Sweatpant thoáng huy hoàng của một mốt ăn vận thời đại dịch
Page 1 of 1 • Share
Sweatpant thoáng huy hoàng của một mốt ăn vận thời đại dịch
Vẫn chuộng sweatpant, mới chớp 1 cách đây mấy ngày.
Thoáng huy hoàng của một mốt ăn vận thời đại dịch
PHAN BẢO 12/30/2021 - tuổi trẻ
TTCT - Một lối ăn vận được ưa chuộng trong thời điểm cả thế giới phải an trú trong nhà vì đại dịch từng được dự đoán sẽ kéo dài rất lâu ngay cả sau khi thế giới phục hồi. Nhưng phút huy hoàng đó đã sớm tắt vào cuối năm COVID thứ 2 này.
Hồi tháng 4-2020, tạp chí Gentlemen’s Quarterly tuyên bố: “Quần sweatpant đã thay thế quần jeans trong tâm trí người Mỹ khi nhắc đến chuyện quần áo”. Vài tháng sau, The New York Times nối gót bằng bài viết điểm mặt gọi tên thương hiệu thời trang mặc nhà Entireworld trên trang bìa tháng 8-2020, với tiêu đề “Sweatpants Forever” (Sweatpant là mãi mãi).
Thế rồi hơn một năm sau, sweatpant, kiểu quần vải dày, có dây rút hoặc phần lưng co giãn, lặng lẽ trở về vai trò chính - mặc khi tập thể dục, chạy bộ, vận động mạnh hay làm quần ngủ vì rộng rãi, thoải mái, thay vì thay thế những váy đầm, comple của dân công sở khi làm việc từ xa, chỉ cần phục sức từ thắt lưng trở lên là ổn, như từng được dự báo. Trang bìa hoành tráng của The New York Times bị chọc quê vì dự báo hùng hồn nhưng trật lất.
Vừa thịnh...
Tháng 3-2020, Entireworld công bố mức tăng trưởng đáng kinh ngạc - 662%, khi sweatpant trở thành lựa chọn ưa thích của những người không thể ra khỏi nhà vì các lệnh phong tỏa. Tăng trưởng tháng 4 còn cao hơn, và chỉ trong 2 tháng đó, Entireworld - mới thành lập năm 2018 - đã đạt được doanh thu cao hơn toàn bộ năm đầu tiên kinh doanh gộp lại.
Sweatpant đủ dễ thương (nghĩa là trông không kỳ) để mặc tham gia các hoạt động trực tuyến qua Zoom, cũng như đủ ấm để mặc khi làm việc, nghỉ ngơi lẫn vui chơi. Truyền thông quốc tế lúc đó cho rằng thành công đột phá của Entireworld nói riêng và các nhà sản xuất sweatpant nói chung là một điềm báo cho ngành thời trang: cần chi quần này áo nọ khi con người chỉ còn quanh đi quẩn lại trong nhà, diện mỗi sweatpant là đủ.
Quả vậy, doanh số quần áo tại Mỹ vào tháng 4-2020 giảm 79%, mức sụt giảm lớn nhất từng được ghi nhận. Chỉ trong vài tháng tiếp theo, các thương hiệu lớn như J. Crew, Neiman Marcus, Brooks Brothers và J.C. Penney lần lượt đệ đơn phá sản. Đến tháng 7, Diane von Furstenberg tuyên bố sẽ sa thải 300 nhân viên và đóng cửa 18 trên tổng số 19 cửa hàng của mình.
Ngược lại, lượng mua sweatpant tăng 80% trong tháng 4-2020. “Entireworld giống như một sinh vật sống hiếm hoi còn sót lại sau ngày tận thế” - The New York Times so sánh. Rất nhiều tên tuổi trong ngành thời trang, như Anna Wintour, tổng biên tập tạp chí Vogue Mỹ, đã khen ngợi Entireworld và nhà sáng lập của hãng, Scott Sternberg: “[Entireworld] có vẻ rất chân thực với tôi và rất thực tế nữa. Tôi hiểu không phải ai cũng đủ tiền mua Marc Jacobs hay Chanel” - The New York Times dẫn lại lời nhận xét của “bà đầm thép” ngành thời trang.
Không chỉ ở Mỹ, thị phần doanh thu của trang phục thể thao và quần áo thoải mái nói chung trong thị trường thời trang Canada đã tăng từ 25% năm 2019 lên khoảng 33% vào năm nay - Tamara Szames, cố vấn ngành thời trang và bán lẻ của công ty nghiên cứu NPD Group, chia sẻ với đài CBC News hồi tháng 10.
Bìa báo "Sweatpant là mãi mãi" của New York Times tháng 8-2020.
...đã suy
Không phải tất cả đều tung hô sweatpant. Ngay trong giai đoạn làm ăn rực rỡ của Entireworld, tràn ngập trên không gian mạng là những lời chê bai dành cho kiểu quần này. “Quá đủ với sweatpant làm việc từ xa rồi. Hãy ăn mặc như một người trưởng thành mà bạn đang được trả lương để làm như vậy” - biên tập viên thời trang Adam Tschorn viết trong bài xã luận gây xôn xao trên tờ Los Angeles Times tháng 4-2020. Tháng 7 cùng năm, tạp chí Vogue đưa ra lời khuyên nên chọn lụa thay vì vải pha cotton-polyester dày khi mua quần mặc ở nhà.
Làn sóng chỉ trích này như một gáo nước lạnh dành cho những dự đoán táo bạo về sweatpant. Sau hơn 1 năm, thời gian đã đưa ra câu trả lời: “Sweatpant là mãi mãi” hóa ra nằm trong số những “lời tiên tri” sai be bét về tương lai hậu đại dịch. Sweatpant giờ đây lại trở về với vai phụ của mình. Và trớ trêu thay, tháng 10-2021 Sternberg tuyên bố dừng hoạt động Entireworld vì khó khăn tài chính.
“Khi thế giới dần mở cửa trở lại vào đầu năm nay, không ai - hoàn toàn không có ai - xuất hiện tại văn phòng với sweatpant. Giày thể thao - có, áo hoodie, quần legging cũng được mặc khi ra đường, nhưng sweatpant vẫn ở nhà” - tác giả Christelle Pellissier của AFP viết trong bài “Cuối cùng thì sweatpant vốn không thể thịnh mãi” hôm 13-12. Theo Pellissier, sweatpant không còn được công chúng ưa chuộng, mà giờ đây họ đang chuyển sang những phong cách thời trang vui tươi hơn, lạc quan hơn, thậm chí xa hoa hơn, trái ngược hoàn toàn với thời kỳ ảm đạm trong những tháng ngày giãn cách xã hội.
Một bài viết trong mục Ý kiến trên tờ FT ngày 14-12 kêu gọi hãy biến 2022 thành năm quật khởi sau 2 năm liền buộc phải thờ ơ với thời trang, và điều đầu tiên cần làm là “cất sweatpant vào tủ” rồi chuyên tâm sắm sửa, nhất là chú ý đừng để vớ chiếc này chiếc kia, một điều bình thường khác của thời trang thời phong tỏa.
Trong khi đó, tác giả Kelli María Korducki của The Guardian nhận thấy sự nhạy bén hơn của công chúng đối với thời trang dường như đang thách thức chủ nghĩa thực dụng tại gia vốn thịnh hành vào năm ngoái. Theo Korducki, một làn sóng thay đổi phong cách ăn mặc đang diễn ra từ Instagram cho đến khắp các đường phố tại thành phố New York, từ những bộ cánh độc, lạ cho đến những trang phục phồng vai, từ màu sắc rực rỡ cho đến chất liệu cầu kỳ như lông vũ. Các chuyên gia thời trang không hề đề cập đến sweatpant khi dự báo xu hướng của năm 2022.
Theo cây bút Amanda Mull của The Atlantic, nhìn chung, sự trỗi dậy rồi suy tàn của quần sweatpant thuận theo một lộ trình phổ biến mà phần lớn những gì người Mỹ hiện xem là trang phục hằng ngày, hay thậm chí những món đồ thời trang dành cho những dịp trang trọng, như áo blazer, áo thun polo, áo len, giày đế cao su, quần đùi đều từng trải qua.
Chúng được phát triển vào những năm 1920 tại Pháp với vai trò trang phục tập luyện cho các vận động viên bởi chất liệu dày, lớp lót bên trong giúp kích thích tiết mồ hôi và sau đó thấm hút mồ hôi. Các mặt hàng quần áo này có xu hướng tách rời khỏi công năng ban đầu khi chúng trở thành món đồ chủ lực trong tủ quần áo, theo con đường từ thể thao đến ứng dụng vào cuộc sống thường nhật. Và khi có người ứng dụng các trang phục đó trong những dịp vi phạm quy ước ban đầu của xã hội đối với chúng, một số người khác sẽ tỏ ra không thích, chỉ trích, nhưng sau đó lại dần quen với cách ứng dụng mới đó và thôi chê bai.
Sweatpant xuất hiện phổ biến trong tủ đồ của người Mỹ vào những năm 1980, cùng với phong trào tập gym. Loại quần này cũng từng cực thịnh đầu những năm 2000. Tuy nhiên, người ghét sweatpant thì thời nào cũng có. Họ liên hệ hình ảnh của nó với sự lười biếng và thất bại, và ưu ái những phương án thay thế có kiểu dáng đẹp hơn như quần legging, quần yoga, hay những kiểu quần giống quần jeans và quần kaki nhưng có độ co giãn cao hơn, chứ không rộng phùng phình như thể che giấu điều gì giống sweatpant.
Thành công của Sternberg với Entireworld cũng ngắn như giai đoạn huy hoàng của sweatpant.
Tháng 3-2020, mẫu sweatsuit (áo nỉ) của Entireworld, trung bình chỉ bán được 46 chiếc mỗi ngày, bỗng hết sạch 1.000 chiếc sau khi Sternberg gửi quảng cáo đến 30.000 người đăng ký nhận thông tin qua email. Khi mẫu áo này hết hàng, khách hàng chuyển sang “vét sạch” các sản phẩm áo thun, vớ, đồ nội y và vô số sản phẩm mặc nhà của hãng, trong đó có sweatpant. Kết quả là Entireworld thu về con số tăng trưởng doanh thu 662% vào cuối tháng so với tháng 3-2019.
Thành công đó không có nghĩa là Entireworld có thể sống khỏe. Công ty vẫn cần “lượng vốn cực lớn để có thể cạnh tranh với vô số các thương hiệu khác”, như lời Sternberg nói trong tâm thư tuyên bố dừng kinh doanh vào tháng 10-2021, vì không thu hút được vốn đầu tư và thất bại trong việc được một công ty lớn hơn sáp nhập.
Việc đóng cửa tình cờ lại trùng với thời điểm người Mỹ và nhiều nơi bắt đầu đi làm trở lại, và sweatpant hết đất diễn, nhưng Sternberg không nghĩ thế. “Khi đã mê sweatpant thì rất khó bỏ sweatpant” - anh nói với New Yorker, và cho rằng lý do thật sự chỉ là công ty của mình không đủ hấp dẫn trong mắt các nhà đầu tư mà thôi.
Thoáng huy hoàng của một mốt ăn vận thời đại dịch
PHAN BẢO 12/30/2021 - tuổi trẻ
TTCT - Một lối ăn vận được ưa chuộng trong thời điểm cả thế giới phải an trú trong nhà vì đại dịch từng được dự đoán sẽ kéo dài rất lâu ngay cả sau khi thế giới phục hồi. Nhưng phút huy hoàng đó đã sớm tắt vào cuối năm COVID thứ 2 này.
Hồi tháng 4-2020, tạp chí Gentlemen’s Quarterly tuyên bố: “Quần sweatpant đã thay thế quần jeans trong tâm trí người Mỹ khi nhắc đến chuyện quần áo”. Vài tháng sau, The New York Times nối gót bằng bài viết điểm mặt gọi tên thương hiệu thời trang mặc nhà Entireworld trên trang bìa tháng 8-2020, với tiêu đề “Sweatpants Forever” (Sweatpant là mãi mãi).
Thế rồi hơn một năm sau, sweatpant, kiểu quần vải dày, có dây rút hoặc phần lưng co giãn, lặng lẽ trở về vai trò chính - mặc khi tập thể dục, chạy bộ, vận động mạnh hay làm quần ngủ vì rộng rãi, thoải mái, thay vì thay thế những váy đầm, comple của dân công sở khi làm việc từ xa, chỉ cần phục sức từ thắt lưng trở lên là ổn, như từng được dự báo. Trang bìa hoành tráng của The New York Times bị chọc quê vì dự báo hùng hồn nhưng trật lất.
Vừa thịnh...
Tháng 3-2020, Entireworld công bố mức tăng trưởng đáng kinh ngạc - 662%, khi sweatpant trở thành lựa chọn ưa thích của những người không thể ra khỏi nhà vì các lệnh phong tỏa. Tăng trưởng tháng 4 còn cao hơn, và chỉ trong 2 tháng đó, Entireworld - mới thành lập năm 2018 - đã đạt được doanh thu cao hơn toàn bộ năm đầu tiên kinh doanh gộp lại.
Sweatpant đủ dễ thương (nghĩa là trông không kỳ) để mặc tham gia các hoạt động trực tuyến qua Zoom, cũng như đủ ấm để mặc khi làm việc, nghỉ ngơi lẫn vui chơi. Truyền thông quốc tế lúc đó cho rằng thành công đột phá của Entireworld nói riêng và các nhà sản xuất sweatpant nói chung là một điềm báo cho ngành thời trang: cần chi quần này áo nọ khi con người chỉ còn quanh đi quẩn lại trong nhà, diện mỗi sweatpant là đủ.
Quả vậy, doanh số quần áo tại Mỹ vào tháng 4-2020 giảm 79%, mức sụt giảm lớn nhất từng được ghi nhận. Chỉ trong vài tháng tiếp theo, các thương hiệu lớn như J. Crew, Neiman Marcus, Brooks Brothers và J.C. Penney lần lượt đệ đơn phá sản. Đến tháng 7, Diane von Furstenberg tuyên bố sẽ sa thải 300 nhân viên và đóng cửa 18 trên tổng số 19 cửa hàng của mình.
Ngược lại, lượng mua sweatpant tăng 80% trong tháng 4-2020. “Entireworld giống như một sinh vật sống hiếm hoi còn sót lại sau ngày tận thế” - The New York Times so sánh. Rất nhiều tên tuổi trong ngành thời trang, như Anna Wintour, tổng biên tập tạp chí Vogue Mỹ, đã khen ngợi Entireworld và nhà sáng lập của hãng, Scott Sternberg: “[Entireworld] có vẻ rất chân thực với tôi và rất thực tế nữa. Tôi hiểu không phải ai cũng đủ tiền mua Marc Jacobs hay Chanel” - The New York Times dẫn lại lời nhận xét của “bà đầm thép” ngành thời trang.
Không chỉ ở Mỹ, thị phần doanh thu của trang phục thể thao và quần áo thoải mái nói chung trong thị trường thời trang Canada đã tăng từ 25% năm 2019 lên khoảng 33% vào năm nay - Tamara Szames, cố vấn ngành thời trang và bán lẻ của công ty nghiên cứu NPD Group, chia sẻ với đài CBC News hồi tháng 10.
Bìa báo "Sweatpant là mãi mãi" của New York Times tháng 8-2020.
...đã suy
Không phải tất cả đều tung hô sweatpant. Ngay trong giai đoạn làm ăn rực rỡ của Entireworld, tràn ngập trên không gian mạng là những lời chê bai dành cho kiểu quần này. “Quá đủ với sweatpant làm việc từ xa rồi. Hãy ăn mặc như một người trưởng thành mà bạn đang được trả lương để làm như vậy” - biên tập viên thời trang Adam Tschorn viết trong bài xã luận gây xôn xao trên tờ Los Angeles Times tháng 4-2020. Tháng 7 cùng năm, tạp chí Vogue đưa ra lời khuyên nên chọn lụa thay vì vải pha cotton-polyester dày khi mua quần mặc ở nhà.
Làn sóng chỉ trích này như một gáo nước lạnh dành cho những dự đoán táo bạo về sweatpant. Sau hơn 1 năm, thời gian đã đưa ra câu trả lời: “Sweatpant là mãi mãi” hóa ra nằm trong số những “lời tiên tri” sai be bét về tương lai hậu đại dịch. Sweatpant giờ đây lại trở về với vai phụ của mình. Và trớ trêu thay, tháng 10-2021 Sternberg tuyên bố dừng hoạt động Entireworld vì khó khăn tài chính.
“Khi thế giới dần mở cửa trở lại vào đầu năm nay, không ai - hoàn toàn không có ai - xuất hiện tại văn phòng với sweatpant. Giày thể thao - có, áo hoodie, quần legging cũng được mặc khi ra đường, nhưng sweatpant vẫn ở nhà” - tác giả Christelle Pellissier của AFP viết trong bài “Cuối cùng thì sweatpant vốn không thể thịnh mãi” hôm 13-12. Theo Pellissier, sweatpant không còn được công chúng ưa chuộng, mà giờ đây họ đang chuyển sang những phong cách thời trang vui tươi hơn, lạc quan hơn, thậm chí xa hoa hơn, trái ngược hoàn toàn với thời kỳ ảm đạm trong những tháng ngày giãn cách xã hội.
Một bài viết trong mục Ý kiến trên tờ FT ngày 14-12 kêu gọi hãy biến 2022 thành năm quật khởi sau 2 năm liền buộc phải thờ ơ với thời trang, và điều đầu tiên cần làm là “cất sweatpant vào tủ” rồi chuyên tâm sắm sửa, nhất là chú ý đừng để vớ chiếc này chiếc kia, một điều bình thường khác của thời trang thời phong tỏa.
Trong khi đó, tác giả Kelli María Korducki của The Guardian nhận thấy sự nhạy bén hơn của công chúng đối với thời trang dường như đang thách thức chủ nghĩa thực dụng tại gia vốn thịnh hành vào năm ngoái. Theo Korducki, một làn sóng thay đổi phong cách ăn mặc đang diễn ra từ Instagram cho đến khắp các đường phố tại thành phố New York, từ những bộ cánh độc, lạ cho đến những trang phục phồng vai, từ màu sắc rực rỡ cho đến chất liệu cầu kỳ như lông vũ. Các chuyên gia thời trang không hề đề cập đến sweatpant khi dự báo xu hướng của năm 2022.
Theo cây bút Amanda Mull của The Atlantic, nhìn chung, sự trỗi dậy rồi suy tàn của quần sweatpant thuận theo một lộ trình phổ biến mà phần lớn những gì người Mỹ hiện xem là trang phục hằng ngày, hay thậm chí những món đồ thời trang dành cho những dịp trang trọng, như áo blazer, áo thun polo, áo len, giày đế cao su, quần đùi đều từng trải qua.
Chúng được phát triển vào những năm 1920 tại Pháp với vai trò trang phục tập luyện cho các vận động viên bởi chất liệu dày, lớp lót bên trong giúp kích thích tiết mồ hôi và sau đó thấm hút mồ hôi. Các mặt hàng quần áo này có xu hướng tách rời khỏi công năng ban đầu khi chúng trở thành món đồ chủ lực trong tủ quần áo, theo con đường từ thể thao đến ứng dụng vào cuộc sống thường nhật. Và khi có người ứng dụng các trang phục đó trong những dịp vi phạm quy ước ban đầu của xã hội đối với chúng, một số người khác sẽ tỏ ra không thích, chỉ trích, nhưng sau đó lại dần quen với cách ứng dụng mới đó và thôi chê bai.
Sweatpant xuất hiện phổ biến trong tủ đồ của người Mỹ vào những năm 1980, cùng với phong trào tập gym. Loại quần này cũng từng cực thịnh đầu những năm 2000. Tuy nhiên, người ghét sweatpant thì thời nào cũng có. Họ liên hệ hình ảnh của nó với sự lười biếng và thất bại, và ưu ái những phương án thay thế có kiểu dáng đẹp hơn như quần legging, quần yoga, hay những kiểu quần giống quần jeans và quần kaki nhưng có độ co giãn cao hơn, chứ không rộng phùng phình như thể che giấu điều gì giống sweatpant.
Thành công của Sternberg với Entireworld cũng ngắn như giai đoạn huy hoàng của sweatpant.
Tháng 3-2020, mẫu sweatsuit (áo nỉ) của Entireworld, trung bình chỉ bán được 46 chiếc mỗi ngày, bỗng hết sạch 1.000 chiếc sau khi Sternberg gửi quảng cáo đến 30.000 người đăng ký nhận thông tin qua email. Khi mẫu áo này hết hàng, khách hàng chuyển sang “vét sạch” các sản phẩm áo thun, vớ, đồ nội y và vô số sản phẩm mặc nhà của hãng, trong đó có sweatpant. Kết quả là Entireworld thu về con số tăng trưởng doanh thu 662% vào cuối tháng so với tháng 3-2019.
Thành công đó không có nghĩa là Entireworld có thể sống khỏe. Công ty vẫn cần “lượng vốn cực lớn để có thể cạnh tranh với vô số các thương hiệu khác”, như lời Sternberg nói trong tâm thư tuyên bố dừng kinh doanh vào tháng 10-2021, vì không thu hút được vốn đầu tư và thất bại trong việc được một công ty lớn hơn sáp nhập.
Việc đóng cửa tình cờ lại trùng với thời điểm người Mỹ và nhiều nơi bắt đầu đi làm trở lại, và sweatpant hết đất diễn, nhưng Sternberg không nghĩ thế. “Khi đã mê sweatpant thì rất khó bỏ sweatpant” - anh nói với New Yorker, và cho rằng lý do thật sự chỉ là công ty của mình không đủ hấp dẫn trong mắt các nhà đầu tư mà thôi.
_________________
~ bài viết về Sách:
https://www.nhomcho.com/t25736-sach
Người ăn chay - Han Kang
https://www.nhomcho.com/t37281-sach-noi-nguoi-an-chay-han-kang#434073
LDN
Similar topics
» Chanel - thương hiệu túi xa xỉ tăng giá thời đại dịch
» Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
» "Vượt Biên" thời đại dịch
» Bệnh Cúm Gần Như Bị Tận Diệt Trong Thời Đại Dịch
» DỊCH VỤ CÚNG THÔI NÔI TẠI TPHCM NGON NHẤT
» Tin VN: Hà Nội đẩy dân Việt vào ô nhiễm, đổi lấy tiền Trung Quốc
» "Vượt Biên" thời đại dịch
» Bệnh Cúm Gần Như Bị Tận Diệt Trong Thời Đại Dịch
» DỊCH VỤ CÚNG THÔI NÔI TẠI TPHCM NGON NHẤT
Page 1 of 1
Permissions in this forum:
You can reply to topics in this forum
|
|