Our forum runs best with JavaScript enabled !

Nhật: Nhật Bản từng là tương lai nhưng đang mắc kẹt trong quá khứ

View previous topic View next topic Go down

Nhật: Nhật Bản từng là tương lai nhưng đang mắc kẹt trong quá khứ Empty Nhật: Nhật Bản từng là tương lai nhưng đang mắc kẹt trong quá khứ

Post by LDN Sun Dec 18, 2022 12:14 pm

Nhật tăng năng lực quân sự đối phó Trung Quốc

Hiếu Chân
18 tháng 12, 2022 - Sài Gòn nhỏ

Một số người dân Tokyo tụ tập trước văn phòng của Thủ tướng Fumio Kishida hôm 16 tháng Mười Hai 2022 mang theo biểu ngữ phản đối kế hoạch tăng chi tiêu quân sự của chính phủ vì cho rằng điều đó trái với Điều 9 trong Hiến pháp “hòa bình” của Nhật. Ảnh David Mareuil/Anadolu Agency via Getty Images
Cán cân quân sự ở Đông Á sẽ có sự thay đổi lớn trong vài năm tới khi Nhật Bản thực hiện kế hoạch gia tăng năng lực quốc phòng lớn nhất kể từ Chiến tranh Thế giới thứ Hai với Trung Quốc là đối thủ được nhắm tới.

Trong một bước đột phá lớn so với nguyên tắc chỉ tự vệ của Hiến pháp Nhật Bản,  hôm qua thứ Sáu 16 tháng Mười Hai 2022, chính phủ của Thủ tướng Fumio Kishida đã thông qua chiến lược an ninh quốc gia mới, tuyên bố kế hoạch xây dựng khả năng tấn công phủ đầu và mở rộng kho hỏa tiễn hành trình để chủ động hơn trước các mối đe dọa từ nước láng giềng Trung Quốc và Triều Tiên.

Tăng chi tiêu quốc phòng lên 2% GDP
Với Trung Quốc, Triều Tiên và Nga nằm ngay phía tây và phía bắc, Nhật Bản “phải đối mặt với môi trường an ninh quốc gia phức tạp và nghiêm trọng nhất kể từ khi kết thúc chiến tranh [thế giới thứ hai]”, bản chiến lược  nhấn mạnh. Nhật gọi Trung Quốc là “thách thức chiến lược lớn nhất” – trên cả Triều Tiên và Nga – đối với nỗ lực của Nhật Bản nhằm đảm bảo hòa bình, an toàn và ổn định cho chính mình và thế giới.

Phát biểu trong một cuộc họp báo hôm thứ Sáu, Thủ tướng Fumio Kishida mói rằng việc sở hữu khả năng tấn công là “không thể thiếu” để Nhật ngăn chặn các cuộc tấn công của kẻ thù. “Khi các mối đe dọa trở thành hiện thực, Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (SDF) có bảo vệ được hoàn toàn đất nước của chúng ta không? Thành thật mà nói, [khả năng của SDF] hiện tại là không đủ,” ông Kishida nói, theo AP.

Theo chiến lược này, chi tiêu quốc phòng của Nhật Bản trong năm năm 2022-2027 sẽ vào khoảng 43 ngàn tỷ yen ($320 tỷ), tương đương 2% GDP của Nhật, gấp 1.6 lần so với tổng chi tiêu trong năm năm hiện tại. Mức 2% GDP là tỷ lệ tối thiểu đầu tư cho quốc phòng được Hoa Kỳ yêu cầu các nước thành viên khối NATO thực hiện; Nhật không nằm trong NATO nhưng là đồng minh chiến lược về an ninh của Mỹ nên cũng có nghĩa vụ nâng tỷ lệ chi cho quốc phòng lên 2% GDP. Với chi tiêu quốc phòng $320 tỷ trong năm năm, và có thể lên 10 ngàn tỷ yen ($73 tỷ) mỗi năm, Nhật sẽ xếp thứ ba về chi tiêu quân sự, tương ứng với quy mô kinh tế của mình, sau Hoa Kỳ và Trung Quốc

Thủ tướng Kishida cho biết tăng ngân sách là ưu tiên chính sách của ông kể từ khi nhậm chức vào tháng Mười năm 2021.

Trọng tâm là hỏa tiễn
Do quá khứ từng là kẻ xâm lược và phải đầu hàng không điều kiện, chính sách thời hậu chiến của Nhật Bản ưu tiên tăng trưởng kinh tế, còn về an ninh thì dựa vào quân đội Mỹ đóng tại Nhật Bản theo thỏa thuận an ninh song phương giữa hai nước. Việc xây dựng quốc phòng của Nhật Bản từ lâu đã được coi là một vấn đề nhạy cảm ở trong nước và trong khu vực, đặc biệt là đối với các nước châu Á từng là nạn nhân của các hành động tàn bạo trong thời chiến của Nhật Bản.

Nhưng các chuyên gia cho rằng do Trung Quốc gia tăng nhanh chóng sức mạnh quân sự, sự kiện Nga xâm lược Ukraine và lo ngại về tình trạng khẩn cấp của Đài Loan đã khiến nhiều người Nhật Bản ủng hộ việc tăng cường năng lực và chi tiêu quốc phòng.

Một hỏa tiễn hành trình Tomahawk được bắn lên từ tàu khu trục USS Barry (DDG-52) tại Địa Trung Hải đế tấn công các mục tiêu ở Syria trong chiến dịch Odyssey Dawn tháng 3-2011. Tomahawk là loại hỏa tiễn dẫn đường bằng vệ tinh được hải quân Mỹ, Anh đánh giá rất cao và đang được chính phủ Nhật đàm phán để mua số lượng lớn. Ảnh US Navy via Getty Images.
Chiến lược an ninh quốc gia Nhật Bản cho rằng sự tiến bộ nhanh chóng của công nghệ hỏa tiễn đã trở thành “mối đe dọa thực tế” trong khu vực, khiến việc đánh chặn bằng các hệ thống phòng thủ hỏa tiễn hiện tại trở nên khó khăn hơn. Trong năm nay Triều Tiên đã bắn hơn 30 hỏa tiễn đạn đạo, trong đó có một tên lửa bay qua lãnh thổ Nhật Bản. Trong hành động phản ứng với chuyến thăm Đài Loan của Chủ tịch Hạ Viện Mỹ Nancy Pelosi hồi tháng Tám, Trung Quốc đã bắn năm tên lửa đạn đạo vào vùng biển gần các đảo phía nam của Nhật Bản bao gồm cả đảo Okinawa – nơi có các căn cứ quân sự lớn của Mỹ.

Theo kế hoạch đề ra trong chiến lược, Nhật sẽ chi 5 nghìn tỷ yên ($37 tỷ) để mua từ nước ngoài các hỏa tiễn đất đối đất, bao gồm hỏa tiễn Tomahawk của Lockheed Martin và Hỏa tiễn đối không liên kết đất đối đất (Joint Air-to-Surface Standoff Missile), trong khi Công ty công nghiệp nặng Mitsubishi của Nhật Bản phát triển hỏa tiễn dẫn đường đất đối hạm Type-12. Để nhanh chóng ứng phó với các cuộc tấn công có thể xảy ra, Nhật Bản cũng sẽ triển khai một số đơn vị hỏa tiễn dự phòng tại các địa điểm không được tiết lộ.

Các mặt hàng khác trong danh sách mua sắm quân sự của Nhật bao gồm hỏa tiễn đánh chặn, máy bay không người lái tấn công và trinh sát, thiết bị liên lạc vệ tinh, chiến đấu cơ tàng hình F-35, trực thăng, tàu ngầm, tàu chiến và máy bay vận tải hạng nặng.

Khả năng tấn công phủ đầu
Một mục tiêu lớn trong kế hoạch của Nhật Bản là phát triển cái gọi là “khả năng phản công” mà theo các chuyên gia quân sự, chỉ là cách nói khác của khả năng tấn công phủ đầu; cho phép Nhật Bản tấn công các căn cứ hỏa tiễn của đối phương khi phát hiện âm mưu tấn công Nhật Bản ngay cả trước khi các hỏa tiễn đó được khai hỏa. Chiến lược an ninh mới của Nhật nói rõ nước này phải đạt được khả năng “ngăn chặn và đánh bại các cuộc xâm lược chống lại quốc gia của mình sớm hơn nhiều và ở khoảng cách xa hơn”.

Khả năng phản công của Nhật sẽ hình thành sớm nhất là vào năm 2026 khi các hệ thống hỏa tiễn Tomahawk tầm xa mạnh mẽ do Hoa Kỳ cung cấp được triển khai trên thực địa. Các quan chức quốc phòng Nhật Bản cho biết họ vẫn đang đàm phán chi tiết về việc mua hỏa tiễn Tomahawk.

Việc phát triển năng lực phản công như vừa nói là đặt dấu chấm hết cho chính sách của chính phủ Nhật Bản từ năm 1956, theo đó phản công chỉ được coi là biện pháp phòng vệ cuối cùng được quy định trong hiến pháp.

“Bằng việc tăng cường căn bản sức mạnh quốc phòng, chúng ta phải chuẩn bị vững chắc cho tình huống xấu nhất”, chiến lược mới cho biết.

Thủ tướng Nhật Fumio Kishida họp báo hôm 16 tháng Mười Hai công bố chiến lược an ninh
quốc gia mới của Nhật, kế hoạch tăng chi tiêu quốc phòng và mua sắm vũ khí. Ảnh David Mareuil/Anadolu Agency via Getty Images
Chính phủ Nhật Bản đã đổi tên cái được gọi là tấn công phủ đầu thành “khả năng phản công”, dường như để nhấn mạnh rằng đó là để tự vệ. Tomohisa Takei, một đô đốc đã nghỉ hưu của hải quân Nhật Bản, cho biết dù diễn đạt theo cách nào thì chiến lược an ninh mới của Nhật vẫn xác định mối đe dọa chính là Trung Quốc, mà Nhật Bản đã phải chuẩn bị đối phó, còn mối đe dọa từ Triều Tiên chỉ được sử dụng “như một vỏ bọc”.


Nhưng “khả năng phản công” hoặc “tấn công phủ đầu” là chuyện rất khó thực hiện khi Nhật hoàn toàn dựa vào tình báo Hoa Kỳ để phát hiện sớm các dấu hiệu chuẩn bị phóng tên lửa của kẻ thù, nhằm ngăn chặn cuộc tấn công một cách hiệu quả mà không bị đổ lỗi cho việc thực hiện một cuộc tấn công phủ đầu. Christopher Johnstone, cố vấn cấp cao và chủ tịch Nhật Bản tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, cho biết sẽ cần một liên minh Nhật-Mỹ sâu sắc hơn thì Nhật mới phát triển được năng lực phản công.

Phản ứng của các nước
Trung Quốc tất nhiên đã phản ứng giận dữ với chiến lược quốc phòng mới của Nhật. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Vương Văn Bân (Wang Wenbin) cáo buộc Nhật Bản “phớt lờ sự thật, đi chệch khỏi cam kết đối với quan hệ Trung Quốc-Nhật Bản và những hiểu biết chung giữa hai nước, đồng thời làm mất uy tín của Trung Quốc một cách vô căn cứ”. “Việc thổi phồng cái gọi là mối đe dọa từ Trung Quốc để lấy cớ xây dựng quân đội của Nhật chắc chắn sẽ thất bại,” ông Vương cho biết hôm thứ Sáu tại một cuộc họp báo hàng ngày.

Hàn Quốc cho biết hôm thứ Sáu rằng Nhật Bản phải tham khảo ý kiến ​​của Seoul trước khi thực hiện bất kỳ hành động nào ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích quốc gia của Seoul, chẳng hạn như thực thi khả năng phản công nhắm vào Bán đảo Triều Tiên. Bộ Ngoại giao Hàn Quốc cho biết trong một tuyên bố rằng Hàn Quốc “mong muốn” Nhật Bản thực hiện chính sách an ninh để đóng góp cho hòa bình và ổn định khu vực.

Ngày 16-12, chính quyền Mỹ đã ca ngợi chiến lược an ninh mới của Nhật, gọi đây là một bước đi “táo bạo và mang tính lịch sử” nhằm duy trì hòa bình ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, theo hãng tin Kyodo News.

Trên Twitter, Tổng thống Mỹ Joe Biden gọi liên minh Mỹ-Nhật là “nền tảng của một Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và cởi mở”. Ông cho biết Washington “hoan nghênh những đóng góp của Nhật cho hòa bình và thịnh vượng”.

Cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ Jake Sullivan trong một tuyên bố cho biết chiến lược mới của Nhật Bản “đặt ra tầm nhìn của Thủ tướng Kishida và người dân Nhật Bản về một cộng đồng đối tác và đồng minh rộng lớn và mạnh mẽ trong khu vực”. “Mục tiêu của Nhật Bản tăng đáng kể đầu tư quốc phòng cũng sẽ củng cố và hiện đại hóa liên minh Mỹ-Nhật,” ông Sullivan nói thêm.


Last edited by LDN on Sat Jan 28, 2023 10:56 am; edited 1 time in total

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

Nhật: Nhật Bản từng là tương lai nhưng đang mắc kẹt trong quá khứ Empty Re: Nhật: Nhật Bản từng là tương lai nhưng đang mắc kẹt trong quá khứ

Post by LDN Sat Jan 28, 2023 10:55 am

BBC News, Tiếng Việt

Nhật Bản từng là tương lai nhưng đang mắc kẹt trong quá khứ

Tác giả,Rupert Wingfield-Hayes
Vai trò,Phóng viên tại Tokyo

28.01.2023

Kinh tế Nhật Bản, nền kinh tế lớn thứ ba thế giới đã bị trì trệ nhiều nămNGUỒN HÌNH ẢNH,JIRO AKIBA/ BBC
Chụp lại hình ảnh,
Kinh tế Nhật Bản, nền kinh tế lớn thứ ba thế giới đã bị trì trệ nhiều năm

Ở Nhật, nhà cũng giống như ô tô.

Ngay khi vừa dọn đến, ngôi nhà mới của bạn sẽ có giá trị thấp hơn những gì bạn đã bỏ ra để mua và sau khi bạn trả hết nợ thế chấp trong 40 năm, ngôi nhà gần như không còn giá trị gì nữa.

Lần đầu tiên chuyển đến đây với tư cách là phóng viên của BBC, tôi rất lúng túng - 10 năm trôi qua, khi tôi chuẩn bị rời đi, mọi thứ vẫn như vậy.

Đây là nền kinh tế lớn thứ ba thế giới. Đây là một quốc gia hòa bình, thịnh vượng với tuổi thọ người dân cao nhất thế giới, tỷ lệ giết người thấp nhất, ít xung đột chính trị, hộ chiếu quyền lực và mạng lưới đường sắt cao tốc Shinkansen tốt nhất thế giới.

Mỹ và châu Âu từng lo sợ sức mạnh kinh tế của Nhật Bản giống như cách họ sợ sức mạnh kinh tế ngày càng phát triển của Trung Quốc hiện nay. Nhưng một Nhật Bản mà thế giới mong đợi đã không bao giờ đến. Vào cuối những năm 1980, người Nhật giàu hơn người Mỹ. Bây giờ thu nhập của họ ít hơn người Anh.

Trong nhiều thập kỷ, Nhật Bản đã phải vật lộn với một nền kinh tế trì trệ, bị cản trở bởi sự phản đối sâu sắc để thay đổi và gắn bó ngoan cố với quá khứ. Bây giờ, dân số của Nhật Bản đang già đi và thu hẹp lại.

Nhật Bản đang bị mắc kẹt.

Thủ tướng Nhật Bản: Đất nước bên bờ vực vì tỷ lệ sinh giảm

Sự ủng hộ đối với Thủ tướng Nhật Bản trượt dốc vì vụ nhà thờ và quốc tang ông Abe

Từng là tương lai
Khi tôi đến Nhật Bản lần đầu tiên vào năm 1993, ấn tượng với tôi không phải là những con đường thắp đèn neon ở Ginza và Shinjuku - cũng không phải phong cách thời trang "Ganguro" hoang dã của các cô gái "Harajuku".

Đó là cảm giác Nhật Bản giàu có hơn bất kỳ nơi nào khác mà tôi từng đến ở châu Á; Tokyo sạch sẽ và trật tự quá mức so với bất kỳ thành phố châu Á nào khác. Ở Hong Kong là một cuộc tấn công vào các giác quan, ồn ào, hôi hám, một thành phố của những điều đối lập - từ những lâu đài xa hoa trên Victoria Peak đến những xưởng bóc lột sức lao động "ma quỷ đen tối" ở đầu phía bắc của Kowloon.

Ở Đài Bắc, nơi tôi học tiếng Trung, đường phố đông đúc trong tiếng xe tay ga hai thì phun khói cay xè, bao trùm thành phố trong một lớp sương mù dày đặc đến mức bạn thường chỉ có thể nhìn thấy trong khoảng cách hai dãy nhà.

Nếu coi Hong Kong và Đài Bắc là những thanh thiếu niên ồn ào của châu Á, thì Nhật Bản là người trưởng thành. Vâng, Tokyo là một khu rừng bê tông, nhưng là một khu rừng được cắt tỉa rất đẹp.

Quận Harajuku của Tokyo từ lâu đã là một thỏi nam châm thu hút các văn hóa và thời trang
NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh,
Quận Harajuku của Tokyo từ lâu đã là một thỏi nam châm thu hút các văn hóa và thời trang

Trước Cung điện Hoàng gia ở Tokyo, đường chân trời bị bao trùm bởi những tòa tháp bằng kính của những công ty khổng lồ - Mitsubishi, Mitsui, Hitachi, Sony. Từ New York đến Sydney, các bậc cha mẹ đầy tham vọng đều thúc giục con cái của họ "học tiếng Nhật". Tôi đã tự hỏi liệu mình có mắc sai lầm khi học tiếng Trung Quốc không.

Nhật Bản đã trỗi dậy từ sự tàn phá của Thế chiến thứ II và chinh phục ngành sản xuất toàn cầu. Tiền đổ lại đất nước mặt trời mọc, thúc đẩy bất động sản bùng nổ khi người ta mua bất cứ thứ gì họ có thể, thậm chí cả những khu rừng. Vào giữa những năm 1980, người ta nói đùa rằng khuôn viên của cung điện hoàng gia ở Tokyo có giá trị tương đương với toàn bộ California. Người Nhật gọi đó là "Baburu Jidai" hay kỷ nguyên bong bóng.

Sau đó, vào năm 1991, bong bóng vỡ. Thị trường chứng khoán Tokyo sụp đổ. Giá bất động sản tụt dốc không phanh. Họ vẫn chưa phục hồi.

Một người bạn của tôi mới đây đang trả giá để mua vài ha rừng. Chủ sở hữu muốn bán với giá 20 USD cho mỗi mét vuông. “Tôi đã nói với ông ta rằng đất rừng chỉ đáng giá 2 USD một mét vuông,” bạn tôi nói. “Nhưng ông ta khăng khăng rằng 20 USD một mét vuông, bởi vì đó là số tiền ông ta đã trả vào những năm 1970.”

Nếu nghĩ đến những chiếc tàu cao tốc kiểu dáng đẹp của Nhật Bản, hay sự kỳ diệu "rất đúng lúc" của Toyota với dây chuyền sản xuất lắp ráp - bạn có thể đúng nếu cho rằng Nhật Bản là một điển hình cho hiệu quả. Nhưng không hề.

Thay vào đó, bộ máy quan liêu có thể trở nên đáng sợ, trong khi một lượng lớn tiền công được chi cho các hoạt động mang lại lợi ích đáng ngờ.

Năm ngoái, tôi đã khám phá ra câu chuyện đằng sau những chiếc nắp cống tuyệt đẹp ở một thị trấn nhỏ trên dãy núi Alps của Nhật Bản. Năm 1924, xương hóa thạch của một loài voi cổ đại được tìm thấy ở chiếc hồ gần đó. Nó đã trở thành một biểu tượng của thị trấn - và một vài năm trước, ai đó đã quyết định thay thế tất cả các nắp cống bằng những cái mới có hình ảnh con voi nổi tiếng được đúc ở trên cùng.

Rồi việc này diễn ra trên khắp Nhật Bản. Hiện Hiệp hội nắp cống Nhật Bản tuyên bố có 6.000 kiểu dáng khác nhau. Tôi hiểu tại sao mọi người yêu thích những chiếc nắp này. Chúng là những tác phẩm nghệ thuật. Nhưng mỗi chiếc có giá lên tới 900 USD.

Chụp lại hình ảnh,
Những nắp cống tuyệt đẹp này có thể được thấy trên khắp Nhật Bản

Đây là manh mối cho thấy Nhật Bản đã đến với núi nợ công lớn nhất thế giới như thế nào. Và lạm phát không được hỗ trợ bởi dân số già không thể nghỉ hưu vì áp lực về chăm sóc sức khỏe và lương hưu.

Khi tôi gia hạn giấy phép lái xe ở Nhật Bản, các nhân viên cực kỳ lịch sự đã đưa tôi từ kiểm tra mắt đến quầy chụp ảnh đến thanh toán lệ phí và sau đó yêu cầu tôi đến "phòng diễn thuyết 28". Những bài giảng về "an toàn" này là bắt buộc đối với bất kỳ ai đã từng vi phạm giao thông trong 5 năm trước đó.

Bên trong, tôi thấy một nhóm những người trông có vẻ chán nản đang chờ sự trừng phạt bắt đầu. Một người đàn ông ăn mặc lịch sự bước vào và nói với chúng tôi rằng "bài giảng" của chúng tôi sẽ bắt đầu sau 10 phút và kéo dài hai giờ!

Bạn thậm chí không cần phải hiểu bài giảng. Phần lớn không vào được đầu tôi. Khi sang đến giờ thứ hai, một số người đã ngủ thiếp đi. Người đàn ông bên cạnh tôi đã hoàn thành một bức vẽ phác thảo khá đẹp về tháp Tokyo. Tôi ngồi chán nản và bực bội, chiếc đồng hồ trên tường đang giễu cợt tôi.

"Ý nghĩa của việc đó là gì?" Tôi hỏi đồng nghiệp người Nhật khi tôi trở lại văn phòng. "Đó là hình phạt, phải không?"

"Không," cô cười. "Đó là một kế hoạch tạo việc làm cho cảnh sát giao thông đã nghỉ hưu."

Nhưng nếu bạn sống ở đây càng lâu, ngay cả những điều bực bội cũng trở nên quen thuộc, thậm chí đáng yêu. Bạn bắt đầu đánh giá cao những điều kỳ quặc - chẳng hạn như bốn nhân viên trạm xăng lau sạch tất cả các cửa sổ ô tô của bạn trong khi họ đổ đầy bình xăng và đồng loạt cúi chào khi bạn lái xe đi.

Nước Nhật vẫn là nước Nhật, và không phải là bản sao của Mỹ. Đó là lý do tại sao thế giới lại rung động trước mọi thứ của Nhật Bản, từ bột tuyết đến thời trang. Tokyo là nơi có những nhà hàng bậc nhất; Studio Ghibli làm phim hoạt hình hấp dẫn nhất thế giới (xin lỗi, Disney); chắc chắn, J-pop thật tệ, nhưng Nhật Bản chắc chắn là một siêu cường quyền lực mềm.

Người làm việc với máy tính và những kẻ lập dị yêu thích Nhật Bản vì sự kỳ lạ tuyệt vời của nước này. Nhưng cũng có những người ngưỡng mộ Nhật vì từ chối nhập cư và duy trì chế độ phụ hệ. Quốc gia này thường được mô tả là đã thành công trong việc trở nên hiện đại mà không từ bỏ những gì cổ xưa. Điều này đúng trong một số lĩnh vực, nhưng tôi cho rằng hiện đại là bề nổi.

Khi Covid ập đến, Nhật Bản đã đóng cửa biên giới. Ngay cả những người nước ngoài thường trú cũng không được quay trở lại. Tôi gọi điện đến Bộ Ngoại giao để hỏi tại sao những người nước ngoài đã sống hàng chục năm ở Nhật Bản, có nhà và cơ sở kinh doanh ở đây, lại bị đối xử như khách du lịch. Câu trả lời thẳng thừng: "họ đều là người nước ngoài."

Một trăm năm mươi năm sau khi buộc phải mở cửa, Nhật Bản vẫn hoài nghi, thậm chí sợ hãi thế giới bên ngoài.

Yếu tố bên ngoài
Tôi nhớ lại lúc ngồi trong một hội trường làng trên Bán đảo Boso ở phía bên kia của Vịnh Tokyo. Tôi ở đó vì ngôi làng được liệt kê là có nguy cơ biến mất, một trong 900 ngôi làng ở Nhật Bản. Những người đàn ông lớn tuổi tập trung trong hội trường đã quan ngại. Kể từ những năm 1970, họ đã chứng kiến những người trẻ tuổi rời đi tìm việc làm ở các thành phố. Trong số 60 người còn lại, chỉ có một thiếu niên và không hề có trẻ em.

"Ai sẽ chăm sóc những ngôi mộ của chúng ta khi chúng ta chết đi?" một ông già than thở. Chăm sóc các linh hồn là công việc nghiêm túc ở Nhật Bản.

Nhưng đối với tôi, một người gốc Đông Nam nước Anh, việc ngôi làng này sẽ biến mất có vẻ vô lý. Nó được bao quanh bởi những cánh đồng lúa như ảnh in trên bưu thiếp và những ngọn đồi được bao phủ bởi khu rừng rậm rạp. Tokyo cách đó chưa đầy hai giờ lái xe.

NGUỒN HÌNH ẢNH,JIRO AKIBA/BBC
Chụp lại hình ảnh,
Nông dân Nhật già nhất thế giới

"Đây là một nơi tuyệt đẹp," tôi nói với họ. "Tôi chắc rằng nhiều người sẽ thích sống ở đây. Các ông thấy thế nào nếu tôi đưa gia đình mình đến sống ở đây?"

Không khí trong phòng trở nên tĩnh lặng. Những người đàn ông nhìn nhau trong sự xấu hổ im lặng. Sau đó, một người hắng giọng và nói với vẻ mặt lo lắng: "Chà, ông sẽ cần phải học cách sống của chúng tôi. Sẽ không dễ dàng đâu."

Ngôi làng đang trên con đường diệt vong, nhưng ý nghĩ về việc nó bị "người ngoài" xâm chiếm còn tệ hơn.

Một phần ba dân số Nhật Bản trên 60 tuổi, khiến Nhật Bản trở thành quốc gia có dân số già thứ hai trên thế giới, sau Monaco nhỏ bé. Nhật Bản đang ghi nhận tỷ lệ sinh ít hơn bao giờ hết. Đến năm 2050, nước Nhật có thể mất đi 1/5 dân số hiện tại.

Tuy nhiên, sự không thân thiện đối với chính sách nhập cư của họ đã không lay động. Chỉ có khoảng 3% dân số Nhật Bản là do người nước ngoài sinh ra, so với 15% ở Anh. Ở châu Âu và châu Mỹ, phe cánh hữu coi đó là tấm gương sáng về sự đồng nhất sắc tộc và sự hòa hợp xã hội.

Nhưng Nhật Bản không đồng nhất về mặt sắc tộc như những người ngưỡng mộ có thể nghĩ. Có người Ainu ở Hokkaido, người Okinawa ở phía nam, nửa triệu người Triều Tiên và gần một triệu người Trung Quốc.

Bên cạnh đó, có những đứa trẻ Nhật Bản có cha hoặc mẹ là người nước ngoài, bao gồm ba đứa con của tôi.

Những đứa trẻ lai này được gọi là "hafu" (nghĩa là một nửa) - một từ miệt thị được dùng bình thường ở đây. Trong số họ có những người nổi tiếng và thần tượng thể thao, chẳng hạn như ngôi sao quần vợt Naomi Osaka. Văn hóa đại chúng thần tượng họ là "xinh đẹp và tài năng hơn". Nhưng thần tượng là một chuyện và được chấp nhận lại là chuyện khác.

Nếu bạn muốn xem điều gì sẽ xảy ra với một quốc gia từ chối nhập cư như một giải pháp để giảm tỷ lệ sinh, Nhật Bản là một nơi điển hình.

Tiền lương thực tế đã không tăng ở đây trong 30 năm. Thu nhập ở Hàn Quốc và Đài Loan đã bắt kịp và thậm chí vượt qua Nhật Bản.

Nhưng việc thay đổi dường như là xa vời. Một phần là do hệ thống phân cấp cứng nhắc xác định ai là người nắm giữ các đòn bẩy quyền lực.

Người cũ vẫn nắm quyền
“Hãy nhìn xem, có điều gì đó bạn cần hiểu về cách thức hoạt động của Nhật Bản,” một học giả nổi tiếng nói với tôi. "Năm 1868, các Samurai gác kiếm, cắt tóc, mặc vest của phương Tây và hành quân vào các bộ ở Kasumigaseki (khu hành chính ở trung tâm Tokyo) và họ vẫn ở đó cho đến ngày nay."

Năm 1868, lo sợ số phận của Trung Quốc sẽ lặp lại với Nhật dưới bàn tay của các đế quốc phương Tây, các nhà cải cách đã lật đổ chế độ độc tài quân sự của Mạc phủ Tokugawa và đưa Nhật Bản vào con đường công nghiệp hóa với tốc độ cao.

Nhưng cuộc phục hưng Minh Trị, như đã biết, không phải là Cơn Bão Bastille ở Paris. Đó là một cuộc đảo chính tinh hoa. Ngay cả khi Chiến tranh thế giới II chấm dứt vào năm 1945, các gia đình "lớn" vẫn sống sót. Giai cấp thống trị với nam giới áp đảo này được xác định bởi chủ nghĩa dân tộc và niềm tin rằng Nhật Bản là đặc biệt. Họ không tin rằng Nhật Bản là kẻ xâm lược trong cuộc chiến, mà là nạn nhân của nó.

Ví dụ, cựu Thủ tướng bị ám sát Shinzo Abe là con trai của một Bộ trưởng ngoại giao, và là cháu trai của một Thủ tướng khác, Nobusuke Kishi. Ông nội Kishi là một thành viên của chính quyền thời chiến và bị người Mỹ bắt giữ vì bị tình nghi là tội phạm chiến tranh. Nhưng ông đã thoát khỏi án treo cổ và vào giữa những năm 1950 đã giúp thành lập Đảng Dân chủ Tự do (LDP), đảng đã cai trị Nhật Bản kể từ đó.

Một số người nói đùa rằng Nhật Bản là một quốc gia độc đảng. Không phải. Nhưng thật hợp lý khi đặt câu hỏi tại sao Nhật Bản tiếp tục bầu lại một đảng do giới tinh hoa có quyền lãnh đạo, vốn khao khát loại bỏ chủ nghĩa hòa bình do Mỹ áp đặt, nhưng đã thất bại trong việc cải thiện mức sống trong 30 năm.

Trong một cuộc bầu cử gần đây, tôi đã lái xe đến một thung lũng hẹp cắt vào vùng núi cách Tokyo hai giờ về phía tây. Nền kinh tế địa phương nơi đây phụ thuộc vào sản xuất xi măng và thủy điện. Tại một thị trấn nhỏ, tôi gặp một cặp vợ chồng già đang đi bộ đến điểm bỏ phiếu.

"Chúng tôi sẽ bỏ phiếu cho LDP," người chồng nói. "Chúng tôi tin tưởng họ, họ sẽ chăm sóc chúng tôi."

“Tôi đồng ý với chồng tôi,” người vợ nói.

Cặp đôi chỉ qua thung lũng tới một đường hầm và cây cầu mới hoàn thành mà họ hy vọng sẽ mang lại nhiều khách du lịch dịp cuối tuần từ Tokyo hơn. Nhưng người ta thường nói cơ sở hỗ trợ của LDP được làm bằng bê tông. Hình thức chính trị rổ thịt (dùng ngân sách công để làm hài lòng cử tri và giành được phiếu bầu của họ) này là một trong những lý do khiến phần lớn bờ biển của Nhật Bản bị tàn phá bởi các trụ chắn sóng, những con sông được bao bọc bởi bê tông. Điều cần thiết là phải liên tục bơm bê tông.

NGUỒN HÌNH ẢNH,JIRO AKIBA/ BBC
Chụp lại hình ảnh,
Thách thức kinh tế lớn nhất của Nhật Bản là dân số già

Những thành trì nông thôn này hiện rất quan trọng với nhân khẩu học. Lẽ ra chúng phải giảm đi khi hàng triệu thanh niên chuyển đến các thành phố để làm việc. Nhưng điều đó không bao giờ xảy ra. LDP muốn làm theo cách đó vì đồng nghĩa là những lá phiếu ở nông thôn, của người già có được nhiều hơn.

Khi thế hệ cũ này không còn, sự thay đổi là không thể tránh khỏi. Nhưng tôi không chắc nó có nghĩa là Nhật Bản sẽ trở nên tự do hơn hay cởi mở hơn.

Những người Nhật trẻ tuổi ít muốn kết hôn hoặc sinh con. Nhưng họ cũng ít có khả năng nói ngoại ngữ hoặc đã học ở nước ngoài hơn cha mẹ hoặc ông bà của họ. Chỉ 13% các nhà quản lý Nhật Bản là phụ nữ, và tỷ lệ này là ít hơn một trên 10 nghị sĩ.

Khi phỏng vấn nữ thống đốc đầu tiên của Tokyo, Yuriko Koike, tôi đã hỏi bà rằng chính quyền của bà có kế hoạch như thế nào để giúp giải quyết khoảng cách về giới.

“Tôi có hai cô con gái sắp tốt nghiệp đại học,” tôi nói với bà ấy. "Họ là những công dân Nhật Bản nói được hai thứ tiếng. Bà sẽ nói gì với chúng để khuyến khích chúng ở lại và lập nghiệp ở đây?"

"Tôi sẽ nói với họ nếu tôi có thể thành công ở đây thì họ cũng vậy," bà nói.

"Đó là tất cả những gì bà có thể nói sao?" Tôi nghĩ.

Tuy nhiên, bất chấp tất cả những điều này, tôi sẽ nhớ Nhật Bản, nơi truyền cảm hứng cho tôi về cả tình cảm to lớn và không còn thường xuyên bực tức.

Vào một trong những ngày cuối cùng ở Tokyo, tôi cùng một nhóm bạn đi chợ phiên cuối năm. Tại một gian hàng, tôi lục lọi những hộp dụng cụ bằng gỗ cũ tuyệt đẹp. Cách đó không xa, một nhóm thiếu nữ mặc những bộ Kimono lụa lộng lẫy đang đứng trò chuyện. Vào buổi trưa, chúng tôi chen chúc trong một nhà hàng nhỏ để ăn "set bữa trưa" gồm cá thu nướng, sashimi và súp miso. Thức ăn, khung cảnh ấm cúng xung quanh, cặp vợ chồng già tốt bụng xunh quanh - tất cả đã trở nên quá quen thuộc, quá thoải mái.

Sau một thập kỷ ở đây, tôi đã quen với lối sống của Nhật Bản và chấp nhận sự thật rằng nó sẽ không thay đổi.

Vâng, tôi lo lắng về tương lai. Và tương lai của Nhật Bản sẽ mang đến những bài học cho tất cả chúng ta. Trong thời đại trí tuệ nhân tạo, ít nhân công hơn có thể thúc đẩy sự đổi mới; Người nông dân già ở Nhật Bản có thể bị thay thế bằng robot thông minh. Phần lớn của đất nước có thể trở lại hoang dã.

Liệu Nhật Bản sẽ dần trở nên không còn phù hợp, hay sẽ tự tái tạo lại? Khối óc nói với tôi rằng để thịnh vượng trở lại, Nhật Bản phải đón nhận sự thay đổi. Nhưng trái tim tôi đau nhói khi nghĩ đến việc nước Nhật sẽ mất đi những thứ khiến nó trở nên đặc biệt.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

View previous topic View next topic Back to top

- Similar topics

Permissions in this forum:
You can reply to topics in this forum