Pháp tăng tốc sản xuất vũ khí để viện trợ cho Ukraina như thế nào ?
Page 1 of 1 • Share
Pháp tăng tốc sản xuất vũ khí để viện trợ cho Ukraina như thế nào ?
Pháp tăng tốc sản xuất vũ khí để viện trợ cho Ukraina như thế nào ? (Thu Hằng)
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron (G) kiểm tra hệ thống pháo Caesar
trong chuyến thăm căn cứ hải quân Cherbourg, Pháp, ngày 19/01/2024. via REUTERS – POOL
Pháp « tiếp tục hỗ trợ Ukraina », « không để cho Nga chiến thắng ». Cam kết này được tổng thống Emmanuel Macron tái khẳng định khi chúc mừng Năm mới các lực lượng vũ trang tại căn cứ hải quân Cherbourg ngày 19/01/2024. Ông Macron khẳng định : « Một nền kinh tế chiến tranh không còn là khẩu hiệu, mà phải tăng khả năng sản xuất nhanh hơn và mạnh hơn ». Mục đích là tăng số vũ khí viện trợ cho Ukraina và nhất là rút ngắn thời gian chuyển giao.
Tổng thống Pháp khẳng định đích thân ông sẽ thông báo giao vũ khí trong chuyến công du Kiev dự kiến vào tháng 2. Cụ thể, Pháp sẽ giao 6 khẩu pháo Caesar, 40 tên lửa SCALP, khoảng 50 tên lửa không đối địa, vài trăm quả bom, tăng số lượng đạn pháo sẽ giao. Thực ra, tên lửa SCALP được dự kiến thay thế bằng chương trình tên lửa FMAN/FMC ngay cuối thập niên này.
Tăng tốc viện trợ vũ khí cho Ukraina
Để đáp ứng nhịp độ giao vũ khí mới, Pháp triển khai « nền kinh tế chiến tranh », các nhà máy sẽ phải tăng tốc và nâng cao năng suất. Trả lời RFI sáng 22/01, dân biểu đảng Renaissance (Phục Hưng) Thomas Gassillou, chủ tịch Ủy ban Quốc phòng và Các lực lượng Vũ trang của Hạ Viện, giải thích: « Nền kinh tế chiến tranh đã được triển khai và tiếp tục phát triển. Ví dụ về sản xuất pháo Caesar, chúng ta đã giảm bớt 2 lần thời gian sản xuất và hiện giờ chúng ta có khả năng hỗ trợ Ukraina nhiều hơn so với năm ngoái ».
Trước đó, bộ trưởng Quân Lực Pháp Sébastien Lecornu cho biết tập đoàn Nexter đã giảm một nửa thời gian sản xuất pháo, có thể sản xuất 6 khẩu mỗi tháng. Theo dự kiến, sẽ có 72 khẩu pháo Caesar được sản xuất trong năm 2024, chủ yếu được giao cho Ukraina. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là cung cấp đủ đạn và đặt cơ sở của Nexter gần Kiev để bảo trì pháo, thậm chí là sản xuất đạn tại Ukraina.
Ngay trong năm 2024, Pháp sẽ giao khoảng 3.000 đạn pháo mỗi tháng, thay vì 2.000 như năm 2023 và 1.000 trong thời gian đầu khi Nga phát động cuộc chiến ở Ukraina. Theo nhật báo kinh tế Les Echos, con số này còn khiêm tốn so với nhu cầu trên chiến trường, nhưng cả thế giới đang bị thiếu thuốc pháo. Chính phủ Pháp vừa cho khởi động lại nhà máy sản xuất thuốc pháo Eurenco ở Bergerac, dự kiến đi vào hoạt động trong năm 2025.
Hiện giờ, về tương quan lực lượng trên chiến trường, Ukraina bị yếu thế so với Nga. Quân đội Ukraina chỉ « bắn từ 5.000 đến 8.000 đạn pháo 155 ly mỗi ngày », bằng một nửa so với « 10.000 đến 15.000 quả » từ phía Nga. Trong báo cáo được công bố ngày 17/01 sau chuyến công du Ba Lan và Ukraina tháng 12/2023, Ủy Ban đối Ngoại và Quốc Phòng Thượng Viện Pháp còn cảnh báo về « ưu thế của Nga về quân số, từ tháng 05-12/2023, số lính Nga trên mặt trận có lẽ đã tăng 20%, số xe tăng và pháo có lẽ tăng đến 60% ».
Ngành công nghiệp quốc phòng tăng tốc
Báo cáo nhận thấy « hỗ trợ của châu Âu bị hụt hơi và tình hình ngày càng phức tạp hơn », Liên Hiệp châu Âu (EU) không giữ được lời hứa cung cấp 1 triệu đạn pháo cho Ukraina. Nhưng thực tế đằng sau là ngành công nghiệp châu Âu trì trệ, trong đó có Pháp. Khi tuyên bố không để cho Nga chiến thắng tại Ukraina, tổng thống Macron còn trực tiếp hướng đến ngành công nghiệp quốc phòng Pháp.
Dân biểu Thomas Gassillou giải thích: «Nền công nghiệp quốc phòng của Pháp trong vòng 20-30 năm chỉ quen với tình trạng khá thoải mái. Ý tôi muốn nói nhà nước là khách hàng, nhà nước là nhà đầu tư. Nhà nước đồng hành với các doanh nghiệp này ở nước ngoài. Hiện giờ, những doanh nghiệp quốc phòng này nên có đầu óc phiêu lưu, tái cấu trúc để sản xuất nhiều hơn, để tăng tốc nỗ lực về sáng tạo. Tình hình ở Ukraina đã cho thấy tính ưu việt của công nghệ mới, trong đó có drone, trí thông minh nhân tạo… Cho nên, đây lại là một dấu hiệu thức tỉnh để cho nền kinh tế chiến tranh làm tốt hơn, nhiều hơn và tiếp tục sáng tạo ».
Cuộc chiến tại Ukraina sắp bước sang năm thứ ba và chưa có triển vọng chấm dứt. Các nước đồng minh đang hỗ trợ Ukraina chuyển từ vũ khí thời Liên Xô sang vũ khí tương thích với NATO. Đây là lý do giải thích cho sự thành lập các nhóm « năng lực » theo loại vũ khí. Pháp đồng điều hành « liên minh pháo binh » với Hoa Kỳ và tham gia « liên minh phòng không » do Đức điều phối.
Thu Hà
Nguồn: https://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A2n-t%C3%ADch/20240122-ph%C3%A1p-t%C4%83ng-t%E1%BB%91c-s%E1%BA%A3n-xu%
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron (G) kiểm tra hệ thống pháo Caesar
trong chuyến thăm căn cứ hải quân Cherbourg, Pháp, ngày 19/01/2024. via REUTERS – POOL
Pháp « tiếp tục hỗ trợ Ukraina », « không để cho Nga chiến thắng ». Cam kết này được tổng thống Emmanuel Macron tái khẳng định khi chúc mừng Năm mới các lực lượng vũ trang tại căn cứ hải quân Cherbourg ngày 19/01/2024. Ông Macron khẳng định : « Một nền kinh tế chiến tranh không còn là khẩu hiệu, mà phải tăng khả năng sản xuất nhanh hơn và mạnh hơn ». Mục đích là tăng số vũ khí viện trợ cho Ukraina và nhất là rút ngắn thời gian chuyển giao.
Tổng thống Pháp khẳng định đích thân ông sẽ thông báo giao vũ khí trong chuyến công du Kiev dự kiến vào tháng 2. Cụ thể, Pháp sẽ giao 6 khẩu pháo Caesar, 40 tên lửa SCALP, khoảng 50 tên lửa không đối địa, vài trăm quả bom, tăng số lượng đạn pháo sẽ giao. Thực ra, tên lửa SCALP được dự kiến thay thế bằng chương trình tên lửa FMAN/FMC ngay cuối thập niên này.
Tăng tốc viện trợ vũ khí cho Ukraina
Để đáp ứng nhịp độ giao vũ khí mới, Pháp triển khai « nền kinh tế chiến tranh », các nhà máy sẽ phải tăng tốc và nâng cao năng suất. Trả lời RFI sáng 22/01, dân biểu đảng Renaissance (Phục Hưng) Thomas Gassillou, chủ tịch Ủy ban Quốc phòng và Các lực lượng Vũ trang của Hạ Viện, giải thích: « Nền kinh tế chiến tranh đã được triển khai và tiếp tục phát triển. Ví dụ về sản xuất pháo Caesar, chúng ta đã giảm bớt 2 lần thời gian sản xuất và hiện giờ chúng ta có khả năng hỗ trợ Ukraina nhiều hơn so với năm ngoái ».
Trước đó, bộ trưởng Quân Lực Pháp Sébastien Lecornu cho biết tập đoàn Nexter đã giảm một nửa thời gian sản xuất pháo, có thể sản xuất 6 khẩu mỗi tháng. Theo dự kiến, sẽ có 72 khẩu pháo Caesar được sản xuất trong năm 2024, chủ yếu được giao cho Ukraina. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là cung cấp đủ đạn và đặt cơ sở của Nexter gần Kiev để bảo trì pháo, thậm chí là sản xuất đạn tại Ukraina.
Ngay trong năm 2024, Pháp sẽ giao khoảng 3.000 đạn pháo mỗi tháng, thay vì 2.000 như năm 2023 và 1.000 trong thời gian đầu khi Nga phát động cuộc chiến ở Ukraina. Theo nhật báo kinh tế Les Echos, con số này còn khiêm tốn so với nhu cầu trên chiến trường, nhưng cả thế giới đang bị thiếu thuốc pháo. Chính phủ Pháp vừa cho khởi động lại nhà máy sản xuất thuốc pháo Eurenco ở Bergerac, dự kiến đi vào hoạt động trong năm 2025.
Hiện giờ, về tương quan lực lượng trên chiến trường, Ukraina bị yếu thế so với Nga. Quân đội Ukraina chỉ « bắn từ 5.000 đến 8.000 đạn pháo 155 ly mỗi ngày », bằng một nửa so với « 10.000 đến 15.000 quả » từ phía Nga. Trong báo cáo được công bố ngày 17/01 sau chuyến công du Ba Lan và Ukraina tháng 12/2023, Ủy Ban đối Ngoại và Quốc Phòng Thượng Viện Pháp còn cảnh báo về « ưu thế của Nga về quân số, từ tháng 05-12/2023, số lính Nga trên mặt trận có lẽ đã tăng 20%, số xe tăng và pháo có lẽ tăng đến 60% ».
Ngành công nghiệp quốc phòng tăng tốc
Báo cáo nhận thấy « hỗ trợ của châu Âu bị hụt hơi và tình hình ngày càng phức tạp hơn », Liên Hiệp châu Âu (EU) không giữ được lời hứa cung cấp 1 triệu đạn pháo cho Ukraina. Nhưng thực tế đằng sau là ngành công nghiệp châu Âu trì trệ, trong đó có Pháp. Khi tuyên bố không để cho Nga chiến thắng tại Ukraina, tổng thống Macron còn trực tiếp hướng đến ngành công nghiệp quốc phòng Pháp.
Dân biểu Thomas Gassillou giải thích: «Nền công nghiệp quốc phòng của Pháp trong vòng 20-30 năm chỉ quen với tình trạng khá thoải mái. Ý tôi muốn nói nhà nước là khách hàng, nhà nước là nhà đầu tư. Nhà nước đồng hành với các doanh nghiệp này ở nước ngoài. Hiện giờ, những doanh nghiệp quốc phòng này nên có đầu óc phiêu lưu, tái cấu trúc để sản xuất nhiều hơn, để tăng tốc nỗ lực về sáng tạo. Tình hình ở Ukraina đã cho thấy tính ưu việt của công nghệ mới, trong đó có drone, trí thông minh nhân tạo… Cho nên, đây lại là một dấu hiệu thức tỉnh để cho nền kinh tế chiến tranh làm tốt hơn, nhiều hơn và tiếp tục sáng tạo ».
Cuộc chiến tại Ukraina sắp bước sang năm thứ ba và chưa có triển vọng chấm dứt. Các nước đồng minh đang hỗ trợ Ukraina chuyển từ vũ khí thời Liên Xô sang vũ khí tương thích với NATO. Đây là lý do giải thích cho sự thành lập các nhóm « năng lực » theo loại vũ khí. Pháp đồng điều hành « liên minh pháo binh » với Hoa Kỳ và tham gia « liên minh phòng không » do Đức điều phối.
Thu Hà
Nguồn: https://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A2n-t%C3%ADch/20240122-ph%C3%A1p-t%C4%83ng-t%E1%BB%91c-s%E1%BA%A3n-xu%
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Similar topics
» Ủy ban Hạ viện: Giáo chủ ép bộ Tư Pháp lật ngược kết quả bầu cử
» Những bộ phim về đề tài pháp luật xuất sắc của Hàn
» Xuất tinh sớm: dấu hiệu cũng như biện pháp điều trị
» Viện bảo tàng sáp Texas dẹp tượng Trump vì bị du khách hành hạ...
» Tai nạn ở Tu Viện Tây Thiên của thầy Pháp Hoà
» Những bộ phim về đề tài pháp luật xuất sắc của Hàn
» Xuất tinh sớm: dấu hiệu cũng như biện pháp điều trị
» Viện bảo tàng sáp Texas dẹp tượng Trump vì bị du khách hành hạ...
» Tai nạn ở Tu Viện Tây Thiên của thầy Pháp Hoà
Page 1 of 1
Permissions in this forum:
You can reply to topics in this forum
|
|