Our forum runs best with JavaScript enabled !

Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024

Page 20 of 55 Previous  1 ... 11 ... 19, 20, 21 ... 37 ... 55  Next

View previous topic View next topic Go down

New Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024

Post by LDN Wed May 18, 2022 5:54 pm

Ông Khodarenok này sau đó mấy ngày lên TV chỉnh lại, nói chuyện quay 180 độ. Đúng là xã hội chủ nghĩa cs xưa. Nói xong nói lại😄

Đại tá về hưu cảnh báo trên truyền hình Nga 'tình hình với Nga sẽ tồi tệ hơn'

Steve Rosenberg
Biên tập viên BBC Tiếng Nga
18 tháng 5 2022

Mikhail Khodarenok nói rằng Nga hoàn toàn bị cô lập về chính trị
Chụp lại hình ảnh,

Các hãng tin truyền thông chính thống của Nga đưa ra một cái nhìn về cuộc chiến Ukraine không giống với bất kỳ cái nhìn nào từ bên ngoài đất nước.

Ngay từ đầu, họ thậm chí không gọi đó là một cuộc chiến. Nhưng đã có một cuộc trao đổi hiếm hoi được phát sóng trên truyền hình nhà nước Nga.

Đó là một tác phẩm truyền hình hiếm có.

Chương trình có thời lượng 60 phút, là chương trình trò chuyện hàng ngày phát sóng hai lần trên truyền hình nhà nước Nga: cuộc thảo luận tại studio nhằm thúc đẩy đường lối của Điện Kremlin về mọi thứ, kể cả về cái gọi là "hoạt động quân sự đặc biệt" của Tổng thống Putin ở Ukraine.

'Họ đang dối trá': Nhà báo Nga phản đối chiến tranh Ukraine ngay trên tivi

Nhưng vào tối thứ Hai, khách mời của studio là Mikhail Khodarenok, một nhà phân tích quân sự và là một đại tá về hưu, đã vẽ ra một bức tranh rất khác.

Ông cảnh báo rằng "tình hình [với phía Nga] rõ ràng sẽ trở nên tồi tệ hơn" khi Ukraine nhận được hỗ trợ quân sự bổ sung từ phương Tây và "quân đội Ukraine có thể trang bị vũ khí cho một triệu người".

Nhắc đến những người lính Ukraine, ông phát biểu: "Mong muốn bảo vệ đất mẹ của họ rất thật. Chiến thắng cuối cùng trên chiến trường được xác định bởi nhuệ khí dâng cao của những người lính đang đổ máu cho lý tưởng mà họ sẵn sàng chiến đấu."

"Vấn đề lớn nhất đối với tình hình quân sự và chính trị [của Nga]," ông tiếp tục, "là chúng ta đang bị cô lập hoàn toàn về chính trị và cả thế giới đang chống lại chúng ta, ngay cả khi chúng ta không muốn thừa nhận. Chúng ta cần giải quyết vấn đề này."

"Tình hình không thể được coi là bình thường khi chống lại chúng ta là một liên minh của 42 quốc gia và khi các nguồn lực của chúng ta, quân sự-chính trị và quân sự-công nghệ, là có hạn."

Những khách mời khác trong trường quay đều im lặng. Ngay cả người dẫn chương trình, Olga Skabeyeva, bình thường hay lên tiếng mạnh mẽ bảo vệ Điện Kremlin, cũng tỏ ra khuất phục một cách kỳ lạ.

Theo nhiều cách, đó là trường hợp "tôi đã nói với bạn như vậy" từ ông Khodarenok. Viết trên Independent Military Review của Nga hồi tháng Hai, trước khi Moscow tấn công Ukraine, nhà phân tích quốc phòng này đã chỉ trích "những kẻ hiếu chiến quá khích và những kẻ điên rồ hấp tấp" khi cho rằng Nga sẽ dễ dàng giành chiến thắng trong cuộc chiến chống Ukraine.

Kết luận của ông hồi đó là: "Một cuộc xung đột vũ trang với Ukraine không nằm trong lợi ích quốc gia của Nga".

Chụp lại hình ảnh,
Biểu tượng về "hoạt động quân sự đặc biệt" của Nga ở Ukraine mọc lên khắp Moscow

Phê bình trên báo in là một chuyện. Nhưng trên tivi - với hàng triệu khán giả - thì đó hoàn toàn là một cấp độ khác. Điện Kremlin đã không kiểm soát được bối cảnh thông tin ở đây: đóng cửa các nguồn tin tức độc lập của Nga và đảm bảo rằng truyền hình - công cụ chính ở Nga để định hình dư luận - được đưa tin.

Thật hiếm khi được nghe những phân tích thực tế như vậy về các sự kiện trên tivi của Nga.

Thật hiếm có. Nhưng không phải là duy nhất. Trong những tuần gần đây, các quan điểm chỉ trích đã xuất hiện trên truyền hình ở Nga.

Tháng Ba, trong một chương trình trò chuyện trên truyền hình nổi tiếng khác, một nhà làm phim người Nga đã nói với người dẫn chương trình: "Cuộc chiến ở Ukraine vẽ nên một bức tranh đáng sợ, nó có ảnh hưởng rất nặng nề đối với xã hội của chúng ta."

Vậy điều gì đã xảy ra trong chương trình kéo dài 60 phút? Đây có phải là một lời cảnh tỉnh tự phát, thiếu thận trọng và bất ngờ về Ukraine đã lọt qua lưới kiểm soát?

Hay đó là một sự bùng nổ được lên kế hoạch từ trước nhằm chuẩn bị cho công chúng Nga trước những tin tức tiêu cực về tiến trình của "chiến dịch quân sự đặc biệt"?

Thật khó để nói. Nhưng như họ nói trên truyền hình, hãy theo dõi tivi Nga để biết thêm thông tin.


Last edited by LDN on Sat May 21, 2022 2:43 pm; edited 2 times in total

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024

Post by LDN Wed May 18, 2022 6:00 pm

Phụ nữ Ukraine xinh đep, can đảm 0 thua kém phái nam

Phấn son trang điểm sơn hà
Làm cho rõ mặt đàn bà Ukraine 🌹

https://youtu.be/Olfj6IQJTT0

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024

Post by LDN Wed May 18, 2022 6:12 pm

Chiêu này việt cộng học từ Nga 😆🤣😂😅😄😆

Nga: Nhồi sọ từ thuở còn thơ

Mỹ Anh
18 tháng 5, 2022 - Sài Gòn nhỏ

Yunarmiya trong một cuộc duyệt binh nhân lễ kỷ niệm chiến thắng Thế chiến thứ hai lần thứ 75 (ảnh: Sergey Nikolaev/NurPhoto via Getty Images)

Những phóng sự báo chí phương Tây gần ba tháng qua cho thấy nhiều người Nga vẫn tin cuộc chiến xâm lược Ukraine là điều đúng đắn và cần thiết. Thậm chí nhiều người Nga có thân nhân tử trận tại Ukraine không hề oán trách Putin và lại đổ lỗi cho Mỹ. Đây là “thành tích” của bộ máy tuyên truyền cùng chính sách giáo dục nhồi sọ được thực hiện nhiều năm nay…

Tờ Christian Science Monitor (ngày 17-5-2022) cho biết, Nga tiếp tục đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền. Chữ Z, biểu tượng “hoạt động quân sự đặc biệt” của Nga trong cuộc chiến xâm lược Ukraine, ngày càng phổ biến khắp các thành phố lớn: Trên các bảng quảng cáo, kính chắn gió, tòa nhà công cộng, quần áo và cả trường học… Từ Tháng Chín năm nay, học sinh Nga sẽ bắt đầu chương trình “lịch sử nước Nga hiện đại” và đặc biệt phải tham gia mô hình Yunarmiya (Quân đội thiếu niên) – một kiểu quân sự hóa học đường với những khóa học bắn súng và tập trận giả.

Suốt một thập niên qua, Kremlin thường xuyên tuyên truyền việc nước Nga ngày càng bị bao vây bởi nhiều kẻ thù, rằng đất nước có thể một lần nữa phải tự vệ như từng chống lại Đức quốc xã trong Thế chiến thứ hai. Lễ kỷ niệm chiến thắng Liên Xô trước Đức Quốc xã trong Thế chiến thứ hai – được gọi là Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại – đã bị diễn dịch méo mó. Thay vì chỉ gợi nhắc và tưởng nhớ chủ nghĩa anh hùng Liên Xô và 27 triệu sinh mạng đã mất, Kremlin lại biến nó thành câu chuyện để định vị nước Nga một lần nữa bị đe dọa bởi vô số kẻ thù rình rập.

Hệ thống tuyên truyền Nga nói nhiều về chiến tranh đến mức đến khi chiến tranh thật sự xảy ra thì người dân không còn ngạc nhiên và mặc nhiên chấp nhận đó là hành động tự vệ mà nước Nga phải làm. Trên thực tế, học thuyết quân sự Nga nêu rõ sự cần thiết phải cải thiện “giáo dục quân đội-lòng yêu nước của công dân” như một phương tiện để xây dựng và phát triển lực lượng vũ trang.

Ít nhất một thập niên trở lại đây, Nga đã đẩy mạnh chiến dịch nhồi sọ trẻ em – như được thuật từ bài báo của CSIS (Trung tâm nghiên cứu quốc tế và chiến lược Hoa Kỳ). Ngày 27 Tháng Bảy 2020, vài tuần sau khi gói sửa đổi Hiến pháp Nga được ký thành luật, Thượng viện Nga đã thông qua loạt điều chỉnh tương ứng đối với luật giáo dục, quy định rằng hệ thống giáo dục phải tập trung nâng cao “ý thức yêu nước và ý thức công dân, tôn trọng ký ức những người bảo vệ Tổ quốc và thành tích của những anh hùng Tổ quốc”.

Khi trở lại ghế tổng thống nhiệm kỳ ba, Vladimir Putin đã nhấn mạnh việc giáo dục lòng yêu nước và xem đó là ưu tiên hàng đầu (trong các Sắc lệnh Tổng thống ban hành vào Tháng Năm 2012). Khi chương trình giáo dục lòng yêu nước giai đoạn 2016-2020 được thông qua, ngân sách liên bang đã vọt lên 1.68 tỷ rúp (khoảng $23 triệu vào thời điểm đó), tăng 100% so với kinh phí được phân bổ cho các chương trình như vậy trong ngân sách liên bang năm 2015. Chương trình được phối hợp từ trung ương xuống địa phương và được nhiều cơ quan đồng thực hiện, từ Bộ Giáo dục, Bộ Quốc phòng, Bộ Văn hóa đến Cơ quan Phụ trách các vấn đề thanh niên. Đáng chú ý nhất là việc đẩy mạnh mô hình Yunarmiya.

Những đứa trẻ Yunarmiya bị nhồi sọ lệch lạc về lòng yêu nước (ảnh: Sergei Mikhailichenko/SOPA Images/LightRocket via Getty Images)
Bất kỳ công dân Nga 8-17 tuổi hoặc tổ chức thanh thiếu niên nào cũng có thể trở thành thành viên hoặc liên kết với Yunarmiya – tổ chức có cơ cấu hành chính ở tất cả 85 vùng lãnh thổ của Liên bang Nga cũng như ở Armenia, Kazakhstan, Belarus, Kyrgyzstan, Transnistria và Azerbaijan. Yunarmiya phát triển với tốc độ cực nhanh. Từ năm 2021, chương trình giáo dục ái quốc với kế hoạch bốn năm được chi với ngân sách lên đến $185 triệu, trong đó có kế hoạch thu hút ít nhất 600,000 trẻ từ 8 tuổi tham gia vào hàng ngũ Yunarmiya.

Gần đây nhất, cuối năm 2021, Yunarmiya tổ chức cuộc thi kỹ năng ở thành phố Vladimir. Một phóng sự của The New York Times kể: Veronika Osipova, 17 tuổi, đến từ thành phố Rostov-on-Don gần biên giới Ukraine, đã giành được giải thưởng cho nữ sinh xuất sắc nhất. Trong nhiều năm, cô chơi đàn hạc, tốt nghiệp loại ưu từ một trường âm nhạc ưu tú. Nhưng vào năm 2015, cô bắt đầu học cách bắn súng máy và ném lựu đạn. Cô nói rằng mình quyết tâm gia nhập quân đội Nga để bảo vệ đất nước chống lại kẻ thù.

Trong bối cảnh hiện tại, việc nhồi sọ và tuyên truyền càng được đẩy mạnh. Margarita Simonyan, người đứng đầu tập đoàn truyền thông Rossiya Segodnya (trong đó có mạng RT bằng tiếng Anh), mới đây đã tổ chức loạt cuộc họp với các giáo viên về cách chống “cơn lũ tin giả” đang thâm nhập vào học đường, liên quan chiến dịch quân sự của Nga. Trong một cuộc họp, theo hãng tin RBK, Margarita gợi lại lịch sử đầy biến động của Nga, cảnh báo rằng sự mất đoàn kết được xúi giục từ bên ngoài đã dẫn đến tình trạng mất ổn định và “sự khác biệt giữa những người trong nước cuối cùng đưa đến thảm họa” và sự sụp đổ của nhà nước vào năm 1917 và 1991.

Cùng lúc, mô hình Yunarmiya tiếp tục được nhân rộng, “phổ thông hóa” kiến thức quân sự cho học sinh, thắt chặt mối quan hệ trực tiếp giữa thanh thiếu niên với quân đội. Một thể chế truyền thống khác, Nhà thờ Chính thống, cũng đóng vai trò tích cực trong việc củng cố hình ảnh nhà nước Nga nói chung và cục diện Ukraine nói riêng. Tờ Moskovsky Komsomolets gần đây thuật về cuộc họp trực tuyến giữa giáo viên lịch sử ở Moscow và người phát ngôn Bộ Ngoại giao Maria Zakharova, xoay quanh các câu hỏi có thể xuất hiện trong lớp học, chẳng hạn “Tại sao Nga tấn công Ukraine?” và “Khi nào hoạt động quân sự kết thúc?”

Zakharova nhấn mạnh, học sinh nên được “giải thích” (phù hợp với quan điểm chính thức của Kremlin) rằng “cuộc chiến” đã diễn ra trong tám năm chứ chẳng phải mới đây, kể từ khi “bọn phát xít Ukraine” quyết định tấn công lực lượng ly khai ở Donbas. Zakharova hướng dẫn, các thầy cô nên nói với học sinh rằng sau nhiều nỗ lực tìm kiếm giải pháp ngoại giao nhưng bất thành, bây giờ Nga phải hành động để đưa cuộc chiến kết thúc nhằm cứu người dân của hai nước cộng hòa ly khai. Ngoài ra, Nga phải chặn đứng những nỗ lực có hệ thống của Ukraine khi chính phủ Kyiv đàn áp quyền của những người nói tiếng Nga ở miền Đông Ukraine. Cuối cùng, Ukraine chẳng phải bảo vệ tổ quốc họ mà họ chỉ “cầm súng theo sự ủy nhiệm của phương Tây”!

Huấn luyện Yunarmiya

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024

Post by LDN Wed May 18, 2022 6:16 pm

Nga xóa dấu vết tội ác chiến tranh tại Mariupol

Sự sụp đổ của thành phố cảng Mariupol đã giúp Nga che giấu những bằng chứng tội ác chiến tranh với thế giới và tạo động lực cho cuộc tấn công mới.

Lê Tây Sơn
18 tháng 5, 2022 - Sài Gòn nhỏ 

Mariupol đã thành bình địa (ảnh: Stringer/Anadolu Agency via Getty Images)

Kết thúc buồn cho một “biểu tượng kháng chiến”

Sau gần ba tháng bị bắn phá dữ dội, với hàng chục ngàn người chết và vô số câu chuyện kinh hoàng và chết đói, trận chiến Mariupol coi như kết thúc. Cuối ngày 16 Tháng Năm, quân đội Ukraine thông báo các lực lượng kháng chiến “đã hoàn thành nhiệm vụ chiến đấu” tại nhà máy luyện thép Azovstal rộng lớn, cứ điểm kháng cự cuối cùng trong một thành phố bị quân đội Nga chiếm đóng đã nhiều tuần. Hàng trăm binh sĩ Ukraine bị thương đã được di tản khỏi nhà máy, một số đưa về phía Nga để chờ trao đổi tù binh. Những người còn cố thủ bên trong cũng sẽ rời nhà máy.

Mariupol, một thành phố cảng trên Biển Azov, là điểm nóng giao tranh dữ dội kể từ khi Nga tiến hành cuộc xâm lược Ukraine vào cuối Tháng Hai, với những cuộc bắn phá chấn động thế giới trong đó có cuộc đánh bom vào một bệnh viện phụ sản và một nhà hát, nơi hàng trăm thường dân đang trú ẩn. Giờ đây, khi Mariupol lọt hoàn toàn vào tay Nga, người ta bắt đầu lo ngại là những chứng cứ khác về hành động tàn bạo của quân Nga sẽ bị xoá vĩnh viễn. Trước khi Kremlin kiểm soát hoàn toàn Mariupol, Hội đồng thành phố đã cáo buộc quân Nga cố gắng xóa bằng chứng, sử dụng cả lò thiêu xác di động để “hô biến” các thi thể và thanh lọc các nhân chứng sống. Như thường lệ, Kremlin phủ nhận cáo buộc này, gồm cả kế hoạch thanh lọc nhắm vào dân thường.

Mariupol đã trở thành biểu tượng sự kháng cự kiên cường của người Ukraine suốt nhiều tuần bị Nga dội bom không ngừng. Trong khi phần lớn thành phố thất thủ, những người bảo vệ thành phố tập trung về nhà máy Azovstal nơi có khoảng 1,000 dân thường trú ẩn. Thỉnh thoảng, lực lượng phòng thủ tung ra video mô tả tình hình thống khổ bên trong nhà máy với nguồn thực phẩm, nước uống cạn kiệt và hàng trăm người bị thương bị mắc kẹt mà không được chăm sóc y tế.

Ảnh vệ tinh Maxar cho thấy gần như toàn bộ thành phố Mariupol đã bị xóa sạch bởi bom đạn Nga (2022 Maxar Technologies/Getty Images)

Dấu ấn của “đồ tể” Alexander Dvornikov

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết có hàng chục ngàn dân thường thiệt mạng ở Mariupol, trong khi theo thống đốc khu vực, số người chết lên tới 22,000. Nhưng xác minh chính xác số người chết gần như không thể. Thị trưởng Mariupol ước tính 90% cơ sở hạ tầng của thành phố bị hư hỏng và 40% trong số đó không thể sửa chữa được. Những hình ảnh Mariupol bị tàn phá cho thấy quân Nga Kremlin sử dụng hỏa lực bừa bãi ở Ukraine, giống như họ từng san bằng thành phố Aleppo của Syria và thủ phủ Grozny của Cộng hoà Chechnya thuộc Nga.

Học thuyết của tướng Nga Alexander Dvornikov, phụ trách chiến trường Donbas, là san bằng một thành phố như Mariupol sẽ dễ đạt được chiến thắng hơn trong các cuộc chiến tranh đô thị. Dvornikov là chỉ huy một bộ phận quân Nga trong chiến dịch bình định Chechnya từ năm 2000 đến 2003 và chỉ huy lực lượng của Nga ở Syria từ năm 2015 đến năm 2016. Trong cả hai trường hợp, quân đội Nga đều để lại sự tàn phá, ném bom vào các khu vực dân sự mà không quan tâm đến thương vong.

“Chiến thuật của ông ta chỉ đơn giản là bắn phá bất cứ thứ gì nhúc nhích, bất cứ cơ sở hạ tầng nào, kể cả bệnh viện, trường học , buộc kẻ thù phai tháo chạy hay đầu hàng rồi sau đó chiếm lấy những gì còn sót lại – Orysia Lutsevych, một nhà nghiên cứu tại tổ chức nghiên cứu Chatham House có trụ sở tại Anh nhận định – Mariupol cũng nằm trong chiến thuật này”. Tình báo quân đội Ukraine cáo buộc Dvornikov phải chịu trách nhiệm về các tội ác chống lại dân thường ở Mariupol trong quá trình bao vây.

Michael Kofman, một chuyên gia về quân đội Nga thuộc Trung tâm An ninh Mỹ mới có trụ sở tại Washington nhận định: “Kiểm soát toàn bộ Mariupol là chìa khóa để Nga xâm chiếm thành công khu vực Donbas rộng lớn hơn, ngoài các vùng lãnh thổ vốn do phe ly khai kiểm soát”. Nhưng việc giữ thành phố cũng cũng tốn nhiều nguồn lực đáng kể. Cuộc chiến Donbas vẫn tiếp tục diễn ra dọc theo các chiến tuyến Luhansk và Donetsk. Quân đội Ukraine cho biết họ vẫn đang đẩy lùi nỗ lực giành lãnh thổ của Nga.

Mariupol đã trở thành biểu tượng của cuộc chiến Ukraine (ảnh: Sarah Silbiger/Getty Images)

Tập trung xóa dấu vết tội ác

Theo Thị trưởng Mariupol Vadym Boychenko, trong số 450,000 người sống ở thành phố trước chiến tranh, một phần ba đã rời đi trước giữa Tháng Tư. Chỉ có 100,000 còn ở lại và chịu sống dưới ách cai trị của Nga. Những người chạy trốn (đa số về phía lãnh thổ Nga vì không còn con đường nào khác) mang theo nhiều câu chuyện kinh dị về quân xâm lược. Họ được đưa vào trại thanh lọc trước khi vào Nga, một hoạt động khơi dậy ký ức đau buồn về việc nhà độc tài Joseph Stalin từng buộc hàng triệu người Ukraine phải đến sống tại những vùng xa xôi của Liên Xô.

Nhiều người cho biết họ đã trú ẩn trong các tầng hầm trong nhiều ngày để tránh đạn pháo không dừng. Petro Andriushchenko, Cố vấn của thị trưởng Mariupol tố cáo sau khi tàn phá một khu phố, quân Nga thường dọn dẹp nhanh các chứng cứ để phi tang. Ví dụ nhà hát kịch, Đại lộ Myru, và bệnh viện số 3, nơi bị đánh bom nặng nề vào Tháng Ba. Một kênh Telegram có liên hệ với chính quyền mới do Nga hậu thuẫn trong thành phố biện minh: “ Việc thu gom người chết là để dọn dẹp và phục hồi thành phố”.

Tính toán đầy đủ về qui mô thiệt hại người và của tại Maniupol gần như là không thể vì thành phố đang nằm dưới sự kiểm soát hoàn toàn của quân Nga. Như vậy, sẽ không còn cơ hội xác định chính xác qui mô tội ác chiến tranh như tại các thành phố đã được quân Ukraine giải phóng ở miền Bắc Ukraine. Tội ác tại hai thành phố nhỏ Bucha và Borodianka ở ngoại ô thủ đô Kyiv chỉ trở nên rõ ràng sau khi lực lượng Nga bỏ chạy. Người dân Mariupol cũng phải chịu sự độc ác tương tự.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024

Post by LDN Thu May 19, 2022 1:32 am


Về đâu số phận tù binh Ukraine ở Mariupol?

Hiếu Chân
18 tháng 5, 2022 - Sài Gòn nhỏ

Lính Nga (quân phục xanh) xét các binh sĩ và thương binh Ukarine ra đầu hàng tại nhà máy thép Azovstal hôm qua 16 t7 tháng Năm. Bộ QP Ukraine nói có 264 binh sĩ được di tản trong đó có 53 người bị thương nặng; phía Nga hôm nay cho biết con số tù binh ra hàng đã lên đến gần 1,000 người. Ảnh trích từ video của Bộ QP Nga. Photo by Russian Defense Ministry/Handout/Anadolu Agency via Getty Images

Moscow cho biết gần 700 binh sĩ Ukraine đã đầu hàng ở Mariupol, đã được đưa về các bệnh viện hoặc nhà tù trong những thành phố do Nga kiểm soát, nhưng không xác nhận những tù binh chiến tranh này có được trao đổi với phía Ukraine hay không. Số phận của họ như thế nào vẫn chưa biết được.

Tại sao phải đầu hàng?
Như tin đã đưa, Bộ Quốc phòng Ukraine đã ra lệnh cho các lực lượng phòng thủ bên trong nhà máy thép khổng lồ Azovstal ở Mariupol ngừng chiến đấu và di tản – thực tế là đầu hàng quân Nga – nhưng truyền thông quốc tế cho biết kết quả cuối cùng của trận chiến đẫm máu nhất châu Âu trong nhiều thập kỷ vẫn chưa được rõ ràng. Theo Denis Pushilin, thủ lĩnh cái gọi là Cộng hòa Nhân dân Donetsk ly khai và thân Nga đang kiểm soát khu vực, các chỉ huy hàng đầu của các lực lượng Ukraine phòng thủ vẫn còn ở bên trong nhà máy Azovstal, hãng tin địa phương DNA của Donetsk cho biết hôm thứ Tư 18 tháng Năm.

Các quan chức cao cấp Ukraine từ chối bình luận công khai về số phận của các chiến binh. Người phát ngôn của quân đội Ukraine Oleksandr Motuzaynik nói trong một cuộc họp báo: “Chính phủ đang nỗ lực tối đa để thực hiện việc giải cứu các nhân viên. Bất kỳ thông tin nào cho công chúng đều có thể gây nguy hiểm cho quá trình đó.” Trong bài phát biểu qua video trong đêm thứ Tư, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky nói ông đã ký một sắc lệnh cung cấp “sự bảo vệ và hỗ trợ của nhà nước” cho các tù binh và thành viên gia đình họ ở Crimea và các khu vực bị Nga chiếm đóng ở vùng Donbass.

Trước đó, hôm thứ Ba, Tổng thống Volodymyr Zelensky nói: “Chúng tôi hy vọng sẽ có thể cứu sống những người của chúng tôi. Tôi muốn nhấn mạnh rằng Ukraine cần những anh hùng Ukraine còn sống,”

Ukraine xác nhận hơn 250 chiến binh đã đầu hàng vào hôm thứ Ba nhưng không cho biết thêm còn bao nhiêu binh sĩ ở bên trong nhà máy. Các quan chức Ukraine cho biết, lệnh đầu hành ban ra vào tối thứ Hai là cách thức duy nhất để tránh cho các lực lượng phòng thủ bị tiêu diệt hoàn toàn trong hoàn cảnh bị bao vây kéo dài, không có tiếp viện và đó là bước mở đầu cho một cuộc trao đổi tù binh giữa Ukraine và Nga.

Hôm thứ Tư, phía Nga cho biết có thêm 694 binh sĩ Ukraine đã đầu hàng, nâng tổng số lên 959 người. Bộ Quốc phòng nước này đã đăng video về những gì họ nói là các thương binh Ukraine đang được điều trị tại bệnh viện sau khi đầu hàng và rời khỏi nhà máy Azovstal.

Thị trưởng thành phố Mariupol Vadym Boichenko nói đích thân Tổng thống Zelenskiy, Hội Chữ thập Đỏ Quốc tế và Liên Hiệp Quốc đã tham gia vào các cuộc đàm phán dẫn tới vụ đầu hàng của các chiến binh Nga, nhưng không cho biết thêm chi tiết.

Nhà máy thép Azovstal ở Mariupol, nơi diễn ra trận chiến đẫm máu nhất châu Âu trong mấy chục năm nay. Ảnh chụp hôm 15 tháng Năm 2022 của Victor/Xinhua via Getty Images.

Tù binh hay tội phạm chiến tranh?
Tuy nhiên từ Moscow không có thông tin nào về thỏa thuận trao đổi tù binh mà đến hôm nay thứ Tư đã có những dấu hiệu cho thấy Kremlin có ý định sử dụng tù binh Ukraine vào các mục đích khác.

Trong số binh sĩ Ukraine đầu hàng có nhiều thành viên của Trung đoàn Azov thiện chiến, một lực lượng hiện thuộc biên chế của Bộ Quốc phòng Ukraine, nhưng trước đây là một đơn vị quân sự tự phát, cực hữu có chủ trương kỳ thị chủng tộc, chống lại sự chiếm đóng của Nga và các phần tử người Nga ly khai ở vùng Donbass. Phía Nga nói trong số 959 binh sĩ đầu hàng có tới 800 thành viên của Trung đoàn Azov. Ông Vladimir Putin đã khai thác sự sáp nhập Trung đoàn Azov vào quân đội Ukraine như là cái cớ để cáo buộc chính phủ Kyiv theo chủ nghĩa phát-xít và biện minh cho hành động xâm lược của Nga.

Tòa án Tối cao của Nga hôm nay cho biết tòa sẽ mở phiên họp trong tuần tới để tuyên bố Trung đoàn Azov là “tổ chức khủng bố”, tạo căn cứ pháp lý để Moscow tước bỏ tư cách tù binh của các chiến binh Ukraine. Chủ tịch Hạ Viện Nga Vyacheslav Volodin làm phức tạp thêm tình hình bằng tuyên bố các đại biểu Hạ Viện Nga đang xem xét thông qua một đạo luật “cấm trao đổi các tội phạm phát xít”.

Theo The New York Times, Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Maria V. Zakharova nói các chiến binh Azov đã phạm tội ác chiến tranh bằng việc sử dụng nhà trẻ và bệnh viện làm nơi cất giữ vũ khí, đạn dược và dùng thường dân làm lá chắn sống – những cáo buộc mà phương Tây tố cáo binh lính Nga ở các vùng tạm chiếm của Ukraine. Bà Zakharova nói phía Nga đã nhiều lần gửi tối hậu thư khuyến khích lực lượng Ukraine ở nhà máy thép Azovstal ra đầu hàng nhưng đổ lỗi cho chính phủ Ukraine ngăn cản hành động đầu hàng đó. Bà cũng cho biết bà không có thông tin gì về thỏa thuận trao đổi tù binh giữa hai nước.

Tổ chức Ân xá Quốc tế (Amnesty International – AI) cho rằng những binh lính Ukraine ra đầu hàng ở Mariupol và hiện bị Nga giam giữ là những tù binh thật sự, đáp ứng các điều kiện để được coi là tù binh chiến tranh theo Công ước Geneva, phải được chữa bệnh, cung cấp thực phẩm, chỗ ở, được Hội Chữ thập Đỏ Quốc tế thăm viếng, được trao đổi mà không phải trải qua xét xử. Lãnh đạo AI thúc giục Nga tôn trọng quyền lợi của tù binh và phê phán truyền thông Nga đã “bôi nhọ họ” khi gán cho họ cái nhãn “tân phát-xít”, từ đó “gây lo ngại nghiêm trọng về số phận của họ với tư cách tù binh chiến tranh”.

Hành vi của Nga đối xử với các tù binh như tội phạm chiến tranh diễn ra cùng lúc với sự kiện một binh sĩ Nga 21 tuổi nhận tội trước một tòa án ở Kyiv rằng anh ta đã vô cớ bắn chết một thường dân Ukraine 62 tuổi đang đi xe đạp – một hành vi có thể được coi là tội phạm chiến tranh.

***

Mariupol là thành phố lớn nhất mà Nga chiếm được cho đến nay và điều đó mang lại cho Tổng thống Nga Vladimir Putin một chiến thắng hiếm hoi trong cuộc xâm lược kéo dài gần ba tháng, từ ngày 24 tháng Hai. Việc chiếm được Mariupol, cảng chính của Donbass, cũng đã trao cho Moscow toàn quyền kiểm soát Biển Azov và một vùng lãnh thổ không bị gián đoạn trên khắp miền đông và nam của Ukraine, nối lãnh thổ Nga với bán đảo Crimea mà Nga đã sáp nhập năm 2014 bằng một hành lang đường bộ.

Tại các vùng lãnh thổ mà Nga chiếm được, cuộc kháng chiến của người Ukraine vẫn tiếp tục. Tại thành phố Melitopol, miền nam Ukraine, Ukraine cho biết chiến binh của họ đã làm nổ tung một đoàn tàu bọc thép chở quân Nga. Reuters không thể xác minh thông tin này một cách độc lập. Bộ Quốc phòng Nga đã không trả lời ngay lập tức yêu cầu bình luận.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024

Post by LDN Thu May 19, 2022 2:11 pm

Công nhận Ba Lan giúp đỡ Ukraine nhiệt tình, chống Nga quyết liệt, khá can đảm, hầu như 0 sợ Nga. Nhưng! Ba Lan đòi EU phải đưa Ba Lan cả tỉ EUR vì Ba Lan nhận tị nạn Ukraine.😊 Tôi công nhận Ba Lan nặng gánh tị nạn nhất và nhờ Ba Lan mà Ukraine có vũ khí của nhiều nước cung cấp.

Ông Đ.H.Thắng việt cộng 😄 nói chuyện bênh vực quảng cáo cho vc, nhiều khi 0 logic để bào chữa cho vc, BBC muốn cho cơ hội nói thì cũng tạm ok đi. Nhưng nhà báo Nguyễn Giang nói chuyện thời sự bình luận thì thú vị đáng nghe.

https://youtu.be/zTb6bMVufqE


Last edited by LDN on Sun May 22, 2022 1:35 pm; edited 3 times in total

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

New DELETE@

Post by LDN Thu May 19, 2022 3:08 pm

Phần Lan và Thụy Điển, 2 cường quốc về quân sự muốn vào khối Nato. Hèn chi 29 nước Nato ngoài Thổ đều hoan nghênh, có ~ nước ủng hộ ra mặt. 2 nước này mà vào thì Nato có thêm nhiều lợi thế.

https://www.tagesschau.de/ausland/europa/nato-finnland-schweden-107.html

Sức mạnh quân sự Phần Lan

https://youtu.be/MChPpl0BTGg

Là thành viên, 2 nước này có thể đóng góp gì cho Nato?

https://youtu.be/0EBf4dwvcVk


Last edited by LDN on Fri May 20, 2022 3:22 am; edited 1 time in total

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

New DELETE@

Post by LDN Fri May 20, 2022 12:51 am


_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024

Post by LDN Fri May 20, 2022 3:37 am

Phần Lan và Thụy Điển gia nhập NATO làm lập luận của Putin sụp đổ.
Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024 - Page 20 In-applying-to-NATO-Finland-and-Sweden-give-the-lie-to-Putins-claims
Nguồn: In applying to NATO, Finland and Sweden give the lie to Putin’s claims,” The Economist, 15/05/2022


Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng


Sự mở rộng của liên minh không phải là nguyên nhân dẫn tới cuộc chiến của Tổng thống Nga ở Ukraine.

Quyết định của Phần Lan và Thụy Điển nộp đơn xin gia nhập NATO là một hành động thẳng thừng bác bỏ tầm nhìn chiến lược của Tổng thống Nga, Vladimir Putin. Hai quốc gia từng tự hào về lịch sử không liên kết quân sự lâu đời của mình đã nhận định rằng, rủi ro làm mất lòng nước láng giềng không quan trọng bằng sự trợ giúp an ninh bổ sung mà họ có được khi tham gia một liên minh chuyên chống lại sự xâm lược của Nga. Đó là kết quả trực tiếp của việc Nga xâm lược Ukraine, mà theo Putin là để ngăn chặn NATO mở rộng.


Nó cũng là một lời bác bỏ đối với những người lập luận rằng NATO có lỗi vì đã dẫn tới cuộc chiến. Putin không phải là người duy nhất cho rằng việc liên minh mở rộng sang Trung và Đông Âu sau Chiến tranh Lạnh là điều khiến người Nga không thể dung thứ. Nhiều học giả phương Tây đồng tình với lập luận đó. Tuy nhiên, sự lựa chọn của Phần Lan và Thụy Điển cho thấy họ có quan điểm ngược lại. Hai nước tìm cách tham gia NATO vì họ bị Nga đe dọa, chứ không phải để chống lại nước này.

Tin tức từ Phần Lan và Thụy Điển được công bố ngày 15/05, khi các ngoại trưởng của NATO đang nhóm họp để thảo luận về Ukraine và về chiến lược mới của liên minh, trong giai đoạn chuẩn bị cho hội nghị thượng đỉnh vào tháng tới. Bất chấp những than phiền từ Thổ Nhĩ Kỳ, việc gia nhập của Phần Lan và Thụy Điển nhiều khả năng sẽ là chính thức. Khi tham gia, cả hai sẽ mang lại khả năng vũ trang đáng kể, đặc biệt là nếu có chiến tranh ở Bắc Cực, và, trong trường hợp của Phần Lan, là lực lượng pháo binh lớn nhất châu Âu. Những lực lượng này có thể nhanh chóng được tích hợp vào cấu trúc chỉ huy của NATO. Tư cách thành viên của hai nước cũng sẽ giúp chiều dài biên giới của liên minh với Nga tăng lên gấp đôi (xem bản đồ). Nó còn củng cố các nước thuộc khu vực phía bắc, đặc biệt là các quốc gia vùng Baltic, nơi sẽ dễ được tiếp tế hơn, và là những nước mà Thụy Điển và Phần Lan sẽ cam kết bảo vệ nếu họ trở thành thành viên NATO.

Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024 - Page 20 20220521_WOM905
Chế độ của Putin đã đáp trả bằng cách cắt nguồn cung điện qua biên giới và đe dọa sử dụng hành động “quân sự-kỹ thuật”, bất kể điều đó có nghĩa là gì. Đương kim tổng thống Nga không phải là nhà lãnh đạo Nga đầu tiên phản đối việc mở rộng liên minh. Hồi thập niên 1990, Boris Yeltsin đã phàn nàn khi các thành viên cũ của Hiệp ước Warsaw nộp đơn xin gia nhập NATO. Trong những năm qua, điều này đã trở thành lý lẽ được Putin viện dẫn nhằm biện minh cho việc tập trung quân ở biên giới với Ukraine. Đó là một lập luận được thông cảm ở nhiều nơi trên thế giới, nhưng thực chất đó là một lập luận rất mong manh.

Những người chỉ trích việc mở rộng NATO nói rằng liên minh đã phá vỡ cam kết mà James Baker, lúc đó là Ngoại trưởng Mỹ, đưa ra cho Nga vào tháng 2/1990, rằng NATO sẽ không mở rộng về phía đông. Họ nói thêm rằng việc làm đó cũng không khôn ngoan. NATO càng mở rộng, Nga càng cảm thấy bị đe dọa và buộc phải bảo vệ mình bằng cách kháng cự. Và họ chỉ ra rằng phương Tây có những phương án khác để tăng cường an ninh, ngoài NATO, chẳng hạn như Đối tác vì Hòa bình, với mục đích tăng cường quan hệ an ninh giữa liên minh và các nước không phải là thành viên.

Câu nói của Baker chỉ là một trò đánh lạc hướng. Khi ấy, ông đang nói về NATO ở Đông Đức và lời nói của ông đã không còn hiệu lực khi khối Hiệp ước Warsaw sụp đổ gần 18 tháng sau đó. NATO và Nga đã ký một thỏa thuận hợp tác vào năm 1997, trong đó không có bất kỳ hạn chế nào về vấn đề thành viên mới, dù việc mở rộng đã được thảo luận. Cộng hòa Séc, Hungary, và Ba Lan đã gia nhập NATO gần hai năm sau đó.

Điều quan trọng là cam kết mà Nga đưa ra vào năm 1994, khi Ukraine giao nộp kho vũ khí hạt nhân trên lãnh thổ của mình. Trong số các điều khoản thỏa thuận, Nga cam kết không sử dụng biện pháp cưỡng bức kinh tế hoặc quân sự đối với nước láng giềng. Rõ ràng, họ đã vi phạm lời hứa này vào năm 2014, khi chiếm Crimea và một phần của vùng Donbas, và một lần nữa vi phạm nó vào ngày 24/02 năm nay.

Thực tế, NATO có quyền được mở rộng, nếu đó là những gì nước nộp đơn mong muốn. Theo Hiệp ước Helsinki, được ký vào năm 1975, với sự tham gia của cả Liên Xô, các quốc gia được tự do lựa chọn liên minh của mình. Liệu có đáng ngạc nhiên, khi các thành viên cũ của khối Hiệp ước Warsaw, vốn đã phải chịu đựng sự thống trị của Liên Xô, đi tìm kiếm nơi trú ẩn an toàn? Suốt nhiều năm, công luận ở Phần Lan và Thụy Điển đã chống lại việc tham gia NATO. Mọi chuyện đã thay đổi sau cuộc xâm lược Ukraine hồi tháng 2. Việc các quốc gia có chủ quyền có quyền tự quyết định số phận của mình là một trong những điều đang bị đe dọa bởi cuộc chiến này.

Tuy nhiên, những người chỉ trích sự mở rộng đáp trả rằng NATO nên nói không với các nước Trung và Đông Âu. Sự mở rộng chắc chắn khiến Nga trở nên bất an. Dù NATO là một liên minh phòng thủ, nhưng chính phủ ở Moscow vẫn coi nó là một mối đe dọa. Khi Putin cố gắng đảm bảo an ninh cho mình, chẳng hạn bằng cách hiện đại hóa các lực lượng vũ trang, NATO lại cho đó là sự hung hăng ngày càng lớn của Nga. Sự kiện đặc biệt có tính khiêu khích là hội nghị thượng đỉnh Bucharest của NATO năm 2008, nơi đã hứa hẹn tư cách thành viên cho Ukraine và Gruzia, những quốc gia mà Nga coi là quan trọng đối với an ninh của mình.

Những tình huống khó xử về an ninh như vậy rất phổ biến trong nghiên cứu quan hệ quốc tế, và chắc chắn là chúng tồn tại giữa Nga và phương Tây. Nhưng việc đổ lỗi rằng phương Tây đã kích động chiến tranh là một kết luận không đáng tin. Một lý do đến từ trong chính nước Nga. Putin ngày càng lạm dụng chủ nghĩa dân tộc và Chính thống giáo để củng cố quyền lực của mình. Ông cần đến những kẻ thù nước ngoài để thuyết phục người dân của mình rằng họ và nền văn minh của họ đang bị đe dọa. . Đánh chiếm lãnh thổ Gruzia vào năm 2008 và Ukraine vào năm 2014 cũng như hiện tại chính là một phần trong trò chơi đó.

Lý do thứ hai đến từ môi trường quốc tế. Nước Nga có một lịch sử lâu dài với tư cách là một cường quốc, và giống như hầu hết các đế quốc đang suy tàn khác, nước này nhận thấy viễn cảnh trở thành một quốc gia bình thường là điều khó lòng chấp nhận được. Dù NATO có mở rộng hay không, Nga vẫn sẽ kháng cự bằng vũ lực khi khu vực ảnh hưởng ở ngoại vi của nước này dần biến mất.

Có lựa chọn thay thế nào cho tư cách thành viên NATO không? Ở đây, lựa chọn của Phần Lan và Thụy Điển nói lên nhiều điều. Cả hai đều là thành viên lâu nay của Đối tác vì Hòa bình. Và rõ ràng, cả hai đều không cảm thấy rằng cơ chế này mang lại cho họ sự bảo vệ đầy đủ. Nếu một trong số họ bị tấn công, NATO sẽ không bị ràng buộc phải can thiệp. Vũ khí hạt nhân của Mỹ và Anh cũng sẽ không hỗ trợ cho họ, khác với các thành viên của liên minh.

Ngược lại, NATO hoạt động dựa trên nguyên tắc rằng cuộc tấn công vào một thành viên có thể được coi là cuộc tấn công vào toàn khối. Khả năng bảo vệ của nó là rất rõ ràng. Thay vì tạo ra một môi trường lành mạnh, việc từ chối kết nạp các nước Trung và Đông Âu vào NATO sẽ tạo ra một khoảng trống an ninh mà Nga có thể muốn lấp đầy. Nếu vậy, cuộc chiến ngày nay có thể đã không diễn ra ở Ukraine, mà là ở Latvia hoặc Ba Lan.

Phần Lan và Thụy Điển đã đúng khi đi đến kết luận từ cuộc chiến bi thảm đang diễn ra ở Ukraine rằng: họ cần có thêm an ninh. Putin nguy hiểm và khó đoán không phải vì NATO, mà bởi cách ông đã lựa chọn để điều hành nước Nga. Đơn xin gia nhập của hai nước này sẽ nhanh chóng được chấp thuận. Giống như những lần mở rộng của NATO trong quá khứ, tư cách thành viên của họ sẽ giúp đảm bảo hòa bình cho châu Âu.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024

Post by LDN Sat May 21, 2022 4:30 am

Đại văn hào Nicolai Gogol rất nổi tiếng, được giới bình luận văn chương Đức đánh giá rất cao.

Hãy trả Gogol lại cho Ukraine

Nguyễn Thị Hải Hà
20 tháng 5, 2022 - Sài Gòn nhỏ

Cuộc chiến tranh của Ukraine và Nga gợi trong tôi nhiều suy nghĩ. Khi người Ukraine bị mất đảo Rắn vào tay Nga, tôi nghĩ đến Trường Sa. Tôi lo sợ cho người Ukraine bị một nước láng giềng khổng lồ xâm lăng như tôi lo sợ cho người Việt trước hiểm họa Trung Quốc.

Tìm hiểu thêm về lịch sử Ukraine, biết họ bị cấm sử dụng ngôn ngữ Ukraine từ thời Nga Hoàng, đưa tôi đến những liên tưởng khác. Cả triệu người Ukraine đi tị nạn ở nhiều quốc gia trên thế giới. Tôi cảm thông với họ vì tôi cũng từng là người tị nạn. Tôi xót xa cho họ bị tước đoạt ngôn ngữ vì tôi là người bị mất ngôn ngữ Việt khi lưu lạc ở xứ người. Năm 1930 Ukraine có 260 nhà văn và nhà thơ đang hoạt động văn chương. Tám năm sau, chỉ còn lại 36 nhà văn. Trong 224 người biến mất, có 17 người bị bắn, 8 người tự tử, 175 người bị bắt rồi chết, 16 người mất tích, và chỉ có 7 người chết vì lý do bình thường.[1]

Đi ngược dòng lịch sử xa hơn, tôi “tìm ra” Gogol là nhà văn Nga gốc Ukraine. Tôi dùng chữ “tìm ra” là để nhấn mạnh sự thiếu sót “ai cũng biết chỉ có mình không biết” của tôi. Nghe tên Gogol đã lâu, tôi biết ông là nhà văn Nga, nổi tiếng với Dead Souls – Những Linh Hồn Chết và The Overcoat – Chiếc Áo Khoác nhưng tôi chưa đọc và cũng không để ý đến nguồn gốc Ukraine của ông.

Như thế nào là người của một quốc gia nhưng có nguồn gốc của một nước khác? Tôi đã từng nghe nói đến người Việt gốc Hoa. Tôi là một trong những người gốc Việt ở Hoa Kỳ. Cuộc chiến tranh Ukraine và Nga giúp tôi biết rằng giờ đây có thêm những người Ukraine gốc Việt. Định nghĩa của một người gốc Ukraine là gì? Nói, đọc, và viết bằng tiếng Ukraine? Viết về người Ukraine? Ăn thức ăn, nghe nhạc, suy nghĩ, nằm mơ, và cãi nhau bằng tiếng Ukraine?

Junot Diaz là người Mỹ gốc Cộng Hòa Dominic viết về saga của người Dominic. Nguyễn Thanh Việt và Ocean Vương là người Hoa Kỳ gốc Việt viết về saga của người Việt, bằng tiếng Anh. Với những thắc mắc của riêng mình, tôi đọc một số tác phẩm của Gogol. Tôi muốn biết một cách đơn giản, qua tác phẩm, Gogol là người Ukraine hay người Nga? Điều gì giúp độc giả nhận biết nguồn gốc của những tác giả viết bằng ngôn ngữ khác với “tiếng mẹ sinh từ lúc nằm nôi” của họ? Bằng căn cước, lý lịch, quốc tịch, hay qua tâm hồn, mà tâm hồn lại có tính chất vô hình?

Nikolai Vasilyevich Gogol
Tiểu sử Nikolai Gogol

Nikolai Vasilyevich Gogol sinh ngày 1 Tháng Tư 1809; mất ngày 4 Tháng Ba năm 1852. Ông là nhà văn Nga gốc Ukraine. Tên của ông phiên âm kiểu Nga là Nikolay Vasil’yevich Gogol, và Ukraine là Mykola Vasyl’ovych Hohol. Gogol sinh ra ở Sorochyntsi, một thành phố nhỏ ở Trung phần của Ukraine, thuộc vùng tự trị của Ukrainian Cossack. Cha mẹ ông là người Ukraine. Gia đình ông thông thạo cả hai thứ tiếng. Họ nói và viết bằng ngôn ngữ Ukraine trong cuộc sống hằng ngày, và dùng tiếng Nga trong văn thư hành chánh. Bố ông là kịch tác gia nghiệp dư, qua đời khi ông 15 tuổi. Gia đình ông thuộc loại khá giả, ông là đứa con thứ ba trong mười hai người con, nhưng được xem là con trưởng vì hai người con đầu tiên chết từ lúc sơ sinh. Ông được cha mẹ, nhất là mẹ, tưng tiu, vì thuở nhỏ ông đau yếu tưởng không sống nổi.

Từ năm 1820 đến 1828 (11-19 tuổi), Nikolai Gogol học ở trường Nezhin, cách Kyiv khoảng 116 km về hướng Đông Bắc, ngày nay là Đại học Nizhyn Gogol State University, thuộc Ukraine. Ông bắt đầu viết văn trong thời gian ông đi học ở đây.

Năm 1828, ông đến ở St. Petersburg, Nga. Năm 1831 Gogol xuất bản tập truyện ngắn Evenings on a Farm Near Dikanka phần I – Buổi Chiều ở Nông Trại Gần Dikanka phần I. Năm 1832, Buổi Chiều ở Nông Trại phần II. Từ 1832 đến 1835, ông xuất bản thêm năm tập truyện khác rất nổi tiếng trong đó có The Overcoat – Cái Áo Khoác và Dead Souls – Những Linh Hồn Chết. Hai tập truyện ngắn Buổi Chiều ở Nông Trại Gần Dikanka có bối cảnh Ukraine.

Các tác phẩm này xuất bản bằng tiếng Nga kết hợp với phương ngữ Ukraine. Các nhà xuất bản và phê bình Nga lúc bấy giờ xem Gogol như một nhà văn tiêu biểu cho nền văn chương Ukraine. Tác phẩm của ông được đưa ra làm thí dụ cách viết về những nhân vật đặc biệt mang tính chất Ukraine. Chủ đề và văn phong của Gogol thể hiện rõ rệt trong các tác phẩm đầu tiên. Kịch (và truyện) của Gogol đều có cùng phong cách viết với các nhà văn Ukraine thuộc thế hệ trước và cùng thời với Gogol.

Gogol say mê nghiên cứu lịch sử người Cossack của Ukraine. Ông muốn được bổ nhiệm vào ban Lịch Sử của Saint Vladimir Imperial University of Kiev (Đại học Hoàng Gia Saint Vladimir thành phố Kiev) nhưng bị từ chối vì thiếu trình độ. Năm 1834 ông được giao dạy môn Lịch Sử Thời Trung Cổ ở Đại học St. Petersburg nhưng ông không có đủ kinh nghiệm cũng như kiến thức. Một năm sau ông từ chức.

Năm 1835 ông viết quyển tiểu thuyết lịch sử, Taras Bulba nói về cuộc chiến tranh với người Tartar và Ba Lan của Zaporozhian Cossacks. Từ năm 1832 đến 1836 ông sáng tác hăng say, và là bạn thân của nhà thơ Pushkin. Hai phê bình gia nổi tiếng của Nga, Stepan Shevyrev và Vissarion Belinsky đưa tên ông từ cấp bậc nhà văn Ukraine thành cấp bậc nhà văn Nga.

Ngày 19 tháng Tư 1836 ông xuất bản vở hài kịch The Inspector General – Ngài Tổng Thanh Tra chế nhạo kịch liệt giới quan liêu. Vở kịch bị cấm diễn, nhưng sau đó được đưa lên sân khấu St. Petersburg sau khi có sự can thiệp của Nga Hoàng Nicholas I. Vở kịch không đưa lại sự thành công như ông mong muốn. Giới phê bình chỉ trích kịch liệt vì cho rằng ông nhạo báng Nga Hoàng.

Từ 1836-1848, Gogol sống ở nước ngoài, du hành từ Đức đến Thụy Sĩ. Mùa Đông (1836-1837) Gogol ở Paris. Sau đó ông sống luôn ở Rome. Sau khi Pushkin chết (1837), ông viết tác phẩm Những Linh Hồn Chết. Ông viết lại Taras Bulba (1842) và The Portrait – Chân Dung, hoàn tất vở hài kịch thứ nhì The Marriage – Cuộc Hôn Nhân, viết truyện ngắn Rome, và truyện ngắn danh tiếng nhất của ông Chiếc Áo Khoác.

Năm 1841, phần thứ nhất của Những Linh Hồn Chết đã xong, Gogol mang nó qua Nga để in. Quyển truyện xuất hiện năm 1842 với tựa đề The Adventures of Chichikov – Cuộc Phiêu Lưu Của Chichikov để tránh kiểm duyệt. Những Linh Hồn Chết đã mang tên tuổi ông vào hàng nhà văn nổi tiếng trên thế giới.

Tháng Tư năm 1848, Gogol trở lại Nga, đi nhiều nơi trong nước, và gặp lại nhiều bạn cũ người Ukraine. Ông kết thân với Matvey Konstantinovsky, một vị trưởng lão tôn giáo. Bị ảnh hưởng bởi quan điểm của Matvey Konstantinovsky, ông cho rằng các tác phẩm của ông đều là sản phẩm của tội lỗi. Sau đó, ông rơi vào cơn trầm cảm rất nặng. Tháng Hai năm 1852 ông đốt một số bản thảo trong đó có phần thứ nhì của Những Linh Hồn Chết. Không mấy lâu sau đó ông nằm liệt trên giường, từ chối thức ăn, và chín ngày sau ông qua đời.[2]

Bản sắc (hay căn cước) Ukraine của Gogol

Đã có rất nhiều tranh luận giữa các học giả về bản sắc quốc gia của Nicolai Gogol. Có người cho rằng ông đứng giữa lằn ranh biên giới Ukraine và Nga. Có người cho rằng Gogol tuyệt đối là nhà văn Nga, vì ông nói, viết, và xuất bản bằng tiếng Nga. Ukraine là trường hợp cá biệt. Nhà văn Askold Melnyczuk cho rằng, Ukraine là quốc gia độc nhất trên thế giới không dựa vào ngôn ngữ để xác định bản sắc quốc gia của nhà văn.[3]

Nhà văn Andrei Kurkov, người gốc Ukraine nhưng nói và viết bằng tiếng Nga, cũng bảo rằng, nói và viết bằng tiếng Nga không hẳn là nhà văn Nga. Có người chia tác phẩm Gogol ra thành hai thời kỳ. Thời kỳ ông viết về người Ukraine, có bối cảnh và văn hóa Ukraine và thời kỳ ông viết về người Nga, có bối cảnh và văn hóa Nga. Yuliya Ilchuk, giáo sư kiêm học giả chuyên ngành văn chương Slavic, làm một cuộc nghiên cứu dựa trên văn bản và thư từ Gogol đã viết để chứng minh ông có bản sắc kết hợp (hybrid) giữa hai nền văn hóa Ukraine và Nga. Sự nghiên cứu này chú trọng vào tác phẩm Buổi Chiều ở Nông Trại Gần Dikanka, Taras Bulba, và Những Linh Hồn Chết. Kết quả cuộc nghiên cứu được công bố trong tác phẩm Nicolai Gogol-Performing Hybrid Identity vừa mới xuất bản năm 2021. Mỗi quan điểm nói trên đều không được sự nhất trí tán đồng từ cả hai cộng đồng Ukraine và Nga.

Chấp nhận sự khác biệt của những quan điểm đã có, tôi quan sát vài tác phẩm của Gogol với quan điểm ông là nhà văn Ukraine. Làm thế nào để nhận biết bản sắc văn hóa của một người, nhất là người đó là nhà văn? Ngôn ngữ đầu đời, nói đơn giản là tiếng mẹ, góp phần rất quan trọng trong việc xác định bản sắc này. Gogol nói thông viết thạo tiếng Ukraine. Ông dùng tiếng Ukraine từ khi mới ra đời cho đến, ít nhất là, khi tốt nghiệp trường Nezhin. Ukraine bị sát nhập vào Nga từ thời Nga Hoàng. Người Ukraine bị buộc phải dùng tiếng Nga làm ngôn ngữ chính.

Tuy vậy, ở miền quê, hay các thành phố nhỏ thuộc miền Nam và Trung phần của Ukraine, người dân vẫn dùng tiếng Ukraine trong nhà và cả trong giao tiếp hằng ngày. Tiếng Nga lúc Gogol còn ở quê nhà là một ngôn ngữ địa phương, trộn lẫn tiếng Nga và tiếng Ukraine. Ông phát âm tiếng Nga giọng Ukraine và dùng văn phạm của tiếng Ukraine. Điều này được học giả Yuliya Ilchuk nói đến trong quyển Nikolai Gogol-Performing Hybrid Identity. Nhà văn Turgenev cũng kêu lên là Gogol nói rất nhiều nhưng vì ảnh hưởng giọng Ukraine quá nặng nên ông không hiểu gì cả.

Là người Việt sống ở hải ngoại, những người bình thường không phải giới nghiên cứu như tôi, nhận thấy rằng khi đã học xong trung học bằng tiếng mẹ rồi mới bắt đầu học ngoại ngữ thì rất khó để thay đổi dấu giọng, đọc và viết cũng khó khăn hơn. Bản sắc quốc gia xác định qua ngôn ngữ hình thành từ khi còn trong bụng mẹ, và càng khó thay đổi hơn khi được tiếp xúc với ngôn ngữ mẹ lâu hơn. Bản sắc văn hóa qua ngôn ngữ Ukraine của Gogol trải dài 18 năm, như thế đã thành hình rõ rệt. Ông đến Nga năm 1828, sống ở Nga cho đến năm 1836.

Từ năm 1836 đến 1848 ông sống ở nước ngoài, Rome, Đức, Thụy Sĩ. Ông trở lại Nga năm 1848 và ở đó cho đến khi ông qua đời thời gian khoảng bốn năm. Tính ra, số thời gian ông sống ở Nga khoảng 12 năm, không liên tục. Ông có thể thay đổi một phần nào, nói và viết tiếng Nga thuần thục hơn, nhưng bản sắc Ukraine vẫn không vì thế mà nhạt phai. Người ta không thể nào thay đổi từ bản sắc văn hóa của dân tộc này sang bản sắc dân tộc khác trong một sớm một chiều. Bản sắc văn hóa, có lẽ như màu nhuộm, phai nhạt dần dần theo năm tháng.


Minh họa: clarisse-meyer-unsplash
Tâm hồn Ukraine của Gogol

Một trong những cách xác định bản sắc quốc gia của một người, bên cạnh quốc tịch và ngôn ngữ, đó là để người ấy tự nhận mình là người quốc gia nào. Gogol sinh ra là người Ukraine, nổi tiếng là nhà văn Nga, nhưng nhiều lần tự nhận mình là người Ukraine. Tiếng Nga đối với ông là tiếng ngoại quốc. Trong lá thư gửi cho mẹ ông ngày 24 Tháng Bảy năm 1829, ông viết:

“Nếu tác phẩm của con được xuất bản, nó sẽ bằng ngôn ngữ ngoại quốc; và con cần phải viết cho đúng hơn để không làm biến đổi danh từ của quốc gia với những cách đặt tên sai.”[4]

Năm 1839, trên đường từ Rome đến Vienna, Gogol dừng chân ở Trieste, một thành phố cảng ở miền Đông Bắc nước Ý có nhiều người di dân xứ Slovenia. Trong lá thư đề ngày 26 Tháng Chín năm 1839 gửi cho mẹ, Gogol tìm cách diễn tả ngôn ngữ Slovenia. Ông nhấn mạnh là nó nghe giống như tiếng Nga, nhưng giống tiếng Ukraine nhiều hơn. Điều quan trọng là ông nói với mẹ, tiếng Ukraine là ngôn ngữ “của chúng ta.”

“Trieste là một thành phố thương mại náo nhiệt, phân nửa của nó do người Ý cư ngụ, phân nửa kia là chỗ ở của người Slavic. Ngôn ngữ của họ gần giống như tiếng Nga – nhưng so với ngôn ngữ Ukraine của chúng ta nó lại càng giống nhiều hơn.”

Suốt đời, Gogol luôn nói tiếng Ukraine. Những lá thư Gogol viết từ năm 1818 đến 1852 cho thấy ông luôn có người giúp việc là người Ukraine. Ông cũng dùng tiếng Ukraine thật nhuần nhuyễn khi viết những lá thư trao đổi với nhà thơ nổi tiếng Jósef Bogdan Zaleski, người Ba Lan gốc Ukraine, vào năm 1837. Lá thư Gogol viết gần mười năm sau khi ông rời khỏi quê nhà Ukraine, cho thấy khả năng sử dụng ngôn ngữ Ukraine của ông thật hoàn hảo, ngay cả trong việc dùng thành ngữ:

“Thật là một điều đáng buồn là tôi đã không gặp được bạn ở nhà, người đồng hương của tôi. Tôi nghe nói bạn đang bị một chứng bệnh gì đó tấn công, hình như sonyashnytsia hay zaviinytsia (hãy để cho cả hai nhìn thấy con quỷ trọc đầu trong giấc mơ của tụi nó), nhưng bây giờ, cảm ơn Thượng Đế, theo như tôi nghe được, bạn có vẻ đã khỏe lại rồi. Tôi cầu xin Thượng Đế bạn sẽ có thể đá văng tất cả các loại bệnh và những điều khổ ải, vì sự vinh quang của quốc gia Cossack. Xin đừng quên chúng tôi và nhớ gửi thư về địa chỉ ở Rome. Nếu có ngày nào bạn đích thân đến chơi thì thật là hân hạnh quá. Người đồng hương thân thiết của bạn, thật ra trong trái tim tôi bạn còn gần gũi hơn cả quê hương của chúng ta.” Sau đó ông ký tên bằng chữ Ukraine. Mykola Hohol.[5]

Gogol cũng chế nhạo đồng bào Ukraine của ông mỗi khi nhìn thấy họ cố gắng bôi xóa dấu giọng (accent) Ukraine, đổi tên Ukraine thành tên Nga, hay tập tành cách ăn mặc và cách sống của người Nga.[6] Sách của Gogol được nhiều người dịch. Học giả Leonard J. Kent bảo rằng ông giữ nguyên hầu hết các bản dịch của Constance Garnett từ tiếng Nga sang tiếng Anh, vì lời văn của bà gần với âm điệu và văn phong của Gogol. Tuy nhiên, khi so sánh một vài bản dịch của bà Garnett với bản dịch của giáo sư Yuliya Ilchuk, tôi thấy bà Garnett đã loại bỏ một số phát âm và lỗi chính tả, cố tình viết sai của Gogol, dùng để nhấn mạnh nét đặc trưng của người ở nông thôn, và để chế nhạo thói học làm sang của một số người Ukraine cố bắt chước cho giống Nga (Yuliya Ilchuk, 73). Bản dịch của bà Ilchuk vì vậy rất quan trọng trong việc xác định bản sắc Ukraine của Gogol.

Nghe nói rằng “Người ta có thể bứng một người ra khỏi quê hương, nhưng không bao giờ có thể bứng được quê hương ra khỏi tâm hồn người xa xứ.”

Có lẽ Gogol là người Ukraine hay là người Nga không phải là điều tối quan trọng. Cái quan trọng là ông để lại cho đời những tác phẩm giá trị. Trong những ngày Nga xâm chiếm và đánh phá Ukraine, tôi tự hỏi không biết nếu còn sống Gogol sẽ làm gì, sẽ phản ứng như thế nào. Khi còn sống, có người hỏi và Gogol trả lời ông sẽ không bao giờ xem quốc gia nào quan trọng hơn nếu phải so sánh giữa Ukraine và Nga. Đây cũng là một câu trả lời mà người bị hỏi, hay được hỏi, khó có thể hoàn toàn thành thật một cách công khai. Câu trả lời sẽ được tùy theo hoàn cảnh chính trị và xã hội mà cường độ của sự chọn lựa sẽ tăng hay giảm ở một mức nào đó.

Sự chọn lựa ngôn ngữ để diễn tả ý nghĩ rất quan trọng đối với những người làm công việc văn chương. Mất ngôn ngữ là mất bản sắc dân tộc. Không biết Gogol sẽ nghĩ gì nếu ông được tự do xuất bản bằng tiếng Ukraine? Nhà văn Nabokov trong khi nghiên cứu công trình viết văn của Gogol đã nói rằng, ông rất mừng là Gogol viết bằng tiếng Nga. Mỗi lần ông muốn gặp ác mộng ông cứ tưởng tượng rằng Gogol viết tất cả những tác phẩm của ông ấy bằng tiếng Ukraine. Tôi cho rằng Gogol sẽ bảo cho Nabokov biết rằng chính vì sự đàn áp ngôn ngữ Ukraine mà dẫn đến cái chết của biết bao nhiêu người viết văn, làm thơ, thậm chí cả những nghệ sĩ mù sử dụng đàn bandura. Dùng tiếng Nga tác phẩm của Gogol được đến với số lượng độc giả rộng lớn hơn, nhưng nói tiếng Ukraine cho đến hết cuộc đời Gogol sẽ không bao giờ thôi làm người Ukraine.

Bên cạnh Tolstoy, và Dostoevsky, ngôi sao Gogol tuy không lu mờ nhưng nếu đặt lên bầu trời Ukraine, ngôi sao sẽ tỏa sáng hơn. Sống trong một quốc gia nổi tiếng với chế độ dân chủ tự do, tôi tin rằng mỗi quốc gia dầu nhỏ bé đến cỡ nào đi nữa sự tự do độc lập của mỗi quốc gia đều cần được tôn trọng và bảo vệ. Nước Nga đã cướp đi ngôn ngữ Ukraine từ hơn một thế kỷ trước đây và đang xâm chiếm đất đai của Ukraine. Đến lúc Nga phải trả lại cho Ukraine những gì của Ukraine.

Chân dung Nikolai Gogol trong một viện bảo tàng (ảnh: Fine Art Images/Heritage Images/Getty Images)
Nguồn gốc Cossack của người Ukraine trong tác phẩm của Gogol

Tất cả năm truyện ở phần phụ lục bên dưới đều có một điểm chung, truyện nào cũng có nhân vật là người Cossack. Gogol cũng như tất cả người Ukraine luôn tự hào với truyền thống Cossack của họ. Ngay trong bài quốc ca của Ukraine chúng ta cũng thấy nhắc đến dòng giống oai hùng này.

Linh hồn và thể xác của chúng ta
sẽ ngã xuống cho tự do
Chúng ta là huynh đệ
cùng giống nòi Cossack
Này anh em thân mến
Hãy tiếp tục tham gia chiến trận
Đã đến giờ đứng lên
dành lấy tự do[7]

Nhiều phê bình gia đã chỉ trích rằng Gogol viết Taras Bulba không đúng với những chi tiết trong lịch sử. Leonard J. Kent (1930-)[8] trong chú thích về Taras Bulba đã nhấn mạnh rằng đây chỉ là quyển tiểu thuyết theo trường phái lãng mạn chứ không phải là lịch sử. Gogol dùng một vài tên trong lịch sử và một vài tình huống đã xảy ra nhưng ở thời kỳ khác để viết thành truyện này.

Bulba có thể hiện diện vào thế kỷ thứ 15 nhưng Gogol cho hai nhân vật Ostap và Andrei là môn sinh ở tu viện thuộc Kyiv trở về nhà sau khi học, một sự việc chỉ có thể xảy ra vào thế kỷ thứ 17. Tuy thời gian không trùng khớp, nhưng ông Kent nhấn mạnh rằng những chi tiết miêu tả người Cossack và cuộc đời của họ rất chính xác và sống động. Có một cộng đồng người Cossack được thiết lập ở địa danh Gogol đã nhắc đến trong truyện vào khoảng nửa phần đầu của thể kỷ thứ 15, trong cuộc chiến tranh với Tartar để bảo vệ Ukraine, và sau năm 1659 để chống lại sự xâm lăng Ukraine của người Ba Lan.

Theo sự miêu tả của Gogol trong truyện Taras Bulba, người Cossack rất thiện chiến và can đảm. Họ sẵn sàng hy sinh tính mạng cho tổ quốc để bảo vệ độc lập và tự do. Họ thà chết vinh hơn sống nhục. Họ đặt nợ nước trước tình nhà. Họ theo chế độ dân chủ nhưng khi ra chiến trận người thủ lĩnh có quyền hạn tuyệt đối.

Trong lúc bao vây thành Dubno, Bulba nhận được tin làng của ông bị quân đội Tartar tấn công, kẻ địch cướp vũ khí và lương thực mang đi. Quân đội Cossack của Taras phân vân không biết nên rút lui để rượt theo Tartar lấy lại vũ khí và lương thực hay tiếp tục tấn công thành Dubno. Bulba cho trưng cầu ý kiến. Ai muốn đi cướp lại lương thực và vũ khí thì đứng sang một bên. Ai muốn tiếp tục tấn công thành Dubno thì đứng tại chỗ. Tiểu đội nào có số đông đi sang hàng bên kia thì tiểu đội trưởng phải đi theo. Số người còn lại sẽ bầu tiểu đội trưởng khác và thay đổi tổ chức trong nội bộ.

Xong Taras hỏi mọi người có đồng ý với sự chia quân này không. Khi mọi người đều nhất trí thì việc chia quân trở thành quyết định. Đây là một quyết định rất quan trọng vì quân của thành Dubno được tăng viện nên đông hơn, còn quân của Taras bị chia đôi nên ít hơn. Cũng trong lần tấn công thành Dubno lần này Ostap bị bắt sống.

Khi nhìn thấy tận mắt Andrei con trai của mình trong quân phục Ba Lan, Bulba ra lệnh cho tùy tùng dụ Andrei ra hướng cánh rừng, và ông mai phục sẵn ở đó để bắt Andrei. Ông bảo đứa con trai rằng “Ta sinh ra mi và ta sẽ lấy đi mạng sống của mi!” Bulba bắn chết Andrei vì là kẻ phản quốc. Quân pháp bất vị thân!

Sau đây là lời Taras vận động tinh thần quân nhân trước giờ xuất quân.

“Tôi muốn nói với các quân nhân, các bạn, tình chiến hữu của chúng ta quan trọng như thế nào. Các bạn đã từng nghe từ ông cha của chúng ta rằng danh dự của quê hương phải được tất cả mọi người giữ gìn. Quốc mẫu[9] của chúng ta đã cho người Hy Lạp biết Bà là người thế nào và khả năng của Bà. Bà đã nhận được lời khen ngợi và tri ân từ Constantinople. Các thành phố của Bà rất giàu có. Nhà thờ của Bà, và các vị hoàng tử con của Bà đều là con dân quốc gia.[10] Các vị hoàng tử là của riêng Bà và không phải là bọn phản giáo.

Tất cả những thứ kể trên đều bị bọn phản giáo bắt đi. Tất cả đều bị mất. Chúng ta bị bỏ rơi đến mức suy tàn, như những người góa phụ khi người chồng trụ cột trong gia đình đã chết, quốc gia của chúng ta cũng bị bỏ rơi cho tàn rụi như chúng ta! Trong những ngày như thế, chúng ta, những người cùng chung chí hướng, hãy nắm tay nhau và trở thành anh em! Trên tinh thần huynh đệ, tình chiến hữu của chúng ta vững bền! Không có gì thánh thiện hơn là tình yêu thương dành cho chiến hữu.

Người cha yêu đứa con của người cha, người mẹ yêu đứa con của người mẹ, đứa trẻ yêu cha mẹ của nó; nhưng tình cảm này rất khác biệt, hỡi các anh em, loài thú hoang cũng biết yêu con của nó, nhưng chỉ có loài người mới có thể nối kết tâm hồn với nhau, cho dù không cùng chung huyết thống. Ở những quốc gia khác họ cũng có những người đồng đội nhưng tình chiến hữu như ở quê hương chúng ta thì họ chưa hề có. Không ít người trong số các anh em đã từng sống ở nước ngoài, anh em thấy ở nơi đó cũng có loài người! Họ cũng là sản phẩm của Thượng Đế và các bạn nói chuyện với họ cũng như các bạn của mình; nhưng khi phải thố lộ những chuyện thầm kín trong tâm hồn thì – Không!

Các bạn thấy đó, họ là những người rất khôn khéo, nhưng họ không giống như chúng ta; họ cũng là đàn ông nhưng không giống như chúng ta! Không, các anh em! Yêu thương như tâm hồn người Tiểu Nga[11] có thể yêu thương – yêu thương không chỉ với khối óc hay với bất cứ cái gì khác, mà với tất cả những gì Thượng Đế đã ban cho chúng ta, với tất cả chất chứa trong tâm hồn.”

Taras nói, ông khoác tay, lắc lư mái tóc bạc và bộ ria mép của ông rung rinh. “Không!” Ông nói. Không ai có thể yêu thương như thế! Tôi biết những trò man rợ đã tràn đến đất nước của chúng ta; giờ đây người ta chỉ biết đến tích trữ lúa gạo, gom thu gia súc, trữ rượu dưới hầm. Quỷ dữ biết họ tiếp nhận thói xấu của tà giáo ra làm sao; họ khinh thường ngôn ngữ của quốc gia, họ không quan tâm đến việc trò chuyện với người dân của họ; họ bán đứng dân tộc của họ cũng giống như bán một con vật không có linh hồn ngoài chợ.

Những quà cáp dành cho vua nước ngoài, thật ra kẻ ấy không phải là vua, mà chỉ là một tên quí tộc Ba Lan, kẻ sẵn sàng đá vào mặt họ bằng đôi ủng sang trọng của hắn, đối với họ lại quan trọng hơn tình đồng đội. Nhưng dẫu cho hắn là một kẻ hạ cấp nhất trên đời, một ngày nào đó hắn sẽ tỉnh ngộ và nhận ra những hành động nhục nhã của hắn. Hãy cho bọn chúng biết về tình anh em, tình chiến hữu có nghĩa lý như thế nào trên quê hương chúng ta! Nếu phải đến lúc chết, không một kẻ nào trong bọn họ sẽ được chết một cách hào hùng như chúng ta! Không một kẻ nào cả! Loài chuột nhắt như bọn chúng sẽ không thể nào trồi lên được.”

Tính chất độc đáo trong văn Gogol là sự nhạo báng những quyền lực đã được thiết lập, cho dù đó là văn hóa, lịch sử, hay trật tự trong xã hội. Tuy rất tự hào về giống nòi Cossack, Gogol cũng chế nhạo thói hư tật xấu của người Cossack. Đa số họ là người tốt, dòng giống anh hùng, nhưng cũng có những kẻ say sưa, lừa dối, thiếu đạo đức, không lương thiện. Trong truyện Đêm Tháng Năm có người cha Cossack vì vợ mới mà bỏ rơi con. Trong truyện Lá Thư Bị Đánh Mất có anh Cossack bán linh hồn cho quỷ. Trong Đêm Giáng Sinh có những người Cossack chức sắc trong làng, có gia đình nhưng vẫn tìm cách dan díu với đàn bà goá.

Đọc Taras Bulba, người đọc sẽ thấy người Cossack không hề biết sợ hãi là gì. Và nhờ thế, đọc Viy người đọc sẽ nhận thấy sự chế nhạo rất tinh tế cái khuôn mẫu can đảm của người Cossack. Những người bạn của Khoma Brut đã nói rằng anh ta chết chỉ vì để cơn sợ hãi trấn áp mình. Nếu không, anh ta chỉ cần làm dấu thánh giá và cầu kinh là ma quỷ sẽ sợ mà tránh xa anh.

Minh họa: Pixabay
Phụ lục – Vài tác phẩm của Gogol

Những tác phẩm đầu tiên của Gogol như Buổi Chiều ở Nông Trại Gần Dikanka phần I và II cho dù in bằng tiếng Nga, nhưng rất đậm chất Ukraine. Bối cảnh là làng quê Ukraine, những chàng trai Cossack ôm cây đàn bandura khảy từng tưng để tán tỉnh các nàng trinh nữ, họ nói, ngâm thơ và hát bằng tiếng Ukraine. Trong những buổi tiệc họ nhảy múa những điệu vũ của Ukraine. Gogol rất tự hào nguồn gốc Cossack của người Ukraine. Yêu Ukraine rất nhiều, nên những năm tháng lạnh giá sống ở St. Peterburg càng khiến ông nhớ miền quê Ukraine vào những đêm Tháng Năm, mùa Xuân đã về và trăng rất sáng. Ông buột miệng hỏi độc giả rằng:

“Bạn có biết đêm Ukraine như thế nào không? Không, bạn không biết đêm Ukraine! Hãy nhìn đi: Mặt trăng ló ra giữa bầu trời; vòm trời đã bao la còn căng rộng thêm ra. Không thể nào tưởng tượng được nó bao la đến dường nào; nó ngời sáng và nó thở phập phồng; toàn trái đất tắm đẫm trong làn ánh sáng trắng bạc; bầu không khí trong trẻo một cách độc đáo, vừa ấm áp dễ chịu lại vừa lười biếng dịu dàng, và vây quanh là một biển hương thơm đang khuấy động. Đêm thiên đàng! Đêm nhiệm mầu!”[12]

Kết thúc truyện ngắn Đêm Tháng Năm Gogol đã viết như sau:

“Chỉ trong vòng vài phút nữa thôi cả làng sẽ chìm vào giấc ngủ; chỉ có Mặt trăng trôi nổi trên bầu trời, chiếu sáng tuyệt đẹp giữa không gian bất tận trên bầu trời Ukraine vinh quang. Dưới mặt đất cũng có sự vinh quang rạng ngời như vậy, và trời đêm, đêm thánh thần, ngời sáng thật tuyệt diệu. Mặt đất đầy vẻ yêu kiều trong làn ánh sáng bạc, nhưng không còn ai thức để bị mê hoặc nữa; tất cả đều chìm trong giấc ngủ. Thỉnh thoảng sự im lặng bị phá vỡ tạm thời vì tiếng chó sủa, và khá lâu, gã say Kalenik vẫn còn loạng choạng đi trên những con đường ngái ngủ cố gắng tìm về căn nhà tồi tàn của gã.”[13]

Gogol được cả thế giới biết tiếng là nhà văn của nước Nga nhưng giới văn chương Nga phát hiện văn tài của ông là từ bản sắc văn hóa cá biệt Ukraine. Không ít người bảo rằng ông là nhà văn Nga có “tâm hồn” Ukraine. Tôi nhấn mạnh chữ tâm hồn vì muốn hướng độc giả đến Dead Souls hay Những Linh Hồn Chết. Tôi xin mời độc giả cùng với tôi quan sát tâm hồn Ukraine của Gogol được thể hiện qua vài truyện ngắn như: A May Night, The Lost Letter, Christmas Eve, Viy, và Taras Bulba.[14] Ngoại trừ Taras Bulba theo khuynh hướng hiện thực và lấy bối cảnh lịch sử, tất cả những truyện còn lại mang đậm tính chất huyền thoại dân gian, trai xinh gái đẹp thuộc dòng giống Cossack, quỷ Sa Tăng và các mụ phù thủy xuất hiện thường xuyên làm tăng thêm phần thú vị, và truyện thường có tính chất khuyên răn loài người sống theo đạo đức.

Đêm Tháng Năm[15]

Levko, chàng trẻ tuổi người Cossack, con của thị trưởng làng,[16] yêu một cô gái xinh đẹp tên là Galya[17] nhưng không được cha chấp thuận. Levko kể cho Galya câu chuyện ngày xưa trong làng có cô gái bị người mẹ kế vốn là phù thủy hãm hại khiến cô khốn khổ quá phải tự trầm mình. Hồn trinh nữ thường hiện về trong những ngày trăng sáng. Một đêm Tháng Năm có một anh nát rượu tên là Kalenik đi lang thang tìm đường về nhà và bị một nhóm thanh niên kéo đi trêu ghẹo Galya. Đêm trăng ở làng quê ma quỷ lộng hành khiến Levko nhìn Kalenik lại tưởng đó là cha của mình đang tán tỉnh Galya.

Ở nhà của thị trưởng có một người lái buôn đang xin giấy phép để lập nhà nấu rượu. Anh ta kể chuyện con quỉ tham ăn có thể nuốt cả nồi dumpling. Quỉ xui khiến nên khi người ta tưởng rằng đang bắt giam Kalenik thì thật ra đang giam người em vợ của thị trưởng. Theo lời người trong làng thì người tiếng là em vợ này thật ra là tình nhân của thị trưởng. Levko dùng một trò chơi dụ bắt được mụ phù thủy, mẹ kế của nàng trinh nữ chết đuối, do đó giúp nàng trả được mối thù. Để trả ơn, nàng trinh nữ viết một lá thư giả danh Bộ trưởng Bộ Giáo Dục ra lệnh cho ông thị trưởng phải đồng ý cho Levko kết hôn với Galya.

Lá Thư Bị Đánh Mất[18]

Câu chuyện được Foma Grigorievich, ông từ của nhà thờ N…, kể lại: Ông nội của Foma là một người Cossack khá nổi tiếng trong làng đã từng đi tới địa ngục và quay trở lại. Ông được lệnh mang một lá thư đến tận tay nữ hoàng Nga, có lẽ là Nữ hoàng Elizabeth. Ông đã may lá thư vào trong cái mũ Cossack để tránh bị đánh mất. Trên đường ông gặp một người Zaporozhian Cossack, người này thú nhận đã lỡ bán linh hồn cho quỷ, nên nhờ ông nội của Foma canh chừng cho anh ta ngủ. Ông nhận lời nhưng lại ngủ quên và lá thư trong cái mũ Cossack của ông theo người Zaporozhian Cossack biến mất.

Trên đường đi tìm lại lá thư, ông đã gặp rất nhiều ma quỷ. Lá thư rơi vào tay bầy quỷ có mặt heo và mặt chó. Để lấy lại lá thư ông đồng ý đánh ba ván bài với loài quỷ, hễ thua ông sẽ bị mất lá thư vĩnh viễn. Bầy quỷ gian lận nên ông bị thua ván đầu. Sau đó ông làm dấu thánh giá và đọc kinh cầu nguyện nên lấy lại được lá thư và chạy thoát khỏi đám quỷ bằng con ngựa của họ. Con ngựa quỷ chạy như giông bão đưa ông qua những vùng đất kỳ lạ nhưng nhờ đức tin ông cũng giao được lá thư đến nữ hoàng. Từ đó ông rất nổi tiếng và được quí trọng. Tuy nhiên, vợ của ông cứ đến ngày kỷ niệm ông gặp bầy quỷ, bà lại mắc chứng múa hát như lên đồng không cách gì ngăn cản được.

Đêm Trước Lễ Giáng Sinh[19]

Câu chuyện được Rudy Panko, người nuôi ong trong làng Dikanka, kể lại. Đêm trước lễ Giáng Sinh lại là một đêm trăng thì cảnh đẹp một cách huyền hoặc và ma quỷ rất lộng hành. Ông Chub, người Cossack, có cô con gái đẹp nhất làng tên Oksana. Cô được một người thợ rèn tên Vakula yêu nhưng cô kiêu ngạo lắm vì được nhiều người chìu chuộng nên không ưng. Mẹ của Vakula là một bà phù thủy ở góa, tên là Solokha, không đẹp cũng không xấu, nhưng rất thu hút nên được đàn ông trong làng ưa chuộng đến độ thay vì đi nhà thờ trong đêm Giáng sinh hay ở nhà dự tiệc với gia đình, từng người một, họ tự viện ra đủ thứ lý do để đến nhà của Solokha lúc bà đang tiếp một gã quỷ.

Bà đem giấu gã quỷ vào một cái bao, sau đó lần lượt đến ông thị trưởng, ông từ giữ nhà thờ, và cả Chub nữa đều bị nhét vào bao. Thiếu bao, Solokha nhét hai người vào một bao. Oksana từ chối tình yêu của Vakula, bảo rằng chỉ lấy anh làm chồng khi nào anh tặng nàng đôi hài Nữ hoàng Catherine dùng trong phòng ngủ. Vakula tình cờ tưởng lầm cái bao có tên quỷ sứ là bao than nên vác bao mang về lò rèn. Trong khi Vakula nhờ một người Zaporozhian Cossack trong làng giúp chàng tìm một gã quỷ sứ, để hắn giúp chàng lấy trộm đôi hài của nữ hoàng. Vakula được con quỷ nằm trong bao giúp, và trải qua bao gian nan cuối cùng được nữ hoàng tặng đôi hài. Oksana nghe nhiều người xầm xì Vakula tự tử vì bị nàng từ chối tình yêu. Nàng suy nghĩ và trở nên yêu Vakula trước khi biết là Vakula đã có được đôi hài của nữ hoàng.

Viy

Khoma Brut, thuộc dòng dõi Cossack, là học sinh năm thứ ba ở tu viện Bratsky (Kyiv). Vào dịp nghỉ hè, trên đường về làng, Khoma xin tá túc ở một nông trại. Nửa đêm bà lão chủ nông trại đến ôm và cưỡi lên lưng chàng. Sau khi bay trên làng mạc khá xa và rất lâu, Khoma nhận ra bà lão là phù thủy và nhờ khỏe mạnh Khoma trở ngược vị trí. Khoma cưỡi trên lưng bà phù thủy, sau đó dùng một khúc cây đập chết bà ta. Xác chết biến thành một cô gái xinh đẹp có lông mi vừa nhọn vừa dài.

Sau đó không lâu, tu viện Bratsky cho người đón Khoma đi đọc kinh cầu nguyện cho cô con gái của lãnh tụ Cossack. Cô gái bị đánh đến gần chết cố gắng lết về nhà. Cô gái đòi phải được Khoma đọc kinh cầu nguyện cho cô đúng ba đêm sau khi cô chết. Khoma bị trưởng tu viện bắt buộc phải tuân theo. Mỗi đêm, cô gái bước ra khỏi quan tài để tìm bắt nhưng cô gái không thấy Khoma đứng sau cái vòng tròn được vẽ bằng phấn và ếm bằng dấu thánh giá. Bao nhiêu quỷ sứ hiện ra trong đêm làm nhiều điều ghê rợn để đòi mạng Khoma. Tự hào mình thuộc dòng dõi Cossack vốn là những người không hề biết sợ hãi. Khoma ở cho đến đêm thứ ba, cô gái cho vời Viy vốn là loại quỷ có đôi mắt nhìn thấy tất cả mọi thứ. Và trong đêm ấy cô gái và đám ma quỷ tìm thấy Khoma. Truyện này được làm thành phim nói tiếng Nga, phụ đề Anh ngữ, phát hành năm 1967.

Taras Bulba

Đây là một quyển truyện có tính chất lịch sử nói về những người Zaporozhian Cossack. Bulba cùng với hai người con trai Ostap và Andrei tiến đánh Ba Lan lúc ấy đang chiếm giữ bờ phía Tây sông Dnieper của Ukraine. Họ bao vây thành Dubno và dân cư trong thành đã cạn lương thực sắp chết đói. Nửa đêm Andrei bị một người đàn bà đánh thức và chàng nhận ra đó là bà nhũ mẫu người Tatar của cô gái rất đẹp chàng đem lòng thầm yêu khi còn là học sinh ở tu viện Orthodox, Kyiv.

Cô gái ấy là con của vị Thống đốc đang bị bao vây trong thành. Cô gái nhìn thấy Andrei trong đoàn quân bao vây thành nên bảo bà nhũ mẫu đến gặp Andrei xin bánh mì để cứu bà mẹ sắp chết đói và mời chàng đến gặp nàng. Andrei được bà nhủ mẫu đưa vào lâu đài bằng lối đi bí mật. Andrei vì yêu cô gái nên ở lại và chiến đấu cho kẻ địch. Thành Dubno được tiếp viện nên đánh trả lại. Bulba chặn bắt Andrei và xử tội người con trai phản quốc. Ostap bị bắt làm tù binh và bị xử tử. Bulba vượt thoát và về sau mang 120 ngàn quân đến tấn công lần thứ nhì. Vị Hetman[20] mới, ký hòa ước với Ba Lan. Bulba không đồng ý với Hetman, cho rằng người Ba Lan sẽ phản bội hòa ước này, vì thế ông tách riêng ra và tiếp tục chiến đấu cho đến khi thở hơi cuối cùng. Truyện này được làm thành phim nói tiếng Nga, phụ đề Anh ngữ, tựa đề là “The Conqueror.”

_____________

[1] The Russian War on Ukraine Has Always Been a War on Its Language ‹ Literary Hub (lithub.com)

[2] Theo Nikolai Gogol – Wikipedia

[3] The Russian War on Ukraine Has Always Been a War on Its Language ‹ Literary Hub (lithub.com)

[4] Yuliya Ilchuk. Nicolai Gogol – Performing Hybrid Identity. p. 72

[5] Yuliya Ilchuk. Nicolai Gogol – Performing Hybrid Identity. p. 72

[6] The Complete Tales ò Nikolai Gogol edited by Leonard J. Kent. Volume 2. Page 3.

[7] Shche ne vmerla Ukrainy i slava, i volia – Wikipedia Nguyễn Thị Hải Hà tạm dịch từ bản tiếng Anh

[8] Giáo sư, học giả, dịch giả, người biên tập The Complete Tales of Nicolai Gogol Volume I & II.

[9] Người Ukraine dùng biểu tượng bà mẹ để chỉ quốc gia Ukraine.

[10] Ukraine vì lệ thuộc vào triều đại Nga Hoàng nên bị xem là người Nga.

[11] Gogol ám chỉ Ukraine, lúc bấy giờ được gọi là Tiểu Nga, Little Russian.

[12] Nikolai Gogol. The May Night or The Drowned Maiden trích trong tuyển tập The Complete Tales of Nicolai Gogol, Constance Garnett dịch, Leonard J. Kent biên tập, Volume I. Chicago. 1985. p. 55

[13] Nikolai Gogol. The May Night or The Drowned Maiden. p. 76

[14] The Complete Tales of Nikolai Gogol biên tập bởi Leonard J. Kent Volumes 1 và 2.

[15] Nguyên tựa đề là A May Night or The Drown Maiden. Dịch là Đêm Tháng Năm hay Nàng Trinh Nữ Chết Đuối. Tôi xin rút gọn nên chỉ dùng tựa đề Đêm Tháng Năm

[16] Thị trưởng làng do các vị trưởng lão người Cossack bổ nhiệm.

[17] Người Ukraine có một hệ thống đặt tên khá phức tạp, khó nhớ. Galya còn được gọi là Ganna, hay Galina.

[18] Nguyên tựa đề là The Lost Letter: A Tale Told by the Sexton of the N… Church.

[19] Nguyên tựa đề là Christmas Eve.

[20] Chức vụ cao nhất trong quân đội Cossack

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024

Post by LDN Sat May 21, 2022 6:58 am

Bài này hay. Khi xưa tôi 0 theo dõi chuyện Afghanistan nhiều, chỉ biết sơ, nay đọc bài này biết thêm vài chuyện.

Ukraine chính là Afghanistan của Putin

Nguồn: Milton Bearden, “Putin’s Afghanistan”, Foreign Affairs, 24/03/2022 - nghiencuuquocte

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Với những diễn biến hiện tại trong cuộc xâm lược Ukraine của Tổng thống Nga Vladimir Putin, rõ ràng là gần như không có gì diễn ra theo đúng kế hoạch. Không được chào đón như những người giải phóng, lực lượng Nga đã bị đối xử như những kẻ thù đáng ghét. Thay vì nhanh chóng đầu hàng, người Ukraine đã thể hiện quyết tâm ngăn chặn bước tiến của Nga và chiến đấu bằng mọi giá. Ở thời điểm này, một tháng kể từ khi bắt đầu cuộc giao tranh vốn kéo dài hơn nhiều so với ước tính của Putin, nhiều báo cáo cho rằng chiến dịch của Nga đang phải chống chọi với rất nhiều vấn đề về hậu cần và sa sút tinh thần. Hiện tại, cuộc chiến đang có dấu hiệu trở thành điều mà Viện Nghiên cứu Chiến tranh mô tả là tình trạng “bế tắc”. Đáng chú ý nhất, các quan chức tình báo Mỹ ước tính rằng quân đội Nga đã mất hơn 7.000 binh sĩ chỉ trong 20 ngày đầu của cuộc chiến, và mất tổng cộng 5 vị tướng chỉ trong tháng qua. Dựa trên tất cả các chỉ số, Nga sẽ không có con đường nào dẫn đến chiến thắng mà không có leo thang lớn, và cuộc chiến này thực sự đã khiến Điện Kremlin – và đặc biệt là chính Putin – phải trả một cái giá đắt.

Đối với những ai còn nhớ lịch sử Liên Xô, có một sự kiện tương đồng với những sự kiện hiện tại: cuộc xâm lược của Liên Xô vào Afghanistan năm 1979. Cũng như cuộc chiến ở Ukraine, cuộc xâm lược Afghanistan được thúc đẩy bởi nỗi sợ rằng Moscow đang mất đi một phần quan trọng trong vùng ảnh hưởng của mình. Trong trường hợp Afghanistan, giới lãnh đạo Liên Xô tin tưởng, như những gì Putin rõ ràng đã tin về Ukraine, rằng cuộc chiến sẽ diễn ra nhanh chóng và dễ dàng, rằng quân đội của họ sẽ không gặp vấn đề gì khi giải quyết bất kỳ sự kháng cự nào có thể gặp phải, và rằng Mỹ và các đồng minh, bị phân tâm bởi những sự kiện khác, sẽ không có một phản ứng hiệu quả. Và cũng giống như Putin, Liên Xô cho rằng có thể dễ dàng thành lập một chính phủ bù nhìn trên lãnh thổ mới chiếm được.

Không điều nào trong số các giả định này trở thành sự thật. Thay vào đó, Afghanistan nhanh chóng trở thành sự can dự quân sự ở nước ngoài thảm khốc nhất của Liên Xô trong thời hậu Thế chiến II. Quân nổi dậy Afghanistan nhanh chóng tổ chức thành các lực lượng du kích hoạt động hiệu quả, xây dựng nhiều điểm trú ẩn an toàn ở Pakistan, nơi họ được các sĩ quan tình báo Pakistan trang bị và huấn luyện. Chỉ trong vòng vài tuần sau cuộc xâm lược của Liên Xô, Tổng thống Mỹ Jimmy Carter đã thành lập một liên minh với Pakistan – một nỗ lực đã sớm được Trung Quốc, Ai Cập, Vương quốc Anh, và Ả Rập Saudi ủng hộ – nhằm hỗ trợ cuộc kháng chiến của Afghanistan. Không chuẩn bị kỹ càng cho những gì xảy đến với mình, lực lượng Liên Xô dần chìm sâu vào cuộc chiến kéo dài cả thập niên, khiến tinh thần tại quê nhà ngày một suy yếu, ngân khố quốc gia ngày một cạn kiệt, và cuối cùng dẫn đến sự sụp đổ của Liên Xô.

Tất nhiên, nước Nga năm 2022 không phải là Liên Xô năm 1979. Nhưng với những điểm tương đồng nổi bật giữa cuộc phiêu lưu ở Ukraine của Putin và cuộc chiến của Liên Xô ở Afghanistan, chúng ta vẫn nên xem xét các đặc điểm quan trọng của cuộc xung đột Afghanistan và các hậu quả có tầm ảnh hưởng sâu rộng của nó. Nếu cuộc xâm lược Ukraine tiếp tục diễn ra như chúng ta thấy cho đến nay, và trở thành vết thương rỉ máu của người Nga trong thế kỷ 21, thì như cuộc chiến Afghanistan đối với Liên Xô, cuộc chiến Ukraine có thể đe dọa sự tồn vong của chế độ Putin – và của chính Putin.

Học sai bài học

Không giống như sự chuẩn bị vụng về của Putin cho cuộc xâm lược Ukraine – một phần là do các tiết lộ của tình báo Mỹ về ý định tấn công của Moscow – kế hoạch của Liên Xô đối với Afghanistan đã diễn ra trong âm thầm. Cuối năm 1979, các phân tích tình báo của KGB đã kết luận sai lầm, rằng Afghanistan đang đi vào quỹ đạo của phương Tây, và rằng một căn cứ quân sự của Mỹ ở nước này sẽ cho phép Mỹ bao vây hoàn toàn Liên Xô bằng tên lửa hạt nhân. Các nhà lãnh đạo Liên Xô cũng lo sợ rằng việc Afghanistan bị kéo vào vùng ảnh hưởng của Washington có thể gây ra hiệu ứng domino giữa các quốc gia trong khối Hiệp ước Warsaw. Theo Học thuyết Brezhnev, vốn khẳng định rằng mối đe dọa đối với chế độ xã hội chủ nghĩa ở bất kỳ quốc gia nào trong khối Xô-viết cũng được coi là mối đe dọa đối với tất cả các quốc gia xã hội chủ nghĩa, những lo ngại này đã biện minh cho sự can thiệp quân sự. Vì vậy, vào ngày 12/12/1979, Bộ trưởng Quốc phòng Liên Xô Dmitri Ustinov, Giám đốc KGB Yuri Andropov, và Bộ trưởng Ngoại giao Liên Xô Andrei Gromyko đã soạn thảo đề xuất cử một “lực lượng hạn chế” của quân đội Liên Xô tới Afghanistan, thực hiện một cuộc can thiệp ngắn và có chủ đích. Hơn mười ngày sau, cuộc xâm lược chính thức bắt đầu.

Trong giai đoạn đầu, cuộc xâm lược của Liên Xô ở Afghanistan thành công hơn nhiều so với cuộc xâm lược của Putin ở Ukraine. Trong đêm Giáng sinh đầy tuyết, lính dù Liên Xô – cùng với các đơn vị đặc nhiệm của OMON, nhánh dân quân của Bộ Nội vụ Liên Xô – nhanh chóng chiếm giữ các mục tiêu chiến lược ở Kabul, ám sát nhà lãnh đạo Afghanistan Hafizullah Amin và các thành viên chủ chốt trong chính phủ cầm quyền, và thay thế ông bằng nhân vật mà họ đã chọn lựa, Babrak Karmal thân Liên Xô, người tiến vào Kabul trên những chiếc xe tăng của quân xâm lược. Họ chuyển lực lượng chiếm đóng vào các thành phố lớn của Afghanistan: Jalalabad ở phía đông, Kandahar ở phía nam, Herat ở phía tây, và Mazar-e Sharif ở phía bắc. Căn cứ Không quân Bagram, phía bắc Kabul, nhanh chóng biến thành căn cứ của Không quân Liên Xô. Trong vòng vài tuần, Liên Xô đã đưa Afghanistan vào tầm kiểm soát của mình.

Tuy nhiên, giống như Putin và Ukraine, Liên Xô đã đánh giá thấp phản ứng của phương Tây. Vào thời điểm mà quyết định tấn công Afghanistan được đưa ra, các đánh giá của KGB chỉ ra rằng Mỹ khó có khả năng đặt ra thách thức nghiêm trọng cho cuộc xâm lược. Người Mỹ đã rút khỏi Việt Nam chỉ mới vài năm trước đó, và đương kim Tổng thống Mỹ, Jimmy Carter, người được cho là khá mềm yếu, còn đang phải bận tâm vì cuộc khủng hoảng con tin Mỹ ở Iran. Nhưng phương Tây đã cảnh giác cao hơn nhiều so với dự đoán của người Nga. Lo sợ nếu không phản ứng có thể khuyến khích các tham vọng quốc tế của Liên Xô, Tổng thống Carter đã nhanh chóng hủy bỏ các thỏa thuận lãnh sự mới, cũng như hợp đồng mua bán lúa mì lớn với Liên Xô, và ra lệnh tẩy chay Thế vận hội Moscow 1980 sắp sửa diễn ra. Đằng sau hậu trường, ông cũng ra lệnh cho CIA bí mật bắt đầu cung cấp thiết bị cho phong trào kháng chiến Afghanistan, bao gồm cả các vũ khí sát thương. Trong vòng vài tuần, CIA đã chuyển hàng nghìn khẩu súng trường Enfield .303 đến Pakistan, để phân phối cho các phiến quân Hồi giáo, và họ cũng sẽ sớm gửi thêm cả tên lửa, súng cối, và súng trường. Tổng tài trợ của Mỹ cho cuộc kháng chiến ở Afghanistan đã tăng từ khoảng 100 triệu đô la trong năm đầu tiên lên 500 triệu đô la trong năm thứ tư, và trong hai năm cuối của cuộc chiến, con số lên tới 1 tỷ đô la.

Việc Liên Xô không lường trước được sức mạnh của cuộc kháng chiến và mức độ hỗ trợ của phương Tây đã gây ra những hậu quả tàn khốc. Điều mà các nhà lãnh đạo Liên Xô từng tin sẽ là một cuộc can thiệp quân sự nhanh chóng và dễ dàng hóa ra lại là một cuộc giao tranh đẫm máu kéo dài cả thập niên. Thiệt hại về nhân mạng do xung đột đã lan rộng khắp khu vực: khoảng một triệu người Afghanistan thiệt mạng, 1,5 triệu người khác bị thương, 3 triệu người phải xin tị nạn ở Iran và Pakistan, cùng một con số không xác định những người đã phải di cư trong nước – trong khi tổng dân số Afghanistan khi ấy chưa đầy 20 triệu người. Chính Liên Xô cuối cùng cũng thừa nhận thiệt hại hơn 15.000 binh sĩ trong cuộc xung đột, mặc dù người ta tin rằng con số thực có lẽ phải gần 25.000. Tính đến thời điểm Mikhail Gorbachev lên nắm quyền vào năm 1985, các nhà lãnh đạo Liên Xô từng ra lệnh điều động Hồng Quân vào Afghanistan đều đã rời khỏi chính trường, nhưng Liên Xô vẫn phải trả giá bằng máu, của cải, và uy tín quốc tế của mình. Cuối cùng, trước sự kháng cự ngày càng gia tăng của quân Afghanistan được Mỹ vũ trang, Gorbachev đã cho các chỉ huy của mình một năm để xoay chuyển tình thế, nhưng họ không thể. Ngày 15/02/1989, Liên Xô cuối cùng đã rút quân.

Là dấu hiệu cho sự thất bại của Liên Xô, hành động rút quân khỏi Afghanistan đã mở đường cho một loạt các sự kiện sẽ thay đổi thế giới. Các nước trong khối Xô-viết và Hiệp ước Warsaw chứng kiến một Liên Xô kiệt quệ rời khỏi Afghanistan, và đi đến kết luận đúng đắn rằng lãnh đạo mới của Liên Xô, Mikhail Gorbachev, sẽ không có chút hứng thú nào với những cuộc phiêu lưu quân sự mới. Vì vậy, vào tháng 05/1989, chính phủ Hungary, có lẽ là đối tác lý trí nhất của Liên Xô, đã cắt đứt hàng rào thép gai tại biên giới với Áo, cho phép hàng trăm người Đông Đức trốn sang Tây Đức. Một tháng sau, trong cuộc bầu cử tự do đầu tiên trong hơn 60 năm, người dân Ba Lan đã bỏ phiếu cho nhà bất đồng chính kiến kiêm người đoạt giải Nobel Hòa bình Lech Walesa, chính thức chấm dứt hơn bốn thập niên cầm quyền của chủ nghĩa cộng sản. Mùa hè năm đó, các cuộc biểu tình chống chính phủ mỗi Thứ Hai của Đông Đức đã dần dần tăng lên cả về số lượng và chất lượng, đạt tới đỉnh cao vào đêm ngày 09/11/1989, khi đám đông người biểu tình Đông Đức đánh sập Bức tường Berlin. Chưa đầy một năm sau, Tiệp Khắc và Romania đã cắt đứt quan hệ với Moscow, Đông và Tây Đức được thống nhất – với tư cách là một thành viên NATO – và vào năm 1991, Ukraine tuyên bố độc lập. Vào Ngày Lễ mở quà 26/12/1991, một nhóm nhỏ binh sĩ Nga đã diễu hành đến bức tường Điện Kremlin, hạ cờ búa-liềm màu đỏ và vàng xuống, đồng thời giương lá cờ ba màu trắng, xanh, và đỏ của Nga lên.

Putin đã chứng kiến những sự kiện đau buồn này – mà nguyên nhân một phần do thảm họa Afghanistan gây ra – khi còn là một sĩ quan KGB trẻ tuổi đóng quân ở Đông Đức. Ký ức về sự sụp đổ của Liên Xô đã khiến ông tuyên bố đây là “thảm kịch lớn nhất của thế kỷ 20”, nhưng có lẽ ông đã rút ra sai bài học từ những sự kiện đó. Nghịch lý thay, trong nỗ lực phục hưng Đế chế Nga đã mất, và giành lại Ukraine từ nơi ông coi là vùng ảnh hưởng của Washington, Putin đã tiến hành cuộc xâm lược Afghanistan của riêng mình. Mục tiêu ban đầu của ông là đảo ngược lịch sử, nhưng thay vào đó, ông có thể sẽ lặp lại nó.

Lặp lại thảm họa

Cuộc xâm lược Ukraine của Putin thậm chí còn không được chuẩn bị kỹ lưỡng bằng cuộc xâm lược Afghanistan của Liên Xô. Các cuộc họp trên truyền hình của Hội đồng An ninh Quốc gia Nga cho thấy, các cố vấn thân cận nhất của Putin, khác với các Ủy viên Bộ Chính trị của Brezhnev, không hẳn đã được thông báo về các kế hoạch xâm lược, và có thể họ cũng có những nghi ngờ riêng của mình. Trái ngược với thành công bước đầu của Liên Xô, cuộc xâm lược của Putin ngay từ đầu đã rất kém cỏi, gặp nhiều thất bại trong việc chiếm giữ hoặc kiểm soát các thành phố lớn, và con số thương vong của lính Nga trong vài tuần đầu đã tương đương với thương vong của Liên Xô ở Afghanistan trong nhiều năm.

Hơn nữa, Putin đang đối mặt với sự kháng cự mạnh mẽ hơn ở Ukraine, so với những gì lực lượng Liên Xô gặp phải ở Afghanistan, điều này có thể khiến ông phải dùng đến các chiến thuật bạo lực hơn. Hiện tại, các cuộc tấn công của Nga vào bệnh viện, tòa nhà dân cư, và một nhà hát đông đúc đã khiến Tổng thống Biden gọi Putin là “tội phạm chiến tranh”, và Tổng thống Nga đã đáp trả bằng tuyên bố đanh thép rằng ông có thể cắt đứt mọi quan hệ ngoại giao với Mỹ. Nếu Putin đi theo mô típ mà ông đã thể hiện trong các cuộc chiến trước đây ở Grozny và Syria, nhiều khả năng ông sẽ sử dụng các chiến thuật mà Liên Xô đã sử dụng trong thất bại ở Afghanistan, vốn đã khiến cho khoảng một phần ba dân số Afghanistan thiệt mạng, bị thương, hoặc phải di tản trong nước hay sang Iran và Pakistan.

Ở giai đoạn này, trừ khi đạt được một thỏa thuận đàm phán – một trường hợp khó xảy ra – có vẻ như Putin sẽ tìm cách chiếm Kyiv, sau một trận đánh gay gắt và bạo lực chống lại các cư dân được vũ trang hạng nặng của thành phố. Chỉ riêng nhiệm vụ này đã là cực kỳ khó khăn, và có thể cần hàng tuần hoặc hàng tháng chiến đấu tốn kém. Tuy nhiên, ngay cả khi ông ta thành công trong việc nắm quyền tại Kyiv – loại bỏ chính phủ Zelensky và thay thế họ bằng những tay sai thân Nga được lựa chọn cẩn thận – thì rắc rối của Moscow cũng chỉ mới bắt đầu. Giống như ở Afghanistan 40 năm về trước, Putin có thể sẽ phải đối mặt với một cuộc nổi dậy không ngừng, được vũ trang kỹ càng, được hậu thuẫn bí mật bởi một liên minh phương Tây tương tự như lực lượng đã đẩy Liên Xô ra khỏi Afghanistan.

Chỉ riêng kích thước lãnh thổ của Ukraine cũng đủ gây ra những vấn đề lớn cho bất kỳ hoạt động chiếm đóng nào của Nga. Rộng tương đương Texas, Ukraine có dân số hơn 40 triệu người – gấp đôi Afghanistan ở thời điểm năm 1979 – và cũng không bị cô lập, không ở sâu trong đất liền, không có nhiều địa hình đồi núi khó khăn như Afghanistan, nơi phải cần đến những con la và xe địa hình mới có thể chuyển giao vũ khí cho quân kháng chiến. Ukraine cũng là một quốc gia hiện đại, với hệ thống đường sá và mạng lưới giao thông hoạt động khá tốt. Nước này có 850 dặm đường biên giới trên bộ và trên biển với Ba Lan, Hungary, Slovakia, và Romania: tất cả đều là thành viên NATO. Dù không có địa hình đồi núi hiểm trở – thứ đã đã giúp quân nổi dậy Afghanistan thành công trong việc chống lại Quân đội Liên Xô được vũ trang tốt, nhưng lãnh thổ địa lý rộng lớn, mạng lưới thông tin liên lạc mạnh mẽ, và sự gần gũi với các cường quốc phương Tây của Ukraine đã mang lại cho quân nổi dậy một lợi thế lớn.

Cũng giống như cuộc kháng chiến của người Afghanistan trong những năm 1980, với những nơi trú ẩn an toàn ở Pakistan, lực lượng nổi dậy của Ukraine cũng có thể hưởng lợi từ những vùng đất thuộc các nước láng giềng. Hàng triệu người tị nạn Ukraine sang các quốc gia NATO giáp biên giới đã nhận được sự đồng cảm và ủng hộ. Trong những ngày tới, khi chiến tranh nhấn chìm toàn bộ đất nước, những người tị nạn này có thể sẽ được gia nhập bởi một số lượng ngày càng tăng những người Ukraine trong độ tuổi chiến đấu. Những chiến binh đó sẽ không tìm kiếm nơi tị nạn, mà là nơi trú ẩn an toàn, nơi họ sẽ bắt đầu tổ chức, huấn luyện, và vũ trang để trở thành một lực lượng kháng chiến gần như thống nhất chống lại sự chiếm đóng của Nga trên đất nước mình. Vì Mỹ và các đồng minh NATO đã sớm tài trợ và trang bị cho cuộc nổi dậy chống Nga, nên không lâu nữa, Putin sẽ thấy mình phải đọ sức với một phong trào kháng chiến được vũ trang tốt, có khả năng khiến việc chiếm đóng trở nên quá tốn kém về mặt chính trị, xã hội, và kinh tế. Như ở Afghanistan, các vấn đề về tiếp tế và về tinh thần của lực lượng chiếm đóng có thể lên cao đến mức không thể chấp nhận được.

Hồ sơ các cuộc nổi dậy gần đây cho thấy Putin đang gặp bất lợi, dù là trong bất kỳ kịch bản chiếm đóng kéo dài nào. Trong những thập niên kể từ khi Thế chiến II kết thúc, các cuộc nổi dậy dân tộc chủ nghĩa chống lại các lực lượng xâm lược nước ngoài hầu như luôn giành được ưu thế, giống như quân kháng chiến Afghanistan đã làm với Liên Xô. Điều này đặt Putin vào một vị trí dễ bị tổn thương: hoặc ông ta phải thắng và nhanh chóng bình định Ukraine – kết quả khó xảy ra nhất – hoặc ông ta ra lệnh rút quân khỏi Ukraine sau khi tuyên bố “chiến dịch quân sự đặc biệt” của mình đã hoàn thành thành công. Putin có thể sẽ không chịu nổi sự sỉ nhục cá nhân từ một động thái như vậy. Ông sắp bước sang năm thứ 23 với tư cách là nhà lãnh đạo nước Nga, vẫn còn 7 năm nữa so với mục tiêu cá nhân của ông, là vượt qua 30 năm cầm quyền của Joseph Stalin. Các lựa chọn của Putin đang ngày càng thu hẹp, và bất kỳ đánh giá nào về hành động có thể của ông cũng đang bị phức tạp hóa bởi nhiều ý kiến cho rằng ông không đủ minh mẫn, và có khả năng sẽ thực hiện một bước đi không tưởng là sử dụng vũ khí hạt nhân, như ông đã nhiều lần đe dọa. Những nghi ngờ dai dẳng liên quan đến trạng thái tinh thần của Putin sẽ khiến Mỹ và các đồng minh NATO phải luôn cảnh giác cao độ, gồm cả trong vấn đề lựa chọn hạt nhân.

Nếu Putin phải bị loại khỏi cuộc chơi trước khi ông ta leo thang đến mức không thể tưởng tượng được, thì chắc chắn người ra tay hành động phải là quân đội hoặc nhân viên tình báo của chính ông ta. Khi cuộc chiến ở Ukraine kéo dài thêm, với phương tiện truyền thông quốc tế đưa tin về những hành động tàn bạo của Nga và thương vong của dân thường, thế giới sẽ tiếp tục lên án Moscow. Dù Putin có thể đã bắt đầu cuộc chiến này để khắc phục điều mà ông coi là thảm kịch từ sự tan rã của Liên Xô, nhưng ông có lẽ đang lặp lại cuộc chiến thảm khốc đã dẫn đến sự tan rã đó – và gây nguy hiểm cho tương lai của chính mình trong quá trình này.

Milton Bearden từng là Giám đốc CIA tại Pakistan từ năm 1986 đến năm 1989, phụ trách các hoạt động ngầm của cơ quan này nhằm hỗ trợ cuộc kháng chiến của người Afghanistan chống lại sự chiếm đóng của Liên Xô.


Last edited by LDN on Sun May 22, 2022 1:38 pm; edited 1 time in total

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024

Post by LDN Sat May 21, 2022 8:02 am

Cho ~ ai chưa biết văn hào Nikolai Gogol.

Nikolai Gogol được biết đến nhiều nhất

24/04/2009 - THANH NIÊN ONLINE
(TNTS) Nhân kỷ niệm 200 năm ngày sinh Nikolai Gogol, Trung tâm Nghiên cứu ý kiến xã hội toàn Nga (VCIOM) đã tiến hành cuộc thăm dò xem trong số các nhà văn, nhà thơ cổ điển Nga ai là người còn được công chúng biết nhiều nhất. Kết quả cho thấy, đại văn hào Nicolai Gogol được biết đến nhiều nhất.

Phần lớn người Nga đều đọc đúng tác giả của tiểu thuyết Những linh hồn chết (70%), Viên thanh tra (63%), thấp hơn chút ít là Taras Bulva (52%) do Gogol viết.

Đứng thứ hai trong cuộc thăm dò này là đại thi hào Alexander Pushkin - tác giả của trường ca Kỵ sĩ bằng đồng, được 59% số người tham gia thăm dò gọi đúng tên ông. Kế đó là nhà thơ Mikhail Lermontov. Khi hỏi ai là tác giả của cuốn Anh hùng thời đại, có 54% số người trả lời đúng: Mikhail Lermontov.

Với người Nga, lúng túng và trả lời sai nhiều nhất là khi hỏi họ: Ai là tác giả của tác phẩm Poltava? Có đến 70% số người trả lời sai khi cho tác giả là Nikolai Gogol, chỉ có 21% trả lời đúng khi nói tác phẩm này là của Alexander Pushkin. Ngoài ra, với tác phẩm Con quỉ có đến 66% số người được hỏi không biết tác giả là ai và chỉ có 27% đúng khi gọi tên Mikhail Lermontov.

Tuy là nhà văn cổ điển Nga được công chúng biết nhiều nhất, nhưng Nikolai Gogol chỉ đứng thứ ba trong số nhà văn có tác phẩm đọc lại nhiều nhất. Chỉ có 9 trong số 100 (9%) người được hỏi nói rằng, sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông họ có đọc lại các tác phẩm do nhà văn của Những linh hồn chết sáng tác.

Người được đọc lại nhiều nhất trong số các nhà văn, nhà thơ cổ điển Nga chính là thiên tài Alexander Pushkin (14%). Vị trí thứ hai thuộc về đại văn hào Lev Tolstoy (11%). Sau Nikolai Gogol là Mikhail Lermontov (7%), Fyodor Dostoyevsky (6%), Anton Tchekhov (5%), Mikhail Bulgakov (3%), Evgheni Exenhin và Ivan Turgenev (2%). Được đọc lại ít nhất là Alekxei Tolstoy, Maxim Gorki, Nikolai Nekrasov, Mikhail Sholokhov - chỉ 1%.

Tác phẩm được yêu thích nhất của Nikolai Gogol là tập truyện ngắn gồm 2 tập Buổi chiều ở ngôi làng gần Dikanka. 23% số người được hỏi trả lời họ chưa một lần đọc tập truyện này, nhưng lại biết khá rõ nội dung của nó. Kế đó là Viy (20%), Những linh hồn chết (19%), Viên thanh tra (18%), Taras Bulva (16%)...

Cuộc thăm dò nêu trên được tiến hành vào 2 ngày: 21 và 22.3.2009 đối với 1.600 người tại 140 điểm dân cư thuộc 42 nước cộng hòa, vùng tự trị, tỉnh, thành thuộc Nga. Cũng cần nói thêm, việc Nicolai Gogol được biết đến nhiều nhất chỉ mang tính tương đối. Bởi trước 200 năm ngày sinh Nicolai Gogol, tên tuổi của ông được các phương tiện truyền thông đề cập đến khá nhiều.

Bảo Quyên

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024

Post by LDN Sun May 22, 2022 6:22 am

The New York Times (TNT), được coi là tờ báo ảnh hưởng nhất trên thế giới đổi giọng. Mới tháng 3 TNT còn nói khác.

~ gì đăng trên TNT được cho là phản ảnh quan niệm và suy nghĩ của giới Ostkuestenelite nôm na tầng lớp có chức, có quyền, có $$$ ở Washington, Neuengland, New York, Boston, Philadelphia, Baltimore v.v..

Thứ 6 vừa qua, 20.05.2022, TNT đăng bài bình luận nói TT Biden phải tỏ cho TT Selenskyj biết là giúp đỡ của Mỹ và Nato cho Ukraine là có hạn, sẽ 0 giúp mãi giúp hoài năm này qua năm kia.

Và như thế Ukraine sẽ yếu thế hơn khi đàm phán với Nga, có điều Mỹ, người dân Mỹ có ~ mối lo quan trọng hơn như lạm phát và trục trặc trên thị trường thức ăn và năng lượng  toàn thế giới so với 1 chiến tranh, mối nguy cách bờ biển Mỹ quá xa.

Bài viết của TNT được đăng vì chuyện Mỹ thông qua gói hỗ trợ ngay lập tức trị giá 40 tỉ cho Ukraine.

https://www.berliner-zeitung.de/politik-gesellschaft/neue-haltung-zur-ukraine-new-york-times-klingt-ploetzlich-wie-sahra-wagenknecht-li.229127.amp

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024

Post by LDN Tue May 24, 2022 2:26 pm

Đại pháo M777 được “kéo” vào chiến trường Ukraine

Đại pháo M777 155 li do Mỹ sản xuất bắn xa hơn, di chuyển nhanh hơn và đó là điều mà quân đội Ukraine đang chờ…

Lê Tây Sơn
23 tháng 5, 2022 - Sài Gòn nhỏ 

M777 trong một cuộc tập trận bắn đạn thật ở Đức (ảnh: Lennart Preiss/Getty Images)

Ba tháng sau cuộc chiến ở Ukraine, những cỗ M777 đầu tiên – vũ khí sát thương nhất mà phương Tây cung cấp cho đến nay – hiện được triển khai chiến đấu ở phía Đông Ukraine. Sự xuất hiện của những cỗ đại pháo M777 có thể giúp Ukraine đạt được ưu thế về pháo binh, ít nhất là ở một số khu vực tiền tuyến, một bước quan trọng để đạt được chiến thắng quân sự trong một cuộc chiến mà các cuộc đụng độ chủ yếu diễn ra trên thảo nguyên bằng phẳng và rộng.

M777 là những cỗ máy bằng thép và titan với các ống thủy lực và đặt trên bốn thanh giằng có thể gập lên và hạ xuống. Ukraine đã bắn hơn 1,000 phát đạn kể từ khi M777 được kéo vào chiến trường Ukraine vào khoảng ngày 8 Tháng Năm, phá hủy hàng loạt xe bọc thép Nga. “Vũ khí này đưa chúng ta đến gần hơn với chiến thắng”, phát biểu Đại tá Roman Kachur, chỉ huy Lữ đoàn Pháo binh số 55, đơn vị đầu tiên được triển khai loại M777.

(Ảnh: Lennart Preiss/Getty Images)

Theo The New York Times (ngày 23-5-2022), giới phân tích quân sự nói rằng hiệu quả đầy đủ sẽ chỉ có thể ghi nhận trong ít nhất hai tuần nữa, vì Ukraine vẫn chưa đào tạo đủ pháo binh để sử dụng tất cả 90 khẩu pháo như vậy mà Hoa Kỳ và các đồng minh cam kết cung cấp. Hiện chỉ có khoảng một chục khẩu ở các mặt trận. Việc trang bị vũ khí mạnh hơn cho Ukraine là một vấn đề nhạy cảm về mặt chính trị.

Dù vậy, Mỹ, Pháp, Slovakia và các quốc gia phương Tây khác đã gấp rút trang bị pháo và các hệ thống hỗ trợ – chẳng hạn như máy bay không người lái, radar và xe bọc thép để kéo pháo. Các loại đại bác tầm xa mới được phương Tây cung cấp là loại có sức công phá mạnh nhất. Chúng bắn xa hơn ba dặm so với hệ thống pháo phổ biến nhất mà quân đội Nga đang sử dụng trên chiến trường Ukraine, trong đó có đại bác tự khai hỏa (self-propelled) Msta-S; và thậm chí xa hơn 10 dặm nếu bắn đạn chính xác dẫn đường bằng GPS.

Đạn M777 (ảnh: Lennart Preiss/Getty Images)

Tổng thống Volodymyr Zelensky, trong một cuộc phỏng vấn trên truyền hình Ukraine cuối tuần qua, cho biết một giải pháp ngoại giao sẽ chỉ đến sau những chiến thắng quân sự bổ sung cho Ukraine. Quân đội Ukraine đã đẩy lùi quân đội Nga khỏi Kyiv và khỏi các vị trí gần thành phố lớn thứ hai của đất nước, Kharkiv, nhưng hiện chịu áp lực dữ dội trong cuộc giao tranh giành quyền kiểm soát tại vùng Donbas ở miền Đông Ukraine. Các cuộc đàm phán đã tạm dừng cách đây khoảng một tuần. Nga đang tiến gần đến thành phố Sievierodonetsk.

Kể từ khi M777 được triển khai cách đây hai tuần, khoảng hơn chục pháo binh trong hai khẩu đội pháo đã bắn 1,876 viên, phá hủy ít nhất ba xe bọc thép Nga, và giết chết ít nhất vài chục lính Nga. Mục đích của những khẩu đại bác khổng lồ này là tiêu diệt các vị trí và cơ sở hạ tầng quân sự của Nga, chẳng hạn kho đạn và các sở chỉ huy. Các loại pháo phương Tây được đưa vào Ukraine hiện có một số ưu điểm so với các hệ thống kế thừa của Liên Xô mà quân đội Ukraine sử dụng trước đó. Quan trọng nhất là khả năng tương thích của chúng với các loại đạn phù hợp cỡ nòng chuẩn của NATO, giảm bớt lo ngại rằng Ukraine bị cạn kiệt nguồn đạn có kích cỡ theo chuẩn Liên Xô được sản xuất chủ yếu ở Nga.

Ngoài những vũ khí mà Mỹ đang gửi, Pháp cũng hứa cung cấp đại bác Caesar, có khả năng nhanh chóng lái đi sau khi bắn trong một thao tác được gọi là “bắn và chuồn”. Slovakia cũng cam kết cung cấp đại bác. Tuy nhiên, M777 của Mỹ là đại pháo mạnh nhất, với hỏa lực tầm xa chính xác nhất. Vấn đề khó khăn là đào tạo. Tính đến nay, Mỹ đã huấn luyện khoảng 200 binh sĩ Ukraine trong các khóa học kéo dài sáu ngày tại các căn cứ ở Đức. Quân đội Ukraine chia đôi nhóm này, cử một số ra mặt trận và một số được phân công công tác huấn luyện thêm pháo binh.

____

M777

Với trọng lượng 4,200 kg (9,300 lb), M777 nhẹ hơn 41% so với đại bác M198 (trọng lượng giảm được là do việc sử dụng titan). M777 có thể được vận chuyển bằng trực thăng, vận tải cơ Lockheed C-130 Hercules, hoặc được kéo bằng các phương tiện khác. M777 sử dụng hệ thống điều khiển hỏa lực kỹ thuật số tương tự hệ thống điều khiển hỏa lực tự khai hỏa của M109A6 Paladin, để cung cấp khả năng điều hướng và tự định vị.

M777 có thể được kết hợp với đạn M982 Excalibur (dẫn đường bằng GPS), cho phép bắn chính xác ở phạm vi lên tới 40 km (25 mi). Điều này giúp tăng gần như gấp đôi diện tích pháo kích. Trong một thử nghiệm tại Bãi Yuma của Quân đội Mỹ, những viên đạn Excalibur được khạc ra từ M777, từ khoảng cách 24 km (15 mi), đã trúng mục tiêu, với sai số trung bình trong loạt bắn là 5 m (16 ft).

Tháng Sáu 2012, Golf Battery, Tiểu đoàn 2, Thủy quân lục chiến 11, đã bắn đạn M982 Excalibur từ M777 nhằm vào lực lượng nổi dậy địa phương, ở cự ly 36 km (22 mi), tại chiến trường Helmand, Afghanistan. Đây là lần bắn xa nhất trong lịch sử của đại pháo M777. Kỷ lục trước đó là 30 km (19 mi), ở chiến trường Iraq.


Last edited by LDN on Tue May 24, 2022 4:25 pm; edited 1 time in total

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024

Post by LDN Tue May 24, 2022 2:31 pm

Điều gì có thể xoay chuyển cục diện chiến tranh Ukraine?

Jonathan BealePhóng viên quốc phòng, BBC News

22 tháng 5 2022

Cuộc chiến tranh Ukraine có thể sẽ không kết thúc sớm

Cuộc chiến tranh tại Ukraine đã trở nên đẫm máu và bòn rút sức lực, cả hai phía đều đang cố gắng bào mòn khiến cho sức lực đối phương suy yếu. Nhưng chính họ cũng gánh chịu thất bại.

Nhìn chung Nga vẫn là lực lượng áp đảo và có sức mạnh quân sự đáng kể - thế nhưng đã không đạt chiến thắng nhanh chóng như dự tính. Chúng ta hãy cùng nhìn vào một số yếu tố có thể khiến kết quả cuộc chiến nghiêng về lợi thế cho một bên.

Bước tiến và thất bại

Ở miền bắc, cuộc phản công của Ukraine đã đẩy lùi thành công quân đội Nga khỏi thành phố Kharkiv. Ở miền nam, Nga có tất cả nhưng cũng đã dốc toàn bộ sức lực trong cuộc chiến tại thành phố cảng Mariupol. Cả hai cuộc chiến đều đắt giá xét về con số thương vong binh sĩ và dân thường, nhưng cả hai đều không cho thấy có thể mang tính quyết định.

Diễn biến tại Mariupol và Kharkiv cho thấy sự lên xuống trong cuộc xung đột. Một mô hình về tổn thất và thành quả vốn phải trả giá rất đắt mới có được, đang được lặp lại tại miền đông Ukraine.

Nga đang đạt được các bước tiến tuy nhỏ nhưng vững chắc tại Donbas - trọng tâm mới của cuộc tấn công. Nhưng Nga cũng gánh chịu các thất bại - nổi bật là hồi đầu tháng này khi hàng chục xe thiết giáp Nga bị phá hủy khi cố vượt sông Siversky Donets.

Lợi thế của Nga - pháo kích

Tại miền đông, hai bên đáp trả ác liệt bằng các trận pháo kích. Ben Barry, cựu đại tá Quân đội Anh, hiện làm việc tại Viện nghiên cứu International Institute for Strategic Studies nói rằng, điều này sẽ tiếp tục diễn ra trong cuộc chiến tại Donbas.

Ông dự đoán rằng pháo kích sẽ là yếu tố chính gây thương vong cho cả đôi bên trong vài tuần và vài tháng tới đây. Giới chức Phương Tây cũng đã nhấn mạnh đến tổn thất đáng kể của Nga, nhưng họ cũng không sẵn sàng cung cấp con số ước tính về thương vong của phía Ukraine.

Ukraine vẫn đang nhận viện trợ vũ khí hạng nặng từ Phương Tây - bao gồm loại siêu pháo M777 của Mỹ. Hệ thống radar chống pháo cũng được gửi đến - để giúp phát hiện và nhắm vào mục tiêu pháo kích từ Nga. Nhưng Ukraine vẫn bị áp đảo về số lượng vũ khí khi so với Nga.

Quân đội Ukraine vẫn bị áp đảo về số lượng vũ khí khi so với Nga mặc dù có sự hỗ trợ quân sự từ Phương Tây

Chiến thuật

Nga đã sử dụng pháo kích và bắn rocket để cầm chân lực lượng Ukraine - cũng như sử dụng các tuyến phòng vệ được chuẩn bị kỹ lưỡng. Nga cũng đang dồn sức tấn công từ 2 hướng chính - từ Izyum ở miền bắc và từ phía tây xung quanh thành phố Severedonetsk. Nga cũng đạt được những bước tiến rất hạn chế từ 2 hướng này.

Ông Ben Barry nói rằng dường như Nga đang "muốn làm cho Ukraine khô máu" bằng cách buộc Ukraine phải tập trung lực lượng của mình ở các điểm chiến lược, vốn có thể sau đó trở thành mục tiêu pháo kích từ Moscow. Giới phân tích quân sự cho rằng kết quả là Ukraine có thể chịu tổn thất đáng kể.

Tuy nhiên, ông Ben Barry nói rằng Ukraine sẽ vẫn có thể sử dụng các khu vực đô thị tại Donbas để làm chậm bước tiến của Nga. Chiến đấu tại các thị trấn và thành phố, như đã cho thấy trong suốt cuộc chiến, các chiến binh Ukraine vẫn chiếm ưu thế.

Một lần nữa, như tại Mariupol, Nga có thể cố nghiền nát sức kháng cự - với một mô hình quen thuộc hiện tại là pháo kích ồ ạt cho đến khi lực lượng sót lại còn rất ít khả năng phản kháng.

Tổng thống Ukraine Zelensky đã từng nói rằng vùng Donbas ở miền đông Ukraine đã "hoàn toàn bị phá hủy" và đã mô tả cuộc sống tại đó như "địa ngục". Tình hình sẽ tồi tệ hơn.

'Lực lượng Frankenstein' của Nga

Các chuyên gia quân sự mặc dù vậy vẫn tin rằng Nga thiếu số lượng binh sĩ cần có để tạo các bước tiến đáng kể ở miền đông. Việc huy động lại lực lượng từ cuộc chiến ở Kharkiv và Mariupol không thể tạo nên sự khác biệt.

Ông Jack Watling, từ Viện nghiên cứu Royal United Services Institute nói rằng Nga vẫn còn thiếu nhân lực và đặc biệt là bộ binh. Nga đã cố gắng thiết lập lại và kết hợp các đơn vị đã bị tổn thất - được gọi với tên "Các lực lượng Frankenstein".

Các chuyên gia cho rằng Nga không có đủ binh sĩ để đạt bước tiến quan trọng ở khu vực miền đông Ukraine

Sự gắn kết và nhuệ nhí của các đơn vị bị sụt giảm quân số và mỏi mệt có thể rất kém cỏi. Một đánh giá gần đây của Bộ Quốc phòng Anh kết luận rằng các tổng tư lệnh của Nga đang đối mặt với sức ép đạt kết quả nhanh chóng và kết quả là có thể phân bổ lại lực lượng mà không có sự chuẩn bị đầy đủ.

Bộ Quốc phòng Anh cũng nói rằng Nga đang đánh liều "sự bào mòn thêm nữa". Trước đó Bộ Quốc phòng Anh cũng cho biết Nga đã mất khoảng 1/3 lực lượng xâm lược lúc ban đầu - con số ước tính bao gồm các binh sĩ bị thương và thiệt mạng cũng như khí tài quân sự bị phá hủy hay hư hại.

Ông Watling nói rằng Nga đang cố gắng giải quyết những thiếu hụt này - bao gồm huy động lực lượng dự bị gồm những người trên 40 tuổi và đưa ra những hợp đồng ngắn hạn để lắp đầy quân số. Thế nhưng công tác huấn luyện và thiết lập lại lực lượng quân đội cần có thời gian.

Nga cũng cho thấy dễ bị tổn thương trước các cuộc tấn công của Ukraine nhằm vào các tuyến tiếp tế quân sự. Nhưng năng lực của Ukraine thực hiện điều này lại bị hạn chế khi một lực lượng lớn binh sĩ bị cầm chân tại các tuyến phòng vệ.

Cuộc chiến kéo dài

Không ai nghĩ cuộc chiến này sẽ nhanh chóng kết thúc. Vẫn chưa là thế bế tắc. Nga đang đạt các bước tiến - nhưng rất chậm. Nhưng kết quả cuộc chiến này không thể phụ thuộc chỉ vào sức mạnh quân sự.

Ông Watling nói rằng Nga đang theo đuổi các đòn bẩy kinh tế và chính trị để gây tổn thất nhiều nhất đối với Ukraine. Trong khi nền kinh tế Nga đang gánh chịu các lệnh trừng phạt từ Phương Tây thì Ukraine có thể chịu đựng nhiều hơn thế.

Tổng thu nhập nội địa (GDP) của Nga được dự báo sẽ sụt giảm 12% trong năm 2022, nhưng GDP của Ukraine có thể sụt giảm 50%. Việc bị Nga chặn đường tiếp cận ra Biển Đen đang gây ra những tổn thất đáng kể đối với Ukraine.

Nền kinh tế của Ukraine đã bị tổn thất nặng nề và sự hỗ trợ của Phương Tây có thể rất quan trọng

Ông Watling nói rằng sự hỗ trợ kinh tế, quân sự tiếp tục của Phương Tây có thể rất quan trọng. Liệu sự quan tâm của công chúng đối với cuộc chiến tranh này sẽ suy giảm khi cuộc chiến kéo dài - như đã từng xảy ra sau khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea và các phiến quân thân Nga chiếm được các vùng tại Donbas.

Các chính phủ Phương Tây hiện cũng lo lắng về những thách thức trong nước, gồm lạm phát, giá dầu và khí đốt và chi phí sống tăng cao - nguyên nhân một phần từ chiến tranh Ukraine.

Khi mùa đông đến gần và cuộc chiến sẽ trở nên khó khăn. Và có thể khó khăn hơn cho thế giới để vượt qua một cơn bão kinh tế.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024

Post by Sponsored content



Sponsored content


Back to top Go down

Page 20 of 55 Previous  1 ... 11 ... 19, 20, 21 ... 37 ... 55  Next

View previous topic View next topic Back to top

- Similar topics

Permissions in this forum:
You can reply to topics in this forum