Our forum runs best with JavaScript enabled !

Sách II

Page 5 of 6 Previous  1, 2, 3, 4, 5, 6  Next

View previous topic View next topic Go down

Sách II - Page 5 Empty Re: Sách II

Post by LDN Sun Oct 15, 2023 8:32 am

PHAN BA

Buồng khử - JEFFERY DEAVER

“Rhyme không còn công tác nhiều trong ngành nữa, hiển nhiên, nhưng hồi còn trong biên chế anh thường xuyên đảm nhiệm những hiện trường vụ án “nóng” – những vụ mà ở đó hung thủ có thể vẫn còn lảng vảng, vì muốn biết lũ cớm nào phụ trách vụ án và bọn họ đang tìm manh mối nào, hoặc đôi khi còn có ý định giết những cảnh sát đó ngay lúc ấy. Nhiều bản năng đã được anh tôi luyện suốt ngần ấy năm khám xét các hiện trường như thế vẫn còn hiện hữu. Và quy tắc thứ nhất là đừng để bất kỳ kẻ nào nhận ra ta biết tỏng chúng.”

Có những quy tắc của nhân vật Lincoln Rhyme mà tôi cảm thấy rất tâm đắc, mỗi lần đọc xong thì cứ hay ghi lại trong sổ tay để nhớ, kiểu như là một vài kinh nghiệm nho nhỏ rút ra được trong quá trình đọc truyện dù chưa biết là có áp dụng được gì hay không.

Khi mà bản thân đã quá quen với cách viết của Jeffery Deaver thì việc đoán hung thủ khi đọc là không cần thiết, vì đoán mấy cũng bị sai nên ở quyển “Buồng khử” này, tôi đọc với tâm trạng thoải mái, không cần phải dừng lại và suy nghĩ về việc ai là kẻ gây án nữa. Kiểu gì thì Deaver cũng xoay bạn đi lòng vòng một hồi rồi cho ra mấy kiểu tình tiết bất ngờ, gây sốc nào đó, đúng kiểu bạn có thể thốt lên: Cái quái gì đang xảy ra vậy. Thật may mắn là phần mở đầu của quyển này không bị dài dòng, không bị gây ra cảm gián chán bởi các mẫu hội thoại như “chiêu” mà tác giả đã dùng trong “Nụ hôn lạnh lẽo”. Tôi thích văn phong của Deaver trong quyển này, cảm giác mọi thứ đều được miêu tả một cách mượt mà và có nhiều vế so sánh khá sáng tạo. Và đặc biệt là ở quyển này, tôi phát hiện tác giả cũng có chêm vào mấy cái triết lý của bản thân thông qua suy nghĩ và lời nói của nhân vật trong câu chuyện.

Đúng là cốt truyện sẽ được nâng tầm khi có các yếu tố chính trị, văn hóa, dân tộc được pha trộn trong một vụ án vốn dĩ có tính khủng bố và mạt sát sự tự tôn của một đất nước. Ở “Buồng khử”, vấn đề được đặt ra chính là liệu hành vi giết một kẻ bị dân chúng ghét có cần phải chịu tội hay không? Người ta không biệt được lẽ đúng sai vì cho rằng nạn nhân đáng chết. Nhưng sự phản đề còn lớn hơn nữa khi kẻ ra tay giết luôn cả hai người vô tội xung quanh. Như vậy, sự ra tay tàn bạo ấy khi bàn dưới khía cạnh đạo đức và pháp luật sẽ không được ủng hộ hoàn toàn bởi lẽ giết người vô can đã là một tội ác – điều này là chưa bàn đến việc bạn có thể ra tay thay cho pháp luật để trừng trị kẻ có tội hay không? Ở đây, Jeffery Deaver nâng tầm phức tạp của vấn đề lên và để cho nhân vật chính Rhyme điều tra trong âm thầm để tránh đánh rắn động cỏ. Và một trong những yếu tố để tăng level khó cho vụ án chính là việc Lincoln Rhyme phải tìm ra sự thật về cơ quan bí ẩn NIOS.

Đi vào phân tích chi tiết một chút, các nhân vật trong “Buồng khử” vẫn được miêu tả tâm lý kỹ lưỡng, thể hiện được thái độ sống và nhân cách của mỗi cá nhân. Những dấu ấn của nhân vật chính và cả nhân vật phụ hiện ra đều rõ rệt và chất liệu cuộc sống đều được chêm vào một cách tinh tế. Cả Amelia Sachs và Lincoln Rhyme đều có những khuyết điểm nhất định trong tính tình và nếu họ không ghép cặp phá án với nhau thì chắc cũng chả ai chịu nổi cái tính đôi lúc kỳ cục và gàn dở của mỗi người họ cả. Về nhân vật phản diện trong câu chuyện này, tính cách cũng được xây dựng khá thú vị – là một kẻ thích nấu ăn. Tôi thích cách xây dựng này vì thực chất hung thủ cũng chỉ là một người bình thường, có những sở trường và sở thích riêng biệt nào đó trong cuộc sống, chỉ là tâm lý lệch lạc hoặc có động cơ kỳ lạ nào đó mà thôi. Tôi từng nhớ khi đọc series Bản thông báo tử vong của Chu Hạo Huy, Eumenides trong truyện này cũng được xây dựng khá đời thường, là kẻ có thú vui tao nhã với nhạc giao hưởng và tận hưởng bữa tối ở một góc để nghe giai điệu du dương. Nhân vật ác trong “Buồng khử” cũng mang đến cảm giác ấy, hiện ra sinh động và chân thật.

Một sự thú vị khác chính là việc Deaver giới thiệu trang web và các công thức nấu ăn được xem như biến thể của những món ăn kinh điển. Thiệt tình, sự hài hước hiện diện trong quyển này có thừa. Khi đọc “Buồng khử”, có mấy đoạn đã vô cùng dí dỏm, vậy mà đến vụ “quảng cáo trá hình” trang web này thiệt khiến tôi không nhịn được cười. Không nghĩ là đọc truyện trinh thám cũng có lúc gây hài như vậy nhưng khuyên là khỏi cần xem trang web đó vì nếu xem cũng chỉ thêm ám ảnh các cách thức giết người của hung thủ trong câu chuyện mà thôi.

Điểm chưa hoàn hảo ở cuốn này chính là cái kết, hơi bị phi logic. Hoặc có thể là tôi kỳ vọng một cái kết bình thường và hợp lý như chính cái cách Deaver xây dựng tính cách nhân vật hơn. Chả hiểu sao tác giả lại cho mọi chuyện kết thúc cứ như một sự ép buộc không căn cứ trong khi trước đó mọi thứ được diễn đạt và quá trình phá án diễn ra gần như hoàn hảo. Thôi thì sẽ lấy cái hay của trước đó để châm chước cho cái kết chưa mang đến sự hài lòng này.

Nhìn nhận tổng quát lại thì tôi thích tác phẩm này của Deaver. Những giá trị mà “Buồng khử” gợi mở ra nền tảng chính trị của một đất nước khiến bạn đọc phải suy ngẫm nhiều sau khi đọc xong. Những âm mưu được hỗ trợ bởi các tổ chức bí ẩn, những “chiến lược” nhằm tuồng hàng và treo giá cho các vũ khí đặc biệt được phơi bày và người ta hiểu rõ sự thật đằng sau bức màn tươi đẹp luôn đen tối đến khó ngờ. Danh vọng và địa vị sẽ khiến ta người ta mờ mắt và tiền có thể che mờ đi nhiều thứ. Công lý trước giờ cũng chỉ khập khiễng như cái cách người ta cố tình uốn nắn và ép uổng nó mà thôi. Như chính cái cách tác giả lý giải sự thật của vụ án, mọi thứ đều bất ngờ và xảy ra ngoài sức tưởng tượng của mỗi chúng ta.

(Trần Nguyễn Phước Thông, FB Trần Thông, 07-03-2020)

Trần Thông

~

Có nhiều truyện trinh thám của Jeffery Deaver đã được đưa lên mạng nhưng quyển “Buồng khử” thì chưa thấy được đăng. Biển khá hứng thú với bìa sách cũng như tựa đề nên quyết định tìm đọc. Bìa sách + tựa đề khiến Biển liên tưởng đến việc giết người bằng buồng phun hóa chất hoặc phát phóng xạ, nhưng sự thật hoàn toàn khác biệt.

Nhóm của Lincoln Rhyme và Amelia Sachs được thuê hợp tác với cô công tố viên Nancyann Olivia Laurel để điều tra về vụ ám sát Roberto Moreno – một người Mỹ tham gia các hoạt động xã hội phi khủng bố nhưng chống lại nước Mỹ. Cuộc điều tra khác thường ở chỗ hiện trường cách Washington cả ngàn cây số, mọi thứ xoay quanh vụ án đều mơ hồ, không có nhân chứng vật chứng, đã vậy còn dính líu đến các cấp cao trong chính phủ Mỹ. Với tình trạng sức khỏe bất tiện, Lincoln Rhyme vẫn cùng cậu hộ lý Thom Reston bay đến Bahamas để xem xét hiện trường vụ án – nơi mà họ gọi là “buồng khử” – và tìm viên đạn bắn tỉa đã giết nạn nhân từ một khoảng cách không tưởng. Amelia Sachs truy tìm dấu vết nạn nhân tại Mahattan, phát hiện thêm những vụ án mạng kinh hoàng khác. Quá trình làm việc của họ liên tục bị ngăn cản và gây khó dễ bởi những kẻ giấu mặt quyền lực và nguy hiểm. Mọi chuyện tưởng như đạt đến đỉnh điểm khi cả Lincoln và chiếc xe lăn của anh bị rơi xuống biển…

Tuy đã phần nào quen với văn phong và cách xoay chuyển tình thế chớp nhoáng, đầy bất ngờ của bác JD nhưng quyển “Buồng khử” có thể nói là đặc biệt hay. Đọc truyện của bác JD, độc giả phải chuẩn bị tinh thần để đoán (sai) về hung thủ, thậm chí có khi hung thủ còn trở thành anh hùng. Nội dung, cốt truyện, văn phong, cách dịch thuật của cuốn này đều hay hơn nhiều so với “Giai điệu tử thần”, đặc biệt các phép so sánh, những cách đặt câu được viết rất sáng tạo, khiến người đọc phải thầm tán thưởng. Ngay đầu sách mà bác JD đã viết một câu đánh trúng tâm lý nhiều người như sau: “Cơ thể của tất cả chúng ta, bất kể là ai, đều ít nhiều phụ lòng ta… Kể cả những ai hiện đang khỏe mạnh và ít nhiều mãn nguyện cũng thấy phiền lòng trước những bất trắc”.

Các kỹ năng viết của bác JD thật sự tỏa sáng trong cuốn sách này. Ngay lúc độc giả đang căng thẳng theo dõi truyện thì tác giả không quên đưa vào một câu hài hước: “Tôi không cần biết ông ấy có đang giải phẫu hay không. Lát ông ấy quay lại thì cái xác vẫn nằm chết y vậy thôi”.
>> Lẽ ra đọc câu này thì Biển phải cảm thấy xót xa cho nạn nhân, hoặc ít nhất cũng nảy sinh ác cảm với sự vô cảm của người nói, nhưng Biển chả có cảm giác nào trong hai cảm giác vừa nêu, mà chỉ thấy rất hài hước!
Hoặc tác giả miêu tả rất ngắn gọn và chính xác về nghề cảnh sát như sau: “Lương thấp, nguy hiểm, trên đầu là chính trị, hỗn loạn nổ ra ở mọi góc phố”.

Càng đọc nhiều sách của Jeffery Deaver, Biển càng nhận thấy tác giả này luôn chú tâm xây dựng nhân vật sao cho thật “đời thường”, tuy ngoại hình vẫn có nét hấp dẫn riêng và có phần vượt trội so với người khác, nhân vật của bác JD vẫn có những tính cách cổ quái, các phản ứng tâm lý không hoàn hảo lắm, chính điều này khiến câu truyện dễ đọc và dễ đi vào lòng người. Trong quyển “Buồng khử”, cô cảnh sát mỹ nhân Amelia Sachs khổ sở vì chứng viêm khớp gây ảnh hưởng đến công tác điều tra, thêm vào tật xấu là hay cào da đầu đến chảy máu. Rất may là cô cùng với Lincoln Rhyme – được gọi là “Nga hoàng về chứng cứ” – tạo thành một cặp đôi làm việc vô cùng ăn ý, chứ nếu làm việc cùng người khác thì chưa chắc Amelia đã phát huy được sở trường của mình.

Tên sát thủ trong câu chuyện này có một thú vui tao nhã được luyện tập đến mức thuần thục: nấu ăn. Tuy vậy, chi tiết khiến Biển rất phản cảm và bất mãn là hắn toàn dùng dao làm bếp cao cấp của Nhật để giết người, thật là một sự sỉ nhục cho đầu bếp và cho dòng dao bếp cao cấp! Truyện này đặc biệt đề cập nhiều đến các công thức nấu ăn chỉ-đọc-thôi-cũng-thấy-thèm, đến các dụng cụ trong bếp như dao Kai Shun Premier, máy trộn Kitchen Aid, đá mài dao Arkansas (một loại đá cao cấp dùng mài dao nhà bếp, trông bình thường chẳng khác gì khối đá mài dao bán 7,000VND/viên, nhưng đá Arkansas lại được bán khoảng 400,000VND/viên tại VN). Truyện cũng có những chi tiết rất thú vị về ngành bếp như
“Để chùi sạch chảo, hắn chà chảo bằng muối và xử lý mặt chảo bằng dầu nóng, sắt đúc hoàn toàn không nên gặp xà phòng và nước, dĩ nhiên”.
Hoặc
“Người La Mã có một thành ngữ sáo rỗng – làm việc gì đó trong thời gian nấu măng tây nghĩa là làm nhanh việc đó”.

Cuối truyện có lời giới thiệu về các công thức nấu ăn đặc sắc được đề cập trong truyện, thậm chí có công thức do chính Jeffery Deaver soạn ra. Tuy vậy, cá nhân Biển thấy những món đó toàn dùng nguyên liệu cao cấp, chỉ thích hợp cho nhà giàu hoặc nhà hàng 5 sao, chứ dân mọt sách bình thường toàn dành tiền mua sách thì ngày ngày tháng tháng chỉ có làm bạn với mì gói các loại thôi.

Trong những quyển trinh thám khác, bác JD cũng nói không ít về khoa học đạn đạo nhưng trong quyển “Buồng khử”, Biển thấy bác ấy đặc biệt đưa vào rất nhiều kiến thức về lĩnh vực này, một phần cũng vì viên đạn gây ra cái chết của nạn nhân là một “viên đạn triệu đô” xét trên bối cảnh và các điều kiện “giúp” viên đạn được bắn ra. Ngoài những đoạn gồm nhiều thuật ngữ chuyên môn về khoa học đạn đạo, truyện cũng có những kiến thức cơ bản về môn bắn súng, chẳng hạn như
“Luôn giả định mọi vũ khí được nạp đạn và sẵn sàng khai hỏa, không bao giờ chĩa vũ khí vào bất cứ thứ gì ta chưa sẵn sàng ghim đạn vào, không bao giờ nổ súng nếu không thấy chính xác đằng sau mục tiêu là gì, không bao giờ đặt ngón tay lên cò nếu chưa chuẩn bị nổ súng”.

Sau khi đọc một số sách của tác giả Jeffery Deaver, Biển nhận ra ông là một nhà văn trinh thám ăn khách, một ca sĩ nhạc đồng quê viết lời bài hát khá hay, đọc xong cuốn này thì Biển biết thêm là bác ấy còn giỏi nấu ăn, quả thật là một người đa tài. Tuy tổng thể cuốn “Buồng khử” đều lôi cuốn nhưng phải sau khoảng 250 trang thì diễn biến mới hồi hộp hơn. Phần kết truyện hơi vô lý khi độc giả có cảm tưởng như Lincoln Rhyme cứ như thần thánh (không nói thêm chi tiết này vì sẽ spoil)!

Biển rất hài lòng với phần dịch thuật trong truyện, những từ ngữ khó nhằn về ngành pháp y và khoa học đạn đạo được dịch giả chuyển ngữ mượt mà dễ hiểu. (Có lẽ vì quá ít lỗi nên) Biển không nhớ là sách có lỗi chính tả hay lỗi đánh máy nào không. Chữ in to rõ, trình bày sạch đẹp, thiết kế bìa đơn giản và đủ gây tò mò, quyển trinh thám dày hơn 600 trang này thật sự khiến Biển ưng ý.

(Sea, 18-11-2018)

Camellia Phoenix

~

Nếu một ngày đẹp trời, có một kẻ công khai nói xấu đất nước bạn, và lại công khai chê bai mọi thứ, đồng thời ủ mưu khủng bố cái đất nước đã đối xử tốt với hắn. Và bạn được yêu cầu tiêu diệt, bạn có sẵn sàng ra tay?

Một nhân viên của NIOS đã được yêu cầu để làm điều này, với một nhân vật khét tiếng có tên là Roberto. Dĩ nhiên là Roberto chết chắc!

Thực ra tên hắn là Robert, một công dân Mỹ nhưng theo hắn thì cái tên ấy sặc mùi luật sư phố Wall, mùi chính trị gia Washington và mùi của lũ tướng tá nơi chiến trường luôn gieo trên đất khách những cái xác của dân bản địa như mớ hạt giống rẻ tiền.

Chính vì vậy, hắn chọn cái tên Roberto, nghe có mùi “Ý” hơn. Và chỉ một hành động nhỏ ấy thôi cũng đã chứng tỏ hắn ghét đất nước này như thế nào.

Không ngạc nhiên khi rõ ràng là các nhà chính trị gia và những người yêu nước Mỹ thực sự gai mắt với hắn.

Một sát thủ “thay trời hành đạo” đã bí mật tiêu diệt Roberto khi hắn đang vãn cảnh ở một khách sạn của Bahamas. Điều đáng nói, tay súng này có một “viên đạn triệu đô” xuyên ngực nạn nhân với khoảng cách hơn 1800m – điều không tưởng với một vũ khí hạng nặng. Và có 2 nạn nhân vô tội bị chết theo, một vị luật sư đáng kính và tay bảo vệ riêng cho gã.

Chính vì 2 người vô tội này bị chết oan ức, một chiến dịch điều tra chống lại NIOS đã được thiết lập ra bởi Sở Cảnh Sát New York. Bởi theo cô luật sư phụ trách vụ án, thì rõ ràng NIOS đã tiêu diệt một người “chưa chắc chắn có tội” và gây hại thêm cho 2 người hoàn toàn vô can.

Liệu NIOS có hành động đúng đắn? Hay chỉ đơn giản là gã cục trưởng đã lạm quyền & tiêu diệt người vô tội?

Hàng loạt những câu hỏi hóc búa cần đến câu trả lời xác đáng, và không ai khác có thể trả lời được ngoài đại úy Rhyme, người đã nghỉ hưu bất đắc dĩ nhưng vẫn bị gọi lên làm cố vấn điều tra. Vụ điều tra được tiến hành âm thầm, bởi rất có thể NIOS đã đánh hơi được và tìm mọi cách che giấu
Lincoln Rhyme trước nay vốn giải mã những vụ án khó, cần đến sự thông minh nhanh nhạy xuất thần của anh cộng với những chứng cứ thu thập được khiến thủ phạm “không thể chối cãi”.

Tuy nhiên lần này vụ án mà anh được yêu cầu bởi sở cảnh sát New York lại khá phức tạp. Hung thủ thực sự đã rõ ràng: chính là cơ quan bí ẩn NIOS.

Nhưng ai là người ra tay? Và làm thế nào để tìm ra chứng cứ chống lại hắn khi anh không thể trực tiếp khám nghiệm hiện trường? Làm thế nào để phá án khi chứng cứ không có & càng không thể nào thu thập được

Và sau tất cả, liệu rằng có gì khuất tất đằng sau những gì mà chính quyền cung cấp?

Bí ẩn làm nên nét hấp dẫn của các tác phẩm mang thương hiệu Jeffery Deaver. Trinh thám hiện đại kiểu Jeffery Deaver luôn cần tới chứng cứ & pháp y. Đôi khi chỉ cần ngửi mùi & khẳng định áo quần kẻ thủ ác có chứa một hoạt chất hóa học nào đó xa lạ, Lincoln Rhyme cũng đủ xuất thần để biết được gã là một đầu bếp nghiệp dư nhưng nấu ăn cực giỏi!

Chính bởi đầu óc thông minh của Rhyme đã khiến anh suy luận một cách tài tình và tìm ra hung thủ một cách “không thể tin nổi”. Nhưng lần này, cái kiểu thông minh ấy không có đất dụng võ!

Bởi vậy nên cô cảnh sát cộng sự Sachs mới có thêm nhiều đất diễn. Tuy nhiên mỗi lần cô điều tra ra manh mối gì, một kẻ bí ẩn lại truy sát & nhiều lần khiến cô suýt chết.

Hắn được cho là đồng đội của tay súng đã xử “Roberto” kia, nhưng điểm vô lý là 2 kẻ ấy…không biết mặt nhau!

Liệu có gì sai sai đằng sau những việc này? Lời giải bất ngờ của Jeffery Deaver sẽ làm tất cả phải té ngửa. Và chính nét bí ẩn đó, làm nên thương hiệu trinh thám hấp dẫn quen thuộc của ông.

Những giá trị đằng sau tác phẩm
Ngoài cái bí ẩn về vụ án khá đặc biệt về cách thức tiêu diệt nạn nhân thì Buồng khử đem lại cho độc giả nhiều giá trị hơn thế nữa

Nếu Chiến tranh tiền tệ đã miêu tả cách thức các gia tộc gia sản kếch sù khống chế thị trường tài chính như thế nào, thì Buồng khử miêu tả làm sao các công ty sản xuất vũ khí lại có thể tồn tại: Họ tạo ra các scandal về chính trị, họ tạo thêm các âm mưu khủng bố, khiến các nước lớn nhỏ lo sợ bất ổn đều sẽ ưu tiên chọn mua thêm súng.

Sự hai mặt của các chính trị gia Mỹ: Khi có một sự kiện chấn động, nếu các nhà đạo đức học lên tiếng, đằng sau đó ắt hẳn phải có cả một đội ngũ tiền hô hậu ủng. Và nếu bất lợi, gây căm phẫn cho quần chúng, họ sẽ dùng mọi thủ đoạn có thể để xoa dịu & ỉm đi cái vụ án, cho dù họ thừa biết họ đã làm sai đến mức nào.
Vấn đề ám ảnh các chiến binh của người Mỹ: Liệu việc mình làm có đúng? Rất nhiều tài năng làm việc cho các tổ chức an ninh ngầm luôn đối mặt với vấn đề này. Chẳng hạn như tay súng sát hại Roberto sẽ cảm thấy như thế nào nếu như sau đó hắn biết viên đạn triệu đo của hắn vô tình gây ra thêm 2 cái chết? Và sẽ còn ám ảnh hơn nữa, nếu như gã Robert kia thực ra là vô tội! Khoảnh khắc nhấn nút để nhả đạn, thực sự là mong manh giữa người hùng và tội đồ! Chính những khoảnh khắc như thế, đã khiến cho câu chuyện trở nên hấp dẫn hơn, mang đúng thương hiệu của tác giả tài hoa Jeffery Deaver.
Ảnh: Phúc Minh

Hoang Lao Hac

Nguồn bài viết: Reviewsach.net – Trinh thám

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách II - Page 5 Empty Re: Sách II

Post by LDN Sun Oct 15, 2023 8:36 am

PHAN BA

Vũ điệu của thần chết - JEFFERY DEAVER, 

Tác phẩm này đã được đề cử cho Giải Barry năm 1999 trong thể loại “Tiểu thuyết hay nhất”

Sau bao năm đọc trinh thám Trung Quốc quen mắt quen tư duy rồi, đầu năm nay em thử đổi gió sang Tây Âu xem thế nào các bác ạ. Bác nào đọc rồi cho em xin quan điểm với ạ.

Truyện nói về cuộc đấu trí giữa một nhà hình sự học tàn tật và một tên sát nhân được gọi là “Vũ Công Quan Tài”. Tên sát nhân được khắc hoạ dưới hình tượng một người đàn ông có tâm lý không được bình thường, cuộc sống trong con mắt anh ta thì mọi người mọi vật đều là những con giòi béo nhúc nhích đáng kinh tởm. Và một khi được ai đó thuê anh ta giết người thì anh ta sẽ tìm mọi cách lấy mạng bằng được mục tiêu. Cụ thể trong truyện là hai vợ chồng nhà Percy. Mọi chuyện sẽ dễ dàng hơn nếu như không có sự xuất hiện của nhà hình sự học lincoln Rhyme – người luôn ngăn chặn mọi bước đi của tên Vũ Công đó.

Cuộc đấu trí giống như là một quả bóng đá qua đá lại giữa hai người này, hơi nhàm chán. Cho đến phút 89 thì một chi tiết xuất hiện, lật đổ mọi tình thế hiện tại (dám chắc là 95% người đọc không lường trước được) khiến cho người đọc kiểu gì cũng trợn mắt há hốc vỡ oà ra, nhịp độ câu chuyện gấp lên mấy lần. Riêng bản thân em thì em thấy khá giống với “Bản thông báo tử vong” của Chu Hạo Huy. Hung thủ cuối cùng là người mà không thể ngờ đến dù có đề phòng cảnh giác đoán già đoán non cỡ nào.

Xét về cái nhìn tổng quan, đọc vài chương đầu tiên thì cảm nhận của em là khó nuốt và khó hiểu. Chắc là vì lạ lẫm văn phong, lúc đó em nghĩ thế. Và cứ đọc được vài dòng là phải gấp sách vì em thấy không có sức hút cho lắm. Cứ dây dưa cầm lên đặt xuống như thế mãi cho đến ra tết, thì em đọc đến gần giữa truyện. Lúc này mới thấy được sự kịch tính và hồi hộp của câu chuyện. Và từ đó chỉ mất 2 đêm để em giải quyết 400 trang còn lại ( truyện có gần 600 trang). Chỉ là do truyện có nhiều đoạn không tập trung vào trinh thám, như có một đoạn khá dài kể vể quá trình cất cánh, hạ cánh rồi lại bay lên rồi hạ xuống rồi thoát khỏi chiếc may bay có chứa bom như thế nào. Riêng em thì em không thích lắm và e, skip hết các đoạn như thế.

Còn lại thì truyện khá hay, nhiều twist, tuyến nhân vật cũng nhiều, ít nói về tâm lý tội phạm. Có thể sẽ hay cho các bạn đã quen đọc

Một tác phẩm rất có “chiều sâu” của Jeffery Deaver! Vì sao à? Nếu ta lấy mốc là độ cao trên 10000 feet tại “hiện trường trên không” nơi một chiếc máy bay chuẩn bị nổ tan xác trong khi lao xuống mặt đất, thì đây mới chỉ là màn dạo đầu của câu chuyện. Còn nếu bạn cảm thấy chưa đủ “sâu” thì những chương tiếp theo sẽ mở ra một thế giới dưới lòng đất với những tình huống mang đến nút thắt cho câu chuyện.

Bối cảnh lần này vẫn xoay quanh Lincoln Rhyme và những người cộng sự quen thuộc, vẫn là căn phòng nghiên cứu VIP với các thiết bị hiện đại tối tân phục vụ cho việc lần ra hung thủ từ những vi chất tại hiện trường, vẫn là các kiến thức chuyên môn về mảng khoa học hình sự và tác phẩm lần này còn khai thác một lĩnh vực mới khá thú vị : hàng không.

Nhiệm vụ của họ là bảo vệ ba nhân chứng trước sát thủ đánh thuê “Vũ công quan tài”, một đối thủ tự tin mà có thể đánh giá ngắn gọn thông qua ba chữ “đánh lạc hướng”, dương đông kích tây, dương tây kích đông, dương đông để ta nghĩ là kích tây nhưng thật ra lại kích đông, và cũng chính là người có ân oán với Rhyme năm năm về trước. Một màn so tài nghẹt thở, một màn đấu súng cân não giữa những bộ óc siêu việt, nhưng thỉnh thoảng đâu đó lí trí vẫn lép vế trước những cảm giác, cảm xúc rất “con người”. Liệu câu chuyện sẽ đi đến một cái kết có hậu? Liệu Lincoln Rhyme có còn giữ được “mạng” nào sau khi “trò chơi” kết thúc?

Nhắc đến twister, bạn sẽ nghĩ ngay đến nước cam ép ư? Ồ không, twist-er ở đây, tức Jeffery Deaver, người luôn “nhẹ nhàng” đánh rơi vài cú twist ở đâu đó trong tác phẩm của mình mà khi bạn nhận ra thì cục diện của câu chuyện có thể đã đảo ngược hoàn toàn. Liệu bạn có tin cái cách tác giả lật tình huống còn nhanh hơn tốc độ lật sách của bạn không? Chẳng thể chắc chắn được gì trước khi đi đến những dòng cuối cùng của tác phẩm, mà có khi hồi kết đã được định đoạt nhưng vẫn gây hoang mang đấy chứ!

Vẫn là những chất liệu vừa cũ vừa mới, những diễn biến gay cấn dẫn dắt qua 600 trang sách, Vũ điệu của thần chết sẽ là một gợi ý không hề tồi cho dòng truyện của Jeffery Deaver. Và nếu bạn muốn trở thành một phi công trẻ đầy tài năng, thì hãy thử ngay quyển này đi ngại gì 

Hắc X.

Một cô nàng xinh đẹp, tóc đỏ, bốc lửa lại đi đánh ghen với 1 cô lùn tịt, xấu ma chê quỷ hờn (chả biết có đòi lại được người yêu không?).

Một anh nghiện lòi, dặt dẹo dám dí súng đòi bắn, đòi giết vào một anh đẹp trai cơ bắp, được huấn luyện nghiệp vụ giết người như ngóe (chả biết có bắn có giết được không?)


Một anh bại liệt, nằm một chỗ đi đâu làm gì cũng cần có người bế thế mà chỗ nào NewYork cũng biết, cũng tường tận từng viên sỏi, cục gạch (chả biết có chém gió không?).

Một anh sát thủ mưu mô, xảo quyệt, lập kế hoạch cứ gọi là chi tiết đến từng kẽ móng tay, chả bao giờ xuất hiện đối đầu trực tiếp với kẻ thù thế mà cuối cùng cũng chết nghẻo vì tội không dám đối đầu (chả biết có tức không?).

Một anh ngay từ đầu đã miêu tả là boss của boss, tiền quyền như nước, dám trêu đùa cả cảnh sát thế mà cuối cùng lại lành như đất chỉ có mỗi cái là dám lừa cả cảnh sát thật (chả biết có sướng không?)

Một anh từ đầu đã là người tốt hết cỡ, nhiệt tình tốt bụng thế mà cuối cùng lại ác như thú, lừa thầy phản bạn cướp người yêu, mỗi cái vẫn tốt bụng thật (chả biết mặc quần có khó không?)

Đấy, đó là tất cả những gì bạn có thể tìm thấy trong Vũ điệu của Thần chết cuốn tiểu thuyết trinh thám mình đánh giá là Best của Jeffery Deaver. Không máu me, ghê sợ nhưng đầy lôi cuốn và bất ngờ đến tận trang cuối cùng…

Tiến Phạm

Tuyệt vời. Xuất sắc. Hoàn hảo. Ôi tôi không biết phải diễn tả sao nữa.

Sách trinh thám có yếu tố plot twist và cái kết bất ngờ rất nhiều nhưng còn hấp dẫn từ đầu đến cuối thì chỉ đếm trên đầu ngón tay. Và “Vũ điệu của thần chết” đã làm được điều đó. Tôi không thể ngừng đọc cuốn sách một phút giây nào. Hay vô cùng, cuốn hút vô cùng. Tôi như bơi trong biển cảm xúc, thích thú, phấn khích, hồi hộp, nghẹt thở,… Vài trăm cuốn sách trở lại đây chưa cuốn nào mang lại cho tôi nhiều cảm giác đến vậy.

Và cũng chưa từng có nhân vật thám tử nào, kể cả Sherlock Holmes hay Poirot, khiến tôi yêu thích và khâm phục như Lincoln Rhyme – nhà hình sự học toàn thân bất toại có bộ óc siêu phàm. Cùng các cộng sự của anh, Amelia Sachs, Thom, Sellitto, Cooper, Dallray,… Và tập này là Percey, nạn nhân của tấn bi kịch song vẫn thể hiện được tinh thần kiên cường tuyệt vời. Tuyến nhân vật được Jeffery Deaver xây dựng trên cả ấn tượng.

Lượng kiến thức về khoa học hình sự cùng thông tin lĩnh vực hàng không trong tác phẩm này đồ sộ vô cùng nhưng lại đọc cực kỳ dễ hiểu, chẳng một chút lấn cấn. Có thể bởi bản dịch và biên tập chất lượng chăng? Trôi chảy tuyệt đối!

Fan trinh thám không nên bỏ qua tác phẩm này, fan thể loại khác cũng không nên bỏ lỡ tác phẩm này.

Đánh giá: 9/10đ.

Đỗ Nguyệt Nguyệt

Có thể nói Jeffery Deaver là một tác giả tiêu biểu cho thể loại tiểu thuyết trinh thám hình sự Mỹ hiện đại: kết cấu truyện chặt chẽ, diễn biến bất ngờ, kịch tính, vận dụng nhiều kiến thức về khoa học, công nghệ cũng như các kĩ năng nghiệp vụ trong quá trình điều tra, phá án. Tương tự Kẻ tầm xương, Vũ điệu của thần chết không đi sâu vào nội tâm nhân vật mà tập trung hoàn toàn vào việc lần theo dấu vết thủ phạm thông qua công tác điều tra, phân tích hiện trường.

Nhân vật trung tâm câu chuyện với vốn kiến thức sâu rộng về khoa học hình sự, không ai khác chính là Lincoln Rhyme, với khả năng dựng lại chân dung một con người hoàn chỉnh từ một chiếc răng duy nhất. Đối thủ của anh là một tên giết thuê cũng thần thánh không kém – Vũ công Quan Tài. Xuyên suốt câu chuyện là cuộc đối đầu nghẹt thở giữa cái thiện và cái ác, mà cho đến hồi ngã ngũ, cán cân chưa bao giờ nghiêng hẳn về bên nào, đó chính là sự tài tình của tác giả khi luôn giữ cho nhịp truyện được ổn định.

Mặc dù vận dụng nhiều kiến thức chuyên môn, thế nhưng tác giả vẫn tạo điều kiện để người đọc có thể cùng suy luận với các nhân vật (việc phân tích chứng cứ đối với người đọc là không thể, tuy nhiên, nếu bạn muốn, thì sau mỗi đoạn kết quả phân tích chứng cứ được trình bày, bạn có thể ngừng đọc một chút và thử suy đoán những diễn biến tiếp theo, không khó đâu). Thật vậy, tác giả đã rất tài tình khi không trình bày hoạch toẹt vấn đề ra hết, mà luôn có các “khoảng lặng” sau khi đưa ra kết quả phân tích chứng cứ, các tình tiết khơi gợi, để bất kỳ ai đọc truyện đều có thể dựa vào những kết quả, những chi tiết đó và cùng suy luận, đặt ra các giả thiết sau đó kiểm chứng nó trong đoạn tiếp theo. Bằng cách trên, mình cũng đoán trước được kha khá tình tiết trong truyện, và mình đã nghĩ: “Ồ, tên Vũ công cũng không đến nỗi quá khó đoán nhỉ”, nhưng mình đã lầm, vì đọc đến đoạn kết mình mới nhận ra, cũng như các nhân vật khác trong truyện, mình đã bị tên Vũ công (hay tác giả?) lừa một vố đau ngay từ đầu.

Tóm lại, mình thích cuốn này hơn Kẻ tầm xương, bởi đây là một cuộc đấu trí thật sự, giữa 2 đối thủ ngang tài ngang sức, những cái bẫy – từ cả 2 bên – được giăng mắc chằng chịt xuyên suốt tác phẩm, chắc chắn sẽ khiến bạn đi hết từ bất ngờ này đến bất ngờ khác. Bên cạnh đó, nếu bạn là fan của trinh thám hình sự, thích những bằng chứng cụ thể, có nền tảng khoa học chắc chắn, những suy luận logic, thì bạn không nên bỏ qua cuốn này, không nên bỏ qua các tác phẩm khác trong seri về Lincoln Rhyme. Về cá nhân mình, thật sự mình vẫn thích một vụ án được thực hiện – và được giải quyết chỉ bởi đôi bàn tay và khối óc hơn (kiểu như truyện trinh thám cổ điển hoặc trinh thám Nhật ấy), còn phụ thuộc quá nhiều vào công nghệ trong cả quá trình gây án lẫn điều tra như này thì…… đọc nhiều hơi ngán.

P/S: thứ làm mình ngạc nhiên nhất trong truyện này không phải là khả năng điều tra, phân tích hiện trường của Rhyme mà là một “khả năng” vi diệu khác, bạn đọc truyện sẽ rõ.

Steven Nguyễn

Đây là cuốn sách thứ 2 của Deaver mà tôi đã đọc sau Kẻ Tầm Xương, cảm xúc vẫn không hề thay đổi, vẫn vô cùng ấn tượng. Câu chuyện bắt đầu từ cái chết bất ngờ của viên phi công Ed Carney, kể từ đó mở ra cuộc đấu trí gay cấn giữa Lincoln Rhyme – nhà hình sự học tài ba – và tay sát thủ Vũ công quan tài – kẻ luôn hiểu rõ bản chất của con người và cực thông minh. Xuyên suốt cuốn tiểu thuyết là sự săn lùng của tên sát thủ với các nạn nhân của mình, nhiệm vụ của Rhyme là phải giải các đầu mối tại hiện trường để cùng các cộng sự tìm ra tên sát thủ chỉ trong vòng 45h. Tác giả rất tài tình trong việc lồng ghép những tình tiết gay cấn, hồi hộp, cùng với lượng kiến thức khá lớn về các biện pháp điều tra trong hình sự học cũng như ngành hàng không.

Cảm giác lôi cuốn tăng dần dần qua từng trang sách, càng đến cuối câu chuyện các tình huống thắt nút càng mở rộng, các cú twist được tác giả lồng vào đoạn kết đan xen nhau khiến người đọc đi hết từ bất ngờ này sang bất ngờ khác. Cứ ngỡ là đã tìm thấy tên sát thủ rồi, chỉ chờ xem cách bắt hung thủ và chân tướng hắn như thế nào thôi, nhưng ngờ đâu tác giả khiến cho tôi một cú hơi choáng mới đầu đọc series này thực sự tôi không thích lắm cách tác giả cho nhân vật chính là một người khuyết tật, nhưng có lẽ đó lại là một điểm mạnh của anh, vì như tên sát thủ trong truyện cho rằng mọi tinh tuý của Rhyme đều được tập trung vào một chỗ. Chốt là vẫn mê anh Rhyme, tuy nhiên không biết các tập sau anh có ảo diệu như Langdon của anh Nâu không.

Nói chung đây là một cuốn tiểu thuyết nên đọc và khá hay, điểm trừ một chút là chính vì cung cấp nhiều kiến thức nên đôi chỗ tôi cũng khá là buồn ngủ và phải cố lướt thật nhanh. Nếu ai thích đọc phong cách trinh thám điều tra hiện đại, đây chắc chắn là một lựa chọn cực kì phù hợp.

Khanh Chi


_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách II - Page 5 Empty Re: Sách II

Post by LDN Sun Oct 15, 2023 8:53 am

 PHAN BA

Trăng Lạnh - JEFFERY DEAVER

Một trong những tiểu thuyết trinh thám điển hình của nhà văn Mỹ Jeffery Deaver, Trăng Lạnh xứng đáng được đưa vào danh sách “siêu phẩm” hình sự phá án nhờ những cú lừa ngoạn mục. Ông khéo léo đưa người đọc vào mê hồn trận lừa đảo mà ở đó chỉ có lối vào, không có lối ra.

Mở đầu của Trăng lạnh (the cold moon), như thường lệ, Jeffery Deaver lại đưa độc giả phiêu lưu cùng nhà hình sự học ngồi xe lăn Lincoln Rhyme đến với những vụ án phức tạp, những chứng cứ mơ hồ và tất cả đều căng thẳng bởi thời gian – cái thứ tích tắc lơ lửng trên đầu những nạn nhân kế tiếp.

2 án mạng được cảnh sát phát hiện đều xảy ra trong tích tắc và điểm chung còn sót lại tại hiện trường ngoài dấu máu tươi là những chiếc đồng hồ được thiết kế tinh xảo, những âm thanh tích tắc chết chóc, chậm rãi đếm từng giây thong thả như diễn tả lại khoảnh khắc mà nạn nhân của hắn lìa đời

Lần theo từng manh mối, họ đã tìm thấy nơi gã sát nhân kia sắm sửa những chiếc đồng hồ kỳ lạ ấy, và cảnh sát giật mình bởi gã mua tới hơn…10 chiếc, và họ thì mới chỉ nhặt được 2…!

Như vậy là còn 8 án mạng nữa, sắp sửa xảy ra, và nếu họ không tìm thấy hắn trước khi hắn tìm đến những nạn nhân kế tiếp…

Sự căng thẳng bao trùm lên những thanh tra phá án, và họ huy động mọi nguồn lực để truy lùng thủ phạm.

Có thật là giết người ngẫu nhiên?

Thông thường một vụ án mạng được phá, các chuyên gia phân tích tâm lý tội phạm sẽ coi việc phác họa là một thứ vũ khí giúp họ lật ngược thế cờ. Họ sẽ tìm ra động cơ phạm tội, thường là giết người cướp của, báo thù….Việc tìm ra động cơ sẽ xác định nghi phạm nhanh hơn, bởi vì kẻ thù chung của những nạn nhân thường không có nhiều.

Thế nhưng mọi chứng cứ hắn để lại đều chỉ chứng minh chắc chắn rằng, việc những kẻ sát thủ chọn nạn nhân lại hoàn toàn “ngẫu nhiên”. Chẳng có thù oán gì hết. Chẳng có cướp bóc gì cả. Có nghĩa là bất cứ ai cũng có thể bị giết nếu bị hắn bắt gặp!

Vậy là khó khăn lại chồng chất khó khăn với cảnh sát. Hắn không để lại chứng cứ (vân tay), tất nhiên rồi. Nhưng đến cả dấu chân cũng bị xóa, nghi phạm tình nghi cũng chỉ là con số 0? Làm thế nào để phá được những vụ án như thế?

Cái khôn khéo của Jeffery Deaver là ông thậm chí còn cố tình kể chuyện bằng ngôn ngữ của hung thủ. Việc 2 cặp đôi đũa lệch, một gã chủ mưu thông minh xảo quyệt và một gã mập ngu đần dốt nát mê tình dục đi với nhau đã là một sự trái lẽ thường (sát nhân thường hành động đơn độc, nhất là giết người hàng loạt). Đã thế lại còn giết người ngẫu nhiên, gặp ai giết luôn kẻ đó? Một ví dụ điển hình là khi 2 gã vừa gặp một gã sinh viên và hoảng hốt vì sợ bị nhận diện. Ngay lập tức gã thông minh quay ngoắt lại, bảo rằng “tao sẽ xử nó giúp mày ngay”. Ngẫu nhiên đến thế là cùng

Việc để cho hung thủ kể chuyện cũng là một nghệ thuật, nhưng một lời khẳng định cho độc giả sẽ dễ dàng tin rằng, những gã sát nhân kia “có vấn đề về tâm thần” và chúng thực sự giết người “ngẫu nhiên”

Nhưng mọi chuyện giản đơn đến thế thì đã không có Jeffery Deaver với tiếng vang là nhà văn trinh thám nổi tiếng của nước Mỹ!

Đỉnh cao của những cú lừa ngoạn mục

Lincoln với khả năng phán đoán tuyệt vời của mình, đã khiến cho 2 gã sát thủ liên tiếp gặp thất bại. Hàng loạt những con mồi tiếp theo đổ bể mà không rõ lý do. Điều này có thể sẽ khiến độc giả bối rối. Sao một cuốn truyện trinh thám mà lại để “thám tử” thể hiện năng lực quá sớm như vậy? Tại sao 2 gã kia cứ tính giết ai, là y như rằng chúng nó sẽ bị ngăn chặn?

Đúng là Lincoln Rhyme có khả năng suy luận thiên tài, từ những chứng cứ vụn vặt như phân chim, gia vị đồ ăn, mùi áo khoác, mẩu đá hay que diêm… rất đỗi bình thường anh lại tìm ra được hướng điều tra lần đến tên hung thủ. Thế nhưng chẳng lẽ gã sát nhân được cho là thông minh tài trí lại dễ dàng thất bại đến thế? Có thực là hắn đã thất bại thật hay không?

Để rồi khi chân tướng được lộ ra, khán giả sẽ lại một lần nữa, vỡ òa!

Bởi khi mà Lincoln Rhyme và các cộng sự tóm được 2 gã sát nhân kia, thì họ vẫn chưa thể biết được rằng, cái bẫy mà hung thủ giăng sẵn, thực sự bây giờ mới chính thức bắt đầu!

Thật hiếm hoi khi hàng loạt series về nhà hình sự học Lincoln Rhyme mà lại có 1 lần người ta thấy ông thám tử lại không thể giành chiến thắng. Lần này đối đầu với ông là một gã thợ đồng hồ thiên tài.

Hắn cặp với gã ngốc để rủ rê hắn “giết người”

Hắn giả vờ thất bại liên tiếp. Nhưng thực ra, cái mấu chốt thì hắn lại đạt được để làm tiền đề cho sự chiến thắng sau cùng

Một câu chuyện mà người đọc sẽ bị lừa đến ngỡ ngàng hết lần này đến lần khác, bởi như Jeffery Deaver vẫn luôn lừa độc giả như thế, nhưng lần này ông không chỉ lừa 1 lần, mà nhiều hơn những hai lần.

Trăng lạnh và  giá trị ẩn mình đằng sau một tiểu thuyết trinh thám

Một câu chuyện trinh thám tương đối hoàn hảo bởi tác giả không tạo ra những chi tiết thừa, ngay cả những tình huống rất nhỏ lẻ như vụ tham nhũng của hắc cảnh (bố của Sachs) hay cô bé Pam – con gái của một kẻ cuồng tín khủng bố…Khi mọi nút thắt được mở ra, cũng là lúc người đọc sẽ phải trầm trồ. Quan trọng hơn, nó mang đến cho người đọc những kiến thức hết sức giá trị không phải ai cũng biết

Trong hàng loạt những tiểu thuyết trinh thám cùng tác giả, những kiến thức đồ sộ về một lĩnh vực nào đấy đều sẽ luôn được Jeffery Deaver lồng ghép vào từng vụ án, trình bày hết sức dễ hiểu và gọn ghẽ giúp bạn có thêm nền tảng về lĩnh vực ấy mà không cần đi sâu tìm hiểu. Tiêu biểu về lịch sử thì có Hang Dã Thú, kể về Hitle và những nỗi sợ ám ảnh của tầng lớp lao động trước thế chiến thứ II. Về nỗi lo bảo mật thông tin thì Sát nhân mạng hay Dữ liệu tử thần xứng đáng là lời cảnh báo cho những ai bất cẩn khi truy cập internet. Về bê bối chính trị, tác giả giới thiệu cho chúng ta một cách nhìn mới trong cuốn Buồng khử…

Đọc bất kỳ một cuốn sách nào của Jeffery Deaver, độc giả cũng sẽ được mở rộng tầm mắt về một lĩnh vực nào đó!

Với Trăng lạnh, xuyên suốt vụ án không chỉ tập trung vào suy luận, sự kết hợp giữa công việc khám nghiệm hiện trường, phân tích chuỗi chứng cứ mà Lincoln tôn thờ, nay cũng được sử dụng nhuần nhuyễn. Và tất nhiên, kèm với đó luôn là lượng kiến thức khổng lồ

Chẳng hạn như qua tiểu thuyết này, độc giả cũng sẽ biết thêm về ASTER (Advanced Spaceborne thải nhiệt và bức xạ phản chiếu), kĩ thuật tiên tiến đo bức xạ nhiệt vũ trụ. Hoặc những ai yêu thích bộ môn tâm lý học sẽ ấn tượng bởi lý thuyết về nghệ thuật phán đoán hành vi con người dựa trên ngôn ngữ cử chỉ được đặc vụ Kathryn Dance trình bày

Đối với những độc giả quan tâm tới số phận của gã thợ đồng hồ, chúng ta sẽ được gặp lại gã sát nhân này ở câu chuyện cuối cùng của hắn – Lưới Điện Tử Thần!

Nguồn: https://reviewsach.net/trang-lanh/

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách II - Page 5 Empty Re: Sách II

Post by LDN Sun Oct 15, 2023 8:58 am

PHAN BA

Nỗi kinh hoàng ở Solitude Creek - JEFFERY DEAVER

“Con người có năm nỗi sợ cơ bản: sợ bị cắt xẻ, tức là một phần cơ thể bị tổn thương hoặc cắt bỏ. Nói rộng hơn, đó là nỗi sợ bị thương tích. Bốn nỗi sợ khác gồm: sợ cái chết về thể xác, sợ mất thể diện (bối rối và xấu hổ), sợ sự chia ly (tách rời mẹ, tách rời thứ thuốc mà ta hít vào một cách tuyệt vọng, hay rời xa người yêu thương), và sợ mất đi quyền tự chủ (ngột ngạt ở mức độ thể chất hay là bị chi phối bởi người bạn đời bạo hành)”.

Một người mẹ trẻ đưa con gái đến quán bar Solitude Creek để tham dự buổi biểu diễn âm nhạc. Ở từ thứ ba của bài hát thứ hai, người mẹ ngửi thấy mùi khói. Cô định kéo con gái mình đến cửa thoát hiểm gần nhất, tuy nhiên những người xung quanh cũng ngửi được mùi khói và báo động cháy vang lên. Một đám đông điên loạn hình thành, ùn ùn kéo đến những cánh cửa thoát hiểm hiếm hoi, chia tách hai mẹ con và giẫm đạp lẫn nhau. Nhiều người bị chèn ép ngạt thở đến chết, những người khác bị gãy rời tay chân hay xương gãy đâm vào xuyên qua da thịt. // Vì bị các sếp nam gạt ra khỏi một vụ điều tra buôn bán ma túy nên nữ thanh tra cảnh sát kiêm chuyên gia ngôn ngữ cử chỉ Kathryn Dance thuộc Cục Điều tra Hình sự California đã bị chuyển từ Phòng Hình sự sang Dân sự và được phân công đảm nhận vụ án ở quán bar Solitude Creek. Cô nhận được sự hỗ trợ ăn ý và hiệu quả từ Michael O’Neil – Chánh thanh tra Văn phòng Cảnh sát trưởng quận Monterey trong khi chính anh cũng đang điều tra hàng loạt vụ án phá hoại vì thù ghét và một vụ người dân phản đối chính phủ vì tịch thu tài sản sung công một cách vô lý và quan liêu. Sau / ngay trong những giây phút căng thẳng với công việc, Kathryn Dance vẫn cố gắng làm một người mẹ hoàn hảo của hai đứa trẻ 10 và 12 tuổi. Công việc và cuộc sống của cô may mắn được đồng hành bởi Jonathan Boling – một giáo sư ĐH lịch lãm nhã nhặn hiện đang là bạn trai của Kathryn.

Dù một số người cho rằng motip những quyển trinh thám của Jeffery Deaver luôn giống nhau (cũng như truyện của Dan Brown) nhưng cứ mỗi cuốn Biển lại thích thú dõi theo những cốt truyện khác nhau, học được thêm những điều mới mẻ. Vì vậy, Biển sẽ mãi yêu thích truyện của JD cho đến khi không thể yêu nữa. ____ Trong cuốn Solitude Creek, dù là tình tiết có liên quan trinh thám hay không, độc giả vẫn thường xuyên bị tác giả đánh lạc hướng một cách ngoạn mục. Cuốn này tuy không cần vừa đọc vừa đoán hung thủ vì hắn đã được bộc lộ danh tính gần như từ đầu truyện nhưng hầu hết các chi tiết khác đều được viết theo kiểu lấp lửng và cuốn hút để người đọc say mê đọc tiếp. Ngoài tên hung thủ được New York Times Book Review đánh giá là “một trong những ác nhân bệnh hoạn nhất do Deaver sáng tạo ra”, Biển nghĩ trong số nhân vật phản diện cần tính luôn cả Charles Overby – ông sếp vô dụng đáng ghét hay coi thường nữ nhân viên cấp dưới, và một nhân vật phụ khác tên-gì-không-cần-nhớ-đâu cứ chăm chăm gây khó dễ cho Kathryn.

Sau khi đọc qua hơn chục cuốn trinh thám của JD, chưa từng có nhân vật hung thủ nào khiến Biển căm ghét như tay Antioch trong truyện này. Ngoài sự căm ghét đối với Antioch, còn nhiều chi tiết khác trong truyện khiến cảm xúc của Biển không được bình ổn, gần như bị căng thẳng từ nửa sau đến cuối truyện: ngoài việc theo đuổi hai vụ án cùng lúc và phải đối phó với sự phân biệt giới tính từ các đồng nghiệp nam cấp cao hơn, Kathryn Dance còn phải theo dõi sát sao để hỗ trợ về mặt tâm lý cho hai đứa con Maggie tuổi và Wes 12 tuổi. Ngoài mục đích là một quyển trinh thám để giải trí, Solitude Creek còn là một quyển sách có nhiều điều hay để học hỏi về cách dạy dỗ trẻ con, có vài chi tiết cảm động về tình yêu đôi lứa, và trên hết là độc giả sẽ luôn thích thú tán đồng với sự chính trực của các nhân vật chính trong truyện.

Đây là vài đoạn Biển thấy hay trong cuốn Solitude Creek:

“Nó chẳng bao giờ nguôi đi. Mãi mãi. Và nó không nên thế. Chúng ta luôn luôn nhớ về một số người từng có mặt trong cuộc đời của chúng ta. Nhưng sẽ có những hòn đảo, ngày càng nhiều hơn. Những hòn đảo – của những lần khi cháu được thỏa mãn, cháu sẽ không nghĩ về những mất mát nữa. Giờ thì giống như cả thế giới của cháu đều bị nhấn chìm dưới nước. Tất cả. Nhưng khi nước rút thì những hòn đảo lại nổi lên. Nước sẽ vẫn luôn ở đó, nhưng cháu sẽ lại thấy những vùng đất khô ráo. Điều đó đã giúp cô vượt qua”. (lời của Kathryn Dance nói với con gái một nạn nhân)

“Internet… Nơi bạn có thể học mọi thứ từ việc chế tạo bom tới làm một chiếc bánh để ăn mừng sau khi bạn cho nổ tung mục tiêu đã đặt ra”.

“Đối với cảnh sát, những lỗi lầm và sự bất cẩn của đồng nghiệp – cũng như của chính bản thân – cũng có thể trở thành kẻ thù giống như tên tội phạm mà mình đang săn lùng vậy”.

Đối với Biển, hầu như mỗi cuốn trinh thám của Deaver đều truyền tải một điều gì đó hữu ích cho cuộc sống con người (hình như cụm từ chuyên môn gọi là “lợi ích cộng đồng”), nhắc nhở con người về những điều bình thường diễn ra trong môi trường sống hằng ngày nhưng có thể trở thành thảm họa chết người trước những mưu đồ ác ý hoặc những bất cẩn vô ý. Thí dụ, cuốn “Lưới điện tử thần” nhắc người đọc cẩn thận với những đồ điện gia dụng, còn “Dữ liệu tử thần” và “Sát nhân mạng” cảnh báo những nguy cơ có thể xảy ra khi đưa thông tin cá nhân lên Internet. Cuốn Solitude Creek thì đánh động về các thảm họa gây ra bởi đám đông hoảng loạn, cuồng nộ và mất phương hướng. Đọc cuốn này khiến Biển nhớ lại buổi lễ Noel gần đây khi đứng trong nhà thờ đông nghẹt người mà toàn thể khuôn viên chỉ có một cổng chính rộng khoảng 3m, nhớ lại cảm thấy hơi đáng sợ. Bởi vậy, làm “trạch nữ” và không thích đến chỗ đông người kể ra cũng là một điều tốt! Ngoài ra, Biển cũng muốn tìm tòi sâu hơn để có thể đọc hiểu ngôn ngữ cử chỉ của mọi người xung quanh trong cuộc sống hằng ngày.

Ai đã đọc cả hai cuốn “Cây thập tự ven đường” và “Nỗi kinh hoàng ở Solitude Creek” sẽ thấy được mối quan hệ gần-như tay ba giữa Kathryn Dance với Jonathan Boling và Michael O’Neil. Kathryn có tình cảm / và được yêu bởi hai người đàn ông cùng lúc, khiến Biển thấy vừa thú vị vừa ghen tỵ! Trang 608 có một đoạn khiến Biển muốn khóc. Tuy nhiên, chuyện tình cảm của Kathryn trong cả hai quyển sách đều diễn ra quá đỗi dễ dàng với cô, nên dù ghen tỵ Biển cũng biết là nó không có thật. Đàn ông trong sách lúc nào cũng chỉ ở trong sách 😎

Câu Biển thích nhất trong truyện là “Lá rơi khi chúng thích” 😀 Chi tiết thứ hai Biển thích là tên của cửa hàng trang sức mà Jon Boling đã ghé để làm-gì-đó-cho-Kathryn. Phần kết truyện có nhiều điều bất ngờ. Hình bìa và phần kết của quyển sách này khiến Biển cho rằng tác giả JD hướng đến đối tượng độc giả là nữ khi viết Solitude Creek (và cả những quyển khác trong series Kathryn Dance chăng?) vì nội dung tuy có những vụ giết người thảm khốc nhưng tổng thể không quá kinh dị đáng sợ, chú ý miêu tả tâm lý nhân vật và các mối quan hệ trong gia đình nhưng vẫn không làm nhạt đi chất trinh thám. Tuy nhiên, nét hư cấu trong truyện quá rõ ràng và có vài điều trùng hợp đến mức vô lý, chẳng hạn như thủ phạm (là nam) lúc nào cũng nảy sinh ham muốn điên rồ đối với nhân viên điều tra (là nữ); hoặc nhân vật chính thường vô cùng thần thông quảng đại mà đoán trước để chặn đứng bất kỳ hành vi tàn ác nào của thủ phạm.

Hình bìa đơn giản mà đẹp (chắc là vẽ Kathryn Dance), nội dung lôi cuốn, trình bày ổn. Có lẽ ban biên tập của Bách Việt đã tiếp thu ý kiến đánh giá của độc giả từ những cuốn trước nên biên tập Solitude Creek rất kỹ: Biển chẳng tìm ra lỗi chính tả hay lỗi in ấn nào. Cá nhân Biển thích dịch tựa sách là “Nhánh sông Cô đơn” hơn là “Nỗi kinh hoàng ở Solitude Creek” nhưng dịch như Biển thích thì nghe có vẻ ngôn tình chứ không phải trinh thám. Tuy muốn chấm 13/10 nhưng vì sợ bị nói là chấm điểm dễ tính quá nên cuốn này Biển cho 12/10 thôi.

Mức độ ưa thích: 12/10

Thứ tự những quyển truyện của Jeffery Deaver về Kathryn Dance là:

+ Búp bê đang ngủ (The Sleeping Doll 2007)

+ Cây thập tự ven đường (Roadside Crosses 2009)

+ Giai điệu tử thần (XO 2012)

+ Nỗi kinh hoàng ở Solitude Creek (Solitude Creek 2015)

Camellia Phoenix

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách II - Page 5 Empty Re: Sách II

Post by LDN Sat Oct 28, 2023 4:45 pm

Tựa sách: Mặt Trăng và Đồng xu - Tác giả: W.S. Maugham

Dịch giả: Nguyễn Việt Long

Tôi viết những dòng này trong khi cả nước đang loạn cào cào về những bình luận của Thanh Lam cho tài năng âm nhạc của Đàm Vĩnh Hưng và Hồ Ngọc Hà cũng như những đòn phản công của hai “ngôi sao” kia về phía đàn chị. Thế mới thấy cá tính, bản chất của con người được bộc lộ rõ ràng nhất là trong những phút bốc đồng, bực tức của họ. Nó khiến ta nhìn thấy rõ ràng một Thanh Lam, Hà Hồ, Mr.Đàm như đúng họ vẫn là chứ không chỉ là những cái bóng xa mờ, đẹp đẽ bay lượn trên sân khấu.

Giờ thì tôi xin viết về tiểu thuyết kinh điển “Mặt trăng và đồng xu“. Sở dĩ có vài dòng vào đề dài dòng ở trên bởi lẽ cuốn sách này quả cũng có liên quan tới câu chuyện thời sự của làng nhạc Việt Nam. Thật thế, chúng ta ai chẳng có những phút giây ngất ngây với một tài năng dẫn đến những ao ước nhiều khi phi lý chẳng có liên quan gì đến cảm xúc dịu ngọt mà tài năng đó mang lại. Biểu hiện nhẹ thường thấy của căn bệnh dễ lây này là xin, sưu tầm chữ ký hay kỷ vật của thần tượng, nặng hơn thì si mê hay phát cuồng trong khi chẳng có chút hiểu biết tối thiểu gì về đối tượng. Ở xa xa, họ là một hình tượng đẹp khiến ta mê say. Lại gần đó có thể chỉ là những con người tầm thường, giả dối.

Tiểu thuyết của Maugham mang chúng ta tới gần sát một thiên tài (Charles Strickland – tên nhân vật mà nguyên mẫu được thiên hạ đồn đóan là họa sĩ Paul Gauguin) trong cuộc đời thực của ông với đủ mọi cảm xúc, thói tật ngày thường. Gánh nặng mà những người thân sống gần tài năng phải gánh chịu mỗi ngày là cảm xúc chủ đạo mà cuốn sách mang lại. Tất nhiên bên cạnh đó, nhỏ bé và ít ỏi hơn, là những cảm xúc thăng hoa hiếm hoi mà các tác phẩm của ông này mang đến cho người xem. Đây cũng là ý đồ của tác giả; nó cho thấy quan niệm của ông về nghệ thuật trong đời thường. Ở tác phẩm này của Maugham, Đạo đức, Yêu thương, Tế nhị, Mê say, Hy sinh hay Vĩ đại được đặt ngay sát Đê tiện, Nghèo, Thất học, Thô lỗ, Lạc hậu, Tầm thường… Những thứ tưởng chừng đối lập hoàn toàn đó nhiều khi lại nằm ngay trong cùng một con người . Chúng cũng là những biến thiên trong sự cảm nhận của chúng ta về một thiên tài khi  thay đổi khoảng cách quan sát họ. Sự hụt hẫng đó không hẳn lúc nào cũng bởi lỗi của tài năng. Họ – trong cơn điên của 110% nỗ lực và tập trung để tạo nên những kiệt tác, đã không còn giữ những quan niệm sống thông thường mà người đời vốn có và tuân thủ.

Nhân đây cũng nói thêm về tên cuốn sách – The Moon and Sixpence. Tác giả một lần nữa lại đặt cạnh nhau sự vĩ đại, trong sáng (mặt trăng) và dục vọng, sự tầm thường (đồng xu). Tiếc rằng bản dịch từ trước 75 đã chuyển ngữ thành “Đời nghệ sĩ”. Điều này có lẽ bởi sự cảm nhận thiếu hụt về những thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm thông qua tác phẩm và đã vô tình hạ thấp bản thân cũng như phạm vi của vấn đề mà cuốn sách đề cập.

Quang Hải


_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách II - Page 5 Empty Re: Sách II

Post by LDN Sat Oct 28, 2023 4:54 pm

Nhi@Gia Vị

[ToMo] Ba Cuốn Sách Tâm Lý Học Hay Nhất Mà Bạn Không Nên Bỏ Lỡ

Đọc những đầu sách của William Somerset Maugham là một trải nghiệm tuyệt diệu. Bạn sẽ cảm thấy như mình đang ngồi cạnh ông, nghe ông kể về những nhân vật đầy cuốn hút, về những lớp chiều sâu được bóc tách dễ dàng của họ, khiến bạn gần như quên mất rằng mỗi nhân vật đó thật sự phức tạp như thế nào.

Những tri thức độc nhất của Maugham về bản chất của loài người không chỉ bao gồm tâm lý mà còn cả triết lý.

Ông cực kỳ thành công trong việc miêu tả “những ngày thường nhật”, cách những con người đặc biệt sống cuộc đời của họ, giao du với mọi người, giải quyết vấn đề, và thay đổi như một lẽ thường tình; những con người có tính cách khá cố định, hay nói cách khác, hoàn toàn, không có sự thay đổi cũng được ông thể hiện trong tác phẩm của mình.

Chủ đề thường được bắt gặp trong những cuốn tiểu thuyết này là hành trình trưởng thành và kiếm tìm ý nghĩa của cuộc sống của các nhân vật. 

1. Kiếp Người (Of Human Bondage)

Được nhiều những nhà văn kỳ cựu tán dương là một trong những tác phẩm tiểu thuyết vĩ đại nhất trong thế kỷ 20, “Kiếp người” mở ra cho chúng ta một cuộc hành trình đầy kỳ thú về quá trình khám phá bản thân của nhân vật chính, Philip Carey.

Mildred là nhân vật phụ có vai trò mấu chốt trong câu chuyện cuộc đời của Philip, cũng là người thỉnh thoảng bắt gặp anh xuyên suốt cuốn tiểu thuyết. Đây cũng là người phụ nữ khiến Philip yêu đến ngây dại ngay từ đầu và rồi, mặc cho nỗi ám ảnh với Mildred, anh nhận ra sự dối trá, vấn đề về đạo đức và những tác động của cô lên tâm lý của anh.

Giống như cái tên của nó, bắt nguồn từ triết học Spinoza, ý nghĩa trung tâm của Kiếp người (Human Bondage) chính là “sức mạnh của cảm xúc.”

Philip

Philip là một con chiên ngoan đạo lớn lên trong trại mồ côi ở tòa cha sở. Ngay từ những ngày đầu, anh đã bắt đầu trăn trở về sự trung thành, không chỉ là về lòng trung thành của riêng anh mà là lòng trung thành nói chung. 

Có người bác là một kẻ ngoan đạo đóng vai trò như người bố của mình, Philip không chỉ phải vật lộn với với nỗi bối rối đeo bám bất kỳ đứa trẻ không cha không mẹ nào mà còn phải đấu tranh với những câu hỏi day dứt rằng tại sao những người giữ vai trò cốt yếu trong cuộc đời anh lại sống một cuộc sống mà anh, kịp lúc, khao khát muốn tránh xa.

Cái tài của Maugham trong quyển tiểu thuyết này chính là khả năng giúp cho người đọc hiểu về chiều sâu đang dần phát triển trong tính cách của Philip khi anh đối mặt với cả lòng từ bi lẫn sự tàn độc của những người xung quanh. Maugham khiến chúng ta bị cuốn hút vào những đoạn hội thoại đầy hấp dẫn, giúp chúng ta bước vào nội tâm của Philip, nỗi đơn độc, sự cô lập, và cả sự ám ảnh về bản chất con người đang dần lớn trong anh.

Dưới đây là một vài trích đoạn trong phẩm có thể sẽ khiến bạn cầm quyển sách lên và đọc một lèo 700 trang sách mặc cho những băn khoăn, chối bỏ của bản thân về những cảm xúc vật vã mà Maugham đã tài tình tạo nên cho độc giả.

Bắt đầu của câu chuyện 

“Phillip không thể tiếp tục sống với bầu không khí loãng trên đỉnh của ngọn đồi nữa... , bị bóp nghẹt bởi… thứ cảm xúc linh thiêng này… nỗi khát vọng về sự hy sinh trở nên cháy bỏng trong trái tim anh… sức mạnh của anh… [đã] không đủ để thực hiện tham vọng đó” (tr.76). “Phillip bị lôi cuốn bởi sự bần tiện đầy rẫy...thế giới này… anh sợ hãi khi hiểu ra … Suy nghĩ của anh… diễn thành vở kịch mà anh chỉ vừa nảy ra nó. “đúng là đời mà; mày có nghĩ như vậy mà, đúng chứ?”, anh hào hứng nói. “Mày biết không, tao không nghĩ rằng mình có thể sống ở đây lâu hơn được nữa. Tao muốn được trải nghiệm. Tao quá mệt mỏi với việc chuẩn bị rồi: Tao muốn sống cuộc đời đó ngay lúc này” (tr.134).

Phần giữa của câu chuyện 

Phillip vật lộn để hiểu được tham vọng của bản thân, sống với kế hoạch nghề nghiệp, đi tìm tình yêu và kết bạn mới. ““Philip... làm quen với một người bạn mới, Lawson,... ở buổi tiệc trưa được tổ chức ở nơi canh gác cho người người mẫu. Cô Nesbit không quá hai mươi lăm, dáng người rất nhỏ với khuôn mặt thân thiện nhưng xấu xí… đôi mắt sáng, xương gò má cao, và một chiếc miệng rộng… tách biệt với chồng của mình...đang viết những quyển truyện ngắn rẻ tiền… Phillip rất thích thú với cuộc sống lười biếng này của cô, và cô thì luôn làm anh bật cười bởi những câu chuyện kỳ thú về sự chật vật của mình…”. “Tôi không nghĩ về tương lai,” cô nói. “Miễn là tôi có đủ tiền cho ba tuần thuê nhà, và một hoặc hai cân thức ăn thì chẳng có lúc nào mà tôi chán đâu. Đời sẽ chẳng đáng sống nếu tôi lo nghĩ quá nhiều về tương lai hay thậm chí là hiện tại. Khi những điều tồi tệ xảy ra, tôi luôn tìm thấy được cho bản thân một thứ gì đó sẽ giúp mình vượt quá khó khăn”” (tr.366-367).

Philip gặp Mildred.

“Anh dốc cạn cả con tim của mình cho cô... tình yêu tha thiết dành cho cô chảy khắp mọi nơi trên cơ thể anh, do đó từng hành động, từng mối suy nghĩ đều chứa chan tình cảm… anh hiểu rằng chỉ khi bên cô, anh mới có thể hạnh phúc, và nếu cô rời đi, thế giới của anh sẽ lập tức trở nên lạnh lẽo và xám xịt; anh biết rất rõ rằng khi nghĩ về cô, trái tim anh rộng hơn, rộng đến mức không thể thở được… và rồi nó đau, niềm hạnh phúc bởi sự hiện diện của cô gần như khiến anh đau đớn…(tr.412,413)...Anh ghét cô, khinh thường cô, anh yêu bằng cả con tim này” (tr.148). “Cô trao anh ánh mắt dịu dàng. Đôi môi ấy nở một nụ cười đẹp đẽ…” “Em có nhớ lần cuối ta gặp nhau chứ? Tôi đã cư xử thật tệ - Tôi xấu hổ về bản thân đến chết mất”... Giọng khàn đi cùng với cảm xúc. Đôi lúc, anh cảm thấy thật hổ thẹn về những gì mà anh đang nói đến mức dán mắt của mình xuống mặt đất. Khuôn mặt nhăn lại vì đau đớn nhưng anh vẫn cảm thấy việc nói ra này là một sự giải thoát lạ lùng” (tr.455).

Khi tiến đến một cái kết mơ mồ

Philip chật vật với những mối quan hệ thân mật của mình.

“Anh cảm thấy như đứng bên bờ của sự khai phá. Anh mơ hồ cảm nhận được rằng có thứ gì đó tốt hơn cả chủ nghĩa hiện thực mà anh luôn tôn thờ; nhưng chắc chắn đó không phải là chủ nghĩa duy vật vô tình, một lối suy nghĩ nhường cuộc sống của bản thân cho sự yếu mềm; nó quá mạnh mẽ và hùng dũng, nó chấp nhận mọi khía cạnh của cuộc đời rực rỡ, xấu xí và đẹp đẽ, bần tiện và anh hùng, nhưng nó vẫn rất hiện thực…” (tr.511).

“Trong phút chốc anh nhớ ra tất cả nỗi khổ não anh đã phải chịu đựng vì cô… sự đau khổ của anh… Anh cảm thấy tội nghiệp cho cô, nhưng anh mừng vì đã được giải thoát… anh tự vấn chính bản thân mình rằng tại sao lại si mê trong nỗi cuồng dại vì cô ấy như vậy” (tr.519).

Philip chật vật không chỉ vì tâm hồn kiệt quệ của người khác mà còn là vì sự nghèo đói của thế giới.

“Philip hiểu ra rằng bi kịch lớn nhất trong cuộc đời của những con người này là mất đi công việc chứ chẳng phải là sự chia cách hay cái chết, những thứ rất tự nhiên và có thể xoa dịu bởi nước mắt...” (tr.657).

Maugham nhấn mạnh vào triết lý sống đã cứu rỗi Philip khỏi sự tồn tại đầy đau đớn và khổ sở để trở thành một bác sĩ. “một người có thể cam chịu sự tồn tại của chính họ vì nó vô nghĩa” (tr.658).

Kết luận

Đây sẽ là phần đính kèm với câu trích dẫn mà tôi đã ghi trên vì đọc nhiều và chú tâm là cách duy nhất bạn nên làm để chạm đến cái kết của câu chuyện, cuộc đời của Philip và triết lý sống của Maugham. 

2. Up at the Villa

Câu chuyện kỳ bí đầy hấp dẫn này không phải là một quyển sách có thể đọc vội vì những tình tiết gay cấn, thân tình, bi kịch không lường trước và cần nhiều nỗ lực để thấu được xã hội “thượng lưu” cho mình cái gì và đang thiếu cái gì. Nhân vật chính, Mary, là nhân vật đầy biến động với những nét tính cách do Maugham tưởng tượng ra nhằm khuấy động sự hào hứng, bối rối, và cả niềm vui của độc giả đối với những nguy hiểm không ngờ đến mà cô đã trải qua và ý nghĩa của chúng đối với cô.

Do độ dài rất ngắn nên rất nhiều chi tiết trong phần nội dung sẽ được lướt qua. Vậy nên, tôi chỉ tập trung vào một trích đoạn dài để thể hiện cách mà Maugham bắt được và giữ chặt sự chú ý của độc giả và khiến họ bất ngờ bởi, một lần nữa, triết lý sống mà ông đã truyền đạt qua nhân vật chính.

“Khi cô kể cho Edgar về những gì đã trải qua giữa cô và chàng trai bất hạnh ấy, khuôn mặt anh xám lại trong sự thống khổ. Anh hoàn toàn bị sốc. Nhưng cô cảm thấy điều khiến anh đau khổ đến thế là vì cô đã làm hoen úa sự trong trắng của mình như vậy, thứ mà anh luôn tự hào về cô;... Đó là nỗi ghen tuông của một người đàn ông; bị mắc kẹt trong dục vọng, Rowley đã làm điều tàn bạo với cô; thật lạ là cái cảm giác kỳ quái nhưng tự hào ấy đột nhiên đến với cô… Cô không thể ngăn mình nhìn anh, trao cho anh một ánh nhìn sáng lên một tia nụ cười. Mắt họ giao nhau” (tr.204,205).

Cụm từ “một tia nụ cười” (suspicion of a smile) thật hay, thật tinh tế. Nó lột tả được cái tài trong sử dụng ngôn ngữ của Maugham trong việc bộc lộ cảm xúc bất ngờ, vui sướng, thông báo, và cảnh báo trước cho bạn rằng những gì đợi ở phía trước chắc chắn sẽ đầy chông gai. Đây là một quyển sách mà bạn sẽ không thể nào đặt xuống mà chỉ muốn lật từng trang từng trang đến hết quyển thì thôi. Tôi hứa đấy.  

3. Lưỡi dao cạo (The Razor’s Edge)

Kiếp người là một tuyệt tác trong khi Up at the Villa thì bí ẩn nhưng lại sáng tỏ. Và bây giờ, vẫn với phong cách kể chuyện ấy, bạn sẽ gần như gặp Maugham trong đời thực và cảm nhận Lưỡi dao cạo.

Maugham đang tâm tình với bạn, những độc giả. Cứ như thế, ông tạo dựng nên một câu chuyện tuyệt diệu, và tất nhiên, cực kì bất ngờ gắn với ngôn ngữ đầy trêu ngươi đi sâu vào trong trái tim và tâm trí của một tổ hợp nhân vật kỳ lạ của ông.

Sự khởi đầu của hành trình tiến vào tâm trí nhân vật diễn ra rất nhanh nhưng toàn diện đến mức bạn khó có thể đặt quyển sách lại vào kệ.

Isabel

Nhân vật chính thường sẽ có một phân đoạn riêng và bạn sẽ phải liên tục tìm kiếm nó để hiểu về Isabel. Suy nghĩ, lựa chọn, tình yêu và quyết định của cô cực kỳ thuyết phục và thú vị. Chúng cho Maugham một cơ hội mà ông muốn để hiểu và đặt câu hỏi về động lực, cảm xúc, sức mạnh dành cho tình yêu và những điểm yếu như những con người bình thường của phụ nữ.

Cô là kho báu hay ác quỷ? Thật thà và thẳng tính - hay ngược lại?

Cô ấy có đẹp chứ? Ừm, tất nhiên là có rồi, theo cách riêng của cô nhưng nhiêu đó đã đủ để cô hiểu người đàn ông mà cô định là đã sẽ yêu nhưng không thể thấu hiểu?

Tại sao cô không thể hiểu được Larry, người mà cô yêu quý suốt cả một đời? Sự thất bại trong thấu hiểu đó (nếu đó là điều mà bạn nghĩ rằng đang xảy ra) là đã đủ để khiến cho câu chuyện này trở nên đáng đọc rồi, và tôi cũng không dám tiết lộ thêm gì nữa.

Larry

Larry đã đến tuổi trưởng thành và trông có vẻ già dặn hơn ở trong mắt của bạn, buộc bạn suy nghĩ cởi mở hơn (tất nhiên là không như Isabel) và hoàn toàn bị thu hút bởi hành trình kiếm tìm ý nghĩa cuộc sống của chàng trai này.

Chàng trai giàu có tự lập này có một nỗi sợ về bi kịch của những lực lượng vũ trang nên ngay từ những trang đầu của quyển tiểu thuyết, Maugham đã khơi dậy nguyện vọng muốn hiểu sâu hơn về anh khi Larry đi tìm những người dân thường chỉ dẫn anh.

Larry là một người có tinh thần vững mạnh nhưng vẫn biết bối rối. Anh lãng mạn nhưng tình yêu lại chẳng phải là thứ anh đeo đuổi. Anh làm việc chăm chỉ để học hỏi cả đời nhưng lại không muốn tham gia vào chương trình giáo dục đại học chuẩn.

Larry yêu quý Maugham, cũng như những nhân vật (và người đọc) được tạo ra dưới thế giới trong truyện của ông, thế giới mà ngay cả chúng ta cũng cảm thấy mình trong đó.

Larry đến thăm rất nhiều thế giới mà ở nơi đó, anh mưu sinh bằng sức lao động của mình mặc cho anh có giàu có đến thế nào đi chăng nữa hoặc cũng có thế, sự giàu có cho phép anh tìm kiếm và khám phá con người mà anh muốn trở thành.

Vì tất cả chúng ta đều dành cả đời mình để kiếm tìm và khám phá bản thân mình là ai, Larry trở thành một người đàn ông rất phức tạp để thấu hiểu. Anh, hay là Maugham khi tạo nên nhân vật Larry, mang đến cho người đọc một cơ hội để cảm nhận và tự hiểu chính bản thân mình.

Cũng như Maugham, bạn có thể yêu mến, ủng hộ Larry, cho phép cuộc đời của anh tự do như cánh chim trời, và có cơ hội được sống theo cái cách mà bạn có thể hoặc thậm chí là không bao giờ có thể trải nghiệm được trong cuộc đời của chính mình.

Một trích dẫn ngắn từ Maugham, người bạn tâm tình của Larry:

“Tôi hiểu anh ấy quá rõ từ trước để biết rằng khi nào anh cảm thấy muốn kể cho bạn nghe điều gì đó mà anh ấy đã làm, nhưng nếu anh ấy không làm như vậy thì câu hỏi ấy sẽ thành mấy lời đùa cợt hài hước và bất kỳ ai muốn hỏi thêm cũng phải bỏ cuộc vì nó. Tôi cần nhắc nhở người đọc rằng anh ấy kể tất cả những điều này cho tôi mười năm về trước, khi việc này xảy ra” (tr.115).

Kết luận 

Còn rất nhiều nhân vật thú vị với muôn hình vạn trạng ngoài kia; đó là những người sẽ phải đối mặt với cuộc sống của mình theo cách này cách nọ, và những quyết định đó của họ sẽ khiến bạn phát điên hoặc hiểu hơn về cơn điên của mình. Có thể đây chỉ là một phép phóng đại, nhưng tôi sẽ kết thúc bài viết này với những con chữ rất xúc động trong cuốn tiểu thuyết Lưỡi dao cạo để thuyết phục bạn đọc nó mà không tiết lộ là ai đang nói với ai:

“Hỡi người yêu dấu, tôi là một kẻ vô đạo đức,... Nếu tôi thật sự thích thú với tất cả mọi người thì điều đó cũng không khiến tôi bớt thích anh ấy phần nào cả, dù cho đôi lúc tôi có trách móc anh vì những sai phạm. Em không phải là một người phụ nữ tệ hại, em thanh tao và xinh đẹp theo cách riêng của mình….Em chỉ thiếu một điều duy nhất để trở nên thật sự quyến rũ.” Cô mỉm cười và chờ đợi. “Sự dịu dàng” (tr.305,306).

-----------

Tác giả: Laurie Hollman, Ph.D.

Link bài gốc: The 3 Best Psychological Books by W. Somerset Maugham  

Dịch giả: Phạm Thị Tuyết Nhi - ToMo - Learn Something New



_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách II - Page 5 Empty Re: Sách II

Post by LDN Sat Oct 28, 2023 5:00 pm

Review và cảm nhận Kiếp Người – Somerset Maugham

ĐỜI LÀ VÔ NGHĨA? THẬT THẾ SAO?

tiemtaphoatamhon

Theo mình thấy đây là một tác giả không quá nhiều bạn đọc Việt biết đến, kể cả sách của tác giả mình thấy cũng không còn tái bản nữa, nên trong hai tác phẩm của ông mà mình đọc thì có Kiếp Người mình phải đọc bằng Kindle. Thật sự phải cảm ơn mấy bạn làm e-book, nhờ nó mà những đứa như mình hay đi lần mò sách mới được đọc để mở mang thêm tầm nhìn. Sách Viêt ngày xưa in thì toàn để tên ông là Môôm hoặc Môôn. Làm mình cứ phải double check xem đúng ông Maugham mình đang tìm không =)))

Source ảnh: Han Vu Blogger

Với mình Kiếp Người và Suối Nguồn như hai người bạn của nhau vậy, mình đọc Kiếp Người mà cứ thầm nghĩ đến tác phẩm Suối Nguồn của Ayn Rand. Mình chưa được nhìn tận mắt sách giấy của cuốn Kiếp Người, nhưng nếu nhìn thời gian đọc thì chắc cũng ngang ngửa với độ dày của Suối Nguồn đấy. Thật sự phải nói là mần đọc luôn, cả một ngày gần như chủ yếu đọc nhưng thật sự không thể 2-3 ngày xong được, hình như mình mất đến 5 ngày mới đọc hết đó, chứ nếu mỗi ngày bạn chỉ có 30-40 phút đọc thì cũng phải mất ít nhất 1 tháng mới đọc hết nhé.

Bài viết là cảm nhận của mình và sẽ có những tóm tắt cho cuốn sách, hy vọng nếu bạn đọc thấy tò mò có thể tìm đọc thêm.

Để tóm gọn một câu thì mình sẽ nói đây là một cuốn sách đáng đọc (must-read, must-try nha!).

Đọc nhan đề thì phần nào mình đã tưởng tượng được tác giả sẽ kể đầy đủ một cuộc đời nhân vật chính rồi. Nhưng mình tò mò vì một phần có thể xã hội phương Tây cách sống khác với lối sống phương Đông như Việt Nam mình.

Nói tóm gọn, sách là hành trình của nhân vật chính (tên Phillips) tìm ý nghĩa cuộc sống của chính anh. Anh sinh ra trong một gia đình không nghèo khó nhưng cũng không phải khá giả quá, nhưng anh bất hạnh ở chỗ là bố mẹ mất sớm khi anh còn quá nhỏ, anh có cả một chị gái nữa, nhưng chị gái phải đi nơi khác kiếm sống chỉ còn mỗi anh được gửi cho bác ruột chăm sóc (bác là anh trai của bố anh). Gia đình bác anh thì lại không có con cái, nên việc nuôi dạy anh có phần khó cho hai vợ chồng bác. Anh lớn lên với kỳ vọng sau này kế nhiệm bác anh làm cha sở ở nhà thờ làng. Nhưng với sự đọc từ nhỏ của anh, những gì anh đọc được trong trang sách hình thành nên nhiều ước mơ, thúc đẩy sự khám phá trong anh nên anh không làm theo những gì đã được sắp đặt.

Khi được học trong trường Hoàng Gia dành cho những người được định hướng trở thành tu sĩ (lúc 13 tuổi) đến năm 18 tuổi và sau đó sẽ did Oxford. Chàng học được một thời gian thì xin bác cho đi học ở Đức chỉ để học Tiếng Đức và nghĩ rằng sẽ tìm được nhiều điều hay ho ở đó nhưng bác anh một phần không muốn anh đi vì chính bố anh cũng sang Đức rồi bị bệnh và chết, bác không muốn điều đó lặp lại với anh. Nhưng anh đã quyết tâm thì bác cũng không có cách nào ngăn cản, và viết thư sang cho một người quen bên Đức để gửi gắm anh. Ở Đức thì anh có thích một cô nàng nhưng nàng này thì có hứa hôn từ trước nên hai người không đến với nhau, bên cạnh đó anh có một người bạn thân tên Hayward – người sẽ được nhắc đến tận cuối truyện, ở đây anh còn chứng kiến câu chuyện của một cặp đôi yêu nhau mà không thèm quan tâm đến lời ra tiếng vào của bà chủ nhà.

Sau khi về nhà, hai bác quyết định chọn cho anh nghề Kế toán, anh cũng đồng ý và học việc ở công ty đó, nhưng rồi một thời gian anh lại nhận ra anh không hợp với nghề đó cũng như không hợp với những đồng nghiệp làm việc cùng nên anh lại xin nghỉ.

Tiếp đó, anh xin bác anh cho đi học Mỹ thuật ở Paris, trong thời gian ở quê nhà thì anh đã kịp có mối quan hệ với cô Wilkinson, người giới thiệu anh cho người quen ở Đức, cô này hơn tuổi Phillips nhiều, nhưng truyện không đề cập rõ ràng (theo mình tự tính thì cũng phải 20-25 tuổi, nếu như cô này 35-40 tuổi). Nhưng anh tự biết đó không phải tình yêu nên việc sang Pháp phần nào giúp anh gỡ bỏ mối quan hệ này. À, việc anh đi Paris cũng một phần do Wilkinson kể về nó, nên anh háo hức muốn sang đó học để trở thành Họa Sĩ. Ở Paris anh lại có thêm những người bạn là Lawson và Price. Ở cạnh Lawson anh học hỏi được rất nhiều thứ liên quan đến hội họa vì Lawson rất giỏi, anh cảm thấy bản thân luôn thua kém và bắt chước Lawson và sau khi được nghe thầy giáo nói anh không có tài năng trong hội họa cũng như tận mắt chứng kiến Price treo cổ tự tử ở căn hộ mà anh lại quyết định về quê. Và ngay chính lúc anh quyết định dừng hội họa thì cũng là điểm bác gái anh qua đời, nên cùng một công anh trở về với quê hương lại một lần nữa.

Sau bao lâu thời gian suy nghĩ, anh quyết định học ngành Y để trở thành bác sĩ như bố anh. Và cũng chính lần nay anh lên London học và phải tự lo hết. Tài sản bố anh để lại anh cũng giữ hết để trang trải cho cuộc sống sắp tới của mình. Chính cái thời điểm anh học ngành Y này mình mới thấy được sự thay đổi trong con người anh nhiều. Ở đây anh trải qua một mối tình đầy đau đớn với Mildred, bởi vì chỉ có anh yêu cô thôi còn cô chỉ coi anh như một cái phao khi cần thiết. Khi đọc mình cứ bị bực mình vì cách xử xự của Phillips dành cho cô, quá kiên nhẫn, quá dịu dàng, quá cao thượng. Mình nghĩ vì yêu mù quáng thì chắc ai cũng sẽ làm những hành động thiếu lý trí đó thôi. Nói chung Mildred là một bài học sâu sắc về tình yêu dành cho Phillips. Cũng chính thế mà cô vẫn ở mãi một góc nào đó trong tim anh, không bao giờ biến mất được. Thời gian anh ở London cũng là bài học sâu sắc về cuộc đời mà anh có cơ hội có trải nghiệm đau lòng với nó. Nợ nần, hết sạch tiền chỉ vì chơi chứng khoán, không có chỗ ăn chỗ ngủ, rồi công việc vất vả nhưng chỉ kiếm được rất ít tiền.

Kết chuyện thì anh trở thành bác sĩ được nhiều người yêu quý, cầu hôn thành công với một cô gái mà anh đã có cơ hội quen cô thông qua một bệnh nhân, mà người bệnh nhân đó chính là cha ruột của cô gái này. Cô thích anh từ lâu nhưng anh không biết, lúc anh cầu hôn cô chỉ là anh tưởng anh khiến cô có bầu và anh cầu hôn cô chỉ để chịu trách nhiệm với việc mình làm. Rồi anh nghĩ đến tương lai một gia đình của anh, có cô là vợ, có đứa con và cả nhà sống ngay gần biển, hàng ngày anh sẽ đi khám bệnh cho các ngư dân gần đó.

Truyện cực dài nên việc tóm tắt cũng không thể ngắn hơn =))) Bây giờ mình mới bắt đầu nói về cảm nhận sau khi đọc ạ:

Về tác giả thì mình thấy Maugham hay viết về hội họa, chắc ông cũng là người đam mê hội họa lắm. Trước tác phẩm này là mình đọc “Mặt trăng và Đồng xu” cũng nói về một người đàn ông trung niên, ông đã có một cuộc sống đủ đầy rồi nhưng bỗng một ngày ông bỏ lại tất cả chỉ để sang Paris làm về hội họa. Đọc truyện ông kể mình cảm thấy đang được bước chân vào cuộc đời thực thay vì một thế giới ảo như Haruki vẽ ra cho người đọc (Mình thích truyện của Haruki cũng chỉ vì cuộc sống thực tế là rất chán, nên khi được bước vào một thế giới ảo ảnh, liêu trai mình thấy rất hào hứng).

Ở Kiếp người, Maugham vẽ được một cuộc đời không quá hào nhoáng nhưng không phải tầm thường. Có mấy ai dám nghĩ và dám làm như Phillips, có mấy ai dám yêu mãnh liệt một người như anh. Nhưng mình biết cũng đa phần mọi người lại luôn tỏ ra mình cao thượng mặc dù trong lòng thì đau đớn, tủi hờn giống như anh, lại luôn thể hiện mình “thượng đẳng” nhưng trong người chẳng có một xu dính túi như anh, chơi đùa với tình yêu của người khác dành cho mình như anh.

Truyện làm mình trải qua nhiều cung bậc cảm xúc: cảm giác cô đơn khi không còn cha mẹ, chị ruột bên cạnh, cảm giác không ai có thể hiểu mình khi phải sống với hai ông bà bác già, cảm giác cứ phải lủi thủi một mình khi bị bạn bè chê cười vì cái chân bị tật, cũng may anh có sách bên cạnh (chính cái việc đọc sách mới khiến anh có nhiều ước mơ như vậy). Có những việc xảy đến với anh mà mình nghĩ bụng là “đáng đời” với hắn, gieo nhân nào gặt quả đấy. Vừa đọc vừa tức cái lồng ngực nhất là cái đoạn tình yêu của anh và Mildred.

Nhưng chả hiểu sao mình thấy buồn khi đọc đến cái kết chuyện. Truyện mô tả rất rõ ràng rằng anh không thực sự yêu Sally, chỉ vì Sally quá yêu anh, chỉ vì anh nghĩ anh phải có trách nhiệm với nàng cũng như đáp lại sự giúp đỡ của gia đình nhà nàng đã dành cho anh gần 7 năm qua nên anh mới quyết định kết hôn với nàng. Mình không mong muốn một cuộc kết hôn như này. Nó giống câu chuyện của bố mẹ mình, của bác mình quá, chỉ là hai gia đình đã biết rõ nhau từ trước, con của hai gia đình tìm hiểu nhau, ưng nhau và lấy nhau chứ nó không phải thứ tình yêu mà mình hằng nghĩ.

Chàng nghĩ tới niềm khát khao tạo nên một mô hình kiểu phức tạp, phải chăng chàng cũng không thấy rằng cái mô hình đơn giản nhất trong con người sinh ra, hoạt động, lấy vợ lấy chồng, sinh con đẻ cía và chết đi, là cái hoàn hảo nhất hay sao? Có lẽ chịu để hạnh phúc chi phối mình thì phải chấp nhận thất bại, nhưng đó là một sự thất bại đẹp hơn nhiều thắng lợi

Đây là câu trích dẫn gần cuối truyện, mình không có ý phản đối gay gắt gì câu nói này, chỉ đơn giản mình không đồng ý với điều đó, và sẽ không sống với lý tưởng “đơn giản” này được. Cái mình tâm đắc nhất trong truyện này lại và tấm vải Ba Tư mà người nghệ sĩ già ở Pháp (tên Cronshaw) lúc qua đời đã gửi Phillips như một món quà. Vì có một ẩn ý mà ông từng nói với Phillips khi Phillips hỏi ông về Ý nghĩa cuộc đời là gì?, ông chỉ trả lời nó như tấm thảm Ba Tư

Vừa mới rồi, anh hỏi ý nghĩa cuộc đời là gì. Hãy đi xem những tấm thảm Ba Tư kia và một ngày gần đây câu trả lời sẽ đến với anh.

ông ta nhắc lại rằng không ai, trừ phi người ta tự khám phá ra điều đó cho chính mình.

Bạn có tò mò về thực hư câu trả lời là gì không, mình tiết lộ ở câu trích dẫn bên dưới nhé:

Đời là vô nghĩa. Trên quả đất, vệ tinh của một ngôi sao vụt qua trong không gian, sinh vật xuất hiện dưới ảnh hưởng của những hoàn cảnh điều kiện là bộ phận của lịch sử hành trình, như vậy nếu sự sống trên trái đất này đã có một sự bắt đầu dưới ảnh hưởng của những điều kiện khác thì sự sống cũng sẽ có một sự kết thúc, con người, không có nghĩa gì hơn những hình thái khác của sự sống, không phải là đỉnh cao của sáng tạo mà là phản ứng vật lý đối với môi trường.

Mình không phản đối câu trả lời đúc kết về ý nghĩa cuộc đời là như này. Đúng, đời là vô nghĩa nhưng đâu vì thế mà ta sống vô nghĩa đúng không. Con người chúng ta vẫn phải sống để mà có “tác động vật lý” với môi trường xung quanh ta. Nó vô nghĩa nhưng chính mỗi con người sống có ý nghĩa thì tự dưng “dung dịch” tên là Đời bao quanh chúng ta sẽ có ý nghĩa. Chiếc thảm Ba Tư đó có thể được coi như tác phẩm nghệ thuật, cũng có thể chỉ được coi như cái thảm chùi chân, tùy vào việc chúng ta sử dụng nó cho mục đích gì thôi.

Mình rất mong có nhiều người đọc cuốn Kiếp Người này. Link download mình để ở dưới:

https://www.dtv-ebook.com/kiep-nguoi-w-somerset-maugham_5886.html#gsc.tab=0

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách II - Page 5 Empty Re: Sách II

Post by LDN Sat Oct 28, 2023 5:13 pm

THẾ NHÂN Ô TRỌC - Tác giả: William Somerset Maugham

XÔMƠXET MÔÔM (Somerset William Maugham), nhà văn, nhà viết kịch nổi tiếng người Anh. Ông sinh năm 1874 và mất năm 1955. Là bác sĩ y khoa nhưng ông không làm nghề thầy thuốc mà chuyển sang viết văn, viết kịch. Di sản văn học của ông để lại cho nước Anh và loài người toàn thế giới khá đồ sộ, bao gồm kịch, truyện ngắn, tiểu thuyết, trong đó có những tác phẩm chấn động dư luận như các vở kịch “Bà Frederich”, “Người không quen biết”, các thiên tiểu thuyết “Vầng trăng và đồng sáu xu” “Kiếp người”…
 
Trong dòng hiện thực phê phán của nước Anh vào cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, người ta thường xếp Môôm bên cạnh những nhà văn cự phách B. Sô, G.Goldua Thy, H. Oenxơ, E. Phoxlơ… Tư tưởng quán xuyến trong sáng tác văn học của Môôm là “nói nhiều đến những cái tầm thường nhỏ mọn của con người, nhưng vẫn bao hàm một sự thông cảm và một lời kêu gọi: hãy sống cho lương thiện, rồi cuộc đời sẽ công bằng hơn nhiều so với điều chúng ta vẫn tưởng”.
 
Dưới ngòi bút của Môôm, nhiều diễn biến bất ngờ xảy ra với các nhân vật của ông, kết cục rất khó đoán trước, nhưng bao giờ cũng mang lại cho người đọc niềm lạc quan với cuộc sống.
 
Những năm gần đây, các nhà xuất bản ở nước ta đã dịch khá nhiều các tác phẩm của Môôm, giúp các bạn hiểu thêm nền văn học Anh thông qua con người: “Tôi không sinh ra đã là nhà văn, tôi chỉ trở thành người làm nghề đó” (Lời Môôm). Nhà Xuất Bản Đà Nẵng trân trọng giới thiệu với bạn đọc tác phẩm, “Thế nhân ô trọc”, gồm truyện vừa cùng tên với quyển sách này, và hai truyện ngắn “Biệt thự trên đồi” và “Một giờ trước buổi tiệc trà”.
 
NHÀ XUẤT BẢN ĐÀ NẴNG

William Somerset Maugham là nhà văn Anh, sinh năm 1874 và sống ở Pháp cho đến khi lên mười. Học xong đại học ở Anh, ông làm thầy thuốc tại bệnh viện. Có khiếu văn chương, ông sớm bắt đầu viết tiểu thuyết và thành công với vài tác phẩm đầu tay, rồi chuyển hẳn sang sáng tác văn học. Ông nổi tiếng với hai truyện dài Kiếp người (Of Human Bondage) (1914) và Mặt trăng và đồng sáu xu(The Moon and sixpence) (1919). Trong số sách được xuất bản sau đó có: (Bức Bình phong (The Painted Veil) (1925),Quý Ngài trong phòng khách (The Gentleman in the Parlour) (1930), Don Fernando (1935), Lưỡi dao cạo (The Razor’s Edge) (1944), Sổ tay nhà văn (A Writer’s Notebook)(1949), Cách nhìn thiên vị (Points of View) (1958),…

W.S. Maugham đồng thời còn là một nhà soạn kịch trứ danh với những sáng tác như: Phu nhân Frederick (Lady Frederick) (1907), Smith (1909), Đất hứa (The Land of Promise) (1913).

Ông cũng là tác giả nhiều truyện ngắn rất được hoan nghênh. Toàn tập truyện ngắn của ông được tái bản nhiều lần với số lượng mấy trăm nghìn bản, ví dụ như Mưa.

Trong Mặt trăng và đồng sáu xu, tác giả kể lại cuộc đời một nhà buôn cổ phần chứng khoán trở thanh họa sĩ thiên tài mà người đương thời chưa đánh giá đúng giá trị tác phẩm cho tới khi ông qua đời một cách thê thảm ở nơi đất khách quê người.

Kinh doanh thành đạt, sống sung túc, được vợ con hết lòng yêu mến, Charles Strickland bất thình lình bỏ gia đình ra đi, không còn quan hệ với cái xã hội ông đã từng sống, quyết tâm hiến cả đời mình cho hội họa. Ông sống gian khổ trong nhiều năm phấn đấu không thành công ở Paris. Hoàn cảnh xui khiến, ông đi tìm môi trường sáng tác mới ở một nơi xa xôi ở cái tuổi gần năm mươi. Trên đảo Tahiti, trong một gian nhà nhỏ ở một vùng hẻo lánh, được chăm sóc bởi người vợ trẻ, ông miệt mài vẽ cho đến ngày chết vì bệnh hủi, mù cả hai mắt. Tác phẩm cuối cùng của ông là những bức tranh vẽ trên vách và trần nhà mà người được may mắn nhìn thấy đánh giá là kiệt xuất. Với tính khí khác thường vốn có, ông yêu cầu vợ đốt căn nhà, nhưng những bức tranh vẽ trên vải không đóng khung vứt lung tung trong nhà đủ cho những ai hiểu biết hội họa coi ông là một thiên tài.
 
Mời các bạn đón đọc Thế Nhân Ô Trọc của tác giả William Somerset Maugham.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách II - Page 5 Empty Re: Sách II

Post by LDN Sun Nov 26, 2023 11:51 am

11 tiểu thuyết trinh thám Trung Quốc hay nhất, đã trở thành kinh điển trong lòng người đọc (Phần 1)

Bởi xam chan - bloganchoi

Tiểu thuyết trinh thám có lẽ là dòng văn học yêu cầu nhiều trí não nhất của độc giả. Và nếu muốn thử thách trí tuệ, sự thông minh cùng tài phán đoán của mình, bạn cần phải “luyện” hết 11 tác phẩm tiểu thuyết trinh thám Trung Quốc hay nhất, đã trở thành kinh điển dưới đây.

Trong các tác phẩm trinh thám Trung Quốc, phong cách hành văn “lời ít ý nhiều” luôn khiến từng câu chữ, từng vụ án hay quá trình tìm kiếm thủ phạm mang nhiều tầng lớp nghĩa, được phủ lên những lớp màng bọc mờ ảo hơn, kì bí và nhiều ẩn ý hơn. Nhưng chính điều này lại càng kích thích trí tò mò cùng sự ham mê khám phá của độc giả hơn. Họ bị cuốn theo những lời gợi mở, những câu nói mơ hồ, những chi tiết vụn vặt hay những manh mối nhỏ lẻ, để rồi phải cố gắng, kiên nhẫn đi đến tận cùng của cuốn sách, và vỡ òa trong kinh ngạc và sung sướng khi tìm ra được chân tướng sự việc.

Cũng chính bởi sự khác lạ và hấp dẫn này, đã làm nên nét rất riêng cho dòng văn học tiểu thuyết trinh thám Trung Quốc. Có rất nhiều tác phẩm trinh thám nổi tiếng của nhà văn Trung Quốc được biết đến rộng rãi, vượt khỏi biên giới quốc gia để đến với sự chào đón của bạn bè quốc tế. Dưới đây là top 11 tiểu thuyết trinh thám Trung Quốc hay nhất, đã trở thành kinh điển trong lòng độc giả.

1. Series tiểu thuyết trinh thám Tâm Lý Tội Phạm – Lôi Mễ
tiểu thuyết trinh thám trung quốc hay nhất
Series tiểu thuyết trinh thám Tâm Lý Tội Phạm gồm 5 cuốn theo thứ tự từ trái sang phải. (Ảnh: Internet)

Series tiểu thuyết trinh thám Tâm Lý Tội Phạm của Lôi Mễ được chia làm 5 phần, xuất bản dưới hình thức 5 cuốn tiểu thuyết với các tên gọi khác nhau nhưng được sắp xếp theo thứ tự thời gian và ghép lại thành một câu chuyện hoàn chỉnh. Bởi vậy nếu muốn đọc và hiểu được hết tác phẩm này, bạn phải đọc theo trình tự:

Độc Giả Thứ Bảy
Đề Thi Đẫm Máu
Giáo Hóa Trường
Sông Ngầm
Ánh Sáng Thành Phố

Nội dung chính của series tiểu thuyết trinh thám Tâm Lý Tội Phạm – Lôi Mễ

Nhắc đến trinh thám Trung Quốc chắc chắn cái tên đầu tiên được nêu lên sẽ là Lôi Mễ. Đây không phải là tác giả đầu tiên viết tiểu thuyết trinh thám tại Trung Quốc, nhưng là người có những tác phẩm trinh thám đặc sắc và nổi bật khiến cho dòng tiểu thuyết này được yêu thích và biết đến nhiều hơn không chỉ ở Trung Quốc mà còn ở các nước châu Á khác, trong đó có Việt Nam. Nói không quá lời, có thể coi Lôi Mễ đã trở thành một “tượng đài trinh thám” trong lòng các độc giả.

Cuốn số 2: Đề Thi Đẫm Máu được đánh giá là nổi bật nhất và gây ấn tượng mạnh mẽ nhất đối với độc giả. (Ảnh: Internet)

Và tác phẩm làm lên tên tuổi của Lôi Mễ không gì khác chính là series tiểu thuyết trinh thám Tâm Lý Tội Phạm gồm 5 quyển của ông. Tiểu thuyết trinh thám này lấy nhân vật chính là chàng thanh niên Phương Mộc vốn trầm tính, sống hướng nội nhưng lại có được một năng lực trời ban. Đó chính là khả năng quan sát, khả năng suy luận và nắm bắt tâm lý tội phạm cực kỳ chuẩn xác. Từ đó Phương Mộc có thể dựng lên chân dung kẻ tội phạm một cách rõ nét, chân thực và chính xác đến 70-80%.

Sau một biến cố lớn ở trường đại học, khi một người bạn cùng phòng của Phương Mộc bị sát hại, đã thay đổi hoàn toàn cuộc đời Phương Mộc ngay từ giây phút anh đặt chân vào hiện trường vụ án đó. Từ đó những vụ huyết án liên hoàn xảy ra, cuốn Phương Mộc vào  cuộc đấu trí với những tên sát nhân hàng loạt biến thái mà thông minh tuyệt đỉnh, cuốn anh vào những cuộc đua với tử thần để giành giật sự sống cho nạn nhân, và cũng nhấn chìm anh trong những ám ảnh tâm lý, những dằn vặt tội lỗi…

2. Bản Thông Báo Tử Vong – Chu Hạo Huy

Trọn bộ 6 tập của tiểu thuyết trinh thám Bản Thông Báo Tử Vong. (Ảnh: Internet)

Cũng giống như series tiểu thuyết trinh thám Tâm Lý Tội Phạm của Lôi mễ, Bản Thông Báo Tử Vong của tác giả Chu Hạo Huy là tiểu thuyết dài kỳ gồm 6 tập với cách đặt tên đôi lúc có thể khiến bạn nhầm lẫn. Hãy theo dõi bộ truyện trinh thám Trung Quốc nổi tiếng này theo thứ tự như sau:

Bản Thông Báo Tử Vong
Bản Thông Báo Tử Vong: Số Mệnh 1
Bản Thông Báo Tử Vong: Số Mệnh 2
Bản Thông Báo Tử Vong: Khúc Biệt Ly 1
Bản Thông Báo Tử Vong: Khúc Biệt Ly 2
Bản Thông Báo Tử Vong: Sự Trừng Phạt (Ngoại Truyện)

Nội dung chính của tiểu thuyết trinh thám Bản Thông Báo Tử Vong
“Bản thông báo tử vong” là một lá thư được gửi tới cho một người bất kỳ, trong đó ghi rõ thời gian mà người nhận được bức thư sẽ…chết. Và đương nhiên là bị giết hại, bởi tên sát thủ Eumenides đã ký tên đàng hoàng dưới cùng bản thông báo.

Một sự thách thức cảnh sát công khai, một tên sát nhân cuồng vọng với tín ngưỡng “thay trời hành đạo”, “tái thiết lập công bằng và chính nghĩa” bằng cách trừng phạt tất cả những kẻ có tội mà pháp luật không xử lý. Và hắn chọn ra những kẻ phải chết bằng một bài bình chọn trên diễn đàn mạng, sau đó gửi “bản thông báo tử vong” ghi rõ tội lỗi và ngày giờ chết cho nạn nhân.

Lơi giới thiệu gây “kích động” cao đối với các mọt sách yêu thích trinh thám. (Ảnh: Internet)
Nhưng vấn đề là dù người nhận được thư có báo cảnh sát, có được bảo vệ kín kẽ trong vòng vây của hàng trăm cảnh sát đến mức con ruồi cũng không bay lọt, thì tên sát thủ Eumenides vẫn có thể thực hiện được việc “trừng phạt” của mình và trốn thoát trót lọt không chút dấu vết.

Đối đầu với một tên sát thủ điên cuồng nhưng lại vô cùng thông minh và tài giỏi như vậy, La Phi – đội trưởng đội cảnh sát hình sự thành phố Long Châu cần phải điên cuồng và thông minh hơn hắn. Thông minh hơn Eumenides, có lẽ La Phi có thể, nhưng điên cuồng hơn hắn sợ rằng là điều khó khăn. Bởi vậy có rất nhiều lúc La Phi đã phải bất lực và tuyệt vọng bởi tên sát thủ đã “trôi tuột” qua kẽ tay của anh một cách êm thấm đến hoàn hảo.

Nhưng tội ác chắc chắn sẽ có ngày bị phơi bày ra ánh sáng, tên sát nhân giết người hàng loạt sớm muộn cũng sẽ bị pháp luật trừng phạt. Và La Phi, dù sớm hay muộn cũng sẽ nêu được danh tính của tên sát nhân mất nhân tính Eumenides ra trước toàn độc giả.

3. Mười Tội Ác – Tri Thù

Tổng số tập: 5 tập
Tác phẩm trinh thám Trung Quốc Mười Tội Ác (Thập Tông Tội) của Tri Thù lấy tư liệu từ 10 vụ án có thật từng gây chấn động Trung Quốc nhưng vẫn chưa thể phá giải. Bộ tiểu thuyết gồm có 5 tập với thứ tự:

Mười Tội Ác : Bóng Ma Đêm Mưa
Mười Tội Ác: Hiện Trường Vụ Án
Mười Tội Ác: Người Nhím
Mười Tội Ác: Bà Lão Mặt Mèo
Mười Tội Ác: Đứa Con Ngục Tù

Nội dung chính của tiểu thuyết trinh thám Mười Tội Ác
Bộ truyện trinh thám Mười Tội Ác của tác giả Trì Thù được sáng tác dựa trên 10 vụ án có thật, nổi tiếng nhất trong lịch sử Trung Quốc từ trước tới nay và có những vụ án vẫn chưa thể phá giải được dù thời gian đã trôi qua đến gần nửa thế kỷ.

Những vụ án này cũng đã xuất hiện trong nhiều tác phẩm trinh thám nổi tiếng khác mà các mọt truyện trinh thám có thể cảm thấy quen thuộc. Tuy nhiên Trì Thù lại lựa chọn một hướng đi khác hơn, ông không vạch trần tội ác để trừng phạt, mà trong tác phẩm trinh thám này là hành trình tìm kiếm lý do, nguyên nhân vì sao lại hình thành nên những tội ác tàn nhẫn, mất nhân tính đến như vậy.

Cũng là phá án, nhưng Tri Thù tập trung vào việc tìm hiểu nguyên nhân, căn quả sinh ra những tội ác đó. (Ảnh: Internet)

Mười Tội Ác được Tri Thù viết lên với văn phong có phần dịu dàng, không gân guốc già dặn như Lôi Mễ, không kịch tính kích thích như Chu Hạo Duy. Ở Trì Thù là sự mềm mỏng dịu dàng như một nhân viên tư vấn tâm lý, đào sâu vào tận cùng tâm hồn của hung thủ, tìm hiểu bản chất thật của những kẻ giết người biến thái đó, nhìn tới những khát vọng thầm kín nhất, con người nhất của bọn họ.

Có những kẻ giết người vì muốn cứu người khác, muốn lưu giữ lại những thứ quý giá trước sự vô tình và ham muốn vật chất của xã hội. Có những kẻ sát hại những cô gái vô tội bởi khao khát được yêu, hay có những bệnh nhân giết bác sĩ vì những bác sĩ đó bản chất mới là kẻ giết người không ghê tay… Những điều đó, đứng trước pháp luật cũng không thể biện minh cho tội ác của hung thủ, nhưng Trì Thù muốn thể hiện nó cho tất cả người đọc biết, dù biến thái tới đâu, hung ác, khát máu cỡ nào, thì những kẻ giết người đó cũng có những ước mơ, những khát khao của một con người.

4. Dốc Quỷ Ám – Chu Hạo Huy

Nội dung chính của tiểu thuyết trinh thám Dốc Quỷ Ám
Chu Hạo Huy là một cây bút trẻ của làng văn học Trung Quốc nhưng rất nhanh chóng đã nổi lên thành một “hiện tượng” trong giới viết tiểu thuyết trinh thám với hàng chục tác phẩm trinh thám đình đám như Bản Thông Báo Tử Vong, Cảnh Sát Hình Sự, Dốc Quỷ Ám… Trong đó Dốc Quỷ Ám được đánh giá là tiểu thuyết trinh thám kinh dị và gây ám ảnh nhất của Chu Hạo Huy.

Đây được xem là tiểu thuyết trinh thám kinh dị và gây ám ảnh nhất của Chu Hạo Huy. (Ảnh: Internet)
Xoay quanh nhân vật chính là đội trưởng đội cảnh sát hình sự thành phố Long Châu – La Phi, truyện trinh thám Dốc Quỷ Ám đưa độc giả đến với một câu chuyện khiến chúng ta dễ dàng bị nhầm lẫn giữa thể loại trinh thám với truyện ma kinh dị huyền huyễn.

Dốc Quỷ Ám là tên một địa danh tại một hòn đảo nhỏ hẻo lánh nằm giữa biển khơi mênh mông sóng vỗ. Nó có tên là Dốc Quỷ Ám bởi cứ mỗi đêm trời sáng trăng suông, nếu có ai lỡ nhìn về phía con dốc đó, sẽ thấy trên đỉnh dốc, nơi có một cây cổ thụ mọc cheo leo đã hàng chục năm, lại có một bóng người ngồi vắt vẻo, nhìn chằm chằm xuống bản làng phía dưới như muốn nguyền rủa tất cả các sinh linh vô tội đó.

La Phi vô tình mà đến hòn đảo hẻo lánh này, vô tình vướng vào những cái chết bí ẩn trên Dốc Quỷ Ám không thể tìm ra lời giải. Và anh cũng vô tình, giữa ban trưa nắng gắt, nhìn về phía con dốc và thấy một bóng người đang trườn trên thân cây như một con rắn với đôi mắt trợn trừng nhìn anh. Chẳng lẽ lời nguyền về Dốc Quỷ Ám là có thật? Chẳng lẽ trên đời này thật sự tồn tại ma quỷ? Và những ai vô tình hoặc cố tình muốn tìm kiếm câu trả lời, đều sẽ chết không toàn thây? La Phi không tin, và anh đã tự mình đặt chân đến Dốc Quỷ Ám.

5. Mưu Sát – Tử Kim Trần
11 tiểu thuyết trinh thám trung quốc hay nhất

Nội dung chính của tiểu thuyết trinh thám Mưu Sát – Tử Kim Trần
Điểm ấn tượng đầu tiên về cuốn tiểu thuyết trinh thám Mưu Sát của Tử Kim Trần chính là ngay tại phần tóm tắt đầu tiên của truyện đã nêu rõ tên của hung thủ và thậm chí cả cách mà hắn giết người. Có bộ truyện trinh thám nào lại như vậy? Biết hung thủ rồi, biết cách hắn giết người rồi, thì còn gì để khám phá nữa? Còn gì để người đọc tò mò nữa?

Nhưng không, Tử Kim Trần đã tìm ra lối đi rất riêng cho mình, dù mạo hiểm nhưng cực kỳ thành công. Đối với Mưu Sát, ông đã chỉ đích danh Từ Sách chính là hung thủ giết người, giải thích cả lý do anh giết người là vì mẹ anh đã bị người của Ban cải tạo nhà cũ hại chết. Từ Sách từ Mỹ trở về Trung Quốc để trả thù cho mẹ.

Và từ đây, khá giả sẽ được Tử Kim Trần “dắt đi” theo sau Từ Sách, để xem anh nghiên cứu kế hoạch, vạch ra đường đi nước bước, thử nghiệm các phương án giết người cũng như tìm cách đối phó với Cao Đông – vị cảnh sát tài ba đảm nhận vụ án của Từ Sách và cũng là bạn học cũ của anh. Tiếp sau nữa, khán giả sẽ là “nhân chứng sống” duy nhất chứng kiến toàn bộ quá trình giết người của Từ Sách với cảm giác hồi hộp, kích thích như thể bản thân chính là đồng phạm của anh.

Đừng uống trà khì đọc Mưu Sát, cảm giác hồi hộp sẽ khiến bạn không thưởng thức nổi vị trà đâu. (Ảnh: Internet)

Nhưng sự thông minh của Tử Kim Trần không chỉ nằm ở “ván bài ngửa” ngay từ đầu cuốn tiểu thuyết, mà là ở cách ông khiến độc giả tưởng rằng “bài đã lật” nhưng thật ra đến cuối cùng “con át chủ bài” mà Từ Sách nắm trong tay lại không hề như những gì chúng ta từng biết và từng suy đoán. Để rồi khán giả cảm thấy tất cả đều “mông lung như một trò đùa”, không chỉ Cao Đông, không chỉ cảnh sát, mà thậm chí bản thân độc giả cũng bị Từ Sách quay như chong chóng và đến cuối cùng đều là những quân cờ trong dự tính của anh mà không hề hay biết.


Last edited by LDN on Sun Dec 24, 2023 2:35 pm; edited 1 time in total

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách II - Page 5 Empty Re: Sách II

Post by LDN Sun Nov 26, 2023 2:36 pm

11 tiểu thuyết trinh thám Trung Quốc hay nhất, đã trở thành kinh điển trong lòng người đọc (Phần 2)

Bởi xam chan - bloganchoi

Nếu là một mọt truyện trinh thám chính hiệu và luôn có đam mê thử thách trí tuệ, sự thông minh cùng tài phán đoán của bản thân, bạn cần phải “luyện” hết 11 tác phẩm tiểu thuyết trinh thám Trung Quốc hay nhất, đã trở thành kinh điển mà BlogAnChoi sẽ giới thiệu dưới đây.

6. Pháp Y Tần Minh – Tần MinhPháp Y Tần Minh là tiểu thuyết trinh thám với đề tài pháp y mới lạ, hấp dẫn. (Ảnh: Internet)Tác giả: Tần MinhNgôn ngữ: Tiếng ViệtThể loại: Tiểu thuyết trinh thámNgày xuất bản: 07-2017Nhà xuất bản: Nhà Xuất Bản Văn HọcCông ty phát hành: Huy Hoàng BookstoreDịch giả: An Lạc GroupLoại bìa: Bìa mềmTổng số tập: 5 tập

Pháp Y Tần Minh là cuốn truyện trinh thám Trung Quốc nổi tiếng do chính bác sĩ pháp y Tần Minh viết về cuộc đời mình cùng những vụ án, những cuộc khám nghiệm tử thi mà anh đã trải qua từ khi còn là cậu học trò non nớt cho đến lúc đã trở thành trưởng phòng pháp y. Thứ tự 5 tập trong series trinh thám Pháp Y Tần Minh là:

Người Giải Mã Tử ThiLời Khai Câm LặngNgón Tay Thứ Mười MộtKẻ Dọn RácNgười Sống SótNội dung chính của tiểu thuyết trinh thám Pháp Y Tần Minh

“Bác sĩ cứu người có bệnh nhân cảm ơn, cảnh sát bắt cướp được người dân trao cờ, còn bác sĩ pháp y, cái nghề chỉ mổ bụng rạch da để phá án, ai sẽ cảm ơn chúng tôi?” chính là một câu nói của Tần Minh trong cuốn sách trinh thám này.

Hai cuốn cuối cùng trong series Pháp Y Tần Minh đã được xuất bản tại Việt Nam. (Ảnh: Interne)

Nhưng độc giả sẽ là người đầu tiên cảm ơn Tần Minh vì đã mang đến một tác phẩm trinh thám độc đáo, mới lạ cùng những kiến thức y khoa, khiến thức pháp y giải phẫu vô cùng mới mẻ và hữu ích cho người đọc. Sau đó là các đồng nghiệp cảnh sát phải cảm ơn anh vì đã giúp tìm ra những manh mối quan trọng để phá giải vụ án, bắt kẻ sát nhân, đòi lại công bằng cho người đã khuất.

Trong 5 phần của cuốn tiểu thuyết trinh thám Pháp Y Tần Minh là những vụ án mạng ghê rợn, những tên sát thủ khát máu cùng những nạn nhân vô tội bị đối xử tàn nhẫn. Có những cái xác bọc nilong đã hóa sáp, có những thi thể không đầu trôi dạt trên sông. Hay thậm chí dưới lớp cỏ trồng ven đường là một đứa bé bị sát hại dã man… Cứ tưởng rằng “chết là hết” hay “người chết mang bí mật xuống nấm mồ”, nhưng không, lão Tần – vị bác sĩ pháp y giàu kinh nghiệm có khả năng khiến cho “người chết phải mở miệng” để chỉ ra kẻ đã sát hại chính mình.

Nếu cuốn sách trinh thám Mưu Sát của Tử Kim Trần đã công bố danh tính kẻ sát nhân ngay từ dòng đầu tiên của truyện, thì Sự Trả Thù Hoàn Hảo…cũng giống như vậy, đưa tên của Trần Tiến lên trước mọi kế hoạch giết người một cách tròn vành rõ chữ nhất cho mọi độc giả cùng biết.

Nhưng nếu độc giả lo lắng Sự Trả Thù Hoàn Hảo sẽ “rập khuôn” theo Mưu Sát thì không hề, bởi Tử Kim Trần luôn có những bất ngờ giấu kín mà dù có nhìn rõ rồi bạn vẫn không thể nào đoán được sự thật cuối cùng.

Dù đã biết hung thủ là ai, nhưng đến cuối cùng bạn vẫn phải ngỡ ngàng vì cái kết của cuốn sách này. (Ảnh: Internet)

Sự Trả Thù Hoàn Hảo diễn ra dựa trên mối quan hệ bạn bè thân thiết của Cam Giai Ninh và Trần Tiến. Cam Giai Ninh ngày còn học đại học được mệnh danh là “nữ hoàng hóa học” và khi chồng cô bị sở công an đánh đập đến chết, Cam Giai Ninh đã sử dụng kiến thức hóa học để chế tạo bom, cho nổ tung Sở công an, kết liễu mạng sống của 3 kẻ thù và chính bản thân cô.

Trần Tiến sau khi biết tin đã lập tức trở về từ Mỹ để trả thù cho Cam Giai Ninh cũng như bảo vệ mẹ chồng và con trai cô khỏi sự hành hạ của những kẻ có chức quyền kia. Anh cũng giống Cam Giai Ninh, vận dụng những kiến thức hóa học siêu đẳng để “giết người không dấu vết”. Cùng với đó là một kế hoạch bí ẩn khác nữa mà tên đồng phạm của Trần Tiến luôn song hành giúp đỡ anh lập lên.

Cuối cùng, cảnh sát chỉ bắt được mỗi Trần Tiến, bởi anh cố tình để bản thân lộ diện, còn tên đồng phạm kia thì dù có chết Trần Tiến cũng nhất quyết không khai. Đến cuối cùng, câu hỏi và cũng là nỗi sợ hãi của những kẻ đã hãm hại gia đình Cam Giai Ninh chính là: Tên đồng phạm kia là ai? Kế hoạch bí ẩn của hắn là gì? Rốt cuộc sự trả thù của Trần Tiến đã kết thúc hay chưa? Và đó là khi sự trả thù của Trần Tiến trở thành “hoàn hảo”.

Mua truyện trinh thám Sự Trả Thù Hoàn Hảo ở đâu? Giá bao nhiêu?

8. 1/14 – Ninh Hàng NhấtBộ 5 cuốn trong series 1/14 của Ninh Hàng Nhất với lời thách thức: Tìm được hung thủ trước quyển 5 chỉ có IQ 160 làm được. (Ảnh: Internet)

Một bộ tiểu thuyết trinh thám dài kỳ với 5 tập của Ninh Hàng Nhất, vừa mang phong cách kịch tính nghẹt thở của những bộ phim truyền hình Mỹ như Prison Break mà lại pha trộn thêm sự bí ẩn, tò mò từ những trò giải mật mã. Tiểu thuyết 1/14 của Ninh Hàng Nhất có thứ tự như sau:

Trò Chơi Tử ThầnKhách Trọ Và Xác SốngLời Cảnh BáoNgười Thừa Thứ 1414 Ngày Kinh HoàngNội dung chính của tiểu thuyết trinh thám 1/14

Một bộ tiểu thuyết trinh thám dài kỳ với 5 tập và cái tên ngắn gọn đến không thể ngắn hơn: 1/14. Là một sát nhân giết 14 người? Là 1 thám thử đấu với 14 kẻ biến thái? Hay 14 thám tử phải đấu trí với 1 tên hung thủ có IQ hơn người?

Khi xuất bản cuốn sách đầu tiên của bộ tiểu thuyết trinh thám 1/14 này, Ninh Hàng Nhất đã nói 1 câu: “Ai có IQ trên 160 mới tìm ra được hung thủ trước khi đọc trang cuối cùng”. Một sự thách thức rõ ràng khiến bất cứ ai cũng “nổi máu” thám tử muốn đọc ngay cuốn sách để tìm ra thủ phạm trước khi tác giả “ngửa bài”.

Cốt truyện kỳ lạ với câu đố hóc búa mà 14 vị tiểu thuyết gia phải đánh cược mạng sống để giải được. (Ảnh: Internet)

Vậy cùng xem “đề bài” mà Ninh Hàng Nhất đưa ra là gì? Mở đầu câu chuyện là sự việc 14 người không hề quen biết nhau bị bắt cóc và giam giữ chung một phòng. Tên bắt cóc đã lựa chọn chính xác 14 tác giả chuyên viết truyện trinh thám và đưa ra một yêu cầu quái đản: Mỗi người phải tự sáng tác và kể 1 câu chuyện cho 13 người còn lại chấm điểm, ai được điểm cao nhất sẽ có được “bản quyền” sử dụng ý tưởng của 13 người còn lại sau khi ra khỏi đây. Còn những người điểm thấp, vi phạm luật chơi đều sẽ “bị loại” – đồng nghĩa với “một vé gặp tử thần”. Cả 14 vị tác gia không còn cách nào khác là ngồi vào chiếc ghế, lựa chọn số thứ tự cho mình từ 1-14 và bắt đầu kể truyện.

Nhưng không chỉ thế, tên bắt cóc còn để lộ một gợi ý “đắt giá”, rằng hắn chính là 1 trong số 14 người, thách thức họ làm thế nào để tìm được ra hắn là ai. Cũng như Ninh Hàng Nhất thách thức độc giả có IQ 160 suy luận ra chân tướng trước khi người thứ 14 kể truyện.

9. Tội Lỗi Không Chứng Cứ – Tử Kim TrầnTội Lỗi Không Chứng Cứ chính là khi không có nhân chứng, không vật chứng và không thể phá án. (Ảnh: Internet)Tác giả: Tử Kim TrầnNgôn ngữ: Tiếng ViệtThể loại: Tiểu thuyết trinh thámNgày xuất bản: 01-2019Nhà xuất bản: Nhà Xuất Bản Văn HọcCông ty phát hành: Cổ Nguyệt BooksKích thước: 14.5 x 20.5 cmLoại bìa: Bìa mềmTổng số tập: 1 tậpNội dung chính của tiểu thuyết trinh thám Tội Lỗi Không Chứng Cứ

Trong các vụ án, cảnh sát dựa vào cái gì để bắt thủ phạm, chính là chứng cứ? Chứng cứ gồm những gì? Đó là nhân chứng, vật chứng và khẩu cung. Một khi cả 3 thứ này đều không có, đó là “tội ác không chứng cứ”. Và đó là cách mà Tử Kim Trần đã làm trong cuốn tiểu thuyết trinh thám Tội Lỗi Không Chứng Cứ.

Giết người, dù vì lý do gì cũng đều là vô sỉ. Nhưng đó là về lý, còn xét về tình, kẻ giết người còn đáng thương hơn người bị giết thì phải phán xét như thế nào? Người bị hại chính là kẻ đáng chết, còn kẻ giết người lại không đáng bị pháp luật trừng phạt. Và đó chính là lý do của tên sát thủ liên hoàn đã giết gần chục mạng người: hắn giết người là để cứu người.

Phong cách quen thuộc của Tử Kim Trần, bài đã ngửa từ đầu, nhưng vẫn khiến người đọc không thể lần ra manh mối. (Ảnh: Internet)

Nhưng câu hỏi đặt ra là vì sao hắn lại luôn để lại một tờ giấy in dòng chữ: “Hãy đến bắt ta!”, lại còn cắm một điếu thuốc lá Lợi Quần vào miệng nạn nhân? Để làm gì? Khoe khoang với xã hội, thách thức cảnh sát hay còn một nguyên nhân sâu xa ẩn sau những tội ác đó?

Tội Lỗi Không Chứng Cứ giống như một đề toán với hệ phương trình 2 ẩn. Một sát thủ liên hoàn thông minh tuyệt đỉnh, khả năng phản trinh sát còn cao hơn cảnh sát, một bên là nhà đại trinh thám tài năng với óc suy luận sắc bén. Rốt cuộc, ai sẽ là người “hạ màn” trước trong cuộc chiến ngang tài ngang sức này?

Và câu hỏi khắc khoải mãi mãi gieo vào lòng người đọc: Rốt cuộc công lý là gì? Rốt cuộc như thế nào mới là công bằng trong xã hội nhiễu nhương, hỗn loạn này?


Last edited by LDN on Sun Dec 03, 2023 4:41 pm; edited 1 time in total

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách II - Page 5 Empty Re: Sách II

Post by LDN Thu Nov 30, 2023 5:24 pm

Muốn giàu có, sống tốt, sống lâu... hãy đọc sách

Đọc sách có rất nhiều lợi ích, nghiên cứu đã chứng minh. Đây là kết quả của một nghiên cứu từng được thực hiện bởi trường Đại học Yale (Mỹ) năm 2016 đối với 3.635 người ở độ tuổi ngoài 50.

Muốn sống lâu, hãy đọc sách

Theo đó, những người có thói quen đọc sách sẽ sống thọ hơn những người không đọc sách trung bình 2 năm. Thời lượng cần và đủ để được xem là người có thói quen đọc sách, đó là bạn cầm sách lên đọc đều đặn nửa tiếng mỗi ngày. Chỉ cần vậy là đủ để bạn có thể kéo dài tuổi thọ của mình.

Các nhà nghiên cứu nhận ra rằng những "mọt sách" chăm chỉ nhất là đối tượng phụ nữ, những người đã tốt nghiệp đại học và có thu nhập khá (Ảnh: iStock).

Những người đọc sách với thời lượng hơn nửa tiếng mỗi ngày sẽ giảm 23% khả năng đột tử. Nghiên cứu của trường Đại học Yale đã được tiến hành trong hơn 12 năm với những số liệu thống kê chi tiết.

Với những dạng đọc khác, như đọc báo, tạp chí, chuyên san…, độc giả cũng có được những lợi ích nhất định trong việc kéo dài tuổi thọ, nhưng không hiệu quả bằng việc đọc tiểu thuyết. Nghiên cứu này không phân tích mối liên hệ trực tiếp giữa việc đọc sách và việc kéo dài tuổi thọ.

Thông tin mà đội ngũ nghiên cứu ở trường Đại học Yale đưa ra hoàn toàn dựa trên số liệu thống kê từ nhóm người tham gia thí nghiệm trong vòng hơn một thập kỷ. Đây đều là những cụ già ngoài 50 tuổi với những thói quen đọc đa dạng.

3.635 người tham gia thí nghiệm được phân thành 3 nhóm: nhóm không hề có thói quen đọc sách, nhóm đọc khoảng nửa tiếng mỗi ngày, nhóm đọc nhiều hơn nửa tiếng mỗi ngày. Các nhà nghiên cứu nhận ra rằng những "mọt sách" chăm chỉ nhất là đối tượng phụ nữ, những người đã tốt nghiệp đại học và có thu nhập khá.

Nghiên cứu cũng đề cao yếu tố đa dạng về ngành nghề, độ tuổi, chủng tộc, tình trạng sức khỏe, mức độ hài lòng với đời sống cá nhân, tình trạng hôn nhân… Họ nhận thấy rằng dù ở nhóm đối tượng nào, kết quả thống kê cũng vẫn cho thấy có mối liên hệ giữa thói quen đọc sách và việc kéo dài tuổi thọ.

Người đứng đầu nhóm nghiên cứu - Giáo sư Becca Levy của trường Đại học Yale khẳng định: "Số liệu thống kê cho thấy những lợi ích của việc đọc sách thực sự là rất lớn. Trước đây, chúng ta đã được nghe đến nhiều kiểu lợi ích, giờ lại thêm một lợi ích bất ngờ khác nữa, đó là sống thọ hơn nhờ đọc sách".

Muốn giàu có, nên đọc sách

Tác giả người Mỹ Steve Siebold từng gây chú ý đối với độc giả thế giới khi cho ra mắt cuốn sách How Rich People Think (Người giàu nghĩ như thế nào), ông cũng được biết đến là người đã từng phỏng vấn hơn 1.200 người giàu nhất trên thế giới trong vòng 3 thập kỷ qua. Sau những cuộc phỏng vấn của mình, Steve Siebold nhận ra nhiều điều khác biệt giữa người giàu và… người "chưa giàu".

Chủ đề về sự khác biệt này khá thu hút sự quan tâm của độc giả. Trước đây, Steve Siebold đã đưa ra nhiều luận điểm xoay quanh sự khác biệt này, chẳng hạn như người giàu tập trung kiếm tiền, còn người bình thường thì hay tập trung vào việc tiết kiệm tiền.

Với trải nghiệm tiếp xúc và trò chuyện với những người giàu có, Steve Siebold từng chia sẻ một khác biệt nữa giữa người giàu và người bình thường, đó là thú vui khi có thời gian rảnh rỗi của những tỷ phú, triệu phú. Thay vì vui chơi - giải trí, họ chọn cho mình thú vui tự học, tự giáo dục, nâng cao trình độ hiểu biết của mình bằng cách đọc thật nhiều.

Người giàu đánh giá rất cao sức mạnh và tầm quan trọng của việc tự học, tự rèn luyện sau khi đã rời nhà trường (Ảnh: Getty Images).

Đây là một điểm chung phổ biến trong giới những doanh nhân giàu có. Steve Siebold cho biết: "Bước vào ngôi nhà của một người giàu có bạn thường thấy họ có một thư viện tại gia khá đồ sộ, đó không phải là một không gian chỉ để trưng bày, khoe mẽ mà thực sự là nơi để họ tìm đến khi có thời gian rảnh rỗi, để tự giáo dục mình, nâng cao tầm hiểu biết và từ đó biết cách làm thế nào để thành công hơn. Trong khi đó, người bình thường hay rơi vào cảnh lười đọc sách hoặc thường lựa chọn những sách dễ đọc và có tính giải trí cao".

Theo Steve Siebold, người giàu rất chú trọng việc phân bổ thời gian hợp lý để họ làm được những việc quan trọng. Họ có giải trí, tận hưởng, có những cuộc vui, những kỳ nghỉ rất đẳng cấp để thực sự có được những khoảng thời gian tách rời công việc. Nhưng khi phải lựa chọn giữa việc ngồi xuống đọc sách và ra ngoài vui chơi khi có khoảng thời gian rảnh rỗi trong ngày, họ sẽ chọn việc đọc sách, tìm hiểu thông tin, gia tăng kiến thức.

Chẳng hạn như nhà đầu tư nổi tiếng người Mỹ Warren Buffett - một người mà tác giả Steve Siebold đã có cơ hội được tiếp xúc và tìm hiểu khá sâu kỹ về đời sống thường nhật của ông, tác giả nhận ra rằng khoảng 80% thời gian làm việc trong ngày của tỷ phú này gắn liền với hoạt động đọc và phân tích - xử lý thông tin.

Còn theo tác giả Thomas Corley của cuốn Rich Habits: The Daily Success Habits Of Wealthy Individuals (tạm dịch: Những thói quen giàu có - Những thói quen thường ngày của người giàu), 67% người giàu mỗi ngày chỉ xem tivi hoặc các nội dung trên mạng trong khoảng 1 giờ hoặc ít hơn, trong khi người bình thường rất dễ sa đà ngồi trước tivi hoặc mải mê xem các nội dung trên mạng hàng tiếng đồng hồ nếu rảnh.

Tác giả Corley cũng để ý thấy rằng ưu tiên khi xem các chương trình của người giàu là những bản tin thời sự, những chương trình đối thoại - phân tích chuyên sâu… để giúp họ gia tăng kiến thức và sự hiểu biết. Họ không dành thời gian để xem các chương trình giải trí, trong khi đó, phần đông người bình thường lại dành nhiều thời gian để xem những chương trình có tính giải trí cao.

Nhìn chung, người giàu đánh giá rất cao sức mạnh và tầm quan trọng của việc tự học, tự rèn luyện sau khi đã rời nhà trường. Đó chính là cách để người giàu tự giáo dục mình theo nhịp độ và thiên hướng có lợi nhất cho bản thân.

Để tính cách tốt đẹp hơn, càng cần đọc sách

Đó là kết quả của một cuộc nghiên cứu được tiến hành bởi trường Đại học Kingston (Anh). Những người thường xuyên đọc sách có xu hướng hành động theo chuẩn mực đạo đức mà xã hội đề cao. Trong khi đó, những người có sở thích xem tivi lại có vẻ kém thân thiện hơn, họ khó thấu hiểu cảm nhận của người khác.

Nghiên cứu tâm lý của trường Đại học Kingston tiến hành với 123 tình nguyện viên. Những người này được đặt nhiều câu hỏi xoay quanh thói quen đọc sách và xem tivi, để xác định xu hướng giải trí thực sự của từng tình nguyện viên.

Những người thường xuyên đọc sách có xu hướng hành động theo chuẩn mực đạo đức mà xã hội đề cao (Ảnh: Shutterstock).

Sau đó, các tình nguyện viên sẽ được kiểm tra những kỹ năng giao tiếp - ứng xử để đánh giá về khả năng thấu hiểu cảm xúc của người khác, cũng như năng lực hành xử để giúp đỡ đối phương trong những tình huống cần sự hỗ trợ.

Kết quả nghiên cứu cho thấy những người có sở thích đọc sách có nhiều phản ứng tích cực hơn những người thích xem tivi.

Đặc biệt, những người thích đọc tiểu thuyết văn học, tiểu thuyết tình cảm thể hiện khả năng thấu hiểu cao hơn hẳn; trong khi đó, những người yêu thích đọc sách khoa học hay các đầu sách giúp nâng cao tri thức cho thấy khả năng nhìn nhận sự việc từ nhiều góc độ đa dạng một cách thấu đáo.

Nghiên cứu cho rằng thói quen đọc sách cho phép người đọc có thể quan sát các sự việc qua những góc độ khác nhau thông qua góc nhìn của các nhân vật, từ đó người chăm đọc sách có khả năng thấu hiểu người khác tốt hơn.

Nghiên cứu kết luận rằng việc thường xuyên đọc sách giúp gia tăng khả năng cảm thông, khả năng thấu hiểu của một con người. Thói quen đọc sách giúp đưa lại cách nghĩ, cách làm tích cực trong đời sống. Những người có chiều sâu nội tâm, có tính cách tốt đẹp cũng thường có sở thích đọc sách.

Đọc sách để trở thành người yêu hoặc bạn đời lý tưởng hơn

Website hẹn hò nổi tiếng tại Mỹ - eHarmony từng thực hiện khảo sát hồi năm 2017 đối với các ứng viên sử dụng dịch vụ. Kết quả cho thấy rằng những ứng viên có sở thích đọc sách thường nằm trong top những ứng viên được đánh giá là đưa lại những tương tác chất lượng nhất.

Những người yêu thích đọc sách thường có sự tò mò tích cực, mang tính trí tuệ (Ảnh: iStock).

Theo thống kê của website này, sở thích đọc sách có tác động khá lớn tới đời sống tình cảm của một con người. Website hẹn hò này phát hiện ra rằng những ứng viên có liệt kê sở thích đọc sách trong hồ sơ cá nhân thường dễ nhận được thiện cảm từ người khác giới.

Theo thống kê của website, nam giới có sở thích đọc sách giúp gia tăng khả năng nhận được tương tác từ ứng viên nữ thêm 19%; trong khi đó, các ứng viên nữ gia tăng thêm 3% khả năng nhận được tương tác từ các ứng viên nam.

Theo khảo sát, những người yêu thích đọc sách thường có sự tò mò tích cực, mang tính trí tuệ, điều này giúp ích cho việc hình thành một mối quan hệ thú vị trong buổi ban đầu. Ngoài ra, những người ham thích đọc sách cũng thường tạo dựng được nên những mối quan hệ có tính chất cởi mở, thân tình và tin cậy.

Nguồn: Báo Dân trí

Bích Ngọc - Theo Daily Mail/The Independent

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách II - Page 5 Empty Re: Sách II

Post by LDN Sun Dec 10, 2023 9:24 am

Sự im lặng của bầy cừu: Liệu bầy cừu đã hết la hét hay chưa? 

Khánh Nguyên - revelogue

Nhắc đến dòng truyện trinh thám, hẳn sẽ là một thiếu sót vô cùng lớn nếu ta bỏ qua cuốn tiểu thuyết kinh dị tâm lý Sự im lặng của bầy cừu của tác giả Thomas Harris.
Sự im lặng của bầy cừu được xuất bản vào năm 1988, đây là phần kế tiếp của tiểu thuyết Rồng đỏ đã ra mắt vào năm 1981. 

Bìa sách Sự im lặng của bầy cừu

Nội dung của hai cuốn này đều xoay quanh bác sĩ tâm thần Hannibal Lecter, một người chuyên điều trị cho những bệnh nhân loạn trí nhưng bản thân ông lại đang được điều trị tại một bệnh viện cẩn mật nhất thành phố.

Mục lục  ẩn 

1 Tiếng la hét thất thanh trong vô vọng và “sự im lặng” của bầy cừu

2 Cuộc đấu trí gay cấn giữa một tên thiên tài sát nhân hàng loạt và một sĩ quan FBI

3 Những tháng năm tuổi thơ ảm đạm và đầy thương tổn trong Sự im lặng của bầy cừu

4 Sự im lặng của bầy cừu và năm tượng vàng danh giá của Oscar

Tiếng la hét thất thanh trong vô vọng và “sự im lặng” của bầy cừu

Tác phẩm Sự im lặng của bầy cừu có sự xuất hiện của Clarice Starling, một thực tập sinh xuất sắc của FBI. Cô đã phải trải qua thời thơ ấu thiếu vắng tình thương của cha mẹ và bị ám ảnh bởi tiếng kêu xé lòng của bầy cừu.

Từ lúc còn bé, cô đã phải sống trong trang trại gia súc và ngày ngày chứng kiến những con ngựa và bầy cừu bị giết thịt. Cô bé Clarice nhỏ bé ấy đã phải nghe những tiếng mài dao sắc lạnh, tiếng đàn ngựa trốn chạy trong chuồng và đặc biệt hơn cả là tiếng la hét của lũ cừu.

Tiếng la hét thất thanh của bầy cừu sắp bị đem đi làm thịt đã ám ảnh Clarice suốt cuộc đời

Thanh âm vô vọng của những chú cừu đang cầu cứu khi chờ đến lượt đã bám riết trong tâm trí của cô gái ấy. Tiếng kêu ấy ám ảnh, giày vò cô từ lúc còn là một đứa bé cho đến khi trưởng thành và trở thành một sĩ quan xuất sắc của FBI.

Clarice Starling bất ổn, sợ hãi tiếng la hét thất thanh của bầy cừu sắp bị đem đi giết thịt nhưng thứ ám ảnh cô dai dẳng suốt cuộc đời lại chính là “sự im lặng” của bầy cừu. Thời khắc mà những chú cừu ấy trở nên câm lặng là điều đeo bám tâm trí cô hơn bất cứ cái gì khác.

Cuộc đấu trí gay cấn giữa một tên thiên tài sát nhân hàng loạt và một sĩ quan FBI

Một người con gái mỏng manh như thế lại được Jack Crawford, người đứng đầu FBI giao cho nhiệm vụ tiếp cận một bác sĩ tâm thần đồng thời là kẻ giết người hàng loạt, Hannibal Lecter.

Hannibal Lecter đang được điều trị tại viện tâm thần Maryland vì đã ra tay giết chết chín mạng người và man rợ hơn nữa là chính ông đã ăn thịt họ.

Một trích đoạn ngắn trong Sự im lặng của bầy cừu

Xuyên suốt Sự im lặng của bầy cừu là cuộc trò chuyện giữa Clarice Starling và Hannibal Lecter, giữa một sĩ quan FBI và một tên sát nhân hàng loạt vô cùng nguy hiểm, giữa một chú cừu non và một con sói già.

Cuộc trò chuyện giữa họ là một cuộc đấu trí đầy căng thẳng bởi cả Hannibal Lector, Clarice Starling và Jack Crawford đều là những con người thông tuệ. Một bên muốn thu thập thông tin chứng cứ, một bên lại muốn đùa giỡn người khác bằng trí thông minh hơn người của mình.

Hannibal Lecter là một gã cực kỳ thông minh và sắc sảo, hắn có thể bị trói, bị giam cầm trong xiềng xích tù ngục nhưng hắn không thể chịu đựng được sự nhàm tẻ và buồn chán.

Dù ở trong bốn bức tường phòng giam, đầu óc hắn luôn luôn hoạt động và lúc nào cũng trong tư thế kiêu ngạo của kẻ làm chủ. Hannibal Lecter hiển nhiên từ chối tiếp chuyện với những kẻ tầm thường vì họ không đủ khả năng để theo kịp suy nghĩ của hắn.

FBI thậm chí phải nhờ đến sự giúp đỡ của Hannibal Lecter để phá án

Lúc này, FBI đang điều tra một vụ án về tên giết người hàng loạt Jame Gumb, hay còn gọi là “Bill Bò Mộng”. Hắn bắt cóc và bỏ đói phụ nữ trong hai tuần, sau đó giết và lột da họ rồi vứt xuống một con sông gần đó.

Jame Gumb không phải là người bình thường như bao kẻ khác, có lẽ cái tên của hắn đã phản ánh được điều đó. Bởi nó là “Jame” chứ không phải “James”, tất cả là do người mẹ nghiện ngập của hắn đánh sai chính tả mà thành.

Jack Crawford gặp khó khăn trong việc điều tra vụ án về Bill Bò Mộng và quyết định tìm đến sự giúp đỡ của Hannibal Lecter. Nhờ đó mà chúng ta có thể chiêm ngưỡng trí tuệ hơn người của tên bác sĩ tâm thần này.

Bằng chứng xác đáng nhất là dù mới chỉ xem qua những bức hình nạn nhân bị treo cổ, Hannibal Lecter đã nhanh trí đoán ra được tên giết người kia có hẳn một ngôi nhà hai tầng, manh mối mà có lẽ không một ai trong FBI có thể suy luận ra.

Chỉ qua những bức ảnh nạn nhân mà Hannibal Lecter đã suy luận ra nơi ở của Bill Bò Mộng

Hơn nữa, kẻ tên Bill Bò Mộng đã từng là bệnh nhân của hắn nên từ đó, hắn có thể đoán ra được tên này sống ở đâu và làm sao để có thể bắt được gã.

Bản chất của cuộc trò chuyện này là một trò chơi đấu trí, nên dù đã có sẵn đáp án cho mình, Hannibal Lecter vẫn chỉ đưa ra gợi ý để Clarice Starling tự mình suy luận.

Hiển nhiên, mạng sống của những nạn nhân nằm trong tay Bill Bò Mộng đang phải phụ thuộc vào Clarice Starling, nếu cô đưa ra phán đoán kịp thời thì họ sẽ được cứu sống.

Tạo hình của Bill Bò Mộng trong phim Sự im lặng của bầy cừu

Hannibal vốn là kẻ kiệm lời, những lời mà hắn nói ra dù chỉ là thảng qua cũng sẽ hàm chứa một ẩn ý nào đó. Trong những cuộc trò chuyện với Clarice, hắn luôn đưa cho cô những manh mối, gợi ý nhưng cô buộc phải chú ý và lắng nghe thật kĩ thì mới có thể nắm bắt được.

Vụ án mạng vốn thuộc về trách nhiệm của FBI giờ đây phải nhờ vào một tên sát nhân hàng loạt khác để truy tìm dấu vết của Bill Bò Mộng. Chừng này thôi cũng đủ để độc giả mường tượng ra tài trí của gã bác sĩ tâm thần này!

“Being smart spoils a lot of things, doesn’t it?” – Hannibal Lecter

Cuối cùng, nhờ có sự trợ giúp của Hannibal Lecter, Clarice Starling đã thành công truy ra dấu vết của Bill Bò Mộng. Để làm được việc này, cô đã phải suy diễn từ những gì mà hắn đã gợi ý rồi mới truy vết được nạn nhân đầu tiên và cuối cùng là phát hiện được tên sát nhân trong một nhà may cũ.

Những tháng năm tuổi thơ ảm đạm và đầy thương tổn trong Sự im lặng của bầy cừu

Sự im lặng của bầy cừu không có quá nhiều nhân vật, xuyên suốt tiểu thuyết chỉ xoay quanh Hannibal Lecter, Clarice Starling, Jack Crawford và Jame Gumb.

Vì ít nhân vật như vậy nên Thomas Harries đã tập trung vào khắc họa tâm lí nhân vật và cho người đọc thấy được những ám ảnh và bóng đen của quá khứ đã tác động như thế nào đến con người họ ở thực tại.

Bộ ba tác phẩm nổi tiếng của Thomas Harris

Clarice Starling, dù là trẻ mồ côi và phải sống với những người họ hàng từ khi còn rất nhỏ nhưng cô lại là một con người mạnh mẽ và đầy kiên cường. Dòng họ Clarice của cô vốn luôn bị xã hội hắt hủi và ngày ngày phải đấu tranh để vươn lên từ những vũng bùn.

Vì ý thức được mình xuất thân ở đâu, gia cảnh như thế nào nên cô luôn miệt mài cố gắng để dòng họ của mình được xã hội công nhận.

Trong quá trình điều tra Jame Gumb, dù có nguy hiểm và gặp không ít trở ngại nhưng cô gái này chưa bao giờ bỏ cuộc mà quyết tâm theo sát đến cùng. Vì thế mà đã có lúc cô suýt bị một viên đạn bay vào mặt, có thể nói nhờ sự may mắn mà cô đã thoát chết trong chân tơ kẽ tóc.

Nữ sĩ quan FBI mạnh mẽ dám chơi trò đấu trí với gã sát nhân Hannibal

Còn Jame Gumb, trước khi trở thành một gã sát nhân hàng loạt, hắn đã phải trải qua những năm tháng đầy bi thương và nước mắt. Quá khứ phải đau đớn thì mới nhào nặn nên được một kẻ độc ác và lạnh lùng như vậy.

Phải sống chung với một người mẹ nghiện ngập, sau đó hắn chuyển đến sống cùng một gia đình khác rồi cuối cùng lại được ông bà ngoại của mình nhận nuôi. Những tưởng hạnh phúc đã đến với Jame Gumb nhưng không lâu sau đó, hắn đã ra tay giết cả hai ông bà mình. 

Hắn đã từng được học may trong tù nhưng sau khi được trả về, hắn đã giết những cô gái trẻ và lột da họ để may thành những chiếc áo.
Jame Gumb còn là một người đồng tính và quen được Raspail, rồi chính gã cũng đã nổi cơn thú tính và ra tay sát hại người tình của mình.

Quá khứ thiếu thốn tình thương đã nhào nặn nên Jame Gumb của hiện tại

Lớn lên trong sự thiếu thốn tình cảm của gia đình, lại là một người đồng tính ít được xã hội quan tâm nên tâm lí của hắn đã trở nên vặn vẹo và méo mó. Hắn giết người như một cách để thỏa mãn dục vọng, lột da nạn nhân để biến bản thân trở thành người đẹp nhất.

Về phần bác sĩ tâm thần Hannibal Lecter, ông chính là điểm nhấn của câu chuyện, một tên giết người và ăn thịt người man rợ cũng đã có xuất phát điểm đầy bi thương.

Thân là một bác sĩ tâm thần, ngày ngày hắn phải tiếp xúc và chữa trị cho những kẻ giết người hàng loạt, tâm thần bất ổn định hay thậm chí là loạn trí. Nếu là một người bình thường, sao mà nói chuyện được với những kẻ này hay đọc được suy nghĩ và cảm xúc của họ?

Chính vì vậy nên Hannibal Lecter mới phải giả điên, bởi hắn phải điên thì mới hiểu được người điên. Để rồi cứ sống lâu trong một nơi như vậy, tâm lý ít nhiều cũng sẽ bị ảnh hưởng và trở nên vặn vẹo, méo mó.

Những năm tháng phải giả điên đã khiến tâm lý của Hannibal Lecter trở nên vặn vẹo, méo mó

Từ đó lại sản sinh ra một tên giết người hàng loạt vừa hiểm độc, vừa mưu mô, nguy hiểm hơn nữa là lại cực kỳ thông minh. Hắn có lẽ là tên tội phạm khó lường nhất của FBI xuyên suốt Sự im lặng của bầy cừu và bởi hắn thông minh nên sẽ không thể nào để mặc cho người khác lợi dụng mình.

Hannibal biết rõ mục đích của Jack Crawford, hắn cung cấp thông tin cho Clarice Starling nhưng chính gã cũng đang ấp ủ cho mình kế hoạch trốn thoát khỏi nơi này.

Tất cả đã được gã hoạch định từ trước và chỉ cần có một chút sơ hở, Hannibal sẽ không ngần ngại mà thực hiện kế hoạch đào tẩu của mình.

Trong những cuộc trò chuyện với Clarice Starling, hắn cũng đã khai thác được rất nhiều thông tin từ cô, nhất là những câu chuyện của quá khứ với thanh âm vô vọng của bầy cừu.

Cuối sách, khi đã trốn thoát khỏi trại tâm thần Maryland, hắn đã viết cho Clarice Starling một lá thư trong lúc nhâm nhi một ly Bâtard-Montrachet.

“Thế nào, Clarice, bầy cừu đã hết la hét hay chưa? … Tôi sẽ không lấy làm ngạc nhiên nếu câu trả lời là cả có và không. Bây giờ thì những con cừu sẽ ngừng la thét. Nhưng Clarice ạ, cô đánh giá bản thân bằng lòng nhân từ của bọn cai ngục pháo đài Threave; cô sẽ phải đi tìm nó hết lần này đến lần khác, sự im lặng đầy ân huệ ấy. Vì thứ thúc đẩy cô là sự khốn khổ, là việc nhìn thấy sự khốn khổ, mà sự khốn khổ thì có kết thúc bao giờ đâu.”

Sự im lặng của bầy cừu sở hữu một cái kết mở để cho bạn đọc thỏa sức tưởng tượng và suy diễn, chúng ta không tài nào biết được tiếng cừu trong tâm tưởng của Clarice đã hết la hét hay chưa, hay thậm chí liệu sau này Hannibal có làm gì với cô hay không.

Tuy vậy, nó vẫn là một cái kết đầy ấn tượng và vô cùng thích hợp cho một cuốn tiểu thuyết trinh thám xuất sắc như Sự im lặng của bầy cừu.

Sự im lặng của bầy cừu và năm tượng vàng danh giá của Oscar

Sự im lặng của bầy cừu đã được chuyển thể thành phim vào năm 1991 với sự tham gia của Anthony Hopkins trong vai Hannibal Lecter và Jodie Foster trong vai Clarice Starling.

Poster của tác phẩm chuyển thể Sự im lặng của bầy cừu

Tác phẩm chuyển thể Sự im lặng của bầy cừu đã lột tả xuất sắc và chân thực không khí u ám của cuốn tiểu thuyết. Thậm chí Anthony Hopkins nhập vai Hannibal xuất sắc đến mức khiến Jodie cũng phải sợ hãi chính bạn diễn của mình.

Đôi mắt sắc lẹm, thông minh và nham hiểm của Hannibal Lecter có chăng đã khiến cho bất cứ khán giả nào cũng phải ám ảnh và rùng mình.

Cha đẻ của Sự im lặng của bầy cừu cùng tượng vàng Oscar

Tác phẩm chuyển thể đã nhận được tượng vàng danh giá Oscar cho Phim xuất sắc nhất, Nam diễn viên chính xuất sắc nhất, Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất, Đạo diễn xuất sắc nhất và Kịch bản chuyển thể xuất sắc nhất.

“…Xây dựng tình tiết đẹp với lối viết thông tuệ. Không một tác phẩm kinh dị nào vượt được cuốn này.” – Clive Barker

Những thành công vang dội đó đã khiến cho Sự im lặng của bầy cừu đến ngày hôm nay vẫn vẹn nguyên hơi thở, vẫn được xem là một tác phẩm trinh thám kinh dị xuất sắc. Cái tên Hannibal Lecter vẫn luôn có một vị trí đặc biệt trong lòng độc giả lẫn người xem truyền hình.

Nếu bạn đủ can đảm, hãy lựa chọn Sự im lặng của bầy cừu để có cơ hội thưởng thức cuộc đấu trí giữa Hannibal và Clarice, để tận hưởng những giây phút hồi hộp đến nghẹt thở với những màn phá án tuyệt vời trong tiểu thuyết nhé.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách II - Page 5 Empty Re: Sách II

Post by LDN Sun Dec 10, 2023 9:29 am

Sự im lặng của bầy cừu by Thomas Harris

Nhi Nguyễn

Một cuốn tiểu thuyết trinh thám/kinh dị bậc thầy, với lối viết chỉn chu trong từng chi tiết thuộc lĩnh vực chuyên môn, và ngay cả trong sự chỉn chu ấy cũng không hề thiếu sự lôi cuốn, ám ảnh, hồi hộp đến thắt tim trong cuộc chạy đua với tử thần, với tên giết người hàng loạt lột da Buffalo Bill để cứu lấy mạng sống "ngàn cân treo sợi tóc" của một cô gái trẻ.

Xem bộ phim (đoạt tới 5 giải Oscar những hạng mục quan trọng nhất) dựa trên cuốn sách này đã lâu lắm rồi, và hên làm sao là tôi chỉ nhớ được một số chi tiết quan trọng, những cảnh gây ấn tượng, một mặt đủ để không khiến tôi có cảm giác như thể cả cốt truyện đã bị spoiled, mặt khác giúp tôi có sự chuẩn bị sẵn sàng (nhưng hóa ra vẫn không kém phần bất ngờ và thót tim) cho những chi tiết, hành động, sự kiện xảy ra sắp tới trên từng trang sách.

Không phải ngẫu nhiên mà bộ phim dựa trên cuốn tiểu thuyết này lại càn quét hàng loạt các giải thưởng điện ảnh thuộc các hạng mục quan trọng như thế. Bởi "Sự im lặng của bầy cừu" không đơn thuần chỉ là một cuốn tiểu thuyết trinh thám/kinh dị bình thường. Gói gọn trong vỏn vẹn 344 trang bản dịch tiếng Việt của Nhã Nam là cả một hệ thống những nhân vật từ thiên tài, bình thường đến điên loạn, mỗi người đều mang đến bàn cờ đấu trí cân não sự thông minh, tham vọng và uẩn ức ẩn giấu sâu trong tâm khảm mình, mà nổi bật là sự đấu trí giữa hai đối thủ Clarice Starling và tên bác sĩ tâm thần ăn thịt người khét tiếng Hannibal Lecter với cái nhìn xuyên thấu tâm can người khác. Đó là cuộc đấu trí mà một nước cờ sai có thể khiến một người phải mất mạng; là cuộc đấu trí không chỉ giữa hai bộ não, hai tính cách đối nghịch nhau mà còn giữa Hannibal Lecter và sự can thiệp của những quân bài thấm đẫm màu sắc chính trị, tham vọng tột bậc của con người. Để rồi khi ván cờ tưởng chừng không có hồi kết đó trôi dần về những phút cuối, khi mà trí thông minh và khả năng tiềm tàng trong một cảnh sát điều tra tương lai Clarice Starling được bộc lộ hoàn toàn, thì cũng là lúc tác giả Thomas Harris đưa ra những nước cờ khôn ngoan cuối cùng của riêng mình, níu giữ trái tim và tâm trí người đọc trong sự hồi hộp, đếm ngược đến từng khoảnh khắc cuối cùng để cứu cho được con tin Catherine, nuôi dưỡng và đẩy lên đến tận cùng bầu không khí ám ảnh, thúc giục đã trở thành thương hiệu cho cuốn tiểu thuyết nổi tiếng này ngay từ đầu khi thân phận thực sự của kẻ sát nhân điên loạn được tiết lộ.

Đọc để hiểu thêm vì sao cuốn sách lại có tên là "Sự im lặng của bầy cừu", cũng như lý do vì sao hình ảnh con bướm đêm mang với hoa văn đầu lâu trên thân luôn là hình ảnh gắn chặt với quyển sách và cả bộ phim nổi tiếng. Hannibal Lecter thì ôi thôi, luôn bệnh hoạn mà thông minh đến không ngờ. Còn tên giết người Buffalo Bill thì biến thái khỏi nói, đúng kiểu kẻ sát nhân tôi thích khi đụng tới thể loại truyện trinh thám Smile)

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách II - Page 5 Empty Re: Sách II

Post by LDN Sun Dec 10, 2023 9:32 am

Sự im lặng của bầy cừu – Hannibal Lecter có thực sự điên loạn?

 Hoàng Lão Hạc - reviewsach net

Sự im lặng của bầy cừu là một tiểu thuyết hình sự của Thomas Harris được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1987 và ngay lập tức tạo cơn sốt cho độc giả. Nó nổi tiếng đến nỗi hơn 30 năm sau, những giá trị của tác phẩm vẫn nguyên vẹn như thuở ban đầu. Bằng chứng là con quái vật Hannibal Lecter trong kí ức của những người đương thời vẫn ám ảnh như thể cái tên ấy mới được khai sinh từ ngày hôm qua.

Clarice Starling có một ký ức tuổi thơ khó quên. Sống chung với những người thân xa lạ, họ giết ngựa lấy thịt, trong khi kho đông lạnh được chở đến, tiếng mài dao sắc lạnh đã khiến lũ cừu hoảng loạn la lên, đàn ngựa thì quay vòng vòng bất lực trong chuồng.

Có một con ngựa mù đã cùng Starling bỏ trốn. Cô choáng váng với sự bất lực khi nhìn thấy đàn ngựa bị giết chết, còn đàn cừu thì hoảng loạn kêu be be chờ đến lượt. Tiếng kêu của bầy cừu luôn ám ảnh cô trong từng giấc mơ. Dù cô đã cứu vớt được con ngựa mù, nó đã sống an toàn tới khi chết già năm 22 tuổi, thế nhưng những tiếng cừu kêu năm đó, vẫn hiện hữu theo cô tới tận bây giờ, khi cô đã trở thành một sĩ quan của FBI.

Người ru ngủ : cuốn sách hình sự phá án hấp dẫn của nhà văn người ÝHang Dã Thú : Nơi sát thủ Mỹ đóng vai người hùng

Cuốn sách Sự im lặng của bầy cừu (tiếng Anh The Silence of the Lambs) lấy một hình ảnh ẩn dụ rất tuyệt vời để trở thành chìa khóa xuyên suốt. Một sĩ quan Starling mỏng manh phải liên tục cố tỏ ra mạnh mẽ, cố gắng tột cùng để cứu vớt những nạn nhân vô tội rất có thể sẽ trở thành những cái xác vô hồn trong mắt những tên giết người hàng loạt vô cảm, bệnh hoạn và mắc những căn bệnh trở ngại tâm lý (tâm thần, hoang tưởng…). Và khi làm được điều đó cũng là một cách để xoa dịu nỗi ám ảnh thời ấu thơ của cô, “làm cho đàn cừu im lặng”.

Điều đáng buồn là không phải sự thông minh sắc sảo của cô sẽ giúp ích cho cô phá án, mà trái lại, cô cảnh sát FBI thực tập lại cần nhờ đến bộ óc của bác sĩ tâm thần Hannibal Lecter, một vị giáo sư đã từng giết 9 người để….ăn thịt họ.

Một con cừu non nớt luôn luôn phải cảnh giác với một con sói già không còn gì để mất. Cuộc trò chuyện giữa họ thực chất là canh bạc đấu trí giữa 2 lực lượng, không hẳn là thiện và ác, không phải là tốt và xấu, mà đơn giản là một trò chơi. Trong cái trò chơi trí tuệ ấy, có một kẻ luôn xem những nạn nhân vô tội chỉ là những quân cờ, tốt thí.

Không cần nói thêm, kẻ đó chính là bác sĩ tâm thần Hannibal Lecter

Hannibal Lecter là ai – Là giáo sư ăn thịt người điên loạn hay chỉ là một nạn nhân của một môi trường độc hại?

Bác sĩ Hannibal Lecter xuất hiện trong tác phẩm của Thomas Harris lần đầu tiên trong tác phẩm Rồng Đỏ (Red Dragon) vào năm 1981. Khi đó gã vốn là một bác sĩ tâm thần chuyên chữa trị căn bệnh điên loạn cho những bệnh nhân của mình, và sau này biến đổi, có sở thích bệnh hoạn là ăn thịt người. Người đầu tiên phát hiện ra Hannibal biến chất là Will Graham, kẻ mà sau này bị Lecter hành hạ thừa sống thiếu chết.

Phải nói thêm, nếu không đánh giá bác sĩ Lecter bằng những hành vi của mình, chỉ xét riêng bộ óc của hắn, thì có thể nói gã cực kỳ thông minh. Bằng chứng đơn giản nhất là khi vụ án lột da người mà Starling đang điều tra, chỉ xem qua những án mạng bị treo cổ, bác sĩ Lecter đã phán đoán rằng gã giết người hàng loạt kia có hẳn một ngôi nhà hai tầng!

Jack Crawfod giải thích về phán đoán này: ” hai nạn nhân đã bị treo cổ, đúng không? Vết dây rất rõ, trật xương cổ, rõ ràng là đã bị treo. Và như bác sĩ Lecter đã biết từ kinh nghiệm bản thân, treo cổ người khác khi bị chống cự là vô cùng khó khăn. Người ta vẫn thường tự treo cổ vào nắm đấm cửa. Ngồi xuống để tự treo mình lên, chuyện ấy dễ thôi. Nhưng rất khó để treo người khác lên, kể cả khi họ đã bị trói, họ vẫn tìm được cách cho chân xuống dưới nếu chân có thể tìm thấy bất cứ điểm tựa nào. Thang cũng làm cho người ta sợ. Nạn nhân sẽ không trèo lên thang khi bị bịt mắt và chắc chắn họ sẽ không trèo nếu nhìn thấy thòng lọng. Cách để làm chuyện đó là dùng cầu thang…”

Chỉ một chi tiết nhỏ thôi cũng đủ để khắc họa gã bác sĩ tâm thần. Bill bò mộng từng là bệnh nhân của gã, tương tự như Rồng Đỏ. Tuy nhiên điểm khác biệt ở đây là Lecter không biết địa chỉ của gã bò mộng nhưng vẫn đủ sức đoán biết được gã sống ở đâu & làm thế nào để bắt hắn.

Nhưng gã không lộ thông tin đó ra ngay, mà gã bắt Starling phải suy nghĩ, phải tự tìm ra được, trong khi mạng sống của nạn nhân mới nhất bị mất tích, đang đong đếm từng giờ!

Gã thông minh, không thể phủ nhận. Còn gã có thực sự bị tâm thần, bị điên loạn và đam mê trò chơi đấu trí? Rõ ràng người bình thường sẽ không hành động như hắn, ngồi tù rồi vẫn còn dám chơi trò đu dây với FBI. Thế nhưng, nếu độc giả suy xét kĩ lưỡng hơn, có thể chúng ta sẽ lại có thêm một góc nhìn mới.

Vì sao gã phải làm vậy?

Bị Will Graham phát giác Lecter là gã giết người hàng loạt, nhưng sẽ không chấn động bằng việc gã thực ra ĂN THỊT NGƯỜI sau khi giết họ.

Và vì biểu hiện như thế, thay vì ngồi tù hoặc lên ghế điện, gã được đặc cách ở một nơi cẩn mật hơn, một bệnh viện còn nghiêm ngặt hơn cả nhà tù, nhưng ít nhất gã chỉ có một mình, đủ an toàn để tránh né những kẻ mà gã sẽ toi đời nếu đối mặt, và quan trọng hơn, gã có cơ hội để đào thoát, khi thời cơ đến

Và sau khi vụ Bill Bò Mộng kết thúc, độc giả có thể sẽ đồng ý với quan điểm của người viết, rằng Hannibal không điên một chút nào. Hắn cắn người, cố tỏ ra hung dữ, lâu lâu lộ một chút thông tin cho những người có thành ý, tất cả hành vi của hắn, đều cố ý để người ta nghĩ hắn điên mà thôi!

Vậy tại sao hắn phải giả điên?

Hãy quay trở về quá khứ, thời điểm bác sĩ Lecter vẫn còn có những bệnh nhân điên loạn mà ông phải điều trị hằng ngày.

Một môi trường mà ông có vài tên giết người hàng loạt bệnh hoạn. Kẻ thì sẵn sàng nhét bọ vào nạn nhân, lột da lên để làm thú vui. Kẻ thì ám ảnh bởi quỷ lửa, sẵn sàng thiêu chết bất cứ ai. Và Hannibal phải trò chuyện với những con thú dữ này!

Một môi trường độc hại như vậy, nếu không khiến ta điên lên mới là lạ. Hannibal không hẳn là điên, là ông đã tạo vỏ bọc cho mình như vậy. Bởi chỉ có giả vờ điên, mới tiếp cận được với tâm hồn của những kẻ bị tâm thần ấy, không phải để chữa trị, mà là để chiếm quyền điều khiển!

Điên thì không, nhưng độc ác có thừa! Một Hannibal Lecter như vậy thật sự đáng sợ, nếu thoát ra ngoài xã hội thì hậu quả thật khôn lường.

Và như chúng ta đều biết, để độc giả khỏi đoán già đoán non, cuốn sách thứ 3, series về Hannibal Lecter, nhà văn Thomas Harris đã làm sáng tỏ điều này. Một Hannibal tàn ác mới thực sự trỗi dậy, và Sự im lặng của bầy cừu mới chỉ là khởi đầu!

Vài nét về tác giả và tác phẩm

Thomas Harris và series về giáo sư ăn thịt người đã nổi tiếng hơn sau khi hình tượng Hannibal Lecter được dựng thành phim. Bộ phim The Silence of the Lambs năm 1991 thực sự đem đến sự ám ảnh kinh dị đến từng phân cảnh. Anthony Hopkins thủ vai Hannibal Lecter đã để lại trong mắt người xem một bác sĩ tâm thần xuất sắc với con mắt sắc lẹm, tạo cho người ta một cảm giác ớn lạnh không tên.

Năm 2012, đến lượt hãng NBC cho ra đời loạt phim truyền hình kinh dị về bác sĩ Hannibal này. Điểm khác biệt khi Starling không phải là nhân vật đối đầu với bác sĩ Lecter mà lại là Will Graham, được biết đến như một đặc vụ FBI xuất sắc, có khả năng tưởng tượng mình chính là sát thủ & phá án một cách thiên tài. Những cảnh đấu trí giữa Will & Hannibal đọng lại rất nhiều điều tuyệt vời cho những độc giả mê phim kinh dị. Điều đáng tiếc là do tính chất kinh dị của bộ phim, nhà đài NBC đã chỉ sản xuất 3 mùa (season 3 kết thúc) vì lượng người xem sụt giảm.

Các bạn quan tâm có thể xem thêm thông tin về loạt phim Hannibal này trên Wiki

Nhận xét của Độc giả về series Hannibal Lecter

Đa phần độc giả đều khen đây là một bộ truyện cực hay, tâm lý tiểu thuyết hình sự đặc sắc, có điều về phần dịch thuật thì các nhà xuất bản tại Việt Nam làm chưa thực sự tốt.

Bạn Minhtam Dao cho rằng: ” Trong 3 cuốn seri hannibal xuất bản Việt Nam về dịch thuật cuốn này tệ nhất,Đọc cứ như google dịch ́.Phim chuyển thể mình thấy thành công hơn.”Bạn Hương Thảo thì gay gắt hơn: ” Bản dịch series này của nhà xuất bản chán quá! Đọc không ngấm nổi ấy!”

https://reviewsach.net

Tôi là Hoàng Lão Hạc, kĩ thuật viên nội dung của reviewsach.net. Yêu thích sách trinh thám các thể loại. Thích Piano, nhẹ nhàng tình cảm. Nếu bạn thích những bài viết của tôi, đừng ngại share lên facebook hoặc vài kênh social cho bạn bè của bạn đọc cùng nhé! Hoặc bạn có thể click vào facebook profile này của tôi để cùng bình luận. Hoàn toàn thoải mái! Biết đâu chúng ta lại trở thành bạn bè!


Last edited by LDN on Sun Dec 24, 2023 12:23 pm; edited 1 time in total

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách II - Page 5 Empty Re: Sách II

Post by LDN Sun Dec 10, 2023 9:37 am

Review Sự Im Lặng Của Bày Cừu - Spoil và phân tích

Lưu ý : Mình vừa phân tích vừa review thành ra hơi lộn xộn, lại còn spoil nên bạn nào không thích thì có thể lướt ạ. Bài gốc của mình...

Phạm Thanh Bình

Lưu ý: Mình vừa phân tích vừa review thành ra hơi lộn xộn, lại còn spoil nên bạn nào không thích thì có thể lướt ạ. Bài gốc của mình bên blog Thị Trấn Buồn Tênh tại đây.

Truyện Sự im lặng của bầy cừu là câu chuyện khá hồi hộp và căng thẳng cho tới trang cuối cùng - tưởng chừng bác sĩ Hannibal Lecter sẽ hãm hại Clarice Starling sau khi thoát ra khỏi nhà tù bất cứ lúc nào, thế nhưng cuối cùng lại không giống lời tiên đoán đó. Dù vậy, ông ta ít nhiều sau khi trốn thoát sẽ làm một số chuyện quái thai mà chỉ có trời mới biết được sẽ làm những gì đối với Clarice Starling sau này.

Với tình tiết được đan xen vào nhau từ vụ án Raspail cho đến vụ án hiện tại là Buffalo Bill, thì điều làm mình ngạc nhiên nhất chính là các vụ án này như một cuộc chơi của bác sĩ Hannibal Lecter, một kế hoạch để bản thân ông ta đào tẩu khỏi nhà tù - khi đến cuối truyện, ông ta có nhắc đến những khoảng tiền, thẻ căn cước và cả visa sắp hết hạn chôn vùi ở một ngôi nhà - chính là nơi Clarice Starling và bạn trai Pilcher cùng với bà chị của Pilcher và hai chú chó (thực ra là mình giả thuyết vậy, cảm thấy như tình tiết mà bác sĩ Hannibal Lecter nhắc tới và Clarice Starling lại ở trên nhà kia không phải là sự tình cờ). Như mọi thứ trong lòng bàn tay của ông ta.

Bác sĩ Hannibal Lecter có kế hoạch thành công đến nỗi cảm thấy như ông ta là một con quỷ đầy xảo quyệt, mình mới hiểu vì sao người ta đánh giá cái kết thúc của truyện trinh thám này là đỉnh cao bởi xuyên suốt từ đầu tới cuối, từng nước bước, kế hoạch đều trong lòng vị bác sĩ quái thai này. Chỉ chờ trực một ngày nào đó có một chút sai sót của nhân viên bệnh viện hoặc bất cứ ai đi nữa sẽ trốn thoát - một cách thông minh nhất, bằng chứng là ông ta chỉ cần một cây viết và dùng cái ngòi bút và ống bút để mài thành một chìa khóa, sau khi mờ xong ông giết hại hai nhân viên nhà tù và dùng gương mặt của người xấu số đắp lên mặt. 

Với tính cách của Clarice Starling, là một con người vốn dĩ không có tuổi thơ đẹp đẽ, trong cái đêm tối chỉ có bầy cừu kêu trước khi cô rời đó bằng con ngựa mù, chính đoạn viết về đoàn cừu ấy đã tạo cho mình ấn tượng về Clarice Starling. Không yếu đuối, không bánh bèo dựa dẫm bất cứ ai trong hoàn cảnh khó khăn, phải đối mặt với Jame Gumb như một thứ con người với con người thay vì yếu đuối trước kẻ sát nhân hàng loạt. Thậm chí, trong cái lối suy diễn của cô, đã phát hiện gã sát nhân trong ngôi nhà may cũ, với tình tiết không được hỗ trợ, cộng thêm chút may mắn - xém tí nữa cô cũng thăng thiên lên trời khi đạt bị trượt qua bên mặt. 

Cô đã định từ bỏ khi Frederick Chilton can thiệp vào giữa cô và bác sĩ Lecter đang thỏa thuận với nhau, để rồi chính điều đó tạo ra cơ hội cho bác sĩ Hannibal Lecter trốn thoát ra khỏi nhà tù và suýt nữa sẽ chỉ tìm thấy xác Catherine Martin nếu như Clarice Starling không bỏ cuộc và chấp nhận sẽ ở lại một khóa để truy tìm Jame Gumb cho bằng được, cô bắt đầu suy diễn tất cả mọi thứ từ khi bác sĩ Hannibal Lecter gợi ý - theo một cách khó mà nhận ra nếu như không đủ thông minh và tinh tế - và cô bắt đầu tìm thấy, nạn nhân đầu tiên chính là Fredrica ở Belvedere, Ohio và chưa bao giờ đến Chicago - thực ra là đến chơi một lần do cô ta muốn xem ban nhạc - thì chắc có lẽ sẽ không bao giờ tìm được hung thủ Jame Gumb tại chicago - nếu có truy tìm được tại Ohio thì lúc đó hắn ta cũng đã chạy và ẩn tích từ đó. 

Điều này cũng chính tỏ cho thấy Clarice Starling là một phụ nữ khá mạnh mẽ - cái tính cách mạnh mẽ này thuộc sở hữu của dòng họ Starling do trước hai thế kỷ luôn bị xã hội hắt hủi và những con người trong dòng họ luôn cố gắng đấu tranh vươn lên từ dưới đáy xã hội, điều mà chính Clarice Starling cũng thừa nhận bản thân cô nếu như không có tính cách di truyền ấy sẽ không thể nào ngoi lên, chỉ bằng cách là cô phải học và học để xã hội công nhận dòng họ Starling. 

Hơn nữa, Clarice Starling cũng nhận ra trong giai đoạn điều tra về các nạn nhân của bác sĩ Hannibal Lecter là Raspail, lại chứng kiến thêm một xác chết khác trong xe của Raspail là người tình, sau này, mới biết được nạn nhân, chính tay tình cũ là Jame Gumb giết hại do mâu thuẫn giữa hai người. Tạo thành một chuỗi liên kết quá khứ và hiện tại với nhau, như một cuộc chơi phanh phui quá khứ nhơ nhuốc giữa ba con người đồng tính nam với nhau. 

Và là một thứ sang chấn tâm lý, như Jame Gumb, đã chịu tổn thương giữa lúc bà mẹ của Jame Gumb không còn cơ hội theo nghiệp màn ảnh đã dùng rượu để quên sự đời, sau đó Jame Gumb nhận nuôi bởi một gia đình và lại được ông bà ngoại nhận lại từ gia đình đó - không bao lâu thì chính hắn ta giết cả hai ông bà. Ở trong tù hắn học may, về sau ra tù hắn đã làm nghề bán hàng bươm bướm và gắn bó với nghề may từ đó, cũng chính lúc sau này hắn quen được Raspail rồi lại chính hắn bỏ nên đâm ra oán hận người tình của Raspail, và cũng bắt đầu kể từ đó hắn giết hại các cô gái để may ra một chiếc áo. Hắn ta từng muốn thay đổi giới tính nhưng lại không được nên đã hành hung bác sĩ, chính vì điều này mà bệnh viện nhiều lần làm khó dễ cho Jack Crawford, Jack Crawford cuối cùng phải dùng biện pháp tòa án tối cao buộc họ phải thực hiện cung cấp hồ sơ theo yêu cầu.

Jame Gumb là gã tượng trưng có cuộc đời đầy bi thương, chính vì điều đó hắn có một tâm lý méo mó, cũng như người đồng tính thời đó hầu như ít được quan tâm về tâm lý nên phần nào sự tàn bạo trong phần con trỗi dậy và giết hại, cũng như nhu cầu được làm người đẹp nhất bằng cách ghê rợn là lột da. Cũng như sự tình thương dạy dỗ của bố mẹ rất quan trọng, điển hình như việc hắn ta luôn luôn xem cuộn băng của mẹ nhiều lần liên tục - mà cuộn băng đó được cắt nhiều nguồn khác nhau tạo thành một cuộn băng - dẫn đến hắn cũng khát khao trở thành một phụ nữ.

Phải nói thêm về Frederick Chilton, là một người không có bằng bác sĩ, là kẻ khốn nạn háo danh, mà đôi khi tác giả vô tình tạo ra hắn trong trí tưởng tượng nhưng trong xã hội này luôn đầy rẫy giống ông Frederick Chilton. Mà thực sự về sau, khi vụ án kết thúc, Frederick Chilton cũng lại bán băng ghi âm cuộc trò chuyện giữa hai người Hannibal Lecter và Clarice Starling cho các phóng viên cũng tạo cho người đọc càng thấy căm ghét hắn và thấy hắn khốn nạn hơn bao giờ hết mà không hề bị trừng phạt, đó là kiểu người sống đầy ở xã hội.

Về Jack Crawford, là một con người của gia đình cũng như là người của công việc, ông đã cố gắng luôn chăm sóc bà vợ Bella, đồng thời luôn luôn không bao giờ quên nhiệm vụ của bản thân ông ta. Lúc Bella mất, ông ta luôn cố gắng không bật khóc, cho tới khi Clarice Starling đến gặp ông và nói với ông rằng cô sẵn sàng học lại khóa chỉ để truy tìm Jame Gumb và ông đã đưa cho cô 300 dollar - mà đáng lẽ số tiền đó chủ yếu là mua giày cho bà vợ quá cố. Ông bật khóc khi bản thân không đủ lo cho bà vợ, cũng như sự cứng rắn của Jack Crawford rất giống với Bella.

Bác sĩ Hannibal Lecter là một thiên tài tâm lý tàn bạo, khiến cho mình liên tưởng đến một người bạn của mình - một người khá trẻ nhưng lại am hiểu về tâm lý học, khi bác sĩ Hannibal Lecter và Clarice Starling đối thoại với nhau khiến cho mình liên tưởng cuộc hội thoại giữa mình và người bạn đó. Bởi cuộc hội thoại không chỉ dừng ở chỗ là nói chuyện phiếm, mà vào việc trí tuệ dành cho nhau, nếu không, đó coi như là một điều không xứng tầm của giữa hai người. Do đó bác sĩ Lecter và Starling là như vậy, dù cho bác sĩ Hannibal Lecter đã lên kế hoạch nhưng ít nhất ông cũng muốn có một thứ gì đó để trao đổi, hơn là, một thứ trao đổi mà không xứng khiến cho sự bất lợi ấy rơi vào ông. 

Thế nhưng, thiên tài thì luôn là kẻ lập dị, thì với bác sĩ Hannibal Lecter cũng giống như vậy, nhưng chỉ khác là ông ta lại có tâm lý là ăn thịt người, đó là điều hiếm khi xảy ra với thiên tài, lại kèm theo với tính cách tàn bạo nữa thì quả thật rất nguy hiểm. Nếu như ông ta không phải là nhà thiên tài tâm lý có lẽ, FBI đã không muốn giữ ông ta lại ở bệnh viện, bởi vì hiếm có một tài năng tâm lý nào trong thời đại mà ngành tâm lý tội phạm đang trên đà phát triển. Chính vì cái tài năng ấy cần cho việc truy bắt tội phạm nên Jame Gumb với bí danh là Bill đã giết hại nhiều người nên chính ông Jack Crawford cần có một người phụ nữ thông minh để đứng trước mặt của Hannibal Lecter để làm việc với ông ta. Thế nhưng mọi thứ lại tưởng chừng chiến thắng dành cho phía FBI nhưng lại thuộc về bác sĩ Hannibal Lecter vì ông ta luôn rò rỉ một chút ít thông tin ra ngoài để dành lấy một chút lợi thế cho bản thân, nếu không, ông ta không khác gì một con quái vật bị nhốt trong lồng luôn luôn bị quản chế và người ta chỉ dùng ông ta như một dụng cụ để phục vụ có mục đích.

Chắc có lẽ, mình thích nhân vật Hannibal Lecter nhất là vì ông ta tài giỏi về tâm lý học 

cũng như ông ta khá giống người bạn của mình (ngoại trừ tàn bạo là không giống), tiếp đến là nhân vật Clarice Starling có ý chí vươn lên trong bối cảnh khó khăn và tình yêu thương của ông chủ FBI Jack Crawford.

Văn phong không có gì để chê, tuy nhiên, hầu hết mọi người điều chê dịch kém, kém đến nỗi hầu hết điều đọc bỏ dở, hoặc đọc mà phải mất 1 tháng trời mới có thể đọc xong. Cả bản thân mình cũng vậy, truyện rất hay nhưng văn phong dịch kém quá tệ, mình trên dưới 10 lần mới có thể đọc xong quyển sách Sự im lặng của bầy cừu. Cũng chính vì lẽ đó mà mọi người cũng ngần ngại đọc nó, cũng có người chê truyện nhạt, nói chung 9 người 10 ý nên khó lòng thỏa mãn, hơn nữa câu truyện hơi bị … lăng xê thái quá nên người ta đọc tưởng chừng rất hay và sau đó đọc thì hơi bị nhạt thành ra có người thất vọng. 

Còn về vị bác sĩ Hannibal Lecter sau này thì dường như cũng khiến cho mọi người khá là mơ hồ, cũng như lo cho sự sống của Clarice Starling, khi mà sự im lặng của bầy cừu trong quá khứ của Clarice Starling ít nhiều hé lộ cho ông ta, và dường như đó là một kết mở để mọi người suy đoán và tưởng tượng.

Tóm lại truyện khá hay và nội dung ý nghĩa, chẳng có gì để đáng chê trách và bới móc, truyện cũng được chuyển thể thành phim, nhưng do mình chưa có thời gian nhiều nên sẽ có lúc nào đó mình xem và review.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách II - Page 5 Empty Re: Sách II

Post by LDN Sun Dec 10, 2023 9:44 am

by PHAN BA

Sự im lặng của bầy cừu

Thomas Harris – cha đẻ của tên sát nhân “thái nhân cách” Hannibal Lecter, đây là một kẻ có chỉ số IQ của một thiên tài, một chuyên gia tâm lý, một bác sỹ giải phẩu thần kinh được mọi người tôn kính… nhưng sau lớp vỏ đấy là kẻ sát nhân…hàng loạt!

Mình sẽ dành riêng cho Lecter 1 bài viết cụ thể, vì hắn đã yên vị 1 vị trí cốt yếu trong tâm trí của mình… nhưng trong nội dung bài viết này, mình chỉ muốn đem hắn ra cho mục đích dẫn dắt câu chuyện “Sự im lặng của bày cừu” được dịch sát nghĩa với tựa đề gốc “The silence of The Lamps”

Cuốn sách này đã quá quen thuộc với những ai thích thể loại tâm lý học tội phạm, và hiện tại thì có cả một vũ trụ phim ảnh giành riêng cho tên sát nhân thái nhân cách Lector. Nếu chỉ đọc về tựa đề cuốn sách và hình ảnh trang bìa để đánh giá nội dung cuốn sách thì nếu chịu khó để ý từng chi tiết nhỏ của bản thiết kế bên ngoài thì rõ ràng mang một màu chết chóc mang rợ… mình chỉ nhận ra điều này sau khi đọc xong toàn bộ tác phẩm, chính tựa đề và hình mẫu trang bìa đã nói lên hầu như toàn bộ nội dung chi tiết, nhưng đó là khi bạn đã đọc xong nội dung rồi quay nghiền ngẫm trang bìa một lần nữa… bấy giờ bạn sẽ nhận ra một màu đen tối u uất ngay từ ánh nhìn đầu tiên.

Ở đây mình không muốn phân tích về trang bìa… mục đích muốn nói những gì chi tiết còn đọng của bản thân khi đọc qua quyển sách này!

Xin nhắc lại mình sẽ không tập trung nói về Lector, lấy ví dụ như mình là một người đọc chỉ muốn xem với gốc độ là giải trí thì cái hay của quyển sách chính ở chỗ kéo chúng ta đi theo từng chi tiết nhỏ được mở ra bởi căn phòng giam tại bệnh viên tâm thần giành cho kẻ ăn thịt người máu lạnh – Lector, ông chỉ là phần phụ trợ nhưng mỗi khi nhắc đến thì bằng “giọng điệu ken két như những mũi kim chi chít lên khung sắt phòng giam” cứ len lõi, gây ám ảnh cho người đọc, và đặc biệt ám ảnh đối với nữ sinh thực tập Clarice Starling, một người chăn cừu theo kiểu nói ẩn dụ – đang nhìn chính bầy cừu bị kết liễu từng con một, và kẻ chứng kiến toàn bộ quá trình đó lại đang nhỡn nhơ với chính cô bằng các trò đùa trí tuệ, những tiết lộ nửa chừng của hắn chỉ dành cho kẻ nào thông minh, những cái nhìn xuyên thấu thân phận và suy tư của cô mà đôi khi cô muốn lảng trách cái nhìn truy xét đấy, rồi chính Clarice Starling đã dấn thân vào cuộc điều tra án giết người lột da hàng loạt như thế, để rồi trong tiếng bức bối của chiếc đồng hồ đếm ngược về cái chết, cô phải vật lộn để chấm dứt tiếng kêu bao lâu nay vẫn đeo đẳng giấc mơ mình: tiếng kêu của bầy cừu sắp bị đem đi giết thịt.

Những tưởng như chính cô gái thực tập viên của chúng ta sẽ phải trở thành cừu bị xẻ thịt trong những phân đoạn hồi họp đến nghẹt thở, khó có thể tìm được một màu sắc tươi sáng, một thứ ánh sáng ấm áp trong tác phẩm này, tất cả đều u uất…ẩn hiện chập chờn qua những màn đói đáp của Cô và kẻ sát nhân ăn thịt người chỉ để tìm ra một tên sát nhân hàng loạt đang nhỡn nhơ ngoài kia. Cứ mỗi một người bị mất tích, thì lại có một người được phát hiện, và một nữa sự thật được tên sát nhân ăn thịt người tiết lộ… Một lối dẫn truyện hấp dẫn, kẻ sát nhân đang gợi ý để ngăn chặn tội át của một kẻ sát nhân khác, hai kẻ sát nhân như nhau đáng ra phải cảm thấy hứng thú với việc làm của đối phương, lý do gì lại ngăn cản tội ác của người còn lại, ngăn chặn một nguồn khoái cảm cũng do chính mình đã tạo ra. Nhưng cái giá phải trả cho một nữa sự thật là toàn bộ sự thật về con người của Cô gái thực tập viên để rồi chính Cô cũng bị thao túng như những con cừu non….!

Thomas Harris đã tạo nên con quái vật, không những một mà là rất nhiều con quái vật, tất cả đều được thao túng bởi lãnh chúa Lector!

Nhut Phan

Cuộc đấu trí giữa Starling cô gái thực tập của FBI và tên tội phạm giết người hàng loạt Hannibal Lecter, hay nói cách khác là trò chơi kiểu mèo vờn chuột của bác sĩ tâm thần Lecter. Thật kỳ lạ ở chỗ kẻ làm chủ cuộc chơi ở đây – Lecter, đang bị nhốt trong bốn bức tường của nhà giam, vẫn có thể điều khiển cuộc chơi hoàn toàn theo ý của mình. Một ngày đẹp trời cô nhân viên thực tập được giao nhiệm vụ đến gặp Lecter để hoàn thành bảng câu hỏi ghi sẵn – tìm hiểu về bộ não thiên tài của một trong những tên giết người hàng loạt.

Sự im lặng của bầy cừu " data-image-caption="

Sự im lặng của bầy cừu

"
SỰ IM LẶNG CỦA BẦY CỪU

Lạc vào những câu chuyện của Thomas Harris mà vẫn không thấy cừu ở đâu cả, chỉ thấy một tên giết người hàng loạt khác được gọi với biệt danh Bill bò mộng, tên này khoái lột da nạn nhân của mình như lột da cừu. Trùng hợp là Lecter lại biết được Bill là ai, rồi từ những buổi phỏng vấn của Starling, cuộc trao đổi giữa một câu hỏi của Lecter về cuộc đời Starling đổi lấy một ít thông tin chắp vá dẫn đường tìm ra Bill là ai.

Truyện cuốn hút từ những con chữ đầu tiên, văn vẽ dễ tiếp thu. Ấn tượng với nhân vật Lecter vì có những kiểu giết người kì lạ như ăn gan hay nuốt lưỡi nạn nhân, hay không biết làm thế nào mà hắn khiến tù nhân khác buồng giam chết được – chết vì tự nuốt lưỡi mình. Và thắc mắc một điều là tên Bill nhét con nhộng vô miệng nạn nhân để làm gì?! Kết truyện là một cái kết mở để đến với quyển “Hannibal” và những ngày run rẩy mới bắt đầu…

P/s: Ai giải thích dùm tớ con nhộng trong miệng nạn nhân để làm gì không !!

Phu Văn

Sự im lặng của bầy cừu – Thomas Harris

Chấm điểm: 5/10

Vốn thích trinh thám kinh dị nên khi biết đến cuốn này mình đã mua ngay mà không chần chừ và rất kỳ vọng vào nó, ai dè thất vọng đến vậy, Nhã Nam sao lại phụ lòng em Sad(

Bản dịch, phải nói là rất tệ, cứ như đang đọc Google dịch vậy, nhiều chỗ không chú thích đọc rất khó hiểu, có mỗi một đoạn đọc đi đọc lại 2,3 lần mới hiểu, mệt mỏi, làm giảm hứng thú đọc, thật sự không lôi cuốn được mình, điểm trừ lớn nhất của truyện.

Bỏ qua bản dịch thì nội dung khá ổn, tuy nhiên chả hề kinh dị, thật chứ nhiều người nói đọc ám ảnh chứ cũng không thấy ám ảnh tẹo nào, chỗ ăn thịt người này nọ thấy cũng bình thường (khó tính quá chăng?) nhiều chỗ lan man dài dòng đọc khá mệt. Có lúc đọc thấy dài quá nên bỏ mỗi 2 trang qua trang kia đọc là chả hiểu gì hết á hic Sad(

Nhân vật thích nhất, cũng như nhiều người, bác sĩ Hannibal Lecter, nhân vật ngầu lòi và nổi tiếng nhất của Thomas Harris.

Nhưng thật sự là nó không lôi cuốn và hấp dẫn như mình nghĩ. Tuy vậy, Sự im lặng của bầy cừu vẫn là một tác phẩm đáng đọc cho bạn nào mê trinh thám chứa yếu tố tâm lý. Nhiều bạn như mình đọc nhiều thể loại kinh dị rồi sẽ thấy nó bình thường, nếu không muốn nói là chán. Đó là với mình, còn bạn, nếu thích vẫn hãy ra nhà sách mà đọc mỗi người một cảm nhận khác nhau mà.

7 điểm cho nội dung và bìa.

trừ 2 điểm vì bản dịch và khá lan man, chán.

P/S: lần đầu viết review, tất nhiên không tránh khỏi sai sót, mong mọi người thông cảm.

Trần Gia Hân

Sự im lặng của bầy cừu – Thomas Harris " data-image-caption="

Sự im lặng của bầy cừu – Thomas Harris

" ">

SỰ IM LẶNG CỦA BẦY CỪU – THOMAS HARRIS

Làm thế nào để bắt được một kẻ thái nhân cách, một tên giết người hàng loạt? Không có động cơ rõ ràng, không có mục tiêu cụ thể, không thể giới hạn số lượng nghi phạm. Hắn có thể là BẤT CỨ AI. Cách duy nhất để định dạng được hắn là phải xâm nhập vào thế giới nội tâm phức tạp của hắn, phải tìm cách hiểu hắn, phải “đọc” được hắn.

Có thể nói, Sự im lặng của bầy cừu là một tiểu thuyết trinh thám điển hình theo dòng Psychological – tâm lý học tội phạm. Nói thật đây không phải là thể loại mình thích nhất, tuy nhiên, mình cũng đã được dịp đọc qua một số tác phẩm thể loại này (hoặc có hơi hướng như vậy) như: Đứa trẻ thứ 44, Hãy nghĩ đến một con số, Kẻ tầm xương, Trung Quốc thì có Đề thi đẫm máu và dĩ nhiên là cả Rồng đỏ nữa. Tuy nhiên, đây là cuốn đầu tiên mà thật sự là sau khi đọc xong, mình cảm thấy vô cùng…. hoang mang.

Về nội dung chính của câu chuyện thì cũng như bao câu chuyện về kẻ giết người hàng loạt khác. Mở đầu là những vụ giết người đẫm máu, làm kinh động cả đất nước, và anh (hoặc chị) main vì một lý do nào đó bị cuốn vào vụ án, tiếp đó là quá trình điều tra, thu thập dấu vết từ những hiện trường bê bết rồi đọc hồ sơ, phân tích chứng cứ, điều tra nhân thân của các nạn nhân để từ đó tìm được điểm chung giữa họ và mối liên hệ (nếu có) với tên sát nhân, bla bla…. rồi từ tất cả những gì thu thập được bắt đầu phác họa chân dung của tên sát nhân, lần theo từng đầu mối nhỏ nhất đến chỗ hắn và từ từ khép chặt vòng vây.

Câu chuyện này cũng hội đủ tất cả những yếu tố trên, tuy nhiên, có lẽ vì tác giả viết quá cao siêu, câu văn nhiều hàm ý nên đọc thật sự rất khó vào, nhiều câu đọc xong phải ngẫm nghĩ thật lâu mới hiểu các nhân vật muốn nói gì, đặc biệt là những đoạn hội thoại với bác sĩ Hannibal, đa phần các hội thoại đều sử dụng lối nói ngắn gọn, bóng gió, các đoạn độc thoại nội tâm của các nhân vật cũng vậy, người đọc phải tập trung vào câu chuyện mới hiểu hết được. Những đoạn văn miêu tả cũng khá mập mờ, lại sử dụng nhiều thuật ngữ chuyên môn nên khá khó hình dung (thói quen của mình khi đọc sách là phải tưởng tượng ra hết toàn cảnh câu chuyện trong đầu mới chịu :v)

Thật sự không biết tại mình chưa đủ trình độ để cảm thụ câu chuyện này, hay tại cuốn sách này được overated quá mức, nhưng mình cảm thấy không thỏa mãn với cái twist (không biết có gọi là twist được không) và cả cái kết của câu chuyện, quá trình điều tra khá dài dòng nhưng phần kết diễn ra khá chóng vánh, để lại nhiều câu hỏi mở chưa được giải đáp, nhất là về quá khứ của tên tội phạm và nguyên nhân dẫn đến những hành vi của hắn sau này. Nói thật mình nghiêng về khả năng trình mình còn non kém, chưa hiểu rõ hết được ngụ ý của tác giả hơn (vì mình nhận thấy đa phần câu chuyện được viết theo lối “nói ít hiểu nhiều”), nên có lẽ phần kết – đối với những ai rành về tâm lý học tội phạm – như vậy là đã quá rõ rồi. Tuy nhiên về twist thì mình nghĩ cuốn Rồng đỏ hay hơn, nhưng quá trình điều tra thì cuốn này ăn đứt.

Tóm lại, fan tâm lý học tội phạm, thích lột da, xẻ thịt, lóc xương không nên bỏ qua cuốn này, đọc dần để mốt thấy bản thân có biểu hiện giống giống thì lo đi chẩn đoán sớm để mắc công lên báo đài dài kỳ thì khổ.

Steven Nguyễn

Tiếng tăm của “Sự im lặng của bầy cừu” nhiều phần dựa vào bộ phim, nhưng không thể phủ nhận rằng tiểu thuyết vốn cũng đã rất xuất sắc. Sự miêu tả tỉ mỉ công việc lột da người, những kén ấu trùng bướm trong tử thi đang phân hủy hay cái đầu ngâm trong lọ… tất cả đều có thể khiến các độc giả của thể loại kinh dị vừa rùng mình vừa cười to thích thú. Và không phải chỉ có 1, “Sự im lặng của bầy cừu” còn cung cấp cho độc giả 2 kẻ giết người hàng loạt cực kỳ hay ho!


_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách II - Page 5 Empty Re: Sách II

Post by LDN Mon Dec 18, 2023 5:31 pm

[Review] Sự im lặng của bầy cừu -Nỗi ám ảnh vương vấn dài lâu


By Triết Học Đường Phố

Cảm giác sau khi được đọc một cuốn truyện tuyệt vời thường khiến tôi bị ám ảnh suốt mấy ngày liền cho đến khi tôi phải viết một cái gì đó để làm dịu đi sự xúc động của mình. Sự im lặng của bầy cừu là một trong những tác phẩm kinh điển nhất về đề tài trinh thám, kinh dị. Đây là một tác phẩm xuất sắc cả về giá trị văn học lẫn thương mại vì sự kịch tính và trau chuốt mà nó mang lại.

Để bắt đầu thì phải nói thế này, Hannibal Lecter đứng thứ tám trong danh sách 100 nhân vật tuyệt vời nhất trong hai thập kỷ từ 1990 tới 2010 do Entertainment Weekly bầu chọn và đứng đầu danh sách 100 nhân vật phản diện do Viện Phim Mỹ bầu chọn.

Câu chuyện không nhiều nhân vật, chỉ hai nhân vật chính nghĩa: Clarice Starling và sếp của cô Jack Crowford; hai nhân vật phản diện: Hannibal Lecter và tên giết người lột da hàng loạt Jame Gumb, nhưng dẫn dắt người đọc đi sâu vào tận cùng tâm trí của từng người, thấy những ám ảnh day dứt mà mỗi người phải trải qua từ trong quá khứ cho đến hiện tại.

Clarice Starling, một học viên thông minh và xuất sắc của Học viện FBI đã trải qua một tuổi thơ khốn khó, mất cha và rời xa mẹ từ sớm. Sự ám ảnh của cô về bầy cừu xuất hiện từ lúc cô phải sống trong trại gia súc, nơi đó có những con ngựa và bầy cừu bị giết thịt. Vào một ngày khi linh cảm con ngựa mắt kém mà cô hay chơi cùng sẽ bị giết hại cô đã dắt con ngựa bỏ trốn, mặc dù cô không biết điều đó sẽ dẫn cô đến đâu và điều gì sẽ xảy ra với cô ở phía trước. Tuổi thơ còn lại của cô sau đó sống trong trại tế bần. Dù chỉ ở trang trại gia súc một thời gian ngắn (7 tháng) nhưng sự ám ảnh về tiếng la thét của bầy cừu và nỗi nhớ mẹ khiến cô bé Clarice không bao giờ có được một giấc ngủ bình yên. Tiếng la hét đấy ám ảnh cô mãi đến khi trưởng thành cũng không thể nào dứt.

Mặc dù tác phẩm đã được chuyển thể xuất sắc thành phim nhưng rất nhiều chi tiết mà chỉ có truyện mới có thể đi được đến tận cùng, ví dụ như ý nghĩa của tên truyện “Sự im lặng của bầy cừu“. Tiếng la hét của bầy cừu khiến Clarice sợ hãi và không yên ổn, nhưng khoảnh khắc tiếng la hét chấm dứt mới là thứ khiến cô bị chấn động mạnh, và chính sự im lặng của bầy cừu đó mới là thứ gieo rắc những ám ảnh dai dẳng cho cô trong suốt cuộc đời. Chi tiết này không hẳn là được giải thích trong truyện nhưng đó là cảm giác ám ảnh mà người đọc có thể hiểu và cảm nhận khi thực sự nhập tâm vào tâm trí của cô.

Dòng họ tổ tiên của Clarice từ xa xưa đã không nằm trong những dòng họ danh giá, không có những nhân vật hay thành tựu nổi bật, một tấm bằng cao đẳng của một cụ tổ nào đó cũng đã là điều xa xỉ. Cô sợ sự tầm thường, nên từ bé cô đã luôn muốn vươn lên để thành đạt, để trở thành một cái gì đấy thoát khỏi sự mờ nhạt. Clarice chỉ thực sự có được giấc ngủ ngon khi cô đã ghi một bàn thắng khiến tất cả mọi người bao gồm FBI, công chúng và thậm chí người trong chính phủ phải thán phục. Và chỉ lúc đó cô mới thoát khỏi được ám ảnh về sự tầm thường của dòng họ.

Cuộc đấu trí căng thẳng giữa Clarice và Lecter (trực tiếp), giữa Crowford và Lecter (gián tiếp) luôn cực kì thú vị và hồi hộp nhưng lại diễn ra một cách từ từ nhấn nhá, xuất phát từ thú vui ham thích trò đùa trí tuệ của bác sĩ Lecter – hắn tự gọi đó là “thói phù phiếm trí tuệ” (Trích trong Rồng Đỏ – Tác phẩm đầu tiên giới thiệu về Hannibal Lecter.) Hắn không phát điên lên khi bị những kẻ tầm thường trêu chọc hay bị trói, xiềng xích như một con thú nhưng hắn sẽ phát điên lên vì sự buồn chán và tẻ nhạt. Lecter căm ghét sự tầm thường, coi sự buồn chán là sự trừng phạt kinh khủng nhất đối với mình, trí tuệ của hắn không cho phép hắn ngừng suy nghĩ hay ngừng nghiên cứu, nghiền ngẫm một cái gì đấy và hắn luôn có cách để tự làm vui bản thân bằng cách luôn để cho trí não hoạt động. Hắn có thể bị giam cầm hàng năm trời ở tư thế chẳng dễ chịu gì, nhưng tâm trí của hắn chưa bao giờ bị giam cầm hay khuất phục. Kiêu ngạo, hợm hĩnh, luôn ở thế làm chủ, và tất nhiên từ chối tiếp chuyện với những kẻ tầm thường (có thể suốt cả năm trời không ai nghe được giọng nói của hắn).

Jame Gumb – một tên tâm thần bệnh hoạn lạc lối, một tên giết người lột da hàng loạt, hắn có thể cư xử như một người thường để đánh lạc hướng người khác nhưng suy nghĩ của hắn chưa bao giờ giống như một người bình thường. Ngay cái tên của hắn đã là một sai lầm và lệch lạc ngay từ khi hắn mới chào đời, là Jame chứ không phải James, chỉ vì người mẹ nghiện ngập đánh vần sai lỗi chính tả mà thành.

“Ta thèm muốn từ những thứ ta thấy hàng ngày.” (“We covet what we see every day.”) Một câu nói tưởng như vô thưởng vô phạt. Nhưng Lecter lại là người không bao giờ nói bất kì điều gì mà không mang một hàm nghĩa nào đó, dù chỉ là nửa câu… Và thật không ngờ câu nói tưởng như bâng quơ đó lại là điểm bắt đầu để gỡ nút cho việc khám phá ra hành vi của kẻ giết người hàng loạt bệnh hoạn mà FBI đang tìm kiếm bấy lâu nay.

Mọi lời nói của Lecter, vốn dĩ là một kẻ cực kì kiệm lời, thậm chí nhiều lúc tưởng như vô nghĩa, không hợp với hoàn cảnh lúc đó nhưng khi kết nối với nhau lại trở thành những mảnh ghép then chốt để giải mã vấn đề. Sự cuốn hút của câu chuyện là ở đó, tưởng như không có gì rõ ràng nhưng lại cực kì chặt chẽ và khiến cho mọi người luôn phải hồi hộp theo dõi từng cuộc nói chuyện giữa Clarice và Lecter nhằm tìm những manh mối, phải động não và nín thở dõi theo từng bước chân của Clarice trong hành trình phá án. Với Lecter, đó là trò chơi trí tuệ. Với sự thông minh, tinh tế hiếm có, hắn có khả năng đọc vị và len lỏi sâu vào tâm trí của người khác, nhìn thấy những thứ mà người khác không thấy hoặc những thứ sâu thẳm trong tâm trí con người mà chính họ không muốn đối mặt.

Trong phần tiếp theo, cuốn Hannibal, thì những hình ảnh điểm xuyết về quá khứ của Lecter đã phần nào giúp người đọc hiểu hơn được căn nguyên ngọn nguồn những tội ác của hắn, hiểu được những ám ảnh trong quá khứ đã tác động đến con người hiện tại của hắn như thế nào, và những điều khủng khiếp hắn phải trải qua từ khi còn là một cậu bé.

Sự im lặng của bầy cừu cũng như các cuốn khác trong series này của Thomas Harris sử dụng nhiều kiến thức về tâm lý học và tâm lý học tội phạm để xây dựng hình tượng Bác sĩ tâm lý Lecter. Từng lời nói cử chỉ của Lecter được khắc họa chi tiết để thấy được sự xuất chúng của nhân vật và để làm nổi bật được tính cách của nhân vật. Đến tận khi gấp cuốn sách lại rồi mà những ám ảnh của nó vẫn cứ vương vấn trong trí óc người đọc một thời gian thật lâu.

Tác giả: Linhdoan

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách II - Page 5 Empty Re: Sách II

Post by LDN Mon Dec 18, 2023 5:37 pm

Sự Im Lặng Của Bầy Cừu - Tác phẩm kinh điển tâm lí tội phạm

spiderum.com - Ngọc Văn

Sự Im Lặng Của Bầy Cừu là một đỉnh cao về trinh thám tâm lý tội phạm của nhà văn Thomas Harris. Đây là cuốn tiểu thuyết được chuyển thể thành phim và đoạt 5 giải Oscar. Nội dung câu chuyện xoay quanh một vị bác sĩ bị tâm thần có sở thích quái dị là ăn thịt người. Nếu bạn là một fan ruột của thể loại trinh thám, kinh dị thì chắc chắn bạn sẽ không thể bỏ qua siêu phẩm này. [/size][/justify]

Thoạt đầu khi nghe đến cái tên Sự Im Lặng Của Bầy Cừu, ai cũng nghĩ nó có vẻ rất bình thường, nhưng từ chính điều bình thường ấy lại mang đến cho người đọc sự ám ảnh đến đáng sợ và khó quên. Sự Im Lặng Của Bầy Cừu không chỉ đơn giản là một cuốn tiểu thuyết đầy kinh dị máu me mà nó còn là những bài học đắt giá, khiến chúng ta chiêm nghiệm về cuộc sống.

Cốt truyện chính của tác phẩm xoay quanh ba nhân vật chính là Clarice Starling – một nữ nhân viên duy nhất trong ban tập sự FBI, Hannibal Lector - một bác sĩ tâm lý, một đầu bếp cừ khôi bị biến chất thành một kẻ thiên tài xấu xa, một kẻ bạo lực đáng sợ có sở thích quái dị là ăn thịt người và Jame Gumb hay còn được gọi là Buffalo Bill (Bill Bò mộng), một tên giết người hàng loạt, một tên khát máu biến thái. Trong một lần tình cờ phải giải quyết công việc được giao, Clarice Starling đã dấn thân vào một vụ án giết người lột da hàng loạt qua những cuộc phỏng vấn với bác sĩ Lecter – kẻ ăn thịt người ham thích trò đùa trí tuệ với những tiết lộ nửa chừng chỉ dành cho những kẻ thông minh và không có chỗ cho những người ngu ngốc làm cho mạch truyện càng thêm lôi cuốn. 

Đình điểm của câu chuyện lên đến cao trào khi Lechter quyết định ra tay với một nạn nhân mới là con gái của bà Thượng nghị sĩ. Lúc này, Clarice đã để lộ ra bản thân mình là một cô gái đang cố gắng thoát ra khỏi bóng đen tâm lý bởi trong ký ức thuở nhỏ của cô là tràn ngập tiếng kêu thảm thiết của bầy cừu. Từ đó, cô quyết định cứu được con gái của bà Thượng nghị sĩ để thoát khỏi những ám ảnh của quá khứ. Sự Im Lặng Của Bầy Cừu là tập hợp những nhiều các tình tiết khiến người đọc nghẹt thở và bất ngờ không kém.

Kết truyện là nỗi ám ảnh trải dài khi Lechter trốn thoát khỏi nhà tù và trở thành một mối nguy hại hàng đầu cho xã hội. Truyện để lại cho người đọc nhiều sắc thái khác nhau và khiến bạn nhớ từng chi tiết dù là nhỏ nhất.

Tác giả của Sự Im Lặng Của Bầy Cừu đã cho ta ý nghĩa sâu sắc về quá khứ của mỗi người. Đặc biệt là hình ảnh bầy cừu la hét, điều đó cũng giống như những con người đang kêu gào trong thảm thiết, la hét trước cái chết đang kề cận để bám víu lấy sự sống và tìm lại sự bình yên hòng tắt đi những cơn bão táp đang cào xé tâm hồn. 

Ai sống trên cuộc đời này đều mang trên mình những vết sẹo cuộc đời mà không thể nào xóa mờ để thay đổi. Chính vì điều đó, những ký ức đau buồn cứ ngày càng lớn dần lên và luôn chi phối suy nghĩ của chúng ta, dẫn đến những hành động mất kiểm soát. 

Điều quan trọng là bạn phải biết đóng băng và tạm gác chúng vào góc sâu thẳm trong thâm tâm để tầm nhìn của mình có thể hướng thẳng đến mục tiêu mà ta đã đặt ra. Hay nói một cách khác, chúng ta cần biến sự thống khổ mà quá khứ mang lại thành động lực để tìm đến thứ tươi đẹp hơn cho ta trong tương lai. Nói không ngoa, hãy dám đương đầu với nỗi sợ hãi tăm tối chính là ý nghĩa của Sự Im Lặng Của Bầy Cừu.

Cho dù bạn là một độc giả yêu thích truyện trinh thám hay không thích thì Sự Im Lặng Của Bầy Cừu luôn là một sự lựa chọn đầy mới mẻ cho bạn. Đây chính là cuốn sách chứa đựng đầy sự thử thách và khám phá, một cuốn sách hay khiến bạn không thể bỏ qua, nhất là đối với những ai muốn tìm hiểu về tâm lý.


Last edited by LDN on Sun Dec 24, 2023 9:09 am; edited 1 time in total

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách II - Page 5 Empty Re: Sách II

Post by LDN Sun Dec 24, 2023 9:04 am

Đọc sách rốt cuộc ảnh hưởng tới người lớn tới đâu? Tôi tìm ra được câu trả lời sau khi phỏng vấn hàng trăm người đi làm

Nhà văn người Đức, Hermann Hesse nới rằng: "Không cuốn sách nào trên thế giới có thể đem tới cho bạn vận may, nhưng chúng có thể âm thầm khiến bạn trở thành chính mình."

Sau khi đi làm, số người có thể tĩnh lại để đọc sách có được bao nhiêu người? Vì vậy, tôi đã điều tra qua mạng khoảng 100 người đang đi làm, phát hiện ra số người có thể thực sự tĩnh lại để đọc sách chỉ có chưa tới 30 người, cái cớ của mọi người phần lớn là:

1. Tăng ca muộn, mệt, không có thời gian đọc sách.

2. Tâm không tĩnh lại được, không biết nên đọc quyển nào.

3. Có một bạn nữ, sau khi tốt nghiệp đại học, không đọc thêm bất kì cuốn sách nào nữa.

4. Ngày nào cũng đọc mấy bài viết bạn bè chia sẻ rồi, không có thời gian xem báo giấy hay báo mạng.

5…

Theo phân tích thì những người ở các thành phố lớn thích đọc sách nhất, về cơ bản là đọc những loại sách có ích cho công việc, đây có lẽ là do áp lực công việc.

Khi tư vấn cho người đi làm, câu hỏi mà tôi luôn hỏi đó là "Bình thường bạn có đọc sách không? Đọc sách gì? Đọc xong có suy nghĩ gì….". Theo kết quả của 1021 trường hợp mà tôi từng tư vấn nghề nghiệp cho, thì chỉ có 5 người không có thời gian đọc sách, còn lại phần lớn mọi người đều thường xuyên đọc sách, đồng thời thông qua đọc sách tìm ra được phương pháp giải quyết các vấn đề gặp phải trong công việc.

Từ các trường hợp tư vấn nghề nghiệp đó, phần lớn mọi người đều có sự cầu tiến, muốn thay đổi và nâng cao bản thân thì mới tìm tới tôi để tư vấn. Đứng từ góc độ thu nhập, chỉ có 5 người có lương năm ít hơn 400 triệu, mức lương cao nhất lên tới 2,3 tỷ. Từ đó có thể thấy, người thường xuyên đọc sách, thu nhập nhất định không tồi. Họ tìm tới tư vấn nghề nghiệp, hoàn toàn không phải vì nghề nghiệp phát triển không tốt, mà là muốn làm rõ mỗi một "nút thắt" trong quá trình phát triển nghề nghiệp, để có thể phát triển tốt hơn.

Nói tới đọc sách, đối với người đi làm, suy cho cùng thì vì sao phải đọc sách? Có người cho rằng: đọc sách là cảnh giới cao nhất, không phải để học tri thức, mà là để phát hiện ra chính mình, phát hiện ra lương tri của mình. Cá nhân tôi cho rằng, đọc sách là để thay đổi khí chất của bản thân, để lột xác từ bên trong tư tưởng, biến mình thành một phiên bản tốt hơn.

Đọc sách, là một hình thức thu nạp tri thức và thông tin, là một chuyện vô cùng quan trọng và cần phải có phương pháp, chỉ bằng cách đọc có phương pháp, đọc những cuốn sách chất lượng cao, sau đó tích cực suy nghĩ và lắng đọng, tổng kết lại, thì khi đó, việc đọc sách mới có thể đem lại được cho bạn những ảnh hưởng tích cực.

Đối với người đi làm mà nói, đọc sách có ảnh hưởng ra sao tới một người?

Đọc sách rốt cuộc ảnh hưởng tới người lớn tới đâu? Tôi tìm ra được câu trả lời sau khi phỏng vấn hàng trăm người đi làm - Ảnh 1.
1. Hình thành tư duy logic nền tảng, nâng cao nhận thức, và giúp thu được lợi ích dài lâu

Mọi người thường bàn nhiều về nhận thức, vậy nhận thức tới từ đâu? Cá nhân tôi cho rằng, nhận thức tới từ việc đọc sách. Nếu bạn không muốn nâng cao nhận thức, không đọc sách là được rồi.

Cứ định kì, tôi sẽ đi gặp một vài người bạn mới, mỗi lần giao lưu, tôi sẽ luôn đề cập tới việc đọc sách. Trong tất cả những người bạn mà tôi giao lưu, hầu hết đều là những người thích đọc sách, có người là vì sở thích, có người là vì công việc yêu cầu. Nhưng bất kể ra sao thì đọc sách cũng là một thói quen của người ưu tú.

Một lần, tôi nói chuyện với một người bạn từng làm việc ở McKinsey & Company, trong đó có nhắc tới hai cuốn sách, cậu ấy cười tươi rói nói với tôi rằng hai cuốn sách mà tôi vừa nhắc tới cậu ấy đã mua từ lâu rồi, nếu mà bỏ qua hai cuốn sách ấy, sợ là sẽ bị thời đại bỏ lại mất.

Có thể thấy, người ưu tú ở nơi làm việc đều không ngừng nâng cao nhận thức của bản thân, luôn giữ suy nghĩ phải đi đầu trong xã hội và giữ không để mình tụt lại ở phía sau, còn những người sự nghiệp dậm chân tại chỗ, họ chẳng làm gì cả ngày, và luôn cho rằng đọc sách là lãng phí thời gian.

Đọc sách rốt cuộc ảnh hưởng tới người lớn tới đâu? Tôi tìm ra được câu trả lời sau khi phỏng vấn hàng trăm người đi làm - Ảnh 2.
2. Giúp bạn trở nên trầm ổn hơn, cảm xúc ổn định hơn, logic rõ ràng hơn, tầm nhìn sắc bén hơn

Ở nơi làm việc, bạn có phát hiện ra rằng những người cả ngày ca thán, cảm xúc không ổn định phần lớn đều là những người không thích đọc sách. Bởi lẽ, tất cả những người thích đọc sách đều là những người rất chín chắn, trầm ổn, ít nóng nảy.

Vài ngày trước tôi có dịp trò chuyện với một người bạn có thâm niên 7 năm công việc ở một công ty, tôi hỏi cậu ấy làm việc lâu như vậy, đã bao giờ nghĩ tới việc xin nghỉ làm một công việc khác chưa? Cậu ấy nói chưa, và nói rằng mình vẫn đang rất hài lòng với cả sếp và cả công việc hiện tại. Cậu ấy kể rằng từ lúc đi theo lãnh đạo hiện tại, bản thân cũng thích đọc sách hơn, đồng thời năng lực làm việc cũng được nâng cao hơn rất nhiều. Cậu ấy nói tiếp, lãnh đạo của cậu ấy vô cùng thích đọc sách, mỗi lần gặp vấn đề gì trong công việc, muốn thỉnh giáo lãnh đạo, lãnh đạo đều sẽ dùng những sự kiện đã từng xảy ra để làm ví dụ cho cậu ấy biết xem đối với những việc tương tự như vậy thì người đi trước họ sẽ xử trí ra sao, rút ra được bài học gì.

Còn một người bạn nữ khác, cô ấy cũng rất thích đọc sách, mỗi lần gặp phải khó khăn trong công việc, cô ấy đều tìm thấy cảm hứng giải quyết vấn đề từ trong sách. Một lần, tôi cố ý hỏi cô ấy rằng, đọc nhiều sách như vậy cậu nhớ được bao nhiêu? Cô ấy nói, nhớ được bao nhiêu không quan trọng, quan trọng là học được phương thức tư duy, phương thức giải quyết vấn đề từ trong đó, nhận thức ra được điều này, bạn sẽ không bao giờ cảm thấy mình đã đọc được nhiều sách.

Đúng vậy, tôi cũng đồng ý với ý này. Đọc sách, chỉ cần bạn làm rõ được logic, phương thức tư duy và giải quyết vấn đề bên trong đó là đủ. Vì vậy, tôi muốn nói với các bạn rằng: đọc nhiều sách là phương pháp tốt nhất giúp nâng cao năng lực của một người.

Đọc sách rốt cuộc ảnh hưởng tới người lớn tới đâu? Tôi tìm ra được câu trả lời sau khi phỏng vấn hàng trăm người đi làm - Ảnh 3.
3. Đọc sách giúp nghề nghiệp của bạn phát triển tốt hơn, biến bạn trở nên đáng giá hơn

Chìa khóa để phát triển nghề nghiệp là: năng lực cá nhân, khả năng xử lý công việc và trí tuệ cảm xúc EQ, và cả ba khả năng này đều có thể được cải thiện được thông qua đọc sách.

Đọc sách làm sao có thể nâng cao EQ?

Những ai từng đọc "Tam Quốc diễn nghĩa" đều biết, EQ cao nhất là Gia Cát Lượng, năng lực giỏi nhất chính là Báng Thống. Nhưng vì sao Bàng Thống không bao giờ có thể bằng Gia Cát Lượng? Đó là bởi Bàng Thống có năng lực nhưng EQ thấp, còn Gia Cát Lượng vừa có năng lực EQ vừa cao.

Kể một câu chuyện để bạn rõ hơn. Khi đó, Lưu Bị sau khi đánh bại được Lưu Chương đã vô cùng vui mừng, mở yến tiệc chiêu đãi tướng lĩnh, quan văn võ trong triều ai nấy đều chúc mừng Lưu Bị, duy có Bàng Thống lại nói Lưu Bị đánh úp huynh đệ của mình, dù có thành công, cũng chẳng vinh quang gì cho cam. Việc này khiến Lưu Bị tức giận lật đổ cả bàn ăn. Có thể thấy, EQ của Bàng Thống quả thực quá thấp.

Còn Gia Cát Lượng thì sao? Gia Cát Lượng khi ở Ngọa Long Cương, vừa nhìn thấy Lưu Bị liền "nịnh hót", khiến Lưu Bị vui như mở hội, đó là bởi Gia Cát Lượng nói ra những điều mà Lưu Bị cũng rất muốn nói, vì vậy Lư Bị vui mừng là lẽ đương nhiên.

Cũng giống như hiện nay, thuộc hạ nào biết cách nói ra những điều mà lãnh đạo muốn nói nhưng không tiện nói ra, lãnh đạo tự nhiên sẽ rất vui. Có một cấp dưới như vậy, lãnh đạo nào chẳng mừng.

Nên biết rằng, bạn hoàn toàn có thể rèn luyện được tầm EQ của mình thông qua đọc sách. Thông qua đọc sách, bạn thực sự có thể lĩnh ngộ được nhiều tri thức và kinh nghiệm hơn. Cứ tin tôi, đọc sách quả thực có thể giúp nghề nghiệp của bạn phát triển tốt hơn.

Đọc sách rốt cuộc ảnh hưởng tới người lớn tới đâu? Tôi tìm ra được câu trả lời sau khi phỏng vấn hàng trăm người đi làm - Ảnh 4.
Tôi cho rằng sách là một phần mở rộng của tư duy. Hầu hết những người bất tài, hay phàn nàn và có năng lượng tiêu cực đều là những người không thích đọc sách, bởi lẽ nội tâm của họ không được sách "gột rửa", họ luôn chỉ quanh quẩn ở trong tầm nhận thức eo hẹp ban đầu của mình, và cuối cùng ảnh hưởng đến cả một cuộc đời.

Những người có thói quen đọc sách đã quen với việc suy nghĩ, logic rõ ràng, nhìn vấn đề nhìn thẳng vào trọng điểm, dễ dàng tiếp nhận những sự vật sự việc mới hơn. Tin tôi, đọc và phát triển thói quen đọc sẽ có lợi cho bạn suốt đời!

Không phải thức dậy sớm, yoga hay thiền định, thực hiện 4 thói quen đơn giản, chẳng tốn một xu chi phí này mới là điều đúng đắn để cải thiện bản thân

Theo Vương lão

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách II - Page 5 Empty Re: Sách II

Post by LDN Sun Dec 24, 2023 9:14 am


3 cấp độ đọc sách quyết định vị thế của bạn

By Trương Di

Phần I: 3 cấp độ đọc sách quyết định con người bạn
Kẻ tầm thường “giành” đọc, người thông minh đọc có hiệu quả, người xuất chúng đọc có ý nghĩa”.

Có nhiều người luôn than phiền rằng họ đọc rất nhiều sách, thậm chí là đọc gấp đôi người khác nhưng mãi dậm chân tại chỗ, không thể kiếm được tiền. Không phải cứ đọc sách là kiếm ra tiền, nó còn tùy thuộc vào khối lượng kiến thức bạn tích lũy được. Có 3 cấp độ đọc sách và những người kiếm ra tiền từ việc đọc sách nằm ở hai cấp độ phía dưới.

1. Cấp độ một: Đọc điên cuồng
Thay vì đọc sách mỗi ngày một ít là “đọc một cách điên cuồng”. Đây là một phương pháp đọc sách sai lầm. Việc đọc sách không có mục đích, không chọn lọc, không biết cách hệ thống kiến thức vừa vô bổ, vừa làm phí thời gian của bản thân bạn. Bạn chỉ đọc để chạy theo thành tích, đọc vì muốn khoe mẽ bản thân nhưng thực chất lại không hiểu gì, không nhận được lợi ích gì từ việc đọc sách. “ Thùng rỗng kêu to” chỉ những người chỉ biết khoe mẽ, ba hoa nhưng nên nhớ: giá trị và lượng kiến thức bạn nạp được quan trọng việc chứng minh bản thân hiểu biết nhưng bên trong lại rỗng tuếch.

Truongdiwriter.com
3 cấp độ đọc sách quyết định giá trị của bạn
2. Cấp độ hai: Đọc thông minh
Đọc thông minh khi bạn đã hiểu và nắm rõ được bản chất của vấn đề, dụng ý của tác giả, thông điệp của cuốn sách. Điều tuyệt vời nhất khi đọc sách là ghi nhớ trọn vẹn được những gì đã đọc và biết cách vận dụng vào cuộc sống để tạo ra giá trị cho bản thân mình.

3. Cấp độ ba: Đọc có ý nghĩa
Trong quá trình đọc nếu ta chiêm nghiệm được cuộc sống, hiểu được giá trị đích thực mà quyển sách nhắm tới đồng thời tìm thấy ý nghĩa của cuộc đời, đó là cách đọc có ý nghĩa.

Những người thành công đã đọc sách ở cấp độ thứ ba, họ xem sách là bạn, là một cách thư giãn, là thú vui không thể thiếu hàng ngày. Họ đọc sách để nghiên cứu thế giới xung quanh, thấu hiểu con người, để giải quyết mọi vấn đề trong cuộc sống. Trong thực tế, những người có thể tạo ra thu nhập từ việc đọc sách thường là những người đem đến giải pháp cho vấn đề của mọi người. Vì khi họ tạo ra được giá trị, nhận được sự tín nhiệm, việc kiếm tiền sẽ không còn là trở ngại.

Bạn đang ở cấp mấy? Nếu vẫn còn mắc kẹt trong việc cải thiện khả năng đọc sách, dưới đây là một số phương pháp có thể hữu ích với bạn đấy.

Trước tiên bạn hãy phân loại những quyển sách thành 3 loại:

Những cuốn sách chưa đọc
Những cuốn sách đang đọc
Những cuốn sách đã đọc và ghi chú.
Sau đó đặt cuốn sách bạn đang đọc trên bàn, hoặc gần bạn. Những cuốn sách chưa đọc được đặt ở nơi dễ thấy nhất ở một kệ sách khác hoặc một ngăn khác, để bạn nhắc nhở bản thân rằng những cuốn sách này chưa được “bóc tem”.

Phần II: 3 cách đọc sách mang lại hiệu quả cao nhất
Trên thực tế, sẽ luôn có nhiều cách đọc sách phù hợp với từng cá nhân và từng khả năng tiếp thu kiến thức khác nhau. Ở đây chỉ ra 3 cách đọc sách hiệu quả nhất theo kinh nghiệm và kiến thức của người viết dành cho bạn.

1. Cách thứ nhất: Đọc và ghi chú lại nội dung
Để nhớ được nội dung lâu hơn, việc ghi chép lại là một điều cần thiết. Đọc và ghi chú những phần nội dung nổi bật cũng giống như việc viết lại những từ ngữ chính của một tác phẩm văn học.

Có nhiều cách để ghi chép, tuỳ vào sở thích cá nhân mỗi người: dùng thẻ, giấy ghi chú, kẹp sách,…

Nói một cách ngắn gọn, nội dung cốt lõi của một quyển sách và những nội dung nổi bật sẽ được bạn ghi lại trong chiếc thẻ ghi nhớ. Sau đó hãy phân chia thẻ thành nhiều chủ đề, có thể chọn mỗi chủ đề một màu sắc để dễ dàng phân biệt. Lợi ích của cách đọc này đó chính là giúp chúng ta sau này có thể dễ dàng tìm đọc lại và nắm được trọn vẹn nội dung của quyển sách mình đã đọc để nhớ lâu hơn.

3 cấp độ đọc sách
3 cấp độ đọc sách quyết định vị thế của bạn
2. Cách thứ hai: Đọc và tóm tắt kiến thức
Mỗi cuốn sách đều có phần tóm tắt để độc giả nắm bắt được nội dung. Nhưng nếu muốn nhớ lâu và hiểu sâu, bạn cần tự tóm tắt và sắp xếp nội dung chính mà tác giả đã gửi gắm. Tốt nhất là hãy diễn đạt lại nội dung theo cách hiểu và ngôn ngữ của chính mình, chắc chắn bạn sẽ nhớ lâu hơn về nó.

Khi đã hiểu rõ nội dung cuốn sách, hãy học cách hệ thống các kiến thức một cách logic nhất để rèn luyện cho mình khả năng tư duy cũng như mức độ đọc hiểu của bản thân. Cách tư duy ảnh hưởng đến mọi quyết định của bản thân bạn. Vì độ cao trong tư duy của bạn về thế giới cũng được xác định bởi độ rộng của hệ thống kiến ​​thức của bạn.

3. Cách thứ ba: Phương pháp đọc sách hiệu quả và viết review sách
Đây là một phương pháp đòi hỏi sự tập trung cao, khả năng phân tích, tóm tắt, ghi nhớ được nội dung cốt lõi của một cuốn sách.

Tham khảo: Trương Di Review

Bạn có thể bắt đầu từ những cuốn sách thuộc về sở thích cá nhân để có thể nắm bắt được nội dung một cách tốt nhất, sau đó là hệ thống lại các kiến thức có được từ việc đọc sách và cuối cùng là chia sẻ lại chúng với người khác.

Đây là cách học nhanh và hiệu quả nhất, vì:

– Tăng sự tập trung và tư duy phản biện lúc đọc. Bởi công việc viết bài đánh giá cần những người có khả năng đọc tốt.
– Tăng cường khả năng ghi nhớ.
– Kích thích sự sáng tạo, tính liên tưởng tới các sự vật, sự việc khác. Viết review cần sự so sánh nhạy bén với các tác phẩm khác hay liên hệ với các ý tưởng tương tự trong cuộc sống.
– Tăng khả năng nhìn nhận, nắm bắt vấn đề một cách tổng quát.
– Rèn luyện khả năng hệ thống nội dung một cách logic.
– Nâng cao trách nhiệm trong việc đọc. Vì sau đó bạn có trách nhiệm viết bài chia sẻ nội dung đó với mọi người.

3 cấp độ đọc sách
Haruki Murakami
Một người có thể đọc một cuốn sách và viết đánh giá hàng ngày bởi họ đã tiếp xúc với rất nhiều kiến thức trước đó, hiển nhiên tốc độ đọc sẽ rất nhanh. Khả năng đọc hiểu phụ thuộc rất nhiều vào lượng kiến thức bạn sở hữu được, vì vậy hãy chủ động đọc thêm để nâng cao vốn hiểu biết của bản thân mình.

Trên đây là ba phương pháp mang tính chất gợi ý. Tuy nhiên bạn cần chọn cho mình một phương pháp bạn cảm thấy phù hợp với khả năng và nhu cầu của mình. Mỗi người có một cách tiếp thu tri thức khác nhau, tốc độ đọc khác nhau vì vậy không có phương pháp nào hoàn toàn tốt hay xấu, chỉ có phương pháp phù hợp với bạn nhất mà thôi.

Đọc chỉ là một phương tiện. Thay đổi mới là mục đích và trưởng thành chính là cái kết.

Là một con người sống trong xã hội hiện đại, đừng để mình có một thiếu sót lớn đó là không đọc sách. Một người muốn trở nên hiểu biết thì hãy đọc thật nhiều sách và để trở thành một người xuất sắc thì phải có mục tiêu đọc rõ ràng. Mỗi cuốn sách bạn chọn phải phù hợp với mục tiêu bạn đã đề ra chứ đừng chọn cách đọc lan man để rồi không nhận lại được gì. Tiêu chí để đo lường sự phát triển của bạn là lượng kiến thức bạn đã tích lũy và thu nhập bạn có được từ lượng kiến thức đó. Việc đọc rất quan trọng và nhận thức được 3 cấp độ đọc sách cũng quan trọng không kém.

Nếu bạn biết cách đọc, cả thế giới sẽ mở ra cho bạn. Nếu không, mọi thứ chỉ là ảo tưởng và việc bạn làm sẽ trở nên vô nghĩa. Hãy chọn đúng sách và đọc đúng cách.

– Trương Di

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách II - Page 5 Empty Re: Sách II

Post by Sponsored content



Sponsored content


Back to top Go down

Page 5 of 6 Previous  1, 2, 3, 4, 5, 6  Next

View previous topic View next topic Back to top

- Similar topics

Permissions in this forum:
You cannot reply to topics in this forum