Sách II
Page 1 of 12 • Share
Page 1 of 12 • 1, 2, 3 ... 10, 11, 12
Sách II
Ybox
Kim Phụng
Kim Phụng@Gia Vị
Review Sách “Khuyến Học” – Quyển Sách Mọi Người Việt Nên Đọc
Khuyến Học, hay những bài học về tinh thần độc lập tự cường của người Nhật Bản, là một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất tại Nhật, được sáng tác bởi học giả Fukuzawa Yukichi.
Sơ lược về tác giả, hãy xem lời giới thiệu trên Goodreads:
“Nói tới Fukuzawa Yukichi, không người Nhật nào lại không biết. Họ nói về ông như một trong những bậc “khai quốc công thần” của nước Nhật Bản hiện đại, hình ảnh của ông được in trên đồng tiền có mệnh giá cao nhất ở Nhật, tờ mười nghìn yên. Fukuzawa Yukichi là nhà tư tưởng có ảnh hưởng sâu rộng nhất đối với xã hội Nhật Bản thời cận đại.
Người Nhật tôn vinh ông là “Voltaire của Nhật Bản”, không chỉ vì tính triệt để và tầm mức vượt trội trong tư tưởng của ông, mà còn vì cũng như danh nhân người Pháp, Fukuzawa Yukichi cùng những người đồng chí của mình là những người khai sáng tinh thần quốc dân Nhật Bản, đem lại linh hồn, động lực và sự hậu thuẫn tinh thần cho công cuộc Duy tân của chính phủ Minh Trị. Những tác phẩm của ông dù viết từ hơn một thế kỷ trước nhưng vẫn được người Nhật Bản ngày nay hết lòng ngưỡng mộ.”
Khuyến Học là tác phẩm có tầm ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến công chúng Nhật Bản của tác giả Fukuzawa Yukichi. Cuốn sách này được in lần đầu với 3, 4 triệu bản, so sánh với dân số Nhật Bản khoảng 35 triệu người tại thời điểm đó, rồi lại so sánh với lượng bản in trung bình chưa tới 5 ngàn bản của các đầu sách hiện đại, mới thấy được sức ảnh hưởng của nó. Người dân Nhật thời Minh Trị thuộc Khuyến Học như sách vỡ lòng, đâu đâu cũng thấy người ta cầm Khuyến Học, trên tàu điện, ở thư viện, trên xe buýt… Có thể nói không ngoa rằng đâu là cuốn sách gối đầu giường của mọi người dân Nhật trong thời kỳ Duy Tân.
Quyển sách khẳng định tầm quan trọng của việc học và việc nâng cao dân trí quốc gia. Xuyên suốt các chương sách, tác giả đề cao sự phát triển của chí khí dân tộc, khuyến khích quốc dân hợp tác với chính phủ để xây dựng đất nước, nhấn mạnh sự thống nhất của tinh thần quốc dân. Với văn phong phê phán, Fukuzawa Yukichi đả kích tâm lý bàng quan thờ ơ với vận mệnh đất nước, ỷ lại vào chính phủ. Ông lên án những phong tục lạc hậu, đánh trực diện vào tư tưởng xưa cũ vốn coi trọng đẳng cấp thứ bậc, trọng nam khinh nữ, những thói quen kém văn minh vốn chịu ảnh hưởng của Nho giáo đã ăn sâu vào tính cách người Nhật.
Mỗi phần trong sách đưa ra những ví dụ thực tiễn để vạch ra thực trạng tiêu cực, đả kích những điều mâu thuẫn bất hợp lý trong phong tục cũ, nhằm đánh đổ tâm lý sợ hãi tự ti và lối tư duy lạc hậu của người Nhật sau bao nhiêu năm bị phong kiến đô hộ. Từ đó tác giả hướng dẫn sâu sát, tỉ mỉ, mục đích hướng người đọc khỏi lối mòn suy nghĩ, xóa đi lối tư duy tiêu cực, mà hướng tới sự bình đẳng, tự do cá nhân để khuyến khích sự học, phát triển văn minh. Một vài đoạn phân tích đến từng khía cạnh nhỏ của cuộc sống, đôi khi chi tiết một cách quá mức, chủ yếu để loại bỏ tận gốc thói suy nghĩ cũ, làm sáng rõ sự quan trọng của tư duy logic, lý trí, khoa học.
Mình tình cờ đến với Khuyến Học trong giai đoạn đầu trên con đường tự học, khi đang mày mò vươn lên. Và đó là một quyển sách thực sự đúng lúc. Không hẹn mà gặp, Khuyến Học giúp trả lời những câu hỏi mà mình thấy bản thân và bạn bè xung quanh vẫn nghi vấn bấy lâu nay. Đó là những câu hỏi trong quá trình phát triển bản thân, hoàn thiện chính mình, như ý nghĩa của sự học, năng lực hành động, danh tiếng và thực lực…, và cả những câu hỏi về chế độ xã hội, về mối quan hệ giữa chính phủ với quốc dân, và nên hay không nên có cách mạng nhân dân. Khuyến Học đề cao vai trò của việc tự giáo dục, nhắc mình nhớ rằng thực học là sự nghiệp cả đời, rằng kiến thức không phải để làm giàu cho bản thân mà để giúp đời, và rằng mỗi người dân ngoài chăm lo cho bản thân, gia đình thì còn có bổn phận với xã hội, với đất nước.
Sách chứa đựng nhiều tư tưởng cấp tiến và gây sửng sốt cho độc giả, ngay cả độc giả thuộc thế kỷ hai mươi mốt. Những ý tưởng sau của ông khiến mình thực sự tâm đắc:
Trời không tạo ra người đứng trên người. Mọi người sinh ra đều bình đẳng về quyền lợi. Nếu có khác biệt là do học vấn.
Dân ngu tự chuốc lấy chính sách bạo tàn. Người dân tử tế nghiêm túc thì buộc chính phủ cũng phải tử tế nghiêm túc.
Có những người còn trẻ mà lại muốn lựa chọn những công việc an nhàn, tự cảm thấy thỏa mãn chẳng khác gì loài sâu kiến.
Việc tìm kiếm chân lý thường bắt đầu từ sự hoài nghi.
Đọc Khuyến Học, có thể hình dung rõ sự kinh ngạc của công chúng trước những tư tưởng mới mẻ đến lạ lùng này. Chúng như những nhát dao chặt mạnh vào luồng suy nghĩ truyền thống, cắt đứt những tư tưởng lạc hậu, cổ hủ trong đời sống người Nhật. Những ý tưởng khai sáng vĩ đại làm thức tỉnh người đọc khỏi những tham vọng tầm thường, khiến họ tâm phục khẩu phục. Nhiều lần khi đọc sách, mình đã phải vỗ đùi thán phục, thực sự ngưỡng mộ những suy nghĩ cách tân của Fukuzawa Yukichi.
Đây là quyển sách mà mọi người Việt Nam đều nên đọc. Đọc để biết người dân Nhật Bản đã xây dựng đất nước như thế nào để biến một quốc gia lạc hậu thành cường quốc năm châu chỉ sau ba mươi năm công cuộc duy tân. Đọc để biết vì sao sự học nên là một quá trình của cả đời người. Đọc để biết hổ thẹn và phấn đấu xây dựng đất nước ngang bằng với láng giềng, sánh vai với phương Tây.
Nhưng cuốn sách này lại không hề là một cuốn sách dễ đọc. Bởi vì cứ sau một vài trang sách, ta sẽ thấy những hình ảnh minh họa cho thói hư tật xấu của quốc dân lại ẩn hiện bóng dáng của chính ta. Bởi cuốn sách khiến ta thấy xấu hổ với chính mình. Kuzukawa Yukichi đề cập đến hiện trạng xã hội Nhật cách đây hơn một trăm năm, nhưng khi đọc, cứ ngỡ như ông đang ám chỉ xã hội Việt Nam thời hiện đại. Hãy xem một vài trích đoạn đắt giá của sách:
“Đa phần các trí thức đều thiếu con mắt nhận biết thời cuộc. Họ yêu quý và lo giữ chỗ cho bản thân hơn là lo lắng, ưu tư cho đất nước. Đối với họ, gió chiều nào che chiều ấy. Đa số các trí thức kiểu này luôn rình rập tìm kiếm lợi ích trước mắt, săn đón cơ hội leo vào hàng quan chức, sa vào các sự vụ quản lý vặt vãnh tiêu phí thời gian bằng những việc vô bổ, xa rời công việc nghiên cứu, học thuật. Tôi buộc phải nói rằng những người trí thức như vậy là nỗi bất hạnh cho công cuộc văn minh đất nước.”
“Nếu như có kẻ gây phương hại đến nguyên tác độc lập, tự do thì dù có biến cả thế giới thành kẻ thù chúng ta cũng quyết không sợ, huống hồ chúng ta lại phải sợ một số quan chức chính phủ lộng quyền?”
“Việc chúng ta đang phải trả những khoản tiền lớn để thuê người nước ngoài, nhập khẩu hàng hóa cũng bởi trình độ học thuật của nước ta quá lạc hậu so với các quốc gia Tây phương. Mọi thứ của cải, mọi nguồn ngoại tệ nước Nhật Bản tích góp được, lại cứ phải đem dâng cho nước ngoài hết… Chúng ta phải thấy xót xa, phải thấy đó là sự nhục nhã…”
Bàn một chút về văn phong. Trải dài Khuyến Học là những ngôn từ bay bổng, gợi mở, tạo cảm hứng, giàu hình tượng. Từ ngữ súc tích, cô đọng, tạo cảm hứng và động lực mạnh mẽ để tiến theo con đường của học giả Fukuzawa. Ông sử dụng nhiều lời lẽ đơn giản, dễ hiểu, nhiều hình ảnh mang tính liên tưởng cao, khiến người đọc ở mọi trình độ có thể dễ dàng tiếp thu mà không cảm thấy nhàm chán. Cách viết như đang thân tình trò chuyện với độc giả thể hiện một tính cách khiêm tốn với vốn kiến thức uyên thâm.
Quả thật, nước Nhật trở thành cường quốc như ngày hôm nay, sánh vai với phương Tây và được cả thế giới ngả mũ kính phục, nhờ vào công của những người như Fukuzawa Yukichi.
Theo Hãy để những cuốn sách hay đưa bạn đến thành công
Kim Phụng
Kim Phụng@Gia Vị
Review Sách “Khuyến Học” – Quyển Sách Mọi Người Việt Nên Đọc
Khuyến Học, hay những bài học về tinh thần độc lập tự cường của người Nhật Bản, là một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất tại Nhật, được sáng tác bởi học giả Fukuzawa Yukichi.
Sơ lược về tác giả, hãy xem lời giới thiệu trên Goodreads:
“Nói tới Fukuzawa Yukichi, không người Nhật nào lại không biết. Họ nói về ông như một trong những bậc “khai quốc công thần” của nước Nhật Bản hiện đại, hình ảnh của ông được in trên đồng tiền có mệnh giá cao nhất ở Nhật, tờ mười nghìn yên. Fukuzawa Yukichi là nhà tư tưởng có ảnh hưởng sâu rộng nhất đối với xã hội Nhật Bản thời cận đại.
Người Nhật tôn vinh ông là “Voltaire của Nhật Bản”, không chỉ vì tính triệt để và tầm mức vượt trội trong tư tưởng của ông, mà còn vì cũng như danh nhân người Pháp, Fukuzawa Yukichi cùng những người đồng chí của mình là những người khai sáng tinh thần quốc dân Nhật Bản, đem lại linh hồn, động lực và sự hậu thuẫn tinh thần cho công cuộc Duy tân của chính phủ Minh Trị. Những tác phẩm của ông dù viết từ hơn một thế kỷ trước nhưng vẫn được người Nhật Bản ngày nay hết lòng ngưỡng mộ.”
Khuyến Học là tác phẩm có tầm ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến công chúng Nhật Bản của tác giả Fukuzawa Yukichi. Cuốn sách này được in lần đầu với 3, 4 triệu bản, so sánh với dân số Nhật Bản khoảng 35 triệu người tại thời điểm đó, rồi lại so sánh với lượng bản in trung bình chưa tới 5 ngàn bản của các đầu sách hiện đại, mới thấy được sức ảnh hưởng của nó. Người dân Nhật thời Minh Trị thuộc Khuyến Học như sách vỡ lòng, đâu đâu cũng thấy người ta cầm Khuyến Học, trên tàu điện, ở thư viện, trên xe buýt… Có thể nói không ngoa rằng đâu là cuốn sách gối đầu giường của mọi người dân Nhật trong thời kỳ Duy Tân.
Quyển sách khẳng định tầm quan trọng của việc học và việc nâng cao dân trí quốc gia. Xuyên suốt các chương sách, tác giả đề cao sự phát triển của chí khí dân tộc, khuyến khích quốc dân hợp tác với chính phủ để xây dựng đất nước, nhấn mạnh sự thống nhất của tinh thần quốc dân. Với văn phong phê phán, Fukuzawa Yukichi đả kích tâm lý bàng quan thờ ơ với vận mệnh đất nước, ỷ lại vào chính phủ. Ông lên án những phong tục lạc hậu, đánh trực diện vào tư tưởng xưa cũ vốn coi trọng đẳng cấp thứ bậc, trọng nam khinh nữ, những thói quen kém văn minh vốn chịu ảnh hưởng của Nho giáo đã ăn sâu vào tính cách người Nhật.
Mỗi phần trong sách đưa ra những ví dụ thực tiễn để vạch ra thực trạng tiêu cực, đả kích những điều mâu thuẫn bất hợp lý trong phong tục cũ, nhằm đánh đổ tâm lý sợ hãi tự ti và lối tư duy lạc hậu của người Nhật sau bao nhiêu năm bị phong kiến đô hộ. Từ đó tác giả hướng dẫn sâu sát, tỉ mỉ, mục đích hướng người đọc khỏi lối mòn suy nghĩ, xóa đi lối tư duy tiêu cực, mà hướng tới sự bình đẳng, tự do cá nhân để khuyến khích sự học, phát triển văn minh. Một vài đoạn phân tích đến từng khía cạnh nhỏ của cuộc sống, đôi khi chi tiết một cách quá mức, chủ yếu để loại bỏ tận gốc thói suy nghĩ cũ, làm sáng rõ sự quan trọng của tư duy logic, lý trí, khoa học.
Mình tình cờ đến với Khuyến Học trong giai đoạn đầu trên con đường tự học, khi đang mày mò vươn lên. Và đó là một quyển sách thực sự đúng lúc. Không hẹn mà gặp, Khuyến Học giúp trả lời những câu hỏi mà mình thấy bản thân và bạn bè xung quanh vẫn nghi vấn bấy lâu nay. Đó là những câu hỏi trong quá trình phát triển bản thân, hoàn thiện chính mình, như ý nghĩa của sự học, năng lực hành động, danh tiếng và thực lực…, và cả những câu hỏi về chế độ xã hội, về mối quan hệ giữa chính phủ với quốc dân, và nên hay không nên có cách mạng nhân dân. Khuyến Học đề cao vai trò của việc tự giáo dục, nhắc mình nhớ rằng thực học là sự nghiệp cả đời, rằng kiến thức không phải để làm giàu cho bản thân mà để giúp đời, và rằng mỗi người dân ngoài chăm lo cho bản thân, gia đình thì còn có bổn phận với xã hội, với đất nước.
Sách chứa đựng nhiều tư tưởng cấp tiến và gây sửng sốt cho độc giả, ngay cả độc giả thuộc thế kỷ hai mươi mốt. Những ý tưởng sau của ông khiến mình thực sự tâm đắc:
Trời không tạo ra người đứng trên người. Mọi người sinh ra đều bình đẳng về quyền lợi. Nếu có khác biệt là do học vấn.
Dân ngu tự chuốc lấy chính sách bạo tàn. Người dân tử tế nghiêm túc thì buộc chính phủ cũng phải tử tế nghiêm túc.
Có những người còn trẻ mà lại muốn lựa chọn những công việc an nhàn, tự cảm thấy thỏa mãn chẳng khác gì loài sâu kiến.
Việc tìm kiếm chân lý thường bắt đầu từ sự hoài nghi.
Đọc Khuyến Học, có thể hình dung rõ sự kinh ngạc của công chúng trước những tư tưởng mới mẻ đến lạ lùng này. Chúng như những nhát dao chặt mạnh vào luồng suy nghĩ truyền thống, cắt đứt những tư tưởng lạc hậu, cổ hủ trong đời sống người Nhật. Những ý tưởng khai sáng vĩ đại làm thức tỉnh người đọc khỏi những tham vọng tầm thường, khiến họ tâm phục khẩu phục. Nhiều lần khi đọc sách, mình đã phải vỗ đùi thán phục, thực sự ngưỡng mộ những suy nghĩ cách tân của Fukuzawa Yukichi.
Đây là quyển sách mà mọi người Việt Nam đều nên đọc. Đọc để biết người dân Nhật Bản đã xây dựng đất nước như thế nào để biến một quốc gia lạc hậu thành cường quốc năm châu chỉ sau ba mươi năm công cuộc duy tân. Đọc để biết vì sao sự học nên là một quá trình của cả đời người. Đọc để biết hổ thẹn và phấn đấu xây dựng đất nước ngang bằng với láng giềng, sánh vai với phương Tây.
Nhưng cuốn sách này lại không hề là một cuốn sách dễ đọc. Bởi vì cứ sau một vài trang sách, ta sẽ thấy những hình ảnh minh họa cho thói hư tật xấu của quốc dân lại ẩn hiện bóng dáng của chính ta. Bởi cuốn sách khiến ta thấy xấu hổ với chính mình. Kuzukawa Yukichi đề cập đến hiện trạng xã hội Nhật cách đây hơn một trăm năm, nhưng khi đọc, cứ ngỡ như ông đang ám chỉ xã hội Việt Nam thời hiện đại. Hãy xem một vài trích đoạn đắt giá của sách:
“Đa phần các trí thức đều thiếu con mắt nhận biết thời cuộc. Họ yêu quý và lo giữ chỗ cho bản thân hơn là lo lắng, ưu tư cho đất nước. Đối với họ, gió chiều nào che chiều ấy. Đa số các trí thức kiểu này luôn rình rập tìm kiếm lợi ích trước mắt, săn đón cơ hội leo vào hàng quan chức, sa vào các sự vụ quản lý vặt vãnh tiêu phí thời gian bằng những việc vô bổ, xa rời công việc nghiên cứu, học thuật. Tôi buộc phải nói rằng những người trí thức như vậy là nỗi bất hạnh cho công cuộc văn minh đất nước.”
“Nếu như có kẻ gây phương hại đến nguyên tác độc lập, tự do thì dù có biến cả thế giới thành kẻ thù chúng ta cũng quyết không sợ, huống hồ chúng ta lại phải sợ một số quan chức chính phủ lộng quyền?”
“Việc chúng ta đang phải trả những khoản tiền lớn để thuê người nước ngoài, nhập khẩu hàng hóa cũng bởi trình độ học thuật của nước ta quá lạc hậu so với các quốc gia Tây phương. Mọi thứ của cải, mọi nguồn ngoại tệ nước Nhật Bản tích góp được, lại cứ phải đem dâng cho nước ngoài hết… Chúng ta phải thấy xót xa, phải thấy đó là sự nhục nhã…”
Bàn một chút về văn phong. Trải dài Khuyến Học là những ngôn từ bay bổng, gợi mở, tạo cảm hứng, giàu hình tượng. Từ ngữ súc tích, cô đọng, tạo cảm hứng và động lực mạnh mẽ để tiến theo con đường của học giả Fukuzawa. Ông sử dụng nhiều lời lẽ đơn giản, dễ hiểu, nhiều hình ảnh mang tính liên tưởng cao, khiến người đọc ở mọi trình độ có thể dễ dàng tiếp thu mà không cảm thấy nhàm chán. Cách viết như đang thân tình trò chuyện với độc giả thể hiện một tính cách khiêm tốn với vốn kiến thức uyên thâm.
Quả thật, nước Nhật trở thành cường quốc như ngày hôm nay, sánh vai với phương Tây và được cả thế giới ngả mũ kính phục, nhờ vào công của những người như Fukuzawa Yukichi.
Theo Hãy để những cuốn sách hay đưa bạn đến thành công
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Sách II
Khuyến Học
Ireviewsach
Thời Minh Trị (1852-1912) nổi tiếng với những chính sách và cải cách đột phá, đưa Nhật Bản trở thành một cường quốc thế giới. Được coi là một trong những nhà tư tưởng vĩ đại nhất thời bấy giờ, Fukuzawa Yukichi đã viết cuốn sách Khuyến học để động viên, giáo dục tinh thần và đề cao giá trị của tự học trong nhân dân. Cuốn sách đề cập đến tinh thần cơ bản của con người và mục đích thực thụ của học vấn, đã trở nên phổ biến ngay từ lần đầu ra mắt với 3,4 triệu ấn bản và được tái bản đến 76 lần.
Đôi nét về tác giả và tác phẩm
Fukuzawa Yukichi là nhà tư tưởng có ảnh hưởng sâu rộng nhất đối với xã hội Nhật Bản thời cận đại. Người Nhật tôn vinh ông là "Voltaire của Nhật Bản", không chỉ vì tính triệt để và tầm mức vượt trội trong tư tưởng của ông, mà còn vì cũng như danh nhân người Pháp, Fukuzawa Yukichi cùng những người đồng chí của mình là những người khai sáng Tinh thần quốc dân Nhật Bản, đem lại linh hồn, động lực và sự hậu thuẫn tinh thần cho công cuộc Duy tân của chính phủ Minh Trị. Những tác phẩm của ông dù viết hơn một thế kỷ trước vẫn được người Nhật Bản ngày nay hết lòng ngưỡng mộ.
Ông được xem là người có công khai sáng phong trào canh tân nước Nhật. Tư tưởng lớn của ông đã ảnh hưởng sâu và rộng nhất đến xã hội Nhật Bản cận đại. Những tư tưởng về chính trị, xã hội, kinh tế và giáo dục mà Fukuzawa truyền bá đã thay đổi hoàn toàn diện mạo của đất nước Nhật Bản vào cuối thế kỷ 19. Fukuzawa Yukichi đã để lại cho dân tộc Nhật Bản một gia tài tư tưởng đồ sộ với hơn 100 tác phẩm về đủ mọi đề tài liên quan đến đất nước Nhật Bản từ ngôn ngữ, tư tưởng, triết học, lịch sử, địa lý... tác phẩm và tư tưởng của ông đã ảnh hưởng sâu rộng đến nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam.
Khuyến học của Fukuzawa Yukichi người Nhật xem như là một trong những nguồn mạch quan trọng của quá trình "văn minh khai hóa" mà đất nước này đã thực hiện thành công. Xa hơn nữa, tư tưởng giáo dục khai sáng của Fukuzawa Yukichi trong Khuyến học còn gợi mở những ý tưởng thiết thực cho quá trình cải cách giáo dục ở Việt Nam hiện nay. Cuốn sách bao gồm 17 chương bàn về những khía cạnh khác nhau xung quanh việc học, chứa đựng nhiều tư tưởng mới mẻ và tân tiến. Cuốn sách thấm đượm trí tuệ của tác giả, được thể hiện một cách tinh tế,, khéo léo nhưng cũng rất bộc trực, dũng cảm. Cuốn sách mang lại nhiều bài học lớn, nhưng hai vấn đề mình tâm đắc nhất chính là thái độ của con người với việc học, và mối quan hệ hai chiều của nhà nước với nhân dân.
Học vấn - ý nghĩa, tầm quan trọng và phương pháp
Mọi người sinh ra đều bình đẳng, nếu có khác biệt là do học vấn
Tầm quan trọng của học vấn trong xã hội hiện đại là không thể bàn cãi. Tuy nhiên, tư tưởng mới mẻ của Fukuzawa Yukichi vào thời kỳ cuốn sách mới xuất bản đã gây sửng sốt cho không ít người Nhật Bản vốn quen bị trói buộc bởi đẳng cấp, thân phận, quen phục tùng phó mặc và e sợ quan quyền suốt hàng trăm năm dưới chính thể phong kiến Mạc Phủ (thời kỳ trước thời Minh Trị, vô cùng khắt khe, bảo thủ và duy trì trạng thái bế quan tỏa cảng đất nước). Sự thật hiển nhiên là trên thế gian có cả việc khó lẫn việc dễ. Người làm việc được coi là “dễ”, ví dụ như lao động chân tay thường được trả lương thấp, địa vị trong xã hội không cao. Ngược lại, những người làm việc “khó”, liên quan nhiều đến tư duy, nghiên cứu, phát triển thường được tôn trọng, có địa vị cao trong xã hội. Họ là những người tạo ra giá trị nhiều hơn, vậy nên cũng được trả công hậu hĩnh hơn. Lao động chân tay hay lao động trí óc, cốt cũng là do trình độ học vấn, do có chịu tìm tòi, khám phá, học hỏi hay không mà thôi.
Nói như vậy nghĩa là những người nghèo, những người có thu nhập thấp là vô học? Không hẳn là vậy. Khi nói đến học vấn, một khía cạnh quan trọng ít được đề cập đến chính là phạm vi của việc học. Con người nên hướng đến học những gì thực tế, những kiến thức có ích cho bản thân và xã hội, những kiến thức có thể áp dụng vào thực tế thay vì chỉ học lý thuyết suông. Bác Hồ cũng từng nói “Học phải đi đôi với hành”. Có lý thuyết mà không biết áp dụng thì cũng không tạo ra được giá trị, chỉ lãng phí của cải, thời gian và công sức bỏ ra.
Chăm chỉ học tập để nhận biết được cái đúng, cái sai; cái phù hợp và chưa phù hợp; để hiểu về thế giới cũng như hiểu về trách nhiệm của chính bản thân mình. Fukuzawa Yukichi đặc biệt đề cao việc học tập từ sự phát triển của phương Tây do bản thân ông cũng đã tiếp xúc nhiều với văn hóa nước ngoài. Tuy nhiên, tác giả lại một lần nữa thể hiện tư tưởng vượt thời đại khi nhấn mạnh tầm quan trọng của việc học có chọn lọc. Theo ông, học tập phải có chọn lọc, như chúng ta vẫn hay nói “Hòa nhập nhưng không hòa tan”, không thể áp dụng 100% kiến thức, kỹ thuật của Tây Phương một cách máy móc rập khuôn mà phải tinh ý nhận ra cái gì nên tiếp thu, cái gì nên loại bỏ cho phù hợp với tình hình của đất nước.
Học không chỉ để tiếp thu, học còn là để cống hiến. Theo tác giả, hoạt động của con người được phân chia thành 2 loại hình:
Thứ nhất, hoạt động với tư cách của một cá nhân độc lập. Con người sinh ra, lớn lên, kiếm sống rồi già yếu và chết đi, đây là vòng lặp tự nhiên của nhân loại. Tuy nhiên, thứ phân biệt người với người, đặc biệt là con người với con vật, nằm ở giá trị ta để lại khi mất đi. Theo tác giả, một cuộc đời nếu chỉ lao động để nuôi sống bản thân và gia đình thì chính là cuộc sống không trọn vẹn, vì như vậy không khác gì những loài động vật cả. Con người và con vật đều cần lao động để kiếm ăn, và không thể nói nỗ lực con người bỏ ra là nhiều hơn một chú chim yến miệt mài cả đời được.
Với tư cách là chúa tể của muôn loài, con người có thêm 1 loại hình hoạt động nữa, đó chính là hoạt động với tư cách một thành viên trong xã hội rộng lớn. Mỗi người đều là một mắt xích trong xã hội, có cá nhân cống hiến thì xã hội mới phát triển. Sống không chỉ biết mình, mà phải có nghĩa vụ với xã hội. Từ xưa đến nay, bởi vì con người có thiện tâm, nên luôn xuất hiện những con người miệt mài cống hiến vì xã hội. Vì có thiện tâm, kiến trúc sư Phạm Đình Quý đã âm thầm xây dựng 105 điểm trường cho trẻ em nghèo vùng cao trong suốt 5 năm. Vì có thiện tâm, ông Bùi Công Hiệp đã dành tặng hơn 100 tỷ đồng để làm mái ấm cho các em nhỏ mồ côi trên khắp mảnh đất Sài Gòn. Đến tận ngày nay, bạn vẫn có thể bắt gặp các cụm từ như “ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng” hay “việc nhà thì nhác mà việc chú bác thì siêng”, vốn dùng để giễu cợt, chê bai những người coi trọng việc hoạt động xã hội.
Nếu tất cả mọi người đều chỉ quan tâm đến lợi ích cá nhân và tập trung vào bản thân thì con người đâu được hưởng những thành tựu, những di sản của nền văn minh trước. Từ xa xưa, con người chỉ biết dùng cục đá có sẵn trong thiên nhiên để giã nát hạt lúa mạch. Thế rồi, trải qua biết bao khó nhọc, công phu, người ta đã biết đục đẽo đá thành phiến, rồi tạ thành cối xay bột. Lúc đầu, cối xay bột còn chạy bằng sức người. Theo thời gian, người ta đã biết sử dụng sức gió, sức nước, thậm chí sau này còn dùng động cơ để chạy. Cứ như vậy, nhờ việc tiếp thu văn minh được nhân loại chia sẻ, việc xay bột, và nhiều mặt trong cuộc sống của chúng ta, trở nên dễ dàng, tiện lợi như ngày nay.
Vì tiêu đề cuốn sách có một chữ “học”, tác giả không chỉ dừng lại ở những ý tưởng nếu trên mà còn đề cập đến nhiều vấn đề đặc sắc khác xung quanh việc học như định nghĩa của một trường học tốt, vấn đề bằng cấp, quan liêu, tôi luyện ý chí và năng lực phù hợp với việc học,...
Nhà nước và nhân dân: mối quan hệ hai chiều về lợi ích, trách nhiệm và nghĩa vụ
Đáng buồn là chúng ta chỉ có người Nhật mà không có quốc dân Nhật
Mối quan hệ giữa chính phủ và người dân, xưa nay luôn có nhiều tranh cãi. Có những đất nước tồn tại vô số đảng phái khác nhau, như Mỹ, như Nhật Bản; có những đất nước lại chỉ duy trì một Đảng cầm quyền duy nhất, như Việt Nam. Cho dù hệ thống chính trị có phức tạp hay đơn giản ra sao, chính phủ có nhiệm vụ điều hành đất nước, bảo vệ quyền lợi cho người dân; ngược lại, nhân dân phải có nghĩa vụ bảo vệ đất nước, đóng góp và phát triển xã hội để đất nước đi lên. Tác giả quan niệm rằng: “Quốc dân chúng ta phải hợp tác với chính phủ thì mới mong thành công trong việc phát triển quốc gia một cách toàn diện, đồng bộ.” Tuy nhiên, Nhật Bản thời bấy giờ mới bắt đầu bước vào công cuộc cải cách và còn tồn tại không ít những vấn đề tồn đọng, không chỉ người dân mà còn ở bộ máy cai trị.
Có lẽ hiện nay các bạn sẽ cảm thấy ngạc nhiên, thậm chí xa lạ với cụm từ “Khí chất nhu nhược của người Nhật Bản” vì đó là đất nước nổi tiếng với tinh thần dân tộc mạnh mẽ và ý chí vươn lên đáng ngưỡng mộ. Tuy nhiên, đó chính xác là những gì Fukuzawa Yukichi đã dùng để miêu tả con người Nhật Bản vào thời điểm cuốn sách ra đời.
Đã bao năm, nhân dân phải chịu nhiều khổ đau dưới chế độ chính trị chuyên chế. Điều nghĩ trong lòng không dám nói ra miệng, hay sẵn sàng nói láo miễn sao khỏi mang vạ vào thân, lừa đảo cũng được cho qua. Gian dối, ngụy tạo trở thành cách sống. Không thành thật trở thành thói quen hàng ngày. Làm sai không dám nhận, lại còn tìm cách đổ lỗi cho người khác. Không còn ai biết hổ thẹn, biết tức giận, chỉ biết suy bì tị nạnh, ghen ăn tức ở. Còn việc nước, việc quốc gia là việc chùa, hơi đâu mà lo nghĩ.
Tác giả thậm chí còn dùng nhiều từ ngữ nặng nề như “ngu dốt”, “vô học” để nói về thực trạng của người dân. Những thói quen, tập tục xấu vẫn còn tồn tại là do nhân dân không có tinh thần độc lập, quen với việc ỷ lại vào bộ máy cai trị. Không chỉ vậy, ông còn phê phán lối suy nghĩ háo danh, tham lam bổng lộc đã thấm sâu vào máu thịt, đã thành nếp suy nghĩ của con người trong suốt cả ngàn năm “Làm quan là cách tiến thân tốt nhất trong mọi cách tiến thân”. Kể cả những người thuộc tầng lớp trí thức, “Tây học”, những người tân tiến, có hiểu biết nhất trong xã hội thời bấy giờ cũng không thể cưỡng lại sự cám dỗ của vòng xoáy tham vọng hư vinh này.
Quan chức chính phủ cũng không thoát khỏi ngòi bút của Fukuzawa. Ông cho rằng không phải ngẫu nhiên mà người người, nhà nhà muốn vào hàng ngũ quan chức. Lý do nằm ở việc bổng lộc và quyền hành của chính phủ thời bấy giờ là vô cùng tốt, quyền lực và danh vọng của chính phủ lại lớn đến mức ai cũng muốn bợ đỡ.
Thí dụ: gần đây trên các tờ báo hiếm thấy có bài viết nào có ý kiến ngược lại với ý kiến của chính phủ. Lâu lâu chính phủ đưa ra được một vài chính sách cải tạo nho nhỏ, tức thì những bài viết tán dương tâng bốc chính phủ xuất hiện đầy rẫy trên mặt báo. Những bài viết như vậy có khác nào thái độ phỉnh nịnh khéo léo của các cô gái làng chơi để lấy lòng khách mua hoa đâu. Tệ hại hơn nữa, những người viết bài đó lại chính là những thành viên trong nhóm Tây học. Họ đâu phải “gái làng chơi” và lại càng không phải những kẻ tâm thần hay thiếu hiểu biết.
Chính phủ Minh Trị vốn nổi tiếng cơ trí và sáng suốt với những chính sách cải cách đột phá. Tuy nhiên, FUkuzawa Yukichi lại cho rằng tuy đã tốt hơn thời Mạc Phủ, chính quyền mới vẫn còn xa cách với nhân dân và cần phải cải thiện nhiều để nhân dân đồng lòng, đồng sức cùng phát triển đất nước.
Tất quả quy về việc nâng cao tinh thần dân tộc và chí khi độc lập của người dân. Mỗi người tự chủ, độc lập thì đất nước sẽ tự chủ, độc lập. Nếu nhân dân tử tế thì chính phủ cũng không thể lơ là. Khi người dân tự ý thức được trách nhiệm và nghĩa vụ cống hiến cho đất nước, đất nước sẽ hỗ trợ, sát cánh cùng dân tiến lên. Mối quan hệ giữa nhân dân và chính phủ chưa bao giờ được thể hiện một cách hùng hồn và sâu sắc đến như thế.
Lời kết
Quan điểm giáo dục thực học của Fukuzawa thể hiện rõ ở phương châm: học phải đi đôi với hành, và hơn thế học là để thực hành. Muốn thực hiện phương châm ấy, theo Fukuzawa, cần phải tìm lời giải đáp cho hai câu hỏi: Học cái gì và học như thế nào? Bên cạnh đó, cuốn sách cũng thôi thúc tinh thần tự hào dân tộc mãnh liệt, có lẽ đó chính là cái gốc cho sự phát triển thần kỳ của Nhật Bản ở giai đoạn sau này.
Cuốn sách Khuyến học được ra đời từ những năm 1870 nhưng không vì thế mà các tư tưởng trong cuốn sách trở nên lạc hậu, lỗi thời. Ngược lại, các vấn đề được đưa ra một cách khéo léo vẫn còn mang tính thời sự đối với những quốc gia đang trên con đường hiện đại hóa như Việt Nam.
Review chi tiết bởi: Dương Đỗ - Bookademy
Ireviewsach
Thời Minh Trị (1852-1912) nổi tiếng với những chính sách và cải cách đột phá, đưa Nhật Bản trở thành một cường quốc thế giới. Được coi là một trong những nhà tư tưởng vĩ đại nhất thời bấy giờ, Fukuzawa Yukichi đã viết cuốn sách Khuyến học để động viên, giáo dục tinh thần và đề cao giá trị của tự học trong nhân dân. Cuốn sách đề cập đến tinh thần cơ bản của con người và mục đích thực thụ của học vấn, đã trở nên phổ biến ngay từ lần đầu ra mắt với 3,4 triệu ấn bản và được tái bản đến 76 lần.
Đôi nét về tác giả và tác phẩm
Fukuzawa Yukichi là nhà tư tưởng có ảnh hưởng sâu rộng nhất đối với xã hội Nhật Bản thời cận đại. Người Nhật tôn vinh ông là "Voltaire của Nhật Bản", không chỉ vì tính triệt để và tầm mức vượt trội trong tư tưởng của ông, mà còn vì cũng như danh nhân người Pháp, Fukuzawa Yukichi cùng những người đồng chí của mình là những người khai sáng Tinh thần quốc dân Nhật Bản, đem lại linh hồn, động lực và sự hậu thuẫn tinh thần cho công cuộc Duy tân của chính phủ Minh Trị. Những tác phẩm của ông dù viết hơn một thế kỷ trước vẫn được người Nhật Bản ngày nay hết lòng ngưỡng mộ.
Ông được xem là người có công khai sáng phong trào canh tân nước Nhật. Tư tưởng lớn của ông đã ảnh hưởng sâu và rộng nhất đến xã hội Nhật Bản cận đại. Những tư tưởng về chính trị, xã hội, kinh tế và giáo dục mà Fukuzawa truyền bá đã thay đổi hoàn toàn diện mạo của đất nước Nhật Bản vào cuối thế kỷ 19. Fukuzawa Yukichi đã để lại cho dân tộc Nhật Bản một gia tài tư tưởng đồ sộ với hơn 100 tác phẩm về đủ mọi đề tài liên quan đến đất nước Nhật Bản từ ngôn ngữ, tư tưởng, triết học, lịch sử, địa lý... tác phẩm và tư tưởng của ông đã ảnh hưởng sâu rộng đến nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam.
Khuyến học của Fukuzawa Yukichi người Nhật xem như là một trong những nguồn mạch quan trọng của quá trình "văn minh khai hóa" mà đất nước này đã thực hiện thành công. Xa hơn nữa, tư tưởng giáo dục khai sáng của Fukuzawa Yukichi trong Khuyến học còn gợi mở những ý tưởng thiết thực cho quá trình cải cách giáo dục ở Việt Nam hiện nay. Cuốn sách bao gồm 17 chương bàn về những khía cạnh khác nhau xung quanh việc học, chứa đựng nhiều tư tưởng mới mẻ và tân tiến. Cuốn sách thấm đượm trí tuệ của tác giả, được thể hiện một cách tinh tế,, khéo léo nhưng cũng rất bộc trực, dũng cảm. Cuốn sách mang lại nhiều bài học lớn, nhưng hai vấn đề mình tâm đắc nhất chính là thái độ của con người với việc học, và mối quan hệ hai chiều của nhà nước với nhân dân.
Học vấn - ý nghĩa, tầm quan trọng và phương pháp
Mọi người sinh ra đều bình đẳng, nếu có khác biệt là do học vấn
Tầm quan trọng của học vấn trong xã hội hiện đại là không thể bàn cãi. Tuy nhiên, tư tưởng mới mẻ của Fukuzawa Yukichi vào thời kỳ cuốn sách mới xuất bản đã gây sửng sốt cho không ít người Nhật Bản vốn quen bị trói buộc bởi đẳng cấp, thân phận, quen phục tùng phó mặc và e sợ quan quyền suốt hàng trăm năm dưới chính thể phong kiến Mạc Phủ (thời kỳ trước thời Minh Trị, vô cùng khắt khe, bảo thủ và duy trì trạng thái bế quan tỏa cảng đất nước). Sự thật hiển nhiên là trên thế gian có cả việc khó lẫn việc dễ. Người làm việc được coi là “dễ”, ví dụ như lao động chân tay thường được trả lương thấp, địa vị trong xã hội không cao. Ngược lại, những người làm việc “khó”, liên quan nhiều đến tư duy, nghiên cứu, phát triển thường được tôn trọng, có địa vị cao trong xã hội. Họ là những người tạo ra giá trị nhiều hơn, vậy nên cũng được trả công hậu hĩnh hơn. Lao động chân tay hay lao động trí óc, cốt cũng là do trình độ học vấn, do có chịu tìm tòi, khám phá, học hỏi hay không mà thôi.
Nói như vậy nghĩa là những người nghèo, những người có thu nhập thấp là vô học? Không hẳn là vậy. Khi nói đến học vấn, một khía cạnh quan trọng ít được đề cập đến chính là phạm vi của việc học. Con người nên hướng đến học những gì thực tế, những kiến thức có ích cho bản thân và xã hội, những kiến thức có thể áp dụng vào thực tế thay vì chỉ học lý thuyết suông. Bác Hồ cũng từng nói “Học phải đi đôi với hành”. Có lý thuyết mà không biết áp dụng thì cũng không tạo ra được giá trị, chỉ lãng phí của cải, thời gian và công sức bỏ ra.
Chăm chỉ học tập để nhận biết được cái đúng, cái sai; cái phù hợp và chưa phù hợp; để hiểu về thế giới cũng như hiểu về trách nhiệm của chính bản thân mình. Fukuzawa Yukichi đặc biệt đề cao việc học tập từ sự phát triển của phương Tây do bản thân ông cũng đã tiếp xúc nhiều với văn hóa nước ngoài. Tuy nhiên, tác giả lại một lần nữa thể hiện tư tưởng vượt thời đại khi nhấn mạnh tầm quan trọng của việc học có chọn lọc. Theo ông, học tập phải có chọn lọc, như chúng ta vẫn hay nói “Hòa nhập nhưng không hòa tan”, không thể áp dụng 100% kiến thức, kỹ thuật của Tây Phương một cách máy móc rập khuôn mà phải tinh ý nhận ra cái gì nên tiếp thu, cái gì nên loại bỏ cho phù hợp với tình hình của đất nước.
Học không chỉ để tiếp thu, học còn là để cống hiến. Theo tác giả, hoạt động của con người được phân chia thành 2 loại hình:
Thứ nhất, hoạt động với tư cách của một cá nhân độc lập. Con người sinh ra, lớn lên, kiếm sống rồi già yếu và chết đi, đây là vòng lặp tự nhiên của nhân loại. Tuy nhiên, thứ phân biệt người với người, đặc biệt là con người với con vật, nằm ở giá trị ta để lại khi mất đi. Theo tác giả, một cuộc đời nếu chỉ lao động để nuôi sống bản thân và gia đình thì chính là cuộc sống không trọn vẹn, vì như vậy không khác gì những loài động vật cả. Con người và con vật đều cần lao động để kiếm ăn, và không thể nói nỗ lực con người bỏ ra là nhiều hơn một chú chim yến miệt mài cả đời được.
Với tư cách là chúa tể của muôn loài, con người có thêm 1 loại hình hoạt động nữa, đó chính là hoạt động với tư cách một thành viên trong xã hội rộng lớn. Mỗi người đều là một mắt xích trong xã hội, có cá nhân cống hiến thì xã hội mới phát triển. Sống không chỉ biết mình, mà phải có nghĩa vụ với xã hội. Từ xưa đến nay, bởi vì con người có thiện tâm, nên luôn xuất hiện những con người miệt mài cống hiến vì xã hội. Vì có thiện tâm, kiến trúc sư Phạm Đình Quý đã âm thầm xây dựng 105 điểm trường cho trẻ em nghèo vùng cao trong suốt 5 năm. Vì có thiện tâm, ông Bùi Công Hiệp đã dành tặng hơn 100 tỷ đồng để làm mái ấm cho các em nhỏ mồ côi trên khắp mảnh đất Sài Gòn. Đến tận ngày nay, bạn vẫn có thể bắt gặp các cụm từ như “ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng” hay “việc nhà thì nhác mà việc chú bác thì siêng”, vốn dùng để giễu cợt, chê bai những người coi trọng việc hoạt động xã hội.
Nếu tất cả mọi người đều chỉ quan tâm đến lợi ích cá nhân và tập trung vào bản thân thì con người đâu được hưởng những thành tựu, những di sản của nền văn minh trước. Từ xa xưa, con người chỉ biết dùng cục đá có sẵn trong thiên nhiên để giã nát hạt lúa mạch. Thế rồi, trải qua biết bao khó nhọc, công phu, người ta đã biết đục đẽo đá thành phiến, rồi tạ thành cối xay bột. Lúc đầu, cối xay bột còn chạy bằng sức người. Theo thời gian, người ta đã biết sử dụng sức gió, sức nước, thậm chí sau này còn dùng động cơ để chạy. Cứ như vậy, nhờ việc tiếp thu văn minh được nhân loại chia sẻ, việc xay bột, và nhiều mặt trong cuộc sống của chúng ta, trở nên dễ dàng, tiện lợi như ngày nay.
Vì tiêu đề cuốn sách có một chữ “học”, tác giả không chỉ dừng lại ở những ý tưởng nếu trên mà còn đề cập đến nhiều vấn đề đặc sắc khác xung quanh việc học như định nghĩa của một trường học tốt, vấn đề bằng cấp, quan liêu, tôi luyện ý chí và năng lực phù hợp với việc học,...
Nhà nước và nhân dân: mối quan hệ hai chiều về lợi ích, trách nhiệm và nghĩa vụ
Đáng buồn là chúng ta chỉ có người Nhật mà không có quốc dân Nhật
Mối quan hệ giữa chính phủ và người dân, xưa nay luôn có nhiều tranh cãi. Có những đất nước tồn tại vô số đảng phái khác nhau, như Mỹ, như Nhật Bản; có những đất nước lại chỉ duy trì một Đảng cầm quyền duy nhất, như Việt Nam. Cho dù hệ thống chính trị có phức tạp hay đơn giản ra sao, chính phủ có nhiệm vụ điều hành đất nước, bảo vệ quyền lợi cho người dân; ngược lại, nhân dân phải có nghĩa vụ bảo vệ đất nước, đóng góp và phát triển xã hội để đất nước đi lên. Tác giả quan niệm rằng: “Quốc dân chúng ta phải hợp tác với chính phủ thì mới mong thành công trong việc phát triển quốc gia một cách toàn diện, đồng bộ.” Tuy nhiên, Nhật Bản thời bấy giờ mới bắt đầu bước vào công cuộc cải cách và còn tồn tại không ít những vấn đề tồn đọng, không chỉ người dân mà còn ở bộ máy cai trị.
Có lẽ hiện nay các bạn sẽ cảm thấy ngạc nhiên, thậm chí xa lạ với cụm từ “Khí chất nhu nhược của người Nhật Bản” vì đó là đất nước nổi tiếng với tinh thần dân tộc mạnh mẽ và ý chí vươn lên đáng ngưỡng mộ. Tuy nhiên, đó chính xác là những gì Fukuzawa Yukichi đã dùng để miêu tả con người Nhật Bản vào thời điểm cuốn sách ra đời.
Đã bao năm, nhân dân phải chịu nhiều khổ đau dưới chế độ chính trị chuyên chế. Điều nghĩ trong lòng không dám nói ra miệng, hay sẵn sàng nói láo miễn sao khỏi mang vạ vào thân, lừa đảo cũng được cho qua. Gian dối, ngụy tạo trở thành cách sống. Không thành thật trở thành thói quen hàng ngày. Làm sai không dám nhận, lại còn tìm cách đổ lỗi cho người khác. Không còn ai biết hổ thẹn, biết tức giận, chỉ biết suy bì tị nạnh, ghen ăn tức ở. Còn việc nước, việc quốc gia là việc chùa, hơi đâu mà lo nghĩ.
Tác giả thậm chí còn dùng nhiều từ ngữ nặng nề như “ngu dốt”, “vô học” để nói về thực trạng của người dân. Những thói quen, tập tục xấu vẫn còn tồn tại là do nhân dân không có tinh thần độc lập, quen với việc ỷ lại vào bộ máy cai trị. Không chỉ vậy, ông còn phê phán lối suy nghĩ háo danh, tham lam bổng lộc đã thấm sâu vào máu thịt, đã thành nếp suy nghĩ của con người trong suốt cả ngàn năm “Làm quan là cách tiến thân tốt nhất trong mọi cách tiến thân”. Kể cả những người thuộc tầng lớp trí thức, “Tây học”, những người tân tiến, có hiểu biết nhất trong xã hội thời bấy giờ cũng không thể cưỡng lại sự cám dỗ của vòng xoáy tham vọng hư vinh này.
Quan chức chính phủ cũng không thoát khỏi ngòi bút của Fukuzawa. Ông cho rằng không phải ngẫu nhiên mà người người, nhà nhà muốn vào hàng ngũ quan chức. Lý do nằm ở việc bổng lộc và quyền hành của chính phủ thời bấy giờ là vô cùng tốt, quyền lực và danh vọng của chính phủ lại lớn đến mức ai cũng muốn bợ đỡ.
Thí dụ: gần đây trên các tờ báo hiếm thấy có bài viết nào có ý kiến ngược lại với ý kiến của chính phủ. Lâu lâu chính phủ đưa ra được một vài chính sách cải tạo nho nhỏ, tức thì những bài viết tán dương tâng bốc chính phủ xuất hiện đầy rẫy trên mặt báo. Những bài viết như vậy có khác nào thái độ phỉnh nịnh khéo léo của các cô gái làng chơi để lấy lòng khách mua hoa đâu. Tệ hại hơn nữa, những người viết bài đó lại chính là những thành viên trong nhóm Tây học. Họ đâu phải “gái làng chơi” và lại càng không phải những kẻ tâm thần hay thiếu hiểu biết.
Chính phủ Minh Trị vốn nổi tiếng cơ trí và sáng suốt với những chính sách cải cách đột phá. Tuy nhiên, FUkuzawa Yukichi lại cho rằng tuy đã tốt hơn thời Mạc Phủ, chính quyền mới vẫn còn xa cách với nhân dân và cần phải cải thiện nhiều để nhân dân đồng lòng, đồng sức cùng phát triển đất nước.
Tất quả quy về việc nâng cao tinh thần dân tộc và chí khi độc lập của người dân. Mỗi người tự chủ, độc lập thì đất nước sẽ tự chủ, độc lập. Nếu nhân dân tử tế thì chính phủ cũng không thể lơ là. Khi người dân tự ý thức được trách nhiệm và nghĩa vụ cống hiến cho đất nước, đất nước sẽ hỗ trợ, sát cánh cùng dân tiến lên. Mối quan hệ giữa nhân dân và chính phủ chưa bao giờ được thể hiện một cách hùng hồn và sâu sắc đến như thế.
Lời kết
Quan điểm giáo dục thực học của Fukuzawa thể hiện rõ ở phương châm: học phải đi đôi với hành, và hơn thế học là để thực hành. Muốn thực hiện phương châm ấy, theo Fukuzawa, cần phải tìm lời giải đáp cho hai câu hỏi: Học cái gì và học như thế nào? Bên cạnh đó, cuốn sách cũng thôi thúc tinh thần tự hào dân tộc mãnh liệt, có lẽ đó chính là cái gốc cho sự phát triển thần kỳ của Nhật Bản ở giai đoạn sau này.
Cuốn sách Khuyến học được ra đời từ những năm 1870 nhưng không vì thế mà các tư tưởng trong cuốn sách trở nên lạc hậu, lỗi thời. Ngược lại, các vấn đề được đưa ra một cách khéo léo vẫn còn mang tính thời sự đối với những quốc gia đang trên con đường hiện đại hóa như Việt Nam.
Review chi tiết bởi: Dương Đỗ - Bookademy
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Sách II
Thao Tran@Viện Sách - Bookademy - ybox
[Bookademy] Review Sách "Tanizaki - Hãy Cứ Khát Khao, Hãy Cứ Dại Khờ"
Tanizaki Junichiro là một trường hợp đặc biệt của văn chương Nhật Bản thế kỷ 20. Tác phẩm của ông theo đuổi những đề tài cấm kỵ nhưng càng về sau, chúng càng được đánh giá cao.
Không thể phủ nhận Tanizaki Junichiro là một trong những nhà văn Nhật Bản hiện đại lớn nhất của thế kỷ 20. Trong Thế chiến thứ hai, sách của Tanizaki bị kiểm duyệt vì bị cho rằng gây ra những tổn hại cho “đạo đức đám đông” và bị cấm xuất bản.
Tác phẩm của ông đi sâu vào lĩnh vực cấm kỵ. Từ sự khiêu dâm tinh tế đến tình dục bệnh hoạn đều được ông đưa cả vào sách của mình. Ông lãng mạn hóa sự khổ dâm, thi vị hóa sự dày vò tình cảm, ông viết chân thực về những xúc cảm dục vọng thầm kín của đàn ông, ông phanh trần ẩn ức dục vọng đàn bà.
Người đọc có thể phì cười vì nỗi ám ảnh khiêu dâm trong sách của ông, nhưng cũng rất dễ dàng nhận thấy đó là sự hân hoan háo hức đòi hỏi cũng rất là con người. Ông đưa tình dục của con người ta đi về một bến bờ nào đó xa lắc xa lơ. Tuy nhiên, việc đọc và thẩm định, phê bình các tác phẩm của ông vẫn luôn gây rất nhiều tranh cãi.
Các tác phẩm của ông được xem là khiêu dâm gợi dục, là bậy bạ, nhiều tác phẩm còn được xếp vào nhóm Ero guro nansensu. Thuật ngữ Ero guro nansensu gọi tắt là ero guro, được mô tả như: "hiện tượng văn hóa của tầng lớp tư sản thời hậu chiến nhằm khám phá những thứ lệch lạc, kỳ lạ, nhố nhăng", phát triển mạnh mẽ trong không gian cởi mở thời Taisho (Đại Chính). Nhà văn Ian Buruma miêu tả bầu không khí xã hội lúc bấy giờ là "lẳng lơ, nhục dục, vô chính phủ…” Nhưng đó chính là nền văn hóa đại chúng (popular culture) của Nhật Bản.
Vào thời hoàng kim của mình, ero guro cùng với sự bùng nổ của một nền văn hóa được sáng tạo bởi mobo và moga (những chàng trai, cô gái hiện đại), những người đã chấp nhận những giá trị văn hoá phương Tây và thời trang.
Giống như chim non, moga không coi mình là chính trị nhưng vốn đã bị chính trị hóa rồi. Cô ấy là một người đàn bà đáng kính của Nhật Bản nhưng bị phương Tây đã tham nhũng sạch các giá trị truyền thống. Cô hút thuốc, cô mua sắm, cô quan hệ khi thấy hài lòng. Cô đã lảng vảng trong quán cà phê và rạp chiếu phim ở châu Âu. Cô đã hoàn toàn giải phóng tình dục và độc lập về mặt tài chính.
Với việc mở trường đại học phụ nữ đầu tiên vào năm 1918, moga có thể làm bất cứ công việc gì, từ một nhà báo đến một vũ công cho một người đánh máy. Nhưng hầu hết các công việc của moga là nhân viên phục vụ quán cà phê, người phục vụ tình dục cùng với đồ ăn nhẹ cho khách hàng quen của cô…
Và cô phục vụ nổi tiếng nhất có lẽ là Naomi của Tanizaki.
Cô gái phục vụ 15 tuổi, đã thao túng một anh chàng Joji, 28 tuổi, xem anh là ngựa để cưỡi, dần dà anh cũng đã phá sản bởi cô gái đang tuổi teen này. Tiểu thuyết vốn dĩ có tên A Fool's Love - Một tình yêu dại khờ.
Mặc kệ cho Joji có khờ khạo đến thế nào, tình cảm nông cạn ra sao, có bị nàng người yêu 15 tuổi đối xử không ra gì, anh vẫn có được một sự yêu quý, cảm thông nhất định của người đọc. Mặc dù anh ta bị thúc đẩy bởi những khao khát tình cảm cùng những yếu thế về tình dục, người đọc vẫn thương cảm và tiếc nuối cho Joji, đặc biệt là sau sự đối xử kém cỏi của Naomi với Joji.
Nhiều nhà nghiên cứu phương Tây vẫn dùng chữ dokufu - "venomous woman" hoặc là "poisonous woman" hay "femme fatale" nghĩa là “độc phụ” để nói về những người phụ nữ trong các tác phẩm của Tanizaki.
Những gã đàn ông của Tanizaki luôn mang một hình tượng khờ khạo dại dột oroka, thờ phượng phụ nữ, hoặc cuồng bàn chân phụ nữ, hoặc có một cuộc sống suy đồi.
Trong tác phẩm của ông, Tình Yêu luôn có nghĩa là phụ thuộc, là đớn đau, là ám ảnh, là khổ ải, nhưng tất cả những điều đó vẫn không thôi làm nhân vật của ông ngừng yêu, vẫn liên tục đi tìm những mẫu người yêu lý tưởng làm người ta đau khổ, thậm chí có thể làm người ta chết vì tình. Với Tanizaki cái chuyện đức hạnh cao thượng là sự phi lý, ông khinh thường luân lý, với khát vọng thoát khỏi thế giới ích kỷ, chủ nghĩa duy vật và lợi nhuận của những cuộc chiến tranh.
(Steve Job có chăng cũng có đọc Tanizaki nhỉ? "Hãy cứ khát khao, hãy cứ dại khờ là đây chứ đâu". Khờ khạo một cách đáng yêu.)
Ngay từ tác phẩm sớm nhất Xâm mình, Tanizaki đã xây dựng một hình ảnh phụ nữ với đôi chân đẹp, hủy hoại đàn ông, và cho đến tác phẩm cuối cùng là Hai cuốn nhật ký và Nhật ký già điên - ông vẫn trung thành với mô-típ “độc phụ” hay phụ nữ hủy hoại như vậy.
Ở truyện Xâm mình, sự bạo dâm (masochistic) đã thể hiện rất rõ. Đây cũng là tác phẩm đầu tiên đưa bệnh cuồng chân - fetishism nổi tiếng của Tanizaki đến với độc giả. Và cũng là tác phẩm đầu tiên mà người đọc bị/bắt/được lôi cuốn vào cơn đau của cô gái trẻ.
Các tác phẩm của Tanizaki luôn mang cảm xúc thực sự của đời sống con người.
Chủ nghĩa khiêu dâm lại là đặc trưng rõ nét nhất của mọi tác phẩm của Tanizaki. Người đọc luôn cảm nhận được cái dị thường kỳ quái của nhân vật.
Nhưng phải chăng vấn đề khiêu dâm và khơi dục trong thời điểm cả nước Nhật đang chuẩn bị cho những cuộc chiến tranh chính là tiếng nói phản kháng đối với văn hóa quy phục ở thời kỳ đó?
Tuy Tanizaki không xây dựng cho mình một hệ thống triết lý, một lập trường chính trị nhưng các tác phẩm của ông là tiếng nói rõ nhất về việc kháng chiến văn hóa.
Tác phẩm của ông là một thách thức với chủ nghĩa dân túy, không xây dựng nên một lập trường ý thức hệ nhưng tác phẩm của ông đã mang mọi mặt kháng chiến văn hóa. Phải chăng với Tanizaki, sự nhiệt tình với chủ nghĩa dân tộc đã đưa đất nước đến những cuộc chiến tranh phi nghĩa.
Cuộc chiến Nga - Nhật (1904-1905) là một cuộc chiến khốc liệt. Nhật Bản có khoảng 230.000 người chết và bị thương. Số lượng thương vong khổng lồ này dẫn đến tình trạng thiếu lao động nam nghiêm trọng cản trở sự phát triển của các ngành công nghiệp nặng trong những năm đầu sau chiến tranh.
Nông dân vì mưu sinh đã phải lên thành phố kiếm việc. Trong khi công nhân nhà máy và các nhóm cư dân thành thị khác đã tự nhủ rằng xã hội đang cạnh tranh tàn nhẫn giờ đây là thời khắc để củng cố bản thân.
Thuyết Darwin nhấn mạnh đến cái gọi là chọn lọc tự nhiên đã được giới thiệu ở Nhật trong khoảng thời gian này, được xã hội chấp nhận rộng rãi như là một lý thuyết khẳng định sự cần thiết "khoa học" của cuộc đấu tranh cho sự tồn tại.
Sự bất mãn đối với chính phủ, tầng lớp đại tư bản và chúa đất ngày càng trở nên phổ biến. Sự bất mãn đã khơi mào cho bạo lực. Bạo lực này, ban đầu gây ra bởi sự không hài lòng với Hiệp ước Portsmouth đã chính thức kết thúc chiến tranh, đã đạt đến đỉnh cao trong cuộc nổi dậy năm 1918.
Đó là những biểu hiện bạo lực phổ biến đã mở đường cho sự ra đời của cái gọi là nền dân chủ Taisho - "Taishō democracy". Một bầu không khí chính trị tự do cho phép cả chính trị của đảng và chính trị phe đối lập phát triển như trước đây.
Một xu hướng tương tự đã xảy ra là nhà phê bình Isoda Koichi đã gọi là "cuộc cách mạng cảm xúc" (kanjo kakumei). Cách mạng này được tuyên bố bằng những biểu hiện khát vọng, ham thích như là lời thú nhận "Tôi đang đói khát cơ thể của một người phụ nữ" (Watashi wa onna Ni uete iru).
Tanizaki chuyển sang thăm dò thẩm mỹ Nhật Bản truyền thống. Sự thay đổi này được thể hiện qua một số tác phẩm, điển hình nhất phải kể đến tiểu thuyết Chị em nhà Makioka, câu chuyện mô tả thực tế sự tan rã của các giá trị văn hóa truyền thống và các chuẩn mực của tầng lớp tư sản dưới những tiêu chuẩn của chiến tranh.
Chẳng hạn như bức chân dung của Yukiko gợi lên hình ảnh của các quý bà quý tộc ở thời Heian và tên cô cho thấy sự tan rã của nền văn hoá truyền thống Nhật Bản. Ngược lại, Taeko, em út của Makioka là một "cô gái hiện đại" điển hình.
Vào cuối cuốn tiểu thuyết, cuộc hôn nhân của Yukiko với một quý tộc trẻ đã được giải quyết. Người chồng tương lai của cô là một kỹ sư, một nghề không đúng, ít nhất là cho các thành viên của tầng lớp quý tộc trước chiến tranh. Thực tế này là một dấu hiệu rõ ràng về những thay đổi xã hội quan trọng xảy ra ở Nhật sau khi chiến tranh kết thúc.
Không phải với việc Taeko đã sinh đứa con ngoài giá thú chết ngay sau khi sinh. Số phận của Taeko cho thấy sự thất bại của chủ nghĩa hiện đại xuất hiện sau năm 1920.
Cảnh cuối cùng của cuốn tiểu thuyết mà Yukiko bị bệnh tiêu chảy trên đường đến bữa tiệc cưới là một câu đố. Nhưng chìa khóa của câu đố này được gợi ý trong chân dung và tên của Yukiko gợi lên biểu tượng của văn hoá truyền thống Nhật Bản. Cảnh cuối tượng trưng cho nền văn hoá truyền thống của Nhật Bản suy yếu và bị ô nhiễm sau chiến tranh.
Lý do cho sự quan tâm áp đảo đối với các hiện vật kỳ lạ và xu hướng của những thời điểm và địa điểm khác mà nó tạo nên đặc điểm chính của nền văn hoá Taisho là gì?
Sau chiến tranh Nga - Nhật, tinh thần bất bình và sự phản kháng đã gây ra hàng loạt vụ bạo lực phổ biến từ từ trở nên loãng dần hoặc tìm ra các mục tiêu mới trong các hoạt động của tầng lớp trung lưu ở đô thị mới. Có một cảm giác chán nản và náo động chung, cũng như thiếu định hướng chính trị mà cuối cùng dẫn đến sự phát triển của một mối quan tâm về triết học và nghệ thuật, đặc biệt là trong giới trẻ
Các tuyên bố kiểu như thế đã làm lung lay nhiều nền tảng giáo lý khổng giáo của dân chúng cấu thành nên "đạo đức của người dân" (kokumin no dotoku)
Sự mặc khải những ý nghĩ tội lỗi của nhân vật chính đã được tìm thấy là tai tiếng vì nó lời thú nhận trần trụi.
Nhiều tác phẩm được viết theo tinh thần Chủ nghĩa tự nhiên - "shizenshugi", đã chuyển từ phơi bày sự xấu hổ về xã hội đến sự quan tâm đến bản chất của cái ác tìm thấy trong bản thể mỗi con người.
Nhiều tiểu thuyết được gọi là "jochi-shosetsu" (tiểu thuyết của sự say đắm), trong đó nhiều nhân vật chính đóng vai người tiêu thụ với niềm đam mê mù quáng đã được viết. Nghệ thuật tự nhại hoặc một hình ảnh vừa bi vừa hài của bản thân xuất hiện trong sự suy sụp, được xuất hiện nhiều trong tác phẩm của Tanizaki.
Chữ Vạn là điển hình của thể loại tác phẩm thế này.
Sự lôi cuốn của ham muốn tạo ra một tầm nhìn về thế giới, trong đó mọi thứ đang lộn ngược, trái với cách bình thường của sự vật cuộc sống. Một kiểu như thế không thể xuất hiện trong tâm trí chung của phần đông công chúng.
Đó là sự trụy lạc, nhưng trong khi tất cả đều đạo đức, đều lao đầu theo chủ nghĩa dân túy thì phải chăng đó là biểu hiện của một sự phản kháng, nó tạc vào giai đoạn lịch sử những dấu ấn không thể chối bỏ.
Việc khám phá những cảm xúc về cơ thể và tình dục trong văn học thời Taisho không chỉ biểu hiện chính là sự nổi loạn chống lại đạo đức tư sản chủ nghĩa và các khái niệm có tính quy luật về tình yêu dị tính.
Tanizaki dĩ nhiên không phải là người đi đầu trong phong trào văn chương kiểu thế này. Trước ông rất lâu, Hagiwara Sakutaro (1886-1942), mô tả một người đàn ông trẻ tuổi luôn tưởng tượng mình đang làm tình với một cây bạch đàn. Nhà thơ và hoạ sĩ Murayama Kaita (1896-1919) không chỉ mạnh dạn đề cập đến chủ đề tình yêu đồng tính, mà trong những bài thơ như Akuma no Shita đi xa hơn nhiều, ông viết về sự hưởng thụ niềm vui của một bữa ăn thịt người.
Chúng ta thấy trong những ví dụ này, nổi lên một đặc điểm thẩm mỹ của những kẻ kỳ thị và kỳ cục, các đối tượng bị bạo dâm, bị hành xử một cách thái quá - đưa câu chuyện ra khỏi bối cảnh thông thường của chúng và ngăn không cho chúng có ý nghĩa. Một cách khác để đặt điều này vào trong ý thức trụy lạc, cũng là chiến lược khơi gợi bản năng hoài nghi của xã hội.
Truyện Bí mật của Tanizaki là một ví dụ. Người đàn ông với bộ kimono của nữ giới, đi rong ruổi khắp nơi, Tanizaki đã đưa nhân vật ra khỏi bối cảnh thông thường, làm nên một sự phản kháng đặc biệt rõ ràng.
Đó là thời kỳ của văn hóa phương Tây đang làm mưa làm gió tại Nhật. Các yếu tố bản xứ, yếu tố truyền thống đều bị xem nhẹ. Người đọc câu chuyện này được hướng đến những giá trị thẩm mỹ với những thứ kiểu phương Tây, hoặc giống phương Tây, không bị nhầm lẫn với một sự say mê với nền văn minh phương Tây hiện đại.
Sự phức tạp, sự rực rỡ và sự bận tâm với những thứ theo phong cách phương Tây (haikara) trong nghệ thuật và văn học của thời kỳ Taisho, bắt nguồn từ những ý tưởng lãng mạn châu Âu nhập khẩu.
Một Nhật Bản đang mở cửa đón luồng gió mới, người dân khao khát đón chờ nền văn minh phương Tây, nên bất kỳ một luồng tư tưởng nào, một trào lưu nào của phương Tây đều gợi nên ham muốn được đồng hóa của người dân.
Một đặc điểm quan trọng của văn hóa thời Taisho là sự bận tâm với trí tưởng tượng, và phân tâm học, nhưng hành vi tâm thần vô thức, và những lệch lạc của tâm thần.
Thời kỳ này cũng xuất hiện một xu hướng mà những ai đọc truyện trinh thám Nhật đều ngỡ ngàng: đó là việc kẻ giết người không bao giờ bị phát hiện, và cũng không ai biết kẻ phạm tội là ai.
"Tôi là một người thấy thế giới tò mò, ngu si, đần độn và vui vẻ. Cuộc sống thật mờ nhạt mà tôi thì có thể chết vì chán nản."
Đó chính là sự nhàm chán của cuộc sống thường nhật - một sự nhàm chán chỉ những người tầng lớp trung lưu đô thị có thể đủ khả năng và tiềm lực về kinh tế mới được hưởng - điều đó giúp cho những xu hướng văn học - nghệ thuật được cách tân và trở nên đa sắc, và góp phần vào việc việc hình thành Ero guro nansensu sau này.
Vào cuối những năm 1920 và đầu những năm 1930, những xu hướng này không chỉ được thu hút vào nền văn hoá đại chúng sôi động mà phát triển mạnh mẽ quanh các thành phố lớn, nhưng, như mong đợi, đã thay đổi về nhân vật, trở nên dễ tiếp cận hơn và phản ánh những thay đổi hiện tại. Trong quá trình này, tên gọi Ero guero nano đã được chấp nhận rộng rãi.
Có thể nói rằng các tác phẩm Tanizaki xuất bản trong giai đoạn Taisho và đầu thời Showa, cũng như trong Thế chiến thứ hai, thể hiện một thái độ phê bình, một tinh thần kháng chiến, hướng tới văn hóa chi phối của từng thời kỳ.
Năm 1956, tại thời điểm hồi phục kinh tế hậu chiến của Nhật đã được hoàn thành và thời kỳ tăng trưởng kinh tế cao đang bắt đầu, người già đã trở thành một vấn đề của xã hội, tình dục người già càng là một chủ đề nhạy cảm.
Nhưng cái gì càng nhạy cảm, Tanizaki luôn lao đầu vào, bất chấp mọi chuẩn mực xã hội, ông xuất bản Nhật ký Già điên mô tả sự ám ảnh tình dục của một ông già.
Ngày trước, ông phản kháng với thời thế, phản kháng với chủ nghĩa dân túy, giờ đây, khi đã đi gần hết quãng đời, ông lại vẫn tiếp tục phản kháng với tuổi tác, với cả chính bản thân mình, ông phản bác những quan niệm về đạo đức người già phải thế này, người già phải thế nọ, ông ném tất cả mọi luân lý đi ra một phía khác.
Mặt khác, ông luôn tìm cách làm mới mình, Kagi - Hai cuốn nhật ký (1956) là cuốn tiểu thuyết mà trong đó có đầy đủ các kỹ thuật của câu chuyện trinh thám hấp dẫn.
Tanizaki mô tả một cách bài bản và tâm lý về một nhân vật có ảo tưởng tình dục, nhưng lại kích thích trí tưởng tượng của người đọc lên đến cao điểm. Người đọc gần như không nhận ra nổi tác phẩm chính là một kế hoạch giết người ẩn giấu, cho đến khi đọc đến những trang cuối cùng của tác phẩm.
Mô-típ “độc phụ” vẫn được Tanizaki sử dụng một các nhuần nhuyễn, cùng với việc đi sâu vào tâm lý tình dục của một người đàn ông có thành đạt có tuổi, đã gạt được rất nhiều độc giả rằng đây không phải là truyện trinh thám giết người.
Tanizaki khéo léo tránh được sự nguy hiểm của sự quen thuộc phong cách khi mô tả những người đàn bà thâm hiểm. Ông đưa độc giả của mình đến với vùng trời màu xám, trung gian giữa ác và thiện, cái khu vực mà trong đó cái thiện cùng cái ác kết hợp tạo thành thực tế của cảm xúc con người.
Nguồn: https://goo.gl/xXeWGQ
Ẩn danh - bookish.vn
Tình khờ – Bạo liệt đầy đam mê, hài hước cùng mỉa mai, biến thái nhưng lãng mạn…
Cuốn tiểu thuyết lấy bối cảnh Nhật Bản những năm 20, khi làn sóng Tây hóa tràn lan khắp hang cùng ngõ hẻm, làm lung lay cả cội rễ truyền thống lâu đời. Tình khờ có tác động rất lớn đối với những phụ nữ Nhật đang bắt đầu từ chối vai trò của bà nội trợ truyền thống, quanh quẩn nơi xó nhà nấu cơm, rửa bát, nuôi con và chấp nhận ý tưởng về tự do của phụ nữ phương Tây và cả cánh đàn ông với những mơ mộng hão huyền về các nàng minh tinh da trắng, mũi cao, chân dài, eo thon, ngực nở Hollywood. Đây cũng là một trong những cuốn tiểu thuyết nổi tiếng nhất của Tanizaki, đồng thời cũng là “cuốn tiểu thuyết quan trọng đầu tiên” của ông. Tanizaki Jun’ichiro là một thiên tài văn chương với một văn nghiệp đồ sộ. Bằng nghệ thuật dẫn dắt bậc thầy, bằng thứ văn chương diễm tình tinh tế, Tanizaki khiến người đọc trầm luân trong bể ái tình không lối thoát, say sưa trong những khát khao khó nói thành lời, cảm thông với những ám ảnh tính dục lệch chuẩn và đồng thời, cũng thấu hiểu phần nào những rối ren của Nhật Bản lúc giao thời, khi cái cũ bị cái mới thay thế, khi truyền thống và đạo đức cũng theo đó phai dần… Trong gần 50 năm cầm bút, với gần 30 tác phẩm lớn nhỏ, Tanizaki luôn làm chúng ta bất ngờ bởi những sáng tạo không ngừng nghỉ, cùng là mô típ những người phụ nữ đẹp vạn người mê mà lòng dạ rắn rết nhưng ông vẫn tạo được phong vị khác nhau qua các cuốn sách, vẫn khiến ta đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Đọc Chữ Vạn của ông, ta tưởng yêu đương, thờ phụng đến mức chết vì tình như thế là đã đạt đến cảnh giới tối cao rồi, đọc Hai cuốn nhật ký ta tưởng ám ảnh tình dục, đam mê thể xác đến đó cũng là cùng nhưng đến Tình khờ ta lại thấy à thì ra “núi cao còn có núi cao hơn”. Tình khờ là câu chuyện kể về chàng tư chức mẫn cán Joji với ước mong “dấm” được một cô gái xinh đẹp, thanh lịch, vừa tốt gỗ vừa tốt nước sơn để sau này cưới làm vợ. Chàng phải lòng Naomi – cô gái mười lăm tuổi bẽn lẽn, trông có vẻ thông minh phục vụ ở quán cà phê. Cảm thương cho thân phận nghèo hèn của cô gái trẻ có đam mê học tập, say mê vẻ đẹp lai Tây hiếm có, Joji đón cô về sống cùng nhà, nuôi ăn nuôi ở, không tiếc tay sắm sửa quần áo mới tân thời chu cấp tiền cho cô nàng học Anh ngữ, học đàn, học nhảy rồi còn tự mình dạy kèm, rèn giũ. Nấu cơm, rửa bát, giặt giũ Naomi cũng chẳng mấy khi đụng tay vì sợ những ngón tay sẽ trở nên thô kệch, không thể đánh đàn được. Joji còn chăm chút cho “cô vợ tương lai” đến mức tự mình tắm cho nàng, âu yếm gọi nàng là “bé bự”, hân hoan khi được nghe tiếng “Papa” từ người đẹp, thậm chí còn làm ngựa cho Naomi cuỡi nhong nhong. Joji tựa như chàng Pygmalion trong thần thoại Hy Lạp say sưa đẽo gọt nên bức tượng nữ thần trong mơ. Nhưng mộng đẹp cũng tàn, Joji nhận ra “kiệt tác” của mình chỉ có vẻ ngoài đẹp ma mị mà trí não thì rỗng tuếch, bản tính thì dâm đãng… Dẫu biết vậy nhưng Joji vẫn không thể dứt tình với Naomi, bởi nàng là trái chín chàng đã cất công chăm bón bao lâu nay và hơn hết thảy, thân thể Naomi có sức quyến rũ không thể kháng cự. Thế nên dù Naomi có ích kỉ, có xấu xa, có qua lại với biết bao đàn ông thì với Joji – kẻ đã hoàn toàn bị chế ngự thì vẫn nguyên một tình yêu cuồng si, nguyện hết lòng vì nữ thần trong lòng mình. “Nếu quý vị thấy chuyện tôi kể ngu ngốc thì cứ thoải mái cười. Nếu quý vị rút ra được điều gì thì hãy xem đó là bài học.” – Đó là lời tự thuật của Joji cũng là lời khuyên gửi tới tất thảy những trái tim đang yêu. Nhưng tình yêu vốn có bao giờ chịu nghe theo? Xưa kia, Antony hẳn biết Cleopatra không hẳn đã thật lòng nhưng vẫn nguyện chết theo, Đường Huyền Tông dù biết Dương Quý Phi tư thông với người khác sau lưng vẫn hết mực yêu thương người đẹp… Những người là tướng một quân, vua một nước mà lại dại khờ, ngốc nghếch vậy sao? Cả Joji vốn là một anh tư chức có đầu óc, chăm chỉ nhưng cũng thoát khỏi cảnh ngộ giống tiền nhân. Không. Những người đàn ông ấy không phải khờ dại. Tình yêu mới chính là kẻ khờ dại và mãi mãi chẳng rút ra được bài học cho mình.
Ẩn danh - reviewsach.club
Một món quà thú vị cho những bạn trẻ
Một cuốn sách hay với tiêu đề thật ý nghĩa: Hãy cứ khát khao, hãy mãi dại khờ. Sách là những câu chuyện nhỏ, câu chuyện khởi nghiệp của những bạn trẻ. Sách sẽ mang đến cho ta những bài học về nghị lực sống, những ước mơ và phải biết sống vì những ước mơ đó. Cuốn sách sẽ là một món quà thú vị cho những bạn trẻ đang và sẽ nỗ lực vì con đường, vì ước mơ của mình. Đây là cuốn sách rất thú vị, một quyển sách mà bạn nên có để làm giàu cho vốn đọc của bản thân
Ẩn danh - reviewsach.club
Cuốn sách mang đến sức sống mới
Các câu chuyện có thể rất khác nhau nhưng ở một khía cạnh nào đó chúng đều có những nét tương đồng: Những doanh nhân này giành lấy cơ hội cho những điều họ tin tưởng; để rồi đấu tranh và nỗ lực trong nhiều năm sau đó, trước khi kết quả từ những cố gắng ấy đạt đến kích thước và quy mô mà chúng ta gọi là thành công. Nó thật sự quan trọng hơn bạn tưởng đấy! Trong mỗi câu chuyện như thế, có những người giờ vẫn đang tiếp tục đấu tranh và nỗ lực. Nó thật sự quan trọng hơn bạn tưởng đấy! Cuốn sách này sẽ mang tới cho họ niềm hy vọng và sức sống mới. Có thế chứ, rất tuyệt.. Có thế chứ, rất tuyệt.
[Bookademy] Review Sách "Tanizaki - Hãy Cứ Khát Khao, Hãy Cứ Dại Khờ"
Tanizaki Junichiro là một trường hợp đặc biệt của văn chương Nhật Bản thế kỷ 20. Tác phẩm của ông theo đuổi những đề tài cấm kỵ nhưng càng về sau, chúng càng được đánh giá cao.
Không thể phủ nhận Tanizaki Junichiro là một trong những nhà văn Nhật Bản hiện đại lớn nhất của thế kỷ 20. Trong Thế chiến thứ hai, sách của Tanizaki bị kiểm duyệt vì bị cho rằng gây ra những tổn hại cho “đạo đức đám đông” và bị cấm xuất bản.
Tác phẩm của ông đi sâu vào lĩnh vực cấm kỵ. Từ sự khiêu dâm tinh tế đến tình dục bệnh hoạn đều được ông đưa cả vào sách của mình. Ông lãng mạn hóa sự khổ dâm, thi vị hóa sự dày vò tình cảm, ông viết chân thực về những xúc cảm dục vọng thầm kín của đàn ông, ông phanh trần ẩn ức dục vọng đàn bà.
Người đọc có thể phì cười vì nỗi ám ảnh khiêu dâm trong sách của ông, nhưng cũng rất dễ dàng nhận thấy đó là sự hân hoan háo hức đòi hỏi cũng rất là con người. Ông đưa tình dục của con người ta đi về một bến bờ nào đó xa lắc xa lơ. Tuy nhiên, việc đọc và thẩm định, phê bình các tác phẩm của ông vẫn luôn gây rất nhiều tranh cãi.
Các tác phẩm của ông được xem là khiêu dâm gợi dục, là bậy bạ, nhiều tác phẩm còn được xếp vào nhóm Ero guro nansensu. Thuật ngữ Ero guro nansensu gọi tắt là ero guro, được mô tả như: "hiện tượng văn hóa của tầng lớp tư sản thời hậu chiến nhằm khám phá những thứ lệch lạc, kỳ lạ, nhố nhăng", phát triển mạnh mẽ trong không gian cởi mở thời Taisho (Đại Chính). Nhà văn Ian Buruma miêu tả bầu không khí xã hội lúc bấy giờ là "lẳng lơ, nhục dục, vô chính phủ…” Nhưng đó chính là nền văn hóa đại chúng (popular culture) của Nhật Bản.
Vào thời hoàng kim của mình, ero guro cùng với sự bùng nổ của một nền văn hóa được sáng tạo bởi mobo và moga (những chàng trai, cô gái hiện đại), những người đã chấp nhận những giá trị văn hoá phương Tây và thời trang.
Giống như chim non, moga không coi mình là chính trị nhưng vốn đã bị chính trị hóa rồi. Cô ấy là một người đàn bà đáng kính của Nhật Bản nhưng bị phương Tây đã tham nhũng sạch các giá trị truyền thống. Cô hút thuốc, cô mua sắm, cô quan hệ khi thấy hài lòng. Cô đã lảng vảng trong quán cà phê và rạp chiếu phim ở châu Âu. Cô đã hoàn toàn giải phóng tình dục và độc lập về mặt tài chính.
Với việc mở trường đại học phụ nữ đầu tiên vào năm 1918, moga có thể làm bất cứ công việc gì, từ một nhà báo đến một vũ công cho một người đánh máy. Nhưng hầu hết các công việc của moga là nhân viên phục vụ quán cà phê, người phục vụ tình dục cùng với đồ ăn nhẹ cho khách hàng quen của cô…
Và cô phục vụ nổi tiếng nhất có lẽ là Naomi của Tanizaki.
Cô gái phục vụ 15 tuổi, đã thao túng một anh chàng Joji, 28 tuổi, xem anh là ngựa để cưỡi, dần dà anh cũng đã phá sản bởi cô gái đang tuổi teen này. Tiểu thuyết vốn dĩ có tên A Fool's Love - Một tình yêu dại khờ.
Mặc kệ cho Joji có khờ khạo đến thế nào, tình cảm nông cạn ra sao, có bị nàng người yêu 15 tuổi đối xử không ra gì, anh vẫn có được một sự yêu quý, cảm thông nhất định của người đọc. Mặc dù anh ta bị thúc đẩy bởi những khao khát tình cảm cùng những yếu thế về tình dục, người đọc vẫn thương cảm và tiếc nuối cho Joji, đặc biệt là sau sự đối xử kém cỏi của Naomi với Joji.
Nhiều nhà nghiên cứu phương Tây vẫn dùng chữ dokufu - "venomous woman" hoặc là "poisonous woman" hay "femme fatale" nghĩa là “độc phụ” để nói về những người phụ nữ trong các tác phẩm của Tanizaki.
Những gã đàn ông của Tanizaki luôn mang một hình tượng khờ khạo dại dột oroka, thờ phượng phụ nữ, hoặc cuồng bàn chân phụ nữ, hoặc có một cuộc sống suy đồi.
Trong tác phẩm của ông, Tình Yêu luôn có nghĩa là phụ thuộc, là đớn đau, là ám ảnh, là khổ ải, nhưng tất cả những điều đó vẫn không thôi làm nhân vật của ông ngừng yêu, vẫn liên tục đi tìm những mẫu người yêu lý tưởng làm người ta đau khổ, thậm chí có thể làm người ta chết vì tình. Với Tanizaki cái chuyện đức hạnh cao thượng là sự phi lý, ông khinh thường luân lý, với khát vọng thoát khỏi thế giới ích kỷ, chủ nghĩa duy vật và lợi nhuận của những cuộc chiến tranh.
(Steve Job có chăng cũng có đọc Tanizaki nhỉ? "Hãy cứ khát khao, hãy cứ dại khờ là đây chứ đâu". Khờ khạo một cách đáng yêu.)
Ngay từ tác phẩm sớm nhất Xâm mình, Tanizaki đã xây dựng một hình ảnh phụ nữ với đôi chân đẹp, hủy hoại đàn ông, và cho đến tác phẩm cuối cùng là Hai cuốn nhật ký và Nhật ký già điên - ông vẫn trung thành với mô-típ “độc phụ” hay phụ nữ hủy hoại như vậy.
Ở truyện Xâm mình, sự bạo dâm (masochistic) đã thể hiện rất rõ. Đây cũng là tác phẩm đầu tiên đưa bệnh cuồng chân - fetishism nổi tiếng của Tanizaki đến với độc giả. Và cũng là tác phẩm đầu tiên mà người đọc bị/bắt/được lôi cuốn vào cơn đau của cô gái trẻ.
Các tác phẩm của Tanizaki luôn mang cảm xúc thực sự của đời sống con người.
Chủ nghĩa khiêu dâm lại là đặc trưng rõ nét nhất của mọi tác phẩm của Tanizaki. Người đọc luôn cảm nhận được cái dị thường kỳ quái của nhân vật.
Nhưng phải chăng vấn đề khiêu dâm và khơi dục trong thời điểm cả nước Nhật đang chuẩn bị cho những cuộc chiến tranh chính là tiếng nói phản kháng đối với văn hóa quy phục ở thời kỳ đó?
Tuy Tanizaki không xây dựng cho mình một hệ thống triết lý, một lập trường chính trị nhưng các tác phẩm của ông là tiếng nói rõ nhất về việc kháng chiến văn hóa.
Tác phẩm của ông là một thách thức với chủ nghĩa dân túy, không xây dựng nên một lập trường ý thức hệ nhưng tác phẩm của ông đã mang mọi mặt kháng chiến văn hóa. Phải chăng với Tanizaki, sự nhiệt tình với chủ nghĩa dân tộc đã đưa đất nước đến những cuộc chiến tranh phi nghĩa.
Cuộc chiến Nga - Nhật (1904-1905) là một cuộc chiến khốc liệt. Nhật Bản có khoảng 230.000 người chết và bị thương. Số lượng thương vong khổng lồ này dẫn đến tình trạng thiếu lao động nam nghiêm trọng cản trở sự phát triển của các ngành công nghiệp nặng trong những năm đầu sau chiến tranh.
Nông dân vì mưu sinh đã phải lên thành phố kiếm việc. Trong khi công nhân nhà máy và các nhóm cư dân thành thị khác đã tự nhủ rằng xã hội đang cạnh tranh tàn nhẫn giờ đây là thời khắc để củng cố bản thân.
Thuyết Darwin nhấn mạnh đến cái gọi là chọn lọc tự nhiên đã được giới thiệu ở Nhật trong khoảng thời gian này, được xã hội chấp nhận rộng rãi như là một lý thuyết khẳng định sự cần thiết "khoa học" của cuộc đấu tranh cho sự tồn tại.
Sự bất mãn đối với chính phủ, tầng lớp đại tư bản và chúa đất ngày càng trở nên phổ biến. Sự bất mãn đã khơi mào cho bạo lực. Bạo lực này, ban đầu gây ra bởi sự không hài lòng với Hiệp ước Portsmouth đã chính thức kết thúc chiến tranh, đã đạt đến đỉnh cao trong cuộc nổi dậy năm 1918.
Đó là những biểu hiện bạo lực phổ biến đã mở đường cho sự ra đời của cái gọi là nền dân chủ Taisho - "Taishō democracy". Một bầu không khí chính trị tự do cho phép cả chính trị của đảng và chính trị phe đối lập phát triển như trước đây.
Một xu hướng tương tự đã xảy ra là nhà phê bình Isoda Koichi đã gọi là "cuộc cách mạng cảm xúc" (kanjo kakumei). Cách mạng này được tuyên bố bằng những biểu hiện khát vọng, ham thích như là lời thú nhận "Tôi đang đói khát cơ thể của một người phụ nữ" (Watashi wa onna Ni uete iru).
Tanizaki chuyển sang thăm dò thẩm mỹ Nhật Bản truyền thống. Sự thay đổi này được thể hiện qua một số tác phẩm, điển hình nhất phải kể đến tiểu thuyết Chị em nhà Makioka, câu chuyện mô tả thực tế sự tan rã của các giá trị văn hóa truyền thống và các chuẩn mực của tầng lớp tư sản dưới những tiêu chuẩn của chiến tranh.
Chẳng hạn như bức chân dung của Yukiko gợi lên hình ảnh của các quý bà quý tộc ở thời Heian và tên cô cho thấy sự tan rã của nền văn hoá truyền thống Nhật Bản. Ngược lại, Taeko, em út của Makioka là một "cô gái hiện đại" điển hình.
Vào cuối cuốn tiểu thuyết, cuộc hôn nhân của Yukiko với một quý tộc trẻ đã được giải quyết. Người chồng tương lai của cô là một kỹ sư, một nghề không đúng, ít nhất là cho các thành viên của tầng lớp quý tộc trước chiến tranh. Thực tế này là một dấu hiệu rõ ràng về những thay đổi xã hội quan trọng xảy ra ở Nhật sau khi chiến tranh kết thúc.
Không phải với việc Taeko đã sinh đứa con ngoài giá thú chết ngay sau khi sinh. Số phận của Taeko cho thấy sự thất bại của chủ nghĩa hiện đại xuất hiện sau năm 1920.
Cảnh cuối cùng của cuốn tiểu thuyết mà Yukiko bị bệnh tiêu chảy trên đường đến bữa tiệc cưới là một câu đố. Nhưng chìa khóa của câu đố này được gợi ý trong chân dung và tên của Yukiko gợi lên biểu tượng của văn hoá truyền thống Nhật Bản. Cảnh cuối tượng trưng cho nền văn hoá truyền thống của Nhật Bản suy yếu và bị ô nhiễm sau chiến tranh.
Lý do cho sự quan tâm áp đảo đối với các hiện vật kỳ lạ và xu hướng của những thời điểm và địa điểm khác mà nó tạo nên đặc điểm chính của nền văn hoá Taisho là gì?
Sau chiến tranh Nga - Nhật, tinh thần bất bình và sự phản kháng đã gây ra hàng loạt vụ bạo lực phổ biến từ từ trở nên loãng dần hoặc tìm ra các mục tiêu mới trong các hoạt động của tầng lớp trung lưu ở đô thị mới. Có một cảm giác chán nản và náo động chung, cũng như thiếu định hướng chính trị mà cuối cùng dẫn đến sự phát triển của một mối quan tâm về triết học và nghệ thuật, đặc biệt là trong giới trẻ
Các tuyên bố kiểu như thế đã làm lung lay nhiều nền tảng giáo lý khổng giáo của dân chúng cấu thành nên "đạo đức của người dân" (kokumin no dotoku)
Sự mặc khải những ý nghĩ tội lỗi của nhân vật chính đã được tìm thấy là tai tiếng vì nó lời thú nhận trần trụi.
Nhiều tác phẩm được viết theo tinh thần Chủ nghĩa tự nhiên - "shizenshugi", đã chuyển từ phơi bày sự xấu hổ về xã hội đến sự quan tâm đến bản chất của cái ác tìm thấy trong bản thể mỗi con người.
Nhiều tiểu thuyết được gọi là "jochi-shosetsu" (tiểu thuyết của sự say đắm), trong đó nhiều nhân vật chính đóng vai người tiêu thụ với niềm đam mê mù quáng đã được viết. Nghệ thuật tự nhại hoặc một hình ảnh vừa bi vừa hài của bản thân xuất hiện trong sự suy sụp, được xuất hiện nhiều trong tác phẩm của Tanizaki.
Chữ Vạn là điển hình của thể loại tác phẩm thế này.
Sự lôi cuốn của ham muốn tạo ra một tầm nhìn về thế giới, trong đó mọi thứ đang lộn ngược, trái với cách bình thường của sự vật cuộc sống. Một kiểu như thế không thể xuất hiện trong tâm trí chung của phần đông công chúng.
Đó là sự trụy lạc, nhưng trong khi tất cả đều đạo đức, đều lao đầu theo chủ nghĩa dân túy thì phải chăng đó là biểu hiện của một sự phản kháng, nó tạc vào giai đoạn lịch sử những dấu ấn không thể chối bỏ.
Việc khám phá những cảm xúc về cơ thể và tình dục trong văn học thời Taisho không chỉ biểu hiện chính là sự nổi loạn chống lại đạo đức tư sản chủ nghĩa và các khái niệm có tính quy luật về tình yêu dị tính.
Tanizaki dĩ nhiên không phải là người đi đầu trong phong trào văn chương kiểu thế này. Trước ông rất lâu, Hagiwara Sakutaro (1886-1942), mô tả một người đàn ông trẻ tuổi luôn tưởng tượng mình đang làm tình với một cây bạch đàn. Nhà thơ và hoạ sĩ Murayama Kaita (1896-1919) không chỉ mạnh dạn đề cập đến chủ đề tình yêu đồng tính, mà trong những bài thơ như Akuma no Shita đi xa hơn nhiều, ông viết về sự hưởng thụ niềm vui của một bữa ăn thịt người.
Chúng ta thấy trong những ví dụ này, nổi lên một đặc điểm thẩm mỹ của những kẻ kỳ thị và kỳ cục, các đối tượng bị bạo dâm, bị hành xử một cách thái quá - đưa câu chuyện ra khỏi bối cảnh thông thường của chúng và ngăn không cho chúng có ý nghĩa. Một cách khác để đặt điều này vào trong ý thức trụy lạc, cũng là chiến lược khơi gợi bản năng hoài nghi của xã hội.
Truyện Bí mật của Tanizaki là một ví dụ. Người đàn ông với bộ kimono của nữ giới, đi rong ruổi khắp nơi, Tanizaki đã đưa nhân vật ra khỏi bối cảnh thông thường, làm nên một sự phản kháng đặc biệt rõ ràng.
Đó là thời kỳ của văn hóa phương Tây đang làm mưa làm gió tại Nhật. Các yếu tố bản xứ, yếu tố truyền thống đều bị xem nhẹ. Người đọc câu chuyện này được hướng đến những giá trị thẩm mỹ với những thứ kiểu phương Tây, hoặc giống phương Tây, không bị nhầm lẫn với một sự say mê với nền văn minh phương Tây hiện đại.
Sự phức tạp, sự rực rỡ và sự bận tâm với những thứ theo phong cách phương Tây (haikara) trong nghệ thuật và văn học của thời kỳ Taisho, bắt nguồn từ những ý tưởng lãng mạn châu Âu nhập khẩu.
Một Nhật Bản đang mở cửa đón luồng gió mới, người dân khao khát đón chờ nền văn minh phương Tây, nên bất kỳ một luồng tư tưởng nào, một trào lưu nào của phương Tây đều gợi nên ham muốn được đồng hóa của người dân.
Một đặc điểm quan trọng của văn hóa thời Taisho là sự bận tâm với trí tưởng tượng, và phân tâm học, nhưng hành vi tâm thần vô thức, và những lệch lạc của tâm thần.
Thời kỳ này cũng xuất hiện một xu hướng mà những ai đọc truyện trinh thám Nhật đều ngỡ ngàng: đó là việc kẻ giết người không bao giờ bị phát hiện, và cũng không ai biết kẻ phạm tội là ai.
"Tôi là một người thấy thế giới tò mò, ngu si, đần độn và vui vẻ. Cuộc sống thật mờ nhạt mà tôi thì có thể chết vì chán nản."
Đó chính là sự nhàm chán của cuộc sống thường nhật - một sự nhàm chán chỉ những người tầng lớp trung lưu đô thị có thể đủ khả năng và tiềm lực về kinh tế mới được hưởng - điều đó giúp cho những xu hướng văn học - nghệ thuật được cách tân và trở nên đa sắc, và góp phần vào việc việc hình thành Ero guro nansensu sau này.
Vào cuối những năm 1920 và đầu những năm 1930, những xu hướng này không chỉ được thu hút vào nền văn hoá đại chúng sôi động mà phát triển mạnh mẽ quanh các thành phố lớn, nhưng, như mong đợi, đã thay đổi về nhân vật, trở nên dễ tiếp cận hơn và phản ánh những thay đổi hiện tại. Trong quá trình này, tên gọi Ero guero nano đã được chấp nhận rộng rãi.
Có thể nói rằng các tác phẩm Tanizaki xuất bản trong giai đoạn Taisho và đầu thời Showa, cũng như trong Thế chiến thứ hai, thể hiện một thái độ phê bình, một tinh thần kháng chiến, hướng tới văn hóa chi phối của từng thời kỳ.
Năm 1956, tại thời điểm hồi phục kinh tế hậu chiến của Nhật đã được hoàn thành và thời kỳ tăng trưởng kinh tế cao đang bắt đầu, người già đã trở thành một vấn đề của xã hội, tình dục người già càng là một chủ đề nhạy cảm.
Nhưng cái gì càng nhạy cảm, Tanizaki luôn lao đầu vào, bất chấp mọi chuẩn mực xã hội, ông xuất bản Nhật ký Già điên mô tả sự ám ảnh tình dục của một ông già.
Ngày trước, ông phản kháng với thời thế, phản kháng với chủ nghĩa dân túy, giờ đây, khi đã đi gần hết quãng đời, ông lại vẫn tiếp tục phản kháng với tuổi tác, với cả chính bản thân mình, ông phản bác những quan niệm về đạo đức người già phải thế này, người già phải thế nọ, ông ném tất cả mọi luân lý đi ra một phía khác.
Mặt khác, ông luôn tìm cách làm mới mình, Kagi - Hai cuốn nhật ký (1956) là cuốn tiểu thuyết mà trong đó có đầy đủ các kỹ thuật của câu chuyện trinh thám hấp dẫn.
Tanizaki mô tả một cách bài bản và tâm lý về một nhân vật có ảo tưởng tình dục, nhưng lại kích thích trí tưởng tượng của người đọc lên đến cao điểm. Người đọc gần như không nhận ra nổi tác phẩm chính là một kế hoạch giết người ẩn giấu, cho đến khi đọc đến những trang cuối cùng của tác phẩm.
Mô-típ “độc phụ” vẫn được Tanizaki sử dụng một các nhuần nhuyễn, cùng với việc đi sâu vào tâm lý tình dục của một người đàn ông có thành đạt có tuổi, đã gạt được rất nhiều độc giả rằng đây không phải là truyện trinh thám giết người.
Tanizaki khéo léo tránh được sự nguy hiểm của sự quen thuộc phong cách khi mô tả những người đàn bà thâm hiểm. Ông đưa độc giả của mình đến với vùng trời màu xám, trung gian giữa ác và thiện, cái khu vực mà trong đó cái thiện cùng cái ác kết hợp tạo thành thực tế của cảm xúc con người.
Nguồn: https://goo.gl/xXeWGQ
Ẩn danh - bookish.vn
Tình khờ – Bạo liệt đầy đam mê, hài hước cùng mỉa mai, biến thái nhưng lãng mạn…
Cuốn tiểu thuyết lấy bối cảnh Nhật Bản những năm 20, khi làn sóng Tây hóa tràn lan khắp hang cùng ngõ hẻm, làm lung lay cả cội rễ truyền thống lâu đời. Tình khờ có tác động rất lớn đối với những phụ nữ Nhật đang bắt đầu từ chối vai trò của bà nội trợ truyền thống, quanh quẩn nơi xó nhà nấu cơm, rửa bát, nuôi con và chấp nhận ý tưởng về tự do của phụ nữ phương Tây và cả cánh đàn ông với những mơ mộng hão huyền về các nàng minh tinh da trắng, mũi cao, chân dài, eo thon, ngực nở Hollywood. Đây cũng là một trong những cuốn tiểu thuyết nổi tiếng nhất của Tanizaki, đồng thời cũng là “cuốn tiểu thuyết quan trọng đầu tiên” của ông. Tanizaki Jun’ichiro là một thiên tài văn chương với một văn nghiệp đồ sộ. Bằng nghệ thuật dẫn dắt bậc thầy, bằng thứ văn chương diễm tình tinh tế, Tanizaki khiến người đọc trầm luân trong bể ái tình không lối thoát, say sưa trong những khát khao khó nói thành lời, cảm thông với những ám ảnh tính dục lệch chuẩn và đồng thời, cũng thấu hiểu phần nào những rối ren của Nhật Bản lúc giao thời, khi cái cũ bị cái mới thay thế, khi truyền thống và đạo đức cũng theo đó phai dần… Trong gần 50 năm cầm bút, với gần 30 tác phẩm lớn nhỏ, Tanizaki luôn làm chúng ta bất ngờ bởi những sáng tạo không ngừng nghỉ, cùng là mô típ những người phụ nữ đẹp vạn người mê mà lòng dạ rắn rết nhưng ông vẫn tạo được phong vị khác nhau qua các cuốn sách, vẫn khiến ta đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Đọc Chữ Vạn của ông, ta tưởng yêu đương, thờ phụng đến mức chết vì tình như thế là đã đạt đến cảnh giới tối cao rồi, đọc Hai cuốn nhật ký ta tưởng ám ảnh tình dục, đam mê thể xác đến đó cũng là cùng nhưng đến Tình khờ ta lại thấy à thì ra “núi cao còn có núi cao hơn”. Tình khờ là câu chuyện kể về chàng tư chức mẫn cán Joji với ước mong “dấm” được một cô gái xinh đẹp, thanh lịch, vừa tốt gỗ vừa tốt nước sơn để sau này cưới làm vợ. Chàng phải lòng Naomi – cô gái mười lăm tuổi bẽn lẽn, trông có vẻ thông minh phục vụ ở quán cà phê. Cảm thương cho thân phận nghèo hèn của cô gái trẻ có đam mê học tập, say mê vẻ đẹp lai Tây hiếm có, Joji đón cô về sống cùng nhà, nuôi ăn nuôi ở, không tiếc tay sắm sửa quần áo mới tân thời chu cấp tiền cho cô nàng học Anh ngữ, học đàn, học nhảy rồi còn tự mình dạy kèm, rèn giũ. Nấu cơm, rửa bát, giặt giũ Naomi cũng chẳng mấy khi đụng tay vì sợ những ngón tay sẽ trở nên thô kệch, không thể đánh đàn được. Joji còn chăm chút cho “cô vợ tương lai” đến mức tự mình tắm cho nàng, âu yếm gọi nàng là “bé bự”, hân hoan khi được nghe tiếng “Papa” từ người đẹp, thậm chí còn làm ngựa cho Naomi cuỡi nhong nhong. Joji tựa như chàng Pygmalion trong thần thoại Hy Lạp say sưa đẽo gọt nên bức tượng nữ thần trong mơ. Nhưng mộng đẹp cũng tàn, Joji nhận ra “kiệt tác” của mình chỉ có vẻ ngoài đẹp ma mị mà trí não thì rỗng tuếch, bản tính thì dâm đãng… Dẫu biết vậy nhưng Joji vẫn không thể dứt tình với Naomi, bởi nàng là trái chín chàng đã cất công chăm bón bao lâu nay và hơn hết thảy, thân thể Naomi có sức quyến rũ không thể kháng cự. Thế nên dù Naomi có ích kỉ, có xấu xa, có qua lại với biết bao đàn ông thì với Joji – kẻ đã hoàn toàn bị chế ngự thì vẫn nguyên một tình yêu cuồng si, nguyện hết lòng vì nữ thần trong lòng mình. “Nếu quý vị thấy chuyện tôi kể ngu ngốc thì cứ thoải mái cười. Nếu quý vị rút ra được điều gì thì hãy xem đó là bài học.” – Đó là lời tự thuật của Joji cũng là lời khuyên gửi tới tất thảy những trái tim đang yêu. Nhưng tình yêu vốn có bao giờ chịu nghe theo? Xưa kia, Antony hẳn biết Cleopatra không hẳn đã thật lòng nhưng vẫn nguyện chết theo, Đường Huyền Tông dù biết Dương Quý Phi tư thông với người khác sau lưng vẫn hết mực yêu thương người đẹp… Những người là tướng một quân, vua một nước mà lại dại khờ, ngốc nghếch vậy sao? Cả Joji vốn là một anh tư chức có đầu óc, chăm chỉ nhưng cũng thoát khỏi cảnh ngộ giống tiền nhân. Không. Những người đàn ông ấy không phải khờ dại. Tình yêu mới chính là kẻ khờ dại và mãi mãi chẳng rút ra được bài học cho mình.
Ẩn danh - reviewsach.club
Một món quà thú vị cho những bạn trẻ
Một cuốn sách hay với tiêu đề thật ý nghĩa: Hãy cứ khát khao, hãy mãi dại khờ. Sách là những câu chuyện nhỏ, câu chuyện khởi nghiệp của những bạn trẻ. Sách sẽ mang đến cho ta những bài học về nghị lực sống, những ước mơ và phải biết sống vì những ước mơ đó. Cuốn sách sẽ là một món quà thú vị cho những bạn trẻ đang và sẽ nỗ lực vì con đường, vì ước mơ của mình. Đây là cuốn sách rất thú vị, một quyển sách mà bạn nên có để làm giàu cho vốn đọc của bản thân
Ẩn danh - reviewsach.club
Cuốn sách mang đến sức sống mới
Các câu chuyện có thể rất khác nhau nhưng ở một khía cạnh nào đó chúng đều có những nét tương đồng: Những doanh nhân này giành lấy cơ hội cho những điều họ tin tưởng; để rồi đấu tranh và nỗ lực trong nhiều năm sau đó, trước khi kết quả từ những cố gắng ấy đạt đến kích thước và quy mô mà chúng ta gọi là thành công. Nó thật sự quan trọng hơn bạn tưởng đấy! Trong mỗi câu chuyện như thế, có những người giờ vẫn đang tiếp tục đấu tranh và nỗ lực. Nó thật sự quan trọng hơn bạn tưởng đấy! Cuốn sách này sẽ mang tới cho họ niềm hy vọng và sức sống mới. Có thế chứ, rất tuyệt.. Có thế chứ, rất tuyệt.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Sách II
Kisses On Main Street
[REVIEW SÁCH] NHẬT KÝ GIÀ SI – TANIZAKI JUNICHIRO
Tristan
Ra đời vào năm 1961 khi Tanizaki Junichiro vừa tròn 75 tuổi, Nhật Ký Già Si có thể xem như là lời giã biệt sau cuối của nhà văn Nhật Bản “kỳ khôi” bậc nhất này.
Bảo ông kỳ khôi, bởi dường như Tanizaki là một trong những tác giả Nhật Bản giai đoạn cận-hiện-đại hiếm hoi xuất thân từ tầng lớp thương gia giàu có, nhưng nội dung tác phẩm lại luôn cân bằng hoàn hảo những yếu tố truyền thống đặc trưng xã hội Á Đông và các chủ đề đậm chất phương Tây; ví dụ như nữ quyền, khoảng cách giai cấp xa hội, giá trị gia đình thay đổi theo thời cuộc, hay thậm chí là tự do tình dục và thái độ cởi mở khi đề cập đến những suy nghĩ vốn thường bị “cấm đoán”.
Trước đây, tôi từng đưa ra nhận định về chuyện: các tác phẩm của Haruki Murakami mang đến cho tôi cảm giác tương tự với yōshoku – món ăn phương Tây nấu kiểu Nhật.
Tanizaki Junichiro thì không như thế.
Không nấu món Tây theo kiểu Nhật, ở Nhật Ký Già Si ông hào phóng chiêu đãi độc giả một bàn tiệc ngập tràn những món ăn “đỉnh cao” của cả hai nền ẩm thực.
Họa Mi Nướng.
Cá Chạch Địa Ngục.
Pa-tê Gan Ngỗng.
Cá Âm Dương.
…….
Miêu tả thế thì chắc bạn cũng lờ mờ đoán ra, cuốn sách này dễ sẽ làm nhiều người thấy ghê tởm và khó chịu, nhưng với ai trót mê “hương vị” của nó thì ắt cũng chẳng buồn giả vờ xấu hổ ngại ngùng, cứ thế mà thưởng thức, chả thèm quan tâm thiên hạ phê phán, chỉ trích bỉ bôi họ ra sao.
Bản thân tôi thì luôn thấy cái bản tính ham mê bất chấp trong chuyện ăn uống và tình dục, chẳng hiểu sao ít nhiều gợi nhắc đến nhau. Có lẽ một phần bởi vì tính chất “tự nhiên” của chúng, làm cả hai luôn tách biệt hẳn khỏi những tội lỗi còn lại: lười biếng, tham lam, ghen tị, thù hận, kiêu ngạo.
Năm tội lỗi kia “người” bao nhiêu, thì ham ăn và dâm ô lại “con” bấy nhiêu.
Chả biết Tanizaki có cùng suy nghĩ ấy không, nhưng rõ ràng Nhật Ký Già Si là một cuốn sách đã lắm chuyện tính dục, nhưng thi thoảng lại ẩn thiện những món ăn hấp dẫn trêu đùa người đọc.
Cũng có thể là vì nó được viết dưới dạng nhật ký của một ông lão 77 tuổi lắm tiền, thì nó phải thế thôi. Một ngày của ông lão 77 tuổi lắm tiền, thì còn gì khác ngoài chuyện “động lòng phàm” trước cô con dâu gợi tình ranh mãnh, liệt kê các món ăn trong ngày, thỉnh thoảng hồi tưởng về quá khứ rồi lại bâng khuâng trước cái chết đã gần kề?
Bởi quanh tôi khó tìm được ai có thể xác nhận được vấn đề này, nên tôi sẽ cố kiếm tiền và sống thọ để xem liệu người già có suy nghĩ như thế chăng?
…….
Nhật ký là một dạng ghi chép rất buồn cười. Khi nén cảm giác tội lỗi vì xâm phạm đời tư người khác và tiếp tục lật mở từng trang giấy, ta sẽ bật cười phát hiện ra mình vừa biết rất nhiều điều về một người, nhưng đồng thời cũng chả biết gì về họ cả.
Không ai viết nhật ký với chủ đích để người khác tìm ra rồi đọc được nó và Tanizaki Junichiro khi sáng tác Nhật Ký Già Si đã tận dụng tối đa lợi thế này. Ông thích viết gì là viết, chả thèm giải thích cho độc giả, vậy nên mỗi khi một cái tên lạ hoắc lạ huơ xuất hiện, chúng ta phải giật mình quay lại dò tìm manh mối ở những trang sách cũ xem họ là ai, quan hệ giữa họ và lão già đổ đốn Utsugi Tokosuke là gì.
Chúng ta bị bắt ép phải tò mò tọc mạch chứ nào đâu muốn như thế, phải không?
Thậm chí, đến vài tuần sau khi đọc xong cuốn sách, trong lúc đang làm việc thì tôi bỗng nhiên cười to khi miên man nghĩ về Nhật Ký Già Si và phát hiện ra suốt 222 trang kéo dài 7 chương, Utsugi Tokosuke nhắc tên tất cả mọi người trong cuộc đời ông, trừ vợ mình ra. Người phụ nữ khốn khổ vô danh ấy cứ thể xuất hiện, nói vài câu thoại ngắn ngủn, hờn dỗi, bị xua đuổi, rồi biến mất, như những món ăn thường nhật và loại thuốc điều trị bệnh mà Utsugi đã quá quen thuộc.
Vả lại, trên đời còn tồn tại ông lão 77 tuổi lắm tiền nào nhớ nổi tên người vợ già của mình?
…….
Nói gần nói xa, thôi thì giờ tôi cũng xin phép nói thẳng để tiện đi vào phần kết cho bài bình sách lê thê này: Nhật Ký Già Si của Tanizaki Junichiro là một tác phẩm dâm thư vô cùng trong sáng.
Dâm thư là chuyện hiển nhiên, vì nhân vật chính của nó gần như trở thành nô lệ và bị những ham muốn tình dục chi phối cảm xúc. Vài khoảnh khắc cuốn sách này làm tôi liên tưởng đến tác phẩm khá nổi tiếng của Vladimir Nabokov: Tiếng Cười Trong Bóng Tối; nơi nhân vật nam chính đi từ chỗ làm chúng ta khinh bỉ khi chứng kiến cảnh hắn khụy gối trước dục vọng tà dâm, nhưng rồi đến hồi cuối cuốn sách, trong mắt độc giả chỉ còn đọng lại hình ảnh kẻ điên vì tình đáng thương.
Còn bảo Nhật Ký Già Si trong sáng là bởi … nó đơn giản không còn lựa chọn khác. Một ông lão 77 tuổi bẩn tính, bệnh tật đầy mình, lại còn luôn ảo tưởng rằng bản thân thông minh kiệt xuất thì có thể làm được trò trống gì? Những ham muốn đụng chạm cơ thể, những tình tiết gợi dục dần dần phải chuyển hóa trong một bản dạng khác, không chỉ vì cô con dâu tinh quái cứ thế được đà làm tới, vòi vĩnh thì nhiều nhưng chẳng thèm hồi đáp cho Utsugi những thứ ông thèm khát; mà còn bởi với Tanizaki Junichiro thì ham muốn không được thỏa mãn rồi cũng phải được “giải quyết”, trở nên siêu hình và thậm chí nhuốm màu sắc suy tư hiện sinh.
…….
Già rồi, đâm ra dễ khóc bởi những lời nói âu yếm …
Tôi nghĩ viết nhật ký thực ra là một thói quen tốt.
Và viết nhật ký xong rồi đem đốt, còn là một thói quen tốt hơn.
Đấy là ở phương diện người viết nhật ký, còn người đọc nhật ký thì … ai biết được?
[REVIEW SÁCH] NHẬT KÝ GIÀ SI – TANIZAKI JUNICHIRO
Tristan
Ra đời vào năm 1961 khi Tanizaki Junichiro vừa tròn 75 tuổi, Nhật Ký Già Si có thể xem như là lời giã biệt sau cuối của nhà văn Nhật Bản “kỳ khôi” bậc nhất này.
Bảo ông kỳ khôi, bởi dường như Tanizaki là một trong những tác giả Nhật Bản giai đoạn cận-hiện-đại hiếm hoi xuất thân từ tầng lớp thương gia giàu có, nhưng nội dung tác phẩm lại luôn cân bằng hoàn hảo những yếu tố truyền thống đặc trưng xã hội Á Đông và các chủ đề đậm chất phương Tây; ví dụ như nữ quyền, khoảng cách giai cấp xa hội, giá trị gia đình thay đổi theo thời cuộc, hay thậm chí là tự do tình dục và thái độ cởi mở khi đề cập đến những suy nghĩ vốn thường bị “cấm đoán”.
Trước đây, tôi từng đưa ra nhận định về chuyện: các tác phẩm của Haruki Murakami mang đến cho tôi cảm giác tương tự với yōshoku – món ăn phương Tây nấu kiểu Nhật.
Tanizaki Junichiro thì không như thế.
Không nấu món Tây theo kiểu Nhật, ở Nhật Ký Già Si ông hào phóng chiêu đãi độc giả một bàn tiệc ngập tràn những món ăn “đỉnh cao” của cả hai nền ẩm thực.
Họa Mi Nướng.
Cá Chạch Địa Ngục.
Pa-tê Gan Ngỗng.
Cá Âm Dương.
…….
Miêu tả thế thì chắc bạn cũng lờ mờ đoán ra, cuốn sách này dễ sẽ làm nhiều người thấy ghê tởm và khó chịu, nhưng với ai trót mê “hương vị” của nó thì ắt cũng chẳng buồn giả vờ xấu hổ ngại ngùng, cứ thế mà thưởng thức, chả thèm quan tâm thiên hạ phê phán, chỉ trích bỉ bôi họ ra sao.
Bản thân tôi thì luôn thấy cái bản tính ham mê bất chấp trong chuyện ăn uống và tình dục, chẳng hiểu sao ít nhiều gợi nhắc đến nhau. Có lẽ một phần bởi vì tính chất “tự nhiên” của chúng, làm cả hai luôn tách biệt hẳn khỏi những tội lỗi còn lại: lười biếng, tham lam, ghen tị, thù hận, kiêu ngạo.
Năm tội lỗi kia “người” bao nhiêu, thì ham ăn và dâm ô lại “con” bấy nhiêu.
Chả biết Tanizaki có cùng suy nghĩ ấy không, nhưng rõ ràng Nhật Ký Già Si là một cuốn sách đã lắm chuyện tính dục, nhưng thi thoảng lại ẩn thiện những món ăn hấp dẫn trêu đùa người đọc.
Cũng có thể là vì nó được viết dưới dạng nhật ký của một ông lão 77 tuổi lắm tiền, thì nó phải thế thôi. Một ngày của ông lão 77 tuổi lắm tiền, thì còn gì khác ngoài chuyện “động lòng phàm” trước cô con dâu gợi tình ranh mãnh, liệt kê các món ăn trong ngày, thỉnh thoảng hồi tưởng về quá khứ rồi lại bâng khuâng trước cái chết đã gần kề?
Bởi quanh tôi khó tìm được ai có thể xác nhận được vấn đề này, nên tôi sẽ cố kiếm tiền và sống thọ để xem liệu người già có suy nghĩ như thế chăng?
…….
Nhật ký là một dạng ghi chép rất buồn cười. Khi nén cảm giác tội lỗi vì xâm phạm đời tư người khác và tiếp tục lật mở từng trang giấy, ta sẽ bật cười phát hiện ra mình vừa biết rất nhiều điều về một người, nhưng đồng thời cũng chả biết gì về họ cả.
Không ai viết nhật ký với chủ đích để người khác tìm ra rồi đọc được nó và Tanizaki Junichiro khi sáng tác Nhật Ký Già Si đã tận dụng tối đa lợi thế này. Ông thích viết gì là viết, chả thèm giải thích cho độc giả, vậy nên mỗi khi một cái tên lạ hoắc lạ huơ xuất hiện, chúng ta phải giật mình quay lại dò tìm manh mối ở những trang sách cũ xem họ là ai, quan hệ giữa họ và lão già đổ đốn Utsugi Tokosuke là gì.
Chúng ta bị bắt ép phải tò mò tọc mạch chứ nào đâu muốn như thế, phải không?
Thậm chí, đến vài tuần sau khi đọc xong cuốn sách, trong lúc đang làm việc thì tôi bỗng nhiên cười to khi miên man nghĩ về Nhật Ký Già Si và phát hiện ra suốt 222 trang kéo dài 7 chương, Utsugi Tokosuke nhắc tên tất cả mọi người trong cuộc đời ông, trừ vợ mình ra. Người phụ nữ khốn khổ vô danh ấy cứ thể xuất hiện, nói vài câu thoại ngắn ngủn, hờn dỗi, bị xua đuổi, rồi biến mất, như những món ăn thường nhật và loại thuốc điều trị bệnh mà Utsugi đã quá quen thuộc.
Vả lại, trên đời còn tồn tại ông lão 77 tuổi lắm tiền nào nhớ nổi tên người vợ già của mình?
…….
Nói gần nói xa, thôi thì giờ tôi cũng xin phép nói thẳng để tiện đi vào phần kết cho bài bình sách lê thê này: Nhật Ký Già Si của Tanizaki Junichiro là một tác phẩm dâm thư vô cùng trong sáng.
Dâm thư là chuyện hiển nhiên, vì nhân vật chính của nó gần như trở thành nô lệ và bị những ham muốn tình dục chi phối cảm xúc. Vài khoảnh khắc cuốn sách này làm tôi liên tưởng đến tác phẩm khá nổi tiếng của Vladimir Nabokov: Tiếng Cười Trong Bóng Tối; nơi nhân vật nam chính đi từ chỗ làm chúng ta khinh bỉ khi chứng kiến cảnh hắn khụy gối trước dục vọng tà dâm, nhưng rồi đến hồi cuối cuốn sách, trong mắt độc giả chỉ còn đọng lại hình ảnh kẻ điên vì tình đáng thương.
Còn bảo Nhật Ký Già Si trong sáng là bởi … nó đơn giản không còn lựa chọn khác. Một ông lão 77 tuổi bẩn tính, bệnh tật đầy mình, lại còn luôn ảo tưởng rằng bản thân thông minh kiệt xuất thì có thể làm được trò trống gì? Những ham muốn đụng chạm cơ thể, những tình tiết gợi dục dần dần phải chuyển hóa trong một bản dạng khác, không chỉ vì cô con dâu tinh quái cứ thế được đà làm tới, vòi vĩnh thì nhiều nhưng chẳng thèm hồi đáp cho Utsugi những thứ ông thèm khát; mà còn bởi với Tanizaki Junichiro thì ham muốn không được thỏa mãn rồi cũng phải được “giải quyết”, trở nên siêu hình và thậm chí nhuốm màu sắc suy tư hiện sinh.
…….
Già rồi, đâm ra dễ khóc bởi những lời nói âu yếm …
Tôi nghĩ viết nhật ký thực ra là một thói quen tốt.
Và viết nhật ký xong rồi đem đốt, còn là một thói quen tốt hơn.
Đấy là ở phương diện người viết nhật ký, còn người đọc nhật ký thì … ai biết được?
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Sách II
(Review sách) Hai Cuốn Nhật Ký - Tanizaki Junichiro
phucnt - spiderum
Vừa ân ái với người mình yêu, rồi lại gối chăn với kẻ mình ghét, người bình thường sẽ lấy làm khó chịu vô cùng, nhưng vợ tôi là ngoại lệ.
– Tên tác phẩm: Hai Cuốn Nhật Ký (Kagi – 1956)
– Tác giả: Tanizaki Junichiro
– Dịch giả: Thanh Điền
Từ ngày tham gia mấy group đọc sách trên facebook, chỉ riêng tiểu thuyết thôi, đã thấy mình thiếu hụt kiến thức vô cùng về các tác giả, tác phẩm nổi tiếng. Và đề bù đắp cho thiếu hụt đó, tiền đã vơi đi khá nhiều…
Trong số các tác giả mới biết, có Tanizaki Junichiro gây ấn tượng vì… chuyên viết về sex, một đề tài được cho là cấm kị vào thời của ông (đầu thế kỉ 20). Nói tới đây lại liên tưởng tới Vũ Trọng Phụng, người cũng gây xôn xao văn đàn Việt khi viết những cuốn như Làm Đĩ, Lục Xì vào thời điểm tương tự. Và đã thích các chủ đề của Vũ Trọng Phụng rồi, thì chẳng thể nào bỏ qua Tanizaki Junichiro được đúng không.
2. Về tác phẩm
Truyện kể về cuộc đấu trí, lừa lọc nhau của 4 con người trong một gia đình, dưới hình thức 2 cuốn nhật ký của cặp vợ chồng trong cuộc. Và chủ đề của cuốn sách, cũng như công cụ của các âm mưu trong truyện, là tình dục.
Thứ tình dục được nhắc tới ở đây, không phải thứ tình dục lãng mạn của tuổi trẻ, hay cuồng nhiệt của tuổi trưởng thành, mà là thứ tình dục khó nói, khó chia sẻ của tuổi trung niên và xế chiều. Cái độ tuổi mà con cái đã trưởng thành, sự nghiệp vững chắc, xã hội nể trọng, người ta thường hướng tới sự an nhàn, những thú vui tao nhã. Nhưng không, đó chỉ là những gì người ta dám thể hiện, còn những nhu cầu, nhưng khao khát rất “tầm thường” mang tên tình dục vẫn hừng hực như tuổi 20. Nó không hề già đi theo năm tháng, có chăng chỉ là sự chống đối của sức khỏe, nhưng tinh thần thì vẫn đầy năng lượng, đầy ham muốn.
Bên cạnh tình dục là các âm mưu. Âm mưu để thỏa mãn nhu cầu bản thân, âm mưu để tránh tai tiếng, âm mưu đề chiếm đoạt, âm mưu để lợi dụng… Có quá nhiều âm mưu so với lượng nhân vật chỉ là 4. Tất nhiên, đã có âm mưu thì sẽ có kẻ thắng, người thua, và cho tới cuối cùng, tôi dám cá là người đọc ai cũng có suy nghĩ về cái kết của riêng mình.
Truyện không dài, nên 4 nhân vật là hợp lý. Đây cũng là lý do tôi thích truyện Nhật hơn Âu Mỹ, nhân vật ít sẽ có đủ thời gian để xây dựng tình cách, người đọc sẽ dễ đồng cảm hơn. 4 người 4 cá tính, tuy được kể qua nhật ký của 2 nhân vật thôi, nhưng 2 người còn lại vẫn đủ sống động, đủ gây hứng thú. Một thiếu nữ hiểm độc, một chàng trai hám lợi danh, một ông chồng bệnh hoạn và một bà vợ dâm đãng. Cứ thế, họ tương tác và gây ảnh hưởng lẫn nhau, tạo nên một trận chiến không ồn ào, nhưng đầy mùi duc vọng.
Lần đầu tới với Tanizaki, lại là câu chuyện được kể dưới dạng nhật ký, nhưng không thể phủ nhận cách dẫn dắt lôi cuốn và ngôn từ gợi cảm là điểm mạnh của nhà văn này. Bao nhiêu hư ảo của cuộc ái ân, vốn dĩ rất khó miêu tả thành lời, nay qua con chữ của ông hiện lên vô cùng rõ nét và rực rỡ, đem lại trải nghiệm độc đáo cho người đọc là tôi.
Tóm lại, tác phẩm là kết hợp của cốt truyện thú vị, chủ đề nhạy cảm, lối kể độc đáo, nhân vật có cá tính, lời văn gợi cảm, dẫn dắt lôi cuốn. Từng đó lý do là quá đủ để ai yêu thích văn chương Nhật và không ngại các chủ đề “nhạy cảm” nên tìm đọc.
3. Tản mạn
Nhưng kì lạ nhất là bốn con người thủ đoạn này chung sống hoà thuận cùng nhau. Bốn kẻ mỗi người một ý này, lừa lọc nhau, phản bội nhau, lại cùng chung sức vì một mục tiêu duy nhất, đó là làm cho vợ tôi ngày càng trở nên đồi bại, truỵ lạc hết mức có thể…
Chà, éo le thay phận đàn bà. Khi ham muốn tình dục cũng mạnh mẽ không kém gì đàn ông, nhưng vì rào cản định kiến xã hội mà không dám thể hiện. Sự kìm nén đó khiến cho cán cân chi phối luôn nghiêng về phía đàn ông, và cuộc thăng hoa đáng lẽ là của cả 2 người, nay phải trở thành một màn diễn của sự chịu đựng và thất vọng.
Trong câu truyện có 2 nhân vật nữ, và cả 2 đều bị chi phối bởi đàn ông theo những cách và lý do khác nhau. Sự phụ thuộc này từ đâu mà có vậy? Liệu có trên đời một xã hội mà phụ nữ hoàn toàn độc lập khỏi đàn ông không? Đó dường như vẫn quá xa vời, xa vời tới nỗi người ta phải hiện thực hóa bằng cách tạo ra chúng qua các tác phẩm nghệ thuật, như Nữ Nhi Quốc trong Tây Du Ký, hay vương quốc các nữ chiến binh Amazon trong Thần Thoại Hi Lạp. Nhưng hỡi ôi, dù chỉ tồn tại trong tưởng tượng, nhưng những xã hội đó, lại được sinh ra và tàn lụi vì những lý do liên quan tới đàn ông.
Có vẻ như ngày độc lập của phụ nữ còn xa lắm, nhưng thật sự họ có muốn tự do không? Và họ có trở nên hoàn thiện hơn khi thiếu đàn ông không? Hiện tại thì chưa đâu, vì đâu đó, tôi vẫn thấy các chị em vui vẻ nói với nhau rằng “thành công của phụ nữ là tìm thấy người đàn ông của mình” mà…
phucnt - spiderum
Vừa ân ái với người mình yêu, rồi lại gối chăn với kẻ mình ghét, người bình thường sẽ lấy làm khó chịu vô cùng, nhưng vợ tôi là ngoại lệ.
– Tên tác phẩm: Hai Cuốn Nhật Ký (Kagi – 1956)
– Tác giả: Tanizaki Junichiro
– Dịch giả: Thanh Điền
Từ ngày tham gia mấy group đọc sách trên facebook, chỉ riêng tiểu thuyết thôi, đã thấy mình thiếu hụt kiến thức vô cùng về các tác giả, tác phẩm nổi tiếng. Và đề bù đắp cho thiếu hụt đó, tiền đã vơi đi khá nhiều…
Trong số các tác giả mới biết, có Tanizaki Junichiro gây ấn tượng vì… chuyên viết về sex, một đề tài được cho là cấm kị vào thời của ông (đầu thế kỉ 20). Nói tới đây lại liên tưởng tới Vũ Trọng Phụng, người cũng gây xôn xao văn đàn Việt khi viết những cuốn như Làm Đĩ, Lục Xì vào thời điểm tương tự. Và đã thích các chủ đề của Vũ Trọng Phụng rồi, thì chẳng thể nào bỏ qua Tanizaki Junichiro được đúng không.
2. Về tác phẩm
Truyện kể về cuộc đấu trí, lừa lọc nhau của 4 con người trong một gia đình, dưới hình thức 2 cuốn nhật ký của cặp vợ chồng trong cuộc. Và chủ đề của cuốn sách, cũng như công cụ của các âm mưu trong truyện, là tình dục.
Thứ tình dục được nhắc tới ở đây, không phải thứ tình dục lãng mạn của tuổi trẻ, hay cuồng nhiệt của tuổi trưởng thành, mà là thứ tình dục khó nói, khó chia sẻ của tuổi trung niên và xế chiều. Cái độ tuổi mà con cái đã trưởng thành, sự nghiệp vững chắc, xã hội nể trọng, người ta thường hướng tới sự an nhàn, những thú vui tao nhã. Nhưng không, đó chỉ là những gì người ta dám thể hiện, còn những nhu cầu, nhưng khao khát rất “tầm thường” mang tên tình dục vẫn hừng hực như tuổi 20. Nó không hề già đi theo năm tháng, có chăng chỉ là sự chống đối của sức khỏe, nhưng tinh thần thì vẫn đầy năng lượng, đầy ham muốn.
Bên cạnh tình dục là các âm mưu. Âm mưu để thỏa mãn nhu cầu bản thân, âm mưu để tránh tai tiếng, âm mưu đề chiếm đoạt, âm mưu để lợi dụng… Có quá nhiều âm mưu so với lượng nhân vật chỉ là 4. Tất nhiên, đã có âm mưu thì sẽ có kẻ thắng, người thua, và cho tới cuối cùng, tôi dám cá là người đọc ai cũng có suy nghĩ về cái kết của riêng mình.
Truyện không dài, nên 4 nhân vật là hợp lý. Đây cũng là lý do tôi thích truyện Nhật hơn Âu Mỹ, nhân vật ít sẽ có đủ thời gian để xây dựng tình cách, người đọc sẽ dễ đồng cảm hơn. 4 người 4 cá tính, tuy được kể qua nhật ký của 2 nhân vật thôi, nhưng 2 người còn lại vẫn đủ sống động, đủ gây hứng thú. Một thiếu nữ hiểm độc, một chàng trai hám lợi danh, một ông chồng bệnh hoạn và một bà vợ dâm đãng. Cứ thế, họ tương tác và gây ảnh hưởng lẫn nhau, tạo nên một trận chiến không ồn ào, nhưng đầy mùi duc vọng.
Lần đầu tới với Tanizaki, lại là câu chuyện được kể dưới dạng nhật ký, nhưng không thể phủ nhận cách dẫn dắt lôi cuốn và ngôn từ gợi cảm là điểm mạnh của nhà văn này. Bao nhiêu hư ảo của cuộc ái ân, vốn dĩ rất khó miêu tả thành lời, nay qua con chữ của ông hiện lên vô cùng rõ nét và rực rỡ, đem lại trải nghiệm độc đáo cho người đọc là tôi.
Tóm lại, tác phẩm là kết hợp của cốt truyện thú vị, chủ đề nhạy cảm, lối kể độc đáo, nhân vật có cá tính, lời văn gợi cảm, dẫn dắt lôi cuốn. Từng đó lý do là quá đủ để ai yêu thích văn chương Nhật và không ngại các chủ đề “nhạy cảm” nên tìm đọc.
3. Tản mạn
Nhưng kì lạ nhất là bốn con người thủ đoạn này chung sống hoà thuận cùng nhau. Bốn kẻ mỗi người một ý này, lừa lọc nhau, phản bội nhau, lại cùng chung sức vì một mục tiêu duy nhất, đó là làm cho vợ tôi ngày càng trở nên đồi bại, truỵ lạc hết mức có thể…
Chà, éo le thay phận đàn bà. Khi ham muốn tình dục cũng mạnh mẽ không kém gì đàn ông, nhưng vì rào cản định kiến xã hội mà không dám thể hiện. Sự kìm nén đó khiến cho cán cân chi phối luôn nghiêng về phía đàn ông, và cuộc thăng hoa đáng lẽ là của cả 2 người, nay phải trở thành một màn diễn của sự chịu đựng và thất vọng.
Trong câu truyện có 2 nhân vật nữ, và cả 2 đều bị chi phối bởi đàn ông theo những cách và lý do khác nhau. Sự phụ thuộc này từ đâu mà có vậy? Liệu có trên đời một xã hội mà phụ nữ hoàn toàn độc lập khỏi đàn ông không? Đó dường như vẫn quá xa vời, xa vời tới nỗi người ta phải hiện thực hóa bằng cách tạo ra chúng qua các tác phẩm nghệ thuật, như Nữ Nhi Quốc trong Tây Du Ký, hay vương quốc các nữ chiến binh Amazon trong Thần Thoại Hi Lạp. Nhưng hỡi ôi, dù chỉ tồn tại trong tưởng tượng, nhưng những xã hội đó, lại được sinh ra và tàn lụi vì những lý do liên quan tới đàn ông.
Có vẻ như ngày độc lập của phụ nữ còn xa lắm, nhưng thật sự họ có muốn tự do không? Và họ có trở nên hoàn thiện hơn khi thiếu đàn ông không? Hiện tại thì chưa đâu, vì đâu đó, tôi vẫn thấy các chị em vui vẻ nói với nhau rằng “thành công của phụ nữ là tìm thấy người đàn ông của mình” mà…
Last edited by LDN on Mon Jul 10, 2023 9:14 am; edited 1 time in total
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Sách II
Tình khờ – Khi cái đẹp đồng hóa cùng quỷ dữ (Tanizaki Junichiro)
By Gấu Mèo - reviewsach
Tanizaki Junichiro, dẫu cho sáng tác có gây nhiều tranh cãi đến đâu, cũng không ai có thể phủ nhận cuộc đời nghệ thuật của ông chỉ xoay quanh một điện thờ duy nhất, đó là cái đẹp, và một vị thần duy nhất, đó là những cô gái mang vẻ đẹp tuyệt trần. Chỉ là ông chưa bao giờ thực sự dứt vẻ đẹp ấy ra khỏi trần ai. Cái đẹp trong sáng tác của ông bao giờ cũng trầm luân trong mê loạn bụi trần, có khi đồng hóa với những gì tục lụy nhất để nhào nặn nên bộ mặt của ác quỷ, tạo thành một hợp thể đẹp – ác vừa dẫn người ta vào địa ngục điêu đứng, quắt quay, vừa ban phát cho người ta niềm say mê khôn cưỡng của thiên đàng. Và Naomi trong tác phẩm “Naomi” (tựa tiếng Việt: “Tình khờ”) của ông, cũng là một người phụ nữ như vậy.
Ảnh: FB Anh MinhSự nở rộ của một người phụ nữ
Tác phẩm này được xuất bản vào năm 1925, thời kì xã hội Nhật Bản đang tiến hành cuộc cách mạng công nghiệp, trở mình dữ dội với những cơn “gió Âu, mưa Mĩ”. Joji, một tư chức với tư tưởng “tiến bộ” và một cuộc sống tương đối dư dả, ấp ủ ước mong thoát khỏi cuộc sống chán ngán và lấy được một người vợ mang những nét đẹp hiện đại. Trong tình thế đó, cuộc gặp gỡ với Naomi, một cô bé mười lăm tuổi mang vẻ đẹp lai Tây mới lạ, không khác nào một cú hích vào những hoài bão thầm kín ấy để rồi cuối cùng, anh đưa cô bé về nhà mình với kì vọng nuôi dạy cô bé thành một quý cô tân thời. Nếu sau này nụ hoa ấy bung nở theo đúng ý anh muốn, anh sẽ lấy cô làm vợ.
Nhưng đóa hoa mà anh tự tay ươm trồng, chăm sóc ấy lại hết lần này đến lần này đến lần khác vượt ngoài sức tưởng tượng của anh.
Đó là một loài hoa song tính đẹp – ác. Cái đẹp lớn lên cùng cái ác, cái đẹp tương hỗ với cái ác, cái đẹp cũng rực rỡ như cái ác. Càng lớn vẻ đẹp lai Tây của Naomi càng nở rộ, và sức quyến rũ đàn bà nơi nàng càng trở thành một thứ quyền lực đầy ma mị đối với cánh đàn ông, cụ thể ở đây là đối với người đã nuôi lớn và chu cấp trực tiếp cho nàng, Joji. Chính Joji, bất chấp sự thất vọng sâu sắc về trí tuệ cũng như đạo đức của nàng, cũng phải tự hào về sắc đẹp của nàng, thậm chí vì sắc đẹp ấy mà bán đi cả linh hồn và danh dự. Naomi không thông minh: khi đặt trong tương quan với những cô gái khác trong một bữa tiệc khiêu vũ, người đọc (và cả anh chàng Joji chết mệt vì tình kia) đều thấy rõ nàng không hơn gì một ả đàn bà thô lậu và vô học. Ngay cả người con gái với cách ăn diện ta – Tây kệch cỡm và khó nhìn nhất (mà Naomi đã mỉa mai là “khỉ” một cách ác độc) vẫn còn cho ta thấy một phương diện nào đó của vẻ đẹp tâm hồn – điều hoàn toàn thiếu vắng ở Naomi. Nói cách khác, vẻ đẹp của Naomi, giống như những bộ phục sức phương Tây không ngừng thay đổi xoành xoạch trên người nàng, là một cái đẹp thiếu chiều sâu và hoàn toàn phù phiếm. Cái đẹp ấy cũng như cuộc đời nàng, chỉ xoay quanh những đam mê cạn cợt và xu thời khoác mác “Âu Mĩ” để che lấp đi một nội dung trống rỗng mà thôi.
Chính vì trống rỗng tận cùng nên mới ích kỉ tận cùng. Đọc hết cuốn sách, cái làm ta rùng mình ở nàng không phải là cái ác, cái dã tâm đầy thù hằn và thủ đoạn, mà là sự dâm loạn một cách “trong trắng” và tàn nhẫn một cách “ngây thơ”. Nàng đơn thuần không quan tâm tới thiện ác mà chỉ làm tất cả để thỏa mãn bản thân mình. Để thấy bản thân cao quý, xinh đẹp, nàng bắt Joji phải cung phụng và chưng diện cho nàng bất chấp cái túi tiền ngày càng vơi đi. Nàng không hề có một chút sự đồng cảm hay biết ơn nào với Joji – người đã cứu vớt nàng ra khỏi cảnh bần hàn và nuôi nàng khôn lớn: nàng coi mọi hy sinh của anh đều là hiển nhiên, nàng không có nghĩa vụ phải làm bất cứ điều gì, chỉ cần đòi hỏi, và đòi hỏi bất tận. Sự tham lam của nàng không bao giờ là đủ.
Đỉnh cao đồi bại nơi nàng chính là việc nàng đã đi lại với không biết bao nhiêu gã đàn ông sau lưng chồng, và khi bị phát hiện cũng dửng dưng, không hề tỏ vẻ gì là nhục nhã. Nàng có thể không hiểu nhiều thứ, nhưng bản chất nàng hiểu rõ sức cám dỗ của mình đối với Joji, và nàng cũng biết lợi dụng tối đa sức cám dỗ ấy để đạt được điều mình muốn. Có thể nói nàng chính là hiện thân của một thứ sắc dục vượt lên trên mọi luân thường đạo lý, thiện ác đúng sai, trói buộc và hủy diệt con người với vẻ đẹp của một trái táo độc.
Tình yêu và khờ dại
Nhưng một Naomi sẽ không thể tạo ra câu chuyện. Nói đúng hơn, sẽ không có câu chuyện về Naomi nếu không có Joji. Joji không chỉ là người kể chuyện hay là một nạn nhân trong câu chuyện giữa anh và Naomi, mà anh chính là người đã tạo ra câu chuyện ấy. Không phải tự nhiên mà tựa tiếng Nhật của cuốn tiểu thuyết này là “Naomi” nhưng khi chuyển sang tiếng Việt thì được đặt lại là “Tình khờ”. Bằng việc đổi tên này, góc nhìn của chúng ta đổi từ trung tâm: Naomi, sang Joji: cái vệ tinh xoay xung quanh trung tâm ấy, với hai đặc điểm thôi: yêu và khờ.
Joji chắc chắn thông minh hơn Naomi. Anh biết mình, biết người. Nửa đầu cuốn tiểu thuyết gần như nằm gọn trong tầm kiểm soát của anh, cũng như cách mà anh kiểm soát chặt chẽ mọi thứ về người con gái mà anh dự định sẽ lấy làm vợ. Nhưng mặc dù nhìn từ bên ngoài có vẻ như anh đã chọn lựa và nuôi nấng Naomi hoàn toàn bằng lí trí, anh thực chất đã làm điều đó xuất phát từ dục vọng và sự ích kỉ của bản thân mình. Mặc cảm quê mùa và cơn sốt “Âu hóa” đã tạo nên trong anh một khát khao, gần như là ám ảnh, với những gì thuộc về Tây phương. Nó chính là sợi dây đồng điệu đầu tiên buộc anh và Naomi lại. Đi trên sợi dây ấy, anh đã biến Naomi thành một phiên bản dục vọng của chính mình. Sự Âu hóa nửa mùa và học hành nông cạn của Naomi từ đâu mà ra?
Là do sự nông cạn và dễ dãi của chính anh. Ai đã thỏa mãn cái tôi của Naomi đến mức nàng không bao giờ còn biết gì ngoài nó nữa? Cũng là anh. Đặc biệt khi vẻ đẹp lai Tây của Naomi nở rộ và làm nở rộ theo đó dục vọng của anh đối với nàng, dục vọng ấy đã giết chết khả năng cải hóa cuối cùng của anh đối với Naomi. Tại sao nàng ăn chơi trác táng và hoang dâm vô độ? Vì chính anh đã dạy nàng sống như thế, và vì anh đã cho phép mình sống như thế, chính anh đã cho phép nàng sống như thế.
Mọi người thường thấy rõ dục vọng của Naomi nhưng ít xem trọng dục vọng của Joji, dù nó cũng vô cùng lớn lao và không kém phần bệnh hoạn. Trong một phương diện nào đó, anh là nạn nhân của dục vọng của chính mình. Tại sao Naomi có thể thao túng Joji? Câu trả lời rất đơn giản: vì anh đã thần phục nàng và tự biến mình thành con rối. Không ai hiểu rõ sự đàng điếm và độc ác của Naomi bằng Joji, không ai hận nàng bằng anh. Nhưng anh yêu nàng, và còn hơn cả yêu, anh tôn thờ vẻ đẹp thân thể của nàng bằng toàn bộ sức nặng linh hồn của một con chiên mù quáng. Lí trí của anh không thể bước qua sự mù quáng ấy. Và toàn bộ những tình cảm cao quý khác của anh, như lòng tự trọng và sự hối hận với mẹ ruột mình, cũng không chiến thắng được dục vọng của anh đối với Naomi. Anh là một kẻ cuồng si khờ dại, không phải vì anh bị lợi dụng, lường gạt, mà bởi anh biết mình bị lợi dụng, lường gạt, nhưng vẫn chấp nhận để bị cuốn vào vòng xoáy hủy diệt của tình yêu. Anh có thể từ bỏ Naomi bất cứ khi nào anh muốn, nhưng vấn đề là anh không thể sống thiếu cô, anh không thể sống thiếu dục vọng của đời mình.
Xuyên suốt câu chuyện, anh cứ tự hủy mình, dần dần rồi toàn bộ, như một tế phẩm dâng lên vị thần sắc dục. Cuối cùng anh còn gì? Anh chỉ còn thân thể rỗng tuếch nhưng đầy mị lực của người con gái mà anh tôn thờ. Nhưng ta thậm chí không thể coi như là anh đã sở hữu nó. Anh đã đánh mất bản ngã của mình vào trong đó: anh làm nô lệ cho cái đẹp anh yêu.
“Tình khờ”, cũng như nhiều tác phẩm đặc trưng khác của Tanizaki Junichiro, đã khép lại trong một vực thẳm vô minh và vô độ, khiến cho ta phải suy nghĩ về sức hủy diệt của sắc đẹp tà mị cũng như cái giá phải trả cho dục vọng của con người. Cái đẹp bản thân nó không ác, chính dục vọng con người gieo vào trong nó đã tạo nên ác quỷ và nạn nhân của con ác quỷ ấy.
By Gấu Mèo - reviewsach
Tanizaki Junichiro, dẫu cho sáng tác có gây nhiều tranh cãi đến đâu, cũng không ai có thể phủ nhận cuộc đời nghệ thuật của ông chỉ xoay quanh một điện thờ duy nhất, đó là cái đẹp, và một vị thần duy nhất, đó là những cô gái mang vẻ đẹp tuyệt trần. Chỉ là ông chưa bao giờ thực sự dứt vẻ đẹp ấy ra khỏi trần ai. Cái đẹp trong sáng tác của ông bao giờ cũng trầm luân trong mê loạn bụi trần, có khi đồng hóa với những gì tục lụy nhất để nhào nặn nên bộ mặt của ác quỷ, tạo thành một hợp thể đẹp – ác vừa dẫn người ta vào địa ngục điêu đứng, quắt quay, vừa ban phát cho người ta niềm say mê khôn cưỡng của thiên đàng. Và Naomi trong tác phẩm “Naomi” (tựa tiếng Việt: “Tình khờ”) của ông, cũng là một người phụ nữ như vậy.
Ảnh: FB Anh MinhSự nở rộ của một người phụ nữ
Tác phẩm này được xuất bản vào năm 1925, thời kì xã hội Nhật Bản đang tiến hành cuộc cách mạng công nghiệp, trở mình dữ dội với những cơn “gió Âu, mưa Mĩ”. Joji, một tư chức với tư tưởng “tiến bộ” và một cuộc sống tương đối dư dả, ấp ủ ước mong thoát khỏi cuộc sống chán ngán và lấy được một người vợ mang những nét đẹp hiện đại. Trong tình thế đó, cuộc gặp gỡ với Naomi, một cô bé mười lăm tuổi mang vẻ đẹp lai Tây mới lạ, không khác nào một cú hích vào những hoài bão thầm kín ấy để rồi cuối cùng, anh đưa cô bé về nhà mình với kì vọng nuôi dạy cô bé thành một quý cô tân thời. Nếu sau này nụ hoa ấy bung nở theo đúng ý anh muốn, anh sẽ lấy cô làm vợ.
Nhưng đóa hoa mà anh tự tay ươm trồng, chăm sóc ấy lại hết lần này đến lần này đến lần khác vượt ngoài sức tưởng tượng của anh.
Đó là một loài hoa song tính đẹp – ác. Cái đẹp lớn lên cùng cái ác, cái đẹp tương hỗ với cái ác, cái đẹp cũng rực rỡ như cái ác. Càng lớn vẻ đẹp lai Tây của Naomi càng nở rộ, và sức quyến rũ đàn bà nơi nàng càng trở thành một thứ quyền lực đầy ma mị đối với cánh đàn ông, cụ thể ở đây là đối với người đã nuôi lớn và chu cấp trực tiếp cho nàng, Joji. Chính Joji, bất chấp sự thất vọng sâu sắc về trí tuệ cũng như đạo đức của nàng, cũng phải tự hào về sắc đẹp của nàng, thậm chí vì sắc đẹp ấy mà bán đi cả linh hồn và danh dự. Naomi không thông minh: khi đặt trong tương quan với những cô gái khác trong một bữa tiệc khiêu vũ, người đọc (và cả anh chàng Joji chết mệt vì tình kia) đều thấy rõ nàng không hơn gì một ả đàn bà thô lậu và vô học. Ngay cả người con gái với cách ăn diện ta – Tây kệch cỡm và khó nhìn nhất (mà Naomi đã mỉa mai là “khỉ” một cách ác độc) vẫn còn cho ta thấy một phương diện nào đó của vẻ đẹp tâm hồn – điều hoàn toàn thiếu vắng ở Naomi. Nói cách khác, vẻ đẹp của Naomi, giống như những bộ phục sức phương Tây không ngừng thay đổi xoành xoạch trên người nàng, là một cái đẹp thiếu chiều sâu và hoàn toàn phù phiếm. Cái đẹp ấy cũng như cuộc đời nàng, chỉ xoay quanh những đam mê cạn cợt và xu thời khoác mác “Âu Mĩ” để che lấp đi một nội dung trống rỗng mà thôi.
Chính vì trống rỗng tận cùng nên mới ích kỉ tận cùng. Đọc hết cuốn sách, cái làm ta rùng mình ở nàng không phải là cái ác, cái dã tâm đầy thù hằn và thủ đoạn, mà là sự dâm loạn một cách “trong trắng” và tàn nhẫn một cách “ngây thơ”. Nàng đơn thuần không quan tâm tới thiện ác mà chỉ làm tất cả để thỏa mãn bản thân mình. Để thấy bản thân cao quý, xinh đẹp, nàng bắt Joji phải cung phụng và chưng diện cho nàng bất chấp cái túi tiền ngày càng vơi đi. Nàng không hề có một chút sự đồng cảm hay biết ơn nào với Joji – người đã cứu vớt nàng ra khỏi cảnh bần hàn và nuôi nàng khôn lớn: nàng coi mọi hy sinh của anh đều là hiển nhiên, nàng không có nghĩa vụ phải làm bất cứ điều gì, chỉ cần đòi hỏi, và đòi hỏi bất tận. Sự tham lam của nàng không bao giờ là đủ.
Đỉnh cao đồi bại nơi nàng chính là việc nàng đã đi lại với không biết bao nhiêu gã đàn ông sau lưng chồng, và khi bị phát hiện cũng dửng dưng, không hề tỏ vẻ gì là nhục nhã. Nàng có thể không hiểu nhiều thứ, nhưng bản chất nàng hiểu rõ sức cám dỗ của mình đối với Joji, và nàng cũng biết lợi dụng tối đa sức cám dỗ ấy để đạt được điều mình muốn. Có thể nói nàng chính là hiện thân của một thứ sắc dục vượt lên trên mọi luân thường đạo lý, thiện ác đúng sai, trói buộc và hủy diệt con người với vẻ đẹp của một trái táo độc.
Tình yêu và khờ dại
Nhưng một Naomi sẽ không thể tạo ra câu chuyện. Nói đúng hơn, sẽ không có câu chuyện về Naomi nếu không có Joji. Joji không chỉ là người kể chuyện hay là một nạn nhân trong câu chuyện giữa anh và Naomi, mà anh chính là người đã tạo ra câu chuyện ấy. Không phải tự nhiên mà tựa tiếng Nhật của cuốn tiểu thuyết này là “Naomi” nhưng khi chuyển sang tiếng Việt thì được đặt lại là “Tình khờ”. Bằng việc đổi tên này, góc nhìn của chúng ta đổi từ trung tâm: Naomi, sang Joji: cái vệ tinh xoay xung quanh trung tâm ấy, với hai đặc điểm thôi: yêu và khờ.
Joji chắc chắn thông minh hơn Naomi. Anh biết mình, biết người. Nửa đầu cuốn tiểu thuyết gần như nằm gọn trong tầm kiểm soát của anh, cũng như cách mà anh kiểm soát chặt chẽ mọi thứ về người con gái mà anh dự định sẽ lấy làm vợ. Nhưng mặc dù nhìn từ bên ngoài có vẻ như anh đã chọn lựa và nuôi nấng Naomi hoàn toàn bằng lí trí, anh thực chất đã làm điều đó xuất phát từ dục vọng và sự ích kỉ của bản thân mình. Mặc cảm quê mùa và cơn sốt “Âu hóa” đã tạo nên trong anh một khát khao, gần như là ám ảnh, với những gì thuộc về Tây phương. Nó chính là sợi dây đồng điệu đầu tiên buộc anh và Naomi lại. Đi trên sợi dây ấy, anh đã biến Naomi thành một phiên bản dục vọng của chính mình. Sự Âu hóa nửa mùa và học hành nông cạn của Naomi từ đâu mà ra?
Là do sự nông cạn và dễ dãi của chính anh. Ai đã thỏa mãn cái tôi của Naomi đến mức nàng không bao giờ còn biết gì ngoài nó nữa? Cũng là anh. Đặc biệt khi vẻ đẹp lai Tây của Naomi nở rộ và làm nở rộ theo đó dục vọng của anh đối với nàng, dục vọng ấy đã giết chết khả năng cải hóa cuối cùng của anh đối với Naomi. Tại sao nàng ăn chơi trác táng và hoang dâm vô độ? Vì chính anh đã dạy nàng sống như thế, và vì anh đã cho phép mình sống như thế, chính anh đã cho phép nàng sống như thế.
Mọi người thường thấy rõ dục vọng của Naomi nhưng ít xem trọng dục vọng của Joji, dù nó cũng vô cùng lớn lao và không kém phần bệnh hoạn. Trong một phương diện nào đó, anh là nạn nhân của dục vọng của chính mình. Tại sao Naomi có thể thao túng Joji? Câu trả lời rất đơn giản: vì anh đã thần phục nàng và tự biến mình thành con rối. Không ai hiểu rõ sự đàng điếm và độc ác của Naomi bằng Joji, không ai hận nàng bằng anh. Nhưng anh yêu nàng, và còn hơn cả yêu, anh tôn thờ vẻ đẹp thân thể của nàng bằng toàn bộ sức nặng linh hồn của một con chiên mù quáng. Lí trí của anh không thể bước qua sự mù quáng ấy. Và toàn bộ những tình cảm cao quý khác của anh, như lòng tự trọng và sự hối hận với mẹ ruột mình, cũng không chiến thắng được dục vọng của anh đối với Naomi. Anh là một kẻ cuồng si khờ dại, không phải vì anh bị lợi dụng, lường gạt, mà bởi anh biết mình bị lợi dụng, lường gạt, nhưng vẫn chấp nhận để bị cuốn vào vòng xoáy hủy diệt của tình yêu. Anh có thể từ bỏ Naomi bất cứ khi nào anh muốn, nhưng vấn đề là anh không thể sống thiếu cô, anh không thể sống thiếu dục vọng của đời mình.
Xuyên suốt câu chuyện, anh cứ tự hủy mình, dần dần rồi toàn bộ, như một tế phẩm dâng lên vị thần sắc dục. Cuối cùng anh còn gì? Anh chỉ còn thân thể rỗng tuếch nhưng đầy mị lực của người con gái mà anh tôn thờ. Nhưng ta thậm chí không thể coi như là anh đã sở hữu nó. Anh đã đánh mất bản ngã của mình vào trong đó: anh làm nô lệ cho cái đẹp anh yêu.
“Tình khờ”, cũng như nhiều tác phẩm đặc trưng khác của Tanizaki Junichiro, đã khép lại trong một vực thẳm vô minh và vô độ, khiến cho ta phải suy nghĩ về sức hủy diệt của sắc đẹp tà mị cũng như cái giá phải trả cho dục vọng của con người. Cái đẹp bản thân nó không ác, chính dục vọng con người gieo vào trong nó đã tạo nên ác quỷ và nạn nhân của con ác quỷ ấy.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Sách II
Hai cuốn nhật ký – Tiểu thuyết khiêu dâm hay áng văn trinh thám?
By Duyên Bùi - reviewsach
Bằng sự thay đổi đan xen giữa những dòng nhật ký của người chồng già và người vợ đang độ hồi xuân, “Hai cuốn nhật ký” của Tanizaki Junichiro đã dẫn dụ người đọc đến những góc tăm tối nhất của địa ngục tâm hồn mà ở đó, những ham muốn rất bản năng có thể biến con người thành quỷ dữ.Ảnh: Tao Đàn
Trong Thế chiến thứ hai, sách của Tanizaki bị kiểm duyệt và cấm xuất bản bởi lý do gây ra những tổn hại cho “đạo đức đám đông”. Sau Thế chiến thứ hai, Tanizaki lại nổi lên như một nhà văn thiên tài, giành được nhiều giải thưởng. Cho đến khi qua đời, ông được coi là tác giả đương đại vĩ đại nhất của Nhật Bản.
“Hai cuốn nhật ký” (Tên gốc “Kagi”) xuất bản năm 1956 đã khiến dư luận chấn động trước những dòng miêu tả nhục dục một cách thẳng thừng và trần trụi. Ba năm sau đó, tác phẩm được đạo diễn Ichikawa Kon chuyển thể thành phim điện ảnh với nhan đề tiếng Anh là “Odd obsession”, ngay lập tức đã dành được giải thưởng của Hội đồng giám khảo (Jury Prize) tại Liên hoan phim Cannes 1960.
Tại Việt Nam, hơn 30 năm trước, cuốn “Kagi” của Tanizaki được Phạm Thị Hoài chuyển ngữ ra tiếng Việt từ bản dịch tiếng Anh với tiêu đề “Chiếc chìa khóa”, nhưng sách vừa ra mắt thì đã bị cấm phát hành. Hiện tại, phiên bản tiếng Việt của “Kagi” do Thanh Điền dịch từ nguyên tác tiếng Nhật, đã được Nhà xuất bản Hội nhà văn liên kết với công ty cổ phần sách Tao Đàn xuất bản và phát hành rộng rãi.
Ảnh: Tao ĐànTiểu thuyết khiêu dâm hay áng văn trinh thám?
Năm 1956, thời điểm hồi phục kinh tế hậu chiến của Nhật Bản đã được hoàn thành và thời kỳ tăng trưởng kinh tế cao đang bắt đầu, người già đã trở thành một vấn đề của xã hội, tình dục người già càng là một chủ đề nhạy cảm.
Nhưng cái gì càng nhạy cảm, Tanizaki luôn lao đầu vào, bất chấp mọi chuẩn mực xã hội, luôn giữ thái độ phản kháng văn hóa và thăm dò truyền thống.
Bối cảnh Nhật Bản trong thời kỳ giao thoa văn hoá Tây phương, sự xung đột giữa truyền thống và hiện đại được thể hiện rõ nét trong “Hai cuốn nhật ký” của Tanizaki. Tác phẩm là câu chuyện được đan lát từ hai cuốn nhật ký đầy nhục dục của cặp vợ chồng trung niên.
Người chồng là một giáo sư đại học. Cuốn nhật ký của ông không kể lại những câu chuyện hằng ngày, mà là nơi người đàn ông trung niên tội nghiệp thoát khỏi vỏ bọc của một con người trí thức thành công cùng cái tuổi tác đã ngấp ngưỡng lục tuần, để giãi bày tự nội tâm những ẩn uất về tình dục, với những ham muốn, ám ảnh, chán nản, bực bội và cả tiếc nuối.
Người vợ của giáo sư là Ikuko, cũng viết nhật ký để nói lên những khao khát chốn phòng the mà bấy lâu nay chưa được chồng đáp ứng. Ikuko là một người vợ đặc trưng cho hình mẫu phụ nữ Nhật Bản, sinh ra trong một gia đình truyền thống, được dạy dỗ tử tế, phải giữ khuôn phép trong mọi cử chỉ hành vi, bởi vậy mà bà luôn rụt rè trong chuyện giường chiếu để tỏ vẻ chính chuyên… Ngán ngẩm một nỗi, thâm tâm Ikuko vốn là một người đàn bà hiếu dâm luôn tràn đầy ham muốn, và tư tưởng của bà trong buổi giao thời đã thoát ra lằn ranh truyền thống lại e dè vẫn cố bám vào truyền thống. Buồn của Ikuko là kể từ khi lấy chồng và đã có chung được một mụn con, bà vẫn chưa một lần đạt được thỏa mãn trong chuyện phòng the, bởi giáo sư là một kẻ “yếu nòng”, dẫu luôn khát khao vẻ đẹp của vợ.
Những khúc mắc nhạy cảm không thể nói thành lời ấy khiến đời sống sinh hoạt tình dục của đôi vợ chồng suốt 20 năm qua không đạt được hạnh phúc. Họ tìm đến nhật ký để cả hai có thể tỏ bày nỗi lòng.
Họ viết nhật ký nhưng lại không cất giấu, hoặc cất giấu một cách ỡm ờ, cố tình để cho đối phương đọc được.
Một cuộc đấu trí căng thẳng và gay cấn giữa ông chồng già vẫn khát khao thể hiện bản lĩnh đàn ông và bà vợ hiếu dâm nhưng lại thích ra vẻ chính chuyên. Những mưu mô từng người giăng ra chực chờ đối phương mắc bẫy, để rồi kết thúc mở bằng một cuộc điều tra án mạng?
Những tình tiết trần trụi ướt át dựng trên nền một cốt truyện trinh thám, Tanizaki đã làm mới mình bằng cách mô tả bài bản và tâm lý về nhân vật có ảo tưởng tình dục, nhưng lại kích thích trí tưởng tượng của người đọc lên đến đỉnh điểm. Người đọc gần như không nhận ra nổi tác phẩm chính là một kế hoạch giết người ẩn giấu, cho đến khi đọc đến những trang cuối cùng.
“Hai cuốn nhật ký” đăng lần đầu trên tạp chí Chuuō Kōron bao gồm hai quyển nhật ký. Một quyển viết bằng lối chữ katakana hiện đại của ông chồng già và một cuốn viết bằng hiragana truyền thống của người vợ trẻ dâm loạn, cả hai đã đan xen thành nội dung câu chuyện.
Ngay từ bước lựa chọn hình thức chữ viết cho nhật ký, đã là một quyết định vô cùng vi tế của Tanizaki, thể hiện được tính cách của từng người: ông chồng già đã bước qua tuổi 56 nhưng rất thích khám phá và thử nghiệm những cái mới, cô vợ tuổi 45 luôn rạo rực lòng xuân lại phải đè nén tâm tình trong e dè, thủ cựu.
Thông thường, nhật ký cá nhân được ghi ra chỉ cho chính bản thân người viết, chứ không tính đến việc được người khác tiếp nhận. Nhưng hai cuốn nhật ký trong tác phẩm của Tanizaki đã thoát khỏi định nghĩa vốn có, vì hai vợ chồng trung niên ấy viết nhật ký với chủ đích dẫn dụ người kia đọc.
Hai cuốn nhật ký trở thành công cụ để vợ chồng “giao tiếp” với nhau.
Nhật ký là công cụ mà giáo sư dùng để lén lút kích động vợ ngoại tình nhằm tìm lại ham muốn tình dục cho bản thân. Bởi động lực tình dục cốt yếu của ông chồng già là sự ghen tuông – một loại phức cảm có tên “ham muốn bắt chước” hay “ham muốn tam giác” (mimetic desire) do nhà triết học Rene Girard đề xướng. Ở đó, người A chỉ có thể nảy sinh ham muốn vật B nếu có một “người môi giới” C cũng ham muốn vật B kia.
Trong “Hai cuốn nhật ký”, rõ ràng A là giáo sư già, B là vợ giáo sư, và “người môi giới” C có kích thích ham muốn bà vợ của vị giáo sư chính là anh chàng Kimura – con rể tương lai cũng là một đối thủ tình trường đầy trẻ trung và sung mãn.
Còn người vợ, từ mục đích viết để bày tỏ những khát khao khó nói, đã biến thể cuốn nhật ký thành bản dàn dựng kế hoạch, dưới sự giúp sức của cô con gái Toshiko và người đàn ông mà bà ngoại tình – Kimura.
Họ mượn nhật ký để tỏ bày tiếng lòng, nhưng mỗi một người vẫn lựa chọn nói ra lời không thật chỉ để đạt mục đích của riêng mình. Hai quyển nhật ký dường như chỉ chứa đầy những bí mật. Mà sự thật là từng từ ngữ được chọn lựa cẩn thận, rõ ràng, trình tự, và luôn tự ý thức về người sẽ đọc những dòng mình viết ra.
Nhật ký – bởi mang những mục đích riêng mà mất đi bản chất chân thật và công nhiên, lại trở thành thứ thuốc độc phát tán chậm.
Ảnh: Tao ĐànNgười đi tìm những “cái đẹp có vấn đề”.
Tanizaki Junichiro (1886 – 1965) là một thiên tài văn chương với một văn nghiệp đồ sộ.
Văn chương Tanizaki thường đi sâu vào lĩnh vực cấm kỵ, nhưng càng về sau càng được đánh giá cao. Đồng thời, ông nhắm tới miền sâu thẳm phong kín của địa ngục nội tâm con người muôn thuở, họa lại một thế giới đảo điên với những ám ảnh dục vọng cuồng si, hay miêu tả một cách tế nhị sự năng động của cuộc sống gia đình, một xã hội Nhật chông chênh trước làn sóng du nhập văn hóa phương Tây vào nửa đầu thế kỷ XX.
Trong thời gian cầm bút, Tanizaki tập trung đi tìm những “cái đẹp có vấn đề”. Ông khai thác xu hướng ngược đãi và bị ngược đãi trong “Người cắt lau”, “Xâm mình”, ái vật trong “Bàn chân Fumiko”, ái thú trong “Con mèo, Shōzō và hai người đàn bà”, phức cảm Oedipus trong “Mộng phù kiều” hay ảo tưởng tình dục của những kẻ yếu nòng trong “Hai cuốn nhật ký”…
Những “lệch lạc” trong chuẩn mực thường nhật, qua ngòi bút thần diệu kết hợp kiến thức nghiên cứu tâm thần học của Tanizaki, đã không phải là những thứ gì đáng ghê tởm cùng cực, mà lại có sức hút khó lòng chối từ, như loài cây nắp ấm tỏa hương thơm ngào ngạt khiến con mồi sa ngã.
Tanizaki Junichiro là một trong sáu tác giả trong danh sách cuối cùng cho giải Nobel Văn học năm 1964, một năm trước khi ông qua đời.
By Duyên Bùi - reviewsach
Bằng sự thay đổi đan xen giữa những dòng nhật ký của người chồng già và người vợ đang độ hồi xuân, “Hai cuốn nhật ký” của Tanizaki Junichiro đã dẫn dụ người đọc đến những góc tăm tối nhất của địa ngục tâm hồn mà ở đó, những ham muốn rất bản năng có thể biến con người thành quỷ dữ.Ảnh: Tao Đàn
Trong Thế chiến thứ hai, sách của Tanizaki bị kiểm duyệt và cấm xuất bản bởi lý do gây ra những tổn hại cho “đạo đức đám đông”. Sau Thế chiến thứ hai, Tanizaki lại nổi lên như một nhà văn thiên tài, giành được nhiều giải thưởng. Cho đến khi qua đời, ông được coi là tác giả đương đại vĩ đại nhất của Nhật Bản.
“Hai cuốn nhật ký” (Tên gốc “Kagi”) xuất bản năm 1956 đã khiến dư luận chấn động trước những dòng miêu tả nhục dục một cách thẳng thừng và trần trụi. Ba năm sau đó, tác phẩm được đạo diễn Ichikawa Kon chuyển thể thành phim điện ảnh với nhan đề tiếng Anh là “Odd obsession”, ngay lập tức đã dành được giải thưởng của Hội đồng giám khảo (Jury Prize) tại Liên hoan phim Cannes 1960.
Tại Việt Nam, hơn 30 năm trước, cuốn “Kagi” của Tanizaki được Phạm Thị Hoài chuyển ngữ ra tiếng Việt từ bản dịch tiếng Anh với tiêu đề “Chiếc chìa khóa”, nhưng sách vừa ra mắt thì đã bị cấm phát hành. Hiện tại, phiên bản tiếng Việt của “Kagi” do Thanh Điền dịch từ nguyên tác tiếng Nhật, đã được Nhà xuất bản Hội nhà văn liên kết với công ty cổ phần sách Tao Đàn xuất bản và phát hành rộng rãi.
Ảnh: Tao ĐànTiểu thuyết khiêu dâm hay áng văn trinh thám?
Năm 1956, thời điểm hồi phục kinh tế hậu chiến của Nhật Bản đã được hoàn thành và thời kỳ tăng trưởng kinh tế cao đang bắt đầu, người già đã trở thành một vấn đề của xã hội, tình dục người già càng là một chủ đề nhạy cảm.
Nhưng cái gì càng nhạy cảm, Tanizaki luôn lao đầu vào, bất chấp mọi chuẩn mực xã hội, luôn giữ thái độ phản kháng văn hóa và thăm dò truyền thống.
Bối cảnh Nhật Bản trong thời kỳ giao thoa văn hoá Tây phương, sự xung đột giữa truyền thống và hiện đại được thể hiện rõ nét trong “Hai cuốn nhật ký” của Tanizaki. Tác phẩm là câu chuyện được đan lát từ hai cuốn nhật ký đầy nhục dục của cặp vợ chồng trung niên.
Người chồng là một giáo sư đại học. Cuốn nhật ký của ông không kể lại những câu chuyện hằng ngày, mà là nơi người đàn ông trung niên tội nghiệp thoát khỏi vỏ bọc của một con người trí thức thành công cùng cái tuổi tác đã ngấp ngưỡng lục tuần, để giãi bày tự nội tâm những ẩn uất về tình dục, với những ham muốn, ám ảnh, chán nản, bực bội và cả tiếc nuối.
Người vợ của giáo sư là Ikuko, cũng viết nhật ký để nói lên những khao khát chốn phòng the mà bấy lâu nay chưa được chồng đáp ứng. Ikuko là một người vợ đặc trưng cho hình mẫu phụ nữ Nhật Bản, sinh ra trong một gia đình truyền thống, được dạy dỗ tử tế, phải giữ khuôn phép trong mọi cử chỉ hành vi, bởi vậy mà bà luôn rụt rè trong chuyện giường chiếu để tỏ vẻ chính chuyên… Ngán ngẩm một nỗi, thâm tâm Ikuko vốn là một người đàn bà hiếu dâm luôn tràn đầy ham muốn, và tư tưởng của bà trong buổi giao thời đã thoát ra lằn ranh truyền thống lại e dè vẫn cố bám vào truyền thống. Buồn của Ikuko là kể từ khi lấy chồng và đã có chung được một mụn con, bà vẫn chưa một lần đạt được thỏa mãn trong chuyện phòng the, bởi giáo sư là một kẻ “yếu nòng”, dẫu luôn khát khao vẻ đẹp của vợ.
Những khúc mắc nhạy cảm không thể nói thành lời ấy khiến đời sống sinh hoạt tình dục của đôi vợ chồng suốt 20 năm qua không đạt được hạnh phúc. Họ tìm đến nhật ký để cả hai có thể tỏ bày nỗi lòng.
Họ viết nhật ký nhưng lại không cất giấu, hoặc cất giấu một cách ỡm ờ, cố tình để cho đối phương đọc được.
Một cuộc đấu trí căng thẳng và gay cấn giữa ông chồng già vẫn khát khao thể hiện bản lĩnh đàn ông và bà vợ hiếu dâm nhưng lại thích ra vẻ chính chuyên. Những mưu mô từng người giăng ra chực chờ đối phương mắc bẫy, để rồi kết thúc mở bằng một cuộc điều tra án mạng?
Những tình tiết trần trụi ướt át dựng trên nền một cốt truyện trinh thám, Tanizaki đã làm mới mình bằng cách mô tả bài bản và tâm lý về nhân vật có ảo tưởng tình dục, nhưng lại kích thích trí tưởng tượng của người đọc lên đến đỉnh điểm. Người đọc gần như không nhận ra nổi tác phẩm chính là một kế hoạch giết người ẩn giấu, cho đến khi đọc đến những trang cuối cùng.
“Hai cuốn nhật ký” đăng lần đầu trên tạp chí Chuuō Kōron bao gồm hai quyển nhật ký. Một quyển viết bằng lối chữ katakana hiện đại của ông chồng già và một cuốn viết bằng hiragana truyền thống của người vợ trẻ dâm loạn, cả hai đã đan xen thành nội dung câu chuyện.
Ngay từ bước lựa chọn hình thức chữ viết cho nhật ký, đã là một quyết định vô cùng vi tế của Tanizaki, thể hiện được tính cách của từng người: ông chồng già đã bước qua tuổi 56 nhưng rất thích khám phá và thử nghiệm những cái mới, cô vợ tuổi 45 luôn rạo rực lòng xuân lại phải đè nén tâm tình trong e dè, thủ cựu.
Thông thường, nhật ký cá nhân được ghi ra chỉ cho chính bản thân người viết, chứ không tính đến việc được người khác tiếp nhận. Nhưng hai cuốn nhật ký trong tác phẩm của Tanizaki đã thoát khỏi định nghĩa vốn có, vì hai vợ chồng trung niên ấy viết nhật ký với chủ đích dẫn dụ người kia đọc.
Hai cuốn nhật ký trở thành công cụ để vợ chồng “giao tiếp” với nhau.
Nhật ký là công cụ mà giáo sư dùng để lén lút kích động vợ ngoại tình nhằm tìm lại ham muốn tình dục cho bản thân. Bởi động lực tình dục cốt yếu của ông chồng già là sự ghen tuông – một loại phức cảm có tên “ham muốn bắt chước” hay “ham muốn tam giác” (mimetic desire) do nhà triết học Rene Girard đề xướng. Ở đó, người A chỉ có thể nảy sinh ham muốn vật B nếu có một “người môi giới” C cũng ham muốn vật B kia.
Trong “Hai cuốn nhật ký”, rõ ràng A là giáo sư già, B là vợ giáo sư, và “người môi giới” C có kích thích ham muốn bà vợ của vị giáo sư chính là anh chàng Kimura – con rể tương lai cũng là một đối thủ tình trường đầy trẻ trung và sung mãn.
Còn người vợ, từ mục đích viết để bày tỏ những khát khao khó nói, đã biến thể cuốn nhật ký thành bản dàn dựng kế hoạch, dưới sự giúp sức của cô con gái Toshiko và người đàn ông mà bà ngoại tình – Kimura.
Họ mượn nhật ký để tỏ bày tiếng lòng, nhưng mỗi một người vẫn lựa chọn nói ra lời không thật chỉ để đạt mục đích của riêng mình. Hai quyển nhật ký dường như chỉ chứa đầy những bí mật. Mà sự thật là từng từ ngữ được chọn lựa cẩn thận, rõ ràng, trình tự, và luôn tự ý thức về người sẽ đọc những dòng mình viết ra.
Nhật ký – bởi mang những mục đích riêng mà mất đi bản chất chân thật và công nhiên, lại trở thành thứ thuốc độc phát tán chậm.
Ảnh: Tao ĐànNgười đi tìm những “cái đẹp có vấn đề”.
Tanizaki Junichiro (1886 – 1965) là một thiên tài văn chương với một văn nghiệp đồ sộ.
Văn chương Tanizaki thường đi sâu vào lĩnh vực cấm kỵ, nhưng càng về sau càng được đánh giá cao. Đồng thời, ông nhắm tới miền sâu thẳm phong kín của địa ngục nội tâm con người muôn thuở, họa lại một thế giới đảo điên với những ám ảnh dục vọng cuồng si, hay miêu tả một cách tế nhị sự năng động của cuộc sống gia đình, một xã hội Nhật chông chênh trước làn sóng du nhập văn hóa phương Tây vào nửa đầu thế kỷ XX.
Trong thời gian cầm bút, Tanizaki tập trung đi tìm những “cái đẹp có vấn đề”. Ông khai thác xu hướng ngược đãi và bị ngược đãi trong “Người cắt lau”, “Xâm mình”, ái vật trong “Bàn chân Fumiko”, ái thú trong “Con mèo, Shōzō và hai người đàn bà”, phức cảm Oedipus trong “Mộng phù kiều” hay ảo tưởng tình dục của những kẻ yếu nòng trong “Hai cuốn nhật ký”…
Những “lệch lạc” trong chuẩn mực thường nhật, qua ngòi bút thần diệu kết hợp kiến thức nghiên cứu tâm thần học của Tanizaki, đã không phải là những thứ gì đáng ghê tởm cùng cực, mà lại có sức hút khó lòng chối từ, như loài cây nắp ấm tỏa hương thơm ngào ngạt khiến con mồi sa ngã.
Tanizaki Junichiro là một trong sáu tác giả trong danh sách cuối cùng cho giải Nobel Văn học năm 1964, một năm trước khi ông qua đời.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Sách II
Tsundoku – Bạn có những "chồng sách mua về để đó" không?
Quỳnh
Có bao giờ bạn nhìn lại kệ sách trong nhà và chợt nhận ra rằng có rất nhiều quyển sách mình chưa đọc, thậm chí bạn còn không biết đã mua nó từ lúc nào chưa? Không chỉ có một, mà bạn có rất nhiều ”chồng sách mua về để đó” chưa bao giờ mở ra đọc. Ở Nhật Bản, người ta gọi hiện tượng này là Tsundoku (積ん読).
Tsundoku (積ん読) có nghĩa là một chồng sách để sẵn nhưng không đụng đến. Tsundoku được ghép từ hai chữ là 「積んでおく」(Tsundeoku) nghĩa là “chồng lên để đó” và 「読書」(Dokusho) nghĩa là “đọc sách”. Với sự phát triển của internet, việc mua hàng trực tuyến đã trở nên dễ dàng hơn, bằng một cú click chuột là bạn đã mua được một quyển sách mà mình thấy ưng ý. Chính vì vậy, hiện tượng Tsundoku ngày càng phổ biến. Tuy nhiên, có một số người sử dụng từ Tsundoku với ý nghĩa xem thường người khác, cho rằng đối phương là người cẩu thả, không gọn gàng.
Tại sao lại có hiện tượng Tsundoku?
Để nói về hiện tượng này thì có rất nhiều nguyên nhân. Bạn là một người thích đọc sách, việc đi vào nhà sách và dạo quanh những kệ sách là sở thích của bạn. Khi nhìn thấy một quyển sách có tựa hay, bìa đẹp, lời giới thiệu hấp dẫn thì bạn lập tức mua về. Có thể bạn sẽ không đọc liền ngay lúc đó mà nghĩ rằng “Để hôm khác mình đọc.” hoặc “Khi nào có thời gian thì mình sẽ đọc”, rồi bạn đặt quyển sách lên kệ và sau đó… quên béng đi sự tồn tại của nó.
Tình trạng như thế cứ lặp đi lặp lại, dần dần nó trở thành thói quen. Từng chồng sách, đống sách bắt đầu xuất hiện nhiều trong nhà bạn, có thể bạn sẽ nhận ra việc này nhưng vẫn cứ mặc kệ.
Một số người rất thích sách giấy, thậm chí họ biết rằng “có mua về thì cũng không đọc đâu” nhưng vẫn muốn mua. Đối với họ, được sở hữu một quyển sách mới, cầm lên và cảm nhận từng trang giấy, hít hà mùi giấy mới và mùi mực đã khiến họ cảm thấy vui vẻ, thỏa mãn. Họ sẽ trân trọng từng quyển sách của mình, cẩn thận đặt nó lên kệ sách và xem nó như một báu vật, nhưng có thể sẽ ít khi nào mở ra đọc.
Có những người “mắc chứng” Tsundoku khá nặng, họ còn phải giấu giếm bạn bè hoặc gia đình về việc mình mua sách mới, vì nếu không làm thế thì họ sẽ phải nghe nhiều lời phàn nàn của mọi người xung quanh về những quyển sách chưa đọc trong nhà. Giống như những cô gái nghiện mua sắm quần áo, họ có thể dành hàng giờ để dạo nhà sách hoặc lướt các trang mạng bán sách trực tuyến, mua về rất nhiều sách mới.
Làm sao để giải quyết tình trạng này?
Bạn sẽ thấy mọi thứ vẫn ổn cho đến khi bạn phải làm một cuộc tổng vệ sinh nhà cửa hoặc chuyển chỗ ở. Bạn sẽ phải giải quyết cả “kho tàng sách” của mình. Vậy bạn nên “thanh lý” kệ sách của mình như thế nào? Kilala sẽ mách cho bạn một số bí quyết nhé!
Thứ nhất, bạn nên phân loại sách của mình. Chia sách ra theo thể loại tiểu thuyết và không phải tiểu thuyết. Bạn có thể giữ lại những tác phẩm tiểu thuyết mà bạn cảm thấy hứng thú. Tiếp theo, bạn hãy phân loại những quyển sách không phải tiểu thuyết theo thời gian phát hành, sách được phát hành trong hai năm gần nhất và sách cũ hơn. Đối với sách có thời gian phát hành trên hai năm, bạn hãy đọc lại phần giới thiệu và mục lục để đánh giá nội dung sách, xem nó có mang lại lợi ích lâu dài cho bản thân hay không, nếu không thì bạn có thể giải quyết chúng bằng cách bán lại hoặc tặng cho những người cần đọc. Còn đối với sách được xuất bản trong hai năm gần nhất, thì bạn nên “thanh lý” những quyển tạp chí, sách ảnh, tùy bút,… mà bạn cảm thấy không cần thiết.
phân loại sách
Thứ hai, thay vì dành ra một ngày để đọc sách, thì bạn hãy tận dụng tất cả khoảng thời gian trống trong ngày để đọc, có thể là khoảng thời gian rảnh khi di chuyển bằng xe buýt, thời gian nghỉ trưa, trước khi đi ngủ,… Bạn không cần phải đọc hết cả quyển sách trong một lần, mà hãy đọc chậm rãi để có thể thấu hiểu được nội dung sách.
Thứ ba, nếu như lý do bạn mua sách chỉ đơn giản vì bạn muốn đọc thì tại sao bạn không thử mua sách điện tử. Hiện nay, có rất nhiều ứng dụng cho phép người dùng mua sách trực tuyến, lưu trữ trên các thiết bị như điện thoại hoặc máy tính bảng. Với sách điện tử bạn có thể đọc mọi lúc mọi nơi, không cần phải mang theo quyển sách nặng nề.
Thứ tư, bạn hãy suy nghĩ thật kĩ trước khi quyết định mua một quyển sách. Nghe có vẻ đơn giản nhưng với những người nghiện sách giấy thì điều này rất khó thực hiện. Bạn hãy đọc thử vài trang xem nội dung có thật sự phù hợp với mình không, chứ đừng vì tựa sách, bìa sách, hay chỉ mới đọc qua phần giới thiệu mà đã vội vàng mua về.
Đó là những bí quyết mà Kilala dành cho bạn, hãy tham khảo và chọn cách thích hợp để có thể nhanh giải quyết “những chồng sách mua về để đó” của mình.
kilala.vn
Quỳnh
Có bao giờ bạn nhìn lại kệ sách trong nhà và chợt nhận ra rằng có rất nhiều quyển sách mình chưa đọc, thậm chí bạn còn không biết đã mua nó từ lúc nào chưa? Không chỉ có một, mà bạn có rất nhiều ”chồng sách mua về để đó” chưa bao giờ mở ra đọc. Ở Nhật Bản, người ta gọi hiện tượng này là Tsundoku (積ん読).
Tsundoku (積ん読) có nghĩa là một chồng sách để sẵn nhưng không đụng đến. Tsundoku được ghép từ hai chữ là 「積んでおく」(Tsundeoku) nghĩa là “chồng lên để đó” và 「読書」(Dokusho) nghĩa là “đọc sách”. Với sự phát triển của internet, việc mua hàng trực tuyến đã trở nên dễ dàng hơn, bằng một cú click chuột là bạn đã mua được một quyển sách mà mình thấy ưng ý. Chính vì vậy, hiện tượng Tsundoku ngày càng phổ biến. Tuy nhiên, có một số người sử dụng từ Tsundoku với ý nghĩa xem thường người khác, cho rằng đối phương là người cẩu thả, không gọn gàng.
Tại sao lại có hiện tượng Tsundoku?
Để nói về hiện tượng này thì có rất nhiều nguyên nhân. Bạn là một người thích đọc sách, việc đi vào nhà sách và dạo quanh những kệ sách là sở thích của bạn. Khi nhìn thấy một quyển sách có tựa hay, bìa đẹp, lời giới thiệu hấp dẫn thì bạn lập tức mua về. Có thể bạn sẽ không đọc liền ngay lúc đó mà nghĩ rằng “Để hôm khác mình đọc.” hoặc “Khi nào có thời gian thì mình sẽ đọc”, rồi bạn đặt quyển sách lên kệ và sau đó… quên béng đi sự tồn tại của nó.
Tình trạng như thế cứ lặp đi lặp lại, dần dần nó trở thành thói quen. Từng chồng sách, đống sách bắt đầu xuất hiện nhiều trong nhà bạn, có thể bạn sẽ nhận ra việc này nhưng vẫn cứ mặc kệ.
Một số người rất thích sách giấy, thậm chí họ biết rằng “có mua về thì cũng không đọc đâu” nhưng vẫn muốn mua. Đối với họ, được sở hữu một quyển sách mới, cầm lên và cảm nhận từng trang giấy, hít hà mùi giấy mới và mùi mực đã khiến họ cảm thấy vui vẻ, thỏa mãn. Họ sẽ trân trọng từng quyển sách của mình, cẩn thận đặt nó lên kệ sách và xem nó như một báu vật, nhưng có thể sẽ ít khi nào mở ra đọc.
Có những người “mắc chứng” Tsundoku khá nặng, họ còn phải giấu giếm bạn bè hoặc gia đình về việc mình mua sách mới, vì nếu không làm thế thì họ sẽ phải nghe nhiều lời phàn nàn của mọi người xung quanh về những quyển sách chưa đọc trong nhà. Giống như những cô gái nghiện mua sắm quần áo, họ có thể dành hàng giờ để dạo nhà sách hoặc lướt các trang mạng bán sách trực tuyến, mua về rất nhiều sách mới.
Làm sao để giải quyết tình trạng này?
Bạn sẽ thấy mọi thứ vẫn ổn cho đến khi bạn phải làm một cuộc tổng vệ sinh nhà cửa hoặc chuyển chỗ ở. Bạn sẽ phải giải quyết cả “kho tàng sách” của mình. Vậy bạn nên “thanh lý” kệ sách của mình như thế nào? Kilala sẽ mách cho bạn một số bí quyết nhé!
Thứ nhất, bạn nên phân loại sách của mình. Chia sách ra theo thể loại tiểu thuyết và không phải tiểu thuyết. Bạn có thể giữ lại những tác phẩm tiểu thuyết mà bạn cảm thấy hứng thú. Tiếp theo, bạn hãy phân loại những quyển sách không phải tiểu thuyết theo thời gian phát hành, sách được phát hành trong hai năm gần nhất và sách cũ hơn. Đối với sách có thời gian phát hành trên hai năm, bạn hãy đọc lại phần giới thiệu và mục lục để đánh giá nội dung sách, xem nó có mang lại lợi ích lâu dài cho bản thân hay không, nếu không thì bạn có thể giải quyết chúng bằng cách bán lại hoặc tặng cho những người cần đọc. Còn đối với sách được xuất bản trong hai năm gần nhất, thì bạn nên “thanh lý” những quyển tạp chí, sách ảnh, tùy bút,… mà bạn cảm thấy không cần thiết.
phân loại sách
Thứ hai, thay vì dành ra một ngày để đọc sách, thì bạn hãy tận dụng tất cả khoảng thời gian trống trong ngày để đọc, có thể là khoảng thời gian rảnh khi di chuyển bằng xe buýt, thời gian nghỉ trưa, trước khi đi ngủ,… Bạn không cần phải đọc hết cả quyển sách trong một lần, mà hãy đọc chậm rãi để có thể thấu hiểu được nội dung sách.
Thứ ba, nếu như lý do bạn mua sách chỉ đơn giản vì bạn muốn đọc thì tại sao bạn không thử mua sách điện tử. Hiện nay, có rất nhiều ứng dụng cho phép người dùng mua sách trực tuyến, lưu trữ trên các thiết bị như điện thoại hoặc máy tính bảng. Với sách điện tử bạn có thể đọc mọi lúc mọi nơi, không cần phải mang theo quyển sách nặng nề.
Thứ tư, bạn hãy suy nghĩ thật kĩ trước khi quyết định mua một quyển sách. Nghe có vẻ đơn giản nhưng với những người nghiện sách giấy thì điều này rất khó thực hiện. Bạn hãy đọc thử vài trang xem nội dung có thật sự phù hợp với mình không, chứ đừng vì tựa sách, bìa sách, hay chỉ mới đọc qua phần giới thiệu mà đã vội vàng mua về.
Đó là những bí quyết mà Kilala dành cho bạn, hãy tham khảo và chọn cách thích hợp để có thể nhanh giải quyết “những chồng sách mua về để đó” của mình.
kilala.vn
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Sách II
Kỳ lạ những người mua sách về chỉ để… ngắm
(Dân trí) - Bạn có bao giờ rơi vào tình trạng mua sách về mà mãi không có thời gian để đọc? Sách vẫn cứ “xếp xó”, không thể nào đọc cho đến trang cuối cùng được…
Mỗi lần nhìn tới những cuốn sách đã mua về, những cuốn sách khiến bạn cảm thấy rất thích đọc, nhưng rồi bạn vẫn mãi không thu xếp được thời gian đọc cho xong, bạn lại cảm thấy có chút gì đó như bứt rứt, ăn năn…
Nếu trải qua những nét tâm lý này, bạn có thể sẽ được an ủi phần nào bởi thực tế, trong thời đại công nghệ và nhịp sống công nghiệp như hiện nay, có rất nhiều người rơi vào tình huống kể trên.
Thực tế, trong tiếng Nhật còn có hẳn một từ dành để chỉ tâm trạng bứt rứt, ăn năn của những người đã mua sách về nhưng… không đọc. Vấn đề của nhiều người thích đọc sách ở thời buổi hôm nay, đó là họ có thể dễ dàng mua về rất nhiều sách, nhưng lại có quá ít thời gian để đọc.
Trong tiếng Nhật, từ “tsundoku” dành để chỉ những cuốn sách được mua về xếp trên giá nhưng không bao giờ được đọc đến. Giáo sư Sahoko Ichikawa giảng dạy tiếng Nhật ở trường Đại học Cornell, New York, Mỹ, cho biết “tsunde” có nghĩa là “chất đống” và “oku” có nghĩa là “để dành”.
Trong kỷ nguyên công nghệ thông tin với ngập tràn những luồng tin tức được đưa tới mỗi cá nhân thông qua nhiều phương thức đa dạng, thường những người có sở thích cổ điển - đọc sách, lại thường gặp phải một khó khăn chung phổ biến…
Đó là mua sách về mà gần như chẳng bao giờ có thể sắp xếp thời gian để đọc cho hoàn tất một cách liền mạch hoặc thậm chí, tệ hơn nữa, là mãi chẳng thể đọc hết một cuốn sách.
Goodreads - một website tiếng Anh nổi tiếng chuyên dành cho những người yêu thích việc đọc sách, một trang sinh hoạt cộng đồng dành cho các “mọt sách” chính hiệu - thậm chí còn có một nhóm chuyên dành cho những người “mua sách về nhưng không đọc”. Nhóm này có tới gần 3.200 thành viên, được lập nên để các “mọt sách” vào “thú tội”…
“Book Buying Addicts Anonymous” (Những người nghiện mua sách) là nơi để những người có “hội chứng” này vào chia sẻ những hậu quả từ tài chính cho tới tinh thần, đến từ việc làm rất nhỏ, tưởng như vô hại, đó là mua sách về nhưng không đọc.
Thực tế, đối với những người yêu đọc sách, việc nhìn thấy những cuốn sách vẫn còn mới nguyên trên giá, chưa hề được đọc đến, hoặc mãi vẫn ở tình trạng đang đọc dở… tượng trưng cho sự phí phạm phù phiếm. Mỗi cuốn sách như vậy xuất hiện trên giá lại tượng nhưng cho một sự bất lực.
Những người ham đọc sách trong bối cảnh hiện tại rất dễ trở thành những người thuộc nhóm nghiện mua sách một cách… phù phiếm. Trong nhóm “Book Buying Addicts Anonymous”, có rất nhiều người vào chia sẻ chân thật về cảm giác “tội lỗi” trong nội tâm của họ.
Thậm chí, nhiều khi họ phải giấu giếm việc mua thêm sách mới bởi không muốn người thân biết về sự “thất bại” âm thầm của mình.
Một thành viên trong nhóm “Book Buying Addicts Anonymous” chia sẻ: “Tôi rất hiểu những bạn nào nói rằng các bạn cảm thấy tội lỗi vì mua sách về mà mãi chẳng có thời gian đọc. Tôi sống với gia đình và nhiều khi phải giấu giếm việc mua thêm sách mới. Tôi phải giấu giếm như vậy bởi vì không muốn bị người nhà trêu chọc, chế giễu việc mình thích mua sách, chất đầy lên giá, nhưng chỉ để… ngắm vì chẳng có thời gian đọc”.
Việc đọc những cuốn sách in có thể gợi lên niềm vui dễ chịu và cảm nhận về sự hoài cổ, chậm rãi, vì vậy, nhiều người rất thích thú với việc đọc sách, nhưng trong bối cảnh cuộc sống hiện đại, khi một người có thể bị chi phối bởi quá nhiều luồng thông tin, bị phân tán sự tập trung bởi quá nhiều yếu tố đa dạng, việc có đủ thời gian và tâm thế ngồi xuống đọc một cuốn sách không phải việc đơn giản, dễ dàng đối với tất cả mọi người.
Việc chúng ta không có đủ thời gian để đọc những cuốn sách đã mua thực tế lại có thể tạo nên một hiệu ứng ngược, khiến ta càng thích thú với việc mua thêm sách về. Thói quen sưu tầm sách cũng là một sở thích gây nghiện, một nhu cầu nuông chiều bản thân tương đối giản dị và dễ dàng, nhưng cũng không kém phần mê hoặc…
Nếu bạn cũng mắc phải “hội chứng” này, giờ đây, ít nhất, bạn đã có thể tự an ủi mình rằng hóa ra, mình không phải là người duy nhất cảm thấy tội lỗi với thói quen mua sách về chỉ để… ngắm.
Bích Ngọc
Theo Quartz
(Dân trí) - Bạn có bao giờ rơi vào tình trạng mua sách về mà mãi không có thời gian để đọc? Sách vẫn cứ “xếp xó”, không thể nào đọc cho đến trang cuối cùng được…
Mỗi lần nhìn tới những cuốn sách đã mua về, những cuốn sách khiến bạn cảm thấy rất thích đọc, nhưng rồi bạn vẫn mãi không thu xếp được thời gian đọc cho xong, bạn lại cảm thấy có chút gì đó như bứt rứt, ăn năn…
Nếu trải qua những nét tâm lý này, bạn có thể sẽ được an ủi phần nào bởi thực tế, trong thời đại công nghệ và nhịp sống công nghiệp như hiện nay, có rất nhiều người rơi vào tình huống kể trên.
Thực tế, trong tiếng Nhật còn có hẳn một từ dành để chỉ tâm trạng bứt rứt, ăn năn của những người đã mua sách về nhưng… không đọc. Vấn đề của nhiều người thích đọc sách ở thời buổi hôm nay, đó là họ có thể dễ dàng mua về rất nhiều sách, nhưng lại có quá ít thời gian để đọc.
Trong tiếng Nhật, từ “tsundoku” dành để chỉ những cuốn sách được mua về xếp trên giá nhưng không bao giờ được đọc đến. Giáo sư Sahoko Ichikawa giảng dạy tiếng Nhật ở trường Đại học Cornell, New York, Mỹ, cho biết “tsunde” có nghĩa là “chất đống” và “oku” có nghĩa là “để dành”.
Trong kỷ nguyên công nghệ thông tin với ngập tràn những luồng tin tức được đưa tới mỗi cá nhân thông qua nhiều phương thức đa dạng, thường những người có sở thích cổ điển - đọc sách, lại thường gặp phải một khó khăn chung phổ biến…
Đó là mua sách về mà gần như chẳng bao giờ có thể sắp xếp thời gian để đọc cho hoàn tất một cách liền mạch hoặc thậm chí, tệ hơn nữa, là mãi chẳng thể đọc hết một cuốn sách.
Goodreads - một website tiếng Anh nổi tiếng chuyên dành cho những người yêu thích việc đọc sách, một trang sinh hoạt cộng đồng dành cho các “mọt sách” chính hiệu - thậm chí còn có một nhóm chuyên dành cho những người “mua sách về nhưng không đọc”. Nhóm này có tới gần 3.200 thành viên, được lập nên để các “mọt sách” vào “thú tội”…
“Book Buying Addicts Anonymous” (Những người nghiện mua sách) là nơi để những người có “hội chứng” này vào chia sẻ những hậu quả từ tài chính cho tới tinh thần, đến từ việc làm rất nhỏ, tưởng như vô hại, đó là mua sách về nhưng không đọc.
Thực tế, đối với những người yêu đọc sách, việc nhìn thấy những cuốn sách vẫn còn mới nguyên trên giá, chưa hề được đọc đến, hoặc mãi vẫn ở tình trạng đang đọc dở… tượng trưng cho sự phí phạm phù phiếm. Mỗi cuốn sách như vậy xuất hiện trên giá lại tượng nhưng cho một sự bất lực.
Những người ham đọc sách trong bối cảnh hiện tại rất dễ trở thành những người thuộc nhóm nghiện mua sách một cách… phù phiếm. Trong nhóm “Book Buying Addicts Anonymous”, có rất nhiều người vào chia sẻ chân thật về cảm giác “tội lỗi” trong nội tâm của họ.
Thậm chí, nhiều khi họ phải giấu giếm việc mua thêm sách mới bởi không muốn người thân biết về sự “thất bại” âm thầm của mình.
Một thành viên trong nhóm “Book Buying Addicts Anonymous” chia sẻ: “Tôi rất hiểu những bạn nào nói rằng các bạn cảm thấy tội lỗi vì mua sách về mà mãi chẳng có thời gian đọc. Tôi sống với gia đình và nhiều khi phải giấu giếm việc mua thêm sách mới. Tôi phải giấu giếm như vậy bởi vì không muốn bị người nhà trêu chọc, chế giễu việc mình thích mua sách, chất đầy lên giá, nhưng chỉ để… ngắm vì chẳng có thời gian đọc”.
Việc đọc những cuốn sách in có thể gợi lên niềm vui dễ chịu và cảm nhận về sự hoài cổ, chậm rãi, vì vậy, nhiều người rất thích thú với việc đọc sách, nhưng trong bối cảnh cuộc sống hiện đại, khi một người có thể bị chi phối bởi quá nhiều luồng thông tin, bị phân tán sự tập trung bởi quá nhiều yếu tố đa dạng, việc có đủ thời gian và tâm thế ngồi xuống đọc một cuốn sách không phải việc đơn giản, dễ dàng đối với tất cả mọi người.
Việc chúng ta không có đủ thời gian để đọc những cuốn sách đã mua thực tế lại có thể tạo nên một hiệu ứng ngược, khiến ta càng thích thú với việc mua thêm sách về. Thói quen sưu tầm sách cũng là một sở thích gây nghiện, một nhu cầu nuông chiều bản thân tương đối giản dị và dễ dàng, nhưng cũng không kém phần mê hoặc…
Nếu bạn cũng mắc phải “hội chứng” này, giờ đây, ít nhất, bạn đã có thể tự an ủi mình rằng hóa ra, mình không phải là người duy nhất cảm thấy tội lỗi với thói quen mua sách về chỉ để… ngắm.
Bích Ngọc
Theo Quartz
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Sách II
Bạn đang có bao nhiêu cuốn sách đã mua nhưng chưa đọc
Đức Huy - zingnews
Mặc dù những cuốn sách chưa đọc đã chật kín trên giá, một số bạn trẻ vẫn tiếp tục mua sách. Họ cho rằng việc này như mọi thói quen định kỳ trong năm.
Đối với nhiều người, sách giống như một vật phẩm cần tích trữ và mua sắm vào những thời điểm định kỳ trong năm. Các hội sách thường niên, cuối năm và Tết là những mốc thời gian họ cảm thấy cần phải mua sách. Dù số sách chưa đọc hết ngày càng tăng, việc mua sắm vẫn không dừng lại. Có những bạn trẻ thậm chí dành một số tiền lớn trong thu nhập của bản thân mỗi khi hội sách vào mùa.
Dưới đây là chia sẻ của 6 bạn trẻ về số sách đã mua nhưng chưa đọc và lý do tại sao họ không muốn cắt giảm chi tiêu cho sách.
Nguyễn Hồng Vân (26 tuổi, Hà Nội)
Số sách chưa đọc: 39 cuốn
Đối với Vân, khoảng thời gian mua sách nhiều nhất là đợt cuối năm. Trong một lần đi dọc các hội sách tại Hà Nội, Vân có thể mua từ 20 - 25 cuốn sách.
Vì số sách quá nhiều, Vân phải mượn để nhờ sang tủ phòng của bố mẹ và anh trai. Vân nghĩ rằng mặt tốt của việc mua sách nhiều là việc đọc sẽ không bị gián đoạn vì thiếu sách.
"Mình không nghĩ 20 cuốn sách là quá nhiều trong một lần mua và một năm mình mua có hai lần. Sách dù có để lâu thì giá trị của nó vẫn luôn nằm ở đấy. Nếu đọc được hết số sách đã mua thì tốt nhưng mình không nghĩ đến việc đó. Đọc là để tận hưởng chứ không để đạt chỉ số nào cả", Hồng Vân chia sẻ.
Số tiền cho mỗi lần mua sách của Vân có thể từ 1 triệu đồng cho đến 3 triệu đồng, tùy vào mức giảm giá. Vân cho biết thêm rằng số tiền này đã tăng lên theo từng năm.
---------------------------------------------------
Lê Ngọc Anh (21 tuổi, Hải Dương)
Số sách chưa đọc: 12 cuốn
Ngọc Anh là người đọc sách theo bộ, đặc biệt là dòng light novel. Nhờ các chương trình giảm giá, Ngọc Anh tiết kiệm được khá nhiều tiền. Bạn trẻ này đồng ý rằng bản thân cũng có thói quen tích trữ sách. Trên bàn học của Ngọc Anh, một số cuốn chưa được bóc màng bọc bên ngoài.
"Có những cuốn mình thấy review trên mạng khá hay nên mua về xem sao. Đây hầu như là các cuốn không phải thể loại mình từng đọc nên muốn thử. Nhưng chắc cũng vì tâm lý ngại cái mới thành ra mua về mà chưa đọc", Ngọc Anh cho biết.
Bên cạnh những mốc thời gian phát hành tập truyện mới, khai giảng cũng là lúc Ngọc Anh bắt đầu đi mua sách. Bởi đây là thời điểm Ngọc Anh lên Hà Nội đi học trở lại, gặp bạn bè và có dịp đến nhà sách mua trực tiếp để tiết kiệm tiền vận chuyển. Vì nhà trọ không có tủ sách nên Ngọc Anh đọc xong cuốn nào sẽ mang về nhà cuốn đó. Số sách còn lại để trên Hà Nội.
--------------------------------------------------
Đinh Văn Quang (25 tuổi, Hà Nội)
Số sách chưa đọc: 27 cuốn
Bắt đầu từ năm lớp 11, Quang đã có thói quen mua sách. Số tiền dành cho sách ngày một nhiều hơn nhưng Quang thấy đó không phải vấn đề. Quang mua sách theo cảm hứng thay vì đọc giới thiệu hay xem bất kỳ danh sách nào trên mạng. Quang cho rằng cũng vì thế nên bản thân không ít lần đã mua phải cuốn sách không phải thể loại mình thích hoặc cách viết không hấp dẫn.
"Những cuốn sách chưa đọc xong mình đều kẹp một cái bookmark ở khoảng trang thứ 70 hay 80 gì đấy. Một phần trong số đó là những cuốn mình đọc một đoạn cảm thấy cách viết chưa hay, dài dòng, kể lể, không đặc sắc. Nhiều lần mua phải những cuốn sách nội dung không phù hợp với bản thân nhưng số sách chưa đọc của mình vẫn có dấu hiệu tăng lên sau mỗi đợt mua. Mình nghĩ mình sẽ tặng lại chúng", Quang chia sẻ.
Vì số tiền kiếm được chủ yếu để mua thiết bị phục vụ cho việc học nên tiền mua sách của Quang chỉ từ 1-2 triệu đông một năm. Nếu không tính những đợt mua lẻ, Quang thấy cuối năm là dịp bản thân dành tiền cho sách nhiều nhất.
---------------------------------------------------
Phạm Hương Giang (20 tuổi, TP.HCM)
Số sách chưa đọc: 16 cuốn
Với Giang, việc mua sách gần như diễn ra hàng tháng. Trên các ứng dụng mua hàng trực tuyến, Giang theo dõi khá nhiều công ty sách và các đơn vị phân phối. Có những thời điểm, ngày nào Giang cũng vào kiểm tra xem có sách gì mới không.
Dẫu vậy, Giang nhận thấy mình là một người rất khó tính trong việc chọn sách. Có những thời điểm xem mấy giờ đồng hồ buổi tối không tìm được cuốn sách nào ưng ý.
Mỗi tháng Giang có thể dành tới 1 triệu đồng tiền mua sách nếu có đợt giảm giá lớn. Có khá nhiều cuốn Giang mua bởi giá rẻ. Vì vậy sách ngày một nhiều nhưng chưa thể đọc hết. "Mình nghĩ việc mua sách nhiều là tốt. Bởi một người đọc sách thường xuyên như mình luôn có cảm giác muốn nhiều hơn là một cuốn. Mình thấy các chương trình khuyến mãi cũng đánh vào tâm lý này. Chẳng ai mua một cuốn được giảm cả, thường phải mua đến 4 hay 5 cuốn mới áp được mã giảm giá", Giang cho biết.
------------------------------------------------------------
Nguyễn Trọng Tín (23 tuổi, Hà Nội)
Số sách chưa đọc: 26 cuốn
Tín là một người rất thích la cà ở những hội sách cũ. Mỗi lần đi Tín thường mua từ 10 đến 12 cuốn. Đa phần sách Tín mua đều là những tác phẩm kinh điển của Anh, Nga, Pháp, Trung Quốc.
Tín chia sẻ rằng bản thân muốn tìm hiểu văn học từ những tên tuổi lớn trên thế giới trước sau đó mới tìm đến các tác giả Việt Nam trẻ. Tín tự thấy số sách chưa đọc của mình chưa phải là nhiều bởi có những lúc Tín tặng lại sách cho bạn bè và người thân.
"Sách đối với mình là thế giới. 1000 cuốn hay 10.000 cuốn cũng không khác nhau bởi đọc là việc cả đời. Có một câu nói của Gandhi mình thích đó là 'Đốt sách không thể phá hủy một nền văn hóa. Buộc người ta ngừng đọc thì có thể'. Nên mình nghĩ càng nhiều sách càng tốt, một lúc nào đó mình sẽ đọc hết thôi", Tín tâm sự.
---------------------------------------------------------
Lê Tuấn Linh (28 tuổi, Hà Nội)
Số sách chưa đọc: 15 cuốn
Cũng như phần lớn mọi người, lý do chính khiến Linh chưa thể đọc hết số sách mình mong muốn là thời gian. Linh vẫn cố duy trì việc đọc ít nhất khoảng 2 đến 3 tiếng mỗi tuần. Có nhiều lần Linh đã thử đọc đến những cuốn sách mới mua thế nhưng được vài trang Linh bị xao nhãng bởi việc khác. Dù vậy, việc mua sách với Linh như một sở thích bởi Linh thấy thứ có sức hấp dẫn lớn nhất với bản thân trong một trung tâm thương mại là những hiệu sách.
"Mình nghĩ người nào càng ham đọc sách thì càng cảm thấy bản thân đã đọc được rất ít. Trong danh sách đọc của họ luôn có một cuốn nào đó đang chờ để được mở ra. Vậy nên, số sách chưa đọc dù nhiều hay ít cũng là một tín hiệu tốt cho thấy một người đang trong quá trình đọc", Linh chia sẻ.
Đức Huy - zingnews
Mặc dù những cuốn sách chưa đọc đã chật kín trên giá, một số bạn trẻ vẫn tiếp tục mua sách. Họ cho rằng việc này như mọi thói quen định kỳ trong năm.
Đối với nhiều người, sách giống như một vật phẩm cần tích trữ và mua sắm vào những thời điểm định kỳ trong năm. Các hội sách thường niên, cuối năm và Tết là những mốc thời gian họ cảm thấy cần phải mua sách. Dù số sách chưa đọc hết ngày càng tăng, việc mua sắm vẫn không dừng lại. Có những bạn trẻ thậm chí dành một số tiền lớn trong thu nhập của bản thân mỗi khi hội sách vào mùa.
Dưới đây là chia sẻ của 6 bạn trẻ về số sách đã mua nhưng chưa đọc và lý do tại sao họ không muốn cắt giảm chi tiêu cho sách.
Nguyễn Hồng Vân (26 tuổi, Hà Nội)
Số sách chưa đọc: 39 cuốn
Đối với Vân, khoảng thời gian mua sách nhiều nhất là đợt cuối năm. Trong một lần đi dọc các hội sách tại Hà Nội, Vân có thể mua từ 20 - 25 cuốn sách.
Vì số sách quá nhiều, Vân phải mượn để nhờ sang tủ phòng của bố mẹ và anh trai. Vân nghĩ rằng mặt tốt của việc mua sách nhiều là việc đọc sẽ không bị gián đoạn vì thiếu sách.
"Mình không nghĩ 20 cuốn sách là quá nhiều trong một lần mua và một năm mình mua có hai lần. Sách dù có để lâu thì giá trị của nó vẫn luôn nằm ở đấy. Nếu đọc được hết số sách đã mua thì tốt nhưng mình không nghĩ đến việc đó. Đọc là để tận hưởng chứ không để đạt chỉ số nào cả", Hồng Vân chia sẻ.
Số tiền cho mỗi lần mua sách của Vân có thể từ 1 triệu đồng cho đến 3 triệu đồng, tùy vào mức giảm giá. Vân cho biết thêm rằng số tiền này đã tăng lên theo từng năm.
---------------------------------------------------
Lê Ngọc Anh (21 tuổi, Hải Dương)
Số sách chưa đọc: 12 cuốn
Ngọc Anh là người đọc sách theo bộ, đặc biệt là dòng light novel. Nhờ các chương trình giảm giá, Ngọc Anh tiết kiệm được khá nhiều tiền. Bạn trẻ này đồng ý rằng bản thân cũng có thói quen tích trữ sách. Trên bàn học của Ngọc Anh, một số cuốn chưa được bóc màng bọc bên ngoài.
"Có những cuốn mình thấy review trên mạng khá hay nên mua về xem sao. Đây hầu như là các cuốn không phải thể loại mình từng đọc nên muốn thử. Nhưng chắc cũng vì tâm lý ngại cái mới thành ra mua về mà chưa đọc", Ngọc Anh cho biết.
Bên cạnh những mốc thời gian phát hành tập truyện mới, khai giảng cũng là lúc Ngọc Anh bắt đầu đi mua sách. Bởi đây là thời điểm Ngọc Anh lên Hà Nội đi học trở lại, gặp bạn bè và có dịp đến nhà sách mua trực tiếp để tiết kiệm tiền vận chuyển. Vì nhà trọ không có tủ sách nên Ngọc Anh đọc xong cuốn nào sẽ mang về nhà cuốn đó. Số sách còn lại để trên Hà Nội.
--------------------------------------------------
Đinh Văn Quang (25 tuổi, Hà Nội)
Số sách chưa đọc: 27 cuốn
Bắt đầu từ năm lớp 11, Quang đã có thói quen mua sách. Số tiền dành cho sách ngày một nhiều hơn nhưng Quang thấy đó không phải vấn đề. Quang mua sách theo cảm hứng thay vì đọc giới thiệu hay xem bất kỳ danh sách nào trên mạng. Quang cho rằng cũng vì thế nên bản thân không ít lần đã mua phải cuốn sách không phải thể loại mình thích hoặc cách viết không hấp dẫn.
"Những cuốn sách chưa đọc xong mình đều kẹp một cái bookmark ở khoảng trang thứ 70 hay 80 gì đấy. Một phần trong số đó là những cuốn mình đọc một đoạn cảm thấy cách viết chưa hay, dài dòng, kể lể, không đặc sắc. Nhiều lần mua phải những cuốn sách nội dung không phù hợp với bản thân nhưng số sách chưa đọc của mình vẫn có dấu hiệu tăng lên sau mỗi đợt mua. Mình nghĩ mình sẽ tặng lại chúng", Quang chia sẻ.
Vì số tiền kiếm được chủ yếu để mua thiết bị phục vụ cho việc học nên tiền mua sách của Quang chỉ từ 1-2 triệu đông một năm. Nếu không tính những đợt mua lẻ, Quang thấy cuối năm là dịp bản thân dành tiền cho sách nhiều nhất.
---------------------------------------------------
Phạm Hương Giang (20 tuổi, TP.HCM)
Số sách chưa đọc: 16 cuốn
Với Giang, việc mua sách gần như diễn ra hàng tháng. Trên các ứng dụng mua hàng trực tuyến, Giang theo dõi khá nhiều công ty sách và các đơn vị phân phối. Có những thời điểm, ngày nào Giang cũng vào kiểm tra xem có sách gì mới không.
Dẫu vậy, Giang nhận thấy mình là một người rất khó tính trong việc chọn sách. Có những thời điểm xem mấy giờ đồng hồ buổi tối không tìm được cuốn sách nào ưng ý.
Mỗi tháng Giang có thể dành tới 1 triệu đồng tiền mua sách nếu có đợt giảm giá lớn. Có khá nhiều cuốn Giang mua bởi giá rẻ. Vì vậy sách ngày một nhiều nhưng chưa thể đọc hết. "Mình nghĩ việc mua sách nhiều là tốt. Bởi một người đọc sách thường xuyên như mình luôn có cảm giác muốn nhiều hơn là một cuốn. Mình thấy các chương trình khuyến mãi cũng đánh vào tâm lý này. Chẳng ai mua một cuốn được giảm cả, thường phải mua đến 4 hay 5 cuốn mới áp được mã giảm giá", Giang cho biết.
------------------------------------------------------------
Nguyễn Trọng Tín (23 tuổi, Hà Nội)
Số sách chưa đọc: 26 cuốn
Tín là một người rất thích la cà ở những hội sách cũ. Mỗi lần đi Tín thường mua từ 10 đến 12 cuốn. Đa phần sách Tín mua đều là những tác phẩm kinh điển của Anh, Nga, Pháp, Trung Quốc.
Tín chia sẻ rằng bản thân muốn tìm hiểu văn học từ những tên tuổi lớn trên thế giới trước sau đó mới tìm đến các tác giả Việt Nam trẻ. Tín tự thấy số sách chưa đọc của mình chưa phải là nhiều bởi có những lúc Tín tặng lại sách cho bạn bè và người thân.
"Sách đối với mình là thế giới. 1000 cuốn hay 10.000 cuốn cũng không khác nhau bởi đọc là việc cả đời. Có một câu nói của Gandhi mình thích đó là 'Đốt sách không thể phá hủy một nền văn hóa. Buộc người ta ngừng đọc thì có thể'. Nên mình nghĩ càng nhiều sách càng tốt, một lúc nào đó mình sẽ đọc hết thôi", Tín tâm sự.
---------------------------------------------------------
Lê Tuấn Linh (28 tuổi, Hà Nội)
Số sách chưa đọc: 15 cuốn
Cũng như phần lớn mọi người, lý do chính khiến Linh chưa thể đọc hết số sách mình mong muốn là thời gian. Linh vẫn cố duy trì việc đọc ít nhất khoảng 2 đến 3 tiếng mỗi tuần. Có nhiều lần Linh đã thử đọc đến những cuốn sách mới mua thế nhưng được vài trang Linh bị xao nhãng bởi việc khác. Dù vậy, việc mua sách với Linh như một sở thích bởi Linh thấy thứ có sức hấp dẫn lớn nhất với bản thân trong một trung tâm thương mại là những hiệu sách.
"Mình nghĩ người nào càng ham đọc sách thì càng cảm thấy bản thân đã đọc được rất ít. Trong danh sách đọc của họ luôn có một cuốn nào đó đang chờ để được mở ra. Vậy nên, số sách chưa đọc dù nhiều hay ít cũng là một tín hiệu tốt cho thấy một người đang trong quá trình đọc", Linh chia sẻ.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Sách II
Duyên Dáng Việt Nam
Vì sao văn hóa đọc sách ở Nhật, Đức, Israel được coi trọng?
Cẩm Chi • 27-04-2023
Phần lớn người Nhật đọc sách khi đang di chuyển ngoài đường, người dân Đức thích đến thư viện nhiều hơn cả rạp phim và sân vận động, thậm chí niềm tự hào của người Israel là tủ đầy sách và dùng sách để cúng cho người đã khuất.
Không chỉ là những dân tộc đọc sách nhiều nhất thế giới, họ còn nuôi dưỡng việc tự đọc, tự học và rèn luyện trí tuệ hàng ngày, đây chính là nền tảng để mỗi cá nhân góp phần vào sự phát triển kinh tế văn hóa xã hội hùng mạnh của quốc gia.
Nhật Bản – tận dụng thời gian để đọc sách
Một trong những lý do tạo nên những cuộc cách mạng thay đổi Nhật Bản như ngày nay chính là nhờ sự ham đọc của người Nhật. Văn hóa đọc ở Nhật đã được quan tâm từ cách đây hơn 300 năm. Chính phủ dành sự quan tâm đặc biệt đến thúc đẩy văn hóa đọc trong dân chúng. Đây cũng là một trong số rất ít các quốc gia có một đạo luật riêng dành cho việc khuyến đọc. Các địa phương đã xây dựng kế hoạch nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ em tự do đọc sách, ở bất kỳ cơ hội nào và ở bất kỳ đâu.
Người Nhật tận dụng thời gian di chuyển trên tàu ngầm, xe bus để đọc sách
Ngày nay, mỗi năm Nhật Bản xuất bản 43.000 đầu sách. Công nghệ giải trí hiện đại thịnh hành không làm mất đi văn hóa đọc sách truyền thống tại Nhật Bản. Người Nhật vẫn là một trong những dân tộc đọc sách nhiều nhất thế giới (1 người đọc 40 cuốn sách/năm). Chính vì công việc bận rộn và luôn căng thẳng khi ở công sở nên họ tranh thủ đọc sách ở mọi không gian chờ: đường phố, bến xe bus, trên tàu điện ngầm... Thói quen này đã hình thành văn hóa đọc đứng - Tachiyomi. Hình ảnh những người vô gia cư chăm chú đọc sách tại các gầm cầu hay công viên không phải là điều hiếm thấy tại đất nước Nhật Bản.
Ngoài lượng độc giả khá đông đảo của thể loại tiểu thuyết, Nhật Bản còn có các otaku - những người hâm mộ nhiệt huyết với truyện tranh, đến từ nhiều tầng lớp khác nhau. Họ là độc giả của các tạp chí truyện tranh hàng tuần, hàng tháng với các tiểu thuyết nhiều kỳ và số lượng phát hành lên đến vài triệu bản. Nhật Bản cũng là nơi ra đời và phổ biến các loại truyện tranh (manga), tạo nên làn sóng cộng đồng đọc tại quốc gia này và lan rộng trên thế giới.
Đức – món quà giá trị hơn phim ảnh, giải trí
Dù là một cường quốc châu Âu nhưng văn hóa đọc là một nét đặc trưng ở Đức. Hàng năm, quốc gia này có hơn 90.000 cuốn sách mới được xuất bản. Đức cũng là quốc gia có mật độ cửa hàng sách trên đầu người cao nhất thế giới, trung bình 17.000 người Đức thì có một cửa hàng sách.
“Đọc sách” là một một nhu cầu của người Đức. Người dân nơi đây khá trầm lặng, thích yên tĩnh, và họ chọn đọc sách để giải trí hàng ngày: 70% người Đức thích đọc sách, hơn 1/2 người dân mua sách thường xuyên và 1/3 người dân đọc sách mỗi ngày. Rất nhiều người đọc sách trong khi đi lại, dạo chơi trong công viên hoặc ngồi trong quán cà phê. Họ xem sách là một loại “cảo thơm” rất được trân quý trong mọi nhà, và trở thành món quà tặng nhau ý vị và phổ thông nhất sau hoa. Đối với giới trẻ Đức, việc đọc sách cũng được yêu thích như việc uống bia vậy.
Với người Đức, “đọc sách là cội nguồn của sức mạnh và giàu có bền vững” và “một gia đình không có sách chẳng khác gì một ngôi nhà không có cửa sổ”
Ở Đức, nhiều hội chợ sách được tổ chức quanh năm, các thư viện luôn là sự lựa chọn hàng đầu cho những người cần nghiên cứu. Nổi tiếng nhất là hội chợ sách lớn nhất thế giới Frankfurt (Frankfurter Buchmesse), được tổ chức hàng năm vào giữa tháng 10. Với lịch sử 500 năm, Hội chợ sách quốc tế Frankfurt được xem là một trong những sự kiện văn hóa và thương mại quan trọng nhất với sự tham gia của 7.300 nhà triển lãm đến từ hơn 100 quốc gia, nơi cập nhật xu hướng mới nhất của thị trường xuất bản thế giới.
Hội sách lớn nhất thế giới Frankfurt quy tụ hàng ngàn người khắp 5 châu đam mê về sách
Dù là đất nước phát triển về công nghệ, Đức luôn khuyến khích người dân đọc sách in. Thực tế, người Đức thích đọc sách giấy hơn là sử dụng thiết bị đọc sách điện tử. Những năm gần đây, người Đức quan tâm nhiều hơn đến thư viện. Chính quyền nhiều thành phố trích từ ngân sách nhiều khoản kinh phí hơn để chi cho các thư viện. Ở Đức hiện có gần 11.000 thư viện. Điều đặc biệt là người dân Đức đến thư viện nhiều hơn cả rạp phim và sân vận động (năm 2009, chỉ có 70 triệu lượt người Đức đến sân vận động, 146 triệu lượt người đi xem phim nhưng có đến 200 triệu lượt người đến thư viện đọc sách).
Israel – nuôi dưỡng tình yêu sách cho trẻ nhỏ
Israel là quê hương của người Do Thái - dân tộc thông minh nhất thế giới, chiếm hơn 30% chủ nhân giải Nobel của toàn cầu, hơn 1/3 tỷ phú trên thế giới, 20% giáo sư tại các trường đại học hàng đầu, và là nơi sản sinh ra những bộ óc vĩ đại thiên tài như Albert Einstein, Karl Marx, Johann Strauss, tỷ phú Warrant Buffet, George Soros… Và một lý do không thể phủ nhận về sự thành công và nổi tiếng của họ tới từ niềm đam mê đọc sách được nuôi dưỡng từ còn nhỏ.
Ở Israel dân số chỉ hơn 9 triệu người nhưng cứ 4.500 người sẽ có 1 thư viện với các đầu sách cực kỳ quý giá, trong số đó khoảng hơn 1.000 là thư viện công cộng. Đất nước Trung Đông này có hai chỉ số về sách cao nhất thế giới là số lượng sách xuất bản theo đầu người cao nhất thế giới và số người trẻ đọc sách cao nhất thế giới. Người Do thái đọc bình quân 64 cuốn sách/năm. Thậm chí, họ còn đặt các cuốn sách ở nghĩa trang vì họ tin rằng các linh hồn sẽ tiếp tục đọc chúng.
Tủ sách gia đình tạo nên văn hóa truyền thống và trau dồi trí tuệ cho người Do Thái
Điều đặc biệt hơn trong ngày Sabbath - ngày lễ nghỉ ngơi, khi tất cả các hoạt động, từ làm ăn đến vui chơi giải trí đều dừng lại, các cửa hàng đều đóng cửa…thì chỉ duy nhất các nhà sách được mở cửa. Trong những ngày này, mọi người đến nhà sách đông nhất, họ đến đây để yên lặng đọc sách.
Người Do Thái giáo dục con bắt đầu từ những trang sách. Trong mỗi gia đình luôn có 1 tủ sách được truyền từ đời này sang đời khác, được đặt ở vị trí đầu giường để trẻ nhỏ dễ nhìn, dễ thấy từ khi còn nằm nôi. Phụ huynh Do Thái thường nhỏ nước hoa lên sách để tạo mùi hương cho các em chú ý. Khi trẻ bắt đầu hiểu chuyện, nhỏ vài giọt mật lên trang sách, cho trẻ liếm để gieo vào tiềm thức về sự “ngọt ngào” của sách. Mỗi tối họ đọc cho trẻ nghe một vài câu truyện cổ tích, truyện danh nhân, khoa học thường thức. Khi trẻ đọc sách họ tận tâm hướng dẫn, cổ vũ; khi trẻ đã có khả năng đọc tốt, họ trở thành “người cùng đọc”. Cha mẹ thường xuyên dẫn trẻ đi mua sách hoặc đến thư viện.
Cha mẹ Do Thái luôn khuyến khích tình yêu sách trong con trẻ
Ngoài ra, người Do Thái còn khuyến khích việc ứng dụng kiến thức đã đọc trong cuộc sống. Vì vậy, trẻ em Do Thái vừa không ngừng đọc sách tích lũy kiến thức từ nhiều ngành, lĩnh vực khác nhau đồng thời được thực hành tiết kiệm, kiếm tiền, làm giàu từ nhỏ. Nhờ truyền thống này mà đọc sách đã trở thành một thói quen thường nhật của người Do Thái. Và đó có lẽ chính là yếu tố nền tảng để khiến cho dân tộc Do Thái trở thành một dân tộc có những tố chất đặc biệt về trí tuệ và có những đóng góp to lớn cho sự phát triển của nhân loại.
Vì sao văn hóa đọc sách ở Nhật, Đức, Israel được coi trọng?
Cẩm Chi • 27-04-2023
Phần lớn người Nhật đọc sách khi đang di chuyển ngoài đường, người dân Đức thích đến thư viện nhiều hơn cả rạp phim và sân vận động, thậm chí niềm tự hào của người Israel là tủ đầy sách và dùng sách để cúng cho người đã khuất.
Không chỉ là những dân tộc đọc sách nhiều nhất thế giới, họ còn nuôi dưỡng việc tự đọc, tự học và rèn luyện trí tuệ hàng ngày, đây chính là nền tảng để mỗi cá nhân góp phần vào sự phát triển kinh tế văn hóa xã hội hùng mạnh của quốc gia.
Nhật Bản – tận dụng thời gian để đọc sách
Một trong những lý do tạo nên những cuộc cách mạng thay đổi Nhật Bản như ngày nay chính là nhờ sự ham đọc của người Nhật. Văn hóa đọc ở Nhật đã được quan tâm từ cách đây hơn 300 năm. Chính phủ dành sự quan tâm đặc biệt đến thúc đẩy văn hóa đọc trong dân chúng. Đây cũng là một trong số rất ít các quốc gia có một đạo luật riêng dành cho việc khuyến đọc. Các địa phương đã xây dựng kế hoạch nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ em tự do đọc sách, ở bất kỳ cơ hội nào và ở bất kỳ đâu.
Người Nhật tận dụng thời gian di chuyển trên tàu ngầm, xe bus để đọc sách
Ngày nay, mỗi năm Nhật Bản xuất bản 43.000 đầu sách. Công nghệ giải trí hiện đại thịnh hành không làm mất đi văn hóa đọc sách truyền thống tại Nhật Bản. Người Nhật vẫn là một trong những dân tộc đọc sách nhiều nhất thế giới (1 người đọc 40 cuốn sách/năm). Chính vì công việc bận rộn và luôn căng thẳng khi ở công sở nên họ tranh thủ đọc sách ở mọi không gian chờ: đường phố, bến xe bus, trên tàu điện ngầm... Thói quen này đã hình thành văn hóa đọc đứng - Tachiyomi. Hình ảnh những người vô gia cư chăm chú đọc sách tại các gầm cầu hay công viên không phải là điều hiếm thấy tại đất nước Nhật Bản.
Ngoài lượng độc giả khá đông đảo của thể loại tiểu thuyết, Nhật Bản còn có các otaku - những người hâm mộ nhiệt huyết với truyện tranh, đến từ nhiều tầng lớp khác nhau. Họ là độc giả của các tạp chí truyện tranh hàng tuần, hàng tháng với các tiểu thuyết nhiều kỳ và số lượng phát hành lên đến vài triệu bản. Nhật Bản cũng là nơi ra đời và phổ biến các loại truyện tranh (manga), tạo nên làn sóng cộng đồng đọc tại quốc gia này và lan rộng trên thế giới.
Đức – món quà giá trị hơn phim ảnh, giải trí
Dù là một cường quốc châu Âu nhưng văn hóa đọc là một nét đặc trưng ở Đức. Hàng năm, quốc gia này có hơn 90.000 cuốn sách mới được xuất bản. Đức cũng là quốc gia có mật độ cửa hàng sách trên đầu người cao nhất thế giới, trung bình 17.000 người Đức thì có một cửa hàng sách.
“Đọc sách” là một một nhu cầu của người Đức. Người dân nơi đây khá trầm lặng, thích yên tĩnh, và họ chọn đọc sách để giải trí hàng ngày: 70% người Đức thích đọc sách, hơn 1/2 người dân mua sách thường xuyên và 1/3 người dân đọc sách mỗi ngày. Rất nhiều người đọc sách trong khi đi lại, dạo chơi trong công viên hoặc ngồi trong quán cà phê. Họ xem sách là một loại “cảo thơm” rất được trân quý trong mọi nhà, và trở thành món quà tặng nhau ý vị và phổ thông nhất sau hoa. Đối với giới trẻ Đức, việc đọc sách cũng được yêu thích như việc uống bia vậy.
Với người Đức, “đọc sách là cội nguồn của sức mạnh và giàu có bền vững” và “một gia đình không có sách chẳng khác gì một ngôi nhà không có cửa sổ”
Ở Đức, nhiều hội chợ sách được tổ chức quanh năm, các thư viện luôn là sự lựa chọn hàng đầu cho những người cần nghiên cứu. Nổi tiếng nhất là hội chợ sách lớn nhất thế giới Frankfurt (Frankfurter Buchmesse), được tổ chức hàng năm vào giữa tháng 10. Với lịch sử 500 năm, Hội chợ sách quốc tế Frankfurt được xem là một trong những sự kiện văn hóa và thương mại quan trọng nhất với sự tham gia của 7.300 nhà triển lãm đến từ hơn 100 quốc gia, nơi cập nhật xu hướng mới nhất của thị trường xuất bản thế giới.
Hội sách lớn nhất thế giới Frankfurt quy tụ hàng ngàn người khắp 5 châu đam mê về sách
Dù là đất nước phát triển về công nghệ, Đức luôn khuyến khích người dân đọc sách in. Thực tế, người Đức thích đọc sách giấy hơn là sử dụng thiết bị đọc sách điện tử. Những năm gần đây, người Đức quan tâm nhiều hơn đến thư viện. Chính quyền nhiều thành phố trích từ ngân sách nhiều khoản kinh phí hơn để chi cho các thư viện. Ở Đức hiện có gần 11.000 thư viện. Điều đặc biệt là người dân Đức đến thư viện nhiều hơn cả rạp phim và sân vận động (năm 2009, chỉ có 70 triệu lượt người Đức đến sân vận động, 146 triệu lượt người đi xem phim nhưng có đến 200 triệu lượt người đến thư viện đọc sách).
Israel – nuôi dưỡng tình yêu sách cho trẻ nhỏ
Israel là quê hương của người Do Thái - dân tộc thông minh nhất thế giới, chiếm hơn 30% chủ nhân giải Nobel của toàn cầu, hơn 1/3 tỷ phú trên thế giới, 20% giáo sư tại các trường đại học hàng đầu, và là nơi sản sinh ra những bộ óc vĩ đại thiên tài như Albert Einstein, Karl Marx, Johann Strauss, tỷ phú Warrant Buffet, George Soros… Và một lý do không thể phủ nhận về sự thành công và nổi tiếng của họ tới từ niềm đam mê đọc sách được nuôi dưỡng từ còn nhỏ.
Ở Israel dân số chỉ hơn 9 triệu người nhưng cứ 4.500 người sẽ có 1 thư viện với các đầu sách cực kỳ quý giá, trong số đó khoảng hơn 1.000 là thư viện công cộng. Đất nước Trung Đông này có hai chỉ số về sách cao nhất thế giới là số lượng sách xuất bản theo đầu người cao nhất thế giới và số người trẻ đọc sách cao nhất thế giới. Người Do thái đọc bình quân 64 cuốn sách/năm. Thậm chí, họ còn đặt các cuốn sách ở nghĩa trang vì họ tin rằng các linh hồn sẽ tiếp tục đọc chúng.
Tủ sách gia đình tạo nên văn hóa truyền thống và trau dồi trí tuệ cho người Do Thái
Điều đặc biệt hơn trong ngày Sabbath - ngày lễ nghỉ ngơi, khi tất cả các hoạt động, từ làm ăn đến vui chơi giải trí đều dừng lại, các cửa hàng đều đóng cửa…thì chỉ duy nhất các nhà sách được mở cửa. Trong những ngày này, mọi người đến nhà sách đông nhất, họ đến đây để yên lặng đọc sách.
Người Do Thái giáo dục con bắt đầu từ những trang sách. Trong mỗi gia đình luôn có 1 tủ sách được truyền từ đời này sang đời khác, được đặt ở vị trí đầu giường để trẻ nhỏ dễ nhìn, dễ thấy từ khi còn nằm nôi. Phụ huynh Do Thái thường nhỏ nước hoa lên sách để tạo mùi hương cho các em chú ý. Khi trẻ bắt đầu hiểu chuyện, nhỏ vài giọt mật lên trang sách, cho trẻ liếm để gieo vào tiềm thức về sự “ngọt ngào” của sách. Mỗi tối họ đọc cho trẻ nghe một vài câu truyện cổ tích, truyện danh nhân, khoa học thường thức. Khi trẻ đọc sách họ tận tâm hướng dẫn, cổ vũ; khi trẻ đã có khả năng đọc tốt, họ trở thành “người cùng đọc”. Cha mẹ thường xuyên dẫn trẻ đi mua sách hoặc đến thư viện.
Cha mẹ Do Thái luôn khuyến khích tình yêu sách trong con trẻ
Ngoài ra, người Do Thái còn khuyến khích việc ứng dụng kiến thức đã đọc trong cuộc sống. Vì vậy, trẻ em Do Thái vừa không ngừng đọc sách tích lũy kiến thức từ nhiều ngành, lĩnh vực khác nhau đồng thời được thực hành tiết kiệm, kiếm tiền, làm giàu từ nhỏ. Nhờ truyền thống này mà đọc sách đã trở thành một thói quen thường nhật của người Do Thái. Và đó có lẽ chính là yếu tố nền tảng để khiến cho dân tộc Do Thái trở thành một dân tộc có những tố chất đặc biệt về trí tuệ và có những đóng góp to lớn cho sự phát triển của nhân loại.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Sách II
TACHIYOMI - VĂN HÓA ĐỌC ĐỨNG CỦA NGƯỜI NHẬT
Kosten
Người Nhật yêu sách và ham học hỏi, dù có chỗ ngồi hay không họ vẫn có thể đứng và nghiền ngẫm cuốn sách. Đó chính là một nét văn hóa đọc đứng của người Nhật - Tachiyomi. Cùng Trung tâm tiếng Nhật Kosei tìm hiểu thêm về nét văn hóa vô cùng độc đáo này nhé!!
Nếu các bạn muốn nhìn rõ văn hóa đọc đứng của người Nhật - Tachiyomi thì hãy đến các hiệu sách mà nhất là hiệu sách lớn tại Nhật, bạn sẽ dễ dàng bắt gặp những hàng người đứng chen cứng quanh các kệ sách, đọc chăm chú từ ít phút đến vài giờ. Không chỉ trong cửa hàng sách, người Nhật còn “Tachiyomi” ở rất nhiều nơi, nhiều thời điểm ví như trong cửa hàng tiện lợi, trong lúc đợi tàu xe, trong khi di chuyển bằng tàu hay trong khi xếp hàng làm gì đó.
Nhật Bản là đất nước có chặng đường lịch sử dài với nhiều cuộc chuyển mình thần kỳ. Tuy là quốc gia bại trận trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, nhưng Nhật Bản đã đứng dậy trên đống tro tàn và một lần nữa dân tộc này lại lập nên kỳ tích vươn mình phát triển trở thành một quốc gia với nền kinh tế phát triển vượt bậc. Động lực cho sự hồi sinh đến kinh ngạc của Nhật Bản không gì khác hơn là đội ngũ trí thức hùng hậu mà đất nước này đã có được từ nhiều thế kỷ theo học phương Tây. Có thể nói, thái độ cầu thị, khiêm nhường và tinh thần ham học hỏi vốn có của người Nhật đã mang lại cho họ một phương tiện vô cùng hiệu quả để tái thiết và dựng xây đất nước – đó là tri thức.
Vì vậy bất cứ đâu trên đất nước “Mặt trời mọc” như công viên, quán cà phê, tàu điện, sân ga, bến đỗ xe buýt, siêu thị, cửa hàng tiện lợi, tiệm sách, tiệm bách hóa… bạn đều có thể bắt gặp người Nhật đang cầm trên tay một quyển sách và say sưa đọc. Họ đọc say sưa không kể tuổi tác dù là người lớn hay những em bé, họ thích đọc ham học hỏi, ham tìm tòi, có sự kiên nhẫn với từng trang sách.
Bởi trong xã hội công nghiệp hối hả như Nhật Bản và tác phong làm việc với khối việc công việc lớn thì thời gian dành cho nghỉ ngơi không nhiều nhưng người Nhật sử dụng vốn thời gian ít ỏi đó cho việc nghiền ngẫm những cuốn sách. Họ tận dụng những khoảng thời gian trống để đọc sách. Và người nước ngoài rất hiếu kì khi bắt gặp cảnh tượng trên một toa tàu ở Tokyo mà các hành khách đều im lặng bởi nhiều người trong số họ đang mải đọc một cuốn sách, một tờ báo.
Do phải thường xuyên đi lại trên các phương tiện giao thông công cộng và tranh thủ thời gian trống cho thói quen đọc sách, người Nhật đã phát minh ra những cuốn sách nhỏ gọn chỉ tương đương kích cỡ một gang bàn tay, có thể dễ dàng bỏ vào túi xách hay túi áo. Các cuốn sách nhỏ này có cỡ chữ vừa đủ để đọc trong khi các trang giấy được gia công mỏng tới mức một cuốn vài trăm trang cũng có thể nằm gọn trong lòng bàn tay.
Tokyo có rất nhiều quầy sách cũ với đủ loại sách và tạp chí. Bên cạnh đó, còn có cả một quảng trường rộng ở khu phố Kanda dành riêng để dựng dãy các quầy sách cũ với đủ các loại sách báo khác nhau, thậm chí cả các loại sách báo chuyên ngành. Kể cả bạn không có tiền bạn vẫn có thể thưởng thức một quyển sách với mức giá cực rẻ.
Người Nhật luôn trân trọng tri thức và không sai khi nói rằng Nhật Bản là một trong những nước “một sách” nhất trên thế giới.
Văn hoá Tachiyomi phân bổ rộng rãi trong đời sống xã hội
Văn hóa đọc đứng hay nhìn rộng hơn là thói quen đứng của người Nhật đã trở thành một điểm đặc trưng. Nhiều người có thể đứng chờ ba tiếng để chơi một trò chơi trong công viên giải trí, có thể đứng trên tàu lắc lư nhưng không tựa hẳn người vào thành tàu cho đỡ mỏi,...
Ngoài Tachiyomi, người Nhật còn rất nhiều từ khác liên quan đến việc đứng và hành động gì đó cùng lúc như như Tachigui (立ち食い) - đứng ăn, Tachinomi (立ち飲み) - đứng uống, Tachiuri (立ち売り) - đứng bán. Tachigui phổ biến ở nhiều cửa hàng trong các đô thị lớn bởi điều này giúp giảm diện tích trong bối cảnh mật độ dân số quá cao tại các đô thị này. Tachigui còn mang lại cảm giác ngầm “ăn nhanh để còn đi”. Và cũng có một số nơi xem Tachigui và Tachinomi như một phong cách thú vị, điển hình là có không ít các quán bar đứng sang trọng và độc đáo tại Nhật Bản.
Người Nhật đã được luyện thói quen đứng từ bé nên chính vì thế đối với họ khoảng thời gian đứng không phải thời gian chết. Họ đứng đọc sách, đứng chơi game, đứng xem tài liệu,… Có rất nhiều việc có thể làm chỉ trong mươi phút đứng đợi tàu hay xe buýt. Văn hoá Tachiyomi vẫn là điều rất nổi bật trong xã hội Nhật Bản hiện đại. Văn hoá đứng này đã phản ánh sự kiên nhẫn nổi tiếng của đại đa số người dân Nhật Bản cả trước đây lẫn bây giờ, hay ở một khía cạnh khác là phản ánh nhịp sống vội vã của người dân Nhật Bản với phong cách tiết kiệm thời gian tối đa, hoàn thành được nhiều việc hết mức có thể trong khoảng thời gian ngắn nhất.
Kosten
Người Nhật yêu sách và ham học hỏi, dù có chỗ ngồi hay không họ vẫn có thể đứng và nghiền ngẫm cuốn sách. Đó chính là một nét văn hóa đọc đứng của người Nhật - Tachiyomi. Cùng Trung tâm tiếng Nhật Kosei tìm hiểu thêm về nét văn hóa vô cùng độc đáo này nhé!!
Nếu các bạn muốn nhìn rõ văn hóa đọc đứng của người Nhật - Tachiyomi thì hãy đến các hiệu sách mà nhất là hiệu sách lớn tại Nhật, bạn sẽ dễ dàng bắt gặp những hàng người đứng chen cứng quanh các kệ sách, đọc chăm chú từ ít phút đến vài giờ. Không chỉ trong cửa hàng sách, người Nhật còn “Tachiyomi” ở rất nhiều nơi, nhiều thời điểm ví như trong cửa hàng tiện lợi, trong lúc đợi tàu xe, trong khi di chuyển bằng tàu hay trong khi xếp hàng làm gì đó.
Nhật Bản là đất nước có chặng đường lịch sử dài với nhiều cuộc chuyển mình thần kỳ. Tuy là quốc gia bại trận trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, nhưng Nhật Bản đã đứng dậy trên đống tro tàn và một lần nữa dân tộc này lại lập nên kỳ tích vươn mình phát triển trở thành một quốc gia với nền kinh tế phát triển vượt bậc. Động lực cho sự hồi sinh đến kinh ngạc của Nhật Bản không gì khác hơn là đội ngũ trí thức hùng hậu mà đất nước này đã có được từ nhiều thế kỷ theo học phương Tây. Có thể nói, thái độ cầu thị, khiêm nhường và tinh thần ham học hỏi vốn có của người Nhật đã mang lại cho họ một phương tiện vô cùng hiệu quả để tái thiết và dựng xây đất nước – đó là tri thức.
Vì vậy bất cứ đâu trên đất nước “Mặt trời mọc” như công viên, quán cà phê, tàu điện, sân ga, bến đỗ xe buýt, siêu thị, cửa hàng tiện lợi, tiệm sách, tiệm bách hóa… bạn đều có thể bắt gặp người Nhật đang cầm trên tay một quyển sách và say sưa đọc. Họ đọc say sưa không kể tuổi tác dù là người lớn hay những em bé, họ thích đọc ham học hỏi, ham tìm tòi, có sự kiên nhẫn với từng trang sách.
Bởi trong xã hội công nghiệp hối hả như Nhật Bản và tác phong làm việc với khối việc công việc lớn thì thời gian dành cho nghỉ ngơi không nhiều nhưng người Nhật sử dụng vốn thời gian ít ỏi đó cho việc nghiền ngẫm những cuốn sách. Họ tận dụng những khoảng thời gian trống để đọc sách. Và người nước ngoài rất hiếu kì khi bắt gặp cảnh tượng trên một toa tàu ở Tokyo mà các hành khách đều im lặng bởi nhiều người trong số họ đang mải đọc một cuốn sách, một tờ báo.
Do phải thường xuyên đi lại trên các phương tiện giao thông công cộng và tranh thủ thời gian trống cho thói quen đọc sách, người Nhật đã phát minh ra những cuốn sách nhỏ gọn chỉ tương đương kích cỡ một gang bàn tay, có thể dễ dàng bỏ vào túi xách hay túi áo. Các cuốn sách nhỏ này có cỡ chữ vừa đủ để đọc trong khi các trang giấy được gia công mỏng tới mức một cuốn vài trăm trang cũng có thể nằm gọn trong lòng bàn tay.
Tokyo có rất nhiều quầy sách cũ với đủ loại sách và tạp chí. Bên cạnh đó, còn có cả một quảng trường rộng ở khu phố Kanda dành riêng để dựng dãy các quầy sách cũ với đủ các loại sách báo khác nhau, thậm chí cả các loại sách báo chuyên ngành. Kể cả bạn không có tiền bạn vẫn có thể thưởng thức một quyển sách với mức giá cực rẻ.
Người Nhật luôn trân trọng tri thức và không sai khi nói rằng Nhật Bản là một trong những nước “một sách” nhất trên thế giới.
Văn hoá Tachiyomi phân bổ rộng rãi trong đời sống xã hội
Văn hóa đọc đứng hay nhìn rộng hơn là thói quen đứng của người Nhật đã trở thành một điểm đặc trưng. Nhiều người có thể đứng chờ ba tiếng để chơi một trò chơi trong công viên giải trí, có thể đứng trên tàu lắc lư nhưng không tựa hẳn người vào thành tàu cho đỡ mỏi,...
Ngoài Tachiyomi, người Nhật còn rất nhiều từ khác liên quan đến việc đứng và hành động gì đó cùng lúc như như Tachigui (立ち食い) - đứng ăn, Tachinomi (立ち飲み) - đứng uống, Tachiuri (立ち売り) - đứng bán. Tachigui phổ biến ở nhiều cửa hàng trong các đô thị lớn bởi điều này giúp giảm diện tích trong bối cảnh mật độ dân số quá cao tại các đô thị này. Tachigui còn mang lại cảm giác ngầm “ăn nhanh để còn đi”. Và cũng có một số nơi xem Tachigui và Tachinomi như một phong cách thú vị, điển hình là có không ít các quán bar đứng sang trọng và độc đáo tại Nhật Bản.
Người Nhật đã được luyện thói quen đứng từ bé nên chính vì thế đối với họ khoảng thời gian đứng không phải thời gian chết. Họ đứng đọc sách, đứng chơi game, đứng xem tài liệu,… Có rất nhiều việc có thể làm chỉ trong mươi phút đứng đợi tàu hay xe buýt. Văn hoá Tachiyomi vẫn là điều rất nổi bật trong xã hội Nhật Bản hiện đại. Văn hoá đứng này đã phản ánh sự kiên nhẫn nổi tiếng của đại đa số người dân Nhật Bản cả trước đây lẫn bây giờ, hay ở một khía cạnh khác là phản ánh nhịp sống vội vã của người dân Nhật Bản với phong cách tiết kiệm thời gian tối đa, hoàn thành được nhiều việc hết mức có thể trong khoảng thời gian ngắn nhất.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Sách II
Tachiyomi - văn hoá "đứng đọc" của người Nhật
An Thuỷ
Tại Nhật Bản, sẽ hiếm khi bạn nhìn thấy những chiếc ghế ngồi nghỉ tại hiệu sách, vì người Nhật nhìn chung có một thói quen mang tính bản sắc: Tachiyomi - đứng đọc.
Tachiyomi - Thói quen đứng đọc phổ biến tại Nhật Bản
Trong các hiệu sách mà nhất là hiệu sách lớn tại Nhật, bạn dễ dàng bắt gặp những hàng người đứng ken cứng quanh các kệ sách, đọc chăm chú từ ít phút đến vài giờ. Không chỉ trong cửa hàng sách, người Nhật còn “tachiyomi” ở rất nhiều nơi, nhiều thời điểm ví như trong cửa hàng tiện lợi, trong lúc đợi tàu xe, trong khi di chuyển bằng tàu hay trong khi xếp hàng làm gì đó.
Khung cảnh tấp nập người đứng đọc sách trong cửa hàng Kinokuniya. (Ảnh: An Thuỷ)
Về phần cửa hàng sách, hẳn nhiên đôi lúc việc đứng đọc nhiều gây nên những bất tiện không đáng có và đồng thời một số người lợi dụng việc này để đọc miễn phí mà không mua sách. Ở một vài chỗ bạn sẽ để ý thấy dòng chữ “立ち読みをご遠慮ください” có nghĩa “hãy vui lòng không đứng đọc", nhưng đây là điều rất hiếm trong các cửa hàng sách ở Nhật. Thực tế, đại đa số người thích sách sẽ không nề hà bỏ tiền mua một cuốn để tự sở hữu, nghĩ theo hướng tích cực, tachiyomi là một cách để độc giả trải nghiệm trước sản phẩm mình quan tâm trước khi quyết định có bỏ tiền mua nó hay không.
Những thông báo thế này cho bạn biết hiệu sách này không hoan nghênh việc đứng đọc. (Ảnh: Yahoo!Japan)
Nếu có hạn chế, các hiệu sách thường chỉ hạn chế việc “coi cọp” với các đầu truyện tranh hoặc tạp chí màu cỡ lớn bằng cách bọc plastic, tuy nhiên hầu hết các thể loại khác đều được trưng bày bình thường vì người Nhật nhìn chung có thói quen sử dụng và bảo quản đồ dùng, đặc biệt là sách, rất kĩ lưỡng.
Thường thì truyện tranh sẽ được bọc plastic. (Nguồn: am New York)
Qua thời gian, “Tachiyomi” không hề mất đi mà chỉ là được “nâng cấp” thành phiên bản hiện đại và đa dạng hơn, tức mở rộng phương tiện dùng để đọc. Trên tàu điện, bạn sẽ dễ dàng bắt gặp những người trẻ cúi mặt vào điện thoại liên tục, ngoài để chơi game hay nhắn tin thì còn đọc ebook hay nhật báo, trong khi những người đứng tuổi một tay vịn giá tay còn lại giữ sách. Trong thư viện các trường đại học, không thiếu những tờ nhật báo được cẩn thận gắn trên những tấm biển đứng, và càng không thiếu những người dừng lại đứng trầm ngâm một lúc để cập nhật tin tức nổi bật trong ngày.
Như thế, nghĩ xa hơn thì tachiyomi thực tế là một phương pháp cập nhật thông tin nhanh và và quy mô lớn, nếu lượng thông tin đó là tích cực thì sẽ quy đổi thành kiến thức hữu ích. Lượng kiến thức mà độc giả thu thập trong khoảng thời gian đứng đọc khi gộp lại có thể bằng nhiều ngày ngồi nhà đọc sách.
Đứng đọc, đứng ăn, đứng uống, đứng bán
Văn hóa “đứng đọc” hay nhìn rộng hơn là thói quen “đứng” của người Nhật đã trở thành một điểm đặc trưng. Nhiều người có thể đứng chờ ba tiếng để chơi một trò chơi trong công viên giải trí, có thể đứng trên tàu lắc lư nhưng không tựa hẳn người vào thành tàu cho đỡ mỏi,...
Ngoài tachiyomi, người Nhật còn rất nhiều từ khác liên quan đến việc đứng và hành động gì đó cùng lúc như như tachigui (立ち食い) - đứng ăn, tachinomi (立ち飲み) - đứng uống, tachiuri (立ち売り) - đứng bán. Tachigui phổ biến ở nhiều cửa hàng trong các đô thị lớn bởi điều này giúp giảm diện tích trong bối cảnh mật độ dân số quá cao tại các đô thị này. Chưa kể, tachigui còn mang lại cảm giác ngầm “ăn nhanh để còn đi”. Hẳn nhiên cũng có một số nơi xem tachigui và tachinomi như một phong cách thú vị, điển hình là có không ít các quán bar đứng sang trọng và độc đáo tại Nhật Bản.
Có thể nói, người Nhật đã được luyện thói quen đứng từ bé. Và chính vì thế đối với họ khoảng thời gian đứng không phải thời gian chết. Họ đứng đọc sách, đứng chơi game, đứng xem tài liệu,… Có rất nhiều việc có thể làm chỉ trong mươi phút đứng đợi tàu hay xe buýt. Yếu tố “tachi-đứng” vẫn là điều rất nổi bật trong xã hội Nhật Bản hiện đại. Việc tập “đứng” phản ánh sự kiên nhẫn nổi tiếng của đại đa số người dân Nhật Bản cả trước đây lẫn bây giờ, hay ở một khía cạnh khác là phản ánh nhịp sống vội vã của người dân Nhật Bản với phong cách tiết kiệm thời gian tối đa, hoàn thành được nhiều việc hết mức có thể trong khoảng thời gian ngắn nhất.
kilala.vn
An Thuỷ
Tại Nhật Bản, sẽ hiếm khi bạn nhìn thấy những chiếc ghế ngồi nghỉ tại hiệu sách, vì người Nhật nhìn chung có một thói quen mang tính bản sắc: Tachiyomi - đứng đọc.
Tachiyomi - Thói quen đứng đọc phổ biến tại Nhật Bản
Trong các hiệu sách mà nhất là hiệu sách lớn tại Nhật, bạn dễ dàng bắt gặp những hàng người đứng ken cứng quanh các kệ sách, đọc chăm chú từ ít phút đến vài giờ. Không chỉ trong cửa hàng sách, người Nhật còn “tachiyomi” ở rất nhiều nơi, nhiều thời điểm ví như trong cửa hàng tiện lợi, trong lúc đợi tàu xe, trong khi di chuyển bằng tàu hay trong khi xếp hàng làm gì đó.
Khung cảnh tấp nập người đứng đọc sách trong cửa hàng Kinokuniya. (Ảnh: An Thuỷ)
Về phần cửa hàng sách, hẳn nhiên đôi lúc việc đứng đọc nhiều gây nên những bất tiện không đáng có và đồng thời một số người lợi dụng việc này để đọc miễn phí mà không mua sách. Ở một vài chỗ bạn sẽ để ý thấy dòng chữ “立ち読みをご遠慮ください” có nghĩa “hãy vui lòng không đứng đọc", nhưng đây là điều rất hiếm trong các cửa hàng sách ở Nhật. Thực tế, đại đa số người thích sách sẽ không nề hà bỏ tiền mua một cuốn để tự sở hữu, nghĩ theo hướng tích cực, tachiyomi là một cách để độc giả trải nghiệm trước sản phẩm mình quan tâm trước khi quyết định có bỏ tiền mua nó hay không.
Những thông báo thế này cho bạn biết hiệu sách này không hoan nghênh việc đứng đọc. (Ảnh: Yahoo!Japan)
Nếu có hạn chế, các hiệu sách thường chỉ hạn chế việc “coi cọp” với các đầu truyện tranh hoặc tạp chí màu cỡ lớn bằng cách bọc plastic, tuy nhiên hầu hết các thể loại khác đều được trưng bày bình thường vì người Nhật nhìn chung có thói quen sử dụng và bảo quản đồ dùng, đặc biệt là sách, rất kĩ lưỡng.
Thường thì truyện tranh sẽ được bọc plastic. (Nguồn: am New York)
Qua thời gian, “Tachiyomi” không hề mất đi mà chỉ là được “nâng cấp” thành phiên bản hiện đại và đa dạng hơn, tức mở rộng phương tiện dùng để đọc. Trên tàu điện, bạn sẽ dễ dàng bắt gặp những người trẻ cúi mặt vào điện thoại liên tục, ngoài để chơi game hay nhắn tin thì còn đọc ebook hay nhật báo, trong khi những người đứng tuổi một tay vịn giá tay còn lại giữ sách. Trong thư viện các trường đại học, không thiếu những tờ nhật báo được cẩn thận gắn trên những tấm biển đứng, và càng không thiếu những người dừng lại đứng trầm ngâm một lúc để cập nhật tin tức nổi bật trong ngày.
Như thế, nghĩ xa hơn thì tachiyomi thực tế là một phương pháp cập nhật thông tin nhanh và và quy mô lớn, nếu lượng thông tin đó là tích cực thì sẽ quy đổi thành kiến thức hữu ích. Lượng kiến thức mà độc giả thu thập trong khoảng thời gian đứng đọc khi gộp lại có thể bằng nhiều ngày ngồi nhà đọc sách.
Đứng đọc, đứng ăn, đứng uống, đứng bán
Văn hóa “đứng đọc” hay nhìn rộng hơn là thói quen “đứng” của người Nhật đã trở thành một điểm đặc trưng. Nhiều người có thể đứng chờ ba tiếng để chơi một trò chơi trong công viên giải trí, có thể đứng trên tàu lắc lư nhưng không tựa hẳn người vào thành tàu cho đỡ mỏi,...
Ngoài tachiyomi, người Nhật còn rất nhiều từ khác liên quan đến việc đứng và hành động gì đó cùng lúc như như tachigui (立ち食い) - đứng ăn, tachinomi (立ち飲み) - đứng uống, tachiuri (立ち売り) - đứng bán. Tachigui phổ biến ở nhiều cửa hàng trong các đô thị lớn bởi điều này giúp giảm diện tích trong bối cảnh mật độ dân số quá cao tại các đô thị này. Chưa kể, tachigui còn mang lại cảm giác ngầm “ăn nhanh để còn đi”. Hẳn nhiên cũng có một số nơi xem tachigui và tachinomi như một phong cách thú vị, điển hình là có không ít các quán bar đứng sang trọng và độc đáo tại Nhật Bản.
Có thể nói, người Nhật đã được luyện thói quen đứng từ bé. Và chính vì thế đối với họ khoảng thời gian đứng không phải thời gian chết. Họ đứng đọc sách, đứng chơi game, đứng xem tài liệu,… Có rất nhiều việc có thể làm chỉ trong mươi phút đứng đợi tàu hay xe buýt. Yếu tố “tachi-đứng” vẫn là điều rất nổi bật trong xã hội Nhật Bản hiện đại. Việc tập “đứng” phản ánh sự kiên nhẫn nổi tiếng của đại đa số người dân Nhật Bản cả trước đây lẫn bây giờ, hay ở một khía cạnh khác là phản ánh nhịp sống vội vã của người dân Nhật Bản với phong cách tiết kiệm thời gian tối đa, hoàn thành được nhiều việc hết mức có thể trong khoảng thời gian ngắn nhất.
kilala.vn
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Sách II
Nhi Nguyễn rated a book really liked it
Đời Nhẹ Khôn Kham by Milan Kundera
Tôi biết đến cuốn tiểu thuyết này đã lâu, đã bỏ vào “to-read” list cũng được một thời gian rồi. Nay thấy Nhã Nam xuất bản lại bản dịch của cuốn sách này, do Trịnh Y Thư dịch, nên tôi mua ngay về đọc. Ngay trang đầu tiên đã thấy cái tên Nietzsche xuất hiện, lòng thầm nghĩ chắc hẳn sách sẽ khó đọc lắm đây. Và đúng là có nhiều chỗ, nhiều đoạn, Milan Kundera chơi đánh đố trí não của một cô gái mới chỉ 25 tuổi đời thật (và vì thế, có lẽ cuốn sách chưa thực sự đủ thuyết phục đối với tôi để có thể cho 5 sao ^^). Cơ mà nhìn chung, với câu chuyện của 4 nhân vật chính: Tomas, Tereza, Sabina và Franz, tác giả đã nêu ra được nhiều thứ, đã gợi mở được nhiều điều về cuộc sống, về bản chất con người, về tình yêu, về mối quan hệ phức tạp giữa hai sinh thể đàn ông và đàn bà, về những lầm lạc, những chỉ lối cứ ngỡ là lý tưởng cao đẹp mà con người chúng ta thường dễ dàng tuân theo.
Tại sao Milan Kundera lại có thể nói, đời nhẹ khôn kham? Đối với ông, cuộc đời là một chuỗi những tháng ngày luôn tiến về phía trước, một sự kiện xảy ra chỉ có một lần, không thể quay đầu lại, không thể bắt đầu lại từ đầu, không có cơ hội cho chúng ta sửa sai, hay làm khác đi, hay thử lại nhiều lần. Mà cái gì chỉ xảy đến có một lần thì tốt nhất đừng nên xảy ra. Cái nhẹ nhàng của nhân sinh bắt đầu từ điều đó. Cuộc đời nhẹ tựa lông hồng, bởi nó không cho có cái tầm vóc của một cuộc thử nghiệm lớn, nơi mà hàng ngàn hàng vạn biến có thể được thay đổi để cho ra những kết quả khác nhau. Ở cuối cuộc hành trình cuộc đời, cát bụi lại trở về với cát bụi. Nhưng cũng chính sự nhẹ nhàng của nhân sinh đó lại là thứ, theo tôi cảm nhận sau khi đọc xong cuốn tiểu thuyết này, khiến cho cuộc đời khôn kham.
Đời nhẹ khôn kham, bởi trước mỗi quyết định mà chúng ta đưa ra trong cuộc đời, chúng ta khó lòng biết được đó là lựa chọn đúng hay sai; và sau mỗi quyết định đó, chúng ta lại luôn tự hỏi, nếu mình làm khác đi thì sự việc sẽ như thế nào. Câu hỏi “What if?...” luôn là câu hỏi ám ảnh nhất mọi thời đại. Và dẫu cho một quyết định nào đó, tại thời điểm chúng ta đưa ra nó, chúng ta xem nó nhẹ tựa lông hồng, một quyết định được bản năng thôi thúc và cứ ngỡ chẳng có gì quan trọng, nhưng thực chất, cái gánh nặng mà nó để lại thì nặng nề vô song.
Trong 4 nhân vật chính của câu chuyện, tôi nhận ra bản thân mình nhiều nhất trong nhân vật Tereza - người phụ nữ đam mê sách vở, và xem những cuốn sách mà nàng dùng để bao quanh cuộc sống mình như là một thứ khí giới thanh cao và trong sạch chống lại những nhơ nhớp, bẩn thỉu của cuộc đời. Tereza nhìn ra ở Tomas - chồng nàng - một cái phao cứu đắm giúp nàng thoát khỏi những ghê sợ và đồng nhất của thế giới loài người - thứ đã ám ảnh nàng từ những trải nghiệm khủng khiếp khi còn sống chung với mẹ - để vươn đến “một tầm cao khác”. Và có lẽ nếu như có yêu một người đàn ông nào đó, tôi cũng sẽ dâng hiến hết sự chung thủy của mình cho người đàn ông mà tôi yêu và mối quan hệ mà tôi vun đắp với anh ấy, như cái cách Tereza biến sự chung thủy của mình dành cho Tomas trở thành cái cột chèo duy nhất chống đỡ mối quan hệ với người chồng luôn bí mật qua lại với nhiều cô tình nhân, và tóc luôn bốc mùi háng đàn bà.
Thế nhưng, tình yêu mà Tomas dành cho Tereza lại không cân bằng và có phần bất xứng so với tình yêu to lớn mà Tereza dành cho Tomas; ngay cả bản chất nội tại của họ cũng vậy. Tomas mạnh mẽ, còn Tereza thì yếu đuối. Và chính sự yếu đuối đó đã buộc chặt Tereza cùng sự chung thủy của nàng vào một mối duyên tình nặng nợ không bao giờ dứt cho tới ngày cái chết đến. Nếu Tereza can đảm hơn và dám thử rời bỏ Tomas thì sẽ như thế nào? Nếu như nàng không quá nhạy cảm, nếu như nàng có thể sống được như Tomas, có thể tách bạch tình yêu với tình dục, có thể vừa yêu Tomas vừa ngủ với hàng tá những người đàn ông khác, như cái cách Tomas vừa yêu nàng vừa ngủ được với hàng tá người đàn bà khác, thì mọi chuyện sẽ như thế nào?
Còn Sabina, cô tình nhân họa sĩ của Tomas, người sống với chân lý luôn phản bội của mình, đời cô tưởng chừng nhẹ nhưng hóa ra lại cũng nặng khôn kham. Cô đi theo tiếng gọi của bản thân, rời xa Franz - người đàn ông có lẽ duy nhất trên đời yêu cô thực sự, để đến với cái gì? Một cuộc đời lưu lạc, không gia đình, không cha mẹ, không con cái, không tình yêu ở Mỹ - cái đất nước khiến cô có cảm tưởng như sắp bị chôn dưới hàng tấc đất nặng nề. Và trong suốt hành trình cuộc đời đó, cô dường như mãi mãi không bao giờ quên được Franz, cũng như Franz không bao giờ có thể quên được cô. Nếu như ngày trước họ chịu kiên nhẫn hơn, ở bên nhau nhiều hơn chỉ là 9 tháng lén lút quan hệ trong bí mật, cùng nhau tìm ra tiếng nói chung cho “cuốn từ điển những cụm từ bị hiểu sai” của hai người, thì mọi chuyện có khác hơn không? Liệu Sabina có dứt khoát bỏ Franz ra đi vào đúng cái ngày anh công khai mối quan hệ của họ cho vợ anh biết?
Có lẽ, sau cùng, hình như chỉ có Tomas - chàng bác sĩ phẫu thuật đa tình - là đạt được một chút gì đó nhẹ nhàng thật sự của kiếp nhân sinh, khi anh có thể dễ dàng đoạn tuyệt với ngành y, không nặng nợ một sứ mệnh cứu chữa người nào…
Câu chuyện của 4 người bọn họ được khắc họa trên cái nền là bức tranh chính trị của Công hòa Czech những năm (chắc hẳn là) 60 của thế kỷ 20, với sự kiện Mùa xuân Praha, vùng đất Bohemia (nơi nổi tiếng với nghề làm pha lê, chắc hẳn các bạn cũng đã nghe danh "Pha lê Bohemia" rồi nhỉ? ^^) bị đế quốc Nga xâm lược. Mình thì không rành lịch sử Cộng hòa Czech lên không dám phán nhiều (mong bạn nào biết có thể chỉ giáo ^^), nhưng qua tác phẩm này, mình cũng lờ mờ hình dung ra được sự tham lam tàn ác của bọn đế chế Nga/liên bang Xô Viết, cùng cái chính quyền bù nhìn mà chúng dựng lên để đàn áp những người Czech yêu nước nhưng không có đủ quyền lực để dấu tranh cho dân tộc mình. Đó là thời kỳ mà những người trí thức như Tomas, từ vị thế là bác sĩ phẫu thuật trở thành nhân công chùi cửa kiếng thuê; là thời kỳ mà người dân Czech, thông qua những thủ đoạn nghe lén, quay hình hèn hạ của Nga, có thể dễ dàng bị khép tội chống chế độ hoặc trở thành những tên chỉ điểm chính đồng bào mình. Trò chơi chính trị làm nền cho trò chơi tình ái giữa một Tomas già đời, thích khám phá nét riêng của từng người phụ nữ thông qua tình dục, và một Tereza chung thủy nhưng nhẹ dạ và ngây thơ...
Bằng những câu văn đẹp dung dị nhưng nói đúng được nhiều vấn đề, Milan Kundera không chỉ vẽ nên câu chuyện về mối quan hệ của 4 nhân vật chính, trên cái nền là sự chiêm nghiệm về bản chất của nhân sinh, mà ông còn nêu ra được những quan điểm vô cùng hay về nét đẹp của cuộc đời và bản chất của con người trong tình yêu. Nét đẹp cuộc đời đến từ cái mô-típ của một chuỗi những điều tình cờ xuất hiện rất nhiều trong văn chương mà chúng ta cứ ngỡ là khó lòng xảy ra. Nhưng nó có xảy ra, và nó là cái mô-típ gồm sáu điều tình cờ đã đưa đẩy Tereza vào vòng tay của Tomas, là sáu điều tình cờ đã khơi nguồn cho tình yêu được khai sinh, cho Tereza xuất hiện trong cuộc đời Tomas như đứa bé được bọc trong cái giỏ bằng cói và thả bên chân giường Tomas. Tôi kết nhất là cái ý tưởng tình yêu bắt đầu từ những ẩn dụ mà Milan Kundera đã dùng để miêu tả cho mối tình của Tomas và Tereza.
Còn bản chất của con người trong tình yêu, Milan Kundera đã trình bày quá sức hợp lý, đặc biệt là khi nó được đặt trong mối tương quan với tình yêu của con người dành cho loài chó, rộng hơn là động vật nói chung. Nó lý giải vì sao mà nhiều người thời nay thà dành hết tình yêu thương của mình cho thú nuôi còn hơn là bước chân vào một mối quan hệ tình cảm với đồng loại của mình. Con người - những sinh thể bị đuổi khỏi Thiên đàng - có lẽ luôn mang trong mình cái bản chất ích kỷ cố hữu. Dù cố gắng sống vị tha đến bao nhiêu, chúng ta đều không thể chối bỏ được cái phần trần tục đó của bản thân mình (những người dành cả cuộc đời để suy nghĩ và chăm lo cho người khác thì đã thành thánh hết rồi chứ chẳng còn là người nữa). Và vì ích kỷ, chúng ta rất hiếm khi nào chấp nhận yêu vô điều kiện (ngoại trừ tình yêu của người mẹ dành cho đứa con).
Khi yêu, chúng ta thường luôn đòi hỏi phải nhận lại cái gì đó tương tự, phải yêu thương nhau nhiều hơn; chúng ta luôn có xu hướng muốn thay đổi đối phương. Nhưng trong tình yêu với loài vật, cả chúng ta và con vật đều không mong đợi nhận lại điều gì. Chúng ta yêu con chó bằng một tình yêu tự nguyện, như cái cách Tereza yêu cô chó Karenin. Con chó, vì nó là con chó, nên nó không mong muốn thay đổi chúng ta, và cũng vì nó là con chó, nên chúng ta không mong muốn thay đổi nó. Vì thế, quan hệ giữa người với người phức tạp hơn nhiều; và cuộc đời con người - khác với con chó vốn chỉ có gặm và nhả miếng bánh mì - luôn tiến về phía trước chứ không bao giờ xoay vòng. Chính vì vậy, Milan Kundera đã nêu ra một sự thật phũ phàng: con người không bao giờ có được hạnh phúc thực sự, bởi hạnh phúc thực sự đến từ khao khát sự lặp lại.
Bác Kundera nói quá đúng rồi đấy chứ, vì con người chúng ta luôn phải lớn lên, phải đi về phía trước, và theo mỗi năm tháng chúng ta đi về phía trước, chúng ta lại đòi hỏi và mong muốn những gì xảy ra trong cuộc sống chúng ta cũng phải đi về phía trước: được thăng chức, tăng lương, công việc tốt hơn, nhà cửa rộng hơn, người yêu/chồng bảnh hơn, gia đình đầy đủ, sung túc hơn… Đó là mong muốn hiển nhiên, nhưng đồng thời cũng là cái mồ chôn hạnh phúc, vì cứ tiến lên mãi thì tiến đến bao giờ? Và sự tiến lên đó cũng đòi hỏi chúng ta phải bỏ ra rất nhiều nỗ lực, phải trải qua rất nhiều cực khổ. Trong khi đối với sự lặp lại, chúng ta dự đoán được điều gì sẽ xảy ra; như con chó mỗi ngày chỉ có bao nhiêu đó hoạt động lặp đi lặp lại, chúng ta sẽ thực sự được an nhiên chờ đợi và tận hưởng mỗi ngày. Thế nên nhiều khi, tôi cũng chỉ có ước mơ nhỏ bé, đó là mỗi sáng thức dậy đọc một quyển sách, nấu những món ngon, ngồi ngắm cây ngắm hoa, chăm lo nhà cửa, không phải chạy xe giữa trời nắng khói bụi xe cộ ngập đường để đến chốn công sở, lao đầu làm việc như những con thiêu thân, ở lại tới lúc trời chập tối mới về nhà. Nhưng cũng phải thừa nhận, đúng là nếu không có sự tiến lên, không có những nỗ lực, cực khổ, thì thế giới và con người đã không phát triển như bây giờ. Có lẽ sự phát triển luôn tỉ lệ nghịch với hạnh phúc, có phải không?...
Đời Nhẹ Khôn Kham by Milan Kundera
Tôi biết đến cuốn tiểu thuyết này đã lâu, đã bỏ vào “to-read” list cũng được một thời gian rồi. Nay thấy Nhã Nam xuất bản lại bản dịch của cuốn sách này, do Trịnh Y Thư dịch, nên tôi mua ngay về đọc. Ngay trang đầu tiên đã thấy cái tên Nietzsche xuất hiện, lòng thầm nghĩ chắc hẳn sách sẽ khó đọc lắm đây. Và đúng là có nhiều chỗ, nhiều đoạn, Milan Kundera chơi đánh đố trí não của một cô gái mới chỉ 25 tuổi đời thật (và vì thế, có lẽ cuốn sách chưa thực sự đủ thuyết phục đối với tôi để có thể cho 5 sao ^^). Cơ mà nhìn chung, với câu chuyện của 4 nhân vật chính: Tomas, Tereza, Sabina và Franz, tác giả đã nêu ra được nhiều thứ, đã gợi mở được nhiều điều về cuộc sống, về bản chất con người, về tình yêu, về mối quan hệ phức tạp giữa hai sinh thể đàn ông và đàn bà, về những lầm lạc, những chỉ lối cứ ngỡ là lý tưởng cao đẹp mà con người chúng ta thường dễ dàng tuân theo.
Tại sao Milan Kundera lại có thể nói, đời nhẹ khôn kham? Đối với ông, cuộc đời là một chuỗi những tháng ngày luôn tiến về phía trước, một sự kiện xảy ra chỉ có một lần, không thể quay đầu lại, không thể bắt đầu lại từ đầu, không có cơ hội cho chúng ta sửa sai, hay làm khác đi, hay thử lại nhiều lần. Mà cái gì chỉ xảy đến có một lần thì tốt nhất đừng nên xảy ra. Cái nhẹ nhàng của nhân sinh bắt đầu từ điều đó. Cuộc đời nhẹ tựa lông hồng, bởi nó không cho có cái tầm vóc của một cuộc thử nghiệm lớn, nơi mà hàng ngàn hàng vạn biến có thể được thay đổi để cho ra những kết quả khác nhau. Ở cuối cuộc hành trình cuộc đời, cát bụi lại trở về với cát bụi. Nhưng cũng chính sự nhẹ nhàng của nhân sinh đó lại là thứ, theo tôi cảm nhận sau khi đọc xong cuốn tiểu thuyết này, khiến cho cuộc đời khôn kham.
Đời nhẹ khôn kham, bởi trước mỗi quyết định mà chúng ta đưa ra trong cuộc đời, chúng ta khó lòng biết được đó là lựa chọn đúng hay sai; và sau mỗi quyết định đó, chúng ta lại luôn tự hỏi, nếu mình làm khác đi thì sự việc sẽ như thế nào. Câu hỏi “What if?...” luôn là câu hỏi ám ảnh nhất mọi thời đại. Và dẫu cho một quyết định nào đó, tại thời điểm chúng ta đưa ra nó, chúng ta xem nó nhẹ tựa lông hồng, một quyết định được bản năng thôi thúc và cứ ngỡ chẳng có gì quan trọng, nhưng thực chất, cái gánh nặng mà nó để lại thì nặng nề vô song.
Trong 4 nhân vật chính của câu chuyện, tôi nhận ra bản thân mình nhiều nhất trong nhân vật Tereza - người phụ nữ đam mê sách vở, và xem những cuốn sách mà nàng dùng để bao quanh cuộc sống mình như là một thứ khí giới thanh cao và trong sạch chống lại những nhơ nhớp, bẩn thỉu của cuộc đời. Tereza nhìn ra ở Tomas - chồng nàng - một cái phao cứu đắm giúp nàng thoát khỏi những ghê sợ và đồng nhất của thế giới loài người - thứ đã ám ảnh nàng từ những trải nghiệm khủng khiếp khi còn sống chung với mẹ - để vươn đến “một tầm cao khác”. Và có lẽ nếu như có yêu một người đàn ông nào đó, tôi cũng sẽ dâng hiến hết sự chung thủy của mình cho người đàn ông mà tôi yêu và mối quan hệ mà tôi vun đắp với anh ấy, như cái cách Tereza biến sự chung thủy của mình dành cho Tomas trở thành cái cột chèo duy nhất chống đỡ mối quan hệ với người chồng luôn bí mật qua lại với nhiều cô tình nhân, và tóc luôn bốc mùi háng đàn bà.
Thế nhưng, tình yêu mà Tomas dành cho Tereza lại không cân bằng và có phần bất xứng so với tình yêu to lớn mà Tereza dành cho Tomas; ngay cả bản chất nội tại của họ cũng vậy. Tomas mạnh mẽ, còn Tereza thì yếu đuối. Và chính sự yếu đuối đó đã buộc chặt Tereza cùng sự chung thủy của nàng vào một mối duyên tình nặng nợ không bao giờ dứt cho tới ngày cái chết đến. Nếu Tereza can đảm hơn và dám thử rời bỏ Tomas thì sẽ như thế nào? Nếu như nàng không quá nhạy cảm, nếu như nàng có thể sống được như Tomas, có thể tách bạch tình yêu với tình dục, có thể vừa yêu Tomas vừa ngủ với hàng tá những người đàn ông khác, như cái cách Tomas vừa yêu nàng vừa ngủ được với hàng tá người đàn bà khác, thì mọi chuyện sẽ như thế nào?
Còn Sabina, cô tình nhân họa sĩ của Tomas, người sống với chân lý luôn phản bội của mình, đời cô tưởng chừng nhẹ nhưng hóa ra lại cũng nặng khôn kham. Cô đi theo tiếng gọi của bản thân, rời xa Franz - người đàn ông có lẽ duy nhất trên đời yêu cô thực sự, để đến với cái gì? Một cuộc đời lưu lạc, không gia đình, không cha mẹ, không con cái, không tình yêu ở Mỹ - cái đất nước khiến cô có cảm tưởng như sắp bị chôn dưới hàng tấc đất nặng nề. Và trong suốt hành trình cuộc đời đó, cô dường như mãi mãi không bao giờ quên được Franz, cũng như Franz không bao giờ có thể quên được cô. Nếu như ngày trước họ chịu kiên nhẫn hơn, ở bên nhau nhiều hơn chỉ là 9 tháng lén lút quan hệ trong bí mật, cùng nhau tìm ra tiếng nói chung cho “cuốn từ điển những cụm từ bị hiểu sai” của hai người, thì mọi chuyện có khác hơn không? Liệu Sabina có dứt khoát bỏ Franz ra đi vào đúng cái ngày anh công khai mối quan hệ của họ cho vợ anh biết?
Có lẽ, sau cùng, hình như chỉ có Tomas - chàng bác sĩ phẫu thuật đa tình - là đạt được một chút gì đó nhẹ nhàng thật sự của kiếp nhân sinh, khi anh có thể dễ dàng đoạn tuyệt với ngành y, không nặng nợ một sứ mệnh cứu chữa người nào…
Câu chuyện của 4 người bọn họ được khắc họa trên cái nền là bức tranh chính trị của Công hòa Czech những năm (chắc hẳn là) 60 của thế kỷ 20, với sự kiện Mùa xuân Praha, vùng đất Bohemia (nơi nổi tiếng với nghề làm pha lê, chắc hẳn các bạn cũng đã nghe danh "Pha lê Bohemia" rồi nhỉ? ^^) bị đế quốc Nga xâm lược. Mình thì không rành lịch sử Cộng hòa Czech lên không dám phán nhiều (mong bạn nào biết có thể chỉ giáo ^^), nhưng qua tác phẩm này, mình cũng lờ mờ hình dung ra được sự tham lam tàn ác của bọn đế chế Nga/liên bang Xô Viết, cùng cái chính quyền bù nhìn mà chúng dựng lên để đàn áp những người Czech yêu nước nhưng không có đủ quyền lực để dấu tranh cho dân tộc mình. Đó là thời kỳ mà những người trí thức như Tomas, từ vị thế là bác sĩ phẫu thuật trở thành nhân công chùi cửa kiếng thuê; là thời kỳ mà người dân Czech, thông qua những thủ đoạn nghe lén, quay hình hèn hạ của Nga, có thể dễ dàng bị khép tội chống chế độ hoặc trở thành những tên chỉ điểm chính đồng bào mình. Trò chơi chính trị làm nền cho trò chơi tình ái giữa một Tomas già đời, thích khám phá nét riêng của từng người phụ nữ thông qua tình dục, và một Tereza chung thủy nhưng nhẹ dạ và ngây thơ...
Bằng những câu văn đẹp dung dị nhưng nói đúng được nhiều vấn đề, Milan Kundera không chỉ vẽ nên câu chuyện về mối quan hệ của 4 nhân vật chính, trên cái nền là sự chiêm nghiệm về bản chất của nhân sinh, mà ông còn nêu ra được những quan điểm vô cùng hay về nét đẹp của cuộc đời và bản chất của con người trong tình yêu. Nét đẹp cuộc đời đến từ cái mô-típ của một chuỗi những điều tình cờ xuất hiện rất nhiều trong văn chương mà chúng ta cứ ngỡ là khó lòng xảy ra. Nhưng nó có xảy ra, và nó là cái mô-típ gồm sáu điều tình cờ đã đưa đẩy Tereza vào vòng tay của Tomas, là sáu điều tình cờ đã khơi nguồn cho tình yêu được khai sinh, cho Tereza xuất hiện trong cuộc đời Tomas như đứa bé được bọc trong cái giỏ bằng cói và thả bên chân giường Tomas. Tôi kết nhất là cái ý tưởng tình yêu bắt đầu từ những ẩn dụ mà Milan Kundera đã dùng để miêu tả cho mối tình của Tomas và Tereza.
Còn bản chất của con người trong tình yêu, Milan Kundera đã trình bày quá sức hợp lý, đặc biệt là khi nó được đặt trong mối tương quan với tình yêu của con người dành cho loài chó, rộng hơn là động vật nói chung. Nó lý giải vì sao mà nhiều người thời nay thà dành hết tình yêu thương của mình cho thú nuôi còn hơn là bước chân vào một mối quan hệ tình cảm với đồng loại của mình. Con người - những sinh thể bị đuổi khỏi Thiên đàng - có lẽ luôn mang trong mình cái bản chất ích kỷ cố hữu. Dù cố gắng sống vị tha đến bao nhiêu, chúng ta đều không thể chối bỏ được cái phần trần tục đó của bản thân mình (những người dành cả cuộc đời để suy nghĩ và chăm lo cho người khác thì đã thành thánh hết rồi chứ chẳng còn là người nữa). Và vì ích kỷ, chúng ta rất hiếm khi nào chấp nhận yêu vô điều kiện (ngoại trừ tình yêu của người mẹ dành cho đứa con).
Khi yêu, chúng ta thường luôn đòi hỏi phải nhận lại cái gì đó tương tự, phải yêu thương nhau nhiều hơn; chúng ta luôn có xu hướng muốn thay đổi đối phương. Nhưng trong tình yêu với loài vật, cả chúng ta và con vật đều không mong đợi nhận lại điều gì. Chúng ta yêu con chó bằng một tình yêu tự nguyện, như cái cách Tereza yêu cô chó Karenin. Con chó, vì nó là con chó, nên nó không mong muốn thay đổi chúng ta, và cũng vì nó là con chó, nên chúng ta không mong muốn thay đổi nó. Vì thế, quan hệ giữa người với người phức tạp hơn nhiều; và cuộc đời con người - khác với con chó vốn chỉ có gặm và nhả miếng bánh mì - luôn tiến về phía trước chứ không bao giờ xoay vòng. Chính vì vậy, Milan Kundera đã nêu ra một sự thật phũ phàng: con người không bao giờ có được hạnh phúc thực sự, bởi hạnh phúc thực sự đến từ khao khát sự lặp lại.
Bác Kundera nói quá đúng rồi đấy chứ, vì con người chúng ta luôn phải lớn lên, phải đi về phía trước, và theo mỗi năm tháng chúng ta đi về phía trước, chúng ta lại đòi hỏi và mong muốn những gì xảy ra trong cuộc sống chúng ta cũng phải đi về phía trước: được thăng chức, tăng lương, công việc tốt hơn, nhà cửa rộng hơn, người yêu/chồng bảnh hơn, gia đình đầy đủ, sung túc hơn… Đó là mong muốn hiển nhiên, nhưng đồng thời cũng là cái mồ chôn hạnh phúc, vì cứ tiến lên mãi thì tiến đến bao giờ? Và sự tiến lên đó cũng đòi hỏi chúng ta phải bỏ ra rất nhiều nỗ lực, phải trải qua rất nhiều cực khổ. Trong khi đối với sự lặp lại, chúng ta dự đoán được điều gì sẽ xảy ra; như con chó mỗi ngày chỉ có bao nhiêu đó hoạt động lặp đi lặp lại, chúng ta sẽ thực sự được an nhiên chờ đợi và tận hưởng mỗi ngày. Thế nên nhiều khi, tôi cũng chỉ có ước mơ nhỏ bé, đó là mỗi sáng thức dậy đọc một quyển sách, nấu những món ngon, ngồi ngắm cây ngắm hoa, chăm lo nhà cửa, không phải chạy xe giữa trời nắng khói bụi xe cộ ngập đường để đến chốn công sở, lao đầu làm việc như những con thiêu thân, ở lại tới lúc trời chập tối mới về nhà. Nhưng cũng phải thừa nhận, đúng là nếu không có sự tiến lên, không có những nỗ lực, cực khổ, thì thế giới và con người đã không phát triển như bây giờ. Có lẽ sự phát triển luôn tỉ lệ nghịch với hạnh phúc, có phải không?...
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Sách II
Bên Phía Nhà Z rated a book really liked it
Đời Nhẹ Khôn Kham by Milan Kundera
Cụm “Đời nhẹ khôn kham”, tên cuốn tiểu thuyết nổi tiếng nhất (1984) của Milan Kundera, đã trở thành cliché trên môi của nhiều thế hệ, để hễ có vấn đề gì trong đời sống, khi cần một câu đim đíp, ta có thể dễ dàng thốt ra, uầy, “nhẹ bồng cái kiếp nhân sinh”, nhỉ. Kundera, một con người chống kitsch kịch liệt bằng cả sức bình sinh, chính Kundera ấy, quá hiểu dù khinh miệt kitsch thế nào thì nó vẫn luôn là yếu tố “bất khả phân ly của kiếp sống con người”. Đời nhẹ khôn kham, với tôi, là một cuốn tiểu thuyết chơi với kitsch, một cách khéo léo, lừa lọc, và đầy nguy hiểm.
Tóm tắt nội dung, nói một cách đơn giản, Đời nhẹ khôn kham tập trung vào số phận 5 cá thể, khai thác đời sống tình ái kiêm xã hội của trí thức Tiệp giai đoạn trước, trong, và sau khi Liên Xô tấn công Tiệp Khắc: hai (hoặc hơn) cặp đôi Tomáš-Tereza (bác sĩ phẫu thuật chuyên đi chơi gái ở thành Praha những năm 1960-70 + cô bồi bàn, sau trở thành vợ của Tomáš, thích chụp ảnh) và Sabina-Franz (họa sĩ, bạn thân kiêm người tình của Tomáš + giáo sư, người tình của Sabina) và 1 con chó Karenin. Tôi nói hai hoặc hơn vì rất có thể nói về các cặp đôi riêng lẻ như Tereza-Karenin.
Cuộc tình của cặp đôi thứ 1 luôn được tác giả găm cho vài keyword: ngẫu nhiên, nặng-nhẹ. Ngẫu nhiên Tomáš về một vùng quê chữa bệnh, ngẫu nhiên chàng xuất hiện ở quán ăn khách sạn trước mặt Tereza, ngẫu nhiên chàng ở phòng số 6 còn nàng tan làm lúc 6h… một loạt ngẫu nhiên định mệnh khiến Tomáš và Tereza dính vào với nhau dù quan niệm về đời sống của họ gần như hoàn toàn trái ngược. Tomáš, gần như không quá khứ, luôn nghĩ rằng, “một lần không tính”, rằng mọi trải nghiệm trong cuộc đời này sẽ luôn là lần đầu tiên, không bao giờ lặp lại lần thứ hai, mọi thứ xảy ra đều tươi mới và cách phản ứng của ta luôn là duy nhất cho bất kỳ một chuyện gì, chính thế chàng gắn với cái nhẹ. Tomáš, với tâm niệm, với một thôi thúc, “Es muss sein”, “Phải như thế”, dùng con dao mổ rạch toang vũ trụ mà tìm hiểu, mà cụ thể nhất là khám phá càng nhiều càng tốt, 200+ phụ nữ, để tìm ra những nét dị biệt của họ, trong lúc giao hợp. Trong khi, Tereza, với một quá khứ được miêu tả kỹ càng, lại coi cuộc sống vô cùng nặng nề. Tình yêu của cô dành cho Tomáš đòi hỏi sự cam kết: cô không chịu nổi việc Tomáš liên tục ngoại tình, dù đã cố tha thứ, và luôn bị ám ảnh bởi các giấc mơ.
Đời Nhẹ Khôn Kham by Milan Kundera
Cụm “Đời nhẹ khôn kham”, tên cuốn tiểu thuyết nổi tiếng nhất (1984) của Milan Kundera, đã trở thành cliché trên môi của nhiều thế hệ, để hễ có vấn đề gì trong đời sống, khi cần một câu đim đíp, ta có thể dễ dàng thốt ra, uầy, “nhẹ bồng cái kiếp nhân sinh”, nhỉ. Kundera, một con người chống kitsch kịch liệt bằng cả sức bình sinh, chính Kundera ấy, quá hiểu dù khinh miệt kitsch thế nào thì nó vẫn luôn là yếu tố “bất khả phân ly của kiếp sống con người”. Đời nhẹ khôn kham, với tôi, là một cuốn tiểu thuyết chơi với kitsch, một cách khéo léo, lừa lọc, và đầy nguy hiểm.
Tóm tắt nội dung, nói một cách đơn giản, Đời nhẹ khôn kham tập trung vào số phận 5 cá thể, khai thác đời sống tình ái kiêm xã hội của trí thức Tiệp giai đoạn trước, trong, và sau khi Liên Xô tấn công Tiệp Khắc: hai (hoặc hơn) cặp đôi Tomáš-Tereza (bác sĩ phẫu thuật chuyên đi chơi gái ở thành Praha những năm 1960-70 + cô bồi bàn, sau trở thành vợ của Tomáš, thích chụp ảnh) và Sabina-Franz (họa sĩ, bạn thân kiêm người tình của Tomáš + giáo sư, người tình của Sabina) và 1 con chó Karenin. Tôi nói hai hoặc hơn vì rất có thể nói về các cặp đôi riêng lẻ như Tereza-Karenin.
Cuộc tình của cặp đôi thứ 1 luôn được tác giả găm cho vài keyword: ngẫu nhiên, nặng-nhẹ. Ngẫu nhiên Tomáš về một vùng quê chữa bệnh, ngẫu nhiên chàng xuất hiện ở quán ăn khách sạn trước mặt Tereza, ngẫu nhiên chàng ở phòng số 6 còn nàng tan làm lúc 6h… một loạt ngẫu nhiên định mệnh khiến Tomáš và Tereza dính vào với nhau dù quan niệm về đời sống của họ gần như hoàn toàn trái ngược. Tomáš, gần như không quá khứ, luôn nghĩ rằng, “một lần không tính”, rằng mọi trải nghiệm trong cuộc đời này sẽ luôn là lần đầu tiên, không bao giờ lặp lại lần thứ hai, mọi thứ xảy ra đều tươi mới và cách phản ứng của ta luôn là duy nhất cho bất kỳ một chuyện gì, chính thế chàng gắn với cái nhẹ. Tomáš, với tâm niệm, với một thôi thúc, “Es muss sein”, “Phải như thế”, dùng con dao mổ rạch toang vũ trụ mà tìm hiểu, mà cụ thể nhất là khám phá càng nhiều càng tốt, 200+ phụ nữ, để tìm ra những nét dị biệt của họ, trong lúc giao hợp. Trong khi, Tereza, với một quá khứ được miêu tả kỹ càng, lại coi cuộc sống vô cùng nặng nề. Tình yêu của cô dành cho Tomáš đòi hỏi sự cam kết: cô không chịu nổi việc Tomáš liên tục ngoại tình, dù đã cố tha thứ, và luôn bị ám ảnh bởi các giấc mơ.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Sách II
Sách Nhã Nam
Review Đời nhẹ khôn khan – Milan Kundera
Có lẽ mình sẽ dùng từ “kỳ lạ” để nói về quyển tiểu thuyết này của Milan Kundera. Kỳ lạ vì tưởng khó đọc nhưng lại dễ, song tưởng mình hiểu hết nhưng hóa ra không phải. Nó có một đường dây câu chuyện tưởng rõ ràng với chỉ 4 nhân vật nhưng lối kể của nó thì không theo mạch thời gian thông thường mà loạn lên cả, nhưng kỳ lạ (lại kỳ lạ), nó không làm cho người đọc vất vả mà cứ cuốn theo trang sách.
Đó là Tomas, bác sĩ phẫu thuật, cùng vợ là Tereza, một nhiếp ảnh gia, và người tình Sabina, một họa sĩ tự do và phóng khoáng, và cuối cùng là Franz, người tình của chính Sabina. Mối quan hệ chằng chịt giữa 4 người giống như đường dây của cả tiểu thuyết, và đan xen vào đó là góc nhìn, quan điểm và cách ứng xử của họ với những diễn biến thời cuộc của Mùa xuân Praha, khi Liên Xô tấn công Tiệp Khắc để ngăn phong trào tự do hóa đang diễn ra tại đây, dẫn đến làn sóng di cư lớn trên cả nước, trong đó có các nhân vật chính của Đời nhẹ khôn kham.
Ngay từ đầu, dường như trang nào cũng có một câu gì đó khiến ta dừng lại, và nếu ai mê ghi chú vào sách hay cóp nhặt quote, hẳn sẽ mất rất nhiều thời gian. Chẳng hạn, ngay từ đầu đã có câu hay ho “cái gì xảy ra chỉ một lần tốt hơn đừng bao giờ xảy ra. Chúng ta sống chỉ một lần, tốt hơn đừng bao giờ sống”. Hay như “Sự cần thiết, sự nặng nề và giá trị là ba khái niệm quyện rối vào nhau: chỉ cái gì cần thiết mới có sức nặng, và chỉ cái gì nặng nề mới có giá trị”.
Tomas ngoại tình với rất nhiều người dù đã có vợ, và vì là người phóng túng, không tự dối mình, anh gọi thứ liên hệ của mình với đàn bà “tình bạn xác thịt”, tức quan hệ mà trong đó “tình cảm không có chỗ đứng và không ai có quyền xen lấn vào đời sống cũng như tự do của người kia.” Sabina cũng chia sẻ quan điểm tự do đó, và ở chiều ngược lại, Tereza và Franz lại thích sự ràng buộc với người mình yêu. Nặng hay nhẹ, đến đây thì đã rõ.
Và phải sau gần 200 trang, chúng ta mới biết, thế nào là đời nhẹ khôn kham, khi Kundera nói về bi kịch của Sabina, khi cô bỏ người đàn ông ra đi. Kundera cho rằng “khi cần diễn tả một cảnh huống bi thiết trong cuộc sống, chúng ta thường hay vay mượn ẩn dụ cái gì nặng nề. Chúng ta bảo cái gì đó trở thành một gánh nặng to lớn nhận chìm chúng ta. Chúng ta hoặc gánh vác gánh nặng đó lên vai hoặc thất bại và ngã quỵ theo nó, chúng ta vùng vẫy chống trả, có thể thắng nhưng cũng có thể thua”.
Vậy nhưng, bi kịch của Sabina không đến từ những điều nặng nề mà là, “những điều vô trọng lượng, những điều nhẹ như tơ. Rơi xuống đời cô không phải một gánh nặng mà là cái nhẹ khôn kham của nhân sinh”
Mình định viết nhiều khi vừa đọc xong nhưng chần chừ mãi, giờ thì không viết được nữa. Chỉ có thể tóm gọn mình enjoy cảm giác đọc hết quyển sách in ấn đẹp, dịch đẹp và rất nhẹ theo đúng nghĩa đen này. Đời nhẹ khôn kham là quyển sách đọc xong ta sẽ còn nghĩ về nó mãi, và đương nhiên, chắc sẽ đọc lại vào một lúc nào đó. Trích thêm một đoạn mình khá thích
“Thứ bảy và chủ nhật, anh cảm thấy cái khinh phù ngọt ngào của nhân sinh dâng lên trong anh từ chiều sâu thăm thẳm của tương lai. Thứ hai, anh bị cái sức nặng anh chưa từng nếm trải đè lên người. Hàng tấn sắt thép xe tăng Nga chẳng thấm tháp vào đâu nếu đem so với nó. Bởi không có gì nặng hơn lòng trắc ẩn. Ngay nỗi đau của chính mình cũng không thể nặng bằng nỗi đau mình cảm thấy cho người khác, chịu đựng giùm người khác, mỗi nỗi đau mà cường độ được nhân lên bởi thần trí tưởng tượng và kéo dài ra bởi cả trăm tiếng dội vọng về”
Review Đời nhẹ khôn khan – Milan Kundera
Có lẽ mình sẽ dùng từ “kỳ lạ” để nói về quyển tiểu thuyết này của Milan Kundera. Kỳ lạ vì tưởng khó đọc nhưng lại dễ, song tưởng mình hiểu hết nhưng hóa ra không phải. Nó có một đường dây câu chuyện tưởng rõ ràng với chỉ 4 nhân vật nhưng lối kể của nó thì không theo mạch thời gian thông thường mà loạn lên cả, nhưng kỳ lạ (lại kỳ lạ), nó không làm cho người đọc vất vả mà cứ cuốn theo trang sách.
Đó là Tomas, bác sĩ phẫu thuật, cùng vợ là Tereza, một nhiếp ảnh gia, và người tình Sabina, một họa sĩ tự do và phóng khoáng, và cuối cùng là Franz, người tình của chính Sabina. Mối quan hệ chằng chịt giữa 4 người giống như đường dây của cả tiểu thuyết, và đan xen vào đó là góc nhìn, quan điểm và cách ứng xử của họ với những diễn biến thời cuộc của Mùa xuân Praha, khi Liên Xô tấn công Tiệp Khắc để ngăn phong trào tự do hóa đang diễn ra tại đây, dẫn đến làn sóng di cư lớn trên cả nước, trong đó có các nhân vật chính của Đời nhẹ khôn kham.
Ngay từ đầu, dường như trang nào cũng có một câu gì đó khiến ta dừng lại, và nếu ai mê ghi chú vào sách hay cóp nhặt quote, hẳn sẽ mất rất nhiều thời gian. Chẳng hạn, ngay từ đầu đã có câu hay ho “cái gì xảy ra chỉ một lần tốt hơn đừng bao giờ xảy ra. Chúng ta sống chỉ một lần, tốt hơn đừng bao giờ sống”. Hay như “Sự cần thiết, sự nặng nề và giá trị là ba khái niệm quyện rối vào nhau: chỉ cái gì cần thiết mới có sức nặng, và chỉ cái gì nặng nề mới có giá trị”.
Tomas ngoại tình với rất nhiều người dù đã có vợ, và vì là người phóng túng, không tự dối mình, anh gọi thứ liên hệ của mình với đàn bà “tình bạn xác thịt”, tức quan hệ mà trong đó “tình cảm không có chỗ đứng và không ai có quyền xen lấn vào đời sống cũng như tự do của người kia.” Sabina cũng chia sẻ quan điểm tự do đó, và ở chiều ngược lại, Tereza và Franz lại thích sự ràng buộc với người mình yêu. Nặng hay nhẹ, đến đây thì đã rõ.
Và phải sau gần 200 trang, chúng ta mới biết, thế nào là đời nhẹ khôn kham, khi Kundera nói về bi kịch của Sabina, khi cô bỏ người đàn ông ra đi. Kundera cho rằng “khi cần diễn tả một cảnh huống bi thiết trong cuộc sống, chúng ta thường hay vay mượn ẩn dụ cái gì nặng nề. Chúng ta bảo cái gì đó trở thành một gánh nặng to lớn nhận chìm chúng ta. Chúng ta hoặc gánh vác gánh nặng đó lên vai hoặc thất bại và ngã quỵ theo nó, chúng ta vùng vẫy chống trả, có thể thắng nhưng cũng có thể thua”.
Vậy nhưng, bi kịch của Sabina không đến từ những điều nặng nề mà là, “những điều vô trọng lượng, những điều nhẹ như tơ. Rơi xuống đời cô không phải một gánh nặng mà là cái nhẹ khôn kham của nhân sinh”
Mình định viết nhiều khi vừa đọc xong nhưng chần chừ mãi, giờ thì không viết được nữa. Chỉ có thể tóm gọn mình enjoy cảm giác đọc hết quyển sách in ấn đẹp, dịch đẹp và rất nhẹ theo đúng nghĩa đen này. Đời nhẹ khôn kham là quyển sách đọc xong ta sẽ còn nghĩ về nó mãi, và đương nhiên, chắc sẽ đọc lại vào một lúc nào đó. Trích thêm một đoạn mình khá thích
“Thứ bảy và chủ nhật, anh cảm thấy cái khinh phù ngọt ngào của nhân sinh dâng lên trong anh từ chiều sâu thăm thẳm của tương lai. Thứ hai, anh bị cái sức nặng anh chưa từng nếm trải đè lên người. Hàng tấn sắt thép xe tăng Nga chẳng thấm tháp vào đâu nếu đem so với nó. Bởi không có gì nặng hơn lòng trắc ẩn. Ngay nỗi đau của chính mình cũng không thể nặng bằng nỗi đau mình cảm thấy cho người khác, chịu đựng giùm người khác, mỗi nỗi đau mà cường độ được nhân lên bởi thần trí tưởng tượng và kéo dài ra bởi cả trăm tiếng dội vọng về”
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Sách II
Sách Nhã Nam
REVIEW SÁCH “ĐỜI NHẸ KHÔN KHAM” – Milan Kundera
“Tình yêu là bãi chiến trường. Và em sẽ tiếp tục chiến đấu. Cho đến cùng…”
Chắc hẳn, trong số chúng ta, ai ai cũng mong được sở hữu một lần thứ gọi là “tình yêu đích thực”. Một thứ tình yêu tắm mình trong ánh mặt trời, thấm đượm hương cỏ đồng nội, đắm chìm trong bóng mát của những cây du … Một thứ tình yêu cháy rực trong tim, một thứ tình yêu tiếp cho người ta sức mạnh đi đến cùng trời cuối đất …
Nhưng cuộc đời này, với tất cả những khoảng tối và gai nhọn mà nó ẩn giấu, mấy khi đem đến cho ta thứ tình yêu diệu kỳ đến nhường ấy?
Vào một buổi chiều mờ sương của tuổi hai mốt, tôi đã có cơ hội được cầm trên tay một cuốn sách. Bên trong đó, ẩn chứa một thứ tình yêu quá đỗi khác lạ so với thứ tình cảm sáng lấp lánh được khắc họa trong câu chuyện tình của nàng Juliet… Đó là những cuộc tình xoay quanh bốn nhân vật Tomas, Tereza, Sabina và Franz, bốn tri thức trẻ thế hệ cũ của Cộng Hòa Czech, được khắc họa sâu sắc trong cuốn sách mang tên “Đời nhẹ khôn kham” của tác giả Milan Kundera. “Đời nhẹ khôn kham”, có thể được hiểu nôm na, là cuộc đời này nhẹ đến mức không thể kham nổi …
Và đối với các nhân vật trong “Đời nhẹ khôn kham”, tình yêu quả thực là những bãi chiến trường.
Tomas là nhân vật được nhắc đến đầu tiên trong cuốn tiểu thuyết. Anh xuất hiện với tư cách một người đàn ông đang đứng bên ngưỡng cửa, giang rộng vòng tay và lòng trắc ẩn để đón một cô gái xa lạ vào lòng mình – mà sau đó, là vào cuộc đời mình – Tereza. Anh yêu Tereza như người ta động lòng trước một đứa trẻ trôi dạt xuống dưới chân mình trong chiếc giỏ liễu gai. Anh thương Tereza và ân cần với cô như cách người ta chăm chút một em thơ. Nhưng dù đã lấy Tereza làm vợ, anh cũng thấy không cần thiết phải từ bỏ lối sống từ thuở độc thân của mình.
Trong những trang tiếp theo của cuốn sách, trò chơi chính trường của các nước Đông Âu được miêu tả như một cái nền để mà trên đó, những cuộc mây mưa ong bướm, cũng như những suy tư nặng nhẹ khôn kham của cả bốn nhân vật được kỹ càng dệt nên. Đối với Tomas, làm tình với đàn bà và ngủ với họ là hai chuyện hoàn toàn khác biệt. “Yêu không phải là muốn làm tình, mà là muốn được ngủ chung.” Đêm đêm, anh say ngủ bên cạnh Tereza, người vợ chung tình của mình, nhưng đồng thời, ngày qua ngày, anh làm tình lang chạ với những người đàn bà khác. Vì sao ư? Vì đối với anh, tình yêu và tình dục khác xa nhau như ngày với đêm vậy.
Tereza ngày ngày cam chịu ngủ cùng Tomas, một người chồng lúc nào cũng vảng vất mùi háng đàn bà. Cô gặp ác mộng hàng đêm, vật lộn với những viễn cảnh khi cô rơi xuống hố sâu của cùng cực. Đối với Tereza, hố sâu của cùng cực không phải nghèo đói, cũng không phải cái chết, mà là trở nên nhơ nhuốc và tầm thường …
Cô lo sợ rằng, trong mắt Tomas, mình sẽ trở nên giống y chang như những người đàn bà khác, như xác thịt giống xác thịt, không có tâm hồn, vô tri, vô giác. Vì vậy mà cô yêu sách vở. Cô coi sách vở như một tấm bình phong, như một thực thể với tâm hồn đẹp lấp lánh, che chắn mình khỏi những nhớp nhơ của cuộc sống. Vì vậy mà cô yêu con chó Karenin … Nếu quan hệ giữa người với người thật nhập nhằng, lắt léo, thì quan hệ giữa người với chó thật giản đơn, thuần khiết. Con chó Karenin sẽ luôn ở bên Tereza, luôn trao cho cô những cử chỉ âu yếm, ngày nào cũng như ngày nào, lặp đi lặp lại cho đến khi nó chết.
Sabina xuất hiện với tư cách là một trong vô số người tình của anh chàng Tomas. Cô là người sở hữu chiếc mũ quả dưa màu đen đã xuất hiện trên bìa cuốn sách. Cô thường đội nó khi ngắm nhìn mình bán khỏa thân trước gương, như một trò tiêu khiển vui thú, như một hình thức nhập vai, thoát ly khỏi thực tại trong chốc lát. Và như Milan Kundera đã một lần tự thuật, “Người ao ước thoát ly khỏi nơi mình đang sinh sống là người không hạnh phúc.” Cuộc đời Sabina là một vòng lặp bất tận của những chuỗi ngày phản bội. Cô hứng thú với việc tạo dựng những mối quan hệ, chỉ bởi cô biết rằng, một ngày nào đó, nhất định cô sẽ phản bội lại người ấy. Cuộc đời Sabina nhẹ, nhẹ bẫng, nhẹ như lông hồng, nhẹ như đám tro tàn đã từng là thân xác cô, cuốn bay rải rác trong không trung như thể phù du, như thế cuộc đời cô chưa bao giờ tồn tại.
Ngoài Tomas, Sabina còn sở hữu Franz – một tri thức tâm huyết đương thời – trong bộ sưu tập người tình phong phú của đời mình. “Chúng ta ai cũng cần có người nhìn lên mình” – Milan Kundera nói – “Nhưng Franz lại thuộc dạng thứ tư, dạng người hiếm hoi nhất. Họ sống trong đôi mắt tưởng tượng của người vắng mặt. Họ là những kẻ mộng mơ …” Sau khi chứng kiến sự phản bội của Sabina, anh vẫn không ngừng nghĩ về cô. Thậm chí, anh đã mò đến cả biên giới Campuchia chỉ vì Sabina, để rồi bị hạ sát bởi một kẻ vô danh ở xứ sở xa lạ ấy. “Trong lúc chiếc xe buýt gập ghềnh lăn bánh trên những con đường xứ Thái, anh có cảm tưởng Sabina đang chằm chằm dán mắt vào anh thật lâu.” Anh có cảm tưởng cô đang dõi theo anh, mãn nguyện, tự hào khi chứng kiến anh oai hùng đi đi khắp năm châu để làm công việc thiện nguyện. Nhưng sự thật nào có như vậy: Ở một khung cửa sổ xa xăm nơi một căn hộ mà Franz vĩnh viễn không thể biết tên, Sabina chỉ đang đứng đó, ngây ngất trước ý tưởng về những cuộc phản bội tiếp theo trong cuộc đời mình mà thôi.
Xuyên suốt cả “Đời nhẹ khôn kham”, ta thấy rằng mỗi nhân vật là một hình ảnh ẩn dụ. Tomas và Sabina đại diện cho lớp người sống hiện sinh, là hiện thân cho cái “nhẹ”. Họ sống vì niềm vui và ý muốn của bản thân mỗi ngày, vì đối với họ, cuộc đời thật “nhẹ” – nhẹ đến vô nghĩa, nhẹ đến nỗi xảy ra rồi mà như chưa có gì từng xảy ra. Họ biết rằng, khi họ chết rồi, sẽ không có kiếp sau, và cũng sẽ chẳng có con cháu nào kính cẩn đến viếng mộ họ hết.
Tereza và Franz, ngược lại, là hiện thân cho cái “nặng”. Họ không sống vì những vui thú hão huyền của bản thân, mà sống cho lý tưởng, ngày ngày khao khát rằng mình có thể trở thành một cái gì đó cao cả, tốt đẹp hơn. Tereza và Franz tượng trưng cho thế hệ cũ đầy ắp những lý tưởng và lo âu, còn Tomas và Sabina là tượng trưng cho lớp người mới – một lớp người với tâm hồn nghệ sĩ phóng khoáng, vô lo, luôn tìm kiếm niềm vui và sự tận hưởng.
“Đời nhẹ khôn kham” của Milan Kundera là một cuốn sách có những triết lý và suy ngẫm đan xen, nặng nhẹ quấn quýt. Đó là một thiên tiểu thuyết với nhiều hình ảnh ẩn dụ tuyệt đẹp, nhiều số phận bi hài. Nếu như được tổng kết lại cuốn sách này trong một câu, tôi xin được mạn phép trích dẫn một câu nói mà tác giả tâm đắc trong cuốn tiểu thuyết. “Einmal ist keinmal: Cái gì xảy ra chỉ một lần tốt hơn đừng bao giờ xảy ra. Chúng ta chỉ sống một lần, tốt hơn là đừng bao giờ sống.”
Nếu bạn có vui thú với nhận định này, xin đừng vội vàng vui thú. Nếu bạn có ưu phiền với nhận định này, cũng xin đừng quá ưu tư. Quanh đi quẩn lại, cuộc đời là như thế, chúng ta chỉ là những hạt cát bụi phù du. Bạn có thể buông xuôi vì rốt cuộc, cuộc đời này không có ý nghĩa gì hết, hoặc bạn có thể coi sự vô nghĩa ấy như một tờ giấy trắng, nơi mà bạn có thể vẽ lên một kiệt tác với những lớp lang ý nghĩa của riêng mình.
Review của độc giả Huyen Linh Truong – Nhã Nam reading club
REVIEW SÁCH “ĐỜI NHẸ KHÔN KHAM” – Milan Kundera
“Tình yêu là bãi chiến trường. Và em sẽ tiếp tục chiến đấu. Cho đến cùng…”
Chắc hẳn, trong số chúng ta, ai ai cũng mong được sở hữu một lần thứ gọi là “tình yêu đích thực”. Một thứ tình yêu tắm mình trong ánh mặt trời, thấm đượm hương cỏ đồng nội, đắm chìm trong bóng mát của những cây du … Một thứ tình yêu cháy rực trong tim, một thứ tình yêu tiếp cho người ta sức mạnh đi đến cùng trời cuối đất …
Nhưng cuộc đời này, với tất cả những khoảng tối và gai nhọn mà nó ẩn giấu, mấy khi đem đến cho ta thứ tình yêu diệu kỳ đến nhường ấy?
Vào một buổi chiều mờ sương của tuổi hai mốt, tôi đã có cơ hội được cầm trên tay một cuốn sách. Bên trong đó, ẩn chứa một thứ tình yêu quá đỗi khác lạ so với thứ tình cảm sáng lấp lánh được khắc họa trong câu chuyện tình của nàng Juliet… Đó là những cuộc tình xoay quanh bốn nhân vật Tomas, Tereza, Sabina và Franz, bốn tri thức trẻ thế hệ cũ của Cộng Hòa Czech, được khắc họa sâu sắc trong cuốn sách mang tên “Đời nhẹ khôn kham” của tác giả Milan Kundera. “Đời nhẹ khôn kham”, có thể được hiểu nôm na, là cuộc đời này nhẹ đến mức không thể kham nổi …
Và đối với các nhân vật trong “Đời nhẹ khôn kham”, tình yêu quả thực là những bãi chiến trường.
Tomas là nhân vật được nhắc đến đầu tiên trong cuốn tiểu thuyết. Anh xuất hiện với tư cách một người đàn ông đang đứng bên ngưỡng cửa, giang rộng vòng tay và lòng trắc ẩn để đón một cô gái xa lạ vào lòng mình – mà sau đó, là vào cuộc đời mình – Tereza. Anh yêu Tereza như người ta động lòng trước một đứa trẻ trôi dạt xuống dưới chân mình trong chiếc giỏ liễu gai. Anh thương Tereza và ân cần với cô như cách người ta chăm chút một em thơ. Nhưng dù đã lấy Tereza làm vợ, anh cũng thấy không cần thiết phải từ bỏ lối sống từ thuở độc thân của mình.
Trong những trang tiếp theo của cuốn sách, trò chơi chính trường của các nước Đông Âu được miêu tả như một cái nền để mà trên đó, những cuộc mây mưa ong bướm, cũng như những suy tư nặng nhẹ khôn kham của cả bốn nhân vật được kỹ càng dệt nên. Đối với Tomas, làm tình với đàn bà và ngủ với họ là hai chuyện hoàn toàn khác biệt. “Yêu không phải là muốn làm tình, mà là muốn được ngủ chung.” Đêm đêm, anh say ngủ bên cạnh Tereza, người vợ chung tình của mình, nhưng đồng thời, ngày qua ngày, anh làm tình lang chạ với những người đàn bà khác. Vì sao ư? Vì đối với anh, tình yêu và tình dục khác xa nhau như ngày với đêm vậy.
Tereza ngày ngày cam chịu ngủ cùng Tomas, một người chồng lúc nào cũng vảng vất mùi háng đàn bà. Cô gặp ác mộng hàng đêm, vật lộn với những viễn cảnh khi cô rơi xuống hố sâu của cùng cực. Đối với Tereza, hố sâu của cùng cực không phải nghèo đói, cũng không phải cái chết, mà là trở nên nhơ nhuốc và tầm thường …
Cô lo sợ rằng, trong mắt Tomas, mình sẽ trở nên giống y chang như những người đàn bà khác, như xác thịt giống xác thịt, không có tâm hồn, vô tri, vô giác. Vì vậy mà cô yêu sách vở. Cô coi sách vở như một tấm bình phong, như một thực thể với tâm hồn đẹp lấp lánh, che chắn mình khỏi những nhớp nhơ của cuộc sống. Vì vậy mà cô yêu con chó Karenin … Nếu quan hệ giữa người với người thật nhập nhằng, lắt léo, thì quan hệ giữa người với chó thật giản đơn, thuần khiết. Con chó Karenin sẽ luôn ở bên Tereza, luôn trao cho cô những cử chỉ âu yếm, ngày nào cũng như ngày nào, lặp đi lặp lại cho đến khi nó chết.
Sabina xuất hiện với tư cách là một trong vô số người tình của anh chàng Tomas. Cô là người sở hữu chiếc mũ quả dưa màu đen đã xuất hiện trên bìa cuốn sách. Cô thường đội nó khi ngắm nhìn mình bán khỏa thân trước gương, như một trò tiêu khiển vui thú, như một hình thức nhập vai, thoát ly khỏi thực tại trong chốc lát. Và như Milan Kundera đã một lần tự thuật, “Người ao ước thoát ly khỏi nơi mình đang sinh sống là người không hạnh phúc.” Cuộc đời Sabina là một vòng lặp bất tận của những chuỗi ngày phản bội. Cô hứng thú với việc tạo dựng những mối quan hệ, chỉ bởi cô biết rằng, một ngày nào đó, nhất định cô sẽ phản bội lại người ấy. Cuộc đời Sabina nhẹ, nhẹ bẫng, nhẹ như lông hồng, nhẹ như đám tro tàn đã từng là thân xác cô, cuốn bay rải rác trong không trung như thể phù du, như thế cuộc đời cô chưa bao giờ tồn tại.
Ngoài Tomas, Sabina còn sở hữu Franz – một tri thức tâm huyết đương thời – trong bộ sưu tập người tình phong phú của đời mình. “Chúng ta ai cũng cần có người nhìn lên mình” – Milan Kundera nói – “Nhưng Franz lại thuộc dạng thứ tư, dạng người hiếm hoi nhất. Họ sống trong đôi mắt tưởng tượng của người vắng mặt. Họ là những kẻ mộng mơ …” Sau khi chứng kiến sự phản bội của Sabina, anh vẫn không ngừng nghĩ về cô. Thậm chí, anh đã mò đến cả biên giới Campuchia chỉ vì Sabina, để rồi bị hạ sát bởi một kẻ vô danh ở xứ sở xa lạ ấy. “Trong lúc chiếc xe buýt gập ghềnh lăn bánh trên những con đường xứ Thái, anh có cảm tưởng Sabina đang chằm chằm dán mắt vào anh thật lâu.” Anh có cảm tưởng cô đang dõi theo anh, mãn nguyện, tự hào khi chứng kiến anh oai hùng đi đi khắp năm châu để làm công việc thiện nguyện. Nhưng sự thật nào có như vậy: Ở một khung cửa sổ xa xăm nơi một căn hộ mà Franz vĩnh viễn không thể biết tên, Sabina chỉ đang đứng đó, ngây ngất trước ý tưởng về những cuộc phản bội tiếp theo trong cuộc đời mình mà thôi.
Xuyên suốt cả “Đời nhẹ khôn kham”, ta thấy rằng mỗi nhân vật là một hình ảnh ẩn dụ. Tomas và Sabina đại diện cho lớp người sống hiện sinh, là hiện thân cho cái “nhẹ”. Họ sống vì niềm vui và ý muốn của bản thân mỗi ngày, vì đối với họ, cuộc đời thật “nhẹ” – nhẹ đến vô nghĩa, nhẹ đến nỗi xảy ra rồi mà như chưa có gì từng xảy ra. Họ biết rằng, khi họ chết rồi, sẽ không có kiếp sau, và cũng sẽ chẳng có con cháu nào kính cẩn đến viếng mộ họ hết.
Tereza và Franz, ngược lại, là hiện thân cho cái “nặng”. Họ không sống vì những vui thú hão huyền của bản thân, mà sống cho lý tưởng, ngày ngày khao khát rằng mình có thể trở thành một cái gì đó cao cả, tốt đẹp hơn. Tereza và Franz tượng trưng cho thế hệ cũ đầy ắp những lý tưởng và lo âu, còn Tomas và Sabina là tượng trưng cho lớp người mới – một lớp người với tâm hồn nghệ sĩ phóng khoáng, vô lo, luôn tìm kiếm niềm vui và sự tận hưởng.
“Đời nhẹ khôn kham” của Milan Kundera là một cuốn sách có những triết lý và suy ngẫm đan xen, nặng nhẹ quấn quýt. Đó là một thiên tiểu thuyết với nhiều hình ảnh ẩn dụ tuyệt đẹp, nhiều số phận bi hài. Nếu như được tổng kết lại cuốn sách này trong một câu, tôi xin được mạn phép trích dẫn một câu nói mà tác giả tâm đắc trong cuốn tiểu thuyết. “Einmal ist keinmal: Cái gì xảy ra chỉ một lần tốt hơn đừng bao giờ xảy ra. Chúng ta chỉ sống một lần, tốt hơn là đừng bao giờ sống.”
Nếu bạn có vui thú với nhận định này, xin đừng vội vàng vui thú. Nếu bạn có ưu phiền với nhận định này, cũng xin đừng quá ưu tư. Quanh đi quẩn lại, cuộc đời là như thế, chúng ta chỉ là những hạt cát bụi phù du. Bạn có thể buông xuôi vì rốt cuộc, cuộc đời này không có ý nghĩa gì hết, hoặc bạn có thể coi sự vô nghĩa ấy như một tờ giấy trắng, nơi mà bạn có thể vẽ lên một kiệt tác với những lớp lang ý nghĩa của riêng mình.
Review của độc giả Huyen Linh Truong – Nhã Nam reading club
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Sách II
RACHELISM "Mình chỉ ước có một ngày nắng đẹp… để mình đem tụi "nỗi buồn" ra phơi"
[Review #36] Đời nhẹ khôn kham aka Unbearable Lightness of Being – Milan Kundera
RACHELISMBLOG
Cuốn tiểu thuyết do nhà văn người Séc Kundera viết và xuất bản lần đầu năm 1982. Nhiều người gọi đây là cuốn tiểu thuyết tâm lý, mình thì nghĩ nó giống sách tâm lý hơn tiểu thuyết vì cách viết của tác giả khó có thể nói là tiểu thuyết (theo quan điểm của mình). Và đây cũng là lý do mình không quá thích tác phẩm này. Mình là một người đơn giản, đọc sách cũng thích đọc cấu trúc tác phẩm đơn giản và quan trọng nhất là mình thích cảm theo cách nhận định của mình. “Đời nhẹ khôn kham” giống như một kiểu vừa kể chuyện vừa bình văn học – nỗi ám ảnh suốt 12 năm đi học. Bạn đọc 1 tác phẩm văn học, bạn phân tích diễn biến hành vi, tâm lý của từng nhân vật dựa trên các chi tiết về hoàn cảnh ra đời, đời sống, v…v. Như Kundera có viết, mỗi nhân vật của ông sinh ra có lý do của nó, có sinh mệnh của nó (còn tại sao nó được sinh ra thì ông không nói), ông phân tích hành vi của họ như thể ông không phải là đấng sáng tạo ra những nhân vật đó vậy. Có lẽ vì thế mà với mình, cách ông mô tả và phân tích hành vi các nhân vật mang đầy hơi hướm chủ quan.
Lý giải cho tên của tác phẩm liên quan tới phần đầu khi tác giả nói về sự đối lập giữa “nặng” và “nhẹ” trong cuộc đời. Nhưng khổ nỗi 2 khái niệm này mang tính chủ quan và sẽ chẳng ai định nghĩa được thế nào là nặng hay nhẹ. “Đời nhẹ khôn kham” đối với chính chủ có khi lại nặng tựa ngàn cân đối với người đọc (như mình). Chỉ muốn bravo cho người nào nghĩ ra cái tên chuyển ngữ hay hết xẩy này
Câu chuyện kể về số phận loằng ngoằng đầy oan nợ giữa 4 nhân vật:
Tomas: tạm coi là nam chính đi vì đất diễn nhiều nhất: một bác sĩ sau hôn nhân đổ vỡ thì bị bệnh sợ “đàn bà” và sợ “ràng buộc”, bắt đầu trên con đường “trăng hoa có lý do” không lối về. Với quan điểm “tình yêu” và “mong muốn xác thịt” không liên quan tới nhau và mối quan hệ chỉ tồn tại được lâu nếu ta tách biệt được 2 điều trên. Kết cục là anh ta vẫn cứ ngoại tình cho tới gần hết đời, có một người vợ “bao dung” nhưng không ngừng bị dằn vặt bởi sự trăng hoa của chồng. Sau nhiều biến cố lên voi xuống chó, kết cục anh ta trở thành một tay lái xe tải ở vùng quê và chết banh xác cũng dưới bánh xe tải (của người khác) luôn.Tereza: tạm coi là nữ chính vì đất diễn nhiều số 2 do dính với Tomas tới mấy chục năm cuộc đời. Nhờ duyên số mà gặp được Tomas và do khoảng 6 cái tình cờ mà Tomas lại vượt qua nỗi sợ “đàn bà” và “ràng buộc” để gắn bó với cô chỉ sau có 1 lần tình cờ gặp ở quán ăn. Trong các tiểu thuyết ngôn tình thì Tereza chắc sẽ là điển hình của nữ chính sao chổi, cô nghĩ mình yêu và thấu hiểu Tomas nhưng mọi hành động của cô thì đều khiến cho chồng mình lên bờ xuống ruộng.Sabina: nhân tình và bạn tốt nhất của Tomas – 1 họa sĩ. Một người đàn bà tài giỏi giàu nghị lực và có cái kết tính ra là HE nhất trong dàn nhân vật. Cô đơn tới già!Franz: giảng viên đại học – nhân tình của Sabina. Có tiền có quyền nhưng kết thúc thì bi thảm, toàn thân bất toại và chết bên cạnh người vợ mà anh ta “căm ghét” nhất.
Đối với mình thì không nhân vật nào trong 4 nhân vật trên khiến mình có cảm tình và chắc đây cũng là lý do mình không muốn viết review lắm. Cả 4 người đều có “đầy đủ động cơ” cho hành vi của bản thân, bất kể là nỗi ám ảnh người vợ cũ đem lại khiến Tomas cảm thấy đàn bà thật đáng sợ và ích kỷ ra sao, cho tới người mẹ từ kiêu ngạo bất tuân trở thành mục ruỗng và ruồng rẫy khiến Tereza khao khát tình yêu gia đình ra sao, rồi thì mỗi “nghiệt duyên” giữa Franz và vợ khiến cho anh ta không thể tòm tem bên ngoài như thế nào. Tóm lại thì ai cũng có lý do của mình, tác giả thậm chí còn phân tích rất rõ ràng diễn biến tâm lý hành vi của các nhân vật, nhưng mà nói chung thì hiểu thì có thể hiểu, thông cảm cũng có thể thông cảm còn thích thì hơi miễn cưỡng. Vậy nên câu chuyện của các nhân vật hãy để mọi người tự đọc và phán xét. Nếu xét cả tới yếu tố thời đại, với sự “xâm lăng” của Liên Xô tới Tiệp Khắc (nay là CH Séc) và thiếu thốn thông tin cùng Internet thì cũng phải là khó lý giải sự lựa chọn của các nhân vật. Chỉ có điều không hiểu sao mình vẫn thấy cả 4 người này đều “yếu đuối”. Và tác giả thì cũng tạo đường lui cho các nhân vật của mình luôn khi viết “Yếu đuối” không có tội. Bất cứ ai phải đương đầu với sức mạnh cương cường hơn đều cảm thấy yếu đuối” Vâng không có gì sai chỉ là không phải my type.
Nhưng khi người mạnh mẽ quá yếu đuối khiến người yếu đuối đau đớn thì người yếu đuối phải mạnh mẽ lên để cất bước giã từ.
Thế nhưng nói đi cũng phải nói lại cuốn sách để cập tới nhiều khái niệm và phạm trù mà mình thấy rất mới và thú vị. Và đó cũng là lý do chính mình muốn viết review cho cuốn này.
Khái niệm trở về vĩnh cửu:
“Nói cách tiêu cực, huyền thọai trở về vĩnh cửu phán rằng đời sống một khi hoàn toàn tan biến, không trở về, sẽ giống như cái bóng vô trọng lượng, chết trước khi nảy sinh, và cho dù nó kinh khiếp, đẹp đẽ, cao cả đến đâu chăng nữa sự kinh khiếp, đẹp đẽ, cao cả của nó không hề có ý nghĩa nào đáng kể. Sự hòa giải với Hitler này phát lộ sai lầm đạo đức vô cùng sâu xa của thế giới dựa trên căn bản không có sự trở về. Bởi trong thế giới này, chuyện gì cũng được tha thứ trước nên, cách đầy vô tâm, người ta sẵn sàng cho phép chúng xảy ra.”
Bởi vì không có cái gọi là trở về vĩnh cửu thế nên chúng ta mới có thể “xem nhẹ” mọi thứ. Bất kể là những thảm án diệt tộc, những cuộc chiến tranh chấp chết hàng vạn thậm chí hàng triệu người. Bởi vì chúng ta đều cho rằng chúng chỉ xuất hiện 1 lần và thời gian sẽ lãng quên tất cả.
“Liệu cuộc chiến giữa hai vương quốc Phi châu vào thế kỷ mười bốn sẽ đổi khác nếu nó tái diễn hòai hòai, trong trở về vĩnh cửu? Có chứ: nó sẽ biến thành khối lượng đặc cứng, vĩnh viễn phình nở, và hư tính nó vô phương cứu chữa. Giả sử cuộc cách mạng Pháp tái diễn đến vô tận chắc các sử gia Pháp sẽ bớt kiêu hãnh về Robespierre. Nhưng vì chuyện gì xảy ra không trở về nên những năm tháng đẫm máu của cuộc cách mạng biến thành mớ chữ, lí thuyết, tranh luận. Nó nhẹ hơn lông chim, chẳng làm ai khiếp hãi. Có sự khác biệt vô hạn giữa Robespierre xuất hiện lần duy nhất trong lịch sử và Robespierre trở về vĩnh cửu, chặt đầu dân Pháp.”
Nhưng cũng bởi không có cái gọi là trở về vĩnh cửu thế nên chúng ta bắt đầu cuộc đời mình ngây thơ hồn nhiên, đúng như ông cha ta nói như 1 tờ giấy trắng, lần đầu tiên vào đời chúng ta đã không được sống “nháp” mà phải làm “bài thi chính thức” ngay lập tức. Thật đáng sợ quá đi!
“Chúng ta không bao giờ biết chúng ta muốn gì, bởi đời sống chỉ có một lần và chúng ta không thể so sánh nó với những kiếp trước hay hoàn thiện cho những kiếp sau.”
2. Chúng ta thường muốn cái chúng ta không có, đến khi có rồi thì dĩ nhiên là chúng ta không muốn nữa.
Nghe rất quen phải không? 4 nhân vật của cuốn sách luôn luẩn quẩn với những thứ họ nghĩ là họ muốn, thứ họ thực sự muốn và đến cuối cùng chợt nhận ra hóa ra là mình nhầm, hoặc một motif khác đó là họ biết là họ muốn thế nhưng sau khi đạt được rồi họ mới thấy mình ngu và hành động ngu si tiếp theo để chưa cho sự ngu trước đó của mình. Tóm lại là một bước sai vạn bước sai. Một trong những phân đoạn thú vị nhất đó là phần kể về chuyện chọn chồng của mẹ Tereza đồng thời là khởi đầu cuộc đời mộc ruỗng dần của bà. Bà được ông bố tâng bốc thành nữ thần với sắc đẹp vượt mọi giới hạn, kết quả là thay vì ngồi trong trường học thì bà mải mê nghĩ mình trông ra sao như 1 thánh nữ (=)))) Sau đó thì bà có 9 người đàn ông quỳ (?) xuống muốn kết hôn với bà.
“Lí do cuối cùng bà chọn người thứ chín chẳng phải vì gã là người tráng kiện nhất trong bọn mà chỉ vì gã cố tình tặng cho bà cái bào thai. Bà kêu khẽ vào tai gã “Hãy cẩn thận” trong lúc hai người ân ái, thế mà gã không chịu nghe lời bà. Bà mang thai và không tìm ra thầy thuốc nào chịu phá thai. Thế là Tereza ra đời. Bà con trong họ khắp nơi đổ về đứng bên nôi đứa bé sơ sinh nói chuyện con cái. Bà mẹ Tereza chán chường chẳng thèm nói câu nào. Bà đang nghĩ đến tám gã đàn ông kia, dường như cả tám người đều tốt lành, cao đẹp hơn gã đàn ông thứ chín này.
Giống như Tereza, bà mẹ cô cũng có thói quen hay nhìn mình trong gương. Một hôm bà khám phá ra những đường nhăn dưới đuôi mắt và bà quyết định cuộc hôn nhân này không đi đến đâu. Cùng lúc bà gặp gã đàn ông khác, một người không đàn ông chút nào, có tiền án, dính líu đến vài vụ lường gạt, chưa kể gã đã có hai đời vợ trước. Bà ghét thậm tệ những kẻ đầu gối chai lì quỳ mọp trước mặt bà khi xưa. Bây giờ bà muốn chính bà là người quỳ xuống trước mặt người đàn ông nào đó. Bà quỳ xuống trước mặt gã đàn ông gian xảo mới gặp này và bỏ mặc cha con Tereza tự xoay xở trong cuộc sống.”
3. Bệnh sợ độ cao
Không phải bệnh sợ độ cao literary mà mọi người đang nghĩ (bệnh mà mình có nè ). Đây là bệnh sợ độ cao tâm lý.
“Bất cứ ai có ý định muốn vươn lên tới “cái gì cao hơn” đều phải tiên liệu ngày nào đó sẽ mắc phải căn bệnh sợ hãi độ cao. Bệnh sợ hãi độ cao là gì? Là nỗi sợ hãi khi đứng trên cao? Nhưng tại sao chúng ta vẫn thấy sợ hãi dù trên đài quan sát chúng ta đang đứng có tay cầm chắc chắn? Không, bệnh sợ hãi độ cao là cái gì khác với tính sợ hãi khoảng cao. Nó là tiếng kêu của khoảng không trống trải bên dưới. Nó dụ dỗ, đánh lừa chúng ta. Chính ý định muốn nhảy từ trên cao xuống khiến chúng ta sợ hãi và vì thế chúng ta cố sức loay hoay tìm cách tự vệ.”
Sợ độ cao tâm lý là cảm giác khi bạn đã có một thứ gì đó mà bạn luôn trong trạng thái sợ vuột mất hoặc làm tổn thương nó. Khi bạn đã lên một vị trí nhất định bạn sẽ luôn lo sợ 1 ngày mình bị ai đó thay thế, bị đạp xuống. Khi bạn có được tình yêu của một người, bạn bắt đầu lo sợ, nghi kị họ có ai đó khác. Tóm lại là, sống sung sướng rồi khó mà sống khổ trở lại được. Đó cũng là lý do vì sao có biết bao cuộc hôn nhân tất cả chỉ vì cảm thấy bỏ nhau thì tiếc =)) thế nhưng họ không biết rằng không tư duy mà bất chấp thì sẽ còn phải tiếc hận hơn thế.
Thế mới nói cảnh giới của con người là nắm vững được vai trò của mình trong mối quan hệ giữa người với người, kiểm soát được tâm lý vặn vẹo cho rằng mình sẽ thay đổi được người khác của bản thân, chấp nhận mọi thứ như nó vốn có và quan trọng nhất mang não theo =)))
4. Khái niệm Kitsch
Trong truyện khái niệm này do Sabina nhắc tới, trong nghệ thuật nó được tạm dịch là “sến”. Thế nhưng nếu đọc bạn sẽ thấy Kitsch xuất hiện vô số và được nêu đủ các loại ví dụ, và mình sẽ thiên về cách hiểu “rởm đời” hơn. Search tiếng Anh thì nhận được định nghĩa như thế này: “Kitsch is art or other objects that, generally speaking, appeal to popular rather than “high art” tastes”. Là một trường phái nghệ thuật, đồ vật hay thậm chí là kiểu tư duy phù hợp với số đông hơn là giá trị thực sự. Tác giả sử dụng Kitsch với tất cả những tư duy cố hữu để lý giải cách mị dân và thống trị quân phiệt của các đạo giáo, các chế độ đảng và chính quyền. Đôi khi bạn làm điều gì đó hoàn toàn là bởi vì rất nhiều người xung quanh bảo đúng, hoặc thậm chí là cả chế độ bảo A thì dù bạn muốn làm B (như anh bạn Franz bốc đồng) của chúng ta thì một là sẽ bị đào thải hoặc là xuống mồ chời. Một cách hiểu khác đó là rất nhiều khi bạn lựa chọn làm 1 điều gì đó chỉ đơn giản là để tránh 1 điều dở hơi hơn. Và tất cả đều thật rởm đời, bạn là diễn viên diễn một vở tuồng chẳng vì ý nghĩa gì đặc biệt mà đơn giản là bạn được phân vai như thế, một là diễn hai là bị loại khỏi vòng diễn.
Có thể có rất nhiều người cảm thấy đây là một cuốn sách rất deep, mình cũng thấy vậy tuy nhiên có thể do mình còn nông cạn hoặc chỉ đơn giản mình không relate nổi với các nhận vật mà mình không thực sự thích nó lắm. Thế nhưng nếu các bạn muốn có một cuốn sách tâm lý để sống bao dung, để hiểu về thời đại, để tăng hiểu biết, super recommend các bạn đọc cho biết
Hôm người cha bỏ đi, bà mẹ Franz dắt cậu xuống phố chơi, và lúc hai mẹ con ra khỏi nhà, Franz để ý thấy mẹ mình hai chân đi hai chiếc giày khác nhau. Cậu thấy bối rối, khó xử hết sức: cậu muốn chỉ cho mẹ thấy sự nhầm lẫn của bà nhưng lại sợ làm bà đau lòng. Thế là, trong suốt hai tiếng đồng hồ dạo phố, cậu dán mắt vào đôi chân bà mẹ. Đó là lần đầu tiên trong đời cậu ý thức đau khổ là gì.
Một điều lẩn thẩn cuối cùng thôi. Nếu không phải năm nay vướng Covid hẳn mình sẽ có 1 ngày enjoy ở Praha
[Review #36] Đời nhẹ khôn kham aka Unbearable Lightness of Being – Milan Kundera
RACHELISMBLOG
Cuốn tiểu thuyết do nhà văn người Séc Kundera viết và xuất bản lần đầu năm 1982. Nhiều người gọi đây là cuốn tiểu thuyết tâm lý, mình thì nghĩ nó giống sách tâm lý hơn tiểu thuyết vì cách viết của tác giả khó có thể nói là tiểu thuyết (theo quan điểm của mình). Và đây cũng là lý do mình không quá thích tác phẩm này. Mình là một người đơn giản, đọc sách cũng thích đọc cấu trúc tác phẩm đơn giản và quan trọng nhất là mình thích cảm theo cách nhận định của mình. “Đời nhẹ khôn kham” giống như một kiểu vừa kể chuyện vừa bình văn học – nỗi ám ảnh suốt 12 năm đi học. Bạn đọc 1 tác phẩm văn học, bạn phân tích diễn biến hành vi, tâm lý của từng nhân vật dựa trên các chi tiết về hoàn cảnh ra đời, đời sống, v…v. Như Kundera có viết, mỗi nhân vật của ông sinh ra có lý do của nó, có sinh mệnh của nó (còn tại sao nó được sinh ra thì ông không nói), ông phân tích hành vi của họ như thể ông không phải là đấng sáng tạo ra những nhân vật đó vậy. Có lẽ vì thế mà với mình, cách ông mô tả và phân tích hành vi các nhân vật mang đầy hơi hướm chủ quan.
Lý giải cho tên của tác phẩm liên quan tới phần đầu khi tác giả nói về sự đối lập giữa “nặng” và “nhẹ” trong cuộc đời. Nhưng khổ nỗi 2 khái niệm này mang tính chủ quan và sẽ chẳng ai định nghĩa được thế nào là nặng hay nhẹ. “Đời nhẹ khôn kham” đối với chính chủ có khi lại nặng tựa ngàn cân đối với người đọc (như mình). Chỉ muốn bravo cho người nào nghĩ ra cái tên chuyển ngữ hay hết xẩy này
Câu chuyện kể về số phận loằng ngoằng đầy oan nợ giữa 4 nhân vật:
Tomas: tạm coi là nam chính đi vì đất diễn nhiều nhất: một bác sĩ sau hôn nhân đổ vỡ thì bị bệnh sợ “đàn bà” và sợ “ràng buộc”, bắt đầu trên con đường “trăng hoa có lý do” không lối về. Với quan điểm “tình yêu” và “mong muốn xác thịt” không liên quan tới nhau và mối quan hệ chỉ tồn tại được lâu nếu ta tách biệt được 2 điều trên. Kết cục là anh ta vẫn cứ ngoại tình cho tới gần hết đời, có một người vợ “bao dung” nhưng không ngừng bị dằn vặt bởi sự trăng hoa của chồng. Sau nhiều biến cố lên voi xuống chó, kết cục anh ta trở thành một tay lái xe tải ở vùng quê và chết banh xác cũng dưới bánh xe tải (của người khác) luôn.Tereza: tạm coi là nữ chính vì đất diễn nhiều số 2 do dính với Tomas tới mấy chục năm cuộc đời. Nhờ duyên số mà gặp được Tomas và do khoảng 6 cái tình cờ mà Tomas lại vượt qua nỗi sợ “đàn bà” và “ràng buộc” để gắn bó với cô chỉ sau có 1 lần tình cờ gặp ở quán ăn. Trong các tiểu thuyết ngôn tình thì Tereza chắc sẽ là điển hình của nữ chính sao chổi, cô nghĩ mình yêu và thấu hiểu Tomas nhưng mọi hành động của cô thì đều khiến cho chồng mình lên bờ xuống ruộng.Sabina: nhân tình và bạn tốt nhất của Tomas – 1 họa sĩ. Một người đàn bà tài giỏi giàu nghị lực và có cái kết tính ra là HE nhất trong dàn nhân vật. Cô đơn tới già!Franz: giảng viên đại học – nhân tình của Sabina. Có tiền có quyền nhưng kết thúc thì bi thảm, toàn thân bất toại và chết bên cạnh người vợ mà anh ta “căm ghét” nhất.
Đối với mình thì không nhân vật nào trong 4 nhân vật trên khiến mình có cảm tình và chắc đây cũng là lý do mình không muốn viết review lắm. Cả 4 người đều có “đầy đủ động cơ” cho hành vi của bản thân, bất kể là nỗi ám ảnh người vợ cũ đem lại khiến Tomas cảm thấy đàn bà thật đáng sợ và ích kỷ ra sao, cho tới người mẹ từ kiêu ngạo bất tuân trở thành mục ruỗng và ruồng rẫy khiến Tereza khao khát tình yêu gia đình ra sao, rồi thì mỗi “nghiệt duyên” giữa Franz và vợ khiến cho anh ta không thể tòm tem bên ngoài như thế nào. Tóm lại thì ai cũng có lý do của mình, tác giả thậm chí còn phân tích rất rõ ràng diễn biến tâm lý hành vi của các nhân vật, nhưng mà nói chung thì hiểu thì có thể hiểu, thông cảm cũng có thể thông cảm còn thích thì hơi miễn cưỡng. Vậy nên câu chuyện của các nhân vật hãy để mọi người tự đọc và phán xét. Nếu xét cả tới yếu tố thời đại, với sự “xâm lăng” của Liên Xô tới Tiệp Khắc (nay là CH Séc) và thiếu thốn thông tin cùng Internet thì cũng phải là khó lý giải sự lựa chọn của các nhân vật. Chỉ có điều không hiểu sao mình vẫn thấy cả 4 người này đều “yếu đuối”. Và tác giả thì cũng tạo đường lui cho các nhân vật của mình luôn khi viết “Yếu đuối” không có tội. Bất cứ ai phải đương đầu với sức mạnh cương cường hơn đều cảm thấy yếu đuối” Vâng không có gì sai chỉ là không phải my type.
Nhưng khi người mạnh mẽ quá yếu đuối khiến người yếu đuối đau đớn thì người yếu đuối phải mạnh mẽ lên để cất bước giã từ.
Thế nhưng nói đi cũng phải nói lại cuốn sách để cập tới nhiều khái niệm và phạm trù mà mình thấy rất mới và thú vị. Và đó cũng là lý do chính mình muốn viết review cho cuốn này.
Khái niệm trở về vĩnh cửu:
“Nói cách tiêu cực, huyền thọai trở về vĩnh cửu phán rằng đời sống một khi hoàn toàn tan biến, không trở về, sẽ giống như cái bóng vô trọng lượng, chết trước khi nảy sinh, và cho dù nó kinh khiếp, đẹp đẽ, cao cả đến đâu chăng nữa sự kinh khiếp, đẹp đẽ, cao cả của nó không hề có ý nghĩa nào đáng kể. Sự hòa giải với Hitler này phát lộ sai lầm đạo đức vô cùng sâu xa của thế giới dựa trên căn bản không có sự trở về. Bởi trong thế giới này, chuyện gì cũng được tha thứ trước nên, cách đầy vô tâm, người ta sẵn sàng cho phép chúng xảy ra.”
Bởi vì không có cái gọi là trở về vĩnh cửu thế nên chúng ta mới có thể “xem nhẹ” mọi thứ. Bất kể là những thảm án diệt tộc, những cuộc chiến tranh chấp chết hàng vạn thậm chí hàng triệu người. Bởi vì chúng ta đều cho rằng chúng chỉ xuất hiện 1 lần và thời gian sẽ lãng quên tất cả.
“Liệu cuộc chiến giữa hai vương quốc Phi châu vào thế kỷ mười bốn sẽ đổi khác nếu nó tái diễn hòai hòai, trong trở về vĩnh cửu? Có chứ: nó sẽ biến thành khối lượng đặc cứng, vĩnh viễn phình nở, và hư tính nó vô phương cứu chữa. Giả sử cuộc cách mạng Pháp tái diễn đến vô tận chắc các sử gia Pháp sẽ bớt kiêu hãnh về Robespierre. Nhưng vì chuyện gì xảy ra không trở về nên những năm tháng đẫm máu của cuộc cách mạng biến thành mớ chữ, lí thuyết, tranh luận. Nó nhẹ hơn lông chim, chẳng làm ai khiếp hãi. Có sự khác biệt vô hạn giữa Robespierre xuất hiện lần duy nhất trong lịch sử và Robespierre trở về vĩnh cửu, chặt đầu dân Pháp.”
Nhưng cũng bởi không có cái gọi là trở về vĩnh cửu thế nên chúng ta bắt đầu cuộc đời mình ngây thơ hồn nhiên, đúng như ông cha ta nói như 1 tờ giấy trắng, lần đầu tiên vào đời chúng ta đã không được sống “nháp” mà phải làm “bài thi chính thức” ngay lập tức. Thật đáng sợ quá đi!
“Chúng ta không bao giờ biết chúng ta muốn gì, bởi đời sống chỉ có một lần và chúng ta không thể so sánh nó với những kiếp trước hay hoàn thiện cho những kiếp sau.”
2. Chúng ta thường muốn cái chúng ta không có, đến khi có rồi thì dĩ nhiên là chúng ta không muốn nữa.
Nghe rất quen phải không? 4 nhân vật của cuốn sách luôn luẩn quẩn với những thứ họ nghĩ là họ muốn, thứ họ thực sự muốn và đến cuối cùng chợt nhận ra hóa ra là mình nhầm, hoặc một motif khác đó là họ biết là họ muốn thế nhưng sau khi đạt được rồi họ mới thấy mình ngu và hành động ngu si tiếp theo để chưa cho sự ngu trước đó của mình. Tóm lại là một bước sai vạn bước sai. Một trong những phân đoạn thú vị nhất đó là phần kể về chuyện chọn chồng của mẹ Tereza đồng thời là khởi đầu cuộc đời mộc ruỗng dần của bà. Bà được ông bố tâng bốc thành nữ thần với sắc đẹp vượt mọi giới hạn, kết quả là thay vì ngồi trong trường học thì bà mải mê nghĩ mình trông ra sao như 1 thánh nữ (=)))) Sau đó thì bà có 9 người đàn ông quỳ (?) xuống muốn kết hôn với bà.
“Lí do cuối cùng bà chọn người thứ chín chẳng phải vì gã là người tráng kiện nhất trong bọn mà chỉ vì gã cố tình tặng cho bà cái bào thai. Bà kêu khẽ vào tai gã “Hãy cẩn thận” trong lúc hai người ân ái, thế mà gã không chịu nghe lời bà. Bà mang thai và không tìm ra thầy thuốc nào chịu phá thai. Thế là Tereza ra đời. Bà con trong họ khắp nơi đổ về đứng bên nôi đứa bé sơ sinh nói chuyện con cái. Bà mẹ Tereza chán chường chẳng thèm nói câu nào. Bà đang nghĩ đến tám gã đàn ông kia, dường như cả tám người đều tốt lành, cao đẹp hơn gã đàn ông thứ chín này.
Giống như Tereza, bà mẹ cô cũng có thói quen hay nhìn mình trong gương. Một hôm bà khám phá ra những đường nhăn dưới đuôi mắt và bà quyết định cuộc hôn nhân này không đi đến đâu. Cùng lúc bà gặp gã đàn ông khác, một người không đàn ông chút nào, có tiền án, dính líu đến vài vụ lường gạt, chưa kể gã đã có hai đời vợ trước. Bà ghét thậm tệ những kẻ đầu gối chai lì quỳ mọp trước mặt bà khi xưa. Bây giờ bà muốn chính bà là người quỳ xuống trước mặt người đàn ông nào đó. Bà quỳ xuống trước mặt gã đàn ông gian xảo mới gặp này và bỏ mặc cha con Tereza tự xoay xở trong cuộc sống.”
3. Bệnh sợ độ cao
Không phải bệnh sợ độ cao literary mà mọi người đang nghĩ (bệnh mà mình có nè ). Đây là bệnh sợ độ cao tâm lý.
“Bất cứ ai có ý định muốn vươn lên tới “cái gì cao hơn” đều phải tiên liệu ngày nào đó sẽ mắc phải căn bệnh sợ hãi độ cao. Bệnh sợ hãi độ cao là gì? Là nỗi sợ hãi khi đứng trên cao? Nhưng tại sao chúng ta vẫn thấy sợ hãi dù trên đài quan sát chúng ta đang đứng có tay cầm chắc chắn? Không, bệnh sợ hãi độ cao là cái gì khác với tính sợ hãi khoảng cao. Nó là tiếng kêu của khoảng không trống trải bên dưới. Nó dụ dỗ, đánh lừa chúng ta. Chính ý định muốn nhảy từ trên cao xuống khiến chúng ta sợ hãi và vì thế chúng ta cố sức loay hoay tìm cách tự vệ.”
Sợ độ cao tâm lý là cảm giác khi bạn đã có một thứ gì đó mà bạn luôn trong trạng thái sợ vuột mất hoặc làm tổn thương nó. Khi bạn đã lên một vị trí nhất định bạn sẽ luôn lo sợ 1 ngày mình bị ai đó thay thế, bị đạp xuống. Khi bạn có được tình yêu của một người, bạn bắt đầu lo sợ, nghi kị họ có ai đó khác. Tóm lại là, sống sung sướng rồi khó mà sống khổ trở lại được. Đó cũng là lý do vì sao có biết bao cuộc hôn nhân tất cả chỉ vì cảm thấy bỏ nhau thì tiếc =)) thế nhưng họ không biết rằng không tư duy mà bất chấp thì sẽ còn phải tiếc hận hơn thế.
Thế mới nói cảnh giới của con người là nắm vững được vai trò của mình trong mối quan hệ giữa người với người, kiểm soát được tâm lý vặn vẹo cho rằng mình sẽ thay đổi được người khác của bản thân, chấp nhận mọi thứ như nó vốn có và quan trọng nhất mang não theo =)))
4. Khái niệm Kitsch
Trong truyện khái niệm này do Sabina nhắc tới, trong nghệ thuật nó được tạm dịch là “sến”. Thế nhưng nếu đọc bạn sẽ thấy Kitsch xuất hiện vô số và được nêu đủ các loại ví dụ, và mình sẽ thiên về cách hiểu “rởm đời” hơn. Search tiếng Anh thì nhận được định nghĩa như thế này: “Kitsch is art or other objects that, generally speaking, appeal to popular rather than “high art” tastes”. Là một trường phái nghệ thuật, đồ vật hay thậm chí là kiểu tư duy phù hợp với số đông hơn là giá trị thực sự. Tác giả sử dụng Kitsch với tất cả những tư duy cố hữu để lý giải cách mị dân và thống trị quân phiệt của các đạo giáo, các chế độ đảng và chính quyền. Đôi khi bạn làm điều gì đó hoàn toàn là bởi vì rất nhiều người xung quanh bảo đúng, hoặc thậm chí là cả chế độ bảo A thì dù bạn muốn làm B (như anh bạn Franz bốc đồng) của chúng ta thì một là sẽ bị đào thải hoặc là xuống mồ chời. Một cách hiểu khác đó là rất nhiều khi bạn lựa chọn làm 1 điều gì đó chỉ đơn giản là để tránh 1 điều dở hơi hơn. Và tất cả đều thật rởm đời, bạn là diễn viên diễn một vở tuồng chẳng vì ý nghĩa gì đặc biệt mà đơn giản là bạn được phân vai như thế, một là diễn hai là bị loại khỏi vòng diễn.
Có thể có rất nhiều người cảm thấy đây là một cuốn sách rất deep, mình cũng thấy vậy tuy nhiên có thể do mình còn nông cạn hoặc chỉ đơn giản mình không relate nổi với các nhận vật mà mình không thực sự thích nó lắm. Thế nhưng nếu các bạn muốn có một cuốn sách tâm lý để sống bao dung, để hiểu về thời đại, để tăng hiểu biết, super recommend các bạn đọc cho biết
Hôm người cha bỏ đi, bà mẹ Franz dắt cậu xuống phố chơi, và lúc hai mẹ con ra khỏi nhà, Franz để ý thấy mẹ mình hai chân đi hai chiếc giày khác nhau. Cậu thấy bối rối, khó xử hết sức: cậu muốn chỉ cho mẹ thấy sự nhầm lẫn của bà nhưng lại sợ làm bà đau lòng. Thế là, trong suốt hai tiếng đồng hồ dạo phố, cậu dán mắt vào đôi chân bà mẹ. Đó là lần đầu tiên trong đời cậu ý thức đau khổ là gì.
Một điều lẩn thẩn cuối cùng thôi. Nếu không phải năm nay vướng Covid hẳn mình sẽ có 1 ngày enjoy ở Praha
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Sách II
Điểm sáchLại chơi với kitsch: “Đời nhẹ khôn kham” của Milan Kundera
Zét Nguyễn
Cụm “Đời nhẹ khôn kham”, tên cuốn tiểu thuyết nổi tiếng nhất (1984) của Milan Kundera, đã trở thành cliché trên môi của nhiều thế hệ, để hễ có vấn đề gì trong đời sống, khi cần một câu đim đíp, ta có thể dễ dàng thốt ra, uầy, “nhẹ bồng cái kiếp nhân sinh”, nhỉ. Kundera, một con người chống kitsch kịch liệt bằng cả sức bình sinh, chính Kundera ấy, quá hiểu dù khinh miệt kitsch thế nào thì nó vẫn luôn là yếu tố “bất khả phân ly của kiếp sống con người”. Đời nhẹ khôn kham, với tôi, là một cuốn tiểu thuyết chơi với kitsch, một cách khéo léo, lừa lọc, và đầy nguy hiểm.
Tóm tắt nội dung, nói một cách đơn giản, Đời nhẹ khôn kham tập trung vào số phận 5 cá thể, khai thác đời sống tình ái kiêm xã hội của trí thức Tiệp giai đoạn trước, trong, và sau khi Liên Xô tấn công Tiệp Khắc: hai (hoặc hơn) cặp đôi Tomáš-Tereza (bác sĩ phẫu thuật chuyên đi chơi gái ở thành Praha những năm 1960-70 + cô bồi bàn, sau trở thành vợ của Tomáš, thích chụp ảnh) và Sabina-Franz (họa sĩ, bạn thân kiêm người tình của Tomáš + giáo sư, người tình của Sabina) và 1 con chó Karenin. Tôi nói hai hoặc hơn vì rất có thể nói về các cặp đôi riêng lẻ như Tereza-Karenin.
Cuộc tình của cặp đôi thứ 1 luôn được tác giả găm cho vài keyword: ngẫu nhiên, nặng-nhẹ. Ngẫu nhiên Tomáš về một vùng quê chữa bệnh, ngẫu nhiên chàng xuất hiện ở quán ăn khách sạn trước mặt Tereza, ngẫu nhiên chàng ở phòng số 6 còn nàng tan làm lúc 6h… một loạt ngẫu nhiên định mệnh khiến Tomáš và Tereza dính vào với nhau dù quan niệm về đời sống của họ gần như hoàn toàn trái ngược. Tomáš, gần như không quá khứ, luôn nghĩ rằng, “một lần không tính”, rằng mọi trải nghiệm trong cuộc đời này sẽ luôn là lần đầu tiên, không bao giờ lặp lại lần thứ hai, mọi thứ xảy ra đều tươi mới và cách phản ứng của ta luôn là duy nhất cho bất kỳ một chuyện gì, chính thế chàng gắn với cái nhẹ. Tomáš, với tâm niệm, với một thôi thúc, “Es muss sein”, “Phải như thế”, dùng con dao mổ rạch toang vũ trụ mà tìm hiểu, mà cụ thể nhất là khám phá càng nhiều càng tốt, 200+ phụ nữ, để tìm ra những nét dị biệt của họ, trong lúc giao hợp. Trong khi, Tereza, với một quá khứ được miêu tả kỹ càng, lại coi cuộc sống vô cùng nặng nề. Tình yêu của cô dành cho Tomáš đòi hỏi sự cam kết: cô không chịu nổi việc Tomáš liên tục ngoại tình, dù đã cố tha thứ, và luôn bị ám ảnh bởi các giấc mơ.
Tôi không quan tâm nhiều lắm đến những ý tưởng triết học nặng với nhẹ mà Kundera phủ đầy cả cuốn tiểu thuyết có thể nói là tiểu thuyết tâm lý này. Với tôi, nó chỉ là một trong những đặc điểm giúp xây dựng nhân vật. Nếu ở trên, tôi dùng vài từ về nghề nghiệp để định dạng các nhân vật, thì Kundera, có một cách khác để làm như vậy, như chính ông chia sẻ trong cuốn Nghệ thuật tiểu thuyết. Ông dùng một vài cái mã, để dựng và hiểu nhân vật, để chiêm nghiệm về cái tôi và sự sinh tồn hiện sinh của họ. Với nhân vật Tereza, mã của cô là: “thân thể, tâm hồn, cơn chóng mặt, sự yếu đuối, thiên diễm tình, Thiên đường.”[1] Còn với chồng cô, Tomas, không chỉ là nhẹ và nặng, mà còn cả “Phải như thế.” Với Sabina là kitsch, đám rước, phản bội, tổ quốc, làm đàn bà. Với Franz là lý tưởng, đám rước, làm đàn ông của Sabina.
Với tôi, Đời nhẹ khôn kham thể hiện một Kundera tiểu thuyết gia đích thực, như Italo Calvino đã nhận xét rất tinh tế. Cuốn tiểu thuyết 7 phần này của ông là một minh chứng cho cái gọi là nghệ thuật tiểu thuyết: thật đáng ngạc nhiên, nó không phải chỉ là một câu chuyện kể một lần duy nhất, một lần đâu có tính, mà được kể đi kể lại nhiều lần, được chiêm nghiệm từ các góc độ khác nhau. Nó là nơi Kundera thể hiện rõ ông nghịch với kitsch và sến: khi tạo ra toàn bộ các nhân vật và các chi tiết ngập ngụa trong sến. Toàn bộ phần một của Đời nhẹ khôn kham, “Nặng và nhẹ”, đọc như một thiên tình ái đẫm nước mắt và dằn vặt với một anh chàng Don Juan thứ thiệt và một em gái tỉnh lẻ hừng hực tình yêu và lòng bao dung. Còn gì có thể sến rện hơn cái ý nghĩ của Tomáš rằng Tereza như một đứa bé con nằm trong cái giỏ cói thả trôi sông đến chân giường của anh? Còn gì chảy cả nước hơn một chàng trai chỉ chơi gái mà không bao giờ ngủ với gái, giờ đây lại bị dính vào một em bé sốt bừng bừng, bụng kêu rộn rạo khi đi tàu từ tỉnh lên phố gặp chàng với cuốn Anna Karenina trong tay rồi lả vào vòng tay chàng để rồi chàng buộc phải cho nàng qua đêm, và cô nàng ấy cứ rú lên mỗi lúc lên đỉnh?
Những tưởng đã rơi vào một bể diễm lệ thì Đời nhẹ khôn kham ngoặt một bước bất ngờ khi dồn toàn bộ nội dung và hành động hết vào phần đầu: gặp gỡ, yêu đương, biến cố của đất nước và cá nhân, di cư, và quay về, để rồi sau đó tiếp bước chương sau và lại bắt đầu bật ngược mà xoáy vào từng tâm lý cá nhân. Từng bước, từng bước một, các câu chuyện được bồi đắp, nói như Calvino, là được “soi rọi”, bởi phong cách viết như những lớp sóng dồn, để các nhân vật được tỏa rạng, được làm đầy. Tereza hóa ra không bao dung và yêu Tomáš đến vậy, cô bỏ rơi anh ở Zurich mà chạy ngay về Tiệp khi thấy đời sống lưu vong không chịu nổi. Cô gái ấy có cả một quá khứ, nơi cô cảm thấy mình là cánh tay nối dài của mẹ. Tereza hóa ra lại thích diễn, đặc biệt là với cơn chóng mặt. Kundera, như một bậc thầy, bồi dần tiến triển câu chuyện, và luôn đặt mình vào thế của người đi dây, cân bằng trên mấp mé bờ vực của kitsch. Những bồi đắp của ông, xen lẫn với lời dẫn của người kể chuyện xưng tôi, xen lẫn với các đoạn ngoại đề, về con trai Stalin, về cứt đái, và Bethoveen, về kitsch và toàn trị, đặc biệt phần chương kể về Sabina lúc ở Mỹ và cái chết của Franz ở Thái Lan, đóng vai trò như những lớp giễu nhại, như hủy đi những lớp diễm lệ trước đó, và đưa độc giả tới một cách nhìn khác. Đặc biệt hơn, chưa đến giữa truyện, cái kết truyện đã được tuyên bố, để rồi sau đó bị bỏ bẵng đi, và đến kết cùng, một cái kết, nhưng không phải là kết, được viết, như thảnh thơi. Chính nhờ triển khai như vậy, mà câu chuyện ở trang cuối, tuy không phải kết, mà lại đóng vai trò như một dấu chấm hết, cho đoạn đời của Tereza và Tomáš.
Kundera, nhà văn Tiệp Khắc bị tước mất quyền công dân, bị cấm xuất bản dưới thời Liên Xô chiếm Tiệp, trong Đời nhẹ khôn kham, lồng chuyện với chuyện: những chi tiết động chạm chính trị, đặc biệt là những khắc họa bộ mặt chính phủ toàn trị, chuyên nghe lén, đàn áp người dân, bắt bác sĩ phẫu thuật đi làm thợ lau cửa kính, mà nhân đó chàng có kỳ nghỉ phép dài hạn tha hồ mà tự do giao lưu thân thể. Ông đã chiêm nghiệm về đời sống và tâm lý con người, qua cái lốt chiêm nghiệm nhân sinh rất sang trọng, bằng một loạt nhân vật, chi tiết đầy cụ thể, nơi ông đứng từ xa, mà rọi vào nhìn tỉnh táo.
[1] Trích “Nghệ thuật tiểu thuyết”, bản dịch của Nguyên Ngọc, đăng ở: http://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=2952&rb=0506
Zét Nguyễn
(Bài viết thuộc Zzz Review số 1+2, 18-7-2018)
Zét Nguyễn
Cụm “Đời nhẹ khôn kham”, tên cuốn tiểu thuyết nổi tiếng nhất (1984) của Milan Kundera, đã trở thành cliché trên môi của nhiều thế hệ, để hễ có vấn đề gì trong đời sống, khi cần một câu đim đíp, ta có thể dễ dàng thốt ra, uầy, “nhẹ bồng cái kiếp nhân sinh”, nhỉ. Kundera, một con người chống kitsch kịch liệt bằng cả sức bình sinh, chính Kundera ấy, quá hiểu dù khinh miệt kitsch thế nào thì nó vẫn luôn là yếu tố “bất khả phân ly của kiếp sống con người”. Đời nhẹ khôn kham, với tôi, là một cuốn tiểu thuyết chơi với kitsch, một cách khéo léo, lừa lọc, và đầy nguy hiểm.
Tóm tắt nội dung, nói một cách đơn giản, Đời nhẹ khôn kham tập trung vào số phận 5 cá thể, khai thác đời sống tình ái kiêm xã hội của trí thức Tiệp giai đoạn trước, trong, và sau khi Liên Xô tấn công Tiệp Khắc: hai (hoặc hơn) cặp đôi Tomáš-Tereza (bác sĩ phẫu thuật chuyên đi chơi gái ở thành Praha những năm 1960-70 + cô bồi bàn, sau trở thành vợ của Tomáš, thích chụp ảnh) và Sabina-Franz (họa sĩ, bạn thân kiêm người tình của Tomáš + giáo sư, người tình của Sabina) và 1 con chó Karenin. Tôi nói hai hoặc hơn vì rất có thể nói về các cặp đôi riêng lẻ như Tereza-Karenin.
Cuộc tình của cặp đôi thứ 1 luôn được tác giả găm cho vài keyword: ngẫu nhiên, nặng-nhẹ. Ngẫu nhiên Tomáš về một vùng quê chữa bệnh, ngẫu nhiên chàng xuất hiện ở quán ăn khách sạn trước mặt Tereza, ngẫu nhiên chàng ở phòng số 6 còn nàng tan làm lúc 6h… một loạt ngẫu nhiên định mệnh khiến Tomáš và Tereza dính vào với nhau dù quan niệm về đời sống của họ gần như hoàn toàn trái ngược. Tomáš, gần như không quá khứ, luôn nghĩ rằng, “một lần không tính”, rằng mọi trải nghiệm trong cuộc đời này sẽ luôn là lần đầu tiên, không bao giờ lặp lại lần thứ hai, mọi thứ xảy ra đều tươi mới và cách phản ứng của ta luôn là duy nhất cho bất kỳ một chuyện gì, chính thế chàng gắn với cái nhẹ. Tomáš, với tâm niệm, với một thôi thúc, “Es muss sein”, “Phải như thế”, dùng con dao mổ rạch toang vũ trụ mà tìm hiểu, mà cụ thể nhất là khám phá càng nhiều càng tốt, 200+ phụ nữ, để tìm ra những nét dị biệt của họ, trong lúc giao hợp. Trong khi, Tereza, với một quá khứ được miêu tả kỹ càng, lại coi cuộc sống vô cùng nặng nề. Tình yêu của cô dành cho Tomáš đòi hỏi sự cam kết: cô không chịu nổi việc Tomáš liên tục ngoại tình, dù đã cố tha thứ, và luôn bị ám ảnh bởi các giấc mơ.
Tôi không quan tâm nhiều lắm đến những ý tưởng triết học nặng với nhẹ mà Kundera phủ đầy cả cuốn tiểu thuyết có thể nói là tiểu thuyết tâm lý này. Với tôi, nó chỉ là một trong những đặc điểm giúp xây dựng nhân vật. Nếu ở trên, tôi dùng vài từ về nghề nghiệp để định dạng các nhân vật, thì Kundera, có một cách khác để làm như vậy, như chính ông chia sẻ trong cuốn Nghệ thuật tiểu thuyết. Ông dùng một vài cái mã, để dựng và hiểu nhân vật, để chiêm nghiệm về cái tôi và sự sinh tồn hiện sinh của họ. Với nhân vật Tereza, mã của cô là: “thân thể, tâm hồn, cơn chóng mặt, sự yếu đuối, thiên diễm tình, Thiên đường.”[1] Còn với chồng cô, Tomas, không chỉ là nhẹ và nặng, mà còn cả “Phải như thế.” Với Sabina là kitsch, đám rước, phản bội, tổ quốc, làm đàn bà. Với Franz là lý tưởng, đám rước, làm đàn ông của Sabina.
Với tôi, Đời nhẹ khôn kham thể hiện một Kundera tiểu thuyết gia đích thực, như Italo Calvino đã nhận xét rất tinh tế. Cuốn tiểu thuyết 7 phần này của ông là một minh chứng cho cái gọi là nghệ thuật tiểu thuyết: thật đáng ngạc nhiên, nó không phải chỉ là một câu chuyện kể một lần duy nhất, một lần đâu có tính, mà được kể đi kể lại nhiều lần, được chiêm nghiệm từ các góc độ khác nhau. Nó là nơi Kundera thể hiện rõ ông nghịch với kitsch và sến: khi tạo ra toàn bộ các nhân vật và các chi tiết ngập ngụa trong sến. Toàn bộ phần một của Đời nhẹ khôn kham, “Nặng và nhẹ”, đọc như một thiên tình ái đẫm nước mắt và dằn vặt với một anh chàng Don Juan thứ thiệt và một em gái tỉnh lẻ hừng hực tình yêu và lòng bao dung. Còn gì có thể sến rện hơn cái ý nghĩ của Tomáš rằng Tereza như một đứa bé con nằm trong cái giỏ cói thả trôi sông đến chân giường của anh? Còn gì chảy cả nước hơn một chàng trai chỉ chơi gái mà không bao giờ ngủ với gái, giờ đây lại bị dính vào một em bé sốt bừng bừng, bụng kêu rộn rạo khi đi tàu từ tỉnh lên phố gặp chàng với cuốn Anna Karenina trong tay rồi lả vào vòng tay chàng để rồi chàng buộc phải cho nàng qua đêm, và cô nàng ấy cứ rú lên mỗi lúc lên đỉnh?
Những tưởng đã rơi vào một bể diễm lệ thì Đời nhẹ khôn kham ngoặt một bước bất ngờ khi dồn toàn bộ nội dung và hành động hết vào phần đầu: gặp gỡ, yêu đương, biến cố của đất nước và cá nhân, di cư, và quay về, để rồi sau đó tiếp bước chương sau và lại bắt đầu bật ngược mà xoáy vào từng tâm lý cá nhân. Từng bước, từng bước một, các câu chuyện được bồi đắp, nói như Calvino, là được “soi rọi”, bởi phong cách viết như những lớp sóng dồn, để các nhân vật được tỏa rạng, được làm đầy. Tereza hóa ra không bao dung và yêu Tomáš đến vậy, cô bỏ rơi anh ở Zurich mà chạy ngay về Tiệp khi thấy đời sống lưu vong không chịu nổi. Cô gái ấy có cả một quá khứ, nơi cô cảm thấy mình là cánh tay nối dài của mẹ. Tereza hóa ra lại thích diễn, đặc biệt là với cơn chóng mặt. Kundera, như một bậc thầy, bồi dần tiến triển câu chuyện, và luôn đặt mình vào thế của người đi dây, cân bằng trên mấp mé bờ vực của kitsch. Những bồi đắp của ông, xen lẫn với lời dẫn của người kể chuyện xưng tôi, xen lẫn với các đoạn ngoại đề, về con trai Stalin, về cứt đái, và Bethoveen, về kitsch và toàn trị, đặc biệt phần chương kể về Sabina lúc ở Mỹ và cái chết của Franz ở Thái Lan, đóng vai trò như những lớp giễu nhại, như hủy đi những lớp diễm lệ trước đó, và đưa độc giả tới một cách nhìn khác. Đặc biệt hơn, chưa đến giữa truyện, cái kết truyện đã được tuyên bố, để rồi sau đó bị bỏ bẵng đi, và đến kết cùng, một cái kết, nhưng không phải là kết, được viết, như thảnh thơi. Chính nhờ triển khai như vậy, mà câu chuyện ở trang cuối, tuy không phải kết, mà lại đóng vai trò như một dấu chấm hết, cho đoạn đời của Tereza và Tomáš.
Kundera, nhà văn Tiệp Khắc bị tước mất quyền công dân, bị cấm xuất bản dưới thời Liên Xô chiếm Tiệp, trong Đời nhẹ khôn kham, lồng chuyện với chuyện: những chi tiết động chạm chính trị, đặc biệt là những khắc họa bộ mặt chính phủ toàn trị, chuyên nghe lén, đàn áp người dân, bắt bác sĩ phẫu thuật đi làm thợ lau cửa kính, mà nhân đó chàng có kỳ nghỉ phép dài hạn tha hồ mà tự do giao lưu thân thể. Ông đã chiêm nghiệm về đời sống và tâm lý con người, qua cái lốt chiêm nghiệm nhân sinh rất sang trọng, bằng một loạt nhân vật, chi tiết đầy cụ thể, nơi ông đứng từ xa, mà rọi vào nhìn tỉnh táo.
[1] Trích “Nghệ thuật tiểu thuyết”, bản dịch của Nguyên Ngọc, đăng ở: http://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=2952&rb=0506
Zét Nguyễn
(Bài viết thuộc Zzz Review số 1+2, 18-7-2018)
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Re: Sách II
Đời nhẹ khôn kham của Milan Kundera - Tomas nặng hay nhẹ
Thứ Năm 13/07/2023 - nongnghiep
'Đời nhẹ khôn kham' là tiểu thuyết nổi tiếng nhất của nhà văn lỗi lạc Milan Kundera, do Trịnh Y Thư dịch từ bản tiếng Anh 'The Unbearable Lightness of Being' của Michael Henry Heim.
Tôi đọc "Đời nhẹ khôn kham" lần đầu tiên tại Pháp và trong suốt nhiều năm tháng tôi không thể cảm thấy quen thuộc với việc coi mọi sự là nhẹ bồng của Tomas. Sự nhẹ bồng bông lơn và vì vậy có sức quyến rũ của anh đối với các cô gái là điều gì đó xa lạ, cũng gần như Don Juan vậy.
Nhưng gần đây đọc lại, mỗi ngày tôi mỗi thấy sức nặng của Tomas, mỗi ngày anh lại trở nên bớt xa lạ hơn, và chính vì vậy, mâu thuẫn và trớ trêu thay, lại quyến rũ hơn.
Tôi nhận ra với Tomas không chỉ việc có nhiều người phụ nữ là nhẹ bồng, mà cả sự nghiệp, hay đúng hơn công việc cũng là nhẹ bồng. Và chỉ điều này mới thật sự là khám phá mới tôi có.
Tomas là bác sĩ phẫu thuật, anh rất yêu thích công việc của mình, nó gần như là lẽ sống, là việc duy nhất anh muốn làm. Vậy nhưng anh đã lựa chọn từ bỏ nó. Cán cân bên kia của sự lựa chọn là anh đã không chịu đính chính bài viết của mình trên báo, một bài viết mà dù anh tâm đắc cánh mấy thì cũng chỉ là vô thưởng vô phạt. Trong bài viết đó anh ví những người đã có lỗi với lịch sử (dù là do thiếu hiểu biết) thì cũng như Oedipus vì không biết mà đã giết cha cưới mẹ, nhưng sự khác nhau là họ khi nhận ra sai lầm vẫn sống và lấy "sự không biết" biện minh cho hành động quá khứ còn Oedipus khi nhận ra lỗi của mình đã tự chọc mù hai mắt.
Vậy là Tomas người cả đời chỉ gắn bó với bàn mổ, đã ra đi, vất vưởng ở vài trạm xá vớ vẩn, rồi làm anh thợ lau cửa kính và cuối cùng là lái xe tải ở nông thôn để rồi chết (thảm) trong một tai nạn cùng vợ mình.
Bằng sự lựa chọn không khuất phục trước cường quyền và buộc lòng coi nhẹ công việc của mình, anh có lẽ đã được xếp vào hàng ngũ trí thức dũng cảm. Nhưng lại một lần nữa ở đây, điều đó với anh cũng là nhẹ bồng. Khi được thuyết phục ký vào một lá thư yêu cầu trả tự do cho tù nhân chính trị, việc mà anh cũng có lẽ đồng tình, thì anh đã từ chối vì những lý do hết sức vu vơ. Sự từ chối này hẳn đã gây thất vọng cho các trí thức dũng cảm đã tưởng như cùng chiến tuyến với anh.
Vậy là Tomas ở lưng chừng, không về bên nào, và nhẹ bồng như chiếc lá bay về nông thôn lái xe tải.
Nhưng chỉ khi này đây, trong giới hạn tận cùng của sự nhẹ bồng, tôi mới nhận ra Tomas, nặng trĩu đè xuống cuốn truyện. Một mình anh thôi, chẳng cần ma nào cả. Trong sự khước từ tất cả mọi đe doạ của cường quyền cũng như mọi thuyết phục của đồng đội, trong sự coi nhẹ tất cả những điều với nhân gian là nặng trĩu ấy, ta mới thấy ở bên kia cán cân là cả khối nặng gấp ngàn lần. Khối nặng ấy là chính anh. Tomas chỉ coi trọng chính anh. Anh đã không vì bất cứ một áp lực nào mà thay đổi mình. Cả sự nghiệp, và có lẽ cả danh dự hay hình ảnh trong mắt thế gian, thảy đều không đáng kể.
Chính trong sự buông bỏ "anh không có sứ mệnh nào cả, không ai trên đời có sứ mệnh nào cả" (lời anh nói với Tereza vào những ngày cuối) đã biến anh thành con người hạnh phúc.
Chữ hạnh phúc có lẽ là mâu thuẫn khi Tomas và Tereza chết ngay lập tức trong tai nạn xe tải, cũng có thể anh say, cũng có thể xe hỏng. Nhưng ở đây rõ ràng đã có sự ưu ái của Kundera khi cái chết của Tomas là cái chết trong những ngày tháng bình yên và ngập tràn tình yêu thương với vợ anh, Tereza. Chắc hẳn là trước khi lên xe tải, họ đã nhảy bên nhau, dịu dàng hay lả lơi trong tiếng nhac, họ đã yêu thương nhau trọn vẹn và đi về thiên đường trong nụ cười.
Kundera ngược lại đã rất bất công với con người tốt bụng Frank khi bắt anh phải chết trong câm lặng và cùng cực phẫn uất bên một người vợ mà mình căm ghét và đang diễn vở bi hài kịch trên cơn hấp hối của mình.
Vì sao lại như vậy? Vì sao có sự bất công như vậy? Đời vẫn vậy, Kundera cũng như phụ nữ có sự mẫn cảm trong tình yêu. Tôi nhớ Nguyễn Huy Thiệp có viết về việc cô Giang tự tử bên mộ Nguyễn Thái Học, đại ý: phải là một người đàn ông đáng kể thế nào thì mới có một người con gái chết vì mình; và phụ nữ là những người rất mẫn cảm, họ có thể nhận ra được người đàn ông đáng kể.
Vậy đó, vậy là Tomas, vẻ như kẻ trăng hoa, nhưng đã được cả hai người phụ nữ Tereza và Sabina yêu say đắm, là bởi anh có sức nặng và chỉ những người phụ nữ mới cảm nhận được sức nặng đó. Và anh đã sống một đời là chính mình để được chết trong hạnh phúc.
NHÀ VĂN MILAN KUNDERA QUA ĐỜI
Tôi vừa được một bạn văn báo tin ông mất. Cảm giác của tôi là thẫn thờ. Cảm giác của một người đọc ông và dịch ông đầu tiên ở Việt Nam. Tôi chưa được gặp ông ngoài đời vì không có dịp, và nhất là vì thái độ dứt khoát của ông không muốn trưng mình ra trước bàn dân thiên hạ. Muốn biết ông hãy đọc các tác phẩm của ông, thế là đủ. Chính vì vậy các sách của ông in ở đâu cũng không có dòng nào tiểu sử, không có dòng nào đánh giá, nhận xét của ai cả. Ngay ở Pháp ông cũng chỉ cho ghi một dòng thế này ở mặt trong sách: "Milan Kundera sinh ở Tiệp Khắc năm 1929 và từ 1975 sống ở Pháp". Chỉ thế. Còn lại chỉ có chữ trong sách. Và đó là con người ông.
Một điều lạ là tuy không gặp nhau, tuy không đọc tiếng Việt, nhưng nghe các bạn làm bản quyền ở Nhã Nam kể thì khi CV dịch giả của tôi gửi đến là được ông chấp nhận nhanh chóng. Có lẽ đó là một cái duyên văn chương cho tôi.
Ông mất khi ở Việt Nam các sách dịch của ông đang được ông cho tái bản. Mấy năm trước là ba tiểu thuyết tôi dịch (Sự bất tử, Chậm, Căn cước). Năm nay là các tập tiểu luận do nhà văn Nguyên Ngọc dịch (Những di chúc bị phản bội, Nghệ thuật tiểu thuyết). Năm trước tiểu thuyết "Sách cười và lãng quên" của ông qua bản dịch của tôi cũng đã xuất bản.
Milan Kundera chia tác phẩm của mình thành hai loại. Loại đầu gồm sáu cuốn ông viết bằng tiếng Pháp và bảy cuốn dịch từ tiếng Czech mà tác giả cảm thấy hài lòng. Bảy bản dịch này đều có dòng ghi "có cùng giá trị như bản gốc tiếng Czech". Loại hai gồm các tác phẩm văn học được viết trước "Trò đùa" như "Con người, khu vườn rộng" (thơ, 1953), "Những độc thoại" (thơ, 1957), "Người giữ chìa khóa" (kịch, 1962) và "Nghệ thuật tiểu thuyết" (tiểu luận, 1960), tất thảy chúng theo ý ông đều là "vô giá trị".
Năm 2003, trong cuộc trò chuyện tại Paris với Yu Zhongxian, dịch giả tiếng Trung của ông, khi Yu hỏi ông thích cuốn nào trong các tác phẩm của mình, ông đáp: "Thật khó nói tôi thích cuốn nào nhất. Nói một cách tương đối thì tôi thiên về cuốn "Sự bất tử".
Sơ lược tiểu sử Milan Kundera: Ông sinh ngày 1/4/1929 tại Brno (Tiệp Khắc cũ). Sau Thế chiến II ông làm công nhân và nhạc công chơi nhạc jazz. Khoảng thời gian 1948 - 1952 ông học Đại học Charles ở Praha về âm nhạc học, văn học, mỹ học, đạo diễn phim và biên kịch.
Thời thanh niên sôi nổi Kundera đã gia nhập Đảng Cộng sản Tiệp Khắc năm 1948. Nhưng hai năm sau ông đã bị khai trừ vì những "hoạt động chống đảng". Kundera đã dùng vụ việc này làm cảm hứng cho chủ đề chính cuốn tiểu thuyết đầu tay của ông "Trò đùa". Ông vào đảng lại năm 1956 nhưng đến 1970 lại bị khai trừ lần hai.
Năm 1975 Kundera được mời làm giáo sư thỉnh giảng tại Đại học Rennes ở Pháp. Ông bị tước quốc tịch Tiệp Khắc năm 1979 và từ 1981 trở thành công dân Pháp.
Năm 1982 Kundera hoàn thành tiểu thuyết "Đời nhẹ khôn kham" tại Paris. Đây là cuốn tiểu thuyết đã đưa Milan Kundera thành tác giả nổi tiếng quốc tế.
"Sự bất tử" (1988) là cuốn tiểu thuyết viết bằng tiếng Pháp đầu tiên của Kundera. Thực tế, đó là cuốn tiểu thuyết Pháp nhất của ông. Không có nhân vật người Czech mà chỉ có nhân vật người Pháp trong "Sự bất tử". Là sự phê phán nền văn minh hiện đại cuối thế kỷ XX, "Sự bất tử" là cuốn tiểu thuyết châu Âu mang âm sắc Pháp.
Ông mất ngày 11/7/2023, ở tuổi 94.
Vĩnh biệt Milan Kundera - nhà văn tầm cỡ thế giới.
Nhà văn Phạm Xuân Nguyên
Thứ Năm 13/07/2023 - nongnghiep
'Đời nhẹ khôn kham' là tiểu thuyết nổi tiếng nhất của nhà văn lỗi lạc Milan Kundera, do Trịnh Y Thư dịch từ bản tiếng Anh 'The Unbearable Lightness of Being' của Michael Henry Heim.
Tôi đọc "Đời nhẹ khôn kham" lần đầu tiên tại Pháp và trong suốt nhiều năm tháng tôi không thể cảm thấy quen thuộc với việc coi mọi sự là nhẹ bồng của Tomas. Sự nhẹ bồng bông lơn và vì vậy có sức quyến rũ của anh đối với các cô gái là điều gì đó xa lạ, cũng gần như Don Juan vậy.
Nhưng gần đây đọc lại, mỗi ngày tôi mỗi thấy sức nặng của Tomas, mỗi ngày anh lại trở nên bớt xa lạ hơn, và chính vì vậy, mâu thuẫn và trớ trêu thay, lại quyến rũ hơn.
Tôi nhận ra với Tomas không chỉ việc có nhiều người phụ nữ là nhẹ bồng, mà cả sự nghiệp, hay đúng hơn công việc cũng là nhẹ bồng. Và chỉ điều này mới thật sự là khám phá mới tôi có.
Tomas là bác sĩ phẫu thuật, anh rất yêu thích công việc của mình, nó gần như là lẽ sống, là việc duy nhất anh muốn làm. Vậy nhưng anh đã lựa chọn từ bỏ nó. Cán cân bên kia của sự lựa chọn là anh đã không chịu đính chính bài viết của mình trên báo, một bài viết mà dù anh tâm đắc cánh mấy thì cũng chỉ là vô thưởng vô phạt. Trong bài viết đó anh ví những người đã có lỗi với lịch sử (dù là do thiếu hiểu biết) thì cũng như Oedipus vì không biết mà đã giết cha cưới mẹ, nhưng sự khác nhau là họ khi nhận ra sai lầm vẫn sống và lấy "sự không biết" biện minh cho hành động quá khứ còn Oedipus khi nhận ra lỗi của mình đã tự chọc mù hai mắt.
Vậy là Tomas người cả đời chỉ gắn bó với bàn mổ, đã ra đi, vất vưởng ở vài trạm xá vớ vẩn, rồi làm anh thợ lau cửa kính và cuối cùng là lái xe tải ở nông thôn để rồi chết (thảm) trong một tai nạn cùng vợ mình.
Bằng sự lựa chọn không khuất phục trước cường quyền và buộc lòng coi nhẹ công việc của mình, anh có lẽ đã được xếp vào hàng ngũ trí thức dũng cảm. Nhưng lại một lần nữa ở đây, điều đó với anh cũng là nhẹ bồng. Khi được thuyết phục ký vào một lá thư yêu cầu trả tự do cho tù nhân chính trị, việc mà anh cũng có lẽ đồng tình, thì anh đã từ chối vì những lý do hết sức vu vơ. Sự từ chối này hẳn đã gây thất vọng cho các trí thức dũng cảm đã tưởng như cùng chiến tuyến với anh.
Vậy là Tomas ở lưng chừng, không về bên nào, và nhẹ bồng như chiếc lá bay về nông thôn lái xe tải.
Nhưng chỉ khi này đây, trong giới hạn tận cùng của sự nhẹ bồng, tôi mới nhận ra Tomas, nặng trĩu đè xuống cuốn truyện. Một mình anh thôi, chẳng cần ma nào cả. Trong sự khước từ tất cả mọi đe doạ của cường quyền cũng như mọi thuyết phục của đồng đội, trong sự coi nhẹ tất cả những điều với nhân gian là nặng trĩu ấy, ta mới thấy ở bên kia cán cân là cả khối nặng gấp ngàn lần. Khối nặng ấy là chính anh. Tomas chỉ coi trọng chính anh. Anh đã không vì bất cứ một áp lực nào mà thay đổi mình. Cả sự nghiệp, và có lẽ cả danh dự hay hình ảnh trong mắt thế gian, thảy đều không đáng kể.
Chính trong sự buông bỏ "anh không có sứ mệnh nào cả, không ai trên đời có sứ mệnh nào cả" (lời anh nói với Tereza vào những ngày cuối) đã biến anh thành con người hạnh phúc.
Chữ hạnh phúc có lẽ là mâu thuẫn khi Tomas và Tereza chết ngay lập tức trong tai nạn xe tải, cũng có thể anh say, cũng có thể xe hỏng. Nhưng ở đây rõ ràng đã có sự ưu ái của Kundera khi cái chết của Tomas là cái chết trong những ngày tháng bình yên và ngập tràn tình yêu thương với vợ anh, Tereza. Chắc hẳn là trước khi lên xe tải, họ đã nhảy bên nhau, dịu dàng hay lả lơi trong tiếng nhac, họ đã yêu thương nhau trọn vẹn và đi về thiên đường trong nụ cười.
Kundera ngược lại đã rất bất công với con người tốt bụng Frank khi bắt anh phải chết trong câm lặng và cùng cực phẫn uất bên một người vợ mà mình căm ghét và đang diễn vở bi hài kịch trên cơn hấp hối của mình.
Vì sao lại như vậy? Vì sao có sự bất công như vậy? Đời vẫn vậy, Kundera cũng như phụ nữ có sự mẫn cảm trong tình yêu. Tôi nhớ Nguyễn Huy Thiệp có viết về việc cô Giang tự tử bên mộ Nguyễn Thái Học, đại ý: phải là một người đàn ông đáng kể thế nào thì mới có một người con gái chết vì mình; và phụ nữ là những người rất mẫn cảm, họ có thể nhận ra được người đàn ông đáng kể.
Vậy đó, vậy là Tomas, vẻ như kẻ trăng hoa, nhưng đã được cả hai người phụ nữ Tereza và Sabina yêu say đắm, là bởi anh có sức nặng và chỉ những người phụ nữ mới cảm nhận được sức nặng đó. Và anh đã sống một đời là chính mình để được chết trong hạnh phúc.
NHÀ VĂN MILAN KUNDERA QUA ĐỜI
Tôi vừa được một bạn văn báo tin ông mất. Cảm giác của tôi là thẫn thờ. Cảm giác của một người đọc ông và dịch ông đầu tiên ở Việt Nam. Tôi chưa được gặp ông ngoài đời vì không có dịp, và nhất là vì thái độ dứt khoát của ông không muốn trưng mình ra trước bàn dân thiên hạ. Muốn biết ông hãy đọc các tác phẩm của ông, thế là đủ. Chính vì vậy các sách của ông in ở đâu cũng không có dòng nào tiểu sử, không có dòng nào đánh giá, nhận xét của ai cả. Ngay ở Pháp ông cũng chỉ cho ghi một dòng thế này ở mặt trong sách: "Milan Kundera sinh ở Tiệp Khắc năm 1929 và từ 1975 sống ở Pháp". Chỉ thế. Còn lại chỉ có chữ trong sách. Và đó là con người ông.
Một điều lạ là tuy không gặp nhau, tuy không đọc tiếng Việt, nhưng nghe các bạn làm bản quyền ở Nhã Nam kể thì khi CV dịch giả của tôi gửi đến là được ông chấp nhận nhanh chóng. Có lẽ đó là một cái duyên văn chương cho tôi.
Ông mất khi ở Việt Nam các sách dịch của ông đang được ông cho tái bản. Mấy năm trước là ba tiểu thuyết tôi dịch (Sự bất tử, Chậm, Căn cước). Năm nay là các tập tiểu luận do nhà văn Nguyên Ngọc dịch (Những di chúc bị phản bội, Nghệ thuật tiểu thuyết). Năm trước tiểu thuyết "Sách cười và lãng quên" của ông qua bản dịch của tôi cũng đã xuất bản.
Milan Kundera chia tác phẩm của mình thành hai loại. Loại đầu gồm sáu cuốn ông viết bằng tiếng Pháp và bảy cuốn dịch từ tiếng Czech mà tác giả cảm thấy hài lòng. Bảy bản dịch này đều có dòng ghi "có cùng giá trị như bản gốc tiếng Czech". Loại hai gồm các tác phẩm văn học được viết trước "Trò đùa" như "Con người, khu vườn rộng" (thơ, 1953), "Những độc thoại" (thơ, 1957), "Người giữ chìa khóa" (kịch, 1962) và "Nghệ thuật tiểu thuyết" (tiểu luận, 1960), tất thảy chúng theo ý ông đều là "vô giá trị".
Năm 2003, trong cuộc trò chuyện tại Paris với Yu Zhongxian, dịch giả tiếng Trung của ông, khi Yu hỏi ông thích cuốn nào trong các tác phẩm của mình, ông đáp: "Thật khó nói tôi thích cuốn nào nhất. Nói một cách tương đối thì tôi thiên về cuốn "Sự bất tử".
Sơ lược tiểu sử Milan Kundera: Ông sinh ngày 1/4/1929 tại Brno (Tiệp Khắc cũ). Sau Thế chiến II ông làm công nhân và nhạc công chơi nhạc jazz. Khoảng thời gian 1948 - 1952 ông học Đại học Charles ở Praha về âm nhạc học, văn học, mỹ học, đạo diễn phim và biên kịch.
Thời thanh niên sôi nổi Kundera đã gia nhập Đảng Cộng sản Tiệp Khắc năm 1948. Nhưng hai năm sau ông đã bị khai trừ vì những "hoạt động chống đảng". Kundera đã dùng vụ việc này làm cảm hứng cho chủ đề chính cuốn tiểu thuyết đầu tay của ông "Trò đùa". Ông vào đảng lại năm 1956 nhưng đến 1970 lại bị khai trừ lần hai.
Năm 1975 Kundera được mời làm giáo sư thỉnh giảng tại Đại học Rennes ở Pháp. Ông bị tước quốc tịch Tiệp Khắc năm 1979 và từ 1981 trở thành công dân Pháp.
Năm 1982 Kundera hoàn thành tiểu thuyết "Đời nhẹ khôn kham" tại Paris. Đây là cuốn tiểu thuyết đã đưa Milan Kundera thành tác giả nổi tiếng quốc tế.
"Sự bất tử" (1988) là cuốn tiểu thuyết viết bằng tiếng Pháp đầu tiên của Kundera. Thực tế, đó là cuốn tiểu thuyết Pháp nhất của ông. Không có nhân vật người Czech mà chỉ có nhân vật người Pháp trong "Sự bất tử". Là sự phê phán nền văn minh hiện đại cuối thế kỷ XX, "Sự bất tử" là cuốn tiểu thuyết châu Âu mang âm sắc Pháp.
Ông mất ngày 11/7/2023, ở tuổi 94.
Vĩnh biệt Milan Kundera - nhà văn tầm cỡ thế giới.
Nhà văn Phạm Xuân Nguyên
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Page 1 of 12 • 1, 2, 3 ... 10, 11, 12
Page 1 of 12
Permissions in this forum:
You cannot reply to topics in this forum