Our forum runs best with JavaScript enabled !

Tin VN: Thất nghiệp, cử nhân bằng giỏi méo mặt được chào lương... 2,9 triệu đồng

Page 21 of 38 Previous  1 ... 12 ... 20, 21, 22 ... 29 ... 38  Next

View previous topic View next topic Go down

New Re: Tin VN: Thất nghiệp, cử nhân bằng giỏi méo mặt được chào lương... 2,9 triệu đồng

Post by LDN Wed Nov 23, 2022 3:43 pm

Thiên đường xhcn việt cộng. Akademiker học thức, tốt nghiệp đại học lái xe ôm.

https://youtu.be/0TXWjZvPqxQ

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Tin VN: Thất nghiệp, cử nhân bằng giỏi méo mặt được chào lương... 2,9 triệu đồng

Post by LDN Thu Nov 24, 2022 1:49 pm

Cá lại chết trắng hồ Tây, bốc mùi hôi thối khiến dân Hà Nội khốn khổ


Tường Vy
23 tháng 11, 2022

Hình ảnh cá chết nổi trắng góc hồ Tây đoạn qua đường Nguyễn Đình Thi, Trích Sài ngày 22/11 – Ảnh: Dân Việt
Vài ngày qua, ven hồ Tây, đoạn qua đường Nguyễn Đình Thi, Trích Sài, người dân thấy rất nhiều loại cá trôi, cá mè, cá chép… chết nổi trắng mặt hồ. Có những con cá lớn từ 3 – 5 kg/con cũng chết nổi trên mặt nước, bị gió thổi dạt vào bờ, bốc mùi hôi tanh.

Công ty TNHH Một thành viên Thoát nước Hà Nội đã huy động công nhân đi trên hai thuyền máy ra vớt, nhưng làm không xuể vì lượng cá chết phải hàng tạ, đếm không hết.

Đáng nói, hiện tượng này đã diễn ra gần hai tháng, gây mất vệ sinh môi trường, ảnh hưởng mỹ quan đô thị và cuộc sống người dân quanh khu vực nhưng chính quyền vẫn chưa thể xử lý dứt điểm.

Nhiều công nhân được huy động vớt cá chết dưới hồ Tây – Ảnh: Dân Việt
Ông Nguyễn Vinh Quang, nhà gần ngay sát hồ Tây cho biết, mùi cá chết hôi tanh bốc lên khiến cuộc sống người dân bị ảnh hưởng, các hộ kinh doanh cũng bị ảnh hưởng rất nhiều. Nhiều người mất ăn mất ngủ vì cá chết.

Chị Nguyễn Lê Anh, một chủ hộ kinh doanh trên đường Nguyễn Đình Thị cho biết, cá chết bốc mùi nồng nặc khiến việc kinh doanh của gia đình chị cùng nhiều người khác ảnh hưởng nghiêm trọng. Chị Lê Anh nói:

“Nếu ngày trước mọi người ra hồ Tây thư giãn không khí trong lành thì giờ cá chết hôi tanh không ai dám ngồi ăn uống. Mọi người đi tới đây đều vội phóng xe qua nên buôn bán ế ẩm lắm. Cùng với đó, mùi cá thối ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ nhỏ, nhiều gia đình không dám cho con em ra những khu vui chơi xung quanh hồ Tây”.

Công nhân kéo từng bao tải cá chết – Ảnh: Dân Việt
Ngày 22 Tháng Mười Một, ông Nguyễn Đình Khuyến, Chủ tịch UBND quận Tây Hồ cho biết, kết quả kiểm tra của Chi cục Bảo vệ môi trường Hà Nội (Sở TN-MT Hà Nội) cho thấy lượng DO (thông số oxy hòa tan trong nước) ở mức trên 4, đây là mức DO bảo đảm, nên cá không thể chết. “Như vậy, chỉ có do thời tiết, cá dưới hồ dày đặc và đặc biệt là người dân thả cá trái phép xuống hồ là nguyên nhân gây ra cá chết hàng loạt”.

Bên cạnh đó, theo ông Khuyến, nhiều hội nhóm ở Hà Nội và vùng lân cận thường xuyên đến hồ Tây thả cá phóng sinh, loại cá này khi xuống nước không hợp môi trường nên bị chết.

Lý giải của ông Khuyến không nhận được sự đồng tình của người dân. Một người giấu tên cho rằng đổ thừa dân thả cá trái phép xuống hồ khiến cá chết hàng loạt là lời nói vô trách nhiệm, và không hiểu biết về môi trường.

Tình trạng cá chết ở Hồ Tây diễn ra liên tục trong nhiều tháng qua – Ảnh: Dân Việt
Theo Sở Xây dựng Hà Nội, hiện tượng cá chết do nhiều nguyên nhân, bao gồm: Thiếu không khí, hàm lượng oxy giảm, khối lượng cá trong hồ nhiều, chất lượng nước ô nhiễm, có khí độc (do bùn, tảo… gây ra), cá bị bệnh… Tuy nhiên, Sở Xây dựng lại không đưa ra con số cụ thể chứng minh khối lượng cá có trong hồ là bao nhiêu, và như thế nào là nhiều?

Như thế, ngay cả lý giải nguyên nhân cá chết, hai người có trách nhiệm với Hà Nội đều trả lời chung chung, không có trách nhiệm. Một tài khoản tên Người Đưa Tin viết trong phần bình luận chủ đề này trên Facebook rằng “Cá hồ Tây chết do không biết bơi dẫn đến nghẹt thở rồi nổi bụng gọi là chết!” còn dễ nghe, dễ hiểu hơn lời giải thích của ông chủ tịch quận Tây Hồ.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Tin VN: Thất nghiệp, cử nhân bằng giỏi méo mặt được chào lương... 2,9 triệu đồng

Post by LDN Thu Nov 24, 2022 3:08 pm

Phan Văn Thu - tù nhân chết trong giam cầm và tự do tôn giáo ở Việt Nam


Mỹ Hằng
BBC News Tiếng Việt
24 tháng 11 2022, 12:23 +07
Ông Phan Văn Thu (áo vàng) cùng đệ tử Ân Đàn Đại Đạo
NGUỒN HÌNH ẢNH,NGOC DIEN
Chụp lại hình ảnh,
Ông Phan Văn Thu (áo vàng) cùng đệ tử Ân Đàn Đại Đạo

Ông Phan Văn Thu, tù nhân tôn giáo, người sáng lập Ân Đàn Đại Đạo - một tổ chức Phật giáo độc lập được chính quyền Miền Nam Cộng hòa công nhận trước năm 1975 - vừa qua đời trong trại giam Gia Trung, tỉnh Gia Lai, được cho là do một số vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

Bà Ngọc Diện, con dâu ông Thu, xác nhận thông tin này với BBC qua điện thoại từ Bình Định.

"Ngày 20/11, phía trại giam báo cho gia đình rằng cha đã mất. Bác sỹ nói cha tôi bị nhồi máu cơ tim. Trại giam nói gia đình tới để phối hợp với cơ quan chức năng lo giải quyết hậu sự."

Tu sỹ từng lãnh án tử Thích Tuệ Sỹ trở thành lãnh đạo GHPGVN Thống Nhất

Ông Đỗ Công Đương chết và câu hỏi về quyền chữa bệnh của tù nhân

Covid-19: VN 'vội vàng' khi khởi tố vụ án liên quan Hội thánh Truyền giáo Phục Hưng?

Phật giáo Việt Nam 'hưng thịnh không phải nhờ chùa đồ sộ'

Bà Diện nói thêm: "Cha tôi bị suy tim đã lâu, bác sỹ nói ở cấp độ III. Đây là một kết cục đã được lường trước. Nhưng gia đình chúng tôi rất đau lòng vì từ nhiều năm nay chúng tôi đã làm đơn xin cho cha được ngưng thi hành án để về nhà dưỡng bệnh nhưng phía trại không giải quyết vì họ nói cha chỉ suy tim cấp độ II, không đủ điều kiện được cho về nhà."

Hiện gia đình ông Thu đã hoàn tất việc mai táng ông.

Trước ông Thu, đã có hai tù nhân tôn giáo khác thuộc Ân Đàn Đại Đạo đã qua đời, được cho cũng do bệnh tật, gồm ông Phan Thanh Ý chết đầu năm 2022 chỉ hai tháng sau khi được về nhà và ông Đoàn Đình Nam chết năm 2019 trong tù.

Trong tổng số hơn 20 thành viên Ân Đàn Đại Đạo bị bắt giam cùng ông Thu từ năm 2012, hiện có 12 người vẫn đang thi hành án.

Cái chết của tù nhân đã có thể tránh?
Theo tường thuật của người nhà ông Phan Văn Thu, ông được chẩn đoán mắc bệnh suy tim từ hơn chục năm nay.

Bà Diện cho hay Trung tâm Pháp y Sở Y tế Gia Lai chẩn đoán ông Thu mắc suy tim giai đoạn ba, có nguy cơ vỡ tim, ảnh hưởng tính mạng.

Gia đình ông Phan Văn Thu và Uỷ hội Tự do Tôn giáo Quốc tế của Hoa Kỳ (USCIRF) đã nhiều lần đề nghị phía trại giam Gia Trung cho ông Thu được đình chỉ thi hành án để về nhà chữa bệnh nhưng không được chấp thuận.

Bà Diện cũng nói với BBC rằng ông Thu không được chăm sóc sức khỏe đầy đủ trong trại giam. Dù tuổi cao, sức yếu, mang trong người nhiều bệnh trong, nhưng ông chỉ được đưa đi giám định sức khỏe một lần vào năm 2018 và mới đây nhất vào năm 2022 trước khi ông mất.

Trong Bản kết luận giám định pháp y về sức khỏe của Trung tâm Pháp y thuộc Sở Y tế Gia Lai doo gia đình cung cấp, ông Thu được xác định mắc suy tim cấp độ II, tiểu đường tuýp II, cùng một số vấn đề sức khỏe khác.

NGUỒN HÌNH ẢNH,NGOC DIEN
Chụp lại hình ảnh,
Bản kết luận giám định pháp y về sức khỏe ông Phan Văn Thu do gia đình cung cấp cho hay ông Thu chỉ bị suy tim cấp độ II nên không được ngưng thi hành án để về nhà dưỡng bệnh

BBC không có điều kiện để kiểm chứng độc lập các thông tin này.

"Phía trại giam đã tạo điều kiện cho gia đình mang thi thể cha tôi về để an táng mà không gây khó khăn gì. Họ cũng hỗ trợ xe đưa xác về nhà và một phần chi phí ma chay.

"Dù vậy, mong muốn của gia đình tôi là được lên tiếng để giải oan cho đạo Ân Đàn Đại Đạo, rửa sạch hàm oan cho cha tôi và những đệ tử của cha hiện đang bị tù đày.

"Cha tôi lẽ ra đã không phải chết trong nhà giam mà lẽ ra phải được trả về nhà trong vòng tay gia đình.

Tự do tôn giáo VN: Khi tu sĩ muốn đứng ngoài giáo hội 'chính thống'

Tuyên Quang: Về vụ bắt người H'Mông theo 'đạo Dương Văn Mình'

Vì sao chính phủ VN vẫn nhìn ‘nhân quyền’ rất khác thế giới?

Quốc tế nói Việt Nam vẫn 'đàn áp' tôn giáo ở Tây Nguyên

"Chúng tôi chỉ là những người tu hành. Những người hiện trong tù cũng đã già, yếu và gia đình sợ rằng họ cũng sẽ chịu số phận chết do bệnh tật trong tù,"

"Mặc dù là tù nhân, bị tước quyền công dân, nhưng họ vẫn còn những quyền khác như quyền được chăm sóc y tế, sức khỏe trong tù," bà Ngọc Diện nói với BBC.

Theo gia đình ông Thu, hiện vẫn còn hàng trăm Phật tử của Ân Đàn Đại Đạo đang tu tập âm thầm tại nhà do bị chính quyền cản trở không cho tụ họp, thực hành tôn giáo công khai.

Ủy hội Tự do Tôn giáo Quốc tế nói gì?
Trả lời câu hỏi của BBC về trường hợp ông Phan Văn Thu, đặc phái viên USCIRF, ông Frederick A. Davie cho hay "USCIRF rất đau buồn khi hay tin ông Phan Văn Thu qua đời trong tù."

NGUỒN HÌNH ẢNH,ẢNH TƯ LIỆU GIA ĐÌNH
Chụp lại hình ảnh,
Ông Phan Văn Thu (giữa) cùng các đệ tử Ân Đàn Đại Đạo

"USCIRF đã đưa trường hợp của ông Thu vào cơ sở dữ liệu Danh sách Nạn nhân của Quyền Tự do Tôn giáo hoặc Tín ngưỡng (FORB); ông là người sáng lập An Đàn Đại Đạo, một nhóm tôn giáo độc lập, và chính quyền Việt Nam đã kết án ông tù chung thân vì hoạt động tôn giáo của ông. Trước khi qua đời, sức khỏe của ông rất yếu.

"Ông mắc bệnh tiểu đường, viêm khớp, tăng huyết áp và suy tim. Theo báo cáo, nhà tù đã không điều trị y tế thích hợp cho ông trong thời gian ông ở trong tù.

"USCIRF đã thúc giục và sẽ tiếp tục thúc giục chính phủ Hoa Kỳ, bao gồm cả phái bộ Hoa Kỳ tại Việt Nam, theo dõi chặt chẽ tình trạng của các tù nhân lương tâm tôn giáo như ông Phan Văn Thu, và vận động cho phúc lợi của họ trong tù cũng như việc trả tự do cho họ.

"Ngoài ra, USCIRF cũng khuyến nghị chính phủ Hoa Kỳ nên phối hợp với chính phủ Việt Nam, cùng với các bên liên quan trong giới học thuật và xã hội dân sự, để khuyến khích sửa đổi Luật Tín ngưỡng và Tôn giáo của Việt Nam và nghị định hướng dẫn thi hành luật này cho phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế.

"Những cải cách đó nên bao gồm việc làm cho việc đăng ký trở nên đơn giản hơn và không bắt buộc đối với tất cả các nhóm tôn giáo để họ có thể thực hành tín ngưỡng của mình một cách tự do và không bị chính phủ can thiệp."

Chính quyền Việt Nam nói gì?
Trên báo chí chính thống, chính quyền Việt Nam nói rằng nhóm Ân Đàn Đại Đạo của ông Thu "núp bóng" dưới hoạt động kinh doanh khu du lịch sinh thái Đá Bia ở huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên để chỉ huy các hoạt động "chống phá" nhà nước như soạn ra các tài liệu "xuyên tạc", "nói xấu" chế độ.

Cáo trạng mô tả 'Hội đồng Công luật Công án Bia Sơn' với khoảng 300 thành viên do ông Thu 'cầm đầu' là tổ chức chính trị "phản động, phản cách mạng, uy hiếp sự tồn tại của chính quyền nhân dân"....

Một bài báo có tiêu đề 'Không thể xuyên tạc tình hình tự do tôn giáo ở Việt Nam' trên website của Bộ Nội vụ Việt Nam ngày 7/10/2022 nói rằng "Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của Nhân dân là chủ trương, chính sách nhất quán, xuyên suốt của Đảng, Nhà nước Việt Nam và được thể chế hóa bằng hệ thống pháp luật ... được Hiến pháp khẳng định trên nguyên tắc hiến định", và rằng "Chính quyền không can thiệp vào nội bộ các tôn giáo."

Hiện Việt Nam có 43 tổ chức tôn giáo được công nhận với 26,7 triệu tín đồ, theo Bộ Nội vụ Việt Nam.

Ông Phan Văn Thu là ai?
Ông Phan Văn Thu, sinh năm 1948, sáng lập Ân Đàn Đại Đạo, một tổ chức Phật giáo độc lập, trước năm 1975, dưới thời Việt Nam Cộng Hòa và được cho là đã phát triển mạnh mẽ thời kỳ này.

Sau năm 1975, sau khi Đảng CSVN lên nắm quyền, Ân Đàn Đại Đạo được cho là bị chính quyền mới ngăn cấm, bắt người.

Ngày 5/2/2012, chính quyền ở Phú Yên bắt giam ông Thu cùng hơn 20 Phật tử khác với cáo buộc "lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước".

Sau đó, tội danh của họ bị thay đổi thành "âm mưu lật đổ chính quyền nhân dân" theo Điều 79 Bộ Luật Hình sự.

Tháng 2/2013, ông Thu bị kết án tù chung thân, 24 thành viên khác nhận bản án từ 10 đến 17 năm tù, tổng cộng 309 năm tù giam và 110 năm quản thúc.

Tự do tôn giáo ở Việt Nam
Vấn đề tự do tôn giáo tại Việt Nam hiện vẫn đáng lo ngại trong hồ sơ của các tổ chức nhân quyền quốc tế.

Theo Báo cáo Tự do Tôn giáo Quốc tế Việt Nam 2021 của Hoa Kỳ, chính quyền Việt Nam sách nhiễu, hành hung, bắt người, truy tố, theo dõi, từ chối hoặc không trả lời yêu cầu đăng ký và các yêu cầu xin phép khác của các tổ chức tôn giáo độc lập.

Năm 2022 nóng với vụ giới chức bắt giữ và xét xử bốn người của Tịnh Thất Bồng Lai - một tổ chức tôn giáo độc lập.

12/2021, 56 tín đồ đạo Dương Văn Mình của người dân tộc thiểu số H'mông bị bắt.

9/2021, ba chức sắc đạo Cao Đài độc lập bị bắt

Báo cáo này cũng cho hay hàng chục tín đồ chức sắc của các nhóm tôn giáo khác tại Việt Nam đã bị thẩm vấn trong chỉ riêng năm 2019.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Tin VN: Thất nghiệp, cử nhân bằng giỏi méo mặt được chào lương... 2,9 triệu đồng

Post by LDN Fri Nov 25, 2022 3:06 pm

ở Sài Gòn mà chả biết rõ ở đâu 😄

https://youtu.be/CRNpMXdXTzw

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

New DELETE@

Post by LDN Fri Nov 25, 2022 3:27 pm

Việt Nam: Tòa tuyên án tử hình với bị cáo Nguyễn Võ Quỳnh Trang

Vụ án nhận được sự quan tâm của người dân
NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh,
Vụ án nhận được sự quan tâm của người dân

BBC

25 tháng 11 2022, 18:54 +07
Cập nhật 8 giờ trước
TAND TP.HCM chiều 25/11 tuyên án tử hình bị cáo Nguyễn Võ Quỳnh Trang về vụ bạo hành làm bé gái 8 tuổi tử vong một năm trước đây.

Bé gái 8 tuổi là con riêng bị cáo Nguyễn Kim Trung Thái, người bị tòa tuyên 8 năm tù.

Theo hội đồng xét xử, trong quá trình chung sống, bị cáo Trang nhiều lần đánh đập, hành hạ cháu bé.

Tòa án nói “cần phải loại bỏ bị cáo Trang vĩnh viễn ra khỏi xã hội”, theo tường thuật báo chí ngày 25/11. 

Trong khi đó, ông Nguyễn Kim Trung Thái nhận mức án 3 năm tù về tội Hành hạ người khác, 5 năm tù về tội Che giấu tội phạm. Tổng hợp hình phạt chung 8 năm tù.

Bị cáo Trang bị xét xử về các tội Giết người và Hành hạ người khác theo Điều 123 và 140 Bộ luật Hình sự; tổng hợp khung hình phạt cao nhất là tử hình.

Còn bị cáo Thái bị cáo buộc tội Hành hạ người khác và Che giấu tội phạm theo Điều 389.

Nói lời sau cùng, bà Nguyễn Võ Quỳnh Trang được dẫn lời: “Bị cáo không bao biện cho hành vi của mình. Mong HĐXX nhìn lại con người của bị cáo từ nhỏ đến nay, bị cáo chỉ có đi học, không phạm tội. Mong HĐXX cho bị cáo đường lui để ăn năn về hành vi của mình.”

Theo thông tin công bố, cháu N.T.V.A. là con ruột của Nguyễn Kim Trung Thái và bà Nguyễn Thị Hạnh.

Tháng 8/2020, vợ chồng ly hôn, ông Thái được quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cháu.

Tháng 9/2020, bà Nguyễn Võ Quỳnh Trang đến sống chung như vợ chồng với Thái và cháu tại căn hộ ở quận Bình Thạnh.

Ngày 22/12/2021, cháu bé ở nhà với bà Trang để học online.

Theo cáo trạng, bà Trang dùng cây gỗ đánh mạnh, liên tiếp vào người cháu.

Sau nhiều hành vị hành hạ khác, cháu bé bất tỉnh.

Khi ông Thái đi làm về, hai người đưa cháu đi cấp cứu nhưng nạn nhân đã chết trước khi đến bệnh viện do phù phổi cấp, sốc chấn thương.

Ngày 25/11, báo Tuổi Trẻ tường thuật tại tòa: “Hành vi giết người của Trang là đặc biệt nghiêm trọng, gây đau đớn cho nạn nhân, quá tàn nhẫn, không còn nhân tính nên cần loại bỏ bị cáo vĩnh viễn ra khỏi đời sống xã hội mới tương xứng.” 

“Đối với Thái, bị cáo này không can ngăn, bỏ mặc mà còn chửi bới, đánh đập cháu A., đồng phạm giúp sức với Trang về tội hành hạ người khác.”

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Tin VN: Thất nghiệp, cử nhân bằng giỏi méo mặt được chào lương... 2,9 triệu đồng

Post by LDN Fri Nov 25, 2022 3:35 pm

Lại tăng cường điện than tới 2030: 'Cú giáng' của VN vào mục tiêu năng lượng sạch? - Bài 2

Mỹ Hằng
BBC News Tiếng Việt
25 tháng 11 2022, 16:38 +07
Ảnh minh họa
NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh,
Ảnh minh họa

Việt Nam lại vừa lên kế hoạch tăng công suất sử dụng điện than từ nay tới năm 2030, theo một dự thảo kế hoạch phát triển năng lượng được Bộ Công Thương sửa đổi mới đây.

Giới quan sát cho rằng đây có thể là một đòn giáng mạnh vào các nỗ lực của các quốc gia giàu có muốn tài trợ để giúp Việt Nam chuyển sang năng lượng sạch.

Khoảng 8,5 tỷ USD đã được Vương quốc Anh, Liên minh châu Âu và nhóm G7 đề xuất hỗ trợ cho Việt Nam, chủ yếu dưới dạng cho vay, để chuyển đổi sang năng lượng sạch (gọi là Just Energy Transition Partnership - JETP).

Nhưng Việt Nam đã không chấp thuận thỏa thuận này. Và ngay sau đó, tiếp tục kế hoạch tăng điện than để đảm bảo nhu cầu năng lượng ngày càng tăng cao.

Dự thảo nói trên được Bộ Công thương Việt Nam sửa đổi ngày 11/11, và ban hành ngay sau hội nghị thượng đỉnh khí hậu toàn cầu COP27 ở Ai Cập mới đây.

Điện mặt trời: Cắt giảm mạnh công suất, 'VN giáng đòn vào nỗ lực năng lượng sạch'

VN vẫn 'nghiện' điện than dù đã cam kết 'phát thải bằng 0' vào 2050

Theo đó, than vẫn sẽ là nguồn năng lượng quan trọng nhất của Việt Nam cho tới 2030, với công suất hơn 36GW.

11 nhà máy điện than mới sẽ được xây dựng trong những năm tới.

Việt Nam hiện chỉ đứng sau Trung Quốc về điện than trong số các quốc gia thuộc tiểu vùng sông Mekong.

Lượng khí thải ở Việt Nam theo đó dự kiến sẽ tăng lên theo cấp số nhân, nhất là khi kinh tế Việt Nam đang phát triển nhanh chóng.

Hiện đã có hai quốc gia ký JETP là Nam Phi và Indonesia. Các nước này sẽ nhận được các khoản hỗ trợ trị giá hàng tỷ USD từ G7 và các nước phát triển khác để chuyển dần sang năng lượng sạch.

Giới chức EU và các nhà đàm phán phương Tây khác đã hy vọng Việt Nam sẽ trở thành nước thứ ba ký JETP tại COP27, và theo đó sẽ chấp thuận khoản hỗ trợ hơn 8 tỷ USD nói trên.

Nhưng các nguồn tin ngoại giao cho hay Việt Nam muốn có thêm các khoản tài trợ và có quyền kiểm soát nhiều hơn đối với cách giải ngân, theo Reuters.

Một số quan chức EU hi vọng rằng họ sẽ đạt được một thỏa thuận khác với Việt Nam tại hội nghị thượng đỉnh với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á vào giữa tháng 12 tại Brussels.

Năm 2021, tại COP26, Việt Nam cam kết đưa chỉ số phát thải CO2 về 0 (net zero) vào năm 2050 và một trong những tiêu chí hàng đầu để đạt mục tiêu này là loại bỏ dần điện than.

Đến năm 2020, điện than của Việt Nam đã tạo ra năng lượng nhiều bằng tất cả các nguồn khác cộng lại. Điện than cũng thải ra 126 triệu tấn CO2, tương đương một nửa lượng khí thải của Việt Nam.

'VN phải bắt đầu thực hiện cam kết từ bây giờ'

Trao đổi với BBC News Tiếng Việt, bà Flora Champenois, nhà nghiên cứu tại Global Energy Monitor nói rằng "Mặc dù Chính phủ Việt Nam đã cam kết rõ ràng rằng sẽ đạt net zero vào năm 2050, nhưng họ vẫn chưa có bất kỳ động thái quan trọng nào để làm như vậy hoặc có chút tích cực lên kế hoạch nào cho việc loại bỏ điện than nhanh chóng."

Trả lời câu hỏi liệu bà có nghĩ rằng Việt Nam thực sự quyết tâm để đạt được cam kết net zero, bà Flora Champenois nhắc đến "một làn sóng đàn áp xã hội dân sự mới ở Việt Nam", trong đó nổi bật là các vụ bắt giữ các nhà hoạt động môi trường gần đây bao gồm 'anh hùng khí hậu' Ngụy Thị Khanh - người đã tích cực vận động để Việt Nam loại bỏ điện than - Mai Phan Lợi, Đặng Đình Bách... "đang gây nguy hiểm cho tiến bộ trong giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu".

Bà nhấn mạnh: "Chính phủ Việt Nam phải duy trì các tiêu chuẩn nhân quyền cao nhất để củng cố và đạt được các cam kết của mình".

Chụp lại hình ảnh,
Bà Flora Champenois, nhà nghiên cứu tại Global Energy Monitor

"Việc đáp ứng các cam kết sẽ không dễ dàng nhưng vẫn có thể thực hiện được. Ví dụ, Việt Nam có thể theo đuổi nhiều cách hơn để giảm sự căng thẳng về nhu cầu năng lượng trong tăng trưởng kinh tế, cải thiện lưới điện quốc gia, đảm bảo nguồn vốn cho năng lượng tái tạo, v.v. Bằng cách chính thức hóa việc chấm dứt các chính sách tập trung vào than và nhiên liệu hóa thạch trước đây, Việt Nam sẽ cho thấy rằng mình sẵn sàng và có thể đạt được những tiến bộ hướng tới 'net zero'.

Theo bà, "Việt Nam được thiên nhiên ưu đãi với mặt trời và nguồn gió ổn định trên bờ. Với việc lập kế hoạch cẩn thận, cũng như sự tham gia của các bên liên quan trong nước và quốc tế, Việt Nam có thể trở thành nước dẫn đầu và dần dần xóa bỏ than khỏi lưới điện trong khi vẫn tiếp tục phát triển.

Tuy nhiên, trở ngại nằm ở chỗ các nước cam kết net zero chủ yếu dựa trên tinh thần tự nguyện.

"Không có cơ chế thực sự nào để buộc các nước thực thi cam kết nào hoặc trừng phạt họ nếu không thực hiện đúng cam kết này. Đây là lý do tại sao Việt Nam cần xác định các mục tiêu ngắn hạn, tạm thời để tiếp tục đi đúng hướng. Các công việc cơ bản nằm đáp ứng cam kết net zero năm 2050 cần phải bắt đầu trong thập kỷ này," bà Flora Champenois nói với BBC.

Không lâu trước khi Việt Nam sửa đổi kế hoạch tăng cường điện than cho tới 2030, ngành điện lực Việt Nam - do nhà nước độc quyền - đã ngưng mua điện mặt trời từ nhà máy Trung Nam - Thuận Nam ở tỉnh Ninh Thuận.

Việc cắt giảm một nửa công suất tiêu thụ điện mặt trời có hiệu lực từ ngày 1/9 đã khiến tập đoàn Trung Nam đứng trước nguy cơ phá sản, theo một bức thư Tập đoàn Trung Nam gửi Bộ Công Thương mà Reuters được tiếp cận.

Đầu tư của Trung Quốc
Trung Quốc là các nhà đầu tư chính cho điện than Việt Nam, sau đó đến Anh, Hàn Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản....

Vào tháng 9/2021, ông Tập Cận Bình đã tuyên bố sẽ chấm dứt xây dựng mới các dự án than ở nước ngoài, theo Energy Economics and Financial Anlysis.

Nói với BBC, bà Flora Champenois nhận định rằng, "dù vậy, tài trợ cho điện than có thể vẫn đến thông qua nhiều kênh khác nhau".

"Để kỷ nguyên điện than kết thúc, tất cả các kênh này phải đóng lại.

"Từ nay cho đến lúc đó, vẫn tiềm ẩn rủi ro của việc Việt Nam lập kế hoạch năng lượng để thúc đẩy các nhà máy điện than mới, làm trì hoãn quá trình chuyển đổi cần thiết sang các nguồn năng lượng sạch hơn."

Danh sách các dự án than tiềm năng khác nhau ở Việt Nam do Trung Quốc đầu tư mà hiện chưa bị hủy bỏ rõ ràng do bà Flora Champenois cung cấp cho BBC, bao gồm:

Nhà máy điện than Anh Khanh tại Bắc Giang
Nhà Máy Công Thanh
Nhà máy Nam Định
Nhà máy Sông Hậu
Nhà máy Vĩnh Tân
Việt Nam là nước nhận nhiều tiền đầu tư nước ngoài nhất cho phát triển điện than, theo sau là Bangladesh, Indonesia, Ấn Độ...

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Tin VN: Thất nghiệp, cử nhân bằng giỏi méo mặt được chào lương... 2,9 triệu đồng

Post by LDN Sun Nov 27, 2022 4:03 pm

BBC News, Tiếng Việt

Khủng hoảng trái phiếu bất động sản VN: 'Một số nhà phát hành rất khôn lỏi'?

Tác giả,Huyền Trân
Vai trò,BBC News Tiếng Việt
8 giờ trước
Chung cư tại Sài Gòn
NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Tại Việt Nam, niềm tin của các nhà đầu tư nắm giữ trái phiếu bất động sản được cho là đang xuống mức rất thấp sau liên tiếp các vụ bắt giữ lãnh đạo những tập đoàn lớn.

Những người này bị cáo buộc liên quan tới thao túng trái phiếu, với các vụ bắt giữ mới đây nhất là nhiều quan chức của tập đoàn Vạn Thịnh Phát.

Để đảm bảo cho hoạt động lành mạnh của một thị trường trái phiếu non trẻ như của Việt Nam, theo chuyên gia tài chính - ngân hàng, Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu, cần phải đáp ứng những điều kiện nhất định.

Tuy nhiên, "ở môi trường Việt Nam thì [những điều này] rất khó thực hiện", nhất là trong lĩnh vực bất động sản, ông nhấn mạnh, và việc thiếu vắng các điều kiện đó không phải là nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng hiện thời.

Trả lời BBC News Tiếng Việt, trước hết Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu bình luận về việc có ý kiến cho rằng đặc điểm trái phiếu Việt Nam là "trái phiếu ba không", tức là "không xếp hạng tín nhiệm", "không bảo lãnh thanh toán của các tổ chức tài chính uy tín", và "không tài sản bảo đảm".

'Ba điều kiện cần thiết'

Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu: Đây là một nhận định phiến diện. Bởi vì trên thế giới, như ở Mỹ, rất nhiều trái phiếu là trái phiếu 'ba không', không xếp hạng tín nhiệm, không bảo lãnh thanh toán, và không có tài sản bảo đảm.

Rất nhiều trái phiếu bên Mỹ khi phát hành riêng lẻ thì không xếp hạng tín nhiệm. Giao dịch riêng lẻ giữa nhà phát hành và nhà đầu tư, nếu nhà đầu tư cảm thấy thoải mái với nhà phát hành, tin tưởng vào nhà phát hành, và họ đồng ý mua trái phiếu đó, thì trái phiếu đó không cần phải xếp hạng.

Thành ra nói rằng đặc thù trái phiếu của Việt Nam là không xếp hạng tín nhiệm, không bảo lãnh thanh toán, không tài sản bảo đảm đã dẫn đến khủng hoảng của thị trường trái phiếu hiện nay là không đúng.

Tuy nhiên, tôi phải nói là hiện tại, với một thị trường trái phiếu non trẻ như ở Việt Nam, ba điều đó là điều cần thiết.

Trái phiếu cần phải được xếp hạng tín nhiệm, trái phiếu cần phải có bảo lãnh thanh toán nếu mà nhà phát hành không bảo lãnh được việc thanh toán, và trái phiếu cần phải có tài sản bảo đảm, nếu mà nhà phát hành không có đủ khả năng để đảm bảo là họ có thể đủ khả năng trả nợ trái phiếu.

Nhưng tôi xin nói chi tiết về ba điều này.

Thứ nhất, về xếp hạng tín nhiệm, như chúng ta biết năm 2019 thì chính phủ có ban hành Nghị định 153 về phát hành trái phiếu riêng lẻ. Với nghị định đó, các nhà phát hành không bị bắt buộc phải có xếp hạng tín nhiệm, nếu có thì tốt, không có cũng được.

Sang năm 2022, Bộ Tài chính có Nghị định 65 bổ sung Nghị định 153, bắt buộc các nhà phát hành phải có xếp hạng tín nhiệm nếu mà các nhà phát hành phát hành với số lượng lớn, là trên 500 tỷ đồng và với tỷ lệ đòn bẩy 1/1, cùng một số điều khác nữa.

Tuy nhiên xếp hạng tín nhiệm chỉ được đòi hỏi cho những công ty phát hành trên 500 tỷ đồng trở lên, còn những công ty phát hành dưới số tiền này thì không bắt buộc phải xếp hạng tín nhiệm. Đây là một điều thiếu sót.

Tôi nghĩ rằng các nhà phát hành ở Việt Nam, tôi có thể nói là khôn lỏi, khi mà họ có một số lượng phát hành lớn, và họ có thể chia nhỏ ra.

Ví dụ thay vì phát hành 500 tỷ thì phát hành hai lô, một lô 300 tỷ, lô kia 200 tỷ để tránh quy định phải có xếp hạng tín nhiệm.

Thứ hai là vấn đề bảo lãnh thanh toán bởi tổ chức tài chính có uy tín. Thật sự, nếu một trái phiếu được bảo lãnh thanh toán của một ngân hàng thì người ta sẽ xem trái phiếu đó qua khả năng trả nợ của ngân hàng, không phải qua khả năng trả nợ của nhà phát hành nữa.

Không phải chỉ ở Việt Nam mà ở Mỹ cũng vậy, một điều rất hiếm xảy ra là một ngân hàng bảo lãnh thanh toán cho một trái phiếu. Thành ra đúng là điều cần thiết cho đảm bảo khả năng thanh toán cho một nhà phát hành nhưng đây là một điều kiện rất khó thực hiện.

Điều kiện thứ ba, về tài sản bảo đảm. Nếu chúng ta nhìn vào những thị trường phát triển như ở Mỹ hay châu Âu thì phần lớn các trái phiếu không có tài sản bảo đảm. Nhưng tại thị trường Việt Nam tôi nghĩ cần tài sản bảo đảm.

Tuy nhiên, ở Việt Nam, vấn đề tài sản bảo đảm rất mơ hồ và rất khó để thẩm định. Chẳng hạn như một trái phiếu được đảm bảo bằng các dự án bất động sản, và các dự án bất động sản thì phần lớn được hình thành trong tương lai, không có giá trị cụ thể tại thời điểm phát hành trái phiếu.

Thành ra, những tài sản bảo đảm đặc biệt trong lĩnh vực bất động sản và tài sản hình thành trong tương lai từ dự án bất động sản không có giá trị bảo đảm cao.

Những điều tôi nói là cần thiết, nhưng ở môi trường Việt Nam thì rất khó thực hiện.

Người ngồi trước màn hình máy tính
NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh,
Theo Nghị định 65 quy định về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ thì các trái chủ, các nhà đầu tư có nhà đại diện pháp lý

'Thiếu cơ chế kiểm soát việc sử dụng nguồn vốn'

BBC: Tiến sĩ có đề cập là các nhà phát hành trái phiếu ở Việt Nam rất 'khôn lỏi'. Vậy họ đã sử dụng các cách nào để qua mặt các trái chủ?

Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu: Khi phát hành trái phiếu, nhà phát hành có hợp đồng trái phiếu.

Hợp đồng đó cần phải được gửi cho tất cả các nhà đầu tư, trái chủ, bên cạnh bản cáo bạch. Hợp đồng trái phiếu thông thường phải nói rõ việc sử dụng vốn đó như thế nào, như hoàn thành một dự án bất động sản nào đó, chương trình tài trợ nào đó. Các trái chủ rất khó kiểm soát được số tiền nhà phát hành thu được sẽ sử dụng ở đâu, như thế nào.

Trên nguyên tắc, theo Nghị định 65, các trái chủ, các nhà đầu tư có nhà đại diện pháp lý, người đại diện này đúng ra là phải kiểm tra xem nhà phát hành sử dụng vốn như thế nào. Trong lúc trái phiếu đang có hiệu lực, đại diện pháp lý phải xem cam kết nhà phát hành trong hợp đồng như các cam kết tài chính hay phi tài chính, và phải báo cho nhà đầu tư nếu có vi phạm.

Tôi thấy rằng việc có một người đại diện như thế, có chức năng như thế là chuyện vẫn còn rất mờ nhạt tại Việt Nam. Chính vì thế, các nhà phát hành dễ dàng qua mắt các nhà đầu tư.

Nếu mà không có người nào đứng ở giữa kiểm tra các hợp đồng, thì các nhà đầu tư làm sao có thể biết được nhà phát hành đang thực hiện như thế nào.

Những nhà đầu tư riêng lẻ, cá nhân, có mua vài trăm triệu trái phiếu, họ không ở vị trí để nói chuyện với nhà phát hành được. Không ai tiếp họ cả, khi họ muốn xem báo cáo tài chính, sổ sách thì chắc không ai trả lời cho họ.

Cổ phiếu thì dễ hơn vì họ có một cái desk để trả lời cổ đông. Còn trái phiếu thì tôi thật sự chưa thấy có nhà phát hành nào có desk để trả lời các trái chủ cả.

Vì vậy, các nhà phát hành dễ dàng qua mặt các nhà đầu tư lắm.

Ngoài ra chẳng hạn như những nhà phát hành đó, tình hình tài chính suy sụp, thì làm sao các trái chủ, các nhà đầu tư biết được tình hình tài chính? Ngay cả với báo cáo tài chính thì họ cũng không thể nào yêu cầu nhà phát hành gửi cho họ được, mà cần phải có người đại diện nhận rồi gửi cho các trái chủ.

Do đó, các nhà đầu tư dường như không có cơ hội, năng lực nào để kiểm soát nhà phát hành. Chính từ chỗ đó, nhà phát hành có nhiều chiêu trò, dễ dàng lạm dụng lòng tin của nhà đầu tư.

Bất động sản Việt Nam: 'Đánh thuế hoạt động đầu cơ' sẽ giải quyết dứt điểm khủng hoảng?

Thao túng chứng khoán tại VN: Câu hỏi về trách nhiệm và năng lực của cơ quan quản lý

Việt Nam: Ngân hàng SCB hậu 'kiểm soát đặc biệt' sẽ thế nào?

NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh,
Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu khuyên cho các nhà đầu tư nên liên hệ ngay với đại diện pháp lý của mình nếu có

BBC: Như vậy theo ông, ở Việt Nam hiện tại ngân hàng chỉ bảo lãnh phát hành trái phiếu, chứ không bảo lãnh thanh toán?

Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu: Tôi không quả quyết điều này. Tôi không biết trong tất cả các trái phiếu mà các nhà phát hành phát hành trong 4, 5 năm vừa qua cho đến nay, bao nhiêu trái phiếu đó được ngân hàng bảo lãnh thanh toán. Tôi không có con số nhưng tôi tin rằng, nếu có thì rất ít.

Và chính vì thế, rất nhiều người dân mua trái phiếu không hiểu rõ giữa bảo lãnh phân phối và bảo lãnh thanh toán. Nhưng tôi không khẳng định là không có bảo lãnh thanh toán. Có thể có, tôi không có con số cụ thể là bao nhiêu phần trăm trong số trái phiếu được phát hành.

Giải pháp tạm thời: hoãn nợ cho các nhà phát hành trái phiếu?

BBC: Tâm lý người sở hữu trái phiếu bất động sản rất lo lắng vì nguy cơ các doanh nghiệp phát hành vỡ nợ. Theo Tiến sĩ, các trái chủ nên làm gì vào lúc này, và ông có đề xuất nào cho chính phủ Việt Nam để giải quyết cuộc khủng hoảng?

Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu: Các nhà đầu tư nên liên hệ ngay với đại diện pháp lý của mình, nếu có.

Thường thì mọi trái phiếu đều có đại diện pháp lý. Trong trường hợp quý vị đã trót mua trái phiếu mà nhà phát hành không có đại diện pháp lý thì quý vị phải tiếp xúc văn phòng luật sư của mình hoặc chuyên gia tài chính đại diện cho mình.

Quan trọng là các nhà đầu tư nên kết nối lại với nhau. Nếu có thể được thì nên lập hội đồng của các nhà đầu tư, từ các hội đồng đó sẽ có quyết định quan trọng, giao trách nhiệm cho một đại diện pháp lý để nói chuyện với nhà phát hành, hoặc đại diện pháp lý của nhà phát hành.

Chuyện này cần làm ngay, trễ một ngày thì thiệt hại tăng lên, vì nếu có tài sản bảo đảm thì tài sản bảo đảm suy giảm từng ngày, chưa kể nhà phát hành bị điều tra về tài sản, tài sản bị kê biên, phong tỏa, không thể được thanh lý, chờ kết luận của cơ quan điều tra, và phán quyết của tòa án.

Với chính phủ Việt Nam thì tôi nghĩ cần hành động ngay để ngăn chặn sự 'mất máu' trên thị trường trái phiếu.

Hiện tại có nhiều doanh nghiệp ồ ạt trả nợ trước hạn. Và Nghị định 65 có quy định các nhà phát hành trái phiếu nếu được yêu cầu phải trả nợ trước hạn cho nhà đầu tư, nếu việc phát hành sai quy định pháp luật.

Trong trường hợp thế này, nếu chính phủ không có biện pháp giúp các nhà phát hành thì sẽ có hiện tượng domino có thể lan tỏa ra những nhà phát hành khác, và xảy ra sự khủng hoảng trên thị trường trái phiếu hiện nay.

Tôi đề nghị chính phủ nên xem xét chương trình hoãn nợ quốc gia cho tất cả nhà phát hành, kể cả nhà phát hành bất động sản, trong vòng một năm.

Trong vòng một năm đó, các nhà đầu tư không được kiện, không được yêu cầu tòa án mở thủ tục phá sản, để nhà phát hành có thời gian phục hồi và trả nợ.

Tuy nhiên không phải nhà phát hành nào cũng được hưởng chế độ đó, chỉ có nhà phát hành làm đúng quy định pháp luật. Còn những nhà phát hành nào, phát hành mang tính lừa đảo, gây thiệt hại cho nhà đầu tư thì các trái phiếu đó không được hưởng quy chế đặc biệt này.

Bất động sản Việt Nam: 'Đánh thuế hoạt động đầu cơ' sẽ giải quyết dứt điểm khủng hoảng?

Thao túng chứng khoán tại VN: Câu hỏi về trách nhiệm và năng lực của cơ quan quản lý

Việt Nam: Ngân hàng SCB hậu 'kiểm soát đặc biệt' sẽ thế nào?

NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh,
Đã xuất hiện tượng các doanh nghiệp thanh toán trái phiếu bất động sản bằng bất động sản tại Việt Nam

BBC: Đã có xuất hiện tượng các doanh nghiệp thanh toán trái phiếu bất động sản bằng bất động sản tại Việt Nam. Tiến sĩ có nhận định gì về hình thức này?

Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu: Khi một nhà phát hành đứng trước khả năng vỡ nợ thì họ phải tìm mọi cách để tháo gỡ khó khăn.

Tháo gỡ đầu tiên là nhà đầu tư, trái chủ ngồi lại với nhà phát hành để thỏa thuận một chương trình hoãn nợ, cơ cấu lại nợ, đây là một cách rất nhiều nhà phát hành ở Mỹ hay nhiều nước khác sử dụng. Có thể lãi suất sẽ tăng lên.

Cách giải quyết thứ hai là nhà phát hành sẽ bán những tài sản hiện có của mình, những dự án bất động sản, chung cư, khách sạn để trả nợ cho trái chủ.

Cách giải quyết tiếp theo là nếu những trái phiếu đó được đảm bảo bằng tài sản bất động sản thì họ có thể thương thảo với trái chủ, và đồng ý thay vì trả nợ, thì những nhà đầu tư lấy những tài sản đảm bảo trái phiếu đó.

Khi đi đến thương thảo như vậy, dĩ nhiên cả hai bên phải đồng ý về giá trị tài sản bảo đảm, và sẽ có tỷ lệ chuyển đổi như thế nào từ trái phiếu sang tài sản được đảm bảo, và sẽ được chuyển giao cho nhà đầu tư.

Giá trị của trái phiếu có được chiết khấu hay không, có nghĩa là giảm giá. Khi nhà phát hành gặp khó khăn thì có thể thương thảo với nhà đầu tư để định lại giá của tài sản bảo đảm, cần sự định giá rất kỹ càng.

Đây là một cách trả nợ không thông thường mà là bất thường.

Bất động sản Việt Nam: 'Đánh thuế hoạt động đầu cơ' sẽ giải quyết dứt điểm khủng hoảng?

Thao túng chứng khoán tại VN: Câu hỏi về trách nhiệm và năng lực của cơ quan quản lý

Việt Nam: Ngân hàng SCB hậu 'kiểm soát đặc biệt' sẽ thế nào?

NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
BBC: Theo ông, tại sao vấn đề sai phạm trong phát hành trái phiếu bất động sản Việt Nam lại xảy ra trong thời gian qua với những con số "khủng" hàng ngàn tỷ đồng?

Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu: Theo thông tin của báo chí, những vụ lớn trong năm nay, như phát hành trái phiếu của Tân Hoàng Minh, Louis Holdings... gần đây nhất là của Vạn Thịnh Phát là sai quy định và được xem như mang tính chất lừa đảo.

Khi những nhà phát hành trái phiếu, họ huy động được số tiền lớn thì họ không sử dụng số tiền đó đúng mục đích.

Ví dụ như trái phiếu huy động để hoàn thành một dự án bất động sản, nhưng thay vì tập trung mục tiêu này, nhà phát hành dùng số tiền đó để đầu tư vào dự án khác, để tài trợ công ty con của mình, thậm chí có thể tài trợ hoạt động tài chính không hợp pháp.

Qua tất cả thông tin, thì có thể thấy sai phạm lớn nhất, dẫn đến những vụ án lớn trong năm nay là việc nhà phát hành sử dụng tiền không đúng mục đích, mang tính lừa đảo, tạo thiệt hại cho các nhà đầu tư.

Đây là điều chúng ta đều rất băn khoăn tại sao việc phát hành lừa đảo như thế lại có thể qua mắt được cơ quan chức năng.

Đây cũng là câu hỏi của tôi.

Tôi cũng không hiểu là tại sao Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Ủy ban Thanh tra chính phủ hoặc các cơ quan giám sát khác lại không biết đến chuyện các tập đoàn lớn sử dụng tiền sai mục đích.

Đặc biệt nữa, vụ Vạn Thịnh Phát thì chúng ta thấy việc phát hành trái phiếu, tính đến hàng trăm ngàn tỷ, các công ty liên quan đến tập đoàn này lên đến hàng trăm công ty.

Với những đại công ty như vậy, khi họ huy động vốn thì tôi tin rằng các công ty quản lý, giám sát đều để mắt vào đấy.

Vậy tại sao lại có thể lọt qua mắt của những cơ quan đó? Các cơ quan đó cần có câu trả lời. Riêng tôi thì không có thể câu trả lời.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Tin VN: Thất nghiệp, cử nhân bằng giỏi méo mặt được chào lương... 2,9 triệu đồng

Post by Sponsored content



Sponsored content


Back to top Go down

Page 21 of 38 Previous  1 ... 12 ... 20, 21, 22 ... 29 ... 38  Next

View previous topic View next topic Back to top

- Similar topics

Permissions in this forum:
You can reply to topics in this forum