Our forum runs best with JavaScript enabled !

Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024

Page 14 of 55 Previous  1 ... 8 ... 13, 14, 15 ... 34 ... 55  Next

View previous topic View next topic Go down

New Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024

Post by LDN Mon Mar 28, 2022 8:31 am

Thiếu thốn khiến người Nga nhớ về nỗi ám ảnh thời Liên Xô bao cấp

Tuấn Khanh
27 tháng 3, 2022 - Sài Gòn nhỏ 

Siêu thị Nga với những ngăn hàng trống trải (France24)

Sau một giờ rưỡi xếp hàng chờ mua các bao đường, hoặc nhiều hơn vậy mà vẫn phải đang giành giật nhau mua trong siêu thị, người Nga đang cảm nhận rõ sự thiếu thốn do bị cô lập với thế giới.

Hàng dài những người chờ mua đường ở Saratov khiến người ta nhớ đến thời ảm đạm của nước Nga Xô Viết cũ, một phần diễn biến của thị trường hàng hoá Nga đã làm khơi lại nỗi sợ rằng cuộc xâm lược của Kremlin ở Ukraine sẽ dẫn đến sự thiếu hụt hoặc lại phải xếp hàng vô tận như thời Liên Xô.

Việc đường và bánh mì bắt đầu không tìm thấy ở các kệ hàng từ hồi đầu Tháng Ba, diễn ra sau một tuần sau khi Nga xâm lược Ukraine. Văn phòng thị trưởng thông báo rằng sẽ mở các phiên chợ đặc biệt cho người dân mua các mặt hàng chủ lực vào tuần trước, lập tức hàng trăm người đã có mặt.

“Người ta đang phải chỉ nhau chỗ có bán đường ở đâu. Điên thật,” Viktor Nazarov nói. Bà của Nazarov đã giao cho anh việc đi mua đường dự trữ ở các phiên chợ đặc biệt từ cuối tuần trước. “Vừa buồn và vừa buồn cười. Cảm giác như mới một tháng trước, tình hình vẫn bình thường nhưng bây giờ chúng tôi lại nói về những năm 1990, cố mua hàng vì sợ mọi thứ sẽ hết mất”.

Sau một giờ rưỡi xếp hàng chờ đợi tại quảng trường chính của thành phố, Nazarov đã mua được một túi năm ký đường. Nhiều video được chia sẻ trên mạng xã hội cho thấy cảnh giành nhau mua đường tại các chợ trong các thành phố khác ở Nga, trong khi tất cả quan chức Nga đều cho rằng sự thiếu hụt này là một phần của một cuộc khủng hoảng.

“Những gì đang xảy ra với mặt hàng đường ngày hôm đang tạo ra một tâm trạng hoảng loạn trong xã hội”, Thống đốc khu vực Omsk nói về chuyện vùng này đang phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt hàng hoá tương tự,

Sự thiếu hụt đột ngột là một là điều nước Nga phải nếm trải cho một năm khó khăn bởi kinh tế bị thu hẹp rất nhiều, lạm phát tăng cao và một sự cắt giảm chưa từng có của thế giới trong một nền kinh tế toàn cầu hóa.

Elina Ribakova, Phó Viện trưởng Viện Tài chính Quốc tế, cho biết chính phủ Nga có thể sẽ tiếp tục quay lưng với kinh tế thế giới. “Tôi tin rằng nước Nga đang chắc chắn quay dần về thời Liên Xô cũ. Tôi không coi đó là một cú sốc tạm thời rồi sau đó mọi thứ sẽ trở lại bình thường, với nền dân chủ tự do và tái hòa nhập với thế giới, trừ khi có sự thay đổi trong chính phủ.”

Khi quân đội Nga tiến công ở Ukraine, nhiều cửa hàng ở một số thành phố lớn đã bị thiếu hụt các sản phẩm thiết yếu như băng, giấy vệ sinh. Giá hàng nhập khẩu, chẳng hạn như bột giặt Tide, quần áo hoặc kem đánh răng, cũng đã tăng mạnh khi đồng rúp bị giảm giá. Chính phủ đã đổ lỗi cho đầu cơ và việc mua sắm hoảng loạn khi giá cả các mặt hàng thiết yếu gia tăng và cho biết hàng hóa đủ cho mọi nhu cầu.

“Như năm 2020, tôi muốn trấn an người dân ngay bây giờ: Chúng ta có thể tự cung cấp đầy đủ đường và lúa mỳ”, Phó thủ tướng Viktoria Abramchenko cho biết trong một bài phát biểu rằng: “Không cần phải hoảng loạn và mua hết những món hàng này – chúng ta có đủ hàng hoá cho tất cả mọi người”.

Nhưng tình hình càng lúc càng đáng lo hơn, các loại thuốc như insulin đã bắt đầu biến mất ở quầy thuốc. Một số cuộc thăm dò cho thấy rằng các bác sĩ Nga đang phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt hơn 80 loại thuốc như insulin và một loại thuốc thông dụng chống viêm cho trẻ em. Một lần nữa quan chức Nga đổ lỗi cho những người dân bị kích động và đưa ra tuyên bố về chuyện các hãng dược phẩm phương Tây sẽ không giới hạn các lô hàng thuốc thiết yếu đến Nga.

Bất chấp những tuyên bố tươi sáng, nền kinh tế của Nga đang bị ảnh hưởng rõ, lạm phát dự kiến tăng cao tới 20% trong năm nay, bà Ribakova nói. Đối với những người Nga bình thường điều đó có nghĩa là “Nghèo đói. Nghèo đói và tuyệt vọng. Người đang lo làm sao để sống sót. Có được thuốc cơ bản, thực phẩm cơ bản, sống với mức lương hưu tối thiểu. Họ sẽ phải rất tằn tiện trong cuộc khủng hoảng này. Họ không có tiền tiết kiệm, họ hầu như không sống nổi trước đó, và bây giờ thì họ sẽ phải xếp hàng hàng ngày trời và không được tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cũng như thuốc cơ bản”.

Natalia Zubarevich, một chuyên gia về kinh tế Nga, cho hay lý do chính cho sự thiếu hụt gần đây không chỉ là từ các biện pháp trừng phạt của phương Tây mà còn là sự thất bại của chuỗi cung ứng và sự do dự trong việc thực hiện các vụ mua bán lớn trong khi giá trị của đồng rúp vẫn nhiều biến động.

Trong một chương trình phát thanh, bà Natalia nói rằng bản năng của người dân Liên Xô – Nga không thay đổi khi qua việc mua một mặt hàng truyền thống là đường, trong thời kỳ kinh tế không ổn định.

Hàng ngàn người lao động cũng đã bị ảnh hưởng khi các công ty nước ngoài lớn như Ikea và McDonald ‘s đã tạm thời rời khỏi thị trường Nga. Trong khi đó, các nhà máy trong nước và các công ty khác cũng đã bắt đầu ngừng sản xuất. Đầu tháng này, AvtoVAZ, một trong những hãng sản xuất ô tô lớn nhất Nga, đã buộc phải ngừng sản xuất một số dòng xe nhất định. Sân bay lớn nhất Nga là sân Sheremetyevo ở Moscow cho biết hôm Thứ Hai rằng họ sẽ phải cho một phần năm nhân viên hãng nghỉ việc và ngừng tuyển dụng do các biện pháp trừng phạt.

Về lâu dài, toàn bộ các lĩnh vực của nền kinh tế Nga có thể gặp rủi ro, vì không mua được các linh kiện của phương Tây, điều đó có thể sẽ ảnh hưởng đến tất cả mọi thứ từ du lịch hàng không đến sản xuất hàng tiêu dùng.

“Tăng trưởng kinh tế bị thiệt hại vì kinh tế thời chiến”, Maria Shagina thuộc Viện các vấn đề quốc tế Phần Lan và Mạng lưới trừng phạt quốc tế Geneva cho biết. Các rủi ro bổ sung là nhiều công ty sẽ quyết định không tham gia lại thị trường Nga, bà nói.

Và với cuộc di tản ồ ạt chạy ra nước ngoài gần đây của những người trẻ và tài giỏi của nước Nga thì không rõ ai sẽ nối tiếp để xây dựng lại nước Nga. Có thể vài năm nữa sẽ có những sản phẩm của Nga thay thế cho các sản phẩm như Iphone, phần mềm Microsoft cho đến băng vệ sinh (do bị thế giới cấm vận) nhưng dù vậy, cũng cần thời gian để sản xuất. Nhưng câu hỏi là ai sẽ là người đứng ra để làm chuyện đó”, bà Maria Shagina nhận định.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024

Post by LDN Mon Mar 28, 2022 1:57 pm

Ukraine có nguy cơ bị chia đôi như Nam Bắc Triều Tiên

Hiếu Chân
27 tháng 3, 2022 - Sài Gòn nhỏ 

Ngày Chủ nhật 27-03, người dân thủ đô Kyiv dùng bao cát che chắn tượng đài Nữ hoàng Olga, các Thánh tông đồ Andrew, Cyril và Methodius ở trung tâm thủ đô để bảo vệ các di sản văn hóa trước các vụ tấn công dữ dội của quân Nga. Ảnh Maxym Marusenko/NurPhoto via Getty Images

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy hôm Chủ Nhật 27 Tháng Ba lên tiếng cáo buộc phương Tây hèn nhát trong khi một quan chức hàng đầu khác nói rằng Nga đang cố gắng chia đôi đất nước Ukraine, giống như Nam Hàn và Bắc Hàn.

Tổng thống Zelenskiy khẩn khoản cầu xin phương Tây viện trợ chiến đấu cơ và xe tăng để duy trì lực lượng phòng thủ vào lúc Ukraine tiếp tục chiến đấu chống quân xâm lược Nga. Lên tiếng sau khi Tổng thống Mỹ Joe Biden nói trong một bài phát biểu gây tranh cãi ở Ba Lan rằng Tổng thống Nga Vladimir Putin không thể tiếp tục nắm quyền, ông Zelenskyy đả kích phương Tây “đá qua đá lại chuyện ai sẽ làm và làm thế nào để giao cho Ukraine chiến đấu cơ” và các vũ khí khác trong khi các cuộc tấn công bằng hỏa tiễn của Nga đang giết chết thường dân Ukraine.

“Ukraine không thể bắn hạ hỏa tiễn Nga bằng súng máy. Thành phố cảng Mariupol đang bị vây khốn và đang chết. Không thể giải phóng Mariupol nếu không có đủ xe tăng, vũ khí hạng nặng và máy bay,” ông Zelenskiy nói. “Giá mà những người đã suy nghĩ suốt 31 ngày qua về cách bàn giao hàng chục phi cơ phản lực và xe tăng có 1% can đảm của họ,” ông Zelenskiy nói thêm, ám chỉ các nhà lãnh đạo các quốc gia NATO mà ông cho là hèn nhát.

Hôm 8 Tháng Ba, chính phủ Ba Lan có kế hoạch giao cho Ukraine, thông qua căn cứ quân sự Ramstein của Mỹ tại Đức, vài chục chiến đấu cơ Mig-29 mà nước này đang sở hữu với điều kiện Hoa Kỳ trực tiếp giao số phi cơ này cho Ukraine và sau đó bù lại cho Ba Lan những loại chiến đấu cơ tân tiến hơn như F-16; nhưng Washington từ chối đề nghị này với lý do Hoa Kỳ và NATO không muốn có hành động leo thang căng thẳng và lâm vào một cuộc chiến tranh trực tiếp với Nga.

***

Cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine đã bị chặn đứng ở nhiều khu vực. Mục tiêu của Putin là nhanh chóng bao vây thủ đô Kyiv và buộc nước này đầu hàng đã bị không thể thực hiện được trước sự kháng cự kiên quyết của người dân Ukraine được hỗ trợ vũ khí từ Mỹ và các đồng minh phương Tây khác.

Theo tin của  hãng AP, hiện tại, Nga cho biết trọng tâm chính của họ là giành quyền kiểm soát khu vực Donbass ở phía Đông Ukraine giáp biên giới Nga, một bước lùi rõ ràng so với các mục tiêu trước đó, nhưng lại là mục tiêu làm dấy lên lo ngại về một Ukraine bị chia rẽ. Vùng Donbass, với hai tỉnh Donetsk và Luhansk, là nơi diễn ra cuộc nội chiến giữa lực lượng chính phủ Ukraine và phiến quân ly khai được Nga hậu thuẫn từ năm 2014 đến nay; quân ly khai hiện kiểm soát được một số khu vực ở Donbass và phối hợp cùng quân đội Nga trong cuộc xâm lược. Một quan chức quân sự cấp cao của Nga hôm Thứ Sáu cho biết quân đội Nga hiện được chuyển hướng sang phía Đông từ các khu vực khác của Ukraine. 

Thông tin của tình báo quân sự Anh cho biết quân đội Nga đang cố gắng bao vây các lực lượng Ukraine tại hai khu vực do phe ly khai nắm giữ ở Donbass. Điều đó sẽ buộc quân kháng chiến Ukraine chuyển một phần lớn lực lượng về hướng này hoặc bị cô lập khỏi phần còn lại của đất nước. Trong tình hình đó, Kyrylo Budanov, người đứng đầu cơ quan tình báo quân đội Ukraine, cáo buộc Nga đang tìm cách chia Ukraine làm hai nước, Đông và Tây Ukraine, giống như Triều Tiên bị chia thành Bắc Hàn và Nam Hàn. Trước khi bắt đầu chiến tranh xâm lược Ukraine, ông Putin đã ký sắc lệnh công nhận “độc lập” của hai “nước cộng hòa” tự xưng Donetsk và Lugansk và một trong những yêu sách của Nga trong các cuộc đàm phán ngừng chiến là Ukraine phải công nhận độc lập của hai vùng lãnh thổ này.

Nguy cơ Ukraine bị chia đôi là có thật nếu để ý trong các cuộc biến động chính trị những năm 2013-2014, Ukraine đã bị chia rẽ về tư tưởng: một số địa phương phía Đông giáp với Nga và có nhiều người Nga sinh sống muốn Ukraine quan hệ mật thiết với Moscow trong khi phần lớn đất nước, nhất là các tỉnh phía Tây muốn Ukraine gia nhập không gian kinh tế và an ninh của châu Âu, cụ thể là trở thành thành viên Liên Minh Châu Âu EU và khối Minh ước Bắc Đại Tây Dương NATO. Việc ông Viktor Yanukovich, tổng thống thân Nga của Ukraine khi ấy, trì hoãn hồ sơ gia nhập EU đã làm dấy lên những cuộc biểu tình rộng lớn, lật đổ chính quyền của Yanukovich, buộc ông này phải lưu vong sang Nga và một chính phủ Ukraine mới, thân Phương Tây, được bầu lên, là chính phủ của ông Volodymyr Zelenskiy hiện nay.  

Sự thay đổi xu hướng quyền lực của Ukraine năm 2014 đi vào lịch sử như là sự kiện Euromaidan 2014, Cách mạng Màu Cam Ukraine. Với phương Tây, Euromaidan là cuộc cách mạng của người dân Ukraine giành lại quyền dân tộc tự quyết chống độc tài, trong khi Nga coi đó là một cuộc đảo chính do Hoa Kỳ và Phương Tây kích động và hậu thuẫn. Moscow đã nhanh chóng lợi dụng tình hình rối ren chính trị của Ukraine để ra tay chiếm đóng và sáp nhập bán đảo Crimea vào lãnh thổ Nga, bất chấp hiệp ước Budapest 1994 mà Nga là một bên ký tên cam kết tôn trọng an ninh, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine đổi lấy việc Kyiv bàn giao cho Nga kho vũ khí hạt nhân của nước này.

“Những kẻ xâm lược sẽ cố gắng tập hợp các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng thành một cấu trúc quốc gia giả tạo và sử dụng chúng để chống lại Ukraine độc ​​lập”, ông Budanov cho biết trong một tuyên bố của Bộ Quốc phòng. Ông dự đoán rằng chiến tranh du kích của người Ukraine sẽ làm phá sản kế hoạch chia đôi đất nước như vậy.

***

Tiếp tục chiến thuật sử dụng máy bay và hỏa tiễn tầm xa để tấn công các mục tiêu ở Ukraine sau khi bộ binh, xe tăng và trọng pháo bị sa lầy những ngày gần đây, quân Nga đã cấp tập dội hỏa tiễn vào khu vực thủ đô Kyiv, và thành phố Lviv gần biên giới Ba Lan ở phía Tây Ukraine.

Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Nga, Thiếu tướng Igor Konashenkov, xác nhận Nga đã sử dụng hỏa tiễn hành trình phóng từ trên không để phá một kho nhiên liệu và một nhà máy quốc phòng ở Lyiv, cách biên giới Ba Lan khoảng 45 dặm (75 km). Ông cho biết một cuộc tấn công khác với hỏa tiễn hành trình phóng từ biển đã phá hủy một kho hàng gần thủ đô Kyiv, nơi quân đội Ukraine cất giữ các hệ thống phòng không.

Vào đêm Chủ Nhật 27 Tháng Ba, một cuộc tấn công bằng hỏa tiễn đã phá hủy một kho dầu ở vùng xa xôi của Volyn, cách Lviv khoảng 120 km (75 dặm) về phía Bắc.

Các cuộc không kích của Nga đã làm rung chuyển Lviv – thành phố gần Ba Lan, nơi đã trở thành chỗ trú ẩn của khoảng 200,000 người chạy trốn khỏi vùng chiến sự. Lviv, phần lớn không bị bắn phá, cũng là nơi trú ẩn cho phần lớn trong số 3.8 triệu người tị nạn đã rời Ukraine kể từ khi Nga xâm lược vào ngày 24 Tháng Hai.

Tại Kyiv, bước tiến của quân đội Nga đã bị chặn lại nhưng giao tranh bùng phát ở các vùng ngoại ô và hỏa tiễn bắn vào thành phố đã làm rung chuyển Nhà thờ Thánh Sophia, một nhà thờ 1,000 năm tuổi nổi tiếng với những mái vòm bằng vàng, được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới và là trái tim của tinh thần Ukraine. 

Vadim Kyrylenko, một kỹ sư và nhà bảo quản, người quản lý cấp cao nhất còn lại tại nhà thờ, cho biết một cuộc tấn công gần đó “sẽ gây ra một sự thiệt hai không thể cứu vãn đối với tài sản tinh thần quý giá nhất của quốc gia vì nó rất mong manh và dễ bị tổn thương.”

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024

Post by LDN Tue Mar 29, 2022 2:58 am

Cuộc xâm lược của Nga thất bại, chiến tranh sang giai đoạn mới

Lê Tây Sơn
28 tháng 3, 2022 - Sài Gòn nhỏ 

Tổn thất quân sự của Nga tại chiến trường Ukraine ngày càng nặng nề (ảnh: Diego Herrera Carcedo/Anadolu Agency via Getty Images)

Chỉ hơn một tháng sau khi tên lửa đạn đạo đầu tiên của Nga rơi xuống sân bay quốc tế thủ đô Kyiv, chiến dịch của Putin đã bị gián đoạn và “trật đường ray” bởi sự kháng cự kiên cường của quân dân Ukraine. Thời gian gần đây, Ukraine thậm chí đã chuyển sang phản công trên một số mặt trận và Nga tuyên bố quay về mục tiêu chính là giải phóng vùng Donbas ở phía đông.

Nga bị đẩy lùi và co cụm lại
Lực lượng Nga vẫn giữ được ưu thế về quân số nhưng không còn áp đảo như trước. Các đơn vị thiết giáp của họ đã phải chật vật với vũ khí chống tăng do phương Tây cung cấp và máy bay không người lái do Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất. Hệ thống phòng không của Ukraine bị quá tải trước máy bay Nga chiếm lĩnh bầu trời bỏ bom bừa bãi nay đã được tăng cường hàng ngàn tên lửa Stinger của Mỹ và Starstreak của Anh. Hỗ trợ hậu cần kém, chiến thuật tồi, suy sụp tinh thần và mất phương hướng của các đơn vị tác chiến cấp tiểu đoàn của phía Nga đã cho phép quân đội Ukraine cản bước tiến của địch ở một số khu vực và bắt đầu phản công hiệu quả bằng chiến thuật “chia nhỏ và diệt”.

Phân tích hình ảnh vệ tinh, thông tin trên mạng xã hội và các tuyên bố chính thức của cả hai bên cho thấy cuộc xung đột đang chuyển sang một giai đoạn mới: cuộc chiến tiêu hao, trong đó người Nga có thể mất nhiều đất hơn họ có được và thậm chí phải hứng chịu các vấn đề tiếp tế lớn hơn do bị Ukraine cắt đứt các tuyến đường tiếp tế quá dài. Ví dụ, ở phía bắc và phía tây thủ đô Kyiv, người Nga dường như đang đào hào cố thủ hơn là tìm cách tiến lên. Tại các thành phố bị bắn phá như Irpin và Makariv, quân đội Ukraine đã củng cố lại lực lượng và thiết lập được cứ điểm phòng thủ lâu dài ngăn chặn một cuộc tấn công khác của Nga.
 
Có những dấu hiệu cho thấy quân đội Nga đang cố gắng bù trừ yếu kém bằng cách sử dụng nhiều hơn tên lửa, pháo bắn từ xa. Trong hai tuần qua, các cuộc tấn công bằng tên lửa của Nga tăng mạnh từ thành phố Lviv ở miển tây đến Zhytomyr ở miền trung và thành phố Mykolaiv ở phía nam. Mục tiêu chính bắn phá là các kho chứa nhiên liệu, khí tài quân sự và sân bay.

Ukraine phản công
Ngày thứ Sáu 25 Tháng Ba, Cố vấn An ninh Quốc gia Ukraine Oleksiy Danilov cho biết lực lượng của ông đang phản công ở một số khu vực, hiệu quả rất tốt nhưng chỉ giới hạn và tập trung tại các mặt trận miền nam, miền trung và đông bắc. Trong đánh giá mới nhất của mình, Viện Nghiên cứu Chiến tranh (Institute for the Study of War -ISW) nhận định: “Các cuộc phản công của Ukraine rất thận trọng, hiệu quả, và họ đã lấy lại được một số vùng lãnh thổ mà không phải cố gắng quá sức”.

Chiếm lại thành phố Kherson từ tay quân Nga là mục tiêu tham vọng nhất. Sau khi đánh bại mọi nỗ lực của Nga nhằm chiếm thành phố Mykolaiv, một đầu cầu để tấn công cảng Odesa, người Ukraine mở cuộc tấn công bằng tên lửa nhằm vào chỉ huy sở của Nga tại sân bay Kherson, giết chết một tướng Nga và lấy lại vùng phía bắc của thành phố.

Chiến thắng của Ukraine một phần nhờ vào sự bất tuân dân sự, không ủng hộ lực lượng chiếm đóng đã làm căng thẳng thần kinh lính Nga. Ngày 27 tháng Ba, một đám đông lớn đã xuống đường ở thị trấn Kakhovka (phía đông Kherson) để phản đối chiếm đóng, điều mà phía Nga không hề tính đến khi đưa quân vào Ukraine để cứu “những người anh em” khỏi ách áp bức phát xít. Tinh thần yêu dân chủ, tự do, chống độc tài nô lệ của người dân địa phương khiến cả phương Tây cũng ngạc nhiên.

Oleh Baturin, một nhà báo địa phương, nhận định: “Hiện lực lượng Nga vẫn kiểm soát Kakhovka vì tầm quan trọng của nó: nằm gần cây cầu nối Kherson với phía đông. Hành lang đất liền nối Crimea với biên giới của Nga sẽ rất khó bảo vệ nếu không giữ được Kakhovka”. Nhưng Baturin cho biết giao tranh rất dữ dội gần thị trấn Tavriysk và Nova Kakhovka gần đó, nơi tập trung đông đảo lực lượng của Nga. Theo các nhà quan sát, diễn biến cuộc phản công của Ukraine sẽ có ảnh hưởng lớn đến kế hoạch của Nga ở mặt trận phía nam.

Khakiv anh hùng

Nữ quân nhân Ukraine trên đường ra mặt trận; Lviv, ngày 24 Tháng Ba 2022 (ảnh: Metin Aktas/Anadolu Agency via Getty Images)

Có lẽ đáng ngạc nhiên nhất là Ukraine đã giành lại được vùng lãnh thổ gần biên giới Nga, xung quanh các thành phố chiến lược Kharkiv và Sumy. Kharkiv, chỉ cách biên giới Nga 30 km, dù dân gốc Nga chiếm đa số và đã bị tấn công gần như liên tục kể từ ngày đầu tiên của cuộc xâm lược nhưng thành phố lớn thứ hai Ukraine này vẫn đứng vững! Rõ ràng, dù gốc dân tộc nào, triển vọng phải sống dưới một chế độ độc tài và nham hiểm, tàn bạo là điều không người dân Kharkiv nào muốn. Các lực lượng Ukraine cũng chiếm lại được một số khu vực gần biên giới. Ngày 26 Tháng Ba, Oleh Syniehubov, người cầm đầu chính quyền khu vực Kharkiv, tuyên bố: “Một số khu định cư đã được giải phóng ở phía đông thành phố”.

Phân tích một đoạn video dài cho thấy cuộc tấn công của tiểu đoàn Azov theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan Ukraine vào một ngôi làng gần Kharkiv đã bắt giữ được một số tù binh Nga, vài người có vẻ bị thương nặng. Tiểu đoàn Azov là đối tượng phải tiêu diệt số một của Putin. Các video khác cho thấy nhiều ngôi làng ở phía nam Kharkiv hiện đã nằm trong tay Ukraine.

Các lực lượng Nga đã cố hết sức trong một tuần để chiếm Izium phía nam Kharkiv, nhưng sự kháng cự của Ukraine vẫn rất mạnh dù thành phố bị thiệt hại nặng nề. Ngày 27 tháng Ba, quan chức địa phương Maksym Strelnyk, cho biết “Hiện tình hình ở Izium vô cùng phức tạp. Giao tranh ác liệt vẫn tiếp diễn”.

Cũng ở phía đông bắc Ukraina, video và hình ảnh đã được xác minh cho thấy các lực lượng Ukraine đã trở lại kiểm soát thị trấn Trostyanets, cách thành phố Sumy khoảng 50 km. Nhiều thiết giáp Nga gồm cả xe tăng T-80 và xe chiến đấu bộ binh bị hư hỏng hay bỏ lại. Lữ đoàn 93 của Ukraine đăng hình ảnh trên tài khoản Facebook cho thấy binh lính của họ đã vào Trostyanets, và hứa giúp đỡ những người Nga bỏ lại vũ khí, trang thiết bị và đạn dược.

Trong vài ngày qua, phía đông thủ đô Kyiv đã chứng kiến ​​sự có mặt của binh lính Ukraine ở một khu vực nông thôn cách thủ đô khoảng 70 km, quanh các ngôi làng Lukyanivka và Rudnytske. Nếu cứ điểm này được giữ vững, chuỗi cung ứng vốn đã ì ạch của Nga sẽ phức tạp hơn, thậm chí bị cắt đứt. Cả thiên thời và địa lợi có vẻ không đứng về phía Nga. Nhưng thành phố Chernihiv ở phía bắc Kyiv vẫn bị bao vây bởi lực lượng Nga sau khi  họ tiến vào thành phố Slavutych gần đó vào cuối tuần qua. Các video trên mạng xã hội cho thấy quân Nga kiểm soát trung tâm thành phố, sử dụng lựu đạn gây choáng và bắn chỉ thiên khi đám đông vài trăm người biểu tình chống chiếm đóng. Người Nga cũng còn khả năng bao vây vùng ngoại ô Kyiv từ phía bắc, giáp biên giới Belarus.

Moscow đổi giọng

Thành phố cảng Odessa của Ukraine chuẩn bị đánh xe tăng Nga. Tổn thất trầm trọng khiến Nga phải tuyển mộ lính đánh thuê từ Trung Đông để bổ sung quân số. Ảnh STR/NurPhoto via Getty Images
Khi chiến dịch trên bộ bị đình trệ, các quan chức Nga thay đổi luận điệu khi khẳng định: “Việc bao vây các thành phố của Ukraine thực sự là để phục vụ mục tiêu chính: kềm hãm các lực lượng Ukraine và ngăn họ tập trung vào các khu vực ly khai ở Donbas”. Nhưng đây chỉ là “ngoa ngôn” biện minh cho thất bại của một cuộc xâm lược. Chuẩn tướng Sergei Rudskoy, Phó tổng tham mưu trưởng thứ nhất quân Nga, biện bạch: “Việc vây hãm các thành phố của Ukraine và đánh vào cơ sở hạ tầng quân sự đã cho phép chúng tôi không chỉ đánh bại lực lượng của họ mà còn ngăn họ tăng cường lực lượng ở Donbas”. Cũng vẫn là luận điệu cũ.

Chuẩn bị cho tình huống xấu, trong thông báo về hoạt động quân sự đặc biệt ngày 24 Tháng Hai, Putin nêu rõ: “Chiến dịch quân sự đặc biệt là nhằm đảm bảo Donbas (khu vực phía đông hai nước cộng hoà tự xưng Donetsk và Luhansk) khỏi bị Ukraine tấn công”. Dựa vào tuyên bố này, Rudskoy nói: “Nhìn chung, các nhiệm vụ chính của giai đoạn đầu chiến dịch đã hoàn tất. Nga không bao giờ có ý định tấn công các thành phố của Ukraine, nhưng không loại trừ khả năng lực lượng và phương tiện của chúng tôi sẽ tập trung vào mục tiêu chính: giải phóng hoàn toàn Donbas”. Rudskoy cũng đề cập đến một mục tiêu tham vọng hơn của Putin: “phi quân sự hóa Ukraine”.

Dĩ nhiên đây chỉ là sự bao biện được chuẩn bị sẵn khi bị cầm chân, nhưng đã có các bằng chứng cho thấy lực lượng Nga đang tiến đến ngoài rìa Donbas. Tuy nhiên, một phần đáng kể lực lượng Nga đã bị kẹt cứng trong cuộc bao vây tàn khốc ở Mariupol. Tổn thất ở đó sẽ ảnh hưởng đến khả năng tập trung lực lượng Nga ở phía đông nam. Viện Nghiên cứu Chiến tranh (ISW) cho biết tuyên bố của Rudskoy nên được hiểu là “Nga đã nhân thức được nguy cơ sa lầy nên quyết định thu hẹp các mục tiêu và giờ đây tạm hài lòng với khả năng có thể kiểm soát toàn bộ Donetsk và Luhansk”. ISW nhận định: “Việc Nga giảm mạnh cường độ tấn công trên hầu hết mặt trận cho thấy quân đội Nga không còn đủ sức mạnh để tấn công vào bất cứ nơi nào nữa ngoài phía đông”.

Bộ tư lệnh các lực lượng vũ trang Ukraine không tin các đơn vị Nga đang tổ chức lại và củng cố để thay thế các tổn thất và sẽ tiếp tục bao vây các thành phố. Sức mạnh tinh thần và khí tài của Ukraine đã lớn hơn trước nhiều. Họ hiểu đây là sự rút lui để bảo toàn lực lượng. Tất cả những điều đó cho thấy một giai đoạn thứ hai và có thể còn đẫm máu hơn sắp bắt đầu khi Nga cố gắng phục hồi một chiến dịch đang chùn bước trên thực địa và tăng gấp đôi việc sử dụng tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo. Tất cả là để đỡ mất mặt một siêu cường, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động buôn bán vũ khí trong tương lai.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024

Post by LDN Tue Mar 29, 2022 3:17 am

Lính tình nguyện Mỹ gốc Việt trở về từ Ukraine: “Quá khủng khiếp”

Bài viết của blogger Tuấn Khanh (Phỏng dịch theo bài phóng sự của Jeff Schogol trên Task & Purpose)
2022.03.26 - RFA

Lính tình nguyện Mỹ gốc Việt trở về từ Ukraine: “Quá khủng khiếp”

Hình minh hoạ: Các chiến binh từ Anh với biệt danh "Scouser", "Jacks" và "Ben Grant" chụp hình khi họ sẵn sàng vào khu vực chiến tuyến ở miền đông Ukraine chống lại quân Nga hôm 5/3/2022

Reuters
Sau khi dành 13 giờ hành quân vào phần đất quân Nga vừa chiếm, để tìm thi thể của một người lính Gruzia đã thiệt mạng gần Irpin, Ukraine, cựu binh Lục quân Hoa Kỳ Hiếu Lê biết phần tham gia vào cuộc chiến này của anh cũng đã kết thúc.

Đó cũng là sứ mạng cuối cùng của Hiếu Lê. Anh đã xin ra khỏi quân đoàn tình nguyện quốc tế của Ukraine. “Nhóm những chiến binh cạnh tôi của tôi rất ủng hộ vì họ thấy tôi bị ảnh hưởng sâu sắc như thế nào khi hành trình mang thi thể của chiến binh ấy về”, Hiếu Lê tâm sự với tờ Task & Purpose. “Về mặt thể chất, tôi cảm thấy ổn, nhưng tôi cảm thấy mình như có những vết thương vô hình trong tâm hồn”, Hiếu nói.

Anh Hiếu từng là lính thiết giáp M1 từ năm 2010 đến năm 2017, trong thời gian tại ngũ, anh được triển khai đến Afghanistan trong năm 2012. Trước đó, khi được báo Task & Purpose phỏng vấn về việc sống sót sau một cuộc tấn công bằng tên lửa hành trình của Nga vào căn cứ huấn luyện của mình, anh yêu cầu không nhắc tên mình, nhưng sau đó, Hiếu Lê đã thay đổi ý định, và cung cấp cả hình ảnh.

Vào một ngày thứ hai, 21 tháng ba, Hiếu Lê được đưa đến miền Tây Ukraine cùng với các đồng đội bị thương và các tình nguyện viên quốc tế cũng xin rời khởi vị trí tình nguyện như anh. Hiếu rời khỏi một cuộc chiến mà anh ấy chỉ mới tham gia gần hai tuần trước. “Tôi thực sự cảm thấy xấu hổ khi phải rời đi sớm như vậy khi chỉ vừa đến nơi, nhưng bạn đã bao giờ thấy điều gì khủng khiếp và đau lòng đến mức mà bạn không nào thể tiếp tục được chưa? Đối với tôi, điều để giải thích là như vậy”, Hiếu nói.

Sự ra đi của Hiếu Lê đúng vào lúc đang có những cải cách trong quân đoàn quốc tế, vốn được thành lập nhằm cho phép người nước ngoài chiến đấu cùng chiến tuyến với Ukraine, chống lại quân Nga. Nhưng phóng viên Andrew Milburn của Task & Purpose có được nguồn tin riêng cho biết rằng Ukraine đã loại bớt những thành viên ghi danh tình nguyện, nhưng lại chưa trải qua thực chiến và cũng không có khả năng ra mặt trận.

Hiện quân đội Ukraine đang tính toán lại về cách tuyển dụng người nước ngoài, ưu tiên cho các cựu chiến binh được đào tạo chuyên sâu, chẳng hạn như lính bắn tỉa, một sĩ quan Ukraine nói với Task & Purpose, với điều kiện giấu tên.

Anh Hiếu Lê tại Ukraine. Hình: Facebook Hieu Le
Rõ ràng là quá trình kiểm tra đối với quân đoàn quốc tế còn vội vã. Hiếu Lê cho biết anh đã nổi giận với những tình nguyện viên nói dối về khả năng chiến trường và cấp bậc của mình, chẳng hạn như từng là nhân viên điều phối chiến dịch đặc biệt, nhưng họ thiếu tính kỷ luật hoặc không có chút tính chuyên nghiệp nào.

Anh Hiếu viết trên Facebook: “Những người như vậy cả ngày xài các chất kích thích, không ai biết được những loại ma túy mà họ đã buôn lậu vào vùng chiến sự. Về cơ bản họ làm bất cứ điều gì họ muốn và các sĩ quan quân đội Ukraine đành ngó lơ hoặc bất lực để ngăn chặn điều đó”.

Hiếu Lê đến Ukraine hồi đầu tháng ba, với ước muốn được sống như lý tưởng của mình bằng cách giúp một tay cho những người Ukraine. Thế rồi trong nhiệm vụ đi lấy lại thi thể của đồng đội đã ngã xuống là trải nghiệm quân sự khó khăn nhất, mà anh đối mặt. Sau đó, anh viết trên Facebook: “Chính nhiệm vụ đó đã làm tôi sụp đổ”.

Nhóm của Hiếu Lê đã vác đầy mìn chống tăng và tên lửa chống thiết giáp, đi bộ một chặng đường dài 8 km để đến vị trí chiến đấu cuối cùng của người lính Gruzia, Hiếu kể lại trên Facebook. Trên đường đi, họ gặp phải những người có vẻ là lính Nga. Và những lính Nga này có vẻ không muốn chiến đấu, họ hô to 'Vinh quang cho Ukraine' để ra hiệu. Vì vậy hai bên đã vượt qua nhau mà không xảy ra sự cố nào.

Họ tìm thấy thi thể người lính và Hiếu Lê đã viết tên, số hộ chiếu và ngày chết của người đàn ông này lên một mảnh bìa cứng, rồi đặt cùng với thi thể. Sau đó, họ phải kéo thi thể trở lại theo các tuyến đường không có quân Nga.

Hiếu Lê viết trên Facebook. “Máu của anh ấy dính trên đồng phục của tôi, trong khi giữa chúng tôi là lặng thinh, nhưng cảm giác không thể giải thích được. Khi chúng tôi lên đồi đến đầu cầu, xe cứu thương gặp chúng tôi và chúng tôi cho anh ta vào một chiếc túi đựng xác, và đứng và chào chiếc xe cứu thương khi nó đi khuất”. Hiếu Lê nói, khi nhiệm vụ kết thúc, anh khóc suốt 10 phút mới lấy lại bình tĩnh. Và anh nhận ra rằng phần tham dự của của mình ở Ukraine cũng đã kết thúc.

“Trong thời gian ở Ukraine, tôi đã sống sót qua các cuộc tấn công bằng tên lửa hành trình, pháo kích liên tục, di chuyển qua lãnh thổ thù địch, lạnh đến thấu xương, bệnh tật, đói và nỗi thống khổ khi nhìn thấy chết chóc của chiến tranh”, Hiếu Lê viết trên Facebook, “Tôi mệt mỏi tận xương. Tôi không chắc mình sẽ còn ở lại Ukraine bao lâu nữa, nhưng tôi cảm thấy rằng mình đã làm đủ vai trò của mình, và hài lòng vì điều đó”.

Ngày 22 tháng ba, Anh Hiếu Lê chính thức rời quân đoàn tình nguyện và đi về qua ngõ Ba Lan.

* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024

Post by LDN Thu Mar 31, 2022 6:32 am

Từ khi có chiến tranh Ukraine - Nga thì 288.000 người từ Ukraine vào Đức. Vì có ~ người Ukraine 0 đăng ký, thông báo cho cơ quan đức và vì người Ukraine được sang Đức du lịch v.v...3 tháng (?) 0 phải xin Visa nên chuyên gia ước tính con số thật sự nhiều hơn.

https://www.deutschlandfunk.de/bundespolizei-beziffert-zahl-auf-rund-288-100.html


Last edited by LDN on Thu Mar 31, 2022 2:25 pm; edited 1 time in total

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024

Post by LDN Sat Apr 02, 2022 7:54 am

Vì sao Nga xâm lược Ukraine và Putin muốn gì?
Paul Kirby

BBC News - 31 tháng 3 2022

Hình ảnh quay bằng drone cho thấy mức độ tàn phá ở các thành phố Ukraine từ khi cuộc chiến bắt đầu

Khi Vladimir Putin phá tan hòa bình ở châu Âu bằng việc đánh vào một quốc gia dân chủ 44 triệu dân, cái cớ của ông là nước Ukraine hiện đại, nghiêng về phương Tây là một đe dọa thường xuyên và Nga không thể thấy "an toàn, phát triển và tồn tại" được.

Nhưng sau năm tuần bắn phá, hàng ngàn người thiệt mạng, nhiều thành phố bị phá hủy và hơn 10 ngàn người mất nhà cửa trong cũng như ngoài Ukraine, những câu hỏi lớn vẫn được đặt ra: mục tiêu của Putin là gì và liệu có lối thoát nào?

Mục tiêu của Putin là gì?
Mục tiêu ban đầu của vị tổng thống Nga là chiếm Ukraine và lật đổ chính quyền, chấm dứt vĩnh viễn mong muốn gia nhập liên minh quân sự phương Tây NATO. Nhưng cuộc xâm lược của Nga đã bị sa lầy và Putin dường như đã thu bớt tham vọng của mình.

Khi mở chiến dịch xâm lược hôm 24/2, ông nói với người dân Nga rằng mục tiêu của ông là "phi quân sự hóa và phi phát xít hóa Ukraine", để bảo vệ người dân Ukraine, những người đã phải chịu đựng cái mà ông gọi là tám năm đàn áp và diệt chủng của chính phủ Ukraine.

"Kế hoạch của chúng ta không phải là chiếm lãnh thổ Ukraine. Chúng ta không định áp đặt điều gì lên bất kỳ ai bằng vũ lực," ông khẳng định.

Ông ta còn nói đây không phải là một cuộc chiến hay cuộc xâm lược, mà chỉ là một "chiến dịch quân sự đặc biệt", cụm từ mà truyền thông Nga do nhà nước kiểm soát buộc phải dùng.

Cáo buộc về phát xít và diệt chủng ở Ukraine là hoàn toàn không có cơ sở, nhưng điều rõ ràng là Nga thấy thời điểm này là cốt yếu. "Tương lai của Nga và vị trí của Nga trên thế giới đang bị đe dọa," giám đốc tình báo Nga Sergei Naryshkin nói.

Quân đội Nga có mục tiêu tràn vào thủ đô Kyiv, xâm lược Ukraine từ Belarus ở phía Bắc, cũng như từ phía Nam và Đông.

Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov nói về việc giải phóng Ukraine khỏi áp bức, trong khi Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky được bầu lên theo quá trình dân chủ thì nói "kẻ thù đã xác định tôi là mục tiêu số một; gia đình tôi là mục tiêu số hai".

Nhưng sự chống trả quyết liệt của Ukraine đã gây ra thiệt hại nặng nề, và ở một số vùng, thậm chí đẩy lùi quân Nga.

Map showing Russian advances and Ukrainian counter-attacks

Bản đồ cho thấy bước tiến của quân Nga và các khu vực quân Ukraine phản công

Putin đã thay đổi mục tiêu?
Nga dường như đã hạ thấp tham vọng của họ, tuyên bố rằng Nga "nói chung đã hoàn thành" mục tiêu của giai đoạn một - làm giảm đáng kể khả năng chiến đấu của Ukraine.

Phía Nga tuyên bố tại các vòng đàm phán hòa bình rằng họ sẽ "giảm đáng kể" hoạt động quân sự quanh thủ đô Kyiv và quanh thành phố Chernihiv ở phía Bắc.

Điều này vẫn chưa được xác nhận và Tổng thống Ukraine Zelensky nói Ukraine chỉ tin vào những kết quả cụ thể, chứ không tin được lời nói.

Chiến tranh vẫn tiếp diễn, nhất là ở phía Đông và phía Nam, nơi quân Nga cố gắng tạo một hành lang đất liền dọc bờ biển phía Nam nối tới biên giới Nga.

Sau một tháng xâm lược, Nga tuyên bố mục tiêu chính của họ là "giải phóng Donbas" - nói chung gồm 2 vùng Luhansk và Donetsk ở Đông Ukraine.

Hơn một phần ba khu vực này đã do các lực lượng ly khai được Nga hậu thuẫn chiếm trong cuộc chiến bắt đầu từ năm 2014.

Trước khi cuộc xâm lược bắt đầu, điều rõ ràng là Tổng thống Putin muốn chiếm tất cả Đông Ukraine. Ông đã công nhận cả vùng này là thuộc về hai tiểu nhà nước do Nga giật dây. Người đứng đầu tiểu nhà nước Luhansk đề xuất tổ chức cuộc trưng cầu dân ý về việc gia nhập Nga, tương tự như cuộc trưng cầu được tổ chức lặng lẽ ở Crimea hồi 2014.

Ngoài mục tiêu quân sự, yêu sách lớn hơn của Tổng thống Putin là có được sự đảm bảo về trung lập trong tương lai của Ukraine.

Phía Ukraine đã đồng ý điều đó với điều kiện có đảm bảo về an ninh từ các nước đồng minh như một phần của thỏa thuận hòa bình rộng hơn được đưa ra trong vòng đàm phán ở Thổ Nhĩ Kỳ.

Vì sao Putin muốn một nước Ukraine trung lập?
Putin coi việc Liên Xô sụp đổ là "sự tan rã của nước Nga lịch sử." Ông tuyên bố người Nga và người Ukraine là một và phủ nhận lịch sử lâu dài của Ukraine.

Chính việc ông gây áp lực lên cựu tổng thống Ukraine Viktor Yanukovych, người nghiêng về phía Nga, không ký một hiệp ước với Liên minh Châu Âu hồi 2013 đã dẫn đến các cuộc biểu tình và cuối cùng làm ông Yanukovych phải ra đi hồi tháng 2/2014.

Sau đó Nga đã chiếm vùng Crimea ở phía Nam Ukraine và châm ngòi cho phong trào ly khai nổi dậy ở phía Đông và một cuộc chiến khiến 14.000 người thiệt mạng.

Khi Putin chuẩn bị xâm lược Nga vào tháng Hai, ông xé tan thỏa thuận hòa bình Minsk 2015 và cáo buộc NATO đã đe dọa "tương lai của chúng ta như một dân tộc". Ông tuyên bố mà không có cơ cở nào rằng các nước NATO muốn mang chiến tranh tới Crimea.

Một nước Ukraine trung lập là thế nào?
Trước khi Ukraine đưa ra kế hoạch hòa bình, Nga nói họ sẽ cân nhắc một nước Ukraine "trung lập, phi quân sự" với quân đội và hải quân riêng, tương tự như các nước Áo và Thụy Điển, cả hai đều là thành viên EU. Áo là nước trung lập trong khi Thụy Điển là nước không liên kết.

Tổng thống Zelensky đã tuyên bố rằng người Ukraine hiểu rằng họ sẽ không được vào NATO: "Đó là sự thực và điều đó cần được công nhận."

Volodymyr ZelenskyEPA/Ukraine presidency
Security guarantees and neutrality, the non-nuclear status of our state - we are ready to go for it... If I remember correctly, this is why [Russia] started the war
Volodymyr Zelensky - President of Ukraine

Nga không coi các đề nghị hòa bình của Ukraine là hứa hẹn hay đột phá, nên cuộc chiến vẫn tiếp diễn.

Nhưng đây là những gì Kyiv đề xuất:

•Ukraine sẽ trở thành một quốc gia "không theo khối nào (hay không liên kết) và phi hạt nhân", và không có căn cứ quân sự hay quân đội nước ngoài trên lãnh thổ

•Các đảm bảo nghiêm ngặt và mang tính pháp lý sẽ yêu cầu các quốc gia như Anh, Trung Quốc, Hoa Kỳ, Thổ Nhĩ Kỳ, Pháp, Canada, Ý, Ba Lan và Israel bảo vệ nước Ukraine trung lập trong trường hợp nước này bị tấn công

•Trong vòng ba ngày Ukraine bị tấn công, các quốc gia bảo lãnh sẽ phải bàn bạc và tham gia bảo vệ Ukraine

•Ukraine sẽ được phép gia nhập Liên minh Châu Âu

•Ukraine sẽ không tham gia các liên minh quân sự - chính trị và bất kỳ cuộc tập trận quốc tế nào sẽ phải được sự đồng ý của các quốc gia bảo lãnh.

Đơn xin gia nhập NATO (và EU) của Ukraine được ghi trong hiến pháp 2019 của nước này, nên bất kỳ thay đổi nào sẽ cần có một cuộc trưng cầu dân ý sau đó vài tháng.

Còn Crimea và vùng Đông Ukraine thì sao?
Cho tới giờ, Nga không ấn tượng với đề xuất của Ukraine về số phận tương lai của Crimea, mà Nga xâm chiếm hồi 2014. Điện Kremlin nói Crimea giờ đây là lãnh thổ của Nga và hiến pháp Nga cấm việc bàn thảo địa vị của Crimea với bất kỳ bên nào khác.

Theo đề nghị hòa bình của Urkraine, tất cả quân Nga sẽ rời lãnh thổ Ukraine và tương lai của các khu vực phía Đông do quân ly khai chiếm giữ sẽ được đàm phán giữa hai tổng thống như một phần của cuộc gặp thượng đỉnh đình chiến.

Tuy nhiên, Tổng thống Putin sẽ không từ bỏ bất kỳ vùng lãnh thổ nào Nga chiếm được trong chiến tranh, nhất là khi mục tiêu ông tuyên bố là "giải phóng" miền Đông Ukraine. Trong khi đó, Kyiv sẽ không bao giờ đồng ý khoan nhượng toàn vẹn lãnh thổ của mình.

Ukraine chưa bao giờ coi trọng yêu cầu phi quân sự hóa của Nga, và việc Moscow khăng khăng phải "phi Phát xít hóa" chỉ là tuyên truyền của Nga. Theo lời của ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba: "Thật là điên rồ, đôi khi họ thậm chí còn không giải thích được họ muốn nói đến điều gì."

Vấn đề của Putin với NATO là gì?
Với nhà lãnh đạo Nga, liên minh quân sự có 30 thành viên của phương Tây chỉ có một mục đích - chia rẽ xã hội Nga và cuối cùng là hủy hoại nó.

Trước khi cuộc chiến bắt đầu, ông yêu cầu NATO quay lại thời 1997 và đảo ngược việc mở rộng sang phía Đông, rút quân và bỏ các căn cứ quân sự từ các nước thành viên gia nhập liên minh này từ năm 1997 và không triển khai "vũ khí tấn công gần biên giới với Nga".

Điều đó có nghĩa là Trung Âu, Đông Âu và các nước vùng Baltic.

Graphic showing Nato's expansion since 1997
Chụp lại hình ảnh,
Bản đồ cho thấy sự mở rộng của NATO kể từ 1997

Trong con mắt của ông Putin, phương Tây đã hứa từ những năm 1990 rằng NATO sẽ "không mở rộng một tí nào về phía Đông", nhưng vẫn làm như vậy.

Tuy nhiên, đó là việc trước khi Liên Xô sụp đổ, và lời hứa "không mở rộng về phía Đông" được đưa ra cho Tổng thống Liên Xô Mikhail Gorbachev chỉ nói đến Đông Đức trong bối cảnh một nước Đức thống nhất. Chính ông Gorbachev sau đó đã nói rằng "chủ đề NATO mở rộng chưa bao giờ được bàn tới" vào lúc đó.

Putin có tham vọng xa hơn Ukraine không?
Nếu có, thì những thất bại quân sự của ông ở Ukraine có lẽ đã làm giảm những tham vọng rộng hơn của Putin ngoài Ukraine.

Sau nhiều giờ nói chuyện với vị lãnh đạo chuyên quyền Nga, Thủ tướng Đức Olaf Scholz kết luận:

"Putin muốn xây dựng một đế chế Nga…Ông ta muốn định hình lại một cách cơ bản hiện trạng của châu Âu theo tầm nhìn của ông ta. Và ông ta không ngần ngại gì về việc sử dụng quân đội để đạt mục đích này."

Bà Tatiana Stanovaya của hãng phân tích RPolitik và trung tâm Carnegie Moscow Center lo ngại về sự đối đầu Chiến tranh lạnh xoáy ốc: "Tôi có một cảm giác chắc chắn rằng chúng ta phải chuẩn bị nhận một tối hậu thư mà Nga đưa cho phương Tây, một tối hậu thư quân sự hóa hơn và hiếu chiến hơn chúng ta có thể tưởng tượng."

Sau khi chứng kiến việc ông Putin sẵn sàng san phẳng các thành phố châu Âu để đạt được mục tiêu, các lãnh đạo phương Tây không còn ảo tưởng gì nữa. Tổng thống Joe Biden đã gọi Putin là một tội phạm chiến tranh và lãnh đạo Đức và Pháp coi cuộc chiến này là một bước ngoặt trong lịch sử châu Âu.

Trước cuộc chiến, Nga yêu cầu tất cả vũ khí hạt nhân Mỹ bị cấm sử dụng bên ngoài lãnh thổ Hoa Kỳ. Hoa Kỳ đã gợi ý bắt đầu đàm phán về hạn chế sử dụng tên lửa tầm ngắn và tầm trung, cũng như một hiệp ước mới về tên lửa xuyên lục địa, nhưng ít có khả năng chuyện này sẽ xảy ra lúc này.

Ukrainian President Volodymyr Zelensky visiting positions on the frontline with pro-Russian militants in the Donetsk region, Ukraine, 06 December 2021

Trước khi chiến tranh nổ ra, Tổng thống Volodymyr Zelensky thường xuyên đi thăm các chiến trường ở Đông Ukraine

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024

Post by Sponsored content



Sponsored content


Back to top Go down

Page 14 of 55 Previous  1 ... 8 ... 13, 14, 15 ... 34 ... 55  Next

View previous topic View next topic Back to top

- Similar topics

Permissions in this forum:
You can reply to topics in this forum