Our forum runs best with JavaScript enabled !

Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024

Page 40 of 55 Previous  1 ... 21 ... 39, 40, 41 ... 47 ... 55  Next

View previous topic View next topic Go down

New Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024

Post by LDN Fri Dec 30, 2022 10:40 am

Hôm nay đọc bài viết tổng kết chi thu 2022 tôi mới biết trang nghiencuuquocte ở VN, chịu sự kiểm duyệt của Việt cộng. Có điều dịch các bài báo khá ok, khá sát nghĩa.

Nghiên cứu quốc tế

Những kịch bản cho hồi kết của Putin (P1)

Nguồn: Liana Fix và Michael Kimmage, “Putin’s Last Stand,” Foreign Affairs, Tháng 1-2/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Các kịch bản dự đoán thất bại của người Nga.

Cuộc chiến của Tổng thống Nga Vladimir Putin ở Ukraine đáng lẽ phải là thành tựu đỉnh cao của ông, bằng chứng cho thấy nước Nga đã tiến xa như thế nào kể từ khi đế chế Xô-viết sụp đổ vào năm 1991. Sáp nhập Ukraine được dự kiến là bước đầu tiên trong quá trình tái thiết đế chế Nga. Putin có ý định vạch trần Mỹ chỉ là “con hổ giấy” bên ngoài Tây Âu, và chứng minh rằng Nga, cùng với Trung Quốc, được định sẵn sẽ nắm giữ vai trò lãnh đạo trong một trật tự quốc tế mới, đa cực.

Nhưng kế hoạch đã không thành sự thật. Kyiv kiên trì đứng vững, và quân đội Ukraine đã phát triển thành một lực lượng hùng mạnh, một phần nhờ vào quan hệ đối tác chặt chẽ với Mỹ và các đồng minh phương Tây. Ngược lại, quân đội Nga đã thể hiện khả năng tổ chức và tư duy chiến lược kém. Hệ thống chính trị Nga cũng cho thấy họ không thể học hỏi từ những sai lầm của mình. Vì gần như không thể tác động đến hành động của Putin, phương Tây buộc phải chuẩn bị cho giai đoạn tiếp theo của cuộc chiến thảm khốc do Nga lựa chọn.

Chiến tranh vốn dĩ không thể đoán trước. Thật vậy, diễn biến của cuộc xung đột đã bác bỏ những dự đoán phổ biến ban đầu rằng Ukraine sẽ nhanh chóng sụp đổ, và việc nước này đảo ngược vận mệnh là hoàn toàn khả thi. Người Nga đang hướng tới thất bại, chỉ chưa rõ thất bại này sẽ diễn ra dưới hình thức nào. Về cơ bản, có ba kịch bản, và mỗi kịch bản lại có hàm ý khác nhau đối với các nhà hoạch định chính sách ở phương Tây và Ukraine.

Kịch bản đầu tiên và ít có khả năng xảy ra nhất là Nga sẽ chấp nhận thất bại của mình bằng cách chấp nhận một thỏa thuận thương lượng dựa trên các điều kiện của Ukraine. Tình hình sẽ phải thay đổi rất nhiều thì kịch bản này mới trở thành hiện thực, bởi bất kỳ hình thức đối thoại ngoại giao nào giữa Nga, Ukraine, và phương Tây đều không còn tồn tại. Phạm vi xâm lược và mức độ tội ác chiến tranh của Nga cũng khiến Ukraine khó chấp nhận một giải pháp ngoại giao thấp hơn sự đầu hàng hoàn toàn của Nga.

Ngoài ra, chính phủ Nga – dưới thời Putin hoặc người kế nhiệm – có thể cố gắng giữ lại Crimea và tìm kiếm hòa bình ở nơi khác. Để giữ thể diện trong nước, Điện Kremlin có thể tuyên bố rằng họ đang chuẩn bị cho chiến tranh trường kỳ ở Ukraine, để ngỏ khả năng xảy ra tiến công quân sự bổ sung. Họ có thể đổ lỗi cho NATO về sự kém cỏi của mình, lập luận rằng việc chuyển giao vũ khí của NATO, chứ không phải sức mạnh của Ukraine, đã cản trở chiến thắng của Nga. Để cách tiếp cận này được thông qua trong chế độ, những người theo đường lối cứng rắn – nhiều khả năng gồm cả chính Putin – sẽ bị loại ra bên lề. Điều này sẽ khó nhưng không phải là không thể. Dù vậy, dưới thời Putin, kết quả này rất khó xảy ra, vì ông đã chọn cách tiếp cận tối đa ngay từ đầu.

Kịch bản thứ hai sẽ là một thất bại trong bối cảnh leo thang. Điện Kremlin sẽ tìm cách kéo dài cuộc chiến ở Ukraine trong khi tung ra một chiến dịch gồm các hành động phá hoại ngầm ở các quốc gia ủng hộ Kyiv và ở chính Ukraine. Trong trường hợp xấu nhất, Nga có thể lựa chọn tấn công hạt nhân vào Ukraine. Sau đó, chiến tranh sẽ leo thang đến đối đầu quân sự trực tiếp giữa NATO và Nga. Nga sẽ chuyển từ một quốc gia theo chủ nghĩa xét lại thành một quốc gia bất hảo, một quá trình vốn dĩ đang diễn ra rồi, và quá trình đó sẽ củng cố niềm tin của phương Tây rằng Nga là một mối đe dọa đặc biệt và không thể chấp nhận được. Vượt qua ngưỡng hạt nhân có thể dẫn đến sự can dự của quân đội NATO vào cuộc chiến, đẩy nhanh thất bại của Nga trên chiến trường.

Một khẩu lựu pháo của Nga bị phá hủy ở vùng Kharkiv, Ukraine vào tháng 9/2022. Nguồn ảnh: Lực lượng Vũ trang Ukraine / Reuters

Kịch bản cuối cùng sẽ là một thất bại thông qua sụp đổ chế độ, với những trận chiến quyết định không diễn ra ở Ukraine, mà là trong hành lang của Điện Kremlin hoặc trên đường phố Moscow. Putin đã tập trung quyền lực vào tay mình, và việc ông ngoan cố theo đuổi một cuộc chiến cầm chắc thất bại đã đặt chế độ của ông vào thế lung lay. Người Nga sẽ chỉ ủng hộ vị sa hoàng kém cỏi của họ đến một thời điểm nhất định mà thôi. Dù Putin đã mang lại sự ổn định chính trị cho nước Nga – một tình trạng được đánh giá cao sau những đổ vỡ của thời hậu Xô-viết – người dân vẫn có thể quay lưng lại với ông nếu chiến tranh dẫn đến tình trạng thiếu thốn chung. Sự sụp đổ của chế độ Putin có thể đồng nghĩa với việc kết thúc chiến tranh ngay lập tức, vì Nga sẽ không còn khả năng tham chiến khi chính nước này rơi vào hỗn loạn. Một cuộc đảo chính theo sau bởi nội chiến sẽ lặp lại những gì đã xảy ra khi phe Bolshevik giành chính quyền vào năm 1917, dẫn đến việc Nga rút khỏi Thế chiến I.

Bất kể nó diễn ra dưới hình thức nào, một thất bại của Nga tất nhiên sẽ được hoan nghênh. Nó sẽ giải phóng Ukraine khỏi nỗi kinh hoàng mà nước này phải gánh chịu kể từ khi bị xâm lược. Nó sẽ củng cố nguyên tắc rằng hành động tấn công một quốc gia khác chắc chắn sẽ bị trừng phạt. Nó có thể mở ra những cơ hội mới cho Belarus, Gruzia, và Moldova, và cho phương Tây hoàn tất việc sắp xếp châu Âu theo dự định của mình. Đối với Belarus, sẽ xuất hiện một con đường để chấm dứt chế độ độc tài và hướng tới các cuộc bầu cử tự do và công bằng. Gruzia, Moldova, và Ukraine có thể cùng nhau phấn đấu để cuối cùng hội nhập vào Liên minh châu Âu và thậm chí là NATO, theo bước các chính phủ Trung và Đông Âu sau khi Liên Xô sụp đổ.

Dù thất bại của Nga sẽ mang lại nhiều lợi ích, Mỹ và Châu Âu nên chuẩn bị cho tình trạng rối loạn khu vực và toàn cầu mà nó sẽ tạo ra. Kể từ năm 2008, Nga đã là một cường quốc theo chủ nghĩa xét lại. Họ đã vẽ lại biên giới, sáp nhập lãnh thổ, can thiệp vào các cuộc bầu cử, chen chân vào nhiều cuộc xung đột khác nhau ở châu Phi, và thay đổi động lực địa chính trị ở Trung Đông bằng cách ủng hộ Tổng thống Syria Bashar al-Assad. Nếu Nga theo đuổi leo thang triệt để hoặc rơi vào hỗn loạn thay vì chấp nhận thất bại thông qua đàm phán, hậu quả sẽ được cảm nhận ở cả châu Á, châu Âu, và Trung Đông. Tình trạng rối loạn có thể diễn ra dưới hình thức ly khai, hoặc các cuộc xung đột mới nổ ra bên trong và xung quanh Nga, quốc gia có diện tích đất liền lớn nhất thế giới. Việc biến Nga thành một quốc gia thất bại bị nội chiến tàn phá sẽ làm sống lại những câu hỏi từng khiến các nhà hoạch định chính sách phương Tây chật vật vào năm 1991: chẳng hạn, ai sẽ giành quyền kiểm soát vũ khí hạt nhân của Nga? Một thất bại trong hỗn loạn của Nga sẽ tạo ra một lỗ hổng nguy hiểm trong hệ thống quốc tế.

KHÔNG THỂ ĐÀM PHÁN

Cố gắng thuyết phục Putin chấp nhận thất bại thông qua đàm phán là điều rất khó, nếu không muốn nói là không thể. (Việc này có thể khả thi hơn dưới thời người kế nhiệm ông.) Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky sẽ yêu cầu Moscow từ bỏ yêu sách đối với các vùng lãnh thổ do Nga kiểm soát trên danh nghĩa ở Donetsk, Kherson, Luhansk, và Zaporizhzhia. Putin đã ăn mừng việc sáp nhập các khu vực này bằng nhiều hoạt động long trọng. Ông sẽ khó mà thay đổi quan điểm sau màn thể hiện lòng yêu nước, dù khả năng kiểm soát của Nga đối với các lãnh thổ này là rất mong manh. Bất kỳ nhà lãnh đạo Nga nào, dù là Putin hay người nào khác, cũng sẽ không chịu từ bỏ Crimea, một khu vực của Ukraine mà Nga đã sáp nhập vào năm 2014.

Các điều kiện ở Nga sẽ phải có lợi cho sự thỏa hiệp. Ban lãnh đạo mới của Nga sẽ phải đối diện với một quân đội mất tinh thần và đánh cược vào việc công chúng chấp nhận đầu hàng. Người Nga có thể trở nên thờ ơ nếu chiến tranh tiếp diễn mà không có giải pháp rõ ràng. Nhưng giao tranh sẽ vẫn tiếp tục ở các khu vực phía đông Ukraine và căng thẳng giữa hai nước sẽ vẫn ở mức cao.

Dù vậy, một thỏa thuận với Ukraine có thể giúp bình thường hóa quan hệ giữa Nga và phương Tây. Đó sẽ là một điểm hấp dẫn đối với một nhà lãnh đạo Nga ít quân phiệt hơn Putin, và cũng sẽ hấp dẫn nhiều người Nga. Các nhà lãnh đạo phương Tây cũng có thể có lợi ích khi thúc đẩy đàm phán nhằm chấm dứt chiến tranh. Vấn đề ở đây là mặt thời điểm. Trong hai tháng đầu tiên sau cuộc xâm lược vào tháng 2/2022, Nga đã để mất cơ hội đàm phán với Zelensky và tận dụng đòn bẩy chiến trường của mình. Sau đợt phản công thành công của Ukraine, Kyiv có rất ít lý do để nhượng bộ bất cứ điều gì. Kể từ khi xâm lược, Nga đã dốc toàn lực và liên tục leo thang chiến sự thay vì thể hiện sự sẵn lòng thỏa hiệp. Một nhà lãnh đạo mềm mỏng hơn Putin có thể khiến Ukraine cân nhắc việc đàm phán. Khi đối mặt với thất bại, Putin có thể dùng đến việc đả kích trên trường quốc tế. Ông đã liên tục mở rộng lập luận về chiến tranh của mình, tuyên bố rằng phương Tây đang tiến hành một cuộc chiến ủy nhiệm chống lại Nga với mục tiêu hủy diệt nước này. Các bài phát biểu năm 2022 của Putin là phiên bản lớn tiếng hơn của bài phát biểu mà ông đưa ra tại Hội nghị An ninh Munich 15 năm trước, trong đó ông tố cáo chủ nghĩa ngoại lệ của Mỹ, lập luận rằng Mỹ “đã vượt quá biên giới quốc gia của mình về mọi mặt”.

Gồm một chút đe dọa, một chút vô nghĩa, và một chút thăm dò, những luận điệu của Putin là nhằm động viên người Nga về mặt cảm xúc. Nhưng cũng có một logic chiến thuật đằng sau nó: dù việc mở rộng chiến tranh ra bên ngoài Ukraine rõ ràng sẽ không giúp Putin giành được lãnh thổ mà ông khao khát, nhưng nó có thể ngăn cản Ukraine và phương Tây giành chiến thắng trong cuộc xung đột. Ngôn từ hiếu chiến của ông đang đặt nền móng cho sự leo thang và cho cuộc đối đầu thế kỷ 21 với phương Tây, trong đó Nga sẽ tìm cách khai thác lợi thế bất đối xứng của mình với tư cách là một quốc gia khủng bố hoặc bất hảo.

Các công cụ đối đầu của Nga có thể bao gồm việc sử dụng vũ khí hóa học hoặc sinh học bên trong hoặc ngoài Ukraine. Putin có thể phá hủy các đường ống vận chuyển nhiên liệu hoặc cơ sở hạ tầng dưới đáy biển, hoặc thực hiện các cuộc tấn công mạng vào các thể chế tài chính phương Tây. Sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật có lẽ là phương án cuối cùng. Trong bài phát biểu vào ngày 30/9, Putin đã đề cập đến Hiroshima và Nagasaki, đưa ra những diễn giải lộn xộn về giai đoạn kết thúc của Thế chiến II. Nói một cách nhẹ nhàng, thì phép so sánh ở đây là không hoàn hảo. Ngay cả khi Nga sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật ở Ukraine, Kyiv vẫn sẽ không đầu hàng. Bởi một điều, người Ukraine biết rằng sự chiếm đóng của Nga đồng nghĩa với sự diệt vong của đất nước họ, điều đó không đúng với nước Nhật năm 1945. Chưa kể, Nhật Bản đang thua trận vào thời điểm đó. Còn tính đến cuối năm 2022, chính Nga, cường quốc hạt nhân, mới là kẻ thua cuộc.

Hậu quả của một cuộc tấn công hạt nhân sẽ rất thảm khốc, không chỉ đối với người dân Ukraine. Chiến tranh sẽ tiếp diễn và vũ khí hạt nhân sẽ không giúp được gì nhiều cho binh lính Nga trên mặt đất. Thay vào đó, Nga sẽ phải đối mặt với sự phẫn nộ của quốc tế. Hiện tại, Brazil, Trung Quốc, và Ấn Độ chưa lên án cuộc xâm lược của Nga, nhưng không có quốc gia nào trong nhóm này thực sự ủng hộ Moscow trong cuộc chiến kinh hoàng của họ, cũng không quốc gia nào ủng hộ việc sử dụng vũ khí hạt nhân. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã công khai điều này vào tháng 11: sau khi gặp Thủ tướng Đức Olaf Scholz, ông đưa ra một tuyên bố rằng hai nhà lãnh đạo “cùng phản đối việc sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân”. Nếu Putin bất chấp lời cảnh báo này, ông sẽ trở thành một kẻ bị cô lập, bị trừng phạt về kinh tế và có lẽ cả về quân sự bởi một liên minh toàn cầu.

Do đó, đối với Nga, đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân có lợi hơn là thực sự làm vậy. Nhưng Putin vẫn có thể lựa chọn sử dụng vũ khí hạt nhân: xét cho cùng, phát động cuộc xâm lược là một nước đi sai lầm nghiêm trọng, nhưng ông vẫn làm thế. Nếu ông chọn phá vỡ điều cấm kỵ hạt nhân, NATO có lẽ sẽ không phản ứng tương xứng, để tránh rủi ro xảy ra đáp trả hạt nhân. Tuy nhiên, liên minh rất có thể sẽ phản ứng bằng lực lượng thông thường để làm suy yếu quân đội Nga và ngăn chặn các cuộc tấn công hạt nhân tiếp theo, theo đó đặt ra nguy cơ gây ra một vòng xoáy leo thang nếu Nga tiến hành các cuộc tấn công thông thường nhằm vào NATO để đáp trả.

Ngay cả khi tránh được kịch bản này, một thất bại của Nga sau khi sử dụng hạt nhân vẫn sẽ gây ra những hậu quả nguy hiểm. Nó sẽ tạo ra một thế giới không có trạng thái cân bằng hạt nhân không hoàn hảo của Chiến tranh Lạnh và kỷ nguyên 30 năm sau Chiến tranh Lạnh. Nó sẽ khuyến khích các nhà lãnh đạo trên toàn cầu sử dụng vũ khí hạt nhân, vì dường như sự an toàn của họ chỉ có thể được đảm bảo bằng cách có được vũ khí hạt nhân và thể hiện sự sẵn sàng sử dụng chúng. Một thời đại chạy đua phổ biến vũ khí hạt nhân sẽ xảy ra sau đó, gây tổn hại lớn cho an ninh toàn cầu.

(Còn tiếp một phần)


Last edited by LDN on Mon Jan 09, 2023 4:09 pm; edited 1 time in total

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024

Post by LDN Fri Dec 30, 2022 10:43 am

Nghiên cứu quốc tế

Những kịch bản cho hồi kết của Putin (P2)

Nguồn: Liana Fix và Michael Kimmage, “Putin’s Last Stand,” Foreign Affairs, Tháng 1-2/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

GÁNH NẶNG CỦA NHÀ LÃNH ĐẠO

Lúc này, công chúng Nga vẫn chưa đứng lên phản đối chiến tranh. Người Nga có thể hoài nghi về Putin và có thể không tin tưởng vào chính phủ của ông. Nhưng họ cũng không muốn những người con trai, người cha, và người anh em đang mặc quân phục của mình thua trận trên chiến trường. Đã quen với vị thế cường quốc của Nga sau nhiều thế kỷ, và bị cô lập với phương Tây, hầu hết người Nga không muốn đất nước của họ trở thành một nước không có bất kỳ quyền lực và ảnh hưởng nào ở châu Âu, vốn là hậu quả tất yếu khi Nga thất bại ở Ukraine.

Tuy nhiên, một cuộc chiến trường kỳ sẽ đẩy người Nga vào tương lai ảm đạm và có thể sẽ châm ngòi cho ngọn lửa cách mạng trong nước. Thương vong của Nga đã rất cao, và khi quân đội Ukraine phát triển mạnh hơn, họ có thể gây ra những tổn thất lớn hơn nữa. Cuộc di cư của hàng trăm ngàn thanh niên Nga, nhiều người trong số họ có tay nghề cao, đã khiến mọi người phải bất ngờ. Theo thời gian, sự kết hợp giữa chiến tranh, lệnh trừng phạt, và chảy máu chất xám sẽ gây ra hậu quả khủng khiếp – và người Nga cuối cùng có thể đổ lỗi cho Putin, người đã bắt đầu sự nghiệp tổng thống của mình bằng danh hiệu tự xưng là “người hiện đại hóa.” Hầu hết người Nga đều xa cách với các cuộc chiến trước đây của ông, vì chúng thường diễn ra ở xa mặt trận quê hương và không đòi hỏi động viên hàng loạt. Nhưng đó không phải là trường hợp của cuộc chiến ở Ukraine.

Một người lính Ukraine viết trên một quả lựu pháo ở vùng Donetsk, Ukraine tháng 11/2022. Nguồn ảnh: Serhii Nuzhnenko/ Radio Free Europe/ Reuters.

Nga có lịch sử thay đổi chế độ sau những cuộc chiến không thành công. Chiến tranh Nga-Nhật (1904-1905) và Thế chiến I đã dẫn đến Cách mạng Bolshevik. Sự sụp đổ của Liên bang Xô viết vào năm 1991 diễn ra hai năm sau khi quân đội Liên Xô kết thúc cuộc phiêu lưu bất thành ở Afghanistan. Cách mạng nổ ra ở Nga khi chính phủ thất bại trong các mục tiêu kinh tế và chính trị của mình và không ứng phó được với các cuộc khủng hoảng. Nhìn chung, đòn quyết định luôn là sự sụp đổ của ý thức hệ cơ bản của chính phủ, chẳng hạn như việc chế độ quân chủ và chế độ sa hoàng của Nga mất đi tính chính danh trong bối cảnh đói nghèo và nỗ lực chiến tranh thất bại vào năm 1917.

Putin đều gặp nguy trong tất cả các kịch bản này. Khả năng quản lý chiến tranh của ông rất tệ, và nền kinh tế Nga đang suy thoái. Đối mặt với những xu hướng ảm đạm này, Putin lại nhân đôi sai lầm của mình, khăng khăng rằng cuộc chiến đang diễn ra “theo kế hoạch.” Đàn áp có thể giải quyết một số vấn đề: bắt giữ và truy tố những người bất đồng chính kiến có thể dập tắt phản kháng được một thời gian. Nhưng bàn tay cứng rắn của Putin cũng có nguy cơ gây ra nhiều bất mãn hơn.

Nếu Putin bị phế truất, không rõ ai sẽ kế nhiệm ông. Lần đầu tiên kể từ khi lên nắm quyền vào năm 1999, “hàng dọc quyền lực” của Putin – một hệ thống chính phủ phân quyền dựa trên lòng trung thành với Tổng thống Nga – đã không còn là hàng dọc như trước. Hai ứng viên tiềm năng nằm ngoài giới tinh hoa truyền thống là Yevgeny Prigozhin, người đứng đầu Tập đoàn Wagner, một nhà thầu quân sự tư nhân đã cung cấp lính đánh thuê cho cuộc chiến ở Ukraine, và Ramzan Kadyrov, lãnh đạo Cộng hòa Chechnya. Họ có thể muốn có được chút quyền lực còn sót lại của Putin, khuyến khích đấu đá nội bộ trong chế độ với hy vọng giành được một vị trí ở trung tâm cơ cấu quyền lực mới của Nga sau khi Putin ra đi. Họ cũng có thể cố gắng tự khẳng định quyền lực. Họ đã gây áp lực lên lãnh đạo quân đội và Bộ Quốc phòng Nga trước những thất bại trong chiến tranh và cố gắng mở rộng cơ sở quyền lực của mình với sự hậu thuẫn của các lực lượng bán quân sự trung thành. Các ứng viên khác có thể đến từ giới tinh hoa truyền thống, chẳng hạn như chính quyền của tổng thống, nội các, hoặc lực lượng an ninh và quân đội. Để ngăn chặn âm mưu đảo chính cung đình, Putin đã bao quanh mình bằng những kẻ tầm thường trong suốt 20 năm qua. Nhưng cuộc chiến không thành công đang đe dọa quyền lực của ông. Nếu ông thực sự tin vào những bài phát biểu gần đây của mình, ông có thể đã thuyết phục các cấp dưới tin rằng ông thực sự đang sống trong một thế giới giả tưởng.

Mức độ tàn phá ở vùng Kharkiv, Ukraine, tháng 12/2022. Nguồn ảnh: Vyacheslav Madiyevskyy / Reuters

Cơ hội để một nhà dân chủ thân phương Tây trở thành tổng thống tiếp theo của Nga là cực nhỏ. Kịch bản khả dĩ hơn sẽ là một nhà lãnh đạo chuyên chế theo khuôn mẫu Putin. Một nhà lãnh đạo từ bên ngoài “hàng dọc quyền lực” có thể chấm dứt chiến tranh và cân nhắc các mối quan hệ tốt đẹp hơn với phương Tây. Nhưng một nhà lãnh đạo đến từ Điện Kremlin của Putin sẽ không có lựa chọn này, bởi ông sẽ bị ràng buộc bởi một hồ sơ công khai ủng hộ cuộc chiến. Thách thức trở thành một người theo chủ nghĩa Putin sau Putin sẽ rất lớn.

Một trong những thách thức sẽ là chiến tranh Ukraine, điều không dễ quản lý đối với người kế nhiệm Putin, đặc biệt là nếu người đó chia sẻ giấc mơ khôi phục vị thế cường quốc của Nga. Một thách thức khác là xây dựng tính chính danh trong hệ thống chính trị mà không có bất kỳ nguồn lực truyền thống nào. Nga không thực sự có hiến pháp và không có chế độ quân chủ. Bất cứ ai ủng hộ Putin sẽ thiếu sự ủng hộ của quần chúng và sẽ gặp khó khăn khi cá nhân hóa hệ tư tưởng tân Xô-viết, tân đế quốc mà Putin đã trở thành hiện thân.

Trong trường hợp xấu nhất, sự sụp đổ của Putin có thể dẫn đến nội chiến và sự tan rã của nước Nga. Sẽ xảy ra tranh chấp quyền lực ở cấp cao nhất và quyền kiểm soát nhà nước sẽ bị phân tán khắp nơi. Giai đoạn này có thể được xem là sự tái hiện Thời kỳ Rắc rối, hay Smuta, cuộc khủng hoảng quyền kế vị kéo dài 15 năm ở nước Nga cuối thế kỷ 16 và đầu thế kỷ 17, được đánh dấu bởi những cuộc nổi loạn, tình trạng vô pháp, và ngoại xâm. Người Nga coi thời kỳ đó là thời kỳ nhục nhã cần phải tránh lặp lại bằng mọi giá. Những rắc rối trong thế kỷ 21 của Nga có thể mở đường cho sự xuất hiện của các “lãnh chúa” đến từ các cơ quan an ninh và những đội quân ly khai bạo lực ở các vùng kinh tế khó khăn của đất nước, nhiều vùng trong số đó là nơi sinh sống của đông đảo người dân tộc thiểu số. Dù một nước Nga đang trong tình trạng hỗn loạn có thể không chính thức chấm dứt chiến tranh ở Ukraine, nhưng nó có thể đơn giản là không thể tiến hành chiến tranh được nữa. Trong trường hợp đó, Ukraine sẽ giành lại hòa bình và độc lập, còn Nga sẽ chìm trong hỗn loạn.

TÁC NHÂN HỖN LOẠN

Cuộc xâm lược Ukraine của Putin như là bước đầu tiên trong kế hoạch tái thiết đế chế Nga đã bị phản tác dụng. Chiến tranh đã làm giảm khả năng hỗ trợ các nước láng giềng của Nga. Năm ngoái, khi Azerbaijan giao tranh ở biên giới với Armenia, Nga đã từ chối can thiệp để ủng hộ Armenia, dù họ là đồng minh chính thức của Armenia.

Tình trạng tương tự đang diễn ra ở Kazakhstan. Nếu Kyiv đầu hàng, Putin có thể sẽ quyết định xâm lược Kazakhstan tiếp theo: nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ đang có một lượng lớn người gốc Nga sinh sống, còn Putin thì không tôn trọng biên giới quốc tế. Một khả năng khác hiện đang dần sáng tỏ: nếu Điện Kremlin thay đổi chế độ, điều đó có thể giúp Kazakhstan hoàn toàn thoát khỏi sự kiểm soát của Nga, cho phép nước này trở thành nơi trú ẩn an toàn cho những người Nga lưu vong. Nhưng đó không phải sự thay đổi duy nhất trong khu vực. Ở Nam Caucasus và Moldova, các cuộc xung đột cũ có thể hồi sinh và trở nên dữ dội hơn. Ankara có thể tiếp tục hỗ trợ đối tác Azerbaijan chống lại Armenia. Nếu Thổ Nhĩ Kỳ không còn sợ bị người Nga chỉ trích, họ có thể thôi thúc Azerbaijan tiến hành các cuộc tấn công tiếp theo vào Armenia. Ở Syria, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ có lý do để tăng cường hiện diện quân sự nếu Nga rút lui.

Nếu Nga rơi vào hỗn loạn, Gruzia sẽ có thể hoạt động với phạm vi lớn hơn. Cái bóng của lực lượng quân sự Nga, vốn bao trùm nước này kể từ cuộc chiến Nga-Gruzia năm 2008, sẽ bị xóa bỏ. Gruzia có thể tiếp tục nỗ lực trở thành thành viên của Liên minh châu Âu, dù nước này đã bị gạt bỏ tư cách ứng viên vào năm ngoái vì bất ổn nội bộ và thiếu cải cách trong nước. Nếu quân đội Nga rút khỏi khu vực, xung đột có thể lại nổ ra giữa một bên là Gruzia và Nam Ossetia, và bên kia là giữa Gruzia và Abkhazia. Động lực đó cũng có thể xuất hiện ở Moldova và khu vực ly khai Transnistria, nơi binh lính Nga đã đóng quân từ năm 1992. Việc Moldova ứng cử làm thành viên Liên minh châu Âu, được công bố vào tháng 6/2022, có thể là cách để nước này thoát khỏi cuộc xung đột lâu dài đó. Liên minh châu Âu chắc chắn sẽ sẵn sàng giúp Moldova giải quyết xung đột.

Những thay đổi về lãnh đạo ở Nga sẽ làm rung chuyển Belarus, nơi nhà độc tài Alexander Lukashenko đang được hỗ trợ bởi tiền bạc và sức mạnh quân sự của Nga. Nếu Putin thất bại, rất có thể Lukashenko sẽ là người tiếp theo. Thực chất đang tồn tại một chính phủ Belarus lưu vong: Svetlana Tikhanovskaya, sống ở Litva, trở thành lãnh đạo phe đối lập của đất nước vào năm 2020 sau khi chồng bà bị bỏ tù vì dám ra tranh cử đối đầu với Lukashenko. Các cuộc bầu cử tự do và công bằng có thể được tổ chức, cho phép Belarus tự giải cứu mình khỏi chế độ độc tài, nếu họ xoay sở để tự bảo vệ mình khỏi Nga. Nếu Belarus không thể đảm bảo nền độc lập của mình, xung đột nội bộ tiềm tàng của Nga có thể tràn sang nước này, từ đó sẽ ảnh hưởng đến các nước láng giềng như Latvia, Litva, Ba Lan, và Ukraine.

Nếu Nga thực sự tan rã và mất ảnh hưởng ở lục địa Á-Âu, các chủ thể khác, chẳng hạn như Trung Quốc, sẽ nhảy vào cuộc chơi. Trước chiến tranh, Trung Quốc chủ yếu gây ảnh hưởng kinh tế hơn là quân sự trong khu vực. Điều đó đang thay đổi. Trung Quốc đang trên đà phát triển ở Trung Á. Nam Caucasus và Trung Đông có thể là những khu vực xâm lấn tiếp theo của họ.

Một nước Nga bại trận và bất ổn nội bộ sẽ đòi hỏi một mô hình trật tự toàn cầu mới. Trật tự quốc tế tự do hiện tại xoay quanh việc quản lý quyền lực bằng pháp luật. Nó nhấn mạnh các quy tắc và thể chế đa phương. Mô hình cạnh tranh giữa các cường quốc, một mô hình yêu thích của cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump, là về cân bằng quyền lực, ngầm định hoặc công khai xem các vùng phạm vi ảnh hưởng là nguồn gốc của trật tự quốc tế. Nếu Nga hứng chịu thất bại ở Ukraine, các nhà hoạch định chính sách sẽ phải tính đến sự hiện diện và thiếu vắng của quyền lực, đặc biệt là sự thiếu vắng hoặc suy giảm nghiêm trọng của quyền lực Nga. Một nước Nga suy yếu sẽ tác động đến các cuộc xung đột trên toàn cầu, bao gồm cả những cuộc xung đột ở châu Phi và Trung Đông, chưa kể đến ở châu Âu. Tuy nhiên, một nước Nga suy yếu hoặc tan rã sẽ không nhất thiết mở ra một thời kỳ vàng son của trật tự và ổn định.

Một nước Nga bị đánh bại sẽ đánh dấu một sự thay đổi so với 20 năm trước, khi đất nước này là một cường quốc đang lên. Trong suốt những năm 1990 và trong thập niên đầu tiên của thế kỷ này, Nga khao khát được hội nhập vào châu Âu và trở thành đối tác của Mỹ. Họ gia nhập G-8 và Tổ chức Thương mại Thế giới, đồng thời hỗ trợ các nỗ lực chiến tranh của Mỹ ở Afghanistan. Trong 4 năm khi Dmitry Medvedev làm Tổng thống Nga, từ 2008 đến 2012, Nga dường như đã tuân theo trật tự quốc tế dựa trên luật lệ, nếu người ta không soi xét quá kỹ đằng sau hậu trường.

Một nước Nga có thể chung sống hòa bình với phương Tây có lẽ là sự ảo tưởng ngay từ đầu. Putin đã thể hiện một bầu không khí hòa giải trong giai đoạn đầu sau khi lên làm tổng thống, dù ông có thể đã nuôi dưỡng lòng căm thù phương Tây, coi thường trật tự dựa trên luật lệ, và mong muốn thống trị Ukraine từ lâu. Dù sự thật có là gì, sau khi ông tái đắc cử tổng thống vào năm 2012, Nga đã từ bỏ trật tự dựa trên luật lệ. Putin chế giễu rằng hệ thống này chẳng khác gì lớp ngụy trang cho một nước Mỹ độc đoán. Nga đã xâm phạm chủ quyền của Ukraine một cách thô bạo bằng cách sáp nhập Crimea, tái khẳng định vị thế của mình ở Trung Đông bằng cách hỗ trợ Assad trong nội chiến Syria, và thiết lập mạng lưới quân sự và ảnh hưởng an ninh của Nga ở châu Phi. Một nước Nga quyết đoán và một Trung Quốc đang trỗi dậy đã góp phần tạo nên mô hình cạnh tranh giữa các cường quốc ở Bắc Kinh, Moscow, và thậm chí là Washington thời hậu Trump.

Bất chấp những hành động gây hấn và kho vũ khí hạt nhân đáng kể, Nga không phải là đối thủ cạnh tranh ngang hàng với Trung Quốc hay Mỹ. Hành động quá trớn của Putin ở Ukraine cho thấy rằng ông đã không nắm bắt được điểm quan trọng này. Nhưng bởi vì Putin đã can thiệp vào nhiều khu vực trên khắp thế giới, một nước Nga tan rã sau thất bại ở Ukraine sẽ là một cú sốc lớn đối với hệ thống quốc tế.

Chắc chắn, thất bại đó có thể mang lại những hậu quả tích cực cho các nước láng giềng của Nga. Chẳng cần tìm đâu xa, ở thời điểm kết thúc Chiến tranh Lạnh, sự sụp đổ của Liên Xô đã mở đường cho sự xuất hiện của hơn một chục quốc gia tự do và thịnh vượng ở châu Âu. Một nước Nga hướng vào trong có thể giúp thúc đẩy một “châu Âu toàn vẹn và tự do”, như lời Tổng thống Mỹ George H. W. Bush dùng để mô tả tham vọng của Mỹ dành cho lục địa già sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc. Tuy nhiên, tình trạng hỗn loạn ở Nga có thể đồng thời tạo ra một vòng xoáy bất ổn: tình trạng vô chính phủ giữa các cường quốc thay thế cho cạnh tranh giữa các cường quốc, dẫn đến một loạt các cuộc xung đột khu vực, dòng người di cư, và bất ổn kinh tế.

Sự sụp đổ của Nga cũng có thể lây lan hoặc khơi mào một phản ứng dây chuyền, trong trường hợp đó cả Mỹ và Trung Quốc đều không có lợi, vì cả hai sẽ phải cố gắng ngăn chặn hậu quả. Trong trường hợp đó, phương Tây sẽ cần thiết lập các ưu tiên chiến lược. Lấp đầy khoảng trống gây ra bởi thất bại của Nga là điều không thể. Ở Trung Á và Nam Caucasus, Mỹ và Châu Âu sẽ có rất ít cơ hội ngăn chặn Trung Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ tiến vào khoảng trống. Thay vì cố gắng ngăn chặn họ, một chiến lược thực tế hơn đối với người Mỹ sẽ là cố gắng kiềm chế ảnh hưởng của Trung Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ, đồng thời đưa ra một giải pháp thay thế, đặc biệt là chống lại sự thống trị của Trung Quốc.

Dù Nga có thất bại dưới hình thức nào đi chăng nữa, việc ổn định đông và đông nam châu Âu, bao gồm cả vùng Balkan, sẽ là một nhiệm vụ nặng nề. Trên khắp châu Âu, phương Tây sẽ phải tìm ra câu trả lời sáng tạo cho những câu hỏi chưa bao giờ được giải quyết kể từ năm 1991: Nga có phải là một phần của châu Âu không? Nếu không, bức tường giữa Nga và châu Âu nên cao bao nhiêu, và nên bao xung quanh những quốc gia nào? Nếu Nga là một phần của châu Âu, họ sẽ thuộc về vùng nào? Bản thân châu Âu bắt đầu và kết thúc ở đâu? Việc kết nạp Phần Lan và Thụy Điển vào NATO sẽ chỉ là khởi đầu của dự án này. Belarus và Ukraine đã cho thấy những khó khăn trong việc bảo vệ sườn phía đông của châu Âu: những quốc gia này là nơi cuối cùng mà Nga sẽ từ bỏ tham vọng cường quốc của mình. Và ngay cả một nước Nga đổ nát cũng sẽ không mất hết năng lực quân sự thông thường và hạt nhân.

Hai lần trong 106 năm qua – vào năm 1917 và năm 1991 – các phiên bản khác nhau của nước Nga đã chính thức tan rã. Và cũng hai lần, các phiên bản của nước Nga đã tự phục hồi. Nếu quyền lực của Nga suy giảm, phương Tây nên tận dụng cơ hội đó để định hình một môi trường ở châu Âu nhằm bảo vệ các thành viên NATO, đồng minh, và đối tác. Một thất bại của Nga sẽ mang đến nhiều cơ hội và cũng nhiều cám dỗ. Một trong số những cám dỗ là kỳ vọng rằng một nước Nga bại trận về cơ bản sẽ biến mất khỏi châu Âu. Nhưng một nước Nga bại trận một ngày nào đó sẽ tự tái khẳng định bản thân và tự theo đuổi lợi ích của mình. Phương Tây nên được trang bị cả về mặt chính trị lẫn nhận thức cho cả sự thất bại và trở lại của Nga.

Liana Fix là Nghiên cứu viên Châu Âu tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại và là tác giả cuốn “A New German Power? Germany’s Role in European Russia Policy.”

Michael Kimmage là Giáo sư Lịch sử tại Đại học Công giáo Mỹ và là Nghiên cứu viên cấp cao tại CSIS. Từ năm 2014 đến năm 2016, ông phục vụ trong Nhóm Hoạch định Chính sách tại Bộ Ngoại giao Mỹ.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024

Post by LDN Sat Dec 31, 2022 10:26 am

Ukraine đón năm mới như thế đấy!

Trang Nguyên
31 tháng 12, 2022 - Sài Gòn nhỏ 

Quang cảnh những chiếc xe đang bốc cháy sau khi Nga pháo kích vào thành phố Kherson của Ukraine vào ngày 24 Tháng Mười Hai 2022. (ảnh: Cơ quan Báo chí Tổng thống Ukraine / Handout / Cơ quan Anadolu/Getty Images)
Giáng Sinh vừa qua, người dân thành phố Kharkiv, đông bắc Ukraine, đón mừng Chúa sinh ra đời dưới lòng đất, và cũng như thế, trong thời khắc đầu tiên của năm mới 2023.

Khu dân cư Bắc Saltivka, nằm ở rìa phía bắc thành phố Kharkiv, từng có khoảng 300,000 người sinh sống, tiếng súng tạm im hồi tuần trước, nhưng bóng ma chiến sự vẫn ám ảnh tâm trí người dân nơi đây. Khác với vùng ngoại ô các thành phố lớn xa biên giới như Kyiv, Kharkiv vẫn ngập ngụa trong bầu không khí kinh hoàng của những tháng ngày giao tranh. Dấu vết chiến tranh không biết đến bao giờ mới xóa nhòa, khi những tòa nhà bị cháy đen vì bom đạn, đứng sừng sững, vô hồn. Các tuyến đường, sân chơi dành cho trẻ em và sân đá bóng địa phương, bây giờ đầy rẫy những chiến hào.

Nhiều người dân Kharkiv theo Chính thống giáo Đông phương, lẽ ra đón Giáng sinh vào ngày 7 Tháng Giêng, nhưng năm nay, chính phủ Ukraine yêu cầu các địa phương tổ chức Giáng sinh cho người dân vào ngày 25 Tháng Mười Hai, theo đúng lịch của phương Tây. Chính quyền thành phố ban đầu bối rối về kế hoạch tổ chức đêm Giáng sinh, đặc biệt khi sắc lệnh tắt đèn vào ban đêm được áp dụng từ những ngày đầu chiến sự vẫn còn hiệu lực. Thị trưởng Kharkiv Ihor Terekhov từng có lúc cân nhắc hủy toàn bộ chương trình mừng lễ, nhưng cuối cùng, ông nói mình không cam tâm lấy đi niềm vui thân thuộc hàng năm của không chỉ người lớn mà cả trẻ em. “Cuộc chiến vốn đã cướp đi quá nhiều thứ của lũ trẻ con rồi,” ông nói.

Thi thể của những thường dân thiệt mạng mà các nhân viên y tế đến hiện trường nhìn thấy, khi sau khi Nga pháo kích vào thành phố Kherson của Ukraine vào ngày 24 Tháng Mười Hai, 2022. (ảnh: Cơ quan Báo chí Tổng thống Ukraine / Handout / Cơ quan Anadolu/Getty Images)
Và lễ đón mừng Chúa giáng sinh đã được thực hiện, nhưng không hề giống bất cứ lễ Giáng Sinh nào, vì nó được tổ chức với quy mô hạn chế. Hôm 19 Tháng Mười Hai, Thị trưởng Terekhov cho khai trương cây Giáng sinh ở nhà ga tàu điện ngầm thành phố, gần như ngay dưới điểm đặt cây hàng năm ở Quảng trường Tự do, nhưng mọi hoạt động phải diễn ra dưới lòng đất. “Quảng trường từng là mục tiêu pháo kích. Đối phương đã có mọi tọa độ cần thiết,” ông giải thích.

Kharkov nằm cách biên giới Ukraine – Nga khoảng gần 22 dặm. Đợt phản công thần tốc của quân đội Ukraine vào Tháng Chín đã đẩy pháo binh Nga lùi sâu, giúp thành phố thoát khỏi tầm pháo kích, song người dân ở đây vẫn chưa thể quay về nhịp sống thời bình đúng nghĩa. Áo chống đạn dành cho trẻ em sơ tán vẫn là mặt hàng phổ biến nơi đây. Trước khi chiến sự bùng phát, thành phố Kharkiv, thủ phủ tỉnh cùng tên, có dân số khoảng hai triệu người. Khoảng một nửa số này đã sơ tán, trong đó có phần lớn cư dân vùng Bắc Saltivka.

Ở khu dân cư Saltivka 3, nơi chịu thiệt hại nghiêm trọng trong chiến sự, những người bám trụ lại vẫn cố gắng xoay sở qua ngày, dù thiếu những dịch vụ cơ bản nhất. Họ sưởi ấm bằng lò củi, thông khí bằng cách đục lỗ trên những tấm ván gỗ gia cố cửa sổ. Chính quyền trung ương tại Kyiv cho thiết lập một khu lều nhân đạo trong vùng để giúp những ai rơi vào tình cảnh “đường cùng” trong cuộc chiến.

Vào giai đoạn cao điểm chiến sự hồi cuối Tháng Hai và trong Tháng Ba, căn hầm dưới nhà thờ của cha xứ Valera có lúc là nơi che chở cho hơn 50 người. Những buổi thánh lễ vẫn diễn ra dưới lòng đất, dù cho trên đầu họ là bom rơi đạn lạc. Hồi giữa Tháng Mười Hai, khi Nga pháo kích làm mất điện và nước ở khu Saltivka 3, người dân đổ về chật kín khu lều. Họ tới đây để sưởi ấm và lấy chút đồ ăn nóng để vượt qua cái lạnh. “Tôi cảm nhận rõ nỗi đau tinh thần ở những người dân Saltivka, trong đó có cả trẻ em,” cha xứ Valera chia sẻ. Ông cho rằng nỗi lo về mùa đông giá lạnh đang ngày càng trĩu nặng trong tâm trí người dân, vốn đã mệt mỏi vì cuộc chiến quá nhiều đau thương. “Đôi mắt bọn trẻ cứ hoang mang dè chừng khắp nơi. Chúng thường giật mình khi có ai đó đóng mạnh cửa,” vị linh mục kể lại.

Điểm nhấn trong loạt chương trình đón Giáng sinh ở Kharkiv năm nay là vở nhạc kịch “Bà chúa băng”, với ba suất diễn mỗi ngày giữa nhà ga ngầm. Đạo diễn Alexei Nastachenko nói vở kịch sẽ không đả động gì đến chiến sự, thay vào đó mượn một câu chuyện cổ tích giả tưởng về người hùng đấu với phù thủy để ca ngợi tình bạn và lòng dũng cảm. “Kharkov thời chiến được đoàn kết bằng tình yêu thương ở mỗi người dân thành phố dành cho nhau. Khi chiến sự chấm dứt, có lẽ chúng tôi sẽ là những người hạnh phúc nhất thế giới,” ông nói.

Thi thể của những thường dân thiệt mạng mà các nhân viên y tế đến hiện trường nhìn thấy, khi sau khi Nga pháo kích vào thành phố Kherson của Ukraine vào ngày 24 Tháng Mười Hai, 2022. (ảnh: Cơ quan Báo chí Tổng thống Ukraine / Handout / Cơ quan Anadolu/Getty Images)
Alexei Antipovich, người đứng đầu hãng khảo sát dư luận Rating ở Ukraine, nói rằng các cuộc thăm dò cho thấy một nghịch lý thú vị rằng đa số người dân đang cảm thấy vững tin hơn vào tương lai. Cuộc chiến kéo dài gần một năm qua đã khiến đất nước từ tình trạng chia rẽ về chính trị và văn hóa trở thành một khối đoàn kết hơn.

Người dân Ukraine cũng lạc quan hơn về tương lai, với tinh thần tự tôn dân tộc và nhận thức về quốc gia cao hơn trước. Khoảng 97% người tham gia khảo sát với Rating tin rằng Ukraine cuối cùng sẽ chiến thắng. “Chúng tôi mạnh mẽ hơn bản thân mình từng nghĩ,” Tatyana Protsenko, cư dân khu vực Bắc Saltivka của Kharkiv, chia sẻ. Gia đình cô đang phải sống trong tòa nhà từng tám lần trúng đạn pháo kích, nhưng Yehor Bezuglov, chồng cô, vẫn thể hiện niềm lạc quan về một tương lai có thể xây dựng lại cuộc sống hòa bình.

Bước sang năm mới 2023, người dân Kharkiv đang hồi hộp và lo sợ về nguy cơ lực lượng Nga quay trở lại. “Tiếng súng rồi sẽ dần quen, nhưng sự yên tĩnh sau đó mới đáng sợ. Chẳng ai biết lúc nào tình hình sẽ khá hơn hay tệ hơn, nhưng ngày mai, chúng tôi vẫn lại đón năm mới như thế, dưới  lòng đất, và sẵn sàng cho những trận bom rơi,” Bezuglov nói.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024

Post by LDN Sat Dec 31, 2022 10:39 am

BBC News, Tiếng Việt

Ukraine: Nổ lớn gây chết người ở Kyiv ngay trước thềm năm mới

Hotel in Kyi
v NGUỒN HÌNH ẢNH,REUTERS
Chụp lại hình ảnh,
Một khách sạn ở Kyiv bị phá hủy trong đợt không kích hôm

31.12.2022

Nga vừa bắn hàng chục tên lửa vào các thành phố trên khắp Ukraine.

Thị trưởng Kyiv Vitaly Klischko cho biết đã có vài vụ nổ ở thủ đô, gây thiệt hại và làm ít nhất một người chết.

Các cuộc tấn công diễn ra hai ngày sau khi Nga mở một trong những cuộc không kích lớn nhất kể từ khi chiến tranh bắt đầu.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cảnh báo rằng Nga có thể tiếp tục tấn công Ukraine để bắt người dân Ukraine “đón Năm mới trong bóng tối”.

Một số quan chức cao cấp Ukraine đã lên án các vụ không kích trên mạng xã hội, nói rằng Nga sẽ không thành công trong việc phá tiệc vui lúc giao thừa.

Thị trưởng thành phố Mykolaiv Vitaly Kim nói trên Facebook rằng tên lửa Nga đã được báo cáo.

“Quân xâm lược quyết định cố làm hỏng ngày vui của chúng ta,” ông nói.

Ở Kyiv, người dân vội vã chạy xuống hầm trú ẩn mỗi khi còi báo động rú rít.

Nhân viên các lực lượng khẩn cấp được điều đến ba quận có tên lửa rơi. Chánh văn phòng tổng thống Kyrylo Tymoshenko viết trên Telegram rằng một khách sạn đã bị phá hủy.

Hệ thống phòng không được kích hoạt trên nhiều vùng khắp cả nước.

Các cuộc không kích diễn ra trong bối cảnh Tổng thống Nga Vladimir Putin cáo buộc phương Tây “khiêu khích” Moscow mở cuộc xâm lược vào Ukraine.

Trong một bài phát biểu Năm Mới, ông Putin nói: “Phương Tây nói dối về hòa bình. Họ đã chuẩn bị cho cuộc chiến … và giờ đây họ lại dùng Ukraine và người dân Ukraine để làm suy yếu và chia rẽ nước Nga.”

Ukraine và phương Tây bác bỏ cáo buộc của Nga về sự bắt đầu của cuộc chiến.

Chính phủ Ukraine đã kêu gọi các lãnh đạo phương Tây cung cấp thêm thiết bị phòng không, và Tổng thống Mỹ Joe Biden gần đây đồng ý cung cấp hệ thống Patriot cho Ukraine.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024

Post by LDN Sat Dec 31, 2022 10:45 am

nghiencuuquocte 

Xe phóng tên lửa LRU do Pháp tặng Ukraine hiện đang trực chiến
Pháp công bố viện trợ 2 bệ phóng tên lửa LRU (Lance Roquette Unitaire – Unitary Rocket launcher) từ kho khí tài quân đội Pháp. LRU là phiên bản M270 MLRS của Mỹ dành cho quân đội Pháp. Với khả năng bắn tên lửa dẫn đường M31. M270 có thể tiếp cận mục tiêu ở khoảng cách từ 15 đến 70 km với độ chính xác từ 3 đến 5 mét. Tên lửa được trang bị hệ thống tên lửa phóng nhiều lần có hướng dẫn (GMLRS), gói dẫn đường và mang đầu đạn có khả năng tấn công nhiều loại mục tiêu trên mặt đất, bao gồm cả những mục tiêu yêu cầu sát thương phụ thấp.

Xem thêm tại: Army Recog, LRU rocket launcher vehicles donated by France to Ukraine are now on combat duty, Truy cập ngày 24/12/2022

Atlas Dynamics của Latvia mở nhà máy sản xuất drone ở Ukraine
Công ty drone của Latvia, Atlas Dynamics có kế hoạch mở một nhà máy nghiên cứu và phát triển ở Ukraine vào đầu năm 2023 và sau đó là một nhà máy sản xuất với sự hợp tác của Bộ Quốc phòng Ukraine. Kể từ đầu cuộc chiến, Atlas Dynamics đã giao tổng cộng 300 drone 3 cánh Atlas Pro cho quân đội Ukraine với 75 chiếc bổ sung sẽ được triển khai vào giữa tháng 1. Cho đến nay, các nhóm nhỏ đã dựa vào drone để tìm và phát hiện các vị trí của quân đội Nga sau đó truyền tin đến các đơn vị pháo binh.

Xem thêm tại: Defense News, Latvia’s Atlas Dynamics to open drone production plant in Ukraine. Truy cập ngày 24/12/2022

Ý viện trợ 10 triệu euro cho Ukraine bao gồm hệ thống tên lửa phòng không
Ngày 27 tháng 12 năm 2022, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy thông báo rằng Ý sẽ cung cấp thêm 10 triệu euro viện trợ cho Ukraine, bao gồm cả các hệ thống phòng không. Trước đây, Ý đã lên kế hoạch cung cấp SAMP/T, một hệ thống tên lửa phòng không do công ty MBDA sản xuất cho Ukraine. Hệ thống tên lửa phòng không tầm xa SAMP/T có khả năng chống lại nhiều mối đe dọa trên không, chẳng hạn như tên lửa đạn đạo chiến thuật, tên lửa hành trình, máy bay chiến đấu và phương tiện chiến đấu không người lái. Hệ thống này đặc trưng bởi mức độ cơ động chiến thuật và chiến lược cao vì có thể được vận chuyển bằng đường hàng không, đường bộ và đường sắt.

Xem thêm tại: Army Recog, Italy to provide Ukraine €10 million of aid including air defense missile systems. Truy cập ngày 28/12/2022

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024

Post by LDN Thu Jan 05, 2023 4:41 pm

“Mổ bụng” drone Iran: Toàn linh kiện Mỹ!

Lương Thái Sỹ
5 tháng 1, 2023 - Sài Gòn nhỏ

Quân đội Ukraine cung cấp thông tin về thiết bị bay không người lái của Iran trong một cuộc họp báo ngày 15 Tháng Mười Hai 2022 (ảnh: STR/NurPhoto via Getty Images)

Theo một đánh giá tình báo Ukraine mà CNN độc quyền có được, các bộ phận do hơn một chục công ty Mỹ và phương Tây sản xuất đã bị phát hiện có trong một chiếc máy bay tấn công không người lái (drone-UAV) của Iran bị bắn rơi ở Ukraine vào mùa Thu năm ngoái.

Đánh giá của tình báo Ukraine là bằng chứng nữa cho thấy bất chấp các lệnh trừng phạt, Iran vẫn dễ dàng tìm thấy vô số công nghệ sẵn có trên thị trường. Tập đoàn Công nghiệp Sản xuất Máy bay Iran (Iran Aircraft Manufacturing Industries Corporation-HESA), công ty chế tạo chiếc máy bay người lái trên, đã bị Mỹ trừng phạt từ năm 2008 nhưng vẫn hoạt động tốt như không có điều gì xảy ra.

Tháng trước, CNN đưa tin Toà Bạch Ốc đã thành lập một lực lượng đa cơ quan để điều tra xem công nghệ do Mỹ và phương Tây sản xuất, từ các thiết bị nhỏ như chất bán dẫn và mô-đun GPS đến các bộ phận lớn hơn như động cơ, tại sao lại có mặt trong máy bay không người lái của Iran? Theo đánh giá, trong 52 bộ phận mà người Ukraine “phẫu thuật” từ chiếc máy bay không người lái Shahed-136 nói trên, có đến 40 bộ phận lớn nhỏ được sản xuất bởi 13 công ty Mỹ khác nhau. 12 món còn lại được sản xuất bởi các công ty ở Canada, Thụy Sĩ, Nhật Bản, Đài Loan và Trung Quốc.

Nhiều năm qua, Mỹ đã áp đặt các lệnh trừng phạt và hạn chế kiểm soát xuất khẩu nghiêm ngặt để ngăn Iran có được các nguyên liệu và linh kiện cao cấp; nay, các quan chức Mỹ đang tìm cách tăng cường thực thi các biện pháp trừng phạt đó, khuyến khích các công ty giám sát tốt hơn chuỗi cung ứng của chính mình và có lẽ quan trọng nhất là cố gắng xác định xem các nhà phân phối bên thứ ba nào đã gom các thứ bị cấm này và bán lại cho Iran và những quốc gia thù địch khác.

Các chuyên gia khuyến cáo, nếu muốn tăng cường thực thi các biện pháp trừng phạt, chính phủ Mỹ sẽ phải dành nhiều nguồn nhân vật lực hơn vào việc theo dõi các nhà cung cấp những bộ phận bất hợp pháp và các nơi bán chúng. Theo các chuyên gia, Nga và Iran đã thành lập các công ty vỏ bọc để dùng cho việc mua thiết bị và lách các lệnh trừng phạt mà có khi phải mất nhiều năm các chính phủ phương Tây mới phát hiện chúng là công ty bình phong.

“Đây là trò chơi ‘bắt cua trong lỗ’, và chính phủ Mỹ phải cực kỳ giỏi để chiến thắng trò chơi – ông Gregory Allen, cựu quan chức Ngũ Giác Đài, hiện là Giám đốc Dự án Quản trị Trí tuệ Nhân tạo (Artificial Intelligence Governance Project) thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (Center for Strategic and International Studies) nhận định. Một chiến dịch ngăn chặn thành công không nhất thiết loại bỏ được 100% giao dịch phi pháp mà là làm sao cho những kẻ xấu khó khăn và tốn kém hơn mới có được những gì họ cần. Việc ngăn chặn Iran sản xuất drone ngày càng cấp bách hơn khi Nga đang tận dụng chúng trên khắp lãnh thổ Ukraine với sự tàn ác ngày càng tăng, nhắm vào cả các khu dân cư và cơ sở hạ tầng quan trọng.

Theo các quan chức Mỹ, Nga cũng đang chuẩn bị thành lập nhà máy riêng để sản xuất drone với sự giúp đỡ của Iran để có thể duy trì lâu dài chiến thuật phá hoại từ xa này. Ngày 2 Tháng Một, Tổng thống Volodymyr Zelensky cho biết lực lượng Ukraine đã bắn hạ hơn 80 máy bay không người lái của Iran chỉ trong hai ngày. Zelensky tiết lộ Ukraine có thông tin tình báo Nga “đang lên kế hoạch tấn công kéo dài bằng những chiếc Shahed-136” vì Putin tin rằng bằng cách này sẽ làm kiệt quệ người dân, lực lượng phòng không và ngành năng lượng Ukraine.

Theo đánh giá của Ukraine, trong các bộ phận do Mỹ sản xuất được tìm thấy trong drone Iran có gần hai chục linh kiện do công ty Texas Instruments chế tạo, gồm cả bộ vi điều khiển, bộ điều chỉnh điện áp và bộ điều khiển tín hiệu số. Ngoài ra còn mô-đun GPS của công ty Hemisphere GNSS; bộ vi xử lý của công ty NXP USA Inc và các thành phần bảng mạch của hai công ty Analog Devices và Onsemi. Ngoài ra còn có các thành phần của công ty International Rectifier (hiện thuộc sở hữu của công ty Đức Infineon và công ty U-Blox của Thụy Sĩ).

Một cuộc điều tra riêng về drone của Iran bị bắn rơi ở Ukraine do Viện Nghiên cứu vũ khí xung đột (Conflict Armament Research) có trụ sở tại Anh tiến hành cũng cho thấy 82% linh kiện đã được sản xuất bởi các công ty có trụ sở tại Mỹ. Phản hồi của Texas Instruments nhấn mạnh: “TI không bán bất kỳ sản phẩm nào cho Nga, Belarus hoặc Iran. Chúng tôi tuân thủ luật pháp và quy định hiện hành tại các quốc gia nơi chúng tôi hoạt động và sẵn sàng hợp tác với các tổ chức thực thi pháp luật khi cần thiết. Ngoài ra, chúng tôi không cho phép sử dụng các sản phẩm của TI cho các máy móc mà chúng không được nhắm đến”.

Gregor Rodehuser, phát ngôn của hãng sản xuất chất bán dẫn Đức Infineon, nói: “Lập trường của chúng tôi rất rõ ràng. Infineon lên án hành động gây hấn của Nga tại Ukraine. Đây là sự vi phạm trắng trợn luật pháp quốc tế và là cuộc tấn công vào các giá trị của nhân loại”, đồng thời lưu ý: “Ngoài việc mua bán trực tiếp, rất khó để kiểm soát điểm đến của sản phẩm trong vòng đời của chúng. Tuy nhiên, chúng tôi hướng dẫn khách hàng và các nhà phân phối chỉ bán hàng theo đúng luật pháp hiện hành”. Analog Devices, công ty bán dẫn có trụ sở tại Massachusetts, cũng tuyên bố “đang tăng cường nỗ lực để xác định và chống lại hoạt động bất hợp pháp, giảm việc bán lại trái phép, chuyển hướng và sử dụng sai các sản phẩm của chúng tôi”.

Jacey Zuniga, Giám đốc truyền thông doanh nghiệp của công ty bán dẫn NXP USA có trụ sở tại Austin, Texas, khẳng định: “Công ty ‘tuân thủ tất cả các hạn chế kiểm soát xuất khẩu hiện hành và lệnh trừng phạt do các quốc gia nơi chúng tôi hoạt động áp đặt. Các ứng dụng quân sự không phải là lĩnh vực trọng tâm của NXP. Là một công ty, chúng tôi kịch liệt phản đối việc sản phẩm của chúng tôi bị sử dụng cho mục đích vi phạm nhân quyền”.

Công ty sản xuất chất bán dẫn Onsemi có trụ sở tại Phoenix, Arizona hứa tuân thủ “các luật lệ và quy định về kiểm soát xuất khẩu và trừng phạt kinh tế hiện hành, đồng thời không bán trực tiếp hoặc gián tiếp cho Nga, Belarus, Iran và các tổ chức quân sự nước ngoài nào. Chúng tôi hợp tác với các cơ quan thực thi pháp luật và chính phủ khi cần thiết để chứng minh hoạt động kinh doanh của công ty phù hợp với luật pháp và chúng tôi tuân thủ các tiêu chuẩn cao nhất về hành vi đạo đức”. Nhà sản xuất chất bán dẫn Thụy Sĩ U-Blox ra tuyên bố khẳng định “các sản phẩm của chúng tôi chỉ dành cho thương mại và việc sử dụng các sản phẩm này cho thiết bị quân sự của Nga rõ ràng vi phạm các điều kiện bán hàng của u-blox dành cho khách hàng và nhà phân phối”.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024

Post by LDN Sat Jan 07, 2023 9:09 am

Đức đã thay đổi, 0 còn từ chối cung cấp xe tăng cho Ukraine nữa. Đức tuyên bố sẽ cung cấp 40 xe tăng Marder cho Hy Lạp theo cách Ringtausch nôm na trao đổi dây chuyền. Theo báo Bild của Đức phỏng vấn 1 nhân vật cao cấp trong quân đội Hy Lạp thì ông ta nói, Hy Lạp có thể đợi, nhường Ukraine được Đức cung cấp xe tăng Marder trước.

Mỹ và Đức xác nhận cung cấp xe tăng hạng nhẹ cho Ukraine

06/01/2023 - vtc báo việt cộng 

(VTC News) - Tổng thống Mỹ Joe Biden và Thủ tướng Đức Olaf Scholz xác nhận 2 nước sẽ viện trợ xe chiến đấu bộ binh cho Ukraine.

Thông tin được đưa ra một ngày sau khi Pháp tuyên bố sẽ gửi “xe tăng hạng nhẹ” do phương Tây thiết kế cho Kiev.

Theo một tuyên bố chung được Nhà Trắng và Văn phòng Thủ tướng Đức công bố ngày 5/1, “Mỹ dự định cung cấp cho Ukraine xe chiến đấu bộ binh Bradley và Đức sẽ cung cấp cho Kiev xe chiến đấu bộ binh Marder. Cả hai nước đều có kế hoạch huấn luyện lực lượng Ukraine sử dụng các hệ thống tương ứng”.

Hiện vẫn chưa rõ có bao nhiêu chiếc mỗi loại sẽ được gửi đến Ukraine và khi nào chúng được chuyển giao.

Xe chiến đấu bộ binh Bradley của Mỹ tuần tra ở Syria ngày 20/4/2022. (Ảnh: AFP)

Trước đó, báo Sueddeutsche Zeitung của Đức đưa tin, Mỹ và Đức chuẩn bị ra thông báo chung về việc cung cấp xe chiến đấu bộ binh cho Ukraine. Quyết định của Berlin về việc viện trợ xe Marder cho Ukraine được đưa ra với sự phối hợp của Mỹ và Pháp.

Ngày 4/1, Pháp tuyên bố gửi một số xe chiến đấu bọc thép AMX-10 tới Ukraine. Đây là lần đầu tiên xe tăng do phương Tây thiết kế được cung cấp cho lực lượng vũ trang Ukraine.

Mặc dù Bradley, Marder và AMX-10 đôi khi được gọi là “xe tăng hạng nhẹ”, nhưng 2 phương tiện của Mỹ và Đức thường được gọi là xe chiến đấu bộ binh, còn phương tiện của Pháp được gọi là xe chiến đấu bọc thép.

Hiện chưa có quốc gia NATO nào có kế hoạch cung cấp cho Ukraine xe tăng chiến đấu chủ lực do phương Tây sản xuất. Ngày 4/1, một quan chức Mỹ giấu tên đã loại trừ việc chuyển giao xe tăng M1 Abrams cho Kiev.

Dù vậy, Mỹ, Đức và Pháp đều đã cung cấp cho Kiev vũ khí hạng nặng kể từ khi Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine cuối tháng 2/2022.

Moskva đã cảnh báo phương Tây răng việc viện trợ vũ khí cho Ukraine sẽ chỉ kéo dài cuộc xung đột, đồng thời khiến các quốc gia phương Tây trở thành những bên tham gia trên thực tế.

HOÀNG PHẠM(VOV.VN )


Last edited by LDN on Sat Jan 07, 2023 9:21 am; edited 1 time in total

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024

Post by LDN Mon Jan 09, 2023 7:42 am

BBC News, Tiếng Việt

Địa chính trị châu Âu: Ukraine bị tàn phá nhưng Nga sẽ không thắng

Tác giả,Nguyễn Giang
Vai trò,bbcvietnamese.com
8 tháng 1 2023

UkraineNGUỒN HÌNH ẢNH,SOUTH CAMBRIDGESHIRE DISTRICT COUNCIL
Chụp lại hình ảnh,
Tranh của trẻ em tin vào chiến thắng của Ukraine

Chỉ vài tuần sau Tết Quý Mão ở châu Á tới đây là tròn một năm ngày Liên bang Nga tung ra cuộc chiến đánh vào láng giềng Ukraine.

Tôi không rõ sang năm, Con Mèo sẽ hiền hơn so với năm Con Hổ hung dữ, nhưng điều dễ thấy là Ukraine bị tàn phá kinh khủng sau gần một năm chịu trận.

Mấy ngày này, không rõ vì “hết đạn”, vì cú choáng sau vụ hàng trăm quân sĩ bị trúng hỏa tiễn Ukraine tại Makiivka, hay vì kính Chúa mà Tổng thống Vladimir Putin đột nhiên tuyên bố ngưng bắn.

Chính thức mà nói, phía Nga đưa ra 36 giờ ngưng bắn nhân dịp Giáng Sinh của Chính Thống giáo, đạo chung của đa số người Nga và Ukraine.

Thiệt hại vô bờ bến và lòng căm thù

Tuyên bố đó hẳn không làm phía Ukraine vui lòng chấp nhận, vì sự căm thù của họ lên rất cao.

Đó không phải là ý kiến từ ông Volodymyr Zelensky hay chính trị gia, tướng tá Ukraine nào, mà từ người dân thường.

Xin kể một chút là chúng tôi có quen một số gia đình người Ukraine tỵ nạn ở Anh, và tuần Giáng Sinh tháng 12 vừa qua có gặp một số bạn.

Olga là nữ hướng dẫn viên du lịch ngoài 40 tuổi, đang sống ở London.

Chị ấy buồn bã kể nhiều về gia đình đang ly tán, người từ phía Đông dạt lên Kyiv, người sang Ba Lan, người tới Đức, và ở Kharkiv chỉ còn mẹ già.

Sang Anh thì chị phát hiện ra bị ung thư và đang được điều trị, phải nghỉ việc làm tạm thời. Thế nhưng Olga nói dịp Giáng Sinh của Chính Thống giáo sẽ về nhà chăm mẹ già.

“Chết dưới bom đạn của Putin còn hơn sống vất vưởng bên này,” chị ấy bảo vậy.

Chúng tôi không dám hỏi thêm và chỉ chúc Olga may mắn.

Lúc chia tay sau tiệc, thật không ngờ, người phụ nữ đột nhiên bảo vợ tôi bằng tiếng Nga: “Chúng tôi sẽ báo thù, báo thù.”

Sự căm thù trước những tàn phá, giết chóc của quân Putin đã lên rất cao. Người Ukraine, gồm cả người chỉ nói tiếng Nga 100% như Olga muốn sẽ báo thù như những người Cossack vùng Zaporizhzhia chống lại quân Tatar, lãnh chúa Ba Lan, quân của Sa Hoàng thời xưa.

Hồi học ở Ba Lan tôi đã đọc được các câu chuyện về lòng yêu tự do, không sợ chết và về cả mối thù truyền kiếp mà đời sau phải trả cho được bằng máu của dân Cossack xứ Ukraine.

Bài hát của họ có câu:

“Haj-da!

Vinh quang thay số phận Cossack, vì tự do, vì gió bay trên cánh đồng.

Hãy hát lên, chàng Cossack thì vẫn còn sống...

Cái chết không là gì với anh.

Không sợ lưỡi gương, không sợ đạn bay...”

Báo chí từ cả năm qua cứ đăng tin tay này, kẻ nọ ở Nga lăn ra chết. Không ai biết thực hư ra sao. Họ vô ý ngã từ lầu cao, lộn cổ từ du thuyền xuống nước, bị vỡ tim vì say xỉn, bị nội bộ trừ khử, hay chết tự nhiên?

Mà toàn những nhân vật quan trọng ở Nga và ít nhiều có dính líu đến nỗ lực chiến tranh của Nga ở Ukraine.

Quyết tâm giành lại toàn bộ lãnh thổ, và không bao giờ đầu hàng quân Nga của người Ukraine ngày nay là rất thật. Hiện nay vì sức ép của Phương Tây muốn hạn chế cuộc chiến, quân Ukraine chưa thể đem chiến tranh vào đất Nga một cách công khai, nhưng không ai nói họ sẽ không bao giờ làm thế.

Cuộc chiến Ukraine-Nga trong năm 2023 vì thế sẽ khó đạt tới một giải pháp hòa bình, trừ khi ông Putin rút hết quân về biên giới Nga-Ukraine của năm 2014.

Nói như George Friedman trên trang Geopolitical Futures (The State of Play in Ukraine, 27/12/2022) thì cuộc chiến đang bước vào giai đoạn cả hai bên không hề có ý muốn nhượng bộ, và vũ khí, khí tài của họ đều khá dồi dào.

Friedman gọi đây là thời kỳ “cuộc chiến ổn định nhưng không dừng” (stable but unending war).

Thế nhưng Putin cũng không thể thắng nổi, vì một số lý do tôi sẽ nêu ở đoạn sau, còn bây giờ thì chúng ta hãy nhìn vào sự thực là Ukraine đã và đang bị tàn phá khủng khiếp.

Trang Deutsche Welle của Đức hôm 24/10/2022 nêu ra các ước tính nói Ukraine chịu thiệt hại chừng 750 tỷ USD, chỉ sau 8 tháng bị bắn phá. Cùng thời gian, GDP bị suy giảm 35% và chính phủ Ukraine mỗi tháng cần viện trợ 4 tỷ euro để bù vào lỗ hổng ngân sách.

Thêm vài tháng bắn phá cơ sở hạ tầng của Ukraine từ quân Nga nữa, các con số nói trên tới nay hẳn đã tăng thêm hàng tỷ.

Các nguồn Phương Tây ước tính nếu chiến tranh dừng lại bây giờ thì tiền tái thiết Ukraine phải là 1 nghìn tỷ USD (theo Washington Post).

Sự tàn phá về con người, về tâm lý, về hội chứng hậu chiến chắc còn khủng khiếp và lâu dài hơn, khó tính được bằng tiền.

Ukraine nay đang phụ thuộc hoàn toàn về vũ khí, tiền bạc và hỗ trợ ngoại giao của các láng giềng như Ba Lan, của Anh, Mỹ và gần đây có cả Đức, Pháp cùng các nước Nato khác.

Sức mạnh duy nhất của họ là dân số tương đối đông (44 triệu, trong top 10 ở châu Âu), và tinh thần bất khuất.

 Charles-Étienne Gudin 
NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh,
Lễ hồi năm 2021 đưa hài cốt tướng Charles-Étienne Gudin từ Nga về Pháp. Ông tử trận năm 44 tuổi trong chiến dịch của Napoleon đánh Nga (1812) và xét nghiệm di truyền xác nhận một phần xương của ông được tìm thấy gần Smolensk năm 2019. Cuộc chiến Napoleon ở thế kỷ 19 vẫn có tác động đến tâm trí người châu Âu bất kể cha ông họ từng thuộc phe nào

Chiến tranh Napoleon và sự hình thành thế cân bằng

Nay sang vấn đề của Liên bang Nga, nhìn từ chiều kích lịch sử châu Âu.

Đây không phải là trận chiến đầu tiên của Nga ở nước ngoài, và chắc sẽ không là trận cuối cùng.

Tạm bỏ sang một bên thời Trung Cổ, tính từ thế kỷ 15 đổ về trước, thì Đế chế Nga đã từng đánh nhau với gần như tất cả các nước láng giềng và các cường quốc “bằng vai phải lứa”, gần xa.

Ta hãy điểm ra một vài ví dụ.

Liên quan đến vùng nay là Ukraine thì Đế chế Nga đã “choảng nhau” với Đế chế Ottoman vốn kiểm soát Crimea, biển Azov và lối ra Biển Đen cả thẩy 12 lần từ thế kỷ 16 đến thế kỷ 20.

Đã là chiến tranh thì luôn phải có bên thắng, bên thua, nhưng nhìn chung, Nga chỉ thắng Ottoman (Thổ Nhĩ Kỳ) khi có một liên minh khác trợ giúp, và luôn thua khi người Thổ liên minh với các nước châu Âu khác.

Ví dụ trong ba cuộc chiến gần nhất:

Chiến tranh Crimea kết thúc năm 1856 với kết quả là Nga thua liên quân Ottoman, Anh và Pháp, phải nhường Moldova và vùng bình nguyên Danube cho người Thổ Nhĩ Kỳ.

Hơn 10 năm sau, Nga và liên quân thắng Đế chế Ottoman, và Istanbul mất đất ven Biển Đen cho Nga, và phải chấp nhận để Serbia, Bulgaria rơi vào quỹ đạo Chính Thống giáo.

Trong Thế Chiến I, Nga thua liên quân Ottoman với Đức và Áo-Hung, phải trả cho người Thổ một số vùng ven Biển Đen (Hiệp ước Kars).

Khi Nga không có đồng minh mạnh thì khả năng thua rất cao, và khi hợp sức được với các nước châu Âu khác thì cơ hội thắng tăng lên.

Điều này chẳng có gì đặc biệt và đã được lặp đi lặp lại ở các chiến trường khác mà Nga hay Đức, Pháp...có tham gia tại châu Âu trong nhiều thế kỷ.

Vì cho đến khi 'ông kẹ' Hoa Kỳ đông dân, tài nguyên gần như bất tận tham chiến ở châu Âu (Thế Chiến I, II), thì tầm vóc của các nước châu Âu không chênh lệch nhau quá nhiều.

To nhất luôn là Pháp và Đức, giành vị trí trung tâm, nhưng luôn có hai chàng khủng bên lề, Anh và Nga “chen vào” khi cần. Và cả bốn đều cần các “bạn tầm trung” như Áo-Hung, Phổ, Tây Ban Nha, Ý khi đánh nhau. Họ cũng cần nhân sự từ các nước nhỏ hơn ở Đông Âu, Balkan và đôi khi rủ Thổ Nhĩ Kỳ vào cuộc để tăng lợi thế cho phe mình.

Nói ngắn gọn thì sau khi Đế quốc La Mã Thần thánh tan rã, dân châu Âu gần như là 'cá mè một lứa'.

Bất cứ anh nào muốn nổi lên ngồi ngôi làm bá chủ châu Âu đều bị một nhóm các nước khác xúm lại kéo chân xuống.

Cách mạng Pháp 1789 và sự lên ngôi của Napoleon chấm dứt vị trí của Hoàng đế La Mã dân tộc Đức, đẩy châu lục vào một thời kỳ thảm khốc.

Pháp thời Napoleon Bonaparte có sức mạnh của một nền cộng hòa (cả nước đi lính) và ý chí chinh phục của một đế chế kiểu mới, đã tạo kỳ tích quân sự ngoạn mục, kiểm soát 2/3 châu Âu.

Thế nhưng tham vọng của Pháp bị một loạt các nước khác ra tay cùng chặn lại.

Năm 1812, Napoleon kéo đại quân gần triệu lính sang Nga, tính làm cỏ nốt Đế chế Âu-Á theo một thứ đạo khác lạ với truyền thống Tây La Mã và thảm bại.

Một dàn hợp xướng các vua chúa bảo thủ chẳng ưa gì nhau nhưng đã cướp lấy thời cơ họp lại, gồm Áo-Hung của nhà Habsburg (làm chủ Trung Âu, Bắc Ý, Tây Ban Nha, Hà Lan), nước Phổ hung hãn, nước Nga đông dân (75 triệu vào năm 1814-15), và Đế quốc Anh.

Liên quân này nện cho quân Pháp hai trận liền, ở Leipzig (1813) và Waterloo (1815), xóa sổ ước mơ Hoàng đế châu lục của người đảo Corsica.

Ở đây, cần nhắc lại vai trò “ngư ông đắc lợi” của Anh ở thế kỷ 19, khá giống Hoa Kỳ hiện nay với cuộc chiến Ukraine.

Nước Anh không chỉ diệt nước Pháp bằng hải quân, bằng tài năng của Duke Wellington mà còn bằng viện trợ súng đạn rất nhiều cho các đồng minh ở lục địa châu Âu và bằng cả đồng tiền.

Các cú cấm vận lương thực và tiền tệ của London và việc dùng Royal Navy chặn lối Pháp ra biển làm Paris kiệt quệ.

Nghịch lý thể chế của Pháp lộ rõ: đội quân mang cờ Tự do-Bình đẳng-Bác ái nay lại chiếm đóng, bóc lột Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Ý, Ba Lan và vùng sông Rhine của Đức cho mục tiêu chiến tranh. Chiến tranh là tốn kém mà Pháp bị Anh cấm vận điêu đứng, hết tiền.

Sự khôn ngoan của Anh khiến Nguyên soái Mikhail Kutuzov hiểu ra...hơi muộn là không nên diệt Pháp đến cùng vì Nga cần Pháp tồn tại như đối trọng với Anh.

Trên lưng ngựa truy đuổi quân Pháp về tới đất Đức, ông tiên đoán:

“Chiến thắng này sẽ không đem lại cho nước Nga hay bất cứ vương triều nào trên lục địa điều gì, mà chỉ khiến kẻ kiếm lợi trên biển cả (Anh) trở thành kẻ thống trị. Sự thống trị đó sẽ trở nên không thể chịu nổi với chúng ta.”

Thế nhưng, các nước châu Âu đã học được bài học từ Chiến tranh Napoleon là làm theo ‘nhạc trưởng’ Klemens von Metternich (Thủ tướng Áo), tạo thế cân bằng ở Đại hội Vienna 1815.

Còn gọi là thỏa thuận Dàn nhạc châu Âu (The Concert of Europe), các nước chủ chốt chấp nhận chia sẻ lợi ích của tầng lớp trên, chống lại làn sóng cách mạng dân tộc (theo cảm hứng Cách mạng Pháp 1789). Mọi thay đổi lãnh thổ ở bất cứ xó xỉnh nào của châu Âu, từ Balkans đến Bồ Đào Nha, từ vùng Silesia, Bohemia tới hạ lưu Danube cần được thỏa thuận, không một ai được cậy to xác mà tự chiếm.

Châu Âu được ổn định từ 1815 đến 1870 và nguyên tắc “cấm xâm lăng” trở thành mấu chốt của ngoại giao quốc tế.

Dàn nhạc châu Âu tuy thế chỉ tồn tại được hơn 60 năm để tới 1871 bị loạn nhịp vì chiếc trống thiếc inh ỏi của Phổ.

Đức thống nhất dưới cờ của Phổ, nhờ mưu mô của Thủ tướng thép Otto von Bismarck và các chiến thắng với Đan Mạch, Áo và cuộc chiếm đóng Paris.

Mầm mống cho thế chiến xuất hiện...Nga, Anh, Pháp, Đức, Áo-Hung và Đế chế Ottoman lại một lần nữa bắn giết nhau năm 1914, nhân danh việc phục hồi thế quân bình...hồi xưa.  

Các thế hợp-tung diễn ra liên tiếp ở châu Âu và Cận Đông.

Trong Thế Chiến I, Đức và Ottoman liên kết (Central Power) nhưng chỉ thắng được Nga, rồi sau lại thua một liên quân hùng hậu gấp bội: Anh, Pháp, Nga, Ý, Romania, Canada, Nhật Bản và Hoa Kỳ.

Để báo thù, Đức tái vũ trang thời Hitler, tiến hành chiến tranh xâm lược, mở màn cho Thế Chiến II ở châu Âu.

Nhưng như nhiều sử gia đã chỉ ra, dù có quân đội mạnh, kỷ luật thép, vũ khí tốt, Đế chế III của Hitler vẫn là “nền kinh tế tầm trung” lại dám đánh cả Liên Xô và Anh-Mỹ, để “lưỡng đầu thọ địch” nên chuốc lấy thất bại kinh hoàng.

NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh,
Hỏa tiễn chống tăng Javelin được dùng nhiều ở Ukraine

Cuộc chiến sẽ chỉ làm Nga yếu đi

Từ những bài học trên, có thể thấy việc người Nga “một mình cân cả Nato” lần này xem ra khó đem lại điều gì tốt cho họ.

Kể cả khi Nga có vũ khí ngang đẳng cấp với Phương Tây thì cán cân về nhân khẩu, kinh tế của phía ủng hộ Ukraine vẫn vượt trội so với Nga.

Mà thực tế cho thấy, vũ khí của Nga đang lạc hậu cả thế hệ so với chuẩn Nato.

Nói ngắn gọn thì Nga không có đồng minh nào ở châu Âu, và Trung Quốc hiện giờ có phải “đồng minh chân thành” của Nga thì còn phải bàn. Nhưng nếu nhìn vào các liên minh quân sự châu Âu xưa nay thì có vẻ  Trung Quốc chỉ là một thứ đồng minh ‘tù mù”, vì chưa góp cho Nga người lính nào.

Ta cần hiểu trên chiến trường người ta cần quân và súng đạn chứ không cần tuyên truyền về “đối tác chiến lược”.

Trong Thế Chiến II, Wehrmacht đã huy động tổng cộng 13 triệu đàn ông Đức cầm súng, và vào lúc cao điểm Hitler có 6,5 triệu quân tác chiến, cộng thêm quân của phe Trục gồm Ý, Romania, Hungary. Ấy thế mà Đức vẫn phải thua, vì Liên Xô huy động được gần 12 triệu quân, và đồng minh phía Tây có chừng 8 triệu.

So với thời đó thì câu chuyện Ukraine nay là cuộc chiến cục bộ đang thu hẹp lại.

Cuối cùng, để đánh giá về Nga tới đây có lẽ cần xem tính toán của Đức.

Các bạn còn nhớ ngay sau khi Nga tấn công Ukraine cuối tháng 2/2022, Thủ tướng Đức Olaf Scholz hào hùng tuyên bố Sự thay đổi Thời đại (Zeitenwende). Đức bỏ ra 100 tỷ euro xây dựng quân đội hùng mạnh vì tình hình mới và sẽ giữ chi tiêu quốc phòng theo chuẩn Nato: 2% GDP/năm.

Nhưng gần đây ông Scholz đã lẳng lặng rút khỏi các cam kết đó.

Đức thấy thực lực của Nga không đáng sợ như tháng 3/2022 và một Moscow yếu đi có thể đe dọa Berlin là chuyện rất xa vời (xem thêm Politico).

Berlin chi tiền cho Kyiv chống Nga, và giúp Warsaw – vốn đang 'hăng máu' muốn có bộ binh mạnh nhất châu Âu – làm tuyến đầu giữ sườn phía Đông Nato là đủ.

Pháp vừa làm tương tự, công bố lần đầu tặng Ukraine xe bọc thép AMX-10 RC.

Đó cũng là chính sách Hoa Kỳ và Anh đã theo đuổi gần một năm qua: hỗ trợ tối đa cho Ukraine nhưng không đem quân vào.

Ukraine thành tiền tuyến, Thế Chiến III không nổ ra. Vì về cơ bản thì ý chí phục hồi lại thế quân bình về địa chính trị, như thời kỳ Dàn nhạc châu Âu, vẫn còn nguyên đó.

Ý chí đã thành quy luật này chính là thứ Nga không thể một mình bẻ gãy.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024

Post by LDN Mon Jan 09, 2023 3:29 pm

Ukraine hồi sinh


Đơn Dương
7 tháng 1, 2023 - Sài Gòn nhỏ 

Cảm xúc trên khuôn mặt của một trong những phụ nữ ở làng Daryivka gần Kherson, sau khi nhận được thức ăn và quần áo, ở Dar’ivka, gần Kherson, Ukraine, vào ngày 10 Tháng Mười Hai năm 2022. (ảnh: Artur Widak/Getty Images)
Hệ thống chính quyền Ukraine đã hoạt động trở lại ở những vùng vừa giành lại được từ tay Nga. Cùng lúc, nhân dân Ukraine được nhiều tổ chức nhân đạo giúp đỡ trong mùa Đông lạnh giá.

Trong nỗ lực tái xây dựng cuộc sống ở những vùng lãnh thổ Ukraine từng do Nga kiểm soát, dịch vụ bưu điện đóng vai trò như một trụ cột quan trọng.

Nhân viên bưu điện nhận và phát các bưu kiện trong đó họ được cung cấp điện từ máy phát điện chạy xăng trong thời gian mất điện ở Kharkiv, Ukraine vào ngày 16 Tháng Mười Hai, 2022. Tất cả các dụng cụ điện cần thiết cũng được sạc tại bưu điện. (ảnh: Sofia Bobok/Getty Images)
Ở ngôi làng Daryivka, gần thành phố Kherson, miền nam Ukraine, mọi người đến bưu điện nhận tiền mặt, máy tính và đèn pin. Đối với những người hưu trí, đây là số tiền đầu tiên họ nhận được từ chính quyền sau sáu tháng, khi các ngôi làng của họ bị lực lượng Nga kiểm soát. Đây cũng là bằng chứng rõ ràng nhất cho thấy hệ thống chính quyền Ukraine đã hoạt động trở lại ở những vùng vừa giành lại được từ tay Nga.

Hơn 100 tình nguyện viên từ Ba Lan và Ukraine đã tham gia một đoàn xe nhân đạo do ‘A Common Cause’ và “Poland Help” tổ chức đã đi hơn 1,100 km, vận chuyển thuốc men, thiết bị bệnh viện và các vật phẩm giúp một số cư dân của Kherson và các làng xung quanh sống sót qua mùa đông. (ảnh: Artur Widak/Getty Images)
Sau khi quân đội Ukraine chiếm lại một ngôi làng hay thị trấn tiền tuyến để tiếp tục tiến công, nhiệm vụ “nối lại mạch sống” cho những nơi này lập tức bắt đầu. Và dịch vụ bưu chính là một trụ cột không thể thiếu trong nỗ lực đó. “Khi Ukraine giành lại được một phần lãnh thổ nào đó, đầu tiên quân đội sẽ vào, tiếp theo là những người rà phá bom mìn, sau đấy là chúng tôi,” Igor Smelyansky, lãnh đạo dịch vụ bưu chính Ukraine Ukrposhta, cho biết. “Chúng tôi là một trong những biểu tượng đầu tiên của Ukraine mà họ nhìn thấy”.

Ukraine đã thành lập Bộ Tái hòa nhập kể từ khi xung đột giữa nước này và các lực lượng ly khai do Nga hậu thuẫn ở Donbass nổ ra hồi năm 2014, nhưng các văn phòng của Ukrposhta chủ yếu tập trung vào việc phân phối viện trợ nhân đạo.

Người dân trong làng xếp hàng bên ngoài lối vào trường học ở làng Daryivka gần Kherson, Ukraine, vào ngày 10 Tháng Mười Hai, 2022. (ảnh: Artur Widak/Getty Images)
Tại làng Daryivka, bên trong các bưu điện dã chiến mới được lập, Olha Yaroshchenko, 65 tuổi, bước ra khỏi quầy nơi bà vừa nhận 16,800 hryvnia lương hưu, khuôn mặt lộ rõ vẻ vui mừng. “Tất cả những gì tôi cần mua bây giờ là củi và than,” bà nói. “Đã sáu tháng rồi tôi không có lương hưu và trời bên ngoài thì rất lạnh”.

Cảm xúc trên khuôn mặt của một trong những phụ nữ ở làng Daryivka gần Kherson, sau khi nhận được thức ăn và quần áo, ở Dar’ivka, gần Kherson, Ukraine, vào ngày 10 Tháng Mười Hai năm 2022. Hơn 100 tình nguyện viên từ Ba Lan và Ukraine đã tham gia một đoàn xe nhân đạo do ‘A Common Cause’ và “Poland Help” tổ chức đã đi hơn 1,100 km, vận chuyển thuốc men, thiết bị bệnh viện và các vật phẩm giúp một số cư dân của Kherson và các làng xung quanh sống sót qua mùa đông. (ảnh: Artur Widak/Getty Images)

Người dân trong làng xếp hàng bên ngoài lối vào trường học ở làng Daryivka gần Kherson, Ukraine, vào ngày 10 Tháng Mười Hai, 2022. (ảnh: Artur Widak/Getty Images)

Hơn 100 tình nguyện viên từ Ba Lan và Ukraine đã tham gia một đoàn xe nhân đạo do ‘A Common Cause’ và “Poland Help” tổ chức đã đi hơn 1,100 km, vận chuyển thuốc men, thiết bị bệnh viện và các vật phẩm giúp một số cư dân của Kherson và các làng xung quanh sống sót qua mùa đông. (ảnh: Artur Widak/Getty Images)

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024

Post by LDN Thu Jan 12, 2023 3:52 am

BBC News, Tiếng Việt

Quân đội Ukraine được huấn luyện về tên lửa Patriot ở Mỹ
Patriot missile

Chụp lại hình ảnh,

Một hệ thống tên lửa Patriot ở Ba Lan gần biên giới Ukraine

11 tháng 1 2023

Các quan chức Hoa Kỳ cho biết quân đội Ukraine sẽ được huấn luyện về hệ thống tên lửa Patriot ở bang Oklahoma của Mỹ.

Lầu Năm Góc xác nhận khoảng 90 đến 100 binh sĩ sẽ đến căn cứ Fort Sill từ Ukraine ngay trong tuần tới.

Cuộc huấn luyện tại Fort Sill, nơi các binh sĩ pháo binh Mỹ cũng được huấn luyện, dự kiến sẽ kéo dài vài tháng.

Ukraine cho biết hệ thống phòng thủ tên lửa tiên tiến sẽ là nhân tố tạo thay đổi trong cuộc chiến với Nga.

"Sau khi được đưa vào sử dụng, Patriot... sẽ đóng góp vào khả năng phòng không của Ukraine và cung cấp một khả năng khác cho người dân Ukraine để tự bảo vệ mình trước các cuộc tấn công trên không đang diễn ra của Nga," phát ngôn viên Lầu Năm Góc Pat Ryder nói với phóng viên trong cuộc họp báo hôm thứ Ba.

Tháng trước, trong chuyến thăm Washington của Tổng thống Ukraine Volodymr Zelensky, Tổng thống Joe Biden tuyên bố Mỹ sẽ cung cấp cho Ukraine một dàn tên lửa Patriot.

Đáp lại, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã chế giễu hệ thống Patriot là lỗi thời.

Tên lửa Patriot là một hệ thống đất đối không có khả năng tiêu diệt nhanh các mục tiêu trên không như tên lửa hành trình.

Một khẩu đội thường được điều khiển bởi 90 binh sĩ mà phải trải qua một năm huấn luyện.

Quân đội Ukraine sẽ được huấn luyện cấp tốc, dự kiến sẽ mất vài tháng để hoàn thành. Khóa đào tạo sẽ bao gồm các buổi học trên lớp và thực hành trong phòng thí nghiệm mô phỏng.

Tuần trước, Đức tuyên bố cũng sẽ cung cấp hệ thống Patriot cho Ukraine. Berlin cũng cho biết sẽ cung cấp xe bọc thép chở quân cho Ukraine, trong khi Pháp cho biết sẽ gửi xe tăng hạng nhẹ.

Thông báo về tên lửa Patriot được đưa ra khi Tổng thống Biden gặp các nhà lãnh đạo của Canada và Mexico trong một hội nghị thượng đỉnh ở Mexico City.

Cũng trong ngày thứ Ba, Thủ tướng Canada Justin Trudeau tuyên bố rằng nước này sẽ mua Hệ thống tên lửa đất đối không tiên tiến (Nasams) do Mỹ sản xuất cho Ukraine.

"Đây là lần đầu tiên Canada tặng hệ thống phòng không cho Ukraine", Bộ trưởng Quốc phòng Canada Anita Anand viết trên Twitter.

Hệ thống phòng không tầm ngắn và tầm trung sẽ tiêu tốn của Canada 406 triệu đô Canada (300 triệu USD).

Hệ thống Patriot, được xem là hệ thống phòng không tiên tiến nhất trên thế giới, có giá hơn 1 tỷ đô la cho một tổ hợp.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024

Post by LDN Fri Jan 13, 2023 6:15 pm

BBC News, Tiếng Việt

Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine: 'Thực tế, chúng tôi đã là thành viên NATO'

13 tháng 1 2023
Ukraine's Defence Minister Oleksii Reznikov
Chụp lại hình ảnh,
Oleksii Reznikov

Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine tuyên bố Ukraine đã trở thành thành viên trên thực tế của liên minh NATO, vì các nước phương Tây đã thay đổi suy nghĩ.

Trong một cuộc phỏng vấn với BBC, Oleksii Reznikov chắc chắn rằng Ukraine sẽ nhận được các loại vũ khí đã tìm kiếm từ lâu, bao gồm cả xe tăng và máy bay chiến đấu, vì Ukraine và Nga dường như đang chuẩn bị cho các cuộc tấn công mới vào mùa xuân.

Ông Reznikov nói: "Ukraine với tư cách là một quốc gia, và các lực lượng vũ trang của Ukraine, đã trở thành thành viên của Nato. Trên thực tế, dù không phải theo luật. Bởi vì chúng tôi có vũ khí và hiểu cách sử dụng."

Tổng thống Nga Vladimir Putin coi cuộc xâm lược Ukraine của ông là một trận chiến sống còn chống lại các nước phương Tây muốn làm suy yếu nước Nga.

Nga lập luận rằng họ đang chiến đấu với NATO ở Ukraine, vì phương Tây đã cung cấp vũ khí cho nước này.

Ukraine, trong nhiều năm, đã tìm cách gia nhập liên minh quân sự giữa Mỹ, Canada và 28 quốc gia châu Âu, điều mà Tổng thống Vladimir Putin mô tả là mối đe dọa an ninh đối với Nga.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã thúc đẩy việc gia nhập nhanh chóng, nhưng không rõ liệu tư cách thành viên đầy đủ có phải là điều mà các thành viên liên minh sẽ nghiêm túc xem xét.

Điều 5 của NATO nói rằng cuộc tấn công vũ trang nhằm vào một nước thành viên sẽ được coi là một cuộc tấn công chống lại tất cả các thành viên của khối

Tuy nhiên, ông Reznikov phủ nhận rằng những bình luận của ông sẽ bị coi là gây tranh cãi.

"Đó là sự thật," ông Reznikov nói. "Tôi chắc chắn rằng trong tương lai gần, chúng tôi sẽ trở thành thành viên của NATO."

Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine phát biểu tại thủ đô Kyiv, khi các lực lượng Ukraine và Nga còn đang chiến đấu để giành lấy thị trấn nhỏ Soledar, phía đông Donetsk, trong cuộc chiến kéo dài gần 11 tháng.

Cuộc tấn công của Nga được dẫn đầu bởi Tập đoàn lính đánh thuê Wagner,

Người sáng lập nhóm Wagner, Yevgeny Prigozhin, một đồng minh lâu năm của Putin, đã chỉ trích mạnh mẽ hoạt động của quân đội Nga ở Ukraine.

Hôm thứ Ba, ông Prigozhin tuyên bố rằng các chiến binh của ông đã giành quyền kiểm soát thị trấn, một cáo buộc đã bị Ukraine và đáng chú ý là Điện Kremlin bác bỏ.

Ông Reznikov nói tình hình ở Soledar "rất khó khăn", nhưng "trong tầm kiểm soát".

Soledar cách Bakhmut khoảng 10km, nơi các lực lượng Ukraine và Nga đã tham gia vào cuộc chiến tranh tiêu hao kéo dài hàng tháng.

Ở đó, lính đánh thuê Wagner cũng đã được triển khai với số lượng lớn.

Nếu bị chiếm giữ, Bakhmut có thể mở đường cho một cuộc tấn công của Nga tới Kramatorsk và Slovyansk, hai thành trì của Ukraine ở Donetsk.

Nga sẽ xem bất kỳ lợi thế nào ở đây vẫn mang lợi ích biểu tượng, sau một loạt thất bại, bao gồm cuộc rút lui hỗn loạn khỏi khu vực phía đông bắc Kharkiv và cuộc rút lui khỏi thành phố Kherson ở phía nam.

Ông Reznikov tuyên bố rằng "khoảng 500 hoặc 600" tay súng chiến đấu của Nga đã bị giết mỗi ngày trên khắp đất nước, trong khi Ukraine mất 1/10 số đó, những con số không thể được xác minh độc lập.

Lực lượng Ukraine bắn vào các vị trí của Nga ở tiền tuyến gần Soledar
NGUỒN HÌNH ẢNH,REUTERS
Chụp lại hình ảnh,
Lực lượng Ukraine bắn vào các vị trí của Nga ở tiền tuyến gần Soledar, vùng Donetsk, Ukraine

Trong khi đó, Ukraine cần thời gian để tập hợp lại và trang bị vũ khí trong khi chờ phương Tây chuyển giao vũ khí.

Ông Reznikov phát biểu một ngày sau khi Bộ Quốc phòng Nga thay thế chỉ huy lực lượng của họ ở Ukraine, được coi là dấu hiệu của một cuộc đấu tranh quyền lực.

Tướng Valery Gerasimov, một trong những kiến trúc sư của cuộc xâm lược năm ngoái, sẽ trở lại vị trí đang được giữ bởi Tướng Sergei Surovikin, người đã được bổ nhiệm vào tháng 10.

Ông Reznikov nói sự thay đổi này là kết quả của "mâu thuẫn giữa ông Prigozhin và các lực lượng vũ trang của Liên bang Nga".

Tướng Surovikin giám sát các cuộc tấn công tàn bạo gần đây vào cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine.

Sau khi Ba Lan và Anh tiết lộ kế hoạch sẽ cung cấp xe tăng chiến đấu, ông Reznikov nói rằng Ukraine sẽ nhận được "xe tăng, máy bay chiến đấu hoặc máy bay phản lực, cũng như vũ khí tầm xa để tấn công mục tiêu trong phạm vi 300 km".

Ông bác bỏ những lo ngại rằng việc này có thể kích hoạt phản ứng của Nga, bất chấp những mối đe dọa quen thuộc từ Moscow.

"Họ đang tấn công các thành phố, bệnh viện, nhà trẻ, trường học. Họ là một đội quân gồm những kẻ hiếp dâm, sát nhân và cướp bóc," ông nói.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024

Post by LDN Fri Jan 13, 2023 6:25 pm

Nghiên cứu quốc tế

Lý do Ukraine nên và có thể chiếm lại được Crimea

Nguồn: Andriy Zagorodnyuk, “The Case for Taking Crimea,” Foreign Affairs, 02/01/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tại sao Ukraine có thể – và nên – giải phóng bán đảo Crimea?

Đối với người Ukraine, 2022 là năm của cả bi kịch và thành tựu lịch sử. Vào tháng 2, Nga xâm lược Ukraine với gần 190.000 quân, gây ra sự tàn phá không kể xiết và giết chết hàng chục nghìn người. Nhưng chỉ trong vài tuần, quân đội Ukraine đã chặn được đà tấn công, rồi sau đó buộc người Nga phải lùi lại. Kể từ tháng 8, Ukraine đã giành lại hơn một nửa lãnh thổ mà Nga chiếm được, làm tiêu tan hy vọng thành công của Moscow. Nhằm cố gắng chứng minh thành tích, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố sáp nhập bốn tỉnh của Ukraine – Donetsk, Kherson, Luhansk, và Zaporizhzhia – vào cuối tháng 9. Nhưng việc làm đó là vô nghĩa. Vào thời điểm Putin đưa ra tuyên bố của mình, Nga không có toàn quyền kiểm soát bất cứ tỉnh nào trong số này, và kể từ lúc đó, lực lượng của nước này thậm chí còn mất nhiều lãnh thổ hơn.

Tuy nhiên, Nga vẫn kiểm soát một tỉnh của Ukraine: Crimea. Năm 2014, Nga đã chiếm giữ bán đảo này bằng một hành động vi phạm luật pháp quốc tế nghiêm trọng. Putin tích cực khai thác quan điểm cho rằng việc Liên Xô chuyển giao Crimea cho Ukraine vào năm 1954 là một “sai lầm”. Khi chiếm bán đảo này, Putin tin rằng ông vừa sửa chữa sai lầm, vừa cải thiện vị thế quốc tế của Nga, đưa đất nước trở lại vị thế cường quốc.

Nhưng những tiền đề đó đều sai. Crimea có một lịch sử phong phú và độc đáo; vùng đất này đã không còn là một phần của Nga từ xa xưa. Nó đã trở thành một bộ phận hợp pháp của Ukraine độc lập sau cuộc trưng cầu dân ý toàn quốc năm 1991, trong đó người Ukraine – bao gồm phần lớn cư dân Crimea – đã bỏ phiếu giành độc lập khỏi Liên Xô. Cũng dễ hiểu tại sao người Crimea muốn độc lập. Liên Xô là một quốc gia độc tài, trong khi Ukraine đang trên đường trở thành một nền dân chủ đa nguyên. Chế độ cai trị hiện tại của Moscow đã làm sống lại nhiều hoạt động độc tài của Liên Xô ở Crimea, bao gồm việc đàn áp các nhóm thiểu số và buộc người dân phải nghe theo truyền thông nhà nước chuyên tuyên truyền. Moscow đã biến khu vực này thành một khu vực đồn trú quân khổng lồ và nguy hiểm, mà sau đó được sử dụng để xâm lược Ukraine. Chừng nào bán đảo còn nằm trong tay Điện Kremlin, thì Ukraine – và người dân Ukraine – sẽ không thể thoát khỏi sự xâm lược của Nga.

Các quốc gia phương Tây đều tin rằng việc sáp nhập Crimea năm 2014 là không thể chấp nhận được. Tuy nhiên, Mỹ và các đối tác của họ đã do dự trước việc ủng hộ bất kỳ kế hoạch nào nhằm trao Crimea lại cho Ukraine. Nhiều nhà hoạch định chính sách phương Tây cho rằng Kyiv không thể thành công trong một chiến dịch quân sự nhằm giành lại tỉnh này. Ví dụ, vào tháng 11, Mark Milley, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ, cho biết khả năng Ukraine đánh đuổi người Nga ra khỏi Crimea là “không cao.” Các nhà phân tích khác tin rằng việc người Crimea tái hòa nhập với người Ukraine là rất khó, hoặc tin rằng một cuộc tấn công vào Crimea sẽ thúc đẩy trả đũa hạt nhân. Họ gợi ý rằng, tốt hơn hết, Ukraine không nên chiến đấu vì bán đảo. Một số thậm chí còn nói rằng Kyiv nên dùng nó để đổi lấy hòa bình.

Nỗi sợ hãi của phương Tây không hoàn toàn vô căn cứ. Nga đã sáp nhập Crimea được 8 năm và đã xây dựng sự hiện diện quân sự đáng kể ở bán đảo này. Crimea cũng có ít nhất 700.000 cư dân Nga chuyển đến sau năm 2014 (trong tổng số 2,4 triệu dân): một thực tế sẽ làm phức tạp bất kỳ nỗ lực tái hòa nhập nào. Thế giới không bao giờ có thể loại trừ khả năng Nga sử dụng vũ khí hạt nhân, đặc biệt là khi nước này được điều hành bởi Putin. Đây là tất cả những lý do chính đáng giải thích tại sao Ukraine nên cẩn trọng với việc giải phóng Crimea.

Nhưng chúng không phải là lý do để Ukraine từ bỏ bán đảo hoàn toàn. Chưa kể, có muôn vàn lý do khác khiến Crimea phải được trả lại. Chẳng hạn, chính sự hiện diện quân sự của Nga ở Crimea là một lý do để chiến đấu vì bán đảo, vì một trận chiến tại đây sẽ làm suy giảm nghiêm trọng khả năng Nga tiến hành chiến tranh và khủng bố Ukraine hoặc các quốc gia khác. Những quan ngại về khả năng Ukraine chiếm lại bán đảo và khả năng xảy ra tấn công hạt nhân đều đã bị thổi phồng. Sau nhiều tháng thành công trên chiến trường, rõ ràng là Ukraine có khả năng giải phóng Crimea. Dù một số người Crimea có thể muốn tiếp tục là một phần của Nga, nhiều người trong số họ sẽ rất vui nếu thoát khỏi sự kìm kẹp của Điện Kremlin. Và luận điệu hạt nhân của Putin có thể chỉ là dọa suông. Suy cho cùng, ông đã từng nói sẽ sử dụng vũ khí hạt nhân trong cuộc xung đột, nhưng rồi lại rút lui. Do đó, Ukraine nên lên kế hoạch giải phóng Crimea – và phương Tây nên lên kế hoạch giúp đỡ họ.

CRIMEA LÀ UKRAINE

Một trong những dòng quan điểm quan trọng của Nga, đã được Moscow thúc đẩy trong nhiều thập niên và được nhiều nhà quan sát quốc tế nhắc lại, là Crimea có mối liên hệ lịch sử đặc biệt với Nga. Đúng là Sevastopol từ lâu đã là căn cứ hải quân của Nga và bờ biển phía nam của nó là nơi có nhiều cung điện của giới quý tộc Nga hồi thế kỷ 19. Hầu hết người dân trên bán đảo nói tiếng Nga. Thế nên Putin đã lập luận rằng, khi lấy lại Crimea, ông đã sửa chữa một sai lầm lịch sử.

Tuy nhiên, lịch sử Crimea phong phú và đa dạng hơn nhiều so với những gì quan điểm trên nói đến. Bán đảo chỉ trở thành một phần của Nga sau khi nước này xâm chiếm nó vào năm 1783; trước đó, nó đã được cai trị bởi nhiều đế chế trong suốt cả thiên niên kỷ. Crimea có hàng ngàn địa danh độc đáo không có mối liên hệ nào với Nga và là nơi sinh sống của nhiều nhóm sắc tộc. Phiên bản của người Nga về quá khứ của Crimea là một phiên bản có chủ ý, và họ biện minh cho cuộc xâm lược của mình bằng giả định lố bịch rằng sự cai trị trong quá khứ và ngôn ngữ trao cho một quốc gia quyền chiếm đất của nước láng giềng. Vương quốc Anh đã cai trị Ireland trong nhiều thế kỷ, và dưới sự cai trị của London, tiếng Anh trở thành ngôn ngữ được sử dụng rộng rãi nhất trên hòn đảo. Nhưng điều đó không có nghĩa là Anh có quyền chiếm giữ Ireland.

Một đánh giá trung thực về lịch sử cho thấy rõ rằng Crimea nên là một phần của Ukraine, không phải của Nga. Bán đảo được toàn thế giới – kể cả Nga, cho đến năm 2014 – công nhận về mặt pháp lý là lãnh thổ của Ukraine. Crimea đã được Kyiv điều hành trong 60 đến 70 năm qua, vì vậy, hầu hết cư dân ở đây trước tiên đều xem nó là một bán đảo của Ukraine. Trong suốt thời gian đó, khu vực này đã đi từ nền kinh tế suy thoái sang nền kinh tế trung lưu vững chắc, nhờ có nguồn cung cấp nước, năng lượng của Ukraine và – sau khi Ukraine độc lập – sự bùng nổ hoạt động du lịch. Putin có thể đúng khi cho rằng hàng triệu người Nga yêu thích vùng lãnh thổ này, nhưng hàng triệu người Ukraine cũng vậy – vì họ đã từng đến thăm hoặc sống ở đó. Phải có lý do thì đại đa số các thành viên Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc mới lên án mạnh mẽ việc sáp nhập Crimea và coi tuyên bố đó là vô hiệu.

Nga sẽ không bao giờ cho phép một cuộc trưng cầu dân ý thực sự về tương lai của bán đảo, theo đó, không thể biết chính xác suy nghĩ của người dân Crimea. Một cuộc thăm dò do Trung tâm Levada thực hiện vào năm 2019 cho thấy phần lớn cư dân bán đảo muốn Crimea là một phần của Nga. Nhưng thật khó để tin vào những cuộc thăm dò được thực hiện ở một quốc gia độc tài, và Nga đã hình sự hóa hành động phản đối việc sáp nhập Crimea. Những người Crimea được thăm dò ý kiến có thể sợ phải thừa nhận rằng họ muốn là một phần của Ukraine. Ngoài ra, có nhiều lý do để cho rằng một cuộc bỏ phiếu tự do và công bằng về tình trạng của Crimea ngày nay sẽ mang lại kết quả tương tự như cuộc trưng cầu dân ý được tổ chức vào năm 1991. Một cuộc trưng cầu dân ý như vậy, trước hết, phải bao gồm hơn 100.000 cư dân Crimea mà Nga đã đe dọa, quấy rối, và thậm chí hành hung cho đến khi họ rời bán đảo. Rất nhiều người trong số này đã chấp nhận bán lỗ nhà cửa và từ bỏ công việc kinh doanh của họ. (Hầu hết các công ty và cơ sở lớn của Ukraine trên bán đảo cũng bị mất tài sản.) Những người di cư Crimea này gần như chắc chắn sẽ chọn chính quyền Ukraine, tạo cho nhóm ủng hộ Kyiv một bước khởi đầu vững chắc. Nhiều cư dân còn đang sống trên bán đảo cũng sẽ bỏ phiếu cho Ukraine, cũng như một số người mới đến muốn sống ở một quốc gia tự do hơn. Cư dân Crimea đã từng phàn nàn về cách Nga đối xử với môi trường của bán đảo, cũng như sự gián đoạn kinh tế do lệnh trừng phạt gây ra.

Giải phóng Ukraine sẽ đặc biệt được ủng hộ bởi – và có ý nghĩa lớn với – hàng trăm nghìn người Tatar ở Crimea, một nhóm đã bị Moscow đàn áp dữ dội. Không giống như người Nga, họ đã sinh sống trên bán đảo từ đầu thời trung cổ. Trong nhiều thế kỷ, người Tatar ở Crimea thậm chí còn có nhà nước riêng của mình. Crimea là quê hương duy nhất của họ. Nhưng dưới sự cai trị của Liên Xô và Nga, họ đã bị đàn áp tàn bạo. Chẳng hạn, vào năm 1944, họ đã bị trục xuất và chỉ được phép quay trở lại vào cuối những năm 1980, khi Liên Xô sắp sụp đổ. Dưới thời Putin, họ lại bị ép rời đi một lần nữa. Những người ở lại thường xuyên bị cấm lao động, bị bắt giữ vô cớ, bị giam lỏng dù không làm gì sai. Một số thậm chí bị bắt cóc. Một số di tích văn hóa của họ hiện đang bị tháo dỡ. Họ xứng đáng được chứng kiến chế độ toàn trị của Nga chấm dứt.

ĐIỀU PHẢI LÀM

Ukraine phải chiếm lại Crimea vì những lý do vượt ra ngoài công lý. Nga đã biến Crimea thành một căn cứ quân sự lớn để phát động cuộc xâm lược của mình. Nhờ bán đảo này nên người Nga đã chiến đấu thành công hơn ở miền nam Ukraine so với ở miền bắc. Nga tiếp tục sử dụng Hạm đội Biển Đen đóng tại Crimea và các căn cứ không quân trên bán đảo để tiến hành các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái và tên lửa. Thái độ hiếu chiến này cho thấy rõ rằng Ukraine không thể an toàn hoặc xây dựng lại nền kinh tế của mình chừng nào Crimea còn ở trong tay Nga, và vì vậy Kyiv sẽ không ngừng chiến đấu cho đến khi giành lại được tỉnh này.

Việc Nga kiểm soát Crimea không chỉ là rủi ro an ninh đối với Ukraine. Việc Moscow nắm giữ bán đảo sẽ gây nguy hiểm cho toàn thế giới. Từ Crimea, sức mạnh của Nga có thể vươn khắp châu Âu và Trung Đông, đe dọa sự an toàn của nhiều quốc gia khác. Bằng cách chiếm đóng bán đảo, Nga đã kiểm soát cả Biển Đen và Biển Azov, nơi mà quân đội Nga hiện đang bao quanh hoàn toàn. Nắm giữ hai vùng nước này đã là mục tiêu của Putin trong nhiều năm: hai vùng biển này là một tuyến đường vận chuyển khổng lồ cho đủ các loại sản phẩm trên lục địa Á-Âu. Bằng cách chiếm đóng Crimea, Nga có thể kiểm soát việc tiếp cận nhiều cảng và tuyến đường biển, mang lại cho nước này quyền kiểm soát nguồn cung của nhiều loại hàng hóa, bao gồm than đá, quặng sắt, sản phẩm công nghiệp và ngũ cốc từ Ukraine. (Các cảng Berdyansk và Mariupol của Ukraine đã mất gần như toàn bộ lưu lượng hàng hóa sau khi Nga bắt đầu hạn chế tiếp cận Biển Azov vào năm 2018.)

Để hiểu tại sao quyền lực của Nga đối với Crimea lại vô cùng nguy hiểm đối với phần còn lại của thế giới, hãy xem xét cuộc khủng hoảng an ninh lương thực hiện tại – do cuộc xâm lược của Nga gây ra. Nếu không có bán đảo, Nga sẽ không thể đe dọa vận chuyển hàng hải ở Biển Đen và Biển Azov vì phần lớn các tuyến đường biển này nằm ngoài vùng đặc quyền kinh tế của Nga. Moscow chắc chắn sẽ không thể sử dụng các vùng lãnh hải và hải cảng của Ukraine để phô trương sức mạnh. Nhưng bằng cách chiếm đóng Crimea, Nga đã thống trị các vùng biển này và các cảng của chúng.

Chiếm đóng Crimea cũng giúp Nga gia tăng quyền kiểm soát với nguồn cung năng lượng của thế giới. Biển Đen là nơi có nhiều tài nguyên, bao gồm cả các mỏ khí đốt tự nhiên lớn mà Ukraine từng chuẩn bị khai thác. Trên thực tế, ngay trước khi Nga bắt đầu chiếm đóng Crimea, Exxon Mobil đã ký một biên bản ghi nhớ với Kyiv để khoan các mỏ khí đốt tự nhiên trị giá 6 tỷ đô la ở đó, và đây chỉ là một trong nhiều công ty hợp tác với Ukraine để tiếp cận tài nguyên. Nếu các dự án này được thông qua, bản đồ năng lượng châu Âu sẽ mãi mãi thay đổi và lục địa này có thể dễ dàng thoát khỏi năng lượng của Nga. Nhưng khi Moscow đưa quân vào Crimea năm 2014, các công ty đều hủy bỏ dự án của họ. Chừng nào tỉnh này và các khu vực khác của Biển Đen vẫn nằm trong tay Nga, hoạt động kinh doanh sẽ không thể quay trở lại.

LỜI NÓI VÀ HÀNH ĐỘNG

Vậy Ukraine sẽ giải phóng Crimea như thế nào? Lý tưởng nhất, việc đó sẽ được thực hiện thông qua ngoại giao. Putin sẽ không bao giờ cân nhắc việc rời khỏi bán đảo trong hòa bình, nhưng nếu ông bị phế truất, những người kế nhiệm ông có thể có những tính toán khác. Họ sẽ kế thừa một quốc gia bị trừng phạt nặng nề với quân đội suy yếu nghiêm trọng. Họ vẫn phải chiến đấu với lực lượng vũ trang tài giỏi của Ukraine – và do đó sẽ nhận thêm nhiều thất bại. Cuối cùng, họ sẽ phải đối mặt với các vụ kiện quốc tế do Ukraine khởi xướng, đòi bồi thường thiệt hại hàng trăm tỷ đô la. Moscow nhiều khả năng sẽ thua trước tòa và các quốc gia phương Tây sẽ khiến chính phủ nước này phải trả giá, đơn giản bằng cách chuyển tài sản bị phong tỏa của Nga sang cho Kyiv. Khi đối mặt với một tình huống như vậy, Điện Kremlin có thể đề nghị trả lại Crimea như một phần trong thỏa thuận giúp Nga không bị phá sản, và ngăn chặn tình trạng bất ổn trong nước vốn có thể nảy sinh nếu nền kinh tế rơi vào hỗn loạn.

Nhưng Ukraine không thể chỉ trông chờ vào sự thay đổi lãnh đạo ở Nga. Họ cũng không thể dựa vào việc nhà lãnh đạo tiếp theo của Nga sẽ sẵn sàng cho hòa bình. Do đó, Kyiv cần duy trì lựa chọn quân sự và phải bắt đầu chuẩn bị để giành chiến thắng trong một cuộc chiến như vậy.

Dù việc chiếm lại Crimea sẽ không dễ dàng, nhưng Ukraine đủ khả năng làm điều đó – một thực tế mà phương Tây đang bắt đầu thừa nhận. Theo NBC News, vào tháng 12, một quan chức chính quyền Biden nói với Quốc hội rằng Kyiv sẽ có thể giải phóng bán đảo. Ben Hodges, cựu tướng chỉ huy quân đội Mỹ ở châu Âu, nói rằng Ukraine có cơ hội giải phóng Crimea vào cuối mùa hè tới.

Có một lý do về quân sự cho những dự đoán này. Vào thời điểm các lực lượng Ukraine sẵn sàng tấn công bán đảo, hầu hết các năng lực của Nga đã bị tổn hại nghiêm trọng. Những người lính sống sót của Nga sẽ kiệt sức và kho dự trữ tên lửa chính xác của nước này sẽ cạn kiệt. Các căn cứ hải quân, không quân, và các tuyến đường tiếp tế tới Crimea sẽ bị phá hủy bởi các cuộc tấn công của Ukraine. Vì Crimea chỉ được kết nối với lục địa Á-Âu bằng một eo đất hẹp, dễ bị tổn thương và một cây cầu, nên một khi quân đội Ukraine tiến vào khu vực, lực lượng còn lại của Nga sẽ bị mắc kẹt, khiến các căn cứ quân sự của Nga càng dễ bị Ukraine tấn công hơn. Và dù có vai trò rất quan trọng, Bán đảo Crimea thực chất cũng là đất liền: một địa hình nơi quân đội Ukraine đã rất thành công trong việc giành lại.

Tất nhiên, Ukraine sẽ phải xem xét khả năng của Hạm đội Biển Đen, lực lượng giữ vai trò then chốt trong sự hiện diện quân sự của Nga ở Crimea. Đó là một lực lượng mà Ukraine không thực sự có năng lực tương đương. Nhưng dù lực lượng hải quân nhỏ của Ukraine không đủ sức chống lại Nga, Hạm đội Biển Đen không hẳn là một trở ngại lớn như người ta vẫn tưởng. Hạm đội này bao gồm khoảng 20 tàu cũ, tất cả đều rất dễ bị tấn công, nên Nga đã giấu chúng cách xa bờ biển Ukraine. Nhưng Ukraine vẫn có thể mua hoặc sản xuất đủ phương tiện không người lái và hệ thống tên lửa để tiêu diệt chúng. Chưa kể, Hạm đội Biển Đen đã nhỏ hơn so với khi bắt đầu chiến tranh do các cuộc tấn công của Ukraine. Ukraine đã thành công trong việc đánh chìm soái hạm của hạm đội. Lính Ukraine sẽ không gặp khó khăn gì trong việc đánh tiêu hao Hải quân Nga trong những tháng tới, chí ít cũng ở mức độ mà Hải quân Nga không thể chặn họ một cách hiệu quả. Xét cho cùng, Ukraine đã có thành tích tốt trong việc đối phó với Hạm đội Biển Đen. Nếu Hải quân Nga không thể bảo vệ Đảo Rắn rộng chưa đầy 0,1 dặm vuông ở Biển Đen, thật khó để tưởng tượng nước này sẽ ngăn cản Ukraine băng qua eo đất vào Crimea như thế nào.

Cuối cùng, thách thức lớn nhất của chiến dịch giành lại Crimea có lẽ không phải là đánh bại quân Nga, mà là giành được lòng tin của những người dân địa phương đang ủng hộ Moscow. Bất chấp những hành động đàn áp của Điện Kremlin, Crimea là nơi có nhiều người ủng hộ Putin hơn hẳn các vùng khác của Ukraine, đặc biệt là bởi vì cư dân bán đảo gồm một lượng lớn người Nga và họ đã trải qua nhiều năm nghe Nga tuyên truyền không ngừng nghỉ. Sẽ rất nguy hiểm nếu Kyiv cho rằng quân đội Ukraine sẽ được chào đón ở Crimea như đã từng ở Kherson. Ukraine sẽ cần nghiên cứu kỹ lưỡng những chính sách mà họ nên áp dụng, bao gồm các chính sách về tài chính, ngân hàng, và hành pháp. Họ cũng cần tìm cách bồi thường cho những người Crimea đã bị chính phủ Nga tước bỏ công việc và tài sản. Họ sẽ phải cải cách các dịch vụ công của bán đảo, đặc biệt là giáo dục, mà nhiều năm qua đã sử dụng chương trình giảng dạy dựa trên tuyên truyền của Nga. Điều quan trọng là phải đảm bảo rằng những cư dân ủng hộ chế độ độc tài của Nga sẽ không muốn gây bất ổn cho bán đảo, và phải đảm bảo rằng các công dân tuân thủ luật pháp có một chính phủ cân bằng, công bằng, và dân chủ.

GIỮ VỮNG LẬP TRƯỜNG

Dù phương Tây đã lên án việc Nga sáp nhập Crimea một cách nhất quán và đúng đắn, nhưng về cơ bản họ vẫn chấp nhận hành động của Moscow. Phản ứng hữu hình duy nhất mà Mỹ và Châu Âu đã đặt ra là một chế độ trừng phạt với vô số kẽ hở, cho phép nền kinh tế Nga tiếp tục phát triển. Thật vậy, ngay cả các quốc gia tham gia trừng phạt vẫn tiếp tục mở rộng quan hệ kinh doanh của họ với Moscow, bao gồm việc tăng sự phụ thuộc vào xuất khẩu năng lượng của Nga.

Do đó, không có gì ngạc nhiên khi Điện Kremlin cảm thấy họ có thể xâm lược phần còn lại của Ukraine. Người Nga đang muốn chiếm đất và mở rộng phạm vi ảnh hưởng để có thể khôi phục đế chế của mình. Khi Moscow nhận thấy có sự yếu kém, họ sẽ xuất quân. Đây là lý do tại sao Kyiv không thể đổi Crimea để lấy hòa bình, như một số nhà phân tích phương Tây đã gợi ý. Điều đó sẽ chỉ tưởng thưởng và khuyến khích sự hiếu chiến của Putin. Ngoài ra, một thỏa thuận như vậy cũng không hiệu quả. Chừng nào Putin còn điều hành chính phủ Nga, Điện Kremlin sẽ không bao giờ chấp nhận một thỏa thuận hòa bình trong đó Ukraine “chỉ” từ bỏ mỗi Crimea. Họ muốn và sẽ tiếp tục chiến đấu để có được nhiều hơn nữa. Thật vậy, nếu phương Tây tỏ ra do dự trong việc ủng hộ các mục tiêu của Ukraine ở Crimea, Nga sẽ cố gắng tận dụng điều đó bằng cách chia rẽ các quốc gia ủng hộ Kyiv.

Do đó, Kyiv và các đồng minh của mình phải tiếp tục, chiến đấu cho đến khi có thể buộc Moscow bàn giao Crimea thông qua đàm phán, hoặc cho đến khi quân Ukraine đủ khả năng tách bán đảo này khỏi sự kiểm soát của Moscow. Đây là cách duy nhất có thể gây ra một thất bại đủ lớn để khiến Nga từ bỏ tham vọng đế quốc và bắt đầu tuân thủ các quy tắc và luật pháp quốc tế. Mỹ và châu Âu nên hiểu rằng họ cũng sẽ được hưởng lợi từ chiến thắng toàn diện của Ukraine. Chiến thắng đó sẽ vĩnh viễn chấm dứt sự xâm lược của Nga, thổi luồng sinh khí mới vào trật tự thế giới tự do.

Giải phóng Crimea cũng sẽ thiết lập một tiền lệ lịch sử quan trọng cho thế giới. Nếu Ukraine không chiếm lại Crimea – nghĩa là Nga có thể sáp nhập lãnh thổ của nước khác mà không bị trừng phạt – các quốc gia khác sẽ có động cơ tiến hành chiến tranh xâm lược. Họ sẽ tìm cách chiếm lãnh thổ của nước láng giềng, tin rằng họ có thể thoát tội nhờ một kiểu chiếm đất nào đó. Vì vậy, chiến thắng ở Crimea là điều cần thiết để ngăn chặn các cuộc xung đột trong tương lai và cản trở việc quay lại với làn sóng chinh phạt.

Andriy Zagorodnyuk là Chủ tịch Trung tâm Chiến lược Quốc phòng. Từ năm 2019 đến 2020, ông là Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024

Post by LDN Sun Jan 15, 2023 5:54 am

BBC News, Tiếng Việt

Chiến tranh Ukraine: Tập đoàn lính đánh thuê Wagner của Nga là ai?

15.01.2023

Một lính đánh thuê của Wagner ở vùng Donbas trong khoảng từ năm 2014 đến 2015NGUỒN HÌNH ẢNH,@RSOTM TELEGRAM GROUP
Chụp lại hình ảnh,
Một lính đánh thuê của Wagner ở vùng Donbas trong khoảng từ năm 2014 đến 2015

Có khoảng 20.000 lính đánh thuê được cho đang tham chiến với Nga trong cuộc chiến tranh tại Ukraine.

Những người lính này thuộc một tổ chức gọi là Tập đoàn Wagner, được sử dụng trong các hoạt động quân sự của Nga trên khắp thế giới.

Tập đoàn Wagner đang làm gì tại Ukraine?
Các chiến binh của Wagner Group chiếm khoảng 10% lực lượng Nga tại Ukraine, theo chính phủ Anh.

Hàng ngàn người đã được tuyển mộ từ các nhà tù của Nga.

Chụp lại hình ảnh,
Người đúng đầu Wagner, Yevgeny Prigozhin trong một hình ảnh bị rò rỉ khi phát biểu trước các tù nhân ở Nga

Những người này đang tham gia rất mạnh trong chiến dịch của Nga nhằm chiếm thành phố Bakhmut, ở miền đông Ukraine.

Binh lính Ukraine nói các chiến binh Wagner được huy động cho các cuộc tấn công với số lượng lớn trên nền thực địa mở và kết cục nhiều người đã bỏ mạng.

Quy mô hiện thời của Wagner Group và sự hiện diện công khai tại Ukraine đã cho thấy bước chuyển biến lớn.

Trước khi cuộc chiến tranh Ukraine nổ ra, chỉ có vài ngàn lính đánh thuê. Hầu hết trong số đó được cho là các cựu binh có kinh nghiệm, bao gồm một số từ những trung đoàn tinh nhuệ và các lực lượng đặc nhiệm của Nga.

Giới chức tình báo Anh nói Wagner bắt đầu tuyển mộ số lượng lớn lính đánh thuê sau khi Điện Kremlin gặp trục trặc trong việc huy động đủ binh sĩ nhằm lắp đầy các cấp bậc trong lực lượng quân đội thông thường.

Tập đoàn Wagner cũng công khai mạnh hơn, bao gồm việc mở một tổng hành dinh lớn mới ở thành phố St Petersburg.

"Tập đoàn này hiện đang tuyển mộ công khai tại các thành phố của Nga, qua tấm biển quảng cáo, và được truyền thông Nga gọi là tổ chức yêu nước," Tiến sĩ Samuel Ramani, từ cơ quan nghiên cứu Royal United Services Institute nói.

Tập đoàn Wagner bắt đầu như thế nào?
Một cuộc điều tra của BBC về Wagner Group cho thấy sự tham gia được cho có liên quan đến vị sĩ quan quân đội Nga, Dmitri Utkin.

Ông ta được cho đã thành lập Wagner và đặt tên cho tập đoàn này với mật danh liên lạc trước đây của chính mình.

Ông ta là một cựu binh trong các cuộc chiến của nga tại Chechnya và "Wagner" từng là mật danh liên lạc qua radio của ông ta.

NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh,
Tập đoàn Wagner đã mở tổng hành dinh mới ở thành phố St Petersburg (Nga)

Người đứng đầu tập đoàn này hiện là Yevgeny Prigozhin, một doanh nhân giàu có với biệt danh "Tổng quản của Putin" vì cung cấp dịch vụ ăn uống cho Điện Kremlin.

Ông Prigozhin từng bác bỏ bất kỳ mối liên hệ nào với Tập đoàn Wagner, nhưng hiện tuyên bố công khai về các hoạt động của tập đoàn này tại Ukraine.

Chiến dịch đầu tiên của Wagner tại Ukraine là giúp Nga sáp nhập Crimea vào năm 2014, Giáo sư Tracey German, chuyên về xung đột và an ninh từ Đại học King's College London cho biết.

Các binh lính đã đổ xuống đường tại Crimea vào thời điểm đó trong đồng phục không mang cấp bậc, được biết đến là "những người đàn ông xanh nhỏ nhắn'.

"Các lính đánh thuê được cho là một số 'người đàn ông xanh nhỏ nhắn' chiếm đóng khu vực,", Giáo sư German nói.

Sau đó, khoảng 10.000 lính đánh thuê từ Wagner Group đã giúp lực lượng ly khai do Nga hậu thuẫn tại miền đông Ukraine chống lại quân đội Ukraine.

Trong những tuần trước khi cuộc xâm lược nổ ra, Wagner được cho đã tiến hành các cuộc tấn công "cờ giả" để tạo tiền đề cho Nga xâm lược.

Tập đoàn Wagner còn hoạt động tại nơi nào khác?
NGUỒN HÌNH ẢNH,@RSOTM TELEGRAM GROUP
Chụp lại hình ảnh,
Các lính đánh thuê của Wagner tại Syria

Kể từ năm 2015, Tập đoàn Wagner đã hiện diện tại Syria, chiến đấu cùng lực lượng thân chính phủ và canh gác các mỏ dầu.

Tập đoàn này cũng có mặt tại Libya, hậu thuẫn lực lượng trung thành với Tướng Khalifa Haftar.

Lực lượng này cũng được sử dụng tại Cộng hòa Trung Phi để canh gác các mỏ kim cương và các mỏ vàng tại Sudan.

Chính phủ Mali, ở Tây Phi cũng sử dụng tập đoàn Wagner để chống các nhóm chiến binh theo đạo Hồi.

Yevgeny Prigozhin được cho kiếm tiền từ các chiến dịch của Wagner ở nước ngoài.

Bộ Tài chính Mỹ cho biết ông ta đã sử dụng sự hiện diện của tập đoàn này tại nhiều quốc gia như "một vỏ bọc" nhằm làm giàu các công ty khai thác mỏ mà ông ta sở hữu, như M Finans và Lobaye Invest. Mỹ cũng đã đưa các công ty này vào danh sách bị trừng phạt.

Một người phát ngôn không được nêu tên từ Nhà Trắng nói với Reuters là ông Prigozhin có thể muốn Tập đoàn Wagner chiếm được Bakhmut để có thể kiểm soát được các mỏ muối và thạch cao trong khu vực này.

Tập đoàn Wagner bị cáo buộc gây tội ác gì?
Ba lính đánh thuê của tập đoàn Wagner đã bị các công tố viên Ukraine cáo buộc giết và tra tấn thường dân gần Kyiv vào tháng 04/2022, cùng với binh lính của Nga.

Tình báo của Đức nói các lính đánh thuê của Wagner cũng có thể đã thảm sát dân thường tại thị trấn Bucha vào tháng 03/2022, trong khi lính Nga rút khỏi Kyiv.

Liên Hiệp Quốc và chính phủ Pháp cũng đã cáo buộc các lính đánh thuê từ Wagner hãm hiếp và trộm cắp nhằm vào thường dân ở Trung Phi, và kết quả là EU cũng đã áp các lệnh trừng phạt.

Hồi năm 2020, quân đội Mỹ đã cáo buộc lính đánh thuê từ Wagner cài mìn và các thiết bị nổ tự chế bên trong và xung quanh thủ đô Tripoli của Libya.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024

Post by LDN Sun Jan 15, 2023 12:50 pm

BBC News, Tiếng Việt

Nga bắn đợt tên lửa mới vào Ukraine và phá cơ sở hạ tầng năng lượng

Tác giả,Paul Adams từ Dnipro & Alexandra Fouché từ London

Vai trò,BBC News

15.01.2023

DniproNGUỒN HÌNH ẢNH,STR/EPA-EFE/REX/SHUTTERSTOCK
Chụp lại hình ảnh,
Các đội cứu hộ làm việc trong đống đổ nát của tòa nhà dân cư bị hư hại do pháo kích ở Dnipro

Nga đã tiến hành các đợt tấn công tên lửa mới trên khắp Ukraine hôm thứ Bảy, giết chết ít nhất 20 người trong một cuộc tấn công vào một khu chung cư ở thành phố Dnipro.

Một số thành phố khác, bao gồm Kyiv, Kharkiv và Odesa, cũng bị tấn công.

Phần lớn Ukraine hiện đang trong tình trạng mất điện khẩn cấp sau khi tên lửa tấn công cơ sở hạ tầng năng lượng ở một vài thành phố.

Trước đó, Vương quốc Anh cho biết sẽ gửi xe tăng Challenger 2 tới Ukraine để hỗ trợ quốc phòng nước này.

Thủ tướng Anh Rishi Sunak cho biết Challengers, xe tăng chiến đấu chủ lực của quân đội Anh, sẽ giúp lực lượng Kiev "đẩy lùi quân đội Nga".

Nga phản ứng bằng cách nói rằng việc cung cấp thêm vũ khí cho Ukraine sẽ dẫn đến các hoạt động tăng cường của Nga và thêm nhiều thương vong dân sự hơn.

Hôm thứ Bảy (14/1), Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết các cuộc tấn công của Nga vào các mục tiêu dân sự chỉ có thể dừng lại nếu các đối tác phương Tây của Ukraine cung cấp vũ khí cần thiết.

"Điều gì là cần thiết? Những vũ khí đang nằm trong kho của các đối tác của chúng tôi và là thứ mà các binh sĩ của chúng tôi đang rất trông đợi", ông nói trong bài phát biểu hàng đêm qua video, đồng thời cho biết thêm rằng lực lượng của ông đã bắn hạ hơn 20 trong số 30 tên lửa của Nga bắn vào Ukraine.

Cuộc tấn công tàn khốc ở Dnipro đã đánh trúng lối vào của một tòa nhà 9 tầng, biến nhiều tầng thành đống đổ nát đang cháy âm ỉ, và khiến 73 người bị thương, trong đó có 14 trẻ em, các quan chức Ukraine cho biết, đây có thể là vụ tấn công tồi tệ nhất trong nhiều tháng.

Nhiều người đã tụ tập để theo dõi nỗ lực cứu hộ tại địa điểm xảy ra cuộc tấn công, trong khi những người khác tham gia cùng các nhân viên cứu hộ trong cuộc tìm kiếm những người sống sót trong tuyệt vọng. Có những cuộc gọi khẩn cấp, hàng đoàn người tình nguyện dọn dẹp đống đổ nát và những ngọn đuốc xuyên qua những đám khói bụi dày đặc.

Trong bài phát biểu của mình, ông Zelensky cho biết việc dọn dẹp đống đổ nát ở Dnipro sẽ tiếp tục suốt đêm: "Chúng tôi đang chiến đấu vì mọi người, mọi mạng sống." Cho đến nay, 38 người đã được giải cứu khỏi tòa nhà, trong đó có 6 trẻ em, giới chức cho biết.

Vẫn chưa có thông tin về lý do tại sao khu chung cư lại là mục tiêu của sự tàn phá như vậy, vì nó nằm cách xa một cơ sở năng lượng gần nhất.

Vào một ngày mà Nga dường như có ý định, một lần nữa, nhằm vào mạng lưới năng lượng của Ukraine, vụ tấn công này có thể là một trong những tên lửa kém chính xác trong kho vũ khí của Nga, hoặc thứ gì đó do hệ thống phòng không của Ukraine bắn hạ - mặc dù nhìn bề ngoài, đây có vẻ là một giải thích ít có khả năng xảy ra.

Đã hai tuần trôi qua kể từ đợt tấn công cuối cùng của Nga vào mạng lưới điện của Ukraine. Khi nói về các cơ sở hạ tầng năng lượng bị tấn công hôm thứ Bảy, ông Zelensky cho rằng tình hình khó khăn nhất là ở khu vực Kharkiv và Kyiv.

Công ty năng lượng nhà nước Ukraine Ukrenergo trước đó cho biết giới hạn tiêu thụ trong cả ngày đã được thiết lập cho tất cả các khu vực cho đến nửa đêm giờ địa phương.

Các quan chức, ở phương Tây và Ukraine, đã bắt đầu tự hỏi liệu "cuộc chiến năng lượng" của Nga có thể sắp kết thúc hay không, do khả năng thiếu hụt tên lửa phù hợp và thực tế rõ ràng là chiến lược này vẫn chưa lay chuyển được tinh thần của Ukraine.

Các cuộc tấn công hôm thứ Bảy cho thấy Moscow vẫn nghĩ rằng đó là một chiến thuật đáng để theo đuổi.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024

Post by LDN Sun Jan 15, 2023 12:56 pm

BBC News, Tiếng Việt

Chiến tranh Ukraine: Anh sẽ gửi xe tăng Challenger 2 tới Ukraine

Tác giả,Jonathan Beale & Jasmine Andersson
Vai trò,BBC News

15.01.2023

Xe tăng Challenger 2 được sử dụng trong cuộc duyệt binh ở Anh

Thủ tướng Anh Rishi Sunak cho biết Vương quốc Anh sắp gửi xe tăng Challenger 2 tới Ukraine để hỗ trợ nỗ lực chiến đấu của nước này.

Ông đã nói chuyện với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky trong một cuộc gọi hôm thứ Bảy, khi đó ông xác nhận sẽ gửi thiết bị và hệ thống pháo bổ sung, văn phòng thủ tướng Anh cho biết.

Văn phòng thủ tướng cho biết động thái này cho thấy "tham vọng tăng cường hỗ trợ của Vương quốc Anh."

Chính phủ sẽ cung cấp 14 xe tăng cho Ukraine.

Khoảng 30 chiếc AS90, loại pháo tự hành cỡ lớn, cũng dự kiến sẽ được chuyển giao.

Tổng thống Zelensky đã cảm ơn Vương quốc Anh, nói rằng quyết định gửi xe tăng "sẽ không chỉ tăng cường sức mạnh cho chúng tôi trên chiến trường, mà còn gửi tín hiệu đúng đắn tới các đối tác khác".

Ông cho biết sự hỗ trợ của Vương quốc Anh "luôn mạnh mẽ" và "bền vững".

Văn phòng thủ tướng Anh nói rằng trong suốt cuộc điện đàm, ông Sunak và ông Zelensky cũng đã thảo luận về những chiến thắng gần đây của Ukraine, cũng như "sự cần thiết phải nắm bắt thời điểm này cùng với sự tăng cường hỗ trợ ngoại giao và quân sự toàn cầu".

Thông báo này được đưa ra trong bối cảnh một loạt cuộc tấn công bằng tên lửa của Nga nhằm vào các thành phố trên khắp Ukraine hôm thứ Bảy (14/1), bao gồm cả ở Kiev, Kharkiv và Odesa.

Ít nhất 14 người đã thiệt mạng trong một cuộc pháo kích nhằm vào một khu chung cư ở phía đông thành phố Dnipro.

Ông Sunak cho biết Challengers, xe tăng chiến đấu chủ lực của Quân đội Anh, sẽ giúp lực lượng của Kiev "đẩy lùi quân đội Nga".

Được chế tạo vào cuối những năm 1990, xe tăng Challenger có tuổi đời hơn 20 năm, nhưng nó sẽ là loại xe tăng hiện đại nhất mà Ukraine sử dụng. Các xe tăng sẽ cung cấp cho Ukraine khả năng bảo vệ tốt hơn, và hỏa lực chính xác hơn.

Vương quốc Anh sẽ bắt đầu huấn luyện Lực lượng vũ trang Ukraine sử dụng xe tăng và súng trong những ngày tới.

Mặc dù chỉ riêng khoản quyên góp này không được coi là một yếu tố thay đổi cục diện chiến tranh, nhưng người ta hy vọng rằng động thái của Vương quốc Anh sẽ truyền cảm hứng cho các quốc gia khác quyên góp thiết bị hiện đại hơn để giúp đỡ Ukraine.

Chủ tịch Ủy ban Lựa chọn Quốc phòng Tobias Ellwood nói rằng ông hoan nghênh Vương quốc Anh "nghiêm túc về vũ khí nước này cung cấp cho Ukraine", nhưng sự hỗ trợ quốc tế đó là "quá chậm".

Ông nói với Chương trình BBC Breakfast: "Đó chính xác là những gì Nga muốn chúng tôi làm - tiếp tục do dự.

"Trừ khi chúng ta tiến lên và hỗ trợ Ukraine, Nga sẽ không bỏ đi - và điều đó có nghĩa là kẻ bắt nạt đã chiến thắng."

Ông nhấn mạnh rằng ông muốn thấy một nhà máy sản xuất vũ khí ở Đông Ba Lan, nơi sẽ cho phép Ukraine tự tìm được vũ khí cho mình trong dài hạn.

Hiện tại, Ba Lan có kế hoạch gửi 14 xe tăng Leopard do Đức sản xuất.

Nhưng xe tăng, vốn là nguồn cung lớn hơn và được sử dụng bởi một số quân đội châu Âu, cần được Đức chấp thuận để xuất khẩu sang Ukraine.

Ukraine cũng hy vọng rằng Mỹ sẽ cung cấp một số xe tăng Abrams, mà sử dụng loại đạn tương tự như Leopard.

Đầu tháng này, Đức và Mỹ đã đồng ý tham gia cùng với Pháp gửi xe chiến đấu bọc thép tới Ukraine - một động thái được coi là tăng cường đáng kể năng lực quân sự của nước này trên chiến trường.

Phản ứng trước thông tin về xe tăng Challenger, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova nói: "Như chúng tôi đã nói trước đây, nguồn cung cấp vũ khí là mục tiêu hợp pháp cho các cuộc tấn công của Nga."

NGUỒN HÌNH ẢNH,MAXAR TECHNOLOGIES
Chụp lại hình ảnh,
Soledar đã bị tàn phá bởi cuộc bắn phá của Nga, như được thấy trong hình ảnh vệ tinh này hômn thứ Ba (10/1)

Trước đó vào thứ Bảy, quân đội Nga tuyên bố họ đã chiếm được thị trấn khai thác muối Soledar sau một trận chiến dài, gọi đây là một bước "quan trọng" cho cuộc tấn công của họ.

Chiến thắng sẽ cho phép quân đội Nga tiến tới thành phố Bakhmut gần đó và cắt đứt lực lượng Ukraine ở đó, một phát ngôn viên cho biết.

Nhưng các quan chức Ukraine cho biết cuộc chiến giành Soledar vẫn đang diễn ra và cáo buộc Nga "làm nhiễu thông tin".

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024

Post by Sponsored content



Sponsored content


Back to top Go down

Page 40 of 55 Previous  1 ... 21 ... 39, 40, 41 ... 47 ... 55  Next

View previous topic View next topic Back to top

- Similar topics

Permissions in this forum:
You can reply to topics in this forum