Our forum runs best with JavaScript enabled !

Tin VN: Thất nghiệp, cử nhân bằng giỏi méo mặt được chào lương... 2,9 triệu đồng

Page 3 of 38 Previous  1, 2, 3, 4 ... 20 ... 38  Next

View previous topic View next topic Go down

New Phố thời trang ở Sài Gòn ngóng khách

Post by LDN Sat Dec 11, 2021 6:36 pm

Phố thời trang ở Sài Gòn ngóng khách

https://youtu.be/Xz7DfUmA4uc

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Tin VN: Thất nghiệp, cử nhân bằng giỏi méo mặt được chào lương... 2,9 triệu đồng

Post by LDN Sun Dec 12, 2021 9:55 am

Phở Dậu SG không rau, không giá 

https://youtu.be/pDQtJf62sJY

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

New Công nhân bị trừ lương 4,5 triệu tiền xét nghiệm

Post by LDN Sun Dec 12, 2021 11:00 am

Công nhân bị trừ lương 4,5
triệu tiền xét nghiệm: Công an vào cuộc

Chủ nhật, 12/12/2021 - Dân trí

Nhiều công nhân ở khu công nghiệp VSIP I Bình Dương phản ánh bị công ty trừ tiền xét nghiệm PCR, mức 1,9 triệu đồng/lần, 4,5 triệu đồng/3 lần. Trong danh sách có 57 công nhân, bị trừ 152 triệu đồng


Danh sách phản ánh, nhiều công nhân bị trừ từ 1,9 - 4,5 triệu đồng tiền xét nghiệm PCR (Ảnh Đ.T).

Ngày 12/12, thông tin với báo chí, các đơn vị liên quan cho biết, ngày mai (13/12), công an phường Bình Hòa cùng Ban quản lý KCN VSIP I (phường Bình Hòa, thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương) sẽ vào cuộc làm rõ phản ánh của công nhân liên quan đến việc một công ty trong khu trừ tiền xét nghiệm PCR giá cao vào lương công nhân. Được biết, công ty trên chuyên sản xuất linh kiện phần mềm ô tô, đóng trên đường số 6 tại KCN VSIP I.

Trước đó, trên mạng xã hội xôn xao phản ánh của một số công nhân về việc bị trừ tiền xét nghiệm PCR quá cao khiến thu nhập giảm hơn 50%. Có người dù thu nhập chỉ được hơn 6 triệu đồng nhưng đã bị trừ gần 4 triệu đồng, số tiền còn lại không đủ đóng tiền trọ.


Cụ thể, vào cuối tháng 10/2021, một số công nhân của công ty trên test nhanh và phát hiện dương tính với Covid-19. Ngay sau đó, công ty đã mời một đơn vị y tế bên ngoài vào, yêu cầu công nhân lấy mẫu xét nghiệm PCR, tiền xét nghiệm sẽ được trừ vào lương của người lao động.


Tuy vậy, khi bị trừ lương lên đến 4,5 triệu đồng, nhiều công nhân tá hỏa và cho biết tiền xét nghiệm PCR quá đắt. Có người bị trừ 1,9 triệu đồng khi xét nghiệm PCR 1 lần, có người bị trừ 4,5 triệu đồng khi xét nghiệm PCR 3 lần. Theo danh sách thì có 57 lao động, bị trừ tổng cộng 152 triệu đồng.


Tin VN: Thất nghiệp, cử nhân bằng giỏi méo mặt được chào lương... 2,9 triệu đồng - Page 3 Anh-chup-man-hinh-20211212-luc-170127-1639303458434
Công nhân phản ánh trên mạng xã hội vì bị trừ tiền xét nghiệm PCR quá cao.

Hiện, Công đoàn khu công nghiệp VSIP I đã đề nghị công đoàn cơ sở của công ty trên làm việc với lãnh đạo công ty để bảo vệ quyền lợi cho người lao động.


Thông tin từ Sở Y tế Bình Dương, từ tháng 11/2021 trở về trước, giá xét nghiệm PCR trên địa bàn là 1,7 triệu đồng. Hiện nay, giá xét nghiệm PCR của các cơ sở y tế từ 450.000 đồng - 1,3 triệu đồng/lần. Doanh nghiệp và công nhân lao động có thể lựa chọn các cơ sở y tế đủ điều kiện trên địa bàn để xét nghiệm.


Xuân Hinh

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Tin VN: Thất nghiệp, cử nhân bằng giỏi méo mặt được chào lương... 2,9 triệu đồng

Post by LDN Tue Dec 14, 2021 6:34 pm

Công nhân xét nghiệm Covid-19 bị ‘chém’ gấp ba lần giá chính thức

Đằng Vân - Sài Gòn nhỏ 


  • 13 tháng 12, 2021

Thông tin phản ảnh của một số công nhân trên mạng xã hội – Ảnh: Người Lao Động

Đây có thể là sự “bắt tay” giữa Công ty TNHH Uchiyama Việt Nam, đóng tại Khu công nghiệp VSIP, và Phòng khám Đa khoa An Thuận (TP. Thuận An – Bình Dương) nhằm bòn rút đồng lương vốn đã rất eo hẹp của công nhân tại đây.

Nếu một công ty làm ăn đàng hoàng, họ sẽ không để công nhân của họ phải chịu chi phí cao vô lý như thế.

Báo Tuổi Trẻ cho biết, sau khi một số công nhân của công ty nằm trong Khu công nghiệp VSIP I phản ảnh việc bị trừ lương vào phí xét nghiệm Covid-19 quá cao, có người lên tới 4.5 triệu đồng, Đại diện Công đoàn Khu công nghiệp VSIP trả lời, việc công nhân bị trừ phí xét nghiệm RT-PCR cao là có thực.

Bà Đặng Thị Kim Chi (Chủ tịch Công đoàn Khu công nghiệp VSIP) cho biết, đơn vị sẽ phối hợp Ban quản lý các khu công nghiệp và các đơn vị liên quan làm rõ phản ảnh của người lao động. Phía công đoàn sẽ làm rõ, để bảo vệ quyền lợi cho công nhân.

Nhiều công nhân không tin vào lới hứa của bà Chi, vì phía công đoàn đã biết lâu rồi nhưng đã không có bất cứ động thái can thiệp nào. Bây giờ, khi báo chí vào cuộc bà Chi mới hứa “sẽ làm rõ”.
Ông Nguyễn Phước Lâm, Giám đốc điều hành Công ty TNHH Uchiyama Việt Nam, nói rằng công ty không bắt công nhân phải xét nghiệm PCR ở Phòng khám Đa khoa An Thuận. Tuy nhiên từ trước đến nay giữa doanh nghiệp và phòng khám ký hợp đồng chăm sóc sức khỏe cho người lao động. Nếu người lao động đến kiểm tra ở đây sẽ được công ty thanh toán, sau đó mới trừ vào lương (?!)

Về chi phí xét nghiệm công nhân phản ánh quá cao, ông Lâm nói trước đây giá niêm yết của phòng khám là 1.9 triệu đồng cho mỗi lần test PCR. Sau khi nhà nước yêu cầu phải dưới một triệu đồng, công ty nhiều lần thương lượng, ngày 10 Tháng Mười giảm xuống 1.5 triệu đồng, đến ngày 15 Tháng Mười Một còn 1.3 triệu đồng.

Chị H.T.T. (công nhân sản xuất của công ty) kể trên Vietnamnet, khi chị vào làm việc, phía công ty yêu cầu phải xét nghiệm Covid-19 bằng phương pháp RT-PCR. Đến đầu Tháng Mười Hai, chị làm xét nghiệm ba lần và công ty cũng thông báo trừ phí xét nghiệm vào lương của công nhân.

Đáng nói, khi nhận bảng lương, chị T. “sốc” khi số tiền phí xét nghiệm bị trừ lên đến 4.5 triệu đồng, gần hết tiền lương tháng của chị.

Anh T. (ngụ ở TP Thuận An) là công nhân của công ty trên kể với báo Người Lao Động, khi nhận lương hôm 10 Tháng Mười Hai, anh chỉ còn hơn 1 triệu đồng. Dù bị Covid-19 phải nghỉ nhiều ngày, nhưng anh khá bất ngờ khi tiền test Covid-19 bị trừ vào lương. Anh nói:

“Lúc tôi phát hiện mình dương tính, công ty chỉ thông báo là phải test RT-PCR của Phòng khám Đa khoa An Thuận với giá lần 1 vào ngày 29 Tháng Mười là 1.9 triệu đồng, lần 2 vào ngày 12 Tháng Mười Một là 1.5 triệu đồng. Tôi nói với công ty là muốn ra bên ngoài test cho rẻ, chỉ khoảng 700,000 đồng, nhưng công ty bảo phải test chỗ phòng khám này. Lúc đó, tôi nghĩ rằng công ty hỗ trợ nên không có ý kiến gì.”

Bác sĩ Huỳnh Minh Chín (Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh Bình Dương, kiêm giám đốc Trung tâm Y tế thị xã Tân Uyên) thông tin khi trả lời Tuổi Trẻ, giá xét nghiệm RT-PCR mà trung tâm y tế thu chỉ là 450,000 đồng/lần. Còn các mẫu xét nghiệm do các phòng khám tư nhân gửi về Trung tâm Y tế thị xã Tân Uyên đối với trường hợp test nhanh phát hiện F0 thì trung tâm không thu phí.

Như thế, Phòng khám đa khoa An Thuận lấy đắt hơn tới ít nhất 1,050,000 đồng/lần cho đến 1,450,000 đồng/lần. Điều này chỉ có thể thực hiện được khi có sự thông đồng giữa lãnh đạo Công ty TNHH Uchiyama Việt Nam và lãnh đạo Phòng khám đa khoa An Thuận.

Giám đốc Sở Y tế Bình Dương Nguyễn Hồng Chương cho biết, đầu Tháng Mười Một, sở có văn bản về quy định giá dịch vụ xét nghiệm Covid-19. Trong đó, phí xét nghiệm RT-PCR mẫu đơn không quá 518,400 đồng mỗi lần và công khai giá để người dân biết.

“Về thông tin Công ty Uchiyama thu phí xét nghiệm giá cao, thanh tra sở đang kiểm tra nhằm có hướng xử lý, giải quyết để bảo đảm quyền lợi người lao động”, ông Chương nói.

Một công nhân cho biết, nếu ông Chương không làm rõ vụ này và bắt Phòng khám Đa khoa An Thuận trả lại tiền chênh lệch xét nghiệm theo quy định của nhà nước cho công nhân, thì chính ông Chương cũng dính vào “đường dây hút máu” công nhân này. (Tổng hợp)

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Tin VN: Thất nghiệp, cử nhân bằng giỏi méo mặt được chào lương... 2,9 triệu đồng

Post by LDN Tue Dec 21, 2021 3:04 pm

Vụ bê bối nâng giá bộ xét nghiệm COVID-19: Dư luận mạng xã hội nói gì?

20 tháng 12, 2021 - Sài Gòn nhỏ 

Sự kiện một công ty y tế con cưng được chế độ chắp cánh, công ty Việt Á, nay bị lộ diện chỉ là trò dàn dựng để nâng giá khống, ăn chia cùng nhiều quan chức của ngành y tế cộng sản, chỉ nhằm thu lợi trên mồ hôi nước mắt của người dân trong đại dịch, vẫn đang được bàn tán ở nhiều nơi. Nhưng điều mà người dân Việt Nam có thể nhìn thấy rõ nhất, không ai khác hơn chính hệ thống cầm quyền thối nát của chế độ đã tạo nên những điều tàn tệ như vậy, và vụ bắt giữ và khởi tố chỉ là để ngăn sự lụn bại và sụp đổ đến nhanh, cũng như là cuộc tố cáo nhau trong hậu trường…


BỌN CHÚNG CHỐNG DỊCH ĐỂ THÀNH TỶ PHÚ


Trần Tiến Dũng


Người dân đen Việt Nam gần như suốt đời phải nghe hệ thống tuyên tuyền nhồi vào đầu về thế lực thù địch chống phá. Nay đâu là thế lực thù địch? Dịch bệnh gây tang thương, chết chóc hàng vạn dân lành, hàng triệu, từng người, từng gia đình đảo lộn khốn đốn trong trùng vây; có khi hơn cả chiến tranh nóng tàn khốc. Coronavirus thì vô hình nhưng kẻ thù hữu hình là hệ thống thế lực thù địch với lương dân đang trong cơn hoạn nạn chính là bọn đầu cơ trục lợi trên xương máu, bệnh tật và sinh mạng thường dân vô tội.


Cái tập đoàn Việt Á của Phan Quốc Việt nâng giá kit test, sinh phẩm y tế… với giá cắt cổ người Việt Nam; chúng dẫu bản chất là ma quỷ, yêu quái nhưng nếu không có hệ thống quỷ vương chống lưng phù phép thì đâu thể coi sinh mạng sức khỏe con người là mỏ vàng tận thu.
 
Trong quan hệ làm ăn giữa quỷ ma tay sai và quỷ vương đó là quan hệ vua tôi, chủ tớ, ai sống ở các thể chế tham nhũng đều hiểu lợi ích không thể tách rời để sống còn của mối quan quyền lực tham nhũng. Chỉ với một bằng chứng lót tay 30 tỷ cho một cán bộ CDC tỉnh Hải Dương cũng đủ thấy hệ thống yêu quái quỷ ma tay sai này hùa nhau chia phần mỏ vàng Covid. Nhưng chúng chỉ là một đường dây bị lộ trong hệ thống thế lực thù địch thời đại dịch, quyền lực ghê gớm của quỷ vương thế lực thù địch vẫn rung đùi, cười khinh chờ đám tay sai dọn các mâm béo bở mới.


Nhớ lại những trường hợp lương dân nằm chờ chết đến một lời trăn trối cũng không có người thân lắng nghe. Nhớ cảnh dân lành chạy dịch với nỗi lo thiếu đói, nỗi sợ bệnh thấu trời xanh. Nhớ bao nhiêu là người dân tốt bụng nhường cơm sẻ áo đùm bọc chia sẻ cho nhau với tất cả khả năng khiêm tốn của mình. Nhớ bao nhiêu là bác sĩ, y tá, tình nguyện viên tham gia chống dịch không màng đời sống riêng tư, không ngại hiểm nguy…


Nhớ lại để hỏi rằng: Suốt hai năm đại dịch đã qua và cả những ngày sẽ tới phải chăng cả nỗ lực phòng chống dịch của cả dân tộc cuối cùng chỉ để làm tăng lợi nhuận, cho hệ thống thù địch ma quỷ và quỷ vương trong đời thật này trở thành đại gia tỷ phú?


TRỜI ƠI, MẠNG DÂN NƯỚC TÔI!


Lê Đức Dục


Việt Á không chỉ là câu chuyện nâng giá cắt cổ các kit test hay hối lộ phần trăm cho các quan chức CDC! Nó lộ ra sự bầy hầy quái gở kiếm ăn trên mạng người mà chắc không ai có thể hiểu nổi:


Những thước phim trên VTV cho thấy cơ sở vật chất sản xuất một vật phẩm y tế liên quan sinh mạng hàng triệu con người, nhưng nó còn tệ hơn cả một cơ sở sản xuất cà rem ở tỉnh lẻ. Vậy thì làm sao nó có thể có được doanh số hàng ngàn ngàn tỷ đồng trong chưa đầy hai năm mùa dịch? Sinh mạng hàng triệu người dân nước Việt trong mùa dịch đã được định đoạt bằng những kit test sản xuất từ một công xưởng chỉ 10 công nhân và máy móc cũ kỹ trong căn phòng 10m2? Không ai có thể tin được với một cơ sở sản xuất như thế này mà Việt Á trở thành ông trùm cung cấp vật tư cho cả quốc gia lúc dịch giã. Có ai đứng sau hà hơi tiếp sức cho Việt Á không?!
 
“Chống dịch như chống giặc” – khẩu hiệu đó vang lên đều đặn mỗi ngày hàng vạn lần trên cả nước trong suốt hai năm qua với ý chí “toàn Đảng, toàn Quân, toàn Dân” quyết thắng đại dịch!


“Chống dịch như chống giặc!!!”


Chúng ta đi đánh giặc mà mua phải súng giả đạn dỏm thì trả giá thế nào?


Trời ơi, mạng dân nước tôi!


KỀN KỀN HOAN CA TRONG ĐẠI DỊCH 


Đặng Văn Khoa


Công an vừa bắt Phan Quốc Việt vì nâng khống giá kit test Covid. Hợp đồng 151 tỷ, chi cho Giám đốc TT kiểm soát dịch bệnh Hải Dương 20% là 30 tỷ. Ông Việt trong thời gian dịch, đã bán 4000 tỷ cho các cơ quan y tế trong cả nước. Nhiều tỉnh thành đã mua kit test của ông với giá như Hải Dương, thậm chí còn cao hơn. Bao nhiêu tỷ đã chi cho các quan chức? 800 tỷ?


Đó mới chỉ là một bộ kit test sản xuất trong nước của một con kền kền, còn bao loại thiết bị, vật tư y tế khác, các loại kit test nhanh nhập khẩu khác…


Mới chỉ là nhóm kền kền Phan Quốc Việt. Còn bao nhiêu nhóm kền kền khác trong ngành y giữa đại dịch? Bộ trưởng Bộ Y tế ở đâu? Ngành Công thương, Tài chánh dày đặc ở đâu? Và Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ phải trả lời về việc Bộ công bố vào 4/2020: Kit của ông Việt đã được WHO công nhận mà thực tế đã được không công nhận.


Ai đứng sau, ai tiếp tay cho các nhóm kền kền ngành y, hoan ca trên máu xương, nước mắt người dân Việt? Ai là kền kền chúa? Còn bao nhiêu nhóm kền kền khác, ở các ngành khác, cũng đã hoan ca trong kiếp nạn của dân tộc Việt? Khi cả nước oằn mình trong cơn sinh tử thì có những Nhóm-người-tiền-quyền-trên-dưới-ngang-dọc cùng cấu kết, vung móng vuốt vơ vét những đồng tiền nhuốm máu.


Buồn và phẫn nộ với dàn giao hưởng hoan ca man rợ.


Last edited by LDN on Tue Dec 21, 2021 3:24 pm; edited 1 time in total

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Tin VN: Thất nghiệp, cử nhân bằng giỏi méo mặt được chào lương... 2,9 triệu đồng

Post by LDN Tue Dec 21, 2021 3:18 pm

Nâng giá bộ kit test covid tại Việt Nam: Quan chức y tế chia nhau hàng trăm tỉ đồng

Như Hồ
19 tháng 12, 2021 - Sài Gòn nhỏ 


Đồng loạt trong ngày 18 Tháng Mười Hai, báo chí trong nước đưa tin chuyện công an bắt tạm giam ông Phan Quốc Việt, Tổng giám đốc Công ty cổ phần công nghệ Việt Á, để điều tra về những sai phạm trong việc nâng khống giá bộ xét nghiệm COVID-19. Đây là điều mà giới bác sĩ, chuyên gia y tế độc lập vẫn đặt câu hỏi nhưng không ai trả lời.


Ngoài nhiều nhân vật trong Công ty công nghệ Việt Á bị tạm giam để điều tra, các cán bộ y tế ở nhiều địa phương khác cũng bị thẩm tra. Tổng cộng cho đến nay có hơn 30 người liên quan đến vụ nâng giá các bộ xét nghiệm Covid, vốn được đưa vào chương trình xét nghiệm bắt buộc với hàng triệu người dân trong giai đoạn dịch bùng phát thứ tư ở Việt Nam, kể từ Tháng Tư, năm 2021.


Vào Tháng Tư, năm 2020, Công ty Việt Á được Bộ Y tế cấp phép đăng ký lưu hành cho sản phẩm kit xét nghiệm COVID-19. Đến nay, Công ty Việt Á đã cung ứng kit xét nghiệm cho trung tâm kiểm soát bệnh tật và các cơ sở y tế khác của 62 tỉnh, thành phố trên cả nước với doanh thu gần 4,000 tỉ đồng.
 
Trong cuộc họp báo về vụ bắt giữ này, phía Bộ Công An cho biết “Kết quả điều tra bước đầu cho thấy, lợi dụng tính cấp bách về nhu cầu test COVID-19 của các địa phương trên cả nước, sản phẩm này thuộc danh mục được áp dụng hình thức chỉ định thầu rút gọn nên Phan Quốc Việt đã chủ động cung ứng thiết bị, vật tư, sinh phẩm y tế trước cho các bệnh viện, CDC các tỉnh, thành phố sử dụng. Sau đó, Việt thông đồng với lãnh đạo các đơn vị này hợp thức hồ sơ chỉ định thầu bằng cách sử dụng các pháp nhân trong hệ thống lập hồ sơ chào hàng sản phẩm, xác nhận khống các báo giá… cao hơn nhiều so với giá thành sản xuất. Đồng thời, để được giao cung ứng trước thiết bị, vật tư y tế, tiêu thụ với số lượng lớn, thanh quyết toán theo giá do Công ty Việt Á đề nghị, Phan Quốc Việt còn thỏa thuận, thống nhất, chi cho cán bộ, lãnh đạo các đơn vị mua hàng với số tiền rất lớn”.


Đặc biệt, nổi cộm trong vụ này, Công ty Việt Á đã bán kit xét nghiệm COVID-19 cho CDC Hải Dương thông qua năm hợp đồng với tổng giá trị 151 tỉ đồng. Giám đốc Phan Quốc Việt thú nhận đã đã chi tiền phần trăm ngoài hợp đồng cho Phạm Duy Tuyến, Giám đốc CDC Hải Dương, số tiền gần 30 tỉ đồng. Nhưng danh sách các quan chức y tế ở các tỉnh, thành vẫn còn dài, dự kiến sẽ lộ diện trong thời gian tới.


Giám đốc Công ty Việt Á là ai?


Phan Quốc Việt, Giám đốc đường dây nâng giá kit test Covid-19 ở Việt Nam, năm nay 41 tuổi, Chủ tịch hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty Việt Á – từng chia sẻ với báo chí ông là một người con ngành y, lại may mắn đi vào chuyên ngành đang được quan tâm, chính là sinh học phân tử trường Đại học Quốc gia Hà Nội.


Và “may mắn hơn” khi công ty của ông được Học viện Quân y lựa chọn đối tác hơn chục năm qua, đáng kể như việc hợp tác với Học viện Quân y sản xuất thành công kit xét nghiệm “made in Vietnam” vào Tháng Ba 2020, báo Tuổi Trẻ cho chi tiết.


Trước khi sản xuất thành công bộ kit xét nghiệm COVID-19 “made in Vietnam”, Công ty Việt Á cũng được Bộ Y tế cấp phép sản xuất 15 bộ kit thử, trong đó có nhiều tác nhân gây bệnh lao, viêm gan A, viêm gan B, tay – chân – miệng, HPV…
 
Ngoài kit test, Công ty Việt Á cũng trúng nhiều gói thầu tại các bệnh viện lớn trên cả nước. Một số gói thầu công ty đã trúng bao gồm: Gói thầu cung ứng hóa chất năm 2016 – 2017 (thuốc, hóa chất, vật tư y tế) cho Bệnh viện Quân y 175; gói thầu cung cấp hóa chất dung dịch khử khuẩn, dụng cụ xét nghiệm và sinh phẩm xét nghiệm năm 2018 – 2019 cho Bệnh viện Da liễu trung ương.


Tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, công ty này trúng gói thầu cung cấp hóa chất sinh phẩm xét nghiệm chuyên khoa và dung dịch khử khuẩn. Gần đây, Công ty Việt Á trúng gói thầu cung cấp hóa chất vật tư tiêu hao theo máy và vật tư tiêu hao phục vụ hoạt động xét nghiệm tại Bệnh viện Bạch Mai.


Dĩ nhiên, ở Việt Nam, các công ty kết nối được với các hệ thống công, thường là có người đỡ lưng hoặc gia thế “cách mạng” từ đầu. Và nhờ những việc bắt tay trong hệ thống mà nhiều công ty đang sản xuất hay buôn bán kit test ở nước ngoài cũng đề nghị giao sản phẩm với mức giá thấp hơn nhiều lần, vẫn bị làm ngơ. Chẳng hạn như một lời chào hàng từ Đại Hàn, với giá 56,000 VNĐ/bộ từ năm 2020, vẫn bị làm ngơ nhưng với thỏa thuận của Phan Quốc Việt với thỏa thuận riêng và chi tiền phần trăm hợp đồng cho lãnh đạo bệnh viện, CDC các tỉnh, thành phố trong quá trình cung cấp sản phẩm, đã ký được giá bán là 470,000 VNĐ/bộ.


Ăn trên nỗi đau của người dân Việt Nam


Hốt hoảng trước sự việc đang dần bị phanh phui, Bộ Y tế CSVN đã nhanh chóng phủi tay bằng việc ra thông cáo báo chí, từ ngày 28 Tháng Chín đến ngày 29 Tháng Chín, Bộ Y tế đã gửi đi hai thông cáo báo chí, giải thích xung quanh các ý kiến về giá kit xét nghiệm đang được cho là có bất thường. Bộ Y tế khẳng định chưa mua test nhanh, việc đấu thầu do đơn vị, địa phương tự làm.


Vào Tháng Năm, 2021, khi lời đồn về chuyện có những điều bất thường trong việc xét nghiệm và bán các bộ xét nghiệm, Bộ Y tế vội vã lên tiếng các nơi cung cấp phải có giá thành hợp lý đối với hành triệu người đang bị buộc phải xét nghiệm hàng ngày như giới giao hàng (shipper), tài xế vận tải đường dài, nhân viên công ty, nhân viên các khu lao động tập trung… Bộ giải thích một cách nhanh chóng về việc giá kit test đã đột ngột giảm từ 300,000 VNĐ/bộ, xuống có nơi chỉ còn 160,000 VNĐ/bộ.  “Hiện nay giá kit xét nghiệm đang có xu hướng giảm, bên cạnh nguyên nhân khách quan do tình hình dịch trên thế giới giảm, nhiều doanh nghiệp tham gia chuỗi cung ứng, một phần rất lớn từ nguyên nhân chủ quan từ sự điều hành của cơ quan chức năng”, Bộ Y tế nói vậy.


Vì sao Bộ Y tế CSVN, một cơ não chính thức của nhà nước độc tài mọi vấn đề, lại không thể kiểm soát giá kit test giữa lúc đất nước và người dân rơi vào tình trạng nguy nan, mà thả nổi cho các doanh nghiệp, con buôn… tự tung hoành trong đất nước suốt gần cả năm trường, mà thiệt hại đau đớn thuộc về người dân. Đó là câu hỏi không có lời đáp, và cả Bộ Y tế CSVN cũng tránh không nhắc đến.


Hồi Tháng 11, năm 2021, có tin Bộ Y tế bị chất vấn trước Quốc hội CSVN về chuyện loạn giá các bộ xét nghiệm, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long đã nói loanh quanh rằng “các đơn vị quá bận phòng chống dịch nên yêu cầu “thực thanh thực chi” cũng có phần chưa được quan tâm”.


Theo thông báo về tình hình dịch bệnh của Bộ Y tế, đến ngày 19 Tháng Mười Hai năm 2021, đã có gần 29 triệu người Việt Nam đã được xét nghiệm từ phía nhà nước. Còn số người dân phải tự xét nghiệm cho công việc của mình thì chưa tính được.


Cho đến giữa Tháng Mười Hai, tình hình hỗn loạn về việc phải tự bỏ tiền xét nghiệm vẫn diễn ra ở nhiều nơi, cho dù người dân đã có đóng bảo hiểm y tế hay chưa. Báo Lao Động dẫn tin mới đây công an đang điều tra chuyện công ty Công ty TNHH Uchiyama Việt Nam, Bình Dương về chuyện cho xét nghiệm với công nhân, nhưng lại trừ tiền thẳng vào lương. Có người bị trừ 1.9 triệu VNĐ, có người bị trừ đến 4.5 triệu VNĐ, trong khi lương tháng chỉ có hơn 6 triệu đồng/tháng. Nhưng Công ty Uchiyama Việt Nam chỉ là một trong hàng ngàn sự kiện bất thường đang diễn ra, mà chỉ người dân là chịu thiệt mà thôi.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Tin VN: Thất nghiệp, cử nhân bằng giỏi méo mặt được chào lương... 2,9 triệu đồng

Post by LDN Wed Dec 22, 2021 5:59 am

Việt Á bán bộ xét nghiệm Covid giá cao mà chất lượng 'không được WHO chấp nhận'


20 tháng 12 2021 - BBC

Trong những ngày qua, khi mức độ lây lan Covid-19 tại các tỉnh thành tăng mạnh khiến giới chức một số nơi yêu cầu áp dụng các biện pháp phòng chống mạnh hơn, thì người dân Việt Nam được 'tặng' thêm một tin chấn động.

Bộ xét nghiệm Covid-19 do công ty Việt Á cung cấp rộng khắp cho các bệnh viện, cơ sở xét nghiệm y tế trên cả nước bước đầu được xác định là đã bán ra với giá quá cao, theo truyền thông Việt Nam, nhưng về chất lượng lại không đạt tiêu chuẩn quốc tế và không được Tổ chức Y tế Thế giới chấp nhận cho sử dụng.

Hồi tháng 5/2020, truyền thông VN đưa tin ca ngợi, cho biết "lần đầu tiên, Việt Nam vừa chính thức công bố bộ sinh phẩm (bộ kit) real-time RT-PCR phát hiện virus corona chủng mới (nCoV)."

Nguồn tin này cho hay Bộ trưởng Bộ Khoa học & Công nghệ khi đó, ông Chu Ngọc Anh đã "ký duyệt đề án" cho việc sản xuất kit xét nghiệm của Việt Á với Quân đội Nhân dân VN.

Từ California, Hoa Kỳ, bác sỹ người Mỹ gốc Việt Wynn Huỳnh Trần nêu ra một vấn đề khác: các bộ kit xét nghiệm Covid-19 mà Việt Nam làm có thể không đạt tiêu chuẩn quốc tế, trong đó mặt hàng của Việt Á chỉ là một.

Bác sỹ Wynn Huỳnh Trần cho BBC News Tiếng Việt biết vốn quan tâm tới tình hình dịch bệnh ở Việt Nam từ hai năm nay, ông nhận được nhiều ý kiến, câu hỏi từ Việt Nam về việc vì sao số ca bệnh tại Việt Nam tăng gần đây, và hiệu quả thật sự của bộ test kit PCR Viet A của công ty do ông Phan Quốc Việt làm tổng giám đốc, và các bộ test kit khác dùng tại Việt Nam ra sao.

"Sau khi nghe những câu hỏi này thì tôi dò tìm thông tin từ WHO và tìm ra bộ test kit PCR Viet A và bộ test nhanh kháng thể Humasis đang dùng tại Việt Nam là chưa được WHO chấp thuận," ông nói.

BBC: Xin ông cho biết cụ thể hơn quy trình được WHO công nhận là sản phẩm đạt tiêu chuẩn?

BS Wynn Trần: Theo WHO, có các bước cụ thể để công nhận là sản phẩm test kit đạt tiêu chuẩn. Đầu tiên nhà sản xuất phải liên lạc với WHO để chứng minh tính hợp pháp của nhà sản xuất.

Sản phẩm phải được sản xuất từ trong nước để được chứng nhận từ nước đó. Nhập sản phẩm nước ngoài và dán lại thương hiệu không được chấp nhận.

BS Wynn Trần đăng trên Facebook cá nhân ảnh chụp hồ sơ mà ông đánh dấu đỏ, và cho là bộ kit xét nghiệm từ VN trong vụ việc gần nhất "không được WHO chấp thuận"

WHO sẽ sắp xếp để họp với nhà sản xuất bộ test kit trước khi chấp nhận đơn. Các thủ tục giấy tờ khác từ bộ y tế nước sở tại cũng cần nộp kèm với bộ hồ sơ.

Có hai điểm quan trong nhất để được WHO chấp thuận là: (1) bản cung cấp chi tiết sản phẩm (product dossier) gồm tất cả hồ sơ về bộ test kit, kết quả xét nghiệm trên bệnh nhân, v.v..., và (2) quy trình giám sát theo dõi chất lượng (Quality Management System Review, ISO 13485) để chắc các sản phẩm sẽ có cùng chất lượng tương đương.

Theo WHO thì bộ test kit PCR của Việt Á không đạt tiêu chuẩn số (2), tức là quy trình giám sát theo dõi chất lượng.

BBC: Quá trình này ở Hoa Kỳ diễn ra ra sao?

BS Wynn Trần: Tại Hoa Kỳ, quá trình này gọi là EUA (Emergency Use Authorization) để FDA cấp phép sử dụng khẩn cấp cho các nhà sản xuất.

Quy trình cũng gồm nhiều bước, gồm các yêu cầu chi tiết về sản phẩm và kết quả xét nghiệm, và cũng có yêu cầu về quản lý theo dõi chất lượng sản phẩm (ISO 13845).

Sau khi FDA xem xét sẽ cho phép sử dụng hay từ chối.

BBC: Trong vụ việc ông nói, giới chức y tế, và cả truyền thông VN có thể bị cho là "đồng lõa" khi họ nói kit xét nghiệm của Việt Á hay công ty khác "đạt tiêu chuẩn cao"? Nếu vậy ai chịu trách nhiệm, có ví dụ nào ở Hoa Kỳ, Phương Tây về việc tương tự hay không?

BS Wynn Trần: Ai chịu trách nhiệm thì đó là trách nhiệm của cơ quan điều tra. Ở góc độ nhà khoa học, khi một test kit chưa được chấp thuận mà báo chí trong nước ủng hộ và nói đạt tiêu chuẩn là không đúng.

Tại Hoa Kỳ, khi phát hiện bộ test kit sai thì cơ quan FDA sẽ chịu trách nhiệm thông báo, thu hồi, và sửa chữa, ví dụ như bộ test kit tìm kháng thể nhanh tại nhà Ellume. FDA đã cấp phép sử dụng khẩn cấp cho bộ test này tháng 2/2021 nhưng đến tháng 11/2021 phải thu hồi khẩn cấp trên 2 triệu bộ test này do kết quả dương tính giả quá cao. Nghĩa là có nhiều người báo kết quả là bị mắc Covid-19 nhưng thật sự là không có.

BBC: Hậu quả, hệ quả y tế công của kit xét nghiệm sai là như thế nào?

BS Wynn Trần: Cực kỳ nguy hiểm. Bộ test kit sai như một radar hỏng chỉ lầm đường cho máy bay, có khi làm máy bay đâm đầu xuống đất.

Vì kit xét nghiệm là nơi các thông tin số ca nhiễm bệnh, số ca phục hồi, và các chính sách y tế dựa vào. Bộ test kit sai có thể làm các con số ca báo nhiễm không chính xác, trong khi để lọt ra ngoài các ca bệnh thật sự, và có thể dẫn đến các bệnh nhân bị tử vong do Covid-19 mà không chẩn đoán kịp.

BBC: Ông đề nghị xem lại toàn bộ các kit xét nghiệm sản xuất tại VN, ông không tin tưởng vào các thủ tục thông qua những sản phẩm y tế của quốc gia đó? Vì sao?

BS Wynn Trần: Tôi không biết rõ các thủ tục thông qua sản phẩm y tế nên không ý kiến về sự tin tưởng. Tôi đề nghị xem lại các kit xét nghiệm tại Việt Nam đơn giản vì thông tin giữa các cơ quan quản lý y tế và WHO không hợp nhau. Một bên nói là được chấp thuận nhưng bên kia nói không có.

BBC: Sau gần hai năm chống dịch, kết quả của các chính sách tại VN có gì đáng nói, theo đánh giá của ông, người theo dõi câu chuyện này?

BS Wynn Trần: Việt Nam có những bước thành công trong giai đoạn đầu, khi dịch Covid-19 còn ít và khả năng theo dõi dịch dễ dàng.

Khi dịch tăng lên, Việt Nam lúng túng trong cách chống dịch và để lộ những lỗ hổng trầm trọng như vaccine hay cách phân lọc theo dõi bệnh, hay cách chữa trị.

Việt Nam đã chậm vài tháng trong việc chích vaccine mặc dù có thể đã chuẩn bị mua vaccine từ trước. Nhưng sau đó, nước này đã nhanh chóng cải thiện tốc độ tiêm chích vaccine, đưa độ phủ vaccine lên đáng kể.

Khi đợt dịch bùng lên, việc chữa trị bệnh nặng tại các bệnh viện lớn trong thời gian đầu chưa được tốt do thiếu trang thiếu bị và kinh nghiệm.

Sau đó, Việt Nam nhanh chóng cải thiện tình trạng thiếu máy thở, máy ECMO và tăng cường các BS chuyên khoa hô hấp tính cực cho các bệnh viên nhỏ. Dần dần, việc chất lượng chữa trị bệnh Covid-19 nặng cải thiện, có thể thấy qua tỉ lệ tử vong trên 100 người mắc Covid-19 giảm từ trên 2% xuống còn khoảng 2%.

Nhìn chung, sau hai năm, VN nhận ra các thiếu sót trong phòng chống dịch và các thiếu sót này nhanh chóng được cải thiện. Có điều, những thiếu sót này có thể ngăn ngừa được và có thể kết quả chống dịch Covid-19 của VN đã có thể tốt hơn.

BBC: Để ứng phó với nguy cơ làn sóng thứ năm - khi hai biến thể Delta và Omicron cùng gây lây nhiễm - ập đến (hiện chính thức chưa có ca lây Omicron ở VN) thì theo ông chính phủ nước này cần làm gì, rút ra bài học kinh nghiệm gì?

BS Wynn Trần: Rất nhiều nước đã có những sai lầm trong việc phòng chống dịch và Việt Nam có thể học từ những nước này để không phải lập lại những sai lầm đó.

Ví dụ như việc quản lý test kit Covid-19. Hoa Kỳ trong những tháng đầu 2020 đã phải hứng chịu những tổn thất do chậm trễ trong việc xét nghiệm Covid-19.

Khả năng kiểm soát và theo dõi dịch tại Việt Nam cũng có thể bị ảnh hưởng nếu chất lượng test kit không hiệu quả.

Các bài học khác từ cách ly tập trung, theo dõi bệnh, chữa trị tại nhà, Việt Nam có thể học từ Hàn Quốc hay Nhật Bản.

Quan trọng nhất là các nhà hoạch định chính sách lắng nghe các bác sĩ, chuyên gia dịch tễ học, dựa vào các chứng cứ khoa học, và không chạy theo thành tích báo cáo hay lợi nhuận.
......
Về bộ xét nghiệm của Việt Á, theo một trang web ởViệt Nam, thì "đây là kit chuẩn đoán SARS-CoV-2 đầu tiên tại Việt Nam, được Bộ Y tế cấp số đăng ký...WHO đã cấp chứng nhận chất lượng sản phẩm cho phép lưu hành toàn cầu. Năng lực sản xuất của Việt Á khoảng 30.000 kit xét nghiệm/ngày".

Tin mới nhất cho hay Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, đại diện các sở y tế Long An, Cần Thơ và Quảng Nam đã lên tiếng với báo chí trước thông tin nhiều lãnh đạo y tế địa phương thông đồng Công ty Việt Á để 'thổi giá' kit test COVID-19, theo các báo Việt Nam hôm 20/12. Một số ý kiến trên mạng xã hội VN đặt câu hỏi về trách nhiệm của "người ra lệnh xét nghiệm đại trà' khi xảy ra dịch Covid ở các địa phương. Có ý kiến muốn biết về quan hệ làm ăn của Việt Á với các công ty khác tại Việt Nam.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Tin VN: Thất nghiệp, cử nhân bằng giỏi méo mặt được chào lương... 2,9 triệu đồng

Post by LDN Wed Dec 22, 2021 6:28 am

Phải gọi đúng bản chất của vụ án test kit của Công ty Việt Á: Tội diệt chủng!

Vũ Đình Trọng
21 tháng 12, 2021 -  Sài Gòn nhỏ 

Ngày 18 Tháng Mười Hai, Trung tướng Tô Ân Xô, Chánh văn phòng kiêm người phát ngôn Bộ Công an, cho hay Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ của Bộ Công an tổ chức đấu tranh chuyên án với đường dây vi phạm pháp luật trong việc sản xuất, kinh doanh Bộ trang thiết bị y tế chẩn đoán in-vitro xét nghiệm virus SARS-CoV-2 (gọi tắt là kit xét nghiệm Covid-19) xảy ra tại Công ty Cổ phần Công nghệ Việt Á (Công ty Việt Á) và các đơn vị, địa phương có liên quan.

Được Bộ 4T “bật đèn xanh”, báo chí trong nước thực hiện nhiều phóng sự điều tra chân tướng Công ty Việt Á, Tổng giám đốc Phan Quốc Việt, và đường dây mua bán loại kit xét nghiệm này.

Bộ test kit của Công ty Việt Á – Ảnh: Kênh 14

Đây không chỉ là một vụ án nâng khống giá bộ kit xét nghiệm có tổng giá trị gần 4,000 tỷ đồng (hơn $174 triệu) liên quan đến CDC và các cơ sở y tế của 62 tỉnh thành. Qua phân tích, dư luận ngày càng phẫn nộ khi nhận ra ít nhất hai thế lực nhà nước đứng sau Công ty Việt Á đã tiếp tay dựng lên một màn kịch lừa đảo hàng chục triệu người dân, khiến hàng ngàn người đã có thể đã chết oan uổng vì Covid-19 sau khi sử dụng bộ kit xét nghiệm này.
 
Chúng ta sẽ cùng theo dõi vụ án qua những ghi nhận của báo chí trong nước, cũng như nhận định của mạng xã hội về vấn đề này.

Những lãnh đạo đang “ngồi trên lửa”

Phan Quốc Việt, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Công nghệ Việt Á – Ảnh: Vietacorp

Qua điều tra, Bộ Công an đã xác định Công ty Việt Á bán kit xét nghiệm Covid-19 cho CDC Hải Dương với tổng giá trị 151 tỷ đồng, Tổng Giám đốc Việt Á Phan Quốc Việt đã chi tiền phần trăm ngoài hợp đồng cho Phạm Duy Tuyến, Giám đốc CDC Hải Dương, gần 30 tỉ đồng.

Ngày 17 Tháng Mười Hai, Cơ quan CSĐT Bộ Công an ra quyết định khởi tố vụ án hình sự Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Công ty Việt Á, Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Hải Dương và các đơn vị, địa phương liên quan. Bảy người của cả hai cơ quan này đã bị tạm giam và khởi tố, bao gồm hai nhân vật chính Việt và Tuyến.

Kết quả điều tra ban đầu cho thấy, Công ty Việt Á đã cung ứng kit xét nghiệm Covid-19 cho CDC và các cơ sở y tế khác của 62 tỉnh, thành phố trên cả nước với doanh thu khoảng gần 4,000 tỷ đồng.

Phan Quốc Việt đã thông đồng với lãnh đạo các bệnh viện và CDC nhiều địa phương, hợp thức hồ sơ chỉ định thầu theo giá do Công ty Việt Á đưa ra, cao hơn nhiều so với giá thành sản xuất. Đổi lại, Việt thỏa thuận và chi tiền phần trăm hợp đồng cho lãnh đạo bệnh viện, CDC các tỉnh, thành phố trong quá trình cung cấp sản phẩm.

Phải công nhận đây là một vụ án kinh tế lớn. Lớn nhất từ trước tới nay, liên quan đến hầu hết 62 tỉnh thành.

Ngay khi vụ án được khởi động, có bảy nhân vật cộm cán bị bắt, gồm: Phan Quốc Việt (SN 1980, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty Việt Á); Vũ Đình Hiệp (SN 1986; Phó Tổng Giám đốc Công ty Việt Á); Hồ Thị Thanh Thảo (SN 1984; thủ quỹ Công ty Việt Á, cửa hàng trưởng cửa hàng Âu Lạc); Phan Tôn Noel Thảo (SN 1990; trợ lý tài chính Công ty Việt Á); Trần Thị Hồng (SN 1995; nhân viên kinh doanh Công ty Việt Á); Phạm Duy Tuyến (SN 1965; Giám đốc CDC Hải Dương) và Nguyễn Mạnh Cường (SN 1985; nguyên kế toán trưởng CDC Hải Dương).

Cơ quan Cảnh sát điều tra đã phong tỏa, ngăn chặn, kê biên nhiều tài khoản, sổ tiết kiệm của Phan Quốc Việt và các đối tượng thuộc Công ty Việt Á trị giá trên 320 tỷ đồng; $100,000; 20 bất động sản tại Sài Gòn, Hà Nội và các địa phương khác; tám bất động sản của Phạm Duy Tuyến, Giám đốc CDC Hải Dương…

Cơ quan điều tra cũng đã tiến hành khám xét khẩn cấp 16 địa điểm tại tám địa phương (gồm Hà Nội, Sài Gòn, Hải Dương, Thừa Thiên – Huế, Bình Dương, Long An, Cần Thơ, Nghệ An) và triệu tập ghi lời khai trên 30 người có liên quan.

Tại tỉnh Hải Dương, Công ty Việt Á bán kit xét nghiệm Covid cho CDC Hải Dương thông qua năm hợp đồng với tổng giá trị 151 tỷ đồng, Phan Quốc Việt đã chi tiền phần trăm ngoài hợp đồng cho Phạm Duy Tuyến, Giám đốc CDC Hải Dương số tiền gần 30 tỷ đồng, tương đương gần 20% giá trị của năm hợp đồng.

Tại Bình Dương, lãnh đạo Sở Y tế cho biết có mua kit xét nghiệm của Việt Á, nhưng với số lượng rất ít ở giai đoạn đầu đại dịch. Sở Y tế Bình Dương cũng cho biết, trong quá trình mua sắm luôn làm đúng quy định, nên họ xác định không liên quan đến những sai phạm ở công ty Việt Á.

Lãnh đạo CDC Nghệ An cho biết, thời gian đầu đơn vị này nhập thiết bị test kit nhanh Covid-19 của Công ty Việt Á vì chỉ công ty này có hàng. Giá trị nhập hàng từ công ty này vào khoảng 30 tỷ đồng. Lãnh đạo CDC Nghệ An cho biết, giá nhập hàng luôn thấp nhất so với thị trường ở thời điểm hiện tại.

Lãnh đạo CDC Sài Gòn cho biết không mua kit xét nghiệm của Việt Á, do giá chào cao hơn nơi khác. Còn riêng các bệnh viện tại thành phố có mua hay không còn chờ cơ quan điều tra xác minh.

Ông Hồ Minh Nên, Giám đốc CDC Quảng Ngãi, cho biết đơn vị có ba đợt mua bộ test kit của Việt Á, với tổng giá trị hơn năm tỷ đồng.

Trong khi đó, ông Tôn Thất Thạnh, Giám đốc CDC Đà Nẵng, cho biết trong các đợt dịch vừa qua CDC Đà Nẵng có nhập số lượng lớn test kit COVID-19 từ Công ty Việt Á.

Theo ông Thạnh, CDC Đà Nẵng nhập test kit của công ty này là chủ yếu để làm xét nghiệm RT-PCR. Tuy nhiên ông Thạnh nói không nhớ khối lượng nhập cụ thể và chi phí nhập test kit từ công ty này bao nhiêu tiền. Ông Thạnh nói không nhớ giá test kit tính trên từng đơn vị bao nhiêu tiền.

Sở Y tế Đồng Nai có ba đơn vị trực thuộc mua test kit của Việt Á gần ba tỷ đồng. Riêng việc nhờ Việt Á thực hiện xét nghiệm bằng kỹ thuật Realtime RT-PCR, tỉnh đã trả hơn 30 tỉ đồng.

Tỉnh Bắc Ninh phê duyệt mua 10,000 bộ test PCR LightPower của Việt Á cho CDC tỉnh Bắc Ninh với giá 470,000 đồng/bộ.

Cùng thời điểm này, tỉnh Nam Định cũng mua 13,536 bộ test tương tự của Việt Á, giá 509,250 đồng/bộ.

Theo Tuổi Trẻ, một địa phương ở miền Trung cũng có quyết định mua 70,000 bộ LightPower của Việt Á với giá 509,250 đồng/bộ, trị giá trên 35.6 tỉ đồng.

Theo khảo sát của Tuổi Trẻ, hầu hết tỉnh thành, bệnh viện mua bộ xét nghiệm PCR của Việt Á thời gian qua đều mua với giá từ 470,000 đồng/bộ trở lên. Trong khi đây là mức giá CDC Hải Dương đã mua và Giám đốc CDC Hải Dương bị bắt cùng Tổng giám đốc Việt Á do nhận “phần trăm” gần 30 tỉ đồng.
 
Theo cơ quan điều tra, tại Hải Dương mỗi hợp đồng cung ứng kit xét nghiệm, Giám đốc CDC đã được “lại quả” 20-25% giá trị hợp đồng. Việc bắt tạm giam các bị can trên chỉ là giai đoạn đầu của chuyên án làm rõ đường dây vi phạm pháp luật trong việc sản xuất, kinh doanh bộ trang thiết bị y tế xét nghiệm COVID-19.

Lãnh đạo Bộ Công an cho biết đang tiếp tục điều tra mở rộng tại nhiều nơi khác. Hiện lãnh đạo các tỉnh có phê duyệt mua test kit của Việt Á như đang “ngồi trên lửa”, vì chắc chắn, sẽ còn nhiều người phải vào tù ngồi theo lời khai của Phan Quốc Việt.

Có người đùa vui rằng, nếu cơ quan điều tra chấp nhận giảm tội cho Phan Quốc Việt, đổi lại ông ta phải cung cấp bằng chứng hối lộ của tất cả các tỉnh thành, thì chắc chắn nhà nước phải xây thêm nhà tù để chứa các lãnh đạo Sở Y tế và CDC các tỉnh thành.

Vụ án test kit làm bật gốc sự dối trá tận cùng của Bộ Y tế và Bộ Khoa Học – Công Nghệ

Bộ KH-CN đăng tin “Bộ KIT xét nghiệm Covid-19 của Việt Nam sản xuất vừa được Tổ Chức Y tế Thế giới chấp thuận”
Có thể nói, từ “mồi lửa” ở CDC Hải Dương, rất nhiều lãnh đạo bệnh viện, CDC các tỉnh có liên hệ mua bán kit xét nghiệm với Công ty Việt Á đang như ngồi trên “giàn hỏa thiêu”, khi cơ quan điều tra đang lật từng trang hồ sơ Việt Á.

Tuy nhiên, vụ án này không chỉ dừng lại ở đó.

Qua những gì báo chí được phép bạch hóa bốn ngày qua, thực chất kit xét nghiệm của Công ty Việt Á không được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chấp thuận đưa vào sử dụng nhưng vẫn được Bộ Y tế và Bộ Khoa học Công nghệ (KH-CN) chắp cho “đôi cánh thiên thần” bay đi khắp 62 tỉnh thành với một cái “giá trên trời”: 470,000 đồng/test.

Ngày 3 Tháng Ba 2020, ông Chu Ngọc Anh – nguyên là Bộ trưởng Bộ KH-CN, ký quyết định công nhận kết quả nghiên cứu chế tạo bộ KIT real-time RT-PCR của Việt Á.

Lập tức ngày hôm sau, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn ký quyết định cấp số đăng ký lưu hành cho bộ KIT nói trên.

Nhiều quan chức cấp cao của Bộ Y tế và nhiều bộ ngành khác cũng rất “tán thưởng” chất lượng bộ xét nghiệm của Việt Á về độ nhạy, độ đặc hiệu. Ông Sơn khi đó cũng cho biết “đây là lần đầu tiên Việt Nam có một sinh phẩm được đăng ký quốc tế, ngay khi bệnh dịch bùng phát ở quy mô toàn thế giới”. Thông tin Việt Á đăng ký và được WHO phê duyệt đã được vị lãnh đạo Bộ Y tế này thông báo tại nhiều phiên họp chính thức.
 
Chưa hết, Bộ KH-CN lúc đó còn cho biết bộ kit này đã được Bộ Y tế Vương quốc Anh chứng nhận tiêu chuẩn châu Âu, được hơn 20 quốc gia đặt hàng (!?)

“Nhà báo lớn” Nguyễn Công Khế khen Phan Quốc Việt hết lời – Chụp màn hình facebook
Nhiều “nhà báo có tiếng” cũng “tát nước theo mưa” như Nguyễn Công Khế, Hoàng Hải Vân,… ra sức ca ngợi “người hùng” Phan Quốc Việt làm “rạng danh non sông.”

Có thể nói lúc đó, Bộ Y tế và Bộ KH-CN biết chất lượng thực bộ test kit của Việt Á như thế nào, nhưng họ vẫn cố tình ém nhẹm thông tin thật, không những thế, để bộ test kit này đạt tột đỉnh vinh quang, Bộ Y tế và Bộ KH-CN cùng làm tờ trình lên Hội đồng thi đua khen thưởng trung ương, để rồi ngày 10 Tháng Ba, ông Nguyễn Phú trọng, Chủ tịch nước lúc bấy giờ, đã ký quyết định tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba cho Công ty cổ phần Công nghệ Việt Á.

Ngay cả ông Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước kiêm Tổng Bí thư Đảng CSVN hồi đó, mà họ còn dám đánh lừa thì có lẽ đằng sau lưng họ, có một thế lực rất lớn. Chỉ có ông Chu Ngọc Anh, nguyên Bộ trưởng Bộ KH-CN, và ông Nguyễn Thanh Long, quyền Bộ trưởng Bộ Y tế, lúc bấy giờ mới có thể trả lời được.

Thế là chỉ cần một tuần, kể từ ngày ông Chu Ngọc Anh ký quyết định công nhận kết quả nghiên cứu chế tạo bộ kit, Công ty Việt Á và ông Phan Quốc Việt bước lên “đỉnh vinh quang chói lóa ánh mặt trời”!

Chẳng ai thắc mắc tại sao Công ty Việt Á lại lớn nhanh hơn Phù Đổng Thiên Vương trong truyện cổ tích? Người dân thì chỉ thắc mắc là tại sao chính quyền cứ đè đầu họ xuống, bắt ngửa cổ lên rồi “chọc, chọc nữa, chọc mãi.”

Chẳng ai thắc mắc làm thế nào Công ty Việt Á sản xuất được 30,000 bộ kit xét nghiệm một ngày trong một cái xưởng nhỏ như hộp diêm, cùng với dăm ba công nhân không có bằng trung cấp kỹ thuật.

Để bây giờ, khi Bộ Công an phá án kit xét nghiệm thì người dân mới hiểu, họ cứ bị chọc mũi nhiều như thế là để làm giàu cho lãnh đạo các cấp.
 
Thông báo của WHO về việc “không chấp nhận” đưa vào sử dụng bộ test kit của Công ty Việt Á – Chụp màn hình

Và cũng nhờ vụ án này, báo chí mới phanh phui sự dối trá tận cùng của Bộ Y tế và Bộ KH-CN về bộ kit xét nghiệm này. Vào Tháng Mười 2020, WHO đã có báo cáo công khai về sản phẩm này, với kết quả “Không chấp nhận” (Not Accepted). Điều này có nghĩa là nó không được sử dụng trong việc xét nghiệm Covid-19, vì chẳng ai biết kết quả xét nghiệm đó chính xác bao nhiêu phần trăm.

Thế nhưng, Bộ Y tế và Bộ KH-CN vẫn cho nó được lưu hành trên toàn quốc hơn một năm qua, giúp Công ty Việt Á bán được hơn 40,000 tỷ đồng.

Cho đến giờ này, khi dư luận đã biết sự dối trá đó, Bộ KH-CN chỉ lên tiếng là chưa xem xét kỹ lưỡng thông tin phản hồi của WHO về bộ test kit của Công ty Việt Á. Đại ý họ “thanh minh thanh nga” rằng họ hiểu “Not Accepted” là WHO “chưa chấp thuận sử dụng”, vì đang trong giai đoạn đánh giá, đánh giá xong thì sẽ chấp thuận thôi.

Theo Bộ KH-CN thì việc này chỉ là “hiểu nhầm ý”, không có gì to tát cả.

Riêng Bộ Y tế, sau khi sự dối trên gạt dưới bị vỡ lở, họ vẫn chưa có hành động nào nhằm “gỡ gạc thể diện”, hoặc chí ít cũng làm yên lòng dân là thu hồi tất cả bộ kít xét nghiệm của Việt Á còn lại trên thị trường về.

Chắc họ nghĩ dù WHO không chấp nhận, nhưng những que chọc mũi này vẫn đủ tiêu chuẩn dùng trong nước, nên đồng bào cứ yên tâm mà mà ngoáy.

Cuối cùng, người dân vẫn là những con chuột đen đủi, từ nghĩa đen lẫn nghĩa bóng.

Không thể thống kê bao nhiêu người dân bị chết oan khi xét nghiệm bộ kit này, khi cho ra kết quả trái ngược với thực tế: Những người âm tính bị cho là dương tính, và đi đưa đi cách ly tập trung. Từ không bệnh thành có bệnh, và tử vong. Những người dương tính lại được cho là bình thường, để tiếp tục lây bệnh cho người khác, đến khi bệnh trở nặng không kịp cứu chữa, cũng tử vong.

Phải đặt tên cho đúng bản chất của vụ án này.

Đó không phải “nhầm” như lời giải thích nhẹ nhàng của lãnh đạo Bộ KH-CN.

Đó cũng không chỉ là sự lừa đảo của Bộ Y tế.

Đó cũng không hẳn là hối lộ, tham nhũng của các Sở Y tế hay CDC điạ phương.

Phải gọi chính xác đó là TỘI DIỆT CHỦNG!

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Tin VN: Thất nghiệp, cử nhân bằng giỏi méo mặt được chào lương... 2,9 triệu đồng

Post by LDN Wed Dec 22, 2021 2:21 pm

Covid: Nhịp sống trở lại Sài Gòn nhưng ám ảnh 'đi từng ngõ, gõ từng nhà' vẫn còn


Song May
Gửi tới BBC News Tiếng Việt từ Sài Gòn
22.12.2021

Mấy ngày nay, MXH nổi sóng giận dữ vụ công ty Việt Á sản xuất bộ xét nghiệm PCR trong điều kiện tệ hại với mức giá thổi lên được bán khắp 62 tỉnh thành.

Nhưng nhịp sống Sài Gòn những ngày cuối năm đã trở lại. Số lượng xe di chuyển trên đường đông hơn trước và hàng loạt chợ tạm, hàng quán chiếm dụng lòng, lề đường y như trước phong tỏa.

Dân tự xét nghiệm vì vẫn ám ảnh bị "ai đó" ép ngoáy mũi
Hiện nay, các bộ xét nghiệm Covid-19 bằng cách ngoáy mũi hay thử nước bọt được rao bán đầy trên mạng có giá trung bình 110.000 VND, với đủ nhãn hiệu nhập từ TQ mà không biết chất lượng ra sao. Nếu mua trong nhà thuốc tây, phải mua một hộp ít nhất 5 que với giá gần 600.000 VND mà hầu hết là Humasis - loại mà bác sĩ Wyn Huỳnh Trần ở Mỹ khẳng định chưa được WHO chấp thuận.

Hầu như khi nghi ngờ nhiễm virus, ai cũng muốn tự test chứ không muốn bị "ai đó" ngoáy mũi, do nỗi ám ảnh nhân viên y tế dùng một đôi bao tay xét nghiệm cho nhiều người cùng lúc hoặc nỗi sợ bị lây từ chính nhân viên đó. Nhưng tự xét nghiệm kết quả cũng không chắc, có thể do bộ test kém chất lượng hoặc do cách làm chưa đúng. May quá, trên mạng luôn có sẵn "500 anh em" giúp đỡ và đáng tin hơn nhân viên y tế phường/xã!

Giá xét nghiệm nhanh ở các bệnh viện hiện cũng giảm nhiều, từ 90.000 đến hơn 200.000 VND. Một số bệnh viện đã bỏ quy định test nhanh cho người đến khám, nhưng bệnh viện chữa răng thì vẫn bắt buộc. Hạn sử dụng kết quả test nhanh là 3 ngày, nếu việc chữa răng càng lâu thì càng khổ.

Tuy nhiên, nếu phải nằm lại chữa trị, bệnh viện nào cũng buộc phải test PCR bệnh nhân và người nhà đi theo. Giá một lần test PCR ở bệnh viện là hơn 800 ngàn, kết quả nhanh thì sau 3 tiếng, chậm phải chờ 8 tiếng. Bất tiện nhất là khi đã vào bệnh viện, thân nhân của người bệnh cũng không được đi lại tự do, kể cả việc ra hành lang hay xuống quầy tiếp tân nhận đồ.

Nghe ngóng tình hình, cha tôi chép miệng bảo: "Thôi ráng đừng để đổ bệnh".

Chích mũi 3: người háo hức, kẻ thờ ơ

Các tổ dân phố ở Sài Gòn đang lấy danh sách người trên 50 tuổi để thúc họ chích mũi 3. Chỗ tôi ở quy định những ai trên 50 tuổi có bệnh nền phải chích mũi 3, dù thời gian chích mũi 2 của từng người là khác nhau. Người đi chích mũi 3 đều bị ngoáy mũi hai lần. Khi có người thắc mắc thì tổ trưởng bảo: "Nhờ ngoáy mũi mà phát hiện một người là F0".

Chỗ bạn tôi - khác quận - tổ trưởng kêu trên 50 tuổi đăng ký chích mũi 3 và không ngoáy mũi. Bạn sợ chích trễ, hết thuốc Mỹ viện trợ nên mau mắn đi chích, dù thời gian chích mũi 2 của bạn mới chỉ hơn 2 tháng (sớm hơn 3 tháng so với lời khuyên của CDC Hoa Kỳ đối với vaccine Pfizer và Moderna).

Một người bạn khác ở vùng ngoại ô mới đăng ký chích mũi 3 ở bệnh viện Đại học Y Dược, do hai mũi trước bạn chích ở đó. Do quen biết với một bác sĩ cấp lãnh đạo ở bệnh viện này, từ tháng 7/2021 cả nhà bạn (cùng 2 người giúp việc) đã được chích Pfizer mũi đầu tiên, đến tháng 8 là chích xong mũi 2. Tôi hỏi bạn có tốn tiền không, bạn bảo không nhưng phải có … quà!

Không hiểu sao ai có người quen trong bệnh viện Đại học Y Dược cũng được chích Pfizer. Và "đường quen biết" này là một bí mật, không ai chia sẻ với ai.

Hỏi thăm một người bạn nữa, tôi nghe có giấy chứng nhận chích hai mũi vaccine giả, dành cho những ai không muốn chích nhưng muốn "có phép đi lại". Giá của một giấy chứng nhận giả như vậy là trên 1 triệu đến vài triệu đồng, tùy theo chỗ.

Do không chủ động nguồn vaccine, việc chích vaccine ở Sài Gòn và ở nhiều tỉnh thành phía Nam lộn xộn theo kiểu ai quen biết thì chọn được vaccine Mỹ, ai không quen biết thì phó mặc may rủi cho địa phương hoặc nơi làm việc.

Trong khi một số bạn mau mắn chờ chích mũi 3, vợ chồng tôi không mong chờ. Chồng tôi sau khi chích hai mũi AstraZeneca thì rụng tóc liên tục. Bạn thân của chồng tôi rụng nhiều hơn khiến ông ấy tức mình cạo trọc luôn. Tôi không bị rụng tóc nhưng tôi sợ sau mũi 3 sẽ có mũi 4, mũi 5. Vợ chồng tôi sẽ đợi đến khi bị "ép" theo kiểu mệnh lệnh hành chính bất chấp luật của thủ tướng "đi từng ngõ, gõ từng nhà". Thật là ám ảnh.

Tiền khó kiếm, chi xài tiết kiệm hơn và tìm cách kiếm thêm
Có thể thấy số người bán hiện tại nhiều hơn số người mua. Ngôi chợ tự phát trước nhà cha tôi ở vùng ngoại ô cứ kéo dài ra mãi và mỗi ngày mỗi thêm người bán. Nếu không đủ tiền thuê chỗ trong nhà, họ sẽ dồn mọi thứ hàng hóa lên chiếc xe đẩy để tiện chạy khi lực lượng công an và dân phòng xuất hiện.

Xung quanh nhà tôi và khắp các con đường ở quận 4, quận Bình Thạnh,… đi tới đâu cũng gặp người bán hàng và hậu quả là ai cũng than ế. Một bà bán bông tươi ở chợ Tân Định, quận 1 mà tôi hay mua bảo rằng giờ chỉ dám lấy bông loại thường giá rẻ, không dám mua bông giống mới và đắt tiền vì chợ ế quá. Một nhà tạo mẫu tóc ở quận 1 nơi tôi hay đến làm tóc nói khách quen giờ đi đâu mất hết, nên sau mấy tháng phong tỏa, anh cho toàn bộ thợ nghỉ, hai vợ chồng tự làm hết tất cả. Anh bảo dân giờ lo cái ăn cũng mệt rồi, tiền kiếm ra khó, nên họ không cầu kỳ đầu tư đầu tóc như trước.

Một chị bạn tôi trước sống sung túc nhờ có vài căn hộ cho du khách nước ngoài thuê kiểu Airbnb, từ khi cóa dịch nhà bỏ không, chị chuyển sang kinh doanh. Một người bạn khác có nhà cho thuê ở khu Bùi Viện, quận 1 nay ngậm ngùi lấy lại mặt bằng để bán trái cây, rau củ sống qua ngày.

Còn nhân viên của một văn phòng nước ngoài mà tôi biết nay chiếm dụng luôn cái tủ lạnh của công ty để chứa thịt bò, tôm và bánh ngọt để rao bán qua mạng. Ai cũng tranh thủ kiếm thêm bằng mọi cách để phòng hờ rủi ro vì sợ dịch bùng trở lại.

Có dịp ra trung tâm quận 1 vào buổi trưa, đi ngang các cao ốc mới thấy hàng đoàn shipper chờ giao cơm cho nhân viên văn phòng, còn các quán cơm thì chỉ lo đóng gói giao online chứ không còn các nhóm nhân viên tụ tập như trước.

E dè, ngại ngần giao tiếp khiến nhiều người chỉ dám gặp bạn khi cần thiết ở những không gian mở như đường sách, cà phê vỉa hè, quán không máy lạnh nên các nhà hàng sang trọng sáng đèn chờ khách suốt đêm vẫn vắng. Thậm chí đã hơn 2 tháng trở lại "bình thường mới", nhiều quán ăn mà tôi ưa thích vẫn chỉ mở bán online chứ không nhận khách ngồi ăn tại chỗ như trước.

Tiền kiếm khó, trộm cắp cũng lộng hành. Hôm 19/12, chờ bạn trước một cao ốc trên đường Nguyễn Đình Chiểu, quận 1 tôi tình cờ thấy tấm bảng cảnh báo "Khu vực thường xuyên xảy ra cướp giật" trước tòa nhà. Tấm bảng cảnh báo nhỏ xíu so với không gian rộng rãi phía trước cao ốc, nhưng bạn tôi bảo tòa nhà đã thông báo bằng văn bản cho từng công ty hiện diện ở đó, ý nhắc mọi người cẩn thận khi ra vào. Nhà hàng xóm anh tôi ở ngoại thành mới đây bị trộm bẻ khóa vào nhà lúc trời chập tối, trong khi trước đây xóm anh rất an ninh. Hàng xóm chỗ tôi ở thì có hai người vừa bị trộm mất xe SH, một người xui xẻo bị trầy trụa khắp người vì bị tên cướp xô té xuống đường.

Năm mới còn thấy nhau mạnh khỏe là hạnh phúc
Tôi tin đây là tâm trạng chung. Sau phong tỏa kinh hoàng, người còn, người mất, ai không chịu cảnh mất mát thân nhân hay bằng hữu, còn được sum vầy trong những ngày cuối năm đã là hạnh phúc nhất rồi.

Vào khoảng thời gian phong tỏa, một người bạn của tôi bị mất cha trong bệnh viện một mình, lúc bạn và mẹ cũng là F0 phải tự chăm sóc nhau để vượt qua; cô giáo của tôi bị mất em gái. Cả bạn và cô giáo của tôi đến nay vẫn buồn rầu vì không được làm lễ an táng thân nhân. Thời gian đó, người bệnh khổ vì bị cách ly và xa cách thân nhân, người khỏe khổ vì lệnh ép ngoáy mũi và phải nháo nhào "mua chui, bán lén", còn bị cấm đi lại. Dân Sài Gòn mà còn "may nhờ rủi chịu" trong việc hưởng chính sách cứu trợ và chính sách phân bổ vaccine, huống hồ dân tỉnh thành khác!

Đọc những bình luận của cộng đồng mạng về công ty Việt Á, tôi cảm thấy sự giận dữ bị dồn nén lâu nay của người dân Sài Gòn đang được trút ra. Sau phong tỏa, nhiều sự khuất tất của ngành y tế dần hé lộ. Khai khống giá thiết bị y tế, đẩy giá bộ xét nghiệm nhanh và dịch vụ xét nghiệm lên hàng chục lần cũng không ác bằng việc sản xuất bộ xét nghiệm không đạt chất lượng có thể khiến nhiều người chết oan. Nhưng đằng sau sự thao túng của các nhóm lợi ích ấy lại chính là những mệnh lệnh quái gở "đi từng ngõ, gõ từng nhà".

Những mệnh lệnh hành chính ấy là sự ám ảnh không thể nào quên của năm 2021.

Bài thể hiện quan điểm riêng và cách hành văn của bạn đọc Song May từ TP Hồ Chí Minh.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Tin VN: Thất nghiệp, cử nhân bằng giỏi méo mặt được chào lương... 2,9 triệu đồng

Post by LDN Thu Dec 23, 2021 11:45 am

Giáng sinh Sài Gòn, Đà Nẵng 

https://youtu.be/bXPB5FKEfWw

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Tin VN: Thất nghiệp, cử nhân bằng giỏi méo mặt được chào lương... 2,9 triệu đồng

Post by LDN Thu Dec 23, 2021 2:16 pm

Nghệ sĩ cải lương Thanh Kim Huệ qua đời sau một thời gian trị bệnh ung thư

23/12/2021 - tuổi trẻ 

TTO - Nghệ sĩ Thanh Điền đau đớn cho Tuổi Trẻ Online biết tin vợ ông - NSƯT Thanh Kim Huệ đã qua đời lúc 13h50 ngày 23-12 do bệnh ung thư.


Thanh Kim Huệ tên thật là Bùi Thị Huệ, sinh năm 1955 tại Sài Gòn trong một gia đình có hai chị em gái. 7, 8 tuổi đã lên sân khấu Hằng Xuân - An Khương với các vai đào con, tì nữ, múa hát…

Thanh Kim Huệ đã trải qua các đoàn Dạ Minh Châu, Thiên Hương, Hoa Phượng, Kim Chung, Đoàn cải lương nhân dân Kiên Giang, Sài Gòn 1, 2, 3…
Tin VN: Thất nghiệp, cử nhân bằng giỏi méo mặt được chào lương... 2,9 triệu đồng - Page 3 Lg.php?bannerid=7001&campaignid=1764&zoneid=3360&loc=https%3A%2F%2Ftuoitre.vn%2Fnghe-si-cai-luong-thanh-kim-hue-qua-doi-sau-mot-thoi-gian-tri-benh-ung-thu-20211013080138301.htm&referer=https%3A%2F%2Fwww.google
Thanh Kim Huệ là giọng ca ngọt ngào đã được khán giả say đắm qua nhiều băng đĩa, tuồng tích như Yêu lầm, Sao chưa thấy anh về, Chợ mới, Chị Sáu Giồng Trôm, Hoa mua trắng, Lan và Điệp, Ngao Sò Ốc Hến...

Trong thế hệ nghệ sĩ cải lương trưởng thành trong giai đoạn giao thời ở cột mốc 1975, NSƯT Thanh Kim Huệ được xem là một trong những giọng ca nữ nổi bật với chất giọng cao vút, ngọt lịm không lẫn với bất cứ ai…

Gia đình không ai theo nghiệp hát nhưng do ba mẹ chuyên cho các gánh hát thuê âm thanh nên cứ mỗi đêm bà đều theo ba vô rạp.

Đến rạp hát riết mà tự nhiên thấm, tự nhiên ghiền rồi Thanh Kim Huệ cứ thế mê mẩn ngắm ông chúa, bà hoàng trên sân khấu, rồi lẩm nhẩm hát theo hồi nào không hay. Khi đọc chạy chữ thì Thanh Kim Huệ đã biết chạy ra chợ mua tập bài ca về hát nhại theo giọng của Lệ Thủy, Mỹ ChâuChâu.

Thấy Huệ lanh lẹ nên kép chánh Hoàng Siêu kêu lại chỉ cho hát. 8, 9 tuổi bé Huệ đã leo lên sân khấu đoàn Hằng Xuân - An Khương đóng đào con. Từ đoàn hát ban đầu, bà đi qua các đoàn Dạ Minh Châu, Hoa Phượng.

Sự nghiệp của Thanh Kim Huệ bắt đầu khởi sắc hơn khi về đoàn Kim Chung được nâng lên đào nhì, đào ba, lúc đó cô mới 13, 14 tuổi. Trong đoàn, có rất nhiều tài danh như Lệ Thủy, Mỹ Châu, Diệu Hiền, Minh Phụng, Minh Vương, Thanh Tuấn, Chí Tâm…

Khác với các nghệ sĩ thường được các bậc tiền bối gợi ý đặt nghệ danh, Huệ tự tìm cái tên trên sân khấu cho mình.
Ban đầu bà lấy tên Ngọc Huệ, sau đó thấy không ăn thua bà nghĩ ra nghệ danh Thanh Kim Huệ, không lý giải rõ ý nghĩa cái tên chỉ đơn giản vì cô gái trẻ thích vậy. Một cái tên sáng sủa và mong đợi thời hoàng kim cho chất giọng đẹp.

Thanh Kim Huệ có một giọng hát thật sự ấn tượng. Năm 1973, bà được hãng đĩa Việt Nam ký độc quyền với số tiền 200.000 đồng (khoảng 200 triệu đồng ngày nay), bài tân cổ đầu tiên là Yêu lầm thâu chung với NSND Minh Vương.
Đĩa phát hành được khán giả ủng hộ rần rần, vậy là cô bé Huệ bắt đầu những ngày tháng quần quật trong phòng thu. Sáng vô thu từ 9h tới 5h chiều, buông ra là chạy lẹ về rạp để chuẩn bị cho suất hát tối.

Cuối năm 1974, soạn giả Loan Thảo cho thâu tuồng Lan và Điệp. Ban đầu vai Lan tính giao cho NSND Lệ Thủy nhưng rồi không biết sao ông kêu Huệ tới thử, ông nói: "Con cỡ tuổi nhân vật Lan chắc hợp hơn!".

Trong tuồng, Chí Tâm hát vai Điệp, còn Thanh Kim Huệ vô vai Lan, dàn bao là các nghệ sĩ Hữu Phước, Tú Trinh, Hùng Minh, Mai Lan… Tuồng Lan và Điệp phát hành, không ngờ khán giả khắp nơi mê mệt.

Tên tuổi Chí Tâm - Thanh Kim Huệ nổi như cồn. Tên hai nhân vật đã được dùng để gọi Chí Tâm - Thanh Kim Huệ kể từ ngày 

Khoảng năm 1978, 1979, Thanh Kim Huệ và Trọng Hữu thâu bài Chợ mới của soạn giả Trọng Nguyễn. Bài ca cổ đó sau này trở thành bài "tủ" của nhiều người dân Nam Bộ trong các cuộc liên hoan, bên ly trà, trên bàn nhậu…

Thanh Kim Huệ kết hôn với nghệ sĩ Thanh Điền. Cuối năm 1974, gia đình Thanh Điền lập gánh hát Xuân Liên Hoa, Thanh Kim Huệ về đoàn làm đào chánh, tại đoàn cô còn phát triển thêm khả năng viết tuồng.

Cứ đi coi phim Hong Kong nào thấy hay bà lại về phóng tác với khá nhiều kịch bản cải lương như Quỷ kiến sầu, Nắng đẹp muôn màu, Tiếng hát rừng hoang

Vợ chồng Thanh Điền - Thanh Kim Huệ từng gây dấu ấn với công chúng khi vào vai Thị Hến - Quan Huyện trong vở cải lương kinh điển Ngao Sò Ốc Hến.

Mới đây, hội đồng xét tặng danh hiệu NSND, NSƯT lần 10 - 2021 tại TP.HCM đã đề xuất lên hội đồng cấp nhà nước danh hiệu NSND vợ chồng nghệ sĩ Thanh Điền - Thanh Kim Huệ.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Tin VN: Thất nghiệp, cử nhân bằng giỏi méo mặt được chào lương... 2,9 triệu đồng

Post by LDN Mon Dec 27, 2021 10:55 am

Lao động tự do nặng trĩu nỗi lo Tết đến

Thứ hai, 27/12/2021 - Báo Dân trí

Trở lại buôn bán, kiếm thu nhập sau một thời gian dài giãn cách do dịch bệnh, những người lao động tự do tại TP.HCM đang nỗ lực làm việc để có tiền trang trải cuộc sống.
Chật vật mưu sinh từng ngày

Hơn một tháng nữa là tới Tết Nguyên đán nên ông Vũ Kim Nguyên (ngụ Quận 4) và nhiều đồng nghiệp trong Nghiệp đoàn xe ôm phường Bến Thành đang rất trăn trở. Năm nay, ông Nguyên chỉ chạy xe được vài tháng còn lại nghỉ ở nhà do dịch bệnh.

Đi làm trở lại từ tháng 10 nhưng thu nhập của người tài xế tự do này cũng không khá hơn, có ngày chỉ chạy được 1 cuốc xe với thu nhập 20.000 đồng. Những năm trước, ông Nguyên chạy xe chở khách du lịch nước ngoài, nhận chở hàng cho tiểu thương chợ Bến Thành nên thu nhập cũng dư giả để lo Tết cho gia đình 4 người.

Lao động tự do nặng trĩu nỗi lo Tết đến - 1
Tài xế xe ôm chờ khách trước cổng chợ Bến Thành. (Ảnh: Trịnh Giang).

Nhìn cảnh chợ Bến Thành vắng hoe dịp cuối năm, lòng ông Nguyên nặng trĩu bởi tiền nhà và những khoản chi tiêu hàng ngày không biết kiếm được từ đâu. 

"Thu nhập trước đây khoảng gần 200.000 đồng/ngày. Bây giờ khó khăn quá, làm không ra tiền, thậm chí cả ngày không có khách, chỉ ngồi chơi. Tôi lo lắm, thấy chợ "án binh bất động" không sôi nổi như trước nên kiếm tiền cũng khó khăn"- ông Nguyên nói.

Sau một tai nạn lao động, ông Phạm Minh Tuấn (ngụ Quận 12) mất công việc ổn định nên chỉ có thể gắn bó với chiếc xe 3 bánh, đi bán vé số dạo tại các quận trung tâm thành phố để nuôi 3 đứa con đang tuổi ăn, tuổi học.

Ông Tuấn chia sẻ, trước đây vợ ông nhận may gia công với thu nhập khoảng 120.000 đồng/ngày, cộng thêm tiền bán vé số cũng đủ trang trải sinh hoạt. Dịch bệnh bùng phát khiến vợ chồng ông Tuấn thất nghiệp nhiều tháng.

Đến nay, gia đình 5 người đều trông chờ vào những xấp vé số nên nỗi lo kinh tế lại đè nặng lên vai ông Tuấn khi Tết đến, xuân về. Bốn năm nay, ông Tuấn chưa về quê Hải Dương thăm cha mẹ, dịp Tết năm nay cũng đành gác lại do không đủ điều kiện. 

Lao động tự do nặng trĩu nỗi lo Tết đến - 2
Tết của nhiều lao động tự do bán vé số đang trông chờ vào người mua. (Ảnh: Trịnh Giang)

"Dịch bệnh ít người ra đường, kinh tế cũng khó khăn hơn nên mọi người ít mua vé số. Bây giờ chỉ dựa vào tiền lời vé số chứ không còn thu nhập nào khác nên chi phí sắm Tết, mua quần áo mới cho con không có cũng lo lắm. Về nhà xem ti vi thấy mọi người đoàn tụ bên người thân cũng buồn lắm. Mình không về quê được thì phải chấp nhận"- ông Tuấn chia sẻ.

Tết cũng như ngày thường

Còn anh Phạm Chí Tâm (ngụ huyện hóc Môn) đang bán hàng rong dọc các quận nội thành cho biết, Tết Nguyên đán năm nay gia đình chỉ bày biện đơn sơ, cắt giảm nhiều khoản chi tiêu để dành vốn cho việc buôn bán.

Vừa qua, gia đình 4 người đều mắc Covid-19, phải điều trị dài ngày tại bệnh viện dã chiến nên không có thu nhập. Dù đã khỏi bệnh nhưng sức khỏe các thành viên trong nhà đều giảm sút nên không đi bán xa như trước, chỉ đẩy xe bán quanh khu phố đi bộ Nguyễn Huệ (quận 1).

Theo anh Tâm, các điểm vui chơi công cộng tại TP.HCM đã khá nhộn nhịp nhưng việc bán hàng cũng không khả quan bởi người dân ngại dịch bệnh, ít ăn uống, một phần do kinh tế khó khăn nên nhiều người cũng thắt chặt chi tiêu. Có ngày, thu nhập của 4 người từ việc bán hàng rong chưa đầy 300.000 đồng.

Giờ đây, anh Tâm chỉ trông chờ vào dịp Tết dương lịch, kì nghỉ Tết âm lịch để tới Công viên nước Đầm Sen, Thảo Cầm viên,… bán hàng chứ không mong được nghỉ ngơi, vui chơi. Bởi, anh Tâm tự nhủ: Những lao động tự do chỉ có thể "tự thân vận động" để lo cuộc sống. 

Người bán hàng rong cũng chỉ trông chờ bán buôn được trong những ngày lễ, Tết cuối năm. (Ảnh: Trịnh Giang)
"Thời gian giãn cách do dịch bệnh thì ai cũng khổ, mỗi người một hoàn cảnh nhưng khó khăn nhất là hàng rong vì không có thu nhập. Người công nhân có trợ cấp còn mình lao động tự do nên phải bươn chải, mượn tiền ăn rồi sau dịch ráng làm trả lại người ta. Hiện nay dịch bệnh vẫn phức tạp nên không cầu mong như năm trước, giờ tới đâu hay tới đó"- anh Tấm cho biết.

Tết Nguyên đán Nhâm Dần đang đến gần, người lao động tự do cũng thêm những nỗi lo cơm áo gạo tiền, thậm chí phải đắn đo khi mua một tấm áo mới cho con trong lúc kinh tế đang eo hẹp. Họ đều hi vọng, năm tới dịch bệnh sẽ giảm để được lao động, có thu nhập và không còn chồng chất lo lắng mỗi dịp Tết đến xuân về.

Theo VOV.VN

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

New Việt Nam: Mạng xã hội lên tiếng về những cái chết khác thường

Post by LDN Sun Jan 02, 2022 3:05 pm

Việt Nam: Mạng xã hội lên tiếng về những cái chết khác thường

2 tháng 1 2022 - BBC

Bức xúc với cái chết đau đớn của cháu bé tám tuổi V.A, cộng đồng mạng Việt Nam có vẻ đã hết sức chịu đựng. Họ tập trung chỉ trích hành vi bạo hành của cha đẻ và người tình của ông này.

Tối ngày 22-12, Bệnh viện Vinmec Central Park cấp cứu một bé gái trong tình trạng hôn mê, ngưng tim, ngưng thở, tên N.T.V.A. quận Bình Thạnh, TPHCM.

Báo chí Việt Nam liên tiếp đưa tin đây là vụ án "điểm", "Phó Thủ tướng yêu cầu không bỏ lọt tội phạm"... dường như làm cho vụ án này choán hết sự quan tâm của xã hội.

Đã xuất hiện trên mạng vô số ý kiến, trích dẫn, yêu cầu, hình thức phản đối, kiến nghị... "đanh thép" của trí thức, văn nghệ sĩ, người nổi tiếng, những người "hàng xóm"...

Phản ứng "đanh thép"
Viết trên trang Facebook cá nhân có hơn 70 ngàn người theo dõi, Hoang Linh ngắn gọn: "Hợp sức đưa gã cha máu lạnh ra tòa", nhưng không tiếc chữ bày tỏ đau xót: "Thương cho bé tám tuổi, bị đánh đập, hành hạ, khổ sai nhưng vẫn phải đóng vai hạnh phúc để cặp đôi chụp hình khoe trên mạng như một gia đình mẫu mực."

Trần Thu Hà viết trên trang có gần 250 ngàn người theo dõi: "Chúng ta đã nhìn thấy sức mạnh của mạng xã hội, và truyền thông. Mình và bạn bè đều viết nhiều bài, và còn nhắn tin riêng vận động những người có sức ảnh hưởng khác cùng lên tiếng."

Hoa hậu Nguyễn Thúc Thuỳ Tiên viết: " Em có quyền được hồn nhiên, được chở che và được sống cùng với những người mà em yêu thương."

Cô còn động viên mọi người: "Tiên mong rằng tất cả người dân Việt Nam, chúng ta hãy cùng chung tay lên án để đưa vụ việc này ra ánh sáng. Không chỉ lấy lại công bằng cho bé V.A mà còn thể hiện sức mạnh của chúng ta trong việc bảo vệ trẻ em trước những ác nhân!"

Tài trợ cho luật sư
Hoa hậu Phương Lê phát biểu trên YouTube hứa trả 100% tiền thuê luật sư vụ bé gái bị bạo hành tử vong. Theo tờ Thanh Niên, Hoa hậu Phương Lê cho biết cô "mất ăn, mất ngủ" vì ám ảnh khi thấy các thương tích trên người bé V.A, 8 tuổi, nạn nhân trong vụ bạo hành gây chấn động vừa qua.

"Tôi cũng làm mẹ, có ba đứa con gái. Nhìn thấy những đứa trẻ bị bạo hành, tôi thấy mình cần đứng ra bảo vệ dù nạn nhân không phải là con, cháu mình," Hoa hậu Quý bà Hòa bình Thế giới 2017 nói.

Bình luận dưới video của Hoa hậu, bạn Thị Tuyết Nguyễn viết: "Nghe nói ba năm tù là tui ức bữa đến giờ. Mong cộng đồng mạng lên tiếng mạnh mẽ để lấy lại công bằng cho bé VA. Người cha người mẹ ghẻ thật ác độc, không thể nào bỏ qua hai quỷ dữ này."

Tai Pham: "Cảm ơn Phương Le, cảm ơn tấm lòng nhân đạo, chống bạo hành trẻ em và phụ nữa, lấy lại công bằng cho bé, để linh hồn bé được thanh thản nơi chính suối thật tội nghiệp. Cảm ơn cộng đồng mạng, hãy đồng hành cùng lên tiếng chống bạo hành trẻ em."


Những cái chết khác


Cũng trong năm 2021, Việt Nam còn có hai cái chết thương tâm khác, nhưng dường như không có nhiều tiếng nói trong nước phản ứng mạnh mẽ như trên.

Quân nhân Trần Đức Đô, hôm 30/6, được cho là chết vì tự tử trong quân ngũ. Quân nhân Nguyễn Văn Thiên, hôm 1/12, tự té ngã, chết trong quân ngũ, theo truyền thông trong nước.

Gia đình quân nhân Trần Đức Đô không tin, yêu cầu điều tra minh bạch. Họ muốn mai táng người con tử vong trong quân ngũ khi có kết quả khám nghiệm tử thi của chính quyền.
"Lúc đi con khoẻ mạnh, lúc về thì con thế này. Gia đình muốn tìm sự công bằng cho con để thứ nhất là cháu ra đi thanh thản và thứ hai là để nhân dân còn tin tưởng vào Đảng và Nhà nước."

Cũng như gia đình Trần Đức Đô, bà Trần Thị Tuyền, chị họ của quân nhân Nguyễn Văn Thiên nói với BBC News Tiếng Việt hôm 2/12 rằng:
"Mình đâu có tiếng nói, mình đâu có thế lực. Bên đó dồn ép quá thì gia đình đành phải mai táng em. Chứ còn, thật ra gia đình không có muốn em ra đi oan ức quá. Nói chung mình không chôn không được, nói chung họ dàn xếp hết rồi".

Không thấy tiếng nói của "hàng xóm", không thấy các ngôi sao, những người nổi tiếng "sẵn sàng đứng ra". "Hàng xóm" cũng không.

"Hàng xóm" của những quân nhân này là ai nếu không phải chính những người lính, bạn của các anh?

Những người lính này ở đâu? Ý kiến của họ là gì? Rất khó tìm thấy. Ai biết?

Ngược lại, vụ "thảm sát đàn chó" ở Cà Mau được nhiều người lên tiếng, những người trẻ cũng vậy, có người cho rằng dù ở rất xa, nhưng họ cho rằng "không phải là người ngoài cuộc".Dù có vẻ rất chọn lọc khi lên tiếng, những người quan sát nhận thấy ý kiến của cộng đồng mạng xã hội có vẻ được giới chức chú ý và có xu hướng ngày càng có trọng lượng.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Tin VN: Thất nghiệp, cử nhân bằng giỏi méo mặt được chào lương... 2,9 triệu đồng

Post by LDN Tue Jan 04, 2022 1:53 pm

Đường về nhà – một ký ức u ám không thể quên

Đan Viên - Sài Gòn nhỏ
2 tháng 1, 2022

Đây là câu chuyện một người kẹt ở Mỹ thời COVID-19 và phải trải qua bao nhiêu nhiêu khê mới có thể trở về lại Việt Nam… Và dù muốn hay không, người ta cũng thấy nhiều điều không thể nào hiểu nổi…

Người đàn ông bức bối đưa tay ra phía sau lưng xé toạc một đường của bộ đồ bảo hộ màu xanh, làu bàu: Cái con mẹ nó, cả phi trường quốc tế có mỗi nhúm người Việt là bị bắt làm màu, lạch bạch tới lui như mấy con chim cánh cụt lạc xứ. 5K nỗi gì mà không chừa một cái chỗ trống trên máy bay, ăn uống, vệ sinh có phải tháo ra không, hay thiệt…

Vài tiếng cười nhẹ như tán thành, như động viên. Số đông còn đang loay hoay tìm cách yên vị dễ chịu nhất. Chuyến bay đưa công dân về nước của Lãnh sự quán (LSQ) Việt Nam tại San Francisco (SFO) phải đăng ký trước vài tháng, có người đã ở quá hạn visa cả năm, nhận được email của LSQ là mừng. Có người từ tiểu bang khác chỉ được báo trước ba ngày. Vừa đặt lịch xét nghiệm, vừa bay về phi trường SFO, những ai được thư của LSQ cũng không muốn bỏ lỡ, cố gắng có mặt từ đêm hôm trước. Người ta thì thào hỏi nhau chi phí chuyến bay, những con số khác nhau – $2,000, $4,000, $5,000… Không ai biết tại sao. Cần về thì về. Phải về thì về. Tiếc của và hoang mang, không biết cái gì chờ đợi suốt hành trình nhọc nhằn này…

30 tiếng để về đến Vân Đồn. Địa điểm cách ly tập trung thay đổi. Đám đông xáo trộn và ồn ào trong bộ đồ bảo hộ phần nhiều đã tơi tả. Mùi khử khuẩn nồng nặc. Cái va li vải ngấm hóa chất tới ướt. Cũng không nghĩ ngợi gì nhiều được, phải xếp hàng chờ lên chuyến xe gần 100 cây số giữa đêm nữa. Không ai còn đủ sức pha trò. Tiếng người phụ xe: 600 ngàn một người, ai không có tiền Việt thì đưa đô, tính giá “22” (22,000 VND/USD, thời giá ngày 23 Tháng Năm – ghi chú của người viết). Nhiều người thắc mắc, có người đòi hóa đơn, người không muốn tranh cãi thì nhắm mắt ngủ. Thu đủ tiền của tất cả hành khách xe mới chạy. Người ta sợ gì nhỉ, khi điểm đến là khu cách ly tập trung, là một doanh trại quân đội, trốn đi đâu được.

Rồi cũng về được khu cách ly lúc 2h sáng. Ai cũng cần một cái giường để ngả lưng, ngày mai ra sao cũng kệ. Trẻ con khóc, người già bực bội trút vào đứa con đi cùng… Rồi cũng chìm vào im ắng cho tới 5h sáng bị thức dậy bởi loa phóng thanh và những bài hát chèo đã nghe từ những ngày sau “giải phóng”. Bỗng dưng hoảng hốt, mình đang ở đâu đây, đang ở năm nào? Nhìn ra cửa sổ thấy vài gương mặt quen thuộc cùng chuyến bay, thực trạng lại quay về…

Những ngày cách ly với đủ thứ bất tiện rồi cũng qua nhanh. Một phần cũng nhờ hai bạn trẻ cùng chuyến đi, chắc dân học nhạc viện, hàng đêm ra ban công, bên nam bên nữ hát như kiểu đối đáp lẫn nhường nhịn nhau, rất hay và cũng thật dễ thương. Những bản sonata quen thuộc, những bài tình ca tiền chiến… trong những đêm lạc lõng và bức bối ấy mới thật sự mang lại chút yên bình trong lòng. Nhưng sự mong chờ được nhanh chóng về nhà đã bị dập tắt khi không có đường bay nội địa nào. Những nhóm trên mạng xã hội được lập ra để gởi đơn khắp nơi, từ LSQ VN ở Mỹ tới các hãng hàng không, cơ quan chính phủ trong nước, yêu cầu được bay, kể cả bay charter, vì không ai được báo trước việc này, nhưng hy vọng rồi vô vọng. Cuối cùng, toàn bộ đều phải đăng ký về xe do doanh trại quân đội sắp xếp, nếu không có người nhà tới đón. Mọi thủ tục tự đưa đón rất nhiêu khê, nên cũng rất ít người chọn cách này. Một hành trình nhọc nhằn khác lại bắt đầu…

Tôi không biết những người trên các chuyến bay chính phủ đón công dân về nước khác nghĩ gì, có thấy ấm lòng hay mừng vui như những gì trên truyền thông? Nhưng chuyến đi của một ngày giữa Tháng Chín 2021 ấy đã có rất nhiều điều khó mà kể lại cho tường tận, vì không chỉ là hành trình của riêng mình…

Tôi đã thấy:

Từ Bắc vô Nam phố xá chết lặng. Những khúc đường xuyên qua làng mạc ruộng đồng chỉ thấy tan hoang, cỏ lác thay lúa khoai. Rừng và biển gầm gào. Chiếc xe cố chạy xuyên qua màn mưa dữ dội tìm một trạm xăng tránh cơn bão đang tới gần. Chỉ có các trạm xăng là còn hoạt động. Không một bóng người trên đường, ngoài những chiếc xe được phép chạy. Nghe những người già nói, thời chiến tranh cũng chưa từng thấy cảnh này. Ngang qua Vũng Áng lúc hoàng hôn nhập nhoạng, trời tạnh được một lúc,  thấy các cột lửa dần đỏ rực lên cả một vùng, chẳng hiểu chúng là gì nhưng cứ như ở một hành tinh khác…

Những chiếc xe hơi phải quay đầu khi không qua được qua một trạm kiểm soát, dù trạm trước đó đã cho qua. Nước mắt của một cô gái áp mặt vào kính xe nhìn vô vọng ra ngoài chắc đã từng hy vọng về kịp với người mẹ ở quê. Không ai biết được câu chuyện của người khác trong thời ngăn đường ngăn người khủng khiếp này. Từ Bắc vô Nam phải đi qua không biết bao nhiêu trạm, mỗi nơi mỗi kiểu, ngay cả nhân viên trạm thu phí giao thông cũng có thể đòi coi toàn bộ giấy tờ của khách.

Bên vệ đường những nhóm nhỏ hồi hương bằng xe máy từ trong Nam ra, túm tụm lại với nhau, tơi tả, rách nát, mặt người không còn thần sắc, chiếc áo mưa bị gió xé toạc không che được cơn ướt lạnh. Nghỉ rồi lại đi, hành trình đau thương này sẽ khắc sâu vĩnh viễn trong ký ức của họ. Không có thước phim nào, bộ ảnh nào có thể ghi lại hết những gương mặt người lúc này, trên dặm trường này. Nhìn họ, việc cố tìm một chuyến bay charter mới ngày hôm qua thôi bỗng thành điều để mình áy náy…

Những “nhân viên công vụ” cũng mang đủ nhân diện của một thời tàn bạo. Có người chép miệng cho qua trạm, có kẻ hùng hổ bắt quay đầu. Có người chỉ cần đưa app khai báo trên điện thoại ra trình là xong, lại có kẻ bắt phải khai vào giấy… Người ta nhìn nhau bằng “những đôi mắt mang hình viên đạn”, dù có người cũng chẳng biết tại sao, khi mới hôm qua còn là người quen, là hàng xóm tốt.

Những chính sách khiến hàng vạn người chết, có bao nhiêu cái chết oan ức, tức tưởi? Cả cha mẹ của một người bạn tôi chết trong khu cách ly chỉ cách nhau ba ngày, khi gia đình còn chưa kịp tìm ra cách vào chăm sóc. Cho đến bây giờ, sau một lễ cầu siêu hoành tráng trên mặt báo (linh hồn họ có thoát được hay không?) chẳng ai nhận trách nhiệm. Người ta đang ồn ào chuyện xử một lũ người cấu kết nhau làm tiền, lấy tiền dân man rợ từ kit test, kể ra bao nhiêu ngàn tỷ, nhưng còn mạng dân?

Dân có thấy được an ủi chút nào không? Những câu hỏi vô vọng… Người đàn ông cùng chuyến bay vẫn luôn miệng bà mẹ nó. Anh phải về vì chỉ sang Mỹ thăm con đi học và bị kẹt lại, lo lắng cho ba mẹ già ở quê không biết rồi có bị đưa đi cách ly không… Chửi đổng cho hả tức chớ bà mẹ nào mà đẻ ra những thằng người hay những chính sách tàn ác đó. Giờ thì chính sách đang thay đổi mang lại những hy vọng về một cuộc sống bình thường. Người ta nhận ra sai lầm hay thời gian đã đủ để họ thay cách khác? Thay đổi chính sách như thay áo cũng chẳng có một lời giải thích. Người dân phải học cách cởi ra mặc vô tấm áo rách nát của mình.

Dù muốn nhìn hay không bạn cũng thấy nhiều điều không thể nào hiểu.

Đường về, hãy chắc chắn bạn đã biết tất cả và… vẫn muốn về, ngay lúc này, khi các chuyến bay thương mại bình thường đang được hứa hẹn…

Sài Gòn, những ngày cuối năm 2021

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Tin VN: Thất nghiệp, cử nhân bằng giỏi méo mặt được chào lương... 2,9 triệu đồng

Post by Sponsored content



Sponsored content


Back to top Go down

Page 3 of 38 Previous  1, 2, 3, 4 ... 20 ... 38  Next

View previous topic View next topic Back to top

- Similar topics

Permissions in this forum:
You can reply to topics in this forum