Sách
Page 1 of 50 • Share
Page 1 of 50 • 1, 2, 3 ... 25 ... 50
Sách
10 Tội ác - Tri Thù - 28
19 truyện trinh thám Nhật - 28
1984 - George Orwell - 28
451 độ F – Ray Bradbury - 29
Bay trên tổ chim cúc cu - Ken Kesey - 29
Chuyện Người Tùy Nữ - Margaret Atwood - 29
Thú Tội - Minato Kanae - 28
Top những cuốn tiểu thuyết trinh thám Trung Quốc hay nhất - 28
~
Đọc sách văn học mang đến nhiều lợi ích hơn việc chỉ là một sở thích
Hola.edu
Trong thời đại 4.0 với công nghệ phát triển, chúng ta hình thành nên thói quen lướt Facebook hay Instagram để cập nhật tin tức, truy cập các trang báo mạng hàng ngày với mong muốn “bắt kịp xu hướng” và nghĩ rằng những gì chúng ta đọc được đã là quá đủ. Có lẽ vì vậy, chúng ta thường hay quên đi những giá trị đích thực mà văn học mang lại. Chúng ta cho rằng, văn học chỉ là một môn học với những bài tập làm văn khuôn mẫu, những bài phân tích dài dòng, hay những dòng chữ vô hồn mà chúng ta không chút hứng thú. Thế nhưng, đọc sách văn học lại mang đến nhiều lợi ích mà chính những người đọc đôi khi cũng không nhận thấy.
1. Cải thiện kỹ năng viết và vốn từ vựng
Các tác giả thường là những người có năng lực ngôn ngữ tốt, nên cách họ chọn lọc từ ngữ cũng như cách thức phát triển đoạn văn rất mạch lạc. Khi đọc sách, người đọc không chỉ thấy được cái hay từ nội dung cuốn sách mà còn gián tiếp học được văn phong, cách diễn đạt cũng như tự thay đổi những sai sót trong việc sử dụng câu hay ngữ pháp của bản thân. Bạn càng đọc nhiều sách, kỹ năng viết của bạn sẽ càng được hoàn thiện. Ngoài ra, đọc sách văn học sẽ là bước đệm giúp bạn hình thành thói quen và tự xây dựng phương pháp đọc những cuốn sách có từ vựng phong phú và phức tạp hơn, nội dung sâu sắc hơn, như về kinh tế, chính trị, lịch sử … sau này. Hiểu biết về nhiều lĩnh vực sẽ giúp bạn có cái nhìn toàn diện hơn về cuộc sống, củng cố và gia tăng kiến thức cần thiết trong giao tiếp, học tập hay công việc.
2. Tăng khả năng sáng tạo, liên tưởng
Không ai có thể phủ định một điều rằng đọc sách văn học sẽ nuôi dưỡng trí tưởng tượng phong phú của bạn. Mỗi khi đọc một cuốn sách, bạn sẽ phải suy nghĩ, tưởng tượng cùng tác giả, cố gắng hình dung, liên tưởng những sự kiện đang xảy ra, hay đặt mình vào vị thế của nhân vật để cảm nhận rõ nội dung câu chuyện. Có biết bao trẻ em trên thế giới đã mơ mộng về một thế giới pháp thuật như trong Harry Potter, chờ đợi một chú cú mang thư nhập học từ Hogward đến nhà vào năm 12 tuổi. Chính những cuốn sách ấy là nền tảng để bạn phát triển khả năng sáng tạo của mình trong tương lai. Bạn có biết Creativity luôn là một trong những kỹ năng thiết yếu các nhà tuyển dụng tìm kiếm ở những ứng viên tiềm năng không?
3. Nâng cao tư duy phản biện
Khi đọc một cuốn sách, bạn sẽ tư duy về mối liên hệ giữa các nhân vật, sự đan xen các tình tiết, hướng phát triển nội dung tác phẩm… Có những tác phẩm văn học với những phép ẩn dụ, so sánh phức tạp, ẩn chứa đằng sau là rất nhiều thông điệp ngầm đòi hỏi bạn cần suy nghĩ, phân tích một cách kỹ lưỡng để hiểu hết những thông điệp tác giả muốn truyền tải. Ngoài ra, không phải cách suy nghĩ hay cách nhìn nhận cũng như đánh giá vấn đề của tất cả mọi người đều giống nhau. Do đó khi đọc sách, rất có thể bạn sẽ không đồng tình với một vài ý kiến của tác giả, khiến bạn phải tư duy, phản bác lại với lập luận, lý lẽ của riêng mình. Thông qua đó, kỹ năng lập luận và phản biện của bạn sẽ được cải thiện qua từng cuốn sách bạn đọc.
4. Tiết kiệm thời gian
Nghe qua thì có vẻ thật vô lý đúng không? Tại sao đọc một cuốn sách, thường sẽ mất tới vài ngày, vài tuần hay thậm chí là vài tháng, lại có thể giúp chúng ta tiết kiệm thời gian được? Nhưng nếu nhìn sâu hơn một chút, chỉ qua một cuốn sách vài trăm trang thôi, bạn đã có thể nắm bắt về toàn bộ những sự kiện lịch sử diễn ra trong quá khứ, về tiến trình phát triển văn hóa hay sự sụp đổ của cả một nền văn minh. Hay khi tìm hiểu về một nhân vật lịch sử nổi tiếng, như Napoleon chẳng hạn, bạn chỉ cần tìm kiếm cuốn “Napoleon đại đế ” của tác giả Andrew Roberts là đã có thể nắm bắt được toàn bộ cuộc đời, lối sống, quan điểm, tài năng của vị Hoàng đế nước Pháp này.
5. Gia tăng lòng thấu cảm
Nhà văn Maksim Gorky từng nói: “Văn học là nhân học”. Theo như một nghiên cứu được được xuất bản trên tạp chí Science vào năm 2013, thả mình vào một cuốn sách văn học, đặc biệt là thể loại viễn tưởng, sẽ giúp bạn dễ cảm thông với người khác hơn. Đọc sách sẽ giúp bạn hiểu hơn về thế giới xung quanh, để biết cảm thông, chia sẻ với đồng loại, biết yêu thương và san sẻ khó khăn với người khác. Như tác giả nổi tiếng Dale Carnegie trong cuốn Đắc Nhân Tâm đã nói: “Những ai có thể đặt mình vào vị trí của người khác, những ai có thể hiểu những suy tư, cảm nhận của mọi người thì không bao giờ phải lo lắng cho tương lai”.
6. Tăng cường khả năng tập trung
Theo một nghiên cứu gần đây của Microsoft, trung bình khả năng tập trung của con người đã giảm từ 12 giây vào năm 2000 xuống chỉ còn 8 giây. Sự phát triển nhanh chóng của các thiết bị công nghệ, với laptop, smartphone, máy tính bảng… đã khiến việc tập trung làm việc trở nên quá ư là khó khăn. Khi bắt đầu đọc một cuốn sách, bạn sẽ bị cuốn vào câu chuyện với những tuyến nhân vật khác nhau, mải mê theo dõi từng diễn biến với sự tập trung và khao khát muốn khám phá những diễn biến ở phía trước khiến bạn không còn bận tâm tới việc kiểm tra thông báo Facebook hay email nữa. Chỉ cần 15 tới 20 phút đọc sách mỗi ngày, bạn sẽ ngạc nhiên trước hiệu quả tập trung không ngờ mà nó mang lại.
7. Cải thiện sức khỏe
Có lẽ đây là một trong những lợi ích lớn nhất mà việc đọc sách mang lại cho người đọc. Cơ thể bạn sẽ được cải thiện đáng kể nếu bạn duy trì thói quen đọc sách:
Giảm căng thẳng kéo dài. Cải thiện giấc ngủ. Tăng cường trí nhớ. Giảm khả năng mắc bệnh trầm cảm.
Một nghiên cứu của Viện Khoa học Mỹ và Trường Đại học Sussex (Anh) chỉ ra rằng, đọc sách có nhiều tác động tích cực tới sức khỏe. Theo đó, đọc sách thường xuyên giúp đầu óc bạn trở nên nhạy bén và tinh tường hơn, giúp làm chậm quá trình suy giảm nhận thức ở người lớn tuổi, đặc biệt giảm nguy cơ mắc chứng Alzheimer tới 2,5 lần. Duy trì thói quen đọc sách cũng giúp bạn giảm thiếu tối đa tình trạng stress và căng thẳng kéo dài.
Nhiều lý do như vậy, đã đủ để bạn tạm ngừng sử dụng mạng xã hội, và bắt đầu kiếm tìm một cuốn sách văn học chưa?
Thanh Hương
19 truyện trinh thám Nhật - 28
1984 - George Orwell - 28
451 độ F – Ray Bradbury - 29
Bay trên tổ chim cúc cu - Ken Kesey - 29
Chuyện Người Tùy Nữ - Margaret Atwood - 29
Thú Tội - Minato Kanae - 28
Top những cuốn tiểu thuyết trinh thám Trung Quốc hay nhất - 28
~
Đọc sách văn học mang đến nhiều lợi ích hơn việc chỉ là một sở thích
Hola.edu
Trong thời đại 4.0 với công nghệ phát triển, chúng ta hình thành nên thói quen lướt Facebook hay Instagram để cập nhật tin tức, truy cập các trang báo mạng hàng ngày với mong muốn “bắt kịp xu hướng” và nghĩ rằng những gì chúng ta đọc được đã là quá đủ. Có lẽ vì vậy, chúng ta thường hay quên đi những giá trị đích thực mà văn học mang lại. Chúng ta cho rằng, văn học chỉ là một môn học với những bài tập làm văn khuôn mẫu, những bài phân tích dài dòng, hay những dòng chữ vô hồn mà chúng ta không chút hứng thú. Thế nhưng, đọc sách văn học lại mang đến nhiều lợi ích mà chính những người đọc đôi khi cũng không nhận thấy.
1. Cải thiện kỹ năng viết và vốn từ vựng
Các tác giả thường là những người có năng lực ngôn ngữ tốt, nên cách họ chọn lọc từ ngữ cũng như cách thức phát triển đoạn văn rất mạch lạc. Khi đọc sách, người đọc không chỉ thấy được cái hay từ nội dung cuốn sách mà còn gián tiếp học được văn phong, cách diễn đạt cũng như tự thay đổi những sai sót trong việc sử dụng câu hay ngữ pháp của bản thân. Bạn càng đọc nhiều sách, kỹ năng viết của bạn sẽ càng được hoàn thiện. Ngoài ra, đọc sách văn học sẽ là bước đệm giúp bạn hình thành thói quen và tự xây dựng phương pháp đọc những cuốn sách có từ vựng phong phú và phức tạp hơn, nội dung sâu sắc hơn, như về kinh tế, chính trị, lịch sử … sau này. Hiểu biết về nhiều lĩnh vực sẽ giúp bạn có cái nhìn toàn diện hơn về cuộc sống, củng cố và gia tăng kiến thức cần thiết trong giao tiếp, học tập hay công việc.
2. Tăng khả năng sáng tạo, liên tưởng
Không ai có thể phủ định một điều rằng đọc sách văn học sẽ nuôi dưỡng trí tưởng tượng phong phú của bạn. Mỗi khi đọc một cuốn sách, bạn sẽ phải suy nghĩ, tưởng tượng cùng tác giả, cố gắng hình dung, liên tưởng những sự kiện đang xảy ra, hay đặt mình vào vị thế của nhân vật để cảm nhận rõ nội dung câu chuyện. Có biết bao trẻ em trên thế giới đã mơ mộng về một thế giới pháp thuật như trong Harry Potter, chờ đợi một chú cú mang thư nhập học từ Hogward đến nhà vào năm 12 tuổi. Chính những cuốn sách ấy là nền tảng để bạn phát triển khả năng sáng tạo của mình trong tương lai. Bạn có biết Creativity luôn là một trong những kỹ năng thiết yếu các nhà tuyển dụng tìm kiếm ở những ứng viên tiềm năng không?
3. Nâng cao tư duy phản biện
Khi đọc một cuốn sách, bạn sẽ tư duy về mối liên hệ giữa các nhân vật, sự đan xen các tình tiết, hướng phát triển nội dung tác phẩm… Có những tác phẩm văn học với những phép ẩn dụ, so sánh phức tạp, ẩn chứa đằng sau là rất nhiều thông điệp ngầm đòi hỏi bạn cần suy nghĩ, phân tích một cách kỹ lưỡng để hiểu hết những thông điệp tác giả muốn truyền tải. Ngoài ra, không phải cách suy nghĩ hay cách nhìn nhận cũng như đánh giá vấn đề của tất cả mọi người đều giống nhau. Do đó khi đọc sách, rất có thể bạn sẽ không đồng tình với một vài ý kiến của tác giả, khiến bạn phải tư duy, phản bác lại với lập luận, lý lẽ của riêng mình. Thông qua đó, kỹ năng lập luận và phản biện của bạn sẽ được cải thiện qua từng cuốn sách bạn đọc.
4. Tiết kiệm thời gian
Nghe qua thì có vẻ thật vô lý đúng không? Tại sao đọc một cuốn sách, thường sẽ mất tới vài ngày, vài tuần hay thậm chí là vài tháng, lại có thể giúp chúng ta tiết kiệm thời gian được? Nhưng nếu nhìn sâu hơn một chút, chỉ qua một cuốn sách vài trăm trang thôi, bạn đã có thể nắm bắt về toàn bộ những sự kiện lịch sử diễn ra trong quá khứ, về tiến trình phát triển văn hóa hay sự sụp đổ của cả một nền văn minh. Hay khi tìm hiểu về một nhân vật lịch sử nổi tiếng, như Napoleon chẳng hạn, bạn chỉ cần tìm kiếm cuốn “Napoleon đại đế ” của tác giả Andrew Roberts là đã có thể nắm bắt được toàn bộ cuộc đời, lối sống, quan điểm, tài năng của vị Hoàng đế nước Pháp này.
5. Gia tăng lòng thấu cảm
Nhà văn Maksim Gorky từng nói: “Văn học là nhân học”. Theo như một nghiên cứu được được xuất bản trên tạp chí Science vào năm 2013, thả mình vào một cuốn sách văn học, đặc biệt là thể loại viễn tưởng, sẽ giúp bạn dễ cảm thông với người khác hơn. Đọc sách sẽ giúp bạn hiểu hơn về thế giới xung quanh, để biết cảm thông, chia sẻ với đồng loại, biết yêu thương và san sẻ khó khăn với người khác. Như tác giả nổi tiếng Dale Carnegie trong cuốn Đắc Nhân Tâm đã nói: “Những ai có thể đặt mình vào vị trí của người khác, những ai có thể hiểu những suy tư, cảm nhận của mọi người thì không bao giờ phải lo lắng cho tương lai”.
6. Tăng cường khả năng tập trung
Theo một nghiên cứu gần đây của Microsoft, trung bình khả năng tập trung của con người đã giảm từ 12 giây vào năm 2000 xuống chỉ còn 8 giây. Sự phát triển nhanh chóng của các thiết bị công nghệ, với laptop, smartphone, máy tính bảng… đã khiến việc tập trung làm việc trở nên quá ư là khó khăn. Khi bắt đầu đọc một cuốn sách, bạn sẽ bị cuốn vào câu chuyện với những tuyến nhân vật khác nhau, mải mê theo dõi từng diễn biến với sự tập trung và khao khát muốn khám phá những diễn biến ở phía trước khiến bạn không còn bận tâm tới việc kiểm tra thông báo Facebook hay email nữa. Chỉ cần 15 tới 20 phút đọc sách mỗi ngày, bạn sẽ ngạc nhiên trước hiệu quả tập trung không ngờ mà nó mang lại.
7. Cải thiện sức khỏe
Có lẽ đây là một trong những lợi ích lớn nhất mà việc đọc sách mang lại cho người đọc. Cơ thể bạn sẽ được cải thiện đáng kể nếu bạn duy trì thói quen đọc sách:
Giảm căng thẳng kéo dài. Cải thiện giấc ngủ. Tăng cường trí nhớ. Giảm khả năng mắc bệnh trầm cảm.
Một nghiên cứu của Viện Khoa học Mỹ và Trường Đại học Sussex (Anh) chỉ ra rằng, đọc sách có nhiều tác động tích cực tới sức khỏe. Theo đó, đọc sách thường xuyên giúp đầu óc bạn trở nên nhạy bén và tinh tường hơn, giúp làm chậm quá trình suy giảm nhận thức ở người lớn tuổi, đặc biệt giảm nguy cơ mắc chứng Alzheimer tới 2,5 lần. Duy trì thói quen đọc sách cũng giúp bạn giảm thiếu tối đa tình trạng stress và căng thẳng kéo dài.
Nhiều lý do như vậy, đã đủ để bạn tạm ngừng sử dụng mạng xã hội, và bắt đầu kiếm tìm một cuốn sách văn học chưa?
Thanh Hương
Last edited by LDN on Sat Dec 09, 2023 6:11 pm; edited 11 times in total
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Nobel Văn Chương 2024:
https://www.nhomcho.com/t36777-nobel-van-chuong-2024
LDN
Re: Sách
Quên best-seller đi, đây mới là 5 cách chọn sách hay
Trong biển sách đang ngày một nhiều, làm thế nào để tìm thấy quyển sách đúng cho bạn?
Vietcetera
Thị trường sách ở Việt Nam chưa bao giờ nở rộ như thời điểm hiện tại. Chỉ trong năm 2019, đã có hơn 33.000 đầu sách được xuất bản ở Việt Nam. Điều đó có nghĩa là với tư cách một bạn đọc, bạn có 33.000 lựa chọn.
Vậy làm thế nào để chọn ra những “hạt vàng” cho chính mình trong “biển sách” đó? Sau nhiều năm được tiếp xúc với môi trường xuất bản, tôi nhận ra chọn sách cũng cần có bí kíp. Năm điều dưới đây là những gì tôi tổng hợp được, với hy vọng sẽ giúp bạn “đãi cát tìm vàng.”
1. Best-seller chưa chắc đã hay
Đúng như tên gọi của nó, best-seller là sách bán chạy nhất. Vì là bán chạy nhất, danh hiệu này có ý nghĩa với người bán sách hơn người đọc sách. Và việc được vinh danh là sách bán chạy nhất hoàn toàn không đảm bảo đó là cuốn sách có giá trị nhất.
Chính The New York Times (NYT), cái tên uy tín đằng sau những tựa sách best-seller cũng phân định rõ: “sách best-seller do NYT ghi danh” và “sách được NYT đánh giá là sách hay nhất” là hai thứ khác nhau.
Tuy nhiên, đây vẫn là một yếu tố quyết định trong việc chọn sách của nhiều người: sách nhiều người mua chắc hẳn là sách có giá trị.
Vậy làm thế nào để một đầu sách được mác best-seller?
Thực tế theo truyền thống, danh sách best-seller chỉ được chọn lọc bởi một số cơ quan truyền thông uy tín như The New York Times hay Wall Street Journal. Họ dựa trên doanh thu của một số nhà bán lẻ sách độc lập. Danh sách này thường không được công bố.
Các danh sách best-seller trong các hạng mục được chia dựa trên hai yếu tố: nội dung và hình thức thể hiện. Riêng The New York Times đã có 11 danh sách tuần và 5 danh sách tháng.
Sau này, nhằm đẩy doanh số, các nhà bán lẻ như Amazon, hay tại Việt Nam là Tiki, cũng bắt đầu cho ra vô số danh sách best-seller của riêng mình. Giữa rừng sách mà tất cả đều thuộc hàng bán-chạy-nhất, liệu chúng có thật sự là những cuốn hay nhất không?
Chưa kể, mấy ai trong chúng ta phân biệt được giữa sách best-seller hay sách của tác giả best-seller (người đã từng có tác phẩm best-seller nhưng không phải cuốn này)? Best-seller ở Mỹ hay best-seller toàn cầu? Best-seller tuần hay best-seller tháng?
Tương tự với việc nở rộ các cuộc thi sắc đẹp, best-seller — danh xưng hoa hậu trong làng sách cũng vì thế mà kém danh giá và ít tin cậy hơn.
2. Sách giảm giá không phải sách ế
Ngược lại với câu chuyện “loạn best-seller”, nhiều cuốn sách tốt lại bị tiếng oan khi thường xuyên có mặt trong mục “sách giảm giá”.
Nhưng việc giảm giá sách thật ra là một chiến lược của các thương hiệu phát hành, gọi là thử nước (test the water).
Ban đầu, một tựa sách mới thường được in với số lượng không cao—từ 1000 đến 3000 bản. Nếu sách được đón nhận tốt trong tuần đầu ra mắt, thương hiệu phát hành sẽ đẩy mạnh marketing bằng cách ưu tiên giới thiệu, giảm giá, hoặc tặng theo hình thức giveaway. Sau vài tuần, nếu doanh thu vẫn giữ nhịp, thương hiệu sẽ lên kế hoạch cho đợt tái bản tiếp theo.
Cũng có những tựa sách dù không tạo tiếng vang ngay nhưng vẫn có sức bán ổn định. Điều này là thuần tuý nhờ vào chất lượng nội dung. Các thương hiệu cũng dựa vào yếu tố này để đẩy mạnh truyền thông, tái bản và thực hiện các chương trình khuyến mãi.
Và tất nhiên, đầu sách cũng sẽ được giảm giá vào giai đoạn cuối nhằm đẩy sách tồn kho. Cho đến lần tái bản kế tiếp, các đợt khuyến mãi lại cứ thế xoay vòng.
Giảm giá sách thật ra là một hình thức để giới thiệu các đầu sách hay, nhằm giữ chân độc giả quay lại với thương hiệu và cả tác giả. Và tất nhiên, một cuốn sách hay ắt sẽ kéo về lượng độc giả cho riêng nó.
Vậy, lần tới ghé hiệu sách hay vào các trang thương mại điện tử, đừng bỏ qua những kệ giảm giá. Không phải cứ sách giảm giá là do chúng không hay.
3. Đọc… ngoài cuốn sách
Người ta vẫn thường bảo “Đừng đánh giá một cuốn sách qua trang bìa.” Nhưng một cuốn sách sẽ gây ấn tượng với bạn bằng… bìa sau của nó.
Bìa sau, hay mặt sau của bìa sách, là trang tóm tắt nội dung sách và lời nhận xét. Nội dung bìa sau thường được giới hạn trong khoảng 200 đến 250 từ. Đây được coi là 250 từ vàng ngọc, bởi đây là 250 từ quảng cáo đầu tiên mà cuốn sách có.
Thông thường, tác giả sẽ là người viết tóm tắt và chọn ra lời nhận xét cho sách của mình. Nhưng có những trường hợp, đội PR của thương hiệu sách sẽ đảm nhiệm phần này. Họ muốn tối ưu hóa 250 chữ ở bìa sau sao cho hấp dẫn, thu hút và đạt hiệu quả marketing cao nhất.
Cũng vì điều này mà đôi lúc, lời nhận xét trên bìa sau khó có thể khách quan và đôi khi mang nặng tính marketing.
Nhưng một tác giả cẩn thận và có trách nhiệm sẽ khó lòng chấp nhận một đoạn tóm tắt hời hợt hay nhận xét sáo rỗng. Họ sẽ bỏ công viết và tóm tắt được những ý hấp dẫn nhất của cuốn sách, đồng thời chọn lời nhận xét chân thật đến từ những cá nhân uy tín.
Tất nhiên, nếu người viết nhận xét có tên tuổi lớn, lời bình của họ sẽ có giá trị hơn. Nhưng dù uy tín hay không, không ít người viết nhận xét thực sự đã rất xúc động sau khi đọc sách. Những cảm xúc mạnh mẽ ấy cũng khó mà giấu nổi sau con chữ.
Vì thế, tôi tin rằng bạn có thể đọc được khá nhiều điều đằng sau cuốn sách.
4. Để ý đến thương hiệu phát hành
Khác với các nhà xuất bản sẽ hướng tới việc đa dạng hóa thể loại sách, các thương hiệu sách sẽ có định hướng về dòng sách mũi tàu tạo nên thương hiệu của họ. Bạn cũng có thể chọn theo dõi kênh truyền thông của thương hiệu sách mà bạn thấy hợp với mình.
5. Nghe người khác nói về sách
Để hiểu hơn về một cuốn sách, cách tốt nhất là theo dõi trang blog hoặc mạng xã hội của tác giả. Những chia sẻ của họ về đầu sách của mình cũng như của người khác sẽ là cơ sở để bạn đánh giá liệu mình có hợp với cách diễn đạt và góc nhìn của họ không.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo các góc nhìn và đánh giá từ các KOL, các diễn đàn hay Facebook group chuyên review sách. Đọc càng nhiều đánh giá, góc nhìn của bạn về cuốn sách sẽ càng đa chiều.
Cuối cùng, bạn cũng có thể tham gia các câu lạc bộ sách hay các sự kiện cà phê sách. Nhiều người cho rằng phải đọc sách rồi thì mới nên tham gia bàn luận về nó. Tôi lại nghĩ dù chưa đọc, đến một buổi thảo luận vẫn sẽ cho tôi biết cuốn sách có hợp với mình không và liệu tôi có thể yêu cuốn sách ấy vượt lên nhận định của người khác hay không.
Dù đây có thể là một việc khá mất thời gian, nhưng đây sẽ
một thực hành mang giá trị lâu dài. Tích cực tham gia bàn luận, chiêm nghiệm và chìm đắm trong thế giới của sách sẽ giúp bạn định hình một gu đọc rõ ràng. Từ đó, việc “đãi cát tìm vàng” sẽ ngày một dễ hơn.
Trong biển sách đang ngày một nhiều, làm thế nào để tìm thấy quyển sách đúng cho bạn?
Vietcetera
Thị trường sách ở Việt Nam chưa bao giờ nở rộ như thời điểm hiện tại. Chỉ trong năm 2019, đã có hơn 33.000 đầu sách được xuất bản ở Việt Nam. Điều đó có nghĩa là với tư cách một bạn đọc, bạn có 33.000 lựa chọn.
Vậy làm thế nào để chọn ra những “hạt vàng” cho chính mình trong “biển sách” đó? Sau nhiều năm được tiếp xúc với môi trường xuất bản, tôi nhận ra chọn sách cũng cần có bí kíp. Năm điều dưới đây là những gì tôi tổng hợp được, với hy vọng sẽ giúp bạn “đãi cát tìm vàng.”
1. Best-seller chưa chắc đã hay
Đúng như tên gọi của nó, best-seller là sách bán chạy nhất. Vì là bán chạy nhất, danh hiệu này có ý nghĩa với người bán sách hơn người đọc sách. Và việc được vinh danh là sách bán chạy nhất hoàn toàn không đảm bảo đó là cuốn sách có giá trị nhất.
Chính The New York Times (NYT), cái tên uy tín đằng sau những tựa sách best-seller cũng phân định rõ: “sách best-seller do NYT ghi danh” và “sách được NYT đánh giá là sách hay nhất” là hai thứ khác nhau.
Tuy nhiên, đây vẫn là một yếu tố quyết định trong việc chọn sách của nhiều người: sách nhiều người mua chắc hẳn là sách có giá trị.
Vậy làm thế nào để một đầu sách được mác best-seller?
Thực tế theo truyền thống, danh sách best-seller chỉ được chọn lọc bởi một số cơ quan truyền thông uy tín như The New York Times hay Wall Street Journal. Họ dựa trên doanh thu của một số nhà bán lẻ sách độc lập. Danh sách này thường không được công bố.
Các danh sách best-seller trong các hạng mục được chia dựa trên hai yếu tố: nội dung và hình thức thể hiện. Riêng The New York Times đã có 11 danh sách tuần và 5 danh sách tháng.
Sau này, nhằm đẩy doanh số, các nhà bán lẻ như Amazon, hay tại Việt Nam là Tiki, cũng bắt đầu cho ra vô số danh sách best-seller của riêng mình. Giữa rừng sách mà tất cả đều thuộc hàng bán-chạy-nhất, liệu chúng có thật sự là những cuốn hay nhất không?
Chưa kể, mấy ai trong chúng ta phân biệt được giữa sách best-seller hay sách của tác giả best-seller (người đã từng có tác phẩm best-seller nhưng không phải cuốn này)? Best-seller ở Mỹ hay best-seller toàn cầu? Best-seller tuần hay best-seller tháng?
Tương tự với việc nở rộ các cuộc thi sắc đẹp, best-seller — danh xưng hoa hậu trong làng sách cũng vì thế mà kém danh giá và ít tin cậy hơn.
2. Sách giảm giá không phải sách ế
Ngược lại với câu chuyện “loạn best-seller”, nhiều cuốn sách tốt lại bị tiếng oan khi thường xuyên có mặt trong mục “sách giảm giá”.
Nhưng việc giảm giá sách thật ra là một chiến lược của các thương hiệu phát hành, gọi là thử nước (test the water).
Ban đầu, một tựa sách mới thường được in với số lượng không cao—từ 1000 đến 3000 bản. Nếu sách được đón nhận tốt trong tuần đầu ra mắt, thương hiệu phát hành sẽ đẩy mạnh marketing bằng cách ưu tiên giới thiệu, giảm giá, hoặc tặng theo hình thức giveaway. Sau vài tuần, nếu doanh thu vẫn giữ nhịp, thương hiệu sẽ lên kế hoạch cho đợt tái bản tiếp theo.
Cũng có những tựa sách dù không tạo tiếng vang ngay nhưng vẫn có sức bán ổn định. Điều này là thuần tuý nhờ vào chất lượng nội dung. Các thương hiệu cũng dựa vào yếu tố này để đẩy mạnh truyền thông, tái bản và thực hiện các chương trình khuyến mãi.
Và tất nhiên, đầu sách cũng sẽ được giảm giá vào giai đoạn cuối nhằm đẩy sách tồn kho. Cho đến lần tái bản kế tiếp, các đợt khuyến mãi lại cứ thế xoay vòng.
Giảm giá sách thật ra là một hình thức để giới thiệu các đầu sách hay, nhằm giữ chân độc giả quay lại với thương hiệu và cả tác giả. Và tất nhiên, một cuốn sách hay ắt sẽ kéo về lượng độc giả cho riêng nó.
Vậy, lần tới ghé hiệu sách hay vào các trang thương mại điện tử, đừng bỏ qua những kệ giảm giá. Không phải cứ sách giảm giá là do chúng không hay.
3. Đọc… ngoài cuốn sách
Người ta vẫn thường bảo “Đừng đánh giá một cuốn sách qua trang bìa.” Nhưng một cuốn sách sẽ gây ấn tượng với bạn bằng… bìa sau của nó.
Bìa sau, hay mặt sau của bìa sách, là trang tóm tắt nội dung sách và lời nhận xét. Nội dung bìa sau thường được giới hạn trong khoảng 200 đến 250 từ. Đây được coi là 250 từ vàng ngọc, bởi đây là 250 từ quảng cáo đầu tiên mà cuốn sách có.
Thông thường, tác giả sẽ là người viết tóm tắt và chọn ra lời nhận xét cho sách của mình. Nhưng có những trường hợp, đội PR của thương hiệu sách sẽ đảm nhiệm phần này. Họ muốn tối ưu hóa 250 chữ ở bìa sau sao cho hấp dẫn, thu hút và đạt hiệu quả marketing cao nhất.
Cũng vì điều này mà đôi lúc, lời nhận xét trên bìa sau khó có thể khách quan và đôi khi mang nặng tính marketing.
Nhưng một tác giả cẩn thận và có trách nhiệm sẽ khó lòng chấp nhận một đoạn tóm tắt hời hợt hay nhận xét sáo rỗng. Họ sẽ bỏ công viết và tóm tắt được những ý hấp dẫn nhất của cuốn sách, đồng thời chọn lời nhận xét chân thật đến từ những cá nhân uy tín.
Tất nhiên, nếu người viết nhận xét có tên tuổi lớn, lời bình của họ sẽ có giá trị hơn. Nhưng dù uy tín hay không, không ít người viết nhận xét thực sự đã rất xúc động sau khi đọc sách. Những cảm xúc mạnh mẽ ấy cũng khó mà giấu nổi sau con chữ.
Vì thế, tôi tin rằng bạn có thể đọc được khá nhiều điều đằng sau cuốn sách.
4. Để ý đến thương hiệu phát hành
Khác với các nhà xuất bản sẽ hướng tới việc đa dạng hóa thể loại sách, các thương hiệu sách sẽ có định hướng về dòng sách mũi tàu tạo nên thương hiệu của họ. Bạn cũng có thể chọn theo dõi kênh truyền thông của thương hiệu sách mà bạn thấy hợp với mình.
5. Nghe người khác nói về sách
Để hiểu hơn về một cuốn sách, cách tốt nhất là theo dõi trang blog hoặc mạng xã hội của tác giả. Những chia sẻ của họ về đầu sách của mình cũng như của người khác sẽ là cơ sở để bạn đánh giá liệu mình có hợp với cách diễn đạt và góc nhìn của họ không.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo các góc nhìn và đánh giá từ các KOL, các diễn đàn hay Facebook group chuyên review sách. Đọc càng nhiều đánh giá, góc nhìn của bạn về cuốn sách sẽ càng đa chiều.
Cuối cùng, bạn cũng có thể tham gia các câu lạc bộ sách hay các sự kiện cà phê sách. Nhiều người cho rằng phải đọc sách rồi thì mới nên tham gia bàn luận về nó. Tôi lại nghĩ dù chưa đọc, đến một buổi thảo luận vẫn sẽ cho tôi biết cuốn sách có hợp với mình không và liệu tôi có thể yêu cuốn sách ấy vượt lên nhận định của người khác hay không.
Dù đây có thể là một việc khá mất thời gian, nhưng đây sẽ
một thực hành mang giá trị lâu dài. Tích cực tham gia bàn luận, chiêm nghiệm và chìm đắm trong thế giới của sách sẽ giúp bạn định hình một gu đọc rõ ràng. Từ đó, việc “đãi cát tìm vàng” sẽ ngày một dễ hơn.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Nobel Văn Chương 2024:
https://www.nhomcho.com/t36777-nobel-van-chuong-2024
LDN
Re: Sách
Việt Nam: Người trẻ nên chịu khó đọc sách để rèn ý chí nghị lực?
Luật sư Ngô Ngọc Trai
Gửi tới BBC từ Hà Nội - 10 tháng 2 2022
Luật sư Ngô Ngọc Trai:: 'Nhiều người vẫn biết đọc sách là thói quen tốt và vẫn biết ích lợi của việc đọc sách trong việc mở mang kiến thức chuyên môn'.
Thông tin mới đây từ Bộ y tế cho biết, trong 6 ngày nghỉ tết Nhâm Dần, cả nước có tới 24.588 ca khám cấp cứu liên quan đến tai nạn giao thông, ghi nhận 1.556 trường hợp tử vong.
Ngoài ra là 2.838 ca cấp cứu do đánh nhau trong đó có 1.245 ca phải nhập viện và đã có 195 trường hợp tử vong.
Tôi cho rằng đó là một phần hệ quả của tệ nạn lạm dụng rượu bia, thứ đồ uống chống lại mọi nỗ lực tu tâm dưỡng tính.
Để thay đổi tình trạng này nhằm hướng đến một đời sống an lành, những người trẻ nên chịu khó đọc sách như một cách thức để rèn ý chí nghị lực.
Đọc sách giúp phát triển bản thân
Những lúc rảnh rỗi ngơi công việc của một luật sư thì tôi thường xuyên đọc sách.
Khi đầu óc trôi nổi bồng bềnh theo những câu chuyện tôi cảm thấy như được tham gia một cách sống động vào các sự kiện.
Nhờ chịu khó đọc sách nên mặc dù chỉ học cơ bản lên đến đại học tôi đã có thể viết hàng trăm bài báo về các vấn đề chính trị, kinh tế, pháp lý, xã hội.
Nhiều bài viết tạo được rung cảm lay động bởi văn phong trong sáng, ý tứ mạch lạc rõ ràng, cùng với đó là chất lượng đặc sắc của các chủ điểm được luận giải.
Có được điều đó là do thường xuyên đọc sách và niềm vui từ sách khiến tôi hầu như không còn hứng thú với các chất kích thích như bia rượu hay thuốc lá.
Ở Việt Nam hiện nay có thể nói là không thiếu sách cho mọi người lựa chọn, thị trường sách phát triển sôi động từ hàng chục năm qua, với đủ các thể loại hấp dẫn về văn chương, nghệ thuật, khoa học.
Bản thân tôi chịu ảnh hưởng bởi dòng sách về phát triển các quốc gia.
Đó là các sách thuộc loại bestseller bán chạy khắp nơi trên thế giới đã đến với VN.
Trong các sách đó thường truyền tải tinh thần duy lý khoa học nhân văn với ngôn từ chừng mực sáng sủa rõ ràng.
Hấp thụ kiến thức từ đó đã giúp tôi trở thành một người viết báo, một chuyên gia pháp lý, một nhà hoạt động vì quyền con người.
Nhiều lúc tôi nghĩ mình như một cỗ máy mà đầu vào là các tác phẩm sách còn đầu ra là các bài báo với các ý tưởng được thâu lượm khắp nơi trên dòng lịch sử, chuyển đưa những nguồn kiến thức rộng lớn của thế giới đã được chắt lọc lại những gì gần gũi phù hợp với VN.
Qua việc đọc và viết tôi cũng tích cực chia sẻ những giá trị pháp lý tiến bộ, góp phần xây dựng một nền công lý pháp quyền chuẩn mực.
Với sự phát triển về tư cách xã hội như vậy tôi cũng kỳ vọng sẽ đạt được khả năng tốt hơn trong tìm kiếm công bằng cho những thân chủ mà mình bảo vệ.
Thực tế mấy năm trước nhờ những nỗ lực đọc và viết như vậy đã giúp tôi minh oan cứu sống thành công cho một tử tù, câu chuyện đã được viết thành cuốn sách về Hành trình minh oan cho tử tù Hàn Đức Long.
Việt Nam: Nhà nước nên trân trọng năng lực của luật sư
Án oan do luật sư chịu nhiều hạn chế yếu kém?
Nên chịu khó đọc sách
Vậy nhưng tác dụng tích cực từ việc đọc sách giúp ích cho công việc mà bản thân đã kiểm chứng lại không đến được với các luật sư đồng nghiệp, những người mà nghề nghiệp vốn đòi hỏi việc đọc rất nhiều.
Mới đây tôi thực hiện việc xuất bản phát hành cuốn sách Người Bắc Cầu Ô Thước, nội dung sách dẫn chứng những câu chuyện pháp lý để chỉ ra vai trò quan trọng của nền tư pháp đối với phát triển kinh tế và quản trị quốc gia.
Cuốn sách như một sản phẩm tinh thần tâm huyết của bản thân nhưng đã vấp phải sự thờ ơ của nhiều đồng nghiệp mà nguyên nhân là thiếu thói quen đọc sách.
Nhiều người cho rằng không thể đọc do thiếu thời gian.
Quả thực cuộc sống hiện đại hối hả bận rộn đã khiến nhiều người không có được những khoảng không gian thời gian tĩnh lặng cho việc đọc sách.
Những thiết bị điện tử hiện đại như điện thoại, máy tính, tivi với nhiều nội dung rất hấp dẫn cũng cuốn hút lấy đi quãng thời gian nhàn rỗi ít ỏi trong ngày của mỗi người.
Thành thử ra nhiều người vẫn biết đọc sách là thói quen tốt và vẫn biết ích lợi của việc đọc sách trong việc mở mang kiến thức chuyên môn mà những kênh thông tin khác không đáp ứng được nhưng lại không đọc được.
Đối với những người như vậy lời khuyên của tôi là mọi người dù chưa thể đọc thì vẫn nên thiết lập tủ sách văn phòng hay tủ sách gia đình nếu như mỗi người thực sự có những thành viên cần được chăm lo.
Đó có thể là thành viên trong gia đình hoặc thành viên trong văn phòng, cứ có sách sẵn đó thì biết đâu sẽ có người thích đọc.
Giống như trong một đất nước không phải ai cũng thích đọc nhưng cứ có sách thì sẽ có người muốn đọc, có thế kho tàng tri thức trong sách mới được khai thác phát huy đem đến lợi ích chung cho quốc gia.
Thiết bị điện tử và mạng xã hội làm con người mất nhiều thời gian ngày nay.
Đọc sách để rèn ý chí nghị lực
Sau vài chục năm đất nước hội nhập phát triển đã giúp người dân đạt được mức sống cao hơn.
Nhưng sự cải thiện về chất lượng điều kiện ăn uống đang dẫn tới sự lạm dụng bia rượu khiến cho một số đông người trẻ chỉ biết đến lối sống lạm dụng vật chất với tính cách hung hăng.
Trong khi lại thiếu vắng ý niệm về một cách sống thăng tiến về văn hóa tâm hồn với tính cách nền nã trầm tĩnh hơn có được từ đọc sách.
Thực tế hiện nay cho thấy những người trẻ nên chịu khó đọc sách để rèn luyện bản thân giúp có được ý chí nghị lực trong cuộc sống.
Còn đối với quốc gia thì việc đọc sách sẽ giúp đem đến những suy nghiệm kiến thức và tầm nhìn. Mà chỉ khi là người đọc sách thì mới hiểu được vai trò ý nghĩa của kinh nghiệm lịch sử đối với cách thức giải quyết các vấn đề của xã hội đương đại hôm nay.
Luật sư Ngô Ngọc Trai
Gửi tới BBC từ Hà Nội - 10 tháng 2 2022
Luật sư Ngô Ngọc Trai:: 'Nhiều người vẫn biết đọc sách là thói quen tốt và vẫn biết ích lợi của việc đọc sách trong việc mở mang kiến thức chuyên môn'.
Thông tin mới đây từ Bộ y tế cho biết, trong 6 ngày nghỉ tết Nhâm Dần, cả nước có tới 24.588 ca khám cấp cứu liên quan đến tai nạn giao thông, ghi nhận 1.556 trường hợp tử vong.
Ngoài ra là 2.838 ca cấp cứu do đánh nhau trong đó có 1.245 ca phải nhập viện và đã có 195 trường hợp tử vong.
Tôi cho rằng đó là một phần hệ quả của tệ nạn lạm dụng rượu bia, thứ đồ uống chống lại mọi nỗ lực tu tâm dưỡng tính.
Để thay đổi tình trạng này nhằm hướng đến một đời sống an lành, những người trẻ nên chịu khó đọc sách như một cách thức để rèn ý chí nghị lực.
Đọc sách giúp phát triển bản thân
Những lúc rảnh rỗi ngơi công việc của một luật sư thì tôi thường xuyên đọc sách.
Khi đầu óc trôi nổi bồng bềnh theo những câu chuyện tôi cảm thấy như được tham gia một cách sống động vào các sự kiện.
Nhờ chịu khó đọc sách nên mặc dù chỉ học cơ bản lên đến đại học tôi đã có thể viết hàng trăm bài báo về các vấn đề chính trị, kinh tế, pháp lý, xã hội.
Nhiều bài viết tạo được rung cảm lay động bởi văn phong trong sáng, ý tứ mạch lạc rõ ràng, cùng với đó là chất lượng đặc sắc của các chủ điểm được luận giải.
Có được điều đó là do thường xuyên đọc sách và niềm vui từ sách khiến tôi hầu như không còn hứng thú với các chất kích thích như bia rượu hay thuốc lá.
Ở Việt Nam hiện nay có thể nói là không thiếu sách cho mọi người lựa chọn, thị trường sách phát triển sôi động từ hàng chục năm qua, với đủ các thể loại hấp dẫn về văn chương, nghệ thuật, khoa học.
Bản thân tôi chịu ảnh hưởng bởi dòng sách về phát triển các quốc gia.
Đó là các sách thuộc loại bestseller bán chạy khắp nơi trên thế giới đã đến với VN.
Trong các sách đó thường truyền tải tinh thần duy lý khoa học nhân văn với ngôn từ chừng mực sáng sủa rõ ràng.
Hấp thụ kiến thức từ đó đã giúp tôi trở thành một người viết báo, một chuyên gia pháp lý, một nhà hoạt động vì quyền con người.
Nhiều lúc tôi nghĩ mình như một cỗ máy mà đầu vào là các tác phẩm sách còn đầu ra là các bài báo với các ý tưởng được thâu lượm khắp nơi trên dòng lịch sử, chuyển đưa những nguồn kiến thức rộng lớn của thế giới đã được chắt lọc lại những gì gần gũi phù hợp với VN.
Qua việc đọc và viết tôi cũng tích cực chia sẻ những giá trị pháp lý tiến bộ, góp phần xây dựng một nền công lý pháp quyền chuẩn mực.
Với sự phát triển về tư cách xã hội như vậy tôi cũng kỳ vọng sẽ đạt được khả năng tốt hơn trong tìm kiếm công bằng cho những thân chủ mà mình bảo vệ.
Thực tế mấy năm trước nhờ những nỗ lực đọc và viết như vậy đã giúp tôi minh oan cứu sống thành công cho một tử tù, câu chuyện đã được viết thành cuốn sách về Hành trình minh oan cho tử tù Hàn Đức Long.
Việt Nam: Nhà nước nên trân trọng năng lực của luật sư
Án oan do luật sư chịu nhiều hạn chế yếu kém?
Nên chịu khó đọc sách
Vậy nhưng tác dụng tích cực từ việc đọc sách giúp ích cho công việc mà bản thân đã kiểm chứng lại không đến được với các luật sư đồng nghiệp, những người mà nghề nghiệp vốn đòi hỏi việc đọc rất nhiều.
Mới đây tôi thực hiện việc xuất bản phát hành cuốn sách Người Bắc Cầu Ô Thước, nội dung sách dẫn chứng những câu chuyện pháp lý để chỉ ra vai trò quan trọng của nền tư pháp đối với phát triển kinh tế và quản trị quốc gia.
Cuốn sách như một sản phẩm tinh thần tâm huyết của bản thân nhưng đã vấp phải sự thờ ơ của nhiều đồng nghiệp mà nguyên nhân là thiếu thói quen đọc sách.
Nhiều người cho rằng không thể đọc do thiếu thời gian.
Quả thực cuộc sống hiện đại hối hả bận rộn đã khiến nhiều người không có được những khoảng không gian thời gian tĩnh lặng cho việc đọc sách.
Những thiết bị điện tử hiện đại như điện thoại, máy tính, tivi với nhiều nội dung rất hấp dẫn cũng cuốn hút lấy đi quãng thời gian nhàn rỗi ít ỏi trong ngày của mỗi người.
Thành thử ra nhiều người vẫn biết đọc sách là thói quen tốt và vẫn biết ích lợi của việc đọc sách trong việc mở mang kiến thức chuyên môn mà những kênh thông tin khác không đáp ứng được nhưng lại không đọc được.
Đối với những người như vậy lời khuyên của tôi là mọi người dù chưa thể đọc thì vẫn nên thiết lập tủ sách văn phòng hay tủ sách gia đình nếu như mỗi người thực sự có những thành viên cần được chăm lo.
Đó có thể là thành viên trong gia đình hoặc thành viên trong văn phòng, cứ có sách sẵn đó thì biết đâu sẽ có người thích đọc.
Giống như trong một đất nước không phải ai cũng thích đọc nhưng cứ có sách thì sẽ có người muốn đọc, có thế kho tàng tri thức trong sách mới được khai thác phát huy đem đến lợi ích chung cho quốc gia.
Thiết bị điện tử và mạng xã hội làm con người mất nhiều thời gian ngày nay.
Đọc sách để rèn ý chí nghị lực
Sau vài chục năm đất nước hội nhập phát triển đã giúp người dân đạt được mức sống cao hơn.
Nhưng sự cải thiện về chất lượng điều kiện ăn uống đang dẫn tới sự lạm dụng bia rượu khiến cho một số đông người trẻ chỉ biết đến lối sống lạm dụng vật chất với tính cách hung hăng.
Trong khi lại thiếu vắng ý niệm về một cách sống thăng tiến về văn hóa tâm hồn với tính cách nền nã trầm tĩnh hơn có được từ đọc sách.
Thực tế hiện nay cho thấy những người trẻ nên chịu khó đọc sách để rèn luyện bản thân giúp có được ý chí nghị lực trong cuộc sống.
Còn đối với quốc gia thì việc đọc sách sẽ giúp đem đến những suy nghiệm kiến thức và tầm nhìn. Mà chỉ khi là người đọc sách thì mới hiểu được vai trò ý nghĩa của kinh nghiệm lịch sử đối với cách thức giải quyết các vấn đề của xã hội đương đại hôm nay.
Last edited by LDN on Sat Feb 12, 2022 4:57 pm; edited 2 times in total
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Nobel Văn Chương 2024:
https://www.nhomcho.com/t36777-nobel-van-chuong-2024
LDN
Re: Sách
Bài này cũng thiếu tên tác giả. Tôi sẽ bổ xung.
28 quyển sách hay nên đọc nhiều lần trong đời
Downloadsach
Dưới đây là tuyển tập những quyển sách hay nên đọc một lần trong đời. Nội dung sách rất đa dạng từ sách kinh doanh, kỹ năng cho đến những quyển sách văn học kinh điển đã được bạn đọc yêu mến bình chọn.
Suối Nguồn - Ayn Rand
“… Trong lịch sử nhân loại, hiếm thấy ai phát biểu quan điểm này về con người. Ngày nay, quan điểm này hầu như không tồn tại. Tuy nhiên, chính quan điểm này – dù tồn tại ở các cấp độ khác nhau của sự khao khát, ao ước, đam mê và hoang mang đau khổ – là quan điểm khởi đầu cuộc sống của những người ưu tú nhất của nhân loại. Đối với đa số họ, đây thậm chí không phải là một quan điểm rõ ràng mà chỉ là một cảm giác mơ hồ, khó nắm bắt, nó được tạo thành từ những nỗi đau trần trụi và từ niềm hạnh phúc không thể diễn tả nổi. Nó là cảm giác về một kỳ vọng lớn, rằng cuộc sống của một người là quan trọng, rằng những thành tựu lớn lao có thể nằm trong khả năng, và rằng những điều vĩ đại còn nằm phía trước.
Bản chất của con người – và của bất cứ sinh vật nào – không phải là đầu hàng, hoặc phỉ nhổ và nguyền rủa sự tồn tại của mình; điều ấy thực ra đòi hỏi cả một quá trình suy đồi mà tốc độ của nó tuỳ thuộc mỗi người. Một vài người đầu hàng vào lần đầu tiên tiếp xúc với áp lực; một vài người mặc nhiên đầu hàng; một số khác đi xuống từ từ và cứ thế mất dần ngọn lửa mà chính họ cũng không hề nhận ra nó đã tàn lụi như thế nào. Sau đó, tất cả biến mất trong cái đầm lầy khổng lồ gồm những người già cỗi, những người rao giảng rằng trưởng thành bao hàm việc chối bỏ chính kiến, rằng sự ổn định bao hàm việc chối bỏ những giá trị riêng, và rằng sống thực tế có nghĩa là phải gạt bỏ sự tồn tại. Chỉ một số ít người kiên quyết không đầu hàng và tiếp tục tiến lên; họ biết rằng không thể phản bội ngọn lửa kia; họ học cách nuôi dưỡng nó, cho nó hình hài, mục đích và sự sống… Tóm lại, dù tương lai mỗi người khác nhau, ở vào thời điểm bắt đầu cuộc sống, nhân loại luôn tìm kiếm một hình ảnh cao cả về bản chất con người cũng như về cuộc sống.
Có rất ít cột chỉ đường trong cuộc tìm kiếm này. Suối nguồn là một trong những cột chỉ đường đó. Đây chính là một trong những lý do cơ bản nhất khiến cho suối nguồn có sức hấp dẫn lâu dài; nó tái khẳng định tinh thần của tuổi trẻ, nó tuyên bố về chiến thắng của con người, nó chỉ ra người ta có thể làm được những gì…”.
Đừng Bao Giờ Đi Ăn Một Mình - Keith Ferrazzi
Bạn mong muốn đi tắt đón đầu? Bạn muốn vững bước đến thành công? Công thức để làm được điều này, theo lời bậc thầy về kết nối là Keith Ferrazzi, chính là phải biết làm quen với mọi người. Ferrazzi đã khám phá từ khi còn trẻ rằng điểm khác biệt của những người thành công rực rỡ chính là cách họ vận dụng quyền năng của những mối quan hệ – để mọi người cùng thắng.
Trong quyển sách Đừng bao giờ đi ăn một mình, Ferrazzi chỉ ra từng bước cách thức – và lý do – mà chính ông đã áp dụng để kết nối với hàng ngàn người là đồng nghiệp, bạn bè có tên trong số danh bạ, những người ông đã giúp đỡ và ngược lại cũng sẵn sàng giúp đỡ ông.
Đi Tìm Lẽ Sống
Trước hết, đây là quyển sách viết về sự sinh tồn. Giống như nhiều người Do Thái sinh sống tại Đức và Đông Âu khi ấy, vốn nghĩ rằng mình sẽ được an toàn trong những năm 1930, Frankl đã trải qua khoảng thời gian chịu nhiều nghiệt ngã trong trại tập trung và trại hủy diệt của Đức quốc xã. Điều kỳ diệu là ông đã sống sót, cụm từ “thép đã tôi thế đấy” có thể lột tả chính xác trường hợp này. Nhưng trong Đi tìm lẽ sống, tác giả ít đề cập đến những khó nhọc, đau thương, mất mát mà ông đã trải qua, thay vào đó ông viết về những nguồn sức mạnh đã giúp ông tồn tại.
Ông chua xót kể về những tù nhân đã đầu hàng cuộc sống, mất hết hy vọng ở tương lai và chắc hẳn là những người đầu tiên sẽ chết. Ít người chết vì thiếu thức ăn và thuốc men, mà phần lớn họ chết vì thiếu hy vọng, thiếu một lẽ sống. Ngược lại, Frankl đã nuôi giữ hy vọng để giữ cho mình sống sót bằng cách nghĩ về người vợ của mình và trông chờ ngày gặp lại nàng. Ông còn mơ ước sau chiến tranh sẽ được thuyết giảng về các bài học tâm lý ông đã học được từ trại tập trung Auschwitz. Rõ ràng có nhiều tù nhân khao khát được sống đã chết, một số chết vì bệnh, một số chết vì bị hỏa thiêu. Trong tập sách này, Frankl tập trung lý giải nguyên nhân vì sao có những người đã sống sót trong trại tập trung của phát xít Đức hơn là đưa ra lời giải thích cho câu hỏi vì sao phần lớn trong số họ đã không bao giờ trở về nữa.
Nhiệm vụ lớn lao nhất của mỗi người là tìm ra ý nghĩa trong cuộc sống của mình. Frankl đã nhìn thấy ba nguồn ý nghĩa cơ bản của đời người: thành tựu trong công việc, sự quan tâm chăm sóc đối với những người thân yêu và lòng can đảm khi đối mặt với những thời khắc gay go của cuộc sống. Đau khổ tự bản thân nó không có ý nghĩa gì cả, chính cách phản ứng của chúng ta mới khoác lên cho chúng ý nghĩa. Frankl đã viết rằng một người “có thể giữ vững lòng quả cảm, phẩm giá và sự bao dung, hoặc người ấy có thể quên mất phẩm giá của con người và tự đặt mình ngang hàng loài cầm thú trong cuộc đấu tranh khắc nghiệt để sinh tồn”. Ông thừa nhận rằng chỉ có một số ít tù nhân của Đức quốc xã là có thể giữ được những phẩm chất ấy, nhưng “chỉ cần một ví dụ như thế cũng đủ chứng minh rằng sức mạnh bên trong của con người có thể đưa người ấy vượt lên số phận nghiệt ngã của mình”.
13 Nguyên Tắc Nghĩ Giàu Làm Giàu - Napoleon Hill
13 Nguyên Tắc Nghĩ Giàu Làm Giàu là cuốn sách “chỉ dẫn” duy nhất chỉ ra những nguồn lực bạn phải có để thành công. Cuốn sách sẽ giúp bạn trở nên giàu có, làm giàu thêm cho cuộc sống của bạn trên tất cả các phương diện của cuộc sống chứ không chỉ về tài chính và vật chất. Mặc dù những thông điệp trong cuốn sách được viết ra từ rất lâu nhưng vẫn mang tính “thời đại”. Ông đã bàn về những quan niệm như quản lý nhóm, dịch vụ chăm sóc khách hàng hoàn hảo, những công cụ hữu hình, trí tuệ tập thể và mục tiêu cần được viết ra trước khi hành động.
Tư Duy Như Một Kẻ Lập Dị - Steve D.Levitt & Steph J.Dubner
Mọi người thường có xu hướng suy nghĩ và hành động theo đám đông, do vậy với những vấn đề quan trọng, chúng ta thường phải hỏi xin lời khuyên từ bạn bè, đồng nghiệp và người thân. Điều này đương nhiên không có hại trong ngắn hạn. Thế nhưng về lâu về dài việc hỏi ý kiến những người xung quanh sẽ dẫn bạn đi theo lối mòn đã mở sẵn, một tư duy kém đổi mới mà nếu tự suy ngẫm, theo một hướng khác hơn, đột phá hơn, lập dị hơn, bạn sẽ mở ra một hướng giải quyết thông minh hơn và khôn ngoan hơn.
Trong cuốn sách Tư duy như một kẻ lập dị, Steve D.Levitt & Steph J.Dubner, đồng tác giả của hai cuốn sách vô cùng lý thú pha chút hóm hỉnh Kinh tế học hài hước và Siêu kinh tế học hài hước, sẽ một lần nữa dùng lối văn phong phá cách của mình để “mở khóa tư duy” của độc giả. Xin nhắc lại đây không phải là một cuốn sách hài hước, đơn giản chỉ là để giải trí, mà ngoài những yếu tố, những ví dụ vui nhộn, hai tác giả này còn muốn người đọc có được một thái độ tích cực hơn với những gì bất ngờ xảy đến, hãy luôn thoát khỏi lối mòn và trang bị cho mình những cách giải thích đơn giản nhất có thể.
Chiến Binh Cầu Vồng
Quyền được học hành là một trong những quyền cơ bản của con người. Thế nhưng vẫn có những hoàn cảnh khó khăn đến nỗi học hành chỉ có thể là ước mơ. Trong Chiến Binh Cầu Vồng, bạn sẽ bắt gặp những hoàn cảnh như thế của 10 đứa trẻ ham học tuy nghèo đói, 1 người cha nghèo khổ đánh cá gồng gánh hàng chục miệng ăn nhưng vấn quyết tâm cho con trai đi học, 1 thầy hiệu trưởng có tâm với nghề, 1 cô giáo đấu tranh giữ lại ngôi trường bé nhỏ xập xệ.
Nhưng sự thật đôi khi nghiệt ngã và diễn biến khó ngờ, dù đã rất nổ lực để đi học, thoát nghèo, để thực hiện ước mơ trở thành nhà toán học, nhưng Lintang vẫn không tránh khỏi số phận của cái nghèo. Thực tế cuộc sống ác nghiệt đến mức bóp tan tành và vùi dập giấc mơ của 1 đứa trẻ. Chấp nhận là chấp nhận thế nào???
Người Giàu Có Nhất Thành Babylon
Trước mắt bạn, tương lai đang trải rộng con đường dẫn tới những miền đất xa xôi đầy hứa hẹn. Trên con đường đó, bạn háo hức, mong muốn thực hiện nhiều ước mơ, dự định, khát khao… của riêng mình.
Để những nguyện vọng của mình được thực hiện, ít nhất bạn phải thành công về mặt tiền bạc. Quyển sách này sẽ giúp bạn biết cách vận dụng những nguyên lý quan trọng để phát triển tài chính. Hãy để cuốn sách dẫn dắt bạn đi từ một hoàn cảnh khó khăn, tiêu biểu là một cái túi lép xẹp, đến một cuộc sống đầy đủ và hạnh phúc, tiêu biểu là một túi tiền căng phồng, sung túc.
Khi nói đến tiền bạc, chúng ta thường đề cập đến quy luật trọng trường và nó luôn phổ quát và bất biến trong mọi trường hợp. Trải qua thời gian dài và phát triển, quy luật này đã được trải nghiệm và đúc rút thành những bí quyết không chỉ đảm bảo cho bạn một túi tiền đầy, mà còn giúp cho bạn có một cuộc sống cân bằng để có thể phát triển mỹ mãn hơn những tiềm năng của bản thân trong các lĩnh vực khác của cuộc sống. Bởi trên thực tế, không ai có thể phủ nhận rằng sự dồi dào về vật chất có thể làm cho đời sống con người trở nên tốt đẹp hơn. Riêng trong lĩnh vực kinh doanh, sức mạnh tài chính là phương tiện chủ yếu để đo lường mức độ thành đạt của các doanh nhân.
Ngày nay, tiền bạc vẫn có những ảnh hưởng lớn đối với cuộc sống con người, cũng giống như cách đây năm ngàn năm nó đã chi phối mạnh mẽ cuộc sống của cư dân vương quốc Babylon, thúc đẩy họ tìm hiểu và nắm bắt các quy luật tạo ra tiền, nhằm có được một cuộc sống sung túc và sang trọng bậc nhất.
Những trang sách này sẽ đưa chúng ta trở lại vương quốc Babylon cổ đại, cái nôi nuôi dưỡng những nguyên lý cơ bản về tài chính mà giờ đây con người hiện đại đã kế thừa và vận dụng trên toàn thế giới.
Đọc Vị Bất Kỳ Ai
Để chiếm được sự yêu mến của mọi người và chủ động trong mọi mối quan hệ, yếu tố quan trọng nhất là khả năng ĐỌC một ai đó. Chắc chắn bạn đã từng băn khoăn không biết người ngồi đối diện đang nghĩ gì? Họ có đang nói dối bạn không? Đối tác đang ngồi đối diện với bạn trên bàn đàm phán đang nghĩ gì và nói gì tiếp theo? ĐỌC người khác là một trong những công cụ quan trọng, có giá trị nhất, giúp ích cho bạn trong mọi khía cạnh của cuộc sống.
Những nguyên tắc được chia sẻ trong cuốn sách này không đơn thuần là những lý thuyết hay mẹo vặt chỉ đúng trong một số trường hợp hoặc với những đối tượng nhất định. Các kết quả nghiên cứu trong cuốn sách này được đưa ra dựa trên phương pháp S.N.A.P – cách thức phân tích và tìm hiểu tính cách một cách bài bản trong phạm vi cho phép mà không làm mếch lòng đối tượng được phân tích. Phương pháp này dựa trên những phân tích về tâm lý, chứ không chỉ đơn thuần dựa trên ngôn ngữ cử chỉ, trực giác hay võ đoán.
Nhà Giả Kim - Paulo Coelho
Nội dung sách là những trải nghiệm trong chuyến phiêu du theo đuổi vận mệnh của mình đã giúp Santiago thấu hiểu được ý nghĩa sâu xa nhất của hạnh phúc, hòa hợp với vũ trụ và con người. Tiểu thuyết Nhà giả kim của Paulo Coelho như một câu chuyện cổ tích giản dị, nhân ái, giàu chất thơ, thấm đẫm những minh triết huyền bí của phương Đông. Trong lần xuất bản đầu tiên tại Brazil vào năm 1988, sách chỉ bán được 900 bản. Nhưng, với số phận đặc biệt của cuốn sách dành cho toàn nhân loại, vượt ra ngoài biên giới quốc gia, Nhà giả kim đã làm rung động hàng triệu tâm hồn, trở thành một trong những cuốn sách bán chạy nhất mọi thời đại, và có thể làm thay đổi cuộc đời người đọc.
Quốc Gia Khởi Nghiệp
Ngày nay, Israel là một trong những quốc gia có nền kinh tế phát triển nhất thế giới và có lĩnh vực công nghệ phát triển không hề thua kém Thung lũng Silicon của Hoa Kỳ. “Quốc gia khởi nghiệp” được xuất bản với hy vọng sẽ đem đến cho độc giả những bài học về khởi nghiệp của một quốc gia luôn có nền kinh tế phát triển sôi động, con người thì luôn hướng đến sự cách tân và hướng đến một tương lai tươi sáng hơn.
“Quốc gia khởi nghiệp” là câu chuyện viết về sự phát triển thần kỳ của nền kinh tế Israel từ lúc lập quốc cho đến khi trở thành quốc gia có nền công nghệ hàng đầu thế giới. Quyển sách này có thể trả lời cho những thắc mắc làm thế nào một đất nước nhỏ bé lại có thể tồn tại giữa sự thù địch của các quốc gia lân cận, đối phó với những cuộc chiến giữ vững bờ cõi mà vẫn tạo ra sự sáng tạo vượt bậc trong các lĩnh vực công nghệ, quân sự và dân sự.
Bắt Trẻ Đồng Xanh - J.D.Salinger
Bắt Trẻ Đồng Xanh là tiểu thuyết của nhà văn Mỹ J.D.Salinger. Tác phẩm kể lại câu chuyện của nhân vật chính, Holden Caulfield, trong những ngày cậu ở thành phố New York sau khi bị đuổi học khỏi trường dự bị đại học Pencey Prep.
Bắt Trẻ Đồng Xanh đã mượn suy nghĩ của một chàng trai trẻ để nhìn về cuộc sống một cách hài hước và thông minh. Ngôn từ đơn giản, đôi khi rất thô tục thể hiện con người nhân vật, cuốn sách đi vào lòng người bởi những triết lý giản đơn vẫn đang hiện hữu từng ngày trong cuộc sống. Và rồi sẽ đọng lại trong lòng người đọc một ý nghĩ tưởng như đã quên mất từ lâu: Mình là chính mình.
Phi Lý Trí
Ai cũng có khi “phi lý trí”
Bạn sẵn sàng rút 2 nghìn đồng cho một người ăn mày nghèo khổ trên đường. Nhưng cũng chính bạn lại cò kè từng 2 nghìn bạc với bà đồng nát khi bán mớ báo cũ trong nhà.
Bạn sẵn sàng bỏ ra 10 triệu để chụp bộ ảnh cưới thật đẹp mà chỉ xem một vài lần rồi cất vào tủ. Nhưng chắc chắn bạn sẽ rất cân nhắc và suy tính cẩn thận khi quyết định mua một chiếc máy ảnh với giá 10 triệu trong khi bạn có thể dùng nó nhiều năm liền.
Bạn cảm thấy một món ăn ngon hơn khi có người khác bỗng khen rằng ngon đấy (cho dù có khi món ăn đó cũng không ngon đến vậy). Bạn cảm thấy mình nhỏ bé hơn, khúm núm hơn khi có dịp nói chuyện với một người nổi tiếng cho dù có khi anh ta cũng chẳng hơn gì bạn xét về cả hình thức lẫn trí tuệ. Vân vân và vân vân
Nhưng không chỉ bạn phi lý, tất cả chúng ta đều luôn phi lý. Và không chỉ trong chuyện tình cảm, mọi quyết định trong mọi lĩnh vực chúng ta đều phi lý. Và không chỉ một vài lần, chúng ta liên tục phi lý, phi lý có hệ thống, phi lý có thể dự đoán được.
Các doanh nhân lắm tiền nhiều của vẫn mua những bức họa chỉ đáng vài triệu với giá vài chục thậm chí vài trăm triệu chỉ để “có” nó. Những nhà đầu tư vẫn mua các cổ phiếu của những công ty “phọt phẹt” với cái giá cao ngất trời chỉ vì những người khác cũng đang làm thế, trong khi giá của nó chỉ vài tháng trước ở mức thấp không tin nổi thì chẳng ai đoái hoài.
Nhiều người bệnh đã cảm thấy đỡ mặc dù bác sỹ chỉ cho họ uống thuốc giả vờ hoặc phẫu thuật giả vờ để trấn an tâm lý. Con người nhìn chung vẫn phi lý trí một cách dễ đoán định như vậy.
Nhà kinh tế học hành vi của trường MIT đã chỉ ra điều đó trong cuốn sách mới của ông: Phi lý trí. Trong đó, Dan Ariely đã tiến hành nhiều khảo sát hành vi kỳ lạ để chứng minh cho các quan điểm của mình. Ông cho rằng sở dĩ chúng ta luôn phi lý trí bởi một số các tác động nhất định như: quy luật tương đối, quy tắc xã hội, sự hưng phấn…
Mỗi chương trong cuốn sách, tác giả dành để mô tả một tác động như thế bằng nhiều thí nghiệm khác nhau.
Ông Già Và Biển Cả - Ernest Hemingway
Ông già và Biển cả là truyện ngắn dạng viễn tưởng cuối cùng được viết bởi Hemingway. Đây cũng là tác phẩm nổi tiếng và là một trong những đỉnh cao trong sự nghiệp sáng tác của nhà văn. Tác phẩm này đoạt giải Pulitzer cho tác phẩm hư cấu năm 1953. Nó cũng góp phần quan trọng để nhà văn được nhận Giải Nobel văn học năm 1954.
Trong tác phẩm này, ông đã triệt để dùng nguyên lý mà ông gọi là “tảng băng trôi”, chỉ mô tả một phần nổi còn lại bảy phần chìm, khi mô tả sức mạnh của con cá, sự chênh lệch về lực lượng, về cuộc chiến đấu không cân sức giữa con cá hung dữ với ông già. Tác phẩm ca ngợi niềm tin, sức lao động và khát vọng của con người.
Đắc Nhân Tâm - Dale Carnegie
Đắc nhân tâm – How to win friends and Influence People của Dale Carnegie là quyển sách nổi tiếng nhất, bán chạy nhất và có tầm ảnh hưởng nhất của mọi thời đại. Tác phẩm đã được chuyển ngữ sang hầu hết các thứ tiếng trên thế giới và có mặt ở hàng trăm quốc gia. Đây là quyển sách duy nhất về thể loại self-help liên tục đứng đầu danh mục sách bán chạy nhất (best-selling Books) do báo The New York Times bình chọn suốt 10 năm liền. Riêng bản tiếng Anh của sách đã bán được hơn 15 triệu bản trên thế giới. Tác phẩm có sức lan toả vô cùng rộng lớn – dù bạn đi đến bất cứ đâu, bất kỳ quốc gia nào cũng đều có thể nhìn thấy. Tác phẩm được đánh giá là quyển sách đầu tiên và hay nhất, có ảnh hưởng làm thay đổi cuộc đời của hàng triệu người trên thế giới.
Không còn nữa khái niệm giới hạn Đắc Nhân Tâm là nghệ thuật thu phục lòng người, là làm cho tất cả mọi người yêu mến mình. Đắc nhân tâm và cái Tài trong mỗi người chúng ta. Đắc Nhân Tâm trong ý nghĩa đó cần được thụ đắc bằng sự hiểu rõ bản thân, thành thật với chính mình, hiểu biết và quan tâm đến những người xung quanh để nhìn ra và khơi gợi những tiềm năng ẩn khuất nơi họ, giúp họ phát triển lên một tầm cao mới. Đây chính là nghệ thuật cao nhất về con người và chính là ý nghĩa sâu sắc nhất đúc kết từ những nguyên tắc vàng của Dale Carnegie.
Đắc nhắn tâm là cuốn sách “Đầu tiên và hay nhất mọi thời đại về nghệ thuật giao tiếp và ứng xử”, đã từng mang đến thành công và hạnh phúc cho hàng triệu người trên khắp thế giới.
Ở Quán Cà Phê Của Tuổi Trẻ Lạc Lối - Patrick Modiano
Liệu những con đường ta qua thời tuổi trẻ có thực sự là đường vòng? Hay chỉ đơn giản là một đường thẳng, dẫn về phía nội tâm? Tuổi trẻ là một khối dồn nén. Nó có sức phá hoại đến nỗi, vào một thời điểm những tưởng đã quay lưng với cuộc đời, ta chợt nhìn lại và thấy vần vũ quanh mình những gương mặt, mối tình, những lần gặp gỡ, các cảm xúc chân thực và sống động như dao cứa.
Cuốn tiểu thuyết mỏng của Patrick Modiano, khôi nguyên giải Nobel văn chương 2014, được chia thành nhiều giọng kể: một cựu sinh viên trường mỏ, một thám tử chuyên nghiệp, nữ nhân vật chính và Roland-người tình. Từng người kể chuyện tiến vào những vùng của bóng râm. Câu chuyện mở ra bằng việc Jacqueline Delanque, tên thường gọi là Louki, biến mất khỏi cuộc hôn nhân, rong ruổi ở Paris và để lại sau lưng một tấm màn bí ẩn, thêu dệt xung quanh một nhóm bạn vốn là khách quen ở quán cà phê Le Condé.
Thế Giới Phẳng
Chúng ta đã quen với những tác phẩm kinh điển trong văn học, nghệ thuật nhưng “Thế Giới Phẳng”, theo tôi là một tác phẩm kinh điển về thế kỷ 21 trong lĩnh vực kinh tế, chính trị và sự vận động của thế giới. Đây không phải là một cuốn sách lịch sử thế giới mà là một tác phẩm hoành tráng về thế giới trong thế kỷ 21, thế kỷ của bùng nổ công nghệ số và xu hướng toàn cầu hóa. Tác giả đã làm phẳng thế giới khi bỏ qua những rào cản về địa giới, văn hóa, tôn giáo… để nói về một thế giới với những vấn đề chung, những cơ hội và thách thức của các quốc gia, của toàn thế giới. Để từ đó từng quốc gia, doanh nghiệp, tổ chức và các cá nhân có thể nhìn thấy cơ hội và thách thức của riêng mình. Với nhiều năm làm nhà báo cho một trong những tờ báo lớn nhất thế giới New York Times, Thomas L. Friedman đã cho người đọc những sự kiện, những thông tin, những số liệu mà không dễ gì có được và không phải ai cũng có thể tiếp cận được. Điều đó chỉ có thể đến từ những nhà báo kỳ cựu như Friedman, một nhà báo lớn với 3 giải thưởng Publizer. Cuốn sách tuy khá dày, hơn 700 trang, nhưng nếu bạn thực sự quan tâm đến thế giới, quan tâm đến sự vận động của xã hội loài người trên hành tinh này thì cuốn sách như một dòng chảy đưa bạn qua nhiều góc nhìn khác nhau, qua nhiều vấn đề to lớn khác nhau của thế giới. Trong đó, nổi bật là xu hướng Toàn Cầu Hóa và vai trò địa chính trị của từng quốc gia trong sự bùng nổ không ngừng của thế giới về mọi mặt.
Đặt giả thuyết nếu chỉ còn đủ tiền để mua một cuốn sách để biết về thế giới này trong thời gian ngắn nhất thì tôi khuyên bạn hãy đọc Thế giới phẳng. Thomas Friedman là nhà báo tài năng bậc nhất mà tôi từng biết. Để viết một cuốn sách như thế này, không biết ông đã phải đi bao nhiêu nơi, gặp bao nhiều người, đọc bao nhiêu sách, nghiên cứu bao nhiêu thời gian. Mỗi trang sách của ông chứa đầy thông tin, vừa mở rộng tầm mắt, vừa đánh giá, lý luận. Đọc Thế giới phẳng, tôi đâm lo sợ, lo sợ rằng Thế giới này quá khác mình tưởng tượng, lo sợ thế giới thay đổi quá nhanh và bị làm phẳng quá nhanh, lo sợ những gì mình học ở trường đại học chỉ là con số 0 tròn trĩnh. Đọc Thế giới phẳng để choáng ngợp và lo sợ. Một thầy giáo ở trường tôi đã dành hẳn một tiết học để nói về Thế giới phẳng, và nó quả là giáo trình tuyệt vời nhất cho bất kì ai muốn theo kịp với thế giới hiện đại.
Hai số phận - Jeffrey Archer
“Hai số phận” là một cuốn tiểu thuyết được sáng tác vào năm 1979 bởi nhà văn người Anh Jeffrey Archer. Tựa đề gốc của sách là “Kane and Abel” – một phép chơi chữ dựa trên hai cái tên xuất hiện trong Kinh Thánh Cựu Ước là Cain và Abel.
Cuốn sách là một câu chuyện kể về hai người có số phận khác nhau. Họ không có điểm gì giống nhau cả ngoại trừ việc sinh ra vào cùng một thời điểm (18/04/1906) và có một lòng quyết tâm để đạt được thành công trong cuộc sống. William Lowell Kane là một người mạnh mẽ và giàu có trong khi đó Abel Rosnovski (tên ban đầu là Wladek Koskiewicz) là một người gốc Ba Lan phải đấu tranh từ lúc sinh ra và lớn lên cùng với những người nghèo khổ, cuối cùng di cư đến Hoa Kỳ. Cuộc đời của hai con người này đã trải qua biết bao thăng trầm, biến cố để cuối cùng nhận ra sự tồn tại của nhau.
Tỷ Phú Bán Giày - Tony Hseih
Tỷ Phú Bán Giày, cuốn sách bán chạy nhất trên trang Amazon.com, xếp thứ 1 trong các sách về Dịch vụ khách hàng; xếp thứ 5 trong các sách về Marketing và Bán hàng; và xếp thứ 7 trong các sách về Quản lý. Cuốn sách là một câu chuyện về một doanh nghiệp thành công, trong đó, Tony Hseih chia sẻ những bài học kinh doanh khác nhau mà ông đã học được trong cuộc đời, từ một quầy bán nước chanh và cửa hàng bán pizza cho tới LinkExchange, Zappos.
Với Tỷ Phú Bán Giày, người đọc sẽ nhận được cảm hứng, nhiệt tình và cả một chút điên rồ cho những ý tưởng kinh doanh mà nghe qua tưởng như rất liều mạng. Nhưng với Zappos, Tony Hsieh đã tạo dựng được một thương hiệu về “văn hóa công ty” – chìa khóa thành công để theo đuổi một môi trường làm việc năng động và những dịch vụ xuất sắc.
Khuyến Học - Fukizawa Yukichi
Khuyến học không phải là tác phẩm đồ sộ và sâu sắc nhất của ông nhưng lại là tác phẩm có ảnh hưởng sâu rộng nhất đến công chúng Nhật Bản. Khi mới đựơc in lần đầu, cuốn sách này có một số lượng ấn bản kỷ lục là 3,4 triệu bản, trong khi dân số Nhật Bản thời đó chỉ khoảng ba mươi lăm triệu người. Chỉ riêng điều đó đã cho thấy đây thực sự là cuốn sách gối đầu giường của mọi người dân Nhật trong thời kỳ Duy Tân. Kể từ năm 1942 đến năm 2000, riêng nhà xuất bản Iwanami Bunko cũng đã tái bản đến bảy mươi sáu lần.
Trong cuốn sách này, Fukizawa Yukichi đề cập tinh thần cơ bản của con người và mục đích thực thụ của học vấn. Với các chương viết về sự bình đẳng, quyền con người, ý nghĩa của nền văn học mới, trách nhiệm của nhân dân và chính phủ trong một quốc gia pháp trị… khuyến học đã làm lay chuyển tâm lý người Nhật Bản dưới thời Minh Trị. Với tuyên ngôn “trời không tạo ra người đứng trên người và cũng không tạo ra người đứng dưới người”, Fukuzawa Yukichi đã gây kinh ngạc và bàng hoàng – như “không tin vào tai mình” – cho đa số người Nhật Bản vốn bị trói buộc bởi đẳng cấp, thân phận, quen phục tùng phó mặc và e sợ quan quyền suốt hàng trăm năm dưới chính thể phong kiến Mạc phủ. Ông khẳng định mọi người sinh ra đều bình đẳng và nếu có khác biệt là do trình độ học vấn.
Về học vấn, Fukuzawa Yukichi phê phán lối học “từ chương” và nhấn mạnh Nhật Bản phải xây dựng nền học vấn dựa trên “thực tế”. Nền học vấn thực học phải gắn liền với cuộc sống hằng ngày, phải dựa trên tinh thần khoa học, tinh thần độc lập, tính thực dụng. Việc tiếp thu văn minh phương Tây phải có chọn lọc. Quan điểm xuyên suốt cuốn sách là “làm thế nào để bảo vệ nền độc lập Nhật Bản” trong bối cảnh các cường quốc phương Tây đang muốn biến toàn bộ châu Á thành thuộc địa.
Chân Dung Dorian Gray
Lồng trong bối cảnh cuộc tình đồng tính giữa một họa sĩ và chàng trai người mẫu trẻ Dorian, Chân dung Dorian Gray đưa người đọc nhận ra những chiều kích sâu lắng, phức tạp và thiêng liêng hơn của thân phận con người.
Dorian Gray, nhân vật chính của tiểu thuyết, với những khát khao ích kỷ của bản năng và trăn trở của mặc cảm, ngộ nhận; những cám dỗ cố hữu của nhục thể và sự kháng cự quyết liệt của tinh thần, những cú trượt ngã không phanh, những nỗ lực trong tuyệt vọng, của sự tự vấn, phản tỉnh… Tất cả quyện vào nhau như một bức thảm được dệt nên bằng những sợi chỉ tối tăm hoảng loạn được nhuộm bằng máu.
Chân dung Dorian Gray là hành trình đi tìm lương tâm của một chàng trai trẻ. Đây là một hành trình của những cung bậc cảm xúc: tâm tư giằng xé, trượt qua những dằn vặt tàn khốc, giãy dụa vật vã, đối diện với những thử thách cám dỗ dữ dội để tìm cái đẹp, cái thiện. Cuộc hành trình của Dorian còn là một câu hỏi để người đọc tự hỏi và suy ngẫm.
Hãy Chăm Sóc Mẹ
Tác phẩm Hãy chăm sóc mẹ của nhà văn Hàn Quốc Kyung-sook Shin mở đầu bằng khung cảnh xáo trộn của một gia đình. Mẹ bị lạc khi chuẩn bị bước lên tàu điện ngầm cùng bố ở ga Seoul. Hai ông bà dự định lên đây thăm cậu con cả. Con gái đầu, Chi-hon, là người đứng ra viết thông báo tìm người lạc thay cho cả gia đình. “Ngoại hình: Tóc ngắn đã muối tiêu, xương gò má cao, khi đi lạc đang mặc áo sơ mi xanh da trời, áo khoác trắng, váy xếp nếp màu be”. Trong tiềm thức của mình, Chi-hon vẫn nghĩ mẹ là người thường“bước đi giữa biển người với phong thái có thể đe dọa cả những tòa nhà lừng lững đang nhìn thẳng xuống từ trên cao”. Trong khi đó, những người qua đường đáp lại thông báo tìm người lạc của cô bằng miêu tả về một “một bà già cứ lững thững bước đi, thỉnh thoảng lại ngồi bệt xuống đường hay đứng thẫn thờ trước cầu thang cuốn”. Liệu đó có phải là người mẹ mà cả gia đình cô đang cất công tìm kiếm?
Một ngày, một tuần rồi gần một tháng chầm chậm trôi qua. Người chồng và những đứa con hiện đều đã phương trưởng cả không chỉ lo sốt vó mà còn day dứt tâm can vì cảm giác tội lỗi, và rối bời “trong nỗi hoảng loạn như thể tất cả mọi người đều bị tổn thương ở vùng não”. Họ cũng lấy làm băn khoăn tại sao mẹ không biết hỏi đường về nhà cậu con cả cho đến khi phát hiện ra hai sự thật rằng mẹ không biết chữ và mẹ bệnh ung thư vú khiến đầu óc không được minh mẫn như thường.
Từ đây, những hy vọng tìm lại mẹ càng trở nên mong manh hơn…
Cô Gái Trên Tàu
Đúng với câu giới thiệu, suốt cả bộ truyện, chỉ để trả lời cho câu hỏi: “Ta có thể chắc mình hiểu một người đến bao nhiêu?”, bản thân người đọc cũng loanh quanh trong mê cung tâm lý phức tạp, để trả lời cho chính câu hỏi đó, liệu mình hiểu nhân vật đến mức nào? Những thứ tưởng như chẳng có gì, nhưng điều tưởng như đã chắc chắn, những nỗi đau mà ngỡ không thể nào sâu sắc thêm, những điều mà chính bản thân đã đoan chắc, lại không phải phải là sự thật.
“Ta có thể hiểu nhân vật được đến đâu?”, ta biết gì về nhân vật chính – Rachel? Một người phụ nữ nghiện rượu, chìm trong hơi men và tuyệt vọng; một người phụ nữ bị chồng bỏ, bị sa thải, và ngày ngày vẫn lên chuyến tàu vờ như mình vẫn còn đi làm. Thế là hết, chẳng còn gì nữa, ta còn mơ hồ cảm thấy khó chịu với Rachel, với sự yếu đuối của cô, với sự điên dại của cô, và cả…. nỗi đau của cô. Dù lý trí bảo ta đây là một vấn đề tâm lý trầm trọng, rằng Rachel không muốn thế, nhưng vẫn không ngăn được sự khó chịu, bứt rứt với người phụ nữ này.
Nhưng có thật là hết chăng? Những con chữ thì thầm vào tai ta lời ngược lại, rằng chưa, chưa hết. Rằng những đớn đau đó, chưa hết, nó chỉ bị một lớp màn mờ mờ trong hơi rượu, trong dối trá, phủ lên.
Trượt dài theo những con chữ, trượt theo nỗi tuyệt vọng của từng nhân vật, dường như mình đã quên mất rằng đây là một tác phẩm trinh thám, rằng mình đã thôi tò mò về hung thủ, tựa như việc ngồi trên một chuyến tàu, mà đã thôi ngẫm nghĩ về đích đến, chỉ thích thú với cảnh sắc xung quanh. Và khi, mình nghĩ mình đã ngắm nghía chán chê rồi, thì tàu dừng, và mình bàng hoàng nhận ra cảnh vật ấy, đã thay đổi, hay chính xác hơn, là mình đã thay đổi.
Và khi đã đến đích, tâm trạng vẫn hơi… bàng hoàng, câu hỏi tưởng như đã được trả lời, vẫn đang treo lơ lửng ở đấy, tựa như…. vĩnh viễn không có lời giải đáp.
Liệu bạn có thể hiểu một người, đến bao nhiêu?
-Mạnh Đức
Đúng Việc
Đúng Việc là con đường cho mọi đổi thay có tính cách mạng. Đúng Việc đề cập đến những vấn đề căn cơ và nền tảng nhất của con người, đó là: làm người (đạo nhân), làm mình (đạo sống), làm dân (đạo dân) và làm nghề (đạo nghề) bằng văn phong dí dỏm, súc tích và có tính hệ thống cao. Từ đó, sách đưa ra phương pháp luận để mỗi người tự thấu hiểu bản thân, tự tìm ra đường đời của mình, hình thành đạo nhân, đạo sống và đạo nghề của riêng mình. Hay nói cách khác, “Đúng Việc” là một phương pháp luận để góp sức cho mỗi người, mỗi nhà, mỗi tổ chức và mỗi xứ sở trên hành trình tự tìm ra “đích đến” và “con đường” cho sự đổi thay có tính cách mạng của riêng mình.
Trích đoạn:
“Công việc” của bất kỳ ai trong đời cũng bao gồm làm người, làm dân và làm nghề. Lựa chọn của mỗi người trong từng “công việc” đó sẽ làm nên cuộc đời họ. Bởi lẽ, con người thì khác với muông thú và cỏ cây; con người tự do thì khác với con người nô lệ; công dân thì khác với thần dân; ca sĩ thì khác với thợ hát; trí thức thì khác với trí nô; nhà báo thì khác với bồi bút; nhà quản trị thì khác với kẻ cai trị; doanh nhân thì khác với trọc phú hay con buôn…
Nhưng làm sao lựa chọn nếu không hề biết đến sự tồn tại của những lựa chọn, không rõ đâu là sự khác biệt giữa chúng và đâu là “mình” giữa những lựa chọn đó? Làm sao có thể làm đúng việc khi chưa biết đâu là cái đúng? Làm sao “làm ra chính mình”, làm sao “hãy là chính mình” khi chưa biết “đâu là mình”… Hành trình “tôi đi tìm tôi” đó cũng là câu chuyện khai minh của mỗi con người, mỗi nhà và mỗi xứ sở.
Vũ Trụ Trong Vỏ Hạt Dẻ
Vũ Trụ Trong Vỏ Hạt Dẻ đưa chúng ta đến khía cạnh nổi trội của vật lý lý thuyết, ở đó sự thất thường còn lạ lùng hơn hư cấu, để giảng giải – bằng ngôn ngữ bình thường – những nguyên tắc điều khiển vũ trụ của chúng ta. Cũng giống như số đông trong cộng đồng những nhà vật lý lý thuyết. Stephen Hawking đang tìm kiếm để khám phá cái cốt lõi của khoa học – Thuyết vạn vật nằm trong tâm củ vũ trụ.
Ông đưa chúng ta đến biên giới hoang dã của khoa học, nơi mà lý thuyết siêu dây và p mạng có thể nắm giữ mang mối cho điều bí ẩn. Và ông để chúng ta lại đằng sau hậu trường của một trong những cuộc phiêu lưu trí tuệ hấp dẫn nhất của ông khi ông tìm cách kết nối Thuyết tương đối tổng quát của Einstein với ý tưởng về những lịch sử đa dạng của Feynman vào trong một thuyết thống nhất hoàn chỉnh, một thuyết sẽ giải thích mọi thứ xảy ra trong vũ trụ.
Bố Già - Mario Puzo
Thế giới ngầm được phản ánh trong tiểu thuyết Bố già là sự gặp gỡ giữa một bên là ý chí cương cường và nền tảng gia tộc chặt chẽ theo truyền thống Mafia xứ Sicily với một bên là xã hội Mỹ nhập nhằng đen trắng, mảnh đất màu mỡ cho những cơ hội làm ăn bất chính hứa hẹn những món lợi kếch xù. Trong thế giới ấy, hình tượng Bố già được tác giả dày công khắc họa đã trở thành bức chân dung bất hủ trong lòng người đọc.
Từ một kẻ nhập cư tay trắng đến ông trùm tột đỉnh quyền uy, Don Vito Corleone là con rắn hổ mang thâm trầm, nguy hiểm khiến kẻ thù phải kiềng nể, e dè, nhưng cũng được bạn bè, thân quyến xem như một đấng toàn năng đầy nghĩa khí. Nhân vật trung tâm ấy đồng thời cũng là hiện thân của một pho triết lí rất “đời” được nhào nặn từ vốn sống của hàng chục năm lăn lộn giữa chốn giang hồ bao phen vào sinh ra tử.
Với kết cấu hoàn hảo, cốt truyện không thiếu những pha hành động gay cấn, tình tiết bất ngờ và không khí kình địch đến nghẹt thở, Bố già xứng đáng là đỉnh cao trong sự nghiệp văn chương của Mario Puzo.
Rừng Na Uy - Murakami
Cùng thoát thai từ nỗi buồn thương trong sáng về tồn tại, Rừng Na Uy, bài hát năm nào của Beatles, đã được lấy làm tên gọi cho cuốn tiểu thuyết tình yêu ngọt ngào và u sầu của Haruki Murakami. Bước vào cõi sống của Rừng Na Uy, qua sự sớm cô đơn như định mệnh của những người trẻ tuổi, qua mối tình tay ba vừa quấn quýt xác thân vừa u mặc sầu bi của Naoko-Toru-Midori, người ta cảm thấy ngỡ ngàng trước tình yêu như là nơi trú ngụ duy nhất của người đàn ông và người đàn bà trên thế gian này, và khám phá ra một nỗi buồn mênh mang, trống vắng rất Nhật Bản của thời hiện đại. Trong nỗi ưu tư và cô đơn như một định mệnh đã cài đặt nơi những người mới lớn, trong sự tuyệt vọng của những tâm hồn trong sáng sẵn sàng hy sinh thân mình để khỏi thoả hiệp với cuộc sống thế gian. Và tình yêu đã là nơi trú ngụ duy nhất. tình yêu và sự giải phóng của xác thân bao bọc lấy nó, làm cho người đàn ông và người đàn bà có thể yêu nhau với tất cả những gì có thể trước cuộc đời ngắn ngủi và quý giá. Với ý nghĩa đó, mối tình tay ba Naoko-Toru-Midori đã lay động hàng chục triệu độc giả trên toàn thề giới trong một tác phẩm được coi là tuyệt bút của Murakami.
Lẽ Phải Của Phi Lý Trí
Lẽ Phải Của Phi Lý Trí sẽ thay đổi cách thức chúng ta nhận thức bản thân trong công việc và trong gia đình – và soi xét các hành vi phi lý trí của chúng ta dưới một thứ sắc thái ánh sáng hoàn toàn mới mẻ. Tại sao những khoản tiền thưởng lớn lại có thể khiến các CEO làm việc kém hiệu quả hơn? Làm cách nào mà những định hướng rối rắm lại hữu ích đối với chúng ta? Tại sao việc trả thù lại quan trọng? Tại sao có một sự khác biệt rất lớn giữa điều mà chúng ta nghĩ là sẽ khiến chúng ta hạnh phúc và những thứ thực sự khiến chúng ta hạnh phúc? Và rất nhiều phát hiện thú vị khác…
Bay Trên Tổ Chim Cúc Cu
Mọi chuyện ở một trại tâm thần đầy quy tắc dường như đảo lộn khi McMurphy xuất hiện. Bất trị như một chú ngựa hoang, hắn vào viện để trốn án lao động khổ sai và không hề có ý định cứu thế. Nhưng trong những ngày ở đó, cái phần tốt đẹp yêu tự do, thích tung hoành của hắn đã làm nên một cuộc cách mạng, tạo ra mối liên kết giữa những thân xác yếu ớt, những trí não bị tổn thương, nhắc họ nhớ về cá tính, về chính mình hoặc về những kẻ đã-từng-là-mình. Sự nổi loạn đó thách thức trật tự đạo đức giả mà Liên hợp áp đặt.. Cuộc chiến bất cân sức bắt đầu. Và rồi đúng như cuộc đời, kẻ yếu đã không thể thắng. McMurphy đã chết dữ dội như cách hắn sống, nhưng Liên hợp không giết được hắn, cũng không thể bắt hắn sống theo cách nó đặt ra…
Được tạo nên từ những trang văn vừa sảng khoái vừa bi thương, Bay trên tổ chim cúc cu đã chạm tới những câu hỏi phức tạp nhất về tự do và khuôn khổ, cá nhân và hệ thống, bình thường và bất thường, sự tỉnh táo và điên loạn… Một best seller, một kiệt tác văn chương có mặt trong danh sách những cuốn sách vĩ đại nhất thế kỷ hai mươi, làm chỗ dựa cho một trong ba bộ phim duy nhất trong lịch sử giải Oscar từng chiến thắng ở toàn bộ các đề cử quan trọng nhất, Bay trên tổ chim cúc cu có sức mạnh của một tác phẩm không thể bị lãng quên.
28 quyển sách hay nên đọc nhiều lần trong đời
Downloadsach
Dưới đây là tuyển tập những quyển sách hay nên đọc một lần trong đời. Nội dung sách rất đa dạng từ sách kinh doanh, kỹ năng cho đến những quyển sách văn học kinh điển đã được bạn đọc yêu mến bình chọn.
Suối Nguồn - Ayn Rand
“… Trong lịch sử nhân loại, hiếm thấy ai phát biểu quan điểm này về con người. Ngày nay, quan điểm này hầu như không tồn tại. Tuy nhiên, chính quan điểm này – dù tồn tại ở các cấp độ khác nhau của sự khao khát, ao ước, đam mê và hoang mang đau khổ – là quan điểm khởi đầu cuộc sống của những người ưu tú nhất của nhân loại. Đối với đa số họ, đây thậm chí không phải là một quan điểm rõ ràng mà chỉ là một cảm giác mơ hồ, khó nắm bắt, nó được tạo thành từ những nỗi đau trần trụi và từ niềm hạnh phúc không thể diễn tả nổi. Nó là cảm giác về một kỳ vọng lớn, rằng cuộc sống của một người là quan trọng, rằng những thành tựu lớn lao có thể nằm trong khả năng, và rằng những điều vĩ đại còn nằm phía trước.
Bản chất của con người – và của bất cứ sinh vật nào – không phải là đầu hàng, hoặc phỉ nhổ và nguyền rủa sự tồn tại của mình; điều ấy thực ra đòi hỏi cả một quá trình suy đồi mà tốc độ của nó tuỳ thuộc mỗi người. Một vài người đầu hàng vào lần đầu tiên tiếp xúc với áp lực; một vài người mặc nhiên đầu hàng; một số khác đi xuống từ từ và cứ thế mất dần ngọn lửa mà chính họ cũng không hề nhận ra nó đã tàn lụi như thế nào. Sau đó, tất cả biến mất trong cái đầm lầy khổng lồ gồm những người già cỗi, những người rao giảng rằng trưởng thành bao hàm việc chối bỏ chính kiến, rằng sự ổn định bao hàm việc chối bỏ những giá trị riêng, và rằng sống thực tế có nghĩa là phải gạt bỏ sự tồn tại. Chỉ một số ít người kiên quyết không đầu hàng và tiếp tục tiến lên; họ biết rằng không thể phản bội ngọn lửa kia; họ học cách nuôi dưỡng nó, cho nó hình hài, mục đích và sự sống… Tóm lại, dù tương lai mỗi người khác nhau, ở vào thời điểm bắt đầu cuộc sống, nhân loại luôn tìm kiếm một hình ảnh cao cả về bản chất con người cũng như về cuộc sống.
Có rất ít cột chỉ đường trong cuộc tìm kiếm này. Suối nguồn là một trong những cột chỉ đường đó. Đây chính là một trong những lý do cơ bản nhất khiến cho suối nguồn có sức hấp dẫn lâu dài; nó tái khẳng định tinh thần của tuổi trẻ, nó tuyên bố về chiến thắng của con người, nó chỉ ra người ta có thể làm được những gì…”.
Đừng Bao Giờ Đi Ăn Một Mình - Keith Ferrazzi
Bạn mong muốn đi tắt đón đầu? Bạn muốn vững bước đến thành công? Công thức để làm được điều này, theo lời bậc thầy về kết nối là Keith Ferrazzi, chính là phải biết làm quen với mọi người. Ferrazzi đã khám phá từ khi còn trẻ rằng điểm khác biệt của những người thành công rực rỡ chính là cách họ vận dụng quyền năng của những mối quan hệ – để mọi người cùng thắng.
Trong quyển sách Đừng bao giờ đi ăn một mình, Ferrazzi chỉ ra từng bước cách thức – và lý do – mà chính ông đã áp dụng để kết nối với hàng ngàn người là đồng nghiệp, bạn bè có tên trong số danh bạ, những người ông đã giúp đỡ và ngược lại cũng sẵn sàng giúp đỡ ông.
Đi Tìm Lẽ Sống
Trước hết, đây là quyển sách viết về sự sinh tồn. Giống như nhiều người Do Thái sinh sống tại Đức và Đông Âu khi ấy, vốn nghĩ rằng mình sẽ được an toàn trong những năm 1930, Frankl đã trải qua khoảng thời gian chịu nhiều nghiệt ngã trong trại tập trung và trại hủy diệt của Đức quốc xã. Điều kỳ diệu là ông đã sống sót, cụm từ “thép đã tôi thế đấy” có thể lột tả chính xác trường hợp này. Nhưng trong Đi tìm lẽ sống, tác giả ít đề cập đến những khó nhọc, đau thương, mất mát mà ông đã trải qua, thay vào đó ông viết về những nguồn sức mạnh đã giúp ông tồn tại.
Ông chua xót kể về những tù nhân đã đầu hàng cuộc sống, mất hết hy vọng ở tương lai và chắc hẳn là những người đầu tiên sẽ chết. Ít người chết vì thiếu thức ăn và thuốc men, mà phần lớn họ chết vì thiếu hy vọng, thiếu một lẽ sống. Ngược lại, Frankl đã nuôi giữ hy vọng để giữ cho mình sống sót bằng cách nghĩ về người vợ của mình và trông chờ ngày gặp lại nàng. Ông còn mơ ước sau chiến tranh sẽ được thuyết giảng về các bài học tâm lý ông đã học được từ trại tập trung Auschwitz. Rõ ràng có nhiều tù nhân khao khát được sống đã chết, một số chết vì bệnh, một số chết vì bị hỏa thiêu. Trong tập sách này, Frankl tập trung lý giải nguyên nhân vì sao có những người đã sống sót trong trại tập trung của phát xít Đức hơn là đưa ra lời giải thích cho câu hỏi vì sao phần lớn trong số họ đã không bao giờ trở về nữa.
Nhiệm vụ lớn lao nhất của mỗi người là tìm ra ý nghĩa trong cuộc sống của mình. Frankl đã nhìn thấy ba nguồn ý nghĩa cơ bản của đời người: thành tựu trong công việc, sự quan tâm chăm sóc đối với những người thân yêu và lòng can đảm khi đối mặt với những thời khắc gay go của cuộc sống. Đau khổ tự bản thân nó không có ý nghĩa gì cả, chính cách phản ứng của chúng ta mới khoác lên cho chúng ý nghĩa. Frankl đã viết rằng một người “có thể giữ vững lòng quả cảm, phẩm giá và sự bao dung, hoặc người ấy có thể quên mất phẩm giá của con người và tự đặt mình ngang hàng loài cầm thú trong cuộc đấu tranh khắc nghiệt để sinh tồn”. Ông thừa nhận rằng chỉ có một số ít tù nhân của Đức quốc xã là có thể giữ được những phẩm chất ấy, nhưng “chỉ cần một ví dụ như thế cũng đủ chứng minh rằng sức mạnh bên trong của con người có thể đưa người ấy vượt lên số phận nghiệt ngã của mình”.
13 Nguyên Tắc Nghĩ Giàu Làm Giàu - Napoleon Hill
13 Nguyên Tắc Nghĩ Giàu Làm Giàu là cuốn sách “chỉ dẫn” duy nhất chỉ ra những nguồn lực bạn phải có để thành công. Cuốn sách sẽ giúp bạn trở nên giàu có, làm giàu thêm cho cuộc sống của bạn trên tất cả các phương diện của cuộc sống chứ không chỉ về tài chính và vật chất. Mặc dù những thông điệp trong cuốn sách được viết ra từ rất lâu nhưng vẫn mang tính “thời đại”. Ông đã bàn về những quan niệm như quản lý nhóm, dịch vụ chăm sóc khách hàng hoàn hảo, những công cụ hữu hình, trí tuệ tập thể và mục tiêu cần được viết ra trước khi hành động.
Tư Duy Như Một Kẻ Lập Dị - Steve D.Levitt & Steph J.Dubner
Mọi người thường có xu hướng suy nghĩ và hành động theo đám đông, do vậy với những vấn đề quan trọng, chúng ta thường phải hỏi xin lời khuyên từ bạn bè, đồng nghiệp và người thân. Điều này đương nhiên không có hại trong ngắn hạn. Thế nhưng về lâu về dài việc hỏi ý kiến những người xung quanh sẽ dẫn bạn đi theo lối mòn đã mở sẵn, một tư duy kém đổi mới mà nếu tự suy ngẫm, theo một hướng khác hơn, đột phá hơn, lập dị hơn, bạn sẽ mở ra một hướng giải quyết thông minh hơn và khôn ngoan hơn.
Trong cuốn sách Tư duy như một kẻ lập dị, Steve D.Levitt & Steph J.Dubner, đồng tác giả của hai cuốn sách vô cùng lý thú pha chút hóm hỉnh Kinh tế học hài hước và Siêu kinh tế học hài hước, sẽ một lần nữa dùng lối văn phong phá cách của mình để “mở khóa tư duy” của độc giả. Xin nhắc lại đây không phải là một cuốn sách hài hước, đơn giản chỉ là để giải trí, mà ngoài những yếu tố, những ví dụ vui nhộn, hai tác giả này còn muốn người đọc có được một thái độ tích cực hơn với những gì bất ngờ xảy đến, hãy luôn thoát khỏi lối mòn và trang bị cho mình những cách giải thích đơn giản nhất có thể.
Chiến Binh Cầu Vồng
Quyền được học hành là một trong những quyền cơ bản của con người. Thế nhưng vẫn có những hoàn cảnh khó khăn đến nỗi học hành chỉ có thể là ước mơ. Trong Chiến Binh Cầu Vồng, bạn sẽ bắt gặp những hoàn cảnh như thế của 10 đứa trẻ ham học tuy nghèo đói, 1 người cha nghèo khổ đánh cá gồng gánh hàng chục miệng ăn nhưng vấn quyết tâm cho con trai đi học, 1 thầy hiệu trưởng có tâm với nghề, 1 cô giáo đấu tranh giữ lại ngôi trường bé nhỏ xập xệ.
Nhưng sự thật đôi khi nghiệt ngã và diễn biến khó ngờ, dù đã rất nổ lực để đi học, thoát nghèo, để thực hiện ước mơ trở thành nhà toán học, nhưng Lintang vẫn không tránh khỏi số phận của cái nghèo. Thực tế cuộc sống ác nghiệt đến mức bóp tan tành và vùi dập giấc mơ của 1 đứa trẻ. Chấp nhận là chấp nhận thế nào???
Người Giàu Có Nhất Thành Babylon
Trước mắt bạn, tương lai đang trải rộng con đường dẫn tới những miền đất xa xôi đầy hứa hẹn. Trên con đường đó, bạn háo hức, mong muốn thực hiện nhiều ước mơ, dự định, khát khao… của riêng mình.
Để những nguyện vọng của mình được thực hiện, ít nhất bạn phải thành công về mặt tiền bạc. Quyển sách này sẽ giúp bạn biết cách vận dụng những nguyên lý quan trọng để phát triển tài chính. Hãy để cuốn sách dẫn dắt bạn đi từ một hoàn cảnh khó khăn, tiêu biểu là một cái túi lép xẹp, đến một cuộc sống đầy đủ và hạnh phúc, tiêu biểu là một túi tiền căng phồng, sung túc.
Khi nói đến tiền bạc, chúng ta thường đề cập đến quy luật trọng trường và nó luôn phổ quát và bất biến trong mọi trường hợp. Trải qua thời gian dài và phát triển, quy luật này đã được trải nghiệm và đúc rút thành những bí quyết không chỉ đảm bảo cho bạn một túi tiền đầy, mà còn giúp cho bạn có một cuộc sống cân bằng để có thể phát triển mỹ mãn hơn những tiềm năng của bản thân trong các lĩnh vực khác của cuộc sống. Bởi trên thực tế, không ai có thể phủ nhận rằng sự dồi dào về vật chất có thể làm cho đời sống con người trở nên tốt đẹp hơn. Riêng trong lĩnh vực kinh doanh, sức mạnh tài chính là phương tiện chủ yếu để đo lường mức độ thành đạt của các doanh nhân.
Ngày nay, tiền bạc vẫn có những ảnh hưởng lớn đối với cuộc sống con người, cũng giống như cách đây năm ngàn năm nó đã chi phối mạnh mẽ cuộc sống của cư dân vương quốc Babylon, thúc đẩy họ tìm hiểu và nắm bắt các quy luật tạo ra tiền, nhằm có được một cuộc sống sung túc và sang trọng bậc nhất.
Những trang sách này sẽ đưa chúng ta trở lại vương quốc Babylon cổ đại, cái nôi nuôi dưỡng những nguyên lý cơ bản về tài chính mà giờ đây con người hiện đại đã kế thừa và vận dụng trên toàn thế giới.
Đọc Vị Bất Kỳ Ai
Để chiếm được sự yêu mến của mọi người và chủ động trong mọi mối quan hệ, yếu tố quan trọng nhất là khả năng ĐỌC một ai đó. Chắc chắn bạn đã từng băn khoăn không biết người ngồi đối diện đang nghĩ gì? Họ có đang nói dối bạn không? Đối tác đang ngồi đối diện với bạn trên bàn đàm phán đang nghĩ gì và nói gì tiếp theo? ĐỌC người khác là một trong những công cụ quan trọng, có giá trị nhất, giúp ích cho bạn trong mọi khía cạnh của cuộc sống.
Những nguyên tắc được chia sẻ trong cuốn sách này không đơn thuần là những lý thuyết hay mẹo vặt chỉ đúng trong một số trường hợp hoặc với những đối tượng nhất định. Các kết quả nghiên cứu trong cuốn sách này được đưa ra dựa trên phương pháp S.N.A.P – cách thức phân tích và tìm hiểu tính cách một cách bài bản trong phạm vi cho phép mà không làm mếch lòng đối tượng được phân tích. Phương pháp này dựa trên những phân tích về tâm lý, chứ không chỉ đơn thuần dựa trên ngôn ngữ cử chỉ, trực giác hay võ đoán.
Nhà Giả Kim - Paulo Coelho
Nội dung sách là những trải nghiệm trong chuyến phiêu du theo đuổi vận mệnh của mình đã giúp Santiago thấu hiểu được ý nghĩa sâu xa nhất của hạnh phúc, hòa hợp với vũ trụ và con người. Tiểu thuyết Nhà giả kim của Paulo Coelho như một câu chuyện cổ tích giản dị, nhân ái, giàu chất thơ, thấm đẫm những minh triết huyền bí của phương Đông. Trong lần xuất bản đầu tiên tại Brazil vào năm 1988, sách chỉ bán được 900 bản. Nhưng, với số phận đặc biệt của cuốn sách dành cho toàn nhân loại, vượt ra ngoài biên giới quốc gia, Nhà giả kim đã làm rung động hàng triệu tâm hồn, trở thành một trong những cuốn sách bán chạy nhất mọi thời đại, và có thể làm thay đổi cuộc đời người đọc.
Quốc Gia Khởi Nghiệp
Ngày nay, Israel là một trong những quốc gia có nền kinh tế phát triển nhất thế giới và có lĩnh vực công nghệ phát triển không hề thua kém Thung lũng Silicon của Hoa Kỳ. “Quốc gia khởi nghiệp” được xuất bản với hy vọng sẽ đem đến cho độc giả những bài học về khởi nghiệp của một quốc gia luôn có nền kinh tế phát triển sôi động, con người thì luôn hướng đến sự cách tân và hướng đến một tương lai tươi sáng hơn.
“Quốc gia khởi nghiệp” là câu chuyện viết về sự phát triển thần kỳ của nền kinh tế Israel từ lúc lập quốc cho đến khi trở thành quốc gia có nền công nghệ hàng đầu thế giới. Quyển sách này có thể trả lời cho những thắc mắc làm thế nào một đất nước nhỏ bé lại có thể tồn tại giữa sự thù địch của các quốc gia lân cận, đối phó với những cuộc chiến giữ vững bờ cõi mà vẫn tạo ra sự sáng tạo vượt bậc trong các lĩnh vực công nghệ, quân sự và dân sự.
Bắt Trẻ Đồng Xanh - J.D.Salinger
Bắt Trẻ Đồng Xanh là tiểu thuyết của nhà văn Mỹ J.D.Salinger. Tác phẩm kể lại câu chuyện của nhân vật chính, Holden Caulfield, trong những ngày cậu ở thành phố New York sau khi bị đuổi học khỏi trường dự bị đại học Pencey Prep.
Bắt Trẻ Đồng Xanh đã mượn suy nghĩ của một chàng trai trẻ để nhìn về cuộc sống một cách hài hước và thông minh. Ngôn từ đơn giản, đôi khi rất thô tục thể hiện con người nhân vật, cuốn sách đi vào lòng người bởi những triết lý giản đơn vẫn đang hiện hữu từng ngày trong cuộc sống. Và rồi sẽ đọng lại trong lòng người đọc một ý nghĩ tưởng như đã quên mất từ lâu: Mình là chính mình.
Phi Lý Trí
Ai cũng có khi “phi lý trí”
Bạn sẵn sàng rút 2 nghìn đồng cho một người ăn mày nghèo khổ trên đường. Nhưng cũng chính bạn lại cò kè từng 2 nghìn bạc với bà đồng nát khi bán mớ báo cũ trong nhà.
Bạn sẵn sàng bỏ ra 10 triệu để chụp bộ ảnh cưới thật đẹp mà chỉ xem một vài lần rồi cất vào tủ. Nhưng chắc chắn bạn sẽ rất cân nhắc và suy tính cẩn thận khi quyết định mua một chiếc máy ảnh với giá 10 triệu trong khi bạn có thể dùng nó nhiều năm liền.
Bạn cảm thấy một món ăn ngon hơn khi có người khác bỗng khen rằng ngon đấy (cho dù có khi món ăn đó cũng không ngon đến vậy). Bạn cảm thấy mình nhỏ bé hơn, khúm núm hơn khi có dịp nói chuyện với một người nổi tiếng cho dù có khi anh ta cũng chẳng hơn gì bạn xét về cả hình thức lẫn trí tuệ. Vân vân và vân vân
Nhưng không chỉ bạn phi lý, tất cả chúng ta đều luôn phi lý. Và không chỉ trong chuyện tình cảm, mọi quyết định trong mọi lĩnh vực chúng ta đều phi lý. Và không chỉ một vài lần, chúng ta liên tục phi lý, phi lý có hệ thống, phi lý có thể dự đoán được.
Các doanh nhân lắm tiền nhiều của vẫn mua những bức họa chỉ đáng vài triệu với giá vài chục thậm chí vài trăm triệu chỉ để “có” nó. Những nhà đầu tư vẫn mua các cổ phiếu của những công ty “phọt phẹt” với cái giá cao ngất trời chỉ vì những người khác cũng đang làm thế, trong khi giá của nó chỉ vài tháng trước ở mức thấp không tin nổi thì chẳng ai đoái hoài.
Nhiều người bệnh đã cảm thấy đỡ mặc dù bác sỹ chỉ cho họ uống thuốc giả vờ hoặc phẫu thuật giả vờ để trấn an tâm lý. Con người nhìn chung vẫn phi lý trí một cách dễ đoán định như vậy.
Nhà kinh tế học hành vi của trường MIT đã chỉ ra điều đó trong cuốn sách mới của ông: Phi lý trí. Trong đó, Dan Ariely đã tiến hành nhiều khảo sát hành vi kỳ lạ để chứng minh cho các quan điểm của mình. Ông cho rằng sở dĩ chúng ta luôn phi lý trí bởi một số các tác động nhất định như: quy luật tương đối, quy tắc xã hội, sự hưng phấn…
Mỗi chương trong cuốn sách, tác giả dành để mô tả một tác động như thế bằng nhiều thí nghiệm khác nhau.
Ông Già Và Biển Cả - Ernest Hemingway
Ông già và Biển cả là truyện ngắn dạng viễn tưởng cuối cùng được viết bởi Hemingway. Đây cũng là tác phẩm nổi tiếng và là một trong những đỉnh cao trong sự nghiệp sáng tác của nhà văn. Tác phẩm này đoạt giải Pulitzer cho tác phẩm hư cấu năm 1953. Nó cũng góp phần quan trọng để nhà văn được nhận Giải Nobel văn học năm 1954.
Trong tác phẩm này, ông đã triệt để dùng nguyên lý mà ông gọi là “tảng băng trôi”, chỉ mô tả một phần nổi còn lại bảy phần chìm, khi mô tả sức mạnh của con cá, sự chênh lệch về lực lượng, về cuộc chiến đấu không cân sức giữa con cá hung dữ với ông già. Tác phẩm ca ngợi niềm tin, sức lao động và khát vọng của con người.
Đắc Nhân Tâm - Dale Carnegie
Đắc nhân tâm – How to win friends and Influence People của Dale Carnegie là quyển sách nổi tiếng nhất, bán chạy nhất và có tầm ảnh hưởng nhất của mọi thời đại. Tác phẩm đã được chuyển ngữ sang hầu hết các thứ tiếng trên thế giới và có mặt ở hàng trăm quốc gia. Đây là quyển sách duy nhất về thể loại self-help liên tục đứng đầu danh mục sách bán chạy nhất (best-selling Books) do báo The New York Times bình chọn suốt 10 năm liền. Riêng bản tiếng Anh của sách đã bán được hơn 15 triệu bản trên thế giới. Tác phẩm có sức lan toả vô cùng rộng lớn – dù bạn đi đến bất cứ đâu, bất kỳ quốc gia nào cũng đều có thể nhìn thấy. Tác phẩm được đánh giá là quyển sách đầu tiên và hay nhất, có ảnh hưởng làm thay đổi cuộc đời của hàng triệu người trên thế giới.
Không còn nữa khái niệm giới hạn Đắc Nhân Tâm là nghệ thuật thu phục lòng người, là làm cho tất cả mọi người yêu mến mình. Đắc nhân tâm và cái Tài trong mỗi người chúng ta. Đắc Nhân Tâm trong ý nghĩa đó cần được thụ đắc bằng sự hiểu rõ bản thân, thành thật với chính mình, hiểu biết và quan tâm đến những người xung quanh để nhìn ra và khơi gợi những tiềm năng ẩn khuất nơi họ, giúp họ phát triển lên một tầm cao mới. Đây chính là nghệ thuật cao nhất về con người và chính là ý nghĩa sâu sắc nhất đúc kết từ những nguyên tắc vàng của Dale Carnegie.
Đắc nhắn tâm là cuốn sách “Đầu tiên và hay nhất mọi thời đại về nghệ thuật giao tiếp và ứng xử”, đã từng mang đến thành công và hạnh phúc cho hàng triệu người trên khắp thế giới.
Ở Quán Cà Phê Của Tuổi Trẻ Lạc Lối - Patrick Modiano
Liệu những con đường ta qua thời tuổi trẻ có thực sự là đường vòng? Hay chỉ đơn giản là một đường thẳng, dẫn về phía nội tâm? Tuổi trẻ là một khối dồn nén. Nó có sức phá hoại đến nỗi, vào một thời điểm những tưởng đã quay lưng với cuộc đời, ta chợt nhìn lại và thấy vần vũ quanh mình những gương mặt, mối tình, những lần gặp gỡ, các cảm xúc chân thực và sống động như dao cứa.
Cuốn tiểu thuyết mỏng của Patrick Modiano, khôi nguyên giải Nobel văn chương 2014, được chia thành nhiều giọng kể: một cựu sinh viên trường mỏ, một thám tử chuyên nghiệp, nữ nhân vật chính và Roland-người tình. Từng người kể chuyện tiến vào những vùng của bóng râm. Câu chuyện mở ra bằng việc Jacqueline Delanque, tên thường gọi là Louki, biến mất khỏi cuộc hôn nhân, rong ruổi ở Paris và để lại sau lưng một tấm màn bí ẩn, thêu dệt xung quanh một nhóm bạn vốn là khách quen ở quán cà phê Le Condé.
Thế Giới Phẳng
Chúng ta đã quen với những tác phẩm kinh điển trong văn học, nghệ thuật nhưng “Thế Giới Phẳng”, theo tôi là một tác phẩm kinh điển về thế kỷ 21 trong lĩnh vực kinh tế, chính trị và sự vận động của thế giới. Đây không phải là một cuốn sách lịch sử thế giới mà là một tác phẩm hoành tráng về thế giới trong thế kỷ 21, thế kỷ của bùng nổ công nghệ số và xu hướng toàn cầu hóa. Tác giả đã làm phẳng thế giới khi bỏ qua những rào cản về địa giới, văn hóa, tôn giáo… để nói về một thế giới với những vấn đề chung, những cơ hội và thách thức của các quốc gia, của toàn thế giới. Để từ đó từng quốc gia, doanh nghiệp, tổ chức và các cá nhân có thể nhìn thấy cơ hội và thách thức của riêng mình. Với nhiều năm làm nhà báo cho một trong những tờ báo lớn nhất thế giới New York Times, Thomas L. Friedman đã cho người đọc những sự kiện, những thông tin, những số liệu mà không dễ gì có được và không phải ai cũng có thể tiếp cận được. Điều đó chỉ có thể đến từ những nhà báo kỳ cựu như Friedman, một nhà báo lớn với 3 giải thưởng Publizer. Cuốn sách tuy khá dày, hơn 700 trang, nhưng nếu bạn thực sự quan tâm đến thế giới, quan tâm đến sự vận động của xã hội loài người trên hành tinh này thì cuốn sách như một dòng chảy đưa bạn qua nhiều góc nhìn khác nhau, qua nhiều vấn đề to lớn khác nhau của thế giới. Trong đó, nổi bật là xu hướng Toàn Cầu Hóa và vai trò địa chính trị của từng quốc gia trong sự bùng nổ không ngừng của thế giới về mọi mặt.
Đặt giả thuyết nếu chỉ còn đủ tiền để mua một cuốn sách để biết về thế giới này trong thời gian ngắn nhất thì tôi khuyên bạn hãy đọc Thế giới phẳng. Thomas Friedman là nhà báo tài năng bậc nhất mà tôi từng biết. Để viết một cuốn sách như thế này, không biết ông đã phải đi bao nhiêu nơi, gặp bao nhiều người, đọc bao nhiêu sách, nghiên cứu bao nhiêu thời gian. Mỗi trang sách của ông chứa đầy thông tin, vừa mở rộng tầm mắt, vừa đánh giá, lý luận. Đọc Thế giới phẳng, tôi đâm lo sợ, lo sợ rằng Thế giới này quá khác mình tưởng tượng, lo sợ thế giới thay đổi quá nhanh và bị làm phẳng quá nhanh, lo sợ những gì mình học ở trường đại học chỉ là con số 0 tròn trĩnh. Đọc Thế giới phẳng để choáng ngợp và lo sợ. Một thầy giáo ở trường tôi đã dành hẳn một tiết học để nói về Thế giới phẳng, và nó quả là giáo trình tuyệt vời nhất cho bất kì ai muốn theo kịp với thế giới hiện đại.
Hai số phận - Jeffrey Archer
“Hai số phận” là một cuốn tiểu thuyết được sáng tác vào năm 1979 bởi nhà văn người Anh Jeffrey Archer. Tựa đề gốc của sách là “Kane and Abel” – một phép chơi chữ dựa trên hai cái tên xuất hiện trong Kinh Thánh Cựu Ước là Cain và Abel.
Cuốn sách là một câu chuyện kể về hai người có số phận khác nhau. Họ không có điểm gì giống nhau cả ngoại trừ việc sinh ra vào cùng một thời điểm (18/04/1906) và có một lòng quyết tâm để đạt được thành công trong cuộc sống. William Lowell Kane là một người mạnh mẽ và giàu có trong khi đó Abel Rosnovski (tên ban đầu là Wladek Koskiewicz) là một người gốc Ba Lan phải đấu tranh từ lúc sinh ra và lớn lên cùng với những người nghèo khổ, cuối cùng di cư đến Hoa Kỳ. Cuộc đời của hai con người này đã trải qua biết bao thăng trầm, biến cố để cuối cùng nhận ra sự tồn tại của nhau.
Tỷ Phú Bán Giày - Tony Hseih
Tỷ Phú Bán Giày, cuốn sách bán chạy nhất trên trang Amazon.com, xếp thứ 1 trong các sách về Dịch vụ khách hàng; xếp thứ 5 trong các sách về Marketing và Bán hàng; và xếp thứ 7 trong các sách về Quản lý. Cuốn sách là một câu chuyện về một doanh nghiệp thành công, trong đó, Tony Hseih chia sẻ những bài học kinh doanh khác nhau mà ông đã học được trong cuộc đời, từ một quầy bán nước chanh và cửa hàng bán pizza cho tới LinkExchange, Zappos.
Với Tỷ Phú Bán Giày, người đọc sẽ nhận được cảm hứng, nhiệt tình và cả một chút điên rồ cho những ý tưởng kinh doanh mà nghe qua tưởng như rất liều mạng. Nhưng với Zappos, Tony Hsieh đã tạo dựng được một thương hiệu về “văn hóa công ty” – chìa khóa thành công để theo đuổi một môi trường làm việc năng động và những dịch vụ xuất sắc.
Khuyến Học - Fukizawa Yukichi
Khuyến học không phải là tác phẩm đồ sộ và sâu sắc nhất của ông nhưng lại là tác phẩm có ảnh hưởng sâu rộng nhất đến công chúng Nhật Bản. Khi mới đựơc in lần đầu, cuốn sách này có một số lượng ấn bản kỷ lục là 3,4 triệu bản, trong khi dân số Nhật Bản thời đó chỉ khoảng ba mươi lăm triệu người. Chỉ riêng điều đó đã cho thấy đây thực sự là cuốn sách gối đầu giường của mọi người dân Nhật trong thời kỳ Duy Tân. Kể từ năm 1942 đến năm 2000, riêng nhà xuất bản Iwanami Bunko cũng đã tái bản đến bảy mươi sáu lần.
Trong cuốn sách này, Fukizawa Yukichi đề cập tinh thần cơ bản của con người và mục đích thực thụ của học vấn. Với các chương viết về sự bình đẳng, quyền con người, ý nghĩa của nền văn học mới, trách nhiệm của nhân dân và chính phủ trong một quốc gia pháp trị… khuyến học đã làm lay chuyển tâm lý người Nhật Bản dưới thời Minh Trị. Với tuyên ngôn “trời không tạo ra người đứng trên người và cũng không tạo ra người đứng dưới người”, Fukuzawa Yukichi đã gây kinh ngạc và bàng hoàng – như “không tin vào tai mình” – cho đa số người Nhật Bản vốn bị trói buộc bởi đẳng cấp, thân phận, quen phục tùng phó mặc và e sợ quan quyền suốt hàng trăm năm dưới chính thể phong kiến Mạc phủ. Ông khẳng định mọi người sinh ra đều bình đẳng và nếu có khác biệt là do trình độ học vấn.
Về học vấn, Fukuzawa Yukichi phê phán lối học “từ chương” và nhấn mạnh Nhật Bản phải xây dựng nền học vấn dựa trên “thực tế”. Nền học vấn thực học phải gắn liền với cuộc sống hằng ngày, phải dựa trên tinh thần khoa học, tinh thần độc lập, tính thực dụng. Việc tiếp thu văn minh phương Tây phải có chọn lọc. Quan điểm xuyên suốt cuốn sách là “làm thế nào để bảo vệ nền độc lập Nhật Bản” trong bối cảnh các cường quốc phương Tây đang muốn biến toàn bộ châu Á thành thuộc địa.
Chân Dung Dorian Gray
Lồng trong bối cảnh cuộc tình đồng tính giữa một họa sĩ và chàng trai người mẫu trẻ Dorian, Chân dung Dorian Gray đưa người đọc nhận ra những chiều kích sâu lắng, phức tạp và thiêng liêng hơn của thân phận con người.
Dorian Gray, nhân vật chính của tiểu thuyết, với những khát khao ích kỷ của bản năng và trăn trở của mặc cảm, ngộ nhận; những cám dỗ cố hữu của nhục thể và sự kháng cự quyết liệt của tinh thần, những cú trượt ngã không phanh, những nỗ lực trong tuyệt vọng, của sự tự vấn, phản tỉnh… Tất cả quyện vào nhau như một bức thảm được dệt nên bằng những sợi chỉ tối tăm hoảng loạn được nhuộm bằng máu.
Chân dung Dorian Gray là hành trình đi tìm lương tâm của một chàng trai trẻ. Đây là một hành trình của những cung bậc cảm xúc: tâm tư giằng xé, trượt qua những dằn vặt tàn khốc, giãy dụa vật vã, đối diện với những thử thách cám dỗ dữ dội để tìm cái đẹp, cái thiện. Cuộc hành trình của Dorian còn là một câu hỏi để người đọc tự hỏi và suy ngẫm.
Hãy Chăm Sóc Mẹ
Tác phẩm Hãy chăm sóc mẹ của nhà văn Hàn Quốc Kyung-sook Shin mở đầu bằng khung cảnh xáo trộn của một gia đình. Mẹ bị lạc khi chuẩn bị bước lên tàu điện ngầm cùng bố ở ga Seoul. Hai ông bà dự định lên đây thăm cậu con cả. Con gái đầu, Chi-hon, là người đứng ra viết thông báo tìm người lạc thay cho cả gia đình. “Ngoại hình: Tóc ngắn đã muối tiêu, xương gò má cao, khi đi lạc đang mặc áo sơ mi xanh da trời, áo khoác trắng, váy xếp nếp màu be”. Trong tiềm thức của mình, Chi-hon vẫn nghĩ mẹ là người thường“bước đi giữa biển người với phong thái có thể đe dọa cả những tòa nhà lừng lững đang nhìn thẳng xuống từ trên cao”. Trong khi đó, những người qua đường đáp lại thông báo tìm người lạc của cô bằng miêu tả về một “một bà già cứ lững thững bước đi, thỉnh thoảng lại ngồi bệt xuống đường hay đứng thẫn thờ trước cầu thang cuốn”. Liệu đó có phải là người mẹ mà cả gia đình cô đang cất công tìm kiếm?
Một ngày, một tuần rồi gần một tháng chầm chậm trôi qua. Người chồng và những đứa con hiện đều đã phương trưởng cả không chỉ lo sốt vó mà còn day dứt tâm can vì cảm giác tội lỗi, và rối bời “trong nỗi hoảng loạn như thể tất cả mọi người đều bị tổn thương ở vùng não”. Họ cũng lấy làm băn khoăn tại sao mẹ không biết hỏi đường về nhà cậu con cả cho đến khi phát hiện ra hai sự thật rằng mẹ không biết chữ và mẹ bệnh ung thư vú khiến đầu óc không được minh mẫn như thường.
Từ đây, những hy vọng tìm lại mẹ càng trở nên mong manh hơn…
Cô Gái Trên Tàu
Đúng với câu giới thiệu, suốt cả bộ truyện, chỉ để trả lời cho câu hỏi: “Ta có thể chắc mình hiểu một người đến bao nhiêu?”, bản thân người đọc cũng loanh quanh trong mê cung tâm lý phức tạp, để trả lời cho chính câu hỏi đó, liệu mình hiểu nhân vật đến mức nào? Những thứ tưởng như chẳng có gì, nhưng điều tưởng như đã chắc chắn, những nỗi đau mà ngỡ không thể nào sâu sắc thêm, những điều mà chính bản thân đã đoan chắc, lại không phải phải là sự thật.
“Ta có thể hiểu nhân vật được đến đâu?”, ta biết gì về nhân vật chính – Rachel? Một người phụ nữ nghiện rượu, chìm trong hơi men và tuyệt vọng; một người phụ nữ bị chồng bỏ, bị sa thải, và ngày ngày vẫn lên chuyến tàu vờ như mình vẫn còn đi làm. Thế là hết, chẳng còn gì nữa, ta còn mơ hồ cảm thấy khó chịu với Rachel, với sự yếu đuối của cô, với sự điên dại của cô, và cả…. nỗi đau của cô. Dù lý trí bảo ta đây là một vấn đề tâm lý trầm trọng, rằng Rachel không muốn thế, nhưng vẫn không ngăn được sự khó chịu, bứt rứt với người phụ nữ này.
Nhưng có thật là hết chăng? Những con chữ thì thầm vào tai ta lời ngược lại, rằng chưa, chưa hết. Rằng những đớn đau đó, chưa hết, nó chỉ bị một lớp màn mờ mờ trong hơi rượu, trong dối trá, phủ lên.
Trượt dài theo những con chữ, trượt theo nỗi tuyệt vọng của từng nhân vật, dường như mình đã quên mất rằng đây là một tác phẩm trinh thám, rằng mình đã thôi tò mò về hung thủ, tựa như việc ngồi trên một chuyến tàu, mà đã thôi ngẫm nghĩ về đích đến, chỉ thích thú với cảnh sắc xung quanh. Và khi, mình nghĩ mình đã ngắm nghía chán chê rồi, thì tàu dừng, và mình bàng hoàng nhận ra cảnh vật ấy, đã thay đổi, hay chính xác hơn, là mình đã thay đổi.
Và khi đã đến đích, tâm trạng vẫn hơi… bàng hoàng, câu hỏi tưởng như đã được trả lời, vẫn đang treo lơ lửng ở đấy, tựa như…. vĩnh viễn không có lời giải đáp.
Liệu bạn có thể hiểu một người, đến bao nhiêu?
-Mạnh Đức
Đúng Việc
Đúng Việc là con đường cho mọi đổi thay có tính cách mạng. Đúng Việc đề cập đến những vấn đề căn cơ và nền tảng nhất của con người, đó là: làm người (đạo nhân), làm mình (đạo sống), làm dân (đạo dân) và làm nghề (đạo nghề) bằng văn phong dí dỏm, súc tích và có tính hệ thống cao. Từ đó, sách đưa ra phương pháp luận để mỗi người tự thấu hiểu bản thân, tự tìm ra đường đời của mình, hình thành đạo nhân, đạo sống và đạo nghề của riêng mình. Hay nói cách khác, “Đúng Việc” là một phương pháp luận để góp sức cho mỗi người, mỗi nhà, mỗi tổ chức và mỗi xứ sở trên hành trình tự tìm ra “đích đến” và “con đường” cho sự đổi thay có tính cách mạng của riêng mình.
Trích đoạn:
“Công việc” của bất kỳ ai trong đời cũng bao gồm làm người, làm dân và làm nghề. Lựa chọn của mỗi người trong từng “công việc” đó sẽ làm nên cuộc đời họ. Bởi lẽ, con người thì khác với muông thú và cỏ cây; con người tự do thì khác với con người nô lệ; công dân thì khác với thần dân; ca sĩ thì khác với thợ hát; trí thức thì khác với trí nô; nhà báo thì khác với bồi bút; nhà quản trị thì khác với kẻ cai trị; doanh nhân thì khác với trọc phú hay con buôn…
Nhưng làm sao lựa chọn nếu không hề biết đến sự tồn tại của những lựa chọn, không rõ đâu là sự khác biệt giữa chúng và đâu là “mình” giữa những lựa chọn đó? Làm sao có thể làm đúng việc khi chưa biết đâu là cái đúng? Làm sao “làm ra chính mình”, làm sao “hãy là chính mình” khi chưa biết “đâu là mình”… Hành trình “tôi đi tìm tôi” đó cũng là câu chuyện khai minh của mỗi con người, mỗi nhà và mỗi xứ sở.
Vũ Trụ Trong Vỏ Hạt Dẻ
Vũ Trụ Trong Vỏ Hạt Dẻ đưa chúng ta đến khía cạnh nổi trội của vật lý lý thuyết, ở đó sự thất thường còn lạ lùng hơn hư cấu, để giảng giải – bằng ngôn ngữ bình thường – những nguyên tắc điều khiển vũ trụ của chúng ta. Cũng giống như số đông trong cộng đồng những nhà vật lý lý thuyết. Stephen Hawking đang tìm kiếm để khám phá cái cốt lõi của khoa học – Thuyết vạn vật nằm trong tâm củ vũ trụ.
Ông đưa chúng ta đến biên giới hoang dã của khoa học, nơi mà lý thuyết siêu dây và p mạng có thể nắm giữ mang mối cho điều bí ẩn. Và ông để chúng ta lại đằng sau hậu trường của một trong những cuộc phiêu lưu trí tuệ hấp dẫn nhất của ông khi ông tìm cách kết nối Thuyết tương đối tổng quát của Einstein với ý tưởng về những lịch sử đa dạng của Feynman vào trong một thuyết thống nhất hoàn chỉnh, một thuyết sẽ giải thích mọi thứ xảy ra trong vũ trụ.
Bố Già - Mario Puzo
Thế giới ngầm được phản ánh trong tiểu thuyết Bố già là sự gặp gỡ giữa một bên là ý chí cương cường và nền tảng gia tộc chặt chẽ theo truyền thống Mafia xứ Sicily với một bên là xã hội Mỹ nhập nhằng đen trắng, mảnh đất màu mỡ cho những cơ hội làm ăn bất chính hứa hẹn những món lợi kếch xù. Trong thế giới ấy, hình tượng Bố già được tác giả dày công khắc họa đã trở thành bức chân dung bất hủ trong lòng người đọc.
Từ một kẻ nhập cư tay trắng đến ông trùm tột đỉnh quyền uy, Don Vito Corleone là con rắn hổ mang thâm trầm, nguy hiểm khiến kẻ thù phải kiềng nể, e dè, nhưng cũng được bạn bè, thân quyến xem như một đấng toàn năng đầy nghĩa khí. Nhân vật trung tâm ấy đồng thời cũng là hiện thân của một pho triết lí rất “đời” được nhào nặn từ vốn sống của hàng chục năm lăn lộn giữa chốn giang hồ bao phen vào sinh ra tử.
Với kết cấu hoàn hảo, cốt truyện không thiếu những pha hành động gay cấn, tình tiết bất ngờ và không khí kình địch đến nghẹt thở, Bố già xứng đáng là đỉnh cao trong sự nghiệp văn chương của Mario Puzo.
Rừng Na Uy - Murakami
Cùng thoát thai từ nỗi buồn thương trong sáng về tồn tại, Rừng Na Uy, bài hát năm nào của Beatles, đã được lấy làm tên gọi cho cuốn tiểu thuyết tình yêu ngọt ngào và u sầu của Haruki Murakami. Bước vào cõi sống của Rừng Na Uy, qua sự sớm cô đơn như định mệnh của những người trẻ tuổi, qua mối tình tay ba vừa quấn quýt xác thân vừa u mặc sầu bi của Naoko-Toru-Midori, người ta cảm thấy ngỡ ngàng trước tình yêu như là nơi trú ngụ duy nhất của người đàn ông và người đàn bà trên thế gian này, và khám phá ra một nỗi buồn mênh mang, trống vắng rất Nhật Bản của thời hiện đại. Trong nỗi ưu tư và cô đơn như một định mệnh đã cài đặt nơi những người mới lớn, trong sự tuyệt vọng của những tâm hồn trong sáng sẵn sàng hy sinh thân mình để khỏi thoả hiệp với cuộc sống thế gian. Và tình yêu đã là nơi trú ngụ duy nhất. tình yêu và sự giải phóng của xác thân bao bọc lấy nó, làm cho người đàn ông và người đàn bà có thể yêu nhau với tất cả những gì có thể trước cuộc đời ngắn ngủi và quý giá. Với ý nghĩa đó, mối tình tay ba Naoko-Toru-Midori đã lay động hàng chục triệu độc giả trên toàn thề giới trong một tác phẩm được coi là tuyệt bút của Murakami.
Lẽ Phải Của Phi Lý Trí
Lẽ Phải Của Phi Lý Trí sẽ thay đổi cách thức chúng ta nhận thức bản thân trong công việc và trong gia đình – và soi xét các hành vi phi lý trí của chúng ta dưới một thứ sắc thái ánh sáng hoàn toàn mới mẻ. Tại sao những khoản tiền thưởng lớn lại có thể khiến các CEO làm việc kém hiệu quả hơn? Làm cách nào mà những định hướng rối rắm lại hữu ích đối với chúng ta? Tại sao việc trả thù lại quan trọng? Tại sao có một sự khác biệt rất lớn giữa điều mà chúng ta nghĩ là sẽ khiến chúng ta hạnh phúc và những thứ thực sự khiến chúng ta hạnh phúc? Và rất nhiều phát hiện thú vị khác…
Bay Trên Tổ Chim Cúc Cu
Mọi chuyện ở một trại tâm thần đầy quy tắc dường như đảo lộn khi McMurphy xuất hiện. Bất trị như một chú ngựa hoang, hắn vào viện để trốn án lao động khổ sai và không hề có ý định cứu thế. Nhưng trong những ngày ở đó, cái phần tốt đẹp yêu tự do, thích tung hoành của hắn đã làm nên một cuộc cách mạng, tạo ra mối liên kết giữa những thân xác yếu ớt, những trí não bị tổn thương, nhắc họ nhớ về cá tính, về chính mình hoặc về những kẻ đã-từng-là-mình. Sự nổi loạn đó thách thức trật tự đạo đức giả mà Liên hợp áp đặt.. Cuộc chiến bất cân sức bắt đầu. Và rồi đúng như cuộc đời, kẻ yếu đã không thể thắng. McMurphy đã chết dữ dội như cách hắn sống, nhưng Liên hợp không giết được hắn, cũng không thể bắt hắn sống theo cách nó đặt ra…
Được tạo nên từ những trang văn vừa sảng khoái vừa bi thương, Bay trên tổ chim cúc cu đã chạm tới những câu hỏi phức tạp nhất về tự do và khuôn khổ, cá nhân và hệ thống, bình thường và bất thường, sự tỉnh táo và điên loạn… Một best seller, một kiệt tác văn chương có mặt trong danh sách những cuốn sách vĩ đại nhất thế kỷ hai mươi, làm chỗ dựa cho một trong ba bộ phim duy nhất trong lịch sử giải Oscar từng chiến thắng ở toàn bộ các đề cử quan trọng nhất, Bay trên tổ chim cúc cu có sức mạnh của một tác phẩm không thể bị lãng quên.
Last edited by LDN on Sat Mar 04, 2023 5:51 pm; edited 9 times in total
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Nobel Văn Chương 2024:
https://www.nhomcho.com/t36777-nobel-van-chuong-2024
LDN
Re: Sách
NGHIÊN CỨU CHỈ RA 8 LỢI ÍCH KHÔNG NGỜ CỦA THÓI QUEN ĐỌC SÁCH
Biên tập Đoàn Trúc
Xuất bản: 15/08/2021 14:00:11 | Chỉnh sửa: 18/08/2021 - Elle
Trong thời đại công nghệ, nơi mà chúng ta có thể tiếp cận vô số thông tin qua màn hình điện tử, những câu chuyện từ sách vẫn mang một sức hút đặc biệt. Đọc sách là thú vui hàng ngày của nhiều người. Khoa học đã chứng minh việc đọc không chỉ mang đến niềm vui mà còn đi cùng nhiều lợi ích khác nữa.
Đọc sách có lợi cho cả sức khỏe thể chất lẫn tinh thần của bạn, và những giá trị ấy sẽ tồn tại suốt đời. Chúng bắt đầu từ những ngày thơ ấu và đi theo bạn đến lúc trưởng thành. Dưới đây là những tác động tích cực của việc đọc sách đối với não bộ và cơ thể của bạn.
TĂNG CƯỜNG TRÍ NÃO
Một loạt nghiên cứu đã chỉ ra rằng đọc sách có khả năng thay đổi tư duy của bạn.
Ứng dụng công nghệ chụp cộng hưởng từ (MRI), các nhà nghiên cứu khẳng định việc đọc sách sẽ hình thành một mạng lưới mạch và tín hiệu thần kinh phức tạp trong não. Khả năng đọc của bạn càng phát triển thì mạng lưới ấy càng trở nên nhạy bén và mạnh mẽ.
Trong một nghiên cứu được tiến hành vào năm 2013, các nhà nghiên cứu sử dụng máy quét MRI để đo tác động của việc đọc tiểu thuyết lên não bộ. Trong ảnh chụp MRI, những điểm sáng trắng là những vùng não đang tiếp nhận nhiều tín hiệu. Những người tham gia nghiên cứu đã đọc tác phẩm Pompeii, hay Những ngày cuối cùng của thành phố Pompeii, trong vòng 9 ngày. Khi mạch truyện tiến đến hồi căng thẳng, các vùng sáng trắng cũng xuất hiện nhiều hơn trên ảnh chụp.
Ảnh chụp cũng cho thấy trong suốt thời gian đọc sách và nhiều ngày sau đó, số lượng liên kết nơron trong não tăng lên, đặc biệt là ở vỏ não somatosensory – nơi tiếp nhận và phản ứng với những cảm giác vật lý như chuyển động hoặc đau đớn.
TĂNG KHẢ NĂNG ĐỒNG CẢM
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người yêu thích tiểu thuyết văn học – những câu chuyện đi sâu vào nội tâm của nhân vật – có khả năng thấu hiểu cảm xúc và niềm tin của người khác tốt hơn. Các nhà khoa học gọi khả năng này là “thuyết tâm trí”. Đó là tập hợp những kỹ năng cần thiết cho việc xây dựng, điều hướng và duy trì những mối quan hệ xã hội.
Tất nhiên, khả năng đồng cảm không thể được hình thành trong “một sớm một chiều”. Nhưng khoa học đã chứng minh rằng duy trì việc đọc tiểu thuyết lâu dài có thể giúp phát triển thuyết tâm trí.
XÂY DỰNG VỐN TỪ
Những nghiên cứu từ thập niên 60 đã thảo luận về “hiệu ứng Matthew”. Đây là một thuật ngữ bắt nguồn từ Kinh thánh Matthew, chương 13, câu 12: “Ai đã có thì được cho thêm, và sẽ có dư thừa; còn ai không có, thì ngay cái đang có, cũng sẽ bị lấy mất”.
Theo hiệu ứng Matthew, người giàu sẽ ngày càng giàu, còn người nghèo sẽ ngày càng nghèo. Chúng ta có thể áp dụng khái niệm này vào những lĩnh vực khác, ví dụ như vốn từ vựng. Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng những học sinh thường xuyên đọc sách từ khi còn nhỏ sẽ phát triển được vốn từ vựng phong phú hơn. Vốn từ có thể ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh trong cuộc sống của bạn, từ điểm số các bài kiểm tra cho đến khả năng vượt qua các buổi phỏng vấn.
Một cuộc khảo sát được thực hiện vào năm 2019 cho thấy 69% nhà tuyển dụng có xu hướng lựa chọn ứng viên có các kỹ năng mềm, ví dụ như giao tiếp. Để giao tiếp hiệu quả, bạn cần có vốn từ phong phú, phù hợp với đa dạng ngữ cảnh. Và đọc sách là một trong những cách hữu hiệu để bạn làm giàu vốn từ của bản thân.
NGĂN NGỪA SUY GIẢM NHẬN THỨC DO TUỔI TÁC
Viện Quốc gia về Lão hóa (NIA) của Hoa Kỳ nói rằng đọc sách và tạp chí sẽ giúp não bộ chúng ta kết nối tốt hơn khi về già. Mặc dù chưa thể khẳng định việc đọc có khả năng ngăn ngừa các chứng bệnh suy giảm nhận thức như Alzheimer, nhiều kết quả nghiên cứu đã cho thấy việc đọc sách và giải toán thường xuyên sẽ duy trì và cải thiện chức năng nhận thức ở người cao tuổi.
Các chuyên gia khuyên rằng bạn nên bắt đầu hình thành thói quen này càng sớm càng tốt. Một nghiên cứu vào năm 2013 của Trung tâm Y tế Đại học Rush (Mỹ) đã chứng minh những người thường xuyên kích thích hoạt động não bộ sẽ ít có khả năng hình thành xơ vữa, thương tổn và rối thần kinh do tích tụ protein tau – những triệu chứng suy giảm trí tuệ.
GIẢM CĂNG THẲNG
Vào năm 2009, một nhóm nghiên cứu tại Mỹ đã đo lường tác động của việc tập yoga, xem hài kịch và đọc sách lên mức độ căng thẳng của sinh viên. Kết quả nghiên cứu cho thấy 30 phút đọc sách có hiệu quả giảm huyết áp, nhịp tim và cảm giác đau buồn tương đương với hài kịch và yoga.
Các chuyên gia kết luận, “Áp lực thời gian là một trong những nguyên nhân gây stress phổ biến nhất. Các sinh viên có thể dễ dàng dành 30 phút cho các hoạt động kể trên mà không làm ảnh hưởng đến thời gian học tập”.
GIÚP BẠN DỄ NGỦ HƠN
Các bác sĩ tại viện Mayo Clinic (Mỹ) khuyên bạn thường xuyên đọc sách trước khi đi ngủ. Việc đọc sẽ giảm cảm giác căng thẳng đã tích tụ trong cơ thể bạn suốt ngày dài. Quá trình này giúp bạn dễ đi vào giấc ngủ hơn và ngủ ngon hơn.
Để đạt được kết quả tốt nhất, bạn nên đọc sách giấy thay vì e-book. Ánh sáng từ các thiết bị điện tử sẽ khiến bạn không ngủ được và dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe không mong muốn khác.
GIẢM CÁC TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM
Nhà triết học người Anh Sir Roger Scruton từng viết: “Sự an ủi đến từ những điều tưởng tượng không phải sự an ủi tưởng tượng”. Những người mắc chứng trầm cảm thường thấy cô đơn và lạc lõng. Việc đọc sách có thể giảm bớt cảm giác ấy.
Tiểu thuyết có thể giúp bạn tạm thoát khỏi thực tại và “lạc” vào thế giới tưởng tượng cùng với các nhân vật. Mặt khác, sách self-help sẽ gợi ý cho bạn những chiến lược để kiểm soát các triệu chứng của mình. Vì lý do này, Dịch vụ Y tế Quốc gia của Vương quốc Anh đã triển khai chương trình “sách kê đơn” Reading Well. Trong chương trình này, đội ngũ chuyên gia y tế sẽ lựa chọn và gợi ý cho bệnh nhân những tựa sách self-help phù hợp với bệnh lý của họ.
CÓ THỂ TĂNG TUỔI THỌ
Một nhóm nghiên cứu dài hạn về sức khỏe và hưu trí đã theo dõi 3.635 người trưởng thành trong vòng 12 năm. Kết quả cho thấy những người thường xuyên đọc sách sẽ sống lâu hơn 2 năm so với những người không đọc gì hoặc chỉ đọc tạp chí và các hình thức truyền thông khác.
Nghiên cứu nói trên cũng kết luận rằng những người đọc sách hơn 3,5 giờ đồng hồ mỗi tuần có 23% khả năng sống lâu hơn những người hoàn toàn không đọc gì.
VẬY THÌ BẠN NÊN ĐỌC GÌ?
Câu trả lời là bất cứ thứ gì có thể. Ngày nay, với sự phát triển của công nghệ, chúng ta có thể dễ dàng truy cập vô vàn đầu sách ở đa dạng lĩnh vực.
Nếu không có nhiều thời gian, bạn có thể dành vài phút mỗi ngày cho những trang blog về chủ đề mà bạn yêu thích. Nếu muốn tạm rời xa cuộc sống thường nhật, tiểu thuyết lịch sử hoặc giả tưởng có thể đưa bạn đến một thế giới hoàn toàn khác. Nếu sự nghiệp của bạn đang trên đà phát triển, hãy cân nhắc đọc lời khuyên từ những người đã thành công. Hãy xem họ là những người cố vấn mà bạn có thể lắng nghe trong thời gian rảnh rỗi.
Tuy e-book rất tiện lợi, bạn vẫn nên dành thời gian cho sách giấy. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh những sinh viên đọc sách giấy sẽ ghi nhớ tốt hơn và đạt điểm cao hơn trong các bài kiểm tra đọc hiểu so với những người đọc cùng một tài liệu ở dạng kỹ thuật số. Một phần nguyên nhân có lẽ là do mọi người có xu hướng đọc bản in chậm hơn so với bản điện tử.
Ngoài ra, các chuyên gia khuyến cáo bạn không nên dành quá nhiều thời gian để xem TV. Việc dành cả ngày cuối tuần để xem hết một bộ phim truyền hình không có hại. Tuy nhiên, nó chỉ nên dừng lại ở mức độ thỉnh thoảng. Các nghiên cứu chỉ ra rằng xem TV trong thời gian dài có khả năng làm não bộ hoạt động kém đi. Vì vậy, bạn nên thay thế thói quen xem phim để kích thích trí não bằng những sở thích khác, chẳng hạn như đọc sách.
Biên tập Đoàn Trúc
Xuất bản: 15/08/2021 14:00:11 | Chỉnh sửa: 18/08/2021 - Elle
Trong thời đại công nghệ, nơi mà chúng ta có thể tiếp cận vô số thông tin qua màn hình điện tử, những câu chuyện từ sách vẫn mang một sức hút đặc biệt. Đọc sách là thú vui hàng ngày của nhiều người. Khoa học đã chứng minh việc đọc không chỉ mang đến niềm vui mà còn đi cùng nhiều lợi ích khác nữa.
Đọc sách có lợi cho cả sức khỏe thể chất lẫn tinh thần của bạn, và những giá trị ấy sẽ tồn tại suốt đời. Chúng bắt đầu từ những ngày thơ ấu và đi theo bạn đến lúc trưởng thành. Dưới đây là những tác động tích cực của việc đọc sách đối với não bộ và cơ thể của bạn.
TĂNG CƯỜNG TRÍ NÃO
Một loạt nghiên cứu đã chỉ ra rằng đọc sách có khả năng thay đổi tư duy của bạn.
Ứng dụng công nghệ chụp cộng hưởng từ (MRI), các nhà nghiên cứu khẳng định việc đọc sách sẽ hình thành một mạng lưới mạch và tín hiệu thần kinh phức tạp trong não. Khả năng đọc của bạn càng phát triển thì mạng lưới ấy càng trở nên nhạy bén và mạnh mẽ.
Trong một nghiên cứu được tiến hành vào năm 2013, các nhà nghiên cứu sử dụng máy quét MRI để đo tác động của việc đọc tiểu thuyết lên não bộ. Trong ảnh chụp MRI, những điểm sáng trắng là những vùng não đang tiếp nhận nhiều tín hiệu. Những người tham gia nghiên cứu đã đọc tác phẩm Pompeii, hay Những ngày cuối cùng của thành phố Pompeii, trong vòng 9 ngày. Khi mạch truyện tiến đến hồi căng thẳng, các vùng sáng trắng cũng xuất hiện nhiều hơn trên ảnh chụp.
Ảnh chụp cũng cho thấy trong suốt thời gian đọc sách và nhiều ngày sau đó, số lượng liên kết nơron trong não tăng lên, đặc biệt là ở vỏ não somatosensory – nơi tiếp nhận và phản ứng với những cảm giác vật lý như chuyển động hoặc đau đớn.
TĂNG KHẢ NĂNG ĐỒNG CẢM
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người yêu thích tiểu thuyết văn học – những câu chuyện đi sâu vào nội tâm của nhân vật – có khả năng thấu hiểu cảm xúc và niềm tin của người khác tốt hơn. Các nhà khoa học gọi khả năng này là “thuyết tâm trí”. Đó là tập hợp những kỹ năng cần thiết cho việc xây dựng, điều hướng và duy trì những mối quan hệ xã hội.
Tất nhiên, khả năng đồng cảm không thể được hình thành trong “một sớm một chiều”. Nhưng khoa học đã chứng minh rằng duy trì việc đọc tiểu thuyết lâu dài có thể giúp phát triển thuyết tâm trí.
XÂY DỰNG VỐN TỪ
Những nghiên cứu từ thập niên 60 đã thảo luận về “hiệu ứng Matthew”. Đây là một thuật ngữ bắt nguồn từ Kinh thánh Matthew, chương 13, câu 12: “Ai đã có thì được cho thêm, và sẽ có dư thừa; còn ai không có, thì ngay cái đang có, cũng sẽ bị lấy mất”.
Theo hiệu ứng Matthew, người giàu sẽ ngày càng giàu, còn người nghèo sẽ ngày càng nghèo. Chúng ta có thể áp dụng khái niệm này vào những lĩnh vực khác, ví dụ như vốn từ vựng. Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng những học sinh thường xuyên đọc sách từ khi còn nhỏ sẽ phát triển được vốn từ vựng phong phú hơn. Vốn từ có thể ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh trong cuộc sống của bạn, từ điểm số các bài kiểm tra cho đến khả năng vượt qua các buổi phỏng vấn.
Một cuộc khảo sát được thực hiện vào năm 2019 cho thấy 69% nhà tuyển dụng có xu hướng lựa chọn ứng viên có các kỹ năng mềm, ví dụ như giao tiếp. Để giao tiếp hiệu quả, bạn cần có vốn từ phong phú, phù hợp với đa dạng ngữ cảnh. Và đọc sách là một trong những cách hữu hiệu để bạn làm giàu vốn từ của bản thân.
NGĂN NGỪA SUY GIẢM NHẬN THỨC DO TUỔI TÁC
Viện Quốc gia về Lão hóa (NIA) của Hoa Kỳ nói rằng đọc sách và tạp chí sẽ giúp não bộ chúng ta kết nối tốt hơn khi về già. Mặc dù chưa thể khẳng định việc đọc có khả năng ngăn ngừa các chứng bệnh suy giảm nhận thức như Alzheimer, nhiều kết quả nghiên cứu đã cho thấy việc đọc sách và giải toán thường xuyên sẽ duy trì và cải thiện chức năng nhận thức ở người cao tuổi.
Các chuyên gia khuyên rằng bạn nên bắt đầu hình thành thói quen này càng sớm càng tốt. Một nghiên cứu vào năm 2013 của Trung tâm Y tế Đại học Rush (Mỹ) đã chứng minh những người thường xuyên kích thích hoạt động não bộ sẽ ít có khả năng hình thành xơ vữa, thương tổn và rối thần kinh do tích tụ protein tau – những triệu chứng suy giảm trí tuệ.
GIẢM CĂNG THẲNG
Vào năm 2009, một nhóm nghiên cứu tại Mỹ đã đo lường tác động của việc tập yoga, xem hài kịch và đọc sách lên mức độ căng thẳng của sinh viên. Kết quả nghiên cứu cho thấy 30 phút đọc sách có hiệu quả giảm huyết áp, nhịp tim và cảm giác đau buồn tương đương với hài kịch và yoga.
Các chuyên gia kết luận, “Áp lực thời gian là một trong những nguyên nhân gây stress phổ biến nhất. Các sinh viên có thể dễ dàng dành 30 phút cho các hoạt động kể trên mà không làm ảnh hưởng đến thời gian học tập”.
GIÚP BẠN DỄ NGỦ HƠN
Các bác sĩ tại viện Mayo Clinic (Mỹ) khuyên bạn thường xuyên đọc sách trước khi đi ngủ. Việc đọc sẽ giảm cảm giác căng thẳng đã tích tụ trong cơ thể bạn suốt ngày dài. Quá trình này giúp bạn dễ đi vào giấc ngủ hơn và ngủ ngon hơn.
Để đạt được kết quả tốt nhất, bạn nên đọc sách giấy thay vì e-book. Ánh sáng từ các thiết bị điện tử sẽ khiến bạn không ngủ được và dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe không mong muốn khác.
GIẢM CÁC TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM
Nhà triết học người Anh Sir Roger Scruton từng viết: “Sự an ủi đến từ những điều tưởng tượng không phải sự an ủi tưởng tượng”. Những người mắc chứng trầm cảm thường thấy cô đơn và lạc lõng. Việc đọc sách có thể giảm bớt cảm giác ấy.
Tiểu thuyết có thể giúp bạn tạm thoát khỏi thực tại và “lạc” vào thế giới tưởng tượng cùng với các nhân vật. Mặt khác, sách self-help sẽ gợi ý cho bạn những chiến lược để kiểm soát các triệu chứng của mình. Vì lý do này, Dịch vụ Y tế Quốc gia của Vương quốc Anh đã triển khai chương trình “sách kê đơn” Reading Well. Trong chương trình này, đội ngũ chuyên gia y tế sẽ lựa chọn và gợi ý cho bệnh nhân những tựa sách self-help phù hợp với bệnh lý của họ.
CÓ THỂ TĂNG TUỔI THỌ
Một nhóm nghiên cứu dài hạn về sức khỏe và hưu trí đã theo dõi 3.635 người trưởng thành trong vòng 12 năm. Kết quả cho thấy những người thường xuyên đọc sách sẽ sống lâu hơn 2 năm so với những người không đọc gì hoặc chỉ đọc tạp chí và các hình thức truyền thông khác.
Nghiên cứu nói trên cũng kết luận rằng những người đọc sách hơn 3,5 giờ đồng hồ mỗi tuần có 23% khả năng sống lâu hơn những người hoàn toàn không đọc gì.
VẬY THÌ BẠN NÊN ĐỌC GÌ?
Câu trả lời là bất cứ thứ gì có thể. Ngày nay, với sự phát triển của công nghệ, chúng ta có thể dễ dàng truy cập vô vàn đầu sách ở đa dạng lĩnh vực.
Nếu không có nhiều thời gian, bạn có thể dành vài phút mỗi ngày cho những trang blog về chủ đề mà bạn yêu thích. Nếu muốn tạm rời xa cuộc sống thường nhật, tiểu thuyết lịch sử hoặc giả tưởng có thể đưa bạn đến một thế giới hoàn toàn khác. Nếu sự nghiệp của bạn đang trên đà phát triển, hãy cân nhắc đọc lời khuyên từ những người đã thành công. Hãy xem họ là những người cố vấn mà bạn có thể lắng nghe trong thời gian rảnh rỗi.
Tuy e-book rất tiện lợi, bạn vẫn nên dành thời gian cho sách giấy. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh những sinh viên đọc sách giấy sẽ ghi nhớ tốt hơn và đạt điểm cao hơn trong các bài kiểm tra đọc hiểu so với những người đọc cùng một tài liệu ở dạng kỹ thuật số. Một phần nguyên nhân có lẽ là do mọi người có xu hướng đọc bản in chậm hơn so với bản điện tử.
Ngoài ra, các chuyên gia khuyến cáo bạn không nên dành quá nhiều thời gian để xem TV. Việc dành cả ngày cuối tuần để xem hết một bộ phim truyền hình không có hại. Tuy nhiên, nó chỉ nên dừng lại ở mức độ thỉnh thoảng. Các nghiên cứu chỉ ra rằng xem TV trong thời gian dài có khả năng làm não bộ hoạt động kém đi. Vì vậy, bạn nên thay thế thói quen xem phim để kích thích trí não bằng những sở thích khác, chẳng hạn như đọc sách.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Nobel Văn Chương 2024:
https://www.nhomcho.com/t36777-nobel-van-chuong-2024
LDN
Re: Sách
Ngôn tình là gì? Vì sao truyện và phim ngôn tình hấp dẫn giới trẻ?
Lai Nguyễn 27/12/2021 - menback
Ngôn tình là gì mà lại được yêu thích và cũng lại bị “ghét” đến vậy?
Tôi có nhiều học viên (chủ yếu là nữ ở độ tuổi đại học và mới ra đi làm) rất thích đọc truyện và xem phim ngôn tình của Trung Quốc. Nhiều phụ huynh cũng thường hay phàn nàn với tôi rằng các cô con gái tuổi dậy thì của họ có dấu hiệu nghiện truyện ngôn tình mặc dù bị cấm. Điều này không có gì là khó hiểu vì truyện ngôn tình được viết với mục đích chính để bán cho đối tượng nữ từ trung học đến khoảng độ 25 tuổi, tức là độ tuổi mơ mộng và lãng mạn nhất của phụ nữ. Vậy ngôn tình là gì? Truyện ngôn tình có những đặc điểm gì và vì sao ngôn tình lại hấp dẫn như vậy. Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây.
Ngôn tình là từ Hán Việt dùng để chỉ các tác phẩm văn học (truyện ngôn tình, tiểu thuyết ngôn tình), điện ảnh (phim ngôn tình, hoạt hình ngôn tình) có nội dung về tình yêu đôi lứa, mang hơi hướng tình cảm lãng mạn, mơ mộng,… với nhân vật xinh đẹp hoàn hảo và các chi tiết “sến súa” hóa so với thực tế cuộc sống. Các tác phẩm ngôn tình phổ biến hiện nay hầu hết được xuất phát từ các tác giả Trung Quốc. Đây là một thể loại được giới trẻ yêu thích, đặc biệt là các bạn nữ.
Ngôn tình Trung Quốc: không phải điều gì mới mẻ
Mặc dù hai chữ “ngôn tình” chỉ xuất hiện trong từ vựng tiếng Việt chỉ trên dưới mười năm nay, thậm chí một số người từ trung niên trở lên còn không hiểu “ngôn tình” là gì, những tác phẩm văn học ngôn tình không phải là một thể loại văn học mới mẻ. Các quý cô Sài Gòn những năm 60-70 vốn không ít người đã mê mẩn với những tác phẩm như thế của nữ sĩ Quỳnh Dao người Đài Loan đấy thôi.
Những tác phẩm Đình Viện Thâm Thâm, Yên Vũ Mông Mông được Việt hóa bằng những cái tên Xóm Vắng hay Dòng Sông Ly Biệt gần như gắn liền với tuổi trẻ của các bà các cô tiểu thư của những thập niên trước. Và đến khi băng video thịnh hành thì hầu như không có gia đình nào ở Sài Gòn mà không khóc cười cùng cặp tiên đồng ngọc nữ Tần Hán-Lưu Tuyết Hoa qua những bộ phim truyền hình chuyển thể từ tiểu thuyết Quỳnh Dao. Có điều thời đó, cái tên “ngôn tình” vẫn còn chưa xuất hiện và những tác phẩm như thế được gọi là “tiểu thuyết diễm tình”.
Ở Việt Nam từ trước năm 1975 cho tới thập niên 1990 vẫn có nhiều tác giả “vô danh” viết tiểu thuyết diễm tình. Gọi là “vô danh” vì tên tuổi và tác phẩm của họ chưa bao giờ được văn đàn công nhận và họ cũng không quan tâm tới điều đó. Tác phẩm của họ không có gì cao xa hay tinh túy mà chỉ là những chuyện tình éo le ngang trái bị ngăn trở bởi gia phong lễ giáo hoặc khoảng cách giàu nghèo với những tình tiết lấy nước mắt các cô các bà nội trợ hoặc buôn bán ở chợ. Người Sài Gòn gọi thể loại truyện này là “tiểu thuyết ba xu”. “Tiểu thuyết ba xu” thường chỉ xuất hiện ở các quầy thuê truyện trong các hẻm lao động nghèo chứ không bao giờ có mặt ở kệ sách văn học của những nhà sách lớn.
Cao cấp hơn là những tác phẩm được xem là kinh điển của dòng tiểu thuyết lãng mạn (romance) thế giới và độc giả của họ cũng thuộc về tầng lớp trung lưu trí thức. Mối tình đầy kịch tính của Scarlett O’Hara và Rhett Butler trong tác phẩm nổi tiếng “Cuốn Theo Chiều Gió” (Gone With the Wind) của nữ văn sĩ Margaret Mitchell (1936) đã từng làm bao nhiêu trái tim thiếu nữ trên khắp thế giới thổn thức.
Những tác phẩm “Love Story” của Erich Segal (1970) hay “The Thorn Bird” của Colleen McCullough (1977) (được biết đến với tựa tiếng Việt là “Những Con Chim Ẩn Mình Chờ Chết” hay “Tiếng Chim Hót Trong Bụi Mận Gai”) cũng lấy đi không ít nước mắt của độc giả Việt Nam với những mối tình lãng mạn nhưng đầy ngang trái.
Hiện đại hơn thì bộ ngôn tình mang đậm chất S&M “Fifty Shades of Grey” cũng tạo nên một cơn sốt không những chỉ ở Mỹ mà còn ở Việt Nam. Điều này cho thấy, nhu cầu đọc truyện ngôn tình của loài người trên toàn cầu chưa bao giờ là một nhu cầu nhỏ. Có thể nói, chỉ khi nào con người hết mơ mộng hết yêu nhau thì truyện ngôn tình mới hết có đất sống.
Những đặc điểm của Ngôn tình Trung Quốc
Mặc dù được phân chia thành rất nhiều thể loại con, phần lớn nội dung của các tiểu thuyết ngôn tình Trung Quốc đều na ná nhau. Nam chính là một soái ca đẹp trai, con nhà giàu (gia đình danh gia vọng tộc, vương gia, thậm chí là hoàng đế), tài giỏi (ít nhất cũng phải là tổng giám đốc công ty trở lên hay nếu ở thời cổ đại thì võ công cái thế, cầm kỳ thi họa cái gì cũng giỏi) nhưng lạnh lùng, ích kỷ, gia trưởng, độc tài và trong rất nhiều trường hợp căm ghét thích hành hạ phụ nữ. Còn nữ chính thường là cô gái thuần khiết ngây thơ nhưng nhà nghèo, tài sắc chỉ ở dạng thường thường bậc trung (nữ sinh, nhân viên quèn trong công ty của nam chính, nữ tỳ…) hoặc gia đình có mối thù không đội trời chung với nam chính để tăng thêm phần éo le.
Mở đầu truyện, nam chính vì một số hiểu lầm hoặc mâu thuẫn sẽ căm ghét nữ chính, bạo hành về cả thể xác lẫn tinh thần nữ chính để làm thú tiêu khiển. Nhưng rồi sự trong sáng và tình yêu của nữ chính sẽ dần dần thay đổi suy nghĩ cũng như tình cảm của nam chính đối với nữ chính từ ghét bỏ đến trở thành yêu tha thiết thậm chí dám hy sinh cả tính mạng của mình vì người mình yêu. Đồng thời nữ chính cũng phát hiện ra rằng bên trong cái vẻ bề ngoài lạnh lùng tàn nhẫn của nam chính là một trái tim nhân hậu nồng ấm tình người. Hai người vượt qua những mâu thuẫn và hiểu lầm ban đầu để trở thành một cặp đôi trai tài gái sắc ai ai cũng ngưỡng mộ sống bên nhau hạnh phúc trọn đời.
Nói một cách khác, nội dung của những tiểu thuyết ngôn tình nghe như những phiên bản khác nhau của câu chuyện cổ tích kinh điển “Người đẹp và quái vật” vậy. Với nội dung khá đơn giản, không cần phải cần tư duy logic cao, tiểu thuyết ngôn tình tạo cao trào bằng những nút thắt mở kịch tính vừa phải, chủ yếu tác động thẳng vào tình cảm của người đọc thay vì lý trí. Điều này rất phù hợp với tâm lý của các cô gái trẻ mơ mộng (một người yêu vừa đẹp trai vừa tài giỏi, muốn chịu thiệt thòi hy sinh một tí để chinh phục trái tim chàng, muốn thành công trong việc biến một kẻ lạnh lùng cay nghiệt thành một người tình lý tưởng vừa nồng ấm vừa chung thủy).
Đặc biệt, các tác phẩm ngôn tình còn ăn khách ở chỗ là “cài cắm” những phát ngôn (thường là của nhân vật nam chính) đầy triết lý về tình yêu khiến các độc giả nữ tha hồ mà tan chảy và mơ ước một người yêu soái ca tâm lý như thế.
Tại sao ngôn tình Trung Quốc lại hấp dẫn?
Chúng ta có thể điểm qua một số lý do khiến các tác phẩm truyện và phim ngôn tình Trung Quốc hấp dẫn giới trẻ như sau:
Thứ nhất, không thể phủ nhận tính đa dạng về thể loại của truyện ngôn tình. Ngoài bối cảnh Trung Quốc hiện đại (đô thị), các truyện ngôn tình chia ra nhiều thể loại con khác nhau dựa theo bối cảnh như “cổ đại” (thời phong kiến), “xuyên không” (lạc sang một thời đại khác), “cung đấu” (chuyện đấu đá phi tần trong nội cung), “huyền huyễn” (bối cảnh thần tiên không có thực), “võng du” (nhân vật chính lọt vào một trò chơi online), “dị năng” (nhân vật chính có những năng lực đặc biệt), “trọng sinh” (vô tình sinh ra trong một thân xác khác kiểu “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”), “quan trường” (những gia đình quan chức cao cấp)… hoặc dựa theo yếu tố mối quan hệ như “sủng” (nam chính cưng chiều nữ chính như bà hoàng), “ngược” (nam chính bạo hành nữ chính về thể xác hoặc/lẫn tinh thần), “đam mỹ” (đồng tính nam), “bách hợp” (đồng tính nữ), “H-hentai” (biến thái). Điều này kích thích trí tưởng tượng của những độc giả trẻ tuổi và tạo nên sự hấp dẫn cho truyện ngôn tình. Dường như đối tượng độc giả nào cũng có thể thấy được hình mẫu của bản thân mình trong các nhân vật của truyện.
Thứ hai, nếu như những yếu tố gây kịch tính và lấy đi nước mắt trong tiểu thuyết diễm tình Quỳnh Dao là yếu tố bên ngoài tác động như lễ giáo gia phong, môn đăng hộ đối, mẹ chồng nàng dâu, chiến tranh chia cắt hoặc kẻ thứ ba cản trở… khiến tình cảm của nam chính và nữ chính gặp khó khăn trở ngại thì yếu tố gây kịch tính của truyện ngôn tình xuất phát chủ yếu từ bên trong như ghét nhau hoặc thù hận nhau lúc đầu do hiểu lầm khiến nam chính ngược đãi nữ chính hoặc chơi trò mèo vờn chuột gây đau khổ cho nhau, nữ chính lúc đầu yếu đuối lụy tình nhưng lúc sau trở nên kiên cường bản lĩnh khiến nam chính say mê mình như điếu đổ. Hầu như toàn bộ cốt truyện tập trung vào hai nhân vật chính, còn lại các nhân vật phụ gần như rất mờ nhạt như thể chỉ để làm nền mà thôi. Yếu tố hài hước với giọng văn hiện đại gần gũi với lời ăn tiếng nói của giới trẻ thành thị cũng là một yếu tố khác khiến nhiều bạn trẻ thích đọc truyện ngôn tình.
Cuối cùng, yếu tố “sắc” (tình dục) là câu khách được khai thác tối đa trong truyện ngôn tình hiện đại. Tình yêu trong truyện ngôn tình hiện đại không trong sáng thuần khiết kiểu Quỳnh Dao mà đậm yếu tố sắc dục với các nhân vật nam lẫn nữ rất coi trọng những kỹ năng giường chiếu. Đặc biệt phần lớn các truyện ngôn tình dán mác 18+ đều có rất nhiều chương miêu tả rất kỹ những cảnh ân ái một cách chi tiết và trần trụi đến mức sống sượng, phản cảm giữa nam với nữ, nam với nam hoặc nữ với nữ với vốn từ ngữ vô cùng phong phú đặc tả những bộ phận nhạy cảm, các tư thế ân ái và cảm xúc của nhân vật . Mặc dù những chương như thế đều có dán mác 18+ hoặc 21+ hoặc H (hentai = biến thái) tùy theo độ “nặng” của những đoạn miêu tả về sex, điều này chỉ có tác dụng kích thích trí tò mò của người đọc mà thôi chứ không hề có tác dụng ngăn cấm. Những truyện “nặng” như thế có thể tìm thấy được dễ dàng trên vô số trang web truyện ngôn tình miễn phí trên mạng.
Vậy là chúng ta đã hiểu ngôn tình là gì và những đặc điểm khiến truyện và phim ngôn tình hấp dẫn giới trẻ. Hãy đọc phần tiếp theo: Tác hại của truyện ngôn tình Trung Quốc nhé. Đặc biệt nếu bạn là bậc làm cha làm mẹ thì càng cần phải đọc để thấu hiểu và ứng phó khi phát hiện con gái mình nghiện truyện ngôn tình.
Lai Nguyễn 27/12/2021 - menback
Ngôn tình là gì mà lại được yêu thích và cũng lại bị “ghét” đến vậy?
Tôi có nhiều học viên (chủ yếu là nữ ở độ tuổi đại học và mới ra đi làm) rất thích đọc truyện và xem phim ngôn tình của Trung Quốc. Nhiều phụ huynh cũng thường hay phàn nàn với tôi rằng các cô con gái tuổi dậy thì của họ có dấu hiệu nghiện truyện ngôn tình mặc dù bị cấm. Điều này không có gì là khó hiểu vì truyện ngôn tình được viết với mục đích chính để bán cho đối tượng nữ từ trung học đến khoảng độ 25 tuổi, tức là độ tuổi mơ mộng và lãng mạn nhất của phụ nữ. Vậy ngôn tình là gì? Truyện ngôn tình có những đặc điểm gì và vì sao ngôn tình lại hấp dẫn như vậy. Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây.
Ngôn tình là từ Hán Việt dùng để chỉ các tác phẩm văn học (truyện ngôn tình, tiểu thuyết ngôn tình), điện ảnh (phim ngôn tình, hoạt hình ngôn tình) có nội dung về tình yêu đôi lứa, mang hơi hướng tình cảm lãng mạn, mơ mộng,… với nhân vật xinh đẹp hoàn hảo và các chi tiết “sến súa” hóa so với thực tế cuộc sống. Các tác phẩm ngôn tình phổ biến hiện nay hầu hết được xuất phát từ các tác giả Trung Quốc. Đây là một thể loại được giới trẻ yêu thích, đặc biệt là các bạn nữ.
Ngôn tình Trung Quốc: không phải điều gì mới mẻ
Mặc dù hai chữ “ngôn tình” chỉ xuất hiện trong từ vựng tiếng Việt chỉ trên dưới mười năm nay, thậm chí một số người từ trung niên trở lên còn không hiểu “ngôn tình” là gì, những tác phẩm văn học ngôn tình không phải là một thể loại văn học mới mẻ. Các quý cô Sài Gòn những năm 60-70 vốn không ít người đã mê mẩn với những tác phẩm như thế của nữ sĩ Quỳnh Dao người Đài Loan đấy thôi.
Những tác phẩm Đình Viện Thâm Thâm, Yên Vũ Mông Mông được Việt hóa bằng những cái tên Xóm Vắng hay Dòng Sông Ly Biệt gần như gắn liền với tuổi trẻ của các bà các cô tiểu thư của những thập niên trước. Và đến khi băng video thịnh hành thì hầu như không có gia đình nào ở Sài Gòn mà không khóc cười cùng cặp tiên đồng ngọc nữ Tần Hán-Lưu Tuyết Hoa qua những bộ phim truyền hình chuyển thể từ tiểu thuyết Quỳnh Dao. Có điều thời đó, cái tên “ngôn tình” vẫn còn chưa xuất hiện và những tác phẩm như thế được gọi là “tiểu thuyết diễm tình”.
Ở Việt Nam từ trước năm 1975 cho tới thập niên 1990 vẫn có nhiều tác giả “vô danh” viết tiểu thuyết diễm tình. Gọi là “vô danh” vì tên tuổi và tác phẩm của họ chưa bao giờ được văn đàn công nhận và họ cũng không quan tâm tới điều đó. Tác phẩm của họ không có gì cao xa hay tinh túy mà chỉ là những chuyện tình éo le ngang trái bị ngăn trở bởi gia phong lễ giáo hoặc khoảng cách giàu nghèo với những tình tiết lấy nước mắt các cô các bà nội trợ hoặc buôn bán ở chợ. Người Sài Gòn gọi thể loại truyện này là “tiểu thuyết ba xu”. “Tiểu thuyết ba xu” thường chỉ xuất hiện ở các quầy thuê truyện trong các hẻm lao động nghèo chứ không bao giờ có mặt ở kệ sách văn học của những nhà sách lớn.
Cao cấp hơn là những tác phẩm được xem là kinh điển của dòng tiểu thuyết lãng mạn (romance) thế giới và độc giả của họ cũng thuộc về tầng lớp trung lưu trí thức. Mối tình đầy kịch tính của Scarlett O’Hara và Rhett Butler trong tác phẩm nổi tiếng “Cuốn Theo Chiều Gió” (Gone With the Wind) của nữ văn sĩ Margaret Mitchell (1936) đã từng làm bao nhiêu trái tim thiếu nữ trên khắp thế giới thổn thức.
Những tác phẩm “Love Story” của Erich Segal (1970) hay “The Thorn Bird” của Colleen McCullough (1977) (được biết đến với tựa tiếng Việt là “Những Con Chim Ẩn Mình Chờ Chết” hay “Tiếng Chim Hót Trong Bụi Mận Gai”) cũng lấy đi không ít nước mắt của độc giả Việt Nam với những mối tình lãng mạn nhưng đầy ngang trái.
Hiện đại hơn thì bộ ngôn tình mang đậm chất S&M “Fifty Shades of Grey” cũng tạo nên một cơn sốt không những chỉ ở Mỹ mà còn ở Việt Nam. Điều này cho thấy, nhu cầu đọc truyện ngôn tình của loài người trên toàn cầu chưa bao giờ là một nhu cầu nhỏ. Có thể nói, chỉ khi nào con người hết mơ mộng hết yêu nhau thì truyện ngôn tình mới hết có đất sống.
Những đặc điểm của Ngôn tình Trung Quốc
Mặc dù được phân chia thành rất nhiều thể loại con, phần lớn nội dung của các tiểu thuyết ngôn tình Trung Quốc đều na ná nhau. Nam chính là một soái ca đẹp trai, con nhà giàu (gia đình danh gia vọng tộc, vương gia, thậm chí là hoàng đế), tài giỏi (ít nhất cũng phải là tổng giám đốc công ty trở lên hay nếu ở thời cổ đại thì võ công cái thế, cầm kỳ thi họa cái gì cũng giỏi) nhưng lạnh lùng, ích kỷ, gia trưởng, độc tài và trong rất nhiều trường hợp căm ghét thích hành hạ phụ nữ. Còn nữ chính thường là cô gái thuần khiết ngây thơ nhưng nhà nghèo, tài sắc chỉ ở dạng thường thường bậc trung (nữ sinh, nhân viên quèn trong công ty của nam chính, nữ tỳ…) hoặc gia đình có mối thù không đội trời chung với nam chính để tăng thêm phần éo le.
Mở đầu truyện, nam chính vì một số hiểu lầm hoặc mâu thuẫn sẽ căm ghét nữ chính, bạo hành về cả thể xác lẫn tinh thần nữ chính để làm thú tiêu khiển. Nhưng rồi sự trong sáng và tình yêu của nữ chính sẽ dần dần thay đổi suy nghĩ cũng như tình cảm của nam chính đối với nữ chính từ ghét bỏ đến trở thành yêu tha thiết thậm chí dám hy sinh cả tính mạng của mình vì người mình yêu. Đồng thời nữ chính cũng phát hiện ra rằng bên trong cái vẻ bề ngoài lạnh lùng tàn nhẫn của nam chính là một trái tim nhân hậu nồng ấm tình người. Hai người vượt qua những mâu thuẫn và hiểu lầm ban đầu để trở thành một cặp đôi trai tài gái sắc ai ai cũng ngưỡng mộ sống bên nhau hạnh phúc trọn đời.
Nói một cách khác, nội dung của những tiểu thuyết ngôn tình nghe như những phiên bản khác nhau của câu chuyện cổ tích kinh điển “Người đẹp và quái vật” vậy. Với nội dung khá đơn giản, không cần phải cần tư duy logic cao, tiểu thuyết ngôn tình tạo cao trào bằng những nút thắt mở kịch tính vừa phải, chủ yếu tác động thẳng vào tình cảm của người đọc thay vì lý trí. Điều này rất phù hợp với tâm lý của các cô gái trẻ mơ mộng (một người yêu vừa đẹp trai vừa tài giỏi, muốn chịu thiệt thòi hy sinh một tí để chinh phục trái tim chàng, muốn thành công trong việc biến một kẻ lạnh lùng cay nghiệt thành một người tình lý tưởng vừa nồng ấm vừa chung thủy).
Đặc biệt, các tác phẩm ngôn tình còn ăn khách ở chỗ là “cài cắm” những phát ngôn (thường là của nhân vật nam chính) đầy triết lý về tình yêu khiến các độc giả nữ tha hồ mà tan chảy và mơ ước một người yêu soái ca tâm lý như thế.
Tại sao ngôn tình Trung Quốc lại hấp dẫn?
Chúng ta có thể điểm qua một số lý do khiến các tác phẩm truyện và phim ngôn tình Trung Quốc hấp dẫn giới trẻ như sau:
Thứ nhất, không thể phủ nhận tính đa dạng về thể loại của truyện ngôn tình. Ngoài bối cảnh Trung Quốc hiện đại (đô thị), các truyện ngôn tình chia ra nhiều thể loại con khác nhau dựa theo bối cảnh như “cổ đại” (thời phong kiến), “xuyên không” (lạc sang một thời đại khác), “cung đấu” (chuyện đấu đá phi tần trong nội cung), “huyền huyễn” (bối cảnh thần tiên không có thực), “võng du” (nhân vật chính lọt vào một trò chơi online), “dị năng” (nhân vật chính có những năng lực đặc biệt), “trọng sinh” (vô tình sinh ra trong một thân xác khác kiểu “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”), “quan trường” (những gia đình quan chức cao cấp)… hoặc dựa theo yếu tố mối quan hệ như “sủng” (nam chính cưng chiều nữ chính như bà hoàng), “ngược” (nam chính bạo hành nữ chính về thể xác hoặc/lẫn tinh thần), “đam mỹ” (đồng tính nam), “bách hợp” (đồng tính nữ), “H-hentai” (biến thái). Điều này kích thích trí tưởng tượng của những độc giả trẻ tuổi và tạo nên sự hấp dẫn cho truyện ngôn tình. Dường như đối tượng độc giả nào cũng có thể thấy được hình mẫu của bản thân mình trong các nhân vật của truyện.
Thứ hai, nếu như những yếu tố gây kịch tính và lấy đi nước mắt trong tiểu thuyết diễm tình Quỳnh Dao là yếu tố bên ngoài tác động như lễ giáo gia phong, môn đăng hộ đối, mẹ chồng nàng dâu, chiến tranh chia cắt hoặc kẻ thứ ba cản trở… khiến tình cảm của nam chính và nữ chính gặp khó khăn trở ngại thì yếu tố gây kịch tính của truyện ngôn tình xuất phát chủ yếu từ bên trong như ghét nhau hoặc thù hận nhau lúc đầu do hiểu lầm khiến nam chính ngược đãi nữ chính hoặc chơi trò mèo vờn chuột gây đau khổ cho nhau, nữ chính lúc đầu yếu đuối lụy tình nhưng lúc sau trở nên kiên cường bản lĩnh khiến nam chính say mê mình như điếu đổ. Hầu như toàn bộ cốt truyện tập trung vào hai nhân vật chính, còn lại các nhân vật phụ gần như rất mờ nhạt như thể chỉ để làm nền mà thôi. Yếu tố hài hước với giọng văn hiện đại gần gũi với lời ăn tiếng nói của giới trẻ thành thị cũng là một yếu tố khác khiến nhiều bạn trẻ thích đọc truyện ngôn tình.
Cuối cùng, yếu tố “sắc” (tình dục) là câu khách được khai thác tối đa trong truyện ngôn tình hiện đại. Tình yêu trong truyện ngôn tình hiện đại không trong sáng thuần khiết kiểu Quỳnh Dao mà đậm yếu tố sắc dục với các nhân vật nam lẫn nữ rất coi trọng những kỹ năng giường chiếu. Đặc biệt phần lớn các truyện ngôn tình dán mác 18+ đều có rất nhiều chương miêu tả rất kỹ những cảnh ân ái một cách chi tiết và trần trụi đến mức sống sượng, phản cảm giữa nam với nữ, nam với nam hoặc nữ với nữ với vốn từ ngữ vô cùng phong phú đặc tả những bộ phận nhạy cảm, các tư thế ân ái và cảm xúc của nhân vật . Mặc dù những chương như thế đều có dán mác 18+ hoặc 21+ hoặc H (hentai = biến thái) tùy theo độ “nặng” của những đoạn miêu tả về sex, điều này chỉ có tác dụng kích thích trí tò mò của người đọc mà thôi chứ không hề có tác dụng ngăn cấm. Những truyện “nặng” như thế có thể tìm thấy được dễ dàng trên vô số trang web truyện ngôn tình miễn phí trên mạng.
Vậy là chúng ta đã hiểu ngôn tình là gì và những đặc điểm khiến truyện và phim ngôn tình hấp dẫn giới trẻ. Hãy đọc phần tiếp theo: Tác hại của truyện ngôn tình Trung Quốc nhé. Đặc biệt nếu bạn là bậc làm cha làm mẹ thì càng cần phải đọc để thấu hiểu và ứng phó khi phát hiện con gái mình nghiện truyện ngôn tình.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Nobel Văn Chương 2024:
https://www.nhomcho.com/t36777-nobel-van-chuong-2024
LDN
Re: Sách
Tại sao du học sinh người Việt không đọc sách?
Trithucvn
Xưa nay kêu than về chuyện người Việt ít đọc sách, người ta thường có hàm ý nói tới người Việt trong nước.
Nghèo đói, chiến tranh, sự yếu kém về giáo dục, những hạn chế về bối cảnh, thiết chế xã hội… được coi là những yếu tố đứng sau sự bán khai của văn hóa đọc.
Nhưng, thực ra không chỉ người Việt trong nước ít đọc mà người Việt ở nước ngoài, nhất là du học sinh cũng ít đọc.
Một người bạn trên Facebook của tôi vốn quan tâm tới hai dân tộc yêu sách và có văn hóa đọc đáng nể là Nhật và Do Thái lâu lâu lại phàn nàn rằng: “Tại sao du học sinh lại không đọc sách từ nguyên tác để hiểu người bản địa?”
Đọc những phàn nàn của anh tôi cười thầm trong lòng: “Sách tiếng Việt còn ít đọc nói gì tới sách viết bằng tiếng bản xứ.”
Nhiều người kêu lên gay gắt: “Số liệu đâu? Điều tra nào cho kết quả đó?”
Đúng là cho tới giờ, ở Việt Nam như thường thấy không có cuộc điều tra nào công bố cho chúng ta số liệu thống kê về chuyện du học sinh Việt Nam đọc sách gì, đọc bao nhiêu. Nhưng tôi chỉ hỏi ngược lại, nếu có một kết quả được công bố rộng rãi trên báo đài, liệu rằng chúng ta có tin tưởng được số liệu đó?
Theo quan sát và trải nghiệm của tôi ở nước ngoài trong gần chục năm, tỉ lệ du học sinh Việt Nam có khả năng và thói quen đọc sách của người bản xứ cực thấp. Đến nhà du sinh nào chơi, tôi cũng có thói quen cố hữu vốn đã trở thành thói xấu là đánh mắt tìm xem giá sách của chủ nhân ở đâu, có những sách gì xếp trên giá?
Thú thật, địa vị của giá sách của người Việt trong căn phòng khá khiêm tốn.
Thay vào đó địa vị của chiếc bàn uống nước, tủ quần áo và kệ kê tivi, băng đài chiếm địa vị nổi bật hơn hẳn.
Nếu có sách, giá sách cũng rất nghèo nàn. Ngoài những sách trực tiếp phục vụ học tập hay chuyên môn, nếu có sách khác thì cũng chỉ là sách bằng tiếng Việt để dạy con tiếng Việt hay sách giải trí, sách nấu ăn.
Trong 8 năm ở Nhật, tôi chỉ nhìn thấy ở nhà vợ chồng cô bạn học đại học cùng tôi và sau đó sang học cùng trường một giá sách phong phú bao gồm cả sách tiếng Nhật.
Ở Nhật, nơi tôi học, có một hệ thống thư viện công khổng lồ bao phủ khắp nước. Thư viện trường học cũng chiếm địa vị trung tâm của trường học. Cho dù trí thức thiên tả và trí thức độc lập ở nước Nhật đang than phiền rằng tự do của nước Nhật đang bị thu hẹp và có nguy cơ bị đe dọa, Nhật vẫn là thiên đường của sách. Bạn có thể đọc bất cứ cuốn sách nào ở thư viện chỉ sau vài ba phút làm thủ tục làm thẻ cho dù bạn là người nước ngoài. Ở hiệu sách, bạn có thể đọc cọp thoải mái đủ các sách từ cuốn bán chạy nhất cho tới các cuốn sách nghiên cứu kén chọn bạn đọc. Có những hiệu sách còn đặt cả ghế cho bạn ngồi đọc.
Tuy nhiên, tỉ lệ du học sinh người Việt dùng ngày nghỉ cuối tuần hay lúc rảnh rỗi cho hiệu sách và thư viện theo quan sát của tôi là rất nhỏ. Kể ra cũng lại buồn cười. Ở vùng tôi ở, tôi cũng thường chỉ gặp gia đình cô bạn trên đến thư viện tìm và mượn sách. Có lần tò mò tôi hỏi cô thủ thư ở thư viện công nơi tôi ở xem có nhiều người Việt Nam tới đây đọc sách không thì cô bảo, “Hầu như không có”. Thành phố tôi ở cũng có khoảng vài trăm đến cả nghìn du học sinh bao gồm cả du học sinh trường tiếng và các thực tập sinh kĩ năng. Riêng trường tôi học có khoảng trên 40 sinh viên đa phần học sau đại học.
Tại sao du học sinh Việt Nam không đọc sách của người bản xứ?
Có nhiều lý do và các lý do này móc xích vào nhau tạo ra cái vòng luẩn quẩn.
Thứ nhất, đa phần du sinh Việt Nam du học khi đã tốt nghiệp đại học hoặc tốt nghiệp phổ thông. Ở độ tuổi đó, họ đã “thấm nhuần” văn hóa mẹ đẻ rất đậm đặc. Môi trường xã hội, gia đình đã đổ bê tông vào trong giá trị quan và các thói quen của họ. Cơ hội để hình thành các thói quen mới như thói quen đọc sách, thay đổi giá trị quan (ví dụ coi trọng hơn các giá trị tinh thần ngoài các hành vi bản năng như ăn, mặc, ở, đi lại…) sẽ rất khó khăn.
Thử hỏi, có bao nhiêu người trong số du học sinh được mẹ bế trên tay và đọc sách cho hồi nhỏ?
Thử hỏi, có bao nhiêu người trong số họ được sở hữu một tủ sách trong nhà và say mê đọc từ nhỏ?
Thử hỏi có bao nhiêu phần trăm được học ở trong một ngôi trường mà ở đó đọc sách trở thành hoạt động trung tâm của hoạt động giáo dục?
Có lẽ rất nhỏ!
Cho dù rất nhiều người có trí tuệ và phải vượt qua rất nhiều kì thi khó khăn mới được đi du học. Nhiều người giành học bổng danh giá, thậm chí nhiều người có kết quả nghiên cứu tốt. Nói một cách công bằng, xét về chất và trên bình diện rộng, cái học của người Việt vẫn là cái học chắp vá và học gạo. Nó thiếu nền tảng rộng và sâu. Đấy là rào cản khiến người Việt ở nước ngoài không thể tiến xa và dẫn dắt cộng đồng quanh họ.
Họ bị chìm lấp trong các cộng đồng khác.
Sự yếu kém ấy suy cho cùng còn là di sản của mấy nghìn năm.
“Tất cả chúng ta đều là tù nhân của lịch sử” – Một học giả đã từng viết thế. Nhìn vào lịch sử nước nhà sẽ thấy, văn hóa đọc ở đây rất yếu. Đọc sách trong suốt cả mấy nghìn năm chỉ là thú vui tao nhã của một nhóm nhỏ trong xã hội và hình ảnh đi kèm với nó hoặc là “thanh cao” thái quá hoặc là có cái gì đó pha chút “ngớ ngẩn” và “vô ích”.
Vì đọc ít nên trước tác của chúng ta cũng ít. Sách vở để lại so với thế giới xung quanh cũng phảng phất ngậm ngùi.
Muốn đọc cũng khó
Một lý do nữa khiến du sinh Việt Nam không đọc sách viết bởi người bản xứ là rào cản ngôn ngữ. Hồi chưa đi du học tôi cứ nghĩ những ai đang sống ở nước ngoài hay đi du học thì ngoại ngữ rất giỏi. Đi du học rồi tôi mới cảm thấy sốc vì thực tế có những người ở nước ngoài chục năm thậm chí 30 năm vẫn nói không sạch nước cản, chưa nói tới việc đọc được vài chữ.
Theo quan sát của tôi, số lượng du học sinh Việt Nam chỉ có thể nói được mấy từ “Arigato” (cảm ơn), “Sumimasen” (xin lỗi), “konnichiwa” (xin chào) sau 3 thậm chí 5 năm học ở Nhật không phải là nhỏ. Những người có khả năng hiểu và nói được tiếng Nhật giao tiếp (ví dụ ở mức N3) cũng chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ. Nhiều người nói mà không viết được. Nếu bỏ đi sinh viên trường tiếng, các du học sinh ngành Nhật ngữ hay Đông phương học và các sinh viên bắt buộc học bằng tiếng Nhật thì tỉ lệ các sinh viên Việt Nam vốn đi du học bằng tiếng Anh có thể nói, viết và đọc được tiếng Nhật gần chạm… không (0).
Lý do nào khiến du học sinh Việt Nam không học tiếng Nhật? Có nhiều lý do.
Đối với sinh viên trường tiếng thì mắc bẫy “vừa học vừa làm” nên khi sang phải tối ngày đi cày, lên lớp thì ngủ gà ngủ gật. Hai năm học trường tiếng vốn tiếng Nhật chỉ có một nhúm.
Đối với sinh viên sang Nhật học bằng tiếng Anh thì phần vì bận nghiên cứu, phần vì nhanh thối chí do thấy khó học vào đầu (trường thường có lớp tiếng Nhật cho các sinh viên này) nên nhanh chóng bỏ không học nữa.
Người Nhật không nói tiếng Anh trong đời sống hàng ngày nhưng nước Nhật vận hành rất khoa học và có tính quy chuẩn cao. Vì thế mà “mù chữ” vẫn sống tốt. Thủ tục có người giúp (bạn bè, nhân viên công vụ), mua bán gần như tự động, tàu xe đi lại đơn giản… Cho nên người ta có thể sống tốt mà không cần phải đọc hay giao tiếp với người bản xứ.
Hơn nữa, người Việt có xu hướng lập làng khắp thế giới. Ở đâu cũng quây lại ở cùng nhau. Khi cần ăn nhậu ới nhau cái là có. Rất vui nhưng tạo ra một cộng đồng đóng kín không giao lưu được với người bản xứ.
Kết quả là đọc sách của người bản xứ là một giấc mơ rất xa xôi.
Hậu quả của việc không đọc sách của người bản xứ
Các cụ thường dạy “Đi một ngày đàng học một sàng khôn” và “Trăm nghe không bằng một thấy”.
Nhưng nếu chỉ đi đến nước ngoài học và sống để cảm nhận, học hỏi, tiếp thu qua “đi” và “thấy” thuần túy, người ta sẽ dễ rơi vào sự thiển cận hoặc lệch lạc. Người ta sẽ chỉ nhìn thấy những gì ở bề ngoài hay những gì nhìn thấy bằng hai con mắt. Người ta cũng sẽ chỉ đi được một con đường. Họ sẽ mất cơ hội để vừa đi vừa nghĩ về con đường của người khác đã, đang và sẽ đi. Sẽ không biết trước mình ai đã đi và họ để lại những gì.
Tôi đã từng rất ngạc nhiên khi thấy một anh bạn vừa tốt nghiệp thạc sĩ sau 2 năm học ở Nhật nói với tôi rằng: “Nước Nhật sạch sẽ thế này là do người ta trả lương cho lao công cao. Ở mình mà cứ trả tiền cao cho lao công là sạch hết.”
Đấy cũng là lý do giải thích tại sao số người Việt ra nước ngoài ngày càng lớn, trình độ học vấn của giới trẻ ngày càng cao, nhưng người Việt vẫn ôm trong mình một nhận thức mông lung và đầy ngây thơ về thế giới quanh mình.
Nguyễn Quốc Vương
Đăng lại từ Blog Người Bán Sách Rong (nguoibansachrong.com)
Trithucvn
Xưa nay kêu than về chuyện người Việt ít đọc sách, người ta thường có hàm ý nói tới người Việt trong nước.
Nghèo đói, chiến tranh, sự yếu kém về giáo dục, những hạn chế về bối cảnh, thiết chế xã hội… được coi là những yếu tố đứng sau sự bán khai của văn hóa đọc.
Nhưng, thực ra không chỉ người Việt trong nước ít đọc mà người Việt ở nước ngoài, nhất là du học sinh cũng ít đọc.
Một người bạn trên Facebook của tôi vốn quan tâm tới hai dân tộc yêu sách và có văn hóa đọc đáng nể là Nhật và Do Thái lâu lâu lại phàn nàn rằng: “Tại sao du học sinh lại không đọc sách từ nguyên tác để hiểu người bản địa?”
Đọc những phàn nàn của anh tôi cười thầm trong lòng: “Sách tiếng Việt còn ít đọc nói gì tới sách viết bằng tiếng bản xứ.”
Nhiều người kêu lên gay gắt: “Số liệu đâu? Điều tra nào cho kết quả đó?”
Đúng là cho tới giờ, ở Việt Nam như thường thấy không có cuộc điều tra nào công bố cho chúng ta số liệu thống kê về chuyện du học sinh Việt Nam đọc sách gì, đọc bao nhiêu. Nhưng tôi chỉ hỏi ngược lại, nếu có một kết quả được công bố rộng rãi trên báo đài, liệu rằng chúng ta có tin tưởng được số liệu đó?
Theo quan sát và trải nghiệm của tôi ở nước ngoài trong gần chục năm, tỉ lệ du học sinh Việt Nam có khả năng và thói quen đọc sách của người bản xứ cực thấp. Đến nhà du sinh nào chơi, tôi cũng có thói quen cố hữu vốn đã trở thành thói xấu là đánh mắt tìm xem giá sách của chủ nhân ở đâu, có những sách gì xếp trên giá?
Thú thật, địa vị của giá sách của người Việt trong căn phòng khá khiêm tốn.
Thay vào đó địa vị của chiếc bàn uống nước, tủ quần áo và kệ kê tivi, băng đài chiếm địa vị nổi bật hơn hẳn.
Nếu có sách, giá sách cũng rất nghèo nàn. Ngoài những sách trực tiếp phục vụ học tập hay chuyên môn, nếu có sách khác thì cũng chỉ là sách bằng tiếng Việt để dạy con tiếng Việt hay sách giải trí, sách nấu ăn.
Trong 8 năm ở Nhật, tôi chỉ nhìn thấy ở nhà vợ chồng cô bạn học đại học cùng tôi và sau đó sang học cùng trường một giá sách phong phú bao gồm cả sách tiếng Nhật.
Ở Nhật, nơi tôi học, có một hệ thống thư viện công khổng lồ bao phủ khắp nước. Thư viện trường học cũng chiếm địa vị trung tâm của trường học. Cho dù trí thức thiên tả và trí thức độc lập ở nước Nhật đang than phiền rằng tự do của nước Nhật đang bị thu hẹp và có nguy cơ bị đe dọa, Nhật vẫn là thiên đường của sách. Bạn có thể đọc bất cứ cuốn sách nào ở thư viện chỉ sau vài ba phút làm thủ tục làm thẻ cho dù bạn là người nước ngoài. Ở hiệu sách, bạn có thể đọc cọp thoải mái đủ các sách từ cuốn bán chạy nhất cho tới các cuốn sách nghiên cứu kén chọn bạn đọc. Có những hiệu sách còn đặt cả ghế cho bạn ngồi đọc.
Tuy nhiên, tỉ lệ du học sinh người Việt dùng ngày nghỉ cuối tuần hay lúc rảnh rỗi cho hiệu sách và thư viện theo quan sát của tôi là rất nhỏ. Kể ra cũng lại buồn cười. Ở vùng tôi ở, tôi cũng thường chỉ gặp gia đình cô bạn trên đến thư viện tìm và mượn sách. Có lần tò mò tôi hỏi cô thủ thư ở thư viện công nơi tôi ở xem có nhiều người Việt Nam tới đây đọc sách không thì cô bảo, “Hầu như không có”. Thành phố tôi ở cũng có khoảng vài trăm đến cả nghìn du học sinh bao gồm cả du học sinh trường tiếng và các thực tập sinh kĩ năng. Riêng trường tôi học có khoảng trên 40 sinh viên đa phần học sau đại học.
Tại sao du học sinh Việt Nam không đọc sách của người bản xứ?
Có nhiều lý do và các lý do này móc xích vào nhau tạo ra cái vòng luẩn quẩn.
Thứ nhất, đa phần du sinh Việt Nam du học khi đã tốt nghiệp đại học hoặc tốt nghiệp phổ thông. Ở độ tuổi đó, họ đã “thấm nhuần” văn hóa mẹ đẻ rất đậm đặc. Môi trường xã hội, gia đình đã đổ bê tông vào trong giá trị quan và các thói quen của họ. Cơ hội để hình thành các thói quen mới như thói quen đọc sách, thay đổi giá trị quan (ví dụ coi trọng hơn các giá trị tinh thần ngoài các hành vi bản năng như ăn, mặc, ở, đi lại…) sẽ rất khó khăn.
Thử hỏi, có bao nhiêu người trong số du học sinh được mẹ bế trên tay và đọc sách cho hồi nhỏ?
Thử hỏi, có bao nhiêu người trong số họ được sở hữu một tủ sách trong nhà và say mê đọc từ nhỏ?
Thử hỏi có bao nhiêu phần trăm được học ở trong một ngôi trường mà ở đó đọc sách trở thành hoạt động trung tâm của hoạt động giáo dục?
Có lẽ rất nhỏ!
Cho dù rất nhiều người có trí tuệ và phải vượt qua rất nhiều kì thi khó khăn mới được đi du học. Nhiều người giành học bổng danh giá, thậm chí nhiều người có kết quả nghiên cứu tốt. Nói một cách công bằng, xét về chất và trên bình diện rộng, cái học của người Việt vẫn là cái học chắp vá và học gạo. Nó thiếu nền tảng rộng và sâu. Đấy là rào cản khiến người Việt ở nước ngoài không thể tiến xa và dẫn dắt cộng đồng quanh họ.
Họ bị chìm lấp trong các cộng đồng khác.
Sự yếu kém ấy suy cho cùng còn là di sản của mấy nghìn năm.
“Tất cả chúng ta đều là tù nhân của lịch sử” – Một học giả đã từng viết thế. Nhìn vào lịch sử nước nhà sẽ thấy, văn hóa đọc ở đây rất yếu. Đọc sách trong suốt cả mấy nghìn năm chỉ là thú vui tao nhã của một nhóm nhỏ trong xã hội và hình ảnh đi kèm với nó hoặc là “thanh cao” thái quá hoặc là có cái gì đó pha chút “ngớ ngẩn” và “vô ích”.
Vì đọc ít nên trước tác của chúng ta cũng ít. Sách vở để lại so với thế giới xung quanh cũng phảng phất ngậm ngùi.
Muốn đọc cũng khó
Một lý do nữa khiến du sinh Việt Nam không đọc sách viết bởi người bản xứ là rào cản ngôn ngữ. Hồi chưa đi du học tôi cứ nghĩ những ai đang sống ở nước ngoài hay đi du học thì ngoại ngữ rất giỏi. Đi du học rồi tôi mới cảm thấy sốc vì thực tế có những người ở nước ngoài chục năm thậm chí 30 năm vẫn nói không sạch nước cản, chưa nói tới việc đọc được vài chữ.
Theo quan sát của tôi, số lượng du học sinh Việt Nam chỉ có thể nói được mấy từ “Arigato” (cảm ơn), “Sumimasen” (xin lỗi), “konnichiwa” (xin chào) sau 3 thậm chí 5 năm học ở Nhật không phải là nhỏ. Những người có khả năng hiểu và nói được tiếng Nhật giao tiếp (ví dụ ở mức N3) cũng chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ. Nhiều người nói mà không viết được. Nếu bỏ đi sinh viên trường tiếng, các du học sinh ngành Nhật ngữ hay Đông phương học và các sinh viên bắt buộc học bằng tiếng Nhật thì tỉ lệ các sinh viên Việt Nam vốn đi du học bằng tiếng Anh có thể nói, viết và đọc được tiếng Nhật gần chạm… không (0).
Lý do nào khiến du học sinh Việt Nam không học tiếng Nhật? Có nhiều lý do.
Đối với sinh viên trường tiếng thì mắc bẫy “vừa học vừa làm” nên khi sang phải tối ngày đi cày, lên lớp thì ngủ gà ngủ gật. Hai năm học trường tiếng vốn tiếng Nhật chỉ có một nhúm.
Đối với sinh viên sang Nhật học bằng tiếng Anh thì phần vì bận nghiên cứu, phần vì nhanh thối chí do thấy khó học vào đầu (trường thường có lớp tiếng Nhật cho các sinh viên này) nên nhanh chóng bỏ không học nữa.
Người Nhật không nói tiếng Anh trong đời sống hàng ngày nhưng nước Nhật vận hành rất khoa học và có tính quy chuẩn cao. Vì thế mà “mù chữ” vẫn sống tốt. Thủ tục có người giúp (bạn bè, nhân viên công vụ), mua bán gần như tự động, tàu xe đi lại đơn giản… Cho nên người ta có thể sống tốt mà không cần phải đọc hay giao tiếp với người bản xứ.
Hơn nữa, người Việt có xu hướng lập làng khắp thế giới. Ở đâu cũng quây lại ở cùng nhau. Khi cần ăn nhậu ới nhau cái là có. Rất vui nhưng tạo ra một cộng đồng đóng kín không giao lưu được với người bản xứ.
Kết quả là đọc sách của người bản xứ là một giấc mơ rất xa xôi.
Hậu quả của việc không đọc sách của người bản xứ
Các cụ thường dạy “Đi một ngày đàng học một sàng khôn” và “Trăm nghe không bằng một thấy”.
Nhưng nếu chỉ đi đến nước ngoài học và sống để cảm nhận, học hỏi, tiếp thu qua “đi” và “thấy” thuần túy, người ta sẽ dễ rơi vào sự thiển cận hoặc lệch lạc. Người ta sẽ chỉ nhìn thấy những gì ở bề ngoài hay những gì nhìn thấy bằng hai con mắt. Người ta cũng sẽ chỉ đi được một con đường. Họ sẽ mất cơ hội để vừa đi vừa nghĩ về con đường của người khác đã, đang và sẽ đi. Sẽ không biết trước mình ai đã đi và họ để lại những gì.
Tôi đã từng rất ngạc nhiên khi thấy một anh bạn vừa tốt nghiệp thạc sĩ sau 2 năm học ở Nhật nói với tôi rằng: “Nước Nhật sạch sẽ thế này là do người ta trả lương cho lao công cao. Ở mình mà cứ trả tiền cao cho lao công là sạch hết.”
Đấy cũng là lý do giải thích tại sao số người Việt ra nước ngoài ngày càng lớn, trình độ học vấn của giới trẻ ngày càng cao, nhưng người Việt vẫn ôm trong mình một nhận thức mông lung và đầy ngây thơ về thế giới quanh mình.
Nguyễn Quốc Vương
Đăng lại từ Blog Người Bán Sách Rong (nguoibansachrong.com)
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Nobel Văn Chương 2024:
https://www.nhomcho.com/t36777-nobel-van-chuong-2024
LDN
Re: Sách
Những người không đọc sách, rốt cuộc là thua ở đâu? Thua mọi mặt!
Sưu tầm
Đọc sách quyết định bạn trở thành người ra sao, có một công việc như nào, sống một cuộc sống ra sao. Nó quyết định liệu bạn có thể đứng được ở nơi người khác hằng mong ước để ngắm nhìn thế giới, quen với một version tốt hơn của chính mình hay không. Đọc sách, vĩnh viễn là con đường tắt dẫn tới thành công nhanh nhất.
Từng đọc được một câu hỏi như này: "Tôi đã đọc qua rất nhiều đầu sách, nhưng sau này gần như quên hết sạch chúng, vậy ý nghĩa của đọc sách rốt cuộc là gì?"
Một cư dân mạng trả lời:
"Khi còn là một đứa trẻ, tôi đã ăn rất nhiều thứ, nhưng giờ không còn nhớ là mình đã ăn những gì.
Nhưng có một điều chắc chắn đó là, một phần trong chúng đã trở thành xương thịt của tôi. Đọc sách đối với sự thay đổi của con người cũng tương tự như vậy."
Đọc sách không phải là để trở thành học bá hay tiến sỹ, mà là để trong quá trình trưởng thành, những câu chuyện từng bị quên đi sẽ lắng đọng lại, hòa quyện vào khí chất, vào cách nói chuyện và cả những con chữ mà chúng ta viết ra.
Có lẽ, đọc sách không phải thú vui giải trí, nhưng nó hoàn toàn có thể đem lại niềm vui cho con người.
Nhưng không phải tất cả thời gian bạn dành cho việc đọc đều cho bạn sự hồi đáp mỗi giây mỗi phút.
Thế gian này, không có quyển sách nào là đọc vô ích cả, mỗi một trang sách, một câu chữ đều được tính.
Có lẽ ý nghĩa cuối cùng của việc đọc sách nằm ở chỗ, khi ta gặp khó khăn, khi gặp phải những đạo lý mà ta nghe không hiểu, hiểu không thấu, ta đều có thể tìm thấy đáp án thông qua đọc sách.
Đọc sách là tu hành
Một tác gia trong một cuốn sách của mình có viết như này:
"Đọc sách là một bài tập về mặt tinh thần, nó có ảnh hưởng tinh tế đến con người, giải phóng con người khỏi những ham muốn trần tục (tiền bạc, vật chất, vẻ đẹp bên ngoài, v.v.).
Đọc sách không chỉ để con người đạt được danh lợi theo nghĩa thế tục, mà là để thế giới tinh thần của con người được nạp điện, phong phú hơn."
Sự nạp điện này khiến người ta tìm được chốn bình yên giữa thế giới xô bồ và ồn ào.
Loại yên tĩnh này đến từ sự điềm tĩnh sâu bên trong nội tâm, là sự thong dong, ung dung khi đối mặt với thế giới phồn hoa, cũng là sự bình yên tìm thấy được khi đọc sách, khi đắm mình trong đại dương tri thức.
Một nhà văn khác nói: "Lý do vĩ đại nhất cho việc đọc sách chính là để thoát khỏi sự tầm thường."
Thông qua đọc sách, làm phong phú tri thức, gia tăng nhận thức, mọi tò mò trong quá trình va chạm với thế giới, mọi nhân tình thế thái, mọi ngờ hoặc với bản thân, bạn đều có thể tìm được đáp án thông qua việc đọc sách.
Yang Jiang, một nhà văn, dịch giả người Trung Quốc nói: "Có đọc nhiều sách, nội tâm mới không bị "vỡ đê"."
Vì đã nhìn thấy được trăm sắc thái nơi thế gian, nên đủ ung dung để đối diện với thế giới.
Người thích đọc sách, phần lớn đều là những người sống thông suốt, nội tâm phong phú.
Khi bạn học được cách đọc, bạn sẽ phát hiện ra, thì ra thế giới của đọc sách lớn hơn, bao la hơn tưởng tượng của mình rất nhiều.
Cũng giống như triết học gia Hesse từng nói: "Bất cứ đầu sách nào trên thế giới, cũng không thể đem lại cho bạn may mắn, nhưng chúng có thể giúp bạn trở thành một bản thân tốt hơn."
Đọc sách, là một kiểu trí tuệ
Khí chất, không chỉ là sự hoàng nhoáng mỹ lệ bên ngoài, mà còn là sự tài hoa, phong phú bên trong tâm hồn.
Bụng đày thơ ắt thăng hoa, muốn thay đổi khí chất của bản thân, phương pháp tốt nhất chính là đọc sách.
Người thích đọc sách, trên người luôn tỏa ra "hương sách" mê hoặc lòng người.
Vẻ đẹp toát ra từ trong ra ngoài này khác với vẻ lộng lẫy chỉ ở bên ngoài, và đó chính là sức hấp dẫn mà sách mang lại.
Tăng Quốc Phiên, một nhà Nho ưu tú của Trung Quốc từng nói: "Khí chất con người là trời sinh, vốn dĩ khó thay đổi, nhưng đọc sách có thể thay đổi khí chất này."
Thời gian chầm chậm trôi, năm tháng lắng đọng lại.
Con người rồi sẽ già đi, dung mạo mỹ miều rồi sẽ lão hóa, chỉ có khí chất mang "hương sách" mới có thể tồn tại qua thử thách của năm tháng, rồi ngày một trở nên phong phú hơn.
Những người không đọc sách, rốt cuộc là thua ở đâu? Thua mọi mặt! - Ảnh 3.
03
Đọc sách, là đường tắt
Con người sống một cuộc sống ra sao, không phải do vận mệnh, mà là do lựa chọn.
Nỗ lực đọc sách, không phải là để có thành tựu hơn người khác, mà là để bản thân trên con đường đời có nhiều quyền lựa chọn hơn.
Muốn nhìn được xa hơn, phải đứng ở nơi cao hơn; muốn sống cuộc sống của 1% người trên thế giới, bạn phải sở hữu tư cách để đứng vào hàng ngũ 1% đó.
Đọc sách, là bàn đạp tốt nhất để có một cuộc sống thành công hơn.
Có người nói: "Thế gian này, thứ duy nhất chỉ vào không ra, chỉ có tri thức và học thức."
Khi bạn thông qua đọc sách để có được tri thức, những trí tuệ mà bạn dung nạp được, mới là sự tự tin lớn nhất dành cho bạn.
Nó quyết định bạn trở thành người ra sao, có một công việc như nào, sống một cuộc sống ra sao.
Nó quyết định liệu bạn có thể đứng được ở nơi người khác hằng mong ước để ngắm nhìn thế giới, quen với một version tốt hơn của chính mình hay không.
Đọc sách, vĩnh viễn là con đường tắt dẫn tới thành công nhanh nhất.
Vì sao phải đọc sách?
Vì những nơi mà mắt không thấy được, con chữ thấy được; vì những chuyện mà đời người nghĩ không thông, con chữ thông được.
Vì đáp án mà cuộc sống không cho bạn được, con chữ làm được; vì con đường mà bạn không đi thông được, con chữ làm được.
Những cuốn sách từng đọc qua, những con chữ từng xem qua, đều sẽ trở thành thứ sức mạnh vô hình, rồi một ngày nào đó trở thành bàn đạp giúp bạn tiến xa hơn.
Shakespeare từng nói:
"Cuộc sống mà không có sách, cũng giống như không có ánh mặt trời; trong trí tuệ không có sách, cũng giống như chim mà không có cánh."
Đọc sách, nó bầu bạn với mỗi người qua năm tháng, giúp ta vượt qua khó khăn, tiến tới với thành tựu.
Nó giống như thứ ánh sáng vô hình, khắc sâu trong trái tim của mỗi người, rồi chuyển hóa thành EQ, thành sự tự tin, nho nhã và rộng lượng của bạn.
Sưu tầm
Đọc sách quyết định bạn trở thành người ra sao, có một công việc như nào, sống một cuộc sống ra sao. Nó quyết định liệu bạn có thể đứng được ở nơi người khác hằng mong ước để ngắm nhìn thế giới, quen với một version tốt hơn của chính mình hay không. Đọc sách, vĩnh viễn là con đường tắt dẫn tới thành công nhanh nhất.
Từng đọc được một câu hỏi như này: "Tôi đã đọc qua rất nhiều đầu sách, nhưng sau này gần như quên hết sạch chúng, vậy ý nghĩa của đọc sách rốt cuộc là gì?"
Một cư dân mạng trả lời:
"Khi còn là một đứa trẻ, tôi đã ăn rất nhiều thứ, nhưng giờ không còn nhớ là mình đã ăn những gì.
Nhưng có một điều chắc chắn đó là, một phần trong chúng đã trở thành xương thịt của tôi. Đọc sách đối với sự thay đổi của con người cũng tương tự như vậy."
Đọc sách không phải là để trở thành học bá hay tiến sỹ, mà là để trong quá trình trưởng thành, những câu chuyện từng bị quên đi sẽ lắng đọng lại, hòa quyện vào khí chất, vào cách nói chuyện và cả những con chữ mà chúng ta viết ra.
Có lẽ, đọc sách không phải thú vui giải trí, nhưng nó hoàn toàn có thể đem lại niềm vui cho con người.
Nhưng không phải tất cả thời gian bạn dành cho việc đọc đều cho bạn sự hồi đáp mỗi giây mỗi phút.
Thế gian này, không có quyển sách nào là đọc vô ích cả, mỗi một trang sách, một câu chữ đều được tính.
Có lẽ ý nghĩa cuối cùng của việc đọc sách nằm ở chỗ, khi ta gặp khó khăn, khi gặp phải những đạo lý mà ta nghe không hiểu, hiểu không thấu, ta đều có thể tìm thấy đáp án thông qua đọc sách.
Đọc sách là tu hành
Một tác gia trong một cuốn sách của mình có viết như này:
"Đọc sách là một bài tập về mặt tinh thần, nó có ảnh hưởng tinh tế đến con người, giải phóng con người khỏi những ham muốn trần tục (tiền bạc, vật chất, vẻ đẹp bên ngoài, v.v.).
Đọc sách không chỉ để con người đạt được danh lợi theo nghĩa thế tục, mà là để thế giới tinh thần của con người được nạp điện, phong phú hơn."
Sự nạp điện này khiến người ta tìm được chốn bình yên giữa thế giới xô bồ và ồn ào.
Loại yên tĩnh này đến từ sự điềm tĩnh sâu bên trong nội tâm, là sự thong dong, ung dung khi đối mặt với thế giới phồn hoa, cũng là sự bình yên tìm thấy được khi đọc sách, khi đắm mình trong đại dương tri thức.
Một nhà văn khác nói: "Lý do vĩ đại nhất cho việc đọc sách chính là để thoát khỏi sự tầm thường."
Thông qua đọc sách, làm phong phú tri thức, gia tăng nhận thức, mọi tò mò trong quá trình va chạm với thế giới, mọi nhân tình thế thái, mọi ngờ hoặc với bản thân, bạn đều có thể tìm được đáp án thông qua việc đọc sách.
Yang Jiang, một nhà văn, dịch giả người Trung Quốc nói: "Có đọc nhiều sách, nội tâm mới không bị "vỡ đê"."
Vì đã nhìn thấy được trăm sắc thái nơi thế gian, nên đủ ung dung để đối diện với thế giới.
Người thích đọc sách, phần lớn đều là những người sống thông suốt, nội tâm phong phú.
Khi bạn học được cách đọc, bạn sẽ phát hiện ra, thì ra thế giới của đọc sách lớn hơn, bao la hơn tưởng tượng của mình rất nhiều.
Cũng giống như triết học gia Hesse từng nói: "Bất cứ đầu sách nào trên thế giới, cũng không thể đem lại cho bạn may mắn, nhưng chúng có thể giúp bạn trở thành một bản thân tốt hơn."
Đọc sách, là một kiểu trí tuệ
Khí chất, không chỉ là sự hoàng nhoáng mỹ lệ bên ngoài, mà còn là sự tài hoa, phong phú bên trong tâm hồn.
Bụng đày thơ ắt thăng hoa, muốn thay đổi khí chất của bản thân, phương pháp tốt nhất chính là đọc sách.
Người thích đọc sách, trên người luôn tỏa ra "hương sách" mê hoặc lòng người.
Vẻ đẹp toát ra từ trong ra ngoài này khác với vẻ lộng lẫy chỉ ở bên ngoài, và đó chính là sức hấp dẫn mà sách mang lại.
Tăng Quốc Phiên, một nhà Nho ưu tú của Trung Quốc từng nói: "Khí chất con người là trời sinh, vốn dĩ khó thay đổi, nhưng đọc sách có thể thay đổi khí chất này."
Thời gian chầm chậm trôi, năm tháng lắng đọng lại.
Con người rồi sẽ già đi, dung mạo mỹ miều rồi sẽ lão hóa, chỉ có khí chất mang "hương sách" mới có thể tồn tại qua thử thách của năm tháng, rồi ngày một trở nên phong phú hơn.
Những người không đọc sách, rốt cuộc là thua ở đâu? Thua mọi mặt! - Ảnh 3.
03
Đọc sách, là đường tắt
Con người sống một cuộc sống ra sao, không phải do vận mệnh, mà là do lựa chọn.
Nỗ lực đọc sách, không phải là để có thành tựu hơn người khác, mà là để bản thân trên con đường đời có nhiều quyền lựa chọn hơn.
Muốn nhìn được xa hơn, phải đứng ở nơi cao hơn; muốn sống cuộc sống của 1% người trên thế giới, bạn phải sở hữu tư cách để đứng vào hàng ngũ 1% đó.
Đọc sách, là bàn đạp tốt nhất để có một cuộc sống thành công hơn.
Có người nói: "Thế gian này, thứ duy nhất chỉ vào không ra, chỉ có tri thức và học thức."
Khi bạn thông qua đọc sách để có được tri thức, những trí tuệ mà bạn dung nạp được, mới là sự tự tin lớn nhất dành cho bạn.
Nó quyết định bạn trở thành người ra sao, có một công việc như nào, sống một cuộc sống ra sao.
Nó quyết định liệu bạn có thể đứng được ở nơi người khác hằng mong ước để ngắm nhìn thế giới, quen với một version tốt hơn của chính mình hay không.
Đọc sách, vĩnh viễn là con đường tắt dẫn tới thành công nhanh nhất.
Vì sao phải đọc sách?
Vì những nơi mà mắt không thấy được, con chữ thấy được; vì những chuyện mà đời người nghĩ không thông, con chữ thông được.
Vì đáp án mà cuộc sống không cho bạn được, con chữ làm được; vì con đường mà bạn không đi thông được, con chữ làm được.
Những cuốn sách từng đọc qua, những con chữ từng xem qua, đều sẽ trở thành thứ sức mạnh vô hình, rồi một ngày nào đó trở thành bàn đạp giúp bạn tiến xa hơn.
Shakespeare từng nói:
"Cuộc sống mà không có sách, cũng giống như không có ánh mặt trời; trong trí tuệ không có sách, cũng giống như chim mà không có cánh."
Đọc sách, nó bầu bạn với mỗi người qua năm tháng, giúp ta vượt qua khó khăn, tiến tới với thành tựu.
Nó giống như thứ ánh sáng vô hình, khắc sâu trong trái tim của mỗi người, rồi chuyển hóa thành EQ, thành sự tự tin, nho nhã và rộng lượng của bạn.
Last edited by LDN on Thu May 26, 2022 2:41 am; edited 2 times in total
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Nobel Văn Chương 2024:
https://www.nhomcho.com/t36777-nobel-van-chuong-2024
LDN
Re: Sách
Tại sao tôi đọc tiểu thuyết
Moonfish - chungta
08:54 SA @ Thứ Tư - 03 Tháng Tám, 2005
Nếu tiểu thuyết lúc nào cũng hấp dẫn, dễ đọc thì câu hỏi trở nên thừa. Các con tôi không bao giờ hỏi tại sao người ta ăn kem cây. Chúng chỉ hỏi tại sao lại ăn những thứ chúng cho là không hấp dẫn. Con gái tôi cho rằng người ta không cần trồng rau cải hay nuôi cá tôm làm gì, vì con người có thể sống hoàn toàn hạnh phúc nhờ mỗi ngày ăn một bình kẹo dẻo. Tôi giải thích: ăn cà rốt sáng mắt, ăn rau dền luộc bổ máu…
Tại sao không dừng lại ở những cuốn sách đọc dễ như ăn kẹo dẻo, như Tề thiên đại thánh và Harry Potter. Tìm những cuốn sách ít hấp dẫn hơn để làm gì?
Vì đọc tiểu thuyết có lợi ích, giống như ăn rau dền luộc bổ máu?
Chúng ta làm một việc gì đó chỉ khi nào biết được nó có lợi vào việc gì thôi sao?
Ngôn ngữ của chúng ta có một giới từ rất thông dụng là từ “để”. Học bài để thi đậu, đi làm để kiếm tiền, giao tiếp xã hội để có người quen mà nhờ vả, đi du lịch để mở mang kiến thức, nghe bài Cô Thắm về làng để thư giãn. Tôi nghĩ rằng gắn được vế sau của mỗi câu ở phía sau chữ “để” cho mỗi việc tôi làm là tôi có được mục đích lớn của cuộc đời: nó là tổng số của những mục đích nhỏ xíu và nhỏ vừa, mỗi ngày, mỗi tháng, mỗi năm.
Cho đến một hôm, một người bạn cho rằng tôi không biết sống trong hiện tại. Tôi sống, cùng lắm, chỉ được một nửa. Tôi nói: “Sống mới một nửa mà đã quá khó, sống trọn làm sao làm nổi?” Người bạn hỏi tôi: “Đứng một chân và đứng hai chân, cái nào khó hơn?”
Tôi về nghĩ lại.
Cuộc sống tôi là một chuỗi hoạt động đuổi theo những mục đích ở phía trước. Cuộc đời xảy ra vào ngày mai. Không bao giờ có hôm nay. Không bao giờ có sự ung dung trong hiện tại. Hình như lúc nào tôi cũng đang cố giữ thăng bằng, tôi như người đứng một chân thật.
Ngày chúng tôi còn nhỏ, khi học sinh vật, học về một con thú hay một loại cây nào đó, sách giáo khoa thời trước luôn luôn dạy cho chúng tôi chúng có ích cho chúng ta ra sao. Con chồn cho thịt và lông, con voi kéo gỗ và cho ngà, gỗ bằng lăng dùng làm nhà, cây cầy, bần, đước thì làm than. Chúng tôi chỉ quan tâm đến vạn vật ở chỗ chúng phục vụ được những mục đích nào của con người mà thôi. Cuối cùng phải đến lúc rừng mất và thú tuyệt chủng. Nếu người ta nghĩ rằng trời sinh ra cái cây là vì cái cây, con voi là vì con voi và để yên cái cây và con voi được ở nơi trời sinh ra nó, thì sẽ còn rừng giữ đất, giữ không khí sạch, ngăn lũ xuống đồng bằng.
Để sống trọn vẹn hơn, theo người bạn học thiền của tôi, khi nói câu nào chỉ cần bỏ đi chữ “để” và cái vế đi sau đó. Đọc sách chứ không phải đọc sách để tích tụ kiến thức cho ngày mai. Nhìn trăng chứ không phải nhìn trăng để tâm hồn thư giãn. Để tâm hồn thư giãn không có gì sai, nhưng nó giới hạn sự nhìn trăng, cũng như đi tìm kiến thức trong một quyển sách loại bỏ những thứ khác trong quyển sách đó không được định nghĩa là kiến thức.
Một hôm, không ai dạy bảo, con tôi tự nhận ra rằng ăn rau lang luộc chấm tương cự đà ngon hơn ăn kẹo dẻo. Con người tự biết rằng các món ngọt ngào, dễ ăn không thôi không đủ nuôi sống mình. Người ta không chỉ cần có Tề thiên đại thánh và Harry Potter.
Tôi đọc tiểu thuyết vì tiểu thuyết không mang mục đích gì cả, nhờ vậy việc đọc của tôi thuần khiết. Trong một bức thư không gửi cho một nhà văn cùng thời vào năm 1865, Tolstoy viết: “Nếu có ai bảo tôi viết một cuốn tiểu thuyết trong đó tôi khẳng định một cách tuyệt đối cái mà tôi cho là quan điểm đúng cho tất cả các vấn đề xã hội, thì quyển tiểu thuyết đó không đáng để tôi dành ra hai tiếng đồng mà viết nó.”
Nếu cầm một cuốn sách lên, đọc được một lúc, tôi nhận ra được ý đồ của tác giả, thì tôi không còn tin quyển sách ấy nữa. Tôi có ngay cảm giác là câu nào, cảnh nào người viết cũng đưa vào để phục vụ cho cái ý đồ ấy, để khẳng định một quan điểm. Khi đọc một cuốn tiểu thuyết, tôi chỉ muốn được nghe kể chuyện mà thôi. Câu chuyện có đầu có đuôi hoặc thiếu đầu hoặc thiếu đuôi hoặc thiếu cả hai cũng không sao. Nhưng đừng hơn như vậy. Tolstoy cho rằng trong thế giới của nghệ thuật không có chỗ để chứa các công thức giải quyết những vấn đề xã hội.
Kho tàng triết lý của loài người nằm trong các tác phẩm văn học nhiều hơn trong những cuốn sách triết. Nhưng triết trong tiểu thuyết không có hệ thống, không khẳng định, nó bàng bạc giữa có và không, và nó tùy thuộc rất nhiều vào người đọc. Triết trong văn học là những đám mây trên trời, người đọc ngước nhìn và tự tả cho mình: đám mây này hình con thỏ, kia là ông khổng lồ, còn đây là ông câu cá, có cả chiếc thuyền con của ông ấy. Nếu người đọc nhìn mây không thấy ông khổng lồ và ông câu cá thì cũng chẳng sao, mây vẫn là mây, vẫn đẹp và nhất là nhẹ nhàng.
Người viết sách triết tìm cách hoàn tất một hệ thống tư tưởng chặt chẽ. Trong cuốn sách triết nào, phần kết luận cũng là phần quan trọng nhất. Còn người viết tiểu thuyết chỉ kể một câu chuyện, lang thang giữa vùng sáng và vùng tối của trái tim con người, đôi lúc phân vân không biết viết bao nhiêu thì đủ, bao nhiêu thì thừa. Cái khó trong một bức tranh là những nét không vẽ chứ không phải những nét được vẽ xuống khung vải. Sự khẳng định làm chết nghệ thuật. Những câu nào người viết còn được viết ra không khó bằng những câu phải để trống để cho nó tự thành hình trong đầu hay trong tim người đọc. Một cuốn tiểu thuyết hay, giống như cuộc đời, không bao giờ hoàn tất.
Tiểu thuyết, trong khi không mang mục đích thông tin, chuyên chở kiến thức, lại làm cho ta hiểu về con người, về lòng tin, nơi họ sống, lịch sử, thời tiết, mùa màng… sâu hơn những sách chuyên đề. Cơ quan nhi đồng của Liên hiệp quốc có thể thống kê về số trẻ con được sinh ra trong một năm nào đó ở một nơi nào đó ở Phi châu, số trẻ con đau yếu, được chữa bệnh hoặc không được chữa, chế độ dinh dưỡng của chúng, được đến trường, học nghề hay đi cuốc đất. Đọc những bài viết tỉ mỉ đó, bạn không biết một đứa trẻ khi làm vỡ một cái bát nó có bị đòn hay không; miếng thịt hiếm hoi trong bữa cơm gia đình vào miệng người cha hay đứa con ốm yếu nhất; khi buồn khổ đứa nhỏ úp đầu vào lòng mẹ hay đến ngồi bên một gốc cây; nó mơ những gì và kể giấc mơ của nó cho một cái tượng gỗ, đứa em gái hay là những ngôi sao? Nhà xã hội học có thể cung cấp cho bạn trăm nghìn con số tiêu biểu cho trẻ con ở Phi châu, nhưng qua những con số đó bạn không nhìn thấy một gương mặt, một kiếp sống, một hy vọng nào. Bức tranh càng tiêu biểu, thì cây cỏ trong đó càng mờ nhạt. Nhà văn, trái lại, không biết những con số. Anh ta có một câu chuyện về một đứa bé và một nỗi buồn không đếm được bằng số. Anh ta thức đêm đốt đèn để viết câu chuyện ấy ra, không biết để làm gì.
Moonfish - chungta
08:54 SA @ Thứ Tư - 03 Tháng Tám, 2005
Nếu tiểu thuyết lúc nào cũng hấp dẫn, dễ đọc thì câu hỏi trở nên thừa. Các con tôi không bao giờ hỏi tại sao người ta ăn kem cây. Chúng chỉ hỏi tại sao lại ăn những thứ chúng cho là không hấp dẫn. Con gái tôi cho rằng người ta không cần trồng rau cải hay nuôi cá tôm làm gì, vì con người có thể sống hoàn toàn hạnh phúc nhờ mỗi ngày ăn một bình kẹo dẻo. Tôi giải thích: ăn cà rốt sáng mắt, ăn rau dền luộc bổ máu…
Tại sao không dừng lại ở những cuốn sách đọc dễ như ăn kẹo dẻo, như Tề thiên đại thánh và Harry Potter. Tìm những cuốn sách ít hấp dẫn hơn để làm gì?
Vì đọc tiểu thuyết có lợi ích, giống như ăn rau dền luộc bổ máu?
Chúng ta làm một việc gì đó chỉ khi nào biết được nó có lợi vào việc gì thôi sao?
Ngôn ngữ của chúng ta có một giới từ rất thông dụng là từ “để”. Học bài để thi đậu, đi làm để kiếm tiền, giao tiếp xã hội để có người quen mà nhờ vả, đi du lịch để mở mang kiến thức, nghe bài Cô Thắm về làng để thư giãn. Tôi nghĩ rằng gắn được vế sau của mỗi câu ở phía sau chữ “để” cho mỗi việc tôi làm là tôi có được mục đích lớn của cuộc đời: nó là tổng số của những mục đích nhỏ xíu và nhỏ vừa, mỗi ngày, mỗi tháng, mỗi năm.
Cho đến một hôm, một người bạn cho rằng tôi không biết sống trong hiện tại. Tôi sống, cùng lắm, chỉ được một nửa. Tôi nói: “Sống mới một nửa mà đã quá khó, sống trọn làm sao làm nổi?” Người bạn hỏi tôi: “Đứng một chân và đứng hai chân, cái nào khó hơn?”
Tôi về nghĩ lại.
Cuộc sống tôi là một chuỗi hoạt động đuổi theo những mục đích ở phía trước. Cuộc đời xảy ra vào ngày mai. Không bao giờ có hôm nay. Không bao giờ có sự ung dung trong hiện tại. Hình như lúc nào tôi cũng đang cố giữ thăng bằng, tôi như người đứng một chân thật.
Ngày chúng tôi còn nhỏ, khi học sinh vật, học về một con thú hay một loại cây nào đó, sách giáo khoa thời trước luôn luôn dạy cho chúng tôi chúng có ích cho chúng ta ra sao. Con chồn cho thịt và lông, con voi kéo gỗ và cho ngà, gỗ bằng lăng dùng làm nhà, cây cầy, bần, đước thì làm than. Chúng tôi chỉ quan tâm đến vạn vật ở chỗ chúng phục vụ được những mục đích nào của con người mà thôi. Cuối cùng phải đến lúc rừng mất và thú tuyệt chủng. Nếu người ta nghĩ rằng trời sinh ra cái cây là vì cái cây, con voi là vì con voi và để yên cái cây và con voi được ở nơi trời sinh ra nó, thì sẽ còn rừng giữ đất, giữ không khí sạch, ngăn lũ xuống đồng bằng.
Để sống trọn vẹn hơn, theo người bạn học thiền của tôi, khi nói câu nào chỉ cần bỏ đi chữ “để” và cái vế đi sau đó. Đọc sách chứ không phải đọc sách để tích tụ kiến thức cho ngày mai. Nhìn trăng chứ không phải nhìn trăng để tâm hồn thư giãn. Để tâm hồn thư giãn không có gì sai, nhưng nó giới hạn sự nhìn trăng, cũng như đi tìm kiến thức trong một quyển sách loại bỏ những thứ khác trong quyển sách đó không được định nghĩa là kiến thức.
Một hôm, không ai dạy bảo, con tôi tự nhận ra rằng ăn rau lang luộc chấm tương cự đà ngon hơn ăn kẹo dẻo. Con người tự biết rằng các món ngọt ngào, dễ ăn không thôi không đủ nuôi sống mình. Người ta không chỉ cần có Tề thiên đại thánh và Harry Potter.
Tôi đọc tiểu thuyết vì tiểu thuyết không mang mục đích gì cả, nhờ vậy việc đọc của tôi thuần khiết. Trong một bức thư không gửi cho một nhà văn cùng thời vào năm 1865, Tolstoy viết: “Nếu có ai bảo tôi viết một cuốn tiểu thuyết trong đó tôi khẳng định một cách tuyệt đối cái mà tôi cho là quan điểm đúng cho tất cả các vấn đề xã hội, thì quyển tiểu thuyết đó không đáng để tôi dành ra hai tiếng đồng mà viết nó.”
Nếu cầm một cuốn sách lên, đọc được một lúc, tôi nhận ra được ý đồ của tác giả, thì tôi không còn tin quyển sách ấy nữa. Tôi có ngay cảm giác là câu nào, cảnh nào người viết cũng đưa vào để phục vụ cho cái ý đồ ấy, để khẳng định một quan điểm. Khi đọc một cuốn tiểu thuyết, tôi chỉ muốn được nghe kể chuyện mà thôi. Câu chuyện có đầu có đuôi hoặc thiếu đầu hoặc thiếu đuôi hoặc thiếu cả hai cũng không sao. Nhưng đừng hơn như vậy. Tolstoy cho rằng trong thế giới của nghệ thuật không có chỗ để chứa các công thức giải quyết những vấn đề xã hội.
Kho tàng triết lý của loài người nằm trong các tác phẩm văn học nhiều hơn trong những cuốn sách triết. Nhưng triết trong tiểu thuyết không có hệ thống, không khẳng định, nó bàng bạc giữa có và không, và nó tùy thuộc rất nhiều vào người đọc. Triết trong văn học là những đám mây trên trời, người đọc ngước nhìn và tự tả cho mình: đám mây này hình con thỏ, kia là ông khổng lồ, còn đây là ông câu cá, có cả chiếc thuyền con của ông ấy. Nếu người đọc nhìn mây không thấy ông khổng lồ và ông câu cá thì cũng chẳng sao, mây vẫn là mây, vẫn đẹp và nhất là nhẹ nhàng.
Người viết sách triết tìm cách hoàn tất một hệ thống tư tưởng chặt chẽ. Trong cuốn sách triết nào, phần kết luận cũng là phần quan trọng nhất. Còn người viết tiểu thuyết chỉ kể một câu chuyện, lang thang giữa vùng sáng và vùng tối của trái tim con người, đôi lúc phân vân không biết viết bao nhiêu thì đủ, bao nhiêu thì thừa. Cái khó trong một bức tranh là những nét không vẽ chứ không phải những nét được vẽ xuống khung vải. Sự khẳng định làm chết nghệ thuật. Những câu nào người viết còn được viết ra không khó bằng những câu phải để trống để cho nó tự thành hình trong đầu hay trong tim người đọc. Một cuốn tiểu thuyết hay, giống như cuộc đời, không bao giờ hoàn tất.
Tiểu thuyết, trong khi không mang mục đích thông tin, chuyên chở kiến thức, lại làm cho ta hiểu về con người, về lòng tin, nơi họ sống, lịch sử, thời tiết, mùa màng… sâu hơn những sách chuyên đề. Cơ quan nhi đồng của Liên hiệp quốc có thể thống kê về số trẻ con được sinh ra trong một năm nào đó ở một nơi nào đó ở Phi châu, số trẻ con đau yếu, được chữa bệnh hoặc không được chữa, chế độ dinh dưỡng của chúng, được đến trường, học nghề hay đi cuốc đất. Đọc những bài viết tỉ mỉ đó, bạn không biết một đứa trẻ khi làm vỡ một cái bát nó có bị đòn hay không; miếng thịt hiếm hoi trong bữa cơm gia đình vào miệng người cha hay đứa con ốm yếu nhất; khi buồn khổ đứa nhỏ úp đầu vào lòng mẹ hay đến ngồi bên một gốc cây; nó mơ những gì và kể giấc mơ của nó cho một cái tượng gỗ, đứa em gái hay là những ngôi sao? Nhà xã hội học có thể cung cấp cho bạn trăm nghìn con số tiêu biểu cho trẻ con ở Phi châu, nhưng qua những con số đó bạn không nhìn thấy một gương mặt, một kiếp sống, một hy vọng nào. Bức tranh càng tiêu biểu, thì cây cỏ trong đó càng mờ nhạt. Nhà văn, trái lại, không biết những con số. Anh ta có một câu chuyện về một đứa bé và một nỗi buồn không đếm được bằng số. Anh ta thức đêm đốt đèn để viết câu chuyện ấy ra, không biết để làm gì.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Nobel Văn Chương 2024:
https://www.nhomcho.com/t36777-nobel-van-chuong-2024
LDN
Re: Sách
Bài này viết quá dở văn học cổ điển khó đọc cho ~ ai 0 quen cách hành văn, nhưng bảo muốn hiểu rõ, biết được cái hay của tiểu thuyết phải biết lịch sử thời đó v.v..thì hoàn toàn sai
Bà Hartmann thì chả biết là ai. Hy vọng 0 phải thầy giáo dạy Văn Chương
Tại sao văn học kinh điển thường khó đọc?
Trạm Sách
Bạn đã bao giờ từng cầm lên và thử đọc một cuốn sách văn học kinh điển nhưng rồi chỉ thấy nó chán ngán, khó đọc hay chưa? Có lẽ đó là cuốn Bố già, Những người khốn khổ, hay bất kì cuốn kinh điển nào khác? Bạn cảm thấy quá khó khăn để đọc cuốn sách đó và chỉ đơn giản là từ bỏ, đặt nó sang một bên. Vậy vấn đề nằm ở đâu vậy nhỉ? Vấn đề là ở chúng ta, những người đọc sách thiếu đi kiến thức và bối cảnh để hiểu và trân trọng những tác phẩm văn học kinh điển.
Bạn có còn nhớ những tiết học ngữ văn ở trường, luôn có một phần giới thiệu tác giả và bối cảnh trước khi học bất kỳ một tác phẩm nào hay không? Thế nhưng khi gắn với một cuốn tiểu thuyết, chúng ta lại quên mất công việc quan trọng đó. Thiếu bối cảnh, những giá trị, ý nghĩa trong một cuốn sách kinh điển có thể bị hiểu lầm, hiểu sai, hoặc bị bỏ qua hoàn toàn. Đầu tiên, chúng ta hầu như không hiểu bối cảnh ngôn ngữ khi đọc một tác phẩm văn học kinh điển. Ngôn ngữ phát triển, cấu trúc câu thay đổi, những từ ngữ mới xuất hiện rồi lại trở lên lỗi thời, ngay cả ý nghĩa của từ cũng biến đổi theo. Và tiếng Anh, ngôn ngữ gốc trong phần lớn các tác phẩm kinh điển, cũng không phải là ngoại lệ.
Một ví dụ đơn giản đó là lối viết ưu hình tượng của Shakespeare được viết bằng tiếng Anh Cận Đại vẫn còn một vài từ cổ, đã đủ khiến nhiều độc giả bản ngữ cảm thấy bối rối rồi. So với Shakespeare, văn phong của ba chị em nhà Bronte (tác giả của Đồi gió hú, Jane Eyre) xem ra có vẻ đơn giản, ngoại trừ một điều. Như rất nhiều tác giả thuộc thế kỷ XIX khác, họ sử dụng cấu trúc câu dài, bóng bảy, thiên về tả, khác hẳn với cấu trúc câu văn ngắn gọn ngày nay. Chính điều đó khiến nhiều độc giả ngày nay cảm thấy mệt mỏi, buồn ngủ khi đọc các tác phẩm văn học thế kỷ XIX.
Bên cạnh đó, đối với những độc giả Việt như chúng ta, việc không được tiếp xúc trực tiếp với tác phẩm mà phải cảm thụ qua bản dịch, bản “viết” lại, đã làm thay đổi ít nhiều cách chúng ta tiếp cận với các tác phẩm kinh điển.
Chúng ta không hiểu được sự khác biệt trong văn phong, ngôn ngữ giữa các tác phẩm văn học, và đôi khi lại vô tình đổ lỗi cho dịch giả dịch kém, dài dòng và khó hiểu. Lý do thứ hai khiến văn học kinh điển thường “khó đọc” và “khô khan” là do chúng ta thiếu hiểu biết về bối cảnh lịch sử và văn hóa của truyện. Phần lớn tác giả viết cho những người đương thời họ đọc, chứ không phải cho những thế hệ độc giả sau 100 năm. Họ cho rằng độc giả của họ hiểu rõ về bối cảnh xã hội và văn hóa trong tác phẩm. Thế nhưng khi một cuốn sách vượt qua được thử thách của thời gian, điều đó đã không còn đúng nữa. Như rất nhiều những tác giả của dòng văn học kinh điển thường công kích những định kiến văn hóa, tôn giáo của xã hội đương thời, thì Jane Austen là một ví dụ điển hình. Nếu không hiểu bối cảnh nước Anh thế kỷ XIX trong Kiêu hãnh và định kiến, bạn sẽ bỏ lỡ một Jane Austen sắc sảo, sâu cay đang châm biếm, công kích những định kiến của xã hội thời đó về số phận của những người phụ nữ thuộc xã hội của bà. Thứ ba, việc chúng ta không nhận ra được các ẩn ý, biểu tượng cũng là một trở ngại to lớn trong khi đọc các tác phẩm kinh điển. Chắc hẳn bạn còn nhớ tiết học về những biểu tượng trong tác phẩm “Ông già và biển cả” năm lớp 12 chứ? Thiếu đi nguyên lý “tảng băng trôi” – một câu truyện với nhiều tầng ý nghĩa sâu sắc, thì cuốn tiểu thuyết của Hemingway có lẽ đã chẳng thể trở thành tác phẩm kinh điển nổi tiếng đến vậy. Một lý do khác đó là một vài tác phẩm văn học kinh điển mà chúng ta đang đọc ngày nay không được thể hiện đúng với định dạng gốc của nó. Như các tác phẩm của Shakespeare vốn là để diễn trên sân khấu, chứ không phải trên những trang giấy lời thoại. Một vài tác phẩm kinh điển thế kỷ 19 cũng trong tình cảnh tương tự. Ví dụ như Anna Karenina, các tác phẩm của Charles Dickens, Bá tước Monte Cristo, được xuất bản theo từng chương một và tác giả được trả công theo số chữ của tác phẩm; việc đó đã khuyến khích các tác giả viết nhiều và nhiều hơn nữa. Đó là lý do tại sao Anna Karenina lại dài đến hơn 1000 trang giấy đầy những đoạn miêu tả cảnh Levin sải bước trên thảm cỏ. Điều ấy cũng dẫn đến việc các tác giả không chú ý đến sự nhất quán cách kể giữa các chương truyện, tạo ra sự đứt gãy trong quá trình đọc khi chuyển từ ngôi kể này sang ngôi kể khác. Có lẽ sẽ là tốt hơn nếu bạn đọc những tác phẩm ấy thành từng đoạn nhỏ, như những độc giả tạp chí đã đọc cách đây hơn 100 năm trước.
Kết lại, bạn không thể đòi hỏi một tác phẩm kinh điển trở nên dễ đọc hay thú vị hơn, điều bạn cần là một cái đầu mở và chấp nhận sự thật rằng phải nghiên cứu trước bối cảnh cuốn sách kinh điển được viết lên. Lần sau, có lẽ bạn nên ngó qua trang Wikipedia về cách mạng Pháp trước (và trong khi) đọc Những người khốn khổ.
Based on Cristina Hartmann’s answer on Quora: Why it is so hard to read classics?
Bà Hartmann thì chả biết là ai. Hy vọng 0 phải thầy giáo dạy Văn Chương
Tại sao văn học kinh điển thường khó đọc?
Trạm Sách
Bạn đã bao giờ từng cầm lên và thử đọc một cuốn sách văn học kinh điển nhưng rồi chỉ thấy nó chán ngán, khó đọc hay chưa? Có lẽ đó là cuốn Bố già, Những người khốn khổ, hay bất kì cuốn kinh điển nào khác? Bạn cảm thấy quá khó khăn để đọc cuốn sách đó và chỉ đơn giản là từ bỏ, đặt nó sang một bên. Vậy vấn đề nằm ở đâu vậy nhỉ? Vấn đề là ở chúng ta, những người đọc sách thiếu đi kiến thức và bối cảnh để hiểu và trân trọng những tác phẩm văn học kinh điển.
Bạn có còn nhớ những tiết học ngữ văn ở trường, luôn có một phần giới thiệu tác giả và bối cảnh trước khi học bất kỳ một tác phẩm nào hay không? Thế nhưng khi gắn với một cuốn tiểu thuyết, chúng ta lại quên mất công việc quan trọng đó. Thiếu bối cảnh, những giá trị, ý nghĩa trong một cuốn sách kinh điển có thể bị hiểu lầm, hiểu sai, hoặc bị bỏ qua hoàn toàn. Đầu tiên, chúng ta hầu như không hiểu bối cảnh ngôn ngữ khi đọc một tác phẩm văn học kinh điển. Ngôn ngữ phát triển, cấu trúc câu thay đổi, những từ ngữ mới xuất hiện rồi lại trở lên lỗi thời, ngay cả ý nghĩa của từ cũng biến đổi theo. Và tiếng Anh, ngôn ngữ gốc trong phần lớn các tác phẩm kinh điển, cũng không phải là ngoại lệ.
Một ví dụ đơn giản đó là lối viết ưu hình tượng của Shakespeare được viết bằng tiếng Anh Cận Đại vẫn còn một vài từ cổ, đã đủ khiến nhiều độc giả bản ngữ cảm thấy bối rối rồi. So với Shakespeare, văn phong của ba chị em nhà Bronte (tác giả của Đồi gió hú, Jane Eyre) xem ra có vẻ đơn giản, ngoại trừ một điều. Như rất nhiều tác giả thuộc thế kỷ XIX khác, họ sử dụng cấu trúc câu dài, bóng bảy, thiên về tả, khác hẳn với cấu trúc câu văn ngắn gọn ngày nay. Chính điều đó khiến nhiều độc giả ngày nay cảm thấy mệt mỏi, buồn ngủ khi đọc các tác phẩm văn học thế kỷ XIX.
Bên cạnh đó, đối với những độc giả Việt như chúng ta, việc không được tiếp xúc trực tiếp với tác phẩm mà phải cảm thụ qua bản dịch, bản “viết” lại, đã làm thay đổi ít nhiều cách chúng ta tiếp cận với các tác phẩm kinh điển.
Chúng ta không hiểu được sự khác biệt trong văn phong, ngôn ngữ giữa các tác phẩm văn học, và đôi khi lại vô tình đổ lỗi cho dịch giả dịch kém, dài dòng và khó hiểu. Lý do thứ hai khiến văn học kinh điển thường “khó đọc” và “khô khan” là do chúng ta thiếu hiểu biết về bối cảnh lịch sử và văn hóa của truyện. Phần lớn tác giả viết cho những người đương thời họ đọc, chứ không phải cho những thế hệ độc giả sau 100 năm. Họ cho rằng độc giả của họ hiểu rõ về bối cảnh xã hội và văn hóa trong tác phẩm. Thế nhưng khi một cuốn sách vượt qua được thử thách của thời gian, điều đó đã không còn đúng nữa. Như rất nhiều những tác giả của dòng văn học kinh điển thường công kích những định kiến văn hóa, tôn giáo của xã hội đương thời, thì Jane Austen là một ví dụ điển hình. Nếu không hiểu bối cảnh nước Anh thế kỷ XIX trong Kiêu hãnh và định kiến, bạn sẽ bỏ lỡ một Jane Austen sắc sảo, sâu cay đang châm biếm, công kích những định kiến của xã hội thời đó về số phận của những người phụ nữ thuộc xã hội của bà. Thứ ba, việc chúng ta không nhận ra được các ẩn ý, biểu tượng cũng là một trở ngại to lớn trong khi đọc các tác phẩm kinh điển. Chắc hẳn bạn còn nhớ tiết học về những biểu tượng trong tác phẩm “Ông già và biển cả” năm lớp 12 chứ? Thiếu đi nguyên lý “tảng băng trôi” – một câu truyện với nhiều tầng ý nghĩa sâu sắc, thì cuốn tiểu thuyết của Hemingway có lẽ đã chẳng thể trở thành tác phẩm kinh điển nổi tiếng đến vậy. Một lý do khác đó là một vài tác phẩm văn học kinh điển mà chúng ta đang đọc ngày nay không được thể hiện đúng với định dạng gốc của nó. Như các tác phẩm của Shakespeare vốn là để diễn trên sân khấu, chứ không phải trên những trang giấy lời thoại. Một vài tác phẩm kinh điển thế kỷ 19 cũng trong tình cảnh tương tự. Ví dụ như Anna Karenina, các tác phẩm của Charles Dickens, Bá tước Monte Cristo, được xuất bản theo từng chương một và tác giả được trả công theo số chữ của tác phẩm; việc đó đã khuyến khích các tác giả viết nhiều và nhiều hơn nữa. Đó là lý do tại sao Anna Karenina lại dài đến hơn 1000 trang giấy đầy những đoạn miêu tả cảnh Levin sải bước trên thảm cỏ. Điều ấy cũng dẫn đến việc các tác giả không chú ý đến sự nhất quán cách kể giữa các chương truyện, tạo ra sự đứt gãy trong quá trình đọc khi chuyển từ ngôi kể này sang ngôi kể khác. Có lẽ sẽ là tốt hơn nếu bạn đọc những tác phẩm ấy thành từng đoạn nhỏ, như những độc giả tạp chí đã đọc cách đây hơn 100 năm trước.
Kết lại, bạn không thể đòi hỏi một tác phẩm kinh điển trở nên dễ đọc hay thú vị hơn, điều bạn cần là một cái đầu mở và chấp nhận sự thật rằng phải nghiên cứu trước bối cảnh cuốn sách kinh điển được viết lên. Lần sau, có lẽ bạn nên ngó qua trang Wikipedia về cách mạng Pháp trước (và trong khi) đọc Những người khốn khổ.
Based on Cristina Hartmann’s answer on Quora: Why it is so hard to read classics?
Last edited by LDN on Thu Feb 17, 2022 1:44 pm; edited 2 times in total
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Nobel Văn Chương 2024:
https://www.nhomcho.com/t36777-nobel-van-chuong-2024
LDN
Re: Sách
Khoái đọc tiểu thuyết nên nghèo mạt rệp
Tiểu thuyết - thứ vô bổ tốn thì giờ?
"Mày đọc tiểu thuyết thì được cái gì? Có cũng cấp kiến thức không? Úi! Nghe quen chưa? Hãy cho tôi thấy cánh tay của các ông bà mọt...
Hồi mới bước chân vào cộng đồng mọt sách, tôi cũng vô tư chẳng nghĩ gì nhiều, đơn giản là thích đọc thôi. Lâu lâu mới thấy, có nhiều người coi thường cái thể loại sách mà mình không đọc.
Không lâu trước tôi kết bạn và nói chuyện cùng một ông trên Facebook. Có một lần, tôi chỉ sửa một chút với ông ấy rằng cuốn "Hôm nay tôi thất tình" gọi là tản văn chứ không phải tiểu thuyết. Ông bạn trả lời rằng: "Với anh, kiến thức + thực nghiệm = sách. Còn lại là tiểu thuyết hết." Ồ! Mình trót không chung thế giới mất rồi.img_0
Nếu theo dõi lâu trên Mọt sách's Confession, chúng ta sẽ thấy nhiều ý kiến kiểu kiểu vậy. Chẳng vấn đề gì với việc một người thích và không thích một thể loại, một cuốn sách, một tác giả. Ô cê bạn không thích. Và hết. Hãy kệ cái sự thích của người khác. Mà thôi, đây không phải cái chính tôi đang nói đến ở đây.
Có một dạo, gần đây thôi, tôi cũng khá bối rối về những gì người ta nói. Tôi bắt đầu ngừng mua thêm sách (À thật ra để đọc nốt đống chưa đọc thôi - mà sẽ chẳng bao giờ hết được). Tôi cho rằng mỗi người viết ra một cuốn sách đều có mục đích và phải có giá trị nhất định. Một người bạn từng bảo, ước mơ có thể viết được một cuốn sách có thể 'cứu' một con người. Ừ! Cũng đúng. Vậy tôi đang có gì từ những thứ tôi đang đọc? Tôi cảm thấy u uất và cái nhìn méo mó với cuộc đời mỗi khi kết thúc một cuốn sách của Haruki Murakami. Tôi thu mình hơn sau những trang chữ của Patrick Modiano. Như thế có tốt không? Thực sự, tôi đã phần nào cảm thấy mình ngày càng tự cô lập mình hơn, chẳng biết do đâu.
Thế rồi tôi xa nhà để đi học. Tôi không thể mang hết số sách của mình lên, nên cố gắng chọn ra những cuốn chưa đọc và những cuốn cần thiết. Sách lịch sử, sách Tiếng Anh, vài cuốn văn học Việt cũ.
Những thay đổi ban đầu cùng những áp lực của cuộc sống mới bắt đầu làm tôi mệt mỏi. Tôi lại thêm lần nữa tự chôn mình vào cõi trầm lặng của bản thân, không chuyện trò, không giao tiếp. Đấy là những ngày tôi thả mình vào khung ghế gỗ của Cầm mà thở hắt nặng nề, cố gắng thả lỏng để giải tỏa thứ đè nặng lên lồng ngực. Lúc ấy tôi thèm vô cùng những dòng lạc lõng vô định không neo đậu trong 'Ở quán cà phê của tuổi trẻ lạc lối', những chương sách bóc vỏ cuộc sống đến lớp sâu thẳm của Haruki Murakami. Tôi không cần biết đến những diễn biến, những hi sinh trong lịch sử nữa. Tôi cũng không muốn hiểu nữa về sự nhân đạo đã xa tôi cả nửa thế kỷ. Tôi chỉ cần, rất cần một ai đó cũng đang lạc lòng, đang u uất như vậy. Tôi cần những con chữ có thể diễn tả thứ cảm xúc mà tôi không thể thốt ra thành lời. Và đó là thứ đầu tiên tôi nhận ra: SỰ ĐỒNG CẢM. Và đấy cũng là giá trị to lớn và cốt lõi nhất.
Văn học nói chung, và tiểu thuyết nói riêng chẳng thể cung cấp cho bạn những những kiến thức khoa học chính xác. Nó chỉ là những câu chuyện, thậm chí bịa đặt. Nhưng quy luật đào thải của xã hội luôn luôn tồn tại, và nếu thực vô bổ hay không có giá trị, nó chẳng thể còn đến tận ngày nay.
Thế này nhé, tiểu thuyết do ai viết ra? Dĩ nhiên con người rồi. Mà con người lấy nguyên liệu từ đâu? Từ những gì sẵn có. Mà cái gì sẵn có với con người? Chính là cuộc sống xung quanh.
Giá trị của văn học, mà tiểu thuyết là một phần của nó, chẳng hơn gì hai chữ 'cảm xúc'. Trong cuốn 'Bóng hình của gió' có một lời thoại rằng: "Sách như tấm gương: cậu chỉ nhìn thấy trong chúng những gì cậu đã sẵn có trong bản thân mình." Người ta cũng luôn nói, văn học chính là phễu lọc tâm hồn. Cảm xúc thì bao la rộng lớn và khác nhau ở mỗi người. Điều tuyệt vời chính là tìm thấy bản thân trong những trang sách, và người ta cũng chỉ có thể yêu thích một cuốn sách khi thấy mình trong đấy.
Sao nào? Ừ đấy, bọn tôi thừa nhận đấy. Rằng cái đống tiểu thuyết đấy chẳng cho bọn tôi tí tẹo kiến thức chính xác nào. Có thể đọc xong cái này còn phải chạy đi tra cứu xem nó có đúng là thật không. Cũng chẳng sai đâu cái việc bọn tôi là lũ suốt ngày sống trong ảo tưởng, cắm cổ vào cái thứ người ta bịa ra rồi tấm tắc khen hay. Mơ mộng hão huyền. Xa rời thực tế. Vô bổ. Bọn tôi xin nhận hết. Chẳng cái nào sai cả đâu.
Nhưng các ông ạ, cuộc sống này đã quá nhiều điều mệt mỏi rồi. Đôi khi tôi cũng chỉ muốn dành một khoảng thời gian trong ngày để lạc vào thế giới khác, dù nó không có thật đi nữa. Cuộc sống ngày càng bận rộn hơn, chẳng ai có thời gian để lắng nghe ai nữa, nói gì đến thấu hiểu. Vậy nên đi tìm sự đồng càm ở một nơi khác thì có sao. Chưa trải qua nên có thể sẽ không biết rằng, một sự chia sẻ và thấu hiểu đúng lúc, dù là từ đâu đi nữa, thì đều có ý nghĩa vô cùng lớn lao đối với người nhận được, thậm chí có thể vực dậy cả một tâm hồn. Chúng tôi chỉ đơn giản đang chia sẻ qua lại với nhau, tác giả và người đọc, cho và nhận và cho đi.
Thế nên là, bây giờ có ai hỏi tôi về cái sự ích lợi của việc đọc tiểu thuyết hay văn học (với thái độ lồi lõm), thì tôi sẽ cứ mỉm cười mà rằng: Đấy là việc của bố mày!
Tiểu thuyết - thứ vô bổ tốn thì giờ?
"Mày đọc tiểu thuyết thì được cái gì? Có cũng cấp kiến thức không? Úi! Nghe quen chưa? Hãy cho tôi thấy cánh tay của các ông bà mọt...
Hồi mới bước chân vào cộng đồng mọt sách, tôi cũng vô tư chẳng nghĩ gì nhiều, đơn giản là thích đọc thôi. Lâu lâu mới thấy, có nhiều người coi thường cái thể loại sách mà mình không đọc.
Không lâu trước tôi kết bạn và nói chuyện cùng một ông trên Facebook. Có một lần, tôi chỉ sửa một chút với ông ấy rằng cuốn "Hôm nay tôi thất tình" gọi là tản văn chứ không phải tiểu thuyết. Ông bạn trả lời rằng: "Với anh, kiến thức + thực nghiệm = sách. Còn lại là tiểu thuyết hết." Ồ! Mình trót không chung thế giới mất rồi.img_0
Nếu theo dõi lâu trên Mọt sách's Confession, chúng ta sẽ thấy nhiều ý kiến kiểu kiểu vậy. Chẳng vấn đề gì với việc một người thích và không thích một thể loại, một cuốn sách, một tác giả. Ô cê bạn không thích. Và hết. Hãy kệ cái sự thích của người khác. Mà thôi, đây không phải cái chính tôi đang nói đến ở đây.
Có một dạo, gần đây thôi, tôi cũng khá bối rối về những gì người ta nói. Tôi bắt đầu ngừng mua thêm sách (À thật ra để đọc nốt đống chưa đọc thôi - mà sẽ chẳng bao giờ hết được). Tôi cho rằng mỗi người viết ra một cuốn sách đều có mục đích và phải có giá trị nhất định. Một người bạn từng bảo, ước mơ có thể viết được một cuốn sách có thể 'cứu' một con người. Ừ! Cũng đúng. Vậy tôi đang có gì từ những thứ tôi đang đọc? Tôi cảm thấy u uất và cái nhìn méo mó với cuộc đời mỗi khi kết thúc một cuốn sách của Haruki Murakami. Tôi thu mình hơn sau những trang chữ của Patrick Modiano. Như thế có tốt không? Thực sự, tôi đã phần nào cảm thấy mình ngày càng tự cô lập mình hơn, chẳng biết do đâu.
Thế rồi tôi xa nhà để đi học. Tôi không thể mang hết số sách của mình lên, nên cố gắng chọn ra những cuốn chưa đọc và những cuốn cần thiết. Sách lịch sử, sách Tiếng Anh, vài cuốn văn học Việt cũ.
Những thay đổi ban đầu cùng những áp lực của cuộc sống mới bắt đầu làm tôi mệt mỏi. Tôi lại thêm lần nữa tự chôn mình vào cõi trầm lặng của bản thân, không chuyện trò, không giao tiếp. Đấy là những ngày tôi thả mình vào khung ghế gỗ của Cầm mà thở hắt nặng nề, cố gắng thả lỏng để giải tỏa thứ đè nặng lên lồng ngực. Lúc ấy tôi thèm vô cùng những dòng lạc lõng vô định không neo đậu trong 'Ở quán cà phê của tuổi trẻ lạc lối', những chương sách bóc vỏ cuộc sống đến lớp sâu thẳm của Haruki Murakami. Tôi không cần biết đến những diễn biến, những hi sinh trong lịch sử nữa. Tôi cũng không muốn hiểu nữa về sự nhân đạo đã xa tôi cả nửa thế kỷ. Tôi chỉ cần, rất cần một ai đó cũng đang lạc lòng, đang u uất như vậy. Tôi cần những con chữ có thể diễn tả thứ cảm xúc mà tôi không thể thốt ra thành lời. Và đó là thứ đầu tiên tôi nhận ra: SỰ ĐỒNG CẢM. Và đấy cũng là giá trị to lớn và cốt lõi nhất.
Văn học nói chung, và tiểu thuyết nói riêng chẳng thể cung cấp cho bạn những những kiến thức khoa học chính xác. Nó chỉ là những câu chuyện, thậm chí bịa đặt. Nhưng quy luật đào thải của xã hội luôn luôn tồn tại, và nếu thực vô bổ hay không có giá trị, nó chẳng thể còn đến tận ngày nay.
Thế này nhé, tiểu thuyết do ai viết ra? Dĩ nhiên con người rồi. Mà con người lấy nguyên liệu từ đâu? Từ những gì sẵn có. Mà cái gì sẵn có với con người? Chính là cuộc sống xung quanh.
Giá trị của văn học, mà tiểu thuyết là một phần của nó, chẳng hơn gì hai chữ 'cảm xúc'. Trong cuốn 'Bóng hình của gió' có một lời thoại rằng: "Sách như tấm gương: cậu chỉ nhìn thấy trong chúng những gì cậu đã sẵn có trong bản thân mình." Người ta cũng luôn nói, văn học chính là phễu lọc tâm hồn. Cảm xúc thì bao la rộng lớn và khác nhau ở mỗi người. Điều tuyệt vời chính là tìm thấy bản thân trong những trang sách, và người ta cũng chỉ có thể yêu thích một cuốn sách khi thấy mình trong đấy.
Sao nào? Ừ đấy, bọn tôi thừa nhận đấy. Rằng cái đống tiểu thuyết đấy chẳng cho bọn tôi tí tẹo kiến thức chính xác nào. Có thể đọc xong cái này còn phải chạy đi tra cứu xem nó có đúng là thật không. Cũng chẳng sai đâu cái việc bọn tôi là lũ suốt ngày sống trong ảo tưởng, cắm cổ vào cái thứ người ta bịa ra rồi tấm tắc khen hay. Mơ mộng hão huyền. Xa rời thực tế. Vô bổ. Bọn tôi xin nhận hết. Chẳng cái nào sai cả đâu.
Nhưng các ông ạ, cuộc sống này đã quá nhiều điều mệt mỏi rồi. Đôi khi tôi cũng chỉ muốn dành một khoảng thời gian trong ngày để lạc vào thế giới khác, dù nó không có thật đi nữa. Cuộc sống ngày càng bận rộn hơn, chẳng ai có thời gian để lắng nghe ai nữa, nói gì đến thấu hiểu. Vậy nên đi tìm sự đồng càm ở một nơi khác thì có sao. Chưa trải qua nên có thể sẽ không biết rằng, một sự chia sẻ và thấu hiểu đúng lúc, dù là từ đâu đi nữa, thì đều có ý nghĩa vô cùng lớn lao đối với người nhận được, thậm chí có thể vực dậy cả một tâm hồn. Chúng tôi chỉ đơn giản đang chia sẻ qua lại với nhau, tác giả và người đọc, cho và nhận và cho đi.
Thế nên là, bây giờ có ai hỏi tôi về cái sự ích lợi của việc đọc tiểu thuyết hay văn học (với thái độ lồi lõm), thì tôi sẽ cứ mỉm cười mà rằng: Đấy là việc của bố mày!
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Nobel Văn Chương 2024:
https://www.nhomcho.com/t36777-nobel-van-chuong-2024
LDN
Re: Sách
7 Lợi Ích Bất Ngờ Của Việc Đọc Tiểu Thuyết Văn Học
Thảo Phương - ybox
Nhà văn ăn khách “Khi lỗi thuộc về các vì sao” John Green từng nói: “Sách giống như những kẻ si tình bị bỏ rơi: khi bạn rời xa thì luôn luôn chờ đợi bạn; khi bạn quan tâm thì bạn luôn nhận được hồi đáp.” Điều gì đã xảy ra với tiểu thuyết văn học?
Truyền hình thực tế, Instagram, Snapchat và Facebook đã lấy đi tất cả thời gian của chúng ta từ nơi trái tim chúng ta đã từng khát khao – giữa một câu chuyện kỳ diệu. Chúng ta đã từng nhiệt tình lật dở từng trang trong khi bỏ bê bữa sáng, bữa trưa và đôi khi ngay cả bữa tối chỉ để xem điều gì sẽ xảy ra tiếp theo.
Giờ đây thậm chí mở một cuốn sách thôi cũng thật là khó khăn đối với chúng ta.
Có thể đó là giới hạn khả năng tập trung (hay khoảng tập trung) của chúng ta.
Nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng khoảng tập trung trung bình của con người đã giảm từ 12 giây năm 2000, xuống 8 giây hiện nay. Chúng ta không thể ngồi yên để đọc sách. Thay vào đó, chúng ta nhấc một cuốn sách lên để rồi sau đó lôi điện thoại ra và lướt liên tục. Khi chúng ta ngừng lướt điện thoại, chúng ta quên mất tại sao lúc đầu chúng ta đã lấy sách ra.
Chúng ta đã quên những ký ức đặc biệt khi ta đọc tiểu thuyết văn học: những lúc chúng ta ở trên giường cả một ngày đẹp trời chỉ để đọc hết một cuốn sách, đến lớp muộn bởi một chương chưa xem xong, và những khoảnh khắc chúng ta chạy trốn khỏi tâm trạng bất ổn để nhảy vào một cuộc hành trình đầy bất ngờ.
Những câu chuyện đẹp nằm trong những trang sách văn học đang đợi chúng ta; chúng ta chỉ cần nhận ra rằng chúng sẽ không bao giờ bỏ đi. Hãy khởi đầu bằng việc hiểu những lý do tại sao chúng ta lại nên lựa chọn những cuốn tiểu thuyết văn học.
Để mang đến động lực cho bạn đắm chìm trong một câu chuyện đẹp lần nữa, xin được kể ra bảy lợi ích của việc đọc tiểu thuyết văn học:
1. Phát triển khả năng sáng tạo của bạn
Trí tưởng tượng của bạn thúc đẩy năng khiếu nghệ thuật. Tiểu thuyết văn học là một ví dụ tuyệt vời về nghệ thuật vì nó có một không gian lớn cho sự diễn giải. Nói một cách đơn giản: Bạn được chỉ cho một hướng đi, nhưng con đường là do bạn tạo ra. Với sự sáng tạo được rộng mở, bạn tìm thấy những ý tưởng mới mà có thể đưa bất kỳ dự án nào lên một tầm cao mới.
2. Khám phá ra người hùng của bạn
Trong hầu hết các câu chuyện hư cấu đều có một nhân vật chính là người đã vượt qua rất nhiều nghịch cảnh để trở thành người anh hùng. Thực tế, những câu chuyện này cho phép chúng ta cảm nhận như thể chúng ta đang trải qua cuộc hành trình ở vị trí của các nhân vật. Kết quả là, họ cho chúng ta lòng can đảm để trở thành người anh hùng của chính mình dù là trong giúp đỡ gia đình chúng ta hay theo đuổi một ý tưởng khởi nghiệp.
Một nghiên cứu năm 2011 được công bố trong Báo cáo Tâm lý học hàng năm, thực hiện việc phân tích các hình ảnh scan não bằng fMRI, đã chỉ ra rằng khi những người tham gia đọc về một trải nghiệm, họ sẽ biểu lộ sự kích thích ở trong cùng các vùng thần kinh giống như khi họ thực sự trải qua trải nghiệm đó.
3. Giúp bạn đồng cảm
Đồng cảm là một trong những phẩm chất cần thiết đối với các nhà lãnh đạo và doanh nhân. Năm 2013, một nghiên cứu có sức ảnh hưởng được công bố trong tạp chí Science tìm ra rằng đọc tiểu thuyết văn học cải thiện kết quả các bài kiểm tra đo lường nhận thức xã hội và sự đồng cảm của những người tham gia.
Khi chúng ta đọc các câu chuyện, chúng ta thoát khỏi cách nhìn của những người xung quanh khi đón nhận những gì xảy ra đối với các nhân vật được hư cấu. Vì lẽ đó, chúng ta có xu hướng thể hiện cảm xúc thực nhiều hơn. Sự thể hiện cảm xúc này không bị mất đi mà được lưu lại và dần dần đi vào cuộc sống hàng ngày làm cho chúng ta trở nên chân thật hơn.
4. Giúp bạn tìm thấy chính mình
Bởi vì những cảm xúc chân thật của chúng ta bị che mờ dưới áp lực xung quanh, việc chúng ta tìm thấy chính mình không chỉ là khám phá ra những cảm xúc thực khi đọc mà còn cả những mong muốn và nhu cầu. Khi chúng ta đọc sách, các chuỗi áp lực xã hội được giải phóng, và chúng ta nhận ra chính mình nhìn cuộc sống theo quan điểm mà ta luôn tin tưởng là đúng nhưng bình thường luôn che giấu đối với bản thân và những người khác. Điều này giúp chúng ta nhận ra những ưu tiên quan trọng nhất gồm có cả các mục tiêu để thành công.
Đã đến lúc chúng ta giải phóng chính bản thân mình.
5. Học cách giải quyết những trở ngại
Khi các nhân vật học cách giải quyết và vượt qua những trở ngại, họ chia sẻ những kinh nghiệm đó với chúng ta. Vì vậy, khi chúng ta đối mặt với những thử thách tương tự trong cuộc sống, chúng ta biết làm cách nào vượt lên trên những thử thách này.
Có được một cách tiếp cận mới và hiệu quả hơn đối với những vấn đề trong cuộc sống hàng ngày có tác dụng rất lớn. Lấy cảm hứng từ tác phẩm nổi tiếng của Paulo Coelho, Nhà giả kim, nhiều người đã thay đổi cách thức họ nhìn nhận những trở ngại và hành trình cuộc sống.
Một câu trích dẫn nổi tiếng từ cuốn sách, “Khi yêu, chúng ta luôn luôn phấn đấu để trở nên tốt đẹp hơn. Khi chúng ta phấn đấu để trở nên tốt đẹp hơn, mọi thứ xung quanh cũng trở nên tốt đẹp hơn”.
6. Học cách để có khả năng tập trung cao
Nếu chúng ta ngồi xuống và làm việc trong nửa giờ, đó có thể coi là tập trung trong thế giới rối loạn thiếu tập trung hiện nay. Bây giờ, chúng ta cần trở nên siêu tập trung để đạt được thành công và tạo ra các tác phẩm nghệ thuật đáng kinh ngạc. Có vô số các công cụ cải thiện khả năng tập trung, nhưng chúng không có ý nghĩa nhiều nếu chúng ta không thể nhận ra những lợi ích.
Chúng ta cần thực hành. Hãy bắt đầu bằng việc đọc, đặc biệt là các tiểu thuyết văn học bởi vì nó dẫn dắt chúng ta theo những hướng khác nhau. Không giống như các tiểu thuyết hư cấu thông thường, tiểu thuyết văn học có nhiều ý tưởng, văn chương, và cảm xúc từ người viết hơn, hướng tới tạo ra một câu chuyện kể có ít các giới hạn. Tiểu thuyết thông thường có kết cấu dễ nhận thấy hơn khiến nó bớt đi lợi ích khi đọc bởi khá dễ dàng để tập trung, lướt qua những thăng trầm của cốt truyện và dõi theo nhân vật chính qua mỗi trang sách.
Nếu bạn có thể học cách tập trung trong khi đọc các cuốn tiểu thuyết văn học thì năng suất của bạn sẽ không bao giờ bị phụ thuộc vào mạng xã hội, tin nhắn và các nhân tố tiêu cực.
7. Mang đến cho bạn sự bình an nội tại
Việc đọc sách có thể mang lại cho bạn một cảm giác bình yên chỉ sau vài phút. Một nghiên cứu năm 2009 của Đại học Suxsex chỉ ra rằng việc đọc trong sáu phút có thể giảm mức độ căng thẳng lên tới 68%. Điều tuyệt nhất là tiểu thuyết văn học ít tập trung vào việc phát triển cốt truyện hơn, để cho tâm trí bạn được lang thang và thư giãn.
Những người đọc thường xuyên cũng ngủ tốt hơn, có mức độ căng thẳng thấp hơn, lòng tự trong cao hơn, và mức độ trầm cảm thấp hơn những người không đọc.
“…Bằng việc chìm đắm bản thân trong một cuốn sách tràn đầy lý thú, bạn có thể thoát khỏi những lo lắng và căng thẳng của cuộc sống hàng ngày và dành chút thời gian khám phá miền đất trong trí tưởng tượng của tác giả” chuyên gia tâm lý thần kinh nhận thức David Lewis nói với The Telegraph.
Mặc dù việc đọc có rất nhiều tác dụng, nó phụ thuộc vào việc cá nhân người đọc có tận dụng được lợi ích của nó hay không.
Trong cuốn sách năm 2007 của Suzanne Keen, Empathy and the Novel (tạm dịch: Sự thấu cảm và Tiểu thuyết), bà lưu ý: “Sách không thể tự nó tạo ra sự thay đổi – và không phải ai cũng thực sự cảm thấy mình phải thay đổi”. Bà viết tiếp, “Như bất kỳ con mọt sách nào cũng biết, những người đọc sách dường như cũng có thể xa lánh xã hội và thờ ơ.”
Nếu bạn đã sẵn sàng để mang những tác động đáng kể của việc đọc tiểu thuyết văn học vào cuộc sống của bạn, vậy thì bạn cần khởi động việc đọc ngay bây giờ vì công việc khó nhất chính là bắt đầu.
Vậy nên, đầu tiên, hãy tập trung đọc xong chỉ một cuốn sách thôi, và bạn sẽ nhận thấy những lợi ích đáng kinh ngạc sẽ mang đến động lực để cuối cùng giúp bạn trở thành một người yêu sách.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Nobel Văn Chương 2024:
https://www.nhomcho.com/t36777-nobel-van-chuong-2024
LDN
Re: Sách
Bàn về thói quen đọc sách của người Việt
Phan Hiền - giatricuocsong
Ngày nay với sự phát triển vượt bật của khoa học công nghệ và sự lớn mạnh của hệ thống Internet thì sách báo ngày càng được con người tìm đến ít hơn. Họ dần quên đi sách, quên đi thói quen đọc sách và quên đi vai trò to lớn mà nó mang lại trong đời sống. Đúng vậy! Thói quen đọc sách của người Việt ngày càng sa sút dần. Vậy làm cách nào để đưa người Việt trở lại với sách, trở lại với nguồn tri thức bất tận này?
Tóm tắt nội dung
Sách có vai trò gì trong đời sống của chúng ta?
Thống kê số người đọc sách ở Việt Nam
Nguyên nhân khiến thói quen đọc sách của người Việt ngày càng kém
Làm thế nào để cải thiện thói quen đọc sách của người Việt
Phát triển thói quen đọc sách:
Xác định những thứ cần đọc:
Tạo cho bản thân một nề nếp khi đọc sách:
Sách có vai trò gì trong đời sống của chúng ta?
Sách là nguồn tri thức bất tận, là vũ khí tinh thần là người bạn tâm giao và cả những bài học đáng cho ta để đời. Lợi ích của việc đọc sách ai cũng biết, nó giúp chúng ta mở mang tầm hiểu biết, rèn luyện trí nhớ, kiểm soát cảm xúc, khả năng tập trung cá nhân,…
“Một cuốn sách hay trên giá sách là một người bạn dù quay lưng lại nhưng vẫn là bạn tốt”
“Những cuốn sách khiến bạn có tư duy sắc bén hơn, cuộc sống thú vị hơn, tinh thần nâng cao hơn, mức độ căng thẳng giảm đi và trái tim biết động lòng trắc ẩn hơn”.
thói quen đọc sách của người Việt
Sách là nguồn tri thức bất tận của con người
Thống kê số người đọc sách ở Việt Nam
Theo thống kê số người đọc sách ở Việt Nam do Cục Xuất bản cho biết: Trong ba năm gần đây bình quân mỗi năm Việt Nam xuất bản khoảng 400 triệu cuốn sách. Trong đó, sách giáo khoa chiếm 300 triệu cuốn. Như vậy chỉ khoảng 100 triệu cuốn sách chia cho hơn 100 triệu dân. Điều này cho thấy, văn hóa đọc của giới trẻ nói riêng và của người Việt nói chung còn rất thấp mỗi năm một người Việt đọc chưa tới một cuốn sách.
Một điều đáng nói là theo một khảo sát của báo Dân trí thì 98% giới trẻ cho biết họ không hề đọc một cuốn sách nào trong vòng một tuần.80% bạn trẻ không đụng đến sách suốt 1 năm qua và chỉ có 12% bạn trẻ cho biết bản thân có đọc sách. Từ đó cho thấy thói quen đọc sách của người Việt là rất thấp và dần bị quên lãng khi thực trạng quá ít người đọc sách đặc biệt là giới trẻ.
Đặc biệt, Việt Nam hoàn toàn không có tên trong danh sách 61 nước có số lượng người đọc sách cao nhất Thế giới. Trong khi đó, trong khu vực đông Nam Á có 3 nước là Singapore, Malaysia và Indonesia.
Nguyên nhân khiến thói quen đọc sách của người Việt ngày càng kém
Một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến thói quen đọc sách của người Việt Nam giảm dần đó là: người Việt không có thói quen đọc sách từ nhỏ, khi lớn muốn hình thành thói quen này cũng sẽ trở nên khó khăn hơn.
Thống kê số người đọc sách ở Việt Nam
Không rèn rũa thói quen đọc sách từ nhỏ cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc đọc kém!
Thêm vào đó là sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, những chiếc điện thoại thông minh đã làm mờ đi thói quen đọc sách mà thay vào đó là những trò chơi mang tính thực tế và cọ sát hơn như facebook, instagram, zalo, tiktok,…
Không tìm cho bản thân được nguồn cảm hứng từ sách mang lại sẽ dễ dẫn đến chán nản khi đọc sách.
Không vận dụng được những phương pháp đọc sách khoa học để tăng hiệu quả cho việc đọc.
Làm thế nào để cải thiện thói quen đọc sách của người Việt
Sách là nguồn tri thức quý giá và vô cùng phong phú. Do đó, rèn luyện thói quen đọc sách là một việc vô cùng quan trọng, mang tính cấp bách. Để cải thiện được thói quen đọc sách của người Việt thì chúng ta cần:
Phát triển thói quen đọc sách:
Để việc đọc sách trở thành một thói quen bạn nên cải thiện kỹ năng đọc sách như: Đọc để nắm nội dung bằng cách đọc mục lục bao quát trước để biết cuốn sách này muốn nói gì. Học cách đánh giá tác phẩm thông qua việc đọc sách để nâng cao trình độ trong việc cảm nhận sách hơn.
Luôn có sẵn sách bên mình để có thể đọc bất cứ lúc nào: Nếu muốn hình thành một thói quen đọc sách thì lúc nào cũng nên có một cuốn sách bên mình để khi có hứng thú hay thời gian rảnh thì có thể tận dụng mà đọc.
Tìm cách đưa việc đọc sách vào cuộc sống hằng ngày: Với sự phát triển của công nghệ thì việc đưa sách vào cuộc sống hằng ngày vô cùng đơn giản bằng cách tải các phần mềm về đọc sách trên các thiết bị điện tử để thuận tiện hơn cho quá trình đọc của bạn.
Thói quen đọc sách của người Việt
Tại sao người Việt cần thay đổi thói quen đọc sách ngay từ hôm nay?
Xác định những thứ cần đọc:
Để hình thành nên thói quen đọc sách thì chúng ta cần xác định những thứ mình nên đọc như: sở thích và sự quan tâm của bạn đối với một chủ đề nào đó hay một vấn đề mà bạn tâm đắc trong cuộc sống chẳng hạn. Nên đọc những cuốn sách mình thích, có như vậy thì mới tạo được sự hứng thú trong bạn và lâu dần sẽ trở thành thói quen.
Tạo cho bản thân một nề nếp khi đọc sách:
Đọc sách khoa học lâu dần sẽ tạo cho mình một thói quen. Do đó hãy tạo cho mình một thói quen đọc, phương pháp đọc sách, cách đọc sách hiệu quả để kỹ năng đọc không ngừng được cải thiện.
Lần theo thời gian và sự phát triển của các vũ khí công nghệ thì thật sự sách đã bị người Việt bỏ quên khi thực tế cho thấy tỷ lệ đọc sách ở Việt Nam quá thấp. Đây là một vấn đề hết sức nan giải và không mang tính bó buộc cho một cá nhân nào cả. Do đó để thói quen đọc sách của người Việt ăn trong máu và thấm trong xương thì ngay bây giờ chúng ta, những con người Việt Nam hãy có các phương pháp để rèn luyện thói quen đọc sách của mình một cách khoa học nhất.
Phan Hiền - giatricuocsong
Ngày nay với sự phát triển vượt bật của khoa học công nghệ và sự lớn mạnh của hệ thống Internet thì sách báo ngày càng được con người tìm đến ít hơn. Họ dần quên đi sách, quên đi thói quen đọc sách và quên đi vai trò to lớn mà nó mang lại trong đời sống. Đúng vậy! Thói quen đọc sách của người Việt ngày càng sa sút dần. Vậy làm cách nào để đưa người Việt trở lại với sách, trở lại với nguồn tri thức bất tận này?
Tóm tắt nội dung
Sách có vai trò gì trong đời sống của chúng ta?
Thống kê số người đọc sách ở Việt Nam
Nguyên nhân khiến thói quen đọc sách của người Việt ngày càng kém
Làm thế nào để cải thiện thói quen đọc sách của người Việt
Phát triển thói quen đọc sách:
Xác định những thứ cần đọc:
Tạo cho bản thân một nề nếp khi đọc sách:
Sách có vai trò gì trong đời sống của chúng ta?
Sách là nguồn tri thức bất tận, là vũ khí tinh thần là người bạn tâm giao và cả những bài học đáng cho ta để đời. Lợi ích của việc đọc sách ai cũng biết, nó giúp chúng ta mở mang tầm hiểu biết, rèn luyện trí nhớ, kiểm soát cảm xúc, khả năng tập trung cá nhân,…
“Một cuốn sách hay trên giá sách là một người bạn dù quay lưng lại nhưng vẫn là bạn tốt”
“Những cuốn sách khiến bạn có tư duy sắc bén hơn, cuộc sống thú vị hơn, tinh thần nâng cao hơn, mức độ căng thẳng giảm đi và trái tim biết động lòng trắc ẩn hơn”.
thói quen đọc sách của người Việt
Sách là nguồn tri thức bất tận của con người
Thống kê số người đọc sách ở Việt Nam
Theo thống kê số người đọc sách ở Việt Nam do Cục Xuất bản cho biết: Trong ba năm gần đây bình quân mỗi năm Việt Nam xuất bản khoảng 400 triệu cuốn sách. Trong đó, sách giáo khoa chiếm 300 triệu cuốn. Như vậy chỉ khoảng 100 triệu cuốn sách chia cho hơn 100 triệu dân. Điều này cho thấy, văn hóa đọc của giới trẻ nói riêng và của người Việt nói chung còn rất thấp mỗi năm một người Việt đọc chưa tới một cuốn sách.
Một điều đáng nói là theo một khảo sát của báo Dân trí thì 98% giới trẻ cho biết họ không hề đọc một cuốn sách nào trong vòng một tuần.80% bạn trẻ không đụng đến sách suốt 1 năm qua và chỉ có 12% bạn trẻ cho biết bản thân có đọc sách. Từ đó cho thấy thói quen đọc sách của người Việt là rất thấp và dần bị quên lãng khi thực trạng quá ít người đọc sách đặc biệt là giới trẻ.
Đặc biệt, Việt Nam hoàn toàn không có tên trong danh sách 61 nước có số lượng người đọc sách cao nhất Thế giới. Trong khi đó, trong khu vực đông Nam Á có 3 nước là Singapore, Malaysia và Indonesia.
Nguyên nhân khiến thói quen đọc sách của người Việt ngày càng kém
Một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến thói quen đọc sách của người Việt Nam giảm dần đó là: người Việt không có thói quen đọc sách từ nhỏ, khi lớn muốn hình thành thói quen này cũng sẽ trở nên khó khăn hơn.
Thống kê số người đọc sách ở Việt Nam
Không rèn rũa thói quen đọc sách từ nhỏ cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc đọc kém!
Thêm vào đó là sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, những chiếc điện thoại thông minh đã làm mờ đi thói quen đọc sách mà thay vào đó là những trò chơi mang tính thực tế và cọ sát hơn như facebook, instagram, zalo, tiktok,…
Không tìm cho bản thân được nguồn cảm hứng từ sách mang lại sẽ dễ dẫn đến chán nản khi đọc sách.
Không vận dụng được những phương pháp đọc sách khoa học để tăng hiệu quả cho việc đọc.
Làm thế nào để cải thiện thói quen đọc sách của người Việt
Sách là nguồn tri thức quý giá và vô cùng phong phú. Do đó, rèn luyện thói quen đọc sách là một việc vô cùng quan trọng, mang tính cấp bách. Để cải thiện được thói quen đọc sách của người Việt thì chúng ta cần:
Phát triển thói quen đọc sách:
Để việc đọc sách trở thành một thói quen bạn nên cải thiện kỹ năng đọc sách như: Đọc để nắm nội dung bằng cách đọc mục lục bao quát trước để biết cuốn sách này muốn nói gì. Học cách đánh giá tác phẩm thông qua việc đọc sách để nâng cao trình độ trong việc cảm nhận sách hơn.
Luôn có sẵn sách bên mình để có thể đọc bất cứ lúc nào: Nếu muốn hình thành một thói quen đọc sách thì lúc nào cũng nên có một cuốn sách bên mình để khi có hứng thú hay thời gian rảnh thì có thể tận dụng mà đọc.
Tìm cách đưa việc đọc sách vào cuộc sống hằng ngày: Với sự phát triển của công nghệ thì việc đưa sách vào cuộc sống hằng ngày vô cùng đơn giản bằng cách tải các phần mềm về đọc sách trên các thiết bị điện tử để thuận tiện hơn cho quá trình đọc của bạn.
Thói quen đọc sách của người Việt
Tại sao người Việt cần thay đổi thói quen đọc sách ngay từ hôm nay?
Xác định những thứ cần đọc:
Để hình thành nên thói quen đọc sách thì chúng ta cần xác định những thứ mình nên đọc như: sở thích và sự quan tâm của bạn đối với một chủ đề nào đó hay một vấn đề mà bạn tâm đắc trong cuộc sống chẳng hạn. Nên đọc những cuốn sách mình thích, có như vậy thì mới tạo được sự hứng thú trong bạn và lâu dần sẽ trở thành thói quen.
Tạo cho bản thân một nề nếp khi đọc sách:
Đọc sách khoa học lâu dần sẽ tạo cho mình một thói quen. Do đó hãy tạo cho mình một thói quen đọc, phương pháp đọc sách, cách đọc sách hiệu quả để kỹ năng đọc không ngừng được cải thiện.
Lần theo thời gian và sự phát triển của các vũ khí công nghệ thì thật sự sách đã bị người Việt bỏ quên khi thực tế cho thấy tỷ lệ đọc sách ở Việt Nam quá thấp. Đây là một vấn đề hết sức nan giải và không mang tính bó buộc cho một cá nhân nào cả. Do đó để thói quen đọc sách của người Việt ăn trong máu và thấm trong xương thì ngay bây giờ chúng ta, những con người Việt Nam hãy có các phương pháp để rèn luyện thói quen đọc sách của mình một cách khoa học nhất.
Last edited by LDN on Sun Feb 20, 2022 3:10 pm; edited 1 time in total
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Nobel Văn Chương 2024:
https://www.nhomcho.com/t36777-nobel-van-chuong-2024
LDN
Re: Sách
Dù trong đại dịch Covid nước Pháp vẫn mê đọc sách
Cập nhật ngày: 13/01/2021 - vanhocsaigon
VHSG- Tại Pháp, tình trạng cách ly vẫn duy trì đã mấy tháng nay. Các rạp hát, các viện bảo tàng, các trung tâm văn hóa đều đóng cửa. Trên cái nền miễn dịch Covid-19 lây lan ấy sách vở bỗng có dịp trình diễn. Điều tra của cơ quan theo dõi các cửa hàng sách cho biết, trong năm 2020 nếu so sánh với năm trước đó, số sách bán ra bị giảm bớt chỉ 3,3%, nhưng người Pháp lại bắt đầu giành cho việc đọc sách sự quan tâm lớn hơn hẳn việc theo dõi các mạng xã hội.
Việc ấn loát thậm chí còn thấy rõ sự tăng trưởng. Sách tranh truyện và sách văn học, kể cả tiểu thuyết hình sự và trinh thám tăng lên 14%. Sau hai đợt cách ly người ta tránh được những kịch bản xấu xẩy ra trong các tập đoàn in ấn.Một điều hoàn toàn bất ngờ là ba phần tư người Pháp, tương đương với 85% dân số nước Pháp đã tham gia chống lại việc đóng cửa tạm thời các cửa hàng sách. Các nhà xã hội học đã lên tiếng giải thích điều này, ví như người Pháp trong chế độ cách ly đã mệt mỏi vì cứ ngồi lỳ một chỗ dướn mắt theo dõi mạng xã hội nên đã trở về với nhu cầu đọc truyền thống. Số đông đọc các tác phẩm cổ điển, ví như sách của các tác giả văn học Pháp, văn học châu Âu, văn học Nga.
– Hôm nay dòng người xếp hàng rồng rắn không chỉ trước các cửa hiệu thuốc, các phòng thử virut mà mọi người còn tới với chúng tôi-Bà Mari Kler, người bán hàng tại một kios sách nói – Chúng tôi phải lo sao để người xếp hàng giữ đúng giãn cách. Cũng cần nói thêm, chúng tôi không chỉ bán sách văn học mà còn phải để mắt lo sao người tới mua sách không tụ tập thành đám đông. Khách hàng của chúng tôi tỏ ra rất có ý thức, họ mua sách của chúng tôi cũng là một cách biểu lộ tình đoàn kết. Mua sách tức là họ đã ủng hộ người bán sách và các nhà xuất bản.
Giữa những cuốn sách bestseller, chiếm vị trí đặc biệt là cuốn “ Điều dị thường” của nhà văn Herve Le Tellier mà hồi cuối tháng 12 năm ngoái đã được trao Giải Goncourt-2020. Được viết theo thể loại viễn tưởng cuốn tiểu thuyết này đã đạt tới con số 820 ngàn ấn bản. Giữa những nhà văn được trao giải Goncourt, xét về lượng ấn bản nó chiếm vị trí thứ 2. Vị trí số 1 cho tới nay vẫn chiếm vị trí vững chắc là cuốn tiểu thuyết “ Người tình “của nữ văn sỹ Marguerite Duras được phát hành năm 1986, với ấn bản là 1,6 triệu cuốn.
Kẻ cạnh tranh ngang ngửa với cuốn “ Điều dị thường “có thể là saga có tính chất tự thuật “ Gia đình lớn “của nữ luật gia Camilla Cusner, con gái của một chính khách nổi tiếng, nguyên Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bernard Kouchner. Tác phẩm này đã gây tiếng vang trên mặt báo và trên mạng xã hội khi kể lại một câu chuyện có thực về một người em sinh đôi của tác giả là Viktor ( tên có thay đổi ) trong suốt nhiều năm trở thành vật hy sinh bởi tệ nạn bạo lực tình dục của ông bố dượng- chính trị gia có tiếng Oliver Duhamel.
Ba chục năm nay vụ việc quái dị xẩy ra trong một gia đình gianh giá này đã được các thành viên trong gia đình ấy giữ kín. Lên tiếng chống lại việc phơi bày ra ánh sáng chuyện xấu xa ấy, ví như có cả bà mẹ của tác giả, người thời còn trẻ đã là bạn gái của chính lãnh tụ Cu Ba Fiden Castro. Một số năm sau bà này đã quyên sinh.
“Tôi khâm phục lòng dũng cảm của con gái tôi” – Cựu Bộ trưởng Ngoại giao Pháp tuyên bố với báo chí. Ngay sau khi cuốn sách ra đời Tòa công tố đã khởi thảo hồ sơ chống lại ông bố dượng độc ác kia.
Niềm quan tâm không thuyên giảm đối với việc đọc sách đã được hơn 70 thư viện tại Paris khẳng định.
– Như trước đây, thư viện của chúng tôi vẫn có nhiều người tới đọc- một cộng tác viên tại thư viện mang tên nhà thơ Nga Marina Svertaieva nói- Tất cả các thư viện đều vào cửa miễn phí. Trong số các thư viện ấy có những thư viện dành riêng cho điện ảnh, nghệ thuật tạo hình, âm nhạc, lịch sử Paris, nghề trồng vườn, nghề du lịch và thậm chí có thư viện gồm toàn tiểu thuyết hình sự. Giữa mấy bức tường chúng tôi thường tổ chức các cuộc trò chuyện với giới nhà văn, gày dựng những đêm hòa nhạc, tổ chức các cuộc triển lãm…
Niềm quan tâm tới việc đọc sách cũng làm cho giá bán của những cuốn sách cũ tăng lên. Vào cuối năm 2020 tại Nhà đấu giá “ Drouot” ở Paris đã diễn ra việc bán những bộ tuyển sách có một không hai của doanh nhân Pier Berje hay của người sáng lập “ Nhà Mode “ Iva Sen –Loran. Lần rao hàng này hút khách nhiều đến những cuốn sách của các nhà kinh điển đã xuất bản ngay khi các tác giả ấy còn sống . Ví dụ như cuốn “ Về nạn đói “ của Lev Tolstoi với bản dịch qua tiếng Pháp hoặc cuốn “ Salomei” của Gustav Flober.
Trong năm 2020, việc bán đấu giá sách tại Pháp thu hẹp không đáng kể, tuy một số người bán muốn chờ tới một thời điểm tốt hơn. Nhà đấu giá Drouot chuyển qua chế độ bán online, sáng tạo ra những sàn rao hàng mới.
TÔ HOÀNG
Theo báo nước ngoài
Cập nhật ngày: 13/01/2021 - vanhocsaigon
VHSG- Tại Pháp, tình trạng cách ly vẫn duy trì đã mấy tháng nay. Các rạp hát, các viện bảo tàng, các trung tâm văn hóa đều đóng cửa. Trên cái nền miễn dịch Covid-19 lây lan ấy sách vở bỗng có dịp trình diễn. Điều tra của cơ quan theo dõi các cửa hàng sách cho biết, trong năm 2020 nếu so sánh với năm trước đó, số sách bán ra bị giảm bớt chỉ 3,3%, nhưng người Pháp lại bắt đầu giành cho việc đọc sách sự quan tâm lớn hơn hẳn việc theo dõi các mạng xã hội.
Việc ấn loát thậm chí còn thấy rõ sự tăng trưởng. Sách tranh truyện và sách văn học, kể cả tiểu thuyết hình sự và trinh thám tăng lên 14%. Sau hai đợt cách ly người ta tránh được những kịch bản xấu xẩy ra trong các tập đoàn in ấn.Một điều hoàn toàn bất ngờ là ba phần tư người Pháp, tương đương với 85% dân số nước Pháp đã tham gia chống lại việc đóng cửa tạm thời các cửa hàng sách. Các nhà xã hội học đã lên tiếng giải thích điều này, ví như người Pháp trong chế độ cách ly đã mệt mỏi vì cứ ngồi lỳ một chỗ dướn mắt theo dõi mạng xã hội nên đã trở về với nhu cầu đọc truyền thống. Số đông đọc các tác phẩm cổ điển, ví như sách của các tác giả văn học Pháp, văn học châu Âu, văn học Nga.
– Hôm nay dòng người xếp hàng rồng rắn không chỉ trước các cửa hiệu thuốc, các phòng thử virut mà mọi người còn tới với chúng tôi-Bà Mari Kler, người bán hàng tại một kios sách nói – Chúng tôi phải lo sao để người xếp hàng giữ đúng giãn cách. Cũng cần nói thêm, chúng tôi không chỉ bán sách văn học mà còn phải để mắt lo sao người tới mua sách không tụ tập thành đám đông. Khách hàng của chúng tôi tỏ ra rất có ý thức, họ mua sách của chúng tôi cũng là một cách biểu lộ tình đoàn kết. Mua sách tức là họ đã ủng hộ người bán sách và các nhà xuất bản.
Giữa những cuốn sách bestseller, chiếm vị trí đặc biệt là cuốn “ Điều dị thường” của nhà văn Herve Le Tellier mà hồi cuối tháng 12 năm ngoái đã được trao Giải Goncourt-2020. Được viết theo thể loại viễn tưởng cuốn tiểu thuyết này đã đạt tới con số 820 ngàn ấn bản. Giữa những nhà văn được trao giải Goncourt, xét về lượng ấn bản nó chiếm vị trí thứ 2. Vị trí số 1 cho tới nay vẫn chiếm vị trí vững chắc là cuốn tiểu thuyết “ Người tình “của nữ văn sỹ Marguerite Duras được phát hành năm 1986, với ấn bản là 1,6 triệu cuốn.
Kẻ cạnh tranh ngang ngửa với cuốn “ Điều dị thường “có thể là saga có tính chất tự thuật “ Gia đình lớn “của nữ luật gia Camilla Cusner, con gái của một chính khách nổi tiếng, nguyên Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bernard Kouchner. Tác phẩm này đã gây tiếng vang trên mặt báo và trên mạng xã hội khi kể lại một câu chuyện có thực về một người em sinh đôi của tác giả là Viktor ( tên có thay đổi ) trong suốt nhiều năm trở thành vật hy sinh bởi tệ nạn bạo lực tình dục của ông bố dượng- chính trị gia có tiếng Oliver Duhamel.
Ba chục năm nay vụ việc quái dị xẩy ra trong một gia đình gianh giá này đã được các thành viên trong gia đình ấy giữ kín. Lên tiếng chống lại việc phơi bày ra ánh sáng chuyện xấu xa ấy, ví như có cả bà mẹ của tác giả, người thời còn trẻ đã là bạn gái của chính lãnh tụ Cu Ba Fiden Castro. Một số năm sau bà này đã quyên sinh.
“Tôi khâm phục lòng dũng cảm của con gái tôi” – Cựu Bộ trưởng Ngoại giao Pháp tuyên bố với báo chí. Ngay sau khi cuốn sách ra đời Tòa công tố đã khởi thảo hồ sơ chống lại ông bố dượng độc ác kia.
Niềm quan tâm không thuyên giảm đối với việc đọc sách đã được hơn 70 thư viện tại Paris khẳng định.
– Như trước đây, thư viện của chúng tôi vẫn có nhiều người tới đọc- một cộng tác viên tại thư viện mang tên nhà thơ Nga Marina Svertaieva nói- Tất cả các thư viện đều vào cửa miễn phí. Trong số các thư viện ấy có những thư viện dành riêng cho điện ảnh, nghệ thuật tạo hình, âm nhạc, lịch sử Paris, nghề trồng vườn, nghề du lịch và thậm chí có thư viện gồm toàn tiểu thuyết hình sự. Giữa mấy bức tường chúng tôi thường tổ chức các cuộc trò chuyện với giới nhà văn, gày dựng những đêm hòa nhạc, tổ chức các cuộc triển lãm…
Niềm quan tâm tới việc đọc sách cũng làm cho giá bán của những cuốn sách cũ tăng lên. Vào cuối năm 2020 tại Nhà đấu giá “ Drouot” ở Paris đã diễn ra việc bán những bộ tuyển sách có một không hai của doanh nhân Pier Berje hay của người sáng lập “ Nhà Mode “ Iva Sen –Loran. Lần rao hàng này hút khách nhiều đến những cuốn sách của các nhà kinh điển đã xuất bản ngay khi các tác giả ấy còn sống . Ví dụ như cuốn “ Về nạn đói “ của Lev Tolstoi với bản dịch qua tiếng Pháp hoặc cuốn “ Salomei” của Gustav Flober.
Trong năm 2020, việc bán đấu giá sách tại Pháp thu hẹp không đáng kể, tuy một số người bán muốn chờ tới một thời điểm tốt hơn. Nhà đấu giá Drouot chuyển qua chế độ bán online, sáng tạo ra những sàn rao hàng mới.
TÔ HOÀNG
Theo báo nước ngoài
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Nobel Văn Chương 2024:
https://www.nhomcho.com/t36777-nobel-van-chuong-2024
LDN
Re: Sách
tramdoc.vn
Tại sao người Nhật mê đọc sách?
Nhật Bản là tấm gương “tổng hợp văn hoá Đông Tây” của thế giới mà không mất đi bản sắc sâu đậm của mình
Không có thú vui nào trên thế giới có thể so sánh được với thú vui đọc sách. Khi người ta cảm nhận được sự đàm thoại riêng tư với thế giới người hiền, thì đó là thú vui duy nhất không lệ thuộc vào người khác - Kaibara Ekken (1630-1714)
Chúng ta có thể nhân bản hơn bằng cách trở thành hoàn vũ hơn - Okakura Tenshin (1862-1913)
Tóm tắt
Những lý do nào khiến dân tộc Nhật đã có một văn hoá đọc có thể nói vào bậc nhất thế giới? Văn hoá đọc này không phải chỉ bỗng dưng bùng nổ vào thời Minh Trị Duy Tân 1868 khi đất nước được mở cửa, hướng về phương Tây, mà có gốc rễ sâu xa từ thời Tokugawa 1600-1868, từ lúc dân tộc chỉ có văn hoá võ sĩ trên chiến trường, từ lúc thầy tu khoẻ mạnh cũng muốn ra trận để thi thố tài năng đi tìm hạnh phúc. Cách đây 300 năm Nhật Bản đã có những con số “khủng” về giáo dục và văn hoá đọc.
Những lý do nào khiến cho một dân tộc võ sĩ lại trở thành mê đọc sách như thế? Và đọc sách để làm gì? Tại sao không phải các dân tộc có truyền thống văn sâu đậm như Trung Hoa hay Việt Nam mà lại một dân tộc có truyền thống võ như Nhật Bản? Hai trăm sáu mươi năm tự đóng kín cửa như “hến” sau khi đuổi hết người truyền giáo phương Tây khỏi nước(cùng thời với Việt Nam), nhưng tại sao mảnh đất Nhật Bản lại “ngậm” được viên ngọc ‘Tây học’ (Western learning, thông qua ‘Lan học’, Rangaku) hình thành bên trong, từ chất “nọc độc của người man di”, để rồi viên ngọc khai minh đó biến thành quốc sách thời Minh Trị?
Một sự lặp lại kỳ thú của lịch sử: châu Âu đã từng có cuộc dịch thuật vĩ đại thế kỷ 11 và 12 lúc đại học châu Âu ra đời để làm nền tảng phát triển khoa học và văn hoá, thì tương tự, ở phương Đông, Nhật Bản cũng đã có cuộc dịch thuật vĩ đại của mình trong hai thế kỷ thời đóng cửa, giúp chuyển hệ hình tư duy kiểu phong kiến Trung Hoa sang hệ hình khoa học hiện đại phương Tây dù tầng lớp trí thức ở Nhật Bản chịu ảnh hưởng rất sâu đậm của Khổng giáo, có thể sâu đậm hơn cả giới trí thức Việt Nam cùng thời.
Cuộc dịch thuật là khó nhọc và không kém phần nguy hiểm, nhưng trí thức Nhật Bản đã thể hiện tinh thần trách nhiệm cao cả của mình đối với quốc gia, rằng họ không thể yêu nước trong sự vô minh. Đọc sách là việc làm của lòng yêu nước, không phải chỉ để thưởng ngoạn, mà để khai minh và khai sinh một thời đại mới cho đất nước. Đọc sách là thuộc tính của một dân tộc văn hoá có ý thức. Họ không sợ học của kẻ thù, chỉ sợ ngu muội vì không học. Và họ đã thành công.
Người ta đã từng nghe nói về sự đọc sách khủng của người Nhật thời Minh Trị Duy Tân, cách chúng ta hôm nay ngót một thế kỷ rưỡi. Thí dụ minh hoạ thường là quyển sách Bàn về Tự do, On Liberty, của John Stuart Mill. Sách được xuất bản ở Anh năm 1859, cùng năm với tác phẩm “Thuyết tiến hoá” của Charles Darwin. Bàn về Tự do là một quyển sách rất có ảnh hưởng ở phương Tây, và ngày nay vẫn còn tiếp tục được đọc. Khi được dịch sang tiếng Nhật quyển sách đã bán trên triệu bản.
Một quyển sách khác, có lẽ ít được biết hơn đối với độc giả Việt Nam, là Tự lo, Self-Help của Samuel Smiles. Quyển sách này là best-seller ở phương Tây, đến cuối thế kỷ 19 bán được số lượng 250.000 ở Anh Mỹ, nhưng khi được Nakamura Masanao, một học giả Khổng giáo từng học bên Anh, dịch sang tiếng Nhật những năm đầu của thời Minh Trị thì quyển sách bán đến một triệu bản! (Nakamura cũng là người dịch quyển Bàn về Tự do).
Một con số thật “khủng” nếu ta biết rằng thời đó dân số Nhật Bản chỉ khoảng trên 30 triệu thôi. Self-Help là một trong ba quyển sách được gọi là “Bộ kinh thánh Minh Trị” có sức hút mãnh liệt đối với người Nhật, nhất là giới trẻ, trong giai đoạn đất nước đổi mới của Nhật Bản. Cuốn sách Tự lo thể hiện tinh thần độc lập tự chủ của các cá nhân, và từ đó làm cho quốc gia độc lập và tự chủ. Cuốn sách mượn lời của J.S. Mill ngay trang đầu: “Giá trị của nhà nước, xét lâu dài, là giá trị của các cá nhân cấu thành.” Đó là tín hiệu mà quyển sách muốn truyền đạt: Muốn có một đất nước mạnh, độc lập, phải có những cá nhân mạnh và độc lập, thông qua tự rèn luyện, tự lo. Đó là điều kiện tiên quyết.
Nói chung vào thời mở cửa Minh Trị Duy Tân, dân tộc Nhật lên cơn sốt đọc sách nước ngoài để biết phương Tây đã làm gì và đang làm gì mà “nước giàu quân mạnh” như thế. Họ muốn biết và muốn học, để xây dựng đất nước hùng mạnh như các cường quốc phương Tây. Chỉ có được một nền văn hoá lớn, một xã hội phú cường, khi nào mọi người được học như nhau, khi mọi người có quyền ao ước và có điều kiện vươn lên khỏi chức phận cũ của mình. Tinh thần này, ethos, được diễn tả mạnh mẽ trong tác phẩm “Khuyến học”, Gakumon no susume, của nhà khai minh Fukuzawa Yukichi (1835-1901): “Con người không sinh ra cao quý hay thấp hèn, giàu sang hay nghèo khó. Chính những ai lao động siêng năng ở những công việc tìm tòi của họ, và học nhiều, sẽ trở thành cao quý và giàu có, trong khi những ai biếng nhác sẽ trở thành nghèo khó, thấp hèn.”
Hai sự kiện sau đây ở thế kỷ 20 minh hoạ thêm óc tò mò học hỏi đặc biệt của người Nhật, điều mà các nhà truyền giáo phương Tây đã ghi nhận khi tiếp xúc với những dân tộc này, so sánh với các dân Trung Hoa hay Hàn Quốc mà họ biết trước đó. Năm 1922 khi Einstein thực hiện lời mời sang thăm và diễn thuyết khoa học tại Nhật thì nước Nhật vừa có ngay một tuyển tập Einstein gồm bốn quyển. Lúc đó không đâu ở châu Âu hay ở Mỹ có tuyển tập này. Tương tự, ba năm trước đó, 1919, Nhật Bản cũng là nước đầu tiên xuất bản tuyển tập Các Mác, Ăng-Ghen. Cũng không đâu trên thế giới, kể cả Nga, Đức là những nơi có phong trào xã hội chủ nghĩa mạnh nhất thế giới có tuyển tập này. Người Nhật quả muốn biết hết những nghĩ gì thế giới trước đó.
Công ty ra đời đầu tiên thời Minh Trị Duy Tân kinh doanh gì? Được sách sử ghi lại, đó là công ty nhập khẩu và kinh doanh sách Maruzen của Hayashi Yuteki. Năm 1869 ông Hayashi Yuteki mở công ty đầu tiên tại Yokohama có tên Maruya, và năm sau mở thêm cửa hàng thứ hai tại Nihonbashi, khu phố cổ trung tâm sầm uất và thời trang nhất của Tokyo lúc bấy giờ! Năm 1880 Hayashi chuyển doanh nghiệp chính thức thành công ty TNHH Maruzen.
Sách là mặt hàng đi đầu trong “cuộc chấn hưng dân khí”. Phần lớn các học giả và nhà văn đều là khách hàng của Maruzen, trong đó có hai nhà văn lớn Akutagawa Ryunosuke và Natsume Sōseki. Hayashi Yuteki vốn là một thầy thuốc hành nghề rồi sau đó trở thành học trò của nhà khai minh Fukuzawa Yukichi. Ngoài các hiệu sách, Maruzen còn xuất bản một nguyệt san cho giới văn sĩ, học thuật có tên “Ánh sáng của Khoa học”, Gakutō. Một thời gian dài Maruzen là cửa sổ duy nhất nhìn ra phương Tây. [Công ty sách này ngày nay vẫn còn tồn tại, hoạt động rộng rãi, có doanh số năm 1996 hơn một tỉ Euro với 2.100 nhân viên. Khách hàng của họ là nhiều đại học, cơ quan chính quyền và viện nghiên cứu.]
Chúng ta tự hỏi vì đâu mà người Nhật lại có cái đam mê đọc sách cuồng nhiệt và sự đánh giá cao sách vở như thế? Có phải dân tộc này chỉ mê đọc sách thời Minh Trị khi bừng tỉnh sau ‘cơn ngủ đông’ mấy trăm năm trước đó không? Dân tộc Trung Hoa cũng từng ngủ đông dài như thế, và một số dân tộc khác cùng dòng văn hoá Khổng Mạnh, nhưng tại sao không có cái đam mê đọc sách như dân Nhật?
Một truyền thống lâu đời
Thực ra người Nhật đã có truyền thống đọc sách khủng lâu đời, ít ra từ thời Tokugawa 1600-1868. Trong thời đầu của Tokugawa Ieyasu, người thống nhất đất nước và lập nên triều đại Tokugawa hoà bình 265 năm lâu dài nhất lịch sử, thì chuyện một samurai có thể diễn đạt được ý tưởng của mình một cách mạch lạc trên giấy trắng mực đen là điều hi hữu, và tình trạng mù chữ là bình thường. Văn hoá Nhật Bản trước 1600 là văn hoá võ sĩ. Nhưng vào cuối thế kỷ 18, có thể nói một samurai mù chữ là một điều hụt hẫng đáng buồn, và tới giữa thế kỷ 19, tình hình lại khác nhau một trời một vực.
Trong thời Genroku (1688-1704), được xem là thời vàng son của Tokugawa với kinh tế ổn định, nghệ thuật và văn chương phát triển, Nhật Bản đã có một hệ thống xuất bản sách hiện đại đáng ngạc nhiên, đặc trưng bởi sự hiện hữu của nhiều nhà xuất bản lớn, nhiều nhà minh hoạ sách có tiếng và nhiều nhà văn tên tuổi. Sách thường được xuất bản với số lượng đến hơn 10.000 bản! Đây là một con số “khủng” thời đó; Nhật Bản lúc đó chỉ có chừng 20 triệu người, vì thời Minh Trị dân số Nhật Bản khoảng 30 triệu. Năm 1692 Nhật Bản cũng đã từng có những bộ danh mục hàng chục tập về các sách in dành cho công chúng sử dụng. (Hiện nay VN chưa có được những bộ danh mục như thế tại các nhà sách).
Con số phát hành 10.000 bản là rất đáng ghen tị cho những nhà xuất bản và tác giả Việt Nam hiện nay, đất nước với gần 90 triệu dân. Trong gần mười năm qua từ khi loại sách khai trí bắt đầu xuất hiện, có mấy tác giả nào có số ấn bản tương đương như thế? Cho nên số ấn bản 10.000 của người Nhật thời Tokugawa cách đây 300 năm quả là con số “khủng”! [Việt Nam lúc bấy giờ đang trong giai đoạn Trịnh Nguyễn phân tranh, không hiểu giáo dục và văn hoá đọc sách ra sao.]
Thương mại sách ở Nhật bắt đầu phát triển mạnh từ đầu thế kỷ 17. Giới đọc sách truyền thống như quý tộc, tu sĩ và thượng lưu trong thành phố được mở rộng sang các giới đại chúng. Mặc dù số lượng phát hành cao, nhưng không đủ đáp ứng nhu cầu đọc sách của các tầng lớp dân chúng, văn hoá đọc sách thuê, ra đời trong thời Kan’ei (1624-44), trở nên phổ biến, đặc biệt tại các thành phố lớn như Edo, Kyoto và Nagoya. Các cửa hàng cho thuê sách, kashihonya , đóng vai trò quan trọng ở đây.
Cuối thế kỷ 18 các cửa hàng cho thuê sách có mặt khắp nơi ở Edo (tức Tokyo) và các tỉnh. Khách hàng được phục vụ bởi những người đi rong mang thùng sách trên lưng. Sách vở có thể đi đến tận các hải đảo xa xôi. Edo có 650 cửa hàng cho mượn sách năm 1808, nhưng đến 1832 đã có tới 800. Edo có dân số khoảng hơn triệu, và tỉ lệ biết chữ lên đến 70%. Một cửa hàng cho mượn sách ở Nagoya, tên Daisōcủa Sōhachi, như lịch sử còn ghi, được thành lập năm 1767 và hoạt động 132 năm liền, đến khi chấm dứt hoạt động có một danh mục đến 26.768 quyển sách cho mượn.
Nhật Bản thế kỷ 18 có những thành phố lớn phát triển với dân số tập trung cao như châu Âu. Edo có trên một triệu dân, nhất thế giới, hơn cả Paris. Các thành phố khác như Osaka có con số non một triệu. Nhật Bản có văn hoá thành thị, có cả văn hoá salon (zashiki), đời sống sung túc rõ nét như ở châu Âu thời Trung cổ. Và đó cũng là điểm hấp dẫn đối với giới thương nhân nước ngoài khi họ kêu gọi Nhật Bản mở cửa. [Việt Nam lúc đó chưa được như thế về mặt phát triển kinh tế.]
Chúng ta hỏi: Từ đâu người Nhật có sự đam mê đọc sách như thế? Động lực nào?
Nguồn gốc đọc sách: văn đi trước võ
Sự học tại Nhật Bản trước 1600 là độc quyền của giới quý tộc và tăng lữ, nhưng đến thời Tokugawa trở thành công việc của cả nước. Năm 1615 tướng quân Tokugawa Ieyasu, sau khi đã bình định được gần ba trăm phiên trấn (han), thiết lập nên một thể chế chính trị gần như liên bang, phát đi mệnh lệnh như một ‘big bang’ cho các đại danh, daimyō, chủ phiên trấn và các võ sĩ, samurai: Điều 1 của mệnh lệnh nói: “bun bên tay trái, bu bên tay phải”.
Bun là văn, sự học, là cây bút, trong khi bu là võ, nghệ thuật chiến tranh, từ đó chữ bushi là võ sĩ, bushido là võ sĩ đạo. Như thế Điều 1 nói “quyển sách bên tay trái, thanh gươm bên tay phải”, và văn đi trước võ, để có thể trị nước lâu bền. Các võ sĩ Nhật dần dần trở thành giai cấp cầm quyền có học. Ở Nhật Bản, cầm quyền là việc của giai cấp của samurai, cha truyền con nối, không phải việc của các Khổng nho như ở Trung Hoa hay Việt Nam, Triều Tiên. Khổng nho cao lắm chỉ được làm tư vấn với đồng lương thấp. Nhật Bản cũng có xếp hạng “sĩ, nông, công, thương” (shi, nō, kō, shō) dưới ảnh hưởng của Khống giáo Trung Hoa, nhưng ở đây sĩ không phải là nho sĩ, mà là võ sĩ.
Các daimyō giờ đây phải học văn hoá, các loại khoa học và nghệ thuật quản lý đất nước. Một daimyō có học phải đọc sách hằng ngày. Để phục vụ cho việc học tập của daimyō, và các gia thần, thư viện được thành lập, sách vở được sưu tầm một cách qui mô, và trở thành biểu tượng cho tri thức. Thư viện bao gồm các loại sách về lịch sử Nhật Bản và Trung Hoa, các sách về Khổng giáo, Phật giáo và Thần giáo; sách về nghệ thuật quân sự, chiến lược quân sự, địa lý, thiên văn, kinh tế, toán học, y khoa và vô số sách về văn chương cổ điển. Bản thân tướng quân Ieyasu từng lập thư viện cho mình. Nhật Bản mỗi thời đều có những thư viện nổi tiếng, nhưng vào thời Tokugawa, Nhật Bản có nhiều thư viện nhất chưa bao giờ thấy trước đó.
Fukuzawa Yukichi (1835-1901) đã ghi lại trong “Tây dương sự tình” sự quan sát đặc biệt của ông về các thư viện phương Tây khi ông có dịp đi tham quan: Trong những thành phố lớn của phương Tây đều có các sưu tập sách được gọi là “thư viện”, ở đó tất cả được sưu tầm, từ sách cho nhu cầu hàng ngày đến những loại sách hiếm, và sách trong nước cũng như từ nước ngoài. Người dân đến và có thể đọc quyển sách mình muốn, dù không phải là mỗi ngày. Thư viện Anh có 800.000 quyển, của St. Peterburg 900.000, và của Paris 1,5 triệu. Người Pháp nói rằng, nếu đem tất cả sách xếp nối đuôi nhau, chúng ta sẽ có một chiều dài 7 dặm.
Tướng quân Tokugawa Ieyasu, người tạo cú hích cho “big bang” văn hoá đọc sách của Nhật Bản. (Nguồn: Wikipedia)
Phát triển giáo dục
Văn hoá đọc sách gắn liền với giáo dục. Tokugawa là thời kỳ của sự bùng nổ giáo dục, hệ thống trường học, phục vụ cho nhiều đối tượng, nhiều đẳng cấp, trường trung ương của shogun, trường phiên của các daimyō, trường tư, cho dân thường và trường hỗn hợp cho cả samurai và dân thường. Vài con số dưới đây sẽ làm chúng ta thêm ngạc nhiên để thấy mối tương quan giữa văn hoá đọc và giáo dục.
Ngoài những trường chính thống dành cho giai cấp samurai của Mạc phủ, như “Hàn lâm Khổng giáo”, Shōheikō, thành lập năm 1630, và trường của các phiên, còn có các loại trường như trường terakoya cho thường dân; trường gōgaku dành cho cả con em samurai lẫn thường dân học chung, được chính thức hỗ trợ từ nhà nước, báo trước loại giáo dục hiện đại phi đẳng cấp sẽ ra đời thời MinhTrị. Ngoài ra có loại trường tư thục, shijuku, privat academies, với khoảng 1.500 trường, từ qui mô nhỏ vài ba chục đến qui mô lớn cả ngàn sinh viên, cạnh tranh với các trường trung ương hay trường phiên, dành cho cả samurai và thường dân mọi tầng lớp.
Tại phiên Chōshū, một trong những phiên quan trọng trong việc lật đổ Mạc phủ để phục hồi thiên hoàng, nhiều samurai nổi loạn và trở thành lãnh đạo của chính phủ Minh Trị đã từng là học trò của nhà yêu nước Yoshida Shōin (1830-1859) tại trường tư thục do ông thành lập. Shijuku thường phục vụ cho giáo dục cao cấp (advanced education), đi vào nghiên cứu, là trường của những người muốn tiến thân vào học thuật. Đó là loại trường “vườn ươm nhân tài”, bất kể từ đâu đến, samurai hay thương gia, thầy tu, tạo nguồn nhân lực quốc gia, jinzai (nhân tài, human resource), điều cũng được các giới chính quyền trung ương và địa phương ủng hộ. Theo tinh thần của jinzai, việc tuyển mộ nhân sự được dựa trên cơ sở tài năng hơn là nguồn gốc thân thế, và tài năng có thể đi từ phiên này sang phiên khác sống. Ngoài ra còn các trường dạy nghề và trường tôn giáo.
Một trường terakoya (Nguồn: Wikipedia)
Năm 1868 khi Nhật Bản Minh Trị bắt đầu cuộc duy tân, cả nước đã có 17.000 trường đủ mọi loại! Đây cũng là một con số ‘khủng’ nữa. Hàng triệu người đã được học hành. [Việt Nam có được bao nhiêu trường học và học sinh lúc đó? Nam Kỳ lúc đó vừa trở thành thuộc địa Pháp.] Có một ước tính theo đó cuối thời Tokugawa Nhật Bản có khoảng trên 40 phần trăm con trai và 10 phần trăm con gái nhận được giáo dục ngoài gia đình. Nhà nước không sợ sự phát triển giáo dục trong nhân dân, và dân chúng cũng đồng tình để cải thiện vị trí xã hội của mình. Phát triển đất nước cần những người có học. “Việc đầu tiên cần thiết cho sự trị vì một nhà nước là năng lực con người. Mà năng lực con người thì đến từ sự học” như học giả Khống giáo Dazai Jun (1686-1747) viết.
Qui mô của trường Nhật cũng không kém phần ngạc nhiên. Trường Shōheikō được xây dựng lại năm 1799 thực tế không phải là một ngôi trường, mà là một campus to lớn, nhiều dãy nhà ngang dọc, nhiều đường phố trong đó, với một đền thờ Khổng tử lớn tại trung tâm, nó là một cái làng học thuật và đào tạo đúng hơn là một cái trường đơn giản theo quan niệm của chúng ta. Trường Nisshinkan tuy có thể nhỏ hơn nhưng cũng rất lớn. Chúng ta biết rằng tại Hoa Kỳ, các đại học dạng campus hình thành chủ yếu từ Luật giao đất Morrill năm 1862 trước khi cuộc nội chiến chấm dứt. Phải chăng, xét về qui mô, các trường của Nhật Bản thời Tokugawa đã đi trước các đại học campus của Mỹ gần cả trăm năm?
Nước Nhật bước vào hiện đại hoá không phải từ tro tàn của chế độ cũ, mà ngược lại, được xây dựng trên một nền móng văn hoá đã phát triển cao, đa dạng về nội dung học, và vững chắc. Năm 1872 (cũng là năm sinh của cụ Phan Châu Trinh), tức chỉ bốn năm sau khi vua Minh Trị được phục hồi, một chế độ giáo dục cưỡng bách toàn dân được thực hiện trên khắp nước Nhật, một kỳ công. Điều này sẽ khó có thể được nếu Nhật Bản Tokugawa không có gì cả. Năm 1900 Nhật Bản có tỉ lệ người biết chữ cao hơn tỉ lệ của Anh. Đó là một môi trường văn hoá tốt và thiết yếu cho sự phát triển mạnh của khoa học và kỹ thuật.
Nếu đầu thời kỳ Tokugawa lưỡi gươm là quan trọng, thì vào cuối thời Tokugawa thì quyển sách là quan trọng hơn.
Trước áp lực của nguy cơ nước ngoài sự học cổ điển dần dần được hiện đại hoá bằng các môn học phương Tây. Các môn tri thức quân sự, luyện kim, vẽ bản đồ, y khoa, hoá học…, cũng như các môn học về các thể chế chính trị, kinh tế các quốc gia phương Tây có sức hút mạnh mẽ. Các daimyō biết nhìn xa gửi sinh viên tài năng đi học tại Nagasaki hay tại những trường Lan học tại Edo và Osaka. Và trong những năm 1850, 1860 họ thành lập các trung tâm Tây học tại các phiên của họ. Các nhà lãnh đạo của Minh Trị Duy Tân như Saigō của phiên Satsuma, Kido, Itō và Inoue của Chōshū, Soejima và Okuma của Saga, Gotō, Sakamoto và Sasaki của Tosa, Yuri của Fuki, Mutsu và Katsu của Mạc phủ, tất cả đều đã một lần học tại Nagasaki, trung tâm Lan học hiện đại của cả đất nước.
Sự phát triển giáo dục thời Tokugawa gắn liền với sự phát triển văn hoá Edo. Edo là thời kỳ của nghệ thuật và học thuật. Tokugawa chọn con đường đóng kín không phải để suy tàn, mà ngược lại, để phát triển bản sắc Nhật Bản không bị phá rầy, đưa sức sống của dân tộc lên đỉnh cao văn hoá và nghệ thuật, vun xới đạo đức và bản sắc.
Đó là thời kỳ của sự tự tôi luyện, sự quyết tâm tự khẳng định mình, biến đổi miếng đất hoang sơ thành một vườn hoa sặc sỡ, phát triển các hình thái nghệ thuật lên cao nhất, để bản sắc Nhật Bản trở thành nền tảng không lung lay được trong thời mở cửa xáo trộn sau, để tài năng Nhật Bản được tinh luyện làm niềm tin của dân tộc. Khi mở cửa, nghệ thuật Nhật Bản đã chinh phục được các quốc gia phương Tây và quốc gia được nể phục.
Tấm bình phong sơn mài hoa Iris của Ogata Kōrin (1658-1716), bậc thầy tiên phong về hội hoạ thời Edo, là thời đại hưng thịnh của nghệ thuật, để lại dấu ấn mãi mãi trong lịch sử Nhật Bản. Otaga Kōrin là tấm gương lớn của những người trường phái ấn tượng đầu tiên của Pháp. Các cuộc triển lãm tranh nghệ thuật của nghệ sĩ Nhật Bản nửa cuối thế kỷ 19 trong thời mở cửa tại châu Âu cũng như tại Hoa Kỳ đã mang đến cho Nhật Bản một sự công nhận lớn trong lãnh vực nghệ thuật.
Không phải chỉ có phương Tây chiếm lĩnh Nhật Bản qua các hiệp định thương mại, mà Nhật Bản đã chiếm lĩnh sân khấu nghệ thuật phương Tây qua nghệ thuật. Van Gogh cũng chịu ảnh hưởng của hội hoạ Nhật Bản. Nhiều người Mỹ thừa nhận tính ưu việt của nghệ thuật Nhật Bản. Một làn sóng lớn, “tsunami”, du lịch từ phương Tây, nhất là từ Hoa Kỳ đã đổ sang Nhật Bản vì sự ngưỡng mộ dân tộc đặc biệt này. Người Nhật cảm thấy tự tin khi bước vào sân chơi của cộng đồng các cường quốc. (Ảnh: nguồn Wikipedia)
Lan học, cuộc dịch thuật vĩ đại
Còn một sự kiện ‘khủng’ khác cần được nói lên ở đây. Đó là cuộc dịch thuật vĩ đại hai thế kỷ của giới trí thức Nhật Bản trong thời Tokugawa tự đóng cửa. Sáu năm sau khi Copernicus qua đời (1543) và tác phẩm cách mạng Về chuyển động quay của các thiên thể xuất bản, Nhật Bản tiếp xúc với những người phương Tây đầu tiên. Nhưng năm mươi năm sau, Nhật Bản, như chúng ta biết, chọn con đường đóng kín cửa, “toả quốc”, sakoku, từ 1640 (Việt Nam từ 1630), khi thấy sự phát triển của Kitô giáo là nguy hiểm cho tinh thần dân tộc và cho quyền lực. Nhật Bản chỉ chừa một cửa thông thương duy nhất với Hà Lan tại Dejima, Nagasaki.
Sự đóng kín này kéo dài cho đến hết thời Tokugawa năm 1868. Vậy mà trong điều kiện đó, đây là điều Việt Nam không có, trí thức Nhật Bản đã làm một cuộc dịch thuật vĩ đại sách vở phương Tây. Tuy không quyển sách nào thoát khỏi bàn tay kiểm duyệt nghiêm ngặt của Mạc phủ, tuy giới học giả phải làm việc trong điều kiện khó khăn, đôi khi phải trả giá bằng tính mệnh, nhưng họ đã làm nên một cuộc dịch thuật vĩ đại từ cái được gọi là Lan học, rangaku, Dutch learning (“Lan” là gọi tắt của Hà Lan), bắt cầu cho khai trí, khoa học, kỹ thuật để Minh Trị Duy Tân bước tới mạnh mẽ.
Sugita Gempaku, người tạo cú hích mạnh mẽ cho Lan học (Nguồn: Wikipedia
Trí thức Nhật, nhất là giới bác sĩ, đặc biệt chú ý đến khoa học kỹ thuật từ châu Âu qua các tác phẩm dịch từ tiếng Hà Lan. Họ nhìn thấy trong đó một nền văn minh mới xuất hiện, và ý thức rằng, nếu một ngàn năm trước Nhật Bản đã từng gửi học giả và tăng lữ sang Trung Hoa để học văn hoá, thì nay, họ cũng đang đứng trước một nền văn minh mới đồ sộ cần phải học hỏi, và họ phải tự học trong sự dè chừng của Mạc phủ.
Qua Lan học - hay Tây học qua tiếng Hà Lan - người Nhật học hầu như tất cả các môn khoa học và công nghệ phương Tây: y khoa, sinh học, thiên văn, toán học, vật lý, hoá học, điện, cơ học, máy bơm, đồng hồ, máy hơi nước, kính thiên văn, kính hiển vi, luyện kim, đúc súng, đóng tàu…Họ thường xuyên theo dõi sự tiến bộ khoa học công nghệ châu Âu. Các thương nhân Hà Lan ngay từ đầu được Mạc phủ yêu cầu hàng năm viết báo cáo (fūsetsugaki) cho chính phủ tướng quân về tình hình thế giới, và về cuộc cách mạng công nghệ và khoa học ở châu Âu.
Từ thế kỷ 18, tức khoảng một thế kỷ sau tác phẩm Principia của Newton, các học giả Lan học đã nắm bắt được vật lý Newton, họ đã dịch được các khái niệm như “trọng lực” (jūryoku), “lực hút” (inryoku), “lực ly tâm” (enshinryoku), “khối tâm” (jūten, centre of mass) vẫn còn được sử dụng ngày nay. Các học giả Lan học đã hiểu các hiện tượng điện, tĩnh điện, hiểu nguyên lý ắc-quy của Volta đầu thế kỷ 19, chỉ mấy năm sau khi Volta phát minh ở châu Âu.
Họ hiểu hoá học của Lavoisier, có thể chế tạo kính thiên văn không lâu sau Hans Lippershey và Galilei đầu thế kỷ 17; chế tạo đồng hồ, máy bơm, súng hơi, chế tạo những con búp bê cơ khí tự động phục vụ trà. Đặc biệt máy hơi nước được Nhật Bản chế tạo lần đầu tiên năm 1853. Người Nhật đã đóng được tàu chiến chạy hơi nước chỉ hai năm sau cuộc gặp gỡ lịch sử với Commodore Perry 1853. Tất cả cũng chỉ dựa trên bản vẽ. Một quan chức Hà Lan bình luận rằng “Tuy có những sự không hoàn chỉnh về chi tiết, nhưng tôi phải ngã mũ trước dân tộc thiên tài có khả năng chế tạo những thứ này mà họ không hề thấy một chiếc máy thực ngoài đời, chỉ dựa trên các bản vẽ đơn thuần.”
Cuộc dịch thuật diễn ra trong hai thế kỷ với hàng ngàn cuốn sách được xuất bản và truyền bá trong giới học thuật, làm cho người ta nhớ đến cuộc dịch thuật vĩ đại văn minh Hy Lạp cổ đại và Ả rập vào châu Âu hai thế kỷ 11 và 12 đúng lúc đại học châu Âu đang hình thành, làm cho đại học và khoa học châu Âu phát triển mạnh mẽ. Chỉ có khác một điều: trong khi cuộc dịch thuật ở châu Âu được phần lớn các học giả Ả rập thực hiện thì ở Nhật Bản cuộc dịch thuật được do chính người Nhật thực hiện, những người được đào tạo từ một nền văn hoá rất khác.
Phương Đông chưa có cuộc dịch thuật nào như cuộc dịch thuật Nhật Bản phản ảnh trung thực nền khoa học kỹ thuật phương Tây. (Cuộc dịch thuật ở Trung Hoa bởi các nhà truyền giáo bóp méo một phần khoa học vì mục tiêu truyền giáo, và gặp sức ỳ mãnh liệt của sự tự mãn văn hoá Trung Hoa). Đây là một sự lặp lại kỳ thú của lịch sử giữa Tây và Đông. Hai trăm năm dịch thuật ở Nhật Bản Tokugawa cũng là thời gian tại châu Âu diễn ra các cuộc cách mạng khoa học, công nghiệp dữ dội, tạo nên sự mất cân bằng lực lượng nghiêm trọng trên thế giới dẫn tới thay đổi lớn lao chưa từng có trong lịch sử loài người. Người Nhật đã biết tiếp cận các cuộc cách mạng đó từ xa để chuẩn bị mình.
Người Nhật không thể yêu nước trong sự mê muội, vô minh, lại càng không yêu nước bằng những nội dung khuôn sáo không thực chất. “Chúng ta cảm thấy xấu hổ làm sao khi khám phá ra sự ngu dốt của mình” với tư cách là người phục vụ đại danh và đất nước, như một lời tự thú của Siguta Gempaku (1733-1817), một bác sĩ tên tuổi và là người đã tạo cú hích quan trọng cho Lan học cuối thế kỷ 18, sau khi ông chứng kiến rằng cấu trúc của cơ thể con người không giống như sách vở của Trung Hoa hay Nhật Bản bấy lâu nay, mà giống chính xác các bản vẽ cơ thể học của một quyển sách từ phương Tây (Tafel Anatomia), sau đó được Gempaku và các đồng nghiệp dịch ngay sang tiếng Nhật, tạo cú hích mạnh mẽ cho phong trào Lan học.
Kết luận
Nói tóm lại, Nhật Bản là một dân tộc có óc tò mò không bao giờ nguôi, tinh thần khao khát học hỏi cái mới mãnh liệt không bao giờ tắt, và khả năng hiểu biết nhanh chóng, để hoàn thiện mình, để bảo vệ đất nước, để “kiểm soát những người man di bằng tri thức của họ”, và vì thế họ đọc sách dữ dội, và đã thành công dữ dội. Thế kỷ thứ bảy và tám họ đã từng vượt biển trong hiểm nguy để học văn hoá Trung Hoa đem về xây dựng nền tảng văn hoá riêng của họ. Rồi một ngàn năm sau, cũng trong khó khăn và nguy hiểm, giới trí thức đã tiến hành cuộc dịch thuật văn hoá phương Tây hai thế kỷ liền, và từ 1868 trở đi một cách bùng nổ, để có thể nhanh chóng hiện đại hoá đất nước với mục tiêu trở thành ngang bằng với các cường quốc phương Tây.
Đó là hai sự kiện trọng đại nhất trong lịch sử văn hoá nước Nhật. Và họ đã thành công. Họ bỏ lại Trung Hoa từng là trung tâm văn hoá đối với họ, để rồi chính Trung Hoa sau đó phải học lại họ. Nhật Bản đã từng trở thành trung tâm văn hoá mới và niềm hy vọng ở phương Đông, thay thế cho cái trung tâm Trung Hoa cũ đang rệu rã.
Nhật Bản là tấm gương “tổng hợp văn hoá Đông Tây” của thế giới mà không mất đi bản sắc sâu đậm của mình. Họ là một tấm gương tuyệt vời của sự tự-khai trí vươn lên. Họ đóng cửa mà không hư hỏng hay hỗn độn. Ngược lại, họ đóng cửa để phát triển các tố chất dân tộc thành tinh hoa, làm bước chuẩn bị cho giai đoạn phát triển tiếp vững chắc, không chao đảo khi mở cửa ồ ạt thời Minh Trị. Họ là một dân tộc văn hoá đáng kính phục.
Charles Darwin nói đâu đó trong lá thư gửi cho một người bạn, rằng đối với ông Nhật Bản là một kỳ quan trong những những kỳ quan của thế giới, nếu không muốn nói là kỳ quan lớn nhất. Chúng ta người Việt Nam nên học văn hoá đọc sách độc đáo của người Nhật, óc tò mò của họ, học để sáng tạo cho đất nước. Nếu chỉ học với mục đích có được một nghề để sống, điều đó quý cho bản thân, gia đình, nhưng dễ dẫn đến sự tự mãn làm cho người ta không đọc sách nữa khi đã đạt được mục đích. Với tinh thần đó, Việt Nam chỉ có cá nhân chứ không có quốc gia.
Chỉ có đọc sách với tinh thần người Nhật là muốn hiểu biết thế giới đã, đang nghĩ gì, làm gì để tái tạo tinh hoa thế giới và sáng tạo cái mới làm giàu đất nước Việt Nam, điều đó mới giúp cho chúng ta đọc sách mãi mãi không thôi, đọc cuồng nhiệt trong thế giới tri thức vô tận. Và chỉ trên cơ sở đó, văn hoá đọc mới có thể thăng hoa. Không phải chỉ vài ngàn, mà hàng triệu các bản sách hay mới có thể được đọc giả hâm mộ và háo hức đón nhận. Và cũng chỉ trên cơ sở đó, nhân dân mới nhanh chóng ấm no, đất nước mới phú cường, giang san mới bền vững.
Mùa Hội sách Thành phố, tháng Ba, 2012
Nguồn: Tiến sĩ Nguyễn Xuân Xanh
Trạm Đọc (Read Station)
1. Bài viết này là sự rút ngắn từ một bài nghiên cứu chi tiết hơn có cùng tựa đề của tác giả vào mùa Hội sách TP 2012. Một bài tóm tắt 850 chữ được báo Tuổi Trẻ đăng dưới tiêu đề “Không thể yêu nước trong sự vô minh”
2. Tác giả cám ơn TS Trương Văn Tân (Úc) đã cho nhiều ý kiến quý báu về lịch sử và thuật ngữ Hán-Nhật.
Giới thiệu tác giả: TS Nguyễn Xuân Xanh tốt nghiệp Đại Học Khoa Học Sài Gòn, du học năm 1966 tại CHLB Đức. Ông học tập và nghiên cứu tại các Đại học Bonn, Heidelberg, Bielefeld và Berlin. Năm 1975, ông tốt nghiệp Tiến sĩ Toán và làm Habilitation năm 1983. Từ năm 1980 – 1986, ông làm nghiên cứu và dạy học tại Đại học Bielefeld và Đại học kỹ thuật Berlin trước khi về nước sống từ mười mấy năm nay. Ông đã viết hoặc là chủ biên của những cuốn sách nghiên cứu về lịch sử khoa học giáo dục như "Nước Đức thế kỷ 19 - những thành tựu khoa học và kỹ thuật", "Einstein", "Kỷ yếu đại học Humboldt"...
Tại sao người Nhật mê đọc sách?
Nhật Bản là tấm gương “tổng hợp văn hoá Đông Tây” của thế giới mà không mất đi bản sắc sâu đậm của mình
Không có thú vui nào trên thế giới có thể so sánh được với thú vui đọc sách. Khi người ta cảm nhận được sự đàm thoại riêng tư với thế giới người hiền, thì đó là thú vui duy nhất không lệ thuộc vào người khác - Kaibara Ekken (1630-1714)
Chúng ta có thể nhân bản hơn bằng cách trở thành hoàn vũ hơn - Okakura Tenshin (1862-1913)
Tóm tắt
Những lý do nào khiến dân tộc Nhật đã có một văn hoá đọc có thể nói vào bậc nhất thế giới? Văn hoá đọc này không phải chỉ bỗng dưng bùng nổ vào thời Minh Trị Duy Tân 1868 khi đất nước được mở cửa, hướng về phương Tây, mà có gốc rễ sâu xa từ thời Tokugawa 1600-1868, từ lúc dân tộc chỉ có văn hoá võ sĩ trên chiến trường, từ lúc thầy tu khoẻ mạnh cũng muốn ra trận để thi thố tài năng đi tìm hạnh phúc. Cách đây 300 năm Nhật Bản đã có những con số “khủng” về giáo dục và văn hoá đọc.
Những lý do nào khiến cho một dân tộc võ sĩ lại trở thành mê đọc sách như thế? Và đọc sách để làm gì? Tại sao không phải các dân tộc có truyền thống văn sâu đậm như Trung Hoa hay Việt Nam mà lại một dân tộc có truyền thống võ như Nhật Bản? Hai trăm sáu mươi năm tự đóng kín cửa như “hến” sau khi đuổi hết người truyền giáo phương Tây khỏi nước(cùng thời với Việt Nam), nhưng tại sao mảnh đất Nhật Bản lại “ngậm” được viên ngọc ‘Tây học’ (Western learning, thông qua ‘Lan học’, Rangaku) hình thành bên trong, từ chất “nọc độc của người man di”, để rồi viên ngọc khai minh đó biến thành quốc sách thời Minh Trị?
Một sự lặp lại kỳ thú của lịch sử: châu Âu đã từng có cuộc dịch thuật vĩ đại thế kỷ 11 và 12 lúc đại học châu Âu ra đời để làm nền tảng phát triển khoa học và văn hoá, thì tương tự, ở phương Đông, Nhật Bản cũng đã có cuộc dịch thuật vĩ đại của mình trong hai thế kỷ thời đóng cửa, giúp chuyển hệ hình tư duy kiểu phong kiến Trung Hoa sang hệ hình khoa học hiện đại phương Tây dù tầng lớp trí thức ở Nhật Bản chịu ảnh hưởng rất sâu đậm của Khổng giáo, có thể sâu đậm hơn cả giới trí thức Việt Nam cùng thời.
Cuộc dịch thuật là khó nhọc và không kém phần nguy hiểm, nhưng trí thức Nhật Bản đã thể hiện tinh thần trách nhiệm cao cả của mình đối với quốc gia, rằng họ không thể yêu nước trong sự vô minh. Đọc sách là việc làm của lòng yêu nước, không phải chỉ để thưởng ngoạn, mà để khai minh và khai sinh một thời đại mới cho đất nước. Đọc sách là thuộc tính của một dân tộc văn hoá có ý thức. Họ không sợ học của kẻ thù, chỉ sợ ngu muội vì không học. Và họ đã thành công.
Người ta đã từng nghe nói về sự đọc sách khủng của người Nhật thời Minh Trị Duy Tân, cách chúng ta hôm nay ngót một thế kỷ rưỡi. Thí dụ minh hoạ thường là quyển sách Bàn về Tự do, On Liberty, của John Stuart Mill. Sách được xuất bản ở Anh năm 1859, cùng năm với tác phẩm “Thuyết tiến hoá” của Charles Darwin. Bàn về Tự do là một quyển sách rất có ảnh hưởng ở phương Tây, và ngày nay vẫn còn tiếp tục được đọc. Khi được dịch sang tiếng Nhật quyển sách đã bán trên triệu bản.
Một quyển sách khác, có lẽ ít được biết hơn đối với độc giả Việt Nam, là Tự lo, Self-Help của Samuel Smiles. Quyển sách này là best-seller ở phương Tây, đến cuối thế kỷ 19 bán được số lượng 250.000 ở Anh Mỹ, nhưng khi được Nakamura Masanao, một học giả Khổng giáo từng học bên Anh, dịch sang tiếng Nhật những năm đầu của thời Minh Trị thì quyển sách bán đến một triệu bản! (Nakamura cũng là người dịch quyển Bàn về Tự do).
Một con số thật “khủng” nếu ta biết rằng thời đó dân số Nhật Bản chỉ khoảng trên 30 triệu thôi. Self-Help là một trong ba quyển sách được gọi là “Bộ kinh thánh Minh Trị” có sức hút mãnh liệt đối với người Nhật, nhất là giới trẻ, trong giai đoạn đất nước đổi mới của Nhật Bản. Cuốn sách Tự lo thể hiện tinh thần độc lập tự chủ của các cá nhân, và từ đó làm cho quốc gia độc lập và tự chủ. Cuốn sách mượn lời của J.S. Mill ngay trang đầu: “Giá trị của nhà nước, xét lâu dài, là giá trị của các cá nhân cấu thành.” Đó là tín hiệu mà quyển sách muốn truyền đạt: Muốn có một đất nước mạnh, độc lập, phải có những cá nhân mạnh và độc lập, thông qua tự rèn luyện, tự lo. Đó là điều kiện tiên quyết.
Nói chung vào thời mở cửa Minh Trị Duy Tân, dân tộc Nhật lên cơn sốt đọc sách nước ngoài để biết phương Tây đã làm gì và đang làm gì mà “nước giàu quân mạnh” như thế. Họ muốn biết và muốn học, để xây dựng đất nước hùng mạnh như các cường quốc phương Tây. Chỉ có được một nền văn hoá lớn, một xã hội phú cường, khi nào mọi người được học như nhau, khi mọi người có quyền ao ước và có điều kiện vươn lên khỏi chức phận cũ của mình. Tinh thần này, ethos, được diễn tả mạnh mẽ trong tác phẩm “Khuyến học”, Gakumon no susume, của nhà khai minh Fukuzawa Yukichi (1835-1901): “Con người không sinh ra cao quý hay thấp hèn, giàu sang hay nghèo khó. Chính những ai lao động siêng năng ở những công việc tìm tòi của họ, và học nhiều, sẽ trở thành cao quý và giàu có, trong khi những ai biếng nhác sẽ trở thành nghèo khó, thấp hèn.”
Hai sự kiện sau đây ở thế kỷ 20 minh hoạ thêm óc tò mò học hỏi đặc biệt của người Nhật, điều mà các nhà truyền giáo phương Tây đã ghi nhận khi tiếp xúc với những dân tộc này, so sánh với các dân Trung Hoa hay Hàn Quốc mà họ biết trước đó. Năm 1922 khi Einstein thực hiện lời mời sang thăm và diễn thuyết khoa học tại Nhật thì nước Nhật vừa có ngay một tuyển tập Einstein gồm bốn quyển. Lúc đó không đâu ở châu Âu hay ở Mỹ có tuyển tập này. Tương tự, ba năm trước đó, 1919, Nhật Bản cũng là nước đầu tiên xuất bản tuyển tập Các Mác, Ăng-Ghen. Cũng không đâu trên thế giới, kể cả Nga, Đức là những nơi có phong trào xã hội chủ nghĩa mạnh nhất thế giới có tuyển tập này. Người Nhật quả muốn biết hết những nghĩ gì thế giới trước đó.
Công ty ra đời đầu tiên thời Minh Trị Duy Tân kinh doanh gì? Được sách sử ghi lại, đó là công ty nhập khẩu và kinh doanh sách Maruzen của Hayashi Yuteki. Năm 1869 ông Hayashi Yuteki mở công ty đầu tiên tại Yokohama có tên Maruya, và năm sau mở thêm cửa hàng thứ hai tại Nihonbashi, khu phố cổ trung tâm sầm uất và thời trang nhất của Tokyo lúc bấy giờ! Năm 1880 Hayashi chuyển doanh nghiệp chính thức thành công ty TNHH Maruzen.
Sách là mặt hàng đi đầu trong “cuộc chấn hưng dân khí”. Phần lớn các học giả và nhà văn đều là khách hàng của Maruzen, trong đó có hai nhà văn lớn Akutagawa Ryunosuke và Natsume Sōseki. Hayashi Yuteki vốn là một thầy thuốc hành nghề rồi sau đó trở thành học trò của nhà khai minh Fukuzawa Yukichi. Ngoài các hiệu sách, Maruzen còn xuất bản một nguyệt san cho giới văn sĩ, học thuật có tên “Ánh sáng của Khoa học”, Gakutō. Một thời gian dài Maruzen là cửa sổ duy nhất nhìn ra phương Tây. [Công ty sách này ngày nay vẫn còn tồn tại, hoạt động rộng rãi, có doanh số năm 1996 hơn một tỉ Euro với 2.100 nhân viên. Khách hàng của họ là nhiều đại học, cơ quan chính quyền và viện nghiên cứu.]
Chúng ta tự hỏi vì đâu mà người Nhật lại có cái đam mê đọc sách cuồng nhiệt và sự đánh giá cao sách vở như thế? Có phải dân tộc này chỉ mê đọc sách thời Minh Trị khi bừng tỉnh sau ‘cơn ngủ đông’ mấy trăm năm trước đó không? Dân tộc Trung Hoa cũng từng ngủ đông dài như thế, và một số dân tộc khác cùng dòng văn hoá Khổng Mạnh, nhưng tại sao không có cái đam mê đọc sách như dân Nhật?
Một truyền thống lâu đời
Thực ra người Nhật đã có truyền thống đọc sách khủng lâu đời, ít ra từ thời Tokugawa 1600-1868. Trong thời đầu của Tokugawa Ieyasu, người thống nhất đất nước và lập nên triều đại Tokugawa hoà bình 265 năm lâu dài nhất lịch sử, thì chuyện một samurai có thể diễn đạt được ý tưởng của mình một cách mạch lạc trên giấy trắng mực đen là điều hi hữu, và tình trạng mù chữ là bình thường. Văn hoá Nhật Bản trước 1600 là văn hoá võ sĩ. Nhưng vào cuối thế kỷ 18, có thể nói một samurai mù chữ là một điều hụt hẫng đáng buồn, và tới giữa thế kỷ 19, tình hình lại khác nhau một trời một vực.
Trong thời Genroku (1688-1704), được xem là thời vàng son của Tokugawa với kinh tế ổn định, nghệ thuật và văn chương phát triển, Nhật Bản đã có một hệ thống xuất bản sách hiện đại đáng ngạc nhiên, đặc trưng bởi sự hiện hữu của nhiều nhà xuất bản lớn, nhiều nhà minh hoạ sách có tiếng và nhiều nhà văn tên tuổi. Sách thường được xuất bản với số lượng đến hơn 10.000 bản! Đây là một con số “khủng” thời đó; Nhật Bản lúc đó chỉ có chừng 20 triệu người, vì thời Minh Trị dân số Nhật Bản khoảng 30 triệu. Năm 1692 Nhật Bản cũng đã từng có những bộ danh mục hàng chục tập về các sách in dành cho công chúng sử dụng. (Hiện nay VN chưa có được những bộ danh mục như thế tại các nhà sách).
Con số phát hành 10.000 bản là rất đáng ghen tị cho những nhà xuất bản và tác giả Việt Nam hiện nay, đất nước với gần 90 triệu dân. Trong gần mười năm qua từ khi loại sách khai trí bắt đầu xuất hiện, có mấy tác giả nào có số ấn bản tương đương như thế? Cho nên số ấn bản 10.000 của người Nhật thời Tokugawa cách đây 300 năm quả là con số “khủng”! [Việt Nam lúc bấy giờ đang trong giai đoạn Trịnh Nguyễn phân tranh, không hiểu giáo dục và văn hoá đọc sách ra sao.]
Thương mại sách ở Nhật bắt đầu phát triển mạnh từ đầu thế kỷ 17. Giới đọc sách truyền thống như quý tộc, tu sĩ và thượng lưu trong thành phố được mở rộng sang các giới đại chúng. Mặc dù số lượng phát hành cao, nhưng không đủ đáp ứng nhu cầu đọc sách của các tầng lớp dân chúng, văn hoá đọc sách thuê, ra đời trong thời Kan’ei (1624-44), trở nên phổ biến, đặc biệt tại các thành phố lớn như Edo, Kyoto và Nagoya. Các cửa hàng cho thuê sách, kashihonya , đóng vai trò quan trọng ở đây.
Cuối thế kỷ 18 các cửa hàng cho thuê sách có mặt khắp nơi ở Edo (tức Tokyo) và các tỉnh. Khách hàng được phục vụ bởi những người đi rong mang thùng sách trên lưng. Sách vở có thể đi đến tận các hải đảo xa xôi. Edo có 650 cửa hàng cho mượn sách năm 1808, nhưng đến 1832 đã có tới 800. Edo có dân số khoảng hơn triệu, và tỉ lệ biết chữ lên đến 70%. Một cửa hàng cho mượn sách ở Nagoya, tên Daisōcủa Sōhachi, như lịch sử còn ghi, được thành lập năm 1767 và hoạt động 132 năm liền, đến khi chấm dứt hoạt động có một danh mục đến 26.768 quyển sách cho mượn.
Nhật Bản thế kỷ 18 có những thành phố lớn phát triển với dân số tập trung cao như châu Âu. Edo có trên một triệu dân, nhất thế giới, hơn cả Paris. Các thành phố khác như Osaka có con số non một triệu. Nhật Bản có văn hoá thành thị, có cả văn hoá salon (zashiki), đời sống sung túc rõ nét như ở châu Âu thời Trung cổ. Và đó cũng là điểm hấp dẫn đối với giới thương nhân nước ngoài khi họ kêu gọi Nhật Bản mở cửa. [Việt Nam lúc đó chưa được như thế về mặt phát triển kinh tế.]
Chúng ta hỏi: Từ đâu người Nhật có sự đam mê đọc sách như thế? Động lực nào?
Nguồn gốc đọc sách: văn đi trước võ
Sự học tại Nhật Bản trước 1600 là độc quyền của giới quý tộc và tăng lữ, nhưng đến thời Tokugawa trở thành công việc của cả nước. Năm 1615 tướng quân Tokugawa Ieyasu, sau khi đã bình định được gần ba trăm phiên trấn (han), thiết lập nên một thể chế chính trị gần như liên bang, phát đi mệnh lệnh như một ‘big bang’ cho các đại danh, daimyō, chủ phiên trấn và các võ sĩ, samurai: Điều 1 của mệnh lệnh nói: “bun bên tay trái, bu bên tay phải”.
Bun là văn, sự học, là cây bút, trong khi bu là võ, nghệ thuật chiến tranh, từ đó chữ bushi là võ sĩ, bushido là võ sĩ đạo. Như thế Điều 1 nói “quyển sách bên tay trái, thanh gươm bên tay phải”, và văn đi trước võ, để có thể trị nước lâu bền. Các võ sĩ Nhật dần dần trở thành giai cấp cầm quyền có học. Ở Nhật Bản, cầm quyền là việc của giai cấp của samurai, cha truyền con nối, không phải việc của các Khổng nho như ở Trung Hoa hay Việt Nam, Triều Tiên. Khổng nho cao lắm chỉ được làm tư vấn với đồng lương thấp. Nhật Bản cũng có xếp hạng “sĩ, nông, công, thương” (shi, nō, kō, shō) dưới ảnh hưởng của Khống giáo Trung Hoa, nhưng ở đây sĩ không phải là nho sĩ, mà là võ sĩ.
Các daimyō giờ đây phải học văn hoá, các loại khoa học và nghệ thuật quản lý đất nước. Một daimyō có học phải đọc sách hằng ngày. Để phục vụ cho việc học tập của daimyō, và các gia thần, thư viện được thành lập, sách vở được sưu tầm một cách qui mô, và trở thành biểu tượng cho tri thức. Thư viện bao gồm các loại sách về lịch sử Nhật Bản và Trung Hoa, các sách về Khổng giáo, Phật giáo và Thần giáo; sách về nghệ thuật quân sự, chiến lược quân sự, địa lý, thiên văn, kinh tế, toán học, y khoa và vô số sách về văn chương cổ điển. Bản thân tướng quân Ieyasu từng lập thư viện cho mình. Nhật Bản mỗi thời đều có những thư viện nổi tiếng, nhưng vào thời Tokugawa, Nhật Bản có nhiều thư viện nhất chưa bao giờ thấy trước đó.
Fukuzawa Yukichi (1835-1901) đã ghi lại trong “Tây dương sự tình” sự quan sát đặc biệt của ông về các thư viện phương Tây khi ông có dịp đi tham quan: Trong những thành phố lớn của phương Tây đều có các sưu tập sách được gọi là “thư viện”, ở đó tất cả được sưu tầm, từ sách cho nhu cầu hàng ngày đến những loại sách hiếm, và sách trong nước cũng như từ nước ngoài. Người dân đến và có thể đọc quyển sách mình muốn, dù không phải là mỗi ngày. Thư viện Anh có 800.000 quyển, của St. Peterburg 900.000, và của Paris 1,5 triệu. Người Pháp nói rằng, nếu đem tất cả sách xếp nối đuôi nhau, chúng ta sẽ có một chiều dài 7 dặm.
Tướng quân Tokugawa Ieyasu, người tạo cú hích cho “big bang” văn hoá đọc sách của Nhật Bản. (Nguồn: Wikipedia)
Phát triển giáo dục
Văn hoá đọc sách gắn liền với giáo dục. Tokugawa là thời kỳ của sự bùng nổ giáo dục, hệ thống trường học, phục vụ cho nhiều đối tượng, nhiều đẳng cấp, trường trung ương của shogun, trường phiên của các daimyō, trường tư, cho dân thường và trường hỗn hợp cho cả samurai và dân thường. Vài con số dưới đây sẽ làm chúng ta thêm ngạc nhiên để thấy mối tương quan giữa văn hoá đọc và giáo dục.
Ngoài những trường chính thống dành cho giai cấp samurai của Mạc phủ, như “Hàn lâm Khổng giáo”, Shōheikō, thành lập năm 1630, và trường của các phiên, còn có các loại trường như trường terakoya cho thường dân; trường gōgaku dành cho cả con em samurai lẫn thường dân học chung, được chính thức hỗ trợ từ nhà nước, báo trước loại giáo dục hiện đại phi đẳng cấp sẽ ra đời thời MinhTrị. Ngoài ra có loại trường tư thục, shijuku, privat academies, với khoảng 1.500 trường, từ qui mô nhỏ vài ba chục đến qui mô lớn cả ngàn sinh viên, cạnh tranh với các trường trung ương hay trường phiên, dành cho cả samurai và thường dân mọi tầng lớp.
Tại phiên Chōshū, một trong những phiên quan trọng trong việc lật đổ Mạc phủ để phục hồi thiên hoàng, nhiều samurai nổi loạn và trở thành lãnh đạo của chính phủ Minh Trị đã từng là học trò của nhà yêu nước Yoshida Shōin (1830-1859) tại trường tư thục do ông thành lập. Shijuku thường phục vụ cho giáo dục cao cấp (advanced education), đi vào nghiên cứu, là trường của những người muốn tiến thân vào học thuật. Đó là loại trường “vườn ươm nhân tài”, bất kể từ đâu đến, samurai hay thương gia, thầy tu, tạo nguồn nhân lực quốc gia, jinzai (nhân tài, human resource), điều cũng được các giới chính quyền trung ương và địa phương ủng hộ. Theo tinh thần của jinzai, việc tuyển mộ nhân sự được dựa trên cơ sở tài năng hơn là nguồn gốc thân thế, và tài năng có thể đi từ phiên này sang phiên khác sống. Ngoài ra còn các trường dạy nghề và trường tôn giáo.
Một trường terakoya (Nguồn: Wikipedia)
Năm 1868 khi Nhật Bản Minh Trị bắt đầu cuộc duy tân, cả nước đã có 17.000 trường đủ mọi loại! Đây cũng là một con số ‘khủng’ nữa. Hàng triệu người đã được học hành. [Việt Nam có được bao nhiêu trường học và học sinh lúc đó? Nam Kỳ lúc đó vừa trở thành thuộc địa Pháp.] Có một ước tính theo đó cuối thời Tokugawa Nhật Bản có khoảng trên 40 phần trăm con trai và 10 phần trăm con gái nhận được giáo dục ngoài gia đình. Nhà nước không sợ sự phát triển giáo dục trong nhân dân, và dân chúng cũng đồng tình để cải thiện vị trí xã hội của mình. Phát triển đất nước cần những người có học. “Việc đầu tiên cần thiết cho sự trị vì một nhà nước là năng lực con người. Mà năng lực con người thì đến từ sự học” như học giả Khống giáo Dazai Jun (1686-1747) viết.
Qui mô của trường Nhật cũng không kém phần ngạc nhiên. Trường Shōheikō được xây dựng lại năm 1799 thực tế không phải là một ngôi trường, mà là một campus to lớn, nhiều dãy nhà ngang dọc, nhiều đường phố trong đó, với một đền thờ Khổng tử lớn tại trung tâm, nó là một cái làng học thuật và đào tạo đúng hơn là một cái trường đơn giản theo quan niệm của chúng ta. Trường Nisshinkan tuy có thể nhỏ hơn nhưng cũng rất lớn. Chúng ta biết rằng tại Hoa Kỳ, các đại học dạng campus hình thành chủ yếu từ Luật giao đất Morrill năm 1862 trước khi cuộc nội chiến chấm dứt. Phải chăng, xét về qui mô, các trường của Nhật Bản thời Tokugawa đã đi trước các đại học campus của Mỹ gần cả trăm năm?
Nước Nhật bước vào hiện đại hoá không phải từ tro tàn của chế độ cũ, mà ngược lại, được xây dựng trên một nền móng văn hoá đã phát triển cao, đa dạng về nội dung học, và vững chắc. Năm 1872 (cũng là năm sinh của cụ Phan Châu Trinh), tức chỉ bốn năm sau khi vua Minh Trị được phục hồi, một chế độ giáo dục cưỡng bách toàn dân được thực hiện trên khắp nước Nhật, một kỳ công. Điều này sẽ khó có thể được nếu Nhật Bản Tokugawa không có gì cả. Năm 1900 Nhật Bản có tỉ lệ người biết chữ cao hơn tỉ lệ của Anh. Đó là một môi trường văn hoá tốt và thiết yếu cho sự phát triển mạnh của khoa học và kỹ thuật.
Nếu đầu thời kỳ Tokugawa lưỡi gươm là quan trọng, thì vào cuối thời Tokugawa thì quyển sách là quan trọng hơn.
Trước áp lực của nguy cơ nước ngoài sự học cổ điển dần dần được hiện đại hoá bằng các môn học phương Tây. Các môn tri thức quân sự, luyện kim, vẽ bản đồ, y khoa, hoá học…, cũng như các môn học về các thể chế chính trị, kinh tế các quốc gia phương Tây có sức hút mạnh mẽ. Các daimyō biết nhìn xa gửi sinh viên tài năng đi học tại Nagasaki hay tại những trường Lan học tại Edo và Osaka. Và trong những năm 1850, 1860 họ thành lập các trung tâm Tây học tại các phiên của họ. Các nhà lãnh đạo của Minh Trị Duy Tân như Saigō của phiên Satsuma, Kido, Itō và Inoue của Chōshū, Soejima và Okuma của Saga, Gotō, Sakamoto và Sasaki của Tosa, Yuri của Fuki, Mutsu và Katsu của Mạc phủ, tất cả đều đã một lần học tại Nagasaki, trung tâm Lan học hiện đại của cả đất nước.
Sự phát triển giáo dục thời Tokugawa gắn liền với sự phát triển văn hoá Edo. Edo là thời kỳ của nghệ thuật và học thuật. Tokugawa chọn con đường đóng kín không phải để suy tàn, mà ngược lại, để phát triển bản sắc Nhật Bản không bị phá rầy, đưa sức sống của dân tộc lên đỉnh cao văn hoá và nghệ thuật, vun xới đạo đức và bản sắc.
Đó là thời kỳ của sự tự tôi luyện, sự quyết tâm tự khẳng định mình, biến đổi miếng đất hoang sơ thành một vườn hoa sặc sỡ, phát triển các hình thái nghệ thuật lên cao nhất, để bản sắc Nhật Bản trở thành nền tảng không lung lay được trong thời mở cửa xáo trộn sau, để tài năng Nhật Bản được tinh luyện làm niềm tin của dân tộc. Khi mở cửa, nghệ thuật Nhật Bản đã chinh phục được các quốc gia phương Tây và quốc gia được nể phục.
Tấm bình phong sơn mài hoa Iris của Ogata Kōrin (1658-1716), bậc thầy tiên phong về hội hoạ thời Edo, là thời đại hưng thịnh của nghệ thuật, để lại dấu ấn mãi mãi trong lịch sử Nhật Bản. Otaga Kōrin là tấm gương lớn của những người trường phái ấn tượng đầu tiên của Pháp. Các cuộc triển lãm tranh nghệ thuật của nghệ sĩ Nhật Bản nửa cuối thế kỷ 19 trong thời mở cửa tại châu Âu cũng như tại Hoa Kỳ đã mang đến cho Nhật Bản một sự công nhận lớn trong lãnh vực nghệ thuật.
Không phải chỉ có phương Tây chiếm lĩnh Nhật Bản qua các hiệp định thương mại, mà Nhật Bản đã chiếm lĩnh sân khấu nghệ thuật phương Tây qua nghệ thuật. Van Gogh cũng chịu ảnh hưởng của hội hoạ Nhật Bản. Nhiều người Mỹ thừa nhận tính ưu việt của nghệ thuật Nhật Bản. Một làn sóng lớn, “tsunami”, du lịch từ phương Tây, nhất là từ Hoa Kỳ đã đổ sang Nhật Bản vì sự ngưỡng mộ dân tộc đặc biệt này. Người Nhật cảm thấy tự tin khi bước vào sân chơi của cộng đồng các cường quốc. (Ảnh: nguồn Wikipedia)
Lan học, cuộc dịch thuật vĩ đại
Còn một sự kiện ‘khủng’ khác cần được nói lên ở đây. Đó là cuộc dịch thuật vĩ đại hai thế kỷ của giới trí thức Nhật Bản trong thời Tokugawa tự đóng cửa. Sáu năm sau khi Copernicus qua đời (1543) và tác phẩm cách mạng Về chuyển động quay của các thiên thể xuất bản, Nhật Bản tiếp xúc với những người phương Tây đầu tiên. Nhưng năm mươi năm sau, Nhật Bản, như chúng ta biết, chọn con đường đóng kín cửa, “toả quốc”, sakoku, từ 1640 (Việt Nam từ 1630), khi thấy sự phát triển của Kitô giáo là nguy hiểm cho tinh thần dân tộc và cho quyền lực. Nhật Bản chỉ chừa một cửa thông thương duy nhất với Hà Lan tại Dejima, Nagasaki.
Sự đóng kín này kéo dài cho đến hết thời Tokugawa năm 1868. Vậy mà trong điều kiện đó, đây là điều Việt Nam không có, trí thức Nhật Bản đã làm một cuộc dịch thuật vĩ đại sách vở phương Tây. Tuy không quyển sách nào thoát khỏi bàn tay kiểm duyệt nghiêm ngặt của Mạc phủ, tuy giới học giả phải làm việc trong điều kiện khó khăn, đôi khi phải trả giá bằng tính mệnh, nhưng họ đã làm nên một cuộc dịch thuật vĩ đại từ cái được gọi là Lan học, rangaku, Dutch learning (“Lan” là gọi tắt của Hà Lan), bắt cầu cho khai trí, khoa học, kỹ thuật để Minh Trị Duy Tân bước tới mạnh mẽ.
Sugita Gempaku, người tạo cú hích mạnh mẽ cho Lan học (Nguồn: Wikipedia
Trí thức Nhật, nhất là giới bác sĩ, đặc biệt chú ý đến khoa học kỹ thuật từ châu Âu qua các tác phẩm dịch từ tiếng Hà Lan. Họ nhìn thấy trong đó một nền văn minh mới xuất hiện, và ý thức rằng, nếu một ngàn năm trước Nhật Bản đã từng gửi học giả và tăng lữ sang Trung Hoa để học văn hoá, thì nay, họ cũng đang đứng trước một nền văn minh mới đồ sộ cần phải học hỏi, và họ phải tự học trong sự dè chừng của Mạc phủ.
Qua Lan học - hay Tây học qua tiếng Hà Lan - người Nhật học hầu như tất cả các môn khoa học và công nghệ phương Tây: y khoa, sinh học, thiên văn, toán học, vật lý, hoá học, điện, cơ học, máy bơm, đồng hồ, máy hơi nước, kính thiên văn, kính hiển vi, luyện kim, đúc súng, đóng tàu…Họ thường xuyên theo dõi sự tiến bộ khoa học công nghệ châu Âu. Các thương nhân Hà Lan ngay từ đầu được Mạc phủ yêu cầu hàng năm viết báo cáo (fūsetsugaki) cho chính phủ tướng quân về tình hình thế giới, và về cuộc cách mạng công nghệ và khoa học ở châu Âu.
Từ thế kỷ 18, tức khoảng một thế kỷ sau tác phẩm Principia của Newton, các học giả Lan học đã nắm bắt được vật lý Newton, họ đã dịch được các khái niệm như “trọng lực” (jūryoku), “lực hút” (inryoku), “lực ly tâm” (enshinryoku), “khối tâm” (jūten, centre of mass) vẫn còn được sử dụng ngày nay. Các học giả Lan học đã hiểu các hiện tượng điện, tĩnh điện, hiểu nguyên lý ắc-quy của Volta đầu thế kỷ 19, chỉ mấy năm sau khi Volta phát minh ở châu Âu.
Họ hiểu hoá học của Lavoisier, có thể chế tạo kính thiên văn không lâu sau Hans Lippershey và Galilei đầu thế kỷ 17; chế tạo đồng hồ, máy bơm, súng hơi, chế tạo những con búp bê cơ khí tự động phục vụ trà. Đặc biệt máy hơi nước được Nhật Bản chế tạo lần đầu tiên năm 1853. Người Nhật đã đóng được tàu chiến chạy hơi nước chỉ hai năm sau cuộc gặp gỡ lịch sử với Commodore Perry 1853. Tất cả cũng chỉ dựa trên bản vẽ. Một quan chức Hà Lan bình luận rằng “Tuy có những sự không hoàn chỉnh về chi tiết, nhưng tôi phải ngã mũ trước dân tộc thiên tài có khả năng chế tạo những thứ này mà họ không hề thấy một chiếc máy thực ngoài đời, chỉ dựa trên các bản vẽ đơn thuần.”
Cuộc dịch thuật diễn ra trong hai thế kỷ với hàng ngàn cuốn sách được xuất bản và truyền bá trong giới học thuật, làm cho người ta nhớ đến cuộc dịch thuật vĩ đại văn minh Hy Lạp cổ đại và Ả rập vào châu Âu hai thế kỷ 11 và 12 đúng lúc đại học châu Âu đang hình thành, làm cho đại học và khoa học châu Âu phát triển mạnh mẽ. Chỉ có khác một điều: trong khi cuộc dịch thuật ở châu Âu được phần lớn các học giả Ả rập thực hiện thì ở Nhật Bản cuộc dịch thuật được do chính người Nhật thực hiện, những người được đào tạo từ một nền văn hoá rất khác.
Phương Đông chưa có cuộc dịch thuật nào như cuộc dịch thuật Nhật Bản phản ảnh trung thực nền khoa học kỹ thuật phương Tây. (Cuộc dịch thuật ở Trung Hoa bởi các nhà truyền giáo bóp méo một phần khoa học vì mục tiêu truyền giáo, và gặp sức ỳ mãnh liệt của sự tự mãn văn hoá Trung Hoa). Đây là một sự lặp lại kỳ thú của lịch sử giữa Tây và Đông. Hai trăm năm dịch thuật ở Nhật Bản Tokugawa cũng là thời gian tại châu Âu diễn ra các cuộc cách mạng khoa học, công nghiệp dữ dội, tạo nên sự mất cân bằng lực lượng nghiêm trọng trên thế giới dẫn tới thay đổi lớn lao chưa từng có trong lịch sử loài người. Người Nhật đã biết tiếp cận các cuộc cách mạng đó từ xa để chuẩn bị mình.
Người Nhật không thể yêu nước trong sự mê muội, vô minh, lại càng không yêu nước bằng những nội dung khuôn sáo không thực chất. “Chúng ta cảm thấy xấu hổ làm sao khi khám phá ra sự ngu dốt của mình” với tư cách là người phục vụ đại danh và đất nước, như một lời tự thú của Siguta Gempaku (1733-1817), một bác sĩ tên tuổi và là người đã tạo cú hích quan trọng cho Lan học cuối thế kỷ 18, sau khi ông chứng kiến rằng cấu trúc của cơ thể con người không giống như sách vở của Trung Hoa hay Nhật Bản bấy lâu nay, mà giống chính xác các bản vẽ cơ thể học của một quyển sách từ phương Tây (Tafel Anatomia), sau đó được Gempaku và các đồng nghiệp dịch ngay sang tiếng Nhật, tạo cú hích mạnh mẽ cho phong trào Lan học.
Kết luận
Nói tóm lại, Nhật Bản là một dân tộc có óc tò mò không bao giờ nguôi, tinh thần khao khát học hỏi cái mới mãnh liệt không bao giờ tắt, và khả năng hiểu biết nhanh chóng, để hoàn thiện mình, để bảo vệ đất nước, để “kiểm soát những người man di bằng tri thức của họ”, và vì thế họ đọc sách dữ dội, và đã thành công dữ dội. Thế kỷ thứ bảy và tám họ đã từng vượt biển trong hiểm nguy để học văn hoá Trung Hoa đem về xây dựng nền tảng văn hoá riêng của họ. Rồi một ngàn năm sau, cũng trong khó khăn và nguy hiểm, giới trí thức đã tiến hành cuộc dịch thuật văn hoá phương Tây hai thế kỷ liền, và từ 1868 trở đi một cách bùng nổ, để có thể nhanh chóng hiện đại hoá đất nước với mục tiêu trở thành ngang bằng với các cường quốc phương Tây.
Đó là hai sự kiện trọng đại nhất trong lịch sử văn hoá nước Nhật. Và họ đã thành công. Họ bỏ lại Trung Hoa từng là trung tâm văn hoá đối với họ, để rồi chính Trung Hoa sau đó phải học lại họ. Nhật Bản đã từng trở thành trung tâm văn hoá mới và niềm hy vọng ở phương Đông, thay thế cho cái trung tâm Trung Hoa cũ đang rệu rã.
Nhật Bản là tấm gương “tổng hợp văn hoá Đông Tây” của thế giới mà không mất đi bản sắc sâu đậm của mình. Họ là một tấm gương tuyệt vời của sự tự-khai trí vươn lên. Họ đóng cửa mà không hư hỏng hay hỗn độn. Ngược lại, họ đóng cửa để phát triển các tố chất dân tộc thành tinh hoa, làm bước chuẩn bị cho giai đoạn phát triển tiếp vững chắc, không chao đảo khi mở cửa ồ ạt thời Minh Trị. Họ là một dân tộc văn hoá đáng kính phục.
Charles Darwin nói đâu đó trong lá thư gửi cho một người bạn, rằng đối với ông Nhật Bản là một kỳ quan trong những những kỳ quan của thế giới, nếu không muốn nói là kỳ quan lớn nhất. Chúng ta người Việt Nam nên học văn hoá đọc sách độc đáo của người Nhật, óc tò mò của họ, học để sáng tạo cho đất nước. Nếu chỉ học với mục đích có được một nghề để sống, điều đó quý cho bản thân, gia đình, nhưng dễ dẫn đến sự tự mãn làm cho người ta không đọc sách nữa khi đã đạt được mục đích. Với tinh thần đó, Việt Nam chỉ có cá nhân chứ không có quốc gia.
Chỉ có đọc sách với tinh thần người Nhật là muốn hiểu biết thế giới đã, đang nghĩ gì, làm gì để tái tạo tinh hoa thế giới và sáng tạo cái mới làm giàu đất nước Việt Nam, điều đó mới giúp cho chúng ta đọc sách mãi mãi không thôi, đọc cuồng nhiệt trong thế giới tri thức vô tận. Và chỉ trên cơ sở đó, văn hoá đọc mới có thể thăng hoa. Không phải chỉ vài ngàn, mà hàng triệu các bản sách hay mới có thể được đọc giả hâm mộ và háo hức đón nhận. Và cũng chỉ trên cơ sở đó, nhân dân mới nhanh chóng ấm no, đất nước mới phú cường, giang san mới bền vững.
Mùa Hội sách Thành phố, tháng Ba, 2012
Nguồn: Tiến sĩ Nguyễn Xuân Xanh
Trạm Đọc (Read Station)
1. Bài viết này là sự rút ngắn từ một bài nghiên cứu chi tiết hơn có cùng tựa đề của tác giả vào mùa Hội sách TP 2012. Một bài tóm tắt 850 chữ được báo Tuổi Trẻ đăng dưới tiêu đề “Không thể yêu nước trong sự vô minh”
2. Tác giả cám ơn TS Trương Văn Tân (Úc) đã cho nhiều ý kiến quý báu về lịch sử và thuật ngữ Hán-Nhật.
Giới thiệu tác giả: TS Nguyễn Xuân Xanh tốt nghiệp Đại Học Khoa Học Sài Gòn, du học năm 1966 tại CHLB Đức. Ông học tập và nghiên cứu tại các Đại học Bonn, Heidelberg, Bielefeld và Berlin. Năm 1975, ông tốt nghiệp Tiến sĩ Toán và làm Habilitation năm 1983. Từ năm 1980 – 1986, ông làm nghiên cứu và dạy học tại Đại học Bielefeld và Đại học kỹ thuật Berlin trước khi về nước sống từ mười mấy năm nay. Ông đã viết hoặc là chủ biên của những cuốn sách nghiên cứu về lịch sử khoa học giáo dục như "Nước Đức thế kỷ 19 - những thành tựu khoa học và kỹ thuật", "Einstein", "Kỷ yếu đại học Humboldt"...
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Nobel Văn Chương 2024:
https://www.nhomcho.com/t36777-nobel-van-chuong-2024
LDN
Re: Sách
Một dân tộc không đọc sách là một dân tộc không có hy vọng
Nguoibanlinh
Trên thế giới có hai quốc gia thích đọc sách nhất là Israel và Hungary. Ở Israel, trung bình mỗi năm người dân đọc 64 quyển. Ngay từ khi trẻ nhỏ bắt đầu biết nhận thức, hầu như mỗi bà mẹ đều nghiêm túc dạy bảo con: “Sách là nơi cất giữ trí tuệ, còn quý hơn tiền bạc, châu báu, và trí tuệ là thứ mà không ai có thể cướp đi được. Làm gì thì làm, con phải đọc sách mới đi ngủ".
Người Do Thái là dân tộc duy nhất trên thế giới không có người mù chữ, ngay cả người ăn xin cũng luôn có quyển sách bên cạnh. Trong mắt họ, đọc sách báo là một phẩm chất tốt để đánh giá con người.
Trong ngày Sabbath (ngày lễ nghỉ ngơi), tất cả người Do Thái đều dừng các hoạt động. Các cửa hàng, quán ăn, những khu vui chơi đều phải đóng cửa, các phương tiện giao thông cũng ngừng hoạt động, ngay cả các công ty hàng không đều ngừng bay, người dân chỉ có thể ở nhà nghỉ ngơi hoặc cầu nguyện. Nhưng có một ngoại lệ, tất cả nhà sách trên toàn quốc vẫn được mở cửa. Trong ngày này, mọi người đến đây đều yên lặng đọc sách.
Hungary có gần 20.000 thư viện, bình quân 500 người lại có một thư viện, đi thư viện cũng bằng đi cà phê hay siêu thị. Hungary cũng là quốc gia có số người đọc sách nhiều nhất thế giới, hàng năm có đến hơn 5 triệu người thường xuyên đọc sách, vượt quá 1/4 dân số nước này.
Tri thức là sức mạnh, tri thức chính là tài sản. Một đất nước hay một cá nhân coi trọng việc đọc sách và tích lũy tri thức từ sách đương nhiên sẽ được hậu đãi. Bất luận họ làm ngành nghề gì, người đọc sách nhiều đều có một cách tư duy rất khác và dù không có thành tựu rực rỡ thì họ vẫn một đẳng cấp rất riêng. Có nhiều dân tộc rất giàu nhưng không văn minh. Tương tự nhiều cá nhân rất nhiều tiền nhưng không thể sang được. Chỉ vì họ thiếu chiều sâu của tri thức.
Dân số Isael thưa thớt, nhưng nhân tài vô số. Lịch sử xây dựng đất nước tuy ngắn, nhưng đã có 8 người đoạt giải Nobel. Thiên nhiên Isael khắc nghiệt, phần lớn đất đai là sa mạc, nhưng họ lại có thể biến đất nước mình thành một ốc đảo xanh tươi, lương thực sản xuất không chỉ đủ cung cấp trong nước, mà còn xuất khẩu một lượng lớn. Xã hội Israel trật tự quy củ và người Israel được tôn trọng trên khắp thế giới.
Các giải thưởng Nobel mà Hungary nhận được thuộc về nhiều lĩnh vực như: vật lý, hóa học, y học, kinh tế, văn học, hòa bình,….Nếu so với dân số, Hungary là "quốc gia của giải thưởng Nobel". Phát minh của họ rất nhiều, có thể nói là không sao đếm xuể, từ những vật phẩm nhỏ bé, cho đến những sản phẩm công nghệ cao. Một quốc gia nhỏ bé vì yêu sách mà có được trí tuệ và sức mạnh, hơn hết là sự văn minh vượt bậc. Hungagry là quốc gia Đông Âu vô cùng sạch sẽ, xinh đẹp và đời sống tinh thần mười mấy triệu dân Hung không khác gì các nước Bắc Âu.
Một vị học giả lớn từng nói: "Lịch sử phát triển tư tưởng của một người chính là lịch sử đọc sách của người đó. Một xã hội sẽ phát triển hay tụt hậu, là dựa vào quốc gia có ai đang đọc sách, đọc những sách gì. Sách không chỉ ảnh hưởng đến một cá nhân, nó còn ảnh hưởng đến toàn xã hội".
Nguoibanlinh
Trên thế giới có hai quốc gia thích đọc sách nhất là Israel và Hungary. Ở Israel, trung bình mỗi năm người dân đọc 64 quyển. Ngay từ khi trẻ nhỏ bắt đầu biết nhận thức, hầu như mỗi bà mẹ đều nghiêm túc dạy bảo con: “Sách là nơi cất giữ trí tuệ, còn quý hơn tiền bạc, châu báu, và trí tuệ là thứ mà không ai có thể cướp đi được. Làm gì thì làm, con phải đọc sách mới đi ngủ".
Người Do Thái là dân tộc duy nhất trên thế giới không có người mù chữ, ngay cả người ăn xin cũng luôn có quyển sách bên cạnh. Trong mắt họ, đọc sách báo là một phẩm chất tốt để đánh giá con người.
Trong ngày Sabbath (ngày lễ nghỉ ngơi), tất cả người Do Thái đều dừng các hoạt động. Các cửa hàng, quán ăn, những khu vui chơi đều phải đóng cửa, các phương tiện giao thông cũng ngừng hoạt động, ngay cả các công ty hàng không đều ngừng bay, người dân chỉ có thể ở nhà nghỉ ngơi hoặc cầu nguyện. Nhưng có một ngoại lệ, tất cả nhà sách trên toàn quốc vẫn được mở cửa. Trong ngày này, mọi người đến đây đều yên lặng đọc sách.
Hungary có gần 20.000 thư viện, bình quân 500 người lại có một thư viện, đi thư viện cũng bằng đi cà phê hay siêu thị. Hungary cũng là quốc gia có số người đọc sách nhiều nhất thế giới, hàng năm có đến hơn 5 triệu người thường xuyên đọc sách, vượt quá 1/4 dân số nước này.
Tri thức là sức mạnh, tri thức chính là tài sản. Một đất nước hay một cá nhân coi trọng việc đọc sách và tích lũy tri thức từ sách đương nhiên sẽ được hậu đãi. Bất luận họ làm ngành nghề gì, người đọc sách nhiều đều có một cách tư duy rất khác và dù không có thành tựu rực rỡ thì họ vẫn một đẳng cấp rất riêng. Có nhiều dân tộc rất giàu nhưng không văn minh. Tương tự nhiều cá nhân rất nhiều tiền nhưng không thể sang được. Chỉ vì họ thiếu chiều sâu của tri thức.
Dân số Isael thưa thớt, nhưng nhân tài vô số. Lịch sử xây dựng đất nước tuy ngắn, nhưng đã có 8 người đoạt giải Nobel. Thiên nhiên Isael khắc nghiệt, phần lớn đất đai là sa mạc, nhưng họ lại có thể biến đất nước mình thành một ốc đảo xanh tươi, lương thực sản xuất không chỉ đủ cung cấp trong nước, mà còn xuất khẩu một lượng lớn. Xã hội Israel trật tự quy củ và người Israel được tôn trọng trên khắp thế giới.
Các giải thưởng Nobel mà Hungary nhận được thuộc về nhiều lĩnh vực như: vật lý, hóa học, y học, kinh tế, văn học, hòa bình,….Nếu so với dân số, Hungary là "quốc gia của giải thưởng Nobel". Phát minh của họ rất nhiều, có thể nói là không sao đếm xuể, từ những vật phẩm nhỏ bé, cho đến những sản phẩm công nghệ cao. Một quốc gia nhỏ bé vì yêu sách mà có được trí tuệ và sức mạnh, hơn hết là sự văn minh vượt bậc. Hungagry là quốc gia Đông Âu vô cùng sạch sẽ, xinh đẹp và đời sống tinh thần mười mấy triệu dân Hung không khác gì các nước Bắc Âu.
Một vị học giả lớn từng nói: "Lịch sử phát triển tư tưởng của một người chính là lịch sử đọc sách của người đó. Một xã hội sẽ phát triển hay tụt hậu, là dựa vào quốc gia có ai đang đọc sách, đọc những sách gì. Sách không chỉ ảnh hưởng đến một cá nhân, nó còn ảnh hưởng đến toàn xã hội".
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Nobel Văn Chương 2024:
https://www.nhomcho.com/t36777-nobel-van-chuong-2024
LDN
Re: Sách
Happy Live
Những cuốn sách được các tỷ phú trên thế giới khuyên đọc để ĐỔI ĐỜI
Sau đây là danh sách tổng hợp 9 cuốn sách được những con người thông minh và giàu có nhất thế giới (từ Warren Buffett đến Richard Branson) cho biết đã làm thay đổi cuộc sống, suy nghĩ hoặc cách làm việc của họ. Bạn đã đọc bao nhiêu trong số những cuốn sách này?
1. Warren Buffett
Warren Buffett, giá trị ròng ước tính: 84,3 tỷ đô (cập nhật 10/4/2019)
Sách: Nhà đầu tư thông minh (The Intelligent Investor) của Benjamin Graham
Sách được xuất bản năm 1949, nội dung đề cập chi tiết đến trường phái “đầu tư giá trị” hay là mua cổ phiếu khi chúng đang bị định giá thấp. Ông Graham, được xem là một trong những nhà đầu tư hàng đầu trong lịch sử, đã trình bày những nội dung cơ bản của việc đánh giá cơ hội đầu tư vào một cổ phiếu và điều gì khiến cho một doanh nghiệp có được nền tảng mạnh mẽ.
Ở tuổi 19, ông Buffett tình cờ mua được cuốn Nhà đầu tư thông minh và sau đó, ông đã đọc đi đọc lại cuốn sách khoảng 6 lần. Ông nói rằng chính cuốn sách này đã truyền cảm hứng cho triết lý đầu tư mà ông còn sử dụng cho đến ngày hôm nay.
“Cuốn sách đã thay đổi cuộc đời tôi”, ông Buffett chia sẻ. “Cuốn sách của Graham đã cho tôi một triết lý vững chãi làm thế nào để đầu tư hiệu quả. Ông ấy dạy tôi cách suy nghĩ về thị trường chứng khoán. Ông dạy cho tôi biết rằng thị trường không phải đang chỉ dẫn tôi, mà là đang phục vụ tôi.”
Ông Graham về sau đã trở thành người thầy và cũng là người hùng đối với ông Buffett.
Trích dẫn từ cuốn sách:
Trồng cây để người khác ngồi hưởng bóng mát.
Tất cả những điều xuất sắc đều khó đạt được như chính độ hiếm của chúng vậy.
Những ai không nhớ tới quá khứ chắc chắn sẽ lặp lại nó.
Bạn sẽ kiểm soát nhiều hơn, nếu bạn nhận ra khi mất kiểm soát mình đã phản ứng như thế nào.
Nhà đầu tư thông minh là một người thực tế vì họ bán cho những người lạc quan và mua từ những người bi quan.
2. Jack Dorsey
Jack Dorsey, Giá trị ròng ước tính: 5,51 tỷ đô
Sách: Tinh thần nghệ thuật (The Art Spirit) của Robert Henri
Trong cuốn sách xuất bản năm 1923 này, họa sĩ theo trường phái hiện thực Robert Henri đã đề cập đến tầm quan trọng của quá trình tạo ra cái đẹp nghệ thuật, chứ không đơn thuần là thưởng thức cái đẹp. Tác giả đề cập đến việc mọi người thường hay để những tác động xung quanh ảnh hưởng đến tác phẩm hay tư duy nghệ thuật của họ, nhưng luôn luôn vẫn có cơ hội để sự sáng tạo tỏa sáng.
Jack Dorsey – nhà đồng sáng lập, CEO của Twitter và Square – nói rằng cuốn sách này nhấn mạnh bài học quan trọng mà ông đã học được thông qua sự nghiệp: “Tôi đã học được một điều thông qua sự nghiệp của tôi là quá trình rất quan trọng. Điều quan trọng không chỉ nằm ở sản phẩm cuối cùng, mà thực sự còn nằm ở quá trình – đó là khi bạn bắt tay vào làm việc và sáng chế trong suốt quá trình đó”.
Anh còn học thêm giá trị của việc định hình con đường riêng. “Trong Thung lũng Silicon, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ, bạn rất dễ đi vào lối mòn của người khác – làm những việc họ làm bởi vì bạn nghĩ đó là cách đúng, bạn nghĩ họ đã thành công và bạn có thể sao chép sự thành công đó”, Dorsey nói. “Bạn phải tìm thấy con đường riêng. Bạn phải tìm thấy những bước đi riêng”.
Trích dẫn từ cuốn sách:
Đổi mới (innovation) là rủi ro tài chính.
Một thứ chưa được bắt đầu thì không thể kết thúc.
Nghiên cứu nghệ thuật là nghiên cứu giá trị tương đối của sự vật.
Hãy trân trọng cảm xúc của chính bạn và đừng bao giờ đánh giá thấp chúng. Chúng ta không ở đây để làm những gì đã thực hiện rồi.
Bạn sẽ không bao giờ tìm thấy chính mình trừ khi bạn từ bỏ định kiến ‘bạn sẽ là ai và làm gì khi tìm thấy chính mình’.
3. Carlos Slim
Carlos Slim, giá trị ròng ước tính: 59,4 tỷ đô la
Sách: Cú sốc tương lai (Future Shock) của Alvin Toffler
Cuốn sách được xuất bản năm 1970 này tranh luận về bối cảnh xã hội và công nghệ thay đổi chóng mặt đã khiến cho con người trở nên trầm uất và tê liệt về khía cạnh xã hội, hay nói cách khác đã khiến con người phải chịu cái mà Toffler gọi là “cú sốc tương lai.” Cuốn sách thảo luận về cuộc sống gia đình, sự trỗi dậy của những công ty thế hệ mới, các phong cách sống và nhóm văn hóa khác nhau, mối quan hệ giữa người với người đã thay đổi ra sao để thích ứng với những thay đổi sắp tới của xã hội.
Carlos Slim, từng là người đàn ông giàu nhất thế giới và hiện là người giàu nhất Mỹ La-tinh, nói rằng cuốn sách này đã ảnh hưởng đến chiến lược đầu tư của ông. Ông Slim cho rằng sự thành công trong việc dự đoán những thay đổi trên thị trường của ông là nhờ vào kỹ năng phát giác cơ hội từ sớm mà ông học được khi đọc cuốn “Future Shock” (tạm dịch là “Cú sốc tương lai”).
Khi ông và tác giả gặp gỡ nhau lần đầu tiên, Slim lúc đó đang cầm một bản “Revolutionary Wealth” (sách của Toffler xuất bản năm 2006) đã quăn góc. Kể từ đó, hai người trở thành bạn của nhau.
Trích dẫn từ cuốn sách:
Thư viện là bệnh viện chữa lành cho tâm trí.
Tương lai luôn đến quá nhanh và không theo trình tự như dự đoán.
Thay đổi không chỉ đơn giản là cần thiết mà đó là cuộc sống.
Nếu bạn không có chiến lược, bạn có thể là một phần trong chiến lược của người khác.
Bạn nên nghĩ về những điều lớn lao khi đang làm những việc nhỏ nhặt, có như thế tất cả những điều nhỏ nhặt ấy mới đi đúng hướng.
4. Peter Thiel
Peter Thiel, giá trị ròng ước tính: 2,5 tỷ đô la
Sách: Những điều ẩn giấu sau sự hình thành thế giới (Things Hidden Since the Foundation of the World) của Rene Girard
Thiel đã đọc cuốn sách này khi còn là sinh viên ngồi trên ghế nhà trường Stanford và ông nhận thấy hành vi bắt chước của con người cực kì nguy hiểm. Sau này ông cũng nhận ra điều này đúng với tất cả những gì đang diễn ra ở thung lũng Silicon của ông.
Ông liên tưởng đến công ty Square khi tung ra thị trường đầu đọc thẻ, ngay sau đó các đối thủ cạnh tranh sao chép đưa ra mẫu sản phẩm tương tự, chỉ khác đi một chút về kiểu dáng.
5. Mark Cuban
Mark Cuban, giá trị ròng ước tính: 3,9 tỷ đô la
Sách: Suối nguồn của Ayn Rand
Một kiến trúc sư cách tân tên Howard Roark đã phản đối khi chính quyền bác bỏ tầm nhìn thiết kế nên những tòa nhà hiện đại của anh. Roark thách thức những kẻ bảo thủ xung quanh anh, nhưng anh cũng gặp phải rất nhiều khó khăn khi giới phê bình hay thậm chí là người yêu tìm cách khiến anh thất bại.
Mark Cuban, một nhà đầu tư và người sở hữu câu lạc bộ Dallas Mavericks, đã đọc cuốn sách dày 753 trang này lần đầu tiên khi còn đang học cấp 3 và sau đó, ông đọc lại ít nhất là 3 lần nữa. Ông tìm đọc cuốn sách này mỗi khi ông cần nguồn động lực. Ông Cuban nói rằng: “Cuốn sách khích lệ tôi biết phát triển bản thân, đón nhận những rủi ro để đạt được những mục tiêu cá nhân và chịu trách nhiệm về thành công cũng như sự thất bại của bản thân”.
Tư tưởng về niềm tin và sự kiên định của cuốn sách đã ảnh hưởng sâu sắc đến Mark Cuban. “Bạn có thể bị đánh gục bởi bất kỳ ai nhưng người khác nghĩ về bạn như thế nào đều không quan trọng, điều quan trọng là cách bạn nhìn nhận bản thân và những ước mơ của bạn là gì”, Cuban chia sẻ khi đề cập đến cuốn ‘The Fountainhead’”.
“Những ai có kinh nghiệm khởi nghiệp kinh doanh và xây dựng doanh nghiệp đều biết được sẽ có nhiều lúc bạn cảm thấy muốn gục ngã và khi đó bạn sẽ cần một nguồn động lực, thế là lúc đó tôi lại tìm đến cuốn sách này”.
Trích dẫn từ cuốn sách:
Lo lắng là một sự lãng phí cảm xúc.
Chính trực là khả năng đứng vững để bảo vệ một ý tưởng.
Để nói câu “tôi yêu bạn”, đầu tiên người ta phải biết nói chữ “tôi”.
Một người mất tất cả là khi mất đi khiếu hài hước.
Tự do: Không hỏi gì. Không mong đợi gì. Không phụ thuộc vào điều gì.
Lòng tự trọng là cái không thể bị giết chết. Điều tồi tệ nhất phải là giết chết khả năng giả vờ có lòng tự trọng.
6. Bill Gates
Bill Gates, giá trị ròng ước tính: 102 tỷ đô la
Sách: Sự thật: 10 lý do chúng ta nghĩ sai về thế giới – và tại sao mọi thứ tốt hơn bạn nghĩ (Factfulness: Ten Reasons We’re Wrong About the World – and Why Things Are Better Than You Think) của nhóm tác giả Hans Rosling, Ola Rosling, Anna Rosling Ronnlund
“Factfulness” khai thác khía cạnh tại sao nhân loại cứ liên tục sai lầm về những vấn đề chung mà thế giới đang đối mặt. Thay vì đưa ra quyết định dựa trên số liệu và sự thật, con người lại phần lớn chịu ảnh hưởng bởi những yếu tố tiềm thức. Cuốn sách khai thác 10 bản năng đang hạn chế con người tiến đến một thế giới triển vọng hơn, ví dụ như chúng ta thường để ý tới những thứ khiến chúng ta sợ hay những chủ đề có tác động và quy mô lớn.
“Factfulness” đã ảnh hưởng đến cách thức Bill Gates giải quyết một vài công việc nền tảng của riêng ông, đồng thời cung cấp cho ông cách suy nghĩ mới về thế giới. Thay vì phân chia thế giới thành hai nhóm dựa theo mức độ giàu có: những nước giàu và những nước nghèo, cuốn sách đề xuất thực sự có rất nhiều mức độ thu nhập khác nhau: từ mức độ nghèo nhất đến nỗi người dân không có đủ tiền mua giày đến mức độ con người có nước sinh hoạt hay đủ thu nhập để đi du lịch.
Bill Gates học được rằng đây chính là cách thức tốt hơn để xác định tiến độ của thế giới. Khi chỉ chia thế giới thành nước giàu và nước nghèo, người nào không có được chất lượng cuộc sống nhất định thì rất dễ bị coi là nghèo.
“Đối với tôi, đây chính là một sự đột phá”, ông Gates giải thích trên blog cá nhân. “Khuôn khổ mà Hans đưa ra là một khuôn khổ mà tôi phải mất hàng thập kỷ làm việc về sự phát triển toàn cầu để tạo ra và tôi không bao giờ có thể diễn đạt nó theo cách rõ ràng như vậy. Tôi sẽ cố gắng sử dụng mô hình này để tiến lên phía trước.”
Trích dẫn từ cuốn sách:
Phương pháp duy nhất được chứng minh để kiềm hãm sự gia tăng dân số là xóa đói giảm nghèo
Không có chỗ cho sự thật khi tâm trí chúng ta bị chiếm giữ bởi sợ hãi.
Hình thành thế giới quan của bạn bằng cách dựa vào các phương tiện truyền thông sẽ giống như bạn đánh giá tôi bằng cách chỉ nhìn vào bàn chân của tôi.
Tôi phỏng vấn từng ấy nhóm người, tất cả đều nghĩ rằng thế giới đáng sợ hơn, bạo lực hơn và vô vọng hơn thực tế.
Bạn không nên mong đợi các phương tiện truyền thông sẽ cung cấp cho mình một thế giới quan dựa trên thực tế. Nó không hề khá hơn ý tưởng sử dụng bộ ảnh kỳ nghỉ ở Berlin làm hệ thống định vị GPS khi bạn muốn tìm chỗ này chỗ kia trong thành phố.
Các nền văn hóa, quốc gia, tôn giáo và con người không phải là cục đá. Tất cả đều đang trong dòng biến đổi liên tục.
Điều bất ngờ là mọi người có thể hợp tác hiệu quả khi họ chia sẻ chung nỗi sợ.
7. Meg Whitman
Meg Whitman, giá trị ròng ước tính: 3,1 tỷ đô la
Sách: Kinh doanh để thành công: Cách thức chiến lược thật sự vận hành (Playing to Win: How Strategy Really Works) của tác giả A.G. Lafley
Tác giả, là cựu Giám đốc điều hành (CEO) của Procter & Gamble, cung cấp 5 câu hỏi để giúp những nhà lãnh đạo biết cách cạnh tranh thành công trên thương trường. Theo Lafley, 5 câu hỏi này đã giúp các thương hiệu như Olay, Bounty, Gillette, Swiffer và Febreze cũng như nhiều người nữa có được sự thành công trong mỗi ngày làm việc để hướng về những mục tiêu chiến lược lớn hơn.
Khi đọc được cuốn sách, Meg Whitman – cựu CEO của Tập đoàn HP – đã ứng dụng những bài học trong sách vào thực tế công việc. Cô được truyền cảm hứng để tổ chức toàn bộ công ty xoay quanh tiêu chí của cuốn “Playing to Win” bởi vì “nó cực kỳ dễ hiểu và thực sự tạo nên những thu hoạch đáng kể”.
Cô ấy nói rằng: “Khái niệm về nơi nào, quốc gia nào, phân khúc thị trường nào, sản phẩm nào nên kinh doanh và nơi nào không nên vì không có cơ hội kiếm lời đã trở thành một nguyên lý tuyệt hảo”.
Trích dẫn từ cuốn sách:
Chiến thắng là vấn đề quan trọng và đó là tiêu chí cuối cùng của một chiến lược thành công.
Trọng tâm của chiến lược là câu trả lời cho hai câu hỏi cơ bản: bạn sẽ triển khai ở đâu và chiến thắng ở đó bằng cách nào?
Chiến lược là bộ phối hợp và tích hợp gồm năm lựa chọn: khát vọng chiến thắng, triển khai ở đâu, chiến thắng bằng cách nào, khả năng cốt lõi và hệ thống quản lý.
8. Richard Branson
Richard Branson, giá trị ròng ước tính: 5,31 tỷ đô la
Sách: Peter Pan của J.M. Barrie
Cuốn tiểu thuyết xuất bản năm 1911 này kể về câu chuyện của một cậu bé bất hạnh tên Peter Pan đã cùng một cô bé và những chị em của cô bay tới vùng đất kỳ thú Neverland. Tại đó, Peter Pan cùng những người bạn đã trải qua nhiều cuộc phiêu lưu. Nhân vật Peter Pan có đặc điểm là không bao giờ lớn lên, do đó đã trở thành biểu tượng của tuổi trẻ vĩnh hằng.
Kể từ khi đọc cuốn sách vào lúc còn là một đứa trẻ, Richard Branson luôn xem Peter Pan là nhân vật yêu thích nhất của ông và xem đây là cuốn sách đã thay đổi cuộc đời ông. Thực tế, ông Branson cho rằng ông thành công được như ngày hôm nay phần lớn là nhờ vào khả năng “suy nghĩ như một đứa trẻ mới biết đi” và nhìn thấy cơ hội trong khi người khác thấy đó là trở ngại.
“Tôi nhận được rất nhiều cảm hứng từ cuốn sách đó”, ông Branson chia sẻ trong một cuộc phỏng vấn với Thrive Global. “Tôi chưa bao giờ thực sự muốn trưởng thành cả và tôi vẫn luôn muốn mình có thể biết bay”.
Sau này, ông Branson đã thành lập nên một hãng hàng không cũng như một công ty du hành không gian – Virgin Galactic.
Trích dẫn từ cuốn sách:
Tất cả trẻ em đều lớn lên, trừ một đứa.
Không bao giờ nói lời tạm biệt vì tạm biệt có nghĩa là đi xa và đi xa có nghĩa là quên đi.
Không phải làm những gì bạn thích là bí mật của hạnh phúc mà chính là thích những gì bạn làm.
Ước mơ sẽ trở thành sự thật chỉ khi mong muốn của chúng ta đủ lớn. Bạn có thể có bất cứ điều gì trong cuộc sống nếu bạn chịu hy sinh mọi thứ còn lại vì nó.
9. Elon Musk
Elon Musk, giá trị ròng ước tính: 22,6 tỷ đô la
Sách: Bộ tiểu thuyết Nền móng (The Foundation) của Isaac Asimov
Bộ sách khoa học viễn tưởng 7 cuốn này kể về một giáo sư toán học hay mơ mộng viễn vông. Ông dự đoán sắp tới có một đế chế ngân hà sẽ sụp đổ. Khi thời kỳ đen tối sắp tới, ông thiết kế một kế hoạch để gửi những nhóm nhà khoa học tới những hành tinh xa xôi để giúp dân cư nơi đó tìm cách chống lại thảm họa không tránh khỏi nêu trên.
Elon Musk đã đọc bộ truyện tuyệt vời này nhiều hơn một lần, ông nói rằng bộ truyện “Foundation” chính là “nền tảng để tạo nên SpaceX ngày nay.”
Ông Musk nói: “Bài học tôi rút ra được từ bộ truyện này chính là bạn nên cố gắng có những động thái để thúc đẩy nền văn minh của nhân loại, giảm thiểu xác suất của một thời kỳ đen tối hoặc rút ngắn thời gian kéo dài của nó nếu như nó thực sự xảy ra”.
Bộ truyện của Asimov đã dạy cho Musk rằng “các nền văn minh vận hành theo chu kỳ”, đây là bài học đã khích lệ doanh nhân này quyết liệt theo đuổi khát vọng đưa con người lên sinh sống ở sao Hỏa.
“Cho dù đây là lần đầu tiên trong vòng 4.5 tỷ năm mà nhân loại có cơ hội sinh sống ngoài trái đất”, ông nói “có lẽ sẽ ngôn khoan hơn để chúng ta hành động khi cơ hội còn đang mở ra và không có gì đảm bảo cơ hội này sẽ kéo dài mãi.”
Trích dẫn từ cuốn sách:
Quân vương yếu có nghĩa là phó vương mạnh.
Bạo lực là nơi ẩn náu cuối cùng của kẻ bất tài.
Để thành công, chỉ lập kế hoạch là không đủ. Người ta cũng phải ứng biến nhanh.
Không bao giờ để đạo đức hay luân lý bạn học được ngăn cản bạn làm điều đúng.
Bất kỳ kẻ ngốc nào cũng có thể nói về cuộc khủng hoảng khi nó ập đến. Vai trò thực sự của chính quyền là phát hiện ra khủng hoảng từ khi nó nằm trong phôi thai.
Nguồn: ceoworld.biz, dag.vn/ Happy.Live dịch và tổng hợp
Những cuốn sách được các tỷ phú trên thế giới khuyên đọc để ĐỔI ĐỜI
Sau đây là danh sách tổng hợp 9 cuốn sách được những con người thông minh và giàu có nhất thế giới (từ Warren Buffett đến Richard Branson) cho biết đã làm thay đổi cuộc sống, suy nghĩ hoặc cách làm việc của họ. Bạn đã đọc bao nhiêu trong số những cuốn sách này?
1. Warren Buffett
Warren Buffett, giá trị ròng ước tính: 84,3 tỷ đô (cập nhật 10/4/2019)
Sách: Nhà đầu tư thông minh (The Intelligent Investor) của Benjamin Graham
Sách được xuất bản năm 1949, nội dung đề cập chi tiết đến trường phái “đầu tư giá trị” hay là mua cổ phiếu khi chúng đang bị định giá thấp. Ông Graham, được xem là một trong những nhà đầu tư hàng đầu trong lịch sử, đã trình bày những nội dung cơ bản của việc đánh giá cơ hội đầu tư vào một cổ phiếu và điều gì khiến cho một doanh nghiệp có được nền tảng mạnh mẽ.
Ở tuổi 19, ông Buffett tình cờ mua được cuốn Nhà đầu tư thông minh và sau đó, ông đã đọc đi đọc lại cuốn sách khoảng 6 lần. Ông nói rằng chính cuốn sách này đã truyền cảm hứng cho triết lý đầu tư mà ông còn sử dụng cho đến ngày hôm nay.
“Cuốn sách đã thay đổi cuộc đời tôi”, ông Buffett chia sẻ. “Cuốn sách của Graham đã cho tôi một triết lý vững chãi làm thế nào để đầu tư hiệu quả. Ông ấy dạy tôi cách suy nghĩ về thị trường chứng khoán. Ông dạy cho tôi biết rằng thị trường không phải đang chỉ dẫn tôi, mà là đang phục vụ tôi.”
Ông Graham về sau đã trở thành người thầy và cũng là người hùng đối với ông Buffett.
Trích dẫn từ cuốn sách:
Trồng cây để người khác ngồi hưởng bóng mát.
Tất cả những điều xuất sắc đều khó đạt được như chính độ hiếm của chúng vậy.
Những ai không nhớ tới quá khứ chắc chắn sẽ lặp lại nó.
Bạn sẽ kiểm soát nhiều hơn, nếu bạn nhận ra khi mất kiểm soát mình đã phản ứng như thế nào.
Nhà đầu tư thông minh là một người thực tế vì họ bán cho những người lạc quan và mua từ những người bi quan.
2. Jack Dorsey
Jack Dorsey, Giá trị ròng ước tính: 5,51 tỷ đô
Sách: Tinh thần nghệ thuật (The Art Spirit) của Robert Henri
Trong cuốn sách xuất bản năm 1923 này, họa sĩ theo trường phái hiện thực Robert Henri đã đề cập đến tầm quan trọng của quá trình tạo ra cái đẹp nghệ thuật, chứ không đơn thuần là thưởng thức cái đẹp. Tác giả đề cập đến việc mọi người thường hay để những tác động xung quanh ảnh hưởng đến tác phẩm hay tư duy nghệ thuật của họ, nhưng luôn luôn vẫn có cơ hội để sự sáng tạo tỏa sáng.
Jack Dorsey – nhà đồng sáng lập, CEO của Twitter và Square – nói rằng cuốn sách này nhấn mạnh bài học quan trọng mà ông đã học được thông qua sự nghiệp: “Tôi đã học được một điều thông qua sự nghiệp của tôi là quá trình rất quan trọng. Điều quan trọng không chỉ nằm ở sản phẩm cuối cùng, mà thực sự còn nằm ở quá trình – đó là khi bạn bắt tay vào làm việc và sáng chế trong suốt quá trình đó”.
Anh còn học thêm giá trị của việc định hình con đường riêng. “Trong Thung lũng Silicon, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ, bạn rất dễ đi vào lối mòn của người khác – làm những việc họ làm bởi vì bạn nghĩ đó là cách đúng, bạn nghĩ họ đã thành công và bạn có thể sao chép sự thành công đó”, Dorsey nói. “Bạn phải tìm thấy con đường riêng. Bạn phải tìm thấy những bước đi riêng”.
Trích dẫn từ cuốn sách:
Đổi mới (innovation) là rủi ro tài chính.
Một thứ chưa được bắt đầu thì không thể kết thúc.
Nghiên cứu nghệ thuật là nghiên cứu giá trị tương đối của sự vật.
Hãy trân trọng cảm xúc của chính bạn và đừng bao giờ đánh giá thấp chúng. Chúng ta không ở đây để làm những gì đã thực hiện rồi.
Bạn sẽ không bao giờ tìm thấy chính mình trừ khi bạn từ bỏ định kiến ‘bạn sẽ là ai và làm gì khi tìm thấy chính mình’.
3. Carlos Slim
Carlos Slim, giá trị ròng ước tính: 59,4 tỷ đô la
Sách: Cú sốc tương lai (Future Shock) của Alvin Toffler
Cuốn sách được xuất bản năm 1970 này tranh luận về bối cảnh xã hội và công nghệ thay đổi chóng mặt đã khiến cho con người trở nên trầm uất và tê liệt về khía cạnh xã hội, hay nói cách khác đã khiến con người phải chịu cái mà Toffler gọi là “cú sốc tương lai.” Cuốn sách thảo luận về cuộc sống gia đình, sự trỗi dậy của những công ty thế hệ mới, các phong cách sống và nhóm văn hóa khác nhau, mối quan hệ giữa người với người đã thay đổi ra sao để thích ứng với những thay đổi sắp tới của xã hội.
Carlos Slim, từng là người đàn ông giàu nhất thế giới và hiện là người giàu nhất Mỹ La-tinh, nói rằng cuốn sách này đã ảnh hưởng đến chiến lược đầu tư của ông. Ông Slim cho rằng sự thành công trong việc dự đoán những thay đổi trên thị trường của ông là nhờ vào kỹ năng phát giác cơ hội từ sớm mà ông học được khi đọc cuốn “Future Shock” (tạm dịch là “Cú sốc tương lai”).
Khi ông và tác giả gặp gỡ nhau lần đầu tiên, Slim lúc đó đang cầm một bản “Revolutionary Wealth” (sách của Toffler xuất bản năm 2006) đã quăn góc. Kể từ đó, hai người trở thành bạn của nhau.
Trích dẫn từ cuốn sách:
Thư viện là bệnh viện chữa lành cho tâm trí.
Tương lai luôn đến quá nhanh và không theo trình tự như dự đoán.
Thay đổi không chỉ đơn giản là cần thiết mà đó là cuộc sống.
Nếu bạn không có chiến lược, bạn có thể là một phần trong chiến lược của người khác.
Bạn nên nghĩ về những điều lớn lao khi đang làm những việc nhỏ nhặt, có như thế tất cả những điều nhỏ nhặt ấy mới đi đúng hướng.
4. Peter Thiel
Peter Thiel, giá trị ròng ước tính: 2,5 tỷ đô la
Sách: Những điều ẩn giấu sau sự hình thành thế giới (Things Hidden Since the Foundation of the World) của Rene Girard
Thiel đã đọc cuốn sách này khi còn là sinh viên ngồi trên ghế nhà trường Stanford và ông nhận thấy hành vi bắt chước của con người cực kì nguy hiểm. Sau này ông cũng nhận ra điều này đúng với tất cả những gì đang diễn ra ở thung lũng Silicon của ông.
Ông liên tưởng đến công ty Square khi tung ra thị trường đầu đọc thẻ, ngay sau đó các đối thủ cạnh tranh sao chép đưa ra mẫu sản phẩm tương tự, chỉ khác đi một chút về kiểu dáng.
5. Mark Cuban
Mark Cuban, giá trị ròng ước tính: 3,9 tỷ đô la
Sách: Suối nguồn của Ayn Rand
Một kiến trúc sư cách tân tên Howard Roark đã phản đối khi chính quyền bác bỏ tầm nhìn thiết kế nên những tòa nhà hiện đại của anh. Roark thách thức những kẻ bảo thủ xung quanh anh, nhưng anh cũng gặp phải rất nhiều khó khăn khi giới phê bình hay thậm chí là người yêu tìm cách khiến anh thất bại.
Mark Cuban, một nhà đầu tư và người sở hữu câu lạc bộ Dallas Mavericks, đã đọc cuốn sách dày 753 trang này lần đầu tiên khi còn đang học cấp 3 và sau đó, ông đọc lại ít nhất là 3 lần nữa. Ông tìm đọc cuốn sách này mỗi khi ông cần nguồn động lực. Ông Cuban nói rằng: “Cuốn sách khích lệ tôi biết phát triển bản thân, đón nhận những rủi ro để đạt được những mục tiêu cá nhân và chịu trách nhiệm về thành công cũng như sự thất bại của bản thân”.
Tư tưởng về niềm tin và sự kiên định của cuốn sách đã ảnh hưởng sâu sắc đến Mark Cuban. “Bạn có thể bị đánh gục bởi bất kỳ ai nhưng người khác nghĩ về bạn như thế nào đều không quan trọng, điều quan trọng là cách bạn nhìn nhận bản thân và những ước mơ của bạn là gì”, Cuban chia sẻ khi đề cập đến cuốn ‘The Fountainhead’”.
“Những ai có kinh nghiệm khởi nghiệp kinh doanh và xây dựng doanh nghiệp đều biết được sẽ có nhiều lúc bạn cảm thấy muốn gục ngã và khi đó bạn sẽ cần một nguồn động lực, thế là lúc đó tôi lại tìm đến cuốn sách này”.
Trích dẫn từ cuốn sách:
Lo lắng là một sự lãng phí cảm xúc.
Chính trực là khả năng đứng vững để bảo vệ một ý tưởng.
Để nói câu “tôi yêu bạn”, đầu tiên người ta phải biết nói chữ “tôi”.
Một người mất tất cả là khi mất đi khiếu hài hước.
Tự do: Không hỏi gì. Không mong đợi gì. Không phụ thuộc vào điều gì.
Lòng tự trọng là cái không thể bị giết chết. Điều tồi tệ nhất phải là giết chết khả năng giả vờ có lòng tự trọng.
6. Bill Gates
Bill Gates, giá trị ròng ước tính: 102 tỷ đô la
Sách: Sự thật: 10 lý do chúng ta nghĩ sai về thế giới – và tại sao mọi thứ tốt hơn bạn nghĩ (Factfulness: Ten Reasons We’re Wrong About the World – and Why Things Are Better Than You Think) của nhóm tác giả Hans Rosling, Ola Rosling, Anna Rosling Ronnlund
“Factfulness” khai thác khía cạnh tại sao nhân loại cứ liên tục sai lầm về những vấn đề chung mà thế giới đang đối mặt. Thay vì đưa ra quyết định dựa trên số liệu và sự thật, con người lại phần lớn chịu ảnh hưởng bởi những yếu tố tiềm thức. Cuốn sách khai thác 10 bản năng đang hạn chế con người tiến đến một thế giới triển vọng hơn, ví dụ như chúng ta thường để ý tới những thứ khiến chúng ta sợ hay những chủ đề có tác động và quy mô lớn.
“Factfulness” đã ảnh hưởng đến cách thức Bill Gates giải quyết một vài công việc nền tảng của riêng ông, đồng thời cung cấp cho ông cách suy nghĩ mới về thế giới. Thay vì phân chia thế giới thành hai nhóm dựa theo mức độ giàu có: những nước giàu và những nước nghèo, cuốn sách đề xuất thực sự có rất nhiều mức độ thu nhập khác nhau: từ mức độ nghèo nhất đến nỗi người dân không có đủ tiền mua giày đến mức độ con người có nước sinh hoạt hay đủ thu nhập để đi du lịch.
Bill Gates học được rằng đây chính là cách thức tốt hơn để xác định tiến độ của thế giới. Khi chỉ chia thế giới thành nước giàu và nước nghèo, người nào không có được chất lượng cuộc sống nhất định thì rất dễ bị coi là nghèo.
“Đối với tôi, đây chính là một sự đột phá”, ông Gates giải thích trên blog cá nhân. “Khuôn khổ mà Hans đưa ra là một khuôn khổ mà tôi phải mất hàng thập kỷ làm việc về sự phát triển toàn cầu để tạo ra và tôi không bao giờ có thể diễn đạt nó theo cách rõ ràng như vậy. Tôi sẽ cố gắng sử dụng mô hình này để tiến lên phía trước.”
Trích dẫn từ cuốn sách:
Phương pháp duy nhất được chứng minh để kiềm hãm sự gia tăng dân số là xóa đói giảm nghèo
Không có chỗ cho sự thật khi tâm trí chúng ta bị chiếm giữ bởi sợ hãi.
Hình thành thế giới quan của bạn bằng cách dựa vào các phương tiện truyền thông sẽ giống như bạn đánh giá tôi bằng cách chỉ nhìn vào bàn chân của tôi.
Tôi phỏng vấn từng ấy nhóm người, tất cả đều nghĩ rằng thế giới đáng sợ hơn, bạo lực hơn và vô vọng hơn thực tế.
Bạn không nên mong đợi các phương tiện truyền thông sẽ cung cấp cho mình một thế giới quan dựa trên thực tế. Nó không hề khá hơn ý tưởng sử dụng bộ ảnh kỳ nghỉ ở Berlin làm hệ thống định vị GPS khi bạn muốn tìm chỗ này chỗ kia trong thành phố.
Các nền văn hóa, quốc gia, tôn giáo và con người không phải là cục đá. Tất cả đều đang trong dòng biến đổi liên tục.
Điều bất ngờ là mọi người có thể hợp tác hiệu quả khi họ chia sẻ chung nỗi sợ.
7. Meg Whitman
Meg Whitman, giá trị ròng ước tính: 3,1 tỷ đô la
Sách: Kinh doanh để thành công: Cách thức chiến lược thật sự vận hành (Playing to Win: How Strategy Really Works) của tác giả A.G. Lafley
Tác giả, là cựu Giám đốc điều hành (CEO) của Procter & Gamble, cung cấp 5 câu hỏi để giúp những nhà lãnh đạo biết cách cạnh tranh thành công trên thương trường. Theo Lafley, 5 câu hỏi này đã giúp các thương hiệu như Olay, Bounty, Gillette, Swiffer và Febreze cũng như nhiều người nữa có được sự thành công trong mỗi ngày làm việc để hướng về những mục tiêu chiến lược lớn hơn.
Khi đọc được cuốn sách, Meg Whitman – cựu CEO của Tập đoàn HP – đã ứng dụng những bài học trong sách vào thực tế công việc. Cô được truyền cảm hứng để tổ chức toàn bộ công ty xoay quanh tiêu chí của cuốn “Playing to Win” bởi vì “nó cực kỳ dễ hiểu và thực sự tạo nên những thu hoạch đáng kể”.
Cô ấy nói rằng: “Khái niệm về nơi nào, quốc gia nào, phân khúc thị trường nào, sản phẩm nào nên kinh doanh và nơi nào không nên vì không có cơ hội kiếm lời đã trở thành một nguyên lý tuyệt hảo”.
Trích dẫn từ cuốn sách:
Chiến thắng là vấn đề quan trọng và đó là tiêu chí cuối cùng của một chiến lược thành công.
Trọng tâm của chiến lược là câu trả lời cho hai câu hỏi cơ bản: bạn sẽ triển khai ở đâu và chiến thắng ở đó bằng cách nào?
Chiến lược là bộ phối hợp và tích hợp gồm năm lựa chọn: khát vọng chiến thắng, triển khai ở đâu, chiến thắng bằng cách nào, khả năng cốt lõi và hệ thống quản lý.
8. Richard Branson
Richard Branson, giá trị ròng ước tính: 5,31 tỷ đô la
Sách: Peter Pan của J.M. Barrie
Cuốn tiểu thuyết xuất bản năm 1911 này kể về câu chuyện của một cậu bé bất hạnh tên Peter Pan đã cùng một cô bé và những chị em của cô bay tới vùng đất kỳ thú Neverland. Tại đó, Peter Pan cùng những người bạn đã trải qua nhiều cuộc phiêu lưu. Nhân vật Peter Pan có đặc điểm là không bao giờ lớn lên, do đó đã trở thành biểu tượng của tuổi trẻ vĩnh hằng.
Kể từ khi đọc cuốn sách vào lúc còn là một đứa trẻ, Richard Branson luôn xem Peter Pan là nhân vật yêu thích nhất của ông và xem đây là cuốn sách đã thay đổi cuộc đời ông. Thực tế, ông Branson cho rằng ông thành công được như ngày hôm nay phần lớn là nhờ vào khả năng “suy nghĩ như một đứa trẻ mới biết đi” và nhìn thấy cơ hội trong khi người khác thấy đó là trở ngại.
“Tôi nhận được rất nhiều cảm hứng từ cuốn sách đó”, ông Branson chia sẻ trong một cuộc phỏng vấn với Thrive Global. “Tôi chưa bao giờ thực sự muốn trưởng thành cả và tôi vẫn luôn muốn mình có thể biết bay”.
Sau này, ông Branson đã thành lập nên một hãng hàng không cũng như một công ty du hành không gian – Virgin Galactic.
Trích dẫn từ cuốn sách:
Tất cả trẻ em đều lớn lên, trừ một đứa.
Không bao giờ nói lời tạm biệt vì tạm biệt có nghĩa là đi xa và đi xa có nghĩa là quên đi.
Không phải làm những gì bạn thích là bí mật của hạnh phúc mà chính là thích những gì bạn làm.
Ước mơ sẽ trở thành sự thật chỉ khi mong muốn của chúng ta đủ lớn. Bạn có thể có bất cứ điều gì trong cuộc sống nếu bạn chịu hy sinh mọi thứ còn lại vì nó.
9. Elon Musk
Elon Musk, giá trị ròng ước tính: 22,6 tỷ đô la
Sách: Bộ tiểu thuyết Nền móng (The Foundation) của Isaac Asimov
Bộ sách khoa học viễn tưởng 7 cuốn này kể về một giáo sư toán học hay mơ mộng viễn vông. Ông dự đoán sắp tới có một đế chế ngân hà sẽ sụp đổ. Khi thời kỳ đen tối sắp tới, ông thiết kế một kế hoạch để gửi những nhóm nhà khoa học tới những hành tinh xa xôi để giúp dân cư nơi đó tìm cách chống lại thảm họa không tránh khỏi nêu trên.
Elon Musk đã đọc bộ truyện tuyệt vời này nhiều hơn một lần, ông nói rằng bộ truyện “Foundation” chính là “nền tảng để tạo nên SpaceX ngày nay.”
Ông Musk nói: “Bài học tôi rút ra được từ bộ truyện này chính là bạn nên cố gắng có những động thái để thúc đẩy nền văn minh của nhân loại, giảm thiểu xác suất của một thời kỳ đen tối hoặc rút ngắn thời gian kéo dài của nó nếu như nó thực sự xảy ra”.
Bộ truyện của Asimov đã dạy cho Musk rằng “các nền văn minh vận hành theo chu kỳ”, đây là bài học đã khích lệ doanh nhân này quyết liệt theo đuổi khát vọng đưa con người lên sinh sống ở sao Hỏa.
“Cho dù đây là lần đầu tiên trong vòng 4.5 tỷ năm mà nhân loại có cơ hội sinh sống ngoài trái đất”, ông nói “có lẽ sẽ ngôn khoan hơn để chúng ta hành động khi cơ hội còn đang mở ra và không có gì đảm bảo cơ hội này sẽ kéo dài mãi.”
Trích dẫn từ cuốn sách:
Quân vương yếu có nghĩa là phó vương mạnh.
Bạo lực là nơi ẩn náu cuối cùng của kẻ bất tài.
Để thành công, chỉ lập kế hoạch là không đủ. Người ta cũng phải ứng biến nhanh.
Không bao giờ để đạo đức hay luân lý bạn học được ngăn cản bạn làm điều đúng.
Bất kỳ kẻ ngốc nào cũng có thể nói về cuộc khủng hoảng khi nó ập đến. Vai trò thực sự của chính quyền là phát hiện ra khủng hoảng từ khi nó nằm trong phôi thai.
Nguồn: ceoworld.biz, dag.vn/ Happy.Live dịch và tổng hợp
Last edited by LDN on Sun Feb 20, 2022 3:13 pm; edited 1 time in total
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Nobel Văn Chương 2024:
https://www.nhomcho.com/t36777-nobel-van-chuong-2024
LDN
Re: Sách
ĐỌC SÁCH VÀ NHỮNG LỢI ÍCH
20/07/2021 NQHeducation
Những lợi ích của việc đọc sách là gì?
Nâng cao kiến thức
Sách chính là kho tàng kiến thức vô tận về mọi lĩnh vực trong cuộc sống của những người đi trước viết ra kể lại và truyền đạt cho thế hệ.
Các cuốn tiểu thuyết dày cộp không hề vô bổ, chúng cho ta biết được cuộc đời, các sự kiện hay biến cố của một nhân vật, đây có thể là một bài học quý giá cho chúng ta trong thực tế cuộc sống.
Thời gian để đọc hết một cuốn sách này chắc chắn sẽ ít hơn rất nhiều so với thời gian để sống và trải nghiệm thực tế giống như nhân vật trong sách. Bài học họ phải trải qua cả đời mới rút ra được thì bạn có thể tiếp thu qua những lần lật từng trang sách. Vậy có xứng đáng không. Chưa kể đến các cuốn sách viết về khoa học, các cuốn văn học trong nước, nước ngoài, các cuốn sách viết về gia đình, tình cảm,sách nói về doanh nhân, kinh doanh, rất rất nhiều.
Tất cả đều chứa đựng nguồn kiến tinh hoa văn hóa của nhân loại. Đọc sách dù ít dù nhiều hay đọc về lĩnh vực gì bạn đều sẽ nhận được những trải nghiệm, không ai dám chắc chăm đọc sách chưa chắc đã thành công nhưng những người thành công lớn đều ham đọc sách. Có thêm nhiều kiến thức mới là một trong những lợi ích của việc đọc sách mang lại.
Rèn luyện sự tập trung và khả năng tư duy, phân tích
Khi đọc sách tâm trí và các giác quan của bạn đều dồn về đôi mắt theo dõi đọc từng chữ, từng dòng. Bàn tay lật lật từng trang giấy và trong đầu tập trung vào những kiến thức mà cuốn sách đang nhắc đến hay suy nghĩ theo dõi diễn biến tiếp theo của câu truyện mà không cần phải quan tâm tới mọi thứ xung quanh, chỉ cần não và mắt hoạt động.
Với những cuốn sách hay bổ ích về lĩnh vực bạn quan tâm, bạn đọc chăm chú từng trang từng trang không rời mắt, đây là cách rèn luyện được sự tập trung cao độ của bộ não đồng thời bản thân mình cũng đang vừa đọc vừa tư duy, phân tích theo diễn biến câu chuyện.
Chính vì vậy thời gian đọc một cuốn sách hay là khoảng thời gian bạn đang rèn luyện sự tập trung và khả năng tư duy phân tích của bản thân rất tốt.
Mở rộng vốn từ vựng
Vốn từ của bản thân nhiều lên, giao tiếp nói chuyện với mọi người một cách hoạt ngôn cởi mở và cuốn hút là một trong những lợi ích tuyệt vời mà việc đọc sách mang lại. Tri thức trong sách được diễn đạt rất xúc tích, logic dễ hiểu và không kém phần thu hút cho người đọc.
Nên khi đọc càng nhiều bạn sẽ có thêm càng nhiều kiến thức và học được cách diễn đạt, kể chuyện logic thu hút người nghe nhờ khả năng tư duy với vốn từ ngữ phong phú hơn. Đồng thời khả năng viết cũng tiến bộ rõ rệt đấy.
Cải thiện trí nhớ
Khi bạn đọc sách bạn phải ghi nhớ các thông tin nhân vật, sắc thái biểu cảm qua lời kể nhân vật, hay các tình tiết hình thành nên lối sống qua mỗi câu chuyện. Có thể là hơi nhiều nhưng dần dần não bộ sẽ ghi nhớ được hết nhờ sự rèn luyện theo thời gian.Giống như một thói quen, lặp đi lặp lại nhiều lần bạn sẽ quen ngay với việc ghi nhớ thôi mà. Rất kì diệu, mỗi ký ức mới sẽ khiến não tạo ra nếp nhăn mới và củng cố nếp nhăn cũ, hỗ trợ việc nhớ lại và cân bằng cảm xúc. Thật thú vị phải không?
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, đọc sách giúp kích thích não cải thiện trí nhớ tốt. Sự kích thích thần kinh này giúp làm chậm lại tiến độ căn bệnh Alzheimer và mất trí nhớ.
Hình thức giải trí, giảm stress
Có rất nhiều loại sách từ tiểu thuyết, tâm lý tình cảm cho đến truyện cười, truyện kể về cuộc đời của một người thú vị…các đầu sách này không quá nhiều kiến thức và bạn cũng không cần phải suy nghĩ quá nhiều mới có thể hiểu như truyện trinh thám hay các sách về kinh tế.
Chúng giúp bạn giải trí và đem lại tiếng cười sự sảng khoái nhờ lối viết hóm hỉnh, tự nhiên mà chân thật.
Nhiều người có thể tốn khá nhiều tiền mua những cuốn sách chỉ để tham khảo một vài phần trong đó. Nhưng với một số người không có điều kiện hoặc kinh phí thấp, bạn có thể tìm đến thư viện và hòa mình vào kho tàng sách sẵn có.
Tất cả các vấn đề trong cuộc sống, xã hội mà bạn chưa hề biết đến đều được cập nhập ở các cuốn sách mới mà bạn sẽ không thể nào đọc hết được. Không chỉ có vậy,đọc sách sẽ giúp bạn thoải mái, thư giãn đầu óc sau những tháng ngày mệt nhọc, bù đầu với công việc hay học hành.
Lúc này bản thân bạn chỉ cần cảm nhận và giống như một người đang đứng ngoài chứng kiến một bộ phim hấp dẫn, mang tính giải trí. Có đôi lúc để cảm xúc vui buồn tức giận thả hồn vào câu chuyện vậy thôi.
Gia tăng tuổi thọ
“Đọc sách sẽ giúp kéo dài tuổi thọ của bạn”. Bạn có thực sự tin vào điều đó không? Theo một nghiên cứu khoa học được đăng trên tạp chí Social Science & Medicine đã chỉ ra rằng chỉ cần 30 phút đọc sách mỗi ngày thôi là bạn có thể nâng cao tuổi thọ của mình lên từ hai đến ba năm đồng thời cũng giúp chất lượng cuộc sống cải thiện lên một cách rõ rệt.
Cải thiện kĩ năng viết lách
Một trong số lợi ích của việc đọc sách không thể không kể đến đó là giúp người đọc hoàn thiện kĩ năng viết lách của bản thân. Ông cha ta có câu “Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam”.
Có bạn nào tự nhủ với chính mình rằng mình có thể viết chính xác toàn bộ số từ ngữ trong quyển từ điển Việt Nam không ? Tôi dám chắc với bạn: Điều đó là không thể nhé đâu.
Khi bạn tiếp xúc với các tác phẩm văn học, bạn sẽ được trau dồi được lượng lớn vốn từ vựng, cách quan sát nhịp, trạng thái, và phong cách khi viết lách của từng tác giả. Điều đó sẽ giúp văn phong của bạn tiến bộ vượt bậc.
Kiểm soát cảm xúc của bản thân
Những cảm xúc đời thường vui, buồn, công việc, gia đình, con cái, chắc chắn bạn đã, sẽ trải qua trong cuộc sống thường ngày. Thế nhưng, bạn xử lý những cảm xúc đó của mình như thế nào? Nhờ vào những cuốn sách dạy tâm lý nhân vật, bản thân sẽ hiểu được và có suy nghĩ tích cực hơn, cuộc sống dần trở nên có ý nghĩa hơn. Quả thực, đọc sách là một cách tuyệt vời giúp bạn điều chế cảm xúc của bản thân. Sách khiến bạn nhận thức được vấn đề đang xảy ra từ đó bạn có thể xác định, phân tích và nhìn nhận chính xác tình huống cũng như trạng thái hiện tại. Qua đó, việc hướng đến, chấp nhận và điều hướng cảm xúc của mình sẽ trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.
Tạo thói quen lành mạnh
Tuổi trẻ là khoảng thời gian tuyệt với nhất của mỗi con người. Thế nhưng, giới trẻ hiện nay lại đang có rất nhiều thói quen xấu mà có thể gây ảnh hưởng lớn đến tương lai sau này như : lười biếng, nghiện game, nghiện smartphone, mạng xã hội, tư duy thụ động, thờ ơ vô cảm,…..
Đây cũng là lợi ích của việc đọc sách sẽ giúp các bạn thoát khỏi những thói quen xấu đó và tạo dựng cho bạn một thói quen mới lành mạnh hơn, bổ ích hơn.
20/07/2021 NQHeducation
Những lợi ích của việc đọc sách là gì?
Nâng cao kiến thức
Sách chính là kho tàng kiến thức vô tận về mọi lĩnh vực trong cuộc sống của những người đi trước viết ra kể lại và truyền đạt cho thế hệ.
Các cuốn tiểu thuyết dày cộp không hề vô bổ, chúng cho ta biết được cuộc đời, các sự kiện hay biến cố của một nhân vật, đây có thể là một bài học quý giá cho chúng ta trong thực tế cuộc sống.
Thời gian để đọc hết một cuốn sách này chắc chắn sẽ ít hơn rất nhiều so với thời gian để sống và trải nghiệm thực tế giống như nhân vật trong sách. Bài học họ phải trải qua cả đời mới rút ra được thì bạn có thể tiếp thu qua những lần lật từng trang sách. Vậy có xứng đáng không. Chưa kể đến các cuốn sách viết về khoa học, các cuốn văn học trong nước, nước ngoài, các cuốn sách viết về gia đình, tình cảm,sách nói về doanh nhân, kinh doanh, rất rất nhiều.
Tất cả đều chứa đựng nguồn kiến tinh hoa văn hóa của nhân loại. Đọc sách dù ít dù nhiều hay đọc về lĩnh vực gì bạn đều sẽ nhận được những trải nghiệm, không ai dám chắc chăm đọc sách chưa chắc đã thành công nhưng những người thành công lớn đều ham đọc sách. Có thêm nhiều kiến thức mới là một trong những lợi ích của việc đọc sách mang lại.
Rèn luyện sự tập trung và khả năng tư duy, phân tích
Khi đọc sách tâm trí và các giác quan của bạn đều dồn về đôi mắt theo dõi đọc từng chữ, từng dòng. Bàn tay lật lật từng trang giấy và trong đầu tập trung vào những kiến thức mà cuốn sách đang nhắc đến hay suy nghĩ theo dõi diễn biến tiếp theo của câu truyện mà không cần phải quan tâm tới mọi thứ xung quanh, chỉ cần não và mắt hoạt động.
Với những cuốn sách hay bổ ích về lĩnh vực bạn quan tâm, bạn đọc chăm chú từng trang từng trang không rời mắt, đây là cách rèn luyện được sự tập trung cao độ của bộ não đồng thời bản thân mình cũng đang vừa đọc vừa tư duy, phân tích theo diễn biến câu chuyện.
Chính vì vậy thời gian đọc một cuốn sách hay là khoảng thời gian bạn đang rèn luyện sự tập trung và khả năng tư duy phân tích của bản thân rất tốt.
Mở rộng vốn từ vựng
Vốn từ của bản thân nhiều lên, giao tiếp nói chuyện với mọi người một cách hoạt ngôn cởi mở và cuốn hút là một trong những lợi ích tuyệt vời mà việc đọc sách mang lại. Tri thức trong sách được diễn đạt rất xúc tích, logic dễ hiểu và không kém phần thu hút cho người đọc.
Nên khi đọc càng nhiều bạn sẽ có thêm càng nhiều kiến thức và học được cách diễn đạt, kể chuyện logic thu hút người nghe nhờ khả năng tư duy với vốn từ ngữ phong phú hơn. Đồng thời khả năng viết cũng tiến bộ rõ rệt đấy.
Cải thiện trí nhớ
Khi bạn đọc sách bạn phải ghi nhớ các thông tin nhân vật, sắc thái biểu cảm qua lời kể nhân vật, hay các tình tiết hình thành nên lối sống qua mỗi câu chuyện. Có thể là hơi nhiều nhưng dần dần não bộ sẽ ghi nhớ được hết nhờ sự rèn luyện theo thời gian.Giống như một thói quen, lặp đi lặp lại nhiều lần bạn sẽ quen ngay với việc ghi nhớ thôi mà. Rất kì diệu, mỗi ký ức mới sẽ khiến não tạo ra nếp nhăn mới và củng cố nếp nhăn cũ, hỗ trợ việc nhớ lại và cân bằng cảm xúc. Thật thú vị phải không?
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, đọc sách giúp kích thích não cải thiện trí nhớ tốt. Sự kích thích thần kinh này giúp làm chậm lại tiến độ căn bệnh Alzheimer và mất trí nhớ.
Hình thức giải trí, giảm stress
Có rất nhiều loại sách từ tiểu thuyết, tâm lý tình cảm cho đến truyện cười, truyện kể về cuộc đời của một người thú vị…các đầu sách này không quá nhiều kiến thức và bạn cũng không cần phải suy nghĩ quá nhiều mới có thể hiểu như truyện trinh thám hay các sách về kinh tế.
Chúng giúp bạn giải trí và đem lại tiếng cười sự sảng khoái nhờ lối viết hóm hỉnh, tự nhiên mà chân thật.
Nhiều người có thể tốn khá nhiều tiền mua những cuốn sách chỉ để tham khảo một vài phần trong đó. Nhưng với một số người không có điều kiện hoặc kinh phí thấp, bạn có thể tìm đến thư viện và hòa mình vào kho tàng sách sẵn có.
Tất cả các vấn đề trong cuộc sống, xã hội mà bạn chưa hề biết đến đều được cập nhập ở các cuốn sách mới mà bạn sẽ không thể nào đọc hết được. Không chỉ có vậy,đọc sách sẽ giúp bạn thoải mái, thư giãn đầu óc sau những tháng ngày mệt nhọc, bù đầu với công việc hay học hành.
Lúc này bản thân bạn chỉ cần cảm nhận và giống như một người đang đứng ngoài chứng kiến một bộ phim hấp dẫn, mang tính giải trí. Có đôi lúc để cảm xúc vui buồn tức giận thả hồn vào câu chuyện vậy thôi.
Gia tăng tuổi thọ
“Đọc sách sẽ giúp kéo dài tuổi thọ của bạn”. Bạn có thực sự tin vào điều đó không? Theo một nghiên cứu khoa học được đăng trên tạp chí Social Science & Medicine đã chỉ ra rằng chỉ cần 30 phút đọc sách mỗi ngày thôi là bạn có thể nâng cao tuổi thọ của mình lên từ hai đến ba năm đồng thời cũng giúp chất lượng cuộc sống cải thiện lên một cách rõ rệt.
Cải thiện kĩ năng viết lách
Một trong số lợi ích của việc đọc sách không thể không kể đến đó là giúp người đọc hoàn thiện kĩ năng viết lách của bản thân. Ông cha ta có câu “Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam”.
Có bạn nào tự nhủ với chính mình rằng mình có thể viết chính xác toàn bộ số từ ngữ trong quyển từ điển Việt Nam không ? Tôi dám chắc với bạn: Điều đó là không thể nhé đâu.
Khi bạn tiếp xúc với các tác phẩm văn học, bạn sẽ được trau dồi được lượng lớn vốn từ vựng, cách quan sát nhịp, trạng thái, và phong cách khi viết lách của từng tác giả. Điều đó sẽ giúp văn phong của bạn tiến bộ vượt bậc.
Kiểm soát cảm xúc của bản thân
Những cảm xúc đời thường vui, buồn, công việc, gia đình, con cái, chắc chắn bạn đã, sẽ trải qua trong cuộc sống thường ngày. Thế nhưng, bạn xử lý những cảm xúc đó của mình như thế nào? Nhờ vào những cuốn sách dạy tâm lý nhân vật, bản thân sẽ hiểu được và có suy nghĩ tích cực hơn, cuộc sống dần trở nên có ý nghĩa hơn. Quả thực, đọc sách là một cách tuyệt vời giúp bạn điều chế cảm xúc của bản thân. Sách khiến bạn nhận thức được vấn đề đang xảy ra từ đó bạn có thể xác định, phân tích và nhìn nhận chính xác tình huống cũng như trạng thái hiện tại. Qua đó, việc hướng đến, chấp nhận và điều hướng cảm xúc của mình sẽ trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.
Tạo thói quen lành mạnh
Tuổi trẻ là khoảng thời gian tuyệt với nhất của mỗi con người. Thế nhưng, giới trẻ hiện nay lại đang có rất nhiều thói quen xấu mà có thể gây ảnh hưởng lớn đến tương lai sau này như : lười biếng, nghiện game, nghiện smartphone, mạng xã hội, tư duy thụ động, thờ ơ vô cảm,…..
Đây cũng là lợi ích của việc đọc sách sẽ giúp các bạn thoát khỏi những thói quen xấu đó và tạo dựng cho bạn một thói quen mới lành mạnh hơn, bổ ích hơn.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Nobel Văn Chương 2024:
https://www.nhomcho.com/t36777-nobel-van-chuong-2024
LDN
Re: Sách
Thái Hạo: Quốc Gia Không Đọc Sách
Sen Trắng Hoa Kỳ
1.
Không đọc sách là nói hơi quá, đúng hơn là “gần như không đọc sách”.Một thống kê trên báo tuổi trẻ công bố năm 2019 cho biết, trung bình mỗi người Việt Nam chỉ đọc 0.8 quyển sách/năm, nghĩa là chưa tới 1 quyển. Đó là tính tất cả, cả sách giáo khoa, giáo trình.Trên báo Pháp luật cung cấp một thông tin khác: Một cuộc khảo sát cho thấy 98% số người được hỏi không đọc sách tuần qua; 80% không đọc sách trong một năm qua; 70% cho biết chỉ học chứ không đọc. “Học chứ không đọc sách”, đây có lẽ là điều kỳ lạ nhất mà một cư dân ở vùng lãnh thổ khác có thể nghe thấy về xứ sở của ta.
Thực tế là người dân gần như không đọc sách. Nhưng, học sinh cũng không đọc; đáng sợ hơn, giáo viên cũng không mấy ai đọc sách. Trên báo Thanh Niên có bài “Sinh viên “quên” đọc sách”. Nghĩa là người Việt gần như không đọc sách! Quốc gia không đọc sách, chúng ta đang đứng trước nguy cơ vĩnh viễn bị bỏ lại phía sau về mọi mặt.
FB không thể thay cho sách. Vĩnh viễn không bao giờ thay được. Tuy nhiên, ngày nay người trưởng thành gần như không ai không dùng fb, mà dùng để đọc lại cũng chiếm một tỉ lệ quá nhỏ trong tổng số 60 triệu tài khoản đang hoạt động (đó là chưa nói tới việc “đọc cái gì”).
Có một điều chắc chắn, rằng không có cách gì có thể chấn hưng được dân tộc nếu tình trạng đọc sách như hiện tại vẫn còn duy trì, thậm chí có nguy cơ đi xuống (theo báo Tuổi trẻ, năm 2018 là 1.2 quyển/năm, đến 2019 trong một bài báo khác là 0.8 quyển/năm). Một tình trạng “sa mạc hóa” tinh thần đang hiện hình; chúng ta có thể phải chứng kiến một thời kỳ hoang dã mới ngay trong thế kỷ 21 này khi ngày càng xa lạ với văn minh nhân loại và các trải nghiệm tế vi mà chỉ có sách mới có thể chuyển tải được.
Tình trạng này trước hết là lỗi (tội) của bộ Giáo dục; nhưng lớn hơn là thuộc về cách quản trị và điều hành quốc gia của những cái “trên bộ”. Không tạo ra một động cơ đọc sách bằng cách kiến tạo những thang bậc giá trị chân chính để sách trở thành một nhu cầu tự nhiên. Khi mà xã hội chỉ còn biết chạy theo tiền và dùng đồng tiền làm thước đo cho tất cả thì sách trở nên vô duyên và thừa thải.
Hãy hình dung, một ông hiệu trưởng suốt hàng chục năm không hề đọc một cuốn sách, lúc ấy chúng ta sẽ hiểu cái thảm trạng của một trường học “được” lãnh đạo bởi những vị như thế. Mà bây giờ đa số “lãnh đạo” giáo dục gần như không đọc sách, họ đã quên từ lâu rồi. Nó là cơn ác mộng của giáo dục và của xã hội nói chung. Các quan lại càng không đọc sách. Sách là thứ xa xỉ bậc nhất. Nghĩa là, đất nước đang được lãnh đạo bởi những người không đọc sách. Và nó sẽ đi về đâu thì chúng ta hoàn toàn có thể dự đoán được.
2.
Hôm qua tôi viết bài thứ nhất về chủ đề này, có nhiều bạn vào bình luận, nói cùng một ý rằng, các bạn ấy không đọc vì toàn sách định hướng, sách “lề phải”, các sách khai sáng bị kiểm duyệt và cấm đoán hết rồi. Có bạn còn nói “Hai mươi năm rồi không đọc một cuốn nào”, cũng vì những lý do như trên. Tôi thấy cần phải “đính chính” lại đôi chút nên quyết định viết mấy dòng này.
Trước hết, nhìn nhận như trên là thiếu công bằng. Đúng là sách vở ở VN bị kiểm duyệt, đôi khi thô bạo nữa, nhưng không phải vì thế mà những cuốn sách giá trị không được in ra, nếu không muốn nói là được in ra rất nhiều. Từ các sách văn học, văn hóa, giáo dục, xã hội học, nhân chủng, dân tộc học đến triết học và triết học chính trị v.v.. đều được in rất nhiều. Trong đó không ít cuốn rất “nhạy cảm”, tấn công thẳng vào các thể chế độc tài.
Tôi cảm nhận rằng, ở VN người ta kiểm duyệt chủ yếu các sách liên quan trực tiếp tới thể chế hiện hành. Và họ đặc biệt nhạy cảm với những cái tên tác giả, nhiều hơn là tác phẩm. Tuy nhiên, theo tôi những cuốn sách bị cấm ấy có nhiều cuốn cũng chưa hẳn đã là quan trọng đối với dân chúng VN bằng các sách nền tảng, vì chúng (sách nền tảng) cung cấp cho người đọc những hiểu biết “vô tư” nhưng sâu sắc và tất yếu sẽ chuyển biến mạnh mẽ về tư tưởng, thái độ và hành động. Tôi không nói rằng một số cuốn sách bị cấm hiện nay là không cần thiết, nhưng ở một góc độ nào đó, nó không quan trọng bằng nhiều ấn bản đang được lưu hành. Vì đọc nó (sách bị cấm) người ta phần nhiều chỉ biết được “bộ mặt thật”, điều ấy tốt; tuy nhiên, nếu chỉ như thế thôi thì chưa đủ, thậm chí nếu không được trang bị nền tảng tư duy và các hiểu biết căn bản về tri thức văn hóa chính trị phổ quát trước đó, người ta có thể biến nó thành lòng thù hận mà không cách gì cởi bỏ được nữa. Thực ra, để biết “bộ mặt thật” ấy, thì việc quan sát thực tế hiện thời cũng đủ cho ta nhìn thấy mọi thứ xấu xa rồi. Những sách ấy, có đọc sau một chút cũng không sao.
Sách ở VN tất nhiên là “nghèo” hơn thế giới rất nhiều. Có những cuốn quan trọng Nhật Bản đã dịch ra cách đây 150 năm nhưng mới xuất hiện khoảng mươi năm nay ở ta; Hàn Quốc, Thái Lan có muộn hơn Nhật nhưng cũng sớm hơn ta cả nửa thế kỷ. Tuy thế, so với sức đọc của người Việt hiện thời, sách đã được in khá nhiều, các loại sách điện tử lại cũng rất phổ biến; những ai có thể đọc được ngoại ngữ thì nguồn lại càng vô tận hơn nữa. Nói cho thẳng thắn ra, không thiếu sách (giá trị) cho ta đọc, vấn đề là ta có chịu đọc hay không mà thôi. Chỉ cần đọc hết một nửa bộ sách Tinh hoa của NXB Tri Thức thôi cũng có thể đưa ta lên hàng học giả uyên bác rồi.
Thiên kiến và ác cảm đang là bức tường mà nhiều người tự dựng lên để chặn đứng con đường đến với ánh sáng của chính mình. Cái đáng sợ hơn là, dần dần chính chúng ta sẽ tự lừa mình một cách ngoạn mục bởi những lý do tưởng tưởng. Cái này gọi là ngụy tín.
Tôi nghĩ, trước tiên, cần phải dở bỏ bức tường ấy trước đã, hoàn thiện bản thân rồi mới nói đến chuyện kiến tạo xã hội được. Bằng không, nếu chỉ có những hờn oán thì có thể lịch sử sẽ lặp lại, một bạo lực mới nhân danh những thứ tốt đẹp lại được dùng để thay thế cái bạo lực cũ. Nô lệ nối tiếp nô lệ…
3.
Tiếp nối chủ đề đọc sách, ở bài này tôi muốn chia sẻ một quan niệm hơi khác thường một chút. Khi nói tới “đọc sách”, nhiều người sẽ nghĩa ngay đến những tập giấy in được đóng bìa đẹp đẽ thơm tho hay những bản ebook, những cuốn sách cũ được scan, sách nói v.v.. được tồn trữ trong môi trường internet. Tất cả, theo tôi vẫn chưa phải đã đầy đủ cho khái niệm “sách”.
Nếu chúng ta thật sự là một “người đọc” thì ở đâu ta cũng nhìn thấy sách. Cuộc sống và thiên nhiên quanh ta là một cuốn sách khổng lồ, miễn phí và hay ho để ta có thể đọc suốt đời mà không bao giờ vơi cạn ý nghĩa của nó. Hãy lấy một ví dụ. Các loài hoa quanh ta, chúng ta đã quá quen với những ý nghĩ về sự kiều diễm về hương thơm về “tô điểm”, về “cống hiến”, về “làm đẹp cho đời”…của chúng. Hoa nở để kết trái, sắc và hương của nó chỉ để thu hút côn trùng đến cho quá trình “thụ thai” của chúng mà thôi, ngoài ra không có mục đích nào nữa hết. Chúng không bao giờ nghĩ đến chuyện sẽ “dâng hương sắc” gì cho đời cả. Đó là lời của chúng ta, là sự gán ghép, là những lời…bịa đặt, tục gọi là “nói phét”.
Từ câu chuyện của hoa, ta thấy trong thiên nhiên này cuồn cuộn một thứ tính dục. Nó hiện diện ở khắp nơi, nó phát lộ ra bằng muôn phương nghìn kế, nó làm thành kỳ hoa dị thảo. Tất cả là một ý chí của tự nhiên, cốt để níu giữ sự sống. Con người cũng không ngoại lệ, đến tuổi dậy thì, người con gái bỗng thay đổi một cách kỳ lạ: tóc xanh, ngực lớn, mông nở, da dẻ hồng hào, mắt ướt…, tất cả để tạo nên cái quyến rũ chết người. Nó phải làm thành sức hút mãnh liệt nhất đối với càng nhiều đàn ông càng tốt, để làm gì, để nó có cơ hội lựa chọn một kẻ ưu tú nhất trong cái đám dại gái kia, hòng duy trì cho thế hệ tương lai những người kế tục hoàn hảo nhất.
Sự tô vẽ của con người đối với chính nó và đối với cái thế giới này đã luôn luôn đẩy nó vào một ma trận, một trận đồ bát quái trùng trùng những cạm bẫy “ý nghĩa” tô vẽ để đến nỗi, nó thương xuyên không còn biết được đâu là lẽ thật nữa. Đọc sách, đến đây, dường như lại rất ngược đời, đó là quá trình rũ bỏ những hiểu biết của quá khứ, gột sạch những quan niệm tưởng đã thành chân lý để phơi trần sự thật ra trước ánh sáng.
Từ con ong con kiến con mối chiếc thìa đến dáng ngồi dáng đi, từ núi sông rừng biển trăng sao…, tất cả đều là những cuốn sách kỳ thú đang mở sẵn trước mắt ta. Quan sát và kiến giải. Im lặng quan sát và vô tư ghi lại, chúng ta sẽ luôn đọc ra được ý nghĩa của đời sống từ những sự thật phản chiếu. Giáo pháp có mặt ở khắp nơi, và bao giờ cũng vi diệu, vấn đề là ta có đọc hay không mà thôi.
Còn một “cuốn sách” nữa, còn tuyệt vời hơn cả cuốn sách thiên nhiên trên kia: cái Tâm của mình. Con mắt và đôi tai của chúng ta luôn hướng ra ngoài; ta nghe thấy âm thanh của trời đất, ta nhìn thấy tất cả ngoại giới nhưng có một nơi cần phải thấy và biết tường tận nhất là thế giới tinh thần của mình thì ta lại luôn luôn bỏ quên nó. Thế nào là quan sát tâm mình? Một ví dụ cho dễ hiểu. Ngay đây, nếu tôi là một người đang “đọc” chính mình, tôi lập tức sẽ nhìn vào bên trong để nghe và thấy cho thật chính xác cái động cơ mà tôi khởi lên khi viết những dòng này. Tôi sẽ tự hỏi, tôi viết chúng để làm gì vậy? Để chia sẻ như một món quà vô tư/ để tấn công một ai đó hòng thỏa mãn những ấm ức cá nhân/ để cầu danh cầu tiếng/ để khoe mẽ/ hay chỉ vì một thói quen như kẻ nghiện ngập u mê? Tôi sẽ (phải) nhìn thấy cái “ý muốn” thật sự của mình trong hành động viết này. Nếu nó bắt đầu vì những ý nghĩ xấu xa nào đó, tôi sẽ dừng lại và vứt bỏ hoặc điều chỉnh. Cái này gọi là “tỉnh thức”. Làm tất cả trong sự tỉnh thức, không để thói quen vô thức điều khiển như người mộng du. Đáng tiếc là phần lớn con người trên mặt đất này lại sống và làm trong trạng thái mộng du ấy, không mấy khi họ nhìn vào bên trong và đứng ở vị trí chỉ huy cuộc đời mình. Đó là những kiếp sống nô lệ, nô lệ cho thói quen, nô lệ cho ma lực vô thức, nô lệ cho những bản năng mù quáng. Chừng nào con người còn sống trong tình trạng này, chừng ấy nó chỉ là một thây ma đi bên lề cuộc đời.
Nhìn vào bên trong, “đọc” cái tâm của mình. Chúng ta cứ làm như thế thường xuyên, tỉnh thức liên tục, đến một ngày trí tuệ sẽ phát sinh. Những cuốn sách chúng ta cầm trên tay có thể mang đến kiến thức, nhưng chỉ có đọc “cuốn sách tâm” của chính mình mới mang đến trí tuệ. Cả hai đều cần thiết, cái trước mang tới những công cụ, cái sau dẫn ta đến một kết quả.
Người Việt ít đọc sách dạng này.
Tất cả những trình bày trên đây để đi đến một kết luận về sự cần thiết phải có con người suy tư, phải có những cộng đồng suy tư. Đó là một dạng “đọc sách” miễn phí, vi diệu, và bao giờ cũng đưa ta ra khỏi tình trạng vị thành niên.
Sen Trắng Hoa Kỳ
1.
Không đọc sách là nói hơi quá, đúng hơn là “gần như không đọc sách”.Một thống kê trên báo tuổi trẻ công bố năm 2019 cho biết, trung bình mỗi người Việt Nam chỉ đọc 0.8 quyển sách/năm, nghĩa là chưa tới 1 quyển. Đó là tính tất cả, cả sách giáo khoa, giáo trình.Trên báo Pháp luật cung cấp một thông tin khác: Một cuộc khảo sát cho thấy 98% số người được hỏi không đọc sách tuần qua; 80% không đọc sách trong một năm qua; 70% cho biết chỉ học chứ không đọc. “Học chứ không đọc sách”, đây có lẽ là điều kỳ lạ nhất mà một cư dân ở vùng lãnh thổ khác có thể nghe thấy về xứ sở của ta.
Thực tế là người dân gần như không đọc sách. Nhưng, học sinh cũng không đọc; đáng sợ hơn, giáo viên cũng không mấy ai đọc sách. Trên báo Thanh Niên có bài “Sinh viên “quên” đọc sách”. Nghĩa là người Việt gần như không đọc sách! Quốc gia không đọc sách, chúng ta đang đứng trước nguy cơ vĩnh viễn bị bỏ lại phía sau về mọi mặt.
FB không thể thay cho sách. Vĩnh viễn không bao giờ thay được. Tuy nhiên, ngày nay người trưởng thành gần như không ai không dùng fb, mà dùng để đọc lại cũng chiếm một tỉ lệ quá nhỏ trong tổng số 60 triệu tài khoản đang hoạt động (đó là chưa nói tới việc “đọc cái gì”).
Có một điều chắc chắn, rằng không có cách gì có thể chấn hưng được dân tộc nếu tình trạng đọc sách như hiện tại vẫn còn duy trì, thậm chí có nguy cơ đi xuống (theo báo Tuổi trẻ, năm 2018 là 1.2 quyển/năm, đến 2019 trong một bài báo khác là 0.8 quyển/năm). Một tình trạng “sa mạc hóa” tinh thần đang hiện hình; chúng ta có thể phải chứng kiến một thời kỳ hoang dã mới ngay trong thế kỷ 21 này khi ngày càng xa lạ với văn minh nhân loại và các trải nghiệm tế vi mà chỉ có sách mới có thể chuyển tải được.
Tình trạng này trước hết là lỗi (tội) của bộ Giáo dục; nhưng lớn hơn là thuộc về cách quản trị và điều hành quốc gia của những cái “trên bộ”. Không tạo ra một động cơ đọc sách bằng cách kiến tạo những thang bậc giá trị chân chính để sách trở thành một nhu cầu tự nhiên. Khi mà xã hội chỉ còn biết chạy theo tiền và dùng đồng tiền làm thước đo cho tất cả thì sách trở nên vô duyên và thừa thải.
Hãy hình dung, một ông hiệu trưởng suốt hàng chục năm không hề đọc một cuốn sách, lúc ấy chúng ta sẽ hiểu cái thảm trạng của một trường học “được” lãnh đạo bởi những vị như thế. Mà bây giờ đa số “lãnh đạo” giáo dục gần như không đọc sách, họ đã quên từ lâu rồi. Nó là cơn ác mộng của giáo dục và của xã hội nói chung. Các quan lại càng không đọc sách. Sách là thứ xa xỉ bậc nhất. Nghĩa là, đất nước đang được lãnh đạo bởi những người không đọc sách. Và nó sẽ đi về đâu thì chúng ta hoàn toàn có thể dự đoán được.
2.
Hôm qua tôi viết bài thứ nhất về chủ đề này, có nhiều bạn vào bình luận, nói cùng một ý rằng, các bạn ấy không đọc vì toàn sách định hướng, sách “lề phải”, các sách khai sáng bị kiểm duyệt và cấm đoán hết rồi. Có bạn còn nói “Hai mươi năm rồi không đọc một cuốn nào”, cũng vì những lý do như trên. Tôi thấy cần phải “đính chính” lại đôi chút nên quyết định viết mấy dòng này.
Trước hết, nhìn nhận như trên là thiếu công bằng. Đúng là sách vở ở VN bị kiểm duyệt, đôi khi thô bạo nữa, nhưng không phải vì thế mà những cuốn sách giá trị không được in ra, nếu không muốn nói là được in ra rất nhiều. Từ các sách văn học, văn hóa, giáo dục, xã hội học, nhân chủng, dân tộc học đến triết học và triết học chính trị v.v.. đều được in rất nhiều. Trong đó không ít cuốn rất “nhạy cảm”, tấn công thẳng vào các thể chế độc tài.
Tôi cảm nhận rằng, ở VN người ta kiểm duyệt chủ yếu các sách liên quan trực tiếp tới thể chế hiện hành. Và họ đặc biệt nhạy cảm với những cái tên tác giả, nhiều hơn là tác phẩm. Tuy nhiên, theo tôi những cuốn sách bị cấm ấy có nhiều cuốn cũng chưa hẳn đã là quan trọng đối với dân chúng VN bằng các sách nền tảng, vì chúng (sách nền tảng) cung cấp cho người đọc những hiểu biết “vô tư” nhưng sâu sắc và tất yếu sẽ chuyển biến mạnh mẽ về tư tưởng, thái độ và hành động. Tôi không nói rằng một số cuốn sách bị cấm hiện nay là không cần thiết, nhưng ở một góc độ nào đó, nó không quan trọng bằng nhiều ấn bản đang được lưu hành. Vì đọc nó (sách bị cấm) người ta phần nhiều chỉ biết được “bộ mặt thật”, điều ấy tốt; tuy nhiên, nếu chỉ như thế thôi thì chưa đủ, thậm chí nếu không được trang bị nền tảng tư duy và các hiểu biết căn bản về tri thức văn hóa chính trị phổ quát trước đó, người ta có thể biến nó thành lòng thù hận mà không cách gì cởi bỏ được nữa. Thực ra, để biết “bộ mặt thật” ấy, thì việc quan sát thực tế hiện thời cũng đủ cho ta nhìn thấy mọi thứ xấu xa rồi. Những sách ấy, có đọc sau một chút cũng không sao.
Sách ở VN tất nhiên là “nghèo” hơn thế giới rất nhiều. Có những cuốn quan trọng Nhật Bản đã dịch ra cách đây 150 năm nhưng mới xuất hiện khoảng mươi năm nay ở ta; Hàn Quốc, Thái Lan có muộn hơn Nhật nhưng cũng sớm hơn ta cả nửa thế kỷ. Tuy thế, so với sức đọc của người Việt hiện thời, sách đã được in khá nhiều, các loại sách điện tử lại cũng rất phổ biến; những ai có thể đọc được ngoại ngữ thì nguồn lại càng vô tận hơn nữa. Nói cho thẳng thắn ra, không thiếu sách (giá trị) cho ta đọc, vấn đề là ta có chịu đọc hay không mà thôi. Chỉ cần đọc hết một nửa bộ sách Tinh hoa của NXB Tri Thức thôi cũng có thể đưa ta lên hàng học giả uyên bác rồi.
Thiên kiến và ác cảm đang là bức tường mà nhiều người tự dựng lên để chặn đứng con đường đến với ánh sáng của chính mình. Cái đáng sợ hơn là, dần dần chính chúng ta sẽ tự lừa mình một cách ngoạn mục bởi những lý do tưởng tưởng. Cái này gọi là ngụy tín.
Tôi nghĩ, trước tiên, cần phải dở bỏ bức tường ấy trước đã, hoàn thiện bản thân rồi mới nói đến chuyện kiến tạo xã hội được. Bằng không, nếu chỉ có những hờn oán thì có thể lịch sử sẽ lặp lại, một bạo lực mới nhân danh những thứ tốt đẹp lại được dùng để thay thế cái bạo lực cũ. Nô lệ nối tiếp nô lệ…
3.
Tiếp nối chủ đề đọc sách, ở bài này tôi muốn chia sẻ một quan niệm hơi khác thường một chút. Khi nói tới “đọc sách”, nhiều người sẽ nghĩa ngay đến những tập giấy in được đóng bìa đẹp đẽ thơm tho hay những bản ebook, những cuốn sách cũ được scan, sách nói v.v.. được tồn trữ trong môi trường internet. Tất cả, theo tôi vẫn chưa phải đã đầy đủ cho khái niệm “sách”.
Nếu chúng ta thật sự là một “người đọc” thì ở đâu ta cũng nhìn thấy sách. Cuộc sống và thiên nhiên quanh ta là một cuốn sách khổng lồ, miễn phí và hay ho để ta có thể đọc suốt đời mà không bao giờ vơi cạn ý nghĩa của nó. Hãy lấy một ví dụ. Các loài hoa quanh ta, chúng ta đã quá quen với những ý nghĩ về sự kiều diễm về hương thơm về “tô điểm”, về “cống hiến”, về “làm đẹp cho đời”…của chúng. Hoa nở để kết trái, sắc và hương của nó chỉ để thu hút côn trùng đến cho quá trình “thụ thai” của chúng mà thôi, ngoài ra không có mục đích nào nữa hết. Chúng không bao giờ nghĩ đến chuyện sẽ “dâng hương sắc” gì cho đời cả. Đó là lời của chúng ta, là sự gán ghép, là những lời…bịa đặt, tục gọi là “nói phét”.
Từ câu chuyện của hoa, ta thấy trong thiên nhiên này cuồn cuộn một thứ tính dục. Nó hiện diện ở khắp nơi, nó phát lộ ra bằng muôn phương nghìn kế, nó làm thành kỳ hoa dị thảo. Tất cả là một ý chí của tự nhiên, cốt để níu giữ sự sống. Con người cũng không ngoại lệ, đến tuổi dậy thì, người con gái bỗng thay đổi một cách kỳ lạ: tóc xanh, ngực lớn, mông nở, da dẻ hồng hào, mắt ướt…, tất cả để tạo nên cái quyến rũ chết người. Nó phải làm thành sức hút mãnh liệt nhất đối với càng nhiều đàn ông càng tốt, để làm gì, để nó có cơ hội lựa chọn một kẻ ưu tú nhất trong cái đám dại gái kia, hòng duy trì cho thế hệ tương lai những người kế tục hoàn hảo nhất.
Sự tô vẽ của con người đối với chính nó và đối với cái thế giới này đã luôn luôn đẩy nó vào một ma trận, một trận đồ bát quái trùng trùng những cạm bẫy “ý nghĩa” tô vẽ để đến nỗi, nó thương xuyên không còn biết được đâu là lẽ thật nữa. Đọc sách, đến đây, dường như lại rất ngược đời, đó là quá trình rũ bỏ những hiểu biết của quá khứ, gột sạch những quan niệm tưởng đã thành chân lý để phơi trần sự thật ra trước ánh sáng.
Từ con ong con kiến con mối chiếc thìa đến dáng ngồi dáng đi, từ núi sông rừng biển trăng sao…, tất cả đều là những cuốn sách kỳ thú đang mở sẵn trước mắt ta. Quan sát và kiến giải. Im lặng quan sát và vô tư ghi lại, chúng ta sẽ luôn đọc ra được ý nghĩa của đời sống từ những sự thật phản chiếu. Giáo pháp có mặt ở khắp nơi, và bao giờ cũng vi diệu, vấn đề là ta có đọc hay không mà thôi.
Còn một “cuốn sách” nữa, còn tuyệt vời hơn cả cuốn sách thiên nhiên trên kia: cái Tâm của mình. Con mắt và đôi tai của chúng ta luôn hướng ra ngoài; ta nghe thấy âm thanh của trời đất, ta nhìn thấy tất cả ngoại giới nhưng có một nơi cần phải thấy và biết tường tận nhất là thế giới tinh thần của mình thì ta lại luôn luôn bỏ quên nó. Thế nào là quan sát tâm mình? Một ví dụ cho dễ hiểu. Ngay đây, nếu tôi là một người đang “đọc” chính mình, tôi lập tức sẽ nhìn vào bên trong để nghe và thấy cho thật chính xác cái động cơ mà tôi khởi lên khi viết những dòng này. Tôi sẽ tự hỏi, tôi viết chúng để làm gì vậy? Để chia sẻ như một món quà vô tư/ để tấn công một ai đó hòng thỏa mãn những ấm ức cá nhân/ để cầu danh cầu tiếng/ để khoe mẽ/ hay chỉ vì một thói quen như kẻ nghiện ngập u mê? Tôi sẽ (phải) nhìn thấy cái “ý muốn” thật sự của mình trong hành động viết này. Nếu nó bắt đầu vì những ý nghĩ xấu xa nào đó, tôi sẽ dừng lại và vứt bỏ hoặc điều chỉnh. Cái này gọi là “tỉnh thức”. Làm tất cả trong sự tỉnh thức, không để thói quen vô thức điều khiển như người mộng du. Đáng tiếc là phần lớn con người trên mặt đất này lại sống và làm trong trạng thái mộng du ấy, không mấy khi họ nhìn vào bên trong và đứng ở vị trí chỉ huy cuộc đời mình. Đó là những kiếp sống nô lệ, nô lệ cho thói quen, nô lệ cho ma lực vô thức, nô lệ cho những bản năng mù quáng. Chừng nào con người còn sống trong tình trạng này, chừng ấy nó chỉ là một thây ma đi bên lề cuộc đời.
Nhìn vào bên trong, “đọc” cái tâm của mình. Chúng ta cứ làm như thế thường xuyên, tỉnh thức liên tục, đến một ngày trí tuệ sẽ phát sinh. Những cuốn sách chúng ta cầm trên tay có thể mang đến kiến thức, nhưng chỉ có đọc “cuốn sách tâm” của chính mình mới mang đến trí tuệ. Cả hai đều cần thiết, cái trước mang tới những công cụ, cái sau dẫn ta đến một kết quả.
Người Việt ít đọc sách dạng này.
Tất cả những trình bày trên đây để đi đến một kết luận về sự cần thiết phải có con người suy tư, phải có những cộng đồng suy tư. Đó là một dạng “đọc sách” miễn phí, vi diệu, và bao giờ cũng đưa ta ra khỏi tình trạng vị thành niên.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Nobel Văn Chương 2024:
https://www.nhomcho.com/t36777-nobel-van-chuong-2024
LDN
Re: Sách
Mai Khôi
Đừng viện cớ nữa, không đọc sách không phải vì bận, đơn giản là vì bạn không thích đọc mà thôi
2019/11/10
Nếu thực sự muốn, bạn sẽ tìm cách, còn nếu không muốn, bạn sẽ chỉ tìm lý do.
Đừng viện cớ nữa, không đọc sách không phải vì bận, đơn giản là vì bạn không thích đọc mà thôi
01
Vào khoảng 10 giờ tối qua, một người bạn đã gửi cho tôi một bức ảnh: Trên xe bus đông đúc, các hành khách xung quanh đều có bộ dạng mệt mỏi, ai nấy cũng đều cuối đầu chơi điện thoại. Chỉ có một thanh niên đặc biệt nổi bật trong đám đông. Một tay của anh ta đang nắm tay vịn, tay còn lại thì cầm một quyển sách và đôi mắt thì chuyên chú nhìn vào nó. Xung quanh ồn ào như vậy, nhưng hình như lại không ảnh hưởng gì được đến việc đọc sách của anh ta.
Người bạn tôi nói rằng, anh thanh niên ấy rất đẹp trai, nhưng dáng vẻ anh ta đang tập trung đọc sách lại càng đẹp trai hơn.
Sau khi xem xong bức ảnh, trong lòng tôi lại rối bời bởi rất nhiều cảm xúc khác nhau: vừa giận vừa tiếc, vừa vui vừa buồn...
Tại sao vậy?
Có rất nhiều người đều nói không có thời gian để đọc sách. Thế nhưng cũng có những người tận dụng cả thời gian ngồi xe để mà đọc sách.
Đa số bọn họ đều thường nói một câu: “Thực ra tôi rất muốn đọc sách, nhưng bởi vì quá bận, nên không có thời gian để đọc.” Lý do của họ thường là như vậy.
“Công việc của tôi bận chết được, thỉnh thoảng còn phải tăng ca ban đêm, ngay cả thời gian nghỉ ngơi còn không đủ, lấy đâu ra thời gian để đọc sách.”
“Gần đây tôi vừa phải tham gia khóa huấn luyện vừa phải làm tổng kết. Tôi phải chuẩn bị rất nhiều số liệu và tài liệu, làm gì còn sức lực để mà đọc sách.”
“Sau khi tôi tan làm, còn phải về nhà nấu cơm cho con, không phải tôi không muốn đọc sách, mà vì thực sự không có thời gian rảnh.”
Nhưng điều kỳ lạ là những người nhìn như rất bận này, dù có bận rộn cỡ nào đi nữa cũng có thời gian lướt facebook, nhắn tin trò chuyện, đăng status... Trên thực tế, những người muốn đọc sách dù có bận đến đâu cũng đều có thể tìm thấy thời gian để đọc sách. Ngược lại, những người không thích đọc sách, dù có thời gian rảnh đi nữa cũng không muốn cầm quyển sách lên chứ đừng nói gì đến việc đọc nó.
Đừng viện cớ nữa, không đọc sách không phải vì bận, đơn giản là vì bạn không thích đọc mà thôi
02
Những người bạn của tôi thường hay nhờ hoặc hỏi tôi chỉ giúp tên vài quyển sách hay. Mỗi lần như vậy, họ đều rất biết ơn tôi. Nhưng qua một thời gian dài sau đó, khi tôi hỏi họ cảm thấy quyển sách đó thế nào, bọn họ đều ngập ngừng trả lời rằng, gần đây bởi vì quá bận mà không có thời gian rảnh để đọc, để lần sau xem xong họ sẽ nói với tôi sau.
Nhưng cái gọi là “lần sau” đó là lúc nào đây? Chỉ biết nó thuộc về tương lai, còn về thời gian cụ thể thế nào, ngay cả họ cũng chẳng biết chứ đừng nói đến tôi.
Có vài người đọc sách chỉ vì nhất thời cảm thấy hứng thú. Bọn họ bởi vì nguyên nhân nào đó mà muốn đọc sách, chứ không phải vì nhận ra tầm quan trọng của việc đọc sách. Cho nên khi những thứ mới mẻ đó đã qua, khi đã đạt được kết quả mình muốn, bọn họ sẽ lập tức quên sạch những gì đã đọc được.
Vì vậy sau này, cứ mỗi khi có người đến tìm tôi nhờ giới thiệu cho họ sách hay, tôi đều sẽ hỏi họ trước: “Bạn có thời gian để xem không?”
Và câu trả lời tôi nhận được lúc nào cũng là không chắc lắm, thậm chí sau khi họ đã suy nghĩ rất lâu, mới phát hiện ra một vấn đề đó là họ không có thời gian rảnh để đọc.
Vì vậy, bạn thấy đấy, chỉ có khi bạn thực sự yêu thích việc đọc sách mới có thể cảm thấy khi đọc sách rất vui vẻ, đồng thời cũng cố tìm ra cách để có thời gian được đọc sách. Nhưng nếu như bạn không thích nó, bạn sẽ chỉ luôn tìm lý do để tránh né mà thôi.
“Nếu thực sự muốn, bạn sẽ tìm cách, còn nếu không muốn, bạn sẽ chỉ tìm lý do.”
Đừng viện cớ nữa, không đọc sách không phải vì bận, đơn giản là vì bạn không thích đọc mà thôi
03
Từ trước đến nay, tôi cũng đã từng đọc qua rất nhiều quyển sách. Cũng may tôi là một người rất thích đọc sách, nên dù có đọc nhiều sách cũng không ngán. Dù có bận đến đâu đi nữa, tôi cũng đều bảo đảm mỗi ngày dành ra thời gian hai tiếng đồng hồ để bản thân đọc sách.
Đương nhiên, tôi cũng không phải là người rất rảnh rỗi, tôi cũng có công việc và cuộc sống của riêng mình. Có lẽ bạn rất thắc mắc, tại sao đôi lúc tôi bận đến nỗi ngay cả thời gian ăn cơm, nghỉ ngơi cũng không có, lấy đâu ra thời gian để đọc sách?
Thông thường, tôi sẽ sử dụng từng phút từng giây rảnh rỗi để đọc sách. Ví dụ sáng 5 giờ thức dậy, dậy sớm một chút để dành một tiếng ra đọc sách. Hoặc là trên đường đi làm hoặc tan ca, khi đi xe công cộng, trước khi ngủ... Nói tóm lại, chỉ cần tôi muốn thì lúc nào cũng có thể kiếm ra thời gian để đọc sách.
Rất nhiều người thường nói không có thời gian đọc sách, nhưng thời gian thực ra chính là thứ công bằng nhất, nó không phân biệt giàu nghèo, mỗi người đều chỉ có đúng 24 tiếng trong một ngày, không nhiều hơn cũng không ít hơn. Thông thường, bạn sẽ dành nhiều thời gian cho những việc mà bạn thấy là quan trọng, đáng để bạn làm. Còn những việc bạn thấy là ít quan trọng hơn, bạn đều chỉ dành chút ít thời gian.
Vậy đối với bạn, đọc sách có ý nghĩa lớn cỡ nào?
Tôi thích đọc sách, không phải vì để lấy kiến thức trong đó ra khoe khoang, mà vì khi đọc sách, tôi có thể cảm thấy vui, thấy hài lòng, thỏa mãn. Sách vừa giống như người thầy, vừa giống như người bạn, luôn âm thầm hướng dẫn tôi đi đúng hướng. Sách cũng là nơi giúp tôi chữa lành những vết thương tâm hồn, ở đó tôi có thể tìm thấy những chân trời mới của riêng mình.
Đừng viện cớ nữa, không đọc sách không phải vì bận, đơn giản là vì bạn không thích đọc mà thôi.
04
Đọc sách có tác dụng gì? Đa số tất cả những người không thích đọc sách đều hỏi như vậy.
Đọc sách có lẽ không thể trực tiếp đưa bạn tài phú và địa vị, cũng không thể lập tức đưa bạn lợi ích nào đó, nhưng nó có thể giúp bạn trở nên lạc quan và tích cực hơn, có thể khiến bạn trở nên kiên cường hơn, mở mang kiến thức và tầm nhìn của bạn.
Cũng có người đã từng trả lời vấn đề này như vậy. Riêng bản thân tôi, tôi không nói ra được rốt cuộc đọc sách có lợi ích gì, chỉ là cảm thấy mỗi lần đọc sách đều giống như được ăn đồ ngon, tâm trạng thoải mái như đang ngồi dạo chơi trong vườn hoa, ngắm nhìn cảnh vật tươi đẹp rực rỡ xung quanh vậy. Nên dù có gặp chuyện khó khăn gì đi nữa, chỉ cần được đọc sách, tâm trạng tôi sẽ chuyển biến trở nên tốt hơn, không còn nặng nề hay phiền não.
Có rất nhiều người cho rằng đọc sách chỉ là việc của thời học sinh, không có liên quan gì đến người trưởng thành cả. Thế nhưng bạn đã quên rồi sao? Mỗi người đều sống đến già, sự học cũng theo ta đến già. Đọc sách không chỉ có thể giúp ta nâng cao khả năng giao tiếp, mà còn giúp chúng ta không ngừng nâng cao kiến thức và tầm nhìn, giúp chúng ta hoàn thiện bản thân, càng ngày càng trở nên lý trí, thông minh và trưởng thành hơn.
Cũng có người cảm thấy, họ đã bỏ lỡ thời gian tốt nhất để đọc sách, Nhưng thực ra bất cứ việc gì khiến chúng ta trở nên tốt đẹp hơn, chỉ cần bạn bắt đầu đều không tính là muộn. Chúng ta đọc sách không phải vì muốn cho qua thời gian vô vị, cũng không phải vì để tranh đấu thắng thua với người khác. Chúng ta đọc sách chỉ đơn giản vì trong sách có thứ có thể khiến ta càng trở nên hoàn thiện hơn. Chỉ cần mỗi ngày bạn đều bền chí, kiên trì đọc sách không gián đoạn, đây chính là một việc ý nghĩa rồi.
Đọc sách là việc mà mỗi người đều nên kiên trì trong cuộc đời mình. Bạn nhận ra lợi ích của việc đọc sách càng sớm, tương lai cuộc sống sau này của bạn càng tốt đẹp hơn.
Đừng lại nói không có thời gian đọc sách nữa, nếu bạn có thể hi sinh một chút thời gian nói chuyện phiếm, lướt facebook, coi phim truyền hình dài tập, hoặc ít nhất dậy sớm một tý, ngủ muộn một chút... có thể bạn đã tìm ra thời gian để đọc sách. Tôi cũng tin rằng cuộc sống của bạn có thể trở nên đầy màu sắc và thú vị hơn rất nhiều.
Thiên Tuyết (theo Trí Thức Trẻ)
Đừng viện cớ nữa, không đọc sách không phải vì bận, đơn giản là vì bạn không thích đọc mà thôi
2019/11/10
Nếu thực sự muốn, bạn sẽ tìm cách, còn nếu không muốn, bạn sẽ chỉ tìm lý do.
Đừng viện cớ nữa, không đọc sách không phải vì bận, đơn giản là vì bạn không thích đọc mà thôi
01
Vào khoảng 10 giờ tối qua, một người bạn đã gửi cho tôi một bức ảnh: Trên xe bus đông đúc, các hành khách xung quanh đều có bộ dạng mệt mỏi, ai nấy cũng đều cuối đầu chơi điện thoại. Chỉ có một thanh niên đặc biệt nổi bật trong đám đông. Một tay của anh ta đang nắm tay vịn, tay còn lại thì cầm một quyển sách và đôi mắt thì chuyên chú nhìn vào nó. Xung quanh ồn ào như vậy, nhưng hình như lại không ảnh hưởng gì được đến việc đọc sách của anh ta.
Người bạn tôi nói rằng, anh thanh niên ấy rất đẹp trai, nhưng dáng vẻ anh ta đang tập trung đọc sách lại càng đẹp trai hơn.
Sau khi xem xong bức ảnh, trong lòng tôi lại rối bời bởi rất nhiều cảm xúc khác nhau: vừa giận vừa tiếc, vừa vui vừa buồn...
Tại sao vậy?
Có rất nhiều người đều nói không có thời gian để đọc sách. Thế nhưng cũng có những người tận dụng cả thời gian ngồi xe để mà đọc sách.
Đa số bọn họ đều thường nói một câu: “Thực ra tôi rất muốn đọc sách, nhưng bởi vì quá bận, nên không có thời gian để đọc.” Lý do của họ thường là như vậy.
“Công việc của tôi bận chết được, thỉnh thoảng còn phải tăng ca ban đêm, ngay cả thời gian nghỉ ngơi còn không đủ, lấy đâu ra thời gian để đọc sách.”
“Gần đây tôi vừa phải tham gia khóa huấn luyện vừa phải làm tổng kết. Tôi phải chuẩn bị rất nhiều số liệu và tài liệu, làm gì còn sức lực để mà đọc sách.”
“Sau khi tôi tan làm, còn phải về nhà nấu cơm cho con, không phải tôi không muốn đọc sách, mà vì thực sự không có thời gian rảnh.”
Nhưng điều kỳ lạ là những người nhìn như rất bận này, dù có bận rộn cỡ nào đi nữa cũng có thời gian lướt facebook, nhắn tin trò chuyện, đăng status... Trên thực tế, những người muốn đọc sách dù có bận đến đâu cũng đều có thể tìm thấy thời gian để đọc sách. Ngược lại, những người không thích đọc sách, dù có thời gian rảnh đi nữa cũng không muốn cầm quyển sách lên chứ đừng nói gì đến việc đọc nó.
Đừng viện cớ nữa, không đọc sách không phải vì bận, đơn giản là vì bạn không thích đọc mà thôi
02
Những người bạn của tôi thường hay nhờ hoặc hỏi tôi chỉ giúp tên vài quyển sách hay. Mỗi lần như vậy, họ đều rất biết ơn tôi. Nhưng qua một thời gian dài sau đó, khi tôi hỏi họ cảm thấy quyển sách đó thế nào, bọn họ đều ngập ngừng trả lời rằng, gần đây bởi vì quá bận mà không có thời gian rảnh để đọc, để lần sau xem xong họ sẽ nói với tôi sau.
Nhưng cái gọi là “lần sau” đó là lúc nào đây? Chỉ biết nó thuộc về tương lai, còn về thời gian cụ thể thế nào, ngay cả họ cũng chẳng biết chứ đừng nói đến tôi.
Có vài người đọc sách chỉ vì nhất thời cảm thấy hứng thú. Bọn họ bởi vì nguyên nhân nào đó mà muốn đọc sách, chứ không phải vì nhận ra tầm quan trọng của việc đọc sách. Cho nên khi những thứ mới mẻ đó đã qua, khi đã đạt được kết quả mình muốn, bọn họ sẽ lập tức quên sạch những gì đã đọc được.
Vì vậy sau này, cứ mỗi khi có người đến tìm tôi nhờ giới thiệu cho họ sách hay, tôi đều sẽ hỏi họ trước: “Bạn có thời gian để xem không?”
Và câu trả lời tôi nhận được lúc nào cũng là không chắc lắm, thậm chí sau khi họ đã suy nghĩ rất lâu, mới phát hiện ra một vấn đề đó là họ không có thời gian rảnh để đọc.
Vì vậy, bạn thấy đấy, chỉ có khi bạn thực sự yêu thích việc đọc sách mới có thể cảm thấy khi đọc sách rất vui vẻ, đồng thời cũng cố tìm ra cách để có thời gian được đọc sách. Nhưng nếu như bạn không thích nó, bạn sẽ chỉ luôn tìm lý do để tránh né mà thôi.
“Nếu thực sự muốn, bạn sẽ tìm cách, còn nếu không muốn, bạn sẽ chỉ tìm lý do.”
Đừng viện cớ nữa, không đọc sách không phải vì bận, đơn giản là vì bạn không thích đọc mà thôi
03
Từ trước đến nay, tôi cũng đã từng đọc qua rất nhiều quyển sách. Cũng may tôi là một người rất thích đọc sách, nên dù có đọc nhiều sách cũng không ngán. Dù có bận đến đâu đi nữa, tôi cũng đều bảo đảm mỗi ngày dành ra thời gian hai tiếng đồng hồ để bản thân đọc sách.
Đương nhiên, tôi cũng không phải là người rất rảnh rỗi, tôi cũng có công việc và cuộc sống của riêng mình. Có lẽ bạn rất thắc mắc, tại sao đôi lúc tôi bận đến nỗi ngay cả thời gian ăn cơm, nghỉ ngơi cũng không có, lấy đâu ra thời gian để đọc sách?
Thông thường, tôi sẽ sử dụng từng phút từng giây rảnh rỗi để đọc sách. Ví dụ sáng 5 giờ thức dậy, dậy sớm một chút để dành một tiếng ra đọc sách. Hoặc là trên đường đi làm hoặc tan ca, khi đi xe công cộng, trước khi ngủ... Nói tóm lại, chỉ cần tôi muốn thì lúc nào cũng có thể kiếm ra thời gian để đọc sách.
Rất nhiều người thường nói không có thời gian đọc sách, nhưng thời gian thực ra chính là thứ công bằng nhất, nó không phân biệt giàu nghèo, mỗi người đều chỉ có đúng 24 tiếng trong một ngày, không nhiều hơn cũng không ít hơn. Thông thường, bạn sẽ dành nhiều thời gian cho những việc mà bạn thấy là quan trọng, đáng để bạn làm. Còn những việc bạn thấy là ít quan trọng hơn, bạn đều chỉ dành chút ít thời gian.
Vậy đối với bạn, đọc sách có ý nghĩa lớn cỡ nào?
Tôi thích đọc sách, không phải vì để lấy kiến thức trong đó ra khoe khoang, mà vì khi đọc sách, tôi có thể cảm thấy vui, thấy hài lòng, thỏa mãn. Sách vừa giống như người thầy, vừa giống như người bạn, luôn âm thầm hướng dẫn tôi đi đúng hướng. Sách cũng là nơi giúp tôi chữa lành những vết thương tâm hồn, ở đó tôi có thể tìm thấy những chân trời mới của riêng mình.
Đừng viện cớ nữa, không đọc sách không phải vì bận, đơn giản là vì bạn không thích đọc mà thôi.
04
Đọc sách có tác dụng gì? Đa số tất cả những người không thích đọc sách đều hỏi như vậy.
Đọc sách có lẽ không thể trực tiếp đưa bạn tài phú và địa vị, cũng không thể lập tức đưa bạn lợi ích nào đó, nhưng nó có thể giúp bạn trở nên lạc quan và tích cực hơn, có thể khiến bạn trở nên kiên cường hơn, mở mang kiến thức và tầm nhìn của bạn.
Cũng có người đã từng trả lời vấn đề này như vậy. Riêng bản thân tôi, tôi không nói ra được rốt cuộc đọc sách có lợi ích gì, chỉ là cảm thấy mỗi lần đọc sách đều giống như được ăn đồ ngon, tâm trạng thoải mái như đang ngồi dạo chơi trong vườn hoa, ngắm nhìn cảnh vật tươi đẹp rực rỡ xung quanh vậy. Nên dù có gặp chuyện khó khăn gì đi nữa, chỉ cần được đọc sách, tâm trạng tôi sẽ chuyển biến trở nên tốt hơn, không còn nặng nề hay phiền não.
Có rất nhiều người cho rằng đọc sách chỉ là việc của thời học sinh, không có liên quan gì đến người trưởng thành cả. Thế nhưng bạn đã quên rồi sao? Mỗi người đều sống đến già, sự học cũng theo ta đến già. Đọc sách không chỉ có thể giúp ta nâng cao khả năng giao tiếp, mà còn giúp chúng ta không ngừng nâng cao kiến thức và tầm nhìn, giúp chúng ta hoàn thiện bản thân, càng ngày càng trở nên lý trí, thông minh và trưởng thành hơn.
Cũng có người cảm thấy, họ đã bỏ lỡ thời gian tốt nhất để đọc sách, Nhưng thực ra bất cứ việc gì khiến chúng ta trở nên tốt đẹp hơn, chỉ cần bạn bắt đầu đều không tính là muộn. Chúng ta đọc sách không phải vì muốn cho qua thời gian vô vị, cũng không phải vì để tranh đấu thắng thua với người khác. Chúng ta đọc sách chỉ đơn giản vì trong sách có thứ có thể khiến ta càng trở nên hoàn thiện hơn. Chỉ cần mỗi ngày bạn đều bền chí, kiên trì đọc sách không gián đoạn, đây chính là một việc ý nghĩa rồi.
Đọc sách là việc mà mỗi người đều nên kiên trì trong cuộc đời mình. Bạn nhận ra lợi ích của việc đọc sách càng sớm, tương lai cuộc sống sau này của bạn càng tốt đẹp hơn.
Đừng lại nói không có thời gian đọc sách nữa, nếu bạn có thể hi sinh một chút thời gian nói chuyện phiếm, lướt facebook, coi phim truyền hình dài tập, hoặc ít nhất dậy sớm một tý, ngủ muộn một chút... có thể bạn đã tìm ra thời gian để đọc sách. Tôi cũng tin rằng cuộc sống của bạn có thể trở nên đầy màu sắc và thú vị hơn rất nhiều.
Thiên Tuyết (theo Trí Thức Trẻ)
Last edited by LDN on Sun Feb 20, 2022 5:09 pm; edited 1 time in total
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Nobel Văn Chương 2024:
https://www.nhomcho.com/t36777-nobel-van-chuong-2024
LDN
Page 1 of 50 • 1, 2, 3 ... 25 ... 50
Page 1 of 50
Permissions in this forum:
You cannot reply to topics in this forum
|
|