Our forum runs best with JavaScript enabled !

Mỹ: Lốc xoáy ở Mỹ, hơn 10 người bị thương

Page 3 of 3 Previous  1, 2, 3

View previous topic View next topic Go down

New Re: Mỹ: Lốc xoáy ở Mỹ, hơn 10 người bị thương

Post by LDN Sun Apr 02, 2023 7:41 am

Tảo bẹ là 1 loại rong biển màu nâu có thể ăn được.

https://youtu.be/7RlrYZj8cxE

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Mỹ: Lốc xoáy ở Mỹ, hơn 10 người bị thương

Post by LDN Sun Apr 02, 2023 7:56 am

Lốc xoáy tàn phá dữ dội ở Mỹ khiến nhiều người thiệt mạng

NGUỒN HÌNH ẢNH,EPA

Chụp lại hình ảnh,

Nhà hst Apollo Theater ở Belvidere, Illinois bị bão giật sập mái

Tác giả,Alys Davies & Thomas MackintoshVai trò,

BBC News - 02.04.2023

Ít nhất 26 người đã thiệt mạng sau hàng loạt trận lốc xoáy tàn phá các thị trấn và thành phố ở miền Nam và Trung Tây nước Mỹ.

Bão khiến nhà cửa bị phá hủy và hàng nghìn người mất điện ở nhiều tiểu bang.

Theo Washington Post, đã có hơn 60 báo cáo về lốc xoáy được ghi nhận.

Các tiểu bang Arkansas, Tennessee, Illinois, Indiana, Alabama và Mississippi đều có trường hợp tử vong do thời tiết gây ra.

Một trận bão đã quét qua thị trấn Wynne của Arkansas - nằm cách Little Rock, thủ phủ bang khoảng 170 km về phía đông.

NGUỒN HÌNH ẢNH,REUTERS

Chụp lại hình ảnh,

Wynne, Arkansas là nơi có một số người thiệt mạng do trận lốc xoáy hôm thứ Sáu

Ashley Macmillan cho biết vợ chồng cô và các con ôm mấy con chó của gia đình ẩn náu trong một buồng tắm nhỏ khi cơn lốc xoáy đi qua, "cầu nguyện và nói lời chia tay nhau, vì chúng tôi nghĩ rằng mình sẽ chết".

Một cái cây đổ đã làm hư hại nghiêm trọng ngôi nhà của họ, nhưng may mắn là họ không hề hấn gì.

Cô nói với hãng tin AP: "Chúng tôi có nhận được là ngôi nhà rung chuyển, chúng tôi nghe thấy những tiếng động lớn, bát đĩa kêu loảng xoảng. Sau đó, mọi thứ trở nên yên tĩnh."

Lisa Worden, giáo viên trường trung học Wynne, cho biết quyết định cho học sinh về nhà sớm là điều rất quan trọng.

"Chúng tôi rời đi lúc 1:30, đó là một phước lành mà Chúa đã dẫn dắt cho hiệu trưởng trường chúng tôi, bởi nếu không thì lúc có lốc xoáy bọn trẻ còn trên xe buýt và giáo viên vẫn ở đây. Nếu vậy thì hậu quả thậm chí sẽ tàn khốc hơn," cô nói với hãng tin Reuters.

Thống đốc Sarah Huckabee Sanders đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp ở bang Arkansas vào thứ Sáu; lực lượng vệ binh quốc gia được huy động hỗ trợ các nỗ lực cứu hộ.

NGUỒN HÌNH ẢNH,REUTERS

Chụp lại hình ảnh,

Một trường trung học tại Wynne bị lốc xoáy tàn phá nặng nề

Bà nói bà đã nói chuyện với Tổng thống Joe Biden về tình hình, và ông hứa sẽ cung cấp viện trợ liên bang.

Những trận bão hôm thứ Sáu cũng làm sập mái nhà hát nơi đang tổ chức một buổi hòa nhạc heavy metal ở Belvidere, bang Illinois, khiến cho một người chết và 28 người bị thương.

Khi các cơn bão tiếp tục di chuyển về phía đông, hàng trăm nghìn người ở một số tiểu bang bị mất điện.

Virginia, Ohio và Pennsylvania bị ảnh hưởng nặng nề nhất, theo trang web PowerOutage của Mỹ.

Trong một bản tin, Trung tâm Dự đoán Bão đã cảnh báo một số cơn lốc xoáy dự kiến ​​có thể di chuyển trên mặt đất tới những khoảng cách xa.

Những cơn lốc xoáy chết người xảy ra một tuần sau khi một cơn lốc di chuyển kéo dài hiếm thấy đã giết chết 26 người ở Mississippi.

Cơn lốc xoáy Mississippi hồi tuần trước đã di chuyển 94km và kéo dài khoảng một giờ 10 phút - một khoảng thời gian dài bất thường để một cơn bão tự duy trì. Các quan chức cho biết nó đã làm hư hại khoảng 2.000 ngôi nhà.

Tổng thống Biden đã đến thăm bang này vào thứ Sáu để tỏ lòng chia buồn.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Mỹ: Lốc xoáy ở Mỹ, hơn 10 người bị thương

Post by LDN Mon Apr 10, 2023 4:52 am

Công nghiệp sản xuất Hoa Kỳ bùng nổ với “Made in USA”

Lê Tây Sơn
9 tháng 4, 2023
Saigon Nhỏ

Trong nhà máy lắp ráp xe Ford tại Chicago, Illinois (ảnh: Scott Olson/Getty Images)
Nước Mỹ đang hồi sinh hoạt động của các nhà máy sau một thời gian chuyển ra nước ngoài để hưởng lợi ích của giá nhân công thấp và gần các nhà cung cấp vệ tinh địa phương, nhưng đồng thời cũng phát sinh các hệ luỵ về chuỗi cung ứng và vấn đề chính trị hoá, đặc biệt tại Trung Quốc. Xu hướng này cũng là phản ứng tích cực đáp lại lời kêu gọi “Made in USA” của chính phủ Mỹ.

Ngành sản xuất Mỹ không muốn “bị bắt làm con tin”

Dữ liệu của Cục điều tra dân số (Census Bureau) cho thấy, chi tiêu xây dựng các nhà máy sản xuất đạt $108 tỷ trong năm 2022 (cao nhất được ghi nhận từ trước đến nay trong một năm), nhiều hơn cả chi tiêu xây dựng trường học, trung tâm chăm sóc sức khỏe hoặc tòa nhà văn phòng. Kỷ lục đổ tiền vào xây dựng các nhà máy sản xuất mới cho thấy tinh thần “tự lực tự cường” với quyết tâm tái lập “công xưởng của chính mình” đang phục hồi tại Mỹ với hy vọng không khí sản xuất náo nhiệt trước đây sẽ quay trở lại.

Ngoài vấn đề giảm lệ thuộc vào chuỗi cung ứng bên ngoài, không bị “bắt làm con tin” với các sản phẩm sản xuất ngoài nước, loại bỏ vấn đề bắt buộc chuyển giao công nghệ (như tại Trung Quốc),… xu hướng qui cố hương còn được thúc đẩy bởi các ưu đãi năng lượng xanh, lực lượng lao động địa phương ngày càng được đào tạo bài bản và tỷ lệ tự động hoá cao. Hoạt động sản xuất tại các nhà máy của Mỹ đã tăng trở lại từ năm ngoái, nhưng không tăng chóng mặt bằng hoạt động xây dựng các nhà máy mới chuẩn bị cho sản xuất bên trong nước Mỹ.

Các nhà máy mới mọc lên cả ở các trung tâm đô thị, vùng nông thôn, trên sa mạc lẫn các “thị trấn công xưởng mới” để tận dụng cơ hội. Phần lớn nhà máy mới thuộc các lĩnh vực công nghệ cao như pin xe điện và chất bán dẫn (những ưu tiên quốc gia được hỗ trợ bởi hàng tỷ đôla ưu đãi của chính phủ). Các công ty từng phụ thuộc hoàn toàn vào những quốc gia có chi phí thấp để sản xuất hàng gia dụng như kính mắt, xe đạp, dụng cụ tập thể hình và thực phẩm bổ sung bán tại Mỹ đã quay về nước sau bài học Covid-19 và thái độ cản trở hàng Mỹ làm tại TQ nhập về Mỹ của Bắc Kinh.

Trong lịch sử lập quốc, sản xuất là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của người Mỹ và là thế mạnh của nước Mỹ. Paul Revere đã mở một xưởng đúc sản xuất chuông và súng thần công. Dây chuyền lắp ráp của Henry Ford đã giúp cho ra những chiếc xe hơi giá cả phải chăng phục vụ số đông. Ngành công nghiệp Mỹ đã góp công rất nhiều vào chiến thắng của đồng minh trong Đệ nhị Thế chiến, khi gần một nửa số nhân viên khu vực tư nhân làm việc trong các nhà máy.

Điều làm nên sự cường thịnh của nước Mỹ chính là một phần lịch sử ngành công nghiệp sản xuất của họ. Ảnh: trong một nhà máy lắp ráp máy bay tại Detroit năm 1917 (FPG/Hulton Archive/Getty Images)
Sự khích lệ từ chính quyền và người tiêu dùng

Số nhà máy nội địa đã sụt giảm khi tự động hóa phổ biến và các công ty Mỹ tìm kiếm chi phí nhân công và mạng lưới vệ tinh thấp hơn ở nước ngoài. Rồi đến ngày TQ gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WHO) năm 2001 và toàn cầu hoá trở thành khẩu hiệu, năng lực sản xuất đang tăng trưởng khoảng 4% một năm trong nhiều thập niên của Mỹ bị chững lại và đi xuống nghiêm trọng.

Nhiều hàng Mỹ được sản xuất tại TQ và hàng triệu người Mỹ không còn làm được nghề của họ. Tuy nhiên, từ năm ngoái, khu vực sản xuất Mỹ chứng kiến sự chuyển dịch đáng kể với xu hướng “quay đầu”. Năng lực sản xuất tăng trưởng mạnh nhất kể từ năm 2015 sau khi sự thiếu hụt và chậm trễ cung ứng hàng hoá do đại dịch gây ra đã cho thấy rõ việc Mỹ quá lệ thuộc vào “công xưởng sản xuất TQ” khiến các công ty Mỹ phải suy nghĩ lại về chuỗi cung ứng quá xa không thể đáp ứng ngay nhu cầu khẩn cấp tại quê nhà.

Chris Snyder, nhà phân tích công nghiệp nhận định: “Covid đã làm lộ những bất cập và cho mọi người thấy mức độ rủi ro khi hàng hoá Mỹ nhập vào Mỹ bị lệ thuộc vào chính sách của một quốc gia khác”.

Theo Cục Thống kê Lao động (US Bureau of Labor Statistics-BLS), hiện nay, việc làm trong lĩnh vực sản xuất của Mỹ ổn định ở mức chiếm khoảng 10% khu vực tư nhân, với gần 800,000 việc làm mới trong hai năm qua. Các ưu đãi khổng lồ của chính phủ cũng góp phần tạo ra cơn sốt xây dựng nhà máy. Chính quyền Biden xem xe hơi điện và chất bán dẫn là vấn đề an ninh quốc gia, nên chi hàng tỷ đôla để mở rộng sản xuất trong nước. Ngoài ra còn hàng tỷ đôla đầu tư từ bên ngoài.

Nhìn về Lansing

Một kết quả của chính sách ưu đãi có thể nhìn thấy ở thị trấn Lansing (Michigan), nơi nhà máy Oldsmobile thành lập vào cuối thế kỷ 19. Trong một cánh đồng liền kề với nhà máy SUV của General Motors Co có một khung dầm thép khổng lồ đánh dấu giai đoạn mới của ngành công nghiệp xe hơi.

Nhà máy đang được xây dựng thuộc về Ultium Cells, liên doanh giữa GM và LG Energy Solution Ltd với mục tiêu: Cho ra mẻ pin xe hơi điện đầu tiên vào cuối năm 2024. Nhà máy chia sẻ khoản vay liên bang $2.5 tỷ với các nhà máy chị em ở Ohio và Tennessee. Ngoài ra còn $666 triệu trợ cấp của tiểu bang và được hưởng giá điện ưu đãi. Ultium cho biết nhà máy sẽ tạo ra hơn 1,700 việc làm.

Đó không phải là một con số lớn so với các tuyển dụng địa phương khác nhưng Bob Trezise của Lansing Economic Area Partnership cho biết các nhà cung cấp tập trung xung quanh các nhà máy sẽ tạo ra hiệu ứng cấp số nhân về lao động, khiến công ty xứng đáng nhận được sự hỗ trợ của chính quyền.

Theo Thị trưởng Lansing Andy Schor, thành phố cũng đang thu hút các công ty sản xuất chất bán dẫn. Richard Branch, nhà kinh tế trưởng của Dodge Construction Network, chuyên theo dõi các dự án xây dựng, cho biết công nghiệp xe hơi điện và sản xuất pin xe hơi điện chiếm gần một nửa diện tích xây dựng nhà máy tại Mỹ kể từ 2022. Các nhà máy sản xuất khác cũng mọc lên ở Lansing, tận dụng lực lượng lao động địa phương được đào tạo bài bản.

Tập đoàn Shyft Group Inc, chuyên sản xuất các loại xe chuyên dụng, đang mở rộng nhà máy ở phía Tây Nam thành phố để chế tạo một dòng xe tải và xe tải điện mới. Neogen Corp chuyên sản xuất các sản phẩm an toàn cho động vật và thực phẩm, đang xây dựng một cơ sở sản xuất ba tầng gần trung tâm thành phố. Khoảng 20 dặm về phía Bắc Lansing, tại thị trấn nhỏ St. Johns, một nhà máy sản xuất các sản phẩm từ sữa trụ sở tại Ireland đang xây dựng một nhà máy có thể chế biến 8 triệu pound sữa mỗi ngày thành protein và phô mai.

Đây là liên doanh giữa công ty Glanbia Nutritionals và hai hợp tác xã đại diện cho nông dân chăn nuôi bò sữa địa phương. Hoạt động từ cuối năm 2020, nhà máy luôn dùng hết công suất để chế biến 1/4 lượng sữa bò của Michigan. Thị trưởng St. Johns Roberta Cocco bộc bạch: “Nhà máy liên doanh đã tiếp thêm sinh lực cho khu mua sắm của thị trấn, nơi các mặt tiền cửa hàng từng bỏ trống bây giờ kinh doanh trở lại”. Ví dụ Emily Baudoux đã mở cửa hàng quần áo Rise Up Co cách đây một năm và đang có kế hoạch phát triển thêm – Wall Street Journal cho biết.

Những cột khói từng là hình ảnh đại diện cho sự phát triển mang dấu ấn “Made in USA” (ảnh: Welgos/Getty Images)
Và những điển hình khác

Phần lớn việc tăng cường sản xuất ngay tại Mỹ là nhằm mục đích rút ngắn khoảng cách giữa sản xuất và tiêu thụ. Ví dụ nhà sản xuất đồ chơi Đan Mạch Lego A/S, cung cấp chủ yếu cho châu Mỹ từ một nhà máy ở Mexico nay có thêm nhà máy đầu tiên gần Richmond, Virginia. CEO Carsten Rasmussen giải thích: “Nó cho phép chúng tôi đáp ứng nhanh chóng nhu cầu đang thay đổi của người tiêu dùng Mỹ và giúp quản lý lượng khí thải carbon”.

Công ty bổ sung dinh dưỡng Vireo Systems Inc. có trụ sở tại Tennessee phải nhập khẩu một trong những thành phần chính creatine (một hợp chất tự nhiên được các vận động viên cử tạ và vận động viên dùng) từ TQ nhưng đại dịch Covid-19 làm gián đoạn nguồn nhập khẩu nên CEO Mark Faulkner quyết định xây dựng một nhà máy ở Nebraska. Dự kiến ​​khai trương sau hai tuần nữa, nhà máy sẽ sản xuất creatine bằng các nguyên liệu có sẵn gần đó như ethanol được chế biến từ cây ngô địa phương.

Arnold Kamler, CEO công ty sản xuất xe đạp Kent International Inc cho biết công ty nhập khẩu hàng từ TQ cho đến khi khách hàng lớn nhất Walmart thông báo họ muốn bán xe được sản xuất hoặc lắp ráp tại Mỹ. Đáp ứng, Kent đã mở một nhà máy ở South Carolina vào năm 2014, sử dụng lực lượng lao động địa phương.

David Mindell, giáo sư về lịch sử kỹ thuật và sản xuất tại Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) nhận xét: “Sự bùng nổ của các nhà máy báo hiệu Mỹ đang bắt đầu một chu kỳ mới. Sản xuất đã là một phần quan trọng của ‘câu chuyện Mỹ’ từ xa xưa và những gì đang xảy ra bây giờ cho thấy sự trở lại với truyền thống”. Dĩ nhiên, với mức hiện đại hoá cao hơn rất nhiều.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Mỹ: Lốc xoáy ở Mỹ, hơn 10 người bị thương

Post by LDN Sat Apr 29, 2023 11:27 am

Hoa Kỳ đối phó với chiến thuật “bắt con tin” của Nga và Iran

Lương Thái Sỹ
28 tháng 4, 2023

Saigon Nhỏ

Nhà báo Evan Gershkovich (ảnh: Sefa Karacan/Anadolu Agency via Getty Images)

Các trừng phạt mới được chính phủ Mỹ đưa ra sau khi Nga từ chối chuyến thăm cấp lãnh sự lần thứ hai đến phóng viên Evan Gershkovich của tờ The Wall Street Journal. Gershkovich, 31 tuổi, đang bị giam trong nhà tù Nga với cáo buộc hoạt động gián điệp. Phía Mỹ khẳng định Gershkovich không phải là gián điệp và chưa bao giờ làm việc cho chính phủ.

Đáp trả

Chính quyền của Tổng thống Joe Biden vừa áp đặt các biện pháp trừng phạt mới đối với các cơ quan an ninh hàng đầu của Liên bang Nga và Iran vì những hành vi giam giữ sai trái người Mỹ để sử dụng họ làm quân cờ trao đổi chính trị sau này. Quyết định được đưa ra khi Bộ Ngoại giao Nga không cho các quan chức Mỹ ở Moscow thăm Evan Gershkovich.

Phía Mỹ xem việc Gershkovich sẽ bị tuyên án tù vào tháng tới là màn trả đũa hèn hạ việc Mỹ gần đây từ chối cấp thị thực cho các nhà báo Nga đến New York để dự phiên họp chuyển giao nhiệm vụ chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc cho Nga theo lịch luân phiên. Thật ra các biện pháp trừng phạt mới nhằm vào Cơ quan An ninh Liên bang của Nga (FSB) và tổ chức tình báo của Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) đã được quyết định trước khi Gershkovich bị bắt giữ, nhưng chính việc giam giữ ông đã củng cố quyết tâm thực thi lệnh trừng phạt.

Trong một tuyên bố, sau khi mô tả các biện pháp trừng phạt là công cụ mới nhất của chính quyền Mỹ để gây áp lực lên các chính phủ hoặc nhóm giam giữ sai trái công dân Hoa Kỳ, Tổng thống Biden nhấn mạnh: “Hôm nay (và mỗi ngày) thông điệp của chúng tôi gửi tới Nga, Iran và thế giới là những kẻ đang bắt giữ con tin hoặc giam giữ sai trái người Mỹ là không thể chấp nhận được. Hãy thả họ ngay lập tức!”. Các cơ quan có thẩm quyền khác nhau của Hoa Kỳ trước đây đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với FSB, IRGC và ban lãnh đạo của họ, gồm cả đóng băng tài sản những gì thuộc quyền tài phán của Hoa Kỳ và cấm người Mỹ làm ăn với họ. Các biện pháp trừng phạt mới cũng áp đặt các hạn chế tương tự và có hiệu lực tức thời.

Bổn cũ soạn lại

Gershkovich bị FSB bắt vào ngày 29 Tháng Ba, 2023 khi đang có chuyến đi viết bài tại thành phố Yekaterinburg của Nga. Ông bị giam vào ngày hôm sau trong một nhà tù ở Moscow do FSB điều hành. Ngày 18 Tháng Tư, ông xuất hiện trước một thẩm phán, nhưng người này bác đơn kháng cáo dỡ bỏ lệnh tạm giam trước khi xét xử.

Ngày 27 Tháng Tư, Bộ Ngoại giao Nga nói rằng việc Mỹ từ chối cấp thị thực nhập cảnh cho các nhà báo Nga tháp tùng Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov trong chuyến đi tới New York là một “hành động gây hấn”, khi Nga sắp nhận chức chủ tịch luân phiên Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Bộ Ngoại giao Mỹ xác nhận Nga đã từ chối yêu cầu chuyến thăm cấp lãnh sự lần thứ hai của Đại sứ quán Mỹ đối với Gershkovich, và mô tả quyết định này là “hành động khiêu khích”. Phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tuyên bố: “Chúng tôi phản đối mạnh mẽ việc Nga không tuân thủ nghĩa vụ trong Công ước Lãnh sự (Consular Convention) cho phép chúng tôi quyền tiếp cận lãnh sự với các công dân bị giam giữ một cách liên tục”.

Eileen O’Reilly, chủ tịch Câu lạc bộ Báo chí Quốc gia (National Press Club) và Gil Klein, chủ tịch Viện Báo chí của Câu lạc bộ Báo chí Quốc gia (National Press Club Journalism Institute) lên án động thái của Nga và ra tuyên bố: “Hình phạt dành cho Evan, tương đương với tra tấn, là một phản ứng thái quá và đáng lo ngại. Hãy khôi phục các chuyến thăm lãnh sự ngay lập tức!”.

Chính quyền Nga đã không cung cấp bằng chứng rõ ràng nào hỗ trợ cáo buộc gián điệp của họ. Các chính phủ phương Tây, truyền thông toàn cầu ủng hộ tự do báo chí và các tổ chức nhân quyền trên khắp thế giới đã tham gia cùng WSJ và chính quyền Mỹ đòi thả nhà báo ngay lập tức. Nhưng Nga tiếp tục nói họ chỉ tuân theo luật riêng của mình. Các luật sư do Dow Jones & Co (công ty mẹ của WSJ) thuê, đã lần đầu tiên được phép vào gặp Gershkovich vào ngày 4 Tháng Tư. Đại sứ Hoa Kỳ tại Nga, Lynne Tracy, được phép tiếp cận nạn nhân lần đầu tiên vào ngày 17 Tháng Tư, khi bà chuyển lời người phát ngôn của Hội đồng An ninh Quốc gia John Kirby với lời hứa “Chúng tôi đang làm tất cả những gì có thể làm để giúp ông được thả” (đây cũng là chuyến thăm lãnh sự duy nhất được Nga đã cấp phép).

Luật Robert Levinson

Các biện pháp trừng phạt mới nằm trong sắc lệnh hành pháp mà Tổng thống Biden ký vào năm ngoái để ngăn chặn các vụ bắt giữ con tin và giam giữ sai trái trên khắp thế giới, đồng thời tạo cơ sở tăng cường nỗ lực đưa những con tin Mỹ về nước.

Sắc lệnh chỉ đạo việc chính quyền xác định và đề xuất các lựa chọn cũng như chiến lược cho tổng thống để giải thoát con tin hoặc trao trả các công dân Mỹ bị giam giữ trái phép thông qua sự phối hợp liên ngành. Tại Nga, Paul Whelan, một doanh nhân người Mỹ, bị bắt giữ từ Tháng Mười Hai 2018 với cáo buộc tương tự như ông Gershkovich. Tại Iran, trong số những người Mỹ bị giam giữ có nhà môi trường Morad Tahbaz bị giam từ 2018, hai doanh nhân Emad Shargi và Siamak Namazi bị giam từ 2015 với cáo buộc hợp tác với một chính phủ thù địch – Wall Street Journal cho biết.

Các quan chức Mỹ đã gây sức ép trong nhiều năm để trả tự do cho họ nhưng chính phủ Iran vẫn kiên trì sử dụng họ làm con bài thương lượng trao đổi. Các biện pháp trừng phạt được mở rộng dựa vào kinh nghiệm của những nỗ lực trước đó do chính quyền Obama thực hiện nhằm giải quyết các vụ bắt giữ con tin. Những biện pháp này vận dụng rất nhiều từ luật bắt con tin “Robert Levinson Hostage Recovery and Hostage-Taking Accountability Act” (tên công dân Mỹ bị giam giữ ở Iran vào năm 2007 và đã chết ở đó), trong đó quy định chi tiết các tiêu chí của chính phủ Hoa Kỳ đối với những trường hợp bị giam giữ sai trái, quy trình giải thoát con tin, các lựa chọn trừng phạt và sự tham gia của gia đình người bị giam.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Mỹ: Lốc xoáy ở Mỹ, hơn 10 người bị thương

Post by 8DonCo Mon May 08, 2023 10:14 am

cấm sách rồi có giết học trò như thời xưa không ? Smile

_________________
Mỹ: Lốc xoáy ở Mỹ, hơn 10 người bị thương - Page 3 C7f64202b0357f04c779d805f437c5fc

Mỹ: Lốc xoáy ở Mỹ, hơn 10 người bị thương - Page 3 JQrjmZ
8DonCo

8DonCo


Back to top Go down

New Re: Mỹ: Lốc xoáy ở Mỹ, hơn 10 người bị thương

Post by LDN Mon May 08, 2023 4:27 pm

8DonCo wrote:cấm sách rồi có giết học trò như thời xưa không ? Smile

0 muốn 😄 mà phải 😄

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Mỹ: Lốc xoáy ở Mỹ, hơn 10 người bị thương

Post by LDN Fri May 12, 2023 9:38 am

Title 42 hết hiệu lực, di dân ồ ạt đổ vào Mỹ

Hiếu Chân
11 tháng 5, 2023
Saigon Nhỏ

Di dân xếp hàng dưới nắng chờ được xin tị nạn tại một trại tiếp cư tạm thời gần thành phố El Paso, Texas hôm 11 tháng Năm 2023, vài giờ trước khi Title 42 hết hiệu lực. Hiện mỗi ngày có đến 13,000 người vượt qua biên giới phía Nam vào Mỹ xin tị nạn, cao gấp nhiều lần so với trước. Ảnh John Moore/Getty Images
Làn sóng di dân vượt biên giới phía Nam vào Mỹ từ Mexico đã tăng rất nhanh ngay trước thời điểm điều luật hạn chế có tên Title 42 hết hiệu lực, buộc các cơ quan liên bang phải chật vật đối phó đồng thời kích hoạt một cuộc đối đầu chính trị căng thẳng giữa hai đảng Dân chủ và Cộng hòa.

Title 42 là một quy định hành chính được thiết lập theo Tiêu đề 42 của Bộ luật Hoa Kỳ, liên quan đến sức khỏe và phúc lợi công cộng. Title 42 được ban hành tháng Ba 2020, dưới thời Tổng thống Donald Trump, trong thời gian đại dịch Covid-19, cho phép biên phòng Mỹ trục xuất ngay lập tức mọi di dân đến biên giới để ngăn ngừa dịch bệnh truyền nhiễm. Vào lúc 11:59 giữa khuya ngày 11 tháng Năm 2023, Mỹ chính thức chấm dứt tình trạng khẩn cấp về dịch Covid-19 và do đó điều luật Title 42 cũng hết hiệu lực.

Nhiều ngày trước thời điểm này, hàng chục ngàn di dân từ các nước Nam và Trung Mỹ đã tập trung tại khu vực biên giới Mexico và Mỹ, tìm cách vào các cửa khẩu để xin tị nạn.

Truyền thông ghi nhận, trong những ngày này nhà chức trách Mỹ phải nỗ lực hết sức để duy trì trật tự trên đường biên giới dài 2,000 dặm, từ San Diego bang California ở phía Tây đến thị trấn Brownsville thuộc bang Texas ở phía Đông, trong lúc di dân không ngừng vượt sông Rio Grande, chen chúc trên những cây cầu quốc tế, tràn ngập các trung tâm tiếp nhận hồ sơ di cư và lang thang khắp các thị trấn vùng biên.

Đã có những “ngôi làng dã chiến” dựng lên bằng các vật liệu phế thải giữa hai lớp hàng rào biên giới ngăn cách khu vực Tijuana của Mexico và San Diego ở Bờ Tây nước Mỹ. Trong các túp lều tạm bợ, nhiều gia đình di dân sống co ro trong các túi rác bằng nhựa đen để chống lạnh. Ở thị trấn Matamoros trên bờ sông Rio Grande phía Mexico, di dân lũ lượt vượt sông sang thị trấn Brownsville ngay trong đêm tối, dùng ánh sáng từ máy điện thoại di động để soi đường và cõng theo cả trẻ con.

Lội qua sông Rio Grande để từ Matamoros (Mexico) sang thị trấn Brownsville, Texas, Mỹ khi Title 42 sắp hết hiệu lực. Ảnh chụp ngày 11/05/2023 của Joe Raedle/Getty Images
Chính quyền liên bang cho biết hiện có đến 13,000 di dân vượt biên giới vào Mỹ mỗi ngày, nhiều hơn hai lần so với mức 6,000 người trong những ngày bận rộn nhất trước đây. Khi Title 42 còn hiệu lực, thời gian xử lý yêu cầu nhập cảnh của một di dân chỉ là 10 phút trước khi người đó bị trục xuất, còn hiện nay thời gian xử lý đó là hơn một tiếng đồng hồ cho mỗi trường hợp.

Hậu quả là các trung tâm tiếp nhận di dân vốn đã bị quá tải nay lại càng không thể làm việc hiệu quả. Một trung tâm tạm cư cho di dân trong lúc chờ xem xét hồ sơ có sức chứa 12,000 người mà hiện đã có 28,000 người cư ngụ. Thành phố El Paso phải chuyển một số trường học thành trại tiếp cư tạm thời. Các thành phố Brownsville, Laredo và El Paso của Texas đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp, yêu cầu chính quyền tiểu bang và liên bang phải bố trí thêm nguồn lực để giúp tạm cư và vận chuyển di dân. Nhiều quan chức địa phương thừa nhận với báo chí họ “chưa từng thấy chuyện gì như thế này”.

Chính quyền liên bang đã điều động 1,500 binh sĩ đến biên giới để hỗ trợ lực lượng biên phòng. Tiểu bang Texas cũng đưa lực lượng vệ binh quốc gia vào cuộc. Bộ trưởng Bộ Nội An Alejandro Mayorkas cho biết hiện có hơn 24,000 nhân viên biên phòng, cảnh sát và quân đội làm việc ở biên giới phía Nam. Ông Mayorkas cũng ra tuyên bố, theo những quy định mới của chính phủ Mỹ, những ai vượt biên vào Mỹ bất hợp pháp sẽ bị từ chối đơn xin tị nạn và phải chịu những hậu quả nghiêm trọng, kể cả bị cấm nhập cảnh hoặc bị truy tố tội hình sự.

Không chỉ đưa ra những biện pháp mới, nghiêm khắc hơn, chính phủ Mỹ đồng thời mở ra những con đường pháp lý cho di dân muốn nộp hồ sơ trực tuyến (online), tìm kiếm người bảo trợ hoặc kiểm tra lý lịch. Quy định mới không chấp nhận những ai đến biên giới Mỹ qua một nước thứ ba mà không nộp đơn xin tị nạn ở nước thứ ba đó, đồng thời cho lập những trung tâm tiếp nhận hồ sơ xin tị nạn, di dân hợp pháp ở nhiều quốc gia Trung và Nam Mỹ để người dân các nước đó có thể nộp đơn ngay tại quê nhà thay vì lặn lội đến biên giới nước Mỹ. Nếu được thực hiện thành công, những biện pháp này có thể làm giảm làn sóng người di cư tràn ngập biên giới nước Mỹ hiện nay.

Tại khu vực El Paso, Texas, hàng rào kẽm gai trùng điệp cũng không ngăn được người di dân vượt biên vào Mỹ. Ảnh chụp ngày 11/05/2023 của John Moore/Getty Images
Trong khi tình hình ở biên giới khá căng thẳng thì ở thủ đô Washington, hai đảng Dân chủ và Cộng hòa vẫn tiếp tục đối đầu mà không thỏa hiệp cùng giải quyết vấn đề di dân. Hôm thứ Tư, Hạ viện do đảng Cộng hòa kiểm soát đã thông qua một dự luật hạn chế làn sóng di dân ở biên giới bằng việc tăng ngân sách cho lực lượng biên phòng tuyển dụng người và mua sắm phương tiện, siết chặt tiêu chuẩn xin tị nạn và luật hóa những chính sách thời Trump như xây bức tường biên giới với Mexico, buộc người xin tị nạn phải chờ đợi trong lãnh thổ Mexico trong thời gian hồ sơ của họ được xem xét v.v… Trong các phát biểu, một số dân biểu Cộng hòa yêu cầu luận tội Bộ trưởng Bộ Nội An Alejandro Mayorkas vì cho rằng ông không hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ an ninh biên giới.

Dự luật được thông qua với số phiếu 219-213, theo lằn ranh đảng phái và không có hy vọng sẽ được thông qua ở Thượng viện, cho dù nhiều dân biểu Cộng hòa cho rằng dự luật an ninh biên giới này là dấu ấn của họ, có tầm ưu tiên hàng đầu cho cuộc bầu cử 2024. Tòa Bạch Ốc đã tỏ dấu hiệu cho thấy, Tổng thống Biden có thể sẽ phủ quyết dự luật vì nó “làm cho mọi chuyện tồi tệ hơn chứ không tốt hơn”.

Để tháo gỡ bế tắc, hai thượng nghị sĩ Kyrsten Sinema (Độc lập – Arizona) và Thom Tillis (Cộng hòa – North Carolina) hôm thứ Năm đưa ra đề nghị duy trì một số thẩm quyền theo điều luật Title 42 thêm hai năm nữa vì họ cho rằng chính quyền Biden chưa chuẩn bị đầy đủ cho sự gia tăng mạnh mẽ làn sóng di dân hiện nay. Chưa rõ đề nghị của hai thượng nghị sĩ này có được chấp nhận hay không

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

New Lốc xoáy ở Mỹ

Post by LDN Fri Jul 21, 2023 9:58 am


_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

New Re: Mỹ: Lốc xoáy ở Mỹ, hơn 10 người bị thương

Post by Sponsored content



Sponsored content


Back to top Go down

Page 3 of 3 Previous  1, 2, 3

View previous topic View next topic Back to top

- Similar topics

Permissions in this forum:
You can reply to topics in this forum