Our forum runs best with JavaScript enabled !

Sách

Page 40 of 50 Previous  1 ... 21 ... 39, 40, 41 ... 45 ... 50  Next

View previous topic View next topic Go down

Sách  - Page 40 Empty Re: Sách

Post by LDN Wed Feb 01, 2023 5:29 pm

Cuộc sống của người Pháp qua hồi ức một thiếu nữ

Zingnews

Một câu chuyện mượt như nhung xen lẫn trải nghiệm từ chính đời sống cá nhân của tác giả, người được xem là một trong những nhà văn đương đại quan trọng ở Pháp.Hạnh Nguyễn

Hồi ức thiếu nữ của Annie Ernaux xuất bản vào năm 2008. Ngay từ khi ra mắt, cuốn sách đã lập tức nhận được sự đón nhận của đông đảo công chúng và sớm được dự đoán sẽ trở thành mốc son trong văn nghiệp của Annie Ernaux. Mới đây, tác phẩm phát hành tiếng Việt qua bản dịch của Bảo Chân.

MỘT KIỆT TÁC DƯỚI DẠNG HỒI KÝ
Cuốn sách trải dài trong khoảng thời gian từ khi tác giả chào đời vào năm 1940 đến năm 2006, quá trình sống trong một gia đình thuộc tầng lớp lao động ở Normandie đến những năm tháng giảng dạy văn học Pháp tại một ngôi trường ở Lycée.

Tại đây, Ernaux đã trải qua những tháng ngày sống ở vùng ngoại ô Cergy của Paris, nuôi hai đứa con trai rồi sau đó hôn nhân tan vỡ. Tuy vậy, đây không phải là một cuốn tự truyện đơn giản, cụ thể hơn, đó là bản hợp xướng hòa ca của "chúng tôi", dưới góc nhìn của một người thứ ba không rõ ràng.

Không giống những cuốn hồi ký truyền thống khác, tác phẩm của Ernaux là sự đan xen giữa cảm giác dâng trào cực độ với những khoảng lặng vô bờ. Nhiều nhà văn như Karl Ove Knausgaard - tác giả người Na Uy nổi tiếng với sáu cuốn tự truyện, đã để trí tưởng tượng của mình bay bổng trong những giấc mơ, vẽ nên câu chuyện hư cấu và những ký ức không thể phân định thật giả - thì Ernaux lại làm ngược lại.

Bà không hề sáng tạo ra một thế giới tưởng tượng nào hết, mà đi sâu vào chi tiết những điều xác thực bà đã trải qua. Câu chuyện được kể theo dòng thời gian tuyến tính không quá u sầu, ảm đạm nhưng cũng chẳng thơ mộng hay lãng mạn.

Ernaux giữ cho giọng văn của mình một màu trung lập, không có tình yêu, tuyệt vọng hay thù hận xuất hiện trên trang giấy. Đó là những câu chuyện rất đời, rất thật.

MỞ KHO BÁU BỊ THỜI GIAN LÃNG QUÊN
Quá trình đọc Hồi ức thiếu nữ của Ernaux cho người đọc một trải nghiệm như khơi mở một kho báu đã bị thời gian lãng quên, bên trong chứa đầy những tấm hình trong cuốn album cũ mèm của gia đình, một số bức có vài dòng nguệch ngoạc phía sau lưng, ố vàng và vụn vỡ.

Những mảnh vỡ đó đối với người đọc chẳng khác nào hình ảnh của quá khứ hiện ra, rời rạc với những lỗ hổng lỗ chỗ khắp nơi. Độc giả lướt qua những bức ảnh, đọc thầm những lời nhắn vội vã và cảm thấy đắm chìm trong quá khứ, thêm một lần nữa.

Nhiều năm trôi qua, hầu hết những khoảnh khắc đáng nhớ trong đời, chỉ được ghi lại qua vài tấm ảnh và hồi ức, đã biến mất. Chính tác giả từng chia sẻ bà sợ rằng trí nhớ của mình sẽ càng ngày càng thâm hụt, rồi đến cả những tháng năm tươi đẹp nhất của cuộc đời một người, bà cũng không thể nhớ được nữa.

Thần chết đã rón chân bước từng bước đến bầu bạn với bà, mọi thứ đều có thể xảy ra, ai biết trước được, Ernaux dường như viết để nhớ về một thời quá khứ tưởng như đã lãng trôi. Bà trở thành một người quan sát cặm cụi các sự kiện trong đời.

Thông qua cuốn tiểu thuyết này, người đọc thay vì trở thành nhân chứng cho cuộc sống của một người xa lạ, họ từ từ trở thành một phần của cuốn sách và dấy lên lòng thương cảm với số phận người thiếu nữ trong truyện.

Như thể chính nhà văn, người sáng tạo, là nhân chứng cho ký ức của độc giả. Ernaux đã tiết lộ trong những cuộc phỏng vấn gần đây rằng Hồi ức thiếu nữ không phải là tác phẩm mấu chốt trong toàn bộ sự nghiệp sáng tác của bà, nhưng cuốn sách có thể được xem là một kiệt tác.

Cuốn sách mang đậm nét văn hóa, chính trị và lịch sử của Pháp. Tác giả đã khéo léo tạo ra một cuộc cách mạng trong nghệ thuật kể hồi kí khi loại bỏ hoàn toàn cảm xúc cá nhân khỏi tác phẩm.

Thoạt nhìn qua vài trang đầu tiên, hình thức hồi ký với lối ngắt nghỉ chia nhỏ thử thách độ kiên nhẫn của độc giả. Tuy vậy, sau khi đọc vài đoạn văn, người đọc hẳn sẽ bị cuốn vào luồng suy nghĩ của tác giả và tự hỏi, kết cục của những câu chuyện này sẽ đi về đâu?

Cuốn sách mang đậm nét văn hóa, chính trị và lịch sử của Pháp, hiển nhiên không phải là một thứ dễ đọc, không có cốt truyện, không có cao trào, hay một bài học đạo đức nào hết. Đây cũng không phải là cuốn sách để đọc một cách gấp gáp, độc giả có thể đóng lại sau khi đọc một vài trang, rồi triền miên trong hương vị buồn vui lẫn lộn mà nó để lại trong tâm trí.

Kể từ cuốn hồi kí đầu tiên, The Place (1983), Ernaux đã viết lên câu chuyện của cuộc đời mình và với mỗi cuốn sách, bà khai thác sâu hơn vào cốt lõi của từng sự kiện. Tác giả đã khéo léo tạo ra một cuộc cách mạng trong nghệ thuật kể truyện hồi kí khi loại bỏ hoàn toàn cảm xúc cá nhân khỏi tác phẩm.

Những sáng tác của Ernaux phần lớn được dịch ở châu Âu có lẽ vì văn phong mộc mạc, gần gũi và đầy nét nhạc trữ tình của một người Pháp điển hình.

Ngay cả khi độc giả không sống cùng thời với Ernaux, ngay cả khi họ chưa đặt chân đến Pháp, họ vẫn có thể xúc động, bồi hồi bởi một nỗi buồn man mác mà bà đã tinh tế cài cắm trong từng trang tự truyện.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 40 Empty Re: Sách

Post by LDN Wed Feb 01, 2023 5:36 pm

Trần Hữu Thục: Annie Ernaux - viết cái sống, sống cái viết
- Écrire sa vie, vivre son écriture.
(Viết cái [mình] sống, sống cái [mình] viết)

- J’écris mes histoires d’amour et je vis mes livres.
(Tôi viết chuyện tình tôi và tôi sống tác phẩm tôi)

Annie Ernaux, Nobel Văn Chương 2022!

Với vinh dự này, Ernaux trở thành nhà văn nữ đầu tiên trong số 16 nhà văn Pháp, và là nhà văn nữ thứ 17 trên toàn thế giới, đoạt giải thưởng này. Nhận định về sự nghiệp văn chương của Ernaux, Ban Giám Khảo Hàn Lâm Viện Thụy Điển cho rằng nhờ “sự nhạy bén trực tiếp” (clinical acuity) từ nhiều góc độ khác nhau, nhà văn Ernaux đã khám phá ra “gốc rễ, sự cách biệt và những hạn chế tập thể của ký ức cá nhân” và từ đó, bà “khảo sát cuộc đời đầy dấu ấn của những cách biệt mạnh mẽ về phái tính, ngôn ngữ và giai cấp.” [1]

Khác với mọi năm trước, giải Nobel văn chương năm nay không gây ra những tranh cãi gay gắt. Dư luận khắp nơi gần như lặng lẽ tán thành quyết định của Hàn Lâm Viện Thụy Điển. Tạp chí “The New Yorker” cho đi một bài viết ca ngợi tài năng của Ernaux với tựa đề: “Annie Ernaux’s Justly Deserved Nobel” (Annie Ernaux hoàn toàn xứng đáng đoạt giải Nobel). [2] Nhà văn Jacques Testard, giám đốc nhà xuất bản Fitzcarraldo Editions, chuyên xuất bản những tác phẩm dịch ra tiếng Anh, xem bà là một nhà văn “ngoại hạng và độc đáo” và là “một nhà văn nữ quyền đương đại quan trọng.” Riêng Ernaux, phát biểu trong một cuộc phỏng vấn với đài truyền hình Thụy Điển không lâu sau khi nhận được tin đoạt giải, bà cho biết, “Tôi xem đây là một vinh dự lớn lao mà Hàn Lâm Viện dành cho tôi và đồng thời, đối với tôi, cũng là trao cho tôi một trách nhiệm lớn lao. Đó là làm chứng nhân cho công bằng, cho công lý, đối với thế giới.”

Annie Thérèse Blanche Ernaux sinh ngày 1/9/1940 tại Lillebonne trong một gia đình công nhân. Bà trải qua thời thơ ấu và trưởng thành tại Yvetot, thuộc vùng Haute-Normandie, Pháp. Ở đây, cha mẹ bà mở một tiệm tạp hóa-cà phê nhỏ với một lợi tức khiêm nhường vừa đủ sống và đủ tài trợ cho đứa con gái duy nhất trong gia đình, theo học cấp 2 ở một trường tư thục Công giáo, nơi mà sau này khi nhớ lại, bà không quên cảm giác hổ thẹn vì mặc cảm thua kém những học sinh khác thuộc các gia đình trung lưu. Sau khi tốt nghiệp trung học, bà theo học tại đại học Rouen rồi sau đó là đại học Bordeaux, tốt nghiệp thạc sĩ ngành văn học hiện đại vào năm 1971. Ra trường, bà lần lượt giảng dạy tại trường trung học Bonneville, trường đại học Évire ở Annecy-le-Vieux rồi ở Pontoise, trước khi chuyển về “National Centre for Distance Education”, một trung tâm giáo dục dạy từ xa. Năm 1964, bà lấy Philippe Ernaux, một công chức cao cấp và có với nhau hai người con. Họ ly dị vào năm 1981. Từ năm 1994 đến 1997, bà dan díu tình ái với một sinh viên kém hơn bà đến 30 tuổi. Đề cập đến mối tình so le này, bà cho biết, “Với chồng tôi ngày xưa, tôi chỉ là một cô gái dân dã, lần này, đối với chàng sinh viên này, tôi là một kẻ trưởng giả.”

Sinh trưởng trong một gia đình nghèo, ngay từ nhỏ, bà đã chứng kiến đủ mọi loại sinh hoạt trong đời sống hàng ngày của tầng lớp người nghèo khổ; điều này giúp bà ý thức sâu sắc về sự phân chia giai cấp trong xã hội. Nhưng lớn lên, do được học hành tới nơi tới chốn và cũng do hôn nhân (lấy một người chồng có địa vị), rồi trở thành nhà giáo và nhà văn nổi tiếng, từ giai cấp bị trị bà leo dần lên giai cấp thống trị. Quá trình thay đổi đó khiến bà vừa thích thú lại vừa hổ thẹn, cảm thấy mình như một “kẻ đào ngũ giai cấp” (transfuge de classe)[3]. Cảm giác mất gốc, lưu vong và bội phản đeo đẳng khiến cho bà, một mặt luôn luôn sống trong tình trạng căng thẳng, xung đột, nhưng mặt khác, lại là động lực thúc đẩy cảm hứng văn chương. Với hàng chục tác phẩm gồm truyện dài, truyện ngắn, kịch, truyện phim cũng như tiểu luận, Annie Ernaux đã góp phần lớn lao thúc đẩy sự tiến triển của văn chương Pháp và văn chương thế giới, theo nhận định chung của các nhà nghiên cứu văn học.

Sau đây là vài nét tiêu biểu về sự nghiệp cũng như quan niệm của Annie Ernaux về văn chương.

Tác phẩm

Ernaux là nhà văn nổi tiếng, được đọc và được nghiên cứu từ rất lâu ở Pháp. Một số tác phẩm của bà đã được dịch sang tiếng Anh và được nghiên cứu từ những thập niên 1980, 1990 ở trong giới đại học Hoa Kỳ, nhưng mãi đến khi phiên bản tiếng Anh “The Years” (Les années) xuất bản vào năm 2017 và sau đó, lọt vào vòng sơ kết giải “International Man Booker” 2019, tên tuổi của bà mới có cơ hội phổ biến ở Hoa Kỳ, Anh và nhiều nước khác trên thế giới.

Tiểu thuyết đầu tay “Les armoires vides” (Những chiếc tủ trống không, 1974), đề cập đến chuyện phá thai vào thời điểm phá thai vẫn còn bất hợp pháp ở Pháp, không gây được tiếng vang nào. Hai tác phẩm kế tiếp, “Ce qu’ils disent ou rien” (Hoặc nói hoặc chẳng nói gì, 1977), diễn tả những cảm giác vu vơ thời mới lớn của một thiếu nữ và “La femme gelée” (Người đàn bà đóng băng, 1981), mô tả sự bận rộn của người phụ nữ ba mươi tuổi bị “đóng băng” trong đủ thứ công việc hàng ngày: làm vợ, làm mẹ, soạn bài đi dạy..., cũng cùng chung số phận. Phải đến tác phẩm thứ tư, “La place” (Nơi chốn, 1983), dựng lại chân dung chân thực của người cha ít học, đã từng đi chăn bò rồi làm công nhân trước khi mở một cửa hàng nho nhỏ, bà mới có một chỗ đứng trên văn đàn. Tác phẩm được độc giả và giới phê bình nồng nhiệt ca ngợi, đoạt giải Renaudot, một giải văn chương Pháp dành cho các tác phẩm độc đáo và sáng tạo. Về nội dung, tác phẩm chứa đựng những đề tài cốt yếu, sẽ được dần dần phát triển trong những sáng tác về sau; và về hình thức, nó đánh dấu một sự thay đổi trong cách viết: từ hư cấu sang tự truyện.

Năm 1987, “Une femme” (Chuyện một người phụ nữ)  ra đời, viết về người  mẹ bị bệnh suy khờ, và qua đó, đề cập đến sự khác biệt về tình dục giữa hai thế hệ. Năm 1991, “Passion simple” mô tả nỗi ám ảnh của một chuyện tình mà bà có với một nhà ngoại giao, nhiều năm sau khi cuộc hôn nhân riêng của bà chấm dứt. Tác phẩm này được ca ngợi vì lối diễn tả tinh tế về sự căng thẳng giữa những gì người ta ước muốn và những gì người ta hiện có. Năm 1996, “La honte” xuất hiện, soi rõ nỗi thống khổ mà bà chịu đựng trong quá khứ qua hình ảnh nóng giận bất thường của cha bà đối với mẹ bà. Giới phê bình tìm thấy trong tác phẩm này một điểm khá lý thú. Dòng đầu tiên, “Mon père a voulu tuer ma mère un dimanche de juin, au début de l'après-midi” (Cha tôi đã muốn giết mẹ tôi vào vào đầu giờ chiều một ngày chủ nhật tháng Sáu) mang lại cảm giác dửng dưng, có chút tương tự với dòng đầu tiên trong “L’étranger” (Kẻ xa lạ), tác phẩm nổi tiếng của Albert Camus: “Aujourd’hui, maman est morte. Ou peut-être hier, je ne sais pas” (Hôm nay, mẹ chết. Cũng có thể là hôm qua, tôi chẳng biết).[4]

Với “L’événement” (Biến cố, 2003), bà trở lại với đề tài phá thai, nhưng được khai triển trên một nhãn quan khác, vì lúc đó phá thai đã đuợc hợp pháp hóa ở Pháp từ năm 1975. Tác phẩm này được dựng thành phim, đoạt giải “Golden Lion” tại “Venice International Film Festival” lần thứ 78 (2021).

Sau hàng thập niên khai quật quá khứ cá nhân trong nhiều tác phẩm khác nhau, năm 2008, Ernaux xuất bản “Les années” (Theo dòng năm tháng) được nhiều nhà phê bình xem là một kiệt tác. Tác phẩm đưa ra một cái nhìn mở rộng vào khung cảnh xã hội đã tạo nên bản thân bà: lịch sử cá nhân và tập thể đan bện vào nhau trong một nước Pháp hậu chiến, được viết theo lối tự sự từng năm từ 1940 đến 2006. “Les années” đoạt giải “Marguerite Duras” và giải “François Mauriac” và năm 2019, được tạp chí “Le Monde” xếp vào danh mục 100 tác phẩm văn chương sáng giá nhất của văn học Pháp. Đặc biệt, qua tác phẩm này, bà sáng tạo ra một thể loại văn chương mới: “tự truyện tập thể” (autobiographie collective).

Năm 2011, ba tác phẩm nối tiếp nhau ra đời: “L'autre fille” (Đứa con gái khác) dưới hình thức một lá thư mà Ernaux gửi đến người em gái (chết lúc mới 6 tuổi) của mình; “L'atelier noir” (Xưởng đen), tập hợp những ghi chép, dự định, suy tưởng về sự nghiệp viết văn và sáng tác; và “Ecrire la vie” (Viết về cuộc đời) tổng hợp hầu hết các bài viết cá nhân, sổ nhật ký và nhiều hình ảnh chưa từng công bố trước đó. Năm năm sau, 2016, Annie Ernaux xuất bản “Mémoire de fille” (Ký ức thiếu nữ), kể lại những kỷ niệm thời thiếu nữ, trong đó, kinh nghiệm tình dục đầu đời để lại một vết thương dậy thì sâu sắc khiến bà day dứt, hổ thẹn một thời gian dài về sau.

Tác phẩm mới nhất, “Le jeune homme” (Chàng trẻ tuổi), xuất bản năm 2022, đưa bà trở lại với mối tình với chàng sinh viên trẻ hơn bà 30 tuổi hàng chục năm trước, trong một ấn tượng mới mẻ: được sống trong cảm thức “vĩnh cửu và tàn tạ cùng một lúc.”[5]

Nhiều tác phẩm của Ernaux đã được dịch sang tiếng Anh, trong đó có: “A Woman’s Story” (Une femme), Cleaned Out (Les armoires vides), A Man’s Place (La place), Simple Passion (Passion simple), A Frozen Woman (La femme gelée), Shame (La honte), Happening (L’événement), The Years (Les années), Do What They Say or Else (Ce qu’ils disent ou rien)…

Hai tác phẩm của Ernaux đã được dịch sang tiếng Việt: “Một chỗ trong đời” (La place) do Nguyễn Thị Thúy An dịch (2015) và “Hồi ức thiếu nữ” (Mémoire de fille) do Bảo Chân dịch (2021).

Hư cấu, tự truyện và tự truyện tập thể

Có một sự tiến triển về cách viết trong sự nghiệp của Ernaux. Trước khi “Les années” ra đời với một kỹ thuật viết mới, Ernaux cho biết bà có hai hình thức viết: hư cấu và tự truyện.[6] Hai tác phẩm đầu, “Les armoires vides” và “Ce qu’ils disent ou rien”, dù chứa đựng rất nhiều những kỷ niệm cá nhân, nhưng vẫn là sản phẩm của hư cấu; tác phẩm thứ ba, “La femme gelée” mang tính cách chuyển tiếp: vừa hư cấu vừa tự truyện. Nói chung, trong cả ba, bà “phi hiện thực hóa” (s’irréaliser)[7] câu chuyện. Nhưng bắt đầu từ “La place”, bà thay đổi cách viết: mọi hư cấu đều bị gạt bỏ, tất cả các sự kiện đều được mô tả xác thực đến từng chi tiết [8], trong một cấu trúc phức tạp, qua đó, bà vừa viết vừa giải thích về cái viết (écriture). Nội dung diễn tả chi li về nguồn gốc xuất thân hèn kém của bà, điển hình là người cha ít học, cố gắng nuôi con thành đạt, thoát khỏi cuộc sống nghèo hèn, nhưng đồng thời lại mặc cảm khi thấy con mình trở thành người giàu sang thuộc một giai cấp xã hội đã từng khinh miệt ông. Đề tài này được tái hiện rải rác trong các tác phẩm sau, nhất là “Une femme” và “ La honte”.

Tiến trình viết, với Ernaux, trước hết, là tiến trình lục lọi ký ức. Ký ức hoạt động bằng cách tích lũy những biến cố gắn liền với chủ thể, phản chiếu một cách rõ ràng bản thân chủ thể đó. Bà cho rằng “Ký ức được truyền lại không chỉ xuyên qua những câu chuyện nhưng còn qua cách đi đứng, cách ngồi, cách nói chuyện, cách cười, cách ăn, cách ra dấu cho người khác, cách nắm giữ đồ vật, là một kho lưu giữ những thói quen, và cử chỉ được hình thành thời thơ ấu trên những cánh đồng và thời niên thiếu trong các hãng xưởng…”[9] Tuy nhiên, cũng cần nhấn mạnh: Ernaux không xem ký ức chỉ là những hoài niệm để ta đi tìm dư vị và tiếc nuối vẩn vơ. Bà quan tâm đến kỷ niệm chỉ vì chúng là những bằng chứng cho những biến cố như thế đã xảy ra. Viết lại chúng một cách chi li, cụ thể cho phép người ta biến những kinh nghiệm sống động của quá khứ thành những điều có thể nhìn thấy và cảm thấy, nhất là kinh nghiệm đặc thù của người phụ nữ, thứ kinh nghiệm vốn bị cấm kỵ, bị dồn ép vào im lặng.

Thực ra, các tác phẩm của bà, kể cả ba tác phẩm đầu tiên, là một trộn lẫn giữa hồi ký và hư cấu. Đọc bà, thật khó mà phân biệt rõ giữa hư cấu và phi hư cấu, vì cả hai được bà cố tình tận dụng để tạo thành một đường biên nhập nhòe. Bà thử nghiệm giới hạn của việc viết bằng cách đẩy ngòi bút đến gần hiện thực được chừng nào hay chừng nấy, từ chuyện phá thai bất hợp pháp, hôn nhân bất ổn cho đến bệnh suy khờ, bệnh ung thư, chuyện ngoại tình, vân vân. Các đề tài được lặp đi lặp lại hay được tái cấu trúc trong các tác phẩm sau, qua đó, để lộ dần ra những kỹ xảo về mặt thể loại của riêng bà. Tham vọng xé toạc bức màn hư cấu dẫn bà đến chỗ sử dụng một lối văn xuôi không gọt giũa dưới hình thức nhật ký ghi lại những biến cố ngoại giới, đặc biệt được thể hiện qua các tác phẩm “Journal du dehors” (1993) và “La vie extérieure 1993–1999” (2000). Bà tự nhận mình là một “nhà dân tộc học về chính mình” (ethnologist of herself) hơn là một nhà văn hư cấu. Anders Olsson, Chủ tịch Ban Giám Khảo giải, cho rằng bà thường cố tránh hình thức “tô vẽ ký ức” (poetry of memory), một lối viết màu mè về những gì đã xảy ra trong đời mình. Điều này, theo ông, đưa cách viết của bà đến gần với ý niệm “độ không của lối viết” (zero degree of writing) của Roland Barthes. [10]

Ngoài ra, tác phẩm của bà pha trộn, không những giữa hư cấu và tự truyện, mà còn là giữa hư cấu, xã hội học và lịch sử. Lối viết này xuất hiện trong tác phẩm “Une femme”, dựng lại chân dung của mẹ bà: đó không chỉ là hình ảnh riêng biệt của một người sinh ra và nuôi dưỡng bà, mà còn là chân dung điển hình của người phụ nữ thuộc giai tầng nghèo khổ xuất hiện trong một giai đoạn lịch sử cụ thể. Thủ pháp nghệ thuật này cũng được sử dụng trong các tác phẩm kế tiếp:“La honte”, “L’événement” rồi “L’occupation” và được triển khai hoàn chỉnh trong một tác phẩm khác nhiều năm về sau, “Les années”, trở thành một trong những đặc điểm gắn liền với tên tuổi của bà: “tự truyện tập thể” (collective autobiography).

Là một kết hợp giữa tự truyện và quan sát xã hội học (observations sociologiques), “tự truyện tập thể” kể lại kinh nghiệm cá nhân trên cái nền của lịch sử, một thứ lịch sử vừa trong chính tính cách chính trị của nó, và vừa trong tiến trình chuyển đổi tập quán và quan niệm sống của xã hội. Lịch sử thời hậu chiến Pháp qua lăng kính chủ quan của bà, được kể, không phải bằng ngôi thứ nhất, “je”, mà là bằng những đại từ “người ta” (on), “chúng ta” (nous), và thỉnh thoảng “bà/cô ta” (elle) y như thế bà quan sát câu chuyện của một người khác. Nói khác đi, Ernaux thăm dò ký ức của bà không những từ cảm thức cá nhân mà còn từ những thay đổi lịch sử. Bà mang cả cái riêng và cái chung vào trong một tự truyện phi cá nhân. Chẳng hạn như những kỷ niệm gợi nên từ các bức ảnh trong cuốn album gia đình: chúng không chỉ nói về những riêng tư của một gia đình, mà còn về các câu chuyện xã hội và lịch sử được bàn tán trong các bữa ăn gia đình. Từ đó, bà đưa ra những suy tưởng của mình về các hoàn cảnh khác nhau mà bà đã sống qua, dưới hình thức của một tiểu luận xã hội (essai sociétal).[11]

Lối kể chuyện này không theo quy ước truyền thống xuyên qua dòng lịch sử, mà là bản liệt kê những chuyện bình thường, vặt vãnh hàng ngày: các chương trình truyền hình, các quảng cáo, những khuôn mặt nổi tiếng địa phương, vân vân. Cách kể này khiến độc giả có phần bối rối, nhưng theo các nhà nghiên cứu, quả thật là nó có hiệu quả. Nó cho thấy cái mà ta tưởng là của chỉ một cá nhân nào đó, thực ra, cũng là câu chuyện của cộng đồng, của những người cùng thế hệ đã sống và cùng chia xẻ những biến cố xã hội, chính trị, kinh tế diễn ra trong đời họ. Cái “tôi” mang tính cách “chúng ta”, vì các sự kiện diễn ra, dù lớn dù nhỏ, đều ảnh hưởng đến mọi người như nhau, chứ không chỉ cho riêng ai.[12] Bà viết về cá nhân bà với cái nhìn vô tư y như thể bà đang viết về một ai khác, y như thể đó là một nhân vật hư cấu. “Tự truyện tập thể”, như thế, là một hình thức khách-quan-hóa bản thân, đưa ra một cái nhìn kép: vừa chính mình, vừa không phải là mình.  

Cách viết này nhắc tôi đến một vài cây bút nữ Việt Nam. Chẳng hạn truyện ngắn “Mataco, Ltd” [13] của Trần Thị NgH. Bằng một giọng văn tỉnh queo, truyện mô tả đám tang của bà mẹ già thượng thọ của mình mà trông như một hoạt cảnh xã hội bát nháo và từ đó, để lộ ra những nét bi, hài rất điển hình của cuộc nhân sinh. Hay truyện dài “Âm vọng”[14] của Lê Thị Thấm Vân. Trong một cấu trúc khá phức tạp, vừa tự truyện vừa nhật ký vừa hư cấu, Lê Thị Thấm Vân dựng lại chân dung của bốn người phụ nữ Việt Nam khác nhau vượt biển sang sinh sống ở Hoa Kỳ sau biến cố tháng 4/1975. Mỗi một người tự “lột trần” mình đến chỗ hầu như chẳng còn gì để lột thêm. Nói chung, đó là một thế giới rất riêng tư, rất đàn bà, rất sỗ sàng và phức tạp. Riêng tư trong từng góc hẹp, từng kẽ nứt của cuộc sống và của tâm hồn. Riêng tư đến nỗi, lẽ ra, nó chỉ nên được kể cho chính mình và suy gẫm hơn là đưa ra ngoài công chúng. Đó là một thế giới mà mọi thứ được lộn trái ra ngoài; một thể giới thật đến nỗi chỉ còn một cách là quay lưng, không nhìn nhận nó. Bốn người nhưng lại là một: thân phận của người phụ nữ trong cuộc biển dâu; mà cũng là thân phận của những người Việt Nam vật vã mưu sinh trong quá trình hội nhập đầy gian khổ và cay đắng vào xã hội Mỹ. Trong những điều hết sức riêng, Lê Thị Thấm Vân đã nêu bật nhiều cái rất chung.

Trở lại với “Les années”. Dưới một hình thức rất mới, nhưng cuối cùng, tác phẩm này mang lại một cảm thức rất cũ: thời gian. Tác phẩm mở đầu:

“Tất cả mọi hình ảnh rồi sẽ biến mất”;

và kết thúc:

“Sau khi chết, chúng ta sẽ chẳng còn gì ngoài một cái tên [thường được nhắc quanh bàn ăn ngày nghỉ lễ] cho đến khi chúng biến mất vào cái nặc danh mênh mông của một thế hệ xa xưa.” (…) “Bây giờ là lúc mang cho sự vắng mặt tương lai của nàng xuyên qua việc bắt đầu viết một tác phẩm, vẫn còn nằm trong dạng bản thảo của hàng ngàn ghi chú, đã sống cùng lúc với hiện hữu của nàng trong hai mươi năm qua và đã buộc nàng trải thời gian ra càng lúc càng dài.” Bà mong tác phẩm này sẽ lưu giữ được một chút gì để “vớt vát đôi điều từ giòng thời gian, nơi mà người ta sẽ không bao giờ tìm lại được.”

Nhà thơ Đức Durs Grünbein ca ngợi tác  phẩm là một “thiên sử thi xã hội học” (sociological epic), qua đó, đời sống được hình thành bởi những câu chuyện được nghe, những bài ca được hát và những điều đã biến thành quy luật bất thành văn. Azarin Sadegh, trong một bài điểm sách đi trên “Los Angeles Review of Books”, nhận xét: “Đối với người đọc, những hình ảnh quá khứ tự chúng tiết lộ ra thành những hình thù gãy khúc, vụn vỡ với vô số lổ hổng trên chúng. Ta nhìn lướt qua đống hình ảnh và văn bản và cảm thấy bị chìm ngập trong quá khứ. Năm tháng cứ đến rồi trôi qua, và hầu hết những lúc sống động nhất – chỉ được bắt gặp trong các bức ảnh và từng phần trong ký ức – đã biến mất.” [15]

Cái “tôi”

Trong suốt năm thập niên với trên 20 tác phẩm, Ernaux viết về cha mẹ, về gốc gác gia đình, về các liên hệ xã hội, về ngôi nhà, cửa tiệm, về sự phá thai, về cuộc hành trình đời mình qua nhiều giai đoạn khác nhau một cách vừa kiêu hãnh, vừa đau đớn, giận dỗi, lại vừa hổ thẹn. Bằng văn chương, hầu hết đều dưới hình thức tự truyện kiểu này hay kiểu khác, bà đã chia xẻ tất cả những bí ẩn sâu kín nhất của đời bà với tất cả mọi người. Do đó, một trong những khía cạnh nổi bật trong các tác phẩm của Ernaux là vai trò của cái “tôi”. Bằng cách tập trung quanh cái “tôi”, Ernaux đã thực hiện “sự thánh hóa cái tự ngã” (sacralization of the self) [16], theo cách nói bóng bẩy của Jonathan Clarke.  

Hai tác giả Nasim Khaghani & Neda Atash Vahidi, trong tiểu luận “Annie Ernaux à la recherche de son moi” (Annie Ernaux trên đường đi tìm chính mình) [17], nghiên cứu quá trình đi tìm lại cái tôi thất lạc của bà trong quá khứ, đặt vấn đề: cái tôi được sử dụng trong tác phẩm, “cái tôi văn bản” (le moi textuel), có liên hệ và liên hệ như thế nào với “cái tôi thực sự” (le moi réel) của tác giả ngoài đời?

Theo hai ông, nói chung, cái tôi thực sự của tác giả không thể tiếp cận với độc giả, vì đó là một thực thể siêu hình nằm ngoài văn bản. Mặt khác, về phương diện tâm lý, cái tôi của một cá nhân là một cấu trúc riêng biệt diễn ra trong một thế giới thực được ký ức tiếp sức. Trong tự truyện, cái tôi được xây dựng bằng ký ức vốn đã là một nghịch lý: nó không tách khỏi kỷ niệm, nhưng cùng lúc đó, nó không còn là người đã sống nội dung của những kỷ niệm này nữa. Do đó, người ta không thể tìm thấy cội nguồn của cái tôi thực sự trong “hiện thực tuyến tính” (réalité linéaire), tức là văn bản. Hai ông đồng ý với  Ivan Jablonka, khi nhà văn này cho rằng “bảng kê khai về bản thân là một văn bản suy gẫm (texte réflexif), dưới hình thức một chứng nhân, nhằm soi sáng một hành trình, thuật lại một kinh nghiệm, làm sáng tỏ chuyện riêng tư, khởi đầu từ chính mình.”

Đây cũng chính là quan điểm của Ernaux. Bà khẳng định, “Cái ‘tôi’ mà tôi sử dụng là một hình thức phi cá nhân. Nó không là một phương tiện để tôi xây dựng căn cước của tôi xuyên qua văn bản, để tôi tự hư cấu mình, mà là để nắm bắt, bằng kinh nghiệm của mình, những dấu hiệu của  một hiện thực gia đình, xã hội hay đam mê.” [18]

Cái tôi phi cá nhân (impersonnel) hoặc xuyên cá nhân (transpersonnel) hiện hữu vì công việc viết văn không phải nhằm khôi phục một cuộc đời mà là chuyển tải kinh nghiệm cá nhân đến mọi người. Tất cả mọi biến cố đau thương mà bà đã sống qua cũng đều được những phụ nữ khác sống qua, đó là hiện thực tập thể. Vì thế, tác giả khước từ chủ thể tính và quyết định hư vô hóa cái “tôi” bằng cách sử dụng cái “tôi nặc danh” (le je anonyme). Cái “tôi nặc danh” này là một cân bằng giữa cá nhân và cộng đồng. Tóm lại, theo hai tác giả, “cái tôi văn bản”, một cấu trúc văn chương bên trong các tác phẩm của Annie Ernaux, không gắn liền với “cái tôi thực sự” của bà. Bà nói rất nhiều về bản thân bà, nhưng thực sự, tác phẩm của bà là tác phẩm của thời đại bà. Bằng cách đào xới những kỷ niệm cá nhân, bà không có ý định giúp độc giả khám phá cái quá khứ rất riêng tư của mình, nhưng khi lặn sâu vào đó, và nhờ sự giúp đỡ của nó, bà có thể đi xa hơn, không những chỉ để có kiến thức về mình, mà hầu như kiến thức về thế giới. Chúng chứa đựng chân dung sắc nét của một cá nhân đồng thời cũng là chân dung của cả thời đại mà bà sống trong và sống với.

Cách viết

Annie Ernaux rất xem trọng văn phong, hay sử dụng chữ bà thường dùng, “cái viết”/“cách viết” (écriture). Bà đề cập đến cách viết rải rác trong các tác phẩm của mình và đặc biệt, trong một cuộc trò chuyện dài hơi với nhà văn Mexico gốc Pháp Frédéric-Yves Jeannet, về sau, năm 2022, in thành tác phẩm “L’écriture comme un couteau” (Viết như một con dao). [19]

Ernaux tập trung cái viết trên từng mảnh đời sống rời rạc, bình thường được tìm thấy trong các sinh hoạt xã hội: trong nhà, trên tàu điện, trong cửa hàng bình dân, hay trên những chuyển tàu qua lại hàng ngày…Đó là những kinh nghiệm cụ thể, sống động và để giữ được cái cụ thể và sống động đó, ta phải viết bằng một lời văn giản dị, không kiểu cách, không trau chuốt cầu kỳ, một thứ “văn phong phẳng” (écriture plate), liệt kê ra bề mặt của sự vật, ngay cả trong những lúc phẫn nộ, phũ phàng nhất của cuộc sống. Ngôn ngữ, theo bà, phải được sử dụng như một con dao để “xé toạc những bức màn chắn của tưởng tượng” và “mở mắt” người khác nhìn vào những bất bình đẳng xã hội. Do đó, bà không tìm cách tiếp cận chúng về mặt thẩm mỹ nghệ thuật. "Không hồi tưởng trữ tình, không mỉa mai trào phúng giễu cợt. Cách viết trung tính này đến với tôi một cách tự nhiên. Đó cũng là phong cách mà tôi đã sử dụng khi viết thư về nhà để kể cho cha mẹ những tin tức mới nhất" (La place). Bà cho biết, “Hư cấu là một hình thức. Viết là một hình thức. Theo thời gian, những hình thức mới xuất hiện…nhưng sự thật thì không thay đổi.”[20]

Bà đầu tư và sử dụng hình ảnh như là một nguồn thông tin đáng tin cậy của ý nghĩa hơn là mang vào những cảm xúc có tính cách quy ước. Bà “cố gắng nhìn đi nhìn lại từng hình ảnh một cho đến khi  cảm thấy mình gắn chặt một cách cụ thể với nó, cho đến khi một vài chữ nhảy vọt ra, từ đó, tôi nói, ‘đấy đấy, đúng là nó rồi.” (…) “Tôi cố gắng làm hiện ra mỗi một trong những câu văn đã khắc sâu vào ký ức tôi, hoặc là quá sức chịu đựng hoặc quá dễ chịu, đến nỗi hôm nay chỉ mới nghĩ về chúng thôi cũng đã nhấn chìm tôi vào trong một đợt sóng khủng khiếp hay ngọt ngào.” [21]

Theo bà, “Căn bản mà nói, mục đích cuối cùng của cách viết, lý tưởng mà tôi khao khát, chính là suy tưởng và cảm nhận trong những người khác, như những người khác – những nhà văn, nhưng không chỉ nhà văn – đã suy nghĩ và được cảm nhận trong tôi.” [22] Vì thế, “viết là một đòi hỏi không thể ngừng nghỉ. Là sự ràng buộc hết câu này sang câu khác, hết tác phẩm này đến tác phẩm khác, nhằm soi rõ hiện thực, vươn tới chỗ hiểu biết và diễn đạt chân lý cuộc tồn sinh vốn khó có thể đạt được bằng phương cách khác.”[23] Chân lý là “danh từ dành cho cái ta tìm thấy, và là cái không ngừng tự che giấu mình.” Viết, do đó, là “khám phá những điều vốn không có đó trước khi viết.” Viết như là một dụng cụ của kiến thức và nghiên cứu, thoát thai từ một khao khát thúc đẩy bà thăm dò hiện thực bằng cách lột trần, xé toạc chúng một cách phũ phàng, không thương tiếc. Người ta thường tìm cách che đậy cái tục tĩu, cái tầm thường, cái bẩn thỉu. Còn theo bà, “Sống một sự vật, dù nó là thế nào chăng nữa, cho ta cái quyền bất khả xâm phạm để viết ra nó. Không có cái gì gọi là chân lý hạ đẳng cả. Và nếu tôi không đi đến tận cùng mối quan hệ của kinh nghiệm này, tôi sẽ góp phần làm lu mờ thực tế của phụ nữ và đứng về phía thống trị thế giới là đàn ông.”[24]  

Quan niệm này làm tôi nhớ đến một đoạn đề cập đến chuyện viết trong “Âm vọng” của Lê Thị Thấm Vân:

“Viết, là tự khẳng định, xác nhận. Viết là khám phá. Viết, cần sự an ủi, chia sẻ. Viết, mong muốn được tự do. Viết, là niềm cảm khoái. Viết, tranh giành sự độc lập, tự quyết. Viết, trong thời cảnh hiện nay hiếm hoi nghĩ đến sư đền đáp. Viết, một ám ảnh lớn lao. Viết, là một cách nhận ra khả năng giới hạn của nhận thức, nhưng tưởng tượng thì không bao giờ cạn kiệt. Viết, nói lên sự chọn lựa cách thế sống, thái độ sống. Nhà văn, người sử dụng tiếng nói, ngôn ngữ. Ngôn ngữ là ma lực quyến rũ. Viết, chấp nhận nghịch lý. Viết, say mê tìm kiếm cái mất mát khi không thể mất mát. Viết, trò chuyện với bóng mình. Viết, đi tìm giọng nói của nữ giới. Viết, là rị mọ, lục lọi, tìm tòi, khám phá. Viết, tham lam sự có mặt của mình sau khi đã chết. Viết, cách thức tâm phân trị liệu. Viết, tìm lại ý nghĩa sự hiện hữu của mình trước những điều thiếu hụt. Viết, cũng là một cách tự huy diệt, bôi xóa. Viết, lựa chọn sự khó khăn, đồng thời không kém phần buồn tủi.” [25]

Trở lại với Ernaux.

Khi viết, “Tôi không thấy chữ, mà chỉ thấy sự vật.” [26]

“Viết là một hoạt động chính trị (activité politique), nó góp phần vào sự vạch trần bất công, tạo nên thay đổi.” Vì sao? Bà cho biết, “Tôi xuất thân từ môi trường bị trị, nhưng rồi sống trong thế giới thống trị, mà lại viết về cha tôi và về thế giới bị trị. Ngay trong sâu xa của quan niệm bảo thủ luôn luôn chứa đựng sự bất bình đẳng, luật mạnh được yếu thua và sự chọn lọc tự nhiên.”

“Tôi cảm thấy viết như là một con dao, hầu như là một vũ khí mà tôi cần.” [27]

Bà cho biết, bà bị truyền thông, dưới sự chi phối của đàn ông và những người sống ở Paris, lên án là tục tĩu hai lần (double obscénité): tục tĩu về tình dục và tục tĩu về phương diện xã hội. Bởi vì “tôi đã diễn tả những ham muốn của đàn bà một cách trần trụi, có tính tự truyện, chứ không hư cấu, lại không lãng mạn, nghĩa là không tìm cách che giấu một cách khôn khéo, cả về văn phong lẫn nội dung.”

Viết và sống liên hệ mật thiết với nhau. Viết là chuyển những gì thuộc về cái sống (le vécu) hay về cái tôi thành một cái gì hoàn toàn nằm ngoài cá nhân mà bà gọi là “transsubstantiation” (xuyên chất). Khi viết về ghen tuông chẳng hạn, bà không viết về “cái ghen của tôi” (ma jalousie) và là về “cái ghen” nói chung (de la jalousie).  

Theo Annie Ernaux, chính sự kiện viết mang lại sự hiện hữu của hình thức viết. Vì khi viết, “tôi có ấn tượng sống trên hai bình diện cùng một lúc: bình diện sống và bình diện viết.”

Chẳng thế mà, bà không ngần ngại quả quyết:

“Viết cái [mình] sống và sống cái [mình] viết.” [28]

“Tôi viết chuyện tình tôi và tôi sống tác phẩm tôi.” [29] (người viết nhấn mạnh)


Last edited by LDN on Sat Feb 04, 2023 5:12 pm; edited 1 time in total

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 40 Empty Re: Sách

Post by LDN Thu Feb 02, 2023 5:23 pm

Review Sách Vỡ Đê – Xã Hội Đương Thời Trong Những Phóng Sự Châm Biếm

Vỡ Đê của Vũ Trọng Phụng là cái tên xuất sắc trong bộ “tam kiệt tiểu thuyết”, đứng bên cạnh Số Đỏ hay Giông Tố đã làm dậy sóng xã hội đương thời. Cuốn sách tiếp theo này của ông đã bao quát tình hình xã hội xưa bằng cách đặc tả suy nghĩ và diễn biến cuộc đời của những cá nhân đơn lẻ. Mỗi nhân vật là một mảnh ghép trong bức tranh châm biếm xã hội mục ruỗng, đang trên đà tha hóa, xuống cấp cả về đạo đức lẫn cấu trúc chính trị.

Tác giả Vũ Trọng Phụng trong tiểu thuyết Vỡ Đê
Vỡ Đê là tiểu thuyết của – Vũ Trọng Phụng, nhà văn vô cùng quen thuộc với mọi độc giả tại Việt Nam. Ông đi vào sách vở với những đoạn trích ngắn làm nên tên tuổi như Giông Tố hay Hạnh phúc của một tang gia.

Tuy qua đời ở tuổi còn khá trẻ, Vũ Trọng Phụng đã để lại cho đời kho tàng sáng tác đồ sộ, với nhiều tiểu thuyết, truyện ngắn, kịch nói và bút ký có giá trị.

Tác giả của Vỡ Đê được người đọc kính trọng gọi bằng cái tên “ông vua phóng sự đất Bắc” bởi cái tài dùng ngòi bút tố cáo xã hội. Những truyện ngắn của ông là tiếng chửi mỉa mai và châm biếm cực kỳ sâu cay với những thối nát trong xã hội đương thời.

Nội dung tiểu thuyết Vỡ Đê
Trong cuốn tiểu thuyết của mình, thông qua câu chuyện người dân đi hộ đê, Vũ Trọng Phụng đã phản ánh những vấn đề thời sự mang tính xã hội, vạch trần bộ mặt của bọn thống trị thực dân nửa phong kiến, lũ mặt người dạ quỷ đã đẩy nhân dân vào cảnh lầm than.

Nhân vật chính trong truyện là cậu giáo Phú. Cậu vào đời với những niềm lạc quan hy vọng rằng tươi lai sẽ tươi sáng hơn nhờ mặt trận Bình Dân. Suy nghĩ của cậu dần thay đổi sau những lần đi hộ đê, bị bắt bớ vì xúi giục người dân bất tuân thương lệnh. Sau khi bị tra tấn dã man, Phú được Kim Dung – con gái quan huyện thả ra. Cuối cùng, cậu trở về cuộc sống quẩn quanh, sống bất lực ngày qua ngày mà chẳng giải quyết được việc gì.

Giá trị hiện thực trong tiểu thuyết Vỡ Đê
Có thể nói, trong những tiểu thuyết châm biếm của Vũ Trọng Phụng, cuốn Vỡ Đê có khả năng bao quát hiện thực rộng rãi nhất.

Câu chuyện trong sách đã đi sâu vào ngóc ngách tâm trí của tất cả các tầng lớp xã hội, từ quan huyện cho tới nông dân, từ nhà báo chính trị phạm cho tới những chiến sĩ Cộng sản. 😄

Chính sự đối lập trong cuộc sống và suy nghĩ của những con người này đã cho thấy những rối ren trong đời sống đương thời. Trong khi phu phen đắp đê, làng quê lụt lội, nông dân biểu tình ở tỉnh lỵ thì thầu khoán móc ngoặc với quan để kiếm chác, giới thượng lưu vẫn vui chơi ở chợ phiên hay tham gia khiêu vũ ở Hà Nội. Người này lại vui chơi trên mồ hôi xương máu của hàng vạn người khác. Cùng lúc đó, tại những nhà tù nơi Côn Đảo xa xôi, phong trào chính trị sục sôi rực lửa.

“Trên đê, người ta chạy đi, rồi lại chạy lại. Sự tấp nập giả dối lại ồn ào, hỗn loạn và nghiêm trọng hơn cả cái áy náy về phận sự. Thỉnh thoảng, chỗ này, chỗ kia, một tiếng mắng chửi, một câu văng tục, một tiếng đét của cái roi mây, những tiếng rên rỉ, hoặc kêu khóc, hoặc lầu nhầu…

Trong những việc công cộng như thế, người ta lại thấy cái tinh thần giai cấp hiện ra đến nỗi ngang tai chướng mắt, vì một bọn người vô tích sự, nhờ tài sản hoặc chức vụ, đã tưởng là mình có quyền, cái quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm, là hành hạ một bọn người khác đông đúc hơn, tuy có ngu dốt hơn nhưng mà vất vả hơn, hữu ích hơn.  

Đã mấy hôm nay, hàng trăm phu phen đã làm việc từ sáng sớm đến tối mịt, dưới những sự tàn nhẫn như thế. Đêm đến, họ túm tụm nhau dưới mấy dãy lều cọc tre mái lá, hở đằng trước, hở đằng sau, hở hai bên. Cái nhọc, cái rét, những cơn gió phũ phàng, những hạt mưa lạnh toát, đã làm xong cái gì mà công việc đào đất, khiêng đất, những câu mắng chửi, những cái thượng cẳng tay hạ cẳng chân, v.v… hãy còn bỏ dở. Đó là cảnh địa ngục giữa cõi trần.

Không một ai lại đủ tư cách mua cơm nắm muối vừng của một mụ béo có khuyên vàng nặng trĩu ngồi bán ở cái lều cạnh điếm ở trên đê, một mụ đầu cơ lợi dụng, bóp cổ dân nghèo, không rõ người nhà ông thầu khoán, hay ông cán lục lộ, hay chân tay thân thuộc của ông quan.”

Nếu như trong những tiểu thuyết trước, Vũ Trọng Phụng đi sâu vào miêu tả những biến chất của con người ở góc độ cá nhân thì ở tiểu thuyết Vỡ Đê này, ông đã dùng ngòi bút của mình để nói về những vấn đề chính trị mang tính phổ quát. Ngòi bút tố cáo cũng chính là tiếng thét đấu tranh. Ông tranh đấu để tiêu diệt những gông cùm tư tưởng trong xã hội, ông vạch trần nạn đàn áp, nạn tham nhũng, nạn điếm bút và vô số những con sâu mọt trong xã hội ung nhọt bấy giờ.

Phong cách xây dựng nhân vật trong Vỡ Đê
Đứng trước những rối ren về chính trị và xã hội, mỗi con người trong Vỡ Đê lại có diễn biến tâm lý khác nhau.

Phú thì là điển hình của một tri thức trẻ khi xã hội đi vào tha hóa. Ban đầu, chàng hy vọng về sự thay đổi của chính phủ khi được mớm những thông tin về tự do bịp bợm. Sau đó, hy vọng của chàng lung lay thế rồi tắt hẳn. Chàng ức chế vì ách thống trị lộng quyền, ức chế cả những người dân chỉ biết có cam chịu. Chàng cũng hành động, nhưng khi bị các thế lực đàn áp quyết liệt, Phú đã dừng lại, trăn trở rồi sống kiếp bất lực.

Kim Dung thì ham mê phù du vật chất, quen sống hưởng thụ. Tuy có cái tâm lương thiện nhưng Dung vẫn chỉ sống như vậy mà thôi.

Quang – một anh hùng cam chịu, dẫu biết xã hội này cần nhiều tranh đấu nhưng vẫn không chịu động thủ vì còn vợ con, anh cho rằng cách mạng là quá nguy hiểm.

Lời kết
Vỡ Đê của Vũ Trọng Phụng là tiểu thuyết đáng đọc bất kể chúng ta đang sống trong một xã hội như thế nào. Đọc sách để thấy cái tài của người cầm bút, để hiểu thêm về xã hội cũ, để thấm thía những đớn đau của người nông dân Việt Nam dưới ách một cổ hai tròng.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 40 Empty Re: Sách

Post by LDN Fri Feb 03, 2023 12:58 pm

Vũ Trọng Phụng, nhà văn của người nghèo

Rfa

Ngày 13-10-1939 cách đây gần 70 năm, tại một ngôi nhà tồi tàn ở Ngã Tư Sở Hà Nội, một nhà văn - nhà báo tiêu biểu của Việt Nam trong Thế Kỷ 20, đã xuôi tay nhắm mắt vì không đủ tiền chạy chữa căn bệnh chết người lúc bấy giờ là bệnh lao phổi, đó là nhà văn - nhà báo Vũ Trọng Phụng.

Mặc Lâm, phóng viên đài RFA

Nhà văn Vũ Trọng Phụng (1912-1939)Photo courtesy of WikipediaVũ Trọng Phụng quê ở huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên, nhưng ông sinh ra và lớn lên tại Hà Nội. Cha ông cũng mất vì bệnh lao khi ông còn rất nhỏ.

Sau nhiều vất vả trong trường đời để làm mọi công việc mưu sinh, cuối cùng ông chuyển hẳn sang làm báo, viết văn chuyên nghiệp.

Người con trai duy nhất còn sống của Vũ Trọng Phụng là ông Vũ Trọng Khanh hiện sống tại Tiểu Bang California cho biết gia phả nhà ông như sau:

Ông Vũ Trọng Khanh: Dạ. tôi là con trai duy nhất của ông Vũ Trọng Phụng. Mẹ của tôi là Trần Thị Kim Phụng và cũng là bạn học với bố tôi; nhưng mà gia đình bên mẹ tôi thì giàu có. Khi tôi lên ba tuổi thì gia đình ông ngoại tôi tức là cụ Cử Khiêm ở Tuyên Quang, ông cụ Cử Khiêm sinh được hai người con trai là Trần Văn Xuyên và Trần Văn Quang, rồi đến mẹ tôi, thì gia đình ông ngoại tôi bắt mẹ tôi về thì mẹ tôi không về mà mẹ tôi đi vào chùa tu.

Đến Năm 1936, bà nội tôi tên là Phạm Thị Khách mới cưới bà Vũ Mỹ Nương cho bố tôi thì hai ông bà sanh được một người con gái là là Vũ Mỹ Hằng. Năm 1939 là năm bố tôi chết thì Vũ Mỹ Hằng mới được một tuổi. Bây giờ nó cũng chết rồi.

Nhà  văn đa tài

Tuy cuộc sống của Vũ Trọng Phụng rất ngắn ngủi, chỉ vỏn vẹn 27 năm, nhưng sự nghiệp văn học của ông để lại cho đời thật không ngắn chút nào. Năm 1930, lần đầu tiên ông có bài đăng trên tờ Ngọ Báo. Năm  1934, Vũ Trọng Phụng cho ra mắt cuốn tiểu thuyết tâm lý đầu tay “Dứt Tình” đăng trên tờ “Hải Phòng Tuần Báo”, nhưng tiểu thuyết này không thành công. Hai năm sau đó ông tiếp tục thể loại tiểu thuyết và chỉ trong vòng một năm, bốn cuốn tiểu thuyết lần lượt xuất hiện trên các báo, đó là Giông Tố, Số Đỏ, Vỡ Đê và cuối cùng là Làm Đĩ.

Vũ Trọng Phụng bị coi là nhà văn phản động, chống cộng, bị coi như là có tài năng xỏ xiên thôi. Giông Tố thì ăn cắp Lôi Vũ của Tào Ngu. Nhà văn thì tự nhiên chủ nghĩa. Nhưng mà tôi rất thích Vũ Trọng Phụng vì tôi cho đó là tài năng lớn lắm và tôi tin là thế nào Vũ Trọng Phụng cũng được khôi phục cái uy tín của mình, cái vị trí của mình trong đời sống văn học.

Ông Nguyễn Đăng Mạnh

Tiểu thuyết “Số Đỏ” được xem như tác phẩm lớn nhất của Vũ Trọng Phụng, một vài nhân vật, câu nói trong đó đã đi vào ngôn ngữ đời sống hằng ngày. Là một nhà báo, Vũ Trọng Phụng đã viết nhiều phóng sự  rất nổi tiếng.

Phóng sự đầu tay “Cạm Bẫy Người” đăng báo Nhật Tân vào năm 1933 dưới bút danh Thiên Hư, Vũ Trọng Phụng đã gây được sự chú ý của dư luận đương thời. Năm sau ông tiếp tục thiên phóng sự “Kỹ Nghệ Lấy Tây” mà theo con trai của ông là Vũ Trọng Khanh cho biết là căn cứ vào chuyện có thật trong gia đình nhà ông mà viết ra.

Những phóng sự tiếp theo như “Cơm Thầy Cơm Cô”, “Lục Xì” đã góp phần tạo nên danh hiệu “Ông vua phóng sự của đất Bắc”. Nhiều nhà phê bình, nghiên cứu văn học cùng cho rằng ông xứng đáng là một cây viết phóng sự cừ khôi nhất trong làng báo từ hơn 50 năm qua.

Cay đắng kiếp nghèo

Nói về cái nghèo của Vũ Trọng Phụng nhà phê bình và nghiên cứu văn học Vương Trí Nhàn cho rằng Vũ Trọng Phụng thuộc loại dân nghèo mới từ bỏ làng quê để nhập tịch vào đô thị. Nhưng lên với Hà Nội, ông và gia đình vẫn sống rất thanh bạch. Thay cho cái nghèo chân chất của người nông dân là cái nghèo nhếch nhác luộm thuộm của đám người nằm ở dưới đáy của Hà Nội băm sáu phố phường.

Có những người nghèo sống cam phận, nhẫn nhục, có cái nhìn nhân hậu đối với sự đời, song lại có những người do nghèo mà sinh ra cay nghiệt, hằn học, chỉ muốn đập phá hết cả. Vũ Trọng Phụng chính là thuộc típ người thứ hai.

Dù đã nhọc lòng đi tìm sự thay đổi, song ông và những người như ông vẫn không tìm thấy miền đất hứa để có thể tạm bằng lòng với số phận mà sống trong thanh thản. Bởi vậy, ông nhìn mọi biến thiên xảy ra trong xã hội như là những chuyện vô lý. Sự đối mặt thường xuyên với mọi loại sa ngã, hư hỏng, bất công, giả dối, khiến ông đớn đau căm uất.

Văn của Vũ Trọng Phụng đặc sắc nhất ở thể loại tả chân mà sau này ảnh hưởng rất lớn đến nhiều nhà văn trong đó có Nam Cao. Hãy nghe một đoạn ngắn ông tả về cái nhan sắc của chị Doãn và đoạn văn này đã chiếm nhiều cảm tình của học sinh trong thời kỳ trước năm 1975:

“Vợ anh, thật vậy, là một người đàn bà có cái nhan sắc của một người đàn ông không đẹp giai. Hai con mắt nhỏ, đôi gò má cao, cặp môi phàm phũ, dáng người thô tục, những ngón tay tròn và dài như những quả chuối ngự. Như vậy mà lại đi ăn mặc tân thời! Răng trắng nữa, giời ạ!

Cái áo dài lượt thượt màu xanh, cái quần nhiễu trắng trai lơ, đôi giầy cao gót có quai kiểu gái nhảy, với mẩu khăn vành dây, ngần ấy thứ lại càng làm lộ cái mỹ miều của sự thô tục, lại càng làm tăng cái choáng lộn của sự kệch cỡm.

Đã thế, trong khi chuyện trò, thỉnh thoảng lại chêm vào một vài câu tiếng Tây, ra ý khoe mình vốn là nữ học sinh. Tôi bỗng có cái cảm tưởng man mác rằng người đàn bà này, những lúc nhà vắng, hẳn đã huýt còi như một ông lính tây say rượu......”

Nạn nhân của vụ Nhân Văn Giai Phẩm

Miền Bắc xã hội chủ nghĩa đã một thời vinh danh Vũ Trọng Phụng như người đại diện giai cấp cùng khổ chống lại những bất công xã hội. Năm 1949, sau khi Vũ Trọng Phụng mất 10 năm, Tố Hữu đã tuyên bố “Vũ Trọng Phụng không phải nhà cách mạng, nhưng cách mạng cám ơn Vũ Trọng Phụng”.

Nhưng lạ thay, chỉ vài năm sau đó khi vụ Nhân Văn Giai Phẩm nổ ra, tác phẩm và con người Vũ Trọng Phụng lại bị đem ra đấu tố, mặc dù lúc đó nhà văn đang nằm trong lòng đất. Nhà phê bình và nghiên cứu văn học Lại Nguyên Ân cho biết:

Ông Lại Nguyên Ân: Ngay sau khi hội nhập lại thì tác phẩm Vũ Trọng Phụng được in lại và được giới thiệu ở Đời Sống Văn Nghệ Hà Nội. Cho đến tận Năm 1956, những cơ quan như là Minh Đức (nhà xuất bản), rồi Hội Văn Nghệ Việt Nam vẫn còn cùng nhau tổ chức lễ kỷ niệm Vũ Trọng Phụng tại Nhà Hát Lớn (Hà Nội), rồi thì những tập sách như tiểu thuyết Giông Tố được nhà xuất bản Văn Nghệ (Hội Văn Nghệ Việt Nam) in lại (1956), tiểu thuyết Số Đỏ thì do nhà Minh Đức cho in lại, rổi tiểu thuyết Vỡ Đê cũng được nhà xuất bản Minh Đức in lại.

Nhưng, sau đó đến Năm 1958 khi người ta xử lý cái vụ Nhân Văn-Giai Phẩm, coi đó là cái nhóm chống đảng, chống chế độ và có những bản án nhất định đối với các thành viên là những người đã từng tham gia nó, thì sau đó người ta cũng triển khai những hoạt động, áp dụng những hoạt động vào, ví dụ như với những nhà văn nhẹ hơn thì có người phải đi tỉnh xa, có người không được cầm bút, v.v. thì một trong những hoạt động quá khứ là tác phẩm Vũ Trọng Phụng vì được những người liên quan tới hiện tượng Nhân Văn Giai Phẩm nhiệt tình ủng hộ cho nên người ta cũng mặc nhiên áp dụng cái không cho in lại tác phẩm Vũ Trọng Phụng.

Và cái điều đó nó tồn tại từ Năm 1957 cho đến Năm 1987, tức là 30 năm ở Miền Bắc thì vô hình trung di sản Vũ Trọng Phụng bị cấm, không được in lại cho công chúng đọc.

Năm 1958 ông nhà xuất bản Văn Minh ở Hà Nội, ông ấy in lậu quyển Số Đỏ mà ông ấy không phát hành được. Ông ấy bán chui, nhưng mà bán ra được cỡ chừng một tháng thì bị bắt. Anh có tưởng tượng ổng bị tù bao nhiêu năm không? - Hai mươi năm! Từ đó trở đi tất cả sách Vũ Trọng Phụng đều bị hủy diệt, nằm trong bóng tối hết.

Ông Vũ Trọng Khanh

Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh, người có công trình nghiên cứu về Vũ Trọng Phụng nhiều năm, đã kể lại cùng một câu chuyện:

Ông Nguyễn Đăng Mạnh: Vũ Trọng Phụng là một nhà văn bị phê phán nặng nề trong vụ Nhân Văn-Giai Phẩm. Vũ Trọng Phụng bị quy kết nặng lắm, bị coi là nhà văn phản động, chống cộng, bị coi như là có tài năng xỏ xiên thôi. Giông Tố thì ăn cắp Lôi Vũ của Tào Ngu. Nhà văn thì tự nhiên chủ nghĩa.

Nhưng mà tôi rất thích Vũ Trọng Phụng vì tôi cho đó là tài năng lớn lắm và tôi tin là thế nào Vũ Trọng Phụng cũng được khôi phục cái uy tín của mình, cái vị trí của mình trong đời sống văn học.

Tôi nghiên cứu (Vũ Trọng Phụng) từ Năm 1960 nhưng mãi tới Năm 1970 mới đăng được một bài trên tạp chí Văn Học. Rồi đến mấy năm sau lại cũng được giao làm Tuyển Tập Vũ Trọng Phụng. Rồi đến Năm 1999 thì được giao làm Toàn Tập Vũ Trọng Phụng

Và ông Vũ Trọng Khanh, con trai nhà văn cũng xác nhận:

Ông Vũ Trọng Khanh: Năm 1958 ông nhà xuất bản Văn Minh ở Hà Nội, ông ấy in lậu quyển Số Đỏ mà ông ấy không phát hành được. Ông ấy bán chui, nhưng mà bán ra được cỡ chừng một tháng thì bị bắt. Anh có tưởng tượng ổng bị tù bao nhiêu năm không? - Hai mươi năm! Từ đó trở đi tất cả sách Vũ Trọng Phụng đều bị hủy diệt, nằm trong bóng tối hết.

Giờ đây sau bao nhiêu năm cùng với những thay đổi quan trọng của đất nước, Vũ Trọng Phụng lại được vinh danh như chưa từng có điều gì xảy ra cho ông trong nhiều chục năm trời. Trước mộ phần của ông, gia đình cho đắp lại dòng chữ mà Tố Hữu đã từng viết vào năm 1949 “Vũ Trọng Phụng không phải nhà cách mạng, nhưng cách mạng cám ơn Vũ Trọng Phụng”.

Thế nhưng đối với đa số những người yêu mến nhà văn thì không cần câu đại tự kia Vũ Trọng Phụng vẫn là ngọn hải đăng soi sáng cho những mảnh đời khốn khó kể cả ngày hôm nay, 69 năm ngày mất của nhà văn.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 40 Empty Re: Sách

Post by LDN Fri Feb 03, 2023 1:18 pm

BỞI MOCMIEN1201

Love in a fallen city – Trương Ái Linh

Một mùa hè phải giam chân trong bốn bức tường vì dịch bùng phát trở lại khiến tôi siêng đọc sách hơn và lựa đọc những cuốn mà trước đó tôi không nghĩ mình sẽ cầm nó trên tay. “Love in a fallen city” của Trương Ái Linh là một trong số đó. Tôi không thích tựa đề bản Việt “Chuyện tình giai nhân” bởi nó có vẻ chẳng liên quan gì đến nghĩa gốc cả. Tôi thích cái tên “Khuynh thành chi luyến” hơn rất nhiều nhưng tìm trên mạng toàn ra tên của một cuốn đam mỹ nào đó. Thế nên để y nguyên “Love in a fallen city” có vẻ là sự lựa chọn an toàn hơn cả.

Cuốn sách là tập hợp một số truyện ngắn và tiểu thuyết của Trương Ái Linh, theo thứ tự là: Vụn trầm hương (Aloeswood Incense), Trà hoa nhài (Jasmine Tea), Love in a fallen city (Khuynh thành chi luyến), Cái gông vàng (The Golden Cangue), Phong tỏa (Sealed off) và Hoa hồng đỏ, hoa hồng trắng (Red rose, white rose). Tất cả các tác phẩm đều được kể từ ngôi thứ ba, và hầu hết bắt đầu bằng một lời dẫn khiến người xem rất tò mò về nội dung câu chuyện. Giọng văn của Trương Ái Linh có chút gì đó rất ma mị, lắm lúc làm tôi cảm giác cứ lâng lâng trong những khung cảnh hữu tình mà bà phác lên xung quanh các nhân vật chính. Nữ nhà văn cũng đã rất thành công trong việc tái hiện lại xã hội Trung Quốc, hay đúng hơn là tầng lớp trung/thượng lưu trong xã hội Trung Quốc nửa đầu thế kỉ 20.

Tôi từng đọc qua một list các nhà văn ngôn tình nổi tiếng của Trung Quốc và trong đó tên của bà chễm chệ ở đầu bảng. Ngẫm lại thì thấy thật là một sự sỉ nhục cho Eileen (tên tiếng Anh của Trương Ái Linh) nếu ngôn tình được hiểu theo cách thông thường về một câu chuyện hường phấn giữa một anh tổng tài và một cô nàng lọ lem. Đúng, Trương Ái Linh thường viết về tình yêu, nhưng thứ tình yêu của bà có chút thơ mộng nhưng cũng thấm đẫm sự đau khổ, tuyệt vọng và trần trụi như chính cuộc sống riêng của bà. Các nhân vật chính hầu hết đều xuất thân hoặc đang thuộc tầng lớp trung cho đến thượng lưu nhưng không vì thế mà họ không bị trói buộc bởi tiền tài và địa vị. Có người được một lớp vỏ hào nhoáng bên ngoài nhưng gia đình lại xào xáo vì chuyện tiền bạc, có kẻ thì tiền tài rủng rỉnh, chỉ khao khát mỗi cái địa vị trong một xã hội phong kiến nửa mùa nặng mùi giai cấp. Những nhân vật nữ chính đều bị những lề thói và định kiến đương thời đè nén đến ngợp thở, ngăn cản họ tìm được hạnh phúc và sống là chính mình. Họ luôn cảm thấy mình yếu thế khi đứng trước cánh đàn ông và luôn cố ý hạ thấp bản thân mình trước mặt phái kia!? Các nhân vật nam hầu hết là những kẻ Tây hóa phong tình thích chơi đùa với phụ nữ, nếu không thì cũng là những người đàn ông chịu ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng phong kiến – đầy gia trưởng và độc đoán.

Đôi lúc tôi cảm thấy các nhân vật chính trong “Love in a fallen city” là từng mảng màu trong chính con người của Trương Ái Linh: một chút dại khờ trong tình yêu với Hồ Lan Thành như Cát Vi Long (Ge Weilong), chút thực tế của một con người từng trải qua đổ vỡ như Bạch Lưu Tô (Bai Liusu) hay thêm chút oán giận cuộc đời vì một tuổi thơ thiếu vắng tình yêu thương của người cha như Nhiếp Trùng Khánh (Nie Chunnqing). Nữ nhà văn dành cho mỗi nhân vật một câu chuyện riêng cũng như dành cho mỗi góc trong tâm hồn bà một cơ hội để giãi bày. Vậy thì, hãy cùng tôi điểm qua một vài nét cảm nhận của riêng tôi về mỗi tác phẩm này nhé.

1. Vụn trầm hương: Lư hương thứ nhất

Đây là câu chuyện đầu tiên trong tập truyện và vì thế, tôi có một ấn tượng cực kì sâu sắc với nó. Một câu chuyện mà tôi đã đọc một cách ngấu nghiến, tò mò không biết nó có kết thúc một cách êm đẹp theo kiểu bad boy quay đầu về với good girl hay không, nhưng rồi nó đã làm tôi chưng hửng với một cái kết lửng lơ và cực kì khó chịu. Cát Vi Long là một cô gái đáng thương nhưng không đáng được thông cảm. Cô gái non nớt trước giờ được bảo bọc kĩ càng nay hoàn toàn ngập trong men say tình ái nhưng tiếc thay, người mà cô yêu say đắm không hề đáp trả tình cảm của cô. Như một chú chim lần đầu được ra khỏi lồng, nó dành hết sức mình để đắm chìm vào thiên nhiên rộng lớn ngoài kia nhưng không ai nói cho nó biết rằng tự do cũng đi kèm với rất nhiều cạm bẫy. Và chú chim non ấy đã không thể tránh khỏi chúng.

Kiều Kỳ Kiều đương nhiên không phải là loại tử tế tốt đẹp gì. Nhưng anh ta rất thẳng thắn và không hề che giấu sự phong lưu của bản thân mình: “Vi Long, anh không thể hứa hẹn một cuộc hôn nhân với em, anh cũng không hứa mình sẽ yêu em. Tất cả những gì anh có thể dành cho e là sự hạnh phúc.” Và Kỳ Kiều rốt cuộc đã làm gần như chính xác những gì mình nói: anh ta dường như vẫn không thể yêu Vi Long, nhưng việc bước vào cuộc hôn nhân với cô đã làm cho cô gái bé nhỏ này thực sự hạnh phúc, dù chỉ trong khoảnh khắc ngắn ngủi.

Vi Long và Kỳ Kiều, hai con người tưởng chừng như không hợp nhau: Vi Long quá non nớt còn Kỳ Kiều lại là một kẻ lọc lõi không làm mà muốn có ăn; thực ra nên về với nhau. Vì thật sự chỉ có Vi Long mới chấp nhận đi tiếp khách cho người cô của mình (mà thực chất là không khác gì làm gái cao cấp) chỉ để thỏa mãn nhu cầu tiêu xài của Kỳ Kiều, và cũng chỉ có Kỳ Kiều mới chấp nhận để vợ của mình bán thân nuôi mình mà không sợ thiên hạ chỉ trỏ cười cợt mình dù lòng tự ái của đàn ông thường cao hơn phụ nữ rất nhiều.

Đoạn kết của câu chuyện gợi mở một tương lai không mấy tươi sáng cho Vi Long. Làm sao có thể so sánh cô với những cô gái đứng bên kia đường được chứ, vì họ không có lựa chọn nào cả, còn Vi Long, lại tự nguyện dấn thân vào con đường không thể quay lại ấy.

2. Trà hoa nhài (Mạt lị hương phiến)

Đây là một câu chuyện ngắn có yếu tố tình yêu, nhưng không phải tình yêu của nhân vật chính, và cũng không phải yếu tố chính của tác phẩm. Nhiếp Trùng Khánh, chàng sinh viên đến từ một gia đình giàu có từng bước bị nhấn chìm trong những ảo mộng, trong những câu hỏi “nếu như” của chính mình – một hệ quả đến từ bi kịch tình yêu của thế hệ trước. Sự ghẻ lạnh mà Trùng Khánh phải nhận từ cha mình đã khiến anh điên cuồng tạo ra những câu hỏi, những cái kết đẹp sẽ diễn ra nếu như mẹ anh và cha Đan Châu đến được với nhau. Càng tưởng tượng, anh càng căm ghét Đan Châu, căm ghét cái hạnh phúc đáng lẽ anh mới là người được hưởng, để rồi trong lúc nóng giận, anh đã trút hết nó lên người cô. Anh muốn giết chết cô, kẻ đánh cắp hạnh phúc của anh; nhưng rồi, không biết là vì nhân tính đã chiến thắng hay vì quá sợ hãi để đối mặt với tội danh giết người, Trùng Khánh bỏ chạy. Nhưng anh nào trốn chạy được mãi, khi anh vẫn sẽ thấy cô xuất hiện trên giảng đường trong những ngày tiếp theo.

Tôi đã thảng thốt khi đọc đến đoạn một gã thanh niên hai mươi tuổi, trên một ngọn núi hoang vắng giữa thời tiết lạnh run người, nhẫn tâm muốn đá chết một cô gái chân yếu tay mềm đang nằm co quắp trên nền đất lạnh. Hành động của Trùng Khánh chính là bi kịch được tạo nên từ thứ hôn nhân không tình yêu, từ thứ được gọi là môn đăng hộ đối. Những quan niệm xưa cũ đã giết chết một mối tình đẹp và phá hủy cuộc đời của không chỉ một mà cả hai thế hệ. Với một người bất ổn tâm lý như Trùng Khánh, chuyện xảy ra trên núi đêm hôm ấy có lẽ sẽ ám ảnh anh cả đời. Nhưng bi kịch của anh nào có dừng ở đó. Khi người mẹ kế cho rằng đã đến lúc tìm cho anh một người vợ, cuộc đời Trùng Khánh đã bước vào vòng lặp của chính mẹ mình.

3. Khuynh thành chi luyến

Đây là tác phẩm vinh dự được chọn làm tiêu đề cho cuốn sách, và cũng là câu chuyện kết thúc có hậu hiếm hoi của Trương Ái Linh. Nhưng cũng chính vì đẹp và yên bình hơn những truyện khác nhiều nên tôi không có ấn tượng sâu sắc với nó.

Nhưng cũng tương tự như các tác phẩm khác của bà, ẩn sau chuyện tình lãng mạn là lời tố cáo một xã hội cổ hủ, nơi mà những người phụ nữ từng li dị như Bạch Lưu Tô bị xem như nỗi ô nhục của gia đình và bị tìm cách tống ra khỏi nhà. Đáng buồn thay, quan niệm đó vẫn còn tồn tại đến tận bây giờ, dù có phần bớt gay gắt hơn trước. Người ta không chỉ công kích những người phụ nữ từng li dị mà còn chế nhạo những gã trai tân như Lưu Nguyên.

Có một thứ tôi không thích ở câu chuyện này và thấy nó có phần hơi không thực tế, đó là diễn biến tình cảm của hai nhân vật chính. Họ gặp nhau lần đầu trong buổi xem mắt của em gái Lưu Tô, sau đó Liễu Nguyên ngay lập tức có ấn tượng với cô, điều này không có gì khó hiểu. Nhưng sau đấy mọi thứ diễn tiến quá nhanh, chỉ thêm vài lần gặp gỡ nữa, Liễu Nguyên đã nói yêu cô. Ở phía bên kia, Lưu Tô lại vô cùng thận trọng. Cô hiểu địa vị của một người đã từng qua một lần đò trong gia đình và xã hội; vì thế, dù chưa hẳn yêu Lưu Nguyên, cô vẫn chấp nhận đi theo anh vì ít nhất cô cũng được thoát khỏi gia đình mình. Anh như chiếc phao cứu sinh mà cô phải bám lấy cho bằng được. Đọc những lời tự sự trong thâm tâm của Lưu Tô, tôi cảm thấy chua xót biết bao. Cuộc đời của Lưu Tô, hay có lẽ là tất cả những người phụ nữ thời ấy đều được định giá trị thông qua đức lang quân của họ. Lưu Tô bị gia đình và người đời ghẻ lạnh vì mang tiếng bỏ chồng và cô muốn lấy lại danh tiếng và địa vị của mình thông qua kết hôn với một người đàn ông giàu có khác.

Đến cuối truyện, khi đã trải qua khoảnh khắc sinh tử cùng Lưu Nguyên, có lẽ trái tim của Lưu Tô đã thực sự rung động. Cuộc hôn nhân thứ hai của Lưu Tô dường như yên ấm hơn, cô cũng may mắn hơn những người phụ nữ khác nhiều, nhưng vẫn không thể thoát khỏi vòng xoáy của việc buộc chặt giá trị của bản thân vào người đàn ông bên cạnh mình.

4. Cái gông vàng (Kim tỏa ký)

Đây có lẽ là câu chuyện bi kịch nhất trong tuyển tập này của Trương Ái Linh. Bi kịch chẳng phải vì nam nữ chính yêu nhau nhưng bị cái chết chia lìa hay bị gia đình cấm cản. Sự bi kịch ở đây diễn ra một cách từ từ, chậm rãi nhưng dai dẳng, kéo từ đời này sang đời kia. Nếu trong “Trà hoa nhài” hay “Vụn trầm hương”, người ta chỉ suy đoán một kết cục không mấy tốt đẹp cho nhân vật chính thì trong “Cái gông vàng”, toàn bộ cuộc đời của Thất Xảo được Eileen phơi bày rõ ràng, không một chút che đậy.

Khi đọc những trang đầu tiên của truyện, tôi cứ ngỡ nhân vật chính sẽ là mợ Cả hoặc mợ Ba và câu chuyện tình đầy lâm li bi đát của họ trước khi được gả vào nhà họ Khương. Sau đó, khi biết là mợ Hai, tôi nghĩ ắt hẳn tác giả sẽ đi sâu vào nội tâm của Thất Xảo để giải thích cho những hành động vô phép vô tắc, lời nói bỗ bã của cô. Nhưng chờ mãi chờ mãi vẫn chưa thấy đoạn cảm động thì đã hết truyện, bỏ lại cho tôi một nỗi căm ghét và khinh bỉ đến cùng cực dành cho nhân vật này.

Thất Xảo xuất thân không cao, chỉ là con nhà buôn nhưng lại được gả vào nhà họ Khương cũng tạm gọi là cao quý. Nhưng làm gì có bữa trưa nào miễn phí, nhà họ Khương chấp nhận Thất Xảo về làm dâu chẳng qua là để về hầu hạ cậu con trai ốm đau quặt quẹo, làm bạn với giường quanh năm suốt tháng. Bi kịch của cuộc đời cô và sau này là những đứa con cũng bắt đầu từ đấy.

Cuộc đời Thất Xảo đúng là không mấy tươi đẹp. Cô phải ở với người chồng bệnh tật trong khi lại yêu em chồng. Cô bị gia đình chồng khinh thường vì xuất thân thấp kém. Như lời của người chị dâu thì, từ một cô gái có chút cứng đầu nhưng vẫn biết ăn nói có chừng mực, Thất Xảo biến thành một người đàn bà chua ngoa, ăn nói không ra đâu vào đâu. Nhiều lúc cô tự hỏi nếu ngày xưa được gả cho mấy người từng theo đuổi cô, cô tuy sẽ không được sống trong gia đình giàu có như bây giờ nhưng chắc chắn sẽ hạnh phúc hơn. Chỉ đến khi mẹ chồng và chồng mất, Thất Xảo mới có cơ hội được giải thoát.

Nhưng rồi, cô không chịu nắm lấy cơ hội đó và sống một cuộc đời tốt đẹp hơn. Thay vào đó, Thất Xảo biến cuộc đời của những đứa con cũng trở nên bi kịch như mình, phải chăng phần nào đó vì cô ghen tị với chúng? Cô đưa Trường Bạch vào con đường nghiện thuốc phiện, và đối xử với con dâu thậm chí còn cay nghiệt hơn mẹ chồng đối xử với cô ngày xưa. Nhưng sự khốn nạn của Thất Xảo phải kể đến việc cô phá hỏng cả đời Trường An ra sao. Vì cái miệng chua ngoa của mẹ mà Trường An không dám đi học, vì sự cổ hủ của mẹ mà Trường An phải đi bó chân. Và vì sự nghi ngờ thái quá, lúc nào cũng sợ người khác dòm ngó gia sản nhà mình mà Thất Xảo đã chặt đứt đi niềm hi vọng, ánh sáng hiếm hoi xuất hiện trong cuộc đời Trường An – Đồng Thế Phương. Thất Xảo làm mọi việc là vì sự bảo vệ con một cách mù quáng sao? Phần lớn là vậy, nhưng xen lẫn trong đó là chút ghen tị với chính con gái của mình. Tại sao Trường An được sinh ra trong thời đại mà tục bó chân đau đớn không còn là mốt thời thượng nữa? Tại sao con bé lại tìm được người mình yêu và cũng yêu mình? Chính Thất Xảo, chứ không phải nhà họ Khương hay xã hội phong kiến gì đó, mới là người phá nát một cuộc đời vốn dĩ tươi đẹp của Trường An.

Thất Xảo chết đi rồi, nhưng những hậu quả mà bà đã gây ra vẫn còn đó. Rồi thêm ba mươi năm nữa, ai biết được con trai của Trường Bạch hay nếu Trường An sau này có một đứa con, liệu chúng có bước vào vết xe đổ của người đời trước nữa không?

5. Phong tỏa

Đây có lẽ là câu chuyện thú vị, ít bi kịch và đời thường nhất đối với tôi trong tuyển tập này. Một câu chuyện về những con người mà bạn có thể bắt gặp ở bất cứ nơi đâu, và vì nó khiến tôi tìm thấy mình trong đó nên sự nhạt nhẽo bất ngờ của nó khiến tôi lập tức hứng thú.

Lấy bối cảnh là một chuyến xe điện ở Thượng Hải giữa lúc một cuộc không kích đang diễn ra, truyện mô tả lại từng tí một nội tâm của hai nhân vật chính Wu Cuiyuan và Lu Zongzhen (thứ lỗi khi tôi không thể tìm ra bản phiên âm tiếng Việt của hai cái tên này). Đây là đại diện cho những con người hết sức bình thường trong xã hội – một anh kế toán đã có vợ con và một cô giáo trẻ xuất thân từ gia đình tương đối cao quý. Giữa lúc chiếc xe điện phải đứng im vì cuộc đổ bộ bất ngờ của quân Nhật, họ đã tìm thấy sự đồng điệu trong tâm hồn và vẽ ra một cuộc gặp gỡ ngắn ngủi nhưng đầy cảm xúc.

Nói sao nhỉ, tôi cảm thấy bị thu hút một cách kì lạ vào câu chuyện này vì tôi có thể hiểu được phần nào đó những suy nghĩ của Cuiyuan. Cuiyuan, Zongzhen và có lẽ là cả những người khác trên chuyến xe ấy, ai cũng như ai, bị cuốn vào cuộc chiến cơm áo gạo tiền. Mỗi người đều mang một gương mặt “cố tỏ ra là mình ổn” nhưng sâu bên trong, không ai biết họ đang nghĩ gì. Ai cũng cố gắng kiếm một thứ gì đó để bận bịu trong lúc đợi chiếc xe khởi động trở lại, và bất ngờ thay, dường như không mấy ai lại đặt chuyện chiến tranh – thứ đã khiến chuyến xe của họ phải dừng lại vào trong tâm trí. Họ đã đủ bận bịu và mệt mỏi với cuộc sống thường ngày, với việc phải tuân theo những lề lối của xã hội. Họ không đủ thời gian và hơi sức để lo lắng đến những vấn đề đao to búa lớn hơn. Cuiyuan nghĩ về bài văn cô chấm điểm A dù cô biết không hề xứng đáng, chỉ bởi vì nam sinh viết bài văn ấy dường như thấu hiểu cô. Còn Zongzhen lại chán nản về cuộc hôn nhân nhạt nhẽo của mình. Và tôi, có những lúc ngồi trên xe bus, cũng tự hỏi việc lúc nào cũng chạy đua, cũng mải miết vượt lên người khác có mệt mỏi không? Tôi tự hỏi cuộc đời chẳng lẽ cứ trôi đi như vậy: đi học, đi làm, rồi kết hôn, sinh con. Tôi chán ghét cuộc sống ngày thường, nơi tôi bị cuốn vào cuộc chiến vô tận của xã hội, bị áp lực đè nặng nhưng không dám tâm sự với ai cả vì sợ bị cho là yếu đuối, sợ bị người ta nắm được điểm yếu của mình.

Nhưng rồi những suy nghĩ ấy cũng chỉ thoáng qua trong chốc lát, và cuộc chiến ấy dù có mệt mỏi và vô vị đến mức nào thì tôi vẫn phải quay lại đường đua, tiếp tục chạy để đạt được những thứ mà xã hội gán lên chúng hai chữ “thành công”. Cuiyuan và Zongzhen cũng vậy, có lẽ trong một thoáng bất cần đời, họ muốn bỏ lại tất cả để đến với nhau, nhưng rồi hiện thực đã kéo họ lại, để họ tiếp tục làm tròn bổn phận của mình với gia đình, để tiếp tục cuộc sống nhàm chán ấy. Thực ra tôi không cho rằng họ “were in love” như Trương Ái Linh đã mô tả. Tôi không tin vào tình yêu sét đánh, huống chi cả Cuiyuan và Zongzhen cũng không phải những người đẹp nghiêng nước nghiêng thành khiến người ta đổ gục sau một lần gặp gỡ. Tôi tin đó chỉ là một phút yếu lòng khi tìm thấy một tâm hồn đồng điệu khiến họ có cảm giác được thấu hiểu. Khi lý trí bắt đầu lấy lại thế thượng phong trước tình cảm, họ sẽ hoàn hồn lại mà thôi.

Đến cuối cùng, tác giả mập mờ về việc liệu toàn bộ cuộc gặp gỡ phải chăng chỉ là những suy nghĩ vẩn vơ trong đầu của Cuiyuan, rằng Thượng Hải đã ngủ gật trong chốc lát và mơ một giấc mơ viển vông. Eileen cứ úp mở như thế mà kết thúc câu chuyện, để tùy ý bạn đọc thỏa sức tưởng tượng. Đọc xong câu chuyện, tôi cứ thẩn thơ suy nghĩ, biết đâu cũng trên một chuyến xe vào một ngày đầy mệt mỏi nào đó, tâm hồn tôi cũng bị phong tỏa để tôi thoát khỏi cuộc sống ồn ào, náo nhiệt và giả tạo ngoài kia dù chỉ một chút mà thôi.

6. Hoa hồng đỏ, hoa hồng trắng

Có lẽ mỗi người đàn ông đều từng có hai người phụ nữ như vậy, ít nhất là hai. Cưới hoa hồng đỏ, lâu dần, hoa đỏ trở thành vệt máu của con muỗi dính trên tường, hoa trắng vẫn là “trăng sáng treo đầu giường”; cưới hoa hồng trắng, hoa trắng chỉ còn là hạt gạo vương trên quần áo, hoa đỏ lại trở thành nốt chu sa trong lòng.

TRƯƠNG ÁI LINH

Tôi biết đến câu nói trên khá lâu trước khi tôi cầm trên tay cuốn sách này, tôi nghe cả hai bài “Hoa hồng đỏ”, “Hoa hồng trắng” của Trần Dịch Tấn vài tháng trước khi tôi đọc câu chuyện. Nói thế để mọi người hiểu câu nói này phổ biến như thế nào, và tôi rất thích câu nói này vì nó đúng, có lẽ là với cả hai giới.

Chấn Bảo xuất thân từ một gia đình nghèo nhưng anh ta không muốn làm một con buôn nhỏ lẻ sống qua ngày. Anh ta muốn thoát khỏi cảnh nghèo khó bần hàn, và may thay thời thế đã ủng hộ anh ta, khi Trung Quốc dần thoát khỏi chế độ phong kiến (chí ít ngoài mặt là như thế), anh ta được trao cơ hội ra nước ngoài du học. Có lẽ chính cái xuất thân và thời đại anh ta sống đã tạo nên tư tưởng và tính cách của anh ta. Anh ta tự nhận mình là người sống lý trí,muốn mọi thứ phải thật hoàn hảo. Anh ta muốn được người đời, dù đó là người lạ hay chính anh em, vợ và cả mẹ anh ta cũng phải nể trọng một con người hào sảng, giỏi giang, cương trực như anh ta mặc cho bên trong đó là một tâm hồn mục ruỗng, một thứ nhân cách tốt đẹp nửa mùa, một bản chất tham lam và hèn hạ.

Chấn Bảo nghĩ mình rất lí trí khi đã từ chối lời mời gọi của Hồng Hoa, nhưng cũng chính con người lý trí đó đã lao vào cuộc tình với Kiều Nhụy, cho đến khi cô ta sẵn sàng ly dị chồng để đến với anh ta thì lý trí của Chấn Bảo lại thật đúng lúc trỗi dậy. Anh ta đột nhiên nhớ tới người mẹ đã tần tảo nuôi anh ta ăn học, nhưng rồi sau này cũng lại là anh ta muốn mẹ mình phải vỗ vai khen ngợi cho sự hết lòng hiếu thảo của bản thân. Thật là một người con có hiếu!

Bỏ lại hoa hồng đỏ với tình yêu nồng cháy mãnh liệt, Chấn Bảo chọn yên bề gia thất bên bông hồng trắng Mạnh Yến Ly. Yến Ly đúng nghĩ là một bình hoa di dộng, để người đời nhìn vào mà ngưỡng mộ Chấn Bảo: con nhà (từng) danh giá, học hành tàng tàng, cao gầy thẳng đuộc từ trên xuống dưới, liễu yếu đào tơ, nhu mì dịu dàng; nói chung là quá phù hợp để làm vợ, nhưng rất tiếc khó có thể trở thành người tình.

Không biết khi Chấn Bảo chửi Yến Ly là “đồ hạ lưu”, “bản thân quá thảm hại nên mới tìm một người còn thảm hại hơn”, anh có nghĩ đến cuộc tình vụng trộm khi xưa với Kiều Nhụy. Phải chăng hoa hồng đỏ của anh cũng bị chồng mình không coi ra gì nên mới phải tìm đến một kẻ thấp kém như anh? Thật nực cười làm sao.

Đến cuối cùng, khi đã quá mệt mỏi với lớp mặt nạ mình phải mang suốt nhiều năm qua, Chấn Bảo đã cho phép bản thân gỡ nó xuống trong chốc lát, để rồi ngày hôm sau, anh ta lại “cải tà quy chính”, tiếp tục để bọn muỗi mang tên “lương thiện” và “trách nhiệm” hút máu mình. Anh sẽ tiếp tục được người đời nể trọng, chút sự thông cảm và địa vị mà Yến Ly được bố thí cũng vì thế mà tan biến. Còn Kiều Nhụy, tác giả không nói rõ cô có thực sự sống hạnh phúc bên người chồng mới không, chỉ biết rằng chí ít cô cũng không trở thành vệt máu muỗi đầy thảm hại.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 40 Empty Re: Sách

Post by LDN Fri Feb 03, 2023 1:23 pm

TÁC GIẢ TRƯƠNG ÁI LINH VÀ SẮC - GIỚI - CÂU CHUYỆN ĐAM MÊ DỮ DỘI CỦA TÌNH YÊU VÀ GIÁN ĐIỆP.

Nxbtre

Trương Ái Linh (Eileen Chang) sinh ngày 30 tháng Chín năm 1920 tại Thượng Hải trong một gia đình dòng dõi quan lại nhà Thanh, tên thật là Trương Anh. Gia đình Ái Linh chuyển đến Thiên Tân năm 1922, nơi Ái Linh đi học vào năm lên bốn. Khi Ái Linh năm tuổi, mẹ cô bỏ đi Anh sau khi cha cô cưới một cô vợ lẽ. Sau đó ông lâm vào cảnh nghiện thuốc phiện.

Gia đình Ái Linh quay lại Thượng Hải năm 1928. Cô bắt đầu đọc Hồng Lâu Mộng khi mới tám tuổi. Hai năm sau, Trương lấy tên là Ái Linh và vào trường dòng nữ học. Ngay sau đó, mẹ cô trở về và và ly dị. Tuổi thơ bất hạnh của Ái Linh trong gia đình tan vỡ chắc chắn đã là nguyên nhân khiến cho các tác phẩm sau này có tâm thế bi quan. Năm 1932, cô viết cuốn truyện vừa đầu tay.

Ngay từ khi học trung học phổ thông cơ sở, Ái Linh đã thể hiện năng khiếu văn chương qua những tác phẩm được đăng trên tạp chí trường học. Năm 1938, sau một trận cãi nhau với mẹ kế và cha, cô bỏ nhà đến ở với mẹ. Năm sau, Ái Linh nhận được học bổng học tại Đại học London, nhưng cơ hội này bị bỏ lỡ do chiến tranh ở Trung Quốc. Vì vậy, cô theo học văn chương ở Đại học Hồng Kông. Chỉ một học kỳ sau, ngày 25 tháng Chạp năm 1941, Hồng Kông rơi vào tay Nhật Bản cho đến tận năm 1945.

Trương Ái Linh quay về Thượng Hải. Dự định ban đầu của cô là hoàn thành bằng đại học ở trường Đại học Saint John ở đây, nhưng việc học chỉ kéo dài được hai tháng. Thiếu tiền là một nguyên nhân khiến cô phải bỏ trường. Cô từ chối công việc dạy học hoặc làm biên tập viên, để tập trung vào việc cô làm tốt nhất - viết văn. Mùa xuân năm 1943, Ái Linh có một cuộc gặp định mệnh với biên tập viên và trở thành nhà văn được độc giả chú ý nhất ở Thượng Hải năm 1943-1944, mặc dù tuổi đời còn rất trẻ. Hai tập sách gây tiếng vang là Truyện lãng mạn (1944) và Viết trong làn nước (1945).

Nữ văn sĩ Trương Ái Linh (1920 - 1995)

Ái Linh kết hôn năm 1944 với Hồ Lan Thành, một nhà văn hơn cô 14 tuổi, trong một lễ cưới bí mật. Trong khi họ quan hệ với nhau, Hồ Lan Thành vẫn cưới người vợ thứ ba. Bất chấp điều này, Ái Linh vẫn yêu ông ta, lúc này đã bị coi như kẻ phản bội vì cộng tác với người Nhật. Sau khi cưới, Hồ Lan Thành đến Vũ Hán làm cho một tờ báo. Khi ông ta vào viện khám bệnh, ông đã quyến rũ một nữ y tá 17 tuổi và sau đó sống với cô này. Khi Nhật đầu hàng năm 1945, ông ta dùng một cái tên giả và trốn ở vùng quê rồi có quan hệ với một một phụ nữ nông thôn. Khi Ái Linh tìm ra ông ta, cô nhận thấy không thể cứu vãn được hôn nhân và ly dị năm 1947.

Năm 1952, Trương Ái Linh di cư đến Hồng Kông và làm phiên dịch cho Thông tấn xã Hoa Kỳ trong ba năm. Cô chuyển đến Mỹ sau đó và không bao giờ trở lại Trung Quốc đại lục nữa. Ở Mỹ, Ái Linh kết hôn lần thứ hai với nhà biên kịch Ferdinand Reyher vào năm 1956. Bà trở thành công dân Mỹ vào năm 1960. Ferdinand qua đời năm 1967 do bệnh tim. Ái Linh sau đó có làm trong thời gian ngắn ở các trường Radcliffe College (1967) and UC Berkeley (1969-1972). Bà cũng tham gia chuyển ngữ một số tác phẩm.

Trương Ái Linh chuyển đến sống ở Los Angeles năm 1972 và sống ẩn dật cho đến cuối đời. Ngày 8 tháng Chín năm 1995, người ta phát hiện ra bà đã chết trước đó vài ngày tại một căn phòng chung cư cũ kỹ.

Năm 2007, bộ phim Lust, Caution (Sắc, giới) của đạo diễn Lý An dựa trên truyện vừa của Trương Ái Linh đã thu hút được sự chú ý và dư luận nhiều chiều trên khắp thế giới. Bộ phim đã đoạt giải Sư tử vàng LHP Venice cùng năm. Một lần nữa, tác phẩm và sự nghiệp của “kỳ nữ” trên văn đàn văn học hiện đại Trung Quốc được khám phá lại. Các tác phẩm nổi bật của bà còn có Khuynh thành chi luyến, Bán sinh duyên, Lư hương, Trái đất trần trụi…

…Sắc, giới là một câu chuyện đam mê dữ dội của tình yêu và gián điệp, trong bối cảnh Thượng Hải thời thế chiến II.

Giữa lúc quân Nhật chiếm đóng Trung Quốc và Hồng Kông, hai sinh mệnh quyện chặt vào nhau: Vương Giai Chi, một nữ sinh viên hoạt động cho quân kháng chiến, và ngài Dị, một chính khách uy quyền làm việc cho chính quyền thân Nhật. Trong khi chơi trò chơi bí mật ngoại tình bên những bữa tiệc trà quý tộc Thượng Hải và công việc can dự vào chính trị đầy bất trắc với ý thức hệ của riêng mình, họ không thể cưỡng lại được sức hấp dẫn của nhau, như thể đó là hai mặt của định mệnh. Được viết bằng giọng văn gợi cảm, tinh tế và đẫm không khí chính trị ngột thở, Sắc, giới vẽ nên một Thượng Hải thời những năm 1940 đầy ma mị làm nền cho một cuộc tình nhục cảm mang cái kết ngoài dự đoán.

Những nhận xét về quyển sách:

“Một nhà văn viết hư cấu đặc biệt và gây sững sờ.”
– New York Times Book Review

“Một bậc thầy về truyện ngắn… Thế giới của Trương Ái Linh là một nơi chốn khắc nghiệt và u uẩn nơi con người đấu tranh để tìm thấy lối trong tình yêu nhưng thường thất bại dưới áp lực gia đình, truyền thống và tập tục.”
– The New Yorker

“Trương Ái Linh, một tiểu thuyết gia và cây bút truyện ngắn nổi tiếng - người đã mài sắc những nghiên cứu tâm lý đầy tinh tế và ngôn từ chuẩn xác - đã được ca ngợi như một bậc kỳ tài của văn học Trung Quốc hiện đại.”
– New York Times

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 40 Empty Re: Sách

Post by LDN Fri Feb 03, 2023 1:29 pm

Thế giới tình tiền hoan lạc của tác giả 'Sắc, Giới'

Zingnews

Trương Ái Linh (Eileen Chang), 1920-1995, gia thế và học vấn đều hiển hách - thực sự là đỉnh cao văn học Trung Hoa trong giai đoạn giao hòa Âu Mỹ.
Lê Thượng Nhã

Gia đình nội ngoại xuất thân đều là quan lại nhà Thanh, được thừa hưởng một nền giáo dục châu Âu từ thời niên thiếu, thái độ về vật chất của Trương nữ sĩ đầy vẻ tao nhã: "Tôi thích tiền, vì tôi chưa từng nếm trái đắng của nó, không biết mặt xấu của nó, chỉ biết đến mặt tốt của nó mà thôi”. Nói về tiền mà không thấy hôi tanh mùi tiền, cái cốt cách vừa phàm tục vừa thần tiên đó, mấy ai có được.

Trong các tác phẩm của Trương Ái Linh đầy rẫy những câu đích đáng mà thấm thía như vậy. Như: “Đàn bà vô dụng mới là người đàn bà lợi hại nhất”(Hồng loan hỷ), hay “Trong đời Chấn Bảo có hai người phụ nữ, một người là hoa hồng bạch, một người là hoa hồng nhung. Một người là vợ hiền tiết tháo nền nã, một người là tình nhân mãnh liệt nồng nàn, thường xưa nay người ta vẫn chia tách hai chữ ‘tiết liệt’ thành ra như vậy...”. (Hoa hồng nhung và hoa hồng bạch).

Đó là những trích dẫn trong tập truyện Khuynh thành chi luyến (Bản tiếng Anh chuyển ngữ sát nghĩa đen của tiếng Trung: Love in a fallen city) – một trong hai tập truyện ngắn đã được xuất bản gần đây tại Việt Nam của Trương Ái Linh (tập kia là Sắc, Giới), dịch giả Trần Quang Đức và Trần Trúc Ly chuyển ngữ sang tiếng Việt là Chuyện tình giai nhân, NXB Văn học phát hành.

Tập truyện Khuynh thành chi luyến được xuất bản tại Việt Nam với tên gọi Chuyện tình giai nhân.

Tập truyện Khuynh thành chi luyến được xuất bản tại Việt Nam với tên gọi Chuyện tình giai nhân.
Truyện không dày nhưng vừa đọc lâu vừa nặng trĩu. Không có chỗ cho sự lãng mạn dài lâu, đàn ông thì đểu, đàn bà thì xuẩn, hèn người đi vì yêu, mà rồi ai cũng ích kỷ để mà sống qua ngày trong cái nhà cái ngõ đầy nhóc anh em họ hàng chăm chăm nhìn ngó soi xét.

Những người đàn bà khuynh thành của Trương nữ sĩ đều bi kịch. Hoa hồng bạch Vương Kiều Nhụy ở tuổi trung niên, nhụy úa hương phai, gặp lại người tình cũ Chấn Bảo kia, chàng không nhớ những ngày mặn nồng xưa, chỉ săm soi để ý thấy nàng mập lên. Rồi hai người đàn ông Tây học, hai anh em Chấn Bảo và Đốc Bảo thì thầm gật gù với nhau, tưởng thương cảm mà sặc mùi đạo đức giả: “Già rồi, già đi nhiều rồi”.

Phũ phàng với đàn bà, Trương Ái Linh cũng chẳng ưu ái đàn ông, khi họ cũng chẳng trân trọng gì phụ nữ. Muốn vợ tiết tháo nền nã, nhưng sang Paris học thì chơi gái điếm thành thần, “không sợ chơi hạ lưu, tùy tiện, bẩn thỉu, càng là những chốn hạ đẳng càng có mùi vị nguyên sơ”. Còn như bạn gái cũ, lúc người ta còn trẻ đẹp thì xài, mấy chục năm sau gặp lại, nhan sắc tầm thường, thì lướt luôn chẳng mấy ưu tư.

“Tôi tin vào con người, nhưng tôi không tin vào bản tính của họ”, Trương Ái Linh từng phát biểu như vậy.

Nhìn chung là đời người luôn cô độc, đàn ông đàn bà đến với nhau bởi những xô đẩy sai lầm, các chị gái xinh đẹp hay xấu xí đều quay cuồng trong vòng xoáy mai mối, hẹn hò, hôn nhân sắp đặt, ly hôn “như Tây” nhưng vẫn không thể vượt thoát khỏi cửa ngõ khu nhà tứ hợp viện.

Báo The New Yorker đã bình luận rằng: “Thế giới của Trương Ái Linh là một nơi chốn khắc nghiệt và u uẩn, nơi con người đấu tranh để tìm thấy lối trong tình yêu nhưng thường thất bại dưới áp lực gia đình, truyền thống và tập tục”.

Chúng ta cũng có thể đọc một vài trích dẫn, mà không cần bình luận gì thêm:

"Một người con gái, dẫu có tốt đẹp hơn nữa, nếu đã không có được tình yêu của người khác giới, cũng sẽ không có được sự tôn trọng của những người đồng giới. Ở điểm này, đàn bà con gái nhỏ mọn như vậy đấy”.

“Đàn ông thông thường đều thích dạy cho đàn bà hư đi, sau đó lại thích cảm hoá người đàn bà hư khiến họ trở thành ngoan”.

“Hôn nhân chẳng qua là sự bán dâm trường kỳ”.

"Chạy chọt cho ông ấy ra tù mãi mới xong, vừa về nhà đã chui tọt vào phòng vợ bé".

Có thể thấy sâu sắc dấu ấn của Trương Ái Linh trong các dòng văn học tình cảm xã hội sau này của các nữ tác giả viết tiếng Hoa, như Bạch Lạc Mai, Tân Di Ổ, Đồng Hoa, Phỉ Ngã Tư Tồn…

Những đoạn tả cảnh lụa là long lanh âm u như trong không khí phim Sắc, Giới của đạo diễn Lý An. Những tinh tế phũ phàng cao ngạo được các tác giả ngôn tình học hỏi lại dưới nhiều mức độ khác nhau, cũng phần nào thể hiện mức độ ảnh hưởng sâu rộng của nữ sĩ.

Tinh thần văn hóa và xã hội Đông Á với tất cả tinh túy và khắc nghiệt của nó đầy ắp trong câu chữ u uẩn của Trương Ái Linh, thời gian trôi qua vẫn giữ nguyên, lặng lờ như một mạch nước ngầm sâu rộng, dù có thể hình thức mới trên bề mặt. Văn chương yêu đương hồng tuyết tưởng nhỏ mọn phất phơ mà chất chứa nhiều điều hơn thế. Mới hay, không có cái tầm thường, mà là do lòng người vốn đã mang định kiến vậy.

Lý An đã dựng lại không khí rất chuẩn của các tác phẩm Trương Ái Linh trong phim Sắc, Giới.

Trương Ái Linh đã đem cả việc Hương Cảng sa vào tay giặc để tác hợp cho cặp đôi Bạch Lưu Tô với Phạm Liễu Nguyên trong Khuynh thành chi luyến. Bày trò trời đất nổi can qua cũng chỉ làm bối cảnh cho một đêm riêng tư rã rời nồng cháy. Trong lòng mỗi cặp yêu đương, mối tình của riêng mình đã đủ khuynh thành.


Last edited by LDN on Fri Feb 03, 2023 3:47 pm; edited 1 time in total

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 40 Empty Re: Sách

Post by LDN Fri Feb 03, 2023 1:32 pm

Trương Ái Linh – Chuyện đời buồn nhuộm vào văn nghiệp

Zingnews

Hiện lên trong trang văn của Trương Ái Linh là một Trung Quốc khiến người đọc não lòng. Nơi đó có những con người đáng thương bị thời thế làm cho chao đảo.

Thụy Oanh

Trương Ái Linh tên thật là Trương Anh, bà sinh năm 1920 tại Thượng Hải trong một gia đình trâm anh thế phiệt, dòng dõi quan lại. Bà nội của Trương Ái Linh là con gái lớn của đại thần Lý Hồng Chương, người được Từ Hy thái hậu và Hoàng đế Quang Tự trọng dụng trong triều đình Mãn Thanh.

Ông vừa là nhà quân sự, nhà ngoại giao có tài. Chính Lý Hồng Chương đã đứng lên khởi binh dẹp loạn Thái Bình Thiên Quốc và ký hàng loạt hiệp ước giữa triều đình Mãn Thanh và liên quân Anh, Pháp.

Còn mẹ của nữ văn sĩ là Hoàng Tố Quỳnh cháu gái của Đề đốc Hoàng Dực Thăng, người từng làm quan dưới quyền của Lý Hồng Chương. Cha mẹ bà đến với nhau do sự sắp đặt của gia đình và được xem là một trong những đám cưới môn đăng hậu đối. Nhưng cuộc hôn nhân đó sớm đã bộc lộ những rạn nứt. 

Sống trong một gia đình nhà nhà Nho thủ cựu và mang nặng tư tưởng phong kiến, lại phong lưu đa tình, Trương Chí Di đã say mê người phụ nữ khác. Ngược lại, từ bé cha của Hoàng Tố Quỳnh đã khuyến khích con gái tiếp xúc với văn minh phương Tây.

Luôn tự hào mình là phụ nữ thế hệ mới, Tố Quỳnh kịch liệt phản đối chế độ “tam thê, tứ thiếp” tồn tại hàng ngàn năm ở Trung Quốc. Chính vì thế, việc Trương Chí Di cưới vợ bé như đòn chí mạng vào lòng kiêu hãnh của bà.

Vào đầu những năm 1920, Trung Quốc đang lao đao với nạn thuốc phiện, người nghiện thuốc rất nhiều và cha của Trương Ái Linh cùng người vợ bé cũng trở thành “nô lệ” của bàn đèn. Năm 1923, quá chán nản với cuộc hôn nhân không còn lối thoát, Hoàng Tố Quỳnh bỏ sang Anh. Cũng trong năm đó, Trương Chí Di chuyển cả nhà từ Thượng Hải tới Thiên Tân. 

Năm 1927, Hoàng Tố Quỳnh đã trở về Trung Quốc và khuyên nhủ Trương Chí Di. Nhưng người đàn ông cổ hủ đó đã lún sâu vào nghiện ngập và không hề hối cải. Năm 1930, mẹ của Trương Ái Linh quyết định ly hôn. Do mẹ bà không dành quyền nuôi con nên hai chị em Trương Ái Linh sống với cha. Năm 18 tuổi, sau xung đột gay gắt với cha và mẹ kế, Trương Ái Linh chuyển đến sống với mẹ.

Mẹ của bà đã hướng con gái tiếp xúc với nền văn minh phương Tây từ rất sớm. Từ nhỏ, Trương Ái Linh đã theo học ở trường trung học Thiên chúa
St. Mary's Hall, ở đây bà được học cả tiếng Trung và tiếng Anh.

Đến năm 1939, Trương Ái Linh nhận được học bổng của Đại học London nhưng không nhập học vì chiến tranh Trung-Nhật nổ ra. Để tiếp tục giấc mơ học đại học bà đã chọn ngành Văn học Anh tại Đại học Hồng Kông.

Nhưng tới năm 1941, khi chỉ còn một học kỳ nữa là hoàn thành chương trình học, Hồng Kông lại bị quân Nhật chiếm đống. Trương Ái Linh quyết định về Trung Quốc học tiếp nhưng mọi dự định của bà đều không thành vì lý do tài chính.

Cuộc đời của Trương Ái Linh rơi vào bi kịch khi bà kết hôn với người chồng đầu tiên là Hồ Lam Thành, người đàn ông này cũng là mối tình đầu của Trương Ái Linh. Họ gặp nhau vào năm 1943 và kết hôn sau đó một năm với một đám cưới nhỏ, giản dị, không có sự chứng kiến của người thân. Vị khách duy nhất trong hôn lễ là người bạn thân từ thời trung học của cô dâu là Fatima Mohideen.

Những bi kịch đã xảy ra với Hoàng Tố Quỳnh năm xưa lại lặp lại với cô con gái Trương Ái Linh. Sau khi kết hôn, Hồ Lam Thành sớm ngoại tình. Không những thế, người đàn ông này còn là một phần tử thân Nhật và khiến nữ nhà văn gặp không ít rắc rối.

Năm 1945, Hồ Lam Thành trốn tới Triết Giang và sống cùng người phụ nữ khác sau khi quân Nhật đầu hàng. Một số nhà nghiên cứu cho rằng trong tác phẩm nổi tiếng của Trương Ái Linh là Sắc, Giới (Lust, Caution) có nhiều chi tiết dựa trên cuộc hôn nhân của tác giả và Hồ Lam Thành. Lại có ý kiến khác nói nhà văn đã dựa trên câu chuyện nữ điệp viên Trịnh Đình Như mưu sát tên Hán gian Mạc Đinh Thôn để viết nên tiểu thuyết này.

Hai diễn viên chính Lương Triều Vĩ và Thang Duy trong phim Sắc, Giới của đạo diễn Lý An dựa theo tác phẩm của Trương Ái Linh. 

Năm 1949, khi Thượng Hải xây dựng chính quyền mới bà đã quay trở lại đây và tham gia vào đoàn đại biểu văn hóa. Chính Trương Ái Linh cũng đã về vùng nông thôn để viết về cải cách ruộng đất nhưng không thành công.

Do không hòa nhập được với thời cuộc nên trong suốt khoảng thời gian dài, Trương Ái Linh bị xem là nhà văn đối lập ở Trung Quốc đại lục. Mãi cho đến sau cải cách mở cửa, các tác phẩm của bà mới được nhìn nhận lại.

Năm 1955, Trương Ái Linh di cư sang Mỹ. Một năm sau đó bà kết hôn với biên kịch người Mỹ, Ferdinand Reyer . Bất hạnh hôn nhân lại một lần nữa ập đến với Trương Ái Linh khi chồng bà qua đời vào năm 1967 sau một thời gian bệnh nặng. Bà sống cô đơn, không con cái cho đến cuối đời. Trương Ái Linh mất năm 1995 tại căn hộ nhỏ ở Los Angeles. Suốt bốn mươi năm bà không trở về Trung Quốc.

Tập truyện ngắn Chuyện tình giai nhân của Trương Ái Linh. 

Ngoài Sắc, Giới, Trương Ái Linh còn một số truyện ngắn và tiểu thuyết xuất sắc viết về Trung Quốc trong giai đoạn đầu thế kỉ XX như: Chuyện tình giai nhân, Cái gông vàng, Hoa hồng trắng, hoa hồng đỏ, Bán sinh duyên.

Bao trùm lên các tác phẩm của bà là một không gian u tối của thời cuộc. Khi xã hội còn đang mịt mờ giữa cái cũ và cái mới thì cơn lốc chiến tranh đã ập tới. Trong hoàn cảnh ấy con người không thể sống thật với cảm xúc của mình mà buộc phải toan tính đặc biệt là trong tình yêu.

Trong cuộc đời mình, Trương Ái Linh có rất nhiều duyên nợ với Thượng Hải. Phải chăng vì lẽ ấy, nên mảnh đất này hiện lên trong văn bà một cách đầy day dứt và nhiều lưu luyến.


Last edited by LDN on Fri Feb 03, 2023 3:52 pm; edited 1 time in total

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 40 Empty Re: Sách

Post by LDN Fri Feb 03, 2023 1:36 pm

The Reading Ladies

CHUYỆN TÌNH GIAI NHÂN – TRƯƠNG ÁI LINH

Ban đầu lúc mới đọc tựa sách và lướt qua lời giới thiệu, tui cứ nghĩ mình sẽ đọc một cuốn tiểu thuyết tình cảm sướt mướt đẫm nước mắt. Nhưng trái ngược với những suy đoán ban đầu, tuyển tập này khiến người đọc thực sự được thưởng thức nội dung, tận hưởng cái cảm giác ưu phiền, lưu luyến diễn biến đến mức không thực sự cần thiết đọc đến kết thúc. Tác giả viết về những câu chuyện tình trắc trở, mà không, nói “chuyện tình” không đúng đến một nửa bởi từ này vẫn đẹp và thơ quá. Những mối tình trong đây thì bất hạnh, những cuộc đời trong đây thì bi kịch. Có lẽ do dụng ý sắp xếp các câu chuyện mà đem đến cho tui cảm giác càng về sau bi kịch tình cảm càng lớn, câu chuyện đầu tiên là chuyện duy nhất kết thúc có hậu (dù cái có hậu đó cũng không biết là có hậu thật không), đến chuyện cuối cùng thì như muốn điên cùng nhân vật vì cảm giác “ngược tâm” nó rõ ràng và vật vã lắm. Suốt mấy ngày đọc tui luôn thường trực cảm giác nửa thân quen nửa lạ lẫm, cố gắng hồi tưởng lại những tác giả Trung Quốc trước đây đã đọc, hình dung xem cái chất văn này gợi nhớ đến ai. Dù không mấy liên quan, phong cách cũng rất khác, nhưng tui nhận ra cảm giác của tui nhắc đến Quỳnh Dao và Lỗ Tấn song song. Cũng có thể bối cảnh thời kỳ cải cách tạo ra sự tương đồng nhất định, nhưng chất văn tinh tế có lẽ là điều gây liên hệ nhiều hơn. Dù là viết về tình yêu nhưng không yêu đương thắm thiết mà gợi đến những hoài niệm xa xôi, những vọng tưởng về một thứ tình cảm đơn sơ thuần khiết bị dập tắt bởi hoàn cảnh và những định kiến thời đại, số phận trớ trêu của những con người càng khát khao yêu đương càng bị đưa đẩy trôi dạt đến những vùng lầy bên lề xã hội. Văn của Trương Ái Linh vừa có phần bi luyến vừa có phần dửng dưng. Có lẽ cũng bởi vì chính cuộc đời của bà lắm gian truân, thấu rõ đa đoan trong đời, nên lời văn chảy ra dưới ngòi bút của bà cũng tình, cũng buồn, cũng cô độc như vậy.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 40 Empty Re: Sách

Post by LDN Fri Feb 03, 2023 1:41 pm

'Sắc giới' tái sinh nhà văn Trương Ái Linh

VnExpress

Cuộc săn lùng tác phẩm của Trương Ái Linh - nữ tiểu thuyết gia được yêu thích nhất tại Trung Quốc thế kỷ 20 - đang lên đến đỉnh của một cơn sốt chưa có dấu hiệu giảm nhiệt. Sự hồi sinh này bùng phát mạnh mẽ khi phim "Sắc giới" chuyển thể từ truyện ngắn của bà làm nóng các rạp chiếu phim trên thế giới.

Thanh Huyền

Đĩa lậu phim Sắc giới của đạo diễn Lý An đã len lỏi tới mọi ngóc ngách ở Thượng Hải và Bắc Kinh. Nhưng khán giả Trung Quốc đại lục vẫn hối hả bay sang Hong Kong để được thưởng thức bộ phim một cách trọn vẹn sau khi đã xem bản bị cắt xén qua khâu kiểm duyệt trong nước. Một cuộc giằng co cũng dấy lên sôi nổi giữa Nhà xuất bản Đài Loan Crown - đơn vị giữ bản quyền toàn bộ tác phẩm của Ái Linh - với giới làm sách Trung Quốc, khi có hơn chục nhà xuất bản đại lục cùng hiệp lực đặt ra nghi ngờ về quyền sở hữu tác quyền của Crown và tính hợp pháp của bản di chúc của nhà văn.

Những ai không đủ điều kiện sang Hong Kong cũng có cơ hội bù đắp sự thua thiệt của mình bằng cách chen chân đến nhà hát, xem vở kịch chuyển thể từ Red Rose, White Rose - một tiểu thuyết khác của Trương Ái Linh, do đạo diễn Tian Qinxin dàn dựng. Truyện xoay quanh Zhenbao, một chàng trai trẻ vừa trở về Thượng Hải sau nhiều năm học tập ở Anh. Anh đem lòng yêu say đắm cô bạn xinh đẹp Red Rose nhưng vì mẹ nên buộc phải cưới cô gái khác là White Rose. Trương Ái Linh đưa ra một kết luận, mỗi người đàn ông đều ít nhất một lần trong đời phải đối mặt với tình huống tương tự. Và chọn con đường nào cũng không tìm được hạnh phúc. Nếu cưới Red Rose, hôn nhân trở thành "vệt máu của con muỗi chết dính lại trên tường". Còn nếu cưới White Rose, cuộc sống gia đình sẽ là "một hột cơm bầy nhầy dính trên quần áo".

Trương Ái Linh (1920-95) được coi là nhà văn của phụ nữ. Truyện của bà đầy ắp những đam mê tình yêu, sự ngoại tình, bội tín, những trái tim tan vỡ của con người thuộc tầng lớp trung lưu ở Thượng Hải trước cách mạng. Bà viết tiểu thuyết đầu tay từ khi mới 12 tuổi, xuất bản Red Rose, White Rose ở tuổi 24 và nổi tiếng với phát biểu: "Chúng ta nên nổi tiếng càng sớm càng tốt. Nếu danh vọng đến muộn, sự hân hoan sẽ không được trọn vẹn".

Sắc giới là câu chuyện về một nhóm sinh viên trong cuộc kháng chiến chống Nhật của người dân Trung Quốc. Vương Giai Chi - một cô gái xinh đẹp - nhận nhiệm vụ ám sát một tên Hán gian. Để quyến rũ kẻ địch, Giai Chi đã phải học cách làm tình với người bạn trong nhóm. Nhưng sau nhiều lần ân ái với kẻ phản bội, Giai Chi rút cục đem lòng yêu kẻ thù. Truyện chỉ dài khoảng 10 nghìn chữ, nhưng nhà văn đã phải viết đi viết lại trong vòng 20 năm. Bộ phim chuyển thể từ tác phẩm, do Lý An đạo diễn đoạt giải Phim xuất sắc tại giải Kim Mã 2007, giải Sư tử vàng tại Liên hoan phim Venice hồi tháng 9 và gây xôn xao dư luận với những cảnh sex quá nóng bỏng.

Hai nhân vật chính trong phim "Sắc giới". Ảnh: Movieweb.

Cuộc đời nhà văn Trương Ái Linh cũng bi kịch không kém những nhân vật được miêu tả trong các tác phẩm. Ái Linh sinh năm 1920 tại Thượng Hải trong một gia đình thế gia vọng tộc. Năm nhà văn lên 5 tuổi, mẹ bà sang Mỹ, sau khi bị chồng phản bội và ngang nhiên sống với một a hoàn. Cha của Ái Linh về sau trở thành kẻ nghiện ngập. Mẹ bà trở về Trung Quốc, khuyên chồng từ bỏ người vợ lẽ và đoạn tuyệt với ma túy. Nhưng cuộc hôn nhân giữa hai người vẫn không tránh khỏi tan vỡ. Tuổi thơ đầy đau khổ đã để lại trong trang văn Trương Ái Linh những dư âm bi quan, tuyệt vọng.

Năm lên 8 tuổi, Trương Ái Linh đã bắt đầu đọc Hồng Lâu Mộng. 4 năm sau, bà viết tiểu thuyết đầu tay.

Trương gặp người chồng đầu tiên Hồ Lan Thành năm 1943. Họ kết hôn một năm sau đó, Nhà văn yêu chồng một cách say đắm, dù ông từng có một đời vợ và là kẻ phản bội thân Nhật. Năm 1945, khi phát xít Nhật bị đánh bại, Hồ Lan Thành chạy đến Ôn Châu và sống với một người đàn bà khác. Ái Linh vô cùng đau khổ, nhưng chỉ khi tìm gặp được người chồng bội bạc, bà mới nhận ra, cuộc hôn nhân của mình là không thể nào cứu vãn. Họ ly dị năm 1947.

Vào những năm 1950, Trương đến Hong Kong và sau đó sang Mỹ định cư. Kể từ đó, bà không trở lại Trung Quốc một lần nào nữa. Năm 1956, nhà văn kết hôn lần thứ hai với nhà biên kịch Mỹ Ferdinand Reyer. Reyer bị liệt sau một tai nạn vào năm 1961. Năm 1967, ông qua đời. Từ đó, nhà văn sống nép mình và chết một cách lặng lẽ trong một căn hộ đi thuê ở Los Angeles vào 1995.

Sau cách mạng, tác phẩm của Trương Ái Linh bị cấm tại Trung Quốc suốt một thời gian dài. Bà chỉ được đọc lại trong những thập kỷ gần đây.

"Tác phẩm của Trương Ái Linh ngày càng trở nên cuốn hút, vì chúng không liên quan đến chính trị, đến chủ nghĩa dân tộc. Đó là những câu chuyện về con người cá nhân", đạo diễn Tian Qinxin nhận xét.

(Nguồn: IHT)

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 40 Empty Re: Sách

Post by LDN Fri Feb 03, 2023 1:57 pm

Revelogue

Trương Ái Linh: Đóa hoa kiêu bạc giữa đời nhiễu nhương

Diệu Uyển

Mang bi thương nhuộm vào câu chữ, Trương Ái Linh là người dùng ngòi bút tài hoa của mình để thêu dệt nên xã hội Trung Hoa thời Dân Quốc, nơi tình yêu của những phận đời đáng thương bị thời thế loạn lạc làm cho chao đảo.

Những tác phẩm của nữ nhà văn là khúc đàn tịch mịch của đời thường giữa nhân gian khói lửa, ở đấy có ham muốn trần tục, có cái hư vô nơi bể đời mênh mang và có cả sự hoang vắng vô bờ của cuộc sống sau khi tình yêu khép lại bởi bi kịch.

Trương Ái Linh và duyên bút mực nảy nở giữa tuổi thơ thiếu thốn tình thương
Nữ nhà văn tên thật là Trương Anh, bà sinh trưởng trong một gia đình trâm anh thế phiệt bậc nhất thời bấy giờ, cả ông nội và ông ngoại đều là quan lớn trong triều đình nhà Thanh.

Vậy nhưng nhà văn lại phải trải qua một tuổi thơ không mấy êm ấm, cuộc hôn nhân được xem như môn đăng hộ đối của cha mẹ bà do sự sắp đặt từ gia đình chưa bao giờ hạnh phúc.

Sau một khoảng thời gian chung sống, giữa hai người dần hình thành những rạn nứt bởi tư tưởng và tính cách trái ngược nhau, điều này đã khiến cuộc hôn nhân của cha mẹ Trương Ái Linh rơi vào bế tắc.

Trương Quốc Chí cha bà sinh trưởng trong một gia đình nhà Nho thủ cựu mang nặng tư tưởng phong kiến cộng với bản tính phong lưu, ông sớm đã si mê người phụ nữ khác và muốn lập tam thế tứ thiếp để thỏa lòng ham mê nữ sắc của mình.

Ngược lại mẹ Trương Ái Linh là Hoàng Tố Quỳnh đã được tiếp xúc với nền văn minh của Phương Tây từ trước và luôn tự hào mình là người phụ nữ có tư tưởng tiến bộ, không bị gông cùm của những hủ tục lạc hậu thời phong kiến xiềng xích.

Vì vậy, việc Trương Quốc Chí nạp thiếp giống như một đòn đả kích chí mạng vào lòng tự tôn của bà, việc này đã đẩy cuộc hôn nhân đang lưng chừng trên bờ vực đổ vỡ hoàn toàn rạn nứt.

Không dừng lại ở đó, cha của Trương Ái Linh và người vợ hai còn trở thành nô lệ của bàn đèn, đó là tệ nạn thuốc phiện vô cùng nghiêm trọng của Trung Quốc lúc bấy giờ. Chán nản với cuộc hôn nhân bế tắc, Hoàng Tố Quỳnh quyết định dứt áo sang Anh sinh sống.

Cùng khoảng thời gian đó, cả nhà Trương Ái Linh cũng chuyển từ Thượng Hải đến Thiên Tân, mẹ của nhà văn từng về nước khuyên bảo chồng nhưng lời nói của bà chẳng thắng nổi tư tưởng thủ cựu cả đời Trương Quốc Chí mang nặng và cơn nghiện đã ngấm sâu vào người.

Bất lực trước cuộc hôn nhân đã đi vào ngõ cụt, Hoàng Tố Quỳnh quyết định ly hôn và không giành quyền nuôi con nên hai chị em Trương Ái Linh sống với cha nhưng sau đó không lâu, bà đã xảy ra xung đột với Trương Quốc Chí và mẹ kế, vì thế nhà văn đã chuyển đến sống với mẹ.

Mặc dù sống trong gia đình không mấy êm ấm nhưng từ rất sớm, Trương Ái Linh đã bộc lộ được tài năng văn chương của mình.

Trương Ái Linh sinh trưởng trong một gia đình trâm anh thế phiệt
Chính cuốn tiểu thuyết Hồng Lâu Mộng đọc năm mười tuổi đã đưa bà bén duyên với nghiệp bút nghiêng, đến năm mười hai tuổi, Trương Ái Linh viết cuốn tiểu thuyết ngắn đầu tay và rất nhiều bài đăng trên tạp san của trường khẳng định năng lực của bà.

Năm 1939, nhà văn nhận được học bổng toàn phần của đại học London nhưng không thể nhập học vì chiến tranh Trung – Nhật nổ ra, vậy nên bà quyết định đăng ký vào ngành văn học Anh ở đại học Hồng Kong để tiếp tục con đường học tập.

Đến năm 1941, khi chỉ còn một học kỳ nữa là khép lại ngày tháng ngồi trên ghế giảng đường của Trương Ái Linh thì Hồng Kong bị quân Nhật chiếm đóng, bà phải quay về Trung Quốc để tiếp tục chương trình nhưng lại gặp phải vấn đề tài chính nên buộc phải thôi học.

Tuy nhiên, may mắn đã mỉm cười với nhà văn khi bà gặp được biên tập viên nổi tiếng Chu Sấu Quyên vào năm 1943, bị những tác phẩm sâu sắc của Trương Ái Linh lay động, ông quyết định giúp đỡ bà thăng tiến trên con đường văn chương.

Vận may mỉm cười với Trương Ái Linh khi bà nhận được sự nâng đỡ đầu tiên từ biên tập viên nổi tiếng
Nhờ có sự hậu thuẫn vững chắc của Chu Sấu Quyên, nhà văn đã cho ra đời không ít danh tác để đời và dần trở thành một cái tên được xếp vào hàng những tác giả nổi tiếng của Thượng Hải.

Một số tác văn phẩm đặc sắc của Trương Ái Linh như Khuynh Thành Chi Luyến, Sắc, giới hay Bán sinh duyên vẫn còn làm mưa làm gió đến ngày hôm nay.

“Một bậc thầy về truyện ngắn… Thế giới của Trương Ái Linh là một nơi chốn khắc nghiệt và u uẩn nơi con người đấu tranh để tìm thấy lối trong tình yêu nhưng thường thất bại dưới áp lực gia đình, truyền thống và tập tục.”

— The New Yorker

Trương Ái Linh dệt nỗi buồn sâu thẳm của đời vào từng câu chữ khiến thế giới được kiến tạo nên trong văn chương của bà bao giờ cũng mang một sắc màu u uất và đau buồn, đó là nơi mà bao phận đời đã cố gắng quẫy đạp để thoát khỏi gông cùm định kiến, tìm về với tình yêu chân chính nhưng bao giờ cũng kết thúc trong bi kịch.

Những văn phẩm của Trương Ái Linh là gương soi bóng cuộc đời của chính bà, các nhân vật được kiến tạo nên trong tiểu thuyết đều mang một phần tâm tính và khí chất của Trương Ái Linh nhưng đồng thời cũng phải gánh chịu bi kịch của ái tình.

Tài nữ bến Thượng Hải và những bước đi đầu tiên trên con đường văn chương
Dù là Bạch Lưu Tô ở Khuynh Thành Chi Luyến hay Cố Mạn Trinh trong Bán sinh duyên đều không thoát khỏi bể khổ tình ái, hạnh phúc với các nhân vật này và cả Trương Ái Linh âu cũng chỉ là chiếc chăn quá hẹp.

Trót trao hương gửi ngọc nhầm người và bi kịch tình yêu mà Trương Ái Linh nhận lại
Cuộc đời mỗi người đều sẽ trải qua một vài mối tình, có thoáng qua nhẹ nhàng và cũng có khắc cốt ghi tâm, vậy nhưng điều bất hạnh nhất là trót trao hương gửi ngọc nhầm người để rồi nhận lại bao đau thương không cách nào xoa dịu, Trương Ái Linh đã đi qua một mối tình như thế.

Năm 1943, nhà văn kết hôn với Hồ Lan Thành, người lớn hơn bà cả thập kỷ và đã có một đời vợ trước cùng vô số nhân tình, cả hai tổ chức hôn lễ trong âm thầm và chỉ có người bạn thân của nhà văn là Fatima Mohideen tham dự hôn lễ.

Trương Ái Linh là tài nữ hào hoa xuất chúng còn Hồ Lan Thành lại là người đàn ông phong lưu vô hạn, ai cũng hiểu rõ ông là một vũng lầy mà khi vướng vào chỉ có tổn thương.

Tài nữ bến Thượng Hải và tình yêu lầm lạc
Vậy nhưng người lý trí và kiêu ngạo như nhà văn lại cố chấp tin vào duyên nợ này, bà chấp nhận một hôn lễ đơn điệu mà ngoài giấy kết hôn thì chẳng còn gì đáng giá.

“Tôi và Trương Ái Linh thế này, cũng đủ để thế gian nghĩ là tình cảm sâu như biển, cao như núi, thế nhưng núi cao biển sâu lại không thể đại diện cho chuyện nữ nhi tình trường. Hai người chúng tôi đều hiếm khi nghĩ đến chuyện kết hôn. Nhưng Anh Đệ lại ly hôn với tôi, nên tôi và Trương Ái Linh mới lấy nhau. Năm đó tôi ba mươi tám tuổi, cô ấy hai mươi bốn tuổi. Vì không muốn thời cuộc biến động sau này liên lụy đến cô ấy, nên tôi không nghĩ đến tổ chức hôn lễ sang trọng, mà chỉ viết giấy kết hôn làm chứng, viết rằng :’Hồ Lan Thành – Trương Ái Linh ký kết trọn đời, kết làm chồng vợ, nguyện khiến năm tháng tĩnh lặng, kiếp này bình yên.’ Hai câu trên là Trương Ái Linh soạn, hai câu dưới là tôi soạn, bên cạnh viết Viêm Anh là người làm chứng.”

– Nguyên văn lời của Hồ Lan Thành

Ông từng yêu Trương Ái Linh, đấy là sự thật không thể phủ nhận bởi cả hai đã có với nhau những tháng ngày đẹp đẽ, Hồ Lan Thành ngày ngày cùng bà đọc sách, ngâm thơ, sớm chiều ngắm mặt trời dần dần nhô lên rồi lặn xuống.

Vợ chồng hòa hợp như sắt cầm hòa tấu, sự gặp gỡ với Trương Ái Linh là điều kỳ diệu giúp cho Hồ Lan Thành có thể so dây chỉnh trục cây đàn của đời mình.

Ông yêu Trương Ái Linh nhưng tình yêu ấy lại không đủ lớn để chiến thắng bản tính phong lưu đã ngấm sâu vào xương máu, Hồ Lan Thành dần thay lòng đổi dạ sau một lần về vùng nông thôn Vũ Hán và đã cưới thêm người vợ hai mà không có một lời thông báo nào được gửi đến người vợ ở Thượng Hải của mình.

Trương Ái Linh bàng hoàng khi biết tin nhưng giờ đây bà đã chìm sâu vào tình ái, vậy nên nhà văn hết lần này đến lần khác dung túng cho sự phong lưu của chồng mình, kể cả khi ông đòi hỏi bà phải chăm sóc cho người vợ tư vừa mới phá thai.

Không dừng lại ở đó, khi kháng chiến chống Nhật ở Trung Quốc giành thắng lợi, trong lòng của nhân dân như có một quả bom lớn nổ ra kích thích sự phẫn nộ đối với những tên Hán gian.

Hồ Lan Thành là một trong những cái tên bị bêu rếu nhiều nhất cả trên báo chí và trong miệng đời, không chịu được áp lực từ dư luận, ông đã bỏ trốn và lúc nào cũng có người đẹp kề cạnh.

Tài nữ họ Trương và những gánh nặng từ áp lực dư luận mà người chồng để lại
Trương Ái Linh trong những năm chồng bỏ đi đã chịu áp lực rất lớn từ mọi phía, bà gánh lấy tất cả điều tiếng và chỉ trích mà người đời mang lại với danh nghĩa là vợ của tên Hán gian vô liêm sỉ Hồ Lan Thành.

Trương Ái Linh chưa từng bán nước hay làm chuyện có lỗi với tổ quốc, vậy nhưng khi chính quyền hạch tội vẫn không một ai tin bà trong sạch.

Sự phẫn nộ của nhân dân cần nơi giải tỏa, Hồ Lan Thành đã bỏ trốn nên Trương Ái Linh phải gánh chịu tất cả, chỉ trong một thời gian ngắn, tài nữ bến Thượng Hải đã thân bại danh liệt vì tình yêu sai lầm của mình.

“Một năm sau kháng chiến chống Nhật, chị tôi có thể nói là mất tăm tích trên văn đàn Thượng Hải. Những báo chí ấn phẩm thường hẹn chị ấy giao bản thảo nay cũng đóng sập cửa, có người sợ bị gán cho tội danh Hán gian văn hóa, cũng không dám đòi bản thảo của chị ấy nữa. Chị ấy vốn kín tiếng, nhốt mình trong nhà trầm ngâm, đối với chị ấy mà nói không phải là khó chịu đựng nổi. Có điều cuộc hôn nhân với Hồ Lan Thành không được rõ ràng dứt khoát, có thể là nỗi giày vò sâu kín nhất trong thời gian đó của chị ấy.”

   – Trương Tử Tĩnh — Em trai của Trương Ái Linh

Bao năm gây dựng sự nghiệp đều đổ biển, vậy mà trước bao lời luận tội vô căn cứ ấy, Trương Ái Linh lại không lên tiếng thanh minh và bà gần như biến mất hoàn toàn trong khoảng thời gian này.

Ngọn sóng của thời gian rồi sẽ rửa sạch mọi nỗi oan khiên nhưng lại không bao giờ xoa dịu được vết thương lòng mà tài nữ bến Thượng Hải phải gánh chịu, nỗi đau ấy sẽ đi theo bà cả cuộc đời.

Trương Ái Linh không sai, bà chỉ đặt tình yêu nhầm chỗ và điều ấy đã đẩy cuộc đời của người phụ nữ tài hoa này vào bế tắc.

Cái tên Hồ Lan Thành từng khiến Trương Ái Linh nặng lòng suốt ngần ấy năm nhưng cuối cùng dư vị còn đọng lại trong lòng bà về người chồng này lại là thống khổ, nỗi đau mà ông đem đến cho người phụ nữ kiêu bạc như Trương Ái Linh lớn đến nỗi dùng thời gian nửa kiếp người cũng không đủ nguôi ngoai.

Dứt lòng với người đàn ông này là điều may mắn nhất của nhà văn, trong cuốn sách Bởi vì thấu hiểu cho nên từ bi, Bạch Lạc Mai cũng từng viết qua về mối tình khắc cốt ghi tâm của Trương Ái Linh, sau tất cả những ngọt ngào thuở ban đầu thì kết cục nhận lại chỉ có đau thương.

Sau này, bà gặp được đạo diễn Tang Hồ, ông là một người chính trực và lương thiện hơn rất nhiều so với Hồ Lan Thành, đồng thời cũng không mang trong mình bản tính trăng hoa, bao điểm tốt ấy đã dần chiếm được cảm tình của Trương Ái Linh trong những lần cả hai làm việc chung.

Bà yêu Tang Hồ và cả ông cũng như thế nhưng cuối cùng tình cảm ấy lại chết yểu trong sự im lặng của hai người, Tang Hồ hiểu rõ mình chỉ là một chốn dừng chân tạm bợ của Trương Ái Linh sau bao tổn thương từ cuộc tình trước, chính nhà văn cũng hiểu rõ mình sẽ không mang lại được hạnh phúc êm đềm như khói bếp mà Tang Hồ mong muốn.

Trương Ái Linh và những tháng ngày ấm áp khi làm việc chung với Tang Hồ
Hai người kết thúc trong bình lặng hoặc có thể nói họ chưa từng bắt đầu, tuy nhiên cảm giác ấm áp mà Tang Hồ mang lại đã mãi mãi in dấu trên trang văn của Trương Ái Linh.

Cuối cùng, bà chọn kết hôn với nhà biên kịch người Mỹ Ferdinand Reyher và đến New York sinh sống, sau bốn năm Trương Ái Linh mang quốc tịch Mỹ nhưng người chồng thứ hai của bà cũng mất không lâu sau đó, lần này nhà văn quyết định không đi thêm bước nữa và sống cô độc đến cuối đời.

Chuyện tình cảm của Trương Ái Linh là tấm gương soi chiếu lại hình ảnh cuộc hôn nhân của cha mẹ bà, chính những tổn thương sâu sắc về tình yêu mà từ bé phải chứng kiến đã hun đúc nên cái bi kịch trong văn chương của bà, không có cái kết có hậu nào dành cho những cuộc tình được Trương Ái Linh viết nên.

Tài nữ họ Trương và những văn phẩm được dệt nên từ nỗi buồn
Không phải lẽ tự nhiên mà Trương Ái Linh được mệnh danh là tài nữ thời Dân Quốc của Trung Hoa, những văn phẩm của bà đã có ảnh hưởng không nhỏ đến văn đàn thời bấy giờ và cả nền văn học của đất nước này về sau.

“Trương Ái Linh, một tiểu thuyết gia và cây bút truyện ngắn nổi tiếng – người đã mài sắc những nghiên cứu tâm lý đầy tinh tế và ngôn từ chuẩn xác đã được ca ngợi như một bậc kỳ tài của văn học Trung Quốc hiện đại.”

– New York Times

Hồ Lan Thành từng gọi Trương Ái Linh là hoa soi bóng nước thời Dân Quốc, gần như tất cả những điều về thời đại này đều được tìm thấy trong tác phẩm của bà.

Vậy nhưng Trương Ái Linh lại là người sống rất khép kín và gần như không giao lưu với xã hội phồn hoa bên ngoài, vốn sống phong phú nhà văn có được đều là những chuyện vô tình mà cuộc đời tự tìm đến, bà là một trong những nhà văn ít ỏi không đề cập đến chính trị trong văn chương của mình thời bấy giờ.

Tài nữ bến Thượng Hải và văn phẩm Chuyện tình giai nhân
Trương Ái Linh dùng ngòi bút dịu dàng mà sắc sảo của mình vẽ nên những bức tranh của hiện thực một cách đầy lãng mạn, tình yêu tìm thấy trong câu chữ của bà nhuốm đầy chất thơ nhưng ẩn sâu bên trong vần điệu ấy là nỗi buồn khôn tả.

“Lúc sinh tử hay khi cách biệt, chẳng bỏ nhau lời quyết thệ rồi. ‘Cầm tay nàng hẹn mấy lời/Sống bên nhau mãi đến hồi già nua. Anh thấy đây là tình yêu đau buồn nhất, sống chết và ly biệt, đều là việc lớn mà chúng ta không thể quyết định được. So với sức mạnh của thế giới bên ngoài, con người chúng ta rất nhỏ bé, thực sự nhỏ bé! Nhưng ta vẫn nói rằng: Ta sẽ mãi mãi ở bên nhau – Đời này kiếp này không chia lìa – cứ như bản thân ta làm chủ được vậy.”

– Mối tình khuynh thành

Những lời hứa hẹn đong đầy chất tình như thế chẳng khó để tìm thấy trong tác phẩm của Trương Ái Linh, vậy nhưng cuối cùng bao câu hứa ngọt ngào cũng không cản nổi bi kịch, Bạch Lưu Tô trong câu chuyện Mối tình khuynh thành ấy nào có đến được với kết cục viên mãn của đời mình.

Cả Vương Giai Chi trong Sắc, giới cũng như thế, người đọc biết đến tác phẩm nổi tiếng này đâu chỉ qua xã hội tình tiền hoan lạc mà còn bởi tình yêu khắc cốt ghi tâm của Vương Giai Chi dành cho Dịch tiên sinh, kể cả phải quên đi dòng máu của tổ quốc cuộn trào trong người để rồi cuối cùng phải nhận lại bi kịch tang thương.

Tiểu thuyết Sắc, giới của Trương Ái Linh được chuyển thể thành phim
Sắc, giới với cốt truyện đặc sắc đã được chuyển thể thành phim và nhận được rất nhiều đánh giá tốt, sức sống mãnh liệt trong tác phẩm của nhà văn không chỉ gói gọn ở những câu chữ mà còn được lưu giữ dưới nhiều hình thức khác nhau.

Trương Ái Linh dẫu không màng đến thế sự nhiễu nhương nhưng vẫn bị cái loạn lạc của thời cuộc gây phiền nhiễu, tài nữ một đời lý trí lại vì chữ tình lầm lạc làm điêu đứng cả thời son trẻ nhưng từ bao tổn thương ấy đã góp phần hun đúc cho sự sâu sắc trong văn chương của bà.

Cuộc đời của Trương Ái Linh là một giai thoại từ đẹp đẽ đến bi thương, đồng thời cái tên của bà cũng là một thanh âm vọng mãi trong bản hòa tấu văn chương của Trung Hoa Dân Quốc.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 40 Empty Re: Sách

Post by LDN Fri Feb 03, 2023 2:05 pm

Từ sau Sắc, giới, sự quan tâm dành cho một Trương Ái Linh ẩn dật khác người đã được hồi sinh. Cho tới Chuyện tình giai nhân - một tập hợp các câu chuyện về các nhân vật đã tan vỡ mọi ảo mộng tình cảm bởi định mệnh hay hoàn cảnh, người ta càng thấm hơn cái nhìn nội tâm u uẩn và bút pháp tinh tế của một trong những nhà văn hàng đầu của văn học Trung Quốc hiện đại. Những nhân vật của Trương Ái Linh luôn cô độc, đến với nhau bởi những xô đẩy sai lầm, và cuối cùng phải chia lìa nhau. Nhưng mãi mãi Trương Ái Linh sẽ được đọc đi đọc lại bởi những thế hệ người đọc, bởi bà đã chạm tới cảnh ngộ sâu thẳm của tâm hồn, nơi bất hạnh và tình yêu mãi mãi song hành, nơi con người đã quyết chọn tình yêu là giải thoát tuyệt đối, bất kể mọi thời.

“Không có chỗ cho sự lãng mạn ở đây. Chỉ còn những giấc mơ tan vỡ, vết thương và sự mất mát. Những con người ấy quá tội nghiệp đến nỗi ta chẳng thể không rùng mình xúc động khi cảm nhân được giữa họ chập chờn một ánh sáng tình yêu hay sự ủy mị.”

–– NEW YORK REVIEW BOOKS CLASSICS

Trương Ái Linh tên thật là Trương Anh, sinh ngày 30 tháng 9 năm 1920 tại Thượng Hải, trong một gia đình dòng dõi vô cùng hiển hách. Ông nội bà là Trương Bội Luân (1848-1903), một danh thần thời Mãn Thanh; bà nội là con gái lớn của trọng thần Lý Hồng Chương; cha Trương Chí Di (1896-1953) là tuýp người truyền thống điển hình, vô cùng lưu luyến thời đại cũ; mẹ Hoàng Tố Quỳnh (1893-1957) là cháu gái Đề đốc Trường Giang Hoàng Dực Thăng, đi theo trào lưu Âu hóa. Bà chỉ có một người em trai là Trương Tử Tĩnh (1922-1997).

Tuy là một tiểu thư quý phủ, nhưng cuộc đời Trương Ái Linh vô cùng thăng trầm, tuổi thơ không êm đềm do cha mẹ có nhiều mâu thuẫn. Năm Trương Ái Linh 10 tuổi, cha mẹ ly hôn, bà sống với cha. Năm 11 tuổi, Trương Ái Linh vào học trường nữ sinh St. Mary’ Hall, bắt đầu đọc Hồng lâu mộng, viết văn và đăng các sáng tác đầu tay trên tạp chí của trường. Năm 18 tuổi, do xung đột với cha, Trương Ái Linh chuyển về ở với mẹ. Năm 1939, Trương Ái Linh giành được học bổng của đại học Luân Đôn, chuẩn bị sang Anh du học thì Chiến tranh thế giới lần hai bùng nổ, Trương Ái Linh đành học khoa Văn tại đại học Hồng Kông. Khi sắp tốt nghiệp, Hồng Kông lại bị Nhật Bản chiếm đóng, Trương Ái Linh phải quay về Thượng Hải, học tiếp tại đại học St. John, nhưng vì tài chính khó khăn, hai tháng sau bà thôi học. Từ đó, Trương Ái Linh chọn con đường sáng tác văn học làm sự nghiệp của mình.

Trong hai năm 1943 và 1944, Trương Ái Linh liên tục cho ra đời nhiều truyện ngắn và truyện vừa gây chấn động văn đàn, tiêu biểu như Chuyện tình giai nhân, Cái gông vàng... trở thành một tác giả nổi tiếng tại Thượng Hải.

Năm 1944, Trương Ái Linh làm quen với một nhà văn thành danh thời đó là Hồ Lam Thành, cuộc hôn nhân với ông trở thành nỗi bất hạnh lớn của đời bà. Hồ Lam Thành rất đào hoa, thường có người bên ngoài. Tháng Tám năm 1945, Nhật Bản đầu hàng, Hồ Lam Thành trốn tới Ôn Châu, Triết Giang, và chung sống với một phụ nữ khác. Năm 1947, Trương Ái Linh ly hôn. Năm 1949, Thượng Hải xây dựng chính quyền mới, Trương Ái Linh ở lại đây ba năm. Từng tham gia đoàn đại biểu văn nghệ Thượng Hải về nông thôn cải tạo trong hai tháng, nhưng do không viết nổi những tác phẩm “ca ngợi cải cách ruộng đất”, bà cảm thấy mình không hòa nhập được với xã hội mới. Năm 1952, Trương Ái Linh chuyển đến Hồng Kông, làm việc tại Sở Thông tấn Mỹ, bắt đầu viết tiểu thuyết lấy bối cảnh thời kỳ cải cách ruộng đất. Do không phù hợp với trào lưu khi đó, tác phẩm bị xếp loại ấn phẩm “độc hại”; Trương Ái Linh bị coi là nhà văn đối lập điển hình tại Đại lục trong một thời gian dài, cho mãi đến thời kỳ cải cách mở cửa sau này của Trung Quốc, mới được nhìn nhận lại. Năm 1955, Trương Ái Linh di cư sang Mỹ, gặp và kết hôn với nhà biên kịch 65 tuổi Ferdinand Reyher. Năm 1967, sau khi chồng qua đời bà được mời về trường Radcliffe College. Năm 1969, bà về dạy tại đại học Berkeley ở California. Năm 1973, Trương Ái Linh định cư tại Los Angeles, sống nốt tuổi già và qua đời năm 1995.

Trương Ái Linh là nhà văn lớn trong lịch sử văn học Trung Quốc. Được giáo dục tại các trường học của phương Tây, nhưng bà lại đi theo nghệ thuật tiểu thuyết Trung Quốc, tự nhận đã kế thừa truyền thống của Hồng lâu mộng, Kim Bình Mai, dưới ngòi bút của bà, văn học đã thực sự trở nên có sinh mệnh. Câu chuyện của bà rất thế tục, nhưng có thể miêu tả sự thế tục đến mức tinh diệu như vậy, e rằng cũng hiếm có người thứ hai. Trương Ái Linh có tài phát hiện và viết ra câu chuyện, nhưng để dành cho người đọc tự cảm nhận. Đọc sách vốn dĩ là việc mang lại nhiều cảm hứng cho người đọc, một cuốn sách đặc biệt có thể giúp người ta hiểu về đạo lý, hay thu nhận thêm các kiến thức, hoặc xúc động mạnh mẽ; văn chương của Trương Ái Linh khiến người đọc thực sự được thưởng thức, dù là với những câu chuyện có phần bi kịch như Cái gông vàng, Chuyện tình giai nhân...

Nguyên tác: 傾城之戀 | Love In A Fallen City

Tác giả: Trương Ái Linh | 張愛玲

Dịch giả: Trần Quang Đức & Trần Trúc Ly

Sưu tầm

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 40 Empty Re: Sách

Post by LDN Sat Feb 04, 2023 10:05 am

Tam rated a book really liked it - goodreads

Những linh hồn chết by Nikolai Gogol

Khi đọc xong phần 1 của cuốn sách, tôi cứ chắc mẩm quả này lại kiếm được sách 5 sao rồi. Thế nhưng khi đọc tới phần 2, dù có châm trước rằng đây chỉ là bản thảo, chắp vá, còn lại của Gogol, tôi cũng đành tặc lưỡi tiếc vì sự yêu thích đã giảm đi ít nhiều.

Văn phong của Gogol rất lôi cuốn. Thú thật là tôi không nghĩ rằng mình lại say mê đọc được một cuốn sách được xếp vào dạng "kinh điển" như thế khi đang chán nản ngồi một mình trên những chuyến tàu. Nhưng thú vị thay, những chuyến tàu thi thoảng cũng lắc lư, và lắc lư trên những cánh đồng xanh mượt của vùng quê chỗ tôi đang ở. Thế là tôi thích chí liên hệ tới cỗ xe ngựa britska ba con tuấn mã của Chichikov rong ruổi trên nước Nga rộng lớn. Tôi mới ngớ ra, à, kinh điển thạt sự là thế này đây. Nó chứa đựng những giá trị to lớn và lại còn kéo ta vào trong nó một cách dễ dàng, mặc cho ta tư lự thế nào vì bản tính vốn ngại phải tiêu hóa cái đống ngữ nghĩa đến là đau đầu. Có lẽ cũng một phần do chất lượng bản dịch và sự đang thèm tiếng Việt của tôi.

Ngoài bản dịch này, sẽ rất hữu ích nếu bạn chịu khó đọc phần giới thiệu bản tiếng Anh do Barnes & Noble xuất bản. Tôi rất thích những phần giới thiệu trong bộ sách kinh điển của họ, rất gọn, bao quát. Chứ chỉ đọc mỗi tác phẩm không thôi e là khó có thể trân trọng hết. Phần giới thiệu trong cuốn sách bản Việt thì khá ngắn nhưng khen là chính, đâm ra hơi một chiều.

Đặc tả chưa tới 10 địa chủ, trong tác phẩm vĩ đại này, Gogol đã vẽ ra chế độ nông nô của Nga vào nửa đầu thế kỷ 19, có lẽ là gây nhiều chấn động vào thời ấy và ấn tượng tới cả bây giờ. Phần 1 của sách chọn lấy 5 vị, mỗi người một vẻ và đều tởm như nhau. Thêm vào đó là các chức sắc quan lại và thể chế chính trị thối nát. Người đọc ngấu nghiến từng chữ mà nhà văn cười cợt chế diễu và chửi bới những kẻ khốn nạn ấy. Cả một xã hội hiện ra thật là vui thú, sống động. Cuốn sách bị kiểm duyệt bị gây tranh cãi nhiều cũng là điều dễ hiểu. Nhà văn cũng gài vào đó vô số những cảnh tả trữ tình, cùng với đôi khi là tâm sự của riêng mình về nhân vật trong tác phẩm cũng như lồng ghép đâu đó vài quan điểm văn học. Tác phẩm cứ thế trôi tuột đi, rất êm. Ấy vậy nhưng cũng có quan điểm cho rằng bố cục có phần không ổn (Gogol có thú nhận thế trong những bức thư gửi được trích ở giữa cuốn sách tôi đọc). Thế nhưng với tôi điều ấy có hề gì.

Nhưng cũng có lẽ hơi chút đa nghi, tôi, chắc cũng như nhiều người khác, sẽ tự hỏi liệu đây có là một bức tranh chân thực về nước Nga thời ấy? Gogol khẳng định ông muốn bày ra những cái xấu xí thô kệch nhất, còn hơn là che đậy để viết những cuốn sách đầy cái "đẹp" mà vô dụng. Vậy nhưng ai mà biết được cái xấu ấy nó đúng tới đâu? Tôi cứ canh cánh vậy. Tôi nhìn vào tiểu sử của Gogol mà tặc lưỡi và càng nghi ngờ tợn. Ông dựa trên đâu để có thẩm quyền mà viết ra như thế?

Thế nhưng tôi phạm phải một sai lầm chết người. Tôi cứ quan niệm rằng văn học phải là những kinh nghiệm có thật từ những sự việc không có thật thì cũng tương tự như thế, và người viết thì phải trải qua nó mới thấm đượm được. Tên địa chủ xấu tính này hẳn phải dựa trên một nguyên tác gần giống y thế, có điều các sự kiện và lời nói được ráp lại với nhau cụ thể như vậy trong tác phẩm là nhằm cho nv hiện ra rõ ràng hơn thôi, v.v.

Nhưng đôi khi văn học đến từ chính tâm hồn người viết. Trải nghiệm là không thể không có, nhưng không cần phải đích xác vậy. Con người ta không khác nhau quá nhiều, và từ việc moi móc chính bản thân mình và những người quanh mình, miễn sao là phải thành thật nhất, thì cái văn viết ra nó vẫn rất thật, rất làm ta tin và tự thấy liên hệ. Gogol có lẽ là như vậy. Ông nói rằng tất cả những tính xấu kia trong các nhân vật là đều từ chính ông thấy trong mình mà ra. Ôi đã đào nó lên và vứt vào nhân vật, rôi xây dựng nó rồi nghiên cứu nó rồi đưa nó vào truyện. Tất cả vẫn là sự thật, bắt nguồn từ cái gốc là con người.

Một yếu tố khiến tôi chưa đủ mê Gogol là nằm trong sở thích cá nhân mà thôi. Cũng lại là quan điểm văn học. Tôi thích văn học giàu tính nhân văn, giàu tình thương người thương nhân loại. Những linh hồn chết, theo tôi, không có điều này. Khoan, không phải, đúng là có những tác phẩm tả đầy người xấu nhưng tình thương thì vẫn có, nhưng truyện này thì không. Gogol tả lại xã hội với một sự chửi rủa, chê bai, từ cao tới thấp, từ lớn tới nhỏ, quan chức thì tham lam, vô độ, học đòi còn nông nô thì ngu dốt, đần độn - đáng thấp cấp. Ông có chăng đem chút tình yêu và thương cảm với cái gọi chung chung là "nước Nga." Cái chủ nghĩa dân tộc ấy có lẽ là tràn lan vào thế kỷ 19 chăng, thế nên cũng khó mà trách được. Trong tác phẩm tác giả bàn luận đầy tới tính cách các dân tộc khác, Anh, Pháp, Đức, Do Thái, v.v. và cứ ôm lấy và nói về một "nước Nga" của chúng ta trong trừu tượng. Cũng buồn cười, bởi Gogol gốc Ukraine, cho dù Ukraine vào thế kỷ 19 có thuộc đế quốc Nga đi chăng nữa.

(view spoiler)

Dù vậy, Những linh hồn chết vẫn là một tác phẩm rất tuyệt vời.

In a letter of June 1943 about Dead Souls, the magisterial critic Edmund Wilson, who knew Russian, described the greatness of Gogol’s novel: its idiosyncratic method, vivid similes, studied unreality, rich poetic scenes, and creepy, Poe-like atmosphere:

I began by thinking the Russians overrated it, but ended by being very much impressed by it. He did well to call it a poem, however: it doesn’t have the solid reality and clear atmosphere that one expects in Russian fiction. It is really all a monologue by Gogol in which the similes are just as real as the incidents because the incidents, too, are images that represent emotions and impressions of Gogol’s and take form and dissolve in his mind. The houses and the people that Chichikov visits are not really known and created as the Rostovs and Bolkonskys [in War and Peace]... He is certainly a very strange man. Mertvye Dushi [Dead Souls] has given me the creeps; but it is magnificent just the same. Some passages—troika, Chichikov imagining his dead serfs, the picture of Russian revelry against the dark background of the forest that figures Russia in the scene at Plyushkin’s house—have a dense and sustained poetry.

Barnes & Noble. Kindle Edition.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 40 Empty Re: Sách

Post by LDN Sat Feb 04, 2023 10:08 am

Thế giới dung tục, phù phiếm của 'Những linh hồn chết'

"Những linh hồn chết" là thiên trường ca về những thứ dung tục, tầm thường, phù phiếm và hư vô, nó phơi bày sự trống rỗng, vô nghĩa bao trùm lên cuộc sống mà tác giả quan sát được.

Nancy Nguyễn - zingnews

Thiên trường ca trứ danh của văn hào Nga Nikolai Gogol Những linh hồn chết là một cơn cười dài trước một tấn trò đời ngồn ngộn. Bao nhiêu là kỳ quặc, trớ trêu, dở khóc dở cười trên hành trình rong ruổi qua những nông trang nước Nga để mua nông phu chết của Chichikov.

Hắn ta là người hay là quỷ, là một tên đại bịp hay là một đấng cứu nhân? Hắn biết hành xử như một quý tộc trọng vọng nhưng cũng luồn cúi xum xoe lúc cần thiết, hắn thiên biến vạn hóa, đeo vô số mặt nạ, và cũng chính vì thế không ai biết hắn là ai...

NHỮNG CUỘC BUÔN BÁN LINH HỒN CHẾT - ĐIỆU VŨ CỦA HƯ VÔ

Tiểu thuyết của đại văn hào Gogol tái hiện bức tranh sống động về xã hội Nga với biết bao mô tả về văn hóa, phong tục tập quán và con người Nga bằng một thứ ngôn ngữ chảy ra từ “những chốn sâu thẳm của nước Nga”, rất đời, rất tài tình và trác tuyệt.

Mở đầu tác phẩm, nhân vật Chichikov vốn là một công chức đã thôi việc hiện lên với cỗ xe ngựa lóc cóc đi vào một tỉnh lị nọ, tất bật chuẩn bị cho kế hoạch chiếm được cảm tình của tất tần tật những kẻ có chức, có quyền hoặc đơn giản có tiềm năng để hắn ta lợi dụng. Quả là một người lịch thiệp vẹn toàn trong giới xã giao.

Sách Những linh hồn chết.

“Nói đến y, tỉnh trưởng gọi y là một người đầy thiện ý, chưởng lý gọi là một người tài ba, đại tá cảnh binh gọi là một người uyên bác, chánh án gọi là một người học thức và đáng trọng; cảnh sát trưởng gọi là một người đáng quý, đáng mến; bà cảnh sát trưởng gọi là con người lịch sự nhất, dễ ưa nhất”.

Sau đó, hắn thừa cơ dư luận tốt đẹp ấy, ghé thăm các điền chủ địa phương với mục đích mua của họ “những linh hồn chết”, tức những nông nô đã chết song vẫn phải trả tiền thuế thân vì chưa đến kỳ kiểm tra dân số mới.

Trong hành trình tìm mua linh hồn chết kỳ quái này, Chichikov gặp bao nhiêu người, bao nhiêu cảnh ngộ, từng gương mặt điển hình của nông thôn Nga hiện lên, sống động, tài tình, này thì anh chàng tẻ ngắt Manilov, này thì bà góa bủn xỉn, lẩm cẩm Korobochka, gã nghiện rượu Nozdrev, “con buôn” thô lỗ Sobakevich, rồi lão nhà giàu mà hà tiện thích nhặt nhạnh Plyushkin.

Đó đều là những kẻ dường như “hiện hữu mà như không hiện hữu, sống mà như đã chết rồi” nhưng lại là đại diện cho những thói xấu của giới quý tộc điền chủ mà Gogol muốn lật tẩy. Gặp một người nào đó, Chichikov lại đeo những chiếc mặt nạ khác nhau hòng đạt được mục đích.

Mọi thứ về Chichikov đều rất đáng ngờ, mọi thứ hắn ta tỏa ra đều có sắc màu giả dối, hắn ta không mang một nhân dạng cụ thể, không có bản sắc cá nhân, hắn ta đổi giọng nói, cách cư xử khi cần thiết, tất cả chỉ là những mặt nạ hắn ta trưng ra để lợi dụng người đối diện, Chichikov không là ai mà cũng là tất cả.

Đến cả hai đầy tớ của Chichikov cũng ngây thơ và mù mờ về ông chủ của mình, họ thực sự tin rằng ông chủ là người đức độ, sở hữu hàng trăm nông nô còn sống, còn khỏe mạnh và hăng say làm việc…

Sau khi thu mua trên giấy tờ được khoảng bốn trăm nông nô chết, Chichikov quay trở lại thành phố, “vinh quy” trong sự mến phục của bao kẻ lầm tưởng hắn ta là triệu phú thực thụ. Cái sức mê hoặc kín đáo của mấy chữ “triệu phú” làm cho cả những kẻ sang giàu lẫn dân bần hàn đều thay đổi nhãn quan về y, gán cho y những đức tính cao đẹp tuyệt vời. Thế là, “Nhà triệu phú được đặc quyền biết đến sự đê tiện không vị lợi, được ngắm nó trần truồng; khối người biết là không mong chờ gì ở nhà triệu phú, nhưng thấy hắn là vẫn chạy như bay đến, cúi chào, mỉm cười, và cứ thế, hễ chưa được mời ăn bữa chiều với hắn là chưa chịu thôi".

Chuyện mua bán nông nô chết bị rò rỉ, người đời cảm thấy hoang mang tột độ và trở nên cảnh giác. “Thật tình thì chẳng ai biết thứ gì thật đúng về nhân vật ấy cả; chính y cũng nói về mình với những lời lẽ rất mơ hồ; nào là những bất hạnh mà y phải trả qua vì lòng yêu chuộng công lý, nào là những kẻ thù cố tình săn đuổi để sát hại y". Câu hỏi đến bây giờ mới được đặt ra, trong muộn màng, vậy thì y là người như thế nào?

Tất cả đều cuống quýt, cuồng quay trong cơn sốt nóng. Không ai chấp nhận sự thực giản đơn rằng, hắn ta chỉ là một tên lưu manh theo đuổi kế hoạch mua nông nô chết rồi đem thế chấp vay tiền nhà nước qua ngân hàng. Tất cả nhân vật xoay quanh Chichikov đều dựng lên những câu chuyện giật gân về hắn ta, giống như cách chúng ta vẫn yêu thích những thuyết âm mưu thú vị thay vì nghe những tiểu tiết nhàm chán của lòng tham và sự thối rữa của nhân cách con người, và cũng rất giống như Gogol đã viết: “Các người không muốn nhìn thấy sự thấp kém của con người bị phơi bày ra đâu!”

Vladimir Nabokov, trong một cuốn sách của ông viết về Gogol, đã mô tả nhân vật một cách sâu sắc: “Hắn ta là một bong bóng xà phòng do ác quỷ thổi". Một bong bóng xà phòng phập phồng, một con số không về nhân dạng, các hành động bị điều phối với những lực lượng ma quỷ, ai biết vì đâu.

Món đồ mà Chichikov trân quý nhất là một cuốn sổ cái ghi tên hết những nông phu chết đã mua được của hắn. Hắn thường mở cuốn sổ cái ấy ra, trong phút giây hào sảng, ngất ngây, tưởng tượng lại cuộc đời và cái chết của họ, giờ đây, hắn giữ họ trong lòng bàn tay, để đổi lấy những đồng tiền bất chính và nhơ bẩn. Hắn lần theo dấu chân của thần chết, lùng sục các tờ báo có tin tức về hỏa hoạn, nạn đói hoặc dịch bệnh - bất cứ điều gì có vẻ hứa hẹn một vụ mùa bội thu các linh hồn chết.

NHỮNG TIẾNG CƯỜI “RỬA TỘI” VÀ ĐEM ĐẾN GIẢI THOÁT

Gogol đã hướng ngòi bút của mình đến “tất cả những điều nhỏ mọn nhớp nhúa bao quanh cuộc sống của chúng ta”, để độc giả vỡ ra những tiếng cười, mặc dù nằm sâu dưới những tiếng cười ấy là những suy tưởng khôn dứt về bản chất người, về sự lụi tàn và chết chóc.

“Anh nhìn vào một câu chuyện hài, càng lâu và càng cẩn trọng hơn thì câu chuyện đó càng trở nên buồn thảm hơn” (Nikolai Gogol). Gogol vẫn luôn cật vấn bản thân: liệu sự hài hước có thể cứu rỗi linh hồn Nga hay không? Nhưng rõ ràng tiếng cười thể hiện sự tỉnh táo, nó có khả năng đầy lùi những cái ác, cái giả tạo, phù phiếm, thói đạo đức giả, nhưng tất nhiên, trong âm thầm và lặng lẽ.

Trích đoạn tranh Chân dung Gogol của họa sĩ Theodor von Miller.

Những linh hồn chết là thiên trường ca về những thứ dung tục, tầm thường, những cái phù phiếm và hư vô, chính vì nó viết về những điều phi tâm linh nhất mà nó trở thành một tiểu thuyết tâm linh (spiritual), có thể so sánh với tác phẩm Lũ người quỷ ám của Dostoyevsky xoay quanh những con người sống với cuộc đời hư vô (nihilism) tuyệt đối. Những linh hồn chết đã phơi bày sự trống rỗng, vô nghĩa bao trùm lên cuộc sống mà tác giả quan sát được.

Vladimir Nabokov cho rằng thiên tài độc đáo của Gogol không liên quan gì đến chuyện phê bình xã hội, Gogol đã đơn giản là nhìn thấu suốt chiều sâu của tâm hồn con người. Nabokov không muốn đọc Những linh hồn chết như một tiểu thuyết châm biếm mang trong nó sứ mạng cải cách lớn lao mà muốn nhìn nhận nó như một tấm gương tài tình để độc giả soi chiếu những tầng sâu bản thể, dò xét đến tận nguyên lý của dục vọng con người.

Đọc tác phẩm này, bạn có thể cười đến chảy nước mắt. Cười vào Chichikov, cười người, cười ta trong cơn mê muội tuyệt đối. Ta luôn biết, từ trong xương tủy, rằng mỗi người đều đeo mang một Chichikov trong mình, như vận số đã định, như một niềm bí ẩn khôn dò.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 40 Empty Re: Sách

Post by LDN Sat Feb 04, 2023 10:15 am

Nguyen Duong Hieu - obook

Những Linh Hồn Chết by Nikolai Gogol

Nikolai Gogol (1809-1852) là nhà văn Ukraine song viết bằng tiếng Nga (hồi thế kỷ XIX Ukraine vẫn thuộc Đế quốc Nga). Thua Puskin 10 tuổi, hơn Dostoevsky 12 tuổi, Gogol được xem là một trong những tác gia lớn nhất và thuộc lớp ‘tiền bối’ của văn chương Nga. Dostoevsky từng nói đại ý ‘Chúng ta (ý nói giới văn sĩ Nga) đều bước ra từ chiếc áo khoác của Gogol!’ (‘Chiếc áo khoác’ là tên một truyện ngắn rất hay của Gogol), vậy đủ hiểu Gogol là ‘thứ dữ’ cỡ nào trên văn đàn Nga hồi đó…

‘Những linh hồn chết’ là tiểu thuyết lớn nhất và nổi tiếng nhất của Gogol. Bản thân ông xem tác phẩm này thuộc thể loại … trường ca, với ý tưởng và tham vọng về tầm vóc to lớn như một sử thi về nước Nga thời đầu thế kỷ XIX. Ngay cái tựa đề cũng đã thú vị: trong tiếng Nga, danh từ dusha (số nhiều là dushi) vừa có nghĩa là ‘linh hồn’, lại vừa có nghĩa là ‘nông nô’. Trước khi Sa hoàng Alexander đệ nhị bãi bỏ chế độ nông nô năm 1861 (ta lưu ý rằng cùng thời gian đó ở bên Mỹ cũng có nội chiến 1861-1865 với lý do khá tương tự: các bang miền Bắc muốn bỏ chế độ nô lệ, các bang miền Nam thì muốn duy trì nô lệ - vui lòng xem thêm … ‘Cuốn Theo Chiều Gió’ của Margaret Mitchell để hình dung rõ hơn về giai đoạn này, hi hi…), trên toàn cõi Nga, nông dân / nông nô cũng gần như nô lệ, họ thuộc sở hữu của địa chủ, phải làm việc trong các điền trang, nộp tô thuế; địa chủ có thể mua bán hay cầm cố các nông nô của họ - số nông nô trong một điền trang có thể từ vài trăm tới vài ngàn người tùy quy mô…. Triều đình đánh thuế (chắc cũng một kiểu như thuế thân của chị Dậu bên ta!) trên số lượng các nông nô mà một địa chủ sở hữu, cứ đếm đầu người mà tính thuế. Song vấn đề ở đây là phải vài năm người ta mới kiểm tra dân số 1 lần, còn trong thời gian giữa các kỳ kiểm tra đó thì …. địa chủ cứ phải nộp thuế dựa trên số đầu người của kỳ trước, dù có một số nông nô đã chết trong kỳ, vì đủ thứ lý do (đau ốm bệnh tật, tai nạn, bỏ trốn…). Trong bối cảnh ấy, Gogol đã sáng tạo ra nhân vật Chichikov – 1 quý tộc bậc thấp, nghèo túng, từng nhiều lần nỗ lực làm giàu bằng đủ cách song chưa thành công – nay nảy ra 1 ý tưởng kỳ lạ: đi khắp nước Nga để tìm mua những nông nô đã chết của các địa chủ khác nhau (chính vì thế mà tên tác phẩm có thể hiểu theo cả hai nghĩa “nông nô chết” hay “linh hồn chết”). Hành động của Chichikov mới nghe hoàn toàn vô lý, nhưng … hoàn toàn hợp pháp (trước kỳ kiểm tra dân số tiếp theo thì triều đình cứ tính những nông nô này là “tên anh vẫn có trong danh sách” để đánh thuế ông chủ của họ!), song động cơ thực sự của y là để có trong “hồ sơ tài sản” của mình một số lượng nông nô thật hoành tráng, từ đó kiếm đường cầm cố số tài sản “ảo mà thật” này để lấy tiền! Chichikov đã gặp những ai, đã gạ gẫm mua bán như thế nào với món hàng “ngoài sức tưởng tượng” đó, kết quả ra sao, và liệu y rốt cuộc có bị phát hiện không – tất cả nằm trong 1 ý đồ sáng tác lớn của Gogol, dự kiến kéo dài 3 tập.

Như thực tế thì hậu thế chỉ được đọc đúng 1 tập đầu, cùng vài chương rời rạc của tập 2, vì bản thảo tập này đã bị Gogol đốt bỏ không chỉ 1 lần (tôi lại nhớ Kafka, trước khi chết cũng kêu ông bạn thân Max Brod đốt hết bản thảo giùm mình, may mà Brod không nghe theo!!!). Tuy nhiên, chỉ riêng tập 1 (gồm 11 chương) đã có thể xem là một tác phẩm trọn vẹn, tràn ngập yếu tố hài hước, châm biếm sâu cay, cùng với những trang miêu tả xuất sắc về thiên nhiên Nga, những đoạn miêu tả ngoại hình nhân vật, miêu tả đồ vật, cảnh trí vừa chi tiết, vừa hóm hỉnh. Đọc truyện, ta hình dung được phần nào không khí xã hội Nga thời phong kiến thế kỷ XIX, nhất là cuộc sống ở nông thôn, với giới địa chủ (Gogol miêu tả rất kỹ ‘giai cấp’ này, y như Tolstoy miêu tả về giới quý tộc thượng lưu Nga ở thủ đô Peterburg!), giới quan lại địa phương, và phần nào là cả giới nông nô nữa. Ta cũng thấy được phong cảnh tuyệt đẹp của nước Nga, lòng yêu nước nồng nàn và không hề che giấu của tác giả, bất chấp những phê phán chua cay của ông với những con người đang nắm quyền lực trên đất nước rộng lớn đó. Như những tiểu thuyết ‘kinh điển’ khác, điển hình là những cuốn của Victor Hugo, trong ‘Những linh hồn chết’, thỉnh thoảng tác giả lại ‘chen ngang vô phát biểu’, dành nhiều đoạn, thậm chí nhiều trang để nói lên cảm xúc, quan điểm này nọ của ông về … mọi chuyện, sau đó mới thong thả quay lại kể tiếp cho độc giả nghe về câu chuyện chính trong tác phẩm. Có lẽ vài người sẽ không thích lối viết này (tôi chợt liên tưởng tới phong cách ‘thi dĩ ngôn chí’ trong thi ca Tàu và ta hồi xưa, hồi các cụ Nho sĩ…), song bản thân tôi lại thấy nó rất đáng yêu, khiến ta vừa đọc tác phẩm vừa … auto hiểu thêm về tác giả…

Cốt truyện ‘Những linh hồn chết’ rất thú vị, hài hước, khêu gợi trí tưởng tượng và liên tưởng của người đọc, song bản thân cách viết văn, cách tả người tả cảnh, cách dùng từ, cách đặt tên nhân vật của Gogol cũng không kém phần thú vị, nó rất riêng, rất đặc trưng, rất … Nga! Nếu Tolstoy trong những danh tác như ‘Chiến tranh và hòa bình’ hay ‘Anna Karenina’ để cho các nhân vật quý tộc thượng lưu Nga cứ nói vài câu là chêm vài từ tiếng Pháp, thì Gogol lại triệt để sử dụng tiếng Nga trong mọi trường hợp – lòng yêu nước sôi nổi, đôi khi thái quá, của Gogol được thể hiện ngay từ ngôn từ khi sáng tác của ông! Những người yêu mến văn học Nga không thể không đọc ‘siêu phẩm cổ điển’ này của Gogol, và tôi tin rằng độc giả sẽ không thể không có những suy nghĩ, so sánh và liên tưởng thú vị giữa văn của Gogol với văn của Puskin, của Lev Tolstoy hay của Dostoevsky, thậm chí là so sánh với Solokhov hay Aitmatov trong những trang văn tả cảnh…

Bản dịch ‘Những linh hồn chết’ là của Nhà giáo nhân dân, dịch giả Hoàng Thiếu Sơn (1920-2005), người Quảng Bình, một giáo sư địa lý! Theo thông tin google thì bản dịch này xuất bản lần đầu năm 1965, sau đó được in lại lần 2 năm 1993, lần 3 năm 2001, đều của NXB Văn học. Có lẽ ấn bản Nhã Nam và NXB Hội Nhà Văn 2019 này là lần in thứ 4 tại VN chăng? Tôi có trong tay hai ấn bản 2001 và 2019, và có vài nhận xét / câu hỏi:

- Đơn vị làm sách không hề ghi rõ là Hoàng Thiếu Sơn dịch từ ấn bản nào, tiếng Nga nguyên bản hay từ 1 ngôn ngữ khác. Tôi thử Google thì biết, theo bài viết của dịch giả Đào Tuấn Ảnh, rằng dịch giả dịch từ bản tiếng Pháp của Henri Mongault xuất bản năm 1949. Việc không ghi nguồn của ấn bản dịch này quả là … hơi thiếu sót, với 1 tác phẩm kinh điển như ‘Những linh hồn chết’. Bản thân công ty Nhã Nam trong ấn bản 2019 cũng ghi là “không liên hệ được với dịch giả”, tôi thấy cũng hơi lạ!

- Lời giới thiệu chỉ 2-3 trang của dịch giả Hoàng Thiếu Sơn, như được in trong hai ấn bản 2001 và 2019, dường như chưa đủ để độc giả hiểu, ít ra là một cách sơ khởi, về Gogol và ‘Những linh hồn chết’. Cũng theo bài viết của Đào Tuấn Ảnh (http://nguvan.hnue.edu.vn/Nghiencuu/Lyluanvanhoc/tabid/104/newstab/3363/Default.aspx), bài giới thiệu của Hoàng Thiếu Sơn dài tới … 45 trang, rất công phu – điều không lạ trong những tác phẩm văn học kinh điển được giới thiệu và xuất bản ở miền Bắc trước 75. Phải chăng bài giới thiệu đó chỉ được in trong ấn bản 1965 và/hoặc 1993? Tiếc là tôi không có! Đành phải đọc thêm cuốn ‘Gogol’ của Nguyễn Hiến Lê, NXB Văn nghệ TPHCM, 2000 – một tập sách mỏng trong đó cụ Lê vừa giới thiệu thân thế sự nghiệp văn phong của Gogol một cách rất khái quát, vừa trích dịch vài đoạn trong các tác phẩm chính của Gogol, tất nhiên trong đó có một đoạn ngắn trong ‘Những linh hồn chết’. Chính vì không có một Lời giới thiệu đầy đủ như nói ở trên mà khi đọc ấn bản Nhã Nam, độc giả sẽ lúng túng đôi chút với những chú thích của người dịch, chẳng hạn về những phiên bản trước và sau kiểm duyệt của một số đoạn /câu trong tác phẩm, hay những chú thích liên quan tới chính ấn bản tiếng Pháp mà dịch giả đã sử dụng….

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 40 Empty Re: Sách

Post by LDN Sat Feb 04, 2023 10:18 am

Điểm Sách

Tác phẩm kinh điển NHỮNG LINH HỒN CHẾT

Bởi TVTL

Thiên tài của Gogol là một thiên tài nhiều mặt, ít thấy ở một nhà văn. Mới hai mươi sáu tuổi, Gogol đã có những tác phẩm mẫu mực của năm loại văn rất khác nhau, tựa hồ của nhiều nhà văn khác nhau: truyện dân gian quái dị với Những đêm trong thôn gần Đikanka, tiểu thuyết sử thi hùng tráng với Tarax Bunba, truyện châm biếm hài hước với Câu chuyện về sự bất hòa giữa Ivan Ivanovits và Ivan Nikiforovits, tiểu thuyết hiện thực phê phán với Một đôi vợ chồng trang chủ kiểu xưa và Cái áo khoác, hài kịch đả kích xã hội với Quan thanh tra. Với cái thiên tài nhiều mặt, mà mặt nào cũng lớn và đang độ phát triển, dồi dào sinh lực ấy, Gogol bắt tay vào viết tác phẩm chủ yếu của đời mình, lớn hơn tất cả các tác phẩm kia: Những linh hồn chết.
Từ lúc ấy, cuộc đời của Gogol còn mười sáu năm nữa, nhưng chỉ còn có một mục đích, một công việc, một sứ mạng: hoàn thành Những linh hồn chết, phấn đấu gian lao, đau khổ khủng hoảng tinh thần, lịch sử mười sáu năm cuối của đời Gogol chính là lịch sử của Những linh hồn chết.
Ý định viết tác phẩm lớn ấy đến với Gogol, như trong Sám hối của một tác giả, văn hào viết: “Chính Puskin làm cho tôi quan niệm vấn đề một cách nghiêm túc. Từ lâu Puskin khuyến khích tôi bắt tay viết một tác phẩm lớn; Puskin bảo tôi: “- Tại sao có cái tài đoán ra chân tướng con người để chỉ phác vài nét là lẽ ra như nó sống thật, mà anh lại không bắt tay vào viết một tác phẩm lớn? Như thế thật quả là một tội lỗi!”. Để kết luận, Puskin cho tôi đề tài mà chính anh dự định viết thành một trường ca và, theo lời anh, thì không bao giờ nhường lại cho bất kỳ một ai. Đó là đề tài củaNhững linh hồn chết”.

Puskin từng khuyên Gogol sáng tác Những linh hồn chết thành một thiên “trường ca” – poema – Chữ “poema” đây không phải có nghĩa là một tập thơ, mà là một tiểu thuyết trường thiên có tính chất sử thi rộng lớn. Đến khi xuất bản tác phẩm, Gogol cho in lên bìa chữ “poema” to hơn tên sách.

Càng viết và càng nghĩ, Gogol càng thấy cái tầm rộng lớn của tác phẩm; vì vậy mà những cuộc phiêu lưu buồn cười của nhân vật chính Tsitsikôp hợp thành tình tiết của thiên trường ca đã được khoác một ý nghĩa biểu tượng: Tsitsikôp không phải chỉ là một tên bịp bợm đi mua nông phu chết, mà còn là Gogol đi tìm những “linh hồn sống”, nhưng chỉ gặp toàn những “linh hồn chết” – trong tiếng Nga cái từ “đusi” có cả hai nghĩa “những linh hồn” và “những nông phu”. Năm 1843, trong một bức thư Gogol viết rõ ràng: – “Quả thật có thể tin được điều người ta nói là: tất cả đều chết hết rồi, rằng ở nước Nga, những linh hồn sống đã nhường chỗ cho những linh hồn chết”.

Bởi vậy mà nhan đề của thiên trường ca trước dự định là Những cuộc phiêu lưu của Tsitsikôp (Pôkhôjdênia Tsitsikôva) với phụ đề là Những linh hồn chết (miôrtvưe đusi) phải đổi lại là Những linh hồn chết với tiêu đề Những cuộc phiêu lưu của Tsitsikôp.

Mùa hè 1841 phần thứ nhất Những linh hồn chết được hoàn thành. Tháng chín Gogol mang về nước để xuất bản. Ngày 12 tháng 11 bản thảo nộp cho Ủy ban kiểm duyệt Mạc tư khoa và dĩ nhiên là gặp ngay phải vô số khó khăn. Nhờ phu nhân Xmirnôva và mấy bạn vương công thần thế bảo trợ văn học, Những linh hồn chết mới được phép in, chỉ phải chữa lại đoạn nói về đại úy Kôpêikin.

Ngày 23 tháng 5 năm 1842, Những linh hồn chết xuất bản lần thứ nhất. Tờ Người đương thời, trong bài phê bình, đã suy tôn tác giả cuốn sách là đệ nhất văn hào Nga; quả là một danh hiệu chính đáng; từ trước Biêlinxki vẫn nói rằng Puskin sớm chết thì Gogol đã thay vào chỗ mà Puskin để lại trong văn học Nga.

Với những điều hiểu biết của một nghệ sĩ thiên tài, Gogol đã “vẽ lại cuộc đời với bộ mặt thật của nó”, và cái bộ mặt của xã hội Nga với các tầng lớp thống trị của nó thời ấy là ghê tởm; thì Gogol đã bắt các đại diện của chúng ta, “giật bộ trang phục mỹ lệ và cái mặt nạ anh hùng” của chúng, bắt chúng “đem thân cho thiên hạ mua cười”.

Chỉ với Những linh hồn chết, sự nghiệp của Gogol cũng đã xứng đáng đặt ngang hàng với sự nghiệp của một nhà văn lớn khác của thế giới: Xervantex với bộ Đông Kisôt. Thuộc thể tiểu thuyết phê phán và châm biếm phong tục, – thể tiểu thuyết Picaret theo thuật ngữ văn học, do cái từ Tây Ban Nha picarô, chỉ tên bịp bợm, mà ra, – thì Những linh hồn chết của Gogol, Đông Kisôt của Xervantex và Những di văn của câu lạc bộ Pickuychcủa Dickenx là ba kiệt tác đứng hàng đầu trong văn học thế giới, và so với các tác phẩm cùng thể tài châm biếm ấy thì Những linh hồn chết đậm tính chất chân thực, gần với cuộc đời hơn cả.

LƯU Ý KHI ĐỌC
Tác phẩm thuật lại những chuyến phiêu lưu phi lý, đầy kỳ công của Tsitsikôp, một người trẻ tuổi thuộc tầng lớp trung lưu của xã hội. Tsitsikôp đi khắp nước Nga để mua những tá điền, những nô lệ đã chết nhưng chủ đất chưa khai báo, chưa xóa tên trong sổ với mục đích cầm cố, vay tiền nhà nước và bịp người khác. Tập truyện miêu tả đủ các loại địa chủ, nói chung đều nhàn rỗi, lười biếng, tham lam, bóc lột nông dân một cách hết sức dã man.

THÔNG TIN KHÁC
Sinh thời, văn hào Maxim Gorky từng đưa ra nhận xét: “Không có Pushkin thì trong một thời gian rất dài sẽ không có Gogol, Lev Tolstoy, Turgenev, Dostoevsky”. Vậy câu hỏi đặt ra là: Nếu không có Gogol thì văn đàn Nga sẽ ra sao?

Nicolai Gogol sinh ra tại vùng Sorochintsi, tỉnh Poltava, thuộc Ukraina. Bố ông là một viên chức nghỉ hưu, từng tham gia soạn một số vở hài kịch bằng ngôn ngữ sở tại (chính điều này đã khiến nhiều người dân Ukraina dị ứng với sự nghiệp văn học của Gogol khi thấy, khác với thân phụ mình, mặc dù được nuôi dưỡng bởi nguồn mạch văn hóa Ukraina, song cả đời Gogol chỉ sáng tác bằng tiếng Nga). Mẹ Gogol là một người mộ đạo. Bà sinh Gogol khi mới 15 tuổi. Cũng vào năm Gogol 15 tuổi, bố ông qua đời.

Nhiều nhà nghiên cứu văn học đã cho rằng, Gogol ảnh hưởng “geen” nghệ thuật của bố, nhưng về tính cách lại có nhiều nét giống mẹ, đặc biệt là hay bất chợt cáu bẳn, hoặc chìm trong trạng thái âu sầu, u uất.



Tài năng của Gogol chỉ thực sự được thừa nhận kể từ khi ông cho xuất bản tập truyện ngắn “Những buổi tối trong một trang trại gần Dikanka” (năm 1831).

Tiểu thuyết “Những linh hồn chết” ra mắt bạn đọc tháng 5 năm 1842, sau một thời gian chịu đủ sự hoạnh họe, săm soi của Ủy ban Kiểm duyệt Moskva. Cuốn tiểu thuyết đã gây tiếng vang lớn trong dư luận. Nhiều bậc thức giả ví cuốn tiểu thuyết như “Don Quixote” của thời đại mới. Nhà phê bình văn học Belinsky thì nhận xét: “Qua Những linh hồn chết, tác giả đã tiến một bước lớn đến mức tất cả những gì ông đã viết ra cho đến nay dường như đều yếu ớt và mờ nhạt nếu so sánh với tác phẩm này”. Cũng theo Belinsky: “Tiểu thuyết Nga, truyện Nga bắt đầu từ Gogol cũng như thơ ca Nga thực sự bắt đầu từ Pushkin”.

Về những độc giả Nga chân chính thì vậy, còn với giới quan lại, quý tộc, họ căm thù cuốn sách của Gogol đến tột đỉnh. Một bài báo trên tờ Tin tức Nga đã viết rằng: “Những linh hồn chết là bức tranh châm biếm thô bỉ”. Tờ Tủ sách để đọc chỉ trích cuốn tiểu thuyết là “Những bức tranh hôi hám”. Có tác giả còn bỉ bai ngôn ngữ của Gogol là “thấp kém”, cần phải “học thêm tiếng Nga”…

Sinh thời, văn hào Nga Fyodor Dostoevsky, nhân nói đến ảnh hưởng to lớn của Gogol đối với thế hệ mình, đã nhắc đến truyện “Chiếc áo khoác” của ông và dí dỏm một cách đầy hình tượng: “Tất cả chúng ta đều chui ra từ chiếc áo khoác của Gogol”.

Thật là một cách suy tôn độc đáo. Đó là câu trả lới cho câu hỏi: Nếu không có Gogol, văn đàn Nga sẽ ra sao?

Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hiệp Quốc (gọi tắt là UNESCO) đã ra quyết định lấy năm 2009 là “Năm Gogol” để tưởng nhớ nhà văn Nga vĩ đại Nicolai Vasilevich Gogol nhân dịp kỷ niệm 200 năm ngày sinh của ông (1/4/1809- 1/4/2009).

Theo: VNCA

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 40 Empty Re: Sách

Post by LDN Sat Feb 04, 2023 10:22 am

Điểm Sách

Cả nước Nga hiện ra trong đó [Tiểu thuyết “Những linh hồn chết”]

Bởi BTV2

“Những linh hồn chết“không phải là tác phẩm tiểu thuyết đầu tiên của Gogol. Ngay từ thời kỳ đầu sáng tác, ông đã bắt tay xây dựng tiểu thuyết lịch sử “Thủ lĩnh cô dắc“(1830-1832), tuy nhiên bỏ dở chừng. Tiếp sau đó là tác phẩm hết sức độc đáo “Taras Bulba” (1833-1834). “Taras Bulba” là một tiểu thuyết sử thi lãng mạn, song trong đó bức tranh lịch sử quá khứ của những người Cô dắc vùng Zaporozhie được mô tả một cách hết sức chân thực, và kinh nghiệm mô tả quá khứ có những tác động không nhỏ đến những tác phẩm hiện thực của Gogol. Trong văn học thế kỷ XIX, nguyên tắc lịch sử đã thấm sâu vào việc mô tả cuộc sống đương đại, tính lịch sử trở thành điều kiện cần thiết của nghệ thuật hiện thực chủ nghĩa. Pushkin đã giải quyết nhiệm vụ mô tả hiện thực đương đại ở tiểu thuyết thơ “Evgeny Onegin“, trong cùng thời gian đó lại  quay về với những vấn đề của nước Nga thế kỷ 17, xây dựng vở bi kịch lịch sử “Boris Godunov“, có thể thấy những tác động qua lại giữa “Evgeny Onegin” và “Boris Godunov“, cả hai đều đánh dấu mốc cho sự ra đời của chủ nghĩa hiện thực trong văn học Nga.

Gogol viết “Những linh hồn chết“ sau hàng loạt truyện vừa viết về cuộc sống đương đại (tập hợp chủ yếu vào hai tập “Mirgorod” và “Arabeski” xuất bản năm 1835) và sau vở hài kịch nổi tiếng “Quan thanh tra“ (1836). “Thật buồn chán ở trên đời này, các ngài ơi!” (“Skuchno na etom svete, gospoda!”), đó là nỗi buồn được thốt lên từ những trang truyện của Gogol, nó cũng tương tự như nỗi buồn của Pushkin trong “Evgeny Onegin“, của Lermontov trong “Nhân vật của thời đại chúng ta“, dẫu cho mỗi người đều có cách biểu hiện riêng. Gogol biểu hiện nó bằng cái cười trào phúng. Chủ đề “poshlost’” (sự dung tục, tầm thường) trong đời sống xã hội và trong mỗi cá nhân trở thành trung tâm chú ý của Gogol. Pushkin sinh thời đã đánh giá chính xác tài năng của Gogol: “Ông luôn nói với tôi, – Gogol kể lại. – rằng không có một nhà văn nào có cái tài vạch ra một cách rõ ràng cái dung tục tầm thường (poshlost) của cuộc sống như thế, mô tả với một sức mạnh như thế cái dung tục tầm thường của con người tầm thường dung tục (poshlost poshlogo cheloveka), làm cho tất cả cái vụn vặt nhỏ mọn vốn không ai để ý bỗng trở nên to lớntrước mắt tất cả mọi người“[1]. Đó chính là một trong những đặc điểm của văn học hiện thực Nga, đặc biệt trong văn xuôi hiện thực thế kỷ XIX. Các truyện của Gogol phơi bày sự trống rỗng, vô nghĩa bao trùm lên cuộc sống những người quý tộc tỉnh lẻ, những công chức thành thị -vốn là những nhân vật tiêu biểu của Gogol-, và cuộc sống của những con người đó đã bị thay thế bằng sự tồn tại vật chất tầm thường.

Trong truyện “Ivan Ivanovich cãi nhau với Ivan Nikiforovich như thế nào“, hai người hàng xóm vốn là bạn chí thân, chỉ vì một người gọi người kia là “con ngỗng” mà thù hận nhau, kiện tụng nhau đến tận cuối đời.

Tác phẩm “Cái mũi“ kể lại câu chuyện cái mũi của anh công chức Kovalev tự dưng rời khỏi mặt anh ta để chu du khắp nơi trong thành phố. Đặt câu chuyện kỳ lạ đó vào bối cảnh cuộc sống thường nhật – đó là cách để Gogol phơi bày cái phi lý của cuộc sống vốn được coi là “bình thường”. Sự tham gia của cảnh sát, của tòa báo, của bác sĩ vào cuộc tìm kiếm cái mũi cho thấy sự tồn tại của tất cả những cơ quan, những con người rất hiện thực đó hóa ra lại còn phi lý hơn cả việc cái mũi biến thành ông quan cố vấn cao cấp. Còn bản thân nhân vật Kovalev, sự cố xảy ra với chiếc mũi cho thấy rõ một điều: những con người như anh ta chỉ là những kẻ hèn mạt, tầm thường núp đằng sau chiếc mũi của chính mình.

Nổi bật nhất trong các truyện vừa của Gogol là “Chiếc áo khoác“, tác phẩm phôi thai một chủ nghĩa hiện thực sống động mà về sau sẽ được phát triển mạnh mẽ trong văn học Nga. Đó là câu chuyện về một người công chức cả đời cặm cụi say sưa với công việc sao chép giấy tờ trong một công sở. Ước muốn lớn lao nhất của bác ta là có được một chiếc áo khoác tử tế, và để đạt được ước muốn đó, bác phải làm việc cật lực và tằn tiện hết mức, thế nhưng chiếc áo vừa mới được mặc trong ngày đầu tiên đã bị cướp đi mất. Cuống cuồng, tuyệt vọng, bác cầu cứu sự giúp đỡ, song chỉ nhận được sự nhạo báng của cảnh sát và cơn thịnh nộ sấm sét của viên quan “tai to mặt lớn”. Người công chức phát bệnh và lặng lẽ chết, không ai hay biết, nhưng con ma mà bác ta hóa thành thì gây kinh sợ cả thành phố. Kiểu nhân vật công chức nghèo khổ như Akaky Akakyevich – “con người nhỏ bé” – không phải là mới mẻ trong văn học, có thể gặp trong sáng tác của Dickens, của Balzac; ở Nga trước Gogol có Pushkin đã từng đề cập. Tuy nhiên, Gogol đã đẩy quá trình mất nhân tính nơi con người đến cực điểm khi tạo nên một nhân vật mà mọi niềm vui chỉ ở khối lượng giấy tờ được cấp trên giao cho chép, và mối tình duy nhất trong đời là với cái áo khoác. Một con người với cuộc đời như vậy chỉ là bóng ma, và chỉ khi chết rồi bác ta mới có được một chút sự sống.

Trong các truyện của Gogol, ranh giới giữa hiện thực và phi hiện thực thường bị xóa nhòa, tạo thành một thế giới tranh tối tranh sáng, trong đó ma quỷ hóa thành người, người hóa thành ma quỷ. Sức mạnh của quỷ, hay sức mạnh của cái xấu, cái ác, của cái vật chất tầm thường dung tục đã và đang hủy hoại con người, biến họ thành những thân thể sống chứa bên trong những linh hồn đã chết. Đó cũng là điều đã dẫn Gogol đi đến việc sáng tạo tác phẩm tiểu thuyết quan trọng nhất của mình.

Cốt truyện “Những linh hồn chết“ là do Pushkin gợi cho Gogol. Tuy nhiên, dựng lên tác phẩm như thế nào lại là cả một quá trình dài lâu, đầy trăn trở của bản thân Gogol. Trong “Tự thú của tác giả“, nhà văn viết: “Tôi bắt đầu viết khi chưa hề xác định được một dàn ý nào cả, chưa biết được nhân vật sẽ như thế nào. Tôi chỉ nghĩ đơn giản rằng đó là một kế hoạch nực cười được thực hiện bởi anh chàng Chichikov, bản thân nó sẽ dẫn dắt tôi tới những con người và những tính cách khác nhau.”[2]Ban đầu, Gogol chủ yếu định khai thác cốt truyện Pushkin gợi lên theo hướng trào phúng. Trong bức thư gửi Pushkin ngày 8 tháng 10 năm 1835, ông viết: “Tôi bắt đầu viết “Những linh hồn chết“. Cốt truyện sẽ kéo dài trong một tiểu thuyết dài, và có lẽ sẽ rất nực cười.”[3]

Sau khi viết được vài chương đầu của tiểu thuyết, Gogol bỗng dừng lại và bắt tay vào sáng tác vở hài kịch “Quan thanh tra“, viết về một nhân vật tên Khlestakov đang hết tiền thì được mọi người nhận nhầm là quan thanh tra – một cơ hội tốt để hắn kiếm lợi: các quan chức trong thành phố thi nhau đến hối lộ, viên thị trưởng mời hắn đến nhà tiếp đãi ân cần, hứa gả con gái; sau khi Khlestakov đi khỏi, sự thật mới được sáng tỏ, đúng lúc đó quan thanh tra thực sự tới. Vở hài kịch này có tác động rất lớn, nếu không nói là có ý nghĩa quyết định, đối với “Những linh hồn chết“: nó làm thay đổi rất nhiều trong ý đồ sáng tác của nhà văn, từ đó dẫn đến việc thay đổi thể loại của tác phẩm: “Những linh hồn chết“ trở thành một tiểu thuyết – trường ca. “Quan thanh tra“ được viết năm 1835, và xuất hiện trước công chúng một năm sau đó. Nó được coi là một tác phẩm vĩ đại của nền kịch Nga, cùng với nó Gogol nổi danh là nhà hiện thực thiên tài trong việc khám phá và đả kích cái ác trong đời sống xã hội. Với “Quan thanh tra“ lần đầu tiên nhà văn viết với mong muốn làm rung chuyển xã hội, đánh thức những tình cảm ghê sợ, kinh tởm đối với những hiện tượng tồi tệ, đê hèn được mô tả trong vở hài kịch. Ấn tượng mà vở hài kịch gây nên càng củng cố trong Gogol ý tưởng: thiên chức cao cả nhất của văn học là trực tiếp tham gia phục vụ xã hội. Ý thức đó đã chi phối nhà văn trong suốt quá trình sáng tác “Những linh hồn chết“. Kinh nghiệm của “Quan thanh tra“ đã chỉ ra cho Gogol một điều quan trọng: tác phẩm gây được hiệu quả hơn cả là tác phẩm, trong đó sự phê phán, đả kích thói hư tật xấu phải kết hợp hài hòa với việc mô tả những khía cạnh tốt, tích cực của con người Nga. Ông viết: “Sau “Quan thanh tra“, tôi cảm thấy rõ hơn bao giờ hết cái nhu cầu được sáng tác một tác phẩm đầy đặn, trong đó không chỉ có cái cần phải cười.”[4]Nhà văn hướng đến tiểu thuyết “Don Quixote” của Cervantes, đến “Thần khúc” của Dante, đến “Iliad” và “Odyssey” của Homer như những hình mẫu để noi theo. Càng ngày, từ câu chuyện chuyến phiêu lưu của anh chàng Chichikov đầy mánh lới mưu mô, Gogol càng phát hiện ra nhiều ý tưởng sâu sắc. Nhà văn cũng khao khát viết được một tác phẩm mà “cả nước Nga hiện ra trong đó“[5].

Khi mới bắt đầu sáng tác “Những linh hồn chết“, Gogol hình dung đó sẽ là một tiểu thuyết, nhưng khi phạm vi của tác phẩm đã được xác định, nhà văn đi đến kết luận là nội dung đó không thể đặt vừa vào trong khuôn khổ của một tiểu thuyết. Ông viết cho người bạn của mình, M.Pogodin, về tác phẩm: “Cái mà tôi đang ngồi viết hiện nay, đã nghĩ về nó từ lâu và còn sẽ tiếp tục nghĩ, là một cái không giống truyện vừa, không giống tiểu thuyết, nó sẽ rất dài, vài tập, tên gọi của nó là “Những linh hồn chết“, đấy là tất cả những gì bạn tạm thời cần biết về nó. Nếu như Chúa giúp tôi hoàn thành trường ca của tôi như cần phải có, thì đó sẽ là tác phẩm tử tế đầu tiên của tôi.”[6]Và như thế, mặc dù có những thay đổi trong quá trình sáng tác, mặc dù thái độ của nhà văn đối với đứa con này cũng thay đổi rất nhiều, nhưng ông cho đến cuối đời vẫn xác định “Những linh hồn chết“ là một trường ca.

Tên gọi “trường ca” đã gây ra những tranh cãi ngay từ khi tác phẩm mới ra đời. Có người cho rằng đó là trò đùa của Gogol, cũng có người nhìn thấy trong tên gọi đó ẩn nhiều ý nghĩa hài hước. Tuy nhiên nhà phê bình V.Belinsky trong những nhận xét đầu tiên về tác phẩm lại viết: “Nhiều người trong chúng ta hiểu cái”hài hước” và “châm biếm” như sự đùa bỡn, như bức biếm họa, – và chúng ta cũng tin rằng nhiều người, với nụ cười ranh mãnh và thỏa mãn vì trí tuệ mẫn tiệp của mình, sẽ nói và viết một cách nghiêm túc rằng Gogol đã gọi đùa tiểu thuyết của mình là trường ca… Chính thế đấy! Bởi Gogol là một người nổi tiếng thích đùa và sắc sảo, và cái con người ấy mới nhộn làm sao, ôi trời ơi! Bản thân mình thì cười không ngớt và còn làm người khác buồn cười!.. Chính thế đấy, các người đã đoán ra rồi, thông minh thật… Còn với chúng tôi, không cho rằng mình có quyền viết về tính cách riêng của nhà văn còn đang sống sờ sờ ra đó, chúng tôi chỉ thấy rằng Gogol không đùa khi gọi tiểu thuyết của mình là trường ca và ông cũng không nghĩ nó là một trường ca hài hước. Cái đó không phải tác giả nói với chúng tôi, mà là quyển sách của ông ấy nói. Chúng tôi không thấy có gì đùa bỡn và đáng cười ở trong đó, không thấy trong bất cứ một từ nào của tác giả có ý định gây cười cho độc giả: tất cả đều nghiêm túc, bình thản, chân thực và sâu sắc.”[7]Belinsky cho rằng tên gọi “trường ca” gắn với nội dung của “Những linh hồn chết“ và thể hiện nét đặc thù của nó. Nét đặc thù đó là “một sáng tạo hoàn toàn Nga, đầy tính dân tộc, rút ra từ cái kho bí mật của đời sống nhân dân, chân thực và đầy tinh thần yêu nước…”[8]Sự kết hợp hài hoà giữa việc vạch trần hiện thực đen tối của nước Nga với tình yêu mãnh liệt đối với dân tộc Nga chính là nét đặc thù trong nội dung của “Những linh hồn chết“. Cảm hứng trữ tình, thể hiện ý thức dân tộc thiêng liêng đã biến tiểu thuyết thành trường ca.

Bản thân Gogol cũng bàn về vấn đề thể loại trong một khảo luận chưa hoàn tất của mình có tên “Sách giáo khoa văn học” viết vào đầu những năm 40. Theo Gogol, trong thời đại của ông đã xuất hiện một thể loại mới, là mắt xích nối sử thi với tiểu thuyết mà ông gọi là “sử thi nhỏ”. Đối tượng của sử thi là cuộc sống của toàn thể dân tộc, là cả một thời đại trong lịch sử nhân loại. Tiểu thuyết “không bao quát toàn bộ cuộc sống, mà chỉ một biến cố quan trọng trong cuộc đời, biến cố khiến cho cuộc sống được bộc lộ thật rõ ràng, cho dù chỉ trong không gian mang tính ước lệ“[9]. Còn sử thi nhỏ tạo nên “bức tranh chân thực toàn cảnh thời đại với những nét tiêu biểu được tác giả khắc họa, bức tranh trần thế, thâu tóm những cái thiếu, cái thừa, những tội lỗi và tất cả những gì nhà văn nhận thấy trong thời đại đó đáng để thu hút sự chú ý của bất cứ người đương thời có óc quan sát nào“[10].

Gogol phân biệt rõ ràng đối tượng mô tả của sử thi, tiểu thuyết và sử thi nhỏ như vậy, đồng thời cũng chỉ ra khác biệt trong xây dựng nhân vật. Nhân vật của sử thi là những “người trứ danh“, nhân vật của tiểu thuyết có thể là bất cứ người nào, còn nhân vật của sử thi nhỏ thường là những “con người cá nhân bình thường, song lại hết sức có ý nghĩa trên nhiều phương diện“[11], có nghĩa là tạo nhiều khả năng quan sát, mô tả và khái quát cho nhà văn.

Trong sử thi, mối quan tâm chủ yếu không phải ở nhân vật, mà ở thế giới mà nhân vật là đại diện, “vì vậy sử thi là sáng tạo mang tính toàn thế giới“[12]. Trong khi đó tiểu thuyết lại quan tâm chủ yếu đến tính cách các nhân vật, được bộc lộ, phát triển thông qua hành động, sự kiện. Sử thi nhỏ chú trọng đến bức tranh chân thực đời sống xã hội trong một thời đại cụ thể, nó không mang tính “toàn thế giới” như sử thi, đồng thời cũng khác tiểu thuyết ở chỗ nó là “một tập hợp đầy đủ toàn vẹn những hiện tượng riêng tư tiêu biểu.”[13]

Khi gọi tác phẩm của mình là trường ca, Gogol muốn xếp nó vào loại “sử thi nhỏ” với cách hiểu như trên. Sự phân chia thể loại và quan niệm của nhà văn như trên chưa hẳn là xác đáng và cũng chưa cho thấy được toàn bộ bản chất thể loại của “Những linh hồn chết“. Tuy nhiên, nó giúp làm sáng tỏ được nhiều điều về ý đồ sáng tác của Gogol, đồng thời phần nào phản ánh tình hình phát triển của tiểu thuyết Nga thời đại ông đang sống. Belinsky thời gian này cũng đã nói đến tiểu thuyết như “sử thi của thời đại“. Sang thập niên 40, tiểu thuyết đã thực sự chiếm ưu thế trong đời sống văn học, các tiểu thuyết gia muốn mở rộng quy mô của nó, nâng tầm cao của nó. Bằng cách kết hợp những yếu tố của sử thi, của thơ ca, của kịch vào tiểu thuyết, họ đã tạo ra một thể loại mang tính chất tổng hợp. Trong “Những linh hồn chết“, điều này thể hiện ở chất trữ tình bao trùm toàn tác phẩm, sự can thiệp trực tiếp của tác giả vào kết cấu tự sự, sự phát triển đầy kịch tính của hành động, nhưng hơn tất cả là quy mô rộng lớn, bao quát, phổ biến của ý đồ tư tưởng.

Gogol dự định xây dựng tác phẩm theo mô hình “Thần khúc” của Dante. “Những linh hồn chết“ sẽ gồm 3 phần: “Địa ngục“, “Lò luyện” và “Thiên đàng“.

Trong phần 1, nhân vật chính của “Những linh hồn chết“, viên công chức đã thôi việc Pavel Ivanovich Chichikov, đến một thành phố tỉnh lẻ có tên NN, làm quen, kết thân với tất cả mọi người rồi sau đó ghé thăm các điền chủ địa phương với mục đích mua của họ “những linh hồn chết”, tức những nông nô đã chết song vẫn phải trả tiền thuế thân vì chưa đến kỳ kiểm tra dân số. Những điền chủ Chichikov ghé thăm là anh chàng mơ mộng tẻ nhạt Manilov, bà góa keo kiệt đa nghi Korobochka, tay bợm rượu khoác lác hay gây sự Nozdrev, tên trọc phú thô lỗ Sobakevich, và lão hà tiện bẩn thỉu Plyushkin. Mua được khoảng bốn trăm “linh hồn”, anh ta quay trở về thành phố để hợp thức hóa những giấy tờ mua bán. Người ta lầm tưởng anh ta là nhà triệu phú, song chuyện mua bán nông nô chết đổ bể, Chichikov vội vã rời bỏ thành phố. Những dòng hồi tưởng đưa người đọc trở về quá khứ của Chichikov: hai lần bị đuổi việc vì biển thủ công quỹ và tham nhũng, anh ta nảy kế hoạch mua nông nô chết rồi đem thế chấp vay tiền nhà nước qua ngân hàng.

Trong phần 2, Chichikov tiếp tục cuộc mua bán của mình, đồng thời dính vào những vụ lừa gạt khác nữa. Anh ta bị bắt, bị bỏ tù, rồi được một người bạn cứu vớt bằng cách hướng anh ta vào con đường lương thiện, đúng đắn. Gogol định sẽ theo nhân vật của mình cho đến ngày anh ta hoàn toàn được cải tạo.

Phần 1 của tiểu thuyết, tức câu chuyện về chuyến mua nông nô chết của Chichikov, trình diện công chúng Nga vào năm 1842. Phần 2 Gogol bắt tay vào viết ngay sau khi xuất bản phần 1, bản thảo bị nhà văn đốt hai lần, và đến cuối đời ông vẫn còn để dang dở. Phần 3 thì mãi mãi chỉ được biết đến như một dự định chưa bao giờ được thực hiện của nhà văn. Như vậy, nói đến tiểu thuyết “Những linh hồn chết“ chủ yếu là nói đến phần đầu trong ý đồ sáng tác của nhà văn. Tuy nhiên, điều đó không hề làm ảnh hưởng đến tính toàn vẹn của tác phẩm, bởi bản thân phần 1 đã là một tiểu thuyết hoàn chỉnh, là nơi hút hết tinh lực tài năng của Gogol. Những trang tiểu sử của nhà văn cho thấy sau phần 1, Gogol  không còn sáng tác được cái gì hơn thế nữa. Những chương còn lại của phần 2 “Những linh hồn chết ” cũng cho thấy sự thua kém xa so với phần 1.

Đúng như ý định của Gogol, trong những trang “Những linh hồn chết“ đều hiện lên những nét khắc họa nước Nga thời đại của Nikolai I:  tình trạng sa sút của tầng lớp quý tộc chủ nô (không chỉ những quý tộc nhỏ, mà cả những đại quý tộc), sự phát triển hoạt động cầm cố bất động sản của ngân hàng càng làm tăng con số nợ nần và phá sản của quý tộc, ngân phiếu tín dụng được phát hành và lưu thông rộng rãi thay cho hệ thống tiền vàng trước đó cũng làm thay đổi rất nhiều đời sống kinh tế. Cho đến năm 1833 đã có đến gần bốn triệu nông nô, một thứ tài sản của quý tộc, đã được cầm cố trong các cơ quan tín dụng, ngân hàng khác nhau trên đất Nga.

Trong cuốn sách “Nước Nga năm 1839” (ba năm trước khi “Những linh hồn chết“ ra đời), một du khách người Pháp, hầu tước de Custin viết: “Nước Nga được điều hành bởi tầng lớp công chức, những kẻ ngay khi còn trên ghế nhà trường đã chiếm giữ các chức vụ hành chính…”[14]Bản thân Nikolai I cũng phải thú nhận rằng đế quốc Nga nằm dưới sự điều khiển không phải của Nga hoàng, mà của những quan chức bàn giấy do chính ông ta bổ nhiệm. Những quan chức đó tụ tập đông đảo trong “Những linh hồn chết“, tất cả đều làm công vụ, song tất cả đều chỉ nghĩ đến lợi ích riêng tư. Sự bành trướng của bộ máy nhà nước quan liêu kèm theo sự tốn phí ngân quỹ rất lớn. Ngoài tiền lương, những công chức có nhiều công lao còn có thể được ban đất đai, cho đến năm 1844 đã có hơn một triệu mẫu đất được giao cho công chức, và như thế đã hình thành một tầng lớp chủ đất chủ nô mới với mọi đặc quyền đặc lợi như quý tộc. Chichikov, một công chức tầm thường không lập được công trạng gì, bị sa thải một cách nhục nhã khỏi công sở, đã mưu toan chen vào cái giới quý tộc công chức đó với kế hoạch mua nông nô chết của mình.

Bộ máy nhà nước Nga cồng kềnh, quan liêu đã tạo nên một tình trạng phạm pháp và những tệ lậu quái gở ngay chính trong giới công chức. Herzen trong bài báo “Về sự phát triển những tư tưởng cách mạng ở Nga” đã viết: “Giữa giai cấp quý tộc và nhân dân là một bọn lưu manh gồm những quý tộc công chức – một giai cấp đã bán rẻ, đã mất đi nhân phẩm con người. Trộm cắp, hành hạ, chỉ điểm, say nghiện và bài bạc, bọn chúng đã và đang là biểu hiện rõ ràng nhất của sự nô lệ trong đất nước… Những công chức hoàn toàn tùy tiện bóp méo luật pháp, mỗi người theo ý của mình…”[15]

Trong “Những linh hồn chết“, Gogol đã xây dựng một hình tượng nhân vật công chức điển hình của thời đại là Chichikov. Chichikov hội đủ  tính chất của những nhân vật công chức trước đó của Gogol: nhẫn nại như Akaky Akakyevich trong “Chiếc áo khoác“, ham danh lợi như Kovalev trong “Cái mũi“, ranh ma, mánh lới như Khlestakov trong “Quan thanh tra“… Tuy nhiên, Chichikov không hèn mọn đáng thương như Akaky, không lố bịch như Kovalev, cũng không hời hợt như Khlestakov. Anh ta từ nhỏ đã được nuôi dưỡng, dạy dỗ bởi ý tưởng: “Mọi thứ đều có thể làm và đạt được bằng đồng kopeck“[16]. Anh ta tằn tiện, sẵn sàng từ bỏ mọi nhu cầu, mọi thú vui để dành dụm từng đồng tiền, tận dụng mọi cơ hội để thăng tiến, trong công việc tìm mọi cách để thu lợi cho mình. Trong cương vị công chức nhà nước, Chichikov đã học một cách cẩn thận chu đáo cách lừa đảo nhà nước để tìm danh lợi, để chui vào tầng lớp điền chủ quý tộc. Gogol gọi Chichikov là “ông chủ – kẻ sở hữu” (khozain – priobretatel), đúng hơn là kẻ có tham vọng và tìm mọi cách để trở thành “ông chủ – kẻ sở hữu”.

Phi vụ mà Chichikov thực hiện là một hành động lừa đảo, đồng thời cũng lại là một hành động hoàn toàn hợp pháp. Nông nô được coi là một món hàng được phép mua bán, các điền chủ sẵn sàng nhượng quyền sở hữu đối với những nông nô đã chết giữa hai kỳ kiểm tra dân số cho Chichikov với giá rẻ mạt anh ta đưa ra, thậm chí cho không (bởi vì thực chất những nô lệ đã chết nào còn giá trị gì đối với công việc của chủ nô). “Ta cứ viết là họ còn sống” – Chichikov thỏa thuận với các chủ nô khi làm giấy tờ mua bán, và anh ta hoàn toàn có quyền làm như vậy, bởi kỳ kiểm tra dân số tiếp theo chưa tới, những người chết trên giấy tờ vẫn đang được coi là còn sống. Chichikov tuyên bố: “Tôi vốn quen không bao giờ vi phạm những luật pháp của nhà nước… Tôi luôn sợ hãi câm lặng trước pháp luật“. Lời tuyên bố của Chichikov còn có nghĩa là: pháp luật nhà nước đã câm lặng sợ hãi trước những kẻ gian manh như anh ta.

Khác với một tiểu thuyết thông thường, những thông tin về nhân vật chính trong “Những linh hồn chết“không được đưa ra ngay từ đầu tác phẩm. Chichikov xuất hiện một cách lặng lẽ: “Một cỗ xe ngựa khá đẹp đẽ, không lớn lắm cập cổng khách sạn của thành phố tỉnh lẻ NN. Những ông độc thân – như các vị đại tá về hưu, các ông đại úy, các điền chủ có gần trăm nông nô, nói tóm lại là những quý ông được coi là thuộc hạng trung lưu- thường đi trên những cỗ xe như vậy. Ngồi trên xe là một quý ngài không thuộc loại điển trai nhưng cũng không xấu mã lắm, không quá béo cũng không quá gầy; không thể bảo anh ta già, song cũng không nói anh ta trẻ được. Sự xuất hiện của anh ta hoàn toàn không làm ồn ào gì trong thành phố, không gây ấn tượng gì cả”. Không một thông tin gì về anh ta, ngoài một mẩu giấy anh ta viết cho người phục vụ khách sạn để phòng khi cần trình cảnh sát:“Cố vấn học viện Pavel Ivanovich Chichikov, điền chủ, dùng trong những trường hợp cần thiết“. Tuy nhiên những dòng chữ đó cũng rất đáng ngờ.

Dường như tác giả cố che dấu những hoàn cảnh cụ thể về nhân vật để tạo sự cuốn hút đối với độc giả. Nhưng có lẽ không chỉ là như vậy. Chichikov thực sự là một kẻ thiếu cá tính, không có bản sắc. Như một con kỳ nhông thay đổi màu da theo hoàn cảnh, Chichikov dường như hòa lẫn với thành phố NN (một thành phố mà về nó, cũng như về nhân vật Chichikov, không có một thông tin cụ thể nào), để thích ứng với cái bền chắc và cái mỏng manh của nó, để hòa hợp được với những con người ở đó, với ngài thị trưởng (“người cũng giống Chichikov, không béo cũng chẳng gầy“), với các quý ông gồm những người béo, những người gầy và những người không quá béo cũng chẳng quá gầy mà Chichikov gặp gỡ trong vũ hội tổ chức ở nhà ngài thị trưởng.

Thành phố tỉnh lẻ NN. đã từng được nói đến trong hài kịch “Quan thanh tra“ – đó là thế giới của những kẻ công chức lộng hành. Đối với Gogol, những thành phố tỉnh lẻ đó là trung tâm sự điên rồ của con người. Những con đường lát đá, những ngôi nhà, khách sạn, những công sở, những cuộc gặp gỡ, ăn uống, bài bạc, vũ hội và đủ loại chuyện đàm tiếu, … – tất cả những cái đó được mô tả một cách hài hước, cường điệu, song cũng lại đầy chất hiện thực. Sự tồn tại của thành phố NN. có vẻ như hơi kỳ quái, đó là do một phương cách mô tả rất tiêu biểu nơi Gogol: hòa lẫn chất hiện thực nghiêm ngặt đến từng chi tiết với chất phi lý, phi hiện thực.

Chất trào phúng bao trùm “Những linh hồn chết“. Có những nhà phê bình cho rằng cái trào phúng của Gogol là một cách bộc lộ những ẩn ức của nhà văn, là một dạng thanh lọc, tẩy rửa tâm hồn một cách vô thức, một cách bù đắp một cách vô thức những khiếm khuyết trong cuộc đời riêng của nhà văn. Cách lý giải này không thể hoàn toàn đáng tin cậy và đã từng nhận được những phê phán chỉ trích. Tuy nhiên, với những ý kiến ở một cực khác, cho rằng “Những linh hồn chết“ là sự tấn công vào chế độ chiếm hữu nông nô ở Nga, thì cũng cần có sự xem xét lại. Mặc dù xuyên suốt tiểu thuyết là câu chuyện mua bán người bẩn thỉu (thậm chí là mua bán những người đã chết), qua đó có thể thấy được cái thối nát, vô nhân đạo của chế độ đó, song bản thân Gogol không phải là một nhà văn có tư tưởng dân chủ, cách mạng. Ông đơn giản xem chế độ nông nô như một hiện thực của cuộc sống Nga.

Đối tượng châm biếm đả kích của Gogol là thế giới của những quý tộc điền chủ với cách sống, cách quản lý công việc cẩu thả, thiếu thực tế, kém hiệu quả, là thế giới công chức với căn bệnh tham nhũng, thói trưởng giả học làm sang, phô trương và đạo đức giả.

Phần chính của tiểu thuyết mô tả chuyến đi của Chichikov qua các vùng quê, đến nhà của năm điền chủ quý tộc để thực hiện việc mua nông nô chết. Gogol trong chương VII đã giải thích cho độc giả rằng có hai loại nhà văn: một loại trở nên nổi tiếng nhờ xây dựng ra những tính cách là hiện thân cho những phẩm chất cao đẹp của con người, nhưng họ cũng đồng thời đã “che mắt độc giả bằng làn khói ảo tưởng, dấu giếm đi mặt xấu và chỉ bày ra cái tốt, cái đẹp của con người“. Còn loại thứ hai, trong đó có Gogol, là những nhà văn “dám cả gan mở ra trước mắt mọi người tất cả những điều nhỏ mọn nhớp nhúa bao quanh cuộc sống của chúng ta“, tập trung vào mô tả những tính cách đời thường đa dạng, phức tạp, và tự đáy sâu tâm hồn phải chiếu sáng cái bức tranh được vẽ nên từ cuộc sống ảm đạm đó, biến nó thành “viên ngọc sáng tạo“. Gogol đã kết luận rằng đi theo những nhân vật như vậy để khám phá tất cả sự vận động của cuộc sống, ” khám phá cuộc sống qua tiếng cười mà mọi người đều có thể sẻ chia và qua những giọt nước mắt mà chẳng ai biết hay nhìn thấy” – đó chính là số phận của ông.

Gogol đã biến năm nhân vật điền chủ quý tộc trở thành những “viên ngọc sáng tạo” nhờ vào sức mạnh nghệ thuật của mình.

Manilov, người điền chủ đầu tiên Chichikov đến thăm là một con người đa cảm và ngọt ngào như đường. “Anh ta có nụ cười đầy quyến rũ, mái tóc vàng và đôi mắt xanh lơ. Vào phút đầu tiên vừa bắt chuyện với anh ta, bạn không thể không nói: “Một con người dễ thương và tốt bụng làm sao!”, bạn sẽ lặng im ở phút tiếp theo, còn đến phút thứ ba thì thốt lên: “Có quỷ biết cái gì thế này!” và bỏ đi, còn nếu như không bỏ đi được, bạn sẽ cảm thấy chán ngán kinh khủng“.

Trong cái vẻ bề ngoài dễ thương ngọt ngào ấy là một sự lười biếng, trống rỗng. Manilov là con người không có lấy một niềm say mê nào cả, suốt ngày chỉ lặng lẽ trầm ngâm suy tư, song “anh ta nghĩ cái gì thì may ra chỉ có Chúa mới biết“. Công việc quản lý điền trang hoàn toàn bị bỏ bê. Trong phòng làm việc lúc nào cũng có một quyển sách luôn được đánh dấu ở trang mười bốn mà anh ta thường xuyên đọc song đã hai năm rồi chưa xong. Phòng ở hầu như chẳng có thứ đồ gỗ nào, cho dù những lời hẹn cương quyết đã được nói từ những ngày đầu mới cưới vợ: “Em yêu ạ, ngày mai mình phải chạy thu xếp cho căn phòng này có ngay vài thứ đồ gỗ“. Được cái vợ chồng nhà Manilov rất hợp nhau. Sau tám năm chung sống họ vẫn giữ những thói quen lãng mạn như nói với nhau những lời âu yếm nũng nịu, tặng cho nhau trong dịp sinh nhật những món quà bất ngờ như cái túi đựng bàn chải đánh răng có đính cườm, hoặc thường xuyên khi cùng ngồi bên nhau trên đi văng bỗng chẳng biết vì lý do gì mà ôm hôn nhau lâu đến độ trong thời gian đó có thể hút xong một điếu thuốc. Đó quả là một cặp vợ chồng hạnh phúc. Tất nhiên cũng phải nói là trong nhà còn có trăm thứ việc khác ngoài những món quà bất ngờ và những nụ hôn, nhưng tại sao những bữa ăn được nấu nướng rất cẩu thả, kho thức ăn trống rỗng, mụ quản gia thì ăn cắp như ranh và những người hầu ai nấy đều bẩn thỉu, nghiện ngập,… – đó là những vấn đề tủn mủn, thấp kém mà một người phụ nữ có giáo dục như vợ Manilov không phải quan tâm. Đối với nàng chỉ có ba điều quan trọng: nói tiếng Pháp để bảo đảm cho hạnh phúc gia đình, chơi đàn piano để đem lại cho chồng những giây phút thư thái dễ chịu, và đan lát những món quà bất ngờ như cái bao cườm đựng bàn chải đã nói ở trên.

Chichikov đến nhà Manilov và được đón tiếp thật vồn vã, nhiệt tình. Nhưng đến khi bàn vào công việc, mục đích chuyến đi của Chichikov, thì Manolov sửng sốt:

“- Sao cơ? Xin thứ lỗi… tôi hơi bị ù tai, tôi vừa nghe thấy một từ quá kỳ lạ…

– Tôi muốn có những linh hồn chết… hơn nữa phải những đứa trong danh sách điều tra vẫn được xem là còn sống, – Chichikov nói.

Manilov lập tức há mồm đánh rơi cả tẩu thuốc xuống đất, và cứ há mồm ra như thế đến mấy phút đồng hồ“.

Manilov không chỉ hơi lãng tai, mà còn hết sức lạc hậu so với cuộc sống xung quanh anh ta. Nếu không, anh ta đã không ngạc nhiên trước sự kết hợp kỳ lạ giữa hai khái niệm: linh hồn (hay nông nô) và chết(dusha và myortvaya). “Những linh hồn chết” (tức những nông nô chết) là một cụm từ tiếng Nga rất phổ biến trong các loại giấy tờ thời bấy giờ, cũng như những cụm từ khác như: “điền trang gồm một ngàn linh hồn“- tức gồm một ngàn nông nô (imenie v tysyachu dush), “thuế linh hồn” – tức thuế thân, do nông nô phải đóng (podushnaya podat’),… Manilov ngạc nhiên vì không biết, và cho đến phút chót vẫn không hiểu cuộc thương lượng giữa anh ta với Chichikov là gì. “Manilov hoàn toàn hoang mang. Anh ta cảm thấy cần phải làm gì đó, phải đặt câu hỏi, nhưng câu hỏi thế nào thì có quỷ mới biết được“. Một con người không thể nặn óc ra được câu hỏi, cũng không thể trả lời được cho những câu hỏi đơn giản nhất. Cuộc trò chuyện giữa Chichikov, Manilov và viên quản lý cho thấy điều đó :

“- Nghe này, anh bạn quý! từ dạo kiểm tra dân số tới giờ chỗ ta có mấy nông dân chết nhỉ ?

– Sao lại chỉ có mấy? Đến nay đã có khối người đã chết ấy chứ, – viên quản lý nói đến đó thì ngắc ngứ, khẽ lấy tay che miệng trông giống hệt như cái khiên.

– Phải, tôi cũng nghĩ như thế, – Manilov tiếp lời, – rất nhiều người đã chết! –  Anh ta quay sang Chichikov và nói thêm. – Vâng đúng vậy, rất là nhiều.

– Thế khoảng bao nhiêu người?- Chichikov hỏi.

– Làm sao có thể nói số lượng được? Ngài cũng biết là chẳng ai đếm xem bao nhiêu đứa chết.

– Phải, chính thế, – Manilov nói với Chichikov, – tôi cũng cho rằng người chết rất nhiều, hoàn toàn chẳng rõ là bao nhiêu người chết“.

Nếu không có viên quản lý, có lẽ Manilov không thể tự mình nói được một lời nào để đáp lại Chichikov trong cuộc đối thoại  này.

Manilov cho không Chichikov những nông nô chết vì chưa bao giờ quan tâm đến sự tồn tại của người nông nô và giá trị của họ. Cũng như anh ta chẳng có một mối quan tâm thực sự nào đối với sự sống xung quanh. “Ôi! đó là cuộc sống trên thiên đường“, Chichikov đã nói thế khi chia tay với vợ chồng Manilov. Một lời nịnh làm mát lòng chủ nhà, nhưng cũng là một sự châm biếm mà họ chẳng bao giờ có thể hiểu: những người như Manilov hiện hữu mà như không hiện hữu, sống mà như đã chết rồi.

Korobochka, điền chủ thứ hai mà Chichikov ghé đến lại là một tính cách hoàn toàn đối lập. Cái tên “Korobochka” nghĩa là “cái hộp nhỏ” phần nào nói lên tính cách của người đàn bà góa này. Đó là một kiểu bà già luôn “nghiêng đầu kêu than về mùa màng thất bát, thua lỗ, nhưng đồng thời lại tích cóp tiền trong những túi nhỏ sặc sỡ cất trong các ngăn kéo tủ. Một túi đựng toàn tiền rúp, túi khác là tiền năm mươi xu, túi thứ ba là tiền hai mươi lăm xu, mặc dù trông bên ngoài tưởng như trong tủ chẳng có gì ngoài những khăn trải giường, những áo ngủ, những ống chỉ, và cái áo khoác đã tuột chỉ dùng thay cho áo dài nếu cái áo cũ bị rách hay vì sao đó mà bị cháy trong khi nướng bánh mì ngày lễ. Nhưng cái váy đó chẳng cháy, cũng chẳng tự rách được: bà già vốn hà tiện, và cái áo khoác tuột chỉ sẽ cứ phải nằm mãi như thế, rồi sau đó được ghi vào chúc thư truyền lại cho đứa chắt gái nào đó cùng với đủ thứ đồ cũ khác“.

Korobochka là một kẻ sùng đạo, mê tín, đa nghi và ngốc nghếch. Bà ta ban đầu sợ hãi khi nghe Chichikov đề nghị mua nông nô chết (vì tưởng phải đào mồ của họ lên). Bị đồng tiền hấp dẫn, song bà ta vẫn chần chừ chưa muốn bán. Sự chần chừ đó không phải vì sợ bị quỷ sứ trừng phạt (mặc dù bà ta chỉ cần nghe đến quỷ đã sợ phát run lên), mà chủ yếu là vì sợ bị lừa (“thứ hàng này lạ quá, tôi không biết bán“). Sau khi bán cho Chichikov mười tám nông nô chết với giá 15 rúp, bà ta mất ngủ ba đêm liền và sau đó quyết định lên tỉnh để đi hỏi giá nông nô chết để yên tâm rằng mình không bị thiệt trong cuộc mua bán đó, chính vì vậy đã góp phần làm lộ phi vụ bí ẩn của Chichikov.

Những quý tộc Chichikov gặp sau đó, mỗi người là một tính cách độc đáo. Nozdrev là một tên lưu manh huênh hoang khoác lác, Sobakevich là một con buôn chính cống, thô lỗ keo kiệt. Đặc biệt hơn cả là nhân vật Plyushkin. Gogol đã kế thừa Moliere, Balzac, Pushkin trong việc xây dựng hình tượng kẻ hà tiện, tuy nhiên kẻ hà tiện Plyushkin kinh khủng và quái dị hơn mọi kẻ hà tiện nào trên thế gian này. Sự quái dị đó trước hết ở ngoại hình: “Mặt lão ta không có gì đặc biệt: nó hầu như giống mọi khuôn mặt của những ông già gầy gò, chỉ có cái cằm là vươn ra quá xa về phía trước, đến nỗi lão phải lấy khăn tay che lên để khỏi khạc nhổ vào đó; đôi mắt nhỏ tí vẫn còn chưa bị toét nhoèn chạy ra từ đôi lông mày mọc cao, trông giống như đôi con chuột vừa thò những cái mõm nhọn ra khỏi hang tối, với đôi tai cảnh giác và hàng ria ve vẩy, chúng rình xem có con mèo hay thằng nhóc nghịch ngợm nào nấp đây đó không và hít ngửi không khí một cách đầy đa nghi. Y phục của lão còn đặc biệt hơn rất nhiều: không một phương thức, không một sự cố gắng nào có thể cho phép hiểu được chiếc áo dài của lão được chắp nối từ những thứ gì: hai ống tay áo và hai vạt trước lấm dầu mỡ và bóng đến độ trông giống như thứ da dùng để đóng ủng; phía sau lủng lẳng không phải hai mà là bốn cái đuôi áo, bông sợi từ trong đó tuột ra từng túm. Trên cổ lão cũng được buộc một cái gì đó khó mà xác định được: cái tất dài chăng, cái nịt tất chăng, hay là cái dải buộc bụng, nhưng dứt khoát không phải là cái cà vạt. Tóm lại, nếu như Chichikov gặp lão ăn mặc như thế ở đâu đó gần cửa nhà thờ thì có lẽ hắn đã cho lão một đồng xu“. Thế nhưng Plyushkin không phải là kẻ ăn mày, mà là một quý tộc giàu có với hơn một ngàn nông nô. Nhà cửa, kho trại của lão chất ứ của cải, đồ đạc, nhưng lòng tham của lão thì vô đáy. “Lão hàng ngày vẫn đi khắp các con đường trong làng, xem xét dưới từng cây cầu, từng bậc thang và bất cứ cái gì lọt vào tay lão ta: miếng đế giày cũ, mảnh giẻ rách của mấy mụ đàn bà, cây đinh sắt, mảnh gốm vỡ – tất cả lão đều tha về nhà và xếp vào cái đống mà Chichikov thấy trong góc phòng. “Đấy lão bắt cá đang đi săn lùng đấy!” – những người muzhik bảo nhau khi thấy lão đi thu vét. Và thực tình là sau khi lão đi khỏi thì chẳng cần phải quét đường làm gì“. Có thể nói, với nhân vật Plyushkin, Gogol đã mô tả sự thoái hoá, sa đọa của kẻ nô lệ vật chất, nô lệ đồng tiền, đến mức mất hết cả nhân hình, nhân tính. Trong quá khứ, lão từng là một địa chủ chí thú làm ăn, một ông chủ gia đình hạnh phúc, từng có vợ và hai cô con gái, một cậu con trai. Vợ chết, con gái lớn bỏ trốn theo một sĩ quan khinh kỵ, con gái thứ hai ốm chết, con trai phục vụ trong quân đội, thua bạc. Plyushkin mất vợ, từ chối cấp dưỡng cho những đứa con còn sống, và căn bệnh hà tiện ngày càng trở nên trầm trọng, biến lão dần trở thành một thứ thây sống. Chichikov đã chạy đến với Plyushkin như con quạ ngửi thấy mùi xác chết: ở điền trang của lão ta, nông nô chết như ruồi. Lão đã bán cho Chichikov  những “linh hồn – nông nô chết” với giá 30 xu một linh hồn.

Hình tượng Manilov, Korobochka, Nozdrev, Sobakevich, Plyushkin còn có thể xem như biếm họa những thói xấu của giới quý tộc điền chủ mà Gogol từng biết. Mặc dù sự trào phúng, cường điệu được đẩy đến thái cực trong những bức chân dung, song đó không phải là những con rối, tính chất hiện thực vẫn hiện diện trong mỗi tính cách. Gogol không phải là người thích “len lỏi trong tâm hồn con người để tìm hiểu xem anh ta nghĩ cái gì” – điều mà Lermontov đã làm trong tiểu thuyết của mình, và sau này trở thành sở trường của Dostoevsky. Trừ một số ít ngoại lệ, có thể nói chủ nghĩa hiện thực của Gogol không phải nằm ở sự phân tích tâm lý, tình cảm con người. Để xây dựng nên những tính cách điển hình, Gogol đã dựa vào những chi tiết hiện thực. Sức mạnh hiện thực của Gogol chủ yếu là sức mạnh của các chi tiết, và không một nhà văn Nga nào, ngoại trừ Tolstoy, đã vận dụng chúng  một cách phong phú và có hiệu quả như Gogol. Trong chương viết về Plyushkin, hơn một nửa số trang là dành cho việc mô tả tỉ mỉ lối vào điền trang, cảnh  xóm làng và các khu vực phụ cận, bên ngoài và bên trong ngôi nhà của ông chủ, quần áo, bộ dạng, cử chỉ của bản thân ông chủ. Nhà văn đã dày công vẽ nên một bức tranh về sự phù hợp, tương xứng giữa tính cách của nhân vật Plyushkin với diện mạo bề ngoài của lão, với tất cả môi trường xung quanh lão.

Bút pháp hiện thực của Gogol thường xuyên trở nên sinh động hơn nhờ sự cường điệu trào phúng. Sau khi thoát được khỏi nhà Nozdrev, tim của Chichikov “đập phành phạch như con chim cun cút bị nhốt trong lồng“. Nhân vật Sobakevich thì có một khuôn mặt được tạo hóa tạc bằng dao quắm “một nhát là thành cái mũi, một nhát nữa thành đôi môi, hai nhát đục kếch xù là khoét xong hai bộng mắt“, còn “sắc mặt như sắc đồng năm kopeck đúc bằng đồng“. Những tấm ván trên đường dẫn đến nhà Plyushkin thì “trồi lên tụt xuống như những phím đàn piano” khi Chichikov bước trên chúng.

“Những linh hồn chết”được xây dựng dưới dạng một tiểu thuyết phiêu lưu của một kẻ bịp bợm (picaresque novel). Đi theo Chichikov là hai đầy tớ xuất thân là nông dân: gã hầu Petrushka và gã đánh xe Selifan. Mối quan hệ giữa Chichikov với hai người đầy tớ khiến cho anh ta cảm thấy mình không phải chỉ sở hữu những nông nô chết, mà là ông chủ thực thụ của những nông nô sống. Mặc dù Petrushka và Selifan là hậu duệ của Sancho Panza (nhân vật đầy tớ trong “Don Quixote” của Cervantes), song tính cách, hành vi của họ hoàn toàn là của những nông dân Nga chính cống, và Gogol đã khắc họa với đầy tinh thần hiện thực, kèm theo chút hài hước trào phúng.

Yếu tố dị thường, chất trào phúng là một đặc tính của chủ nghĩa hiện thực, cũng đồng thời là cái gây sức hấp dẫn đặc biệt trong tiểu thuyết của Gogol. Cuộc sống được tái sinh trong “Những linh hồn chết“, được khám phá qua tiếng cười và qua nước mắt. Mặc dù tinh thần trào phúng dường như chiếm ưu thế, nhưng đó chỉ là bề mặt, và bên dưới bề mặt đó là một nỗi buồn vô tận về cuộc sống Nga với sự tàn suy, bất công và trì trệ của nó. Hình ảnh cỗ xe tam mã phóng như bay ở cuối phần 1 tiểu thuyết đầy tính tượng trưng. Đó cũng là hình ảnh của nước Nga mãnh liệt đang lao về phía trước. “Nước Nga, người đi về đâu?” câu hỏi đó đối với Gogol, cũng như những con người thời đại ông, còn băn khoăn lo lắng chưa tìm ra lời giải đáp, nhưng với tình yêu và cảm quan của người nghệ sĩ, nhà văn tin rằng những chuyển động của nước Nga là hết sức quan trọng và hết sức to lớn, khiến cho “các dân tộc khác phải rẽ ra và nhường lối“.

(Trích trong: Trần Thị Phương Phương, Tiểu thuyết hiện thực Nga thế kỷ XIX, NXB Khoa học xã hội, 2005)


(*): N.V.GOGOL

1809                 Sinh tại làng Sorochintsa, huyện Mirgorod, tỉnh Poltava, Ukraina, cha là điền chủ quý tộc người Cô dắc;

1828                 Sau khi tốt nghiệp trung học, đến Petersburg để lập nghiệp

1829                 Thất bại của tác phẩm đầu tay “Hanz Kuchelgarten”, dưới bút danh V.Alov, xuất bản bằng tiền riêng; bỏ ra nước ngoài, định đi tận châu Mỹ, song tới Lubeck, một thị trấn ở Đức, thì lại trở về Nga

1829-1832         Làm công chức nhà nước, làm quen với một số nhà hoạt động văn học, trong đó có Zhukovsky và Pushkin, thành công của tập truyện viết về cuộc sống nông thôn Ukraina “Những buổi chiều ở gần ấp Dikanka”

1834-1835         Làm giáo sư phụ tá về môn lịch sử ở Đại học Tổng hợp Petersburg trong một thời gian ngắn; cho ra đời tập truyện “Mirgorod” và tập “Arabesques” (tạp bút, trong đó có ba truyện vừa “Bức chân dung”, “Đại lộ Nevsky” và “Nhật ký người điên”); sáng tác hài kịch “Quan thanh tra”, bắt đầu viết “Những linh hồn chết”

1836                 Cộng tác với tờ tạp chí “Người đương thời” do Pushkin sáng lập; vở “Quan thanh tra” công diễn lần đầu ở Petersburg và Moskva với thành công lớn; rời Nga ra nước ngoài

1836-1848         Chủ yếu sống ở nước ngoài

1836-1839         Viết “Những linh hồn chết”

1842                 Tập 1 của “Những linh hồn chết” được xuất bản

1847                 Xuất bản “Những bức thư chọn lọc gửi bè bạn”, Belinsky phê phán gay gắt tác phẩm này trong bức thư ngỏ gửi Gogol rất nổi tiếng (bức thư sau đó bị Nga hoàng cấm vì nội dung dân chủ cách mạng trong đó, nhưng vẫn được lưu hành bí mật; Dostoevsky đã đọc nó trong nhóm Petrashevsky, vì thế bị xếp vào phần tử lãnh đạo của nhóm này và bị bắt, kết án tù khổ sai)

1848                 Hành hương đến Jerusalem

1848-1852         Trờ về Nga, hướng vào các hoạt động tâm linh

1852                 Đốt bản thảo tập 2 “Những linh hồn chết”, chỉ còn lại 6 chương ở dạng bản nháp. Qua đời vào đêm 21 tháng 2 năm 1852.

Nguồn: http://www.vanhoanghean.com.vn/chuyen-muc-goc-nhin-van-hoa/nhung-goc-nhin-van-hoa/ca-nuoc-nga-hien-ra-trong-do-tieu-thuyet-nhung-linh-hon-chet

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 40 Empty Re: Sách

Post by LDN Sat Feb 04, 2023 10:50 am

[Mạc Ngôn] Báu vật của đời – Số phận người phụ nữ Trung Hoa đau thương nhưng vĩ đại

Báu vật của đời (nguyên tác tiếng trung là Phong nhũ phì đồn) là một tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Trung Quốc Mạc Ngôn. Mạc Ngôn tức là “không nói”. “Phong nhũ phì đồn” tức là chỉ vú to, mông nần nẫn. Những giấy mác danh từ tưởng như không liên quan ấy lại được tạo hóa xếp vào vị trí mật thiết, ruột thịt là đấng sinh thành và kẻ được khai sinh.

Văn chương của Mạc Ngôn mang đậm nét phồn thực vì cách nhau dăm ba đôi chữ lại có những con chữ nhạy cảm chỉ đến biểu tượng đặc trưng của người phụ nữ. Tín ngưỡng phồn thực nghĩa là biểu hiện của vạn vật sinh sôi, nảy nở như biểu tượng âm dương, đất trời, non nước. Không nói mà thành ra nói quá nhiều, gợi tỏ quá mức trần trụi và thách thức người đọc.

Nói đến đây, bạn có phải thất vọng hay không vì cho rằng tác phẩm giành giải Noben Văn học năm 2000 này mang đậm nét tính sắc dục, không có giá trị văn chương? Nhưng không, có thể bạn đã lầm. Phong nhũ phì đồn đã gói gọn lịch sử văn hóa Trung Hoa ngàn đời trong chính tên gọi của nó. Dẫu bút danh là không nói nhưng ngược lại ông nêu lên quá đĩnh đạc, quá trần trụi vận nước đau thương mà vĩ đại qua cuộc đời một người phụ nữ “phong nhũ phì đồn” mang tính sắc dục ấy.

Chịu ảnh hưởng bởi quan điểm chính trị mạnh mẽ từ Lỗ Tấn và chủ nghĩa hiện thực huyền ảo của Gabriel Garcia Marquez nên những câu chuyện từ tác phẩm của Mạc Ngôn thường có bối cảnh gần quê hương ông, mọc rễ trên mảnh đất hiện thực như thành phố Cao Mật, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc. Ông đọc rất nhiều các tác phẩm từ Faulker, Kafka, Grass đến Kawabata, Kenzaburo…Có lẽ vì vậy mà văn chương của ông không bị giới hạn bởi định kiến quê hương, vừa châm biếm hài hước mà sâu cay về thế giới vừa “thanh” vừa “trọc”, vừa “tình” vừa “dâm”, vừa “chân” vừa “giả”.

Mạc Ngôn tiết lộ ý tưởng về tác phẩm xuất hiện khi ông rời tàu điện ngầm ở Bắc Kinh đi lên bậc tam cấp, gặp một người mẹ gầy đen đang ngồi, ôm hai con nhỏ. Mỗi đứa ngậm một đầu vú day day, tay kia thì sờ ngực mẹ. Ông ứa nước mắt, đứng lặng người một góc, nhìn trân trân mặc kệ những người xung quanh nhìn ông như kẻ điên. Cũng có người đến vỗ vai hỏi vì sao ông khóc? Ông nói là mình nhớ về thời ấu thơ và thương người mẹ sinh nặng đẻ đau ra mình. Mẹ ông đã hi sinh hết mình cho các con sống sót qua cơn đói trong những năm sáu mươi của Trung Quốc. Ông cũng nghĩ ngay lập tức ra cái tên “Phong nhũ phì đồn”. Phong nhũ tức là vú to, phì đồn là mông nần nẫn. Một cái tên tác phẩm vô cùng sinh thực.

Mạc Ngôn viết xong tác phẩm chỉ trong chín mươi ngày, trong khi trước đó ông nghĩ mười năm mới hoàn thành xong cuốn tiểu thuyết kính tặng mẹ này. Ban đầu, tác phẩm tạo ra cơn bão dư luận vì cho rằng nó có tính khêu gợi tình dục quá mức. Họ phê phán chúng với những câu hỏi như tại sao người cộng sản lại xấu, người quốc dân đảng lại tốt rồi đến chia nhau đọc từng chương chỉ trích sai trái trong lập trường tư tưởng của ông khiến cuốn sách vừa xuất bản bị đem đi tiêu hủy. Các nhà văn lão thành cách mạng ra sức phỉ báng cay nghiệt, buông những lời lẽ thóa mạ văn chương của Mạc Ngôn.

Nhìn Mạc Ngôn đột nhiên không hiểu sao ta lại nhớ đến Lỗ Tấn-người dũng sĩ đơn độc múa kích dẫu bị cho là người đã tàn nhẫn chà đạp lý trí và trật tự của các truyền thống Trung Hoa trong các tác phẩm lớn như “AQ chính truyện”, “Nhật ký người điên”, “Khổng Ất Kỷ”. Lỗ Tấn là một người cực kỳ cảnh giác với quyền lực vì ông biết rằng một nền văn nghệ mà chỉ tập trung ca ngợi cách mạng của kẻ cầm quyền ắt sẽ dị dạng.

Nói vậy để thấy, tác phẩm của Mạc Ngôn có giá trị vượt thời đại giống như Lỗ Tấn dẫu bị vạn người thóa mạ. Báu vật ở đời của ông đã khái quát trọn vẹn cả một giai đoạn lịch sử hiện tại đầy bi tráng của đất nước Trung Hoa thông qua số phận các thế hệ trong gia đình Thượng Quan. Ngẫu nhiên ta sẽ bắt gặp chút nét đẹp mà buồn như Kawabata từng viết trong “Người đẹp ngủ mê”. Chỉ cần khơi gợi chút ít thôi cũng đủ sức ảnh hưởng dữ dội đến tâm hồn ta. Hình ảnh những người phụ nữ ấy, các biểu tượng phồn thực như những thiên thể có hình dáng ngực và mông tràn đầy sức sống nhưng bị trói nhốt bởi các hủ tục nặng nề, bởi tuổi tác, bởi chính bản thân con người họ đã thâu tóm tròn đầy linh hồn bộ tiểu thuyết đồ sộ hơn một nghìn trang.

Ai bảo ta là đàn bà

Bối cảnh tiểu thuyết bắt đầu từ dòng họ nhà Thượng Quan có đứa con dâu sinh đến đứa con gái thứ bảy vẫn chưa có một đứa con trai. Chồng chị là Thọ Hỉ nổi giận lôi đình đến mức cầm cái chày gỗ ném vào đầu chị, máu vọt lên tường. Cuộc đời của người phụ nữ nông thôn đáng thương ấy nổi bật hẳn lên trong hàng ngàn số phận của những con người vùng đất Cao Mật-Trung Quốc thời bấy giờ. Thượng Quan Lỗ Thị tên thật là Lỗ Toàn Nhi, sinh năm 1990 tại vùng quê Cao Mật, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc. Toàn Nhi mới sáu tháng đã mồ côi cả cha lẫn mẹ do chiến tranh gây ra. Cô được người cô và ông chú dượng tên Vu Bàn mang về nuôi và theo như tục lệ phải chịu nỗi đau bó chân như bao cô gái khác.

Lên mười sáu tuổi, qua vụ đổi chác tiền bạc giữa người cô và Thượng Quan Lã Thị-mẹ chồng của Toàn Nhi sau này mà cô phải về làm dâu, chịu đựng biết bao đớn đau và tủi nhục. Đặc biệt khi cô lại lấy phải Thọ Hỉ-một ông chồng “bất lực”, “không có khả năng truyền giống” khiến cô phải cắn răng đi “xin giống” của đàn ông khắp thiên hạ.

Khi Lỗ Thị đẻ con, cảnh mẹ chồng nặng tay rờ rẫm, ấn mạnh, vỗ bồng bộc trên bụng cô như “thử dưa chín”, như “gõ một cái trống da dê bị ẩm, phát những tiếng đùng” khiến chúng ta ám ảnh khôn nguôi. Vừa đỡ đẻ cho người, bà mẹ chồng vừa đỡ đẻ cho lừa bằng bàn tay thô chắc đẩy miết trên bụng nó khiến “con lừa cất tiếng rên, bốn chân đang co quắp duỗi dài ra, bốn móng rung lên bần bật như gõ vào chiếc trống vô hình” và nói: “Lừa ơi, kiên nhẫn nhé! Ai bảo ta là đàn bà?”. Ta chợt nhận ra kiếp người như kiếp ngựa.

Tưởng rằng có con thì cuộc đời Lỗ Thị đỡ khổ nhưng không, cô vẫn phải gánh cái hủ tục nặng nề “trọng nam khinh nữ” như chì ngàn đời trên vai vì không sinh được con trai nối dõi. Người đàn bà trong lịch sử Trung Hoa buộc phải sinh được con trai nối dõi tông đường. Đó là nghĩa vụ. Thật khốn khổ thay khi “mẹ nhận ra một chân lý nghiệt ngã: là đàn bà không lấy chồng không được, lầy chồng mà không sinh con không được, sinh con toàn con gái cũng không được. Muốn có địa vị trong gia đình, dứt khoát phải sinh con trai”. Do đó, việc ăn nằm, thai nghén và sinh nở ra những đứa con của các thành phần xã hội của Lỗ Thị chính là sự thách thức cái xã hội coi rẻ, miệt thị phẩm giá của người phụ nữ của Mạc Ngôn.

Lỗ Thị bị người mẹ chồng “nửa người nửa quỷ” hành hạ, bị người chồng “đầu gối tay ấp” bạo ngược vũ phu, thậm chí đối xử không bằng cả con vật. Cuộc đời cô chỉ sang trang khi cả nhà chồng bị lính Nhật tàn sát, chỉ còn Lã Thị-bà mẹ chồng điên dại và bầy con thơ nheo nhóc. Cô buộc phải trở thành bà chủ gia đình, gánh vác nhà Thượng Quan. Lỗ Thị có tổng cộng chín đứa con riêng, tám gái và một trai.

Trong đó, Lai Đệ, Chiêu Đệ là con với ông chú dượng. Lãnh Đệ là với anh chàng bán vịt dạo. Tương Đệ là với anh chàng bán thuốc rong. Phán Đệ là với lão bán thịt chó. Niệm Đệ là với hòa thượng Trí Thông. Cầu Đệ là với tên lính thất trận. Cặp sinh đôi Kim Đồng và Ngọc Nữ là con của Lỗ Thị với mục sư Malôa. Mỗi đứa lớn lên với con đường khác nhau, xung khắc nhau về tư tưởng chính trị đến mức không nhìn mặt được nhau…nhưng Lỗ Thị vĩnh viễn là điểm tựa vững chắc luôn bao dung, đau thương mà vĩ đại vô ngần.

Không chỉ là người mẹ xứng đáng, Lỗ Thị còn trở thành người bà hiền dịu khi chăm sóc tám đứa cháu ngoại khác nhau. Gia đình Thượng Quan qua bao cơn “tai biến”, hết quân Đức, quân Nhật, Quốc Dân Đảng rồi đến Cộng Sản Đảng với cảnh tang tóc, li tán, nhưng Lỗ Thị mãi mãi vẫn giang tay che chở bảo bọc cho con cháu.

Người phụ nữ ấy là hiện thân cho hình ảnh đất nước Trung Hoa lớn lên trên con đường phát triển với bao thăng trầm, “biển hóa nương dâu”, đau thương nhưng quật cường không gì quật ngã được trong cơn quặn đẻ của toàn dân tộc.

Thượng Quan Lỗ Thị mất ở tuổi chín mươi lăm nhưng đến tận khi chết vẫn bị đào mộ, không thể “khổ tận cam lai” mà nhắm mắt xuôi tay được. Ám ảnh nhất vẫn là hình ảnh những bông hoa nở rộ ngôi mộ của Lỗ Thị và những bầu vú hiện lên dồn dập trong tưởng tượng của Kim Đồng-đứa con trai duy nhất của Lỗ Thị chong đêm canh mộ mẹ, sợ “ông Chính phủ” bắt đào lên dù chôn ở một bãi đất hoang. Loài hoa có mùi thơm, cánh hoa giòn như thịt tôm sống nhưng “khi nhai thì xộc lên mũi toàn một mùi máu. Vì sao hoa nở có máu? Vì trên mảnh đất này thấm đẫm máu người ?”. Máu của hàng ngàn con người đổ xuống sau khi những cuộc đời mang danh chung dòng máu tự giết chết lẫn nhau của đại gia đình, của đại dân tộc.

Xương sườn của Adam

Nét bút của Mạc Ngôn vừa châm biếm vừa xót xa cho số phận của người phụ nữ, số phận của đất nước Trung Hoa sau biết bao cuộc giao thoa, lai tạp giữa các nền văn hóa tựa như hành trình đi “xin giống” của Lỗ Thị với đủ thành phần xã hội. Văn phong của ông rất u tối, nặng nề khi dám miêu tả trần trụi dục vọng dơ bẩn, đớn hèn trong nhân cách mỗi một con người, một cộng đồng, một đất nước lớn.

Tuy nhiên, thông qua đó, ta nhận ra hình ảnh người phụ nữ được phản chiếu dưới con mắt khách quan chứ không phải vì nam quyền hay mẫu quyền. Dẫu rằng Báu vật của đời kể về nỗi khổ trăm bề của dân tộc Trung Hoa thông qua nỗi khổ của người mẹ chứ không phải người cha.

Ở nước ta có mẹ Âu Cơ sinh ra bọc trăm trứng là khởi nguồn cho cả dân tộc Việt. Trước có “chuyện người con gái Nam Xương” (Nguyễn Dữ), người thiếu phụ chờ chồng trong “Chinh phụ ngâm” (Đoàn Thị Điểm), sau có những “mẹ Suốt”, “mẹ Tỏm”, “bà má Hậu Giang” trải dọc đất nước hình chữ S để gò lưng gánh trên vai sức nặng ngàn cân bởi vận nước đang lâm nguy, khốn cùng.

Giống như Mạc Ngôn đã miêu tả Kim Đồng – đứa con không thể rời khỏi vú mẹ qua hình ảnh “báu vật trên đời là vú to mông nẩy”, “những bầu vú khổng lồ lớn dần ra, cao dần lên thành quả núi cao, cao nhất giữa trời và đất, núm vú phủ tuyết trắng, mặt trời mặt trăng xoay quanh như hai con bọ dừa màu nhũ bạc” để khép lại Báu vật của đời. Người phụ nữ ở đất nước nào cũng vậy đều là bầu sữa ngọt ngào và là vòng tay bảo bọc vị tha suốt đời cho đứa con ngờ nghệch, bé bỏng của chính mình.

Giữa những nét tương đồng về tính mẫu của người phụ nữ mỗi đất nước, ta nhận ra chỉ khi nào thoát khỏi hệ quy chiếu giá trị và quan điểm của nam quyền, nữ giới mới trở về đúng nghĩa với cội nguồn khai sinh của nó. Dẫu đôi lúc hay bị nói là “phái yếu” nhưng nó vẫn sống trong hiện thực với một phong thái đầy mãnh mẽ, thoát thai từ lâu khỏi vị trí là chiếc xương sườn bé nhỏ trong lồng ngực Adam. Những Eve ấy sẽ vĩnh viễn được khắc ghi trong bia thờ của ngôi đền văn học thế giới sau một đời đau khổ vì sinh ra là phận “phong nhũ phì đồn” như Mạc Ngôn đã trăn trở, nhức nhối sau hơn một nghìn trăm sách đóng lại.

Linh Naby

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 40 Empty Re: Sách

Post by LDN Sat Feb 04, 2023 11:03 am

[Mạc Ngôn]: Người tỉnh nói chuyện mộng du

Nhắc tới Mạc Ngôn là nhắc tới tiểu thuyết và truyện ngắn. Nhà văn với các sáng tác Báu vật của đời, Cao lương đỏ, Đàn hương hình, Cây tỏi nổi giận,… đã trở thành tên tuổi quen thuộc của độc giả. Sự góp mặt của tập tản văn “Người tỉnh nói chuyện mộng du” thật khiêm nhường nhưng là món ăn “thú vị” đối với người đọc. Suy nghĩ về con người và lẽ sống được bộc lộ trong nhiều bài viết.

Tập tản văn bao gồm 25 bài viết lớn nhỏ, ấn tượng về nước Nga, về thảo nguyên Nga và cuộc sống con người Nga. Tiếng chim, cánh đồng thảo nguyên màu mỡ, hoàng hôn và ánh trăng. Có các so sánh và liên tưởng rất thú vị trong tản văn Mạc Ngôn, “tiếng chim ríu rít như những em nhỏ vừa nghe chuông tan lớp” hay “Dãy núi nhấp nhô khiến tôi liên tưởng đến một thiếu nữ mơ màng đang nằm ngủ, những ngọn núi trông như những khuôn ngực đẫy đà”. Tâm hồn rộng mở, phóng khoáng có được niềm hạnh phúc khi cảm giác “nắm đầy ánh trăng trong lòng bàn tay… thậm chí cảm nhận được tiếng vỡ của trăng”.

Điều sâu sắc là nỗi lo lắng và dự cảm của nhà văn. Niềm tin tưởng vào sức lao động và sáng tạo của nhân dân lao động. Thiên nhiên Nga, con người Nga không những đem lại cho tác giả cảm xúc “huy hoàng” mà đôi khi cả những “thất vọng ê chề”. Bữa ăn trưa nhạt nhẽo chán chường khiến những tưởng tượng về một nước Nga văn học “bốc hơi” hết, may thay phụ nữ Nga đã tạo một cảm tình đặc biệt với tác giả.

Động vật

Những bài viết về chó, chim, ngựa cho thấy những tình cảm và kí ức không thể quên của nhà văn. Chuyện bị chó cắn khiến ông có những chuyển biến tâm lí sâu sắc, buộc lòng phải giết chó nhưng điều Mạc Ngôn đau lòng là mình không đánh chết nó “trong động tác đau khổ”. Sự gắn bó của loài chó và con người trong lịch sử tiến hóa nhân loại, những oan ức của chó, công lao của chó và cả những ẩn ức trong “đôi mắt” con chó nhà trước khi chết là sợi dây tình cảm khiến nhà văn suy nghĩ. Cách nói bỗ bã, nhưng giàu tình cảm là nét duyên của Mạc Ngôn trong văn chương. Cách mà ông miêu tả hình ảnh những con chó đội mũ nhung be bé nằm trong “khe núi vú” của những người đàn bà Nga cho thấy ông dành cho nước Nga và con người Nga một tình cảm trìu mến.

Dù ở đâu thì những ấn tượng về loài vật ở quê nhà vẫn đặc biệt. Chó nhà tuy không được bữa ăn ngon như giống chó Đức nhưng điều chúng có là sự tự do. Nói về mối quan hệ gắn bó giữa con người và loài vật, nhà văn gợi lên kỉ niêm khó quên về câu chuyện chân gãy của con ngựa. Chỉ có ở con quê mình, ông mới tìm được “chất phóng túng hoang dã” trên thân thể chúng. “Mấy chục con ngựa tung vó trên cánh đồng hoang sơ như một dòng sông nhiều màu sắc đang ầm ầm nổi sóng”.

Theo cách nói của Mạc Ngôn, ông đã “thâm nhập” vào “tâm linh” của loài vật mới có thể cảm nhận được nỗi đau và suy nghĩ của chúng. Nhà văn rất chân thật, ông dám nhìn thẳng vào đôi mắt từng con vật. Chuyện nhà văn báo cáo với cấp trên người đồng đội bắn giết chim vô tội vạ cùng chi tiết cái lưỡi khi chết của con chim gõ kiến cho thấy ông hiểu chúng như thế nào.

Cuộc sống ở Đông Bắc Cao Mật

Dành phần lớn cuốn sách của mình, tác giả viết về những vấn đề có mối quan hệ mật thiết với con người. Đó là chuyện ăn, chuyện ở, chuyện tắm và sở thích âm nhạc, đọc sách, … Nếu đã đọc tiểu thuyết Mạc Ngôn, chúng ta đều biết rằng, bối cảnh và con người trong nhiều tác phẩm đều có xuất phát từ quê hương Đông Bắc Cao Mật của ông. Đọc Người tỉnh nói chuyện mộng du, ta có được hình dung chân thực về nơi nhà văn sinh ra và lớn lên.

Chuyện “Tường hát” miêu tả một cách cụ thể và tỉ mỉ cái làng quê ấy. Con đường cát vàng giữa làng với hàng cây “vàng ươm” lá vào mùa thu, nắm đất đen qua “bàn tay điêu luyện” của tổ tiên ông đã thành những đồ gốm sứ, những thảm cỏ cùng nhiều loại thú trong thiên nhiên đã tạo nêm một không gian thôn dã thân quen và ấm áp. Những cái ao trên đồng cùng những truyền thuyết của nó gợi lên sự tò mò và thích thú cho người đọc về vùng đất này. Không chỉ có cảnh mà con người cũng là nhân tố đặc sắc của câu chuyện. Đó là những Hứa Bàn Tay To, những cô gái câm xinh đẹp gia tộc họ Tôn và bao lớp người ở Cao Mật. Hình ảnh “Chợ tuyết” mãi là kí ức đẹp nơi tâm hồn nhà văn. Cũng như bức tường biết hát dù đã sụp đổ nhưng những âm thanh thì đã thấm nhuần vào kí ức bao người và mãi mãi được lưu truyền.

Chuyện ăn

Viết về quê hương, về nơi mình sinh ra, trăn trở nhất trong sáng tác của tác giả là chuyện cái ăn. Ở cuốn tạp tản văn này, ông dành nhiều trang sách viết về cái đói. Chuyện ăn ám ảnh Mạc Ngôn. Bởi lẽ, ngay từ khi biết suy nghĩ, cái đói đã triền miên trong đời sống của ông. Nhà văn sinh năm 1955, suốt 20 năm gắn bó ở quê nhà cho tới ngày nhập ngũ (1976) là quãng thời gian đất nước Trung Quốc trải qua nhiều biến động, cũng như bao người dân Trung Quốc, Mạc Ngôn đã sống những ngày tối tăm nhất khi cái đói luôn rình rập, chực chờ và đe dọa. Tự nhận ham ăn thuộc về phẩm chất con người mình. Cho tới tận sau này, dù không còn lo chuyện ăn nữa, song cái ăn vẫn rất ám ảnh ông. Chuyện ông ăn nhiều, ăn nhanh hay “dáng ăn hùng hổ” không đơn giản chỉ vì đói. Vấn đề ăn và cái đói đã trở thành những ấn tượng sâu đậm trong tâm hồn Mạc Ngôn.

Chuyện giành ăn với cô em họ, chuyện ăn vụng thức ăn thậm chí cả ăn trộm để ăn được Mạc Ngôn ghi chép một cách tỉ mỉ. Những kí ức kinh hoàng về cái đói luôn hiển hiện thường trực trong tâm trí nhà văn. U ám nhất là cái chết, người chết đói và bữa ăn ngày đói. Nhưng vượt lên những năm tháng hắc ám đó, Mạc Ngôn vẫn giữ được cái nhìn trong sáng về cuộc sống.

Cái đói trở thành nỗi vật vã của con người, phủ trùm bóng đen không gian cảnh vật, song trong cái đói, người ta cũng nhận được những giá trị đáng để sống tiếp. Nồi rau hổ lốn trong chiếc mũ sắt, bát canh thịt ngựa, miếng bánh ép khô, cảnh cả làng đi tìm cái ăn suốt 4 mùa xuân, hạ, thu, đông. Những kí ức tuổi thơ tuy ảm đạm nhưng vẫn ấm tình người. Và cũng chính những ngày tháng ấy đã để lại trong Mạc Ngôn nhiều trải nghiệm nhất để sau này trở thành nguồn tư liệu trong trang sách của ông.

Không chỉ dừng ở chuyện ăn, tản văn Mạc Ngôn nói về niềm hạnh phúc của con người. Đó có thể là chuyện tắm nước nóng, chuyện cảm thụ âm nhạc, chuyện về đôi cừu, chuyện uống trộm rượu, và hơn tất cả, trở đi trở lại trong tản văn của ông vẫn là những câu chuyện về quê hương, những ước mơ, khát vọng từ một cậu bé ham đọc đến giấc mộng đại học và trở thành nhà văn.

Đôi nét về Mạc Ngôn

Mạc Ngôn ham đọc từ bé. Bằng cách này, cách khác, thưở nhỏ, ông đã đọc hầu hết các cuốn “nhàn thư” như Tam Quốc Diễn Nghĩa, Thủy Hử truyện, Nho Lâm Ngoại Sử,… cũng như các bộ tiểu thuyết hiện đại mà mình mượn được. Mạc Ngôn bộc lộ một trí nhớ đặc biệt từ thưở bé. Dù trong điều kiện phải đọc giấu diếm và ngấu nghiến nhưng ông có thể nhớ được hầu hết các tình tiết và tên tuổi các nhân vật. Kỉ niệm về đọc sách thì nhiều, song niềm ham sách lưu lại trong Mạc Ngôn là chuyện đọc ké sách và giành sách với anh trai. Trong điều kiện cuộc sống khó khăn, mỗi cuốn sách đã đem lại cho nhà văn của chúng ta những ý nghĩa tinh thần vô cùng sâu sắc. Một đứa bé đang học tiểu học có thể xúc động phát khóc lên trước nỗi đau của nhân vật, rưng rưng những giọt nước mắt hạnh phúc trước mối tình của PaVen và ĐoNhiA, điều đó chứng tỏ khả năng cảm thụ văn học và tâm hồn đặc biệt nhạy cảm, vô cùng phong phú của tác giả.

Có lẽ Mạc Ngôn sinh ra là để làm một nhà văn. Mặc dù con đường học hành không được hanh thông, phải dừng học khi đang học dở lớp 5, nhưng tinh thần ham học của Mạc Ngôn thì vô cùng lớn. Tháng ngày ngắn ngủi ngồi ở trường tiểu học còn ghi đậm trong tâm trí nhà văn. Những bài văn có bút tích của thầy giáo Trương cùng chiếc quần không đáy và chiếc thắt lưng là kỉ niệm đáng nhớ nhất mà tác giả có được thời đi học.

Chính vào thời gian bị dừng học, phải trở thành người lao động, mộng văn chương đã hình thành trong ông. Ngay từ những năm 70, từ thực tế nơi địa phương, Mạc Ngôn đã tập tành sáng tác. Và sau nhiều lần chưa thành công, mùa thu năm 1981, truyện Mưa đêm xuân bay bay của ông được đăng trên báo. Mất học trở thành trẻ chăn trâu cắt cỏ, tưởng chừng tương lai đóng lại trước mặt, song bằng niềm ham học, Mạc Ngôn đã mở ra cho mình một cánh cửa vào đời khác. Niềm yêu thích văn học thôi thúc mãnh liệt trong ông. Thông qua con đường tự học, cậu bé nghèo ở một vùng quê còn nhiều lạc hậu đã từng bước trở thành một nhà văn danh tiếng, một người có địa vị bằng cấp trong xã hội (ông tốt nghiệp Học Viện Nghệ Thuật Quân Đội, lấy bằng Thạc sĩ tại Viện Văn Lỗ Tấn).

Phong cách văn chương 

Sinh ra vào một giai đoạn lịch sử đầy biến động, Mạc Ngôn phải sống một cuộc sống thiếu thốn từ bé. Lúc nhỏ khi giành ăn khoai với cô em họ, ông chỉ ước có thể được một lần ăn khoai no nê. Sau khi vào quân ngũ, những ngày no mới tồn tại trong ông. Khi dệt giấc mộng văn chương, điều thôi thúc ông trở thành nhà văn là có thể được ăn ngày ba bữa sủi cảo. Đọc tản văn Mạc Ngôn, nhiều điểm ở con người ông gây cho người ta sự bất ngờ. Nhà văn có ước mơ là xây cho mình một bể tắm nước nóng. Suy nghĩ “vui vui’ của ông “sẽ đón quý khách khắp nơi đến nhà tôi tắm nước nóng. Chúng ta vừa ngâm mình trong nước vừa bàn chuyện văn chuyện đời. Ôi! Cuộc sống sao mà hạnh phúc!”. Xuất phát điểm của mong muốn xây bể tắm được tác giả hun đúc từ kí ức tắm sông ở quê nhà và những lần tắm nước nóng tới 60 độ khi còn trong quân ngũ. Dòng sông quê nóng rực dưới ánh mặt trời và cái nóng khiến cơ thể đỏ lên như “con tôm luộc” trở thành “quầng sáng” và niềm “khoái cảm” trong cuộc đời Mạc Ngôn.

Là người viết văn, tâm hồn ông cũng rất dễ giao hòa với thế giới âm thanh – đó là âm nhạc. Lúc còn chăn trâu cắt cỏ ở quê, tiếng chim, tiếng bò, tiếng trâu đã tạo nên cảm xúc khó quên trong tâm hồn cậu bé Mạc Ngôn. Sinh ra và lớn lên ở một vùng quê mà đời sống vật chất và tinh thần còn nhiều thiếu thốn, Mạc Ngôn không có được những tháng ngày tuổi thơ nâng niu và bao bọc, nhưng những thiệt thòi về một mặt nào đó, lại khiến năng khiếu văn học của ông tỏa sáng.

Chính cuộc sống giữa tự nhiên bao la đã cho ông khả năng quan sát, kinh nghiệm sống, tạo nên một tâm hồn cực kỳ tinh tế và bén nhạy. Không chỉ có âm thanh của tự nhiên mà các hình thức âm nhạc địa phương như loại hình ca kịch Miêu Xoang, người kéo đàn nhị, những khúc ca tự tạo của mấy cô gái xóm giềng là những bài học giúp Mạc Ngôn có được những kiến thức về cảm thụ âm nhạc. Mặc dù chỉ cảm nhận âm nhạc từ quan sát đời sống nhưng những âm thanh kì diệu đã làm giàu có tâm hồn bay bổng và nhiều cảm xúc nơi ông.

Đúng như ông nói, cố hương đã trở thành “mạch nguồn” và là “động lực” trong hầu hết các sáng tác. Tác phẩm “Cao lương đỏ” cho ta bắt gặp cây cao lương đầy sinh khí như có hồn, có tính cách, tiểu thuyết “Đàn hương hình” lại mang đậm chất dân gian qua nghệ thuật Miêu Xoang, hay hàng loạt các trang viết khác thì vẫn là cảnh, là người ở vùng đất ấy. “Chùm ba bài”, “Dòng sông nóng bỏng”, “Cây cổ thụ thành tinh”, “Chuyện về ông nội” là các bài viết biểu hiện rất rõ con người Mạc Ngôn. Vùng kí ức không thể quên, cậu bé bị rơi xuống hố phân được anh trai bế ra dòng sông vào trưa hè giữa bao người dân quê. Việc chặt cây liễu cổ thụ đã gây nên tai nạn thương tâm tại làng quê (5 người chết và nhiều người bị thương).

Con người cần biết sợ trước sức mạnh của tự nhiên và bí ẩn của văn hóa. Ông nội trong cảm nhận của Mạc Ngôn là người nông dân tài hoa, kỹ thuật gặt lúa của ông “khó có ai có thể đọ được”, ông còn biết đan lưới, lồng chim, bắt cua, bắt cá, bắn chim. Cuộc sống nông thôn vào ngày mùa, khung cảnh lao động của người nông dân cùng bao truyện kể “kỳ lạ” về tài năng, phẩm chất của người lao động là những thực tế sinh động nhất về sự sống được nhà văn đưa lên trang sách.

Viết về miếng ăn, về cái đói, chuyện tắm, chuyện nghe nhạc hay viết về loài vật đi nữa thì điều mà ta cảm nhận qua tập tản văn là một tình cảm chân thành đầy ưu tư. Nhưng trên tất cả, dù những chuyện thật buồn, thật thê thảm về người, về cảnh ở một giai đoạn lịch sử nào đấy, tản văn Mạc Ngôn vẫn mang hơi thở nồng ấm. Giữa cái chết, cái đói, sự kì diệu của cuộc sống vẫn đâm hoa nảy mầm.

Văn Mạc Ngôn viết về những gì gắn bó máu thịt với ông, đó là những con người đã thành tên, thành tuổi, đó là ngôi nhà nơi ông ở, là con đường, là cánh đồng, là những cái ao làng, … Tất cả, dù thời gian có thay đổi, vẫn là người đấy, cảnh đấy. Dường như vẫn đang hiện hữu. Tất nhiên, ở cuốn tạp văn này, nhà văn cũng đồng thời đề cập tới nhiều vấn đề quan thiết như ảnh hưởng cụ thể của cố hương tới tiểu thuyết, bàn về Faulkner và Mishima Yukio – những nhà tiểu thuyết vĩ đại của thế giới hay chuyện làm phim Cao lương đỏ, chuyện đọc sách, chuyện anh hùng, về người đẹp, … Nhưng sâu sắc, ám ảnh người viết là các trang sách đã đề cập ở trên.

Tống Thị Thanh

Linh Naby

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 40 Empty Re: Sách

Post by LDN Sat Feb 04, 2023 11:08 am

Review: Cao lương đỏ – Mạc Ngôn – Sợi chỉ tình

kaiser1331 - la la la

Lần này mình lựa chọn cuốn “Cao lương đỏ”, một trong những cuốn sách hay nhất, lôi cuốn và ám ảnh nhất của nhà văn Mạc Ngôn để đọc trong khi chờ người yêu và quả thật, sự lựa chọn này không hề làm mình thất vọng dù chỉ một chút. “Cao lương đỏ” của Mạc Ngôn không phải là một tiểu thuyết dài, chỉ cần dành hơn một giờ đồng hồ tập trung, người đọc đã trải qua cả một trận đánh bi tráng của lực lượng tự vệ Trung Quốc trước quân đội Nhật, trải qua hai mối tình: một bi hài và bị ảnh hưởng sâu sắc bởi các hủ tục của Nho giáo Trung Quốc những năm đầu 1900 và mối tình kia cuồng nhiệt, say mê, ngập tràn những khát khao tuổi trẻ, lòng dũng cảm và sự đồng cảm của những chàng trai, cô gái tuổi đôi mươi. Tình yêu ấy đỏ rực như màu của những ruộng cao lương trải khắp vùng quê trong câu truyện, và để lại trong lòng mỗi người đọc sự lưu luyến, bồi hồi, say mê như thể vừa uống một ngụm rượu cao lương từ vùng quê xa xôi nào đó của Trung Quốc.

Cây Cao lương – chứng nhân cho một chuyện tình mãnh liệt của tuổi trẻ.

Câu truyện được kể hầu hết từ điểm nhìn của bố người kể chuyện – một cậu bé 14 tuổi tham gia lực lượng tự vệ chống lại sự xâm lăng của quân đội Nhật vào lãnh thổ Trung Quốc. Bố của tác giả theo chân “bố nuôi” của mình – Tư lệnh Từ Chiếm Ngao – tham gia một trận đánh đội xe chở lương thực của Nhật Bản. Theo từng bước chân người kể chuyện, một khung cảnh điêu tàn, man rợ của thời kì chiến tranh hiện ra: xác người chất đống khắp mọi nơi, từng đàn chó ăn thịt người,  “biến đất đen dưới gốc cao lương thành một lớp bùn nhầy nhụa, khiến họ phải rụt chân không dám bước nữa”. Song song với chuyến hành quân đến nơi tập kích, những kỉ niệm của người kể chuyện cũng được gợi về. Từ những ký ức về một tuổi thơ êm đềm, hạnh phúc cùng người làm tên La Hán đi bắt cua khắp cánh đồng, cùng mẹ cưỡi la chạy trên những mảnh ruộng cao lương đã gặt… đến hồi ức về việc gia đình của bố tác giả từng giàu có nhất làng, bà nội tác giả là cô gái xinh đẹp bậc nhất, nhưng cũng tự do nhất, tự phá bỏ những rào cản Nho giáo để theo đuổi hạnh phúc đích thực của bản thân mình.

Có hai câu truyện lớn được kể trong cuốn sách: Câu truyện về đám cưới, lễ rước dâu băng qua cánh đồng cao lương của Phượng Liên – bà nội người kể chuyện và câu truyện về cuộc phục kích đoàn xe Nhật Bản trong trận đánh đầu tiên của bố người kể. Phượng Liên là cô gái xinh đẹp nhất làng, con của một gia đình giàu có nhưng đã sa cơ, bị buộc gả cho một người hủi ở làng kế bên vì bố mẹ cô được hứa hẹn những tài sản giá trị. Trên đường đưa dâu, Phượng Liên vừa ngồi trên kiệu, vừa khóc than số phận mình, lại bị những người khiêng kiệu trêu chọc, lắc kiệu qua lại làm cô nôn suốt quãng đường đến nhà chồng. Trải qua những biến cố bất ngờ trên đường đưa dâu, Phượng Liên để ý đến một người khiêng kiệu trẻ trung, mạnh mẽ và dũng cảm tên Từ Chiếm Ngao. Về đến nhà chồng và trải qua hai đêm tân hôn ác mộng, Phượng Liên không để cho chú rể bị hủi động đến mình, tay luôn lăm lăm con dao đã giấu sẵn trong người. Đến ngày thứ ba, cô dâu về nhà bố mẹ đẻ theo tục lệ, Phượng Liên đã bị một tên thổ phỉ bắt cóc trên đường về và nhận ra  người bắt cóc mình chính là chàng trai khiêng kiệu Từ Chiếm Ngao. Giữa cánh đồng cao lương đỏ rực, Phượng Liên và Từ Chiếm Ngao đến với nhau bằng tất cả đam mê mãnh liệt của tuổi trẻ, cửa sự ngưỡng mộ, cảm thông và của tình yêu chớm nở nhưng sẽ sống mãi trong tâm trí của những thế hệ tiếp theo.

Song hành với câu truyện về tình yêu của cô gái trẻ là câu truyện về trận phục kích, về từng người lính trong đội quân tự phát của tư lệnh Từ Chiếm Ngao – chàng thổ phỉ năm nào. Mỗi người lính tham gia đội quân đều có mối căm thù riêng với quân đội Nhật, người mất tài sản, người mất cả gia đình, người thì mất làng xóm, bạn bè…Mối căm thù của người dân Trung Quốc lớn dần qua những mâu thuẫn được mô tả cực kì bi tráng: một người đàn ông vì tình yêu với chủ nhà mà không sợ hình phạt tùng xẻo, liên tục chửi mắng quân Nhật cho đến khi bị lột da hoàn toàn, một gia đình bị bom của quân Nhật giết cả ba đứa con, xương thịt mãi mãi găm lên trần nhà. Giữa những câu truyện bi tráng có điểm xuyết một phân cảnh anh hùng, ở đó Tư lệnh Từ đặt kỉ luật của đội quân tự phát trên cả lễ giáo phong kiến, trên cả tình cảm ruột thịt, ở đó Tư lệnh Từ gặp một người sinh viên trẻ khiến ông phải cảm phục gọi là  “hảo hán thuần chủng nhất”. Trận phục kích do Tư lệnh Từ chỉ huy đã giành thắng lợi, chiến thắng của ông phải trả bằng máu của đồng đội, máu của người phụ nữ mà ông vô cùng yêu thương, người mà trước khi lìa đời đã tiết lộ cho bố của tác giả biết Tư lệnh Từ chính là cha ruột của ông, là người giải phóng bà khỏi những nghi lễ Nho giáo cổ hủ, cầu kì.

Cao lương đỏ là một tác phẩm thể hiện tình yêu quê hương, lòng tự tôn của người Trung Quốc, dễ dàng tạo sự đồng cảm với độc giả Việt Nam vì trong dòng máu của mỗi người Việt, tình yêu và lòng tự hào về quê hương, đất nước luôn được khắc ghi trong tim mỗi người. Tuy hoàn cảnh chiến tranh có khác nhau, mặc cho mỗi khi nhắc đến Trung Quốc thì mỗi người Việt Nam luôn có những điểm gợn trong lòng nhưng tình yêu đất nước, sự tự do của tuổi trẻ, dù có ở quốc gia nào, dù được diễn tả bằng ngôn ngữ hay hình thức nghệ thuật nào thì luôn xứng đáng nhận được sự tôn trọng và nể phục.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

Sách  - Page 40 Empty Re: Sách

Post by Sponsored content



Sponsored content


Back to top Go down

Page 40 of 50 Previous  1 ... 21 ... 39, 40, 41 ... 45 ... 50  Next

View previous topic View next topic Back to top

- Similar topics

Permissions in this forum:
You cannot reply to topics in this forum