và Shingo – cậu bé bị ép buộc phải tham gia môn trượt tuyết việt dã để đổi lấy công việc ổn định cho cha của mình. Có đôi khi người đọc sẽ thấy rằng hoàn cảnh của Shingo phù hợp biến thành “trứng chim cúc cu” hơn cả Kazami bởi lòng nhiệt thành đam mê guitar của cậu bé. Nếu Hida được khắc họa một cách rõ nét về hình ảnh của người cha yêu thương con gái hết mực, luôn hy sinh & lo lắng cho cô bé; một người chồng đã sai lầm khi quá vô tâm với vợ mình & luôn mang tự ti, hối hận về điều đó; thì Shingo, cậu bé phải im lặng chấp thuận số phận của mình bị điều khiển và phải dấn thân vào những môn thể thao mà mình vốn dĩ chẳng hề thích thú, lại khiến người đọc thấu hiểu & phải suy ngẫm nhiều hơn giữa cái “khả năng thiên phú” và “sở thích” của con trẻ.

Đánh giá sách Trứng chim cúc cu này thuộc về ai

Trứng chim cúc cu này thuộc về ai – Điều hấp dẫn mình nhất là ở ngay tiêu đề, tác giả dùng phép ẩn dụ về tập tính sinh sản của loài chim cúc cu, tập tính sinh sản này đáng chú ý ở chỗ chim cúc cu khác với các loài chim thông thường. Vào mùa sinh sản, thay vì xây tổ, đẻ trứng, ấp trứng, nuôi con, chim cúc cu đã đến tổ chim chích & gửi những quả trứng của chúng ở đó. Từ đây Higashino Keigo đã xây dựng thành công motif câu chuyện dựa trên điểm đặc biệt của loài chim cúc cu này. Mình xin phép spoil một tí về nội dung, đây chính là câu chuyện tìm bố mẹ ruột cho cô con gái nuôi Kazami của ông bố nuôi Hida Hiromasa. Hida từng là tuyển thủ Olympic đại diện Nhật Bản trong bộ môn trượt tuyết. Nối nghiệp ước mở trở thành tuyển thủ số một Nhật Bản và vươn tầm quốc tế, con gái ông, Hida Kazami hiện cũng là một hạt giống tiềm năng.

Tạm kết
Trứng chim cúc cu này thuộc về ai thực sự là một tác phẩm đáng suy ngẫm, nó không chi là một món ăn tinh thần thu hút, mà còn giúp những người trẻ định hướng lại đam mê của mình, hỗ trợ những bậc phụ huynh yêu sách nhìn nhận lại cách giáo dục con cái & trên hết là giúp độc giả có cái nhìn sâu hơn về sự liên kết gắn bó tình cảm giữa những thành viên trong gia đình thỉnh thoảng không cần dùng đến những mối quan hệ huyết thống.
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách II - Page 20 Empty Re: Sách II

Post by LDN Sat Jan 04, 2025 7:23 am

Trứng Chim Cúc Cu Này Thuộc Về Ai - Higashino Keigo

Nhungcuonsachhay

Hơn 800.000 bản tiểu thuyết đã được bán ra đồng thời được chuyển thể thành bộ phim truyền hình đình đám phá đảo mọi kỉ lục về tỉ suất người xem năm 2016 trên kênh WOWOW.

Đằng sau mỗi con người đều ẩn chứa một bí mật. Dù cố gắng che giấu đến mấy cũng sẽ có ngày những điều chôn sâu giấu kĩ đó bị phơi bày trước ánh sáng. Vậy thì sau cùng, ai mới là người chịu tổn thương sâu sắc nhất? Là chúng ta hay người mà chúng ta tìm cách che giấu bí mật đó?

Nếu bạn đang băn khoăn và chưa tìm được ra câu trả lời cho những thắc mắc này, hãy tự đi tìm đáp án cho mình trong cuốn sách đặc biệt này.

Hiromasa Hida từng là một trong những vận động viên trượt tuyết hàng đầu Nhật Bản, đại diện cho đất nước đi tham gia nhiều giải đấu quốc tế; con gái anh Kazami cũng là một vận động viên trượt tuyết. Lúc Kazami hai tuổi, vợ anh, mẹ của Kazami tự sát. Hida lúc đó đang trong giải đấu quốc tế khi Kazami trào đời, và chỉ khi anh vượt qua nỗi đau sau cái chết của người vợ anh mới biết rằng cô ấy có một bí mật cần che dấu: Kazami không phải là con gái ruột của họ. Bỏ qua nỗi đau của sự thật phũ phàng ấy, Hida tiếp tục nuôi dạy Kazami và con bé dần trở thành một vận động viên tài giỏi hơn anh.

Một thời gian sau, với khát vọng tìm ra được mối liên kết giữa gien di truyền và kĩ năng đạt được của những vận động viên trượt tuyết trong một cuộc huấn luyện, đội của Kazami mong muốn được nghiên cứu bộ gen của cả người cha lẫn con gái nên đã đưa ra lời đề nghị mời cặp bố con Hida. Không muốn tiết lộ bí mật về sự ra đời của con gái mình, Hida từ chối yêu cầu đó. Kazami nhận được một bức thư đe dọa khi cô ấy chuẩn bị tham gia một giải đấu, và rồi có một cuộc đánh bom xe buýt rõ ràng là nhằm vào cô. Bị thương nặng trong vụ đánh bom là Nobuyuki Kamijo, chủ tịch một công ty xây dựng đã đến gặp Kazami, người tuyên bố là một fan hâm mộ của cô.

Ai là người đứng đằng sau vụ đe dọa và mục đích của họ là gì ?

Ai là cha mẹ ruột thực sự của Kazami ?

Hida tự tiến hành điều tra để trả lời những câu hỏi này, và anh đã tìm ra cha đẻ của Kazami. Nhưng việc tiết lộ sự thật kinh hoàng này với Kazami luôn là điều mà anh đắn đo. Giữa ranh giới của việc nói ra sự thật hoặc tiếp tục che dấu thân phận thực sự của Kazami. Đã đến lúc Hida phải đưa ra một quyết định quan trọng.

Bằng giọng văn ma mị sắc bén, tiết tấu dồn dập như đang sống trong những thước phim trinh thám gay cấn, Keigo Higashino đã dẫn dắt người đọc đi từ bất ngờ này sang bất ngờ khác, từng bước gỡ bỏ những nút thắt quan trọng và đẩy tình tiết câu truyện lên đến đỉnh điểm.

Lôi cuốn, ám ảnh, và đầy tính nhân văn, cuốn sách này xứng đáng là cuốn tiểu thuyết được tác giả Keigo Higashino dành nhiều tâm huyết nhất trong sự nghiệp văn chương của mình chắc chắn sẽ khiến các bạn độc giả hài lòng. Còn chần chừ gì nữa mà không sở hữu ngay cuốn sách đứng top đầu những cuốn sách trinh thám bán chạy nhất năm 2016.

1. TUẤN NGUYỄN review sách Trứng Chim Cúc Cu Này Thuộc Về Ai?
Sau đây mình sẽ review 1 trong 10 cuốn của tác giả keigo có mặt tại việt nam, và mình là fan trinh thám cũng như là fan của ông nên mình cố gắng đọc hết sách này của ông… và thật sự sách chưa làm mình hứng thú hay nói cách khác là tạo sự tò mò cho mình như phía sau nghi can x, bạch dạ hành những tác phẩm hay của ông đó là vì không có những vụ án lì kì. Nhưng bên cạnh đó vẫn có những ưu điểm mà tác phẩm mang lại đó là :

Hành trình bảo về bí mật của người cha là Hida Hiromasa dành cho con gái của ông là hida kazami, khi từng ngày trôi qua bí mật ấy còn ngày còn được hé lộ, và sẽ đến 1 lúc nào đó ông phải đối mặt với sự thật rằng người con gái của ông mà ông nuôi nấng không phải là con ruột của ông, nhưng ông yêu kazami như con ruột của mình vậy Sad.

Vậy hành trình bí mật ấy sẽ thế nào, những người cha người mẹ thật sự sẽ là ai, và liệu rằng bí mật ấy sẽ được hé lộ thì sẽ được đề cập hết nhé ^^ bên cạnh đó còn nhiều thứ như tinh thần thể thao, liệu rằng bạn sẽ theo đuổi đam mê của bạn hay sẽ làm 1 việc mà bạn k thích nhưng sẽ có nhiều tiền, đây cũng là 1 vấn đề khá hay mà tác giả đã đề cập, tất nhiên cũng có vài vụ án nhỏ nhưng k quá rắc rối và sẽ làm bạn hấp dẫn cho xem. chúc các bạn tìm đọc vui vẻ, và 1 điều nữa rằng không ai thương mình vô điều kiện bằng tình thương cha mẹ cả 🙁 vì con người cha người mẹ có thể làm tất cả để con có thể hạnh phúc 🙁

2. BINH BOOG review sách Trứng Chim Cúc Cu Này Thuộc Về Ai?
Nghe nói loài chim cúc cu chuyên đi đẻ trứng vào tổ của những loài chim khác chẳng hạn như chim chích, bách thanh hay chim sẻ và sẽ nhờ những con chim đó nuôi hộ con mình.

Và câu chuyện của Hida Hiromasa đúng là như vậy.

Nhưng trong tình cảm, đôi khi vẫn là sự ích kỷ.

Dẫu biết rằng đó không phải là con gái của mình thì cái tình cảm gắn bó của một người cha đã dành hết tình cảm nuôi nấng, dạy dỗ cho con gái sẽ khiến người cha bất giác trở thành ích kỷ trong tình cảm.

Dằn vặt trong đau khổ khi phải lựa chọn giữa việc nói ra hoặc không nói ra sự thật vì rất có thể vì sự ích kỷ của mình mà lấy đi tính mạng của một người có liên quan.

Nhưng cái trứng chim cúc cu đó là vô tội, là không có lỗi. Có chăng đó là lỗi của những người làm cha, làm mẹ đã gây ra vì những sai lầm của mình.

Điều hài lòng nhất trong quyển này có lẽ là cái kết. Một cái kết hợp lý, đầy tính nhân văn. Không thể phủ nhận rằng tình yêu thương của người cha trong quyển này là vô cùng to lớn.

Cũng khá thú vị trong quyển này là hãy để con cái lựa chọn đi theo con đường mà nó thực sự yêu thích. Có thể cha mẹ sẽ di truyền cho con một năng khiếu gì đó nhưng đừng áp đặt bắt con mình đi theo con đường mà cha mẹ lựa chọn, hãy để nó được lựa chọn đi theo con đường mà nó thực sự yêu thích và mong muốn.

Đọc quyển này cũng thấy môn trượt tuyết hay quá đi. Giữa khung cảnh bao la hùng vĩ của thiên nhiên, trong một màu trắng xoá của tuyết, con người như hoà mình vào đó để chinh phục thiên nhiên. Rất tiếc Việt Nam là xứ nhiệt đới nên may ra được đi ngắm tuyết ở Sapa là giỏi rồi nói chi đến trượt tuyết.

3. CẤN VŨ QUỲNH HOA review sách Trứng Chim Cúc Cu Này Thuộc Về Ai?

Trước tiên, mình phải công nhận rằng Higashino Keigo là một nhà văn rất tâm huyết và muốn thử thách bản thân ở nhiều thể loại khác nhau ngoài trinh thám thế nên mình nghĩ những ai chỉ muốn đọc thuần trinh thám thì không nên xem review này. Cuốn sách này có đan xen tình huống ly kì của trinh thám nhưng cũng mang yếu tốt tâm lý xã hội khá cao.

Và mình lúc đầu mới chỉ thu hút về cái tên và bìa (lúc mua sách thì hay có cảm quan là thế mà). Nhưng lúc đọc rồi mình đặt ra khá nhiều câu hỏi trong đầu? Nó cứ dồn dập khiến mình đọc 1 lèo luôn

Thứ nhất, cuốn sách về một cựu vận động viên trượt tuyết có người vợ đã tự sát, một mình chăm cô con gái cũng là vận động viên trượt tuyết tài năng nhưng chính vì tài năng và danh tiếng ấy đã thu hút sự chú ý từ trung tâm nghiên cứu thể thao đặc biệt, họ nghĩ rằng “hổ phụ sinh hổ tử” hay “ con nhà tông không giống lông cũng giống cánh” và muốn mời hai cha con tham gia nghiên cứu về gen di truyền . Thế nhưng chỉ ngay chương đầu ta đã vỡ òa rằng lại một câu chuyện về việc nhầm con.

Cách hành văn của Keigo thực sự khiến mình ám ảnh, không đi trực tiếp nói ra vấn đề nhạy cảm ấy mà gián tiếp thông qua một câu nói như tiếng vọng từ quá khứ “Một đứa trẻ sơ sinh mất tích tại một bệnh viện của tỉnh Niigata. Bất cẩn của y tá do mải chuẩn bị bữa tối”

“À thì ra thế” – không biết đã bao lần mình tự nhủ câu này trong đầu khi đọc cuốn sách này

Thứ hai, phần giữa câu chuyện là sự hé lộ về bí mật lớn nhất của câu truyện, đó không phải là một câu chuyện cẩu huyết hay có tính cao trào, nó là sự đấu tranh tâm lý, sự giằng xé trong nội tâm con người về những bí mật được hé lộ. Nhầm con, đó là sự sai lầm hay là món quà quý giá ngần ấy năm?

Thứ 2, Một cuốn sách có cái kết mình nghĩ là đối với mình khá lửng lơ nhưng đủ và phù hợp nhưng chắc nhiều bạn sẽ phản đối cách giải quyết này nhưng không hiểu vì sao lúc đọc mình lại có cảm giác thành nhân vật ông bố,suy nghĩ như ông bố luôn, có lẽ đấy là cái tài của Keigo nhỉ?

Mình thấy trên mạng có bạn khen, bạn chê nhưng với mình đây là một cuốn sách khá trọn vẹn của Keigo mà bạn nên đọc thử một lần xem sao

4. KURI review sách Trứng Chim Cúc Cu Này Thuộc Về Ai?
Một vài cảm nhận tổng quan về tác phẩm:

*Về hình thức: “Bìa rất đẹp,hơi nhám,được tặng 5 bookmark rất xinh và đáng yêu. Giấy in chữ vừa mắt,rất thoải mái,không hề mỏi mắt. Một điểm trừ cho hình thức sách đó là ngoài bìa chính của tác phẩm thì in tên tác giả là Higashhino Keigo nhưng trong phần nội dung sách thì lại in Keigo Higashino. Mặc dù không phải một lỗi quá lớn tuy nhiên nó sẽ đem lại sự khó chịu chó một số bạn(trừ mình).

*Về nội dung: thấy có nhiều bạn cũng đã review quyển này nói là dở, tuy nhiên mình thấy cuốn này cũng đâu tệ lắm đâu? Cách hành văn của tác giả khá trôi chảy, chau chuốt đó chứ! Mặc dù là tình huống truyện theo mình thì không cuốn hút lắm đối với một cuốn sách trinh thám. Nhưng mình cũng khá bất ngờ về hung thủ nhưng kết không tạo ra một cú lội ngược hay cho lắm, nó khá nhẹ nhàng và không được ấn tượng nhiều lắm.

Cuốn sách kể về câu chuyện ông Hida Hiromasa là một vận động viên từng được tham dự giải Olympic mặc dù không dành được huy chương có một người vợ đã qua đời cách đây 19 năm tên là Tomoyo và một cô con gái tên là Hida Kazami cũng đang nối nghiệp cha mình trượt tuyết. Câu chuyện bắt đầu khi công ty phát triển của Kazami điều tra gen và phát hiện ra cô bé là một người có kiểu gen đặc biệt. Những người có kiểu gen này có thể lực rất tốt và chơi thể thao rất giỏi, và Kazami là một trong số đó. Không muốn tiết lộ về sự ra đời của con gái nên Hida đã không đồng ý làm xét nghiệm gen cha con. Ngay trước khi Kazami tham gia Olympic đã có người gửi một bức thư đe dọa đến nếu Kazami tham gia thì cô sẽ chết. Ngay tại không lâu sau,một người đàn ông tên kamijo và ông đã mất không lâu sau đó. Không may Kazami đã xém lên chiếc xe đó. Liệu ai là kẻ muốn giết Kazami, hung thủ thật sự là ai? Truyện còn có mặt của những nhân vật khác khi bạn đọc sẽ biết.

5. THU HỒNG HOÀNG review sách Trứng Chim Cúc Cu Này Thuộc Về Ai?

Chào đón sự trở lại của ông hoàng trinh thám Higashino Keigo cùng “Trứng chim cúc cu này thuộc về ai” với diện mạo mới sau khi được tái bản. Mình biết đến tác phẩm này vào năm 2018, vậy là đã hơn 2 năm; song khi thấy bìa sách được Mintbooks tái bản khá ấn tượng (tổ chim được làm từ dây ADN xoắn) thì câu chuyện về cô bé Kazami lại quay về tâm trí mình.

——-

Trong “Trứng chim cúc cu này thuộc về ai”, điều thu hút mình nhất là ở ngay tiêu đề, tác giả dùng phép ẩn dụ về tập tính sinh sản của loài chim cúc cu, tập tính sinh sản này đặc biệt ở chỗ chim cúc cu khác với các loài chim thông thường. Vào mùa sinh sản, thay vì xây tổ, đẻ trứng, ấp trứng, nuôi con, chim cúc cu đã đến tổ chim chích và gửi những quả trứng của chúng ở đó. Từ đó Higashino Keigo đã xây dựng thành công motif câu chuyện dựa trên điểm đặc biệt của loài chim cúc cu này. Mình xin phép spoil một tí về nội dung, đây là câu chuyện tìm bố mẹ ruột cho cô con gái nuôi Kazami của ông bố nuôi Hida Hiromasa. Hida từng là tuyển thủ Olympic đại diện Nhật Bản trong bộ môn trượt tuyết. Nối nghiệp ước mở trở thành tuyển thủ số một Nhật Bản và vươn tầm quốc tế, con gái ông, Hida Kazami hiện cũng là một hạt giống tiềm năng. Một sự tìm kiếm có phần gượng ép nhưng với mục đích tích cực. Rất tiếc, một vụ tai nạn đã khiến mọi thứ trở nên bi kịch hơn: vụ tai nạn xe cùng những bức thư đe dọa nhắm đến cô bé Kazami, người đàn ông của quá khứ 10 năm trước tìm đến, bí ẩn về người vợ quá cố của Hiromasa,…

——-

Xét về tổng thể thì nội dung của “Trứng chim cúc cu này thuộc về ai” khá dễ đoán, nhưng để đoán được cái kết cũng phải tốn khá nhiều thời gian suy ngẫm. Với phần nhắc đến phép ẩn dụ “trứng chim cúc cu” chính là nói đến cô bé Kazami. Tâm lý nhân vật trong tiểu thuyết cũng khá xuất sắc, những ai đã quen thuộc với Higashino Keigo đều thích điểm này trong cách viết của ông, xây dựng diễn tiến nhân vật từ người tốt thành kẻ ác, và ngược lại. Sự hợp lý trong diễn biến tâm lý và hành vi của nhân vật được miêu tả bình tĩnh và chậm rãi cho phép độc giả tự đánh giá tốt hơn về tính cách nhân vật. Và quả thực như vậy, khai thác tâm lý của các tuyến nhân vật vẫn luôn là điểm mạnh của Keigo. Những dòng tâm trạng miên man, bất tận giữa khổ đau, giằng xé, dày vò, dằn vặt hay những lời độc thoại trong tâm trí của người cha nuôi Hida Hiromasa sẽ khiến chúng ta nhói lòng, đồng cảm với hoàn cảnh của ông.

*******

*Chất trinh thám quyện hòa cùng chất tâm lý xã hội: Tình thương yêu bao la của cha mẹ và phương pháp nuôi dạy con trẻ hiện nay

Cuốn sách dày 440 trang không chỉ kể về câu chuyện tìm bố mẹ ruột của cô bé Kazami, những gì Higashino Keigo nêu bật lên trong cuốn sách chính là tình thương yêu của những người cha “gà trống nuôi con”, họ vừa mang trên mình trách nhiệm của một người cha, vừa mang trách nhiệm của một người mẹ với đứa con của họ. Vì vậy, tình thương của họ vừa cao như núi Thái Sơn, lại cũng bao la, vô bờ bến như biển Thái Bình; không phô trương, không bộ lộ rõ nhưng vẫn nặng nỗi niềm, sẵn sàng dành những điều tốt đẹp, sẵn sàng hi sinh tất cả cho con cái.

Thứ hai, qua tác phẩm này, tác giả cũng nêu rõ hiện trạng mà rất nhiều bậc phụ huynh trong xã hội đang mắc phải: họ đặt lên vai con cái mình những gánh nặng và mơ ước của bản thân mà quên mất rằng chính đứa trẻ đó cũng có một niềm đam mê và sở thích riêng biệt của nó, chứ không phải của ba hay mẹ. Có lẽ thông qua câu chuyện, người đọc cần phải nhìn nhận lại vấn đề nuôi dạy con cái và định hướng niềm đam mê, mơ ước của trẻ theo một cách hoàn toàn khác, hãy để con trẻ tự do làm những điều chúng muốn và động viên, khuyến khích chúng nên theo đuổi đam mê của mình với tất cả lòng nhiệt huyết. Bởi có đam mê thì mới thành công được.

——-

Về cảm nhận riêng, đây là một cuốn mạch rất chậm so với các cuốn mình đã đọc của Higashino Keigo như Bạch Dạ Hành hay Ảo dạ,… Mình thích tất cả những tác phẩm của ông nhờ cách kể và dẫn dắt câu chuyện cùng những vấn đề đa chiều của xã hội. Song trong câu chuyện này mình thấy có một vài nhân vật thừa, cảm giác nếu có thể được lược bỏ thì có thể đẩy nhanh mạch truyện hơn, đến phần cuối đỉnh điểm cao trào một cách xuất sắc hơn. Tuy nhiên, xét về tổng thể thì cuốn tiểu thuyết này sẽ không làm bạn thất vọng bởi những bài học đáng giá và những góc nhìn khác biệt bạn sẽ chiêm nghiệm được nhờ nó.

6. MARU review sách Trứng Chim Cúc Cu Này Thuộc Về Ai?
Câu chuyện này không có cao trào cực điểm. Không có dã tâm nào quá lớn, không có kẻ ác nào tồn tại. Nếu nói tới nguồn cơn, tất cả chỉ từ tình máu mủ ruột rà và sự ích kỉ của con người. Sự hợp lý trong diễn biến tâm lý và hành vi của nhân vật được miêu tả bình tĩnh và chậm rãi cho phép độc giả tự đánh giá tốt hơn về tính cách nhân vật.

Tôi cảm thấy hài lòng với cái kết toàn vẹn trong những mối quan hệ có tình người. Những người “tốt” trong xã hội đã có những hành động hợp lý, không quá bàng quan, nhưng cũng không quá can thiệp. Một câu chuyện của những người “tốt”, để thấy cuộc đời vốn dĩ vẫn có những khoảng tươi sáng và đẹp đẽ. Kazami hay Shingo vẫn chỉ là những đứa trẻ, chừng nào chúng còn được bảo vệ, chừng đó vẫn còn tương lai tốt đẹp hơn.

Tôi cũng hài lòng với sự ẩn dụ trong tác phẩm này. Từ đầu, tôi đã mặc định trứng chim cúc cu là Kazami, nhưng tới cuối, một sự liên tưởng mới lạ khiến tôi bất ngờ. Trứng chim cúc cu hay là món quà được ban tặng, ai là người quyết định điều đó? Chẳng phải mỗi người chỉ sống một lần ư? Tại sao những người xung quanh lại cứ thả phanh để đưa ra phán xét và lèo lái cuộc đời người khác? Việc khó nhất trên đời, chính là sống đúng như mình mong muốn. Việc đáng giá nhất trên đời, cũng chính là sống đúng như mình mong muốn.

7. LẠC LẠC review sách Trứng Chim Cúc Cu Này Thuộc Về Ai?
Tình thương của cha mẹ bao la như trời biển, điều này đã xuất hiện, trở đi trở lại rất nhiều lần trên trang văn của Keigo. Nhưng có lẽ, chưa có tác phẩm nào điều này lại thể hiện rõ như tiểu thuyết Trứng chim cúc cu này thuộc về ai. Bởi ở tác phẩm này, Higashino Keigo đã xây dựng lên hàng loạt nhân vật, họ là những người đàn ông, những người vừa mang trách nhiệm của một người cha, vừa mang trách nhiệm của một người mẹ với đứa con của họ. Vì vậy, tình thương họ đứa trẻ, vừa “như núi Thái Sơn”, lại cũng như “nước trong nguồn chảy ra”; không phô trương, không ồn ào nhưng vẫn nặng nỗi niềm, nỗi niềm đấng sinh thành, sẵn sàng hi sinh tất cả, kể cả cuộc đời còn lại cho con cái.

Đó là Hida, nhân vật trung tâm câu chuyện, một vận động trượt tuyết tài năng, đã từng ôm giấc mộng vô địch Olympic nhưng rồi giấc mộng không thành. Ông vốn định gửi gắm lại giấc mộng đó cho người con gái như kế thừa không chỉ tài năng mà còn cả tâm nguyện của ông: Kazami. Nhưng vận mệnh trớ trêu, nghiệt ngã đã để ông biết được, Kazami không phải con gái ông, và người con của ông, đã mất trong những ngày tháng ông vô tâm tập luyện, lưu đấu xa nhà.

Vậy, có lẽ chăng, với Kazami, ở Hida vừa tình yêu thương của ông vừa có ý nghĩa như một người cha thật sự bởi cô bé đó, là tất cả những gì vợ ông để lại cho ông. Kazami là hiện thân của giấc mơ vẫn còn dang dở của vận động viên trượt tuyết chuyên nghiệp trong quá khứ Hida Hiromasa. Nhưng đồng thời, với Kazami, cảm xúc của Hida cũng vừa là nỗi hối hận khôn cùng về những vô tâm ông đã gây ra trong ký ức; để hiện tại, con người đó như muốn chuộc lỗi trong mâu thuẫn, lo sợ về một ngày sự thật nghiệt ngã sẽ hiện ra trước ánh sáng. Mà khi sự thật phơi bày, ông ấy mất tất cả.

Tuy nhiên, giữa muôn vàn giằng xé nội tâm, những ích kỷ của một con người mang đầy đủ thất tình lục dục, Hida vẫn là một người cha sống đầy trách nhiệm với cô con gái, dẫu không cùng máu mủ song ông vẫn yêu thương rất mực. Chịu đựng, hi sinh và cũng thương yêu rất nhiều. Lời nguyện cầu cuối cùng của ông, quặn thắt như thốt lên từ tâm can một người cha già, sẵn sàng đánh đổi tất cả vì tương lai của con: “Nếu như ông trời có giáng đòn trừng phạt xuống đi chăng nữa… Thì xin chỉ giáng tội xuống mình tôi thôi – Hida nghĩ. Chim non, con của cúc cu chẳng có tội gì cả. Không thể có bất kỳ điều gì xảy đến với Kazami. Nếu có, thì dù có phải hy sinh tính mạng, Hida cũng quyết ngăn lại.”

Hay đó còn là hình ảnh một người cha khác: Torigoe Katsuya, cũng đã sẵn sàng đánh đổi tương lai của chính mình để lấy lại đôi cánh, tương lai tự do theo đuổi mơ ước của người con trai Shingo. Katsuya, người đàn ông ngỡ rằng vô dụng, vụng về đó, vậy mà lại chất phác và cũng là người thấu hiểu tâm nguyện con trai mình hơn ai. Ông hiểu, Shingo không hứng thú với trượt tuyết băng đồng, đam mê của cậu nhóc đó, là được sống với niềm đam mê, khao khát âm nhạc. Và Katsuya đã hi sinh, chấp nhận đánh đổi.

Hoặc đó còn là một người đàn ông như Kamijou. Mắc sai lầm trong quá khứ, bị chính đứa con trai của mình thù ghét, nhưng ông ta, đến cuối cùng vẫn tìm mọi cách, để cứu sống sinh mệnh cho con mình.

Quả thực, không ai thấu hiểu nỗi lòng con cái bằng bậc làm cha làm mẹ. Nhất là những người đàn ông vừa phải mang thiên chức người cha, vừa phải mang chức vụ người mẹ đối với đứa trẻ. Các ông bố, có thể khô khan, không giỏi diễn đạt, không giỏi biểu lộ tình cảm trước con cái. Nhưng tình thương họ dành cho đứa con, dẫu còn tấm bé hay khi đã trưởng thành, vẫn là thứ tình thương mênh mông, cao tựa “Thái Sơn”, rộng như trời biển. Cũng như những trái trứng chim cúc cu, khi đã nở, đã đủ lông đủ cánh, chúng sẽ sống cuộc đời riêng của chúng. Nhưng loài chim chích, vẫn chăm sóc và dõi theo, kể cả lúc chim cúc cu con, đã vỗ cánh bay đi.

8. THẢO VY review sách Trứng Chim Cúc Cu Này Thuộc Về Ai?
Thật sự thấy cuốn này đọc rất là bình dị, và mình hoàn toàn hiểu được, đồng cảm được với suy nghĩ và sự lựa chọn của các nhân vật, khác hẳn với cảm giác ức chế và ám ảnh so với đa số những cuốn khác của Keigo đem lại.

Tình cảm con người vốn dĩ là khó lí giải mà, trong tình cảm còn có sự ích kỉ và sở hữu nên mới tạo nên những xung đột, mâu thuẫn và tổn thương.

Đọc cuốn này xong làm mình nhớ đến Naoko, có yêu, có thương nhau sâu sắc mới hi sinh được cái tôi, hi sinh cái sự ích kỉ và sở hữu để người mình thương được hạnh phúc. So với tình yêu thì tình cảm gia đình càng thiêng liêng hơn cả, nhưng cũng vì máu mủ ruột rà nên sự tổn thương cũng sâu sắc và khó tha thứ hơn.

Và cũng vì là tình cảm nên không có cái gọi là phản diện hay chính diện, cũng không thể trách cứ hay đánh giá được.

9. TUNG review sách Trứng Chim Cúc Cu Này Thuộc Về Ai?
Lần đầu thấy Mintbooks chịu mua một quyển có tí xíu nội dung bí ẩn và tí xíu trinh thám như quyển này (dù không phải là thuần phá án điều tra). Quyển này nội dung không có nhiều cao trào nhưng cũng không phải là không hấp dẫn. 😅

Mình hay có tật đọc được vài trang của mấy quyển rồi lại drop giữa chừng không đọc nữa, rất hay như vậy nhưng với hai cuốn liên tiếp của bác Keigo rồi mà vẫn trụ lại tới trang sách cuối cùng bởi vì mình biết rằng bác luôn có những cốt truyện sáng tạo và đằng sau những trang sách luôn có điều gì đó khiến ta chờ đợi: một cú lừa thật lớn, một cái kết hoành tráng hay một điều gì đó để ngẫm nghĩ.

10. NG M.PHUONG review sách Trứng Chim Cúc Cu Này Thuộc Về Ai?
Một cuốn sách vừa phải, nghĩa là không quá xuất sắc nhưng cũng không đến nỗi chán lê thê. Vẫn là phong cách thường thấy của Keigo, không có được những pha xoay chiều bất ngờ và những câu hỏi day dứt như Phía sau nghi can X hay Naoko nhưng Keigo vẫn rất chắc chắn trong việc lồng ghép những vấn đề xã hội gây nhiều suy nghĩ vào trong một câu chuyện trinh thám.

11. TOAN LE review sách Trứng Chim Cúc Cu Này Thuộc Về Ai?
Một câu chuyện khá nhân văn. Dù mục đích tốt xấu khác nhau, sau cùng mọi chuyện rồi sẽ ổn.

Qua câu chuyện này mình thấy im lặng không phải lúc nào cũng là vàng. Có thể ngồi lại nói với nhau dăm ba câu chuyện, chia sẽ cùng nhau thì cuộc sống sẽ tốt hơn và con người sẽ hiểu nhau hơn. Chúng ta sống bầy đàn mà, nếu mỗi người cứ giữ mãi trong mình ổ khoá thì sẽ còn nhiều chuyện tác tiếc…

12. MINH NGUYỄN review sách Trứng Chim Cúc Cu Này Thuộc Về Ai?
Một tác phẩm hay: vừa đủ kích thích, vừa đủ lôi cuốn, vừa có cái kết đẹp và nhân văn thì không có lý gì không rate nó 5 sao cả. Rất nhiều bạn chê tác phẩm này, nhưng với mình, mình thấy hài lòng và thỏa mãn sau khi đọc xong.
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách II - Page 20 Empty Re: Sách II

Post by LDN Sun Jan 05, 2025 3:00 pm

HƯƠNG NGUYỄN BLOG

By huongnguyentt- Tháng tư 8, 202201064

Sherlock Holmes toàn tập – Arthur Conan Doyle


Chiều nay, Hương đã hoàn thành xong bộ tiểu thuyết trinh thám Sherlock Holmes gồm 3 tập. Cảm giác của Hương có được là vô cùng thỏa mãn với thời gian bỏ ra cho gần 2000 trang sách.

Có rất nhiều bài học được rút ra thông qua các kỳ truyền vô cùng hấp dẫn. Hương không biết với mọi người bộ tiểu thuyết này có ý nghĩa như thế nào? Nhưng với Hương, bộ tiểu thuyết gần như xuất hiện tại thời điểm này để cổ vũ và khẳng định với Hương rằng những lựa chọn và suy nghĩ của Hương tại thời điểm này thật sự đúng hướng. Hương chỉ cần tiến thẳng về phía trước, bởi những chông gai Hương đã vượt qua rồi.

Hơn 100 năm qua, bộ tiểu thuyết vấn luôn nằm trong top tiểu thuyết kinh điển thế giới chắc hẳn với nhiều lý do. Không chỉ bởi những câu truyện thu hút, thách thức trí tuệ mà cả những bài học cuộc sống phía sau những câu truyện ấy.

Vốn Hương có thể lập một danh sách dài về những bài học mà Hương nhận được từ bộ tiểu thuyết này, nhưng Hương chỉ muốn tập trung và nhận mạnh vào 2 bài học rất lớn và có tác động vô cùng trực tiếp đến cuộc sống hiện giờ của Hương.

Bài học số 1. Tiền là phương tiện hữu ích của loài người
Đọc tác phẩm này, Hương phát hiện Sherlock Holmes dùng tiền rất thông minh. Có nhiều việc ông không tự mình làm, thay vào đó ông dùng tiền của mình để trao đổi thông tin với những người khác. Những người thật sự chuyên nghiệp trong phạm vi của họ.

Có rất nhiều vụ án, ông tham gia và mua những thông tin từ những đứa bé lang thang trên phố, người đánh xe ngựa hoặc những đứa trẻ sẵn sàng túc trực để nghe ông dặn dò. Ông cũng không keo kiệt tiền để mua những thông tin hữu ích trên thị trường hoặc thực hiện một “trò chơi” trong kế hoạch của mình.

Thậm chí có những vụ án không còn không lấy tiền bởi với ông đó không phải mục đích để ông làm việc.

Hương đoán rằng việc ông ra giá cao không phải bởi tài năng ông xứng đáng nhận được mà là sự chọn lọc vụ án ngay từ đầu của ông. Bởi chỉ những người thật sự cần ông giúp đỡ hoặc những việc thật sự khó không thể không cần tới tài năng của ông. Đương nhiên, với năng lực của Sherlock Holmes thì ông hoàn toàn xưng đáng với thu lao trên trời, nhưng Hương tin đó không phải lý do thật sự khiến ông đưa ra mức giá đó.

Có rất nhiều vụ án ông thực hiện là hoàn toàn miễn phí, bởi khách hàng của ông thật sự không có khả năng chi trả những họ vẫn tìm tới. Vậy có thể thấy, họ tin tưởng và hi vọng ở ông biết chừng nào. Và bản thân Sherlock Holmes cũng thể hiện rõ quan điểm và hứng thú của bản thân phụ thuộc vào chính tính “kỳ quặc” và độc đáo của các vụ án. Nó cho ông không gian để khai phá và tìm tòi ra điều mới, vượt qua giới hạn của chính mình hay không có lẽ là điều ông quan tâm nhất.

Cái mà người gọi là “làm việc vì đam mê” có lẽ là thế. Hết mình, hết sức để tích lũy và thỏa mãn đam mê khám phá tâm lý tội phạm, giải thích hiện tượng và kết nối thông tin.

Hương cho rằng trước giờ những người hay nói “Tôi làm việc vì đam mê” không biết họ thật sự hiểu câu nói này không, hay chỉ là một cách bắt trend tạm thời.

Thế nhưng cách mà Sherlock Holmes sử dụng phương tiện tiền một cách thông minh vẫn là điều khiến Hương lưu tâm nhất. Bởi đây đúng là điều Hương đang cố gắng trong thời điểm hiện tại này. Note lại bài học này để nhắc nhở bản thân không ngừng nâng cấp bản thân, khiến tiền phải chạy theo mình và làm theo sai khiến của mình chứ nhất định không được để tiền điều khiển và hành hạ bản thân.

Bài học số 2. Sự học là sự nghiệp cả đời người
“Học hỏi không bao giờ là bến bờ cả. Biển học là mênh mông và bài học cuối cùng là bài học giá trị nhất. Đây là vụ việc mang nhiều điều mới lạ cần để tích lũy kinh nghiệm. Không liên quan gì đến tiền bạc hay danh tiếng cả nhưng tôi vấn muốn giải quyết nói. Khi đêm xuống, chắc chúng ta sẽ tiến được một bước quan trọng trong cuộc điều tra của mình.”

__Trích “Sherlock Holmes”, tập 3 – tác giả Conan Doyle__

Hương không có bất cứ nghi ngờ nào về nhận định này. Nếu nói từ đầu năm 2022 tới nay Hương đã chi khoảng 20 triệu cho việc học tập của mình.

Với Hương, sự học là sự nghiệp cả đời, không cách nào bỏ qua nó được nếu muốn bản thân không ngừng tiến bộ.

Giống như trong bộ sách Cha giàu cha nghèo mà Hương mới review gần đây, Robert T.Kiyosaki từng chia sẻ:

“Khi bạn biết rằng mình không hiểu biết về một lĩnh vực nào đó, hãy bắt đầu tự giáo dục chính mình bằng cách tìm một chuyên gia hay tìm đọc một cuốn sách nói về lĩnh vực ấy.”

Cứ như đất trời nhắc nhở, gần đây mọi cuốn sách Hương đọc đều đâu đó nhắn nhủ về vấn đề này. Ngay cả trong những bài viết trên blog mới của Hương, Hương cũng chia sẻ về câu chuyện đầu tư cho việc học.

Một trong những ý tưởng được nêu ra chính là việc đầu tư cho sự học. Hương cũng chia sẻ đến độc giả của mình về 2 trải nghiệm học tập đắt giá nhất của mình. Một lần là đầu tư cho nghiệp vụ chuyên môn khi Hương còn đang làm công việc fulltime cho một doanh nghiệp. Một lần khác là đầu tư để phát triển một kỹ năng mới, cập nhật xu hướng hiện tại để bản thân mình không bị lỗi thời so với thời cuộc.

Hương đều rất hài lòng với cả hai thương vụ đó, và nó ngày càng củng cố niềm tin trong lòng Hương về sự quan trong của việc học tập trau dồi bản thân.

Một lần nữa qua tập tiểu tuyết kinh điển này, Hương có thêm một sự khẳng định từ một tư tưởng sống cách đầy hơn cả thế kỷ về trước. Điều này chứng tỏ, đây không phải một tư duy mới, mà là một tư duy đúng, sống cùng với thời gian.

Cảm ơn vì tất cả những gì Hương có được từ bộ tiểu thuyết tuyệt vời này.

Đánh giá chung về bộ sách Sherlock Holmes toàn tập
Về sự lôi cuốn của những kỳ án có lẽ đã quá nổi tiếng nên Hương nghĩ ta cũng không cần bàn về nó làm gì.

Ngoài những bài học, Hương đã chia sẻ trong bài Review cuốn Sherlock Holmes tập 1 và bài Review này thì Hương cho rằng những người mê văn học hoặc mê viết nhất định không thể bỏ qua. Bao gồm những người yêu thích tư duy logic và có đam mê với tâm lý học chắc chắn không thể bỏ qua bộ tiểu thuyết này.

Sherlock Holmes
Rèn tư duy suy luận logic
Học cách tả văn, dẫn truyện
Học cách xây dựng tuyến nhân vật hợp thời, hợp cảnh
Một chút góc nhìn về văn hóa nước ngoài
Một chuyến du ngoại nhỏ quay ngược thời gian về Vương quốc Anh giàu mạnh

Tất cả sẽ có được khi đắm chìm trong bộ truyện này.

Xin phép không đánh giá điểm cho bộ sách này. Bởi Hương tin rằng nó chẳng còn cần thiết ở bài Review này!

Cảm ơn ông, Arthur Conan Doyle.
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách II - Page 20 Empty Re: Sách II

Post by LDN Sun Jan 05, 2025 3:11 pm

websosanh.vn

Review sách
Tại sao bộ sách Sherlock Holmes vẫn không ngừng được tái bản?

Tác giả: Kim Oanh
Cập nhật ngày: 07/01/2021, lúc 14:48

Các câu chuyện về Sherlock Holmes luôn luôn ấm nóng tính thời sự, vì thế cho tới nay bộ truyện vẫn đang không ngừng được tái bản nhiều lần.
Dù các vụ án của Sherlock Holmes đã cách đây hàng thế kỉ, nhưng những thế lực tà ác, đen tối luôn luôn có mặt ở bất cứ thời đại nào. Chính vì vậy mà các câu chuyện về Sherlock Holmes luôn luôn ấm nóng tính thời sự …

Từ trong thẳm sâu tâm thức của người dân luôn rất cần một tinh thần Sherlock Holmes – tinh thần của những trang hiệp sĩ tận tâm, tận lực trong nhiệm vụ cao cả và nặng nề “trừ gian, diệt ác”, và đây cũng chính là một trong những bí quyết tạo nên sự bất tử của vị thám tử lừng danh này.

“Nếu coi câu chuyện trinh thám như một chuyến đi, thì nhân vật chính là người tài xế lái chiếc xe đó, sự hấp dẫn của người lái xe có thể khiến độc giả bước lên xe mà không cần biết hành trình sẽ đi đến đâu…” Bộ sách Sherlock Holmes của Athur Conan Doyle đã trở thành một hiện tượng điển hình trong văn học trinh thám thế giới, hình ảnh chàng thám tử gầy gò ở ngôi nhà 221b Phố Baker đã trở nên thân thuộc với hàng triệu triệu độc giả trên khắp thế giới qua hàng chục thế hệ.

Sherlock Holmes chưa từng sống nhưng sẽ không bao giờ chết
Sherlock Holmes có ngoại hình khó bắt mắt với dáng vẻ cao lòng khòng, gương mặt hơi lạnh lùng, không sinh động, có không ít tật xấu: luộm thuộm, bừa bãi, nghiện thuốc lá nặng, thậm chí còn sử dụng cả morphine và cocaine… Song nếu kiên nhẫn bám sát hành trình của tất cả các vụ án trong tuyển tập Sherlock Holmes, chúng ta sẽ thấy đằng sau vẻ ngoài bình thường ấy là một trí tuệ sắc sảo, khả năng tư duy logic cự phách, con mắt quan sát tinh tường…

Khi gặp bác sĩ Watson lần đầu tiên, vừa nghe Stamford giới thiệu: “Đây là bác sĩ Watson, thưa ông Sherlock Holmes.” Holmes đã nắm chặt tay vị bác sĩ và nói: “Anh mới từ Afghanistan về, tôi biết.”

Điều đó khiến bác sĩ sửng sốt hỏi lại: “Làm thế quái nào anh biết điều đó nhỉ?… Chắc chắn là ai đó đã nói cho anh biết trước đó”.

“Không hề. Tự tôi đoán ra được anh từ Afghanistan tới… tôi nghĩ rằng “đây là một quý ông có phong thái của một người làm ngành y, nhưng tác phong lại là của một quân nhân trong quân đội. Vậy thì chắc chắn, đây là một bác sĩ quân y. Anh ta vừa mới trở về từ một đất nước ở miền nhiệt đới bởi vì gương mặt của anh ta sạm nắng và đó rõ ràng không phải là màu da tự nhiên của anh ta bởi vì lớp da ở cổ tay anh ta sáng màu hơn những chỗ khác. Anh ta đã sống trong tình trạng khá kham khổ và bị đau ốm. Khuôn mặt hốc hác của anh ta đã cho thấy rõ ràng điều đó. Cánh tay trái của anh ta bị thương vì anh ta cử động nó không được mềm mại và tự nhiên. Vậy thì ở đất nước nào vùng nhiệt đới, một bác sĩ quân đội người Anh lại phải trải qua một cuộc sống gian khổ đến vậy và lại bị thương? Rõ ràng là chỉ có ở Afghanistan.”

“Chỉ từ một giọt nước, người giỏi suy luận có thể suy ra khả năng của một đại dương hoặc một thác nước, tuy chưa bao giờ tận mắt nhìn thấy chúng.”
“Chỉ từ một giọt nước, người giỏi suy luận có thể suy ra khả năng của một đại dương hoặc một thác nước, tuy chưa bao giờ tận mắt nhìn thấy chúng.”
Chính khả năng suy diễn logic và quan sát tinh tường cùng với trí thông minh tuyệt vời, Sherlock Holmes đã phá không biết bao nhiêu kỳ án mà ngay cả cảnh sát giỏi nhất cũng phải bó tay. Ông đã trở thành niềm mơ ước của những thám tử tư và được sự ngưỡng mộ của rất nhiều người trên thế giới kể từ năm 1891, khi ông xuất hiện trong các tác phẩm của Conan Doyle.

Ở Holmes có đầy đủ hai yếu tố tạo thành một con người lí tưởng, đó là một trí tuệ sáng suốt và một trái tim nhân hậu, luôn tin tưởng vào sức mạnh của công lí. “Tôi không phải là công lí, nhưng tôi đại diện cho công lí trong phạm vị nhỏ hẹp của tôi” là phát biểu giản dị và gần như duy nhất của Holmes về ý nghĩa và mục đích cao đẹp các cống hiến lớn lao của mình. Tuy bình thường có vẻ lòng khòng, vụng về nhưng ngay khi lập luận cho kết quả khả tín, Holmes lập tức trở nên mạnh mẽ, quyết đoán như một viên đạn đã lên nòng và chỉ có duy nhất một quỹ đạo di chuyển là bay thẳng đến đích!

Dù bộ sách Sherlock Holmes đã mang lại cho nhà văn Conan Doyle tất cả tiền tài lẫn danh tiếng nhưng càng đắt khách, áp lực với Doyle càng lớn. Thời hạn hoàn thành tác phẩm do các tạp chí đặt ra ngày càng trở thành gánh nặng với nhà văn. Cuối cùng, Doyle đã quyết định phải “kết liễu” cuộc đời Sherlock Holmes khi để Holmes bất cẩn rơi xuống thác nước Reeichenbach trong trận chiến với kẻ thù không đội trời chung là giáo sư James Moriaty.

Sherlock Holmes được yêu thích đến mức tác giả Conan Doyle bị người hâm mộ phẫn nộ và “đe dọa” khi ông “kết liễu” cuộc đời của Holmes trong truyện ngắn Vấn đề cuối cùng.
Sherlock Holmes được yêu thích đến mức tác giả Conan Doyle bị người hâm mộ phẫn nộ và “đe dọa” khi ông “kết liễu” cuộc đời của Holmes trong truyện ngắn Vấn đề cuối cùng.
Sau cái chết của Holmes, làn sóng phẫn nộ đã nổ ra ở rất nhiều độc giả – những người yêu mến vị thám tử lừng danh từ trước đó. Ngay sau đó, một nhà xuất bản đã đề nghị Doyle “cứu sống” Holmes, bù lại 45.000 bảng Anh (tương đương 45 triệu USD ngày nay) sẽ được đổ vào túi của bác sĩ kiêm nhà văn Conan Doyle. Trước tình yêu mến quá nồng nhiệt của độc giả, gần 10 năm sau, Doyle đã buộc phải mang Holmes trở lại. Nhà văn để vị thám tử “tái sinh” trong cuốn tiểu thuyết ra mắt năm 1902 – “Con chó săn của dòng họ Baskervilles”. Từ năm 1903 – 1904, Doye đã viết thêm 13 truyện ngắn về vị thám tử tài ba. Từ 1914 đến 1927, ông tiếp tục viết thêm một tiểu thuyết và 20 truyện ngắn.

Kể từ đó đến tận bây giờ, hàng năm, các cuốn sách về Sherlock Holmes vẫn không ngừng được tái bản hoặc xuất bản với nhiều hình thức khác nhau phục vụ nhu cầu của các thế hệ độc giả mới. Ngay cả bộ truyện tranh Thám tử lừng danh Conan cũng được lấy cảm hứng từ chính nhân vật Sherlock Holmes của Conan Doyle. Sherlock Holmes được độc giả hâm mộ tới mức đã có rất nhiều hội những người hâm mộ ông được thành lập, hội đầu tiên được thành lập năm 1934 ở Mỹ, sau đó là ở Anh và Đan Mạch. Năm 1990 người ta đã mở Bảo tàng Sherlock Holmes ở phố Baker, đây là bảo tàng cho một nhân vật hư cấu đầu tiên được mở trên thế giới. Sách Kỷ lục Guinness đã thống kê Holmes là nhân vật điện ảnh xuất hiện nhiều nhất, với sự diễn xuất của 70 nam diễn viên khác nhau trong trên 200 bộ phim.
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách II - Page 20 Empty Re: Sách II

Post by LDN Sun Jan 05, 2025 6:33 pm

review sách

Những kẻ đáng ngờ (Higashino Keigo) – Những mẩu truyện ngắn mang nội dung trọn vẹn

By Mọt Mọt- April 14, 2022

Khác với các tác phẩm của Higashino Keigo đã xuất bản ở Việt Nam, Những kẻ đáng ngờ không phải một cuốn tiểu thuyết dài hàng trăm trang. Mà đây là một tập truyện ngắn, bao gồm 7 truyện khác nhau từng được Keigo tiên sinh đăng tải trên hai tờ tạp chí Viên ngọc tiểu thuyết cùng Phụ lục Viên ngọc tiểu thuyết. Và với thể loại được ví như một lát cắt cuộc sống, Higashino Keigo đã chứng tỏ, ông là một nhà văn đa phong cách như thế nào trong việc xây dựng, khai thác đề tài, đồng thời, thâu tóm vấn đề, câu chuyện trong sự giới hạn dung lượng của thể loại.

Những câu chuyện ngắn
Trước hết, cần phải khẳng định một điều rằng, Những kẻ đáng ngờ là cuốn sách được tập hợp lên từ bảy truyện ngắn riêng lẻ không liên quan đến nhau về mặt nội dung hay tình tiết được Keigo tiên sinh viết bằng sự đa điểm nhìn, ngôi kể với những bút pháp trần thuật cực kì đa dạng.

Thật vậy,

Ở 7 truyện ngắn, bên cạnh những câu chuyện viết trên ngôi kể thứ nhất, người kể chuyện xưng “tôi”, trực tiếp khắc họa lại một phần cuộc đời cùng những khoảng thời gian thăng trầm, hồ nghi, ganh ghét, đố kị, căng thẳng, đớn đau họ từng trải qua; thì đã xuất hiện một chương truyện, tựa phần ngoại vi trong cả tập sách, khi người kể chuyện lại đứng ở ngôi thứ ba, góc nhìn toàn tri mà kể về một chuỗi sự kiện bí ẩn buộc nhân vật phải tìm hiểu, khám phá.

Cùng với sự đổi thay ngôi kể, điểm nhìn cũng có nhiều biến chuyển. Phần lớn, điểm nhìn tự sự trong xuyên suốt 7 truyện ngắn của Những kẻ đáng ngờ được đặt lên những người đàn ông. Họ khác nhau về công việc, địa vị xã hội, tuổi tác, tính cách, sở thích nhưng đều gặp gỡ nhau ở một điểm chung mang tên giới tính. Bởi thế, câu chuyện tái hiện dưới ánh nhìn của họ, có phần sắc lạnh hơn và gần như, đều xoay quanh vấn đề công việc, sự nghiệp như truyện ngắn Cô gái đang ngủ hay Chết rồi thì không thể làm việc nữa hay sự thể hiện, kiếm tìm cái tôi của người đàn ông tái hiện rõ nét trong chương 4 Lẽ ra đã rất ngọt hoặc chương 5 Ngọn hải đăng.

Riêng Chương 6, Thông báo kết hôn, lại được xây dựng như một phần đặc biệt của cả tập sách. Ngôi kể đổi khác, điểm nhìn đa dạng theo sự chuyển dịch từ ngôi kể toàn tri. Song tựu trung, điểm nhìn câu chuyện gần như vẫn đặt trọn lên mình cô gái Tomomi. Và Keigo tiên sinh, đã dõi theo bước chân cô gái ấy, kiếm tìm lời giải cho bí mật phía sau bức thư khó hiểu của cô bạn thân; để cô gái trẻ hóa giải nỗi âu lo, thấp thỏm, sợ hãi khi mối lo ấy, đã thật sự thành hình qua án mạng có liên quan trực tiếp đến gia đình bạn thân cô.

Những kẻ đáng ngờ, những câu chuyện ngắn tựa lát cắt của cuộc đời nhân vật và cũng tựa như lát cắt trong cuộc đời sáng tác của Keigo tiên sinh. Mà tại đó, mỗi truyện không bao chứa tầng tầng lớp lớp lớp plot twist hay những chi tiết ẩn dụ cho hàng loạt vấn đề nhức nhối trong xã hội giống với nhiều tiểu thuyết đã làm nên tên tuổi Higashino Keigo. Nhưng trang viết vẫn ẩn chứa cái nhìn sắc sảo về nhân sinh, xã hội nước Nhật từ một cây bút đa giọng văn, đa phong cách.

Có những vấn đề đặt ra tưởng chừng hết sức nhỏ nhặt, như chuyện gia đình, vợ chồng, con cái hay chỉ là một khoảnh khắc thuộc về quá khứ con người. Cũng có truyện mang tầm vi mô hơn, về cả một nền công nghiệp Nhật Bản hay không gian truyện đã mở rộng vượt tầm biên giới. Song tất cả, đó đều là lát cắt của một nước Nhật những năm 90 của thế kỷ XX. Những năm mang ý nghĩa như tấm bản lề, chuyển tiếp hai thiên niên kỷ với đầy biến động. Và con người nước Nhật, đứng giữa khoảnh khắc giao thời, vẫn vật mình với cuộc mưu sinh lẫn hành trình kiếm tìm bản ngã.

Những kẻ đáng ngờ, nhan đề cuốn sách này của Higashino Keigo thật sự rất gợi, vừa tạo sự bí ẩn cho không gian tác phẩm, vừa kích thích sự tò mò của người đọc. Nhan đề ấy không được lấy lại từ một truyện ngắn trong tác phẩm như cách nhiều tác giả đã làm khi ra một tập truyện. Mà tựa đề này, giống một sự tóm gọn từ chính Keigo tiên sinh về những cá nhân ông xây dựng trong 7 truyện ngắn, vốn không có bất kì sự liên hệ về mặt nội dung, tình tiết.

Thực vậy,

Trọn vẹn 7 truyện ngắn, trải dài hơn 200 trang truyện, là muôn mặt kiếp người được khắc họa qua lăng kính đa chiều, đa diện. Để độc giả nhận ra, những kẻ đáng ngờ đó, ngỡ vậy mà lại chẳng phải vậy. Và xây dựng lên hàng loạt gương mặt “đáng ngờ” như thế trong dung lượng hạn chế thuộc về thể tài truyện ngắn, cũng là cái tài của một nhà văn viết truyện trinh thám hàng đầu Nhật Bản hiện nay.

Ở đấy, có những cá nhân thoạt tiên thật khó lòng tin tưởng. Họ cợt nhả, sống phóng túng, buông thả. Họ khó tính, khó chịu, thích gây sự. Họ có hiềm khích, xích mích với người thân của nhân vật chính. Quyết định của họ ảnh hưởng trực tiếp tới tương lai, cuộc đời người khác. Nhưng khi hoài nghi qua đi, những con người đó, lại hiện lên trên trang sách với trọn vẹn sự trong sạch và hơn cả, là tấm lòng nhân ái, bao dung với cả kẻ đã từng nghi ngờ, thậm chí là muốn triệt tiêu họ.

Ở đấy, có những cá nhân thoạt nhìn thật có cảm tình. Họ nhu mì, hiền lành, yếu đuối. Họ tốt bụng, nhiệt tình. Hay đơn thuần, họ chỉ là những người ngỡ rằng không có bất cứ sự quan hệ trực tiếp nào tới mạch truyện chính. Nhưng khi sự thật phơi bày, mỗi kẻ ấy hiện lên với đủ đầy sự tắc trách, bất cẩn, tham lam, vị kỉ,…

Và ở tập truyện Những kẻ đáng ngờ, còn xuất hiện cả các “kẻ”, chẳng phải con người. Thực thể vô tri hay thuộc về chiều không gian khác, xuất hiện trong các truyện ngắn dưới bút pháp tả thực và bút pháp hư ảo đan xen, quyện hòa lần nữa, khẳng định sự đa phong cách trong sáng tác của Higashino Keigo, không chỉ với thể loại dài hơi như tiểu thuyết mà còn ở ngay cả thể tài mang tính cô đọng như truyện ngắn.

Để rồi, qua muôn mặt “những kẻ đáng ngờ”, tác giả Higashino Keigo tựa muốn nhắn gửi câu chuyện lớn, không đơn thuần là “cách nhìn nhận con người” mà hơn cả, là tinh thần, như đã trở thành sợi chỉ đỏ xuyên suốt sáng tác của tiên sinh từ những ngày đầu ông cầm bút tới hiện tại: Cuộc sống tựa một vũ hội Carnaval và con người trong vũ hội ấy, ai cũng mang theo những chiếc mặt nạ. Và nếu ta lật tẩy mặt nạ để đi tới hiện thực, thì sự thật chẳng phải lúc nào cũng chiều lòng người. “Nếu chỉ nhìn vào hành động của đối phương thì khó mà giải tỏa hiểu lầm được. Cháu hãy nghĩ về việc đó thêm một lần nữa đi.”

Người ta trở thành “kẻ đáng ngờ” vì ai cũng mang theo “mặt nạ”. Nhưng lột bỏ hay giữ lại chiếc mặt nạ đó, là lựa chọn của bản thân mỗi người. Trên hành trình người ta luôn đặt nghi vấn với cuộc đời và hoài nghi với chính bản thân.

những kẻ đáng ngờ

Tiếp nối và khởi đầu
Ra đời vào năm 1994, không phải tác phẩm đầu tay nhưng cũng thuộc về thời kì sáng tác đầu, có thể nói, tập truyện Những kẻ đáng ngờ là sự tiếp nối tư tưởng đã thành hình trong những tác phẩm trước đó, đồng thời tiếp tục đặt nền móng cho các sáng tác sau này của tác giả Higashino Keigo.

Như truyện ngắn Chết rồi thì không thể làm việc nữa, tựa phần tiếp nối những vấn đề còn dang dở về mối quan hệ giữa công việc – máy móc – con người Keigo tiên sinh từng đặt ra trong tiểu thuyết Trái tim của Brutus cách đấy 5 năm.

Hay câu chuyện Cho tôi làm lại một lần nữa tựa viên gạch nền tiếp bước cho mảng đề tài thể thao, cụ thể là trách nhiệm của kẻ có tài trong mối tương quan giữa tài năng với sự vấp ngã, cái tôi cá nhân Keigo tiên sinh từng nêu lên trong Hung khí hoàn mĩ mà sau này, sẽ được khai thác sâu hơn nữa trong những tác phẩm như Hoa mộng ảo.

Hoặc câu chuyện Ngọn hải đăng, giống một chiếc bản lề, mở ra dòng tác phẩm thực – ảo đan xen trên hành trình con người kiếm tìm bản ngã. Giống với cách, Keigo tiên sinh đã kể trong Điều kì diệu ở tiệm tạp hóa Namiya. Dẫu rằng, đề tài của hai tác phẩm hoàn toàn khác biệt.

Những kẻ đáng ngờ, tập truyện gồm 7 truyện ngắn, mỗi truyện mang một đề tài, chủ đề riêng biệt trong một kết cấu truyện thắt nút, mở nút chặt chẽ, qua đó thể hiện sức sáng tạo dồi dào của Higashino Keigo. Đồng thời, là cái nhìn nhân đạo từ Keigo tiên sinh về hai tiếng con người và cuộc đời trải dài trên từng trang sách. Mà ông càng trân trọng con người bao nhiêu thì lại càng thấy con người lẫn cái tôi cá nhân yếu đuối biết bao trước ánh nhìn của người khác cùng đổi thay cuộc đời “Sự việc lần này khủng khiếp thật. Sinh mạng con người mong manh thật đấy.”

Bởi thế, hoài nghi tất thảy về “những kẻ đáng ngờ”, kể cả bản thân, có lẽ, không phải là sự bi quan chủ nghĩa của tác giả, mà chỉ là cách, ông hướng người đọc về giá trị nhân bản trong việc đánh giá “sự thật”, con người bằng cái nhìn đa chiều. Để nghi ngờ qua đi, người ta có thể tin tưởng lẫn nhau bằng niềm tin trọn vẹn nhất. Cho nên, Những kẻ đáng ngờ, dù mang hình thức tập truyện ngắn, song, có thể nói, đây vẫn là một cuốn tiểu thuyết, xoay quanh những cá nhân yếu đuối trong xã hội chăng?
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách II - Page 20 Empty Re: Sách II

Post by LDN Sun Jan 05, 2025 6:38 pm

[Review sách]: Những kẻ đáng ngờ - Tác giả: Keigo Higashino

Noron

Những kẻ đáng ngờ được viết nên từ bảy truyện ngắn khác nhau bởi tác giả Keigo Higashino. Những kẻ đáng ngờ đều là những câu truyện ngắn xuất sắc đầy sắc bén. Bảy chương bảy câu chuyện được kể với ngôi thứ nhất “tôi”, ngoại trừ chương 6 ra.

Cô gái đang ngủ

Câu chuyện cũng chẳng có gì đáng nói, nhưng mà sự xuất hiện của một cô gái lạ đang nằm ngủ trên giường. Miyazawa Rieko, không biết đến từ đâu mà đang nằm trên giường trong căn hộ của “tôi” cho Kataoka thuê hẹn hò với Hiroe và các đồng nghiệp khác nữa. Không ai biết cô gái này đến từ đâu, cũng không ai biết sự biến mất đột ngột sau nhiều ngày cô ta trú ngụ tại nhà “tôi” khăng khăng đòi “tôi” tìm ra kẻ đưa cô ta đến đây…

Vừa dụi dụi đôi mắt ngái ngủ tôi vừa lái xe về khu chung cư, mở căn hộ của mình. Bên trong phòng ấm nóng vì hoạt động mọi khi của họ…Tôi chợt thấy có gì đó cựa quậy trên giường. Tôi khựng lại nhìn về phía đó, và ngạc nhiên hơn. Bởi có một cô gái lạ đang nằm trên giường.

Ngọn hải đăng

Chuyến du lịch một mình của “tôi” và cuộc gặp gỡ với gã nhân viên gác ngọn hải đăng- Koizumi. Hắn ta đã dùng ống nhòm theo dõi từng người xuống xe buýt để tìm kiếm những thanh niên trẻ hợp gu với sở thích của mình. Và “tôi” đã bị hắn dụ dỗ qua đêm tại ngọn hải đăng… những chuyện xảy ra tiếp đó khiến tôi không khỏi bàng hoàng, tại sao hắn có thể đối tốt với một sinh viên lại như “tôi”. Và cái chết của nhân viên gác ngọn hải đăng kia tại một mũi đá nhỏ bị đâm bởi con dao mẻ. Mũi đá nhỏ kia cũng chính là điểm cuối cuộc hành trình của Yuusuke, người bạn trong chuyến du lịch với “tôi”. Koizumi, chết nhưng ai giết anh ta thì…

Dù không phải những tác phẩm lớn khiến độc giả kinh ngạc trong từng tình tiết, nhưng “Những kẻ đáng ngờ” vẫn mang được nét riêng của tác giả Keigo. Tuyển những truyện ngắn xuất sắc với đoạn kết sắc bén, đầy hấp dẫn.

Thank you for reading.

Review&photoby Dung Võ.
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách II - Page 20 Empty Re: Sách II

Post by Sponsored content



Sponsored content


Back to top Go down

Page 20 of 20 Previous  1 ... 11 ... 18, 19, 20

View previous topic View next topic Back to top

- Similar topics

Permissions in this forum:
You cannot reply to topics in this forum