Our forum runs best with JavaScript enabled !

Tin VN: Thất nghiệp, cử nhân bằng giỏi méo mặt được chào lương... 2,9 triệu đồng

Page 11 of 38 Previous  1 ... 7 ... 10, 11, 12 ... 24 ... 38  Next

View previous topic View next topic Go down

New Re: Tin VN: Thất nghiệp, cử nhân bằng giỏi méo mặt được chào lương... 2,9 triệu đồng

Post by LDN Sun May 22, 2022 4:36 pm

Mỹ dùng phòng tiếp vc nhìn ghê thiệt 😄
Phòng này là phòng dùng để bỏ máy hút bụi, chổi quét nhà v.v.. Tin VN: Thất nghiệp, cử nhân bằng giỏi méo mặt được chào lương... 2,9 triệu đồng - Page 11 3507324239

https://youtu.be/lCdbN_eJ2OI

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Tin VN: Thất nghiệp, cử nhân bằng giỏi méo mặt được chào lương... 2,9 triệu đồng

Post by LDN Sun May 22, 2022 4:40 pm

Phải tiếp đón như thế này chứ. Tiếp đón Thủ Tướng Nam Dương. Bà thủ tướng ND nói tiếng Anh. Trong khi ông Mì Chính nói tiếng việt 😄

https://youtu.be/ZwJe4Nmk0E8


Last edited by LDN on Sun May 22, 2022 4:53 pm; edited 1 time in total

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Tin VN: Thất nghiệp, cử nhân bằng giỏi méo mặt được chào lương... 2,9 triệu đồng

Post by LDN Sun May 22, 2022 4:43 pm

Tiếp đón Thủ Tướng Thái Lan. TT Thái Lan nói tiếng Anh.

https://youtu.be/mHzRilAEosY


Last edited by LDN on Sun May 22, 2022 4:54 pm; edited 1 time in total

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Tin VN: Thất nghiệp, cử nhân bằng giỏi méo mặt được chào lương... 2,9 triệu đồng

Post by 8DonCo Sun May 22, 2022 4:51 pm

Thằng Mỹ kỳ thị, mẹ nó sợ gì

_________________
Tin VN: Thất nghiệp, cử nhân bằng giỏi méo mặt được chào lương... 2,9 triệu đồng - Page 11 C7f64202b0357f04c779d805f437c5fc

Tin VN: Thất nghiệp, cử nhân bằng giỏi méo mặt được chào lương... 2,9 triệu đồng - Page 11 JQrjmZ
8DonCo

8DonCo


Back to top Go down

New Re: Tin VN: Thất nghiệp, cử nhân bằng giỏi méo mặt được chào lương... 2,9 triệu đồng

Post by LDN Sun May 22, 2022 4:55 pm

8DonCo wrote:Thằng Mỹ kỳ thị, mẹ nó sợ gì

Aahhhhhh hahaaaaa

Cười muốn đau bụng á :ROFL

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Tin VN: Thất nghiệp, cử nhân bằng giỏi méo mặt được chào lương... 2,9 triệu đồng

Post by LDN Wed May 25, 2022 4:55 pm

0 nghe nói VN mua thuốc ngừa. Ai bị thì để cho chết 😄. Nói quá chứ ít khi chết.

https://youtu.be/WxVmwRG2fic

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Tin VN: Thất nghiệp, cử nhân bằng giỏi méo mặt được chào lương... 2,9 triệu đồng

Post by LDN Thu Jun 16, 2022 11:39 am

Công nhân gồng mình trong bão giá: Bụng đói đến nhà máy

14/06/2022 | tienphong

TP - Với tổng thu nhập bao gồm cả tiền tăng ca khoảng 10 triệu đồng/tháng, trong bối cảnh giá cả của hầu hết hàng hóa - dịch vụ liên tục leo thang, nhiều công nhân buộc phải “thắt lưng buộc bụng”, cắt giảm chi tiêu, kể cả bữa ăn thiết yếu trong ngày mới đủ trang trải cuộc sống. Con em của nhiều công nhân lao động nhập cư đứng trước nguy cơ phải nghỉ học giữa chừng…
Mệt không dám nghỉ

Tiếp xúc với phóng viên Tiền Phong, một số công nhân đang làm việc trong khu công nghiệp Sóng Thần 2 (phường Phú Tân, TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương) chia sẻ, nhiều người mang bụng đói đến nhà máy làm việc. Anh Nguyễn Văn Long (công nhân làm việc tại một công ty trong KCN Sóng Thần 2) bộc bạch: “Tôi nhịn ăn sáng lâu ngày thành thói quen. Ban đầu, bụng cồn cào, làm đến trưa nên rất mệt nhưng bây giờ quen rồi”.

Công nhân gồng mình trong bão giá: Bụng đói đến nhà máy ảnh 1
Nhiều công nhân ở Bình Dương nhịn ăn sáng khi đến nhà máy. Ảnh: H.C

Quê ở Quảng Bình, chị Nguyễn Thu Thảo (công nhân công ty may ở huyện Bắc Tân Uyên) đến Bình Dương mưu sinh đã hơn 6 năm với 2 lần thay đổi nơi làm việc vì lương không đủ trang trải. Chị kể, khi dịch COVID-19 bùng phát vào đầu 2021, công ty ngưng hoạt động. Nghỉ không lương, vợ chồng chị tính chuyện về quê nhưng rồi nán lại. Cả hai trở lại nhà máy làm việc từ cuối năm 2021. Thu nhập hai vợ chồng cộng lại hơn 13 triệu đồng/tháng, không đủ xoay xở khi giá cả hàng hóa tăng cao, hằng tháng phải gửi tiền về quê cho ông bà và các con đi học. “Để đủ trang trải, tôi phải nhịn buổi sáng. Hôm nào đói bụng quá thì mua ổ bánh mì dọc đường. Cơm trưa công ty lo, tối về chỉ dám mua mớ rau, quả trứng hay cá nuôi bán dọc đường về nấu ăn”, chị Thảo chia sẻ.

Cùng hoàn cảnh, anh Bùi Văn Nhi (quê Đồng Tháp, công nhân Khu công nghiệp Đại Đăng ở TP Thủ Dầu Một) cho biết, nhiều hôm, hai vợ chồng không dám mua gói mì ăn sáng, nhịn đói đến công ty. Nhiều hôm mệt quá, anh muốn bỏ việc về quê nhưng nghĩ đến tương lai con cái, lại phải gắng gượng đi làm.

Chị Nguyễn Thị Tâm (công nhân thuê trọ tại phường Tân Định, thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương) kể, không ít công nhân đến công ty bị ngất xỉu vì đói và mệt. “Tháng trước, đang làm việc, tôi ngất xỉu và được đồng nghiệp đưa đi cấp cứu. Sau khi được truyền nước, tôi khỏe lại, hôm sau lại tiếp tục đi làm. Công ty cho nghỉ 7 ngày nhưng tôi không dám nghỉ. Tôi có 3 con, 2 đứa lớn đang học tiểu học, con nhỏ gửi nhà trẻ. Mỗi tháng, tiền ăn học của các con hơn 8 triệu đồng, tiền nhà trọ hơn 1 triệu đồng, tiền ăn 4 triệu đồng, xăng xe 800.000 đồng…. Tổng thu nhập kể cả tăng ca mỗi tháng của hai vợ chồng là 15 triệu đồng, nếu nghỉ dưỡng bệnh thì tiền đâu mà lo cho các con”, chị Tâm nói

Ghi nhận tại các khu công nghiệp ở Bình Dương như Việt Hương, Sóng Thần, Kim Huy, Đại Đăng… cho thấy, ngoài những công nhân bụng đói đến nhà máy, rất nhiều trường hợp mua thức ăn bày bán trước cổng công ty giá từ 10.000 - 15.000 đồng/suất. “Ăn lấy sức làm chứ chẳng ngon lành gì đâu; chưa kịp tiêu thì phải vào nhà máy rồi”, anh Nguyễn Kha (ngồi ăn mì trộn trước cổng công ty trong khu công nghiệp Sóng Thần 2) nói.

Nguy cơ con em thất học

Công nhân gồng mình trong bão giá: Bụng đói đến nhà máy ảnh 2
Bữa cơm tối của một gia đình công nhân ở trọ tại phường 16, quận 8, TPHCM chỉ vỏn vẹn có đĩa cá khô kho mặn. Ảnh: Uyên Phương

Giữa lúc đang bộn bề khó khăn bởi giá cả các mặt hàng leo thang, ngành giáo dục tỉnh Bình Dương mới đây trình UBND và HĐND tỉnh về tăng mức học phí khiến nhiều gia đình công nhân lao động ở Bình Dương càng thêm lo lắng. Hiện nay, học sinh của tỉnh đang đóng học phí từ 60.000-80.000 đồng/người/tháng. Nếu nghị quyết được thông qua, từ năm 2022-2023, học phí tăng gần gấp 4 lần. Cụ thể, mức thu học phí đối với cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên là 300.000 đồng/người/tháng đối với học sinh ở thành thị và 100.000 đồng/người/tháng đối với khu vực nông thôn.

“Ai cũng muốn hy sinh bản thân để lo tương lai cho con nhưng không phải muốn là làm được. Tôi có 2 con đang học cấp 1 ở Bình Dương nhưng không dám nghĩ đến cửa đại học, gắng được đến đâu hay đến đó, trong khả năng thôi”, chị Nguyễn Thị Thúy (quê Đắk Lắk, công nhân trọ tại phường Tân An, TP Thủ Dầu Một) chia sẻ.

Chị Bùi Thị Tuyết (công nhân ở trọ tại phường Bình Hòa, TP Thuận An, Bình Dương) cho biết, thời điểm dịch bệnh bùng phát mạnh ở Bình Dương, công ty chị cắt giảm nhân sự để làm việc theo mô hình “3 tại chỗ”. “Tôi nghỉ làm công ty từ tháng 8/2021 và bây giờ hai mẹ con đi bán vé số. Bé học hết lớp 5 thì nghỉ giữa chừng. Bây giờ, hai mẹ con kiếm tiền nuôi con trai đang học lớp 2 ở dưới quê” chị Tuyết tâm sự.

Tiếp xúc các đại biểu HĐND tỉnh mới đây, nhiều cử tri Bình Dương bày tỏ quan ngại về đời sống công nhân lao động nhập cư trước “bão” giá. Cử tri Thái Lệ Thanh (khu phố 8, phường Phú Lợi, TP Thủ Dầu Một) cho biết, không ít gia đình công nhân có 3 con thì 1 con phải nghỉ học vì thiếu tiền đóng học phí. “Ngay nơi tôi đang sống, có nhiều gia đình đến Bình Dương làm việc. Cha mẹ đi làm công nhân, để con ở lại phòng trọ vì không có tiền đóng học phí. Con còn nhỏ thì gửi phòng trọ kế bên để đi làm. Có những đứa trẻ theo cha mẹ khi còn nhỏ, khi trở về quê thì không được học hành đến nơi đến chốn. Nếu tăng học phí, thêm nhiều con em công nhân có nguy cơ mù chữ”, bà Thanh lo ngại.

Liên đoàn Lao động tỉnh Bình Dương vừa khảo sát ngẫu nhiên hơn 2.000 công nhân lao động trên địa bàn. Kết quả, 77,4% người có thu nhập từ 5 - 10 triệu đồng/tháng, trong đó từ 5 triệu - 7 triệu đồng/tháng chiếm 40,5%, từ 7 - 10 triệu đồng/tháng chiếm 36,9%. Số còn lại có mức thu nhập dưới 5 triệu đồng/tháng. Về khả năng tích lũy, 42,1% không đủ trang trải, 52,5% vừa đủ trang trải chi tiêu hằng tháng. Có tích lũy chỉ chiếm 5%.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Tin VN: Thất nghiệp, cử nhân bằng giỏi méo mặt được chào lương... 2,9 triệu đồng

Post by LDN Thu Jun 16, 2022 12:09 pm


Đời công nhân trong 'bão' giá: Sống tằn tiện

04/05/2022 | tienphong

TP - Tháng 5 mang nhiều ý nghĩa tri ân lực lượng lao động đóng góp quan trọng cho sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Nhìn vào đời sống công nhân thấy đa số vẫn quay quắt trong vòng xoáy “cơm áo gạo tiền”…
Chưa gượng dậy sau “bão” dịch thì “bão” giá đã ập đến. Giá xăng, gas tăng đã kéo hàng loạt mặt hàng thiết yếu đội giá theo, trong khi đồng lương cơ bản suốt hai năm qua vẫn “giậm chân tại chỗ”.

Khi nhiều người tận hưởng kỳ nghỉ dài ngày trong lễ 30/4 - 1/5 để về quê vui chơi, đưa nhau đến nhà hàng, trung tâm thương mại thưởng thức món ăn ngon…, tại khu nhà trọ trên đường An Dương Vương (phường 16, quận 8, TPHCM), hàng chục công nhân vẫn ngồi nhà. Nơi đây có hơn chục phòng trọ, mỗi phòng diện tích chưa đầy 5m2, có giá thuê tầm 1 triệu đồng/tháng, là nơi trú ngụ của nhiều gia đình công nhân. Đa số làm việc tại Công ty Nhựa Chợ Lớn, Công ty Trần Tỷ, Công ty May 3Q Vina…


Đời công nhân trong 'bão' giá: Sống tằn tiện ảnh 1
Đồng lương không theo kịp đà tăng giá, công nhân đi chợ phải đong đếm từng món hàng

Trò chuyện cùng Võ Thị Kim Thanh (18 tuổi, công nhân Công ty Nhựa Chợ Lớn), cô cho hay, quê ở Hậu Giang cách TPHCM chỉ 200km nhưng chỉ về quê mỗi dịp Tết. “Tiết kiệm đồng nào hay đồng nấy” - cô gái trẻ trần tình. Trong căn phòng trọ nhỏ treo đầy quần áo và chẳng có gì ngoài bộ bếp gas, Thanh kể, cha mẹ và 4 chị em cô rời quê lên thành phố mưu sinh đã gần 6 năm. Tuy chỉ mới 18 tuổi, Thanh đã có vài năm cùng mẹ và chị làm công nhân. “Một ngày, em làm việc từ 7 giờ 30 đến gần 21 giờ mới về đến nhà, lương tầm 5 triệu đồng/tháng. Từ sau dịch đến nay, công ty làm ăn khó khăn, đơn hàng ít nên công nhân chỉ làm việc đến thứ 6. Thời gian còn lại em cũng muốn kiếm gì buôn bán hoặc đi học thêm nhưng khó quá vì không có tiền”, Thanh nói.

Cũng trong xóm trọ này, ông Nguyễn Thanh Khoa (56 tuổi, công nhân khâu cắt sắt) cho hay, hai vợ chồng làm việc từ sáng đến tối mịt nhưng thu nhập cả hai chỉ tầm 10-12 triệu đồng. Mỗi tháng, tiền nhà trọ, điện nước hết 1,5 triệu đồng; gửi về quê cho 2 con 3 triệu đồng; số còn lại để ăn uống, phòng khi đau ốm… “Tằn tiện hết mức nhưng vẫn thiếu trước hụt sau. Từ khi mọi thứ tăng giá, tôi gần như bỏ hẳn việc cà phê vỉa hè với bạn bè. Ăn sáng cũng gói mì tôm, tô cơm nguội ở nhà” - ông Khoa nói.

Trong căn phòng trọ quây tôn, nóng hầm hập nằm sâu ở con hẻm nhỏ trên đường 47 (P Bình Thuận, quận 7, TPHCM), nơi ở cũng là “xưởng may dã chiến” của vợ chồng chị Lê Thị Ly (42 tuổi, quê Lâm Đồng). “Lớn tuổi nên khi bị thất nghiệp, tôi không dễ xin vào các nhà máy nên chỉ có thể làm thuê ở các cơ sở may nhỏ. Tiền công bữa có bữa không, hai vợ chồng gom hết tiền rồi vay mượn thêm để sắm chiếc máy may cũ rồi nhận hàng về làm thêm tại nhà. Thỉnh thoảng, có người nhận sửa đồ, mạng vá quần áo tôi cũng nhận”– chị Ly vừa nói vừa chỉ tấm biển hiệu nhận sửa quần áo treo ngoài cổng trọ. Chị hy vọng mọi chuyện sẽ qua nhanh, tương lai tươi sáng hơn sẽ đến.

Gương mặt đầy khắc khổ, ông Khoa cho hay, ông còn nợ tiền vay nóng gần 20 triệu đồng chưa thể trả. Năm ngoái, con trai đầu của ông Khoa đang làm việc thì bất ngờ bị tai biến, gia đình đành vay nóng vay nguội khắp nơi chữa trị rồi ngập trong nợ nần tới giờ. “Suốt mùa dịch, chúng tôi bị kẹt ở lại thành phố và phải đi xin gạo, hái rau dại về ăn cầm cự. Công ty có liên kết với BHXH quận 8 hỗ trợ cho công nhân 1,8 triệu đồng/người, nhưng tôi lại không được nhận. Liên hệ nhiều lần thì công ty nói BHXH sai sót, sẽ bổ sung nhưng tới giờ vẫn không thấy” - ông Khoa nói.

Chị Vân Thị Hồng (40 tuổi, quê Hà Tĩnh) ở trong khu nhà trọ tại phường Hiệp Bình Chánh, TP Thủ Đức. Căn phòng chưa đầy 10m2 có giá thuê gần 2 triệu đồng/tháng là nơi sinh sống của 5 người trong gia đình chị. “Hai vợ chồng đều làm công nhân xưởng giày. Khi tôi sinh bé thứ 2, do con thường xuyên đau ốm nên nhờ bà nội ở quê vào chăm. Đồng lương hơn chục triệu đồng nhưng gồng gánh đến 5 người khiến mình làm gì cũng phải tính toán, đong đếm. Vật giá tăng nên gia đình cũng “trường kỳ kháng chiến” với rau muống luộc, đậu hũ kho” - nữ công nhân kể.

Tăng lương trước hạn

Mặc dù còn chờ Chính phủ đồng ý đề xuất tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7, nhưng nhiều doanh nghiệp tại TPHCM đã quyết định tăng lương, thưởng cho công nhân sớm để họ giải quyết khó khăn trước mắt. Công ty CP Cơ khí xây dựng thương mại Đại Dũng (Khu công nghiệp An Hạ, huyện Bình Chánh) quyết định nâng lương từ 5-10% cho 1.200 lao động từ 1/5. Trung bình, công nhân tăng thu nhập từ 500.000 đồng tới 1 triệu đồng/tháng. Với mức tăng này, công nhân sẽ có mức lương cơ bản trên 7 triệu đồng/tháng.

Ông Trịnh Minh Hùng, Phó Tổng giám đốc Công ty Đại Dũng, cho rằng, việc giữ nguyên lương cũ sẽ khiến công nhân “không sống được” khi giá cả đồng loạt leo thang. Trải qua dịch bệnh, công ty cũng gặp không ít khó khăn, việc cân đối ngân sách để tăng lương cho công nhân đợt này cũng không phải dễ dàng.

Tháng 5, lãnh đạo Công ty Sản xuất túi xách Minh Trang (huyện Củ Chi) cho hay, đã quyết định nâng lương bình quân lên 10 triệu đồng/người, tăng hơn 20% so với trước. “Để tăng lương, công ty buộc phải điều chỉnh giá hàng hóa trên thị trường. Thực tế, với mức lương chỉ hơn 3-4 triệu đồng/người/tháng thì khó đảm bảo được cuộc sống và thông thường các doanh nghiệp đều trả cao hơn gấp hai, gấp ba lần lương tối thiểu. Nhờ được nâng lương nên chúng tôi đã tuyển tương đối đủ công nhân, đáp ứng tiến độ đơn hàng giao đối tác” - bà Trịnh Thị Thu Hằng, đại diện Công ty Minh Trang, nói.

Dù chưa có kế hoạch tăng lương trước hạn nhưng bà Lê Thùy Trang, Chủ tịch Công đoàn Công ty CP Kinh doanh Thủy hải sản Sài Gòn - APT (khu công nghiệp Tân Tạo, quận Bình Tân), cho hay, Công ty luôn duy trì mức thu nhập ổn định để giữ chân lao động. APT còn có nhiều chương trình phúc lợi như tặng phiếu mua hàng từ 300.000 đồng/người cho tất cả nhân viên, người lao động mỗi dịp lễ; nâng khẩu phần ăn hằng ngày, cuối tuần… bồi dưỡng sức khỏe công nhân.

Theo ông Nguyễn Văn Hải, Chủ tịch LĐLĐ quận Bình Tân, gần đây, việc giá xăng neo ở mức cao cùng với vật giá leo thang khiến đời sống công nhân, người lao động gặp nhiều khó khăn. Do đó, việc tăng lương tối thiểu từ ngày 1/7/2022 là một trong những phương án không chỉ giữ chân mà còn thu hút người lao động quay trở lại làm việc, giúp cho doanh nghiệp có thể phục hồi sản xuất.

Ở góc độ người lao động, Công đoàn Các khu chế xuất - khu công nghiệp TPHCM cho biết, các tổ chức công đoàn sẽ hỗ trợ doanh nghiệp bằng cách cùng người lao động nâng cao tay nghề, phát huy sáng kiến, giảm hư hao, tăng năng suất... Bà Vũ Thế Vân, Chủ tịch Công đoàn các khu chế xuất - khu công nghiệp TPHCM, nói: “Chúng tôi tham gia việc ký kết thỏa ước lao động giữa tổ chức công đoàn với người sử dụng lao động. Thỏa thuận hợp lý, hài hòa thì lợi ích của doanh nghiệp cũng là lợi ích của người lao động”.

(Còn tiếp)

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Tin VN: Thất nghiệp, cử nhân bằng giỏi méo mặt được chào lương... 2,9 triệu đồng

Post by LDN Thu Jun 16, 2022 12:19 pm

Báo Pháp Luật

Xăng tăng liên tục kèm bão giá, công nhân lao đao

07/06/2022
PHONG ĐIỀN - THẢO PHƯƠNG
(PLO)- Xăng tăng kéo theo mọi thứ tăng, khiến cuộc sống của công nhân vốn khó khăn nay lại càng chật vật.
Gần đây, giá xăng liên tục tăng kéo theo bão giá, khiến cuộc sống của công nhân gặp nhiều khó khăn.

Bão giá khiến bữa ăn của công nhân càng sơ sài, đạm bạc. Ảnh: THẢO PHƯƠNG

Vật lộn trong bão giá

Tại khu nhà trọ công nhân ở phường An Lạc A, quận Bình Tân, TP.HCM, một buổi chiều tháng 6, mọi người sau khi tan làm đều về phòng trọ vội vã chuẩn bị bữa tối.

Chị Kim Thị Tươi, 27 tuổi, công nhân Công ty TNHH Tạ Minh Quang, ở một mình trong căn phòng trọ 8 m2. Chị kể trước đây ở trọ cùng em gái nhưng em gái đã về quê lấy chồng nên chị ở một mình. “Tôi đang tính tìm người ở ghép để chia bớt tiền phòng trọ” - chị Tươi chia sẻ.

Chị Tươi cho biết dù không đi xe máy nhưng giá xăng tăng kéo theo mọi thứ tăng, cuộc sống vốn khó khăn nay lại càng khó khăn hơn. “Tôi là mẹ đơn thân, vì không đủ khả năng nên phải gửi con cho cha mẹ nuôi chăm sóc. Hằng tháng tôi chu cấp cho con một ít tiền học, còn lại cha mẹ nuôi sẽ lo ăn uống cho bé” - chị Tươi nói.

Chị Tươi nói thêm: “Ở một mình nên tôi ít khi nấu ăn, trưa ăn tại công ty, chiều ai cho bánh tráng hay gì thì tôi ăn trừ cơm. Bây giờ mua cái gì cũng mắc, ở một mình nấu cơm lại càng tốn kém nên có gì ăn đó chứ tôi ít nấu. Một tháng có khi tôi chỉ xài tầm 500.000 đồng, còn lại gửi cho cha mẹ và nuôi con, chừa lại một khoản phòng đau ốm, bệnh tật, không dám tiêu xài phung phí”.

Hằng ngày chị đi bộ 10 phút ra đường lớn, rồi đi xe đưa đón công nhân đến công ty. Tuy nhiên, chị Tươi đang lo lắng vì giá xăng tăng mà chỉ có vài người đi xe đưa đón nên công ty đang tính ngưng dịch vụ đưa đón công nhân.

Phòng bên cạnh, chị TT Na Ra, 29 tuổi, công nhân Công ty Pouyuen Việt Nam (quận Bình Tân), cùng con đang ăn cơm tối trong căn phòng trọ chật hẹp.

Chỉ tay vào mâm cơm đạm bạc với nồi canh “đại dương” bên cạnh, chị Na Ra nói: “Cái gì cũng tăng nên trong chi tiêu hằng ngày phải tính toán nhiều lắm. Như tôi đi chợ mua đồ ăn cũng phải bớt lại, nấu một lần để dành ăn vài ngày cho đỡ tiền chợ và tiền gas. Sắm đồ đạc, tập sách cho con cũng không dám mua đồ tốt”.

“Chiếc xe này tôi chỉ đi làm rồi về thẳng nhà chứ cũng không dám đi đâu hết, để tiết kiệm xăng. Chồng thì đi làm tận Bình Chánh theo ca, tôi làm ở Bình Tân, không đi chung nên không đưa đón nhau được. Mong công ty có hỗ trợ tiền xăng xe cho công nhân chúng tôi đỡ phần nào” - chị Na Ra nói thêm.

Cũng là công nhân bị ảnh hưởng bởi bão giá, chị Phạm Thị Cẩm Tú ngụ tại dãy trọ công nhân gần Khu công nghiệp Tân Tạo (quận Bình Tân) cho biết chị bám trụ ở Công ty Pouyuen cũng được vài năm rồi. Dịch vừa qua lương giảm sút, tiền tiết kiệm không còn mà nay xăng tăng, mua gì cũng mắc nên cuộc sống càng chật vật hơn.

“Phải chi xăng tăng mà lương cũng tăng theo thì cuộc sống của chúng tôi cũng sẽ không ảnh hưởng nhiều. Nay muốn mua gì, tiêu gì cũng phải đắn đo suy nghĩ dữ lắm. Tôi phải tiết kiệm hết mức để còn lo cho con cái, còn phòng khi ốm đau, bệnh tật nữa” - chị Cẩm Tú bộc bạch.


Một dãy trọ cho công nhân ở phường An Lạc A, quận Bình Tân, TP.HCM. Ảnh: THẢO PHƯƠNG

Hỗ trợ tiền xăng cho công nhân

Công ty từ khi thành lập có hỗ trợ tiền xăng cho công nhân với mức 150.000 đồng/người/tháng. Hiện tại, vì giá xăng tăng liên tục nên công đoàn đang tham mưu với ban giám đốc tăng tiền xăng cho công nhân khoảng 20%.

“Xăng tăng quá, kéo theo vật giá cũng tăng nên anh chị em công nhân gặp nhiều khó khăn. Công ty mong muốn hỗ trợ thêm phần nào cho công nhân, NLĐ. Ngoài ra còn có những chính sách hỗ trợ khác như tăng lương, tăng đơn giá sản phẩm. Cụ thể, tăng công đoàn phát sinh 5%, tăng đơn giá áo 6%, tăng lương cho công nhân làm theo tháng là 10%” - bà Lê Thị Thủy, Chủ tịch Công đoàn cơ sở Công ty May Thêu Hà Giang (quận Gò Vấp).

Kiến nghị điều chỉnh lương tối thiểu vùng của người lao động

Trao đổi với PV, ông Nguyễn Văn Bé, Chủ tịch Hiệp hội Các khu công nghiệp TP.HCM, cho biết mỗi công ty có đặc thù ngành nghề nên có chính sách chăm lo cho người lao động (NLĐ) theo cách khác nhau. Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện tại, hầu hết các ngành sản xuất đều có đơn hàng ổn định nhưng lại thiếu hụt nguồn nhân lực, do đó để thu hút công nhân, NLĐ, ổn định sản xuất, mở rộng thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp có chính sách hỗ trợ công nhân, NLĐ trong giai đoạn bão giá này như một sự chia sẻ để NLĐ bớt chật vật, gắn kết lâu dài với công ty.

Về những giải pháp giúp ổn định cuộc sống của công nhân, NLĐ, ông Nguyễn Thành Đô, Trưởng ban Chính sách - Pháp luật Liên đoàn Lao động TP, cho biết xăng tăng kéo theo bão giá, lương tối thiểu vùng hai năm chưa tăng, việc NLĐ bị ảnh hưởng là điều thấy rõ.

Theo ông Đô, cốt lõi phải có sự điều chỉnh lương tối thiểu vùng thì đời sống của NLĐ mới tăng lên. Vừa qua, Liên đoàn Lao động TP đã kiến nghị điều chỉnh lương tối thiểu vùng của NLĐ để tăng thu nhập thực tế cho NLĐ, đáp ứng được điều kiện bão giá hiện nay.

“Một tháng có khi tôi chỉ xài tầm 500.000 đồng, còn lại gửi cho cha mẹ và nuôi con, chừa lại một khoản phòng đau ốm, bệnh tật, không dám tiêu xài phung phí.”

“Trước họ đổ xăng tầm 60.000 đồng là chạy thoải mái, nay đổ 100.000 đồng không chạy được bao nhiêu. Thời gian tới, NLĐ sẽ còn khó khăn hơn nếu chúng ta không điều chỉnh những chính sách, đặc biệt về tiền lương. Và phải xây dựng được mức lương đủ sống cho NLĐ. Chỉ có tăng lương thì NLĐ mới bớt được phần nào khó khăn” - trưởng Ban Chính sách - Pháp luật Liên đoàn Lao động TP nói.

Một đại diện Công đoàn các khu chế xuất - khu công nghiệp TP.HCM cho biết bão giá tác động rất lớn đến đời sống của công nhân, NLĐ do tăng chi phí sinh hoạt, xăng xe đi lại và chi phí bữa ăn. Như vậy, với nguồn thu nhập chính từ lương, tiền tăng ca, chuyên cần, NLĐ không có thêm các nguồn thu nhập khác nên khi bão giá nổi lên, anh chị em công nhân thêm chật vật do không có tích lũy để cầm cự qua ngày.

Vị này chia sẻ ngoài tiền lương và các khoản thu nhập từ tăng ca, chưa kể hai năm qua do đại dịch nên lương tối thiểu không tăng, trong khi mọi chi phí sinh hoạt, tiêu dùng đều tăng chóng mặt khiến thu nhập không đủ bù đắp tái tạo sức lao động và tích lũy. Theo thăm dò ban đầu từ công đoàn cơ sở, hiện các công ty chưa có chính sách nổi trội hỗ trợ công nhân, NLĐ về đời sống trong giai đoạn khó khăn thời bão giá. Tuy nhiên, hầu hết các công ty đang tập trung ổn định đơn hàng, tăng ca để NLĐ có thu nhập ổn định và việc làm.•

Giải pháp bình ổn giá từ Chính phủ

Vừa qua, các cấp công đoàn đã rất nỗ lực thực hiện các chương trình phúc lợi đoàn viên để NLĐ được mua sắm hàng hóa chất lượng, giá thành giảm. Thành lập các điểm phúc lợi gần với doanh nghiệp, gần khu trọ cho công nhân. Bên cạnh đó, Liên đoàn Lao động TP và các cấp công đoàn cùng ký kết với các doanh nghiệp bán giá giảm 10%-40% để NLĐ giảm bớt chi phí trong điều kiện hiện nay.

Thời gian qua, Liên đoàn Lao động TP có chỉ đạo Quỹ tổ chức tài chính quy mô CEP để hỗ trợ vốn cho NLĐ. Đặc biệt quan tâm hỗ trợ những gói vay nhỏ, vay ít để NLĐ kịp thời giải quyết những khó khăn mà không bị vướng vào vay tín dụng đen và cũng không rút BHXH một lần khi gặp khó khăn.

Cơ bản vẫn phải có những giải pháp của Chính phủ về bình ổn giá, quản lý giá làm sao để đảm bảo không tăng giá đột biến, gây ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của NLĐ trong khi NLĐ chờ được tăng lương.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Tin VN: Thất nghiệp, cử nhân bằng giỏi méo mặt được chào lương... 2,9 triệu đồng

Post by LDN Thu Jun 16, 2022 12:25 pm

Dân văn phòng quay cuồng trong bão giá

14/06/2022 phapluat

TÚ NGÂN
(PLO)- Xăng lại bước vào đợt tăng giá kỷ lục, loạt hàng tiêu dùng được đà “té nước theo mưa” tăng chóng mặt. Không chỉ dân lao động kêu trời, mà dân công sở cũng méo mặt vì chi phí tăng cao.
Giá xăng tăng đội đỉnh kéo theo giá các mặt hàng tiêu dùng khác cũng tăng, như xe ôm công nghệ, phí giao hàng hay đồ ăn, gây nên áp lực lớn cho dân văn phòng khi mức lương vẫn đứng yên.

Quay cuồng trong bão giá

Chị Nguyễn Thị Thanh Phương (nhân viên văn phòng, ngụ quận Bình Thạnh, TP.HCM) than vãn: “Vì không có xe máy nên chị phải tốn chi phí khá cao, nếu trước đây chị đi mất 25.000 đồng/lượt thì bây giờ tăng lên 35.000 đồng/lượt, cả đi cả về cũng mất tới 70.000 đồng”. Thế nhưng chiều 13-6 xăng lại tiếp tục tăng, chị Phương sửng sốt.

Chưa dừng lại, giá đồ ăn và phí giao hàng cũng theo đó mà tăng cao. Một bát mì trộn thập cẩm có giá 55.000 đồng, cộng thêm phí ship 22.000 đồng khiến dân văn phòng như chị Phương đã nghèo thì nay lại càng nghèo hơn.

Giá cả leo thang khiến dân văn phòng đau đầu. Ảnh: TÚ NGÂN

“Trước mắt, để tiết kiệm chi phí, những ngày tới tôi chỉ còn cách tự chuẩn bị đồ ăn ở nhà rồi đem lên văn phòng. Đến bữa ăn thì tôi cho vào lò vi sóng làm nóng, ăn cho qua bữa” - chị Phương buồn bã nói.

Còn anh Trần Trọng Khang (30 tuổi, ngụ TP Thủ Đức, TP.HCM) cho biết anh vừa đổ đầy bình xăng với giá 200.000 đồng. Anh Khang cho biết: “Mỗi ngày, tôi thường di chuyển 10 km từ chợ đầu mối Thủ Đức đến chỗ làm tại Khu công nghiệp Tân Bình. Trước đây, đổ đầy bình xăng chỉ mất 130.000 đồng, còn giờ phải mất tới 200.000 đồng, chi phí cho việc đi lại tăng lên rõ rệt”.

Được biết công ty của anh Khang vẫn hỗ trợ xe đưa rước cho nhân viên nên thời gian tới anh dự định sẽ bỏ hẳn xe máy ở nhà, đi theo chế độ đưa rước của công ty. Dù có hơi bất tiện nhưng sẽ tiết kiệm chi phí hơn trong thời gian này.

Xăng tăng, cái gì cũng tăng

Chị Trần Kiều Vy (32 tuổi, nhân viên tại một công ty xuất nhập khẩu) là mẹ của hai con nhỏ cũng loay hoay với bài toán cân đối chi phí sinh hoạt. Được biết gia đình chị có bốn người. Hằng ngày, hai vợ chồng chị đi làm nuôi hai con nhỏ đang học mẫu giáo.

Người nội trợ trong gia đình hẳn là thấy rõ nhất sự điều chỉnh giá cả nhiều mặt hàng thực phẩm khi các loại nhiên liệu tăng chóng mặt trong nhiều đợt vừa qua. Khi được hỏi về giá một số thực phẩm cần thiết trong gia đình, chị Vy kể: “Gia đình có bốn người, đi chợ cả nhà khoảng 150.000 đồng cho bốn người, bây giờ hơn 200.000 đồng mới đủ. Cái gì cũng tăng, mệt mỏi quá chẳng muốn đi chợ. Nhân viên văn phòng như tôi còn chật vật trong bài toán bão giá, công nhân lương vài triệu đồng không biết xoay xở như thế nào mới đảm bảo cuộc sống”.

Những ngày này, trong giờ nghỉ trưa, thay vì kéo nhau ra quán như trước đây, chị Phạm Minh Ngọc (28 tuổi, ngụ quận Tân Bình, TP.HCM) lại ngồi ở văn phòng kể lể với đồng nghiệp: “Ngày trước mua chai dầu ăn 5 lít giá 210.000 đồng, giờ đã tăng lên 290.000 đồng. Từ gạo, đường, mắm, muối… thứ gì cũng lên giá. Bó rau muống trước đây mua 10.000 đồng, nay tăng giá 15.000-20.000 đồng. Nhưng tôi cũng phải bấm bụng mua thôi chứ nhịn đâu có được”.

Giá cả leo thang trong khi tiền lương vẫn đứng yên, đối diện với bao nhiêu khoản chi, nào là tiền chợ, tiền học cho con, tiền điện, nước, tiền sinh hoạt… khiến dân văn phòng choáng váng.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Tin VN: Thất nghiệp, cử nhân bằng giỏi méo mặt được chào lương... 2,9 triệu đồng

Post by LDN Fri Jun 17, 2022 5:42 pm


Bi kịch lao động xuất khẩu Việt: Tưởng đổi đời nhưng nợ chồng nợ chất

Lê Tây Sơn
14 tháng 6, 2022 - Sài Gòn nhỏ

Lao động xuất khẩu được xem là nguồn thu đáng kể cho kinh tế nhưng chính quyền Việt Nam nói chung vẫn mang tiếng bỏ mặc người lao động sau khi họ chơ vơ ở xứ người (ảnh: NLĐ)

Người lao động phải trả khoản phí tương đương từ 3 đến 4 năm lương tại Việt Nam để được làm việc ở nước ngoài trong các nhà máy của các thương hiệu quốc tế lớn. Nhưng không phải ai cũng xoá được nợ và gửi được nhiều tiền về phụ giúp gia đình! Tờ The Diplomat (ngày 13-6-2022) đã cho thấy bi kịch của bức tranh “xuất khẩu lao động” Việt Nam…

Nợ chồng nợ chất

Mỗi năm có đến hàng vạn người lao động Việt Nam lại lên đường kiếm sống ở nước ngoài, trong cái gọi là lao động hợp tác. Thực chất là đi làm thuê làm mướn ở xứ người. Chỉ trong năm 2021, theo báo Người Lao Động (ngày 21-3-2022), có tổng cộng 45,058 người đã rời bỏ quê nhà để lên đường đi hợp tác lao động (chủ yếu đến Nhật và Đài Loan). Muốn đi cũng không phải dễ. Nhiều người phải vay nợ, cầm cố nhà cửa mới có thể luồn lách tìm được chiếc vé hợp tác lao động. Tưởng chừng được đổi đời nhưng họ lại lâm vào cảnh nợ nần thê lương.

Hai mươi công nhân Việt Nam được phỏng vấn trong nửa năm qua đã chia sẻ những câu chuyện đáng buồn về thực tiễn tuyển dụng và điều kiện làm việc (tất cả được đổi tên và tên của các công ty họ làm việc cũng được ẩn danh để bảo vệ họ). Đây là câu chuyện của các cá nhân, nhưng cũng là câu chuyện rộng hơn về tệ nạn bóc lột có hệ thống hàng ngàn người tìm việc Việt Nam của các nhà tuyển dụng lao động xuất khẩu. Mỗi người được phỏng vấn cho biết họ đều phải trả phí cắt cổ để có việc làm.

Không ai trong số họ được hoàn lại phí tuyển dụng. Nhiều người phải vay số tiền lớn để được xuất khẩu lao động, bị tịch thu hộ chiếu để khỏi bỏ trốn, bị lệnh giới nghiêm nghiêm ngặt ở Đài Loan vào mùa Covid, hoặc phải… săn thỏ trong các khu rừng gần đó để có thêm thức ăn tại Cộng hoà Serbia. Nhiều người bị cưỡng bức lao động nghiêm trọng theo định nghĩa của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) thuộc Liên Hợp Quốc – như được thuật trong bài điều tra của The Diplomat.

Nạn nhân của bọn cá mập

M, 21 tuổi, đã thế chấp đất đai cha mẹ để có tiền đóng cho nhà tuyển dụng. M tạm biệt cha mẹ và anh chị em ở vùng quê Nghệ An, một trong những cái nôi lao động xuất khẩu. Các khu công nghiệp rộng lớn ở Đào Viên (Taoyuan), đô thị giáp thủ đô Đài Bắc của Đài Loan, là sự tương phản hoàn toàn với thời thơ ấu của M trên những cánh đồng lúa ngoại thành Hà Nội. Đáp xuống sân bay, M được đưa ngay đến khu ký túc xá công nhân.

Sau khi “tham quan” chiếu lệ nhiều nhà máy lớn nhỏ khác nhau; hai ngày sau, M được sắp xếp làm ca 12 giờ. “Mọi thứ diễn ra quá nhanh, không có thời gian nghỉ ngơi nên tôi hoàn toàn kiệt sức và cảm thấy rất cô đơn, dù có hàng trăm người đồng hương trong ký túc xá” – M nhớ lại. Nhiều người cũng rơi vào trường hợp như anh, trong đó có Tuấn. Tuấn đến Đài Loan vào cuối năm 2019 để làm việc cho nhà máy A, chuyên cung cấp hàng triệu kg hạt nhựa thô và polyeste cho các công ty đa quốc gia như Continental, Dupont, DSM, Niagara Bottling (nhà cung cấp nước đóng chai cho Walmart, Costco) và hàng chục nhà bán lẻ khác.

Như M, Tuấn chưa lập gia đình và đến Đài Loan cũng với giấc mơ đổi đời và giúp đỡ gia đình ở quê nhà. Nhưng phải gần hai năm sau anh mới có thể gửi tiền về nhà để trả khoản vay $7,700 gồm $6,500 phí tuyển dụng và các chi phí khác. Tất cả đều trả trước nên phải đi vay lãi cao hoặc thế chấp đất đai. Hết hợp đồng, về nước, muốn gia hạn thêm ba năm nữa phải trả khoản tiền tương tự.

Nói về hợp đồng, Tuấn không nhận được một bản sao nào từ nhà tuyển dụng. Một đồng nghiệp của Tuấn cho biết nhà tuyển dụng ở Việt Nam yêu cầu anh không đọc hợp đồng mà chỉ ký vào đó và ký vào một mảnh giấy trắng kèm theo. Không biết lý do nhưng anh không dám hỏi. Hệ quả của màn mờ ám này là Tuấn không chỉ trả cho nhà tuyển dụng trong nước mà còn bị trừ 6-7% lương cơ bản hàng tháng cho công ty môi giới hợp pháp ở Đài Loan (trừ trực tiếp vào tài khoản ngân hàng của anh). Ngoài ra còn 10% phí cho ký túc xá và tiền ăn. Tuấn và các đồng nghiệp sẽ bị phạt tiền nếu vi phạm nội quy ký túc xá hoặc nhà máy, khiến thu nhập càng giảm.

Bây giờ thử xem tiếp trường hợp của Hiền và những công nhân trẻ khác từ nhà máy B chuyên cung cấp linh kiện điện tử cho các nhà sản xuất như Bosch, Continental, Hella, Visteon và Magna. Ngoài việc vay để trả phí tuyển dụng $4,200-$6,500, Hiền cho biết còn phải trả thêm $1,000 tiền “bảo đảm” cho các nhà tuyển dụng ở quê nhà (số tiền này sẽ bị mất nếu họ không hoàn thành thời hạn hợp đồng). Một số than thở phải mất tới một năm rưỡi mới trả hết các khoản vay tại quê nhà. “Làm thêm giờ sẽ giúp trả nợ nhanh hơn” – Hiền nói.

Thịnh, một cựu ngư dân, phải mất hai năm mới trả hết khoản vay $6,000 đóng cho nhà tuyển dụng để sang làm việc cho một nhà máy ốc vít của Đài Loan (nhưng lại bị đẩy sang làm việc tại nhà máy đồ nội thất!). Lý do trả nợ lâu vì anh hiếm khi có hơn 50 giờ công một tuần. Nếu làm thêm giờ là con đường tắt để sớm trả hết nợ thì tai nạn lao động sẽ phá huỷ tất cả, như trường hợp của Đạt. Đạt vay và đóng $6,000 cho nhà tuyển dụng để sang Đài Loan làm việc tại một nhà máy sản xuất máy công cụ, nhưng khoản nợ tăng lên khi anh nhập viện do tai nạn tại nơi làm việc chỉ vài tháng sau khi đến. Phần lớn viện phí và thuốc men tự lo. Mất thị lực một bên mắt và bị mất việc, anh phải tìm việc làm bất hợp pháp trong ngành xây dựng. “Nếu gặp tai nạn như tôi, bạn sẽ bị sa thải và có nguy cơ bị trục xuất. Tốt hơn là bỏ trốn và trở thành người không có giấy tờ để có thể kiếm tiền trả nợ” – Đạt nói.

Theo thống kê của Bộ Lao động Đài Loan, lao động Việt chiếm gần một nửa số lao động nhập cư tại các khu công nghiệp. Kể từ giữa năm 2021 khi Đài Loan có đợt nhiễm COVID-19 đầu tiên, nước này đã áp dụng chính sách giới nghiêm chặt chẽ đối với lao động nước ngoài tại nơi làm việc. Những sai sót trong dây chuyền sản xuất cũng bị phạt. Công nhân Việt Nam tại nhà máy A bị phạt vì vi phạm nội qui ký túc xá: Thức quá khuya, ồn ào, hút thuốc, uống rượu. Đánh nhau có thể bị trục xuất. “Lần đầu tiên bị người giám sát ký túc xá phát hiện cư xử không đúng mực, bạn sẽ bị phạt 500 Đài tệ, lần sau là 1,000 và lần thứ ba là 1,500” – Tuấn nói.

Những con đỉa hút máu người lao động

Những kẻ kiểm soát công việc tuyển dụng kiếm được bao nhiêu tiền? Nếu 90% trong 150,000 người Việt Nam phải bỏ ra trung bình $6,500 để được làm việc ở Đài Loan và Nhật Bản, tổng cộng sẽ là $880 triệu hoặc 420,000 năm lương tối thiểu! Tất cả đều hợp pháp và… không hợp pháp! Các nhà tuyển dụng Việt Nam được pháp luật cho phép thu tối đa ba tháng tiền lương theo hợp đồng khi người lao động tìm được việc ở nước ngoài. Cũng hợp pháp khi họ thay mặt các công ty môi giới nước ngoài lấy thêm hai tháng lương!

Tính chung, mỗi lao động xuất khẩu bị các nhà tuyển dụng Việt Nam và Đài Loan móc túi $4,000 trở lên (chưa kể chi phí đi lại, xin visa, đào tạo, kiểm tra y tế). Các chuyên gia và những người trong cuộc cho rằng nguyên nhân dẫn đến chi phí trả trước quá cao là do nhà nước tham nhũng, cùng những thỏa thuận chia sẻ lợi nhuận với các môi giới nước ngoài.  Luật mới của Việt Nam có hiệu lực vào Tháng Một 2022 cấm các công ty môi giới nước ngoài thu phí người lao động. Nó cũng cấm các cơ quan công quyền thu phí dịch vụ của người lao động. Tuy nhiên, các nhà tuyển dụng tư nhân vẫn được phép thu từ một đến vài năm lương tối thiểu.

Thực tế là trong nhiều năm qua, truyền thông Việt Nam đã liên tục kể những câu chuyện về việc đồng hương bị bóc lột, về những nhà tuyển dụng vô trách nhiệm và bộ máy chính quyền chệch choạc nhưng vẫn không giải quyết được vấn đề. Không chỉ truyền thông Việt Nam mà các chính phủ nước ngoài, tổ chức tư vấn cũng thường xuyên đề cập những bất cập trong thị trường kinh doanh nguồn lao động Việt Nam.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Tin VN: Thất nghiệp, cử nhân bằng giỏi méo mặt được chào lương... 2,9 triệu đồng

Post by Sponsored content



Sponsored content


Back to top Go down

Page 11 of 38 Previous  1 ... 7 ... 10, 11, 12 ... 24 ... 38  Next

View previous topic View next topic Back to top

- Similar topics

Permissions in this forum:
You can reply to topics in this forum