Our forum runs best with JavaScript enabled !

Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024

Page 46 of 55 Previous  1 ... 24 ... 45, 46, 47 ... 50 ... 55  Next

View previous topic View next topic Go down

New Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024

Post by LDN Thu Feb 16, 2023 2:48 pm

Pháo tự hành Archer rất dữ dằn của Thụy Điển. Vũ khí Thụy Điển 0 thua kém ai.

https://youtu.be/piFkdvzfRyQ

https://youtu.be/6cJmEQqPdWs

https://youtu.be/881Zazr3hsc

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024

Post by LDN Thu Feb 16, 2023 3:29 pm

Bị nghiền nát bởi “cối xay thịt” tại Vuhledar, quân đội Nga ngày càng hỗn loạn

Hàng ngàn công ty từ nhiều quốc gia tham gia tái thiết Ukraine

Việt Bình
16 tháng 2, 2023

Saigon Nhỏ

Quân Nga đã đụng phải sự kháng cự dữ dội và đại bại tại mặt trận Vuhledar (ảnh: Chris McGrath/Getty Images)

Đại tá Oleksiy Dmytrashkivskyi, người đứng đầu trung tâm báo chí thống nhất khu vực Tavriskiy của lực lượng phòng thủ Ukraine, nói với POLITICO: “Một số lượng lớn lực lượng địch, bao gồm cả ban chỉ huy, đã bị tiêu diệt gần Vuhledar”. 30 đơn vị xe tăng, khoảng 300 thủy quân lục chiến đã bị tiêu diệt. Tổng cộng chừng một lữ đoàn với 5,000 quân đã bỏ mạng ở Vuhledar…

Cựu chỉ huy lực lượng bán vũ trang Nga Igor Girkin đã gọi các tướng lĩnh Nga là “những kẻ ngu ngốc hoàn toàn, những người không học hỏi từ những sai lầm của chính họ.” Trên blog quân sự Telegram của mình, Girkin, với bút danh Igor Strelkov, đã lặp lại những chỉ trích liên tục của cộng đồng quân sự Nga đối với giới chỉ huy chóp bu của quân đội Nga. Igor Girkin viết: “Pháo binh Ukraine bắn cực kỳ chính xác. Hơn 30 đơn vị xe bọc thép Nga đã bị tiêu diệt. Hàng chục lính tăng thiệt mạng. Thậm chí nhiều tay súng của các đội đặc nhiệm thiện chiến cũng bị bắn banh xác”…

Trận chiến Vuhledar, được coi là bước mở đầu trong cuộc “tổng tấn công mùa xuân” của Nga, đã diễn ra vào tuần cuối cùng của Tháng Một 2023, nhưng quy mô tổn thất của Nga giờ mới bắt đầu được chú ý. Từ lời kể của giới chức Ukraine và phương Tây, từ binh lính Ukraine, lính Nga bị bắt và các blogger quân sự Nga, cũng như loạt video và ảnh vệ tinh, đã vẽ nên bức tranh về một chiến dịch bị cản trở bởi những “rối loạn chức năng” từ thực địa chiến trường.

Những tuần gần đây, Moscow đã vội vã điều thêm hàng chục nghìn quân mà hầu hết trong đó là tân binh non choẹt thiếu kinh nghiệm. Nói với BBC ngày 15 Tháng Hai 2023, Bộ trưởng Quốc phòng Anh, Ben Wallace, cho biết “97% quân đội Nga” đang ở Ukraine. Giới chức quân sự Mỹ cũng ước tính khoảng 80% lực lượng bộ binh Nga đã được tung vào cối xay thịt Ukraine. Theo Ben Wallace, Moscow “đã mất hơn 1,000 người trong hai ngày.” Dĩ nhiên cuộc giao tranh Vuhledar cũng đã khiến Ukraine trả giá đắt, cả về thương vong lẫn số lượng lớn đạn dược mà họ sử dụng để đẩy lùi chiến thuật lấy thịt đè người của bộ binh Nga.

Vuhledar, nằm ở giao lộ mặt trận phía Đông ở khu vực Donetsk và mặt trận phía Nam thuộc vùng Zaporizhzhia, từ lâu đã lọt vào tầm ngắm Moscow. Thành phố này đã được Ukraine sử dụng làm căn cứ để thực hiện các cuộc quấy rối những chuyến tiếp vận của Nga. Đại tá Oleksiy Dmytrashkivskyi cho biết, hệt như những sai lầm mà Nga mắc phải kể từ ngày đầu cuộc chiến cách đây một năm, lần này, Nga cũng đã không tính đến địa hình – những bãi đất trống rải đầy mìn chống tăng. Hậu quả, hai trong các lữ đoàn tinh nhuệ nhất của Nga – Lữ đoàn Bộ binh Hải quân 155 và 40 – đã bị nghiền nát ở chiến địa khốc liệt Vuhledar.

Một thủy quân lục chiến Nga sống sót sau trận Vuhledar nói với hãng truyền thông Nga 7×7, có trụ sở tại vùng Komi của Nga, rằng những người thoát chết sau trận chiến được coi là lính đào ngũ. Người lính này cho biết mình thuộc đại đội thứ ba của Lữ đoàn 155. Anh ta kể, sau trận chiến đại bại, chỉ còn tám binh sĩ từ đại đội của mình là còn sống. Bất chấp vô vàn thất bại, Moscow vẫn tiếp tục khẳng định tất cả đang diễn ra đều đúng kế hoạch. Ngày 12 Tháng Hai 2023, Vladimir Putin vẫn nói “bộ binh và thủy quân lục chiến đang hoạt động như bình thường. Họ chiến đấu anh dũng.”

____________

Hàng ngàn công ty từ nhiều quốc gia tham gia tái thiết Ukraine

Các công ty tấm lợp đến từ Latvia; chuyên gia thương mại từ Hàn Quốc; giới sản xuất pin nhiên liệu từ Đan Mạch; sản xuất gỗ từ Áo; nhà đầu tư từ New York; nhà máy bê tông từ Đức… Hàng nghìn doanh nghiệp trên toàn cầu đang sẵn sàng tái thiết Ukraine…

Tang thương đổ nát bởi chiến tranh, Ukraine cần rất nhiều tiền lẫn thời gian để tái thiết (ảnh: Sofiia Bobok/Anadolu Agency via Getty Images)

Tổng thống Volodymyr Zelensky đã so sánh chương trình tái thiết Ukraine với Kế hoạch Marshall, khi Hoa Kỳ viện trợ Tây Âu sau Thế chiến II. Các ước tính ban đầu về chi phí xây dựng lại cơ sở hạ tầng nằm trong khoảng từ $138 tỷ đến $750 tỷ. Ukraine, với nền kinh tế suy giảm 30% trong năm 2022, rất cần tiền cho kế hoạch tái thiết. Viện trợ tái thiết dài hạn sẽ không chỉ phụ thuộc kết quả cuộc chiến mà còn phụ thuộc vào số tiền mà Liên minh Châu Âu, Hoa Kỳ và các đồng minh khác chi trả.

Hơn 300 công ty từ 22 quốc gia đã đăng ký tham dự hội nghị và triển lãm thương mại Tái thiết Ukraine trong tuần này tại Warsaw. Đây là cuộc họp mới nhất trong loạt cuộc họp được thực hiện mặt đối mặt trực tiếp lẫn qua mạng. Tháng Một 2023, tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos, Thụy Sĩ, nhiều người đã gặp nhau để thảo luận các cơ hội đầu tư. Hơn 700 công ty Pháp cũng đã đến một hội nghị do Tổng thống Emmanuel Macron tổ chức vào Tháng Mười Hai 2022. Và vào ngày 15 Tháng Hai 2023, Liên đoàn Công nghiệp Phần Lan đã tài trợ một hội thảo trực tuyến kéo dài nguyên ngày với các quan chức Ukraine để những đại diện các công ty giới thiệu vô số dự án và sản phẩm, từ nhà máy xử lý nước thải, máy biến áp đến máy tuốt lúa.

Tái thiết một đất nước tan hoang như Ukraine là cơ hội bằng vàng đối với giới làm ăn. Ai cũng quan tâm đến việc bán một thứ gì đó. Với các doanh nghiệp, vấn đề cốt yếu là ai sẽ kiểm soát tiền. Đây là một câu hỏi mà Châu Âu, Hoa Kỳ và các tổ chức thế giới như Ngân hàng Thế giới – những nhà tài trợ và cho vay lớn nhất – đang tranh luận. “Ai sẽ trả tiền cho cái gì?” là một trong những câu hỏi lớn nhất. Cụ thể, ai sẽ quyết định các hợp đồng và chúng áp dụng như thế nào?

Những chính phủ dự kiến đóng góp vào quá trình tái thiết Ukraine đang cung cấp hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp trong nước. Đức tuyên bố thành lập một quỹ để đảm bảo các khoản đầu tư. Kế hoạch này sẽ được giám sát bởi gã khổng lồ kiểm toán toàn cầu PwC và sẽ đền bù cho các nhà đầu tư những tổn thất tài chính có thể xảy ra nếu các doanh nghiệp bị sung công hoặc dự án bị gián đoạn.

Tổng thống Volodymyr Zelensky so sánh chương trình tái thiết Ukraine với Kế hoạch Marshall, khi Hoa Kỳ viện trợ Tây Âu sau Thế chiến II (ảnh: Pierre Crom/Getty Images)

Pháp cũng sẽ cung cấp bảo lãnh nhà nước cho các công ty làm việc trong tương lai tại Ukraine. Bruno Le Maire, Bộ trưởng Tài chính, cho biết các hợp đồng trị giá tổng cộng 100 triệu euro, tương đương $107 triệu, đã được trao cho ba công ty Pháp với các dự án ở Ukraine: Matière sẽ xây dựng 30 cây cầu nổi, Mas Seeds và Lidea cung cấp hạt giống cho nông dân.

Cuối năm ngoái, Tổng thống Volodymyr Zelensky đã ký một thỏa thuận với Laurence D. Fink, giám đốc điều hành BlackRock, để “phối hợp các nỗ lực đầu tư nhằm xây dựng lại quốc gia bị chiến tranh tàn phá”. BlackRock, công ty quản lý tài sản lớn nhất thế giới, sẽ tư vấn cho Kyiv “cách cấu trúc các quỹ tái thiết quốc gia”.

Người đưa Laurence D. Fink đến với chương trình tái thiết Ukraine là Andrew Forrest, một ông trùm khai thác mỏ người Úc, giám đốc điều hành Tập đoàn kim loại Fortescue. Tháng Mười Một 2022, Forrest đã công bố khoản đầu tư ban đầu trị giá $500 triệu, từ quỹ cổ phần tư nhân riêng của ông. Nguồn tiền này sẽ được đưa vào ngân quỹ mới được thiết kế riêng cho các dự án tái thiết; và nơi điều hành nguồn quỹ là BlackRock, với mục đích huy động thêm ít nhất $25 tỷ từ các chính phủ cũng như giới đầu tư tư nhân từ khắp nơi trên thế giới.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024

Post by LDN Fri Feb 17, 2023 4:20 pm

Lithuania tên chính thức là cộng hòa Lithuania, hay còn được biết đến với tên gọi khác là Litva.

https://youtu.be/gWMvUoKQFpE

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024

Post by LDN Fri Feb 17, 2023 7:14 pm

Cư dân trấn thủ ‘đô thị ma’ Donbass dưới làn bom đạn

Trang Nguyên
17 tháng 2, 2023

Saigon Nhỏ

Đống đổ nát bao phủ lối vào một trường mẫu giáo bị phá hủy ở Avdiivka vào ngày 20 Tháng Mười Hai năm 2022 tại Vùng Donetsk, Ukraine. (ảnh: Chris McGrath/Getty Images)

Từ khi phe ly khai thân Nga kiểm soát Donetsk năm 2014, người dân Avdiivka, thuộc miền Đông Ukraine, hàng ngày đã phải sống dưới làn bom đạn.

Đúng một năm trước, Tháng Hai, 2022, khi Nga phát động chiến dịch quân sự ở Ukraine, thành phố công nghiệp từng phát triển mạnh mẽ ở vùng Donbass này đã trở thành một “đô thị ma”, vì hầu như toàn bộ 30,000 cư dân ở đây đều phải đi sơ tán. Nhưng không phải tất cả.

Những người chưa sơ tán giờ đây sống dưới tầng hầm các khu chung cư không điện, không  nước, mà kinh khủng hơn nữa, là hàng giờ, hàng phút, họ phải nín thở chờ đợi tiếng pháo kích rền vang từ cả hai đầu chiến tuyến, nổ ra bất cứ lúc nào.

Một căn phòng bị phá hủy trong một trường học ở Avdiivka vào ngày 20 Tháng Mười Hai năm 2022 tại Vùng Donetsk, Ukraine. Thị trấn Avdiivka phần lớn đã trở thành một thị trấn ma, vì gần như tất cả cư dân đã sơ tán, giao tranh ác liệt vẫn tiếp diễn ở rìa phía Nam của thành phố và các cuộc pháo kích liên tục của lực lượng Nga khiến không tòa nhà nào còn nguyên vẹn. Một vùng rộng lớn của khu vực Donetsk đã được kiểm soát bởi lực lượng ly khai do Nga hậu thuẫn kể từ năm 2014. (ảnh: Chris McGrath/Getty Images)

Từ sáng sớm, đám cháy do cuộc tấn công tên lửa đêm hôm trước vào khu chung cư trên phố Komunalna vẫn chưa tắt hẳn. Khói đen dày đặc bốc lên qua khu cầu thang bộ. Những mảnh vụn cháy thành than và kính vỡ lả tả rơi xuống lớp tuyết dày bên dưới. Chẳng có bóng dáng người lính cửa hỏa, cứu hộ nào. Được phủ dầy tuyết, những ngọn lửa sẽ tự động tắt.

Không chết vì đạn pháo hay hỏa tiễn rớt trúng, mới đây, một phụ nữ cao niên tắt thở vì ngộ độc khí CO2. Lạnh quá, bà phải dùng bếp củi để sưởi ấm trong phòng kín. Từ rạng sáng, bất chấp sương tuyết, các cư dân sống chết với mảnh đất quê hương, không di tản, lặng lẽ xếp hàng suốt hai tiếng đồng hồ chỉ để hứng đầy những chai nước dự trữ tại một vòi nước công cộng.

Hơn 9 giờ sáng, Andriy, 51 tuổi, vội vàng rời đi khỏi điểm lấy nước. Đưa cho phóng viên AFP một sợi dây chuyền có hình Thánh giá, Andriy nói: “”Cầm lấy đi, Chúa sẽ giúp bạn được sống sót.” Trong căn phòng có ánh sáng lờ mờ, Oleksandr Lugovskykh, 35 tuổi, ngồi thẫn thờ trên mép giường trong căn hộ ở tầng một mà anh sống cùng con mèo cưng tên Tusik. Lugovskykh, dáng người tiều tụy, dường như không để ý đến khói từ bếp củi bay vào. Làm nghề sửa cưa để kiếm sống, nhưng trời sập tối thì anh không thể làm việc được. “Mình chỉ làm tới 2 giờ chiều thôi, vì 4 giờ là trời tối sụp rồi,” hít hơi thuốc lá thật sâu, Lugovskykh nói. Anh cho rằng chiến tranh xảy ra giữa Nga và Ukraine chỉ là cuộc đối đầu giữa các chính trị gia để xem ai là người mạnh nhất. Bên ngoài, tuyết rơi đầy, trắng xóa.

Bên trong một nơi trú ẩn ở Avdiivka, Ukraine, vào ngày 13 Tháng Năm 2022 (ảnh: Diego Herrera Carcedo/Cơ quan Anadolu via Getty Images)

Nhưng cuộc sống như thế không phải mới diễn ra trong vòng một năm trổ lại đây. Từ năm 2016, Avdiivka, Donbass Oblast, đã bị bỏ hoang. Vào ngày 14 Tháng Tư, Ukraine lâm vào tình trạng chiến tranh kéo dài hai năm giữa phe ly khai thân Nga và quân đội Ukraine. Gần đây, bạo lực gia tăng trong đường tiếp xúc xung quanh Avdiivka và các thị trấn khác gần đó, chứng kiến ​​việc ngừng bắn thường xuyên bị phá vỡ bằng cách sử dụng pháo, súng cối và hỏa lực vũ khí nhỏ.

Thỏa thuận Minsk II giữa phương Tây và Nga không được tuân theo dọc chiến tuyến giữa Mariupol và Donetsk, với việc cả hai bên cáo buộc nhau sử dụng pháo hạng nặng để tấn công các vị trí phòng thủ cũng như các khu định cư dân sự.

Svitlana, 49 tuổi, người có mặt tại cửa hàng duy nhất ở Avdiivka từ sáng sớm, ngồi nghe đài giữa một đống đèn pin, ủng, bộ sạc năng lượng mặt trời và những vật dụng khác để đáp ứng nhu cầu của cư dân. Svitlana nói cô không muốn sống nhờ vào tiền viện trợ, buôn bán thế này đủ sống qua ngày. “Ngày có hai, ba người khách mua hàng thôi, lời lãi bao nhiêu, nhưng vậy đủ rồi,” Svitlana nói.

Trong cuộc tuần tra ở Avdiivka vào ngày 20 Tháng Mười Hai năm 2022 tại Vùng Donetsk, Ukraine, một thành viên Lữ đoàn cơ giới 110 của Ukraine chơi đàn piano khi đi qua trường mẫu giáo bị phá hủy. (ảnh: Chris McGrath/Getty Images)

Gần khu chợ bị đánh bom tan hoang của thành phố, người dân tập trung bên cầu thang của một khu chung cư, sử dụng máy phát điện để sạc điện thoại. Có mấy người cố giơ điện thoại lên trời để tìm sóng. Còn sóng thì chập chờn, lúc có lúc không.

Lyubov Stepanova, 71 tuổi, đang lúi húi nhặt những khúc củi. Bà kéo theo chiếc xe đẩy cũ nát từ tầng hầm được cải tạo thành nơi ở mà bà và một nhóm gồm 20 người hàng xóm đang nương tựa với nhau để sống. Họ kể, ban đầu nhóm có 50 thành viên, nhưng nhiều người đã rời đi rồi, có lẽ vì không chịu nổi. Dưới tầng hầm ngột ngạt, trên chiếc giường tạm bợ, bà Tetyana, 68 tuổi, ngồi bóp bàn tay và ngón tay bị viêm khớp của cụ Galyna, 83 tuổi, người hàng xóm. Người trẻ hơn chăm sóc cho người già yếu hơn, dù không máu mủ ruột rà. Cảnh tượng thật là cảm động.

Người dân địa phương chạy tìm chỗ trú ẩn khi bị pháo kích vào một khu dân cư ở Avdiivka, Ukraine, ngày 02 Tháng Bảy năm 2022. (ảnh: Narciso Contreras/Cơ quan Anadolu via Getty Images)

Buổi trưa, bác sĩ Vitaliy Sytnyk, 55 tuổi, nằm chợp mắt tại Bệnh viện Trung tâm Avdiivka, sau nhiều ngày mất ngủ. Ông cho hay hầu hết nhân viên đã di tản từ năm ngoái, khi bệnh viện bị pháo kích dữ dội. Ông là bác sĩ duy nhất còn lại tại đây từ Tháng Mười.

Bác sĩ Sytnyk nói dù bị pháo kích và nằm cách vị trí lực lượng Nga hơn nửa dặm, bệnh viện vẫn có đầy đủ vật tư y tế. Tiếng đạn pháo làm kính cửa sổ kêu lạch cạch. Ông đan hai tay vào nhau, nhưng chân phải cứ run lên bần bật. “Bệnh nhân ở đây căng thẳng lắm,” Sytnyk nói với phóng viên. “Họ thường xuyên đến xin thuốc chống trầm cảm và thuốc ngủ. Là bác sĩ, thấy bệnh nhân như thế, tôi vẫn đưa thuốc cho họ. Nhưng tôi khuyên, muốn ngủ ngon hơn, phải di tản đi nơi khác.”

Người dân đang tham dự buổi lễ trong một nhà thờ địa phương ở Avdiivka, Ukraine, ngày 02 Tháng Bảy năm 2022. (ảnh: Narciso Contreras/Cơ quan Anadolu via Getty Images)

Bước ra bên ngoài, bác sĩ chỉ lên tầng hai của bệnh viện, nơi đã bị một hỏa tiễn phá hủy, rồi rít một hơi thuốc lá. “Đùng”. Tiếng pháo kích bất ngờ vang ầm, nghe rất gần. Sytnyk vội vã quay vào bên trong, vừa đi vừa nói: “Bạn nên rời khỏi đây đi, nhanh lên!”.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024

Post by LDN Sat Feb 18, 2023 9:52 am

Vài gạch đầu dòng về cuộc chiến tranh xâm lược của Nga Putox vào Ukraine – ngày 16/2/2023 (Phúc Lai)

Ảnh đính kèm: học sinh trong các trường phổ thông Nga được phát những tờ giấy in sẵn hình ảnh người lính, để viết thư cho chú bộ tội ở tiền tuyến (đúng format Chiến tranh Vệ quốc, he he). Cơ mà hình ảnh được in ở trong tờ giấy là… lính Đức quốc-xã trong Chiến tranh thế giới lần thứ hai. Ẩu và hời hợt thật chẳng kém gì Tây Phi.

Hôm qua và hôm kia mặt trận khá… “yên tĩnh” với các con số: 690 chú cháu và 6 xe tăng (qua) và 690 cùng 4 xe tăng (kia).

#Bình_loạn_của_Phúc_Lai: gọi là “yên tĩnh” trong ngoặc kép chứ từ đầu chiến tranh có những ngày trăm mấy, hai trăm hai trăm mấy thì con số gần 700 trên đây sẽ làm chúng ta choáng. Tuy nhiên sau hàng loạt ngày cứ 900 với 1000 thì thành ra sáu trăm mấy đã làm cho tâm hồn chúng ta chai sạn. Thật là đáng ngại.

Cuộc chiến cần phải được kết thúc bằng mọi giá, càng nhanh càng tốt. Vì vậy hôm nay xin phép các bác tui viết chỉ một vấn đề chính thôi cũng vì bận chuẩn bị cho bài tổng kết một năm nổ ra cuộc chiến.

Chủ đề hôm nay là:

NGA CÓ THỂ THẮNG TRONG CUỘC CHIẾN NÀY HAY KHÔNG VÀ KỊCH BẢN SẼ NHƯ THẾ NÀO?

Hôm nay tui gặp một người bạn mà đầu chiến tranh cô ấy ở Kyiv, và câu chuyện kéo dài từ sáng đến giữa buổi chiều. Chúng tôi có điều kiện điểm lại nhiều sự kiện hồi đầu chiến tranh, như lúc xe bọc thép chở quân của Nga đã xộc vào tận quận Obolon. Mấy ngày đó tui cũng chẳng ngủ được mấy, ăn uống thất thường theo dõi tin từng giờ, nhất là trong điều kiện mấy ông bạn Nga… biến mất tăm không hóng được cái gì cả.

Liều nhất là động viên lung tung từ anh Thành và bác Quang, có cả cựu bộ đội xe tăng trong đó rằng anh yên tâm, nó thọc vào sâu qua toàn đường độc đạo, các làng mạc hai bên, các vùng rừng không chiếm được thì bị đứt đội hình, bị đánh vào đằng sau thì một số ngày sẽ phải rút. Tui đoán sai vì chiến tranh không chấm dứt, nhưng đoán đúng vì họ phải rút khỏi Kyiv thật.

Quan trọng là Ukraine không mất nước vào thời điểm đó.

#The_Battle_of_Kyiv

Vậy cho đến những trận đánh vừa qua – Nga cố chiếm được Soledar và sau đó bị đánh tan nát đội hình ở Vuhledar, cho phép chúng ta nhận xét những gì?

Trên đây tui nhắc lại giai đoạn đầu chiến tranh không phải là không có lý do: giai đoạn đó là thời gian đầu tiên mô hình các Cụm tác chiến cấp tiểu đoàn (BTG) được đưa vào thực chiến và cũng rất nhanh chóng, chúng bị tan tác trước chiến thuật của người Ukraine. Với các trường hợp phải đối đầu, người Ukraine đánh vào hai bên sườn của BTG, khai thác điểm yếu của nó là rất mạnh trong tấn công nhưng không đủ lực lượng trong phòng ngự. Do đó vào khoảng vài tuần sau khi nổ súng, người Nga bắt đầu phải dùng Vệ binh quốc gia để bảo vệ hai bên sườn BTG và sau đó ở Donbas là dùng quân của hai cái nước cộng hoà tự xưng Donetsk và Luhansk.

Phần lớn các trường hợp, người Ukraine tránh đối đầu và để cho BTG tiến rất xa, và thi hành chiến tranh du kích đánh vào các đội quân đi phía sau bằng mọi phương tiện. Hồi đó chúng ta chứng kiến nhiều đoàn xe hậu cần của Nga dù có bọc thép đi kèm, vẫn bị đánh nát bươm và cuối cùng thì phát hiện ra rằng ngay cả xe bọc thép chiến đấu cũng phải dùng để chở… bắp cải.

Cũng ngay từ hồi đó, dù máy bay chiến đấu Nga cả cánh quay và cánh cố định ngày ngày quần đảo trên bầu trời Ukraine, nhưng vẫn cho thấy hiệu quả hoạt động thấp và bị bắn rơi khá nhiều. Hơn thế nữa, một đơn vị pháo binh lớn của Nga ở ngoại ô Kharkiv (cách có 25 ki-lô-mét là đến địa giới ngoài cùng của thành phố) bị hai trực thăng Ka-52 tấn công tiêu diệt gọn. Hồi đó chúng ta đã nhận xét các vấn đề của hoạt động hàng không chiến trường của Nga thế này:

– Chỉ huy tác chiến của không quân coi như tách rời khỏi chiến trường, không có khả năng nắm bắt được tình hình “ngoài đó” – tức là không có các thông tin tình báo thời gian thực từ vệ tinh, máy bay thám không và máy bay trinh sát không người lái.

– Hệ thống bản đồ tham mưu cổ lỗ, lỗi thời.

– Khả năng dẫn đường của máy bay Nga từ vệ tinh (GLONASS) là rất kém, phải dùng “kèm” thiết bị GPS dân dụng có nguồn gốc… Quảng Đông.

– Thiếu vũ khí chính xác, vũ khí có dẫn đường.

– Do lệnh cấm vận cộng với độ bền khí tài kém, sử dụng tần suất cao một thời gian là hỏng hàng loạt khó có khả năng phục hồi.

– Không phối hợp được với lực lượng mặt đất hiệu quả ăn ý.

Các điểm trên đây, mấy điểm sau có thể áp dụng luôn được với xe tăng và bọc thép Nga nói chung. Cả máy bay và xe tăng Nga ngày càng tỏ ra không chống được với các vũ khí mới, ví dụ như các hệ thống phòng không cả hoành tráng lẫn vác vai, hay Javelin, TOW… của ai đó sản xuất.

Đến giai đoạn hai của cuộc chiến #Phase_2 hay #The_Battle_of_Donbas, Nga chuyển sang chiến thuật “gặm nhấm” với xương sống là “biển pháo binh” trút “bão đạn” xuống chiến hào của quân Ukraine. Tất nhiên để đối phó với chiến thuật đó, người Ukraine cũng phải – gần như là – chơi đôi công về pháo với tương quan Nga 10 Ukraine 1 về số lượng. Như vậy, chúng ta chưa thể biết được chiến thuật của người Ukraine trong sử dụng pháo binh như thế nào nhưng với tương quan trên, chắc chắn phải có cách đánh khác với cách truyền thống của Xô-viết. Đồng thời chúng ta cũng có thể đoán được phần nào cách của họ, chủ yếu dựa trên các thành tựu của thời đại: vệ tinh, internet và drone.

Đến giai đoạn hai rưỡi (tạm gọi thế) của cuộc chiến – tức là vẫn cố chiếm nốt những “chỗ dở” của Donbas, người Nga thay đổi chiến thuật, từ gặm nhấm bằng biển pháo binh sang biển người và các quan sát viên ghi nhận mức độ sử dụng pháo binh của Nga ngày càng ít đi. Còn về máy bay và xe tăng thì khỏi phải nói, rất hạn chế. Người ta dự đoán ngày cạn kiệt đến mức “trơ đáy” của kho đạn pháo Nga không còn xa, và tốc độ sản xuất của nền công nghiệp quốc phòng nước này dù đã là 24/7 vẫn không thể tăng năng suất lên được bao nhiêu.

Đó là chưa nói đến việc vừa qua, nước này đã phải nhập khẩu về một số dây chuyền sản xuất những thứ phụ tùng rất… trọng yếu của xe tải quân sự, ví dụ như quang nhíp, bu-lông, ê-cru… vì những thứ đó trên chiến trường quá chóng hỏng và nếu chờ nhập khẩu thì là một phương án không hay ho gì. Tuy thế, dây chuyền nhập về từ người đồng minh “ní hảo” có vẻ không mấy hiện đại, và có lẽ người Nga đã bị lừa bán cho thứ thổ tả từ thập niên 1960.

#Bình_loạn_của_Phúc_Lai: trong thập niên 1950 và đầu những năm 1960, Liên Xô giúp Trung Quốc làm mấy nhà máy ô tô (Giải Phóng là một ví dụ) với sản phẩm copy i xì đúc. Đơn cử: cái Hoàng Hà gì đó chính là Zil1-157 còn Zil-157 là copy của Studebaker Mỹ. Bây giờ thì ngược lại, Trung Quốc giúp Nga sản xuất quang nhíp.

Chú thích: quang nhíp không phải là quang đông tấn gánh tây, mà là cái bộ phận để ràng buộc các lá lò xo giảm xóc dạng nhíp vào nhau.

Trong giai đoạn chiếm Soledar vừa qua, người Nga đã bộc lộ một điểm yếu chết người về chiến thuật và chắc chắn nó sẽ dẫn tới thất bại nếu không được khắc phục.

– Ở giai đoạn 1, chúng ta không nhìn thấy khả năng phối hợp quân binh chủng của quân đội Nga, nhưng vẫn thấy tính cơ động.

– Ở giai đoạn 2, chúng ta không còn nhìn thấy tính cơ động, thọc sâu, tấn công như vũ bão của họ nữa.

– Ở giai đoạn 2 rưỡi, chúng ta thấy mức độ dùng pháo binh giảm dần, chiến thuật biển người lên ngôi.

– Dự đoán sắp tới khi kho đạn pháo của họ cạn thêm nữa (không có nghĩa là không còn viên nào để bắn, mà nếu bây giờ đánh với 50.000 quân đã ít đạn vậy, thì nếu đánh với 200.000 quân vẫn số đạn như thế thì coi như… không có), Nga dù có động viên thêm hàng núi quân thì chất lượng của họ ra sao – cứ nhìn Vuhledar vừa qua thì biết, chẳng ý nghĩa gì.

Vì vậy họ (người Nga) không còn cửa thắng trong cuộc chiến tranh này. Tuy nhiên chúng ta vẫn phải bàn đôi chút về câu chuyện này: hi vọng chiến thắng của họ, hay nói cách khác kịch bản là gì?

Sau những gì đã diễn ra, và sau lần trước tui đề xuất một kịch bản – ngày 12/2 tui viết thế này xin copy về đây:

“Có một phương án cho họ có vẻ khả thi hơn: áp dụng chiến dịch có những mục tiêu hỗn hợp và không nhất thiết phải quá rõ ràng. Chẳng hạn, ở Donbas giới hạn mục tiêu ở Bakhmut và không cần chiếm nhiều hơn, sau đó bổ sung quân để giữ những vùng chiếm được. Ở Zaporizhzhia, tập trung một nhóm quân mạnh tấn công cố chiếm bằng được thành phố Zaporizhia và đem kết quả đó ép người Ukraine vào bàn đàm phán. Cách tiếp cận này cũng có thể thay đổi, ví dụ cố giữ Kherson – Zaporizhzhia như hiện nay và cố chiếm Bakhmut sau đó là hai thành phố Slovyansk và Kramatorsk rồi lại ép người Ukraine vào bàn đàm phán.

Những cách tiếp cận trên đều tốn rất nhiều quân, xe tăng, đạn dược…

Tuy nhiên trong mọi trường hợp cứ hễ ra đòn, là dễ ăn phản đòn. Cách kịch bản Kharkiv – Izyum và cả Kherson cũng vẫn có thể lặp lại.”

https://www.facebook.com/phuc.lai.07/posts/pfbid02C9dCQVkEW2wcnnAaTRTN7GxPupcBo9ufB197iivGXRjomECHxnESPKPKEGQ

Mục tiêu của Nga bây giờ đủ để tuyên bố một chiến thắng có hai mức:

Mức cao, là chiếm được nốt “chỗ dở” của Donbas, tức là sau Bakhmut sẽ là Slovyansk và Kramatorsk.

Mức thấp, chiếm được Bakhmut thôi.

Cả hai mức trên, đều có Bakhmut trong câu chuyện và các hướng kia thì tui đoán rằng khoảng 90% là Nga sẽ không có khả năng tổ chức tấn công ở bất cứ hướng nào: chiếm thành phố Zaporizhia, chiếm lại Kherson, chiếm Odesa… Đồng thời kế hoạch chiếm Slovyansk và Kramatorsk khó hơn lên trời khi mà Bakhmut còn chưa biết bao giờ sẽ chiếm được, trong khi mũi thọc sâu vào lưng Donbas đã bị thủ tiêu khi quân Nga phải bỏ chạy khỏi Izyum.

Kế hoạch trên đây của người Nga sẽ không trọn vẹn khi không có đường thông suốt chạy từ thành phố Donetsk đến Mariupol và xuống Crimea, vì vậy họ lại còn phải cố chiếm Vuhledar, như quả dâu tây đặt lên cái bánh kem sinh nhật vậy.

Vì thế nếu tình thế quá bế tắc, họ sẽ cố chiếm bằng được Bakhmut và tuyên bố chiến thắng. Số quân đông như kiến vừa huy động kia sẽ được dùng để tử thủ giữ các vùng đã chiếm được, ít nhất như hiện nay. Như thế là đã quá lãi so với ranh giới trước 24/2/2022 rồi. Tự nhiên tui thấy lạnh gáy khi nhớ lại hồi đầu chiến tranh, tui nói với bạn Quang Phan rằng, ngay sau khi thọc quân dù và một số đơn vị cơ động vào Kyiv không thành công, nếu họ cao thủ thì rút khẩn trương tất cả các lực lượng đã đưa vào đó về và tái triển khai sang hướng Kharkiv. Dồn tất cả nguồn lực (mà sau này họ phung phí ghê gớm vào Severodonetsk và Lysychansk) vào chiếm Kharkiv (nên nhớ thành phố này chỉ cách biên giới có dưới 50 ki-lô-mét, và thời điểm đó quân đội Ukraine yếu hơn bây giờ rất nhiều) và mặt khác chiếm Mariupol – thì chúng ta sẽ hình dung ra được: Nga có trong tay Kharkiv, Kupyansk, Mariupol (thành phố thực tế bị chiếm không quá lâu, lâu chỉ là nhà máy thép Azovstal thôi), cả một dẻo tỉnh Zaporizhzhia và Kherson, lại cả thành phố Kherson nữa. Khi đó tuyên bố chiến thắng đảm bảo vẻ vang và hoành tráng – tui bảo Quang là: Kharkiv, trái tim, thủ đô miền đông, chiếm được nó đảm bảo Putox mát mặt phải biết, và cũng sẽ dừng lại được luôn. Ngược lại người Ukraine còn lâu mới chiếm lại được nó, đồng thời thành phố Kherson cũng chung số phận.

Bây giờ thằng cha Igor Girkin nó nói đúng như thế. Bộ chỉ huy Nga đã bỏ lỡ cơ hội ngàn vàng để chiếm Kharkiv, hồi đó vây thành phố này quá dễ, mà không hiểu sao không ông tướng nào tham mưu cái ý kiến chiến lược đó cho Putox, lại rủ nhau cố chiếm cho trọn vẹn Donbas trong khi ở đó có sẵn hệ thống phòng thủ cực kỳ kiên cố.

Cố lao vào Donbas, người Nga tiêu tốn quá nhiều nguồn lực và chính điều đó đã dẫn tới tình trạng thê thảm ngày nay: khả năng thất bại không thể gượng lại được. Nó đã dẫn đến việc suy giảm nguồn lực cho các hướng khác và dẫn tới thắng lợi của người Ukraine trong chiến dịch mùa thu chiếm lại tỉnh Kharkiv và thành phố Kherson.

Bây giờ thì buộc họ phải cố giữ: Crimea, phần còn lại của hai tỉnh Zaporizhzhia và Kherson, cố chiếm Bakhmut và tuyên bố chiến thắng với danh sách các thành phố chiếm được: Severodonetsk, Lysychansk, Bakhmut, Mariupol, Melitopol và một số làng xung quanh. Chấm hết. Kịch bản sẽ là như thế.

Bây giờ tui sẽ lý giải rằng tại sao tui lại cho rằng, khả năng cao nó sẽ diễn ra như vậy?

Vì thi hành một cuộc chiến tranh nó không đơn giản như bọn DLV pro Putox vẫn ca ngợi “sức mạnh bão lửa của vũ khí Nga” – mà nó là bu-lông, quang nhíp, là bơm cao áp và kim phun, là chất lượng của lốp xe tải, là số lượng của bộ kít cứu thương anh có thể trang bị được cho binh lính, và là chất lượng huấn luyện binh lính, trình độ của sĩ quan sơ cấp… Với tất cả những thứ đó nếu đã được chuẩn bị tốt, thì chỉ cần những thứ vũ khí quy ước là đủ, chứ không cần… bão lửa.

Từ đầu chiến tranh Nga đã lôi đủ thứ vũ khí ra, những thứ mà báo chí Tây Phi hết lời ca ngợi từ hai chục năm nay, mà vẫn cứ thua bét nhè.

Vấn đề của Putox bây giờ là buộc phải làm thế nào mà tuyên bố chiến thắng được, và lại có một đét-lai cho hắn: ngày 9/5 năm nay là tuyên bố xong hết, xong tất. Nếu để kéo dài hơn nữa, ngoài việc bộ máy truyền thông Nga tiếp tục “cạ” lấy hàng bể nước mắt của dân Nga về cuộc chiến thần thánh kéo dài (1418 ngày là độ dài của cuộc Chiến tranh Vệ quốc) hắn ta vẫn sẽ phải đối mặt với sức ép của câu hỏi: tại sao quân đội hùng mạnh và đất nước vĩ đại mà đánh nhau lâu thế? Dù có đánh nhau với cả phương Tây (NATO) như các ông đang giải thích, thì cái nước Ukraine cũng chỉ có dân số bằng già 1/4 chúng ta và diện tích thì bé hơn nhiều lần? Bao giờ thì các ông định kết thúc để cuộc sống quay trở lại bình thường?

Chúng ta cũng lại cần nhớ thêm rằng, ngay cả khi kết thúc được chiến tranh rồi, thì Putox cũng còn chưa biết bằng cách nào để xin dỡ bỏ các lệnh cấm vận và trừng phạt – có nghĩa là sẽ bị cô lập lâu dài. Chỉ e rằng lúc đó lại phải trả lại đất đã chiếm để đổi lấy dỡ trừng phạt. Và ngay cả bây giờ có phục hồi sản xuất thì cũng chẳng đi đến đâu, về lâu về dài không bán được dầu khí thì có mà chết đói.

Sau lưng Putox còn có một bộ sậu quyền lực ngầm – chứ chẳng phải mình lão ta. Khi nào người ta thấy lão ta trở thành mối đe doạ quyền lợi, thì lão ta sẽ bị xử. Vậy khi nào thì cái “khi nào” ấy nó tới? Cứ đánh nhau như thế này thêm nửa năm nữa thì sẽ có rất nhiều điều rõ ràng: ngân sách thâm thủng, tiếp tục không bán được dầu khí, nguồn lực cạn dần… không ai có thể chiều lòng Putox được mãi chỉ vì cái sĩ diện cá nhân cả. Sẽ đến lúc bọn quyền lực ngầm đó chúng nhận ra: tiếp tục duy trì Putox, là tiếp tục duy trì chiến tranh, và nếu như vậy nước Nga sẽ giữ cái đà đi đến sụp đổ và tan rã như Liên Xô năm 1991. Với bọn chúng, chắc chắn đó là điều không mong ước. Ớ mà biết đâu thời loạn của một đất nước chia năm sẻ bảy lại tạo ra những trùm quyền lực mới nhỉ?

Khéo chỉ trong năm nay tên phản cách mạng này bị xử thì vừa, hoặc cùng lắm sang năm sau thôi.

Phúc Lai

Nguồn: https://www.facebook.com/phuc.lai.07/posts/pfbid02ctkjqkicCsxk8ZQfH9yuYriRAreCjbpmXJkJcGpvaE2bVgj92gtZnkKX14xJ

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024

Post by LDN Sun Feb 19, 2023 7:25 am

Một năm chiến tranh Nga-Ukraine – những sự kiện chính

Bình Phương


18 tháng 2, 2023
Saigon Nhỏ

Bất chấp cuộc xâm lược tàn bạo của Nga, Ukraine vẫn đứng vững sau một năm kháng chiến nhờ sự bất khuất của người dân và yểm trợ của quốc tế. Ảnh Cây thông Giáng sinh 2022 vẫn sáng đèn giữa lòng thủ đô Kyiv bị bom đạn Nga tàn phá. Ảnh Hennadii Minchenko/ Ukrinform/Future Publishing via Getty Images
Cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine bắt đầu từ một năm trước đã giết chết hàng chục ngàn người, buộc hàng triệu người phải rời bỏ nhà cửa, biến toàn bộ các thành phố thành đống đổ nát và làm dấy lên lo ngại cuộc đối đầu có thể chuyển thành một cuộc xung đột kéo dài giữa Nga và NATO. Hãng tin AP điểm lại một số sự kiện chính của cuộc xung đột.

2022 – tháng Hai
Vào ngày 24 tháng Hai, Tổng thống Nga Vladimir Putin phát động cuộc xâm lược Ukraine từ phía bắc, đông và nam. Ông ta nói đây là một “chiến dịch quân sự đặc biệt” nhằm mục đích “phi quân sự hóa” và “phi phát-xít hóa” nước Ukraine để bảo vệ người dân tộc Nga, ngăn chặn Ukraine gia nhập NATO và giữ Kyiv trong “phạm vi ảnh hưởng” của Nga.

Ukraine và phương Tây nói rằng đó là một hành động xâm lược bất hợp pháp chống lại một quốc gia có chủ quyền, có chính phủ được bầu cử dân chủ và một tổng thống gốc Do Thái có người thân bị giết trong nạn diệt chủng Holocaust.

Quân Nga nhanh chóng tiến đến vùng ngoại ô Kyiv, nhưng nỗ lực chiếm thủ đô và các thành phố khác ở phía đông bắc Ukraine đã gặp phải sự kháng cự quyết liệt. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy quay một video bên ngoài trụ sở chính phủ để cho thấy ông sẽ ở lại và điều hành cuộc kháng chiến.

Tổng thống Volodymyr Zelensky thị sát Kherson ngày 14 Tháng Mười Một 2022 (ảnh: Paula Bronstein /Getty Images)

Tháng Ba
Vào ngày 2 tháng Ba, Nga tuyên bố kiểm soát thành phố Kherson ở miền nam. Trong những ngày đầu tháng Ba, lực lượng Nga cũng chiếm phần còn lại của vùng Kherson và chiếm một phần lớn vùng Zaporizhzhia lân cận, bao gồm cả nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia lớn nhất châu Âu.

Quân đội Nga bị sa lầy gần Kyiv, và các đoàn xe của họ – trải dài dọc theo các đường cao tốc dẫn đến thủ đô Ukraine – trở thành miếng mồi ngon cho pháo binh và máy bay không người lái của Ukraine. Vào ngày 16 tháng Ba, Nga tấn công một nhà hát ở thành phố cảng Mariupol, nơi thường dân trú ẩn, giết chết hàng trăm người trong một trong những cuộc tấn công đẫm máu nhất của cuộc chiến.

Moscow tuyên bố rút lực lượng khỏi Kyiv và các khu vực khác vào ngày 29 tháng Ba, nói rằng họ sẽ tập trung vào vùng trung tâm công nghiệp phía đông của Donbass, nơi phe ly khai do Nga hậu thuẫn đã chiến đấu với lực lượng Ukraine kể từ năm 2014 sau khi Nga sáp nhập Crimea bất hợp pháp.

Tháng Tư
Việc Nga rút khỏi Kyiv làm lộ ra hàng trăm thi thể thường dân trong những ngôi mộ tập thể hoặc bị bỏ lại trên đường phố của thị trấn Bucha, nhiều người trong số họ có dấu hiệu bị tra tấn trong những cảnh khiến các nhà lãnh đạo thế giới nói rằng Nga phải chịu trách nhiệm về những tội ác chiến tranh đối với thường dân.

Vụ tàn sát hàng trăm dân thường ở Bucha gần thủ đô Kyiv khiến cả thế giới kinh hoàng bị ông Putin cho là “giả mạo”. Ảnh Chris McGrath/Getty Images

Những trận chiến dữ dội đã diễn ra ở Mariupol trên biển Azov, và các cuộc không kích và pháo kích của Nga đã biến phần lớn thành phố này thành đống đổ nát.

Vào ngày 13 tháng Tư, tàu tuần dương trang bị hỏa tiễn dẫn đường Moskva, soái hạm của Hạm đội Biển Đen của Nga, bị tên lửa Ukraine bắn trúng và chìm vào ngày hôm sau, gây tổn hại sâu sắc cho niềm tự hào dân tộc của Nga.

Tháng Năm
Vào ngày 16 tháng Năm, những người Ukraine bảo vệ nhà máy thép khổng lồ Azovstal, thành trì cuối cùng còn lại của Ukraine ở Mariupol, đồng ý đầu hàng lực lượng Nga sau cuộc bao vây kéo dài gần ba tháng. Mariupol thất thủ làm cho Ukraine bị cắt đứt khỏi biển Azov, đồng thời mở cho Nga một hành lang đất liền từ biên giới Nga đến Crimea.

Tháng Sáu
Nhiều vũ khí phương Tây bắt đầu chảy vào Ukraine, bao gồm cả bệ phóng hỏa tiễn đa nòng HIMARS do Mỹ cung cấp.

Vào ngày 30 tháng Sáu, quân Nga rút khỏi Đảo Rắn (Snake Island) nằm ngoài khơi cảng Odessa trong Biển Đen – một vị trí chiến lược bị quân Nga chiếm trong những ngày đầu của cuộc xâm lược.

HIMARS tại mặt trận Đông Ukraine (ảnh: Anastasia Vlasova for The Washington Post via Getty Images

Tháng Bảy
Vào ngày 22 tháng Bảy, Nga và Ukraine, qua trung gian của Thổ Nhĩ Kỳ và Liên Hiệp Quốc, đã đồng ý một thỏa thuận giải tỏa nguồn cung cấp ngũ cốc bị mắc kẹt tại các cảng Biển Đen của Ukraine, chấm dứt tình trạng bế tắc đe dọa an ninh lương thực toàn cầu.

Ngày 29 tháng Bảy, một cuộc tấn công bằng tên lửa đã đánh trúng một nhà tù ở thị trấn Olenivka phía đông do Nga kiểm soát, nơi giam giữ các binh sĩ Ukraine bị bắt ở Mariupol, giết chết ít nhất 53 người. Ukraine và Nga cùng đổ lỗi cho vụ tấn công.

Tháng Tám
Vào ngày 9 tháng Tám, một vụ nổ lớn đã xảy ra tại một căn cứ không quân ở bán đảo Crimea thuộc Ukraine nhưng bị Nga thâu tóm năm 2014. Nhiều vụ nổ khác đã đánh trúng một trạm biến áp và kho đạn dược ở đó một tuần sau đó, báo hiệu sự dễ bị tổn thương của bán đảo Crimea trên Biển Đen mà Nga đã sử dụng làm trung tâm cung cấp chính cho cuộc chiến ở miền Đông và miền Nam Ukraine. Các sĩ quan quân đội hàng đầu của Ukraine sau đó thừa nhận các cuộc tấn công vào Crimea là do các lực lượng Ukraine thực hiện.

Một vụ nổ ở làng Mayskoye ở Crimea do Nga chiếm đóng. Ảnh: Andy Vermaut Twitter
Vào ngày 20 tháng Tám, Darya Dugina, con gái của nhà tư tưởng dân tộc chủ nghĩa người Nga Alexander Dugin, chết trong một vụ nổ bom xe bên ngoài Moscow mà chính quyền Nga đổ lỗi cho Ukraine.

Tháng Chín
Vào ngày 6 tháng Chín, các lực lượng Ukraine đã tổ chức một cuộc phản công bất ngờ ở khu vực đông bắc thành phố Kharkiv, nhanh chóng buộc Nga phải rút lui khỏi các khu vực rộng lớn đã chiếm đóng trong nhiều tháng.

Phần còn lại của hỏa tiễn và đạn pháo Nga bắn vào thành phố Kharkiv được các công tố viên Ukraine thu thập để làm bằng chứng tố cáo tội ác chiến tranh của Nga. Ảnh Ảnh Vyacheslav Madiyevskyi / Ukrinform/Future Publishing via Getty Images

Sau thất bại ở Kharkiv, ngày 21 tháng Chín, Putin ra lệnh động viên 300,000 lính quân dịch, một hành động không được lòng dân, khiến hàng trăm ngàn đàn ông Nga phải chạy sang các nước láng giềng để tránh bị bắt lính. Đồng thời, Nga vội vàng tổ chức các cuộc “trưng cầu dân ý” bất hợp pháp ở các vùng Donetsk, Luhansk, Kherson và Zaporizhzhia của Ukraine mà Nga đang tạm chiếm về việc có nên trở thành một phần của nước Nga hay không. Các cuộc bỏ phiếu bị Ukraine và phương Tây coi là một sự giả tạo bất hợp pháp.

Ngày 30 tháng Chín, Putin ký các văn bản sáp nhập bốn khu vực nói trên vào lãnh thổ Nga tại một buổi lễ ở Điện Kremlin; đồng thời tuyên bố mọi cuộc tấn công vào bốn khu vực này là tấn công nước Nga và Nga sẽ đáp trả bằng mọi phương tiện cần thiết.

Tháng Mười
Vào ngày 8 tháng Mười, một chiếc xe tải chở đầy chất nổ đã nổ tung trên cây cầu Kerch nối bán đảo Crimea với đất liền của Nga trong một cuộc tấn công mà Putin đổ lỗi cho Ukraine. Nga đáp trả bằng cách tổ chức các cuộc tấn công bằng hỏa tiễn và máy bay không người lái vào các nhà máy điện và cơ sở hạ tầng dân sự quan trọng khác của Ukraine.

Thủ đô Kyiv tối mù vì hệ thống điện bị hỏa tiễn Nga phá hủy. Trên đường chỉ còn ánh sáng đèn xe. Ảnh chụp vào tối Chủ Nhật 20-11-2022. Ảnh Metin Aktas/Anadolu Agency via Getty Images

Sau đợt tấn công đầu tiên vào ngày 10 tháng Mười, các cuộc tấn công cơ sở hạ tầng tiếp tục diễn ra thường xuyên trong những tháng tiếp theo, dẫn đến mất điện và phân phối điện trên cả nước Ukraine, kể cả thủ đô Kyiv và những vùng đất ở phía Tây xa chiến tuyến. Việc hủy hoại cơ sở hạ tầng điện năng vào lúc mùa đông khắc nghiệt bắt đầu ở Ukraine, đẩy hàng triệu người vào cảnh tối tăm và lạnh giá, là một hành vi vô cùng tàn bạo, đáng được coi là một tội ác chống lại loài người.

Tháng Mười Một
Vào ngày 9 tháng Mười Một, trước sức phản công mãnh liệt của Ukraine, Nga tuyên bố rút khỏi thành phố Kherson, từ bỏ trung tâm khu vực duy nhất mà Moscow chiếm được, trong một cuộc rút lui nhục nhã.

Tháng Mười Hai
Vào ngày 5 tháng Mười Hai, quân đội Nga cho biết Ukraine đã sử dụng máy bay không người lái để tấn công hai căn cứ quân sự dành cho máy bay ném bom tầm xa nằm sâu trong lãnh thổ Nga. Một cuộc tấn công khác diễn ra vào cuối tháng, cho thấy Ukraine sẵn sàng leo thang, đem chiến tranh vào bên trong nước Nga và tiết lộ những lỗ hổng trong phòng thủ của Nga.

Chủ tịch Hạ Viện Nancy Pelosi và Phó Tổng thống Kamala Harris nhận từ tay Tổng thống V. Zelenskyy quà tặng là lá quốc kỳ Ukraine mang tới từ tiền tuyến, có chữ ký của các binh sĩ Ukraine đang chiến đấu chống quân xâm lược Nga ở miền Đông Ukraine, sau khi ông Zelenskyy có bài phát biểu trước các nghị sĩ lưỡng viện Quốc hội Mỹ hôm 21 tháng Mười Hai 2022. (ảnh Chip Somodevilla/Getty Images)

Vào ngày 21 tháng Mười Hai, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky thăm Hoa Kỳ trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên của ông kể từ khi chiến tranh bắt đầu. Tại thủ đô Washington, ông Zelensky đã gặp Tổng thống Joe Biden để yêu cầu viện trợ hệ thống hỏa tiễn phòng không tân tiến Patriot và các vũ khí tầm xa khác, đồng thời ông đã đọc một bài diễn văn quan trọng trước lưỡng viện của Quốc hội Hoa Kỳ.

2023 – Tháng Một
Vào ngày 1 tháng Một 2023, ngay khi bước sang Năm Mới, rất nhiều binh sĩ Nga mới được huy động đã thiệt mạng trong một cuộc tấn công bằng hỏa tiễn của Ukraine vào thành phố Makiivka. Bộ Quốc phòng Nga cho biết 89 binh sĩ đã thiệt mạng, trong khi các quan chức Ukraine đưa ra con số thiệt mạng lên tới hàng trăm người.

Sau nhiều tháng giao tranh dữ dội, Nga tuyên bố chiếm được thị trấn khai thác muối Soledar vào ngày 12 tháng Một, mặc dù vài ngày sau Kyiv mới thừa nhận điều đó. Moscow cũng đẩy mạnh cuộc tấn công để chiếm thành trì Bakhmut của Ukraine và cho đến nay, cuộc giao tranh vẫn bất phân thắng bại ở một thành phố chỉ còn là đống đổ nát.

Một tòa nhà ở thành phố Bakhmut của Ukraine sau khi trúng hỏa tiễn của Nga hôm 23 tháng Mười Hai 2022. Ảnh Diego Herrera Carcedo/Anadolu Agency via Getty Images
Vào ngày 14 tháng Một, khi Nga tiến hành một đợt tấn công khác vào các cơ sở năng lượng của Ukraine, một hỏa tiễn của Nga đã bắn trúng một tòa nhà chung cư ở thành phố Dnipro, khiến 45 người thiệt mạng.

Tháng Hai
Hoa Kỳ và các đồng minh NATO quyết định yểm trợ cho Ukraine xe tăng chiến đấu hạng nặng như Leopard 2 của Đức, Challenger của Anh và Abrams của Mỹ và phi pháp tầm xa để giúp Kyiv chống đỡ các cuộc tấn công mạnh mẽ của Nga và chuẩn bị cho cuộc phản công vào mùa xuân tới.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024

Post by LDN Sun Feb 19, 2023 8:17 am

Tấn công quy mô lớn: 8 lý do khiến dự kiến lần này của Nga sẽ thất bại (Brian E. Frydenborg)

Past as Prologue-A destroyed Russian tank is seen by the side of the road in Kupiansk, Ukraine,
on December 15. (Chris McGrath/Getty Images)

Quá đủ với sự cường điệu “tấn công của Nga”. Bất cứ điều gì Điện Kremlin sắp xếp lại với nhau trong những tuần và tháng tới, không có lý do gì để nghi ngờ rằng nó sẽ khác với những hoạt động của Nga trong hơn 10 tháng kể từ cuối tháng 3, lần cuối cùng Nga chứng kiến ​​bất kỳ sự kiện quan trọng nào. thành công trên chiến trường: nghĩa là không hiệu quả và không đủ năng lực.

MÙA XUÂN BẠC—Khi giai đoạn của cuộc chiến ở Ukraine được đánh dấu bởi Tổng thống Nga Vladimir Putin vào ngày 24 tháng 2 năm 2022, sự leo thang đáng kinh ngạc của cuộc chiến vượt ra ngoài các khu vực tranh chấp lâu dài của Donbas và Crimea sắp bước sang tháng thứ mười hai, hoặc một năm- Mark, có nhiều tin đồn thất thiệt về một cuộc tấn công quy mô lớn sắp tới của Nga, có thể xảy ra trong vài tuần hoặc vài tháng tới. Nhưng khi xem xét cuộc tấn công tiềm năng này của Nga, có một số yếu tố hiển nhiên và rõ ràng có nghĩa là bất kể cuộc tấn công nào của Nga có thể sẽ không thành công, mà thay vào đó, sẽ thất bại một cách ngoạn mục. Họ đây rồi…

1 – “GẦN ĐÂY BẠN ĐÃ LÀM GÌ CHO TÔI”

Tôi nghĩ rằng một sự tương tự thể thao hoạt động khá tốt ở đây. Nếu bạn là một môn thể thao lớn tốt hơn và một đội bắt đầu mùa giải với 5 trận thắng, sau đó thua mọi trận đấu hoặc trận đấu trong nhiều tháng liền sau đó, thì bạn sẽ không muốn đặt cược vào đội đó với xu hướng thành tích gần đây hơn. Đầu tư cũng vậy: nếu hoạt động của một công ty kém trong nhiều quý liên tiếp, thì một vài quý hoạt động rất tốt trước khoảng thời gian hoạt động kém kéo dài và liên tục đó sẽ không phải là yếu tố chính trong tâm trí các nhà đầu tư. sẽ tránh đầu tư vào một công ty gần đây không hoạt động tốt.

Đối với Ukraine, cần lưu ý rằng trong gần 12 tháng kể từ cuộc đại chiến lớn của Nga vào ngày 24 tháng 2 năm 2022, sự leo thang của cuộc chiến tranh đế quốc, thực dân và diệt chủng chống lại Ukraine do nước này phát động năm 2014, Nga đã trải qua khoảng 5 tháng . tuần giành chiến thắng lớn, tất cả đều bắt đầu từ cuối tháng Hai cho đến cuối tháng Ba; phần còn lại của giai đoạn leo thang này, Nga gần như thua cuộc hoàn toàn . Đúng vậy, chỉ còn hơn năm tuần trong số hơn năm mươi tuần Nga giành chiến thắng trong khi Nga thua hơn mười tháng liên tiếp, những lợi ích nhỏ nhoi của họ phải trả giá đắt như vậy rằng việc coi chúng là “chiến thắng” là một sự kéo dài. Vì vậy, khi cố gắng xác định xem Nga sẽ hoạt động như thế nào trong những tháng tới, cũng như nhiều thứ khác, lịch sử gần đây là chỉ số tốt nhất, đặc biệt là khi so sánh với lịch sử xa hơn và lịch sử gần đây cho chúng ta biết không nên kỳ vọng nhiều vào quân đội Nga về chiến thắng.

2 – CÂU CHUYỆN VỀ BẢN ĐỒ

Ở một điểm có liên quan trực tiếp, trong hơn mười tháng liên tiếp, Nga đã trải qua một sự mất mát lớn về lãnh thổ mà họ chiếm đóng ở Ukraine: gần như tất cả những gì họ đạt được đã đạt được trong năm tuần đầu tiên của “chiến dịch đặc biệt” của Putin, như ông ta lồng tiếng. sự leo thang của cuộc chiến này vào ngày 24 tháng 2, và kể từ đó, kể từ cuối tháng 3 và đầu tháng 4, Nga đã mất nhiều lãnh thổ hơn rất nhiều so với số lượng lãnh thổ nhỏ bé mà người Pyrrhic giành được. Nếu Nga không thể giành được nhiều lãnh thổ trong hơn mười tháng, thì tại sao chúng ta lại mong đợi điều đó sẽ sớm thay đổi?

3 – THƯƠNG VONG CỰC KỲ CAO CỦA NGA

Từ đầu tháng 3 đến nay, tôi đã nhiều lần lưu ý rằng thương vong của phía Nga cao đến mức nực cười và lý do tại sao tôi lại tin tưởng vào ước tính thương vong của Ukraine đối với Nga . Ước tính đó đã vượt qua 100.000 người thiệt mạng vào ngày 22 tháng 12 và hiện tại là hơn 140.000 người thiệt mạng, và con số đó thậm chí có thể không bao gồm những cái chết phi chiến đấu, điều đáng kể trong bất kỳ cuộc xung đột lớn nào và sẽ tồi tệ hơn đối với Nga so với các quốc gia khác vì Nga là… Nga ( cựu chuyên gia hậu cần dân sự của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ Trent Teleko đã nỗ lực nghiêm túc để tính toán những tổn thất bổ sung này và đưa ra một hệ số 1,33 thô nhưng hợp lý của một phần ba số người chết trong chiến đấu được cộng vào tổng số người chết trong chiến đấu để tính cho những người chết không phải do chiến đấu). Ngoài những tổn thất lớn về nhân lực, còn có gần 3.300 xe tăng, hơn 2.300 hệ thống pháo, hơn 6.500 xe bọc thép chở quân, gần 300 máy bay, gần 300 trực thăng và hàng nghìn phương tiện khác bị Nga mất. Các nhà phân tích chính thống ước tính tổng số thương vong của Nga – chết, bị thương và mất tích – nằm trong khoảng từ 200.000 đến 270.000. Nga càng tấn công, họ càng thua, và trong hầu hết mọi trường hợp kể từ đầu tháng 4, những tổn thất đó không đi kèm với lợi ích về lãnh thổ, chỉ có một số trường hợp ngoại lệ mang lại lợi ích nhỏ đáng thương trong thời gian dài. Bất kỳ quân đội nào chịu thương vong như thế này thậm chí trong nhiều năm, chứ chưa nói đến vài tháng, sẽ gặp vấn đề nghiêm trọng với hiệu suất của nó, và không có phân tích hợp lý nào cho rằng quân đội Nga sẽ hoạt động tốt hơn – chứ đừng nói đến tệ hơn – kết quả là so với khi nó vẫn còn nguyên vẹn trước ngày 24 tháng 2. Ngay cả khi ước tính của Ukraine được phóng đại đáng kể, tổn thất của Nga rõ ràng vẫn là thảm khốc — chưa từng có trong nhiều thập kỷ đối với bất kỳ quân đội lớn nào trong một khoảng thời gian ngắn như vậy — và còn tồi tệ hơn rất nhiều so với thiệt hại của Ukraine. Do đó, các vấn đề về nhân lực của Nga là đặc hữu và sẽ tồn tại, và các biện pháp vô lý, tuyệt vọng như tuyển mộ tù nhân hình thành trong nước Nga đã không và sẽ không mang lại thành công cho Nga.

4 – NGA ĐÃ THỬ TẤN CÔNG VỚI QUÂN ĐỘI TỐT NHÂT NHƯNG VẪN THUA

Điểm tiếp theo này có liên quan sâu sắc đến điểm cuối cùng: Quân đội Nga khi bắt đầu chiến tranh và trong những tháng đầu khác ở trong tình trạng tốt hơn nhiều so với bây giờ: họ đã sử dụng nhiều binh lính và thiết bị tốt nhất của mình trong các cuộc tấn công ban đầu và trong những tháng sau đó, và, như tôi đã thảo luận trước đây, hầu hết những đội quân tinh nhuệ nhất của nó đã bị giết hoặc bị thương hoặc tan rã, đôi khi toàn bộ đơn vị của họ bị tiêu diệt, chỉ huy và thiết bị không còn nữa. Không có sự thay thế cho quân đội kinh nghiệm và các nhà lãnh đạo. Ngay cả những tân binh được đào tạo bình thường cũng sẽ không thể thay thế cho những đội quân có kinh nghiệm hơn, nhưng Nga thậm chí đang gấp rút đào tạo ngay bây giờ hoặc thậm chí hầu như không đào tạo những tân binh, những người thường hầu như không được trang bị .(hoặc thậm chí phải trả tiền cho thiết bị của chính họ ), một số thậm chí còn được tặng súng trường và xe tăng thời Sa hoàng lấy từ kho lưu trữ dài hạn, là bản nâng cấp kiểu 1961 (T-62) của xe tăng 1958 (T-55) hoặc một Bản nâng cấp năm 1983 của mẫu năm 1961 đó (T-62M) . Đó là bởi vì, khi cuộc chiến này kéo dài, nhiều thiết bị tốt nhất của Nga đã bị xóa sổ, bao gồm hầu hết hạm đội xe tải quân sự và ít nhất một phần rất lớn — có lẽ là hầu hết — các xe tăng tốt nhất của nước này, trong số hàng ngàn mảnh khác của thiết bị, phương tiện và hệ thống vũ khí, với số lượng thiết bị của Nga được xác nhận bị phá hủy nhiều hơn rất nhiều so với Ukraine. Nga thậm chí còn mất con tàu tốt nhất trong Hạm đội Biển Đen: soái hạm Mosvka (vụ chìm mà tôi đã dự đoán vài ngày trước khi nó xảy ra ). Và như tôi đã lưu ý, Nga rất sợ tên lửa chống hạm và hệ thống phòng không của Ukraine đến nỗi cả lực lượng hải quân và không quân của họ phần lớn đã phải thu mình lại để tiết kiệm cho những tên lửa hành trình phóng từ xa. Nga thậm chí đang cạn kiệt các loại tên lửa và đạn pháo (chưa hết hạn) như vậy. Cũng cần lưu ý rằng các ví dụ được thảo luận trong đoạn này không chỉ là những xu hướng gần đây mà còn là những xu hướng đã diễn ra trong nhiều tháng.

Về cơ bản, quân đội Nga hiện đang trong tình trạng hỗn loạn và nỗ lực của họ mà chúng ta đã thấy từ đầu cuộc chiến cho đến nay là điều tốt nhất mà Nga có thể mang lại trong cuộc chiến này (và thậm chí điều đó cũng không tốt lắm); nó sẽ không thể tấn công với quân đội tốt hơn, vũ khí tốt hơn và những nhà lãnh đạo giỏi hơn so với những tháng đầu của cuộc chiến khi những người đó đã chết và thiết bị đó bị phá hủy. Trên thực tế, theo thời gian, khả năng của Nga sẽ chỉ tiếp tục giảm ở hầu hết các lĩnh vực quan trọng (ngay cả khi họ đã tăng cường chúng trong trường hợp nhận được máy bay không người lái của Iran, những máy bay không người lái đó cùng với tên lửa hành trình của Nga hầu như không hiệu quả trước các mục tiêu quân sự và thay vào đó đang được sử dụng— ngày càng kém hiệu quả—để nhắm mục tiêu dân sự và cơ sở hạ tầng dân sự). Đơn giản là thời gian không đứng về phía Nga, mặc dù một số người nghĩ ngược lại.

5 – QUÂN ĐỘI UKR ĐANG TỐT HƠN TRONG KHI QUÂN NGA LẠI TỆ HƠN

Ngược lại, quân đội Ukraine ngày càng trở nên tốt hơn – được huấn luyện tốt hơn và trang bị tốt hơn, ngày càng nhanh nhẹn và dễ thích nghi – để giờ đây, gần như bất kỳ đơn vị quân đội Ukraine nào đối đầu với lực lượng tương đương của Nga sẽ có chất lượng vượt trội hơn . Một ví dụ điển hình về điều này là các hệ thống phòng không mới hơn của phương Tây được gửi đến Ukraine đã làm giảm đáng kể hiệu quả của các cuộc tấn công bằng tên lửa hành trình và máy bay không người lái của Nga. Một điều nữa là sự xuất hiện trong tương lai rất gần của các xe tăng tiên tiến của phương Tây, với những người Ukraine hiện đang huấn luyện chúng . Còn có trường hợp Ukraine càng ngày càng gần ngang giávới Nga về số lần bắn pháo khi trước đó trong cuộc chiến, Nga được hưởng lợi thế áp đảo. Đó chỉ là một vài trong số rất nhiều ví dụ bên cạnh vô số ví dụ trước đó đã có tác động rất lớn đến cuộc chiến này, và sẽ ngày càng có nhiều khả năng như vậy được tăng cường cho Ukraine với các đồng minh kiên định sát cánh trong suốt cuộc chiến. Và, không giống như Nga, Ukraine thực sự coi trọng mạng sống của quân đội và cố gắng chăm sóc họ, lên kế hoạch cho các trận chiến của mình để tránh và giảm thiểu thương vong, trong khi người Nga thậm chí không thực hiện các bước cơ bản để quan tâm đến quân đội của họ và lãng phí như vậy nhiều mạng sống đàn ông của họ một cách bất cần, thậm chí tàn nhẫn.

6 – GIAO NHẬN – VẬN TẢI

Như đã lưu ý, phần lớn đội xe tải quân sự của Nga đã bị tiêu diệt gần như hoàn toàn trong một chiến dịch nhắm mục tiêu chính xác xuất sắc và liên tục được cải thiện từ lâu của quân đội Ukraine, với mọi thứ, từ máy bay không người lái đến HIMARS. Chiến dịch này hiệu quả đến mức chỉ bằng thiết bị bị phá hủy được xác nhận trực quan, Ukraine đã tiêu diệt thành công các mục tiêu hậu cần của Nga với tỷ lệ khoảng 10 mục tiêu cho mỗi một mục tiêu hậu cần của Ukraine bị Nga tấn công. Thật tệ khi Nga ném vào những chiếc xe tải dân sự không phù hợp với môi trường quân sự.

Khi một quân đội không có sự hỗ trợ tốt bằng xe tải cơ giới cho quân đội tiền tuyến của mình, tất cả các vấn đề làm tê liệt sẽ phát sinh: những người lính bị thương không thể nhận được casevac (sơ tán thương vong) kịp thời để cứu họ hoặc giữ cho vết thương của họ không ở mức độ nhẹ, dẫn đến xa nhiều binh lính chết và mất khả năng lao động hơn; các phương tiện không thể được cung cấp nhiên liệu ngay lập tức để giữ cho chúng hữu ích thay vì khiến chúng trở thành mục tiêu dễ mắc kẹt; lương thực và nước uống, chưa nói đến đạn dược, không thể nhanh chóng đến được với quân đội; tất cả điều này có nghĩa là ngay cả với nhiều, rất nhiều quân, rất khó nếu không muốn nói là không thể tiến xa hơn một hoặc vài chục dặm với bất kỳ tốc độ nào, phá vỡ khả năng phóng bất kỳ thứ gì. các cuộc tấn công quy mô lớn thực sự chiếm các phần lãnh thổ lớn và giữ chúng theo thời gian đồng thời phá vỡ khả năng chống lại các cuộc phản công, khiến quân đội không có khả năng nhanh chóng di chuyển quân tiếp viện đến phần đang sụp đổ của phòng tuyến và sơ tán người và thiết bị. Và những chiếc xe tải và tài xế không được chăm sóc đúng cách, làm phức tạp tất cả những vấn đề này và thêm những vấn đề khác (đối với cuộc thảo luận về xe tải này, tôi đã phụ thuộc rất nhiều vào Trent Teleko, người cần theo dõi trên Twitter về hậu cần trong cuộc chiến ở Ukraine này, như tôi đã lưu ý trước đây.)

Nhưng đó không chỉ là những chiếc xe tải: Nga đã không thể bảo vệ những cây cầu, tuyến đường sắt, kho đạn dược, kênh liên lạc, trung tâm chỉ huy và thậm chí cả những căn cứ sâu bên trong nước Nga. Các cuộc tấn công của Ukraine vào hệ thống hậu cần vốn đã kém của Nga đã hiệu quả đến mức các chiến thuật đối với Nga giống với thời kỳ Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, thậm chí cả các cuộc tấn công bằng sóng người kiểu thế kỷ 19, làm suy giảm khả năng kỹ thuật của họ (mặc dù chiến thuật của Nga nói chung thường là một thời đại phía sau, vì vậy trong bối cảnh của Nga, sự khác biệt có thể không được cảm nhận rõ rệt).

Với tình huống hậu cần như người Nga gặp phải, bạn sẽ nhận được kết quả trong nửa năm tấn công dẫn đến tăng số dặm một con số với chi phí rất lớn (ví dụ: khu vực Bakhmut ) hoặc thực tế không đạt được gì (gần như ở mọi nơi khác). Điều đó có nghĩa là khi những thất bại xảy ra, chúng đến với sự sụp đổ toàn bộ mặt trận nhanh chóng như đã xảy ra với Nga bên ngoài Kyiv, Chernihiv và Sumy, sau đó là Kharkiv, Izyum, Kupiansk, Lyman và cuối cùng là Kherson trong suốt cuộc chiến này. Điều này sẽ được lặp lại, vấn đề chỉ là ở đâu và khi nào, như tôi đã giải thích trước đây.

7 – TINH THẦN

Tất cả những điều này làm tăng thêm một tình huống với tinh thần sa sút: không mất nhiều thời gian để bất kỳ người lính nào đang phục vụ ở Ukraine biết rằng Putin, theo thuật ngữ chuyên môn, hoàn toàn bịa đặt về mọi thứ từ lý do tại sao Nga chiến đấu cuộc chiến này đến hiệu suất của quân đội Nga trong cuộc chiến; họ biết những người ở nhà đang bị châm chích như họ đã từng, sự châm chọc không có giới hạn. Họ thực sự quay video yêu cầu chính phủ Nga cung cấp cho họ thiết bị phù hợp để họ có cơ hội chiến đấu mà không bị tàn sát hoặc thậm chí chỉ làyêu cầu được về nhà, với một số đơn vị đặc nhiệm công khai xin được triển khai để làm công việc chuyên môn của họ thay vì bị sử dụng làm bia đỡ đạn trong khi các binh chủng khác bị buộc phải đảm nhận những vai trò mà họ chưa được đào tạo bài bản.

Có những cuộc gọi bị chặn giữa quân đội Nga và gia đình của họ, trong đó sự thật được phơi bày, rằng mọi thứ thật kinh khủng và vô vọng . Mong đợi những người đàn ông trong những điều kiện như vậy sẽ chiến đấu và chiến đấu tốt trong một cuộc chiến không phải để bảo vệ hay Tổ quốc mà để phạm tội diệt chủng về thể chất, văn hóa và quốc gia chống lại Ukraine – người dân, trẻ em của họ, thậm chí cả khái niệm về nhà nước Ukraine—là một ván cược thua và lịch sử Nga đã cho thấy điều gì có thể xảy ra khi các nhà lãnh đạo ngược đãi quân đội của họ trong các cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc trong khi nhẫn tâm đối xử với binh lính của họ như những thứ bỏ đi : Tôi hiện đang đọc bài viết mới xuất sắc của Antony Beevor về sự sụp đổ lớn ở Mặt trận phía Đông trong Thế chiến thứ nhất của Quân đội Nga vào năm 1917 giữa nhiều cuộc cách mạng ở Nga, khi những người lính Nga bình thường chống lại các sĩ quan ngược đãi họ, giết chết nhiều người trong số họ, đồng loạt đầu hàng, bỏ vị trí, đổi phe, và/hoặc trở thành những nhà cách mạng chống lại các nhà lãnh đạo chính trị của họ và giúp lật đổ họ, hạ bệ Sa hoàng kéo dài hàng thế kỷ của Nga và cuối cùng ủng hộ những người Bolshevik để thành lập Liên bang Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô viết (Liên Xô, hay Liên bang Xô viết). Chúng tôi đã thấy sự căm ghét thực sự từ phía những người lính chiến đấu của Nga đối với chỉ huy của họ, một số thậm chí còn sát hại (“fracking”) các sĩ quan của họ. Và thậm chí có cả một đơn vị người Nga—Quân đoàn Nga—trong Quân đội Ukraine do các sĩ quan Ukraine chỉ huy và bao gồm những người Nga đã chống lại chính phủ của họ và đang chiến đấu cho Ukraine chống lại các lực lượng Nga trong một số trận giao tranh khốc liệt nhất của cuộc chiến .

Những sự cố như vậy là ví dụ về sự khởi đầu của cuộc cách mạng hoặc ít nhất là tinh thần cách mạng, và tinh thần cách mạng có thể bùng phát và lan rộng nhanh chóng trong đông đảo quần chúng và đưa họ đến cuộc nổi loạn và cách mạng thực sự: những điều như vậy có thể dễ lây lan hơn COVID, chẳng hạn như lịch sử cho chúng ta thấy quá rõ, và lịch sử về các cuộc nổi dậy và cách mạng của nông dân Nga có nghĩa là Putin nên trông chừng ông ta . Trên thực tế, có quá ít nhà phân tích thực sự xem xét khả năng xảy ra một cuộc đảo chính bên trong nước Nga, điều mà tôi đã dự đoán—trừ khi Putin chết (hoặc “chết”)— từ đầu tháng 3, mà tôi đã bị chỉ trích và thậm chí chế nhạoTuy nhiên, giả định rằng người Nga là một số siêu nhân hoặc những con cừu như vậy đến mức họ sẽ vô thời hạn cho phép mình bị coi là bia đỡ đạn và thực tế là nô lệ trong một cuộc chiến tranh xâm lược đế quốc thua cuộc là điều khiến tôi vô lý.

Và những người Nga đó sẽ phải đối mặt với một kẻ thù Ukraine sở hữu tinh thần xuất sắc.

8 – LÃNH ĐẠO – CHỈ HUY

Stalin có thể mắc những sai lầm lớn trong chiến tranh, nhưng ông ấy đã cho thấy khả năng thích ứng, nếu không muốn nói là nhanh chóng, theo những cách đủ quan trọng để ông ấy có thể giành lấy chiến thắng từ hàm thất bại. Trong Chiến tranh mùa đông Liên Xô-Phần Lan năm 1939-1940—một cuộc xung đột có nhiều điểm tương đồng cả về mặt quân sự và chủ đề với cuộc chiến Nga-Ukraine hiện tại, như tôi đã lập luận rất chi tiết —phải mất khoảng hai tháng khủng khiếp để Stalin đi đúng hướng ở Phần Lan và nhanh chóng giành được thắng lợi vừa phải sau hai tháng thất bại nhục nhã và tốn kém. Ngày nay, Putin đã thất bại trong việc đi đúng hướng khi vẫn còn gần một năm trong cuộc chiến này. Giữa Putin, Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu, Yevgeniy Prigozhin với tư cách là thủ lĩnh của Tập đoàn Wagner lính đánh thuê đangmột sự mở rộng trên thực tế của quân đội Nga, và phần còn lại của màn trình diễn hề của giới lãnh đạo Nga trong các tướng lĩnh và sĩ quan thất bại của họ — những người đang gánh chịu thương vong đáng kinh ngạc ngay cả trong hàng ngũ của họ — sự kém cỏi đã trở thành phương thức hoạt động của quân đội Nga từ ngày 24 tháng 2 cho đến hiện tại, và thương vong đang thực sự gia tăng trở lại và gia tăng đáng kể, có nghĩa là thành tích của Nga không những không được cải thiện mà còn thực sự trở nên tồi tệ hơn .

Cụ thể, Nga đã mất gần đúng 10 tháng chiến tranh để có 100.000 người Nga thiệt mạng kể từ ngày 24 tháng 2 theo ước tính của Ukraine, nhưng với chiến dịch Pyrrhic Bakhmut lên đến đỉnh điểm về các cuộc tấn công ban đầu của Nga, 40.000 người thiệt mạng đã được thêm vào tổng số trong khoảng bảy tháng. -tuần rưỡi: đây là tỷ lệ người Nga bị giết cao hơn gấp đôi so với mười tháng trước của cuộc chiến, và điều này có thể được cho là do sự lãnh đạo tồi tệ của cấp trên— Putin đang quản lý vi mô cuộc chiến này theo những cách phản tác dụng sâu sắc— xuống tận đáy trong quân đội Nga, không chỉ năng lực và kỹ năng ngày càng tăng của Ukraine. Có nhiều chỉ tay hơn là việc giải quyết vấn đề đang diễn ra trong bộ chỉ huy cấp cao của Nga và việc sắp xếp lại những chiếc ghế trên boong tàu Titanic với nhiều người thay thế ở phía trên đang có rất ít hoặc không có tác động tích cực nào đối với Nga. Thậm chí có khả năng là số người Nga bị giết kể từ ngày 22 tháng 12, khi chạm mốc 100.000, sẽ đạt 50.000 chỉ sau vài tuần kể từ bây giờ hoặc ít hơn, điều đó có nghĩa là sẽ mất hơn hai tháng để đạt được một nửa số người chết mà Nga đã tích lũy trong 10 tháng trước đó.

Đó là tình trạng của quân đội Nga hiện nay. Đây không phải là một đội quân được lãnh đạo bởi những người biết cách giành chiến thắng trong một cuộc chiến lớn, đây là một đội quân đơn giản là không thể chiến thắng được lãnh đạo bởi những người đơn giản là không thể chiến thắng.

Tôi không đổ lỗi cho Ukraine vì đã thổi phồng mối đe dọa này: họ cần sự giúp đỡ của phương Tây nhiều nhất có thể để cứu càng nhiều người Ukraine càng tốt và đánh bại Nga càng sớm càng tốt, và phần lớn thành công của Ukraine đến từ cấp độ lịch sử của hỗ trợ phương Tây đã cung cấp nó trong một thời gian ngắn như vậy dưới một liên minh do Tổng thống Mỹ Joe Biden lãnh đạo. Người Ukraine cần thu hút sự tham gia của công chúng và chính phủ phương Tây và họ đang làm điều này một cách thuần thục; thực sự, nhiều người ở phương Tây không cần bất kỳ sự khuyến khích nàotrong việc muốn hỗ trợ Ukraine. Vì vậy, sẽ không thực tế nếu sự hỗ trợ của phương Tây sẽ sớm biến mất hoặc giảm bớt, và thực sự, chúng tôi biết rằng nó sẽ tăng lên, nhưng điều này một phần là lời kêu gọi giúp đỡ tuyệt vọng của Ukraine mặc dù Ukraine rõ ràng không ở trong tình thế tuyệt vọng (mặc dù nó chi phí và sự hy sinh có thể cực kỳ cao ngay cả khi không đến gần bất cứ nơi nào gần với tổn thất mà người Nga phải gánh chịu). Sẽ không có gì hấp dẫn khi nói rằng “Này, cuộc tấn công này của Nga không có cơ hội nhưng chúng tôi vẫn cần rất nhiều thứ,” vì vậy họ đang thực hiện đúng mục tiêu và sự hỗ trợ đó là hoàn toàn cần thiết, nhưng khi mọi thứ đang diễn ra, sự hỗ trợ đó đang đến và đến và đến và Ukraine đang chiến thắng và chiến thắng và chiến thắng.

Một lần nữa, đó không phải là để giảm thiểu cái chết và sự hủy diệt sẽ dẫn đến, mạng sống của những người lính Ukraine dũng cảm và thường dân vô tội và người Nga bị đối xử như những con Orc Mordor sẽ phải trả giá đắt nhất trong cuộc chiến tự vệ chính đáng của Ukraine, nhưng theo như bất kỳ khả năng Nga chiếm và giữ bất kỳ phần lãnh thổ rộng lớn nào của Ukraine ngoài những gì họ đang nắm giữ hiện nay—không phải là họ thậm chí có thể giữ điều đó trong thời gian dài—cuộc tấn công rõ ràng sắp xảy ra này của Nga về cơ bản không phải là bất kỳ mối đe dọa nghiêm trọng nào vì rõ ràng, hiển nhiên lý do nêu ra ở đây.

Ngày 16 tháng 2 năm 2023.
Brian E. Frydenborg

Nguồn: https://realcontextnews.com/offensive-smensive-8-reasons-why-russias-expected-offensive-cannot-succeed/

Dương Văn dịch

Nguồn: https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=pfbid02zkMgvbCuUJFPFynuEGsaYR2DSbwKpCwqDybcvnpkmzRo3K

PS: Phân tích về Ukraine của Brian đã được khen ngợi bởi: Mykhailo Podolyak, cố vấn hàng đầu của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky; Lực lượng Phòng vệ Lãnh thổ Ukraine ; Trung tướng Ben Hodges, Quân đội Hoa Kỳ (Đã nghỉ hưu), cựu tướng chỉ huy, Quân đội Hoa Kỳ Châu Âu; Scott Shane, nhà báo từng hai lần đoạt giải Pulitzer trước đây của The New York Times & Baltimore Sun (và xuất hiện trong The Wire của HBO, đóng vai chính anh); Dân biểu Adam Kinzinger (R-IL), một trong những đảng viên Cộng hòa duy nhất chống lại Trump và là thành viên của Ủy ban ngày 6 tháng 1; và nhà báo đoạt giải Orwell Jenni Russell, trong số những người khác.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024

Post by LDN Mon Feb 20, 2023 6:16 am

Japan kündigt weitere Finanzhilfe für Ukraine anJapan will die von Russland angegriffene Ukraine mit weiteren 5,5 Milliarden Dollar (4,7 Milliarden Euro) unterstützen. Das kündigte der japanische Ministerpräsident Fumio Kishida an.Zudem plant Kishida für Freitag, den ersten Jahrestag des Beginns des russischen Angriffskrieges gegen die Ukraine, ein Online-Treffen mit den Partnern der Gruppe der G7 westlicher Wirtschaftsmächte. Hierzu wolle er auch den ukrainischen Präsidenten Wolodymyr Selenskyj mit einladen, sagte Kishida laut japanischen Medien bei einem Treffen seiner regierenden Liberaldemokratischen Partei (LDP) in Tokio.Japan hat im Einklang mit dem Westen Sanktionen gegen Russland verhängt und unterstützt die Ukraine, liefert allerdings keine Waffen an das Land.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024

Post by LDN Mon Feb 20, 2023 6:28 am

EU cũng cảnh cáo Tàu. Nếu Tàu cung cao cấp vũ khí cho Nga thì đó là hành động vượt quá làn ranh đỏ. Nhà ngoại giao cấp cao Josep Borell đã nói rõ ràng với nhà chính trị gia ngoại giao Wang Yi của Tàu. Ông này trả lời Tàu 0 có ý định đó (lời bình ldn: 😄)

Auch EU warnt China vor WaffenlieferungenDie EU hat China vor Waffenlieferungen an Russland gewarnt. Damit wäre "eine rote Linie" überschritten, sagte Chefdiplomat Josep Borrell am Rande des Außenministertreffens in Brüssel. Dies habe er auch dem hochrangigen chinesischen Außenpolitiker Wang Yi deutlich gemacht. Dieser habe ihm versichert, China habe "keine Absicht, dies zu tun".

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024

Post by LDN Mon Feb 20, 2023 6:33 am

Chiến tranh Ukraine - Nga khiến Đức thiệt hại 100 tỉ EURO.

Kriegsfolgen kosten Deutschland etwa 100 Milliarden EuroDIW-Präsident Marcel Fratzscher erwartet durch den Ukraine-Krieg weiter steigende Kosten für die deutsche Wirtschaft und hohe Wachstumsverluste. "Der Ukraine-Krieg und die damit verbundene Explosion der Energiekosten hat Deutschland im Jahr 2022 knapp 2,5 Prozent oder 100 Milliarden Euro an Wirtschaftsleistung gekostet", sagte Fratzscher der "Rheinischen Post". Diese Kosten würden in den kommenden Jahren weiter zulegen."Deutschland ist wirtschaftlich stärker von der Krise betroffen, weil es eine höhere Abhängigkeit von russischer Energie hatte, einen hohen Anteil an energieintensiver Industrie hat und extrem abhängig von Exporten und globalen Lieferketten ist", sagte der Präsident des Deutschen Instituts für Wirtschaftsforschung (DIW).

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024

Post by LDN Mon Feb 20, 2023 4:31 pm

Tướng Pháp: Với nhịp độ hiện nay, 100 năm nữa Putin mới chiếm được Ukraina! (Thụy My)

Một nữ quân nhân Ukraina phất cao quốc kỳ trên một xe tăng Nga
bị phá hủy tại Kiev, ngày 10/06/2022. AP – Natacha Pisarenko

Tướng Pháp Jérôme Pellistrandi cảnh báo Nga đang tăng tốc ở Donbass trước khi xe tăng viện trợ đến được Ukraina. Các trận đánh gia tăng cường độ, nhưng quân Nga mỗi tuần tiến được vỏn vẹn 1 kilomet. Nhà báo Mỹ Anne Applebaum hình dung ra kịch bản thảm họa « Nếu Nga chiến thắng » trong đợt tấn công Kiev cách đây một năm.

Trang bìa các tuần báo Pháp kỳ này được dành cho những nhân vật khác nhau. L’Express đăng ảnh « Jancovici, giáo chủ khí hậu », L’Obs đề cập đến « Hưu trí, chiếc chìa khóa của Laurent Berger », tổng thư ký nghiệp đoàn CFDT, Le Point nói về bà Brigitte Macron, đệ nhất phu nhân Pháp. Courrier International quan tâm đến « Israel, luật của cực hữu », còn tuần báo Anh The Economist chú trọng « Các chatbot và cuộc chiến tìm kiếm trên mạng ». Nhưng bao trùm lên tất cả vẫn là cuộc chiến tranh đang diễn ra tại Ukraina.

Ukraina, « giấc mộng 100 năm » của Vladimir Putin ?

Thống đốc Luhansk, ông Serhiy Haidai cho rằng Nga chuẩn bị tiến công quy mô. Quân Nga tập trung ở ba trục chính : Kreminna, Svatove-Koupiansk và Belogorovka, cố gắng xuyên thủng phòng tuyến Ukraina. Giờ đây Nga học theo chiến thuật của Kiev là tấn công bằng những nhóm nhỏ cơ động. Trả lời L’Express, tướng Pháp Jérôme Pellistrandi, tổng biên tập tạp chí Quốc Phòng cảnh báo Nga đang tăng tốc ở Donbass, nhất là thành phố Bakhmut, trước khi xe tăng viện trợ đến được Ukraina.

Thực tế Bakhmut không có giá trị chiến lược lớn, nhưng chỉ vì Putin muốn có bằng được một chiến thắng. Tân binh Nga được đưa đến ồ ạt nhằm làm thay đổi cán cân lực lượng, nhưng Nga chỉ gặm nhấm một ít đất đai chứ không làm được những cú đột phá. Nga chiếm được làng Soledar đã trở thành bình địa, với cái giá rất đắt. Cũng như Stalin, Putin không coi trọng sinh mạng người lính. Dân số cũng là vũ khí, và Putin biết rằng ông ta có rất nhiều người.

Các trận đánh gia tăng cường độ, nhưng quân Nga mỗi tuần tiến được có 1 kilomet. Tướng Pháp Pellistrandi đánh giá với nhịp độ này, phải mất 100 năm nữa Putin mới chiếm được Ukraina, chưa kể bị phản công ! Về phía Ukraina, có nguy cơ lại rơi vào thế thủ nếu Nga dồn sức tổng tấn công trước mùa xuân. Cũng không loại trừ khả năng Matxcơva tiến đánh từ Belarus. Hiện tổng thống Alexandre Loukachenko vẫn chưa muốn cho mượn đường, nhưng nếu nhượng bộ Putin và quân Nga lại bị thua, ông ta sẽ là người đầu tiên phải ra trước Tòa án Hình sự Quốc tế.

Không muốn viện trợ vì sợ Kiev sớm thất thủ

Anne Applebaum, nhà báo Mỹ chuyên về Đông Âu và Trung Âu từng được giải thưởng Pulitzer, trên L’Express hình dung ra kịch bản thảm họa « Nếu Nga chiến thắng » trong đợt tấn công Kiev cách đây một năm.

Đến ngày 24/02/2023 sẽ đúng 12 tháng, 52 tuần lễ, 365 ngày quân đội Ukraina phải chiến đấu. Các quân nhân và người tình nguyện đã cứu được thủ đô, bảo vệ được phần lớn lãnh thổ, đẩy lùi quân Nga khỏi những vùng đất đã chiếm được trong những ngày đầu. Tổng thống Volodymyr Zelensky trở nên nổi tiếng trên toàn thế giới, Ukraina được nể phục trong cuộc kháng chiến vệ quốc. Nhưng cần phải nhắc nhở rằng tháng Hai năm ngoái, ít ai nghĩ rằng Kiev có thể đứng vững, ông Zelensky sống sót và Ukraina tiếp tục là một quốc gia có chủ quyền.

Trước đó, một số chuyên gia Mỹ khuyến cáo không viện trợ quân sự cho Ukraina vì chiến tranh sẽ kết thúc sớm, Nga nhanh chóng chiếm được nước láng giềng và người Ukraina thậm chí không có dịp dùng vũ khí được gởi đến. Số khác ở châu Âu và Hoa Kỳ lặp lại tuyên truyền của Nga, tự hỏi Ukraina có đáng hiện hữu hay được bảo vệ. Một số chính khách phương Tây đến nay vẫn tiếp tục có cách nghĩ này. Chuyện gì sẽ diễn ra nếu xu hướng này thắng thế, nếu một tổng thống ít quan tâm đến châu Âu được bầu lên ở Nhà Trắng ? Nếu một tổng thống khác không bảo vệ chính nghĩa của đất nước mình một cách thuyết phục như thế, hay chẳng muốn chiến đấu, được bầu lên ở Ukraina ? Hãy hình dung về một thế giới không có lòng can đảm của người Ukraina hay vũ khí phương Tây, và sự đoàn kết của các nền dân chủ.

Nếu Nga chiếm được Ukraina từ những ngày đầu…

Nếu không kháng cự, Kiev bị chiếm chỉ trong vài ngày. Zelensky và vợ con sẽ bị sát hại bởi một trong những đội đặc nhiệm sát thủ. Các cộng sự của Putin vốn đã chọn trước những căn hộ cho mình tại thủ đô Kiev, sẽ nắm lấy những chức vụ trong Nhà nước Ukraina. Từng thành phố một, quân Nga sẽ tiễu trừ tàn quân Ukraina cho đến khi chiếm trọn cả nước, đến tận biên giới Ba Lan. Bộ tham mưu Nga hồi đầu nghĩ rằng tất cả chỉ mất sáu tuần.

Ukraina ngày nay sẽ đầy những trại tập trung cải tạo, phòng tra tấn và nhà tù, như đã phát hiện ở Bucha, Izyum, Kherson và tất cả những vùng tạm chiếm đã được quân đội Ukraina giải phóng. Cả một thế hệ nhà văn, nghệ sĩ, chính khách, nhà báo, lãnh đạo xã hội dân sự Ukraina – Nga đã chuẩn bị danh sách với đầy đủ tên tuổi – bị chôn trong các hố tập thể. Sách vở Ukraina bị loại ra khỏi tất cả trường học và thư viện, tiếng Ukraina bị cấm ở những nơi công cộng. Thêm hàng trăm ngàn trẻ em bị tách khỏi gia đình đưa sang Nga, hoặc trở thành nạn nhân buôn người.

Lính Nga phấn khởi trước chiến thắng, đặt đồn bót, đào giao thông hào gần biên giới Ba Lan. NATO rơi vào hỗn loạn, buộc lòng phải chi ra nhiều tỉ đô la để chuẩn bị cho Vacxava, Vilnius, Berlin chống xâm lăng. Bên trong Ukraina bị chiếm đóng, nam thanh niên bị buộc phải gia nhập quân đội Nga để chinh phục tiếp những nước khác. Hàng triệu người Ukraina sống trong những trại tị nạn trên khắp châu Âu, không có hy vọng trở về. Làn sóng thương cảm trong những ngày đầu đã lắng xuống, tiền bạc đã cạn. Kinh tế Moldova sụp đổ, một chính quyền thân Nga chuẩn bị sáp nhập vào một liên bang mới Nga-Belarus-Ukraina – như một tuyên truyền quá sớm của Nga vào ngày 26/02.

…Nguy cơ luật rừng thống trị thế giới

Thảm họa này không giới hạn ở châu Âu. Bắc Kinh chuẩn bị xâm lăng Đài Loan vì cho rằng Mỹ bị sa lầy trong cuộc chiến lâu dài với nước Nga hung hăng, sẽ không cứu vớt hòn đảo ở Thái Bình Dương. Các giáo sĩ Iran loan báo đã có bom nguyên tử. Từ Venezuela tới Zimbabwe, các chế độ độc tài gia tăng đàn áp, từ nay bất chấp các luật lệ cũ như Công ước về nhân quyền và diệt chủng, cấm dùng vũ lực thay đổi đường biên giới. Thế giới dân chủ chao đảo.

May thay, tất cả những điều trên đã không diễn ra. Bởi vì Zelensky vẫn ở lại Kiev, « cần đạn dược chứ không cần taxi ». Bởi vì các chiến binh Ukraina chiến đấu can trường, được người dân ủng hộ, mọi tầng lớp dân cư đều rất sáng tạo trong hoàn cảnh ngặt nghèo. Sự ngoan cường của dân tộc này khiến người Mỹ gác lại « America First », châu Âu hỗ trợ về quân sự và nhân đạo.

Nhờ đó Kiev vẫn ngẩng cao đầu, người Ukraina vẫn kiểm soát phần lớn đất nước, huyền thoại về quân đội thứ nhì thế giới tan vỡ, các nước dân chủ thêm mạnh mẽ. Khi thăm Washington, tổng thống Ukraina đã cảm ơn Hoa Kỳ và châu Âu, nhưng theo tác giả, thực ra chính phương Tây phải cảm ơn quốc gia dũng cảm này.

Cuộc chiến Ukraina trên mạng xã hội : Óc sáng tạo đấu với tin giả

Về mặt truyền thông, Kiev chiến thắng giòn giã trước hệ thống « fake news » của Nga trên mạng xã hội.Khác với thời trước, cuộc chiến thông tin năm 2023 phức tạp hơn bao giờ hết. Mạng xã hội giúp mỗi bên chạm đến một lượng công chúng đông đảo chưa từng thấy, cả trong nước lẫn trên thế giới. Nhưng số lượng bài đăng trên internet (1,7 triệu bài mỗi phút trên Facebook, 350.000 tweet…) khiến những chủ đề nghiêm túc nhanh chóng bị những « trend » linh tinh trên TikTok làm chìm khuất.

Ukraina bèn tập trung cho cuộc chiến truyền thông, bình luận liên tục về những bước tiến và thiệt hại của địch để làm nản lòng đối thủ. Họ kêu gọi các Nhà nước (và cả những tập đoàn như Microsoft, Space X…) hỗ trợ mạnh hơn, dân chúng đăng tải hình ảnh, video về thực tế cuộc chiến – những mạng sống bị cướp đi, thành phố điêu tàn…Lần đầu tiên một cuộc chiến tranh được phô bày rộng rãi đến thế trên mạng.

Những video, hình ảnh, bình luận đầy sáng tạo với óc hài hước tế nhị của phía Ukraina thu hút được rất nhiều chú ý : chỉ hai giây là hiểu ý (và có thể bật cười). Trong đó một phần do một bộ phận chuyên môn phụ trách. Một năm sau cuộc xâm lăng, các bài viết về Ukraina trên internet vẫn lên đến 4,4 triệu mỗi tuần. Kết quả theo Backbone Consulting : 2/3 người được hỏi tại 13 nước tiếp tục muốn trừng phạt Nga về dầu khí, 57 % muốn hỗ trợ Ukraina cho đến khi quân Nga phải thu quân.

Vì sao Pháp chưa muốn chuyển giao xe tăng Leclerc cho Ukraina?

Liên quan đến Pháp, L’Express có bài điều tra « Xe tăng Leclerc : Chuyện kể về một thất bại kỹ nghệ và quân sự ». Trong khi phương Tây đề nghị « 120 đến 140 » xe tăng hạng nặng cho Ukraina, Pháp vẫn chưa dứt khoát chuyển giao xe tăng Leclerc như tổng thống Zelensky đã đòi hỏi. Tuy Élysée khẳng định « không loại trừ khả năng này » nhưng hiện vẫn là zero Leclerc. Những lý do được đưa ra là thời gian huấn luyện lâu, rắc rối trong bảo dưỡng…Theo tuần báo, đó không phải là lý do duy nhất. Pháp hiện có 200 chiếc Leclerc đang hoạt động, một số ở Rumani, số khác phải cải tiến. Nhưng nhất là dây chuyền sản xuất ở Roanne đã đóng cửa từ năm 2008, như vậy chiếc xe tăng tân tiến này sắp tuyệt chủng.

Vào cuối thập niên 70, quân đội Pháp ấn định mục tiêu sản xuất 1.500 chiếc Leclerc tại 14 địa điểm, một số nhà máy có đến trên 1.000 công nhân. Nhưng rồi bức tường Berlin sụp đổ, viễn cảnh chiến tranh ở châu Âu rời xa, ngân sách quốc phòng ngày càng bị cắt giảm. Thị trường xuất khẩu đã tràn ngập xe tăng Leopard của Đức. Trong số 800 chiếc xuất xưởng, Paris bán được phân nửa cho Các tiểu vương quốc Ả Rập Thống Nhất, số còn lại quân đội Pháp sử dụng. Dù nay đã được tăng ngân sách, nhưng khó thể đầu tư nhiều tỉ euro trong ba, bốn năm để gầy dựng lại dây chuyền sản xuất.

Kinh tế Nga : Phía sau những con số đẹp đẽ, thuốc độc đang ngấm dần

Trên lãnh vực kinh tế, L’Obs trong bài « Phía sau những con số “khả quan” của Nga » nhận định, thực ra Matxcơva không giỏi chống chọi như người ta tưởng. Cuối tháng Giêng, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho biết dù bị trừng phạt, tổng sản phẩm nội địa (GDP) Nga chỉ giảm 2,2 % trong năm 2022. Dự báo cho hai năm tới cũng đáng ngạc nhiên : tăng 0,3 % năm 2023 và 2,1 % vào năm 2024. Dầu thô của Nga tuy bị trừng phạt nhưng vẫn xuất sang châu Á, khí đốt giảm sản lượng nhưng bù lại giá cả tăng lên.

Theo L’Obs, không thể dự báo chính xác trong thời chiến. Một mặt, dữ liệu của Nga hoặc dối trá hoặc không đầy đủ. Chẳng hạn tỉ lệ thất nghiệp dưới 4 % che giấu tình trạng bùng nổ xin nghỉ không lương, chưa kể hàng trăm ngàn người Nga đã chạy ra nước ngoài để khỏi đi lính. Nhất là nền kinh tế dựa trên một động cơ đặc thù là chiến tranh. Năm 2022, kỹ nghệ vũ khí hoạt động hết tốc lực để cho ra xe tăng, súng trường, quân phục… những thứ đang nằm bẹp dí hay cháy thành than trên những cánh đồng Ukraina.

Kế tiếp, cấm vận là thứ thuốc độc chỉ ngấm từ từ. Năm 2022, đối với những mặt hàng bị cấm nhất là chất bán dẫn, Nga có thể mua từ Ấn Độ, Trung Quốc hay qua các trung gian khác (Armenia nhập smartphone gấp 10 lần), gắn chip máy giặt vào hỏa tiễn, xe hơi bán ra không có gối hơi… một sự giảm sút chất lượng không thể hiện trong GDP. Kiểu xoay sở này có những giới hạn của nó. Với cả trăm ngàn người lao động bỏ mạng trên chiến trường, hàng trăm ngàn người lưu vong trong đó có không ít kỹ sư, kỹ thuật viên, sản lượng xe hơi giảm đến 80 %… bức tranh kinh tế Nga khá ảm đạm.

Nguồn:  https://www.rfi.fr/vi/%C4%91i%E1%BB%83m-b%C3%A1o/20230211-t%C6%B0%E1%BB%9Bng-ph%C3%A1p-v%E1%BB-ukraina

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024

Post by LDN Wed Feb 22, 2023 4:35 pm

BBC News, Tiếng Việt

Nhà ngoại giao Mỹ nói Putin sẽ không dễ dàng từ bỏ Ukraine

Tác giả,Barbara Plett UsherVai trò,BBC News

22 tháng 2 2023, 11:32 +07

NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES

Chụp lại hình ảnh,

Cựu Đại sứ Mỹ tại Nga, ông John Sullivan nói Putin sẽ không đầu hàng dễ dàng

Cựu Đại sứ Mỹ tại Nga nói với BBC về việc cố gắng đàm phán với Điện Kremlin và lý do Tổng thống Vladimir Putin sẽ không dễ dàng từ bỏ Ukraine.

Ông John Sullivan đã ở Moscow trong khoảng thời gian cận kề trước khi cuộc xâm lược bùng phát.

Cựu Đại sứ Mỹ là người đã nói chuyện với các quan chức Nga về việc cố gắng ngăn chặn cuộc chiến, nhưng "không có sự tham gia nào", ông nói.

"Họ yêu cầu những đảm bảo an ninh cho Nga nhưng lại không trao đổi mang tính xây dựng về an ninh cho Ukraine. Họ không bao giờ rời xa khỏi luận điểm của mình... đó là một màn kịch."

Khi tôi hỏi liệu Hoa Kỳ có nên nỗ lực hơn trong việc tiếp tục các cuộc đối thoại để cố gắng chấm dứt xung đột hay không, ông ấy nói với tôi rằng Tổng thống Vladimir Putin "không hứng thú với chuyện đàm phán trước chiến tranh. Ông ta vẫn không quan tâm đến đàm phán".

Thay vào đó, chính quyền Biden đã tập trung vào việc tập hợp sự ủng hộ toàn cầu để trang bị vũ khí cho Ukraine và trừng phạt Nga, hỗ trợ hàng tỷ USD vũ khí đổ vào Ukraine.

Trong một bài phát biểu hôm thứ Ba 21/02, ông Putin lặp lại quan điểm của mình rằng phương Tây đã bắt đầu chiến tranh, rằng họ đang dùng Ukraine nhằm giáng một "thất bại chiến lược" vào Moscow, và rằng Nga, chứ không phải Ukraine, đang chiến đấu cho sự tồn tại của mình.

Bất chấp những thất bại của chiến dịch quân sự đặc biệt do Moscow tự tuyên bố, ông Sullivan nói rằng các mục tiêu mà Điện Kremlin công bố ban đầu vẫn không thay đổi - nhằm "giải trừ Phát xít" và "phi quân sự hóa" Ukraine. Ông Sullivan diễn giải điều này như là "xóa bỏ chính phủ ở Kyiv và nô dịch người dân Ukraine".

Đây là một phần trong tầm nhìn mà Tổng thống Putin vạch ra nhằm tập hợp lại các dân tộc Nga vốn đã bị chia cắt từ sự sụp đổ của Liên Xô.

“Ông ta không thể có một chính phủ được bầu cử dân chủ, đặc biệt là chính phủ do Tổng thống [Volodymyr] Zelensky lãnh đạo, ở Kyiv,” ông Sullivan nói. "Ông ta sẽ không bao giờ thoả mãn chừng nào chính phủ đó còn tồn tại bởi lẽ Putin coi đó là mối đe dọa đối với nước Nga và tầm nhìn của ông ấy về một nước Nga rộng lớn hơn mà ông ta đang cố gắng tạo dựng."

Vậy thì, ông Putin sẽ làm gì để chấm dứt chiến tranh?

Ông Sullivan nói: “Ông ta phải được thuyết phục rằng mình không thể chiến thắng. Ông ta sẽ nỗ lực gấp đôi cho đến khi ông ta tin rằng mình không thể nào thắng được. Tôi không chắc về mức độ nghiêm trọng của những thất bại trên chiến trường đến mức nào để ông ta hiểu được điều đó, nhưng tới ngày nay thì vẫn chưa đến mức đó."

Ông Sullivan nói rằng vị lãnh đạo Nga có một chân trời dài hạn, và “một tầm nhìn về điều mà ông ta muốn hoàn tất nên không thể đầu hàng dễ dàng”.

Tuy nhiên người Ukraine cũng vậy, ông Sullivan tin như thế, và cho rằng một trong những thất bại chiến lược từ cuộc chiến do Putin tiến hành là khiến cho quốc gia gốc Slav, gồm 44 triệu dân này ghét bỏ nước Nga.

Ông nói: “Người dân Ukraine sẽ không dung thứ và quên lãng. Ngay cả khi Tổng thống Zelenksy muốn kết thúc chiến tranh, muốn nhượng bộ lãnh thổ, về cơ bản là muốn đầu hàng, người dân Ukraine sẽ không để ông ấy làm vậy."

Với sự bế tắc về quân sự, chính trị và ý thức hệ như vậy, Mỹ phải chuẩn bị cho một cuộc chiến lâu dài.

Tổng thống Joe Biden đã nhấn mạnh cam kết của Mỹ bằng chuyến thăm bất ngờ tới Kyiv vào dịp kỷ niệm một năm cuộc xâm lược, nhưng ông Sullivan không nghĩ cuộc xung đột sẽ kết thúc trong năm nay.

"Ngoài điều này thì tôi không biết," ông nói. "Nhưng [ông Putin] không muốn rẽ hướng. Các mục tiêu của hoạt động quân sự đặc biệt này sẽ đạt được. Ông ta luôn nói như vậy."

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024

Post by LDN Wed Feb 22, 2023 6:01 pm

Số phận Ukraine sẽ quyết định uy quyền của Phương Tây trên thế giới (The Economist)

Tóm tắt: Một cuộc xâm lược nhằm phục thù giờ đã trở thành một cuộc chiến ý thức hệ

Văn phòng của Trụ sở tối cao Lực lượng Đồng minh Châu Âu (SHAPE), trung tâm chỉ huy của NATO gần Mons ở Bỉ, hoàn toàn đối lập với sự hùng vĩ. Thay vì đá granit và đá cẩm thạch, các hành lang có trần thấp được lát bằng tấm thạch cao và trải thảm lát gạch. Tất nhiên, các tướng bốn sao thích các văn phòng ở trên cao, nhưng SHAPE chỉ có ba tầng. Tòa nhà được xây dựng vào cuối những năm 1960 này, được cho là chỉ tồn tại tạm thời.

Chưa bao giờ sự tồn tại mỏng manh của SHAPE lại đi ngược lại ý thức sứ mệnh to lớn của NATO. Cuộc xâm lược Ukraine của Vladimir Putin, vào ngày 24 tháng 2 năm 2022, đã hồi sinh lại liên minh này. NATO đã có mục tiêu mới đầu tiên kể từ năm 1967, năm mà các văn phòng của nó mở cửa. Trong khi NATO ngày trước chỉ tập trung vào các phản ứng, NATO hiện nay đang được xây dựng lại để có thể ngăn chặn Nga trong thời bình và đáp trả ngay lập tức bằng vũ lực ngay khi nước này đe dọa xâm phạm lãnh thổ của các thành viên. Tướng Sir Tim Radford, chỉ huy thứ hai của SHAPE cho biết: “Chúng tôi đang nhanh chóng nâng cao khả năng sẵn sàng của quân đội, và khả năng đáp ứng tổng thể của quân đội chúng tôi đang tăng theo cấp số nhân.”

Cuộc chiến đã làm thay đổi Ukraine nhiều hơn. Ông Putin đã lên kế hoạch cho một cuộc tấn công chớp nhoáng nhằm lật đổ chính phủ Ukraine, đỉnh điểm của chiến dịch xâm lược và gây bất ổn bắt đầu ở Crimea và vùng Donbas vào năm 2014. Thay vào đó, trong đống đổ nát tan hoang của Donbas và trong các hầm tránh bom trên khắp đất nước, chiến tranh đã rèn giũa Ukraine trở thành một nền dân chủ thống nhất hơn, nghiêng về phương Tây hơn, và kiên cường hơn. Trong khi đó, Nga đã được tổ chức lại xung quanh cuộc chiến và sự thù địch ngày càng lớn của ông Putin đối với NATO, ngay cả khi các biện pháp trừng phạt và cuộc di cư của những công dân Nga có trình độ học vấn cao nhất đã hủy hoại triển vọng kinh tế dài hạn của nước này. Việc Nga rơi vào chủ nghĩa quân phiệt chuyên quyền, cùng với sự mạnh lên của NATO và sự chuyển đổi của Ukraine, đã biến cuộc chiến thành một cuộc thử nghiệm các hệ thống ý thức hệ đối địch.

Tương lai của Ukraine vẫn còn như chỉ mành treo chuông—và có khả năng vẫn không chắc chắn trong nhiều năm tới. Ông Putin có thể chấp nhận ngừng bắn vào một thời điểm nào đó vì lý do cần thiết, nhưng cuộc cải tổ xã hội Nga của ông hoàn toàn hướng tới việc gây chiến ở nước ngoài và đàn áp ở trong nước. Do đó, bất kỳ kết thúc có thể tưởng tượng nào đối với cuộc chiến sẽ đòi hỏi sự đảm bảo an ninh mạnh mẽ và chuyển giao vũ khí và viện trợ tài chính lớn và lâu dài của phương Tây cho Ukraine. Điều này khiến Ukraine gần như trở thành một Israel thứ hai, tuy vậy Ukraine lớn hơn Israel nhiều, và một Israel nay đã xuất hiện ở biên giới phía đông của châu Âu. Một số nhà lãnh đạo châu Âu cho rằng Ukraine cần có tư cách thành viên đầy đủ của NATO để được hỗ trợ như vậy. Nếu việc tái thiết Ukraine thất bại, và nền kinh tế của nước này sa sút, thì nền dân chủ Ukraine cũng sẽ thất bại. Các tướng lĩnh của NATO cho rằng Nga có thể xây dựng lại bộ binh trong vòng 3 đến 5 năm. Đến khi đó, các điều kiện đã đủ chín muồi để ông Putin hoặc người kế nhiệm ông có một bước đi khác.

Do đó, trong cả thời chiến và thời bình, Ukraine sẽ thử thách quyết tâm, sự đoàn kết của phương Tây và thậm chí cả năng lực công nghiệp của họ. Đặc biệt, cuộc xung đột này đặt ra ba câu hỏi cơ bản về địa chính trị: Mỹ sẽ đóng vai trò gì đối với an ninh châu Âu, liệu các thành viên châu Âu của NATO có thể đảm nhận trách nhiệm nhiều hơn về phòng thủ trong khu vực hay không, và lòng trung thành của phần còn lại của thế giới sẽ như thế nào trong bối cảnh cuộc chiến lớn nhất ở châu Âu kể từ năm 1945. Các câu trả lời không chỉ quan trọng đối với số phận của Ukraine mà còn là thước đo lòng tự tin và tầm vóc của phương Tây.

Phần lớn thế giới đã kết luận rằng sức mạnh của Mỹ và các đồng minh đang suy yếu, vì họ đã thất bại ở Afghanistan và Iraq, do họ phải trải qua cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và sự kế thừa của các chính phủ bị cản trở bởi xung đột và chủ nghĩa dân túy. Nếu Ukraine chịu khuất phục trước Nga, nhận thức về sự suy tàn của phương Tây sẽ ngày càng sâu sắc. Nhưng nếu Ukraine phát triển mạnh mẽ, thành công này sẽ vang dội khắp thế giới. Vùng ảnh hưởng này sẽ bao gồm cả Thái Bình Dương, nơi cuộc đấu tranh giữa Nga độc tài và Ukraine do phương Tây hậu thuẫn nên được coi là phần mở đầu cho cuộc cạnh tranh định đoạt thế kỷ giữa Trung Quốc và Mỹ.

Đại Tây Dương thu nhỏ lại

Trong ba câu hỏi địa chính trị, cấp bách nhất là vai trò của Mỹ ở châu Âu. Michael Clarke, cựu giám đốc Viện Dịch vụ Thống nhất Hoàng gia (RUSI), một think-tank, cho biết: “An ninh châu Âu không chỉ thay đổi một chút mà nó đã thay đổi về cơ bản. Năm 2019, tổng thống Pháp, Emmanuel Macron, nói rằng NATO đang bị “chết não”, vì dưới thời Tổng thống Donald Trump và Barack Obama, nước Mỹ đã bắt đầu quay lưng lại với châu Âu. Ukraine đã chứng minh nhận định đó là sai.

Fabrice Pothier, cựu nhà hoạch định chính sách của NATO và là giám đốc của Rasmussen Global, một công ty tư vấn, cho biết: “Chiến tranh đã đưa Mỹ trở lại với tư cách là một cường quốc hàng đầu của châu Âu.” Dưới thời Tổng thống Joe Biden, Mỹ đã gửi vũ khí và viện trợ trị giá 48 tỷ đô la cho Ukraine. Kori Schake, một cựu quan chức hiện đang làm việc tại Viện Doanh nghiệp Mỹ, một tổ chức tư vấn, nói rằng rõ ràng là nếu không có Mỹ, Châu Âu sẽ không hợp tác cùng nhau cung cấp cho Ukraine các hỗ trợ cần thiết.

Viện trợ không chỉ là một dấu hiệu cho thấy sự hào phóng của Mỹ, mà còn là sức mạnh của nó. Với chi phí khoảng 5% ngân sách quốc phòng hàng năm của Mỹ, quân Ukraine đã phá vỡ huyền thoại về sức mạnh quân sự của Nga, phá hủy hơn 1.000 xe tăng Nga trong vòng chưa đầy một năm. Bà Schake nói: “Chúng tôi từng nghĩ Nga là nước có quân đội tốt thứ hai trên thế giới. “Và bây giờ nó thậm chí không phải là quân đội tốt nhất trong các nước Liên Xô cũ.”

Câu hỏi đặt ra là Mỹ sẽ chọn gì khi chiến tranh nóng đã kết thúc và Ukraine cần tái thiết trong giai đoạn hòa bình đầy thuốc súng. Bà Schake hy vọng các quan chức Mỹ sẽ lập luận rằng, vì họ đã cung cấp hầu hết sự hỗ trợ trong cuộc chiến, người châu Âu nên trả tiền cho việc tái thiết và tái vũ trang Ukraine. Đồng thời, bà nói, Lầu Năm Góc có thể kết luận rằng tình trạng suy giảm về bộ binh của Nga có nghĩa là Mỹ không còn cần một đội quân thường trực lớn trên đất châu Âu.

Ẩn sau tính toán này là việc Mỹ cần phải tập trung vào Trung Quốc. Một sự rút lui đột ngột sẽ không có lợi cho Mỹ: nếu những đảm bảo an ninh của Mỹ không được coi là đáng tin cậy ở châu Âu, thì chúng sẽ không được coi là đáng tin cậy ở châu Á. “Tập Cận Bình đang theo dõi chúng ta rất chặt chẽ,” Thượng nghị sĩ Roger Wicker, thành viên cấp cao nhất của Đảng Cộng hòa trong Ủy ban Quân vụ, cho biết vào tháng trước. “Ông ấy muốn xem liệu chúng ta có tuân thủ cam kết của mình hay không khi ông ấy cân nhắc các cơ hội xâm lược Đài Loan, nước láng giềng của Trung Quốc và cũng là người bạn của chúng ta. Các đồng minh Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của chúng tôi cũng đang theo dõi sát sao—và thậm chí còn giúp đỡ Ukraine.”

Vì lý do đó, Andrew Michta thuộc Trung tâm Nghiên cứu An ninh Châu Âu George C. Marshall ở Đức cho biết, Mỹ có khả năng nhấn mạnh rằng “chia sẻ gánh nặng” sẽ trở thành “chuyển giao gánh nặng”. Điều đó có nghĩa là Mỹ vẫn giúp bảo vệ châu Âu thông qua khả năng răn đe hạt nhân và các khả năng công nghệ cao khác, nhưng để quân đội châu Âu cung cấp hầu hết các lực lượng binh chủng thông thường. Điều này nâng cao yêu cầu đã lâu đời rằng các thành viên châu Âu của NATO phải có trách nhiệm hơn trong việc bảo vệ lục địa của chính họ, vốn đã bị cả ông Obama và ông Trump thúc ép theo những cách khác nhau.

Trước chiến tranh, Mỹ coi chia sẻ gánh nặng chủ yếu là một cách để cắt giảm chi phí. Fiona Hill, một chuyên gia về Nga từng phục vụ trong Hội đồng An ninh Quốc gia, cho biết ngày nay nó còn có logic chiến lược rộng lớn hơn: “Những gì Nga đang nói là, OK, Mỹ vẫn là một lực lượng chiếm đóng ở Châu Âu; Châu Âu không có an ninh; chúng tôi muốn trở thành lực lượng thống trị giống như Đức trong Thế chiến thứ nhất hoặc Thế chiến thứ hai.” Bà Hill thấy trước những suy nghĩ nghiêm túc về cách “trang bị thêm” cho an ninh châu Âu xung quanh Ukraine mà không để Mỹ chi phối mọi thứ, bởi vì trách nhiệm nâng cao của châu Âu chống lại quan điểm của Nga rằng NATO chỉ là một công cụ của Mỹ.

Điều đó đặt ra câu hỏi thứ hai: liệu châu Âu có thể đương đầu với thách thức? Ông Pothier tin rằng chiến tranh đã buộc họ phải suy nghĩ một cách chiến lược hơn. Chỉ trong một năm, một số hạn chế đã làm giảm khả năng vận động ngoại giao của nước này, chẳng hạn như sự phụ thuộc của Đức vào khí đốt của Nga, đến giờ phần lớn đã được dỡ bỏ. Ba ngày sau cuộc chiến, thủ tướng, Olaf Scholz, đã tuyên bố một bước ngoặt trong triển vọng toàn cầu của Đức, với việc cam kết chi 100 tỷ euro (107 tỷ USD) để chuẩn bị cho Bundeswehr trở nên quyết đoán hơn—mặc dù vẫn chưa biết khoản chi đó sẽ hiệu quả đến mức nào.

Hậu quả của việc Phần Lan và Thụy Điển gia nhập NATO sẽ mang tính tức thời hơn và có lẽ còn quan trọng hơn. Nếu Thổ Nhĩ Kỳ đồng ý việc trở thành thành viên của họ – và điều đó nên xảy ra – thì hai quốc gia này sẽ mang đến rất nhiều nhân sự, thiết bị và chuyên môn chiến đấu mới. Ví dụ, Phần Lan có thể tập hợp 280.000 quân trong vòng vài tuần, lớn hơn gấp đôi quy mô của quân thường trực và quân dự bị của Anh.

Về mặt địa lý, Phần Lan và Thụy Điển cũng sẽ giúp đảm bảo an toàn cho các quốc gia vùng Baltic, vốn khó tiếp tế qua dải lãnh thổ hẹp của Ba Lan nằm giữa Belarus và vùng đất Kaliningrad của Nga. Mặc dù họ mở rộng đáng kể biên giới của NATO với Nga, nhưng “quân đội Bắc Âu và Scandinavia có thể tập hợp các nguồn lực,” bà Hill nói, “trở thành một tuyến phòng thủ khá đáng gờm.” Ngoài ra, nếu ông Putin hoặc người kế nhiệm tấn công một thành viên của NATO, ông ấy sẽ phải lo bảo vệ một đường biên giới dài hơn.

Tom Keatinge, một nhà phân tích của RUSI cho biết, các thành viên châu Âu lục địa của NATO cũng đã thể hiện sự nghiêm túc mới trong việc áp dụng các biện pháp trừng phạt. Trong quá khứ, các biện pháp trừng phạt của họ thường mang tính tượng trưng. Mặc dù các nhà lãnh đạo phương Tây đã khoa trương khi giả vờ rằng các biện pháp trừng phạt sẽ nhanh chóng khiến Nga phải quỳ gối, nhưng các quốc gia EU đã coi chúng đủ nghiêm túc để cập nhật luật pháp của họ nhiều lần nhằm thực thi chúng. Điều đó quan trọng bởi vì theo dõi các biện pháp trừng phạt là một việc vất vả. Ông Keatinge nói: “Chúng là một dạng dịch cúm gà mà bạn hy vọng cuối cùng nó sẽ giết chết cả đàn gà. Giờ hình dạng mục tiêu đã thay đổi và do đó bạn cần phải ngắm lại cho đúng.”

Xem xét vị trí của châu Âu trước cuộc xâm lược của Nga, tất cả những điều này đánh dấu sự tiến bộ. Một quan điểm đang nổi lên rằng trọng tâm của NATO đang chuyển từ Pháp và Đức sang phía đông và phía bắc. Quốc phòng châu Âu đang ngày càng được xác định lại ở Ba Lan và các nước Bắc Âu, cũng như ở Ukraine. Nước Anh thời hậu Brexit cũng đã cho thấy rằng trong lĩnh vực quốc phòng và an ninh, nước này vẫn có thể đi tiên phong ở châu Âu. Nhờ sức mạnh mới này, ông Pothier nói, châu Âu, vốn luôn là một gã khổng lồ về kinh tế, đang chuyển từ một chú lùn chính trị thành một sự hiện diện rõ rệt hơn trong các vấn đề thế giới.

Tuy nhiên, bất chấp sự tiến bộ đó, các thành viên châu Âu của NATO vẫn không thể đảm đương vai trò của Mỹ. Sir Lawrence Freedman, giáo sư nghiên cứu chiến tranh tại Đại học King’s College London, cho biết: “Bất cứ điều gì châu Âu làm, nó đều làm theo từng phần nhỏ. Tầm nhìn vĩ đại về an ninh châu Âu mới không thuyết phục được nó. Bởi vì có quá nhiều quan điểm khác nhau.” Không chỉ quyền lực đang dịch chuyển về phía đông, mà giấc mơ về “quyền độc lập chiến lược của châu Âu” tách khỏi Mỹ của ông Macron dường như vẫn còn xa vời hơn bao giờ hết.

Một điều đáng lo ngại là châu Âu sẽ không đủ đoàn kết để tái thiết Ukraine. Số tiền phải chi sẽ lên tới hàng trăm tỷ đô la vào thời điểm ngân sách chính phủ trên khắp châu Âu đang bị siết chặt. Tiền không phải là yếu tố duy nhất. EU cũng có vai trò thúc đẩy văn hóa thể chế phương Tây ở Ukraine, bao gồm một môi trường pháp lý tốt và ngăn chặn tham nhũng. Viễn cảnh Ukraine gia nhập EU có thể là một động lực mạnh mẽ để cải cách, nhưng chỉ khi tư cách thành viên dường như thực sự có thể đạt được, chứ không phải là một giấc mơ tan dần, như thường thấy ở các nước khác.

Một nỗi lo khác là các nhà sản xuất vũ khí phương Tây không có khả năng trang bị vũ khí cho Ukraine để giành chiến thắng, chứ đừng nói đến việc xây dựng kho vũ khí của mình trong thời kỳ hòa bình và bổ sung kho vũ khí của chính NATO. Ukraine đang bắn đi 5.000-6.000 quả đạn mỗi ngày, gần bằng lượng mua hàng năm của một quốc gia NATO nhỏ trước khi Nga xâm lược. Các ngành công nghiệp quốc phòng của phương Tây đã lụi tàn kể từ khi Liên Xô sụp đổ.

Nếu châu Âu tỏ ra thiếu sót như trên – và, ngay bây giờ, điều đó dường như có thể xảy ra một cách đáng buồn – thì Ukraine có thể sẽ phải trả giá. Công việc lấp đầy các khoảng trống cũng như việc hô hào châu Âu giúp đỡ một lần nữa sẽ do Mỹ dẫn đầu. Việc này có thể do một tổng thống Mỹ khác thực hiện. Ông Clarke nói: “Khi mọi thứ ổn định, chúng ta có một điểm thất bại duy nhất trong liên minh phương Tây rất ấn tượng này. Và điểm thất bại duy nhất này là khả năng sẵn sàng tiếp tục của Mỹ.”

Câu hỏi địa chính trị lớn cuối cùng do cuộc chiến đặt ra là: liệu phương Tây có thể giành chiến thắng trong cuộc chiến dư luận quốc tế hay không. Chỉ một phần ba dân số thế giới sống ở các quốc gia vừa lên án Nga xâm lược vừa áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với nước này, theo Economist Intelligence Unit, tổ chức chị em của tờ báo Economist. Hầu hết họ đều là đồng minh thân cận của Mỹ. Phần còn lại có xu hướng coi cuộc chiến là cuộc cạnh tranh giữa những kẻ chuyên quyền và những kẻ đạo đức giả.

Shivshankar Menon, trước đây là nhà ngoại giao hàng đầu của Ấn Độ, đã nói thay cho nhiều người. Ông thừa nhận rằng cuộc chiến đã gây ra những tổn thất kinh tế toàn cầu và khiến hệ thống quốc tế gặp khó khăn hơn trong việc giải quyết các vấn đề như phát triển và biến đổi khí hậu. Nhưng ông bác bỏ ý kiến cho rằng các nước đang phát triển nên đứng về phía Ukraine.

Ông Menon nói: “Đó không phải là một bước ngoặt địa chính trị đối với phần còn lại của thế giới. “Chúng ta đang ở tại một thời điểm mà ranh giới địa chính trị chính vẫn là giữa Trung Quốc và Mỹ và cuộc chiến này sẽ không thay đổi được điều đó.” Ông coi cuộc chiến là một cuộc đấu tranh vì an ninh châu Âu. Bất cứ bên nào thắng, hoặc nếu không bên nào thắng, châu Âu sẽ bất ổn và trở nên phải bận tâm nhiều hơn. Ông Menon nhận thấy châu Âu vẫn là một thế lực trong nền kinh tế toàn cầu, nhưng không trở thành một thế lực về địa chính trị.

Tuy nhiên, theo ít nhất ba cách, cuộc chiến đã làm xáo trộn trật tự quốc tế. Đầu tiên là ở Châu Phi, Kavkaz và Trung Á, nơi các nhà ngoại giao của Nga đang nỗ lực hết sức để củng cố ảnh hưởng của mình. Mặc dù Nga đang giữ được vị thế của mình ở châu Phi, nhưng họ đang mất dần vị thế ở những nơi khác.

Khi Azerbaijan, được Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn, phát động một cuộc chiến hạn chế chống lại Armenia vào tháng 9, Nga đã không thể ngăn chặn thất bại của quốc gia đồng minh. Tổng thống Kazakhstan, Kassym-Jomart Tokayev, đã mang ơn những người lính dù Nga đã giúp trấn áp một cuộc nổi dậy ngay trước cuộc chiến ở Ukraine. Tuy nhiên, ông Tokayev không hề cảm thấy hối tiếc khi được ông Tập ve vãn, khi ông Tập đã đến gặp ông ngay trước một hội nghị thượng đỉnh khu vực, nơi ông Putin bị cả Trung Quốc và Ấn Độ chỉ trích. 

Điều khó chịu thứ hai đối với chính trị toàn cầu là lời đe dọa sử dụng bom hạt nhân của ông Putin. Mặc dù ông đã thất bại trong việc ngăn chặn phương Tây cung cấp vũ khí tiên tiến cho Ukraine, nhưng ông đã làm chậm quá trình vận chuyển vũ khí này. Ông Putin đã thành công một nửa, ông Pothier nói. “Ông ấy thực sự đã gieo rắc nỗi sợ hãi trong dân chúng và thậm chí cho cả các nhà lãnh đạo của chúng tôi.”

Ngay cả sự xói mòn có giới hạn của điều cấm kỵ đối với việc sử dụng vũ khí hạt nhân cũng là một vấn đề đối với tất cả các quốc gia. Nếu ông Putin được coi là đã giành được lợi thế từ những lời đe dọa hạt nhân, thì đó sẽ là động cơ khuyến khích những quốc gia xâm lược khác sở hữu bom hạt nhân và đe dọa sử dụng nó. Trong bối cảnh Nga và Mỹ đang gặp khó khăn trong việc thống nhất về kiểm soát vũ khí hạt nhân, nguy cơ phổ biến vũ khí này trở nên ngày càng lớn. Tống tiền hạt nhân là một mối lo ngại đặc biệt đối với Ấn Độ. Nước này có ưu thế về vũ khí thông thường so với đối thủ Pakistan, và Pakistan đã đầu tư rất nhiều vào vũ khí hạt nhân tầm ngắn để bù đắp lại chênh lệch.

Cuối cùng, cuộc chiến đang đẩy Nga vào vòng tay của Trung Quốc. Trong thời kỳ Liên Xô, Trung Quốc coi Nga là một mối đe dọa. Giờ đây, khi biên giới phía bắc rộng lớn đã yên bình, ông Tập có thể chuyển các nguồn lực quân sự sang nơi khác. Trung Quốc cũng được hưởng lợi từ đồng minh Nga có cùng chí hướng tại Liên Hợp Quốc, nơi Trung Quốc có thể tọa sơn quan hổ đấu trong khi Nga hành động như một kẻ bắt nạt hung hãn. Và cuối cùng, Alexander Gabuev của Tổ chức Carnegie vì Hòa bình Quốc tế, một tổ chức tư vấn, lưu ý rằng Nga có nguồn hàng hóa có giá trị, và chúng đang ngày càng được cung cấp theo các điều kiện của Trung Quốc.

Ông Gabuev nói: “Tôi có thể đoán rằng vũ khí hiện đại của Nga cũng được cung cấp cho Trung Quốc theo cách đó.” Ông lưu ý, Trung Quốc vẫn dựa vào Nga để có một số thành phần quân sự quan trọng, điều này làm cho tình hữu nghị trở thành trung tâm trong bất kỳ kế hoạch nào mà Trung Quốc có thể có để xâm chiếm Đài Loan.

Biểu dương lực lượng

Trong SHAPE tháng này, họ đang lên kế hoạch cho cuộc tập trận lớn nhất từ ​​trước đến nay của NATO, được gọi là Người bảo vệ ổn định. Được lên kế hoạch vào đầu năm 2024, nó sẽ có sự tham gia của hàng chục nghìn quân dưới sự chỉ huy của liên minh. Trong quá khứ, NATO thường ít hơn tổng số các bộ phận của nó. Bài tập sẽ là một bài kiểm tra học thuyết mới, được gọi là Ngăn chặn và Phòng thủ, và là kết quả của bốn năm làm việc. Ý tưởng của nó là thâm nhập sâu vào các quân đội quốc gia để thể hiện sức mạnh trong tất cả các lĩnh vực, từ các trận chiến trên bộ đến chiến tranh mạng.

Cuộc tập trận cũng nhằm chứng minh cho ông Putin thấy rằng một cuộc tấn công vào một thành viên của liên minh sẽ là một thảm họa. Các tướng lĩnh của NATO muốn ngăn chặn một tính toán sai lầm mà họ tin rằng ông ấy đã thực hiện khi xâm lược Ukraine.

Chưa hết, quy mô của tính toán sai lầm đó vẫn chưa được xác định. Thành công của Nga trên chiến trường vào mùa xuân, hoặc thậm chí là đóng băng cuộc xung đột ở dạng hiện tại, kết hợp với chương trình hỗ trợ và tái vũ trang Ukraine nửa vời hoặc thiếu hiệu quả, sẽ khẳng định quan điểm của ông rằng phương Tây đang suy tàn.

Ngay cả những quốc gia cho rằng cuộc xâm lược của ông Putin là đáng trách vẫn có thể kết luận rằng sức mạnh của phương Tây đang suy yếu nếu họ không cứu được Ukraine. Nhưng nếu được cung cấp vũ khí, tiền bạc và hỗ trợ chính trị, Ukraine vẫn có thể chiếm ưu thế. Nhờ lòng dũng cảm và sức mạnh của việc đi trước làm gương, người dân Ukraine đã giành được cơ hội đó. Không thể có khoản đầu tư nào tốt hơn cho việc đầu tư vào an ninh phương Tây.

The Economist

Nguồn: https://www.economist.com/briefing/2023/02/18/what-ukraine-means-for-the-world

Cù Tuấn dịch

Nguồn:

https://www.facebook.com/tuan.cu.5/posts/pfbid02RiV8gtovbmX3nqcQdHH1TDh9RrP89EnCJ1et1VwjPAfDh2fvPn3sT1HeSvtcUxvKl

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024

Post by Sponsored content



Sponsored content


Back to top Go down

Page 46 of 55 Previous  1 ... 24 ... 45, 46, 47 ... 50 ... 55  Next

View previous topic View next topic Back to top

- Similar topics

Permissions in this forum:
You can reply to topics in this forum