Our forum runs best with JavaScript enabled !

Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024

Page 15 of 55 Previous  1 ... 9 ... 14, 15, 16 ... 35 ... 55  Next

View previous topic View next topic Go down

New Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024

Post by LDN Sun Apr 03, 2022 6:23 am

Bài phỏng vấn này thú vị. Tựa là: Quân đội Nga có quá yếu để có thể thắng?

Đài TV đức, đài NDR phỏng vấn ông giáo sư Joachim Krause, giám đốc khoa dạy về an ninh quốc gia của trường Đại học Kiel.

Tôi mới nghe lướt 1 đoạn thôi.

Ông GS được hỏi và trả lời ông ta và các chuyên gia khác chưa rõ bước kế tiếp của quân Nga là gì: gom góp, dồn lực lượng lại để tấn công Kiew lần nữa hay dồn lực để tấn công Donezk. Chắc chắn là Nga 0 từ từ chấm dứt chiến tranh (mà muốn đánh tiếp).

Nga 0 đạt được mục tiêu chính, chúng ta (Mỹ, Phương Tây, Đức v.v..) đã đánh giá quân Nga quá cao và quân Ukraine quá thấp. Có vấn đề chất lượng về phía quân Nga.

Quân Nga đã 0 phối hợp được bộ binh và không quân. 

Còn tiếp...

https://www.ndr.de/nachrichten/info/Interview-Ist-die-russische-Armee-zu-schwach-fuer-einen-Sieg,audio1100424.html


Last edited by LDN on Sun Apr 03, 2022 6:33 am; edited 1 time in total

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024

Post by LDN Sun Apr 03, 2022 4:34 pm

Cuộc chiến Ukraine: Vũ khí tình báo

Lê Tây Sơn - 3  tháng 4, 2022 - Sài Gòn nhỏ 

Trong cuộc xung đột tại Ukraine, các cơ quan tình báo phương Tây đã “vũ khí hóa” tin tình báo trong nỗ lực nhằm làm suy yếu Tổng thống Nga Vladimir Putin. Thay vì giữ bí mật như trước, nhiều thông tin tình báo đã được công khai rất nhanh và được sử dụng như một loại vũ khí mới. Mục tiêu là vạch trần những lời dối trá của Putin đồng thời tiết lộ những chuẩn bị cũng như kế hoạch có thể có của lực lượng Nga ở Ukraine.

Tin tình báo được tung ra ào ạt

Các cơ quan tình báo phương Tây đang tiến hành một cuộc chiến tranh tâm lý về Ukraine với Tổng thống Nga Vladimir Putin, một chuyên gia về “nghệ thuật” này, người đang dùng nó như một liều thuốc ru ngủ người dân trong nước cũng như những người hâm mộ ông ta. Bằng cách công khai hoá nhiều thông tin tình báo, Mỹ và các đồng minh đang vẽ nên bức tranh về một quân đội Nga sa lầy, mất tinh thần, lạc phương hướng và đang nhận những tổn thất thảm hại trên chiến trường, đồng thời gợi ra viễn cảnh về căng thẳng chính trị ngày càng gia tăng bên trong Kremlin.

“Những vũ khí tình báo Mỹ, Anh tung ra cho thấy nhà lãnh đạo Nga bị cô lập, bị bệnh, vây quanh bởi những cố vấn kém cỏi chỉ lo vơ vét và thiếu thông tin cuộc chiến đang diễn ra tồi tệ như thế nào đối với quân đội Nga. Các chính phủ phương Tây cố gắng bẻ gẫy thủ thuật bóp méo và dàn dựng thông tin về cuộc chiến Ukraine của Putin bằng những thông tin tình báo ở dạng “tường thuật trong thời gian thực”.

Cách làm này được vận dụng ngay trước khi cuộc chiến bắt đầu. Các thông tin tình báo được Mỹ giải mật nhanh chóng đã công khai cho thế giới biết việc tập trung lực lượng của Putin không phải “thao luyện” mà là chuẩn bị xâm lược, một kế hoạch mà nhiều chuyên gia địa-chính trị khăng khăng khó lòng xảy ra. Dùng chính tin tình báo giải mật làm vũ khí đã khiến lãnh đạo Nga bất ngờ dù Putin từng là sĩ quan KGB sừng sỏ và là Giám đốc cơ quan an ninh Nga. Các đánh giá tình báo được giải mật cũng ngầm “nhắc khéo”: Các cơ quan tình báo phương Tây có khả năng nhìn sâu vào kế hoạch chiến tranh và chính trị nội bộ của Kremlin. Dĩ nhiên, những tiết lộ này sẽ làm lãnh đạo Nga tức giận và làm rộng thêm rạn nứt trong chế độ của ông ta.

Một thứ vũ khí bất ngờ đối với Putin

Việc các chính phủ phương Tây sẵn sàng công khai những bí mật họ thấy bên trong Ukraine và Nga đã khiến ngay cả một số điệp viên phương Tây kỳ cựu cũng ngạc nhiên! Steve Hall, Cựu giám đốc phụ trách hoạt động của CIA tại Nga, nói:

“Điều này khiến các chuyên gia tình báo, thậm chí cả những người cũ như tôi lo lắng vì chúng tôi luôn đặt sự an toàn của các nguồn tin và phương pháp tình báo lên ưu tiên hàng đầu. Nguyên tắc không thể vi phạm này đã ăn sâu vào các thế hệ tình báo cũ. Nay nó đang bị phá vỡ và dùng làm vũ khí. Khi công khai tin tình báo, nguy cơ nguồn tin bị lộ là rất cao. Đặc biệt là trong nhiều cuộc khủng hoảng địa chính trị trước đây, thông tin tình báo luôn được giữ bí mật”.

Tuy nhiên, cuộc đọ sức tình báo và thông tin giữa Mỹ, phương Tây và Putin vẫn được bảo vệ bởi tính bí mật, bản chất cố hữu của hoạt động tình báo. Những người ngoài cuộc không có cách nào để đánh giá độc lập sự chính xác của các tin tình báo được công khai. Vì vậy, chúng ta không biết chúng đến từ đâu hoặc từ ai. Nhưng tất nhiên, đó chính là vấn đề mà người Nga phải cố đoán, và có thể họ đoán ra.

Nỗ lực của tình báo phương Tây mô tả cuộc chiến ở Ukraine như một “thảm họa đối với Nga” diễn ra vào thời điểm các quan chức phương Tây tiếp tục sử dụng tin tình báo (cả tình báo mặt đất và vệ tinh) để bác bỏ thẳng thừng tuyên bố của Moscow là quân Nga đang giảm qui mô ở Kyiv và các nơi khác. Họ khẳng định các lực lượng của Putin chỉ “tái phối trí”, “đại tu” và chuẩn bị cho một cuộc tấn công lớn ở các khu vực phía Đông Ukraine, nơi Moscow vẫn tấn công dân thường và san bằng một số thị trấn, thành phố. Thay đổi mục tiêu tấn công để “nối liền một dải” các khu vực do Nga kiểm soát ở phía Đông với bán đảo Crimea, mà Putin đã chiếm giữ năm 2014, để tạo hành lang trực tiếp tới Biển Đen qua Ukraine.

Tình báo Mỹ lấy lại uy tín

Những ngày gần đây, giới chức phương Tây đã cố phác thảo một “bức chân dung” đối lập với Nga về cuộc chiến. Tại Úc đầu tuần này, Jeremy Fleming, một điệp viên hàng đầu của Anh, nói rằng “Putin đã đánh giá sai lầm hàng loạt về diễn tiến chiến trường, sự phản kháng của người dân Ukraine, năng lực quân đội Nga, thậm chí bị cấp dưới đánh lừa”. Fleming, người đứng đầu GCHQ (cơ quan tương đương với Cơ quan An ninh Quốc gia) của Vương quốc Anh cho biết thêm: “Chúng tôi đã chứng kiến ​​những lính Nga thiếu vũ khí và nhuệ khí từ chối thi hành mệnh lệnh, phá hoại thiết bị của họ và thậm chí… vô tình bắn hạ máy bay của họ!”.

Cách Fleming tiết lộ quá nhiều thông tin mật là điều “khác thường” đối với giám đốc một cơ quan gián điệp hàng đầu. Giữa tuần này, tin tình báo công khai của Mỹ cũng giúp mở ra cánh cửa hiếm hoi nhìn vào “vòng bên trong” của Putin. Một quan chức Mỹ nói: “Putin đang bị các cố vấn báo cáo sai về tình trạng tác chiến tồi tệ của quân Nga và ảnh hưởng của các lệnh trừng phạt đối với nền kinh tế Nga”. Giám đốc truyền thông Toà Bạch Ốc Kate Bedingfield bổ sung sau đó: “Một phần vì các cố vấn của Putin quá sợ hãi nếu nói với ông ta sự thật. Thực tế là hiện có sự căng thẳng dai dẳng giữa Putin và các lãnh đạo quân sự của ông ta”. Ngày hôm sau 31 Tháng Ba, khi được hỏi Putin đã bị các cố vấn của mình thông tin sai đến mức nào, Tổng thống Joe Biden nói: “Có rất nhiều suy đoán. Tôi không nói chắc chắn nhưng dường như ông ấy đang tự cô lập và có một số dấu hiệu cho thấy ông ấy đã sa thải hoặc quản thúc một số cố vấn của mình”. Rõ ràng Biden cũng tham gia “vũ khí hoá tin tình báo”! Bình luận của Biden lập tức gây sự chú ý quốc tế.

Khi công khai tin tình báo trước ngày Nga động binh, ý đồ của Mỹ là không để người Nga thông tin một chiều. Việc Mỹ công khai tin tình báo là nhằm vẽ ra một bức tranh về “cuộc xâm lược thất bại” và để tăng thêm sự ủng hộ lập trường cứng rắn của phương Tây chống Putin. Nó cũng có thể giúp cải thiện tinh thần của quân dân Ukraine đang kháng cự kiên cường và chứng minh các chính sách điều hướng dư luận của phương Tây đang phát huy hiệu quả. Bằng cách đưa tin tình báo về tình trạng hỗn loạn của quân đội Nga, Mỹ và các đồng minh có thể tạo nghi kỵ trong nội bộ Kremlin.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024

Post by LDN Mon Apr 04, 2022 2:15 am

Thế giới phẫn nộ với hành động thảm sát dân thường của quân Nga

Bình Phương
3 tháng 4, 2022 - Sài Gòn nhỏ 

Xác thường dân rải rác trên đường phố Bucha, ngoại ô Kyiv, khi các lực lượng Ukraine tiến vào giải phóng thành phố. Đã có khoảng 300 thường dân của thị trấn bị giết trong thời gian một tháng Bucha bị quân Nga chiếm đóng. Ảnh Mykhaylo Palinchak/SOPA Images/LightRocket via Getty Images


Các bằng chứng ngày càng nhiều về các hành động tàn bạo tàn sát dân thường Ukraine đã khiến mọi người rùng mình trước hậu quả khủng khiếp của cuộc xâm lược, và làm cho các nhà lãnh đạo thế giới hôm Chủ Nhật lên tiếng đe dọa có các biện pháp trừng phạt khắc nghiệt hơn đối với chính quyền của Putin, bao gồm cả việc phong tỏa ngành công nghiệp khí đốt quan trọng của Nga.

Tại thị trấn Bucha, một vùng ngoại ô mới được giải phóng ở phía Tây Bắc thủ đô Kyiv, người dân vẫn tiếp tục thu dọn xác người trong các sân vườn và đường lộ vài ngày sau khi quân đội Nga rút đi. Một người đàn ông mặc áo lông cừu màu xanh sáng nằm gục đầu vào tay lái của một chiếc ô tô nát bét tại một ngã tư ở trung tâm thị trấn. Một người đàn ông khác nằm ngửa bên vệ đường, một lỗ đạn lớn ở sau đầu và chiếc xe đạp màu xanh lục của ông ta vứt chỏng chơ bên cạnh… Nhưng chính việc phát hiện ra những xác chết bị trói tay và hình ảnh về các xác chết bị trói như vậy nhanh chóng lan tràn trên mạng đã gây ra sự phẫn nộ quốc tế dữ dội.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho biết: “Chính quyền Nga sẽ phải trả lời cho những tội ác này”. Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki, gọi các hành động của quân đội Nga ở Bucha và các thị trấn khác xung quanh thủ đô Kyiv là “hành vi diệt chủng”. Và Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc António Guterres bày tỏ ông bị “sốc” trước hình ảnh những thường dân thiệt mạng và cho biết: “Điều cần thiết là phải có ngay một cuộc điều tra độc lập dẫn đến việc truy cứu trách nhiệm một cách hiệu quả.”

Sau khi quân đội Nga rút khỏi Kyiv, họ vẫn tiếp tục tấn công bờ biển phía nam của Ukraine bằng một loạt các hỏa tiễn bắn vào cơ sở hạ tầng vào Chủ Nhật, một phần trong kế hoạch mở rộng lãnh thổ mà Nga đã chiếm được ở phía Nam Ukraine.

Các tên lửa tấn công các thành phố cảng Odessa và Mykolaiv trên Hắc Hải, theo các quan chức Ukraine. Bộ chỉ huy Phòng không ở miền Nam Ukraine cho biết họ đã đánh chặn được hai tên lửa hành trình bắn từ biển của quân Nga. Bộ Quốc phòng Nga xác nhận các cuộc không kích, nói rằng họ đã phá hủy một nhà máy lọc dầu và ba kho dầu xung quanh thành phố Odessa “được sử dụng để tiếp tế cho các đơn vị quân đội Ukraine” gần Mykolaiv.

Nhưng vào hôm nay Chủ Nhật, sự chú ý của thế giới tập trung nhiều hơn vào những việc quân Nga đã làm hơn là tình hình chiến sự hiện tại.

“Chính quyền Nga sẽ phải trả lời cho những tội ác này” – Tổng thống Pháp Emmanuel Macron.
Khi các lực lượng Ukraine tái chiếm vùng ngoại ô của thủ đô Kiyv, người dân đã từ chỗ trú ẩn dưới tầng hầm của các căn nhà trồi lên và chứng kiến cảnh xác người nằm rải rác và những chiếc xe tăng bị phá hủy.

Người chết nhiều đến mức các quan chức địa phương phải đào một ngôi mộ tập thể bên ngoài một nhà thờ, nơi một nhân viên mai táng, ông Serhiy Kaplishny, cho biết khoảng 40 thi thể đã được chôn cất trong thời gian thị trấn bị chiếm đóng. Trong một cuộc phỏng vấn, ông Kaplishny cho biết nhóm của ông đã thu thập được hơn 100 thi thể sau cuộc giao tranh, gồm hơn một chục người đàn ông bị trói tay và bị bắn vào đầu.
 
Các nhà báo của báo The New York Times, hãng tin Associated Press (AP) và các hãng thông tấn quốc tế khác đã đến Bucha và các thị trấn lân cận; họ đã quay phim và chụp ảnh các thi thể mặc quần áo dân sự nằm rải rác trên đường phố và ít nhất chín người nằm cạnh nhau trong một khoảng sân. Trong một số trường hợp, tay của các thi thể bị trói sau lưng.

“Chúng tôi đang bị tiêu diệt và bị xóa sổ, và điều này đang xảy ra ở châu Âu của thế kỷ 21,” Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, nói trong một cuộc phỏng vấn trên kênh “Face the Nation” của CBS.


Bộ Quốc phòng Nga hôm Chủ Nhật đã bác bỏ tất cả các cáo buộc rằng quân đội của họ đã thực hiện các hành động tàn bạo ở Bucha, nói rằng “không một thường dân” nào bị thương trong khi thị trấn nằm dưới sự kiểm soát của Nga. Bộ này nói các hình ảnh và video quay từ khu vực này đã được “chính phủ Ukraine dàn dựng”.

Nhưng với bằng chứng rõ ràng về hành vi thảm sát dân thường, các nhà lãnh đạo trên toàn thế giới cho rằng Moscow phải chịu trách nhiệm về vụ bạo lực và phải bị truy cứu trách nhiệm.

Thủ tướng Anh Boris Johnson lên án “các cuộc tấn công hèn hạ của Nga nhằm vào dân thường vô tội ở Irpin và Bucha”. Thậm chí ông Yair Lapid, Ngoại trưởng Israel, người đã cẩn thận không chống lại Moscow, cũng nói rằng “không thể thờ ơ khi đối mặt những hình ảnh khủng khiếp từ thành phố Bucha.” “Cố ý làm hại dân thường là một tội ác chiến tranh và tôi lên án mạnh mẽ”, ông Lapid nói.

Ngoại trưởng Antony J. Blinken, trong một cuộc phỏng vấn trên CNN, cho biết các vụ giết người không nên được bỏ qua mà không bị trừng phạt. “Chúng tôi đã nói trước khi Nga xâm lược rằng chúng tôi nghĩ họ có thể sẽ thực hiện hành vi tàn bạo. Chúng ta không nên vô cảm với điều này. Chúng ta không thể bình thường hóa chuyện này,” ông Blinken nói.


EU thay đổi chính sách

Sự phẫn nộ trước những cái chết của dân thường có thể là sự kiện mới nhất làm thay đổi chính sách của Liên minh châu Âu (EU), mà cho đến nay vẫn bác bỏ các lời kêu gọi từ Ukraine và từ Tổng thống Joe Biden, không áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với việc xuất cảng dầu mỏ và khí đốt của Moscow, với lý do châu Âu phụ thuộc nhiều vào nhiên liệu của Nga.

Biểu hiện của một sự thay đổi đáng kể trong quan điểm đó là tuyên bố của Bộ trưởng Quốc phòng Đức Christine Lambrecht. Bà Lambrecht nói rằng trước những hành động tàn bạo của quân Nga ở Bucha, khối EU nên xem xét việc cấm nhập khẩu khí đốt của Nga ngay lập tức. Ông Charles Michel, Chủ tịch Hội đồng châu Âu, cho biết trên Twitter rằng các biện pháp trừng phạt của EU chống lại Nga “đang được tiến hành”.

Hôm Chủ Nhật, tổ chức Quan sát Nhân quyền quốc tế (Human Rights Watch – HRW) cho biết họ đã ghi lại “tội ác chiến tranh rõ ràng” chống lại dân thường Ukraine của các lực lượng Nga chiếm đóng Chernihiv, Kharkiv và Kyiv. Trích dẫn các cuộc phỏng vấn với nhân chứng, nạn nhân và cư dân địa phương của các vùng lãnh thổ do Nga chiếm đóng, báo cáo của HRW đã vẽ nên một bức tranh tàn khốc về sự tàn bạo của người Nga ở Bucha ngay cả trước khi các hình ảnh xuất hiện từ đó sau khi lực lượng Nga rút đi.

Một nhân chứng được trích dẫn trong báo cáo mô tả một vụ hành quyết vào đầu tháng Ba, trong đó lính Nga bắt năm người đàn ông Ukraine quỳ bên vệ đường và kéo áo của họ qua đầu trước khi bắn vào đầu họ. Yulia Gorbunova, tác giả của báo cáo của HRW cho biết: “Các trường hợp mà chúng tôi ghi nhận đang được chứng thực bởi những cáo buộc gần đây… Những gì đang nổi lên bây giờ, nếu được xác nhận, là rất khủng khiếp và cho thấy quy mô của những hành động tàn bạo này,” bà Gorbunova nói.


Xét xử tội ác chiến tranh như thế nào
Các chuyên gia nói rằng các hành vi tội ác chiến tranh có thể được đưa ra xét xử trước Tòa án Hình sự Quốc tế ở The Hague, Hòa Lan (International Criminal Court – ICC), nhưng việc truy tố thành công là một chặng đường dài. Ông David Scheffer, một chuyên gia luật quốc tế cho biết: “Sẽ rất khó chứng minh trước tòa… Tình tiết không rõ. Ai đã hành quyết họ? Ai trói tay họ? Chuyện này đòi hỏi một cuộc điều tra rất khó khăn và chi tiết’.‘

Các cáo buộc tội ác chiến tranh cũng có thể được đưa ra trước Tòa án Công lý Quốc tế (International Court of Justice – ICJ) và Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc là cơ quan chịu trách nhiệm thực thi bất kỳ phán quyết nào của ICJ chống lại Nga. Nhưng với tư cách là một trong năm thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an, Nga sẽ có quyền phủ quyết đối với bất kỳ phán quyết nào của tòa.

Những hình ảnh man rợ từ cuộc thảm sát thường dân Ukraine sau khi quân Nga rút lui khỏi ngoại ô Kyiv. Những xác chết thường dân được thấy ở Xa lộ E40 – giữa Mriia và  Myla, Ukraine, ngày 2 Tháng Tư 2022; ở thị trấn Bucha, ở Myla… Ảnh: Mykhaylo Palinchak/SOPA Images/LightRocket via Getty Images; Alexey Furman/Getty Images; Alexey Furman/Getty Images

(EDITORS NOTE: Image depicts death) A dead civilian seen on(EDITORS NOTE: Image depicts death) A dead civilian laying(EDITORS NOTE: Image depicts death) A dead civilian seen on

Russians, Under Pressure From Ukrainian Forces, Yield Territory Around KyivRussians, Under Pressure From Ukrainian Forces, Yield Territory Around KyivMYLA, UKRAINE - APRIL 02: (EDITORS NOTE: Image contains graphic content.) A burnt corpse is seen next to a burnt car on the road between Myla and Mriia, on April 2, 2022 near Myla, Kyiv region, Ukraine. After 5 weeks of war, Russian forces around the capital have been pushed back in some places by Ukrainian counter-attacks. But shelling persists in suburbs of Kyiv, which, like much of the country, remains vulnerable to Russian air strikes. (Photo by Alexey Furman/Getty Images)DMYTRIVKA UKRAINE - APRIL 02: A children's bike is seen next to a destroyed house, on April 2, 2022 in Dmytrivka, Kyiv region, Ukraine. After 5 weeks of war, Russian forces around the capital have been pushed back in some places by Ukrainian counter-attacks. But shelling persists in suburbs of Kyiv, which, like much of the country, remains vulnerable to Russian air strikes. (Photo by Alexey Furman/Getty Images)
 
Chính phủ Nga đã liên tục bác bỏ các cáo buộc lực lượng của họ đã phạm tội ác chiến tranh ở Ukraine, ngay từ khi có các báo cáo về thương vong nặng nề của dân thường do vụ Nga ném bom một nhà hộ sinh và nhà hát ở Mariupol. “Đây là một hành động khiêu khích khác,” Bộ này cho biết về các báo cáo mới về các hành động tàn bạo ở Bucha.

Nhưng những lời tố cáo từ Ukraine và những hình ảnh rùng rợn về hành vi tàn sát dân thường có thể thúc đẩy quốc tế gia tăng viện trợ quân sự cho Ukraine, cùng với việc gia tăng trừng phạt kinh tế Nga.

Các nhà lập pháp Mỹ cho biết các báo cáo từ Bucha biện minh cho việc Hoa Kỳ gia tăng hỗ trợ cho Ukraine, kể cả cung cấp thêm tên lửa đất đối không để giúp các lực lượng Ukraine phòng thủ không phận của họ. Thượng nghị sĩ Rob Portman (Cộng Hòa-Ohio), nói: “Chúng ta cần phải làm nhiều hơn nữa để giúp Ukraine, và chúng ta cần làm nhanh hơn”.

Tại thành phố cảng Mariupol bị bao vây, người dân vẫn đang chờ đợi một đoàn xe cứu trợ đã cố gắng tiếp cận thành phố từ hôm thứ Sáu, Ủy ban Hồng Thập Tự Quốc tế cho biết. Cuối ngày thứ Năm, Nga tuyên bố ngừng bắn để cho phép người dân di tản khỏi Mariupol, nhưng các nỗ lực nhân đạo nhằm tiếp cận thành phố đã liên tục bị đình trệ.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024

Post by LDN Tue Apr 05, 2022 1:43 am

Bài phỏng vấn bà sử gia Juliane Fuerst về vụ thảm sát ở Butscha. Có ~ nhận định đáng suy nghĩ, tôi sẽ lược phỏng dịch 1 vài đoạn.

https://www.n-tv.de/politik/Die-Exekutionen-sind-auf-jeden-Fall-gewollt-article23246215.html

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024

Post by LDN Sun Apr 10, 2022 6:06 am

Xe tăng hết thời trong chiến tranh hiện đại?

Ukraine đang trở thành “nghĩa địa” của xe tăng Nga. Nhưng xe tăng có thực sự lỗi thời trong chiến tranh hiện đại?

Lê Tây Sơn
9 tháng 4, 2022 - Sài Gòn nhỏ 

Một chiếc tăng T-72 bị bắn cháy tại ngoại ô Kyiv Oblast (ảnh: Alex Chan Tsz Yuk/SOPA Images/LightRocket via Getty Images)

Xe tăng trong chiến tranh hiện đại

Mặc dù có quân đội lớn thứ tư thế giới nhưng Nga là siêu cường về xe tăng với 12,950 chiếc được sản xuất trong năm 2020 (gấp đôi Mỹ, đứng thứ hai với 6,333 xe). Xe tăng luôn là niềm tự hào của quân đội Nga. Đó là hình ảnh không thể thiếu trong các cuộc duyệt binh phô trương sức mạnh quân sự. Tuy nhiên, những chiếc xe tăng Nga cháy đen như đống sắt vụn đã trở thành hình ảnh “biểu tượng” cho sự thảm bại của Nga tại chiến trường Ukraine.

Theo thông tin chưa kiểm chứng của Bộ Ngoại giao Ukraine, tính đến ngày 24 Tháng Ba, quân Nga đã mất hàng trăm xe tăng sau chỉ một tháng động binh. Các loại xe bọc thép của Nga bị quân Ukraine phục kích bằng tên lửa chống tăng, trong đó có “vũ khí chống tăng hạng nhẹ thế hệ tiếp theo” (Next Generation Light Antitank Weapon-NLAW) và tên lửa chống tăng vác vai Javelin cơ động. Drone sát thủ “Kamikaze” Switchblade cũng là vũ khí chống tăng cực kỳ hiệu quả.

Hình ảnh ê hề của quân đội Nga trong cuộc chiến Ukraine (ảnh: Maximilian Clarke/SOPA Images/LightRocket via Getty Images)

Thất bại của tăng Nga khiến một số chuyên gia cho rằng hình thái chiến tranh đã thay đổi; xe tăng và thiết giáp chở quân đã lỗi thời. Anders Aslund, một chuyên gia về Nga-Ukraine-Đông Âu, viết trên Twitter: “Chúng quá đắt và dễ bị tiêu diệt bằng súng phóng hạng nhẹ hoặc máy bay không người lái”. Theo tổ chức tình báo nguồn mở Oryx, Nga đã mất tổng cộng ít nhất 450 xe tăng (221 chiếc bị phá hủy, 6 chiếc bị hư hại, 41 chiếc bị bỏ lại) và 182 chiếc trở thành chiến lợi phẩm của Ukraine. Nga sẽ mất nhiều hơn nữa tại chiến trường miền Đông sắp bùng nổ khi sát thủ Switchblade trổ tài. Ngày 5 Tháng Tư, giới chức quốc phòng Hoa Kỳ thông báo họ đang huấn luyện binh sĩ Ukraine có mặt tại Mỹ về cách sử dụng 100 Switchblade bỏ gọn trong balô.

Xe tăng trong quân sử

Xe tăng đã thống trị chiến tranh trên bộ trong hơn 80 năm. Nhiệm vụ của tăng là chọc thủng các vị trí của đối phương để mở đường cho bộ binh tràn vào. Tuy nhiên, xe tăng từ lâu cũng luôn là mồi ngon của các loại vũ khí như bazooka hoặc “bom dính” (sticky bomb) được thấy trong phim Saving Private Ryan. Trong khi đó, để diệt tăng, lính đối phương chẳng cần kinh nghiệm nhiều.

Với loại vũ khí diệt tăng cực kỳ hiệu quả như Javelin, người ta chỉ cần bấm nút rồi ngồi nhìn chiếc xe tăng địch bốc cháy. Nhà sản xuất SAAB (hợp tác giữa Anh và Thụy Sĩ) quảng cáo vũ khí NLAW của họ: “Sử dụng NLAW dễ như đồ chơi. NLAW có thể tấn công từ hầu hết vị trí, từ trên cao trong một tòa nhà, sau gốc cây hoặc dưới mương. Bạn có thể bắn từ góc 45 độ; từ bên trong một căn nhà, từ tầng hầm hoặc từ tầng hai một tòa nhà ngoài tầm bắn của hầu hết xe tăng”.

Một chiếc T-14 Armata – niềm tự hào của quân đội Nga – tại Quảng trường Đỏ trong cuộc duyệt binh kỷ niệm 75 năm chiến thắng Thế chiến thứ hai, ngày 24 Tháng Sáu 2020 (ảnh: Ramil Sitdikov – Host Photo Agency via Getty Images )T-72 trước khi ra trận (tại Quảng trường Lenin trong cuộc duyệt binh kỷ niệm 75 năm chiến thắng Thế chiến thứ hai, ngày 24 Tháng Sáu 2020 – ảnh: Alexandr Kryazhev – Host Photo Agency via Getty Images)Và sau khi có mặt ngoài chiến trường (ảnh: Alex Chan Tsz Yuk/SOPA Images/LightRocket via Getty Images)

Một thế kỷ trước, người Anh gọi xe tăng là thiết giáp hạm, có thể vượt qua hầu hết địa hình và gây bất ngờ cho kẻ thù bằng sự kết hợp vô song giữa tốc độ và hỏa lực. Chúng được triển khai lần đầu tiên trong Thế chiến thứ nhất để phá vỡ thế bế tắc của chiến tranh chiến hào. Một cách chính xác, xe tăng được sử dụng lần đầu tiên trên chiến trường Somme (Pháp) vào ngày 15 Tháng Chín 1916.

Với Mỹ, xe tăng từ lâu đã trở thành trọng tâm trong học thuyết quân sự. Chính các xe tăng Quân đoàn 3 của vị tướng lừng danh George Patton đã giúp giải cứu Lực lượng Dù 101 bị bao vây trong Trận chiến Bulge. Và trong Chiến tranh vùng Vịnh 1991, xe tăng Mỹ là lực lượng chủ lực nghiền nát quân Iraq. Trong một lần chạm trán, một nhóm chín xe tăng Mỹ đã đụng độ với bầy xe tăng đông hơn nhiều của Iraq và cuối cùng diệt gọn đối phương. Đó là Trận 73 Easting (Battle of 73 Easting) – một trận giao tranh kinh điển trong quân sử giữa tăng và tăng. Trung tướng H.R. McMaster là người chỉ huy lực lượng xe tăng Eagle của Mỹ tại Trận 73 Easting…

Xe tăng uống nhiên liệu như uống nước. Với tầm hoạt động khoảng 600 dặm, tăng T-72 của Nga nặng 40 tấn và tốn mỗi dặm một gallon nhiên liệu. Xe tăng nói chung cồng kềnh khi tác chiến trong môi trường đô thị hiện đại. Chiếc M1A2 của Mỹ nặng hơn 73 tấn (sử dụng pháo 120mm), dù được trang bị “áo giáp” dày cộm và thiết bị gây nhiễu hỏa tiễn, cũng có nguy cơ trở thành mồi khi lò dò vào môi trường đô thị. Trong khi đó, thế giới ngày càng được đô thị hóa. Theo Ngân hàng Thế giới, đến năm 2045, sáu tỷ người sẽ sống ở các thành phố…

Ukraine đang khai thác tốt điều đó để “phơ” xe tăng Nga. Tại Brovary, phía Đông Kyiv, một người lính Ukraine nói với The New York Times rằng các tay súng diệt tăng của họ bố trí vũ khí chống tăng dọc theo đường cao tốc và đường lớn, khi đoàn tăng Nga xuất hiện trong phạm vi ba dặm thì cứ thế bấm cò, phối hợp với thiết bị bay không người lái (drone).

Thời của xe tăng vẫn còn?

Dù thế nào, một số người vẫn tin vào sự cần thiết của xe tăng trong chiến tranh qui ước thời hiện đại. “Đã đến hồi cáo chung của xe tăng trong chiến tranh hiện đại? Câu trả lời là không! Chắc chắn không!” – Scott Boston, nhà phân tích quốc phòng cấp cao tại công ty phân tích chính sách toàn cầu RAND Corporation khẳng định. Boston nói thêm: “Bằng chứng đầu tiên và rõ ràng nhất cho sự tồn tại tiếp tục của xe tăng là Ukraine đang kêu gọi Mỹ và phương Tây hỗ trợ xe tăng cho họ”.

Sở dĩ xe tăng Nga thất bại thảm hại là do quân Ukraine đã đánh thẳng vào hệ thống tiếp vận của Nga. Ngoài ra, có một sư đoàn xe tăng Nga đã bị bỏ lại chứ không phải bị đối phương phá hủy. Tuy nhiên, Boston cũng như nhiều chuyên gia khác cũng đồng ý rằng chiến thuật xe tăng mở đường phải thay đổi và nó phải được bảo vệ chứ không chỉ đóng vai trò bảo vệ cho bộ binh. Ngoài ra, cũng cần xét đến yếu tố rằng sở dĩ xe tăng Nga dễ dàng bị bắn cháy là do thái độ khinh địch và chủ quan ngay từ đầu, khi họ tưởng việc “luộc” Ukraine dễ như trở bàn tay.

Theo nhiều nguồn, nhà sản xuất vũ khí Uralvagonzavod của Nga chuyên chế tạo các loại xe tăng như T-72B3 đã phải tạm ngừng sản xuất ở Nizhny Tagil vì thiếu phụ tùng do bị phương Tây cấm vận. Ngoài Uralvagonzavod, một trong những nhà sản xuất xe tăng lớn nhất thế giới với 30,000 công nhân – Nhà máy Chelyabinsk – cũng rơi vào tình trạng tương tự…

Chẳng biết đùa hay thật, xe tăng Nga thậm chí được người Ukraine rao bán trên eBay

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024

Post by LDN Sun Apr 10, 2022 6:26 am


Làm thế nào để đảo chính Putin?


Lê Tây Sơn
7 tháng 4, 2022 - Sài Gòn nhỏ

Liệu một cuộc đảo chính lật đổ Tổng thống Nga Vladimir Putin có thể xảy ra? Có! Nếu dò lại lịch sử Nga để tìm manh mối. Trong hơn hai thập niên nắm quyền, Vladimir Putin chưa bao giờ đối mặt với thách thức nghiêm trọng nào cho quyền lực. Nhưng cuộc chiến thảm khốc ở Ukraine có thể thay đổi điều đó…

Nhìn lại lịch sử

Cơ hội xảy ra một cuộc nổi dậy của quần chúng chống lại Kremlin là rất thấp. Tháng Ba, một cuộc thăm dò từ Trung tâm Levada độc lập của Nga cho thấy 83% người Nga tán thành những gì Putin đang làm trong cương vị tổng thống, tăng so với 71% trong Tháng Hai. Rất ít người Nga có khả năng tiếp cận tối thiểu với thông tin độc lập ngoài sự tuyên truyền của nhà nước, và bất kỳ ai dám xuống đường chống Putin đều đối mặt với những hình phạt hà khắc.

Putin, với sự tàn bạo cố hữu không bao giờ để chuyện đó xảy ra. Như các nhà độc tài trước Putin, mối đe dọa đối với sự cai trị của ông ta chỉ có thể đến từ bên trong chế độ. Lịch sử của Nga cho thấy điều này từng xảy ra. Đã có hai cuộc đảo chính thành công kể từ khi những người Bolshevik giành được chính quyền từ năm 1917. Vụ thứ nhất là cuộc lật đổ trùm mật vụ Lavrenti Beria tàn bạo của Stalin vào Tháng Sáu 1953; và vụ thứ hai là lật đổ Bí thư thứ nhất Đảng Cộng sản Liên Xô Nikita Khrushchev vào Tháng Mười 1964. Ngoài việc Beria và sáu cộng sự của ông bị hành quyết, hai cuộc đảo chính diễn ra khá suôn sẻ và không đổ máu. Trong cả hai trường hợp, sự hỗ trợ của các cơ quan an ninh và quân đội Liên Xô là yếu tố chính quyết định thành công.

Trùm mật vụ một thời hét ra lửa Lavrenti Pavlovich Beria (1899-1954) (ảnh: Hulton Archive/Getty Images)

Sau khi Stalin qua đời vào Tháng Ba 1953, các thành viên Đoàn Chủ tịch của Beria, do Khrushchev lãnh đạo, trở nên lo lắng về quyền lực ngày càng tăng của Beria và các chính sách chống chủ nghĩa Stalin của ông ta. Nhưng loại bỏ Beria là một thách thức, vì ông ta cầm đầu Bộ Nội vụ (MVD) đầy quyền lực. Bộ này gồm cả cảnh sát thường và mật vụ. Những kẻ âm mưu chỉ còn cách nhờ đến các lãnh đạo quân đội, gồm Bộ trưởng Quốc phòng Nikolai Bulganin và Nguyên soái Georgy Zhukov, những người có mối thù sâu sắc với Beria và MVD, để hỗ trợ bắt ông ta tại một cuộc họp lãnh đạo được triệu tập vội vàng mà ông ta không chút nghi ngờ.

Nikita Khrushchev và Joseph Stalin (ảnh: Universal History Archive/Getty Images)

Dù cuộc đảo chính thành công (Beria bị xử bắn vào Tháng Mười Hai năm sau) nhưng rủi ro vẫn rất cao và nhóm Khrushchev phải đối mặt với nguy hiểm đáng kể khi tìm cách trấn áp sự phản đối tiềm tàng từ các thuộc cấp của Beria sau khi đương sự bị bắt. Nhưng Khrushchev đã xoay sở được với những lời hứa thăng chức để thuyết phục hai cấp phó trung thành của Beria, Sergei Kruglov và Ivan Serov, phản chủ và khống chế được các sĩ quan MVD cấp bậc cao.

Việc Khrushchev bị lật đổ 11 năm sau đó cũng là một kế hoạch nguy hiểm không kém đối với Leonid Brezhnev và những người khác trong Bộ Chính trị, ở thời điểm mà người ta tin rằng Khrushchev “đang vượt quá giới hạn, không tôn trọng vai trò của sự lãnh đạo tập thể”. Brezhnev vô cùng lo lắng khả năng kế hoạch bị thất bại. Ông yêu cầu người chỉ huy đội cảnh vệ cá nhân phải túc trực canh gác nhiều đêm bên ngoài nhà riêng với vũ khí tự động sẵn sàng. Trước khi đồng ý theo Brezhnev, hai thành viên Bộ Chính trị chủ chốt là Aleksei Kosygin và Mikhail Suslov yêu cầu âm mưu này phải được sự hậu thuẫn của cả quân đội và KGB.

Tổng giám đốc KGB Vladimir Semichastny đóng vai trò rất quan trọng. Semichastny đích thân ra gặp Khrushchev tại sân bay khi ông ta trở về từ một kỳ nghỉ ở Biển Đen và thông báo… “ông không còn việc gì để làm”! Được hỗ trợ bởi cảnh vệ KGB với súng ống lên nòng, Semichastny cảnh báo Khrushchev không nên chống cự. Khrushchev, người đã bổ nhiệm Semichastny nắm giữ KGB như một đồng minh thân cận, tức tối và cảm thấy bị phản bội nhưng không còn chọn lựa nào khác hơn là chấp nhận chuyển giao quyền lực diễn ra suôn sẻ.

Quay lại Putin

Các nỗ lực nhằm hạ bệ Putin, nếu có, cũng cần sự hỗ trợ tích cực hoặc thụ động từ ba lực lượng chủ chốt: Quân đội, FSB (kế nhiệm KGB) và Vệ binh Quốc gia (Rosgvardiya). Putin có các đồng minh vững chắc tại tất cả ba cơ quan này. Đó là Giám đốc FSB Aleksandr Bortnikov thuộc “gia tộc Leningrad/St. Petersburg của Putin” (gồm các cựu sĩ quan KGB) được Putin trực tiếp cất nhắc; và Giám đốc Hội đồng An ninh Quốc gia Nikolai Patrushev.

Vladimir Putin và sếp FSB Alexander Bortnikov (ảnh: Mikhail Svetlov/Getty Images)

FSB có đơn vị đặc biệt riêng và một mạng lưới rộng lớn gồm các sĩ quan phản gián để giám sát quân đội. Mặc dù không đến từ St.Petersburg hay là cựu chiến binh KGB, Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu đã là tay chân thân cận với Putin trong nhiều năm như “người trong nhà”, đầu tiên trong cương vị Bộ trưởng Các tình huống khẩn cấp rồi đến năm 2012 nắm giữ Bộ Quốc phòng với 900,000 quân nhân tại ngũ. Putin và Shoigu thể hiện tình bạn của họ một cách công khai, lên sóng truyền hình khi đi nghỉ cùng nhau ở vùng Siberia, quê hương của Shoigu.

Tại cuộc họp của Hội đồng An ninh Nga vào Tháng Hai, Shoigu đã ủng hộ hoàn toàn cuộc xâm lược Ukraine. Chỉ huy trưởng Vệ binh Quốc gia Nga Viktor Zolotov cũng là người được đánh giá được Putin tin cậy. Zolotov gặp Putin lần đầu tiên vào đầu thập niên 1990 khi đang làm vệ sĩ cho sếp của Putin, Thị trưởng St.Petersburg Anatoly Sobchak. Từ năm 2000 đến 2013, Zolotov đứng đầu Dịch vụ An ninh Phủ Tổng thống, cơ quan chịu trách nhiệm bảo vệ cá nhân tổng thống. Khi thành lập Vệ binh Quốc gia vào năm 2016, Putin đã bổ nhiệm Zolotov vào vị trí lãnh đạo. Quân của MVD được chuyển đến cơ quan mới, cùng với các lực lượng đặc biệt khác, biến Vệ binh Quốc gia thành một lực lượng quân số lên đến 340,000 người.

“Ngôi nhà lớn” – từ quen được gọi ở St. Petersburg – trụ sở cơ quan an ninh tình báo nội địa Nga FSB, trước kia là tổng hành dinh cơ quan khét tiếng KGB (ảnh: Ulf Mauder/picture alliance via Getty Images)

Nhưng dù Putin đã lập được các căn cứ vững chắc của lòng trung thành, số phận của Beria và Khrushchev cho thấy lòng trung thành có thể thay đổi theo thời gian khi Kremlin rơi vào khủng hoảng. Có thể Bortnikov sẽ trở thành một Semichastny khác và chuyển phe để cứu lấy chính mình! Ngay cả Shoigu và Zolotov, khi đối mặt với liên minh tầm cỡ đối đầu với Putin, họ cũng sẽ cân nhắc “nhảy tàu”, giống như các phó tướng của Beria đã từng làm. Beria xét về thủ đoạn thì không thua gì Putin nhưng vẫn “chết”.

Có một điều chắc chắn: Bất kỳ nỗ lực đảo chính nào chống lại Putin sẽ nguy hiểm và mang tính rủi ro nhất lịch sử chính biến tại Kremlin và không dễ như đảo chính Beria, Khrushchev hay Gorbatrev, tổng thống đầu tiên và cuối cùng của Liên Xô. Hơn ai hết, cáo già nham hiểm Putin đã học thuộc những bài học lịch sử. Theo Andrei Soldatov, một chuyên gia về Nga tại Trung tâm phân tích chính sách châu Âu, từ giữa Tháng Ba 2022, Putin đã thanh trừng phạt các quan chức cấp cao trong FSB vì những thất bại ban đầu của cuộc chiến và cũng vì muốn chặn trước khả năng chống đối trong hàng ngũ cấp cao. Các nguồn tin của Soldatov cho biết Putin đã quản thúc Sergei Beseda, người phụ trách chi nhánh tình báo nước ngoài của FSB.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024

Post by LDN Sun Apr 10, 2022 8:53 am


Hàng viện trợ Kyiv được đưa vào Ukraine như thế nào?

Lê Tây Sơn
10 tháng 4, 2022 - Sài Gòn nhỏ

Tinh thần chiến đấu của quân và dân Ukraine ngày càng lên cao (ảnh: Scott Peterson/Getty Images)

Họ chờ đợi trong một nhà kho bí mật ở ngoại ô thành phố. Một chiếc xe van màu đỏ len lỏi qua những ngôi làng nhỏ và trên những con đường rải sỏi. Khi xe đi vào sân, bảy người nhổm dậy làm công việc của mình. Máy bay không người lái đã đến!

Nhóm tình nguyện viên bốc dỡ tiếp liệu cho quân đội Ukraine là những người cùng làm trong ngành công nghiệp điện ảnh và truyền hình Ukraine. Họ gồm các nhà quay phim, chuyên gia trang trí, tiếp thị… Lần này, họ sẽ chuyển giao hàng chục hộp thức ăn tự hâm nóng, sáu ống ngắm nhiệt súng trường, một bộ liên lạc vệ tinh và 10 máy bay không người lái trị giá $8,000 mỗi chiếc.

Tất cả người Ukraine đều là chiến binh

Những con đường mà những chiếc xe tải nhẹ đi hàng ngày từ biên giới Ba Lan tập trung tại một nhà kho ở thành phố Lviv rồi đến những nơi điểm nóng như Kyiv, Sumy và Kharkiv đã minh họa một thực tế đáng sợ cho quân xâm lược Nga: Việc bảo vệ Ukraine bây giờ thuộc về trách nhiệm của tất cả công dân Ukraine thuộc mọi khu vực của cuộc sống, từ những người lính thiện chiến, những người từng tham chiến ở vùng chiến sự Donbas gần một thập niên đến những người quyết định ngân sách thực phẩm cho thành phố Florence hoặc thậm chí người quay video âm nhạc.

Trước khi Nga xâm lược sáu tuần trước, Vladislav Salov 34 tuổi là một nhà quay phim quảng cáo Apple, BMW và Mercedes cho một xưởng phim có trụ sở tại Kyiv. Bây giờ anh đang quản lý nhiều mặt hàng đưa bí mật vào Ukraine. Nhóm của anh ước tính đã mua được số vật dụng trị giá hơn $1 triệu cho những người đang chiến đấu chống quân xâm lược Nga. Những chiến thắng của Ukraine ở miền Bắc và miền Trung những ngày qua có được một phần nhờ sự hỗ trợ kịp thời cho thủ đô Kyiv, một trung tâm cung cấp chính cho chiến trường. Các tổ chức phi lợi nhuận chuyển ra mặt trận các trang thiết bị y tế cơ bản và nhu yếu phẩm như tã lót và nước uống cho trong những ngày đầu chiến tranh nay đang vận chuyển các loại thuốc khó kiếm, vật tư y tế và thiết bị quân sự chuyên dụng.

Chiến lược gia thương hiệu Elizabeth Sigorska đang đi nghỉ ở Ai Cập thì nghe tin quân Nga xâm lược Ukraine lúc 5 giờ sáng ngày 24 Tháng Hai. Cô lập tức gọi cho bạn trai Salov ở Kyiv: “Thức dậy ngay, chiến tranh đã bắt đầu!”. Vài ngày sau Sigorska lên máy bay đến Berlin (Đức) rồi đi xe đến biên giới để gặp Salov. Trước đó, Salov đã liên lạc với một giám đốc điều hành của một công ty tiếp thị kỹ thuật số ở Kyiv mời hợp tác. Ông này đang tập hợp một mạng lưới các chuyên gia trẻ, có chuyên môn để cùng hành động.

Không chỉ biểu tình chống Putin, khắp nơi thế giới tiếp tục viện trợ Ukraine bằng mọi cách có thể (ảnh: một cuộc biểu tình của người Ba Lan ngày 9 Tháng Tư 2022 – Beata Zawrzel/NurPhoto via Getty Images)
Đội quân IT

Đó là những người bạn đang làm việc trong nhiều lĩnh vực khác nhau, từ ngân hàng, sòng bạc, dược phẩm và công nghệ thông tin. Cùng nhau, họ thành lập Đội quân Công nghệ thông tin (IT Troops) gồm hơn 200 thành viên và được xem là một trong những “chi nhánh công nghệ thông tin chính thức” của Ukraine trong cuộc chiến thông tin với Nga. Trong khi nhóm sử dụng các khoản tự đóng góp và huy động đóng góp để gửi hàng hóa nhân đạo và quân sự cho mặt trận, thì những bộ óc máy tính bậc thầy của nhóm đã tập trung vào việc “bóc mẽ sự thật” trên các nền tảng giải trí và truyền thông xã hội tại Nga nhanh tới mức mà người Nga bao giờ phải liên tục “hít khói”.

Đến khi Nga chặn quyền truy cập của công dân họ, Đội quân IT chuyển trọng tâm sang phần còn lại của châu Âu, đăng quảng cáo của quân đội Ukraine kêu gọi các tình nguyện viên gia nhập quân đoàn nước ngoài chiến đấu bảo vệ Ukraine. Đội quân IT còn kêu gọi những người dân châu Âu khá giả chi viện. Các đóng góp đến khá nhanh. Một số được làm trên trang quyên góp online của nhóm, một phần dưới hình thức mua hàng hay cung cấp dịch vụ.

Thú vị nhất là một người đàn ông ra giá $30,000 cho ai… mang giúp những chiếc lốp xe Porsche ở nhà ông ta tại Kyiv đến ngôi nhà nghỉ hè của ông ở Pháp! “Tôi không biết mình đi như thế nào, nhưng hứa sẽ tìm ra những chiếc lốp và tối mai hàng sẽ đến Pháp!” – Salov nói. Khi Đội quân IT tạo được sự tin cậy trong việc cung cấp mũ bảo hiểm và áo giáp cho quân đội, các binh sĩ bắt đầu “xin” các mặt hàng khó kiếm hơn. Một thành viên của nhóm bắn tỉa muốn có một khẩu súng trường Adams Arms P2! May mắn, nó được tìm thấy ngay ở Lviv và được giao trong vòng bảy giờ. Ba tuần trước, một người nhắn tin cho Sigorska báo rằng, một người bạn của anh ta tiết lộ có một người ở Ba Lan sẵn sàng bán sáu chiếc xe bọc thép màu đen cho Đội quân IT. Chỉ hai ngày sau, cả sáu chiếc xe rời Lviv trên một xe tải và đến Kyiv. Đội quân IT đã gửi ra tiền tuyến các mũ bảo hiểm từ Israel, máy bay không người lái từ Anh, kính nhìn nhiệt từ Pháp, công cụ laser quan sát từ Canada, thiết bị nhận tín hiệu internet vệ tinh Starlinks từ Hà Lan, máy in 3D, áo giáp từ Ba Lan và cả các suất ăn từ Mỹ.

Chuẩn bị cho mặt trận phía Đông

Một số máy bay không người lái quân đội Ukraine cần đã đến vào tuần trước trên chiếc xe tải do Rafael Schleifer, một nhà tư vấn kinh doanh 46 tuổi ở Ba Lan điều khiển. Schleifer tình nguyện dành thời gian cho việc chung vào cuối tuần và xem đóng góp của mình chỉ là “chuyện nhỏ”.

Trong khi Sigorska chia sẻ hình ảnh về chuyến đi trên trang Instagram của Đội quân IT, Serhiy Vorobiov, 36 tuổi giúp chuyển một chiếc xe tải đến Kyiv. Khi Đội quân IT thiết lập tuyến đường Lviv-Kyiv, Vorobiov tình nguyện lái xe. Có lần đang trở về Lviv từ ngoại ô phía Nam của Kyiv, anh được thông báo có quân Nga bám phía sau. Lúc Vorobiov tăng tốc qua các trạm kiểm soát và những kẻ đeo bám đã bị lực lượng bảo vệ lãnh thổ thổi bay. Vorobiov thích thú mỗi khi nhìn thấy các phương tiện quân sự của Nga được sơn lại và vận chuyển ra mặt trận. Tuần trước, Vorobiov chở 10 máy bay không người lái đi qua hàng chục trạm kiểm soát của Ukraine. Ra ngoài thủ đô, anh phải tăng tốc trên những đoạn đường bị hỏa lực của pháo binh địch quân.

Một nhà sản xuất phim có trụ sở tại London đã tìm mua máy bay không người lái ở miền bắc Vương quốc Anh và tổ chức một mạng lưới bạn bè để đưa chúng bằng phà đến Hà Lan, qua Đức, Áo, Cộng hòa Czech và Ba Lan. Sau khi dừng ở Lviv để thay đổi phương tiện vận chuyển, cuộc hành trình tiếp tục qua các vùng ngoại ô Kyiv đầy bom đạn. Vorobiov và các tình nguyện viên phân loại hàng hóa thành từng phần trước khi chuyển đến 10 địa điểm ở phía Bắc, Đông và Đông Nam Kyiv. Cuối cùng, người nhận đã sẵn sàng. Từ Vương quốc Anh đến Kyiv, máy bay không người lái đã đổi chủ sáu lần trên đoạn đường hơn 1,500 dặm.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024

Post by LDN Mon Apr 11, 2022 4:02 pm


Đưa “Đồ tể của Syria” làm tư lệnh chiến dịch Ukraine, Putin quyết tâm rửa nhục

Lê Tây Sơn
11 tháng 4, 2022 - Sài Gòn nhỏ

Alexander Dvornikov (southfront.org)

Bảy tuần sau khi Nga xâm lược Ukraine, Moscow đã bổ nhiệm chỉ huy cao cấp mới, Tướng Alexander Dvornikov trong một cuộc cải tổ lớn bộ chỉ huy của quân Nga tại Ukraine. Theo các quan chức và nhà phân tích phương Tây, Dvornikov chịu trách nhiệm giám sát “chiến dịch” quân sự Nga trong bối cảnh nhiều dân thường thiệt mạng, tàn phá trên diện rộng và các lực lượng Nga có nguy cơ bị sa lầy vào một cuộc chiến kéo dài.

Trước khi được bổ nhiệm, quân Nga chưa có một tổng chỉ huy cho tất cả các lực lượng tại Ukraine. Sự thiếu gắn kết này sẽ thay đổi một khi xuất hiện Dvornikov. Vị tướng này không xa lạ mà từng chỉ huy quân khu phía Nam của Nga, một chức vụ quan trọng ông được giao sau khi thành công tại Syria. Dvornikov là chỉ huy đầu tiên phụ trách chiến dịch tàn bạo của Nga ở Syria, nơi các lực lượng Nga thực hiện các cuộc bắn phá rộng khắp và bừa bãi vào các khu dân cư và bệnh viện để hỗ trợ Tổng thống Bashar al-Assad.

Năm 2016, Dvornikov được truy tặng danh hiệu “Anh hùng Liên bang Nga” nhờ những gì đã làm ở Syria. Nga bị cáo buộc phạm tội ác chiến tranh trong cả hai cuộc xung đột, Ukraine và Syria. Dvornikov cũng có nhiều kinh nghiệm ở khu vực Donbas phía Đông Ukraine, nơi Moscow có kế hoạch tập trung lực lượng trong một nỗ lực mới nhắm lấy lại danh dự sau khi không thể chiếm giữ nhanh chóng thủ đô Kyiv và các vùng ngoại ô. Vẫn còn nhiều điều chưa biết về Dvornikov nhưng kinh nghiệm của ông ta ở miền Đông Ukraine và thời gian ở Syria là những yếu tố quan trọng để xét đến khả năng trong nhiệm vụ mới cũng như mức độ tàn ác ông ta có thể gây ra.

Mark Galeotti, giáo sư danh dự tại Đại học London, người nghiên cứu về các lực lượng vũ trang của Nga, nhận định: “Là một trong những chiến binh hạng nặng thực sự trong thế hệ mình, Dvornikov đang ở trong vị thế có thể thay Tổng tham mưu trưởng Valery Gerasimov”. Sau khi Nga rút quân hoàn toàn khỏi vùng ngoại ô Kyiv, các cơ quan tình báo và quốc phòng phương Tây cho biết Moscow sẽ sớm mở chiến dịch đánh chiếm phía Nam và phía Đông của Ukraine.  Kế hoạch mới được đưa ra sau khi quân Nga không thể chiếm Kyiv và các thành phố khác trước sự kháng cự mạnh ​​của Ukraine.

Theo đánh giá ngày 9 Tháng Tư của Viện Nghiên cứu Chiến tranh (ISW), trong số nguyên nhân dẫn đến thất bại của Nga có cả việc “thiếu một chỉ huy chung nên đã cản trở sự điều phối và hợp tác của các lực lượng Nga”. ISW kết luận: “Việc chỉ định Dvornikov làm tổng chỉ huy là chọn lựa đúng vì những nỗ lực chính của Nga trong giai đoạn hai giải phóng Donbas hầu như đều nằm trong những ưu thế của ông ấy. Tuy nhiên, Dvornikov chỉ là một trong hai hoặc ba chỉ huy phụ trách các mặt trận khác nhau ở Ukraine”.

Trong một cuộc phỏng vấn truyền hình, Cố vấn an ninh quốc gia Toà Bạch Ốc Jake Sullivan nhận định: “Không vị tướng nào có thể xóa bỏ sự thật rằng Nga đang phải đối mặt với một thất bại chiến lược ở Ukraine. Vị tướng đặc biệt này có một bản lý lịch ‘cảnh báo’ gồm cả sự tàn bạo đối với dân thường tại Syria. Chúng ta có thể mong đợi điều tương tự sẽ xảy ra tại Ukraine”. Các chuyên gia về chiến thuật quân sự cũng đồng ý cuộc chiến Ukraine của Nga được xây dựng trên các chiến thuật vô nhân đạo mà nước này đã sử dụng ở Syria.

Tướng Dvornikov phụ trách các lực lượng Nga trong thời điểm quan trọng của cuộc chiến Syria. Đó là năm 2015, khi Tổng thống Assad, một đồng minh lâu năm của Nga, sắp thua các nhóm phiến quân chống chính phủ hình thành sau cuộc nổi dậy năm 2011 dẫn đến nội chiến. Nga đã có một căn cứ hải quân tại Syria trước chiến tranh và luôn ủng hộ ông Assad về mặt ngoại giao. Để cứu nguy Assad, bắt đầu từ năm 2015, Nga lên kế hoạch phối hợp với Assad không kích phủ đầu tại các thành phố phiến quân chiếm đóng, dẫn đến xoay chuyển tình thế bất ngờ có lợi cho Assad.

Nhà lãnh đạo Syria kể từ đó giành lại quyền kiểm soát gần như toàn bộ đất nước mà phần lớn vẫn còn in dấu ấn chiến thuật “giết người bừa bãi” của liên quân Assad. Vẫn chưa biết có bao nhiêu người thiệt mạng ở Syria kể từ năm 2011 (ước tính dao động từ hơn 300,000 đến 600,000), nhưng tổ chức Airwars trụ sở tại London, chuyên theo dõi các trận không kích ở Syria, Iraq và Libya, cho biết gần 25,000 dân thường Syria mất mạng do các cuộc không kích của Nga từ Tháng Chín, 2015 đến Tháng Ba, 2022. “Cho đến nay, Nga vẫn chưa công khai nhận trách nhiệm về cái chết của thường dân trong chiến dịch” – báo cáo gần đây của Airwars nêu rõ.

Nhiều chiến thuật của Nga tại Ukraine từng được sử dụng tại Syria. Ví dụ dùng bom bi và bắn phá không ngừng, bừa bãi vào các khu dân cư, bệnh viện và tiếp tục bắn ngay khi các cơ quan khẩn cấp đang có mặt để cứu người. Mức độ “vấy máu” của Dvornikov (kiến ​​trúc sư của cách đánh này) vẫn chưa có kết luận. Ông ta cũng từng làm việc với Wagner Group, một mạng lưới bí mật gồm các nhân viên an ninh tư nhân của Nga hoạt động ở Syria từ năm 2015, nay đã đến Ukraine. Ông Fadel Abdul Ghany, Giám đốc điều hành của Mạng lưới Nhân quyền Syria (Syrian Network for Human Rights), có trụ sở tại Qatar, nhận định: “Dvornikov có thể áp dụng chiến thuật quen thuộc: Không kích, pháo kích bừa bãi vào các mục tiêu không phân biệt và dùng lính Wagner gieo rắc sự sợ hãi trên mặt đất”.

___________

Sinh ngày 22 Tháng Tám 1961, Alexander Vladimirovich Dvornikov gia nhập Quân đội Liên Xô năm 1978 sau khi tốt nghiệp Trường Quân sự Ussuriysk Suvorov. Sau đó ông vào Trường Huấn luyện Chỉ huy Tối cao Moscow. Bốn năm sau, sau khi tốt nghiệp, Dvornikov phục vụ tại Quân khu Viễn Đông. Sau đó Dvornikov theo học tại Học viện Quân sự Frunze, tốt nghiệp năm 1991. Dvornikov được cử đến Quân khu Tây, giữ chức vụ tiểu đoàn trưởng Lữ đoàn Súng trường Cơ giới Cận vệ số 6.

Cuối thập niên 1990, Dvornikov chỉ huy các trung đoàn thuộc Sư đoàn xe tăng cận vệ 10 và Sư đoàn súng trường cơ giới cận vệ 2. Dvornikov trở thành tham mưu trưởng và sau đó là chỉ huy của một sư đoàn súng trường ở Quân khu Bắc Caucasus. Sau khi tốt nghiệp Học viện Quân sự Bộ Tổng tham mưu, ông trở thành Phó tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng Binh đoàn 36. Năm 2008, Dvornikov nắm quyền chỉ huy Tập đoàn quân Cờ đỏ số 5. Năm 2015, Dvornikov trở thành chỉ huy đầu tiên của Lực lượng vũ trang Nga ở Syria. Với “thành tích” giết thường dân không gớm tay, Dvornikov được đặt biệt danh “Đồ tể của Syria”.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024

Post by LDN Tue Apr 12, 2022 5:51 am

Chiến tranh Ukraine ngày thứ 46: Sẽ ngày càng tàn khốc!

Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nga của quân dân Ukraine đã bước sang ngày thứ 46.

Hiếu Chân
11 tháng 4, 2022 - Sài Gòn nhỏ 

Một phụ nữ Ukraine bị thương sau đợt oanh kích của quân đội Nga vào thành phố Chuhuiv, Kharkiv Oblast, Ukraine ngày 24 Tháng Hai 2022 (ảnh: Wolfgang Schwan/Anadolu Agency via Getty Images)

Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nga của quân dân Ukraine đã bước sang ngày thứ 46. Sau khi bị đẩy lùi khỏi khu vực thủ đô Kyiv, các lực lượng Nga đã dồn về phía Đông Ukraine, giáp biên giới Nga, nơi có hai lãnh thổ ly khai Donetsk và Luhansk đã chống lại Ukraine suốt tám năm qua. 

Giới phân tích quân sự dự báo quân Nga – dưới quyền viên tướng tư lệnh khét tiếng tàn bạo mới được Putin bổ nhiệm – sẽ tổ chức những cuộc tấn công toàn diện nhằm tiêu diệt sự kháng cự của nhân dân Ukraine, giành một “chiến thắng tượng trưng” để rửa nhục cho Putin trước ngày nước Nga tổ chức kỷ niệm chiến thắng phát xít Đức, ngày 9 Tháng Năm hằng năm. Do vậy, trong những ngày tới thế giới có thể sẽ chứng kiến một cuộc chiến tiêu hao tàn khốc giữa quân xâm lược Nga và quân kháng chiến Ukraine mà quy mô và sự tàn bạo của nó có thể vượt xa những gì đã xảy ra trong một tháng rưỡi chiến tranh vừa qua.

Thành phố Mariuopl – Đất của Đức Me Maria như tên của nó – chỉ còn là đống đổ nát sau 46 ngày bị tấn công và vây hãm. Ảnh chụp ngày 9 tháng Tư 2022 của Leon Klein/Anadolu Agency via Getty Images

Mariupol: Hơn 10,000 thường dân đã chết
Thị trưởng thành phố cảng Mariupol của Ukraine bị quân Nga bao vây từ đầu cuộc chiến đến nay cho biết hơn 10,000 thường dân đã chết trong cuộc bao vây thành phố và con số thiệt mạng có thể vượt qua 20,000 người; xác chết nằm dày như “rải thảm trên các đường phố.”
 
Phát biểu qua điện thoại hôm Thứ Hai 11 Tháng Tư với hãng tin AP, Thị trưởng Vadym Boychenko nói các lực lượng Nga đã mang thiết bị hỏa táng di động đến thành phố để thiêu hủy các thi thể và không cho phép các đoàn xe chở hàng viện trợ nhân đạo vào thành phố nhằm che giấu cuộc tàn sát.

Quân Nga cũng đưa nhiều thi thể đến một trung tâm mua sắm lớn của thành phố, nơi có các kho chứa và tủ lạnh lớn, Boychenko nói. “Các lò hỏa táng di động đã xuất hiện dưới dạng xe tải: Mở nó ra, có một đường ống bên trong và các thi thể được đốt cháy”, ông nói.

Ông thị trưởng cho biết tại Mariupol vẫn còn khoảng 120,000 dân thường đang rất cần thức ăn, nước uống, hơi ấm và thông tin liên lạc. Theo ông Boychenko, chỉ những cư dân Mariupol nào vượt qua được “trại thanh lọc” của quân Nga mới được đưa ra khỏi thành phố, còn những người không vượt qua được cuộc lọc thì bị giam trong các nhà tù, và đã có ít nhất 33,000 người bị được ép đưa đến Nga hoặc các lãnh thổ ly khai ở Ukraine.

Phòng không trở thành tiêu điểm
Các bình luận của thị trưởng Mariupol xuất hiện ngay khi Nga tuyên bố họ đã phá hủy một số hệ thống phòng không của Ukraine trong một nỗ lực mới để giành ưu thế trên không và hạ gục những vũ khí mà Kyiv cho là rất thiết yếu trước một cuộc tấn công quy mô lớn mới dự kiến ​​ở miền Đông Ukraine.

Moscow cho biết họ đã bắn trúng bốn bệ phóng hỏa tiễn phòng không S-300 gần thành phố Dnipro ở miền Trung do một quốc gia châu Âu không nêu tên cung cấp. Tuần trước Cộng hòa Slovakia – một thành viên NATO – đã cung cấp cho Ukraine một hệ thống như vậy và đã lên tiếng bác bỏ thông tin nó đã bị phá hủy. Trước đó, Nga đã báo cáo hai cuộc tấn công vào các hệ thống tương tự ở những nơi khác.
 
Do không giành được toàn quyền kiểm soát bầu trời Ukraine, Moscow đã không thể thực hiện các chiến dịch không yểm cho bộ binh, việc tiến quân của họ bị ngăn cản và khiến họ chịu nhiều tổn thất hơn.

Vì các cuộc tấn công ở nhiều nơi trên đất nước bị ngăn chặn, quân Nga ngày càng chuyển sang chiến thuật bắn phá các thành phố bằng cách thả bom và phóng hỏa tiễn từ xa – một chiến thuật tấn công khiến nhiều khu vực đô thị bị san phẳng và hàng ngàn thường dân bị giết hại. Các chuyên gia quân sự cho rằng chiến thuật tàn bạo này nhằm khủng bố tinh thần của người Ukraine và buộc họ phải khuất phục, chà đạp các luật lệ nhân đạo quốc tế về chiến tranh.

Trong nỗ lực hỗ trợ quân đội Ukraine đối phó với hoạt động ném bom bừa bãi của quân Nga, Hoa Kỳ và các nước châu Âu đã bắt đầu gửi tới Kyiv các hệ thống phòng không tân tiến hơn, cộng với pháo tầm xa và nhiều loại vũ khí khác ngoài các loại hỏa tiễn Javelin, NLAW, hỏa tiễn vác vai Stinger đã tỏ ra rất hiệu quả trong việc tiêu diệt xe tăng và xe cơ giới Nga.

Chính quyền Ukraine cáo buộc các quân Nga đã thực hiện các hành động tàn bạo, bao gồm vụ thảm sát ở thị trấn Bucha, ngoại ô Kyiv, bắn hỏa tiễn vào các bệnh viện và một vụ tấn công bằng hỏa tiễn vào một nhà ga xe lửa khiến ít nhất 57 người thiệt mạng vào tuần trước.

Tại Bucha hôm Thứ Hai, công việc khai quật thi thể từ một ngôi mộ tập thể trong một nhà thờ được nối lại.

Trong khi đó, cơ quan trẻ em của Liên Hiệp Quốc cho biết gần 2/3 trẻ em Ukraine đã rời bỏ nhà cửa trong sáu tuần qua kể từ khi cuộc xâm lược của Nga bắt đầu và Liên Hiệp Quốc xác nhận 142 trẻ em đã thiệt mạng và 229 em bị thương, mặc dù con số thực tế là có thể cao hơn nhiều.

Thủ tướng Áo gặp Putin: Không thân thiện
Tiếp tục các nỗ lực  ngoại giao, Thủ tướng Áo Karl Nehammer đã gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm thứ Hai tại Moscow để đàm phán “rất trực tiếp, cởi mở và cứng rắn”. Ông Nehammer tuần trước cũng đã đến Kyiv và hội đàm với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy. 

Trong một tuyên bố do văn phòng thủ tướng Áo đưa ra, ông Nehammer cho biết thông điệp chính của ông với Putin là “cuộc chiến này cần phải kết thúc, bởi vì trong chiến tranh, cả hai bên đều chỉ có thể thua”. Nehammer cho biết ông cũng nêu vấn đề về tội ác chiến tranh của quân đội Nga và cho biết những người gây ra “sẽ phải chịu trách nhiệm.”
 
Áo là một thành viên của Liên minh châu Âu (EU) và đã ủng hộ các lệnh trừng phạt của khối 27 quốc gia này chống lại Nga, mặc dù cho đến nay Áo vẫn phản đối việc cắt cung cấp khí đốt từ Nga. Áo là nước trung lập về quân sự và không phải là thành viên của NATO.

Truyền thông quốc tế nhận định cuộc gặp giữa Putin và Thủ tướng Áo hôm nay là “không thân thiện”.

Trong một diễn biến khác, người đứng đầu chính quyền phiến quân ly khai ở Donetsk cho biết, lực lượng Ukraine đã mất quyền kiểm soát khu vực hải cảng Mariupol. “Cảng Mariupol hiện nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi”, Denis Pushilin, chủ tịch Cộng hòa Nhân dân Donetsk, nói với đài truyền hình nhà nước Nga, theo các hãng thông tấn Nga, nhưng thông tin này không thể được xác nhận ngay lập tức.

Thị trưởng Mariupol cho biết giao tranh vẫn tiếp tục. “Thật là khó, nhưng quân đội anh hùng của chúng tôi vẫn giữ vững được thành phố. Có đánh nhau ở cảng. Ngày hôm qua, các chiến binh anh hùng của chúng tôi đã đánh sập một số vị trí và đẩy lùi bộ binh [Nga]”, thị trưởng Boychenko nói.

Tổn thất quân sự của Nga tại chiến trường Ukraine ngày càng nặng nề (ảnh: Diego Herrera Carcedo/Anadolu Agency via Getty Images)

Dự báo một cuộc chiến tiêu hao tàn khốc
Nga đã bổ nhiệm một viên tướng dày dạn kinh nghiệm để lãnh đạo nỗ lực mới ở khu vực phía Đông Donbas, nơi những người ly khai được Moscow hậu thuẫn đã chiến đấu với các lực lượng Ukraine từ năm 2014 và đã tuyên bố là các quốc gia độc lập. Cả hai bên đang chuẩn bị cho cái có thể là một cuộc chiến tranh tiêu hao tàn khốc.

Tướng hồi hưu Richard Barrons, đồng chủ tịch của Công ty tư vấn chiến lược Universal Defense & Security Solutions có trụ sở tại Anh, cho biết các lực lượng Nga có thể sẽ cố gắng bao vây khu vực Donbas từ phía Bắc và phía Nam cũng như phía Đông.

Theo nhận định của tướng Barrons, mặt đất ở khu vực đó của Ukraine bằng phẳng hơn, thông thoáng hơn và ít cây cối hơn – vì vậy chiến thuật phục kích mà quân kháng chiến Ukraine sử dụng xung quanh thủ đô Kyiv có thể ít thành công hơn.

Nếu người Nga rút kinh nghiệm từ những thất bại trước đó, tập trung nhiều lực lượng hơn, kết nối lực lượng không quân với lực lượng mặt đất tốt hơn và cải thiện hậu cần, “thì cuối cùng họ có thể áp đảo các vị trí của Ukraine, mặc dù tôi vẫn nghĩ rằng đó sẽ là một trận chiến tiêu hao rất lớn,” ông Barrons nói.

Ukraine cần thêm vũ khí hạng nặng
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy đã cầu xin thêm viện trợ của phương Tây, nói rằng lực lượng của ông cần hỏa lực mạnh hơn. Trong một video phát biểu trước các nhà lập pháp Nam Hàn sáng nay Thứ Hai, ông Zelenskyy đã yêu cầu cụ thể thiết bị có thể bắn hạ tên lửa của Nga. Nhưng những loại vũ khí này có thể trở thành mục tiêu tấn công khi Nga tìm cách thay đổi cán cân trong cuộc chiến kéo dài đã sáu tuần.

Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Nga, Thiếu tướng Igor Konashenkov, cho biết quân đội Nga đã sử dụng tên lửa hành trình để phá hủy bốn bệ phóng hỏa tiễn phòng không hôm Chủ Nhật ở ngoại ô phía Nam Dnipro. Ông cho biết quân đội cũng đã tấn công các hệ thống như vậy ở khu vực Mykolaiv và Kharkiv.

Các tuyên bố của Nga không thể được xác minh một cách độc lập. Ngũ Giác Đài cho biết Mỹ không thấy bằng chứng nào chứng minh các tuyên bố của Nga. Một quan chức quốc phòng cấp cao của Mỹ cho biết Nga đã tiến hành một cuộc không kích hôm Chủ Nhật vào sân bay ở Dnipro, phá hủy một số thiết bị, nhưng quan chức này cho biết không có dấu hiệu nào cho thấy một hệ thống phòng không đã bị đánh sập.

Lubica Janikova, Phát ngôn viên của Thủ tướng Slovakia, hôm Thứ Hai bác bỏ thông tin rằng hệ thống S-300 mà nước này gửi cho Ukraine đã bị phá hủy. Bà nói rằng bất kỳ tuyên bố nào khác là không đúng sự thật.

Mặt trận phía Đông bắt đầu dữ dội
Vẫn còn đó các câu hỏi về khả năng của các lực lượng Nga – vốn đã cạn kiệt phương tiện và mất tinh thần sau khi các cuộc tiến công của họ vào Kyiv bị các lực lượng phòng thủ của Ukraine đẩy lùi. 

Bộ Quốc phòng Anh cho biết hôm Thứ Hai rằng Ukraine đã đánh trả một số cuộc tấn công của lực lượng Nga ở các khu vực phía Đông Donetsk và Luhansk – trong vùng Donbas – dẫn đến việc xe tăng, phương tiện và pháo của Nga bị phá hủy.

Các nhà phân tích quân sự phương Tây cho rằng cuộc tấn công của Nga ngày càng tập trung vào một vòng cung lãnh thổ trải dài từ Kharkiv, thành phố lớn thứ hai của Ukraine, ở phía Bắc, đến Kherson ở phía Nam.

Một khu dân cư ở Kharkiv đã bị tấn công bởi đám cháy vào chiều nay Thứ Hai. Các nhà báo của Associated Press đã chứng kiến ​​các nhân viên cứu hỏa dập lửa và kiểm tra các nạn nhân sau vụ tấn công, và thấy rằng ít nhất năm người đã thiệt mạng, trong đó có một trẻ em.

Oleh Synyehubov, Thống đốc khu vực Kharkiv, cho biết trước đó hôm Thứ Hai rằng các cuộc pháo kích của Nga đã giết chết 11 người trong 24 giờ qua.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024

Post by LDN Tue Apr 12, 2022 3:24 pm

Bài này đăng mấy tuần nay rồi, giờ tôi mới thấy và muốn đọc, đưa vào đây cho ~ ai chưa đọc như tôi.

Người Sài Gòn có quan tâm đến cuộc chiến của Nga ở Ukraine?

Song May Gửi bài cho BBC từ Sài Gòn, Việt Nam

26 tháng 3 2022

Các quán ăn tấp nập

Với dân Sài Gòn, cuộc chiến Nga - Ukraine vẫn xây ra chỉ ở trên mạng. Ai quan tâm thì tích cực tìm kiếm các kênh tin tức của nước ngoài, bởi các báo trong nước đều đưa tin theo giọng của Nga và gọi việc Nga xâm lược Ukraine là "chiến dịch quân sự đặc biệt".

Đời thường: Dân lo kiếm tiền và mong không bị hậu Covid

Mỗi ngày ở xóm tôi, láng giềng gặp nhau cũng chỉ hỏi nhà ai đang có người nhiễm virus để né, hoặc giá xăng, giá thực phẩm hôm nay thế nào. Nhà nào có người đã bị nhiễm Covid-19 thì lại lo đi khám hậu Covid. Không hiểu sao trên các báo nhà nước có nhiều bài nói về triệu chứng hậu Covid đến thế, đọc kỹ thì ra là bài quảng cáo cho các bệnh viện tư nhân. Hầu hết các bài này đều có giọng điệu đe dọa, khiến người từng bị nhiễm Covid lo sợ và tốn đống tiền khi đến khám hậu Covid bị bác sĩ chỉ định làm đủ thứ các xét nghiệm và chụp chiếu.

Chiến tranh Ukraine: Khách Nga thôi tới, du lịch VN bị ảnh hưởng gì?

‘Ghét phương Tây phản bội, đạo đức giả’ khiến Putin xâm lược Ukraine?


Buổi tối ngày thường đi ngang các quán cà phê, quán nhậu…vẫn thấy kín bàn. Còn đi ngang công viên thì thấy dân Sài Gòn chăm chỉ rủ nhau đi bộ, đạp xe, thể dục theo nhạc…Buổi tối cuối tuần, khu trung tâm Quận nhất rực sáng đèn với đông người tụ tập ở phố đi bộ Nguyễn Huệ, công viên bến Bạch Đằng…, trong đó đa số là người trẻ. Họ làm gì? Cùng nhau ăn vặt, chém gió và hát tình ca.

Mới đây, nói chuyện với vài bạn trẻ gen Z, gen Y thì biết các bạn đang bàn về vụ ca sĩ Hiền Hồ và đại gia Nanogen Hồ Nhân, với phát ngôn tai tiếng "Anh em nương tựa nhau" bị nhại tràn ngập trên mạng. Đứa cháu gái còn đưa lên mạng hình ảnh các cô gái trong "áo trà xanh" với lời khuyên đàn ông nên né gấp.

Thanh thiếu niên vui chơi buổi tối

Trên các group "Tôi là dân quận…" hay "Tôi là dân Sài Gòn" tràn ngập những hình ảnh mê tín dị đoan (kiểu like là được phước, được lộc) và rao bán thực phẩm.

Trong khi dân các nước biểu tình chống Nga xâm lược Ukraine và biểu thị sự ủng hộ Ukraine mạnh mẽ bằng màu cờ, sắc áo thì trên bình diện chung, dân Sài Gòn vẫn phớt lờ.

Điều này chứng tỏ việc chính quyền 'xử lý' biểu tình phản đối môi trường biển bị nhiễm độc bởi Formosa hay phản đối sự hình thành các đặc khu cho Trung Quốc thuê đất đã thành công. Dân chúng đã thấm đòn và nay họ bàng quang trước mọi việc, ngậm ngùi cho rằng "mọi việc đã có Đảng và chính phủ lo".

Cuộc chiến Nga-Ukraine trên mạng xã hội

May mắn là bạn bè của tôi trên mạng xã hội không ai tỏ ra cuồng Putin nên tôi chưa hủy kết bạn với ai giống như hồi vụ án Đồng Tâm tháng 1/2020. Tuy nhiên, những status ủng hộ Ukraine của tôi nhận được "like" và bình luận ít hơn những status viết về món ăn hay chụp ảnh phong cảnh. Đặc biệt, tôi nhận ra "sự im lặng" của những người bạn đang làm việc trong các tờ báo nhà nước. Dường như có một "chỉ thị ngầm" và họ phải tuân lệnh.

Người dân tập thể dục, nhảy múa buổi tối

Tôi cũng nhận ra một số bạn sinh sống ở miền bắc trước 1975 mê nước Nga (qua bài hát, phim ảnh và phong cảnh) nay tránh đề cập đến cuộc chiến. Mặt khác, vẫn có bạn gốc Hà Nội sống ở Sài Gòn gọi Putin là "tên giết người", ca ngợi tổng thống Ukraine và liên tục trích dẫn những bài báo ủng hộ Ukraine từ báo nước ngoài và một số người nổi tiếng. Bạn cho rằng phiếu trắng của Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc ngày 2/3 không phải là thỏa thuận giữa Việt Nam và Trung Quốc mà là "Bố bảo trắng, con ok trắng" - tức Việt Nam bị "bố nó" là Trung Quốc buộc phải làm theo.

Một người dân Sài Gòn nay sinh sống ở Mỹ thường đưa hình ảnh xúc động về tinh thần của người dân Ukraine và câu chuyện sống chết của những phóng viên chiến trường quốc tế đang có mặt ở Ukraine. Đau xót trước sự đổ nát của những thành phố của Ukraine và cái chết của nữ nhà văn Ukaine Irina Tsvila, bạn viết: "Irina Tsvila, cũng như Svetlana Alexievich, cũng như Phan Thuý Hà là những nữ nhà văn có các tác phẩm ghi chép về chiến tranh vô cùng giá trị... rồi bây giờ Irina vẫn phải ngã xuống vì chiến tranh, khâm phục và đau xót. Căm phẫn kẻ gây chiến, căm phẫn Putin!".

Hình ảnh người Ukraine trên Facebook của người Việt

Ngày 16/3, trước phán quyết của Tòa án Công lý Quốc tế yêu cầu Nga chấm dứt ngay các hoạt động quân sự trên lãnh thổ Ukraine, bạn viết: "CHÍNH NGHĨA thuộc về UKRAINE, đã được Toà án Công lý Quốc tế khẳng định". Người bạn ấy gốc Hà Nội và có cha là quan chức ở miền nam sau 1975.

Trên "nhà FB" của một bạn quê miền Nam làm việc trong ngành điện ảnh, am tường giới nghệ sĩ, tôi nhìn thấy sự tranh cãi về cuộc chiến và bạn đã phải chặn một số người ca ngợi Putin và ác ý với Ukraine. Bạn đã đổi nền cover sang màu cờ Ukraine và cho rằng giới nghệ sĩ ở miền Nam không dám thể hiện chính kiến về cuộc chiến này vì "tâm lý chung là sợ hãi, không liên can".

Thẳng thắn hơn, bạn chia sẻ:

"Chẳng những vậy mà còn bị chặn không cho tổ chức các chương trình gây quỹ thiện nguyện "for Ukraina" nữa chứ… Đó là ở cấp nhà nước, còn ở cấp nhân dân thì dường như có những người thuộc tầng lớp "tinh hoa" bổn xứ rất tỉnh và thực tế đến thực dụng, theo kiểu chọn phù thịnh chứ không phù suy, theo phe mạnh chứ "ngu gì" chọn phe yếu- vốn dĩ chỉ có nước mắt và nhiệt huyết nhưng hoàn toàn không có lợi ích. Showbiz tại xứ thì lại càng bên lề trong mọi câu chuyện thuộc về thời cuộc, bất kể là thời cuộc xứ mình hay xứ quốc tế. Showbiz tại xứ có lẽ chỉ cần nói chuyện "tiểu tam"/ "trà xanh" chi đó làm zui, mắc gì bàn chuyện "chính trị" cho đau đầu mệt óc."

Ngạc nhiên nhất là một bác sĩ dân Sài Gòn chuyên phẫu thuật tim hay kể chuyện bệnh nhân, bệnh viện, đồng nghiệp… mới đây cũng bình luận về cuộc chiến, với đôi dòng sắc cạnh:

"Chiến sự Ukraine - Nga đã mấy tuần, hai bên đánh nhau quyết liệt. Khâm phục tinh thần đoàn kết, yêu nước, dũng cảm của người dân Ukraine trước sự xâm lược của Putin. Đánh ở đâu xa lắc xa lơ, mà ở VN cũng chịu ảnh hưởng. Giá xăng dầu tăng, giá gaz tăng, vàng tăng, lương thực thực phẩm... tất cả đều tăng ( ngoại trừ lương là không chịu tăng )… Cảm ơn bạo chúa Putin. Gieo gió ắt gặt bão. Nổ súng bên Ukraine, mà rúng động thế giới. Nếu tui là dân Ukraine, dứt khoát không đầu hàng, không thỏa hiệp."

Trong danh sách những người nổi tiếng "ngoài lề phải" mà tôi follow, từ luật sư, bác sĩ, giáo sư đến nhà báo, nhà thơ, nhà hoạt động xã hội….đều tỏ rõ lập trường ủng hộ Ukraine, với cách đưa tin và bình luận khác nhau nhưng tựu chung đều gọi Putin là Stalin mới...

Trang FB của bạn Phan Châu Thành, một người Hà Nội đang sinh sống ở Ba Lan

Cũng có người chia sẻ đường link quyên góp cho dân Ukraine, hoặc công khai quyên góp tiền cho Đại sứ quán Ukraine như võ sư Đoàn Bảo Châu.

Trong số đó, đáng chú ý nhất là trang FB của bạn Phan Châu Thành, một người Hà Nội đang sinh sống ở Ba Lan.

Bạn Thành không chỉ tóm lược tình hình chiến sự Nga-Ukraine ngắn gọn và dễ hiểu mà còn tích cực tham gia vào nhóm người Việt ở Ba Lan và châu Âu ủng hộ dân Ukraine lương thực, thực phẩm, thuốc men, đồ dùng…Dù không công khai quyên góp cho Ukraine nhưng uy tín của bạn Phan Châu Thành (trong nhiều năm từng trợ giúp nuôi trẻ mồ côi trong các tu viện miền trung) đã giúp bạn trở thành nguồn tiếp nhận hàng hóa và tiền cứu trợ Ukraine từ người Việt.

Mỗi status của Phan Châu Thành đều kết thúc bằng câu: "Viva Ucraina" và hầu như status nào của bạn cũng gặp sự chế nhạo, chống đối và thậm chí chửi rủa của những kẻ "tôn thờ Liên Xô". Đáp trả, Thành thẳng thắn nói: "Người Ucraina đã quyết định tương lai của họ. Ủng hộ thì sắn tay vào giúp, không ủng hộ yên lặng mà nhìn, nói những thứ lung tung, nhồi vào đầu bọn trẻ toàn thứ chả đâu vào đâu, phát mệt, mà hỏng hết cả mấy thế hệ". Mặt khác, anh cũng tự hào: "Người Việt thực ra rất tốt, nếu họ có môi trường và niềm tin".

...và trong cộng đồng dân Công giáo

Những tin về Vatican này dễ tìm thấy trên mạng XH ở VN hơn là trên các kênh chính thống của nhà nước

Ngoài mạng xã hội, cộng đồng dân Công giáo ở Sài Gòn rất quan tâm đến cuộc chiến Nga - Ukraine, do linh hướng từ Đức Giáo hoàng Francis. Ngay trong ngày 2/3, khởi đầu mùa chay của dân Công giáo, cộng đồng giáo dân ở Sài Gòn đã ăn chay và dâng lễ cầu nguyện cho hòa bình Ukraine. Trong thánh lễ, một số linh mục đã cập nhật tình hình chiến sự Nga - Ukraine với quan điểm ủng hộ Ukraine.

Cha tôi gần 90 tuổi mỗi ngày đều theo dõi tin tức trên kênh YouTube của Vatican Tiếng Việt và ông tỏ ra đau buồn trước mất mát của người dân Ukraine. Cha tôi tin lời cầu nguyện của Đức Giáo hoàng và tin lời cầu nguyện của chính mình sẽ giúp cho chiến tranh sớm chấm dứt và không lan rộng toàn cầu.

Hy vọng cha tôi đúng.

Bài thể hiện quan điểm riêng của Song May, viết từ Sài Gòn.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024

Post by LDN Wed Apr 20, 2022 1:46 pm

Đức sẽ  đào tạo lính Ukraine xử dụng Panzerhaubitze 2000 tiếng anh là PzH 2000 heavy self-propelled artillery systems. Nơi đào tạo sẽ là Đức hay Ba Lan. Holland/Hà Lan sẽ cung cấp Panzerhaubitze 2000 cho Ukraine.

https://amp2.handelsblatt.com/politik/deutschland/ukraine-krieg-deutschland-bildet-offenbar-ukrainer-an-panzerhaubitze-2000-aus/28264476.html


Last edited by LDN on Wed Apr 20, 2022 2:04 pm; edited 1 time in total

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024

Post by LDN Wed Apr 20, 2022 1:55 pm

Germany Will Train Ukrainian Military To Use Heavy Artillery And  Ammunition For It

20 APRIL 2022 - ukranews

Germany will provide Ukraine with ammunition for PzH 2000 heavy self-propelled artillery systems, which the Netherlands intends to transfer to the Ukrainian military. Also, the German military will train Ukrainian colleagues to use these self-propelled artillery systems.
Bloomberg reports this with reference to an unnamed official of the German government.

According to him, such a decision is caused by strong pressure on Chancellor Olaf Scholz to provide more support to Ukraine, which is opposed to the invasion of Russian troops.

The interlocutor of the agency said that the training of the Ukrainian military will be organized in Germany or Poland. In Ukraine, it is impossible to hold such events due to the incessant shelling from Russia.

Recall that an unnamed official of the German government also told Bloomberg that Germany is ready to supply modern tanks to the countries of Eastern Europe, which can transfer Soviet-era equipment to Ukraine, which the Ukrainian military is trained to use.

As Ukrainian News Agency earlier reported, the German edition of Der Spiegel reported that members of the German parliament criticized Chancellor Olaf Scholz due to the lack of supplies of heavy weapons to Ukraine.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024

Post by Sponsored content



Sponsored content


Back to top Go down

Page 15 of 55 Previous  1 ... 9 ... 14, 15, 16 ... 35 ... 55  Next

View previous topic View next topic Back to top

- Similar topics

Permissions in this forum:
You can reply to topics in this forum