Our forum runs best with JavaScript enabled !

Quân đội Mỹ trong kỷ nguyên đối đầu trực tiếp với Trung Quốc

View previous topic View next topic Go down

Quân đội Mỹ trong kỷ nguyên đối đầu trực tiếp với Trung Quốc Empty Quân đội Mỹ trong kỷ nguyên đối đầu trực tiếp với Trung Quốc

Post by LDN Wed Mar 08, 2023 4:51 pm

Quân đội Mỹ trong kỷ nguyên đối đầu trực tiếp với Trung Quốc

Lê Tây Sơn
7 tháng 3, 2023
Saigon Nhỏ

Xét về số lượng, tàu chiến Mỹ hiện thua tàu chiến Trung Quốc. Ảnh: Khu trục hạm USS Nitze (lớp Arleigh Burke) của Hải quân Hoa Kỳ (Oguz Yeter/Anadolu Agency via Getty Images)

Kể từ năm 2018, quân đội Mỹ đã chuyển hướng tập trung vào TQ và Nga sau nhiều thập niên chiến đấu với các nhóm phiến quân thù địch với Mỹ và khủng bố toàn cầu. Giờ đây, quân đội Hoa Kỳ đối mặt với những thách thức trong việc sản xuất, nâng cấp vũ khí và soạn thảo “binh pháp” cho cuộc chiến tranh mới có thể xảy ra.

Điều gì đang cản trở quân đội Hoa Kỳ?

Sử dụng hoả tiễn tầm xa, vũ khí chống vệ tinh và chiến tranh điện tử, Bắc Kinh có thể lật ngược thế cờ với Washington bằng cách tấn công các căn cứ và cảng có lực lượng Mỹ đồn trú ở phía Tây Thái Bình Dương để phô trương sức mạnh và không cho Mỹ kịp trở tay – theo Trung tướng Mỹ Clint Hinote, một cựu binh từng lăn lóc ở chiến trường Iraq.

Theo các quan chức và chỉ huy quốc phòng đương nhiệm và trước đây, dù ngân sách quốc phòng hàng năm đã tăng hơn $800 tỷ, các cải cách vẫn bị trì hoãn do nhiều đời chính phủ bận bịu với hai cuộc chiến ở Iraq và Afghanistan, việc nghiên cứu không thành công các loại vũ khí đắt tiền, những màn tranh luận tại Quốc hội về ngân sách quốc phòng và sự bất đồng về tính cấp bách đối với mối đe dọa từ Bắc Kinh.

Việc hợp nhất các công ty trong ngành công nghiệp quốc phòng cũng khiến Ngũ Giác Đài có ít nhà sản xuất vũ khí có thể đáp ứng nhanh nhu cầu hơn. Do thiếu kinh phí, các nhà máy đóng tàu không có tiền để sản xuất những chiếc tàu ngầm mà Hải quân tin rằng rất cần để chống lại hạm đội hải quân lớn hơn của TQ. Và các nhà thiết kế vũ khí đang chật vật bám đuổi TQ và Nga trong việc phát triển tên lửa siêu thanh.

Quân đội Mỹ ít nhiều đang đối mặt một số rào cản (ảnh: Smith Collection/Gado/Getty Images)
Khi nhóm chuyên gia cố vấn tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (Center for Strategic and International Studies) tiến hành một trò chơi chiến tranh mới vào năm ngoái, lần này mô phỏng cuộc tấn công đổ bộ của TQ vào Đài Loan, họ phát hiện rằng phía Mỹ sẽ hết tên lửa hành trình chống hạm tầm xa trong vòng một tuần giao chiến! Quân đội cũng đang chật vật để đáp ứng chỉ tiêu quân số trong tình hình người dân Mỹ không muốn gia nhập quân đội. Nguy cơ quân đội thiếu nhân lực là hoàn toàn có thực. Các kế hoạch bố trí thêm lực lượng tại những vị trí chiến lược nằm trong phạm vi tấn công của TQ được tiến hành chậm chạp.

Thành công của quân đội Mỹ ở Trung Đông và Afghanistan một phần nhờ ưu thế trên không với những kẻ thù được trang bị kém hơn và không có khả năng kiểm soát cuộc chiến. Nhưng xung đột với TQ sẽ rất khác. Các lực lượng Mỹ sẽ phải chiến đấu từ các căn cứ và hải cảng ở châu Á bị tấn công, trong khi hậu cần phải đi trên các tuyến đường tiếp tế dài và dễ bị tổn thương.

TQ và Nga đều là những cường quốc hạt nhân và cuộc chiến có thể mở rộng đến Bắc Cực, nơi Mỹ tụt hậu so với Nga về số tàu phá băng và quân cảng khi Moscow sẵn sàng nhận sự giúp đỡ của Bắc Kinh. Rõ ràng, quân đội Mỹ có những thách thức lớn phải đối mặt khi bước vào một kỷ nguyên xung đột mới dù Mỹ vẫn có khả năng hơn các đối thủ chính của mình. TQ gặp trở ngại về khả năng tấn công đổ bộ quy mô lớn. Nhưng việc bảo vệ Đài Loan nếu hòn đảo này bị tấn công sẽ buộc các lực lượng Mỹ làm nhiệm vụ ngăn chặn xung đột ở Châu Âu và Trung Đông phải tham gia cuộc chiến mới từ những khoảng cách rất xa và trong phạm vi hỏa lực của TQ.

Quân đội Mỹ trong một cuộc tập trận bắn đạn thật (trong ảnh là bắn hỏa tiễn chống tăng Javelin) tại Fort Carson, Colorado ngày 28 Tháng Tư 2022 (ảnh: Michael Ciaglo/Getty Images)
Đạo quân của Tập

Những năm gần đây, Bắc Kinh đã tìm cách biến đổi thế trận an ninh theo hướng có lợi cho mình ở các khu vực xung quanh lục địa. Ở Biển Đông, họ có các đảo nhân tạo và các cơ sở quân sự để khẳng định quyền kiểm soát tuyến đường thủy chiến lược và từ chối quyền tự do đi lại của Hải quân Hoa Kỳ. Ngân sách quân sự Trung Quốc ngày càng tăng trong nhiều thập niên, trong đó có việc tăng 7% chi tiêu trong năm nay, đã cải thiện khả năng sát thương quân đội Trung Quốc nói chung.

Hoạt động huấn luyện tốt hơn cũng giúp TQ có các nhánh quân hiện đại hơn. Ngũ Giác Đài cho biết TQ đang phát triển vũ khí và các công cụ khác để phá hủy vệ tinh của đối thủ. Hoạt động tấn công mạng của họ là mối đe dọa cho cơ sở hạ tầng Mỹ. Theo CIA, Chủ tịch Tập Cận Bình đã ấn định năm 2027 là hạn chót để quân đội TQ sẵn sàng xâm lược Đài Loan.

Trong nỗ lực đối phó với thách thức mới, Ngũ Giác Đài đã mở rộng khả năng tiếp cận các căn cứ quân sự ở Philippines và Nhật Bản đồng thời thu hẹp sự hiện diện quân sự ở Trung Đông. Các chiến thuật mới được thiết kế để phân tán lực lượng. Hiện ngân sách hàng năm của Ngũ Giác Đài dành cho nghiên cứu và phát triển đã tăng lên $140 tỷ, mức cao chưa từng có. Quân đội Mỹ đang theo đuổi các công nghệ tiên tiến với hy vọng sẽ cho phép quân đội chia sẻ dữ liệu ngay lập tức để các lực lượng trên không, trên bộ, trên biển và không gian hoạt động xa hàng ngàn dặm có thể hành động đồng bộ, điều mà hiện nay chưa đạt được. Nhưng nhiều hệ thống vũ khí tiên tiến mà Ngũ Giác Đài tin rằng sẽ giúp Mỹ lấy lại lợi thế trên chiến trường phải chờ đến năm 2030 mới bàn giao.

Một cuộc xung đột ở Tây Thái Bình Dương cũng sẽ mang lại cho quân đội Nga, vốn bị tàn phá nặng nề ở Ukraine, sự tự tin cần có để thực hiện các mục tiêu của Putin là khôi phục quyền lực của đế chế Nga ở những nơi từng thuộc phạm vi ảnh hưởng của Nga tại Trung và Đông Âu.

Cuộc chiến qui ước với Trung Quốc khác với cuộc chiến chống khủng bố

Hơn một thế hệ trước, Hoa Kỳ là một quốc gia “bất khả chiến bại” và “không thể bị tấn công”. Sự sụp đổ của Liên Xô và thành công nhanh chóng của chiến dịch “Bão táp Sa mạc” nhằm đuổi quân của Saddam Hussein khỏi Kuwait năm 1991 đã chứng minh khả năng Washington trong việc tiến hành kiểu chiến tranh mới: sử dụng vũ khí dẫn đường chính xác và công nghệ tàng hình để tiêu diệt các nguy cơ trong khu vực.

Cuộc chiến Iraq 1991 và sau đó là cuộc chiến 2003 đã khẳng định sức mạnh kinh khủng của một quân đội chuyên nghiệp nhất thế giới như Mỹ nhưng Quân đội Mỹ bắt đầu rơi vào những sự điều chỉnh không nhất quán bởi ảnh hưởng của cuộc chiến chống khủng bố (ảnh: Scott Nelson/Getty Images)

Tổng thống George H. W. Bush từng tuyên bố “một trật tự thế giới mới” với Mỹ là đầu tầu. Năm 1995, khi Bắc Kinh bắt đầu loạt tập trận quân sự hung hăng gần Đài Loan để phản đối chuyến thăm Mỹ của Tổng thống Đài Loan, chính quyền Clinton đáp trả bằng màn phô trương sức mạnh quân sự lớn nhất của Mỹ ở châu Á kể từ sau Chiến tranh Việt Nam: đưa tàu chiến Mỹ đi qua eo biển Đài Loan và bố trí hai nhóm hạm đội hàng không mẫu hạm trong khu vực vào năm sau!

Được hướng dẫn bởi các cố vấn quốc phòng của mình, George W. Bush lúc ra tranh cử đề xuất chuyển nhanh sang các công cụ tiên tiến, chẳng hạn vũ khí tầm xa, cảm biến và công nghệ chia sẻ dữ liệu giữa các nhánh quân để chống lại chiến lược “chống đến gần” (anti-access) của Bắc Kinh. Tuy nhiên sau đó, vụ tấn công khủng bố 11 Tháng Chín 2001 đã làm thay đổi mối đe dọa và sứ mệnh của Ngũ Giác Đài.

Khi Mỹ vẫn sa lầy trong cuộc chiến Iraq và Afghanistan, Clint Hinote, lúc đó là sĩ quan cao cấp nhất của Không lực Mỹ tại Nhật Bản đưa ra lời cảnh báo: “Hệ thống phòng không của TQ đã trở nên bất khả xâm phạm đối với tất cả, trừ những máy bay chiến đấu tinh vi nhất của Mỹ”.

Nhưng để giải phóng ngân sách cho các chương trình vũ khí khác, năm 2009, Robert Gates, Bộ trưởng Quốc phòng (từ 2006 đến 2011) đã giảm số máy bay chiến đấu F-22 phải mua xuống còn 187 chiếc. Ông nêu lý do rằng Mỹ cần vừa phòng ngừa các mối đe dọa trong tương lai vừa phải tập trung vào cuộc chiến chống khủng bố, tức là vừa chuẩn bị cho cuộc xung đột quy mô lớn có thể xảy ra với Nga và TQ vừa cung cấp ngân sách hợp lý cho việc tăng cường khả năng đối phó với các cuộc xung đột quy mô nhỏ hơn mà Mỹ có thể phải đối mặt trong tương lai.

Cả Tổng thống Bush và Tổng thống Obama đều xem việc hợp tác với TQ là có thể và tin rằng một cuộc xung đột với TQ là thấp. Nhưng điều đó đã thay đổi kể từ khi Tập Cận Bình lên nắm quyền vào năm 2013. Vào thời điểm đó, Bộ Tư lệnh Tác chiến Không quân (Air Combat Command) của Không lực Mỹ cho biết lực lượng này còn thiếu gần 200 máy bay chiến đấu không đối không dành cho các cuộc xung đột tiềm ẩn với TQ và Nga. Kinh nghiệm thực chiến không đối không của phi công Mỹ cũng còn hạn chế. Vụ chiếc FA/18 của Hải quân bắn hạ một máy bay phản lực Su-22 của Syria trên bầu trời Syria là lần đầu tiên một phi công chiến đấu Mỹ bắn hạ một máy bay địch trên bầu trời kể từ năm 1999.

Năm 2011, Quốc hội và Toà Bạch Ốc đồng ý giới hạn chi tiêu trong kế hoạch cắt giảm ngân sách để hạn chế thâm hụt liên bang. Kết quả là một loạt cắt giảm ngân sách quốc phòng và cản trở các sáng kiến nhằm chuyển đổi quân đội, gồm cả trí tuệ nhân tạo (AI), người máy, hệ thống tự hành và sản xuất tiên tiến.

Năm 2018, trong Chiến lược Phòng thủ Quốc gia (National Defense Strategy), Ngũ Giác Đài cho biết Hoa Kỳ sẽ chuẩn bị cho một “thế giới mới với sự cạnh tranh giữa các cường quốc”. Ngăn chặn TQ xâm lược Đài Loan được chính thức xác định là “thách thức có thật”. Các quan chức Ngũ Giác Đài kết luận: “Việc để TQ chiếm Đài Loan, chỉ cách đại lục 100 dặm, và sau đó cố gắng giành lại, sẽ lôi nước Mỹ vào một cuộc chiến kéo dài và tạo cớ để TQ leo thang vũ khí hạt nhân. Vì vậy, Mỹ cần chứng minh là có thể ngăn Bắc Kinh chiếm giữ hòn đảo ngay từ đầu (yêu cầu này cũng có trong Chiến lược Phòng thủ Quốc gia được chính quyền Biden ban hành năm 2022)”.

Năm 2019, Tướng Hinote mô phỏng giả định một cuộc tấn công của TQ tại Biển Đông để đánh giá xem các lực lượng của Mỹ có thể đối phó thế nào. Kết luận là không có phương pháp riêng biệt nào có thể thành công! Một trò chơi chiến tranh gần đây hơn do Bộ tham mưu của Ngũ Giác Đài tiến hành cho thấy Mỹ có thể ngăn chặn một cuộc xâm lược của TQ vào Đài Loan và giữ ở thế “không có kẻ thắng người bại” dù cả hai bên đều chịu thương vong cao nếu cuộc xung đột diễn ra vào cuối thập niên này.

Quân đội Hoa Kỳ điều chỉnh với tình hình mới như thế nào?

Để chuẩn bị cho tương lai, Thủy quân lục chiến Mỹ đang tạo ra một lực lượng bộ binh hải quân có thể tấn công các tàu TQ từ các đảo nhỏ ở Tây Thái Bình Dương. Một trung đoàn duyên hải mới, hoạt động gần bờ và được trang bị tốt, sẽ đặt căn cứ tại Okinawa vào năm 2025. Trong một cuộc tập trận vào Tháng Năm 2021, Thủy quân lục chiến đã đưa một bệ phóng tên lửa Himars nặng 30,000 pound đi qua vùng biển động đến bờ biển Alaska, đưa nó lên vận tải cơ C-130 và đặt ở một căn cứ trong vùng hoang dã. Mục đích là để diễn tập loại chiến thuật mà Thủy quân lục chiến sẽ sử dụng trên các đảo ở Tây Thái Bình Dương để chống lại hải quân TQ.

Thủy quân lục chiến Mỹ trong một cuộc tập trận đổ bộ tại bãi biển Hat Yao ở Chonburi, Thái Lan – trong khuôn khổ chương trình tập trận Cobra Gold, Tháng Ba 2023 (ảnh: Varuth Pongsapipatt/SOPA Images/LightRocket via Getty Images)

Quân đội, bị suy giảm khả năng tác chiến điện tử, phòng không tầm ngắn và kỹ thuật do áp lực ngân sách và cuộc chiến tiêu hao trong những thập niên trước, nay chuyển sang phát triển một thế hệ hệ thống vũ khí mới có thể tấn công mục tiêu ở tầm xa hơn nhiều.

Wall Street Journal cho biết, Ngũ Giác Đài đã lên kế hoạch triển khai một tên lửa siêu thanh mới vào mùa thu này dù chiến tranh với TQ phụ thuộc vào việc duy trì được các căn cứ gần TQ ở Thái Bình Dương. Hải quân phải đối mặt với áp lực ngân sách, thiếu hụt nhân sự và năng lực đóng tàu cũng đang lên kế hoạch mở rộng hạm đội lên ít nhất 355 tàu (nhưng vẫn còn nhỏ hơn hải quân TQ).

Trước mắt, sẽ có khoảng 290 tàu. Lực lượng Không quân, đang quản lý một trong những kho máy bay già nhất và ít nhất trong lịch sử 75 năm của mình, đã lần đầu tiên triển khai máy bay ném bom B-21 và có phương án kết hợp các máy bay chiến đấu có người lái với các phi đội máy bay không người lái.

Mỹ đã thử nghiệm một tên lửa siêu thanh mới bắn từ máy bay chiến đấu và đã có kế hoạch phân tán máy bay đến một loạt các căn cứ ở Thái Bình Dương. Những chiếc B-52 hàng chục năm tuổi cũng được tân trang để bổ sung vào phi đội máy bay ném bom. Không quân đã quyết định mua máy bay chỉ huy E-7 do Úc sản xuất và đang mua thêm các vũ khí tiên tiến khác.

Nhưng tốc độ chậm hơn so với mong muốn của Tướng Hinote. Ông muốn trang bị tên lửa hành trình cho máy bay chở hàng để tăng cường hỏa lực cho quân đồng minh, sử dụng khinh khí cầu tầm cao và “xe hơi bay” chạy điện chở người và thiết bị đi khắp các chuỗi đảo Thái Bình Dương
(đã có các thử nghiệm nhưng chưa có quyết định mua sắm).

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

View previous topic View next topic Back to top

- Similar topics

Permissions in this forum:
You can reply to topics in this forum