Our forum runs best with JavaScript enabled !

Chiến tranh Israel - Hamas: Joe Biden trước thực tế và ảo tưởng giữa xung đột Hamas - Israel (Ngô Nhân Dụng)

Page 2 of 2 Previous  1, 2

View previous topic View next topic Go down

New Re: Chiến tranh Israel - Hamas: Joe Biden trước thực tế và ảo tưởng giữa xung đột Hamas - Israel (Ngô Nhân Dụng)

Post by LDN Mon Oct 30, 2023 4:24 pm

Benjamin Netanyahu đã “nuôi” Hamas như thế nào?

Mỹ Anh
30 tháng 10, 2023

Saigon Nhỏ

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu (ảnh: Amir Levy/Getty Images)

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã tự bắn vào chân mình. Trong một dòng tweet vào khuya Thứ Bảy 28 Tháng Mười 2023, Benjamin Netanyahu lặp lại những tuyên bố trước đó rằng ông không được các giám đốc an ninh cảnh báo về bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy cuộc tấn công của Hamas (ngày 7 Tháng Mười), nhấn mạnh rằng tất cả giám đốc an ninh liên tục khẳng định với ông rằng Hamas không dám làm bậy.

Nói cách khác, Benjamin Netanyahu không nhận trách nhiệm về cuộc tấn công của Hamas. Trước sự bùng nổ chỉ trích, Netanyahu phải xóa tweet trên và đưa ra lời xin lỗi.

Sự việc cho thấy vị thế ngày càng khó khăn của Netanyahu. Hơn 35 năm hoạt động chính trị, Netanyahu đã xây dựng hình ảnh như một lãnh đạo diều hâu sẵn sàng đương đầu với khủng bố Hamas và thậm chí với Iran. Hình ảnh cứng rắn của ông đã tan nát vào ngày 7 Tháng Mười khi hơn một nghìn chiến binh Hamas tiến vào Israel theo cách mà nhiều người Israel gọi là bằng chứng thất bại về an ninh và tình báo tồi tệ nhất trong lịch sử 75 năm của Israel.

Cách tiếp cận kéo dài nhiều thập niên của Netanyahu đối với Hamas đang được xem xét tận chân tơ kẽ tóc. Chính trị gia Itamar Ben-Gvir viết trên X (Twitter) rằng thất bại của Israel trong sự kiện 7 Tháng Mười không phải là do thông tin sai lệch mà là bởi “quan niệm hoàn toàn sai lầm” về việc ngăn chặn Hamas.

Netanyahu hẳn nhiên là người yêu nước; anh trai của ông tử trận vào năm 1976, và cha ông từng là lý thuyết gia theo chủ nghĩa Phục quốc Do Thái. Benjamin Netanyahu lần đầu tiên trở thành thủ tướng vào năm 1996, ngồi được một nhiệm kỳ, trước khi tái đắc cử vào năm 2009. Hai năm trước đó, Hamas đã giành quyền kiểm soát Gaza từ tay Chính quyền Palestine và Netanyahu phải đối mặt với thách thức trong việc ứng phó với mối nguy tiềm ẩn của đám khủng bố Hamas cực đoan cát cứ ngay tại sân sau Israel. Netanyahu từng cảnh báo rằng Gaza sẽ trở thành “Hamastan” (vùng đất của Hamas) dưới sự chỉ đạo từ Iran. Tuy nhiên, khi trở thành thủ tướng, Netanyahu đã chọn giải pháp không đưa quân vào Gaza để giải giáp Hamas.

Theo Uzi Arad, cố vấn an ninh quốc gia của Israel dưới thời Netanyahu từ năm 2009 đến năm 2011, trong khi một số thành viên lãnh đạo an ninh Israel thúc đẩy phi quân sự hóa Hamas thì Netanyahu lại chọn chiến lược cho phép Hamas duy trì vũ trang cai trị Gaza và cố ngăn lực lượng hiếu chiến này không động chân động tay (dẫn lại từ Wall Street Journal).

Chính sách này vẫn tiếp tục ngay cả khi Israel tiến hành các cuộc xung đột ăn miếng trả miếng với Hamas ở Gaza. Trong vụ xung đột lớn nhất giữa hai bên vào năm 2014, Israel đã đưa quân tới Gaza để phá hủy mạng địa đạo chằng chịt mà Hamas dùng để thực hiện các cuộc tấn công du kích vào Israel nhưng Israel lại không thực hiện một cuộc tấn công trên bộ rộng hơn để truy quét và tiêu diệt tận gốc Hamas.

Phần lớn giới lãnh đạo cấp cao an ninh và tình báo Israel ủng hộ chính sách kiềm tỏa Hamas của Netanyahu. Tuy nhiên, việc Benjamin Netanyahu ngầm cho phép Hamas trang bị vũ khí khi cai trị Gaza là một sai lầm tai hại. Với Netanyahu, sở dĩ ông để cho Hamas tiếp tục cầm súng bởi vì sự hung hãn của Hamas giúp gây chia rẽ giới lãnh đạo Palestine giữa Gaza và Bờ Tây – nơi thuộc quyền kiểm soát của Nhà nước Palestine (Palestinian Authority – PA).

Benjamin Netanyahu với kế hoạch hòa bình cho Trung Đông trình bày tại Đại hội đồng LHQ ngày 22 Tháng Chín 2023 (ảnh: Michael M. Santiago/Getty Images)

Một số nhà phân tích chính trị cho biết điều đó khiến một thỏa thuận hòa bình trong đó Israel buộc phải từ bỏ một phần Bờ Tây sẽ khó có thể xảy ra; và chính sách này còn giúp xoa dịu các đối tác liên minh cánh hữu của Netanyahu vốn luôn phản đối viễn cảnh như vậy. Trong các tuyên bố công khai, Netanyahu nói rằng PA, do Mahmoud Abbas lãnh đạo, không thể được coi là đối tác để đàm phán hòa bình vì mặc dù công nhận (Nhà nước) Israel nhưng PA lại không công nhận Israel là quê hương của người Do Thái.

Viết trên Rolling Stone, Jay Michaelson cho biết thêm, Netanyahu trong thực tế thậm chí cố tình ngầm hỗ trợ Hamas và dùng lực lượng vũ trang này làm đối trọng với PA. Năm 2019, Netanyahu cho biết ông đã cho phép Qatar tài trợ Hamas như một chiến thuật nhằm khiến người Palestine bị chia rẽ. Netanyahu nói thẳng: “Bất kỳ ai chống lại nhà nước Palestine đều nên ủng hộ”, bởi chính sách này giúp cắt đứt quan hệ Hamas với PA, khiến mô hình một nhà nước Palestine trở nên bất khả. Như Tal Schneider viết trên tờ The Times of Israel, “Chính sách của Israel là coi Chính quyền Palestine như một gánh nặng và Hamas như một tài sản”.

Từ năm 2019, Netanyahu dồn sức vào nội chính, với những cuộc đấu đá chính trị nội bộ để củng cố ghế thủ tướng, hơn là giải quyết vấn đề Hamas. Lúc đó, không đảng chính trị nào của Israel có đủ số phiếu để kiểm soát Quốc hội, dẫn đến bế tắc kéo dài nhiều năm. Có lúc giới quan sát nghĩ rằng sự nghiệp chính trị Netanyahu coi như hạ màn. Ông phải đối mặt với phiên tòa xử tội tham nhũng, và bị đẩy ra khỏi chính phủ vào năm 2021.

Cuối năm 2022, chính trường Israel bát nháo với cuộc bầu cử lần thứ năm chỉ trong vòng bốn năm. Netanyahu một lần nữa chiến thắng, nhưng điều đó chỉ đạt được sau khi ông tập hợp một liên minh các đảng tôn giáo và chủ nghĩa dân tộc cực đoan, với kết quả giành được thế đa số (64 ghế) trong Quốc hội 120 ghế. Không khí đặc quánh phủ lên dinh Thủ tướng của Netanyahu. Liên minh chính trị của Netanyahu tập trung nguồn lực chính phủ và quân đội vào việc bảo vệ người Do Thái định cư ở Bờ Tây và thúc đẩy cải cách hệ thống tư pháp, dẫn đến cuộc phản đối dữ dội của nhiều tầng lớp Israel trong suốt thời gian dài. Hamas không là mối quan tâm lớn của họ vào thời điểm đó.

Về đối ngoại, Netanyahu tương đối thành công, khi tìm cách thiết lập quan hệ ngoại giao với các quốc gia Ả Rập, một phần là để loại Palestine ra rìa và gây áp lực buộc PA phải chấp nhận một thỏa thuận hòa bình trong tương lai với Israel. Trước bài phát biểu của Netanyahu tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc ở New York ngày 22 Tháng Chín, Thái tử Saudi Arabia Mohammed bin Salman cho biết Saudi Arabia đang tiến tới thiết lập quan hệ với Israel. “Hãy nhìn xem điều gì sẽ xảy ra khi hòa bình được thiết lập giữa Saudi Arabia và Israel. Toàn bộ Trung Đông sẽ thay đổi. Chúng tôi mang lại khả năng thịnh vượng và hòa bình cho toàn bộ khu vực này” – Netanyahu cầm một bản đồ, nói tại Liên Hiệp Quốc.

Một số thủ tướng Israel đã từ chức khi nhận lãnh trách nhiệm và thừa nhận sai sót, trong đó có Golda Meir sau cuộc tấn công bất ngờ của Ả Rập năm 1973 và Menachem Begin năm 1983 sau cuộc xung đột kéo dài ở Lebanon. Nhưng Netanyahu thì không. Mãi đến 25 Tháng Mười, sau nhiều ngày bị dư luận chỉ trích nặng nề, Netanyahu mới nói rằng mọi người phải chịu trách nhiệm về những thất bại dẫn đến cuộc đột kích của Hamas, “kể cả tôi”.

Những gì Netanyahu đối mặt trước mắt là phải giải thích sao cho lọt tai những thất bại về an ninh quốc gia; phản công trả đũa Hamas; tìm cách giải cứu các con tin; và giữ vững liên minh chính trị của mình. Ngay cả khi Israel thắng cuộc chiến, điều đó cũng có thể không cứu được sự nghiệp chính trị của Netanyahu. Một quan chức cấp cao của Đảng Likud cho biết số phận của Netanyahu phụ thuộc vào cuộc chiến với Hamas nhưng ông cũng khó có thể tồn tại trên cương vị lãnh đạo đảng cũng như giữ được ghế thủ tướng.

Với nhiều nhà quan sát, vị thế chính trị của Netanyahu hiện tại là “sống được ngày nào hay ngày đó” (“survival mode” – từ của Gadi Wolfsfeld, chuyên gia truyền thông chính trị thuộc Đại học Reichman ở Herzliya, Bắc Tel Aviv; dẫn lại từ The New York Times).

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Chiến tranh Israel - Hamas: Joe Biden trước thực tế và ảo tưởng giữa xung đột Hamas - Israel (Ngô Nhân Dụng)

Post by LDN Mon Oct 30, 2023 4:46 pm

BBC News, Tiếng Việt

Chuyên gia cảnh báo Israel không có kế hoạch cho Gaza sau khi chiến tranh kết thúc

Hai em bé người Palestine đứng tại đống đổ nát tại thành phố Khan Younis, nam Dải Gaza

Tác giả,Paul AdamsVai trò,Phóng viên ngoại giao của BBC

29 tháng 10 2023

Thủ tướng Israel, Benjamin Netanyahu cam kết "thay đổi Trung Đông." Tổng thống Mỹ Joe Biden nói "không quay trở lại hiện trạng." Thế nhưng khi lực lượng quân đội Israel tăng cường tấn công tại Dải Gaza và phát đi những cảnh báo khẩn cấp và mới nhất đến với người Palestine không được cản bước tiến, cuộc chiến tranh này đang đi đến đâu, và chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo?

Sau những diễn biến kinh hoàng xảy ra vào ngày 07/10, giới chức Israel tuyên bố họ có kế hoạch quét sạch quân Hamas ra khỏi Dải Gaza, về mặt quân sự và chính trị.

Thế nhưng vượt khỏi những sức mạnh quân sự áp đảo và không khoan nhượng, hiện không rõ là tham vọng chưa từng có tiền lệ này sẽ đạt được hay không.

"Không thể thúc đẩy một bước tiến lịch sử mà không có kế hoạch cho ngày tiếp theo đó," Tiến sĩ Michael Milshtein, người đứng đầu Diễn đàn Palestinian Studies Forum từ Trung tâm Moshe Dayan thuộc Đại học Tel Aviv nói.

Tiến sĩ Milshtein, cựu trưởng cơ quan phụ trách các vấn đề về Palestine thuộc cơ quan tình báo quân sự của Israel, lo ngại rằng kế hoạch này hầu như chưa bắt đầu.

"Cần phải thực hiện ngay lúc này," ông nói.

Các nhà ngoại giao Phương Tây nói họ đang tiến hành các cuộc thảo luận mạnh mẽ với phía Israel về tương lai, thế nhưng cho đến nay chưa có gì là rõ ràng.

"Hoàn toàn không có một kế hoạch cố định nào," một người nói với tôi. "Bạn có thể phác thảo một vài ý tưởng trên giấy, nhưng biến chúng thành sự thật thì sẽ mất hàng tuần, hàng tháng thực thi nền ngoại giao."

Có các kế hoạch quân sự, từ làm hao tổn năng lực quân sự của Hamas cho đến chiếm lấy các phần lớn của Dải Gaza. Thế nhưng những người có kinh nghiệm lâu năm giải quyết những cuộc khủng hoảng trước đây nói rằng vấn đề ở chỗ kế hoạch đi xa được bao nhiêu.

"Tôi không nghĩ có một giải pháp khả thi và có thể thực hiện được cho Gaza vào ngày sau khi chúng ta di tản lực lượng," Haim Tomer, một cựu quan chức cấp cao trong cơ quan tình báo quân sự nước ngoài của Israel (Mossad) nói.

Người Israel gần như đồng thuận ở một điểm: Hamas phải bị đánh bại. Các cuộc thảm sát ngày 07/10 chỉ đơn giản là quá tồi tệ. Tổ chức này không thể được phép một lần nữa thống trị tại Gaza.

Thế nhưng theo Tiến sĩ Milshtein, thì Hamas là một ý tưởng, không phải là điều mà Israel có thể đơn giản muốn xóa bỏ là được.

"Không giống như Berlin vào năm 1945, khi bạn cắm lá cờ trên tòa nhà Reichstag là xong chuyện."

Một so sánh rõ hơn, ông cho biết, Iraq vào năm 2003, khi lực lượng quân sự do Mỹ dẫn đầu nỗ lực loại bỏ mọi dấu vết của chính quyền Tổng thống Saddam Hussein. "Chính sách De-Baathification [trừ khử sức ảnh hưởng của đảng Ba'ath trong hệ thống chính trị Iraq]", như tên gọi, được xem là một thảm họa. Chính sách này đã khiến hàng trăm ngàn nhân viên ngành dịch vụ công và các thành viên trong lực lượng vũ trang bị mất việc, gieo mầm cho một cuộc nổi dậy đầy sức tàn phá.

Các cựu chiến binh Mỹ trong cuộc xung đột này đang ở Israel, nói chuyện với giới chức quân sự Israel về kinh nghiệm của họ tại những nơi như Falluja và Mosul. "Tôi hy vọng rằng họ giải thích cho người Israel rằng họ đã phạm phải một số sai lầm kinh khủng tại Iraq," Tiến sĩ Milshtein cho biết.

"Ví dụ, không có bất kỳ sự ảo tưởng nào về việc xóa bỏ đảng cầm quyền hoặc thay đổi tư duy của người dân. Chuyện này sẽ không xảy ra."

Người dân Palestine đồng tình.

"Hamas là một tổ chức quần chúng có sức ảnh hưởng," Mustafa Barghouti, Chủ tịch Palestinian National Initiative nói. "Nếu họ muốn trừ khử Hamas, họ sẽ phải cần thanh lọc sắc tộc toàn bộ Dải Gaza."

Ý tưởng rằng Israel bí mật lên kế hoạch buộc hàng trăm ngàn người Palestine phải rời khỏi Dải Gaza và đi đến quốc gia Ai Cập láng giềng - đang làm dấy nên nỗi lo sợ có cội rễ sâu xa trong lòng người Palestine.

Đối với dân số phần lớn là người tị nạn - những người đã ra đi hoặc bị buộc phải rời khỏi nhà cửa khi nhà nước Israel được thành lập - ý tưởng về một cuộc di cư ồ ạt mới đã làm sống lại ký ức của những sự kiện đau thương vào những năm 1948.

"Chạy trốn có nghĩa là tấm vé một chiều," Diana Buttu, cựu phát ngôn viên của Tổ chức Giải phóng Palestine. "Điều này không có nghĩa là quay trở lại."

Giới bình luận người Israel, bao gồm các cựu quan chức cấp cao, đã thường xuyên đề cập đến nhu cầu người Palestine được bố trí định cư tạm thời dọc theo biên giới tại báo đảo Sinai của Ai Cập.

Giora Eiland, cựu nhà lãnh đạo của Hội đồng An ninh Quốc gia Israel, nói cách duy nhất để Israel đạt được các tham vọng quân sự của mình tại Gaza mà không phải giết nhiều người dân Palestine vô tội, là để dân thường di tản khỏi Gaza.

"Họ nên vượt qua biên giới đến Ai Cập," ông nói, "một cách tạm thời hoặc vĩnh viễn."

Người dân Palestine thêm lo sợ từ một dòng trong lời yêu cầu của Tổng thống Mỹ Joe Biden hôm 20/10 gửi đến Quốc hội Mỹ để phê chuẩn về nguồn ngân sách hậu thuẫn Israel và Ukraine.

Theo đó, yêu cầu có nội dung: "Cuộc khủng hoảng này có thể dẫn đến việc mất nhà cửa dọc biên giới và các nhu cầu nhân đạo cao hơn trong khu vực."

Cho đến nay, Israel không có tuyên bố muốn người dân Palestine vượt qua biên giới. Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) thường xuyên yêu cầu người dân chỉ di chuyển đến "những khu vực an toàn" được xác định một cách không rõ ràng ở miền nam.

Thế nhưng Tổng thống Ai Cập, Abdel Fattah el-Sissi, đã cảnh báo cuộc chiến của Israel ở Gaza có thể "là một nỗ lực đẩy dân thường... di tản sang Ai Cập."

Giả định vẫn có người dân sống ở Dải Gaza sau khi cuộc chiến kết thúc, ai sẽ có quyền thống trị họ?

"Đây là một câu hỏi triệu USD," Tiến sĩ Milshtein nhận định.

Ông nói, Israel có thể ủng hộ việc tạo nên một chính quyền mới, do người dân ở Dải Gaza vận hành, với sự chấp thuận của lãnh đạo địa phương và sự ủng hộ từ Mỹ, Ai Cập, và có lẽ là Ả Rập Saudi.

Nên có bao gồm các lãnh đạo từ Fatah, thành phần Palestine đối địch mà Hamas đã trừ khử bằng bạo lực ra khỏi Dải Gaza một năm sau khi chiến thắng trong cuộc bầu cử vào năm 2006.

Fatah kiểm soát Chính quyền Dân tộc Palestine, vốn đặt tại thành phố Ramallah, ở vùng Bờ Tây bị chiếm đóng.

Đằng sau các cuộc tấn công bất ngờ 1968, 1973 và 2023

Vì sao BBC không gọi các chiến binh Hamas là 'kẻ khủng bố'

Thế nhưng Chính quyền Dân tộc Palestine (PA) cùng vị Tổng thống Mahmoud Abbas cao niên đang rất không được lòng người dân Palestine, ở cả Bờ Tây và Dải Gaza.

Diana Buttu nói Chính quyền Dân tộc Palestine có thể bí mật muốn quay trở về Gaza, nhưng không thực hiện điều này nếu đồng nghĩa "ngồi trên một xe tăng của Israel".

Và một cựu chiến binh người Palestine, chính trị gia Hanan Ashrawi, người đã bí mật phụng sự trong Chính quyền Dân tộc Palestine vào những năm 1990, phản ứng giận dữ trước ý tưởng rằng những người ngoài, bao gồm Israel, sẽ một lần nữa cố quyết định cách người dân Palestine sống như thế nào.

"Những người nghĩ đây là một bàn cờ và họ có thể di chuyển một vài con tốt thí ở đây và sau đó chiếu tướng vào lúc cuối cùng. Chuyện này sẽ không xảy ra," bà nói.

"Có thể tìm thấy một vài người hợp tác," bà nhận định, "thế giới người dân ở Gaza sẽ không mở lòng chấp nhận họ."

Trong số những người đã đối phó với các cuộc chiến tranh ở Gaza trước đây, mặc dù không theo quy mô này, thì vẫn còn nỗi lo sợ sâu sắc và cảm nhận rằng hầu như mọi chuyện đã được thử nghiệm trước đây.

Một cựu viên chức của Mossad, Haim Tomer nói ông sẽ ngưng các chiến dịch quân sự trong một tháng với nỗ lực giải thoát các con tin trước.

Hồi năm 2012, sau một vòng chiến đấu trước đó tại Gaza, ông đã tháp tùng vị giám đốc của Mossad đến Cairo để tham gia các cuộc hội đàm bí mật, dẫn đến một lệnh ngừng bắn.

Các đại diện của Hamas, ông nói, "ở phía bên kia đường," với giới chức Ai Cập đi ở giữa.

Một cơ chế tương tự nên được sử dụng một lần nữa, ông nói, và Israel sẽ hầu như phải trả một giá đắt.

"Tôi không quan tâm liệu chúng tôi sẽ thả vài ngàn tù nhân Hamas. Tôi muốn thấy người dân trở về nhà."

Ông nói rằng Israel có thể sau đó quyết định liệu có nên bắt đầu lại chiến dịch quân sự toàn diện hay không, hoặc lựa chọn một lệnh ngừng bắn lâu dài.

Thế nhưng việc thiếu phân ranh lãnh thổ với Israel và bị kéo dài dọc Đại Tây Dương, ông nói rằng Israel có vận mệnh phải đối phó với Dải Gaza một cách vô thời hạn.

"Giống như chúng ta bị mắc xương trong cổ vậy."

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Chiến tranh Israel - Hamas: Joe Biden trước thực tế và ảo tưởng giữa xung đột Hamas - Israel (Ngô Nhân Dụng)

Post by LDN Mon Nov 13, 2023 12:37 pm


Phát hiện mới về âm mưu của Hamas: Đưa Israel vào cái bẫy chết người

Lê Tây Sơn
13 tháng 11, 2023

Hiện trường sau cuộc tấn công của Hamas tại Be’eri, Israel (ảnh: Amir Levy/Getty Images)
Những bằng chứng thu thập được kể từ ngày 7 Tháng Mười cho thấy các tay súng Hamas đã chuẩn bị “giai đoạn hai” chiến dịch tấn công Israel với hy vọng sẽ kích hoạt nổi dậy ở Bờ Tây và xa hơn nữa. Bốn tuần sau cuộc đột kích, những mảnh ghép được ráp lại đã tiết lộ nội dung kế hoạch của Hamas, một kế hoạch mà các nhà phân tích cho rằng không chỉ nhằm mục đích giết và bắt giữ người Israel mà còn châm ngòi cho cuộc xung đột rộng hơn nhiều.

Nếu có thể, thọc sâu vào bên trong Israel và nối với Bờ Tây

Những manh mối lấy từ xác chết của những chiến binh Hamas bị giết: Bản đồ, bản vẽ, ghi chú cũng như vũ khí và trang bị họ mang theo đã giúp trả lời câu đố rùng rợn về một chiến dịch táo bạo gây ra hàng ngàn tội ác ở những địa điểm cụ thể.


Trong người một chiến binh thiệt mạng tại Beeri, một khu định cư (kibbutz) bị Hamas tràn ngập, có một cuốn sổ ghi những câu Kinh Qur’an được viết nguệch ngoạc và những mệnh lệnh có nội dung đơn giản: “Giết càng nhiều và bắt càng nhiều con tin càng tốt”. Những xác chết khác mang theo bình gas, còng tay và lựu đạn nhiệt áp được thiết kế để biến nhà cửa thường dân thành địa ngục.

Bằng chứng, được nhìn thấy bởi nhiều quan chức tình báo và an ninh đương chức hay đã thôi nhiệm từ bốn quốc gia phương Tây và Trung Đông, cho thấy ý định của các “đầu não” Hamas là giáng một đòn mạnh với quy mô chưa từng có để buộc Israel phải trả thù điên cuồng, dẫn đến phản ứng quốc tế bất lợi. Rõ ràng, Hamas không hề bị động mà đã lên kế hoạch và chuẩn bị tỉ mỉ cho một vụ thảm sát thường dân Israel ở quy mô có thể kích động Israel đưa quân vào Gaza và sa lầy ở đó.

Các thông tin tình báo về động cơ cuối cùng của Hamas đã được củng cố mạnh hơn qua những phát hiện mới. Những phát hiện này cũng làm sáng tỏ các chiến thuật và phương pháp được Hamas sử dụng để đánh lừa các cơ quan tình báo Mossad và ShinBet của Israel và cản trở những nỗ lực ban đầu của Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) nhằm bẻ gãy cuộc tấn công.


Máu còn vương lại tại Nir Oz, Israel (ảnh: Alexi J. Rosenfeld/Getty Images)
Sau khi xâm nhập biên giới Israel ở khoảng 30 điểm, Hamas đã tiến hành cuộc tàn sát hàng loạt binh lính và dân thường tại ít nhất 22 ngôi làng, thị trấn và tiền đồn quân sự của Israel, sau đó đưa binh sĩ Israel vào các cuộc đấu súng kéo dài hơn một ngày. Bằng chứng mới cho thấy Hamas đã chuẩn bị tiến xa hơn nữa.

Một số chiến binh mang theo đủ lương thực, đạn dược và thiết bị để tồn tại trong vài ngày nếu đợt tấn công đầu tiên thành công, tạo điều kiện tấn công tiếp vào các thành phố lớn của kẻ thù. Thực tế, một số nhóm đã tiến sâu tới tận Ofakim, một thị trấn cách Dải Gaza khoảng 15 dặm và chỉ cách Bờ Tây 30 dặm. Theo hai quan chức tình báo cấp cao Trung Đông và một cựu quan chức Mỹ am hiểu chi tiết về các bằng chứng, thông tin trinh sát và bản đồ được một đơn vị trinh sát của Hamas giữ cho thấy Hamas có ý định tiếp tục tấn công đến tận Bờ Tây.

Hamas đã tăng cường tiếp cận các tay súng ở Bờ Tây trong những tháng gần đây, dù không thông báo trước cho các đồng minh Bờ Tây về kế hoạch 7 Tháng Mười. Một cựu quan chức Mỹ cho biết: “Nếu điều đó xảy ra sẽ là một chiến thắng tuyên truyền to lớn của Hamas, một đòn ‘biểu tượng’ không chỉ chống lại Israel mà còn làm bẽ mặt Chính quyền Palestine (PA)”.


Các lãnh đạo Hamas đã công khai ngỏ ý sẵn sàng chấp nhận những tổn thất nặng nề, gồm cả cái chết của nhiều thường dân Gaza sống dưới sự cai trị của Hamas. “Chúng ta có phải trả giá không? Có, và chúng tôi chấp nhận” – Ghazi Hamad, thành viên Bộ chính trị Hamas trả lời đài truyền hình LCBI của Beirut trong một cuộc phỏng vấn phát sóng ngày 24 Tháng Mười.

Hamas xem những hy sinh đó như cái giá phải trả cho việc khơi mào một làn sóng phản kháng bạo lực mới của người Palestine trong khu vực và phá hoại các nỗ lực bình thường hóa quan hệ giữa Israel và các quốc gia Ả-rập khác, đặc biệt là Ả-rập Saudi. Một quan chức quân sự cấp cao của Israel có quyền truy cập vào các dữ liệu tình báo nhạy cảm, gồm cả việc thẩm vấn các chiến binh Hamas và nghe lén liên lạc, lý giải: “Hamas biết rất rõ về những gì sẽ xảy ra với Gaza vào ngày hôm sau cuộc đột kích. Nhưng họ muốn giành vị trí đặc biệt trong lịch sử thánh chiến bằng mạng sống của nhiều người dân Gaza”.

________________________

Rita Katz, giám đốc điều hành SITE Intelligence Group, một tổ chức tư nhân nghiên cứu hệ tư tưởng và truyền thông trực tuyến của những kẻ cực đoan, nhấn mạnh: “Hamas biết Israel sẽ trả đũa rất mạnh và Israel sẽ tạo ra vấn đề cho chính mình. Khi sự đau khổ của người Palestine lên đến tột cùng nó sẽ trở thành yếu tố quan trọng gây bất ổn và phẫn nộ toàn cầu. Hamas sẽ tìm cách tận dụng tối đa điều này”.

Bà Rita nói: “Ngay cả khi ban lãnh đạo hiện tại của Hamas bị tiêu diệt, Hamas và những người ủng hộ nó sẽ vẫn xem ngày 7 Tháng Mười là chiến thắng. Thực tế, Hamas đã thành công trong việc dẫn dắt sự chú ý của thế giới vào cuộc xung đột ở Gaza. Đây là lần đầu tiên Hamas nổi bật trên phạm vi toàn cầu. Rất nhiều người dân thế giới đã quên cuộc thảm sát 7 Tháng Mười để tập trung vào “sự tàn bạo” của Israel. Và đó chính xác là những gì Hamas muốn”.

________________________


“Hiệu ứng” của chiến dịch tấn công Israel ngày 7 Tháng Mười không phải là sự lên án Hamas mà là sự trút giận cuồng nộ của thế giới lên đầu Israel – đây là thành quả chính trị mà Hamas thu được (ảnh: Beata Zawrzel/NurPhoto via Getty Images)
Bí mật chuẩn bị và đánh lừa

Theo các quan chức tình báo phương Tây, việc lên kế hoạch cho cuộc tấn công “lịch sử” chống lại Israel đã bắt đầu hơn một năm. Các quan chức Hamas đã cố gắng che giấu việc chuẩn bị. Trên khắp Dải Gaza (khu vực ven biển đông dân cư có diện tích gần bằng thành phố Philadelphia), Hamas bí mật tiến hành các cuộc tập trận quân sự trên và dưới mặt đất.

Các tay súng Hamas được huấn luyện với súng trường AK-47, súng ngắn, súng phóng hoả tiễn và đạn nhiệt áp tạo sóng áp suất mạnh và phóng ra nguồn lửa trên 2,700 độ F (hơn 1,400 độ C). Các chiến binh khủng bố cũng được huấn luyện xem bản đồ các trung tâm dân cư và căn cứ quân sự của Israel để tìm càng nhiều mục tiêu càng tốt.

Để có được thông tin tình báo chi tiết, Hamas đã sử dụng máy bay không người lái trinh sát giá rẻ để vẽ bản đồ về các thị trấn và cơ sở quân sự của Israel trong phạm vi vài dặm gần hệ thống bức tường an ninh trị giá $1 tỷ mà Israel xây dựng để cô lập Gaza. Hamas cũng thu thập thêm thông tin từ những người lao động Gaza được phép vào Israel để làm việc vào ban ngày và thường sống trong các cộng đồng nông nghiệp nằm trong tầm ngắm của Hamas.

Hamas theo dõi cả các trang web của Israel, nghiên cứu các bức ảnh bất động sản và các bài đăng trên mạng xã hội mô tả cuộc sống bên trong các kibbutz (nông trang quần cư) cũng như cách bố trí các tòa nhà và nhà ở. Các chi tiết về cách thức và địa điểm Hamas sẽ đột kích được giới hạn trong một nhóm nhỏ các nhà hoạch định quân sự chóp bu. Hamas rất chuyên nghiệp về bảo toàn bí mật kế hoạch. Các chi tiết quan trọng nhất dường như bị giữ kín ngay cả với giới lãnh đạo chính trị của Hamas và cả Quân đoàn Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (Islamic Revolutionary Guard Corps), chỗ dựa chính của Hamas và nhóm chiến binh Hezbollah tại Lebanon.



Gili Roman với con gấu bông của đứa cháu gái bị Hamas bắt cóc (trong gia đình Gat ở Be’eri, thân nhân của Gili Roman, có năm người bị bắt cóc, ba người mất tích, hai người thoát mạng sau chiến dịch tàn sát của Hamas (ảnh: Alexi J. Rosenfeld/Getty Images)
Trong kế hoạch phác thảo chiến dịch bí mật, số người liên quan trong ban lãnh đạo Hamas còn âm thầm tiến hành một âm mưu “đánh lừa” và “nhìn phải đánh trái” cực kỳ tinh vi. Theo Israel, kiến trúc sư trưởng của màn đánh lừa ngoạn mục này là Yehiya Sinwar, lãnh đạo quân sự của Hamas. Từng ngồi tù hai thập niên trong các nhà tù Israel, Sinwar thông thạo tiếng Do Thái và tự nhận là người nghiên cứu văn hóa chính trị cũng như truyền thông tin tức của Israel. Có hiểu biết sâu sắc khác thường về các xu hướng chính trị đang thịnh hành ở Israel, ông ta và các lãnh đạo Hamas khác bắt đầu tung ra những tín hiệu “đánh lừa” trong những năm gần đây, dựa vào “chủ nghĩa thực dụng mới” đang thắng thế ở Israel.

Michael Milshtein, cựu giám đốc phụ trách các vấn đề Palestine tại Aman (cục tình báo quân sự Israel) cho biết thông điệp “đánh lừa” Sinwar gửi đi là điều mà nhiều người Israel muốn nghe: “Hamas không muốn xảy ra chiến tranh nữa!”. Milshtein, người từng gặp Sinwar cách đây nhiều năm nói: “Cuộc đột kích mang dấu ấn Sinwar, người biết khá rõ về những tâm tư của công chúng Israel về chiến tranh”.

Để củng cố thêm lớp “vỏ” cho lòng “hiếu hòa” đó, Hamas tạm ngưng xung đột với Israel sau năm 2021, thậm chí đứng ngoài khi đồng minh Gaza của họ, tổ chức Thánh chiến Hồi giáo Palestine (Palestinian Islamic Jihad-PIJ) bắn hoả tiễn hoặc giao tranh với Israel. Nhiều người ở Israel bị “lừa” khi xem đây là bằng chứng rõ ràng cho thấy Hamas đã “thay đổi” và không còn tìm kiếm một cuộc xung đột đẫm máu nữa!

Thậm chí, các quan chức Hamas còn chuyển thông tin tình báo về PIJ cho người Israel để chứng minh là họ đang hợp tác! Dĩ nhiên, để không đi quá xa, Sinwar và các lãnh đạo Hamas khác thỉnh thoảng vẫn kêu gọi tiêu diệt Israel. Hamas đồng thời cam kết xây dựng cơ sở hạ tầng và cải thiện tình hình kinh tế cho hai triệu cư dân Gaza.

Kể từ năm 2020, Liên minh Châu Âu (EU) và các nhà tài trợ quốc tế khác đã đóng góp tiền vào hàng chục dự án mới, từ trường học, cơ sở thể thao dành cho thanh thiếu niên đến đường sá và các nhà máy xử lý nước thải. Ủng hộ xu thế “phát triển kinh tế thay cho chiến tranh” của Hamas, Israel đồng ý cấp giấy phép lao động cho tối đa 20,000 cư dân Gaza và cho phép Qatar chuyển hàng tháng $30 triệu cho quỹ phát triển Gaza.

Mất cảnh giác

Sự yên tĩnh tương đối ở biên giới phía Tây Nam Israel đã làm an lòng Tel Aviv để chính phủ Israel tập trung vào những nơi khác, đặc biệt vấn đề nội chính. Chính phủ cực hữu của Thủ tướng Benjamin Netanyahu lúc đó đối mặt tình trạng bất ổn nội bộ khi làn sóng biểu tình chống lại đề xuất cải tổ tư pháp bùng phát. Quân đội Israel nhận thấy mối đe dọa an ninh lớn hơn nhiều từ Hezbollah ở phía Bắc và từ các nhóm cổ xúy bạo lực của người Palestine tham gia vào các cuộc đụng độ leo thang với binh lính Israel và những người định cư có vũ trang ở Bờ Tây.

Những lo ngại an ninh Bờ Tây tăng cao trong mùa Hè 2023 khi Israel phát hiện ra những nỗ lực mới của các nhóm bên ngoài có ý định vũ trang và kích động người Palestine bạo lực. Theo hai quan chức tình báo Trung Đông, chính phủ Jordan đã chặn một số chuyến hàng vũ khí nhỏ và chất nổ được buôn lậu vào nước này trong năm 2023 để chuyển cho Bờ Tây. Hàng lậu cũng có khi được vận chuyển bằng máy bay không người lái được cải tiến hoặc bằng xe tải, gồm cả súng trường tấn công, súng lục, ống giảm thanh, mìn sát thương kiểu Claymore và chất nổ quân sự C-4.

Ai cung cấp số vũ khí đó vẫn chưa rõ nhưng các nhà phân tích tin rằng chúng được vận chuyển vào Jordan với sự hỗ trợ của lực lượng dân quân được Iran hậu thuẫn ở Syria và Iraq. Tuy nhiên, không rõ có bao nhiêu vũ khí đã đến được Bờ Tây thành công. Đây không phải là một mạng cung cấp vũ khí mà là nhiều đường dây. Nhiều người đã bị bắt giữ. Những kẻ buôn lậu sử dụng cùng tuyến đường và phương pháp của bọn buôn lậu ma túy. Những trò gây xao lãng và “dương Đông kích Tây” của Hamas đã phát huy tác dụng.

Trong khi đó, tại Gaza, cách Bờ Tây chưa đầy 50 dặm, những tin tình báo về việc Hamas tăng cường vũ khí và huấn luyện các đội tấn công phần lớn bị Isral phớt lờ hoặc bác bỏ. Dù các trạm nghe lén của Israel vẫn chặn được nhiều liên lạc của Hamas nhưng theo các quan chức đương nhiệm và đã về hưu, những tin tình báo quan trọng nhất lại trao đổi trên các kênh mà người Israel không thể truy cập hoặc không hiểu được.


Vũ khí của các tay súng Hamas sau cuộc tấn công ngày 7 Tháng Mười (ảnh: Alexi J. Rosenfeld/Getty Images)
“Rõ ràng Hamas đã khống chế Israel ở cấp độ chiến lược, sử dụng radio cầm tay, mạng dây trong đường hầm và các cách thức liên lạc khác mà chúng tôi không thể nghe được, còn trên những mạng mở mà họ biết chúng tôi đang nghe, họ sử dụng mã – Eran Etzion, cựu phó chủ tịch Hội đồng An ninh Quốc gia Israel, nhận xét – Hamas khôn khéo chơi một trò chơi khác”.

Cuối cùng, ngày 7 Tháng Mười, cuộc tấn công chưa từng có khởi đầu vào sáng sớm với ít nhất 3,000 quả rocket và hàng ngàn chiến binh Hamas vượt qua biên giới bằng đường bộ, đường không hoặc đường biển. Theo một trình tự được ghi lại đầy đủ, họ đã sử dụng máy bay không người lái để làm mù các cảm biến ở hàng rào biên giới và các chốt súng máy tự động, đồng thời sử dụng chất nổ và máy ủi chọc thủng bức tường an ninh của Israel.

30 địa điểm dọc biên giới bị Hamas tấn công. Các tay súng Hamas tràn ngập cả các căn cứ quân sự lẫn các thị trấn gần nhất sau chỉ vài phút xâm nhập. Trong cuộc tấn công được xem là nguy hiểm và tàn bạo nhất lịch sử Israel, Hamas đã bắn, ném bom và đốt cháy 22 thị trấn, giết chết khoảng 1,200 người và bắt đi 240 người khác. Một số vụ tấn công tàn bạo nhất xảy ra ở Beeri, nơi phiến quân mổ bụng một phụ nữ mang thai và kéo bào thai xuống đất.

Có người chứng kiến cảnh cưỡng hiếp. Được hỏi về hành vi này, Hamad, thành viên bộ chính trị Hamas, chống chế trong cuộc phỏng vấn truyền hình: “Đó là những sự cố ngoài dự tính trên thực địa, điều bình thường trong bất cứ cuộc tấn công nào. Một số do những người Palestine không thuộc Hamas gây ra”.

Bất chấp cuộc phản công chậm nhưng mạnh mẽ của quân đội Israel, nhiều nhóm đột kích vẫn có đủ thời gian quay trở lại Gaza mang theo số lượng lớn tù nhân đông đảo bất ngờ bằng xe hơi, xe máy, thậm chí cả xe golf bị đánh cắp. Khoảng 1,500 chiến binh Hamas đã bị người Israel giết chết. Thi thể, điện thoại và vũ khí của họ được xem xét kỹ. Tình báo Israel còn tìm hiểu từ một số ít chiến binh bị bắt sống và thẩm vấn.

Một quan chức cấp cao của Israel giấu tên nói với The Washington Post: “Bọn khủng bố đã lên kế hoạch cho giai đoạn thứ hai, gồm cả các thành phố lớn và căn cứ quân sự của Israel”. Liệu những kẻ tấn công có kỳ vọng thực tế về việc tiến xa tới Bờ Tây hay không thì vẫn chưa rõ. Một quan chức Hamas tiết lộ tổ chức này chỉ hy vọng có một số con tin để đổi lấy các tù nhân đang ngồi trong các nhà tù ở Israel và không lường trước là cuộc tấn công ngày 7 Tháng Mười đã vượt quá mục tiêu đề ra.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Chiến tranh Israel - Hamas: Joe Biden trước thực tế và ảo tưởng giữa xung đột Hamas - Israel (Ngô Nhân Dụng)

Post by LDN Mon Nov 13, 2023 1:08 pm

BBC News, Tiếng Việt

Tình cảnh người dân tị nạn ở Gaza: 'Chúng tôi đang trong thời kỳ tăm tối'

Chụp lại hình ảnh,

Hàng ngàn người bị mất nhà cửa ở miền bắc đã phải sống chật chội trong những ngôi trường như thế này tại Deir al-Balah

Tác giả,Joel Gunter & Yasser QudihVai trò,Tường thuật từ Jerusalem và Deir al-Balah

13 tháng 11 2023, 13:13 +07

Tắm bằng nước biển ô nhiễm, sống trong những căn lều chật chội, ăn số bánh mì ít ỏi có thể tìm thấy được, hoặc có ngày chẳng tìm được gì để bỏ bụng. Ở miền nam Gaza, hàng trăm ngàn người tị nạn đang bị mắc kẹt trong một cuộc khủng hoảng nhân đạo, đang trở nên trầm trọng hơn và khiến mọi mạng lưới bảo vệ đứng trước bờ vực tan vỡ.

Những người tị nạn đang đến từ miền bắc của Gaza, để chạy trốn khỏi chiến dịch ném bom của Israel. Họ đi trên đường Salah al-Din, nối miền bắc và nam, hàng ngàn người đi bộ, một số người mang theo số ít đồ đạc, ra đi dắt theo con cái và chỉ bộ quần áo vận trên người.

Người dân đang tháo chạy khỏi cuộc chiến ở phía bắc Gaza bằng cách nào?

Chụp lại hình ảnh,

Một bé gái cầm một chiếc áo như lá cờ trắng, khi gia đình của em đi về hướng nam, dừng nghỉ trên đường Salah al-Din

Hàng chục ngàn người đã dừng tại Deir al-Balah, một thành phố ở miền trung Gaza tại một vùng an toàn vốn hiện rơi vào một cuộc khủng hoảng do dòng người di cư. Những người tị nạn ở Deir al-Balah đang chen chúc trong những ngôi trường, được gấp rút chuyển thành chỗ tạm trú của Liên Hiệp Quốc, có 70 người chỉ trong một lớp học, xung quanh là đồ ăn vứt đi và ruồi nhặng.

"Nếu nói về chỗ ở, thì chúng tôi hiện phải nằm một bên để ngủ, bởi vì không có đủ chỗ để ngã lưng," Hassan Abu Rashed, một người thợ rèn 29 tuổi, đã bỏ chạy cùng gia đình từ Jabalia ở thành phố Gaza.

"Nếu nói về thực phẩm, chúng tôi hy vọng sẽ tìm một vài miếng bánh mì để bỏ bụng mỗi ngày. Nếu nói về tình trạng y tế, hệ thống ống cống trong trường bị hỏng. Nếu nói về bệnh tật, có thủy đậu, bệnh chàm và ở đây có cả rệp nữa. Nếu nói về tình trạng của mình, chúng tôi đang tuyệt vọng."

Tổng thống Herzog bác bỏ cáo buộc Israel tấn công bệnh viện ở Gaza

Chụp lại hình ảnh,

Hàng trăm ngàn người đã đổ xô đi bộ trên đường Salah al-Did, chạy trốn khỏi các cuộc ném bom xa hơn về phía bắc

Ở cổng một trường học ở Deir al-Balah, Khaled Filfel, một người cha 42 tuổi, đang cô độc và chịu áp lực về nhu cầu của gia đình. "Tôi không thể có tã cho con gái khuyết tật 21 tuổi của mình", ông nói. Trên hết, hai cha con vẫn không thể tìm được nước uống hoặc thực phẩm cho đến hôm đó.

Mặc dù vậy, có hai điều tốt lành cho Filfel. Đầu tiên là vợ cùng sáu đứa con của anh đã ra khỏi Gaza khi Hamas tấn công Israel. Điều thứ hai là ai đó đã thấy con gái của anh ấy ở trường học vào buổi sáng hôm đó và cho họ ở tạm một căn phòng ở một gia đình lân cận. "Bởi vì tình trạng của con gái tôi nên họ cho chúng tôi trú thân," Filfel nói. "Một số người ở đây đang trông chừng cho nhau."

Trước khi cuộc chiến tranh nổ ra, cơ quan tị nạn của Liên Hiệp Quốc, Unwra, đã có một kế hoạch ứng phó cho 1.500 người phải ra đi tạm trú tại mỗi ngôi trường, giám đốc cơ quan này ở Gaza, Thomas White nói với BBC. Các nơi ở tạm thời từ những trường học hiện đang có 6.000 người - tổng cộng có 670.000 người trên khắp 94 nơi tạm trú ở miền nam.

Nhật ký Gaza: 'Chúng tôi hoàn toàn suy sụp'

Chụp lại hình ảnh,

Không còn chỗ, nhiều người tị nạn phải sống trong những túp lều tạm thời như thế này

"Chúng tôi đã bị quá tải," ông White nói. "Mọi người ở mọi nơi. Vệ sinh cũng bị quá tải, trung bình 125 người cho một nhà vệ sinh, và khoảng 700 người dùng chung một nhà tắm. Có thể cảm thấy bầu không khí ngột ngạt khi nhiều người chen chúc trong những ngôi trường này, khi số người quá đông."

Để thoát khỏi những căn phòng và sân trường chật chội ở Deir al-Balah, một số cư dân mới đã đi dạo một quãng ngắn đến bãi biển phía đối diện và ban ngày thì ở đó.

Sáng thứ Bảy, một gia đình trẻ tắm và giặt giũ áo quần trên biển, tìm cách không để rác thải trôi ra biển và dạt lên bãi cát. Khi xong xuôi, họ phơi áo quần dưới ánh nắng mặt trời. Họ đã ở Deir al-Balah trong ba tuần rồi.

"Có thể thấy chúng tôi đã quay trở lại thời kỳ tăm tối," người cha của gia đình nhỏ, Mahmoud al-Motawag, 30 tuổi nói. "Chúng tôi dùng biển để làm mọi việc," ông nói. "Để tắm giặt, rửa chén bát, và hiện để uống nước vì không tìm thấy được nguồn nước sạch. Chúng tôi chỉ ăn mỗi bữa một ngày, và chúng tôi xin những ngư dân cho chúng tôi hai con cá để dành cho mấy đứa con."

Chụp lại hình ảnh,

Mahmoud al-Motawag và vợ mình là Duaa, cùng những đứa con nhỏ của họ, đang chờ phơi áo quần trên một bãi biển ở Deir al-Balah

Mahmoud, một nhân viên nông trại từ Jabalia, nói gia đình anh đã bỏ chạy sau các đợt ném bom. Anh đang ngồi gần hai đứa con của mình, con trai bốn tuổi và con gái hai tuổi, và vợ là cô Duaa. Gia đình anh đã dành nguyên ngày trên bãi biển, Mahmoud nói, khi vừa đang chờ áo quần khô nhưng chủ yếu là để tránh phải quay về những túp lều nóng nực trên sân trường, vốn là ngôi nhà tạm thời của họ cùng với 50 người khác.

Khi anh nói chuyện, cô Duaa, chỉ chừng 20 tuổi, đặt tay lên chiếc bụng bầu đã lớn của mình. Cô ấy sẽ sinh em bé trong một tháng nữa, cô cho biết. Khi bệnh viện địa phương đứng trên bờ vực ngừng hoạt động, cô tự hỏi liệu mình có khả năng phải sinh con trong ngôi trường hiện quá tải người và dơ bẩn hiện nay hay không.

"Tôi sợ chuyện này," Duaa nói. "Tôi sợ là chuyện sinh con sẽ mất nhiều thời gian, tôi sợ cho con tôi, tôi lo rằng sẽ không có áo quần hay chăn ấm. Chúng tôi đã lên kế hoạch cho việc sinh con, giờ mọi chuyện đã thay đổi."

Chụp lại hình ảnh,

Duaa Filfel, đang mang thai tám tháng, cùng với con trai mình. "Tôi lo cho con tôi," cô cho biết

Hiện nay, cô phải chịu đựng khi là một phụ nữ tị nạn đang có thai tám tháng. "Tôi bị mỏi mệt về thể chất và tinh thần," Duaa nói. "Con tôi hiện còn nhỏ và chúng tôi phải đứng xếp hàng chờ toilet trong 15 đến 30 phút. Tôi bị đau khi phải giặt giũ và ngồi quá lâu gần biển. Sự mỏi mệt này không hề thuyên giảm."

Thậm chí khi Duaa có thể đến được một bệnh viện ở Deir al-Balah, thì không có đảm bảo nào cô sẽ sinh con mạnh khỏe. Bệnh viện Al-Aqsa, giống những nơi khác trên khắp Dải Gaza, cũng đang đứng trên bờ vực sụp đổ. Những người tị nạn đi về phía nam trong bối cảnh Israel ném bom, san phẳng các tòa nhà ở những khu vực dân cư tại Deir al-Balah và khiến hàng chục người bị thương nghiêm trọng tại nơi đó.

Khalil al-Duqran, một bác sĩ cấp cứu 55 tuổi đã làm việc tại Al-Aqsa trong 20 năm qua, nói chuyện với BBC qua điện thoại khi những người bị thương từ cuộc không kích trên đường Salah al-Din bắt đầu đến đây.

"Họ hiện đang đến đây, hàng trăm người bị thương, hàng chục người bị thương ở đầu và tay chân," anh ấy hét lớn, và có thể nghe thấy âm thanh hỗn loạn đằng sau. "Đây là một cuộc thảm sát người dân của chúng tôi."

Chụp lại hình ảnh,

Bác sĩ Khalil al-Duqran đang thăm khám cho một bé trai bị thương nặng ở tay tại bệnh viện Al-Aqsa hôm thứ Bảy 11/11

Al-Duqran xin lỗi và cúp máy điện thoại, sau đó sự hỗn loạn lắng xuống, anh ấy gọi lại, giọng nói có vẻ vô cùng mệt mỏi. "Đây là cuộc chiến khó khăn nhất mà tôi đã chứng kiến trong 20 năm qua," ông cho biết. "Mỗi ngày người chết và bị thương lên cấp hàng chục hay hàng trăm. Trẻ em thì bị mất tay chân, phần trên và dưới cơ thể. Các em ấy bị thương nghiêm trọng ở đầu."

Giống các bệnh viện khác trên khắp Gaza, Al-Aqsa bị thiếu thốn tất cả mọi thứ cần có để hoạt động. "Chúng tôi dọn giường bệnh từ những tấm gỗ, chúng tôi thiếu gần 90% thuốc men," bác sĩ Al-Duqran nói. "Mọi thứ từ khay dụng cụ phẫu thuật cho đến các thiết bị giúp chữa gãy xương đã cạn kiệt, và hiện trong phòng ICU, chúng tôi sẽ sớm không thể tiếp tục cứu chữa nạn nhân được, bởi vì chúng tôi không thể duy trì sự sống cho họ thêm được nữa."

Người dân đang tháo chạy khỏi cuộc chiến ở phía bắc Gaza bằng cách nào?

Chụp lại hình ảnh,

Một người mẹ ôm con mình di tản trên đường Salah al-Din, khi hôm thứ Sáu 10/11 đã bị ném bom

Trong bối cảnh Israel tăng cường không kích và tấn công trên bộ tại miền bắc Gaza, người dân tiếp tục đổ xô đến đường Salah al-Din để đến thành phố Deir al-Balah và tất cả các thành phố ở miền trung và nam Gaza.

Nhưng không còn chỗ tại nhiều khu trú ẩn tại các trường học. Vì vậy những người tị nạn đang dựng nên các lều tạm trú bên cạnh trường, cố gắng gần nhất với nơi có gắn cờ của Liên Hiệp Quốc với niềm hy vọng được bảo vệ từ một cuộc không kích, nhưng sẽ chịu ảnh hưởng khi tình hình thời tiết tệ hơn.

"Mọi người đang ngày càng phải chịu cảnh sống ngoài trời," Thomas White, giám đốc Unrwa ở Gaza nói. "Hiện tại thời tiết trong tháng 11 thì khá ấm áp, nhưng trước ngày thứ Tư thì chúng tôi nghĩ trời sẽ trở lạnh," ông nói. "Mọi người sẽ chịu ảnh hưởng nghiêm trọng."

Tìm đường thoát Hamas: Cha dùng thân đỡ đạn cứu con gái

Chụp lại hình ảnh,

Một bé trai từ nơi trú ẩn ở một ngôi trường tại thành phố Khan Younis, miền nam Gaza

Mọi cửa hàng cung cấp thực phẩm cho người dân ở Gaza theo Chương trình Thực phẩm Thế giới (WFP) đã cạn kiệt nguồn cung nguyên vật liệu thiết yếu hôm thứ Sáu, người phát ngôn của WFP, Alia Zaki nói với BBC.

Các cửa hàng bánh ngọt không có nguồn gas để làm bánh mì, bà cho biết, và cũng một nguy cơ làn sóng suy dinh dưỡng sắp xảy đến ở Deir al-Balah và trên khắp Gaza.

"Người dân không ăn đủ để duy trì sức khỏe nên hệ miễn dịch của họ đang yếu dần," bà Zaki nói. "Họ đang xếp hàng năm hay sáu tiếng đồng hồ để có được bánh mì và trở về với tay trắng."

Trên bãi biển ở Deir al-Balah hôm thứ Bảy, một viễn cảnh không mấy tốt đẹp đang chờ Mahmoud và Duaa. Họ đang chuẩn bị về mặt tinh thần để người thân ở bến tàu để đi tìm kiếm bánh mì.

"Chúng tôi đã chờ nhiều giờ, chỉ để rồi tiệm bánh lại đóng cửa và sẽ lại không có gì cho các con," Mahmoud nói.

"Cuộc sống của tổ tiên chúng tôi đã trải qua chiến tranh và cuộc sống của chúng tôi cũng là chiến tranh," anh nói một cách mỏi mệt. "Và hiện nay con cái của chúng tôi cũng mắc kẹt trong một cuộc chiến."

Muath al-Khatib đóng góp cho phần tường

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Chiến tranh Israel - Hamas: Joe Biden trước thực tế và ảo tưởng giữa xung đột Hamas - Israel (Ngô Nhân Dụng)

Post by LDN Thu Nov 16, 2023 11:59 am

HangHang wrote:Đoc hây quá thanks 🙏

Chị HangHang 😊

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Chiến tranh Israel - Hamas: Joe Biden trước thực tế và ảo tưởng giữa xung đột Hamas - Israel (Ngô Nhân Dụng)

Post by LDN Fri Nov 24, 2023 2:08 am

Gaza tràn ngập máu lửa trong ngày lễ Tạ Ơn

Lệnh ngừng bắn ở Gaza sẽ bắt đầu vào 7 giờ sáng Thứ Sáu
Sam Nguyễn – 23 tháng 11, 2023
Saigon Nhỏ

Không thể biết được có bao nhiêu người nằm dưới những đống đổ nát này. (ảnh: Xinhua via Getty Images)
Ngày 23 Tháng Mười Một, Qatar cho biết, lệnh ngừng bắn kéo dài 4 ngày ở Gaza giữa Israel và Hamas dự kiến bắt đầu vào sáng Thứ Sáu, theo AP.

Sau khi sự trì hoãn kéo dài một ngày đã kéo dài nỗi đau đớn cho những người hy vọng một sự cứu trợ nào đó từ thỏa thuận, tức là giải thoát hàng chục con tin bị giam giữ.

Bước đột phá về mặt ngoại giao hứa hẹn mang lại một số cứu trợ hàng triệu thường cả hai phía của Dải Gaza, sau gần hai tháng kể từ cuộc tấn công nổ ra vào ngày 7 Tháng Mười háng 10 của Hamas.

Lệnh ngừng bắn ban đầu được ấn định bắt đầu vào sáng Thứ Năm, đúng ngày lễ Tạ Ơn, nhưng dường như gặp trở ngại vào đêm hôm trước, khi cố vấn an ninh quốc gia Israel, Tzachi Hanegbi, tuyên bố trì hoãn một ngày mà không đưa ra lý do.

Hôm thứ Năm, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Qatar Majed al-Ansari tuyên bố lệnh ngừng bắn sẽ bắt đầu lúc 7 giờ sáng giờ địa phương Thứ Sáu (5 giờ sáng GMT.)

Ông cho biết hai bên đã trao đổi danh sách những người sẽ được trả tự do. Nhóm đầu tiên gồm 13 phụ nữ và trẻ em do Hamas bắt giữ sẽ được trả tự do vào chiều Thứ Sáu. Ông không cho biết có bao nhiêu tù nhân Palestine sẽ được trả tự do, nhưng các quan chức cho biết mỗi con tin sẽ có ba người được trả tự do.

Ông al-Ansari nói viện trợ tăng cường cho người Palestine sẽ bắt đầu được chuyển tới Gaza “càng sớm càng tốt”. Ông nói với các phóng viên, hy vọng, “động lực” từ thỏa thuận này sẽ dẫn đến “chấm dứt bạo lực”.

Nhưng trước thời điểm ngừng bắn, súng vẫn nổ, đan vẫn rơi, và người chết là nhũng cư dân vô tội, vẫn tăng dần.

Nạn nhân của cuộc chiến tranh này chỉ toàn những người dân vô tội. (ảnh: Yasser Qudih/Xinhua via Getty Images)
Một người dân, Hosni Moharib, cho biết vợ và mấy người con của ông chết hết, còn bà con họ hàng của ông cũng đang bị chôn vùi dưới đống đổ nát. “Trẻ sơ sinh, và những đứa trẻ nhỏ, mọi người trong nhà, chết hết cả rồi,” Moharib nói và bật khóc tức tưởi.

Tại thành phố Khan Younis của Gaza, người Palestine hoan nghênh lệnh ngừng bắn sắp tới, nhưng cho biết 4 ngày sẽ không giúp ích gì nhiều trong việc giảm bớt thảm họa do chiến tranh gây ra.

Quân đội Israel cho biết các hoạt động chiến đấu sẽ tiếp tục cho đến khi có lệnh ngừng bắn. Lực lượng Israel nắm giữ phần lớn miền bắc Gaza, nơi họ nói đã dỡ bỏ các đường hầm và phần lớn cơ sở hạ tầng của Hamas ở đó.

Hôm Thứ Năm, quân đội Israel cho biết họ đã bao vây trại tị nạn Jabaliya và kêu gọi các cư dân còn ở bên trong hãy mau sơ tán, vì họ đang truy đuổi các chiến binh Hamas ở Jabaliya, một quận đô thị đông đúc gần thành phố Gaza, nơi bị ném bom nặng nề trong nhiều tuần.

Cũng trong ngày Thứ Năm, Israel cho biết họ đã bắt giữ giám đốc Bệnh viện al-Shifa ở Thành phố Gaza, Mohammed Abu Selmia, để thẩm vấn về việc ông này tham gia vào cái mà họ gọi là các hoạt động “rộng rãi” của Hamas trong bệnh viện. Bộ Y tế Gaza lên án vụ bắt giữ Abu Selmia và kêu gọi các cơ quan quốc tế can thiệp.

Không thể biết được có bao nhiêu người nằm dưới những đống đổ nát này. (ảnh: Xinhua via Getty Images)
Một ngày trước đó, phía Israel cho công bố một đường hầm và các căn phòng mà các quan chức quân sự cho rằng là nơi ẩn náu chính của Hamas bên dưới bệnh viện Shifa và đang lên kế hoạch phá hủy tất cả “cơ sở hạ tầng khủng bố” này. Hamas và nhân viên bệnh viện phủ nhận cáo buộc của Israel.

Ahmed El-Mokhallalati, bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ làm việc tại bệnh viện al-Shifa, cho biết 150 bệnh nhân vẫn còn ở đó, nhưng chỉ có hai bác sĩ, một y tá và ba nhân viên tình nguyện ở lại chăm sóc. “Tôi và các đồng nghiệp không thể tiếp tục điều trị cho bệnh nhân của mình,” El-Mokhallalati nói trên X.

Hơn 1 triệu người, trong đó có hàng trăm nghìn người di tản khỏi miền Bắc, đã chen chúc vào những nơi trú ẩn chật kín người, do Liên hợp quốc điều hành trong tình trạng lương thực, nước uống và các nhu yếu phẩm cơ bản ngày càng cạn kiệt.

Nguồn nước ở khu trú ẩn ngày càng cạn kiệt. (ảnh: Rizek Abdeljawad/Xinhua via Getty Images)
Ngừng bắn không có nghĩa chiến tranh kết thúc

Thỏa thuận ngừng bắn làm dấy lên hy vọng cuối cùng sẽ kết thúc cuộc chiến, vốn đã san bằng những vùng đất rộng lớn ở Gaza, nhưng không phải vậy.

Còi báo động không kích vang lên khắp miền bắc Israel hôm Thứ Năm khi Hezbollah cho biết họ đã bắn 48 quả tên lửa Katyusha từ miền nam Lebanon. Israel và Hezbollah, vốn đã giao tranh kéo dài một tháng vào năm 2006, liên tục đấu súng qua biên giới kể từ khi chiến tranh ở Gaza nổ ra.

Thủ tướng Benjamin Netanyahu tuyên bố sẽ tiếp tục cuộc chiến sau khi thỏa thuận ngừng bắn hết hạn nhằm tiêu diệt khả năng quân sự của Hamas, chấm dứt 16 năm cai trị ở Gaza và trả lại tất cả khoảng 240 người bị Hamas bắt giữ ở Gaza và các nhóm khác.

(ảnh: Yasser Qudih/Xinhua via Getty Images)
“Chúng tôi sẽ tiếp tục điều đó cho đến khi đạt được toàn bộ các mục tiêu của mình,” ông Netanyahu nói và cho biết thêm rằng ông đã gửi thông điệp tương tự trong cuộc điện thoại tới Tổng thống Mỹ Joe Biden. Washington đã cung cấp hỗ trợ quân sự và ngoại giao rộng rãi cho Israel kể từ khi bắt đầu chiến tranh.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Chiến tranh Israel - Hamas: Joe Biden trước thực tế và ảo tưởng giữa xung đột Hamas - Israel (Ngô Nhân Dụng)

Post by LDN Sun Nov 26, 2023 7:59 am

Cơn ác mộng vẫn còn kéo dài

Sam Nguyễn – 25 tháng 11, 2023
Saigon Nhỏ

Những dải ruy băng màu vàng và trái tim với thông điệp treo trên cây bên ngoài Aviv Museum of Modern Art, sau khi có thông báo rằng 13 phụ nữ và trẻ em sẽ được thả vào ngày 24 Tháng Mười Một và lệnh ngừng bắn tạm thời sẽ bắt đầu lúc 7 giờ sáng vào ngày 23 Tháng Mười Một, 2023. Theo chính quyền Israel, khoảng 240 con tin đang bị Hamas bắt giữ ở Gaza vào ngày 7 Tháng Mười. (ảnh: Alexi J. Rosenfeld/Getty Images)
Đêm 24 Tháng Mười Một, cuộc trao trả con tin và tù nhân giữa Israel và Hamas được thực hiện đúng kế hoạch, tiếng súng tạm ngừng, nhưng cơn ác mộng vẫn còn kéo dài.

Ofri Bibas Levy bị ám ảnh bởi những cơn ác mộng kể từ ngày 7 Tháng Mười, khi anh trai, chị dâu và hai đứa con nhỏ của họ bị phiến quân Hamas bắt và kéo vào Dải Gaza.

Levy nhìn thấy những người thân bị giam cầm được thả, trừ anh trai cô, Yarden, vì dự kiến chỉ có phụ nữ và trẻ em nằm trong số 50 người được thả trong lệnh ngừng bắn kéo dài 4 ngày giữa Israel và Hamas, bắt đầu từ Thứ Sáu.

Tất cả đàn ông Israel và nhiều phụ nữ khác sẽ vẫn bị giam giữ ở Gaza trong thời gian này. Không rõ liệu tất cả trẻ em có được trả tự do hay không. Hamas đã thả 24 người hôm Thứ Sáu, trong đó có 13 phụ nữ và trẻ em Israel, 10 người đến từ Thái Lan và một người Philippines.

“Đó là một thỏa thuận vô nhân đạo. Ai được thả? Ai vẫn bị giam giữ? Bibas Levy hỏi. “Bọn trẻ được thả, nhưng anh tôi và nhiều người khác thì không?” Trong lần thả đầu tiên này không có ai là người thân của cô.

Hình ảnh các con tin Israel bị bắt giữ ở Dải Gaza chụp tại Jerusalem vào ngày 5 Tháng Mười Một năm 2023. Chính phủ Israel cho biết để đổi lấy việc Hamas thả con tin, phía Israel đã đồng ý thả tù nhân Palestine và cho phép thêm viện trợ nhân đạo vào khu vực bị bao vây. (ảnh: Chen Junqing/Xinhua via Getty Images)
Thỏa thuận này sẽ mang lại sự nhẹ nhõm cho hàng chục người có thân nhân đang bị giam giữ, nhưng với khoảng 240 con tin nằm trong tay phiến quân, chỉ một phần nhỏ các gia đình sẽ được đoàn tụ theo sự sắp xếp hiện tại. Nhiều người hy vọng thỏa thuận có thể được mở rộng: Israel cho biết họ sẽ gia hạn lệnh ngừng bắn một ngày cho mỗi 10 con tin được giải thoát.

Nhiều gia đình sẽ phải chịu đựng nỗi đau buồn, sợ hãi và lo lắng, khi không biết được số phận những người thân yêu của mình ra sao.

Hoàn cảnh khó khăn của các con tin, từ trẻ sơ sinh đến người lớn tuổi, đã khiến người Israel đau đầu, và làm dấy lên chiến dịch yêu cầu giải thoát những người thân yêu của họ, chiến dịch làm lay động trái tim của nhiều người và gây áp lực lên chính phủ Israel để nhượng bộ và bảo đảm các thỏa thuận để các con tin được thả.

Áp lực đó và sự ủng hộ rộng rãi của công chúng đối với các gia đình có thể buộc chính phủ phải gia hạn lệnh ngừng bắn, mặc dù họ đã cam kết tiếp tục chiến đấu sau khi lệnh ngừng bắn hết hạn.

Việc bảo đảm quyền tự do cho tất cả các con tin, đặc biệt là những người lính, có thể khó khăn. Các chiến binh ở Gaza coi những người bị bắt giữ là một con bài mặc cả quan trọng trong cuộc chiến với Israel.

Hôm Thứ Sáu, lãnh đạo của Hồi giáo Jihad, một nhóm chiến binh liên minh với Hamas, cho biết những người lính Israel bị bắt sẽ không được trả tự do cho đến khi tất cả tù nhân Palestine bị Israel giam giữ được thả ra.

Bibas Levy cương quyết đấu tranh để tất cả thân nhân của mình được thả. Hai đứa cháu trai 10 tháng tuổi và 4 tuổi của cô là một trong những đứa trẻ nhỏ nhất bị bắt giữ.

Dani Miran, người có con trai Omri bị bắt làm con tin, rất đau buồn vì con của ông đang bị bệnh, và không biết suốt bảy tuần qua, người con phải chiến đấu với bệnh tật như thế nào. Ông đau đớn tột cùng khi nghĩ về con. “Con trai tôi, 46 tuổi, không có tên trong danh sách, tôi hy vọng nó đủ sức khỏe để có thể đương đầu với mọi khó khăn hiện có, hy vọng người ta không đánh đập, không tra tấn và không làm những điều vô nhân đạo với nó,” Miran nói.

Đối với nhiều gia đình, tin tức về một thỏa thuận đã gây ra nhiều cảm xúc lẫn lộn – đau buồn trong những trường hợp họ không mong đợi những người thân yêu của mình được trả tự do và hy vọng những ngày sau, thân nhân của họ được thả.

“Tôi ước rằng tất cả mọi người sẽ quay trở lại và tôi tin rằng tất cả sẽ trở lại. Nhưng chúng ta phải kiên nhẫn và mạnh mẽ,” Yakov Argamani, người có con gái Noa, 26 tuổi, bị bắt giữ cùng với hàng chục thanh niên khác trong một lễ hội âm nhạc.


Một người đàn ông đi ngang qua những bức ảnh chụp các con tin bị bắt giữ ở Gaza trong Tel Aviv Museum of Modern Art hôm 22 Tháng Mười Một háng 11 năm 2023 tại Tel Aviv, Israel. (ảnh: Amir Levy/Getty Images)
Nhiều gia đình cho biết họ không thể chịu đựng được việc nghe tin này, vì tất cả những khúc mắc trong cuộc đàm phán đều không có khả năng thực hiện được. Thỏa thuận hiện tại, đạt được sau nhiều tuần đàm phán không nhất quán, dường như đã được xác định rõ ràng cho đến khi có trở ngại vào phút cuối, kéo dài thêm một ngày chờ đợi.

“Nó giống như một chiếc tàu lượn siêu tốc,” Eyal Nouri, người có dì Adina Moshe, 72 tuổi, nằm trong số những người được thả hôm Thứ Sáu, nói. Trước đó, Nouri không mong đợi cô nằm trong số những người được trả tự do. Chồng của Moshe, Said, bị giết vào ngày 7 Tháng Mười.

Nouri nói: “Đối với nhiều người, cơn ác mộng sẽ không kết thúc, ngay cả khi người thân của họ được thả.”

Sau niềm vui đoàn tụ, những người được thả sẽ còn bị ám ảnh trong thời gian bị giam cầm, bị tổn thương về tinh thần khi biết những người thân yêu của mình không còn nữa, và nhà của mình nay là đống đổ nát, mà không có gì chắc chắn là sẽ hết chiến tranh, không còn tiếng bom rơi, đạn nổ.

“Dì tôi bây giờ chẳng còn gì. Không nhà không cửa, mất chồng, quần áo cũng không còn. Được thả tự do, dì phải làm lại từ đầu với hai bàn tay trắng, ở tuổi 72, thật là khốn khổ!,” Nouri nói.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Chiến tranh Israel - Hamas: Joe Biden trước thực tế và ảo tưởng giữa xung đột Hamas - Israel (Ngô Nhân Dụng)

Post by LDN Sun Nov 26, 2023 8:07 am

Bên trong cuộc đàm phán bí mật Israel-Hamas

Lê Tây Sơn – 24 tháng 11, 2023
Saigon Nhỏ

Thân nhân những con tin Israel nóng lòng chờ người thân của họ trở về (ảnh: Alexi J. Rosenfeld/Getty Images)
Thỏa thuận thả 50 con tin được ký kết với sự giúp đỡ của Tổng thống Joe Biden phải rất vất vả mới có được kết quả cuối cùng. Đây là một trong những cuộc đàm phán con tin phức tạp nhất trong lịch sử hiện đại, một cuộc đua ngoại giao dữ dội có sự can dự của những người đứng đầu Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA), cơ quan tình báo Mossad của Israel, các sĩ quan tình báo Ai Cập và Yahya Sinwar, một lãnh đạo Hamas mà các quan chức Israel cho rằng đã ra mệnh lệnh từ trong hầm trú ẩn.

Phía sau cuộc xung đột đẫm máu

Cuộc đàm phán bí mật nhằm giải thoát 50 con tin Israel bị phiến quân Palestine bắt giữ ở Gaza để đổi lấy việc Israel thả 150 tù nhân Palestine kéo dài nhiều tuần đã đi đến hồi kết khi Tổng thống Biden gọi điện cho Tiểu vương Qatar Sheikh Tamim bin Hamad Al Thani, trung gian chủ chốt của Hamas.

Sinwar, lãnh đạo Hamas ở Gaza, đã rút vào bóng tối sau khi quân đội Israel chiếm quyền kiểm soát bệnh viện Al-Shifa mà Israel cho rằng Hamas sử dụng làm trung tâm chỉ huy và kiểm soát. Khi trận chiến ở bệnh viện tạm lắng, Sinwar lại từ trong bóng tối bước ra để tiếp tục đàm phán.

Thỏa thuận đạt được công bố vào sáng Thứ Tư 22 Tháng Mười Một đã phải đối mặt với kịch tính đến phút cuối khiến nó bị trì hoãn một ngày. Đến tối Thứ Năm, các nhà đàm phán Qatar cho biết thỏa thuận đã được khôi phục và bắt đầu thực thi từ Thứ Sáu 24 Tháng Mười Một.  Theo các quan chức Mỹ, thỏa thuận cũng yêu cầu tạm dừng hoạt động giám sát bằng máy bay không người lái của Israel ở Gaza – một nhượng bộ quan trọng mà Biden đã thuyết phục được Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu. Có lẽ ngưng giám sát là để bảo mật cho việc di chuyển con tin và cả phiến quân Hamas.

Đến tối Thứ Năm, các nhà đàm phán vẫn còn thảo luận các chi tiết cụ thể, chẳng hạn như lộ trình các con tin sẽ đi vào Israel. Tuy nhiên, thỏa thuận vẫn được xem là bước đột phá ngoại giao lớn đầu tiên trong cuộc chiến kéo dài đã bảy tuần. Một trong những kết quả là mang lại một kênh liên lạc hiếm hoi giữa các bên tham chiến, làm dấy lên hy vọng rằng các cuộc đàm phán tiếp theo có thể dẫn đến việc thả các con tin còn bị giam giữ trong cuộc đột kích chấn động của Hamas vào ngày 7 Tháng Mười.

Cuộc đua marathon đàm phán bí mật diễn ra trong bối cảnh Israel quyết định mở cuộc chiến trên bộ vào phía Bắc Gaza để gây áp lực thả con tin. Các quan chức Mỹ, cùng với các nhà đàm phán Qatar và Ai Cập, lo ngại các cuộc đụng độ tại Al-Shifa và những khu vực khác của Thành phố Gaza, thành trì lâu đời của Hamas, sẽ đóng cánh cửa tiến đến thỏa thuận trao trả con tin. Những nội dung cơ bản của thỏa thuận (trao đổi con tin dân sự lấy tù nhân Palestine và viện trợ) đã được các nhà đàm phán đề xuất cách đây vài tuần nhưng liên tục đình trệ do xung đột leo thang. Hamas đe dọa rút lui trong khi Israel quyết tâm tiêu diệt Hamas cũng chống lại đòi hỏi tạm ngưng chiến.

Danh sách con tin được dán/treo khắp Tel Aviv. Dự kiến có tổng cộng 50 con tin đầu tiên được thả sau thỏa thuận ngừng bắn bốn ngày (ảnh: Alexi J. Rosenfeld/Getty Images)
Cả hai bên cũng tranh cãi về số lượng con tin và tù nhân sẽ được thả. Trong nước, Netanyahu phải chịu áp lực nặng nề để phá vỡ thế bế tắc. Gia đình các con tin đã tổ chức một cuộc tuần hành phản đối kéo dài năm ngày từ Tel Aviv đến Jerusalem và gặp gỡ các thành viên nội các chiến tranh của Israel. Họ lo ngại chiến dịch quân sự sẽ khiến tính mạng thân nhân họ gặp nguy hiểm hơn và cuộc chiến càng kéo dài thì nguy cơ các lãnh đạo Hamas biến mất cùng các con tin càng cao (Hamas dọa xử tử các con tin trong tuần đầu tiên của cuộc chiến). Những người bị bắt cũng có thể thiệt mạng nếu Israel ném bom không ngừng vào Gaza.

Cuộc đua marathon

Trở lại cuộc đàm phán, các quan chức tham gia mô tả là rất kịch tính, căng thẳng, mệt mỏi và có lúc mất phương hướng trước khi đạt được thỏa thuận. Thỏa thuận hoàn thành rồi nhưng vẫn bấp bênh nếu các con tin chưa được thả.

Trong những ngày đầu của cuộc khủng hoảng, các quan chức hàng đầu của Mỹ, Qatar, Ai Cập, Israel và Gaza bắt đầu tổ chức các cuộc đàm phán bí mật về con tin. Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan đã chỉ đạo Josh Geltzer, cố vấn pháp lý của Hội đồng An ninh Quốc gia và trợ lý Toà Bạch Ốc, giúp thành lập nhóm thương thuyết ở thủ đô Doha của Qatar. Nhóm phải xúc tiến đàm phán giữa hai bên tham chiến mà không có kênh liên lạc trực tiếp. Bản thân Hamas cũng bị chia rẽ giữa giới lãnh đạo quân sự và chính trị tại Gaza và các lãnh đạo chính trị lưu vong, đa số sống ở Qatar.

Phía Qatar được cho là đã gây sức ép với các lãnh đạo chính trị của Hamas. Cơ quan tình báo Ai Cập có nhiều thập niên kinh nghiệm đối phó với Hamas ở Gaza và đặc biệt là Sinwar tham gia khá tích cực. Người Ai Cập đã môi giới thành công lệnh ngừng bắn trong một loạt cuộc chiến trước đây giữa Hamas và Israel và họ vẫn giữ kênh liên lạc duy nhất với các lãnh đạo quân sự của Hamas ở Gaza.

Bản thân Sinwar không lạ gì với việc trao đổi tù nhân. Israel đã trả tự do cho ông ta và hơn 1,000 tù nhân Palestine vào năm 2011 để đổi lấy Gilad Shalit, một người lính Israel duy nhất bị Hamas giam giữ nhiều năm ở Gaza. Thành công bước đầu của nhóm đàm phán là thả hai phụ nữ Mỹ, mẹ và con gái, vào ngày 20 Tháng Mười. Đây được xem là “phép thử” cho các cuộc thương lượng tương lai.

Vào ngày 21 Tháng Mười, Hamas đưa ra đề xuất mới, thả một nhóm lớn con tin phụ nữ và trẻ em nếu Israel hủy bỏ kế hoạch xâm lược trên bộ. Các quan chức Mỹ liên lạc với Israel để hỏi liệu họ có tạm dừng hoạt động trên bộ được không. Israel từ chối, nêu lý do Hamas không cung cấp danh sách chi tiết các con tin cũng như bằng chứng là họ còn sống.

Hai ngày sau, thủ tướng Qatar đề xuất với điều phối viên Trung Đông Toà Bạch Ốc Brett McGurk thả một nhóm lớn phụ nữ và trẻ em để đổi lấy các tù nhân Palestine cũng như đưa thêm hàng cứu trợ và nhiên liệu đến Gaza. Với sự chấp thuận của Washington, Qatar và Ai Cập gặp các đại diện Hamas vào ngày 26 Tháng Mười để xem liệu họ có cung cấp danh sách thông tin nhận dạng (bằng chứng con tin còn sống).

Gia đình thân nhân theo dõi từng giây việc trao trả con tin (được đưa sang Ai Cập và sau đó được chở về Israel) – ảnh: Alexi J. Rosenfeld/Getty Images
Sinwar bảo đảm với Ai Cập sẽ thả 50 phụ nữ và trẻ em nhưng sẽ không có đầy đủ thông tin nhận dạng về những người này. Vài giờ sau, Hamas đưa ra danh sách chỉ có 10 cái tên! Mỹ phản ứng ngay lập tức: 10 là không đủ! Israel thông báo với các nhà đàm phán Ai Cập: Sẽ sớm có cuộc xâm nhập trên bộ để gây áp lực buộc Hamas nhượng bộ và đàm phán nghiêm túc hơn.

Cuộc tấn công trên bộ bắt đầu vào đêm 27 Tháng Mười với xe tăng, xe bọc thép và binh lính Israel tràn vào Gaza và đụng độ với các chiến binh Palestine trong khi máy bay chiến đấu trút hoả tiễn và bom xuống dải đất này. Sinwar lập tức cắt đứt liên lạc với các nhà đàm phán Ai Cập. Mohammed Al-Khulaifi, nhà đàm phán người Qatar cảnh báo: “Những diễn biến leo thang trên chiến trường đã tác động đáng kể đến cuộc đàm phán. Bất kỳ sự leo thang nào cũng sẽ khiến nhiệm vụ của chúng tôi trở nên vô cùng khó khăn”.

Cuộc đàm phán tái lập vài ngày sau đó để các quan chức tình báo Ai Cập cố thuyết phục Hamas cung cấp danh sách 50 cái tên. Ngày 31 Tháng Mười, Israel gây thêm áp lực bằng cách tiến hành một cuộc không kích nhắm vào một thủ lĩnh Hamas ở Jabalia, phía Bắc Gaza, san phẳng toàn bộ các khu chung cư, giết chết hơn 100 thường dân. Đây là cuộc không kích tàn khốc nhất cho đến nay tại Gaza. Ai Cập, Qatar và Hamas đều dừng đàm phán để phản đối.

Tháo gỡ bế tắc

Khi cuộc đàm phán rơi vào thế “chỉ mành treo chuông”, Giám đốc CIA Bill Burns và Giám đốc Mossad David Barnea bay tới Doha để cố gắng thu thập thêm thông tin về các con tin và xem liệu có thể gây thêm áp lực thêm lên Hamas không. Ngày 9 Tháng Mười Một, Burns gặp Barnea và các nhà đàm phán Qatar tại Doha và có một bước đột phá quan trọng. Sáng ngày 12 Tháng Mười Một, Hamas chịu cung cấp thêm tên các con tin sẽ được thả.

Nhưng khi quân Israel bao vây Bệnh viện Al-Shifa, một lần nữa lãnh đạo Hamas ở Gaza cắt đứt liên lạc với các nhà đàm phán. Sinwar gửi thông điệp tới Ai Cập cho biết Hamas sẽ hủy bỏ hoàn toàn đàm phán nếu quân đội Israel không ngừng hoạt động tại bệnh viện. Cùng ngày hôm đó, Biden có cuộc gọi đầu tiên trong số hai cuộc gọi tới tiểu vương Qatar. Trong một cuộc trao đổi căng thẳng, Biden than phiền là việc thiếu thông tin nhận dạng về các con tin từ Hamas đã cản trở đàm phán.

Tổng thống Hoa Kỳ yêu cầu Hamas cung cấp thông tin rõ ràng về 50 con tin, gồm cả tuổi tác, giới tính, quốc tịch. “Nếu không có thông tin này, đàm phán sẽ thất bại” – Biden nhấn mạnh. Tiểu vương nói rõ với Biden ông sẽ làm mọi cách để thuyết phục Hamas. Lực lượng Israel giành quyền kiểm soát Al-Shifa vài ngày sau đó, tìm thấy AK-47, một máy tính xách tay và các thiết bị khác giấu trong bệnh viện mà họ cho là bằng chứng của một trung tâm chỉ huy.

Khi các cuộc đàm phán tiếp tục vào ngày 16 Tháng Mười Một, các nhà đàm phán đã có danh sách chi tiết gồm 50 con tin mà Hamas dự kiến thả. Ngày hôm sau Biden, đang ở San Francisco để gặp lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình, ca ngợi công việc của Qatar trong cuộc thương lượng thả con tin. Tuy nhiên, ông cũng cảnh báo” “Đây có thể là cơ hội cuối cùng để thực hiện thỏa thuận”. Biden nói rõ: “Cả hai bên đã có những nhượng bộ trong các cuộc đàm phán. Bây giờ là lúc hoàn thành”.

Các quan chức Qatar đồng ý thúc đẩy Hamas và yêu cầu Biden gây áp lực Israel chấp nhận thỏa thuận. Biden vẫn trao đổi thường xuyên với Netanyahu. Trong những ngày tiếp theo, McGurk bay tới Doha để thảo luận chi tiết về thỏa thuận (một tài liệu dài sáu trang) trong khi Burns tham gia đàm phán từ xa. McGurk cũng bay tới Cairo để gặp giám đốc tình báo Ai Cập Abbas Kamel.

Hamas đồng ý với hầu hết bản dự thảo, nhưng vẫn còn những điểm vướng mắc. Có sự bất đồng về tỷ lệ trao đổi con tin Israel lấy tù nhân Palestine. Hai bên cũng khác biệt về thời gian tạm dừng giao tranh. Hamas yêu cầu Israel ngừng giám sát bằng máy bay không người lái ở Gaza trong thời gian tạm dừng (mục đích là cản trở nỗ lực của Israel nhằm truy đuổi các thủ lĩnh Hamas ở miền Nam Gaza).

Biên giới Rafah-Gaza sẽ được tạm mở trong bốn ngày ngừng bắn cho viện trợ nhân đạo (ảnh: Ali Moustafa/Getty Images)
Biden có một loạt cuộc trò chuyện với Netanyahu về các vấn đề này. Ban đầu Israel phản đối yêu cầu ngừng giám sát máy bay không người lái, nhưng cuối cùng ông đồng ý (Hoa Kỳ cũng giám sát Gaza từ trên cao). Ngày 21, Hamas công khai chấp nhận thỏa thuận. Chính phủ Israel phê duyệt sớm vào Thứ Tư. Nhưng đến tối Thứ Tư, Tzachi Hanegbi, quan chức an ninh quốc gia hàng đầu của Israel đã đưa ra một tuyên bố bất ngờ: Thỏa thuận sẽ bị trì hoãn ít nhất một ngày.

Theo các nhà đàm phán, Hamas yêu cầu Israel cung cấp trước danh sách nhóm tù nhân Palestine đầu tiên được trả tự do để thông báo cho gia đình họ. Khi Israel từ chối yêu cầu này, Hamas cũng từ chối chia sẻ danh sách các con tin mà họ dự định bàn giao vào ngày đầu tiên. Thứ Năm, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Qatar cho biết danh sách từng đợt con tin và tù nhân được trao đổi sẽ được hai bên công bố vào thời điểm trao trả. Trở ngại phút chót khiến gia đình các con tin bối rối. Một số không tin thỏa thuận này là có thật khi những người thân yêu của họ chưa trở về Israel. Cuối cùng, những con tin đầu tiên sẽ được thả vào lúc 4 giờ chiều Thứ Sáu giờ địa phương.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Chiến tranh Israel - Hamas: Joe Biden trước thực tế và ảo tưởng giữa xung đột Hamas - Israel (Ngô Nhân Dụng)

Post by LDN Sun Nov 26, 2023 8:19 am

BBC News, Tiếng Việt

Israel-Hamas: Khi thoả thuận ngừng bắn kết thúc, giai đoạn quyết định của cuộc chiến bắt đầu

Các tòa nhà bị phá hủy ở phía bắc thành phố Gaza sau nhiều tuần bị Israel ném bomNGUỒN HÌNH ẢNH,AFP
Chụp lại hình ảnh,
Các tòa nhà bị phá hủy ở phía bắc thành phố Gaza sau nhiều tuần bị Israel ném bom

Tác giả,Paul Adams
Vai trò,BBC News
25 tháng 11 2023
Chiến dịch quân sự của Israel tại thành phố Gaza có lẽ đang ở giai đoạn cuối.

Thỏa thuận ngừng bắn, được thực thi nhằm cho phép thả con tin Israel và tù nhân Palestine, sẽ trì hoãn Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) từ bốn đến chín ngày, tùy thuộc vào số lượng con tin mà Hamas quyết định thả.

Khi thoả thuận kết thúc, các chuyên gia Israel dự đoán cuộc chiến giành quyền kiểm soát thành phố Gaza sẽ tiếp tục và kéo dài thêm từ bảy đến 10 ngày nữa.

Nhưng điều gì sẽ xảy ra khi quân đội Israel chuyển sự chú ý sang phía nam Dải Gaza, như Thủ tướng Benjamin Netanyahu đã mạnh mẽ chỉ ra?

Israel đã thề sẽ tiêu diệt Hamas ở bất cứ nơi nào lực lượng này tồn tại. Israel giả định rằng các thủ lĩnh quan trọng nhất của Hamas, Yayha Sinwar và Mohammed Deif, đang ở đâu đó ở phía nam, cùng với hàng ngàn chiến binh và có lẽ là một số lượng đáng kể con tin Israel.

Nếu Israel quyết định áp dụng cho miền nam Gaza những gì họ đã làm ở miền bắc, liệu thiện chí của Phương Tây - đặc biệt là Mỹ - có bắt đầu cạn kiệt?

Hamas thả nhóm con tin Israel đầu tiên và 12 người Thái Lan

Lịch sử cuộc xung đột giữa Israel và Palestine tại Dải Gaza

Yahya Sinwar: Thủ lĩnh Hamas là ai?

Những trận mưa đầu đông gây ngập lụtNGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh,
Những trận mưa đầu đông gây ngập lụt

Với phần lớn trong số 2,2 triệu dân của Dải Gaza hiện đang tập trung ở 2/3 phía nam, nhiều người trong số họ vô gia cư và dễ bị tổn hại, liệu một thảm họa nhân đạo lớn hơn có đang rình rập họ?

Một trong những viễn cảnh có thể xảy ra là hàng trăm thường dân Palestine co ro trong lều giữa những cánh đồng đầy cát của một nơi được gọi là al-Mawasi.

Theo cơ quan cứu trợ của Liên Hợp Quốc dành cho người Palestine (Unrwa), gần 1,7 triệu người đã phải di tản trên khắp Dải Gaza kể từ ngày 7/10. Hầu hết họ đều ở miền Nam, sống trong những nơi trú ẩn quá đông đúc.

Các quan chức Liên Hợp Quốc nói về tình trạng vốn đã thảm thiết, với hàng chục ngàn người phải trú ẩn trong trường học, bệnh viện và trong một số trường hợp là lều bạt.

Những cơn mưa đầu đông đã gây ra lũ lụt, làm tăng thêm cảnh khốn cùng.

Trong nhiều tuần, các quan chức Israel đã thảo luận về một giải pháp - gọi là "khu vực an toàn" tại al-Mawasi, một dải đất hẹp chủ yếu là đất nông nghiệp dọc theo bờ biển Địa Trung Hải, gần biên giới Ai Cập.

Tuần trước, tờ rơi được thả xuống thành phố Khan Yunis gần đó cảnh báo về các cuộc không kích sắp xảy ra và yêu cầu người dân di chuyển về phía tây, hướng ra biển.

Trong một bài đăng trên mạng xã hội hôm 21/11, Avichay Adraee, người phát ngôn của IDF trên truyền thông Ả Rập, nói với hãng Gazans rằng al-Mawasi sẽ cung cấp "những điều kiện thích hợp để bảo vệ những người thân yêu của bạn".

Nhưng thực tế sẽ đến mức nào khi ước tính hơn hai triệu người trú ẩn ở al-Mawasi trong khi chiến tranh đang hoành hành gần đó? Và điều kiện ở al-Mawasi sẽ "thích hợp" đến mức nào?

map
Bản đồ cho thấy sự chắp vá của những cánh đồng, nhà kính và những ngôi nhà rải rác. Mặc dù khó có thể chắc chắn nhưng khu vực được Israel xác định có chỗ rộng nhất khoảng 2,5km và chỉ dài hơn 4km.

Tiến sĩ Michael Milshtein, cựu cố vấn về các vấn đề Palestine của đơn vị điều phối hoạt động chính phủ tại các vùng lãnh thổ của Israel (COGAT), gọi đây là "một nơi tươi đẹp và hiệu quả, nhưng khá nhỏ".

Các cơ quan viện trợ có cái nhìn ít lạc quan hơn.

“Đó là một mảnh đất nhỏ. Ở đó chẳng có gì cả. Chỉ có cồn cát và cây cọ thôi”, Juliette Touma, giám đốc truyền thông của Unrwa nói.

Bất kỳ nỗ lực nào nhằm hỗ trợ hàng trăm ngàn người phải di dời đến một khu vực dường như thiếu cơ sở hạ tầng thiết yếu - không có bệnh viện - sẽ đặt ra cho Liên Hợp Quốc một thách thức nhân đạo to lớn, bao gồm cả việc thiết lập nơi trú ẩn khẩn cấp, rất có thể là lều bạt.

Đây cũng là một thách thức về đạo đức mang tính lịch sử sâu sắc - phần lớn dân số Gaza là con cháu của những người tị nạn sống trong lều sau khi bị trục xuất khỏi Israel vào năm 1948.

Dải Gaza hiện là nơi có 8 trại tị nạn, qua nhiều thập niên đã phát triển thành những thị trấn nhộn nhịp và đông đúc. Liên Hợp Quốc không muốn chịu trách nhiệm thành lập một trại tị nạn khác.

Các quan chức Israel cho biết sẽ tùy thuộc vào các cơ quan viện trợ để đảm bảo sự trợ giúp có thể đến được al-Mawasi từ cửa khẩu Rafah, cách đó hơn 10km. Họ chưa nói điều này sẽ hoạt động như thế nào trong thực tế.

Các quan chức Mỹ được cho là đang cố gắng đàm phán với Israel về các khu vực an toàn bổ sung, có thể bao gồm một khu vực ở Dahaniya, cực nam của Dải Gaza.

Theo các điều khoản của thỏa thuận thả con tin, bắt đầu có hiệu lực từ 24/11, Israel cũng được phép cho 200 xe tải viện trợ vào Gaza mỗi ngày, nhiều hơn nhiều so với những tuần gần đây.

Nhưng vào ngày 16/11, một tuyên bố của người đứng đầu 18 cơ quan Liên Hợp Quốc và các tổ chức phi chính phủ liên quan đến việc hỗ trợ dân thường Palestine dường như đã bác bỏ hoàn toàn các kế hoạch của Israel.

Tuyên bố nêu rõ: "Chúng tôi sẽ không tham gia vào việc thành lập bất kỳ 'vùng an toàn' nào ở Gaza được thiết lập mà không có sự đồng ý của tất cả các bên".

Các quan chức LHQ cho biết các bên bao gồm Israel, Hamas và Chính quyền Palestine, có trụ sở tại Bờ Tây.

Không đề cập đích danh al-Mawasi, tuyên bố ngày 16/11 cảnh báo rằng các đề xuất đơn phương của Israel có thể khiến nhiều sinh mạng gặp nguy hiểm.

Một trong những người ký kết, Tiến sĩ Tedros Ghebreyesus, tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới, gọi kế hoạch này là “công thức dẫn đến thảm họa”.

Lều trại ở Khan Yunis, phía nam Dải GazaNGUỒN HÌNH ẢNH,REUTERS
Chụp lại hình ảnh,
Lều trại ở Khan Yunis, phía nam Dải Gaza

“Cố gắng nhồi nhét quá nhiều người vào một khu vực nhỏ với ít cơ sở hạ tầng hoặc dịch vụ như vậy sẽ làm tăng đáng kể rủi ro đối với sức khỏe đối với những người đang bên bờ vực”, ông nói.

Các quan chức Israel cho rằng Hamas phải chịu trách nhiệm và dường như không hề bận tâm trước những nguy hiểm. Họ nói rằng Al-Mawasi là khu vực duy nhất mà lực lượng Israel cam kết không tấn công.

Trung tá Richard Hecht, phát ngôn viên của IDF cho biết: “Mọi chuyện sẽ rất thảm khốc. Nhưng họ sẽ sống sót”.

Đối với Israel, đó là vấn đề cần thiết về mặt quân sự. Họ cho biết, giống như Hamas đã được đưa vào thành phố Gaza, các chiến binh và cơ sở hạ tầng của tổ chức cũng tồn tại ở Khan Yunis và Rafah. Israel cho rằng việc di dời dân thường trước một cuộc tấn công là cách nhân đạo để tiến đến việc đánh bại Hamas.

“Người Israel không thích tình trạng người dân ở Gaza ở đâu đó ở al-Mawasi, dưới cơn mưa mùa đông đang đến. Nhưng giải pháp thay thế là gì? Nếu ai đó có ý tưởng làm thế nào để tiêu diệt Hamas mà không cần đến giải pháp này, hãy cho chúng tôi biết", Thiếu tướng về hưu Yaacov Amidror, cựu cố vấn an ninh quốc gia Israel, cho biết.

Mưa bão ở Khan Yunis, ngày 13/11/2023NGUỒN HÌNH ẢNH,ANADOLU
Chụp lại hình ảnh,
Mưa bão ở Khan Yunis, ngày 13/11/2023

Viễn cảnh về những tháng đau khổ tiếp theo, cộng với tình trạng quá đông đúc và điều kiện mùa đông khắc nghiệt, chắc chắn sẽ làm tăng thêm sự lo lắng của cộng đồng quốc tế về việc tiến hành chiến dịch quân sự của Israel ở Gaza.

Một quan chức phương Tây giấu tên nói với BBC: “Tiến hành một chiến dịch lớn trên bộ mới ở khu vực đó có nguy cơ gây thương vong và di dời dân thường ở quy mô lớn, đe dọa làm suy yếu thiện cảm của quốc tế đối với Israel”.

“Vấn đề là sự kiên nhẫn của phương Tây sẽ kéo dài được bao lâu.”

Chính phủ Netanyahu biết rằng họ có thể tin tưởng vào sự thiện chí sâu sắc chưa từng có của Phương Tây, sau những nỗi kinh hoàng không thể diễn tả được do Hamas gây ra vào ngày 7/10.

Nhưng các quan chức Israel cũng biết rằng thiện chí đó không phải là vô tận và những lời kêu gọi kiềm chế của quốc tế có thể sẽ trở nên mạnh mẽ hơn khi thỏa thuận ngừng bắn, trao đổi con tin chấm dứt và Israel tiếp tục chiến dịch quân sự của mình.

Tiến sĩ Eyal Hulata, người lãnh đạo Hội đồng An ninh Quốc gia Israel từ năm 2021 đến năm 2023, cho biết: “Tôi hy vọng rằng áp lực quốc tế sau khi thỏa thuận ngừng bắn kết thúc sẽ không ngăn cản được chiến dịch quân sự”.

"Tôi hy vọng rằng chính phủ của Thủ tướng Netanyahu sẽ không nhượng bộ trước áp lực về vấn đề này. Đây là điều mà người dân Israel mong đợi ở các nhà lãnh đạo của họ."

Khi mùa đông đang đến gần, Israel đang chuẩn bị cho giai đoạn quyết định tiếp theo của chiến dịch và không có thỏa thuận nào về cách ứng phó với dân thường.

Nỗi thống khổ kéo dài của Gaza dường như sẽ tiếp tục. Có lẽ thậm chí còn tồi tệ hơn.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Chiến tranh Israel - Hamas: Joe Biden trước thực tế và ảo tưởng giữa xung đột Hamas - Israel (Ngô Nhân Dụng)

Post by LDN Sat Dec 09, 2023 2:59 am

Nghiên cứu quốc tế

Bản chất thực sự của cuộc chiến giữa Hamas và Israel

Nguồn: Thomas L. Friedman, “Understanding the True Nature of the Hamas-Israel War”, New York Times, 28/11/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Lý do khiến người ngoài khó có thể hiểu được cuộc chiến Hamas-Israel là bởi vì có đến ba cuộc chiến đang diễn ra cùng lúc: một cuộc chiến giữa người Do Thái ở Israel và người Palestine, vốn đã bị một nhóm khủng bố làm trầm trọng thêm; một cuộc chiến trong các xã hội Israel và Palestine về tương lai của họ; và một cuộc chiến giữa Iran và các lực lượng uỷ nhiệm với Mỹ và các đồng minh.

Nhưng trước khi đi sâu vào ba cuộc chiến đó, điều quan trọng nhất cần ghi nhớ là: Có một công thức duy nhất có thể tối đa hóa cơ hội giúp các thế lực đứng đắn chiếm ưu thế trong cả ba cuộc chiến. Đó là công thức mà tôi nghĩ Tổng thống Biden đang thúc đẩy, ngay cả khi ông không thể trình bày công khai tất cả vào lúc này – và tất cả chúng ta nên thúc đẩy nó cùng với ông: Hamas nên bị đánh bại, càng có nhiều dân thường Gaza thoát nạn càng tốt, Thủ tướng Benjamin Netanyahu của Israel và các đồng minh cực đoan của ông phải bị loại bỏ, tất cả các con tin được trả tự do, Iran bị răn đe, và Chính quyền Palestine ở Bờ Tây có thể hồi sinh quan hệ đối tác với các quốc gia Ả Rập ôn hòa.

Cần đặc biệt chú ý đến điểm cuối cùng: Một Chính quyền Palestine được cải tổ là nền tảng cho các lực lượng ôn hòa, đứng đắn, và sẵn sàng chung sống với nhau giành chiến thắng trong cả ba cuộc chiến. Nó là nền tảng để khôi phục giải pháp hai nhà nước. Nó là nền tảng để bình thường hóa quan hệ giữa Israel với Ả Rập Saudi, cũng như với thế giới Hồi giáo Ả Rập rộng lớn hơn. Và nó là nền tảng để tạo ra một liên minh giữa Israel với những nước Ả Rập ôn hòa, Mỹ, và NATO, một liên minh có thể làm suy yếu Iran và các nhóm ủy nhiệm của họ là Hamas, Hezbollah, và Houthi – cả ba nhóm đều không có mục tiêu tốt đẹp.

Thật không may, như phóng viên quân sự của Haaretz, Amos Harel, đã đưa tin hôm thứ Ba, Netanyahu “bị trói buộc bởi phe cực hữu và những người định cư, những người đang chiến đấu trong một cuộc chiến tổng lực chống lại ý tưởng về bất kỳ sự tham gia nào của Chính quyền Palestine ở Gaza, chủ yếu do lo ngại rằng Mỹ và Ả Rập Saudi sẽ khai thác động thái này để khởi động lại tiến trình chính trị và thúc đẩy giải pháp hai nhà nước theo cách buộc Israel phải nhượng bộ ở Bờ Tây.” Vì vậy, Netanyahu, “dưới áp lực từ các đối tác chính trị của mình, đã cấm mọi cuộc thảo luận về lựa chọn này.”

Nếu Netanyahu bị “trói buộc” bởi quyền lực chính trị của mình, Biden cần phải hết sức cẩn trọng để không trở thành một trong những kẻ trói buộc Netanyahu. Bởi đó không phải là cách để chiến thắng ba cuộc chiến này cùng một lúc.

Cuộc chiến đầu tiên và rõ ràng nhất trong ba cuộc chiến là trận đánh mới nhất trong cuộc đối đầu đã kéo dài hàng thế kỷ giữa hai dân tộc bản địa – người Do Thái và người Palestine – trên cùng một vùng đất, nhưng có một điểm mới: Lần này phía Palestine không được lãnh đạo bởi Chính quyền Palestine, lực lượng mà theo Thoả thuận Oslo đã cam kết đi đến giải pháp hai nhà nước dựa trên các đường biên giới tồn tại trước cuộc chiến năm 1967, mà được lãnh đạo bởi Hamas, một tổ chức chiến binh Hồi giáo với mục tiêu tiêu diệt bất kỳ nhà nước Do Thái nào.

Vào ngày 7/10, Hamas đã phát động chiến tranh hủy diệt. Bản đồ duy nhất mà các chiến binh Hamas mang theo bên mình không phải là một bản đồ hai nhà nước, mà là loại bản đồ có thể giúp họ tìm được nhiều người nhất ở kibbutzim (khu định cư) của Israel, sau đó giết hại hoặc bắt cóc càng nhiều người càng tốt.

Dù tôi tin chắc rằng việc chấm dứt sự cai trị của Hamas ở Gaza – điều mà mọi chế độ Ả Rập theo dòng Sunni, ngoại trừ Qatar, đang âm thầm ủng hộ – là cần thiết để mang lại cho cả người dân Gaza lẫn người dân Israel hy vọng về một tương lai tốt đẹp hơn, thì nỗ lực chiến tranh của Israel vẫn sẽ mất đi tính chính danh và trở nên không bền vững, trừ phi lính Israel chịu quan tâm nhiều hơn đến thường dân Palestine. Cuộc xâm lược của Hamas và cuộc phản công vội vã của Israel đang gây ra một thảm họa nhân đạo ở Gaza, qua đó càng nhấn mạnh rằng Israel cần một đối tác Palestine hợp pháp để giúp quản lý Gaza trong giai đoạn hậu chiến.

Cuộc chiến thứ hai, có liên quan rất nhiều đến cuộc chiến thứ nhất, là cuộc đấu tranh trong các xã hội Palestine và Israel về tầm nhìn dài hạn tương ứng của họ.

Hamas lập luận rằng đây là một cuộc chiến sắc tộc-tôn giáo giữa người Palestine chủ yếu theo đạo Hồi và người Do Thái, và mục tiêu của tổ chức này là thành lập một nhà nước Hồi giáo trên toàn bộ Palestine, từ Sông Jordan đến Địa Trung Hải. Đối với Hamas, kẻ chiến thắng sẽ có tất cả.

Tại Israel, cũng có một quan điểm cực đoan tương tự như của Hamas. Những người định cư theo chủ nghĩa Do Thái thượng đẳng đang hiện diện trong nội các của Netanyahu không phân biệt giữa những người Palestine ủng hộ Hiệp định Oslo và những người Palestine ủng hộ Hamas. Họ coi tất cả người Palestine đều là hậu duệ thời hiện đại của người Amalekite. Như tạp chí Mosaic đã giải thích, người Amalekite là một bộ tộc du mục sa mạc được nhắc đến khá nhiều trong Kinh Thánh. Họ sinh sống ở phía bắc Negev ngày nay, gần Dải Gaza, và chuyên làm ‘nghề’ cướp bóc.

Do đó, không có gì đáng ngạc nhiên khi một số người định cư Do Thái không thể ngừng nói về việc xây dựng lại các khu định cư ở Gaza. Họ muốn có một Đại Israel từ sông tới biển. Netanyahu đã chấp nhận các đảng cực hữu này cùng với chương trình nghị sự của họ để thành lập chính phủ của mình, và giờ đây, ông không thể trục xuất họ mà không mất đi quyền lực.

Tuy nhiên, trong các cộng đồng Israel và Palestine, cũng có những người coi cuộc chiến này là một chương trong cuộc đấu tranh chính trị giữa hai nhà nước, mà mỗi bên đều có một lượng công dân đa dạng tin rằng cuộc chiến này không nhất thiết phải là một mất một còn. Họ đã hình dung việc phân chia lãnh thổ thành một nhà nước Palestine với người Hồi giáo và Thiên Chúa giáo – và thậm chí cả người Do Thái – ở Bờ Tây, Gaza, và Đông Jerusalem, cùng tồn tại hòa bình với một nhà nước Israel có sự pha trộn giữa người Do Thái, người Ả Rập, và người Druze.

Những người theo chủ nghĩa hai nhà nước này hiện đang ở thế phòng thủ trong cả hai cộng đồng, đối đầu với những người theo chủ nghĩa một nhà nước. Vì vậy, lợi ích cao nhất của Mỹ và tất cả những nước ôn hòa là đem giải pháp hai nhà nước quay trở lại. Điều đó sẽ đòi hỏi một Chính quyền Palestine được hồi sinh, được loại bỏ nạn tham nhũng và thói kích động bài Do Thái, đồng thời có các lãnh đạo và lực lượng an ninh đáng tin cậy. Đây là lúc các quốc gia như Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất và Ả Rập Saudi, cùng với Mỹ, nên can dự ngay lập tức.

Bất kỳ giải pháp hai nhà nước nào trong tương lai đều sẽ không trở thành hiện thực nếu không có một Chính quyền Palestine hợp pháp, đáng tin cậy, mà Israel tin tưởng giao cho quyền quản lý Gaza và Bờ Tây thời hậu Hamas. Nhưng điều đó không chỉ đòi hỏi sự đồng thuận của Israel; nó cũng yêu cầu người Palestine phải hành động. Liệu họ có đủ khả năng không?

Sự hợp tác của người Palestine cũng là điều không thể thiếu để chiến thắng trong cuộc chiến thứ ba, cũng là cuộc chiến khiến tôi lo sợ nhất.

Đó là cuộc chiến giữa Iran và các lực lượng ủy nhiệm của họ – Hamas, Hezbollah, lực lượng dân quân Houthi và Shiite ở Iraq – chống lại Mỹ, Israel, và các quốc gia Ả Rập ôn hòa như Ai Cập, Ả Rập Saudi, Jordan, UAE, và Bahrain.

Cuộc chiến này không chỉ xoay quanh bá quyền, sức mạnh quân sự và năng lượng, mà còn là cuộc chiến về các giá trị. Israel và Mỹ đại diện cho sự thúc đẩy các khái niệm nhân văn phương Tây về trao quyền cho phụ nữ, dân chủ đa sắc tộc, đa nguyên, khoan dung tôn giáo, và pháp quyền – vốn là mối đe dọa trực tiếp đối với nền thần quyền Hồi giáo coi thường phụ nữ của Iran, với sự tàn bạo được thể hiện mỗi ngày khi phụ nữ Iran bị bỏ tù, thậm chí giết hại một cách tàn nhẫn, chỉ vì không che kín tóc của họ.

Dù các đồng minh Ả Rập của Mỹ và Israel không phải là các nền dân chủ – và cũng không muốn trở thành các nền dân chủ – nhưng giới lãnh đạo các nước này đều đang rời xa mô hình cũ là xây dựng tính chính danh thông qua phản kháng – phản đối Israel, Mỹ, Iran, và người Shiite được Iran hậu thuẫn – và hướng tới xây dựng tính chính danh bằng cách tạo dựng khả năng phát triển cho tất cả người dân (thông qua giáo dục, kỹ năng, và nâng cao nhận thức về môi trường) để họ có thể phát huy hết tiềm năng của mình.

Nhưng đó không phải là chương trình nghị sự của Iran. Câu chuyện về sức mạnh là câu chuyện ai sẽ trở thành bá chủ khu vực. Một bên là Iran theo phái Shiite, có quan hệ với Nga, đang mở rộng tầm ảnh hưởng của mình tới Iraq, Syria, Lebanon, và Yemen. Bên còn lại là Ả Rập Saudi do người Ả Rập theo phái Sunni thống trị, đang ngấm ngầm liên minh với Bahrain, UAE, Jordan, Ai Cập, và Israel, và tất cả đều được Mỹ hậu thuẫn. Trong cuộc chiến thứ ba này, mục tiêu của Iran là đẩy Mỹ ra khỏi Trung Đông, tiêu diệt Israel và đe dọa các đồng minh Ả Rập theo dòng Sunni của Mỹ, đồng thời buộc họ phải tuân theo ý muốn của mình.

Trong cuộc chiến này, Mỹ đang phô trương sức mạnh thông qua hai nhóm tàu sân bay (aircraft carrier) đóng ở Trung Đông. Trong khi đó, Iran chống lại chúng ta bằng cái mà tôi gọi là “tàu” mặt đất (landcraft carriers) – một mạng lưới các lực lượng ủy nhiệm ở Lebanon, Syria, Gaza, Bờ Tây, Yemen, và Iraq đóng vai trò là đơn vị tiến hành các cuộc tấn công bằng tên lửa nhắm vào lực lượng Mỹ và Israel, với mức độ chết người tương tự như các tàu sân bay của chúng ta.

Cuộc chiến thứ ba này đã bắt đầu leo thang từ ngày 14/09/2019, khi Iran tiến hành một cuộc tấn công táo bạo, vô cớ, bằng máy bay không người lái, nhắm vào hai cơ sở chế biến dầu lớn của Saudi Aramco ở Abqaiq và Khurais. Chính quyền Trump đã không làm gì để đáp trả. “Đó là một cuộc tấn công nhắm vào Ả Rập Saudi, chứ không phải là một cuộc tấn công nhắm vào chúng ta,” Donald Trump nói. Sang ngày 17/01/2022, lực lượng dân quân Houthi ở Yemen, do Iran hậu thuẫn đã tấn công Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất bằng tên lửa và máy bay không người lái, gây ra 1 vụ cháy gần sân bay Abu Dhabi và một vụ nổ xe chở nhiên liệu khiến 3 người thiệt mạng. Một lần nữa, Mỹ không có phản ứng nào.

Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi vào ngày 7/10, Hamas đã dám tiến hành cuộc tấn công tàn sát vào biên giới phía tây của Israel; ngay sau đó, Hezbollah, lực lượng ủy nhiệm của Iran, cũng bắt đầu các cuộc tấn công tên lửa hàng ngày dọc theo biên giới phía bắc của Israel, trong khi Houthi bắt đầu phóng máy bay không người lái vào mũi phía nam của Israel, bắt giữ một con tàu ở Biển Đỏ và tấn công hai con tàu khác.

Tôi tin rằng cuộc tấn công do chế độ thần quyền căm ghét người Do Thái ở Iran nhắm vào Israel từ phía tây, phía bắc, và phía nam là một mối đe dọa mang tính sống còn đối với Israel. Tất cả những gì Iran cần làm là yêu cầu Hamas, Hezbollah, và Houthi phóng một quả tên lửa mỗi ngày vào Israel, và hàng chục nghìn người Israel sẽ từ chối trở về nhà của họ dọc theo các khu vực biên giới đang chìm trong khói lửa. Đất nước Israel sẽ dần thu hẹp lại – hoặc tệ hơn thế.

Hãy xem xét nghiên cứu của nhà kinh tế học người Israel Dan Ben-David, người đứng đầu Viện Nghiên cứu Kinh tế Xã hội Shoresh tại Đại học Tel Aviv. Ở một đất nước có chín triệu dân, 21% học sinh lớp một của Israel là người Do Thái chính thống giáo cực đoan, và đa số trong nhóm này sẽ lớn lên mà gần như không có nền giáo dục thế tục. Ngoài ra còn có 23% là người Israel gốc Ả Rập, những đứa trẻ theo học ở các trường công lập có nguồn kinh phí eo hẹp và thiếu thốn nhân viên. Ben-David chỉ ra rằng “chưa đến 400.000 cá nhân đang chịu trách nhiệm giữ Israel ở trong nhóm các nước phát triển.”

Chúng ta đang nói về những nhà nghiên cứu, nhà khoa học, kỹ thuật viên, chuyên gia mạng, và nhà đổi mới của Israel, những người thúc đẩy nền kinh tế và ngành công nghiệp quốc phòng của quốc gia khởi nghiệp này. Ngày nay, đại đa số họ đều có động lực và đang ủng hộ chính phủ Israel. Nhưng nếu Israel không thể duy trì ổn định biên giới hoặc các tuyến đường vận chuyển, một số trong số 400.000 người này sẽ quyết định di cư.

Ben-David nhận định “Nếu một lượng lớn người trong số họ quyết định rời đi, hậu quả đối với Israel sẽ rất thảm khốc.” Sau cùng thì, “trong năm 2017, 92% tổng doanh thu thuế thu nhập chỉ đến từ 20% người trưởng thành” – trong đó 400.000 người chịu trách nhiệm làm giàu cho đất nước đã đóng góp 92% số thuế.

Nếu Iran chiến thắng trong cuộc chiến này, tham vọng đè bẹp bất kỳ đối thủ nào bằng “tàu mặt đất” của họ sẽ chỉ tăng lên. Israel có thể đáp trả dữ dội và có khả năng tấn công sâu vào Iran. Nhưng sau cùng, để phá vỡ vòng vây siết chặt của Iran, Israel cần các đồng minh là Mỹ, NATO, và các quốc gia Ả Rập ôn hòa. Tương tự, Mỹ, NATO, và các quốc gia Ả Rập ôn hòa cũng cần Israel.

Nhưng một liên minh như vậy sẽ không thể được thành lập nếu Netanyahu tiếp tục chính sách làm suy yếu Chính quyền Palestine ở Bờ Tây – về cơ bản, chính sách này sẽ cho Israel và 7 triệu người Do Thái của nước này quyền kiểm soát vô thời hạn đối với 5 triệu người Palestine ở Gaza và Bờ Tây. Các lực lượng thân Mỹ trong khu vực và Biden không thể và sẽ không tham gia vào điều đó.

Vì vậy, tôi sẽ kết thúc ở nơi tôi đã bắt đầu, nhưng tôi hy vọng mình đã làm rõ ba điều:

Nền tảng then chốt để giành chiến thắng trong cả ba cuộc chiến là một Chính quyền Palestine ôn hòa, hiệu quả, và hợp pháp, có đủ khả năng thay thế Hamas ở Gaza và trở thành đối tác tích cực, đáng tin cậy cho giải pháp hai nhà nước với Israel, từ đó cho phép Ả Rập Saudi và các quốc gia Hồi giáo Ả Rập khác có thể biện minh cho việc bình thường hóa quan hệ với nhà nước Do Thái và cô lập Iran cũng như các lực lượng ủy nhiệm của nước này.
Lực lượng phản đối chính là Hamas và liên minh cực hữu của Netanyahu, liên minh này sẽ từ chối làm bất cứ điều gì để xây dựng lại, chứ chưa nói đến mở rộng, vai trò của Chính quyền Palestine.
Israel và Mỹ không thể tạo ra một liên minh khu vực bền vững thời hậu Hamas, hoặc ổn định Gaza về mặt lâu dài chừng nào Netanyahu còn giữ chức Thủ tướng Israel.
Thomas L. Friedman là chuyên gia bình luận về lĩnh vực đối ngoại của New York Times. Ông làm việc tại tòa soạn kể từ năm 1981 và đã giành được ba Giải Pulitzer. Ông còn là tác giả của bảy cuốn sách, trong đó có cuốn “Từ Beirut đến Jerusalem” đã giành được Giải thưởng Sách Quốc gia Mỹ.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Chiến tranh Israel - Hamas: Joe Biden trước thực tế và ảo tưởng giữa xung đột Hamas - Israel (Ngô Nhân Dụng)

Post by LDN Sun Dec 17, 2023 1:32 pm

Israel và Hamas, “phù thủy lụy âm binh” (Krishna Trần)

David Barnéa, giám đốc Mossad và Mohammed ben Abdulrahman Al Thani, Thủ tướng Qatar

Tiền Qatar và mật vụ Mossad

Ngày 7 tháng 10 năm 2023, lực lượng Hamas “bất ngờ” từ giải Gaza tràn qua Israel, thảm sát hơn 1500 dân thường Israel. Cuộc thảm sát này dẫn đến cuộc thảm sát khác là hơn 15 ngàn dân Palestine bị thiệt mạng, sau hơn hai tháng không tạc của quân đội Israel. 

Tại sao tôi viết hai chữ “bất ngờ” trong dấu ngoặc kép? Vì rằng những tiết lộ, chỉ vài ngày sau ngày 7/10/2023, thông tin cho biết mật vụ Israel đã nhận được tin tức về kế hoạch Hamas tấn công Israel, nhưng họ cho rằng nó không có thật. 

Vài tuần lễ trước vụ tấn công, David Barnea, người đứng đầu cơ quan mật vụ khét tiếng Mossad của Israel, đã sang Qatar để nói chuyện với các viên chức cao cấp của quốc gia này. Qatar là quốc gia ủng hộ phong trào Hamas.

Họ nói gì trong buổi gặp gỡ đó?

Các viên chức Qatar hỏi ông Barnea rằng Israel có đồng ý tiếp tục cho phép Qatar mang tiền sang giúp Hamas hay không? Barnea gật đầu. New York Times đã kiểm chứng với nhiều nguồn khác nhau về vụ việc này. 

Chuyện gì đã xảy ra vậy?

Liên tục trong nhiều năm, từ năm 2018, mỗi tháng các mật vụ của Mossad hộ tống một viên chức Qatar từ biên giới Israel-Jordan, băng qua lãnh thổ Israel, băng qua ranh giới Israel-Gaza, vào trong khu vực Gaza, giao cho Hamas một vali tiền mặt. Trung bình mỗi tháng, số tiền đó là 30 triệu đô la Mỹ.

Thỏa ước Oslo

Tại sao có chuyện quái gỡ như vậy? 

Đó là chính sách của nhóm cực hữu do thủ tướng đương nhiệm Israel, Thủ tướng Netanyahu chủ trương, theo đó họ duy trì sự tồn tại của Hamas, để tổ chức này chống lại đảng đối lập của Palestine là Fatah, vốn đồng ý giải pháp quốc tế về hai nhà nước Israel và Palestine song song tồn tại.

Theo nhóm lãnh đạo Israel này thì mặc dù Hamas tuyên bố sẽ hủy diệt nhà nước Israel, nhưng nó lại chống đảng Fatah ôn hòa muốn có nhà nước Palestine, điều mà giới cực hữu Israel không muốn.

Bezalel Smotrich, nhân vật cực hữu hiện là bộ trưởng tài chính Israel, năm 2015 nói rằng: Chính quyền Palestine (Fatah) là một gánh nặng, còn Hamas là tài sản (của chúng ta).

Kế hoạch dùng Hamas để phá hoại việc thành lập nhà nước Palestine này đã được báo chí Israel đưa ra tranh cãi từ lâu. Các chính trị gia cực hữu Israel khi thì phủ nhận, khi thì nói bóng nói gió một cách sống sượng như ông Smotrich.

Cần nói thêm rằng, bắt đầu từ năm 1993, dưới sự bảo trợ của Mỹ, hai bên Israel và Tổ chức giải phóng Palestine (PLO) bắt đầu một tiến trình hòa bình được gọi là thỏa ước Oslo (thủ đô Na Uy). Kết quả là hai bên công nhận nhau, nhà nước Israel và PLO, để tiến tới việc thành lập nhà nước Palestine, song song với Israel. Với nhiều lần ký kết khác nhau, lần cuối cùng là vào tháng 9/1995, giữa người đứng đầu tổ chức PLO lúc đó là ông Yasser Arafat; với thủ tướng Israel lúc đó, ông Yitzhak Rabin.

Tháng 11/1995, ông Rabin bị một người Do Thái cực hữu ám sát.

Thủ tướng Yitzhak Rabin (trái), Tổng thống Bill Clinton (giữa), và chủ tịch Yasser Arafat
tại buổi ký kết Hiệp ước Hòa bình Oslo, ngày 13-9-1993. Nguồn: White House 

“Phù thủy lụy âm binh”

Không có ví dụ nào chính xác và cụ thể hơn cho cụm từ “phù thủy lụy âm binh” mà người Việt hay nói, để minh họa cho câu chuyện nuôi dưỡng Hamas của phe cực hữu Israel.

Tôi đã nghe câu chuyện Israel nuôi dưỡng Hamas từ lâu, nhưng nghe rồi để đó, vì nó quá vô lý, mà tôi từng nghĩ rằng nó mang màu sắc âm mưu của phe cực tả tại phương Tây. Nhưng hóa ra câu chuyện “phù thủy lụy âm binh” này là có thật.

Sự vô lý và tàn nhẫn của nó vượt qua tinh thần của một người bình thường.

Gần đây tôi có đọc một bài khá kỳ lạ trên một trang web tiếng Việt có tên là Diễn đàn Thế kỷ. Trang này dịch một bài viết của tác giả Joanna Williams, có tựa đề: Vì sao giới trẻ có cảm tình với Hamas? Trong đó, tác giả đổ lỗi cho chính trường học của phương Tây, đã làm cho giới trẻ quên đi căn cước Kito-Do Thái của mình (!?).

Năm ngoái, tác giả Joanna Williams cũng đã xuất bản cuốn sách “How Woke Won”, gây tranh cãi. Woke là một từ miệt thị để chỉ một phong trào ở phương Tây hiện nay, đấu tranh cho công bằng xã hội, cho việc công nhận các cộng đồng thiểu số (như người đồng tính), chỉnh lại những quan điểm lịch sử thời thực dân (như Columbus “phát hiện” ra châu Mỹ).

Sự ủng hộ Hamas, chống Israel, chính là chuyện “cái sảy nảy cái ung” từ kế hoạch nuôi dưỡng Hamas của giới cực hữu Israel, chứ không phải là trường học.

“Cứu cánh biện minh cho phương tiện” của Israel đã trở thành “phù thủy lụy âm binh”, nhuốm máu hàng ngàn dân lành vô tội của chính Israel.

Krishna Trần
16/12/2023

Nguồn: https://baotiengdan.com/2023/12/16/israel-va-hamas-phu-thuy-luy-am-binh/


_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Chiến tranh Israel - Hamas: Joe Biden trước thực tế và ảo tưởng giữa xung đột Hamas - Israel (Ngô Nhân Dụng)

Post by LDN Sun Dec 17, 2023 2:00 pm

Joe Biden trước thực tế và ảo tưởng giữa xung đột Hamas - Israel (Ngô Nhân Dụng)

Chắc chắn ông Joe Biden biết rõ cả nội tình Israel rối ren, cũng như khả năng của Chính quyền Palestine yếu kém.

Tổng thống Joe Biden muốn Thủ tướng Benjamin Netanyahu thay đổi chính sách của Israel. Trong thực tế, ông Netanyahu không còn nắm quyền quyết định nữa. Ông Biden cũng muốn chính quyền Palestine sẽ đảm nhiệm việc quản trị vùng Gaza sau khi quân Israel tiêu diệt lực lượng Hamas. Nhưng đó chỉ là một ảo tưởng.

Nói chuyện tại Washington, với những người góp cho quỹ tranh cử của mình, ông Biden kể chuyện cuộc điện đàm với thủ tướng Netanyahu: “Tôi nghĩ ông ấy phải thay đổi.” Và ông Biden giải thích rằng trong chính phủ Netanyahu có những người cực hữu quá khích, họ không chấp nhận giải pháp “Hai Quốc Gia.” Ông nói thẳng tên một người, Itamar Ben-Gvir, bộ trưởng An Ninh. Nói như vậy không khác gì bảo Israel phải thay đổi chính phủ! Chưa thấy một tổng thống Mỹ nào can thiệp vào nội bộ Israel như vậy!

Ý kiến “Hai Quốc Gia,” Israel và Palestine sống bên nhau, đã được nêu lên trong Thoả ước Oslo trước đây ba chục năm, chính phủ Israel và Mặt trận Giải phóng Palestine ký kết, do Mỹ thúc đẩy. Nhờ hỏa ước đó, Chính quyền Quốc gia Palestine (PNA) ra đời. Các nước Á Rập từng làm chủ các vùng đất này đã đồng ý cho PNA quản trị vùng Bờ Tây sông Jordan và giải Gaza – nằm hai bên lãnh thổ Israel – cho tới bây giờ. Chính quyền Palestine PNA vẫn do đảng Fatah kiểm soát, nhưng họ đã bị đảng Hamas đánh bại trong cuộc bỏ phiếu ở Gaza từ năm 2007.

Nói với các nhà ủng hộ tài chánh, ông Biden cảnh cáo hành động ném bom liên tục trong giải Gaza khiến dư luận thế giới ủng hộ Israel đang giảm dần, sau khi quân Hamas đột kích giết 1,200 người Israel và bắt cóc hơn 200 người vào ngày 7 tháng Mười. Theo bộ Y tế Gaza, bom đạn Israel đã giết hơn 18,000 thường dân, trong khi binh sĩ Israel thiệt mạng dưới 100 người. Chính phủ Mỹ bị nhiều nước phản đối khi phủ quyết một quyết nghị của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc yêu cầu ngưng bắn. Để gỡ lại thể diện, ông Biden đã yêu cầu ông Netanyahu giảm cường độ các cuộc dội bom và hết sức tránh không giết oan thường dân.

Xung khắc quan trọng nhất giữa Benjamin Netanyahu và Joe Biden là tương lai giải Gaza, sau khi cuộc chiến chấm dứt. Chính phủ Mỹ không chấp nhận quân đội Israel sẽ chiếm đóng giải Gaza và muốn Chính quyền Palestine (PNA) sẽ đảm nhiệm việc cai trị. Thủ tướng Israel công khai bác bỏ: “Tôi không muốn lập lại sai lầm của thỏa ước Oslo!” Ông nói rõ: “Giải Gaza sẽ không thuộc quyền Hamas, cũng không thuộc đảng Fatah!”

Khi công khai lên tiếng yêu cầu thủ tướng Israel thay đổi, ông Joe Biden đã bỏ qua một thực tế là quyền lực của ông Benjamin Netanyahu không còn như năm ngoái nữa.

Quyền chỉ huy quân sự hiện nằm trong tay năm vị tướng lãnh, trong đó quan trọng nhất là Benny Gantz và Gadi Eisenkot, hai lãnh tụ đảng đối lập, được mời tham gia chính phủ sau ngày 7 tháng Mười để tỏ tình đoàn kết quốc gia. Những vị tướng này quyết định khi nào bắt đầu tấn công, họ chọn từng bước chiến lược, đánh bom hay dùng bộ binh, ở nơi nào, trong bao lâu. Họ quyết định thời gian ngưng bắn để chuộc một số con tin. Bộ trưởng quốc phòng Yoav Gallant cùng đảng với Netanyahu nhưng xung khắc. Tháng Ba vừa qua ông thủ tướng đã tính cách chức Gallant, bị phản đối nên phải bỏ.

Ông Netanyahu cũng bất lực không điều khiển được các bộ trưởng trong chính phủ liên hiệp của mình. Bà bộ trưởng Bộ Tình báo, dù không có quyền nào đối với các cơ quan tình báo, đã tuyên bố phải trục xuất tất cả dân chúng Giải Gaza (hơn hai triệu) sang sống bên Egypt (Ai Cập). Các chính phủ Mỹ và Egypt cực lực phản đối. Một bộ trưởng khác, phụ trách về di sản văn hóa quốc gia, đã lên tiếng đề nghị dùng bom nguyên tử đánh quân Hamas. Cả hai lần, ông thủ tướng phải cải chính rằng đó chỉ là những ý kiến cá nhân. Trên nguyên tắc, nước Israel không bao giờ công nhận họ đã có bom nguyên tử.

Vì cần đủ số phiếu trong quốc hội, ông Netanyahu phải liên hiệp với một số đảng cực hữu, một số do các giáo sĩ bảo thủ cầm đầu. Họ muốn nước Israel phải rộng lớn, tương xứng với lãnh thổ của tổ tiên người Do Thái đã được Thượng Đế ban cho, theo kinh Cựu Ước. Chính họ khuyến khích người gốc Do Thái lập những trại định cư mới trong vùng Tây Ngạn, có khi tấn công, chiếm đất của người Á Rập. Giống như giải Gaza, đây là vùng đất bị quân Israel chiếm cứ từ năm 1967, sau khi đánh bại quân các nước Á Rập. Theo luật pháp quốc tế, quân thắng trận không được phép di dân nước mình tới vùng đất bị chiếm đóng.

Các đảng mang màu sắc tôn giáo trong chính phủ Netanyahu được nắm bộ tài chánh và ngân sách, họ tặng rất nhiều tiền cho các “trường đạo” chỉ chú ý đến việc dạy giáo lý. Họ cấp tiền cho những người đi chiếm đất lập trại định cư. Bộ trưởng An ninh Ben-Gvir, thuộc một đảng cực hữu, cấp giấy phép mang súng dễ dàng cho những người này. Các đảng cực hữu sẽ không bao giờ chấp nhận có một quốc gia Palestine!

Uy tín của ông Netanyahu đã xuống rất thấp, vì bị coi là chịu trách nhiệm không ngăn chặn được cuộc tàn sát ngày 7 tháng 10. Ba phần tư dân chúng muốn ông từ chức ngay, hoặc sau khi chiến tranh chấm dứt. Ông cố trốn trách nhiệm, lên tiếng đổ lỗi cho quân đội và tình báo Israel thất bại không biết trước cuộc khủng bố của quân Hamas. Không một người lãnh đạo nào lại chỉ trích quân đội nước mình khi đang lâm chiến! Netanyahu đã xin lỗi nhưng quá muộn.

Tổng thống Mỹ đã công khai kêu gọi chính phủ Israel phải thay đổi đường lối; nhưng ông Biden cũng biết rằng Thủ tướng Netanyahu không đủ quyền quyết định.

Đối với Chính quyền Quốc gia Palestine (PNA), ông Biden còn nêu một đề nghị thiếu thực tế hơn nữa. Người cầm đầu PNA hiện nay là ông Mahmoud Abbas, 88 tuổi, chỉ cai trị một trong 2 triệu người Palestine ở Tây Ngạn, số còn lại do quân Israel kiểm soát. Đảng Fatah của Abbas đã thua phiếu đảng Hamas tại Gaza năm 2007. Sau đó, ông vẫn trả lương cho các công chức và cảnh sát cũ sống ở Gaza mặc dù Hamas đã sa thải. Ông Abbas bị dân Palestine trong cả hai vùng bất tín nhiệm, vì cầm đầu một guồng máy công chức bị mang tiếng là tham nhũng và bất lực. Chính quyền PNA không có quân đội; chỉ có một lực lượng cảnh sát 30,000, lương không đủ sống nên nhiều người tự ý nghỉ không đi làm. Có 160,000 người Palestine ở Tây Ngạn làm việc trong nước Israel hay các làng định cư của người Do Thái, mang lại nguồn lợi $370 triệu đô la mỗi tháng, theo báo Economist. Sau ngày 7 tháng 10, những người này bị cho nghỉ hết.

Theo thỏa ước Oslo, sở quan thuế của PNA do Israel phụ trách, họ đánh thuế trên hàng nhập cảng rồi chuyển giao. Khi chiến tranh ở giải Gaza bắt đầu, bộ tài chánh Israel ngưng chuyển tiền, ngân sách PNA bị khiếm hụt 80%. Viện trợ của các nước Á Rập thường góp 30% vào ngân sách PNA, hiện xuống chỉ còn dưới 1%. Chính quyền Abbas đang xin vương quốc Qatar cấp cho $900 triệu đô la để sống trong 6 tháng. Nhưng Qatar và các nước Á Rập dầu lửa giàu có còn do dự. Họ lo sẽ tạo ra một tiền lệ giúp Israel viện cớ để từ nay không đóng góp tiền nuôi chính quyền PNA nữa!

Tổng thống Joe Biden đưa ra một đề nghị không tưởng, trao cả giải Gaza với vùng Tây Ngạn – phân cách vì nước Israel nằm chắn giữa – cho PNA cai quản. Trước hết, vì đa số dân Palestine không ưng thuận, mà ông Abbas cũng không dám nhận. Trong mười năm vừa qua, nhiều lần chính phủ Egypt, được chính quyền Hamas đồng ý, đã đề nghị Abbas cử một vài bộ trưởng qua làm việc ở Gaza, Abbas vẫn lắc đầu. Ông cũng từ chối không gửi lính đến gác biên giới giữa Gaza và Egypt.

Mười năm trước, cũng như sau này, Mahmoud Abbas biết gánh thêm hơn 2 triệu dân ở Gaza không lợi lộc gì cả. Đó là một vùng đất nghèo, kinh tế khó phát triển vì bị Israel phong tỏa bốn mặt. Chưa kể, sau cuộc chiến này, dân Gaza sẽ căm thù quân đội Israel hơn và sẽ không ngừng tổ chức khủng bố hoặc nổi dậy.

Chắc chắn ông Joe Biden biết rõ cả nội tình Israel rối ren, cũng như khả năng của Chính quyền Palestine yếu kém. Tại sao ông vẫn lên tiếng yêu cầu ông Netanyahu phải thi hành các giải pháp của Mỹ? Tại sao ông vẫn đề nghị chính quyền Abbas đứng ra cai trị cả hai vùng Tây Ngạn và Gaza?

Có lẽ vì ông không biết cách nào khác để nói. Tình trạng vùng đất này quá rắc rối, phức tạp, với quá nhiều quyền lợi chồng chéo, kình chống nhau. Người đứng ngoài chỉ có thể nêu lên những giải pháp lâu dài, như công nhận cả hai quốc gia Israel và Palestine. Nhưng muốn thực hiện điều này, chắc phải qua mấy đời tổng thống Mỹ nữa.

Ngô Nhân Dụng

Nguồn: https://www.voatiengviet.com/a/joe-biden-truoc-thuc-te-va-ao-tuong-giua-xung-dot-hamas—israel/7399925.html

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Chiến tranh Israel - Hamas: Joe Biden trước thực tế và ảo tưởng giữa xung đột Hamas - Israel (Ngô Nhân Dụng)

Post by Sponsored content



Sponsored content


Back to top Go down

Page 2 of 2 Previous  1, 2

View previous topic View next topic Back to top

- Similar topics

Permissions in this forum:
You can reply to topics in this forum