Our forum runs best with JavaScript enabled !

Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024

Page 22 of 55 Previous  1 ... 12 ... 21, 22, 23 ... 38 ... 55  Next

View previous topic View next topic Go down

New Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024

Post by LDN Sat Jun 04, 2022 2:11 am

Ukraine không chỉ là Ukraine!

Hiếu Chân
3 tháng 6, 2022 - Sài Gòn nhỏ

Chiến tranh Nga và Ukraine trước hết là cuộc đối đầu sinh tử giữa người Nga và người Ukraine. Nhưng trong bối cảnh địa chính trị hiện đại, nó không đơn thuần là chiến tranh giữa hai nước láng giềng có chung biên giới mà đã có dáng dấp một cuộc xung đột toàn cầu ảnh hưởng rất lớn đến tất cả các nước khác.

Như đã trình bày trong bài trước, ngay sau khi Nga nổ súng xâm lược Ukraine, các đồng minh phương Tây đã nhanh chóng phản ứng bằng các lệnh trừng phạt kinh tế hết sức khắc nghiệt nhằm làm tiêu hao nguồn tài trợ chiến tranh của Nga. Nhưng đáng chú ý hơn cả là phương Tây, dẫn đầu bởi Hoa Kỳ cùng với NATO, đã liên tục viện trợ cho Ukraine nhiều loại vũ khí tối tân, huấn luyện binh sĩ, chia sẻ thông tin tình báo bí mật để giúp Ukraine ngăn cản có hiệu quả các cuộc tấn công của Nga và gây thương vong nặng nề cho quân đội Nga.

Cuộc chiến Nga-Ukraine: Trật tự và luật pháp quốc tế bị xâm phạm
Có thể khẳng định trong 100 ngày chiến tranh, viện trợ quân sự của phương Tây đã làm thay đổi tình hình chiến sự theo hướng có lợi cho Ukraine; nếu không có viện trợ quân sự kịp thời và đầy đủ của phương Tây, quân đội Ukraine khó có thể giành được những thành tích lớn lao như đẩy lùi quân Nga khỏi vùng thủ đô Kyiv và Kharkiv và giữ vững được đến hôm nay nhiều vùng lãnh thổ quan trọng của đất nước.

Chỉ có hai điều mà phương Tây chưa làm cho Ukraine là cử quân đội chính quy đến tham chiến và thiết lập vùng cấm bay trên bầu trời Ukraine để loại không quân Nga ra khỏi vòng chiến. Lý do để phương Tây không làm hai chuyện này là vì Ukraine không phải là thành viên của Minh ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) để có thể được tập thể bảo vệ theo Điều 5 của Hiến chương NATO và NATO không muốn trực tiếp đối đầu với Nga, một cường quốc quân sự có kho vũ khí hạt nhân lớn nhất thế giới.

Một người Ukraine đi qua bức tranh tường khổng lồ “Thánh Javelin” vẽ hình Đức Mẹ Maria ôm hỏa tiễn Javelin – một loại vũ khí chống tăng do Hoa Kỳ sản xuất và viện trợ đã có hiệu quả rất tốt trong việc tiêu diệt xe tăng Nga, chặn đứng các cuộc tấn công vào thủ đô Kyiv. Không có những loại vũ khí tân tiến như vậy, Ukraine khó mà đứng vững. Ảnh Maxym Marusenko/NurPhoto via Getty Images.
Nhưng với sự hỗ trợ vũ khí và tình báo hầu như chưa có tiền lệ như vậy, vô hình chung Hoa Kỳ và rộng hơn là NATO đã đặt một chân vào cuộc xung đột dù các nhà lãnh đạo Mỹ trước sau đều nói rằng việc cung cấp vũ khí cho Ukraine là không trái với luật pháp quốc tế và NATO không phải là một bên xung đột.

Trong bài giải thích cho dân chúng Mỹ ngày 31 tháng Năm về những việc Hoa Kỳ sẽ làm và sẽ không làm ở Ukraine, Tổng thống Joe Biden nhấn mạnh ông không tìm kiếm một cuộc chiến tranh giữa NATO và Nga. “Chừng nào Hoa Kỳ hoặc các đồng minh của chúng tôi không bị tấn công, chúng tôi sẽ không trực tiếp tham gia vào cuộc xung đột này, sẽ không gửi quân đội Mỹ đến chiến đấu ở Ukraine và sẽ không tấn công lực lượng Nga. Chúng tôi không khuyến khích hoặc tạo điều kiện cho Ukraine tấn công bên ngoài biên giới của họ. Chúng tôi không muốn kéo dài chiến tranh chỉ để gieo rắc đau thương cho nước Nga.”

Thế thì tại sao phải viện trợ cấp tập cho Ukraine cả về quân sự lẫn kinh tế, trong đó riêng Hoa Kỳ đã chuẩn chi $40 tỷ và giao cho Ukraine những phương tiện chiến tranh tối tân nhất của Mỹ? Trong chuyến công du châu Á tuần trước, ông Biden phát biểu tại Tokyo rằng cuộc khủng hoảng ở Ukraine là “một vấn đề toàn cầu”, “cho thấy tầm quan trọng của việc duy trì trật tự quốc tế, toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền quốc gia”. “Đây không chỉ là vấn đề của châu Âu mà là vấn đề toàn cầu”, ông Biden nói trong cuộc họp báo chung với Thủ tướng Nhật Fumio Kishida.

Căn cứ cho lập luận của ông Biden là khi tấn công Ukraine, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã xâm lược một quốc gia độc lập, có chủ quyền và như thế là vi phạm luật pháp được minh định trong Hiến chương Liên Hiệp Quốc, vi phạm trật tự quốc tế mà Hoa Kỳ và các nước khác có trách nhiệm bảo vệ. “Luật pháp quốc tế, nhân quyền phải luôn được bảo vệ bất kể chúng bị vi phạm ở đâu trên thế giới”, Tổng thống Biden nói trong diễn văn khai mạc hội nghị thượng đỉnh Nhóm Bộ Tứ (QUAD) tại Tokyo.

Thông điệp cho Trung Quốc: Lẽ phải không thuộc về kẻ mạnh
Phát biểu đó của ông Biden được đưa ra ở Đông Á, nơi Trung Quốc đang theo dõi sát tình hình ở Ukraine để tính toán những bước đi tương lai của họ. Cũng như ông Putin của Nga, ông Tập Cận Bình của Trung Quốc đang nuôi mộng khôi phục “đế chế Trung Hoa vĩ đại”, và liên tục chèn ép, cưỡng bức các nước láng giềng nhỏ bé hơn. Ông Biden cho rằng, ông Putin hiện “phải trả giá rất đắt cho hành động tàn bạo của ông ta tại Ukraine” là để Trung Quốc và các nước khác hiểu rằng, một hành động xâm lược như vậy là không thể chấp nhận được.

Trong bài giải thích với dân chúng Mỹ, ông Biden còn quyết liệt hơn: “Lợi ích quốc gia thiết yếu của chúng ta là bảo đảm một châu Âu hòa bình và ổn định và làm rõ rằng lẽ phải không thuộc về kẻ mạnh. Nếu Nga không phải trả giá đắt cho hành động của mình, nó sẽ gửi một thông điệp tới những kẻ xâm lược khác rằng họ cũng có thể chiếm lãnh thổ và khuất phục các quốc gia khác. Nó sẽ đặt sự tồn vong của các nền dân chủ hòa bình khác vào vùng nguy hiểm. Và nó có thể đánh dấu sự kết thúc của trật tự quốc tế dựa trên luật lệ và mở cánh cửa cho sự xâm lược ở những nơi khác, với hậu quả thảm khốc trên toàn thế giới.”

Và ông dứt khoát: “Người Mỹ sẽ tiếp tục sát cánh với người dân Ukraine vì chúng tôi hiểu rằng tự do không phải là miễn phí. Đó là những gì chúng tôi luôn làm bất cứ khi nào những kẻ thù của tự do tìm cách bắt nạt và áp bức những người vô tội, và đó là những gì chúng tôi đang làm bây giờ.”

Như vậy, từ quan điểm của chính quyền Hoa Kỳ, Ukraine không chỉ là Ukraine mà là vấn đề toàn cầu; Hoa Kỳ giúp Ukraine không chỉ vì độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia Đông Âu này mà còn để bảo vệ trật tự và pháp luật quốc tế.

Phát biểu qua video tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới Davos hôm 23 tháng Năm, Tổng thống V. Zelenskiy yêu cầu gia tăng trừng phạt Nga để làm gương cho các chính thể độc tài khác. Ukraine đòi phương Tây viện trợ vũ khí vì cho rằng người Ukraine đang chiến đấu cho cả thế giới tự do. Ảnh Dursun Aydemir/Anadolu Agency via Getty Images.
Quan điểm đó phù hợp với quan điểm của chính các nhà lãnh đạo Ukraine. Phát biểu qua video với Diễn đàn Kinh tế Thế giới tại Davos, Thụy Sĩ thứ Hai tuần trước, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy nói với các nhà lãnh đạo chính trị và doanh nghiệp toàn cầu rằng thế giới phải gia tăng các biện pháp trừng phạt Nga để ngăn chặn các quốc gia khác sử dụng vũ lực cho mục đích của họ. Phái đoàn Ukraine tại Davos đi xa hơn khi “đóng khung” cuộc xung đột Nga-Ukraine là một cuộc “chiến tranh ý thức hệ”, bảo vệ Ukraine là bảo vệ tất cả các xã hội tự do và dân chủ; ngược lại chiến thắng của Nga sẽ đánh dấu chiến thắng của sức mạnh đối với lẽ phải, của độc tài chuyên chế đối với thượng tôn pháp luật. Bà Yulia Klymenko, nghị sĩ quốc hội Ukraine nói với các nhà báo tại Davos: “Các bạn không cần phải chết cho chúng tôi. Nhưng chúng tôi đang chết cho các bạn đấy”, theo tường thuật của phóng viên The Washington Post.

Mối nguy Ukraine: Phương Tây chống Nga?
Không phải ai cũng đồng ý với quan điểm của các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ và Ukraine.

Trong vài tuần gần đây đã có khá nhiều nhân vật nổi tiếng trong giới ngoại giao và học thuật cho rằng Hoa Kỳ và phương Tây hào phóng viện trợ quân sự cho Ukraine  là góp phần thổi bùng một cuộc xung đột địa phương, bi thảm thành một tai họa tiềm tàng cho toàn thế giới. Có người phản đối cuộc xâm lược Ukraine của Putin nhưng đồng thời lên án Hoa Kỳ.

Henri Guaino, cựu cố vấn của Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy, cảnh cáo các quốc gia châu Âu, đi theo “sự lãnh đạo thiển cận của Hoa Kỳ”, đang “mộng du” vào một cuộc chiến với Nga. Quan điểm của ông Guaino được tác giả Christopher Caldwell tán thành và triển khai thành một bài bình luận dài trên báo The New York Times, cho rằng Hoa Kỳ “có nghĩa vụ chính trị và đạo đức” phải làm giảm căng thẳng và tìm kiếm giải pháp hòa bình cho cuộc chiến tranh.

Nhà ngoại giao hoa kỳ nổi tiếng và tai tiếng Henry Kissinger năm nay 99 tuổi, cũng vào cuộc tranh luận và khuyến cáo Ukraine nên nhượng một phần lãnh thổ cho Nga để đổi lấy hòa bình trước khi quá muộn. Tại diễn đàn Davos, Kissinger cảnh báo: “Phương Tây đừng bao giờ quên tầm quan trọng của Nga đối với châu Âu. Các cuộc đàm phán phải bắt đầu trong hai tháng tới, trước khi cục diện tạo ra những biến động và căng thẳng không dễ vượt qua. Lý tưởng nhất, đường phân chia nên trở lại nguyên trạng trước đây. Theo đuổi cuộc chiến quá thời điểm đó sẽ không còn liên quan đến quyền tự do của Ukraine, mà là một cuộc chiến mới chống lại Nga,” theo trích dẫn trên tờ Telegraph của Anh.

Những người này cũng cho rằng, quan điểm phương Tây viện trợ quân sự cho Ukraine nhưng 0 trực tiếp tham chiến nên không phải là một bên xung đột là một lý do “giả tạo”, không thể che giấu một cuộc chiến mới chống lại Nga. Và phương Tây không nên tiếp tục viện trợ như thế mà hãy để cho người Nga và người Ukraine giải quyết với nhau những vấn đề của họ.

Châu Âu: Putin là Hitler thế kỷ 21
Nhưng việc đóng khung cuộc chiến tranh vào xung đột giữa Nga và Ukraine, bỏ qua tác động toàn cầu của nó là hoàn toàn không hợp lý.

Nhà bình luận Thomas Friedman thú nhận khi ngồi trong tòa báo The New York Times ở Mỹ, ông đã sai lầm khi nghĩ rằng ông Putin xâm lược Ukraine nhưng khi đặt chân đến châu Âu mới đây ông nhận ra Putin đã xâm lược châu Âu và trong tâm trí người châu Âu hành động đó của Putin sánh ngang với cuộc xâm lược của Adolf Hitler vào Ba Lan, mở màn cuộc Chiến tranh Thế giới thứ Hai.

“Cuộc xâm lược – với binh lính Nga pháo kích bừa bãi vào các tòa chúng cư, bệnh viện Ukraine, sát hại thường dân, hôi của, hãm hiếp phụ nữ và tạo ra cuộc di tản lớn nhất châu Âu kể từ Thế chiến thứ Hai – ngày càng được coi như là sự tái diễn trong thế kỷ 21 cuộc tàn sát của Hitler đối với phần còn lại của châu Âu, bắt đầu từ vụ phát xít Đức xâm chiếm Ba Lan tháng Chín năm 1939”, ông Friedman viết.

Tổng thống Mỹ Joe Biden đón tiếp Tổng thống Phần Lan Sauli Niinisto (trái) và Thủ tướng Thụy Điển Magdalena Andersson tại Tòa Bạch Ốc sau khi hai nước này chính thức nộp hồ sơ gia nhập NATO, từ bỏ chính sách trung lập 70 năm qua trước mối đe dọa về an ninh của Nga. Ảnh Chen Mengtong/China News Service via Getty Images.
Chỉ có hiểu được cảm xúc đó của người châu Âu thì mới giải thích được tại sao các nước Đức, Phần Lan, Thụy Điển, Ba Lan nhanh chóng “xoay trục” từ chỗ trung lập hoặc thân thiện với Nga sang vị thế sát cánh cùng Ukraine chống lại Nga, tại sao Liên minh châu Âu – vốn yếu ớt chia rẽ trong nhiều vấn đề – lại nhanh chóng đoàn kết và đưa ra sáu gói trừng phạt kinh tế mạnh mẽ đối với Nga dù những biện pháp trừng phạt đó cũng gây không ít khó khăn và thiệt hại cho chính châu Âu.

Cựu ngoại trưởng Đức Joschka Fischer nhận định cuộc chiến của Putin, dù chỉ mới diễn ra 100 ngày, đã làm cho châu Âu thay đổi tận gốc, không còn có thể quay lại với ngày xưa nữa. “Bạn đã thấy một sự thay đổi khủng khiếp ở châu Âu trong ứng xử với nước Nga – không phải do áp lực của người Mỹ mà do quan niệm về mối đe dọa của Nga ngày nay đã hoàn toàn khác: Chúng tôi hiểu Putin không chỉ nói về Ukraine mà về tất cả chúng tôi, về sự tự do của chúng tôi”.

Rõ ràng, cuộc chiến Nga-Ukraine không chỉ là chuyện riêng của Ukraine với Nga mà là vấn đề của cả châu Âu, vấn đề toàn cầu. Nó có mở màn cho một cuộc chiến tranh hạt nhân hay không, có trở thành Thế Chiến thứ Ba hay không là chuyện chưa khẳng định được nhưng nó không thể giải quyết một cách đơn giản bằng công thức “đổi đất lấy hòa bình” như Kissinger đề nghị.


Last edited by LDN on Mon Jun 06, 2022 2:52 am; edited 1 time in total

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024

Post by LDN Sat Jun 04, 2022 2:17 am

100 ngày kinh hoàng của người Việt ở Ukraine trong cuộc chiến của Putin

Đoan Trang
3 tháng 6, 2022 - Sài Gòn nhỏ

Ông Vũ Hội Khánh (đứng) và những người Việt ở Ukraine tị nạn. (ảnh: FB Vũ Hội Khánh)
“Ga tầu ở thành phố du lịch Lviv đìu hiu không một bóng người. Không có vé về hướng Kyiv, miền đông, còn hướng Tây đi Ba Lan, Hungary, Tiệp cũng vắng lặng,” ông Vũ Hòa Khánh, một thương gia Việt, định cư ở Ukraine hơn 40 năm, kể với chúng tôi về 100 ngày kinh hoàng trong cuộc chiến của Putin.

Ông Khánh hiện sống tại thành phố Lviv, một nơi được xem là ít “bom rơi đạn lạc” nhất, thuộc miền tây Ukriane, nhưng lần nào trò chuyện với chúng tôi, ông đều nói: “Ngày nào mà chẳng có báo động!” Nhưng mới nhất vào ngày 2 Tháng Sáu vừa qua, ông kể, có tới bốn hỏa tiễn bắn về hướng tây Ukraine, nơi cách ngôi nhà ông đang sống chỉ khoảng 30km. “Rất gần, và nghe rất lớn,” ông nói. “Nhưng hôm ấy là ngày tôi đang đi câu cá ở ngoại ô. Những tưởng có được vài giây phút tĩnh lặng, không phải nghe tiếng còi hụ, tiếng rít lên kinh hoàng của đạn pháo, nào ngờ vẫn nghe còi báo động và đọc được bản tin Lviv bị bắn hỏa tiễn.”

“Ngôi nhà triệu đô” của ông Phillips, bạn ông Khánh ở Kyiv trước và sau (phải) khi bị thiêu rụi. (ảnh: FB Vũ Hội Khánh)
Hôm ấy, đội bóng Ukraine thắng 3-1, mà lòng ông Khánh không vui chút nào, vì quân Nga bắn hỏa tiễn từ 10 giờ đêm mà đến chiều ngày hôm sau mới hết khói. Trận pháo kích bằng hỏa tiễn giết chết năm người nhắm vào khu vực đường sắt đi vào núi. Quân chính phủ chở hàng quân sự từ Rumani, Tiệp Khắc về.

Mới những ngày đầu Tháng Năm vừa qua, ngoài Lviv, ở biên giới Ba Lan như Rovenska, tỉnh Odessa – biên giới Moldova và Dnestrie, Zakarpattia – biên giới Slovakia và Hungary, Zaporoze, Kivorograd, Vinitsha, Dnepropetrovsk, sáu ga xe lửa, cơ sở hạ tầng, trạm điện,… đều bị đánh. Chiến tranh leo thang. Ông xót xa kể về “ngôi nhà triệu đô” của người bạn Việt tên Phillips ở Kyiv, bị máy bay rơi trúng làm sập và thiêu rụi.

Vào ngày thứ 100 của cuộc chiến Nga tấn công Ukraine, ông Khánh cho biết đời sống ở Lviv gần như bình thường. Nhưng sau 100 ngày, Tổng thống Ukraine tuyên bố 20 % lãnh thổ Ukraine bị chiếm đóng với diện tích tương đương 150,000 km2; gần 10 triệu người mất nhà cửa; 12 triệu người phải đi sơ tán, di tản… Mỗi ngày có hàng trăm binh sĩ Ukraine hy sinh, và trên 500 người bị thương… Hàng chục nghìn căn nhà, trường học, xí nghiệp sản xuất, nhà máy, cây cầu, nhiều km đường bị phá hủy. Rất nhiều công ty, nhà máy đóng cửa, các trường đại học, phổ thông, bệnh viện ngừng hoạt động.

Nhà ga tàu hỏa ở thành phố du lịch Lviv vắng lặng. (ảnh: FB Vũ Hội Khánh)
“100 ngày qua, chúng tôi sống trong nơm nớp lo sợ, bất an, không biết ngày mai thế nào,” ông Khánh nói. “Cuộc sống Lviv đã trở lại bình thường, nhưng tiếng báo động vẫn vang lên, người dân sống trong phập phồng, và nghe tiếng rít như xé sắt. Nhiều người ở trên cao những tòa nhà 11, 12 tầng đều quay được cảnh hỏa tiễn bay trên trời vòng vòng.”

Theo ông Khánh, xăng dầu khan hiếm, thực phẩm thiết yếu vẫn đầy đủ, nhưng thấy rõ sự thiếu thốn về chủng loại mặt hàng, nhà sản xuất. Nhất là hàng nhập khẩu, các mặt hàng, thực phẩm được nhà sản xuất ở miền chiến sự đã đóng cửa hẳn hay tạm thời. Không còn được thưởng thức McDonald, hoặc sản phẩm của hãng nước ngọt như Coca Cola, Sprite vì những hãng này đã đóng cửa. Riêng xăng dầu thì từ khi chiến sự nổ ra đã thiếu và giá cả hiện nay là tăng tới 60% so với trước chiến tranh.

Cư dân di tản, khiến những cách đồng trồng lúa mì thiếu bóng nông dân. Ông Khánh kể, đúng mùa thu hoạch thì không có xăng, dầu. “Không ai ngờ có lúc châu Âu lại khan hiếm lúa mì như bây giờ, trong khi Ukraine và Nga là hai nơi xuất khẩu lúa mì nhiều nhất thế giới. Mà nếu có trồng được đi chăng nữa, cũng không xuất được, vì chở bằng tầu hỏa, mà tàu hỏa từ Ukarine sang châu Âu bị tắc rồi. Đó là vấn đề nan giải,” ông Khánh nói. Ông cũng nhắc đến loại trái cây được rất nhiều người ưa thích là trái anh đào (cherry), thì năm nay ai cũng phải… nhịn, do vườn cherry chủ yếu ở Mariupol, nhưng khu vực này đã tan hoang từ cả tháng nay. Đất trồng trọt ở đây khá lớn, nhưng ngay cả thu hoạch được, thì cũng… bó tay, vì các trận giao chiến vẫn chưa kết thúc, giao thông tắc nghẽn.

Ông Khánh có nhà máy gỗ, nhưng chiến tranh nổ ra, gỗ ông dẹp sang một bên, cũng chẳng màng chuyện di tản, mà quyết ở lại, và để đi làm công việc thiện nguyện.

Những ngày đầu cuộc chiến, ông tự nguyện lo chuyện đưa người đi di tản từ Ukraine sang biên giới Ba Lan. Cứ xong một chuyến di tản, ông lại ghi vài dòng nhật ký trên “tường nhà”, bảo đấy là kỷ niệm, để nhớ về một thời không ai nghĩ đến có thể xảy ra ở thế kỷ 21.

Người tị nạn chờ để được di tản. (ảnh: Vũ Hội Khánh)
Đêm thứ 17: Đón người Việt từ “chảo lửa” Chernigov, cựu công nhân nhà máy sợi dệt, sang Ukraine ở diện xuất khẩu lao động năm 1986. Vợ là người gốc Chernigov, mất vì COVID-19. Anh có bốn đứa con. Trước chiến tranh, anh bán hàng nước lưu động ở chợ Troíhina Kiyv… Ba đêm không ngủ. Các anh Thắng, Ngọc và Tráng từ thành phố Chernigov đã đi tản sang EU an toàn.

Ngày thứ 18: Ga Lviv ít người chờ đi ra biên giới hơn, do chính quyền Lviv tổ chức lại chuyên nghiệp và bài bản, không để dân ăn trực nằm chờ vật vã ở ga tàu và bến xe liên vận quốc tế tại ga…

Hôm nay ra ga tàu muộn, từ sớm 7 giờ sáng đã có các chuyến dời bến. Người di tản, đã ra biên giới hết. Hàng chờ xe Bus miễn phí ra biên giới vắng khách, hàng không còn dài như mọi khi. Người dân đỡ khổ chờ đợi, ông Trời lại thương cho nên thời tiết nắng ấm. Bến xe Bus liên vận quốc tế tăng số xe, chuyến đi đến các thủ đô, thành phố lớn khắp Châu Âu. Trước chiến tranh các xe bus này có điếm đầu xuất phát tứ thủ đô Kiyv, các thành phố miền đông, nam, trung nước Ukraine như Kharcop, Kherson, Odessa … giờ nơi đấy là lò lửa chiến tranh, rất nhiều xe đã ở lại đóng đô tại Lviv mà không về được bến chính của mình như xưa. Giá tăng cũng dễ hiểu, vì khách chỉ đi một chiều chứ không có người trở về Ukraine.

Nhưng sự yên ổn chỉ thoáng qua rất nhanh, đề rồi…

Đêm thứ 21: Lại vẫn chưa đựợc ngủ, vì chỉ còn mình tôi có giấy phép đi lại trong nhóm hỗ trợ đi vào giờ giới nghiêm. Nhóm hai gồm bốn người lớn và cháu bé 10 tuổi, người Việt Nam, tị nạn từ lò lửa Mariupol về tới Lviv. Những giọng nói yếu ớt khó nghe rõ pha lẫn âm điệu nặng của quê ngoại xứ nghệ, những khuôn mặt bơ phờ, những ánh mắt thẫn thờ … khó mà tả nổi. Chiến tranh trong ánh mắt, ảnh tự chụp của những kiều bào Việt Nam, chạy thoát về Lviv từ Mariupol, nơi không điện, không sưởi .. 26 ngày đêm sống dưới tầng hầm ẩm ướt và lạnh lẽo, nấu ăn dưới làn đạn. Đêm nay ngoài trời âm 3 độ.

Lúc 7 giờ 30, nhờ con gái cả Maya chở giúp bốn người, tất cả hai xe ra nhóm chín người kịp vượt chốt an ninh vào thành phố, có mặt ở ga xe lửa hợp tốp bốn người đã đến ga xe lửa lúc 3 giờ sáng. Kịp để đưa mọi người ra xe Bus xuyên Châu Âu đi Warsaw, hỗ trợ bằng việc tặng mua vé cho ai không đủ tiền.

Cứ thế, ngày thứ 22, 23, 24…

Hàng cứu trợ gửi tới Lviv để được chuyển đi những nơi đang thiếu. (ảnh: FB Vũ Hội Khánh)
Ngày thứ 37 và 38:

Đến thăm Quỹ Palasuk, do em Thành sáng lập, một tổ chức tự thiện đã nhiều năm kinh nghiệm, giờ lại tích cực giúp đỡ nhân đạo cho dân Ukraine gần 18 xe tải T.I.R chủ yếu là thực phẩm. Quỹ có nhã ý qua mình hỗ trợ đồng bào Lviv qua sự giới thiệu của em Trọng, nhân tố xung kích hội đồng hướng Kracow. Gặp em Tuyền, nhà hảo tâm tích cực nổi tiếng tại cộng đồng tại Ba Lan, người hiện đang chăm lo cho hoạt động của chùa Thiên Phúc ở Warsava, cũng là người tài trợ rất nhiều cho đồng bào cả Việt và Ukraine.

Đi Kracow, mình ngưỡng mộ sự ủng hộ của Chính phủ và nhân dân Ba Lan dành cho người tị nạn từ Ukraine. Từ ga Kracow có các tình nguyện viên túc trực hỗ trợ, nơi nghỉ, nơi phát quần áo, ăn miến phí, thẻ SIM điện thoại miễn phí. Thật cảm động. Cảm ơn em Hoàng Anh và các tình nguyện viên tại Kracow đã tiếp đón ân cần như người thân. Em ngỏ ý đón gia đình mình sang sơ tán. Gia đình em rất đáng yêu, mến khách, nhà em thật đẹp và xinh, nhưng thực lòng mình cầu mong không phải đi sơ tán…

25 Tháng Năm, ngày thứ 90 của cuộc chiến tranh xâm lược phi nghĩa, ông viết: “Lviv vẫn bất chấp chiến tranh với cuộc sống của thành phố du lịch. Quân xâm lược bắn hỏa tiễn vào Krivoi Rog, quê hương Tổng Thống Zekenski, vào ban đêm. Đạn trúng xí nghiệp công nghiệp. Sở chỉ huy tiền phương mặt trận phía nam của quân CP Ukraine bị tấn công bằng hỏa tiễn Smerch. Mặt trận phía đông quân Ukraine chiến đấu kiên cường, khu vực quanh Severdoneshk, Kharcip chặn đứng các mũi tấn công của địch.

Sáng nay Zaporoze bị tấn công thảm khốc của chiến tranh thời Internet. Dưới đống đổ nát ở Mariupol, người ta tìm thấy 200 thi thể.

Không còn nhiệm vụ đưa đoàn đi sơ tán, ông Khánh tiếp nhận hàng cứu trợ các nơi, rồi chuyển đến tay những người đang thiếu thốn. Tuần trước, ông Khánh kỷ niệm sinh nhật của mình bằng cách… chuyển hàng cứu trợ. “Có một đoàn Việt kiều Pháp mang hàng hỗ trợ cho Ukraine, qua tỉnh Lviv, Kyiv, Irpel, Bucha…, ông Khánh kể. “Tôi móc nối các nơi cho các anh chị này. Trong đoàn không ai còn trẻ, có một anh đã 90 tuổi, người trẻ nhất cũng đã 50. Đường về, đòan gặp tại nạn trên cao tốc, may mà không ai bị nặng. Làm từ thiện thật vất vả và nguy hiểm.”

Ông Khánh (trài, ảnh nhỏ) và doanh nhân Phan Châu Thành (phải) – người có ảnh hưởng lớn trong cộng đồng người Việt ở Warsaw, đặc biệt trong trận chiến Nga tấn công Ukraine. (ảnh: FB Vũ Hội Khánh)
Hôm ấy, ông Khánh mang giầy, quà tặng của doanh nhân Nguyễn Đức Thành ở Warsaw đến cho các cháu trẻ mồ côi trường Hy Vọng tại thành phố Lviv. “Cám ơn con gái út vui vẻ chở hàng về từ Ba Lan sang Lviv. Sinh nhật lần thứ 61 của tôi không hề giống những lần trước chiến tranh.”

Sau 100 ngày, đã có 4.8 triệu người Ukraine quay trở về nhà. Đa số những người phải di tản là phị nữ và trẻ em, vì đàn ông còn phải ở lại chiến đấu. Giờ sống lây lất xứ người không quen, nhớ chồng, các bà các cô lại dẫn con cái trở về.

Nhưng cuộc trở về cũng rất cam go và đen tối khi chiến tranh chưa tới hồi kết thúc. “Sắp tới, cuộc chiến này có khả năng mạnh hơn, lên mức cao trào trước khi chấm dứt vào mùa Thu hoặc mùa Đông năm nay,” ông Khánh nhận định. “Do Mỹ và Châu Âu viện trợ quân sự cho Ukraine, cuộc chiến sẽ có thể bùng nổ từ biên giới qua mặt trận phía Tây.”

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024

Post by LDN Sat Jun 04, 2022 8:18 am

Niềm tin còn thì quốc gia còn.

https://youtu.be/osSmbTweQw4

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024

Post by LDN Sun Jun 05, 2022 7:08 am

Tây Ban Nha muốn giao xe tăng Leopard 2A4 và Tên Lửa phòng không cho Ukraine. Đây là lần đầu tiên Tây Ban Nha giao vũ khí hạng nặng cho Ukraine. ~ xe tăng này từ lâu 0 được xử dụng và phải được chuẩn bị để tái xử dụng.

https://www.welt.de/politik/ausland/article239193587/Ukraine-News-Spanien-will-Leopard-Panzer-an-die-Ukraine-liefern.html

https://youtu.be/MhShjO2fYG0

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024

Post by LDN Sun Jun 05, 2022 9:06 am

Cho tới hôm nay thì Nga vẫn 0 từ bỏ ý định đánh chiếm và phá hủy Kiew. Hôm nay có tin Nga bắn tên lửa vào Kiew và bom nổ ở thủ đô Ukraine.

Nhân nghe ông ACRD kể lính Nga chết nhiều. Lính Ukraine cũng chết nhiều trong ~ trận giao tranh ở miền đông Ukraine. Mỗi ngày có (mấy) trăm lính Ukraine bị chết.

https://youtu.be/qLzJCPzVJEg


Last edited by LDN on Mon Jun 06, 2022 7:14 am; edited 1 time in total

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024

Post by LDN Mon Jun 06, 2022 2:02 am

Ukraine phản công chiếm lại được phần lớn Sjewjerodonezk,  đẩy lùi quân Nga ra rìa thành phố. Trong 1 lần tấn công trên 0, Ukraine đã giết 1 tướng Nga.

https://www.welt.de/politik/ausland/article239200813/Ukraine-erobert-grosse-Teile-von-Sjewjerodonezk-zurueck-und-toetet-offenbar-russischen-General.html

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024

Post by LDN Mon Jun 06, 2022 2:30 am

Cách đây mấy tháng tôi có đăng link 1 bài báo tiếng đức viết về ~ lính tình nguyện nước ngoài. Đương nhiên có ~ người muốn giúp đỡ, thấy chuyện bất bình, rút dao tương trợ. Nhưng theo kinh nghiệm, trong quá khứ biết được, có ~ người lính tình nguyện họ 0 có tình cảm gắn kết với đất nước mà họ giúp chiến đấu. Có ~ tội phạm chiến tranh nôm na giết người man rợ hơn là lính Ukraine chẳng hạn. Báo cũng nói đến ~ vụ trả thù của Nga đối với ~ người ở cấp chỉ huy giúp nước khác đánh Nga.

Điều rất tốt là trong ~ thiện nguyện quân có ~ người lính ở trong đội quân tinh nhuệ ở nước của họ. Họ có kinh nghiệm chiến đấu, biết dùng vũ khí tối tân hiện đại. Họ đã và đang huấn luyện cho quân dân Ukraine đánh lại quân Nga.


Tác động của lính tình nguyện nước ngoài trong cuộc chiến Ukraine là gì?

Nguồn: “What will Ukraine’s legion of foreign fighters mean for the war?”, The Economist, 11/03/2022.

Biên dịch: Phan Nguyên - nghiencuuquocte

“Nó giống như một người lính cứu hỏa nghe thấy tiếng chuông báo cháy. Tôi phải lên đường.” Đó là cách một người Canada giải thích sự thôi thúc khiến anh muốn cầm vũ khí chống lại các lực lượng Nga xâm lược ở Ukraine. Volodymyr Zelensky, tổng thống Ukraine, cho biết vào ngày 3 tháng 3 rằng 16.000 người từ khắp nơi trên thế giới đã tình nguyện tham gia Binh đoàn Quốc tế, một nhánh quân đội mà ông mới công bố thành lập. Con số đó bao gồm nhiều người từ các nước láng giềng hậu cộng sản của Ukraine, cũng như 3.000 người Mỹ. Bộ trưởng ngoại giao Ukraine, Dmytro Kuleba, nói rằng các tình nguyện viên đến từ 52 quốc gia đã đăng ký tham gia. Bất chấp sự miễn cưỡng của các chính phủ phương Tây trong việc tham gia chiến sự, có vẻ như công dân của họ sẽ sẵn sàng làm như vậy. Nhưng vai trò của họ lớn đến mức nào, và họ có thể ảnh hưởng ra sao đến cuộc chiến?

Việc tuyển quân từ người nước ngoài từ lâu đã trở nên phổ biến vì lý do đơn giản là quân đội luôn cần có thêm quân. Theo nghiên cứu của Elizabeth Grasmeder được công bố trên tạp chí International Security (An ninh Quốc tế), từ năm 1815 đến năm 2020, có khoảng 91 quốc gia có binh sĩ nước ngoài đứng trong hàng ngũ quân đội của họ. Quân đội Pháp vẫn còn khoảng 9.000 người trong Binh đoàn Lê dương, một bộ phận có tuổi đời gần 200 năm của quân đội nước này. Một số người có thể đặt câu hỏi về lòng trung thành và động lực của các chiến binh nước ngoài. Nhưng sự sẵn sàng tham chiến và hi sinh của họ là điều rất đáng ngưỡng mộ. George Orwell, một nhà văn người Anh đã dành những năm tuổi ba mươi của mình để tham gia chống lại lực lượng phát xít trên tiền tuyến của cuộc nội chiến Tây Ban Nha, sau đó đã mô tả về trải nghiệm “cảm giác ác hại, một cảm giác rất khó để loại bỏ, rằng sau cùng chiến tranh thật vinh quang”.

Cuộc nội chiến Tây Ban Nha 1936-1939, trong đó Orwell và ít nhất 32.000 chiến binh nước ngoài khác đã tham gia, là một trong số ít cuộc chiến mà các chiến binh nước ngoài có thể được coi là một lực lượng chính trên quy mô lớn. Các chiến binh nước ngoài cũng đóng một vai trò quan trọng trong sự trỗi dậy và sụp đổ của cái gọi là Nhà nước Hồi giáo trong thập niên vừa qua, khi các chiến binh thánh chiến và kẻ thù của họ chiêu mộ những kẻ cuồng tín, cực đoan và cựu chiến binh từ nước ngoài. Các chính phủ đã lo lắng rằng một nhóm những kẻ gây rối tương tự từ khắp nơi trên toàn thế giới có thể tàn phá Ukraine. Nhưng Ukraine hiện là một sự nghiệp chính nghĩa toàn cầu, và họ có thể tuyển mộ một lớp chiến binh tốt hơn. Những người muốn chiến đấu chống lại quân Nga phải đưa ra bằng chứng về kinh nghiệm chiến đấu trước đây (mặc dù các quy tắc trên thực địa có vẻ lỏng hơn) và nhận được sự chấp thuận của tùy viên quốc phòng đại sứ quán Ukraine tại nước họ. Những người được tuyển bao gồm con trai của một nghị sĩ Anh, một tay súng bắn tỉa nổi tiếng người Canada và một cựu bộ trưởng quốc phòng Gruzia.

Ukraine không thiếu quân: quân đội của họ có 250.000 binh sĩ trước chiến tranh, và việc huy động lính nghĩa vụ theo thiết quân luật buộc mọi người phải phục vụ nếu được triệu tập. Nhưng Ukraine cũng từng dựa vào những binh sĩ phi chính thống trước đây. Kể từ năm 2014, khi Nga sáp nhập Crimea và hỗ trợ lực lượng ly khai ở khu vực Donbas, các tiểu đoàn quân tình nguyện phi chính phủ, và hiện nay là Lực lượng Phòng vệ Lãnh thổ, đã tăng cường bảo vệ Ukraine. Giá trị biểu tượng của sự hiện diện của binh sĩ nước ngoài trong quân đội là rất rõ ràng: những lời lẽ thúc đẩy tình đoàn kết và vũ khí từ nước ngoài rất tốt cho tinh thần chiến đấu của binh lính. Cảnh những người nước ngoài cầm súng sát cánh cùng họ trong trận chiến thậm chí còn tuyệt vời hơn.

Vẫn còn quá sớm để biết chính xác binh đoàn quốc tế của Ukraine sẽ làm gì, hoặc rào cản ngôn ngữ hay việc thiếu kiến ​​thức địa phương có thể kìm chân họ đến mức nào. Nhiều người sẽ mang lại những kỹ năng hữu ích mà các lực lượng vũ trang có thể thiếu. Cơ quan tình báo Ukraine đã thành lập một đơn vị nước ngoài đặc biệt ở Kyiv. Nhưng nếu các tân binh cứ tiếp tục đổ về, họ có khả năng biến cuộc xung đột thành một dạng chiến tranh thế giới kỳ lạ, với việc quân đội Nga và phương Tây bắn vào nhau mà không có lời tuyên chiến từ bất kỳ chính phủ nào. Điều đó, cũng như nguy cơ các phần tử cực đoan tham chiến, đang khiến các chính phủ lo ngại. Nhiều người đã yêu cầu công dân của họ rời khỏi Ukraine. Bộ trưởng lực lượng vũ trang của Anh nói rằng, nếu những người lính của Anh lựa chọn tham gia chiến đấu, chính phủ Anh có nguy cơ “bị Nga tuyên bố sai là một bên tham chiến trong cuộc chiến này”. Các quốc gia như Úc có luật được thiết kế để ngăn các công dân gia nhập Nhà nước Hồi giáo, đồng thời cũng cấm họ đi chiến đấu vì những lý do tốt đẹp hơn.

Có một lý do khác để lo lắng. Các báo cáo về việc các binh sĩ nước ngoài bị giết hoặc bị bắt sẽ tạo ra áp lực chính trị lên các chính phủ ở quê nhà phải can thiệp. Một số lo lắng rằng các binh sĩ sẽ hành xử giống như một cặp “song sinh ngược” của hàng nghìn binh lính NATO đang đóng tại ba nước Baltic trên biên giới Nga. Ở đó, sự hiện diện của binh sĩ ​​nước ngoài như một rào cản ngăn chặn Nga tấn công Estonia, Litva hoặc Latvia, vì xung đột với toàn bộ phương Tây sẽ xảy ra. Ở đây, một nhóm người nước ngoài tự trở thành chiến binh chính thức trong một cuộc chiến đang diễn ra có nguy cơ tạo ra tác dụng ngược lại, vô tình đẩy các thành viên NATO rơi vào cuộc chiến theo một cách khác. Nhưng Ukraine không phải là bên duy nhất tìm đến người nước ngoài để giúp họ chiến đấu. Vào ngày 11 tháng 3, Tổng thống Nga, Vladimir Putin, cho biết ông sẽ hoan nghênh các tình nguyện viên sẵn sàng hỗ trợ Nga. Bộ trưởng Quốc phòng của ông tuyên bố có 16.000 chiến binh ở Trung Đông đang sẵn sàng tham gia chiến đấu bên cạnh quân Nga.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024

Post by LDN Mon Jun 06, 2022 8:00 am

Nghe ACRD mấy lần nhắc đến thái độ của Đức đối với Ukraine nên tôi có suy nghĩ như thế này. Tôi theo dõi tin tức về Đức đối với Ukraine thấy như sau.

Ông Melvyk đại sứ Ukraine ở Đức cũng hay móc méo nói ra nói vào Đức và ~ người trong chính quyền. Sau khi Đức tuyên bố dành 2 tỉ EUR giúp Ukraine, sẽ cung cấp vũ khí hạng nặng cho Ukraine thì ông đại sứ có nhẹ nhàng hơn, cảm ơn nhân dân, chính phủ Đức.

Nên biết, Đức bán vũ khí cho các nước (Âu Châu) khác đều có hợp đồng, Đức bằng lòng mới được bán hay tặng cho nước khác. Bởi vậy nếu Ukraine nhận được vũ khí made in Germany thì là Đức bằng lòng.

Đức cho Ukraine (mượn?) cả triệu hay lên tới tỉ EUR thì dù chưa được cung cấp vũ khí từ Đức, nhưng Ukraine có thể dùng tiền đó để mua vũ khí.

Đức cam kết với vài nước trong Nato như Ba Lan v.v..hãy giao vũ khí cũ của họ do Nga chế tạo cho Ukraine, Đức sẽ giao lại cho các nước đó các vũ khí mới, tối tân hiện đại hơn.

Đức đã và đang giao vũ khí cho Ukraine. Đức có công nhận giao gì thì chỉ công bố 1 phần, 0 nói ra hết. Ukraine có "khoe" thì là quyết định của Ukraine.

Bởi vậy dù cho Đức chậm trễ trong chuyện giao vũ khí, có ~ chuyện buồn cười như tăng Gepard có thể giao nhưng chả có đạn bắn. Chiến trường đang căng thẳng, người chết mỗi ngày mà tháng 7 mới giao vũ khí hạng nặng.

Vì sao Pháp và Đức phải vừa đánh vừa xoa. Pháp thì tôi nghĩ e ngại nguyên tử ông Putin thua, tức, sùng chơi dại/đại còn Đức thì cho đến giờ còn phải mua Gas.v.v..của Nga chưa dứt hẳn dù hạn chế rất nhiều rồi và cho đến giờ Nga còn bán Gas v.v..cho Đức chưa cúp luôn.

Tuy Đức từ mấy tháng nay tìm nguồn cung cấp ở nước khác, nhưng 0 thể ngày 1 ngày 2 mà dứt mua bán với Nga được.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024

Post by LDN Tue Jun 07, 2022 2:43 pm

Biết mà. Ông TT Scholz của Đức tuyên bố , 0 ai cung cấp vũ khí cho Ukraine nhiều như Đức đâu nhé. Chỉ có Mỹ là có thể theo kịp chúng tôi mà thôi 😆

https://www.welt.de/politik/ausland/article239220157/Olaf-Scholz-Niemand-liefert-in-aehnlich-grossem-Umfang-wie-Deutschland.html

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024

Post by LDN Wed Jun 08, 2022 5:45 am

Giao tranh ác liệt phía đông Ukraine, Zelensky thề quyết giành lại lãnh thổ

08.06.2022 - BBC

Chụp lại hình ảnh,
Khói và bụi bốc lên từ Severodonetsk trong bối cảnh giao tranh dữ dội ở phía đông thành phố hôm thứ Năm giữa quân đội Nga và Ukraine

Quân đội Ukraine đã chiến đấu để vùng đất của mình trong các cuộc giao tranh đẫm máu trên đường phố, tại thành phố tuyến đầu phía đông Severodonetsk. Tổng thống Volodymyr Zelensky cho biết tình hình rất khó khăn, đồng thời cam kết giành lại vùng mà Nga chiếm được, theo Reuters.

Cuộc chiến kéo dài nhiều ngày ở thành phố công nghiệp này đã trở thành cuộc chiến then chốt, khi Nga tập trung sức mạnh tấn công với hy vọng đạt được một trong những mục tiêu đã nêu - đó là chiếm hoàn toàn vùng xung quanh tỉnh Luhansk dưới danh nghĩa những người ly khai nói tiếng Nga.

"Chúng tôi phải giành lại toàn bộ lãnh thổ của mình," Tổng thống Ukraine Zelensky cho biết qua video tại một sự kiện do tờ Financial Times của Anh tổ chức hôm thứ Ba.

Khi được hỏi về bình luận của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron rằng điều quan trọng là không được "làm nhục" Moscow, được diễn dịch ở Ukraine như là ngụ ý một số yêu cầu phải được chấp thuận, Zelensky nói: "Chúng tôi sẽ không làm nhục bất kỳ ai, chúng tôi sẽ đáp trả bằng sự tử tế."

Thống đốc vùng Luhansk, Serhiy Gaidai, cho biết quân kháng chiến rất khó đẩy lùi các cuộc tấn công của Nga ở trung tâm Sievierodonetsk.

Severodonetsk, Lysychansk và Popasna vẫn là những nơi cam go nhất, ông Zelensky cho biết vào cuối ngày thứ Ba.

Chụp lại hình ảnh,
Một cảnh sát Ukraine tại một khu sinh viên ở Lysychansk bị phá hủy trong cuộc pháo kích của Nga

Moscow cho biết quân đội của họ đã tiến lên, trong khi Zelensky nói rằng "cuộc phòng thủ anh hùng" của Donbas vẫn đang diễn ra. Reuters không thể xác minh tình hình nơi chiến trường một cách độc lập.

Kể từ khi bị đẩy lùi khỏi Kyiv và Kharkiv, Nga đã tập trung vào khu vực được gọi là Donbas, bao gồm các tỉnh Luhansk và Donetsk và gần biên giới Nga nhất.

Moscow cho biết họ đang tham gia vào một "hoạt động quân sự đặc biệt" nhằm phi quân sự hóa và "xoá bỏ ảnh hưởng chủ nghĩa Nazi" cho nước láng giềng.

Ukraine và các đồng minh gọi đây là cái cớ vô căn cứ cho một cuộc chiến khiến hàng nghìn người thiệt mạng, san bằng các thành phố và buộc hàng triệu người phải chạy trốn.

Zelensky nói Ukraine sẽ ra mắt "Sách về những kẻ hành quyết" vào tuần tới để trình bày chi tiết về tội ác chiến tranh.

Ông nói: "Đây là những sự thật cụ thể về những cá nhân cụ thể phạm phải tội ác tàn bạo đối với người Ukraine."

Nga cho biết họ đã cố gắng tránh nhắm mục tiêu vào dân thường trong hoạt động của mình ở Ukraine.

Các cuộc oanh tạc
Hình ảnh vệ tinh từ Maxar Technologies (MAXR.N) được thu thập vào thứ Hai cho thấy thiệt hại đáng kể ở Severodonetsk và Rubizhne gần đó.

"Nhiều bệ phóng tên lửa, pháo tự động và pháo kéo của Nga được điều động về phía đông bắc và được đặt vị trí hướng bắn về phía các thành phố", Maxar Technologies (MAXR.N) cho biết trong một thông cáo.

Các quan chức Ukraine cho biết lực lượng của họ đã tổ chức một cuộc phản công bất ngờ vào tuần trước, khiến quân Nga phải rời khỏi trung tâm thành phố.

Trước đó, Nga dường như đã sẵn sàng bao vây các đơn vị đóng quân của Ukraine ở Luhansk, cố gắng cắt đứt con đường chính dẫn đến Severodonetsk và thành phố song sinh Lysychansk của nó.

Thành phố thứ hai của Ukraine, Kharkiv, cũng bị pháo kích hôm thứ Ba, thị trưởng địa phương cho biết một người đã thiệt mạng. Thành phố phía đông bắc yên ắng hơn trong những tuần gần đây.

Viacheslav Shulga, một nhân viên tại một cửa hàng bán bánh pizza ở phía bắc Kharkiv bị bom đánh trúng, cho biết họ đã hy vọng nhà hàng có thể sớm mở cửa trở lại.

"Mọi thứ đều bị phá hủy. Chúng tôi đang dỡ bỏ các thiết bị, sẽ không có hoạt động kinh doanh nào ở đây," ông nói.

Hơn hai tuần kể từ khi kết thúc cuộc vây hãm thành phố Mariupol ở miền nam nước này, hãng thông tấn Tass dẫn nguồn tin thực thi pháp luật Nga cho biết, hơn 1.000 binh sĩ Ukraine đầu hàng tại đây đã được giao cho Nga để điều tra.

Khủng hoảng toàn cầu
Khi ảnh hưởng của cuộc chiến được cảm nhận trên toàn thế giới, Hoa Kỳ đã bổ sung thêm các biện pháp trừng phạt đối với Moscow bằng cách cấm các nhà quản lý tiền tệ của Hoa Kỳ mua bất kỳ khoản nợ hoặc cổ phiếu nào của Nga trên các thị trường thứ cấp.

Ngân hàng Thế giới đã phê duyệt 1,49 tỷ USD quỹ tài trợ mới để giúp trả lương cho chính phủ và nhân viên xã hội ở Ukraine khi nước này và các nước khác đối phó với thiệt hại cho nền kinh tế của mình.

Ukraine là một trong những nước xuất khẩu các loại hạt lớn nhất thế giới và các nước phương Tây cáo buộc Nga gây nguy cơ nạn đói toàn cầu bằng cách đóng cửa các cảng ở Biển Đen của Ukraine.

Thống đốc khu vực bao gồm cảng Mykolaiv nói các cuộc pháo kích vào cuối tuần đã tàn phá các nhà kho tại một trong những bến hàng hóa nông sản lớn nhất Ukraine.

Moscow phủ nhận trách nhiệm về cuộc khủng hoảng lương thực quốc tế, đổ lỗi cho các lệnh trừng phạt của phương Tây.

Chiến tranh Ukraine: Ngân hàng Thế giới cảnh báo khủng hoảng lương thực toàn cầu

Liên Hiệp Quốc cảnh báo khủng hoảng lương thực toàn cầu do chiến tranh Ukraine

Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu cho biết các cảng Berdyansk và Mariupol của Ukraine do Nga chiếm đóng đã sẵn sàng nối lại các hoạt động xuất khẩu hạt.

Ukraine nói bất kỳ chuyến hàng nào như vậy từ lãnh thổ bị Moscow chiếm giữ đều có thể coi là cướp bóc bất hợp pháp.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024

Post by LDN Wed Jun 08, 2022 8:11 am

Tổng thống Zelenskiy: “Nhượng đất không phải là lựa chọn”!

Bình Phương
7 tháng 6, 2022 -- Sài Gòn nhỏ 

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy bất ngờ tới thăm một đơn vị quân đội ở thành phố Bakhmut và Lysychansk ở miền đông hôm Chủ Nhật 5 tháng Sáu, chứng tỏ Ukraine vẫn làm chủ tình hình khu vực này. Ảnh Ukrainian Presidency / Handout/Anadolu Agency via Getty Images.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy một lần nữa khẳng định Ukraine sẽ chiến đấu để giành lại toàn bộ lãnh thổ bị quân đội Nga chiếm đóng trong lúc quân đội của ông chiến đấu giành giật từng đường phố ở Sievierodonetsk trong một trong những trận chiến trên bộ đẫm máu nhất cuộc chiến.

“Chúng tôi đã mất quá nhiều người nên không thể cắt nhượng lãnh thổ”, ông Zelenskiy cho biết hôm Thứ Ba 7 Tháng Sáu trong một phát biểu qua video tại một sự kiện do tờ Financial Times của Anh tổ chức. Ông nói, bế tắc “không phải là một lựa chọn. Chúng tôi phải giành lại toàn bộ lãnh thổ của mình.”

Phát biểu của ông Zelenskiy đã đáp trả một cách mạnh mẽ những gợi ý rằng Ukraine phải nhượng lãnh thổ cho Nga để chấm dứt cuộc chiến tranh mà hiện đã bước sang tháng thứ tư.
 
Trong một cuộc phỏng vấn gần đây, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho biết điều quan trọng là không được “làm bẽ mặt” Moscow. Ở Ukraine, lời bình luận của ông Macron được hiểu nước này phải chấp nhận một số yêu cầu của Nga.

Khi bắt đầu xâm lược Ukraine vào ngày 24 Tháng Hai, Tổng thống Nga Vladimir Putin nói rằng ông nhằm “giải giáp” và “phi hạt nhân hóa” đất nước Ukraine. Trong khi đó Ukraine và những người ủng hộ ở phương Tây nói mục đích Nga đã phát động một cuộc chiến tranh vô cớ là để xâm chiếm lãnh thổ.

Hồi Tháng Ba, quân Nga đã bị đánh bại ở ngoại ô thủ đô Kyiv và kể từ đó quân Nga đã tập hợp lại và tăng cường tấn công ở vùng Donbass phía Đông với mục đích buộc Kyiv phải công nhận chủ quyền của Nga ở bán đảo Crimea mà Moscow sáp nhập vào năm 2014, và các yêu sách của phe ly khai tách tỉnh Luhansk và Donetsk – lập thành vùng Donbas – thành các nước cộng hòa tự trị thân Nga.

Khi được hỏi về bình luận của ông Macron, ông Zelenskiy nói: “Chúng tôi không làm bẽ mặt ai cả, chúng tôi chỉ đáp lại tương xứng mà thôi”, theo trích dẫn của hãng tin Reuters.

Trong khi đó, quân đội Ukraine đang cố gắng giữ vững các vị trí phòng thủ trong thành phố đổ nát Sievierodonetsk – một thành phố công nghiệp nhỏ phía Đông hiện nổi lên như một trận chiến then chốt. Từ nhiều ngày nay quân Nga đã tập trung sức mạnh tấn công với hy vọng chiếm được thành phố, đạt được một trong những mục tiêu đã nêu là chiếm hoàn toàn tỉnh Luhansk xung quanh thay mặt cho phe ly khai.

Các quan chức Ukraine cho biết lực lượng của họ đã tổ chức một cuộc phản công bất ngờ vào tuần trước, khiến quân Nga phải rời khỏi trung tâm thành phố. Trước đó, Nga dường như sắp bao vây quân đồn trú của Ukraine ở Luhansk, cố cắt đứt con đường chính dẫn tới Sievierodonetsk, và thành phố song sinh Lysychansk của nó bên kia sông Siverskiy Donets. Hôm Chủ Nhật 5 Tháng Sáu, ông Zelenskiy đã có chuyến thăm bất ngờ đến Lysychansk như để chứng minh rằng Kyiv vẫn còn làm chủ tình hình ở miền Đông.

Liên quan tới cuộc khủng hoảng lương thực hiện nay, các nước phương Tây cáo buộc Nga tạo ra nguy cơ nạn đói toàn cầu bằng cách đóng cửa các cảng ở Biển Đen của Ukraine. Ukraine là một trong những nước xuất khẩu ngũ cốc lớn nhất thế giới và việc xuất cảng lương thực đã bị đình trệ từ khi chiến tranh nổ ra. Moscow phủ nhận trách nhiệm về cuộc khủng hoảng lương thực quốc tế, đổ lỗi cho các lệnh trừng phạt của phương Tây và yêu cầu phương Tây bãi bỏ các biện pháp cấm vận kinh tế Nga đổi lấy việc nối lại nguồn cung cấp lương thực.

Thống đốc khu vực cảng Mykolaiv cho biết các cuộc pháo kích vào cuối tuần đã phá hủy các nhà kho chứa ngũ cốc tại một trong những bến hàng hóa nông sản lớn nhất của đất nước. 

Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu cho biết các cảng Berdyansk và Mariupol của Ukraine do Nga chiếm đóng đã sẵn sàng nối lại hoạt động xuất khẩu ngũ cốc nhưng Ukraine nói bất kỳ chuyến hàng nào như vậy từ lãnh thổ bị Moscow chiếm giữ đều có thể coi là cướp bóc bất hợp pháp.

Ông Zelenskiy cho biết Kyiv đang nhận được “các hệ thống hỏa tiễn chống hạm đặc biệt”, cách tốt nhất để phá vỡ sự phong tỏa của Nga đối với các cảng của Ukraine.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024

Post by Sponsored content



Sponsored content


Back to top Go down

Page 22 of 55 Previous  1 ... 12 ... 21, 22, 23 ... 38 ... 55  Next

View previous topic View next topic Back to top

- Similar topics

Permissions in this forum:
You can reply to topics in this forum