Our forum runs best with JavaScript enabled !

Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024

Page 41 of 55 Previous  1 ... 22 ... 40, 41, 42 ... 48 ... 55  Next

View previous topic View next topic Go down

New Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024

Post by LDN Mon Jan 16, 2023 3:30 pm

Khi Ukraine trở thành “phòng thử nghiệm” tác chiến trong thế giới thực

Lê Tây Sơn
16 tháng 1, 2023 - Sài Gòn nhỏ

Lính Ukraine điều khiển drone từ máy tính bảng (ảnh: Diego Herrera Carcedo/Anadolu Agency via Getty Images)

Mùa thu năm ngoái, khi Ukraine giành lại những vùng lãnh thổ rộng lớn trong cuộc phản công trên nhiều mặt trận, họ đã tấn công lực lượng Nga bằng pháo và hỏa tiễn do Mỹ sản xuất. Tuy nhiên, việc hệ thống nhắm mục tiêu là do Ukraine tự nghiên cứu phát triển. Cụ thể, đó là một phần mềm do Ukraine sản xuất, giúp biến máy tính bảng, điện thoại thông minh thành công cụ định vị mục tiêu tinh vi.

Khả năng ứng biến thực chiến của Ukraine

Phần mềm hiện được sử dụng rộng rãi trong quân đội Ukraine đã biến hình ảnh vệ tinh và hình ảnh tình báo thành thuật toán nhắm mục tiêu trong thời gian thực, giúp các đơn vị ở gần tiền tuyến bắn chính xác vào các mục tiêu cụ thể. Và bởi vì nó là một ứng dụng, không phải phần cứng, nên người lính có thể dễ dàng cập nhật và nâng cấp nhanh chóng. Một quan chức Mỹ quen thuộc với phần mềm này nói với CNN: “Nó có hiệu quả cao trong việc giúp pháo binh Ukraine đánh trúng các mục tiêu Nga”.

Ứng dụng lợi hại này chỉ là một trong hàng chục ví dụ về những sáng kiến dựa vào thực tế chiến trường mà quân đội Ukraine đã đạt được trong gần một năm chiến tranh với phương châm: Tăng sức mạnh cho các vũ khí có sẵn hay dùng biện pháp rẻ tiền để giải quyết những yêu cầu tốn kém. Máy bay không người lái nhỏ, bằng nhựa, vo ve lặng lẽ trên đầu, thả lựu đạn và các thứ khác vào quân đội Nga là một minh chứng cho “cuộc chiến của nhà nghèo” này. Máy in 3D có thể chế ra các phụ tùng thay thế để binh lính Ukraine có thể sửa chữa nhanh các thiết bị hạng nặng ngay tại hiện trường.

Sĩ quan Ukraine phân tích dữ liệu từ thực địa chiến trường (ảnh: Pierre Crom/Getty Images)

Các kỹ thuật viên giỏi đã biến những chiếc xe bán tải thông thường thành bệ phóng hỏa tiễn di động. Các kỹ sư tìm ra cách gắn các hỏa tiễn hiện đại của Mỹ lên các máy bay chiến đấu cũ của Liên Xô như MiG-29 để lực lượng không quân Ukraine có thể xuất kích tấn công quân địch. Thậm chí, Ukraine đã phát triển thành công vũ khí chống hạm của riêng mình.

Ví dụ, Neptune, dựa trên các thiết kế hỏa tiễn của Liên Xô có thể bắn trúng mục tiêu hạm đội Nga từ khoảng cách gần 200 dặm. Óc sáng tạo đáng nể của người Ukraine đã gây ấn tượng mạnh cho các quan chức quốc phòng Mỹ, những người ca ngợi khả năng của Kiev trong việc đưa ra các giải pháp nhằm lấp đầy những khoảng trống chiến thuật mà các vũ khí lớn hơn, hiện đại hơn của phương Tây không thể đảm nhiệm hết.

Trong khi các quan chức Mỹ và các phương Tây không phải lúc nào cũng đánh giá chính xác về cách thức hoạt động chính xác của các hệ thống đã được Ukraine tùy chỉnh, họ đều đồng ý: Ukraine đã trở thành “phòng thí nghiệm thực sự cho giải pháp tác chiến rẻ nhưng hiệu quả”. Seth Jones, giám đốc chương trình an ninh quốc tế tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (Center for Strategic and International Studies-CSIS), nhận xét: “Khả năng về sáng kiến của người Ukraine là cực kỳ ấn tượng”.

Những bài học lớn từ thế giới thực

Cuộc chiến ở Ukraine cũng mang đến cho Mỹ và các đồng minh một cơ hội hiếm có để nghiên cứu xem các hệ thống vũ khí của mình hoạt động như thế nào khi được sử dụng với cường độ cao để giành chiến thắng trong cuộc chiến hiện đại khốc liệt này. Các sĩ quan tác chiến của Mỹ và giới chức quân sự cũng theo dõi sát hiệu quả của những chiếc máy bay không người lái giá rẻ do Iran cung cấp cho Nga để phá hủy lưới điện Ukraine bằng chiến thuật “tự sát”.

“Ukraine thật sự là một phòng thí nghiệm vũ khí đúng nghĩa vì không có vũ khí mới nào đang sử dụng ở đây từng có mặt trong một cuộc chiến tranh trực tiếp giữa hai quốc gia có nền công nghiệp vũ khí phát triển cao nhất – một nguồn tin thân cận với tình báo phương Tây nói với CNN – Ukraine là phòng thử nghiệm tác chiến trong thế giới thực”.

Đối với quân đội Mỹ, cuộc chiến ở Ukraine đã cung cấp một nguồn dữ liệu đáng kinh ngạc về khả năng của các hệ thống vũ khí do Mỹ sản xuất. “Một số hệ thống cao cấp được chuyển cho người Ukraine như máy bay không người lái Switchblade 300 và hỏa tiễn được thiết kế để nhắm mục tiêu vào các hệ thống radar của kẻ thù hóa ra lại kém hiệu quả trên chiến trường hơn dự kiến” – một sĩ quan tác chiến của quân đội Hoa Kỳ biết nhiều về chiến trường Ukraine nhận định. Nghiên cứu gần đây của một tổ chức nghiên cứu độc lập (think tank) của Anh cũng cho biết như thế.

Trái lại, bệ phóng hỏa tiễn đa nòng M142 hạng nhẹ do Mỹ sản xuất (HIMARS) lại đóng vai trò quan trọng đối với thành công của Ukraine. Mỹ cũng học được bài học quý giá về tốc độ sửa chữa bảo trì những hệ thống này trong điều kiện sử dụng quá nhiều. Một quan chức quốc phòng Mỹ nhận xét “Việc Ukraine sử dụng nguồn cung hỏa tiễn HIMARS hạn chế rất hiệu quả để tiêu diệt các cơ quan chỉ huy của Nga, tấn công các sở chỉ huy và kho tiếp liệu của quân thù đã mở rộng tầm mắt của chúng tôi. Các nhà lãnh đạo quân sự sẽ còn nghiên cứu bài học này trong nhiều năm”.

Một thông tin chi tiết quan trọng khác là về đại bác M777, loại pháo từng có vai trò chủ yếu trong sức mạnh chiến trường của Ukraine. Tuy nhiên, một quan chức quốc phòng Mỹ cho biết “nòng pháo sẽ có vấn đề nếu bắn quá nhiều đạn trong một khoảng thời gian ngắn, khiến pháo kém chính xác và kém hiệu quả”. Người Ukraine cũng đã có những đổi mới chiến thuật gây ấn tượng với các quan chức phương Tây. Trong những tuần đầu của cuộc chiến, các chỉ huy Ukraine đã điều chỉnh chiến thuật tác chiến bằng cách sử dụng các toán kỵ binh nhỏ đi ngựa khi Nga mở cuộc tấn công Kyiv.

Được trang bị hỏa tiễn vác vai cơ động Stinger và Javelin, lính Ukraine có thể lẻn đến gần xe tăng Nga mà không cần sự hỗ trợ nào khác. Mỹ cũng đã nghiên cứu kỹ lưỡng cuộc xung đột để rút ra những bài học lớn hơn là làm thế nào một cuộc chiến tranh giữa hai quốc gia hiện đại có thể được tiến hành trong thế kỷ 21. Một sĩ quan tác chiến nhận xét: “Một bài học mà Hoa Kỳ có thể rút ra từ cuộc xung đột này là các loại pháo kéo, như M777, có thể chỉ còn là dĩ vãng vì chúng khó di chuyển nhanh nên dễ bị bắn trả. Trong một thế giới phổ biến các loại máy bay không người lái và giám sát trên cao hiện nay, rất khó để che giấu chúng”.

Khi nói đến các bài học kinh nghiệm chiến trường, dân biểu Jim Himes (Dân chủ-Connecticut), thành viên của Ủy ban Tình báo Hạ viện nêu ý kiến: “Nên có một cuốn sách viết về các tổng kết này”.

Thiết bị bay của Nga được mổ xẻ tìm hiểu (ảnh: STR/NurPhoto via Getty Images)

Cuộc đua mới trong công nghiệp quốc phòng Mỹ

Các nhà thầu quốc phòng Mỹ cũng rất quan tâm việc nghiên cứu và tiếp thị các hệ thống vũ khí mới của họ dựa vào những gì rút ra được từ chiến trường Ukraine. BAE Systems thông báo việc quân đội Nga thành công trong việc sử dụng máy bay không người lái đã ảnh hưởng đến cách công ty thiết kế loại xe bọc thép mới cho quân đội Mỹ bằng cách bổ sung thêm lớp vỏ áo giáp để bảo vệ binh lính từ cuộc tấn công trên cao.

Nhờ thực chiến tại Ukraine, các cơ quan khác nhau của chính phủ và ngành công nghiệp Mỹ cũng chạy đua thử nghiệm các hệ thống và giải pháp vũ khí mới mà Ukraine đang rất cần để chống trả lại quân xâm lược. Trong những ngày đầu cuộc xung đột, Cơ quan Tình báo Địa không gian Quốc gia (National Geospatial-Intelligence Agency) đã gửi năm máy bay không người lái giám sát hạng nhẹ có độ phân giải cao tới Bộ Chỉ huy Các hoạt động Đặc biệt (US Special Operations Command) của Hoa Kỳ ở châu Âu để có thể chuyển nhanh cho Ukraine khi cần.

Loại máy bay không người lái này, được sản xuất bởi công ty Hexagon, chưa được biên chế trong chương trình vũ khí nào của Bộ Quốc phòng, mà chỉ là một thử nghiệm. Phó Đô đốc Hải quân Robert Sharp, người đứng đầu Cơ quan Tình báo Địa không gian Quốc gia vào thời điểm đó, thậm chí còn công khai tuyên bố Hoa Kỳ “đang huấn luyện một đối tác quân sự ở châu Âu về cách sử dụng hệ thống mới”. “Hệ thống cho phép bạn đi ra ngoài dưới lớp mây bao phủ và tự thu thập dữ liệu địa tình báo” – Sharp nói với CNN bên lề một hội nghị vệ tinh ở Denver vào mùa xuân năm ngoái.

Vẫn chưa rõ liệu những máy bay của Hexagon có sớm tham gia vào cuộc chiến Ukraine không. Trong khi đó, nhiều quan chức tình báo và quân sự Mỹ nói rằng họ hy vọng việc tạo ra thứ mà quân đội Mỹ gọi là “attritable drone” (máy bay không người lái loại rẻ tiền, dùng một lần) sẽ trở thành ưu tiên hàng đầu của các nhà thầu quốc phòng. Một quan chức tình báo nói rằng ông mong công nghiệp vũ khí có thể tạo ra máy bay không người lái tấn công một chiều (one-way attack drone) theo kiểu “tự sát” giá không quá $10,000.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024

Post by LDN Thu Jan 19, 2023 5:24 am

Ukraine chuyển giai đoạn: Phương Tây ồ ạt viện trợ vũ khí

Bình Phương

18 tháng 1, 2023 - Sài Gòn nhỏ 

Xe của quân Ukraine di chuyển ở Bakhmut – một thành phố chiến lược của Ukraine – hôm 18/1/2023. Quân Nga đã nỗ lực tối đa để chiếm thành phố này theo cách mà thị trưởng thành phố nói là “chiến thuật hủy diệt toàn bộ”. Ảnh Spencer Platt/Getty Images

Cuộc chiến tranh Nga-Ukraine có dấu hiệu chuyển sang một giai đoạn mới: Phương Tây gia tăng viện trợ vũ khí để giúp Ukraine phản công giành lại lãnh thổ, có thể cả bán đảo Crimea trước khi quân Nga củng cố lực lượng và mở những cuộc tấn công mới vào mùa xuân.

Để chuẩn bị phản công, Ukraine đã thực hiện một chiến dịch vận động ngoại giao, khẩn nài Mỹ và châu Âu trao cho họ những loại vũ khí tân tiến hơn như xe tăng và hỏa tiễn phòng không. Đến nay, chính quyền Biden đã chuẩn bị chuyển giao 50 xe bọc thép Bradley và 100 xe bọc thép Stryker trong gói viện trợ $3,75 tỷ mà Bộ Ngoại giao Mỹ công bố mười hôm trước. 

Các quan chức Mỹ nói với báo Washington Post rằng chiến tranh đã sang giai đoạn mới, quân đội Ukraine phải chiến đấu bằng phương thức nhuần nhuyễn hơn, kết hợp xe tăng, xe bọc thép, pháo và không quân trong cái gọi là chiến tranh vũ khí tổng hợp. Các loại thiết vận xa Bradley và Stryker giúp họ gia tăng đáng kể về hỏa lực và di chuyển quân đội trên chiến trường.

Stryker là loại xe bọc thép chạy bằng tám bánh cao su, có thể chở một tiểu đội lính, di chuyển với vận tốc 60 dặm mỗi giờ. Loại xe này trang bị khá nhẹ, chỉ có súng đại liên và giàn phóng lựu đạn tự động. Stryker đã được quân đội Mỹ sử dụng trong chiến tranh Iraq và Afghanistan, có ưu thế di chuyển nhanh nhưng dễ bị lún trong bãi lầy.

Bradley là loại xe bọc thép chạy bằng bánh xích, nặng hơn và chậm hơn so với Stryker; nó cũng chở được ít lính hơn. Nhưng Bradley dễ dàng di chuyển qua bùn lầy, có lớp giáp thép kiên cố hơn và trang bị vũ khí hạng nặng, gồm đại liên 25 ly và hỏa tiễn TOW có hệ thống dẫn đường điện tử để diệt xe tăng đối phương.

Xe bọc thép M2A3 Bradley được sư đoàn bộ binh số 4 của Mỹ sử dụng trong cuộc tập trận chung với quân đội Estonia hồi tháng Ba 2022 trong nỗ lực của NATO đề phòng sự can thiệp quân sự của Nga. Sean Gallup/Getty Images
Ukraine nhiều lần yêu cầu viện trợ xe tăng M1 Abram tân tiến nhất của quân đội Mỹ, nhưng chính quyền Biden từ chối, viện cớ những khó khăn về kỹ thuật và hậu cần. Thứ trưởng Bộ Quốc phòng phụ trách chính sách Colin Kahl nói rằng xe tăng Abrams rất phức tạp và đắt đỏ, chạy bằng động cơ phản lực, tiêu tốn 3 gallon nhiên liệu mỗi dặm đường và rất khó điều khiển. “Nó có thể hoặc không phải là hệ thống thích hợp, nhưng chúng tôi tiếp tục xem xét đề nghị [của Ukraine]”, ông Kahl nói. 

Trong khi đó, Vương quốc Anh quyết định viện trợ cho Ukraine 14 xe tăng Challenger 2 cùng các phi đạn phòng không tầm trung, các hệ thống phòng không Starstreak, xe thiết giáp Bulldog, đạn dược… Đây là gói hỏa lực tác chiến quan trọng nhất mà Anh cấp cho Ukraine tính tới nay, theo lời Bộ trưởng Quốc phòng Anh Ben Wallace.

Hành động của Anh gửi xe tăng cho Kyiv đang tạo ra một áp lực lên các nước thành viên NATO khác, kể cả Mỹ. Các nước Ba Lan và Phần Lan muốn viện trợ cho Ukraine loại xe tăng Leopard 2, được coi là “ngựa chiến của quân đội châu Âu” nhưng cần phải được sự đồng ý của Đức là nhà sản xuất. Bộ trưởng Quốc phòng mới của Đức, ông Boris Pistorius, được biết cũng muốn gửi xe tăng Leopard 2 ra chiến trường Ukraine nhưng có thể ông chờ cho Mỹ có hành động trước.

Hôm thứ Ba, tại Washington D.C. thủ tướng Hòa Lan Mark Rutte thông báo cho tổng thống Joe Biden rằng Hòa Lan có kế hoạch cung cấp cho Ukraine hệ thống phòng không Patriot, tiếp theo hành động tương tự của Đức và Mỹ. Hàng trăm binh sĩ Ukraine đã bắt đầu được huấn luyện sử dụng hệ thống này tại Mỹ, Đức và Ba Lan.

Tuy vậy, con số vũ khí mà phương Tây cam kết viện trợ cho Ukraine vẫn còn thấp xa so với yêu cầu của nước này: 300 xe tăng và 600 xe bọc thép bộ binh.

Hai xe tăng chiến đấu hạng nặng Leopard 2 A6 đang tập trận gần Munster, Đức. Ảnh Sean Gallup/Getty Images
Viện trợ vũ khí tân tiến đang là chủ đề chính trong chiến dịch ngoại giao của Ukraine. Đệ nhất Phu nhân Ukraine, bà Olena Zelensk, đã có mặt tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos, Thụy Sĩ để vận động các nhà lãnh đạo và chủ doanh nghiệp lớn ủng hộ đất nước bà.

Hôm qua thứ Ba, chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ, tướng Mark A. Milley đã có cuộc hội đàm với người đồng cấp Ukraine tại một địa điểm bí mật gần biên giới Ba Lan – Ukraine.  

Vào thứ Tư và thứ Năm, bộ trưởng quốc phòng các nước thành viên NATO sẽ họp ở Brussels để bàn giải pháp giúp Ukraine. Sau đó vào thứ Sáu, đại diện của quân đội khoảng 50 quốc gia sẽ hội nghị tại căn cứ Ramstein ở Đức, dưới sự chủ trì của bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Lloyd Austin III, bàn về chủng loại và số lượng vũ khí mà các nước sẽ yểm trợ cho Kyiv, kể cả vấn đề có nên gửi xe tăng chiến đấu cho Ukraine hay không.

Báo New York Times ghi nhận rằng các nước phương Tây ủng hộ Kyiv đều cho rằng họ đang lãng phí thời gian trong việc giúp quân kháng chiến Ukraine phá vỡ thế giằng co tàn bạo và đẫm máu với quân Nga trên chiến trường miền Đông và miền Nam nước này. Do thiếu vũ khí tân tiến, quân Ukraine đã không thể đẩy lùi quân Nga mà cũng không chống cự được các trận mưa hỏa tiễn của Nga tàn phá phần lớn cơ sở hạ tầng của Ukraine.

Về phần Nga, giới quan sát chiến trường nói rằng Điện Kremlin đang gấp rút tái trang bị và củng cố phòng tuyến ở những vùng đất đã chiếm được nằm về phía đông vùng Donbass của Ukraine; đến cuối mùa đông hoặc đầu mùa xuân sẽ tổ chức tấn công để giành thêm nhiều vùng lãnh thổ khác nữa. Hôm thứ Ba, tổng thống Vladimir Putin nói trên truyền hình rằng các nhà máy sản xuất vũ khí của Nga “đang làm việc cả ba ca không nghỉ, suốt 24 giờ mỗi ngày”. Trước đó vào tháng Chín 2022, ông Putin đã động viên 300.000 lính và một nửa con số đó sẽ được tung ra chiến trường trong thời gian tới, sau khi được huấn luyện và trang bị, để bổ sung cho quân Nga ngoài mặt trận. 

Cuộc xâm lăng của Nga đã bị chặn đứng vài tháng qua, nhưng cuộc phản công của Ukraine, bắt đầu từ tháng Chín 2022, gần đây cũng không tiến triển được do thiếu vũ khí và đạn dược.

Quân Ukraine phải tận dụng loại xe tăng cũ kỹ từ thời Liên xô nhưng thiếu đạn dược để chiến đấu. Ảnh chụp ngày 18/1/2023 tại vùng Donbass, Ukraine. Ảnh Diego Herrera Carcedo/Anadolu Agency via Getty Images
Các quan chức và chuyên gia quân sự phương Tây cho rằng cuộc chiến sắp chuyển sang giai đoạn quyết định, mỗi bên đều quyết tâm chiếm những lợi thế chiến lược.

Nếu Mỹ và EU gia tăng viện trợ cho Ukraine những loại vũ khí tân tiến mà nước này liên tục đề nghị, đặc biệt là các loại xe tăng chiến đấu tối tân như Abrams, Leopard 2, hỏa tiễn Patriot và các loại tên lửa tầm xa thì cục diện chiến trường có thể thay đổi theo hướng có lợi cho Ukraine và có thể buộc Nga phải ngồi vào bàn đàm phán để đi đến một thỏa thuận chấm dứt chiến tranh.

Trả lời báo chí về chương trình viện trợ vũ khí của Mỹ cho Ukraine, hôm thứ Ba, ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken nói mục đích của Mỹ là “nhằm đưa Ukraine vào vị thế mạnh nhất có thể khi bàn đàm phán được mở ra để hai bên có thể đạt tới một nền hòa bình công bằng và bền vững”.

Nếu Ukraine có thể đẩy lùi quân Nga trở về đường biên giới trước khi nổ ra cuộc xâm lược ngày 24 tháng Hai năm ngoái thì các chuyên gia phương Tây tin rằng tổng thống Zelensky có thể sẵn sàng đàm phán và tổng thống Putin cũng có thể chọn giải pháp ngoại giao Cho đến nay chưa có dấu hiệu nào cho thấy người Nga tỏ ra nghiêm túc trong việc đàm phán, còn kế hoạch hòa bình 10 điểm của tổng thống Zelensky vẫn cương quyết đòi Nga phải rút khỏi toàn bộ lãnh thổ Ukraine, kể cả bán đảo Crimea mà Nga đã chiếm năm 2014, bồi thường chiến tranh và bị xét xử trước tòa án quốc tế.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024

Post by LDN Thu Jan 19, 2023 12:23 pm

BBC News, Tiếng Việt

Nga thắng lợi ở Soledar, nhưng Ukraine 'vẫn quyết tâm'

19.01.2023

Andriy và nhóm đang phòng thủ trước Nga tại Bakhmut

Ukraine đã thừa nhận phải "lùi bước" khỏi thị trấn Soledar đang tranh chấp gay gắt ở Donbas.

Thị trấn đã bị lực lượng Nga chiếm giữ vào tuần trước trong chiến thắng quan trọng đầu tiên của Moscow sau nhiều tháng khó khăn.

Nhưng các binh sĩ Ukraine vẫn nói với BBC rằng họ đã rút lui trong một động thái chiến thuật và có kiểm soát.

Phóng viên Andrew Harding của chúng tôi đã đến thăm một vị trí tiền tuyến giữa Soledar và thị trấn lân cận Bakhmut.

Một sĩ quan báo chí Ukraine người đi cùng chúng tôi trong chuyến thăm khu vực này, cho biết tiền tuyến liên tục thay đổi, không thể đoán trước.

"Chúng ta gặp một tình huống khó khăn ở đây," Andriy thừa nhận.

Nhóm của anh vừa nhận được thông tin chi tiết về một xe bọc thép chở quân của Nga, bị một máy bay không người lái của Ukraine phát hiện.

Một lúc sau, có ba tiếng nổ lớn phát ra từ một khẩu pháo hạng nhẹ do Anh cung cấp gần đó, được lực lượng Ukraine nhắm vào chiếc xe.

"Mỗi ngày chúng tôi tiêu diệt 50 hoặc 100 kẻ thù," Andriy tuyên bố.

Cuộc giao tranh trong và xung quanh Soledar là một trong những cuộc chiến khốc liệt nhất.

Các lực lượng Nga - dẫn đầu là lính đánh thuê và tù nhân thuộc nhóm Wagner của Điện Kremlin - được cho là chịu tổn thất nặng nề nhưng cuối cùng đã thành công trong việc giành quyền kiểm soát thị trấn nhỏ.

NGUỒN HÌNH ẢNH,46TH BRIGADE UKRAINIAN MILITARY
Một số binh sĩ Ukraine đã đổ lỗi cho sự phối hợp kém giữa các đơn vị khác nhau dẫn đến việc mất Soledar và thừa nhận rằng Nga giờ đây có thể được bố trí tốt hơn để bao vây thị trấn lân cận Bakhmut.

Bakhmut lớn hơn và quan trọng hơn về mặt chiến lược ở phía nam.

Trong nhiều tháng qua, Nga đã phải đối mặt khó khăn khi tấn công Bakhmut.

Nhưng sau khi Nga chiếm được Soledar, Nga sẽ có thể tiếp cận thành phố từ một tuyến đường khác.

Tại cuộc họp báo thường niên hôm 18/1, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov nói: "Ukraine, giống như bất kỳ lãnh thổ nào khác giáp với Nga, tất nhiên không nên đặt cơ sở hạ tầng quân sự gây ra mối đe dọa trực tiếp cho đất nước của chúng tôi."

Hôm 15/1, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố "mọi thứ đang tiến triển trong khuôn khổ kế hoạch của Bộ Quốc phòng và Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân".

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã đưa ra công thức hòa bình gồm 10 điểm, yêu cầu Nga phải rút hết quân khỏi lãnh thổ của Ukraine.

Trong khi đó, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken ngày 18/1 thông báo cung cấp 125 triệu USD cho Ukraine để hỗ trợ mạng lưới điện và năng lượng bị tổn hại vì Nga đánh phá.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024

Post by LDN Thu Jan 19, 2023 12:27 pm

Xe tăng hạng nặng của NATO sẽ thay đổi cục diện chiến trường?

Lê Tây Sơn - Sài Gòn nhỏ
19 tháng 1, 2023

Xe tăng Leopard 2A6 của Đức (ảnh: Sean Gallup/Getty Images)
Xe tăng hạng nặng, và việc Mỹ áp lực đồng minh viện trợ chúng cho Ukraine sẽ là “chìa khóa thành công” của Ukraine trên chiến trường?

Mục tiêu của Nga là chiến thắng

Sẽ là một sai lầm nếu vội vã kết luận chiến dịch đẫm máu của Nga dọc theo một chiến tuyến tương đối yên tĩnh trải dài hàng trăm dặm đang rơi vào bế tắc và Ukraine có thể thong thả ngồi chờ quân Nga kiệt quệ đến mức phải rút lui. Thực tế cho thấy không phải đơn giản. Tổng thống Nga Vladimir Putin, kẻ nuôi ý đồ hủy diệt Ukraine và không quan tâm đến các cuộc đàm phán hòa bình, đang tận dụng cơ hội này để chuẩn bị thêm lực lượng và khí tài cho các cuộc tấn công lớn, rất có thể trong vài tuần hoặc vài tháng nữa.

Các chuyên gia quân sự tin rằng ông ta cũng đang lên kế hoạch cho một nỗ lực khác nhằm chiếm thủ đô Kyiv và huỷ diệt đầu não chính phủ Ukraine. Nếu Putin đạt được mục tiêu của mình thì đó là một chiến thắng chung cuộc cho Moscow và một thất bại nặng nề cho phương Tây. Hoa Kỳ và các đồng minh NATO không thể cho phép điều đó xảy ra. Vì vậy, cả Ukraine và Mỹ cũng biết tận dụng cơ hội này để tăng cường lực lượng. Muốn bẻ gãy ý đồ của Putin, Hoa Kỳ không chỉ giúp Ukraine ngăn chặn các cuộc tấn công sắp tới của Nga mà còn đẩy kẻ thù trở lại làn ranh phân chia trước khi Putin phát động cuộc xâm lược.

Điều Ukraine đang cần lúc này là có thêm nhiều vũ khí hạng nặng hơn. Đầu tiên trong danh sách là những chiếc xe tăng chiến đấu hiện đại nhất, đặc biệt là loại xe tăng Leopard 2 do Đức sản xuất, với số lượng đủ để xoay chuyển cục diện chiến trường. Nhưng trước hết, Mỹ phải áp lực sự đồng ý của Đức. Do có những khó khăn về huấn luyện và tiếp vận mà quân đội Ukraine đang phải đối mặt, thời điểm chuyển giao xe tăng là rất quan trọng để quân đội có thời gian làm quen với nó.

Phản ứng của Mỹ và phương Tây đã vượt qua “làn ranh đỏ”

Tổng thống Joe Biden và các nhà lãnh đạo chủ chốt của châu Âu đã cân nhắc điều chỉnh viện trợ quân sự cho Ukraine nhưng chỉ giới hạn ở mức không làm cho chiến tranh không đến xung đột toàn diện NATO-Nga. Kremlin thường xuyên đe dọa “leo thang là không thể tránh khỏi” nếu Mỹ đi quá làn ranh đỏ do họ đề ra, gồm cả những gợi ý không che giấu sẵn sàng sử dụng vũ khí hạt nhân để ngăn chặn các chuyến hàng vũ khí của phương Tây, bất chấp việc Mỹ luôn nhấn mạnh “chỉ để giúp Ukraine tự vệ chứ không để tấn công vào sâu trong lãnh thổ Nga”.

Tuy nhiên, chỉ giúp Ukraine tự vệ không phải là một chiến lược đủ và đúng cho cả Ukraine lẫn phương Tây. Xem thời gian là đồng minh, Putin sẵn sàng chờ đợi đến lúc dư luận Mỹ nghiêng dần về chống chiến tranh và quyết tâm của NATO suy yếu. Nếu ông ta đúng (và có lý do để lo lắng điều đó nếu nhìn lại chiến tranh Việt Nam), các chính sách của phương Tây với mục tiêu làm cho Nga kiệt quệ và rút khỏi Ukraine là một “màn đánh cược tồi”. Đừng nhầm lẫn, Putin còn có tham vọng đế quốc, tham vọng để lại một di sản lịch sử và phải bảo vệ sự sống còn chính trị của chính mình.

Washington và các đồng minh chủ chốt đã nhận rõ được ý đồ của Putin và bắt đầu có những phản ứng tương xứng. Không còn ưu tiên cho mục tiêu “duy trì hiện trạng, bảo đảm Ukraine tồn tại, không thua cuộc” mà phương Tây đã bắt đầu suy nghĩ đúng đắn về một chiến thắng và cách giành chiến thắng trong cuộc chiến.

Kết quả là các hệ thống vũ khí mà cách nay sáu tháng được xem là “vượt qua làn ranh đỏ” sắp dồn dập đến Ukraine, dù chưa đủ số lượng cần thiết để phá vỡ bế tắc chiến trường. Đầu tháng này, Hoa Kỳ và Đức đã đồng ý gửi các phương tiện chiến đấu bọc thép, gồm khoảng 50 chiếc Bradley do Mỹ sản xuất. Pháp cho biết đang gửi xe tăng hạng nhẹ. Còn Vương quốc Anh hứa sẽ cung cấp thêm cho Kyiv những chiếc Challenger 2, loại xe tăng chiến đấu đầu tiên do phương Tây sản xuất được gửi đến Ukraine sau khi Nga xâm lược Ukraine – The Washington Post cho biết.

Xe tăng Pháp Leclerc (ảnh: Aurelien Meunier/Getty Images)
Quả bóng đang ở phía Đức

Khi số xe tăng cũ kỹ do Liên Xô sản xuất dần cạn kiệt, Ukraine đã xin phương Tây cung cấp các xe tăng thay thế. Nước Anh đáp ứng ngay, nhưng quá ít. Anh chỉ mới gửi cho Ukraine khoảng 10 chiếc trong 220 chiếc Challenger có sẵn. Tướng Valery Zaluzhny, chỉ huy quân sự hàng đầu của Ukraine cho biết trong một cuộc phỏng vấn mới đây, lực lượng của ông cần 300 xe tăng phương Tây để thay đổi cục diện chiến trường theo hướng có lợi cho Ukraine. Vì xe tăng M1 Abrams của Hoa Kỳ quá nặng, vận hành tốn kém và quá phụ thuộc vào bảo trì, xe tăng Leclerc của Pháp và Ariete của Ý được xem là chọn lựa thay thế hợp lý. Nhưng tốt nhất và có nhiều người ủng hộ nhất là xe tăng Leopard do Đức sản xuất.

Hiện vài ngàn chiếc Leopard đang được sử dụng ở Đông Âu và vài quốc gia khác. Ba Lan sẵn sàng gửi chúng đến Ukraine và một số nước NATO có thể làm theo (dĩ nhiên phải được Berlin bật đèn xanh theo hợp đồng chuyển giao vũ khí). Cho đến nay, nước Đức vẫn chưa thể đưa ra quyết định cuối cùng khi chính phủ liên minh bị chia rẽ và các cuộc thăm dò cho thấy công chúng Đức cũng chia rẽ về vấn đề cung cấp xe tăng cho Ukraine.

Thủ tướng Olaf Scholz miễn cưỡng đồng ý với tư cách cá nhân nhưng ông muốn có thêm ý kiến “gỡ rối” của Washington. Đầu tháng này, Scholz cho biết việc giao xe tăng Leopard cho Ukraine sẽ phụ thuộc “đặc biệt” vào các cuộc thảo luận với Mỹ, “đối tác xuyên Đại Tây Dương của chúng tôi” (nhiều người xem đây là lời kêu gọi Mỹ hãy tăng cường vai trò lãnh đạo của mình). Câu hỏi đặt ra ở đây là: liệu Tổng thống Biden, người luôn tuyên bố sẽ không để Nga chiến thắng và cam kết hỗ trợ Kyiv “đến lúc nào quốc gia này còn cần”, có sẵn sàng quyết tâm hơn nữa hay không, khi cuộc chiến ở Ukraine tiến gần đến thời khắc quyết định của thành công hay thất bại.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024

Post by LDN Thu Jan 19, 2023 12:30 pm

Ukraine, Ba Lan đều tăng áp lực, đòi Đức giao xe tăng chiến đấu Leopard cho Ukraine.

https://www.tagesschau.de/ausland/amerika/usa-waffenlieferungen-ukraine-103.html

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024

Post by LDN Fri Jan 20, 2023 12:24 pm

BBC News, Tiếng Việt

Mỹ và châu Âu cam kết gửi thêm vũ khí hạng nặng cho Ukraine

Tác giả,James Gregory
Vai trò,BBC News
20 tháng 1 2023, 12:16 +07
Pháo Caesar do Pháp sản xuất đã được quân đội Ukraine sử dụngNGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh,
Pháo Caesar do Pháp sản xuất đã được quân đội Ukraine sử dụng

Nhiều quốc gia đã đáp lại lời kêu gọi của Tổng thống Volodymyr Zelensky, gửi thêm vũ khí cho Ukraine.

Mỹ cho biết sẽ viện trợ thêm một gói vũ khí trị giá 2,5 tỷ USD, bao gồm cả xe bọc thép và hệ thống phòng không.

Một số quốc gia châu Âu hứa hẹn cung cấp các gói viện trợ quân sự mới - bao gồm hàng trăm tên lửa mà Anh cam kết cung cấp cho Kyiv.

Các thông báo trên được đưa ra trước thềm một cuộc họp quan trọng đã được lên kế hoạch tại Đức vào hôm nay 20/1, trong đó 50 quốc gia sẽ điều phối hoạt động cung cấp vũ khí.

Trước đó, hôm 19/1 đại diện từ 11 quốc gia đã tập trung tại một căn cứ quân sự ở Estonia để thảo luận về một loạt các gói viện trợ mới nhằm giúp Ukraine chiếm lại lãnh thổ và chống lại bất kỳ bước tiến nào của Nga.

Chín quốc gia gồm Anh, Ba Lan, Latvia, Litva, Đan Mạch, Cộng hòa Czech, Estonia, Hà Lan và Slovakia - hứa sẽ hỗ trợ Ukraine nhiều hơn.

Nga thắng lợi ở Soledar, nhưng Ukraine 'vẫn quyết tâm'

Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine: 'Thực tế, chúng tôi đã là thành viên NATO'

Bộ trưởng nội vụ Ukraine thiệt mạng vì tai nạn trực thăng

Các gói viện trợ được công bố trong một tuyên bố chung bao gồm:

Anh - 600 tên lửa Brimstone
Đan Mạch - 19 pháo tự hành Caesar do Pháp sản xuất
Estonia - Pháo bức kích, đạn dược, phương tiện hỗ trợ và súng phóng lựu chống tăng
Latvia - Hệ thống phòng không Stinger, hai máy bay trực thăng và drone
Litva - Súng phòng không và hai máy bay trực thăng
Ba Lan - Súng phòng không S-60 với 70.000 viên đạn
Cộng hòa Czech - Sản xuất thêm đạn dược cỡ nòng lớn, pháo bức kích và APC
Hà Lan sẽ công bố gói hỗ trợ vào hôm nay 20/1.
Phát biểu trong chuyến thăm Estonia, Bộ trưởng Quốc phòng Anh Ben Wallace cho biết: "Trong năm 2023, đã đến lúc biến động lực mà Ukraine đã đạt được trong việc đẩy lùi quân đội Nga thành kết quả và... đẩy Nga ra khỏi Ukraine và khôi phục chủ quyền của Ukraine, đó là quyền của họ theo luật pháp quốc tế."

Thông báo về gói hỗ trợ mới của Mỹ đã được đưa ra muộn hơn hôm 19/1. Bất chấp hy vọng của Ukraine, gói này không bao gồm xe tăng.

Nhưng Lầu Năm Góc đã hứa với Kyiv thêm 59 xe bọc thép Bradley, 90 tàu sân bay Stryker và hệ thống phòng không Avenger, cùng đạn dược các loại.

Mỹ cho biết các cuộc không kích gần đây đã cho thấy "tác động tàn khốc của cuộc chiến ác liệt của Nga ở Ukraine" - nhưng nói rằng các loại vũ khí mới được cam kết sẽ giúp chống lại những điều này.

Trong một tuyên bố khác, Mỹ hiện đã cam kết hỗ trợ an ninh hơn 26,7 tỷ USD cho Ukraine kể từ cuộc xâm lược toàn diện của Moscow vào ngày 24/2/2022.

NGUỒN HÌNH ẢNH,REUTERS
Chụp lại hình ảnh,
Ông Ben Wallace và các đối tác ở Estonia

Một cuộc họp của Nhóm hỗ trợ Quốc phòng Ukraine, bao gồm các đồng minh quan trọng như Mỹ, sẽ được tiến hành tại căn cứ không quân Ramstein ở Đức vào hôm nay 20/1 để thảo luận về việc hỗ trợ quân sự thêm cho Ukraine.

Tổng thống Zelensky cho biết ông mong đợi "những quyết định mạnh mẽ" về việc tiếp tục cung cấp vũ khí sẽ được đưa ra tại cuộc họp đó, bao gồm cả "gói hỗ trợ quân sự mạnh mẽ" từ Mỹ.

Các cuộc đàm phán có thể sẽ tập trung vào câu hỏi liệu các nước có gửi cho Ukraine xe tăng hạng nặng hay không, và điều quan trọng là quốc gia nào sẽ cung cấp. Bất chấp hàng tỷ USD cam kết để mua vũ khí mới của các đồng minh phương Tây hôm 19/1, câu hỏi này vẫn chưa được trả lời.

Ukraine đang kêu gọi gửi xe tăng Leopard do Đức sản xuất ra tiền tuyến.

Thủ tướng Đức Olaf Scholz đang chịu áp lực ngày càng tăng từ cả dư luận quốc tế lẫn trong nước về việc cung cấp những xe tăng này, hoặc ít nhất là chấp thuận việc cung cấp cho các nước thứ ba.

Ba Lan và Phần Lan đều hứa sẽ gửi các xe tăng Leopard của họ - nhưng cần sự cho phép của Đức, với tư cách là quốc gia sản xuất, để làm như vậy.

Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki cho biết ông "hơi bi quan" về việc Đức cho phép tái xuất khẩu xe tăng Leopard sang Ukraine.

Và Tổng thống Zelensky cũng đã chỉ ra sự miễn cưỡng của Đức.

"Bây giờ chúng tôi đang chờ quyết định từ một thủ đô của châu Âu để kích hoạt chuỗi hợp tác đã được chuẩn bị về xe tăng," ông Zelensky phát biểu vào tối 19/1.

Một nguồn tin trong chính phủ Đức ở Berlin nói với Reuters rằng họ vẫn chưa nhận được yêu cầu từ bất kỳ quốc gia nào về việc tái xuất khẩu xe tăng của họ.

Anh là quốc gia đầu tiên cung cấp xe tăng cho Ukraine khi hứa sẽ gửi 14 chiếc Challenger 2 chiến đấu chủ lực của quân đội Anh.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

New DELETE@

Post by LDN Sat Jan 21, 2023 9:19 am



Last edited by LDN on Sun Jan 22, 2023 6:02 am; edited 1 time in total

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024

Post by LDN Sat Jan 21, 2023 9:52 am

BBC News, Tiếng Việt

Vì sao Ukraine muốn có xe tăng Leopard của Đức?

21.01.2023

Thủ tướng Đức Olaf Scholz phát biểu trước xe tăng Leopard 2 vào tháng 10 năm 2022NGUỒN HÌNH ẢNH,REUTERS
Chụp lại hình ảnh,

Thủ tướng Đức Olaf Scholz phát biểu trước xe tăng Leopard 2 vào tháng 10 năm 2022

Các đồng minh phương Tây vẫn chưa nhất trí được về việc cung cấp xe tăng cho Ukraine sau cuộc họp tại căn cứ không quân Mỹ Ramstein đặt ở Đức hôm thứ Sáu.

Đức đã trở thành trung tâm của cuộc tranh luận về xe tăng. Ukraine cho biết họ muốn xe tăng Leopard do Đức sản xuất và xe tăng M1 Abrams của Mỹ.

Bộ trưởng Quốc phòng mới của Đức, Boris Pistorius, cho biết Berlin sẽ "cân bằng tất cả những ưu và nhược điểm trước khi chúng tôi quyết định".

Trong nhiều tháng, Ukraine đã đòi phương Tây cung cấp hàng trăm xe tăng chiến đấu.

Áp lực đang gia tăng đối với Đức trong việc gửi xe tăng chiến đấu Leopard 2 của mình để giúp Ukraine chống lại cuộc xâm lược của Nga.

Berlin cũng cần cho phép thì các quốc gia khác mới có thể gửi vũ khí do Đức sản xuất tới Ukraine.

Bất chấp những lời kêu gọi liên tục về thiết bị quân sự mới từ Kyiv, chính phủ Đức lo ngại những động thái bất ngờ có thể khiến Moscow leo thang xung đột hơn nữa.

Đức đã nói rằng họ sẽ gửi xe tăng Leopard, nếu Hoa Kỳ cũng gửi xe tăng M-1 Abrams.

Hoa Kỳ đã từ chối, nói rằng thiết bị của Mỹ rất ngốn xăng nên sẽ không hữu ích trong môi trường của Ukraine.

Tổng thống Zelensky nói với đài truyền hình ARD rằng Ukraine cần xe tăng Leopard để tự vệ
NGUỒN HÌNH ẢNH,EPA-EFE/REX/SHUTTERSTOCK
Chụp lại hình ảnh,
Tổng thống Zelensky nói với đài truyền hình ARD rằng Ukraine cần xe tăng Leopard để tự vệ

Leopard 2 có gì hay?
Leopard 2 do Đức sản xuất là một trong những loại xe tăng chiến đấu nổi tiếng nhất thế giới, có lẽ chỉ đứng sau xe tăng M1 Abrams do Mỹ sản xuất.

Leopard 2 ban đầu được thiết kế vào những năm 1970 cho quân đội Tây Đức nhằm đối phó với các mối đe dọa của Liên Xô trong Chiến tranh Lạnh.

Chúng được chế tạo để di chuyển nhanh chóng trên nhiều loại địa hình.

Trong số các quốc gia vận hành Leopard 2 có Ba Lan, quốc gia đã cam kết gửi 14 xe tăng Leopard 2 tới Ukraine nhưng phải chờ sự chấp thuận của Đức mới được thực hiện.

Kể từ khi Nga xâm lược Ukraine vào tháng 2 năm ngoái, xe tăng đã trở nên nổi bật trên chiến trường.

Ukraine chủ yếu dựa vào xe tăng T-72 từ thời Liên Xô.

Phương Tây đã cung cấp các phương tiện bọc thép khác và cam kết sẽ gửi thêm, bao gồm xe chiến đấu Bradley và xe chiến đấu Stryker từ Mỹ, và một lô hàng xe tăng Challenger 2 mới được công bố từ Anh.

Nhưng không có chiếc nào kết hợp giữa độ chính xác, hỏa lực và tính cơ động như xe tăng chiến đấu hiện đại do Đức và Mỹ chế tạo.

Chiến thắng lớn nhất của Nga trong cuộc chiến cho đến nay là kiểm soát lãnh thổ Ukraine giữa Donbas và Crimea.

Nga đã kiểm soát Crimea kể từ khi sáp nhập bất hợp pháp vào năm 2014.

Trước cuộc xâm lược năm 2022, kết nối duy nhất giữa Crimea với Nga là một con đường dài và cầu đường sắt.

Sau khi Nga chiếm giữ Mariupol và vùng đất xung quanh, các lực lượng Nga về cơ bản đã thiết lập một cây cầu trên bộ từ Nga và vùng Donbas của Ukraine đến Crimea.

Nếu có xe tăng từ phương Tây, Ukraine có thể tạo ra lữ đoàn bọc xuyên thủng các tuyến phòng thủ của Nga.

Xe tăng có thể cho phép bộ binh hoạt động hiệu quả hơn. Ở địa hình trống trải, xe tăng có thể dẫn đầu, bộ binh bám theo an toàn.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024

Post by LDN Sat Jan 21, 2023 10:09 am

BBC News, Tiếng Việt

Đồng minh tiếp thêm vũ khí cho Ukraine, chưa rõ về việc cấp xe tăng

21 tháng 1 2023, 11:59 +07
Reuters

Các đồng minh phương Tây hôm thứ Sáu đã làm giảm sự hy vọng của Ukraine về việc nhanh chóng vận chuyển xe tăng chiến đấu để tăng cường hỏa lực cho một cuộc tấn công vào mùa xuân, nhắm vào quân Nga, với việc Mỹ thúc giục Kiev hoãn lại một chiến dịch trên, theo Reuters.

Phát biểu sau cuộc họp của các đồng minh tại căn cứ không quân Ramstein ở Đức, vị tướng hàng đầu của Mỹ cũng cho rằng Ukraine sẽ rất khó đánh đuổi quân xâm lược Nga khỏi Ukraine trong năm nay.

Trước cuộc họp Ramstein đã bị chi phối bởi việc liệu Đức có đồng ý gửi xe tăng Leopard 2 đến Ukraine hay cho phép các quốc gia khác sở hữu loại tăng này gửi cho Ukraine.

Cuối cùng, hôm thứ Sáu, không có quyết định nào được đưa ra về việc cung cấp Leopards, các quan chức cho biết. Dù các cam kết đã được thống nhất về một lượng lớn vũ khí khác, bao gồm hệ thống phòng không và các mẫu xe tăng khác.

"Chúng tôi đã có một cuộc thảo luận thẳng thắn về Leopards 2. Sẽ được tiếp tục", Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Oleskii Reznikov cho biết sau cuộc họp.

Một quan chức cấp cao của Mỹ cho biết tại Washington, Mỹ cũng đang giữ nguyên quyết định chưa cung cấp xe tăng Abrams cho Ukraine.

Tại Ramstein, Tướng Mark Milley, chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ, phát biểu trong một cuộc họp báo: "Từ góc nhìn quân sự, tôi vẫn cho rằng trong năm nay, sẽ rất, rất khó để đuổi quân Nga ra khỏi mọi tấc đất của Ukraine mà Nga chiếm đóng."

Diễn biến này có thể là một nỗi thất vọng đối với Ukraine, khi cuộc chiến do Nga xâm lược vào tháng 2 năm ngoái đang tiếp diễn mà không có giải pháp cũng như không có sự nhượng bộ nào trước mắt. Tổng thống Volodymyr Zelenskiy đã đặc biệt yêu cầu được tiếp viện thêm xe tăng chiến đấu.

Ukraine đã bị ảnh hưởng nặng nề trong tuần này, báo cáo cho thấy 44 người được xác nhận tử vong và 20 người mất tích sau cuộc tấn công bằng tên lửa của Nga vào một khu chung cư ở Dnipro.

Người Nga ở St Petersburg và Moscow đã đặt hoa tại các đài tưởng niệm cho các nạn nhân.

Đức cảnh giác
REUTERS/Oleksandr Ratushniak
NGUỒN HÌNH ẢNH,REUTERS/OLEKSANDR RATUSHNIAK
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, Lloyd Austin, nói trong một cuộc họp báo vào cuối buổi họp Ramstein rằng, dù thời gian là điều cốt yếu để Ukraine chiến đấu với các lực lượng của Nga vào mùa xuân, nhưng Ukraine được vũ trang tốt ngay cả khi không có Leopards.

Ông nói: "Ukraine không phụ thuộc vào một nền tảng duy nhất."

Chính quyền của Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden đối mặt với áp lực trong nước phải cung cấp vũ khí tối tân hơn cho Ukraine.

Một nhóm thượng nghị sĩ Mỹ đến thăm Kyiv vào thứ Sáu và chỉ trích sự chậm trễ. Thượng nghị sĩ Dân chủ Richard Blumenthal nói với các phóng viên: "Chúng ta không nên gửi quân Mỹ đến Ukraine, nhưng chúng ta nên tiếp viện cho Ukraine bất cứ thứ gì chúng ta có thể làm cho quân đội của chính mình nếu họ ra trận".

Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg nói với Reuters rằng những người ủng hộ Ukraine cần tập trung không chỉ vào việc gửi vũ khí mới mà còn cung cấp đạn dược cho các hệ thống cũ và giúp bảo trì chúng.

Về phần mình, Điện Kremlin cho biết việc cung cấp xe tăng cho Ukraine sẽ không giúp ích được gì và phương Tây sẽ hối hận vì đã "ảo tưởng" rằng Kiev có thể thắng trên chiến trường.

Đức đã chịu áp lực nặng nề để việc cho phép gửi đi Leopards. Đảng Dân chủ Xã hội của Thủ tướng Olaf Scholz có truyền thống ngờ vực về sự can dự của quân đội và cảnh giác với những động thái bất ngờ có thể khiến Moscow leo thang hơn nữa.

Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius cho biết ông không thể nói khi nào sẽ có quyết định về việc viện trợ xe tăng, nhưng Berlin sẵn sàng hành động nhanh chóng nếu có sự đồng thuận giữa các đồng minh.

Pistorius nói: "Tất cả những ưu và nhược điểm phải được cân nhắc rất cẩn trọng."

NGUỒN HÌNH ẢNH,REUTERS
Các bộ trưởng quốc phòng của NATO và các quốc gia khác đã gặp nhau tại Ramstein trong bối cảnh lo ngại Nga sẽ sớm tái khởi động chiến dịch quân sự nhằm chiếm giữ các khu vực phía đông và nam của Ukraine mà họ tuyên bố đã sáp nhập nhưng không kiểm soát hoàn toàn.

Zelenskiy cảm ơn các đồng minh vì sự hỗ trợ của họ khi mở đầu cuộc họp, nhưng nói rằng cần nhiều hơn nữa và nhanh chóng hơn.

"Chúng ta phải tăng tốc. Thời gian phải trở thành vũ khí của chúng ta. Điện Kremlin phải thất bại", ông nói.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024

Post by LDN Sun Jan 22, 2023 4:37 pm

Giám đốc CIA bí mật đến Kyiv

Lê Tây Sơn
21 tháng 1, 2023 - Sài Gòn nhỏ 

Sếp CIA William Burns trong một buổi tường trình Thượng viện Hoa Kỳ về vấn đề Ukraine (ảnh: Jabin Botsford/The Washington Post via Getty Images)

Trong bản tin độc quyền, tờ The Washington Post tiết lộ Giám đốc CIA William J. Burns đã có cuộc họp bí mật với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky về các dự tính tiếp theo của Nga và sự hỗ trợ của Mỹ trong tương lai. “Tại Kyiv, ông Burns đã gặp các đối tác tình báo Ukraine và Tổng thống Zelensky để cam kết Mỹ sẽ tiếp tục hỗ trợ Ukraine trước cuộc xâm lược của Nga” – một quan chức Mỹ giấu tên cho biết.

Cuộc gặp bí mật

Chuyến thăm cấp cao của giám đốc Burns diễn ra vào thời điểm quan trọng trong cuộc chiến Ukraine và khi chính phủ Kyiv bắt đầu lo ngại về sự hỗ trợ bền vững của phía Mỹ. Cuộc gặp diễn ra khi các lực lượng Nga tiếp tục tiến hành cuộc tấn công khốc liệt gần thành phố Bakhmut phía Đông, gây thương vong nặng nề cho cả hai bên và buộc Ukraine phải cân nhắc các nguồn lực có sẵn nếu muốn mở cuộc phản công ở những lãnh thổ bị chiếm khác.

Một quan chức Mỹ và những người quen thuộc với chuyến thăm cho biết Burns đã bí mật tới thủ đô của Ukraine vào cuối tuần trước để thông báo với ông Zelensky về những kế hoạch quân sự Nga có thể tiến hành trong những tuần và tháng tới. “Điều quan trọng nhất đối với Zelensky và các quan chức tình báo cấp cao của Tổng thống Ukraine trong cuộc họp là sự hỗ trợ của Hoa Kỳ và phương Tây sẽ tiếp tục trong bao lâu nữa, sau khi đảng Cộng hòa tiếp quản Hạ viện và có suy nghĩ khác biệt giữa các thành phần cử tri Mỹ trong việc viện trợ cho Ukraine. Trong khi các đảng viên Cộng hòa diều hâu tại Quốc hội tiếp tục ủng hộ việc trang bị vũ khí cho Ukraine, những người bảo thủ gợi ý muốn cắt giảm chi tiêu của Mỹ, đặc biệt là hàng tỷ đôla dành cho nỗ lực chiến tranh.

Ông Burns nhấn mạnh tính cấp bách trên chiến trường vào thời điểm này nhưng cũng thừa nhận đến một lúc nào đó, sự trợ giúp có thể khó hơn. Burns và các trợ lý rời cuộc họp với ấn tượng để lại cho phía Ukraine là sự hỗ trợ của chính quyền Biden vẫn mạnh mẽ và khoản tài trợ khẩn cấp $45 tỷ cho Ukraine được Quốc hội thông qua vào Tháng Mười Hai sẽ kéo dài ít nhất đến Tháng Bảy hoặc Tháng Tám.

Chuyên viên về Nga và hiểu tham vọng của Putin

William J. Burns, cựu đại sứ Mỹ tại Nga nhiều năm và giữ nhiều chức vụ cấp cao trong Bộ Ngoại giao được xem là một trong những chuyên gia hàng đầu về Nga. Ông đã nghiên cứu rất nhiều về vị trí Ukraine trong tâm lý người Nga. Trong chính quyền George W. Bush, khi chủ đề Ukraine gia nhập NATO được thảo luận, Burns đã nhấn mạnh sự phản đối của Nga đối với ý tưởng này trong một bản ghi nhớ gửi cho bà Condoleezza Rice, lúc đó là ngoại trưởng.

Ông viết: “Việc Ukraine gia nhập NATO là làn ranh đỏ rõ ràng đối với toàn bộ giới tinh hoa Nga chứ không riêng Vladimir Putin. Tôi chưa tìm thấy quan chức Nga nào xem việc Ukraine vào NATO là điều gì khác hơn ngoài thách thức trực tiếp đối với lợi ích của Nga”.

Gần đây hơn, Burns khẳng định, quyết định xâm lược Ukraine của Tổng thống Nga chỉ là “bước dạo đầu quan trọng” trong mục tiêu đưa Moscow “trở lại vinh quang” trước đây. “Putin tin rằng sứ mệnh lịch sử của ông ta là khôi phục vị thế cũ của nước Nga – Burns nói với cử tọa tại một diễn đàn an ninh ở Aspen vào Tháng Bảy năm ngoái – Ông ấy tin chìa khóa để đạt được điều này là phục hồi ảnh hưởng trong các khu vực lân cận nước Nga, mà trước hết là phải kiểm soát Ukraine, buộc nước này đi vào quỹ đạo của Nga. Theo tôi, chính kiểu suy nghĩ đó đã tạo cuộc chiến khủng khiếp hiện nay”.

Với những trợ lý của Zelensky, Burns được kính trọng, khi ông cảnh báo chính xác vào Tháng Một 2022 về việc các lực lượng Nga sẽ cố chiếm phi trường Antonov ngay trong giai đoạn đầu cuộc xâm lược. Cảnh báo của ông dựa trên đánh giá của tình báo Mỹ và nhờ nó đã giúp Ukraine chuẩn bị bảo vệ sân bay khiến người Nga không chiếm được một vị trí chiến lược để lấy thủ đô Kyiv.

Quan điểm hoài nghi của Burns về sự sẵn sàng đàm phán của Nga cũng được các trợ lý của Zelensky đánh giá cao, dẫn đến việc họ bác bỏ thẳng thừng những đề xuất là Ukraine nên xem xét nói chuyện với người Nga để chấm dứt xung đột. “Hầu hết các cuộc xung đột đều kết thúc bằng đàm phán, nhưng muốn thế người Nga phải nghiêm túc. Nhưng trong trường hợp này tôi không thấy họ nghiêm túc – Burns nói với hãng tin PBS vào tháng trước – Ít nhất là vào thời điểm này sẽ không có một cuộc đàm phán thực chất!”.

Cuộc chiến đẫm máu đang chờ phía trước

Hiện các lực lượng Ukraine và Nga đang kẹt trong một cuộc chiến tranh cực kỳ khốc liệt ở miền Đông Ukraine, xung quanh thành phố Bakhmut. Cuộc vây hãm Bakhmut đẫm máu tiềm ẩn rủi ro cho Ukraine. Thành phố này tương đối ít giá trị về mặt chiến lược nhưng nó có tầm quan trọng mang tính biểu tượng đối với cả hai bên, đặc biệt là Nga, khi lực lượng của họ không chiếm được một thành phố lớn nào nữa kể từ mùa hè 2022.

Các nhà phân tích quân sự dự đoán sẽ có giao tranh đẫm máu trong mùa xuân năm nay sau khi hai bên tăng cường lực lượng và trận đánh tổng lực có thể quyết định tương lai cuộc chiến. Dù có những bất đồng nhưng Hoa Kỳ và các nước phương Tây đang gấp rút đưa xe bọc thép, pháo binh và hỏa tiễn tới Ukraine trong nỗ lực tăng cường hỏa lực cho quân đội nước này, với hy vọng vũ khí bổ sung sẽ giúp quân đội Ukraine tạo ra các đột phá tại một số khu vực do Nga kiểm soát như Zaporizhzhia trong cuộc tấn công sắp diễn ra.

Nga cũng chuẩn bị cuộc tấn công mới bằng cách triển khai thêm quân sau đợt huy động 300,000 quân vào Tháng Chín 2022. Tháng Mười Hai, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu công bố đề xuất tăng quân số lên 1.5 triệu vào năm 2026, từ 1.1 triệu người hiện nay. Quá khứ cho thấy Nga sẵn sàng chịu đựng thương vong nặng nề bằng cách đưa cả những kẻ phạm tội bị kết án ra làm bia đỡ đạn tại chiến trường trong tập đoàn đánh thuê Wagner khét tiếng.

Năm ngoái, nhiều tân binh thiếu kinh nghiệm được gửi ra tiền tuyến chỉ sau hai tuần huấn luyện sơ sài. Nhưng theo các quan chức tình báo phương Tây, trong những tháng gần đây, Nga đã cải thiện hoạt động huấn luyện. Ngày 17 Tháng Một 2023, Tướng Mark A. Milley, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hoa Kỳ, đã gặp người đồng cấp Ukraine ở Ba Lan trong lần gặp mặt trực tiếp đầu tiên kể từ khi Nga xâm lược Ukraine. Ngày sau đó, Zelensky kêu gọi những người ủng hộ Ukraine gửi xe tăng và hỏa tiễn phòng không, đồng thời chỉ trích Đức từ chối cung cấp xe tăng Leopard nếu Hoa Kỳ không gửi xe tăng Abrams trước.

“Có những lúc chúng ta không nên do dự” – Zelensky nói tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos, Thụy Sĩ, qua video. Cùng ngày hôm đó, các bộ trưởng quốc phòng NATO mở cuộc họp kéo dài hai ngày tại Brussels, và chủ đề xe tăng Leopard 2 đã chia rẽ họ, với việc Ba Lan dọa gửi 14 xe tăng cho Ukraine, bất kể Đức có chấp thuận hay không (về mặt kỹ thuật, cần có sự chấp thuận của Đức vì Đức là nhà sản xuất Leopard 2). Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki tuyên bố thẳng với một đài truyền hình địa phương: “Hoặc là chúng tôi sẽ nhận được sự đồng ý, hoặc chúng tôi sẽ tự mình làm điều đúng đắn!”.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024

Post by LDN Tue Jan 24, 2023 5:41 am

Vì sao Ukraine muốn Leopard 2?

Như Abrams 1 của Mỹ, Leopard 2 là xe tăng chiến đấu. Xe tăng có ~ chức năng bảo vệ đoàn lái, vận hành (Leopard: 4 người), nhưng khác với Abrams 1, Leopard chỉ cần nhiên liệu đơn giản. Nếu Abrams 1 có thể xài Diesel thì phải cần gấp đôi so với Leopard. Cách bảo hành Leopard cũng đơn giản hơn.

https://youtu.be/sRD0LxLxXwM

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024

Post by LDN Tue Jan 24, 2023 5:49 am

~ nước đang xài Leopard 2, coi từ phút 1:54 trở đi:

https://youtu.be/mdlDNYFbkLg

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024

Post by LDN Tue Jan 24, 2023 9:21 am

BBC News, Tiếng Việt

Tập đoàn vũ khí Đức sẵn sàng cung cấp 139 xe tăng Leopard cho Ukraine

24.01.2023

Trong lúc chính phủ Đức còn chần chừ chưa ra quyết định gửi xe tăng chiến trường Leopard cho Ukraine, tập đoàn vũ khí Rheinmetall, chuyên sản xuất loại xe tăng này, nói họ có thể cung cấp 139 chiếc cho Ukraine “nếu được yêu cầu”.

Một người phát ngôn cho Rheinmetall nói với đài RND ở Đức rằng ngay trong tháng 4 và tháng 5 năm nay, họ có thể chuyển sang cho Ukraine 29 chiếc Leopard loại 2A4, và có thể gửi thêm 22 chiếc cùng loại vào cuối năm nay hoặc đầu năm 2024.

Công ty Đức còn cho hay họ sẵn sàng chuyển cho Ukraine 88 chiếc Leopard 1, thế hệ cũ hơn loại mà Đức và Ba Lan dự tính trao cho Ukraine, theo Reuters.

Tuy thế, đến 24/01/2023, câu chuyện về xe tăng Đức “chuyển cho Ukraine” vẫn chưa ngã ngũ dù chính phủ Đức có dấu hiệu mềm mỏng hơn.

Một mặt, Đức nói chưa thể cung cấp Leopard 2 cho Ukraine nếu Hoa Kỳ không đồng ý. Mặt khác, Bộ trưởng Ngoại giao Đức, bà Annalena Baerbock vừa nói nếu Ba Lan chuyển xe tăng Leopard 2 của họ, vốn mua từ Đức, cho Ukraine, thì Berlin không phản đối.

Trước đó, Đức không đồng ý để Ba Lan đem xe tăng “Made in Germany” này cho Ukraine, viện cớ hợp đồng xuất khẩu xe tăng với Ba Lan không có điều khoản bán hay xuất khẩu tiếp cho bên thứ ba.

Chính phủ Ba Lan tỏ ra cứng rắn hơn và nói dù Đức đồng ý hay không thì họ sẽ vẫn chuyển xe tăng cho Ukraine.

Nay, sau phát biểu của bà Baerbock, Ba Lan nói sẽ xin phép Đức để đưa 14 chiếc Leopard 2 của mình cho Ukraine.

NGUỒN HÌNH ẢNH,REUTERS
Đây là con số tượng trưng chứ không giúp Ukraine thay đổi cán cân lực lượng về thiết giáp với Nga.

Ukraine cần ít nhất 300 chiếc xe tăng chiến trường thì mới chống lại được một cuộc tấn công mới của Nga.

Trên toàn châu Âu có chừng 2000 chiếc Leopard mà Đức bán ra cho các đồng minh, đối tác.

Leopard 2 là loại “battle tank” – xe tăng chiến trường, có khả năng tác chiến trên các bình nguyên trong những trận đấu tăng.

Giới quan sát quân sự tin rằng Leopard 2 với nòng pháo lớn và độ chính xác khi tác xạ từ xa, là “đối thủ nặng cân” để Ukraine chống lại tăng T-90 của Nga.

Nhu cầu xe tăng hạng nặng được Ukraine coi là “vấn đề sống còn” cho cuộc chiến chống lại quân Nga.

Tuy thế, Hoa Kỳ cũng chưa đồng ý cho Ukraine xe tăng Abrams vì lo ngại chiến tranh leo thang.

Estonia, Lithuania và Latvia vừa cùng lên tiếng yêu cầu Đức cung cấp xe tăng Leopard cho Ukraine “ngay lập tức”.

Vì sao Ukraine muốn có xe tăng Leopard của Đức?
Chris Partridge, nhà phân tích vũ khí của BBC

Xe tăng Leopard 2 là vũ khí đẳng cấp thế giới được hơn chục quốc gia sử dụng.

Ukraine coi xe tăng là một phần quan trọng khác trong hệ thống phòng thủ chống lại quân đội Nga và loại xe tăng Leopard đã tham chiến ở Afghanistan và Syria.

Điều khiến loại xe tăng này đặc biệt hấp dẫn đối với Kyiv là gần 2/3 số lượng xe tăng Leopard được sản xuất vẫn ở châu Âu. Vì vậy, trên thực tế việc đưa những chiếc Leopard vào cuộc chiến là điều tương đối đơn giản. Lý do này cũng khiến cho việc bảo trì và sửa chữa - những khía cạnh quan trọng của bất kỳ hệ thống vũ khí nào - cũng trở nên dễ dàng hơn.

Điểm cần chú ý trong tất cả những điều trên là Đức đang cung cấp cho Ukraine các hệ thống phòng không quan trọng, chẳng hạn như tên lửa phòng không IRIS-T và Patriot, cũng như các xe bọc thép.


Last edited by LDN on Wed Jan 25, 2023 7:49 am; edited 1 time in total

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Chiến tranh Ukraine: Năm yếu tố tác động đến cuộc chiến tranh Ukraine trong năm 2024

Post by Sponsored content



Sponsored content


Back to top Go down

Page 41 of 55 Previous  1 ... 22 ... 40, 41, 42 ... 48 ... 55  Next

View previous topic View next topic Back to top

- Similar topics

Permissions in this forum:
You can reply to topics in this forum