Our forum runs best with JavaScript enabled !

Sách

Page 29 of 50 Previous  1 ... 16 ... 28, 29, 30 ... 39 ... 50  Next

View previous topic View next topic Go down

Sách  - Page 29 Empty Re: Sách

Post by LDN Mon Dec 19, 2022 6:45 pm

Tôi google nghĩa của dystopia có nghĩa là thể loại văn viết về 1 thế giới đen tối, u ám đối nghịch với Utopia.

Bài viết dưới đây khá chi tiết. Có ~ người khen thì có khen là 1984 hồi hộp, nhưng bảo đọc mệt 😄 tôi có cuốn 1984 nhưng chưa đọc, đọc phê bình thôi đã thấy 😜😝😛


Thả Rông

Sách 1984

Bài này viết về một cuốn tiểu thuyết. Đối với năm 1984, xem 1984.

Một chín tám tư [tiếng Anh: Nineteen Eighty-Four] là tên một tiểu thuyết dystopia [phản địa đàng] phát hành năm 1949 của nhà văn người Anh George Orwell.[1]

Kể từ khi ra đời vào năm 1949, Một chín tám tư đã được xem là tác phẩm kinh điển về tư tưởng chính trị và khoa học giả tưởng. Nhiều từ vựng, khái niệm có trong tiểu thuyết như Big Brother, doublethink, thoughtcrime, Newspeak, Room 101, telescreen, 2+2=5 và memory hole đã đi vào đời sống [những người nói tiếng Anh]. Tiểu thuyết cũng là nơi phổ biến tính từ Orwellian nhằm chỉ sự lừa gạt công khai, theo dõi ngầm và thao túng quá khứ bởi nhà nước toàn trị.[2]

Năm 2005, tạp chí TIME đã đưa Một chín tám tư vào danh sách 100 tiểu thuyết tiếng Anh xuất sắc nhất từ 1923 đến 2005.[3] Trong danh sách "100 tiểu thuyết xuất sắc nhất của Modern Library", Một chín tám tư đứng thứ 13 do ban biên tập bình chọn và thứ 6 do người đọc bình chọn.[4] Năm 2003, tiểu thuyết đứng vị trí thứ 8 trong "The Big Read", theo một cuộc điều tra của BBC.[5]

Trang đầu bản thảo năm 1947 của Một chín tám tư cho thấy quá trình biên tập

George Orwell nghĩ ra phần lõi cuốn sách vào năm 1944, và ba năm sau, ông viết gần như toàn bộ nội dung lúc ở trên đảo Jura từ năm 1947 đến 1948 dù đang phải chống chọi với căn bệnh lao.[6] Ngày 4 tháng 12 năm 1948, ông gửi bản thảo cuối cùng đến nhà xuất bản Secker and Warburg và Một chín tám tư được phát hành vào ngày 8 tháng 6 năm 1949.[7][8] Đến năm 1989, tiểu thuyết này đã được dịch sang 65 ngôn ngữ, nhiều hơn bất cứ tiểu thuyết tiếng Anh cùng thời nào.[9] Tiêu đề của cuốn sách, chủ đề của nó, tiếng Newspeak [Tân Ngôn] và họ của tác giả thường được dẫn chứng nhằm chống lại sự khống chế và xâm phạm đến từ nhà nước; ngoài ra, Orwellian đã đi vào tiếng Anh để nói về một xã hội cực quyền kiểu dystopia, nơi mà chính phủ kiểm soát và nô dịch người dân. Ngôn ngữ do Orwell sáng tạo ra, Newspeak, châm biếm bản chất của nhà nước. Ví dụ, Miniluv ["Bộ Yêu thương"] chịu trách nhiệm tra tấn và tẩy não, Miniplenty ["Bộ Dồi dào"] trông nom việc gây ra đói kém và thiếu thốn, Minipax ["Bộ Hoà bình"] lại xem xét vấn đề chiến tranh và bạo ngược, và Minitrue ["Bộ Sự thật"] chịu trách nhiệm tuyên truyền cổ động và viết lại lịch sử vì mục đích chính trị.

Người đàn ông cuối cùng ở châu Âu [The Last Man in Europe] là một trong những tựa nguyên thuỷ của cuốn sách. Tuy nhiên, trong một lá thư đề ngày 22 tháng 10 năm 1948 gửi nhà xuất bản, Orwell bày tỏ sự lưỡng lự giữa tựa đề Người đàn ông cuối cùng ở châu Âu và Một chín tám tư.[10] Nhà xuất bản đã gợi ý nên sử dụng tựa đề dễ đắt khách hơn.[11]

Tác giả vốn muốn đặt bối cảnh của Một chín tám tư vào năm 1980 nhưng sau đó, ông đã dời xuống lần lượt năm 1982 rồi 1984. Tựa đề cuối cùng có thể là biến thể của "1948" - năm sáng tác tiểu thuyết.[12] Trong lịch sử ấn bản, Một chín tám tư đã từng bị cấm hay bị hạn chế ở các thư viện công cộng bởi mang tư tưởng chống chế độ toàn trị tương tự các cuốn Thế giới mới tươi đẹp của Aldous Huxley [1932], Chúng tôi [1924] của Yevgeny Zamyatin, Kallocain [1940] của Karin Boye và 451 độ F [1951] của Ray Bradbury.[13] Tiểu thuyết dystopia tiếng Nga Chúng tôi được xem có ảnh hưởng mạnh mẽ đến Một chín tám tư.[14][15]

Bối cảnh
Biểu ngữ của Đảng trong chuyển thể phim năm 1984

Bối cảnh trong tiểu thuyết được đặt ở miền đất Airstrip One [trước đây là Great Britain], một tỉnh thành của siêu nhà nước Oceania ở một thế giới hư cấu. Trong thế giới này, chiến tranh xảy ra liên miên, chính phủ theo dõi và dò xét sát sao, việc tẩy não diễn ra công khai. Đứng đằng sau tất cả là bộ máy nhà nước chuyên chế gọi tên là Ingsoc điều hành bởi các Đảng viên của Inner Party ["Đảng Trong"], những người quy chụp chủ nghĩa cá nhân và tư duy độc lập là thoughtcrime ["tội nhận thức"].[16] Nhà nước này hoạt động nhân danh Big Brother [Anh Cả], vị lãnh tụ tối cao của Oceania. Nhân vật chính của tiểu thuyết là Winston Smith, Đảng viên Outer Party [Đảng Ngoài]. Ông làm việc tại Ministry of Truth [Bộ Sự thật] và nhiệm vụ của ông là sửa lại các bài báo cũ để các dữ liệu lịch sử luôn phục vụ đường lối hiện tại của Đảng.[2] Smith là một nhân viên cần cù, chăm chỉ nhưng ông thực chất căm ghét đảng phái của mình và ôm mộng đảo chính chống lại Anh Cả.

Bối cảnh của Một chín tám tư đặt ở Oceania, một trong ba siêu nhà nước liên lục địa phân chia thế giới sau chiến tranh thế giới, nhất là ở Luân Đôn - thành phố trực thuộc tỉnh Airstrip One,[17] nơi từng được gọi là England hay Britain.[18] Những tấm áp phích của lãnh tụ Đảng Big Brother và dòng chữ "BIG BROTHER IS WATCHING YOU" [ĐẢNG ĐANG DÕI THEO CÁC NGƯỜI] xuất hiện nhan nhản khắp thành phố, cùng với đó là sự hiện diện của telescreen [thiết bị thu phát hình ảnh] để theo dõi đời sống dân cư. Có ba giai cấp xã hội ở Oceania:

[I] Inner Party ["Đảng Trong"]: giới thượng lưu, chiếm khoảng 2% dân số.
[II] Outer Party ["Đảng Ngoài"]: giới trung lưu, chiếm 13% dân số.
[III] Prole ["Vô sản"]: thuộc lớp dưới của xã hội, chiếm số còn lại, đại diện cho những người lao động thất học.
Đảng quản lý quần chúng thông qua bốn Bộ được đề tên bằng tiếng Newspeak:

Minipax [tức Ministry of Peace - "Bộ Hoà bình"]: quản lý chiến tranh.
Miniplenty [tức Ministry of Plenty - "Bộ Dồi dào"]: quản lý kinh tế [phân phối và nạn đói].
Miniluv [tức Ministry of Love - "Bộ Yêu thương"]: quản lý pháp luật trật tự [tra tấn].
Minitrue [tức Ministry of Truth - "Bộ Sự thật"]: quản lý việc tuyên truyền [tin tức, giải trí, giáo dục và hội họa].
Nhân vật chính của tiểu thuyết, Winston Smith, Đảng viên của Outer Party, làm công việc biên tập tại Minitrue, chuyên sửa lại dữ liệu lịch sử tuân theo khẩu hiệu của chính Đảng đương thời và xoá các ghi chú đề cập đến những người đã bị "bốc hơi" [không những bị thủ tiêu bởi nhà nước mà còn bị xoá tên khỏi các tài liệu lịch sử], gọi là unperson.

Theo cuốn sách giả tưởng mà Winston đọc có tên Lý thuyết và thực tiễn chủ nghĩa tập thể chính trị đầu sỏ [The Theory and Practice of Oligarchical Collectivism] của Emmanuel Goldstein, một chính trị gia giả tưởng: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, vương quốc Anh rơi vào nội chiến và bị sáp nhập vào Oceania. Đồng thời, Liên bang Xô Viết càn quét châu Âu phần đất liền và thiết lập nên siêu nhà nước thứ hai, có tên là Eurasia. Siêu nhà nước thứ ba, Eastasia, bao gồm khu vực Đông Á và Đông Nam Á. Ba thế lực tiến hành chiến tranh liên miên nhằm chiếm cứ phần lãnh thổ còn lại của thế giới, tuỳ lúc mà thiết lập hay huỷ bỏ liên minh giữa hai siêu nhà nước. Thời thơ ấu [1949-1953], Winston nhớ là chiến tranh nguyên tử diễn ra ở châu Âu, Tây Nga và Bắc Mỹ. Ông còn không rõ là giữa việc Đảng thắng cuộc nội chiến, Hoa Kỳ thôn tính Đế quốc Anh và cuộc đánh bom ở Colchester, việc nào xảy ra trước việc nào. Tuy nhiên, ký ức càng lúc càng rõ của Winston và những cuộc nói chuyện của gia đình ông đã cho thấy các vụ đánh bom nguyên tử xảy ra trước [Nhà Smith trú ẩn trong trạm xe], theo sau đó là nội chiến ở Anh và cuộc tái cơ cấu xã hội thời hậu chiến mà Đảng gọi là "Cách mạng".

Sơ lược nội dung
Phần sau đây có thể cho bạn biết trước nội dung của tác phẩm.

Xã hội Oceania năm 1984: Big Brother trên cùng, Đảng ở giữa, Vô sản dưới cùng

Tiểu thuyết vẽ nên khung cảnh thế giới vào năm 1984 giả tưởng, sau chiến tranh nguyên tử toàn cầu, thông qua nhận thức của Winston Smith, một cư dân 49 tuổi ở Airstrip One; cuộc nổi loạn tư tưởng chống lại Ingsoc của ông; mối tình vụng trộm với Julia; việc ông bị ngồi tù, tra khảo, tra tấn và cải tạo bởi Thinkpol hay Thought Police ["Cảnh sát tư tưởng"] của Miniluv.

Winston Smith
Winston Smith là một trí thức của Đảng Ngoài sống trong đám điêu tàn của nước Anh đã bị huỷ hoại bởi nội chiến, Chiến tranh thế giới thứ hai và "cách mạng" giành quyền lực của Đảng. Từ nhỏ, ông đã bị tách ra khỏi gia đình và sống trong một cô nhi viện, được nhà nước dạy dỗ để trở thành đày tớ của chế độ. Ông bắt đầu viết ghi chép, trong đó lên án kịch liệt Đảng và lãnh tụ Big Brother, thứ mà nếu bị Thinkpol phát hiện thì Winston cầm chắc cái chết. Căn hộ của ông có một cái hốc bên cạnh telescreen, nơi mà telescreen không thể theo dõi và Winston được riêng tư ở đó viết cuốn sổ của mình: Tội nhận thức không dẫn tới cái chết. Tội nhận thức chính là cái chết. Những chiếc telescreen chứa micro và máy ảnh ngầm nên cho phép Thought Police do thám bất cứ ai và nhận diện ai có thể gây nguy hiểm cho chế độ của Đảng. Trẻ em được dạy phải thám thính và báo cáo lại bất cứ ai có dấu hiệu là thought-criminal ["tội phạm nhận thức"], nhất là cha mẹ chúng.

Ở Minitrue, Winston là một biên tập chịu trách nhiệm chỉnh đốn lịch sử theo phiên bản lịch sử chính thức của Đảng. Vì thế, ông thường xuyên phải viết lại cứ liệu và thay đổi các bức hình, khiến những người bị bốc hơi trở thành unperson; còn những tài liệu gốc thì bị thiêu trong memory hole ["hố ký ức"]. Khẩu hiệu của Đảng là: "Kẻ nào kiềm chế được quá khứ, kẻ đó kiểm soát được tương lai: kẻ nào kiểm soát được hiện tại, kẻ đó kiềm chế được quá khứ". Dù hứng thú với đòi hỏi trí óc phải vận dụng khi sửa đổi các tư liệu lịch sử, ông vẫn hứng thú với thứ gọi là "quá khứ thực" và dày công tìm hiểu về nó.

Julia
Một ngày nọ ở Minitrue, Winston đỡ một phụ nữ và người này đã chuyền cho anh một mẩu giấy xếp lại, mà sau đó Winston đọc ở bàn làm việc của mình, có nội dung: EM YÊU ANH. Người phụ nữ đó tên là Julia và cũng như Winston, là một tội phạm nhận thức và căm ghét Đảng. Mặc dù Winston trước khi nhận mẩu giấy không có thiện cảm với Julia vì nhiều lý do, mối ác cảm đó đã biến mất, thay vào đó là hai người bắt đầu yêu nhau trong bí mật. Họ quan hệ ở nhiều nơi khác nhau, đầu tiên là ở một khoanh đất trống trong rừng ở miền quê, sau đó là ở một nhà thờ hoang phế, và rồi là một phòng ngủ cho thuê ở khu vực dân vô sản ở Luân Đôn. Họ tưởng mình được an toàn vì không thấy ai hay màn hình nào quan sát họ, nhưng thực tế, Thinkpol đã biết về mối tình của họ.

O'Brien, một Đảng viên của Inner Party tiếp cận Winston và Winston thì tin rằng O'Brien là điệp viên của Brotherhood, một tổ chức bí mất chống Cách mạng và Đảng. Nhờ đó, giữa hai người hình thành mối liên lạc bí mật. Nhân dịp đưa Winston ấn bản mới nhất của Từ điển Newspeak, O'Brien đã đưa ông cuốn sách Lý thuyết và thực tiễn chủ nghĩa tập thể chính trị đầu sỏ của tác giả Emmanuel Goldstein, lãnh tụ khét tiếng của Brotherhood. Cuốn sách giải thích khái niệm chiến tranh liên miên, ý nghĩa thực của phương châm CHIẾN TRANH LÀ HOÀ BÌNH, TỰ DO LÀ NÔ LỆ và NGU DỐT LÀ SỨC MẠNH, và cách thức lật đổ sự thống trị của Đảng bằng sự giác ngộ chính trị của giai cấp vô sản.

Thinkpol bắt giữ Winston và Julia tại trận trong phòng ngủ, giao họ cho bên Minitrue để thẩm vấn. Charrington, chủ tiệm cho hai người thuê phòng hoá ra làm việc cho Thinkpol. O'Brien cũng lộ diện là chỉ huy của Thinkpol và thừa nhận đã dụ dỗ Winston và Julia vào tròng để loại bỏ những tên tội phạm tư tưởng đáng ngờ.

Những màn đánh đập tự động và tra hỏi vắt kiệt tâm lý Winston bắt đầu. O'Brien, lúc này kẻ tra khảo ông, tra tấn ông bằng shock điện, hướng dẫn cách để Winston chữa trị khỏi bệnh điên - tức việc ông căm ghét Đảng - thông qua nhận thức có kiểm soát [phải nói đúng số ngón tay mà Đảng yêu cầu phải thấy bất chấp sự thật khác thế nào, phải nói "2+2=5"]. Trong các cuộc nói chuyện dài hơi, O'Brien biện giải động cơ của Đảng Ngoài vì quyền lực tuyệt đối, rằng động cơ đó hết sức vị tha và vì lợi ích cao cả. Trong một lần bị tra tấn, việc ngồi tù của Winston được giải thích như sau: "Có ba bước để anh tái nhập... Đó là học tập, thấu hiểu và chấp nhận [cách Đảng đánh giá hiện thực]."

Thú tội và phản bội
Ở giai đoạn đầu tiên cải tạo chính trị, Winston Smith nhận những tội trạng mà ông đã làm hoặc không hề làm, liên luỵ bất cứ ai, kể cả Julia. Ở giai đoạn thứ hai, O'Brien cho Winston thấy rằng ông đang tàn tạ thế nào, lúc này Winston hầu như chỉ còn da bọc xương, tóc và răng hư hại kinh khủng. Winston đối chất rằng "Tôi chưa phản bội Julia" và O'Brien đồng ý, vì đúng là Winston chưa thôi hết yêu cô gái. Một đêm, Winston thức giấc và hét lên tên Julia và vì thế, O'Brien đã cho ông vào phòng 101, căn phòng đáng sợ nhất ở Miniluv. Tại đây, bất cứ ai đều phải ở chung với thứ mà họ sợ nhất. Nỗi sợ của Winston là chuột. Khi một lồng chuột đói được đặt lên mặt ông, Winston đã la lên: "Làm thế với Julia đi!", phản bội lại cô ấy và từ bỏ tình yêu dành cho cô. Như vậy, công dân Winston Smith đã đạt được bước cuối cùng, Chấp Nhận [Acceptance] của quá trình cải tạo chính trị.

Tái ngộ Julia
Một thời gian sau khi tái hội nhập xã hội Oceania, Winston gặp lại Julia trong công viên. Julia tiết lộ cô cũng trải qua những điều gian khổ y như Winston và cả hai thừa nhận đã phản bội nhau. Trong khi hai người nói chuyện, lời bài hát hiện lên lại trong đầu Winston:

Under the spreading chestnut tree [Dưới tán cây dẻ xoè bóng]
I sold you and you sold me [Anh bán đứng em, em bán đứng anh]
Lời bài hát xuất phát từ một ca khúc tập thể phổ biến vào thập niên 20 thế kỷ XX tên "Go no more a-rushing" hay còn gọi là "Under the Spreading Chestnut Tree" và được Glenn Miller và ban nhạc của ông trình bày lại năm 1939.[19][20][21]

Cải đạo
Winston ngồi một mình trong tiệm Cây Dẻ và phiền não vì những ký ức sai lầm mà ông tin là sai lầm. Ông cố gắng không nghĩ đến chúng nữa thì có thông báo Oceania đã giành chiến thắng quyết định trước quân đội Eurasia. Đám đông nô nức tán dương ngoài đường, và Winston tưởng tượng mình cũng ở trong dòng người đó. Ông nhìn lên đầy ngưỡng mộ bức chân dung Big Brother, cuối cùng ông đã nhận ra sự thay đổi trong lòng mình. Ông đắm chìm trong mơ tưởng hạnh phúc mình sẽ ra tự thú, đầy đủ và công khai, rồi sẽ được tử hình. Ông đã giành chiến thắng trước chính bản thân. Giờ đây, ông một lòng yêu kính Big Brother.

Nhân vật
Thế giới giả tưởng năm 1984
Ingsoc
Ingsoc [Chủ nghĩa xã hội Anh] là hệ tư tưởng và triết học chiếm ưu thế của Oceania, và Newspeak là ngôn ngữ chính thức của các tài liệu chính thức. Orwell mô tả hệ tư tưởng của Đảng là thế giới quan chế độ quyền lực tập trung, "bác bỏ và phỉ báng mọi nguyên tắc phong trào xã hội chủ nghĩa ban đầu, và thực hiện nhân danh Chủ nghĩa xã hội".

Bộ hòa bình
Bộ Hòa bình ủng hộ cuộc chiến vĩnh viễn của Oceania chống lại một trong hai siêu cường khác khác:

Mục đích chính của chiến tranh hiện đại [theo các nguyên tắc của Hoài nghi], mục đích này đồng thời được công nhận và không được công nhận bởi đầu não chỉ đạo của Nội bộ] là sử dụng hết các sản phẩm của máy móc mà không nâng cao mức sống chung. Kể từ cuối thế kỷ XIX, vấn đề phải làm gì với thặng dư của hàng tiêu dùng đã tiềm ẩn trong xã hội công nghiệp. Hiện tại, khi có rất ít con người thậm chí có đủ ăn, vấn đề này rõ ràng không phải là cấp bách, và nó có thể không trở thành như vậy, ngay cả khi không có quá trình hủy hoại nhân tạo nào xảy ra.

Bộ dồi dào
Bộ dồi dào kiểm soát khẩu phần và thực phẩm, hàng hóa, và sản xuất trong nước; mỗi quý tài chính, nó công bố các tuyên bố sai lầm về việc nâng cao mức sống, trong thực tế, nó đã làm giảm khẩu phần, tính sẵn có và sản xuất. Bộ Sự thật chứng minh các yêu sách của Bộ dồi dào bằng cách sửa đổi các sổ sách trong quá khứ để báo cáo các con số ủng hộ "khẩu phần gia tăng" hiện tại.

Bộ sự thật
Bộ Sự thật kiểm soát thông tin: tin tức, giải trí, giáo dục và nghệ thuật. Winston Smith làm việc trong Minitrue RecDep [Cục Hồ sơ], "cải chính" các hồ sơ lịch sử để phù hợp với các tuyên bố hiện tại của Big Brother để mọi điều mà Đảng nói là đúng.

Bộ yêu thương
Bộ Tình yêu xác định, theo dõi, bắt giữ và chuyển đổi những người bất đồng chính kiến và tưởng tượng. Theo kinh nghiệm của Winston, người bất đồng chính kiến bị đánh đập và tra tấn, và khi nguy kịch, anh ta được gửi đến Phòng 101 để đối mặt với "điều tồi tệ nhất trên thế giới"-cho đến khi phải dành tình yêu thương cho Big Brother và Đảng thay vì sự bất đồng.

Suy nghĩ nước đôi
Từ khóa ở đây là blackwhite. Giống như rất nhiều từ Newspeak, từ này có hai nghĩa trái ngược nhau. Về phía người chống đối, nó có nghĩa là 1 luận điệu trâng tráo rằng đen là trắng, trái ngược sự thật hiển nhiên. Về phía Đảng viên, nghĩa là sẵn sàng trung thành nói trắng nói đen khi kỷ luật Đảng đòi hỏi điều này. Nhưng điều đó cũng có nghĩa là khả năng tin rằng màu đen là màu trắng, và hơn nữa, để biết rằng màu đen là màu trắng và quên rằng người ta đã từng tin điều ngược lại. Điều này đòi hỏi một sự thay đổi liên tục của quá khứ, được thực hiện bởi hệ thống tư tưởng thực sự bao trùm tất cả những người còn lại, và được biết đến trong Newspeak là Suy nghĩ nước đôi. Suy nghĩ nước đôi về cơ bản là sức mạnh của việc nắm giữ hai niềm tin trái ngược nhau trong tâm trí của một người đồng thời và chấp nhận cả hai. -  Phần II, Chương IX - Lý thuyết và thực tiễn của chủ nghĩa tập thể đầu sỏ

Địa lý chính trị
Ba siêu cường chuyên chế đang sảy ra chiến tranh vĩnh viễn kiểm soát thế giới:[22]

Oceania [hệ tư tưởng: Ingsoc , tức là Chủ nghĩa xã hội Anh], có lãnh thổ cốt lõi là Tây bán cầu , Anh , Ireland , Australasia , Polynesia và Nam Phi
Eurasia [hệ tư tưởng: Neo-Bolshevism ], có lãnh thổ cốt lõi là lục địa châu Âu và Nga, bao gồm cả Siberia
Eastasia [hệ tư tưởng: Xóa bỏ bản thân hoặc thờ cúng cái chết ], có lãnh thổ cốt lõi là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Đông Dương
Cuộc chiến vĩnh viễn diễn ra để giành quyền kiểm soát "khu vực tranh chấp" nằm "giữa biên giới của các siêu quốc gia", nơi tạo thành "một tứ giác thô với các góc của nó tại Tangier , Brazzaville , Darwin và Hồng Kông", và phía Bắc Châu Phi, Trung Đông, Ấn Độ và Indonesia là nơi các siêu sao bắt và sử dụng lao động nô lệ. Cuộc chiến cũng diễn ra giữa Âu Á và Đông Á ở Mãn Châu , Mông Cổ và Trung Á, và cả ba siêu cường chiến đấu với nhau trên các đảo Đại Tây Dương và Thái Bình Dương khác nhau.

Phe cách mạng
Ký ức của Winston Smith và việc ông đọc cuốn sách bị cấm, Lý thuyết và thực hành chủ nghĩa tập thể đầu sỏ của Emmanuel Goldstein, tiết lộ rằng sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Vương quốc Anh đã tham gia vào một cuộc chiến vào đầu những năm 1950, trong đó vũ khí hạt nhân đã phá hủy hàng trăm thành phố ở châu Âu, tây Nga và Bắc Mỹ. O Colchester đã bị phá hủy và London cũng phải hứng chịu các cuộc không kích trên diện rộng, khiến gia đình của Winston phải lánh nạn ở một ga tàu điện ngầm Luân Đôn . Hoa Kỳ đã liên minh Khối thịnh vượng chung của Anh và Châu Mỹ Latinh, dẫn đến thành lập 1 nước thống trị của oceania . Quốc gia mới rơi vào nội chiến, nhưng ai chiến đấu với ai thì không rõ ràng. Cuối cùng, Ingsoc đã chiến thắng và dần dần thành lập một chính phủ toàn trị trên khắp Châu Đại Dương.

Trong khi đó, Eurasia được thành lập khi Liên Xô chinh phục lục địa châu Âu, tạo ra một quốc gia duy nhất trải dài từ Bồ Đào Nha đến eo biển Bering, dưới chế độ Neo-Bolshevik. Eastasia, siêu cường cuối cùng được thành lập, chỉ nổi lên sau "một thập kỷ chiến đấu lẫn lộn". Nó bao gồm các vùng đất châu Á bị chinh phục bởi Trung Quốc và Nhật Bản. Mặc dù diện tích của Eastasia là nhỏ so kích thước của Eurasia, nhưng dân số lớn hơn của nó bù đắp cho sự bất lợi đó.

Trong khi công dân ở mỗi bang được đào tạo để coi thường ý thức hệ của hai người kia là thiếu văn minh và man rợ, cuốn sách của Goldstein giải thích rằng trên thực tế các hệ tư tưởng của các siêu cường thực tế giống hệt nhau và sự thiếu hiểu biết của công chúng về sự thật này là bắt buộc để họ có thể tiếp tục tin vào điều khác. Các tài liệu tham khảo duy nhất về thế giới bên ngoài cho công dân Oceania là tuyên truyền và bản đồ [có thể là giả] do Bộ Sự thật chế tạo để đảm bảo niềm tin của mọi người vào "chiến tranh".

Tuy nhiên, do Winston chỉ còn nhớ những sự kiện này cũng như sự thao túng liên tục các hồ sơ quá khứ của Đảng, sự liên tục và chính xác của những sự kiện này vẫn chưa được biết, và làm thế nào các đảng cầm quyền của các siêu cường quản lý giành được quyền lực của họ cũng không được làm rõ. Bản thân Winston cũng lưu ý rằng Đảng đã tuyên bố tín dụng cho việc phát minh ra máy bay trực thăng, tàu hỏa và máy bay, trong khi Julia đưa ra giả thuyết rằng vụ đánh bom vĩnh viễn ở London chỉ là một hoạt động cờ giả được thiết kế để thuyết phục dân chúng rằng chiến tranh đang xảy ra. Nếu tài khoản chính thức là chính xác, những ký ức của Smith và câu chuyện về sự tan rã của gia đình ông cho thấy vụ đánh bom nguyên tử xảy ra trước tiên, sau đó là cuộc nội chiến với "cuộc chiến đường phố lộn xộn ở London" và cuộc cải tổ xã hội sau chiến tranh mà Đảng gọi là "cuộc cách mạng ".

Trong khi niên đại chính xác là rất khó để theo dõi, hầu hết các cuộc cải tổ xã hội toàn cầu xảy ra trong khoảng thời gian từ năm 1945 đến đầu những năm 1960. Winston và Julia gặp nhau trong đống đổ nát của một nhà thờ đã bị phá hủy trong một cuộc tấn công hạt nhân "ba mươi năm" trước đó, điều này cho thấy năm 1954 là năm của cuộc chiến nguyên tử gây bất ổn xã hội và cho phép Đảng giành lấy quyền lực. Trong tiểu thuyết có ghi rằng "quý IV năm 1983" là "quý thứ sáu của Kế hoạch ba năm lần thứ chín", ngụ ý rằng kế hoạch ba năm đầu tiên bắt đầu vào năm 1958. Vào năm đó, Đảng rõ ràng đã giành được quyền kiểm soát Oceania.

Cuộc chiến
Năm 1984, có một cuộc chiến vĩnh viễn giữa Oceania, Eurasia và Eastasia, những siêu cường xuất hiện từ cuộc chiến nguyên tử toàn cầu. Lý thuyết và thực hành của chủ nghĩa tập thể đầu sỏ, bởi Emmanuel Goldstein, giải thích rằng mỗi bang mạnh đến mức không thể bị đánh bại, ngay cả với lực lượng kết hợp của hai siêu cường, bất chấp việc đã thay đổi liên minh. Để che giấu những mâu thuẫn như vậy, lịch sử được viết lại để giải thích rằng liên minh [mới] luôn luôn như vậy; dân chúng đã quen với Hoài nghi và chấp nhận nó. Chiến tranh không xảy ra ở lãnh thổ Đại Dương, Âu-Á hay Đông Âu mà là vùng bỏ hoang ở Bắc Cực và trong khu vực tranh chấp bao gồm biển và đất liền từ Tangiers [Bắc Phi] đến Darwin [Úc]. Khi bắt đầu, Oceania và Eastasia là những đồng minh chiến đấu với Eurasia ở phía bắc châu Phi và Bờ biển Malabar .

Liên minh đó kết thúc và Oceania, liên minh với Eurasia, chiến đấu với Eastasia, một sự thay đổi xảy ra trong Tuần lễ Ghét, dành riêng để tạo ra lòng nhiệt thành yêu nước cho cuộc chiến vĩnh viễn của Đảng. Công chúng mù quáng trước sự thay đổi; ở giữa câu, một nhà hùng biện thay đổi tên của kẻ thù từ "Eurasia" thành "Eastasia" mà không đính chính lại. Khi công chúng tức giận khi nhận thấy rằng các cờ và áp phích sai được hiển thị, họ xé chúng ra; Đảng sau đó tuyên bố đã chiếm được toàn bộ châu Phi.

Cuốn sách của Goldstein giải thích rằng mục đích của cuộc chiến vĩnh viễn không thể vượt qua là tiêu thụ sức lao động và hàng hóa của con người để nền kinh tế của một siêu cường không thể hỗ trợ công bằng kinh tế, với mức sống cao cho mọi người dân. Bằng cách sử dụng hầu hết các vật thể được sản xuất như ủng và khẩu phần, thành phần vô sản nghèo và ít học và sẽ không nhận ra chính phủ đang làm gì và cũng không nổi loạn. Goldstein cũng nêu chi tiết một chiến lược của oceania tấn công các thành phố của kẻ thù bằng tên lửa nguyên tử trước khi xâm lược nhưng bác bỏ nó là không khả thi và trái với mục đích của chiến tranh; bất chấp vụ đánh bom nguyên tử của các thành phố vào những năm 1950, các siêu cường đã ngăn chặn nó vì sợ sẽ làm mất cân bằng các thế lực. Công nghệ quân sự trong tiểu thuyết khác biệt rất ít so với Thế chiến II, nhưng máy bay ném bom chiến lược được thay thế bằng bom tên lửa, máy bay trực thăng được sử dụng nhiều làm vũ khí chiến tranh [chúng không được chế tạo trong Thế chiến II dưới bất kỳ hình thức nào ngoài nguyên mẫu] các đơn vị chiến đấu đã được thay thế bằng các Pháo đài nổi khổng lồ và và không thể chìm, các cỗ máy giống như hòn đảo tập trung hỏa lực của toàn bộ lực lượng đặc nhiệm hải quân trong một nền tảng bán di động duy nhất [trong tiểu thuyết, một người được cho là đã neo đậu giữa Iceland và Quần đảo Faroe, cho thấy việc can thiệp và từ chối làn đường biển].

Tiêu chuẩn sống
Theo cuốn sách của Goldstein, gần như toàn bộ thế giới sống trong nghèo đói; đói, khát, bệnh tật và bẩn thỉu là những tiêu chuẩn. Các thành phố và thị trấn bị hủy hoại là bình thường: hậu quả của các cuộc nội chiến, chiến tranh nguyên tử và tên lửa có chủ đích [nhưng có thể là .cờ giả ]. Xã hội suy tàn và các tòa nhà bị phá hủy bao quanh Winston; ngoài các kim tự tháp cấp bộ, một little London đã được xây dựng lại. Các thành viên của Đảng ngoài tiêu thụ thực phẩm tổng hợp và "xa xỉ" chất lượng kém như rượu gin và thuốc lá đóng gói lỏng lẻo, được phân phối dưới nhãn hiệu "Chiến thắng". [Đó là sự nhại lại của thuốc lá "Chiến thắng" chất lượng thấp do Ấn Độ sản xuất, được hút rộng rãi ở Anh và bởi những người lính Anh trong Thế chiến II. Họ đã hút thuốc vì việc nhập chúng từ Ấn Độ dễ dàng hơn so với việc nhập thuốc lá của Mỹ từ bên kia Đại Tây Dương vì Trận Đại Tây Dương

Winston mô tả một cái gì đó đơn giản như việc sửa chữa một ô kính bị vỡ vì cần phải có sự chấp thuận của ủy ban có thể mất vài năm và do đó, hầu hết những người sống trong một trong các khối thường tự sửa chữa [bản thân Winston được bà Parsons để sửa chữa bồn rửa bị chặn của cô]. Tất cả các cư dân của tầng lớp trung lưu bao gồm các telescreens phục vụ cả hai như là đài phát thanh để tuyên truyền và giám sát các đảng viên; chúng có thể bị vặn nhỏ, nhưng không thể bị tắt.

Trái ngược với giai cấp dưới của họ, tầng lớp thượng lưu của xã hội Đại Dương cư trú trong những căn hộ sạch sẽ và thoải mái trong khu nhà của họ, với những kho chứa đầy thức ăn như rượu, cà phê và đường, tất cả đều không có đối với dân chúng.[23] Winston ngạc nhiên khi thang máy trong công trình xây dựng của O'Brien, telescreens có thể bị tắt và O'Brien có một đầy châu Á, Martin. Tất cả các thành viên của Đảng trong đều được tham dự bởi những nô lệ bị bắt trong khu vực tranh chấp, và "Cuốn sách" cho thấy nhiều người có xe máy riêng hoặc thậm chí là máy bay trực thăng. Tuy nhiên, "Cuốn sách" nói rõ rằng ngay cả những điều kiện mà Đảng trong được hưởng cũng chỉ "tương đối" thoải mái, và các tiêu chuẩn được coi là khắc khổ bởi những người tinh hoa trước cách mạng.[24]

Những người sống trong cảnh nghèo khổ và bị giam cầm trong rượu, khiêu dâm và xổ số quốc gia mà tiền thắng cược không bao giờ thực sự được trả; điều đó bị che khuất bởi tuyên truyền và sự thiếu liên lạc trong Oceania. Đồng thời, các thành phần vô sản tự do hơn và ít bị đe dọa hơn so với Đảng ngoài: họ phải chịu một số mức độ giám sát nhất định nhưng không được coi là đặc biệt yêu nước. Họ thiếu kính viễn vọng trong nhà riêng của họ và thường chế nhạo những chiếc kính thiên văn mà họ nhìn thấy. "Cuốn sách" chỉ ra rằng đó là bởi vì tầng lớp trung lưu, chứ không phải tầng lớp thấp hơn, theo truyền thống bắt đầu các cuộc cách mạng. Mô hình đòi hỏi sự kiểm soát chặt chẽ của tầng lớp trung lưu, với các thành viên Đảng ngoài đầy tham vọng bị vô hiệu thông qua việc thăng cấp cho Đảng trong hoặc "tái hòa nhập" bởi Bộ yêu thương, và các thành viên vô sản có thể được phép tự do trí tuệ vì họ bị coi là thiếu trí tuệ. Tuy nhiên, Winston tin rằng "tương lai thuộc về nhà tù".[25]

Mức sống của người dân ở mức thấp nói chung. Hàng tiêu dùng đang khan hiếm, và tất cả những thứ có sẵn thông qua các kênh chính thức đều có chất lượng thấp; chẳng hạn, mặc dù Đảng thường xuyên báo cáo sản lượng khởi động tăng lên, hơn một nửa dân số Oceania phải đi chân trần. Đảng tuyên bố rằng nghèo đói là một sự hy sinh cần thiết cho nỗ lực chiến tranh, và "Cuốn sách" xác nhận rằng điều đó đúng một phần vì mục đích của chiến tranh vĩnh viễn tiêu tốn sản xuất công nghiệp dư thừa. Các thành viên Đảng ngoài và vô sản đôi khi có quyển sở hữu vào các mặt hàng tốt hơn trên thị trường, giao dịch trong các hàng hóa được lấy từ các khu dân cư của Đảng trong. [cần dẫn nguồn]

Chủ đề
Hoạt động kiểm duyệt diễn ra xuyên suốt tiểu thuyết. Điển hình tại Minitrue ["Bộ Sự thật"], đối với những người đã bị Đảng thủ tiêu thì không chỉ các tài liệu liên quan đến họ mà cả các bức hình có mặt họ đều bị chỉnh sửa hay xoá sổ. Trên các telescreen, số liệu các ngành sản xuất được phóng đại gấp nhiều lần so với thực tế, thậm chí còn được chế ra, nhằm che đậy sự thực ngược lại. Việc bịa đặt số liệu từng được tác giả đề cập đến trong tiểu thuyết Chuyện ở nông trại năm 1945 của mình.

Cư dân Oceania, nhất là các thành viên Đảng Ngoài, không thật sự có sự riêng tư. Nhiều người sống trong các căn hộ được trang bị màn hình theo dõi telescreen hai chiều, dẫn đến việc bất cứ lúc nào họ cũng bị theo dõi, bị nghe lén. Những màn hình tương tự được lắp đặt ở các công xưởng và chỗ công cộng, kèm với đó là những chiếc microphone ngầm. Thư từ thường xuyên được mở ra và kiểm ra bởi Chính phủ trước khi chúng được gửi. Bên cạnh đó, lực lượng Thought Police ["Cảnh sát tư tưởng"] còn cho điệp viên của mình giả dạng dân thường nhằm tìm kiếm những ai có tư tưởng chống đối. Trẻ em cũng được dạy báo cáo những kẻ khả nghi cho chính quyền, bao gồm chính cha mẹ chúng.

Sự giám sát, theo dõi là cách thức hiệu quả để quản lý nhân dân. Một dấu hiệu nổi loạn dù là nhỏ như biểu cảm hay lời nói mớ khi ngủ đều khiến đương sự bị bắt giam ngay tức khắc.

Nguồn cho mô típ tác phẩm
Mô tả về Emmanuel Goldstein, với "bộ râu dê nhỏ", gợi lên hình ảnh của Leon Trotsky . Bộ phim của Goldstein trong Hai phút đáng ghét được mô tả là cho thấy anh ta bị biến thành một con cừu đáng ghét. Hình ảnh này đã được sử dụng trong một bộ phim tuyên truyền trong thời kỳ mắt Kino của bộ phim Liên Xô, cho thấy Trotsky biến thành một con dê.[26] Cuốn sách của Goldstein tương tự như phân tích phê phán của Trotsky về Liên Xô, Cuộc cách mạng bị phản bội, xuất bản năm 1936.

Những hình ảnh có mặt ở khắp nơi của Big Brother, một người đàn ông được mô tả là có ria mép, mang nét tương đồng với sự sùng bái cá nhân được xây dựng dựa trên Joseph Stalin

Tin tức ở Oceania nhấn mạnh các số liệu sản xuất, giống như ở Liên Xô, nơi thiết lập kỷ lục trong các nhà máy [của " Anh hùng lao động xã hội chủ nghĩa "] đặc biệt được tôn vinh. Nổi tiếng nhất trong số này là Alexey Stakhanov, người đã lập kỷ lục khai thác than vào năm 1935.

Các cuộc tra tấn của Bộ yêu thương gợi lên các thủ tục được sử dụng bởi NKVD trong các cuộc thẩm vấn của họ,[27] bao gồm cả việc sử dụng dùi cui cao su, bị cấm để tay trong túi, ở trong phòng sáng rực trong nhiều ngày, tra tấn bằng nỗi sợ hãi lớn nhất của họ, và nạn nhân được soi gương sau khi họ suy sụp.

Cảnh sát Tư tưởng dựa trên NKVD, nơi bắt giữ mọi người vì những nhận xét "chống soviet".[28] Mô típ suy nghĩ tội ác được rút ra từ Kempeitai, cảnh sát bí mật thời chiến của Nhật Bản, người đã bắt giữ những người vì những suy nghĩ "không yêu nước".

Những lời thú tội của "Những tên tội phạm tư tưởng" Rutherford, Aaronson và Jones dựa trên các phiên tòa xét xử những năm 1930, bao gồm những lời thú tội bịa đặt của những người Bolshevik nổi tiếng như Nikolai Bukharin, Grigory Zinoviev và Lev Kamenev như là để họ được Đảng quốc xã trả công phá hoại chế độ Xô Viết dưới sự chỉ đạo của Leon Trotsky

"Ghét" [Tuần lễ Ghét và hai phút ghét] được lấy cảm hứng từ các cuộc biểu tình liên tục được tài trợ bởi các cơ quan đảng trong suốt thời kỳ Stalin. Đây thường là những cuộc nói chuyện ngắn dành cho công nhân trước khi ca làm việc của họ bắt đầu [hai phút ghét], nhưng cũng có thể kéo dài trong nhiều ngày, như trong lễ kỷ niệm hàng năm kỷ niệm cuộc cách mạng tháng Mười [Tuần lễ ghét].

Orwell hư cấu hóa "newspeak", "Hoài nghi" và "Bộ sự thật" như được minh chứng bởi cả báo chí Liên Xô và của Đức Quốc xã.[29] Cụ thể, ông đã điều chỉnh diễn ngôn ý thức hệ của Liên Xô để đảm bảo rằng các tuyên bố công khai không thể bị nghi ngờ.[30]

Công việc của Winston Smith, "sửa đổi quá khứ" [và mô típ "không cá nhân"] dựa trên thói quen của Stalin về việc chụp ảnh những người "mất" khỏi ảnh nhóm và xóa các tài liệu tham khảo về chúng trong sách và báo.[31] Trong một ví dụ nổi tiếng, bách khoa toàn thư Liên Xô đã có một bài viết về Lavrentiy Beria . Khi ông thất bại năm 1953 và sau đó bị xử tử, các viện nghiên cứu bách khoa toàn thư đã được gửi một bài viết về Eo biển Bering, với các hướng dẫn để dán nó lên bài báo về Beria.[32]

"Đơn đặt hàng trong ngày" của Big Brother được lấy cảm hứng từ các đơn đặt hàng thời chiến thường xuyên của Stalin, được gọi cùng tên. Một bộ sưu tập nhỏ về chính trị nhiều hơn trong số này đã được xuất bản [cùng với các bài diễn văn thời chiến của ông] bằng tiếng Anh là "Về cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại của Liên Xô" của Joseph Stalin.[33][34] Giống như các mệnh lệnh của Big Brother trong ngày, Stalin thường xuyên ca ngợi những cá nhân anh hùng,[35] như đồng chí Ogilvy, anh hùng hư cấu Winston Smith đã phát minh ra để "cải chính" [bịa đặt] một Huân chương Big Brother trong ngày.

Khẩu hiệu Ingsoc "Cuộc sống mới và hạnh phúc", được lặp lại từ telesreens, gợi lên tuyên bố năm 1935 của Stalin, trở thành khẩu hiệu của CPSU, "Cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn, thưa các đồng chí, cuộc sống trở nên vui tươi hơn." [28]

Phê bình
Khi được xuất bản lần đầu tiên, Nineteen Eighty-Four đã nhận được sự hoan nghênh. VS Pritchett, xem xét cuốn tiểu thuyết cho New Statesman nói: "Tôi không nghĩ rằng tôi đã từng đọc một cuốn tiểu thuyết đáng sợ và buồn bã hơn, nhưng, đó là sự độc đáo, hồi hộp, tốc độ viết và phẫn nộ rằng không thể để đặt cuốn sách xuống. " [36] PH Newby, đánh giá Nineteen Eighty-Four cho tạp chí The Listener, đã mô tả nó là "cuốn tiểu thuyết chính trị gây chú ý nhất được viết bởi một người Anh kể từ The Aerodrome của Rex Warner . " [37] Nineteen Eighty-Four cũng được ca ngợi bởi Bertrand Russell, EM Forster và Harold Nicolson .[37] Mặt khác, Edward Shanks, xem xét Nineteen Eighty-Four cho Thời báo Chủ nhật, đã bị bác bỏ; Shanks tuyên bố Nineteen Eighty-Four "phá vỡ mọi kỷ lục về sự thống trị ảm đạm".[37] CS Lewis cũng chỉ trích cuốn tiểu thuyết, cho rằng mối quan hệ của Julia và Winston, và đặc biệt là quan điểm của Đảng về tình dục, thiếu uy tín, và bối cảnh là "đáng ghét thay vì bi thảm".[38] Vào ngày 5 tháng 11 năm 2019, BBC đã liệt kê Nineteen Eighty-Four vào danh sách 100 tiểu thuyết ảnh hưởng nhất


Last edited by LDN on Tue Dec 27, 2022 5:51 pm; edited 5 times in total

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 29 Empty Re: Sách

Post by LDN Mon Dec 19, 2022 6:50 pm

1984 bởi George Orwell

by Adam Burgess

Tóm tắt và đánh giá tóm tắt

Ở nước Châu Đại Dương, Big Brother luôn theo dõi. Ngay cả sự co giật nhỏ nhất trong khuôn mặt của một người hoặc một nháy mắt của sự công nhận từ người này sang người khác là đủ để lên án một kẻ phản bội, một điệp viên, hay một kẻ tội phạm. Winston Smith là một tên tội phạm tư tưởng. Ông được làm việc bởi Đảng để tiêu diệt lịch sử in và tái tạo nó cho phù hợp với nhu cầu của Đảng. Anh ấy biết những gì anh ấy làm là sai. Một ngày nọ, anh ta mua một cuốn nhật ký nhỏ mà anh ta giấu trong nhà mình.

Trong cuốn nhật ký này, anh viết ra những suy nghĩ của mình về Big Brother, The Party, và những cuộc đấu tranh hàng ngày anh phải trải qua chỉ để xuất hiện "bình thường".

Thật không may, anh ta bước một bước quá xa và tin tưởng người sai. Anh ta nhanh chóng bị bắt, bị tra tấn và được truyền lại. Anh ta chỉ được thả ra sau khi cam kết sự phản bội sâu sắc nhất có thể tưởng tượng được, linh hồn và tinh thần của anh ta hoàn toàn tan vỡ. Làm thế nào có thể có hy vọng trong một thế giới mà ngay cả trẻ em của một người sẽ gián điệp chống lại cha mẹ của mình? Nơi những người yêu sẽ phản bội lẫn nhau để tự cứu mình? Không có hy vọng - chỉ có Big Brother .

Sự phát triển của Winston Smith trong quá trình cuốn tiểu thuyết thật tuyệt vời. Tư duy George Orwell chắc hẳn đã có trong thép mà anh ta cần trong xương của mình - để viết về cuộc đấu tranh của một nhân vật duy nhất cho tính cá nhân và độc lập, như một con gnat chiến đấu chống lại thủy triều, thật đáng kinh ngạc. Sự tự tin phát triển chậm chạp của Winston, những quyết định nhỏ của anh khiến anh gần gũi hơn và gần hơn với những quyết định lớn, theo cách có phương pháp mà Orwell cho phép Winston thực hiện và lựa chọn tất cả đều rất tự nhiên và rất thú vị khi chứng kiến.

Các nhân vật phụ cũng vậy, chẳng hạn như mẹ của Winston, người chỉ xuất hiện trong ký ức; hoặc O'Brien, một trong những người sở hữu “cuốn sách” của cuộc nổi loạn, rất quan trọng để hiểu Winston và sự năng động giữa cái gì là tốt và cái gì là tà ác, điều gì làm cho con người trở thành con người hay con vật.

Mối quan hệ của Winston và Julia cũng vậy, và bản thân Julia, là bắt buộc đối với nghị quyết cuối cùng.

Thái độ trẻ trung và bất bình của Julia đối với Big Brother và Đảng, trái ngược với sự thách thức của Winston, cho thấy hai quan điểm thú vị - hai hận thù về cấu trúc quyền lực, nhưng hận thù phát triển vì nhiều lý do khác nhau (Julia chưa bao giờ biết gì khác, nó không có bất kỳ hy vọng hay sự hiểu biết nào về những điều khác nhau; Winston biết một lần khác, vì thế ghét với hy vọng rằng Big Brother có thể bị đánh bại). Việc Julia sử dụng tình dục như một hình thức nổi loạn cũng rất hấp dẫn, đặc biệt liên quan đến việc sử dụng viết / ghi nhật ký của Winston.

George Orwell không chỉ là một nhà văn vĩ đại, mà là một bậc thầy vĩ đại. Văn bản của ông là thông minh, sáng tạo và chu đáo. Văn xuôi của ông gần như là điện ảnh - dòng chữ chảy theo cách như vậy để tạo ra những hình ảnh trong tâm trí của một người. Ông kết nối người đọc của mình với câu chuyện thông qua ngôn ngữ.

Khi khoảnh khắc căng thẳng, ngôn ngữ và văn xuôi phản ánh nó. Khi mọi người đang được bí mật, lừa đảo, hoặc dễ dàng, phong cách phản ánh điều này. Ngôn ngữ mà ông tạo ra cho vũ trụ này, tạp chí, được kết hợp tự nhiên vào câu chuyện theo cách làm cho nó dễ hiểu nhưng khác biệt một cách thích hợp và phụ lục giải thích “Hiệu trưởng của báo” - sự phát triển, đột biến, mục đích, v.v.

là thiên tài.

1984 của George Orwell là một cuốn sách kinh điển và “phải đọc” trên gần như mọi danh sách văn học có thể tưởng tượng được, và vì lý do chính đáng. Lord Acton đã từng nói: “Sức mạnh có xu hướng tham nhũng, và quyền lực tuyệt đối bị hỏng hoàn toàn.” 1984 là nhiệm vụ cho quyền lực, trong in ấn. Big Brother là biểu tượng của sức mạnh tuyệt đối, gần như toàn năng. Đó là con số đầu hoặc biểu tượng cho “Đảng,” một nhóm người hoàn toàn bị ám ảnh bởi việc cầm quyền lực không giới hạn qua sự đàn áp của tất cả những người khác. Để giành quyền kiểm soát, Đảng sử dụng mọi người để thay đổi lịch sử, làm cho Big Brother xuất hiện không thể sai lầm và giữ cho mọi người trong trạng thái sợ hãi, nơi họ phải luôn luôn doublethink hơn là chỉ "suy nghĩ".

Orwell rõ ràng đã tổ chức những hiểu lầm về sự ra đời của phương tiện truyền thông điện tử và tiềm năng cho nó bị lạm dụng hoặc thay đổi cho phù hợp với nhu cầu của đảng.

Tiền đề này tương tự như Fahrenheit 451 của Ray Bradbury trong đó các chủ đề chính là phá hủy sự trung thành, mù quáng đối với chính phủ và pháp luật, và loại bỏ tư duy sáng tạo hoặc độc lập trong in ấn.

Orwell hoàn toàn cam kết với tầm nhìn chống không tưởng của mình; Sự kiểm soát và phương pháp của Đảng, được chế tạo trong nhiều thập kỷ, hóa ra là kiên quyết. Điều thú vị là, việc theo dõi và thiếu kết thúc hạnh phúc, mặc dù khó chịu, là điều khiến 1984 trở thành một cuốn tiểu thuyết nổi bật: mạnh mẽ, kích thích tư duy và đáng sợ nhất có thể. Nó đã truyền cảm hứng cho các tác phẩm nổi tiếng khác trong cùng một mạch, như The Giver của Lois Lowry và The Handmaid's Tale của Margaret Atwood .

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 29 Empty Re: Sách

Post by LDN Mon Dec 19, 2022 6:55 pm

Tuan V. Nguyen

Anh Cả và tiểu thuyết ‘1984’

Hôm qua, tôi xem cuốn phim “First, they killed my father” do Angelina Jolie đạo diễn. Cuốn phim, sản xuất năm 2017, mô tả thảm cảnh của một gia đình trung lưu ở Pnom Penh sau 1975 khi Khmer Đỏ chiếm Cambodia. Trong phim, có một chữ được nhắc đi nhắc lại nhiều lần là ‘Angkar‘, có nghĩa là Tổ Chức, nhưng có người dịch là ‘Anh Cả’. Khái niệm ‘Anh Cả’ làm tôi nhớ đến cuốn tiểu thuyết “1984” của văn hào George Orwell.

Đối với nhiều người Việt Nam, đặc biệt là ở miền Nam, sẽ thấy cuốn phim “First, they killed my father” rất cuốn hút, vì nhiều người có thể tìm thấy mình qua những hình ảnh và nhân vật trong phim. Cuộc sống yên ấm của một gia đình trở thành đảo lộn sau khi Khmer Đỏ tiến vào ‘giải phóng’. Những gì xảy ra sau đó như tịch thu tài sản, tù cải tạo tập trung, tra tấn, giết chóc, v.v. làm cho người ta nhớ lại một thời kinh hoàng. Có những chi tiết nhỏ những đầy ý nghĩa như một cán bộ Khmer Đỏ đòi tước lấy cái đồng hồ của một người dân, vì Anh Cả cần cái đồng hồ đó, hay như chi tiết về một cựu viên chức giả vờ không biết tiếng Pháp để đóng vai người nông dân nhằm thoát bàn tay tử thần của đám cán bộ đang lăm le giết người. Thế nhưng cuối cùng thì anh ta cũng bị giết trong lúc cải tạo. Xuyên suốt cuốn phim, nhân vật vô hình “Anh Cả” được nhắc đi nhắc lại. Anh Cả biết hết. Anh Cả theo dõi mọi người. Anh Cả vĩ đại. Anh Cả bao dung và độ lượng. Nhưng trong thực tế, Anh Cả là kẻ giết người vô hình. Vô hình là vì không ai biết Anh Cả là ai. Đó chính là viễn ảnh của một xã hội được mô tả trong tiểu thuyết 1984.

May be an image of 5 people, child, people standing and outdoors
Một hình ảnh trong phim “First, they killed my father” do Angelina Jolie đạo diễn. Đây là những du kích nhí trong đội quân Khmer Đỏ. Tuy “nhí” như vậy, nhưng họ có khả năng giết người không gớm tay. Hình từ Phnom Penh Post
1984 là một trong hai cuốn tiểu thuyết (cuốn kia là ‘Animal Farm’) nổi tiếng nhứt của văn hào George Orwell được xuất bản vào năm 1949. Trong 1984, Orwell cảnh báo thế giới về một viễn ảnh chế độ toàn trị sẽ gieo rắc lên xã hội, như hạn chế quyền tự do con người, kiểm soát hành vi, thậm chí suy nghĩ của dân chúng.

Cảnh báo của Orwell thật ra đã thành hiện thực không chỉ ở các nước theo chế độ toàn trị, mà còn ngay tại những nước từng có thời tự xem là ‘Tự do & Dân chủ’ ngày nay. Khái niệm ‘Anh Cả’ / Big Brother / Angkar bàng bạc trong xã hội ngày nay. Nó không chỉ là những khẩu hiệu, biểu ngữ giăng trên đường phố, mà còn là những ‘Ứng dụng’ trong cái điện thoại động và máy tính cá nhân theo dõi từng bước đi, đếm từng hơi thở, và lắng nghe từng lời nói của chúng ta. Anh Cả ngày nay hiện diện mọi nơi.

Tóm tắt ‘1984’

Câu chuyện xảy ra trong nước Oceania vào năm 1984 (nên nhớ ông viết trước đó và chỉ xuất bản vào năm 1949). Oceania là một nước theo thể chế toàn trị (totalitarian). Ngoài Oceania, còn có 2 nhà nước toàn trị khác là Eurasia và Eastasia.

Tóm lược tiểu thuyết “1984” qua hình ảnh.
Oceania bị thống trị bởi một đảng gọi là Party. Party được sự lãnh đạo của một lãnh tụ ‘anh minh’ có danh xưng là Big Brother (Anh Cả). Anh Cả biến Party thành một tổ chức chuyên tẩy não dân chúng, đổi trắng thành đen, đổi đen thành trắng, làm cho người dân lẫn lộn không biết đâu là thực và đâu là giả. Mục tiêu của Party là làm cho người dân phải vâng lời lãnh tụ Big Brother một cách vô điều kiện.

Nhà nước Oceania bao gồm một số bộ có tên rất … khác. Bộ Sự Thật (Ministry of Truth), Bộ Hoà Bình (Ministry of Peace), Bộ Tình Thương (Ministry of Love) và Bộ Dồi Dào (Ministry of Plenty).

Những cái tên bộ hoàn toàn đi ngược lại ý nghĩa của nó. Chẳng hạn như Bộ Sự Thật chuyên trách tuyên truyền dối trá. Theo Bộ Sự Thật, 2 + 2 không phải là 4, mà là 5. Bộ Sự Thật kiểm soát tất cả báo chí, giải trí, và nghệ thuật. Trong nhà nước toàn trị, không có báo chí đối lập; tất cả phải phục vụ cho Party.

Bộ Hòa Bình chuyên trách chiến tranh, lúc nào cũng sẵn sàng gây chiến với nhà nước Eurasia và Eastasia. Bộ Tình Thương là bộ đáng sợ nhứt vì nó có chức năng như là Bộ Công An, chuyên trách đàn áp và tra tấn người dân. Bộ Dồi Dào có chức năng kiểm soát nền kinh tế tập trung, kiêm luôn phân phối thực phẩm và hàng hoá cho dân.

Cuốn tiểu thuyết xoay quanh 4 nhân vật: Winston Smith là một cán bộ cấp thấp, Julia là người yêu của Smith, O’Brien là giả lãnh tụ đảng đối lập, và Emmanuel Goldstein là Anh Cả. Ngoài ra, còn có nhân vật Charrington là chủ tiệm bán đồ cổ, và ông này là một người chỉ điểm, thành viên của Cảnh sát Tư tưởng.

Winston Smith là một cán bộ trong Bộ Sự Thật. Công việc của Winston là thay đổi các sự thật lịch sử sao cho phù hợp với đường lối và chánh sách của Party / Đảng. Dù làm công việc đó, nhưng Winston không thấy thoải mái vì sự gian dối của Đảng. Chẳng hạn như Đảng nói nước Oceania luôn là đồng minh của Eastasia trong cuộc chiến chống Eurasia, nhưng sự thật thì không phải vậy. Hay như Đảng cho rằng Emmanuel Goldstein (lãnh tụ của nhóm Brotherhood) là người nguy hiểm nhứt, là Kẻ Thù Của Nhân Dân, nhưng Winston thấy không phải vậy.

Winston trú ngụ ở tầng 7 trong một toà nhà tồi tàn, hôi mùi cải bắp luộc, còn thang máy thì thường bị hư hỏng. Trớ trêu thay, toà nhà này được Đảng đặt tên là “Victory Mansion” (Biệt thự Thắng Lợi). Thật ra, cái tên ‘Thắng Lợi’ được dùng cho rất nhiều sản phẩm (như thuốc lá, rượu, bia, cà phê, v.v.) của nước Oceania.

Orwell mô tả Smith như là một công chức nghèo, uể oải với công việc và cuộc sống. Chiều về căn hộ, anh ta được ‘chào đón’ bằng những bài ca hay chương trình giải trí mang tính ‘cách mạng’ và tẻ nhạt. Còn cái màn hình thì hình như lúc nào cũng theo dõi mỗi bước đi và hành vi của anh. Còn ra ngoài nhà thì bất cứ anh đi đến nơi nào, Party đều theo dõi anh. Đi đường anh cũng thấy sự hiện diện của Party và lãnh tụ vĩ đại qua băng rôn và khẩu hiệu. Anh phải tỏ ra là một cán bộ trung thành với Party, về nếu không thì anh ta sẽ bị trừng phạt, thậm chí giết chết. Cảnh sát Tư tưởng lúc nào cũng có mặt để bảo đảm anh ta phải trung thành, mẫn cán với Party / Đảng.

Winston càng ngày càng thấy bất bình trước sự trấn áp và kiểm soát của Đảng. Đảng cấm không được suy nghĩ tự do, không có tình dục, và không có bất cứ diễn đạt mang tánh cá nhân. Do đó, anh ta bắt đầu không ưa đảng và viết nhựt kí. Nói cách khác, anh ta đang trở thành một Tội phạm Tư tưởng.

Winston thương thầm nhớ trộm một cô gái đồng nghiệp tên là Julia. Nhưng Winston sợ Julia là ‘gián điệp’ được cài cắm để theo dõi những kẻ Tội phạm Tư tưởng như anh ta. Một ngày kia, Winston nhận được thư của Julia với dòng chữ ‘I love you’ (em yêu anh), và thế là họ bí mật bắt đầu một mối quan hệ tình cảm. Càng yêu Julia chừng nào, Winston càng ghét Đảng chừng nấy.

Một hôm, Julia và Winston nhận được lời mời ghé thăm O’Brien, lãnh tụ của Đảng. Tuy Đảng mang danh là của giai cấp lao động, nhưng O’Brien sống trong xa hoa.  O’Brien cho biết rằng cũng như Winstin và Julia, ông rất ghét Đảng. Ông đang tham gia nhóm Brotherhood (Hội Ái Hữu) nhằm lật đổ Đảng. O’Brien mời Julia và Winston tham gia Hội Ái Hữu và được tặng cuốn sách của Emmanuel Goldstein về tuyên ngôn của Hội.

Winston say sưa đọc cuốn sách cho Julia nghe trong một tiệm. Đột nhiên, lính xông vào tịct thu cuốn sách, và người báo lính bắt là chủ nhân của tiệm tên Charrington, ông này là thành viên của Cảnh sát Tư tưởng.

Winston được chở tối Bộ Tình Thương, và ở đó Winston lại gặp O’Brien. Lúc bấy giờ, Winston mới biết rằng O’Brien là một gián điệp của Đảng. O’Brien chỉ giả vờ là người của Hội Ái Hữu để gài bẫy Winston. Tại Bộ Tình Thương, đích thân O’Brien tra tấn và tẩy não Winston. Winston kháng cự, và thế là bị gởi đi giam cầm trong Phòng 101, nơi kinh khủng nhứt của Bộ Tình Thương dành cho những tù nhân sừng sỏ nhứt. Cách O’Brien tra tần ở Phòng 101 là buộc một lồng đầy chuột trên đầu của Winston, và để cho chuột gặm nhấm mặt của Winston. Cuối cùng thì Winston bị suy sụp và van xin O’Brien tha thứ cho mình, và hãy dùng hình thức tra tấn này cho Julia.

Winston được thả trong điều kiện sức khoẻ tinh thần bị suy sụp hoàn toàn. Ở ngoài tù, Winston gặp Julia nhưng không còn cảm tình gì với nàng. Ngược lại, Julia cũng bị suy sụp tinh thần và không còn yêu Winston nữa. Winston chấp nhận Đảng và học cách yêu thương lãnh tụ Anh Cả.

Phân tích ‘1984’

Nội dung câu chuyện tôi tóm tắt có lẽ không làm cho các bạn quan tâm, vì xem quá có vẻ quá … tầm thường. Có lẽ thế, nhưng ý nghĩa đằng sau nó thì không tầm thường chút nào, vì qua câu chuyện, văn hào đã phác hoạ một xã hội toàn trị có hình thù ra sao và vận hành như thế nào. Tác phẩm còn hàm chứa một thông điệp rất quan trọng mà George Orwell muốn gởi đến độc giả, đó là các chế độ toàn trị có khả năng gieo rắc nỗi kinh hoàng đến người dân. Đó cũng là một cảnh báo mà văn hào đưa ra từ những 80 năm trước.

Luận đề căn bản của 1984 là thế giới sẽ được chia thành 3 siêu nhà nước toàn trị: Oceania, tượng trưng cho chế độ Stalin; Eurasia tượng trưng cho chế độ Phát-xít; và Eastasia tượng trưng cho xã hội theo tư bản chủ nghĩa. Tuy Oceania tượng trưng cho xã hội Stalin, nhưng câu chuyện lại không lấy Moscow làm bối cảnh mà là London. Tuy nhiên, ngày nay thì chúng ta có thể thấy cái nhà nước Oceania hiện diện ở bất cứ nơi nào trên thế giới, dưới hình thức này hay hình thức khác.

Nước Oceania có ba thành phần: một nhóm nhỏ gọi là Nội Đảng (Inner Party), Ngoại Đảng (Outer Party) và nhóm lớn nhứt là Proles không nằm trong Đảng.  Nội Đảng bao gồm một nhóm nhỏ chóp bu của Đảng, có quyền điều hành và ra chánh sách. Ngoại Đảng là nhóm lớn hơn, bao gồm những cán bộ như Winston Smith, những kẻ bị tẩy não nặng nề và chỉ biết phục vụ cho Nội Đảng một cách vô điều kiện. Proles hay thường dân là nhóm lớn nhứt, ngoài Đảng, chẳng có quyền lực gì cả, và gần như vô nghĩa. Nhóm Probes này được quản lí bởi một lực lượng gọi là Cảnh sát Tư tưởng (Thought Police). Nhóm Proles chẳng có vai trò gì, và thường được Cảnh sát Tư tưởng cho chơi thể thao và những màn giải trí vớ vẩn khác để không chất vấn những gì Nội Đảng và Ngoại Đảng làm.

Mục tiêu tối hậu của Nhà nước Oceania là kiểm soát toàn bộ xã hội và kiểm soát suy nghĩ của người dân. Để thực hiện mục tiêu này, Oceania dựa vào 2 trụ cột chánh: dối trá & tẩy não, và đàn áp. Dối trá & tẩy não được thực hiện bởi Bộ Sự Thật. Đàn áp thì do Bộ Tình Thương phụ trách.

Bộ Sự Thật sáng chế ra một ngôn ngữ gọi là Newspeak. Trong thực tế, Newspeak là loại ngôn ngữ mới nhằm hạn chế tự do tư tưởng và xiển dương đường lối chủ trương của Đảng. Ngôn ngữ Newspeak thay thế tiếng Anh truyền thống. Newspeak không có những chữ mang tính phản kháng. Ngay cả suy nghĩ phản kháng cũng là bất hợp pháp, và suy nghĩ phản kháng trong tâm tưởng là một ‘tội phạm tư tưởng’ (thought crime). Tội phạm tư tưởng là loại tội phạm nặng nhứt trong nhà nước Oceania.

Trong Newspeak có một chương trình một cách nói gọi là ‘Doublethinking‘ (Suy Nghĩ Kép). Khẩu hiệu của Doublethinking và cũng là chủ trương của Oceania là:

Chiến tranh là hoà bình (War is Peace)
Tự do là nô lệ (Freedom is slavery)
Dốt nát là sức mạnh (Ignorance is strength)
“Chiến tranh là hoà bình” có nghĩa là đặt quốc gia trong tình trạng chiến tranh thì người ta sẽ quên đi những bất công xã hội và thối nát của chế độ để chuẩn bị chiến tranh, và qua đó mà duy trì hoà bình trong nước. Điều này giải thích tại sao các nước toàn trị lúc nào cũng doạ công chúng rằng có một kẻ thù đang đe doạ đến sự tồn vong của chế độ (dù chẳng có đe doạ nào cả) để biện minh cho sự đàn áp của họ và làm cho dân chúng lúc nào cũng bị động, không có thì giờ suy nghĩ sâu xa.

“Tự do là nô lệ” có nghĩa là tự do tuyệt đối sẽ dẫn đến một cuộc sống mà người ta chỉ theo đuổi những thú vui vật chất và nhục dục. Họ không thể nào suy nghĩ đến những vấn đề lớn hơn. Do đó, họ rất dễ trở thành nô lệ cho chế độ.

“Dốt nát là sức mạnh” có thể hiểu rằng dốt nát là niềm vui. Khi người ta chạy theo niềm vui để thoả mãn nhu cầu cá nhân, người ta sẽ không quan tâm đến sự thật nữa. Sự dốt nát của họ là sức mạnh của nhà nước.

Doublethinking là một ‘vũ khí’ lợi hại của Đảng (Bộ Sự Thật). Với Doublethinking, người ta có thể tin vào 2 điều hoàn toàn đối nghịch nhau. Đó chính là lí do tại sao các chế độ toàn trị rất thích nói về tự do, dân chủ, hoà bình. Chế độ Oceania lúc nào cũng nói rằng tự do là quí báu, nhưng chính chế độ đó lại tước đoạt quyền tự do tư tưởng của người dân. Dân chủ là một khẩu hiệu rất phổ biến trong nước Oceania nhưng trong thực tế người dân không có quyền bầu cử. Còn hoà bình thì chỉ là khẩu hiệu, vì trong thực tế Oceania lúc nào cũng chuẩn bị chiến tranh chống các nhà nước khác.

Cho đến nay, chúng ta vẫn thấy nhan nhản những thủ thuật của Bộ Sự Thật trong tuyên truyền và tẩy não người dân. Vì nhà nước Oceania kiểm soát toàn bộ báo chí và hệ thống truyền thông, nên nó có thể nói bất cứ điều gì mà không quan tâm đến phản kháng. Nó nói 2 + 2 = 5 mà không ai dám nói khác. Nó đổi đen thành trắng, và trắng thành đen cũng chẳng ai nói khác được. Dần dần, theo thời gian những ‘tiêu chuẩn’ mới này thành chân lí và người dân phải chấp nhận.

Để kiểm soát tư tưởng và tẩy não dân, Đảng duy trì một hệ thống kiểm soát tư tưởng có tên là Thought Police (Cảnh sát Tư tưởng). Cảnh sát Tư tưởng có thể theo dõi công dân mỗi phút và biết họ suy nghĩ gì! Bất cứ ai trong nhà nước Oceania suy nghĩ khác với Đảng là bị bắt bỏ tù và tra tấn.

Nhà nước Oceania thích dùng những cách nói thậm xưng. Họ nói về những chiến thắng vang vội, và bất kẻ thù nào cũng bị đánh bại. Tiểu thuyết bắt đầu bằng nhà nước Oceania gây chiến với Eurasia và làm hoà với Eastasia. Nhưng sau đó thì Oceania đột nhiên làm hoà với Eurasia và gây hấn Eastasia. Cứ mỗi lần như thế, Oceania tuyên bố là chiến thắng. Họ khắc cái ‘chiến thắng’ đó bằng cách đặt tên cho các sản phẩm là ‘Thắng lợi’ / Victory. Người dân tưởng đó là thật và cũng tự hào và ảo tưởng về sức mạnh của Nhà nước Oceania.

Nhà nước Oceania tuy bề mặt thì tỏ ra là một chánh quyền mạnh và vững chãi, nhưng trong thâm tâm họ rất yếu. Họ rất sợ dân. Họ nhìn đâu cũng thấy kẻ thù và ai cũng đáng nghi ngờ. Đó chính là lí do họ có đội quân Cảnh sát Tư tưởng. Một trong những cụm từ họ hay dùng là ‘Kẻ Thù Của Nhân Dân‘. Trong ‘1984’, Orwell mô tả các thành viên của Ngoại Đảng cứ mỗi lần họp họ dành ra 2 phút để làm Nghi lễ Thù Ghét chống lại Emmanuel Goldstein, người được xem là ‘Kẻ thù của Nhân dân‘. Tuy nhiên, cái nhãn đó chỉ được dựng lên làm biểu tượng nhằm đánh lạc hướng người dân từ một kẻ thù lớn hơn là Anh Cả!

Cái mô hình Oceania dĩ nhiên là có mặt trong thế giới XHCN cũ. Ở Đức, sau khi thống nhất đất nước, người ta mới biết cơ quan mật vụ khét tiếng Stasi đã theo dõi người dân như thế nào. Họ dùng những người thân như cha mẹ, vợ chồng, bạn bè, đồng nghiệp làm điềm chỉ viên cho họ. Các điềm chỉ viên báo cáo rất chi tiết về người họ theo dõi, như gặp ai, nói chuyện về gì, suy nghĩ ra sao, thậm chí … ngủ với ai!

Ngày nay, cái ngôn ngữ Newspeak cũng hay thấy ở những nước chuyển sang XHCN. Ở Tàu, sau cuộc ‘cách mạng’, chế độ mới thay đổi các cách nói và ngữ vựng cũ bằng những cách nói xa lạ và những từ ngữ khó hiểu. Họ cố tình tẩy não sao cho dân chúng phải đoạn tuyệt với ngôn ngữ của cha ông để lại và làm quen với một thứ ngôn ngữ mới. Ngôn ngữ Newspeak cũng có những chữ như tự do, dân chủ, hoà bình, v.v. nhưng ý nghĩa thật thì hoàn toàn ngược lại, y như Doublethinking.

Trong cái nhìn của Orwell, không phải chỉ xã hội chủ nghĩa sẽ thất bại, nhưng một xã hội hiện đại (như ngày nay) và xã hội dân chủ đại chúng cũng sẽ thất bại. Trong xã hội ngày nay, những kẻ cai trị đã có trong tay những kĩ thuật và công nghệ để duy trì quyền lực và kiểm soát dân chúng. Trong xã hội Oceania, người dân tin vào những gì kẻ cai trị (Anh Cả) vì họ không thể nào nói lên những bất đồng chánh kiến, hoặc họ bị tẩy não và không nghĩ ra được một cách diễn giải khác. Có lẽ ý tưởng chánh của Orwell trong 1984 là những kẻ cai trị có khả năng ngăn chận những suy nghĩ độc lập của người dân.

Lời cảnh báo đó vẫn còn tính thời sự. Dù đã gần 80 năm xuất bản, những khái niệm như Newspeak, Doublethink, Anh Cả, Tội phạm Tư tưởng, Cảnh sát Tư tưởng, v.v. vẫn còn liên quan. Ngay cả người dân ở Mĩ, Úc, Anh trong thời dịch bệnh có lẽ đều tìm thấy nhiều sự trùng hợp lạ lùng với những gì mô tả trong 1984. Chính vì thế mà mà ‘1984’ được xem là một kiệt tác, vì mức độ ảnh hưởng của nó xuyên thời gian.

___

[1] George Orwell tên thật là Eric Arthur Blair sanh năm 1903 và qua đời năm 1950, tức chỉ thọ 46 tuổi. Ông chết vì bệnh lao phổi. Ông xuất thân là một nhà báo và nhà phê bình, nhưng lại biết đến như là một nhà văn. Ông mô tả gia đình ông thuộc giai cấp trung lưu, thân phụ là công chức làm việc ở Ấn Độ (nơi ông sanh ra) và thân mẫu xuất thân từ một gia đình doanh nhân gốc Pháp. Sau một thời gian sống ở Ấn Độ, ông theo thân mẫu về Anh, nơi ông được gởi đi học tại những trường danh tiếng như Sussex và Eton. Ngay từ thuở đó cậu bé George đã biểu hiện một tư chất thông minh nhưng thụ động. Aldous Huxley là một trong những người thầy của Orwell. Tuy nhiên, ông không thích môi trường học đường. Sau trường học, ông làm cảnh sát một thời gian, nhưng ông cũng không thích nghề cảnh sát. Thật ra, ông lúc nào cũng cảm thấy xấu hổ vì đã làm cảnh sát. Sau khi bỏ nghề cảnh sát, ông lang thang ở London và Paris và sống trong một khu tồi tàn, chung nhà với những người ăn xin. Ở Paris ông làm nghề rửa chén trong nhà hàng. Có lẽ chính vì thế mà ông rất ghét chủ nghĩa đế quốc. Ông tự xem mình là một người xã hội chủ nghĩa, thậm chí là người cộng sản. Nhưng trớ trêu thay, hai tác phẩm Animal Farm và 1984 của ông lại là những cảnh báo về một viễn cảnh chế độ Nazi và Stalin áp đặt lên xã hội loài người.


Last edited by LDN on Tue Dec 27, 2022 5:59 pm; edited 1 time in total

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 29 Empty Re: Sách

Post by LDN Mon Dec 19, 2022 6:59 pm

Chuyện người tùy nữ' - tận cùng bi thảm của số phận phụ nữ

Một trong những cuốn tiểu thuyết đen tối nhất là "1984" của tác giả George Orwell, xuất bản năm 1949, và "Chuyện người tùy nữ", được xem là “1984 dưới điểm nhìn nữ giới”.

Thủy Nguyệt - zing

Chuyện người tùy nữ là tác phẩm nổi tiếng của Margaret Atwood, xuất bản lần đầu tiên tại Canada đã ngay lập tức tạo được tiếng vang và trở thành tác phẩm kinh điển. Năm 2019, bản sách Chuyện người tùy nữ do dịch giả An Lý chuyển ngữ tiếng Việt đã được tái bản tại Việt Nam.

Chuyện người tùy nữ là cuốn tiểu thuyết "dystopia", có nghĩa là thể hiện một điều đen tối không tưởng. Trong tiếng Việt thường gọi dòng tiểu thuyết này là “phản địa đàng”. Một tác phẩm phản địa đàng là một tác phẩm hư cấu tái dựng xã hội phát triển theo hướng đen tối khủng khiếp, nơi đó mọi thứ đều trở nên trần trụi, ngột ngạt. Con người sống nhưng bị tước đoạt tất thảy mọi quyền lợi sống. Một trong những cuốn tiểu thuyết đen tối nhất là 1984 của tác giả George Orwell, xuất bản năm 1949, và Chuyện người tùy nữ, được xem là “1984 dưới điểm nhìn nữ giới”.

Chuyện người tùy nữ được kể bởi Offred, một hầu gái ở Cộng hòa Gilead mới. Offred là một phần của lớp phụ nữ được gọi là tùy nữ, được hình thành với mục đích duy nhất trong xã hội là thụ thai và sinh con trong các gia đình Quân Trưởng, trong khi nạn vô sinh đang hoành hành trong xã hội. Nếu không sinh được con họ sẽ trở thành phế nữ, bị gửi đến các trại tập trung, tỵ nạn, trở thành gái mại dâm, hoặc bị giết chết. Họ thường xuyên mặc trang phục màu đỏ, mũ trắng che kín mặt.

Nước Cộng hòa Gilead được thành lập sau cuộc tấn công vào chính phủ Hoa Kỳ, tổng thống bị giết chết, quốc hội bị xóa bỏ. Chính trong bóng tối này, chế độ độc tài quân sự mới bị che giấu dưới hình thức tôn giáo đã lên nắm quyền kiểm soát toàn bộ.

Dưới chính phủ mới, phụ nữ bị tước đoạt mọi quyền và nghĩa vụ dân sự. Những quyền như bình đẳng, sinh sản hữu tính, và quyền con người đều thuộc về đàn ông.

Hình ảnh những người tùy nữ được chuyển thể trên bộ phim truyền hình Chuyện người tùy nữ của Mỹ.

Hình ảnh những người tùy nữ được chuyển thể trên bộ phim truyền hình Chuyện người tùy nữ của Mỹ.

Làn sóng mới của sự cuồng tín tôn giáo đã đưa những người đàn ông đến phục vụ Cộng hòa Gilead. Đàn ông được chia thành các Thiên thần, là những người bảo vệ trong xã hội.

Offred đã hồi tưởng lại cuộc sống mà cô từng sống trước khi chính quyền lật đổ. Cô nhớ đã kết hôn với một người đàn ông tên Luke. Trước Cộng hòa Gilead, Luke đã lừa dối vợ mình để ở bên Offred và họ đã có một cô con gái riêng.

Vì Cộng hòa Gilead coi tất cả các vụ ly dị là tội ác chống lại Thiên Chúa, cuộc hôn nhân của họ đã bị vô hiệu hóa. Luke bị sát hại trong rừng, con gái của họ bị bắt và Offred bị biến thành một tùy nữ để trừng phạt cho “tội ác” của cô.

Offred sống giữa những ngày tháng “vô tri” của chính phủ mới, đồng thời hồi tưởng chất chồng về quá khứ. Dưới ngòi bút sắc bén của Margaret Atwood Offred hiện lên không phải là nữ anh hùng nữ quyền, như nhiều người đọc từng nghĩ thế; cô ấy là một người phụ nữ bình thường không có sự thúc đẩy ý thức hệ. Cô ấy không muốn gì hơn là một gia đình và một công việc dễ chịu.

Đối với vấn đề đó, bản thân Chuyện người tùy nữ không phải là tuyên ngôn về nữ quyền. Điều này được thể hiện rõ trong đoạn kết mở của tiểu thuyết. Khi được giải đi bởi chiếc xe thùng đóng sầm cửa, biểu tượng cho cái chết, số phận của Offred sẽ ra sao? Rốt cuộc, số phận ấy chỉ như bị cuốn vào hố đen của vũ trụ, không một hồi đáp. Cái kết tuyệt vọng và tuyệt đẹp trong văn chương.

Margaret Atwood xây dựng Chuyện người tùy nữ, thông qua cuộc đời của Offred, để trải bày cái đen tối của đời sống, giải thiêng những điều từng được coi là đẹp đẽ trong đời sống. Khắc nghiệt, đen tối và sầu thảm của những người phụ nữ.

Tác giả Margaret Atwood.

Margaret Atwood đã tái dựng những hình ảnh đen tối, với những xác người bị treo lên bức tường vào mỗi sớm mai để răn đen kẻ còn sống, hay những đoạn tình dục được trình chiếu như hai công cụ va vào nhau, không xúc cảm… đều biến xã hội Cộng hòa Gilead như một trại tập trung đã từng được Đức Quốc Xã xây dựng để giết người Do Thái.

Không có chút gì tươi sáng trong tác phẩm, chỉ có những điều đau khổ, ít đau khổ, hoặc nhiều đau khổ hơn. Mỗi hình ảnh trong tiểu thuyết đều có sức ám ảnh ghê rợn đối với người đọc. Trong đó, cảnh trong buổi Cứu chuộc chính là một cảnh tuyệt cùng. Ở buổi Cứu chuộc ấy, chúng ta sẽ phải chứng kiến cảnh trừng phạt con người, như một xác chết đang bị bầy kền kền bủa vây, rỉa rói. Cảnh tượng kinh hoàng đó, có lẽ người đọc chỉ có thể liên tưởng đến cảnh “đấu tố” vô nhân tính trong 1984.

Người đọc hôm nay có lẽ vẫn không đủ sức để chịu đựng một tác phẩm đen tối như Chuyện người tùy nữ, nhưng có lẽ khám phá cuốn tiểu thuyết cũng là điều cần thiết để nhìn thẳng vào hố đen của đời sống hiện đại, khi những vấn đề rối ren về tình dục, cưỡng đoạt liên tục xuất hiện. Chuyện người tùy nữ đã bán được hơn tám triệu bản tiếng Anh và đến nay vẫn tiếp tục tạo được làn sóng trong dư luận.

Margaret Atwood sinh năm 1939 ở Ottawa, lớn lên ở những vùng hoang dã miền Bắc Ontario, Quebec và Toronto, lấy bằng cử nhân Đại học Toronto và bằng Thạc sĩ Havard. Bà chinh phục công chúng văn học Anh ngữ trước hết bằng thơ ca, và sau này bằng những tiểu thuyết dày dặn và độc đáo. Danh mục tác phẩm của Atwood đã lên tới hơn 60 cuốn sách - tiểu thuyết, thơ, tuyển truyện ngắn, tuyển phê bình, sách văn học thiếu nhi.


Last edited by LDN on Sat Dec 31, 2022 10:48 am; edited 1 time in total

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 29 Empty Re: Sách

Post by LDN Mon Dec 19, 2022 7:01 pm

Nguyễn Quang Vũ rated a book really liked it

Chuyện người tùy nữ by Margaret Atwood

Tạm chia tay với văn chương u ám tù ngục của Solzhenitsyn, đang nghĩ ngày mai tươi sáng thì vấp ngay phải Atwood cũng u ám không kém. Kể ra thể loại dystopia vẫn luôn là thách thức từ sau siêu phẩm kinh điển "1984" của Orwell. Nhưng cơ bản với mình thì Atwood đã khá thành công với "Chuyện người tùy nữ".

Gọi là "vấp" cũng không đúng. Mình đến với "Chuyện người tùy nữ" là do nó đã được chuyển thành series "The Handmaid's Tale" đang rất đình đám năm nay. Cơ mà chưa xem phim, xem sách trước Very Happy

"Chuyện người tùy nữ" là một câu chuyện giả tưởng, bối cảnh là nước Cộng Hòa Gilead - một dystopia điển hình.

Dystopia - Phản Địa đàng, ngược lại với Utopia - Địa đàng, là một xã hội mà những người xây dựng ra nó luôn nghĩ rằng họ đang xây dựng một xã hội tốt nhất, vĩ đại nhất, chuẩn mực nhất. Song thực tế thì lại trái ngược. Người dân bị theo dõi, cầm tù, đánh đập vì bất kể lý do gì. Tội đặc biệt nghiêm trọng là lật đổ hay âm mưu lật đổ chính quyền.

Cộng Hòa Gilead là một xã hội thần quyền cực đoan vào những năm 80 thế kỷ trước. Đại loại những người chiến thắng trong một cuộc chiến tranh hò nhau lập nên một chính thể lấy niềm tin tôn giáo làm kim chỉ nam. Nước Cộng Hòa này nằm ngay trên một phần của đất Mỹ.

Xã hội Gilead được phân công đại để gồm có: các "Gia Hộ" - là một gia đình có sức mạnh, có quyền lực, là nhân tố chính của xã hội Gilead; "Chủ Nhân" - là chủ của Gia Hộ, là những người có địa vị, nắm nhiều quyền lực trong bộ máy; "Phu Nhân" - vợ chính thức của Chủ Nhân, là những người nắm công việc điều hành nội bộ trong một Gia Hộ; các "Dì" - là những người đảm bảo điều hành mọi thứ theo các nguyên tắc tôn giáo; "Thiên Thần" - là mấy tay cảnh sát chuyên bắt và nhốt; "Martha" - là mấy cô giúp việc nhà; và "Tùy nữ" - những người không có chức năng nào khác ngoài ĐẺ.

Truyện giải thích rằng thời đó việc sinh sản trở nên khó khăn do chiến tranh, bệnh dịch, phóng xạ ... Tất cả những người phụ nữ có khả năng sinh sản, đặc biệt là những người có hành vi phạm pháp nhẹ, nếu không bị đi đày ra khu Kiều dân thì sẽ thành Tùy nữ chỉ chuyên để đẻ. Các Tùy nữ không được sử dụng tên thật của mình nữa mà dùng một tên có chữ "of" đằng trước để chỉ việc sở hữu của chủ nhân.

Câu chuyện được kể theo phong cách u ám, đan xen giữa quá khứ lúc chưa có chính quyền Gilead và thời hiện tại. Những khoảng sáng lóe lên hiếm hoi chủ yếu là niềm vui lúc cô Tùy Nữ Offred còn tự do, còn gia đình. Kết thúc câu chuyện không phải là một happy-ending hoàn toàn nhưng cũng khá lạ với phong cách hồi tưởng lại quá khứ trong tương lai hơn 200 năm sau đại họa Gilead. Nó làm người đọc phải tưởng tượng sau khi cái kết chính thức được show ra.

Nói chung mình thích tác phẩm này. Thích An Lý dịch. Khá phấn khích khi An Lý cũng là người chuyển ngữ "The Blind Assassin" - "Tay sát thủ mù" của Margaret Atwood.

Margaret Atwood là một nữ văn sỹ sinh năm 1939 người Canada Very Happy. "Chuyện người tùy nữ" được phát hành năm 1985 và là tác phẩm nổi tiếng nhất của bà. Tuy nhiên "The Blind Assassin" mới là tác phẩm đoạt giải Man Booker năm 2000.

-------
Giải Man Booker là một giải thưởng văn học được trao hàng năm cho một tiểu thuyết dài được coi là hay nhất được viết bằng tiếng Anh và có tác giả là công dân quốc gia thuộc Khối Thịnh vượng chung Anh hay công dân Cộng hòa Ireland.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 29 Empty Re: Sách

Post by LDN Mon Dec 19, 2022 7:06 pm

hoanglinh.r8 - Maybe

Chuyện Người Tùy Nữ: Viễn cảnh tăm tối của những người phụ nữ khi bị tước mất quyền tự do

Margaret Atwood

Lúc đầu khi nghe cái tên Chuyện Người Tùy Nữ mình đã nghĩ đến những câu chuyện bi kịch tình yêu hay mấy thể loại tương tự thế, vì “tùy nữ” nghe như kiểu nói về các cô hầu gái trong gia tộc lớn ấy. Nhưng tất nhiên đấy là khi mình chưa đọc phần giới thiệu và lời giải thích về các “tùy nữ”: “những cô gái mắn con được nuôi trong nhà các Quân trưởng, được chăm bẵm và o bế, chỉ cần mỗi tháng một lần nằm xuống làm bổn phận với quốc gia.”. Chà, chào mừng đến với thế giới phản địa đàng của Margaret Atwood, đến với quyển sách được coi là lời cảnh báo đối với làn sóng chống nữ quyền và sự trỗi dậy của các thế lực tôn giáo bảo thủ ở nước Mỹ những năm 1980.

Câu chuyện được kể dưới góc nhìn của Tùy nữ Offred: cái tên mà theo mình hiểu có nghĩa là Of Fred: của nhà Fred, cũng như Ofglen, Ofwayne hay Ofwarren. Hôm nay cô có thể là Offred nhưng ngày mai cô có thể là Ofglen, chúng là những cái tên không dành cho một ai cụ thể cả. Khi đã trở thành Tùy nữ, họ trở thành một thứ “tài sản chung” được cấp phát theo quy định của đất nước. Chắc các bạn nghĩ đây phải là truyện bối cảnh lịch sử thì mới có cái chế độ nghe phong kiến lỗi thời như thế này nhỉ? Thế thì lại đơn giản quá.

Bối cảnh Margaret xây dựng là đất nước giả tưởng Gilead - một đế chế thần quyền xuất hiện giữa nền dân chủ của nước Mỹ, một xã hội toàn trị với quy chuẩn là đạo đức Thanh giáo thế kỉ mười bảy. Nghe có trớ trêu không khi xây cái kén thần quyền hà khắc ở ngay giữa trung tâm của thế giới tự do? Một đất nước được quản lý hoàn toàn bằng quân đội, phân chia tài nguyên theo cấp bậc, tước bỏ gần hết quyền tự do của công dân và đặc biệt xóa sạch thứ gọi là “quyền phụ nữ”. 

“Tôi những muốn tin mình chỉ đang kể chuyện. Tôi cần tin thể. Tôi phải tin thế. Ai tin được rằng chuyện thế này chỉ là chuyện kể sẽ có cơ may cao hơn.

Nếu chỉ đang kể chuyện, tôi có toàn quyền làm chủ đoạn kết. Thế nên sẽ có đoạn kết, cho câu chuyện, và sau đó đời thực lại quay về. Tôi có thể nối tiếp chỗ đang bỏ dở.

Đây không phải tôi đang kể chuyện. Đây cũng là tôi đang kể chuyện, trong đầu mình; trong lúc vẫn đang sống tiếp.”

Các chương truyện được xếp bố cục đan xen giữa ngày và đêm, tất cả đều là những sự kiện diễn ra xung quanh cuộc sống của Offred từ ngày được điều đến nhà của phu nhân Serena Joy. Buổi sáng Offred là một Tùy nữ an ổn tuân theo bổn phận, chỉ khi đêm xuống cô mới dám trở về với những suy nghĩ của chính mình. Với mình Offred là một người phụ nữ rất mạnh mẽ, thật không dễ dàng gì khi ngày nào cũng phải tự thuyết phục bản thân rằng mình chỉ đang sống trong một cơn ác mộng. Cô buộc bản thân mình phải vào vai một Tùy nữ khiêm nhường, từng bước thận trọng tìm kiếm lối thoát giữa những kẻ giám sát xung quanh.

Qua những gì Offred kể lại, không khó để độc giả hình dung bầu không khí lúc nào cũng căng thẳng ở Gilead. Quân đội có mặt ở mọi nơi, chỉ cần một chút sơ sẩy thì ai cũng có thể trở thành người tiếp theo đứng trên giàn treo cổ. Theo chân Offred độc giả sẽ được dẫn đi từ nỗi sợ này sang nỗi sợ khác, đặc biệt là khi cô phát hiện ra bên trong đất nước đen tối này còn có những thứ đáng sợ hơn cả những gì nó bộc lộ bên ngoài. Mặc dù plot twist của truyện không làm mình quá bất ngờ nhưng bầu không khí tác giả xây dựng làm mình phải vừa đọc vừa hồi hộp.

Ngoài ra còn có một chi tiết nhỏ làm mình khá chú ý, đó là một đoàn khách du lịch đến và bắt chuyện lúc Offred đang được cử đi mua đồ ăn. Chuyện có đoàn du lịch đến tham quan một đất nước vừa diễn ra chính biến đã lạ lắm rồi, mà đặc biệt hơn đó là một đoàn khách đến từ Nhật. Những cô gái đến từ châu Á ăn mặc thời thượng thoáng mát và những cô gái ở đất nước “từng là xứ tự do” nay phải giữ mình trong bộ đồ trùm của Tùy nữ. Nghe có vẻ hơi ngược ngạo nhỉ.

Nhìn chung thì đây là một quyển mình thấy khá hấp dẫn, phù hợp với những bạn mê dòng tiểu thuyết phản địa đàng* có yếu tố kịch tính như mình. Giọng kể phần đầu thiên về kiểu ngắn gọn, ai đọc không quen có thể sẽ thấy hơi cụt nhưng mình thấy đó là giọng kể phù hợp nhất với Offred. Kết mở có hơi làm mình hụt hẫng xíu cơ mà cũng có khá nhiều manh mối để độc giả dự đoán phần phía sau rồi nên không sao. Ngoài sách thì Chuyện Người Tùy Nữ còn có bản phim điện ảnh, phim dài tập, kịch sân khấu, ba lê, opera và kịch truyền thanh. Vậy nên nếu các bạn lười đọc thì cũng có khá nhiều lựa chọn khác nếu muốn thưởng thức tác phẩm này. 

*Dystopia: phản địa đàng là khái niệm đối lập được hình thành sau khi khái niệm về Utopia - địa đàng xuất hiện (khái niệm Utopia được đặt ra bởi ngài Thomas More trong cuốn sách cùng tên mà mình đã từng review rồi). Nếu Utopia là nơi hạnh phúc ai cũng muốn tìm đến thì Dystopia sẽ là chốn địa ngục mà phần đa cư dân muốn tìm cách thoát ra. 

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 29 Empty Re: Sách

Post by LDN Tue Dec 20, 2022 4:39 pm

Sách Xanh Xanh

Review Sách 

Chuyện người tùy nữ – Margaret Atwood

Lá Xanh  

Review sách – Chuyện người tùy nữ của Margaret Atwood là cuốn sách tôi nghiền ngẫm từng câu chữ và từng mẩu nội dung. Một cuốn sách chứa đựng không khí ngột ngạt và hàng tỉ thứ vấn đề của thế giới trong từng câu chữ. Từ những lời kể chi tiết trong cuộc sống rất nghèo nàn của một người “tuỳ nữ”, từng lớp mặt của vấn đề được nhắc đến, được bóc tách và dù thế nào, cũng chẳng thể đi đến lớp tận cùng như ta mong muốn.

Tôi hoàn toàn không tìm hiểu chút gì về cuốn sách mình định đọc trước đó nên đã gặp phải chút vấn đề là khó hình dung về thời đại và bối cảnh. Nhìn bìa, tôi đã nghĩ, đây là cuốn sách về một người phụ nữ ngày xưa, trông kín đáo và truyền thống đến thế cơ mà. Thế nhưng khi đọc Chuyện người tuỳ nữ, tôi thấy như đang xem một câu chuyện thời sự – ở tương lai, nhưng quen thuộc.

Chuyện người tùy nữ của Margaret Atwood là câu chuyện được kể qua lời Offred về ngôi nhà cô đang sống tại đất nước Gilead, một nước nằm trong Hợp chủng quốc Hoa Kỳ vào một ngày tháng năm nào đó. Một đất nước có các Quân trưởng, các phu nhân Quân trưởng, các “dì”, Martha và tuỳ nữ. Sau một thời gian băn khoăn xem “tuỳ nữ” là gì, tôi quyết định dành cho nó một từ thuần Việt đơn giản: người đẻ thuê. Một người đẻ thuê có thể bị bắn bùm bất cứ lúc nào nếu đi chệch con đường cho phép, đến nơi không được cho phép và làm việc không được cho phép. Một hình ảnh để bạn dễ hình dung hơn: một người bị trùm kín đầu, có dây thừng quanh cổ và được lên những chiếc móc được gắn vào bức tường cạnh nhà thờ. Nơi đó, đàn ông cũng được treo rất thường xuyên, liên tục, đến khi có những kẻ “phạm luật” khác thay thế.

Đầu tiên, Chuyện người tùy nữ có không khí ngột ngạt và diễn biến rất nhỏ, nhịp truyện rất chậm. Tiếp theo là lối dùng những từ hiếm gặp xuyên suốt nội dung truyện. Nếu không tập trung, bạn có thể bị văng ra khỏi mạch câu chữ bất cứ lúc nào. Một số từ có thể khiến bạn phải dừng lại một chút để xem nghĩa của chúng thực sự là gì như: đê hạ, phái sinh, tầm chương, trường nhìn, tang chế, đấu xảo, tôi mình, tiết tỉnh, gấu ó, lưu xú… Tôi đã phải note lại một danh sách những từ như thế trong quá trình đọc. Đây là 2 điểm tôi đặc biệt thích ở cuốn sách này.

Những từ “lạ” mang lại sự thú vị cho cuốn sách

Từ lạ khiến tôi cảm thấy sự thú vị và nhịp truyện chậm giúp tôi có thể thực sự “nghiền” từng chút nội dung. Chuyện người tùy nữ bắt đầu rất chậm, mơ hồ, khó hiểu. Có lẽ sẽ có khá nhiều người oải với nhịp truyện và sự mơ hồ này. Tuy nhiên, bạn sẽ cảm thấy con đường dần trở nên rõ hơn sau khoảng 100 trang truyện. Sự miêu tả tỉ mỉ từ chiếc rèm cửa đến tấm thảm, tay vịn cầu thang hay trang phục, đến cả cái mụn của nhân vật siêu phụ giúp bạn có được phần nền chắc chắn, khó phai dù phần sau có diễn biến thế nào đi nữa. Thế nhưng, những người đàn ông, đàn bà trong câu chuyện này cũng rất mơ hồ. Họ vừa có tên, vừa không. Offred = Of Fred, Ofglen = Of Glen, hay Quân trưởng, Luke, Nick… Họ như những chiếc bóng đi qua một thể chế khiến người ta ám ảnh.

Những câu hỏi không ngừng vang lên

Khi đọc, tôi vừa cảm thấy thú vị với những quan điểm mình gặp, lại vừa sợ hãi. Tôi có được vừa rùng mình, nôn mửa khi nhìn thấy máu rồi sau đó lại phấn chấn, vui vẻ vì hoa hay không? “Không thể vì hoa mà phủ nhận kẻ treo cổ, hoặc vì kẻ treo cổ mà chối bỏ hoa. Mỗi vật đều có cái lý riêng và đều tồn tại đó… Tôi cần phân biệt. Tôi cần phải rạch ròi, trong tâm não.”. Đây có phải cách để người ta có thể sống trong thế giờ này? Trung dung hay hèn nhát?

Trong Chuyện người tùy nữ, có những điều tự nhiên nhất của tâm lý con người được nói đến. Có sự phản kháng rất đời sống như “Mẹ đòi hỏi tôi làm lời biện hộ cho đời mẹ, cho con đường mà mẹ chọn. Tôi không muốn sống đời mình theo thước tấc mẹ đặt ra. Tôi không muốn làm đứa con kiểu mẫu, hiện thân sống những lý tưởng của mẹ… Con không sống để mẹ có lý do tồn tại, có lần tôi nói vậy.”. Trước khi thế giới thay đổi, những câu chuyện như thế tồn tại. Sau đó, những mẩu chuyện đó tồn tại trong kí ức. Sự đan xen nhưng khoảng thời gian của nhân vật giúp người đọc đi đến được cái kết và hiểu được chuyện gì đã diễn ra.

Offred là một kẻ bị động trong câu chuyện này, ở thời điểm này. Cô chỉ như chiếc bóng dẫn người đọc đi đến những ngóc ngách của bối cảnh, của con người. Ở cô, vừa có sự thích nghi rõ rệt nhưng tôi vẫn có cảm giác phản khác ngấm ngầm bên trong, dù chỉ như những chấm nhỏ li ti. Người ta không dám tin đến một lúc nào đó nó có thể bùng cháy. Cô một mình, cô độc giữa những “con mắt” được giăng mắc khắp nơi của chính phủ. Trong lúc chờ “kẻ bị động” bên trong mình thay đổi, cô đã chờ đợi, với niềm tin dù mơ hồ nhưng kiên định vào Moira. “Tôi không muốn cô trở nên giống mình. Quy thuận, xuôi dòng, cứu lấy cái mạng. Tóm lại là như vậy. Tôi muốn có kiên cường, hảo hán, anh hùng, đơn thương chiến đấu. Điều tôi không làm được.”. Tôi cảm thấy thương hai người phụ nữ này, thương thế giới này vô cùng khi Moira nói “Mà thôi, hãy xét góc độ này: đâu có tệ, xung quanh bao nhiêu đàn bà. Thiên đường ô môi, còn gì nữa.” – Có lẽ Offred đã hiểu rằng, người bạn mạnh mẽ của mình cuối cùng cũng bị đánh gục. Khi thế giới thay đổi, sau tình trạng shock ban đầu và sự phản kháng, “nước ấm nấu ếch” bắt đầu phát huy tác dụng.

Sự thích nghi – hay đầu hàng, không khó hiểu như sau khi bị kìm nén, bị bào mòn từ tinh thần đến thể xác. “Đến phải kinh ngạc khi thấy người ta tập quen được những gì, miễn là có tí bù đắp.”. Họ có từng nghĩ về những điều tốt hơn, rằng “Tôi ước nó văn minh hơn. Tôi ước mình hiện ra trong đó tốt đẹp hơn, nếu không sung sướng, thì ít nhất cũng năng nổ hơn, bớt do dự, bớt phân tâm vào những điều nhỏ nhặt.” nhưng “lại có quá nhiều thứ ngáng đường, quá nhiều thì thầm, quá nhiều đoán định về kẻ khác, quá nhiều đồn đại không tài nào kiểm chứng, quá nhiều lời chưa nói ra, quá nhiều thầm lén và bí mật. Và lại quá nhiều thời gian phải chịu đựng…”. Đến cuối cùng, họ nghĩ rằng “Đó mới là thứ rốt cuộc sẽ kết liễu người ta. Đức tin cũng chỉ là chữ, thêu bằng chỉ.”.

Serena Joy, phu nhân Quân trưởng không thể hiện nhiều trong câu chuyện nhưng là một phần tạo nên thế giới đàn bà với nhiều tầng lớp, không lớp nào thiếu những đau đớn. Có thể, bà ta sống trong sự thôi miên chính mình, dù với bản thân hay với những người cận kề. “Bà không tin ông ta là quỷ. Ông ta không phải quỷ, trước mắt bà. Hẳn ông ta cũng có ng đáng yêu: ông thường huýt sáo, lạc điệu, trong buồng tắm ông suốt ngày nhí nhách kẹo viên sô cô la, ông gọi chó là Liebchen, bé cưng… Quá sức dễ dàng bịa ra nhân tính, cho bất kỳ ai trên đời. Cám dỗ quá gần bên. Chỉ là đứa bé to xác, chắc bà đã nhủ mình vậy.”. Tôi nhận ra, bản năng muốn xoa dịu, muốn mọi sự tốt đẹp hơn có thể nuôi dưỡng điều ác tốt hơn bất cứ thứ gì. Đây cũng là đoạn khiến tôi rùng mình, không phải vì ông ta là một con quỷ, mà là việc nhân tính là một thứ có thể bịa ra, nhớp nhúa.

Những lời tiên tri cho thời sự thế kỷ 21 từ 30 năm trước

Ấn tượng sâu sắc Chuyện người tùy nữ chính là cách những vấn đề thời sự được nhắc đến chứ không chỉ là những gì xảy ra với một tuỳ nữ. Chỉ với 400 trang sách nhưng tác giả đã cho người đọc thấy cả thế giới suốt nhiều năm qua, và cả tương lai có khả năng xảy đến. Có những vết kim châm nhỏ nhưng được xoáy một cách đau đớn, tài tình. Là chiến tranh: “Con bé mạnh khỏe đấy, cơ rất lẳn. Gia đình không mang chất da cam, kiểm tra hồ sơ rồi, cẩn tắc không bao giờ áy náy.” – nói về chất lượng một tùy nữ. Hay “Thời trước người ta sẽ nhận được một cái gói nho nhỏ, đồ tư trang: những thứ còn lại bên mình khi anh chết. Họ thường làm thế, thời chiến, mẹ tôi bảo. Cần phải than khóc bao lâu, họ đã nói gì nhỉ? Hãy dành đời mình tưởng niệm người yêu dấu. Anh ngày xưa. Người yêu dấu.”. Về khủng bố: “Chuyện xảy ra sau đại họa, tổng thống bị bắn và Quốc hội bị xả súng máy, quân đội tuyên bố tình ở trạng khẩn cấp, Tội đổ lên đầu đám Hồi giáo cực đoan, hồi ấy.” Hay về cách chính quyền trấn an người dân của mình “Hãy bình tĩnh, ti vi nói. Mọi chuyện đều kiểm soát.”.

Những vấn đề của 36 năm trước hay tiên đoán của tác giả cho 36 năm sau? “Thai lưu, sẩy thai, dị dạng do hỏng gen xuất hiện tràn lan, ngày càng tăng mạnh, và tình trạng đó đã được chứng minh mối liên quan với những tai nạn, những vụ đóng cửa hay phá hoại ở các nhà máy nguyên tử đầy rẫy trong thời đại này… – và cả việc sử dụng bừa bãi hóa chất trừ sâu, trừ cỏ hay tương tự.” Những cụm từ quen thuộc ở đời sống hiện tại khiến người ta giật mình, vì cách thế giới diễn ra: “Nhu cầu có một cái tôi tạm gọi là dịch vụ sinh nở đã rõ rệt từ thời tiền Gilead, và nó được đáp ứng với nhiều thiếu hụt bằng “thụ tinh nhân tạo”, “phòng khám hiếm muộn” và những người “mang thai hộ”, được thuê riêng cho mục đích này.”

Một Gilead với biểu tượng con mắt soi xét đến từng ngóc ngách. Một Gilead không tình yêu, không tri thức, không tiếng cười nhưng lại không dị biệt, như phân tích: “Như tôi đã nói ở trên, có rất ít thứ thực sự phát xuất từ hay có riêng cho Gilead: tinh thần của nó mang tính tổng hợp… Mọi nhà thiết kế ra Gilead đều biết rằng, để đặt nền móng cho một chế độ toàn trị hữu hiệu, mà thực ra là bất kỳ chế độ nào, phải cung cấp một số đặc lợi và quyền tự do, ít nhất cho một thiểu số ưu đãi, đền lại những thứ đã tước đi.”. Tôi vẫn hỏi và không ngừng suy nghĩ về cách thế giới này vận hành, dù gì đi nữa.

Cuốn sách được ra đời năm 1985 nhưng những gì được nhắc đến trong đó có thể được nhắc đến mãi mãi. Tất cả tạo nên một bức tranh quá dữ dội trong Chuyện người tùy nữ. Sự ngột ngạt trong nhịp và diễn biến truyện cộng với sự dữ dội của các vấn đề có thể khiến người ta váng đầu. Điều khiến tôi sợ hãi là bởi tôi cảm thấy sự quen thuộc. Tôi như nhìn thấy những điều ấy, rất gần.

Và cuối cùng, là những dòng kết rất đắt của cuốn sách.

“Như mọi sử gia đều biết, quá khứ là một cõi khổng lồ đen đặc, tràn đầy tiếng vọng. Những giọng nói từ đó có thể đến với chúng ta; nhưng lời chúng nói đã nhuốm đầy mịt mùng khi du hành qua ma trận ấy; và, cố đến đâu thì cố, không phải bao giờ chúng ta cũng giải mã được chính xác khi đặt dưới ánh sáng rành mạch trong thời đại của mình.
[Tiếng vỗ tay.]
Có ai muốn hỏi gì không?””

Lá Xanh


Last edited by LDN on Sat Dec 31, 2022 10:50 am; edited 2 times in total

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 29 Empty Re: Sách

Post by LDN Thu Dec 22, 2022 6:47 pm

Kim Phụng
Kim Phụng@Gia Vị - ybox

Review Sách “451 Độ F” (Ray Bradbury) - “Đừng Đối Mặt Với Các Rắc Rối, Mà Hãy Đốt Nó.”

Tôi đọc xong 451 độ F trong hơn 3 giờ đồng hồ, bắt đầu từ lúc 2 giờ sáng. Trong những ngày tháng bận rộn này, thật khó đã có thể bố trí thời gian và đầu óc để đọc xuyên suốt cho xong một tác phẩm kinh điển như thế. Nhưng khi đã bắt được nhịp của 451 độ F, tôi hiểu, nếu mình ngừng giữa chừng sẽ rất khó quay lại với chuỗi hoang mang dồn dập những tư tưởng mà các nhân vật trong sách thay nhau tuôn tràn trên trang giấy.

451 độ F là một tiểu thuyết giả tưởng Mỹ kể về xã hội tương lai theo kiểu “Phản Địa đàng” (dystopia) vào cuối thế kỷ XXI, khi mà con người đã có cuộc sống sung túc đủ đầy đến mức gần như không cần lo nghĩ điều gì. Thậm chí các ngôi nhà cũng được bọc nhựa chống cháy, vì vậy lính cứu hoả không còn cần thiết nữa, họ chuyển thành lính phóng hoả (firemen). Công việc của họ là đi đốt sách. Nhân vật chính của tác phẩm, Guy Montag, là một lính phóng hoả.Trong lịch sử, bao nhiêu lần nhân loại đã chấn động trước các sự kiện đốt sách? Đốt sách không chỉ đơn thuần là đốt một thứ vật chất nào đó của xã hội loài người, đốt sách là tổn hại nghiêm trọng đến tri thức nhân loại, đốt sách đồng nghĩa với nguy cơ nền văn minh bị xoá sổ. Có điều thế giới trong 451 độ F đã vượt qua cao trào chấn động ấy từ lâu, giờ đây xã hội gần như đã chối bỏ sách hoàn toàn và các lính phóng hoả làm việc với trách nhiệm cứu người theo đúng đạo đức nghề nghiệp của họ. Thế rồi một ngày nọ, trên đường về nhà, Guy Montag gặp Clarisse McClellan, cô bé hàng xóm bị bệnh thần kinh, thích kể về ông bác có những tư tưởng kì diệu của cô và những suy nghĩ lạ lùng về thế giới mà Montag chưa từng được nghe bao giờ. Và mọi thứ thực sự nảy sinh vấn đề khi Guy Montag cuối cùng đã quyết định đọc thử những cuốn sách mà anh ta có trách nhiệm phải đốt.

Tư duy con người đã có bước chuyển quyết định khi câu hỏi “tại sao” ra đời. Montag bắt đầu thắc mắc về lý do của việc đốt sách. Ray Bradruby đã đưa ra câu trả lời gợi nhiều suy nghĩ: loại trừ sách để loại trừ bất hạnh của con người. Sách khơi dậy sự tư duy, mà tư duy là cội nguồn của đau khổ. Hạnh phúc chỉ có thể đến từ những gì trực tiếp, tuyến tính kèm theo nó là sự lãng quên những gì gây phiền toái cho tâm trí chúng ta. Đội trưởng đội lính phóng hoả, Beatty, luôn nói:

“Đừng đối mặt với các rắc rối, mà hãy đốt nó.”


Trên thực tế, quan điểm này không hề mới. Có lẽ trong mỗi chúng ta đều đã có lần chọn lựa quên đi để rẽ sang đường vòng hòng tránh thoát một vấn đề làm chúng ta khổ tâm. Chúng ta từ chối đối mặt, từ chối việc suy nghĩ về nó, với hàng trăm lý do tự thuyết phục. Trong xã hội giả tưởng của Ray Bradruby, đơn giản là có thêm một chính phủ chỉ đạo và một nhóm các lính phóng hoả thay mọi người làm những điều này, chu đáo đến mức ngay cả việc cân nhắc nên chọn quên đi hay đối mặt người ta cũng không cần bận tâm. Giống như lính cứu hoả tận tụy cứu mèo của bạn trên cây, lính phóng hoả sẽ tận tụy chăm lo cho nỗi bất hạnh tiềm tàng trong cuộc đời bạn lúc bạn thậm chí còn chưa nhận thức được nó. Trong cái xã hội thượng tôn vật chất ấy, con người đã bị tổn thương quá nhiều và cách họ cứu lấy bản thân là tìm mọi cách hủy hoại các phiền toái. Cho dù Ray Bradruby đã chỉ ra rằng, đôi khi điều đó có nghĩa là đồng thời hủy hoại chính mình.

Từ đầu đến cuối 451 độ F, mạch truyện chính xoay quanh hành động đốt sách, giải cứu sách, trăn trở về sách. Song đây hoàn toàn không chỉ là câu chuyện về sách. Sau khi đọc 451 độ F, tôi càng tin rằng, bất chấp đề tài cụ thể là gì thì các tác phẩm kinh điển chỉ có thể trở thành kinh điển khi cốt lõi trong câu chuyện của nó là vấn đề con người. Sách, ngọn lửa, những người lính phóng hoả, ánh trăng vào đêm Guy Montag gặp Clarisse McClellan rồi chính Clarisse McClellan cùng vô số chi tiết khác trong tác phẩm đã cấu thành một chuỗi bất tận các ẩn dụ lồng ghép vào nhau. Các tầng nghĩa biến chuyển liên tục trong quá trình tư duy sẽ khiến câu chuyện có thể trở nên “quá tải thông tin” ở một số đoạn nhất định. Tuy nhiên, tôi vẫn nghĩ việc giải mã hệ thống ẩn dụ ấy thực ra là một thử thách hết sức thú vị dành cho bất kì độc giả nào muốn đào sâu hơn một tác phẩm đã được xem là kinh điển của nền văn học thế giới.

Một điều khác làm tôi yêu quý tiểu thuyết này là lối viết cực kì tinh tế của Ray Bradbury. Điển hình là cách kể chuyện của ông cũng thay đổi theo hành trình thức tỉnh tư duy của nhân vật Guy Montag. Trong phần đầu tác phẩm, nhân vật này gần như chỉ trần thuật lại các sự việc diễn ra xung quanh, văn phong đôi khi có phần rối rắm khó nắm bắt. Vì vậy không có gì ngạc nhiên khi anh là chủ thể tiếp nhận một cách bị động những suy nghĩ của nhân vật Clarisse. Độc giả dễ dàng nhận ra sự bất lực của Montag trong việc tự bộc lộ chính mình. Nhưng kể từ lúc anh bắt đầu trăn trở về cuộc sống, về câu hỏi “tại sao”, mọi thứ đã dần chuyển biến, văn phong liền mạch và sáng rõ hơn. Đến phút cuối, chính Montag đã chuyển hoá thành người hướng dẫn cho Faber – người mà anh đã tìm đến để học hỏi không lâu trước đó.

Ngoài ra, vì đây là một câu chuyện giả tưởng đã được xuất bản từ hơn nửa thế kỷ trước, cá nhân tôi cảm thấy thật đáng tiếc vì bản thân mình đã đọc nó quá muộn bởi giờ đây thì chúng ta khó lòng ngạc nhiên thực sự vì nhiều chi tiết tinh xảo trong trí tưởng tượng của Ray Bradbury được nữa. Dĩ nhiên, nói một cách tích cực thì lời khen này có thể chuyển thành sự khâm phục vì khả năng dự đoán của ông đối với xã hội nói chung và khoa học kỹ thuật nói riêng.

Cuối cùng là một liên tưởng nhỏ. 451 độ F làm tôi nhớ đến một tác phẩm kinh điển khác, 1984 của George Orwell. Tuy câu chuyện kết thúc trong một cái kết mở, chí ít thì một phần nào đó của sách đã được cứu, tôi vẫn cảm thấy nỗi cô đơn và sự hoang mang của Guy Montag. Có lẽ bởi vì suy cho cùng, quá trình đọc sách về bản chất vẫn luôn là hành trình đơn độc. Giống như sự bất khả chia sẻ của Guy Montag với cô vợ Mildred, với Clarisse, với Beatty và với cả Faber. Vậy nên khi gấp trang sách lại, suy nghĩ đơn thuần nhất của tôi về 451 độ Fkhông phải là về sách, không phải về những vấn đề của xã hội thượng tôn vật chất, một nền văn hoá đại chúng cực đoan hay những luận điểm mang tính triết học dàn đầy trên giấy, mà tất cả chỉ gói gọn trong một sự cảm thán tức thời: à, thì ra chúng ta cô đơn đến thế…

Chiễm Phong

*451 độ F (tương đương với gần 233 độ Celsius) theo ghi chú của bản dịch là “nhiệt độ giấy in sách bắt lửa và bốc cháy”, thiết nghĩ cần nói rõ hơn một chút, thực chất 451 độ F là nhiệt độ tự bốc cháy của giấy.

Nguồn: Readingcafe.wordpress.com

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 29 Empty Re: Sách

Post by LDN Thu Dec 22, 2022 6:49 pm

Review Sách 451 Độ F – Nhiệt Độ Giấy In Sách Bắt Lửa Và Bốc Cháy
01208


Revisach

451 độ F là tác phẩm kinh điển trong dòng dystopia, tiểu thuyết giả tưởng kể về xã hội theo kiểu “phản địa đàng”. Cuốn sách này được người ta ví với tác phẩm 1984 của George Orwell bởi tầm nhìn vĩ đại của các vị tác giả.

Tuy được xuất bản từ hơn 60 năm về trước, cuốn 451 độ F của Ray Bradbury vẫn khiến người đọc ngỡ ngàng về khả năng tiên tri của tác giả. Những gì được vạch ra trong những trang sách của 60 năm trước đang âm thầm thành hình trong chính xã hội hiện đại này.

Viết về những tác phẩm khoa học viễn tưởng, các tác phẩm kinh dị và bí ẩn ly kì. Nhà văn này được tôn vinh là một trong những tác giả nổi tiếng nhất nước Mỹ trong thế kỷ 20, 21 với nhiều tác phẩm được chuyển thể thành phim và các chương trình truyền hình.

Trong cuốn 451 độ F, ông kể lại cuộc đời mình với xuất thân nghèo khó, làm nghề bán báo cho đến năm 20 tuổi và chẳng có tiền vào đại học, nhưng suốt một thời gian dài, ngày nào ông cũng dành 3 4 tiếng để ngấu nghiến đọc sách trong thư viện địa phương.    

Trong  một lần lang thang ở Los Angeles, ông nghe có tiếng máy gõ chữ dưới tầng hầm thư viện. Ông theo xuống đó và phát hiện ra một căn phòng có 12 cái máy đánh chữ cho theo. Bradbury mang theo một tủi tiền xu xuống đó, làm việc liên tục trong 9 ngày, tiêu hết 9,8 đô và chúng ta có được tác phẩm 451 độ F như ngày hôm nay.

Nội dung cuốn 451 độ F
451 độ F viết về một thế giới giả tưởng, nơi truyền hình thống trị và văn chương đang trên bờ vực tuyệt chủng. Người ta chạy theo những thông tin nông cạn, hời hợt. Tri thức thì bị ruồng rẫy và đương nhiên, tàng trữ sách là phạm pháp.

Guy Montag, nhân vật chính trong câu chuyện, là một lính phóng hỏa. Chính xác, là lính-phóng-hỏa. Nhiệm vụ của anh không phải cứu những ngôi nhà khỏi cái lưỡi dữ dằn của ngọn lửa ác mà là phun ra dầu hỏa để thiêu rụi bất cứ ngôi nhà nào tàng trữ sách. Anh ta làm việc này vì coi đó là công việc hiển nhiên, khi ông anh, rồi đến bố anh cũng đều theo nghiệp phóng hỏa này.

Montag sống với người vợ tên Mildred. Người vợ này lúc nào cũng gắn trên tai một chiếc vỏ sò (headphone) liên tục phát ra những tiếng xì xèo không ngớt và giam mình trong căn phòng với 3 cái màn hình khổng lồ, với những người đàn bà liên tục buôn chuyện mà cô coi đó là gia đình của mình.

Chuyện chẳng có gì cho đến khi Montag gặp cô gái 17 tuổi Clarisse nhỏ nhắn và trắng như sữa. Cô thích đi dạo trong đêm khuya, thích thú ngửi mùi và ngắm nhìn mọi thứ. Cô đi hoài để ngắm nhìn mặt trời mọc, cô yêu những cuốn sách và rồi cô chết một cách bất ngờ.

Sự biến mất đột ngột của Clarisse chính là thứ châm ngòi cho hàng loạt biến động tâm lý và những xung đột trong gia đình Montag. Anh nhận ra những việc mình làm hàng ngày thật vô nghĩa, liệu cuộc sống anh cho là bình thường, cùng người vợ trắng bệch kia có phải là một bất hạnh? Thế rồi Montag tìm kiếm những người cùng chí hướng, anh bị rượt đuổi suýt thì mất mạng. Rồi anh tìm thấy người đồng hành, đó là những ông già yêu sách, họ chờ đợi một cơn địa chấn trong lịch sử để tái sinh thành phố đang đi vào mục ruỗng này.

Ý nghĩa của tiểu thuyết 451 độ F
Lí do người ta đốt sách
Người ta không cứu hỏa mà lại phóng hỏa, người ta không đốt gì khác mà lại đốt những cuốn sách.

Lí do bởi, khi một thế lực nào đó muốn thao túng xã hội, “hắn” sẽ muốn nhồi vào đầu người dân những thứ thông tin tẻ nhạt, rỗng tuếch, vội vã và tồi tàn.

“Giờ thì anh hiểu tại sao người ta ghét và sợ sách chưa? Chúng cho thấy những lỗ chân lông trên khuôn mặt cuộc đời. Những người ưa thoải mái chỉ muốn những khuôn mặt tròn xoay bóng như sáp, không có lỗ chân lông, không có lông, không có biểu cảm.

Chúng ta đang sống ở cái thời mà hoa chỉ muốn mọc trên hoa, chứ không muốn mọc từ mưa nhuần và đất mùn đen. Kể cả pháo hoa, dẫu đẹp là thế, cũng là từ những hóa chất của trái đất. Thế mà chẳng hiểu sao, ta cứ nghĩ rằng ta có thể lớn lên, nhờ hoa nhờ pháo, mà không cần phải hoàn tất cái quy trình quay trở lại thực tại”.

Xã hội bị truyền thông thao túng
Nói Ray Bradbury có khả năng tiên tri vì những gì ông vẽ ra trong cuốn 451 độ F đang ngày càng đúng ở xã hội hiện đại. Con người không thể dời mắt khỏi TV, smartphone, liên tục bơm vào đầu những gì truyền thông muốn người ta tiêm vào đầu. Quảng cáo lặp đi lặp lại, đeo bám đến nhức óc. Thậm chí, những biển quảng cáo dài cả dặm thì người ta mới có thể đọc hết nội dung khi đang phóng xe trên đường với tốc độ chóng mặt.

Mặt trái của một xã hội mà truyền thông lên ngôi là sự rạn nứt và hờ hững trong những mối quan hệ đáng nhẽ là khăng khít nhất. Mildred, người ngày ngày nằm cạnh Montag nhưng anh cảm thấy như một người trên hòn đảo xa lạ. Cô chỉ tiếp xúc với “gia đình” ảo, những người lạ trong màn hình vô tuyến.

Tuy là hai vợ chồng nhưng thế giới quan của họ lại hoàn toàn khác biệt, họ quên mất ngày đầu tiên gặp nhau là khi nào và Montag từng nghĩ, dù Mildred có chết có lẽ anh cũng chẳng buồn đau. Bởi lẽ, lí do mà chúng ta buồn khi người thân qua đời, là vì chúng ta tiếc nuối những điều họ đã làm cho ta trong quá khứ, những trải nghiệm đã có cùng nhau trong quá khứ. Nhưng Montag không buồn, vì anh và Mildred vốn chẳng có gì chung đụng hay giao hòa với nhau.

Nghệ thuật trong tác phẩm 451 độ F
Xuyên suốt tác phẩm 451 độ F là những đoạn độc thoại nội tâm rất dài của nhân vật Montag. Có những lúc, chúng ta không biết là tác giả đang miêu tả nội tâm hay tả cảnh, vì ngòi bút điêu luyện của ông làm chúng ta đắm chìm trong thế giới đa chiều của những suy nghĩ trong nhân vật.

Sách 451 độ F có rất nhiều phép so sánh thực sự đặc sắc và rất gợi hình. Với những người hay tưởng tượng cùng lúc đọc sách thì sẽ mất khá nhiều thời gian để hình dung hết những phép so sánh của tác giả. Và cũng phải nói thêm là tác phẩm này không phải thể loại dễ đọc, đọc một lần có lẽ chưa hiểu hết ý đồ mà tác giả truyền tải qua những chi tiết trong sách.

“Đoạn anh bắt đầu đọc bằng giọng chậm, ngắc ngứ, nhưng anh càng đọc từ dòng này sang dòng khác thì giọng đó càng lúc càng vững chãi, và giọng anh băng qua sa mạc, tiến vào vùng trắng, bao quanh ba người đàn bà ngồi kia trong sự rỗng không nóng bỏng mênh mông”.

Lời kết
451 độ F là cuốn tiểu thuyết thực sự đáng đọc. Sách không dừng lại ở tác phẩm giả tưởng đơn thuần mà còn là lời tiên tri, lời cảnh báo cho xã hội hiện đại với những sự tha hóa đang âm thầm diễn ra trong thế giới truyền thông. Nếu không muốn trở thành nạn nhân, chúng ta phải có trách nhiệm với những gì mình đọc, nghe và xem mỗi ngày.


Last edited by LDN on Sat Dec 31, 2022 10:51 am; edited 1 time in total

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 29 Empty Re: Sách

Post by LDN Fri Dec 23, 2022 6:07 pm

(Review sách) 451 độ F – Ray Bradbury

Nhưng đó chính là điều kỳ diệu ở con người; con người không bao giờ đâm ra nản chí hay ghê tởm đến độ thôi không làm tất cả các việc...

phucnt - spiderum

Nhưng đó chính là điều kỳ diệu ở con người; con người không bao giờ đâm ra nản chí hay ghê tởm đến độ thôi không làm tất cả các việc đó thêm lần nữa, bởi anh ta biết rất rõ nó là việc quan trọng đáng làm.

Khi đọc cuốn Trại Súc Vật của George Orwell, tôi đã nghe về thể loại Dystopian (Phản Địa Đàng) và đã tải sẵn 45 độ F vào máy đọc sách, nhưng chưa hề có ý định đọc.

Cho tới cách đây vài hôm, đi nhà sách kiếm mấy cuốn đọc Tết thì bị hấp dẫn với cái bìa đỏ (cứ đỏ là khoái mà), thế là mua và đọc ngay, bất chấp cả đống truyện trinh thám đang chờ.

2. Đánh giá tổng quan

Đầu tiên phải giải thích 1 chút về thể loại Dystopian.
Dystopia, trái ngược với Utopia - thế giới lý tưởng - là thế giới tương lai u tối. Là từ để chỉ thế giới hoặc xã hội tương lai phát triển theo hướng tiêu cực đáng sợ. Thực ra khái niệm này khá quen thuộc qua các bộ phim bom tấn giả tưởng "hậu tận thế" gần đây như Mad Max, Maze Runner hay The Hunger Games.

Vậy 451 độ F có gì đặc biệt hơn những bộ phim bị gắn mác "giải trí" mà hầu hết cũng được chuyển thể từ tiểu thuyết kia?
Vì nó được viết vào năm 1953, bối cảnh là cuối thế kỉ 21. Đúng vậy, một cuốn sách viết về tương lai của hơn 60 năm trước, và nó rơi đúng vào thời hiện tại của chúng ta. Và lý do nó được xếp vào hàng kinh điển là vì, những gì tác giả đã tiên tri lại đúng đến đáng sợ.

Truyện về một thế giới bị thống trị bởi truyền thông và các chương trình giải trí "mì ăn liền", trong khi sách - nguồn tri thức lâu đời - lại bị coi là vật cấm và phải bị tiêu hủy. Nhân vật chính Montag là một anh lính "phóng hỏa" có nhiệm vụ đi tiêu hủy sách. Câu chuyện là hành trình thay đổi nhận thức của Montag khi niềm tin của anh bị lung lay trước những việc anh vẫn làm một cách máy móc hàng ngày. Vậy thôi, thế giới giả tưởng đó không được khắc họa quá nhiều mà chỉ tập trung vào chủ để "đốt sách", ấy thế mà vẫn hấp dẫn và chứa đựng nhiều thông điệp giá trị đến bất ngờ, vì - một lần nữa phải nhắc lại - nó đúng với hiện thực một cách đáng sợ.

Văn phong thiên về miêu tả nội tâm, tác giả dùng nhiều phép so sánh tới nỗi mà nhiều khi, tôi tưởng như đang tả thời tiết mà khi hoang mang phải ngoành lại mới phát hiện ra đang miêu tả tâm lý nhân vật, dị vậy đó, mà hay 😄.
Truyện gồm 3 chương, tương ứng với 3 giai đoạn của sự thay đổi nhận thức của Montag, theo đó mà lối kể cũng thay đổi theo. Từ trần thuật đều đều, rời rạc ở chương 1, sau đó là những suy tưởng liền mạch ở chương 2, rồi bùng nổ và dồn dập ở chương 3. Độ dài hơn 200 trang vừa phải, không quá nặng nề, khá dễ đọc với một cuốn gắn mác "kinh điển".

Tuy nói là dễ đọc nhưng tôi biết, chỉ qua 1 lần đọc thì không thể nào chạm tới được hết cái hay và ý nghĩa của một tác phẩm như vậy được (như với The Great Gatsby). Nhưng không sao, đó là do tôi chọn như vậy, tôi xác định đọc tiểu thuyết là để nuôi dưỡng cảm xúc, để phát triển não phải, chứ không theo hướng phân tích chuyên sâu, phải làm rõ mọi vấn đề cuốn sách đặt ra mới thôi. Tôi không đọc như vậy, tôi cảm nhận tác phẩm theo đúng những kinh nghiệm mà tôi có khi đọc, không cố ép mình phải "học thêm" để hiểu hết một cuốn sách quá sức với mình, vì tôi tin, không cần quá nhiều kiến thức tôi vẫn có thể sống một đời vui vẻ.

Fact
451 độ F cũng đã được chuyển thể thành phim, phiên bản 2018 với sự góp mặt của Michael B. Jordan, chỉ được chấm 4.9/10 trên IMDB và 33% tươi trên Rotten Tomatoes nên không có động lực xem 😞.

3. Tản mạn

Sau đây là vài lời tản mạn về các chủ đề khiến tôi đồng cảm, hoàn toàn là cảm nhận cá nhân, không phải đánh giá nội dung cuốn sách.

Nàng Thơ
"Có gì đó không ổn, thói thường của anh đã bị phá vỡ. Một thói thường đơn giản, đúng, được hình thành nên chỉ trong mấy ngày ngắn ngủi, thế nhưng mà...? Thiếu điều anh đã quay lưng để đi lại lần nữa quãng đường đó, để cho nàng có thì giờ xuất hiện. Anh tin chắc rằng nếu anh thử đi lại cùng con đường đó, mọi thứ rồi sẽ ổn. Nhưng đã muộn, và khi tàu đến thì kế hoạch của anh dừng lại."

Trong truyện, gã đàn ông Guy Montag bắt đầu nhen nhóm sự tò mò và biết đặt câu hỏi "tại sao" sau khi gặp được cô bé Clarisse McClellan trong sáng và kì lạ. Những người có thể gieo mầm dẫn tới những cảm hứng chưa bao giờ có này, tôi gọi họ là các Nàng Thơ.

Quả thật, ai cũng nên có một (hoặc vài) Nàng Thơ của riêng mình, chẳng nhất thiết phải yêu đương, chẳng cần phải đầu ấp môi kề, chỉ cần khi nghĩ đến họ, là có thể cảm nhận được niềm cảm hứng dạt dào đang cuộn chảy trong mình. Họ là chất xúc tác để đẩy trí tưởng tượng của ta tới những miền lạ, cảm nhận những điều mới, khơi gợi trí tò mò. Nói chung, họ làm cho cuộc sống tinh thần của ta thêm phần phong phú.

Vậy các Nàng Thơ có dẫn tới rủi ro nào không? Có chứ, cái gì nhiều quá cũng không tốt. Cũng như rượu vậy, một chút trong bữa cơm sẽ khiến ta ngon miệng hơn, nhưng quá chén thì sẽ say và mất kiểm soát. Thế nên phải "điều độ", buông thả tâm trí thì cũng phải nắm chắc lấy mỏ neo để tránh bị cơn sóng cảm xúc đánh trôi đi quá xa bờ. Các Nàng Thơ tuyệt thật đấy, nhưng đừng để họ can dự vào đời thực của chúng ta, nơi ngoài cảm xúc còn cần sự tình táo và trách nhiệm.

Lảng tránh
“Đừng đối mặt với các rắc rối, mà hãy đốt nó.”

Hôm bữa được nghe về "nút thắt Gordian" qua clip của 7 Ngày Chơi Game. Đại khái là thời cổ đại có một nút thắt dây thừng chưa ai gỡ được, lời tiên tri nói rằng ai có thể cởi nút thắt Gordian sẽ cai trị toàn bộ châu Á. Và Alexander Đại đế đã giải quyết được bằng cách... chém đứt nó =))
Trong truyện cũng vậy, chính phủ đối mặt với vấn đề sách bằng cách "đốt" chúng, bằng bạo lực, bằng đàn áp. Khỏi nói thì ai cũng biết, bạo lực chưa bao giờ thu phục được lòng dân, nên sự phản kháng âm ỉ là điều khó tránh khỏi.

Rõ ràng cách của Alexander đem lại hiệu quả tức thì, thể hiện sự sáng tạo, không theo lối mòn của nhà cầm quân vĩ đại. Nhưng đứng từ góc nhìn khác, thì đây chẳng khác gì một kiểu lảng tránh, đi đường tắt (hoặc đường vòng) để tránh việc đối mặt trực tiếp với vấn đề. Lảng tránh được và quên luôn thì tốt, coi như vấn đề đã xong, nhẹ cái đầu, nhưng làm sao sánh được bằng cảm giác sung sướng khi thật sự giải quyết được tận gốc của vấn đề cơ chứ. Thôi thì, nên biết cả 2, lảng tránh những chuyện nho nhỏ, và dành thời gian ưu tiên cho những vấn đề quan trọng hơn.


Last edited by LDN on Sat Dec 31, 2022 10:52 am; edited 1 time in total

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 29 Empty Re: Sách

Post by LDN Fri Dec 23, 2022 6:10 pm

451 độ F – Đốt cháy lên những cánh phượng hoàng

Reviewsach

“451 độ F” là tiểu thuyết phản địa đàng nổi tiếng của Ray Bradbury – Một trong những nhà văn Mỹ lừng danh nhất thế kỷ 20. Câu chuyện đặt trong bối cảnh giả định ở tương lai (nhiều năm sau năm 2035) – khi mà việc lưu giữ sách và đọc sách bị cấm, con người chỉ thích những chương trình giải trí và xem tri thức là nguồn cơn của bất hạnh. Nhân vật chính là Montag – một lính phóng hỏa chuyên nhận nhiệm vụ đốt sách mỗi khi có còi báo động. Cuộc hành trình của anh vừa là cuộc chiến tìm kiếm tự do giữa những hiểm nguy và sợ hãi, vừa là quá trình đấu tranh tư tưởng để nhận thức lại thế giới xung quanh một cách đúng đắn, thể hiện qua phong cách văn chương giàu hình ảnh ẩn dụ.Sự bí bách của xã hội và vô cảm của con người qua những hình ảnh ẩn dụ

451 độ F là nhiệt độ mà sách giấy bắt lửa và cháy – ngay từ nhan đề của truyện đã gợi lên hình ảnh đặc trưng: những cuốn sách chìm trong ngọn lửa. Và không như ở thế kỷ 21 mà người lính cứu hỏa đi dập tắt đám cháy, trong thế giới tương lai này, người lính phóng hỏa cầm súng phun lửa, cùng những con Chó Máy (sản phẩm công nghệ) đi thiêu rụi những kho sách còn sót lại,  cũng là để chủ nhân những cuốn sách ấy cháy theo.

Đó cũng là thế giới mà chiến tranh ngay ở trên đầu, nhưng người dân không hề để ý và hay biết, vì còn bận cắm đầu vào truyền hình, để bình phẩm những ông nọ bà kia. Người ta chẳng nói chuyện với nhau lấy vui dẫu ở trong một gia đình, không buồn thắc mắc những câu hỏi tại sao, không yêu thương một ai, không nhớ đến những kỷ niệm; và người ta có thể bị bắt chỉ vì đi bộ trên vỉa hè, mất mạng vì trò chạy xe điên cuồng của những đứa trẻ ngỗ ngược, còn chuyện chết chung trong lửa với sách được xem là bình thường. Việc những cuốn sách bị cấm đọc và bị đốt cháy là hình ảnh ẩn dụ cho kho tàng tri thức của nhân loại bị vứt bỏ và tự do của con người bị tước đoạt.

Vấn đề tự do của con người bị tước đoạt không chỉ thể hiện qua việc họ bị xét xử vì cất giữ sách vở, mà còn ở chỗ người ta không nhận ra mình mất tự do. “Nếu anh không muốn cho ai đó xây nhà, hãy giấu đinh và gỗ đi.”, “Hãy để anh ta quên mất có một thứ gọi là chiến tranh. Nếu chính phủ không làm việc hiệu quả, đầu tư quá tay, khùng điên vì thuế, thì thà cứ để như thế còn hơn để người ta bận tâm về chuyện đó. Bình an, Montag ạ.”, “Đừng cho họ bất cứ thứ gì khó nắm bắt như là triết học hay xã hội học để cho họ cột các thứ vào nhau.” Phương pháp và lý lẽ để tẩy não người ta theo đội trưởng đội phóng hỏa (nhân vật Beatty) là như vậy. Và con người trong thế giới đó bị truyền hình dắt mũi, thu thập những thông tin nông cạn và dối trá để rồi vui vẻ hạnh phúc trong ảo tưởng êm đẹp không phiền não.

Sự bí bách và căm phẫn vì xã hội và con người trong thế giới ấy còn được thể hiện khéo léo qua hình ảnh ẩn dụ là hai bàn tay của Montag. Trí não anh – cũng như bao người trong xã hội điên rồ ấy – đã tê liệt và trống rỗng cả rồi, nhưng lạ thay hai bàn tay anh lại tự ý hành động. Hai bàn tay ấy cất giấu những cuốn sách, hai bàn tay ấy tự động dịch đi chỗ khác mỗi khi đôi mắt của đội trưởng Beatty dò xét tới, hai bàn tay ấy mạnh mẽ phản kháng phóng hỏa vào kẻ ác, tất cả phải chăng là vì cảm thấy tội lỗi sau hàng năm trời mang lửa thiêu rụi sách của bao người, sau những việc làm sai trái? Hình ảnh hai bàn tay của Montag là ẩn dụ cho bản chất hướng về lẽ phải, đại diện cho lương tri của con người. Dẫu không suy nghĩ được như bộ não, nhưng cơ thể con người vẫn vô thức cảm thấy nỗi bí bách, ngột ngạt của xã hội và phải hành động.

Con Chó Máy cũng là một phép ẩn dụ: nó là một cái gì đó không phải máy, không phải thú, không chết, không sống, luôn quan sát và đuổi theo đằng sau, sẵn sàng hạ gục con mồi. Con Chó Máy ấy đại diện cho những nỗi sợ khó nắm bắt của con người, ép họ phải tuân theo những điều được bảo, hành xử như những cỗ máy con người đầy rẫy ngoài kia. “Chó Máy không chạm vào thế giới. Nó mang theo sự im lìm, khiến ta cảm nhận được sự im lìm đó đang dâng lên tạo thành sức ép theo sau lưng ta khắp nơi trong thành phố.”

Những cuốn sách bị đốt cháy lên tựa những cánh chim phượng hoàng rồi sẽ tái sinh

Giữa xã hội mục nát như vậy, kỳ lạ thay con người vẫn giữ được khao khát tự do: vẫn có những con người hiên ngang tắm mình trong đám lửa, không sợ hãi, không tiếc nuối; vẫn có những lão già lang thang mình đầy bụi bẩn nghĩ ra phương pháp lưu giữ tri thức bằng việc đọc qua cuốn sách một lần.

Vẫn có cô gái mười bảy tuổi hồn nhiên mang đến cho người ta những câu hỏi vu vơ và những lời giải đáp về thế giới này, để rồi đánh thức trong họ cái phần người tưởng đã ngủ vùi trong mê muội.

Vẫn có một anh lính phóng hỏa dù làm công việc sai trái nhưng vẫn hoài mong được thức tỉnh, vươn mình đi tìm câu trả lời; vẫn có một giáo sư già luôn sợ hãi trốn chạy nhưng lúc được cùng anh lính phóng hỏa ấy lập kế hoạch in lại sách vở sắp tuyệt chủng cho nhân loại mới cảm thấy mình đang sống. Và hình ảnh đẹp nhất trong tác phẩm có lẽ là những cuốn sách bị đốt cháy, cháy rực lên, “nhảy nhót múa may như lũ chim bị quay trên lửa, đôi cánh với những cái lông màu đỏ màu vàng bùng cháy”, như những cánh phượng hoàng. Câu chuyện về chim phượng hoàng luôn tái sinh từ đống tro tàn ở cuối tác phẩm chính là ẩn dụ cho tri thức quý giá của nhân loại, sẽ được con người lưu giữ bằng nhiều cách dù cái thứ hình thức nằm trên giấy đã bị đốt cháy rụi, hay nói cách khác, tri thức sẽ luôn tái sinh.

Tác phẩm tiêu biểu trong dòng văn học dystopia (phản địa đàng)

Cùng với những tác phẩm nổi tiếng của dòng này như “1984” của George Orwell và “Brave New World” của Aldous Huxley, “451 độ F” mang đến cho độc giả một câu chuyện đặc sắc trong bối cảnh thế giới tương lai, khi mà công nghệ phát triển vượt bậc và nhân loại ngày càng phụ thuộc vào nó, đồng thời khai thác sâu vào những xung đột và mâu thuẫn trong tâm lý con người, sự thoái hóa của xã hội mà nổi bật trong đó là tính phi lý (như tri thức đáng ra phải được quý trọng thì bị quay lưng và ruồng bỏ, tình yêu, sự thương xót và niềm tin trở thành thứ xa xỉ).

“451 độ F” là một tuyệt tác, không chỉ vì khắc họa nên một thế giới giả tưởng chân thực đến đáng sợ và xây dựng câu chuyện đầy ý nghĩa nhân văn, mà còn là lời cảnh tỉnh cho nhân loại: có hay không một ngày nào đó xã hội loài người sẽ trở nên quay cuồng và đảo điên giống như trong truyện? Và khi đó, liệu con người có thể lưu giữ lại tinh hoa của cha ông bao đời và sống trong tình yêu thương lẫn khao khát tự do như bản chất bên trong vốn có của mình không?

Gấu Mèo

Gấu là một tác giả lặng thầm dễ thương nhất, không yêu cầu gì nhiều ngoài chút nhuận bút cỏn con đủ để uống một ly sinh tố giữa trưa hè nóng bức

Đùa thôi, nói vậy chứ Gấu Mèo phụ trách nhiều chuyên mục lắm đấy nhé

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 29 Empty Re: Sách

Post by LDN Fri Dec 23, 2022 6:15 pm

[Review Sách] Bay Trên Tổ Chim Cúc Cu

Với cuốn Bay Trên Tổ Chim Cúc Cu (One Flew Over The Cuckoo’s Nest), tôi lần đầu biết đến tác giả Kenn Kesey và ấn tượng với thông điệp...

Nguyenphuhoang Nam

Với cuốn Bay Trên Tổ Chim Cúc Cu (One Flew Over The Cuckoo’s Nest), tôi lần đầu biết đến tác giả Kenn Kesey và ấn tượng với thông điệp ông mang lại: luôn có tự do dành cho người đủ can đảm đến với tự do.

Gặp gỡ lửng lơ

Tôi tình cờ bắt gặp cuốn sách vào một chiều mưa tại nhà sách Mão, số năm phố Đinh Lễ. Theo lời người anh đi cùng, đó là cuốn được hai ông bà mua bản quyền và ra mắt độc giả từ năm hai ngàn lẻ một. Cuốn sách cũ kĩ, bụi bặm và nằm khiêm nhường ở ngăn cuối của kệ sách.

Tôi chưa biết giá trị của sách, nhưng người đi cùng tôi thì biết. Vậy nên tôi quyết định mua cuốn sách này.

Bay Trên Tổ Chim Cúc Cu dẫn dắt tôi vào một thế giới khác. Ở đó giống với một mê cung tối tăm, các giác quan khi thì bị kéo căng công suất, lúc thì lại trở nên vô hiệu.

Câu chuyện mở đầu tại một trại tâm thần với những bệnh nhân tự nguyện.

Sách khác với tính “điên” theo kiểu đầy trí tuệ như Thiên Tài Bên Trái, Kẻ Điên Bên Phải của Cao Minh; hay “cuồng” theo lối phóng khoáng đậm chất hiện sinh trong Alexis Zorba Con Người Hoan Lạc của Nikos Kazantzakis.

Bay Trên Tổ Chim Cúc Cu kể về cuộc sống trong cái hộp tăm tối do Liên hợp xây lên, có những gã trai sống lửng lơ với hiện thực. Bởi họ không thể cất cánh bay cao do bị quá khứ níu xuống đất, song cũng chưa thể rơi xuống đất vì thế giới “tươi đẹp” đó muốn “đảm bảo tương lai” của họ.

Những bệnh nhân “tâm thần tự nguyện” này gồm có Harding với đôi tay trắng bệch, co giật như con nhện luôn sẵn sàng nhảy múa, có Billy Bibbete bé bỏng nói lắp liên hồi vì sợ nỗi sợ và nổi bật là dáng vẻ cao lớn, âm thầm của thủ lĩnh Bromden-  người da đỏ giả câm, giả điếc để được sống bình thường giữa những kẻ bất bình thường.

Họ được chia thành những bệnh nhân cấp tính và bệnh nhân mãn tính. Tức là những con người chưa mất đi nhận thức hoàn toàn sống cùng với những người mất hoàn toàn nhận thức. Hằng ngày, cuộc đời của họ được vận hành bởi y tá trưởng Gnuccen với chiếc áo trắng toát thẳng thớm còn nguyên nếp hồ và đám hộ lý lực lưỡng để thi hành mệnh lệnh của bà.

Trong thế giới của riêng mình, Gnuccen đã xây dựng thành công một đế chế sau lớp kính trong suốt của phòng điều khiển. Liên hợp trao cho bà ta sức mạnh để kiểm soát mọi thứ. May mắn thay, bà yêu công việc của mình. Bà yêu nó đến mức sẵn sàng khuất phục những kẻ đáng thương không còn lý trí này đến mức họ cần phải ở lại trại tâm thần mãi mãi. Vì họ điên, họ phải tiếp tục điên và nếu tin bản thân sẽ có ngày hồi phục thì lại càng điên.

Sức ép tâm lý trong các buổi điều trị của Gnuccen vô cùng khủng khiếp, bà ta không chỉ muốn con người vứt bỏ lý trí, mà còn phải vứt bỏ cả linh hồn. Đối với những linh hồn ương bướng từ chối ra khỏi chiếc vỏ xác thân, Gnuccen sẽ sử dụng hình thức “điều trị” bằng cách gắn các điện cực vào thái dương của họ. Nếu vẫn còn quằn quại trong vỏ, thì “thủ thuật nhân đạo” cuối cùng sẽ tới: giải phẫu não. Đó là thời điểm cái xác thân đó mãi mãi nằm bắt động với đôi mắt mở trừng trừng để khẳng định rằng chủ nhân của nó thực sự bị tâm thần- theo ý muốn của Gnuccen.

Bay xa mãi mãi

Bỗng một ngày McMurphy xuất hiện.

Khác với hình dung về một thiên sứ lương thiện với đôi cánh trắng hay tối thiểu cũng là một tri thức ôn hòa hay nhà truyền đạo đầy lương thiện- McMurphy chỉ đơn giản là hắn. Hắn sống để mắc đầy lỗi lầm bằng cánh tay to bè chi chít các hình xăm dữ tợn. Để tránh bị vào tù, hắn chọn cách biến mình thành một kẻ có vấn đề về tâm lý. Thế là, trại tâm thần mở cửa chào đón hắn.

Như một ông hoàng quay về đầy tự hào từ chiến trường- thay vì tóa án, McMurphy bắt đầu đầy hứng khởi với cờ bạc, sự tự do, chế độ ăn uống và những kẻ ngớ ngẩn ở xung quanh. Hắn thỏa thích với sự tự do của mình.

Dần dần, hắn nhận ra những kẻ bị coi là điên ở đây cũng có thể có tự do, nếu họ muốn. Nhưng McMurphy không thể tin được rằng họ muốn nhưng không thể, vì họ sợ.

Sự thực là con người có tự do, nếu họ muốn.

Không ai trong số các bệnh nhân nghĩ đến tự do. Họ nghĩ đến các khiếm khuyết của bản thân, nghĩ đến cách chấp nhận, nghĩ đến sự kiểm soát của Gnuccen. Họ tự nhận bản thân là thỏ đế với McMurphy, họ cam chịu với cam kết bị khuất phục và họ thừa nhận rằng nỗi sợ hãi trong lòng họ lớn hơn tự do mà họ khao khát.

Tất cả đều phải tuân theo lịch trình do người khác sắp đặt và tin vào ô số “có vấn đề” mà người khác đã tung xúc xắc lựa chọn giúp.

McMurphy nổi cơn thịnh nộ. Hắn quyết tâm làm gì đó cho lũ người đáng thương này. Gã tội phạm vùng dậy dẫn dắt đám bệnh nhân không có bệnh sống cuộc đời họ đáng sống. McMurphy trực tiếp đương đầu với Gnuccen, cùng bộ máy lớn lao mà bà ta kiên trì vận hành.

Hiệp 1:

“Điên” - “Không điên”.

Hiệp 2:

“Tù đày” - “Tự do”.

Hiệp 3:

“Chết” - “Sống”.

Hiệp cuối:

“Phải chết” - “Chết trong Tự do và Sống trong Tự do”

Đó là toàn bộ diễn biến các hiệp đấu giữa McMurphy và Gnuccen. Giữa khát vọng ngút ngàn của con ngựa bất kham đầy sức sống với bộ yên cương lạnh lẽo ghìm chặt nó lại bằng đớn đau.

McMurphy chống chọi bằng cách dạy cho các bệnh nhân khác về ý chí vươn lên, sự kiên quyết bảo vệ những nhu cầu chính đáng thông qua chuyến đi câu phóng đãng ngoài đại dương bao la và buổi tiệc đêm với các cô gái dễ thương được đưa từ ngoài vào- ngay trong trại tâm thần. Nhìn tất cả bọn họ say sưa trong cuộc vui, không ai nghĩ họ đang điên. Họ chỉ đang sống cuộc đời hết sức trần tục song cũng vô cùng thiêng liêng của mình. Bản năng của con người thì không có tốt hay xấu, nó đơn giản là đẹp.

Tất cả trải nghiệm ấy đã đánh thức linh hồn của thủ lĩnh Bromden, người da đỏ cao lớn cố náu mình đến mức không thể tìm lại mình nữa. Sự nhiệt tình của McMurphy đã khiến Bromden tỉnh giấc, để thay vì mơ đến những máy móc tàn phá con người thì anh ta bắt đầu mơ về quê hương, về ngọn thác bạc và những người đồng bào đáng thương bị cướp mất đất đai.

Nỗi sợ hãi đã bị đập tan. Bromden sát cánh cùng McMurphy chiến đấu cùng nhau cho đến tận những giây phút cuối cùng.

Một chết với Tự do và Một tiếp tục sống với Tự do.

McMurphy tắt hơi thở, nằm lặng yên trên chiếc giường bên cửa sổ và Bromden vượt qua cửa sổ ấy, tiến đến với ánh trăng rồi biến mất vào đêm tối.

Nếu như anh, lúc nào đó đuổi theo một con gấu, con báo, hay con linh miêu bị thương, thì anh sẽ nghe thấy tiếng kêu cuối cùng đó của con thú và khi lũ chó xông vào cắn xé thì nó không còn chờ đợi gì nữa ngoài cái chết.

Lời kết

Đã rất lâu rồi, tôi mới gặp một tác phẩm kì quặc như Bay Trên Tổ Chim Cúc Cu. Sách dường như được viết bởi tất cả sự bi thương và hài hước của đời người đang phân vân giữa luôn luôn có vấn đề và chẳng có vấn đề nào là to tát cả.


Sách có những diễu nhại thật như chiếc bóng bên đống lửa, cũng có hiện hữu xảo trá như chính tro tàn còn lại từ đống lửa ấy. Và có câu văn thật dễ hiểu, như người thường viết cho người thường; song cũng có câu văn thật khó hiểu, như của người tâm thần viết riêng cho người tâm thần.

Mà biết đâu, họ chính là cả hai vẫn đang cùng sống trong một cá thể?

Tôi biết bản thân đã đúng sau khi đọc xong cuốn sách này. Tôi sẽ không tước đi tự do của ai thông qua việc cố gắng thay đổi họ- chỉ để họ trở nên tốt hơn với tôi, mà không phải là tốt hơn với chính bản thân họ.

Bạn cũng có thể thử đọc Bay Trên Tổ Chim Cúc Cu để hiểu rõ hơn tại sao khi được chuyển thể thành phim thì nó dành đến năm giải Oscar- kèm theo nhận xét “Kiệt tác trong lịch sử điện ảnh về thế giới của những người điên”.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 29 Empty Re: Sách

Post by LDN Fri Dec 23, 2022 6:18 pm

TRIẾT HỌC ĐƯỜNG PHỐ

[Review] Bay trên tổ chim cúc cu, Ken Kesey – Ai mới là kẻ điên trong xã hội này?

Lại một lần nữa, hình ảnh một kẻ điên cuồng to lớn và có mái tóc đỏ hung được khắc hoạ vào cuốn Bay trên tổ chim cúc cu. Đây là lần thứ hai tôi gặp hình ảnh mái tóc đỏ ấy, lần đầu tiên ở tác phẩm Suối Nguồn.

Những kẻ điên dị biệt ấy luôn là những kẻ bị vùi dập bởi xã hội thích sự rập khuôn. Bay trên tổ chim cúc cu là câu chuyện xoay quanh nhân vật chính là McMurphy. Kẻ điên với mái tóc đỏ hung trở thành toán trưởng của cả viện tâm thần và làm đảo lộn mọi trật tự, quy tắc cứng ngắc của bệnh viện. Hắn ta được gửi đến viện vì hắn muốn trốn trại cải tạo. Và những ngày ở viện, hắn sống với tất cả sự chân thực, như chính con người hắn. Đó là một điều kỳ lạ với tất cả những bệnh nhân đang điều trị tại đây. Bởi vì họ bị lắp ráp như những cái máy, không cười, không khóc, không nói và chỉ làm đúng việc khi chuông đồng hồ reo. McMurphy đến, như một con ngựa hoang phá tan cả thảo nguyên. Vô tình tính cách của hắn cũng đã tác động đến những cỗ máy biết thở kia để họ được trở về là chính mình, là những con người có cảm xúc riêng biệt. Sự nổi loạn của McMurphy thách thức trật đạo đức giả của Liên hợp áp đặt.

Cuốn tiểu thuyết chỉ mô phỏng một không gian nhỏ là một trại tâm thần nhưng nó cũng đủ chi tiết để ta liên tưởng đến thế giới thực sự cũng hoạt động như một nhà thương điên. Những con người được tạo ra để trở thành những cỗ máy di động phục vụ cho lợi ích của chính phủ.

Bà y tá trưởng là một con chốt thí trung thành của Liên hợp. Bà ta sống quy tắc như một cái máy và không bao giờ có cảm xúc gì bộc lộ trên khuôn mặt. Chính bà ta mới là kẻ tâm thần duy nhất trong viện. Những kẻ hộ lý tay chân của bà ta cũng chỉ làm việc như những cái máy có phần côn đồ chút đỉnh và chẳng có mục đích gì. Còn đám tâm thần kia chẳng hề tâm thần chút nào, đứa nào cũng chỉ vì từ nhỏ xã hội đã coi chúng là tâm thần, là bệnh hoạn khi chúng mang những biểu hiện khác thường. Khi chúng ít nói và tập trung cao độ vào những việc mà người lớn cho là vớ vẩn thì họ liền vội vàng kết cho chúng cái mác là tâm thần, trầm cảm, tự kỉ. Để rồi chúng nghĩ mình là như vậy thật, chúng nghĩ mình không thể hoà nhập với cộng đồng, chúng vào nhà thương điên và sống trong một khuôn khổ vớ vẩn được đặt ra.

Ông Thủ lĩnh Bromden là người kể chuyện trong tác phẩm này vì thế chúng ta có thể thấy rõ được những suy nghĩ của một kẻ điên Kinh niên. Sẽ hơi khó khăn để chạy theo những dòng suy nghĩ của ông ta khi ông bị đưa vào sốc điện, hay cảnh phun mù mà ông kể. Ông là một kẻ giả câm điếc nhưng đến cuối ông ta đã dám mở mồm nói ra đồng nghĩa với việc sống thật với chính bản thân. Ông có một câu mà tôi phải gọi là tâm đắc nhất trong cuốn sách này: “Ai bước sai chân thì… gì nhỉ? Chẳng qua là nghe nhịp trống riêng.” Mỗi chúng ta là những cá thể riêng biệt, trong đám mười người có một người không giống chín người còn lại không có nghĩa là họ sai mà do họ có những suy nghĩ riêng và chúng ta nên bao dung sự khác biệt ấy chứ không phải vùi dập chúng như cách Liên hiệp đã làm với tất cả và với McMurphy: kẻ nào bước sai, chân lòi ra khỏi hàng thì phải đập què chân chúng.

McMurphy, kẻ yếu như thường lệ, luôn là kẻ thua trong cuộc chiến như bao nhiêu kẻ thua cuộc trong thế giới này. Nhưng thắng thua không quan trọng, quan trọng là trong quá trình chiến đấu hắn đã cố gắng hết sức và khi chết đi hắn đã chết một cách vinh quang cùng với chiến lợi phẩm của mình là giúp những kẻ yếu hèn kia dám thoát ra khỏi vỏ bọc để trở thành con người thật của mình.

Sau khi đọc hết cuốn sách, tôi đã đặt ra nhiều câu hỏi: “Vậy ai mới chính là kẻ điên trong cái nhà thương này?” “Trong khuôn khổ liệu có thể tự do?” Bởi vì tôi thấy rằng chẳng có một kẻ bệnh nhân nào điên loạn như tôi nghĩ. Họ giống như những con người bình thường nhưng khi được đưa vào đây họ càng trở nên mất kiểm soát hơn vì họ bị tước mất quyền làm người.

Đây là một cuốn sách có mặt trong danh sách những cuốn sách vĩ đại nhất thế kỷ hai mươi, vẫn luôn giữ được vị thế trong lòng người đọc qua cả thế kỷ. Bộ phim được dựng trên cốt truyện cũng là bộ phim chuyển thể xuất sắc hiếm có đạt được toàn bộ các đề cử quan trọng nhất trong giải Oscar. Hãy đọc cả sách và xem cả phim để thấy được hoàn bộ sự tuyệt hảo của tác phẩm văn chương Bay trên tổ chim cúc cu.

Tác giả: Bà Năm

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 29 Empty Re: Sách

Post by LDN Fri Dec 23, 2022 6:22 pm

Minh Nhân Nguyễn rated a book really liked it - goodreads

Bay Trên Tổ Chim Cúc Cu by Ken Kesey

KINH KHỦNG. ĐAU LÒNG. NGỘT NGẠT. VÀ ĐẶC SỆT NHỮNG PHÚNG DỤ. ĐAU! ĐAU QUÁ!

*****
Viết khi đã bình tâm Smile.

Lần thứ 2 mình bật khóc khi đọc xong một cuốn sách (sẵn nói luôn trước đó là với cuốn Kẻ trộm sách).

Phải nói rằng đây là một cuốn sách rất khó đọc, khó đọc từ lúc bắt đầu cho đến những trang cuối cùng. Ban đầu là bởi chưa nắm bắt được các nhân vật và câu chuyện của họ, nhiều tình tiết lại khó hiểu, mơ hồ. Khi đã quen với nhân vật, bối cảnh rồi lại thấy diễn tiến khá chậm và chán, cốt truyện có cảm giác như cứ lẩn quẩn 1 chỗ mà chẳng có gì mới. Để rồi lúc gần hết sách, khi càng mong đợi cái kết bình thường bao nhiêu sẽ càng thấy sốc bấy nhiêu, càng không thể thích ứng kịp, không chấp nhận những gì đã xảy ra cho các nhân vật trong truyện. Đến khi gấp sách lại vẫn không hết cảm giác bàng hoàng, đau xót và không thể ngưng nghĩ đến những vấn đề cuốn sách đặt ra. Một cuốn sách không dễ đọc chút nào, nhưng cũng chính những điều đó khiến nó đủ sức nặng để đứng cùng các tác phẩm kinh điển khác.

Thành công đầu tiên của tác giả trong xây dựng nhân vật là tạo nên nhân vật "tôi", người kể chuyện có biệt danh "Thủ lĩnh", một người da đỏ khác biệt giữa bối cảnh vốn đã đặc biệt không kém: nhà thương điên.

Câu chuyện đời anh là một câu chuyện dài mà chỉ có thể hiểu được phần nào khi cóp nhặt từng mảnh nhỏ được hé lộ từng chút một xuyên suốt quyển sách. Ta biết được qua nhiều biến động của bộ lạc, của người bố da đỏ và của chính mình, dường như đã khiến Thủ lĩnh cảm thấy lạc lõng, sợ hãi xã hội ngoài kia, sợ hãi cái gọi là Liên hợp bằng nhiều mưu mẹo đã cướp đi mảnh đất quê hương anh, đã khiến cha anh từ niềm ngưỡng mộ thuở bé trở thành một người lệ thuộc vào bia rượu để quên đi sự thật và khiến anh luôn đặt dấu hỏi về cuộc đời mình khi cố hòa mình vào Liên hợp ấy.

Đến nỗi khi đã trốn tránh vào nơi tập hợp những con người bị xã hội bỏ rơi như ở bệnh viện tâm thần vẫn chưa đủ, anh còn thu mình lại trong lớp vỏ một người câm điếc khiến bản thân như trở thành một người vô hình nơi đây. Nhưng đồng thời chính vỏ bọc ấy cũng giúp anh nắm rõ không chỉ những "bạn cùng khoa" hay nhân viên ở đó mà còn biết được nhiều bí mật không ngờ từ các cuộc họp anh vô tình có mặt, dù tất cả anh chỉ giữ cho riêng mình.

Phải nói đây là một lựa chọn người kể chuyện rất đúng đắn của tác giả. Thông qua Thủ lĩnh, người đọc có thể thâm nhập vào từng ngóc ngách ở viện, nắm rõ bản tính, thói quen, ý nghĩa từng biểu lộ, cử chỉ của mỗi người ở đó khi mà trước nay đối với họ anh chẳng khác gì một vật vô tri không nghe không biết để họ phải phòng bị. Tuy nhiên có nhiều chi tiết về hoạt động của khoa khiến mình khó hiểu, khó hình dung. Như những đám sương mù đôi lúc lại xuất hiện để mọi người tìm nơi nấp vào, những cỗ máy hoạt động không ngừng trong các bức tường, hay những gì xảy ra tại căn hầm tối sau khi y tá cho bệnh nhân uống những viên thuốc ngủ mà Thủ lĩnh đã nhìn thấy. Có lúc mình còn tưởng cuốn này có yếu tố sci-fi trong đó nữa ấy chứ.

Và rồi mình nhận ra người đọc đang được dẫn dắt bởi chính một bệnh nhân tâm thần! Đó chính là những gì xảy ra trong đầu óc của họ. Tâm thần không phải là những người điên cuồng, phá phách không có lý do. Họ vì có những vấn đề trong tư tưởng hoặc thực thể mà trở nên suy nghĩ khác người bình thường, cảm nhận những điều khác biệt mà chính họ không nhận thức được. Như với Thủ lĩnh, những hình ảnh, suy tưởng ấy cũng là sản phẩm từ những biến cố xảy ra trong cuộc đời anh, chúng hiện ra thật đến nỗi anh không phân định được đâu là thực đâu là ảo nữa. Và để cho người đọc được dẫn dắt bởi một người có vấn đề tâm thần như thế là một quyết định táo bạo mà vô cùng tài tình của tác giả!

Thủ lĩnh là một nhân vật dễ mến, dù anh có phần quá nhún nhường, co mình trước những bất công xảy ra nơi đây. Và câu chuyện ở trại tâm thần ấy chắc chắn sẽ cứ diễn ra êm đềm như vẻ ngoài của nó nếu không có sự xuất hiện của một nhân vật mà sau đó là điểm nhấn độc đáo của tác phẩm và trở thành hình tượng nhân vật có sức sống mạnh mẽ trong văn học kinh điển không kém gì những Atticus của Giết con chim nhại, Holden Caulfield của Bắt trẻ đồng xanh hay Rhett Butler của Cuốn theo chiều gió (ở đây mình chỉ nói về sức nặng các nhân vật chứ không so sánh yếu tố nào khác): Randle Patrick "Mac" McMurphy.

McMurphy lúc đầu hiện ra không gây ấn tượng và tạo cảm tình nhiều cho lắm, dù với vẻ ngoài phong trần, sừng sộ, tác phong thoải mái, ngang tàng chẳng sợ ai đã tạo nên sự tương phản quá lớn với những người mà sau này anh ăn cùng ngủ cùng. Còn đối với những bệnh nhân nơi đây anh như ánh mặt trời mà họ lần đầu tiên nhìn thấy, lạ lẫm, nguy hiểm nhưng không kém phần mới mẻ, gây tò mò.

Nói không có cảm tình là bởi dù có tính cách đối lập như vậy nhưng nhân vật Murphy tạo cảm giác không đáng tin cậy, cứ như một tay mồm mép ba hoa đang che đậy tâm địa toan tính xấu xa nào đó. Chỉ cần nhìn vào quá khứ bất hảo của hắn với đầy những chiến tích bê tha đủ kiểu từ dụ dỗ trẻ vị thành niên, cờ bạc, bạo lực cùng cái lý do hắn tìm cách để được tống vào nhà thương điên chỉ vì tin rằng vào đây sẽ có cuộc sống sung sướng hơn các nhà tù hay trại lao dịch mà hắn đã nhẵn mặt cũng đủ để biết tỏng con người ấy chẳng có gì tốt lành rồi.

A ha! Nếu cũng nghĩ như vậy thì bạn đã bắt đầu bước vào cuộc chơi của tác giả rồi đấy. Murphy như một thứ gì đó xa lạ, không thuộc về "nhà tù" này và ngược lại, trại tâm thần này cũng là một thứ xa lạ, không như những gì hắn hình dung. Bắt thóp để cầm đầu những con bệnh ở đây - những người đàn ông dường như luôn có cái gì khiến họ sợ hãi, xoay vần họ qua các ván bài để dốc sạch túi tiền của họ là chuyện dễ như bỡn với Murphy, nhưng có điều gì đó kỳ lạ, khó hiểu trong cuộc sống nơi trại bệnh có vẻ không thể nào nề nếp, trật tự hơn này.

Và lời giải đáp không khó để nhận ra là sự thao túng của y tá trưởng Ratched. Không phải đám hộ lý da đen luôn giở trò bắt nạt bệnh nhân, không phải tên bác sĩ chính lùn tịt lạnh lùng hay đám bác sĩ trẻ tập sự hèn nhát. Tất cả đều chỉ là con cờ dưới tay y tá Ratched. Hay nói đúng hơn tất cả đều là con cờ tạo ra bởi Ratched.

Từ 3 tên hộ lý chính tay mụ chọn với những tiêu chí của riêng mình cho đến tay bác sĩ đủ lạnh lùng để ở lại trong lúc những đồng nghiệp trước đó cứ lần lượt bỏ đi khi cảm thấy tình người của mình đang dần mất đi. Họ, những nhân viên và bệnh nhân còn ở đó, đúng vị trí đó, làm những công việc theo lịch trình như thế đó đều bởi y tá Ratched muốn như thế.

Trật tự ấy sẽ không có gì khiến Ratched bận lòng nếu không có sự xuất hiện của Murphy. Hắn không phải là người tốt. Hoàn toàn không. Nhưng lý do để hắn đứng lên chống lại y tá Ratched sẽ không đơn giản để phân tích, đó cũng là điều khiến những bệnh nhân nơi đây tranh cãi và cũng chính là giá trị của cuốn tiểu thuyết này. Có thể hắn khó chịu khi cuộc sống của mình bị sắp đặt, dù như hắn nói so với cuộc sống trước đây thì được như ở trại điên này là quá tốt rồi. Có thể hắn thấy buồn chán và muốn tìm thứ gì đó để phá hoại, để thỏa mãn căn bệnh "thái nhân cách" của mình. Có thể hắn nhận ra y tá Ratched mới là người đứng đầu phân khoa này và muốn thách đấu để có vị trí đó. Hoặc có lẽ hắn thương xót cho những "bạn cùng phòng" chăng khi họ không khác gì bầy chuột sống dưới sự chèn ép phi lý đó.

Đọc, và mỗi người sẽ có câu trả lời của riêng mình. Chỉ biết một điều rằng Murphy là một nhân vật rất phức tạp. Và có lẽ xuyên suốt quyển sách hắn cũng đang đi tìm câu trả lời cho mình. Hắn ở cuối sách chắc chắn đã thay đổi so với lúc xuất hiện ban đầu với vẻ ngạo nghễ, cười cợt với đời. Những người bệnh ở đây, tất cả cũng đều thay đổi, từ Cheswick, Scanlon, Sefelt và Frederickson, lão George, bác sĩ Spivey, Harding, Billy Bibbit và cả Thủ lĩnh - cuối cùng anh cũng nhận ra mình to lớn đến thế nào.

Nhắc lại thì thấy cuốn này có một số lượng nhân vật cũng không vừa, nhưng ai cũng được xây dựng rất rõ nét đến mức có thể trở thành một hình tượng điển hình trong văn hóa đại chúng (popular culture) cũng như các nhân vật trong Bố già vậy, đó cũng là thành công của tác giả.

Những gì muốn nhắc lại mình chỉ dừng ở đây thôi, để sau này còn nhớ mình đã có những cảm xúc, suy nghĩ gì khi đọc sách. Còn cuộc đấu tranh giữa Murphy cùng các bệnh nhân với y tá Ratched thế nào, kết quả ra sao thì mình nghĩ mình sẽ không thể nào quên được.

Đó là khoảnh khắc cả bọn ngồi tập trung trước chiếc màn hình ti vi tối thui, cái họ đang xem không phải trận đấu bóng rổ đang diễn ra lúc đó mà là bài ca chiến thắng huy hoàng khi một lần họ giành được quyền làm chủ cuộc đời mình. Đó là lúc Cheswick tự kết thúc cuộc đời nơi bể nước để tháo gông cùm đang xiềng xích mình và để Murphy nhận ra trong tay hắn là chìa khóa mở toang hết thảy những gông cùm khác.

Đó là Murphy sau những lần bị sốc điện lên não liên tiếp vẫn xuất hiện với những cái nháy mắt lém lỉnh, những cú giả vờ đi như thúc ngựa như dáng vẻ hắn ngày đầu gặp mặt, duy chỉ có Thủ lĩnh nhận ra hắn dường như đã quá mỏi mệt hơn trước nhiều rồi. Đó là chuyến du ngoạn câu cá trên thuyền rộn ràng niềm vui và không kém phần kịch tính. Rồi bữa tiệc "thác loạn" đủ trò vui không tưởng và cơn lốc cảm xúc sau đó cuốn đi mọi con chữ, mọi trang giấy để người đọc phải thẫn thờ khi sách khép lại.

Ai đọc xong cuốn này hẳn đều có thể nhận ra nhiều thứ trong đây đều mang đậm tính ẩn dụ một cách châm biếm sâu cay mà ở bìa trước đã gọi bằng cái tên "phúng dụ". Trại tâm thần, y tá Ratched, những hộ lý, các bệnh nhân tuân theo sự sắp đặt mà không dám chống lại, McMurphy, sự phản kháng, thắng lợi, và kết quả. Chúng biểu trưng cho điều gì và thông điệp của nó là gì, lại là một câu hỏi lớn mà mỗi người sẽ có câu trả lời cho riêng mình.

Thật sự cho đến lúc gần hết sách mình vẫn cảm thấy đây là một cuốn sách hay nhưng chưa đến mức để lại ấn tượng cho mình hay khiến mình muốn đọc lại. Nhưng tất cả những gì xảy ra trước đó, tưởng như nhàn nhạt lại là cách để tác giả build up cho người đọc đón lấy cơn bão cảm xúc ở đoạn kết. Nên nếu cũng vật vã để đọc sách ở phần đầu (như mình) thì đừng vội bỏ cuộc nếu không sẽ bỏ lỡ một cuốn sách hay. À nói thêm về bản dịch thì ban đầu đọc hơi khô, nhiều chỗ dùng từ khó hiểu hay bi cụt, nhưng càng về sau đọc càng mượt và dễ vào hơn. Còn phần giới thiệu ở bìa sau lại nhiệt tình phân tích sách đến nỗi spoil tè le cái kết luôn, cũng may là đọc xong mình mới ngó tới không là bị áp đặt cảm nhận của người làm sách từ khi chưa đọc luôn rồi.
Like Likes:32
Minh Nhân Nguyễn Midori wrote: "M ghét cái bìa minh họa thế. Hình như anh họa sĩ ngại đọc nên xem phim rồi vẽ nên mới có quả bìa lệch pha kia :| Hi vọng cuốn này đc nhà Nhã tái bản bìa mới, ít trẻ con và có sức nặng hơn."

Nhã nam mới tái bản 2019 vẫn bìa cũ nhé Smile, mình thấy bìa này cũng hay mà, tùy mỗi người sẽ có hình dung khác nhau khi đọc truyện, vì dù nội dung về sau hơi nặng đầu thiệt nhưng vẫn có chất humor lãng đãng trong đó. Có điều đúng là chiếc xe bus này lấy ý tưởng từ phim hơn là như mô tả trong truyện Smile

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 29 Empty Re: Sách

Post by LDN Fri Dec 23, 2022 6:25 pm

SÁCH VĂN HỌC Bay trên tổ chim cúc cu - Ken Kesey

Webdocsach

Bay trên tổ chim cúc cu có tựa gốc là One flew over the cuckoo’s nest do tác giả Ken Kesey viết, xuất bản lần đầu năm 1962. Cuốn sách nằm trong Top 100 cuốn sách Anh ngữ hay nhất từ 1923 đến 2005 do Time bình chọn. Tuy vậy, Bay trên tổ chim cúc cu cũng là một cuốn sách gây nhiều tranh cãi và đã từng liên tục được đưa vào giảng dạy rồi lại bị cấm ở rất nhiều trường học trên đất Mỹ. Bất chấp những tranh cãi, cuốn sách vẫn được chuyển thể thành phim điện ảnh với sự diễn xuất tuyệt vời của Jack Nicholson. Bộ phim sau đó lãnh trọn Big Five – 5 giải quan trọng nhất của Oscar 1975. Kỷ lục này mãi đến năm 1991 mới được lặp lại bởi bộ phim rất quen thuộc The silence of the Lambs.

Bay trên tổ chim cúc cu lấy bối cảnh của một trại tâm thần tư nhân tại Mỹ nơi những bệnh nhân mắc bệnh tâm thần hàng ngày sinh hoạt và chữa trị tâm bệnh dưới trướng quản lý của Y tá trưởng Ratches – người khét tiếng quân phiệt và là đại diện quản lý của một tổ chức quy mô bên trên. Mọi sinh hoạt của trại thương điên một ngày bỗng bị đảo lộn và náo loạn vì sự xuất hiện của nhân vật Randall McMurphy – một tên tù giả điên để trốn lao động, được đưa đến trại nhằm xác thực lại tình trạng bệnh tật của hắn. Thay vì ngoan ngoãn vâng lời bà Ratches như những bệnh nhân khác, McMurphy khiến quyền quân chủ của bà Y tá trưởng chao đảo.

Dễ thấy, cụm từ One flew over the cuckoo’s nest xuất hiện trong phần 4 chương 27, nhân vật Chief – Thủ lĩnh tỉnh dậy sau khi bị đưa vào Phòng Điên trị sốc điện, lúc tỉnh dậy đã nhớ về những ký ức thời thơ ấu, khi “Bà nội ê a bài vè”:

Ting.

Tingle, tingle, tremble toes

She’s a good fisherman,

Catches hens,

Puts ‘em inna pens

Wire blier, limber lock,

Three geese inna flock

One flew east,

One flew west,

One flew over the cuckoo’s nest

O-U-T spells out

Goose swoops down and plucks you out.

Đoạn này được dịch thành đoạn văn sau (trang 376)

Đây vốn là một đoạn nhỏ bắt nguồn từ một bài vè có nhiều dị bản. Một phiên bản đầy đủ của bài vè đó là:
William Matrimmatoe
He’s a good fisherman.
He catches hens,
Puts them in pens.
Some lay eggs.
Some lay none.
William Matrimmatoe
He’s a good fisherman.
Wire, briar, limber, lock.
Three geese in a flock.
One flew east.
One flew west.
One flew over the cuckoo’s nest.
Wire, briar, limber, lock.
Out goes you, old dirty dish rag, you.

Vậy bài vè này cùng với cụm từ One flew over the cuckoo’s nest – Bay trên tổ chim cúc cu được đưa lên làm tựa sách mang ý nghĩa gì? Chúng ta cùng cắt nghĩa nhé!

Bạn có biết tập tục của những chú chim cúc cu là gì không? Chúng chẳng bao giờ xây tổ hay tự ấp trứng cũng như chăm sóc con cái của chúng. Tất cả những gì chúng nỗ lực làm là tìm một chiếc tổ có sẵn, đẻ trứng của mình vào đó và để cho cặp chim khác nuôi con mình. Chúng thậm chí còn đá trứng của chim khác ra khỏi tổ để đảm bảo con mình sống sót và có được nguồn thức ăn đầy đủ.

– Tổ chim cúc cu ở đây chính là trại thương điên

– “Fishermen” ở đây chính là Y tá trưởng Ratches. Bà “nuôi nhốt” những bệnh nhân của mình (catches hens), “chăn dắt” họ như những con gà.

– Trong 3 chú ngỗng ở bài vè thì McMurphy chính là chú ngỗng thứ ba đã “bay qua tổ chim cúc cu” (One flew over the cuckoo’s nest) và lôi kéo các bạn cùng đi (O-U-T spells out, Goose swoops down and plucks you out)

– Nhân vật Thủ lĩnh chính là người được “plucks out” lôi ra khỏi “tổ chim”, là người thấm nhuần tinh thần bất diệt của McMurphy và trốn thoát khỏi trại thương điên ở cuối truyện.

Bài vè khi được dịch ra đã có nhiều phần nghĩa mất đi, nhất là đoạn cuối “plucks you out”. Để hiểu sát tựa đề sách, bạn hãy đối chiếu với bản gốc nhé!

Không chỉ có vậy, xuyên suốt cuốn sách, tác giả Ken Kesey đã sử dụng rất nhiều câu từ liên quan đến bầy chim và tổ chim nhằm cài cắm thêm ý nghĩa cho tựa đề sách và bài vè chúng ta được biết đến ở chương 27 phần 4. Tiếc rằng mình đọc đã lâu rồi và không còn nhớ chính xác đoạn để tìm lại, đành hẹn một dịp đọc lại cuốn sách này vào một ngày không xa và bổ sung ngay tức khắc những ví dụ cụ thể hơn.

Đi qua hoa cúc

Những người cùng thời

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 29 Empty Re: Sách

Post by LDN Fri Dec 23, 2022 6:30 pm


_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 29 Empty Re: Sách

Post by LDN Fri Dec 23, 2022 6:34 pm


Sach86 Team 

Giới thiệu sách Tiệm Café Bên Rìa Thế Giới – Tác giả John Strelecky

Đã bao giờ trong bạn xuất hiện một cảm giác không thể giải thích nổi, dù cuộc sống, công việc và các mối quan hệ có vẻ hoàn-toàn-ổn chưa? Bạn mơ hồ về lý do mình tồn tại, sự xuất hiện của mình có ý nghĩa gì, và liệu có cuộc đời nào khác ý nghĩa hơn đang chờ chúng ta không.

Hãy bước vào Tiệm café bên rìa Thế giới, bắt đầu hành trình khám phá và lắng nghe bản thân một cách thành thật nhất với ba câu hỏi:

Vì sao ta lại ở đây?

Ta có sợ cái chết không?

Ta đang sống một cuộc đời trọn vẹn chứ?

“Trời cao biển rộng chỉ cách chúng ta vài giờ bay và vài tiếng lái xe, thế mà tôi không biết nó tồn tại. Tôi nhận ra rằng, nó không chỉ tồn tại trong suốt hai năm rưỡi bận rộn kinh khủng của mình, mà mặt trời vẫn luôn ở đó, những con sóng vẫn đều đặn vỗ bờ suốt hàng triệu, thậm chí hàng tỷ năm.

Khi những ý nghĩ ấy ào ạt dồn vào tâm trí, tôi cảm thấy mình thật nhỏ bé. Những vấn đề cá nhân, bao điều vụn vặt, những căng thẳng thường trực và nỗi lo âu về tương lai, tất cả đều chẳng còn quan trọng nữa. Tôi nhận ra rằng, bất kể tôi có làm hay không làm điều gì suốt cả cuộc đời, dù quyết định của tôi là đúng hay sai, hay mông lung khó phân định, thì toàn bộ cảnh tượng này vẫn còn mãi ở đó, kể cả khi tôi lìa đời…”

Thông tin tác giả:

John Strelecky là tác giả truyền cảm hứng với nhiều cuốn sách nổi tiếng. Các tác phẩm của ông đã được dịch ra 43 ngôn ngữ và hơn 6 triệu bản in trên toàn thế giới. Những thông điệp của John đã truyền cảm hứng cho hàng triệu người trên thế giới.

Cùng với Oprah Winfrey, Tony Robbins và Deepak Chopra, ông được vinh danh là một trong 100 người truyền cảm hứng trong lĩnh vực lãnh đạo và phát triển cá nhân.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 29 Empty Re: Sách

Post by LDN Fri Dec 23, 2022 6:39 pm

Mẹo về cuốn sách: Quán cà phê bên rìa thế giới - John Strelecky

của Nina von Kalckreuth

"Tại sao bạn ở đây? Bạn có sợ chết không? Bạn có sống một cuộc sống đầy đủ không? "

Đây là những câu hỏi mà John, nhân vật chính của cuốn sách bán chạy nhất của John Strelecky The Café bên bờ thế giới, phải đối mặt sau một tuần dài mệt mỏi trong một quán cà phê hẻo lánh. John thực sự đang trên đường đến một kỳ nghỉ xứng đáng. Tuy nhiên, sau khi kẹt xe căng thẳng và có ít nhiên liệu, anh bị lạc và mắc kẹt trong quán cà phê nơi anh nán lại cả đêm. Với sự giúp đỡ của các cuộc trò chuyện với cô hầu bàn Casey và đầu bếp Mike, John dần dần trả lời ba câu hỏi và thu được kiến ​​thức - trong số những điều khác về mục đích tồn tại của anh ta, hay còn gọi là "ZdE".

Cuốn sách đề cập đến những câu hỏi kinh điển về ý nghĩa của cuộc sống. Tuy nhiên, nó không hoàn toàn bị hack như âm thanh của nó, bởi vì người đọc được truyền cảm hứng từ thực phẩm cho suy nghĩ và quan sát. Ví dụ, các chủ đề của nỗi sợ hãi được thảo luận, chẳng hạn như sợ một vực thẳm không có ở đó. Nhiều người chắc chắn nhận thức được sự ức chế mà người ta cảm thấy khi một điều gì đó mới hoặc chưa biết sắp xảy ra và không dám đối mặt với nỗi sợ hãi của họ. Rời khỏi vùng thoải mái vẫn là một phần quan trọng của cuộc sống.

Sử dụng ví dụ của nhân vật chính, các chu kỳ phổ biến trong đó có nhiều người cũng được kiểm tra và kiểm tra. Một ví dụ kinh điển: Bạn làm việc toàn thời gian trong một công việc tốn rất nhiều thời gian và thần kinh. Sau một tuần làm việc mệt mỏi, bạn kiệt sức và không còn thời gian rảnh để giải quyết những việc quan trọng với bạn hoặc bạn thích: đọc sách, sáng tác nhạc, vẽ, dành thời gian cho bạn bè hoặc gia đình. Thay vào đó, bạn sử dụng số tiền kiếm được của mình để mua những thứ như ghế mát xa, quần áo hoặc một kỳ nghỉ đắt tiền để giúp bạn phục hồi sau những căng thẳng trong thời gian ngắn. Số tiền bạn đã chi cho nó phải quay trở lại - bạn quay lại vào đầu vòng xoáy. Bạn đang làm gì bây giờ?

Bán chạy nhất chắc chắn là một vấn đề của hương vị. Nhưng nếu bạn tham gia vào một hành động đơn giản, bạn sẽ nhận được một điều ngoài lời khuyên và thức ăn cho suy nghĩ: Can đảm và mong muốn một điều gì đó mới mẻ.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 29 Empty Re: Sách

Post by LDN Fri Dec 23, 2022 6:44 pm

Nhi Nguyễn rated a book really liked it - goodreads

Eugénie Grandet by Honoré de Balzac

“Eugénie Grandet” là cuốn tiểu thuyết nằm trong series những thiên tiểu thuyết ”Tấn trò đời” (”La Comédie Humaine”) của nhà văn người Pháp Honoré de Balzac. Và quả đúng như cái tên của series, “Eugénie Grandet” quả thật là một tấn trò đời với đủ mọi hỉ nộ ái ố, mọi nhân vật khác nhau.

Chúng ta có ông Grandet keo kiệt, bủn xỉn, thông thạo những mánh kinh doanh nhưng cuối cùng lại để ma lực của đồng tiền chi phối suy nghĩ và cách hành xử của mình, trở thành nô lệ của vàng, đối xử với con gái mình là Eugénie không một chút thương yêu tình nghĩa thực sự. Chúng ta có Eugénie Grandet, thơ ngây, trong sáng, là con của một người đàn ông biết tính toán, thạo những mánh kiếm tiền nhưng cô lại không mảy may có chút kiến thức về tiền bạc và kinh doanh. Eugénie yêu đắm say người em họ của mình là Charles Grandet, yêu và chờ đợi anh bằng trọn vẹn con tim thiếu nữ thiết tha và thủy chung với mối tình đầu của mình, để rồi chính cô bị cuốn vào những dối trá, phản bội, những mưu cầu chức phận và tiền bạc của những người xung quanh. Chúng ta có Charles Grandet, cậu trai trẻ của chốn phồn hoa Paris đã quen được nuông chiều và sống trong nhung lụa. Charles yếu đuối, thiếu ý chí và một tình cảm vững bền dành cho cô chị họ - người đã hết lòng vì cậu - để có thể thắng lại những đam mê vật chất và địa vị hèn mọn vốn đã ngấm sẵn trong người cậu từ thuở trẻ trai.

Chỉ trong vỏn vẹn hơn 300 trang sách (bản dịch tiếng Việt), Honoré de Balzac đã dựng nên một tấn tuồng mang đầy đủ mọi cung bậc cảm xúc và những bước rẽ ngoặt được tạo nên từ chính những nhân vật mải mê chạy theo tiếng gọi của những thứ tầm thường. Có những trường đoạn được dành trọn cho tình yêu, tình yêu lứa đôi tràn đầy hy vọng và những ước nguyện đẹp của Eugénie và Charles; có những trường đoạn hoàn toàn dành cho sự bóc tách một cách trần trụi, căm phẫn và đớn đau những thói đời bạc bẽo, những cái thối tha của xã hội Pháp những năm 1820s. Cuối cùng thì, người tội nghiệp nhất vẫn là Eugénie Grandet:

”Bàn tay Eugenie băng bó những vết thương kín đáo của mọi gia đình. Nàng đi lên trời cùng với cả một đoàn việc thiện việc nghĩa. Tâm hồn cao cả của nàng làm cho những cái ti tiểu trong giáo dục và những lề thói bủn xỉn từ lúc tuổi thơ bớt ti tiện. Lịch sử của nàng là lịch sử của một người đàn bà sống giữa cõi trần, có khả năng tuyệt vời để làm vợ làm mẹ nhưng lại không chồng, không con, không thân thích.”

Mình đọc bản dịch của NXB Văn hóa - Thông tin, phiên âm tên người và tên các địa danh tiếng Pháp, đọc vào buồn cười quá. Đến giờ chả biết cái “đạo Cải lương” trong bản dịch là đạo nào nữa… Rồi tên ông vua người ta là Henri IV thì phiên âm là Hăngri. Trong tiếng Pháp, “h” luôn là âm câm nhé, nên không có vụ đọc cái tên “Henri” là “Hăngri” đâu, mà phải là “Ăngri” mới đúng. Mình có học tiếng Pháp nên thấy phiên âm kiểu này khó chịu quá…


Last edited by LDN on Sat Dec 31, 2022 10:53 am; edited 1 time in total

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 29 Empty Re: Sách

Post by LDN Fri Dec 23, 2022 6:51 pm

Review văn học kinh điển: Eugénie Grandet – Honoré de Balzac


Gặm Sách

Câu chuyện về bi kịch của một gia đình, trong một xã hội nơi đồng tiền lên ngôi

Eugénie Grandet là một lớp đặc sắc trong Tấn trò đời của nhà văn Honoré de Balzac, một vở bi hài kịch rộng lớn có đến ba bốn nghìn nhân vật, mô tả xã hội nước Pháp thời bấy giờ. Bối cảnh câu chuyện diễn ra ở vùng Sammur tỉnh lẻ, nơi mọi người đều biết đến nhau và những câu chuyện ngồi lê đôi mách dễ dàng lan truyền với tốc độ nhanh chóng. Nhân vật chính trong câu chuyện là gia đình ông Grandet, bao gồm ông ta, bà vợ, cô con gái Eugénie, và mụ Nanon giúp việc tin cẩn. Grandet là một người đàn ông tham tiền giàu nứt đổ vách, nhưng cực kỳ, cực kỳ bủn xỉn, keo kiệt, và chính sự keo kiệt này về sau đã đẩy cả gia đình ông ta vào bi kịch. Ông là người chủ gia đình, vì thế mặc dù rất giàu có, cả nhà ông phải sống trong kỷ luật đến mức hà khắc và tằn tiện đến không thể tưởng tượng: lò sưởi chỉ được nhóm vào một khoảng thời gian nhất định, buổi tối cả nhà tụ tập quanh một cây nến duy nhất (vì chỉ thắp mỗi một cây để tiết kiệm), thức ăn mỗi ngày chia theo khẩu phần (nếu nhiều quá ông sẽ yêu cầu bớt lại ngay), mỗi lần đưa tiền cho vợ thì lại tìm cách xin xỏ lấy lại dần dần… Ấy thế mà, bà vợ và con gái ông lại hoàn toàn hài lòng với cảnh sống đó, có thể vì họ chưa bao giờ trải qua một cảnh sống nào khác như vậy, và mụ Nanon thì cực kỳ trung thành với chủ nhân dù ngay từ đầu ông ta đem mụ về cũng chỉ vì sự tính toán chi li của mình. Bà vợ và cô con gái như hai thiên sứ sống trong cảnh nghèo hèn, với tâm hồn thiện lương, không hề vẩn đục và không hề nghĩ xấu về ông Grandet. Cuộc sống ấy có lẽ sẽ êm đềm trôi qua mãi, nếu không phải vào một ngày, chàng Charles xinh trai cháu ông, từ Paris xuất hiện sau khi cha chàng tự tử, và khuấy động tâm hồn cô chị họ Eugénie, cái tâm hồn trong trắng chưa từng vướng bụi trần ấy. Cô gái Eugénie, người được đảm bảo về của hồi môn nếu ông Grandet mất, hiện đang là một mối quá hời, một cuộc cạnh tranh cho hai gia đình nơi đây, giờ đây, cô lại yêu chàng Charles, vì chàng thật thanh tao, chẳng hề giống bất cứ con người quê mùa nào nơi tỉnh lẻ. Vì chàng, liệu cô gái sẽ dám chống lại cha mình đến mức nào, khi ông Grandet chỉ mong tống người cháu của nợ này đi thật xa. Và liệu, chàng có xứng đáng với tấm chân tình mà nàng Eugénie dành cho, hay chẳng hề có người nào có thể xứng đáng với tâm hồn thuần khiết ấy?

Ở ông Grandet, có lẽ điểm tốt nhất của ông là đầu óc tính toán đến khôn lường, nhờ vậy ông đã tạo dựng nên cả một gia sản nhiều đến mức bọn hàng xóm xung quanh không thể thống kê hết được. Ngoài điểm đó ra, ông là một người chồng, người cha tệ hại. Một người chồng có thể tệ hại đến mức nào khi vợ mình bị bệnh lại chỉ lo đến việc tốn tiền chạy chữa? Một người cha có thể tệ hại đến mức nào khi chỉ chăm chăm mong con mình từ chối quyền thừa kế từ vợ mình? Có thể ông vẫn thương con, vẫn đau xót khi trừng phạt con, nhưng tình yêu ấy không đủ lớn để chiến thắng cái thói cố chấp keo kiệt kia. Mọi bi kịch trong truyện đều khơi nguồn từ tiền bạc. Bi kịch của gia đình Grandet. Bi kịch của cô Eugénie, khi cô chẳng thể tìm thấy tình yêu đích thực, vì mọi người chỉ chăm chăm vào sự sản của cô, hoặc ngược lại, nghĩ cô quá nghèo.

 Giọng văn của Balzac vừa châm biếm mỉa mai, vừa sâu cay chua xót. Tôi ấn tượng với khá nhiều đoạn tả - kể của nhà văn trong tác phẩm này, đặc biệt là về ông Grandet, ví dụ như đoạn ông gần chết rồi mà nhìn thấy mấy món dụng cụ bằng vàng, mắt lại rực sáng. Con người tham tiền, sống nhất quán với sự tham tiền ấy đến phút cuối cùng, vừa đáng ghét lại vừa đáng tội nghiệp, vì ông ta chưa bao giờ thấy được những thứ đáng giá hơn tiền. Không thể phủ nhận rằng tiền mua được rất nhiều thứ, có thể nói là hầu hết mọi thứ. Nhưng, dĩ nhiên vẫn còn một số ít những thứ mà tiền không thể mua được, hay chỉ mua được thứ gần giống nó mà thôi, và cho đến tận lúc chết, có lẽ ông Grandet cũng chẳng biết được điều này.


Last edited by LDN on Sat Dec 31, 2022 10:54 am; edited 1 time in total

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 29 Empty Re: Sách

Post by Sponsored content



Sponsored content


Back to top Go down

Page 29 of 50 Previous  1 ... 16 ... 28, 29, 30 ... 39 ... 50  Next

View previous topic View next topic Back to top

- Similar topics

Permissions in this forum:
You cannot reply to topics in this forum