Our forum runs best with JavaScript enabled !

Sách

Page 31 of 50 Previous  1 ... 17 ... 30, 31, 32 ... 40 ... 50  Next

View previous topic View next topic Go down

Sách  - Page 31 Empty Re: Sách

Post by LDN Fri Dec 30, 2022 8:35 am

Truyện ngắn O. Henry 

Diendanlequydon

O. Henry (tên thật là William Sydney Porter, tên sinh là William Sidney Porter; 1862–1910) là nhà văn Mỹ được xem là một trong số ít cây bút viết truyện ngắn được yêu thích nhất trong mọi thời đại. Tiểu sử        O. Henry sinh dưới tên William Sidney Porter tại Greensboro, North Carolina, Hoa Kỳ. Bà mẹ ông qua đời vì bệnh lao khi ông mới được 3 tuổi, và ông theo học tại trường tư do bà cô làm chủ cho đến năm lên 15. Đấy là quá trình giáo dục duy nhất mà ông tiếp nhận được. Ông bổ sung kiến thức của mình bằng cách đọc sách rất nhiều, và cũng bằng cách quan sát cùng lắng nghe những người quanh ông. Sau khi bỏ học, ông làm việc cho hiệu y dược của ông chú.
      
Năm 1882, khi bắt đầu có triệu chứng bệnh lao lây từ bà mẹ, ông được gửi đến sống trong một trang trại chăn nuôi ở Texas với hy vọng khí hậu nơi đồng nội giúp vượt qua cơn bệnh – tương tự như nhân vật chính trong truyện Hygeia at the Solito. Ít lâu sau, ông đã thử viết những truyện ngắn đầu tay và mấy mẩu truyện vui cười cho các nhật báo miền Tây-Nam Hoa Kỳ. Kế đến, ông làm tại một cơ quan địa chính và lần lượt qua nhiều công việc khác nhau: vẽ kỹ thuật và kiến trúc, thư ký, đầu bếp nhà hàng, làm nhân viên cho công ty địa ốc, xưởng in, v.v. Hầu như từ mỗi ngành nghề, O. Henry đều có thể góp nhặt tư liệu cho các truyện ông viết.       Đến năm 1894, ông lập nên tờ tuần san hài hước The Rolling Stone và làm chủ bút. Tờ báo này không mấy thành công, trở nên chết yểu sau một năm. Ông cũng làm phóng viên cho báo khác và thỉnh thoảng đóng góp vẽ hí họa.       Kế đến, ông làm nhân viên ngân hàng First National Bank ở thành phố Austin, Texas. Năm 1896, nhà nước mở cuộc điều tra vì tình nghi ông biển thủ tiền của ngân hàng. Trước đấy khá lâu, ông đã phản đối là không thể nào cân đối sổ sách kế toán của ngân hàng vì việc quản lý tại đây quá lỏng lẻo. Mặc dù bố vợ ông đã chi trả hộ khoản tiền thất thoát, chính quyền liên bang vẫn muốn truy tố tội hình sự. Nếu ông chấp nhận ra hầu tòa, có lẽ ông đã được tha bổng vì số tiền liên quan chỉ nhỏ nhoi và có thể bào chữa là do lỗi lầm kế toán. Nhưng bạn bè ông khuyên ông nên trốn lánh. Ông nghe theo và bỏ đi đến nước Honduras ở Trung Mỹ – và có tư liệu cho vài truyện phiêu lưu lấy bối cảnh từ vùng đất này.       Sáu tháng sau, nghe tin vợ mình đang đau nặng, ông trở về Mỹ. Nhà cầm quyền đợi đến khi vợ ông qua đời mới đem ông ra xét xử. Đến lúc này thì sự kiện bỏ trốn đi khỏi nước là yếu tố rất bất lợi cho ông. Tuy thế, ông bị kết mức án tù nhẹ nhất có thể được là 5 năm. Trong nhà tù ở thành phố Columbus, Ohio, ông làm dược tá cho bệnh viện nhà tù, có thời giờ sáng tác để gửi tiền cho con gái, và bắt đầu dùng bút hiệu O. Henry. Sau khi đã qua hơn 3 năm trong tù, nhờ tư cách tốt ông được trả tự do sớm vào năm 1901. Ông đến cư ngụ tại thành phố Pittsburgh, Pennsylvania.        Năm sau, ông định cư hẳn tại Thành phố New York, cố giấu tung tích mình là tù phạm cũ. Từ lúc này, các truyện ngắn của ông bắt đầu xuất hiện đều đặn trên các báo hàng ngày và tạp chí. Mười tập truyện lần lượt được ra đời trong thời gian 1904-1910.  

Sau những năm tháng cùng quẫn, mặc dù đến lúc này đã trở nên nổi danh và có tiền nhuận bút khá, O. Henry vẫn không được hưởng hạnh phúc vào những năm cuối đời: cuộc hôn nhân thứ hai thiếu hạnh phúc, khó khăn về tài chính vì chi tiêu quá cao, lại thêm tái phát chứng lao phổi lây từ bà mẹ và tật nghiện rượu nhiễm từ ông bố. Ông qua đời một cách khổ sở tại Thành phố New York ngày 5 tháng 6 năm 1910 do bệnh lao cộng thêm chứng xơ gan. Thêm ba tập truyện được ấn hành sau khi ông mất.       Năm 1919, Hội Nghệ thuật và Khoa học (Society of Arts and Sciences) thiết lập "Giải thưởng Tưởng niệm O. Henry" (O. Henry Memorial Awards), hàng năm trao cho những truyện ngắn xuất sắc.      

Tại Việt Nam đã có nhiều bản dịch một số truyện ngắn của O. Henry. Gần đây nhất là quyển "Tinh hoa truyện ngắn O. Henry" do Hội Nhà văn xuất bản. Truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng đã được đưa vào chương trình văn học nhà trường. Tác phẩm       Có lẽ nhờ cuộc đời phong phú của tác giả nên các truyện ngắn của O. Henry (tổng cộng gần 400 truyện cộng thêm vài bài thơ) cũng thể hiện các nét đa dạng của xã hội Mỹ đương thời. Người ta có thể tìm thấy những nhân vật làm các nghề mà chính tác giả đã trải qua, và còn nữa: chủ cửa hiệu, nhân viên bán hàng, ký giả, họa sĩ, bác sĩ, diễn viên sân khấu, thợ cắt tóc, cảnh sát, thanh tra, dân đi tìm vàng, cũng có những người vô nghề nghiệp vô gia cư, và kể cả kẻ tội phạm và tù nhân.       Những bối cảnh trong các truyện ngắn cũng phong phú, với nhiều truyện lấy Thành phố New York - nơi O. Henry sống tám năm cuối đời ông - làm bối cảnh, cộng thêm những mẩu chuyện phiêu lưu trong vùng Trung và Tây-Nam nước Mỹ. Tất cả đều biểu hiện khung cảnh xã hội kinh tế nước Mỹ vào thời khoảng cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, lúc đường Thành phố New York còn được thắp sáng bằng đèn ga, người còn dùng xe ngựa để di chuyển, nhiều dân chăn bò (cowboy, hay "cao bồi") vẫn còn sống bờ sống bụi và xem pháp luật bằng nửa con mắt, dân đi tìm vàng tự lập nên những thị trấn mới rồi "tự cai tự quản", v.v.       Điểm đặc sắc trong truyện ngắn của O. Henry là những tình tiết ngẫu nhiên, có lúc khắc nghiệt hoặc oái oăm hoặc mỉa mai, nhiều lúc khôi hài hoặc dở khóc dở cười, để rồi kết thúc trong bất ngờ làm người đọc hoặc thích thú nhưng không quá sướng thỏa, hoặc bâng khuâng nhưng không quá nặng nề. Những dư hương nhẹ nhàng như thế đọng trong tâm tư người đọc khá lâu. Có lẽ do vậy mà vài truyện của O. Henry đã được chuyển thể qua sân khấu, sau này là điện ảnh và truyền hình, kể cả sân khấu kịch ở Việt Nam. Riêng truyện A retrieved reform, rút tư liệu từ thời gian tác giả ngồi tù (có ý kiến cho là dựa trên chuyện có thật), được chuyển thành kịch sân khấu rất thành công.       Nhiều người ngạc nhiên về tính đa dạng trong các truyện của O. Henry. Một ngày, khi ngồi với nhà văn trong một hiệu ăn, một người bạn ông đặt câu hỏi thay cho số đông người đọc: làm thế nào ông kết cấu được các tình tiết, ông tìm đâu ra những cốt truyện như thế? Nhà văn đáp: "Từ mọi nơi. Mọi thứ đều mang câu chuyện". Rồi cầm lấy tờ thực đơn trên bàn ăn, ông nói: "Có một câu chuyện trong bản thực đơn này." Đúng như thế: sau đấy ông viết nên truyện Springtime à la carte.      Thời sinh tiền, O. Henry gửi các truyện của ông cậy đăng trên nhiều báo cuối tuần và tạp chí văn học. 

Các truyện này sau đó được in lại trong những tập truyện ghi dưới đây:     * Cabbages and Kings     * The Four Million     * Heart of the West     * The Trimmed Lamp     * The Gentle Grafter     * The Voice of the City     * Options     * Roads of Destiny     * Strictly Business     * Whirligigs     * Sixes and Sevens     * Rolling Stones     * Waifs and Strays 

Những truyện được ưa thích     
* After twenty years (Sau hai mươi năm): Một trong những truyện lấy bối cảnh Thành phố New York (nơi O. Henry sống tám năm cuối đời ông) được ưa thích nhất.     

* A chaparral prince (Hoàng tử đồng xanh): Chuyện phiêu lưu vùng Viễn Tây thời ấy, vừa hoang sơ, ngang tàng, mà cũng có khí phách anh hùng - pha trộn tai ương và phúc lành, lục lâm và hiệp sĩ.     

* The church with an overshot-wheel (Ngôi giáo đường với cối xay nước): Có người nhận xét "giống như truyện cổ tích". Cốt chuyện dễ thương, và là một trong số ít truyện của O. Henry thể hiện văn tài tả cảnh tuyệt vời.    

* The furnished room (Căn phòng đủ tiện nghi): Truyện được những nhà phê bình nghiêm khắc xem là một trong những truyện nghiêm túc, có giá trị văn học nhất của O. Henry.     

* Georgia's Ruling (Phán quyết của Georgia): Cả trăm năm trước, nước Mỹ rộng bao la vẫn có cơn "sốt đất" tạo ra nhiều vấn đề cho các sở địa chính, nhưng ở đây nằm trong bối cảnh khác: tình cha con mở rộng ra tình người. Ý tình thắm thiết nhưng ngôn từ cô đọng.     

* The gift of the Magi (Món quà của các nhà thông thái): Một trong các truyện của O. Henry được người đọc phương Tây yêu thích nhất, cũng có thể được xem là một trong những truyện ngắn về Giáng Sinh hay nhất mọi thời đại.     

* The green door (Cánh cửa mầu lục): Có ý kiến cho rằng tác giả thiên về tư cách nhà hoạt động xã hội (social activist) qua truyện này.     

* The last leaf (Chiếc lá cuối cùng) được O. Henry sáng tác năm 1944, là một truyện ngắn nổi tiếng được biết đến nhiều nhất, đã được đưa vào sách giáo khoa của nhiều nước để giới thiệu văn học nước ngoài. Truyện nói về cuộc sống khổ cực của những người hoạ sĩ nghèo ở Mĩ. Cuộc sống cơ cực đã khiến Giôn-xi buôn xui với căn bệnh sưng phổi, nhưng nhờ có chiếc lá cuối cùng Giôn-xi đã hồi sinh.    
* A retrieved reformation (Một cuộc đổi đời): Truyện rút tư liệu từ thời gian O. Henry ngồi tù, có ý kiến cho là dựa trên chuyện có thật.    

* The dream (Giấc mộng): Đây là truyện cuối cùng của O. Henry. Tạp chí văn chương Cosmopolitan Magazine đã đặt hàng tác giả viết truyện này, nhưng sau khi nhà văn qua đời (tháng 6 năm 1910), tập bản thảo dang dở được tìm thấy trên bàn làm việc đầy bụi bặm của nhà văn. Truyện ngắn dang dở được ra mắt trên tờ Cosmopolitan Magazine tháng 9 năm 1910.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 31 Empty Re: Sách

Post by LDN Fri Dec 30, 2022 8:40 am

O. Henry là siêu rồi 😄

Review sách

Review sách Truyện Ngắn O.Henry

Độc giả Nguyễn Minh Thiện
– Kích thước sản phẩm này ?. Hãy luôn biết lắng nghe.
Đầu tiên là bìa..khi in tên tác giả theo kiểu nhũ sẽ dễ tróc sau một thời gian sử dụng, phải bao lại. Tiếp theo là phiên âm, tên riêng tiếng Anh k ra tiếng Anh, cũng không phải tiếng Việt, cứ như sách giáo khoa ấy. Cuối cùng là xuống dòng và gạch đầu dòng ở mỗi câu thoại chưa thật hợp lí.

Độc giả Sang Phan
– Chế độ bảo hành cùng cách thức vận chuyển sản phẩm này thế nào?. Cuộc sống vốn đơn giản, nhưng chúng ta luôn làm cho nó phức tạp lên.

Nhắc đến Ohenri, người ta nghĩ ngay đến Chiếc lá cuối cùng, một câu chuyện chất chứa tình người và ngợi ca những điều giản dị nhất từ cuộc sống xung quanh ấy lại làm nên những điều kì diệu. Đọc những tác phẩm của nhà văn Ohenri, chúng ta lại chất chứa những tình cảm yêu thương, đồng cảm cho số phận của mỗi nhân vật.
Cuốn sách là tập hợp những truyện ngắn hay và cảm động mà nhà văn đã làm rung động con tim của bao tâm hồn lãng mạn như chúng ta.
Mình rất thích cuốn sách này cũng như yêu chính tác giả của nó vậy.

Độc giả Nguyễn Thị Tuyết Sương 
– Sản phẩm này có dễ dùng không ?. Thôi đừng lo lắng quá.

Mình đã đọc bản tiếng anh nên thất vọng bản dịch thuật cực kỳ. Nhìn vào mấy trang đầu là thấy lỗi chính tả đầy rẫy luôn. Có nhiều chỗ phiên âm tên tiếng anh sang tiếng Việt đọc bực bội vô cùng, làm cho cậu chuyện chẳng có liên kết gì cả. Câu chữ cũng lủng củng, dài dòng đọc chẳng hiểu gì hết.
Thiết kế cái bìa mà nhìn tưởng mua nhầm cuốn Chiếc lá cuối cùng.
Nội dung mình đọc trong bản tiếng Anh khá dễ hiểu nhưng sang bản tiếng Việt thì nó trở thành một mớ hỗn độn, không liên kết và làm người đọc mất hứng vô cùng.
Hy vọng khi tái bản thì biên tập kĩ hơn và thiết kế lại cái bìa.

Độc giả EX Ansatsu 
Các câu hỏi thường gặp về sản phẩm:. Có những lúc, không có lần sau, không có cơ hội bắt đầu lại.

Thật sự mình cảm thấy rất thất vọng sau khi mua cuốn này! Về hình thức thì ổn, tạm chấp nhận, in dễ đọc. Nhưng nội dung thì… Tác giả O-Henry không chú trọng câu chữ mượt mà, cái hay nằm ở nội dung câu chuyện. Thế mà bản dịch lại quá rối rắm, dịch theo ngôn ngữ kiểu Tây, có nhiều câu “bởi”, “được làm…”, rồi lặp từ,… làm cho câu chuyện đọc vào cứ thấy khó chịu, không mượt. Có chỗ còn không hiểu gì cả! Với cả mình không phiên âm tên nước ngoài ra tiếng Việt, làm như vậy không hay. Mong NXB chú trọng và rút kinh nghiệm!

Độc giả nguyen viet 
Truyện ngắn của O.Henry không chú trọng vào những con chữ mượt mà, những lời văn bay bổng, mà tất cả chỉ là sự sáng tạo táo bạo trong cốt truyện với những tình tiết đời thường mang lại những cái kết bất ngờ. Nội dung truyện thì hay khỏi bàn rồi. Nhưng cái mình thất vọng chính là dịch thuật! Dịch thuật tuy thống nhất và không có lỗi chính tả nhưng, theo quan điểm cá nhân, mình không thích tác giả sử dụng phiên âm tiếng Việt cho những cái tên ngoại quốc như trong truyện. Phần dịch nội dung truyện còn đôi chỗ khó hiểu, chưa làm bộc lên nét O.Henry. Thiết kế bìa không đẹp và quá khách quan vì O.Henry không chỉ viết mỗi truyện “Chiếc lá cuối cùng” không đâu.

Độc giả phùng thư 
Tôi đã mua quyển truyện này sau khi học bài chiếc là cuối cùng năm lớp 9, cô giáo đã giới thiệu cho chúng tối quyển truyện này. Cốt truyện rất hay, vẽ lên bối cảnh xã hội nước Mỹ thế kỉ XIV, tôi rất thích các câu truyện trong tác phẩm, nhưng có lẽ quyển truyện chưa đủ đắt để có phần dịch hay hơn thì phải, có lẽ vì giá cả chưa cao, bởi lẽ phần dịch khá là không ổn, cứng nhắc trong khi câu chuyện lại đầy tình cảm như vậy. Nhưng dù sao tôi cũng thích tác phẩm, và khâm phục tài năng của tác giả O. Henry, các câu chuyện với nhiều nỗi bi kịch quả thực là cảm động, khiến tôi xót xa cho hoàn cảnh của biết bao người dân nghèo. đồng thời rất yêu mến và khâm phục nghị lực sống của họ, cốt truyện đã thể hiện được tư tưởng nhân văn của tác giả, cho ta thấy giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của từng câu chuyện

Độc giả Phạm Thị Hiền 
Có một số điểm khá ức chế khi đọc truyện này, đặc biệt là về phần dịch thuật. Truyện dịch có vẻ khá khô cứng, đặc biệt ghét cái kiểu phiên âm tên tiếng anh sang tiếng việt của dịch giả, khiến người đọc khá ức chế khi theo dõi nội dung truyện. Chất lượng giấy tầm trung, không gây được ấn tượng. Tuy nhiên, mình rất thích bìa truyện, thực sự rất đẹp và gợi cảm xúc, là nguyên nhân chính thúc đẩy mình mua cuốn truyện này. Nội dung truyện hay, rất nhân văn, ý nghĩa và những cái kết bất ngờ. Tuy vài truyện hơi khó hiểu, yêu cầu sự nghiền ngẫm, suy nghĩ của đọc giả. Trừ một số điểm gây ức chế về dịch thuật, truyện ngắn của O.Henry rất đáng đọc. Nhìn chung là tạm ổn.

Độc giả Huỳnh Nguyễn Ngọc Bảo 
về phần nội dung của các truyện ngắn thì không bàn , nhưng có 1 số điểm của cuốn truyện này làm tôi bức xúc quá phải lên đây gửi nhận xét (trước giờ đọc truyện cũng nhiều nhưng chưa bao giờ viết nhận xét vì lười , nhưng cuốn truyện này đã buộc tôi làm điều này ).

– thứ nhất là lỗi đánh máy , lỗi chính tả đầy rẫy , hầu như trang nào cũng phải có vài lỗi , không biết kiểm duyệt kiểu gì mà lại để 1 đống lỗi như vậy , hay là không có kiểm cũng k biết chừng.

– kế đến là cái kiểu phiên âm tên riêng ra tiếng việt , đọc kiểu này làm tôi cảm thấy rất khó nhớ tên nhân vật , có nhiều tên phiên âm đọc muốn méo cả mỏ , nhiều tên chả biết fải đọc làm sao luôn.

– cuối cùng là phần dịch thuật . nhiều chỗ dịch không đầu không đuôi , chỗ thì lại dài dòng lê thê mà đọc vô lại không hiểu gì cả , fải đọc đi đọc lại 2 3 lần để đoán coi thật ra bản gốc ở đoạn đó tác giả viết cái gì , hên xui có khi đoán được , có khi dẹp luôn .

thật lòng mà nói những điểm kể trên đã làm cho cuốn sách mất đi độ hay chắc cũng 70 – 70% chứ không ít , vậy mà thật không hiểu sao những người ở trên lại khen nức nở không thấy cảm thấy khó chịu 1 tí ti nào .

chắc toàn là viết nhận xét để kiếm tiki xu chứ thật ra chẳng có đọc lấy 1 trang .

Độc giả Trần Thị Như Ý 
Tôi tình cờ đến với tập truyện này bởi tác phẩm “Chiếc lá cuối cùng” nổi tiếng trên toàn thế giới của ông. Tác phẩm của ông thật hay mà đầy ý nghĩa, với những cái kết bất ngờ làm rung động hàng triệu con tim.

Chắc các bạn không ai không biết đến cái chiếc lá vàng úa, già cỗi đã đem đến linh hồn cho 1 cô gái đang gần như tuyệt vọng trong chính cuộc sống của mình. Để rồi từ đó, tình yêu và niềm hy vọng từ 1 lão hoạ sĩ già đã được đã được dâng cao và bùng lên rực rỡ, dù lão đã ra đi mãi mãi nhưng chính niềm tin và sự hy sinh của mình đã giúp cô gái ấy tìm được mục đích sống cho mình…

Đến với tập truyện này, chúng ta không chỉ đến với những câu chuyện đầy cảm xúc như vậy mà còn hiểu thêm được về cuộc sống muôn màu, về những mảnh đời đa dạng, những nút thắt, những sự thật không khỏi khiến ta chạnh lòng…, như câu chuyện về 1 chàng trai đến 1 phòng trọ nhỏ, rồi tình cờ hay tình yêu cháy bỏng của mình khiến anh phát hiện có những dấu tích của người con gái mà anh yêu thương nhất đã từng ở đây, nhưng cô ấy đã không còn, quá đau khổ anh từ biệt cõi đời nơi chính căn phòng mà cô gái xinh đẹp ấy đã ra đi…

Độc giả Nguyễn Thu Hoài 
Truyện ngắn của O.Henry có thể xem là những tác phẩm khó nuốt không chỉ bởi sự khó hiểu mà còn ở nhưng triết lý sâu xa của tác giả. Bởi thế nếu chỉ đọc một lần mà không đọc lại và đọc kĩ, không đặt hồn mình vào trang sách thì khó có thể hiểu hết được. Và đặc biệt là bản dịch phải thật sự sát với nguyên tác và phải có sự uyển chuyển trong từng câu chữ để tránh dài dòng lê thê mà khó hiểu. Và thực sự bản dịch này đã khiến mình và có lẽ là nhiều bạn đọc khác thất vọng:

– thứ nhất là lỗi đánh máy, lỗi chính tả đầy rẫy, hầu như trang nào cũng phải có vài lỗi.
-thứ 2 là cách phiên âm tên tiếng anh sang tiếng việt khiến mình hết sức khó chịu vì khó nhớ khó đọc và nhiều khi là rất buồn cười
– cuối cùng là phần dịch thuật. nhiều chỗ dịch không đầu không đuôi, chỗ thì lại dài dòng lê thê mà đọc vô lại không hiểu gì cả, phải đọc đi đọc lại 2 3 lần để đoán coi thật ra bản gốc ở đoạn đó tác giả viết cái gì. Thực sự khó hiểu.

Mong rằng ở những tác phẩm sau nhà xuất bản sẽ hạn chế được những khuyết điểm này!

Độc giả Trang Bùi 
Truyện ngắn của O.Henry lúc nào cũng vậy, giọng văn nhẹ nhàng, dí dỏm, rất bình dị mà sâu sắc và luôn để lại cho người đọc ấn tượng bởi những cái kết bất ngờ.
Những trải nghiệm phong phú của O.Henry đã đem lại cho các câu chuyện của ông sự sinh động và nhiều màu sắc của XH Mỹ đương thời, với cuộc sống của rất nhiều các tầng lớp nhân dân lao động, thương lưu, trí thức.
Một tập truyện rất đáng đọc, không những để giúp tâm hồn phong phú hơn, mà còn cho người đọc thấy một bức tranh sinh động về xã hội và một giai đoạn lịch sử của nước Mỹ.

Độc giả Lê Minh Phương 
Truyện ngắn của O. Henry luôn có những nét rất nhân văn, ý nghĩa, và đặc biệt là kết thúc bất ngờ – tôi chưa bao giờ đoán đúng cái kết của một truyện nào cả. Và không phải lúc nào người đọc cũng có thể hiểu hết ý nghĩa của câu chuyện ngay lập tức, bạn phải lật giở và nghiền ngẫm nó lại lần nữa mới hiểu rõ được ý đồ của tác giả. Với ngôn từ gần gũi và có chút gì đó trào phúng, những tác phẩm của O. Henry bao phủ nhiều mảng màu khác nhau của cuộc sống, từ tình bạn, tình yêu đôi lứa, tình cảm vợ chồng cho đến sự vất vả khổ cực của những người dân nghèo nơi thành thị.
Song với những ấn bản đã xuất bản ở Việt Nam, tôi chưa thấy hài lòng với bản dịch ở đâu cả. Bản dịch này cũng vậy. Không kể đến những lỗi nhỏ nhặt của cuốn sách, điểm trừ lớn nhất là văn phong khô cứng của dịch giả. Phần là do ngôn từ của O. Henry cũng khó dịch, phần khác có lẽ vì dịch giả không đủ mạnh dạn để dịch thoát ý hơn. Điểm cộng của cuốn sách là bìa đẹp, gợi lên nỗi lòng buồn man mác trong “Chiếc lá cuối cùng.”

Độc giả nguyễn thị hiền lương 
truyện ngắn của O.Henry mang đậm tình người .Nó cho ta thấy được những tình cảmđược coi là xa hoa trong cuộc sống thị trường ngày nay .

riêng bản thân tôi có lẽ sẽ không bao giờ quên đươc câu chuyện mang tựa đề “chiếc lá ” ,một câu chuyện để lại niềm xúc động sâu sắc trong tôi,dạy cho tôi rằng sống là cần biết cố gắng để vượt qua khó khăn ,không bao giờ được phép đầu hàng số phận .mong rằng các bạn sau khi đọc cuốn sách này sẽ biết trân trọng cuộc sống hơn

Độc giả Bùi Phước Tuân 
Cũng như nhiều bạn khác, tôi biết đến O.Henry lần đầu tiên qua truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng trong sách ngữ văn. Thoạt tiên rất khó hiểu, khó nuốt, và cảm giác bị đánh lừa bởi lối văn khác lạ của ông. Nhưng mãi đến khi đọc phần kết của câu chuyện, thì chỉ có hai từ thôi, tuyệt vời, cái kết quá tuyệt vời, cách viết hấp dẫn ngay đến những dòng cuối cùng của câu chuyện.

Với ấn tượng đó, tôi đã mua ngay khi thấy cuốn sách này trên kệ sách và những truyện ngắn như Chị em bạn vàng, Cánh cửa màu lục, Cây xương rồng, Căn phòng đầy đủ tiện nghi, Khi ta yêu…lại tiếp tục là những chiếc lá cuối cùng nữa, mang đến cho tôi sự bất ngờ, bí mật luôn được giữ kín cho đến chi tiết cuối cùng. Mỗi truyện ngắn đều để lại cho tôi một bài học ý nghĩa, dù it dù nhiều cũng đã làm thay đổi rất nhiều cách suy nghĩ xưa củ của tôi.

Tuy thế cũng có những truyện ngắn khó hiểu, tôi phải đọc đi đọc lại tới 6 -7 lần. Nhưng với tôi, đó cũng là cái hay mà người đọc xứng đáng được thưởng thứ!

Độc giả Hoàng Thu Trang 
Tôi thích đọc truyện ngắn của O.Henry. Truyện ngắn của ông cốt truyện không quá cầu kỳ, không mang những tầm tư tưởng lớn lao, vĩ đại nhưng trong mỗi truyện ngắn lại luôn chan chứa một niềm tin lớn lao vào con người, vào cuộc sống với cái nhìn vui vẻ, yêu đời của ông trước những thăng trầm của số phận con người, đặc biệt là những con người nghèo khổ, thất thế, bất hạnh.

Tôi đặc biệt thú vị với truyện ngắn “Món quà của các đạo sĩ” khi hai vợ chồng nghèo nhân ngày lễ giáng sinh đã bán đi tất cả những gì gọi là quý giá nhất, có giá trị nhất của mình để có tiền mua một món quà nhỏ cho người kia. Người chồng đã bán đi chiếc đồng hồ vàng quý giá để mua chiếc lược đồi mồi nạm ngọc tặng cho vợ, bởi vợ anh có một mái tóc dài mượt mà như suối thiên thanh, chiếc lược này mà cài lên mái tóc đó chắc chắn sẽ vô cùng tuyệt đẹp. Còn người vợ, cô đã lựa chọn mua chiếc dây đeo đồng hồ bằng bạch kim cho người chồng của mình, cô biết rằng nó sẽ rất thích hợp với chiếc đồng hồ của anh, anh có thể đàng hoàng xem giờ trước bất kỳ ai, vì thế cô đã bán đi mái tóc dài của mình. Sự thực quả là quá trớ trêu đối với hai con người “ngốc nghếch” đó. Câu chuyện thoạt đầu ta nghe có vẻ hơi buồn cười nhưng nó lại khiến cho trái tim chúng ta rưng rưng thương cảm cho hai con người đáng thương đó, và ta cùng thầm mỉm cười ngưỡng mộ cho tình yêu, sự hi sinh hết mình cho nhau của hai con người bé nhỏ đó.
Hay như câu chuyện “Tên cớm và bản thánh ca” vì muốn tránh cái rét cắt da cắt thịt, không muốn ngủ bờ ngủ bụi giữa mùa đông buốt giá, hắn đã nghĩ ra đủ mọi cách ăn trộm, ăn cắp, quỵt tiền, phá hoại của công, ghẹo “gái”, trêu ngươi cảnh sát,… để mong được bắt vào tù, ít nhất cũng được ăn no, ngủ ấm trong tù, không phải lang bạt ngoài đường giữa tiết trời lạnh giá của mùa đông. Thế nhưng ước nguyện của hắn đâu có dễ dàng mà thành, hắn càng nghênh ngang làm những trò “chướng tai gai mắt” trước mặt cảnh sát thì người ta lại chỉ nghĩ rằng hắn bị điên, dỗi việc mà thôi. Thế rồi trong lúc hắn đang nghĩ kế tiếp theo để có cơ hội vào tù thì hắn nghe được những giai điệu du dương của một bản thánh ca văng vẳng từ một ngôi nhà thờ cổ kính. Trong chốc lát trái tim hắn rung động, sự xúc động mãnh liệt đó đã thôi thúc hắn, kéo hắn ra khỏi vũng bùn tuyệt vọng, làm sống lại những mơ ước thiện lương của hắn. Hắn mong muốn được làm lại cuộc đời. Thế nhưng bỗng dưng lúc đó có 1 bàn tay cảnh sát nắm chặt lấy hắn và rồi tòa án xử hắn 3 tháng tù ở nhà khám… Cuộc đời là vậy, chẳng phải lúc nào cũng theo như ý muốn của con người, nhưng tôi tin rằng đối với tên cớm đó 3 tháng tù sẽ là 3 tháng giúp hắn tránh cái rét mướt của mùa đông, để hắn có thể trả giá cho những gì trước đây hắn đã vi phạm, để rồi khi bước ra khỏi nhà khám hắn sẽ giữ bỏ được quá khứ không mấy tốt đẹp của mình để bắt đầu một cuộc sống lao động chân chính.

Từng truyện ngắn, từng nhân vật của O.Henry đều luôn thống thiết một tình thương yêu bao la, một tinh thần nhân đạo sâu sắc. Mỗi câu chuyện ông viết, mỗi nhân vật không phải là những hình tượng cao sang, đẹp đẽ, kì vĩ, ngược lại, đó lại là những con người ở tận cùng cái đáy của xã hội, đó là cô thư ký đánh máy, cô bán hàng tiền lương quá thấp nhưng tâm hồn giàu mơ ước và lãng mạn; những người lao động nghèo khổ trong khu chung cư tồi tàn; hay những gã lang thang trong công viên, trên hè phố, đầu óc luôn luôn bận bịu với những mưu kế để tồn tại và cả những tên lừa đảo, bịp bợm đi trên phố như những con thú săn mồi. Tuy nhiên trong những con người xấu số, bất hạnh đó vẫn luôn giữ được một phần lương tri, một phần bản chất vốn dĩ là tốt đẹp của con người, vẫn lấp lánh ánh sáng của tình người. Có lẽ chính vì vậy mà suốt thế kỷ qua tên tuổi và tác phẩm của ông vẫn luôn tồn tại trong sự ưa thích và mến chuộng của người đọc khắp nơi trên thế giới.

Độc giả Julia Cassie 
Mình đã đọc nhiều tác phẩm truyện ngắn của O.Henry và cái ấn tượng đầu tiên của mình về chúng là ngôn từ vô cùng dễ hiểu. Những mẩu chuyện tuy ngắn mà chứa đựng những giá trị cao cả. Những số phận con người, tình yêu thương, lòng vị tha, sự trắc ẩn, bao dung… Cho dù chúng ta chỉ đọc những câu chuyện đó một lần trong đời nhưng giá trị thông điệp sâu sắc, những bài học đắt giá mà nó gửi gắm tới bạn đọc cho tới sau này ta vẫn thật khó có thể quên được

Độc giả Moss Moss 
Đọc văn học nước ngoài mình không hy vọng lắm ở phần dịch thuật vì thật sự nếu dịch giỏi đến đâu cũng không truyền đạt được nguyên văn tác giả muốn nói. Do đó mình rất chú tâm đến nội dung. Truyện ngắn của O. Henry đặc sắc nhất ở phần xây dựng tình huống truyện, rất nhiều bất ngờ và khá lôi cuốn. Theo mình cảm thấy thì nhiều đoạn kết ông thường viết theo lối lơ lửng, vừa dứt lại vừa không dứt (không biết miêu tả như thế nào nữa) khiến người đọc suy ngẫm nhiều sau khi khép lại một câu chuyện.

Độc giả Ken Bụi 
Đọc truyện ngắn O Henry, ta thấy những tác phẩm của ông đặc sắc từ nội dung cho đến nghệ thuật. Ở đây tôi xin đề cập đến mảng nghệ thuật trong những sáng tác của ông. Có thể nói, trong rất nhiều đặc điểm nổi bật của nghệ thuật truyện ngắn O Henry như phong cách cổ điển hay là những cái kết cấu độc đáo thì ngôn từ nghệ thuật cũng đóng vai trò quan trọng. Là bậc thầy trong việc sử dụng tiếng lóng, tiếng địa phương, khẩu ngữ…kèm theo việc sử dụng linh hoạt những kiểu ngôn ngữ này tạo nên một thứ ngôn từ nghệ thuật hấp dẫn và tràn đầy sức sống đến lạ thường trong những truyện của ông. Những truyện ngắn của ông như ” Chiếc lá cuối cùng”, ” Ái tình theo khẩu phần”, ” Xuân trên thực đơn” hay ” Qùa tặng của các thầy pháp”… nhờ đó mà lôi cuốn độc giả đến tận trang sách cuối cùng!

Độc giả Phạm Thành Trung 
Mình không phải là người yêu thích thể loại truyện ngắn. Nhưng với những câu chuyện của O.Henry thì là một ngoại lệ. Nhà văn có cuộc đời đầy sóng gió này là một con người rất tài năng, những câu chuyện của ông thực sự đặc biêt, có kết cấu độc đáo, mang nhiều ý nghĩa rất sâu sắc. Tình yêu thương, sự vị tha, sự sẻ chia, tất cả được O.Henry dùng làm chất liệu viết nên những bản tình ca về cuộc sống, về đời người. Những truyện của ông lấp lánh, sắc sảo, mang một nỗi buồn nhẹ nhàng mà ngọt ngào, với những nhân vật gần gũi, những hành trình mới mẻ về tình yêu, những kết thúc đầy cảm xúc và bất ngờ. Khi đọc cả tập truyện ngắn, điều còn lại cho mỗi độc giả là những tình cảm và thông điệp quý báu, đầy tính nhân văn.

Mình thực sự xúc động khi đọc các tp của O.Henry!

Độc giả Thư Nguyễn 
Truyện ngắn của O.Henry có thể xem là những tác phẩm khó nuốt không chỉ bởi sự khó hiểu mà còn ở nhưng triết lý sâu xa của tác giả. Bởi thế nếu chỉ đọc một lần mà không đọc lại và đọc kĩ, không đặt hồn mình vào trang sách thì khó có thể hiểu hết được. Và đặc biệt là bản dịch phải thật sự sát với nguyên tác và phải có sự uyển chuyển trong từng câu chữ để tránh dài dòng lê thê mà khó hiểu. Và thực sự bản dịch này đã khiến mình và có lẽ là nhiều bạn đọc khác thất vọng

Độc giả Thiên Di Diệp 
Những cuốn sách của O.henri thực sự rất dễ hiểu, không khó đọc như những nhà văn nhiều thế kỉ trước đây (Jane Austen, Charlet Dicken…) Điều khiến những sáng tác của nhà văn này trở nên nổi tiếng đó là những câu chuyện ngắn nhưng giàu ý nghĩa sâu sắc. Không quá màu mè, không hoa lá trong ngôn từ nhưng những câu chuyện của ông lại rất được yêu mến. Đặc biệt là tác phẩm chiếc lá cuối cùng rất nổi tiếng và quen thuộc với hầu hết chúng ta khi nó đã được trích vào học trong chương trình ngữ văn trung học cơ sở. Mình thấy quyển sách này có nhược điểm là bìa chưa được đẹp lắm.

Độc giả Thiên Tư 
Tôi biết đến O.Henry đầu tiên qua truyện ngắn: Chiếc lá cuối cùng. Và từ đó, tôi có thêm một thần tượng văn học mới. O.Henry là con người của nghệ thuật, ông lao động sáng tạo không biết mệt mỏi và mang đến cho đời biết bao tác phẩm văn chương đáng giá.

Ở Chiếc lá cuối cùng, tôi như thấy cụ Bermen mang dáng dấp của tác giả. Cho đến khi chết, ông vẫn sáng tạo và cứu giúp người khác bằng nghệ thuật chân chính của mình.
O.Henry viết truyện ngắn cho những lớp người dưới đáy xã hội, cho thấy ở ông sự nhân văn, sâu sắc và một tấm lòng nhân đạo.

Độc giả Nguyễn Thị Vy 
Cuộc đời đầy thăng trầm và sóng gió đã tạo nên một O.Henry dày dạn và bản lĩnh. Ông thể hiện những điều đó trong mỗi truyện ngắn của mình. Ông gửi cả vào trong mỗi tác phẩm một góc trong tâm hồn mình, trái tim mình. Những truyện của ông thật nhẹ nhàng, sâu lắng, đôi khi thật giản dị và chân thành, nhưng nó vẫn có sức lôi cuốn mãnh liệt với người đọc bởi những ý nghĩa nhân văn cao đẹp. Có lẽ chẳng ai có thể quên câu chuyện về chiếc lá cuối cùng được vẽ trên bức tường, một chiếc lá minh chứng cho tình yêu thương giữa người với người, một chiếc là cứu sống cả một tâm hồn đau buồn và ủ rũ. Và khi đọc tập truyện ngắn này, bạn sẽ nhận ra, trong mỗi câu chuyện của O.Henry, đều có “một chiếc lá” như vậy!


Last edited by LDN on Wed Feb 08, 2023 7:02 pm; edited 1 time in total

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 31 Empty Re: Sách

Post by LDN Fri Dec 30, 2022 5:02 pm

Tính chất nhân văn trong truyện ngắn O. Henry

Tamdiepblog

Nhà văn người Mỹ O. Henry được xem là một trong số ít cây bút viết truyện ngắn được yêu thích nhất trong mọi thời đại. O. Henry, tên thật là William Sydney Porter, sinh tại Greensboro, Bang New Carolina. Bà mẹ ông qua đời vì bệnh lao khi ông mới được 3 tuổi, và ông theo học tại trường tư do bà cô làm chủ cho đến năm lên 15. Đấy là quá trình giáo dục duy nhất mà ông tiếp nhận được. Ông bổ sung kiến thức của mình bằng cách đọc sách rất nhiều, và cũng bằng cách quan sát cùng lắng nghe những người quanh ông. Sau khi bỏ học, ông làm việc cho hiệu y dược của ông chú.

Năm 1882, khi bắt đầu có triệu chứng bệnh lao lây từ bà mẹ, ông được gửi đến sống trong một trang trại chăn nuôi ở Bang Texas với hy vọng khí hậu nơi đồng nội giúp vượt qua cơn bệnh – tương tự như nhân vật chính trong truyện Hygeia at the Solito. Ít lâu sau, ông đã thử viết những truyện ngắn đầu tay và mấy mẩu truyện vui cười cho các nhật báo miền Tây-Nam. Kế đến, ông làm tại một cơ quan địa chính và lần lượt qua nhiều công việc khác nhau: vẽ kỹ thuật và kiến trúc, thư ký, đầu bếp nhà hàng, làm nhân viên cho công ty địa ốc, xưởng in, v.v… Hầu như từ mỗi ngành nghề, O. Henry đều có thể góp nhặt tư liệu cho các truyện ông viết.

Đến năm 1894, ông lập nên tờ tuần san hài hước The Rolling Stone và làm chủ bút. Tờ báo này không mấy thành công, trở nên chết yểu sau một năm. Ông cũng làm phóng viên cho báo khác và thỉnh thoảng đóng góp vẽ hí họa.

Kế đến, ông làm nhân viên ngân hàng First National Bank ở Thành phố Austin, Bang Texas. Năm 1896, nhà nước mở cuộc điều tra vì tình nghi ông biển thủ tiền của ngân hàng. Trước đấy khá lâu, ông đã phản đối là không thể nào cân đối sổ sách kế toán của ngân hàng vì việc quản lý tại đây quá lỏng lẻo. Mặc dù bố vợ ông đã chi trả hộ khoản tiền thất thoát, chính quyền liên bang vẫn muốn truy tố tội hình sự. Nếu ông chấp nhận ra hầu tòa, có lẽ ông đã được tha bổng vì số tiền liên quan chỉ nhỏ nhoi và có thể bào chữa là do lỗi lầm kế toán. Nhưng bạn bè ông khuyên ông nên trốn lánh. Ông nghe theo và bỏ đi đến nước Honduras ở Trung Mỹ – và có tư liệu cho vài truyện phiêu lưu lấy bối cảnh từ vùng đất này.

Sáu tháng sau, nghe tin vợ mình đang đau nặng, ông trở về nước Mỹ. Nhà cầm quyền đợi đến khi vợ ông qua đời mới đem ông ra xét xử. Đến lúc này thì sự kiện bỏ trốn đi khỏi nước là yếu tố rất bất lợi cho ông. Tuy thế, ông bị kết mức án tù nhẹ nhất có thể được là 5 năm. Trong nhà tù ở Thành phố Columbus, Bang Ohio, ông làm dược tá cho bệnh viện nhà tù, có thời giờ sáng tác để gửi tiền cho con gái, và bắt đầu dùng bút hiệu O. Henry. Sau khi đã qua hơn 3 năm trong tù, nhờ tư cách tốt ông được trả tự do sớm vào năm 1901. Ông đến cư ngụ tại Thành phố Pittsburgh, Bang Pennsylvania.

Năm sau, ông định cư hẳn tại Thành phố New York, cố giấu tung tích mình là tù phạm cũ. Từ lúc này, các truyện ngắn của ông bắt đầu xuất hiện đều đặn trên các báo hàng ngày và tạp chí. Mười tập truyện lần lượt được ra đời trong thời gian 1904-1910.

Sau những năm tháng cùng quẫn, mặc dù đến lúc này đã trở nên nổi danh và có tiền nhuận bút khá, O. Henry vẫn không được hưởng hạnh phúc vào những năm cuối đời: cuộc hôn nhân thứ hai thiếu hạnh phúc, khó khăn về tài chính vì chi tiêu quá cao, lại thêm tái phát chứng lao phổi lây từ bà mẹ và tật nghiện rượu nhiễm từ ông bố. Ông qua đời một cách khổ sở tại Thành phố New York ngày 5 tháng 6 năm 1910 do bệnh lao cộng thêm chứng sơ gan. Thêm ba tập truyện được ấn hành sau khi ông mất.

Năm 1919, Hội Nghệ thuật và Khoa học (Society of Arts and Sciences) thiết lập “Giải thưởng Tưởng niệm O. Henry” (O. Henry Memorial Awards), hàng năm trao cho những truyện ngắn xuất sắc.

Ngôi nhà khi xưa ông sống ở Bang Texas được biến cải thành Bảo tàng O. Henry, trưng bầy các hiện vật của nhà văn.

Đương thời, O. Henry được người đọc ái mộ nồng nhiệt, nhưng một số nhà phê bình văn học không đánh giá cao văn chương của O. Henry vốn thường thể hiện qua ba sắc thái chính: khôi hài, phiêu lưu và lãng mạn. Điềụ cảm nhận này là đúng nhưng có thể hạn hẹp, vì đây đó ta vẫn tìm thấy những nét sâu sắc về ý tình nhân văn của O. Henry. Điểm nổi bật là O. Henry thường mô tả những cảnh nghèo khó, khốn cùng, nghiện ngập…, đều khổ sở như cuộc đời của chính tác giả. Sự mô tả không dông dài như chủ ý muốn dấy lên lòng thương hại (và chắc chắn là không “khai thác nước mắt” của người đọc), nhưng đủ khiến ta cảm xúc. Trong truyện The Green Door (Cánh cửa mầu lục), tác giả mô tả một cô công nhân:

Đấy là hoàn cảnh thường gặp như hàng nghìn trường hợp khác, thông thường đến nỗi thành phố phải ngáp dài khi chứng kiến – hoàn cảnh của một cô gái làm chân bán hàng nhận đồng lương tồi tệ, đồng lương càng bị hụt đi do những món tiền “phạt” để cửa hiệu có thêm lợi nhuận; hoàn cảnh của đau yếu khiến ngày công bị cắt; và hoàn cảnh của việc mất chỗ làm, mất đi niềm hy vọng…

Trong truyện The Buyer from Cactus City (Khách từ sa mạc lên), một ông chủ hiệu buôn ở Thành phố New York bắt buộc cô nhân viên đi ăn với khách hàng để mong đem lợi về mình. Cô nhân viên nói với anh khách hàng sau khi nghe anh tỏ tình ý với cô:
Anh nghĩ rằng bọn con gái chúng em phải đi ăn với anh nếu không sẽ mất việc nên anh có quyền muốn nói gì thì nói.

Chỉ một câu nói ngắn này đủ cho ta thấm thía về thân phận của phụ nữ trong một xã hội phồn hoa, và không khỏi liên tưởng đến những phụ nữ của ta làm việc để lãnh đồng lương trong thời mở cửa!

Với những tình huống thê thảm hơn, O. Henry cũng thành công trong việc gợi lên niềm xúc động mà không cần phải trở nên quá bi thương. Mô tả việc kề cận với cái chết của một cô họa sĩ nghèo trong truyện nổi tiếng The Last Leaf (Chiếc lá cuối cùng), nhà văn viết:
Nỗi cô đơn cùng cực nhất trên thế gian là một linh hồn chuẩn bị tiếp tục cho cuộc hành trình bí ẩn, xa thẳm. Điều mộng tưởng dường như đã ám ảnh cô mạnh mẽ hơn, khi mà những sợi dây nối buộc cô với tình bạn và với trần thế đã dần bị lơi lỏng.

Không cần dông dài, O. Henry vẫn có thể đem đến cho ta niềm cảm thông sâu sắc. Trong truyện The Marionettes (Con người hai mặt), tác giả chỉ dùng đoạn văn ngắn sau để tả một thảm cảnh gia đình:
Câu chuyện xưa như trái đất, câu chuyện về ảo ảnh, ngang tàng, đại họa, tàn nhẫn, và tự trọng. Dần dần ông nhìn ra các hình ảnh – quang cảnh một ngôi nhà lý tưởng tận miền Nam xa xôi; một cuộc hôn nhân với hối tiếc nhanh chóng; một mùa trong năm trôi qua không hề có hạnh phúc mà chỉ đầy những bê tha và hành hạ; và, cuối cùng, khoản tiền do di chúc để lại nhưng bị tên chồng với lòng dạ lang sói thu giữ và tiêu phí trong hai tháng vắng mặt khỏi nhà; rồi đến một đêm khuya hắn lết về say khướt. Chen vào đấy là tình thương giản đơn, chịu đựng, thuần khiết của bà quản gia già người da đen, luôn luôn theo chân cô chủ không sờn bước để cùng nhau chịu đựng mọi nỗi niềm cho đến lúc cuối.

Ngoài những cảnh khốn cùng và thảm cảnh gia đình, O. Henry cũng viết về những lầm lỡ và tỉnh ngộ, như trong truyện The Cop and the Anthem (Tên cớm và âm điệu giáo đường), nhà văn mô tả khung cảnh khi một anh chàng tên Soapy đi đến một ngôi giáo đường và nghe giai điệu thánh nhạc vọng ra:
Vầng trăng đang ở trên cao, vằng vặc, êm đềm; xe cộ và người qua lại thưa thớt; chim sẻ ríu rít điệu ngái ngủ dưới mái giáo đường – trong một khoảnh khắc, khung cảnh như là sân vườn sau của một nhà thờ miền quê. Và âm điệu giáo đường đổ khuôn bê tông Soapy lên bức rào sắt, vì anh đã quen thuộc với nó trong những ngày cuộc đời anh còn có những thứ như tình mẹ và hoa hồng và cao vọng và bạn bè, cùng tư tưởng và cổ áo chỉnh tề.

Sự cộng hưởng của một tâm tư dễ đón nhận và những ảnh hưởng của ngôi giáo đường cổ kính thình lình tạo ra một thay đổi tuyệt vời trong linh hồn anh. Anh hãi hùng nhìn thấy cái hố sâu thẳm mà anh đã rơi xuống đấy. Anh nhìn ra mọi thứ đã làm nên cuộc sống của mình: những tháng ngày hạ cấp, những ham muốn vô nghĩa, những hy vọng tắt ngúm, những năng khiếu đổ vỡ, những thúc đẩy thấp hèn.

Văn phong chững chạc còn được tìm thấy trong truyện Lost on Dress Parade (Lạc giữa đám diễu hành), khi một cô gái nhà giầu vận y phục tầm thường ra đường gặp một chàng trai có thái độ tử tế, làm việc với đồng lương ít ỏi nhưng bốc phét là mình giàu có, chỉ biết ăn chơi mà không phải làm việc gì cả. Sau buổi gặp gỡ, cô gái về nhà tâm sự với chị:

Em có thể yêu một người có đôi mắt xanh và dịu dàng, tử tế, biết trọng những người con gái nghèo, một người đẹp trai và hiền, không tìm cách tán tỉnh. Nhưng em chỉ yêu anh ấy nếu anh có ước vọng, có mục đích, có công việc gì đấy để làm. Em không cần biết anh ấy nghèo đến thế nào nếu em có thể giúp gầy dựng cho anh ấy. Nhưng mà, chị ơi, hạng đàn ông chúng ta luôn gặp – hạng người chỉ sống cuộc đời nhàn rỗi giữa xã hội và các câu lạc bộ của họ – em không thể yêu một người như thế, ngay cả nếu mắt anh ta có xanh và anh ta tử tế với những cô gái nghèo anh gặp ngoài đường.

Nhiều truyện của O. Henry có vài tình tiết hay ngôn từ đầy ý tình mà người đọc, trong khi náo nức theo dõi câu chuyện, nên đọc chậm lại để thấm thía hơn với tác giả. Trong truyện At arms of Morpheus (Qua cơn mê) đầy tính khôi hài, một chàng trai cố giúp người bạn mình tỉnh táo sau khi uống nhầm phải nha phiến. Anh ta cố tình chửi bới châm chọc cho người bạn nổi giận:
Cô gái mà mày bắt chờ đợi võ vàng dưới miền Nam ấy – cô gái mà mày đã quên kể từ khi mày có tiền rủng rỉnh trong túi, giờ ra sao rồi?  Mày biết tao muốn nói gì. Trong khi mày còn là tên sinh viên y khoa kiết xác thì cô ấy còn xứng với mày. Nhưng bây giờ, mày đã là triệu phú, tình đời đổi thay!

Rồi khi thấy anh bạn vẫn còn ngầy ngật vì hiệu quả của nha phiến, chàng trai bồi thêm:
Cô ấy là một người con gái nghèo, phải không?  Có phần quá vô vị, quá quê mùa đối với bọn mình kể từ khi mình có tiền phải không?  Mày cảm thấy xấu hổ đi với cô ấy trên Đại lộ Số Năm phải không?  Hopkins, mày là thằng đốn mạt gấp bốn mươi lần cái đốn mạt. Ai màng đến tiền bạc của mày chứ?  Tao không màng. Tao biết chắc cô ấy không màng. Có lẽ nếu mày không có tiền, mày sẽ trở nên con người khá hơn. Với tiền bạc, mày là tên khốn kiếp…

Có phải O. Henry muốn gián tiếp mắng mỏ hạng người thành thị chạy theo đồng tiền mà xã hội ta bây giờ vẫn thấy nhan nhản? Và khi cần mắng mỏ, O. Henry có thể trở nên khá sắc bén. Với truyện The Fool-Killer (Diệt tuyệt ngu si), O. Henry mượn lời một chàng trai bênh vực cho bạn mình vì người cha triệu phú của anh bạn không thuận cho con trai ông cưới một cô gái công nhân nghèo mà còn mắng con mình là ngu si:
Tại sao ông không đi về miền Nam và diệt Dân biểu Hạ viện mà để yên cho chúng tôi?  Tại sao ông không đi lên Đại lộ Số Năm mà diệt mấy tên triệu phú chỉ biết thủ tiền, không để cho giới trẻ ngu si cưới nhau chỉ vì một người trong bọn họ sống nhầm ở đường khác? … Anh ấy ngu si vì anh đã chờ đợi quá lâu trước khi quyết định cưới cô ấy. Anh ấy ngu si vì anh đã chờ đợi cho ông già hai triệu đô phi lý của anh chấp thuận.

Câu chuyện trên dễ làm cho ta liên tưởng đến thái độ của nhóm Tự lực Văn đoàn chống đối lại những quy ước xã hội và gia đình cổ hủ.

Nỗi đau vì thất tình cũng có thể khiến con người chống đối xã hội. Trong truyện A Chaparral Christmas Gift (Món quà Giáng Sinh đồng nội), một anh chăn bò vì thất tình, mang súng đến tiệc hôn lễ (đúng vào đêm Giáng Sinh) của cô gái anh yêu hụt, định hạ sát cả đôi vợ chồng mới cưới, nhưng không thể thực hiện mưu đồ. Bị truy nã, anh trở nên khát máu, lạnh lùng, vớ ai bắn nấy, rồi khinh thường luật pháp. Đến một đêm Giáng Sinh vài năm sau, anh lại lẻn đến vẫn với ý định hạ sát tình địch. Khi nghe một người mạt sát anh, người anh yêu hụt lên tiếng nhận xét về anh:
– Anh ấy đã phạm nhiều tội kinh khiếp nhưng… tôi… không chắc… Tôi nghĩ mỗi người đều có một điểm hiền lương ở đâu đấy. Anh ấy không phải lúc nào cũng hung dữ… tôi biết như thế.

Ông già Nô-en lúc ấy vừa đi qua, nói:
– Bà Lane à, qua cửa sổ Ông già Nô-en nghe bà nói gì rồi. Già định phát quà Nô-en cho ông nhà, nhưng thay vào đấy Già muốn phát cho bà. Già để quà ở căn phòng bên phải đó.

Nhưng trong căn phòng này chỉ có “ông nhà.” Ông này bảo cô vợ:
– Anh không thấy món gì có vẻ là quà cho em cả. Hay là Ông già Nô-en muốn ám chỉ đến anh?

Kẻ tình si nhưng bị thất tình kia, kẻ định đến hạ sát tình địch bằng cách cải trang thành Ông già Nô-en ấy, bỏ đi ra ngoài sau khi thông báo về món quà Giáng Sinh của mình.

Điểm hiền lương cũng được thể hiện trong truyện Hygeia at the Solito (Hoa Đà thời cận đại). Nhà văn mô tả tình nhân loại khi hai người xa lạ mới gặp nhau: một chủ trại miền Nam tìm cách cứu giúp một anh trai trẻ miền Bắc đang bị cơn bệnh hoành hành mà không còn tiền bạc trên người. Nhà văn viết về ông chủ trại này:
Tuần trước, trong khi rong ruổi trên đồng cỏ, Raidler đi ngang một con bò non bệnh tật, bị bỏ bê, đang kêu la. Vẫn ngồi trên lưng ngựa, ông vói tay xuống nắm lấy con vật khốn khổ quăng lên yên, rồi đem nó về lán trại cho đám thanh niên chăm sóc. McGuire không thể nào biết hoặc hiểu được là, trong con mắt của ông chủ trại, trường hợp của anh và trường hợp con bê kia là giống nhau, đều cần ông hỗ trợ. Một sinh vật bệnh tật và yếu đuối; ông có quyền lực để ra tay cứu giúp – đấy là nguyên tắc cơ bản cho hành động của ông chủ trại. Nó tạo nên hệ thống lô-gíc của ông và phần lớn đức tin của ông.

Chỉ giản dị thế thôi chứ không cần ngôn từ văn hoa bóng bẩy để tô vẽ, nhưng cũng đủ khiến ta cảm nhận là cuộc đời vẫn còn có những contim trong sáng.

Nếu người đọc muốn tìm một chút bóng bẩy thì vẫn có. Trong truyện Sisters of the Golden Circle (Chị em bạn vàng) kể về hai phụ nữ mới cưới gặp nhau trên chuyến xe đi tham quan thành phố để rồi một người quyết định ra tay cứu giúp người kia, tác giả kết luận câu chuyện bằng đoạn văn sau:
Như thế đó, hai phụ nữ trở nên chị em bạn vàng khi họ nhìn thấy người kia đứng trong vùng ánh sáng lôi cuốn vốn chỉ lóe lên một lần và ngắn ngủi cho mỗi người. Đàn ông biết về hôn lễ qua nghi thức cưới hỏi và hàng lụa. Nhưng cô dâu thông cảm cho cô dâu chỉ qua một tia mắt nhìn. Và giữa hai người, niềm ấm cúng và ý nghĩa trao đổi nhanh chóng qua lại trong một ngôn từ mà đàn ông và người góa không thể hiểu được.

Tính nhân văn của O. Henry còn được thể hiện qua một tướng cướp trong truyện A Chaparral Prince (Hoàng tử đồng xanh), khi nghe qua chuyện một em bé gái bị người cha gốc Đức bắt buộc đi làm công khổ nhọc để nhét đầy túi tham của mình, cất tiếng thô lỗ chửi bới:
Bọn Đức chúng mầy làm tao thấy oải quá!  Bắt con cái đi làm trong khi đáng lẽ chúng nó được chơi búp bê trên cát. Bọn này là đám cư dân khốn kiếp.

Có quân cướp đường nhân văn thì cũng có kẻ trộm đạo nhân văn. Trong truyện A Retrieved Reform (Một cuộc đổi đời) – có ý kiến cho là dựa trên chuyện có thật –, một anh chàng chuyên nghề mở két sắt, vào tù, rồi lại đi mở két sắt sau khi ra tù, cho đến khi anh gặp một người con gái, yêu cô do tiếng sét ái tình. Anh muốn từ bỏ hẳn các phi vụ, sống chân chất với người mà anh xem như một thiên thần. Oái oăm thay, khi mang đồ lề mở két sắt đi gửi tặng cho một người bạn cũng là trộm đạo như anh, anh được mời vào nhà băng do cha vợ tương lai làm chủ để xem một chiếc két sắt mới, hiện đại, trong khi bên ngoài, viên thanh tra vốn đã theo dõi anh sít sao theo mỗi phi vụ, đang đứng chờ bắt anh. Kế đến, đứa bé cháu gái của cô vợ tương lai của anh vô tình bị nhốt vào cái két sắt mà không ai mở được. Trong khi mọi người đang hốt hoảng, lo sợ cô bé sẽ bị chết ngạt trong cái két sắt, anh nói với người anh yêu:
– Annabel, em tặng anh cánh hoa hồng em đang mang, được không?

Anh nhận được cánh hoa, cài vào áo mình, rồi mở túi đồ lề ra để khoan ổ khóa của cái két sắt, nhanh chóng cứu thoát cô bé. Anh trộm đạo có tính nhân văn này, khi đi ra ngoài gặp viên thanh tra, đã chấp nhận ngoan ngoãn theo ông vào tù, vì cuộc đời anh đã tan vỡ. Nhưng viên thanh tra cũng có tính nhân văn: ông đã chứng kiến vụ việc, và giả vờ không nhận ra kẻ tình nghi!

Riêng một anh cảnh sát khác thì không muốn để “lọt người lọt tội” như thế. Trong truyện After Twenty Years (Sau hai mươi năm), anh vẫn nhớ lời hẹn tái ngộ với một người bạn thân tên Bob từ hai mươi năm trước, nhưng khi đi đến điểm hẹn, anh cảnh sát này lại giả vờ không nhận ra bạn mình, mà bỏ đi. Rốt cuộc người bạn nhận được một lá thư ngắn do bạn cũ của anh nhờ một viên cảnh sát khác trao lại:
Bob: Tôi đã đến điểm hẹn đúng giờ. Khi anh đốt điếu xì-gà, tôi nhận ra ngay khuôn mặt của người đang bị Thành phố Chicago tầm nã. Không hiểu sao tôi không thể tự mình làm việc này, nên tôi đi tìm một cảnh sát mặc thường phục để thi hành nhiệm vụ.

Trong truyện Make the Whole World Kin (Đồng bệnh tương thân), một tên trộm đạo lẻn vào một ngôi nhà định chôm chỉa ít món, rồi nhận ra ông chủ nhà cũng bị chứng bệnh phong thấp như mình. Sau vài câu trao đổi về các món thuốc đặc trị phong thấp, tên trộm đạo bỗng đổi đề tài:
– Nói cho ông nghe, chúng ta phải chống lại nó. Tôi thấy chỉ có một thứ làm bớt được. Cái gì hở?  Đừng quên bạn giải sầu của lưu linh. Này ông… phi vụ này xem như bỏ… xin lỗi… thay quần áo rồi đi với tôi ra ngoài kiếm chút gì uống. Xin lỗi tôi đã tự tiện…

Và tên trộm đạo còn ngỏ ý mình sẽ chi trả để bao ông chủ nhà một chầu!

Tình mẹ hiếm khi được đề cập trong các truyện ngắn của O. Henry, nhưng riêng truyện The Reformation of Calliope (Đứa con lạc loài), mà ít người đọc văn O. Henry biết đến vì hiếm được in lại trong các tuyển tập sau này, lại viết về một bà mẹ miền Nam nước Mỹ:
Bà có thói quen thường thấy ở tuổi già – nói nhiều về những điều nhân đức.

Chỉ có ít chữ thế thôi, cũng đủ làm cho ta ngạc nhiên tự hỏi sao mà giống những bà mẹ Việt Nam đến thế! Và khi bà mẹ này nói chuyện nhân đức, nói một cách chân chất, thì ngôn từ cũng không khác với những bà cụ già miền quê ta là bao:
Ông đừng gây chuyện lộn xộn để người ta bắn ông nữa… Ông đừng trách một bà già có con trai tuổi bằng ông nay lại chen vô chuyện của ông mà nói. Xin ông đừng oán con trai tui đã bắn ông. Làm cảnh sát là phải bảo vệ luật pháp –  nhiệm vụ của nó là như vậy – còn những người làm bậy và sống không đúng cách phải ráng chịu. Đừng trách con trai tui nghe ông – đó không phải lỗi tại nó. Nó luôn là con người tốt – tốt cho tới khi nó khôn lớn, nó hiền từ, mà lại đối xử ngọt với thiên hạ nữa. Ông à, tui muốn khuyên ông, đừng có làm việc đó nữa nghen. Ráng làm người tốt, đừng có uống rượu nữa, sống cho êm thấm đi. Đừng có chơi với kẻ xấu, lo làm ăn lương thiện, rồi tới tối đi ngủ cho ngon giấc.

Và tác giả chỉ thêm chút ít chi tiết để mô tả bà mẹ này:
Bàn tay may găng đen của người phụ nữ nhẹ nhàng vuốt trên ngực anh chàng mà bà đang khẩn thiết khuyên bảo. Gương mặt nhăn nheo của bà đầy vẻ nghiêm chỉnh và chân thành. Trong bộ áo đen cũ kỹ và chiếc mũ kiểu cổ, bà ngồi, kề bên đoạn cuối một cuộc đời dài, đúc kết kinh nghiệm của trần thế.

Cách đây khoảng 100 năm và cách xa nửa vòng trái đất, bà mẹ người Mỹ này không khác gì những bà mẹ Việt Nam bây giờ: nhân đức, luôn tin tưởng vào con mình, với ngôn ngữ dễ khiến ta dễ cảm thông.

Henry cũng diễn tả tình tự của trẻ em và tình cha con. Trong truyệnGeorgia’s Ruling(Phán quyết của Georgia), nhà văn viết về một cô bé tên Georgia, trước lúc qua đời vì bệnh ngỏ ý muốn ông bố làm điều gì đấy để giúp đỡ trẻ em nghèo khó. Sau khi chôn cất cô bé, ông bố trở lại với công việc:
Ngày thứ hai sau khi trở lại với công việc, ông kêu anh khuân vác đến, chỉ vào chiếc ghế lót da đặt gần ghế của ông, ra lệnh mang nó đến phòng mộc trên tầng chót của tòa nhà. Ngày xưa, mỗi chiều Georgia đến tìm ông, cô bé đều ngồi trên chiếc ghế ấy.

Đoạn văn miêu tả tâm tư của đứa con gái đoản mệnh khiến cho người đọc nhói lòng!

Sau đấy ít lâu, khi từ văn phòng nhìn qua cửa sổ, ông thấy nơi xa xa:
Có một khu nghĩa trang nơi nhiều người an nghỉ và bị lãng quên, và một số người đã sống không phải là vô ích. Và có một nấm mộ, chiếm một khoảng rất nhỏ, với một con tim trẻ thơ nhưng lại đủ lớn để mong ước điều tốt lành cho người khác khi thoi thóp những nhịp đập cuối cùng.

Rồi ông nói với chính mình:
“Đấy là di chúc và lời trối trăng cuối cùng của con bé, và mình đã lãng quên quá lâu!”

Ngắn, gọn, mà vẫn đầy ý tình, ai lại có thể bảo văn O. Henry là nông cạn?

Có lẽ nếu O. Henry sống thọ hơn, các nhà phê bình văn học đáng lẽ đã được đọc những tác phẩm nghiêm túc hơn theo ý họ muốn. Sau khi O. Henry qua đời ở tuổi 48, người ta tìm thấy bản thảo một truyện ngắn đang còn dở dang của ông, khởi đầu cho đường hướng mới, ít khôi hài, ít lãng mạn, nhưng tác giả không thể tiếp tục. Nhưng người đã đọc và yêu mến O. Henry có thể không hoan nghênh lắm những tác phẩm nghiêm túc như thế!

Chú thích: những trích đoạn trên được rút từ Tinh hoa truyện ngắn O. Henry, gồm 50 truyện do Diệp Minh Tâm dịch, Nhà Xuất bản Hội Nhà văn phát hành năm 2003 và sau đó được tái bản nhiều lần. Những tựa truyện bằng Việt ngữ là do người dịch đặt trong quyển sách nói trên. Người đọc cũng có thể tham khảo thêm bài viết “O. Henry và truyện ngắn của ông” đăng trên tạp chí Văn học nước ngoài số 3-2000 nhân kỷ niệm 90 năm ngày mất của nhà văn (5.6.1910-5.6-2000).

Diệp Minh Tâm

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 31 Empty Re: Sách

Post by LDN Fri Dec 30, 2022 5:09 pm

Anybooks.vn

Cảm nhận về tác phẩm Chiếc lá cuối cùng của O'Henry

O. Henry là cây bút viết truyện ngắn xuất sắc của nước Mỹ ở thế kỷ XX. Tác phẩm của ông thường nhẹ nhàng sâu lắng chạm đến trái tim của người đọc. Tên của ông đã được đặt cho một giải thưởng truyện ngắn hay nhất năm ở Mỹ. Tên tuổi nhà văn mãi lưu danh hậu thế. Có thể nói Chiếc Lá Cuối Cùng kiệt tác để đời của nhà văn. Từng câu chữ có sức ám ảnh, lay động đến tâm can người đọc vì tình yêu thương cao cả của những con người mà ông đã vẽ lên trong câu chuyện.

Chiếc lá cuối cùng là một truyện ngắn xuất sắc của nhà văn ấm áp tràn tình thương yêu và niềm tin với con người, một bức thông điệp khẳng định sứ mạng và sức mạnh của nghệ thuật chân chính. Truyện lấy bối cảnh ở khu Greenwich Village, Manhattan, thành phố New York, Hoa Kỳ. Sue và Johnsy là hai nữ họa sĩ trẻ sống trong một khu nhà trọ. Cụ Behrman là một họa sĩ già cũng sống ở đó, cả đời cụ khao khát vẽ được một kiệt tác nhưng chưa thực hiện được. Mùa đông năm ấy Johnsy lâm bệnh nặng, căn bệnh dường như lấy hết đi sức sống và hy vọng của cô. Sue mòn mỏi với những bức tranh và ám ảnh bởi những suy nghĩ tiêu cực của Johnsy. Cô nàng đang chờ đợi sự ra đi của từng chiếc lá cũng chờ đợi sự ra đi của chính bản thân mình. Bất ngờ hơn là sự ra đi của cụ già Behrman.

Truyện của O. Henry đã thể hiện tình bạn cao quý, cảm động. Sue và Johnsy là hai nữ họa sĩ trẻ, họ sống cùng một khu nhà trọ. Họ mang trong mình nhiều ước mơ và khát vọng. Hai người có sở thích và lý tưởng nghệ thuật đồng điệu. Johnsy và Sue gắn bó yêu thương lẫn nhau mà kết thành chị em. Đông năm ấy, chứng viêm phổi hoành hành nó đã “đánh gục biết bao nạn nhân” Johnsy cũng mắc phải và nằm liệt giường. Cô dường như bị lấy hết mọi sức sống, suy nghĩ “không thể khỏi được” luôn luôn ở trong tâm trí của cô. Sự sụp đổ tinh thần của cô nàng họa sĩ làm cho căn bệnh càng thêm trầm trọng. Đến nỗi cô bị ám ảnh về những chiếc lá bên cửa sổ. Phó mặc cho số phận theo những chiếc lá vô tri. Một khi chiếc lá cuối cùng của cây Thường Xuân rơi xuống thì cô “cũng ra đi thôi”. Chính trong tình cảnh bi đát ấy đã thể hiện được tình bạn cao quý, đẹp đẽ. Tác giả đã sử dụng cái khó khăn bị thảm để làm thử thách cho tình bạn giữa Sue và Johnsy.

Sue thương đứa em Johnsy vô cùng. Cô tất bật làm việc kiếm thêm để chạy chữa cho Johnsy. Sue săn sóc và hết lòng chạy chữa cho em ấy. Cô nàng đã khóc rất nhiều khi chứng kiến bệnh tình của em gái ngày càng nặng hơn những ám ảnh về sự tuyệt vọng của Johnsy cứ hiện diện. "Em thân yêu, em yêu dấu!... Em hãy hứa với chị là hãy nhắm mắt lại và không nhìn ra ngoài cửa sổ nữa...". Em hãy cố ngủ đi"... Cô kiên nhẫn an ủi Johnsy qua hai làn nước mắt. Sue đã tận tình chăm sóc cho em. Khi thì nấu súp, pha sữa và rượu. Lúc thì mời bác sĩ chữa trị, lúc thì cầu cứu bác Behrman. Trái với đứa em đang tuyệt vọng, phó mặc số phận cho những chiếc lá. Sue đã giành giật sự sống của đứa em gái bé bỏng từ tay của Tử Thần quyết không để em ấy ra đi. Hai hình ảnh đối lập giữa Johnsy và Sue đã làm nổi bật tình cảm giữa hai người tuy không cùng một dòng máu nhưng lại chung ước mơ, đam mê.

Sue là hiện thân của sự trắc ẩn, lòng vị tha, bác ái. Cô nàng có một trái tim nhân hậu, tấm lòng lương thiện, giàu đức hy sinh. Hình ảnh của cô đã làm cho người đọc xúc động về tình cảm cao quý, đẹp đẽ của bạn bè, chị em.

Sự hy sinh thầm lặng cứu những con người đứng bên bờ vực của cái chết. Cụ Behrman năm ấy đã ở ngưỡng 60 tuổi. Cũng như hai nàng họa sĩ trẻ, cụ cũng có những đam mê hội họa. Cầm bút vẽ hơn 40 năm qua những ông vẫn chưa chạm được tới tháp của những ngọn đèn nghệ thuật. Tuy vậy, ông đã nói với Sue “ngày kia tôi sẽ vẽ một tác phẩm kiệt xuất...”. Khác với hình ảnh tận tình săn sóc của Sue thì cụ Behrman làm mọi việc trong âm thầm. Đêm hôm ấy, cái đêm mà gió bấc cùng những trận mưa dai dẳng pha lẫn tuyết đang đổ xuống Manhattan, ông không còn đứng làm mẫu nữa. Đứng dưới cơn mưa, ông mặc chiếc áo sơ mi cũ đã sờn vai tự họa ra tác phẩm của riêng mình. Đêm đó “chiếc lá cuối cùng” của cây Thường Xuân bên cửa sổ của Johnsy đã vượt qua những cơn gió bấc, kiên cường bám vào trong cành cây. Cụ họa sĩ lạnh buốt trong đêm mưa, lẳng lặng vẽ lên tác phẩm cuối của đời mình, một bức tranh vực dậy sự sống của Johnsy. Sáng hôm sau vị họa sĩ già Behrman đã mất, ông chết vì sưng phổi. “Chiếc lá cuối cùng” mà cụ “vẽ” đã đánh lui Thần Chết. Quên mình cứu người là hành động cao cả. Cái chết của vị họa sĩ già đẹp hơn mọi bài ca. Cụ họa sĩ đã ra đi không hối tiếc vì đã xả thân cho sự sống của Johnsy hơn hết cuối cùng ông cũng chạm vào được ngọn tháp đèn nghệ thuật. Giôn-xi khỏi bệnh, cô lặng ngắm "tác phẩm kiệt xuất'' của cụ Bơ-men, và cô xúc động nghĩ: "Cụ vẽ nó vào cái đêm mà chiếc lá cuối cùng đã rụng" với tất cả tình thương và lòng biết ơn vô hạn. Nghĩa cử cao đẹp của ông đã khiến độc giả cúi đầu nghiêng mình.

Tác phẩm Chiếc lá cuối cùng là một kiệt tác khi đã đọng lại trong lòng độc giả nhiều cảm xúc. Tình bạn bè, tình chị em và tấm lòng nhân hậu giàu đức hy sinh đã làm chúng ta tin yêu hơn vào lòng tốt, sự yêu thương giữa những con người. Chúng ta cũng thấy được sự cao quý, đẹp đẽ trong nghệ thuật từ vị họa sĩ già Behrman. Ông đã ra đi vì sự sống và hạnh phúc của con người. Nghệ thuật hướng tới con người là nghệ thuật cao đẹp nhất. Hãy phấn đấu đem nghệ thuật phục vụ con người, vẻ đẹp nhân văn và giá trị của nhân bản của “Chiếc lá cuối cùng” đã làm rung động tâm hồn của những độc giả.

Viết bởi Nth Bảo Ngọc

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 31 Empty Re: Sách

Post by LDN Fri Dec 30, 2022 5:26 pm

hoanglinh.r - maybe

Cùng nhâm nhi một tách cà phê nóng và nghe Guy de Maupassant kể chuyện ở “Nơi Nhà Người Bạn”

Guy de Maupassant (1850-1893) là một cái tên khá quen thuộc khi nói về những tác giả truyện ngắn hàng đầu của thế kỉ 19. Chỉ trong khoảng thời gian từ 1880 đến 1889, ông đã để lại một gia tài văn chương đồ sộ với khoảng 300 truyện ngắn, 200 bài đăng báo, 6 tiểu thuyết và 3 bút kí du hành. Nơi Nhà Người Bạn là tập gồm 18 truyện ngắn được viết trong giai đoạn mười năm ông tập trung sáng tác và đây cũng là truyện ngắn đầu tiên trong cuốn sách này.  

Đọc tập truyện này làm mình có cảm giác giống như đang ngồi trong một khu vườn nhỏ, nhâm nhi một tách cà phê và nghe Maupassant thủ thỉ về những câu chuyện ở xứ Normandie hẻo lánh. Ông sẽ kể về một gia đình tằn tiện, một ông lão cô đơn, một bà thợ may số khổ, một cô gái điếm hết thời,... như một người hàng xóm kể cho bạn nghe về những chuyện đã diễn ra ở quanh khu bạn sống. Có những truyện khi đang đọc tưởng như rất đỗi bình thường nhưng cuối cùng sẽ làm bạn phải bật thốt lên trong sự ngỡ ngàng.

18 truyện ngắn trong Nơi Nhà Người Bạn là 18 lần Maupassant làm mình bất ngờ với những nhân vật của ông. Có thể sau này mình sẽ không nhớ rõ tên chính xác của từng truyện nhưng chắc chắn mình sẽ nhớ rõ từng nhân vật trong các truyện ngắn ấy: một cô gái điếm phải giấu đứa con trai vào tủ để tiếp khách kiếm sống, một ông nông dân chỉ vì cúi xuống nhặt một sợi nhợ mà rơi vào lời đồn thành kẻ tham lam, một bà mẹ tự tay thiêu sống bốn người lính để trả thù cho đứa con chết trên chiến trường... Mỗi một nhân vật đều được xây dựng rất chân thực nhằm phô bày sự bất lực và nhỏ bé của con người trước xã hội và định mệnh.

“Suốt đời nàng, với cái thân thể thiếu duyên dáng, với cái hình hài tủi hổ kia, nàng đã âm thầm chịu sự đau đớn và sự tuyệt vọng như thế nào? Cái vỏ bề ngoài kỳ cục ấy đã làm cho mọi tình cảm, mọi tình yêu không thể đến với nàng được. Thật có nhiều kẻ bất hạnh! Tôi cảm thấy sự bất công muôn đời của tạo hóa, như một cơn giận không nguôi, đè nặng lên người đàn bà kia. Đối với nàng, thế là hết; có lẽ chưa bao giờ nàng được hưởng sự an ủi cho những kẻ vô phúc, tức là niềm hy vọng được yêu một lần!”

Mặc dù được mệnh danh là người kể chuyện xuất sắc của văn học Pháp thế kỉ 19 nhưng Maupassant có một giọng văn rất khác với lối bóng bẩy, lãng mạn đặc trưng của người Pháp. Giọng văn của ông vừa bình dị, gần gũi, vừa linh hoạt một cách sắc sảo làm nên một dấu ấn rất riêng của ông trong mảng truyện ngắn lúc bấy giờ. Sự gọn nhẹ và tinh tế trong bút pháp miêu tả chi tiết sự việc của ông là cái mà mình cảm nhận được rõ ràng nhưng không biết phải diễn đạt làm sao. Phải đọc thì mới thấy được khả năng nắm bắt và thể hiện thực tại qua con chữ của Maupassant tuyệt vời đến nhường nào.

Maupassant không gói gọn những câu chuyện vào một khuôn mẫu hay một khoảng giới hạn nào cả, bất cứ ai cũng có thể trở thành người kể chuyện của ông. Ông mỉa mai sự tham lam và hèn nhát ẩn trong bản tính của con người nhưng cũng đồng cảm với những điều đau khổ mà con người phải chịu. Một điều đặc biệt mà mình thấy chỉ có ở riêng Maupassant là: nếu không đọc đến cuối truyện thì bạn sẽ chẳng biết nên cười hay nên khóc. Ông có những truyện mà mình chắc là khi đọc các bạn sẽ bật cười như Nơi Nhà Người Bạn, Những Món Đồ Nữ Trang hay Hối Tiếc, và cả những truyện khiến độc giả phải ngậm ngùi chua chát như Mụ Sauvage, Cô Harriet và Thằng Nhỏ.

Khi đọc các tập truyện ngắn mình thường chỉ thấy ấn tượng với đôi ba truyện trong đó, nhưng trong Nơi Nhà Người Bạn thì gần như truyện nào cũng là điểm nhấn với mình. Có lúc là do hình tượng nhân vật, có lúc là do cách truyện kết thúc nên dù đọc một mạch hết cả cuốn thì mình vẫn không bị lờn với lối kể của tác giả. Đôi lúc mình bị xoay như chong chóng vì những pha bẻ lái bất ngờ của ông, kiểu như phần trước đang rất cảm động thì ngay cuối truyện bạn sẽ nhận ra đó mới chỉ là lớp vỏ ngoài cùng. Và dẫu cho kể về khá nhiều nhân vật đau khổ thì không khí trong truyện cũng không bị nặng nề hay u ám, vì Maupassant luôn có cách làm cho bi kịch trở thành bi hài kịch.

Nhìn chung thì mình thấy đây là một tập truyện ngắn dễ đọc và rất thú vị, nhất là những khi bạn đã hơi “oải” với những quyển tiểu thuyết cầm nặng tay như mình. Chỉ trong 250 trang là bạn sẽ có một chuyến du hành với đủ mọi cung bậc cảm xúc khác nhau, từ vui đến buồn hay thậm chí là ngơ ngác vì chả hiểu gì cả. Một quyển sách mà mình thấy khá hợp để đọc đổi gió trong những ngày rỗi rãi. Suy cho cùng thì ngại gì mà không thử nghe nhà kể chuyện tài ba của nước Pháp kể một lần chứ?

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 31 Empty Re: Sách

Post by LDN Fri Dec 30, 2022 5:38 pm

PIERRE VÀ JEAN - NHỮNG ẨN ỨC CỦA TÂM HỒN

hungdove -- spiderum 

“ Ảo tưởng về cái đẹp vốn là một ước lệ của con người. Ảo tưởng về cái xấu vốn là một quan niệm hay đổi thay. Ảo tưởng về cái thật vốn chẳng bao giở bất biến ! Ảo tưởng về cái đê tiện nó lôi cuốn bao sinh linh. Nghệ sĩ lớn là những áp đặt cho nhân loại ảo tưởng của riêng họ.”

Guy de Maupassant đã viết như thế trong phần đầu  của cuốn tiểu thuyết Pierre và Jean, và cái ảo tưởng mà cuốn sách mang đến đã  góp phần lớn lao trong việc thay đổi diện mạo của nền văn học Pháp nói riêng và văn học thế giới nói chung. Đó là một cột mốc quan trọng trong sự chuyển mình của văn chương nhân loại. Nơi mà  mọi lằn ranh giữa những quan niệm trong nghệ thuật trở nên nhạt nhòa, đổi thay dưới cái “cách thức riêng biệt để nghĩ, để nhìn, để hiểu và để xét đoán” của người nghệ sỹ.

Câu chuyện xoay quanh cuộc sống của gia đình một người chủ tiệm kim hoàn Paris. Sau nhiều nằm trời mưu sinh tại chốn kinh kỳ, họ chuyển về thành phố cảng Le Harve hưởng cảnh hưu trí an nhàn với nguồn lợi tức ít ỏi. Một ngày, người bạn cố tri của gia đình qua đời, để lại cho người con thứ của gia đình là anh chàng Jean ( khi đó mới lấy bằng cử nhân luật ) toàn bộ gia tài của mình. Từ đó, cuộc sống gia đình không còn như trước, số tiền thụ hưởng từ người bạn đã đẩy các thành viên trong gia đình rời xa nhau, lạ lẫm với nhau trong chính mái ấm của mình. Và đặc biệt, mọi sự trong cuộc sống của Pierre và Jean đều đảo lộn.

Trong Pierre và Jean Guy de Maupassant đã khẳng định tài năng của mình trong việc sử dụng ”uy lực của một từ đặt đúng chỗ”. Bằng thứ văn chương giản dị nhưng không vì thế mà kém phần sắc bén. Lối kể chuyện lôi cuốn, logic nhưng cũng đầy sự tiết chế. Cùng với khả năng thấu đạt tâm lý con người, xây dựng nội tâm nhân vật một cách tinh tế,. Mỗi nhân vật của ông đều để lại những ấn tượng và sức hút nội tâm lớn lao.

Đó là Pierre , người anh trai, được mô tả như một con người dễ đổi thay, đồng thời là con người sống tình cảm và hành động bốc đồng, bột phát. Cái sự kiện bất ngờ kia, cái gia tài lớn lao mà em trai Jean của anh bỗng dưng nhận được đã đem lại cho Pierre rất nhiều cảm xúc hỗn độn. Là người trung thực với bản thân, sẵn sàng đối diện với bản thân để nhận ra mối ghen tuông, tị hiềm nảy sinh trong con người mình. Nhưng, chính anh, cái con người trung thực với bản thân, kẻ sẵn sàng nhìn nhận những lỗi lầm, và day dứt đau khổ với nó lại là người phải hứng chịu nhiều bất công của số phận nhất. Những lời tưởng như vô tình bâng quơ đến từ những người xung quanh gieo vào lòng anh một mối nghi ngờ. Mà khổ tâm nhất đó là những mối nghi ngờ đó lại hướng về phía mẹ anh, người mà anh hằng kính trọng và mến yêu. Và chính sự hiểu biết, thấu tỏ sự việc đó lại là sự bất hạnh của cuộc đời anh. Ôm trong mình mối hoài nghi mà chẳng thể giãi bày. Pierre chỉ còn cách âm thầm chịu đựng, âm thầm theo dõi và đánh giá chính người mẹ của mình. Trong anh sự giằng co đau đớn giữa lý trí và con tim. Dù luôn tự nhủ, không cho phép bản thân tồi tệ đến như vậy, bởi chăng loại người gì mà có thể nghi ngờ sự trong trắng, đức hạnh của ngay chính mẹ mình. Nhưng tiếng nói của lý trí, tiếng nói của óc phán đoán logic và nhạy cảm nói với anh, những nghi ngờ của anh là đúng. Còn gì đau đớn hơn, còn gì uất nghẹn hơn, khi tình yêu, sự tôn thờ của người con dành cho mẹ sụp đổ. Thay vào đó là sự giận dữ, là khinh miệt.
      
Đó là bà Roland, mẹ của hai chàng trai. Những gì bà đã làm trong quá khứ liệu có phải là sai trái, cái đức hạnh mà con trai bà và cả người đời mong muốn ở một người mẹ, một người phụ nữ có xứng đáng để bà đánh đổi cuộc đời. Chồng bà là một con người thô lỗ, một kẻ thiển cận, trống rỗng. Chồng bà, con người chỉ ham mê những thú vui vặt vãnh, kẻ dễ dàng bằng lòng với bản thân, một gã thợ kim hoàn hạng xoàng, liệu có xứng đáng với bà. Chính dưới những bất hạnh, éo le của cuộc đời, của mối hôn nhân được sắp xếp vì lợi ích xã hội, và của cái tình yêu bị đè nén đó. Bà đã phải thốt lên ‘ Cuộc đời thật xấu xa ! Nếu có một lần ta tìm thấy trong đời đôi chút ngọt ngào. Thì ta có tội vì đã buông mình vào đó và ta trả giá thật đắt sau này’. Liệu bà, mẹ của Pierre và của Jean, vợ của ông Roland, bà có xứng đáng bị lên án, xứng đáng bị giày vò bởi chính đứa con của mình. Liệu bà có xứng đáng phải chịu đựng, phải trả giá bằng toàn bộ phần đời còn lại. Khi mà bà ‘trót’ một lần sống cho riêng mình, bằng những xúc cảm thuần khiết của trái tim ???

Là cả Jean, con người có lẽ dễ dàng thỏa hiệp với số phận, với bản thân nhất. Ngay từ đầu, tính cách của anh đã được thể hiện rất rõ là con người hiền hậu, cần cù, kẻ luôn an tâm về cuộc đời của mình. Dễ dàng rũ bỏ những tình cảm cũ xưa cũ mà anh đã từng trân trọng, dễ dàng tiếp tục xây dựng những kế hoạch mới cho tương lai . Với cái đầu óc duy lý của một thầy cãi, ngay lập tức anh có thể viện ra được những lý lẽ, để không những bảo toàn được cái gia tài lớn lao kia, mà còn có thể thu xếp ổn thỏa với anh trai và với chính lương tâm của mình. Nhưng liệu anh có thể làm gì hơn. Khi định mệnh đã sắp đặt và trêu ngươi con người…

Chính những con người đó và cái thế giới nội tâm đầy những hồ nghi, khổ đau giằng xé tuyệt vọng của họ đã tạo nên một sức hút riêng biệt. Đem lại cho câu chuyện giản đơn, tầm thường kia một sức sống mãnh liệt. Và phải chăng, những con người khốn khổ đó cũng chỉ là những ảo tưởng chẳng thể xét đoán,  những ảo tưởng mà bản thân người nghệ sỹ thực sự muốn tô vẽ.


Last edited by LDN on Sat Dec 31, 2022 10:22 am; edited 1 time in total

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 31 Empty Re: Sách

Post by LDN Sat Dec 31, 2022 10:07 am

ictVietnam

Tập truyện ngắn "Sáng trăng": những tình thế vô tận của cuộc đời

N.N
  
Tác phẩm "Sáng trăng", tuyển tập gồm 13 truyện ngắn của Guy de Maupassant giúp bạn đọc có cái nhìn đa chiều về một nhà văn tài năng.

Sự hòa quyện tuyệt vời của âm điệu và thiên nhiên sinh động trong bức tranh trường phái ấn tượng

Truyện của Maupassant thường đa dạng về sắc thái, âm điệu. Có lẽ cũng vì thế mà nếu chỉ tiếp xúc với riêng một loại truyện, người đọc dễ có ấn tượng một chiều: người trách ông phê phán quá tàn nhẫn, người chê ông bông đùa tếu, đôi khi nhảm nhí… Và trong tuyển tập "Sáng trăng" này, người đọc sẽ được trải nghiệm một dải sắc thái muôn màu đi từ tàn nhẫn trong "Cái thùng con", ảm đạm của "Người đã khuất", u ám trong "Bà Hermet", cho đến cái dịu êm, man mác như một bài thơ của "Sáng trăng" và cái trong veo, tươi mát trong "Bố của Simon", một trong những truyện hiếm hoi kết thúc ngọt ngào (song không hề rơi vào kiểu "có hậu" dễ dãi).

Giọng điệu người kể cũng phong phú, phụ thuộc vào bộ mặt tinh thần, vào trạng thái tâm lý của người đó, khi là một chàng trẻ tuổi si tình thác loạn, khi lại hóa một ông già độc thân mẫn cảm dưới vẻ ngoài hoài nghi… Những giọng điệu này thường xuyên hòa hợp khăng khít với giọng điệu riêng của các nhân vật, để rồi đôi lúc, chúng hòa cùng cả âm điệu trữ tình đầy xúc cảm của Maupassant khi nói tới phụ nữ, tình yêu và đặc biệt khi mô tả thiên nhiên.

Giống với người thầy nghiêm khắc Flaubert, Maupassant rất giỏi trong việc biểu đạt bằng ngôn từ chuẩn xác, chắt lọc, thể hiện những quan sát đậm tính chân thực của mình. Một lời, vài tiếng, thế là hiện lên nền đất nâu mấp mô, những tấm rèm che cửa sổ "xưa kia trắng, nay vàng và đầy vết ruồi bâu" trong căn buồng của nông dân (Con quỷ) hay "cái mê cung ngoắt ngoéo những ngôi nhà lụp xụp, những đường phố nhớp nháp, ri rỉ nước hôi hám".

Trường phái ấn tượng trong hội họa giúp Maupassant có cái nhìn nghệ thuật mới, phân biệt vô vàn sắc thái tế nhị và những biến đổi, lưu chuyển của từng khoảnh khắc trong thiên nhiên - cũng như trong tâm trạng con người. Nhà văn chú ý đến sự uyển chuyển của hình thù, đến những biến thái tinh vi của màu sắc, và đặc biệt đến tác động của ánh sáng rọi chiếu lên cảnh vật. Điển hình là thiên truyện Sáng trăng có những đoạn được coi như sự chuyển đạt những hình ảnh thị giác của họa sĩ ấn tượng bằng phương tiện nghệ thuật ngôn từ.

Sự chồng chất các tính từ, danh từ đồng nghĩa và giàu sức biểu cảm, các động từ, các ẩn dụ có hồn, cách cấu tạo câu ở thể chủ động, dựng nên phong cảnh mỹ lệ, sống, tràn ngập chất thơ như trong tranh Claude Monet. Từ ngữ biểu đạt không chỉ bản thân vẻ đẹp quyến rũ của một đêm xuân huy hoàng trăng sáng, mà cả rung động do cái đẹp ấy gây nên ở nhân vật, ở người thuật truyện. Và ảnh hưởng của hội họa ấn tượng bộc lộ ngay trong ưu thế này của tâm trạng so với đường nét, sắc màu.

Khả năng nắm bắt tâm lý cùng tư tưởng bi quan, hoài nghi

Một đóng góp mới của Maupassant với văn xuôi thế kỷ 19 chính là sự nắm bắt và tái hiện những trạng thái tâm lý, những xung đột, diễn biến bên trong, nảy sinh ở những tình thế phong phú vô tận của cuộc đời: cái đẹp và sự sống làm đổ vỡ những tin điều khô cằn, giả tạo (Sáng trăng), một chấn thương tinh thần thời thơ ấu đảo lộn và đầu độc cả một đời người (Cho một cốc đây!) rồi những nỗi đau bí ẩn "càng sâu xa hơn bởi dường như êm nhẹ, càng nhức nhối hơn bởi dường như mơ hồ, càng dai dẳng hơn bởi dường như không thực" (Menuet)…

Với vẻ ngoài nhẹ nhàng, bao giờ cũng lý thú và đôi khi như bông đùa, truyện Maupassant thường phát hiện bi kịch của con người không chỉ trong tình huống khủng khiếp, đặc biệt, mà cả trong những hoàn cảnh bình thường, hằng ngày.

Là học trò giỏi của Flaubert nên Guy de Maupassant chịu ảnh hưởng sâu sắc của thầy mình về mặt tư tưởng. Chủ nghĩa bi quan, hoài nghi là cảm quan chính chi phối nhiều sáng tác của ông và ông còn đi xa hơn thầy mình về Sự tuyệt vọng triết học. Cũng như Flaubert, Maupassant sáng suốt và nhạy bén trong sự phủ định đầy tính chất tiến bộ và dân chủ, song ý thức dân chủ, tiến bộ trong khuôn khổ hệ ý thức tư sản lúc bấy giờ đã mất khả năng cảm nhận tính biến đổi đi lên của sự sống.

Đồng thời, mẫn cảm một cách khác thường với cái đẹp cũng như với cái xấu, Maupassant không thể không chịu ít nhiều tác động của những khuynh hướng suy đồi mới nảy sinh trong nền văn hóa Pháp. Cùng với niềm ngờ vực khả năng thay đổi, phát triển của hiện thực, ý nghĩ chua xót về sự xấu xa - thể chất và tinh thần - của con người, về sự bất lực của trí tuệ, những ám ảnh về nỗi cô đơn định mệnh, về cái chết, càng về những năm cuối đời càng rõ nét, do ảnh hưởng của sự khủng hoảng chung trong nền văn hóa tư sản, và của bệnh tật riêng ngày một tăng.

Những vấn đề nghiêm túc này đòi hỏi không chỉ sự tinh tế trong xúc cảm, mà cả chiều sâu của những suy nghĩ và khái quát xã hội, tâm lý - đạo đức. Vài trang ngắn ngủi của Maupassant "chứa đựng cốt tủy của những tập sách mà các nhà tiểu thuyết khác chắc phải viết rất dày", đó là nhận xét của Emile Zola, tác giả bộ Les Rougon-Macquart đồ sộ, chính vì thế mà, vẫn theo Emile Zola: "Đọc Maupassant, ta khóc, ta cười và ta suy nghĩ."./.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 31 Empty Re: Sách

Post by LDN Sat Dec 31, 2022 10:16 am

hoanglinh.r - maybe

Sáng Trăng – “Đọc Maupassant, ta khóc, ta cười, và ta suy nghĩ.” (Émile Zola)

Sau Nơi Nhà Người Bạn thì Sáng Trăng là tập truyện ngắn thứ hai của Maupassant được dịch và phát hành ở Việt Nam. Tương tự như quyển trước thì đây cũng là tập gồm các truyện ngắn được viết riêng lẻ trong khoảng thời gian mười năm sáng tác ngắn ngủi của ông. Với mười ba câu chuyện ngắn, “người kể chuyện bậc nhất” nền văn học Pháp sẽ một lần nữa đưa độc giả về với bầu không khí quen thuộc nơi xứ cảng Le Havre vùng Normandie.

Dưới bầu trời Sáng Trăng, ta sẽ thấy không khí nên thơ có phần nhẹ nhàng hơn so với Nơi Nhà Người Bạn. Nơi ấy ta sẽ bắt đầu bằng một chút ngọt ngào từ Bố Của Simon, một chút Sáng Trăng đầy thi vị, một chút hoài niệm từ Menuet, Một Cuộc Quyết Đấu và Đi Ngựa. Tiếp đến sẽ có một chút buồn của Cô Châu, một chút tàn nhẫn của Con Quỷ, Bà Hermet, Cái Thùng Con, thêm chút bi hài của Được Huân Chương và Người Đã Khuất. Cuối cùng là một chút bi kịch trái ngang nơi Bến Cảng và nỗi uất hận u sầu của Cho Một Cốc Đây!. Tất cả đều xoay quanh chủ đề quen thuộc trong sáng tác của Maupassant là viết về sự đau khổ trong tâm hồn con người.

Ai đã đọc bài review trước về Nơi Nhà Người Bạn của mình hẳn sẽ biết mình thích cách kể chuyện của tác giả này vô cùng. Ông có cái lối kể ngắn gọn điển hình của các nhà chuyên viết truyện ngắn, nhưng lại không bị thiếu đi cái vẻ cầu kì đặc trưng của văn học Pháp. Các truyện ngắn của ông luôn được gói gọn trong một bối cảnh nhỏ với một số lượng nhân vật nhất định, hầu như chỉ khoảng hai hay ba nhân vật cho mỗi câu chuyện. Cốt truyện luôn rõ ràng, mạch lạc, dẫn đến cái kết tưởng chừng như đơn giản nhưng lại luôn là phần mang đến sự bất ngờ.

Điểm nổi bật của tập truyện lần này là mình đã thấy được nhiều vẻ đẹp của nước Pháp xưa cũ dưới ngòi bút Maupassant hơn. Ấy chính là khung cảnh đẹp đến hư ảo đã làm lay động tu viện trưởng trong đêm trăng sáng, là bờ sống nơi chú bé Simon ngồi khóc, là căn nhà xinh đẹp ở Thành Rouy nơi nuôi lớn cô Châu và là bóng hình thời quá khứ huy hoàng từ điệu vũ Menuet. Trong số đó, câu chuyện về điệu Menuet để lại cho mình nhiều ấn tượng hơn cả. 

“Họ đi đi lại lại với những điệu bộ trẻ thơ, mỉm cười với nhau, lắc lư người, nghiêng mình, nhảy nhót như hai con búp bê cũ kỹ nhảy múa được nhờ một bộ máy cổ đã gãy hỏng đôi chút, xưa kia do một người thợ cực kỳ khéo léo chế tạo nên, theo kiểu cách thời ấy."

Khi Jean Bridelle còn trẻ, ông đã gặp một ông lão từng là thầy dạy khiêu vũ dưới thời Louis XV. Và dù đã trải qua vô vàn chuyện tàn khốc trong cuộc đời mình thì Jean vẫn khẳng định điều làm ông xót xa nhất vẫn là câu chuyện của ông già nhỏ bé ấy. Ông lão đã từng có một sự nghiệp huy hoàng vào những ngày mà các điệu vũ vẫn còn được phô bày dưới đúng vẻ lộng lẫy của nó. Thuở ấy cô đào Castris vẫn còn là vũ nữ trứ danh được các ông hoàng săn đón và “được cả cái thế kỷ ăn chơi hào hoa yêu dấu” chứ nào phải một bà già nhỏ bé mỗi chiều ngồi dưới góc vườn ươm.

Phần đầu sách với những truyện mang nét nhẹ nhàng như Menuet thực sự đã làm mình bất ngờ đôi chút, vì mình đã chờ Maupassant mang đến những thứ thú vị hơn. Nhưng càng về những phần sau đấy thì ông càng không làm mình thất vọng. Vẫn bằng giọng kể thư thả cho những buổi trà chiều, ông lại đưa ta về với những sự tình ngang trái nơi vùng quê hẻo lánh Normandie. Ở đó ta nghe về một người đàn bà làm việc trông coi người hấp hối, về một gã chủ quán luôn nhăm nhe trang trại của một bà già, về người phụ nữ vì hèn nhát mà mặc con trai mình chết trên giường bệnh, về những gã đàn ông bị “cắm sừng”, và về chuyện éo le giữa một tay thủy thủ và cô gái điếm.

Những câu chuyện ấy sẽ cho ta thấy sự đáng sợ của những tâm hồn tha hóa, điển hình như Chiếc Thùng Con. Chuyện kể về cách mà gã Chicot ranh ma đã lấy được quyền thừa kế trang trại của mụ già keo kiệt Magloire. Ban đầu họ lập giao kèo về việc Chicot sẽ chu cấp mỗi tháng cho Magloire để sau này khi mụ chết thì trang trại của mụ sẽ được trao cho gã. Nhưng rồi sự dẻo dai của mụ Magloire làm Chicot hối hận, hắn vắt óc nghĩ cách cho bà cụ sớm xuống mồ. Gã bắt đầu mời mụ uống rượu, mỗi lần đến sẽ tặng mụ một chiếc thùng con đựng đầy thức rượu hảo hạng nhất. Lối sống thanh đạm cả đời không đủ để mụ cưỡng lại món quà ấy, vậy là mụ Magloire đâm ra nghiện rượu. Nhờ thế mà thay vì phải đợi đến hơn chục năm có lẻ thì Chicot đã có được trang trại vào mùa đông năm sau, khi người ta tìm thấy mụ Magloire bị vùi trong đống tuyết vì quá chén. 

Cái tài tình của Maupassant nằm ở chỗ ông rất biết cách xây dựng các tình huống để bộc lộ bản chất nhân vật thực rõ ràng và tự nhiên. Ông cho ta thấy bi kịch trong tâm hồn con người không chỉ xuất hiện khi họ gặp khó khăn, mà nó còn xuất hiện trong cả những lúc người ta phó mặc bản thân cho lòng tham và sự ích kỉ. Chỉ cần có một chút biến cố nhỏ là ngay lập tức chúng sẽ trỗi dậy, làm đủ mọi cách để lấy được thứ chúng muốn, mặc kệ những thứ gọi là đạo đức hay lương tri. 

Bằng giọng điệu nhẹ nhàng thân thuộc, Maupassant sẽ dẫn bạn đến đủ mọi ngóc ngách nơi xứ Pháp xa xôi để kể cho bạn nghe những câu chuyện về đủ loại người như thế. Chắc chắn chúng sẽ làm bạn khóc, làm bạn cười và buộc bạn phải ngồi suy nghĩ.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 31 Empty Re: Sách

Post by LDN Sun Jan 01, 2023 1:56 pm

Tình yêu nước sâu xa trong truyện ngắn Guy de Maupassant

Cafethubay

Truyện ngắn Guy de Maupassant chứa đựng nhiều mảng đề tài , trong đó đề tài về cuộc chiến tranh Pháp – Phổ là hết sức đặc sắc. Một trong những truyện ngắn đầu tay khiến ông nổi tiếng cũng là một trong những truyện viết về đề tài này. Năm 20 tuổi, chàng thanh niên vừa tốt nghiệp trung học và đang theo học trường Luật phải sớm đón nhận một sự kiện mà toàn nhân loại không mong – chiến tranh, một cuộc chiến tranh phi nghĩa. Tham gia vào cuộc chiến, Maupassant có điều kiện tích lũy vốn sống, kinh nghiệm để nhìn nhận đúng bản chất cũng như thái độ của các tầng lớp đối với cuộc chiến tranh; có dịp chứng kiến sự thất bại nhục nhã của quân đội Pháp, sự thờ ơ trước vận mệnh đau thương của đất nước của bọn cầm quyền. Tất cả đã làm nên các truyện ngắn xuất sắc của ông khi viết về đề tài chiến tranh.

“Viên mỡ bò” – một truyện ngắn đưa tên tuổi Maupassant vang dội – đã phơi bày một số sự thật trần trụi về cuộc chiến tranh. Truyện mở đầu với hình ảnh quân đội bại trận Pháp “suốt mấy ngày liền từng mảng binh đòan tan rã diễu qua thành phố…những bầy người ô hợp tán loạn…quân phục rách nát, họ uể oải tiến bước”. Đám tàn quân đi hết thì “cuộc sống dường như ngừng lại, các cửa hiệu đóng kín mít, phố xá câm lặng”. Chiến tranh đã đem lại cuộc sống cái không khí thế đấy: hoang vắng, lạnh lẽo, cô tịch. Chính vì thế Cornuyđê dân chủ – nỗi kinh hoàng của tất cả những hạng người đứng đắn – đã nhận xét: “chiến tranh là một sự dã man khi người ta đánh một người láng giềng đang sống yên lành, nhưng khi ta bảo vệ Tổ quốc thì đó là một bổn phận thiêng liêng”(*). Và, một ông già ngoan đạo nêu lên suy nghĩ của mình “giữa những người nghèo khổ cũng phải giúp đỡ nhau chứ…chỉ có những ông lớn là đánh nhau thôi”. Đó là nếp suy nghĩ mộc mạc, chân thành nhưng không kém phần đả kích. Cảnh hoang vắng như thế đã đành, đằng này bọn thắng thế như muốn chứng tỏ uy quyền của chúng, bởi chiếu theo “luật chiến tranh”: kẻ thắng phải được người thua phục tùng. Nên khi bọn Phổ vào thành Ruăng (google: Rouen) 😄chúng liền chia thành từng nhóm ập vào từng nhà dân. Chúng ra sức sai khiến và vơ vét tiền của. Trong khi đó, những kẻ quyến quý cao sang, các tầng lớp thượng lưu lại không cảm thấy gánh nặng của chiến tranh, họ “không có lấy một chút tinh thần dân tộc”(1). Ruăng bị quân Phổ chiếm đóng, họ chẳng hề lo buồn về số phận thành phố quê hương, thâm tâm họ không trỗi dậy một sự căm hờn, oán giận mà chỉ khư khư quan tâm đến tài sản, chuyện kinh doanh. Vì vậy qua “Viên mỡ bò”, Maupassant cho chúng ta nhận rõ thái độ các tầng lớp khác nhau trong xã hội trước biến cố chiến tranh. Nhà tư sản Carê-Lamađông kịp thời chuyển tiền sang Anh; nhà buôn rượu Loadô tìm cách bán cả một kho rược cho ngành hậu cần và tỏ vẻ hài lòng vì nhà nước phải trả mình một khoản tiền lớn; bá tước Huybe đơ Brêvin là người mang một trong những dòng họ kì cựu nhất và quý phái nhất xứ Normăngđi (Normandie) 😄 vì quyền lợi và tiền tài cũng vội vàng thu xếp chuẩn bị cho chuyến đi xa – đến Lơ Havrơ (Le Havre)– giống như hai người kia. Đi cùng họ còn có ba bà vợ.

Đối lập hẳn với thái độ của tầng lớp thượng lưu, những con người bình thường, đôi khi là những người làm cái nghề bị xã hội nguyền rủa, sỉ nhục thì lại chất chứa một tấm lòng căm thù giặc sâu sắc. Viên Mỡ Bò dù là cô gái điếm nhưng ý thức căm thù giặc, thêm vào lòng tốt và sự chân thành, đã vượt xa sự hèn nhát, vị kỉ, giả dối của bọn tư sản quý tộc. Có lần không chịu nổi sự có mặt của kẻ địch trong thành phố, cả ngày cô khóc vì tủi hổ và cô phải bỏ đi vì dám “nhảy xổ ra bóp ngay cổ họng thằng lính đầu tiên vào nhà”. Hành động tự phát của cô biểu lộ tinh thần yêu nước tiềm tàng trong nhân dân Pháp, mà chiến công tiêu diệt quân xâm lược được Maupassant ca ngợi ở đầu tác phẩm: “Bùn dưới sông vùi kín những cuộc trả thù bí mật, tàn bạo và chính đáng ấy, những hành động anh hùng không ai biết, những cuộc tấn công thầm lặng, nguy hiểm hơn những trận chiến đấu giữa thanh thiên bạch nhật và không có tiếng vang lừng lẫy của vinh quang”. Lần khác, cô nhất định cự tuyệt yêu cầu “dâm đãng” của tên sĩ quan Phổ “Ông hãy bảo cái thằng chó chết, cái thằng thổ tả, cái thằng Phổ thối tha ấy, rằng không đời nào, không đời nào, không đời nào”. Đối với kẻ thù, cô có hành động chống trả rõ rệt như thê, đối với những người cùng quê hương xứ sở, chung dân tộc, cô sẵn sàng chịu mất mát hết thảy. Cô ra tay hào hiệp cho bọn họ ăn no trên chuyến xe đến Lơ Havrơ vì bọn họ quên chuẩn bị thức ăn, song bọn họ trả ơn cô bằng sự trở mặt trắng trợn đến tàn ác. Rồi vì lợi ích, vì những lới thuyết phục, ca ngợi, tỏ lòng biết ơn của bọn đồng hành vô liêm sỉ, Viên Mỡ Bò đáp ứng yêu cầu của tên sĩ quan Phổ để được sớm lên đường. bọn họ – trong khi đó – lại nói đùa nhau thật bỉ ổi “miễn là nó đừng vần cô nàng đến chết”. Viên Mỡ Bò chịu thiệt thòi nhiều để rồi đổi được gì? Những ánh mắt xa lạ, những cái nhìn sợ sệt, ghê tởm, những khoảng cách muốn thoát xa sự nhơ nhớp, hôi tanh. Những cử chỉ đó – vô hình chung – còn ác hơn những câu chê bai sỉ nhục, những lới phỉ nhổ thậm tệ. Bấy điều đó làm cô đau khổ, căm ghét và phẫn uất. Cô muốn chửi thẳng vào mặt bọn họ nhưng tiếng nấc đã làm cô ứ nghẹn. Ôi “giới xã hội có tiến của, thanh thản và thế lực, những người lương thiện đáng mặt, sùng đạo và sống có nguyên tắc” sao có thể sánh với phẩm chất cao đẹp của cô gái giang hồ.

Truyện ngắn “Viên Mỡ Bò” mang ý nghĩa phê phán sâu sắc thói quen vụ lợi, ích kỉ, tàn nhẫn không chỉ của tầng lớp trưởng giả mà đó còn là một thói quen trong quan hệ giữa người với người. Đây là một tác phẩm tập trung nhiều đặc điểm về tư tưởng và nghệ thuật của Guy de Maupassant. Sự phê phán, ác cảm của ông đối với lối sống ích kỉ của con người. Nghệ thuật lựa chọn chi tiết làm nổi bật dụng ý của tác phẩm: một cô gái giang hồ được đặt cao hơn bọn tư sản quý tộc, cao hơn bọn núp bóng các lý tưởng chính trị, cao hơn những tu sĩ của nhà thờ – nơi tự xưng chứa đựng tất thảy tinh thần bác ái, tự do. Guy de Maupassant gọi chung họ là bọn lương thiện đểu cáng đã lợi dụng sự hào hiệp của một cô gái giang hồ và khi thỏa mãn xong nhu cầu thì quay mặt rẻ khinh, hắt hủi cô “như một cái giẻ bẩn vô dụng”. Tiếng khóc của cô gái ấy hòa lẫn chung với bài quốc ca Pháp như một nỗi sỉ nhục tủi hổ không chỉ của riêng một con người vùi dập, rẻ khinh mà còn là một xấu hổ chung của cả một đất nước vẫn tự hào là quê hương của nhân quyền, bình đẳng và bác ái.

Truyện “Cô Fifi” cũng thuật lại hành động dũng cảm của một cô gái điếm. Ở người đàn bà bị coi là không còn danh dự, vì nghề nghiệp phải nhẫn nhục thù mà tiếp bọn sĩ quan Phổ thô bạo. Lòng phẫn nộ vụt bùng dậy trong cô khi kẻ xâm lược tự cho phép nhạo báng Tổ quốc họ. Cô giết chết tên Phổ. Lòng yêu nước của cô gái này đã cao hơn rất nhiều – xét về tinh thần dân tộc – so với bọn trưởng giả đểu cáng mang trong mình dòng máu vị kỉ và hám lợi.

Xưa nay bị chìm ngập, u mê trong cái dung tục mờ xám của cuộc sống hằng ngày, những con người nhỏ bé bình thường “đột nhiên tỏa ra sức mạnh tinh thần mà chính họ và những người xung quanh không bao giờ ngờ tới”(2) khi va chạm với biến cố đặc biệt. Ông cụ Milông trong “Ông cụ Milông” tức giận vì tự dưng phải phục vụ và hầu bọn Phổ. Chúng tự tiện xài đủ thứ vật dụng trong nhà ông, lấy của ông đến hơn 50 đống cỏ rơm, một con bò cái, hai con cừu. Cuộc sống cụ đâu khá giả gì nên “ông căm thù chúng với lòng căm thù ngấm ngầm và mãnh liệt của người nông dân tham lam và cũng yêu nước nữa”. Cuối cùng không chịu nỗi cảnh ấy kéo dài, ông quyết định lập mưu trả thù, lần lượt ông đã giết 15 tên lính kị binh xung kích, đến lượt tên 16 thì ông bị hắn chống trả kịch liệt và dù bị chém bị thương trên má, ông vẫn giết được tên kị binh này. Vì mệt lữ không hoàn thành nốt đoạn cuối nên ông bị bọn Phổ phát hiện. Bọn chúng tra hỏi ông, ông thẳng thừng nói ra tất cả, việc ông làm ông không phủ nhận “chúng mày lấy của tao bao nhiêu lần 20 đồng thì tao sẽ đòi đủ bằng ấy mạng cho mà xem”. Thế nhưng chỉ vì lí do ông không muốn bọn Phổ làm tan hoang khánh kiệt tài sản ông mà ra tay giết bọn họ thì chưa đủ. Điều sâu xa hơn là ông muốn đòi nợ cho cha và cho con ông “tám đứa cho bố tôi, tám đứa cho con tôi, thế là xong nợ” – ông từng nói vậy bởi vì “tôi đây, tôi có đi gây chuyện với các ông đâu chứ!”. Do đó lòng căm thù, oán giận của ông cụ Milông là do chính bọn Phổ gây ra tất. Mặc dù sau lần tra hỏi, bọn Phổ ra lệnh giết ông nhưng ông chẳng hề hối hận và run sợ, Maupassant miêu tả “…ưỡn thẳng cái thân hình đau ê ẩm, ông già khoanh tay lại trong tư thế một người anh hùng bình dị”. Hình ảnh ông cụ Milông giết kẻ thù một cách có ý thức, có phương pháp và hiên ngang đón nhận cái chết chứng tỏ tấm lòng yêu nước nồng nàn và sâu đậm ở con người bình dị này.

Cái hành động “anh hùng bình dị” đó còn được thể hiện qua hai nhân vật Môrixô và Xôvagiơ trong truyện ngắn “Hai người bạn”. Họ đang sống bình yên thì chiến tranh ập đến “đem đổ nát đến cho nước Pháp, đem đến nạn đói” đến nỗi “những con chim sẻ đang hiếm dần trên những mái nhà, còn những cống rãnh thì được noi sạch những con chuột”. Chưa hết, chiến tranh gieo rắc còn “giã nát sự sống, chà đạp những con người, kết liễu bao nhiêu giấc mộng, bao nhiêu niềm vui mong chờ, bao nhiêu niềm hi vọng về hạnh phúc”. Nó phá nát tất cả sự sống mà thủa yên bình người ta đã sống, đã tìm vui trong một công việc giản dị – câu cá. Lúc ngồi câu, nghe tiếng súng nổ rền vang, hai người đã rủa “Đồ ngốc! Chém giết nhau mãi như thế!”, “Tồi hơn súc vật”. Điều đó cho thấy họ là những con người yêu chuộng hòa bình mãnh liệt.

Guy de Maupassant không hề lí tưởng hóa nhân vật. Môrixô và Xôvagiơ hiền lành trong “Hai người bạn” chẳng phải những người can trường. Nhà văn miêu tả rất thực nỗi hoảng hốt tự nhiên của họ khi bị vây bất ngờ. Bị bọn Phổ tra hỏi, họ không có dáng điệu hào hùng, không nói những lời cao cả, chỉ nhất định im lặng. Giữa sống và chết chỉ còn “một phút, không hơn một giây”, mắt Môrixô tình cờ bắt gặp cái túi lưới đầy cá, một tia nắng làm óng ánh mớ cá còn cựa quậy, anh mềm lòng, mắt đẫm lệ. “Hai người bạn” yêu cuộc sống, luyến tiếc những buổi đi câu tuyệt diệu xiết bao. Họ kiên cường nhận cái chết, không phản bội Tổ quốc “Họ siết lấy tay nhau, run rẩy từ đầu đến chân, một cơn run rẩy mà họ không thể chế ngự được”. Thái độ, tình cảm của họ quả tựa như một khúc nhạc không lời ngân dài không bao giờ hết…

Có thể nói, giá trị hiện thực và nhân đạo trong chùm truyện viết về  đề tài chiến tranh cũng đủ nâng Guy de Maupassant lên thành một nhà văn hiện thực phê phán lớn của thế kỉ XIX. Ông đã thấy và chứng kiến những cảnh ghê gớm của chiến tranh nên ông hi vọng, một hi vọng cho cả loài người “mong sao cho con cái chúng ta đừng bao giờ nhìn thấy chiến tranh nữa”. Hi vọng của Maupassant cũng chính là hi vọng của vô số những người sống trên quả đất, họ muốn sống cuộc sống thanh bình, hạnh phúc, không tiếng súng nổ, không tiếng bom rơi, không cả những tiếng khóc.

(*): Những dẫn chứng trong bài viết lấy từ các sách:

– “Viên mỡ bò”, Hướng Minh dịch, NXB Ngoại Văn – Hà Nội 1984

– “Dưới ánh trăng”, Đỗ Tư Nghĩa dịch, Phạm Quang Trung giới thiệu, Sở văn hóa thông tin Lâm Đồng 1986

(1), (2): Văn học lãng mạn và văn học hiện thực Pháp thế kỉ XIX, Đặng Thị Hạnh , Lê Hồng Sâm, NXB Đại học & Trung học chuyên nghiệp 1985, trang 458, 459.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 31 Empty Re: Sách

Post by LDN Mon Jan 02, 2023 4:46 pm

BACHNGOCSACH.COM.VN

Heinrich Böll

Tôi biết Heinrich Böll lần đầu tiên qua cuốn sách nhỏ: “Những vướng mắc ở tình anh em”. Đó là một tuyển tập gồm những bài viết trong thời gian từ 1968 đến 1972, đề cập đến một số vần đề thời sự ở Đức cũng như ở nhiều nước khác. Đối với một người Việt Nam, có lẽ không gì đáng chú ý hơn những lời phản đối của Heinrich Böll sau đợt dội bom miền Bắc Việt Nam vào dịp lễ Noel 1972 của không lực Mỹ. Tuy nhiên, Tác phẩm và cuộc đời của Heinrich Böll cho thấy lúc nào ông cũng đấu tranh cho nhân bản và công bằng, cũng bênh vực kẻ yếu thế, bị xem thường nhân phẩm bất luận nơi nào. Bên cạnh phẩm chất nghệ thuật, có lẽ chính điều này đã dẫn tới một hiện tượng khó giải thích: tác phẩm của ông được hàng chục triệu người trên khắp thế giới ưa chuộng, hàng chục triệu người thuộc nhiều dân tộc, tầng lớp, hệ thống chính trị và văn hóa khác nhau.

Rất tiếc nhà văn ít được biết đến ở Việt Nam. Hình như chỉ có ba cuốn tiểu thuyết của ông được dịch ra tiếng Việt, đó là “Lạc lối về”, “Cái mặt buồn của tôi” và “Danh dự đã mất của Katharina Blum” với tổng số xuất bản chừng vài ngàn cuốn. Trong khi đó đặc biệt những truyện ngắn và truyện vừa ông viết trong những năm 1950, tức thời hậu chiến ở Đức, tuy có bối cảnh văn hóa - lịch sử khác Việt Nam nhưng nội dung lại khá gần gũi với chúng ta.
Chẳng hạn chuyện “Cái cân nhà họ Balek” liên quan tới một kinh nghiệm lịch sử lâu đời của nhân dân Việt Nam là hễ có bất công áp bức thì có đấu tranh. Một số truyện khác như “Đêm thánh vô cùng” dính dáng ít nhiều đến đề tài chiến tranh. Cũng chẳng xa lạ với chúng ta là môi trường sống trong đó đạo đức giả và chủ nghĩa cơ hội hòa lẫn với những cố gắng giữ gìn nhân cách và phẩm giá con người (“Toàn tập im lặng của tiến sĩ Murke”).

Lại có những truyện ngắn dẫn chúng ta tới những phương trời xa lạ như “Mùi vị bánh mì” và “Người cha hùng của nữ thủy thần Undine”. Nhưng nếu xem xét kỹ, chúng ta cũng có thể khám phá nơi đây những điểm tương đồng giữa văn hóa Đức và văn hóa Việt Nam: ý nghĩa thiêng liêng của bánh mì gần giống như sự quý trọng hạt lúa, lòng yêu kính sông Rhin có thể sánh với tình cảm thiết tha đối với những dòng sông quê hương.
Những chủ đề vừa quen thuộc vừa xa lạ ấy, những cốt truyện đôi lúc có hơi nặng nề mà lời kể truyện lại hóm hỉnh nhẹ nhàng ấy, những tầng nghĩa khác nhau trong cùng một truyện; với các đặc tính ấy, tác phẩm của Heinrich Böll chắc chắn cũng sẽ mang lại cho độc giả Việt niềm vui thú và những gợi ý hay.

Có lẽ một trong những đề tài được Heinrich Böll quan tâm nhất là sự tha hóa của con người trong xã hội công nghiệp hiện đại với những nghịch lý quá hiển nhiên của nó (“Người vứt bỏ”, “Giai thoại làm suy giảm đạo đức lao động”).

Theo ông, hệ thống kinh tế - xã hội quá thiên về sản xuất - tiêu thụ và các cơ chế quan liêu không những đóng khung, chuẩn mực hóa con người mà còn tạo nên tâm địa tôn thờ vật chất, xem thường các giá trị tinh thần và đời sống nội tâm.

Dĩ nhiên, con người thì không dễ đóng khung, chuẩn hóa như một sản phẩm công nghiệp được. Những nhân vật chính trong các tác phẩm, nhất là trong những truyện châm biếm của Böll (“Sẽ xảy ra điều gì”, “Người vứt bỏ”), đều có những điểm “không giống ai”, những hành vi ngoài lề lối gò bó của xã hội.

Người ta vừa cười những nhân vật kỳ cục ấy vừa có cảm tình với họ, để rồi thích thú khi khám phá ra mình cũng có những điểm kỳ cục nào đó - cảm tình trở nên đồng cảm, cười người hóa ra cười mình, cười con người nói chung một cách thoải mái, không chút ác ý. Phải chăng việc ra ngoài khuôn khổ gò bó, bằng hành động hay trong tưởng tượng, là phản ứng tự nhiên của con người với phẩm chất có một không hai của nó, là biểu hiện của khát vọng về sự hài hòa giữa cá nhân và xã hội, cộng đồng? Người ta có thể tự đặt câu hỏi ấy khi đọc Heinrich Böll.

Theo cách hình tượng của ông, điều kiện tiên quyết để thành người là “rời bỏ cái khung”, và muốn đạt tới tình huynh đệ, trước hết phải “phá bỏ cái khung cũ kỹ ấy”.

Điều cần nhấn mạnh ở đây là khi chỉ trích những cơ chế kìm hãm nhân cách con người, Böll không đứng ngoài, càng không đứng trên cộng đồng, và khi diễn tả các nhân vật của mình, ông không lấy tư cách “chủ nhân hay quan tòa nhưng hòa mình với họ như thể anh em”. Chúng ta hãy nghe lời tự thuật của ông trong một bài nói về tình huynh đệ:

Tác giả tôi không sống trên ngọn hải đăng tỏa ánh trong sạch, phát hiện cái dơ bẩn ở quanh mình, để rồi khi sáng ngời lên vì trong sạch, anh ta lên tiếng chửi mắng cái dơ bẩn ấy. Tác giả tôi sống trên đất đã làm nên anh ta, đau nỗi đau của đất đã làm nên anh ta.

Anh ta cũng ăn bánh mì, uống bia, đóng thuế, xem xi nê, thi hành bổn phận công dân v.v… Nếu có cái gì nâng anh ta nên một chút so với dân địa cầu thì đó có lẽ là khả năng diễn đạt cùng với khả năng phát biểu những điều được xem như không thể phát biểu.

Đối với tác giả tôi, viết lách là một quá trình dân chủ, anh ta không phải là chủ nhân hay quan tòa nhưng là anh em với toàn thể các nhân vật của mình, anh ta ở ngay giữa sự vật, giữa những con người do mình tạo nên bằng ngôn ngữ.

P.H.H

Heinrich Böll sinh ngày 21-12-1917 tại thành phố Cologne cổ kính. Lớn lên, ông học nghề buôn sách, nửa chừng thì bỏ. Đến năm 1939, ông bắt đầu học các môn Đức học và cổ ngữ văn học. Trong thế chiến thứ hai, ông đi lính, bị thương nhiều lần và bị Anh Pháp bắt làm tù binh.

Năm 1945, ông trở về sinh quán học tiếp môn Đức học, đồng thời làm nhiều việc để sống. Từ 1951 trở đi, ông thật sự hành nghề viết văn, mặc dù ông đã viết truyện ngắn từ bốn năm trước. Với cuốn “Bi a vào lúc chín giờ rưỡi” xuất bản năm 1959, ông bắt đầu nổi tiếng.

Năm 1969, ông nhận học bổng của Villa Massimo, một tổ chức văn hóa quan trọng, và đi thăm quan các nước Ailen, Liên Xô và Hoa Kỳ. Ba năm sau, ông dạy môn nghệ thuật thơ ở đại học Franctort bên sông Main. 1972, ông được giải Nobel văn chương. Từ 1971 đến 1974, ông là chủ tịch hội Văn bút quốc tế (PEN International). Sau bốn mươi năm hoạt động trong nhiều lãnh vực, ông qua đời vào ngày 16-7-1985. Ngoài một số lớn tiểu thuyết, truyện vừa và truyện ngắn, ông để lại nhiều bài thơ, kịch, truyện châm biếm, tiểu luận, luận văn chính trị và văn chương cũng như nhiều truyện dịch, nhất là từ tiếng Ailen.Think

Tĩnh Dạ


Last edited by LDN on Mon Jan 02, 2023 6:56 pm; edited 1 time in total

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 31 Empty Re: Sách

Post by LDN Mon Jan 02, 2023 4:56 pm

Lối về nào cho những người lính Đức thời hậu chiến

Thuvientulap

Trở về sau chiến tranh, Fred hoàn toàn lạc lối giữa những nhộn nhịp của đời sống hiện đại, đang hối hả hàn gắn những vết thương trên vùng đổ nát.

Heinrich Böll là một trong những nhà văn hậu chiến xuất sắc nhất của Đức. Văn chương của ông luôn thấm đẫm chất u buồn, hoang tàn, nhưng cũng vô cùng nên thơ.

Trong sáng tác của mình, Böll luôn hướng ngòi bút của mình vào những thân phận nhỏ bé trong xã hội, ở truyện ngắn Thiên đàng đã mất là câu chuyện của một người đàn ông trở về quê hương, sau chiến tranh, tiếc nuối vì nơi thân thuộc chỉ còn lại cảnh đổ nát. Giữa những mất mát ấy, Boll dựng nên nhiều trăn trở riêng tư bằng ngòi bút uyển chuyển, mênh mang.

Lạc lối về, có nhiều điểm gặp gỡ với Thiên đàng đã mất. Vẫn không khí u hoài tiếc nuối bao trùm ấy, nhưng Lạc lối về nghiệt ngã, cay đắng hơn rất nhiều.

Lạc lối về, cuốn tiểu thuyết được in lại tại Việt Nam năm 2018, dịch giả Huỳnh Phan Anh chuyển ngữ.

Câu chuyện được kể dưới điểm nhìn của người vợ và người chồng, theo từng chương đan xen nhau, tạo nên những góc nhìn đa chiều cho tác phẩm, đồng thời cũng để nhân vật có cơ hội được bộc lộ tiếng lòng riêng tư của mình.

Fred trở về sau chiến tranh, thất bại hoàn toàn. Anh không thể về ngôi nhà quá chật chội đi thuê nơi vợ và hai đứa con đang ở. Anh sợ phải đối diện với số phận của chính mình, sợ lại đánh đập những đứa trẻ mỗi khi căng thẳng bởi đói nghèo và bệnh tật. Fred sống nhờ ở đậu ở nhà người quen, làm những công việc linh tinh, cố gắng có tiền gửi về hàng tháng cho vợ nuôi con.

Anh biến mất vào trong đám đông thành phố, bộ dạng thất thểu, ủ dột, và thỉnh thoảng để quên đi nỗi khốn khổ của mình, Fred trốn trong các quán rượu, uống cho đến khi say khướt.

Kate là người vợ đầy trìu mến. Với số tiền ít ỏi Fred kiếm được, nàng cố gắng thu vén nhà cửa gọn gàng, chăm sóc hai đứa con chu đáo. Đôi lúc, trong khi dọn dẹp, nàng ngồi thờ thẫn, nhớ về ngày xưa, khi vợ chồng nàng vẫn còn một ngôi nhà rộng rãi, yên bình, nhưng nàng không oán trách Fred. Sự mệt mỏi không giết chết tình yêu của nàng với chồng, nàng chỉ tuyệt vọng vì hoàn cảnh vợ chồng nàng đang trải qua.

Heinrich Böll là nhà văn hậu chiến xuất sắc nhất của Đức.
Buổi hẹn hò định kì của hai vợ chồng, chính là cơ hội duy nhất để họ có thời gian riêng tư với nhau. Boll rất dụng công khi miêu tả buổi hẹn hò của Fred và Kate, xoáy vào những việc nhỏ nhặt nhất để thể hiện những xung đột tâm lý sắc nét của mỗi nhân vật.

Fred muốn được ăn tối cùng vợ, được ở trong khách sạn cùng nhau, đưa nàng đi khiêu vũ…. Anh muốn tạo một không gian riêng tư cho anh và Kate, khi họ không thể ở gần nhau trong chính ngôi nhà của mình. Anh chạy quanh thành phố để vay mượn những người thân quen.

Fred và Kate gặp nhau trong một khách sạn rẻ tiền, dưới bao ánh mắt nghi vấn, xem thường của người khác. Không ai nghĩ rằng, vợ chồng lại hẹn hò nhau ở khách sạn. Khi ở bên nhau, những tâm tình, mỏi mòn dồn nén bao ngày, được tỏ bày.

Bằng ngòi bút uyển chuyển, tinh tế của mình, Boll đã miêu tả những diễn biến tâm lý sâu sắc của chàng lính Fred sau chiến tranh khi phải đối diện với những vấn đề của cuộc sống. Việc không thể hòa nhập được với xã hội đang phát triển một cách chóng mặt, đã khiến Fred trượt dài trong bế tắc.

Chuyện của cặp vợ chồng Fred và Kate ở Lạc lối về cũng như câu chuyện của biết bao nhiêu người dân nước Đức thời bấy giờ. Biết bao người rơi vào vòng xoáy của chiến tranh, rồi khi cơn lốc của cuộc chiến qua đi, cuộc sống hoàn toàn bị đảo lộn, đầy những ám ảnh, mất mát và bế tắc.

Hình ảnh người Đức trên những trang viết của Boll là những hình ảnh gần gũi, với những câu chuyện nhỏ bé hàng ngày, khơi gợi nhiều đồng cảm của độc giả.

Thiên đường đã mất là một truyện ngắn trong tập truyện ngắn Nàng Anna xanh xao

Cuối cùng của tiểu thuyết, đoạn đối thoại giữa Fred và người luôn giúp đỡ anh, Serge như một vọng âm sâu thẳm, gợi nhiều mông lung, đau đáu:

“Serge bảo tôi:

– Con phải trở về nhà con.

Tôi đáp:

– Dạ, trở về.”

Hai tiếng “trở về” ấy vang lên tha thiết, nhưng lối nào là lối trở về của Fred?

Hai tiếng “trở về” ấy cũng chính là một tiếng nói ân cần, vọng lên từ tâm tư tác giả khi ông viết cuốn sách này. Những tác phẩm của Boll luôn giàu lòng trắc ẩn, và lịch thiệp đã đem đến sự an ủi và chữa lành, giữa một nước Đức hậu chiến đầy thương tích.

Heinrich Böll đoạt giải Georg Büchner năm 1967 và giải Nobel Văn chương năm 1972.

Bài viết của T.N

Nguồn: news.zing.vn

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 31 Empty Re: Sách

Post by LDN Mon Jan 02, 2023 5:17 pm

BẢN DU CA CUỐI CÙNG – ERICH MARIA REMARQUE

Bản du ca cuối cùng là câu chuyện về những mảnh đời trôi dạt khỏi quê hương xứ sở. Đọc cuốn sách vào thời điểm chiến sự Ukraina ngày càng căng thẳng lại càng thêm thấm thía nỗi khổ cực và đau buồn mà dân thường phải gánh chịu vì chiến tranh.

Những phận người phải bỏ lại tất cả sau lưng trong tác phẩm Bản du ca cuối cùng là người Do Thái hoặc người Đức bị gán tội trong thời kỳ chiến tranh thế giới thứ hai. Ở lại thì sẽ bị tống vào trại tập trung, chịu một cuộc sống không bằng chết nên chỉ còn cách ra đi. Cuộc sống rày đây mai đó của những người ly tán cũng chẳng mấy khi được yên. Họ phải sống trong thấp thỏm và lo sợ không ngừng vì lúc nào cũng có thể bị bắt, lúc nào cũng bị cái đói bủa vây.
Khi ấy, con người hơn nhau chỉ ở tấm giấy thông hành. Không có giấy thông hành đồng nghĩa với việc bị tước bỏ tư cách làm người, trở thành một sự vô thừa nhận trong mắt chính quyền các nước trong khu vực châu Âu. Từ trẻ đến già, tất cả những ai lâm vào cảnh tháo chạy khỏi đất nước của chính mình đều trở thành người không quê hương.

Đó là Kern và Ruth – đại diện cho lớp trẻ tuổi đôi mươi phải vứt bỏ tương lai tươi sáng vì bản thân là người Do Thái. Đó là Steiner – đại diện cho trường hợp tình yêu bị chia cắt vì muốn giữ cho người thân yêu nhất một con đường sống, dẫu cho sự phân ly không khác gì nhát dao xẻ đôi nguồn sống của cả hai. Đó là Marill – đại diện cho sự bất lực của tri thức trước bạo lực hung tàn.

Và còn nhiều người khác nữa góp câu chuyện của mình vào Bản du ca cuối cùng, một khúc nhạc buồn nhưng vẫn cố ngân lên những thanh âm êm dịu và đẹp đẽ về tình người ở bên rìa xã hội. Chỉ có những người đã đến cảnh khốn cùng mới có thể giúp đỡ nhau, cùng nương tựa để tồn tại, bởi “điều mà nhân loại còn đang thiếu thốn chính là một lòng tốt bình thường”.

Trong sách, có đoạn một người Nga rời khỏi đất nước 10 năm trước do cuộc nội chiến đã cảm thán rằng không ngờ đến lượt người Đức lại phải khốn khổ chạy trốn vì nạn diệt chủng Do Thái và chiến tranh thế giới. Rồi đến nay, có lẽ những người trong thời kỳ đó cũng sẽ nói “không ngờ” trước cảnh tượng người Ukraina bồng bế nhau bỏ chạy khỏi vùng chiến sự, xa rời quê hương, lặp lại bản du ca buồn một lần nữa.

Có lẽ Erich Maria Remarque viết Bản du ca cuối cùng với niềm hy vọng không còn ai phải chịu cảnh sống lưu vong trôi nổi như chính tác giả, nhưng tiếc thay, ước nguyện của ông vẫn chưa thành sự thật. Nỗi đau do chiến tranh gây ra vẫn còn đó. Vết thương chiến tranh chỉ vừa mới liền miệng nay lại rướm máu. Chính vì vậy mà tác phẩm có sức lay động rất lớn, nhắc người đọc nhớ rằng chiến tranh là nỗi đau của nhân loại.

Snake Charmer Book

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 31 Empty Re: Sách

Post by LDN Mon Jan 02, 2023 5:25 pm

Innerhalb von elf Wochen erreichte es nach Verlagsangaben eine Auflage von 450.000 Exemplaren.[5] Es wurde noch im selben Jahr in 26 Sprachen übersetzt. Bis heute gibt es Ausgaben in über 50 Sprachen, die geschätzten Verkaufszahlen weltweit (Stand: 2007) liegen bei über 20 Millionen.

Trong vòng 11 tuần kể từ khi xuất bản, cuốn sách đã đạt tới 450.000 ấn bản. Ngay trong năm xuất bản 1929 sách được dịch ra 26 thứ tiếng. Cho đến hôm nay có các ấn bản với trên 50 thứ tiếng. Phỏng đoán hơn 20 triệu ấn bản đã được bán trên khắp thế giới.

(Review sách) Phía Tây Không Có Gì Lạ – Erich Maria Remarque

Dẫu họ dạy chúng ta rằng trọng trách với quốc gia là vĩ đại nhất, chúng ta thừa biết rằng sự giãy chết còn mạnh mẽ hơn. 1. Thông...

phucnt

2. Về tác phẩm
 Nói luôn là tôi chấm cuốn này 4.25/5, vì nó hay vượt kì vọng của tôi về mọi mặt.

 Truyện kể về những gì diễn ra ở mặt trận Tây Đức trong Thế Chiến Thứ Nhất, dưới góc nhìn của một người lính trẻ. Vì dựa trên lịch sử, nên đương nhiên các tình tiết về cuộc chiến ai cũng đã biết trước. Nên điểm hấp dẫn nằm ở những câu chuyện cá nhân. Ở đây là một chàng trai 19, phải dừng việc học và cùng với bạn bè tham gia vào một nơi còn đáng sợ hơn cả địa ngục – đó là chiến trường.

 So sánh vui một chút, 19 tuổi xa gia đình lên thành phố học, đã đủ để gây hoang mang với nhiều người. Còn ở đây, là chiến trường, nơi không có những thứ như “thi lại” để sửa chữa sai lầm, mà là nơi cơ thể của mình có thể tan tành bất cứ khi nào. Bị ném vào một nơi như vậy ở độ tuổi chưa chín về cả thể xác và tinh thần, các cậu học sinh này tất sẽ khủng hoảng khi nếm mùi lần ra trận đầu tiên. Và nếu may mắn, phải thật may mắn, họ mới có thể toàn thây mà trở về.
 
Nhưng nếu chiến tranh chỉ có sự khốc liệt thì cuốn sách đã không hấp dẫn đến thế. Cuộc sống của binh lính phía sau những trận đánh được kể lại từ góc nhìn của một đám thanh niên 19 tuổi vô cùng cuốn hút. Toàn là khó khăn thôi, nhưng với giọng kể chân thật và dí dỏm đúng chỗ, ta vẫn có thể bật cười không ít lần. Các cậu trai thì ở đâu cũng ngốc nghếch như nhau, chiến trường không phải ngoại lệ. Để có thể tồn tại trong chiến tranh, có lẽ, sự lạc quan của tuổi trẻ là nguồn năng lượng rất lớn.

 Vì thuộc thể loại phản chiến, nên đương nhiên, tác phẩm này không ca ngợi những thứ lớn lao như “tinh thần dân tộc” hay “sự vẻ vang của quốc gia”, mà ngược lại, chỉ ra sự vô nghĩa-lý-tình của chúng. Truyện đi sâu vào tâm tư, suy nghĩ của những người lính không hiểu mình đang chiến đấu cho cái gì, và chỉ muốn chiến tranh mau chóng kết thúc mà thôi. Sự chân thật của cuốn sách này được bảo chứng bởi nó dựa trên chính trải nghiệm thực tế của tác giả, nó được coi như hồi kí chính thức của ông, dù kết thúc của nhân vật chính có hơi khác một chút. Nhưng cũng chính vì sự chân thật cảm động của nó, mà tác phẩm này bị cấm công khai tại Đức, tác giả cũng bị tước quốc tịch và phải sống lưu vong. Lý do thì ai cũng hiểu, giống như là bật “Xuân này con không về” cho đám du học sinh nghe mỗi dịp Tết đến vậy.

 Cộng hưởng tuyệt vời cho nội dung lúc trầm lúc bổng là giọng kể vô cùng mượt mà. Điều này tôi không biết là do tác giả hay dịch giả xuất sắc nữa. Nhưng tạm dành lời khen này cho dịch giả Vũ Hương Giang, vì rõ ràng, cách dùng từ phong phú của ví dụ dưới đây, chắc chắn đến từ sự tài hoa của người dịch.

Chúng tôi thấy những người bị mất sọ mà vẫn sống; chúng tôi thấy những anh lính đã bị đạn phạt bay cả hai bàn chân mà vẫn chạy; họ lảo đảo kéo lê những mỏm chân cụt rách đến tận hố đại bác gần đấy; một cậu binh nhất chống hai tay bò lết suốt hai cây số với một bên đầu gối vỡ nát; một cậu khác tự mò đến trạm cứu thương, hai tay ôm chặt đống ruột xổ ra lòng thòng; chúng tôi thấy những người không có mồm, không có hàm dưới, không có mặt; chúng tôi tìm thấy một người lính suốt hai giờ liền dùng răng kẹp chặt động mạch ở cánh tay để khỏi chết vì mất máu; mặt trời lên, đêm xuống, trái phá gầm rít, sự sống kết thúc.

 Hay một ví dụ khác hóm hỉnh hơn.
Trái lại, Kropp lại là một nhà tư tưởng. Cậu ta đề xuất nghi thức tuyên chiến nên là một lễ hội của dân chúng, có vé vào cửa và âm nhạc đàng hoàng, giống như thi đấu bò tót. Sau đó trên đấu trường, các ngài bộ trưởng và các vị tướng của hai nước sẽ mặc quần bơi, cầm gậy xông vào phang nhau. Vị nào trụ lại được, thì nước của vị ấy thắng trận. Được thế sẽ đơn giản và tốt hơn là ở đây, nơi toàn những người chả thù oán gì cứ phải choảng nhau.

 Căng thẳng, tàn khốc, bình yên, vui nhộn, hồi hộp, rồi lại căng thẳng… kiểu nào Hương Giang cũng truyền tải được hết. Tuy không biết các bản dịch cũ ra sao, nhưng tôi thích màu dịch này, nhất là những phần đối đáp của các cậu trai trẻ.

 Tóm lại, nội dung hay, góc nhìn và nhân vật thú vị, thông điệp thực tế, bản dịch xuất sắc, tất cả đem lại một trải nghiệm vượt trên mong đợi. Niềm vui khi mua được một cuốn sách hay mà không biết nhiều về nó, quả rất đáng nhớ.

 Tính kết phần review bằng câu trên, nhưng hơi chạnh lòng một chút khi nhớ lại mình đã mua cuốn này rẻ tới mức nào. Kể cả giá gốc cũng rất rẻ. Bỏ qua nội dung, với một cuốn cùng độ dày, chất lượng giấy và in ấn tương đương đương, các nxb khác đang bán với giá gấp rưỡi. Và việc cả bộ 10 cuốn của Erich Maria Remarque phải sale tận 50% để xả kho, đã cho thấy sự phi lý của thị hiếu đọc nước ta. Và cả các nxb nữa, vẫn biết với họ đây chỉ là kinh doanh, lời ăn lỗ chịu, nhưng những gì họ đang làm vô hình chung tạo nên định kiến “sách rẻ là sách dở”. Cá nhân tôi thấy rất may mắn khi được biết tới Erich Maria Remarque và các tác phẩm của ông. Người đã đem những tâm tư rất cá nhân và cảm động của các số phận bị ảnh hưởng bới chiến tranh theo nhiều cách khác nhau.
 Cám ơn ông!

3. Tản mạn
"Nhìn xem, nếu cậu luyện cho một con chó ăn khoai tây, rồi sau đó cậu chìa cho nó một miếng thịt, thì kiểu gì nó cũng đớp miếng thịt, vì chén thịt là bản năng của nó. Và nếu cậu cho con người một chút quyền hành, thì cũng y như thế thôi, hắn sẽ vồ lấy. Cái đó hoàn toàn xuất phát từ bản năng, vì con người xét về nguồn gốc và bản chất trước hết là một con thú, có lẽ sau này nó còn được quệt lên một chút lễ nghĩa, như lát bánh mì phết bơ vậy…"
(Katczinsky)

 Tính nói về chó nhưng thôi, nói về người vậy.
 Ở đây mấy cậu lính trẻ đang nói về sự tàn nhẫn của một vài tay sĩ quan hách dịch, thích hành hạ cấp dưới. Và theo cậu lính Katczinsky, thì việc thích hành hạ đồng loại là bản năng của con người rồi. Thử google là ra ngay, rất nhiều các cuộc thí nghiệm, phim, truyện có sử dụng chất liệu này, và đều khẳng định một điều, răng ta chỉ “TỐT” cho tới khi có cơ hội để “XẤU” mà thôi.

 Bản năng là cái luôn ở đó, khi đủ điều kiện nó sẽ trở thành hành động. Và “điều kiện” quan trọng nhất là “lý trí”. Lý trí là rào cản cuối cùng níu ta lại bên bờ vực tốt-xấu. Là thứ ngăn những suy nghĩ đồi bại biến thành hành động. Con người hành xử chừng mực hơn con vật là nhờ có lý trí. Nếu thiếu nó, mọi đàn ông đều trở thành kẻ hiếp dâm, còn đàn bà thì… tôi không biết.

 Vậy chẳng phải là, xét về bản chất thì vì cùng một loài, nên cũng xấu (hoặc tốt) giống nhau. Cái nên đem ra so sánh phải là “lý trí” của ai mạnh mẽ hơn. Tình yêu cũng vậy, toan tính một chút sẽ đem lại nhiều lợi thế hơn. Dù yêu hết mình sẽ đem lại cảm xúc thăng hoa nhất, nhưng yêu có toan tính, có khi lại bền lâu nhất chăng…


Last edited by LDN on Mon Jan 02, 2023 5:58 pm; edited 2 times in total

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 31 Empty Re: Sách

Post by LDN Mon Jan 02, 2023 5:40 pm

BACHNGOCSACH.COM.VN

Phía Tây Không Có Gì Lạ

Erich Maria Remarque
(1898-1970) đã phục vụ trong Thế chiến thứ nhất và đã bị thương tất cả năm lần. Những hình ảnh ghê rợn của cuộc chiến trong giao thông hào đã để lại những vết sẹo không phai mờ trong tâm trí Remarque nên ông cố xua đuổi những bóng ma đó qua các sáng tác văn học. “Phía Tây không có gì lạ” là tác phẩm hay nhất của ông dù chín tác phẩm khác ông cũng viết về những đau đớn, khổ cực trong chiến tranh.

“Phía Tây không có gì lạ" là câu chuyện về Pôn (Paul!!!) Baomơ (giời ạ: Bäumer 😄), một người lính Đức trẻ, xung phong vào quân đội vì Căntôrec, vị giáo sư của anh, đã thuyết phục cả lớp tham gia quân đội để làm cho nước Đức được vẻ vang. Sau một thời kỳ huấn luyện gian khổ dưới quyền của Himmenxtôt, một phu trạm, Baomơ và các bạn ra tiền tuyến. Dù được vẽ vời trong nhà trường với những hình ảnh huy hoàng của các anh hùng, Baomơ nhanh chóng nhận thức được rằng những chiến hào đầy máu của Mặt trận phía Tây là một sa lầy của những khổ đau và chết chóc. Ngay khi những quả đạn pháo đầu tiên nổ tung trong bùn lầy, Baomơ và các bạn thấy rằng tất cả những người ở lại nhà đều dối trá: chiến tranh không phải là một thay đổi vinh quang, chiến tranh không làm cho các cậu con trai trưởng thành mà nó hủy diệt một cách có hệ thống tất cả những ai khỏe mạnh và lịch sự. Tất cả các bạn của Baomơ đều chết, bị thương, hoặc đào ngũ. Pôn Baomơ bắt đầu tự vấn về cuộc đời mình và băn khoăn không biết mình có sống sót được sau cuộc chiến hay thậm chí có sống được trong một thế giới không có chiến tranh hay không.

Xuyên suốt câu chuyện, Remarque thường dùng từ “chúng tôi” để nói lên tình đồng đội - cái quý nhất mà chiến tranh tạo nên. Những người lính ấy đã trải qua những giây phút cận kề cái chết cùng nhau nên họ gắn bó với nhau, chia sẻ với nhau tất cả những gì họ có. “Chúng tôi không nói nhiều nhưng chúng tôi để ý săn sóc nhau từng ly từng tí, thiết tưởng còn hơn cả những cặp tình nhân. Chúng tôi là hai con người, hai tàn lửa sống nhỏ bé, và ngoài kia, là đêm tối, là vòng vây của thần chết.”

Remarque mở đầu câu chuyện với việc một nhóm lính bộ binh mừng rỡ được nhận khẩu phần gấp đôi vì quân số của đại đội bị thiệt hại mất một nửa (gần 80 người). Và câu chuyện tiếp tục với những trận đánh ác liệt: “Những cơn bão táp của trọng pháo gầm thét ù tai, những tràng súng máy khô khan, nổ giòn giã, những quả đại bác hạng nhẹ rống rít. Bóng đêm chỉ còn là gầm rống và chớp giật. Sức chấn động của mìn thì thật kinh khủng: chỗ nào có mìn nổ, chỗ đó thành một cái hố chôn chung. Thật chẳng khác gì ngồi trong một cái nồi hơi âm vang mãnh liệt mà người ta đập chan chát lên nó khắp ba bề bốn bên. ”Những trận đánh đó hủy hoại tinh thần con người một cách khủng khiếp: “Đó là một trạng thái căng thẳng chết người, không khác gì lấy một con dao mẻ nạo suốt dọc tủy xương sống.”

Đạn pháo nã khắp nơi, không chừa chỗ nào. Đại bác dội xuống cả vào nghĩa địa, làm ngay cả người chết cũng không được yên thân. “Bóng đêm lồng lộn, lửa cháy rừng rực trên nghĩa địa, lửa trái phá trên đồng cỏ vọt lên như những vòi nước. Mặt đất toác ra, không khí bị ép, gầm rống bên tai. Không phải là đạn đại bác gầm thét mà chính là mặt đất đang nổi cơn cuồng loạn. Đầu Baomơ kêu ù ù vo vo dưới cái mặt nạ chống hơi ngạt. Cuối cùng, khu nghĩa địa chỉ còn là một bãi hoang tàn. Quan tài và xác chết vương vãi tứ tung, chẳng khác gì người chết bị giết một lần thứ hai.”

Nhưng thấp thoáng trong các cảnh điêu tàn đó, thiên nhiên vẫn thật tươi đẹp trong mắt Baomơ: “Sương mù như một cái ao sữa và khói đại bác phủ đầy cánh đồng cỏ, ngập đến tận ngực. Phía trên, mặt trăng chiếu sáng. Lưng ngựa lấp loáng dưới ánh trăng, động tác của chúng thật đẹp mắt, đầu chúng vươn cao, mắt như nẩy lửa.”, “Những quả pháo sáng vọt lên trời và tôi thấy hình ảnh một buổi chiều hè, tôi đứng trong khu kín của nhà thờ, ngắm những cây hồng cao nở hoa giữa mảnh vườn nhỏ.”

Họ sống được nhờ những hy vọng (tuy họ không dám mơ tới hòa bình) và ước mơ, những ước mơ thật giản dị. Hai Vethut - thợ than bùn - nghĩ đến công việc nặng nề ở mỏ than bùn với đồng lương ít ỏi, mơ được tiếp tục đi lính trong thời bình vì chẳng phải lo việc ăn, việc mặc. Jađơn mơ được nhốt Himmenxtôt vào một cái chuồng rồi sáng sáng xông vào nện cho một chầu dùi cui. Đêtơrinh đơn giản hơn vì chỉ nghĩ đến mảnh ruộng và cô vợ: “Mình về cũng còn kịp vụ gặt.” Baomơ bi quan nhất: “Trước đây, chúng tôi đang trong cái tuổi mười tám, bắt đầu yêu đời, yêu cuộc sống, thế mà chúng tôi đã phải nổ súng bắn vào cuộc sống. Quả đại bác đầu tiên rơi xuống đã nổ trúng trái tim chúng tôi. Chúng tôi chẳng còn thiết gì đến nỗ lực, hoạt động và tiến bộ nữa. Chúng tôi chỉ còn tin có chiến tranh.”

Thật nghẹn ngào khi đọc những đoạn Remarque nói về các tân binh, những chú bé không có chút kinh nghiệm chiến trận: “Dù rằng viện binh đối với chúng tôi là rất cần, nhưng những cậu lính mới chỉ tổ làm bận chúng tôi hơn là giúp ích chúng tôi".“Sau một trận pháo kích, mấy chú tân binh nhợt nhạt cả người, nôn thốc nôn tháo.” Những tân binh không chịu nổi chuyện phải sống lâu dưới hầm chiến hào, họ đòi ra ngoài, bất chấp đạn bom & cái chết. Lúc đó, phải nện cho một trận thì họ mới tỉnh ra. “Chúng tôi nghẹn ngào khi nhìn thấy chúng nó chồm lên, chạy và ngã xuống. Chúng tôi muốn đánh cho chúng một trận vì chúng nó ngu quá, lại cũng muốn ôm chúng vào lòng và mang chúng đi khỏi cái nơi không phải là của chúng.”

Nhưng theo tôi, đoạn gây xúc động nhất là khi Remarque tả về những ngày phép của Baomơ. Lúc đầu, khi thấy chiếc cầu thang quen thuộc, Baomơ xúc động không nhấc nổi đôi chân, anh phải thúc báng súng vào chân, nghiến răng lại, buộc mình phải cười, phải nói nhưng vẫn không được. Anh đứng sững ở cầu thang, khổ sở, bối rối, nước mắt trào ra ướt đẫm cả mặt. Khó khăn lắm Baomơ mới thích nghi lại được với chính ngôi nhà của mình, anh phải lặp đi lặp lại nhiều lần: “Đây là mẹ tôi, đây là chị tôi, đây là cái hộp bươm bướm của tôi…” Nhưng chẳng bao lâu Baomơ hoảng sợ khi thấy cảnh vật như xa lạ. Anh chỉ thích ngồi một mình vì những người chung quanh có những mục đích, những ham muốn không giống với anh, anh vừa thèm muốn được như họ, lại vừa khinh bỉ họ. Ngay cả với căn phòng thân yêu anh cũng không tìm được chút rung cảm nào: “Ở đây tôi là một kẻ xa lạ.” “Nghỉ phép là một sự thay đổi làm cho mọi chuyện sau đó trở nên nặng nề gấp bội.” Ngay cả việc nói chuyện với mẹ cũng là một cực hình đối với Baomơ. Anh ngồi đó, bên cạnh giường bệnh của mẹ, muốn nói với mẹ bao nhiêu chuyện nhưng không thể. Và anh quyết định: “Không bao giờ tôi nên về phép nữa.” Đau đớn thay!

Khi quyết định như thế, anh bình thản trở lại với các bạn nơi chiến tuyến tiếp tục chiến đấu cho đến lúc anh là người cuối cùng trong số bảy người ra đi của lớp học mình. “Năm, tháng cứ việc đến. Tôi sẽ chẳng mất gì cả, mà thời gian cũng chẳng có thể lấy được gì của tôi nữa. Tôi chỉ có một thân, một mình, chẳng còn mảy may hy vọng điều gì nữa, nên tôi có thể chờ đón thời gian mà không hề sợ hãi.”

Baomơ đã chết tháng mười, năm một ngàn chín trăm mười tám,“… trong một ngày khắp cả mặt trận yên tĩnh đến nỗi bản thông cáo chỉ ghi là ở phía Tây: không có gì lạ.”

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 31 Empty Re: Sách

Post by LDN Mon Jan 02, 2023 5:50 pm

Phạm Nữ Hoài Giang

Maybe

Phía Tây Không Có Gì Lạ: Cuốn tiểu thuyết viết cho những tâm hồn non nớt vô tình bị chiến tranh hủy hoại

Những cuốn sách lấy đề tài chiến tranh chưa bao giờ là dễ đọc. Với mình, Phía Tây Không Có Gì Lạ cũng không ngoại lệ. Một cuốn sách ngắn thôi, chưa đến 300 trang, nhưng mình lại mất gần cả tuần để đọc, và để ngẫm.

Erich Maria Remarque là một nhà văn lừng danh của nước Đức. Tác phẩm Phía Tây Không Có Gì Lạ đã đưa tên tuổi ông vụt sáng trên các diễn đàn văn chương. Các tác phẩm về sau này như Ba Người Bạn, Đường Về, Khải Hoàn Môn,... cũng góp phần không nhỏ trong việc khẳng định tài năng và danh tiếng của nhà văn.

Lấy bối cảnh Thế chiến thứ nhất, Phía Tây Không Có Gì Lạ viết về những chàng trai vốn đang ngồi trên ghế nhà trường, lại bị chuyển thẳng ra mặt trận lúc cuộc chiến giữa các nước nổ ra. Họ chỉ là những người trẻ tuổi mới mười tám, đôi mươi, nhưng chiến tranh đã huỷ hoại họ cả về cơ thể lẫn tinh thần. Đạn bom chiến tranh cướp đi của họ một cơ thể lành lặn, lửa chiến trường làm tê dại tâm hồn những người lính.

Câu chuyện được viết theo lời kể của nhân vật Paul Baumer, một thanh niên chỉ mới mười chín tuổi nhưng lại cùng bè bạn đi thẳng từ lớp học ra chiến trường. Bởi chính Remarque cũng đã từng là một người lính, cho nên sự tàn khốc của chiến tranh là điều nhà văn có thể hiểu và rõ hơn ai hết. Ông viết về những người lính Đức, những trận chiến với khí ngạt và lửa đạn từ phía quân thù. Ông viết về những người lính Nga, về những tù binh thua trận bị giữ lại, người chỉ còn da với xương, ánh mắt vô hồn.

Kể cả khi Paul được về thăm nhà, ám ảnh chết chóc nơi mặt trận vẫn còn đó và khiến anh không ngừng cảm thấy bất an. Chiến tranh, chính là không biết kẻ còn người mất. Từng người, từng người một ngã xuống đều khiến chúng ta cảm thấy chạnh lòng.

Một điều khiến mình thật sự thích ở tác phẩm này, chính là bên cạnh lát cắt chiến tranh, còn có lát cắt của tình cảm gia đình. Khi Paul gặp lại mẹ, với tình yêu mà mẹ dành cho anh, dù chỉ đơn giản là một lọ mứt dâu, dù là những điều nhỏ nhặt đến mức nào cũng làm cho mình xúc động. Và những người lính xa gia đình, được gặp lại vợ con là điều gì đó rất đỗi hạnh phúc, họ trân trọng từng giây, trân trọng từng khoảnh khắc được ở bên nhau.

"Mặt trận hoàn toàn yên tĩnh, bản báo cáo chỉ ghi vẻn vẹn một câu: 'Phía Tây không có gì lạ.' Phải, chẳng có gì lạ, chỉ có một người vừa rời khỏi cuộc đời khi độ tuổi mới chớm đôi mươi."

Đến cuối cùng, khi từng người trong đại đội II ngã xuống, người ta mới thấy chiến tranh là điều vô nghĩa đến thế nào. Bằng tài văn chương của mình, Remarque đã bác bỏ mọi lời cổ xuý việc gia nhập quân ngũ, về chủ nghĩa anh hùng trong chiến tranh. Chính mình cũng bị thuyết phục khi đọc xong cuốn sách này. Đề tài chiến tranh là mảnh mảnh đất màu mỡ nhưng không hoàn toàn dễ khai thác, cho nên dù có những đoạn, những chương khiến mình cảm thấy khó hiểu, thậm chí là có chút khô khan. Thế nhưng mình sẵn lòng đọc chậm lại, ngẫm từng câu chữ, để có thể hiểu một cách trọn vẹn nhất về số phận của những con người đã vĩnh viễn bỏ mạng vì lửa đạn nơi chiến trường.

Không quá chút nào khi Phía Tây Không Có Gì Lạ được xem như một trong những tiểu thuyết hay nhất viết về chiến tranh. Qua từng dòng văn mà Remarque viết nên, ngoài sự thảm khốc của lửa đạn chiến trường, người ta còn thấy được cả sự yêu đời và nhiệt huyết của tuổi trẻ, tình đồng đội giữa những con người cùng chung một nhiệm vụ. Đó không chỉ là chuyện kể về một cuộc chiến, mà còn là chuyện đời của những con người đã ngã xuống trên mặt trận, mà nói cách khác, là sự giải thoát nhẹ nhàng và thanh thản khỏi nơi gần với cái chết hơn là sự sống.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 31 Empty Re: Sách

Post by LDN Mon Jan 02, 2023 5:56 pm

by PHAN BA - trangtrinhtham

Phía Tây không có gì lạ - ERICH MARIA REMARQUE

“Thế hệ mất mát”, hay những ám ảnh kinh hoàng thời hậu chiến?

Nói đến những tác phẩm lấy chiến tranh làm chủ đề, có lẽ các anh chị không khó khăn gì để có thể kể tên ra một vài tác phẩm hay, ngay tại Việt Nam cũng có một tác phẩm luôn được xếp hạng kiệt tác, đó là “Nỗi buồn chiến tranh” – còn có nhan đề Thân phận của tình yêu – của nhà văn Bảo Ninh. Nhưng, nếu xét trên bình diện thế giới, thì cho đến nay chỉ có nhõn hai nhà văn viết về đề tài chiến tranh mà tôi cho rằng hoàn hảo tuyệt vời hơn cả, người đầu tiên là Ernest Hemingway, người còn lại, tất nhiên, chính là Erich Maria Remarque. Hai con người này đặc biệt ở chỗ, họ đều là những người lính tham chiến trong Đệ nhất Thế chiến – dù ở hai đầu chiến tuyến – sống sót và trở về, luôn đau đáu nhớ nghĩ về khoảng thời gian kinh hoàng, khốc liệt mà họ đã cùng chứng kiến, cùng trải qua. Họ là những con người thuộc về “thế hệ mất mát” (hay còn gọi là “thế hệ bỏ đi”), và họ chọn sáng tác để chia sẻ nỗi ám ảnh của họ với toàn thế giới. Cầu chúc cho linh hồn họ mãi mãi an nghỉ nơi vĩnh hằng.

***

E. M. Remarque (1898-1970), tên thật là Erich Paul Remarque. Ông sinh ra trong một gia đình Công giáo La Mã tại Osnabruck, thuộc tỉnh Westphalia, miền Tây nước Đức. Năm 18 tuổi, Remarque đăng lính và tham gia vào Đệ nhất Thế chiến, được phân về Sư đoàn Quân dự bị. Tháng 06/1917, Remarque bị điều chuyển đến một đơn vị Công binh ở Mặt trận phía Tây. Cái chết của những đồng đội bị thương nhưng không được nhìn ngó đến đã khiến cho nội tâm anh lính trẻ sụp đổ hoàn toàn. Sau một thời gian, Remarque cũng bị thương vì mảnh đạn. Nhà văn đã học được một bài học cay đắng khi nhận ra “chủ nghĩa yêu nước” có thể sẵn sàng bỏ qua bất cứ một cá nhân nào. Với Remarque và nhiều cựu chiến binh khác, “trách nhiệm công dân” không còn có ý nghĩa gì nữa.

Ngày 23/01/1929, một cuốn tiểu thuyết với nhan đề lạnh lùng: “Phía Tây không có gì lạ” được xuất bản tại Đức, tác giả ký tên Erich Maria Remarque, và ngay lập tức trở thành hiện tượng, nước Đức đón nhận nó như là “bản di chúc của tất cả những người đã ngã xuống trên chiến trường”. Tại Anh, Mỹ… tác phẩm còn được đón nhận nồng nhiệt hơn. Ba năm sau, cuốn sách đã được dịch ra 29 thứ tiếng và nhiều nhà phê bình máu mặt đã không tiếc lời ca tụng nó như là “cuốn tiểu thuyết xuất sắc nhất viết về Đệ nhất Thế chiến”.

Vậy nội dung của nó có gì mà hoành tráng thế? Thực sự, những người yếu bóng vía thì không nên đọc nó, vì tràn ngập trong cuốn tiểu thuyết là những trường đoạn đầy bạo lực và chết chóc, sức kích động rất khó lường. Nhưng hỡi ôi, thực tế chiến tranh là vậy, thay đổi nhẹ nhàng đi cũng không được. Dưới lăng kính của Remarque, chiến tranh chỉ là những cái chết ghê rợn và sự dửng dưng. Bác sĩ quân y có thể cho chuyển ngay những thương binh nặng xuống nhà chứa xác mà không cần xem xét. Một người đồng đội chết đi, người còn lại sẽ háo hức lột đôi giầy ra và đi vào chân mình với vẻ hớn hở… Họ có đáng trách không? Không, khi đối diện với cái chết thường xuyên, con người ta buộc phải chai sạn đi, buộc phải thích nghi, thích nghi một cách đau đớn.

Ở trong “Phía Tây không có gì lạ” hoàn toàn không đề cập đến chủ nghĩa anh hùng, nó chỉ có sự may rủi trên chiến trường. Bạn trở về sau mỗi đợt giao chiến với phe địch, sống sót và nguyên vẹn đều là do may mắn, hoàn toàn không phải sự dũng cảm, mưu trí hay bạn đã chiến đấu như một người hùng. Không hề có hình ảnh những người hùng hay các chiến binh dũng cảm trong cuốn sách của Remarque. Khi tòng quân, họ chỉ là những người lính tầm thường, nhưng khi ra đến mặt trận họ bỗng trở nên một thứ nửa người nửa ngợm, nhân tính còn lại chẳng bao nhiêu, mà chủ yếu là bản năng thú vật lấn át do nỗi sợ hãi cái chết gây nên. Bản năng thú vật đã thức dậy, dẫn dắt và bảo vệ họ khỏi tầm chết chóc khi nghe tiếng gầm của trọng pháo. Họ lao mình xuống hố, nằm rạp xuống đất tránh những mảnh đại bác tóe ra. Phản ứng đó hoàn toàn bản năng và hầu như không bị ý thức chi phối.

Nhưng, những người lính trong tác phẩm này không hoàn toàn vô tội, họ là nạn nhân của chiến tranh cũng đồng thời là những kẻ sát nhân. Họ rút chạy vẫn không quên gài lại hàng hàng lớp lớp những bãi mìn đã đập kíp, và súng máy vẫn say sưa nhả đạn về phía đối phương. Họ chống lại thần chết bằng cách giết chóc, vì trên chiến trường, họ không giết đối phương, đối phương sẽ không để họ sống, chân lý là vậy.

Trong lời đề từ ở đầu sách, Remarque đã viết, đại ý rằng đây chỉ là một cuốn tiểu thuyết, một câu chuyện kể chứ không phải một bản cáo trạng, nhưng rõ ràng, “Phía Tây không có gì lạ” còn hơn cả một bản cáo trạng. Vì thực ra, khi ông đề cập đến sự phi nhân tính của chiến tranh, thì đồng thời ông cũng khắc họa nên cái khía cạnh nhân tính sâu sắc nhất, khiến cho độc giả luôn phải căng ra giữa hai cực dù chẳng cần đặt bất cứ câu hỏi nào. Con người đã bị chiến tranh hủy hoại khốc liệt và tan nát toàn bộ cả thể xác lẫn linh hồn.

Trần Hùng

—–——————————

Review PHÍA TÂY KHÔNG CÓ GÌ LẠ (ALL QUIET ON THE WESTERN FRONT) – Erich Maria Remarque

Thể loại: Tác phẩm kinh điển

Quốc gia: Đức

Người dịch: Vũ Hương Giang

“Cuốn sách này không phải là một bản cáo trạng, cũng không phải một lời thú tội. Nó chỉ cố gắng kể về một thế hệ đã bị chiến tranh hủy hoại – cho dù họ đã thoát khỏi đạn pháo chiến tranh”.

Tôi đọc được câu đề tựa này ở những trang đầu của “Phía tây không có gì lạ” – tác phẩm nổi tiếng nhất của nhà văn Erich Maria Remarque, đánh dấu sự hiện diện của ông trên văn đàn thế giới, biến ông trở thành tượng đài của nền văn học Đức. Và cũng chính tác phẩm này đã tước đi quyền công dân của ông, khiến ông từ một nhà văn, một người lính trở thành kẻ cả đời lưu vong nơi đất khách.

Truyện lấy bối cảnh Thế chiến thứ I, kể về một tốp lính Đức gồm đa số là những thanh niên 18,19 tuổi, “từ lớp học đi thẳng vào cuộc chiến”. Xuyên suốt phần đầu tác phẩm, tôi không hình dung ra hình ảnh những người lính oai vệ, mặc quân phục, vai đeo súng trong tư thế trang nghiêm, trái lại những gì xuất hiện trong đầu tôi là một đám nhí nhố, phá phách, chẳng khác gì tôi và lũ bạn thời cấp 3. Qua sự miêu tả của tác giả, tôi như cảm nhận rõ từng đường nét non nớt trên cơ thể họ, trên gương mặt họ. Tôi tự hỏi: những con người này sao có thể đánh trận được?

Nhưng tôi đã lầm, mặt dù mang bên ngoài nét trẻ trung của tuổi đôi mươi, nhưng tâm hồn họ đã bắt đầu già cỗi, kể từ cái thời khắc họ chứng kiến những người đồng đội đầu tiên ngã xuống, ngay bên cạnh mình. Khó có thể nhận biết dấu vết của thời gian in hằn trên cơ thể, trên gương mặt họ chỉ sau vài tháng ngoài tiền tuyến, nhưng quãng thời gian kinh hoàng đó đủ dài để bào mòn tâm hồn non nớt của họ, khiến chúng dần trở nên chai sạn, già cỗi. Chiến tranh biến họ thành những con thú, buộc họ phải bắn giết lẫn nhau, ban đầu là vì tinh thần dân tộc, về sau là để khỏi phải chết. Giết, hoặc bị giết, quy luật của chiến tranh đơn giản chỉ là thế.

“Lúc lên đường, chúng tôi là những anh lính gắt gỏng, vui tính. Khi đi vào vùng bắt đầu có mặt trận, chúng tôi là những con người mang bản năng của loài thú”

Bằng giọng văn nhẹ nhàng, tha thiết, không hề cầu kỳ, sướt mướt, Remarque mô tả lại một cách chân thực, sống động đến từng chi tiết cái quang cảnh địa ngục trần gian ấy. Những thây người mất chân tay, mất đầu, thậm chí mất nửa người, những kẻ hấp hối khi bị đạn, pháo phạc đứt hai bàn chân, quật nát xương hông, bắn vỡ bụng đến nỗi từng khúc ruột trào cả ra ngoài, vẫn cố lê lết, bám víu vào từng hơi thở thoi thóp với hy vọng duy nhất là được sống, là ngày mai lại được nhìn thấy bình minh. Những bệnh viện dã chiến tràn ngập xác chết, những tiếng gào thét ghê rợn vì đau đớn, vì hoảng loạn khi thấy những thân thể nát bươm của đồng đội, hay của chính bản thân mình. Tiếng bom đạn, súng trường, súng cối, tiếng máy bay oanh tạc không ngơi nghỉ, tất cả tạo nên một bầu không khí tràn ngập sợ hãi, hỗn loạn. Thế nhưng, thật kỳ lạ, xen giữa khung cảnh u ám ấy lại là những bức tranh êm đềm, thư thái, nơi những người lính ngồi lại bên bếp lửa, cùng nhau nấu con ngỗng vừa bắt trộm được, cùng nhau ăn, cùng nhau uống rượu, hút thuốc, rồi cùng nhau tán gẫu, kể cho nhau nghe những câu chuyện đời thật bình dị. Những thời khắc tĩnh lặng quý báu ấy, qua ngòi bút thần kỳ của Remarque, như phần nào xoa dịu thần kinh của độc giả. Nhưng những giây phút đó thường không kéo dài, bất cứ lúc nào, một quả đạn pháo cũng có thể bay đến chiến hào, nơi họ đang quây quần bên nhau, và phút chốc biến nó thành mồ chôn tập thể của họ. Chỉ trong giây lát, bầu không khí u ám quay về với tác phẩm (tôi khâm phục khả năng biến chuyển nhịp nhàng, tài tình của tác giả)

“Thật lạ khi nhìn những kẻ thù của chúng tôi gần đến thế. Họ có những gương mặt khiến ta phải suy nghĩ, những gương mặt nông dân chất phác….. Họ có tình người hơn, và tôi gần như tin rằng họ đối xử với nhau có tình huynh đệ hơn là chúng tôi…. Cuộc đời họ là vô danh và chẳng tội tình gì….. Một mệnh lệnh đã làm những hình thù lặng lẽ kia trở thành kẻ thù của chúng tôi….. Vậy mà chúng tôi vẫn sẽ lại bắn họ, cũng như họ sẽ bắn chúng tôi, nếu như họ được tự do….”. Đây là dòng suy nghĩ của Paul – nhân vật chính trong tác phẩm và dĩ nhiên, là một người lính Đức, khi anh chứng kiến những tù binh Nga đang thoi thóp cầu xin chút thức ăn. Ai đã đọc “Chuông nguyện hồn ai” của cụ Hemingway chắc hẳn sẽ còn nhớ ông cụ Anselmo cũng có những suy nghĩ tương tự như vậy khi nhìn thấy những tên phát-xít, kẻ thù không đội trời chung của mình: “….chỉ có những mệnh lệnh chia rẽ chúng ta. Những người đó không phải là phát-xít, họ cũng là người nghèo như chúng ta….”. Và Paul, cậu thanh niên 19 tuổi, cũng như Robert Jordan – một giảng viên đại học, giữa mưa bom biển đạn, khi mạng sống như chỉ mành treo chuông, vẫn mang trong mình một khát khao cháy bỏng, khát khao được sống để kể lại sự thật, để gióng lên một hồi chuông cảnh tỉnh cho thế hệ mai sau biết được sự tàn khốc, sự phi lý của chiến tranh: “Chưa phải thời điểm thích hợp; nhưng tôi không muốn để vuột mất ý nghĩ này, tôi muốn gìn giữ nó, tiếp tục gìn giữ nó cho đến khi chiến tranh kết thúc….”

Thế chiến thứ Nhất kết thúc vào ngày 11/11/1918, gần 20 triệu người chết, tức 20 triệu gia đình tan vỡ, hàng triệu người mẹ mất con, người vợ mất chồng, người con mất cha. Không kể hàng chục triệu binh sĩ khác phải mang thương tật vĩnh viễn, số người may mắn còn sống sót và lành lặn trở về, liệu họ thể hòa nhập trở lại với cuộc sống thường nhật hay không? Chắc không ít bạn đã từng nghe nói đến “Hội chứng Việt Nam”, căn bệnh kinh hoàng gây ám ảnh cho hàng loạt cựu binh Mỹ (con số lính Mỹ tự sát vì chứng bệnh này thậm chí còn lớn hơn số lính Mỹ đã bỏ mạng trên chiến trường Việt Nam (???). Và sự thật là chính phủ Mỹ chẳng làm được gì để giúp đỡ họ, ngoài vài cái huân chương, hay vài khoản trợ cấp. Không gì có thể cứu chữa được họ, chiến tranh đã gặm nát tâm hồn họ. Hằng ngày, hằng ngày tận mắt thấy đồng đội phải chịu những đau đớn, những cái chết khủng khiếp, thi thể không toàn vẹn. Và trong phút giây không kiểm soát được bản thân, chính họ cũng gây ra những cái chết khủng khiếp tương tự cho kẻ thù, hay cho những người dân vô tội. Giết! Giết! Giết! Những ánh mắt tha thiết, van xin được cứu sống, những ánh mắt bừng bừng lửa căm hận nhìn xoáy vào tim họ. Tôi chỉ đọc sách mà còn cảm thấy ám ảnh tột cùng, thật sự không thể nào tưởng tượng được nếu phải chứng kiến cảnh tượng đó hằng ngày, hằng giờ. Đòi hỏi một người mang tâm hồn đã chết hòa nhập với thế giới đang sống, chỉ đơn giản là không thể.

Bạn nào có chút quan tâm có lẽ đều biết những nguyên nhân sâu xa dẫn đến Thế chiến thứ Nhất, trong số đó, chắc chắn chẳng có thứ gì thực sự gọi là tinh thần dân tộc cả. Chủ nghĩa dân tộc chỉ là sự giả dối, là trò lừa thế kỷ của một số ít những tên độc tài. Thế giới với họ là một miếng bánh, còn chúng ta, những nông dân, những nhà giáo, bưu tá, thợ đóng giày, những con người chỉ mong vun đắp một cuộc sống bình dị, lại trở thành quân cờ bị họ lợi dụng nhằm tranh giành miếng bánh đó. Có lẽ bây giờ ai cũng hiểu được đây là một cuộc chiến phi nghĩa, vì tham vọng của một vài người mà gây cảnh tang thương, mất mát cho hàng chục triệu con người khác. Nhưng cái khiến tôi khâm phục Remarque chính là vì ông dám viết nên sự thật ngay tại thời điểm đó, dẫu biết rằng rất có thể những hậu quả kinh khủng đang chờ đợi ông phía sau. Và dĩ nhiên, tôi còn khâm phục ông bởi giọng văn nhẹ nhàng, tha thiết và đầy biến hóa, lồng ghép trong đó là những suy tư, trăn trở của một người lính nơi chiến trường, lối mô tả chân thực đến rợn người, qua đó phơi bày lên hết thảy sự nghiệt ngã, bất công, phi lý của chiến tranh.

Đọc xong tác phẩm này, tôi chỉ có thể nói rằng: Thế giới biết ơn ông và nước Đức nợ ông một lời xin lỗi.

Steven Nguyễn


Last edited by LDN on Wed Jan 04, 2023 2:47 pm; edited 3 times in total

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 31 Empty Re: Sách

Post by LDN Tue Jan 03, 2023 4:28 pm

TRANG TRINH THÁM

by PHAN BA

Kẻ đầu tiên phải chết - JAMES PATTERSON

Dịch giả: Nguyễn Mạnh Cường

Tại thành phố San Francisco hoa lệ xảy ra những vụ án mạng tàn khốc: các cô dâu chú rể bị một kẻ sát nhân biến thái giết họ ngay trong ngày cưới. Có đôi bị giết ngay trong phòng khách sạn trước lúc họ động phòng, đôi khác bị giết khi họ đang trên đường đến tiệc cưới của chính mình… Nữ thanh tra Lindsay Boxer chịu trách nhiệm truy tìm tên sát nhân tàn bạo mất nhân tính này, trong khi bản thân cô phải đương đầu với một căn bệnh hiếm về máu đang rút ngắn thời gian sống của cô. Thay vì được làm việc với người đồng nghiệp quen thuộc, lần này theo lệnh trên, Lindsay phải hợp tác điều tra cùng Christopher John Rasleigh – người đàn ông xa lạ đến từ Tòa thị chính. Trong quá trình theo đuổi vụ án, cô cũng nhận được sự giúp đỡ từ phía pháp y, truyền thông và công tố viên. Vụ án đầu tiên chưa tìm được bao nhiêu manh mối thì kẻ sát nhân lại ra tay..

Vốn biết đến và ưa thích truyện của James Patterson qua cuốn “Nỗi kinh hoàng trườn tới”, tôi thử tìm đọc thêm những cuốn khác trong loạt truyện về Alex Cross nhưng vì không thích lắm nên tôi đã dừng đọc. Nay bỗng dưng hứng thú trở lại với truyện của tác giả này, tôi chọn đọc quyển “1st to die”, đã được dịch tiếng Việt là “Kẻ đầu tiên phải chết”. Khi bắt đầu đọc, tôi chưa hề biết đây là cuốn đầu tiên trong loạt truyện “Women’ Murder Club”, tạm dịch là “CLB Quý Cô Điều tra Án mạng”, nhưng theo diễn biến truyện, tôi từ từ nhận thấy quả thật tác giả viết cuốn này dành cho đối tượng độc giả là nữ giới, vì:

1__ Nhân vật chính là nữ, đang gặp phải những vấn đề trong lĩnh vực sức khỏe – công việc – tình cảm thường gặp ở phụ nữ.

2__ Một trong những manh mối quan trọng giúp phá án cũng mang đầy tính nữ.

Thêm một lý do khiến tôi thích cuốn “Kẻ đầu tiên phải chết” là vì tôi cho rằng nữ chính Lindsay Boxer có tâm tư và cách hành xử khá giống tôi. Cô ấy bình tĩnh xử lý tại hiện trường vụ án nhưng sau đó lại lẳng lặng khóc vì thương cảm cho các nạn nhân. Khi cuộc điều tra của cô bị giới truyền thông phá bĩnh, thay vì nổi giận, cô hành xử rất chuyên nghiệp và lịch sự. Lindsay Boxer cũng có bạn bè / cộng sự là những phụ nữ mạnh mẽ tài giỏi như cô, mỗi người họ đều cân bằng được cuộc sống riêng và công việc của mình.

Trở lại với yếu tố “manh mối quan trọng giúp phá án cũng mang đầy tính nữ”, khi mới đọc thì tôi khá tâm đắc và tán thưởng ý tưởng này của tác giả James Patterson, nhưng nghĩ kỹ lại thì tôi cho rằng những độc giả khó tính sẽ phê bình hoặc bắt bẻ, nhất là những độc giả ưa thích truyện trinh thám của Jeffery Deaver, ưa thích cách rà soát hiện trường theo dạng lưới của Amelia Sachs. Vụ án trong “Kẻ đầu tiên phải chết” nếu vào tay của nhà hình sự học Lincoln Rhyme thì có lẽ hung thủ sẽ bị bắt sớm hơn.

Tuy tên của hung thủ được hé lộ từ đầu truyện nhưng độc giả sẽ không vì thế mà nhàm chán, vì tác giả khéo léo che giấu thân phận thật của hắn, chỉ miêu tả rõ nét tâm lý biến thái tàn bạo khi hạ sát các nạn nhân. Hung thủ trong truyện này khiến tôi nhớ đến cuốn “Tại sao anh ta làm thế” – là một cuốn tâm lý học ứng dụng rất đáng đọc về những kẻ bạo hành. Có một số hung thủ trong truyện trinh thám khiến độc giả đồng tình ủng hộ, không muốn họ bị bắt, thí dụ như trong truyện của Tử Kim Trần. Tuy nhiên, hung thủ trong cuốn “Kẻ đầu tiên phải chết” là điển hình của những kẻ sát nhân điên cuồng biến thái, khiến người đọc chỉ muốn hắn phải sớm trả giá trước pháp luật, hoặc trả giá bằng chính tính mạng của mình.

“Kẻ đầu tiên phải chết” là cuốn đầu tiên trong loạt truyện “Women’s Murder Club” được dịch tiếng Việt. Sách xuất bản đã lâu, tôi không có sách giấy nên đọc online, do đó tôi không có nhận xét nào về phần trình bày và biên tập, riêng phần dịch thuật tốt, dễ đọc dễ hiểu. Cuốn này cũng khiến tôi liên tưởng nhiều đến hai cuốn “Cái chết huy hoàng” và “Cái chết trần trụi” của tác giả J.D.Robb – là một bút danh khác của Nora Roberts. Truyện của James Patterson vẫn dào dạt tình cảm và tình người nhưng ít cảnh nóng hơn truyện của J.D.Robb. Sau khi đọc “Kẻ đầu tiên phải chết”, tôi đã tìm được ebook tiếng Anh của những tập sau, nhưng tôi hy vọng loạt truyện này sẽ tiếp tục được dịch Việt ngữ. Kết thúc của truyện này rất buồn, khiến tôi gần như rơi nước mắt vì đồng cảm với nhân vật Lindsay Boxer. Tuy vậy, sau khi đọc sơ phần giới thiệu những cuốn tiếp theo, tôi thấy tác giả đã không ngược đãi nhân vật của mình. Dường như về sau Lindsay có cuộc sống riêng hạnh phúc viên mãn, điều này khiến độc giả nữ đa cảm như tôi đủ động lực để đọc các cuốn tiếp theo.

Cáo Biển Non Xanh

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 31 Empty Re: Sách

Post by LDN Tue Jan 03, 2023 4:33 pm

TRANG TRINH THÁM

by PHAN BA

Nỗi kinh hoàng trườn tới - JAMES PATTERSON

Đọc xong cuốn sách này quả thực là khoảng thời gian không đơn giản đối với mình. Không hẳn là vì cuốn sách này khó đọc, hay là vì cách dẫn truyện không hấp dẫn, mà là vì khối lượng diễn biến khá nhiều, khiến mình không thể không đọc chậm lại để từ từ nghiền ngẫm.

Sách của James Patterson là một bữa tiệc thịnh soạn. Quả thật không sai. Có nhiều món ăn được dọn lên bàn tiệc với đủ loại mùi vị và sắc hương, nhưng mình thích nhất chính là những khúc viết về hung thủ. JP khắc hoạ một kẻ quỷ quyệt, một tên tâm thần từ trong máu, là kết quả của những sang chấn tâm lý từ tấm bé. Và thay vì trong những tác phẩm văn học tươi sáng khác, những cậu bé có quá khứ đau thương sẽ tìm cách giải thoát cuộc đời đen tối của mình bằng cách nỗ lực vươn lên, thì Gary Soneji/Murphy lại chọn cách trút giận lên những kẻ đã gây ra đau khổ cho hắn. Gary, một kẻ có quá khứ là nạn nhân của bạo lực gia đình, bị ám ảnh bởi vụ án bắt cóc con trai nhà LIndbergh dậy sóng một thời, và thôi thúc hắn tạo nên những kế hoạch để đời. Những ý nghĩ đó được ấp ủ từ những căn hầm tối, những sự ghẻ lạnh trong căn nhà của hắn, để rồi dòng máu tội ác trong hắn đã thực sự thôi thúc hắn thực hiện thành công phi vụ đầu tiên trong cuộc đời, năm hắn 21 tuổi.

Gary Soneji/ Murphy được đặc tả là một kẻ có một biệt tài hoá trang và hoá thân vào loại tốt, nếu không muốn nói là quá tốt. Thực sự trong cuộc đời hắn, không biết hắn đã sắm bao nhiêu vai rồi. Một thầy Chips nhiệt tình yêu nghề, một tên ký giả giảo hoạt lẻn vào nhà của đặc vụ Grahams, hay một Gary Soneji mưu mô tàn độc, hoặc là một Gary Murphy chịu đựng gã anh vợ khoe khoang đáng ghét và cuộc sống chán ngắt, hay còn ai đó nữa. Gary Soneji/Murphy tự phụ, vì hắn cho rằng hắn là thiên tài. Đối mặt với cảnh sát, hắn không hề nao núng, đối với hắn, đó là những trò tiêu khiển, những cuộc rượt đuổi mèo và chuột chính là lẽ sống của đời hắn. Hắn tìm được sự hài lòng của việc chinh phục trong từng vụ án, điều mà cuộc đời không thể cho hắn. Hắn cảm nhận được khoái cảm sục sôi trong máu mỗi khi lấy đi được sinh mạng của bất kỳ một ai. Hắn cũng biết sợ, nhưng hắn không bao giờ muốn dừng lại, hắn xem việc thách thức cảnh sát chính là cách thể hiện giới hạn vô hạn của bản thân hắn. Gary Soneji/Murphy tự phụ tới mức hắn tự chỉ ra cho cảnh sát mối liên hệ giữa hung thủ là hắn, với các tác phẩm tội ác mà giới cảnh sát đang đau đầu. Gary Soneji/Murphy không đơn giản chỉ là một kẻ tội phạm ma lanh, trong thế giới của hắn, hắn là nghệ sĩ, là diễn viên, là nhà nghệ thuật, là kẻ mà hắn muốn thế giới này phải nhìn nhận hắn như thế.

Gary Soneji /Murphy quỷ quyệt, nhưng hắn không khôn ngoan. Kẻ khôn ngoan sẽ biết kềm chế để đạt những gì hắn muốn. Gary còn thiếu một chút nữa. Hắn có vẻ hơi thiếu kiên nhẫn, hơi thiếu một chút bản lĩnh trấn áp, tất cả chỉ vì hắn quá tham vọng nổi tiếng. Mọi kẻ sát nhân đều có một ám ảnh, và ám ảnh của Gary chính là danh vọng. Danh vọng ở đây chính là việc hắn muốn cả thế giới biết được những tội ác của hắn đã làm, và muốn bọn họ khiếp sợ hắn, và hắn muốn tận hưởng niềm vui sướng khi thấy cảnh sát bất lực, và nhìn hắn trôi tuột đi khỏi tầm tay của họ. Gary luôn tìm kiếm một cơ hội, khao khát cái danh vọng đó, để rồi hắn viết ra “Tao muốn được trở thành một ai đó!”, và trong vụ uy hiếp con tin ở McDonal, hắn phải hét lên:”Tao chính là Gary Soneji, kẻ bắt cóc đó! Tao chính là hắn!”

Gary Soneji/Murphy của nửa phần đầu khá lôi cuốn, nhưng Gary của nửa cuốn sau hơi bị chìm xuồng. Tuy hắn vẫn là một kẻ thủ đoạn khó phòng, và khó đối phó, nhưng vì nửa cuốn sau nhiều diễn biến thế lực dồn dập, cộng thêm đoạn tình cảm nóng bỏng của Alex Cross và cô nàng Jezzie Flannagan cũng chiếm sóng không ít, khiến Gary cũng chìm theo. Nhưng được một cái hay là JP không để cho Gary lãnh cơm hộp sớm, hẳn nhiên rồi, án trong án, hắn vẫn còn giá trị để khai thác.

Nói một chút về nhân vật chính của cuốn sách, thanh tra-tiến sĩ tâm lý học Alex Cross trong phần này quá mờ nhạt. Dù được mô tả có vẻ hấp dẫn, nhưng những gì Alex có thể làm và làm tốt thì quá ít (ngoại trừ thả thính được cô nàng Jezzie Flannagan). Có thể nói mình đã trông đợi nhiều hơn để xem nghiệp vụ mảng điều tra và tâm lý học của Alex, nhưng những rắc rối chính trị và phe phái nội bộ hỗn tạp, phân tầng và đan xen khiến những dữ kiện có vẻ là chìa khoá vàng để khai thác thì lại bị phớt lờ. JP chọn câu chuyện đi theo như một cuộc sống thực, với những phiên toà, sự bất lực, bất công và những hạn chế nhất định, hơn là đi theo chủ nghĩa anh hùng với những màn rượt đuổi oanh liệt nhuốm màu điện ảnh. Về khoản này thì chỉ trông chờ vào ý thích riêng từng cá nhân để cảm thụ.

Hình ảnh ấn tượng nhất với mình trong cuốn sách này chính là cây thập tự bốc cháy trước cửa nhà của Jezzie Flannagan, cũng giống như cây thập tự trước cửa nhà luật sư Jake Brigance trong A Time to Kill của John Grisham vậy. À, nhưng đó lại là một câu chuyện khác.

Túm lại một chút là trong cuốn sách gần 30 tuổi này, mình lại thấy thích một tên tội phạm hơn hẳn một chiến sĩ công lý.

P/s : Có một chút hối hận vì đã tìm xem bản dựng phim của năm 2001, tác phẩm đi theo một chiều hướng quá khác so với bản gốc và mình cảm giác nó hơi sượng một chút.

Gigi Bui

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 31 Empty Re: Sách

Post by LDN Tue Jan 03, 2023 4:37 pm

TRANG TRINH THÁM

by PHAN BA

Nụ hôn của Casanova ' JAMES PATTERSON

Nếu có lý do khiến mình muốn mau chóng chạy về nhà sau khi thi xong thì chính là vì cuốn này. Vì mình rất nóng lòng muốn viết bài… chửi nó.

Trong âm nhạc có khái niệm “nhạc thị trường”, nên mình muốn làm một phép so sánh tương đương, tạm gọi cuốn này là “sách thị trường” vậy. Kiểu viết bình dân, không có chút chuyên môn, dễ đọc đối với những ai muốn giải trí đơn thuần, nhưng với fan trinh thám thì, xin lỗi, chỉ đáng vứt đi!

Theo mình đây là một cuốn sách thất bại toàn tập, từ hình thức tới nội dung, từ cốt truyện đến nhân vật. Về hình thức, mình chả hiểu tại sao tác giả lại viết xen giữa ngôi thứ ba và ngôi thứ nhất. Lối viết này có thể tạo ra sự thú vị, với điều kiện là tác giả phải viết hay, phải có gì ý nghĩa ẩn sau nó. Còn đằng này thì, không, tác giả viết thế vì tác giả… thích! Câu chuyển trở nên lộn xộn, góc nhìn lung ta lung tung, mạch truyện rời rạc và nát bét. Còn về nội dung, mở đầu mình thấy cũng hấp dẫn khi viết về gia đình thám tử Alex Cross, nhưng càng đọc càng chán. Tình tiết câu giờ, cù nhây, không chút đặc sắc, nhàm chán kinh hãi. Yếu tố chuyên môn hoàn toàn không có.

Về nhân vật, đây là điều mình dị ứng nhất ở cuốn này. Alex Cross là một sự thất bại trong văn học trinh thám. Một nhân vật thám tử vô dụng từ đầu tới cuối truyện, chẳng những không điều tra được gì mà còn mê gái, thấy gái đẹp là đeo bám, bỏ quên luôn đứa cháu đang bị hung thủ biến thái giam cầm. Vậy mà các nhân vật khác trong truyện cứ liên tục tâng bốc trình độ của cha nội này làm mình ngứa *ss không chịu nổi! Sau khi ổng phát biểu một câu vô thưởng vô phạt mà có ngu cũng tự suy ra được là lại có người khen: “Đấy, thấy anh ta giỏi như thế nào chưa?”. Với lại, cảm nhận riêng là mình thấy ông này như phụ nữ đội lốt đàn ông vậy. Bánh bèo!

Tình tiết thì như đôi khi mình tưởng mình đang đọc đam mỹ vậy. Hai thằng đàn ông đi ngoài đường khoác tay nhau, ôm ấp hun hít giữa đường. Ờ thôi cũng kệ, bạn thân mà, tùy họ muốn thể hiện tỉnh cảm sao cũng được. Nhưng tác giả bộ thích giai cơ bắp lắm hay sao ấy, cứ vài trang là lại xuất hiện một anh giai cơ bắp: bạn thân cơ bắp, tội phạm cơ bắp, cảnh sát cơ bắp, bồi bàn cơ bắp, cả nam y tá trong bệnh viện cũng cơ bắp nốt!!!

Điều khủng khiếp nhất của cuốn này là mình đoán được hung thủ trong vòng 90 trang đầu tiên. Thế mà ông thám tử – tiến sĩ tâm lý học tài năng Alex Cross lại không đoán được gì. Mình drop ở trang 200 và chỉ lật ra sau cuối để xem hung thủ có đúng như mình đoán hay không. Đến khổ!

Cảm nhận sau khi đọc cuốn này là sẽ cạch luôn tác giả này. Nhưng trời hỡi, ở nhà mình còn 3 cuốn khác của ổng nữa. Thôi thì cho mình thêm 1 cơ hội, ráng đọc thử một cuốn nữa để xem có nuốt trôi không.
Điểm cá nhân: miễn!

Châu Minh Ảo

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 31 Empty Re: Sách

Post by Sponsored content



Sponsored content


Back to top Go down

Page 31 of 50 Previous  1 ... 17 ... 30, 31, 32 ... 40 ... 50  Next

View previous topic View next topic Back to top

- Similar topics

Permissions in this forum:
You cannot reply to topics in this forum