Hồ sơ đen tối của Uber: Bí mật kinh doanh phi đạo đức Vén màn hồ s
Page 1 of 1 • Share
Hồ sơ đen tối của Uber: Bí mật kinh doanh phi đạo đức Vén màn hồ s
Hồ sơ đen tối của Uber: Bí mật kinh doanh phi đạo đức
Vén màn hồ sơ đen tối của Uber
Hiếu Chân
12 tháng 7, 2022 - Sài Gòn nhỏ
Ảnh: tingey-injury-law-firm-unsplash
Truyền thông quốc tế đang dậy sóng với hàng loạt bài tiết lộ bí mật kinh doanh không mấy sạch sẽ của một công ty khá quen thuộc với người dân nhiều nước: Uber.
Hai mặt của Uber
Ra đời năm 2009 tại thành phố San Francisco, Hoa Kỳ như một dịch vụ kết nối người lái xe và khách cần đi xe thông qua một ứng dụng điện toán (app) trên điện thoại di động, Uber đã lớn nhanh như thổi. Theo Wikipedia, đến cuối năm 2021, Uber đã có hoạt động tại 10,500 thành phố thuộc 72 quốc gia; có 118 triệu khách hàng thường xuyên sử dụng dịch vụ Uber hàng tháng và mỗi ngày thực hiện 19 triệu “cuốc” xe. Nhiều người cho rằng, Uber là công ty vận tải hành khách lớn nhất thế giới dù không sở hữu chiếc xe nào mà chỉ “ăn chia” tiền huê hồng mỗi chuyến xe mà Uber kết nối thành công.
Đáng chú ý là mô hình kinh doanh của Uber đặt nền móng cho sự ra đời của một phương thức kinh doanh mới mà các nhà kinh tế học gọi là “kinh tế chia sẻ”. Rất nhiều công ty khác đã bắt chước mô hình của Uber, cả trong dịch vụ vận tải khách bằng xe hơi, xe gắn máy lẫn giao nhận thực phẩm, nhu yếu phẩm, chia sẻ phòng nghỉ, xe đạp và nhiều lĩnh vực khác. Ở một số thị trường như Việt Nam, sau thời gian thành công ban đầu Uber rút đi và đổi lấy cổ phần trong các công ty địa phương mới mọc lên theo mô hình của Uber.
Cũng như nhiều công ty khác, Uber thường xuyên bị phê phán về cách đối xử với những người lái xe – mà công ty gọi là “các nhà thầu độc lập” hoặc “nhân viên hợp đồng” (gig worker) để tránh bảo đảm phúc lợi cho họ – làm sụp đổ các doanh nghiệp taxi truyền thống và làm gia tăng nạn tắc đường ở các đô thị. Uber cũng bị lên án về những cung cách làm ăn phi đạo đức như dùng tiền mua chuộc các chính trị gia, các ông chủ tổ chức truyền thông, từ đó thao túng các chính sách điều hành thị trường sao cho có lợi nhất cho công ty v.v… Tính chất hợp pháp của Uber bị nghi ngờ và tại nhiều nước, công ty đã bị cấm hoạt động.
Ảnh: pexels-freestocksorg
Mới đây, Mark MacGann, cựu giám đốc quan hệ với chính phủ của Uber tại Châu Âu, Trung Đông và Châu Phi đã trao đổi với báo The Guardian (Anh quốc) 124,000 tài liệu về hoạt động của Uber tại 40 quốc gia, từ 2013 đến 2017; trong đó tiết lộ những cách thức mà công ty vi phạm pháp luật, lừa gạt cảnh sát và các cơ quan quản lý, lợi dụng tình trạng bạo lực đối với người lái xe và bí mật vận động chính phủ trên toàn thế giới.
“Hồ sơ Uber” là một cuộc điều tra toàn cầu dựa trên kho tài liệu đó. Báo The Guardian đã chia sẻ dữ liệu với 180 nhà báo ở 29 quốc gia thông qua Hiệp hội các nhà báo điều tra quốc tế (ICIJ). Các nhà báo từ 29 quốc gia đã tham gia nỗ lực phân tích các hồ sơ trong vòng bốn tháng và đã công bố thành những loạt bài tường thuật gây chấn động trên các tờ báo lớn The Guardian, The Washington Post...
Trong một tuyên bố, Uber cho biết: “Chúng tôi không và sẽ không bào chữa cho những hành vi trong quá khứ rõ ràng không phù hợp với giá trị hiện tại của chúng tôi. Thay vào đó, chúng tôi yêu cầu công chúng đánh giá chúng tôi bằng những gì chúng tôi đã làm trong 5 năm qua và chúng tôi sẽ làm gì trong những năm tới.”
Những hành vi không thể bào chữa trong quá khứ của Uber là gì?
“Bạo lực bảo đảm thành công”
Sự xuất hiện của dịch vụ Uber với những tiện ích mới như khách dễ dàng đặt xe bằng vài cú chạm trên màn hình điện thoại, giá cước rẻ và được báo trước cho khách, khách biết họ tên, loại xe, bảng số của tài xế… thật sự là cơn ác mộng đối với những người lái xe taxi truyền thống trước viễn cảnh nồi cơm của họ bị đập bể.
Trong hậu trường, các giám đốc điều hành Uber đang bơm hàng tỷ đôla tiền của nhà đầu tư vào một chiến lược có mục đích rõ ràng là hạ gục các “Big Taxi” và đánh bại các đối thủ khác. Theo tiết lộ, mỗi khi khai trương hoạt động ở một thành phố mới, Uber đã đốt hàng triệu đôla để lôi kéo lái xe và người đi xe đến với dịch vụ của mình. Ở một số nơi, lúc đầu Uber trả gần 90% thu nhập của các tài xế, về cơ bản là tạo ra các chuyến đi xe miễn phí để lôi kéo khách hàng. Sau đó khi hoạt động đã ổn định, Uber đột ngột thay đổi cách tính giá cước và tỷ lệ “ăn chia”. Số tiền khổng lồ trợ cấp cho tài xế bị rút lại làm giảm mạnh thu nhập của những người lái xe đã mua hoặc thuê xe ô tô để làm việc cho công ty.
Các tài xế taxi truyền thống càng tuyệt vọng hơn sau khi khách đi xe đã quen với dịch vụ gọi xe của Uber. Xung đột giữa các lái xe taxi truyền thống và lái xe Uber đã diễn ra ở nhiều thành phố, tiêu biểu là Paris, thủ đô nước Pháp, một thị trường quan trọng của Uber.
Khi lái xe của các hãng taxi Paris xuống đường, làm tắc nghẽn đường phố, bạo lực đã bùng nổ giữa hai nhóm tài xế taxi và Uber. Tổng Giám đốc điều hành lúc đó của Uber, Travis Kalanick, nhắn tin cho các giám đốc điều hành “bạo lực đảm bảo thành công” và coi bạo lực đối với các tài xế Uber là một điều tốt mà Uber phải tận dụng để giành được sự ủng hộ và thiện cảm của các cơ quan quản lý và công chúng.
Tài liệu cho thấy đằng sau hậu trường, Uber đã cung cấp thông tin chi tiết cho các nhà báo về bạo lực của cánh tài xế taxi đồng thời kích hoạt các nhà vận động hành lang thúc đẩy các chính trị gia thay đổi quy định để làm cho hoạt động của công ty trở nên hợp pháp. Uber đã không màng tới mối nguy hiểm mà các tài xế phải chịu trong các vụ xung đột, coi họ như những “con tốt” (pawn) trong việc thực hiện tham vọng của Uber.
Sử dụng công nghệ qua mặt cơ quan điều tra
Khi lấn sang các thị trường địa phương, Uber đã chuyển sang sử dụng các công cụ công nghệ để phá vỡ các cuộc kiểm tra và che giấu hoạt động của mình trước cơ quan thực thi pháp luật.
Tài liệu cho biết Uber đã khai thác các công cụ được gọi là “công tắc tiêu diệt” (kill-switch) có tên Greyball và Casper để cản trở các cơ quan chức năng đang điều tra hoạt động của họ. Trong một số trường hợp, công tắc tiêu diệt được bật lên để cắt quyền truy cập từ xa vào các hệ thống nội bộ của Uber khi các cơ quan quản lý đột kích các văn phòng công ty.
“Hãy nhấn công tắc tiêu diệt càng sớm càng tốt”, Kalanick viết trong email, ra lệnh cho cấp dưới cắt đứt các thiết bị khác khỏi hệ thống của công ty sau khi cảnh sát đột kích văn phòng ở Amsterdam vào tháng Tư năm 2015. “Quyền truy cập phải bị tắt ở AMS”, mã hiệu ba chữ cái chỉ thành phố Amsterdam của Hà Lan.
Ông Mark MacGann, người tiết lộ Hồ sơ Uber, còn kể lại kinh nghiệm cá nhân của ông, cho thấy Uber sử dụng những công cụ công nghệ có biệt danh là “God View” để theo dõi hành vi của khách hàng sử dụng dịch vụ của hãng, vi phạm quyền riêng tư của những người họ nhắm phục vụ.
Vũ khí bí mật: Emmanuel Macron
Một trong những đồng minh đáng tin cậy của Uber ở Châu Âu chính là Tổng thống Pháp Emmanuel Macron.
Khi Emmanuel Macron tranh cử tổng thống Pháp vào năm 2017, một trong những lời hứa trong chiến dịch tranh cử của ông là đưa Pháp trở thành một quốc gia khởi nghiệp và thực tế ông Macron đã coi Uber và các công ty đa quốc gia khác là một phần của kế hoạch đó. Nhưng các tài liệu cho thấy Macron, khi còn là Bộ trưởng Kinh tế Pháp, đã đi xa hơn nhiều để đạt được mục tiêu của mình. Thông điệp nội bộ của các giám đốc điều hành công ty từ năm 2013 đến năm 2017 cho thấy sự ủng hộ của Macron đôi khi đã mâu thuẫn với các chính sách của chính phủ cánh tả mà ông phục vụ.
Các nhà quản lý Uber và các nhà vận động hành lang tin rằng Macron sẵn sàng hỗ trợ họ bằng cách thúc đẩy các nhà quản lý “bớt bảo thủ hơn”, nới lỏng các quy tắc hạn chế hoạt động của công ty. Đôi khi, trong chương trình truyền thông nội bộ chính các giám đốc của Uber cũng phải ngạc nhiên về mức độ hậu thuẫn mà ông Macron dành cho họ. Có người nói Macron chính là vũ khí bí mật của Uber ở châu Âu.
Bắt tay với tài phiệt Nga
Hồ sơ Uber cho thấy công ty đã ký kết các hợp đồng đầu tư với các nhà tài phiệt Nga trong nỗ lực kết thân với Tổng thống Vladimir Putin. Hồ sơ Uber cung cấp một cái nhìn chi tiết về nỗ lực của Uber trong việc hợp tác với một số người giàu nhất nước Nga cũng như người đứng đầu có ảnh hưởng của ngân hàng lớn nhất đất nước, ngay cả sau khi Nga sáp nhập Crimea vào năm 2014 và chủ nghĩa độc tài ngày càng tăng ở Nga.
Uber còn thuê cả một chuyên gia vận động hành lang với số tiền lên tới $650,000 để vận động cho việc mở rộng hoạt động của Uber tại Nga, bất chấp các luật sư của Uber lo ngại việc đó phải chịu rủi ro theo luật cấm vận của Mỹ. Cuối cùng, thành công của công ty Uber tại Nga cũng bị giới hạn, mà không được như các giám đốc mong muốn.
Biến các các công ty truyền thông thành đối tác chiến lược
Khi gặp phải trở ngại trong việc mở rộng sang các thị trường mới, Uber đã theo đuổi một chiến dịch gây ảnh hưởng toàn cầu để cố gắng định hình chính sách của chính phủ và quan điểm của công chúng. Dấu hiệu nổi bật của chiến dịch đó là mời những người và tổ chức có ảnh hưởng trong các thị trường, bao gồm chủ sở hữu của một số tổ chức truyền thông lớn – hợp tác với tư cách “nhà đầu tư chiến lược”, với hy vọng khai thác các mối quan hệ cấp cao của họ để truyền đi thông điệp có lợi.“Chúng tôi không thực sự cần tiền, chúng tôi tin rằng chúng tôi đang giúp họ bằng cách lấy tiền của họ, bởi vì chúng tôi muốn có quyền tiếp cận chính trị cấp cao nhất và ảnh hưởng đi kèm với tiền,” một cựu quan chức hàng đầu của Uber nói với The Washington Post với điều kiện giấu tên.
Tại Đức, Uber thiết lập quan hệ đối tác với tờ báo lá cải nổi tiếng Bild, tin rằng qua đó họ có thể tiếp cận Thủ tướng Angela Merkel và các quan chức chính phủ hàng đầu khác. Sau khi công ty mẹ của Bild đầu tư vào Uber, Tổng giám đốc Kalanick đã gây được chú ý tại một hội nghị ở Berlin do công ty truyền thông Bild tài trợ, nơi ông ta được phỏng vấn trên sân khấu bởi nhà xuất bản của Bild, một sự kiện thu hút sự chú ý trên toàn cầu.
Uber cho biết công ty tìm kiếm quan hệ đối tác với các nhà lãnh đạo truyền thông để “có thể giúp chúng tôi hiểu một số thị trường nhất định và phát triển doanh nghiệp của mình”, nhưng nói rằng các hợp đồng giữa công ty với các phương tiện truyền thông không nhằm dẫn đến việc đưa tin hoặc viết bài thuận lợi cho Uber. Các đối tác truyền thông của Uber cũng cho biết những giao dịch này là các khoản đầu tư do các bộ phận kinh doanh của công ty thu xếp mà không ảnh hưởng đến tính độc lập trong các hoạt động tin tức của họ.
Ảnh: Pixabay
Sau năm 2017, người sáng lập kiêm Tổng giám đốc Uber Travis Kalanick bị đẩy khỏi công ty; giá trị vốn hóa thị trường của Uber giảm mạnh từ khoảng $50 tỷ xuống còn $19 tỷ hiện nay và vẫn liên tục bị lỗ suốt nhiều năm qua. Các giám đốc điều hành của Uber gần như đã được thay thế toàn bộ bằng lớp người mới, hành xử đúng pháp luật và đạo lý hơn. Uber vẫn là một ông lớn trong lĩnh vực kinh tế chia sẻ. Tại thị trường Mỹ, đến tháng Giêng 2022, Uber vẫn chiếm 71% thị phần dịch vụ vận chuyển hành khách bằng kết nối công nghệ, 27% thị phần dịch vụ giao thức ăn. Vụ bùng nổ Hồ sơ Uber chắc chắn sẽ khiến các cơ quan quản lý và thi hành pháp luật để ý và có thể dẫn tới những tổn thất cho công ty trong những ngày tới.
Vén màn hồ sơ đen tối của Uber
Hiếu Chân
12 tháng 7, 2022 - Sài Gòn nhỏ
Ảnh: tingey-injury-law-firm-unsplash
Truyền thông quốc tế đang dậy sóng với hàng loạt bài tiết lộ bí mật kinh doanh không mấy sạch sẽ của một công ty khá quen thuộc với người dân nhiều nước: Uber.
Hai mặt của Uber
Ra đời năm 2009 tại thành phố San Francisco, Hoa Kỳ như một dịch vụ kết nối người lái xe và khách cần đi xe thông qua một ứng dụng điện toán (app) trên điện thoại di động, Uber đã lớn nhanh như thổi. Theo Wikipedia, đến cuối năm 2021, Uber đã có hoạt động tại 10,500 thành phố thuộc 72 quốc gia; có 118 triệu khách hàng thường xuyên sử dụng dịch vụ Uber hàng tháng và mỗi ngày thực hiện 19 triệu “cuốc” xe. Nhiều người cho rằng, Uber là công ty vận tải hành khách lớn nhất thế giới dù không sở hữu chiếc xe nào mà chỉ “ăn chia” tiền huê hồng mỗi chuyến xe mà Uber kết nối thành công.
Đáng chú ý là mô hình kinh doanh của Uber đặt nền móng cho sự ra đời của một phương thức kinh doanh mới mà các nhà kinh tế học gọi là “kinh tế chia sẻ”. Rất nhiều công ty khác đã bắt chước mô hình của Uber, cả trong dịch vụ vận tải khách bằng xe hơi, xe gắn máy lẫn giao nhận thực phẩm, nhu yếu phẩm, chia sẻ phòng nghỉ, xe đạp và nhiều lĩnh vực khác. Ở một số thị trường như Việt Nam, sau thời gian thành công ban đầu Uber rút đi và đổi lấy cổ phần trong các công ty địa phương mới mọc lên theo mô hình của Uber.
Cũng như nhiều công ty khác, Uber thường xuyên bị phê phán về cách đối xử với những người lái xe – mà công ty gọi là “các nhà thầu độc lập” hoặc “nhân viên hợp đồng” (gig worker) để tránh bảo đảm phúc lợi cho họ – làm sụp đổ các doanh nghiệp taxi truyền thống và làm gia tăng nạn tắc đường ở các đô thị. Uber cũng bị lên án về những cung cách làm ăn phi đạo đức như dùng tiền mua chuộc các chính trị gia, các ông chủ tổ chức truyền thông, từ đó thao túng các chính sách điều hành thị trường sao cho có lợi nhất cho công ty v.v… Tính chất hợp pháp của Uber bị nghi ngờ và tại nhiều nước, công ty đã bị cấm hoạt động.
Ảnh: pexels-freestocksorg
Mới đây, Mark MacGann, cựu giám đốc quan hệ với chính phủ của Uber tại Châu Âu, Trung Đông và Châu Phi đã trao đổi với báo The Guardian (Anh quốc) 124,000 tài liệu về hoạt động của Uber tại 40 quốc gia, từ 2013 đến 2017; trong đó tiết lộ những cách thức mà công ty vi phạm pháp luật, lừa gạt cảnh sát và các cơ quan quản lý, lợi dụng tình trạng bạo lực đối với người lái xe và bí mật vận động chính phủ trên toàn thế giới.
“Hồ sơ Uber” là một cuộc điều tra toàn cầu dựa trên kho tài liệu đó. Báo The Guardian đã chia sẻ dữ liệu với 180 nhà báo ở 29 quốc gia thông qua Hiệp hội các nhà báo điều tra quốc tế (ICIJ). Các nhà báo từ 29 quốc gia đã tham gia nỗ lực phân tích các hồ sơ trong vòng bốn tháng và đã công bố thành những loạt bài tường thuật gây chấn động trên các tờ báo lớn The Guardian, The Washington Post...
Trong một tuyên bố, Uber cho biết: “Chúng tôi không và sẽ không bào chữa cho những hành vi trong quá khứ rõ ràng không phù hợp với giá trị hiện tại của chúng tôi. Thay vào đó, chúng tôi yêu cầu công chúng đánh giá chúng tôi bằng những gì chúng tôi đã làm trong 5 năm qua và chúng tôi sẽ làm gì trong những năm tới.”
Những hành vi không thể bào chữa trong quá khứ của Uber là gì?
“Bạo lực bảo đảm thành công”
Sự xuất hiện của dịch vụ Uber với những tiện ích mới như khách dễ dàng đặt xe bằng vài cú chạm trên màn hình điện thoại, giá cước rẻ và được báo trước cho khách, khách biết họ tên, loại xe, bảng số của tài xế… thật sự là cơn ác mộng đối với những người lái xe taxi truyền thống trước viễn cảnh nồi cơm của họ bị đập bể.
Trong hậu trường, các giám đốc điều hành Uber đang bơm hàng tỷ đôla tiền của nhà đầu tư vào một chiến lược có mục đích rõ ràng là hạ gục các “Big Taxi” và đánh bại các đối thủ khác. Theo tiết lộ, mỗi khi khai trương hoạt động ở một thành phố mới, Uber đã đốt hàng triệu đôla để lôi kéo lái xe và người đi xe đến với dịch vụ của mình. Ở một số nơi, lúc đầu Uber trả gần 90% thu nhập của các tài xế, về cơ bản là tạo ra các chuyến đi xe miễn phí để lôi kéo khách hàng. Sau đó khi hoạt động đã ổn định, Uber đột ngột thay đổi cách tính giá cước và tỷ lệ “ăn chia”. Số tiền khổng lồ trợ cấp cho tài xế bị rút lại làm giảm mạnh thu nhập của những người lái xe đã mua hoặc thuê xe ô tô để làm việc cho công ty.
Các tài xế taxi truyền thống càng tuyệt vọng hơn sau khi khách đi xe đã quen với dịch vụ gọi xe của Uber. Xung đột giữa các lái xe taxi truyền thống và lái xe Uber đã diễn ra ở nhiều thành phố, tiêu biểu là Paris, thủ đô nước Pháp, một thị trường quan trọng của Uber.
Khi lái xe của các hãng taxi Paris xuống đường, làm tắc nghẽn đường phố, bạo lực đã bùng nổ giữa hai nhóm tài xế taxi và Uber. Tổng Giám đốc điều hành lúc đó của Uber, Travis Kalanick, nhắn tin cho các giám đốc điều hành “bạo lực đảm bảo thành công” và coi bạo lực đối với các tài xế Uber là một điều tốt mà Uber phải tận dụng để giành được sự ủng hộ và thiện cảm của các cơ quan quản lý và công chúng.
Tài liệu cho thấy đằng sau hậu trường, Uber đã cung cấp thông tin chi tiết cho các nhà báo về bạo lực của cánh tài xế taxi đồng thời kích hoạt các nhà vận động hành lang thúc đẩy các chính trị gia thay đổi quy định để làm cho hoạt động của công ty trở nên hợp pháp. Uber đã không màng tới mối nguy hiểm mà các tài xế phải chịu trong các vụ xung đột, coi họ như những “con tốt” (pawn) trong việc thực hiện tham vọng của Uber.
Sử dụng công nghệ qua mặt cơ quan điều tra
Khi lấn sang các thị trường địa phương, Uber đã chuyển sang sử dụng các công cụ công nghệ để phá vỡ các cuộc kiểm tra và che giấu hoạt động của mình trước cơ quan thực thi pháp luật.
Tài liệu cho biết Uber đã khai thác các công cụ được gọi là “công tắc tiêu diệt” (kill-switch) có tên Greyball và Casper để cản trở các cơ quan chức năng đang điều tra hoạt động của họ. Trong một số trường hợp, công tắc tiêu diệt được bật lên để cắt quyền truy cập từ xa vào các hệ thống nội bộ của Uber khi các cơ quan quản lý đột kích các văn phòng công ty.
“Hãy nhấn công tắc tiêu diệt càng sớm càng tốt”, Kalanick viết trong email, ra lệnh cho cấp dưới cắt đứt các thiết bị khác khỏi hệ thống của công ty sau khi cảnh sát đột kích văn phòng ở Amsterdam vào tháng Tư năm 2015. “Quyền truy cập phải bị tắt ở AMS”, mã hiệu ba chữ cái chỉ thành phố Amsterdam của Hà Lan.
Ông Mark MacGann, người tiết lộ Hồ sơ Uber, còn kể lại kinh nghiệm cá nhân của ông, cho thấy Uber sử dụng những công cụ công nghệ có biệt danh là “God View” để theo dõi hành vi của khách hàng sử dụng dịch vụ của hãng, vi phạm quyền riêng tư của những người họ nhắm phục vụ.
Vũ khí bí mật: Emmanuel Macron
Một trong những đồng minh đáng tin cậy của Uber ở Châu Âu chính là Tổng thống Pháp Emmanuel Macron.
Khi Emmanuel Macron tranh cử tổng thống Pháp vào năm 2017, một trong những lời hứa trong chiến dịch tranh cử của ông là đưa Pháp trở thành một quốc gia khởi nghiệp và thực tế ông Macron đã coi Uber và các công ty đa quốc gia khác là một phần của kế hoạch đó. Nhưng các tài liệu cho thấy Macron, khi còn là Bộ trưởng Kinh tế Pháp, đã đi xa hơn nhiều để đạt được mục tiêu của mình. Thông điệp nội bộ của các giám đốc điều hành công ty từ năm 2013 đến năm 2017 cho thấy sự ủng hộ của Macron đôi khi đã mâu thuẫn với các chính sách của chính phủ cánh tả mà ông phục vụ.
Các nhà quản lý Uber và các nhà vận động hành lang tin rằng Macron sẵn sàng hỗ trợ họ bằng cách thúc đẩy các nhà quản lý “bớt bảo thủ hơn”, nới lỏng các quy tắc hạn chế hoạt động của công ty. Đôi khi, trong chương trình truyền thông nội bộ chính các giám đốc của Uber cũng phải ngạc nhiên về mức độ hậu thuẫn mà ông Macron dành cho họ. Có người nói Macron chính là vũ khí bí mật của Uber ở châu Âu.
Bắt tay với tài phiệt Nga
Hồ sơ Uber cho thấy công ty đã ký kết các hợp đồng đầu tư với các nhà tài phiệt Nga trong nỗ lực kết thân với Tổng thống Vladimir Putin. Hồ sơ Uber cung cấp một cái nhìn chi tiết về nỗ lực của Uber trong việc hợp tác với một số người giàu nhất nước Nga cũng như người đứng đầu có ảnh hưởng của ngân hàng lớn nhất đất nước, ngay cả sau khi Nga sáp nhập Crimea vào năm 2014 và chủ nghĩa độc tài ngày càng tăng ở Nga.
Uber còn thuê cả một chuyên gia vận động hành lang với số tiền lên tới $650,000 để vận động cho việc mở rộng hoạt động của Uber tại Nga, bất chấp các luật sư của Uber lo ngại việc đó phải chịu rủi ro theo luật cấm vận của Mỹ. Cuối cùng, thành công của công ty Uber tại Nga cũng bị giới hạn, mà không được như các giám đốc mong muốn.
Biến các các công ty truyền thông thành đối tác chiến lược
Khi gặp phải trở ngại trong việc mở rộng sang các thị trường mới, Uber đã theo đuổi một chiến dịch gây ảnh hưởng toàn cầu để cố gắng định hình chính sách của chính phủ và quan điểm của công chúng. Dấu hiệu nổi bật của chiến dịch đó là mời những người và tổ chức có ảnh hưởng trong các thị trường, bao gồm chủ sở hữu của một số tổ chức truyền thông lớn – hợp tác với tư cách “nhà đầu tư chiến lược”, với hy vọng khai thác các mối quan hệ cấp cao của họ để truyền đi thông điệp có lợi.“Chúng tôi không thực sự cần tiền, chúng tôi tin rằng chúng tôi đang giúp họ bằng cách lấy tiền của họ, bởi vì chúng tôi muốn có quyền tiếp cận chính trị cấp cao nhất và ảnh hưởng đi kèm với tiền,” một cựu quan chức hàng đầu của Uber nói với The Washington Post với điều kiện giấu tên.
Tại Đức, Uber thiết lập quan hệ đối tác với tờ báo lá cải nổi tiếng Bild, tin rằng qua đó họ có thể tiếp cận Thủ tướng Angela Merkel và các quan chức chính phủ hàng đầu khác. Sau khi công ty mẹ của Bild đầu tư vào Uber, Tổng giám đốc Kalanick đã gây được chú ý tại một hội nghị ở Berlin do công ty truyền thông Bild tài trợ, nơi ông ta được phỏng vấn trên sân khấu bởi nhà xuất bản của Bild, một sự kiện thu hút sự chú ý trên toàn cầu.
Uber cho biết công ty tìm kiếm quan hệ đối tác với các nhà lãnh đạo truyền thông để “có thể giúp chúng tôi hiểu một số thị trường nhất định và phát triển doanh nghiệp của mình”, nhưng nói rằng các hợp đồng giữa công ty với các phương tiện truyền thông không nhằm dẫn đến việc đưa tin hoặc viết bài thuận lợi cho Uber. Các đối tác truyền thông của Uber cũng cho biết những giao dịch này là các khoản đầu tư do các bộ phận kinh doanh của công ty thu xếp mà không ảnh hưởng đến tính độc lập trong các hoạt động tin tức của họ.
Ảnh: Pixabay
Sau năm 2017, người sáng lập kiêm Tổng giám đốc Uber Travis Kalanick bị đẩy khỏi công ty; giá trị vốn hóa thị trường của Uber giảm mạnh từ khoảng $50 tỷ xuống còn $19 tỷ hiện nay và vẫn liên tục bị lỗ suốt nhiều năm qua. Các giám đốc điều hành của Uber gần như đã được thay thế toàn bộ bằng lớp người mới, hành xử đúng pháp luật và đạo lý hơn. Uber vẫn là một ông lớn trong lĩnh vực kinh tế chia sẻ. Tại thị trường Mỹ, đến tháng Giêng 2022, Uber vẫn chiếm 71% thị phần dịch vụ vận chuyển hành khách bằng kết nối công nghệ, 27% thị phần dịch vụ giao thức ăn. Vụ bùng nổ Hồ sơ Uber chắc chắn sẽ khiến các cơ quan quản lý và thi hành pháp luật để ý và có thể dẫn tới những tổn thất cho công ty trong những ngày tới.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Similar topics
» THỜI MẠT PHÁP -Đi Tu Là Nghề, Chùa Thì Kinh Doanh, Sư Là Nhà Kinh Tế
» Những rủi ro thực sự khi kinh doanh tại Trung Quốc
» Kinh doanh tâm linh
» Hộ kinh khủng doanh cá nhân là gì ?
» Hộ kinh doanh cá thể có được xuất hoá đơn điện tử không?
» Những rủi ro thực sự khi kinh doanh tại Trung Quốc
» Kinh doanh tâm linh
» Hộ kinh khủng doanh cá nhân là gì ?
» Hộ kinh doanh cá thể có được xuất hoá đơn điện tử không?
Page 1 of 1
Permissions in this forum:
You can reply to topics in this forum