Our forum runs best with JavaScript enabled !

Tin VN: Thất nghiệp, cử nhân bằng giỏi méo mặt được chào lương... 2,9 triệu đồng

Page 7 of 38 Previous  1 ... 6, 7, 8 ... 22 ... 38  Next

View previous topic View next topic Go down

New Re: Tin VN: Thất nghiệp, cử nhân bằng giỏi méo mặt được chào lương... 2,9 triệu đồng

Post by LDN Fri Feb 04, 2022 2:17 am

Nghe ~ câu chuyện kể mà tôi buồn quá. Nhưng tôi vẫn muốn nghe, muốn đọc tin về các chú bác.

https://youtu.be/7Qz4TyTxp44

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Tin VN: Thất nghiệp, cử nhân bằng giỏi méo mặt được chào lương... 2,9 triệu đồng

Post by LDN Mon Feb 07, 2022 5:38 am

Bức tranh kiều hối

Người Việt ở Mỹ đã gửi về nước chín tỷ đôla, chiếm một nửa lượng kiều hối mà Việt Nam nhận được trong năm 2021.

Bình Phương
6 tháng 2, 2022 - Sài Gòn nhỏ 

Kiều hối về Việt Nam tăng liên tục qua các năm. Đồ họa của VNExpress dựa theo dữ liệu của WB và KNOMAD

Bất chấp đại dịch COVID-19 và kinh tế suy thoái ở hầu hết các nước trên thế giới, lượng tiền mà người Việt Nam sinh sống làm ăn ở nước ngoài gửi về cho thân nhân và gia đình ở trong nước, gọi là kiều hối, vẫn tăng rất mạnh trong năm 2021, lên mức $18.06 tỷ, theo số liệu của Ngân hàng Thế giới (World Bank) và Tổ chức Hợp tác Quốc tế về người Di cư KNOMAD.

Đây là năm thứ năm liên tiếp, lượng kiều hối gửi về Việt Nam tăng mạnh, từ mức $13.8 tỷ năm 2017, $15.9 tỷ năm 2018, $17 tỷ năm 2019, $17.2 tỷ năm 2020. Nhờ vậy, Việt Nam vẫn nằm trong số 10 quốc gia có lượng kiều hối cao nhất thế giới và nước nhận nhiều kiều hối thứ ba ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, sau Trung Quốc và Philippines.

Lượng kiều hối nhận về tương đương 5.1% tổng sản lượng quốc gia (GDP) của Việt Nam năm 2021, nhưng đáng chú ý kiều hối là nguồn thu nhập “từ trên trời rơi xuống”, người nhận không cần phải đầu tư vốn liếng hoặc công sức sản xuất kinh doanh. So với sản xuất kinh doanh, lượng kiều hối Việt Nam nhận được nhiều gấp bốn lần khoản xuất siêu (giá trị xuất cảng nhiều hơn nhập cảng) cả năm 2021; xấp xỉ khoản đóng góp của ngành xây dựng cả nước vào GDP năm 2020 và bằng 8% tổng số tiền gửi của người dân vào hệ thống ngân hàng ở trong nước.

Theo thông tin trên trang VNExpress, có một nửa lượng kiều hối về Việt Nam được gửi từ Mỹ, nơi có hơn 1.4 triệu người Việt định cư tạo thành cộng đồng người Việt đông đảo nhất ngoài Việt Nam. Các nước có nguồn kiều hối gửi về nhiều nhất lần lượt là Mỹ, Úc, Canada, Đức và Pháp.

Thành phố Sài Gòn, trung tâm kinh tế của đất nước, cũng là nơi nhận được nhiều kiều hối nhất, khoảng 53% tổng số kiều hối của cả nước.

Những dữ kiện trên cho thấy, phần lớn nguồn tiền kiều hối là từ những người Việt định cư tại các nước công nghiệp phát triển – những người đã phải rời bỏ quê hương vì nhiều lý do, nổi bật là sự áp bức về chính trị hoặc bế tắc về kinh tế. Những năm gần đây, đã có vài triệu người Việt đi làm thuê ở nước ngoài, trong nước gọi là “xuất khẩu lao động”, cũng gửi tiền về giúp gia đình hoặc trả nợ, nhưng lượng kiều hối của thành phần “lao động xuất khẩu” chưa nhiều bằng nguồn tiền của người định cư. Phần lớn người ra nước ngoài làm thuê là người nghèo, làm việc tay chân, thu nhập không cao và không ổn định nên số tiền gửi về bị hạn chế.

Trong hai năm dịch COVID 2020-2021, phần lớn người Việt định cư ở Bắc Mỹ, Úc và châu Âu đều gặp khó khăn về kinh tế-tài chính, nhiều người mất việc, công việc kinh doanh bị đình đốn, nhiều gia đình phải sống nhờ các khoản trợ cấp của chính phủ. Nhưng lượng tiền gửi về Việt Nam chẳng những không giảm sút mà còn gia tăng đáng kể, chứng tỏ tấm lòng của người tha hương đối với thân nhân và quê nhà là hết sức đáng trân trọng. Nếu không bị dịch bệnh cản trở thì có thể lượng tiền gửi về từ cộng đồng người Việt định cư ở phương Tây còn tăng mạnh hơn nữa, nhiều hơn nữa.

Với tỷ lệ 5.1% GDP mà không phải đầu tư gì, kiều hối là nguồn thu nhập hết sức quan trọng giúp Việt Nam gia tăng dự trữ ngoại tệ bằng đồng đôla Mỹ và euro châu Âu, ổn định cán cân thanh toán, thúc đẩy tiêu dùng và đầu tư của người dân giữa lúc các ngành kinh tế-du lịch khốn đốn vì đại dịch.

Hào hứng trước lượng tiền khổng lồ từ nước ngoài gửi về, tại buổi liên hoan đón người Việt về ăn Tết Nhâm Dần, Chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc đã tức cảnh đọc hai câu vè: “Mỗi năm Tết đến Xuân về. Quê hương đất mẹ đề huề mong con” làm trò cười cho người dân trong và ngoài nước.

Ấy thế nhưng cho đến nay, nhà cầm quyền Việt Nam vẫn chưa có những chính sách đối xử đúng mực và trân trọng với người Việt Nam xa quê ngoài những lời đãi bôi ngoài cửa miệng. Các đại sứ quán, lãnh sự quán Việt Nam ở nước ngoài vẫn tìm đủ cách để bắt chẹt người có nhu cầu về nước thăm gia đình mà vụ scandal “chuyến bay giải cứu” với giá trên trời bị vỡ lở gần đây là ví dụ nổi bật.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Tin VN: Thất nghiệp, cử nhân bằng giỏi méo mặt được chào lương... 2,9 triệu đồng

Post by LDN Tue Feb 08, 2022 2:45 am


Giáo viên mầm non tư thục thất nghiệp, làm “osin thời vụ”
Nhiều giáo viên muốn bỏ nghề vì lương thấp, không được đãi ngộ


Đằng Vân
7 tháng 2, 2022 - Sài Gòn nhỏ

Giáo viên tại một cơ sở giáo dục mầm non tư thục ở Nghệ An chăm sóc trẻ trước đại dịch Covid-19 – Ảnh: Lao Động
Hơn một năm qua, các giáo viên mầm non các trường tư thục phải nghỉ việc không lương, do các cơ sở giữ trẻ phải đóng cửa vì Covid-19. Nhiều người phải làm công nhân, bảo vệ, buôn bán vặt, và làm “osin thời vụ” cho gia đình khá giả.

Cô Nguyễn Thị Hoa (32 tuổi) là giáo viên một cơ sở giáo dục mầm non tư thục tại TP Vinh cho biết, hiện đang làm “osin” cho một gia đình ở thành phố Vinh, lương khoảng 4-5 triệu đồng/tháng. Cô Hoa cho biết:

“Đã hơn một năm nay, giáo viên mầm non tư thục nghỉ dạy không lương, khó khăn quá nên tôi phải xin đi làm giúp việc gia đình, vất vả hơn và rất nhớ học sinh, nhớ trường”.

Nhiều giáo viên khác cũng như cô Hoa, phải tìm việc làm thêm trong lúc chờ được đi dạy trở lại, người thì xin đi làm bảo vệ, người thì đi làm công nhân trong khu công nghiệp, người đi nấu ăn cho nhà hàng, người thì phục vụ quán cà phê, bán hàng online…

“Do dịch bệnh nên công việc của bọn em cũng bấp bênh, có tháng được vài triệu đồng, có tháng thấp hơn”, cô Lê Thị Thúy, giáo viên mầm non tư thục ở TP Vinh nay đã “chuyển nghề” tạm thời sang phục vụ nhà hàng cho biết.

Mỗi giáo viên phải quản lý hơn 40 em học sinh, làm việc từ 10 đến 12 tiếng mỗi ngày – Minh họa: Zingnews
TS Đặng Minh Chưởng – chủ trường mầm non Tuổi Thơ tại phường Vinh Tân (TP Vinh) cho hay đời sống giáo viên mầm non tư thục đang hết sức khó khăn.

“Ban đầu khi mới nghỉ hoạt động do dịch COVID-19 thì nhà trường cũng có hỗ trợ giáo viên, rồi tiền hỗ trợ theo Nghị quyết 68 của Chính phủ…Tuy nhiên sau đó trường không thể hỗ trợ tiếp, vì cũng đang rất khó khăn, không có nguồn thu học phí. Tiền hỗ trợ của Chính phủ chỉ được một lần. Do đó các cô phải tự xoay xở mưu sinh” – TS Chưởng nói tiếp:

“Đón các cháu trở lại trường là điều chúng tôi mong mỏi từ lâu. Nhưng nếu chỉ đón trẻ 5 tuổi thì đặt ra bài toán nan giải về huy động giáo viên, kinh phí. Một số giáo viên đã có công việc khác ổn định không muốn quay lại trường, mặt khác số lượng học sinh 5 tuổi rất ít nên nếu trường vẫn tổ chức hoạt động thì không cân đối được kinh phí”.

Có khả năng, khi các trường học được mở lại trong tháng Hai, sẽ không đủ giáo viên mầm non cho các lớp học.

Nhiều giáo viên mầm non tư thục nhận trông trẻ trong dịch COVID-19 chờ đợi ngày trường học mở cửa – Ảnh: VTC
Lý do đơn giản là công việc dạy trẻ tại các trường mầm non tư thục bị rất nhiều áp lực, mức lương lại không tương xứng, làm 10 đến 12 giờ mỗi ngày, nhưng mỗi tháng cũng chỉ nhận được khoảng 5 triệu đồng. Có yêu nghề lắm, thời gian sau cũng nản chí, vì bám nghề sẽ không có tương lai.

Cô Tuyết vốn là giáo viên Trường mầm non thư thục Toàn Cầu, Đông Anh, Hà Nội. Nghỉ việc, cô bảo tiếc 3 năm ăn học, cũng đã quen trẻ, quen trường nhưng tiếp tục thì không ổn. Cô nói:

“Mặc dù cũng yêu nghề nhưng nghỉ đến nay đã gần một năm rồi nên bố mẹ và chồng khuyên đi bán hàng còn có đồng ra đồng, vừa bán vừa trông con. Mà sau này có tiếp tục theo nghề thì đồng lương giáo viên mầm non chỉ đủ nuôi bản thân mình”.

Hỏi có muốn tiếp tục với nghề khi trường học mở cửa, cô lắc đầu “đang kinh doanh ổn định rồi nên không có ý định quay lại nghề cũ”.

Ngay cả người chủ trường cũng không muốn tiếp tục theo nghề, vì quá khó khăn.

Trang Facebook bán ruốc và sung muối của bà Hà Thị Nhàn, chủ nhóm trẻ Trăng Non – Chụp màn hình
Bà Hà Thị Nhàn, Chủ nhóm trẻ Trăng Non, Đông Anh, Hà Nội cho biết:

“Tôi là chủ trường mầm non mà suốt năm qua còn đi muối sung, muối cà, làm ruốc, pate, làm tất cả mọi việc từ bán hàng trên mạng huống chi là các cô giáo. Nhiều người cười bảo chủ trường gì mà cứ đi làm ruốc bán. Nếu trường học vẫn bị đóng cửa, tôi cũng sẽ phải đi tìm việc khác”.

Bà Nhàn cho rằng nếu cứ đà này, danh sách giáo viên xin nghỉ việc sẽ tiếp tục kéo dài, dẫn đến tình trạng thiếu giáo viên hậu Covid-19, đặc biệt ở các khu công nghiệp với hơn 90% là con em công nhân.

Ông Nguyễn kim Sơn – Bộ trưởng bộ GD&ĐT đánh giá: “1,2 triệu trẻ trong độ tuổi mầm non đang có nguy cơ không có chỗ học, phụ huynh không có người trông con ảnh hưởng đến nhân lực. Đây là con số không nhỏ”.

Trước nguy cơ này, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho biết Bộ GD&ĐT đã đề xuất gói hỗ trợ trên 800 tỷ đồng trình Chính phủ. Trong đó đề xuất cơ chế hỗ trợ vay vốn, hỗ trợ thuế và các điều kiện hỗ trợ khác.

Nhiều giáo viên và chủ trường mầm non tư thục nghe được tin này rất vui, vì họ đang rất cần sự hỗ trợ đó để có thể quay trở lại nghề họ yêu mến.

Hiện nay, kế hoạch đang chờ được phê duyệt, và vẫn nằm trên giấy! (Tổng hợp)

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Tin VN: Thất nghiệp, cử nhân bằng giỏi méo mặt được chào lương... 2,9 triệu đồng

Post by LDN Tue Feb 08, 2022 6:27 pm


Quay trở lại Sài Gòn qua ngã Tân Sơn Nhất sau kỳ nghỉ Tết, bà con bị ‘chặt chém’ thẳng tay

Tường Vy
8 tháng 2, 2022 - Sài Gòn nhỏ

Rất đông hành khách hạ cánh tại phi trường Tân Sơn Nhất trong chiều 6 tháng Hai – Ảnh: VietnamNet

Theo ghi nhận của phóng viên VietNamNet trong chiều ngày 6 Tháng Hai, tức mùng 6 Tết Nguyên đán, lượng hành khách về Sài Gòn qua ngã Tân Sơn Nhất khá đông. Khách dồn từng tốp ra khỏi sảnh ga nhưng việc đặt xe taxi về nhà quả thực không dễ dàng.

Anh Nguyễn Thành Chương (33 tuổi) cho biết, không thể dùng ứng dụng để đặt xe công nghệ grab 4 chỗ, vì không có xe nào nhận lệnh. Quay qua chọn taxi truyền thống, anh lại càng hoảng khi tài xế tính giá quãng đường chừng 5 cây số từ phi trường Tân Sơn Nhất về khu vực đường Hai Bà Trưng (Q.1) tới 350,000 đồng.

Làm một bài toán nhanh, anh Chương cho biết, giá của taxi công nghệ trong ngày bình thường chỉ khoảng 139,000 đồng thôi.

Một tài xế taxi khẳng định, khách hàng sẽ không thể gọi được xe quanh khu vực phi trường vì các tài xế đã tắt hết ứng dụng để dễ dàng “chặt chém”.

“Thời điểm này chỉ có đi theo thỏa thuận thôi, chứ không tính toán công nghệ gì cả”, một tài xế nói thẳng với khách như thế khi anh ta than “sao mắc quá?”

Trong khi đó, chị Thanh Thúy bay từ sân bay Phú Bài (Huế) vào Sài Gòn lúc 20h20 tối 5 Tháng Hai, chị phải đứng cả tiếng đồng hồ vì không thể đặt được xe công nghệ cũng như gọi taxi.

Nhiều tài xế lợi dụng lượng khách trở lại Sài Gòn tăng đột biến, sẵn sàng hét giá dịch vụ vận chuyển cao – Ảnh: VietnamNet

Khi chị Thúy lúng túng chưa biết làm cách nào để di chuyển về nhà thì có người lạ mặt xuất hiện hỏi địa điểm cần đến và ngã giá. Sau khi khách hàng đồng ý, người này lập tức gọi điện cho tài xế ở bên ngoài di chuyển vào đón khách.

“Họ như tài xế grab không bật máy mà đứng chờ sẵn ở ngoài vậy. Khi môi giới gọi mới vào chở khách. Tôi đi từ Tân Sơn Nhất về Big C (quận 7) bị ‘chặt’ đẹp 500,000 đồng. Mức giá trên là gấp đôi, thậm chí gấp ba ngày thường vì mọi khi tôi đi từ nhà ra sân bay chỉ mất từ 170,000- 200,000 đồng/lượt”, Thúy nói.

Chị Tuệ Diễm bay vào Sài gòn tối Mùng 4 Tết. Chị kể lại trải nghiệm kinh hoàng khi con nhỏ đi cùng bị ốm, phải xếp hàng dài chờ đợi trong khi không thể đặt xe công nghệ. Chị Diễm buộc phải sử dụng xe trong sân bay vì không thể vạ vật hàng giờ đồng hồ trong phi trường. Chị nói trong nỗi tức giận:

“Sau một tiếng đồng hồ nỗ lực tôi cũng tìm được xe taxi với giá cắt cổ 450,000 đồng cho quãng đường 8 km. Con nhỏ đang ốm nên giành được xe là leo lên luôn chứ không trả giá nữa”.

Một người may mắn hơn nhiều người khác khi đặt được xe grab công nghệ, nhưng mức giá đặt xe cũng tăng gần gấp đôi, từ gần 200,000 đồng/lượt lên tới 360,000 đồng/lượt từ sân bay Tân Sơn Nhất về TP. Thủ Đức.

Những ngày này tại phi trường Tân Sơn Nhất, chỉ cần bạn đặt được một chiếc xe grab để về nhà thôi, cũng đã khiến khối người “ghen tỵ” rồi! Còn muốn nhìn giá thì hãy “ngửa cổ lên trời”! (Theo VietnamNet)

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Tin VN: Thất nghiệp, cử nhân bằng giỏi méo mặt được chào lương... 2,9 triệu đồng

Post by LDN Wed Feb 09, 2022 6:11 am

Rfa thông báo xóa, lấy clip xuống vì có cảnh tượng bi thương quá.

https://youtu.be/BV9M3WONfIY


Last edited by LDN on Thu Feb 10, 2022 5:59 am; edited 1 time in total

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Tin VN: Thất nghiệp, cử nhân bằng giỏi méo mặt được chào lương... 2,9 triệu đồng

Post by LDN Thu Feb 10, 2022 8:09 am

Kiệt quệ vì nhà trả góp thời dịch

03/08/2021 | 08:03 - tienphong

TPO - Đại dịch COVID -19 xuất hiện và lây lan với tốc độ chóng mặt trên thế giới khiến nền kinh tế toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng gặp phải những “sang chấn” nặng nề mà hệ quả là vô vàn lao động bị giảm thu nhập, mất việc làm. Với riêng những người mua nhà trả góp, thì đại dịch chính là cơn “ác mộng”…

Kiệt quệ vì mua nhà trả góp thời dịch COVID-19

Trên các diễn đàn mạng xã hội, tờ báo điện tử, dưới các bài viết về vấn đề nhà trả góp thời dịch, nhiều người liên tục để lại tâm sự của bản thân về những khốn khó khi thu nhập bấp bênh nhưng vẫn phải oằn mình để trả tiền gốc lẫn lãi vì khoản vay mua nhà trả góp.

Trong đó, độc giả của một một tờ báo điện tử có nickname Im Scare viết: Tôi là dân tỉnh lẻ đến thành phố Cần Thơ học và lập nghiệp bằng hai tay trắng. Sau 12 năm cố gắng làm ngành nhà hàng, khách sạn, tôi cũng mua được căn nhà vào tháng 12/2019 với gói vay 50% từ ngân hàng và sự giúp đỡ rất lớn từ khách sạn tôi đang cộng tác.

Một niềm hạnh phúc dâng trào khi nghĩ tới việc cả nhà sẽ không còn ở phòng trọ ọp ẹp, nước ngập tới giường sau mỗi cơn mưa và quan trọng là con cái sẽ có nơi an cư đi học. Khi ấy, với mức lương quản lý một khách sạn hạng sang, cộng thêm nghề tay trái là hướng dẫn viên du lịch tiếng Anh mỗi ngày khi tan ca, tôi dễ dàng trả được khoản vay ngân hàng mỗi kì và chi tiêu cuộc sống.

Nhưng đến tháng 3/2020, dịch bệnh bùng phát, ngành du lịch gần như đóng băng; tôi vì tiếc nuối căn nhà đầy tâm huyết, nên vay mượn bạn bè và thậm chí vay thêm các công ty tài chính để cầm cự và xoay sở với hy vọng dịch qua mau và nền kinh tế tái hoạt động.

Nào ngờ đến lần bùng phát thứ 4 này, tôi thật sự kiệt quệ. Tôi làm thêm đủ nghề, từ chạy bàn cafe, phụ quán cơm đến đi phụ hồ,...Cố gắng nhẫn nhịn, tiết kiệm nhưng vẫn không đủ xoay, chỉ có nợ đẻ thêm nợ.

Mỗi tháng thật sự là ác mộng và tủi nhục khi các công ty tài chính chửi bới, hăm dọa ngày đêm, khiến tôi gần như trầm cảm...Tôi muốn sống đúng giá trị cuộc sống nên đã quyết định đăng bán nhà, hy vọng trả dứt toàn bộ số nợ là được, quyết tâm sẽ đổi nghề để gây dựng khởi nghiệp lại.

Trong khi đó nickname Linh Trần ngậm ngùi cho biết: Tôi cũng đang trả góp 1 căn đang ở duy nhất từ năm 2016 đến nay. Tôi đã thất nghiệp từ đợt dịch năm ngoái tới giờ, có gì làm đó tạm bợ chưa kịp kiếm lại được 1 công việc ổn định vì đã ở tuổi U50 nhưng lãi suất góp nhà của ngân hàng cứ sắt đá bất biến không thay đổi dù chỉ 1 xu, cứ đều đều 3 tháng lại báo "lãi suất khoản vay của bạn vẫn là ...%”.

Còn nickname Thayhienly kể: Tôi vay xây nhà không nhiều nhưng lại đăng ký thời hạn có 5 năm nên mỗi tháng trả nhiều. Tôi làm giáo viên trường tư và dạy tự do nhưng vẫn đủ trả nợ và gia đình sống ổn. Tuy nhiên thời gian qua dịch đến là học sinh nghỉ nên tôi cũng nghỉ không lương hoặc lương ít vì dạy online không được bao nhiêu (lương theo tiết dạy).

Sau khi cầm cự được đợt COVID -19 đầu thì lần này tôi đã phải xin ngân hàng đảo hạn vay (vay một khoản mới với thời hạn dài để trả khoản cũ với thời hạn ngắn) để có thể dễ thở hơn. Thực sự dịch này đúng là hàng trăm năm có một mà ngân hàng hỗ trợ rất ít. Tôi được giãn nợ vài tháng (chỉ trả lãi, không trả gốc) nhưng phần nợ thiếu đó tôi phải hoàn lại ngân hàng sau khoảng 1 năm. Với tôi như vậy cũng chẳng khác gì không hỗ trợ vì thu nhập sau khi hết dịch cũng đâu đột phá lên được.

Nếu không cầm cự được…nên nghĩ tới việc bán nhà

Kiệt quệ vì mua nhà trả góp thời dịch COVID-19 ảnh 1
Theo nhiều người đang ở nhà trả góp mà công việc bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID -19 thì đây là khoảng thời gian "ác mộng" đối với họ.

Cickname Ttienvan thì bày tỏ quan điểm: Ai cũng biết thiếu thì phải vay. Nhưng nhiều bạn bây giờ nôn nóng có nhà mà vay ngân hàng là điều không nên. Càng không nên nếu vay quá 60% số tiền cho căn nhà. Như thế là bạn đã hiểu sai câu “An cư lạc nghiệp”. Bây giờ cần bán gấp. Bao giờ có được 1 tỉ hãy nghĩ mua nhà 1,5 tỉ. Bạn đề nghị ngân hàng hạ lãi suất cho người mua nhà là điều rất khó. Người ta chỉ hạ cho người đầu tư, sản xuất.

Trong khi ý kiến viết: Tôi thấy muốn an toàn chỉ nên vay 30% giá trị căn nhà thôi ấy. Sau khi trả lãi và chi tiêu hàng tháng vẫn phải để dư ra 20% thu nhập. Nếu sau 1-2 năm, khoản dư này không dùng tới thì lại dồn trả nợ trước hạn. Chứ ăn tiêu rồi trả nợ hết chẳng có tiền dư nguy hiểm lắm.

Bên cạnh đó, cũng không ít người đưa ra lời khuyên với kế hoạch tài chính của các trường hợp đang khốn đốn vì mua nhà trả góp.

Cụ thể, một người nêu quan điểm: Vay nợ (không tính bạn vay để mua nhà) hoàn toàn là con dao trong kế hoạch tài chính. Tiếp theo nữa, có thể bạn đã mua căn nhà giá cao và vay với mức cao, điều này càng sai lầm thêm nữa. Bạn phải tính đến các trường hợp rủi ro và vẫn phải có tiền tích trữ sau khi trả nợ khoản vay mua nhà hàng tháng. Đừng ham mua nhà giá cao trong khi lương mình chưa gánh được. Nên trả khoản vay trong khoảng 30% thu nhập của cả gia đình là tốt nhất. Còn muốn ở căn đắt tiền hơn có thể để sau này mà, khi mà bạn tích lũy được khoản kha khá cộng với việc bán căn nhà cũ đi. Chúc bạn vượt qua được tình cảnh hiện tại.

Trong khi nickname Cẩm Phan cho rằng: Không ai đi vay tiền mà số tiền trả vừa khít số tiền sau chi tiêu cả, nó vô tình tạo áp lực, stress cho gia đình mỗi kì đóng tiền chứ không tạo động lực để làm việc. Nếu chẳng may có rủi ro xảy ra như đau ốm, bệnh tật thì sao? Nói chung là phải biết giãn thời gian trả nợ ra. Chấp nhận trả trong thời gian dài dù tiền lãi sẽ nhiều hơn. Còn nếu làm ăn được thì gom tiền tất toán chứ không nên trả 1 số tiền quá lớn mỗi tháng.

Cuối cùng, nickname Hồ Lô Bầu nhắn nhủ: Cố gắng lên nhé. Tôi cũng đã bán căn hộ vài lần bởi gặp khó khăn kinh tế. Gom góp tiền mua một căn hộ ở một thời gian tiền lãi suất cao đành ngậm ngùi bán. Rồi lại tích cóp mua lần 2, lần nào cũng chọn thật kỹ để mơ ước sống thời gian dài lâu, rất tiếc là do tình hình dịch trên toàn thế giới đành phải chia tay tiếp tục ra ngoài ở trọ. Tôi vẫn lạc quan, sẽ tiếp tục cố gắng vài năm sau để có được căn nhà mơ ước. Bây giờ thì tuân thủ theo các quy định phòng dịch để xã hội sớm trở lại cuộc sống bình thường.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Tin VN: Thất nghiệp, cử nhân bằng giỏi méo mặt được chào lương... 2,9 triệu đồng

Post by LDN Thu Feb 10, 2022 10:19 am

Thảm cảnh kinh doanh thời trang ở Hà Nội trước 'làn sóng' dịch COVID-19

09/06/2021 | tienphong


TPO - Ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 tới nhiều ngành nghề đã khiến các chủ đơn vị kinh doanh tại Hà Nội phải đóng cửa hàng, trả mặt bằng và chuyển hướng kinh doanh khác vì thu không đủ chi. 

Thảm cảnh kinh doanh thời trang ở Hà Nội trước 'làn sóng' dịch COVID-19 ảnh 1
Vừa trở lại kinh doanh không được bao lâu, dịch Covid-19 tái bùng phát với nhiều diễn biến phức tạp khiến các hộ kinh doanh tại Hà Nội một lần lâm vào tình trạng khó khăn.

Thảm cảnh kinh doanh thời trang ở Hà Nội trước 'làn sóng' dịch COVID-19 ảnh 2
Trong đó, ảnh hưởng nặng nề và rõ nhất chính là các khách sạn, nhà hàng, quán ăn, cửa hàng thời trang...

Thảm cảnh kinh doanh thời trang ở Hà Nội trước 'làn sóng' dịch COVID-19 ảnh 3
Tại các tuyến phố kinh doanh được cho là sầm uất, nhộn nhịp nhất của Hà Nội như: Kim Mã, Cầu Giấy, Hàng Bông, Bà Triệu, Mã Mây, Triệu Việt Vương… nay đã trở nên vắng vẻ, đìu hiu.

Thảm cảnh kinh doanh thời trang ở Hà Nội trước 'làn sóng' dịch COVID-19 ảnh 4
Nhiều chủ cửa hàng không duy trì nổi đã phải treo biển thanh lý sản phẩm, trả mặt bằng kinh doanh và đóng cửa hàng, mặt tiền cửa hàng trở thành nơi để xe máy.

Thảm cảnh kinh doanh thời trang ở Hà Nội trước 'làn sóng' dịch COVID-19 ảnh 5
Chị Nguyễn Thị Yến – chủ một cửa hàng thời trang trên đường Cầu Giấy (Hà Nội) cho biết: “Lúc đầu vẫn còn vốn nên tôi có thể kham được tiền cửa hàng và nhân viên, nhưng dịch kéo dài, thu không đủ chi nên hiện tại đã cạn vốn nên buộc phải cho nhân viên nghỉ làm. Hiện tôi vừa tự trông coi quán vừa nghe ngóng tình hình, chờ thời gian tới xem sao.”

Thảm cảnh kinh doanh thời trang ở Hà Nội trước 'làn sóng' dịch COVID-19 ảnh 6
Trong khi đó, nhiều chủ cửa hàng kinh doanh thời trang cũng chọn phương án trả mặt bằng kinh doanh và chuyển qua bán online. Cô Nguyễn Thị Huệ - chủ của hàng thời trang trên đường Kim Mã chia sẻ: “Trước không có dịch, tôi vừa mở cửa hàng vừa bán online để tăng lượng khách, doanh thu. Hiện tôi tạm thời đóng cửa hàng vì không kham nổi các chi phí. Tuy bán online lượng khách có giảm, nhưng vẫn đảm bảo nguồn thu”.


Chị Nguyễn Thu Phương - chủ cửa hàng trên phố Hàng Ngang cho biết: "Trước kia khi chưa có dịch thì cửa hàng tôi còn duy trì được các chi phí nhưng giờ dịch bệnh diễn biến phức tạp nên cửa hàng ế ẩm quá, ngày lác đác 2, 3 khách vào xem hàng. Như hôm nay, tôi ngồi từ sáng đến chiều vẫn chưa có khách đến mở hàng".

Thảm cảnh kinh doanh thời trang ở Hà Nội trước 'làn sóng' dịch COVID-19 ảnh 8
Vốn nổi tiếng nhộn nhịp từ sáng sớm đến đêm muộn, "thiên đường" thời trang, quần áo giá rẻ của giới sinh viên - khu chợ nhà Xanh cũng thưa thớt người mua sắm nên các chủ quán đều cho nhân viên nghỉ việc để cắt giảm chi tiêu.
Thảm cảnh kinh doanh thời trang ở Hà Nội trước 'làn sóng' dịch COVID-19 ảnh 9

Dù kích cầu bằng hình thức giảm giá sâu, song nhiều cửa hàng thừa nhận, sức mua trong mùa dịch Covid-19 vẫn không phục hồi như thời điểm trước dịch. "Thông thường, mỗi đợt ưu đãi trước nghỉ lễ hoặc xả hàng từ 50% đến 70% lượng khách sẽ tăng gấp đôi. Tuy nhiên đợt dịch này, đơn hàng rất chậm, thậm chí chưa bằng 1/3 so với ngày thường", nhân viên shop quần áo trên phố Xuân Thủy chia sẻ.

Thảm cảnh kinh doanh thời trang ở Hà Nội trước 'làn sóng' dịch COVID-19 ảnh 10
Còn một số khác thì đóng cửa và trả lại mặt bằng vì không thể bán được.
Thảm cảnh kinh doanh thời trang ở Hà Nội trước 'làn sóng' dịch COVID-19 ảnh 11
Dọc các tuyến phố nổi tiếng kinh doanh thời trang ở Hà Nội như Cầu Giấy, Phạm Ngọc Thạch, Chùa Bộc, Quán Thánh... hàng loạt tấm biển giảm giá, thanh lý toàn bộ treo khắp mặt tiền các cửa hàng. Và dù các hãng thời trang hàng hiệu đua nhau giảm giá giá nhằm hút khách trở lại, nhưng lượng mua không đáng kể.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Tin VN: Thất nghiệp, cử nhân bằng giỏi méo mặt được chào lương... 2,9 triệu đồng

Post by LDN Thu Feb 10, 2022 1:05 pm

Thú vị. Tôi có lần ghé thăm thủ đô của chxhcn VN vì đọc và nghe nhiều về Hà Nội và...khá thất vọng 😄😆😅🤣😂

Báo điện tử Pháp luật Việt Nam

Chợ Nhà Xanh: “Thiên đường mua sắm” hóa địa ngục bởi những tiểu thương “chợ búa”

Thứ tư, 07/04/2021 10:23 GMT+7

(PLVN) - Đi chợ xem đồ, mặc cả, hỏi giá nhưng không mua, khách sẽ bị tiểu thương cau mày, trợn mắt, buông lời khó nghe. Đó là những gì khách phải hứng chịu khi đến xem đồ tại một số cửa hàng ở “thiên đường mua sắm” chợ Nhà Xanh (Cầu Giấy, Hà Nội).
Chợ Nhà Xanh (Cầu Giấy, Hà Nội)..

Chợ Nhà Xanh (Cầu Giấy, Hà Nội)..

Đi mua đồ bị nghe chửi
Chợ Nhà Xanh, cái tên không còn xa lạ đối với sinh viên Hà Nội. Gần 20 năm trước, chợ Nhà Xanh chủ yếu bán rau củ nên được gọi là chợ Xanh. Về sau, do nhu cầu của người tiêu dùng, các tiểu thương đã dần chuyển qua bán hàng thời trang, hàng rau đã dần dần biến mất... nhưng tên gọi chợ Nhà Xanh vẫn được giữ nguyên. Giờ đây, từ đầu chợ đến cuối chợ chỉ toàn quần áo, túi xách, giầy dép, mỹ phẩm… cùng với đó là một số hàng quán bán đồ ăn vặt.

Chợ Xanh nằm trải dài trên đường Phan Văn Trường (Cầu Giấy, Hà Nội), thuộc Ban quản lý chợ quận Cầu Giấy. Chợ mở bán từ 9h sáng đến 22h tối. Khu chợ luôn tấp nập người mua bán, đặc biệt là vào buổi tối và các dịp cuối tuần. Khách hàng ở đây chủ yếu là sinh viên quanh khu vực Cầu Giấy - Xuân Thủy - Cầu Diễn. Các mặt hàng đều rất phong phú, đa chủng loại, đủ mọi giá thành…

Theo tiểu thương buôn bán ở đây cho biết, các mặt hàng chủ yếu đều được nhập từ Trung Quốc, vậy nên về chất lượng thì không ai bảo đảm được do “tiền nào của đấy”, và tất nhiên có cả hàng nhái, hàng giả, hàng kém chất lượng.
Phong phú, đa dạng nhiều mẫu mã, vậy nên không khó hiểu khi chợ Xanh lại thu hút sinh viên đến đây mua sắm đến vậy. Ngay từ đầu chợ đã nghe thấy những âm thanh mời chào của các sạp hàng “Đồng giá toàn bộ cửa hàng 50k, chỉ 50k một chiếc”. Đồng thời, khách cũng được người bán hàng vẫy chào nhiệt tình “xem đồ đi em ơi”, thậm chí là lôi, kéo khách vào xem đồ.

Vậy nhưng, nhiều khi khách hàng nghe theo những lời mời đó để vào xem hàng, cầm vào đồ, mặc cả mà không mua thì không khéo lại nhận được thái độ hằn học của người bán: “Xem xong mày không mua thì mày xem làm gì? Hỏi giá xong không mua mày ngứa mồm à?”... Thậm chí là những câu nói tục tĩu được người bán thẳng thừng buông ra với những người “suýt” là khách hàng của họ.

Phải nói thêm rằng ở đâu cũng có người này người nọ, không phải tất cả người bán hàng ở chợ Xanh đều như vậy, nhưng nhiều bạn sinh viên từng đến đây mua sắm, không may gặp phải cảnh “chửi khách như hát” hay như vậy thì không dám quay lại “thiên đường mua sắm mạo hiểm” này nữa.
Sau khi được “thưởng thức đặc sản” văn hóa “chửi” của chợ Xanh, bạn N.T.D (sinh viên một trường Đại học ở Hà Nội) kể lại: “Sợ lắm, em sợ đến già luôn, từ đó đến giờ em còn chẳng dám ghé chợ Xanh nữa. Hồi năm nhất đại học, em cùng bạn em đến chợ Xanh để mua đồ, vì nghe mọi người bảo ở chợ đấy nhiều quần áo đẹp mà rẻ. Vậy nhưng, em đã khiếp vía từ lần ấy. Đi ngang qua một quầy hàng, thấy có cái váy khá ưng ý, em có ghé vào hỏi giá, thì được người bán báo giá là 320.000 đồng. Chiếc váy đấy bạn em đã mua trước đó với giá là 240.000 đồng. Thấy e có vẻ lưỡng lự, chị bán hàng khoanh tay trước ngực, hỏi em cộc lốc: “Bao nhiêu thì mua được?”. Em sợ quá trả lời: “Thôi em không mua nữa”.

Thế là chị ấy trừng mắt, mặt tỏ vẻ hung tợn quát em: “Mày có rảnh không con kia, không mua mày hỏi giá làm gì hả? Mày hỏi giá làm cái ** gì? mất hết cả thời gian của bố mày”. Xong chị ta còn lấy giấy ra đốt vía hua hua các kiểu”, bạn D nhớ lại.

Nhiều bạn sinh viên đúc kết lại, xem hàng không mua, thử đồ không mua, mặc cả không mua, dường như là những điều tối kị khi đến với chợ Xanh. Thậm chí có bạn còn khuyên rằng đừng dại dột mà ra chợ Xanh chỉ để chơi hoặc xem đồ cho vui, vì đó là “con đường ngắn nhất” để nghe những câu chửi bộc phát.
Một khu chợ mua sắm phục vụ khách hàng chủ yếu là sinh viên, nhưng lại có những “con buôn” thiếu văn hóa, luôn văng tục chửi bậy, nói khó nghe khi khách không mua hàng, vô tình biến hình ảnh của chợ Xanh bị xấu đi. Tạo định kiến cho khách hàng mỗi khi đến đây, thậm chí còn ảnh hưởng cả đến những người bán hàng khác khi họ vẫn niềm nở, ân cần với khách hàng nhưng lại mang cả tiếng xấu.

Đừng để chợ Xanh biến thành “chợ búa”

nhiều người hiểu nhầm chợ Xanh là chợ sinh viên, vì thường thấy sinh viên đến đây rất đông. Trên thực tế, khoảng 20 năm về trước, mọi người kể rằng, chợ sinh viên là chợ mà ở đó sinh viên chính là người bán hàng. Các cô cậu sinh viên của các trường đại học quanh đó như: Quốc gia, Sư phạm, Báo chí - Tuyên truyền, Thương mại... sẽ tự làm những món đồ thủ công, thiệp mừng, hoa giấy, thú nhồi bông hay mang một vài đồ dùng, nông sản nhà trồng được đem ra đấy bán cho mọi người với mức giá phải chăng.

Còn chợ Xanh bây giờ nói đúng hơn là chợ mua sắm dành cho sinh viên, vì ở đấy có những món hàng giá rẻ, phù hợp với túi tiền của sinh viên, nên phục vụ cho sinh viên là chủ yếu. Vậy nên, đến giờ đây, nhắc đến chợ Xanh mọi người đều hiểu đó là chợ mua sắm dành cho sinh viên chứ không phải chợ của sinh viên.

Không thể phủ nhận rằng chợ Xanh vẫn phù hợp với sinh viên. Vì đơn giản chợ Xanh cung cấp những món đồ đa dạng mẫu mã, giá thành rẻ, chỉ trong tầm từ 50.000 – 200.000 đồng đã có thể mua được món đồ ưng ý, phù hợp. Đây vẫn là điểm đến mua sắm được nhiều sinh viên lựa chọn và lui tới.

Nói về cái tên chợ Xanh, xét về nghĩa đen thì rất đúng với cái chất tươi trẻ của sinh viên, còn nghĩa bóng thì khiến người nghe phải ngao ngán. Vốn mệnh danh là “thiên đường mua sắm” của sinh viên, vậy nhưng giờ đây lại mang đến nhiều ấn tượng xấu, khiến nhiều bạn sinh viên “một đi không trở lại”, không dám đến đây mua sắm lần nào nữa. Nhiều người nói đùa rằng, cái tên chợ Xanh giờ có khi phải hiểu là “xanh chín” - tức là người bán sẵn sàng hơn thua với khách nếu họ mặc cả hoặc không mua hàng. Thậm chí, nhiều người bán hàng còn đậm chất “chợ búa”, đối với họ, bất kể khách hàng là ai, cứ đến chợ thì phải “tuân thủ luật chợ”.

Nhiều sinh viên khi đến mua hàng tại chợ Xanh cảm thấy rất bức xúc. Cảm giác bị thiếu tôn trọng, bị hét giá, bắt phải mua, thậm chí còn bị dọa đánh.

Không nặng lời khi cho rằng thái độ bán hàng của nhiều tiểu thương ở chợ Xanh là kém văn hóa, vì họ cũng là đang kiếm kế sinh nhai trên vùng đất thủ đô xô bồ. Vậy nhưng, theo như phản ánh của nhiều bạn sinh viên thì phong cách bán hàng như “ngồi trên thiên hạ” của tiểu thuơng ở chợ Xanh thật sự khó có thể chấp nhận.

Gần đây một đoạn clip trên mạng xã hội ghi lại hình ảnh tố người bán hàng ở chợ Xanh cân gian, vứt tiền của khách xuống đất gây xôn xao dư luận. Theo chủ nhân clip, khi cô cùng bạn đi chợ Xanh và ghé vào một sạp hoa quả mua 1kg thì bị chủ sạp cân điêu chỉ có 8 lạng hơn. Phát hiện ra sự bất thường, cô nói lại với chủ sạp thì bị ném tiền thừa xuống đất.

Dư luận cảm thấy ngao ngán trước hành động của chủ sạp bán hàng tại chợ Xanh. Nhiều bạn sinh viên của các trường Đại học tại Hà Nội đã lên tiếng khẳng định, từng gặp tình trạng tương tự khi mua hàng tại chợ Xanh và kêu gọi sinh viên nên vững tâm lí khi đến khu chợ này.

Đoàn Chi -Duy Cường

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Tin VN: Thất nghiệp, cử nhân bằng giỏi méo mặt được chào lương... 2,9 triệu đồng

Post by LDN Fri Feb 11, 2022 5:06 am

Tường trình một chuyến bay về Việt Nam

Y Nguyên
10 tháng 2, 2022 - Sài Gòn nhỏ 

Đường về nhà vẫn còn lắm nhiêu khê (ảnh: báo NLĐ)
Sau khi ông thủ tướng Việt Nam tuyên bố vào mùng 2 Tết là tạo mọi điều kiện cho công dân Việt ở nước ngoài về quê, những tưởng mọi thứ đã dễ dàng, nhưng khi chạm vào thực tế, mới biết đời còn lắm chuyện phải học cho nhớ lâu.

Hơn một tuần dò hỏi tìm mua vé từ miền Đông nước Mỹ về Việt Nam, tôi được một cô bạn làm đại lý bán vé máy bay ở Cali kiếm giúp được cái vé về Việt Nam, khởi hành Mùng 9 Tết. Tuy phải bay vòng vèo qua 3-4 chặng nhưng giá vé vẫn rẻ hơn so với nhiều nơi khác. Trước đó, một người quen kể là họ đi vòng qua Campuchia, rồi đi xe về Sài Gòn, cũng mất gần $3,000. Còn có người kể họ mua được vé “bình thường mới” của Vietnam Airlines với cái giá cắt cổ khoảng $2,600 một chiều. Cộng mọi thứ, tôi chỉ tốn gần $2,000 cho đường về quê.

Theo quy định của các hãng bay vào Việt Nam, Bộ Y tế của “xứ này” yêu cầu mọi hành khách phải đi test Covid loại PCR (Polymerase Chain Reaction – xét nghiệm sinh học phân tử) có giá trị trong 72 giờ mới được lên máy bay. Vì đã nghe nhiều người nói về chuyện rắc rối khi đến sân bay ở Việt Nam, tôi cũng đến Rite Aid làm một cái test PCR. Ngày bay là 6 Tháng Hai, tôi nhận được kết quả vào ngày 4 Tháng Hai. Một người ở Việt Nam nhắn tin, nói vậy là yên tâm, vì ăn thua là chuyến bay, chứ ở Việt Nam không còn bắt buộc kiểm tra test ở phi trường.
 
Bay vòng nội địa Mỹ, từ Philadelphia qua Atlanta, rồi quá cảnh xuống phi trường quốc tế Los Angeles (LAX) hết một ngày, tôi rã rời. Trước khi chờ thêm gần bảy tiếng mới trở lại LAX, tôi ghé vào Little Saigon làm tô phở để nhìn ngó thủ phủ của người Việt tự do. Mọi thứ ở đây chậm chạp thong thả, không mấy gì khác so với nhiều lần trước tôi đến nhưng cũng có nhiều câu chuyện thú vị, xin được phép kể dịp khác.

Tôi tới LAX sớm trước giờ bay ba tiếng. Khu vực các hãng Á châu đông nghẹt. Nhìn dòng người xếp hàng, rất dễ nhận ra đâu là người Việt Nam, vì ai nấy đều mang theo thùng và vali lớn chất ngất đồ. Ngay từ lúc xếp hàng, nhân viên hãng bay Singapore Airlines đã đến từng người để kiểm tra kết quả thử Covid. Khi nhìn kết quả của tôi, một bà thấp người, gương mặt rất quả quyết, nói rằng giấy chứng nhận của tôi đã quá 24 tiếng đồng hồ. “Nhưng thông báo là 72 giờ mới hết hiệu lực mà?” – tôi thắc mắc. Cuối cùng không hiểu sao, bà ta nhìn lại tờ giấy xét nghiệm rồi cho tôi qua. Lại xếp hàng một đoạn nữa. Đến khi chìa giấy cho một cô nhân viên trẻ, nhìn mặt có vẻ dễ chịu, thì cô ta báo là không được. Lại phải nói như đã trình bày với vòng bên ngoài nhưng cô ta vẫn khăng khăng không chịu. Thấy tôi nói cứng, cô ta chạy đi xin ý kiến người phụ trách chuyến bay.

Khi quay lại, cô ta vẫn lắc đầu. Bắt đầu rịn mồ hôi, tôi nói: “Vì thông báo của hãng bay không rõ ràng, nhưng tôi phải bay chuyến này, giờ tôi phải làm sao?”. Cô ta nhìn đồng hồ rồi nói tôi còn một cách để cứu vãn: Chạy đến một điểm test nhanh cách sân bay khoảng sáu phút đi xe. Đó là nơi “cứu” các hành khách bị từ chối vào giờ cuối. Họ test nhanh, có kết quả gửi qua điện thoại hay email trong 30 phút. Dĩ nhiên giá không rẻ: $250/người. Quý vị nào dự định đi máy bay vào thời buổi bất cập này có lẽ nên ghi lại địa chỉ phòng khi hữu sự: 911 COVID Testing at LAX, 9600 S Sepulveda Blvd, Los Angeles, CA, 90045.

Ây, chỉ còn gần một tiếng là nơi xét nghiệm đóng cửa. Người bạn chở tôi phóng nhanh qua các ngõ vòng vèo để đến cho kịp. Đến nơi, thấy có 4-5 chiếc xe đậu sẵn. Nhân viên test Covid đến từng xe hướng dẫn ghi danh vào hồ sơ điện tử giúp cho việc thông báo kết quả. Nhiêu đó cũng hết 10 phút. Rồi họ test ngay chỗ đậu xe. Khi rời đi, tay nhân viên có vẻ là dân Mễ nói: “Yên tâm, nhiều nhất là 40 phút có kết quả”. “Không”, tôi hốt hoảng, “chuyến bay của tôi sẽ đóng sau 30 phút nữa”. “OK, OK”, hắn nhăn răng cười.

Tôi trở lại bên trong phi trường. Lúc này bắt đầu vắng nhiều. Cùng hoàn cảnh với tôi trước quầy vé Singapore Airlines là một thanh niên Singapore khoảng 40 tuổi, cũng đang chờ kết quả. Lạy trời, kết quả về đến điện thoại của tôi ngay khi người khách cuối cùng rời khỏi quầy vé. Gửi hành lý, qua hải quan kiểm tra, tôi tất tả chạy tìm cổng ra sân bay. Tôi cũng là người cuối cùng vào máy bay.
 
Chuyến bay dài hơn 17 giờ đồng hồ hạ cánh xuống Singapore lúc sáng sớm. Trời âm u nhưng có vẻ bức bối. Không khí nóng nực châu Á lập tức nhắc tôi rằng mình vừa rời khỏi mùa đông của nước Mỹ. Tự nhiên tôi nhớ những con đường đầy tuyết. Hình ảnh buổi chiều gió lạnh mù sương mà tôi nói mình không thể thích sao giờ đây nhớ lại bỗng thấy dễ chịu vô cùng.

Chuyến bay rất nhiều người Việt. Khác với dân các quốc gia khác, người Việt đi thành nhóm, gọi nhau và nói chuyện rất ồn ào. Người Việt tụ về các sân bay ở Singapore, Thái Lan, Campuchia… từ nhiều ngã trên thế giới. Đó là những người trở về nhà từ Anh, Úc, Tân Tây Lan, Mỹ… Có người đã chờ hơn 11 tiếng; có người chỉ chờ khoảng 4 tiếng là lên máy bay về Tân Sơn Nhất hoặc Hà Nội. Nhiều người mỏi mệt nằm ngủ sóng xoài trên các băng ghế. Một số khác thì ngồi tám chuyện ở các bàn ăn. “Anh ăn cơm gà đi. Ở đây bán ngon không thua gì Hong Kong”, một người có vẻ rành rẽ, giới thiệu cho bạn mình. “Kiếm loại nào có vị cà phê kiểu giống ở Việt Nam đi”, một người khác đứng trước quầy Coffee Bean, quay lại nói với những người đứng sau.

Chuyến bay từ Singapore về Việt Nam mới thật sự là hình ảnh rõ nét về chuyện người Việt tìm đường về quê. 90% hành khách là người Việt. Chỉ một số ít người phương Tây. Lúc “boarding”, các nhóm người Việt trò chuyện ồn ào tìm chỗ để hành lý. Thậm chí họ vô tư đứng nói chuyện giữa lối đi trong khi dòng người đang chờ. Một bà ăn mặc đẹp tỏ ra ngạc nhiên thấy tôi ngồi cạnh hỏi: “Ủa, anh ngồi đúng số ghế không?”, “Dạ đúng, có gì không cô?”, “À vì chuyến trước (từ LAX về Singapore) bà bạn của tôi ngồi kế bên nhưng sao giờ bả đâu mất rồi?”.

Tiếng người Việt gọi tìm nhau vang ầm ĩ. “Ổng tự nhiên bị xếp ghế tuốt phía dưới”, một người đàn ông giọng Quảng cười nói. Bà cô ngồi cạnh tôi cũng nói: “Nếu bạn tôi muốn xin đổi chỗ lên ngồi cạnh thì anh đổi giúp nha”… Một anh thanh niên ngồi kế, về từ Houston, Texas, tự giới thiệu: “Em về bằng đường vòng qua bên Anh rồi mới bay tới đây”. Một ông chú ngồi hàng trên cũng nhoài xuống: “Tui cũng “bị” bay vòng từ Dallas qua Anh mới vô Sing nè”.

Cuối cùng, Sài Gòn hiện ra phía dưới. Vùng đất chứa đầy tình cảm lẫn lộn với mỗi con người trên máy bay rõ dần. Khi máy bay hạ cánh, những ai có số điện thoại ở Việt Nam đều nhận được tin nhắn về việc tự khai báo ở địa chỉ tokhaiyte.vn, chứ không phải cái app được Bộ Công an và Bộ Y tế cùng quản lý gọi là PC-Covid. Nhiều người lớn tuổi khi thấy tin nhắn, bối rối hỏi: “Giờ khai sao? Rồi họ kiểm soát mình như thế nào?”. Một người khác hỏi: “Chút cho tụi nó hai chục đô để tụi nó khai giùm được không?”.

Dòng người đi vội về hướng khai hải quan. Trên đường vào, có những cô nhân viên sân bay ôm rổ chào bán sim điện thoại. Hóa ra việc khai báo sẽ kèm theo một số điện thoại ở Việt Nam để nhân viên y tế kiểm tra khi cần. Hàng trăm con người bị chựng lại ở một khúc quanh, nơi có hai quầy nhận khai báo kiểm dịch. Thật khó tin, hàng trăm người nhốn nháo, hỏi han, bối rối về các loại thông tin khai báo – mà không phải ai cũng hiểu rõ – lại chỉ có hai nhân viên tiếp nhận.

“Cô khai sai rồi, đây không phải là Cảng Sài Gòn, mà là sân bay Tân Sơn Nhất, khai lại đi”, anh nhân viên nói. Một người khác chen vào, đưa tờ giấy gì đó cho bàn tiếp nhận, kẹp trong đó tờ 20 đô. Người nhân viên gạt nhanh tờ tiền xuống hộc tủ, niềm nở “Bác đưa điện thoại đây, con mở giùm cho”… Cũng có gần chục nhân viên sân bay mặc đồ nylon bảo hộ màu xanh nhận khai báo và nộp giùm. Cứ mỗi tờ khai “giùm” được đưa vào nhanh theo kiểu vậy thì lại lọt xuống tủ nhân viên vài tờ đôla, lúc 10 đô, khi 20 đô. Có vẻ như “người ta” hiểu rằng càng ít nhân viên tiếp nhận khai báo y tế thì càng khiến nảy sinh tâm lý muốn đút lót để cho nhanh; và việc càng có ít người tiếp nhận thì việc kiểm soát dòng tiền càng dễ dàng.

Cổng đưa passport kiểm tra để lấy hành lý vắng hoe. Vượt qua khỏi cái nút thắt cổ chai khai báo y tế, mọi thứ còn lại có vẻ nhẹ nhàng. Trước khi lên máy bay về Việt Nam, một bạn sống ở Sài Gòn nhắn tôi rằng: “Sân bay ở Việt Nam lúc này làm ra vẻ không có taxi để lấy giá cao gấp ba bình thường”. Tôi kéo hành lý và vượt qua những mời chào của các bác tài tự do. “15 đô cho một chuyến thôi”, một người lái xe nhỏ con nói. Tôi đến chỗ nhân viên sân bay xếp xe taxi cho khách, và được giới thiệu một chiếc taxi của SaigonTourist, số 135. Khi xuống xe, tôi phải trả hơn 450 ngàn, trong khi bình thường chỉ chừng 150-170 ngàn đồng.

Không bao lâu sau khi tôi về đến nhà, điện thoại reo. Một số máy lạ. “A lô, cho hỏi ai vậy?”. Tiếng một cô gái trẻ: “Con ở y tế phường nè chú. Theo quy định nhà nước thì khi nhập cảnh, chú phải tự cách ly ở nhà ba ngày, sau đó tự đi test và ...

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Tin VN: Thất nghiệp, cử nhân bằng giỏi méo mặt được chào lương... 2,9 triệu đồng

Post by Sponsored content



Sponsored content


Back to top Go down

Page 7 of 38 Previous  1 ... 6, 7, 8 ... 22 ... 38  Next

View previous topic View next topic Back to top

- Similar topics

Permissions in this forum:
You can reply to topics in this forum