Our forum runs best with JavaScript enabled !

Hàn Quốc – Những người chết trong cô đơn

View previous topic View next topic Go down

Hàn Quốc – Những người chết trong cô đơn Empty Hàn Quốc – Những người chết trong cô đơn

Post by LDN Mon Dec 19, 2022 12:32 pm

Hàn Quốc – Những người chết trong cô đơn

Lương Thái Sỹ
19 tháng 12, 2022 - Sài Gòn nhỏ

Minh họa: henry-co-unsplash
Đất nước Hàn Quốc (HQ) đang có một vấn đề nghiêm trọng: mỗi năm có hàng ngàn người, nhiều người ở độ tuổi trung niên qua đời mà không có người thân bên cạnh. Họ chỉ được phát hiện sau nhiều ngày, thậm chí nhiều tuần.

Đàn ông trung niên chiếm đa số

Từ “Godoksa” trong tiếng Hàn là để chỉ “những cái chết cô đơn”, một hiện tượng phổ biến mà chính phủ đã cố gắng giải quyết trong nhiều năm nhưng không thành công! Theo luật pháp HQ, “chết cô đơn là khi một người chết một mình, không có gia đình, người thân; chết do tự tử, bệnh tật và thi thể chỉ được phát hiện sau một khoảng thời gian nhất định”. Vấn nạn này đang thu hút sự chú ý của cả nước khi số người chết trong cô đơn ngày càng tăng.

Các yếu tố đằng sau gồm cả cuộc khủng hoảng nhân khẩu học, khoảng cách về phúc lợi xã hội, nghèo đói và cô lập khỏi xã hội. Tất cả yếu tố này càng trở nên rõ ràng hơn kể từ đại dịch Covid-19. Theo một báo cáo được Bộ Y tế và Phúc lợi công bố vào tuần trước, năm ngoái, HQ ghi nhận 3,378 ca “chết trong cô đơn”, tăng từ 2,412 của năm 2017. Đây là báo cáo đầu tiên kể từ khi chính phủ ban hành “Luật quản lý và ngăn chặn cái chết cô đơn” vào năm 2021 với yêu cầu cập nhật năm năm một lần để giúp thiết lập các chính sách ngăn chặn cái chết cô đơn.

Năm 2021 số nam giới chết trong cô đơn cao gấp 5.3 lần so với nữ giới, tăng gấp bốn so với năm trước. Độ tuổi 50, 60 chiếm tới 60% số ca chết trong cô đơn. Độ tuổi 20 và 30 chiếm 6%-8% – CNN cho biết.

Minh họa: kim-jifu-unsplash
Ám ảnh của một xã hội già dần và nghèo dần

HQ là một trong các quốc gia châu Á (gồm cả Nhật Bản và Trung Quốc) đang phải đối mặt với sự suy giảm nhân khẩu học khi người dân sinh ít con hơn và sinh muộn hơn. Tỷ lệ sinh giảm đều đặn kể từ năm 2015 và các chuyên gia đổ lỗi cho nhiều yếu tố khác nhau như: Văn hóa làm việc quá khắt khe, chi phí sinh hoạt tăng nhanh và tiền lương giậm chân tại chỗ khiến nhiều người không thể lập gia đình và làm cha mẹ.

Đồng thời, lực lượng lao động ít dần làm dấy lên lo ngại sẽ không có đủ người đi làm để hỗ trợ số người già đang tăng nhanh tại những cơ sở chăm sóc sức khỏe trong khi các dich vụ chăm sóc tại nhà không đáp ứng nổi. Hậu quả là hàng triệu người già phải vật lộn để tự sinh tồn. HQ đã chuẩn chi $200 tỷ để giải quyết vấn đề nhưng những khoản trợ cấp vẫn không đủ để người dân lập gia đình và sinh con.

Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), tính đến 2016, hơn 43% người HQ trên 65 tuổi sống dưới mức nghèo khó, tức cao gấp ba lần mức trung bình của các nước OECD khác. Song In-joo, nhà nghiên cứu cấp cao tại Trung tâm phúc lợi Seoul, nhận định: “Cuộc sống của những người trung niên và cao tuổi đang xấu đi nhanh chóng một khi họ bị loại khỏi thị trường lao động và thị trường nhà ở. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến những cái chết trong cô đơn”.

Đi tìm nguyên nhân

Một nghiên cứu năm 2021 về những cái chết cô đơn đã phân tích chín trường hợp chết trong cô đơn và phỏng vấn kỹ những người hàng xóm, chủ nhà và các nhân viên phụ trách hồ sơ của người chết. Một người lao động 64 tuổi chết vì bệnh gan do rượu chỉ một năm sau khi mất việc vì không còn khả năng lao động. Ông ta không được học hành, không có gia đình, thậm chí không có một chiếc điện thoại di động! Rồi một cụ bà 88 tuổi gặp khó khăn về tài chính sau cái chết của con trai. Bà qua đời sau khi trung tâm phúc lợi người cao tuổi mà bà đăng ký, nơi cung cấp các bữa ăn miễn phí, đóng cửa vì đại dịch bùng phát.

Những phát hiện của nghiên cứu năm 2021 được trích dẫn trong báo cáo của Bộ Y tế và Phúc lợi nêu rõ: “Nhiều người có nguy cơ chết trong cô đơn cho biết sự hài lòng trong cuộc sống của họ suy giảm nhanh chóng sau khi mất việc làm hay ly dị, đặc biệt là những người tự chăm sóc sức khỏe kém và không quen tự làm việc nhà”.

Tại các thành phố lớn như Seoul, thị trường nhà ở đắt đỏ nổi tiếng nên những căn hộ tầng hầm dễ ngập nước như ở quận Gwanak-gu là một trong những lựa chọn của những người khó khăn. Ngoài điều kiện sống tồi tệ, họ có nguy cơ bị cô lập hơn nữa tại nơi bị xem là ổ chuột và bị số đông kỳ thị khiến cuộc sống của họ gần như “vô danh”. “Đây là điều đó đáng lo ngại vì những cái chết cô đơn là một đặc điểm khác của văn hóa nghèo đói sống chui rúc tại những nơi ẩm thấp, tự cô lập” – Song nhận định.

Những giải pháp

Sự quan tâm ngày càng tăng của công chúng về những cái chết cô đơn đã dẫn đến nhiều sáng kiến cấp khu vực và quốc gia trong những năm qua. Năm 2018, chính quyền Seoul đã công bố chương trình “quan sát khu dân cư mình sống”, trong đó các thành viên cộng đồng đến thăm các hộ gia đình độc thân ở những nơi dễ bị tổn thương. Theo kế hoạch này, bệnh viện, chủ nhà và nhân viên cửa hàng tiện lợi được giao vai trò “giám sát”, chịu trách nhiệm thông báo cho nhân viên cộng đồng khi phát hiện bệnh nhân hoặc khách hàng thường xuyên không đến gặp trong một thời gian dài hoặc khi tiền thuê nhà và các khoản phí khác không được thanh toán.

Các tổ chức khác như nhà thờ và phi lợi nhuận cũng có dịch vụ tiếp cận cộng đồng và lo tang lễ cho những người chết không người thân. “Đạo luật quản lý và ngăn chặn cái chết cô đơn” được xem là biện pháp mới nhất và đi sâu nhất, trong đó yêu cầu chính quyền địa phương thiết lập chương trình tìm kiếm và hỗ trợ những cư dân gặp rủi ro.

Trong một nghiên cứu khác được công bố vào Tháng Mười Một, Song In-joo, nhà nghiên cứu cấp cao tại Trung tâm phúc lợi Seoul, khuyến nghị chính quyền nên tạo ra nhiều hệ thống hỗ trợ hơn nữa cho những người trung niên, cao tuổi đang cố gắng thoát khỏi cô đơn và nghèo đói thông qua các chương trình giáo dục, đào tạo lại và tư vấn. Trong một thông cáo báo chí đi kèm với báo cáo mới, Bộ trưởng Bộ Y tế và Phúc lợi Cho Kyu-hong cho biết: “HQ đang nỗ lực để giống như các quốc gia khác như Vương quốc Anh và Nhật Bản với các chiến lược giải quyết tận gốc những cái chết trong cô đơn”.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

View previous topic View next topic Back to top

- Similar topics

Permissions in this forum:
You can reply to topics in this forum