Our forum runs best with JavaScript enabled !

Thực tập sinh Việt Nam tại Nhật Bản: Tình hình đã được cải thiện?

View previous topic View next topic Go down

Thực tập sinh Việt Nam tại Nhật Bản: Tình hình đã được cải thiện? Empty Thực tập sinh Việt Nam tại Nhật Bản: Tình hình đã được cải thiện?

Post by LDN Mon Apr 10, 2023 11:19 am

Thực tập sinh Việt Nam tại Nhật Bản: Tình hình đã được cải thiện?

Chụp lại hình ảnh,

Anh H, chị Bích Ngọc, anh Nhật Nam (từ trái sang phải) từng là thực tập sinh tại Nhật Bản

Tác giả Huyền Trân, BBC News Tiếng Việt

10.04.2023

Lẩn trốn cảnh sát khi đi trên phố, không được phép ngã bệnh, làm những việc người Nhật "không thèm làm" là tình cảnh hiện nay của một số lao động bất hợp pháp Việt Nam tại Nhật Bản.

Ông Lê Hùng, người có 17 năm trong lĩnh vực xuất khẩu lao động tại Nhật Bản nói với BBC News Tiếng Việt, "Đúng hơn nên gọi là chế độ thực tập sinh vì chỉ còn nước Nhật duy trì. Đưa người nước ngoài sang trên danh nghĩa là học nghề, học kỹ thuật nhưng trên thực tế là lao động".

Hiện người Việt Nam đang là cộng đồng lớn thứ hai tại Nhật Bản, với gần 500 ngàn người.

Dù không thể đại diện cho hơn 200 ngàn thực tập sinh Việt Nam ở Nhật Bản, ba câu chuyện sau đây tiếp tục cho thấy những góc tối của chương trình này.

Thế nhưng cũng có trường hợp thành công vươn lên nhờ nghị lực.

Thực tập sinh VN ở Nhật Bản làm chui để trả 'gánh nợ' ở nhà

Ngôi chùa thắp hương cho thực tập sinh Việt chết ở Nhật Bản

'Không được ngã bệnh'

Anh H, 38 tuổi quê ở Hà Tĩnh đến Nhật Bản dạng thực tập sinh vào cuối năm 2019. Anh gom góp vay tiền khoảng 120 triệu đồng để lo cho chuyến đi, thông qua sự giới thiệu từ trung tâm Nhật ngữ Tri Thức ở tỉnh Đồng Nai.

"Trong hợp đồng lao động ghi là tôi sẽ vận hành máy công trình nhưng sang Nhật thì tôi bị bắt đẩy xe rùa. Được ba tháng thì họ bắt tôi đi hàn xì. Đa phần theo tôi là lỗi môi giới hợp đồng, nói một đường làm một nẻo, họ lấy tiền rồi nên tôi có khiếu nại thì cũng vậy thôi."

"Vì tôi không biết tiếng Nhật nên gặp xích mích, gây chuyện, đánh nhau với người Nhật làm chung, rồi phải lên đồn cảnh sát. Người Nhật cũng có ác cảm khi tôi đòi tăng lương. Một tháng tôi nhận được hơn 107.000 yên. Tôi làm được ba tháng rồi trốn ra ngoài cho đến nay", anh H kể lại.

Quá hạn visa 2 năm, anh H đang sống cùng với các lao động Việt Nam bất hợp pháp khác tại thành phố Himeji, tỉnh Hyogo.

NGUỒN HÌNH ẢNH,ANH H

Chụp lại hình ảnh,

Anh H khi làm việc tại công trình xây dựng ở Nhật Bản

Cho tôi xem video ăn mì gói trong khi tuyết rơi tại một công trình xây dựng, anh H cho biết cuộc sống của người lao động bất hợp pháp rất vất vả và chỉ làm những việc người Nhật "không thèm làm".

Một ngày lao động của anh H bắt đầu từ 5:30 sáng đến gần 21:00.

"Rất nhiều người bị chèn ép, phải qua 'số cái' [người môi giới]. Môi giới là người Nhật và có cả người Việt. Ví dụ người môi giới nhận 13-14.000 Yên Nhật từ công ty, thì trả cho chúng tôi khoảng 10.000 thôi. Lao động bất hợp pháp thì chỉ đi làm nghề giàn giáo, dỡ phá nhà, công trình xây dựng, làm rác, những nghề vất vả nhất mà người Nhật không thèm làm..."

Cố gắng tìm cách ở lại Nhật từ khi visa hết hạn vào năm 2020 cho đến nay, anh H xoay sở làm đủ nghề từ bốc rác, dỡ phá công trình, nặng lượng mặt trời.

"Tôi làm nhiều việc lắm, thu nhập thì đỡ hơn công ty trước. Một tháng kiếm tầm khoảng hơn 170.000 yên, tôi gửi về nhà khoảng 100.000 yên để nuôi con. Cảnh sát Nhật bắt suốt nên đi ngoài đường phải để ý chứ, phải tránh vì họ bắt nhiều. Tôi lên đồn cảnh sát gần 10 lần, lúc còn dịch Covid thì không máy bay về nên được cấp tem ba tháng và cứ ở như vậy."

Các lao động bất hợp pháp do không thể mua bảo hiểm nên ngã bệnh đối với họ là điều không được phép xảy ra. Đã có trường hợp thực tập sinh Việt Nam tử vong vì không thể đến bệnh viện.

"Ở đây không được ngã bệnh. Thuốc men thì gửi từ Việt Nam sang hay tôi mua thuốc để đó chứ không thể nào có bảo hiểm. Tôi ở lại bất hợp pháp thì phải chịu thôi... Khi nào cảnh sát bắt thì thôi. Về Việt Nam, tôi sợ không có việc gì làm để nuôi con", anh H cho biết.

'Tôi đã bị nói dối'

NGUỒN HÌNH ẢNH,NHAT NAM

Chụp lại hình ảnh,

Anh Nhật Nam làm việc tại một công trình xây dựng ở Nhật Bản

Anh Nhật Nam, 27 tuổi đã về Nghệ An sau khi thực tập tại Nhật Bản ba năm, bị kẹt dịch Covid thêm 1,5 năm. Anh Nam cho rằng mình đã bị lừa bởi cả phía công ty tư vấn Việt Nam và công ty ở Nhật Bản.

"Khi từ Việt Nam đi thì hợp đồng họ ghi là mộc xây dựng, nhưng sang thực tế là ngành xây dựng: lái máy móc, sang lấp mặt bằng, khác hoàn toàn khi so với ở công ty Việt Nam nói. Phía Việt Nam đã không tư vấn đầy đủ, lừa tôi. Ngành xây dựng ở Nhật rất vất vả, thế mà công ty tư vấn không nói rõ mà chỉ nói tôi là lái máy thôi. Nhưng thực tế khi tôi sang Nhật thì phải lao động tay chân nữa."

Tôi hỏi anh Nhật Nam cụ thể phía công ty Việt Nam nói gì thì được anh giải thích như sau:

"Cụ thể, ở Việt Nam nói là qua Nhật dựng khung nhà gỗ. Nhưng khi sang Nhật, tôi học đúng một tháng thì nghiệp đoàn Nhật cũng nói là lắp nhà gỗ. Thế nhưng lúc tôi về công ty thì chỉ có máy móc xây dựng như xe chở đất bốn tấn, đồ cuốc xẻng... Công ty phía Việt Nam, nghiệp đoàn bên Nhật đã nói dối với tôi!"

Anh Nam cho biết công ty tư vấn là In Time ở quận Tân Bình, TP HCM, và chi phí tốn hết 4.900 USD vào năm 2018. Nhưng đó chỉ là chi phí đi, thêm tiền học 15 triệu, tiền ở là 6 triệu, do đó tổng số tiền anh bỏ ra là xấp xỉ 5.500 USD thông qua vay ngân hàng.

NGUỒN HÌNH ẢNH,NHAT NAM

Chụp lại hình ảnh,

Anh Nhật Nam và đồng nghiệp lúc còn ở Nhật Bản

"Sang Nhật, tôi lại ký hợp đồng khác, không có overtime [làm thêm giờ] như phía công ty Việt Nam nói trước đó. Ban đầu tôi sang làm việc tám tiếng nhưng chỉ được tính tiền bảy tiếng. Sau đó khi tôi kiện lên nghiệp đoàn ở Nhật thì mới được tính tám tiếng."

"Môi trường làm việc thì do không biết tiếng Nhật nên tôi bị người Nhật bắt nạt. Tôi có đề nghị công ty hỗ trợ cho tôi học Tiếng Nhật nhưng giám đốc công ty không hỗ trợ nên tôi đã tự học. Khi tôi biết Tiếng Nhật thì họ giao gì tôi làm đó, không làm nhiều quá nữa."

Anh Nhật Nam cho biết trong suốt bốn năm ở Nhật, bản thân đã phải cố gắng làm sai công việc so với hợp đồng đã ký kết để trả tiền vay ngân hàng.

"Khi về Việt Nam thì tôi dư khoảng 400 triệu trong vòng 4,5 năm. Nếu vậy thì tôi ở Việt Nam vẫn hơn. Những ngày ốm đau bị trừ lương, tôi không được hưởng chế độ ngày nghỉ như hợp đồng."

Hiện anh Nhật Nam đang học thêm và sẽ quay lại Nhật khoảng tháng Tám tới đây với dạng kỹ sư và visa kinh doanh.

Người Việt sang Nhật Bản học và làm đều nên 'nhập gia tùy tục'

'Tư tưởng phải thay đổi'

NGUỒN HÌNH ẢNH,BICH NGOC

Chụp lại hình ảnh,

Theo chị Ngọc, khi "đã quyết định đi ra nước ngoài thì tư tưởng cũng phải thay đổi, hòa nhập chứ không hòa tan"

Câu chuyện của chị Giáp Thị Bích Ngọc, đang việc cho Hiệp hội hỗ trợ Việt Nhật Osaka khác với anh H hay anh Nhật Nam.

"Tôi bắt đầu đi thực tập bên Nhật vào tháng 10/2016, 90 triệu tiền học Tiếng Nhật và cả tiền đi, được đào tạo tiếng Nhật trước khi đi qua công ty Esuhai. Cách đây 5 năm, tôi là thực tập sinh, tôi về Việt Nam rồi sang Nhật trở lại để đi học và giờ đi làm."

Chị Bích Ngọc kể lại câu chuyện bị một người Nhật tại công ty Joiasufuzu "chúi tay vào đầu" chỉ vì trượt làm đổ một bịch nước súp nặng 20 kg.

"Khi mới qua, do đời đầu của thực tập sinh Việt Nam có mối quan hệ không tốt với người Nhật nên họ có ấn tượng không tốt với chúng tôi. Thời điểm đó tôi nhỏ người khó làm việc nặng như khinh vác nước súp. Người Nhật khi đó ăn hiếp tôi, bắt tôi làm công việc nặng hơn, rồi hay dè bỉu, nói không làm được việc thì về nước đi, mắc gì qua đây, đánh đồng người Việt Nam thế này thế kia."

"Hợp đồng của tôi là làm trong băng chuyền sản xuất, thế nhưng sang thứ hai thì làm bếp, môi trường thì chỉ có đàn ông, vì nóng bức. Lúc đó tôi tự nguyện xung phong làm. Có một lần tôi bị kêu rinh một bịch nước sốt 20 kg, do nặng và trơn nên tôi bị trượt tay, và bị bể nước súp."

"Thế là cô người Nhật đó chúi tay vào đầu, nói không làm được thì về nước đi. Đây cũng là dạng bạo lực trong công việc. Tôi cũng có thời gian buồn và tủi thân lắm. Lúc đầu bị chúi tay vào đầu tôi giận lắm, mấy chị Việt Nam cũng bênh tôi, thế là cô người Nhật đó ngày càng ghét tôi hơn."

NGUỒN HÌNH ẢNH,BICH NGOC

Chụp lại hình ảnh,

Theo chị Bích Ngọc, thực tập sinh Việt Nam cũng có vấn đề của mình

Chị Ngọc cho rằng khi "đã quyết định đi ra nước ngoài thì tư tưởng cũng phải thay đổi" nên đã quyết tâm học Tiếng Nhật.

"Năm thứ nhất làm ở dưới băng chuyền, tôi phụ trách để gia vị vào hộp mì như trứng và rau, năm thứ hai thì tôi làm ở phòng bếp ở phòng chiên rán, phụ công việc văn phòng, đi với giám đốc tuyển du học sinh...Thời gian đầu tôi chịu áp lực, sau đó tôi hiểu là do không có nhiều thực tập sinh Việt Nam chịu khó học tiếng Nhật. Sau đó thì tôi cố gắng học tiếng Nhật, sau sáu tháng thì thi đậu N3, mối quan hệ giữa tôi và người Nhật từ đó tốt hơn."

"Tôi học Phật pháp lâu, và tôi thấy thương cô người Nhật đó, người đã ăn hiếp mình. Đúng là cô đó sợ người Việt, sợ bị mất nước, mất việc, nên cảm thấy tức giận, nên đã không kiềm chế. Khi nói chuyện tôi mới biết là cô đó nói do người Việt Nam ghét cô ấy nên cô ấy ghét lại mà thôi."

Chị Ngọc nói một số thực tập sinh Việt Nam cũng có vấn đề của mình, "như không chịu khó học Tiếng Nhật, cứng đầu, khi giao công việc chỉ muốn làm suốt vậy, khi bị điều đi đâu thì tỏ vẻ khó chịu. Người Việt Nam có thói quen thích làm cùng nhau, nếu chuyển qua người khác thì lại có cảm giác khó chịu. Người Việt cũng nói chuyện nhiều trong giờ làm."

"Môi trường bây giờ cũng khác hơn, cũng có hỗ trợ để bảo vệ quyền lợi cho thực tập sinh Việt Nam rồi. Hiện giờ công ty của tôi rất ổn, không có bạo lực gì hết", chị Ngọc cho biết.

Ngôi chùa thắp hương cho thực tập sinh Việt chết ở Nhật Bản

Trong bài viết tiếp theo, chúng tôi sẽ thông tin đến độc giả phản hồi từ Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), câu chuyện về các thực tập sinh do Thầy Thích Đức Trí từ chùa Hòa Lạc, thành phố Kobe, Nhật Bản kể lại.

_________________
~ bài viết về Sách:

https://www.nhomcho.com/t25736-sach
LDN

LDN


Back to top Go down

View previous topic View next topic Back to top

- Similar topics

Permissions in this forum:
You can reply to topics in this forum