Our forum runs best with JavaScript enabled !

Cuộc gọi di động đầu tiên cách đây 50 năm

View previous topic View next topic Go down

Cuộc gọi di động đầu tiên cách đây 50 năm Empty Cuộc gọi di động đầu tiên cách đây 50 năm

Post by LDN Mon Apr 03, 2023 4:10 pm

Bài này thú vị 😄

Cuộc gọi di động đầu tiên cách đây 50 năm

Việt Bình
3 tháng 4, 2023

Saigon Nhỏ trên

Phó Chủ tịch Motorola John F. Mitchell “biểu diễn” thiết bị di động trên đường phố New York cách đây nửa thế kỷ (Getty Images)

Vào ngày 3 Tháng Tư 1973, Martin Cooper đứng trên vỉa hè Đại lộ Sáu (Sixth Avenue) ở Manhattan với một thiết bị có kích thước bằng viên gạch và thực hiện cuộc gọi di động đầu tiên.

Cooper, khi đó là kỹ sư Motorola, thực hiện cuộc điện đàm với Joel Engel, người đứng đầu Phòng thí nghiệm Bell thuộc sở hữu của AT&T, được xem là đối thủ của ông thời điểm đó: “Tôi đang gọi cho ông bằng điện thoại di động, điện thoại di động thực sự, điện thoại di động cá nhân, cầm tay”. Mặc dù phải một thập niên sau điện thoại di động mới đến tay người tiêu dùng bình thường nhưng cuộc gọi của Cooper đã trở thành sự kiện lịch sử.

Trong 50 năm kể từ cuộc gọi di động đầu tiên, thiết bị cồng kềnh của Cooper đã phát triển và được thay thế bằng nhiều loại điện thoại nhỏ gọn hơn rất nhiều lần. Thiết bị di động nói chung không chỉ định hình lại các ngành công nghiệp mà còn tạo nên một văn hóa mới với lối sống mới, ảnh hưởng sâu sắc cách mà con người liên lạc.

Trong nhiều tháng trước cuộc gọi đầu tiên của Cooper, Motorola đã chạy đua để chế tạo một chiếc điện thoại di động để cạnh tranh với đối thủ sừng sỏ Bell Labs, bộ phận nghiên cứu của AT&T. Cooper nhớ lại: “Họ là công ty lớn nhất thế giới, còn chúng tôi là một công ty nhỏ ở Chicago. Họ không nghĩ rằng chúng tôi đủ quan trọng trong cuộc chạy đua với họ.” Do vậy, cuộc gọi của Cooper cho (đối thủ) Joel Engel chẳng khác gì “chọc quê” người khổng lồ AT&T.

Một bé gái cùng mẹ gọi di động bằng thiết bị DynaTAC của Motorola cách đây 50 năm (ảnh: Motorola, Inc/United States Information Agency/PhotoQuest/Getty Images)

Sau cuộc gọi đầu tiên của Cooper, các vấn đề sản xuất và quy định của chính phủ đã làm chậm tiến độ đưa điện thoại ra công chúng. Cụ thể, Cooper nhớ lại Ủy ban Truyền thông Liên bang, một cơ quan mà ông hiện làm cố vấn, cố tìm cách phân chia các kênh radio để đảm bảo cạnh tranh. Phải mất một thập niên để phiên bản điện thoại DynaTAC (Dynamic Adaptive Total Area Coverage) được tung ra thị trường với giá $3,900. Chiếc điện thoại này, tương tự chiếc mà Gordon Gekko sử dụng trong phim “Wall Street”, nặng 2,5 pound và dài khoảng một foot. Sản phẩm này thật sự chẳng khác gì “cục gạch” quá thô thiển so với các mẫu điện thoại đang có hiện nay.

Mãi cho đến những năm 1990, điện thoại di động hiện đại mới được cải tiến nhiều, khi chúng được thu nhỏ kích thước và trở nên thân thiện hơn với người dùng. Ngày nay, 97% người Mỹ sở hữu điện thoại di động, theo một khảo sát năm 2021 của Trung tâm nghiên cứu Pew. Trong nhiều năm kể từ cuộc gọi đầu tiên cách đây nửa thế kỷ, Cooper đã cho ra mắt một cuốn sách về sức mạnh biến đổi của điện thoại di động, thực hiện các chuyến diễn thuyết và xuất hiện liên tục trên các phương tiện truyền thông.

Cooper sinh ở Chicago trong một gia đình người Ukraine gốc Do Thái nhập cư. Ông tốt nghiệp Học viện Công nghệ Illinois (IIT) năm 1950 và từng là sĩ quan tàu ngầm trong Chiến tranh Triều Tiên. Năm 1957, ông lấy bằng thạc sĩ kỹ thuật điện của IIT (và năm 2004 nhận bằng tiến sĩ danh dự của IIT). Cooper rời công việc đầu tiên tại Teletype Corporation ở Chicago vào năm 1954 và gia nhập Motorola với tư cách kỹ sư phát triển cấp cao trong nhóm nghiên cứu và phát triển thiết bị di động. Ông chính là người phát triển hệ thống điện đàm cầm tay cho cảnh sát, được sản xuất cho Sở cảnh sát Chicago vào năm 1967.

Đầu những năm 1970, Cooper đứng đầu bộ phận hệ thống truyền thông của Motorola. Tại đây, ông thai nghén chiếc điện thoại di động đầu tiên và làm trưởng nhóm nghiên cứu với kế hoạch bằng mọi giá đưa điện thoại di động ra thị trường. Điện thoại trong xe hơi đã được sử dụng hạn chế ở các thành phố lớn của Hoa Kỳ kể từ những năm 1930 nhưng Cooper muốn phát triển điện thoại di động cho mọi người. Ban lãnh đạo cao nhất của Motorola ủng hộ ý tưởng điện thoại di động của Cooper và đầu tư $100 triệu từ năm 1973 đến năm 1993.

Chủ tịch kiêm CEO Ed Zander của Motorola với thiết bị DynaTAC 8000 tại Triển lãm điện tử tiêu dùng quốc tế, Las Vegas, 2007 (ảnh: Ethan Miller/Getty Images)

Sau thời gian dài nghiên cứu, Cooper tập hợp một nhóm thiết kế và cuối cùng lắp ráp một sản phẩm trong vòng chưa đầy 90 ngày. Chiếc điện thoại đầu tiên, DynaTAC 8000x (DYNamic Adaptive Total Area Coverage) nặng 2,5 pound (1,1 kg), dài 10 inch (25 cm). Phần rất quan trọng của DynaTAC là pin, nặng gấp bốn đến năm lần so với điện thoại di động hiện đại. DynaTAC có 30 phút đàm thoại trước khi cần sạc lại trong 10 giờ. Đến năm 1983 và sau bốn lần điều chỉnh thiết kế, DynaTAC giảm được một nửa trọng lượng ban đầu.

Ngày 3 Tháng Tư 1973, Cooper và John Francis Mitchell, Giám đốc Sản phẩm Truyền thông Di động của Motorola, trình làng hai chiếc điện thoại di động trước giới truyền thông và những người qua đường trước khi bước vào cuộc họp báo lên lịch sẵn tại khách sạn New York City Hilton ở trung tâm Manhattan. Đứng trên Đại lộ số sáu gần khách sạn Hilton, Cooper thực hiện cuộc gọi điện thoại di động cầm tay đầu tiên trước công chúng từ chiếc DynaTAC.

Cuộc gọi kết nối Cooper với một trạm gốc mà Motorola lắp trên mái nhà Burlington House (nay là Tòa nhà AllianceBernstein) và gọi đến máy điện thoại cố định của AT&T. Các phóng viên và khán giả theo dõi Cooper quay số của đối thủ – Tiến sĩ Joel S. Engel tại AT&T. “Joel, đây là Marty. Tôi đang gọi cho ông từ một chiếc điện thoại di động, một chiếc điện thoại di động cầm tay thực sự.” Tháng Bảy 1973, trên trang bìa chuyên san khoa học lừng danh Popular Science, người ta thấy chiếc DynaTAC…

Nhận định về “đời sống di động” của thế giới ngày nay, Cooper, hiện 94 tuổi, nói: “Quá nhiều kỹ sư bị cuốn vào cái mà họ gọi là công nghệ và các tiện ích cũng như phần cứng và họ quên rằng toàn bộ mục đích của công nghệ là làm cho cuộc sống của mọi người tốt hơn. Mọi người quên điều đó, và tôi phải liên tục nhắc nhở họ. Chúng tôi đang cố gắng cải thiện trải nghiệm của con người. Đó là tất cả những gì về công nghệ.”


_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

View previous topic View next topic Back to top

- Similar topics

Permissions in this forum:
You cannot reply to topics in this forum