Our forum runs best with JavaScript enabled !

Mỹ ‘giải mã’ xác khinh khí cầu Trung Quốc

View previous topic View next topic Go down

New Mỹ ‘giải mã’ xác khinh khí cầu Trung Quốc

Post by LDN Sat Feb 04, 2023 6:17 am

Bộ trưởng Mỹ ông Blinken đã hủy chuyến thăm Tàu vì sự việc Ballon Tàu bay vào đất Mỹ. 0 biết khi nào thì ông Blinken sẽ đến thăm Tàu.

Ông Blinken nói Tàu cho Ballon bay vào nước Mỹ là vi phạm Souveraenitaet của Mỹ và luật quốc tế, chỉ suýt soát thời gian ngắn trước khi ông Blinken tới Tàu. Phải nói là cho đến bây giờ Ballon Tàu còn đang bay trong nước Mỹ.

Tàu bảo Ballon bị trục trặc kỹ thuật nên mới lọt vô nước Mỹ, chỉ là Ballon quan sát thời tiết 😄. Trong khi đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa Mỹ đều đồng lòng cho rằng Ballon Tàu đi dọ thám ~ nơi chứa vũ khí nguyên tử ở Montana (và ~ nơi khác).

Sau quyết định 0 bắn hạ Ballon Tàu đã có ~ chỉ trích ở Mỹ. Ballon bự bằng 3 xe bus chở khách.

Mỹ tuyên bố có Ballon thứ 2 có lẽ cũng của Tàu đang bay trên lãnh thổ Mỹ La Tinh, 0 hướng tới Mỹ. Nghi vấn cũng là Ballon dọ thám.

https://www.tagesschau.de/ausland/usa-china-spionageballon-105.html


Last edited by LDN on Mon Feb 06, 2023 6:04 am; edited 3 times in total

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Mỹ ‘giải mã’ xác khinh khí cầu Trung Quốc

Post by LDN Sat Feb 04, 2023 6:25 am

The Guardian
Chinese 'spy balloon' spotted flying over US

Second spy balloon spotted over Latin America, says Pentagon, as Blinken postpones China trip

Secretary of state calls the incident in US airspace a ‘clear violation of US sovereignty and international law’

Guardian staff and agencies

Sat 4 Feb 2023 03.04 GMT

A second Chinese spy balloon was reportedly flying over Latin America, according to the Pentagon, in comments that came as the US secretary of state, Antony Blinken, postponed a visit to China after the intrusion of a separate high-altitude Chinese balloon into US airspace.

“We are seeing reports of a balloon transiting Latin America,” Pentagon spokesperson Pat Ryder said, a day after the first craft was spotted over US skies. “We now assess it is another Chinese surveillance balloon.”

The Pentagon did not specify the balloon’s exact location, but a US official told CNN it did not appear to be currently heading towards the US.

In South Korea on Friday, Blinken said he had spoken with Wang Yi, China’s top diplomat, and “made clear that the presence of this surveillance balloon in US airspace is a clear violation of US sovereignty and international law”.

Spy balloons: what are they and why are they still being used?

Blinken said, however, that he had told Wang that “the United States is committed to diplomatic engagement with China and that I plan to visit Beijing when conditions allow”.

“The first step is getting the surveillance asset out of our airspace. That’s what we’re focused on,” he told reporters.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Mỹ ‘giải mã’ xác khinh khí cầu Trung Quốc

Post by LDN Sat Feb 04, 2023 6:30 am

Another Chinese surveillance balloon spotted over Latin America, U.S. says

The Washington Post

By Kelsey Ables
February 3, 2023 at 10:32 p.m. EST

A high-altitude Chinese balloon floats over Columbia, Mo., on Friday. (Anna Griffin/AP)

The Pentagon has assessed that an airborne vehicle spotted over Latin America, similar to the one seen over the continental United States, is another Chinese spy balloon.

“We are seeing reports of a balloon transiting Latin America,” Department of Defense spokesperson Brig. Gen. Patrick Ryder said in a statement to The Washington Post. “We now assess it is another Chinese surveillance balloon.”

The assessment comes amid a diplomatic row sparked by the first balloon, which was spotted over Montana on Wednesday and has since prompted U.S. Secretary of State Antony Blinken to postpone a trip to Beijing just hours before his departure.

Blinken postpones China trip as suspected spy balloon detected over U.S.

The Chinese government claimed that the device flying over the United States was a “civilian airship” that is used to collect information about the weather with “limited self-steering capability.” But a U.S. defense official rejected such claims, telling The Post that it lingered near sensitive sites including Malmstrom Air Force Base, which has a nuclear missile silo field.

The high-altitude balloon over the United States is not considered a physical or military threat to those on the ground, officials have said, though it is unusual for the way it has lingered for “an extended period of time.”

While the suspected Chinese spy balloon in the United States has been linked to tense relations between the two countries, Beijing has been working to bolster its ties to Latin America, where the Pentagon said the other balloon was spotted.

What to know about the suspected Chinese spy balloon

China is Latin America’s second-largest trading partner, just behind the United States, according to a 2022 report from the Council on Foreign Relations. According to the report, 20 Latin American countries have signed on to be a part of the Belt and Road Initiative, a massive infrastructure project led by Beijing.

The growing investment in Latin America has happened alongside security threats. In 2021, the Microsoft Threat Intelligence Center took control of websites run by Chinese hacking group Nickel across 29 countries, and noted the organization had “a large amount of activity targeting Central and South American governments.”

Dan Lamothe contributed to this report.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Mỹ ‘giải mã’ xác khinh khí cầu Trung Quốc

Post by LDN Sat Feb 04, 2023 8:15 am

BBC News, Tiếng Việt

Khinh khí cầu do thám: Quan hệ Mỹ-Trung rơi xuống một cấp độ mới


Tác giả,Barbara Plett UsherVai trò,Phóng viên Ngoại giao của BBC

04.02.2023

NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES

Chụp lại hình ảnh,

Chủ tịch Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Joe Biden có cuộc gặp mặt trực tiếp tại Thượng đỉnh G20 vào tháng 11/2022 ở Indonesia

Thậm chí trước khi Ngoại trưởng Anthony Blinken hoãn chuyến đi đến Bắc Kinh, mối quan hệ Mỹ - Trung đã xuống đến mức thấp nhất chưa từng có.

Mức độ này đã trở nên thật rõ rệt khi chỉ trước một ngày khi ông Blinken đến Trung Quốc, một khinh khí cầu do thám của Trung Quốc đã bay qua bầu trời bang Montana, khiến những căng thẳng mà ông Blinken muốn giải quyết trỗi dậy.

Cuối cùng thì Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố chiếc khinh khí cầu không người lái được dùng trong hoạt động nghiên cứu thời tiết và đã bị chệch khỏi lộ trình dự kiến.

Sự thể hiện tiếc nuối sau đó cho thấy Bắc Kinh không muốn vụ việc gây ảnh hưởng đến chuyến công du của vị ngoại trưởng Mỹ - lần đầu tiên trong 5 năm qua.

Nhưng đã có sự tổn hại.

Vài giờ sau lời xin lỗi từ phía Trung Quốc, Bộ Ngoại giao Mỹ đã hoãn chuyến đi.

Trong bối cảnh sự rạn nứt trong mối quan hệ lan rộng, chuyến công du, trên hết là một lý do để ăn mừng.

Thế nhưng hiện nay điều còn sót lại là cảm giác một cơ hội to lớn đã bị đánh mất.

Ngay từ đầu, giới chức Mỹ đã nêu rõ chuyến đi không phải về sự đột phá. Mà là về trao đổi.

Ông Blinken muốn "tránh cạnh tranh biến thành xung đột".

"Một trong những cách thực hiện là đảm bảo bạn thật sự có đường dây liên lạc tốt," ông phát biểu hồi tháng rồi, kêu gọi "thiết lập những thanh chắn đường ray trong mối quan hệ."

Điều này có nghĩa là phục hồi các liên hệ thường xuyên và thiết lập các tiêu chuẩn làm việc.

Tôi nghĩ mục tiêu [là] căn bản đẩy nhanh cuộc Chiến tranh Lạnh này đến giai đoạn cải thiện, và kết quả là tránh được một cuộc Khủng hoảng Tên lửa Cuba," Jude Blanchette, chuyên gia về Trung Quốc từ Center for Strategic and International Studies (CSIS) cho biết.

Hai nền kinh tế hàng đầu thế giới đã trải qua một hành trình không dễ dàng.

Kỷ nguyên chiến tranh thương mại của cựu Tổng thống Trump, căng thẳng liên quan đến Đài Loan và một Trung Quốc ngày càng muốn khẳng định vị thế dưới thời của Tập Cận Bình đã làm chệch hướng mối quan hệ song phương trong những năm gần đây. Và mối quan hệ này đã tiếp tục xấu đi khi Trung Quốc từ chối lên án Nga liên quan đến cuộc xâm lược Ukraine.

Sau đó là cuộc gặp giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bên lề Thượng đỉnh G20 hồi tháng 11/2022.

Hai nhà lãnh đạo đã thể hiện mong muốn tránh xung đột và giảm độ nóng trong ngôn từ.

Và ông Blinken đã muốn thiết lập dựa trên nền tảng này.

Trung Quốc nói khinh khí cầu do thám bay qua Mỹ là thiết bị thời tiết

Mỹ mở rộng căn cứ ở Philippines hoàn thành vòng vây Trung Quốc

NGUỒN HÌNH ẢNH,REUTERS

Chụp lại hình ảnh,

Trung Quốc cho biết khinh khí cầu do thám được phát hiện trên bầu trời Mỹ là một "khí cầu dân sự" đã đi chệch khỏi lộ trình dự kiến

Thậm chí trước vụ khinh khí cầu, sự chuyển biến là về giọng điệu, hơn là vấn đề cốt lõi.

Người Mỹ tiếp tục cứng rắn với các hạn chế kinh tế và mở rộng quân sự trong khu vực, điều khiến Bắc Kinh giận dữ.

Trong tuần qua, Nhật Bản và Hà Lan được cho đã đạt một thỏa thuận với Washington nhằm giới hạn việc xuất khẩu thiết bị sản xuất chip cao cấp đến Trung Quốc.

Điều này sẽ chỉ là một bước đi mới nhất của Mỹ để hạn chế việc Bắc Kinh có thể tiếp cận công nghệ chip bán dẫn mang tính nhạy cảm, cắt quốc gia này ra khỏi chuỗi cung ứng microchip.

"Điều này cho thấy Mỹ đã có lập trường cứng rắn hơn trong vấn đề chuyển giao công nghệ, cố gắng có được sự tham gia của các đồng minh," Giáo sư Chris Miller, chuyên về lịch sử quốc tế nói, người đã viết một quyển sách về căng thẳng Mỹ-Trung liên quan đến công nghệ chip.

Và trong vài ngày vừa qua, quân đội Mỹ tuyên bố đang mở rộng sự hiện diện tại Philippines - một trong những động thái tăng cường liên minh trong vùng khi Mỹ đã tự định vị đối phó với Trung Quốc trước quan ngại ngày càng gia tăng liên quan đến một cuộc xung đột có thể xảy ra với Đài Loan.

Nhưng chính quyền của Tổng thống Biden vẫn muốn hội đàm.

Ông Blanchett nói Nhà Trắng nghĩ đây là một thời điểm tốt để làm điều này, bởi vì Nhà Trắng đã có được một quãng thời gian củng cố sức mạnh với phe diều hâu tại Quốc hội Mỹ liên quan đến Trung Quốc, bằng cách thiết lập một đường hướng cứng rắn liên quan đến Bắc Kinh, vượt xa hơn các bước do cựu Tổng thống Donald Trump đã tiến hành.

Thay vào đó, vụ khinh khí cầu đã trao cho phe Cộng hòa một sự gợi mở để đi đầu trong nghĩa vụ đòi hỏi có hành động chống lại việc Trung Quốc "ngang nhiên phớt lờ chủ quyền của Mỹ".

Giới chức Bộ Ngoại giao Mỹ nhấn mạnh rằng họ sẽ không từ bỏ, và các tiếp xúc ngoại giao vẫn tiếp tục thiết lập một cuộc gặp khác.

Phần tường thuật bổ sung do Tessa Wong thực hiện.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Mỹ ‘giải mã’ xác khinh khí cầu Trung Quốc

Post by LDN Sun Feb 05, 2023 10:26 am

Khí cầu Trung Quốc bị hạ – những câu hỏi còn lại

Bình luận cuối tuần
Hiếu Chân
4 tháng 2, 2023 - Sài Gòn nhỏ

Hình ảnh cuối cùng của quả khinh khí cầu do thám của Trung Quốc trước khi rơi xuống biển chiều 4 tháng Hai 2023.
Cuối cùng, quả khinh khí cầu do thám của Trung Quốc thu hút sự quan tâm đặc biệt của cả nước Mỹ suốt mấy ngày qua và gây thêm căng thẳng trong mối quan hệ vốn đã rất xấu giữa hai nước, đã bị Không quân Hoa Kỳ bắn hạ lúc 2g39 phút chiều thứ Bảy 4 tháng Hai 2023. Vụ xâm nhập coi như kết thúc nhưng vẫn còn nhiều nghi vấn về ảnh hưởng của nó cả về đối nội và đối ngoại của nước Mỹ.

Như tin đã đưa, vào thứ Tư 1 tháng Hai 2023, một khinh khí cầu lớn được phát hiện trên bầu trời tiểu bang Montana, nơi có các hầm chứa hỏa tiễn liên lục địa mang đầu đạn hạt nhân của Mỹ. Quả cầu nhanh chóng được xác định là một công cụ do thám (spy balloon) xuất phát từ Trung Quốc. Sau đó, nó bay về phía đông nam, băng ngang qua nước Mỹ, lảng vảng bên trên các phi trường quân sự, nơi đóng các phi đội oanh tạc cơ chiến lược mang bom hạt nhân của Hoa Kỳ và đến chiều thứ Bảy 4 tháng Hai thì nó bị bắn hạ trên Đại Tây Dương, cách bờ biển tiểu bang South Carolina khoảng 6 dặm (10 km). Hiện hải quân và tuần duyên Mỹ đang thực hiện trục vớt những tàn tích của chiếc khí cầu để nghiên cứu.

Nghiên cứu hay do thám?
Khi tin tức về vụ khinh khí cầu của Trung Quốc rộ lên trên báo chí Mỹ, Bộ Ngoại giao ở Bắc Kinh lập tức bày tỏ sự “hối tiếc” và cho rằng đây chỉ là một khinh khí cầu nghiên cứu thời tiết dân sự, đi lạc vào nước Mỹ một cách tình cờ do bị gió thổi. Phía Trung Quốc nói đây chỉ là một “tai nạn” và người Mỹ không nên trầm trọng hóa vấn đề mà nên bình tĩnh phối hợp cùng Bắc Kinh giải quyết. Tuy nhiên hầu như tất cả các quan chức quân sự và tình báo Mỹ đều cho rằng lời giải thích của Trung Quốc không đúng sự thật.


Ngũ Giác Đài cho biết khinh khí cầu mang theo nhiều cảm biến và thiết bị giám sát, có thể điều khiển được, có thể thay đổi hướng đi mà không phụ thuộc vào hướng gió. Nó lảng vảng trên các khu vực nhạy cảm về an ninh quốc gia của Mỹ, nơi chứa các đầu đạn hạt nhân, khiến quân đội phải hành động để ngăn nó thu thập thông tin tình báo.

Người Mỹ cho rằng, việc Trung Quốc thả khinh khí cầu vào lãnh thổ Mỹ là một hành động gây hấn, vi phạm chủ quyền và an ninh quốc gia. Các chính trị gia đảng Cộng hòa, kể cả cựu Tổng thống Donald Trump và ứng cử viên tổng thống Nikki Haley đều lên tiếng đòi quân đội Hoa Kỳ bắn hạ ngay “kẻ” xâm nhập. Nhưng, các tướng lĩnh cao cấp nhất của quân đội khuyên Tổng thống Biden không bắn hạ nó vì các mảnh vỡ có thể gây nguy hiểm cho người dân ở mặt đất. Phản ứng mạnh mẽ nhất của chính phủ Mỹ đối với vụ xâm nhập là hủy bỏ chuyến công cán Trung Quốc được mong đợi từ lâu của Ngoại trưởng Antony Blinken và sau đó bắn hạ nó như nói trên.


Khinh khí cầu do thám của Trung Quốc được nhìn thấy trên bầu trời thành phố Charlotte, North Carolina vào sáng ngày 04/02/2023 trước khi bị bắn hạ. Ảnh Peter Zay/Anadolu Agency via Getty Images
Có phải lần đầu tiên?
Nhưng trở lại từ đầu câu chuyện, người dân muốn biết quả khí cầu đã xâm nhập nước Mỹ từ bao giờ, có phải là lần đầu tiên Trung Quốc có hành động liều lĩnh như vậy?

Theo tiết lộ từ một số quan chức quốc phòng, Bộ Tư lệnh Bắc Mỹ (NORAD) phối hợp giữa Mỹ và Canada đã phát hiện quả khinh khí cầu ngay từ lúc nó đi vào vùng trời quần đảo Aleutian của Alaska ngày 28 tháng Giêng 2023 và bắt đầu theo dõi nó. Sau đó quả cầu bay vào lãnh thổ Canada ngày 30 tháng Giêng và trở lại lãnh thổ Mỹ ở phía bắc tiểu bang Idaho ngày 31 tháng Giêng. Tổng thống Joe Biden được báo cáo về sự việc hôm thứ Ba; sang thứ Tư thì Bộ Ngoại giao triệu tập đại biện lâm thời Trung Quốc tại Washington, “để đưa ra một thông điệp rất rõ ràng và dứt khoát,” theo báo The Wall Street Journal.

Công chúng chỉ biết tới sự xâm nhập của quả khí cầu vào thứ Tư khi các hành khách trên một chuyến bay thương mại nhìn thấy nó trên bầu trời thành phố Billings của tiểu bang Montana và phi trường Billings bị tạm đóng cửa trong hai tiếng đồng hồ.


Cũng có thông tin rằng đây không phải là lần đầu tiên khí cầu do thám của Trung Quốc xuất hiện ở nước Mỹ mà trước đây loại “điệp viên” này từng bay trên bầu trời đảo Guam và quần đảo Hawaii – những nơi có các căn cứ lớn của quân đội Hoa Kỳ. Chúng xuất hiện ba lần dưới thời cựu Tổng thống Trump và một lần nữa vào đầu nhiệm kỳ của ông Biden nhưng quân đội Mỹ lặng lẽ theo dõi và xử lý, không thông báo cho dân chúng biết. Đây là lần đầu tiên khí cầu do thám của Trung Quốc bay vào lục địa nước Mỹ, từ Bờ Tây sang bờ Đông và ở lại lâu hơn tất cả những lần trước.

Điều đó cho thấy những tuyên bố của ông Trump và cựu Ngoại trưởng Mike Pompeo rằng trong thời của họ Bắc Kinh “không dám” liều lĩnh như vậy là không đúng sự thật.

Chính quyền phản ứng chậm?

Chuẩn tướng Pat Ryder, Thư ký Báo chí Bộ Quốc phòng, họp báo thông tin về vụ phát hiện khinh khí cầu do thám của Trung Quốc trên bầu trời nước Mỹ hôm 2 tháng Hai 2023. Ảnh Kevin Dietsch/Getty Images
Một câu hỏi bức xúc là, nếu đánh giá đây là một vụ xâm nhập không phận, tại sao quân đội Mỹ không ra tay ngay lập tức? Ý kiến của quân đội cho rằng nếu bắn hạ nó thì mảnh vỡ có thể gây nguy hiểm cho người và tài sản trên mặt đất tỏ ra không có sức thuyết phục các chính trị gia Cộng hòa. Các vùng đất Alaska, Montana có dân cư rất thưa thớt, khả năng mảnh vỡ của khinh khí cầu rơi trúng người hoặc nhà cửa thì “không cao hơn xác suất trúng số Powerpoint” như nhận định của thống đốc Montana. Đảng Cộng hòa cáo buộc chính quyền Biden “hèn nhát”, đã để cho “tên điệp viên” này lang thang khắp nước Mỹ gần tuần lễ, thu thập và truyền về Trung Quốc vô số dữ kiện về những địa điểm nhạy cảm về phòng thủ.

Những người ủng hộ chính phủ thì cho rằng, chính quyền Biden tất nhiên phải cân nhắc và tính toán phản ứng sao cho bảo đảm được sự an toàn tính mạng và tài sản của người Mỹ, bảo đảm bí mật quốc phòng và đồng thời phù hợp với luật pháp quốc tế. Cũng có thể người Mỹ cố tình kéo dài thời gian xử lý chiếc khinh khí cầu, công bố sự việc lên báo chí rộng rãi tạo thành một chiến dịch tuyên truyền nhằm vạch mặt thủ đoạn gây hấn liều lĩnh và trắng trợn của Bắc Kinh. Với hình ảnh quả khí cầu do thám của Trung Quốc trên bầu trời Mỹ xuất hiện dày đặc trên báo chí quốc tế, người Mỹ đã “bắt quả tang” hành vi gây hấn mà Bắc Kinh không chối cãi được.

Trong tuyên bố công khai đầu tiên của chính quyền, Chuẩn tướng Pat Ryder, thư ký báo chí của Lầu Năm Góc, cho biết vào tối thứ Năm rằng khinh khí cầu không phải là mối đe dọa quân sự hay vật chất – một sự thừa nhận rằng nó không mang theo vũ khí. Ông nói rằng “một khi quả bóng bay được phát hiện, chính phủ Hoa Kỳ đã hành động ngay lập tức để bảo vệ chống lại việc thu thập thông tin nhạy cảm.” Có thể hiểu rằng, trong lúc để cho quả cầu tự do bay lượn, quân đội Mỹ đã giám sát nó và áp dụng các biện pháp kỹ thuật, chẳng hạn như phá sóng, để làm cho nó không thu thập được thông tin nhạy cảm ở những nơi mà nó đi qua.

Bắc Kinh muốn gì?
Dùng khinh khí cầu để do thám tình hình đối phương là chuyện không mới, nhưng nhiều người thắc mắc tại sao Bắc Kinh vẫn sử dụng một phương tiện cổ lỗ, dễ bị phát hiện trong khi các vệ tinh do thám của họ trên quỹ đạo vẫn từng ngày từng giờ theo dõi mọi chuyển động của các lực lượng chiến lược Mỹ. Một quan chức cao cấp của Bộ Quốc phòng thì cho rằng quả cầu không thể cung cấp cho Bắc Kinh những thông tin tình báo nào khác ngoài những thứ mà các vệ tinh của họ đã thu thập được.

Nhưng tướng John Ferrari, một chỉ huy quân đội đã nghỉ hưu, cho rằng chuyến bay có thể được sử dụng để kiểm tra khả năng của Mỹ trong việc phát hiện các mối đe dọa sắp tới và tìm ra lỗ hổng trong hệ thống cảnh báo phòng không của Hoa Kỳ. Ở tầm bay thấp, nó cũng có thể cho phép người Trung Quốc cảm nhận được sự phát xạ điện từ mà các vệ tinh ở độ cao lớn hơn không phát hiện được, chẳng hạn như tần số vô tuyến năng lượng thấp có thể giúp họ hiểu cách các hệ thống vũ khí khác nhau của Hoa Kỳ giao tiếp với nhau.

Ngoài việc thu thập thông tin tình báo, Trung Quốc có thể còn có những toan tính khác.

Ông Patrick Cronin, chuyên gia về an ninh vùng châu Á-Thái Bình Dương tại Viện nghiên cứu Hudson có một cái cách giải thích: “Tôi cho rằng Bắc Kinh muốn ra đòn tâm lý, thu hút sự chú ý của người Mỹ để gửi một thông điệp trước khi Ngoại trưởng Blinken gặp Chủ tịch Tập Cận Bình. Thông điệp đó là người Mỹ nên rút lại sự ủng hộ Đài Loan, từ bỏ các thỏa thuận an ninh tại Á châu trước khi căng thẳng vượt ngoài tầm kiểm soát”, ông Cronin nói.


Vụ khí cầu do thám có thể là phản ứng của Trung Quốc đối vối việc Mỹ mở rộng hiện diện quân sự ở châu Á trong chuyến thăm của Bộ trưởng QP Mỹ Lloyd Austin. Ảnh ông Austin cùng phái đoàn Mỹ hội kiến Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. (áo trắng) tại Manila hôm 02/02/2023. Ảnh Jamilah Sta Rosa-Pool/Getty Images
Thỏa thuận an ninh mà ông Cronin nhắc tới có thể là thỏa thuận Mỹ-Philippines về gia tăng số căn cứ và quân đội Mỹ tại đảo quốc mà Bộ trưởng Austin vừa công bố hôm thứ Năm 2 tháng Hai với mục tiêu đề phòng Trung Quốc gây chiến ở Đài Loan hoặc Biển Đông.

Ông Drew Thompson, một cựu quan chức quốc phòng Mỹ hiện là nhà nghiên cứu của trường Hành chính Lý Quang Diệu thuộc Đại học Quốc gia Singapore có một cách giải thích khác nữa. Ông Thompson cho rằng có thể quân đội Trung Quốc (PLA) đã tung quả khí cầu do thám vào nội địa nước Mỹ mà không có sự phối hợp với lãnh đạo đảng Cộng sản. “Cũng có thể PLA đang âm mưu phá hỏng nỗ lực của ông Tập Cận Bình muốn cải thiện quan hệ giữa Trung Quốc với Mỹ và các nước đồng minh của Mỹ như Úc và Nhật Bản,” ông Thompson nói với báo Nikkei Asia Review.

Quan hệ ngoại giao thêm xấu đi
Ảnh hưởng ngoại giao đã thấy rõ sau khi Ngoại trưởng Blinken đơn phương hủy bỏ chuyến công cán Trung Quốc chỉ vài tiếng đồng hồ trước khi chuyến đi bắt đầu. Chuyến đi của ông Blinken là chuyến thăm Bắc Kinh đầu tiên của người đứng đầu ngành ngoại giao Hoa Kỳ trong bảy năm qua và được Tổng thống Biden và Chủ tịch Tập đồng ý thu xếp khi hai nhà lãnh đạo gặp nhau ở Bali, Indonesia tháng Mười Một năm ngoái.

Cả Hoa Kỳ và Trung Quốc đều kỳ vọng chuyến đi của ông Blinken, cuộc đàm phán giữa ông với các nhà lãnh đạo Trung Quốc, kể cả ông Tập Cận Bình, sẽ giúp làm giảm bớt căng thẳng vốn đã lên cao giữa hai nước. Ông Tập cũng tỏ ý muốn ổn định quan hệ với Hoa Kỳ để có thể tập trung vực dậy nền kinh tế đã bị suy yếu do chính sách chống COVID khắc nghiệt suốt ba năm qua.

Quả khinh khí cầu chẳng những đã phá hỏng nỗ lực ngoại giao đó mà còn đẩy quan hệ giữa hai bên xuống thấp thêm nữa.

Chiều thứ Bảy 4 tháng Hai, sau khi quả cầu bị bắn hạ, Bộ Ngoại giao Trung Quốc ra tuyên bố “bất mãn sâu sắc và phản đối mạnh mẽ” hành động của Washington mà họ cho rằng “quá đáng”. “Trung Quốc sẽ cương quyết bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp liên quan, và giữ quyền phản ứng tiếp theo”, tuyên bố cho biết.

Câu hỏi lớn bây giờ là phản ứng của Trung Quốc sẽ như thế nào, có giới hạn, có tính tượng trưng hay sẽ nghiêm trọng? Hãy chờ xem!

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Mỹ ‘giải mã’ xác khinh khí cầu Trung Quốc

Post by LDN Mon Feb 06, 2023 6:02 am

Bắn hạ khinh khí cầu gián điệp: Trung Quốc rối, Mỹ còn rối hơn!

Y Nguyên
6 tháng 2, 2023

Saigon Nhỏ

Quân đội Hoa Kỳ cho biết họ đang thu thập các mảnh vỡ của của khinh khí cầu do thám của Trung Quốc. Cho tới khi nào có một kết luận cụ thể, thì câu chuyện gián điệp đầy kịch tính này đang mỗi lúc lan ra, vẫn tiếp tục làm căng thẳng thêm quan hệ Mỹ-Trung.

Tướng Glen VanHerck, chỉ huy bộ chỉ huy phòng thủ hàng không vũ trụ Bắc Mỹ và bộ chỉ huy phía bắc của Mỹ, cho biết hải quân Mỹ đang làm việc để thu hồi khinh khí cầu và những thiết bị mang theo của nó, đồng thời lực lượng bảo vệ bờ biển đang cung cấp an ninh cho hoạt động này.

Các chuyên gia nói việc khôi phục thành công khinh khí cầu này, có thể giúp Hoa Kỳ hiểu rõ hơn về khả năng gián điệp của Trung Quốc, mặc dù có một số các quan chức Hoa Kỳ đã hạ thấp tác động của khinh khí cầu đối với chuyện an ninh quốc gia.

Một quan chức quốc phòng cấp cao giấu tên, nói với tờ Guardian rằng bản chất của mảnh vỡ vẫn đang được đánh giá nhưng các phương án phục hồi, bao gồm cả thợ lặn hải quân tại hiện trường, sẽ là ‘tìm cách thu hồi tất cả các mảnh vỡ và bất kỳ vật liệu nào có giá trị tình báo’, theo một bản ghi chú hoạt động do Bộ quốc phòng đưa ra.

“Các mảnh vỡ nằm chủ yếu ở độ sâu 47 feet nước. Sự phục hồi sẽ làm cho nó khá dễ dàng, thực sự. Chúng tôi đã lên kế hoạch cho vùng nước sâu hơn nhiều”, quan chức này cho biết thêm rằng mảnh vỡ “sẽ rơi ít nhất trong tầm bán kính 7 dặm”.

Một máy bay chiến đấu của không quân Hoa Kỳ hôm thứ Bảy, 4 Tháng Hai, đã bắn hạ khinh khí cầu này ngoài khơi bờ biển Nam Carolina, một tuần sau khi nó lần đầu tiên đi vào không phận Hoa Kỳ gần Alaska, sâu trong lãnh hải Hoa Kỳ.

Phía Trung Quốc đã có nhưng phản ứng gay gắt về sự kiện này, và gọi cách bắn hạn của mình là ‘phản ứng thái quá rõ ràng’, nhưng các nhà phân tích nói rằng Bắc Kinh đang kềm chế nhiều hơn lời nói. Mọi bất kỳ động thái đáp trả nào của Bắc Kinh sẽ phải cân nhắc kỹ lưỡng để tránh làm xấu đi mối quan hệ.

Theo RFI, trong một đoạn video ngắn trên trang web của Đài Truyền Hình Nhà nước Trung Quốc, người ta có thể đọc những dòng chữ thách thức như sau : “Kể từ bây giờ, chúng ta sẽ đáp trả họ điều tương tự bằng cách tấn công hoặc đánh chìm mọi chiến đấu cơ, tầu chiến của Mỹ thâm nhập vào vùng biển Trung Quốc”.

Đầu ngày Thứ Hai, 6 Tháng Hai, Trung Quốc lại mở lời kêu gọi Hoa Kỳ không leo thang căng thẳng hoặc làm tổn hại đến lợi ích của Trung Quốc. “Trung Quốc kiên quyết phản đối và phản đối mạnh mẽ điều này”, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Xie Feng (Tạ Phong) phát biểu trước Đại sứ quán Mỹ tại Trung Quốc hôm thứ Hai: “Chính phủ Trung Quốc đang theo sát diễn biến của tình hình”.

Các nhà lập pháp Đảng Cộng hòa hôm Chủ nhật đã chỉ trích tổng thống Joe Biden vì đã để nhiều ngày mới quyết định cho bắn hạ khinh khí cầu khi nó bay qua Hoa Kỳ. Các cáo buộc nói Joe Biden tỏ ra yếu thế trước Trung Quốc, và ban đầu cố gắng giữ kín việc vi phạm không phận Hoa Kỳ.

“Tôi nghĩ một phần nguyên nhân là do tổng thống miễn cưỡng thực hiện bất kỳ hành động nào được coi là khiêu khích hoặc đối đầu với những người cộng sản Trung Quốc,” Tom Cotton thuộc đảng Cộng hòa, thành viên của ủy ban quân vụ thượng viện, cho biết.

Còn cựu tổng thống Donald Trump và cựu giám đốc tình báo quốc gia của ông, John Ratcliffe, bác bỏ đánh giá của Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin, rằng có tin những quả bóng bay tương tự đã bay qua Hoa Kỳ trong nhiệm kỳ tổng thống của ông. “Trung Quốc đã quá tôn trọng ‘TRUMP’ nên điều này đã xảy ra, và nó KHÔNG BAO GIỜ xảy ra” (China had too much respect for ‘TRUMP’ for this to have happened, and it NEVER did),  ông Trump viết trên trang mạng xã hội Truth Social.

Nhưng đại diện đảng Cộng hòa Michael Waltz thì lại khẳng định, nói với Washington Post rằng Lầu Năm Góc đã từng thông báo cho Quốc hội rằng khinh khí cầu Trung Quốc đã được phát hiện gần Hoa Kỳ nhiều lần, trong nhiệm kỳ của Trump.  Michael Waltz cho biết bóng bay đã được phát hiện gần Texas và hai lần gần Florida, cũng như những lần được nhìn thấy trước đó gần Hawaii và Guam.

Trong khí đó, các đảng viên Đảng Dân chủ cho biết quyết định của Biden chờ bắn hạ quả bóng bay cho đến khi nó đi qua Hoa Kỳ đã bảo vệ thường dân khỏi các mảnh vỡ rơi xuống Trái đất. “Tổng thống kêu gọi giải quyết vấn đề này theo cách cân bằng tất cả các rủi ro khác nhau. Đó chính xác là những gì đã xảy ra”, Bộ trưởng giao thông Hoa Kỳ Pete Buttigieg nói trong chương trình Tình trạng Liên bang của CNN. “Điểm mấu chốt ở đây là bắn hạ quả bóng bay trên mặt nước không chỉ là lựa chọn an toàn nhất mà còn là lựa chọn tối đa hóa lợi ích thông tin tình báo của chúng tôi,” ông Pete nói trong một cuộc họp báo.

Câu hỏi mà báo chí Mỹ đặt ra là tại sao Trung Quốc có khả năng về vệ tinh do thám, mà họ lại sử dụng khinh khí cầu? John Blaxland, giáo sư nghiên cứu tình báo và an ninh quốc tế tại Đại học Quốc gia Australia và là tác giả của cuốn sách Revealing Secrets giải thích: “Trong vài thập kỷ qua, các vệ tinh là điều bắt buộc. Vệ tinh là câu trả lời”. Nhưng giờ đây, khi tia laser hoặc vũ khí động học đang được phát minh để nhắm mục tiêu vào các vệ tinh, người ta nhìn thấy một kẻ hở khác là khinh khí cầu. Chúng không cung cấp mức độ giám sát liên tục giống như vệ tinh, nhưng dễ truy xuất hơn và phóng rẻ hơn nhiều. Để gửi một vệ tinh vào không gian, bạn cần một bệ phóng không gian – một thiết bị thường có giá hàng trăm triệu đô la.

Khinh khí cầu cũng có thể quét nhiều lãnh thổ hơn từ độ cao thấp hơn và dành nhiều thời gian hơn trên một khu vực nhất định vì chúng di chuyển chậm hơn vệ tinh, theo một báo cáo năm 2009 cho Trường Cao đẳng Chỉ huy và Tham mưu Không quân Hoa Kỳ.

Ngày 15 tháng này, Lầu Năm Góc sẽ có chi tiết, thông báo cho các thượng nghị sĩ về chuyện khinh khí cầu và vấn đề Trung quốc theo dõi Hoa Kỳ hiện nay.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Mỹ ‘giải mã’ xác khinh khí cầu Trung Quốc

Post by LDN Mon Feb 06, 2023 6:42 am

BBC News, Tiếng Việt

6 tháng 2 2023, 12:13 +07

Đội người nhái của Hải quân Hoa Kỳ đang làm việc để thu thập những mảnh vỡ của khinh khí cầu do thám của Trung Quốc, bị bắn rơi ngoài khơi bờ biển bang Nam Carolina.

Một đô đốc của Hải quân hy vọng việc tìm kiếm sẽ diễn ra tương đối nhanh để các chuyên gia có thể bắt tay vào phân tích thiết bị của nước này.

Chiến đấu cơ đã bắn hạ khinh khí cầu rơi xuống lãnh hải Hoa Kỳ vào hôm thứ Bảy và các mảnh vỡ nằm rải rác trên một khu vực rộng lớn.

Mỹ tin rằng khinh khí cầu đang do thám các địa điểm quân sự nhạy cảm.

Việc phát hiện ra chiếc khinh khí cầu này đã gây một cuộc khủng hoảng về mặt ngoại giao, với việc Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken ngay lập tức hủy bỏ chuyến công du vào cuối tuần này tới Trung Quốc.

Chính quyền Trung Quốc phủ nhận nó được sử dụng để do thám và khẳng định đó là một khinh khí cầu thời tiết bị bay lạc hướng.

BBC
Chụp lại hình ảnh,
Tuyến đường của quả khí cầu TQ

Đô đốc Mike Mullen, cựu Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hoa Kỳ, cho biết hôm Chủ nhật, ông nghĩ rằng quân đội Trung Quốc có thể đã cố tình phóng khinh khí cầu để cản trở chuyến đi của ông Blinken tới Trung Quốc. Chuyến thăm của ông Blinken sẽ là cuộc gặp cấp cao đầu tiên giữa Mỹ và Trung Quốc ở Trung Quốc trong nhiều năm.

Đô đốc Mullen bác bỏ ý của Trung Quốc rằng khinh khí cầu có thể đã đi chệch hướng, nói rằng nó có thể được điều khiển vì "có cánh quạt trên đó".

"Đây không phải là chuyện tình cờ mà có chủ đích. Đó là hoạt động tình báo," ông nói thêm.

Trong khi đó, các chính trị gia đảng Cộng hòa, cáo buộc Tổng thống Mỹ Joe Biden lơ là nhiệm vụ khi cho khinh khí cầu đi qua nước Mỹ mà không gặp bất kỳ chướng ngại nào.

Vụ khí cầu Trung Quốc bay vào bầu trời Hoa Kỳ bắt đầu được báo chí đăng vài ngày trong tuần trước rồi chính quyền Biden mới ra lệnh bắn hạ.

Marco Rubio, Phó chủ tịch ủy ban tình báo Thượng viện, nói với CNN rằng đó là một "nỗ lực trắng trợn" của Trung Quốc nhằm làm bẽ mặt ngài tổng thống trước bài phát biểu Thông điệp Liên bang hôm thứ Ba.

Bà nói rằng, hy vọng chính phủ sẽ giải trình việc này đã xảy ra như thế nào và họ sẽ làm thế nào để ngăn chặn nó không xảy ra lần nữa.

Khinh khí cầu dùng trên vùng khí quyển cao - được cho là có kích thước bằng ba chiếc xe bus - đã bị bắn hạ bởi hoả tiễn Sidewinder - từ một chiến đấu cơ phản lực F-22. Nó rơi xuống cách bờ biển Hoa Kỳ khoảng 6 hải lý vào lúc 14:39 EST vào thứ Bảy.

Được biết ba chiến đấu cơ Hoa Kỳ đã cùng xuất kích trong vụ việc nhưng chỉ một chiếc bắn hạn khinh khí cầu TQ>

Các kênh truyền hình của Mỹ đã phát sóng khoảnh khắc tên lửa bắn hạ, với vật thể khổng lồ màu trắng rơi xuống biển sau một vụ nổ nhỏ.

Play video, "Video appears to show China balloon shot down", Thời lượng 0,23
00:23

Chụp lại video,
Video cảnh khinh khí cầu 'do thám' Trung Quốc bị bắn hạ

Martin Willis cho biết ông đang đến Myrtle Beach khi quay được cảnh chiến đấu cơ bắn hạ khinh khí cầu bị cho do thám. Ông nói với BBC rằng ông ấy không thể tin vào mắt mình. "Điều đó thực sự thú vị. Nó tạo cảm giác rất mang tính lịch sử," ông nói.

Cảnh sát đã cảnh báo người dân trong khu vực không được chạm vào hoặc di chuyển bất kỳ mảnh vỡ nào mà họ tìm thấy. "Việc động vào có thể gây trở ngại cuộc điều tra," Sở cảnh sát quận Horry cho biết.

Phần còn lại của vật thể rơi xuống vùng nước sâu 47ft (14m) - nông hơn so với dự đoán của các quan chức - và trải rộng trên 11km.

Giải thích về quyết định bắn hạ khinh khí cầu, một quan chức quốc phòng Hoa Kỳ cho biết trong một tuyên bố rằng "trong khi chúng ta thực hiện tất cả các bước cần thiết để bảo vệ việc thu thập thông tin nhạy cảm của khinh khí cầu do thám PRC [Trung Quốc], thì việc khinh khí cầu do thám bay qua lãnh thổ Hoa Kỳ là mang giá trị tình báo đối với chúng ta".

Bộ Ngoại giao Trung Quốc bày tỏ "sự bất mãn và phản đối mạnh mẽ việc Mỹ sử dụng vũ lực tấn công chiếc khinh khí cầu".

Trong một tuyên bố bằng văn bản, chính phủ Trung Quốc cho biết họ sẽ "kiên quyết bảo vệ" các quyền và lợi ích của công ty vận hành khinh khí cầu và họ có quyền "thực hiện các phản ứng tiếp theo nếu cần thiết".

BBC
Lần đầu tiên ông Biden phê duyệt kế hoạch bắn hạ khinh khí cầu là vào thứ Tư, nhưng phải đợi cho đến khi vật thể này ở trên mặt nước để không gây nguy hiểm cho người dân.

Cục Hàng không Liên bang Hoa Kỳ (FAA) đã tạm hoãn tất cả các chuyến bay dân sự tại ba sân bay quanh bờ biển Nam Carolina và khuyến cáo các thủy thủ rời khỏi khu vực.

Quan hệ giữa Trung Quốc và Mỹ đã trở nên căng thẳng sau vụ việc, với việc Lầu Năm Góc gọi đây là "sự xâm phạm không thể chấp nhận được" đối với chủ quyền của họ.

Các quan chức quân sự Hoa Kỳ hôm thứ Sáu cho biết một khinh khí cầu do thám thứ hai của Trung Quốc đã được phát hiện ở Mỹ Latinh.

Cùng ngày, Lực lượng Không quân Colombia cho biết một vật thể đã được xác định - được cho là khinh khí cầu - đã được phát hiện vào ngày 3 tháng 2 trong không phận của đất nước ở độ cao trên 16.764 mét.

Họ nói rằng đã theo dõi đối tượng cho đến khi quả khinh khí cầu rời khỏi không phận, thêm rằng nó không phải là mối đe dọa đối với an ninh quốc gia.

Trung Quốc không bình luận công khai về quả khinh khí cầu thứ hai.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Mỹ ‘giải mã’ xác khinh khí cầu Trung Quốc

Post by LDN Tue Feb 07, 2023 5:59 pm

Nghiên cứu quốc tế

Khí cầu do thám Trung Quốc ảnh hưởng quan hệ với Mỹ như thế nào?

Nguồn: James Palmer, “How a Chinese Spy Balloon Blew Up a Key U.S. Diplomatic Trip,” Foreign Policy, 03/02/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã hoãn chuyến thăm Bắc Kinh để đáp trả vụ một khinh khí cầu do thám của Trung Quốc bay qua lãnh thổ Mỹ.

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã hoãn chuyến thăm ngoại giao quan trọng tới Bắc Kinh vào cuối tuần này sau tin tức về việc một khí cầu do thám của Trung Quốc, mang theo lượng thiết bị có kích thước gần bằng ba chiếc xe buýt, bay vào vùng trời của bang Montana, gần các địa điểm hạt nhân nhạy cảm. Chính quyền Biden cho biết họ đang theo dõi chặt chẽ quả khí cầu, đã vô hiệu hóa bất kỳ mối đe dọa tình báo nào mà nó gây ra, và đang tìm cách phù hợp để tiêu hủy nó, vì có những lo ngại rằng nó có thể rơi xuống các khu vực có người ở.

Khinh khí cầu có tầm bay cao dường như không mấy hiệu quả so với hệ thống vệ tinh có thể cung cấp hình ảnh siêu chi tiết. Nhưng khí cầu do thám, như nhà phân tích William Kim đã chỉ ra vào năm ngoái, vẫn có một số lợi thế so với vệ tinh. Chúng rẻ, có thể tồn tại suốt nhiều tháng, có thể trôi lơ lửng vô định thay vì đi theo các lộ trình có thể đoán trước của vệ tinh, và ngạc nhiên là, chúng rất khó bị phá hủy.

Trước đây, tất cả những lợi thế kể trên đã bị cản trở bởi một yếu tố rõ ràng: Khí cầu hoàn toàn phụ thuộc vào gió. Nhưng các kỹ thuật máy học mới hiện đã cho phép khí cầu sử dụng các luồng không khí để tự lái theo các hướng đã định, khiến loại phương tiện này trở nên hữu ích hơn nhiều.

Tại sao lại là lúc này?

Dù khí cầu là một công cụ giám sát tiềm năng mạnh mẽ, nhưng thật lạ là Bắc Kinh lại có hành động khiêu khích như vậy ngay trước chuyến đi ngoại giao quan trọng của Mỹ, đặc biệt là vì Trung Quốc đang thúc đẩy hàn gắn quan hệ với Mỹ sau đại dịch. Trung Quốc chắc chắn có quan tâm đến việc giám sát các căn cứ hạt nhân của Mỹ, còn Washington cũng theo dõi sát sao việc mở rộng cơ sở hạt nhân của Trung Quốc. Nhưng người Mỹ có rất nhiều địa điểm quân sự nhạy cảm thuộc loại này hay loại khác, và một quả khí cầu bay chệch hướng hoàn toàn có khả năng sẽ đi lạc gần một địa điểm như vậy.

Có thể đây là một hành động khiêu khích có chủ ý của một số phe phái chống Mỹ trong quân đội hoặc an ninh Trung Quốc – có lẽ để đáp lại việc bị xem là yếu thế khi Trung Quốc phải nỗ lực cải thiện quan hệ với Washington. Nhưng nhiều khả năng đây đơn thuần là một sự việc ngoài ý muốn – tức chỉ là việc một chương trình giám sát hiện hữu của Trung Quốc bị phát hiện, thậm chí có thể là khí cầu hoàn toàn không có ý định đi vào lãnh thổ Mỹ.

Dường như Trung Quốc đã sử dụng kỹ thuật này trong một thời gian, và Mỹ đã biết rõ điều đó nhưng lại chọn không đáp trả về mặt ngoại giao. Tại một cuộc họp báo vào tối thứ Năm, một phát ngôn viên của Bộ Quốc phòng Mỹ xác nhận rằng những vụ xâm nhập như vậy đã xảy ra trước đây: “Đây không phải là lần đầu tiên một khinh khí cầu kiểu này đi qua lục địa Mỹ. Một vài vụ tương tự đã xảy ra trong những năm qua, còn trước cả thời chính quyền này.” Yếu tố gây kích động trong sự cố lần này có lẽ là khí cầu đã bay đủ thấp để dân thường nhìn thấy, nghĩa là chính quyền Mỹ buộc phải có hành động đáp trả.

Trung Quốc sẽ phản ứng ra sao?

Bắc Kinh tuyên bố quả khí cầu là một khí cầu thời tiết trôi dạt do gió tây, và họ “rất tiếc vì đã vô tình” đưa khí cầu vào không phận Mỹ. Rất khó có khả năng họ sẽ thay đổi quan điểm về vấn đề này, vì rất khó để Bắc Kinh nhận lỗi một cách công khai. Tuy nhiên, có thể sẽ có sự thừa nhận hoặc lời xin lỗi đằng sau hậu trường.

Nhưng cũng dễ dàng nhận thấy, từ quan điểm của Trung Quốc, người Mỹ có thể trở thành những kẻ đạo đức giả. Suy cho cùng, suốt nhiều thập niên, Washington và các đồng minh của mình đã thường xuyên sử dụng một loạt các kỹ thuật giám sát để theo dõi khắp lãnh thổ Trung Quốc, từ hình ảnh vệ tinh đến giám sát dưới biển. Các kỹ thuật này có thể bao gồm khí cầu gián điệp mà Lầu Năm Góc đã nghiên cứu chí ít cũng từ năm 2020. Các chuyên gia Mỹ từ lâu đã suy nghĩ về tiềm năng sử dụng vùng không gian tầm thấp.

Việc hủy bỏ hoặc hoãn chuyến đi của Blinken vào phút chót có thể trở thành cái cớ cho phe chống Mỹ trong giới lãnh đạo Trung Quốc, những người sẽ diễn giải quyết định này cho thấy Washington chưa bao giờ nghiêm túc trong việc cố gắng hàn gắn quan hệ giữa hai bên. Ngay cả những người đồng cảm với các nỗ lực ngoại giao của Mỹ cũng có thể coi đây là một dấu hiệu cho thấy Washington đang rơi vào cái bẫy tình cảm chính trị chống Trung Quốc trong nước.

Chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo?

Sự kiện này là một xác nhận khác cho thấy rằng chúng ta đang ở giai đoạn đầu của Chiến tranh Lạnh 2.0, nơi giám sát lẫn nhau là một trong những vấn đề gây căng thẳng nhất. Hãy thử lấy ví dụ về sự cố máy bay do thám U-2 năm 1960, khi người Mỹ bị bắt quả tang nói dối sau khi Liên Xô không chỉ bắn hạ một chiếc máy bay được cho là không thể phát hiện được, mà còn bắt sống phi công của nó và buộc anh ta thú tội trên truyền hình quốc gia. Vụ việc đó xảy ra ở giai đoạn tương đối thuận lợi trong quan hệ Mỹ-Xô và nó đã phá hủy mọi nỗ lực đàm phán giải trừ quân bị. Điểm tương đồng là trước khi người Nga tiết lộ đã bắt giữ phi công U-2, người Mỹ cũng tuyên bố rằng chiếc máy bay đang tiến hành công tác khí tượng và đã vô tình đi vào lãnh thổ của Liên Xô.

Không có phi công Trung Quốc nào trong câu chuyện lần này, nhưng hậu quả của nó còn phụ thuộc vào cách Mỹ tiêu hủy khí cầu. Những quả khí cầu loại này bền một cách đáng ngạc nhiên và thường phải có chất nổ mới phá hủy được. Nhưng nếu dùng chất nổ, người ta sẽ khó mà biết được bản chất thật sự của khí cầu. Nếu Mỹ tìm ra cách để hạ khí cầu và thu hồi các thiết bị giám sát rõ ràng là dành cho quân sự chứ không phải giám sát khí tượng, thì Bắc Kinh sẽ phải xấu hổ.

Dù bằng cách nào, đây là bằng chứng cho niềm tin mạnh mẽ ở Quốc hội Mỹ rằng Trung Quốc là mối đe dọa lớn đối với Mỹ. Một quan chức Mỹ tuyên bố rằng chuyến thăm của Blinken đã bị hoãn lại chứ không bị hủy bỏ, và Blinken không muốn quả khí cầu chi phối nội dung đàm phán. Đó có thể là lý do thực sự: Washington thực ra rất quan tâm đến suy nghĩ của Trung Quốc sau làn sóng biểu tình hỗn loạn vào năm ngoái và quyết định đảo ngược chính sách zero-covid. Tuy nhiên, mối quan hệ vốn đã lạnh nhạt giữa hai cường quốc lớn nhất thế giới lại tiếp tục lạnh giá thêm một chút.

James Palmer là phó tổng biên tập của Foreign Policy.

Cập nhật: Khí cầu này đã bị không quân Hoa Kỳ bắn hạ trên Đại Tây Dương ngày 04/02/2023 (giờ Hoa Kỳ)

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Mỹ ‘giải mã’ xác khinh khí cầu Trung Quốc

Post by LDN Wed Feb 08, 2023 2:05 pm

BBC News, Tiếng Việt

Mỹ cho rằng một số khinh khí cầu do thám quân sự 'được TQ thả đi từ đảo Hải Nam'

8 tháng 2 2023, 13:59 +07

NGUỒN HÌNH ẢNH,US FLEET FORCES COMMAND

Quan chức tình báo Hoa Kỳ nói với báo giới rằng nhiều nước khác đã bị 'khinh khí cầu Trung Quốc do thám' từ trên không cho mục tiêu quân sự, Antoinette Radford của BBC News đưa tin hôm 08/02.

Trang Washington Post được các quan chức ẩn danh của Hoa Kỳ chia sẻ tin tức mà họ cho là về hoạt động của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Hoa (PLA) dùng khinh khí cầu để thu thập thông tin tình báo.

Hoạt động này diễn ra trên không phận Mỹ, vùng Trung Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ, Đài Loan và Philippines.

Một số trái khinh khí cầu được thả từ đảo Hải Nam, nơi Quân Giải phóng có căn cứ hải quân quan trọng, theo giới chức Hoa Kỳ.

Chính quyền Mỹ hôm thứ Hai tuần này đã thông báo về vụ việc với 40 quốc gia đối tác, đồng minh.

Đài CBS News cũng trích nguồn từ quan chức chính quyền Biden nói rằng họ tin là "chương trình do thám trên không được quân đội Trung Quốc thực hiện từ Hải Nam".

Không phải lần đầu tiên?

Nay, giới chức quốc phòng Hoa Kỳ nói đã từng có ít nhất ba vụ nghi vấn là khinh khí cầu do thám của Trung Quốc xâm nhập không phận Mỹ thời Tổng thống Donald Trump.

Trái khinh khí cầu cao 60 mét bị phi công Mỹ bắn hạ ngoài khơi Nam Carolina hôm 04/02 "đã bay từ Alaska và Canada vào bang Montana, nơi có các căn cứ hỏa tiễn nguyên tử", theo quan chức Hoa Kỳ.

NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES

Chụp lại hình ảnh,

Trong bài Diễn văn Thông điệp Liên bang hôm 07/02, Tổng thống Joe Biden không nhắc gì cụ thể đến cụm từ "khinh khí cầu Trung Quốc" nhưng cam kết "bảo vệ đất nước"

Vụ việc làm cuộc khủng hoảng quan hệ Mỹ-Trung Quốc thêm trầm trọng, theo các nhà bình luận quốc tế.

Trong bài diễn văn Thông điệp Liên bang hôm 07/02, Tổng thống Joe Biden không nhắc gì cụ thể đến cụm từ "khinh khí cầu Trung Quốc" nhưng có lời hàm ý về vụ vừa qua.

Ông nói ông muốn hợp tác với cường quốc đối thủ là Trung Quốc nhưng "sẵn sàng bảo vệ đất nước chúng ta".

Cuối tuần trước, ông Biden chỉ nói ngắn gọn bằng lời khen ngợi các phi công "đã thực hiện nhiệm vụ".

Ba chiếc chiến đấu cơ của Hoa Kỳ đã xuất kích và một chiếc bắn hỏa tiễn vào khinh khí cầu Trung Quốc trên Đại Tây Dương, ngoài khơi bang Nam Carolina.

Công tác trục vớt các mảnh của khinh khí cầu đang được Hải quân Hoa Kỳ hoàn tất.

NGUỒN HÌNH ẢNH,REUTERS

Trung Quốc yêu cầu Mỹ "trả lại tài sản" nhưng không nói gì thêm về xuất xứ các khinh khí cầu bay vào Hoa Kỳ và vùng Trung Mỹ, mà chỉ cho biết đó là các khí cụ nghiên cứu thời tiết, thủy văn.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Mỹ ‘giải mã’ xác khinh khí cầu Trung Quốc

Post by LDN Wed Feb 08, 2023 2:16 pm

Khinh khí cầu của Trung Quốc trên không phận Mỹ đi vào lịch sử gián điệp như thế nào? (Reuters)

Hải quân Hoa kỳ vớt khinh khí cầu ngoài khơi Myrtle Beach, South Carolina, vào ngày Chủ Nhật 5/2.

Khi khinh khí cầu tình nghi do thám của Trung Quốc lần đầu tiên đi vào không phận của Hoa Kỳ ở phía bắc quần đảo Aleutian của Alaska hôm 28/1, các quan chức Mỹ tin rằng có nhiều khả năng nó sẽ tiếp tục di chuyển trên quỹ đạo phía bắc qua các khu vực dân cư thưa thớt.

Nhưng hai ngày sau, khinh khí cầu gây bất ngờ khi bay chậm lại, gần như lảng vảng trên Canada. Sau đó, nó thay đổi hướng đi và bay về phía nam trên một quỹ đạo mới mà cuối cùng sẽ đi qua tiểu bang Idaho của Hoa Kỳ, các quan chức cho biết. 

Một quan chức Mỹ giấu tên nói: “Đó là lúc chúng tôi biết vụ này sẽ khác.” 

Các khinh khí cầu do thám của Trung Quốc đã từng bay vào lãnh thổ Hoa Kỳ trong quá khứ nhưng cách mà khinh khí cầu lần này di chuyển, hướng tới các địa điểm nhạy cảm của Hoa Kỳ, đã gây báo động cho Bộ Tư lệnh Phòng thủ Hàng không Vũ trụ Bắc Mỹ (NORAD), các quan chức cho biết.

Hoa Kỳ điều hành một căn cứ quân sự và các hầm chứa phi đạn hạt nhân ở Montana, một tiểu bang giáp với Idaho. 

Sự xuất hiện của khinh khí cầu Trung Quốc đã gây náo động chính trị ở Hoa Kỳ và khiến nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ, Antony Blinken, hủy bỏ chuyến đi từ ngày 5 đến ngày 6 tháng 2 tới Bắc Kinh mà cả hai nước đều hy vọng sẽ ổn định mối quan hệ đang rạn nứt.

Tổng thống Joe Biden hôm 31/1 đã yêu cầu các giải pháp quân sự để đối phó với cuộc khủng hoảng đang gia tăng – nhưng lúc đó vẫn chưa được tiết lộ. 

Các quan chức quân sự đã phát triển một kế hoạch bắn hạ khinh khí cầu vào ngày 1/2 khi nó bay qua Montana.

Kế hoạch tiến triển đến mức sân bay Billings hôm 1/2 đã ra lệnh dừng hoạt động trên mặt đất để dọn sạch không phận gần đó khi quân đội huy động máy bay chiến đấu F-22 trong trường hợp ông Biden ra lệnh bắn hạ khinh khí cầu. 

Một quan chức quốc phòng cấp cao của Mỹ nói với các phóng viên hôm 2/2: “Cho dù các biện pháp bảo vệ đã được thực hiện, các chỉ huy quân sự của chúng tôi đã đánh giá rằng chúng tôi đã không giảm thiểu rủi ro ở mức đủ thấp, vì vậy chúng tôi đã không thực hiện”. 

Một quan chức quân sự khác của Hoa Kỳ, phát biểu với điều kiện giấu tên, cho biết các mảnh vỡ sẽ rơi xuống ít nhất trong bán kính 11 km, gây nguy cơ chết người cho dân Mỹ và có khả năng làm hư hại cơ sở hạ tầng.

Các quan chức kết luận rằng lựa chọn tốt nhất và an toàn nhất là bắn hạ khinh khí cầu trên mặt nước, một động thái cũng có thể giúp tình báo Hoa Kỳ thu hồi thiết bị của Trung Quốc để nghiên cứu.

Điều khiển khinh khí cầu

Chính phủ Hoa Kỳ không cho biết địa điểm nào mà khinh khí cầu Trung Quốc đã khảo sát. Nó dường như di chuyển gần các căn cứ nhạy cảm của Hoa Kỳ, bao gồm Căn cứ Không quân Malmstrom ở Montana, nơi giám sát 150 hầm chứa phi đạn đạo xuyên lục địa và Căn cứ Không quân Offutt ở Nebraska, nơi có Bộ Tư lệnh Chiến lược Hoa Kỳ, chịu trách nhiệm về các lực lượng hạt nhân.

Khinh khí cầu dường như cũng trôi dạt qua Căn cứ Không quân Whiteman ở Missouri, nơi vận hành máy bay ném bom B-2 của Lực lượng Không quân.

Một quan chức Mỹ giấu tên cho biết khinh khí cầu có thể bay lơ lửng trong gió trên một số khu vực cụ thể.

“Chúng tôi đã thấy nó làm như vậy. Nó lảng vảng trên một số địa điểm nhất định. Nó rẽ trái, rẽ phải. Chúng tôi thấy nó di chuyển bên trong luồng phản lực. Đó là cách nó hoạt động”, quan chức này nói và cho biết thêm rằng khinh khí cầu có cánh quạt và bánh lái.

Trung Quốc nói khinh khí cầu này là một phương tiện dân sự được sử dụng cho mục đích khí tượng và các mục đích khác, và đi lạc vào không phận Hoa Kỳ “hoàn toàn vô tình”.

Ngày 2/2, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken và Thứ trưởng Wendy Sherman đã gặp các quan chức cấp cao từ tòa đại sứ Trung Quốc để truyền đạt “một loạt thông điệp mạnh mẽ”, một quan chức chính quyền cấp cao cho biết.

Ông Biden đã chỉ đạo đội ngũ của mình bảo vệ các địa điểm tránh bị Trung Quốc thu thập thông tin nhạy cảm trong lúc NORAD theo dõi chuyển động của khinh khí cầu trên khắp lục địa Hoa Kỳ.

Hoa Kỳ cũng bắt đầu thu thập thông tin về khinh khí cầu, bao gồm cả cách thức hoạt động của nó.

Theo một quan chức chính quyền, sau các phát hiện dọc theo đường đi của khinh khí cầu và sự náo động của công chúng, ông Blinken đã quyết định chính thức hoãn chuyến đi đến Trung Quốc vào ngày 2/2. Hôm 3/2, Ngũ Giác Đài dự báo khinh khí cầu sẽ tiếp tục bay qua Hoa Kỳ trong vài ngày nữa.

Chuẩn bị bắn hạ

Nhưng sau những tuyên bố công khai đó, khinh khí cầu tăng tốc, hướng về phía bờ biển Nam Carolina. Các quan chức cho biết không rõ mức độ gia tốc đó là do luồng phản lực hay do hệ thống lái của chính khinh khí cầu.

Tổng thống Biden đã thông qua kế hoạch bắn hạ vào tối 3/2 khi ông đang ở Wilmington, Delaware.

NASA đã phân tích và đánh giá khu vực mảnh vỡ, dựa trên quỹ đạo của khinh khí cầu, thời tiết và “trọng lượng” ước tính của các cảm biến, và một chiến dịch quân sự của Hoa Kỳ được tiến hành trên biển và trên không. 

Nhiều máy bay chiến đấu và máy bay tiếp nhiên liệu đã tham gia sứ mệnh bắn hạ khinh khí cầu Trung Quốc, nhưng chỉ máy bay chiến đấu F-22 từ Căn cứ Không quân Langley ở Virginia nhã đạn lúc 2:39 phút chiều, sử dụng một phi đạn AIM-9X Sidewinder.

Phi đạn đã đâm thủng khinh khí cầu khi nó bay lơ lửng ở độ cao từ 18-20 km, và rơi xuống biển. Khu vực mảnh vỡ kéo dài khoảng 11 km như dự đoán, nhưng hầu hết rơi xuống vùng nước tương đối nông, chỉ sâu 14 mét.

Một quan chức quân sự nói về hoạt động thu hồi ở Đại Tây Dương: “Điều đó thực sự sẽ làm cho việc này khá dễ dàng”.

Bắn hạ khinh khí cầu xong, chính phủ Hoa Kỳ đã thông báo cho Trung Quốc trong khi Bộ Ngoại giao thông báo cho các đồng minh của Mỹ.

Reuters

Nguồn: https://www.voatiengviet.com/a/khinh-khi-cau-cua-trung-quoc-tren-khong-phan-my-di-vao-lich-su-gian-diep-nhu-the-nao/6950561.html

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Mỹ ‘giải mã’ xác khinh khí cầu Trung Quốc

Post by LDN Thu Feb 09, 2023 8:02 am

Khí cầu Trung Quốc do thám rất nhiều nước

Câu chuyện thứ Năm

Hiếu Chân
8 tháng 2, 2023 - Sài Gòn nhỏ

Quả khinh khí cầu do thám của Trung Quốc bị Mỹ bắn hạ chiều thứ Bảy tuần trước đã được Hải quân Mỹ thu hồi và nghiên cứu. Đây là một phần trong chương trình của Bắc Kinh do thám quân đội nhiều quốc gia trên thế giới. Ảnh US Navy

Quả khinh khí cầu do thám của Trung Quốc bị bắn hạ ở Mỹ hôm thứ Bảy là một phần trong chương trình gián điệp toàn cầu của Bắc Kinh nhằm thu thập thông tin về khả năng quân sự của các quốc gia trên thế giới và Hoa Kỳ đã bắt đầu thông tin cho các đồng minh và đối tác bị coi là mục tiêu do thám của quân đội Trung Quốc.

Tại một cuộc họp báo vào hôm nay thứ Tư 8 tháng Hai 2023, Chuẩn tướng Patrick S. Ryder, phát ngôn viên Lầu Năm Góc, cho biết trong vài năm qua, khinh khí cầu Trung Quốc đã được phát hiện hoạt động trên khắp Châu Mỹ Latinh, Trung Mỹ, Đông Nam Á, Đông Á và Châu Âu. Theo một quan chức quốc phòng cao cấp, các nước Nhật Bản, Ấn Độ, Việt Nam, Đài Loan và Philippines – những quốc gia đang có va chạm với Trung Quốc về chủ quyền lãnh thổ – được Bắc Kinh đặc biệt chú ý và đã thả khinh khí cầu bay vào không phận. 

Tại Hoa Kỳ, người ta đã quan sát thấy ít nhất năm khinh khí cầu do thám — ba dưới thời chính quyền Trump và hai dưới thời chính quyền Biden, xuất hiện ở Hawaii, Florida, Texas và Guam.

Trong một cuộc họp báo khác vào hôm nay, Bộ trưởng Ngoại giao Antony J. Blinken cho biết Bộ Ngoại giao đã chia sẻ thông tin về chương trình khinh khí cầu do thám với hàng chục quốc gia. Hôm thứ Hai 6 tháng Hai, Thứ trưởng Ngoại giao Wendy Sherman đã chủ trì một cuộc họp về hoạt động gián điệp khinh khí cầu của Trung Quốc cho khoảng 150 người từ khoảng 40 đại sứ quán nước ngoài và Bộ cũng đã gửi cho mọi Đại sứ quán Hoa Kỳ một “thông tin chi tiết” về hoạt động gián điệp có thể được chia sẻ với các đồng minh và đối tác.

“Chúng tôi làm như vậy vì Hoa Kỳ không phải là mục tiêu duy nhất của chương trình do thám rộng lớn này mà do họ đã vi phạm chủ quyền của các quốc gia trên khắp các châu lục”, ông Blinken nói, theo The New York Times (NYT). Bà Wendy Sherman cũng sẽ ra báo cáo trước Ủy ban Đối ngoại Thượng viện vào ngày mai thứ Năm.

Báo The Washington Post (WP) dẫn lời các quan chức cao cấp nói rằng chương trình khinh khí cầu do thám đã hoạt động nhiều năm, do lực lượng không quân của quân đội Trung Quốc (PLA) vận hành từ đảo Hải Nam ngoài ở phía nam của Trung Quốc. “Những gì người Trung Quốc đang làm là sử dụng một công nghệ cũ đến khó tin, kết hợp với khả năng quan sát và liên lạc hiện đại để cố gắng thu thập thông tin tình báo về quân đội của các quốc gia khác. Đó là một nỗ lực to lớn,” một quan chức nói với WP.

Phần lớn các hoạt động theo dõi tầm xa của Trung Quốc được thực hiện bằng hệ thống vệ tinh quân sự đang mở rộng của nước này, nhưng các nhà hoạch định PLA vẫn tìm cơ hội giám sát từ tầng khí quyển phía trên độ cao mà phi cơ thương mại thường bay, sử dụng khinh khí cầu bay cao từ 60,000 đến 80,000 feet (18,000-20,000 mét) hoặc cao hơn với tốc độ chỉ 30-60 dặm mỗi giờ.

Một quan chức Mỹ cho biết các nhà phân tích vẫn chưa biết quy mô của đội khinh khí cầu Trung Quốc nhưng chúng đã thực hiện hàng chục phi vụ kể từ năm 2018. PLA tận dụng công nghệ do một công ty tư nhân Trung Quốc cung cấp để dễ ngụy trang thành một hoạt động nghiên cứu của tư nhân. 

Vị quan chức này thẳng thừng bác bỏ khẳng định của Trung Quốc rằng khí cầu di chuyển qua lãnh thổ Hoa Kỳ tuần trước là một quả bóng khí tượng bị thổi lệch hướng. “Điều này là sai. Đây là một khinh khí cầu giám sát của Trung Quốc cố ý bay qua Hoa Kỳ và Canada có mục đích. Và chúng tôi tin rằng nó đang tìm cách giám sát các địa điểm quân sự nhạy cảm”.

Quả khinh khí cầu do thám của Trung Quốc cao 200 ft (60 mét) và chở theo khoảng 1 tấn thiết bị, đang được Hải quân Mỹ thu hồi từ đáy biển. Ảnh US Navy

Một số nhà bình luận coi nhẹ nỗ lực của Trung Quốc vì cho rằng khí cầu không phải là nền tảng công nghệ cao. 

Nhưng các chuyên gia tình báo nhận định, các quả khí cầu có một số lợi thế so với các vệ tinh trinh sát thông thường. Chúng bay gần mặt đất hơn và trôi theo các luồng gió nên khó dự đoán được chuyển động của chúng trong khi các vệ tinh bay cao hơn rất nhiều và theo quỹ đạo cố định. Chúng có thể tránh được radar. Chúng cũng có thể lảng vảng trên các khu vực một thời gian dài trong khi các vệ tinh thường chuyển động liên tục. Những chiếc máy ảnh đơn giản trên khinh khí cầu chụp được hình ảnh rõ ràng hơn so với máy ảnh trên vệ tinh quỹ đạo; đồng thời chúng có thể thu những tín hiệu kỹ thuật số không vươn đến độ cao của vệ tinh.

Đại học Công nghệ Quốc phòng quốc gia Trung Quốc có một nhóm các nhà nghiên cứu chuyên nghiên cứu những tiến bộ trong công nghệ khinh khí cầu. Và ngay từ năm 2020, nhật báo Quân Giải phóng Nhân dân, tờ báo chính của quân đội Trung Quốc, đã đăng một bài báo mô tả không gian gần “đã trở thành một chiến trường mới trong chiến tranh hiện đại như thế nào”. Một bài báo trên tờ báo vào năm 2021 cho biết: Khinh khí cầu là “con mắt đắc lực trên bầu trời để bao quát các mục tiêu ở độ cao thấp và trên mặt nước.”

Những quả khí cầu có thể giúp lấp đầy những khoảng trống trong mạng lưới vệ tinh tình báo và giám sát của Trung Quốc. Ông John K. Culver, cựu sĩ quan tình báo cấp cao tại Cơ quan Tình báo Trung ương (CIA), hiện là thành viên cấp cao tại Hội đồng Đại Tây Dương, cho biết thông tin mà khí cầu thu thập có thể bao gồm dữ liệu về điều kiện khí quyển và cả thông tin liên lạc của các đơn vị quân đội trên mặt đất mà họ không thể thu thập từ ngoài vũ trụ. “Dữ liệu do khinh khí cầu bay qua Mỹ hoặc các đồng minh và đối tác của chúng tôi ở Tây Thái Bình Dương thu thập được có thể có giá trị đối với lực lượng tên lửa Trung Quốc, giúp mở rộng và nâng cao hiểu biết của họ về các mục tiêu cũng như về điều kiện khí quyển,” ông Culver viết trong một email trả lời các câu hỏi của NYT.

Các cơ quan tình báo trong chính quyền Biden đã hiểu biết sâu sắc hơn về phạm vi và quy mô của nỗ lực khinh khí cầu do thám Trung Quốc do quả khinh khí cầu bay qua nước Mỹ suốt tuần qua đã cho họ một thời gian dài để nghiên cứu khả năng của các thiết bị giám sát gắn trong nó. “Tuần trước đã mang đến cho Hoa Kỳ cơ hội duy nhất để tìm hiểu chương trình khinh khí cầu giám sát của Trung Quốc, tất cả thông tin sẽ giúp chúng tôi tiếp tục tăng cường khả năng theo dõi các loại vật thể này,” tướng Ryder nói.

Việc trục vớt các mảnh vỡ của quả khí cầu ở độ sâu 50 feet (15 mét) dưới đáy Đại Tây Dương được Tuần duyên Mỹ thực hiện cả vào ban đêm. Ảnh US Navy

Trước khi xảy ra sự kiện tuần trước, Hoa Kỳ đã theo dõi các khinh khí cầu do thám của Trung Quốc trong không phận của hơn chục quốc gia trên thế giới. Một số nỗ lực của Trung Quốc dường như tập trung vào khu vực Thái Bình Dương, vào các đồng minh và đối tác của Hoa Kỳ trong khu vực. Các nhà ngoại giao Mỹ ở khu vực này đã tổ chức các cuộc họp để thông báo cho các chính phủ nước sở tại về chương trình do thám này.

Hành động mới của Bộ Ngoại giao Mỹ tiết lộ chi tiết về chương trình khinh khí cầu do thám của Trung Quốc cho các chính phủ khác là nhằm giúp cho các đồng minh và đối tác nhận thức được mức độ nỗ lực do thám trên không và hành vi vi phạm chủ quyền không phận của nhiều quốc gia của Trung Quốc để họ có thể đẩy lùi các nỗ lực của Bắc Kinh. 

Hôm thứ Tư, ông Blinken cũng đã thảo luận về các hành động quân sự hung hăng của Trung Quốc với ông Jens Stoltenberg, Tổng thư ký của Minh ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), trong một cuộc họp ở Washington. Tại cuộc họp báo chung, ông Stoltenberg đã liệt kê các vấn đề chiến lược với Trung Quốc, bao gồm cả sự hiếu chiến của nước này đối với Đài Loan và quan hệ đối tác với Nga. “Các đồng minh của NATO có những lo ngại thực sự”, ông nói.

Khi được phóng viên hỏi về khẳng định của chính phủ Mỹ rằng Trung Quốc đã gửi một hoặc nhiều khinh khí cầu gián điệp qua châu Âu, ông Stoltenberg nhận xét: “Khinh khí cầu Trung Quốc bay qua Hoa Kỳ phơi bày một kiểu hành vi của Trung Quốc. Và chúng tôi cũng đã thấy các hoạt động tình báo của Trung Quốc gia tăng ở châu Âu, sử dụng các nền tảng khác nhau. Họ sử dụng vệ tinh, họ sử dụng mạng internet, và như chúng ta đã thấy ở Hoa Kỳ, cả khinh khí cầu nữa.”

Một nguồn tin của WP cho biết Trung Quốc bị bất ngờ khi Ngoại trưởng Blinken hủy bỏ chuyến đi thăm Trung Quốc sau tuyên bố phản đối việc Trung Quốc thả khinh khí cầu do thám vào nội địa nước Mỹ là “hành động vô trách nhiệm”. Bề ngoài, Trung Quốc lên án việc Mỹ bắn hạ quả khí cầu là “hành động quá đáng” và dọa sẽ có biện pháp trả đũa, nhưng các nguồn tin nội bộ tiết lộ, từ khi quả cầu bị bắn hạ, đảng Cộng sản Trung Quốc đã liên lạc với các nước láng giềng, yêu cầu để mở các kênh liên lạc đề phòng khủng hoảng lan rộng – một dấu hiệu cho thấy Bắc Kinh đang bối rối và đang cố dập tắt dư luận chung quanh sự bại lộ xấu hổ của họ.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Mỹ ‘giải mã’ xác khinh khí cầu Trung Quốc

Post by LDN Wed Feb 15, 2023 6:00 pm

BBC News, Tiếng Việt

Trung Quốc phản ứng thế nào với vụ khinh khí cầu do thám?

Tessa Wong & Fan WangBBC News

15 tháng 2 2023, 11:14 +07

NGUỒN HÌNH ẢNH,CHINESE MINISTRY OF FOREIGN AFFAIRS

Chụp lại hình ảnh,

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, bà Mao Ninh nói rằng Hoa Kỳ đã hành động "vô trách nhiệm"

Việc Trung Quốc tuyên bố rằng Hoa Kỳ đã thả khinh khí cầu vào không phận của họ đánh dấu động thái mới nhất trong một loạt các thay đổi lập trường mà nước này đã thể hiện xoay quanh vụ việc gây chấn động thế giới.

Đã gần hai tuần kể từ lần đầu tiên Mỹ cáo buộc Trung Quốc thả khinh khí cầu do thám trên lãnh thổ Mỹ.

Vụ việc đã gây ra nhiều luồng phản ứng - từ phẫn nộ đến bàn tán sôi nổi - từ chính phủ và người dân Trung Quốc.

Im lặng, sau đó thừa nhận

Sau khi Lầu Năm Góc lần đầu tiên thông báo về sự tồn tại của khinh khí cầu vào ngày 2/2, các quan chức Trung Quốc đã kiềm chế không đưa ra phản ứng ngay lập tức, chỉ lên tiếng vào tối hôm sau.

Trong một tuyên bố, Trung Quốc thừa nhận vật thể thuộc về họ, nhưng nói thêm rằng đó là một "khí cầu dân sự được sử dụng cho mục đích nghiên cứu, chủ yếu là khí tượng" đã bị thổi lệch hướng.

Với giọng điệu gần như xin lỗi - điều hiếm thấy ở Bắc Kinh - Trung Quốc mô tả đây là một tai nạn, nói rằng họ "rất tiếc về việc khinh khí cầu xâm nhập ngoài ý muốn vào không phận Hoa Kỳ vì lý do bất khả kháng".

Nhưng các phương tiện truyền thông nhà nước, hầu như không đưa tin về vụ việc cho đến khi chính phủ thừa nhận, đã trở nên bao biện hơn.

China Daily tuyên bố "lời bịa đặt về khinh khí cầu không thể ràng buộc trách nhiệm cho Trung Quốc", trong khi Global Times kêu gọi Mỹ "chân thành hơn trong việc hàn gắn quan hệ với Trung Quốc thay vì thực hiện các hành động khiêu khích nhắm vào nước này".

Cư dân mạng đã không phí thời gian cho việc cười nhạo, với nhiều người gọi vật thể này là "khí cầu lang thang" - ám chỉ đến tiểu thuyết và bộ phim khoa học viễn tưởng nổi tiếng của Trung Quốc The Wandering Earth.

Sáng hôm sau, chính quyền Trung Quốc đưa ra lời biện hộ dài hơn, mạnh mẽ hơn khi có tin Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken đã hủy bỏ chuyến đi dự kiến ​​tới Trung Quốc, tuyên bố rằng "một số chính trị gia và phương tiện truyền thông ở Mỹ đã thổi phồng vụ việc lên để tấn công và bôi nhọ Trung Quốc".

Cùng ngày hôm đó, Mỹ đã bắn rơi khinh khí cầu khiến Trung Quốc nổi giận.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mao Ninh gọi đó là "một phản ứng thái quá" và "không thể chấp nhận và vô trách nhiệm".

"Khinh khí cầu không thuộc về Mỹ. Nó thuộc về Trung Quốc", bà nói khi được hỏi liệu Trung Quốc có yêu cầu trả lại những mảnh vỡ của khinh khí cầu hay không.

Các quan chức đã gửi đơn khiếu nại chính thức tới đại sứ quán Hoa Kỳ tại Bắc Kinh.

Trên mạng, những người theo chủ nghĩa dân tộc Trung Quốc phẫn nộ lên án Mỹ. Nhà bình luận nổi tiếng Hu Xijin (Hồ Tích Tiến), cựu tổng biên tập Global Times, cho rằng Mỹ "phải chấm dứt" tình hình bằng cách sử dụng tên lửa, bởi vì người Mỹ "không làm nổi việc giải quyết một tai nạn bằng cách tìm kiếm sự thật từ thực tế, thay vào đó họ chính trị hóa nó".

Trong khi đó, một khinh khí cầu thứ hai được phát hiện trôi dạt qua Mỹ Latinh, mà chính quyền Trung Quốc cũng nhận là của họ.

Suy đoán tăng lên

Trên mạng Internet Trung Quốc có cơn sốt suy đoán về việc chính xác ai đã phóng khinh khí cầu, trong khi không có thông tin chi tiết về nguồn gốc của nó.

Nhiều người bị thu hút khi các bài báo gần đây đề cập đến một công ty địa phương, Viện nghiên cứu và thiết kế cao su Zhuzhou của ChemChina, là một trong những nhà sản xuất khinh khí cầu tầm cao chính ở Trung Quốc.

Một số blogger cho rằng ChemChina Zhuzhou, công ty con của một doanh nghiệp nhà nước, đã chế tạo khinh khí cầu. Nhưng không có bằng chứng móc nối công ty này với chiếc khinh khí cầu kia.

Sự hoang mang ngày càng gia tăng khi vào hôm 12/2, một báo cáo được đưa ra trên tờ báo The Paper về một vật thể không xác định được cho là đang bay ngoài khơi bờ biển phía đông tỉnh Sơn Đông.

Nó cho biết các quan chứ cquản lý nghề cá đã gửi cảnh báo tới ngư dân địa phương rằng chính quyền Trung Quốc đang chuẩn bị bắn hạ vật thể này.

Báo cáo đã được một số cơ quan Trung Quốc đăng lại, nhưng các phương tiện truyền thông nhà nước và các cơ quan chính phủ vẫn im lặng. Tuy nhiên, nó đã khiến các nền tảng mạng xã hội tràn ngập thông tin, với một số tài khoản thậm chí còn phát trực tiếp hình ảnh vệ tinh của khu vực.

Nhưng một số cư dân mạng đã phản ứng với sự nghi ngờ và đặt câu hỏi liệu đó có phải là sự thật hay không, chất vấn vì sao tin tức không được công bố trên các kênh chính thức hơn.

Chuyển hướng câu chuyện

Hôm 13/2, chính phủ Trung Quốc có một tuyên bố mới - rằng bóng bay của Mỹ đã xâm phạm không phận của họ ít nhất 10 lần trong năm qua.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết: "Điều đầu tiên phía Mỹ nên làm là bắt đầu với một khởi đầu mới, tự kiểm điểm bản thân thay vì bôi nhọ và cáo buộc Trung Quốc".

Mỹ đã phủ nhận cáo buộc.

Đồng thời, phương tiện truyền thông nhà nước đã bắt đầu hướng chú ý vào một câu chuyện khác - một chuyến tàu trật bánh chở vật liệu nguy hiểm ở Ohio.

Mặc dù vụ việc xảy ra vào đầu tháng 2, các hãng tin Trung Quốc hiện đang đưa tin một cách đáng kể về chủ đề này, trích dẫn thông tin từ phương tiện truyền thông Hoa Kỳ. Các quan chức Mỹ đã thực hiện việc giải phóng các hóa chất độc hại có kiểm soát khỏi đoàn tàu để ngăn ngừa nhiễm độc.

Nó đã trở thành trọng điểm thảo luận trên phương tiện truyền thông xã hội. Trên Weibo, tương đương với Twitter của Trung Quốc, hashtag bắt đầu bằng tàu Ohio đã được xem hơn 690 triệu lần kể từ cuối tuần, với hơn 40 hashtag được tạo ra về chủ đề này.

Nhiều cư dân mạng Trung Quốc đã bày tỏ lo lắng rằng vụ việc sẽ trở thành một cuộc khủng hoảng môi trường toàn cầu, đồng thời tức giận trước việc các phương tiện truyền thông Mỹ đưa tin về vụ tàu hỏa tương đối ít so với vụ khinh khí cầu.

"Hóa ra khinh khí cầu lang thang đã được sử dụng đỡ trách nhiệm cho vụ Ohio," một bài đăng có gần 3.000 lượt thích.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Mỹ ‘giải mã’ xác khinh khí cầu Trung Quốc

Post by LDN Sun Feb 19, 2023 8:12 am

Mỹ ‘giải mã’ xác khinh khí cầu Trung Quốc (Reuters)

Khinh khí cầu do thám của Trung Quốc bị một máy bay chiến đấu của Hoa Kỳ bắn hạ hôm 4/2, ngoài khơi Surfside Beach, South Carolina.

Hoa Kỳ ngày 17/2 loan báo kết thúc thành công các nỗ lực ngoài khơi South Carolina trục vớt một khinh khí cầu do thám của Trung Quốc bị một máy bay chiến đấu của Hoa Kỳ bắn hạ hôm 4/2, và các nhà điều tra đang bây giờ đang phân tích “ruột” của nó.

Mảnh vỡ cuối cùng của khinh khí cầu Trung Quốc bị phi đạn Sidewinder bắn rơi đang được chuyển đến phòng thí nghiệm của FBI ở Virginia để phân tích, Bộ Tư lệnh Phương Bắc của quân đội Mỹ cho biết trong một tuyên bố.

Phát ngôn viên của Hội đồng An ninh Quốc gia John Kirby nói: “Đó là một lượng đáng kể (vật liệu được thu hồi), bao gồm khoang chứa cũng như một số thiết bị điện tử và quang học, và tất cả những thứ đó hiện đang ở phòng thí nghiệm của FBI ở Quantico”.

Ông Kirby cho biết Hoa Kỳ đã điều nghiên rất nhiều về khinh khí cầu bằng cách quan sát nó khi nó bay qua Hoa Kỳ.

Ông nói trong một cuộc họp báo tại Tòa Bạch Ốc: “Chúng tôi tin rằng chúng tôi sẽ tìm hiểu nhiều hơn nữa bằng cách xem xét ruột bên trong nó và xem nó hoạt động như thế nào cũng như khả năng của nó”.

Quân đội Hoa Kỳ cho biết các tàu Hải quân và Tuần Duyên lùng sục trên biển trong gần hai tuần đã rời khỏi khu vực.

“Các vành đai an toàn hàng không và hàng hải đã được dỡ bỏ”, Bộ Tư lệnh Phương Bắc cho biết trong một tuyên bố.

Quân đội Hoa Kỳ cho biết họ tin rằng họ đã thu thập tất cả các cảm biến và thiết bị điện tử ưu tiên của khinh khí cầu Trung Quốc cũng như các phần lớn trong cấu trúc của nó, những yếu tố có thể giúp các quan chức phản gián xác định cách thức Bắc Kinh có thể đã thu thập và truyền thông tin do thám.

Khinh khí cầu của Trung Quốc, mà Bắc Kinh phủ nhận là khí cầu do thám của chính phủ, đã bay một tuần qua Hoa Kỳ và Canada trước khi bị bắn hạ ngoài khơi bờ biển Đại Tây Dương theo lệnh của Tổng thống Joe Biden.

Vụ việc đã gây náo động ở Washington và khiến quân đội Hoa Kỳ phải tìm kiếm trên bầu trời các vật thể khác không bị phát hiện trên radar. Bộ Tư lệnh phía Bắc của quân đội đã thực hiện ba vụ bắn hạ “vật thể” không xác định chưa từng có từ ngày 10/2 đến ngày 12/2 tuần trước.

Nhưng chính quyền của Biden vào 17/2 đã tìm cách xoa dịu những kỳ vọng về nỗ lực thu hồi đối với ba vật thể đó, những vật thể này đã rơi xuống địa hình đầy thách thức và trong một trường hợp là vùng nước rất sâu của Hồ Huron.

“Tất cả chúng ta phải chấp nhận khả năng là chúng ta không thể thu hồi chúng,” ông Kirby nói, đồng thời lưu ý rằng sẽ rất khó để xác định những vật thể đó nếu không tìm thấy các mảnh vỡ.

Sự cố khinh khí cầu của Trung Quốc khiến Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken hoãn chuyến thăm dự kiến vào đầu tháng này tới Bắc Kinh và làm căng thẳng thêm mối quan hệ vốn đã căng thẳng giữa Washington và Bắc Kinh.

Chuyến đi của ông Blinken đó sẽ là chuyến đi đầu tiên của một ngoại trưởng Hoa Kỳ tới Trung Quốc sau 5 năm và được cả hai bên coi là cơ hội để ổn định mối quan hệ ngày càng căng thẳng.

Kể từ đó, các quan chức Hoa Kỳ đã xem xét khả năng diễn ra cuộc gặp giữa ông Blinken và nhà ngoại giao hàng đầu của Trung Quốc Vương Nghị bên lề Hội nghị An ninh Munich bắt đầu vào ngày 17/2.

Phó Tổng thống Hoa Kỳ Kamala Harris, người cũng có mặt tại Munich để tham dự hội nghị, đã bảo vệ cách xử lý của chính quyền đối với vụ khinh khí cầu và việc bắn hạ ba vật thể khác.

Bà Harris nói với MSNBC: “Khinh khí cầu của Trung Quốc “cần phải bị bắn hạ vì chúng tôi tin rằng nó được Trung Quốc sử dụng để do thám người dân Mỹ”.

“Chúng tôi sẽ duy trì quan điểm mà chúng tôi có về mối quan hệ giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ nên như thế nào,” bà nói.

Reuters

Nguồn: https://www.voatiengviet.com/a/my-giai-ma-xac-khinh-khi-cau-trung-quoc/6968510.html

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Mỹ ‘giải mã’ xác khinh khí cầu Trung Quốc

Post by LDN Sun Feb 19, 2023 11:40 am


_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Mỹ ‘giải mã’ xác khinh khí cầu Trung Quốc

Post by Sponsored content



Sponsored content


Back to top Go down

View previous topic View next topic Back to top

- Similar topics

Permissions in this forum:
You can reply to topics in this forum