Our forum runs best with JavaScript enabled !

Hát nhạc sửa lời (bài 1): Nỗi lòng khán giả nhạc Vàng

View previous topic View next topic Go down

Hát nhạc sửa lời (bài 1): Nỗi lòng khán giả nhạc Vàng Empty Hát nhạc sửa lời (bài 1): Nỗi lòng khán giả nhạc Vàng

Post by LDN Sat Mar 11, 2023 7:45 am

Hát nhạc sửa lời (bài 1): Nỗi lòng khán giả nhạc Vàng

11 tháng 3, 2023
Saigon Nhỏ

Sự kiện ca sĩ Tuấn Ngọc hát “sai lời” một ca khúc của nhạc sĩ Lam Phương đang dấy lên nhiều khía cạnh tình cảm và suy nghĩ của người yêu di sản âm nhạc Việt Nam Cộng Hòa. Nhiều bạn đọc gửi tâm tình của mình cho SGN, trong đó có những người buộc phải ẩn danh vì sự an toàn của mình ở trong nước. Tác giả bài viết này một người miền Nam thế hệ sau 1975, vẫn âm ỉ trong lòng mình sự yêu mến dòng nhạc tự do, và quan sát với nỗi buồn của thời thế, khi chứng kiến nền văn hóa quý báu này, bị chà đạp mỗi ngày, khởi đầu với việc “đổi lời” bài hát của giới trình diễn.

Chuyện sửa lời bài hát thì từ xưa đến nay, dân tình hay có trò chế lời làm vui. Ví dụ như : “Em ơi nếu mộng không thành thì sao ? mua chai thuốc chuột uống dô rồi đời” ….. hoặc  “nhưng không chết thằng cha bán phở mà chết người gái nhỏ bưng tô”…  Má tôi kể trước năm 1975, bài nào phát trên đài mà nổi tiếng, là chừng tuần sau dân tình chế lại cho vui. Nhưng chế cho vui chứ không bao giờ mang mục đích miệt thị lời hát.

Việc sửa lại lời cũng không hiếm, chính nhạc sĩ gạo cội Phạm Duy cũng từng tự sửa lời ca khúc Quê Nghèo của ông, vì lời gốc ông viết từ hồi chống Pháp, ông giải thích vì thời cuộc mà sửa lại cho phù hợp. đó là đoạn :

Chiều qua, tôi đi qua vùng chiếm đóng
Không bóng trâu cầy bên đồng
Vắng tiếng heo gà trên sân
Chiều qua gánh nước cho Vệ Quốc Quân
Nghe tiếng O nghèo kể rằng:
Quân thù về đây đốt làng

Bao giờ anh lấy được đồn Tây hỡi anh
Để cho cô con gái không buồn vì chiến tranh.

Ông sửa lại thành :
Chiều rơi thoi thóp trên vài luống khoai
Hiu hắt tiếng bà mẹ cười
Vui vì nồi cơm ngô đầy…
Bao giờ cho lúa được mùa luôn, lúa ơi
Để cho cô con gái không buồn vì gió Đông
Bao giờ cho lúa về đầy sân, hỡi em
Để cho anh trai tráng được gần người gái quê.


Nhưng đó là việc của nhạc sĩ, quyền sở hữu tác phẩm của họ. Nhớ hồi thập niên 80-90 khi ca sĩ hải ngoại hát, luôn thấy bị sai lời, nhưng ta có thể tạm chấp nhận bỏ qua vì thời gian đó thông tin còn hạn hẹp, internet không phổ biến như bây giờ, không thể nào trong vòng vài phút search là ra thông tin lời bài hát chính xác nhất.

Khoảng 5 năm trở lại đây, tôi có nghe tin ngoài lề từ bộ VHTT rằng nếu các ca khúc trước 1975 liên quan tới chiến trang, súng đạn, máu lừa thì nếu kiếm được từ thay thế sẽ cho phép trình diễn. Tôi cũng từng thử ngồi với con trai của nhạc sĩ Anh Việt Thu chỉnh lời lại cho phù hợp ca khúc Đa Tạ để trình diễn ở VN, nhưng sau một hồi tính toán chỉnh sửa, tôi cũng đành bó tay vì lời mới, nghe kiểu nào cũng trớt quớt.

ví dụ:
Tôi xin đa tạ ngày nao súng (tính sửa lại thành Gió) phải thẹn thùng
Ngày nao súng (gió) phải lạnh lùng
Nắng hạ vàng rưng rưng mây trắng ….

Có một chuyện làm tôi nhớ mãi, là đầu thập niên 2000 ở Mỹ, có một danh hài nổi tiếng gặp nhạc sĩ Nhật Trường và nói rằng : Em có chế lại lời của một ca khúc của anh, và giờ em hát thử cho anh nghe nha. Khi danh hài đó hát xong thì ông Nhật Trường sầm mặt lại, ông chỉ nói lạnh lùng rằng : “Anh có cảm giác như ca khúc của anh là một cô gái xinh đẹp và em đang hiếp dâm nó”. Nghe xong anh danh hài chỉ biết đứng dậy xin lỗi và lặng lẽ rời đi.

Có nhiều nhạc sĩ rất dễ tính, nói rằng việc chế lời là vì ca khúc mình hay, ăn khách, đọng lại trong lòng người nghe nên việc họ chế cũng là vui, chứ không hẳn vì mục đích ba trợn. Còn về danh ca Tuấn Ngọc, anh ta sửa lời là vì làm vừa ý chính quyền VN thôi, bài hát tình bơ vơ ngày xưa tới giờ từ sau ngày đứt phim bị cấm đi cấm lại nhiều lần. Cấm ở chỗ ” đời viễn xứ”, rồi giờ lại bắt bẻ chỗ “Việt Nam buồn lắm em ơi”.

Theo ý kiến của một người yêu nhạc thì nếu chế lời hát cho vui miệng thì không sao, nhưng nếu trình diễn với khán giả khi mình là một tên tuổi lớn thì bạn không tôn trọng khán giả, bạn chỉ là bưng bô hoặc ca nô xướng ca vô loài.

Nói về ca sĩ sửa lời khi trình diễn ở Việt Nam, thì cũng không thể nhắc đến ca sĩ Quách Tuấn Du, nhớ những năm 2015-2016, khi anh ta ra mắt những MV Bolero Dance (nghe cái tên là thấy mệt rồi) trên youtube, anh ta trình bày một thể loại nhạc khó hiểu, Nhạc vàng (tân nhạc) trên nền nhạc dance remix cà giựt. Thiệt là nuốt không trôi.

Nhưng đó cũng chưa là gì quá đáng cho tới khi anh ta thay đổi rất nhiều ca từ có liên quan đến “lính” hay những từ mà chính quyền bây giờ cho là nhạy cảm. Anh ta chọn ngôn từ thay thế nhưng có vẻ ngôn từ anh ta chọn quá máy móc, hoặc là anh ta dốt nên ca từ khi hát thành ra vô nghĩa, ví dụ như trong bài Sương Trắng Miền Quê Ngoại của Đinh Miên Vũ, anh ta sửa hai đoạn khiến cho tôi khi nghe cảm thấy buồn cười,  đó là : “Bận hành quân nên chắc khó thăm nhau”, anh ta sửa lại thành : “Bận ‘hành trang’ nên chắc khó thăm nhau”. Rồi đoạn : “Nào những khi ôm thép súng tê tay” thì anh ta sửa lại thành : “Nào những khi ôm ‘thép sắt’ tê tay!!!” ….. Ồ, hóa ra người lính trong bài Sương Trắng Miền Quê Ngoại đã bị tay ca sĩ nhạc đỏ biến đổi thành một người thợ hàn !? Ông Đinh Miên Vũ mà còn sống chắc khi nghe bài này cũng vác gậy rượt anh ca sĩ Tuấn Du chạy có cờ. Dường như bị khán giả nói quá, nên anh ca sĩ này cũng nhận ra sai lầm của mình, im lặng rút video đó xuống và làm lại bản mới, đúng lời.

Trở lại vấn đề của nam danh ca Tuấn Ngọc, tôi nghĩ trên phương diện của một người miền Nam yêu nhạc, thì chúng ta nên có một cái nhìn chính xác nhất về Anh. Nếu đêm nhạc đó, dù vô tình hay không cố ý hoặc ngoài ý muốn mà khiến anh phải hát sửa lại thành “chiều nay buồn lắm em ơi” thì anh nên có sự đính chánh, hoặc sự xin lỗi khán giả. Người miền Nam dễ tánh lắm, có lỗi, biết lỗi, nhận lỗi và xin lỗi thì họ cũng bỏ qua và tha thứ cho anh thôi, nhưng nếu anh vì tiền mà bất chấp, mà bưng bô. thì con đường âm nhạc của anh coi như đã chấm dứt, ít nhất là đối với tôi.


Last edited by LDN on Sat Mar 11, 2023 9:44 am; edited 2 times in total

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

Hát nhạc sửa lời (bài 1): Nỗi lòng khán giả nhạc Vàng Empty Re: Hát nhạc sửa lời (bài 1): Nỗi lòng khán giả nhạc Vàng

Post by LDN Sat Mar 11, 2023 7:48 am

Hát nhạc sửa lời (bài 2): Án tù luôn treo trên câu hát

Đàm Ngọc Tuyên
11 tháng 3, 2023
Saigon Nhỏ

Ông Lọc Vàng, người bị kêu án 10 năm tù ở miền Bắc, vì hát nhạc của miền Nam Việt Nam.
Sự kiện ca sĩ Tuấn Ngọc hát “sai lời” một ca khúc của nhạc sĩ Lam Phương đang dấy lên nhiều khía cạnh tình cảm và suy nghĩ của người yêu di sản âm nhạc Việt Nam Cộng Hòa. Nhiều bạn đọc gửi tâm tình của mình cho SGN, trong đó có cả những người buộc phải ẩn danh vì sự an toàn của mình ở trong nước. Tác giả bài viết là một nhà báo tự do, gửi đến sự quan sát về những luồng dư luận quanh sự kiện, vạch rõ một khuynh hướng cỗ vũ việc tàn phá di sản âm nhạc miền Nam tự do một cách thản nhiên và đầy chủ đích.

Nhân câu chuyện ca sĩ Tuấn Ngọc sửa lời để hát thì nhà thơ Đỗ Trung Quân cho rằng có lẽ vì “thể chế cầm tù, quy chụp con người” nên ca sĩ mới sợ mà phải sửa lời, đại ý vậy.

Tuy nhiên, mới đây trên facebook, nổi lên ngôn luận phản biện là ý này của ông nhà thơ, bộc lộ rõ ý thỏa hiệp với chính quyền, rằng: “Hát hò thôi mà, cùng lắm là bị cơ quan chức năng phạt vì hát nhạc “ngoài luồng” hoặc không được cấp phép biểu diễn nữa. Chứ nhà mệ sống ba đời nào giờ, chưa thấy ca sĩ nào hát nhạc tiền chiến, nhạc vàng mà bị cầm tù bởi “thể chế” cả, nâng quan điểm chính trị để tỏ ra mình nguy hiểm làm chi”. Tuyên bố nói trên của một facebooker tên là Võ Đức Phúc, nhân vật tiêu biểu hay nói cho trôi chuyện bất bình xã hội. Đây có thể coi là loại phát ngôn tiêu biểu thuộc về luồng dư luận ủng hộ hủy hoại các tác phẩm trước năm 1975 một cách nhẹ nhàng, vốn cũng có nhiều người trẻ tán thưởng.

Hiện có ba luồng dư luận ở Việt Nam: (1) Không đồng tình với cách sửa lời của ca sĩ Tuấn Ngọc, (2) vì sự hâm mộ và tình cảnh chính trị, nên cho là cần bỏ qua, và (3) là xem chuyện đổi lời của các nhạc phẩm trước 1975 là chuyện nhỏ, thậm chí là bình thường.

Có thật không có ai ở tù vì âm nhạc tại Việt Nam? Chỉ tính riêng giới ca sĩ, phải có ít nhất 2 người đi tù vì hát nhạc vàng, trước và sau 30/4/1975, án nào cũng nổi cộm. Lịch sử nào mà dễ quên đến vậy, ở Việt Nam?

Trường hợp thứ nhất là ở miền Bắc, với ca sĩ Lộc Vàng. Ông tên là Nguyễn Văn Lộc, nhưng mê hát nhạc vàng thành thử nhiều người thường gọi là Lộc Vàng. Ở Hà Nội, trước năm 1975, dòng nhạc tiền chiến được nhà cầm quyền gọi là “nhạc vàng” và bị cấm hẳn. Chuyện sinh hoạt âm nhạc của nhóm ông Lộc đã lọt vào tai công an nên ngày 27/3/1968, cả ba người trong nhóm bị bắt giam vào nhà tù Hỏa Lò và sau đó bị kết án với tội danh “truyền bá văn hóa đồi trụy”.

Báo Hà Nội Mới ngày 12/1/1971 trích bản luận tội: “Khi đi biểu diễn nhạc kiếm tiền ở những đám cưới, các cuộc liên hoan, chúng tìm cách đánh xen kẽ những bản nhạc vàng để truyền bá và thăm dò thị hiếu của lứa tuổi thanh niên. Chúng phân chia nhau đi tìm mua đĩa hát loại nhạc vàng lọt vào được, đi sưu tầm các bài hát và nhạc vàng cổ, ghi chép các bản nhạc giật, nhạc tâm lý chiến của đài Mỹ và đài Sài Gòn. Chúng dùng các bản nhạc này để luyện cho nhau những giọng hát, tiếng đàn thật là bi quan, sầu thảm, lả lướt, lãng mạn để đi truyền bá, lôi kéo thanh niên…” (!). Kết quả là ông Phan Thắng Toán bị 15 năm tù và chịu 5 năm quản chế; ông Nguyễn Văn Ðắc 12 năm tù và 5 năm quản chế; ông Nguyễn Văn Lộc (Lộc Vàng) bị 10 năm tù giam và 4 năm bị tước quyền công dân (năm 1973, nhân ký hiệp định Paris được giảm án còn 8 năm tù, 4 năm quản chế).

Trường hợp thứ hai, miền Nam sau năm 1975, là ca sĩ Chế Linh. Khoảng năm 1978, trong lần đi hát ở Thốt Nốt – Cần Thơ, khán giả bên dưới có rất nhiều người là bộ đội, họ yêu cầu Chế Linh hát bài tủ Thành Phố Buồn. Tuy bài hát này vô thưởng vô phạt, không phải là nhạc lính, nhưng là nhạc vàng bị cấm hát. Chế Linh chần chừ không dám hát, nhưng vì có quá nhiều khán giả bên dưới hối thúc yêu cầu, từ chối hoài không được, ông đành xin phép ban văn hóa địa phương được phép hát. Lúc đó không thấy có ai ý kiến gì, ông đã hát liên tục một mạch 3 lần bài hát Thành Phố Buồn, bởi vì đã quá lâu rồi mới được hát lại 1 bài nhạc vàng trên sân khấu.

Chấm dứt lần hát thứ 3, khi cuối đầu chào, ông chợt thấy sau lưng có 2 cây súnɡ của bên an ninh chĩa vào mình. Tuy nhiên, ông được phía khán giả người miền Nam đang đi bị bắt đi bộ đội ùa lên giải vây. Chế Linh phải lập tức rời sân khấu ra trước cổng, tại đây ông gặp 2 ông bà già bán hủ tiếu người Tàu, họ khuyên Chế Linh nên chạy trốn để tránh bị hình phạt nặng. Họ cũng giúp tìm xe để ông lẻn về lại Sài Gòn.

Nhưng rồi ông vẫn bị truy bắt ở Sông Mao – Bình Thuận như tội phạm hình sự, biệt giam đến 18 tháng. Câu chuyện này Chế Linh đã kể lại trong show diễn trong chương trình Jimmy Show.

Không ít người hôm nay, bị tẩy não và coi việc tàn phá sản phẩm tri thức của người khác như chuyện đùa – nhất là những người không về phe “cách mạng”. Hay phía khác, cũng có những người nhận lệnh làm phải làm như vậy như một âm mưu lâu dài. Kể lại hai câu chuyện trên, nhằm muốn bày tỏ rằng: Âm nhạc trên đất nước này, là máu, nước mắt, tù đày bởi những định kiến quái gỡ. Nhân tiện, gởi luôn hai câu thơ đến một lớp trẻ đang hò reo hưởng ứng chuyện tàn phá di sản của miền Nam tự do, vì tình yêu thần tượng hay vì sự nông cạn, bợ đỡ chính quyền: “Tuổi hai mươi mà đã đau lưng. Vì mỗi ngày cúi luồn năm bảy bận”.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

View previous topic View next topic Back to top

- Similar topics

Permissions in this forum:
You can reply to topics in this forum