Our forum runs best with JavaScript enabled !

Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024

Page 39 of 55 Previous  1 ... 21 ... 38, 39, 40 ... 47 ... 55  Next

View previous topic View next topic Go down

New Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024

Post by LDN Fri Dec 16, 2022 3:23 pm

Nga cảnh báo ‘hậu quả khó lường’ nếu Mỹ đưa Patriot tới Ukraine

Bình Phương
15 tháng 12, 2022 - Sài Gòn nhỏ

Một hệ thống hỏa tiễn phòng không Patriot của Mỹ trưng bày tại Triển lãm hàng không quốc tế ILA Berlin 2022 tại Đức. Đây là loại vũ khí phòng không tân tiến nhất thế giới mà Nga rất lo sợ. Ảnh Michele Tantussi/Getty Images
Như tin đã đưa, chính phủ Mỹ sắp cung cấp cho Ukraine loại hỏa tiễn phòng không tân tiến Patriot theo yêu cầu khẩn thiết của Tổng thống Volodymyr Zelenskyy nhằm ngăn chặn những đợt tấn công liên tục vào hệ thống điện của Ukraine bằng các loại hỏa tiễn Nga và máy bay không người lái (UAV) của Iran. Phía Nga đã lập tức cảnh báo rằng đây là một động thái “khiêu khích có thể dẫn đến những hậu quả khó lường”.

Cho đến hôm nay thứ Năm 15 tháng Mười Hai, 2022 Mỹ vẫn chưa công bố chính thức quyết định gửi hỏa tiễn Patriot đến Ukraine nhưng nhiều báo cáo cho thấy một thông báo như vậy có thể được đưa ra trong tuần này.

Đại sứ quán Nga tại Washington lập tức ra tuyên bố đáp trả. “Nếu thông tin này được xác nhận, chúng ta sẽ chứng kiến thêm một bước khiêu khích nữa của chính quyền Biden, có thể dẫn đến những hậu quả khó lường”. “Việc tiếp tục giao vũ khí cho Ukraine sẽ chỉ củng cố quan điểm của chế độ Zelensky rằng họ không bị trừng phạt và đẩy chế độ này tới những tội ác mới đối với thường dân ở các vùng Donbass, Kherson và Zaporozhye,” tuyên bố của Nga cho biết, theo trang tin The Hill.

Hoa Kỳ và các nước NATO đã gửi các hệ thống phòng không khác tới Ukraine, bao gồm hai lô Hệ thống hỏa tiễn đất đối không tiên tiến quốc gia gọi tắt là NASAM. Nhưng hỏa tiễn Patriot, do công ty Raytheon của Mỹ chế tạo, là hệ thống phòng không tân tiến nhất mà NATO có trong kho vũ khí của mình, có thể bắn hạ hỏa tiễn đối phương từ khoảng cách xa hơn.

Mỹ cho đến nay vẫn chưa cung cấp hỏa tiễn Patriot một phần vì lo ngại Moscow sẽ coi đây là hành động leo thang căng thẳng. Nhưng theo nhiều chuyên gia quân sự, việc Ukraine thiếu các hệ thống phòng không tân tiến đã kích thích Moscow thực hiện các cuộc tấn công bằng hỏa tiễn và UAV vào cơ sở hạ tầng năng lượng của nước này, phá hủy mạng lưới sản xuất và cung cấp điện, đẩy hàng chục triệu người dân Ukraine vào cảnh tối tăm và lạnh giá khi mùa đông khắc nghiệt đã đến. Hành động của Nga không thể coi là hành vi chiến tranh thông thường mà đã đi đến ranh giới của tội diệt chủng, và vì thế phương Tây cần quyết liệt hơn trong việc cung cấp phương tiện phòng thủ cho Ukraine.

Đại sứ quán Nga cho biết: “Chiến lược của Washington gây thiệt hại to lớn không chỉ cho quan hệ Nga-Mỹ mà còn tạo thêm rủi ro cho an ninh toàn cầu”.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết trong bài phát biểu hàng đêm hôm thứ Tư: “Chúng tôi đang chuẩn bị các thỏa thuận sẽ tăng cường khả năng phòng thủ của chúng tôi và cung cấp cho Ukraine nhiều khả năng hoạt động hơn”.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024

Post by LDN Fri Dec 16, 2022 4:20 pm

Chiến tranh Ukraine: Những cuộc tấn công chết chóc khiến Kherson mất điện

Tác giả Paul Kirby - BBC News

16 tháng 12 2022, 13:44 +07

NGUỒN HÌNH ẢNH,KHERSON OVA

Chụp lại hình ảnh,

Tòa nhà hành chính ở trung tâm Kherson bị tấn công vào hôm 14/12 và bị pháo kích gần đó vào hôm 15/12

Hai người đã thiệt mạng trong ngày thứ hai Nga tấn công vào miền trung Kherson - khu vực được Ukraine chiếm lại vào tháng trước - các quan chức Ukraine cho biết.

Các cuộc pháo kích dữ dộ vào các cơ sở hạ tầng quan trong ở khu vực cảng đã khiến toàn bộ thành phố mất điện.

Việc quân đội Nga rút khỏi Kherson là một trong những thất bại lớn nhất của Moscow kể từ cuộc xâm lược nổ ra hồi tháng Hai.

Nga đã nhắm mục tiêu vào các cơ sở hạ tầng năng lượng ở các thành phố của Ukraine trong nhiều tuần qua.

Hàng triệu người Ukraine đang sống trong cảnh không có điện và hệ thống sưởi khi nhiệt độ mùa đông xuống dưới mức đóng băng.

Miền nam Ukraine bị cả hai phe tấn công dữ dội

Nổ lớn ở trung tâm Kyiv giữa tiếng còi báo động

Mỹ lên kế hoạch gửi dàn tên lửa phòng không Patriot đến Ukraine

Pháo kích được cho là đã rơi cách tòa nhà hành chính quan trọng ở thành phố Kherson 100m, các quan chức thông báo một ngày sau khi tòa nhà bị hư hại nặng. Truyền thông Ukraine cho biết một nhân viên y tế 32 tuổi và một người đàn ông 70 tuổi đã thiệt mạng trong vụ tấn công nhằm vào một điểm sơ cứu y tế.

Các vụ nổ cũng xảy ra ở thành phố lớn thứ hai của Ukraine là Kharkiv. Thị trưởng Igor Terekhov cho biết Nga đang nã pháo vào các cơ sở hạ tầng và kêu gọi người dân hãy ở trong các nơi trú ẩn nếu có thể.

Cao ủy nhân quyền Liên Hợp Quốc Volker Turk cảnh báo rằng các cuộc tấn công của Nga đang khiến hàng triệu người Ukraine phải đối mặt với "khó khăn cùng cực" và các cuộc tấn công tiếp theo vào các cơ sở năng lượng có thể "dẫn đến việc tình hình nhân đạo xấu đi nghiêm trọng và gây ra nhiều cuộc di cư hơn".

Trong khi đó, các lực lượng ủy nhiệm do Nga hậu thuẫn cho biết các lực lượng Ukraine đã tiến hành "cuộc tấn công lớn nhất" vào trung tâm Donetsk bị chiếm đóng kể từ năm 2014, khi phe ly khai gây ra xung đột bằng cách chiếm giữ các phần của khu vực Donbas.

40 tên lửa được bắn đã khiến một người thiệt mạng và 9 người khác bị thương, Alexei Kulemzin, quan chức do Nga bổ nhiệm cho biết.

NGUỒN HÌNH ẢNH,TELEGRAM/ALEXEI KULEMZIN

Chụp lại hình ảnh,

Quan chức do Nga chỉ định Alexei Kulemzin cho biết đạn pháo bắn vào Donetsk 07:00 giờ địa phương

Thông tin chi tiết về vụ tấn công không thể được xác nhận, nhưng ông Kulemzin đã đăng tải hình ảnh các tòa nhà bị hư hại trong thành phố.

Trong bài phát biểu trước Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc tại Geneva, cao uỷ Volker Turk cho biết cuộc chiến đã khiến 18 triệu người cần viện trợ nhân đạo. Ông đưa ra chi tiết về các vụ hành quyết tập thể thường dân của quân đội Nga từ tháng 2 đến tháng 4, bao gồm cả những vụ giết chóc khét tiếng ở thị trấn Bucha bên ngoài Kyiv.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky hôm 15/12 đã kêu gọi các nhà lãnh đạo EU giúp đánh bại việc "khủng bố năng lượng của Nga", bằng cách duy trì nguồn cung cấp năng lượng của Ukraine với khoảng 2 tỷ mét khối khí đốt và điện trị giá khoảng 851 triệu USD.

Trong sáu tháng qua, ông Zelensky cho biết Ukraine đã đạt được những chiến thắng hữu hình và đã bắt đầu xây dựng một lá chắn trên không cho Ukraine. Thủ đô Kyiv cũng là mục tiêu của 13 drone hôm 14/12, tổng thống Zelensky cho biết, nhưng chúng đã bị quân đội Ukraine đẩy lùi.

NGUỒN HÌNH ẢNH,KHERSON OVA

Chụp lại hình ảnh,

Bên trong tòa nhà hành chính Kherson sau vụ tấn công hôm 14/12

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024

Post by LDN Fri Dec 16, 2022 4:32 pm

Nghiên cứu quốc tế

Ukraine và bóng ma Triều Tiên

Nguồn: Gideon Rachman, “Ukraine and the shadow of Korea,” Financial Times, 12/12/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Cuộc xâm lược của Nga có thể kết thúc với một hiệp định đình chiến, chứ không phải một hiệp ước hòa bình chính thức.

Đối với một số người bảo thủ, mọi cuộc khủng hoảng chính sách đối ngoại đều là “Munich.” Đối với một số người cánh tả, mọi cuộc chiến đều có nguy cơ biến thành “Việt Nam.”

Nhưng khi cuộc chiến Ukraine bước sang năm thứ hai, một phép so sánh ít phổ biến hơn đang nổi lên – Triều Tiên.

Điểm tương đồng ở đây là Chiến tranh Triều Tiên chưa bao giờ chính thức kết thúc. Đoạn kết của nó là một hiệp định đình chiến vào năm 1953, chấm dứt giao tranh mà không có một hòa ước chính thức nào được ký kết. Thay vào đó, đã có một lệnh ngừng bắn kéo dài hàng chục năm, mà về cơ bản đã đóng băng cuộc xung đột.

Hy vọng rằng một hiệp định đình chiến có thể là con đường dẫn đến chấm dứt chiến sự ở Ukraine được dựa trên ba ý tưởng. Thứ nhất, cả Nga và Ukraine đều không thể đạt được chiến thắng hoàn toàn. Thứ hai, lập trường chính trị của hai nước quá khác biệt để có thể đạt được một thỏa thuận hòa bình. Thứ ba, cả hai nước đều đang chịu tổn thất nặng nề – điều có thể khiến một lệnh ngừng bắn trở nên hấp dẫn.

Đúng là Moscow vẫn đang nói về chiến thắng. Vladimir Putin tự ví mình như Peter Đại đế, vị sa hoàng đã giành chiến thắng cuối cùng trong Đại chiến Bắc Âu, sau 21 năm đối đầu với Thụy Điển.

Nhưng thực tế là Putin đã thất bại ở Ukraine. Lực lượng của ông đã bị đẩy lùi khỏi Kyiv, Kharkiv, và Kherson. Lệnh động viên một phần của ông đã khiến hàng nghìn đàn ông Nga phải chạy trốn khỏi đất nước, nhưng không thể đảo ngược được tình thế trên chiến trường. Khoảng 100.000 binh sĩ Nga đã thiệt mạng hoặc bị thương – và mỗi tuần lại có thêm rất nhiều người thiệt mạng trong chiến tranh chiến hào tàn khốc.

Việc Putin không thể thừa nhận quy mô của thảm họa mà ông đã gây ra cho đất nước mình, cũng như những tội ác chiến tranh mà Nga đã gây ra ở Ukraine, chính là những trở ngại lớn cho hòa bình.

Tuy nhiên, quyết định kết thúc chiến tranh của Nga có thể được ngụy trang như một sự điều chỉnh trong chiến thuật quân sự, thay vì là một sự thừa nhận thất bại. Đây là điều đã xảy ra khi Nga rút khỏi Kherson. Putin đã giữ khoảng cách với quyết định rút lui, được công bố bởi các chỉ huy quân sự và bộ trưởng quốc phòng.

Sir Lawrence Freedman, tác giả của cuốn Command: The Politics of Military Operations from Korea to Ukraine (Chỉ huy: Chính trị của các chiến dịch quân sự từ Triều Tiên đến Ukraine), được xuất bản gần đây, nhận thấy có khả năng “xảy ra đàm phán giữa các quân đội với nhau về việc rút quân.” Dù Freedman nhấn mạnh rằng có những khác biệt quan trọng giữa hai cuộc chiến Triều Tiên và Ukraine, ông cho rằng hiệp định đình chiến của Triều Tiên chỉ ra khả năng “ngừng giao tranh, bằng cách tách các lực lượng ra xa nhau” – mà không cần một thỏa thuận hòa bình đầy đủ.

Nếu không có lợi ích nào về lãnh thổ hoặc chính trị, Putin khó có thể tuyên bố chấm dứt chiến tranh. Nhưng ông có thể chấp nhận ngừng giao tranh – điều này có thể được ngụy tạo như một hành động nghe theo lời khuyên của giới quân sự, hoặc một cử chỉ thiện chí.

Nhưng tại sao người Ukraine phải chấp nhận đình chiến? Họ có những lý do mạnh mẽ về đạo đức, chính trị, và sự sống còn để tiếp tục chiến đấu. Ukraine có động lực trong cuộc chiến. Tổng thống Volodymyr Zelensky đã hứa sẽ chiếm lại từng tấc lãnh thổ bị chiếm đóng, bao gồm cả Crimea, vốn đã bị Nga sáp nhập vào năm 2014. Sau những hành động tàn bạo mà Putin gây ra cho Ukraine, ý tưởng về một quan hệ “bình thường” với một nước Nga chưa cải cách dường như là điều không tưởng đối với nhiều người Ukraine. Và cũng có một lo ngại thực tế rằng Nga sẽ đơn giản sử dụng lệnh ngừng bắn để tái vũ trang trước khi tấn công Ukraine một lần nữa.

Tuy nhiên, cũng có những lý do – chắc chắn là khó nói hơn nhiều – khiến một lệnh ngừng bắn kéo dài theo kiểu Triều Tiên trở nên hấp dẫn đối với Ukraine. Giống như người Nga, người Ukraine vẫn đang hứng chịu thương vong nặng nề. Họ cũng đang phải đối mặt với một chiến thuật tàn bạo nhưng hiệu quả của Nga – chủ động nhắm mục tiêu vào cơ sở hạ tầng của Ukraine. Bằng việc khiến cho mùa đông trở nên khó chống chọi, việc mất nguồn cung nước và điện sẽ làm hàng triệu người tị nạn Ukraine rất khó trở về nhà. Thay vào đó, một làn sóng người tị nạn mới đang hình thành. Khi nhiều tháng lưu vong kéo dài thành nhiều năm, khả năng những người tị nạn quay trở lại Ukraine sẽ ít hơn – gây ra căng thẳng lớn cho các gia đình và xã hội.

Một vài người Ukraine thừa nhận một cách riêng tư rằng việc giành lại Crimea sẽ kéo theo một cuộc chiến thậm chí còn tàn bạo hơn trong nỗ lực tái chiếm lãnh thổ nơi có nhiều người – bao gồm nhưng không chỉ có các sĩ quan quân đội đã nghỉ hưu – vốn trung thành với Nga.

Vì vậy, người Ukraine có động cơ nhất định để đóng băng cuộc xung đột, mà không từ bỏ các mục tiêu chính trị quan trọng của họ. Trở ngại lớn nhất là họ thiếu tin tưởng hoàn toàn vào ý định của người Nga. Nhưng thực tế là các đồng minh phương Tây của Ukraine cũng đã không còn ảo tưởng về bản chất của nước Nga dưới thời Putin có nghĩa là một Ukraine hậu ngừng bắn sẽ không bị bỏ mặc một mình trong tương lai. Thay vào đó, khả năng được viện trợ quân sự và đảm bảo an ninh sẽ biến nước này thành một “con nhím” khó tiêu mà Nga phải cân nhắc trước khi tấn công.

Một lệnh ngừng bắn cũng sẽ cho phép những nước có cảm tình với Ukraine rót viện trợ nước ngoài để giúp nước này tái thiết. Hàn Quốc đã bị tàn phá hoàn toàn sau Chiến tranh Triều Tiên, nhưng hiện là một quốc gia thịnh vượng, tiên tiến. Ngược lại, một nước Nga vẫn do Putin lãnh đạo, một nước Nga vẫn từ chối thừa nhận tội ác của mình ở Ukraine, có thể phải đối mặt với một tương lai tiếp tục bị quốc tế cô lập và chứng kiến nạn nghèo đói gia tăng. Khi thực tế đó xảy ra, công cuộc tái thiết chính trị được chờ đợi từ lâu của Nga cuối cùng cũng có thể bắt đầu.


_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024

Post by LDN Fri Dec 16, 2022 4:35 pm

Nghiên cứu quốc tế

Tại sao Ukraine không nên vội tái chiếm Crimea?


Nguồn: Liana Fix và Michael Kimmage, “Go Slow on Crimea,” Foreign Affairs, 07/12/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tại sao Ukraine không nên vội chiếm lại bán đảo Crimea?

Việc Ukraine giải phóng thành phố Kherson vào đầu tháng 11 không đơn thuần là một chiến thắng quân sự kịch tính. Bằng cách giành chiến thắng trên chiến trường, Ukraine đã bóc trần trò hù dọa của Tổng thống Nga Vladimir Putin. Chỉ hai tháng trước đó, Putin đã công khai tuyên bố Kherson và các vùng lãnh thổ khác của Ukraine là một phần lãnh thổ của Nga, ngầm đặt chúng dưới sự bảo vệ hạt nhân của nước này. Putin đã hy vọng rằng nỗi sợ hãi về một cuộc tấn công hạt nhân sẽ buộc Ukraine phải hành động cẩn trọng và khiến những người ủng hộ nước này lùi bước. Nhưng kế hoạch của ông đã không hiệu quả.

Kherson khó có thể là điểm dừng cuối cùng trong loạt phản công thành công của Ukraine. Phần thưởng lớn nhất nằm xa hơn về phía nam: Bán đảo Crimea, nơi chiến tranh nổ ra vào năm 2014. Một thứ trưởng quốc phòng Ukraine đã tuyên bố rằng quân đội nước này có thể tiến vào “Crimea vào cuối tháng 12”. Những nhận xét như vậy có thể là ngầm đe dọa Nga. Hoặc cũng có thể họ thực sự nghiêm túc. Sau khi giải phóng Kherson, Crimea chắc chắn đã lọt vào tầm ngắm của Ukraine. Quân Nga có thể sẽ củng cố khu vực xung quanh Crimea, nhưng cho đến nay, cuộc chiến đã chứng minh rằng người Nga có thể để mất lãnh thổ và mất nó một cách nhanh chóng. Trận Crimea chắc chắn có thể xảy ra.

Các đối tác quốc tế của Ukraine đã cam kết bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ của nước này. Họ có lợi ích trong việc kiềm chế sức mạnh quân sự của Nga và ngăn chặn một cuộc xâm lược mới vào Ukraine. Nếu Crimea vẫn nằm trong tay Nga, điều đó sẽ đe dọa an ninh của Ukraine. Cuộc xâm lược của Nga vào năm 2022 đã được dàn dựng một phần là từ Crimea. Bán đảo này là một “con dao găm” không chỉ hướng về Biển Đen mà còn về phía Kyiv. Việc sáp nhập Crimea không phải là giới hạn của tham vọng đế quốc của Nga, như nhiều nhà lãnh đạo phương Tây đã hy vọng vào năm 2014. Thay vào đó, nó là bàn đạp cho những tham vọng kế tiếp.

Crimea không phải là Kherson. Nó chiếm một vị trí khác trong cuộc chiến, và nhiều đồng minh phương Tây thực sự lo ngại sẽ có leo thang xoay quanh Crimea. Putin có thể thua ở Kherson, hoặc những nơi khác ở Ukraine, và chấp nhận điều đó. Ông thậm chí có thể mất Donbas, một phần của miền đông Ukraine mà Nga đã chiếm đóng từ năm 2014, và vẫn có thể xoay xở về mặt chính trị. Nhưng Putin chắc chắn coi việc để mất Crimea và việc giữ ghế tổng thống là hai điều loại trừ lẫn nhau. Ông sẽ cố gắng giữ Crimea bằng mọi giá.

Đó có thể là một nhiệm vụ quá sức. Ukraine đã chứng minh tính dễ bị tổn thương của Crimea bằng các cuộc tấn công vào Hạm đội Biển Đen của Nga và vào cây cầu bắc qua Eo biển Kerch, nối Nga với Crimea. Ukraine nên tiếp tục gây áp lực quân sự lên Crimea và tiến lên ở khu vực phía nam Kherson. Lý tưởng nhất là Kyiv sẽ giành lại quyền kiểm soát con kênh cung cấp phần lớn nước ngọt cho Crimea. Dù là bất cứ lúc nào, Ukraine cũng nên khiến Nga lo sợ về một cuộc tấn công vào Crimea.

Tuy nhiên, trong thời điểm hiện tại, sẽ khôn ngoan hơn nếu Ukraine chỉ cô lập binh lính Nga ở Crimea mà không tìm cách tái chiếm bán đảo. Chiến lược này sẽ mang lại cho Kyiv một vị thế vững chắc trong các cuộc đàm phán trong tương lai với Nga, từ đó thuyết phục Điện Kremlin tham gia đàm phán một cách nghiêm túc. Chiến lược này cũng sẽ giúp duy trì sự thống nhất giữa các đối tác phương Tây của Ukraine, những người đang lo lắng về rủi ro leo thang. Còn trước mắt, Ukraine có thể tìm cách phá vỡ cây cầu nối đất liền với Crimea, chia cắt lực lượng của Nga ở phía nam và phía đông, đồng thời giành lại quyền tiếp cận Biển Azov. Một chiến dịch tốn kém và nguy hiểm nhằm chiếm lại bán đảo lúc này có thể gây rủi ro cho cuộc phản công mà Ukraine đã tiến hành rất xuất sắc kể từ tháng 9.

THẾ LƯỠNG NAN

Crimea là một trung tâm của lịch sử thế giới. Dưới thời Nữ hoàng Nga Catherine Đại đế vào thế kỷ 18, quân đội của bà đã giành quyền kiểm soát bán đảo từ tay Đế chế Ottoman, và đã sáp nhập nó vào Đế quốc Nga. Sang thế kỷ 19, Ottoman liên minh với Anh và Pháp để chống lại Nga trong Chiến tranh Crimea. Đến thế kỷ 20, bán đảo thuộc về Liên Xô sau Cách mạng Bolshevik và đã chứng kiến giao tranh ác liệt trong Thế chiến II. Các cuộc thảo luận giữa Lãnh đạo Liên Xô Joseph Stalin, Thủ tướng Anh Winston Churchill, và Tổng thống Mỹ Franklin Roosevelt đã được tổ chức tại thành phố Yalta của Crimea vào năm 1945. Kể từ năm 1954, Crimea không còn là một phần của Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô viết Liên bang Nga, khi Điện Kremlin chuyển nó cho Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô viết Ukraine.

Người Nga sát nhập Crimea bằng nòng súng vào năm 2014. Cuộc chinh phạt của họ đã trở thành nền tảng cho di sản chính trị của Putin, là dấu hiệu cho sự không khoan nhượng của Nga đối với phương Tây, và là bằng chứng của Putin, chứng minh rằng thời kỳ ô nhục của nước Nga hậu Xô viết đã qua. Việc sáp nhập Crimea đã nhận được sự ủng hộ tại Nga. Bên ngoài nước Nga, tình trạng của Crimea rất rõ ràng: nó được quốc tế công nhận là lãnh thổ của Ukraine. Chủ quyền của Ukraine sẽ luôn bị xâm phạm, cho đến khi Nga rút khỏi Crimea. Những vấn đề nhức nhối ở Crimea sẽ ảnh hưởng đến cơ hội gia nhập các tổ chức phương Tây như NATO và Liên minh châu Âu của Ukraine. Cả hai tổ chức đều do dự trong việc chấp nhận các thành viên mới với các vấn đề lãnh thổ chưa được giải quyết, đó là một lý do tại sao Putin muốn giữ chặt Crimea vĩnh viễn. Nhưng không điều gì trong số này có thể ngăn cản một trận chiến giành lại Crimea, một trận chiến mà Nga khó có thể đảm bảo chiến thắng. Nếu một trận chiến như vậy diễn ra, ba mối đe dọa sẽ xuất hiện.

Mối đe dọa quan trọng nhất là viễn cảnh leo thang hạt nhân. Kể từ khi cuộc xâm lược xảy ra vào tháng 2/2022, Putin đã phải định hình lại các mục tiêu chiến tranh của mình, và tự mâu thuẫn với chính mình trong quá trình đó. Cái gọi là chiến dịch quân sự đặc biệt nhằm củng cố lãnh thổ ở Donbas thực chất là một cuộc chiến chống lại Ukraine. Cũng từ thời điểm đó, Putin đã ra lệnh động viên, tuyên bố chiến tranh với phương Tây, và sáp nhập 4 khu vực ở miền nam Ukraine, một vở kịch được dàn dựng nhưng không thể che khuất sự thật rằng Nga đã mất phần lớn lãnh thổ mà nước này chiếm được từ ngày 24/02. Một “kiệt tác của chủ nghĩa phi hiện thực”, quyết định sáp nhập của Putin đã được theo sau bởi việc Nga ngầm đe dọa hạt nhân. Nhưng Ukraine đã vạch trần những lời dọa suông này khi họ giành lại những vùng lãnh thổ rộng lớn vừa mới được sáp nhập, mà không bị Nga đáp trả bằng leo thang hạt nhân.

Tuy nhiên, một lời dọa suông ở Kherson có thể không phải là một lời dọa suông ở Crimea. Crimea có một vị trí đặc biệt trong lịch sử và văn hóa Nga đối với Putin và đối với nhiều người Nga. Nó xuất hiện trong dòng quan điểm về Thế chiến II mà nước Nga của Putin đã nhiệt thành đón nhận. Đối với nhiều thế hệ người Nga, đó là một khu nghỉ dưỡng bình dị, tương tự như Florida và California ở Mỹ. Bán đảo này cũng xuất hiện phổ biến trong văn học Nga, đặc biệt là trong cuốn Ký họa Sevastopol (1855) của Tolstoy và Đảo Crimea (1981) của Vasily Aksyonov. Về mặt chính trị, Crimea là vùng đất thuộc Ukraine gần gũi với Nga nhất trước năm 2014, và nhiều người trong số 2,4 triệu cư dân của nó có quan điểm thân Nga. Kể từ năm 2014, Nga đã đàn áp các nhà hoạt động thân Ukraine và người Tatar ở Crimea, buộc nhiều người trong số họ phải rời khỏi bán đảo.

Sáp nhập Crimea là thành tựu nổi bật của Putin, nhằm tái khẳng định quyền lực của Nga thời hậu Xô viết, phạm vi sức mạnh quân sự của nước này, và sự nhạy bén chiến lược của Putin. Ông khoe khoang với người dân Nga về việc đánh bại phương Tây ở Crimea. Vì đã dựng lên câu chuyện này, Putin sẽ trở thành nạn nhân nếu Ukraine chiếm lại Crimea. Chính ông sẽ là người bị đánh bại.

Crimea không chỉ là một biểu tượng cho nước Nga của Putin. Nó có giá trị chiến lược to lớn đối với bất kỳ quốc gia nào sở hữu nó. Bán đảo đã cho phép Nga phong tỏa Ukraine bằng hải quân, gây áp lực kinh tế lớn trong cuộc chiến. Crimea còn là nơi đóng quân của Hạm đội Biển Đen của Nga trong hơn hai thế kỷ. Sau khi Liên Xô sụp đổ vào năm 1991, Nga và Ukraine đã đạt được một thỏa thuận, theo đó Nga thuê cảng Sevastopol từ Ukraine, một thỏa thuận kéo dài cho đến khi Crimea bị sáp nhập vào năm 2014. Việc củng cố quyền kiểm soát của Nga đối với Sevastopol – để duy trì hạm đội – là nguyên nhân chính dẫn đến việc Nga sáp nhập bán đảo. Không giống như Kherson, Crimea có thể là lằn ranh đỏ thực sự đối với Putin.

Thứ hai, ngay cả khi có thể dễ dàng chiếm lại 10.000 dặm vuông đất Crimea, khu vực này cũng không dễ để Kyiv quản lý. Bán đảo đã bị chiếm đóng từ năm 2014. Khó có thể đánh giá được tác động của việc chiếm đóng này. Sau khi đã sống theo luật pháp Nga, nhiều cư dân Crimea tự coi mình là công dân Nga. Những người lính Ukraine có thể được coi là những người giải phóng, nhưng họ sẽ không được chào đón bởi toàn bộ khối dân ở Crimea, nơi có đông dân hơn Latvia hoặc Estonia. Kyiv sẽ phải quyết định xem họ sẽ xét xử hay ân xá cho những người cộng tác với Nga và các nhà lãnh đạo chính trị thân Nga. Hai lựa chọn này đều sẽ gây chia rẽ về mặt chính trị. Sự phức tạp của việc Ukraine giành lại Crimea trong chiến tranh có thể ảnh hưởng xấu đến hình ảnh toàn cầu của Ukraine vào thời điểm nước này đang dựa vào danh tiếng tích cực của mình để giành được hỗ trợ quân sự và kinh tế.

Mối đe dọa thứ ba là khả năng rạn nứt của liên minh hỗ trợ Ukraine. Trong suốt cuộc chiến, Ukraine và các đối tác phương Tây đã đạt được mức độ gắn kết đáng kể, dù tất nhiên vẫn có những khác biệt. Ukraine đang chiến đấu vì sự sống còn của mình và muốn phương Tây tham gia nhiều hơn vào cuộc chiến. Phương Tây lo ngại về sự leo thang với một nước Nga trang bị vũ khí hạt nhân và đã chọn không can dự bằng quân đội.

Crimea sẽ là một phép thử lớn dành cho liên minh. Hầu hết các đồng minh ở Trung và Đông Âu sẽ ủng hộ Ukraine bằng mọi cách. Họ có xu hướng coi các mối đe dọa hạt nhân của Putin về cơ bản là không thật. Các quốc gia khác ủng hộ Ukraine lại có những tính toán khác và họ lo lắng hơn trước nguy cơ leo thang. Nhóm này bao gồm Pháp, Đức, và Mỹ. Trong khi đó, Brazil, Trung Quốc, Ấn Độ và các quốc gia khác ở phương Nam đang tìm cách để nhanh chóng kết thúc chiến tranh và ngăn chặn các tác động lan tỏa toàn cầu của nó. Họ không thực sự quan tâm Crimea, không muốn công nhận nó là một phần của Nga, nhưng chỉ mong muốn toàn bộ vấn đề biến mất.

MỘT LIÊN MINH LỚN

Cho đến nay, liên minh hỗ trợ Ukraine đã khôn ngoan né tránh tuyên bố các mục tiêu chiến tranh cụ thể, tạo cho Ukraine không gian tối đa để hành động. G-7 đã đưa ra một thông cáo chung vào tháng 10, kêu gọi “một nền hòa bình công bằng” và kêu gọi người Nga rút quân khỏi lãnh thổ Ukraine. Điều chưa được trả lời là liệu nền hòa bình công bằng này có thể đạt được bằng cách đẩy Nga ra khỏi Ukraine (bao gồm cả Crimea) thông qua các biện pháp quân sự, hay bằng cách đàm phán một thỏa thuận mà trong đó có những thỏa hiệp với Putin.

Về lý thuyết, việc nhanh chóng tiếp quản Crimea có thể giúp Ukraine ngăn quân Nga sử dụng bán đảo này làm bàn đạp trong tương lai, và chấm dứt chiến tranh theo các điều kiện của Ukraine. Trên thực tế, quyết định chiếm lại bán đảo sẽ đi kèm nguy cơ leo thang hạt nhân, và Ukraine sẽ phải trả cái giá rất đắt trong khi chiến tranh vẫn tiếp diễn ở các vùng khác của đất nước, khi kho vũ khí dành cho Ukraine giảm dần, và Nga tiến hành một cuộc tấn công khốc liệt vào nguồn cấp nước và điện của Ukraine.

Ukraine nên giữ cho Crimea dễ bị tổn thương bằng cách tiếp tục tấn công các mục tiêu quân sự. Họ nên tiến xa hơn về phía nam trong khu vực Kherson, chứng minh rằng Crimea và nguồn cung cấp nước của nó nằm trong tầm với của quân đội Ukraine. Không bao giờ nên loại bỏ hoàn toàn lời đe dọa tái chiếm bán đảo. Bởi vì nó mang lại cho Ukraine quyền lực thực sự đối với Nga và tạo đòn bẩy trong các cuộc đàm phán tiềm năng. Xét đến việc Putin quyết giữ Crimea, đây có thể là lợi thế lớn nhất mà Ukraine có được. Việc không tái chiếm Crimea trong khi vẫn gây áp lực quân sự lên vùng này có thể không ngăn được Putin sử dụng vũ khí hạt nhân ở Ukraine, nhưng nó sẽ làm giảm rủi ro đó.

Trong khi chờ đợi, những mục tiêu ngắn hạn và trung hạn quan trọng là củng cố hệ thống phòng thủ chống tên lửa và máy bay không người lái của Ukraine, đồng thời hỗ trợ bước tiến của nước này ở phía đông bắc và đông nam. Ukraine nên đặt mục tiêu phá bỏ hành lang đất liền với Crimea mà Moscow đã thèm muốn từ lâu và đã tranh đấu dữ dội để có được nó. Nếu quân đội Ukraine thành công, họ có thể chia rẽ lực lượng của Nga ở phía nam và phía đông bằng cách tiến tới Melitopol và đến tận Biển Azov. Việc Nga mất quyền kiểm soát đối với các vùng lãnh thổ ở phía đông và phía nam sẽ làm tăng thêm sự bất ổn chung cho vị thế của quân đội Nga ở Ukraine và khiến cuộc chiến không còn được ủng hộ ở Nga.

Ukraine và những người ủng hộ nên tiếp cận vấn đề Crimea một cách tự tin. Nga đã tự chuốc lấy một thất bại chiến lược với quyết định xâm lược Ukraine vào tháng 2 năm nay. Họ đã cho thấy quân đội của mình yếu hơn nhiều so với dự đoán trước chiến tranh. Họ chính là tác giả khiến nước mình bị cô lập ngoại giao, điều chỉ có thể đảo ngược bằng cách chấm dứt chiến tranh. Họ đã gây khó khăn cho nền kinh tế và làm chậm quá trình hiện đại hóa quân sự vì phải chống chọi với các biện pháp trừng phạt. Họ đã giúp nuôi dưỡng ý thức ái quốc ở Ukraine, và họ đã củng cố đáng kể liên minh xuyên Đại Tây Dương mà Ukraine hiện là một thành viên trên thực tế. Theo thời gian, những điểm yếu sẵn có của Nga cũng như lợi thế của phương Tây và Ukraine sẽ phát huy tác dụng. Khi điều đó xảy đến, chúng ta sẽ có thêm các lựa chọn mới để giải quyết vấn đề Crimea.

Liana Fix là Nghiên cứu viên Châu Âu tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại và là tác giả cuốn “A New German Power? Germany’s Role in European Russia Policy.”

Michael Kimmage là Giáo sư Lịch sử tại Đại học Công giáo Mỹ và là Nghiên cứu viên cấp cao tại CSIS. Từ năm 2014 đến năm 2016, ông phục vụ trong Nhóm Hoạch định Chính sách tại Bộ Ngoại giao Mỹ, nơi ông chịu trách nhiệm khu vực Nga/Ukraine.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024

Post by LDN Sat Dec 17, 2022 3:04 pm

Sống chung với mìn!

Trang Nguyên
17 tháng 12, 2022 - Sài Gòn nhỏ

Bảng báo có mìn được cắm khắp nơi ở thành phố Izyum, vùng Kharkiv, Ukraine, vào ngày 13 Tháng Mười Hai, 2022. Người ta nói rằng hơn 1,200 người từng sống trong làng trước khi bắt đầu chiến tranh Nga-Ukraine, như bây giờ chỉ còn lại 32 cư dân. (ảnh: Sofia Bobok/Getty Images)

Những bãi mìn Nga để lại sau khi rút quân là mối đe dọa cho thường dân Ukraine, khủng khiếp hơn hỏa tiễn, và rải rác khắp nơi nhưng chưa có biện pháp vô hiệu hóa.

Khi lực lượng Nga rút khỏi thành phố Izyum, vùng Kharkov, miền Đông Ukraine, hồi Tháng Chín, bà Lyudmila Ivanenka, 69 tuổi, hăm hở chạy ra ngoài lộ xem binh sĩ Nga rút đi ra sao, về hướng nào. Trên đường về nhà với niềm vui mừng kéo dài chưa được bao lâu, tai họa ập đến với bà. Bà đã trúng mìn của quân Nga gài khi chiếm đóng. Bà bị thương rất nặng. Hàng xóm đưa bà đi cấp cứu, nhưng họ, quân đội Nga sẽ bắn phá những phương tiện di chuyển, nên phải dùng xe đẩy hàng để chở bà tới bệnh viện. Thay vì cấp cứu phải rất nhanh, nhưng xe đẩy hàng chỉ có thể di chuyển rất chậm, kéo dài quá lâu, bà Ivanenka mất nhiều máu, may mà bà được cứu sống.

Khung cảnh hoang tàn tại ngôi làng bị phá hủy hoàn toàn Kamyanka, thành phố Izyum, vùng Kharkiv, Ukraine, vào ngày 13 Tháng Mười Hai, 2022. Người ta nói rằng hơn 1,200 người từng sống trong làng trước khi bắt đầu chiến tranh Nga-Ukraine, như bây giờ chỉ còn lại 32 cư dân. (ảnh: Sofia Bobok/Getty Images)

Bà Ivanenka không phải là nạn nhân duy nhất của sự tàn ác mà quân đội Nga để lại sau khi rút quân. Hồi Tháng Tám, vài tuần trước khi quân đội Nga rút lui khỏi Izyum, Viktor Naidenko dắt con dê của mình đi qua một cánh đồng phía sau nhà. Khi quay trở lại, anh đi theo con đường khác, và đạp trúng mìn. Bàn chân của anh bị đứt lìa. “Chúng tôi không hề biết nó đến từ đâu, nhưng nhiều lắm, và ở khắp nơi, xung quanh Izyum,” Naidenko nói. Anh được đưa đi cấp cứu bằng trực thăng, bay thẳng qua Nga để điều trị. Với sự giúp đỡ của các tình nguyện viên, Naidenko thực hiện chuyến đi dài để trở lại Izyum vào cuối Tháng Tám. Từ đó, anh phải học lại cách sống, đi đứng và làm ruộng bằng một chân.

Mìn và những vật liệu nổ sót lại ám ảnh nhiều thế hệ sau này, gây thương tật và giết hại rất nhiều thường dân ở Afghanistan, Iraq hay nhiều quốc gia khác, thậm chí hàng thập kỷ sau khi các hiệp ước hòa bình được ký kết. Tại Ukraine cũng thế, nhiều người bị thương tích vì những cạm bẫy vô hình này, người chưa đạp trúng mìn, sống trong sợ hãi và lo âu, không biết bao giờ tới mình.

Ở Kamyanka, thành phố Izyum, vùng Kharkiv, trước khi bắt đầu chiến tranh Nga-Ukraine, nơi đây có hơn 1,200 cư dân, nhưng bây giờ mọi người đều di tản hết, hoặc bị giết chết vì bom mìn, chỉ còn lại 32 người ở lại.

Bảng báo có mìn được cắm khắp nơi ở thành phố Izyum, vùng Kharkiv, Ukraine, vào ngày 13 Tháng Mười Hai, 2022.  (ảnh: Sofia Bobok/Getty Images)

Ivanenka cho biết bà đạp phải thứ giống như mìn sát thương PFM1 – những quả mìn nhỏ bằng nắm tay, có thể phát nổ khi người khác đạp lên hoặc thậm chí đứng gần, nó cũng phát nổ. Với mắt thường rất khó phát hiện những quả mìn này vì nó có màu xanh lục hoặc nâu, tiệp với màu lá cây và đất, chúng được rải bằng máy bay hoặc súng cối.

Những loại mìn sát thương này đều bị luật pháp quốc tế cấm do dễ gây hại cho thường dân thường. Hồi Tháng Mười Một, Landmine Monitor, ấn phẩm chuyên theo dõi các nỗ lực rà phá bom mìn trên khắp thế giới cho biết, Nga đã sử dụng ít nhất bảy loại mìn sát thương ở Ukraine trong năm nay.

Nga không phải bên tham gia Hiệp ước Cấm Mìn năm 1997, yêu cầu các nước không sử dụng mìn sát thương và phá hủy kho dự trữ của họ. Ukraine ký hiệp ước này vào năm 1999, nhưng đã vi phạm các điều khoản vì không phá hủy hoàn toàn kho dự trữ mìn trước thời hạn năm 2010, theo Landmine Monitor. Trên thực tế, Ukraine vẫn sở hữu kho dự trữ mìn, nhưng Landmine Monitor cho rằng họ không tìm thấy bằng chứng Kyiv sử dụng loại mìn sát thương này trong cuộc xung đột với lực lượng ly khai ở miền Đông, kể từ năm 2014 đến nay. Trong một báo cáo khác được công bố hồi Tháng Sáu, Tổ chức Giám sát Nhân quyền cho biết “không có thông tin đáng tin cậy nào cho thấy quân đội chính phủ Ukraine sử dụng mìn sát thương vi phạm Hiệp ước Cấm Mìn từ năm 2014 đến năm 2022”.

Tuần trước, tại buổi lễ tôn vinh bốn sĩ quan cảnh sát, trong đó có Cảnh sát trưởng quốc gia vùng Cherkasy, vì nỗ lực rà phá bom mìn ở Kherson, Tổng thống Volodymyr Zelensky nói, Nga đã rải mìn trên gần 260,000 km2 lãnh thổ Ukraine. Điều này khủng khiếp hơn cả hỏa tiễn, vì Ukraine không có hệ thống chống mìn như hệ thống phòng không, nên không thể hạn chế được mối đe dọa.

Một ông già đi qua một trung tâm mua sắm nhỏ ở thành phố Izyum, vùng Kharkiv, Ukraine, ngày 13 Tháng Mười Hai, 2022. (ảnh: Sofia Bobok/Getty Images)

Tại Izyum, những thông điệp cảnh báo người dân đề cao cảnh giác, thận trọng hết mức đã được lan truyền từ trước khi Nga rút quân, nên bà Ivanenka luôn để ý mìn ở các bãi cỏ, nhưng không bao giờ nghĩ rằng sẽ đạp phải mìn trên con đường chính. Bây giờ, bà trở thành người tàn tật, không có việc làm và rất khó có cơ hội được thay chân giả trong tương lai gần. Nhưng ngay trong lúc Ivanenka được điều trị tại bệnh viện chính của Izyum, người ta vẫn có thể nghe thấy tiếng nổ bên ngoài, khi một đội rà phá bom mìn phát hiện thêm nhiều quả mìn nằm rải rác trong khuôn viên bệnh viện. Những tấm biển cảnh báo nguy hiểm được dựng lên ở khắp nơi.

Theo Naidenko, những câu chuyện như của Ivanenka và anh rất phổ biến ở Izyum. Họ nằm đầy dẫy trong bệnh viện, nạn nhân của vũ khí sát thương gián tiếp từ quân Nga.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024

Post by LDN Sat Dec 17, 2022 3:14 pm

Bi kịch của những người tị nạn Ukraine

Trang Nguyên
16 tháng 12, 2022 - Sài Gòn nhỏ

Người Ukraine, trở về nhà, xếp hàng bên ngoài văn phòng kiểm soát passport tại nhà ga sau khi sáp nhập 15% các vùng của Ukraine, dẫn đến một cuộc di cư mới khỏi Ukraine ở Przemysl, Ba Lan. (ảnh: Artur Widak/ Getty Images)

Không còn không khí hoan hỉ chào đón, giờ đây, những người tị nạn Ukraine sang các nước Âu châu đang nhận được thái độ khác – sự lạnh nhạt!

Khi Âu châu bắt đầu vào Đông và Nga tiếp tục không kích các cơ sở hạ tầng điện nước của Ukraine, lại bùng lên làn sóng người tị nạn, lần này khủng hoảng hơn nhiều.

Áp lực và căng thẳng

Hồi Tháng năm, sau năm tháng di tản sang Italy, trở về quê hương, niềm mơ ước lại được ngồi ghế nhà trường ở đại học danh tiếng tại Kyiv của Polina Sydorenko, 19 tuổi, nhanh chóng sụp đổ. Vài tuần sau khi cô sinh viên hồi hương, cuộc sống bình thường ở Kyiv mới được khôi phục. Nhưng quá trình khôi phục đâu phải ngày một ngày hai, vì nó không những bị quân Nga tàn phá trước đây, mà ngay bây giờ cũng có những đợt không kích mới, nhắm vào các cơ sở hạ tầng năng lượng quan trọng.

Trường của Sydorenko lại bị đóng cửa, khiến em một lần nữa phải chạy loạn tiếp sang Italy cùng với một người bạn thân. “Tình tình quá tồi tệ, giờ tụi em chẳng biết phải làm gì,” Sydorenko nói, và cho biết những người bạn của cô cũng từ bỏ ý định trở về quê hương.

Từ khi chiến tranh nổ ra, Âu châu mở cửa đón làn sóng người tị nạn đầu tiên từ Ukraine và luôn duy trì chính sách này, cho tới bây giờ. Người tị nạn Ukraine được cấp quyền di chuyển tự do trong EU, được làm việc và nhận trợ cấp để ổn định cuộc sống. Sydorenko là một trong số 173,000 người Ukraine di tản sang Italy. Các gia đình Italy và các nhóm xã hội dân sự mở cửa, quyên góp đồ dùng và giúp các học sinh, sinh viên Ukraine tiếp tục chương trình học.

Nhưng gần 10 tháng sau khi nổ ra chiến sự, không khí chào đón nồng nhiệt ban đầu đang lạnh dần, như khí trời chuyển Đông. Cộng với nạn lạm phát gia tăng và ngân sách chính phủ hạn chế, những gia đình cưu mang người tị nạn quá mệt mỏi và không còn hào hứng đón tiếp người tị nạn mới.

Khi châu Âu bắt đầu vào Đông và Nga tiếp tục không kích các cơ sở hạ tầng điện nước của Ukraine, các quốc gia thành viên Liên minh Âu châu (EU) chuẩn bị đón một làn sóng người tị nạn Ukraine. Và đó chính là mục đích của Putin, vì Nga muốn tạo ra khủng hoảng tị nạn để gây áp lực lớn hơn cho EU, theo lời ủy viên di cư của EU – Ylva Johansson.

Từ trái: Viktor Orban, Thủ tướng Hungary, Petr Fiala, Thủ tướng Cộng hòa Czech, Eduard Heger, Thủ tướng Slovakia và Mateusz Morawiecki, Thủ tướng Ba Lan tham gia cuộc họp báo tại hội nghị thượng đỉnh V4 hôm 24 của Tháng Mười Một năm 2022 tại Bankov, Kosice, Slovakia. Thủ tướng Slovakia, Cộng hòa Séc, Ba Lan và Hungary thảo luận về tình hình hiện tại ở Âu châu trong bối cảnh Nga gây hấn ở Ukraine và cuộc khủng hoảng năng lượng. Cuộc họp cũng tập trung vào vấn đề di cư bất hợp pháp và đánh giá hợp tác trong khu vực V4. (ảnh: Robert Nemeti/Getty Images)

Hồi giữa năm, khi nhiệt độ của cuộc chiến dịu lại một chút, nhiều người trong số họ trở về nhà ở Kyiv và các tỉnh phía Tây. Nhưng hiện thời vẫn còn rất nhiều người Ukraine không muốn hồi hương, vì chiến tranh chưa có dấu hiệu chấm dứt, khiến các cơ sở tiếp nhận ở nhiều quốc gia đối mặt nguy cơ quá tải, cộng thêm làn sóng tị nạn mới, tạo ra căng thẳng ngày càng tăng giữa các nước thành viên EU.

Dưới thời Thủ tướng Giorgia Meloni, chính phủ cánh hữu mới của Italy đang kêu gọi thực hiện các biện pháp cứng rắn hơn để ngăn người nhập cư bất hợp pháp, cũng như áp dụng cơ chế công bằng hơn để chia sẻ gánh nặng tiếp nhận người tị nạn trong EU. Cùng lúc, chuyên gia nhập cư tại Trung tâm Chính sách Âu châu – Alberto-Horst Neidhardt, cho rằng những luận điệu chính trị về nhập cư đang leo thang khắp châu lục này, đồng thời nhấn mạnh những khó khăn mà nhiều nước thành viên gặp phải để đưa ra giải pháp đồng bộ. “Viễn cảnh về dòng người mới từ Ukraine và các khu vực khác có thể gây căng thẳng nhiều hơn cho nhiều nước EU,” Neidhardt nói.

Cho tới Tháng Chín vừa qua, Âu châu tiếp nhận khoảng 4.4 triệu đơn xin tị nạn của người Ukraine, dù nhiều người trong đó đã trở về nước, theo Washington Post. Các nước EU cùng với Na Uy, Thụy Sĩ, Iceland và Liechtenstein còn tiếp nhận hơn 680,000 đơn tị nạn từ Syria, Afghanistan, các nước châu Phi và châu Á, tăng 54% so với cùng kỳ năm trước, theo cơ quan tị nạn EU.

Người Ukraine xếp hàng ngoài trời lạnh buốt, bên ngoài văn phòng kiểm soát passport tại nhà ga ở Przemysl, Ba Lan. (ảnh: Artur Widak/ Getty Images)

Tại Đức, nơi tiếp nhận hơn 1.1 triệu người tị nạn, chính quyền các thị trấn phải làm thêm nhiều nơi trú ẩn khẩn cấp và trưng dụng nhiều phòng gym, ký túc xá cho người tị nạn. Các thành phố đang phải xây nhà và thuê phòng khách sạn cho người mới đến. Nhưng sức người có hạn, đất đai không tự nở ra, nên chính phủ nước này cho biết sẽ không còn chỗ trong các trường học và nhà trẻ để tiếp nhận trẻ tị nạn.

Ba Lan, “người anh em láng giềng”, giúp đỡ rất nhiều cho Ukraine từ đầu cuộc chiến, nay cũng đối mặt với tình hình khó khăn. Piotr Buras, người đứng đầu văn phòng Hội đồng Đối ngoại Âu châu ở Warsaw cho biết người Ba Lan lo sợ tình hình kinh tế và lạm phát ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống thường nhật , nên càng ngày, họ càng trở nên khó chịu với những ưu ái dành cho người tị nạn Ukraine. Thực tế, chính quyền Ba Lan đã cắt nhiều khoản hỗ trợ người Ukraine như sử dụng phương tiện công cộng miễn phí và khoản trợ cấp $67. Những tháng gần đây, người tị nạn ở Ba Lan trên 120 ngày phải chi trả 50% chi phí chỗ ở mà chính phủ nước này cung cấp.

Nảy sinh nạn thù ghét

William Flemming, nhà hoạt động người Anh của tổ chức từ thiện Kharpp, chuyên giúp đỡ người tị nạn Ukraine ở các cửa khẩu, cho biết mặc dù phản ứng ban đầu của chính quyền địa phương rất ấn tượng, nhưng vì số người tị nạn quá tải, họ không còn chỗ để ngồi chờ, không đủ đèn sưởi, nên nhiều người phải xếp hàng nhiều giờ giữa trời lạnh để đi tàu. Mà nhà ga ở Przemysl, một trong những thị trấn trung chuyển chính của người Ukraine vào Ba Lan, rất tồi tệ, chưa được tu sửa.

Những người Ukraine xếp hàng bên ngoài văn phòng việc làm ở Prague gần đây cũng không hơn gì. Zoya Valentinovna Vakulenko, 70 tuổi, đến Cộng hòa Czech từ Tháng Ba, thấy mình may mắn khi tìm được nơi ở ổn định trong trung tâm tị nạn và được trả lương vì làm lễ tân ban đêm ở đó. Nhưng không phải ai cũng được như bà. Katya, 34 tuổi, có con nhỏ, nói gia đình cô đang đối mặt với tình trạng thù ghét ngày càng nhiều ở một đất nước mà chỉ vài tháng trước còn nồng nhiệt chào đón người Ukraine. “Con tôi thường bị những đứa trẻ Czech đuổi khỏi sân chơi vì cháu nó nói tiếng Ukraine,” Katya kể.

Không chỉ trẻ con mới gặp khó khăn về ngôn ngữ, người lớn cũng vậy. Dù nhu cầu lao động ở EU lớn, những người Ukraine vẫn khó tìm kiếm việc làm vì không có kinh nghiệm hoặc chưa thể đáp ứng các yêu cầu về ngôn ngữ.

Bé Katja (ảnh) con của một gia đình người Ukraine được gia đình anh Phan Châu Thành nhận về khi chạy loạn từ Ukraine sang Ba Lan. Trong hình: Sinh nhật của bé, được gia đình anh Thành tổ chức. (ảnh: Phan Châu Thành/FB)

Về nơi ăn chốn ở, tình hình đặc biệt căng thẳng ở Prague, nơi vốn có thị trường nhà ở rất cạnh tranh trước khi Cộng hòa Czech tiếp nhận 450,000 người tị nạn. Sự xuất hiện của những người tị nạn đã khiến số người ở Prague tăng thêm 7%, gây áp lực lớn cho hệ thống nhà ở công cộng và thị trường cho thuê. “Lúc đầu mọi người rất thoải mái cho người Ukraine thuê nhà, nhưng thái độ của họ giờ đã thay đổi. Dù người Ukraine sẵn sàng trả tiền, nhiều chủ nhà vẫn nảy sinh ác cảm với họ. Rất nhiều người giờ cảm thấy người Ukraine đang được ưu ái quá nhiều và họ cũng sợ những người tị nạn này sẽ đột ngột rời đi sau vài tháng,” Petra Vybiralova, nhân viên môi giới bất động sản ở Prague, nói.

Martina Kavanova, nhà phân tích của tổ chức PAQ Research, cho biết hơn 1/2 số người Ukraine ở Cộng hòa Czech sống trong những nơi chật chội, thậm chí một số thiếu phòng tắm riêng hoặc không có chìa khóa phòng riêng. Lilia Rusenko và Olha Petrenko được đưa tới một khu ký túc xá ở ngoại ô Prague. “Nhà thì không có chìa khóa đề khóa cửa, còn ban đêm thì chuột bọ tùm lum, chúng tôi ngủ mà không dám tắt đèn luôn,” Petrenko kể.

Không kể những người hồi hương, nhiều người Ukraine đang dần tìm cách thích nghi với cuộc sống mới, nhưng rất lo lắng về tương lai, khi sự nhiệt tình chào đón của Âu châu với người tị nạn Ukraine đang phai nhạt. Bi kịch là ở chỗ đó!

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024

Post by LDN Thu Dec 22, 2022 6:25 pm

BBC News, Tiếng Việt

Ukraine 'ưu tiên bảo vệ các tuyến biên giới' vì lo Nga lại tấn công 'từ Belarus'

19 tháng 12 2022

NGUỒN HÌNH ẢNH,PAULA BRONSTEIN

Tổng thống Volodymyr Zelenskiy cho biết bảo vệ biên giới của Ukraine là "ưu tiên hàng đầu" và đất nước của ông đã sẵn sàng cho mọi kịch bản có thể xảy ra với Nga và đồng minh Belarus, quốc gia mà Kyiv đã cảnh báo có thể bị lôi kéo vào cuộc xung đột kéo dài 10 tháng qua, theo Reuters.

Ông Zelenskiy, trong bài phát biểu qua video hàng đêm trước người dân Ukraine, cũng đưa ra lời kêu gọi mới tới các quốc gia phương Tây cung cấp cho Ukraine hệ thống phòng không tốt hơn như là "một trong những bước mạnh mẽ nhất" để ngăn chặn cuộc xâm lược của Nga.

Đầu ngày thứ Hai, cảnh báo không kích một lần nữa vang lên ở Kyiv và miền đông Ukraine, với các video về các vụ nổ và hệ thống phòng không được chia sẻ trên mạng xã hội.

"Bảo vệ biên giới của chúng tôi, cả với Nga và Belarus - là ưu tiên hàng đầu của chúng tôi", ông Zelenskiy nói sau cuộc họp vào Chủ nhật với chỉ huy quân sự của Ukraine. "Chúng tôi đang chuẩn bị cho tất cả các kịch bản phòng thủ có thể xảy ra."

Zelenskiy đã phát biểu vào đêm trước chuyến thăm Belarus của Tổng thống Nga Vladimir Putin trong bối cảnh các cuộc thảo luận về một cuộc tấn công mới có thể xảy ra của Nga và những gợi ý rằng nó có thể bắt nguồn từ Belarus.

Trong nhiều tháng qua, giới chức Kyiv đã cảnh báo rằng Belarus có thể gia nhập quân đội Nga và đóng vai trò là bệ phóng cho một cuộc tấn công mới nhằm hình thành mặt trận thứ hai trong cuộc chiến.

Bất kể Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko có thể bị thuyết phục làm gì cho Nga thì "điều này sẽ không giúp ích gì cho họ, giống như tất cả những ý tưởng bệnh hoạn khác trong cuộc chiến chống lại Ukraine và người Ukraine," Zelenskiy nói.

Belarus là một trong những đồng minh thân cận nhất của Nga và tổng thống Lukashenko đã cho phép sử dụng lãnh thổ của đất nước mình để tiến hành cuộc xâm lược Ukraine vào ngày 24/2. Tuy nhiên, ông này đã nhiều lần nói rằng ông không có ý định đưa quân đội của đất nước mình tới Ukraine.

Kissinger kêu gọi đàm phán

Henry Kissinger, cố vấn an ninh của hai đời tổng thống Hoa Kỳ vừa nêu ý kiến về chiến tranh Ukraine trên một trang báo tiếng Anh.

Putin coi "chiến dịch quân sự đặc biệt" của Nga là một bước ngoặt khi Moscow cuối cùng đã đứng lên chống lại Phương Tây, do Hoa Kỳ lãnh đạo, vộn đang tìm cách tận dụng sự sụp đổ của Liên Xô năm 1991 bằng cách bẻ vỡ Nga.

Ukraine và phương Tây nói rằng Putin không có lý do gì để biện minh cho cho một cuộc chiến tranh kiểu đế quốc dẫn đến việc Nga hiện kiểm soát khoảng 1/5 Ukraine.

Henry Kissinger, kiến trúc sư của chính sách hòa hoãn Chiến tranh Lạnh đối với Liên Xô với tư cách là Ngoại trưởng vào những năm 1970, cho biết đã đến lúc đàm phán hòa bình.

Ông cảnh báo về ý tưởng "phá vỡ và làm suy yếu nước này", vốn sở hữu nhiều đầu đạn hạt nhân.

Ukraine từ chối đề xuất này, nói rằng nó có nghĩa là xoa dịu kẻ xâm lược bằng cách hy sinh các phần lãnh thổ của Ukraine.

"Tất cả những ai ủng hộ các giải pháp đơn giản nên nhớ điều hiển nhiên này: bất kỳ thỏa thuận nào với ma quỷ - một nền hòa bình tồi tệ mà Ukraine phải trả giá bằngc lãnh thổ- sẽ là một chiến thắng cho Putin và là công thức thành công cho các nhà độc tài trên toàn thế giới", trợ lý tổng thống Ukraine Mykhailo Podolyak viết trên Telegram.

Các quan chức Điện Kremlin không đưa ra bình luận nào vào cuối ngày Chủ nhật.

Lời kêu gọi mới về hệ thống phòng không

Zelenskiy đã kêu gọi một hội nghị thượng đỉnh hòa bình toàn cầu để giúp giải quyết xung đột và hy vọng sẽ phát đi một thông điệp trước trận chung kết World Cup 2022. Ông nói rằng yêu cầu đó đã bị từ chối, nhưng thế giới vẫn nghe thấy lời kêu gọi hòa bình của ông.

Trong bài phát biểu của mình, Zelenskiy cũng đưa ra lời kêu gọi mới nhất trong số nhiều lời kêu gọi các quốc gia phương Tây tăng cường khả năng phòng không của Ukraine sau nhiều tuần Nga không kích vào mạng lưới năng lượng của nước này.

Ông Zelenskiy cho biết điện đã được khôi phục cho thêm 3 triệu người Ukraine trong 24 giờ qua sau vụ tấn công tên lửa hàng loạt hôm thứ Sáu tuần trước vào cơ sở hạ tầng điện khiến 3 người thiệt mạng và 9 cơ sở điện bị hư hại.

Cuộc xung đột đã giết chết hàng chục nghìn người và khiến hàng triệu người phải rời bỏ nhà cửa.

Zelenskiy nói với người dân Ukraine rằng các lực lượng vũ trang đang giữ vững vị trí ở thị trấn Bakhmut - nơi diễn ra giao tranh ác liệt nhất ở nước này trong nhiều tuần khi Nga cố gắng tiến vào khu vực Donetsk phía đông Ukraine.

Ông nói: "Chiến trường ở Bakhmut rất quan trọng. "Chúng tôi kiểm soát thị trấn mặc dù những kẻ chiếm đóng đang làm mọi cách để không bức tường nào còn nguyên vẹn."

Denis Pushilin, quan chức do Nga cài đặt tại khu vực Donetsk do Moscow kiểm soát, nói rằng quân Ukraine đã pháo kích vào một bệnh viện ở thành phố Donetsk, giết chết một người và làm bị thương một số người khác.

Reuters không thể xác minh độc lập các thông tin này tại chiến trường.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024

Post by LDN Thu Dec 22, 2022 6:38 pm

Nghiencuuquocte

Lược dịch: Nguyễn Hải Hoành

Ngày 17/12/2022, trong kỳ họp thường niên năm 2023 của Thời báo Hoàn cầu với chủ đề “Trung Quốc và thế giới sau Đại hội 20 của Đảng Cộng sản Trung Quốc”, các chuyên gia đã thảo luận sôi nổi xung quanh vấn đề “Cuộc xung đột Nga – Ukraine sẽ kết thúc theo phương thức nào?”

Dưới đây là tóm tắt ý kiến phát biểu của một số nhân vật chủ yếu:

Châu Lực (Zhou Li), nguyên Phó trưởng ban Ban Liên lạc đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Uỷ viên Ủy ban Ngoại sự toàn quốc của Chính Hiệp khoá 13, cho rằng:

Tình hình cuộc xung đột Nga – Ukraine trong 10 tháng qua, kể từ ngày Nga tuyên bố bắt đầu Hành động quân sự đặc biệt tại Ukraine (24/2/2022) thể hiện 8 đặc trưng như sau:

Thứ nhất, khi tiến về phía đông nam Ukraine, quân đội Nga đã gặp phải sự chống cự ngoan cường của quân đội Ukraine và lính đánh thuê. Thứ hai, ba mục tiêu đầu tiên của phía Nga là tiến hành phi quân sự hóa, phi quốc xã hóa và trung lập hoá ở Ukraine giờ đây xem ra nên nói là chưa thực hiện được. Thứ ba, tình hình chiến trường vẫn còn rất gay go, hai bên đều thiệt hại rất lớn, chủ yếu về quân sự và kinh tế. Thứ tư, Ukraine có hơn 40 triệu dân thì gần 10 triệu người tị nạn ở Nga và nhiều nước châu Âu, tình hình nhân đạo đang rất nguy kịch. Thứ năm, Mỹ và châu Âu áp đặt lệnh cấm vận nghiêm ngặt đối với Nga, đồng thời liên tục vận chuyển một lượng lớn vũ khí và đạn dược tiên tiến vào lãnh thổ Ukraine để giúp Ukraine đánh Nga đến cùng. Thứ sáu, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã họp nhiều lần để thảo luận giải pháp mà không có tiến triển rõ ràng. Thứ bảy, hiện chưa nhìn thấy dấu hiệu đàm phán ngừng bắn. Thứ tám, lập trường của các bên hoàn toàn khác nhau, thậm chí đối lập.

Châu Lực cho biết, nhìn từ góc độ của Trung Quốc, chính phủ Trung Quốc đã nhiều lần bày tỏ quan điểm cơ bản đối với vấn đề Ukraine, chủ yếu là phải căn cứ vào tình hình sai đúng phải trái của bản thân sự việc để xác định lập trường và chính sách của Trung Quốc.

“Vấn đề bây giờ là ở chỗ chìa khóa tiếp theo để giải quyết vấn đề giữa Nga và Ukraine đang nằm trong tay Mỹ và châu Âu.” Theo Châu Lực, nên nói rằng cho đến nay, Mỹ và châu Âu chưa thực hiện bất cứ nỗ lực thực sự nào để giảm căng thẳng xung đột giữa Nga với Ukraine, thậm chí làm ngược lại, tiếp tục cung cấp một lượng lớn vũ khí và đạn dược, cam kết giúp Ukraine chiến đấu với Nga đến phút cuối cùng.

Châu Lực cho rằng “Hiện nay chúng ta đặc biệt cần cảnh giác trước sự kéo dài và mở rộng xung đột Nga – Ukraine, nếu xu hướng này cứ tiếp tục diễn ra thì sẽ có ảnh hưởng và thiệt hại lớn không những cho Ukraine, Nga, toàn thể châu Âu, mà thậm chí cho cả thế giới”.

Ngô Tâm Bác (Wu Xin Bo), Viện trưởng Viện Nghiên cứu các vấn đề quốc tế thuộc Đại học Phục Đán, cho rằng:

Cuộc xung đột Nga – Ukraine hiện nay có hai đặc điểm: một là ý muốn đánh tiếp vẫn còn rất mạnh, ý muốn đàm phán còn chưa đủ. Xét về phía Ukraine, hiện nay họ vẫn ở trong giai đoạn phản công, họ nghĩ rằng phản công còn chưa xong. Xét từ phía Mỹ, còn đang tăng cường giúp đỡ quân sự cho Ukraine, kể cả những thiết bị quân sự tiên tiến hơn. Xét từ phía Nga, mặc dù đang trong quá trình điều chỉnh chiến tranh, nhưng vẫn hy vọng rằng sau một thời gian nữa họ có thể giành lại ưu thế trên chiến trường. Vì vậy, ý muốn đánh tiếp của các bên vẫn còn khá mạnh.

Dễ hiểu vì sao các bên chưa sẵn sàng đàm phán. Đó là do Ukraine cảm thấy mình đang ở vào thế tấn công trên chiến trường, cho nên lúc này chưa muốn dừng lại. Về phía Nga, họ đã tuyên bố quyết không từ bỏ các vùng lãnh thổ đã vào tay mình, trong điều kiện hiện nay không thể đàm phán vấn đề rút ra khỏi các lãnh thổ ấy. Về phía Mỹ, họ nhắm tới 3 mục tiêu trong cuộc xung đột Nga – Ukraine: Một là làm cho Nga suy yếu toàn diện về chính trị, quân sự, kinh tế; hai là giữ vững Ukraine, không để Ukraine sụp đổ, không để chính quyền Zelensky sụp đổ; ba là giữ lấy châu Âu, để châu Âu đi theo Mỹ.

Tình hình xung đột sau đây sẽ ra sao? E rằng sẽ sẽ có một đợt sóng nâng cấp chiến tranh. Mỹ sẽ công khai hoặc bí mật cung cấp cho Ukraine nhiều hệ vũ khí tiên tiến. Ukraine sẽ tăng cường phản công kể cả đánh vào mục tiêu trong lãnh thổ Nga bằng drone. Nga hiện đã đổi cách đánh, tấn công nhiều vào các mục tiêu dân dụng của Ukraine, kể cả mục tiêu chính trị.

Hiện nay có hai khả năng. Một là vừa đánh vừa đàm, đánh thật, đàm phán giả. Hai là ngừng bắn nhưng không ký hiệp định hoà bình. Ngừng chiến là nói đến một giai đoạn nhất định, hai bên chẳng còn sức mà đánh nữa, cần có một đường ranh giới ngừng bắn thực tế về quân sự nhưng lại chẳng thể ký hiệp định hoà bình – bởi lẽ lập trường hai bên cách nhau quá xa.

Nhìn xa hơn, 2024 là một năm bản lề có nhiều chuyển biến quan trọng. Nga sẽ bầu Tổng thống, Mỹ sẽ bầu nghị viện. Các yếu tố chính trị đó sẽ quyết định việc trên vấn đề Ukraine có thể có một phương án giải quyết tương đối rõ ràng. Nhưng trước 2024, rất có thể còn chưa có phương án nào, hai bên lại vừa đánh vừa đàm hoặc tạm thời ngừng bắn về kỹ thuật, nhưng chưa thể đạt được phương án giải quyết về chính trị.

Nguyễn Hải Hoành tóm dịch từ nguồn tiếng Trung: 俄乌冲突将以何种方式结束?中国学者今天在这里深入讨论, 来源:环球时报-环球网 2022-12-17.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024

Post by LDN Fri Dec 23, 2022 2:41 am

Mỹ nói Bắc Hàn bán vũ khí cho Tập đoàn Wagner của Nga

George Wright
BBC News
23.12.2022
Members of Wagner Group stand outside new headquarters in St PetersburgNGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh,
Các thành viên của Tập đoàn Wagner đứng bên ngoài trụ sở mới ở St Petersburg

Mỹ cáo buộc Bắc Hàn cung cấp tên lửa chiến trường và rocket cho tập đoàn lính đánh thuê Wagner của Nga để sử dụng ở Ukraine.

Nhà Trắng cho biết việc này vi phạm các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc và họ sẽ công bố các biện pháp trừng phạt tiếp theo đối với Wagner.

Cả Bắc Hàn và Wagner đều phủ nhận các báo cáo.

Chính phủ Anh cho biết các chiến binh thuộc nhóm lính đánh thuê đã tăng từ 1.000 lên gần 20.000 ở Ukraine.

Tập đoàn này cũng đã hoạt động tích cực gần đây ở Syria và các nước châu Phi, và đã nhiều lần bị cáo buộc phạm tội ác chiến tranh và vi phạm nhân quyền.

"Wagner đang tìm kiếm các nhà cung cấp vũ khí trên khắp thế giới để hỗ trợ các hoạt động quân sự của họ ở Ukraine," phát ngôn viên an ninh quốc gia Nhà Trắng John Kirby nói với các phóng viên.

"Chúng tôi có thể xác nhận rằng Bắc Hàn đã hoàn thành đợt chuyển giao vũ khí ban đầu cho Wagner - công ty đã trả tiền cho các thiết bị đó", ông nói.

Nhà Trắng cho biết nhóm lính đánh thuê đã nhận lô hàng tên lửa bộ binh và tên lửa từ Bắc Hàn.

Ông Kirby cho biết Wagner đang chi hơn 100 triệu USD mỗi tháng ở Ukraine.

Ông nói thêm rằng nhóm này hiện là đối thủ của quân đội Nga đang nắm quyền.

Ngoại trưởng Anh James Cleverly cho biết Anh đồng tình với đánh giá của Washington.

"Việc Tổng thống (Vladimir) Putin quay sang cầu cứu Bắc Hàn là dấu hiệu cho thấy sự tuyệt vọng và cô lập của Nga", ông Cleverly nói trong một tuyên bố.

Nhưng chủ sở hữu của Wagner, Yevgeny Prigozhin đã phủ nhận khẳng định này, gọi đó là "tin đồn và suy đoán", trong khi Bộ Ngoại giao Bắc Hàn gọi các báo cáo là "vô căn cứ".

Quan điểm của họ "không thay đổi" và giao dịch vũ khí giữa Bắc Hàn và Nga "chưa bao giờ xảy ra", một phát ngôn viên của Bắc Hàn cho biết.

Chụp lại hình ảnh,
Lãnh đạo Tập đoạn Wagner, ông Yevgeny Prigozhin đã được nhìn thấy trong đoạn phim bị rò rỉ, khi phát biểu trước các tù nhân ở Nga

Nhóm Wagner được cho là ra quân lần đầu tiên trong thời gian Nga sáp nhập Crimea vào năm 2014.

Chủ sở hữu của nhóm, ông Prigozhin, là một nhà tài phiệt được mệnh danh là "đầu bếp của Putin" - được gọi như vậy vì ông xuất thân từ một chủ nhà hàng và người cung cấp thực phẩm cho Điện Kremlin.

Ảnh hưởng và sự hiện diện của Wagner đã được củng cố mạnh mẽ khi cuộc xâm lược Ukraine của Nga gặp nhiều thất bại.


Chụp lại video,
Zelensky nói chiến tranh Ukraine 'sẽ định nghĩa thế giới con cháu chúng ta sẽ sống'

Vào tháng 3/2022, Wagner được cho là đã gửi một lực lượng ban đầu chỉ hơn 1.000 người. Nhưng các quan chức Vương quốc Anh nói rằng con số đó hiện đã tăng lên hơn 20.000 - khoảng 10% tổng số quân Nga trên bộ.

Số lượng tăng nhanh của Wagner có liên quan đến việc tuyển dụng có mục tiêu những người bị kết án trong các nhà tù ở Nga. Các quan chức Vương quốc Anh cho biết các ước tính cho thấy số lượng tù nhân trong các nhà tù ở Nga đã giảm hơn 23.000 người trong hai tháng tính đến tháng 11/2022 - khoảng thời gian mà nhóm này tuyển dụng.

Nhiều tù nhân được cho là đã gia nhập Wagner - mặc dù không có con số chính xác. Đổi lại, họ được thông báo rằng họ sẽ được trả lương và được giảm án sau sáu tháng phục vụ ở tiền tuyến.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024

Post by LDN Sun Dec 25, 2022 7:38 am

Khi nào Putin chấm dứt cuộc xâm lược Ukraine?

Mai Vũ Phạm
24 tháng 12, 2022 - Sài Gòn nhỏ

Binh sĩ Ukraine dùng chân dung của Vladimir Putin làm mục tiêu tập bắn trong một cuộc huấn luyện quân sự dã chiến vào ngày 20 Tháng Năm năm 2022 tại Kiev, Ukraine. Ảnh: Oleksii Samsonov/Global Images Ukraine via Getty Images
Cách đây ba ngày, hình ảnh cuộc gặp gỡ thân mật giữa Tổng thống Hoa Kỳ, Joe Biden, và Tổng thống Ukraine, Volodymyr Zelensky, tại Washington, D.C. được người dân khắp nơi hào hứng theo dõi. Tuy nhiên, dường như chỉ một người duy nhất là đối tượng mà cả hai vị tổng thống muốn gửi thông điệp tới – đó là nhà lãnh đạo tối cao Nga, Vladimir Putin. Thông điệp mà Tổng thống Biden muốn gửi đến Putin là sự ủng hộ vững chắc của Hoa Kỳ cho Ukraine, đồng thời công bố gói viện trợ quân sự mới trị giá $1.85 tỷ, bao gồm hệ thống phòng không tiên tiến nhất của Hoa Kỳ. Về phía Tổng thống Ukraine, Zelensky, ông muốn cho Putin thấy quyết tâm kiên cường và thái độ lạc quan, đầy hy vọng của toàn dân Ukraine trong cuộc chiến bảo vệ nền dân chủ của nước này.

Tổng Thống Joe Biden và Tổng thống Volodymyr Zelensky cùng đi bộ dọc hành lang Toà Bạch Ốc. Ảnh: Alex Wong/Getty Images
Sau cuộc gặp được đánh giá là thành công giữa hai nguyên thủ quốc gia Hoa Kỳ và Ukraine, Tổng thống Putin đã lần đầu gọi cuộc xâm lược Ukraine là một ‘cuộc chiến‘ (war) trong buổi họp báo ở thủ đô Moscow hôm thứ Năm. Kể từ khi bắt đầu xua quân tấn công toàn diện Ukraine vào cuối Tháng Hai năm 2022, ông Putin đã liên tục gọi cuộc xâm lược này là ‘một hoạt động quân sự đặc biệt’, không phải là một cuộc chiến tranh. Putin còn cho biết ông muốn chấm dứt cuộc chiến và cần đến một giải pháp ngoại giao.

Hoa Kỳ nhanh chóng nghi ngờ về tuyên bố này, khi ông Putin đã nói việc Hoa Kỳ cung cấp tài chính và quân sự cho Ukraine sẽ không ngăn cản Nga đạt được các mục tiêu của mình. Người phát ngôn Tòa Bạch Ốc, ông John Kirby, cho biết ông Putin không thực tâm đàm phán chấm dứt chiến tranh: “Tất cả mọi thứ Putin đang làm đều chứng tỏ một người muốn tiếp tục gây bạo lực cho người dân Ukraine” và “leo thang cuộc chiến.”

Putin đang thất bại
Putin chưa bao giờ tuyên bố rõ ràng mục tiêu chiến lược khi xâm chiến Ukraine vào cuối Tháng Hai năm 2022. Thế giới chỉ biết rằng một mục tiêu chính của Putin là để ngăn cản Ukraine gia nhập liên minh quân sự NATO (Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương – North Atlantic Treaty Organization). Tuy nhiên, cuộc xâm lược của Putin đã khiến các nước trong khối NATO ngày càng đoàn kết hơn, với việc Phần Lan và Thụy Điển dứt khoát đăng ký gia nhập khối liên minh quân sự.

Tính tới thời điểm này, quân đội Nga đang thất bại thảm hại trong cuộc xâm lược Ukraine, mặc dù có ưu thế vượt trội về quân số. Các cơ quan tình báo phương Tây tin rằng người Nga đã phải chịu thương vong hơn 100,000 người chết hoặc bị thương. Tinh thần và ý chí tập thể của những người lính Nga ở Ukraine nói riêng và của quân đội Nga nói chung đã suy giảm trầm trọng. Một phần đáng kể lãnh thổ của Ukrain mà Putin đã chiếm được trong trong những ngày đầu tiên của cuộc xâm lược đã được quân đội Ukraine giành lại.

Toà nhà bốc cháy do pháo kích của Nga ở trung tâm Bakhmut, Ukraine 23 Tháng Mười Hai, 2022. Ảnh: Diego Herrera Carcedo/Anadolu Agency via Getty Images
Đây không phải là lần đầu tiên Nga tuyên bố sẵn sàng đàm phán, nhưng Ukraine và các đồng minh nghi ngờ đây là một âm mưu nhằm kéo dài thời gian sau hàng loạt thất bại của Nga, khiến sĩ khí của quân đội Nga giảm sút theo hướng có lợi cho Ukraine.

Có nhiều yếu tố khác nhau dẫn đến sự thành công đáng kể của quân đội Ukraine. Tuy nhiên, nguyên nhân chiến lược giúp Ukraine kiên cường đánh bại quân đội Putin là nhờ sự trợ cấp khổng lồ bao gồm, vũ khí, đạn dược, tình báo, và đạo tạo cao cấp của Hoa Kỳ và liên minh NATO. Hoa Kỳ hiện là nhà viện trợ lớn nhất cho Ukraine, chỉ tính riêng trong năm 2022, là gần $50 tỉ. Quân đội Ukraine tự tin hơn bao giờ hết, đến mức gần đây họ đã bắt đầu tấn công các căn cứ quân sự, sân bay, và các mục tiêu khác bên trong nước Nga.

Các chuyên gia quân sự đã kết luận rằng quân đội Nga sẽ mất nhiều thập kỷ để xây dựng lại, bất kể kết quả cuối cùng của cuộc chiến có thể như thế nào. Di sản của Vladimir Putin với tư cách là một chiến lược gia lão luyện và nhà lãnh đạo mạnh mẽ cũng đã bị tổn hại nặng nề.


Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu, và các đồng minh thân cận khác đang cùng hợp sức siết chặt Putin bằng các biện pháp trừng phạt kinh tế. Có luồng ý kiến cho rằng các biện pháp cấm vận không hiệu quả. Tuy nhiên, theo phân tích chi tiết của bà Agedit Demarais, Giám đốc dự báo toàn cầu tại Economist Intelligence Unit (Đơn vị Tình báo Kinh tế), những người cho rằng các biện pháp trừng phạt không hiệu quả là sai. Chỉ chín tháng sau các lệnh trừng phạt đầu tiên được áp dụng, kinh tế Nga ngày càng suy yếu và đây mới chỉ là bắt đầu. Các nhà tài phiệt thân hữu của Putin thậm chí còn bị ảnh hưởng nặng nề hơn, với việc tài sản bị tịch thu và đóng băng. Ngay cả vợ và những đứa con của họ cũng bị liệt vào danh sách đen từ các trường đại học phương Tây. Tóm lại, hiệu quả của các biện pháp trừng phạt đối với Nga sẽ tăng dần theo thời gian.

Một phụ nữ ở Lviv, Ukraine tập bắn cung vào mục tiêu có hình Vladimir Putin. Ảnh: Leon Neal/Getty Images
Mục tiêu trừng phạt kinh tế của Hoa Kỳ và đồng minh đối với Putin là gì? Những điều này chưa bao giờ được công bố rõ ràng, nhưng khi xem xét các biện pháp trừng phạt do Hoa Kỳ và đồng minh tiến hành cho thấy ba mục tiêu. Đầu tiên, liên minh các nước dân chủ muốn gửi tới Putin một thông điệp mạnh mẽ rằng “chúng tôi rất quyết tâm và đoàn kết để bảo vệ Ukraine.”

Thứ hai, kiệt quệ kinh tế khiến Putin gặp khó trong cuộc xâm lược Ukraine.

Thứ ba, liên minh các nước dân chủ đang đánh cược rằng các biện pháp trừng phạt sẽ từ từ bóp nghẹt kinh tế Nga, đặc biệt là ngành năng lượng của nước này. Đối với Moscow, đây là một mối đe dọa thực sự bởi các mỏ dầu khí của Nga đang cạn kiệt và các trữ lượng mới cần khai thác nằm trên hoặc ở Biển Bắc Cực. Bà Agedit Demarais cho biết khi đánh giá các biện pháp trừng phạt dựa trên các tiêu chí này, thì chúng rõ ràng đang phát huy tác dụng.

Hoa Kỳ và đồng minh vẫn chưa tung ra một vài vũ khí có thể ‘bóp chết’ Putin. Chẳng hạn, loại tất cả các ngân hàng Nga khỏi hệ thống SWIFT (Hiệp hội Viễn thông Tài chính Liên Ngân hàng Toàn cầu), sẽ khiến nước này bị cô lập về tài chính. Hoặc Hoa Kỳ cũng có thể cấm Nga sử dụng đồng đô la Mỹ, gây phức tạp đáng kể cho xuất khẩu năng lượng. Và Hoa Kỳ cũng có thể yêu cầu tất cả các công ty, dù là nước ngoài hay trong nước, phải chấm dứt mua dầu hoặc khí đốt của Nga, gây tổn hại nghiêm trọng đến tài chính của Điện Kremlin.

Khi nào Putin chấm dứt cuộc xâm lược Ukraine?
Theo Bộ Quốc Phòng Vương Quốc Anh, một cuộc thăm dò nội bộ của Nga bị rò rỉ cho thấy chỉ có một phần tư người dân Nga ủng hộ cuộc chiến ở Ukraine và hơn một nửa hy vọng chính phủ Putin sẽ tham gia các cuộc đàm phán hòa bình. Thêm nữa, đồng minh thân cận của Putin, lãnh tụ tối cao của Trung Quốc, ông Tập Cận Bình, cũng không ủng hộ Putin trong cuộc xâm lược Ukraine. Rõ ràng, cuộc xâm lược Ukraine đơn thuần là tham vọng lâu nay của Putin.

Không một ai dám tuyên bố chắc chắn thời điểm cụ thể mà Putin sẽ chấm dứt cuộc xâm lược Ukraine. Cũng giống như các lãnh đạo độc tài khác, Putin đã và đang tìm mọi cách để người dân Nga thấy rằng ông là một ‘đế vương’ mạnh mẽ và quyết tâm theo đuổi cuộc chiến vì lợi ích nước Nga.

Chuyên gia uy tín về các vấn đề Nga, ông Andrew S. Weiss, cho biết hiện tại Putin đang tìm cách kéo dài thời gian với hy vọng tới một lúc nào đó Hoa Kỳ sẽ không còn viện trợ tài chính và quân sự cho Ukraine nữa. Ông Andrew cho rằng cái phao cuối cùng của Putin là mong một người nào đó giống như ông Donald Trump của Đảng Cộng hòa đắc cử tổng thống vào cuối năm 2024, bởi khi đó chính phủ của đảng Cộng hòa sẽ không tích cực ủng hộ Ukraine. Putin tin chắc rằng một Ukraine không có sự viện trợ kinh tế và quân sự của Hoa Kỳ sẽ ‘dễ nuốt’ hơn rất nhiều.

Một người tham gia biểu tình trước toà nhà Khoa học và Văn hóa Nga ở Berlin giơ cao tấm bảng có nội dung “Putin là Kẻ giết người” 29 November 2022. Ảnh: Christophe Gateau/picture alliance via Getty Images
Xuyên suốt lịch sử nước Nga là những thay đổi chế độ sau thất bại của các cuộc chiến. Thất bại sau chiến tranh thế giới thứ nhất là ngòi lửa dẫn đến Cách mạng Tháng 10 lật đổ Sa hoàng Nicholas II dưới sự lãnh đạo của đảng Bolshevik, tiền thân của đảng cộng sản Liên Xô đứng đầu là Vladimir Lenin. Sau đó là sự sụp đổ của Liên bang Xô Viết vào năm 1991, hai năm sau thất bại ê chề của quân đội nước này ở Afghanistan. Các cuộc cách mạng thay đổi chế độ đã xảy ra ở Nga khi chính phủ thất bại kiểm soát nền kinh tế lao dốc không phanh, khiến đời sống người dân khốn khổ và lầm than.

Bởi vậy, thế cờ có thể buộc Putin phải chấm dứt cuộc xâm lược Ukraine đến từ sự kết hợp giữa các lệnh trừng phạt kinh tế và thương vong cao của quân đội Nga. Điều này sẽ khiến người Nga đổ lỗi cho Putin và đồng loạt biểu tình yêu cầu Putin phải chấm dứt chiến tranh. Tuy nhiên, với bản chất tự cao tự đại và độc tài của Putin muốn ‘chiến thắng bằng mọi giá’ sẽ khiến người Nga phải khốn đốn trong một khoảng thời gian. Như vậy, câu hỏi quan trọng để dự đoán khi nào Putin chấm dứt cuộc chiến: Người dân Nga có sức chịu đựng tới đâu?

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024

Post by LDN Sun Dec 25, 2022 4:23 pm

Nghiên cứu quốc tế

Học thuyết chiến thắng mới của Nga và triển vọng Chiến tranh Ukraine

Nguồn: Mick Ryan, “Russia’s New Theory of Victory,” Foreign Affairs, 14/12/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Moscow đang cố gắng học hỏi từ những sai lầm của mình như thế nào?

Giáng sinh năm nay sẽ là một cột mốc nghiệt ngã đối với người dân Ukraine. Nó đánh dấu mười tháng kể từ khi quân Nga tiến vào đất nước của họ, gây ra sự tàn phá ở quy mô chưa từng thấy tại châu Âu kể từ Thế chiến II. Hàng chục nghìn người Ukraine đã thiệt mạng. Hàng triệu người đã phải rời bỏ nhà cửa. Gần như toàn bộ đất nước bị mất điện, khiến Kyiv lo lắng rằng – khi mùa đông bắt đầu – nhiều công dân của họ sẽ bị chết cóng.

Tuy nhiên, Giáng sinh cũng sẽ là một cột mốc nghiệt ngã đối với nước Nga. Moscow đã lên kế hoạch cho một chiến dịch thắng lợi nhanh chóng. Thay vào đó, Ukraine đã dạy cho họ một bài học cay đắng về chiến tranh hiện đại và sự kiên cường. Người Ukraine đã từ từ làm suy giảm năng lực quân sự của Nga bằng cách gây thiệt hại cho các lực lượng Nga trên chiến trường và tại các khu vực hỗ trợ. Họ đã làm xói mòn danh tiếng của Nga trên khắp toàn cầu, cũng như trong tâm trí của những người lính, chỉ huy, và công dân của chính nước Nga. Người Ukraine né tránh mọi trận chiến tiêu hao cao nếu có thể, nhưng sẵn sàng tham gia cận chiến nếu có cơ hội giành thêm lãnh thổ. Chiến lược này đã có hiệu quả tuyệt vời. Ukraine đã đẩy Nga ra khỏi Kyiv, chiếm lại tỉnh Kharkiv ở phía đông bắc, và giải phóng các phần của Donbas. Gần đây nhất, họ đã giải phóng Kherson, thủ phủ tỉnh lỵ duy nhất mà Nga đã chiếm được thành công.

Nhưng vẫn còn quá sớm để đánh giá thấp người Nga. Tổng thống Nga Vladimir Putin đã chỉ định một chỉ huy quân sự mới, Tướng Sergei Surovikin, để lãnh đạo cuộc xâm lược, và Surovikin dường như tàn bạo và có năng lực hơn hẳn những người tiền nhiệm. Trong một trong những quyết định đầu tiên của mình, ông phát động chiến dịch không kích dữ dội và khủng khiếp, phá hủy phần lớn cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine – vốn là chiến thuật lấy tấn công dân sự làm trung tâm mà ông đã phát triển khi lãnh đạo lực lượng Nga ở Syria. Surovikin chịu trách nhiệm cho việc Nga rút lui khỏi Kherson, nhưng không giống như khi Nga rút khỏi Kyiv hoặc Kharkiv, Surovikin đảm bảo rằng cuộc rút lui này được điều phối hiệu quả.

Sự tham gia của Surovikin báo trước một thay đổi khác trong chiến lược của Nga ở Ukraine. Dù Putin có lẽ đã nhận ra rằng mình sẽ không thể chiếm được Kyiv, nhưng Tổng thống Nga có thể vẫn tin rằng mình đủ sức chiếm được tất cả bốn tỉnh mà ông mới sáp nhập (bất hợp pháp) – Donetsk, Kherson, Luhansk và Zaporizhzhia. Surovikin đóng vai trò quan trọng trong việc triển khai các kế hoạch này. Putin hy vọng rằng, khi chiến tranh kéo dài và mùa đông đến, châu Âu sẽ ngừng cung cấp cho Ukraine những khoản hỗ trợ lớn, để lục địa này có thể cố gắng khôi phục việc nhập khẩu khí đốt từ Nga. Ông tin rằng việc cắt giảm hỗ trợ này sẽ mở đường cho một cuộc tấn công mới, thành công của Nga. Để thực hiện một cuộc tấn công như vậy, ông đang trông cậy vào việc Surovikin tái tổ chức lại lực lượng, để quân đội hoạt động trơn tru hơn, nhất quán hơn, và hiệu quả hơn.

Sẽ rất khó để Surovikin thành công do quân đội Nga còn nhiều vấn đề, chẳng hạn như trang thiết bị và tinh thần xuống cấp. Nhưng Surovikin đang làm việc để thống nhất quân đội dưới quyền chỉ huy của mình. Gần như chắc chắn, ông đang vạch ra các kế hoạch chiến đấu tập trung rõ ràng, khác với những cuộc tấn công trong quá khứ khiến quân đội Nga bị dàn mỏng. Nếu Kyiv muốn giữ thế thượng phong, họ cần phải dự đoán chiến lược của Surovikin, đồng thời duy trì sự ủng hộ của phương Tây – và điều đó có nghĩa là liên tục đổi mới trên chiến trường.

NGA SUY YẾU NHƯNG KHÔNG BỎ CUỘC

Đối với các nhà quan sát cuộc chiến, phần lớn những gì Nga dự kiến cho năm 2023 nghe có vẻ quen thuộc. Ví dụ, Moscow sẽ tiếp tục sử dụng tuyên truyền về hành động gây hấn của NATO để cố gắng ngăn Trung Quốc, Ấn Độ, và các quốc gia hiện trung lập khác tham gia vào các biện pháp trừng phạt của phương Tây. Họ cũng sẽ sử dụng thông tin sai lệch hoặc bị bóp méo để đảm bảo rằng người dân Nga vẫn tiếp tục ủng hộ cuộc xung đột. Duy trì sự ủng hộ của người dân Nga là điều đặc biệt quan trọng vì Moscow chắc chắn phải tiến hành các đợt động viên bổ sung. Ngay cả những kẻ chuyên chế cũng phải quan tâm đến chính trị trong nước.

Tương tự, Putin sẽ tìm cách duy trì cuộc chiến năng lượng của mình. Ông sẽ tiếp tục cắt giảm lượng khí đốt đến châu Âu với hy vọng rằng lục địa này sẽ buộc Kyiv phải đồng ý ngừng bắn khi nhiệt độ hạ thấp. Ông cũng sẽ khuyến khích nhiều đợt tấn công vào nguồn cung cấp năng lượng của Ukraine. Theo tính toán của Putin, các cuộc tấn công của Nga vào các nhà máy điện của Ukraine sẽ không chỉ làm người dân nước này “đóng băng,” mà còn khiến Ukraine mất luôn những trợ giúp từ bên ngoài. Suy cho cùng, các nhà đầu tư nước ngoài khó có thể quay trở lại Ukraine nếu nguồn điện không được đảm bảo. Ngay cả khi các cuộc tấn công không ngăn cản các nhà đầu tư, chúng vẫn sẽ gây thiệt hại kinh tế cho Kyiv khi buộc nước này ngừng việc xuất khẩu điện, vốn đã bắt đầu vào tháng 7/2022.

Tuy nhiên, cũng có nhiều yếu tố mới trong chiến lược của Nga – và Surovikin đang đóng một vai trò quan trọng trong những thay đổi. Vị tướng này dường như là nhà lãnh đạo quân sự đầu tiên nhận được sự ủng hộ rõ ràng từ Putin, và – theo bài phát biểu gần đây của Giám đốc Tình báo Quốc gia Mỹ Avril Haines – Tổng thống Nga hiện được cập nhật đầy đủ hơn về các hoạt động hàng ngày của lực lượng vũ trang. Nếu Putin tự tin rằng mình được cung cấp thông tin tốt hơn so với trước tháng 10, thì nhiều khả năng ông sẽ chuyển sự chú ý của mình sang những thách thức khác mà Nga hiện đang phải đối mặt, trao cho Surovikin quyền tự chủ lớn hơn trong việc sử dụng lực lượng của Nga ở Ukraine. Surovikin có thể sử dụng quyền tự do hành động tương đối này để đặt các nhóm quân sự và lính đánh thuê đang rạn nứt của Nga dưới một sự kiểm soát thống nhất hơn. Ông chắc chắn sẽ sử dụng nó để tích hợp tốt hơn các chiến dịch trên không và trên bộ của Nga, và đảm bảo có sự đồng nhất giữa chiến dịch chiến trường và chiến dịch thông tin.

Bản thân việc củng cố lực lượng sẽ không làm cho quân đội Nga thực sự sẵn sàng chiến đấu. Surovikin chỉ huy một đội quân đang bị xuống tinh thần, và còn liên tục mất đi nhân mạng và các trang bị tốt nhất. Cho đến nay, bằng chứng cho thấy lực lượng Nga được huy động để thay thế những người thiệt mạng và bị thương không được đào tạo bài bản – thứ mà họ cần để thành công. Chí ít thì trong suốt mùa đông, Surovikin sẽ giữ thế phòng thủ, làm bất cứ điều gì có thể để bảo toàn lực lượng của mình trước các đợt tấn công từ Ukraine.

Nhưng ông sẽ bắt đầu chuẩn bị quân đội Nga cho các chiến dịch mới. Chẳng hạn, Surovikin sẽ tìm cách tái thiết các đơn vị bị tàn phá bằng cách triển khai hàng chục nghìn binh sĩ mới được động viên tới Ukraine. Nếu những đội quân này thể hiện kém cỏi, ông sẽ tìm cách cải thiện chất lượng đào tạo ở Nga. Ông sẽ cố gắng tận dụng quá trình huy động công nghiệp đang diễn ra ở Nga để có được nhiều vũ khí tốt hơn. Ông cũng sẽ thiết lập hệ thống để bảo vệ các tuyến đường tiếp tế quan trọng, xây dựng một mạng lưới hậu cần linh hoạt hơn, dự trữ đạn dược và vật tư cho các hoạt động tấn công trong tương lai.

Surovikin có thể sẽ tỉ mỉ hơn trong việc lập kế hoạch và triển khai tấn công. Ông sẽ tìm cách đảm bảo rằng lực lượng của Nga được liên kết trên chiến trường và cải thiện các chiến thuật, với mục tiêu tránh cách tiếp cận từng phần và thiếu phối hợp của những người tiền nhiệm. Vị tướng này cũng sẽ cố gắng khiến Ukraine khó tiến lên. Ví dụ, Surovikin sẽ duy trì chiến dịch nhắm vào cơ sở hạ tầng của Ukraine, một chiến thuật làm chuyển hướng các nguồn lực của cả Ukraine và phương Tây khỏi các chiến dịch tấn công của Kyiv. (Các vụ tấn công vào cơ sở hạ tầng cũng sẽ trở thành thông tin tuyên truyền cho khán giả trong nước của Nga, dù điều đó nghe thật đáng ghê tởm.) Những cuộc tấn công đó gần như không gây thiệt hại gì cho Nga; chúng tạo ra một lợi thế bất đối xứng. Như nhà sử học Lawrence Freedman gần đây đã lưu ý, Ukraine không có khả năng tương tự để phá hủy cơ sở hạ tầng ở Nga – bất chấp các cuộc tấn công của Ukraine vào các căn cứ không quân của nước này. Ông viết, “Người Ukraine đang chiến thắng trên chiến trường, nhưng họ không thể đánh trả người Nga ở cấp độ chiến lược đó”.

Surovikin có thể sẽ tìm cách thực hiện nhiều nhiệm vụ dựa trên “lợi thế về quân lực” hơn: các hoạt động quân sự trong đó một bên cố gắng đánh lừa kẻ thù của mình theo cách buộc họ phải sử dụng một số lượng lớn binh lính cho các nhiệm vụ không có ý nghĩa. Chẳng hạn, Nga đã bố trí các đội quân nhỏ ở Belarus để buộc Ukraine phải giữ các đội quân lớn hơn xung quanh Kyiv, tước đi phần quân lực mà Ukraine có thể sử dụng ở nơi khác. Surovikin có thể sẽ tiến hành nhiều hoạt động như vậy hơn, để đảm bảo cơ hội thành công cao hơn cho quân đội của mình trong lúc ông lên kế hoạch cho các bước tiếp theo. Trừ khi Nga bị đánh bại triệt để, Surovikin sẽ muốn bắt đầu các chiến dịch tấn công trên bộ mà nếu hoàn thành sẽ mang lại cho Nga tất cả hoặc hầu hết các tỉnh mà Putin đã sáp nhập.

Tất nhiên, vị tướng này biết rằng Ukraine có thể sẽ cố gắng chiếm lại lãnh thổ đã mất. Do đó, ông đã ra lệnh cho quân đội xây dựng thêm các vị trí phòng thủ trên khắp vùng lãnh thổ mà Nga kiểm soát. Surovikin nhiều khả năng cũng sẽ tiến hành các hoạt động chính trị để “Nga hóa” các khu vực của Ukraine mà Nga chiếm đóng. Quá trình này sẽ giống với những gì Nga đã làm ở Kherson: chuyển đổi nền kinh tế địa phương từ sử dụng đồng hryvnia của Ukraine sang sử dụng đồng rúp của Nga, thay đổi chương trình giảng dạy ở trường học, ngoài ra còn thực hiện một chương trình đáng ghê tởm là bắt cóc trẻ em Ukraine và gửi chúng đến Nga làm con nuôi. Trong tương lai, liệu những chiến thuật này có hiệu quả hơn so với ở Kherson hay không vẫn còn phải chờ xem.

TẤN CÔNG VÀ PHẢN CÔNG

Ngay bây giờ, quân đội Ukraine vẫn có lợi thế. Không giống như khi bắt đầu chiến tranh, các nhà lãnh đạo Ukraine là người quyết định địa điểm và thời điểm diễn ra các trận chiến. Họ quyết định cách các chiến dịch được triển khai trên chiến trường. Họ có động lực và không muốn từ bỏ nó. Nhưng điều đó không có nghĩa là Ukraine sẽ nắm thế chủ động vô thời hạn. Để duy trì ưu thế, người Ukraine cần hiểu rõ và sau đó làm suy yếu các kế hoạch của Putin và Surovikin.

Thứ nhất, điều đó có nghĩa là Kyiv phải tiếp tục chống lại cuộc chiến thông tin của Nga. Moscow đang nỗ lực thuyết phục người dân châu Âu tin rằng các hóa đơn sưởi ấm tăng cao là do đất nước của họ đã hỗ trợ cho Ukraine, hy vọng rằng họ có thể thuyết phục chính phủ của mình rằng chi phí đó là không đáng. Người Nga cũng đang cố gắng làm suy yếu sự hỗ trợ của Washington bằng cách thúc đẩy sự chia rẽ đảng phái tại Mỹ. Nếu Điện Kremlin thành công trong việc khiến các quốc gia NATO ngừng ủng hộ Kyiv, hậu quả sẽ vô cùng tàn khốc: đối với Ukraine, hỗ trợ kinh tế và quân sự từ Mỹ và châu Âu là yếu tố cốt lõi để thành công trên chiến trường.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky và đội ngũ xuất sắc của ông đang tìm cách tạo ra các thông điệp nhằm duy trì thiện cảm của cộng đồng quốc tế. Nhưng họ cũng cần giữ cuộc chiến trên trang nhất của các tờ báo phương Tây và trong suy nghĩ của người phương Tây. Và cách tốt nhất để đạt được điều đó là tiếp tục công việc Ukraine đã làm trong sáu tháng qua: chiến thắng. Kyiv càng giành được nhiều chiến thắng thì càng có khả năng nhận được nhiều tài trợ và vũ khí hơn từ phương Tây (thay cho những lời kêu gọi đàm phán).

Nhưng để tiếp tục thành công, chiến lược quân sự của Ukraine sẽ cần phải được phát triển. Họ sẽ phải lường trước và đánh bại các chiến dịch chiến trường của Surovikin. Để làm vậy, Ukraine nhiều khả năng sẽ tăng cường giám sát tiền tuyến, trung tâm hậu cần, và trung tâm chỉ huy của Nga, theo đó xác định những điểm yếu mà Ukraine có thể khai thác. Ukraine cũng phải mở rộng chương trình gửi binh lính và các chỉ huy quân sự cấp thấp tới châu Âu để được huấn luyện chuyên sâu hơn, khiến quân đội của họ ngày càng vượt trội hơn so với lực lượng Nga được động viên. Và Ukraine sẽ cần phải tiếp tục tìm cách làm suy giảm những năng lực của Nga vốn tạo điều kiện cho cuộc xâm lược, bao gồm các trung tâm hậu cần, vận tải, và chỉ huy của Nga. Gần đây, Ukraine đã tấn công hai căn cứ không quân của Nga cách Ukraine hơn 400 dặm – những cuộc tấn công mà họ có thể sẽ muốn lặp lại. Những cuộc tấn công sâu như vậy ảnh hưởng đến tâm lý người Nga, tác động đến vị thế chính trị trong nước của Putin, và đẩy Nga rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan chiến lược về cách phân bổ nguồn lực giữa tấn công Ukraine và bảo vệ các căn cứ trong nước.

Khi thực hiện các bước này, các nhà lãnh đạo và các nhà hoạch định Ukraine có thể giúp ngăn chặn sự nổi lên của một quân đội Nga mạnh mẽ, có phối hợp, và giàu trí tưởng tượng hơn. Nếu Ukraine có thể tiếp tục giành chiến thắng trên chiến trường, Kyiv nên cố gắng cô lập và thậm chí có thể chiếm lại toàn bộ Donbas và Crimea. Chiếm lại cả hai khu vực là mục tiêu chính thức của chính phủ Ukraine. Nhưng tiến công thành công vào các lãnh thổ này là một nhiệm vụ với nhiều thách thức. Việc chiếm Crimea sẽ đặc biệt khó khăn, đòi hỏi Ukraine phải thực hiện các kiểu chiến dịch hải quân mới để ngăn chặn Hạm đội Biển Đen hùng mạnh của Nga tấn công quân đội Ukraine khi họ tiến vào bán đảo. Người Ukraine sẽ phải phối hợp đồng thời các chiến dịch đổ bộ, trên không, trên bộ, và các hoạt động khác. Dù không phải là không thể thực hiện, nhiệm vụ này vẫn cực kỳ khó khăn. Và một số chính phủ phương Tây có thể sẽ xem chiến dịch giành Crimea nằm ngoài phạm vi những gì họ đã hứa sẽ hỗ trợ – dù bán đảo này về mặt pháp lý vẫn là một phần của Ukraine và Zelensky đã liên tục bày tỏ ý định giành lại nó.

Vẫn còn một chặng đường dài trước khi Ukraine đủ khả năng chiếm lại Crimea. Lúc này họ đang có nhiều khủng hoảng và thách thức trước mắt hơn. Chẳng hạn, nước này cần tìm cách nhanh chóng tái thiết và củng cố mạng lưới điện và sưởi ấm của mình trước các cuộc tấn công của Nga, bao gồm cả việc nhận thêm hỗ trợ từ phương Tây. (Lời hứa của Bộ Ngoại giao Mỹ gửi hơn 53 triệu đô la thiết bị phát điện sẽ hữu ích ở đây.) Kyiv cũng cần cẩn trọng xem xét cách họ nên sắp xếp và ưu tiên các chiến dịch trên không, trên bộ, và trên mặt trận thông tin trong năm 2023, tương tự như cách họ triển khai cuộc phản công của mình trong vài tháng qua để buộc lính Nga phải chiến đấu đồng thời ở phía bắc, phía đông, và phía nam.

Rất may, có rất nhiều lý do để tin rằng Kyiv có thể đánh bại ngay cả một quân đội Nga đang hồi sinh. Các chiến dịch gây ảnh hưởng quốc tế của Ukraine là hình mẫu cho các nền dân chủ khác học hỏi và bắt chước. Người Ukraine đã cho thấy họ giỏi hơn người Nga trong việc thích nghi và cập nhật các chiến thuật cũng như thể chế quân sự. Và họ có tinh thần tốt hơn rất nhiều. Trong một cuộc chiến, không có gì là chắc chắn, bất kể những chiến thắng trước đó. Nhưng nếu Ukraine có thể duy trì sự ủng hộ của phương Tây, họ có thể chứng minh rằng học thuyết chiến thắng mới của Putin cũng sai lầm hệt như lần trước.

Mick Ryan là một chiến lược gia quân sự và là một thiếu tướng hồi hưu của Quân đội Australia.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024

Post by LDN Mon Dec 26, 2022 12:07 pm

BBC News, Tiếng Việt

Sân bay quân sự Nga bị drone Ukraine tấn công, ba người thiệt mạng

Tác giả,Jaroslav LukivVai trò,BBC News

26.12.2022

NGUỒN HÌNH ẢNH,REUTERS

Chụp lại hình ảnh,

Sân bay Engels là nơi thường xuyên được Nga sử dụng để thực hiện các cuộc tấn công tên lửa vào những mục tiêu khác nhau tại Ukraine

Cuộc tấn công bằng máy bay không người lái của Ukraine vào sân bay Engels, chuyên dành cho phi cơ ném bom, ở miền nam nước Nga khiến ba người thiệt mạng, Moscow cho biết.

Tin cho hay lực lượng phòng không đã bắn hạ chiếc drone nhưng những mảnh vỡ rớt xuống đã gây thương vong trong cuộc tấn công hồi đêm.

Hồi đầu tháng, Nga cáo buộc Ukraine đã thực hiện cuộc tấn công tương tự vào căn cứ này, bãi đỗ của các phi cơ ném bom chiến lược đã tham dự các cuộc tấn công tên lửa vào Ukraine.

Căn cứ nằm cách biên giới Ukraine khoảng 500km về phía đông bắc.

Quân đội Ukraine chưa chính thức bình luận về các vụ tấn công, nhưng biên tập viên tiếng Nga của BBC Steve Rosenberg nói rằng vụ việc mới nhất sẽ khiến chính quyền Nga xấu hổ.

Bộ Quốc phòng Nga cho biết lực lượng phòng không của họ đã bắn hạ một máy bay không người lái của Ukraine đang bay ở tầm thấp vào lúc khoảng 01:35 ngày thứ Hai (22:35 GMT Chủ Nhật).

Ba quân nhân Nga thiệt mạng vì vết thương do mảnh vỡ của chiếc drone gây ra.

Thống đốc Saratov Roman Busargin bày tỏ lời chia buồn tới gia đình và bạn bè của những người thiệt mạng, đồng thời cho biết "hoàn toàn không có mối đe dọa nào đối với cư dân" tại chính thị trấn Engels.

Trước đó, người dùng mạng xã hội đã đăng tải các đoạn video, trong đó người ta nghe thấy âm thanh như những tiếng nổ và âm thanh còi báo động tại sân bay Engels.

Trong vụ tấn công được báo cáo trước đó, hôm 5/12 nhằm vào sân bay này và một căn cứ không quân khác ở vùng Ryazan, ba quân nhân cũng thiệt mạng do mảnh vỡ từ một chiếc drone của Ukraine bị bắn hạ, Moscow cho biết vào thời điểm đó. Có hai chiếc phi cơ bị hư hỏng nhẹ.

Quân đội Ukraine không đưa ra bình luận nào về các cuộc tấn công đó.

Căn cứ không quân Engels đã nhiều lần được Nga sử dụng để thực hiện các cuộc tấn công bằng tên lửa vào các mục tiêu khác nhau ở Ukraine kể từ khi Moscow tiến hành cuộc xâm lược toàn diện vào ngày 24/2.

Điện Kremlin từng cáo buộc Ukraine tấn công lãnh thổ của họ, nhưng các cuộc tấn công bị cho là thực hiện trong tháng 12 đã diễn ra ở những địa điểm xâm nhập sâu hơn vào Nga so với những lần trước.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024

Post by LDN Wed Dec 28, 2022 5:09 pm

BBC News, Tiếng Việt

Chiến tranh Ukraine: Kịch bản nào trong năm 2023?

Một xe tăng bị phá hủy của Nga tại thị trấn Sviatohirsk mới được giải phóng NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh,
Một xe tăng bị phá hủy của Nga tại thị trấn Sviatohirsk, Ukraine, mới được giải phóng

27 tháng 12 2022
Cuộc xung đột tại Ukraine sắp bước sang năm thứ hai. BBC đã hỏi một số nhà phân tích quân sự về những diễn biến trên chiến trường có thể xảy ra trong năm 2023.

Liệu cuộc chiến này có kết thúc trong năm sau và bằng cách thế nào - trên chiến trường hoặc trên bàn đàm phán? Hoặc liệu nó có thể kéo sang năm 2024?

'Cuộc tấn công mùa xuân của Nga sẽ mang tính cốt lõi'
Michael Clarke, Phó Giáo sư, Viện Nghiên cứu Chiến lược (Strategic Studies Institute), Exeter, Anh Quốc

Những kẻ tìm cách xâm lược quốc gia khác ở bất kỳ nơi đâu trên khắp lục địa Á-Âu rộng lớn cuối cùng phải chịu bản án mùa đông tại nơi đó.

Napoleon, Hitler và Stalin đều phải để quân đội của mình di chuyển khi đối mặt với mùa đông khắc nghiệt.

Và bây giờ - cuộc xâm lược của Vladimir Putin đi hướng ngược lại trên chiến trường - Vladimir Putin đang bố trí lực lượng của mình trong mùa đông để chờ đợi một cuộc tấn công mùa xuân.

Cả hai bên đều cần một thời gian dừng nhưng quân đội Ukraine thì lại được trang bị tốt hơn và có động lực tiếp tục chiến đấu, và chúng ta có thể kỳ vọng họ duy trì sức ép, ít nhất là tại vùng Donbas.

Xung quanh Kreminna và Svatove, họ đã tiến rất gần đến một bước ngoặt lớn - đẩy lùi quân Nga 40 dặm ngược về đường phòng vệ thiên nhiên tiếp theo, gần nơi mà cuộc xâm lược bắt đầu vào tháng Hai.

Kyiv sẽ chần chừ dừng lại khi phần thưởng tức thì quá lớn. Các cuộc tấn công của Ukraine, tuy nhiên, có thể tạm ngưng ở miền tây nam, theo sau việc Kherson được giải phóng.

Vượt qua bờ phía đông của con sông Dnipro nhằm gây sức ép lên các tuyến đường bộ và tàu hỏa dễ bị tấn công kết nối giữa Nga và Crimea có thể cần rất nhiều công sức. Thế nhưng không bao giờ có thể loại trừ khả năng Kyiv tiến hành một cuộc tấn công mới, gây ngỡ ngàng.

Trong năm 2023, nhân tố quyết định chính sẽ là vận mệnh của cuộc tấn công mùa xuân của Nga. Putin đã thừa nhận khoảng 50.000 binh sĩ mới được huy động hiện đã ở trên chiến trường, và 250.000 người khác vừa được huy động đang tham gia huấn luyện cho năm sau.

Không có khả năng cho bất kỳ điều gì khác ngoại trừ việc thêm giao tranh cho đến khi lực lượng mới của Nga được dàn xếp trên chiến trường.

Một viễn cảnh khác chỉ có thể là lệnh ngừng bắn ngắn và không ổn định. Putin đã nói rõ là ông ta sẽ không dừng lại. Và Ukraine cũng đã nói rõ sẽ chiến đấu vì cuộc sống của mình.

'Ukraine sẽ giành lại lãnh thổ của mình'
Andrei Piontkovsky, nhà khoa học và phân tích tại Washington DC

Ukraine sẽ chiến thắng bằng cách phục hồi hoàn toàn sự toàn vẹn lãnh thổ của mình, trễ nhất là trước thời điểm mùa xuân năm 2023. Có hai nhân tố định hình kết luận này.

Một là động lực, lòng quyết tâm và can trường của quân đội Ukraine và toàn thể quốc gia Ukraine, vốn chưa từng có trong lịch sử chiến tranh hiện đại.

Lực lượng pháo kích của Ukraine đang tác chiến gần thành phố Bakhmut ngày 26/12
NGUỒN HÌNH ẢNH,REUTERS
Chụp lại hình ảnh,
Lực lượng pháo kích của Ukraine đang tác chiến gần thành phố Bakhmut ngày 26/12

Nhân tố nữa là có một sự thật rằng, sau nhiều năm nhân nhượng một nhà độc tài Nga, Phương Tây cuối cùng đã trưởng thành và nhận ra tầm quan trọng của thách thức lịch sử mà họ đang đối mặt.

Điều này được mô tả tốt nhất thông qua tuyên bố gần đây của Tổng Thư ký Nato Jens Stoltenberg.

"Cái giá chúng ta trả là tiền. Trong khi cái giá mà người dân Ukraine trả là bằng máu. Nếu các chế độ độc tài thấy rằng sức mạnh đó được tưởng thưởng thì tất cả chúng ta sẽ phải trả một cái giá cao hơn nhiều. Và thế giới sẽ trở nên nguy hiểm hơn cho tất cả chúng ta."

Thời gian chính xác cho một chiến thắng chắc chắn đạt được của Ukraine sẽ được quyết định theo tốc độ mà Nato có thể chuyển giao gói vũ khí tấn công quân sự mang tính chất thay đổi cục diện (xe tăng, máy bay, tên lửa tầm xa).

Tôi cho rằng Melitopol sẽ là một điểm giao chiến chính trong những tháng (có thể tuần) tiếp theo. Nắm thế kiểm soát Melitopol, quân đội Ukraine sẽ dễ dàng tiến ra biển Azov, cắt đứt tuyến liên lạc và hậu cần của Nga đến Crimea.

Việc Nga chấp nhận thất bại sẽ chính thức được thông qua tại các cuộc hội đàm mang tính kỹ thuật sau bước tiến công mang tính hủy diệt của Ukraine trên chiến trường.

Các quốc gia chiến thắng - Ukraine, Anh và Mỹ - sẽ định hình một kiến trúc an ninh quốc tế mới.

'Không thấy có kết thúc'
Barbara Zanchetta, Khoa Nghiên cứu Chiến tranh, Đại học King's College London

Vladimir Putin đã kỳ vọng về sự chấp nhận thụ động của Ukraine đối với hành động của quốc gia láng giềng mạnh hơn, và các quốc gia khác không có sự can dự mang ý nghĩa nào. Sự tính toán sai lầm này đã dẫn đến cuộc xung đột kéo dài, và dường như không thấy điểm kết thúc.

Mùa đông này sẽ khó khăn, khi Nga tấn công vào cơ sở hạ tầng của Ukraine nhằm làm phá vỡ nhuệ khí và sức chống chọi của các cư dân vốn đã tan nát. Thế nhưng sức kháng cự của Ukraine thật đáng nể. Họ sẽ đứng vững. Cuộc chiến này sẽ kéo dài. Và kéo dài.

Viễn cảnh đàm phán là mong manh. Đối với một thỏa thuận hòa bình có thể đạt được, thì ít nhất một bên cần phải thay đổi các yêu cầu cốt lõi.

Không thấy có bằng chứng điều này đã xảy ra, hoặc có thể sớm xảy ra.

Xe tăng tại Donbas
NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Thế thì sau đó, cuộc chiến này sẽ kết thúc thế nào?

Cái giá của cuộc chiến tranh, cả về vật chất và con người, có thể phá vỡ mức độ cam kết của giới tinh hoa chính trị Nga. Yếu tố cốt lõi sẽ nằm bên trong lòng nước Nga.

Các cuộc chiến tranh trong quá khứ, mà sự tính toán sai lầm là yếu tố cực kỳ quan trọng, như Việt Nam đối với Mỹ, Afghanistan đối với Liên Xô, chỉ kết thúc theo cách này.

Các điều kiện chính trị trong nước thay đổi ở quốc gia có tính toán sai lầm, khiến việc rời đi - dù là "danh dự" hay không - là lựa chọn khả thi duy nhất.

Tuy nhiên, điều này chỉ có thể xảy ra nếu phương Tây kiên quyết ủng hộ Ukraine, trước những áp lực gia tăng trong nước liên quan đến chi phí chiến tranh.

Đáng buồn là cuộc chiến này sẽ là một cuộc chiến đấu của lòng quyết tâm chính trị, kinh tế và quân sự kéo dài. Và trước thời điểm cuối năm 2023, cuộc chiến này sẽ hầu như có thể vẫn tiếp diễn.

'Không có kết quả nào khác ngoại trừ Nga bị đánh bại'
Ben Hodges, cựu tướng chỉ huy, Tư lệnh United States Army Europe

Thật quá sớm để lên một kế hoạch diễu binh mừng chiến thắng tại Kyiv nhưng Ukraine đang có tất cả động lực vào lúc này, và tôi không còn ngờ vực gì nữa là họ sẽ chiến thắng trong cuộc chiến này, có thể vào năm 2023.

Mọi thứ sẽ diễn ra chậm hơn trong mùa đông nhưng chắc chắn rằng các lực lượng của Ukraine sẽ có khả năng đối phó tốt hơn so với Nga vì tất cả các thiết bị mùa đông đều đến từ Anh, Canada và Đức.

Đến tháng Giêng, Ukraine có thể bắt đầu giai đoạn cuối cùng của chiến dịch giải phóng Crimea.

Chúng ta biết được từ lịch sử, một cuộc chiến tranh sẽ là phép thử của ý chí và sẽ là phép thử về hậu cần. Khi tôi thấy ý chí của người dân và binh sĩ Ukraine, và tình hình hậu cần được cải thiện nhanh chóng cho Ukraine, tôi không thấy kết quả nào khác ngoại trừ một thất bại cho Nga.

Việc Nga rút quân khỏi Kherson đã phần nào đưa tôi đến kết luận này. Đầu tiên là củng cố tâm lý cho người dân Ukraine, thứ hai là một sự hổ thẹn sâu sắc dành cho Điện Kremlin và thứ ba là trao cho lực lượng quân đội Ukraine một lợi thế tác chiến quan trọng - tất cả các phương pháp tiếp cận Crimea hiện đều nằm trong tầm bắn của các hệ thống vũ khí Ukraine.

Vladimir Putin
NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Tôi tin rằng vào cuối năm 2023 thì Crimea sẽ hoàn toàn trở về sự kiểm soát và thuộc chủ quyền của Ukraine mặc dù cũng có một dạng thỏa thuận nào đó cho phép Nga rút dần sự hiện diện hải quân tại Sevastopol theo từng giai đoạn... thậm chí đến hiệp ước (khoảng năm 2025), vốn đã tồn tại trước khi Nga sáp nhập trái phép Crimea.

Các nỗ lực tái thiết cơ sở hạ tầng Ukraine sẽ diễn ra dọc biển Azov, bao gồm các cảng quan trọng tại Mariupol và Berdyansk, và mở lại kênh đào Bắc Crimea (North Crimean Canal) dẫn nước từ sông Dnipro đến Crimea sẽ là một dự án quan trọng khác, thu hút sự quan tâm.

Ukraine: Tổng thống Zelensky truyền đi thông điệp kiên cường dịp lễ Giáng Sinh

Sân bay quân sự Nga bị drone Ukraine tấn công, ba người thiệt mạng

'Chờ đợi điều giống nhau hơn'
David Gendelman, chuyên gia quân sự ở Tel Aviv

Thay vì nói "cách cuộc chiến này sẽ kết thúc như thế nào" thì đây là những gì mỗi bên có thể đạt được trong giai đoạn tiếp theo.

Chỉ khoảng một nửa trong số 300.000 binh sĩ được huy động của Nga đã trong vùng chiến sự. Phần còn lại, cùng với các lực lượng được ngừng chiến đấu sau khi rút khỏi Kherson, đã mang đến cho Nga cơ hội tiến hành một cuộc tấn công.

Việc chiếm vùng Luhansk và Donetsk sẽ tiếp diễn nhưng bước đột phá quan trọng của Nga như di chuyển từ miền nam đến Pavlograd, thiết lập vòng vây đối với lực lượng Ukraine tại Donbas là ít khả thi.

Nhiều khả năng hơn là sự tiếp tục của các chiến thuật hiện tại - tấn công chậm các lực lượng Ukraine theo các hướng hẹp và tiến công chậm, như ở các khu vực Bakhmut và Avdiivka, với các chiến thuật tương tự có thể xảy ra ở khu vực Svatove-Kreminna.

Việc tiếp tục nhắm mục tiêu vào cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine và các cuộc tấn công khác vào hậu phương của Ukraine sẽ hoàn tất chiến lược chiến tranh tiêu hao này.

Các lực lượng quan trọng của Ukraine cũng được giải phóng sau khi quân Nga rút lui khỏi Kherson. Đối với họ, hướng có giá trị chiến lược nhất là hướng nam, tới Melitopol hoặc Berdyansk, nhằm cắt hành lang bộ của Nga tới Crimea. Đó sẽ là một chiến thắng lớn của Ukraine, và đó chính là lý do tại sao Nga đang củng cố Melitopol.

Một lựa chọn khác cho Ukraine là Svatove - thành công này sẽ đe dọa toàn bộ phần sườn phía bắc của toàn bộ phía tiền tuyến Nga.

Và câu hỏi lớn là bao nhiêu binh sĩ Ukraine có thể được huy động cho cuộc tấn công vào lúc này, và lộ trình nào mà Tướng Zaluzhnyi có trên bàn làm việc cho biết có bao nhiêu lữ đoàn và quân đoàn dự bị mới, đang được thiết lập sẽ sẵn sàng trong vòng một, hai hoặc ba tháng tới, tính từ thời điểm này, bao gồm nhân lực, xe thiết giáp và vũ khí hạng nặng.

Và sau khi lớp bùn đóng băng, chúng ta sẽ có lời giải đáp đối với câu hỏi này. Và câu trả lời sẽ đưa chúng ta đến gần hơn một chút đối với cách "cuộc chiến này sẽ kết thúc như thế nào".

Các nhà phân tích được lựa chọn dựa theo chuyên môn quân sự và sự tổng hòa các quan điểm của họ.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024

Post by LDN Thu Dec 29, 2022 5:06 am

BBC News, Tiếng Việt

Lãnh đạo tình báo Ukraine: 'Chiến tranh đang ở thế bế tắc'

Tác giả,Hugo Bachega
Vai trò,BBC News, Kyiv
5 giờ trước
Trưởng cơ quan Tình báo Quốc phòng Ukraine, Thiếu tướng Kyrylo Budanov
Chụp lại hình ảnh,
Trưởng cơ quan Tình báo Quốc phòng Ukraine, Tướng Kyrylo Budanov nói với BBC là cuộc chiến tranh đang rơi vào ngõ cụt

Giao tranh tại Ukraine hiện đang rơi vào bế tắc khi cả hai bên đều không thể đạt được những bước tiến đáng kể, người đứng đầu cơ quan tình báo quốc phòng Ukraine cho biết. Tuyên bố được đưa ra trong bối cảnh Kyiv đang chờ thêm nguồn vũ khí cao cấp hơn từ các đồng minh Phương Tây.

"Tình hình chỉ là bế tắc," Tướng Kyrylo Budanov trả lời BBC. "Không có bước tiến." Sau khi quân đội Ukraine chiếm lại thành phố Kherson hồi tháng 11, thì hầu hết các cuộc chiến tranh ác liệt nhất đều diễn ra quanh thành phố Bakhmut, ở vùng Donetsk ở miền đông.

Ở những nơi khác, quân Nga dường như đang ở thế phòng thủ trong khi mùa đông đã làm chậm tốc độ các hoạt động trên bộ của Ukraine trên chiến tuyến dài 1.000 km.

Ông Budanov nói Nga "đang hoàn toàn trong ngõ cụt" khi chịu những tổn thất rất lớn, và ông tin rằng Điện Kremlin đã quyết định công bố một đợt huy động quân sự khác. Nhưng ông cho biết thêm, quân Ukraine vẫn còn thiếu nguồn lực để có thể triển khai trên nhiều phương diện.

"Chúng tôi không thể hoàn toàn đánh bại Nga từ tất cả mọi hướng. Và cả Nga cũng vậy," ông nói. "Chúng tôi đang rất mong chờ nguồn cung cấp vũ khí mới, và có thêm vũ khí tối tân hơn."

Hồi đầu tháng này, sau một loạt các thất bại quân sự của Nga, giới chức Ukraine đã cảnh báo về một cuộc phản công trên bộ khác của Moscow từ hướng Belarus, bắt đầu từ đầu năm 2023. Họ cho biết cuộc phản công này có thể bao gồm nỗ lực lần hai để chiếm lấy thủ đô Kyiv, gồm hàng chục ngàn quân dự bị đang được huấn luyện tại Nga.

Tuy nhiên, ông Budanov đã bác bỏ các hoạt động của Nga tại Belarus, bao gồm việc huy động hàng ngàn binh sĩ, cũng như các nỗ lực khiến Ukraine chuyển binh từ các chiến trường ở miền nam và đông sang hướng bắc.

Ukraine: Tổng thống Zelensky truyền đi thông điệp kiên cường dịp lễ Giáng Sinh

Quân đội Nga 'có thể trữ đông lạnh tinh trùng miễn phí'

Chiến tranh Ukraine: Kịch bản nào trong năm 2023?

NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh,
Quân đội Ukraine đang yêu cầu Phương Tây cung cấp thêm vũ khí để đánh bại quân xâm lược Nga

Gần đây, Tướng Kyrylo Budanov cho biết một tàu hỏa chở binh sĩ Nga đã dừng tại một địa điểm gần biên giới giữa Belarus và Ukraine rồi quay trở về với với toàn bộ số binh lính đó sau đó một vài giờ.

Họ đã làm điều đó một cách công khai vào ban ngày, để mọi người có thể nhìn thấy, ngay cả khi [chúng tôi] không muốn," và nói thêm rằng ông không thấy mối đe dọa thực sự, sắp xảy ra từ quân đội ở Belarus. "Tính đến thời điểm hiện tại, tôi không thấy bất kỳ dấu hiệu nào cho một cuộc xâm lược vào Kyiv hoặc các khu vực phía bắc từ Belarus."

Cuộc phỏng vấn giữa BBC và Tướng Budanov được thực hiện tại một căn phòng với ít ánh sáng, chỉ vài ngày sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin đến thủ đô Minsk của Belarus lần đầu tiên trong hơn ba năm qua. Chuyến thăm của ông Putin đã làm dấy lên sự đồn đoán là ông có thể cố gắng thuyết phục Tổng thống Alexander Lukashenko, một đồng minh lâu năm, điều binh sĩ Belarus đến Ukraine.

Nga đã sử dụng Belarus để làm bàn đạp cho các cuộc tấn công, nhưng ông Budanov tin rằng xã hội Belarus sẽ không ủng hộ bất kỳ sự can dự nào xa hơn trong cuộc chiến tranh, và giới phân tích đã đặt câu hỏi về mức độ sẵn sàng của đội quân gồm 8.000 người.

"Đây là lý do tại sao Tổng thống Lukashenko thực thi tất cả các bước để ngăn chặn một thảm họa cho quốc gia của mình," ông nói.

Kể từ khi chiếm lại Kherson, lực lượng quân đội Ukraine đã chiến đấu ác liệt với binh sĩ Nga quanh Bakhmut, trong các chiến hào vốn được so sánh với Thế chiến lần nhất.

Đối với Nga, việc chiếm giữ thành phố này sẽ cắt đứt các tuyến cung cấp của Ukraine, và mở lại một lộ trình tiến công vào các thành trì khác của Ukraine ở miền đông, bao gồm Kramatorsk và Sloviansk.

Quân đội Nga 'có thể trữ đông lạnh tinh trùng miễn phí'

Chiến tranh Ukraine: Kịch bản nào trong năm 2023?

NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh,
Quân đội Ukraine đã bảo vệ thành phố Bakhmut trước một loạt các cuộc tấn công của Nga trong nhiều tuần qua

Tướng Budanov nói cuộc phản công được dẫn dắt bởi lực lượng lính đáng thuê thuộc Tập đoàn Wagner Group của Nga . Người sáng lập Wagner, Yevgeniy Prigozhin được cho là muốn chiếm lại thành phố này như một phần thưởng chính trị, trong bối cảnh căng thẳng giữa nội bộ giới chức cấp cao Nga.

Ngoài chiến trường, Nga đang tiến hành một chiến dịch không kích bằng tên lửa và drone, theo một cách không hề khoan nhượng kể từ hồi giữa tháng Mười, nhắm vào cơ sở hạ tầng trọng yếu của Ukraine, khiến hàng triệu người bị mất điện, khí đốt sưởi ấm và nước sạch.

Tướng Budanov nói các cuộc không kích có thể tiếp diễn, nhưng cho biết Nga sẽ không thể duy trì mức độ tấn công bởi vì nguồn tên lửa đang cạn dần, trong khi ngành công nghiệp Nga không có khả năng cung ứng.

Mặc dù Iran đã cung cấp hầu hết số drone được sử dụng trong các cuộc tấn công từ phía Nga, nhưng người đứng đầu cơ quan tình báo Ukraine nói cho đến nay, Iran đã từ chối giao tên lửa cho Nga, vì biết rằng các quốc gia Phương Tây có thể sẽ áp đặt các biện pháp khác nhằm vào Tehran, vốn đang chịu các lệnh trừng phạt nặng nề vì chương trình phát triển vũ khí hạt nhân.

Cuộc chiến tranh này hiện nay có thể rơi vào ngõ cụt, nhưng ông Budanov vẫn kiên định với lập trường Ukraine sẽ cuối cùng chiếm lại tất cả vùng lãnh thổ hiện bị chiếm đóng, bao gồm Crimea, bán đảo bị Nga sáp nhập hồi năm 2014.

Ông Budanov đưa ra một viễn cảnh Ukraine trở về các đường biên giới năm 1991 của mình, khi tuyên bố độc lập sau khi Liên bang Xô Viết tan rã.

Tường thuật bổ sung từ Hanna Tsyba và Robbie Wright.


Last edited by LDN on Thu Dec 29, 2022 5:42 pm; edited 1 time in total

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024

Post by LDN Thu Dec 29, 2022 5:40 pm

BBC News, Tiếng Việt

Kyiv nói Nga phóng 120 tên lửa tấn công Ukraine

Tác giả,Hugo Bachega & Matt Murphy
Vai trò,BBC, tường thuật từ Kyiv và London
29 tháng 12 2022, 17:01 +07

NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES

Báo động phòng không đã được phát đi trên toàn lãnh thổ Ukraine, do Nga tiến hành một đợt phóng tên lửa mới nhắm vào các thành phố lớn.

Cố vấn tổng thống Mykhailo Podolyak cho biết hơn 120 tên lửa đã được phóng vào các khu dân cư và cơ sở hạ tầng dân sự.

Ít nhất 3 người - trong đó có một bé gái 14 tuổi - đã được đưa đến bệnh viện sau khi các vụ nổ xảy ra ở thủ đô Kyiv, Thị trưởng Vitaliy Klitschko nói.

Các vụ nổ cũng được nghe thấy ở các thành phố Kharkiv, Odesa, Lviv và Zhytomyr.

Lãnh đạo khu vực của tỉnh Odesa phía nam, Maksym Marchenko, nói về một "cuộc tấn công tên lửa lớn vào Ukraine".

Không quân Ukraine cho biết Nga đang tấn công nước này từ "nhiều hướng khác nhau bằng tên lửa hành trình trên không và trên biển". Lực lượng này cho biết thêm rằng một số máy bay không người lái Kamikaze cũng đã được sử dụng.

Âm thanh báo động phòng không đã vang lên ở tất cả các vùng của đất nước vào sáng thứ Năm. Cố vấn tổng thống Oleksiy Arestovych kêu gọi dân thường tìm nơi trú ẩn và cho biết lực lượng phòng không của đất nước đang hoạt động.

Tại Kiev, hai ngôi nhà đã bị hư hại do các mảnh vỡ từ một tên lửa bị đánh chặn, theo chính quyền quân sự thành phố. Ông Klitschko cho biết 16 tên lửa đã bị lực lượng phòng không phá hủy trên bầu trời thành phố.

Tại khu vực Mykolaiv phía nam, Thống đốc Vitaly Kim viết rằng năm tên lửa đã bị lực lượng phòng không đánh chặn.

Ông Marchenko cho biết 21 tên lửa đã bị bắn hạ ở khu vực Odesa. Ông nói thêm rằng các mảnh tên lửa đã văng trúng một tòa nhà dân cư nhưng không có thương vong nào được báo cáo.

Tại thành phố Lviv ở phía tây, Thị trưởng Andriy Sadovy cho biết một số vụ nổ đã được báo cáo.

Ông Podolyak cáo buộc Moscow tìm cách "phá hủy cơ sở hạ tầng quan trọng và sát hại dân thường hàng loạt".

Tại Ranok, một ngôi làng ở khu vực phía tây Ivano-Frankivsk, cố vấn cấp cao của Tổng thống Volodymyr Zelensky cho biết một quả tên lửa đã lao vào một nhà dân nhưng không phát nổ. BBC không thể xác minh độc lập tin này.

NGUỒN HÌNH ẢNH,KYRYLO TYMOSHENKO
Chụp lại hình ảnh,
Trái tên lửa chưa phát nổ này đã lao trúng và một nhà dân ở thành phố miền tây Ivano-Frankivsk, theo lời quan chức Kyrylo Tymoshenko

Hàng chục cuộc tấn công của Nga đã tấn công Ukraine trong những tuần gần đây, gây ra tình trạng bị cắt điện liên tục trên toàn quốc. Thị trưởng Lviv hôm thứ Năm cho biết 90% thành phố không có điện, trong khi ông Klitschko cảnh báo có thể sẽ có tình trạng bị cắt điện và nước mới ở thủ đô.

Việc cắt điện đã được báo cáo ở các vùng Odesa và Dnipropetrovsk. Nhà cung cấp năng lượng DTEK viết: “Các biện phạm này được áp dụng do có mối đe dọa tấn công bằng tên lửa, nhằm tránh thiệt hại đáng kể nếu kẻ thù tấn công trúng vào các cơ sở năng lượng”.

Oleksandr Vilkul, người đứng đầu Cơ quan quản lý quân sự ở thành phố miền trung Kryvyi Rih, cho biết các tên lửa bắn vào thành phố của ông đã được phóng từ "tàu và máy bay từ Biển Đen" của Nga. Ông cho biết thêm, điện trong thành phố đã bị cắt như một biện pháp phòng ngừa.

Bộ chỉ huy miền nam Ukraine đã đưa ra cảnh báo rằng lực lượng Nga đang chuẩn bị phóng tới 20 tên lửa từ các vị trí ở Biển Đen.

Trong một cuộc tấn công vào đầu tháng này, Ukraine đã bắn hạ 60 trong số hơn 70 tên lửa do lực lượng Nga phóng ra.

Moscow đã nhiều lần phủ nhận việc nhắm mục tiêu vào dân thường trong các cuộc tấn công tên lửa của mình. Tuy nhiên, Tổng thống Vladimir Putin gần đây đã thừa nhận rằng quân đội Nga đã tấn công các cơ sở năng lượng quan trọng của Ukraine.

Việc thừa nhận được đưa ra theo sau cáo buộc từ một số nhà lãnh đạo quốc tế, trong đó có cả Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, rằng việc nhắm mục tiêu vào các cơ sở năng lượng có thể dẫn đến tội ác chiến tranh.

Chính phủ Kyiv đã kêu gọi các lãnh đạo phương Tây cung cấp thêm hệ thống phòng không, và Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden gần đây đã đồng ý cung cấp hệ thống Patriot cho Ukraine.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024

Post by LDN Fri Dec 30, 2022 7:01 am

Lựa chọn của Ukraine: Hoặc chiến đấu đến thắng lợi, hoặc bị tiêu diệt

Phạm Bá
29 tháng 12, 2022 - Sài Gòn nhỏ 

Tổng thống Ukraine V. Zelenskyy (trái) bắt tay một sĩ quan quân đội khi đến thăm mặt trận ở tỉnh Donetsk ở miền Đông hôm 6 Tháng Mười Hai 2022. Ảnh Ukrainian Presidency / Handout/Anadolu Agency via Getty Images

Bà Claudia Major, chuyên gia phân tích của Tổ chức Khoa học và Chính trị ở Berlin cho biết, cuộc chiến ở Ukraine sẽ không kết thúc vào năm 2023 nếu sự hỗ trợ mọi mặt cho Kyiv không được gia tăng.

Cuộc chiến của Nga ở Ukraine sẽ không kết thúc vào năm 2023 trừ khi tăng cường hỗ trợ cho Kyiv. Ý kiến này được bày tỏ bởi Claudia Major, người đứng đầu nhóm nghiên cứu về chính sách an ninh của Quỹ “Khoa học và Chính trị” Berlin (SWP), cố vấn cho chính phủ Đức, trong cuộc phỏng vấn với nhóm ấn phẩm RedaktionsNetzwerk Deutschland (RND) vào hôm Thứ Tư, ngày 28 Tháng Mười Hai. “Cuộc chiến sẽ còn tiếp diễn trong thời gian dài”, bà Major nhấn mạnh.

Theo bà, để có thể đáp trả Nga một cách quyết liệt, Ukraine cần nhiều vũ khí hơn. Claudia Major giải thích: “Để chống lại hệ thống thông tin liên lạc, tiếp tế cũng như chỉ huy và kiểm soát của Nga, cần có thêm máy bay không người lái, pháo binh và hệ thống pháo phản lực có tầm bắn xa. “Để giải phóng các vùng lãnh thổ mới, cần có xe tăng chiến đấu và xe bọc thép chở quân”, bà nói thêm.

Chuyên gia người Đức không cho rằng Moscow hiện có khả năng tiến hành một cuộc tấn công quy mô lớn mới. “Hiện tại, tôi không thấy Nga có khả năng quân sự cần thiết để đánh đến tận Moldova”, bà Claudia Major nói. Ngoài ra, “về mặt quân sự, Liên bang Nga hiện không có khả năng thực hiện một cuộc tấn công trên bộ vào Kyiv”, nhà phân tích cho biết.

Tuy nhiên, Moscow có khả năng gây tổn thất nghiêm trọng cho Ukraine và làm chậm bước tiến của họ, “ngay cả khi họ đã gửi những tân binh được đào tạo kém ra mặt trận và tiếp tục phá hủy cơ sở hạ tầng dân sự”, bà Major nói thêm.

“Sự lựa chọn của Ukraine: chiến đấu đến cùng hoặc bị tiêu diệt”

Đồng thời, chuyên gia này nhận thấy rất ít hy vọng cho các cuộc đàm phán hòa bình. Bất cứ ai tin rằng Ukraine có sự lựa chọn giữa một bên là chiến tranh và một bên là đàm phán dẫn đến hòa bình, là hoàn toàn sai lầm trong việc đánh giá tình hình, bà Major khẳng định. Theo bà, giờ đây “Ukraine chỉ có sự lựa chọn giữa chiến tranh và hủy diệt: Hoặc là chiến tranh, tức là giải phóng các vùng lãnh thổ bị Nga chiếm đóng, hoặc tồn tại dưới ách chiếm đóng lâu dài của Nga”.

Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba, trong cuộc trả lời phỏng vấn hãng AP Mỹ ngày 26 Tháng Mười Hai, đã đề xuất tổ chức một “Hội nghị thượng đỉnh hòa bình” để chấm dứt chiến tranh ở Ukraine vào cuối Tháng Hai 2023; hội nghị quốc tế này sẽ được tổ chức tại trụ sở Liên hợp quốc ở New York, dưới sự chủ trì của Tổng thư ký Liên hợp quốc António Guterres. Kuleba cho biết sự tham gia của Nga sẽ chỉ có thể xảy ra nếu nước này thừa nhận trách nhiệm về các tội ác chiến tranh trước một phiên tòa quốc tế.

Người phát ngôn của Tổng thư ký Liên hợp quốc Guterres, ông Florencia Soto Nino-Martinez đã trả lời đề xuất này: “Như Tổng thư ký đã nhiều lần tuyên bố trước đây, ông có thể trở thành người hòa giải (trong các cuộc đàm phán hòa bình giữa Nga và Ukraine), chỉ khi việc hòa giải đó được thực hiện theo mong muốn của tất cả các bên”.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024

Post by Sponsored content



Sponsored content


Back to top Go down

Page 39 of 55 Previous  1 ... 21 ... 38, 39, 40 ... 47 ... 55  Next

View previous topic View next topic Back to top

- Similar topics

Permissions in this forum:
You can reply to topics in this forum