Our forum runs best with JavaScript enabled !

Tàu: “Hãy giao nhà cho chúng tôi!” – Những nạn nhân giận dữ trong cuộc khủng hoảng bất động sản ở Trung Quốc (Don Weinland)

Page 1 of 4 1, 2, 3, 4  Next

View previous topic View next topic Go down

Tàu: “Hãy giao nhà cho chúng tôi!” – Những nạn nhân giận dữ trong cuộc khủng hoảng bất động sản ở Trung Quốc (Don Weinland) Empty Tàu: “Hãy giao nhà cho chúng tôi!” – Những nạn nhân giận dữ trong cuộc khủng hoảng bất động sản ở Trung Quốc (Don Weinland)

Post by LDN Tue Nov 01, 2022 8:05 am

Trung Quốc và sự trỗi dậy của liên minh ‘thế giới phương Tây’

Nghiencuuquocte 

Nguồn: Gideon Rachman, “Xi Jinping’s China and the rise of the ‘global west’,” Financial Times, 24/10/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Các nền dân chủ tiên tiến trên thế giới đang tập hợp cùng nhau trong nỗ lực chống lại ảnh hưởng quốc tế của Trung Quốc.

Đó là một cảnh tượng sẽ định hình cả một thế hệ. Cảnh cựu chủ tịch Hồ Cẩm Đào bị ép rời khỏi hàng ghế đầu của Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc ở Bắc Kinh là một màn kịch chính trị – nhằm gửi đi thông điệp về sự tàn nhẫn và quyền lực tối cao của Tập Cận Bình. Những người trung thành với Tập hiện đang nắm giữ tất cả các vị trí cao nhất trong đảng. Chẳng còn ai nghi ngờ việc nhà lãnh đạo Trung Quốc có ý định nắm quyền suốt đời và rằng ông ta sẽ tiêu diệt bất cứ ai cản đường mình – dù là ở trong hay ngoài nước.

Những sự kiện kiểu này ở Bắc Kinh sẽ củng cố ý tưởng được nêu ra trong Chiến lược An ninh Quốc gia mới của chính quyền Biden, rằng “Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là thách thức địa chính trị quan trọng nhất của nước Mỹ.”

Dù người Nga đang gây chiến ở châu Âu, điều đáng ngạc nhiên là Mỹ vẫn xác định Trung Quốc là mối đe dọa lớn hơn. Người Mỹ coi Trung Quốc là một siêu cường đối thủ với tham vọng toàn cầu – trong khi Nga chỉ là một cường quốc đang suy yếu, dù nguy hiểm, ngày càng phụ thuộc vào Bắc Kinh.

Để giành chiến thắng trong cái mà Tổng thống Joe Biden gọi là “cuộc cạnh tranh vì tương lai thế giới của chúng ta” với Trung Quốc, Mỹ đang ngày càng hướng tới một mạng lưới đồng minh quốc tế mà chúng ta có thể gọi là “thế giới phương Tây” (global west).

Giống như khái niệm “thế giới phương Nam” (global south), “thế giới phương Tây” được định nghĩa dựa trên lý tưởng nhiều hơn là vị trí địa lý thực tế. Thành viên của nhóm này là những nền dân chủ tự do giàu có, có quan hệ an ninh chặt chẽ với Mỹ. Bên cạnh các đồng minh phương Tây truyền thống ở châu Âu và Bắc Mỹ, còn có các quốc gia Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương như Nhật Bản và Australia. Chính thế giới phương Tây là những nước đang tham gia đầy đủ vào làn sóng trừng phạt Nga. Họ cũng là những nước mà Washington hy vọng sẽ liên kết với Mỹ trong cuộc chiến tranh lạnh với Trung Quốc đang nổi lên.

Khía cạnh gay gắt nhất của thách thức đến từ Bắc Kinh và Moscow là quân sự và lãnh thổ – với Ukraine và Đài Loan ở tiền tuyến. Tuy nhiên, thế giới phương Tây cũng đang quan tâm đến nguy cơ cưỡng ép kinh tế (economic coercion) – chẳng hạn như việc Nga cắt nguồn cung năng lượng cho châu Âu, hoặc các biện pháp trừng phạt thương mại của Trung Quốc đối với các quốc gia khiến nước này tức giận, chẳng hạn như Hàn Quốc hoặc Litva.

Thế giới phương Tây cũng ngày càng lo ngại về nguy cơ Trung Quốc sẽ kiểm soát các công nghệ của tương lai – xây dựng cái mà một quan chức cấp cao của Mỹ gọi là “chế độ chuyên chế giám sát đáng sợ” với phạm vi trên toàn thế giới.

Các dấu hiệu cho thấy thế giới phương Tây xích lại gần nhau đang gia tăng. Tại hội nghị thượng đỉnh NATO gần nhất, Australia, Nhật Bản, New Zealand và Hàn Quốc lần đầu tiên được mời tham dự. Tuyên bố được đưa ra sau cuộc họp hồi tháng 6 là tài liệu chiến lược đầu tiên của NATO chính thức coi Trung Quốc là một mối đe dọa. Hải quân châu Âu ngày càng xuất hiện nhiều hơn ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Việc ký AUKUS – hiệp ước an ninh giữa Australia, Anh và Mỹ – là một dấu hiệu khác.

Khi nhắc đến ngoại giao kinh tế, nhân tố chủ chốt hiện nay là nhóm các quốc gia công nghiệp hàng đầu G7. Sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, nhiều người cho rằng G7 sẽ không còn tồn tại – bị thay thế bởi G20, bao gồm Trung Quốc, Nga, và một số quốc gia đến từ thế giới phương Nam. Nhưng giờ đây, trong bối cảnh cạnh tranh địa chính trị gia tăng, G7 đã trở lại. Jake Sullivan, cố vấn an ninh quốc gia của Biden, gần đây đã gọi nhóm này là “ủy ban chỉ đạo của thế giới tự do”.

G7 ban đầu, được thành lập vào thập niên 1970, chỉ bao gồm một quốc gia châu Á là Nhật Bản. Dù chính thức hay không chính thức, các thành viên Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của thế giới phương Tây cũng sẽ là những đối tác quan trọng trong một G7 được cải tổ.

Trong nội bộ thế giới phương Tây, ngày càng có nhiều ý kiến kêu gọi giảm thiểu tính dễ bị tổn thương trước hành động cưỡng ép kinh tế của Trung Quốc, bằng cách xây dựng chuỗi cung ứng và quan hệ thương mại chủ yếu với các quốc gia dân chủ thân thiện. Janet Yellen, Bộ trưởng Tài chính Mỹ, gọi đây là “thuê dịch vụ nước bạn” (friendshoring) – một thuật ngữ đã được Chrystia Freeland, Phó Thủ tướng Canada, tán thành trong một bài phát biểu gần đây.

Ngoài ra, còn có một nỗ lực nhằm đẩy lùi sự hiện diện toàn cầu của Trung Quốc trong các lĩnh vực cơ sở hạ tầng và công nghệ. Tại hội nghị thượng đỉnh hồi tháng 6, G7 đã phát động một quỹ 600 tỷ USD để huy động đầu tư vào cơ sở hạ tầng toàn cầu. Nhưng việc làm này có lẽ đã trễ mất 10 năm, và vẫn thiếu hàng tỷ USD. Sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc được phát động vào năm 2013 và có lẽ đã chi tận 4.000 tỷ USD cho các dự án cơ sở hạ tầng toàn cầu.

Bên cạnh đó, còn có vấn đề về diễn giải mục tiêu. Thế giới phương Tây cho rằng họ đang hợp tác với nhau để bảo vệ các giá trị phổ quát, làm nền tảng cho một trật tự thế giới tự do. Tuy nhiên, Trung Quốc và Nga nói rằng thế giới phương Tây chính là nỗ lực để xây dựng lại một hệ thống thứ bậc bắt nguồn từ chủ nghĩa đế quốc và thuyết da trắng thượng đẳng. Các cuộc thăm dò dư luận tại các nước phương Nam cho thấy rằng lập luận của Trung Quốc và Nga đã thu hút được một bộ phận ủng hộ.

Ngay cả trong nội bộ các nước phương Tây cũng tiềm ẩn nguy cơ, khi các hành động đơn phương của Mỹ khiến một số đối tác xa lánh họ. Những hạn chế khắc nghiệt mà Mỹ đặt ra gần đây cho xuất khẩu công nghệ sang Trung Quốc sẽ gây khó khăn nghiêm trọng cho một số công ty công nghệ lớn nhất ở Hàn Quốc, Nhật Bản, và châu Âu. Thủ tướng Đức Olaf Scholz vừa nhắc lại niềm tin của mình vào toàn cầu hóa – trong một bài phát biểu rất giống với một lời quở trách người Mỹ.

Nếu muốn giữ cho liên minh mới này tồn tại, Mỹ sẽ phải thuyết phục các đối tác rằng những lo ngại lớn đối với Nga và Trung Quốc là có lý do chính đáng. Hình ảnh cuối tuần qua tại Bắc Kinh chắc chắn sẽ là bằng chứng cho điều đó


Last edited by LDN on Mon Jan 16, 2023 2:07 am; edited 18 times in total

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

Tàu: “Hãy giao nhà cho chúng tôi!” – Những nạn nhân giận dữ trong cuộc khủng hoảng bất động sản ở Trung Quốc (Don Weinland) Empty Re: Tàu: “Hãy giao nhà cho chúng tôi!” – Những nạn nhân giận dữ trong cuộc khủng hoảng bất động sản ở Trung Quốc (Don Weinland)

Post by LDN Mon Nov 14, 2022 12:08 pm

Cuộc gặp trực tiếp Biden-Tập: Không thể có chuyện “băng tan”

Lê Tây Sơn
14 tháng 11, 2022 - Sài Gòn nhỏ

Tập Cận Bình và Tổng thống Joe Biden trong cuộc hội thảo video ngày 18 Tháng Ba 2022 (ảnh: Liu Bin/Xinhua via Getty Images)

Khi Joe Biden và Tập Cận Bình lần đầu tiên biết nhau cách nay 10 năm, Mỹ và Trung Quốc (TQ) đã xích lại gần nhau hơn sau ba thập niên. “Quỹ đạo của mối quan hệ không có gì khác ngoài sự tích cực, và nó hoàn toàn vì lợi ích chung của cả hai nước” – Biden nhận định với tư cách Phó Tổng thống Mỹ khi đến thăm Bắc Kinh.

Quan hệ Mỹ-Trung căng thẳng nhất từ sau Chiến tranh Lạnh

Vào thứ Hai, 14 Tháng Mười Một, giờ địa phương Bali, Indonesia, bên lề Hội nghị thượng đỉnh G20, hai nhà lãnh đạo lại gặp nhau nhưng lần này với một cách thế khác. Sự tích cực và lạc quan của một thập niên trước đã được thay thế bằng sự nghi ngờ và thù địch lẫn nhau. Khi Biden trở lại Toà Bạch Ốc với tư cách Tổng thống, ông cho rằng mối quan hệ Mỹ-Trung đang ở tình trạng tồi tệ nhất trong nhiều thập niên, với căng thẳng bùng phát trên nhiều lĩnh vực, từ thương mại, công nghệ, địa chính trị đến hệ tư tưởng.

Cuộc gặp trực tiếp ngày 14 Tháng Mười Một (cũng là cuộc tái ngộ đầu tiên giữa Biden và Tập kể từ khi Biden nhậm chức) diễn ra vào thời điểm quan trọng đối với cả hai nhà lãnh đạo. Sau khi củng cố hơn nữa quyền lực của mình tại Đại hội Đảng Cộng sản TQ vào tháng trước, ông Tập đi vào cuộc họp với tư cách “lãnh đạo TQ quyền lực nhất kể từ thời Mao Trạch Đông”. Trong khi đó, Biden đến châu Á sau màn trình diễn tốt hơn mong đợi của đảng Dân chủ trong cuộc bầu cử giữa kỳ ở Mỹ với việc đảng Dân chủ không chỉ giữ được Thượng viện mà còn giành chiến thắng lớn.

Nằm kẹt trong cuộc cạnh tranh ngày càng khốc liệt giữa hai cường quốc, Mỹ và TQ bất đồng về nhiều vấn đề lớn, từ Đài Loan, cuộc chiến Ukraine, Bắc Hàn, chuyển giao công nghệ đến hình dáng của trật tự thế giới mới. Theo các quan chức Mỹ, mục tiêu chính của cuộc gặp không phải là đạt được các thỏa thuận hoặc các nhiệm vụ (theo dự tính, hai lãnh đạo sẽ không đưa ra bất kỳ tuyên bố chung nào) mà là “để hiểu rõ hơn về các ưu tiên của nhau và giảm thiểu những đánh giá sai lầm”. Ngày thứ Bảy tuần trước, Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan đã nhắc lại quan điểm này tới các phóng viên trên chiếc chuyên cơ Air Force One khi ông lưu ý: “Cuộc gặp khó có thể dẫn đến bất kỳ đột phá lớn hoặc thay đổi mạnh mẽ nào trong mối quan hệ giữa hai nước”.

Ở Bắc Kinh, hy vọng thiết lập lại quan hệ như cũ với Washington cũng thấp. Thời Ân Hoàng (Shi Yinhong), giáo sư quan hệ quốc tế tại Đại học Nhân Dân, nhận định: “Sẽ là kỳ vọng quá lớn nếu tin cuộc gặp có thể dẫn đến bất kỳ sự cải thiện lâu dài và đáng kể nào trong quan hệ song phương! Dựa vào thực tế TQ và Mỹ đang ở trong tình trạng gần như đối đầu và đối đầu, không có nhiều chỉ dẫn để dự đoán sẽ có sự đả thông trong các vấn đề chính hai bên đều quan tâm. Trung tâm của khác biệt là cách hai quốc gia nhìn nhận động cơ của nhau, và những động cơ của bên kia có hại cho lợi ích quốc gia họ như thế nào”.

Scott Kennedy, cố vấn cấp cao về kinh doanh và kinh tế TQ tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS ) ở Washington, người vừa trở về sau chuyến thăm TQ kéo dài một tuần nhận định: “Người TQ tin rằng ưu tiên của Mỹ là kiềm chế TQ. Còn Mỹ tin rằng ưu tiên của TQ là làm cho thế giới an toàn hơn đối với các quốc gia độc tài, đẩy Mỹ ra khỏi châu Á và làm suy yếu các liên minh của Mỹ. Hai bên đổ lỗi hoàn toàn cho nhau về tình trạng xấu của mối quan hệ và bên này tin họ làm tốt hơn bên kia trong tình hình hiện nay. Người TQ nghĩ họ đang thắng, người Mỹ cũng nghĩ mình đang thắng. Vì vậy, cả hai sẵn sàng chịu trả giá. Bên này nghĩ bên kia rất khó có thể tạo ra bất kỳ thay đổi đáng kể nào. Tất cả những khác biệt đó làm giảm khả năng điều chỉnh mối quan hệ”.

Chủ tịch Tập Cận Bình được Phó Tổng thống Joe Biden đón tại Washington DC ngày 24 Tháng Chín 2015 (ảnh: Xinhua/Huang Jingwen via Getty Images)
Trong chuyến đi của Biden tới TQ năm 2011, hai nhà lãnh đạo đã gặp nhau và dùng bữa tại Bắc Kinh và thành phố Tây Nam Thành Đô. Họ cũng đã có một chuyến đi sâu vào vùng núi Tứ Xuyên để thăm một trường trung học nông thôn được xây dựng lại sau trận động đất chết người. Năm sau, Tập có chuyến thăm tới Mỹ theo lời mời của Biden. Biden cũng bay đến Los Angeles để gặp Tập trong chặng cuối cùng của chuyến công du. Các cuộc gặp gỡ trực tiếp của họ tiếp tục diễn ra sau khi Tập lên nắm quyền vào năm 2012. Lần cuối cùng họ gặp mặt trực tiếp là vào năm 2015, trong chuyến thăm cấp nhà nước đầu tiên của ông Tập tới Mỹ với tư cách là nhà lãnh đạo cao nhất của TQ.

Khi quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc giảm mạnh, động lực thân thiện từng có giữa hai nhà lãnh đạo cũng thay đổi. Tập là một người theo chủ nghĩa cứng rắn về ý thức hệ và tin tưởng TQ sẽ trở lại trung tâm sân khấu thế giới. Trong khi đó, Biden ngày càng cảm thấy khó chịu trước sự độc tài của TQ dưới thời Tập và xem sự cạnh tranh giữa hai nước như một cuộc chiến giữa chuyên quyền và dân chủ. Mùa hè năm ngoái, Biden đã công khai từ chối việc được coi là “bạn cũ” của Tập. “Nói thẳng thế này. Chúng tôi biết rõ về nhau nhưng không phải là bạn cũ mà tất cả chỉ là vấn đề công việc” – ông khẳng định – dẫn lại từ CNN.

Đánh giá của các chuyên gia

Thứ Tư tuần trước, Biden nói trong một cuộc họp báo rằng ông chỉ muốn nhân cuộc họp này để “xác định ranh giới đỏ của bên này đối với bên kia”, nhưng các chuyên gia tin rằng không thể đơn giản như thế. Đối với Bắc Kinh, không có lằn ranh đỏ nào rõ ràng hoặc quan trọng hơn tuyên bố của Tập đối với Đài Loan, một nền dân chủ tự quản mà Đảng Cộng sản TQ chưa bao giờ kiểm soát. Ông Tập coi “thống nhất” với hòn đảo là một vấn đề then chốt chưa được giải quyết trên con đường hướng tới “sự trẻ hóa tuyệt vời” của Trung Quốc, một tầm nhìn kiên định về tương lai mà ông thề sẽ đạt được vào năm 2049.

Phó Tổng thống Joe Biden trong chuyến công du Bắc Kinh ngày 4 Tháng Mười Hai 2013 (ảnh: Lintao Zhang/Getty Images)
Và có lẽ không có Tổng thống Mỹ nào khiến Bắc Kinh tức giận vì Đài Loan trong vài thập niên gần đây hơn Biden, người đã bốn lần nói Mỹ sẽ bảo vệ hòn đảo này trong trường hợp bị TQ xâm lược. Washington thừa nhận quan điểm của Bắc Kinh rằng Đài Loan là một phần của TQ, nhưng chưa bao giờ chấp nhận tuyên bố chủ quyền của họ đối với hòn đảo này. Mỹ cung cấp vũ khí phòng thủ cho Đài Loan, nhưng vẫn lấp lửng về việc liệu họ có can thiệp quân sự nếu TQ tấn công hòn đảo này không (một chính sách được gọi là “mơ hồ chiến lược”). TQ đã nhiều lần cáo buộc Mỹ “đùa với lửa” và biến chính sách “một TQ” thành sáo mòn! Sự tức giận của Bắc Kinh lên đến đỉnh điểm vào Tháng Tám qua, khi Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ Nancy Pelosi đến Đài Bắc.

Giờ đây, hai nhà lãnh đạo lại ngồi trong cùng một phòng (kết quả của nhiều tuần thảo luận căng thẳng giữa hai bên) và Đài Loan sẽ nằm trong danh sách ưu tiên chương trình nghị sự của họ. Nhưng trong một dấu hiệu sẽ xảy ra tranh cãi, Biden đã nói “sẽ không có nhượng bộ cơ bản” đối với ông Tập, và cố vấn an ninh quốc gia Hoa Kỳ Jake Sullivan đã công bố kế hoạch thông báo cho Đài Loan về các cuộc đàm phán để làm cho Đài Bắc cảm thấy yên tâm. Kế hoạch đó đã thu hút sự lên án ngay lập tức từ Bắc Kinh. “Bản chất kế hoạch này là cực kỳ nghiêm trọng” – Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên (Zhao Lijian) tuyên bố vào thứ Sáu tuần trước.

Các chủ đề chính khác trong chương trình nghị sự gồm cuộc chiến ở Ukraine, cũng như các lĩnh vực mà Mỹ hy vọng sẽ hợp tác tốt với TQ, chẳng hạn các hành động khiêu khích mới đây của Bắc Hàn và biến đổi khí hậu. Về vấn đề Bắc Hàn, kể từ Tháng Ba năm ngoái, TQ đã ngừng coi việc phi hạt nhân hóa Bắc Hàn là một yếu tố cơ bản của chính sách Bán đảo Triều Tiên. Về hợp tác khí hậu cũng không khả quan hơn. TQ và Mỹ có thể tìm thấy nhiều lợi ích chung về vấn đề này, nhưng khi nói về cách đối phó cụ thể với biến đổi khí hậu, nó luôn dẫn đến sự đối kháng về chính sách và cạnh tranh về ý thức hệ và ảnh hưởng toàn cầu.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

Tàu: “Hãy giao nhà cho chúng tôi!” – Những nạn nhân giận dữ trong cuộc khủng hoảng bất động sản ở Trung Quốc (Don Weinland) Empty Re: Tàu: “Hãy giao nhà cho chúng tôi!” – Những nạn nhân giận dữ trong cuộc khủng hoảng bất động sản ở Trung Quốc (Don Weinland)

Post by LDN Tue Nov 15, 2022 11:44 am

Ba giờ gặp gỡ Biden-Tập: Không có thay đổi đột phá

Bình Phương
14 tháng 11, 2022 - Sài Gòn nhỏ

Tổng thống Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Nusa Dua, Indonesia. Ảnh Saul Loeb/AFP via Getty Images

Cuộc gặp trực tiếp đầu tiên giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình kéo dài gần ba giờ diễn ra tại một thời điểm quan trọng đối với hai nước trong bối cảnh căng thẳng kinh tế và an ninh ngày càng gia tăng. Tuy nhiên, cuộc gặp đã không dẫn tới những cam kết cụ thể nào, ngoài những lời hứa hẹn và cho thấy hai bên vẫn còn rất nhiều chỗ dị biệt phải xử trí.

Khi cuộc gặp bắt đầu hôm nay thứ Hai 14 tháng Mười Một bên lề hội nghị thượng đỉnh G20 ở Bali, Indonesia, hai ông Biden và Tập chào mừng nhau như những người bạn lâu năm. Và đến cuối cuộc họp, cả hai hai đều hứa hẹn sẽ cố gắng để sửa chữa mối quan hệ đã trở thành điểm thù nghịch nặng nề nhất trong nhiều thập niên. Vẻ thân thiện bề ngoài đã không che giấu được những quan điểm dị biệt sâu sắc đằng sau những mối bất đồng về tương lai của Đài Loan, cạnh tranh quân sự, hạn chế công nghệ và Trung Quốc giam cầm hàng triệu thường dân.

Tuy nhiên, do rủi ro quá lớn nếu quan hệ Mỹ-Trung bị đổ vỡ, cả hai ông Biden và Tập đều cho thấy chính sách ngoại giao qua cá nhân nhà lãnh đạo và mối liên hệ cá nhân hàng chục năm giữa hai ông có thể giúp những tranh chấp không trở nên tồi tệ thêm.

Đài Loan – vẫn căng thẳng
Đài Loan đã nổi lên như một trong những vấn đề gây tranh cãi nhất. Hãng tin AP cho biết ông Joe Biden đã phản đối trực tiếp “các hành động cưỡng bức và ngày càng gây hấn” của Trung Quốc đối với Đài Loan.

Phát biểu tại một cuộc họp báo sau đó, Biden nói rằng khi nói đến Trung Quốc, Mỹ sẽ “cạnh tranh mạnh mẽ, nhưng tôi không tìm kiếm một cuộc xung đột,”. “Tôi hoàn toàn tin rằng không cần phải có một cuộc Chiến tranh Lạnh mới” giữa Mỹ và cường quốc châu Á; “Tôi sẽ quản lý cuộc cạnh tranh này một cách có trách nhiệm”, ông Biden nói thêm.

Ông Biden nhắc lại Hoa Kỳ tôn trọng chính sách “Một Trung Quốc” lâu đời, theo đó Mỹ công nhận chính phủ ở Bắc Kinh là đại diện cho đất nước Trung Quốc nhưng đồng thời cho phép Mỹ có các mối quan hệ không chính thức và quan hệ quốc phòng với Đài Loan, và “sự mơ hồ chiến lược” về việc liệu Hoa Kỳ có phản ứng quân sự nếu hòn đảo bị tấn công hay không. Ông cũng nói rằng bất chấp gần đây Trung Quốc liên tục phô trương sức mạnh quân sự, ông không tin rằng “Trung Quốc có bất kỳ nỗ lực nào sắp xâm lược Đài Loan.”

Quân đội Trung Quốc thuộc Quân khu miền Đông tập trận trên vùng biển tỉnh Phúc Kiến, mô phỏng chiến dịch đổ bộ chiếm đảo Đài Loan hôm 27 tháng Tám 2022. Ảnh CFOTO/Future Publishing via Getty ImagesTrong nhiệm kỳ tổng thống của mình, đã có ít nhất bốn lần ông Biden nói rằng Hoa Kỳ sẽ bảo vệ Đài Loan trong trường hợp Bắc Kinh mở một cuộc xâm lược. Nhưng các quan chức chính quyền luôn nhấn mạnh rằng chính sách Trung Quốc của Hoa Kỳ không thay đổi.

Theo tường thuật của chính phủ Trung Quốc về cuộc họp, ông Tập “nhấn mạnh rằng vấn đề Đài Loan là cốt lõi của các lợi ích cốt lõi của Trung Quốc, nền tảng của nền tảng chính trị của quan hệ Trung Quốc-Hoa Kỳ và lằn ranh đỏ đầu tiên không được vượt qua trong quan hệ Mỹ- Trung Quốc”.

Tường thuật về cuộc họp của Nhà Trắng cho biết ông Biden “đã đưa ra sự phản đối của Hoa Kỳ đối với các hành động cưỡng bức và ngày càng gây hấn của CHND Trung Hoa đối với Đài Loan, làm suy yếu hòa bình và ổn định trên eo biển Đài Loan và trong khu vực rộng lớn hơn, đồng thời gây nguy hại cho sự thịnh vượng toàn cầu”.

Mới đây nhất, Trung Quốc đã trả đũa chuyến đi thăm Đài Loan của Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi bằng các cuộc tập trận quân sự và bắn tên lửa đạn đạo vào vùng biển gần hòn đảo.

Nga và vũ khí nguyên tử
Ông Biden cho biết ông và ông Tập cũng thảo luận về hành động xâm lăng của Nga ở Ukraine và “tái khẳng định niềm tin chung của chúng tôi” rằng việc sử dụng hoặc thậm chí đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân là “hoàn toàn không thể chấp nhận được”, ám chỉ đến những lời đe dọa của Moscow trong việc sử dụng vũ khí nguyên tử khi cuộc xâm lược Ukraine kéo dài gần chín tháng của họ đã bị ngăn chặn.

Các quan chức Trung Quốc đã cố gắng hạn chế những lời chỉ trích của công chúng về cuộc chiến của Nga mặc dù Bắc Kinh tránh hỗ trợ trực tiếp cho người Nga, chẳng hạn như cung cấp vũ khí cho Moscow.

Mặc dù không có đột phá nổi bật nào, nhưng cuộc gặp Biden-Tập đã mang lại cho mỗi bên những lợi ích đã được mong đợi từ lâu, dù còn khiêm tốn. Ngoài sự lên án chung về các mối đe dọa hạt nhân của Nga, hai bên dường như đã đồng ý nối lại các cuộc trao đổi của quan chức hai nước về một loạt các thách thức toàn cầu được chia sẻ. Bắc Kinh đã đơn phương cắt đứt các mối liên lạc cấp cao giữa Mỹ và Trung Quốc về nhiều lĩnh vực, kể cả quân sự, để phản đối chuyến đi thăm Đài Loan của bà Pelosi hồi tháng Tám.

Nhà Trắng cho biết tại cuộc họp hôm nay, ông Biden và ông Tập đã đồng ý “trao quyền cho các quan chức cấp cao chủ chốt” làm việc trong các lĩnh vực hợp tác tiềm năng, bao gồm vấn đề biến đổi khí hậu, duy trì sự ổn định tài chính, sức khỏe và lương thực toàn cầu.

Trung Quốc và Hoa Kỳ là những quốc gia gây ô nhiễm khí hậu tồi tệ nhất trên thế giới và các cuộc đàm phán song phương về khí hậu của họ được coi là rất quan trọng để ngăn chặn hậu quả thảm khốc của biến đổi khí hậu. Điểm dừng chân đầu tiên của Biden trong chuyến công du nước ngoài lần này là đến Ai Cập, tham dự một hội nghị quốc tế lớn về khí hậu của Liên Hiệp Quốc (COP27).

Hai nhà lãnh đạo nhất trí để Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken tới Bắc Kinh vào đầu năm sau để tiếp tục thảo luận.

Quản lý sự dị biệt
“Với tư cách là những nhà lãnh đạo của hai quốc gia, chúng tôi chia sẻ trách nhiệm, theo quan điểm của tôi, để chứng tỏ rằng Trung Quốc và Hoa Kỳ có thể quản lý sự dị biệt của chúng tôi, không để cho sự cạnh tranh trở thành xung đột và tìm cách hợp tác cùng nhau trong các vấn đề toàn cầu cấp bách đòi hỏi sự hợp tác chung của chúng tôi,” Biden phát biểu khai mạc cuộc họp.

Ông Tập kêu gọi ông Biden “vạch ra lộ trình phù hợp” và “nâng tầm mối quan hệ” giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ. Ông nói rằng ông muốn “trao đổi quan điểm thẳng thắn và sâu sắc”.

Cả hai người đều bước vào cuộc họp rất được mong đợi với tư thế chính trị được củng cố ở quê nhà. Đảng Dân Chủ đã chiến thắng, nắm quyền kiểm soát Thượng viện Hoa Kỳ, trong khi ông Tập được đại hội toàn quốc của Đảng Cộng sản trao nhiệm kỳ thứ ba vào tháng Mười, phá vỡ truyền thống.


Đảng Dân Chủ giữ được quyền kiểm soát Thượng Viện Mỹ giúp ông Biden thêm tự tin để điều hành đất nước trong hai năm còn lại của nhiệm kỳ tổng thống. Ảnh Biden tiếp xúc ủng hộ viên sau ngày bầu cử giữa kỳ. Ảnh Nathan Posner/Anadolu Agency via Getty Images
Nhưng quan hệ giữa hai cường quốc đã trở nên căng thẳng hơn dưới nhiều chính quyền Mỹ liên tiếp, với những dị biệt về kinh tế, thương mại, nhân quyền và an ninh vẫn còn ở phía trước.

Trên cương vị tổng thống, ông Biden đã nhiều lần nói Trung Quốc phải chịu trách nhiệm về các vụ vi phạm nhân quyền đối với người Duy Ngô Nhĩ (Uyghur) và các dân tộc thiểu số khác, đàn áp các nhà hoạt động dân chủ ở Hồng Kông, cưỡng chế các hoạt động thương mại, khiêu khích quân sự chống lại Đài Loan tự trị, ủng hộ cuộc chiến tranh của Nga và “giam giữ sai trái” hoặc cấm xuất cảnh một số người Mỹ làm ăn ở Trung Quốc.

Trong cuộc họp, Biden cho biết các hoạt động kinh tế của Trung Quốc “gây hại cho công nhân và gia đình Mỹ, cũng như công nhân và gia đình trên khắp thế giới,” Nhà Trắng cho biết. Cuộc gặp diễn ra chỉ vài tuần sau khi chính quyền Biden chặn xuất khẩu chip máy tính tân tiến sang Trung Quốc – một động thái an ninh quốc gia thúc đẩy sự cạnh tranh của Mỹ với Bắc Kinh.

Chính phủ của ông Tập cho biết ông lên án những hành động như vậy, nói rằng “Khởi động chiến tranh thương mại hoặc chiến tranh công nghệ, xây dựng các bức tường và rào cản, thúc đẩy tách và cắt đứt chuỗi cung ứng là đi ngược lại các nguyên tắc của kinh tế thị trường và phá hoại các quy tắc thương mại quốc tế”.

Thời gian sẽ trả lời
Mặc dù ông Biden và ông Tập đã tổ chức năm cuộc gọi điện thoại hoặc video trong hai năm làm tổng thống vừa qua của ông Biden, các quan chức Nhà Trắng nói những cuộc điện đàm đó không thể thay thế cho một cuộc gặp trực tiếp giữa hai nhà lãnh đạo. Theo dõi cuộc gặp trực tiếp của hai nhà lãnh đạo, nhiều chuyên gia quan hệ quốc tế cho rằng, quan hệ cá nhân lâu dài giữa ông Biden và ông Tập là một điểm cộng, nhưng không có lý do gì để nghĩ rằng họ sẽ hy sinh những ưu tiên của mình, và nhượng bộ người kia về những vấn đề lợi ích quốc gia.

Trong cuộc gặp, ông Tập dường như yêu cầu ông Biden sử dụng quyền lực của mình để ngăn chặn nỗi hoài nghi với Trung Quốc đang tràn ngập thủ đô Washington những ngày này. “Trung Quốc không bao giờ tìm cách thay đổi cái trật tự thế giới hiện hành, không bao giờ can thiệp vào chính trị quốc nội của Mỹ và không có ý định thách thức hoặc thay thế Hoa Kỳ,” ông Tập nói, theo tường thuật của The New York Times.

Nhưng đây là một vấn đề gai góc nữa. Mới tháng trước, chính quyền Biden công bố Chiến lược An ninh quốc gia, trong đó coi Trung Quốc là đối thủ chiến lược, “có ý định lập lại trật tự quốc tế”. Về phần mình, tại đại hội đảng Cộng sản Trung Quốc tháng trước, ông Tập liên tục cảnh báo về một thế giới đầy nguy hiểm, trong đó các kẻ thù mà ông không nêu đích danh – nhưng rõ ràng ám chỉ Hoa Kỳ và các đồng minh – đang nhắm gây áp lực tối đa lên Trung Quốc.

Tại cuộc gặp, cả hai ông Biden và Tập đều không cao giọng thuyết giảng về cuộc đấu tranh giữa dân chủ và độc tài, hay phương Đông trỗi dậy phương Tây suy tàn mà tập trung vào những vấn đề cụ thể của mỗi nước và hứa hẹn hợp tác. “Cả hai ông đều tìm cách mua thêm thời gian, làm giảm nhiệt độ, mỗi người theo những lý do khác nhau. Họ đã làm được điều đó. Nhưng thử thách thật sự của cuộc gặp không hiện ra hôm nay, mà trong sáu đến 12 tháng nữa. Khi đó chúng ta sẽ thấy các vấn đề được quản lý hay sẽ tồi tệ hơn,” giáo sư Evan S. Medeiros, trường Đại học Georgetown University, cựu cố vấn hàng đầu về châu Á-Thái Bình Dương của Tổng thống Barack Obama, lưu ý.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

Tàu: “Hãy giao nhà cho chúng tôi!” – Những nạn nhân giận dữ trong cuộc khủng hoảng bất động sản ở Trung Quốc (Don Weinland) Empty Re: Tàu: “Hãy giao nhà cho chúng tôi!” – Những nạn nhân giận dữ trong cuộc khủng hoảng bất động sản ở Trung Quốc (Don Weinland)

Post by LDN Tue Nov 15, 2022 11:56 am

G20: Gặp Joe Biden, Tập Cận Bình 'tự tin' trước vị thế của Trung Quốc

Tác giả,Bùi Thư
Vai trò,BBC News Tiếng Việt
Từ Bali, Indonesia
15 tháng 11 2022, 16:23 +07

NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh,
Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden (P) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (T) gặp nhau bên lề Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Nusa Dua ở Bali vào ngày 14 tháng 11 năm 2022

Nhắc tới Bali, hẳn bạn nhớ đến một thiên đường xinh đẹp với những cây cọ, nắng vàng, cát trắng cùng sự bình yên. Một không khí đầy chất thơ và phù hợp để nghỉ dưỡng.

Nhưng tuần này, Bali khoác lên một diện mạo rất khác khi đón chào hàng nghìn người đến dự Hội nghị G20 - Nhóm 20 quốc gia và nền kinh tế phát triển.

Vừa đáp xuống sân bay Ngurah Rai xinh đẹp trưa 14/11, tôi có thể cảm nhận không khí của hòn đảo đang căng mình trước sự kiện quan trọng với việc an ninh được siết chặt. Chúng tôi phải đi qua nhiều vòng kiểm tra, kê khai đủ loại giấy tờ thì mới rời được sân bay.

"You come for G20, yeah?" (Bạn tới dự G20?) - hầu như là câu hỏi mà tôi gặp từ nhân viên xuất nhập cảnh cho tới anh tài xế với làn da sạm nắng đến đón chúng tôi giữa tiết trời oi ả của Bali.

Trên đường về lại khách sạn, Bali hiện dần lên với những hàng cây thẳng tắp phủ mảng xanh làm dịu đi tiết trời hầm hập. Những áp phích với dòng chữ "Welcome all delegates, G20 Indonesia" (Chào mừng toàn thể đại biểu, G20 Indonesia) giăng dọc khắp các con đường, biểu tượng G20 cũng được dán trên cả xe ô tô và cửa hàng ăn uống. Có thể thấy người dân nơi đây cũng hòa vào không khí chào đón lượng lớn người đổ về hòn đảo xinh đẹp.

Càng đến gần địa điểm hội nghị tại bán đảo Nusa Dua ở cực nam Bali, an ninh càng siết chặt, cảnh sát đứng gác khắp nơi và nhiều trạm kiểm soát được dựng lên. Một vài con đường bị chặn để đón các đoàn ngoại giao, không khí trở nên căng thẳng trước giây phút vị lãnh đạo "hạt nhân" của Trung Quốc và Tổng thống Joe Biden gặp mặt.

Chụp lại hình ảnh,
Phóng viên BBC News Tiếng Việt có mặt tại Trung tâm báo chí của Hội nghị thượng đỉnh G20, Bali, Indonesia

Trung Quốc tự tin trước Mỹ
Trước khi hội đàm vào hôm 14/11, Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã mỉm cười và chào bắt tay nhau nồng nhiệt tại khách sạn sang trọng ở Bali, giữa những căng thẳng về quan hệ hai nền kinh tế lớn của thế giới, kéo dài từ vấn đề Hong Kong, Đài Loan đến Biển Đông, các bất đồng về thương mại và các hạn chế của Hoa Kỳ đối với công nghệ Trung Quốc.

Truyền thông Trung Quốc tường thuật rằng ông Tập đã nhấn mạnh: "Vấn đề Đài Loan là lằn ranh đỏ đầu tiên không được phép vượt qua trong quan hệ Mỹ-Trung.”

Ông Biden nói với báo giới ông đã làm rõ với ông Tập rằng "chính sách của chúng tôi đối với Đài Loan hoàn toàn không thay đổi. Đó chính xác là lập trường mà chúng tôi đã có".

Ông Biden nhiều lần nói Mỹ sẽ bảo vệ Đài Loan nếu bị Trung Quốc tấn công. Điều này vốn được coi là một sự khởi đầu từ chính sách "mơ hồ chiến lược" lâu nay của Hoa Kỳ đối với Đài Loan, theo đó họ không cam kết bảo vệ hòn đảo này. Các quan chức đã phản bác lại những tuyên bố của ông.

Đánh giá về cuộc gặp, tiến sĩ Hà Hoàng Hợp từ Hà Nội nói với BBC News Tiếng Việt rằng, cuộc gặp giữa ông Biden và ông Tập mang tính chất là đối thoại:

“Nó làm cho Trung Quốc hơn Nga vì Mỹ không đối thoại chính thức với Nga. Về đối thoại, cuộc gặp giữa hai lãnh đạo có yếu tố tích cực dù không có kết quả nào đáng kể vì hai bên cùng nhau giảm được một chút căng thẳng do sự méo mó từ truyền thông và các giới khác."

Ông Hợp nhận định rằng Trung Quốc đang xây dựng một kiến trúc an ninh chống lại thế giới với “Giấc mộng Trung Hoa” luôn muốn mình ở vị trí số một.

Và vì thế, Trung Quốc muốn chung sống hòa bình với Mỹ đến khi Trung Quốc xây dựng xong Pax Sinica (ý nói sự trỗi dậy trong hòa bình, liên hệ tới Pax Americana).

“Trước hết là số một tính ra tiền, rồi sau đó là số một tính bằng đầu đạn hạt nhân. Với hai cái sẽ là chiến tranh với Mỹ. Đến nay Mỹ vẫn là số một, và điều đó đảm bảo hòa bình cho phần đông thế giới, với cái là gọi là Pax Americana. Nhưng Trung Quốc đang muốn có Pax Sinica nhưng sai lầm của Trung Quốc là coi Mỹ đang lụn bại và nghĩ rằng Pax America đang chết. Nhưng thực tế lại khác,” tiến sĩ Hà Hoàng Hợp nhận xét.

Ông Hợp cũng chỉ ra rằng, trong cuộc gặp với Chủ tịch Tập Cận Bình, Tổng thống Mỹ Joe Biden chỉ nói đến hợp tác với Trung Quốc chứ không đề cập tới những vấn đề về an ninh.

Wen-ti Sung, nhà khoa học chính trị tại chương trình Đài Loan của Đại học Quốc gia Úc, nêu quan sát với BBC:

“Ông Tập đã giành được thắng lợi khi luôn tươi cười trong cuộc nói chuyện với Biden, cho thấy một sự tự tin và cho thấy rằng ông ta không bị lép vế trước Biden, như thể Trung và Mỹ ngang hàng vậy. Đây là một màn trình diễn trực quan của cái giọng điệu gần đây của ông Tập, khi ông cho rằng Phương Đông đang trỗi dậy và phương Tây đang thoái trào."

"Biden cũng giành được chiến thắng khi ông Tập đã chấp nhận để Mỹ đưa ra cách tiếp cận hoàn toàn mới về Đài Loan trong năm qua. Dù sau tất cả những chuyện đó thì Tập vẫn nghĩ là Biden giữ lời và có thiện chí, và Tập dồn toàn bộ lời đổ lỗi cho hạ cấp của Biden về việc không giữ đúng chính sách Một Trung Quốc của Biden," ông Wen-ti Sung nhận định.

Trung Quốc và Mỹ 'không thể dung hoà'
Trong cuộc gặp trực tiếp lần đầu tiên với ông Tập kể từ khi trở thành tổng thống, ông Biden đã nêu những vấn đề hợp tác đôi bên và khẳng định sẽ không có 'Chiến tranh Lạnh mới' - điều mà nhiều quốc gia lo ngại.

"Tôi hoàn toàn tin rằng không cần phải có một cuộc Chiến tranh Lạnh mới. Tôi đã gặp ông Tập Cận Bình nhiều lần và chúng tôi đã chân thành và rõ ràng với nhau về mọi mặt. Tôi không nghĩ rằng có bất kỳ mưu đồ xâm lược nào sắp diễn ra từ phía Trung Quốc đối với Đài Loan," ông nói.

"Tôi đã nói rõ rằng chúng tôi muốn thấy các vấn đề xuyên eo biển được giải quyết một cách hòa bình và vì vậy mọi chuyện sẽ không bao giờ phải đến mức đó. Và tôi tin rằng ông ấy hiểu những gì tôi nói, tôi hiểu những gì ông ấy nói."

Một trong những điều tích cực từ cuộc gặp giữa hai nhà lãnh đạo trên là việc đôi bên nhất trí thiết lập cơ chế đối thoại ở các cấp chính quyền chủ chốt để giải quyết các vấn đề. Ông Biden cho biết Ngoại trưởng Antony Blinken cũng sẽ sớm đến thăm Trung Quốc.

Cựu Thủ tướng Úc, Kevin Rudd, đã có mặt tại văn phòng BBC Singapore và đưa ra nhận định về cuộc gặp giữa hai vị lãnh đạo.

"Họ nói về việc đưa các biện pháp bảo vệ mới vào mối quan hệ, họ nói về sự cần thiết của một mạng lưới an toàn an ninh mới - một 'anquanwang' - họ nói về sự cần thiết của các quan chức cấp cao để duy trì liên lạc chiến lược và sự phục hồi của nhóm làm việc song phương Mỹ-Trung, cũng như các dấu hiệu cho thấy thương mại song phương và công tác khí hậu có thể tiếp tục.

"Những điều này góp thêm vào sự hạ nhiệt - nhưng chúng ta đừng ảo tưởng về những vấn đề còn cần được giải quyết, trong bối cảnh vị trí cuối cùng của họ ở giai đoạn này dường như không thể dung hòa được."

Ian Chong, một chuyên gia về quan hệ quốc tế và nhà khoa học chính trị của Đại học Quốc gia Singapore, phân tích với BBC News rằng, có nhiều sự liên tưởng liên quan tới một Chiến tranh Lạnh mới, nhưng sự tranh đua giữa các cường quốc không giống vậy.

"Chiến tranh Lạnh không chỉ là hình thái duy nhất, nó chỉ là cái ví dụ gần nhất mà chúng ta có về sự tranh đua của các cường quốc mà thôi. Đó là thiên kiến dựa trên sự kiện mới xảy ra nhưng nó không thể hiện được tầm mức của cuộc tranh đua giữa các cường quốc chủ chốt.

"Có nghĩa là không có Chiến tranh Lạnh không có nghĩa là tránh được thực tế khó nhằn, rằng tình hình có thể vượt ra khỏi tầm kiểm soát," ông Chong phân tích.

G20 ở Bali: Rắc rối ở thiên đường khi lãnh đạo thế giới nhóm họp

TBT Nguyễn Phú Trọng đến Bắc Kinh: Ngoại giao cây tre và áp lực buộc Việt Nam 'chọn phe'

Mỹ muốn chơi trong sân sau của Trung Quốc

Trước đó, chuyên gia về chính trị Việt Nam, Tiến sĩ Alexander Vuving nhận xét với BBC rằng việc Nga xâm lược Ukraine là nguyên nhân đẩy nhanh Chiến tranh Lạnh mới giữa một bên là Nga và Trung Quốc và bên còn lại là phương Tây do Mỹ dẫn đầu.

Ông Vuving nhấn mạnh rằng, thời kỳ hậu Chiến tranh Lạnh đã qua, đồng nghĩa chính sách ngoại giao mềm mỏng của các nước nhỏ đối với các nước lớn cũng dần không còn hiệu quả, trong đó có Việt Nam.

“Chính sách đu dây giữa các cường quốc mà Việt Nam theo đuổi là khả thi trong thời kỳ hậu Chiến tranh Lạnh bởi vào giai đoạn này, các cường quốc hợp tác nhiều hơn là cạnh tranh lẫn nhau.”

“Do đó, áp lực phải chọn phe chưa bao giờ mạnh đến mức có thể phá vỡ mạng lưới quan hệ đối tác của Việt Nam với các cường quốc.”

"Tuy nhiên, sau ngày 24 tháng 2 năm nay, mạng lưới cho phép Việt Nam đu dây đã bị xé toạc. Cả Trung Quốc và Nga đều gia tăng sức ép buộc Việt Nam phải đứng về phía họ," ông Vuving phân tích.

Hôm nay 15/11, G20 chính thức khai mạc và cuộc xâm lược Ukraine đã trở thành vấn đề mà bị "hầu hết các nước" lên án mạnh mẽ. Tổng thống Zelensky đã tham dự qua mạng và lần nữa lặp lại tuyên bố đòi Nga ngừng cuộc chiến xâm lược đất nước ông.

Tổng thống Putin không tham dự mà cử Ngoại trưởng Sergey Lavrov đến G20.

Hôm qua, Bộ Ngoại giao Nga nói rằng G20 không phải là nơi để thảo luận các vấn đề an ninh và thay vào đó nên ưu tiên các thách thức kinh tế của thế giới.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

Tàu: “Hãy giao nhà cho chúng tôi!” – Những nạn nhân giận dữ trong cuộc khủng hoảng bất động sản ở Trung Quốc (Don Weinland) Empty Re: Tàu: “Hãy giao nhà cho chúng tôi!” – Những nạn nhân giận dữ trong cuộc khủng hoảng bất động sản ở Trung Quốc (Don Weinland)

Post by LDN Tue Nov 15, 2022 11:58 am

Trung Quốc quyết theo "Zero Covid": Phản kháng dữ dội ở Quảng Châu

BBC

Hình ảnh trên mạng xã hội cho thấy người dân lật ngược xe cảnh sát
NGUỒN HÌNH ẢNH,TWITTER
Chụp lại hình ảnh,
Hình ảnh trên mạng xã hội cho thấy người dân lật ngược xe cảnh sát

15 tháng 11 2022, 22:42 +07
Cập nhật một giờ trước
Stephen McDonell

BBC News, Bắc Kinh

Đám đông cư dân ở thành phố công nghiệp Quảng Châu, phía nam Trung Quốc đã trốn phong tỏa và đụng độ với cảnh sát, khi tức giận sôi sục trước các quy định nghiêm ngặt về dịch Covid-19.

Các video cho thấy một số người lật ngược xe cảnh sát và phá vỡ hàng rào kiểm soát. Các đội chống bạo động hiện đã được đưa tới khu vực.

Những chuyện này xảy ra sau đợt bùng phát Covid nặng nhất ở Quảng Châu từ khi đại dịch bắt đầu.

Trong bối cảnh các số liệu kinh tế đang tệ, chính sách zero Covid của Trung Quốc đang rất bị thử thách.

Căng thẳng đã và đang gia tăng ở thành phố Hải Châu, Quảng Châu, đang có lệnh buộc ở nhà.

Khu vực này có nhiều người lao động lưu động nghèo. Họ phàn nàn không được trả lương nếu không được đi làm, và phàn nàn lương thực thiếu và giá cả tăng vọt khi sống trong tình trạng giới hạn nghiêm ngặt về Covid.

Trong nhiều đêm, họ gây gổ với các quan chức thực thi công vụ ngăn chặn Covid, và qua đêm thứ Hai, cơn giận dữ đột ngột bùng phát trên các đường phố Quảng Châu với hàng loạt người phản kháng.

Lần nữa, những lời đồn vô căn cứ phần nào có vai trò. Nhiều câu chuyện đã lan truyền rằng các công ty xét nghiệm làm giả kết quả PCR, tăng số ca nhiễm để kiếm tiền nhiều hơn.

Ở phía bắc Trung Quốc, tin đồn cũng đang tạo thêm áp lực.

Các quan chức tỉnh Hà Bắc thông báo rằng thành phố Thạch Gia Trang sẽ tạm dừng xét nghiệm hàng loạt. Nhưng điều này dẫn đến suy đoán rằng người dân sẽ bị dùng như chuột lang để xem chuyện gì xảy ra nếu virus được lây lan không kiểm soát.

Những cuộc tranh luận này xuất hiện trên các trang mạng xã hội với hashtag #ShijiazhuangCovidprevention (Phòng chống Covid ở Thạch Gia Trang).

NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh,
Quảng Châu bị phong tỏa sau một đợt bùng phát Covid gần đây

Nhiều người dân địa phương hoảng sợ dự trữ các loại thuốc Trung Quốc được cho là giúp điều trị Covid. Các nguồn cung cấp trong thành phố hiện nay được cho là gần như cạn kiệt.

Một tin đồn tương tự lan truyền đã dẫn tới việc hàng loạt công nhân trốn khỏi khu phức hợp Foxcom ở trung tâm thành phố Trịnh Châu cách đây hai tuần, ảnh hưởng tới nguồn cung iPhone trên toàn cầu.

Các chính quyền địa phương khắp Trung Quốc đang cố gắng tìm cách duy trì chính sách zero Covid nhưng không ảnh hưởng đến kinh tế.

Các số liệu chính thức mới nhất về sản lượng nhà máy và doanh số bán lẻ cho thấy tác động nặng nề của đại dịch và cách chính phủ phản ứng với đại dịch.

Trong những ngày gần đây không có tỉnh nào báo cáo không có ca nhiễm.

Khoảng 20 triệu người ở trung tâm Trùng Khánh, phía tây Trung Quốc đã bị đẩy vào tình trạng phong tỏa họ gọi mỉa mai là “quản lý tĩnh tự nguyện”. Điều này là vì, mặc dù không có thông báo chính thức, họ bị quan chức trong khu vực yêu cầu ở trong nhà.

Trên mạng có những lời nói đùa rằng chính quyền Trùng Khánh không muốn thông báo phong tỏa hàng loạt cùng ngày tiết lộ nới lỏng quy tắc zero Covid trên khắp Trung Quốc.

Đầu tuần này, các quan chức của quận Triều Dương, Bắc Kinh quyết định đóng nhiều gian thử nghiệm bên đường và chuyển vào các khu nhà ở.

Số lượng trạm PCR đột ngột bị cắt giảm. Vấn đề là nhiều tòa nhà văn phòng đòi có kết quả trong ngày, hoặc không cho vào.

Bởi vậy, tại các gian xét nghiệm có mở cửa, rất đông người xếp hàng.

Từ chuyện công nhân mắc kẹt ở Tây Tạng phản đối muốn rời Lhasa, tới chuyện phong tỏa toàn bộ Tân Cương, chính sách zero Covid đều không suôn sẻ.

Một loạt thay đổi được công bố vào tuần trước để giảm nhẹ các quy tắc, đây được coi là dấu hiệu sắp có nới lỏng trong thời gian tới.

Nhưng ngay cả khi nhà nước đang xem xét điều đó, có thể đã là quá muộn.


Last edited by LDN on Tue Nov 15, 2022 12:27 pm; edited 1 time in total

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

Tàu: “Hãy giao nhà cho chúng tôi!” – Những nạn nhân giận dữ trong cuộc khủng hoảng bất động sản ở Trung Quốc (Don Weinland) Empty DELETE@

Post by LDN Tue Nov 15, 2022 11:58 am

Trung Quốc quyết theo "Zero Covid": Phản kháng dữ dội ở Quảng Châu

BBC

Hình ảnh trên mạng xã hội cho thấy người dân lật ngược xe cảnh sát
NGUỒN HÌNH ẢNH,TWITTER
Chụp lại hình ảnh,
Hình ảnh trên mạng xã hội cho thấy người dân lật ngược xe cảnh sát

15 tháng 11 2022, 22:42 +07
Cập nhật một giờ trước
Stephen McDonell

BBC News, Bắc Kinh

Đám đông cư dân ở thành phố công nghiệp Quảng Châu, phía nam Trung Quốc đã trốn phong tỏa và đụng độ với cảnh sát, khi tức giận sôi sục trước các quy định nghiêm ngặt về dịch Covid-19.

Các video cho thấy một số người lật ngược xe cảnh sát và phá vỡ hàng rào kiểm soát. Các đội chống bạo động hiện đã được đưa tới khu vực.

Những chuyện này xảy ra sau đợt bùng phát Covid nặng nhất ở Quảng Châu từ khi đại dịch bắt đầu.

Trong bối cảnh các số liệu kinh tế đang tệ, chính sách zero Covid của Trung Quốc đang rất bị thử thách.

Căng thẳng đã và đang gia tăng ở thành phố Hải Châu, Quảng Châu, đang có lệnh buộc ở nhà.

Khu vực này có nhiều người lao động lưu động nghèo. Họ phàn nàn không được trả lương nếu không được đi làm, và phàn nàn lương thực thiếu và giá cả tăng vọt khi sống trong tình trạng giới hạn nghiêm ngặt về Covid.

Trong nhiều đêm, họ gây gổ với các quan chức thực thi công vụ ngăn chặn Covid, và qua đêm thứ Hai, cơn giận dữ đột ngột bùng phát trên các đường phố Quảng Châu với hàng loạt người phản kháng.

Lần nữa, những lời đồn vô căn cứ phần nào có vai trò. Nhiều câu chuyện đã lan truyền rằng các công ty xét nghiệm làm giả kết quả PCR, tăng số ca nhiễm để kiếm tiền nhiều hơn.

Ở phía bắc Trung Quốc, tin đồn cũng đang tạo thêm áp lực.

Các quan chức tỉnh Hà Bắc thông báo rằng thành phố Thạch Gia Trang sẽ tạm dừng xét nghiệm hàng loạt. Nhưng điều này dẫn đến suy đoán rằng người dân sẽ bị dùng như chuột lang để xem chuyện gì xảy ra nếu virus được lây lan không kiểm soát.

Những cuộc tranh luận này xuất hiện trên các trang mạng xã hội với hashtag #ShijiazhuangCovidprevention (Phòng chống Covid ở Thạch Gia Trang).

NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh,
Quảng Châu bị phong tỏa sau một đợt bùng phát Covid gần đây

Nhiều người dân địa phương hoảng sợ dự trữ các loại thuốc Trung Quốc được cho là giúp điều trị Covid. Các nguồn cung cấp trong thành phố hiện nay được cho là gần như cạn kiệt.

Một tin đồn tương tự lan truyền đã dẫn tới việc hàng loạt công nhân trốn khỏi khu phức hợp Foxcom ở trung tâm thành phố Trịnh Châu cách đây hai tuần, ảnh hưởng tới nguồn cung iPhone trên toàn cầu.

Các chính quyền địa phương khắp Trung Quốc đang cố gắng tìm cách duy trì chính sách zero Covid nhưng không ảnh hưởng đến kinh tế.

Các số liệu chính thức mới nhất về sản lượng nhà máy và doanh số bán lẻ cho thấy tác động nặng nề của đại dịch và cách chính phủ phản ứng với đại dịch.

Trong những ngày gần đây không có tỉnh nào báo cáo không có ca nhiễm.

Khoảng 20 triệu người ở trung tâm Trùng Khánh, phía tây Trung Quốc đã bị đẩy vào tình trạng phong tỏa họ gọi mỉa mai là “quản lý tĩnh tự nguyện”. Điều này là vì, mặc dù không có thông báo chính thức, họ bị quan chức trong khu vực yêu cầu ở trong nhà.

Trên mạng có những lời nói đùa rằng chính quyền Trùng Khánh không muốn thông báo phong tỏa hàng loạt cùng ngày tiết lộ nới lỏng quy tắc zero Covid trên khắp Trung Quốc.

Đầu tuần này, các quan chức của quận Triều Dương, Bắc Kinh quyết định đóng nhiều gian thử nghiệm bên đường và chuyển vào các khu nhà ở.

Số lượng trạm PCR đột ngột bị cắt giảm. Vấn đề là nhiều tòa nhà văn phòng đòi có kết quả trong ngày, hoặc không cho vào.

Bởi vậy, tại các gian xét nghiệm có mở cửa, rất đông người xếp hàng.

Từ chuyện công nhân mắc kẹt ở Tây Tạng phản đối muốn rời Lhasa, tới chuyện phong tỏa toàn bộ Tân Cương, chính sách zero Covid đều không suôn sẻ.

Một loạt thay đổi được công bố vào tuần trước để giảm nhẹ các quy tắc, đây được coi là dấu hiệu sắp có nới lỏng trong thời gian tới.

Nhưng ngay cả khi nhà nước đang xem xét điều đó, có thể đã là quá muộn.


Last edited by LDN on Sun Nov 27, 2022 3:56 pm; edited 1 time in total

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

Tàu: “Hãy giao nhà cho chúng tôi!” – Những nạn nhân giận dữ trong cuộc khủng hoảng bất động sản ở Trung Quốc (Don Weinland) Empty Re: Tàu: “Hãy giao nhà cho chúng tôi!” – Những nạn nhân giận dữ trong cuộc khủng hoảng bất động sản ở Trung Quốc (Don Weinland)

Post by LDN Thu Nov 24, 2022 1:56 pm

Trung Quốc vận động Hoa Kỳ cải thiện quan hệ

Bình Phương
21 tháng 11, 2022 - Sài Gòn nhỏ 

Chủ tịch TQ Tập Cận Bình gặp Tổng thống Mỹ Joe Biden tại hội nghị G20 ở Bali Indonesia tuần trước. Ảnh Ju Peng/Xinhua via Getty Images
Nhật báo The Wall Street Journal (WSJ) của giới kinh doanh Mỹ vừa có bài tường thuật độc quyền cho biết Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã cử một phái đoàn cố vấn chính sách cấp cao và giám đốc điều hành doanh nghiệp đến New York để vận động hành lang nhằm cải thiện mối quan hệ song phương Mỹ-Trung trong khi chuẩn bị cho cuộc cạnh tranh gay gắt hơn giữa hai cường quốc.

Phái đoàn Trung Quốc đến Mỹ vận động chỉ vài ngày trước khi diễn ra cuộc gặp mặt trực tiếp giữa ông Tập và Tổng thống Mỹ Joe Biden bên lề hội nghị thượng đỉnh nhóm 20 nền kinh tế lớn (G20) ở Bali, Indonesia, và chỉ vài tuần sau khi ông Tập giành được nhiệm kỳ lãnh đạo thứ ba tại đại hội đảng Cộng sản Trung Quốc.

Phái đoàn Trung Quốc sang Mỹ họp với một nhóm các nhà kinh doanh điều hành các tập đoàn lớn và cựu quan chức chính phủ, do ông Maurice “Hank” Greenberg, CEO của tập đoàn đầu tư và bảo hiểm C.V. Starr & Co. lập ra. 

Báo WSJ cho rằng, các nhà tài phiệt trên thị trường tài chính Wall Street từ lâu đã có một vị trí đặc biệt trong hành lang quyền lực ở Bắc Kinh; lần này Trung Quốc nhờ ông Greenberg đứng ra làm cầu nối thương lượng với chính phủ Mỹ.

Ông Greenberg, 97 tuổi – cựu chiến binh Thế Chiến thứ Hai, một nhà tài trợ lớn cho đảng Cộng Hòa, cựu giám đốc điều hành tập đoàn bảo hiểm AIG, là một trong những nhà kinh doanh Mỹ thành công nhất ở thị trường Trung Quốc – là người được Bắc Kinh ưu ái và tin cậy. Ngay từ đầu thập niên 1990, ông Greenberg đã rất tích cực vận động chính phủ Bill Clinton chấp nhận cho Trung Quốc được gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) năm 2001 và năm 2018 ông Greenberg được Bắc Kinh tặng Huân chương Hữu nghị Trung Quốc – trở thành một trong 10 người ngoại quốc được Bắc Kinh tuyên dương.

Từ đầu năm nay, khi mối căng thẳng giữa Bắc Kinh và Washington càng lúc càng gay gắt, ông Greenberg đã lên tiếng kêu gọi Hoa Kỳ gắn bó nhiều hơn, thay vì “tách rời” (decoupling) Trung Quốc. Ông đã viết một bài ý kiến trên báo WSJ cổ xúy cho quan điểm đó và lập ra một nhóm tư vấn gồm các nhà điều hành cấp cao của các tập đoàn, các nhà hoạch định chính sách để “giúp tái lập một cuộc đối thoại song phương có tính xây dựng”. 

Tần Cương (Qin Gang), đại sứ Trung Quốc tại Hoa Kỳ, đã trình ý kiến đó lên các nhà lãnh đạo chóp bu của Trung Quốc và ông Tập Cận Bình bật đèn xanh cho thành lập một nhóm tư vấn tương tự nhóm của ông Greenberg – cũng gồm các cựu quan chức cao cấp và các nhà điều hành doanh nghiệp. Viện Đối ngoại Nhân dân Trung Quốc – một think-tank thuộc Bộ Ngoại giao ở Bắc Kinh – đã lập ra một nhóm như vậy, trong đó có ông Thôi Thiên Khải (Cui Tiankai), cựu đại sứ Trung Quốc tại Mỹ, Trần Đức Minh (Chen Deming), cựu thứ trưởng Bộ Thương mại và Ninh Cát Triết (Ning Jizhe), cựu phó chủ tịch Ủy ban Kế hoạch và Cải cách Trung Quốc.

Nhà tài phiệt Maurice Hank Greenberg (trái) và cựu ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger tại một sự kiện vinh danh David Rockefeller ở New York City. Hai ông Greenberg và Kissinger là những người vận động tích cực cho Bắc Kinh trong chính giới Mỹ. Ảnh Duffy-Marie Arnoult/WireImage/Getty Images
Phái đoàn Trung Quốc đã họp với nhóm tư vấn của ông Greenberg tại trụ sở tập đoàn  C.V. Starr ở New York trong hai ngày 10 và 11 tháng Mười Một. Mỗi bên có 13 thành viên. Phía Mỹ ngoài ông Greenberg còn có ông Paul Fribourg, CEO của tập đoàn nông nghiệp Conti Group Cos; cựu thượng nghị sĩ liên bang Joe Lieberman, hai cựu đại sứ Mỹ tại Trung Quốc Max Baucus thuộc đảng Dân Chủ và Terry Branstad thuộc đảng Cộng Hòa. Báo WSJ cho biết trước khi cuộc họp diễn ra, phía Mỹ đã thông báo cho Hội đồng An ninh Quốc gia (NSC) về kế hoạch của họ nhưng NSC từ chối trả lời yêu cầu bình luận.

Bối cảnh diễn ra cuộc họp là quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc đang ở mức lạnh giá, được coi là đang ở điểm thấp nhất trong nhiều thập niên. Bắc Kinh và Washington liên tục đối chọi nhau ở rất nhiều vấn đề, từ nguồn gốc của đại dịch COVID, thành tích nhân quyền tồi tệ của Trung Quốc và áp lực kinh tế-ngoại giao đối với đảo quốc Đài Loan. Quan hệ giữa hai bên đặc biệt tồi tệ sau chuyến thăm Đài Loan của chủ tịch Hạ Viện Hoa Kỳ Nancy Pelosi hồi đầu tháng Tám 2022 và Bắc Kinh đã trả đũa bằng cách cắt đứt mọi đường dây liên lạc thông tin, đóng băng mọi hoạt động hợp tác giữa hai bên.

Sau khi củng cố địa vị độc tôn trong đảng Cộng sản Trung Quốc và thừa nhận môi trường quốc tế không thuận lợi cho việc thực thi Giấc mộng Trung Hoa, ông Tập đã lẳng lặng chuyển mối quan tâm sang việc điều chỉnh các chính sách đã làm cho Trung Quốc bị cô lập, tìm cách nối lại quan hệ với phương Tây, chủ yếu là với Hoa Kỳ. Tổng thống Biden, đối mặt với cuộc chiến tranh của ông Vladimir Putin ở Ukraine, cũng cố giữ cho quan hệ Trung-Mỹ không xấu hơn nữa. 

Tại cuộc gặp ở Indonesia tuần trước, cả hai ông Biden và Tập đều cam kết tái lập sự hợp tác trong lĩnh vực chống biến đổi khí hậu và nối lại các kênh liên lạc cấp cao. Tuy vậy, hai bên vẫn nghi ngờ nhau sâu sắc, vẫn căng thẳng chung quanh vấn đề Đài Loan, vấn đề Mỹ kiểm soát công nghệ bán dẫn… cho nên cả chính phủ Mỹ và Trung Quốc đều đưa ra những chính sách phản ứng đối với sức mạnh và ảnh hưởng của phía bên kia.

Đô đốc hồi hưu Mike Mullen, một người tham dự cuộc họp, nói ông và các thành viên khác trong đoàn Mỹ rất lo ngại về “xu thế đi xuống” của mối quan hệ Mỹ-Trung và mối lo đó được các thành viên phía Trung Quốc chia sẻ. “Chúng ta đang ở một thời điểm nguy hiểm. Là hai cường quốc của thời đại, chúng ta cần đảo ngược xu thế đó,” đô đốc Mullen nói với báo WSJ.

Bằng việc cử một phái đoàn cao cấp nhưng “không chính thức” sang Mỹ vận động, ông Tập dường như bắn tín hiệu cho Washington rằng ông ta sẽ cố tránh làm cho quan hệ Mỹ-Trung bị trật đường rầy và sẽ gia tăng các hoạt động liên lạc giữa hai nước. Nhiều quan chức cao cấp Trung Quốc bắt đầu nhận ra rằng hoạt động đối thoại giữa các tổ chức nghiên cứu, các nhóm doanh nghiệp của hai bên – thường gọi là kênh ngoại giao phía sau (backchannel diplomacy) – có những hiệu quả mà các cuộc tiếp xúc chính thức chưa chắc đã đạt được. 

Trong cuộc họp kéo dài một ngày rưỡi ở New York, hai bên đã thảo luận về những bất đồng chung quanh vấn đề Đài Loan và những lĩnh vực mà hai chính phủ có thể hợp tác được. Theo những người dự họp, phía Mỹ nhấn mạnh tới nhu cầu hòa bình và ổn định ở eo biển Đài Loan, còn phía Trung Quốc nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thống nhất Đài Loan với Hoa Lục. Đoàn Trung Quốc cũng cho biết Bắc Kinh mong muốn làm việc với Washington về những vấn đề địa chính trị liên quan tới cuộc chiến tranh xâm lược của Nga ở Ukraine và chương trình vũ khí nguyên tử của Bắc Hàn. 

Tuy nhiên, phía Trung Quốc dường như muốn đặt điều kiện: muốn Bắc Kinh hợp tác thì Washington phải tôn trọng cái mà Trung Quốc gọi là những lợi ích cốt lõi như vấn đề Đài Loan và bãi bỏ chính sách hạn chế xuất cảng các công nghệ cao cho các công ty Trung Quốc.

Các phụ tá cao cấp của ông Greenberg nói rằng chính phủ Biden đã được báo cáo về các nội dung trao đổi giữa phái đoàn Trung Quốc và nhóm tư vấn Mỹ. Vào cuối cuộc họp, trưởng đoàn Trung Quốc Vương Siêu (Wang Chao) – cựu thứ trưởng Bộ Ngoại giao và hiện là giám đốc Viện Đối Ngoại – đề nghị hai nhóm sẽ gặp lại tại một cuộc họp tương tự ở Bắc Kinh trong năm tới.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

Tàu: “Hãy giao nhà cho chúng tôi!” – Những nạn nhân giận dữ trong cuộc khủng hoảng bất động sản ở Trung Quốc (Don Weinland) Empty Re: Tàu: “Hãy giao nhà cho chúng tôi!” – Những nạn nhân giận dữ trong cuộc khủng hoảng bất động sản ở Trung Quốc (Don Weinland)

Post by LDN Sat Nov 26, 2022 12:33 pm

Huawei – tan nát “đời hoa”

Mỹ Anh
26 tháng 11, 2022 - Sài Gòn nhỏ 

Tổng hành dinh Huawei tại Thâm Quyến (ảnh: Kevin Frayer/Getty Images)
Huawei (华为, Hoa Vi) đang trong tình trạng bi thảm. Dưới sức ép dữ dội không ngừng của Mỹ, những thị trường béo bở châu Âu đang xa lánh công ty Trung Quốc này.

“Sống sót!”

Tình trạng khó khăn đã được nhà sáng lập Huawei, Nhậm Chính Phi, tóm tắt trong bài phát biểu trước các giám đốc điều hành tại trụ sở chính ở Thâm Quyến vào Tháng Bảy. Nhậm đưa ra ba thách thức mà công ty phải đối mặt trong ba năm qua: Sự thù địch từ Washington; sự gián đoạn từ đại dịch coronavirus; và cuộc xâm lược Ukraine của Nga làm đảo lộn chuỗi cung ứng toàn cầu và gia tăng mối lo ngại của châu Âu về sự phụ thuộc quá mức vào các quốc gia như Trung Quốc.

“Môi trường mà chúng ta đối mặt vào năm 2019 khác với môi trường mà chúng ta trực diện ngày nay,” Nhậm nói, “Đừng cho rằng chúng ta sẽ có một tương lai tươi sáng hơn… Trước đây chúng ta đã có một lý tưởng cho toàn cầu hóa là nỗ lực phục vụ nhân loại. Lý tưởng của chúng ta ngày nay là gì? Sống sót!”.
________

Bí mật chiến dịch “tạo ảnh hưởng” của Huawei
________

Bản doanh Huawei tại Brussels – từng là trung tâm quan trọng để Huawei vận động hành lang vượt qua các rào cản của châu Âu – đã được giao hoàn toàn cho ban quản lý châu Âu, hiện có trụ sở tại Düsseldorf. Mùa hè 2022, văn phòng này đã mất đi người đứng đầu bộ phận truyền thông, Phil Herd, một cựu nhà báo BBC, người gia nhập Huawei vào Tháng Mười 2019. Văn phòng này gần đây cũng mất ít nhất ba nhân viên chủ chốt khác phụ trách vận động hành lang và chính sách.

Mạnh Vãn Chu (ảnh: Karen Ducey/Getty Images)
Làn sóng rời bỏ Huawei

Tờ Politico cho biết, tại London, Giám đốc Truyền thông của Huawei đặc trách Vương quốc Anh, Paul Harrison, đã rời khỏi ghế của mình vào Tháng Mười, cùng nhiều viên chức khác. Từng là biên tập tin tức cấp cao tại Đài truyền hình Sky News của Anh, Harrison gia nhập Huawei vào năm 2019.

Tại Paris, Giám đốc Tiếp thị và Truyền thông của Huawei, Stéphane Curtelin, đã rời vị trí của mình vào Tháng Chín. Trước đó, văn phòng Huawei ở Paris đã mất Trưởng phòng Chính phủ và An ninh Vincent de Crayencour, một quan chức an ninh mạng kỳ cựu của Pháp với nhiều kinh nghiệm trong chính phủ, người gia nhập Huawei vào năm 2020. Trưởng đại diện của Huawei tại Văn phòng Paris, Linda Han, cũng rút lui vào trước mùa hè 2022. Tại Warsaw, giám đốc PR, Szymon Solnica, đã rời Huawei vào Tháng Chín. “Những cuộc khủng hoảng mà tôi phải giải quyết hàng ngày những năm gần đây là những cuộc khủng hoảng kinh khủng,” ông viết trong một bài đăng trên LinkedIn khi thông báo sự ra đi của mình.
________

Mỹ: Huawei, Hikvision Được Quân Đội Trung Quốc Hậu Thuẫn
________

Phần Huawei, trong cuộc phỏng vấn vào tuần trước, đại diện Huawei châu Âu nói rằng “Luôn có sự dao động trong các công ty, không chỉ ở Huawei… Một số người sẽ rời đi và một số người khác sẽ đến”. Tuy nhiên, trong thực tế, nhiều người trong nội bộ công ty thừa nhận rằng làn sóng ra đi phản ánh một sự thay đổi căn bản bắt đầu từ Tháng Chín 2021. Đó là khi Mạnh Vãn Chu (Meng Wanzhou) – giám đốc tài chính của Huawei và là con gái Nhậm Chính Phi – trở về trụ sở chính của công ty ở Thâm Quyến, sau gần ba năm ở Canada đối mặt việc bị dẫn độ sang Mỹ với cáo buộc âm mưu lừa đảo ngân hàng.

Một quan chức cho biết: “Thời điểm bà Mạnh xuống máy bay là thời điểm mà Huawei theo khuynh hướng toàn cầu qua đời”. Là con gái của sáng lập viên và là người thừa kế quyền lãnh đạo công ty, bà Mạnh từng đóng vai trò quan trọng trong cuộc chiến pháp lý giữa Huawei và Washington. Kể từ khi trở về từ Canada, bà được đưa vào hàng ngũ cao nhất của Huawei với tư cách phó chủ tịch chịu trách nhiệm thực hiện chiến dịch cải tổ ở cấp cao nhất.

Sự thành công của áp lực Mỹ

Trong nhiều năm, Huawei được châu Âu coi là “gương mặt thân thiện”. Công ty được biết đến với những túi quà hào phóng, trong đó dĩ nhiên có điện thoại Huawei; và những bữa tiệc xa hoa ở các địa điểm hào nhoáng, chẳng hạn tiệc chiêu đãi tân niên tại Concert Noble ở Brussels. Tuy nhiên, với Mỹ, Huawei là một mối đe dọa cực kỳ nghiêm trọng. Những đợt gió cảnh báo bắt đầu thổi dưới chính quyền Tổng thống Barack Obama và tăng tốc dần vào thời Tổng thống Donald Trump.

Keith Krach, cựu thứ trưởng ngoại giao trong chính quyền Trump, thuật lại cách Washington “nhấn nút báo động”. Ông nhớ lại rằng mình đã hỏi các bộ trưởng châu Âu về mối quan hệ của họ với Trung Quốc. “Và họ nói, ‘Chà, họ (Huawei và Trung Quốc) là đối tác thương mại quan trọng’ và đại loại thế. Sau đó họ nhìn vào hai bên căn phòng rồi thì thầm với tôi khi thấy không có ai trong phòng: ‘Nhưng chúng tôi không tin họ.”

Cách đây hai năm, Huawei từng thống trị thị trường châu Âu (ảnh: Zhang Cheng/Xinhua via Getty) (Xinhua/Zhang Cheng via Getty Images)
Đầu năm 2020, Huawei dường như thắng được Mỹ khi châu Âu vẫn tỏ ra tin cậy họ. Ngày 28 Tháng Một, Thủ tướng Anh Boris Johnson bật đèn xanh cho Huawei xây dựng một phần cơ sở hạ tầng 5G. Chỉ một ngày sau, Liên minh châu Âu trình bày kế hoạch hạn chế việc phụ thuộc quá nhiều vào các nhà cung cấp Trung Quốc; tuy nhiên, họ vẫn để ngỏ khả năng Huawei có thể vận động chính phủ các nước để tiếp tục tiếp cận thị trường công nghệ. Dù vậy, đến Tháng Bảy, trong “không khí” đại dịch và làn sóng chống Trung Quốc do những nghi ngờ đại dịch xuất phát từ nước này, Thủ tướng Anh Johnson lại đảo ngược và tuyên bố tất cả thiết bị Huawei phải bị loại bỏ khỏi mạng 5G của Anh.

Trong suốt năm 2020 và 2021, các chính phủ châu Âu trong đó có Pháp, Thụy Điển, Romania, các nước vùng Baltic, Bỉ và Đan Mạch bắt đầu: Hoặc cấm thiết bị Huawei trong những hệ thống quan trọng liên quan mạng 5G quốc gia; hoặc yêu cầu các nhà khai thác ngừng sử dụng thiết bị Huawei trong trung hạn. Còn nữa, mảng kinh doanh điện thoại thông minh của Huawei – từng trên đường thách thức Apple và Samsung ở châu Âu – bắt đầu bị nghiền nát bởi các lệnh trừng phạt của Mỹ. Huawei phải ngưng sử dụng hệ điều hành Android của Google…

Putin trở thành kẻ cuối cùng giết Huawei!

Dù thế nào, đầu năm 2021, những  nhà vận động hành lang Huawei tại Brussels vẫn lạc quan rằng nhu cầu lắp đặt 5G nhanh, giá rẻ của châu Âu sẽ chiến thắng những lo ngại về bảo mật. Họ thậm chí lên lịch loạt cuộc diễn trình tại Nghị viện Châu Âu để chứng minh rằng những lo ngại về an ninh là không có cơ sở. Tuy nhiên, kế hoạch bị sụp đổ vào ngày 24 Tháng Hai 2022, khi Tổng thống Nga Vladimir Putin phát động cuộc xâm lược tổng lực vào Ukraine. Đối với nhiều người châu Âu, phép tính rủi ro-lợi ích liên quan đến Huawei đã thay đổi chỉ sau một đêm.

John Strand, một nhà phân tích viễn thông, người theo dõi tác động thị trường của Huawei ở châu Âu những năm qua, cho biết: “Thay đổi lớn nhất mà tôi thấy đến từ việc nhận ra rằng chúng ta phụ thuộc vào khí đốt của Nga – đặc biệt Đức. Nó đặt ra câu hỏi: Điều gì tệ hơn, việc phụ thuộc vào khí đốt của Nga hay lệ thuộc vào cơ sở hạ tầng viễn thông Trung Quốc?”.
Giới chức EU ngày càng lo ngại vấn đề an ninh quốc gia khi dùng thiết bị mạng do Huawei sản xuất (ảnh: Dursun Aydemir/Anadolu Agency via Getty Images)
Dưới thời Tổng thống Joe Biden, áp lực lên Huawei càng tăng mạnh. Suốt hai năm qua, khi vào Tòa Bạch Ốc, chính quyền Biden đã liên tiếp cảnh báo châu Âu về sự lệ thuộc Huawei. Mới đây, Tháng Mười 2022, Ủy ban Châu Âu lại phải nhấn chuông báo động inh ỏi khi đưa ra cảnh báo mới về việc sử dụng công nghệ Huawei cho mạng 5G. Chính phủ Vương quốc Anh cũng tái khẳng định yêu cầu loại bỏ thiết bị Huawei khỏi cơ sở hạ tầng viễn thông của Anh.

Tất cả đã đánh gục những nỗ lực vận động hành lang và ăn mòn thị phần của Huawei. Các nhà phân tích cho biết Huawei từng có thị phần vững chắc tại một số thị trường quốc gia lớn, trong đó có Đức và Tây Ban Nha. Hai năm trước, một nghiên cứu năm 2020 của Strand Consult cho thấy Huawei đã ăn sâu vào thị trường châu Âu như thế nào:

Tại 15 trong 31 quốc gia mà Strand nghiên cứu, hơn một nửa thiết bị mạng truy cập vô tuyến 4G (radio access network – RAN) đều đến từ các nhà cung cấp Trung Quốc. Trong cuộc đua triển khai 5G, Huawei đã vượt xa các đối thủ châu Âu. Tuy nhiên, vào đầu năm ngoái, khi các quan chức châu Âu thay đổi định hướng về bảo mật 5G, Ericsson của Thụy Điển đã vượt qua Huawei về thị phần. Bản cập nhật mới nhất cho thấy, từ quý II năm 2022, Ericsson chiếm 41%, Huawei 28% và Nokia của Phần Lan 27%.

Đối với 5G RAN, sự thay đổi thậm chí rõ ràng hơn: Huawei đã mất vị trí dẫn đầu thị trường châu Âu, hiện chỉ chiếm 22% doanh thu, trong khi Ericsson là 42% và Nokia là 32%.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

Tàu: “Hãy giao nhà cho chúng tôi!” – Những nạn nhân giận dữ trong cuộc khủng hoảng bất động sản ở Trung Quốc (Don Weinland) Empty Re: Tàu: “Hãy giao nhà cho chúng tôi!” – Những nạn nhân giận dữ trong cuộc khủng hoảng bất động sản ở Trung Quốc (Don Weinland)

Post by LDN Sun Nov 27, 2022 8:04 am

Trung Quốc: Người dân biểu tình phản đối phong tỏa

Bình Phương
26 tháng 11, 2022 - Sài Gòn nhỏ

Thủ đô Bắc Kinh bị phong tỏa vắng lặng như một thành phố ma. Ảnh chụp một nhân viên kiểm dịch đi lấy mẫu xét nghiệm PCR theo danh sách định sẵn vào tối 25 tháng Mười Một 2022, khi số ca nhiễm COVID của Trung Quốc tăng đột ngột. Ảnh Kevin Frayer/Getty Images

Biểu tình đã bùng ra ở các thành phố và trường đại học trên khắp Trung Quốc vào tối thứ Bảy 26 tháng Mười Một do dân chúng ngày càng tức giận với các biện pháp kiểm soát COVID hà khắc của đất nước. Một số người biểu tình ở Thượng Hải thậm chí còn hướng sự giận dữ của họ vào đảng Cộng Sản và lãnh tụ đảng Tập Cận Bình.

Các cuộc biểu tình còn thể hiện nỗi tức giận của dân chúng về một vụ hỏa hoạn ở khu vực Tân Cương hôm thứ Năm, làm chết ít nhất 10 người và chín người khác bị thương. Nhiều người Trung Quốc nói họ nghi ngờ các biện pháp phong tỏa theo chính sách “không Covid” đã ngăn các nạn nhân rời khỏi đám cháy, một thông tin mà chính phủ Trung Quốc phủ nhận.

Thảm kịch Tân Cương đã làm dấy lên những lời kêu gọi rộng rãi, yêu cầu bãi bỏ các biện pháp phòng chống COVID khắc nghiệt như phong tỏa đô thị và hạn chế di chuyển đã được thực hiện trong gần ba năm kể từ khi đại dịch bùng phát ở thành phố Vũ Hán, Trung Quốc cuối năm 2019. Người Trung Quốc đã chấp nhận biện pháp kiểm soát khắc nghiệt như vậy như một cái giá phải trả để tránh bệnh tật và tử vong mà Hoa Kỳ, Ấn Độ và các quốc gia khác phải chịu đựng. Nhưng sự kiên nhẫn của công chúng đã bị xói mòn trong năm nay khi các quốc gia khác, sau khi tiêm chủng vaccine rộng rãi cho dân chúng, đã quay trở lại cuộc sống như bình thường, cho dù tình trạng lây nhiễm vẫn tiếp diễn. 

Chính sách “không COVID” cũng đã làm trầm trọng thêm tình trạng suy thoái kinh tế của Trung Quốc. Hàng vạn cửa tiệm, nhà hàng và các doanh nghiệp nhỏ khác phải đóng cửa hoặc hoạt động cầm chừng; hàng triệu công nhân và người lao động bị mất việc do các thành phố bị phong tỏa, hạn chế đi lại. Trong tuần trước, hàng nghìn công nhân một cơ sở sản xuất khổng lồ của tập đoàn Foxconn tại thành phố Trịnh Châu tỉnh Hà Nam, chuyên lắp ráp điện thoại iPhone cho tập đoàn Apple đã biểu tình và đụng độ với cảnh sát, phá bỏ những hàng rào chướng ngại vật được chính quyền dựng lên để ngăn cản việc đi lại. 

Sự bất mãn ngày càng tăng đang thử thách nỗ lực của ông Tập trong việc duy trì các quy tắc “không COVID”.

Nhiều cuộc biểu tình không thể được xác nhận ngay lập tức, nhưng tại Thượng Hải, cảnh sát đã sử dụng hơi cay để giải tán khoảng 300 người tập trung tại đường Middle Urumqi vào lúc nửa đêm, mang theo hoa, nến và biển hiệu ghi “Urumqi, ngày 24 tháng 11, những người đã chết hãy yên nghỉ” để tưởng niệm 10 nạn nhân hỏa hoạn tại một tòa nhà chung cư ở thủ phủ Urumqi của Tân Cương.

Một người biểu tình chỉ cho biết anh ta họ Triệu (Zhao) nói với hãng tin AP rằng một người bạn của anh ta đã bị cảnh sát đánh đập và hai người bạn khác bị xịt hơi cay. Triệu cho biết những người biểu tình đã hô vang các khẩu hiệu như “Tập Cận Bình, từ chức, Đảng Cộng sản, từ chức”, “Bỏ phong tỏa Tân Cương, bỏ phong tỏa Trung Quốc”, “không muốn xét nghiệm PCR, muốn tự do” và “tự do báo chí”. Triệu nói khoảng 100 cảnh sát đã đứng thành hàng, ngăn cản người biểu tình tụ tập hoặc rời đi, và các xe buýt chở thêm cảnh sát đã đến sau đó.

Một người biểu tình khác, chỉ cho biết họ của mình là Từ (Xu), cho biết có một đám đông lớn hơn với hàng nghìn người biểu tình, nhưng cảnh sát đã đứng trên đường và để những người biểu tình đi qua vỉa hè. 

Các xa lộ thường đông đúc của Thượng Hải đã trở nên vắng vẻ suốt hai tháng do biện pháp phong tỏa chống COVID. Ảnh minh họa VCG/VCG via Getty Images

Các cuộc biểu tình cũng diễn ra tại ít nhất ba trường đại học, theo các video trực tuyến mà báo The New York Times xác minh được. “Trước đây tôi cảm thấy mình là một kẻ hèn nhát, nhưng giờ phút này tôi thấy mình có thể đứng lên”, một sinh viên cho biết anh đến từ Tân Cương, nói trong một cuộc tụ họp tại khuôn viên của Đại học Truyền thông Trung Quốc ở Nam Kinh miền đông Trung Quốc, nơi hàng trăm người giơ cao điện thoại của họ thay cho những ngọn nến. 

Các cuộc biểu tình nhỏ hơn cũng xảy ra tại Đại học Bắc Kinh và Đại học Công nghệ Vũ Hán, các video có thể kiểm chứng được cho thấy.

Thông tin và hình ảnh về các cuộc biểu tình đã bị xóa ngay lập tức trên mạng xã hội của Trung Quốc, điều mà đảng Cộng sản Trung Quốc thường làm để ngăn chặn những lời chỉ trích.

Tại khu vực Tân Cương bị kiểm soát nghiêm ngặt, các cuộc biểu tình đã xảy ra ở thành phố Korla ở phía bắc từ khuya hôm thứ Sáu, ngay sau vụ hỏa hoạn ở Urumqi – thành phố bị phong tỏa hơn ba tháng nay theo chính sách “không COVID”. Nhiều người cáo buộc rằng những trở ngại do biện pháp phong tỏa đã khiến đám cháy trở nên tồi tệ hơn. Trong thời gian Tân Cương phong tỏa, một số nhà ở của dân đã bị chính quyền dùng dây xích khóa chặt từ bên ngoài và nhiều người ở Urumqi tin rằng cách phòng dịch quái đản như vậy có thể đã ngăn cản cư dân trốn thoát trong vụ hỏa hoạn hôm thứ Năm và số người chết thực tế có thể cao hơn nhiều.

Sự tức giận bùng lên sau khi các quan chức thành phố Urumqi tổ chức họp báo về vụ cháy, trong đó họ dường như đổ trách nhiệm về những cái chết cho cư dân của tòa tháp chung cư.  Hàng trăm cư dân đã tập trung tại văn phòng chính quyền tỉnh, như đã thấy trong đoạn video xuất hiện trực tuyến vào tối thứ Bảy. “Hãy dỡ bỏ phong tỏa,” họ hét lên.

Với bộ máy an ninh rộng lớn của Trung Quốc, các cuộc biểu tình là rủi ro ở bất cứ đâu trong nước, đặc biệt là ở Tân Cương, nơi trong nhiều năm đã là mục tiêu của một cuộc đàn áp an ninh tàn bạo. Một số lượng lớn người Duy Ngô Nhĩ và các nhóm thiểu số phần lớn theo đạo Hồi khác đã bị giam vào một mạng lưới trại và nhà tù rộng lớn, gieo rắc nỗi sợ hãi bao trùm khu vực cho đến ngày nay.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

Tàu: “Hãy giao nhà cho chúng tôi!” – Những nạn nhân giận dữ trong cuộc khủng hoảng bất động sản ở Trung Quốc (Don Weinland) Empty Re: Tàu: “Hãy giao nhà cho chúng tôi!” – Những nạn nhân giận dữ trong cuộc khủng hoảng bất động sản ở Trung Quốc (Don Weinland)

Post by LDN Sun Nov 27, 2022 3:58 pm

BBC News, Tiếng Việt

Người biểu tình Trung Quốc công khai đòi ông Tập Cận Bình từ chức do cách chống Covid

Getty Images
NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh,
Cảnh biểu tình tại Thượng Hải trong ngày phản đối thứ nhì, Chủ Nhật 27/11

27 tháng 11 2022, 13:11 +07
Cập nhật 27 tháng 11 2022, 17:49 +07
Các cuộc biểu tình chống những lệnh hạn chế vì Covid tại Trung Quốc ngày càng căng thẳng và lan rộng sau một trận hỏa hoạn khiến 10 người thiệt mạng tại một khu căn hộ ở thành phố Urumqi.

Tại thành phố Thượng Hải, video trên mạng xã hội của các nhà báo nước ngoài cho thấy hàng ngàn người đã đổ ra đường để tưởng nhớ các nạn nhân trong vụ hỏa hoạn và phản đối chống các lệnh hạn chế vì Covid.

Giới sinh viên cũng biểu tình tại các trường đại học ở Bắc Kinh và Nam Kinh.

Nhiều người đã lên án việc phong tỏa tòa nhà chung cư là nguyên nhân xảy ra hỏa hoạn ở Urumqi.

Tuy giới chức bác bỏ việc các hạn chế phong tỏa nhằm phòng chống Covid là nguyên nhân dẫn tới những cái chết, nhưng các quan chức Urumqi, khá là bất thường, đã ra lời xin lỗi vào cuối ngày hôm thứ Sáu, và cam kết sẽ "vãn hồi trật tự" bằng việc nới dần các lệnh cấm.

Chụp lại hình ảnh,
Cảnh biểu tình tại Thượng Hải

'Tập Cận Bình, hãy từ chức đi'
Tại cuộc biểu tình ở Thượng Hải tối hôm thứ Bảy, người ta nghe thấy những tiếng hô vang "Tập Cận Bình, hãy từ chức đi", và "Đảng Cộng sản, hãy từ chức đi". Một số người cầm những tấm biển trắng. Một số người đốt nến, đặt hoa tưởng niệm các nạn nhân.

Đây là một khung cảnh hiếm khi xảy ra tại Trung Quốc, vì chỉ trích trực tiếp chính phủ và chủ tịch nước có thể bị trừng phạt nặng nề.

Các nhà phân tích nói chính phủ có vẻ như đã quá coi nhẹ sự bất mãn dâng cao đối với 'Không Covid', chính sách đối phó với đại dịch của ông Tập Cận Bình, người gần đây cương quyết nói không thể đi chệch ra ngoài cách tiếp cận này.

Một số người biểu tình còn la hét nhằm vào cảnh sát, khi đó đang xếp hàng ngoài đường.

Một người biểu tình nói với hãng tin Associated Press (AP) là một trong số những người bạn của mình đã bị cảnh sát đánh tại hiện trường trong khi hai người khác thì bị xịt hơi cay. Video các phần khác của cuộc biểu tình cho thấy cảnh sát đứng nhìn người dân phản đối.

Chụp lại hình ảnh,
Trung Quốc hôm nay vẫn tăng cường an ninh tại các khu vực đã xảy ra biểu tình, với hàng chục cảnh sát, cảnh vệ riêng, các cảnh sát mặc thường phục trên đường

Mặc dù tình hình tại khu vực đã được ổn định trước buổi sáng ngày hôm nay Chủ nhật 27/11, thế nhưng BBC thấy cảnh sát vẫn tăng cường sự hiện diện trong các khu vực biểu tình, với hàng chục cảnh sát, cảnh vệ riêng, các cảnh sát mặc thường phục trên đường.

Ở nơi khác, tại một vài trường đại học của Trung Quốc, thì hình ảnh và video đã xuất hiện trên mạng ghi lại cảnh sinh viên biểu tình hôm tối ngày thứ Bảy 26/11. Cuộc tập hợp lớn nhất dường như tại Đại học Bưu chính Viễn thông Nam Kinh (Nanjing Communications University).

Rất khó để xác minh các video biểu tình, thế nhưng nhiều video cho thấy sự chỉ trích công khai và thẳng thắn bất thường về chính phủ và người đứng đầu.

Chỉ trích Tập Cận Bình là bất thường
Tessa Wong, Phóng viên số châu Á

Trận hỏa hoạn tại Urumqi là một kịch bản ác mộng đối với nhiều người Trung Quốc đã phải chịu các lệnh hạn chế ngày càng lan rộng trong những tháng gần đây - bị nhốt trong căn hộ, không đường thoát, theo một số thông tin. Chính quyền đã bác bỏ điều này, tuy nhiên động thái này không giúp chấm dứt sự giận dữ của người dân và ngăn sự bất an lan rộng.

Điều này đã trở thành một điểm tới hạn khiến sự bất mãn dâng cao. Hàng triệu người mệt mỏi sau ba năm chịu các lệnh hạn chế đi lại vì Covid và xét nghiệm Covid hàng ngày. Sự tức giận cũng lan đến mọi ngóc ngách ở Trung Quốc, từ các thành phố lớn đến những vùng xa xôi như Tân Cương và Tây Tạng, tác động tiêu cực đến mọi thành phần của xã hội, từ các sinh viên đại học trẻ tuổi, công nhân nhà máy đến dân thường.

Khi sự giận dữ gia tăng, các cuộc biểu tình chống những biện pháp Covid ngày càng trở thành cảnh tượng thường thấy. Thế nhưng các cuộc biểu tình cuối tuần qua bất thường trong bình thường mới, cả về số liệu, và sự thẳng thắn chỉ trích chính phủ và Chủ tịch Tập Cận Bình.

Hàng trăm người đồng loạt đổ ra đường kêu gọi Chủ tịch Tập Cận Bình từ chức được cho là điều không thể tưởng tượng nổi chỉ không lâu trước đó. Nhưng sau một vụ biểu tình nghiêm trọng gần đây tại một cây cầu ở Bắc Kinh, khiến nhiều người ngỡ ngàng, thì một rào chắn dường như đã được xác lập trong việc được bày tỏ công khai hơn, và sự bất đồng sâu sắc hơn.

Một số người khác cũng đã chọn vẫy cờ của Trung Quốc và hát quốc ca - giai điệu ca ngợi lý tưởng cách mạng và kêu gọi người dân "đứng lên, đứng lên". Đây là một biểu hiện của chủ nghĩa yêu nước, có thể diễn giải là một biểu hiện đoàn kết nhắm đến sự chịu đựng của người dân Trung Quốc từ chính sách 'Zero-Covid' của Tập Cận Bình và lời kêu gọi hành động.

NGUỒN HÌNH ẢNH,REUTERS
Chụp lại hình ảnh,
Người dân ở Thượng Hải làm lễ tưởng niệm cho những nạn nhân vụ cháy tại thành phố Urumqi hôm 26/11

Những cuộc biểu tình mới nhất liên quan đến làn sóng biểu tình ngày càng gia tăng chống lại các biện pháp zero-Covid, ngày càng cho thấy sự chỉ trích mạnh mẽ hơn nhằm vào chính phủ và Chủ tịch Tập.

Chiến lược zero-Covid là chính sách mới nhất tại một trong những nền kinh tế hàng đầu thế giới, một phần vì tỷ lệ tiêm vaccine tương đối thấp tại Trung Quốc và nỗ lực bảo vệ người lớn tuổi.

Các đợt phong tỏa bất thình lình đã gây giận dữ trên khắp Trung Quốc - và các lệnh hạn chế vì Covid nhìn chung đã kích hoạt các cuộc biểu tình bạo lực hơn gần đây từ thành phố Trịnh Châu đến Quảng Châu.

Mặc cho các biện pháp nghiêm ngặt, số ca nhiễm Covid tại Trung Quốc đã tăng lên mức kỷ lục chưa từng có kể từ khi đại dịch bùng phát.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

Tàu: “Hãy giao nhà cho chúng tôi!” – Những nạn nhân giận dữ trong cuộc khủng hoảng bất động sản ở Trung Quốc (Don Weinland) Empty Re: Tàu: “Hãy giao nhà cho chúng tôi!” – Những nạn nhân giận dữ trong cuộc khủng hoảng bất động sản ở Trung Quốc (Don Weinland)

Post by LDN Tue Nov 29, 2022 1:58 pm

BBC News, Tiếng Việt

Trung Quốc: Người biểu tình nói rằng công an 'làm việc với họ'

Tác giả,Yvette Tan & Emily McGarvey
Vai trò,BBC News, Singapore và London
29 tháng 11 2022, 23:05 +07
Cập nhật 2 giờ trước
China
NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh,
Công an bên cầu sông Liangma ở Bắc Kinh hôm thứ Ba - địa điểm diễn ra cuộc biểu tình vào cuối tuần qua

Một số người ở Trung Quốc tham gia các cuộc biểu tình chống lại các hạn chế Covid vào cuối tuần qua cho biết họ đã bị công an liên hệ, khi chính quyền bắt đầu siết chặt.

Một số người ở Bắc Kinh cho biết công an đã gọi điện yêu cầu cung cấp thông tin về nơi ở của họ.

Không rõ làm thế nào cảnh sát có thể phát hiện ra danh tính của họ.

Vào thứ Ba, các quan chức đã lại hứa rằng sẽ đẩy nhanh nỗ lực tiêm chủng cho người cao tuổi. Tỷ lệ tiêm chủng ở người cao tuổi tương đối thấp.

Trung Quốc ghi nhận số ca mắc mới kỷ lục trong những ngày gần đây.

Cuối tuần qua, hàng nghìn người ở Trung Quốc đã xuống đường yêu cầu chấm dứt phong tỏa Covid - một số người thậm chí còn kêu gọi Chủ tịch Tập Cận Bình từ chức.

Nhưng vào thứ Hai, các cuộc biểu tình theo kế hoạch ở Bắc Kinh đã không diễn ra sau khi công an bao vây điểm tập kết.

Tại Thượng Hải, các hàng rào lớn đã được dựng lên dọc theo tuyến đường biểu tình chính và ông an đã thực hiện một số vụ bắt giữ.

Các cuộc biểu tình bắt đầu sau vụ hỏa hoạn tại một khu nhà cao tầng ở Urumqi, miền tây Trung Quốc, khiến 10 người thiệt mạng hôm thứ Năm.

Nhiều người Trung Quốc tin rằng các hạn chế Covid đã góp phần gây ra cái chết, mặc dù chính quyền phủ nhận điều này.

Khi được hỏi liệu các cuộc biểu tình có thúc đẩy việc thay đổi các quy tắc zero-Covid hay không, một quan chức cho biết Trung Quốc sẽ tiếp tục "tinh chỉnh và sửa đổi" các biện pháp của mình.

"Chúng tôi sẽ duy trì và kiểm soát tác động tiêu cực đến sinh kế và cuộc sống của người dân", Mi Feng, phát ngôn viên của Ủy ban Y tế Quốc gia, cho biết tại một cuộc họp báo.

Vào sáng thứ Ba, người ta có thể thấy công an ở cả khu vực tuần tra ở Bắc Kinh và Thượng Hải, nơi một số nhóm trên ứng dụng nhắn tin Telegram đã đề nghị mọi người nên tập hợp lại.

Một cuộc biểu tình nhỏ ở thành phố phía nam Hàng Châu vào tối thứ Hai cũng rất nhanh bị chặn lại với nhiều người bị bắt giữ nhanh chóng, theo như đoạn cảnh quay trên mạng xã hội được BBC xác minh.

Các báo cáo cũng nói rằng cảnh sát đã chặn mọi người và lục soát điện thoại của họ để kiểm tra xem họ có thiết lập mạng cá nhân ảo (VPN) hay không, cũng như các ứng dụng như Telegram và Twitter vốn bị chặn ở Trung Quốc.

Một phụ nữ nói với hãng tin AFP rằng cô và năm người bạn tham gia biểu tình ở Bắc Kinh đã nhận được điện thoại từ công an.

Trong một trường hợp, một công an viên đã đến nhà bạn của cô ấy sau khi họ không trả lời điện thoại và hỏi liệu họ có đến địa điểm biểu tình không, và nhấn mạnh rằng đó là một "cuộc tụ tập bất hợp pháp".

Một người khác nói với Reuters rằng họ được yêu cầu xuất hiện tại đồn công an để cung cấp một bản ghi chép về các hoạt động của họ vào tối Chủ Nhật.

“Tất cả chúng tôi đang xóa lịch sử trò chuyện của mình một cách tuyệt vọng,” một người biểu tình ở Bắc Kinh nói với Reuters.

"Công an đến để kiểm tra giấy tờ tùy thân của một trong những người bạn của tôi và sau đó đưa cô ấy đi. Vài giờ sau họ thả cô ấy ra."

Công an cũng đã bắt giữ các nhà báo đưa tin về các cuộc biểu tình trong những ngày gần đây.

Hãng tin Reuters cho biết một trong những nhà báo của họ đã bị tạm giam hôm Chủ Nhật trước khi được thả.

Nhà báo Ed Lawrence của BBC cũng bị giữ trong vài giờ khi đưa tin về một cuộc biểu tình ở Thượng Hải vào cùng đêm hôm đó.

Thủ tướng Vương quốc Anh Rishi Sunak cho biết việc giam giữ nhà báo "gây sốc và không thể chấp nhận được", đồng thời nói thêm rằng Anh sẽ nêu quan ngại với Trung Quốc về phản ứng của nước này đối với các cuộc biểu tình.

China
NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh,
Người biểu tình và công an trong một cuộc biểu tình phản đối các biện pháp zero-COVID nghiêm ngặt của Trung Quốc, ngày 28/11/2022 tại Bắc Kinh, Trung Quốc

Nhưng người Hoa kiều vẫn tiếp tục biểu tình, tại ít nhất hơn chục thành phố trên khắp thế giới.

Nhiều người cũng tập trung bên ngoài các đại sứ quán Trung Quốc tại các thành phố lớn trên thế giới như London, Paris và Tokyo, cũng như các trường đại học ở Mỹ và châu Âu.

Một chuyên gia cho rằng các cuộc biểu tình ở trong nước khó có thể sớm kết thúc, nói rằng chúng có khả năng "lên xuống thất thường" vì mọi người "không được kêu gọi xuống đường theo cách có kiểm soát... họ di chuyển giữa mạng xã hội và đường phố".

Nhưng Drew Thompson, một nhà nghiên cứu cấp cao tại Đại học Quốc gia Singapore, nói thêm rằng điều quan trọng cần lưu ý là công an Trung Quốc có "năng lực rất lớn... [và] khả năng của Trung Quốc trong việc kiểm soát các cuộc biểu tình này trong tương lai... là khá cao".

Việc kiểm duyệt đã diễn ra quá mức trên các nền tảng mạng xã hội của Trung Quốc kể từ sau các cuộc biểu tình vào cuối tuần, để ngăn mọi người xem và thảo luận về chúng.

Hàng chục triệu bài đăng đã bị lọc khỏi kết quả tìm kiếm, trong khi truyền thông đang ngừng đưa tin về Covid để ủng hộ những câu chuyện lạc quan về World Cup và thành tựu không gian của Trung Quốc.

Đó là một cảnh khác xa trên các nền tảng mạng xã hội phương Tây, mà một số người Trung Quốc đã chia sẻ thông tin bao gồm lời khuyên cho người biểu tình để tránh bị bắt giữ.

Một tài khoản trên Instagram - một nền tảng bị chặn ở Trung Quốc và chỉ có thể truy cập thông qua VPN - đã đăng tải "hướng dẫn an toàn cho bạn bè ở Thượng Hải và trên toàn quốc" và bao gồm các mẹo như mặc quần áo tối màu để ẩn danh và mang theo kính bảo hộ và nước trong trường hợp bị bắn hơi cay.

Tuân thủ chính sách zero-Covid
Các quan chức Trung Quốc đã ngụ ý rằng những lời phàn nàn về các biện pháp hạn chế Covid cứng rắn của Trung Quốc là kết quả của "các biện pháp tùy tiện" được đưa ra ở cấp địa phương, chứ không phải là kết quả của các hướng dẫn mang tính quốc gia.

“[Có một] việc thực hiện quá đà các biện pháp ngăn chặn [ở một số địa phương]… không phù hợp với chính sách quốc gia,” Cheng You Quan thuộc Cục Quản lý Phòng ngừa và Kiểm soát Dịch bệnh Quốc gia cho biết trong cuộc họp báo hôm thứ Ba.

"Chính quyền địa phương nên thể hiện trách nhiệm nhiều hơn và tuân theo các hướng dẫn quốc gia, [thay vì tuân theo các cách làm như] tự ý đóng cửa các trường học và ngành công nghiệp. Chúng ta nên bêu tên và làm hổ thẹn cũng như truy cứu trách nhiệm hình sự nếu cần thiết. Việc phong tỏa nên nhanh chóng và việc dỡ bỏ phong tỏa nên được thực hiện nhanh như nhau."

Trung Quốc vẫn là nền kinh tế lớn duy nhất thực hiện chính sách nghiêm ngặt zero-Covid, với việc chính quyền địa phương kiểm soát ngay cả những đợt bùng phát nhỏ bằng xét nghiệm hàng loạt, cách ly và phong tỏa đột xuất.

Mặc dù Trung Quốc đã phát triển vaccine Covid của riêng mình, nhưng chúng không tốt bằng công nghệ mRNA - chẳng hạn như vaccine của Pfizer và Moderna - được sử dụng ở những nơi khác.

Hai liều accine Pfizer/BioNTech mang lại khả năng bảo vệ 90%khỏi trở bệnh nghiêm trọng hoặc tử vong so với 70% của vaccine Sinovac của Trung Quốc.

Vaccine cũng không được cung cấp đủ cho người dân. Quá ít người già - những người có nhiều khả năng chết vì Covid nhất - đã được tiêm chủng.

Cũng có rất ít "miễn dịch tự nhiên" từ những người sống sót sau khi bị nhiễm bệnh như là một hệ quả của việc ngăn chặn virus lây lan.

Điều đó có nghĩa là các biến thể mới lây lan nhanh hơn nhiều so với loại virus xuất hiện ba năm trước và luôn có nguy cơ nó được mang vào từ các quốc gia đang để virus lây lan.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

Tàu: “Hãy giao nhà cho chúng tôi!” – Những nạn nhân giận dữ trong cuộc khủng hoảng bất động sản ở Trung Quốc (Don Weinland) Empty Re: Tàu: “Hãy giao nhà cho chúng tôi!” – Những nạn nhân giận dữ trong cuộc khủng hoảng bất động sản ở Trung Quốc (Don Weinland)

Post by LDN Tue Nov 29, 2022 2:20 pm

BBC News, Tiếng Việt

Covid 19: Báo chí quốc tế và Việt Nam đưa tin khác nhau về ‘biểu tình ở TQ’?

NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES

Chụp lại hình ảnh,

Người biểu tình giơ cao các tờ giấy trắng như một cách phản đối sự kiểm duyệt của chính quyền TQ

28 tháng 11 2022

Truyền thông quốc tế đưa tin đều về làn sóng biểu tình phản đối chính sách chống Covid hà khắc của Đảng Cộng sản Trung Quốc nhưng đài báo Việt Nam có vẻ chưa đăng.

Hai ba ngày qua, tin về các cuộc biểu tình lan rộng ra trên 30 đô thị ở Trung Quốc được truyền thông quốc tế loan tải rộng rãi.

Một cuộc biểu tình với vài trăm người Hoa tham gia đã diễn ra trước Đại sứ quán TQ ở London tối Chủ Nhật.

Cùng ngày, chừng 100 người, gồm cả sinh viên TQ đã biểu tình ở  Shinjuku,  Tokyo, lên án Đảng CS TQ về chính sách lockdown.

Mới nhất, trang BBC News sáng thứ Hai 28/11 cho hay phụ nữ và sinh viên “đi đầu trong các cuộc đấu tranh” ở đô thị TQ.

Tin một phóng viên BBC, Ed Lawrence bị tạm giữ ở Trung Quốc khi đưa tin biểu tình cũng được chia sẻ nhiều trên mạng xã hội toàn cầu, và Bộ trưởng Ngoại giao Anh James Cleverly đã lên tiếng về vụ việc.

Hiện ông Ed Lawrence đã được công an Thượng Hải thả ra.

Còn được gọi là phong trào biểu tình Giấy trắng hay cuộc phản đối A4, nhiều thanh niên Trung Quốc mang theo tờ giấy trắng khổ A4 ghi dòng chữ yêu cầu nhà nước giảm các biện pháp hà khắc triệt đường sống của người dân.

Chụp lại hình ảnh,

Nhà báo Ed Lawrence của BBC ở Trung Quốc

Theo trang Deutsche Welle của Đức thì việc công khai đòi ông Tập Cận Bình, người vừa “đăng quang” nhiệm kỳ ba sau Đại hội 20 của Đảng Cộng sản từ chức, là dấu hiệu dân Trung Quốc “không thể chịu nổi nữa”, sau ba năm chống dịch theo kiểu của Đảng Cộng sản.

Một nhà báo của BBC Tiếng Trung ở London không nêu tên cho hay người dân Trung Quốc hiểu rõ hơn bức tranh “hết Covid” hoặc sống cùng Covid bình thường khi xem giải World Cup 2022 ở Qatar.

Họ thấy hàng triệu người trên thế giới đã thoát qua đại dịch và có thể thi đấu thể thao, đi lại xem bóng đá bình thường, còn Trung Quốc thì vẫn bị phong tỏa.

Họ cũng thấy truyền hình quốc gia Trung Quốc đăng hình đệ nhất phu nhân Bành Lệ Viện được nước chủ nhà Thái Lan đãi quốc yến (trong kỳ họp APEC ở Bangkok, mà Chủ tịch Tập Cận Bình tham dự), còn tại Trung Quốc việc tụ tập ăn uống ở nhà hàng chỉ được phép ở những khu vực “không Covid tại một số đô thị”.

Cảm xúc bị đối xử bất công chỉ vì Đảng Cộng sản “mắc bệnh sĩ diện”, cố chứng minh cách chống dịch “đặc sắc Trung Hoa là đúng”, khiến tâm lý xã hội bùng nổ, nhà báo BBC Tiếng Trung giải thích.

Tuy thế, ông cho hay truyền thông Trung Quốc tuyệt đối kiểm soát tin biểu tình và cảnh chiếu các trận bóng đá World Cup đã bị cắt nếu “có hình người trên khán đài không đeo khẩu trang”.

Theo nhà báo này, ba năm chống dịch đang làm "kiệt quệ" ngân sách công của các đô thị ở Trung Quốc.

NGUỒN HÌNH ẢNH,REUTERS

Chụp lại hình ảnh,

Người dân TQ biểu tình phản đối cách chống dịch Covid của chính quyền nước này

Truyền thông Việt Nam không biết gì về các cuộc biểu tình?

Trang Tuổi Trẻ hôm 28/11 chạy tựa, nhấn mạnh góc nhìn của truyền thông chính thống TQ: “Trung Quốc nhấn mạnh coi trọng sinh mạng người dân trong chống COVID-19”.

Trang này nhấn mạnh ”truyền thông nhà nước Trung Quốc hôm nay 28/11 thông tin về các điều chỉnh của một số địa phương trong phòng chống COVID-19, nhấn mạnh chính quyền coi trọng mạng sống của người dân và không áp dụng cứng nhắc các biện pháp chống dịch.”

Bài báo không nhắc gì đến các cuộc biểu tình.

Tuy thế, bốn hôm trước, báo Tuổi Trẻ có bài nói về việc phong tỏa ở Trịnh Châu sau cuộc biểu tình nổ ra trong nhà máy FoxConn.

Báo này cũng nhắc, “số ca mắc COVID-19 tại Trung Quốc phá kỷ lục ngày 24/11 với 31.454 ca, cao nhất từ trước đến nay”.

Liên quan đến kinh tế, trang VietStock.vn có bài nói chứng khoán Trung Quốc bị ảnh hưởng bởi biểu tình.

Chứng khoán Trung Quốc trượt dốc và đồng Nhân dân tệ suy yếu khi các đợt biểu tình phản đối biện pháp kiểm soát COVID nổ ra ở nhiều thành phố, qua đó phủ bóng đen lên triển vọng tái mở cửa của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Vào đầu ngày 28/11, chỉ số Hang Seng China Enterprises – theo dõi các công ty Trung Quốc niêm yết ở Hong Kong – lao dốc hơn 4%. Tuy nhiên, hiện chỉ số này vẫn còn tăng gần 16% so với đầu tháng 11/2022.

Trang VietnamNet đầu tuần không có tin gì về biểu tình phản đối các biện pháp chống Covid hà khắc ở Trung Quốc mà chỉ đăng trong mục Kinh tế thế giới về giá USD tăng so với nhân dân tệ, liên quan đến số ca Covid tăng.

“Số liệu công bố ngày 28/11 cũng đánh dấu đà tăng kỷ lục, kéo dài 5 ngày liên tiếp ở Trung Quốc. Các siêu đô thị như Quảng Châu, Trùng Khánh đang chật vật ngăn chặn đà lây lan của dịch bệnh, trong khi một số thành phố khác cũng ghi nhận hàng trăm ca Covid-19 tăng trong ngày.”

Một nhân chứng tại Hà Nội cho BBC biết rằng tin thời sự của một số đài truyền hình nước ngoài như BBC News, CNN phát trên mạng truyền hình cáp của Việt Nam “thông báo gián đoạn vì tín hiệu vệ tinh” khi bắt đầu phần đáng ra phải là tin và hình biểu tình đả đảo chính quyền Trung Quốc.

Tuy thế, có vẻ như cách đưa tin bài của truyền thông Việt Nam do Ban Tuyên giáo của Đảng CS kiểm soát có thể thay đổi.

NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES

Chụp lại hình ảnh,

Sinh viên tại các trường đại học ở Nam Kinh và Bắc Kinh tham gia biểu tình hôm Chủ Nhật 27/11

Trong ngày 28/11, truyền hình Quốc hội VN có phóng sự đánh giá “tình hình dịch Covid-19 tại Trung Quốc đang diễn biến phức tạp khi những ngày gần đây liên tục ghi nhận số ca mắc mới kỉ lục”. Trong ngôn từ của bộ máy tuyên truyền XHCN, cụm từ “diễn biến phức tạp” thường được dùng để nói về bất ổn có hệ quả chính trị-xã hội.

“Trước tình hình này, chính quyền Trung Quốc cũng đã đưa ra các biện pháp phòng dịch nghiêm ngặt hơn và vẫn tuân thủ chính sách “Zero-covid”. Tuy nhiên, nhiều câu hỏi đã đặt ra rằng liệu đã đến lúc Trung Quốc cần có cách tiếp cận khác trong phòng chống dịch Covid? Đây cũng là nội dung được báo chí thế giới đề cập, phân tích,” trang Truyền hình Quốc hội VN trích các báo tiếng Anh như South China Morning Post và Wall Street Journal để gián tiếp nói về chính sách hà khắc siết chặt sinh hoạt ở TQ vì mục tiêu Zero Covid.

Cùng lúc, trang này cũng trích Tân Hoa Xã nhấn mạnh Trung Quốc có “triết lý riêng” để điều chỉnh việc chống Covid.

Tuy hai nước TQ và VN có thể chế cùng một mô hình nhưng Việt Nam đã thoát ra khỏi tư duy Zero Covid khá sớm và đạt thành quả khả quan trong việc chống dịch giai đoạn sau, sau khi bỏ những biện pháp nặng di sản thời chiến, và mở cửa kinh tế.

NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES

Chụp lại hình ảnh,

Việt Nam đã mở cửa với thế giới và đón du khách quốc tế sau khi đã phủ vaccine toàn quốc bằng nhiều loại vaccine, phần nhiều của Anh, Mỹ

Tháng 8/2022, hãng tin Bloomberg có bài đặt câu hỏi không hiểu ông Tập Cận Bình có biết cách học từ Việt Nam để dần mở cửa nền kinh tế hay không:

“Việt Nam tiêm chủng muộn nhưng đã bắt kịp tốc độ nhanh chóng vào mùa thu năm ngoái, từ đó cho phép đất nước mở cửa hoàn toàn với thế giới vào giữa tháng Ba năm nay," bài viết nhận xét.

Trong khi đó, Trung Quốc vẫn kiên quyết sử dụng vaccine sản xuất trong nước, từ chối nhập khẩu vaccine mRNA hiệu quả hơn và tiếp tục sử dụng các biện pháp đóng cửa trên toàn thành phố khi có ca nhiễm.

"Kết quả là sự tương phản kinh tế giữa hai quốc gia không thể rõ ràng hơn...” bài của tác giả gốc Hoa Ren Shuli trên Bloomberg hè vừa qua viết.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

Tàu: “Hãy giao nhà cho chúng tôi!” – Những nạn nhân giận dữ trong cuộc khủng hoảng bất động sản ở Trung Quốc (Don Weinland) Empty Re: Tàu: “Hãy giao nhà cho chúng tôi!” – Những nạn nhân giận dữ trong cuộc khủng hoảng bất động sản ở Trung Quốc (Don Weinland)

Post by LDN Thu Dec 01, 2022 8:16 am

Trung Quốc: Cái giá của “zero-COVID”

BÌNH LUẬN CHỦ NHẬT
Hiếu Chân
27 tháng 11, 2022 - Sài Gòn nhỏ 
 
Người dân Bắc Kinh xuống đường biểu tình phản đối chính sách zero Covid, đòi trả lại quyền tự do cho dân. Người biểu tình giương cao các tờ giấy trắng như một dấu hiệu tố cáo chính sách kiểm duyệt hà khắc của đảng CSTQ. Ảnh chụp ở Bắc Kinh tối Chủ Nhật 27 tháng Mười Một 2022 của Kevin Frayer / Getty Images.
Chuyện phải đến rồi cũng đã đến. Trong hai ngày cuối tuần biểu tình đã bùng ra ở các thành phố và trường đại học trên khắp Trung Quốc do dân chúng ngày càng tức giận với các biện pháp kiểm soát COVID hà khắc của đất nước. Một số người biểu tình ở Thượng Hải thậm chí còn hướng sự giận dữ của họ vào đảng Cộng Sản và lãnh tụ đảng Tập Cận Bình.

Như Saigon Nhỏ đã loan tin, tại Thượng Hải, hàng trăm người biểu tình đã phá dỡ rào chắn, đụng độ với cảnh sát vào tối 27 tháng Mười Một khi cảnh sát được phái đến giải tán một đám đông đang thắp nến tưởng niệm những nạn nhân của vụ hỏa hoạn xảy ra ở một chúng cư cao tầng tại thành phố Urumqi, thủ phủ tỉnh Tân Cương hôm thứ Năm 24 Tháng Mười Một vừa qua. Một nhóm người thậm chí đã hô to khẩu hiệu “Đả đảo đảng Cộng sản, đả đảo Tập Cận Bình”. Reuters đưa tin cảnh sát đã tống hàng chục người lên xe buýt và đưa họ đi.

Người biểu tình cũng xuống đường tại các thành phố như Vũ Hán, Thành Đô và ở 14 trường đại học trong cả nước, kể cả Đại học Thanh Hoa hàng đầu nước này. 

Vụ hỏa hoạn ở Urumqi làm chết ít nhất 10 người và chín người khác bị thương chính là giọt nước làm tràn ly, thổi bùng lên ngọn lửa phản kháng của người dân Trung Quốc. Người ta cho rằng, chính sách “không COVID” (zero COVID) với những biện pháp phong tỏa, cách ly nghiêm ngặt đã làm cho các nạn nhân không thể chạy thoát thân khỏi đám cháy và con số tử vong thật sự có thể còn cao hơn rất nhiều.

Nỗi bất mãn ngày càng tăng và đang biến thành hành động phản kháng của đám đông là thử thách nghiêm trọng nỗ lực của ông Tập trong việc duy trì các quy tắc “không COVID”. 

Tuy chưa có dấu hiệu biến thành một Thiên An Môn thứ hai hoặc làm suy yếu sự cai trị chuyên chế của đảng Cộng sản, những cuộc phản kháng của người dân Trung Quốc vẫn chứng tỏ mô hình cai trị độc đảng độc tôn không phải là ưu việt như Bắc Kinh thường xuyên tuyên bố. Cái giá của chính sách “không COVID” của ông Tập không hề rẻ!

Đại dịch COVID-19 khởi phát từ Trung Quốc và trong hai năm đầu của đại dịch, Trung Quốc là mẫu mực toàn cầu về công tác phòng và chống dịch, với số nhiễm bệnh và tử vong thấp một cách đáng kinh ngạc so với các nước phát triển. Nhà cầm quyền Bắc Kinh đã áp dụng triệt để các biện pháp khắc nghiệt như truy vết virus, cách ly, xét nghiệm toàn dân, phong tỏa nhiều thành phố, đô thị. 

Người dân Trung Quốc chấp nhận bị hạn chế về tự do, hoạt động kinh tế xã hội bị ngưng trệ và cuộc sống bị đảo lộn để phòng dịch. Các chuyên gia y tế công cộng coi biện pháp chống COVID của Trung Quốc là giải pháp có hiệu quả hơn, thay cho tình trạng dân chủ lộn xộn của Mỹ và phương Tây. Đảng Cộng sản Trung Quốc không ngần ngại quảng bá thành công của họ là sự thể hiện tính chất ưu việt rõ ràng của chế độ độc đảng toàn trị so với thể chế dân chủ tự do và khuyến khích các nước nhỏ nên đi theo con đường của Bắc Kinh.

Việt Nam cũng nhập cảng mô hình phòng chống dịch COVID của Trung Quốc, cũng áp dụng biện pháp truy dấu vết, xác định người mang mầm bệnh F0, F1…, cách ly và phong tỏa các thành phố lớn như Sài Gòn, gây biết bao thảm cảnh cho người dân vào giữa năm ngoái 2021.

Nay thì tình hình đảo ngược 180 độ: Trong lúc cả thế giới đã gần như trở lại hoạt động bình thường thì Trung Quốc vẫn loay hoay với những biện pháp “không COVID” bất chấp những hậu quả tai hại về kinh tế xã hội và nỗi bất mãn của người dân sau ba năm bị “giam lỏng”, không được tự do đi lại và tiếp xúc với người thân. Người Trung Quốc ngỡ ngàng khi xem giải bóng đá World Cup đang  được truyền hình khắp thế giới: Những sân vận động hàng vạn người ngồi san sát nhau, gần như không ai phải mang khẩu trang, không phải giữ khoảng cách tối thiểu 1.5 mét. Rồi họ so sánh với hoàn cảnh bị giam lỏng của chính họ và không thể không tức giận.

Người dân nhiều thành phố Trung Quốc xuống đường biểu tình và lập ra những điểm tưởng niệm các nạn nhân bị thiệt mạng oan ức trong vụ hỏa hoạn làm ít nhất 10 người chết ở Tân Cương. Họ cho rằng biện pháp phong tỏa “không COVID” đã khiến các nạn nhân không thể thoát ra khỏi đám cháy. Ảnh một điểm thắp nến tưởng niệm ở Bắc Kinh tối 27-11-2022. Ảnh Kevin Frayer / Getty Images

Trong một năm qua, khi các nhà bào chế cho ra đời các loại vaccine ngừa COVID-19, đặc biệt là các chủng vaccine sử dụng công nghệ mới mRNA, thì COVID không còn khủng khiếp như trước. Các nước làm chủ được công nghệ vaccine, có nguồn thuốc dồi dào, lập tức tổ chức các đợt tiêm chủng trong toàn quốc, bắt đầu từ những nhóm dân có nguy cơ nhiễm bệnh cao như người cao niên, đội ngũ nhân viên y tế, người lao động có sự tiếp xúc rộng rãi với người khác… rồi mở rộng dần sang mọi thành phần dân chúng khác. 

Quan điểm được khoa học công nhận là, việc tiêm chủng đại trà, cùng với một bộ phận dân chúng bị nhiễm virus nhưng đã vượt qua được, sẽ tạo thành cái gọi là miễn dịch cộng đồng – bức tường thành ngăn chặn hiệu quả sự truyền nhiễm của virus. Càng nhiều người dân được tiêm vaccine thì nguy cơ mắc bệnh nặng sẽ giảm. Hơn thế nữa, khi cộng đồng được miễn dịch với coronavirus thì các hoạt động sản xuất kinh doanh, giao thông vận tải có thể được khôi phục; người dân được tự do đi lại, cửa tiệm nhà máy nối lại việc sản xuất kinh doanh, việc làm được tạo ra và thu nhập của người dân được bảo đảm. Thực tiễn ba năm chống dịch cho thấy quan điểm này là đúng và hầu hết các nước đã trở lại bình thường như thời trước đại dịch. Trừ Trung Quốc.
Khi thế giới chuẩn bị kỷ niệm ba năm ngày bùng phát COVID-19 tại Vũ Hán với tiếng thở phào nhẹ nhõm thì Trung Quốc đang báo cáo các ca nhiễm kỷ lục.

Theo dữ liệu của OurWorldInData, hôm thứ Bảy 26 Tháng Mười Một, Trung Quốc ghi nhận 25,834 ca nhiễm COVID – chỉ hơn một nửa số ca nhiễm của Mỹ trong cùng ngày: 36,147 ca, nhưng với chính sách “zero-COVID” của Bắc Kinh thì đó đã là một kỷ lục đáng báo động. Hồi tháng Tư, Trung Quốc đã phong tỏa thành phố Thượng Hải – trung tâm tài chính lớn nhất – khi cả nước chỉ ghi nhận 26,469 ca nhiễm. Còn với đợt bùng phát hiện nay, hơn một phần năm đất nước 1.4 tỷ dân này đang bị hạn chế di chuyển, theo ước tính của ngân hàng đầu tư Nomura.

Vấn đề cụ thể của Trung Quốc là chính sách “không COVID” hà khắc đã khiến người dân ít được bảo vệ bằng vaccine hoặc miễn dịch tự nhiên. 

Vì những lý do dân tộc chủ nghĩa, đảng Cộng sản Trung Quốc không chấp nhận vaccine phương Tây, dù các loại vaccine công nghệ mRNA có hiệu quả cao hơn nhiều so với vaccine do chính Trung Quốc sản xuất. Lệnh phong tỏa kéo dài có nghĩa là có ít người tiếp xúc với virus hơn và do đó Trung Quốc không phát triển được khả năng miễn dịch tự nhiên trong cộng đồng như phần còn lại của thế giới.

Hệ thống y tế của nước này cũng thiếu bệnh viện và giường điều trị tăng cường (ICU) để đối phó với những căn bệnh trầm trọng. Hiện Trung Quốc chỉ có bốn giường ICU phục vụ 100,000 dân. Theo một ước tính, nếu Trung Quốc mở cửa hoàn toàn như các nước khác thì số người nhiễm COVID nặng cần được chăm sóc đặc biệt có thể lên đến 5.8 triệu người. 

Tình trạng yếu kém của hệ thống y tế có thể là một lý do giải thích cho sự cương quyết của đảng Cộng sản trong việc duy trì chính sách “không COVID”, bất chấp bằng chứng toàn cầu cho thấy biện pháp phong tỏa chỉ làm chậm sự lây lan của dịch bệnh trong khi gây ra tác hại lớn về kinh tế và xã hội.

***

Một vấn đề khác của Chủ tịch Tập Cận Bình là chính trị. Một chế độ độc tài luôn muốn làm những việc mà nó làm tốt nhất: Giám sát, theo dõi, ép buộc và phong tỏa. Nhưng nó thiếu một cơ chế để người dân có tiếng nói và thể hiện sự ủng hộ hay phản đối các biện pháp y tế công cộng như COVID-19. Các nền dân chủ, mặc dù có nhiều sự lộn xộn nhưng linh hoạt hơn trong việc thay đổi chính sách và thích nghi khi công chúng và thực tế đòi hỏi.

Ở một đất nước rộng lớn mà người dân không có cách nào để đưa ra các khiếu nại công khai và được chính quyền lắng nghe; bất đắc dĩ người ta phải dùng tới biện pháp phản kháng. Cuộc biểu tình của công nhân vào tuần trước tại cơ sở khổng lồ chuyên sản xuất điện thoại iPhone của tập đoàn Foxconn ở thành phố Trịnh Châu, tỉnh Hà Nam là một trường hợp đã được báo chí quốc tế đưa lên trang nhất. Rồi những vụ biểu tình lan rộng khắp Trung Quốc vào cuối tuần này là những sự kiện đã được dự đoán trước.

Các đợt phong tỏa mới sẽ làm chậm nền kinh tế Trung Quốc. Các chuyên gia kinh tế ước tính tăng trưởng của nền kinh tế này sẽ giảm trong Quý 4 và cả năm, dưới mức 3%/năm; thấp hơn nhiều so với mục tiêu mà chính phủ Bắc Kinh đặt ra là 5.5%. 

Bài học lớn về biện pháp phòng chống dịch COVID của Trung Quốc là các chế độ độc tài không phải là ưu việt, không phải mẫu mực trong việc bảo đảm lợi ích của đất nước và người dân, đặc biệt là trong lĩnh vực sức khỏe cộng đồng hay bất cứ lĩnh vực nào đòi hỏi sự tham gia ý tưởng của cả nước.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

Tàu: “Hãy giao nhà cho chúng tôi!” – Những nạn nhân giận dữ trong cuộc khủng hoảng bất động sản ở Trung Quốc (Don Weinland) Empty Re: Tàu: “Hãy giao nhà cho chúng tôi!” – Những nạn nhân giận dữ trong cuộc khủng hoảng bất động sản ở Trung Quốc (Don Weinland)

Post by LDN Thu Dec 01, 2022 8:24 am

BBC News, Tiếng Việt

Trung Quốc nới lỏng một số hạn chế Covid sau các cuộc biểu tình

Tác giả,Yvette TanVai trò,BBC News

1 tháng 12 2022, 18:00

Chụp lại hình ảnh,

Trung Quốc đã báo hiệu một chương mới trong chính sách Covid của mình

Trung Quốc đã báo hiệu một sự thay đổi trong quan điểm về Covid của mình khi nước này tiến hành nới lỏng một số hạn chế bất chấp số ca nhiễm hàng ngày vẫn cao.

Hàng chục quận ở Thượng Hải và Quảng Châu, những thành phố có số ca nhiễm gia tăng, đã được dỡ bỏ các biện pháp phong tỏa hôm thứ Năm (01/12).

Phó thủ tướng nước này cũng tuyên bố đất nước đang đối mặt với "tình hình mới".

Nó xảy ra khi Trung Quốc đang chứng kiến ​​các cuộc biểu tình rầm rộ chống lại chính sách zero-Covid của họ.

Tình trạng bất ổn bắt nguồn từ vụ hỏa hoạn tại một tòa nhà cao tầng ở phía tây khu vực Tân Cương khiến 10 người thiệt mạng vào tuần trước. Nhiều người Trung Quốc tin rằng các hạn chế Covid kéo dài trong thành phố đã góp phần gây ra cái chết, mặc dù chính quyền phủ nhận điều này.

Nó dẫn đến nhiều ngày biểu tình lan rộng khắp các thành phố khác nhau, mà đã lắng xuống kể từ khi có sự hiện diện dày đặc của công an.

Các hạn chế ở các thành phố lớn như Quảng Châu đột ngột được dỡ bỏ vào thứ Tư, vài giờ sau khi thành phố chứng kiến các cuộc biểu tình bạo lực dẫn đến đụng độ giữa cảnh sát và người biểu tình.

Một cộng đồng ở thủ đô Bắc Kinh cũng cho phép các trường hợp Covid có triệu chứng nhẹ được cách ly tại nhà, theo tin của Reuters - khác xa với các quy trình hồi đầu năm nay mà chứng kiến toàn bộ tòa nhà và cộng đồng bị phong tỏa, đôi khi chỉ vì một trường hợp dương tính.

Các thành phố lớn khác như Thượng Hải và Trùng Khánh cũng chứng kiến một số quy định được nới lỏng.

NGUỒN HÌNH ẢNH,REUTERS

Chụp lại hình ảnh,

Công an xuất hiện dày đặc kể từ khi các cuộc biểu tình nổ ra ở Trung Quốc

Điều này được thực hiện khi một trong những quan chức cấp cao nhất về đại dịch của Trung Quốc, phó thủ tướng Tôn Xuân Lan (Sun Chunlan), cho biết khả năng gây bệnh của virus đang suy yếu.

“Đất nước đang đối mặt với tình hình mới và nhiệm vụ mới trong phòng chống và kiểm soát dịch bệnh vì khả năng gây bệnh của virus Omicron suy yếu, nhiều người được tiêm phòng hơn và kinh nghiệm ngăn chặn virus được tích lũy”, bà nói, theo tin của Reuters.

Điều này hoàn toàn trái ngược với thông điệp trước đó từ các nhà chức trách rằng đất nước cần duy trì chính sách zero-Covid nghiêm ngặt.

Cựu biên tập viên truyền thông nhà nước Hu Xijin, người hiện đưa ra bình luận ủng hộ Đảng Cộng sản trên Twitter, khẳng định các động thái này cho thấy Trung Quốc hiện đang "tăng tốc để loại bỏ các đợt phong tỏa quy mô lớn".

Sau khi dỡ bỏ các biện pháp phong tỏa ở nhiều khu vực của Quảng Châu, Lijin Hong, phó giáo sư tại Đại học Tôn Trung Sơn, cho biết "sẽ mất một thời gian để thành phố phục hồi. Tuy nhiên, thật tuyệt vời khi được thấy lại thành phố Quảng Châu".

Trung Quốc trong những ngày gần đây đã ghi nhận số ca mắc Covid hàng ngày cao nhất kể từ khi đại dịch bắt đầu - với hơn 36.000 ca được ghi nhận vào thứ Tư.

Tuy nhiên, con số vẫn còn rất nhỏ đối với một quốc gia 1,4 tỷ dân và chính thức chỉ có hơn 5.200 người chết kể từ khi đại dịch bắt đầu.

Điều đó tương đương với ba trường hợp tử vong do Covid trên mỗi triệu người ở Trung Quốc, so với 3.000 trên một triệu ở Mỹ và 2.400 trên một triệu ở Anh, mặc dù việc so sánh trực tiếp giữa các quốc gia rất khó khăn.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

Tàu: “Hãy giao nhà cho chúng tôi!” – Những nạn nhân giận dữ trong cuộc khủng hoảng bất động sản ở Trung Quốc (Don Weinland) Empty Re: Tàu: “Hãy giao nhà cho chúng tôi!” – Những nạn nhân giận dữ trong cuộc khủng hoảng bất động sản ở Trung Quốc (Don Weinland)

Post by Sponsored content



Sponsored content


Back to top Go down

Page 1 of 4 1, 2, 3, 4  Next

View previous topic View next topic Back to top

- Similar topics

Permissions in this forum:
You can reply to topics in this forum