Our forum runs best with JavaScript enabled !

Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024

Page 30 of 55 Previous  1 ... 16 ... 29, 30, 31 ... 42 ... 55  Next

View previous topic View next topic Go down

New Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024

Post by LDN Sat Sep 24, 2022 12:55 pm

Chiến tranh Ukraine: Người Nga trốn sang biên giới sau lệnh nhập ngũ

23 tháng 9 2022
David Molloy & Phelan Chatterjee

BBC News

Hàng dài xe đợi ở biên giới Nga-Phần Lan ngày 22/9
NGUỒN HÌNH ẢNH,REUTERS
Chụp lại hình ảnh,
Hàng dài xe đợi ở biên giới Nga-Phần Lan ngày 22/9

Nhiều người đàn ông Nga đang tìm cách rời quê hương để tránh bị triệu tập cho cuộc chiến Ukraine.

Tại cửa khẩu biên giới đã bắt đầu có hàng người chờ đi qua, từ khi Tổng thống Vladimir Putin tuyên bố điều động quân sự một phần vào thứ Tư, có thể triệu tập khoảng 300.000 người để chiến đấu.

Điện Kremlin nói tin tức về đàn ông trong độ tuổi chiến đấu bỏ trốn là phóng đại.

Nhưng ở biên giới với Georgia đã hình thành hàng xe dài hàng dặm, trong đó có những người tìm cách trốn tham gia chiến đấu.

Một số người qua nước láng giềng bằng xe đạp để vượt qua dòng xe hơi và tránh lệnh cấm vượt biên bằng cách đi bộ.

Một trong những người đàn ông này, không muốn nêu tên, nói với Nina Akhmeteli của BBC rằng anh đã đợi từ 9:00 giờ địa phương (5:00 GMT) vào thứ Năm và vượt biên thành công tối hôm đó.

Một người đàn ông khác cho biết đã đợi 12 tiếng đồng hồ, nói rằng việc điều động một phần là nguyên nhân anh rời Nga để tiếp tục việc học.

Georgia là một trong số ít các nước láng giềng mà người Nga có thể vào không cần visa.

Phần Lan, quốc gia có đường biên giới dài 1.300 km với Nga, đòi hỏi visa và đã thấy tăng số lượng người đi qua ban đêm – nhưng cho biết vẫn ở mức kiểm soát được.

Hàng dài xe đợi ở biên giới Nga-Phần Lan ngày 22/9
NGUỒN HÌNH ẢNH,REUTERS
Chụp lại hình ảnh,
Hàng dài xe đợi ở biên giới Nga-Phần Lan ngày 22/9

Một số điểm đến khác có thể tới được đường máy bay – chẳng hạn như Istanbul, Belgrade hoặc Dubai – chứng kiến giá vé tăng vọt ngay sau khi lệnh triệu tập quân sự được công bố, và với một số nơi, vé được bán hết sạch.

Truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ nói lượng mua vé một chiều tăng đột ngột, còn các chuyến bay còn lại tới những điểm đến không cần visa có thể có giá vé lên tới hàng ngàn euro.

Bộ trưởng Nội vụ Đức hôm thứ Năm đã phát tín hiệu rằng người Nga chạy trốn nhập ngũ sẽ được chào đón ở nước bà.

Nancy Faeser nói người đào ngũ bị đe dọa bởi “đàn áp nghiêm trọng” sẽ được bảo vệ tùy trường hợp cụ thể, sau khi kiểm tra an ninh.

Lithuania, Latvia, Estonia, và Cộng hòa Czech thì khác, nói rằng họ sẽ không cho người Nga tỵ nạn.

NGUỒN HÌNH ẢNH,SHUTTERSTOCK
Chụp lại hình ảnh,
Cảnh sát bắt người biểu tình chống nhập ngũ ở Nga, ảnh chụp ngày 21/9

“Tôi sẽ làm gãy tay, gãy chân… bất kỳ thứ gì để tránh nhập ngũ”
Olesya Gerasimenko & Liza Fokht, BBC News

Sergei – không phải tên thật – đã bị triệu tập.

Nghiên cứu sinh và giảng viên 26 tuổi này đang chờ người ta giao hàng tạp hóa buổi tối trước khi Putin phát biểu, thì có hai người đàn ông mặc đồ dân sự tới đưa anh giấy tờ quân sự để ký.

Điện Kremlin cho biết chỉ những người đã thực hiện nghĩa vụ quân sự và có kỹ năng đặc biệt và kinh nghiệm chiến đấu mới được triệu tập.

Nhưng Sergei không có kinh nghiệm quân sự, và cha dượng của anh đang lo, vì trốn tránh quân dịch là một hành vi phạm tội ở Nga.

Chụp lại hình ảnh,
Nghiên cứu sinh Sergei bị triệu tập dù chưa bao giờ tham gia nghĩa vụ quân sự

Lệnh triệu tập đã dẫn tới biểu tình ở các thành phố lớn của Nga, bao gồm Moscow và St Petersburg, vào thứ Ba.

Cũng có báo cáo từ Nga rằng một số người bị giam giữ vì biểu tình đã được giao giấy nhập ngũ khi đang ở đồn cảnh sát. Người phát ngôn Điện Kremlin nói làm vậy không vi phạm luật pháp.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky kêu gọi người Nga chống lệnh nhập ngũ, trong bài phát biểu hàng đêm của ông hôm thứ Năm.

Khi nói đến người Nga thiệt mạng trong cuộc chiến, ông nói “Muốn thêm không? Không? Thế thì phản đối. Đánh trả. Bỏ chạy. Hoặc đầu hàng Ukraine.”

Kêu gọi huy động quân sự ở Nga đã dẫn tới phản ứng mạnh mẽ một cách bất thường.

Bộ Quốc phòng Anh trong cuộc họp sáng thứ Tư nói kêu gọi nhập ngũ “có khả năng không được nhiều bộ phận dân Nga ưa chuộng”.

“Putin đang chấp nhận rủi ro chính trị đáng kể với hy vọng tạo ra sức mạnh chiến đấu như họ cần. Hành động này là một kiểu thừa nhận Nga đã cạn kiệt số tình nguyện viên sẵn sàng chiến đấu ở Ukraine.”

Quan chức Nga khẳng định lệnh triệu tập sẽ chỉ giới hạn với người đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự, chứ không phải tất cả.

Tuy nhiên ở bên trong Nga, cũng có nhiều đồn đoán rằng đợt huy động quân có thể lớn hơn thông báo chính thức.

Tờ báo độc lập Novaya Gazeta, đã chuyển hoạt động sang Châu Âu khi truyền thông bị đàn áp sau chiến tranh, đưa tin rằng sắc lệnh của Vladimir Putin có một đoạn 7 bị xếp là tuyệt mật.

Tờ báo cáo buộc rằng đoạn bí mật cho phép triệu tập đến một triệu người chứ không chỉ như con số chính thức 300.000, trích dẫn một nguồn giấu tên từ chính phủ.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024

Post by LDN Sat Sep 24, 2022 5:17 pm

Nghiên cứu quốc tế

Ý nghĩa lệnh động viên quân sự đầu tiên của Nga sau Thế chiến II

Nguồn: 柳玉鹏, 张 锦, 白云怡, 赵觉珵 “ 二战后俄首个军事动员令意味着什么?”,

环球时报 (Thời báo Hoàn Cầu, Trung Quốc), 21/09/2022.

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Ngày 21/9, Tổng thống Nga Putin tuyên bố ký Lệnh động viên quân sự từng phần, bắt đầu thực hiện công tác động viên liên quan. Tin này đã gây ra sự quan tâm cao độ của dư luận. Được hãng tin Reuters gọi là lần động viên quân sự từng phần “đầu tiên sau Thế chiến II”, đợt động viên này sẽ huy động những người nào và tài nguyên quân sự nào của nước Nga? Nó sẽ gây ra những ảnh hưởng sâu rộng nào đối với cuộc xung đột Nga-Ukraine? Phát biểu hôm 21/9 của Tổng thống Nga Putin và Bộ trưởng Quốc phòng Nga Shoigu hé lộ nhiều thông tin quan trọng về vấn đề này.

Bộ trưởng Quốc phòng Nga công bố các chi tiết lệnh động viên

Báo Nga “Quan điểm” ngày 21/9 đưa tin, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Shoigu hôm nay phát biểu trên truyền hình cho biết: Trong thời gian hành động quân sự đặc biệt, quân đội Ukraine mất hơn 100 nghìn người, trong đó chết 61.207, bị thương 49.368 người. Mới đầu Ukraine có quân số 200 nghìn người. Phía Ukraine tổn thất hơn một nửa quân đội, đây là nguyên nhân khiến họ tiến hành đợt động viên thứ 4. Trong thời gian hành động quân sự đặc biệt, quân đội Nga có 5.937 người thiệt mạng.

Nói về tính tất yếu của việc triển khai hành động quân sự đặc biệt, Shoigu giải thích: phương Tây đang cung cấp nhiều vũ khí cho Ukraine. “Nếu nói là chúng ta đang tác chiến với Ukraine thì không bằng nói rằng chúng ta đang tác chiến với tập thể phương Tây. Hơn 70 vệ tinh quân sự của NATO và hơn 200 vệ tinh dân dụng của phương Tây đang được dùng để chống lại Nga. Bộ Chỉ huy chuyên gia phương Tây gồm 150 cựu quân nhân và quân nhân đang tại ngũ của phương Tây đóng tại Kyiv phụ trách chỉ huy hành động quân sự.”

Khi nói về phạm vi động viên quân sự từng phần, Shoigu cho biết, những ai từng phục vụ trong quân đội sẽ thuộc vào phạm vi bị động viên, chủ yếu là những người có kinh nghiệm chiến đấu và kỹ năng chuyên nghiệp quân sự. Ông nói: “Sẽ động viên những người từng phục vụ trong quân đội và có kỹ năng quân sự cần thiết. Tất cả lính nghĩa vụ đều sẽ không bị đưa đến vùng hành động quân sự đặc biệt. Sinh viên các trường phi quân sự đều không ở trong phạm vi động viên.”

Theo giới thiệu của Shoigu, Nga sẽ gọi 300 nghìn quân nhân dự bị trong nguồn tài nguyên quân sự động viên là 25 triệu người. Số người được động viên chỉ chiếm hơn 1% nguồn tài nguyên động viên. “Chúng tôi sẽ huấn luyện và thống nhất bố trí những quân nhân được động viên, sau đó họ sẽ bắt đầu thi hành nhiệm vụ.” Shoigu nói, nhiệm vụ quan trọng đầu tiên của họ là kiểm soát tuyến liên lạc dài 1.000 km và các lãnh thổ đã “giải phóng”.

Thượng tá hồi hưu, chuyên gia quân sự Litovkin nói lần động viên này có liên quan tới tất cả các quân nhân dự bị từ 18 đến 50 tuổi. Họ có kỹ năng quân sự liên quan cần thiết cho Hành động quân sự đặc biệt. Lệnh động viên không đề cập tới những người làm việc trong ngành công nghiệp quốc phòng và các ngành nghề quan trọng khác.

Trong cuộc họp nội bộ Bộ Quốc phòng hôm 21, Shoigu đã giao nhiệm vụ bắt đầu thi hành Lệnh Tổng thống về động viên từng phần. Ông nói: “Tôi đã ký mệnh lệnh, đã xác định nhiệm vụ của các chủ thể Liên bang. Bộ Tổng tham mưu đã ra chỉ thị triển khai trình tự công tác động viên trong quân đội và lực lượng vũ trang.” Shoigu nói, cần kịp thời thông báo cho công dân biết, cần tăng cường biện pháp đối phó với các hoạt động khiêu khích, cần bảo vệ các địa điểm tiếp dân và địa điểm tụ họp dân. Các công dân bị động viên sẽ nhận được tư cách quân nhân hợp đồng và nhận tiền lương ở mức tương ứng.

Lệnh động viên quân sự hàm chứa nhiều thông tin

Ngày 21, ông Triệu Hội Vinh, nghiên cứu viên Viện nghiên cứu Nga, Đông Âu, Trung Á thuộc Viện Khoa học xã hội Trung Quốc khi trao đổi với phóng viên “Thời báo Hoàn cầu” đã phân tích: Việc ban bố Lệnh động viên từng phần đánh dấu cuộc xung đột Nga-Ukraine đã tiến sang một giai đoạn đối kháng mới, không tránh khỏi tình trạng mâu thuẫn giữa hai bên trở nên gay gắt hơn, quá trình đối kháng sẽ kéo dài và mở rộng. Nga đã điều chỉnh về chiến thuật nhằm đối phó với tình hình chiến sự giằng co và Ukraine phản công.

“Trong thời gian sắp tới, hai bên sẽ cấp thiết mong muốn giành được ưu thế tuyệt đối trên chiến trường, khả năng đàm phán sẽ càng nhỏ. Rất có thể mức độ ác liệt đối kháng giữa hai bên sẽ tăng lên, phạm vi đối kháng sẽ mở rộng.” ông Triệu cho biết.

Ông Vương Hiểu Tuyền, một nghiên cứu viên của Viện nói trên khi trả lời phỏng vấn của “Thời báo Hoàn cầu” cho rằng sự kiện Nga lần đầu tiên sau Thế chiến II ban hành lệnh động viên phát đi 3 thông tin quan trọng: Một, Nga cực kỳ coi trọng giá trị chiến lược của Ukraine; Hai, Nga vẫn có đủ quyết tâm thực hiện mục tiêu và ý đồ của mình tại Ukraine; Ba, Nga đã tiến hành chuẩn bị khắc phục khó khăn lớn hơn, tranh đấu với NATO đứng sau quân đội Ukraine

Ông cho rằng sự điều chỉnh mục tiêu chiến lược của Nga có nghĩa là Nga cần triển khai hành động quân sự quy mô lớn hơn. Hành động quân sự “phiên bản nâng cấp” này có thể sẽ tiến hành vào mùa đông năm nay, bởi lẽ việc tăng quân, huấn luyện, bổ sung hậu cần và cải tạo khu vực thực tế đã kiểm soát đòi hỏi thời gian vài tháng. Hơn nữa, vào mùa đông, đất và sông ở Ukraine sẽ đóng băng, thuận tiện cho việc triển khai bộ đội cơ giới hóa.

Nga muốn tìm được “tử huyệt” trong vũ khí phương Tây viện trợ Ukraine

Ngoài việc triệu tập nhiều hơn các quân nhân dự bị có kỹ năng tác chiến, quân đội Nga cũng đang xem xét vấn đề đối phó với vũ khí tiên tiến phương Tây viện trợ cho Ukraine.

Báo Nga “Tin tức” ngày 21 đưa tin: ngày 20, Putin nói tại hội nghị phát triển công nghiệp quốc phòng là cần nghiên cứu các trang bị quân sự phương Tây dùng ở Ukraine, như vậy sẽ có lợi cho việc cải tiến vũ khí Nga sản xuất. Ông nói: “Mọi người đều biết, để ủng hộ Kyiv, hầu như tất cả các kho vũ khí của NATO đều được cung cấp cho Ukraine. Điều đó có nghĩa là chúng ta cần phải và có thể nghiên cứu kho vũ khí ấy, xem trong đó có thứ gì và đang dùng thứ gì chống chúng ta, qua đấy nâng cao tính năng vũ khí của ta và căn cứ kinh nghiệm thu được, khi cần thiết thì cải tiến thiết bị và vũ khí của ta. Nhiệm vụ này phải hoàn thành nhanh chóng nhất, hiệu quả nhất.”

Chuyên gia quân sự Nga Reyankov nói, trước hết Nga quan tâm tới ra-đa dùng cho tác chiến chống pháo binh, quan tâm hệ thống chống máy bay không người lái dò tìm và phá hủy máy bay không người lái. Hệ thống pháo tên lửa nhiều ống “HIMARS” của NATO cũng được chú ý. Hệ thống pháo độ chính xác cao của NATO cũng đáng quan tâm, không những đạn pháo chính xác cao mà kể cả bản thân khẩu pháo….. Dĩ nhiên nghiên cứu máy bay không người lái và toàn bộ hệ thống liên quan tới thông tin và tin học của NATO cũng là việc rất quan trọng.

Chuyên gia quân sự Trung Quốc Trương Học Phong nói, việc nghiên cứu trang bị quân sự phương Tây có hai tầng hàm nghĩa: Một, là tham khảo vũ khí trang bị phương Tây cung cấp cho Ukraine qua đó lợi dụng công nghệ của họ để cải tiến trang bị của Nga; hai là tìm ra nhược điểm của các trang bị phương Tây, từ đó cải tiến trang bị của Nga nhằm đối kháng và áp chế vũ khí trang bị phương Tây.

Trong diễn đàn kỹ thuật “Quân đội – 2022” tiến hành trước đó, ngoài trưng bày vũ khí trang bị tiên tiến của Nga ra, còn trưng bày các vũ khí trang bị của quân đội Ukraine mà Nga thu được, trong đó có nhiều vũ khí trang bị phương Tây. Như lựu pháo M777, máy bay không người lái TB-2. Ông Trương cho rằng nhìn theo góc độ hiện nay thì nhiều vũ khí trang bị phương Tây giúp Ukraine có hàm lượng công nghệ không cao, Nga không phải là không làm được. Dĩ nhiên, một số thiết bị điện tử, thông tin tương đối mới, có thể có tác dụng tham khảo rất tốt cho phía Nga.

Trong bối cảnh phương Tây trừng phạt, việc mua một số chip bán dẫn và linh kiện bị hạn chế. Cho nên Putin đặc biệt nhấn mạnh vấn đề sản xuất trong nước để thay thế.

Nhà hoạt động nhân quyền Nga Larisha Shesler nói: “Sau khi động viên 300 nghìn người, chúng ta sẽ thay đổi cán cân lực lượng trong cuộc xung đột. Tiếp đó chúng ta sẽ có khả năng giành được tiến triển quan trọng tại các vùng Nikolayev, Odessa, Kharkiv”.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024

Post by LDN Sat Sep 24, 2022 5:21 pm


Nghiên cứu quốc tế

Chuyên gia quân sự châu Âu đánh giá triển vọng chiến trường Ukraine


Nguồn: „Dann wäre ein russischer Atomwaffeneinsatz denkbar“, WELT, 19/09/2022.

Biên dịch: Nguyễn Xuân Hoài

Sai lầm về chiến thuật, quân đội nhụt ý chí chiến đấu và những vấn đề nghiêm trọng về hậu cần. Quân đội Nga ở Ukraine đang phải vật lộn với những khó khăn lớn. Liệu đây có phải là lý do để Điện Kremlin đi đến các biện pháp cực đoan trong tương lai gần? Gustav Gressel, nhà phân tích quân sự tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại Châu Âu, nhìn nhận hai kịch bản để Putin có thể sử dụng vũ khí hạt nhân.

Hỏi: Thưa ông Gressel, quân đội Nga đã suy sụp trong vòng vài ngày sau cuộc tiến công của Ukraine ở khu vực Kharkov. Quân Nga dường như hoàn toàn bị bất ngờ. Ông có nghĩ rằng công tác tình báo của Nga trước đó đã hoàn toàn thất bại hay không?

Đáp: Đúng vậy, mặc dù các blogger quân sự Nga đã liên tục đề cập đến sự tập trung quân đội Ukraine trong khu vực này trong nhiều tuần liền. Cũng có những nhà phân tích biết điều gì sẽ đến. Bộ chỉ huy quân đội Nga hẳn đã nhận thấy, nhưng rõ ràng là họ đã đưa ra những kết luận sai lầm. Nhìn chung, trinh sát của Nga có những điểm yếu rõ ràng do không đi vào chiều sâu. Điều này cũng thể hiện qua các cuộc không kích nhằm vào các hệ thống tiếp tế và nguồn cung cấp vũ khí từ phương Tây. Nga đã không thành công được bao nhiêu. Họ chỉ đánh vào những gì có trên internet hoặc trong danh bạ điện thoại, các nhà máy sản xuất vũ khí, v.v… Nhưng với các mục tiêu di động thì quân đội Nga gặp rất nhiều khó khăn.

Hỏi: Sau bảy tháng chiến tranh, một điều dễ nhận thấy là dường như đội quân dân chủ, được khai sáng của Zelensky đã chiến đấu tốt hơn và hiệu quả hơn nhiều so với lực lượng lính đánh thuê và lính nhà nghề của Nga dù có uy lực mạnh hơn hẳn?

Đáp: Tôi thực sự bất ngờ khi thấy tác chiến ở phía Nga cũng không linh hoạt, cũng có kế hoạch y như thời Liên Xô. Yếu tố then chốt khiến quân đội Nga chiến đấu kém cỏi ngay trong cuộc chiến tranh ở Gruzia, và tại sao phương Tây lại có lợi thế trong Chiến tranh vùng Vịnh, là ngoài ưu thế về kỹ thuật, còn có chất lượng lãnh đạo quân sự. Quân đội Nga, chính vì không còn lớn mạnh như thời Liên Xô, nên cần có một chương trình đào tạo sĩ quan hiện đại. Đành rằng có những cải cách, nhưng một số trường sĩ quan đã bị đóng cửa và việc đào tạo cũng có những thay đổi. Nhưng tháng Hai vừa qua chúng ta đã thấy kết quả là số không. Quân đội Nga đã trở nên rất mờ nhạt kể từ năm 2014.

Tất cả những hoài niệm về Liên Xô mà chế độ Putin mang theo sẽ giết chết bất kỳ một cuộc cải cách quân sự nào. Ukraine năm 2015 chính là quân đội Nga hiện tại. Sau đó, họ nhận được lời khuyên từ người Mỹ, người Anh và người Ba Lan nên đã cải cách công tác đào tạo theo tiêu chuẩn phương Tây. Tôi đã nhiều lần chứng kiến điều đó khi đến Donbass. Sự thay đổi này làm cho quân đội Ukraine năng động, nhanh nhẹn hơn, mạnh mẽ hơn và tốt hơn. Về khía cạnh dân chủ, tôi cũng thấy như vậy trong cuộc chiến này, nhưng tôi chỉ muốn khái quát một cách thận trọng. Ví dụ như lực lượng Wehrmacht của Đức cũng từng có kiểu tác chiến linh hoạt này. Sự độc lập của quản lý cấp dưới là một trong những lý do tại sao quân đội Đức có thể chiến đấu mạnh mẽ trong một thời gian dài.

Hỏi: Việc Ukraine thu được nhiều vùng lãnh thổ ảnh hưởng như thế nào đến tình hình chung của cuộc chiến?

Đáp: Khoảng 20.000 binh sĩ Nga hiện đang bị chôn chân ở bờ bắc sông Dnipro do các cây cầu đã bị phá hủy. Họ có thể lội bộ qua được, nhưng súng ống, thiết bị hạng nặng sẽ phải để lại, bất kể điều gì xảy ra trên chiến trường. Ngay cả khi lợi thế về đất đai đối với Ukraine ở Kherson không là bao nhiêu, nhưng việc thiếu đạn dược sẽ hạn chế rất nhiều khả năng tự do hành động của Nga.

Vấn đề thứ hai là bổ sung lực lượng. Một số binh sĩ Nga đang đóng quân tại Donbass đã ký hợp đồng phục vụ từ hồi mùa thu năm 2021. Các hợp đồng này sẽ hết hạn vào mùa thu này. Hợp đồng với các đội quân khác cũng hết hạn vào mùa đông tới. Tất nhiên, lúc này người ta có thể ra lệnh buộc mọi người ở lại trong quân đội. Điều đó đã diễn ra sau khi tái bố trí lực lượng hồi mùa xuân ở Kiev, nhưng không đạt được kết quả. Những người lính này không có động cơ chiến đấu.

Putin phải cân nhắc chọn lựa một trong hai con quỷ. Đó cũng là lý do tại sao tình hình ở Moscow rất căng thẳng. Tôi không thấy quân đội Nga có cơ hội động viên lực lượng một lần nữa để giành lại thế chủ động. Một khi họ dùng nhiều chiêu trò, lừa bịp, họ chỉ có thể tập trung lực lượng để phòng thủ và giữ những gì mà họ đang có. Ukraine mới là phía nắm thế chủ động.

Hỏi: Ở Nga, diễn ngôn công khai đã thay đổi. Trên TV, các nhà phân tích kêu gào tổng động viên, điều mà Putin cho đến nay vẫn không chấp nhận. Người ta vẫn tập trung vào huy động tất cả các lực lượng sẵn có.

Đáp: Tổng động viên không phải là thứ có thể đi vào hoạt động chỉ bằng một cái bấm nút. Người ta phải tuyển rất nhiều lực lượng dự bị, bắt đầu bằng con số không. Đây không phải là những đơn vị có thể hoạt động đầy đủ ngay lập tức, ngay cả khi họ tuyển lính nghĩa vụ. Binh sỹ phải cùng nhau tập luyện trong nhiều tháng để tạo thành một binh đoàn gắn kết chặt chẽ với nhau. Phía Ukraine cũng phải mất hàng tháng trời để làm việc này. Ukraine thi hành tổng động viên ngay từ tháng Hai.

Đầu tháng 5, Nga đã triển khai lực lượng để giành lãnh thổ, bắt đầu ở Donbass và họ đã thất bại thảm hại. Họ chiến đấu tồi tệ hơn nhiều so với quân đội Ukraine bình thường. Sự khác biệt về chất lượng này ngày càng thu hẹp khi quân đội có nhiều nhiều kinh nghiệm chiến đấu hơn. Nếu bây giờ Putin nướng lính nghĩa vụ ở St. Petersburg hoặc Moscow để làm mồi cho đại bác, điều đó sẽ gây ra rất nhiều rủi ro về chính trị đối nội. Khi đó, ngay những người ủng hộ Putin cũng phát điên. Mặt khác, Putin lúc này cũng thực sự không có thời gian để chờ đợi, nghe ngóng tình hình.

Hỏi: Điều đó có nghĩa là ông không thấy tổng động viên sẽ là một sự thay đổi cuộc chơi tiềm năng đối với Putin?

Đáp: Trước mắt thì không, có thể trong trung hạn thì được. Vấn đề đặt ra là, liệu Putin có dám hay không, và ông ta có dám làm điều đó trong suốt thời gian dài để có thể trở thành người thay đổi cuộc chơi hay không? Putin cũng có thể cùng với lực lượng hiện tại rút lui về sau phòng tuyến cũ và bảo vệ nó. Nhưng nếu ông ta phấn đấu để thực hiện các mục tiêu chiến tranh ban đầu, tức là tiêu diệt Ukraine, “đưa họ trở về ngôi nhà của Đế chế”, thì ông ta không thể tránh được việc điều động. Để chống lại đội quân Ukraine lên tới 700.000 quân, ông ta phải huy động ít nhất một triệu rưỡi binh sĩ, thực tế là sử dụng toàn bộ thế hệ trẻ hiện nay. Điều đó cần ít nhất sáu tháng trước khi họ có thể sẵn sàng chiến đấu. Một trận đánh với một lực lượng đông đảo như vậy, không ai biết chắc chắn con số tổn thất là bao nhiêu. Ngay cả trong trường hợp như vậy cũng chẳng có gì bảo đảm Putin sẽ thành công. Điều đó làm cho Moscow khó ra quyết định.

Hỏi: Nhà khoa học chính trị Johannes Varwick gần đây lại lưu ý đến cái gọi là thế trội trong leo thang, mà theo ông ấy nó vẫn ở trong tay Nga. Điều này ám chỉ một cuộc tấn công hạt nhân tiềm năng. Ông nhìn nhận vấn đề này như thế nào?

Đáp: Varwick sống trong tháp ngà và trong thế giới tưởng tượng của ông ấy. Tất nhiên, về lý thuyết, Nga có ưu thế nếu leo thang. Nhưng về mặt lý thuyết, Hoa Kỳ cũng có ưu thế leo thang đối với Afghanistan, hoặc Liên Xô đối với Afghanistan. Điều đó chung cuộc không thay đổi bất cứ điều gì. Bởi vì vấn đề là ở chỗ hệ thống chính trị đối nội ủng hộ và cùng đồng hành hỗ trợ đến đâu.

Điều này cũng áp dụng cho việc sử dụng vũ khí hạt nhân. Trong những giờ đầu tiên của cuộc tấn công Kharkiv, Nga đã có thể ngăn chặn nó bằng vũ khí hạt nhân. Nếu người ta thả một quả bom hạt nhân thì quân số một lữ đoàn sẽ chỉ còn một nửa. Nếu Nga dùng 20 đến 30 vũ khí hạt nhân cho quân đội trên cả nước, Ukraine sẽ cạn kiệt. Nhưng việc sử dụng vũ khí hạt nhân sẽ gây ra những hậu quả to lớn đối với Putin. Người Nga gần đây đã tăng cường mặt trận ngoại giao quốc tế đối với các quốc gia trung lập từ Ấn Độ đến Brazil. Đối với Putin, điều quan trọng là các nước này không tiếp tục ủng hộ các biện pháp trừng phạt tài chính nhất định, mà họ phải giữ thái độ trung lập. Trong một kịch bản như vậy, mọi thứ sẽ gặp nguy hiểm [nếu Nga sử dụng vũ khí hạt nhân].

Hỏi: Liệu khi Nga sử dụng vũ khí hạt nhân thì NATO có vào cuộc hay không?

Đáp: NATO sẽ không can thiệp với tư cách là một liên minh. Đó sẽ là một vấn đề song phương đối với Hoa Kỳ. Chỉ một vũ khí hạt nhân không thể kết thúc ngay lập tức cuộc chiến. Các rào cản đối với Washington về việc cung cấp vũ khí và các biện pháp trừng phạt mạnh hơn nữa đối với Nga sẽ không còn. Người Nga sẽ cảm nhận được điều đó. Bên cạnh đó, Mỹ và Anh nghe lén một lượng tương đối lớn thông tin liên lạc vô tuyến quân sự của Nga. Vì vậy, trong mọi kịch bản luôn có một khoảng thời gian cảnh báo. Với vũ khí hạt nhân phi chiến lược, chuỗi chỉ huy khá dài và tất cả các bước đều có thể quan sát được.

Theo tôi, việc Nga sử dụng vũ khí hạt nhân là điều hoàn toàn có thể tưởng tượng được nếu quân đội Nga bất ngờ bị sụp đổ trên mọi mặt trận. Sau đó, việc binh lính ồ ạt tháo chạy về nhà làm nảy sinh nguy cơ về chính trị đối nội đối với Putin. Việc sử dụng vũ khí hạt nhân có thể giúp cho ông ta duy trì quyền chỉ huy lực lượng của mình. Một kịch bản khác là nếu Ukraine tấn công Crimea. Putin từ lâu đã coi đây là lãnh thổ của mình. Tôi thực sự không chắc người Nga sẽ phản ứng như thế nào.

Hỏi: Ông cùng với các đồng nghiệp đã ra lời kêu gọi châu Âu nên chuyển giao xe tăng chiến đấu chủ lực Leopard của phương Tây cho Ukraine. Tại sao lại như vậy?

Đáp: Cuộc tấn công của Ukraine đã lật ngược tình thế cuộc chiến. Nhưng đó vẫn chưa phải là chiến thắng. Cho đến nay, Ukraine đã bị tổn thất đáng kể. Gần đây, Ba Lan, Séc, Bulgaria và Slovakia đã cung cấp xe tăng chiến đấu chủ lực để bù đắp tổn thất này. Tuy nhiên, nếu tiếp tục bị tổn thất với tốc độ như hiện nay thì kho thiết bị của Ukraine chỉ còn rất thấp trong mùa đông này. Việc huấn luyện và đào tạo sử dụng một thiết bị như vậy mất hàng tháng trời. Các chính phủ phải lên kế hoạch trước. Điều này đã được thực hiện với các hệ thống phòng không. Ukraine vẫn có các hệ thống phóng đạn kiểu phương Đông mà nước này có thể triển khai. Đến khi các thiết bị vũ khí này không còn nữa, họ nhận được hệ thống Iris-T và vật tư từ người Mỹ.

Với các xe tăng chiến đấu chủ lực hiện nay, tình hình cũng tương tự. Các giải pháp riêng lẻ của từng nước với năm mô hình khác nhau không có mấy kết quả. Do đó, Leopard II sẽ rất phù hợp. Đây là một hệ thống tồn tại ở 13 quốc gia. Tây Ban Nha đã đi tiên phong và sẵn sàng chuyển giao. Ngay cả khi một số nước chỉ cung cấp một số ít xe tăng chiến đấu chủ lực, thì tích tiểu thành đại, sẽ có một số lượng lớn. Ưu điểm là việc đào tạo sẽ thống nhất. Chỉ có một chuỗi hậu cần, chỉ có một bộ phận quản lý phụ tùng. Một động cơ tối tân hiện đại có thể được lắp trên xe tăng Leopard từ những năm 1980. Điều này khác với các loại xe tăng khác không còn được sản xuất. Nước Đức muốn đi đầu ở châu Âu. Lúc này nước Đức hãy dẫn đầu trong cuộc khủng hoảng an ninh tồi tệ nhất kể từ sau Chiến tranh Lạnh.

Hỏi: Theo đánh giá của ông thì khả năng kết thúc cuộc chiến này sẽ như thế nào?

Đáp: Các điều kiện để Ukraine triển khai các cuộc tấn công tiếp theo là tốt, ít nhất là đối với khu vực ở phía bắc tỉnh Luhansk. Ở phía Bắc mọi thứ đang thực sự tồi tệ với người Nga. Hai kịch bản có khả năng xảy ra. Việc đóng băng chiến tranh dọc ranh giới ngày 23 tháng 2 năm nay, tức là trước chiến tranh, là có thể tưởng tượng được. Và kịch bản thứ hai là một chiến thắng của Ukraine, đồng nghĩa với sự kết thúc của các nước cộng hòa nhân dân ở Donbass. Trong bối cảnh cuộc tấn công hiện nay, đánh giá của tôi là, Ukraine sẽ từng bước giành lại thế chủ động từ tháng 11 này, vì Nga có thể gặp vấn đề về nhân sự như tôi đã đề cập. Mọi thứ đang tiến triển nhanh hơn. Một chiến thắng của Nga vào lúc này là rất khó xảy ra nên tôi loại trừ, không nêu kịch bản này ở đây. Tôi nghĩ Ukraine sẽ đẩy quân đội Nga trở lại đường biên giới cũ vào đầu năm 2023, điều này là thực tế.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024

Post by LDN Mon Sep 26, 2022 5:23 pm


Putin sẽ xài vũ khí hạt nhân?


BÌNH LUẬN CUỐI TUẦN - Sài Gòn nhỏ

Hiếu Chân
25 tháng 9, 2022

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy trò chuyện qua video với cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton tại một hội nghị cùa Clinton Global Initiative hôm 20 Tháng Chín. Ông Zelenskiy cho rằng lời đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân của ông Putin không hẳn là trò tháu cáy mà là một thực tế do ông Putin đã đến bước đường cùng, Ảnh Spencer Platt/Getty Images

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy hôm Chủ Nhật nói ông không tin Tổng thống Nga Vladimir Putin chơi trò tháu cáy khi đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân để lật ngược tình thế của cuộc xâm lược đã kéo dài sang tháng thứ tám và ông đề nghị các đồng minh của Ukraine gia tăng áp lực để ngăn cản hành động điên rồ đó.

Dọa nạt hay thực tế?

“Hôm qua có thể đó là một trò dọa nạt. Nhưng hôm nay đó là một thực tế,” ông Zelenskiy nói về lời ông Putin đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân tại cuộc phỏng vấn của chương trình “Face The Nation” của đài CBS News, phát sóng hôm Chủ Nhật 25 Tháng Chín 2022. “Ông ta muốn cả thế giới phải sợ. Đây là những bước đi đầu tiền trong thủ đoạn tống tiền hạt nhân (nuclear blackmail) của ông ta. Tôi không nghĩ ông ta đang tháu cáy. Tôi nghĩ thế giới đang ngăn cản điều đó và kiềm chế mối đe dọa đó. Chúng ta cần tiếp tục gây sức ép và không cho phép ông ta tiếp tục”, ông Zelenskiy nói.

Khả năng Putin sử dụng vũ khí hạt nhân đã được giới quan sát bàn luận suốt tuần qua, nhưng đa số ý kiến đều cho rằng, ông ta chẳng qua chỉ hù dọa, tháu cáy để buộc Ukraine phải ngồi vào bàn đàm phán và Phương Tây phải giảm bớt viện trợ quân sự cho Kyiv. Ngay từ thời Chiến tranh Lạnh, khi nhiều nước đối địch đã chế tạo được bom nguyên tử và bom hạch tâm thì vũ khí hạt nhân chỉ được coi là một phương tiện răn đe hơn là một thứ để đem ra xài bởi vì kẻ ném bom hạt nhân chắc chắn sẽ bị hủy diệt khi đối thủ trả đũa. 

Nga hiện có kho vũ khí hạt nhân lớn nhất thế giới, nhưng đối thủ của Nga cũng không kém cạnh: Trong phe ủng hộ Ukraine thì cả Hoa Kỳ, Anh và Pháp đều có vũ khí hạt nhân, số lượng có thể kém hơn chút đỉnh nhưng độ tinh vi thì cao hơn nhiều. Hoa Kỳ và NATO đã nhiều lần tuyên bố việc sử dụng vũ khí hạt nhân và vũ khí hóa học là “lằn ranh đỏ” mà nếu ông Putin bước qua thì Phương Tây sẽ không để yên. Ông Putin biết đây không phải là lời nói suông.

Tuần trước, khi công bố lệnh tổng động viên quân dự bị Nga, ông Putin đã nói bóng gió tới việc sử dụng vũ khí giết người hàng loạt hiện có trong kho vũ khí của ông ta. “Đất nước chúng ta có nhiều phương tiện hủy diệt khác nhau. Và khi sự toàn vẹn lãnh thổ của đất nước chúng ta bị đe dọa, để bảo vệ nước Nga và người dân Nga, chắc chắn chúng tôi sẽ dùng tất cả mọi phương tiện chúng ta có được. Đây không phải là trò tháu cáy”, ông Putin nói.

Putin: Bổn cũ soạn lại

Và để có cớ “bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của nước Nga”, Putin đã soạn lại một bổn cũ mà ông ta đã dùng cách đây tám năm: Xâm chiếm rồi sau đó tổ chức cuộc trưng cầu dân ý giả hiệu để sáp nhập bán đảo Crimea vào lãnh thổ nước Nga. Lần này, ông ta cho trưng cầu dân ý tại bốn vùng lãnh thổ đã chiếm của Ukraine gồm hai tỉnh Donetsk và Luhansk, tỉnh Kherson và vùng Zaporizhzhia, từ thứ Sáu 23 Tháng Chín đến hết ngày Thứ Ba 27 Tháng Chín. 

Cuộc trưng cầu dân ý giả hiệu đang diễn ra ở các vùng lãnh thổ bị tạm chiếm của Ukraine theo một kế hoạch thâm độc của Putin. Hoa Kỳ và các đồng minh của Ukraine đã tuyên bố không công nhận thủ đoạn trưng cầu dân ý giả mạo này Ảnh: bỏ phiếu ở thành phố Mariuopl tỉnh Donetsk của Ukraine hôm Chủ Nhật 25 Tháng Chín. Ảnh Stringer/Anadolu Agency via Getty Images

Mặc dù có nhiều cuộc biểu tình phản đối cuộc trưng cầu dân ý giả hiệu này nhưng dưới họng súng của quân chiếm đóng người Ukraine ở các vùng đó sẽ không thể bỏ phiếu phản bác yêu cầu sáp nhập quê hương của họ vào lãnh thổ Nga mà trong bốn vùng đó, nơi lực lượng ly khai do Nga hậu thuẫn đã chiếm đóng từ năm 2014, phần lớn người Ukraine yêu nước đã đi di tản, chỉ còn lại những kẻ thân Nga. 

Như vậy, có thể thấy trước rằng sau cuộc trưng cầu dân ý giả hiệu, trong tuần này Quốc Hội Nga, và sau đó là Putin sẽ tuyên bố bốn tỉnh chiếm được là “lãnh thổ của Nga”, mọi cuộc tấn công quân sự vào đó sẽ bị coi là xâm phạm nước Nga. Hãng tin nhà nước Nga RIA-Novosti nói Quốc Hội Nga sẽ bắt đầu thảo luận một đạo luật sáp nhập các vùng lãnh thổ này vào Thứ Năm và ông Putin sẽ đọc diễn văn trước Quốc Hội vào Thứ Sáu để “hợp pháp hóa” vụ xâm chiếm lãnh thổ trắng trợn này.

Trong khi đó, quân kháng chiến Ukraine đang nỗ lực tối đa để chiếm lại các vùng đất này trước khi mùa đông đến. Hậu quả trước mắt của vụ trưng cầu dân ý giả hiệu là chiến tranh sẽ dữ dội hơn nữa và các cánh cửa hòa bình sẽ đóng lại. Ngay từ Thứ Sáu tuần trước, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã tuyên bố trưng cầu dân ý chỉ là một cái cớ sai lầm để thâu tóm các phần đất Ukraine. Tổng thống Zelenskiy hôm Chủ Nhật cảnh cáo một sự thâu tóm lãnh thổ như vậy sẽ làm cho những cuộc thương lượng ngoại giao với Tổng thống Putin sẽ “không thể có được”. “Ông ấy [Putin] biết rõ như vậy, Tôi nghĩ một dấu hiệu hết sức nguy hiểm từ ông Putin cho chúng ta biết rằng, Putin sẽ không kết thúc cuộc chiến tranh này. Đó là những gì đang diễn ra”, ông Zelenskiy nói.

Hậu quả sẽ thảm khốc

Mọi con đường xem ra đều dẫn tới kho vũ khí hạt nhân. Và nếu Putin sử dụng vũ khí hạt nhân, dù chỉ là những quả bom chiến thuật có sức công phá nhỏ, thì điều gì sẽ xảy ra?

Cố vấn An ninh quốc gia của Tòa Bạch Ốc, Jake Sullivan, đã cảnh báo về “những hậu quả thảm khốc” nếu Moscow sử dụng vũ khí hạt nhân ở Ukraine. “Nếu Nga bước qua lằn ranh này thì hậu quả cho nước Nga sẽ rất thảm khốc. Hoa Kỳ sẽ đáp ứng một cách quyết liệt,” ông Sullivan nói trong chương trình “Meet The Press” của đài truyền hình NBC phát sóng hôm Chủ Nhật 25 Tháng Chín.

Ông Sullivan không nói cụ thể Hoa Kỳ sẽ phản ứng như thế nào nhưng cho biết Mỹ đã “nói rõ cho Moscow biết chi tiết về điều đó có nghĩa là gì.” Ông cũng cho hay Mỹ thường xuyên liên lạc trực tiếp với Nga, cả trong vài ngày gần đây để thảo luận về tình hình Ukraine, cùng hành động và đe dọa của Putin.

Cố vấn An ninh quốc gia của Tòa Bạch Ốc Jake Sullivan trong một cuộc họp báo. Ông Sullivan nhiều lần nhấn mạnh Moscow sẽ chịu hậu quả thảm khốc nếu bước qua lằn ranh đỏ là sử dụng vũ khí hạt nhân ở Ukraine, Ảnh Alex Wong/Getty Images.

Putin, và tay chân thân cận nhất của ông là Dmitry Medvedev – người từng là tổng thống, thủ tướng Nga và bây giờ là phó chủ tịch Hội đồng An ninh quốc gia Nga – đã vài lần tuyên bố sẽ san bằng thành London bằng vũ khí hạt nhân. Một số quan sát viên dự đoán rằng, nếu nổ ra chiến tranh nguyên tử thì London sẽ là mục tiêu đầu tiên của ông Putin, vì Anh là nước viện trợ mạnh nhất cho Ukraine chỉ sau Hoa Kỳ và mới đây đã làm Putin bẽ mặt khi không mời nhà lãnh đạo Nga dự quốc tang Nữ hoàng Elizabeth Đệ Nhị.

Trước thông tin này, tân Thủ tướng Anh Liz Truss nói bà không để ý tới lời đe dọa của Putin. Trả lời phỏng vấn đài CNN hôm Chủ Nhật 25 Tháng Chín, bà Truss cho rằng Putin đã phạm sai lầm chiến lược khi ông ta không dự đoán được phản ứng mạnh mẽ của Phương Tây khi khởi sự cuộc chiến tranh lớn nhất châu Âu sau Thế Chiến thứ Hai. “Chúng ta không nên lắng nghe tiếng khua gươm giáo và những lời đe dọa hư ảo của ông ta. Thay vì vậy, việc chúng ta cần làm là tiếp tục trừng phạt nước Nga, tiếp tục hỗ trợ Ukraine,” bà Truss nói.

Về phần Ukraine, Tổng thống Zelenskiy liên tục cầu xin Phương Tây viện trợ những loại vũ khí tân tiến hơn nữa, như pháo hỏa tiễn bắn hàng loạt HIMARS và đặc biệt là hệ thống hỏa tiễn chiến thuật bộ binh ATACMs (Army Tactical Missile System) có tầm bắn tới 185 dặm (300 km). Ông Zelenskiy cũng yêu cầu Hoa Kỳ liệt nước Nga vào danh sách các nhà nước bảo trợ khủng bố. Cả hai yêu cầu này đều bị Tòa Bạch Ốc từ chối, một phần vì không muốn chiến tranh lan rộng do Ukraine sử dụng vũ khí Mỹ để tấn công sâu vào bên trong lãnh thổ Nga; phần vì ngại những hệ quả chính trị nguy hiểm khi liệt Nga vào các nước tài trợ khủng bố.

Bù lại, Tòa Bạch Ốc đã yêu cầu Quốc Hội chuẩn chi một gói viện trợ $12 tỷ cho Ukraine nhưng các nghị sĩ Quốc Hội Hoa Kỳ vẫn chưa xem xét đề nghị đó.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024

Post by 8DonCo Mon Sep 26, 2022 5:59 pm

Không biết bò đỏ VN có qua Nga để gia nhâp chiến sự đặc biệt ??

_________________
Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024 - Page 30 C7f64202b0357f04c779d805f437c5fc

Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024 - Page 30 JQrjmZ
8DonCo

8DonCo


Back to top Go down

New Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024

Post by LDN Mon Sep 26, 2022 6:08 pm

8DonCo wrote:Không biết bò đỏ VN có qua Nga để gia nhâp chiến sự đặc biệt ??

😄🤣😁😂😅😆

Té ghế Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024 - Page 30 3507324239

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024

Post by LDN Wed Sep 28, 2022 4:42 pm

Dân Nga không còn đường thoát!

Hiếu Chân
28 tháng 9, 2022 - Sài Gòn nhỏ 

Tại một trung tâm tuyển lính, Alexander, 26 tuổi, cư dân Moscow, bịn rịn chia tay vợ và con gái nhỏ để lên đường tới trại huấn luyện quân sự hôm 26 Tháng Chín 2022 theo lệnh động viên của Putin. Ảnh Contributor/Getty Images.
Lệnh tổng động viên quân dự bị để bổ sung lực lượng cho cuộc xâm lược Ukraine của Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đẩy hàng triệu dân Nga vào một tình huống bi đát: Không muốn làm vật hy sinh cho tham vọng điên cuồng của một nhà độc tài, nhưng cũng không có cách gì thoát được. 

“Xin chào. Vợ tôi đang mang bầu và tôi có món nợ vay mua nhà. Vợ tôi rất hoảng sợ và tôi không có tiền để ra nước ngoài. Làm sao tôi tránh được quân dịch?” Câu hỏi được gửi tới trang web Helpdesk.media do một số nhà báo lập ra hồi Tháng Sáu để giúp những người dân bị ảnh hưởng bởi các hành động của chính phủ Nga. Trang web cung cấp thông tin, tư vấn pháp lý và hỗ trợ tâm lý cho họ, theo thông tin của nhà báo Ilia Krasilshchik, một trong những người phụ trách trang web, viết trên báo The New York Times.

Người gửi thông điệp trên đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự bảy năm về trước, bây giờ bị động viên cho cuộc chiến ở Ukraine. Chính phủ Nga không quan tâm ai sẽ trả tiền vay mua nhà, ai sẽ chăm sóc người vợ đang mang bầu của anh ta; họ chỉ muốn có thêm người cầm súng. Thông điệp mà anh ta gửi tới trang web là một trong hàng chục ngàn câu hỏi gửi tới trang web, nội dung thì khác nhau, nhưng có chung một ý: Tránh quân dịch.

Lệnh “động viên một phần” của ông Putin được nói là một biện pháp giới hạn, chỉ tác động tới những người đã từng trải qua quân ngũ, nhưng trong thực tế, nhà chức trách tùy tiện bắt lính được càng nhiều người càng tốt. Con số đưa ra ban đầu, 300,000 quân, chẳng hạn, bị coi là quá thấp so với thực tế; rất nhiều người chưa một lần cầm súng, cũng bị bắt tống ra mặt trận. Đối mặt với một chính quyền ác quỷ đang bị thế giới cô lập, người dân Nga bỗng dưng rơi vào một thảm họa, và ai cũng khiếp sợ.

Kremlin vẫn thường huênh hoang rằng “chiến dịch quân sự đặc biệt” của Putin được người dân Nga ủng hộ nhưng thực tế chẳng có mấy người hăng hái ra trận. Tại khu vực Siberia xa xôi, người bị bắt lính thậm chí đã bắn vỡ đầu một sĩ quan đến tuyển quân. Nhiều cuộc biểu tình chống lệnh bắt lính nổ ra khắp nước Nga và hơn 2,300 người đã bị bắt; họ có thể sẽ bị kết án rất nặng nề theo những đạo luật khắc nghiệt mà Quốc Hội Nga vừa ban hành theo lệnh của Putin.

Đáng chú ý là người dân không có đường thoát. Một số người đã bỏ nhà, chạy sang Belarus, nước láng giềng thân cận của Nga. Nhưng hôm nay đã có tin, chính quyền Belarus đồng lõa với Putin đã mở chiến dịch bắt giữ người đào thoát từ Nga. 

Trước khi lệnh động viên của Putin có hiệu lực, các nước gần Nga như Latvia, Lithuania, Estonia và Ba Lan đã có lệnh cấm nhập cảnh những người mang sổ thông hành Nga và mới đây họ nhắc lại rằng lệnh cấm đó không có gì thay đổi.

Đường biên giới dài hơn 1,340 cây số giữa Nga và Phần Lan vẫn cho phép qua lại nhưng để vào Phần Lan người Nga phải có sổ thông hành và thị thực Schengen [thị thực (visa) cho phép đi lại giữa các nước Châu Âu] – cái mà hầu hết người Nga không có. Phần Lan cũng đang có kế hoạch đóng cửa biên giới với Nga. 

Nhiều người Nga đổ xô sang Georgia để tránh bị bắt lính theo lệnh tổng động viên của Putin. Ảnh chụp tại cửa khẩu Kazbegi, tỉnh Stepantsminda của Georgia giáp với Nga hôm 27 Tháng Chín 2022. Ảnh Mirian Meladze/Anadolu Agency via Getty Images)
Chỉ còn Georgia, hay còn gọi là Gruzia, mở cửa. Nhưng ở cửa khẩu biên giới Nga – Georgia, dòng xe cộ xếp hàng chờ đi qua đã dài mấy chục cây số và thời gian chờ đợi không dưới 24 giờ; chưa kể vô số người đến được cửa khẩu thì bị từ chối nhập cảnh vào Georgia mà không rõ vì sao.

Có những điểm đến xa xôi hơn, như Na Uy, Kazakhstan, Azerbaijan và Mông Cổ. Dân Nga có thể đến đó bằng cách đi bộ, xe đạp hoặc xe hơi – một đoạn đường gian khổ nhưng không mấy hy vọng thành công.

Cho dù rất nhiều không phận của các nước châu Âu đã đóng với máy bay Nga kể từ khi cuộc chiến nổ ra hồi Tháng Hai, nhưng người Nga vẫn có thể bay tới một số quốc gia khác, nếu họ may mắn mua được vé. Muốn bay sang Kazakhstan? Vé máy bay cho một người, qua hai điểm dừng, có giá khoảng $20,000! Muốn bay tới Armenia? Không còn vé nữa. Tới Georgia? Trước cuộc xung đột giữa hai nước nổ ra năm 2008, từ Nga có chuyến bay trực tiếp, hàng ngày tới thủ đô Tbilisi của Georgia, nhưng nay thì không còn.

Một sự thật khủng khiếp khác là người Nga đã trở thành những kẻ bị xa lánh. Nhiều nước đã hạn chế người Nga nhập cảnh và họ gần như không có cơ hội xin được tạm trú, xin giấy phép làm việc, thậm chí xin mở tài khoản ngân hàng hoặc giấy phép lái xe hơi. Giờ đây không ai muốn đón tiếp hoặc chứa chấp những người Nga đào thoát.

Chính quyền Nga cũng không muốn người dân ra đi, làm phá sản kế hoạch tuyển quân của họ. Cơ quan quân sự của một số địa phương nước Nga đã ra lệnh cấm đàn ông Nga trong độ tuổi quân dịch – nghĩa là hầu hết nam giới – không được rời thành phố hoặc thị trấn mà họ cư trú.

Tại sao người dân Nga không phản đối Putin? Có đấy. Ngay trong đêm đầu tiên Putin ra lệnh bắt lính, biểu tình đã nổ ra ở 30 thành phố. Hàng ngàn người bị bắt giữ, bị đánh đập dã man. Người sống ở đất nước tự do chắc không hiểu được lòng dũng cảm của những người biểu tình trong chế độ độc tài toàn trị.

Lật đổ Putin được không? Nhà lãnh tụ đối lập Alexei Navalny đang bị nhốt trong tù. Biểu tình là bất hợp pháp. Và chỉ cần một phát ngôn phản chiến ôn hòa bạn đã có thể bị tống vào tù với bản án hết sức khắc nghiệt. Vậy thì ai sẽ đứng lên chống lại Putin?

Các chính thể độc tài thường trút giận lên đầu dân chúng trong nước mỗi khi họ thất bại ở bên ngoài. Và hiện nay, người Nga đang phải trả giá – bằng chính sinh mạng của họ – cho cuộc phiêu lưu ngu xuẩn và đầy hoang tưởng của Putin. Một sự bế tắc không nhỏ!

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024

Post by LDN Thu Sep 29, 2022 5:33 am

Nga cướp đất của Ukraine: Không dễ!

Có tin Kremlin quyết định hoãn sáp nhập các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng của Ukraina để không khiến người Nga tức giận.
Hiếu Chân
28 tháng 9, 2022 - Sài Gòn nhỏ 

Kremlin nói Nga vẫn tiếp tục chiến tranh ngay cả sau khi tổ chức các cuộc trưng cầu dân ý giả mạo, và quyết chiếm toàn bộ lãnh thổ vùng Donbass của Ukraine. Ảnh một phụ nữ than khóc khi nhân viên cứu hộ tìm thấy các thi thể dưới đống đổ nát do hỏa tiễn Nga đánh sập ngôi trường trung học ở Mykolaivka, tỉnh Donetsk hôm nay thứ Tư 28 Tháng Chín 2022. Ảnh Andriy Andriyenko/SOPA
Images/LightRocket via Getty Images.
Nhằm mang lại cho Nga một nước sơn hợp pháp che giấu một vụ cướp đất, các chính quyền do Moscow dựng lên trên các vùng lãnh thổ Ukraine bị chiếm đóng hôm Thứ Tư 28 Tháng Chín đã kêu gọi Tổng thống Vladimir Putin nhanh chóng sáp nhập các khu vực này vào nước Nga, viện cái gọi là kết quả trưng cầu dân ý mà Ukraine và đồng minh coi là “giả mạo” và cương quyết phản đối. Thế nhưng Kremlin dường như muốn thay đổi kế hoạch.

Cuộc trưng cầu dân ý giả mạo, nhiều nơi người dân bỏ phiếu trước họng súng, kéo dài năm ngày đã kết thúc vào thứ Ba 27 Tháng Chín 2022 tại bốn khu vực thuộc Ukraine bị Nga chiếm đóng: tỉnh Donetsk, tỉnh Luhansk trong khu vực Donbass ở phía Đông, vùng Kherson và vùng Zaporizhzhia ở phía Nam Ukraine,

Pavlo, một cư dân thị trấn Berislav, trong vùng Kherson, đã chế giễu ý tưởng muốn gia nhập Nga: “Lần đầu tiên họ [lính Nga] đến thị trấn, họ đã đánh tôi và lấy đi cả hai chiếc xe của tôi. Và bây giờ họ đe dọa nếu tôi không bỏ phiếu thuận, họ sẽ đuổi gia đình tôi khỏi căn hộ của chúng tôi,” Pavlo nói với báo The New York Times. Vì những lời đe dọa, Pavlo cho biết, ông đã bỏ phiếu ủng hộ việc gia nhập Nga.

Nên để ý, Nga chỉ kiểm soát được một phần bốn khu vực này; dân Ukraine trong vùng đã tản cư về miền Tây Ukraine để tránh bom đạn và các cuộc phản công của quân đội Ukraine đang buộc Nga phải rút khỏi nhiều vị trí.

Hôm thứ Tư 28 Tháng Chín, Ukraine tiếp tục giành lại nhiều thị trấn và làng mạc ở phía đông trong khi tấn công các vị trí của Nga ở phía nam. Xe tăng Nga bị phá hủy và thi thể binh sĩ Nga vứt bừa bãi bên đường binh sĩ Ukraine tiến về thành phố Lyman có tầm quan trọng về chiến lược của vùng Donbass.

Trưng cầu dân ý giả mạo tại thành phố Mariuopl, tỉnh Donetsk bị quân Nga tạm chiếm hôm 26 Tháng Chín. Dân chúng bị buộc phải bỏ phiếu chấp thuận sáp nhập vào Nga, nếu không sẽ bị trừng phạt. Ảnh Stringer/Anadolu Agency via Getty Images)
 
Donetsk và Luhansk là hai tỉnh đã ly khai và chống đối chính quyền trung ương Ukraina từ năm 2014; ở đó Nga đã lập chính quyền bù nhìn của Moscow và dựng lên hai “nước cộng hòa nhân dân” không được thế giới công nhận ngoài Moscow. 

Denis Pushilin, lãnh đạo cái gọi là Cộng hòa Nhân dân Donetsk cho biết ông ta sẽ lên đường đi Moscow, mang theo những tài liệu trình bày kết quả trưng cầu dân ý để làm căn cứ xin sáp nhập vào nước Nga, theo thông tin của hãng thông tấn nhà nước Nga, TASS.

Leonid Pasechnik, lãnh đạo cái gọi là Cộng hòa Nhân dân Luhansk, được biết cũng đang trên đường tới Moscow. Ông ta đăng lên mạng một đoạn video trong đó ông ta yêu cầu ông Putin chấp nhận cái gọi là kết quả bầu cử.

Ở vùng Zaporizhzhia và Kherson ở miền Nam, chính quyền bù nhìn tuyên bố “độc lập” khỏi Ukraine, việc mà họ nói là bước đầu tiến tới sáp nhập vào lãnh thổ nước Nga. Ở Kherson, Volodymyr Saldo, lãnh đạo chính quyền bù nhìn do quân đội Nga dựng lên sau khi chiếm được thành phố hồi đầu cuộc chiến tranh, lên mạng Telegram khẩn cầu ông Putin chấp nhận thành phố này là một phần của nước Nga. Hiện 25,000 quân Nga đóng ở Kherson đang bị vòng vây của quân đội Ukraine khép chặt, mọi đường tiếp liệu đều bị cắt đứt sau khi các cây cầu bắc qua sông Dnipro dẫn vào thành phố đều đã bị đánh sập.

***

Nga đang diễn lại kịch bản chiếm đóng và sáp nhập bán đảo Crimea của Ukraine năm 2014, coi những nhân vật do quân đội Nga dựng lên ở các vùng tạm chiếm là đại diện độc lập của người dân Ukraine. Sau khi sáp nhập các lãnh thổ này, Nga sẽ coi các cuộc tấn công của quân Ukraine là tấn công vào lãnh thổ Nga. Việc sáp nhập cũng tạo cớ để Nga bắt lính các thanh niên Ukraine trong vùng tạm chiếm, buộc họ cầm súng chống lại người Ukraine, chống lại tổ quốc thực sự của họ.  

Putin có thể ngừng kịch bản này bất cứ lúc nào. Chưa rõ ông ta có quyết chiếm đất đai của Ukraine như một thứ “chiến lợi phẩm” của cuộc chiến tranh phi nghĩa hao người tốn của gần tám tháng qua hay chỉ dùng trò chiếm đất như một quân bài để buộc Ukraine phải ngồi vào bàn đàm phán theo những điều kiện của Moscow để Nga có thể ngừng cuộc chiến mà không bị mất mặt.

Đề nghị được sáp nhập vào Nga của các chính quyền bù nhìn trong các vùng tạm chiếm phải được cả hai viện của Quốc Hội Nga phê chuẩn trước khi ông Putin ra quyết định chấp thuận. Đây chỉ là thủ tục thuần túy, Quốc Hội Nga gồm toàn tay chân của Putin nên sẽ không có trở ngại nào.

Hội đồng Bảo an LHQ họp khẩn ngày 27 Tháng Chín để thảo luận tình hình Ukraine. Đại sứ Hoa Kỳ Linda Thomas-Greenfield và Đại sứ Albania Ferit Hoxha cùng đưa ra một nghị quyết lên án các cuộc trưng cầu dân ý giả mạo mà Nga vừa thực hiện trong bốn khu vực tạm chiếm của Ukraine. Tổng thống V. Zelenskiy dự họp qua video, yêu cầu cải tổ Hội đồng Bảo an cũng như trục xuất Nga ra khỏi hội đồng này. Ảnh Michael M. Santiago/Getty Images.
Trở ngại nằm ở chỗ Ukraine và các đồng minh phương Tây của Kyiv coi kịch bản chiếm đóng – trưng cầu dân ý – sáp nhập lãnh thổ của Putin chỉ là trò trình diễn chính trị. Phương Tây coi cuộc bỏ phiếu là trò giả mạo, tố cáo sáp nhập lãnh thổ là phi pháp, vi phạm Hiến Chương Liên Hiệp Quốc về toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia và dọa sẽ có biện pháp trừng phạt. Ukraine thì tuyên bố cho dù Nga nói gì làm gì thì cũng không ngăn cản được mục tiêu của quân kháng chiến là đuổi các lực lượng Nga ra khỏi đất nước, trở về bên kia đường biên giới Ukraine đã được quốc tế công nhận.

“Không một hành động tội phạm nào của Nga thay đổi được điều gì ở Ukraine,” Tổng thống Volodymyr Zelenskiy nói trong một thông điệp gửi tới toàn dân Ukraine.

“EU không và không bao giờ công nhận các cuộc ‘trưng cầu dân ý’ phi pháp này cũng như kết quả sai lầm của chúng, không công nhận bất kỳ quyết định nào dựa trên căn bản các kết quả đó và thúc giục tất cả các nước thành viên Liên Hiệp Quốc có hành động tương tự,” tuyên bố của Liên minh châu Âu hôm thứ Tư 28 Tháng Chín nêu rõ.

EU cũng thông báo các biện pháp cấm vận mới nhằm trừng phạt Nga về các hành động phi pháp mới nhất; bao gồm giới hạn giá dầu, hạn chế thương mại và đưa vào danh sách đen một số cá nhân chịu trách nhiệm cho các cuộc trưng cầu dân ý giả mạo. “Tuần trước, Nga đã leo thang cuộc xâm lược Ukraine lên một cấp độ hoàn toàn mới. Chúng tôi quyết tâm khiến Kremlin phải trả giá cho hành động leo thang của họ,” bà Ursula von der Leyen, Chủ tịch EU khẳng định. 

Chưa rõ có phải do phản ứng quốc tế hay không mà đến nay ông Putin có vẻ lưỡng lự trước quyết định sáp nhập vào Nga bốn vùng lãnh thổ chiếm được của Ukraine. Vài hôm trước, hãng tin nhà nước Nga RIA-Novosti nói Quốc Hội Nga sẽ bắt đầu thảo luận một đạo luật sáp nhập các vùng lãnh thổ này vào Thứ Năm 29 Tháng Chín và ông Putin sẽ đọc diễn văn trước Quốc Hội vào Thứ Sáu để “hợp pháp hóa” vụ xâm chiếm lãnh thổ trắng trợn này. Nhưng hôm thứ Tư, phát ngôn viên của ông Putin là Dmitry Peskov nói với báo chí rằng nhà lãnh đạo Nga hôm nay đã trở về Moscow từ khu nghỉ mát của ông ta ở Sochi trên bờ Hắc Hải nhưng không có kế hoạch bình luận hoặc phát biểu về vấn đề trưng cầu dân ý.

Trên các mạng xã hội Nga đang lan truyền thông tin Kremlin quyết định hoãn sáp nhập các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng của Ukraina, “để không khiến người Nga tức giận” giữa lúc lệnh tổng động viên của Putin đang gây phẫn nộ trong các tầng lớp dân chúng. Người dân Nga dường như không tin rằng nước Nga – đất nước có diện tích lãnh thổ rộng nhất thế giới – cần có thêm những vùng đất này, nhất là khi các thanh niên của họ phải cầm súng ra chiến trường trong một cuộc chiến phi nghĩa, không có khả năng chiến thắng, chỉ để đổi lấy “chiến lợi phẩm” đó.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024

Post by LDN Thu Sep 29, 2022 5:57 am

BBC News, Tiếng Việt

Ukraine: Một tù nhân Anh mà Nga thả ra nói 'bị đối xử tệ hơn chó'

25 tháng 9 2022
Aiden Aslin
NGUỒN HÌNH ẢNH,THE SUN
Chụp lại hình ảnh,
Aiden Aslin, bị lực lượng do Nga hậu thuẫn ở Ukraine bắt nói ông phải hát quốc ca nga mỗi sáng.

Một người đàn ông Anh được Nga trả tự do cho biết ông "bị đối xử tệ hơn một con chó" và bị biệt giam trong 5 tháng.

Aiden Aslin đã trở về Anh quốc sau khi bị giam giữ trong nhiều tháng sau khi bị lực lượng do Nga hậu thuẫn bắt giữ ở Ukraine.

Nói với báo The Sun hôm Chủ nhật, Aiden Aslin cho biết sau khi bị đâm dao, ông được hỏi liệu ông muốn có một cái chết nhanh chóng hay "chết đẹp".

Ông cho biết các tù nhân phải hát quốc ca Nga vào mỗi buổi sáng.

"Và nếu ai không hát thì sẽ bị trừng phạt. Người đó sẽ bị đánh," ông nói.

Trong cuộc phỏng vấn, cựu tù nhân cho biết ông đã bị đâm trong thời gian bị giam giữ - và bị đánh đập vì những hình xăm của mình.

John Harding, Shaun Pinner and Aiden Aslin
NGUỒN HÌNH ẢNH,AIDEN ASLIN
Chụp lại hình ảnh,
John Harding, Shaun Pinner và Aiden Aslin (bên phải ngoài cùng) nằm trong số 5 người được thả.

Mười người bị bắt, bao gồm cả Aslin, đã được trả tự do vào tối thứ Tư sau khi Ả Rập Saudi cho biết họ đã môi giới cho một cuộc trao đổi giữa Nga và Ukraine.

Trong số đó có 5 công dân Anh đã được trả tự do - bao gồm John Harding, Dylan Healy, Andrew Hill và Shaun Pinner.

Aslin đến từ Newark, Nottinghamshire đã bị bắt giữ vào tháng Tư khi đang chiến đấu ở thành phố Mariupol, đông nam Ukraine.

Ông, Pinner và một công dân Maroc, Brahim Saadoun, đã bị đưa ra xét xử tại Cộng hòa Nhân dân Donetsk tự xưng và nói rằng họ phải đối mặt với án tử hình.

Nhắc đến lần bị đâm vào lưng, Aslin nói: "Tôi biết khả năng rất cao là mình sắp bị giết".

Sau đó ông bị một người Nga đang canh gác mình hỏi: "Mày muốn một cái chết nhanh chóng hay một cái chết đẹp?"

Khi trả lời về cái chết nhanh chóng, lính Nga này nói với Aslin: "Mày sẽ có một cái chết đẹp và tao sẽ đảm bảo rằng đó là một cái chết đẹp".

Aslin nói rằng ông đã bị đánh vì có hình xăm biểu tượng Quốc huy Urkaine và một hình xăm khác thể hiện thời gian của mình ở Syria.

Ông Aslin cho biết ông bị giam trong phòng giam hai người với bốn người và phải ngủ trên một tấm chiếu có rận.

"Chúng tôi không thể đi vệ sinh đúng cách vì chúng tôi không có nhà vệ sinh," ông nói và nói thêm rằng họ phải sử dụng chai lọ rỗng.

Ông Aslin cho biết ông đã sống sót trong ba tuần khi ăn những mẩu bánh mì và nước - và "cuối cùng chúng tôi phải cầu xin họ cho chúng tôi nước máy".

Có một cửa sổ trong phòng giam, nhưng nó "không có gì để bảo vệ chúng tôi khỏi các thứ bên ngoài," ông nói, điều này dẫn đến việc nó trở nên lạnh giá vào mùa đông.

Nói về thời điểm hộ chiếu của mình được kiểm tra, "ngay khi tôi nói Vương quốc Anh, tôi đã bị một cú đấm thẳng vào mũi" ông nói.

Ông Aslin cho biết lần duy nhất ông được cho ra ngoài là để họ bắt ông tham gia tuyên truyền hoặc nhận điện thoại.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024

Post by LDN Thu Sep 29, 2022 4:54 pm


Bất chấp lên án, Nga tổ chức lễ sáp nhập lãnh thổ của Ukraine

Bình Phương
29 tháng 9, 2022 - Sài Gòn nhỏ

Khai quật tử thi những người Ukraine bị lính Nga giết hại trong thời gian chiếm đóng thành phố Izium mới được Ukraine giành lại. Ảnh Vyacheslav Madiyevskyy/ Ukrinform/Future Publishing via Getty Images.

Chính quyền Nga thông báo sẽ tổ chức một buổi lễ vào ngày mai thứ Sáu 30 Tháng Chín để bắt đầu sáp nhập bốn vùng lãnh thổ của Ukraine vào nước Nga, một nỗ lực chiếm đất bị lên án mạnh mẽ trong lúc các lực lượng Ukraine vẫn tiếp tục đẩy mạnh phản công và giành lại được nhiều vị trí ở một số khu vực.

Theo bản tin của The New York Times, phát ngôn viên của Tổng thống Vladimir V. Putin hôm nay cho biết ông Putin sẽ có một bài phát biểu quan trọng trong buổi lễ, dù ông ta phớt lờ thành tích thảm hại của quân đội Nga ở Ukraine, bất đồng chính kiến ​​gia tăng trong nước và những lời tố cáo trên toàn thế giới về các cuộc trưng cầu dân ý giả mạo ở các vùng bị chiếm đóng, nơi người Ukraine phải bỏ phiếu trước họng súng.

Nhà chức trách thủ đô Moscow đã đặt các biển quảng cáo và một màn hình video khổng lồ ở Hồng Trường và thông báo đóng cửa đường sá vào thứ Sáu. Truyền thông nhà nước Nga mô tả đây là sự chuẩn bị cho một cuộc mít tinh và một buổi hòa nhạc “ủng hộ kết quả của cuộc trưng cầu dân ý.” Các bảng quảng cáo in đậm: “Donetsk, Luhansk, Zaporizhzhia, Kherson – Nga!” nêu tên các khu vực ở miền Nam và miền Đông Ukraine, nơi chính quyền bù nhìn của Nga đã tổ chức các cuộc bỏ phiếu trong tuần trước.

Hiến pháp Liên bang Nga quy định các bước sáp nhập một vùng lãnh thổ theo mô hình vụ thâu tóm bán đảo Crimea của Ukraine năm 2014. Sau khi có kết quả “trưng cầu dân ý”, các chính quyền bù nhìn của Nga tại bốn khu vực bị chiếm đóng hôm thứ Tư đã kêu gọi sáp nhập vào Nga. Đại diện các chính quyền bù nhìn này dự kiến ​​sẽ ký các thỏa thuận với Moscow vào thứ Sáu. 

Tòa án hiến pháp Nga, được coi là con dấu cao su của Kremlin, sau đó sẽ thông qua các thỏa thuận và chúng sẽ được cả hai viện của Quốc hội Nga phê chuẩn. Đồng thời, Kremlin sẽ giới thiệu một dự thảo luật về việc tiếp nhận các vùng lãnh thổ vào Nga, sẽ được thông qua bởi Hạ viện Quốc hội Nga và sẽ được ông Putin ký thành luật. Vyacheslav Volodin, Chủ tịch Duma Quốc gia, tức Hạ Viện Nga, nói Hạ Viện có thể họp để thông qua việc sáp nhập vào thứ Hai và thứ Ba tuần tới.

Các quan chức Nga bắt đầu lên tiếng bảo vệ các tuyên bố chủ quyền của họ đối với các lãnh thổ sắp sáp nhập bằng bất kỳ phương tiện nào, ám chỉ khả năng sử dụng vũ khí hạt nhân.

Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 21 Tháng Chín 2022. Ảnh Kremlin Press Office / Handout/Anadolu Agency via Getty Images

Hành động xâm lược và thôn tính lãnh thổ của Nga đã bị quốc tế lên án và Ukraine đã phớt lờ các kế hoạch của Kremlin.  

Các quan chức cấp cao của Mỹ nói họ không tin ông Putin sẵn sàng sử dụng vũ khí hạt nhân ngay bây giờ vì lo ngại phản ứng không chỉ từ phương Tây mà cả từ các đồng minh của Moscow như Trung Quốc và Ấn Độ.

Ông Putin đã xuất hiện trong một chương trình truyền hình hôm thứ Năm 29 Tháng Chín, nhưng ông ta không đề cập đến kế hoạch chiếm đoạt đất đai của Ukraine mà cố gắng thể hiện mình là người đứng về phía đúng đắn của lịch sử. Ông khẳng định “sự hình thành một trật tự thế giới công bằng hơn đang diễn ra.” “Quyền bá chủ đơn cực đang sụp đổ không thể tránh khỏi. Đây là một thực tế khách quan mà phương Tây cương quyết không thừa nhận,” ông Putin nói.

Tại Ukraine, các lực lượng kháng chiến đã tổ chức nhiều cuộc phản công, chiếm lại vùng Kharkiv ở phía Đông Bắc trong tháng này và xâm nhập vào vùng Donetsk và Luhansk, hai trong số những khu vực sắp sáp nhập vào Nga.

Trong một bài phát biểu vào cuối ngày thứ Tư, Tổng thống Volodymyr Zelensky của Ukraine nhắc lại việc bác bỏ các cuộc bỏ phiếu và cho biết ông đang làm việc với các nhà lãnh đạo nước ngoài để phối hợp một phản ứng quốc tế mạnh mẽ. “Nhiệm vụ quan trọng của chúng tôi hiện nay là phối hợp hành động với các đối tác để đối phó với các cuộc trưng cầu dân ý giả mạo do Nga tổ chức và tất cả các mối đe dọa liên quan,” ông Zelensky nói. 

Các chính phủ trên khắp thế giới cho rằng các cuộc bỏ phiếu không có tính hợp pháp, do Nga xâm lược Ukraine vào Tháng Hai, ép buộc của cử tri, không có các quan sát viên độc lập và nhiều dân thường phải rời khỏi các khu vực vì giao tranh. Ngoài ra, chính phủ Ukraine ở Kyiv đã yêu cầu công dân của mình không được tham gia.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024

Post by LDN Sat Oct 01, 2022 9:37 am

BBC News, Tiếng Việt

Chiến tranh Ukraine: Người dân Zaporizhzhia chạy trốn khỏi sự thôn tính của Nga

1 tháng 10 2022
James Waterhouse

BBC News, Zaporizhzhia

Anton Osenev
Chụp lại hình ảnh,
Anton Osenev nói quân Nga cố gắng vận động anh chiến đấu chống lại chính đất nước mình

Hàng ngày có các đoàn xe chở người tới bãi đậu xe một siêu thị ở thành phố Zaporizhzhia, với xe cảnh sát hộ tống.

Chuyến đi đầy nguy hiểm này là từ lãnh thổ ở miền nam Ukraine đang bị Nga chiếm đóng, để tới nơi tương đối an toàn vẫn nằm trong kiểm soát của Ukraine.

Tuy nhiên đây là một trong bốn khu vực của Ukraine bị Nga chính thức sáp nhập, sau một hoạt động kéo dài năm ngày được Nga gọi là trưng cầu dân ý và bị Ukraine và các nước phương Tây xem là giả tạo.

Một trong những người giao giấy tờ cho cảnh sát có Anton Osenev – anh nói quân Nga hai lần tìm cách vận động anh chiến đấu chống lại chính đất nước mình, xung quanh thành phố quê hương Melitopol.

“Lần đầu chúng tôi không ở nhà”, anh nói. “Lần thứ hai, họ ngồi lại nhà chúng tôi một lúc.”

Anh tin rằng nếu lúc đó trong phòng không có người vợ đang mang thai, anh có thể bị bắt. Cha của anh hiện đang trong quân đội Ukraine, và nếu bị bắt, hai người sẽ ở hai bên chiến tuyến.

“Tôi vẫn chưa hiểu chuyện gì đang xảy ra, chúng tôi cần nghỉ một lúc.”

Ít người ở đây quan tâm đến tuyên bố sáp nhập của Moscow.

Điều họ sợ là quân chiếm đóng sẽ làm gì để giữ những vùng họ đã chiếm đoạt – ép buộc dân địa phương chiến đấu cho Nga, hay sử dụng vũ khí sát thương hơn.

Tuần trước Vladimir Putin đe dọa sẽ dùng mọi nguồn lực có thể, thậm chí vũ khí hạt nhân.

Với Điện Kremlin, điểm chính là ở đó – gây hoang mang không chắc chắn về chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo.

Phụ nữ ôm con
Chụp lại hình ảnh,
Quan chức ở Zaporizhzhia nói gần đây có tăng số người tìm cách rời các khu vực bị chiếm đóng

Khi bạn lái xe về phía nam đến tiền tuyến từ thành phố Zaporizhzhia, đường phố dường như không có người.

Ít người đi bộ dọc hai bên đường. Đôi khi xe hơi hoặc xe quân sự chạy vọt qua. Không ai lái xe chậm rãi quanh đây.

Cái xuất hiện nhiều hơn là trạm kiểm soát quân sự. Lực lượng Ukraine dùng các trạm để kiểm soát ai đi qua, và tính xem ai đến từ hướng lãnh thổ bị Nga chiếm đóng.

Sau khi đội hộ tống của quân đội đưa chúng tôi đi qua, trước mặt là một con đường rộng mở, thẳng tắp.

Nửa giờ sau chúng tôi đến làng Komyshuvakha, một khu định cư nhỏ ở một vùng hẻo lánh của Ukraine.

Bao quanh con đường cao tốc rộng và thẳng tắp là vài tòa nhà hư hại. Hầu như mọi cửa sổ đều lắp ván kín mít. Chiều mùa thu, không gian gần như tĩnh lặng.

Nếu tiếp tục lái xe khoảng 18 km, chúng tôi sẽ tới một trạm kiểm soát của Nga. Đây là khu vực Moscow hiện coi là “biên giới” mới giữa Nga và Ukraine.

Mặc dù thủ phủ khu vực này vẫn thuộc kiểm soát của Ukraine, lực lượng Nga kiểm soát phần lớn khu vực Zaporizhzhia. Tuyên bố sáp nhập ngày hôm nay là thêm một bước của nỗ lực làm sự hiện diện của quân Nga có vẻ chính đáng.

Với những người chúng tôi gặp ở Komyshuvakha, chẳng có gì có vẻ công bằng.

Một trong số đó là Liubov Smyrnova. Rưng rưng nước mắt, bà cho chúng tôi xem một lớp xác cháy rụi trước đây từng là nhà mình.

Tòa nhà bị trúng tên lửa vào tháng Năm. Chỉ mới gần đây bà cảm thấy có thể trở lại.

“Tôi nghĩ chính trị của Putin là để tiêu diệt chủng tôi, để diệt chủng nhân dân chúng tôi”, bà nói trong khi sàng qua các mảnh đạn rơi rác.

“Chúng tôi liên tục bị áp lực, cảm giác tôi thậm chí không thể diễn tả bằng lời. Komyshuvakha gần như bị pháo kích mỗi ngày.”

Chụp lại hình ảnh,
Ngôi nhà bị phá hủy của Liubov Smyrnova nằm cách “biên giới mới” khoảng 18 km

Hầu hết mọi người đều ở trong nhà vì các vụ tấn công thường diễn ra khoảng giữa ngày, chúng tôi được biết. Hiện tại, tiếng chim hót và thỉnh thoảng tiếng chó sủa gần như đánh lừa cảm giác về những chuyện đã xảy ra với cộng đồng nhỏ bé này.

Bạn nhận ra hầu hết người bị bỏ lại đây là phụ nữ.

Gần đó, chúng tôi nói chuyện với ba phụ nữ bên ngoài tòa nhà nơi họ sống trong 70 năm. Họ ứa nước mắt.

“Mùa đông sắp đến và nhà không có cửa sổ”, họ giải thích, thường nói chen vào nhau. “Cảm giác giống như ngồi trên thùng thuốc súng”.

Vậy họ nghĩ gì khi Nga tuyên bố chủ quyền với một nửa khu vực nơi họ đang sống?

“Cần phải có một nước Ukraine tự do và độc lập”, họ nói. “Chúng tôi không tấn công ai, không làm hại ai, và không đòi hỏi gì cả. Chúng tôi chỉ muốn sống như trước đây.”

Phía sau cửa thoát hiểm trong một trường mẫu giáo không người, có ba phụ nữ đang bận rộn rửa khoai tây và nấu bánh.

Họ nói không biết đang làm bánh cho ai, chỉ là quân đội Ukraine nói họ làm.

Chụp lại hình ảnh,
Những phụ nữ ở Komyshuvakha nói quân đội Ukraine nói họ chuẩn bị thức ăn

Trong khi bà đang khuấy bột, tôi hỏi Anzhela bà có quan tâm rằng Nga hiện đang coi làng của bà gần với “biên giới” mới của họ hay không.

“Chúng tôi không muốn điều đó”, bà nói. “Chúng tôi muốn sống như trước đây. Khi đó mọi thứ đều ổn, mọi thứ đều tốt.”

Bà đánh bột mạnh hơn.

“Chúng tôi lớn lên như thế này. Con cái chúng tôi cũng lớn lên thế này, và mấy đứa cháu cũng vậy.”

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024

Post by LDN Sun Oct 02, 2022 4:58 am


Thất bại trong chiến tranh, ông Putin muốn gì?
Bình luận cuối tuần

Hiếu Chân
1 tháng 10, 2022 - Sài Gòn nhỏ

Putin (giữa) và các quan chức bù nhìn do Nga lập ra tại bốn vùng lãnh thổ chiếm đóng của Ukraine trong buổi lễ sáp nhập các lãnh thổ này vào Liên bang Nga tổ chức tại cung điện Kremlin sáng ngày Thứ Sáu 30 Tháng Chín 2022. Ảnh Contributor/Getty Images.
Putin không chỉ muốn chiếm đất của Ukraine. Ông ta có tham vọng và kế hoạch đối đầu với Phương Tây, giành lại vị thế ngang bằng với Hoa Kỳ trên trường quốc tế cho dù có phải lôi kéo cả thế giới vào một cuộc chiến hạt nhân mà hậu quả không thể lường trước được. Nhưng tham vọng đó không dễ thực hiện.

Hôm thứ Sáu 30 Tháng Chín 2022, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tổ chức một đại lễ đánh dấu sự kiện sáp nhập vào lãnh thổ Nga bốn khu vực của Ukraine mà quân Nga đang chiếm đóng một phần bất chấp sự phản đối mạnh mẽ của Ukraine và cộng đồng quốc tế. Nhưng bài diễn văn dài 37 phút mà Putin đọc tại điện Kremlin trước hàng trăm nghị sĩ, thống đốc và giới thượng lưu chính trị Nga không chỉ nói tới chuyện bành trướng lãnh thổ mà còn thể hiện khá rõ những tham vọng của nhà độc tài đang cố vùng vẫy để thoát ra khỏi cái bẫy chính ông ta lập nên.

Vụ sáp nhập tất nhiên vẫn là chủ đề chính. “Đây là ý chí của hàng triệu người. Đây là quyền của họ, quyền bất khả xâm phạm của họ,” ông Putin nói về cuộc trưng cầu dân ý giả mạo mà Nga vừa thực hiện ở bốn vùng lãnh thổ của Ukraine mà quân Nga đang tạm chiếm và dựng lên những chính quyền bù nhìn tay sai. Ông ta tuyên bố Nga sẽ không bao giờ từ bỏ các vùng đất mới chiếm được, sẽ bảo vệ chúng như là một phần sự toàn vẹn lãnh thổ của Nga và sử dụng “mọi lực lượng, mọi phương tiện sẵn có”. Cư dân của bốn bốn vùng lãnh thổ Ukraine bị chiếm đóng sẽ trở thành công dân Nga vĩnh viễn, ông Putin nói thêm.

Vụ sáp nhập lãnh thổ – mà Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ gọi thẳng là “chiếm đất” (land grab) dù sao cũng chỉ là kết quả của một kế hoạch mà Nga đã sử dụng nhiều lần: đưa quân chiếm đất, tổ chức trưng cầu dân ý giả mạo rồi sáp nhập vào lãnh thổ Nga. Tám năm trước, Putin đã làm điều tương tự để thâu tóm bán đảo Crimea của Ukraine và ngày đó Putin cũng đọc diễn văn ngay tại cung điện dát vàng mà ông ta đang đứng.

Ông Vladimir Putin phát biểu tại buổi hòa nhạc ủng hộ việc sáp nhập bốn vùng lãnh thổ của Ukraine vào Liên bang Nga. Ảnh chụp tại Hồng Trường Moscow tối ngày 30 Tháng Chín 2022. Ảnh Contributor/Getty Images.
Nhưng phần chủ yếu của bài diễn văn là cách nhìn và giải thích thế giới của Putin, là một bài giảng lịch sử bị bóp méo, một bản liệt kê tẻ nhạt về những tội lỗi của phương Tây và sự bất bình, cũng như lựa chọn của nhà lãnh đạo Nga. Từ cách nhìn đó, nước Nga tự đặt mình vào một cuộc đối đầu không khoan nhượng với Hoa Kỳ, với phương Tây và chiến tranh hủy diệt là khó tránh khỏi.

Lần đầu tiên Putin công khai tuyên bố Phương Tây là “kẻ thù”, là những kẻ đang tìm cách phá hoại nước Nga, biến nước Nga thành thuộc địa. Trên bình diện ý thức hệ, Putin lên án “chủ nghĩa chuyên chế của giới tinh hoa phương Tây”, coi đó là “sự lật đổ đức tin và các giá trị truyền thống”, giống như một tôn giáo bị đảo ngược mà ông ta gọi là “chủ nghĩa Sa-Tăng thuần túy” (pure Satanism) do Hoa Kỳ dẫn đầu.

“Điều hết sức quan trọng đối với họ là tất cả các quốc gia phải từ bỏ chủ quyền để phục vụ nước Mỹ,” Putin nói. Ông ta kể ra hàng loạt hành động quân sự của Phương Tây trải dài nhiều thế kỷ – từ cuộc Chiến tranh Nha Phiến mà đế quốc Anh thực hiện ở Trung Hoa thế kỷ 19, việc Đồng Minh dội bom nước Đức trong Thế Chiến thứ Hai đến các cuộc chiến tranh ở Việt Nam và Triều Tiên.

Phương Tây hiện nay, theo lời Putin, là một “hệ thống thực dân mới” và Nga là nước lãnh đạo cuộc nổi dậy chống lại hệ thống đó. “Phương Tây không chỉ phủ nhận chủ quyền quốc gia và luật pháp quốc tế. Sự bá quyền của họ là thuộc tính của chủ nghĩa toàn trị, chuyên chế và phân biệt chủng tộc,” Putin nhấn mạnh và dùng những từ ngữ mà Phương Tây sử dụng để chỉ chế độ độc tài của chính ông ta.

“Sự sụp đổ của chủ nghĩa bá quyền Phương Tây là không thể đảo ngược được”, Putin nói “Số phận và lịch sử kêu gọi chúng ta ra chiến trường, vì nhân dân chúng ta, vì đế chế Nga vĩ đại”, Putin kêu gọi và tuyên bố cuộc xâm lược Ukraine là cần thiết, là “phía đúng đắn của lịch sử”!

***

Ngoài những kiến thức lịch sử lệch lạc, bài diễn văn của Putin đặt ra một kế hoạch khá cụ thể:

Một là, Putin đổ tội cho Hoa Kỳ gây ra các vụ nổ gần đây làm hư hại đường ống Nord Stream dẫn khí đốt dưới đáy biển Baltic từ Nga sang châu Âu. Không có bằng chứng nào ủng hộ lời buộc tội của Putin và sự việc đang được cả Hoa Kỳ và châu Âu điều tra.

Nhưng đổ tội cho Hoa Kỳ, Putin coi như trút bỏ trách nhiệm trong việc cung cấp khí đốt cho châu Âu khi mùa đông lạnh giá đang đến gần. Đổ tội cho Mỹ một cách vô căn cứ, Putin còn có cớ để “ăn miếng trả miếng”: trong tương lai, Nga có thể ra tay phá hoại những đường ống dầu khí của Phương Tây và biện minh rằng Hoa Kỳ đã làm như vậy với đường ống của Nga.

Thứ hai, Putin gợi ý rằng các cuộc đàm phán về việc chấm dứt chiến tranh ở Ukraine nên bắt đầu ngay lập tức. Ông kêu gọi Ukraine chấm dứt các hành động thù địch, rút ​​quân khỏi “các vùng lãnh thổ mới của Nga” và ngồi vào bàn đàm phán. Điều kiện mà Putin đưa ra là việc sáp nhập bốn vùng lãnh thổ của Ukraine vào Liên bang Nga là “không thương lượng được”.

Hiện trường vụ hỏa tiễn Nga bắn vào một đoàn xe chở hàng viện trợ và di tản thường dân ở tỉnh Zaporizhzhia của Ukraine mới bị Nga thâu tóm, ít nhất 25 người bị thiệt mạng. Ảnh ngày 30 Tháng Chín 2022. Ảnh Wojciech Grzedzinski for The Washington Post via Getty Images
Trước khi xua quân xâm lược Ukraine tám tháng về trước, Putin đã đưa ra yêu sách tương tự. Ngày 21 Tháng Hai 2022, ông Putin đã chính thức công nhận cái gọi là “các nước cộng hòa nhân dân” Donetsk và Luhansk, sau đó ông ta yêu cầu quân đội Ukraine rút khỏi cả hai tỉnh này. Khi Ukraine từ chối từ bỏ lãnh thổ, trong vòng vài ngày, Putin đã phát động cuộc xâm lược.

Nhưng có sự khác biệt lớn giữa tình hình hiện nay và lúc đó. Cuộc kháng chiến của người dân Ukraine mạnh mẽ và hiệu quả không ngờ và quân Nga đã liên tục thất bại. Những vụ rút lui nhục nhã khỏi vùng thủ đô Kyiv, khỏi khu vực Kharkiv ở miền Đông và mới nhất là tháo chạy khỏi thành phố Lyman ở Donetsk chỉ một ngày sau khi Putin tuyên bố thâu tóm vùng đất này là những ví dụ. Chính thất bại quân sự đã thúc đẩy Putin ra sắc lệnh tổng động viên quân dự bị và vội vàng sáp nhập các vùng lãnh thổ chỉ mới chiếm được một phần.

Người Ukraine tất nhiên không chấp nhận yêu sách của Nga, đòi Nga phải rút khỏi toàn bộ lãnh thổ đã chiếm đóng và thề sẽ chiến đấu đến khi nào đất nước sạch bóng quân xâm lược với đường biên giới được quốc tế công nhận. Ngồi vào bàn đàm phán lúc này, với người Ukraine, cũng có nghĩa là đầu hàng. Chính phủ Ukraine nhiều lần nói việc sáp nhập lãnh thổ có nghĩa là chấm dứt mọi nỗ lực đàm phán với nước Nga của ông Putin.“Không thể có một hiệp ước chung sống hòa bình, bình đẳng, chân thật với tổng thống Nga hiện nay. Chúng tôi sẵn sàng đối thoại với Nga, nhưng chỉ với một tổng thống Nga khác”, Tổng thống Ukraine Zolodymyr Zelenskiy nói.

Điểm thứ ba trong bài diễn văn của Putin là rất đáng báo động. Putin nói Hoa Kỳ đã “tạo tiền lệ” cho việc sử dụng vũ khí hạt nhân khi ném bom xuống Hiroshima và Nagasaki của Nhật Bản năm 1945. Hàm ý của Putin rất dễ thấy: Nếu phương Tây tiếp tục gửi vũ khí tới Ukraine và từ chối gây sức ép để Kyiv đồng ý với một giải pháp hòa bình theo điều kiện của Nga thì Putin có thể dùng đến vũ khí hạt nhân.

Putin bị ám ảnh với tham vọng được ngang bằng với Mỹ – một vị thế đã tan tành khi Liên bang Xô Viết sụp đổ năm 1991 – sự kiện mà Putin nhiều lần gọi là “thảm họa địa chính trị lớn nhất thế kỷ 20” và ông ta tự cho mình có nhiệm vụ lịch sử phải khôi phục lại vị thế ngang bằng đó.

Để ngang hàng với Mỹ, Putin phải chứng tỏ rằng Nga có thể làm bất cứ điều gì mà người Mỹ có thể làm; nếu Mỹ đã từng ném bom nguyên tử thì Nga cũng có quyền sử dụng bom hạt nhân. Putin và đồng đảng của ông ta không quan tâm người Mỹ đã làm điều đó vào thời điểm nào hay bối cảnh ra sao.

Trước cuộc xâm lược, Nga quyết liệt phủ nhận không có ý định xâm lược. Bây giờ Putin đang làm ngược lại. Tổng thống Zelenskiy có lý khi nói rằng, “sử dụng vũ khí hạt nhân hôm qua là lời đe dọa, là trò chơi tháu cáy của Putin, nhưng hôm nay là một thực tế”.

Đau đớn cho Putin là trong lúc thực hiện tham vọng ngang bằng với Mỹ thì cuộc chiến tranh xâm lược của ông ta lại biến nước Nga thành một đất nước bị ruồng bỏ, bị xa lánh, và sắp trở thành một chư hầu mới của Tập Cận Bình!

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024

Post by LDN Sun Oct 02, 2022 5:36 pm

Người Ukraine ở mặt trận phía đông tin việc sáp nhập của Putin sẽ thất bại

Orla Guerin
BBC News, Bakhmut

02.10.2022

Chụp lại hình ảnh,
Một lúc sau khi quan tài này được hạ huyệt, pháo kích tấn công các ngọn đồi đối diện

Khi Tổng thống Vladimir Putin của Nga tuyên bố sáp nhập các vùng lãnh thổ có chủ quyền của Ukraine, đưa ra các mối đe dọa hạt nhân và huy động hàng trăm nghìn quân dự bị, phản ứng từ các lực lượng Ukraine ở mặt trận phía đông là không thay đổi - họ sẽ chiến đấu cho từng tấc đất cuối cùng.

Chúng tôi đi đến các vị trí tiền tuyến của thành phố Bakhmut ở Donetsk - một trong bốn khu vực mà Tổng thống Putin hiện đang tuyên bố là của mình một cách bất hợp pháp. Hành trình của chúng tôi được thực hiện theo nhiều giai đoạn.

Chúng tôi giảm tốc độ để vượt qua sông Bakhmutovka, tăng tốc để che phủ mặt đất lộ ra, rồi len qua một bức màn nguy hiểm với những đường dây điện bị đổ xuống. Còn vài mét cuối cùng, chúng tôi chạy. Trong suốt thời gian đó, các cuộc pháo kích nổ ra liên tục - một phần khung cảnh quen thuộc của chiến tranh.

Nhưng khi chúng tôi tiếp cận được quân tiền tuyến, bên trong một tòa nhà đầy dấu tích trận chiến, chúng tôi nghe thấy âm thanh khác - tiếng nổ của súng bắn. Hai bên gần nhau đến mức họ có thể nhắm vào nhau bằng súng.

Người Nga đang ở phía trước chúng tôi khoảng 400 mét, và đang cố gắng áp sát. Chúng tôi được cảnh báo rằng có một tay súng bắn tỉa của Nga ở phía sau.

Tại vị trí của mình dưới mặt đất, nơi có chú mèo làm bầu bạn, người chỉ huy buồn và nói thẳng.

Cdr Oleksandr
Chụp lại hình ảnh,
Oleksandr chỉ huy đơn vị Ukraine nói rằng nỗ lực của Tổng thống Putin nhằm sáp nhập các khu vực khác của Ukraine sẽ thất bại

"Tình hình ở đây tương đối khó khăn bây giờ," Oleksandr 31 tuổi nói. "Rất là căng thẳng. Mọi người đều bị áp lực. Kẻ thù ở rất gần, nhưng chúng tôi vẫn đứng lên và chống trả."

Ông bác bỏ các cuộc trưng cầu dân ý gần đây của Tổng thống Putin là "ảo tưởng" và nói rằng người Ukraine sẽ không bị sai khiến trước nòng súng của Nga.

"Theo quan điểm của tôi, những cuộc trưng cầu dân ý đó sẽ không thay đổi gì. Chúng tôi sẽ chiến đấu chống lại quân đội của Putin và khiến họ rút khỏi đất của chúng tôi," ông nói.

Oleksandr biết cái giá phải trả của chiến tranh - và không chỉ từ các trận chiến của ông.

"Anh trai tôi đã chết," ông ấy nói với tôi, và nói thêm: "Nhưng tôi không biết ở đâu và khi nào, bởi vì anh ấy được gọi đi quân dịch bởi một đơn vị quân dịch khác từ một khu vực khác. Anh ấy đã chết cũng như một số đồng đội của tôi, những sĩ quan đã huấn luyện với tôi. Tôi phát hiện ra họ cũng đã chết. Vì vậy, tôi đã mất gia đình và bạn bè."

Ông ấy không mất ý chí chiến đấu của mình. Roman 25 tuổi cũng vậy, người đang vận hành một vũ khí quan trọng trong cuộc chiến này - một thiết bị bay không người lái.

Roman
Chụp lại hình ảnh,
Roman cầm trên cao một chiếc drone - chàng trai 25 tuổi nói rằng anh ấy lo lắng về gia đình của mình

Roman đang ở trên lầu trong một căn phòng không bị đánh bom, ngổn ngang những mảnh vỡ và kính vỡ, nơi có thêm hai con mèo. Ảnh nền màn hình trên điện thoại của anh ấy là hình ảnh của cậu con trai 5 tháng tuổi Kyrylo, được sinh ra trong chiến tranh. Ông mới chỉ nhìn thấy đứa con duy nhất của mình có một lần.

"Tôi nhìn nó trong ảnh và video, không phải ngoài đời thực," anh ấy nói. "Thật khó, nhưng cũng khó để tưởng tượng những gì người Nga có thể làm với gia đình tôi nếu chúng tiếp cận được họ.

"Tôi không muốn họ làm những gì họ đã làm ở Bucha. Tôi sống ở Kyiv, và tôi hiểu rõ những người phụ nữ cảm thấy như thế nào. Nếu chúng tôi yếu đuối, họ sẽ đến gia đình của chúng tôi."

Có mối quan tâm ở đây về việc huy động quân ở Nga. Trong những tháng tới, Điện Kremlin sẽ gửi thêm nhiều binh lính tham chiến.

Không rõ họ sẽ được đào tạo tốt hay được trang bị tốt như thế nào, nhưng người Ukraine lo lắng về số lượng, chứ không phải chất lượng.

Họ vốn đã ít hơn về số lượng. Trong trận chiến giành Bakhmut, họ đã phải đối mặt với nguồn cung cấp binh lính dường như vô tận của Nga. Vào tháng 8, đã có 5 đợt tấn công liên tiếp, theo Iryna, một nữ phát ngôn viên của quân đội.

"Họ chỉ đi, và họ không dừng lại. Họ không phản ứng với súng bắn hoặc pháo kích. Một số tù nhân chiến tranh mà chúng tôi bắt được là từ Wagner [một nhóm lính đánh thuê của Nga]. Họ có vũ khí tốt hơn," Iryna nói.

Các binh lính ở đây tin rằng người Nga đang cố gắng giành chiến thắng ở Bakhmut vì những thất bại nhục nhã gần đây của họ ở phía đông bắc và nam, nơi Ukraine đã giành lại được khoảng 6.000 km vuông lãnh thổ.

Hiện tại, Bakhmut đang mắc kẹt trong cổ họng của Tổng thống Putin. Đó là một trở ngại trong nỗ lực nuốt chửng toàn bộ khu vực giàu khoáng sản được gọi là Donbas - bao gồm Donestk và Luhansk. Không chiếm được hoàn toàn Donbas, oông ta đã thôn tính cả hai vùng.

Khi ông ta cố gắng chiếm Bakhmut - từng là nơi sinh sống của khoảng 70.000 người - thành phố đã bị đổ máu.

Chụp lại hình ảnh,
Lyudmila vẫn ở trong căn hộ của bà cùng với chồng, bất chấp tường nứt và nước rò rỉ

Trong trung tâm thành phố, chúng tôi thấy một khu chung cư lớn với trung tâm bị khoét thủng bởi một cuộc không kích cách đây ba tháng. Nhiều cửa sổ được dựng lên. Nó trông có vẻ bị bỏ hoang, nhưng đồng nghiệp của tôi nghe thấy tiếng khó của một người phụ nữ bên trong tòa nhà.

Chúng tôi gọi to, và Lyudmila xuất hiện từ phía sau tấm nhựa che cửa sổ trên tầng hai của cô ấy. Lúc đầu, rất khó để nghe cô ấy nói vì tiếng nổ ầm ầm của hỏa tiễn.

"Tình hình rất khó khăn," cô ấy hét lên. "Họ bắn phá chúng tôi. Hôm qua một người đàn ông đã bị giết ở sân sau [do pháo kích]. Hầu như không còn ai trong tòa nhà.

"Mọi thứ đều bị rò rỉ. Nước ở khắp mọi nơi. Tất cả các bức tường đều bị nứt. Mọi thứ rất khó khăn. Nhưng ít nhất chúng tôi cũng nhận được viện trợ nhân đạo. Cứ mỗi ba ngày, họ lại mang bánh mì đến."

Người phụ nữ về hưu tóc bạc đang sống trong tòa nhà đổ nát cùng chồng và một số người khác. "Chúng tôi không thể đi bất cứ đâu," bà nói với chúng tôi. "Chúng tôi không có tiền, và tôi phải ngồi xe lăn." Một người hàng xóm cho chúng tôi biết tòa nhà đã bị tấn công năm lần.

Lyudmila đang ở trong bếp khi tên lửa tấn công vào ngày 1/7. "Nó đến, rất bất ngờ," bà nói. "Chính Chúa đã cứu tôi."

Chụp lại hình ảnh,
Khu chung cư của Lyudmila đã bị pháo kích 5 lần, theo như một người hàng xóm của bà cho biết

Nhưng thành phố này có thể được cứu không?

Hiện tại, tiền tuyến đang được giữ vững. Lực lượng Ukraine đang chặn bước tiến của quân Nga. Nhưng ở đây ngay cả người chết cũng không an toàn.

Có một nghĩa trang cũ ở vùng ngoại ô xanh tươi của thành phố. Những đống đất đen nằm trên những ngôi mộ mới - những người này bị giết trong những tháng gần đây, kể từ khi thành phố trở thành một chiến trường.

Khi một chiếc quan tài được hạ xuống lòng đất - được một vài người đưa tiễn chứng kiến - sự im lặng bị phá vỡ bởi pháo kích. Lần phóng đầu tiên đang diễn ra, nhưng ngay sau đó, một đợt tiếp theo đã bắn xuống những ngọn đồi đối diện nghĩa địa. Sau đó là một cuộc tấn công thứ hai. Đây là lúc để rời đi.

Khi chúng tôi chạy đua về phía rìa của Bakhmut, có một vụ nổ trên đường ngay trước mặt chúng tôi, từ 100 đến 200 mét phía trước. Chúng tôi xoay sở để rẽ trái ngay lập tức và đi theo một con đường khác.

Nhiều trận chiến vẫn đang hoành hành ở Ukraine. Tổng thống Putin đang giảm gấp đôi - và mùa đông sắp đến.

Đây là một giai đoạn mới nguy hiểm trong cuộc chiến mới nhất ở châu Âu.

Khi được hỏi bà nghĩ cuộc xung đột sẽ kéo dài bao lâu, người phát ngôn của quân đội trả lời: "Một thời gian dài, rất dài."

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024

Post by Sponsored content



Sponsored content


Back to top Go down

Page 30 of 55 Previous  1 ... 16 ... 29, 30, 31 ... 42 ... 55  Next

View previous topic View next topic Back to top

- Similar topics

Permissions in this forum:
You can reply to topics in this forum