Mỹ: Người nhập cư: Chúng tôi không đến đây để ăn hại’
Page 1 of 1 • Share
Mỹ: Người nhập cư: Chúng tôi không đến đây để ăn hại’
Người nhập cư: Chúng tôi không đến đây để ăn hại’
Trang Nguyên – 7 tháng 8, 2024
Saigon Nhỏ
Những người lao động nhập cư hái dâu tây trong vụ thu hoạch ở phía nam San Francisco, California. (Hình minh họa: Visions of America/Joe Sohm/Universal Images Group qua Getty Images)
Cuộc bầu cử năm 2024 đang diễn ra, lại là “nỗi ám ảnh” trong các cộng đồng người nhập cư, khi bị nhắc đến với lời lẽ vô cùng xấu xa.
Trong các bài phát biểu đầy tính thù hận, nhiều quan chức được bầu từ cựu Tổng Thống Trump đến các ứng cử viên cấp dưới thường gọi người nhập cư, nào là “tội phạm,” “bệnh tâm thần,” hay “rác rưởi.”
Điều này làm gia tăng căng thẳng về chủng tộc và sắc tộc, đồng thời gieo rắc nỗi sợ hãi, đau đớn và tức giận trong cộng đồng người nhập cư, trong đó có không ít người có nhiệm vụ bảo đảm cho người Mỹ có thức ăn hàng ngày – đặc biệt là ở California, nơi có dân số lao động nhập cư lớn nhất Hoa Kỳ. Đó là lý do Dịch Vụ Truyền Thông Thiểu Số (EMS) phải tổ chức hội thảo tập trung về lịch sử thù ghét người nhập cư ở Hoa Kỳ và những đóng góp của các cộng đồng nhập cư trong lịch sử, hôm 2 Tháng Tám vừa qua.
Theo EMS, số cư dân làm nông là người nhập cư ở California từ 500,000 đến 800,000, họ làm việc để cung cấp nguồn lương thực cho mọi người, nhưng lại phải đối mặt với nghịch lý, không chỉ nhân công thấp, mà còn bị những lời lẽ thù hận có động cơ chính trị.
Trên toàn quốc, 70% người làm nông trại sinh ra ở ngoại quốc, trong đó đa số là người gốc Tây Ban Nha. Ở California, 75% người làm nông trại không có giấy tờ, 96% nhận mình là người gốc Tây Ban Nha.
Gustavo Gasca Gomez, chuyên gia tiếp cận người nhập cư và điều phối viên của Stop the Hate tại Quỹ Giáo Dục và Lãnh Đạo, có trụ sở tại Fresno, cho biết: “99 %phần trăm cộng đồng mà chúng tôi tiếp cận là những người làm nông, đều bày tỏ sự lo lắng và sợ hãi. Do bị ảnh hưởng sâu sắc bởi điều này, ai cũng nói về một tương lai u ám, đen tối.”
Gomez kể, nông dân nhập cư lo ngại nhất về gánh nặng công cộng, về việc bị trục xuất nếu họ nhận các phúc lợi như chăm sóc sức khỏe mà họ hoặc con cái họ – những người thường là công dân Hoa Kỳ, đủ điều kiện để nhận.
“Họ nói ‘tôi chẳng có miếng giấy lận lưng, chẳng có chút quyền lợi nào, luôn ở trong tình thế bấp bênh, nhưng tôi vẫn có an sinh xã hội, và hàng triệu người sẽ rất muốn được như tôi, nên chúng tôi vẫn ráng làm việc trong điều kiện nóng nực, bẩn thỉu và tẻ nhạt, dù đó là công việc mà toàn bộ đất nước phụ thuộc vào.’ Họ nói đóng, Hoa Kỳ phụ thuộc vào lao động của người lao động không có giấy tờ,” Gomez nói.
“Họ không lo sao được, khi hàng ngày, trên các bản tin thời sự cứ nhan nhản những lời kêu gọi, hoặc bảng hiệu giơ cao với nội dung liên quan đến người nhập cư: ‘Trục xuất hàng loạt ngay đi!’ Người nhập cư đang là lực lượng quan trọng, và đúng như họ nói: ‘Chúng tôi không đến đây để gây hại.’”
Nhà báo Manuel Ortiz Escámez, và là nhà xã hội học, đồng sáng lập tờ Peninsula 360, có trụ sở tại Redwood City, cho biết: “Quyền lực trong chính trị cần phải tạo ra một kẻ thù đáng ghê tởm về mặt thể chất và đạo đức, kẻ muốn lấy đi những gì thuộc về bạn vì cảm giác cấp bách tạo ra sự đoàn kết và nhu cầu cần một vị cứu tinh. Đó là lý do tại sao những người di cư luôn là ‘kẻ thù lý tưởng’ của một số chiến dịch chính trị tại Hoa Kỳ, và dữ liệu cho thấy điều đó có hiệu quả.”
Ảnh chụp từ trên cao, những công nhân đang cắt măng tây trên cánh đồng và xếp thành từng bó để công nhân trên xe tải chở đến A-Bar Ag Enterprises ở Firebaugh. Vào đầu thế kỷ 21, nông dân ở California trồng hơn 36,000 mẫu Anh măng tây. (Hình minh họa: Allen J. Schaben / Los Angeles Times via Getty Images)
Gần đây hơn nhiều, phân tích dữ liệu của Brookings cho thấy sự ủng hộ dành cho Donald Trump trong chiến dịch tranh cử tổng thống thành công năm 2016 của ông chủ yếu là do bài phát biểu chống người nhập cư và phân biệt chủng tộc, cùng với tình cảm phân biệt giới tính. Tuy nhiên, theo Escámez, có câu nói “Không có con người nào là bất hợp pháp,’ nhưng chúng ta đang bước vào một kỷ nguyên mà những gì đã được xây dựng đang bị phá vỡ. “Với nhiệm kỳ thứ hai của Trump, người di cư sẽ là những người đầu tiên phải chịu đau khổ, nhưng họ sẽ không phải là kẻ thù duy nhất,” ông nói.
Nhà báo Escámez cho rằng khi lời lẽ chống người nhập cư ngày càng gia tăng, các cộng đồng không có giấy tờ ngày càng bị cô lập, họ rất lo sợ, nhiều trẻ em bị bắt nạt ở trường và nói rằng, khi Donald Trump đến đây, gia đình các em ấy sẽ bị trục xuất. Tuy vậy, vẫn có em từng bị bắt nạt, hiện đang ủng hộ Trump, để “hòa nhập vào một xã hội đang ngày càng phân biệt chủng tộc đối với những người trẻ tuổi,” là “phải im lặng hoặc thể hiện sự ủng hộ đối với những kẻ bắt nạt mình.”
Còn những người lớn tuổi thì sao? Escámez cho biết: “Cấu trúc xã hội trong những cộng đồng nhập cư đang bị phá vỡ. Hiện nay, nhiều nông dân nói với tôi họ bị cô lập nhiều hơn. Họ chỉ đến nhà thờ, đi làm, đến cửa hàng, sau đó ru rú trong nhà, vì không biết điều gì có thể xảy ra.”
“Điều khiến chúng tôi lo lắng nhất là lời lẽ nhan nhản trên TV mỗi ngày, rằng những người không có giấy tờ là tội phạm và không được chào đón ở đây, điều này càng làm gia tăng mối thù hận,” Arcenio Lopez, tổng giám đốc Mixtec Indigenous Community Organizing Project, có trụ sở tại Ventura, nói. “Nhưng như chúng ta thấy, tội phạm có động cơ phân biệt chủng tộc chỉ tăng khi Trump điều hành đất nước.”
Từ trái: Gustavo Gasca Gomez, Manuel Ortiz Escámez, Arcenio Lopez. (Hình: EMS cung cấp)
Thật vậy, theo báo cáo thống kê tội ác thù hận hàng năm của FBI, tội ác thù hận dưới thời Trump tăng gần 20%, từ 6,121 vụ vào năm 2016, lên 7,314 vụ năm 2019. Trong số các tội ác thù hận này vào năm 2019, 57.6% có động cơ là chủng tộc. Riêng các vụ giết người có động cơ thù hận đã lên tới 51 vụ vào năm 2019 – con số cao nhất trong gần ba thập niên qua.
Theo Lopez, lịch sử áp bức kéo dài hàng thế kỷ mà các cộng đồng bản địa phải đối mặt, trong khi họ là những người bản địa của Mỹ châu, không phải là người nhập cư.
Lopez giải thích: “Cộng đồng người nhập cư bản địa Mexico mà chúng tôi làm việc cùng phải sống trong sự thù hận này hàng ngày. Chúng tôi gọi là ‘Oaxaquitas’ (‘người Oaxaca nhỏ’) và ‘indito’ (‘người da đỏ nhỏ’). Những từ ngữ hàng ngày, như “bọn da nâu,” “đồ lùn,” “bọn xấu xí,” càng bật đèn xanh cho những hành động thù hận được thực hiện.”
“Nhưng thực tế những người bị miệt thị phải bỏ ruộng vườn của mình để sang đây, mà đâu phải ai cũng muốn như vậy,” Lopez nói. “Nếu có dịp đến Oaxaca, bạn sẽ thấy rất nhiều công ty từ Hoa Kỳ, Canada và Âu Châu khai thác tài nguyên thiên nhiên. Điều đó ảnh hưởng như thế nào đến các cộng đồng bản địa không thể cạnh tranh, không có cây cối hoặc nước sạch? Chính phủ này đang đưa ra những quyết định gì với những điều đó? Ai đang nắm quyền?”
Nhưng thực tế vẫn cứ diễn ra, và “đến hẹn lại lên,” vào mùa bầu cử, nạn kỳ thị người nhập cư lại “bùng phát.” Và câu hỏi quan trọng cần đặt ra, là các cộng đồng người nhập cư-lực lượng lao động quan trọng, sẽ được bảo vệ và giúp đỡ bằng các chính sách cụ thể gì?
Trang Nguyên – 7 tháng 8, 2024
Saigon Nhỏ
Những người lao động nhập cư hái dâu tây trong vụ thu hoạch ở phía nam San Francisco, California. (Hình minh họa: Visions of America/Joe Sohm/Universal Images Group qua Getty Images)
Cuộc bầu cử năm 2024 đang diễn ra, lại là “nỗi ám ảnh” trong các cộng đồng người nhập cư, khi bị nhắc đến với lời lẽ vô cùng xấu xa.
Trong các bài phát biểu đầy tính thù hận, nhiều quan chức được bầu từ cựu Tổng Thống Trump đến các ứng cử viên cấp dưới thường gọi người nhập cư, nào là “tội phạm,” “bệnh tâm thần,” hay “rác rưởi.”
Điều này làm gia tăng căng thẳng về chủng tộc và sắc tộc, đồng thời gieo rắc nỗi sợ hãi, đau đớn và tức giận trong cộng đồng người nhập cư, trong đó có không ít người có nhiệm vụ bảo đảm cho người Mỹ có thức ăn hàng ngày – đặc biệt là ở California, nơi có dân số lao động nhập cư lớn nhất Hoa Kỳ. Đó là lý do Dịch Vụ Truyền Thông Thiểu Số (EMS) phải tổ chức hội thảo tập trung về lịch sử thù ghét người nhập cư ở Hoa Kỳ và những đóng góp của các cộng đồng nhập cư trong lịch sử, hôm 2 Tháng Tám vừa qua.
Theo EMS, số cư dân làm nông là người nhập cư ở California từ 500,000 đến 800,000, họ làm việc để cung cấp nguồn lương thực cho mọi người, nhưng lại phải đối mặt với nghịch lý, không chỉ nhân công thấp, mà còn bị những lời lẽ thù hận có động cơ chính trị.
Trên toàn quốc, 70% người làm nông trại sinh ra ở ngoại quốc, trong đó đa số là người gốc Tây Ban Nha. Ở California, 75% người làm nông trại không có giấy tờ, 96% nhận mình là người gốc Tây Ban Nha.
Gustavo Gasca Gomez, chuyên gia tiếp cận người nhập cư và điều phối viên của Stop the Hate tại Quỹ Giáo Dục và Lãnh Đạo, có trụ sở tại Fresno, cho biết: “99 %phần trăm cộng đồng mà chúng tôi tiếp cận là những người làm nông, đều bày tỏ sự lo lắng và sợ hãi. Do bị ảnh hưởng sâu sắc bởi điều này, ai cũng nói về một tương lai u ám, đen tối.”
Gomez kể, nông dân nhập cư lo ngại nhất về gánh nặng công cộng, về việc bị trục xuất nếu họ nhận các phúc lợi như chăm sóc sức khỏe mà họ hoặc con cái họ – những người thường là công dân Hoa Kỳ, đủ điều kiện để nhận.
“Họ nói ‘tôi chẳng có miếng giấy lận lưng, chẳng có chút quyền lợi nào, luôn ở trong tình thế bấp bênh, nhưng tôi vẫn có an sinh xã hội, và hàng triệu người sẽ rất muốn được như tôi, nên chúng tôi vẫn ráng làm việc trong điều kiện nóng nực, bẩn thỉu và tẻ nhạt, dù đó là công việc mà toàn bộ đất nước phụ thuộc vào.’ Họ nói đóng, Hoa Kỳ phụ thuộc vào lao động của người lao động không có giấy tờ,” Gomez nói.
“Họ không lo sao được, khi hàng ngày, trên các bản tin thời sự cứ nhan nhản những lời kêu gọi, hoặc bảng hiệu giơ cao với nội dung liên quan đến người nhập cư: ‘Trục xuất hàng loạt ngay đi!’ Người nhập cư đang là lực lượng quan trọng, và đúng như họ nói: ‘Chúng tôi không đến đây để gây hại.’”
Nhà báo Manuel Ortiz Escámez, và là nhà xã hội học, đồng sáng lập tờ Peninsula 360, có trụ sở tại Redwood City, cho biết: “Quyền lực trong chính trị cần phải tạo ra một kẻ thù đáng ghê tởm về mặt thể chất và đạo đức, kẻ muốn lấy đi những gì thuộc về bạn vì cảm giác cấp bách tạo ra sự đoàn kết và nhu cầu cần một vị cứu tinh. Đó là lý do tại sao những người di cư luôn là ‘kẻ thù lý tưởng’ của một số chiến dịch chính trị tại Hoa Kỳ, và dữ liệu cho thấy điều đó có hiệu quả.”
Ảnh chụp từ trên cao, những công nhân đang cắt măng tây trên cánh đồng và xếp thành từng bó để công nhân trên xe tải chở đến A-Bar Ag Enterprises ở Firebaugh. Vào đầu thế kỷ 21, nông dân ở California trồng hơn 36,000 mẫu Anh măng tây. (Hình minh họa: Allen J. Schaben / Los Angeles Times via Getty Images)
Gần đây hơn nhiều, phân tích dữ liệu của Brookings cho thấy sự ủng hộ dành cho Donald Trump trong chiến dịch tranh cử tổng thống thành công năm 2016 của ông chủ yếu là do bài phát biểu chống người nhập cư và phân biệt chủng tộc, cùng với tình cảm phân biệt giới tính. Tuy nhiên, theo Escámez, có câu nói “Không có con người nào là bất hợp pháp,’ nhưng chúng ta đang bước vào một kỷ nguyên mà những gì đã được xây dựng đang bị phá vỡ. “Với nhiệm kỳ thứ hai của Trump, người di cư sẽ là những người đầu tiên phải chịu đau khổ, nhưng họ sẽ không phải là kẻ thù duy nhất,” ông nói.
Nhà báo Escámez cho rằng khi lời lẽ chống người nhập cư ngày càng gia tăng, các cộng đồng không có giấy tờ ngày càng bị cô lập, họ rất lo sợ, nhiều trẻ em bị bắt nạt ở trường và nói rằng, khi Donald Trump đến đây, gia đình các em ấy sẽ bị trục xuất. Tuy vậy, vẫn có em từng bị bắt nạt, hiện đang ủng hộ Trump, để “hòa nhập vào một xã hội đang ngày càng phân biệt chủng tộc đối với những người trẻ tuổi,” là “phải im lặng hoặc thể hiện sự ủng hộ đối với những kẻ bắt nạt mình.”
Còn những người lớn tuổi thì sao? Escámez cho biết: “Cấu trúc xã hội trong những cộng đồng nhập cư đang bị phá vỡ. Hiện nay, nhiều nông dân nói với tôi họ bị cô lập nhiều hơn. Họ chỉ đến nhà thờ, đi làm, đến cửa hàng, sau đó ru rú trong nhà, vì không biết điều gì có thể xảy ra.”
“Điều khiến chúng tôi lo lắng nhất là lời lẽ nhan nhản trên TV mỗi ngày, rằng những người không có giấy tờ là tội phạm và không được chào đón ở đây, điều này càng làm gia tăng mối thù hận,” Arcenio Lopez, tổng giám đốc Mixtec Indigenous Community Organizing Project, có trụ sở tại Ventura, nói. “Nhưng như chúng ta thấy, tội phạm có động cơ phân biệt chủng tộc chỉ tăng khi Trump điều hành đất nước.”
Từ trái: Gustavo Gasca Gomez, Manuel Ortiz Escámez, Arcenio Lopez. (Hình: EMS cung cấp)
Thật vậy, theo báo cáo thống kê tội ác thù hận hàng năm của FBI, tội ác thù hận dưới thời Trump tăng gần 20%, từ 6,121 vụ vào năm 2016, lên 7,314 vụ năm 2019. Trong số các tội ác thù hận này vào năm 2019, 57.6% có động cơ là chủng tộc. Riêng các vụ giết người có động cơ thù hận đã lên tới 51 vụ vào năm 2019 – con số cao nhất trong gần ba thập niên qua.
Theo Lopez, lịch sử áp bức kéo dài hàng thế kỷ mà các cộng đồng bản địa phải đối mặt, trong khi họ là những người bản địa của Mỹ châu, không phải là người nhập cư.
Lopez giải thích: “Cộng đồng người nhập cư bản địa Mexico mà chúng tôi làm việc cùng phải sống trong sự thù hận này hàng ngày. Chúng tôi gọi là ‘Oaxaquitas’ (‘người Oaxaca nhỏ’) và ‘indito’ (‘người da đỏ nhỏ’). Những từ ngữ hàng ngày, như “bọn da nâu,” “đồ lùn,” “bọn xấu xí,” càng bật đèn xanh cho những hành động thù hận được thực hiện.”
“Nhưng thực tế những người bị miệt thị phải bỏ ruộng vườn của mình để sang đây, mà đâu phải ai cũng muốn như vậy,” Lopez nói. “Nếu có dịp đến Oaxaca, bạn sẽ thấy rất nhiều công ty từ Hoa Kỳ, Canada và Âu Châu khai thác tài nguyên thiên nhiên. Điều đó ảnh hưởng như thế nào đến các cộng đồng bản địa không thể cạnh tranh, không có cây cối hoặc nước sạch? Chính phủ này đang đưa ra những quyết định gì với những điều đó? Ai đang nắm quyền?”
Nhưng thực tế vẫn cứ diễn ra, và “đến hẹn lại lên,” vào mùa bầu cử, nạn kỳ thị người nhập cư lại “bùng phát.” Và câu hỏi quan trọng cần đặt ra, là các cộng đồng người nhập cư-lực lượng lao động quan trọng, sẽ được bảo vệ và giúp đỡ bằng các chính sách cụ thể gì?
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Similar topics
» Nửa số bệnh nhân nhập viện vì covid vẫn còn triệu chứng sau một năm
» Vinh danh cộng đồng người Mỹ gốc Việt,người Việt nhập cư ở Virginia
» Người nhập cư, nào phải con ngáo ộp!
» Nâng mũi không phẫu thuật biến chứng không?
» từ tháng 9 . Thu phí cách ly với người nhập cảnh VN
» Vinh danh cộng đồng người Mỹ gốc Việt,người Việt nhập cư ở Virginia
» Người nhập cư, nào phải con ngáo ộp!
» Nâng mũi không phẫu thuật biến chứng không?
» từ tháng 9 . Thu phí cách ly với người nhập cảnh VN
Page 1 of 1
Permissions in this forum:
You can reply to topics in this forum
|
|